Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tàu chiến Trung Quốc vẫn "lởn vởn" ở Trường Sa

Thứ năm 28/03/2013 07:10

(GDVN) - Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, chỉ huy cuộc tập trận hôm qua cũng có buổi làm việc với chỉ huy tàu Ngư chính 45.001 đang hoạt động trái phép tại Đá Vành Khăn, Trường Sa.

Posted ImageTàu Ngư chính 45.001 và tàu hộ vệ 563 Trung Quốc neo đậu trái phép tại Đá Vành Khăn, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam ngày hôm qua 27/3

Tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 28/3 đưa tin, hôm qua 27/3 biên đội 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đang tổ chức tập trận và tuần tra (trái phép) trên Biển Đông, khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) đã kéo tới khu vực Đá Vành Khăn, Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và đồn trú trái phép.

Trước đó, tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 26/3 đưa tin, tàu chiến Trung Quốc đã rút khỏi Trường Sa hôm 25/3 kéo ra Tây Thái Bình Dương tập trận, dọc đường cơ động qua eo biển Bashi giữa Philippines và Đài Loan, vừa đi vừa giễu võ dương oai gây sức ép với Manila, nhưng sau đó bài báo đã bị gỡ bỏ.

Bản tin trên tờ Nhân Dân nhật báo hôm nay cho hay, cho tới hôm qua, thứ Tư 27/3 biên đội tàu chiến hạm đội Trung Quốc vẫn lởn vởn ở Trường Sa và thực hiện cái gọi là "tuần tra" trái phép xung quanh Đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép, xây dựng nhà nổi kiên cố và kéo "ngư dân" ra nuôi trồng thủy sản (trái phép) tại khu vực này.

Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, chỉ huy cuộc tập trận hôm qua cũng có buổi làm việc với chỉ huy tàu Ngư chính 45.001 đang hoạt động trái phép tại Đá Vành Khăn, Trường Sa. 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, tàu khu trục Lan Châu, 2 tàu hộ vệ Ngọc Lâm và Hành Thủy rời cảng Tam Á, Hải Nam hôm 19/3 kéo ra Biển Đông, Trường Sa và Tây Thái Bình Dương tập trận.

Trong một động thái khác có liên quan, biên đội tàu chiến Trung Quốc trước đó cũng đã kéo đến khu vực bãi ngầm James cách bờ biển phía Nam Malaysia 80 km mà Bắc Kinh luôn rêu rao là "điểm cực Nam của Trung Quốc" với tham vọng bá chiếm Biển Đông bằng đường "lưỡi bò" phi pháp.

Bắc Kinh đã thả trái phép cái gọi là "bia chủ quyền" của mình năm 2010 tại bãi ngầm James mà họ tự đặt tên là bãi ngầm Tăng Mẫu. Động thái của Trung Quốc tập trận (trái phép) ở Trường Sa và kéo tàu chiến ra bãi ngầm James được một số học giả cho rằng là sự thể hiện quan điểm cứng rắn của Tập Cận Bình và chuyển tải thông điệp này tới ASEAN trong năm Brunei đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên.

Hồng Thủy (Nguồn: People Daily, Inquirer)

===================================

Động thái của Trung Quốc tập trận (trái phép) ở Trường Sa và kéo tàu chiến ra bãi ngầm James được một số học giả cho rằng là sự thể hiện quan điểm cứng rắn của Tập Cận Bình và chuyển tải thông điệp này tới ASEAN

Thiên Sứ viết:

Chiếc xe đã lao dốc, nhưng ngưng lại ngay bây giờ còn kịp! Thời hạn cuối là 10. 3. Quý Tỵ Việt Lịch.

Từ hôm nay đến thời hạn trên, tuy còn hơn 20 ngày. Nhưng thấy cái "mửng này" không hy vọng nhiều. Tôi chỉ còn hy vọng tin rằng: "Canh bạc cuối cùng" không xảy ra ở biển Đông. Điều này chứng tỏ những mâu thuẫn bên trong xã hội Trung Quốc là không hóa giải được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thận trọng, thn trọng... Sư Phụ ơi; thằm phóng viên NP có khi chỉ cắt dán và giật tít lung tung thôi.

Quân đội Trung Quốc đổ bộ đánh dấu cực nam Biển Đông

Cập nhật lúc 17:15, 27/03/2013

(ĐVO) - Lần đầu tiên lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành đổ bộ lên bãi James Shoal, tuyên bố chủ quyền và coi đây là "cực Nam" của mình.

Động thái này của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế và khu vực lo ngại. Đội tàu 4 chiếc, dẫn đầu là tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn đã tới bãi đá James - cách Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km và cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800km, vượt ra cả ngoài giới hạn "bản đồ 9 đoạn" mà Trung Quốc tự đưa ra với yêu sách bao trùm hầu hết Biển Đông. Tân Hoa Xã hôm 26/3 đưa tin, đông đảo thủy thủ trên tàu Jinggangshan, một trong 3 tàu đổ bộ dài 200m của Trung Quốc làm nhiệm vụ bảo vệ “Biển Đông, duy trì chủ quyền quốc gia và phấn đấu đạt ước mơ của Trung Hoa hùng mạnh”.

Biển Đông nằm trong sự quản lý của 5 nước 6 bên, nhưng Trung Quốc trắng trợn tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ khu vực.

Posted Image

Hình ảnh tàu đổ bộ Trung Quốc ở bãi đá James hôm 26/3.

Posted Image

Bãi đá James Shoal nơi Hải quân Trung Quốc tràn xuống tập trận đổ bộ chỉ cách thành phố biển Bintulu của Malaysia 80 km.

Ông Gary Li, nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm tham vấn IHS Fairplay ở London cho rằng: “Sau những lần Hải quân PLA tuần tra Biển Đông thì việc đưa lực lượng đặc nhiệm ra khu vực này là một thông điệp đáng ngạc nhiên”.

Ông nói thêm: “Không chỉ vài tàu tuần tra mà cả một tàu đổ bộ mang theo thủy quân lục chiến và thủy phi cơ, được hỗ trợ bởi một số tàu hộ tống tốt nhất của Hải quân PLA”. Ông cho biết lực lượng đặc nhiệm cũng có nhiều chiến đấu cơ.

Cũng theo ông Gary Li: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì tương tự ở khu vực này cả về chất lượng lẫn số lượng ... Dường như nó thể hiện tham vọng của lãnh đạo mới Trung Quốc”.

Tin tức tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện ở bãi đá James đã thu hút sự chú ý của các quan chức quân sự trong khu vực. "Rõ ràng là sự thể hiện chủ quyền, với lực lượng đặc nhiệm đổ bộ", một quan chức quan sát các diễn biến này cho biết.

Các bức ảnh cho thấy thủy quân lục chiến đổ bộ ồ ạt lên bãi biển, được thủy phi cơ và máy bay trực thăng từ tàu Jinggangshan hỗ trợ trong cuộc tập trận kéo dài vài ngày trên tất cả các khu vực mà nước này ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh hàng loạt hoạt động gây hấn trên một số vùng biển tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông. Bất chấp sự phản đối của nhiều nước Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển này.

NP (Tổng hợp VNN, TPO)

Posted Image

>>>Theo tin trước đăng bởi Thái An của Vietnamnet (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) thì hạm đội cùng tàu đổ bộ và quân đặc nhiệm chỉ xuất hiện ở "bãi đá James" để chụp nh khuêchs chương thanh thế trên boong tàu thôi.Posted Image

Trên bản đồ, đất nước Malaysia trông như cánh cửa (hai cánh) mở vào Biển Đông từ phiá Nam, gã Tàu tập trận đổ bộ cách bờ biển Malaysia có 80km giữa cánh cửa mở vào Biển Đông, mà chính quyền Malaysia chưa lên tiếng gì cả (đáng nghi quá?? – Bạn láng giềng này có giống Cam-pu-chia 2012 không? – các sư huynh đang luyện LVDT mở topic dự báo đi.)

Địa điểm lại ở cạnh Brunei (Chủ tịch ASEAN năm 2013) để răn đe luôn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thận trọng, thn trọng... Sư Phụ ơi; thằm phóng viên NP có khi chỉ cắt dán và giật tít lung tung thôi.

Vấn đề không ở chỗ đổ bộ, tấn công chiếm đảo, tiêu diệt lực lượng phòng thủ, hay chỉ quay phim chụp ảnh rồi về. Mà là họ kéo xuống cực Nam của biển Đông vào vùng lãnh hải của quốc gia khác trên biển Đông là đủ thấy xu hướng chiến lược của họ. Đấy mới là bản chất của hiện tương. Và đó là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến đối đầu trong "canh bạc cuối cùng". Thật đúng là:

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi?

Còn ngót một tháng nữa, để xem ngài Tập Cận Bình có xu hướng thay đổi sách lược không?

Cách đây đã lâu, trong một bài báo chính thống có đăng tải thống tin về ý kiến của một tướng Trung Quốc đề xuất có nguyên văn như sau: " liều đánh nhau với Hoa Kỳ một trận"; và còn một chuyên viên quân sự Nga xác định: "Trung Quốc đánh nhau với Hoa Kỳ là tự sát". Nếu họ ổn định được đất nước họ, hóa giải được những mâu thuẫn xã hội thì đấy là một hy vọng. Nhưng rất tiếc! Họ chưa tìm ra được một giải pháp khả thi. Sự qúa đà của họ đến một lúc nào đó khiến Hoa Kỳ và đồng minh của họ sẽ không thể dừng lại.

Rầu quá! Ngay cả thế giới ổn định thì sự khủng khoảng toàn cầu cũng khiến nó nát bét. Huống chi còn chơi nhau dười mọi hình thức thì chắc vất vả lắm.

Nhược đài sư tử thượng.

Thiên hạ thái bình phong.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc tế lo ngại hành động vô nhân đạo của Trung Quốc

28/03/2013 3:55

Giới chức ngoại giao và các chuyên gia quốc tế tỏ ra lo ngại việc Trung Quốc bắn tàu cá Việt Nam, dùng vũ lực áp bức trên biển Đông.

Hôm nay, Trung ương Hội LHTN VN, Báo Thanh Niên và Ngân hàng TMCP Nam Á trao tiền hỗ trợ ngư dân gặp nạn.

Theo website của Bộ Ngoại giao Mỹ, phản ứng về vụ tàu Trung Quốc bắn thẳng vào tàu cá Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, quyền phó phát ngôn viên bộ này là Patrick Ventrell tuyên bố: “Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và giao thương hợp pháp thông suốt tại biển Đông. Vì thế, chúng tôi cực lực phản đối việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay áp bức bởi bất kỳ bên nào nhằm thúc đẩy tuyên bố chủ quyền ở biển Đông”. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định những vụ việc như trên khiến yêu cầu có một bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông càng thêm cấp thiết. Ông Ventrell cho biết Mỹ đang tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc.

Posted Image

Cabin tàu cá QNg 96382 TS bị tàu Trung Quốc bắn cháy rụi - Ảnh: Hiển Cừ

Trao đổi với Thanh Niên, một nhà ngoại giao Đông Nam Á giấu tên nói: “Dĩ nhiên những động thái như vậy sẽ ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong khu vực. Đây có thể được coi là một bước nữa nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt là trong bối cảnh yêu sách “đường lưỡi bò” của nước này đang bị Philippines kiện ra Tòa án Quốc tế về luật Biển. Nếu Trung Quốc tiếp tục những hành động như thế này, tự do hàng hải trong khu vực sẽ càng bị chèn ép. Nó cũng sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho các tranh chấp hàng hải khác trên thế giới. Hòa bình và ổn định ở biển Đông chỉ có thể được duy trì khi các bên liên quan tăng cường đối thoại và cam kết tránh sử dụng bạo lực”.

Động thái bắn tàu Việt Nam có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ càng cứng rắn hơn nữa với các nước có tranh chấp ở biển Đông

Tiến sĩ Ian Storey Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 26.3 ngang ngược tuyên bố tàu nước này đã “hành động cần thiết và hợp pháp”. Tờ China Daily dẫn lời ông Hồng lớn tiếng cho rằng tàu cá Việt Nam đã xâm nhập “vùng biển của Trung Quốc” để “đánh bắt bất hợp pháp”, và ngang nhiên yêu cầu Việt Nam “thực thi các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn ngư dân của mình đánh bắt trái phép”.

Thủ phạm là hải quân

Theo BBC ngày 27.3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo thừa nhận tàu hải quân của họ đã bắn 2 quả pháo sáng vào 4 tàu cá Việt Nam nhưng chúng đã “cháy hết trên không trung” và “không có tàu Việt Nam nào bị cháy”. Một phát ngôn viên của hải quân Trung Quốc thậm chí vu cáo Việt Nam “bịa đặt” vụ việc.

Thực chất, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng cho thấy tàu Trung Quốc đã bắn cháy cabin tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 23.3. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị đã cực lực lên án và yêu cầu Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.

Đáng quan ngại là thủ phạm vụ việc lần này là tàu hải quân chứ không phải hải giám hay ngư chính. Điều này cho thấy Trung Quốc đang leo thang các hành động vũ lực nhằm tiếp tục khẳng định cái gọi là chủ quyền của mình trên biển Đông và chưa có dấu hiệu cho thấy những vụ việc như vậy sẽ không tái diễn. Tiến sĩ Ian Storey (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) nhận định với Thanh Niên: “Động thái bắn tàu Việt Nam có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ càng cứng rắn hơn nữa với các nước có tranh chấp ở biển Đông”. Chuyên gia Dean Cheng thuộc Quỹ Heritage (Mỹ) cũng nói: “Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện tại biển Đông, và không ngần ngại có những hành động cực kỳ nguy hiểm để bắt nạt các nước tranh chấp khác yếu thế hơn”.

Trao tiền hỗ trợ ngư dân bị nạn

Sáng 27.3, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi phối hợp cùng UBND huyện đảo Lý Sơn tổ chức gặp mặt những ngư dân bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, tấn công. Tại buổi gặp mặt, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi trao số tiền 83 triệu đồng cho 3 tàu cá ở H.Lý Sơn và Bình Sơn cùng 21 ngư dân đi trên tàu. Ngoài ra, UBND H.Lý Sơn còn trao cho 21 ngư dân ở địa phương bị nạn ở Hoàng Sa, mỗi người 500.000 đồng.

Sáng nay 28.3, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), T.Ư Hội LHTN VN, Báo Thanh Niên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á trao 100 triệu đồng hỗ trợ các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96382 TS bị Trung Quốc bắn cháy cabin. Trong đó, 9 ngư dân đi trên tàu được hỗ trợ 5 triệu đồng/người; chủ tàu được hỗ trợ 55 triệu đồng để sửa chữa tàu cá. Kinh phí do Ngân hàng Nam Á tài trợ.

Hiển Cừ

Nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam

Ngày 27.3, Hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) và Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đà Nẵng cho hay năm 2012 có 717 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam (tăng 75% so với 2011), trên khu vực cách đông bắc Đà Nẵng 25 - 45 hải lý. Theo đó, tàu cá Trung Quốc đi tốp đông, tàu công suất lớn dẫn đầu hoặc tàu sắt lớn đi giữa bảo vệ cụm tàu 4 - 10 chiếc giành ngư trường, xua đuổi tàu cá ngư dân Đà Nẵng. Bộ Chỉ huy BĐBP cùng Sở NN-PTNT Đà Nẵng đã tham mưu Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ NN-PTNT và UBND TP.Đà Nẵng đề nghị đấu tranh ngoại giao, đồng thời tổ chức 6 tàu tuần tra xua đuổi 50 tàu cá Trung Quốc khỏi vùng biển Việt Nam. Hội nghị đánh giá, khó khăn lớn nhất hiện nay là trang bị của các tàu kiểm ngư còn hạn chế, chưa có khả năng phối hợp với tàu tuần tra của BĐBP để tuần tra bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư dân.

Nguyễn Tú

Rất cần sự hỗ trợ

Tàu Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam là hành động dã man. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc. Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Chúng tôi đã có văn bản đề nghị Chính phủ Việt Nam lên tiếng phản đối những hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu đền bù thiệt hại đồng thời tăng cường sự hiện diện của lực lượng hữu trách như biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư… trên các vùng biển của Việt Nam để góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ ngư dân đang khai thác thủy sản hợp pháp trên vùng biển của chúng ta.

Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn động viên liên kết với nhau thành tổ, đội đoàn kết giúp đỡ nhau trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, phòng ngừa những bất trắc xảy ra, đặc biệt là đối phó việc bị tàu Trung Quốc cản trở, uy hiếp. Tuy nhiên, ngư dân cũng đang rất cần cơ quan hữu trách hỗ trợ để có thêm vốn, có trang thiết bị hiện đại hơn, tàu cá tốt hơn, có thể đi đánh bắt dài ngày trên biển… để yên tâm bám biển.

TS Nguyễn Việt Thắng Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam

Quang Duẩn (ghi)

Trùng Quang - An Điền

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thưa huynh đài lang_ph, caibang đã mạo muội dùng LVĐT dự đoán: Canh bạc cuối cùng chắc chắn sẽ diễn ra nhưng chiếu bạc không phải ở biển đông (quẻ Hưu Lưu niên).

Và nhanh thì trong năm, chậm thì tháng 3 (lịch Việt) năm sau. (caibang cũng chỉ mới tập tành thôi, có sai chắc cũng chẳng ai cười Posted Image

Thưa chú Thiên Sứ, cho con hỏi, tại sao lại trong bức tranh Canh bạc cuối cùng, chúng ta lại mặc định cô gái đang chơi gian lận là Tàu mà không phải là Nhật?

Xin chú cho con được rõ.

Cảm ơn chú!

Edited by caibang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn mặt thì biết, mỗi nước có một khí chất khác nhau nên có khuôn mặt khác nhau - tương đối ( theo nguyên lý hình nào khí đó), mặt khác nó xăm chữ tàu trên lưng.

================

Thưa huynh đài lang_ph, caibang đã mạo muội dùng LVĐT dự đoán: Canh bạc cuối cùng chắc chắn sẽ diễn ra nhưng chiếu bạc không phải ở biển đông (quẻ Hưu Lưu niên).

Và nhanh thì trong năm, chậm thì tháng 3 (lịch Việt) năm sau. (caibang cũng chỉ mới tập tành thôi, có sai chắc cũng chẳng ai cười Posted Image

Thưa chú Thiên Sứ, cho con hỏi, tại sao lại trong bức tranh Canh bạc cuối cùng, chúng ta lại mặc định cô gái đang chơi gian lận là Tàu mà không phải là Nhật?

Xin chú cho con được rõ.

Cảm ơn chú!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa huynh đài lang_ph, caibang đã mạo muội dùng LVĐT dự đoán: Canh bạc cuối cùng chắc chắn sẽ diễn ra nhưng chiếu bạc không phải ở biển đông (quẻ Hưu Lưu niên).

Và nhanh thì trong năm, chậm thì tháng 3 (lịch Việt) năm sau. (caibang cũng chỉ mới tập tành thôi, có sai chắc cũng chẳng ai cười Posted Image

Thưa chú Thiên Sứ, cho con hỏi, tại sao lại trong bức tranh Canh bạc cuối cùng, chúng ta lại mặc định cô gái đang chơi gian lận là Tàu mà không phải là Nhật?

Xin chú cho con được rõ.

Cảm ơn chú!

Tôi cũng ra quẻ như Caibang - mặc dù là quẻ khác, nhưng kết luận cũng như vậy. Canh bạc cuối cùng ko phải ở biển Đông của Việt Nam.

Riêng về phần bức tranh, thì chính họa sĩ miêu tả như vậy. Hơn nữa cô gái Tàu có xâm chữ Hán trên mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa huynh đài lang_ph, caibang đã mạo muội dùng LVĐT dự đoán: Canh bạc cuối cùng chắc chắn sẽ diễn ra nhưng chiếu bạc không phải ở biển đông (quẻ Hưu Lưu niên).

Và nhanh thì trong năm, chậm thì tháng 3 (lịch Việt) năm sau. (caibang cũng chỉ mới tập tành thôi, có sai chắc cũng chẳng ai cười Posted Image

Thưa chú Thiên Sứ, cho con hỏi, tại sao lại trong bức tranh Canh bạc cuối cùng, chúng ta lại mặc định cô gái đang chơi gian lận là Tàu mà không phải là Nhật?

Xin chú cho con được rõ.

Cảm ơn chú!

Mình định nhờ kiểm tra lại dữ kiện nhỏ là dùng LVĐT kiểm tra lại tin, xem lính đặc nhiệm của Tàu có dám thò chân xuống nước ở "bãi đá James" như đã giật tí đưa tin không thôi. Chứ dự báo Canh bạc cuối cùng thì chưa tới hạn cuối cùng (của Sư Phụ) là10.3 Việt lịch chắc chưa đủ dữ liệu đầu vào, hic Posted Image...

Thanks huynh caibang.Posted Image

Thằng này xuống đây chắc cũng vì cái này nữa đây. Đủ mặt Anh, Pháp, Mĩ, Nga... mà chú khách không được mời.Posted Image

http://baodatviet.vn...i-2344249/?p=15

Triển lãm máy bay, tàu chiến tại Malaysia, TQ không được mời

Thứ Năm, 28/03/2013, 13:38 [GMT+7]

(ĐVO)-Từ ngày 26/3, nhiều tập đoàn công nghiệp quân sự hàng đầu thế giới đến từ các quốc gia có nền công nghiệp mạnh đã hội tụ tại Malaysia...

(...)

...Dù không được mời tham gia sự kiện đặc biệt này trong khu vực ĐNÁ, nhưng truyền thông TQ lại tỏ ra đặc biệt quan tới sự kiện này, theo thông tin từ báo chí nước này có khoảng 78 máy bay bao gồm máy bay phản lực chiến đấu, máy bay trực thăng chiến đấu Apache, máy bay chở hàng) và 62 tàu chiến đến từ nhiều quốc gia được trưng bày tại triễn lãm này chưa kể một số lượng không nhỏ tàu chiến hiện đại.

...Việc Triển lãm máy bay, tàu chiến tiên tiến LIMA-2013 được tổ chức tại Malaysia trong bối cảnh tình hình chính trị trong khu vực ĐNÁ đang có nhiều diễn tiến phức tạp với liên tiếp những sự phản đối từ dư luận quốc tế dành cho việc làm sai trái của Bắc Kinh về cách hành xử trên biển Đông đã khiến báo chí TQ coi sự kiện này là điều mà Bắc Kinh cần “cân nhắc“ trong tương lai để tạo ảnh hưởng trong khu vực.

(...)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú, nếu tác giả bức tranh đã miêu tả như vậy thì không có gì để bàn.

Con chỉ có thắc mắc như vậy thôi. Bởi vì nếu họa sỹ không giải thích như vậy thì người xem tranh có thể suy diễn rằng, người ngồi dưới bức tranh Tôn-Mao mới là người Tàu.

Xin cảm ơn chú!

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 loài động vật tuyệt chủng có thể hồi sinh

Thứ năm, 28/3/2013, 16:01 GMT+7

Các nhà khoa học đang họp tại thủ đô Washington của Mỹ để thảo luận về khả năng hồi sinh 24 động vật tuyệt chủng, bao gồm voi ma mút, hổ Tasmania, chim Dodo.

Posted Image

Dodo (Raphus cucullatus) là loài chim không biết bay đặc hữu của vùng Mauritius ở Ấn Độ Dương. Theo Wikipedia, chúng có họ hàng với bồ câu ngày nay. Chiều cao của chúng đạt 100 cm ở tư thế đứng, trọng lượng khoảng 20 kg. Chúng ăn trái cây và làm tổ ở trên mặt đất.

Chim Dodo tuyệt chủng khoảng nửa sau thế kỉ 17. Giới khoa học thường coi nó là biểu tượng cho những loài tuyệt chủng vì sự biến mất của nó xảy ra trong giai đoạn mà con người ghi nhận được. Theo các chuyên gia, loài Dodo biến mất vĩnh viễn do con người săn bắn chúng làm thực phẩm. Ảnh: Flickr.

Posted Image

Ngựa vằn Quagga từng sống ở Nam Phi. Cá thể hoang dã cuối cùng của loài này tuyệt chủng từ năm 1870, còn một con từng được nuôi dưỡng cũng chết năm 1883. Những sọc vằn chỉ bao phủ một nửa thân trước của ngựa vằn Quagga. Chúng bị săn lùng ráo riết do thịt, da của chúng rất có giá trị. Ảnh: Wikimedia Commons.

Posted Image

Ma mút Woolly từng sống ở vùng đảo Wrangel, Bắc Băng Dương 4.000 năm trước. Nghiên cứu di truyền cho thấy chúng có họ hàng gần với voi châu Á, vì vậy giới khoa học có kế hoạch tái sinh loài voi này bằng việc sử dụng nhân tế bào lưu trữ DNA của một con voi ma mút và trứng của loài voi châu Á. Ảnh: BBC.

Posted Image

Chim gõ kiến Ivory Billed (Campephilus principalis), còn được gọi là chim gõ kiến mỏ ngà, là một trong những loài chim gõ kiến lớn nhất thế giới. Chúng thường sống ở khu vực đông nam nước Mỹ. Giới khoa học từng nghĩ chúng tuyệt chủng cho đến khi họ phát hiện một con ở bang Arkansas năm 2004. Năm 2006, một số nhà nghiên cứu thông báo rằng họ nhìn thấy chim gõ kiến mỏ ngà tại sông Choctawhatchee, phía bắc bang Florida. Tuy nhiên, họ vẫn chưa có ảnh, video - những dạng bằng chứng xác đáng nhất để chứng minh loài gõ kiến còn tồn tại. Ảnh: Wikimedia Commons.

Posted Image

Hổ Tasmania (Thylacine) là loài thú ăn thịt có túi, bề ngoài giống như chó hoặc chó sói với sọc vằn trên lưng. Chúng từng sống ở Australia, Tasmania và New Guinea. Những năm 1800, các nông dân buộc tội chó sói có túi tấn công cừu. Vì thế, họ đã dùng súng săn, thuốc độc, hơi ngạt và bẫy để tiêu diệt chúng. Hổ Tasmania tuyệt chủng trong thế kỷ 20. Ảnh: Wikimedia Commons.

Hương Thu (tổng hợp)

=======================

Loài vật tuyệt chủng khoa học có thể hồi sinh được. Nhưng những di sản văn hóa làm sao phục hưng nhỉ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ điều B-2 tới Hàn Quốc, Triều Tiên tuyên bố đã "hừng hực hận thù"

Thứ năm 28/03/2013 19:35

(GDVN) - Triều Tiên tuyên bố toàn thể nhân dân nước này đang "hừng hực ngọn lửa hận thù" đối với Mỹ sau khi Washington điều 2 chiếc B-2 tới Hàn Quốc.

Theo Telegraph ngày 28/3, Triều Tiên tuyên bố toàn thể nhân dân nước này đang "hừng hực ngọn lửa hận thù" đối với Mỹ sau khi Washington thông báo đã điều 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-2 có khả năng mang vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc tham gia tập trận chung với mục đích răn đe Bình Nhưỡng và khẳng định cam kết bảo vệ đồng minh của mình trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng.

Posted Image

B-2 (giữa) bay trên không phận Pyeongtaek, nam thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

"Làm sao chúng ta có thể tha thứ cho người Mỹ thực hiện một âm mưu nham hiểm để bôi nhọ phẩm giá tối cao (nhà lãnh đạo Kim Jong-un) mà chúng ta coi quý giá hơn cả mạng sống của mình?" - Cha Ok-chol, một sĩ quan quân đội Triều Tiên, nói với KCNA.

KCNA cùng ngày cũng đã cho đăng tải bài xã luận mô tả kế hoạch trên là một "động cơ chính trị khủng bố gớm guốc của Mỹ và lực lượng bù nhìn Hàn Quốc" nhắm vào Triều Tiên.

Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng phát đi tuyên bố rằng quân đội nước này đã lên kế hoạch "quét sạch" căn cứ Không quân Andersen của Mỹ ở Guam.

Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên đưa ra những tuyên bố chống lại Washington và Seoul mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều bác bỏ khả năng chúng có thể được thực hiện.

Dẫu vậy, cũng có không ít lo ngại rằng nếu để xảy ra dù chỉ là một sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến tình hình leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang.

Nguyễn Hường (nguồn Telegraph)

===============================

*

Thiên Sứ:

"Mọi biến động ở biển Đông đều liên quan đến Đông Bắc Á".

Thế đấy! Những hiện tượng phản ánh trong nội dung bài báo này là một ví dụ gần gũi và mang tính thời sở biển Đông mấy ngày qua. Qúa khđã có rất nhiều ví dụ khác. Người Trung Quốc thừa nhận đã bắn hai quả pháo sáng. Còn đây là hai máy bay B2 có khả năng mang bom nguyên tử.

*

Thiên Sứ:

"Canh bạc cuối cùng" không xảy ra ở Biển Đông.

Cái này để chứng nghiệm.

*

Thiên Sứ:"Chính biển Đông là cơ hội mang lại sự hòa bình và phồn vinh"

Nhận xét này của tôi có giới hạn thời gian với một số điều kiện cần.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

1,7 triệu dân Quảng Nam - Đà Nẵng “khát” nước

29/03/2013 2:03

Dù mùa khô chỉ mới bắt đầu nhưng cuộc chiến giành... nước của hơn 1,7 triệu dân vùng hạ lưu sông Vu Gia đã vào giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”!

Hiện chưa có quy định nào bắt buộc chúng tôi phải xả nước về Vu Gia với lưu lượng bao nhiêu trong mùa khô mà cái đó còn đang chờ quy trình vận hành liên hồ vào mùa kiệt do Bộ TN-MT lập, đang trình Thủ tướng phê duyệt

Ông Võ Tấn Dũng, Phó ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 4

UBND TP.Đà Nẵng vừa gửi công văn cho Bộ TN-MT, Bộ Công thương. Theo đó, lý giải về nguyên nhân tình trạng thiếu nước bất thường và nghiêm trọng trên sông Vu Gia như hiện nay, địa phương này khẳng định do lượng mưa ít và do thủy điện Đăk Mi 4 không xả nước về hạ du. Đây không phải là lần đầu tiên Đà Nẵng có công văn yêu cầu thủy điện Đăk Mi 4 xả nước về sông Vu Gia, các mùa khô trước đây cũng đã xảy ra tình trạng này.

Thành phố... khát !

“Chưa bao giờ chúng tôi phải đối mặt với tình trạng lượng nước sông Yên về Nhà máy nước Cầu Đỏ giảm và nhiễm mặn nghiêm trọng, kéo dài như hiện nay”, Giám đốc Xí nghiệp sản xuất nước TP.Đà Nẵng Nguyễn Minh Chính nói. Nếu như hằng năm, tình trạng nhiễm mặn tại khu vực sông này thường diễn ra trong vài đợt từ 3 đến 5 ngày vào thời điểm từ tháng 3 - 8 thì bây giờ nguồn nước lại diễn biến khá bất thường. Riêng trong năm 2012, tổng số ngày nhiễm mặn là 87, cao hơn rất nhiều so với bình quân hằng năm. Sang 2013, dường như nguồn nước đã nhiễm mặn hoàn toàn, kéo dài liên tục từ đầu năm đến nay. Độ mặn cũng vượt mức tối đa cho phép của nước sinh hoạt. Đỉnh điểm là ngày 15.12.2012, độ mặn gấp 26 lần mức cho phép. Còn lại, khi nào độ mặn cũng vượt khung không dưới 10 lần.

Để đảm bảo nguồn nước cấp cho sinh hoạt của gần 1 triệu dân TP.Đà Nẵng, Công ty cấp nước TP đã phải chuyển việc lấy nước thô tại vị trí cửa thu Cầu Đỏ sang vị trí cách xa hơn 8 km là đập An Trạch để cấp cho nhà máy với lưu lượng 180.000 m3/ngày. Đây cũng chỉ là biện pháp tình thế trước mắt. Về lâu dài, nếu tình trạng nhiễm mặn càng căng thẳng hơn khi vào đỉnh điểm mùa khô, thì lượng nước tại đập này chắc chắn sẽ không đủ, hơn 1 triệu dân Đà Nẵng có nguy cơ khát nước.

Posted Image

Sông ngòi ở đầu nguồn Quảng Nam trơ đáy - Ảnh: H.S

Phải xả nước cứu dân

Từ năm 2008, TP.Đà Nẵng đã có hàng loạt văn bản đề nghị Bộ Công thương tạm dừng thi công đập thủy điện Đăk Mi 4 hoặc ít nhất là dừng thi công tại vị trí dự kiến xây dựng cống xả nước về hạ lưu của đập thủy điện này để có sự thống nhất chung về lưu lượng nước phải xả về sông Vu Gia. Đó là vì sông Đăk Mi đóng vai trò nguồn nước chính, đóng góp đến 50% tổng lượng nước của sông Vu Gia ở cuối thượng nguồn. Thế nhưng, theo thiết kế, để Đăk Mi 4 phát điện, dòng chảy cơ bản của sông Đăk Mi sẽ chuyển sang sông Thu Bồn thay vì trả về hạ lưu sông Vu Gia. Điều này đồng nghĩa với hạ lưu sông Vu Gia giảm đi 50% lượng nước và 1,7 triệu dân vùng hạ lưu tại Quảng Nam và TP.Đà Nẵng sẽ có nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Sau nhiều văn bản, kiến nghị liên tục của UBND TP.Đà Nẵng cũng như xem xét ý kiến của các bộ, ngành T.Ư, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ngày 29.4.2010 đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 4 phải thiết kế cống điều tiết tại đập để xả 25 m3 nước/giây trở lại sông Vu Gia nhằm giải quyết nguy cơ thiếu nước trầm trọng ở vùng hạ lưu.

Posted Image

Kênh mương cạn kiệt nước ở Hòa Vang (Đà Nẵng) - Ảnh: V.P.T - H.S

Trao đổi với Thanh Niên về nguyên nhân hạn hán ở hạ lưu Vu Gia, ông Võ Tấn Dũng, Phó ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 4, cho rằng: “Thủy điện Đăk Mi 4 chỉ chịu trách nhiệm phải xả về phía Thu Bồn theo yêu cầu của tỉnh Quảng Nam để chống hạn cho vùng Duy Xuyên, Hội An và còn phải trữ nước, tiết kiệm cho vụ hè thu”. Về chỉ đạo xả nước cho Vu Gia của Phó thủ tướng thì ông Dũng trả lời: “Đó chỉ là yêu cầu về thiết kế khả năng xả của đập. Hiện chưa có quy định nào bắt buộc chúng tôi phải xả nước về Vu Gia với lưu lượng bao nhiêu trong mùa khô mà cái đó còn đang chờ quy trình vận hành liên hồ vào mùa kiệt do Bộ TN-MT lập, đang trình Thủ tướng phê duyệt”.

Thực tế, doanh nghiệp vẫn đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của người dân Đà Nẵng. Đây là sự tước đoạt và điều đó là không thể chấp nhận được

TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng phòng Phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

Phản ứng trước lập luận của thủy điện Đăk Mi 4, Phó giám đốc Sở NN-PTNT TP.Đà Nẵng Huỳnh Vạn Thắng, bức xúc: “Chúng tôi được biết mực nước hiện nay tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 cao hơn mực nước chết 10,7 m. Thủy điện Đăk Mi 4 đã lấy đi 50% lượng nước của Vu Gia xả về phía Thu Bồn để làm lợi chi phí kinh tế cho nên nói không còn đủ nước hay chỉ chịu trách nhiệm xả về Thu Bồn là điều không thuyết phục và không chấp nhận được”.

Trao đổi với Thanh Niên, TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng phòng Phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cho rằng: “Nếu mực nước của hồ thủy điện Đăk Mi 4 vẫn ở mức cao hơn mực nước chết trên 10 m thì chủ đầu tư vẫn phải xả nước xuống hạ lưu”. TS Hòe nói thêm: “Xả nước ra sông Thu Bồn có nghĩa là đã chặn mất nguồn nước sống còn của Đà Nẵng và vùng hạ lưu sông Vu Gia. Nguyên tắc, nước sông nào thì phải chảy xuống hạ lưu sông đó, nếu chuyển dòng là cực kỳ nguy hiểm. Chính phủ đã quyết định, thủy điện Đăk Mi 4 phải xả đáy với lưu lượng 25 m3/giây để lấy nước cho sông Vu Gia để người dân Đà Nẵng có nước sinh hoạt nhưng thực tế, doanh nghiệp vẫn đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của người dân Đà Nẵng. Đây là sự tước đoạt và điều đó là không thể chấp nhận được”. Ngoài ra, ông còn nhận định: “Việc đại diện Ban quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 4 cho rằng hiện chưa có văn bản chỉ đạo việc thủy điện Đăk Mi 4 phải xả về Vu Gia với lưu lượng nước bao nhiêu trong mùa khô vì chưa có quy trình vận hành liên hồ, thì đó là một cái cớ pháp lý chẳng đúng gì cả. Thủy điện Đăk Mi 4 phải mở cửa xả đáy theo quyết định của Chính phủ, một quyết định mang tính chất luật pháp phải thi hành, trừ khi hồ không còn nước để xả. Anh đừng có lấy cái quy trình liên hồ chứa để tránh việc xả nước xuống hạ lưu sông Vu Gia”.

Posted Image

Người dân chủ động lấy nước từ con mương, rạch để tưới cho hoa màu - Ảnh: H.S

Vũ Phương Thảo - Quang Duẩn

================================

Lại gặp ông thủy điện. Thôi "No table"! Biển chết Aral coi như ví dụ đã nói rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãnh đạo Triều Tiên lệnh sẵn sàng tấn công Mỹ

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tối qua (28/3) đã ra lệnh cho các đơn vị tên lửa sẵn sàng tấn công vào các mục tiêu quân sự của Mỹ trong phản ứng với thông báo của Washington về việc điều hai siêu máy bay ném bom tàng hình B-2 tới Hàn Quốc.

Posted Image

Ông Kim Jong-un quan sát các thiết bị kỹ thuật mới nhất do đơn vị 1501 của KPA chế tạo trong chuyến thăm hôm 24/3.

Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho biết, ông Kim đã ký sắc lệnh trên trong cuộc họp với các tướng lĩnh cấp cao vào lúc nửa đêm và "phán đoán đã tới lúc giải quyết đế quốc Mỹ theo quan điểm của tình hình thực tế."

"Ông ấy cuối cùng đã ký vào kế hoạch chuẩn bị kỹ thuật cho các tên lửa chiến lược của Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA), ra lệnh đặt tên lửa vào vị trí sẵn sàng phóng để có thể tất công lục địa Mỹ, các căn cứ quân sự Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương, bao gồm Hawaii, Guam và Hàn Quốc bất cứ lúc nào."

Căng thẳng leo thang diễn ra vài giờ sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố quốc gia này đang "đốt cháy hận thù" với Mỹ sau khi nước này phô diễn sức mạnh trong khu vực.

Việc triển khai các siêu máy bay ném bom nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bình Nhưỡng về cam kết ủng hộ Hàn Quốc chống lại bất cứ sự xâm lược nào của Mỹ.

Hai siêu máy bay B-2, từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri, có khả năng mang các loại vũ khí thông thường cũng như vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên hôm qua cũng cho biết nước này đã lên kế hoạch "quét sạch" căn cứ Không quân Andersen của Mỹ tại Guam, theo tin từ KCNA.

Trước đó, Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói với đồng minh Hàn Quốc rằng Seoul có thể dựa vào tất cả sự bảo trợ của Mỹ.

Sầm Hoa (Theo Telegraph)

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Hành động bắn cháy tàu của ngư dân Bùi Văn Phải không phải duy nhất. Chúng tôi từng nghe thông tin ngư dân phản ánh như hành động các tàu Trung Quốc cản trở, không cho khai thác trên biển; dùng vòi rồng phun nước vỡ kính, cho hỏng máy; dùng đạn lửa bắn vào tàu, sau đó dùng vòi rồng xịt vào tàu để chữa cháy, sau đó lại bắn đạn lửa tiếp cho cháy lại...”, ông Toàn nói.

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/114918/nho-neo--huong-ra-hoang-sa.html

Đúng là chỉ có bọn Tàu mới nghĩ ra được cái trò hành hạ đểu cáng này... bắn cho cháy tàu, xịt vòi rồng chữa cháy ( chắc là vòi rồng cao áp bắn bể kính chứ không phải loại thường ), dập lửa tắt, xong bắn tiếp cho cháy, lại xịt chữa cháy...cứ thế vài lần là chiếc tàu cá thành giẽ rách ngay giữa biển mênh mông... thật là tàn ác quá !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bỏ thi Lịch sử

Cập nhật lúc 15:23, 29/03/2013

(ĐVO)-Kì thi tốt nghiệp THPT năm nay học sinh sẽ không thi môn Lịch sử - môn học là nỗi “ám ảnh” của nhiều học sinh những năm gần đây.

Năm nay, học sinh hệ THPT sẽ thi tốt nghiệp 6 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hóa học, Sinh học, Địa lý. Kỳ thi được tổ chức từ ngày 2 đến 4/6.

Không thi môn Lịch sử

Sáng nay 29/3, Bộ GD&ĐT công bố quyết định về các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hóa học, Sinh học, Địa lý (hệ THPT) và Toán, Ngữ Văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý (hệ giáo dục thường xuyên).

Trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật; thí sinh không theo học hết chương trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy-học thì được thi thay thế bằng môn Vật lí (thi theo hình thức trắc nghiệm).

Posted Image

Năm nay học sinh THPT "thoát" được một môn Lịch sử?

Điệp khúc buồn môn Lịch sử

Môn Lịch sử luôn tạo ra dư chấn xã hội với lượng điểm 0 và các kiến thức sai của học trò, những người sẽ nắm tương lai vận mệnh đất nước.

Năm 2012 theo thống kê của các trường ĐH có thi môn Sử, số lượng bài thi dưới trung bình chiếm từ 80 – 90%.

Năm 2011, nhiều trường ĐH có trên 98% bài thi môn sử dưới điểm trung bình. Thậm chí có trường chỉ một thí sinh đạt điểm trung bình môn sử. Đây là con số đáng báo động bởi theo nhiều trường, chưa năm nào điểm thi môn sử lại thấp như thế. Ở trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) năm 2012 điểm thi môn lịch sử của trường chỉ tập trung từ 1-3 điểm.

Môn Sử vẫn không thoát khỏi “những bóng ma” điểm 0 dai dẳng nhiều năm qua. Hằng năm, sau mỗi kì thi lại có những thống kê về bạt ngàn điểm 0 môn Sử và những câu hỏi được đặt ra về chất lượng dạy và học môn học ý nghĩa này.

Việc môn thi Sử luôn đứng đội sổ trong các môn thi ĐH, CĐ đang được đánh giá là do việc học Sử đã khó, việc dạy Sử còn khó hơn. Nhiều giáo viên Sử hiện nay vẫn đi theo lối mòn khô khan thiếu linh hoạt vô tình làm cho học sinh chán Sử.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng đừng đổ lỗi cho môn Sử mà phải xem lại thí sinh dự thi khối C là những thí sinh có học lực trung bình và chọn khối thi này với mục đích thi cho có chỗ vào ĐH.

Mai Nguyên (tổng hợp)

========================

Trước đây thì có Văn Sử Địa - vào các trường khoa học xã hội. Toán Lý hóa vào các trường khoa học tự nhiên. Bây giờ bỏ môn sử.

Cũng tại"Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là nhà nước sơ khai" - mà lại còn "khoa học" nữa chứ, nên nó mới vậy. Cuối cùng chính khoa học mặt mũi nó ra làm sao thì không biết luôn. Nên nền giáo dục ci cách dài dài gần 20 năm như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ cầm cố sổ đỏ Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng: Sổ đỏ trong tay công ty Trung Quốc?

Thứ sáu, 29/03/2013, 07:58 (GMT+7)(SGGP).

- Liên quan đến việc ông Lưu Minh Thành, Giám đốc VQG Phong Nha-Kẻ Bàng cầm cố 11 sổ đỏ cho một cá nhân Trần Thị Trường (Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình), ngày 28-3 một số cán bộ Hạt kiểm lâm Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, số sổ đỏ trên đã được trao tay cho một công ty nước ngoài chưa xác định tung tích.

Trong cuộc làm việc với PV Báo SGGP, bà Trần Thị Trường, người ký nhận 11 sổ đỏ, nói: “Hiện chạy dự án nên sổ đỏ di sản đã bàn giao cho một công ty Trung Quốc để kêu gọi vốn”. Thực chất của việc ông Lưu Minh Thành đưa sổ đỏ Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng cho bà Trường với cam kết trong vòng 60 ngày, tính từ ngày 19-4-2011 phải có dự án, nhưng đã quá hạn nhiều năm mà bà Trường vẫn không hoàn trả 11 sổ đỏ. Làm việc với chúng tôi, bà Trường nói mình “quen biết” với nhiều lãnh đạo cấp cao, còn lấy nhiều sổ đỏ từ tỉnh Nghệ An để chạy dự án bảo vệ hàng chục ngàn hécta rừng cho địa phương này.

Cùng ngày, trước thông tin Báo SGGP nêu, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ký văn bản hỏa tốc yêu cầu Ban quản lý VQG Phong Nha-Kẻ Bàng báo cáo sự việc và có biện pháp khắc phục hậu quả nhằm không ảnh hưởng đến hình ảnh di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO trao tặng.

DƯƠNG MINH

===========================

Thế này thì Bó chiếu thật sự rồi !!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ cầm cố sổ đỏ Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng: Sổ đỏ trong tay công ty Trung Quốc?

Thứ sáu, 29/03/2013, 07:58 (GMT+7)(SGGP).

- Liên quan đến việc ông Lưu Minh Thành, Giám đốc VQG Phong Nha-Kẻ Bàng cầm cố 11 sổ đỏ cho một cá nhân Trần Thị Trường (Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình), ngày 28-3 một số cán bộ Hạt kiểm lâm Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, số sổ đỏ trên đã được trao tay cho một công ty nước ngoài chưa xác định tung tích.

Trong cuộc làm việc với PV Báo SGGP, bà Trần Thị Trường, người ký nhận 11 sổ đỏ, nói: “Hiện chạy dự án nên sổ đỏ di sản đã bàn giao cho một công ty Trung Quốc để kêu gọi vốn”. Thực chất của việc ông Lưu Minh Thành đưa sổ đỏ Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng cho bà Trường với cam kết trong vòng 60 ngày, tính từ ngày 19-4-2011 phải có dự án, nhưng đã quá hạn nhiều năm mà bà Trường vẫn không hoàn trả 11 sổ đỏ. Làm việc với chúng tôi, bà Trường nói mình “quen biết” với nhiều lãnh đạo cấp cao, còn lấy nhiều sổ đỏ từ tỉnh Nghệ An để chạy dự án bảo vệ hàng chục ngàn hécta rừng cho địa phương này.

Cùng ngày, trước thông tin Báo SGGP nêu, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ký văn bản hỏa tốc yêu cầu Ban quản lý VQG Phong Nha-Kẻ Bàng báo cáo sự việc và có biện pháp khắc phục hậu quả nhằm không ảnh hưởng đến hình ảnh di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO trao tặng.

DƯƠNG MINH

===========================

Thế này thì Bó chiếu thật sự rồi !!!

Việc dán cờ Trung Quốc lên nho Việt và cầm sổ đỏ (Chủ quyền) tài sản quốc gia cho nước ngoài - bất cứ nước nào - tôi luôn coi là hành vi bán nước.

Theo tôi thì không có vấn đề "bó chiếu" đây. Mà là cách giải quyết mới xác định có thật sự "bó chiếu" hay không?

Đây là trách nhiệm những người có thẩm quyền giải quyết để thể hiện tính chính danh của luật pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia ngành bản đồ nói gì về logo thiếu Hoàng Sa,Trường Sa?

Thứ sáu 29/03/2013 13:06

(GDVN) - “Từ trước đến nay cũng có qui định, bản đồ do các cơ quan chính thức, xuất bản thì không được thiếu Trường Sa và Hoàng Sa. Còn những người làm khoa học, bản đồ cũng vẽ toàn quốc nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ ở trên đất liền thì cũng ít khi in Hoàng Sa, Trường Sa”.

Chic-land gỡ bỏ toàn bộ nhãn mác in lược đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Xôn xao bộ lịch bikini gợi cảm của tiếp viên VietJetAir

Nho dán cờ Trung Quốc: Lãnh đạo BigC cần xin lỗi khách hàng

Bộ Công Thương điều tra nho "dán nhầm" cờ Trung Quốc tại BigC

Big C chính thức trả lời vì sao nho Việt dán cờ Trung Quốc

BigC dán cờ Trung Quốc vào sản phẩm nho xuất xứ Việt Nam

Trong những ngày qua, logo nhãn mác in bản đồ Việt Nam của các doanh nghiệp liên tục bị khách hàng phát hiện và phản ánh thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mới đây nhất, nhãn mác có in hình ảnh bản đồ Việt Nam của hãng thời trang Chic-land, thạch rau câu Long Hải... không có hai quần đảo này tiếp tục dấy lên nhiều nhiều tranh cãi trong dư luận. Trao đổi với pv báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Cường - phụ trách hình ảnh của hãng thời trang Chic-land cho biết: Đây không phải là bản đồ mà chỉ là lược đồ Việt Nam hãng sử dụng để minh họa xuất xứ hàng hóa.

Posted Image

Nhãn mác thương hiệu thời trang Chic-land của Việt Nam "quên" Hoàng Sa và Trường Sa gây tranh cãi.

Tuy nhiên, bà Đồng Thị Bích Phương - Trưởng phòng Nghiên cứu Bản đồ và GIS, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: 'Nói như vậy không đúng'.

Theo bà Phương, đấy là sơ đồ chứ không có lược đồ vì lược đồ là thuật ngữ trong công nghệ thông tin. Bà Phương cũng khẳng định thêm, trong các khoa học về trái đất không có thuật ngữ lược đồ. “Từ trước đến nay cũng có qui định, bản đồ do các cơ quan chính thức, xuất bản thì không được thiếu Trường Sa và Hoàng Sa. Còn những người làm khoa học, bản đồ cũng vẽ toàn quốc nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ ở trên đất liền thì cũng ít khi in Hoàng Sa, Trường Sa”.

Về việc nhãn mác, thương hiệu của một số doanh nghiệp, nhãn hàng... có cần thiết phải cho Hoàng Sa và Trường Sa trong bản đồ Việt Nam, bà Phương cho hay: "Đây là hãng thời trang nên cũng khó chứ nếu là cơ quan nhà nước hay bên giáo dục thì sẽ phạt rất nặng"

Posted Image

Giống như Chic-land, trên logo của Thạch rau câu Long Hải dù in hình bản đồ Việt Nam rất rõ nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trong khi đó, bàn luận về việc những logo của các doanh nghiệp khi in bản đồ Việt Nam quên Trường Sa và Hoàng Sa đã, nhiều người bức xúc cho rằng: "Trong thời điểm hai quần đảo đang có nhiều tranh chấp nhạy cảm như thế này mà các doanh nghiệp của Việt Nam không nhận thức ra điều đó thì quả là đáng buồn".

Năm ngoái, tập quảng cáo của Palm Garden Resort nổi tiếng ở Hội An cũng bị tố “quên” Trường Sa, Hoàng Sa. Theo Infonet, trong hình ảnh giới thiệu Palm Garden Resort có in hình bản đồ Việt Nam. Đáng nói là trong bản đồ này hoàn toàn không có một dấu hiệu nào của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho dù đứng từ Palm Garden Resort nhìn thẳng ra thì ở phía xa xa giữa muôn trùng sóng gió biển Đông là Hoàng Sa.

Trả lời trên VTC News, Ths Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng Phòng Pháp chế và Chính sách, Cục sở hữu trí tuệ cho biết cái gọi là nhãn hiệu không hẳn phải thể hiện mọi khía cạnh của bản đồ. Bà Hà nói: “Ví dụ người ta đăng ký có bản đồ Việt Nam có mỗi chữ Hà Nội, không có TP.HCM, Đà Nẵng,.. điều đó không có nghĩa người ta bảo Việt Nam chỉ có mỗi Hà Nội. Bản đồ không có Trường Sa, Hoàng Sa không có nghĩa Việt Nam không có Trường Sa, Hoàng Sa”.

Bà Hà nói thêm: “Những dấu hiệu người ta dùng làm nhãn hiệu không khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước nên không gắn vấn đề đó với nội dung của nhãn hiệu. Người ta có thể dùng bất kỳ dấu hiệu nào để phân biệt. Hình bản đồ Việt Nam không có hình nhiều tỉnh, thành phố không có nghĩa Việt Nam không có tỉnh thành phố đó. Người ta chỉ khái quát hình chữ S để thể hiện hình đất nước”.

“Ngoài Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam còn có các đảo khác, không lẽ đảo nào cũng phải vẽ chi tiết ra đó. Việt Nam còn rất nhiều thứ khác nữa. Bản đồ chỉ thể hiện nét khái quát là Việt Nam”, bà Hà khẳng định.

Theo bà Hà, các doanh nghiệp khi in hình bản đồ Việt Nam, logo không bắt buộc phải đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào.

Trong khi đó, theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, hiện nay việc sử dụng bản đồ quốc gia làm sao cho đúng vẫn còn quá mơ hồ khi cơ quan chức năng chưa có qui định cụ thể.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi

Viết Cường

============================

Đúng là những lập luận mang tính bao biện, ngớ ngẩn.

Bình thường thì đúng là khái niệm "bản đồ" và "lược đồ" - mang tính quảng cáo, hoặc sử dụng trong các trường hợp không mô tả lịch sử, vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia ....- là hai khái niệm khác nhau. Nếu cuộc sống bình thường thì không có gì để bàn.

Nhưng từ khi có tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa với Trung quốc, nhà nước Việt Nam, đã ban hành pháp lệnh bắt buộc toàn bộ những bản đồ Việt Nam đều phải thể hiện vị trí Hoàng Sa và Trường Sa. Trong pháp lệnh này không có loại trừ các lược đồ thì - về tính chính danh và việc thực thi luật pháp - bắt buộc tất cả các lược đồ - kể cả logo - đều phải thể hiện vị trí hai quần đảo này. Không thể hiện được vì nhiều nguyên nhân thì phải thay bằng biểu tượng khác.

Sai! Trảm. Vậy thôi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ thử làm 1 quẻ xem có ai nhấn Enter ko ạ? Tình hình căng quá:

http://vnexpress.net...tang-hoat-dong/

Bãi phóng tên lửa Triều Tiên gia tăng hoạt động

Thứ sáu, 29/3/2013, 21:26 GMT+7

Nhiều phương tiện được nhìn thấy đang di chuyển đến bãi phóng tên lửa Tongchang-ri ở bờ biển phía tây Triều Tiên, rất giống như đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa.

Triều Tiên ra lệnh sẵn sàng tấn công Mỹ bằng tên lửa

Posted Image

Bãi phóng tên lửa ở Tongchang-ri, tây bắc Triều Tiên. Ảnh: Yonhap"

Các phương tiện và lực lượng tại bãi phóng tên lửa tầm trung và tầm xa của Triều tiên gần đây gia tăng hoạt động", một quan chức quân sự ở Seoul cho biết trênYonhap hôm nay. "Chúng tôi đang theo dõi sát sao khả năng phóng tên lửa của nước này".

Một nguồn tin khác tiết lộ thêm rằng nhiều phương tiện được nhìn thấy đang di chuyển đến bãi phóng tên lửa Tongchang-ri ở bờ biển phía tây, rất giống như đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa.

Động thái này diễn ra sau khi Triều Tiên đặt các đơn vị tên lửa chiến lược trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất vào hôm 26/3, đe dọa tấn công vào các mục tiêu ở Hàn Quốc cũng như các căn cứ Mỹ ở Hawaii và Guam.

Sau khi Mỹ triển khai các máy bay ném bom tàng hình có khả năng mang bom hạt nhân B-2 tham gia tập trận chung với Hàn Quốc, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay lại tiếp tục ra lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu, đồng thời đe dọa tấn công các căn cứ Mỹ bằng tên lửa tầm xa.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xem động thái mới nhất trên của Triều Tiên là một biện pháp tiếp theo sau tuyên bố trên chứ không cho rằng một "kế hoạch chuẩn bị phóng tên lửa" đã được thông qua ở Triều Tiên.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên trong hơn một tháng gần đây, sau vụ thử hạt nhân hôm 12/2 của Bình Nhưỡng, ngày càng xấu đi. Triều Tiên liên tục đe dọa tấn công phủ đầu Mỹ và Hàn Quốc, và mới đây đã chính thức cắt đứt đường dây nóng quân sự với nước láng giềng.

Trong khi Seoul và Washington cân nhắc nghiêm túc những lời đe dọa của Bình Nhưỡng thời gian qua, các nhà quan sát bên ngoài vẫn xem những phát ngôn này chỉ nhằm mục đích củng cố kiểm soát nội bộ, xây dựng quân sự và làm tăng nghi ngờ về khả năng tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đánh đến Mỹ của Triều Tiên.

Trong một diễn biến khác, sáng nay, một chiến đấu cơ Mig-21 của Triều Tiên đã bay gần vào không phận tiền tiêu của Hàn Quốc, được gọi là Đường Hành động Chiến thuật (TAL). Chiến đấu cơ siêu thanh này có tốc độ tối đa là khoảng 2.000 km/h.

Dù chiếc Mig-21 trên đã trở lại căn cứ sau đó, chuyến bay được cho là khiêu khích này vẫn khiến không quân Hàn Quốc phải triển khai một chiến đấu cơ KF-16. Chi tiết vụ việc không được hé lộ.

Anh Ngọc

http://vnexpress.net...h-voi-han-quoc/

Triều Tiên tuyên bố chiến tranh với Hàn Quốc

Thứ bảy, 30/3/2013, 08:54 GMT+7

Triều Tiên hôm nay tuyên bố chính thức bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc, và cảnh báo bất kỳ hành động khiêu khích nào sẽ làm leo thang căng thẳng và dẫn đến cuộc xung đột bằng hạt nhân.

Triều Tiên 'lộ' kế hoạch đánh Mỹ

Nga lo Triều Tiên 'vượt tầm kiểm soát'

Posted Image

Truyền thông nhà nước Triều Tiên gần đây công bố nhiều bức ảnh trong các cuộc tập trận, thể hiện tinh thần chiến đấu của các binh sĩ. Ảnh: KCNA"

Hiện tại, quan hệ liên Triều bước vào giai đoạn chiến tranh và tất cả các vấn đề giữa hai miền Triều Tiên sẽ được được giải quyết theo quy tắc của thời chiến", Triều Tiên ra thông báo gửi tới tất cả các cơ quan và tổ chức chính phủ.

"Tình hình trên bán đảo Triều Tiên lâu nay không phải là hòa bình cũng không phải là chiến tranh, tình hình đó đến nay đã chấm dứt", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn thông báo trên cho hay.

Tuyên bố cũng cảnh báo bất cứ hành động quân sự khiêu khích nào gần biên giới trên bộ hoặc trên biển của hai miền Triều Tiên đều có thể dẫn đến "một cuộc xung đột toàn diện và một cuộc chiến tranh hạt nhân".

Đây là đe dọa mới nhất từ Bình Nhưỡng nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ trong những ngày qua, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng tình hình đang vượt khỏi tầm kiểm soát.

Hai miền Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn ở trong trạng thái chiến tranh vì Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953 chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải hiệp định hòa bình.

Video: Các bên ký thỏa thuận đình chiến năm 1953Hồi đầu tháng, Triều Tiên tuyên bố vô hiệu hóa hiệp định đình chiến 60 tuổi để phản đối cuộc tập trận chung của Mỹ-Hàn mà Triều Tiên cho là xâm lược và khiêu khích.

"Đây không phải là một lời đe dọa mới, mà chỉ là một phần của một loạt các mối đe dọa khiêu khích", AFP dẫn thông báo của Bộ Thống nhất Hàn Quốc viết. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho biết thêm rằng không có hoạt động nào của các binh sĩ Triều Tiên được phát hiện tại khu vực biên giới.

Việc rút khỏi thỏa thuận định chiến về lý thuyết là nối lại tình trạng thù địch, mặc dù các nhà quan sát cho rằng vẫn còn xa mới đến lúc Triều Tiên thực sự chấm dứt đình chiến. Hiệp ước đình chiến đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và cả Liên Hợp Quốc và Hàn Quốc đã bác bỏ việc Triều Tiên đơn phương rút lui.

Trước những tuyên bố đe dọa trong thời gian qua của Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh rằng Washington sẽ không e sợ trước những lời lẽ hiếu chiến của Triều Tiên và sẵn sàng đối phó với "bất kỳ tình huống nào".

Các nước như Nga và Trung Quốc đều lên tiếng kêu gọi tất cả các bên hợp tác để không làm tình hình xấu đi. Các nhà phân tích lo ngại rằng những lời đe dọa lẫn nhau sẽ trở thành cái cớ để cho phía bên kia ra tay hành động trước.

Hôm qua, hàng chục nghìn binh sĩ, công nhân nông dân Triều Tiên tham gia một cuộc mit tinh rầm rộ tại quảng trường Kim Nhật Thành, bày tỏ sự ủng hộ đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng như khả năng tiến hành chiến tranh chống Mỹ và Hàn Quốc. Cùng ngày, các tên lửa chiến lược của Triều Tiên được lệnh sẵn sàng khai hỏa để tấn công lục địa và các căn cứ quân sự của Mỹ tại Thái bình dương.

Video: Người Triều Tiên diễu hành ủng hộ đánh MỹVũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ thử làm 1 quẻ xem có ai nhấn Enter ko ạ? Tình hình căng quá:

Chú nói từ lâu rồi:

* "Mọi diễn biến ở biển Đông đều liên quan đến Đông Bắc Á".

* "Canh bạc cuối cùng sẽ không bao giờ xảy ra ở biển Đông!".

* "Hạn chót cho mọi vấn đề là ngày 23 Tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch" - Nhưng có thể kịp dừng lại trước 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch.

* Muốn thoát khỏi "canh bạc cuối cùng" thì phải long trọng công nhận chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời long trọng công nhân Việt sử 5000 năm văn hiến. Còn không thì định mệnh đã an bài, như bà Vanga đã nói:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt".

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháy toà nhà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thứ bảy, 30/3/2013, 20:32 GMT+7

Gần 100 cảnh sát, 6 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường dập lửa đám cháy ở tầng 5 tòa nhà HĐND - UBND tỉnh. Quanh hiện trường bị phong toả, không ai được phép chụp ảnh đám cháy.

Posted Image

Toà nhà HĐND - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau hoả hoạn. Ảnh: Xuân Mai

12h ngày 30/3, lửa xuất phát từ văn phòng HĐND tại tầng 5 của tòa nhà HĐND - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên đường Phạm Văn Đồng (khu Trung tâm hành chính thuộc TP Bà Rịa). Do khu vực này được bao bọc bởi tường và kính cường lực nên ngọn lửa chỉ âm ỉ bên trong.

Gần 100 cảnh sát, 6 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường và chia làm hai mũi. Một mũi dập lửa từ bên trong, đồng thời nỗ lực đập vỡ kính để lực lượng chữa cháy bên ngoài áp sát, phun nước vào. Một khung kính vừa rơi xuống, khói đen từ bên trong bốc ra ngùn ngụt. Gần một giờ sau công tác chữa cháy mới hoàn tất.

Khu vực xung quanh hiện trường bị phong toả, không ai được phép chụp ảnh đám cháy. Nguyên nhân hoả hoạn được cho là xuất phát từ việc hàn xì của nhóm thợ đang bảo trì trong văn phòng. Vụ cháy không gây thiệt hại về người.

Xuân Mai

============================

Hình lý khí của tòa nhà này theo Phong Thủy Lạc Việt xấu thật, cháy cũng phải. Mấy ông xây tòa nhà này chả tin Phong Thủy, kiến trúc sư thì lại thôi rồi, còn lắm chuyện nhiêu khê và phức tạp. Kinh... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có dịp công tác tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều lần. Đây không phải là toà nhà UBND mà là toà nhà của Sở Xây dựng ( bìa trái ) và sở y tế kế bên. Tên các sở ghi trên các bảng màu đỏ. Trong trung tâm hành chính này gồm nhiều toà nhà do Công ty của Nhật Bản thiết kế bằng tiền bán mặt bằng cũ trong tp. Vũng tàu. Các nhân viên ở đây gọi là nhà trẻ vì đến cơm ăn cũng độc quyền phân phối và việc đi lại hầu hết là đưa rước. Một khía cạnh nữa là thiết kế cực kì lãng phí, một phòng có 5 người mà diện tích thì cả trăm m2

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng là mắc cười quá nên mới vậy thôi

Có mấy người bạn của TP (và cả vài người Hàn Quốc) hay qua lại làm ăn bên Hàn Quốc nói rằng : những thông tin về chiến tranh chẳng mấy ai quan tâm, hiện nhiều người dân họ lưu tâm đến thị trường chứng khoán mỗi ngày như thế nào mà thôi... Thậm chí có người còn ngỏ ý rủ TP hè này sắp xếp sang du lịch một chuyến thăm khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 38, một di sản văn hóa.

Tóm lại, theo TP thì... đằng nào thì cũng chẳng có chiến tranh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có mấy người bạn của TP (và cả vài người Hàn Quốc) hay qua lại làm ăn bên Hàn Quốc nói rằng : những thông tin về chiến tranh chẳng mấy ai quan tâm, hiện nhiều người dân họ lưu tâm đến thị trường chứng khoán mỗi ngày như thế nào mà thôi... Thậm chí có người còn ngỏ ý rủ TP hè này sắp xếp sang du lịch một chuyến thăm khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 38, một di sản văn hóa.

Tóm lại, theo TP thì... đằng nào thì cũng chẳng có chiến tranh.

Tôi nghĩ rằng web Lý học không phải không ai biết điều đó. Mà còn biết hơn thế nữa. Nhưng thiên hạ nói thì cũng gõ phèng phèng cho vui.

Viễn cảnh chiến tranh Triều Tiên lần 2

31/03/2013 3:00

Giới quan sát nhận định nếu chiến tranh Triều Tiên lần 2 xảy ra, Bình Nhưỡng khó lòng kéo dài cuộc chiến trước sức dội bom liên tục của Mỹ.

Ngày 30.3, Hãng thông tấn KCNA đưa tin CHDCND Triều Tiên tuyên bố quan hệ liên Triều đang rơi vào tình trạng chiến tranh và tất cả vấn đề của hai bên sẽ được giải quyết theo quy tắc thời chiến. Đáp lại, chính quyền Mỹ tuyên bố đe dọa này “mang tính nghiêm trọng”, theo AFP. Giới chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định tuyên bố trên của Triều Tiên là động thái khiêu khích, theo Đài NHK. Trước đó, quân đội Mỹ - Hàn đã thông báo hoàn tất kế hoạch ứng phó khẩn cấp nếu miền Bắc “có hành động khiêu khích mới”. Các diễn biến căng thẳng đến mức Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 29.3 phải lên tiếng cảnh báo tình hình bán đảo Triều Tiên có thể vượt tầm kiểm soát và kêu gọi các bên tránh hành động đơn phương.

Posted Image

Dân chúng Triều Tiên ngày 29.3 tuần hành ủng hộ lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao, chuyên gia Dan Pinkston thuộc Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (Bỉ) bình luận: “Tôi không nghĩ bất kỳ bên nào muốn chiến tranh tổng lực xảy ra, nhưng viễn cảnh sắp tới sẽ rơi vào dạng tính toán sai lầm và căng thẳng vượt tầm kiểm soát”. Trong khi đó, một số nhà phân tích khác lo ngại bất cứ cuộc tấn công có giới hạn của miền Bắc đều có thể khiến miền Nam đáp trả dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn, theo CNN.

Kịch bản tấn công của Triều Tiên

Hiện nay Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) có 1,1 triệu binh sĩ, đông gần gấp đôi so với con số 640.000 binh sĩ của Hàn Quốc và 28.000 binh sĩ Mỹ đóng tại miền Nam. Theo CNN, KPA có 2 thế mạnh đáng kể là lực lượng đặc nhiệm và pháo binh hùng hậu. Trong báo cáo được đưa ra hồi tháng 3.2012, tướng James Thurman, Chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, cho rằng Triều Tiên có 60.000 đặc nhiệm và hơn 130.000 khẩu pháo. Phần lớn số pháo được bố trí dọc Khu phi quân sự liên Triều và nhằm vào Seoul, vốn chỉ cách biên giới hai bên 48 km. Dựa vào đó, KPA đủ sức triển khai các đơn vị tấn công chọc thủng hàng phòng thủ theo đội hình bậc thang của miền Nam trải dài từ khu phi quân sự đến Seoul. Miền Bắc có thể sẽ khai mào cuộc chiến bằng cách triển khai các lực lượng biệt kích xâm nhập miền Nam bằng cả đường không lẫn đường biển. Lực lượng này cũng có thể làm suy giảm khả năng chỉ huy và liên lạc của Hàn Quốc cũng như chặn quân tiếp viện Mỹ, theo Giáo sư Kim Byung-ki thuộc Đại học Hàn Quốc. Hỗn loạn sẽ càng tồi tệ nếu Triều Tiên tiến hành thêm tấn công mạng và dùng các biện pháp gây nhiễu điện tử. Ngoài ra, tờ The Chosun Ilbo ngày 14.2 dẫn nguồn tin của chính phủ Hàn Quốc cho hay các cơ quan tình báo nước này và Mỹ nhận định Triều Tiên nhiều khả năng có đến 100 bệ phóng di động cho tên lửa đạn đạo tầm trung trở lên. Bình Nhưỡng cũng được cho là đang sở hữu hơn 1.000 tên lửa các loại, phần lớn trong số này có thể đưa miền Nam vào tầm ngắm. Vì thế, miền Bắc nhiều khả năng khai hỏa tên lửa để tấn công về phía miền Nam và thậm chí là nhằm vào nhiều căn cứ của Mỹ trong khu vực nhằm hạn chế sức mạnh đối phương.

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định do yếu kém về hậu cần và thể lực binh sĩ nên miền Bắc chỉ có thể duy trì sức tấn công mạnh từ 3 ngày đến một tuần. Vì thế, Bình Nhưỡng nhiều khả năng tập trung thọc sâu chớp nhoáng nhằm chiếm ưu thế để ra điều kiện đàm phán.

Một nguy cơ khác đối với Seoul là số vũ khí sinh học của Bình Nhưỡng. Tướng Thurman từng đưa ra giả thuyết: “Nếu sử dụng vũ khí sinh học, Triều Tiên có thể dùng các nhân tố có khả năng gây bệnh cao như bệnh than hay bệnh truyền nhiễm. Ở địa hình thành thị đông dân của Hàn Quốc, đó là một loại vũ khí tâm lý khủng khiếp”.

Ứng phó của Hàn, Mỹ

Đáp lại, Hàn Quốc và Mỹ có thể sử dụng không quân ném bom liên tục xuống các đơn vị bộ binh và lực lượng thiết giáp của Triều Tiên. Ngoài ra, Washington còn có thể triển khai máy bay trực thăng tấn công vào các lực lượng khác của Bình Nhưỡng và tiến hành chiến dịch đổ bộ đánh vào mạn sườn miền Bắc. Với ưu thế sở hữu nhiều loại tên lửa và bom thông minh có tính chính xác cao, Washington cùng Seoul đủ sức phá hủy, chôn vùi hệ thống công sự và những đơn vị không quân, pháo binh đối phương. Mặt khác, quân đội Mỹ - Hàn cũng sẽ nhanh chóng đáp trả các lực lượng Triều Tiên xâm nhập thủ đô Seoul dẫn đến những cuộc giao tranh khốc liệt tại đây vì quân đội miền Bắc nhiều khả năng sẽ chiến đấu đến giờ phút cuối.

Bên cạnh đó, giới quan sát cho rằng Seoul và Washington sở hữu những loại đạn được dẫn đường chính xác. Các quả bom hay tên lửa làm nổ tung các cửa công sự có thể chôn vùi những đơn vị không quân và pháo binh của Triều Tiên. Theo giới chuyên gia, dù gặp nhiều thách thức nhưng với ưu thế vượt trội về không quân, Mỹ vẫn thừa sức tấn công dồn dập làm suy yếu các đơn vị, lực lượng liên lạc, các trụ sở và hậu cần của quân đội Triều Tiên trên khắp miền Bắc. Khi đó, nếu chiến sự càng tiếp diễn lâu dài thì phần thắng càng khó nghiêng về Bình Nhưỡng.

Một viễn cảnh không thể bỏ qua là Trung Quốc có thể tham chiến nếu như Mỹ - Hàn không dừng lại ở biên giới liên Triều mà tiếp tục đẩy mạnh tấn công trên lãnh thổ CHDCND Triều Tiên. Nhận định về viễn cảnh này, chuyên gia Choi Ji-wook tại Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc tại Seoul cho rằng: “Trung Quốc sẽ ủng hộ Triều Tiên, nhưng chỉ trên lãnh thổ Triều Tiên”.

Tất nhiên, dù bên nào thắng thì “Chiến tranh Triều Tiên lần 2” nhiều khả năng dẫn đến số lượng thương vong cực lớn do dân số đông đúc trên bán đảo này và tính sát thương đáng sợ của vũ khí mà hai bên đang sở hữu. Thủ đô Seoul có thể thiệt hại nặng nề trong khi Mỹ - Hàn cần thời gian để triển khai phản công.

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

Cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào ngày 25.6.1950 khi Bình Nhưỡng đưa quân vượt biên giới liên Triều. Chưa đến tháng 8, quân đội Triều Tiên nhanh chóng chiếm Seoul, đẩy lùi đối phương về phía nam. Sau đó, Hàn - Mỹ phản công, chiếm lại Seoul vào cuối tháng 9 rồi vượt vĩ tuyến 38, đường ranh giới chia cắt hai miền Triều Tiên từ năm 1945. Đến tháng 10, liên quân do Mỹ dẫn đầu chiếm Bình Nhưỡng. Cuộc chiến trở nên căng thẳng hơn nữa sau khi Trung Quốc đưa quân hỗ trợ Triều Tiên và hai bên bắt đầu rơi vào thế giằng co tại vĩ tuyến 38 từ giữa tháng 12. Vào ngày 27.7.1953, sau nhiều tháng chiến sự bế tắc, hai bên ký thỏa thuận ngừng bắn.

Văn Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay