Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Sự thật về người khổng lồ tóc đỏ bí ẩn ở hang Lovelock

Cập nhật lúc 16h49' ngày 13/03/2013

Thổ dân thuộc bộ tộc Paiute ở Nevada (Mỹ) có truyền thuyết về tổ tiên của họ và những người khổng lồ tóc đỏ gọi là Si-Te-Cah.

Mặc dù chỉ là một nhóm nhỏ, song Si-Te-Cah luôn tấn công và bắt cóc người bộ tộc Paiute để ăn thịt.

Theo truyền thuyết, người Paiute chống cự bọn khổng lồ đến cùng và truy đuổi đến tận hang ổ của chúng. Quyết tận diệt bọn Si-Te-Cah, người Paiute chất cây cối nơi cửa hang Lovelock rồi phóng hỏa. Vài tên chạy thoát ra ngoài hang bị trúng tên chết, số còn lại trong hang cũng mất mạng vì lửa khói. Cuối cùng, một trận động động đất đã vùi lấp hang Lovelock, xóa hết dấu tích của bọn người khổng lồ tóc đỏ.

Hang Lovelock ở Nevada (Mỹ) được khám phá lần đầu tiên vào năm 1913. Đến năm 1924, một đoàn thám hiểm khảo cổ của Đại học Berkeley bắt đầu lên đường điều tra và khám phá. Hang Lovelock - sâu chừng 12 mét và rộng 18 mét - ban đầu được gọi là hang Móng ngựa do bên trong hang có hình dạng chữ U.

Posted Image

Đầu lâu người khổng lồ bên cạnh đầu lâu người thường ở Nhà bảo tàng Humboldt.

Nhiều bộ tộc thổ dân châu Mỹ vẫn còn truyền miệng các truyền thuyết về những người khổng lồ tóc đỏ và cách mà tổ tiên của họ chiến đấu trong những cuộc chiến khủng khiếp chống lại bọn ăn thịt người.

Ngay đến thổ dân Aztec (chủ yếu sống ở miền Trung và Nam Mexico suốt hai thế kỷ XIV và XV) và người Maya (dân tộc phát triển nền văn minh tuyệt đỉnh sống từ thế kỷ 4 đến thế kỷ VIII ở Trung Mỹ và miền Nam Mexico) cũng từng đối đầu với chủng tộc người khổng lồ miền Bắc. Ngoài ra, những dấu tích người khổng lồ cũng được tìm thấy ở khắp các châu lục.

Năm 1931, 2 bộ khung xương rất to lớn được tìm thấy ở đáy hồ cạn Humboldt gần Lovelock. Một bộ xương cao 2,5 mét, được mô tả là được bọc trong tấm vải phủ nhựa, không giống như các xác ướp Ai Cập. Bộ khung xương còn lại cao 3 mét.

Năm 1950, hóa thạch của người khổng lồ có xương đùi dài đến 1,2 mét được tìm thấy ở gần sông Euphrates của Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà khoa học cho rằng người này cao chừng 5 mét. Năm 1970, bộ xương người khổng lồ tóc đỏ lộ ra ở vùng Amazon.

Vào năm 1976, các nhà khảo cổ học ở Viện bảo tàng Smithsonian (Mỹ) tiếp tục phát hiện những mảnh xương của người đàn ông cao khoảng 2,5 đến 3 mét tại vùng người Kurd sinh sống ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Posted Image

Đầu vịt giả làm mồi bắt vịt trời tìm thấy trong hang

Lovelock được trưng bày ở Nhà bảo tàng Smithsonian.

Năm 2004, những mảnh xương còn lại của người khổng lồ cao khoảng 3 mét được phát hiện sau một trận sóng thần ở đảo Phi Phi của Thái Lan. Năm 2005, hai cổ mộ người khổng lồ dài hơn 10 mét được khám phá ở Syria.

Thổ dân Paiute gọi người khổng lồ tóc đỏ là Si-Te-Cah, nghĩa là "bọn người ăn cây bấc", do hai lý do: bấc là loại cây mọc ở đầm lầy được người khổng lồ dùng để đóng bè để thoát thân; và thứ hai là, bọn người này thường bắt cóc những phụ nữ chặt cây bấc ở vùng ven hồ Humboldt.

Các nhà khảo cổ tìm thấy bên trong hang Lovelock hơn 10.000 đồ tạo tác và xác ướp của hai người khổng lồ tóc đỏ - một nữ cao chừng 1,9 mét và một nam cao hơn 2,4 mét. Sau đó, nhiều đồ tạo tác ở hang Lovelock được chuyển về Hội Lịch sử Nevada ở Reno, song một số khác cũng rơi vào tay những các nhà sưu tập cổ vật tư nhân.

Posted Image

Con đường mòn dẫn đến hang Lovelock.

Ngày nay, du khách đến tham quan Nhà bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Humboldt ở Winnemucca, bang Nevada (Mỹ), sẽ nhìn thấy vài đồ tạo tác, xương sọ và xương hàm của người khổng lồ.

Ngoài ra, các nhà bảo tàng lớn khác trên khắp nước Mỹ cũng trưng bày những di tích về người khổng lồ tóc đỏ - ví dụ, đầu vịt giả làm mồi bắt vịt trời tìm thấy trong hang Lovelock được trưng bày ở Viện bảo tàng Smithsonian, những mẩu xương ở Nhà bảo tàng bang Nevada.

Theo ANTG

======================

Việt Nam còn có hẳn mộ tập thể của "người khổng lồ" này. Nhưng chẳng thấy quốc tế nào nói đến và chỉ có vài bài báo mạng đưa lên. Chẳng thấy ai wan tâm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiến pháp và những khái niệm nhầm lẫn nguy hại

Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

tiasang.com.vn

03:30-12/03/2013

Bài 1: Nhầm lẫn khái niệm “Hiến pháp”

Trong bài “Bao nhiêu ý dân thì đủ?”*, tác giả Phạm Thị Hoài đã sử dụng nhầm lẫn hai khái niệm Verfassung (Hiến pháp) khác với Grundgesetz (Luật cơ bản) vốn có quan hệ nội hàm “cành, nhánh” hay “mẹ, con”. Để phủ định quyền dân phúc quyết hiến pháp, tác giả Phạm Thị Hoài viện dẫn thực tế quá trình lập hiến Đức (trích): Nhân dân CHLB Đức chưa bao giờ được trưng cầu ý kiến về văn bản tối thượng mang tên Grundgesetz (Luật Cơ bản) của mình. Nó được soạn thảo bởi 65 vị trong Parlamentarischer Rat (Hội đồng Nghị viện), dưới sự ủy nhiệm và kèm cặp của chính quyền quân quản Anh, Pháp và Mỹ sau Thế chiến II. Sau khi được thông qua với 53 phiếu thuận và 12 phiếu chống trong Hội đồng Nghị viện, nó được trình cho ba chính quyền Đồng minh nêu trên xét duyệt. Sau khi được các Thống đốc Quân sự Anh, Pháp, Mỹ chấp nhận, nó được gửi đến các nghị viện tiểu bang để phê chuẩn. Sau khi được phê chuẩn, ngày 23-5-1949 nó được Hội đồng Nghị viện chính thức tuyên bố là văn bản lập quốc. Nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức cũ) ra đời với bản Hiến pháp ấy. Bản hiến pháp được coi là hoàn hảo nhất trong lịch sử nước Đức ấy không do ý nguyện dân chủ từ dưới lên sinh ra, mà do ý chí chính trị từ trên xuống, thậm chí với áp đặt từ các thế lực ngoại bang.

Posted Image

Toà nhà quốc hội Đức.

Năm 1990, trong quy trình thống nhất nước Đức, nghị viện của các tiểu bang thuộc Đông Đức cũ cũng phê chuẩn và gia nhập Hiến pháp này mà nhân dân Đức ở cả bên Đông lẫn bên Tây đều không được trực tiếp biểu quyết. Trong 64 năm từ khi ra đời, Hiến pháp Đức có 59 bổ sung, sửa đổi, lần cuối cùng vào giữa năm ngoái. Không một lần nào có trưng cầu ý dân. Song điều đó không cản trở nước Đức … thành một trong những nền dân chủ trưởng thành và ổn định nhất trên thế giới”, (Hết trích).

Tác giả đã sử dụng nhầm lẫn hai khái niệm Verfassung (Hiến pháp) khác với Grundgesetz (Luật cơ bản) vốn có quan hệ nội hàm “cành, nhánh” hay “mẹ, con”. Từ năm 1949 tới nay, nước Đức chỉ có Luật Cơ bản năm 1949 và sửa toàn diện năm 1990, được coi như Hiến pháp chứ không phải Hiến pháp. Nó được xuất bản với tờ bìa mang tên “Grundgesetz” và gọi đúng tên đó trên các văn bản pháp lý trích nó. Luật, bất cứ là luật gì cơ bản hay không, do nghị viện ban hành đều không nhất thiết phải phúc quyết, bởi đó là quyền lập pháp của họ, giải thích tại sao Luật Cơ bản Cộng hoà Liên bang Đức chưa bao giờ phúc quyết. Còn đã gọi là “Hiến pháp” thì phải do người dân phúc quyết, vốn chỉ họ mới có quyền lập hiến, xuất phát từ nguyên lý: Hiến pháp của dân phải do dân quyết, giống như chính quyền của dân thì phải do dân bầu. Đó là dấu hiệu khác nhau giữa nội hàm khái niệm “Luật cơ bản” và nội hàm “Hiến pháp”. Điểm giống nhau là chúng cùng quy định: a- thiết chế nhà nước và b- khẳng định quyền con người và quyền công dân mà nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện không được xâm phạm - tức quyền cơ bản. Nếu chỉ dừng lại ở đó, thông qua nghị viện, rồi ký lệnh ban hành, thì được gọi là “Luật Cơ bản”, còn thực hiện thêm công đoạn tiếp theo “Phúc quyết” thì được gọi là hiến pháp. Lý do tại sao Luật Cơ bản CHLB Đức năm 1949 lại không trưng cầu dân ý, tác giả Phạm Thị Hoài đã lý giải đúng sự kiện. Còn lý do tại sao tới lần sửa đổi toàn diện năm 1990 vẫn không phúc quyết, bởi chỉ đơn giản do CHDC Đức gia nhập CHLB Đức, nghĩa là phải chấp nhận Luật Cơ bản của họ, giống như Việt Nam sau 1975, chứ không phải hai bên thống nhất thành lập một quốc gia để ban hành một Hiến pháp mới cho mình.

Điều đó cũng giải thích tại sao Hiến pháp mới thông thường gắn liền với các hệ quả đổ vỡ một thiết chế, cách mạng xã hội, tranh chấp bạo lực, chiến tranh (đã trình bày ở bài Hiến pháp sao phải sửa?). Ngoại lệ có thể tìm thấy trong trường hợp Nam Phi hay Miến Điện. Khi đó Hiến pháp không còn là mục đích trực tiếp của đổ vỡ, cách mạng, bạo lực, chiến tranh, mà trở thành phương tiện hoà bình để vượt qua nó.

Với nội hàm khái niệm Hiến pháp nêu trên, các nước có thể mặc định, tức tự hiểu đã là Hiến pháp tất phải phúc quyết (lẽ tự nhiên như quyền ăn uống hít thở, không nhất thiết phải đưa vào hiến pháp) hoặc hiến định như Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946: Điều 21, “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp”.

Tới Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này, người chấp bút đã không tuân thủ nguyên lý logic học, cũng sử dụng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Hiến pháp và Luật Cơ bản như trường hợp Phạm Thị Hoài, khi viết Điều 123: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Hệ lụy, một khi đã gọi là hiến pháp thì đương nhiên trước hết phải là luật cơ bản, vì vậy Điều 123 nhắc lại là thừa. Mặt khác, đưa ra 1 câu mang tính tiền đề như Điều 123, làm người đọc dễ ngộ nhận, nhầm tưởng khái niệm hiến pháp nằm trong khái niệm luật cơ bản, trong khi luật cơ bản chỉ là một phần nội hàm của khái niệm Hiến pháp.

---

* http://www.procontra.asia/?p=1623

==============================

Bài 2: Nhầm lẫn quyền con người với quyền cơ bản

Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Hiến pháp chỉ hiến định một số trong vô vàn quyền con người, chứ không phải toàn bộ, bởi trước hết, do hiến pháp đóng vai trò luật cơ bản, mà đã là luật thì nó chỉ điều chỉnh những quyền con người liên quan tới pháp luật, tức nhà nước, chứ không phải mọi quyền con người như ăn ngủ hít thở, yêu ghét, chẳng hạn. Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (DTHP), chương II “quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân” đưa ra 38 điều; so với Hiến pháp năm 1992, lời văn, cấu trúc được sửa lại và bổ sung thêm chín quyền trong chín điều.

Mục đích sửa đổi trên được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lý giải trong “Báo cáo Thuyết minh”: “Để khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp”. Từ mục đích đó, DTHP có nhiệm vụ “làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân…”.

Đã là quyền con người thì do “tạo hoá” sinh ra nằm trong chính mỗi con người. Nếu xét theo hành vi, tổng hợp hết từ chừng 7 tỷ người khác nhau trên quả đất hiện nay, thì quyền con người sẽ vô cùng tận, từ sinh lý, ăn, uống, hít thở, khóc cười, nhìn, nghe, sờ mó… đến hành vi tình cảm, yêu, ghét, hiến, tặng…, tới tâm linh thờ phụng, tín ngưỡng, hay kinh tế, mua bán, cho mượn, đổi chác, hoặc chính trị tham gia đảng phái, bộ máy nhà nước, góp ý chính sách…, không một hiến pháp nào trên thế giới này dù muốn cũng không thể liệt kê nổi, chứ chưa nói khẳng định giá trị, làm rõ nội dung. Vì vậy, nếu lấy nội dung quyền con người làm đối tượng hiến định, thì DTHP nước ta đã không đạt mục đích đề ra. Và cứ theo quan điểm đó, thì hiến pháp nước nào đưa ra càng nhiều quyền con người càng dân chủ tiến bộ ưu việt.

Nhưng thực tế không phải vậy. Nga, Hiến pháp năm 1993 có tới 48 điều về “quyền và tự do của con người và của công dân”, chỉ số dân chủ năm 2007 xếp thứ hạng 102; Trung Quốc, Hiến pháp năm 1982 có 33 điều xếp thứ hạng dân chủ 138; Đức chỉ có 19 điều ở thứ hạng 13; Đan Mạch có 15 điều, đứng thứ 5; Mỹ, chỉ liên quan tới 10 điều tu chính, xếp thứ 17.

Lý do, Hiến pháp chỉ hiến định một số trong vô vàn quyền con người, chứ không phải toàn bộ, bởi trước hết, do hiến pháp đóng vai trò luật cơ bản, mà đã là luật thì nó chỉ điều chỉnh những quyền con người liên quan tới pháp luật, tức nhà nước, chứ không phải mọi quyền con người như ăn ngủ hít thở, yêu ghét, chẳng hạn. Chức năng của nó là chế tài, không có chức năng thay thế sách giáo khoa, hay tài liệu khoa học, để lý giải đưa ra kết luận về giá trị, vai trò quan trọng, nội dung của quyền con người, mà chỉ dựa trên cơ sở khoa học đó để hiến định quyền con người. Tiếp theo, quyền con người mặc dù do tạo hoá sinh ra, “lẽ phải không ai chối cãi được”, nhưng một khi quyền lực nhà nước vốn của dân đã được trao vào tay bộ máy nhà nước thực thi, thì quyền tạo hoá đó của họ trên thực tế rất có thể: 1- Bị quyền lực nhà nước xâm phạm, mà người dân thấp cổ bé họng không làm gì được. Có thể thấu hiểu rõ nhất điều đó ở những nước thuộc điạ, như khi thực dân Pháp “mang lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái” đến nước ta tuyên bố “khai hoá văn minh”, nhưng thực tế lại “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta (Tuyên ngôn độc lập)” hay trường hợp các nước Ả Rập vừa qua, cách mạng xã hội bùng nổ do quyền làm người bị tước mất, được châm ngòi bởi Mohamed Bouazizi phải tự thiêu, thà chết còn hơn. 2- Không thể thực hiện, bởi bộ máy nhà nước ăn lương có bổn phận đảm bảo quyền tạo hóa của dân, nhưng đã không cung cấp cho họ điều kiện vật chất, hành lang pháp lý thực hiện quyền đó.

Nguyên tắc hiến định quyền con người, vì vậy, chỉ nhắm vào những quyền pháp lý có nguy cơ bị nhà nước xâm phạm hoặc phải được nhà nước bảo đảm tiền đề vật chất cho nó thực hiện. Những quyền đó, khoa học hiến pháp gọi là quyền cơ bản, không hiểu theo nội hàm “hạt cơ bản” trong vật lý, mà theo nghĩa nhà nước bị chế tài trách nhiệm bảo đảm cho quyền đó được thực hiện. Nói cách khác, quyền cơ bản là quyền con người được ghi vào hiến pháp, khi nó thoả mãn đồng thời 3 yếu tố: 1- chắc chắn, 2- liên tục, 3- được viện tới toà án chống lại nhà nước, nếu họ bị thiếu những điều kiện bảo đảm quyền đó được thực hiện.

Có thể hiểu qua ví dụ về “quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, ghi trong Ðiều 35 DTHP, được Điều §75 Hiến pháp Đan Mạch quy định tại điểm (1): “Ai không thể tự nuôi sống mình, và không còn nguồn thu nhập nào khác, nhà nước có trách nhiệm trợ cấp đủ”. Ở Đức, xuất phát từ Điều 1, Luật Cơ bản, “nhân phẩm con người không thể xâm phạm. Chú ý và bảo vệ nó là trách nhiệm mọi cơ quan quyền lực nhà nước”, Bộ Luật Xã hội Đức quy định nhà nước phải cấp cho bất kỳ người dân nào không có thu nhập, kể cả người nước ngoài sinh sống ở Đức, 374 Euro/tháng/người (năm 2013) cộng tiền thuê nhà, điện, nước. Cách tháng trước, một hộ gia đình bị cấp thiếu 15 Cent do cơ quan cấp làm tròn số lẻ, khiếu nại không được liền kiện ra toà, được toà xử thắng và phạt cơ quan cấp phải trả án phí 600 Euro. Cũng viện dẫn Điều 1 trên, trong 1 vụ kiện, Toà án Hiến pháp Đức đã bác bỏ điều khoản Bộ luật Xã hội Đức ấn định mức trợ cấp cho người nước ngoài chờ xét tỵ nạn thấp hơn tiêu chuẩn trợ cấp cho người Đức, với lập luận, trợ cấp là mức tối thiểu để bảo đảm nhân phẩm con người vốn không thể phân biệt đã được hiến định.

Xuất phát từ bản chất quyền cơ bản nêu trên, ở họ hiến định quyền cơ bản thực chất là hiến định trách nhiệm nhà nước phải bảo đảm quyền đó được thực hiện, bằng những chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự có thể đong đo đếm được. Và chỉ khi đó, người dân mới có cơ sở hiến định để tự bảo vệ quyền của mình, bằng cách viện đến toà án được coi là cán cân công lý; các cơ quan quyền lực nhà nước mới bị ràng buộc bởi các cơ sở pháp lý, phải thực thi nếu không sẽ bị chế tài. Đó cũng chính là bản chất của nhà nước pháp quyền do pháp luật định đoạt, khác với nhà nước độc tài do kẻ cầm quyền quyết định.

Còn DTHP ở ta, do hiểu mục đích hiến định nhằm “khẳng định giá trị, vai trò”, “nội dung quyền con người”, nên Điều 35 DTHP nêu trên chỉ ghi vắn tắt đúng 11 chữ “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, không hề quy định các chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự để chế tài trách nhiệm nhà nước phải bảo đảm cho quyền đó thực thi, như trường hợp Đức, Đan Mạch chế tài nhà nước phải trợ cấp cho bất cứ ai không có thu nhập đủ bảo đảm cuộc sống bình thường.

Chính do nhầm lẫn giữa quyền con người và quyền cơ bản, nên DTHP đã đưa ra nhiều quyền, thậm chí nhiều góp ý còn đòi bổ sung thêm bao quyền ước mong nữa. Trong số đó có những quyền, nhiều nước hiện đại chưa dám đề cập, như Điều 38 DTHP: “Công dân có quyền làm việc”, họ không thể hiến định bởi thất nghiệp là bản chất của kinh tế thị trường, chỉ có thể hạn chế chứ không thể chấm dứt. Điều 40 “trẻ em có quyền... được chăm sóc giáo dục”, họ chỉ có thể bảo đảm được một phần chứ không phải tất cả, và đó còn là trách nhiệm gia đình. Tương tự, Điều 41 “có quyền được bảo vệ sức khoẻ” (nghĩa là trách nhiệm nhà nước chữa bệnh cho dân miễn phí?); Điều 44 “quyền hưởng thụ các giá trị văn hoá” (nhà nước miễn phí tham quan du lịch, biểu diễn nghệ thuật, hội hè?); Điều 46 “quyền được sống trong môi trường trong lành” (trách nhiệm nhà nước bồi thường khi dân ngộ độc thực phẩm?), Điều 42, “công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (nhà nước miễn học phí và cấp học bổng?). Chưa nói DTHP hiến định cả những quyền tình cảm không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật, như Điều 39 “Nam nữ có quyền kết hôn và ly hôn” (chẳng nhẽ ai ế, nhà nước phải có trách nhiệm mai mối cho họ kết hôn?); hay điều chỉnh cả công dân nước khác, khi Điều 19 hiến định Việt kiều với quá nửa đã thôi quốc tịch Việt Nam “là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” và chỉ thuộc phạm trù tình cảm cội nguồn không thể chế tài.

Hệ luỵ nguy hại ở chỗ, do không chứa đựng đầy đủ ba thuộc tính cần có của khái niệm quyền cơ bản, nên quyền con người dù có ghi vào hiến pháp vẫn không hề thay đổi bản chất, tức thiếu tính pháp lý khả thi, làm mất thuộc tính tối thượng vốn có của hiến pháp, trở thành một bản tuyên ngôn, mất giá trị sử dụng khi ban hành! Có thể tham khảo trường hợp EU hiện cũng đang soạn thảo bổ sung Hiến pháp quyền cơ bản “có tài khoản ngân hàng”, dự kiến thông qua tháng 6.2013. Để bổ sung điều khoản đó, họ phải dựa trên kết quả điều tra thực tế, hiện có 30 triệu công dân EU không có tài khoản do thiếu tiền trả lệ phí, phải chịu thiệt thòi không tiếp cận được Internet, ký hợp đồng điện thoại, hay thuê nhà, tất cả đều đòi điều kiện phải có số tài khoản; từ đó dự toán sẵn quỹ tài chính để miễn lệ phí tài khoản, bảo đảm quyền có tài khoản một khi đã hiến định là được thực thi.

Hiến định quyền cơ bản, vì vậy, khâu đầu tiên hoàn toàn không nằm ở câu chữ mà ở chỗ:

1- phải xác định được chính xác ý nguyện thực tế của người dân,

2- dự liệu được tiền đề để chế tài trách nhiệm thực thi của bộ máy nhà nước vốn đóng vai trò công bộc chứ không phải cai trị – hai yếu tố quyết định cả sức sống trường tồn lẫn vai trò tối thượng của hiến pháp.

Đọc thêm:

Bài 1: Nhầm lẫn khái niệm “Hiến pháp”

http://tiasang.com.v...ID=42&News=6162

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiến pháp và những khái niệm nhầm lẫn nguy hại

Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

tiasang.com.vn

03:30-12/03/2013

Bài 1: Nhầm lẫn khái niệm “Hiến pháp”

Bài này của ông Nguyễn Sỹ Phương còn hay hơn bài của ông Cao Huy Thuần - cũng đăng trên Tia Sáng. Ông Sỹ Phương bàn sát với khái niệm "hiến pháp" hơn. Nhưng vẫn chưa xác định kết luận cuối cùng.

HIẾN PHÁP LÀ GÌ?

Cao Huy Thuần - Giáo sư đại học (Pháp)

TIASANG

09:09-06/03/2013

Trước hết, tôi xin bày tỏ tình cảm đặc biệt của tôi đối với các trí thức, nhân sĩ, bạn bè đang bàn luận sôi nổi về hiến pháp ở trong nước và ngoài nước. Trong tình cảm liên đới đó, và ý thức rằng đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn vong của đất nước, tôi xin có đôi lời góp ý vào quan tâm chung, với tư cách của một người làm nghề dạy học, không biết gì nhiều hơn là chút kiến thức trường ốc phổ thông. Tôi cố tránh mọi lý thuyết rườm rà, duy nhất hạn chế vào một câu hỏi thôi, câu hỏi đầu tiên của mọi câu hỏi khác: hiến pháp là gì?

Tôi biết: trong thế giới ngày nay, hầu như nước nào cũng có hiến pháp, càng độc tài hiến pháp của họ lại càng hay, càng đầy mơ ước, càng đậm triết lý, càng rộng mở ra nhiều lĩnh vực "hiện đại" - xã hội, môi trường, sinh thái... Chính vì vậy mà tôi phải lấy lập trường trước khi đi vào đề: tôi đứng ở đâu mà nói chuyện, đứng trong thế giới văn minh hay lạc hậu hằng mấy thế kỷ? Chẳng lẽ tôi đi ngược lại khẩu hiệu của nước ta là một nước "văn minh"? Bởi vậy, tôi quyết định đứng trong thế đứng của một người dân trong một nước văn minh để gạt ra khỏi đề tài mọi chuyện hoa lá cành chẳng có liên quan gì đến việc định nghĩa hiến pháp trong bước đi đầu tiên của lịch sử đã hình thành ra khái niệm văn minh này. Từ đó, mỗi nước có thể hiểu theo cách hiểu của họ về hiến pháp, tùy hoàn cảnh lịch sử riêng biệt. Nhưng đã gọi là "hiến pháp" thì đương nhiên không thể không biết nguồn gốc của nó, ý nghĩa nguyên thủy của nó, tinh túy của nó. Nhân loại học văn minh của nhau là chuyện bình thường của mọi xã hội văn minh.

Vậy thì, ý nghĩa nguyên thủy của hiến pháp là gì? Ai cũng biết câu trả lời: nguồn gốc của nó nằm trong hai Cách Mạng, của nước Pháp và nước Mỹ.

Trước hết là nước Pháp. Thật ra, danh từ "constitution" - mà ta dịch là hiến pháp - đã có từ lâu, ngay dưới thời Trung cổ, nhưng không mang ý nghĩa như sẽ có về sau. Cho đến Cách Mạng 1789, nước Pháp sống dưới chế độ quân chủ, với ông vua có toàn quyền, nhưng ngay từ trong lý thuyết, quyền của ông gặp phải một hạn chế: ông phải tuân theo những "luật căn bản của vương quốc". Các luật này rất hiếm, và hồi đó chưa có phương thức gì cụ thể để buộc ông phải tuân theo, nhưng trên thực tế, chế độ quân chủ ở Pháp không đến nỗi "tuyệt đối" như ta nghĩ, và ngay cả ông vua đã từng tuyên bố "Quốc Gia là Trẫm" - Louis 14 - so với các nhà độc tài ngày nay hãy còn nhẹ ký lắm. Ngoài những "luật căn bản của vương quốc" mà quan trọng nhất là sự thỏa thuận của dân chúng về thuế má, quyền hành "tuyệt đối" của ông vua còn gặp phải một vài giới hạn khác do sự hiện diện của một vài định chế phong kiến nằm trung gian giữa vua và dân: các hội đoàn, đoàn thể nghề nghiệp, các thành phố... mà tập tục cổ truyền đã trao cho những đặc quyền, và những đặc quyền ấy được sử dụng một cách bền bỉ, dai dẳng, đối kháng với quyền của vua. Hơn nữa, các Tòa Án cũng có một quyền đặc biệt, từ đó mà dần dần phát triển lên thành quyền chính trị: đó là quyền đăng bạ những sắc dụ của ông vua; sắc dụ chiếu chỉ chỉ được thi hành sau khi được đăng bạ. Các ông Tòa không do vua bổ nhiệm nên vua không áp đảo được họ; cái chức vị ấy là họ mua. Đồng tiền ban chức tước, nhưng đồng tiền cũng ban độc lập mà họ cực lực bảo vệ để trở thành một quyền thực sự. Cuối cùng, tập tục buộc ông vua phải được sự thỏa thuận của một cơ quan thực sự đại diện của dân, một Đại Hội đại biểu tập hợp ba giai tầng xã hội: tăng lữ, quý tộc, bình dân. Dù cho Đại Hội này không được triệu tập từ 1614 đến 1789, trên lý thuyết, sự thỏa thuận vẫn là nguyên tắc mà quân quyền không chối bỏ.

Vậy thì, trong thời gian tiền Cách Mạng, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp dai dẳng, tuy chẳng quân bình, giữa ông vua và các cơ quan đối trọng mà quan trọng nhất là các Tòa Án. Ông vua xác quyết chủ quyền tuyệt đối của mình; các nhà luật học tiến bộ nhấn mạnh trên sự thỏa thuận để cai trị. Họ nói: thỏa thuận có nghĩa là ông vua không được đứng trên luật pháp, và do đó quyền của ông vua không phải tuyệt đối mà là có giới hạn. Nói một cách khác, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp giữa chủ thuyết quyền tuyệt đối của vua và chủ thuyết hiến pháp, hiến định. Trong tranh chấp lý thuyết đó, bên nào cũng viện dẫn "hiến pháp quân chủ", nhưng một bên nhấn mạnh quân chủ, một bên nhấn mạnh hiến pháp, chính sự dằng co giữa hai quyền lực, của vua và của Tòa Án, diễn tả bản chất của hiến pháp lúc đó. Ngã hẳn về phía vua chăng? Vua sẽ thành chuyên chế. Ngã hẳn về phía các Tòa Án chăng? Ông vua sẽ không hơn gì vua nước Anh, có tiếng mà không có miếng. Trên thực tế, mặc dầu cố gắng của các nhà luật học, nước Pháp đã không đi vào được con đường hạn chế quyền lực thực sự như ở Anh hồi thế kỷ 17. Các Tòa Án, cũng như Đại Hội đại biểu ba thành phần, không đủ sức để vượt qua quyền của vua. Nhưng đặc tính dằng co vẫn được duy trì kể cả trong lý thuyết, ngay cả về phía các lý thuyết gia chính thống của quân quyền. Jean Bodin, cực lực thuyết minh chủ quyền của vua là thế, mà cũng không diễn dịch "hiến pháp quân chủ" như là độc đoán, độc tài, cũng phân biệt "quân chủ vương giả" khác với quân chủ "bạo ngược", cũng nói rõ "quyền lực tuyệt đối" không phải là "quyền lực tùy tiện".

Montesquieu, khái niệm "hiến pháp" gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm từ chế độ chính trị của nước Anh.

Chính trong bối cảnh chính trị của một nước Pháp quân chủ, hạn chế trên thực tế nhưng vẫn tuyệt đối trên lý thuyết, mà tác phẩm "Tinh yếu của luật pháp" ("Esprit des lois") của Montesquieu ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử của khái niệm hiến pháp. Từ đây, từ năm 1748, danh từ "hiến pháp" mới thực sự có ý nghĩa hiện đại. Điểm đầu tiên phải lưu ý là Montesquieu xây dựng một lý thuyết tự do trong một không khí quyền lực tuyệt đối. Tự do là bà mẹ trong tác phẩm. Nhưng, như ông nói, tác phẩm không được sinh ra từ một bà mẹ tự do. Đó chính là điểm đặc sắc tuyệt cú của Montesquieu. Với Montesquieu, khái niệm "hiến pháp" gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm từ chế độ chính trị của nước Anh. Chương 11 của tác phẩm ghi rõ trong tiêu đề: "Về những luật tạo nên tự do trong mối tương quan giữa tự do và hiến pháp". Tương quan gì? Chỉ có tự do khi hiến pháp hạn chế quyền lực. Không ai không biết câu viết này, sáng chói như chân lý, ngọn hải đăng của thế kỷ 18: "Kinh nghiệm muôn thuở cho biết bất cứ ai có quyền lực đều có khuynh hướng lạm dụng quyền lực; lạm dụng cho đến mức gặp phải giới hạn". Vậy vấn đề là phải đặt ra giới hạn. Phân quyền nhắm mục đích ấy, bởi vì, lại một chân lý nữa, "quyền lực ngăn chận quyền lực" để quyền lực không nằm trọn trong một nắm tay.

Vậy, với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ thời cổ đại Hy Lạp.

Với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ thời cổ đại Hy Lạp.

Tác phẩm của Montesquieu làm dấy lên cả một trào lưu trí thức nâng danh từ "hiến pháp", từ chỗ chưa có ý nghĩa rõ ràng, lên địa vị vinh quang của khái niệm, đề tài của mọi tranh luận, mục tiêu của mọi tranh đấu nhắm hạn chế quyền hành. Sau 1750, các Tòa Án ở Pháp tận dụng quyền phản biện (droit de remontrances) sẵn có để bày tỏ ý kiến về các sắc dụ chiếu chỉ của vua và để bảo vệ những quyền căn bản mà họ không còn xem như của vương quốc nữa mà là của cả dân tộc và chính họ là cơ quan nắm giữ. Trong một phản biện của Tòa Án Rennes năm 1757, quyền của vua và quyền của các Tòa Án được diễn tả trong ý nghĩa mới đó của "hiến pháp": "Do một quyền thiêng liêng có sẵn nơi địa vị của Hoàng Thượng, bất khả truyền, bất khả trao cho ai khác, Hoàng Thượng là nguồn gốc của mọi pháp chế. Nhưng do một hiến pháp căn bản của nền quân chủ, Tòa Án của Hoàng Thượng là hội đồng cần thiết để luật được kiểm tra, là cơ quan để luật được ban hành, là người bảo đảm cho sự minh triết của luật, là nơi đăng bạ để duy trì và thi hành luật, bởi vì từ xưa đến nay Tòa Án là người cộng sự thiết yếu của Hoàng Thượng, nhờ đó việc cai trị được văn minh và gìn giữ".

Cùng với quan niệm mới về hiến pháp của Montesquieu, các Tòa Án nới rộng phạm vi của những "luật căn bản" và định nghĩa như là "những luật liên quan đến việc tổ chức các quyền trong chế độ quân chủ". Một tác giả quý tộc - marquis d'Argenson - dám so sánh ví von thế này: "Dân tộc ở trên các ông vua như Nhà Thờ công giáo ở trên giáo hoàng". "Luật căn bản", "hiến pháp", "quyền của Dân Tộc", các yếu tố đó trộn lẫn với nhau trong một luận thuyết nhằm chống lại luận thuyết quyền lực tập trung của vua. Từ "hiến pháp" càng ngày càng được dùng trong tranh luận, với ý nghĩa chính trị như đã nói ở trên, "như là một dụng cụ có khả năng giới hạn vương quyền để bảo vệ một trật tự siêu việt vương quyền".Tòa Án có mặt từ lâu trong lịch sử nhưng bây giờ mới cố gắng nâng mình lên trong thử thách để hiện diện như là đối trọng của vương quyền. Ý niệm đối trọng dần dần đi vào ý nghĩa của hiến pháp.

Tuy vậy, tất cả những tranh luận lý thuyết và thử thách thực tế trên đây vẫn không làm lung lay được một vương quyền cứng rắn. Khái niệm hiến pháp thay đổi, nhưng vẫn mang ý nghĩa chính trị, chưa được diễn dịch cụ thể ra thành ngôn ngữ luật pháp có khả năng tạo nền móng cho những quyết định pháp lý. Khác với nước Anh mà tập tục chính trị dần dần được thay đổi để chế độ quân chủ đổi mới trong ôn hòa, ở Pháp, cánh cửa không mở ra được vì vương quyền khóa chốt. Các Tòa Án nại quyền của Dân Tộc? Ông vua trả lời Ta đây, và chỉ Ta đây mới có quyền bảo vệ những "luật của lịch sử". Một bên là hiến pháp trong nghĩa tự do của Montesquieu, một bên là những "luật căn bản của vương quyền" diễn dịch theo điệp khúc cũ. Để ý nghĩa chính trị của hiến pháp có được nội dung pháp lý hữu hiệu, phải đợi 1789. Thế thôi, có ai bao giờ đoán trước được Cách Mạng sẽ đến đâu? Ai đoán trước được ông vua toàn quyền thế kia - Louis 16 - có ngày mất tiêu cái chỗ đội mũ - đội vương miện?

Với Cách Mạng 1789, một lý thuyết gia lừng lẫy khác, Sieyès, giải quyết tranh chấp giữa "hiến pháp" và "những luật căn bản của vương quyền" một cách trọn vẹn và cách mạng. Ông giải quyết bằng cách từ bỏ luận cứ quyền lịch sử để lập luận trên quyền thiên nhiên. Từ đây, tranh luận lý thuyết không còn xoay quanh giữa quyền "tuyệt đối" và quyền "tùy tiện" nữa, mà tập trung trên "chính thể hiến pháp" và "quyền bính chuyên chế": một bên có giới hạn do hiến pháp định, một bên vô giới hạn. Từ đây, hiến pháp có thêm một nội dung luật pháp để cụ thể hóa ý nghĩa chính trị. Biến chuyển này xảy ra được một phần lớn là nhờ ảnh hưởng của Cách Mạng Mỹ. Mười ba thuộc địa của Anh ở châu Mỹ nổi dậy giành độc lập, xây dựng một chế độ chính trị riêng, ghi nhận long trọng trong một văn bản được chấp thuận năm 1787 ở Đại Hội đại biểu Philadelphia. Đứng về phương diện khái niệm hiến pháp mà nói, họ nổi dậy chống lại cái gì cụ thể? Chống lại một số luật bất công, nhất là luật thuế má, của Quốc Hội Anh mà họ cho là trái với các hiến chương thuộc địa. Để chống lại các luật đó, họ nảy ra cái tư tưởng này: có các quyền không thể sửa đổi được, các quyền đó phải được ghi rõ trong một thứ luật khác cao hơn, tức là hiến pháp thành văn, có hiệu lực pháp lý, nghĩa là bắt buộc. Đừng quên rằng trong thời gian ấy, mẫu quốc của họ là nước Anh, và nước Anh chỉ có một thứ luật thôi là luật do Quốc Hội làm ra, không có hiến pháp thành văn. Làm luật được thì sửa đổi luật cũng được. Bởi vậy, cái ý nghĩ phải có một thứ luật cao hơn mọi luật khác, được ghi chép hẳn hoi thành văn bản, là ý nghĩ cách mạng, đưa khái niệm hiến pháp vào thời đại mới. Ý nghĩ đó bay ngược qua Đại Tây Dương, hạ cánh xuống Cách Mạng Pháp, giải quyết rốt ráo tranh chấp giữa "hiến pháp" và "những luật căn bản của lịch sử". Cả hai khái niệm được trộn lẫn với nhau thành một trong một văn bản, được soạn thảo và chấp nhận một cách đặc biệt, văn bản ấy luật hóa một khái niệm trước đây còn mang tính chính trị.

"Hiến pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật".

Thomas Payne

Ngày nay, ta khó thấy ý nghĩ đó là tuyệt tác vì đã quá quen với cái từ "hiến pháp". Lúc đó, từ "hiến pháp" hãy còn lẫn lộn với từ "chính phủ", "chính quyền", hai bên không khác nhau cho đến trước ngày Cách Mạng Mỹ. Một nhân vật quý tộc Pháp, trong một thư viết cho vua, đã thốt ra một câu tiêu biểu: "Làm sao người ta có thể đồng thời vừa là bạn của chính quyền vừa là kẻ thù của hiến pháp được?" Từ đây, gió lốc cách mạng thổi bay từ "gouvernement" ra khỏi từ "constitution". Yêu vợ không phải là yêu bồ. Hai vợ không phải đều là vợ cả. Thomas Payne, lý thuyết gia nổi bật của Cách Mạng Mỹ, nói rõ: "Hiến pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật". Ông nhắc lại lần nữa: "Một hiến pháp là một điều có trước chính quyền, và một chính quyền chỉ là con đẻ của một hiến pháp. Hiến pháp của một nước không phải là văn bản của một chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền".

Chủ quyền đã thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một "quyền lập hiến" được chế ra thành luật.

Giữa hai bờ Đại Tây Dương, khái niệm hiện đại về hiến pháp thành hình nhờ ảnh hưởng qua lại giữa Montesquieu và Cách Mạng Mỹ. Montesquieu ngại quyền lực. Các thuộc địa ở Mỹ, ngay từ hồi nổi dậy, cũng đã nhìn quyền lực như thế qua ông vua George III, tuy rằng hồi đó vua đã bắt đầu mất thực quyền trong chế độ chính trị nước Anh. Cũng từ Montesquieu, lý thuyết phân quyền được thực hiện tại Mỹ, và áp dụng chặt chẽ hơn cả ở châu Âu vì Quốc Hội không thể buộc Tổng Thống từ chức, Tổng Thống không thể giải tán Quốc Hội. Ngược lại, từ Mỹ, việc luật hóa lý thuyết chủ quyền thuộc về toàn dân ảnh hưởng trên tư tưởng của Sieyès. Chủ quyền đã thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một "quyền lập hiến" được chế ra thành luật. Sieyès tóm tắt: "Hiến pháp bao gồm đồng thời: việc thành lập và tổ chức nội bộ các quyền lực khác nhau của nhà nước, mối tương quan tất yếu và sự độc lập giữa các quyền lực đó, và cuối cùng, những cảnh giác chính trị phải cẩn thận xây dựng chung quanh, để các quyền lực đó lúc nào cũng có ích lợi nhưng không bao giờ trở thành nguy hiểm. Đó là ý nghĩa chính xác của danh từ hiến pháp; ý nghĩa đó liên quan đến toàn thể quyền lực của nhà nước và sự phân chia những quyền lực đó".

Từ đầu, ý tưởng của Montesquieu đã liên hệ rõ ràng khái niệm hiến pháp với khái niệm quyền lực hạn chế để chống lại quyền hành tuyệt đối, nghĩa là vô giới hạn và tùy tiện. Đến đây, việc phân quyền được xây dựng thành những nguyên tắc thành văn, tối thượng, mà mục đích là thiết lập những giới hạn minh bạch, ai cũng biết, về quyền lực của người cầm quyền. "Nếu quyền lực không có giới hạn, quyền lực tất yếu trở thành tùy tiện, và không có gì trực tiếp đối chọi với một hiến pháp bằng bạo quyền", Mounier đã phát biểu như thế trong diễn văn đọc ngày 7-7-1789 trước Hội Đồng Lập Hiến. Ông là đại biểu lừng danh của giai cấp bình dân. Tư tưởng đó được viết chắc nịch như đinh đóng cột trong điều 16 của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: "Bất cứ xã hội nào trong đó các quyền không được bảo đảm và sự phân quyền không được tôn trọng, xã hội đó không có hiến pháp".

Tác giả bài này muốn nói gì khi nhắc lại những kiến thức phổ thông trên đây? Duy nhất điều này thôi: lịch sử của khái niệm hiến pháp bắt đầu từ một khao khát: tự do; khao khát đó sẽ không bao giờ thực hiện được trước một quyền lực tuyệt đối; để quyền lực không phải là bạo lực, phải phân quyền; để sự phân quyền được rõ ràng, minh bạch, phải ghi thành luật, luật đó là tối thượng, là mẹ của mọi thứ luật khác. Nghĩa là: để định nghĩa hiến pháp là gì, đừng quên rằng bắt đầu quá trình là một ý tưởng chính trị và kết thúc là một văn bản luật pháp, từ đó mà quyết định cái gì là hợp pháp, cái gì là bất hợp pháp trong mọi hành động lập pháp và lập quy của các cơ quan nhà nước. Chỉ một ý đó thôi mà tác giả đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần: Hiến pháp là một ý tưởng chính trị được luật hóa vào một giai đoạn quan trọng nào đó của lịch sử để một trật tự chính trị trở thành chính đáng. Điều này bao gồm hai ý nghĩa: thứ nhất, trật tự chính trị nào cũng mượn danh nghĩa luật để trở thành một trật tự pháp lý; nhưng thứ hai, không luật pháp nào ban tính chính đáng cho một trật tự chính trị nếu luật đó không xuất phát từ nguyện vọng đích thực của nhân dân.

°°°

Hơn một thế kỷ rưỡi sau Cách Mạng, nước Pháp có ông tổng thống De Gaulle làm một hiến pháp mới - hiến pháp hiện tại - để chấm dứt một trật tự chính trị cũ, lập một trật tự chính trị mới, mở đầu Đệ Ngũ Cộng Hòa. Trong một cuộc họp báo quan trọng ngày 31-1-1964, ông định nghĩa hiến pháp trong một câu nổi tiếng: "Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn". Quá đúng. Và bộc lộ ra được những gì tôi vừa trình bày ở trên.

Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi: "hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?" Dân chúng chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.

Một thực tiễn? Tất nhiên, vì hiến pháp phải được áp dụng để trở thành luật nói, nếu không thì là luật câm. Những định chế? Hiển nhiên, khỏi cần nói. Tôi chú trọng mấy chữ đầu: "một tinh thần". Vậy tinh thần này là gì trong bối cảnh lịch sử đã làm hình thành hiến pháp ở Pháp và ở Mỹ? Tự do! Tinh thần này quyết định tất cả. Quyết định việc thành lập các định chế. Quyết định thực tiễn của pháp luật, cả luật mẹ lẫn luật con. Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi: "hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?" Dân chúng chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.

Vậy thì dân chúng Việt Nam chờ đợi cái tinh thần gì được luật hóa trong hiến pháp? Một tinh thần phù hợp với giai đoạn hòa bình của đất nước, sau nhiều năm chiến tranh đòi hỏi con người phải hy sinh nhiều thứ, kể cả thứ quý nhất trong đời là tự do. Chiến tranh là tình trạng bất thường, hòa bình là chấm dứt tình trạng bất thường, là phải trả lại cho con người cái khao khát bức thiết nhất của con người ở muôn thuở và muôn nơi, là phải trả lại cho con người Việt Nam cái giá đã mua bằng máu, là phải thực hiện lời cam kết chói lọi trong Tuyên ngôn độc lập vinh quang: ai cũng biết, đó l�"quyền tự do". "Không có gì quý hơn độc lập, tự do": đó là tinh thần mà người dân chờ đợi luật hóa trong hiến pháp, một hiến pháp hoàn toàn mới, phù hợp với giai đoạn mới, giai đoạn hòa bình.

Tinh thần là như vậy, định chế sẽ thế nào? Tất cả những gì tôi nói trong bài này có thể tóm gọn trong hai chữ: ôn hòa. Quyền lực phải biết ôn hòa. Chính thể ôn hòa là chính thể tốt nhất. Đó là văn minh mà Âu châu thừa hưởng từ tư tưởng của Hy Lạp cổ đại. Montesquieu cũng chỉ là tiếp nối tư tưởng Aristote. Nhưng đó cũng chính là văn minh của Việt Nam, của tư tưởng Việt Nam, không hề độc đoán.

Đảng Cộng sản đã nhiều lần nêu vấn đề định nghĩa lại lãnh đạo. Đúng vậy, nhưng thế này thì hợp với mong mỏi hơn: định nghĩa lại lãnh đạo là thế nào để phù hợp với thời bình, thế nào để thực hiện lời cam kết "quyền tự do". Đó là cứu cánh của chính trị. Đó là cứu cánh của quyền lực. Một quyền lực ôn hòa trong thời bình, khác với thời chiến tranh, khác với thời tranh đấu bí mật trước mùa Thu tháng Tám. Đó là tinh thần mới phải có trong hoàn cảnh mới của đất nước, cần thực sự đoàn kết toàn dân. Tinh thần đó sẽ quyết định tất cả mọi điều khác trong hiến pháp. Tinh thần đó, người dân khao khát chờ đợi từ lâu để được là tác giả của hiến pháp mới.

Dưới ảnh hưởng đó của tư tưởng luật hóa hiến pháp đến từ Mỹ, từ ngữ "luật căn bản" của Pháp được ngôn ngữ luật đưa lên địa vị tối thượng: hiến pháp là luật tối thượng, nghĩa là, rất cụ thể, cao hơn tất cả các luật khác và làm vô hiệu tất cả luật nào trái lại. Đây cũng là một sáng tạo tuyệt tác bắt nguồn từ một sự việc bình thường trước Tòa Án Tối Cao của Mỹ. Ông Marburry, được bổ nhiệm thẩm phán nhưng chờ mãi đến đáo hạn mà vẫn không nhận được giấy tờ bổ nhiệm. Ông kiện tổng thống Adams (mà người đại diện là bộ trưởng Madison) đòi gửi công văn bổ nhiệm. Ông Tòa Marshall xử rằng: kiện là đúng, nhưng đạo luật được viện dẫn ra để kiện là không hợp với hiến pháp, là vi hiến. Chuyện bình thường ở Mỹ. Nhưng là chuyện động trời trong lịch sử hiến pháp của Pháp vì Tòa Án dám xía vào lĩnh vực lập pháp để phán đúng hay sai. Cần nhấn mạnh vụ kiện danh tiếng Marburry chống Madison này ở đây để hiểu quá trình luật hóa hiến pháp và sức mạnh của tinh thần trọng pháp. Mười ba thuộc địa ở Mỹ phải nổi dậy để đòi truất bỏ những luật bất công. Khổng Mạnh ở ta ngày xưa cũng lao xao với sĩ tử rằng nước có thể lật thuyền... Suy diễn bài học từ ông Tòa Marshall, luật pháp có chức năng và khả năng giải quyết tranh chấp chính trị một cách hòa bình, khỏi cần gươm dáo, mà cũng khỏi phải lội nước lật thuyền.

--------------------------------

Chú thích:

Một số câu trích dẫn đặt trong ngoặc kép là lấy từ: Olivier Beaud, L'Histoire du concept de constitution en France. De la constitution politique à la constitution comme statut juridique de l'Etat, Jus politicum, Vol. 2, Juin 2010. Có thể đọc trên mạng:

http://www.juspoliticum.com/L-histoire-du-concept-de.html

================

Chắc chắn ông Cao Huy Thuần rất tâm huyết nên mới chịu ngồi gõ bài dài như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu hệ thống pháp luật Việt Nam mà tiếp thu tinh thần của hệ thống pháp luật Đức thì rất tốt. Bởi:

Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ về câu từ rất dễ hiểu, và các cá nhân cũng như luật sư, tòa án ... nói chung là những người làm việc có liên quan đến Luật chỉ cần viện dẫn câu từ là đủ. Vì thế nên các nước như Anh, Mỹ thường có Án lệ, giữ vai trò như Luật, để bổ sung cho những thiếu sót của Luật cũng như để bảo đảm Pháp Luật được thực thi trên tinh thần bình đẳng, phù hợp Hiến Pháp.

Hệ thống Pháp luật của Đức câu từ cũng rất rõ, nhưng câu từ thường được giải thích trên một khái niệm mang tính thống nhất của giới nghiên cứu Luật, phù hợp với Hiến Pháp. Mà ở đây, ông Nguyễn Sỹ Phương cũng đã nói rõ, nó chỉ là Luật cơ bản. Tuy nhiên, dù là Luật cơ bản hay Hiến pháp thì người Đức khi vận dụng dụng nó, vẫn phải giải thích trên cơ sở khái niệm thống nhất (có thể thấy qua cách giải thích của ông Phương - chắc là 1 Luật gia), phù hợp với mục tiêu quản lý xã hội của Nhà nước. Ở Đức không sử dụng Án lệ.

Người Việt ta thường nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tiếng Việt lại là một ngôn ngữ phong phú, đa dạng; một từ đã có thể hiểu theo nhiều nghĩa huống chi 1 câu.

Việt Nam cũng không thừa nhận Án lệ. Vì thế, để bổ khuyết và làm sáng tỏ hơn cho Hệ thống pháp Luật, các nhà làm Luật Việt Nam cần tiếp thu tinh thần của Hệ thống Pháp luật Đức, trên cơ sở thống nhất về khái niệm, là điều đầu tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu hệ thống pháp luật Việt Nam mà tiếp thu tinh thần của hệ thống pháp luật Đức thì rất tốt. Bởi:

Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ về câu từ rất dễ hiểu, và các cá nhân cũng như luật sư, tòa án ... nói chung là những người làm việc có liên quan đến Luật chỉ cần viện dẫn câu từ là đủ. Vì thế nên các nước như Anh, Mỹ thường có Án lệ, giữ vai trò như Luật, để bổ sung cho những thiếu sót của Luật cũng như để bảo đảm Pháp Luật được thực thi trên tinh thần bình đẳng, phù hợp Hiến Pháp.

Hệ thống Pháp luật của Đức câu từ cũng rất rõ, nhưng câu từ thường được giải thích trên một khái niệm mang tính thống nhất của giới nghiên cứu Luật, phù hợp với Hiến Pháp. Mà ở đây, ông Nguyễn Sỹ Phương cũng đã nói rõ, nó chỉ là Luật cơ bản. Tuy nhiên, dù là Luật cơ bản hay Hiến pháp thì người Đức khi vận dụng dụng nó, vẫn phải giải thích trên cơ sở khái niệm thống nhất (có thể thấy qua cách giải thích của ông Phương - chắc là 1 Luật gia), phù hợp với mục tiêu quản lý xã hội của Nhà nước. Ở Đức không sử dụng Án lệ.

Người Việt ta thường nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tiếng Việt lại là một ngôn ngữ phong phú, đa dạng; một từ đã có thể hiểu theo nhiều nghĩa huống chi 1 câu.

Việt Nam cũng không thừa nhận Án lệ. Vì thế, để bổ khuyết và làm sáng tỏ hơn cho Hệ thống pháp Luật, các nhà làm Luật Việt Nam cần tiếp thu tinh thần của Hệ thống Pháp luật Đức, trên cơ sở thống nhất về khái niệm, là điều đầu tiên.

Đại khái vậy đi. Chứ chú chỉ góp ý có mỗi "Lời nói đầu" của Hiến pháp 2013. "Đầu đi, đuôi lọt". Ấy là các cụ bảo thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe Tây nói về thói "tham ăn tục uống" của nhiều người Việt

Thứ 3, 12/3/2013, 2:0 GMT+7

Posted Image Tôi đã từng sống ở Châu Âu hơn chục năm. Tôi có người bạn (Tây) nó nhận xét về văn hóa người Việt thế này.

1. Ngồi: Anh ta bảo người châu Âu khi ngồi một gót chân kê dưới mông, một đầu gối cao một đầu gối thấp trông rất đẹp. Con gái thì đẹp và kín đáo. Còn người Việt ngồi xổm 2 chân bằng nhau, lại còn dạng ra thấy phản cảm, cả trai cả gái như nhau.

2. Đi: 4 người Việt Nam đi thang máy mà cũng tắc đường bởi vì 2 người trong đứng sẵn chỗ ra, 2 người đứng sẵn chỗ vào. Khi cửa mở cắm đầu mà đi không ai chịu nhường ai thế là tắc đường. Đôi khi còn xô đẩy, cãi cọ nhau. Khi đứng đợi cầu thang luôn luôn đứng về bên phải. Khi cửa mở cứ thế mà vào đơn giản như vậy mà không chịu học. Ở phi trường lên máy bay thì tranh nhau lên. Khi xuống lại tranh nhau xuống. Cả giám đốc, trưởng phòng, doanh nhân và người có “điều kiện”, thậm chí có ông Việt kiều 30 năm mới về nước cũng thế. Thằng bạn bảo không hiểu nổi, tôi mới bảo tao còn chả hiểu nổi nữa là mày.

Posted Image

Ảnh minh họa.

3. Ăn uống: Nó kể vài chuyện như sau vì làm chung ở Hotel Mariot hơn 300 phòng. Nhân viên đông có đến vài chục quốc tịch. Ăn sáng, săn trưa không mất tiền, vừa đủ no theo yêu cầu. Nhưng tao thấy người Việt Nam nhà mày (nhỏ con) lại ăn nhiều, tham ăn và dốt. Ví dụ ăn nhiều thì lấy thức ăn làm 2 hay 3 lần, đằng này làm một đĩa như cái mả tổ. Còn thêm 2 cốc sữa tươi khoảng 1 lít. Có món ngô non họ làm vừa nước vừa hạt người Việt rất thích. Khi ăn nước thì húp soàn soạt. Ăn hạt ngô lẽ ra lấy thìa mà ăn, đằng này lại lấy cái nĩa để xúc hạt, rồi hạt còn thì lấy miệng hút nghe chùn chụt. Người Âu ăn họ ngậm miệng lại nhai nên không nghe tiếng chứ 10 người Việt Nam mà ăn uống thì âm thanh nghe như… Thấy mà ngượng thay.

Năm 1995 có đoàn cán bộ một tỉnh miền Trung sang du lịch và nghiên cứu thị trường gì đó. Chúng tôi có tổ chức giao lưu ăn uống. Thế mà hắn nhớ có một ông mặc áo kẻ sọc đỏ ăn xong lấy tăm xỉa răng, xỉa xong rồi đưa lên mũi ngửi. Thật hết chỗ để nói. Tôi biết ông ấy là lãnh đạo ngành thương nghiệp tỉnh. Hắn còn nói cái một thanh niên nói được tiếng Pháp hút thuốc lá vẩy cả tàn thuốc xuống thảm lót nhà. Tôi biết anh này làm ở ủy ban kế hoạch của tỉnh.

Hắn nói người Việt còn rất nhiều cái để nói và không muốn kể thêm sợ mất lòng. Còn thì nghĩ khác văn hóa vùng miền, quốc gia nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung. Thông qua những cử chỉ, hành vi của con người nó toát lên sự được giáo dục, được học hỏi và hòa nhập. Qua đó họ tôn trọng hay xem thường văn hóa quốc gia đó. Nghĩ thấy buồn và xấu hổ thay.

Độc giả Thao Hue

=================

Đây là bài báo miêu tả hành vi của một bộ phận không nhỏ người Việt bây giờ. Tôi không có ý kiến gì. Nhưng nó làm tôi nghĩ về người Việt 50 năm về trước ở Bắc Việt Nam.

Ngày ấy, mời đi ăn cỗ 7g thì phải 8 giờ quan khách mới đến - thậm chí muộn hơn - và người ta thường ăn lót dạ trước khi đến ăn cỗ. Khi ăn cỗ thì nói chuyện là chính, ăn là phụ và không bao giờ ăn hết thức ăn trên bàn. Trong bữa ăn, người cao tuổi gắp món nào trước thì sau đó người ít tuổi mới gắp. Còn người cao tuổi không gắp thì món đó coi như không ai đụng đũa đến - ngoại trừ có người trong mâm thay mặt gia chủ gắp mời người cao tuổi trước. Dù có đói, nhưng không bao giờ than, mà làm như mình vừa ăn rồi.

Trẻ con hầu như không bao giờ cãi người lớn, chưa nói đến cha mẹ. Đến nhà người khác gõ cửa dù đã có người mở cửa, nhưng chủ nhà không mời thì không vào. Khi ngồi luôn phải xem mình đang quay lưng vào đâu. Đi trong nhà không bao giờ đi qua mặt người lớn tuổi mà không xin phép. Không ngồi trên võng và giường ngủ của gia chủ. Nếu gia chủ nghèo vì không có bàn ghế tiếp khách thì ngồi ở cuối giường.

Trẻ con được dạy không được nghịch ngợm đồ đạc nhà người khác khi đến chơi, không được nhận bất cứ cái gì của người khác cho mà không được sự đồng ý của bậc phụ huynh. Tất nhiên là không được xin xỏ. Và cũng tất nhiên không phá phách , làm hư hại của công.Còn nhiều lắm.

Nhưng đấy là chuyện của hơn 50 năm về trước trên đất Bắc. Nó thuộc về "Lễ" cái mà ngay một trí giả tên tuổi ngày nay cũng chẳng hiểu là cái gì.

"Tiên học Lễ, Hậu học Văn" Híc! Nhưng hình như nó không có "cơ sở khoa học".

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Kiến thức phổ thông” về nguồn gốc của hiến pháp?

Bùi Ngọc Sơn

02:19-07/03/2013

Sau khi tiasang.com.vn đăng bài “Hiến pháp là gì?” của GS Cao Huy Thuần, chúng tôi đã nhận được bài viết của Ths. Bùi Ngọc Sơn, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm xem xét lại những thông tin thuộc “kiến thức phổ thông” về “nguồn gốc của hiến pháp” mà GS Cao Huy Thuần đã đưa ra trong bài viết.

Posted Image

Aristotle, (384–322 trước CN), tác giả của "Hiến pháp Athens" và "Chính trị luận" Trang mạng của tạp chí Tia Sáng mới đăng bài viết có tiêu đề “Hiến pháp là gì?” của tác giả Cao Huy Thuần, giáo sư đại học ở Pháp1. Trong dẫn đề, tác giả nói rằng “đứng trong thế đứng của một người dân trong một nước văn minh” để thảo luận vấn đề “hiến pháp là gì”. Tuy nhiên, tác giả không làm rõ tác giả đang thảo luận với ai. Bởi tác giả đăng bài viết trên tạp chí Tia Sáng - một diễn đàn của trí thức, ta có thể nghĩ tác giả muốn hướng đến giới trí thức. Từ những hiến gia lớp đầu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, rồi Phan Văn Trường, Phan Anh, Vũ Đình Hòe, đến các học giả ngày nay như Nguyễn Đình Lộc, Trần Ngọc Đường, Nguyễn Đăng Dung, giới trí thức hiến luật ở nước ta vẫn chưa biết “hiến pháp là gì” sao? Hay là tác giả Cao Huy Thuần muốn nói với dân chúng hiến pháp là gì trong dịp dự thảo Hiến pháp được than vấn công chúng? Hay tác giả muốn nói với các nhà thảo hiến Việt Nam? Hay tác giả viết để tự tìm câu trả lời cho mình? Hay tác giả muốn hướng đến tất cả? Dù trên phương diện nào, những thông tin mà tác giả đưa ra trong bài viết cần phải được xem xét thêm.

Tác giả Cao Huy Thuần muốn trình bầy lại những điều mà ông gọi là những “kiến thức phổ thông” về “nguồn gốc”, “ý nghĩa nguyên thủy” của hiến pháp. Nếu là kiến thức phổ thông, nó phải có tính chuẩn xác; nếu không, có thể dẫn đến những quan niệm sai lầm trong các thảo luận chính sách hay hàn lâm. Tôi viết bài này không có ý tranh luận với tác giả Cao Huy Thuần về quan niệm hiến pháp, mà muốn xem xét lại những thông tin thuộc “kiến thức phổ thông” về “nguồn gốc của hiến pháp” mà tác giả đã đưa ra trong bài viết.

Nguồn gốc của hiến pháp ở nước Pháp?

Tác giả đặt câu hỏi: “ý nghĩa nguyên thủy của hiến pháp là gì? Rồi tác giả khẳng định một cách chắc nịch: “Ai cũng biết câu trả lời: nguồn gốc của nó nằm trong hai Cách mạng, của nước Pháp và nước Mỹ.” Tác giả viết tiếp: “trước hết là nước Pháp. Thật ra, danh từ "constitution" - mà ta dịch là hiến pháp - đã có từ lâu, ngay dưới thời Trung cổ, nhưng không mang ý nghĩa như sẽ có về sau.” Sau đó, tác giả miêu tả lịch sử chế độ quân chủ của nước Pháp trước Cách mạng 1789 như một chế độ vương quyền bị ràng buộc bởi “luật căn bản của vương quốc.” Rồi tác giả dẫn các lý thuyết gia của Pháp như Jean Bodin, Montesquieu, Sieyès, và những ảnh hưởng của họ đối với lịch sử quan niệm hiến pháp của Pháp. Tác giả cũng có tham chiếu phần nào đến các lý thuyết và thực hành hiến pháp của Mỹ. Đặc biệt, tác giả tôn vinh: “tác phẩm "Tinh yếu của luật pháp" ("Esprit des lois") của Montesquieu ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử của khái niệm hiến pháp. Từ đây, từ năm 1748, danh từ "hiến pháp" mới thực sự có ý nghĩa hiện đại.”

Tôi cho rằng tác giả đang viết về nguồn gốc của quan niệm về hiến pháp ở nước Pháp chứ không phải nguồn gốc của hiến pháp nói chung. Vì vậy, những gì tác giả trình bầy khó có thể coi là “kiến thức phổ thông” về nguồn gốc của hiến pháp nói chung.

Những nguồn gốc xa hơn

Theo tác phẩm "Constitutionallism: Ancient and Modern” (Chủ nghĩa Hợp hiến: Cổ đại và Hiện đại) của Giáo sư Charles Howard McIlWain 1871 –1968) ở Đại học Harvard, xuất bản lần đầu năm 1940, một trong những tác phẩm đầu tiên viết về lịch sử của hiến pháp, hiến pháp có nguồn gốc xa hơn, từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, chứ không phải từ thời trung cổ (ở Pháp?) như tác giả Cao Huy Thuần tin tưởng. Xin gợi lại rằng Aristotle có tác phẩm nổi tiếng "Hiến pháp Athens" (Constitution of Athens). Aristotle cũng bàn về hiến pháp trong cuốn "Chính trị luận" (Politics). Theo giải thích của Craham Walker - một giáo sư chính trị học và luật hiến pháp người Mỹ, các lý thuyết về hiến pháp đã được phát triển bởi Aristotle, Polybius, Cicero, và các lý thuyết gia hiến pháp của nền cộng hòa La Mã2. Đặc biệt, Raymond Polin đã trình bầy chi tiết các quan niệm hiến pháp của Plato và Aristotle3. Sử gia hiến pháp Scott Gordon đã có một nghiên cứu công phu về sự lịch sử hiến pháp từ Athens cổ đại đến nay4. Để tiện lợi, dưới đây, tôi xin tóm lược một số thông tin về nguồn gốc cổ đại và trung đại của hiến pháp theo nghiên cứu của Giáo sư McIlWain.

Trong những nghĩa khác nhau của danh từ “hiến pháp” (constitution), người Hy Lạp cổ đại sử dụng theo một nghĩa cổ điển nhất. Nó bao gồm những đặc tính xác định bản chất đặc biệt của nhà nước và những đặc tính này bao gồm tổng thể các cơ cấu kinh tế xã hội cũng như cơ cấu chính quyền như trong nghĩa hẹp hơn của từ nay trong quan niệm hiện đại của chúng ta.

Dưới thời đế chế La Mã, từ này bằng hình thức Latinh của nó trở thành một thuật ngữ kĩ thuật để chỉ những đạo luật do hoàng đế ban hành, và từ luật La Mã, Nhà thờ đã may mượn nó và áp dụng nó vào những quy tắc của giáo hội đối với tất cả Nhà thờ hoặc một số giáo khu đặc biệt. Từ Nhà thờ hoặc có thể chính từ những sách luật của La Mã, thuật ngữ “constitution” này được tái sử dụng vào nửa sau thời kỳ trung cổ với ý nghĩa là những đạo luật thế tục. Ở Anh, đối với Hiến pháp nổi tiếng của Clarendon năm 1164 được quy cho Henry II và những người khác thì hiến pháp có ý nghĩa liên quan đến sự tồn tại giữa nhà thờ và nhà nước vào thời đại của ông của Henry, tức Henry I.

Những thế kỷ sau, “constitution” luôn có nghĩa là những đạo luật quản lý đặc thù như nó có nghĩa đối với các luật gia La Mã. Từ này được sử dụng để phân biệt với những đạo luật đặc thù được hình thành từ những tập quán cổ. Nó không bao giờ được sử dụng theo ý nghĩa hiện đại của chúng ta là chỉ những khuôn khổ pháp lý cuả nhà nước. Năm 1578, Pierre Grégoire sử dụng từ này gần như nghĩa hiện đại của chúng ta trong tác phẩm “ Nền cộng hoà” của ông, nhưng bối cảnh dường như để diễn đạt ý nghĩa của từ “constitution” hơi rộng và chung chung hơn ý nghĩa chính trị nghiêm khắc mà từ “constitution” chuyển tải, mà vì ý nghĩa này Grégoire dường như để sử dụng cụm từ cũ “nhà nước cộng hoà”. Trường hợp đầu tiên được đưa ra trong Từ điển Oxford của ý nghĩa của từ “constitution” để chỉ toàn thể khuôn khổ pháp lý của một nhà nước là một cụm từ của Joseph Hall năm 1610, “ Hiến pháp của khối thịnh vượng chung Israel” và một vài từ của Sir James Whitelocke trong cùng năm đó, có thể không hoàn toàn rõ ràng nhưng đáng chú ý hơn: “Cơ cấu tự nhiên và hiến pháp của chính trị của Vương quốc này, một chế độ cộng hoà hợp hiến”. Việc sử dụng thuật ngữ “constitution” như vậy có thể mới vào năm 1610 nhưng ý nghĩa của nó thì cũ nhất trong toàn bộ lịch sử của chủ nghĩa lập hiến. Cụm từ của Whitelocke thực sự bao gồm hai ý nghĩa của một hiến pháp có liên quan và kếp hợp mật thiết với nhau, tuy nhiên khác nhau về chi tiết. Ý nghĩa thứ nhất thể hiện ở những từ đầu tiên “cơ cấu thực chất của nhà nước”, và ý nghĩa này dường như cũ như từ “politic” (chính trị) của người Hylạp, mà chúng ta dịch bằng từ “constitution”. Một ý nghĩa khác được diễn đạt bởi cụm từ “jus publicum regni”, luật công cộng của một vương quốc. Ý nghĩa sau có thể không cổ như xưa nhưng nó rất cũ. Ciceron, chẳng hạn, đã nói trong tác phẩm “Nền cộng hoà” của ông trong một đoạn có bao gồm việc sử dụng đầu tiên từ “constitution” (hiến pháp) trong nghĩa hiện đại: “Hiến pháp này có một thước đo vĩ đại cho sự công bằng mà không có nó con người khó có thể giữ được tự do vĩnh cửu.”5

Vài lời kết

Kiến thức về hiến pháp là một hệ thống phong phú, phức tạp. Nhận thức về hiến pháp cần những sự đào luyện chuyên biệt. Do vậy, đánh thức ý thức hiến pháp công cộng không phải là vấn đề một sớm một chiều. Nó đòi hỏi những nỗ lực thường xuyên, bền bỉ, có thể mất nhiều thập kỷ, của giới trí thức, đặc biệt là các hiến gia. Khi ý thức hiến pháp công cộng đã được xác lập một cách chắc chắn như là sự tự ý thức hiến pháp của dân tộc, nhiệm vụ của nhà thảo hiến đơn giản là biểu đạt ý thức công cộng đó dưới dạng ngôn từ.

1 Cao Huy Thuần, Hiến pháp là gì? http://tiasang.com.v...D=42&News=6171.

2 Craham Walker, “The Idea of Nonliberal Constitutionalism” in Ian Shapiro and Will Kymlicka (eds), Nomos XXXIX: Ethnicity and Group Rights (New York and London: New York University Press, 1997), 160-164.

3 Raymond Polin, Plato and Aristotle on Constitutionalism: An Exposition and Reference Source (Aldershot, England: Ashgate Publishing Ltd, 1998).

4 Xem: Scott Gordon, Controlling the State: Constitutionalism from Ancient Athens to Today (Cambridge, Massachusetts, and London, England: Harvard University Press, 1999).

5 Charles Howard McIlwain, Constitutionalism: Ancient and Modern (Clark, New Jersey: The Lawbook Exchange, Ltd, 2005).

===================

Thiên Sứ tui đến bây wờ mới thấm thía câu: "càng học, càng ngu". Đọc xong bài này rút cục vẫn chẳng hiểu Hiến Pháp là gì?

Vài lời kết

Kiến thức về hiến pháp là một hệ thống phong phú, phức tạp. Nhận thức về hiến pháp cần những sự đào luyện chuyên biệt. Do vậy, đánh thức ý thức hiến pháp công cộng không phải là vấn đề một sớm một chiều. Nó đòi hỏi những nỗ lực thường xuyên, bền bỉ, có thể mất nhiều thập kỷ, của giới trí thức, đặc biệt là các hiến gia. Khi ý thức hiến pháp công cộng đã được xác lập một cách chắc chắn như là sự tự ý thức hiến pháp của dân tộc, nhiệm vụ của nhà thảo hiến đơn giản là biểu đạt ý thức công cộng đó dưới dạng ngôn từ.

Khó đến thế! Cho nên Thiên Sứ tui chỉ dám đề nghị xem lại cái Lời Nói đầu của Hiến Pháp 1992.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nếu Mỹ phong tỏa bờ biển, Trung Quốc sẽ thất bại"

Thứ năm 14/03/2013 19:14

Chuyên viên quân sự Mỹ Sean Mirsky, phân tích những khả năng thất bại quân sự của Trung Quốc trong xung đột Trung-Mỹ, nếu Mỹ sử dụng hiệu quả biện pháp phong tỏa bờ biển.

Tạp chí Nghiên cứu chiến lược (Journal of Strategic Studies) số tháng Hai đã công bố bài viết của chuyên viên quân sự Mỹ Sean Mirsky, phân tích những khả năng thất bại quân sự của Trung Quốc trong xung đột Trung-Mỹ, nếu Mỹ sử dụng hiệu quả biện pháp phong tỏa bờ biển. Theo nhận xét của chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga, ông Vasily Kashin, trước hết điểm thú vị của bài báo là chỉ rõ những yếu tố đe dọa nghiêm trọng an ninh Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ.

Posted Image

Bài báo đã chỉ rõ những yếu tố đe dọa nghiêm trọng an ninh Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ.

Phân tích của tác giả xuất phát từ vấn đề phụ thuộc thương mại hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc. Để thu được chiến thắng thuyết phục trong cuộc xung đột phi hạt nhân, thay vào tập trung giành bàn thắng trước các cụm quân sự khác nhau của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần hướng nỗ lực làm suy yếu nền kinh tế và công nghiệp nước này.

Tác giả Mirsky đề xuất thực hiện hai tuyến phong tỏa. Sử dụng các chiến hạm nổi ở vòng ngoài, nơi chúng được bảo vệ an toàn trước đòn tấn công tên lửa chống tàu và không quân triển khai trên đất liền. Vòng phong tỏa bên ngoài được yểm trợ bởi công cụ "đánh chặn bất hợp pháp", là hoạt động kiểm tra và ngăn chặn tàu hàng dành cho Trung Quốc.

Vòng cận phong tỏa là vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc, được trao qui chế “vùng cấm” tại thời điểm xung đột. Bất kỳ tàu thuyền di chuyển trong khu vực này sẽ bị tiêu diệt, không chờ đợi xác minh mã hiệu và quốc tịch tàu. Vòng cận phong tỏa sẽ do các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản đảm nhiệm giám sát.

Posted Image

Sử dụng các chiến hạm nổi ở vòng ngoài và các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản ở vòng trong để phong tỏa Trung Quốc.

Chuyên gia Hoa Kỳ cho rằng, việc có sự chấp thuận ủng hộ từ phía Nga sẽ là điều kiện chính trị quan trọng nhất, bảo đảm thành công hoạt động phong tỏa biển Trung Quốc. Đây không phải là điều dễ dàng. Khác các quốc gia nhỏ khác, không thể tìm cách ép buộc Nga tham gia phong tỏa Trung Quốc bằng những áp lực chính trị hay quân sự, Nga sở hữu tiềm năng hạt nhân đáng gườm. Tác giả bài viết thừa nhận rằng vào thời điểm hiện nay, triển vọng lôi kéo Nga chống Trung Quốc dường như là điều hão huyền, nhưng không nên loại trừ khả năng như vậy trong tương lai, khi Matxcova cảm thấy bị Bắc Kinh uy hiếp.

Đứng trước thực tế mối đe dọa tiềm năng các tuyến đường biển quan trọng, Trung Quốc hi vọng mua tàu ngầm mới của Nga. Lực lượng tàu ngầm sẽ là một trong số ít các công cụ của Hải quân Trung Quốc đủ hiệu quả tấn công vòng phong tỏa bên ngoài. Ông Vasily Kashin cho rằng, hạm đội tàu ngầm cho phép Trung Quốc phản công vòng phong tỏa và chống đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Trong bối cảnh như vậy, quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho hai nước. Việc mở rộng hạ tầng giao thông giữa Nga và Trung Quốc là một điều kiện quan trọng tăng cường tính an ninh quốc gia, bảo vệ trước các biện pháp trừng phạt có thể hoặc nỗ lực phong tỏa từ phía Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ. Nên nhận thấy, ngoài lợi ích ngắn hạn còn tồn tại cả những thành phần chiến lược quan trọng trong các dự án hợp tác thương mại kinh tế. Ngay hiện tại, ở mức nhất định tính chất đặc biệt của mối quan hệ đã bảo vệ cả Nga và Trung Quốc trước nỗ lực cưỡng ép của Hoa Kỳ.

Theo VOR

===================

Tác giả bài viết thừa nhận rằng vào thời điểm hiện nay, triển vọng lôi kéo Nga chống Trung Quốc dường như là điều hão huyền, nhưng không nên loại trừ khả năng như vậy trong tương lai, khi Matxcova cảm thấy bị Bắc Kinh uy hiếp.

Chuyện này chỉ xảy ra khi "Canh bạc cuối cùng" bắt đầu. Ối giời ơi! Vấn đề còn khuých tạp lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều tra theo đơn thư bạn đọc:

Doanh nghiệp điêu đứng vì những quyết định mập mờ của tỉnh Quảng Ninh

Thứ Sáu, 15/03/2013 - 01:03

(Dân trí)- Tổng Công ty Lilama đã rút lui khỏi dự án, nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn quyết tâm thu hồi gần 14.000m2 đất giao cho doanh nghiệp thuê dài hạn tại khu công nghiệp Cái Lân, TP. Hạ Long, dù phía doanh nghiệp nhiều lần gửi đơn khiếu nại và đã bỏ rất nhiều vốn đầu tư.

Trong đơn khiếu nại khẩn cấp gửi đến báo Dân trí, Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh (gọi tắt là Công ty Hoài Nam), đóng tại Khu công nghiệp Cái Lân, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phản ánh việc UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định thu hồi đất không phù hợp thực tế, gây thiệt hại cho doanh nghiệp đã đổ vốn liếng đầu tư, đe dọa trực tiếp quyền lợi của doanh nghiệp và có thể đẩy hàng trăm người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Kể từ năm 2010 đến nay, Công ty Hoài Nam liên tục gửi đơn khiếu nại nhưng đều không được xem xét giải quyết.

Posted Image

Đơn khiếu nại của Công ty Hoài Nam về những Quyết định do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Nội dung đơn khiếu nại của Công ty Hoài Nam cho biết, hiện Công ty CP Cảng và vận tải Lilama không còn đủ năng lực dự án. Tổng Công ty Lilama đã rút khỏi dự án và không còn liên quan đến Công ty CP Cảng và vận tải Lilama, nhưng UBND tỉnh Quảng Ninh vẫn quyết tâm thu hồi gần 14.000m2 đất do Công ty Hoài Nam quản lý và đầu tư nhằm giao cho một đối tác khác từng bị nhiều tỉnh khu vực miền Trung từ chối cấp phép đầu tư vì lý do an ninh.

Công ty Hoài Nam bắt đầu xuất hiện ở tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999, sau hai năm đổ tiền đầu tư, năm 2001, Công ty Hoài Nam được UBND tỉnh Quảng Ninh cho thuê 34.829m2 đất ở phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long với thời hạn kéo dài trong 50 năm. Tiếp đến, Công ty Hoài Nam được tỉnh Quảng Ninh đồng ý cho ký hợp đồng thuê gần 14.000m2 đất nằm ngoài phần diện tích đất được thuê 50 năm với hình thức ký hợp đồng thuê 5 năm/lần.

Ở thời điểm doanh nghiệp được bàn giao đất, những lô đất Công ty Hoài Nam tiếp quản đều là đồi núi và bãi lầy sát. Để có thể sử dụng, Công ty Hoài Nam và một số công ty khác phải đầu tư phần kinh phí rất để san núi, lấp bãi lầy, xây kè bờ biển, làm đường vận chuyển, xây dựng cơ sở sản xuất dựa trên quy hoạch được phê duyệt.

Khi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và duy trì việc làm ổn định cho hàng trăm lao động, ngày 21/1/2010 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký Quyết định thu hồi đất số 210/QĐ - UBND về việc thu hồi 223.443,0m2 để phục vụ dự án Cảng tổng hợp thuộc hệ thống cảng Cái Lân tại phường Bãi Cháy. Trong đó, phần diện tích mà Công ty Hoài Nam đã đầu tư bị thu hồi là 13.708,4m2.

Quyết định thu hồi đất số 210/QĐ - UBND ngày 21/1/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh phục vụ dự án Cảng tổng hợp thuộc hệ thống cảng Cái Lân, nhưng thời hạn sử dụng được ghi trong Quyết định lại gói gọn trong có 12 tháng khiến nhiều doanh nghiệp “ngã ngửa”. Chỉ đúng một ngày sau đó, UBND TP. Hạ Long đã vội vã ra thông báo số 123/TB - UBND với nội dung thông báo kế hoạch GPMB đối với Công ty Hoài Nam.

Posted Image Quyền lợi của những doanh nghiệp như Hoài Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Nhận thấy nhiều điểm mập mờ và bất hợp lý, từ năm 2010, Công ty Hoài Nam đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh nhưng nội dung đơn khiếu nại của doanh nghiệp này vẫn không được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Theo phản ánh của Công ty Hoài Nam, hiện Công ty CP Cảng và vận tải Lilama (chủ đầu tư) không đủ năng lực thực hiện dự án. Mục tiêu ban đầu của dự án là xây dựng nhằm phục vụ các công trình thuộc tổng công ty Lilama cũng không còn tồn tại, do Tổng Công ty Lilama rút ra khỏi dự án từ năm 2010 và hiện không cón liên quan đến Công ty CP Cảng và vận tải Lilama.

Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Ninh vẫn quyết tâm thu hồi phần diện tích đất được ghi trong Quyết định số 210/QĐ - UBND ngày 21/1/2010, bằng việc ban hành bằng Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 16/10/2012 về việc thành lập tổ công tác triển khai thực hiện bồi thường GPMB phục vụ dự án Cảng tổng hợp thuộc hệ thống cảng Cái Lân.

Bức xúc vì quyền lợi hợp pháp bị đe dọa trên phần đất đổ nhiều tiền của đầu tư, Công ty Hoài Nam đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan báo chí phản ánh những dấu hiệu bất thường trong Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Quảng Ninh. Đại diện Công ty Hoài Nam cho rằng, diện tích đất thu hồi ảnh hưởng nghiêm trọng tới dự án “Đầu tư xưởng chế biến dăm gỗ xuất khẩu” đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt và cho thuê 50 năm (2051), bởi phần đất bị đưa vào diện thu hồi là khu vực được Công ty xây dựng bến bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu phục vụ dự án. Mặt khác, Quyết định thu hối đất đối với một doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất ổn định để giao cho doanh nghiệp khác là đi ngược chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp đối với khoản vốn đã đầu tư dài hạn trên diện tích đất được giao, trong đơn khiếu nại khẩn cấp gửi báo Dân trí, Công ty Hoài Nam kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra năng lực triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư, kiểm định những thông tin bên lề cho rằng dự án sẽ chuyển giao cho một đối tác nước ngoài theo hình thức mua cổ phần.

Công ty Hoài Nam cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì buổi làm việc có sự tham gia của chủ đầu tư và Công ty Hoài Nam để đối thoại về những vấn đề liên quan. Công ty này kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh tiến hành thu hồi Quyết định số 210/QĐ - UBND ngày 21/1/2010, nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện và những vấn đề doanh nghiệp phản ánh là đúng.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương

===================

Thực ra tôi chẳng quan tâm lắm đến những hiện tượng như thế này. Nhưng trong đoạn sau đây có một nội dung rất đáng chú ý - khi Quảng Ninh sát với biên giới Trung Quốc.

Nội dung đơn khiếu nại của Công ty Hoài Nam cho biết, hiện Công ty CP Cảng và vận tải Lilama không còn đủ năng lực dự án. Tổng Công ty Lilama đã rút khỏi dự án và không còn liên quan đến Công ty CP Cảng và vận tải Lilama, nhưng UBND tỉnh Quảng Ninh vẫn quyết tâm thu hồi gần 14.000m2 đất do Công ty Hoài Nam quản lý và đầu tư nhằm giao cho một đối tác khác từng bị nhiều tỉnh khu vực miền Trung từ chối cấp phép đầu tư vì lý do an ninh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Hàn Quốc dùng chiếc ví giá chưa tới 80.000 đồng

(Dân trí) – Trong chuyến thăm tới một siêu thị tại Seoul mới đây, nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc đã để lộ ra chiếc ví khi bà dùng tiền mặt để mua trái cây. Đáng ngạc nhiên là chiếc ví này có giá chỉ gần 80.000 đồng.

Posted Image

Bà Park cầm chiếc ví trên tay.

Từ lâu là người nổi tiếng ưa dùng các sản phẩm trong nước, nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi bất ngờ để lộ ra chiếc ví mình dùng khi đi mua hàng tại siêu thị NongHyup Hanaro Mart ở Seoul.

Thông thường nữ chính trị gia này hiếm khi để lộ ra thương hiệu của sản phẩm mình dùng nhưng lần này, các phóng viên đã vô tình “chộp” được dòng chữ nhỏ “Sosandang” trên cạnh chiếc ví.

Theo tìm hiểu của phóng viên tờ nhật báo Đông Á, Sosandang là thương hiệu của một công ty sản xuất chăn mền nhân tạo do nghệ nhân hàng thủ công Kim So-ae, 81 tuổi, và con gái điều hành. Công ty bán sản phẩm tại các cửa hàng miễn thuế lớn tại sân bay quốc tế Incheon, Seoul, bảo tàng nghệ thuật dân gian quốc gia Hàn Quốc và một cửa hàng tại quốc hội nước này.

Park Yoon-joo, giám đốc điều hành công ty, khi được biết Tổng thống Park đang sử dụng một sản phẩm của mình đã rất bất ngờ. “Tôi chưa từng gặp Tổng thống Park. Tôi rất vui và tò mò muốn biết bà đã có được sản phẩm đó như thế nào”, bà Park Yoon-joo nói.

Theo vị CEO này thì loại ví dài mà vị nữ Tổng thống đang dùng đã bị ngừng sản xuất từ 2 năm trước và mức giá khi đó của nó là 4.000 won, tương đương khoảng 76.000 đồng. “Các sản phẩm ngày nay không còn có nhãn ở các cạnh”, vị CEO cho biết thêm. “Với việc một miếng trang trí hình con bướm đã bị mất đi, Tổng thống hẳn đã dùng chiếc ví khá lâu”.

Đây không phải lần đầu tiên bà Park xuất hiện trước công chúng với chiếc ví này. Hồi tháng trước, khi bà tới thăm chợ Junggok Jeil cũng tại Seoul, bà đã rút từ trong ví ra một phiếu quà tặng khi mùa hàng. Nhưng khi đó thương hiệu của chiếc ví chưa bị lộ.

Thanh Tùng

Theo nhật báo Đông Á

=======================

Vợ Chủ tịch Kim Jong-un dùng hàng hiệu

Ngoisao.net - 7 tháng trước

Vợ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là sở hữu một chiếc ví cầm tay của thương hiệu nổi tiếng Christian Dior.

Posted Image

Chiếc túi xách màu đen với chữ "D" bằng kim loại xuất hiện cạnh phu nhân của nhà lãnh đạo trẻ Triề Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP

Hiện vẫn chưa rõ liệu chiếc ví là hàng thật hay nhái. Tuy nhiên báo JoongAng Ilbo của Triều Tiên hôm nay cho biết một chiếc túi như thế này ở Seoul được bán với giá 1,8 triệu won (tương đương 1.700 USD).

Những bức ảnh mới nhất của bà Ri Sol-ju, vợ nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, được đài truyền hình quốc gia phát đi cho thấy cặp đôi đang theo dõi những màn trình diễn ngoài trời của các binh sĩ. Trong ảnh, bà Ri mặc một chiếc váy trắng, áo khoác đen, bên cạnh là chiếc túi xách nhỏ, màu đen có gắn một mác chữ "D" bằng kim loại, viết tắt của thương hiệu túi xách nổi tiếng thế giới Christian Dior.

Tháng trước, Triều Tiên, đất nước vốn nổi tiếng là bí ẩn nhất thế giới, bỗng nhiên xác nhận bà Ri Sol-ju là vợ của ông Kim Jong-un. Một số bức ảnh cho thấy bà Ri thường xuyên xuất hiện cạnh người kế nhiệm trẻ trước đó đã làm dấy lên nhiều lời đồn đoán về thân phận thực sự của bà.

Cô Ri Sol-ju là ca sĩ, được cho là xuất thân từ một gia đình bình thường ở Bình Nhưỡng và kết hôn với ông Kim Jong-un năm 2009. Truyền thông Hàn Quốc dẫn một nguồn tin giấu tên từ Triều Tiên cũng cho biết Kim Jong-un và Ri Sol-ju có một cô con gái.

Hướng Dương

====================

Giới trẻ thích dùng hàng hiệu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Kiến thức phổ thông” về nguồn gốc của hiến pháp?

Bùi Ngọc Sơn

02:19-07/03/2013

Sau khi tiasang.com.vn đăng bài “Hiến pháp là gì?” của GS Cao Huy Thuần, chúng tôi đã nhận được bài viết của Ths. Bùi Ngọc Sơn, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm xem xét lại những thông tin thuộc “kiến thức phổ thông” về “nguồn gốc của hiến pháp” mà GS Cao Huy Thuần đã đưa ra trong bài viết.

Posted Image

Aristotle, (384–322 trước CN), tác giả của "Hiến pháp Athens" và "Chính trị luận" Trang mạng của tạp chí Tia Sáng mới đăng bài viết có tiêu đề “Hiến pháp là gì?” của tác giả Cao Huy Thuần, giáo sư đại học ở Pháp1. Trong dẫn đề, tác giả nói rằng “đứng trong thế đứng của một người dân trong một nước văn minh” để thảo luận vấn đề “hiến pháp là gì”. Tuy nhiên, tác giả không làm rõ tác giả đang thảo luận với ai. Bởi tác giả đăng bài viết trên tạp chí Tia Sáng - một diễn đàn của trí thức, ta có thể nghĩ tác giả muốn hướng đến giới trí thức. Từ những hiến gia lớp đầu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, rồi Phan Văn Trường, Phan Anh, Vũ Đình Hòe, đến các học giả ngày nay như Nguyễn Đình Lộc, Trần Ngọc Đường, Nguyễn Đăng Dung, giới trí thức hiến luật ở nước ta vẫn chưa biết “hiến pháp là gì” sao? Hay là tác giả Cao Huy Thuần muốn nói với dân chúng hiến pháp là gì trong dịp dự thảo Hiến pháp được than vấn công chúng? Hay tác giả muốn nói với các nhà thảo hiến Việt Nam? Hay tác giả viết để tự tìm câu trả lời cho mình? Hay tác giả muốn hướng đến tất cả? Dù trên phương diện nào, những thông tin mà tác giả đưa ra trong bài viết cần phải được xem xét thêm.

Tác giả Cao Huy Thuần muốn trình bầy lại những điều mà ông gọi là những “kiến thức phổ thông” về “nguồn gốc”, “ý nghĩa nguyên thủy” của hiến pháp. Nếu là kiến thức phổ thông, nó phải có tính chuẩn xác; nếu không, có thể dẫn đến những quan niệm sai lầm trong các thảo luận chính sách hay hàn lâm. Tôi viết bài này không có ý tranh luận với tác giả Cao Huy Thuần về quan niệm hiến pháp, mà muốn xem xét lại những thông tin thuộc “kiến thức phổ thông” về “nguồn gốc của hiến pháp” mà tác giả đã đưa ra trong bài viết.

Nguồn gốc của hiến pháp ở nước Pháp?

Tác giả đặt câu hỏi: “ý nghĩa nguyên thủy của hiến pháp là gì? Rồi tác giả khẳng định một cách chắc nịch: “Ai cũng biết câu trả lời: nguồn gốc của nó nằm trong hai Cách mạng, của nước Pháp và nước Mỹ.” Tác giả viết tiếp: “trước hết là nước Pháp. Thật ra, danh từ "constitution" - mà ta dịch là hiến pháp - đã có từ lâu, ngay dưới thời Trung cổ, nhưng không mang ý nghĩa như sẽ có về sau.” Sau đó, tác giả miêu tả lịch sử chế độ quân chủ của nước Pháp trước Cách mạng 1789 như một chế độ vương quyền bị ràng buộc bởi “luật căn bản của vương quốc.” Rồi tác giả dẫn các lý thuyết gia của Pháp như Jean Bodin, Montesquieu, Sieyès, và những ảnh hưởng của họ đối với lịch sử quan niệm hiến pháp của Pháp. Tác giả cũng có tham chiếu phần nào đến các lý thuyết và thực hành hiến pháp của Mỹ. Đặc biệt, tác giả tôn vinh: “tác phẩm "Tinh yếu của luật pháp" ("Esprit des lois") của Montesquieu ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử của khái niệm hiến pháp. Từ đây, từ năm 1748, danh từ "hiến pháp" mới thực sự có ý nghĩa hiện đại.”

Tôi cho rằng tác giả đang viết về nguồn gốc của quan niệm về hiến pháp ở nước Pháp chứ không phải nguồn gốc của hiến pháp nói chung. Vì vậy, những gì tác giả trình bầy khó có thể coi là “kiến thức phổ thông” về nguồn gốc của hiến pháp nói chung.

Những nguồn gốc xa hơn

Theo tác phẩm "Constitutionallism: Ancient and Modern” (Chủ nghĩa Hợp hiến: Cổ đại và Hiện đại) của Giáo sư Charles Howard McIlWain 1871 –1968) ở Đại học Harvard, xuất bản lần đầu năm 1940, một trong những tác phẩm đầu tiên viết về lịch sử của hiến pháp, hiến pháp có nguồn gốc xa hơn, từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, chứ không phải từ thời trung cổ (ở Pháp?) như tác giả Cao Huy Thuần tin tưởng. Xin gợi lại rằng Aristotle có tác phẩm nổi tiếng "Hiến pháp Athens" (Constitution of Athens). Aristotle cũng bàn về hiến pháp trong cuốn "Chính trị luận" (Politics). Theo giải thích của Craham Walker - một giáo sư chính trị học và luật hiến pháp người Mỹ, các lý thuyết về hiến pháp đã được phát triển bởi Aristotle, Polybius, Cicero, và các lý thuyết gia hiến pháp của nền cộng hòa La Mã2. Đặc biệt, Raymond Polin đã trình bầy chi tiết các quan niệm hiến pháp của Plato và Aristotle3. Sử gia hiến pháp Scott Gordon đã có một nghiên cứu công phu về sự lịch sử hiến pháp từ Athens cổ đại đến nay4. Để tiện lợi, dưới đây, tôi xin tóm lược một số thông tin về nguồn gốc cổ đại và trung đại của hiến pháp theo nghiên cứu của Giáo sư McIlWain.

Trong những nghĩa khác nhau của danh từ “hiến pháp” (constitution), người Hy Lạp cổ đại sử dụng theo một nghĩa cổ điển nhất. Nó bao gồm những đặc tính xác định bản chất đặc biệt của nhà nước và những đặc tính này bao gồm tổng thể các cơ cấu kinh tế xã hội cũng như cơ cấu chính quyền như trong nghĩa hẹp hơn của từ nay trong quan niệm hiện đại của chúng ta.

Dưới thời đế chế La Mã, từ này bằng hình thức Latinh của nó trở thành một thuật ngữ kĩ thuật để chỉ những đạo luật do hoàng đế ban hành, và từ luật La Mã, Nhà thờ đã may mượn nó và áp dụng nó vào những quy tắc của giáo hội đối với tất cả Nhà thờ hoặc một số giáo khu đặc biệt. Từ Nhà thờ hoặc có thể chính từ những sách luật của La Mã, thuật ngữ “constitution” này được tái sử dụng vào nửa sau thời kỳ trung cổ với ý nghĩa là những đạo luật thế tục. Ở Anh, đối với Hiến pháp nổi tiếng của Clarendon năm 1164 được quy cho Henry II và những người khác thì hiến pháp có ý nghĩa liên quan đến sự tồn tại giữa nhà thờ và nhà nước vào thời đại của ông của Henry, tức Henry I.

Những thế kỷ sau, “constitution” luôn có nghĩa là những đạo luật quản lý đặc thù như nó có nghĩa đối với các luật gia La Mã. Từ này được sử dụng để phân biệt với những đạo luật đặc thù được hình thành từ những tập quán cổ. Nó không bao giờ được sử dụng theo ý nghĩa hiện đại của chúng ta là chỉ những khuôn khổ pháp lý cuả nhà nước. Năm 1578, Pierre Grégoire sử dụng từ này gần như nghĩa hiện đại của chúng ta trong tác phẩm “ Nền cộng hoà” của ông, nhưng bối cảnh dường như để diễn đạt ý nghĩa của từ “constitution” hơi rộng và chung chung hơn ý nghĩa chính trị nghiêm khắc mà từ “constitution” chuyển tải, mà vì ý nghĩa này Grégoire dường như để sử dụng cụm từ cũ “nhà nước cộng hoà”. Trường hợp đầu tiên được đưa ra trong Từ điển Oxford của ý nghĩa của từ “constitution” để chỉ toàn thể khuôn khổ pháp lý của một nhà nước là một cụm từ của Joseph Hall năm 1610, “ Hiến pháp của khối thịnh vượng chung Israel” và một vài từ của Sir James Whitelocke trong cùng năm đó, có thể không hoàn toàn rõ ràng nhưng đáng chú ý hơn: “Cơ cấu tự nhiên và hiến pháp của chính trị của Vương quốc này, một chế độ cộng hoà hợp hiến”. Việc sử dụng thuật ngữ “constitution” như vậy có thể mới vào năm 1610 nhưng ý nghĩa của nó thì cũ nhất trong toàn bộ lịch sử của chủ nghĩa lập hiến. Cụm từ của Whitelocke thực sự bao gồm hai ý nghĩa của một hiến pháp có liên quan và kếp hợp mật thiết với nhau, tuy nhiên khác nhau về chi tiết. Ý nghĩa thứ nhất thể hiện ở những từ đầu tiên “cơ cấu thực chất của nhà nước”, và ý nghĩa này dường như cũ như từ “politic” (chính trị) của người Hylạp, mà chúng ta dịch bằng từ “constitution”. Một ý nghĩa khác được diễn đạt bởi cụm từ “jus publicum regni”, luật công cộng của một vương quốc. Ý nghĩa sau có thể không cổ như xưa nhưng nó rất cũ. Ciceron, chẳng hạn, đã nói trong tác phẩm “Nền cộng hoà” của ông trong một đoạn có bao gồm việc sử dụng đầu tiên từ “constitution” (hiến pháp) trong nghĩa hiện đại: “Hiến pháp này có một thước đo vĩ đại cho sự công bằng mà không có nó con người khó có thể giữ được tự do vĩnh cửu.”5

Vài lời kết

Kiến thức về hiến pháp là một hệ thống phong phú, phức tạp. Nhận thức về hiến pháp cần những sự đào luyện chuyên biệt. Do vậy, đánh thức ý thức hiến pháp công cộng không phải là vấn đề một sớm một chiều. Nó đòi hỏi những nỗ lực thường xuyên, bền bỉ, có thể mất nhiều thập kỷ, của giới trí thức, đặc biệt là các hiến gia. Khi ý thức hiến pháp công cộng đã được xác lập một cách chắc chắn như là sự tự ý thức hiến pháp của dân tộc, nhiệm vụ của nhà thảo hiến đơn giản là biểu đạt ý thức công cộng đó dưới dạng ngôn từ.

1 Cao Huy Thuần, Hiến pháp là gì? http://tiasang.com.v...D=42&News=6171.

2 Craham Walker, “The Idea of Nonliberal Constitutionalism” in Ian Shapiro and Will Kymlicka (eds), Nomos XXXIX: Ethnicity and Group Rights (New York and London: New York University Press, 1997), 160-164.

3 Raymond Polin, Plato and Aristotle on Constitutionalism: An Exposition and Reference Source (Aldershot, England: Ashgate Publishing Ltd, 1998).

4 Xem: Scott Gordon, Controlling the State: Constitutionalism from Ancient Athens to Today (Cambridge, Massachusetts, and London, England: Harvard University Press, 1999).

5 Charles Howard McIlwain, Constitutionalism: Ancient and Modern (Clark, New Jersey: The Lawbook Exchange, Ltd, 2005).

===================

Thiên Sứ tui đến bây wờ mới thấm thía câu: "càng học, càng ngu". Đọc xong bài này rút cục vẫn chẳng hiểu Hiến Pháp là gì?

Khó đến thế! Cho nên Thiên Sứ tui chỉ dám đề nghị xem lại cái Lời Nói đầu của Hiến Pháp 1992.

Đọc xong bài này, Thiên Bồng như bừng mở mắt thêm và nhất là mới nghe lần đầu tiên hai từ "hiến gia" (đúng là heo TB, ăn nhiều thì lú, buồn một phút ba mươi giây), bèn thử tìm bác Gu Gồ để hỏi hai từ "hiến gia" (trong ngoặc kép nhé), thì ra kết quả như dzầy:

https://www.google.c...iw=1280&bih=630

Thì ra bác Gu Gồ cũng "dốt" như mình...

Bớt buồn liền...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông bà ta thường nói "Thùng rỗng kêu to".

Tay Bùi Ngọc Sơn này thể hiện như ta đây am hiểu cặn kẻ lắm, nhưng rốt cuộc thì nói có nữa chừng là cứng họng.

Chí ít ra, bài của bác Thuần còn thể hiện được sự nhiệt tâm của người không chuyên về Luật.

Còn ông này muốn bác bỏ ông Thuần, đã vậy còn như muốn dạy đời thiên hạ bằng "kiến thức phổ thông về nguồn gốc hiến pháp".

Nhưng tội nghiệp thay, kiến thức nữa vời, nói nữa đoạn lại dùng toàn từ "đao to búa lớn" thể hiện như ta đây là "hiến gia" chuyên nghiệp.

Nói như ông ta thì có tuyên truyền thêm 100 năm nữa người dân cũng không biết Hiến pháp là gì.

Hai lúa, phó thường dân Nam bộ, thằng Cuội chăn trâu hay thằng Bờm ... đều không cần biết Hiến pháp là gì. Các "hiến gia" muốn ghi gì, sửa gì, thây kệ. Chỉ cần nói được làm được 6 chữ "độc lập, tự do, hạnh phúc" là đủ.

Lang mang 1 chút:

Thằng Cuội thì muốn độc lập nên nó lên cung trăng ở, Hai lúa thì muốn tự do cày ruộng, nhưng thằng Bờm thì không biết nó muốn thứ gì?

Thằng Bờm coi dzậy chứ tham lắm. Nó vừa muốn độc lập với phú ông để tự do thương lượng, để được nắm xôi, mà nó chỉ cười. Không biết nó đồng ý đổi hay không, nhưng chắc là nó hạnh phúc, huynh Thiên Bồng nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ “điểm mặt” Trung Quốc về an ninh mạng

15/03/2013 3:20
Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên lên tiếng chỉ trích đích danh Trung Quốc về hành động tấn công mạng sau khi Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ.
Trong một cuộc phỏng vấn phát trên Đài ABC News vào ngày 13.3, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay nước này đang thảo luận một cách cứng rắn với Trung Quốc về những vụ tấn công mạng nhằm vào Washington. Theo đó, lãnh đạo Nhà Trắng không phủ nhận nghi ngờ rằng một số vụ tấn công mạng đã được chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn. Tuy nhiên, ông không cho rằng quy mô của những hành động như thế ngang tầm với “chiến tranh mạng”. Trước đó, một số nghị sĩ Mỹ lên tiếng cáo buộc các cuộc tấn công tới tấp vào những công ty và cơ sở hạ tầng của nước này có thể khiến Washington cân nhắc khả năng viện dẫn đến vũ lực.

Posted Image
Tổng thống Obama trong cuộc trả lời phỏng vấn của ABC News vào ngày 13.3 - Ảnh: ABC News


Ông Obama kêu gọi quốc hội Mỹ cần nhanh chóng hành động để củng cố an ninh mạng, trong khi vẫn bảo vệ quyền tự do của người dân. Cùng ngày, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với hơn 10 giám đốc điều hành (CEO) các tập đoàn lớn của Mỹ để tìm kiếm sự hỗ trợ cho dự luật an ninh mạng đang bị treo tại quốc hội. AFP dẫn lời chuyên gia an ninh mạng Philip Lieberman, người cố vấn cho một số công ty tham gia cuộc họp kín tại Nhà Trắng, cho hay Tổng thống Obama đã cố gắng thuyết phục các CEO chi đậm vào hệ thống an ninh. Ngoài ra, Nhà Trắng còn muốn giới doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với chính quyền liên bang để ngăn chặn các mối đe dọa từ tin tặc.

Thời gian qua, Trung Quốc luôn bị nghi ngờ đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc tấn công trên internet. Điều này khiến Lầu Năm Góc lên tiếng cảnh báo rằng Mỹ phải cẩn thận phòng vệ trước một trận “Trân Châu cảng kỹ thuật số”. Một báo cáo tại quốc hội Mỹ hồi năm ngoái đã gán biệt danh “thế lực nguy hiểm nhất trên mạng” cho Trung Quốc. Giám đốc Tình báo an ninh quốc gia Mỹ James Clapper ngày 12.3 phát biểu trước thượng viện rằng những cuộc tấn công và nội gián mạng đã thay thế chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với nước này. Trước đó một ngày, Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh hãy triển khai các bước nhằm ngăn chặn tình trạng tội phạm mạng.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngày 14.3 tuyên bố Bắc Kinh luôn chào đón những cuộc bàn thảo về an ninh mạng. Gần đây, Trung Quốc một mực khẳng định nước này cũng chỉ là một nạn nhân chứ không phải thủ phạm đứng sau các cuộc tấn công mạng vào bất kỳ nước nào khác, theo Tân Hoa xã.

Thụy Miên
====================

Giám đốc Tình báo an ninh quốc gia Mỹ James Clapper ngày 12.3 phát biểu trước thượng viện rằng những cuộc tấn công và nội gián mạng đã thay thế chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với nước này.



Nghĩa là đặt nội gián mạng hay tấn công mạng cũng ngang bằng với chủ nghĩa khủng bố. Nhưng bọn khủng bố thì chúng chính danh khủng bố, còn gã chệt thì "ném đá giấu tay" hay "gắp lửa bỏ tay người" trong mọi chuyện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thu giữ bộ sách cho thiếu nhi có in “đường lưỡi bò”

Ngày 12/3, trong quá trình kiểm tra tại Nhà sách Nhân văn tại địa chỉ 875 Cách Mạng Tháng 8, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 10 đã phát hiện bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc kèm hình “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.


Posted Image

Bộ sách "Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi" (Nguồn: Báo Thanh Niên)
Phần nội dung sai phạm nằm ở bài số 14, trang 35, tập 1 (bộ sách có 3 tập).


Trong quá trình kiểm tra, Nhà sách Nhân văn cung cấp đã cung cấp một số văn bản, trong đó tập 1 của bộ sách được in tái bản theo quyết định số 1049 của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 25/7/2011. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 646-11/CXB/65-58/THTPHCM. Số lượng in 2.000 cuốn, đối tác liên kết xuất bản là Công ty Cổ phần giáo dục và công nghệ Thế giới thông minh.

Phía Nhà sách Nhân văn còn cung cấp 1 bản hợp đồng ủy quyền bản quyền tác phẩm “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 1,” “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 2,” “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 3.”


Bên ủy quyền là Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông Á Đông (Bên A, địa chỉ: 592/26 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh), bên được ủy quyền là Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn (Bên B, địa chỉ: số 1 Trường Chinh, phường 11, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh).

Nội dung hợp đồng có đoạn: “Bên A đồng ý ủy quyền cho bên B được phép độc quyền phát hành, xuất bản và phân phối những tác phẩm nêu trên tại Việt Nam.”

Ông Phạm Tấn Dũng, Phó trưởng phòng Văn hóa-Thông tin quận 10 cho biết đoàn kiểm tra đã phối hợp với Công an phường 15 lập biên bản vi phạm hành chính, niêm phong 132 cuốn sách là tang vật của vụ việc.

Phòng Văn hóa-Thông tin quận 10 sẽ báo cáo vụ việc này lên Ủy ban Nhân dân quận và Ủy ban Nhân dân thành phố để có hướng xử lý cụ thể./.

Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)

=============================


Posted Image

Bản đồ "đường lưỡi bò của Trung Quốc" in trong sách “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa”.


Posted Image




Quyển sách này đã tồn tại trên thị trường nhiều năm với hình lưỡi bò rõ mồn một.

Hic. Không thể hiểu nỗi!



Không chỉ cờ Trung Quốc, còn nhiều chuyện khác
TTO | 05/03/2013 22:20 (GMT + 7)

TTO - Tiếp theo bài báo Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? (Tuổi Trẻ ngày 4-3), bạn đọc đã chia sẻ thêm những tình huống mà mình gặp phải cũng với kiểu làm sách dễ dãi, cẩu thả tương tự.Posted Image


Tranh xe cứu hỏa dành cho bé tô màu với số cửu hỏa 119 của Trung Quốc - Ảnh: Thành Thơ

Nhiều trường hợp khác từ sách thiếu nhi được dịch từ sách Trung Quốc mà không kiểm soát kỹ nội dung cũng được nhiều bạn đọc - phụ huynh chia sẻ.

Tuổi Trẻ trích đăng:

* Đọc qua bài Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?, tôi xin gửi tiếp cho Tuổi Trẻ một quyển sách khác của Nhà xuất bản Thời đại cũng có nội dung chủ yếu về Trung Quốc. Quyển sách này tôi mua vào năm 2012 ở một nhà sách tại Cần Thơ. Đó là quyển Bé tô màu nói về phương tiện giao thông. Quyển sách có 20 trang nội dung, trang 15 có hình xe cứu hỏa nhưng trên xe lại có số 119. 119 có phải là số điện thoại của lực lượng phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam?

Ngoài ra, trang 18 có hình "Chiếc phà" nhưng lại giống chiếc du thuyền 5 sao. Tôi ở Cần Thơ, đã từng đi rất nhiều phà (phà Cần Thơ, phà Mỹ Thuận, phà Rạch Miễu, phà Vàm Cống, phà Cổ Chiên,...) nhưng chưa thấy có chiếc phà nào đẹp đến vậy. Bên cạnh đó, việc sử dụng dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm,...) rất tùy tiện, thể hiện sự yếu kém trong ngữ pháp và cẩu thả của tác giả trong việc sử dụng các dấu này.

Nguyễn Thành Thơ (Phong Điền, TP Cần Thơ)

* Đọc bài Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc, tôi chợt nhớ chuyện xảy ra cách đây ba năm, khi con tôi còn học lớp lá ở một trường mẫu giáo. Một hôm, lúc tôi đưa cháu tới trường, cô hiệu trưởng đến gặp tôi và giới thiệu có một bộ sách hay lắm gồm vẽ, luyện trí thông minh, giá 60.000đ.

Tôi đã mua bộ sách, một mặt sợ mất lòng cô, mặt khác nghĩ với giá đó mà có được bốn cuốn cho bé đọc thêm cũng không phải quá cao. (Trước đó, tất cả sách, truyện các con tôi đọc đều do tôi mua có chọn lọc, đọc qua để loại trừ nội dung không phù hợp với trẻ). Với bộ sách nhà trường kêu gọi mua ủng hộ này, tôi quên đọc trước cho đến khi trông thấy con xem một quyển sách vuông nhỏ khoảng 20x20 cm, màu sác sặc sỡ.

Càng đọc tôi càng tức giận. Trong sách hơn phân nửa nội dung là đề cập đến phong tục, tập quán của Trung Quốc, có các câu hỏi như "Sông nào dài nhất thế giới?", "Núi nào cao nhất thế giới?" và câu trả lời toàn là "...của/ ở Trung Quốc". Tôi phải giải thích cho bé, đây không phải là sách dành cho con, cho trẻ em Việt Nam. Dù con tôi còn bé không hẳn hiểu hết những gì tôi nói nhưng khi nghe giải thích, cháu rất sẵn sàng cho tôi xé và đốt bỏ.

Tôi giận nhà trường đã không xem kỹ nội dung sách, chỉ biết hưởng hoa hồng (?). Tôi giận những người làm sách. Phải chăng vì giá bản quyền quá rẻ mà ta cần phải dịch cho con cháu chúng ta những nội dung chủ ý đề cao (người, sự vật, hiện tượng...) của Trung Quốc đến vậy? Vai trò, trách nhiệm nhà quản lý, nhà xuất bản ở đâu để những sản phẩm như vậy lưu hành?

Ngô Thị Nhật Quỳ (nhatquy75@...)

TTO

===============================
Tuổi trẻ là nguyên khí của quốc gia, nhưng nguyên khí này đã và đang bị bị gã chệt phá hoại và đầu độc với chiến lược thâm hiểm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát nháo sách tham khảo

Thứ Năm, 14/03/2013 22:50

Sách tham khảo, đặc biệt là sách dành cho trẻ, liên tiếp gặp nhiều sai sót nghiêm trọng đã khiến dư luận bức xúc vì cách làm cẩu thả của những người làm sách cũng như sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng

Theo đánh giá của một chuyên gia, những sai sót nghiêm trọng đối với sách tham khảo (STK) dành cho trẻ lại không được các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Nói như GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, khi chia sẻ với báo chí là thị trường STK hiện nay hết sức bát nháo. Phần lớn STK hiện nay chỉ “nhái” sách giáo khoa mà lại làm méo mó nó đi.

Posted Image

Sách tham khảo dành cho trẻ có in cờ Trung Quốc bị thu giữ. Ảnh: THẾ DŨNG

Sai kinh khủng!

Chỉ trong một thời gian ngắn, báo chí và các phụ huynh, học sinh liên tiếp phát hiện nhiều STK dành cho trẻ mắc những lỗi nghiêm trọng. Đầu tiên là cờ Trung Quốc được in trong sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ do NXB Dân Trí và nhà sách Hương Thủy ấn hành. Tiếp theo là cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại học Sư phạm. Mới đây, bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em của NXB Tổng hợp TPHCM và Công ty CP Giáo dục và Công nghệ Thế giới Thông minh cũng bị phát hiện in bản đồ có hình đường lưỡi bò…

Chưa hết, trong Vở luyện từ và câu lớp 3, tập 2 của NXB Hà Nội do nhóm tác giả Lê Ngọc Điệp (chủ biên), Lê Hữu Tỉnh, Xuân Thị Nguyệt Hà, Nguyễn Trí Dũng và Mai Nhị Hà biên soạn lại có những câu sai lầm nghiêm trọng về lịch sử. Ví dụ, “Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc, thuyền bị đâm thủng hàng loạt. Cuộc xâm lược của địch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua...”. Một chuyên gia giáo dục chua xót nói rằng đến các “thầy” viết sách còn sai lịch sử nghiêm trọng như vậy thì làm sao học sinh có thể thích sử để rành về sử ta. “Rõ ràng ở đây những người làm sách quá ẩu, chỉ chạy theo lợi nhuận. Một cơ quan lớn như Cục Xuất bản một thời gian dài không phát hiện sai phạm nghiêm trọng này là điều quá ngạc nhiên. Thay vì để phụ huynh, học sinh, báo chí phát hiện sai phạm, Cục Xuất bản phải làm nhiệm vụ này chứ không phải để con cháu mình học sách sai dài dài như hiện nay?”- một chuyên gia giáo dục bức xúc.

Ai thẩm định?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, căn cứ nội dung chương trình giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT chỉ ban hành sách giáo khoa để sử dụng cho việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh. Riêng với STK, hiệu trưởng trường phổ thông có trách nhiệm giao cho các tổ chuyên môn xem xét nội dung các STK đang lưu hành trong trường. Nếu phát hiện STK chưa chính xác hoặc không phù hợp với tính chất giáo dục phổ thông thì cần lưu ý học sinh trong việc sử dụng; nếu phát hiện STK có sai sót lớn, ảnh hưởng đến dạy và học thì cần kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục. Các cơ quan quản lý giáo dục và các trường phổ thông không bắt buộc học sinh mua STK. Tuy nhiên, trên thực tế, STK, kể cả những sách có sai sót nghiêm trọng như trên đều được đưa vào trường học rất dễ dàng mà không cần qua sự thẩm định của các hội đồng chuyên môn. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm về việc những cuốn STK được đưa vào dạy trong nhà trường. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, sách muốn đưa vào nhà trường phải qua một hội đồng thẩm định của Bộ GD-ĐT. “Nếu đưa sách không hề được hội đồng chuyên môn có uy tín, có tư cách pháp nhân thẩm định thì chẳng khác nào cho trẻ em uống thuốc chưa được Bộ Y tế cho phép lưu hành ở Việt Nam” - GS Thuyết chia sẻ. Ông cũng cho rằng “giải pháp tốt nhất là Bộ GD-ĐT phải ra quy định cho tất cả các trường, chỉ quyển STK nào được hội đồng thẩm định của bộ thông qua mới được đưa vào nhà trường. Và đưa cũng phải có liều lượng chứ không phải tràn lan như hiện nay khiến tăng tải chương trình của học sinh”.

Những sai sót nghiêm trọng như vậy nhưng vì sao Cục Xuất bản lại không phát hiện được?

YẾN ANH

======================

Nhớ lại thời Thiên Sứ tui xin giấy phép xuất bản cuốn "Tìm Về cội nguồn Kinh Dịch" gần 20 Nxb từ chối cấp giấy phép cũng buồn. Bởi vậy, bây giờ thấy rộ lên chuyện phát hiện sách in hình lưỡi bò và cờ Trung Quốc, cái khó hiểu của tôi không phải sai sót ở khâu thiếu "hai thằng nhìn vào trong ...sách" , mà là tại sao nó lại rộ lên vào lúc này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhớ lại thời Thiên Sứ tui xin giấy phép xuất bản cuốn "Tìm Về cội nguồn Kinh Dịch" gần 20 Nxb từ chối cấp giấy phép cũng buồn. Bởi vậy, bây giờ thấy rộ lên chuyện phát hiện sách in hình lưỡi bò và cờ Trung Quốc, cái khó hiểu của tôi không phải sai sót ở khâu "hai thằng nhìn vào trong ...sách" , mà là tại sao nó lại rộ lên vào lúc này?

Dạ, chắc là dân tình sắp chết đói nên rộ lên vào lúc này để bà con quên cơn đói đi chăng??? Con đoán vụ này có khi lại Kim long đằng phi... vơ zừn 2 chăng Sư phụ???

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin mọi người bình tâm. Thật ra chuyện này đâu có gì là lạ.

Bọn Tung cẩu nó lấy Hoàng Sa, Trường Sa của ta đưa vào trong bản đồ của nó. Chia biển của ta thành các lô rồi mời thầu khai thác dầu khí nhưng dân của nó có ai nói đó là việc làm tắc trách của các cơ quan đâu, mặc dù nó cũng lộn tùng phèo đấy thôi.

Bởi thế ta cũng đừng bi quan quá rồi suy diễn lung tung. Thật ra thì nhà nước ta định tuyên truyền trên phạm vi quốc tế rằng Bắc Kinh là của Việt Nam đấy (như vừa rồi Cục du lịch của ta lấy hình ảnh cảnh đẹp của Tàu để quảng bá đó thôi - vì ta cho rằng đó là của ta, có sao đâu, thế mà dân ta lại không hiểu ý, cứ làm ầm lên).

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ts. Trần Du Lịch: Đáy của sự khó khăn, bất ổn sẽ dừng lại ở quý II/2013

Thứ 6, 15/03/2013, 14:25

Posted Image

Năm nay, niềm tin sẽ được củng cố hơn nhưng để vực dậy nền kinh tế còn rất khó khăn. Bởi, hiện tổng cầu giảm, sức mua giảm và nền kinh tế hấp thụ vốn khó khăn do nợ xấu vẫn cao.

Nhận định về triển vọng nền kinh tế năm 2013 cũng như đáy của sự trì trệ, Ts. Trần Du Lịch cho rằng:

Năm 2013 thị trường bắt đầu quá trình tái cấu trúc lại, sẽ có nhiều doanh nghiệp tiếp tục chết, nhưng là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp mới phát triển. Đây chính là nghiệt ngã của nền kinh tế thị trường – họa của người khác là phúc của mình. Chúng ta sẽ chứng kiến thị trường tái cấu trúc một cách nghiệt ngã. Tuy nhiên, cơ hội sẽ đến cho ai biết nắm bắt và cơ hội đến cho tất cả mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực bất động sản.

Đối với vĩ mô, niềm tin sẽ được củng cố hơn bởi chính sách vĩ mô tương đối rõ ràng nhưng để vực dậy nền kinh tế còn khó khăn lắm. Bởi, hiện tổng cầu giảm, sức mua giảm và nền kinh tế hấp thụ vốn khó khăn do nợ xấu vẫn cao.

Năm 2013 có thể vẫn còn trì trệ và kéo dài đến giữa năm. “Tôi có thể khẳng định rằng đáy của sự khó khăn, bất ổn sẽ dừng lại ở quý II/2013, nền kinh tế sẽ bớt khó khăn dần”. Như dự báo của một số tổ chức gần đây năm 2014, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 7% - điều này đồng nghĩa nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi.

Vậy việc cho rằng nền kinh tế vẫn còn trì trệ đến giữa năm 2013 có bi quan hay không? “Tôi không cho đó là bi quan. Hệ quả của 5 năm bất ổn vĩ mô (từ năm 2008 đến nay) không thể phủ định, và triển vọng là có, nhưng nền kinh tế sẽ phục hồi chậm. Vì vậy, doanh nghiệp, các nhà đầu tư không nên nóng vội – đây là quá trình tái cấu trúc và tìm cơ hội.”

Tôi nghĩ rằng, chúng ta có thể tin rằng sự ổn định vĩ mô là có, thị trường sẽ ấm dần, cơ hội phát triển và không bi quan.

Ts. Trần Du Lịch cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay 12% có thể đạt được. Bởi, trong năm nay Việt Nam phải tăng trưởng tín dụng ít nhất 12% mới đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng 5,5% và khởi sắc trở lại. Mức tăng trưởng tín dụng 12% không gây lạm phát.

Chính sách tỷ giá cũng được Ts. Trần Du Lịch dự báo NHNN sẽ không neo tỷ giá – neo tỷ giá dễ dẫn đến hiện tượng kinh doanh đầu cơ ngoại tệ, nhưng có thể điều chỉnh biên độ - biên độ tỷ giá khoảng 2-3% là phù hợp.

Q. Nguyễn

Theo TTVN

=====================

Ts. Trần Du Lịch: Đáy của sự khó khăn, bất ổn sẽ dừng lại ở quý II/2013

Đáy của sự khó khăn, bất ổn của nền kinh tế sẽ không dừng lại ở quý II, Kinh Tiểu Cát: tạm thời nền kinh tế còn phát triển đến tháng 06/2013 nhờ những chính sách quyết định của nhà nước (những quyết định này chưa sâu sắc). Hệ quả là đến cuối năm 2013 sẽ là giai đoạn gồng mình của nền kinh tế và vẫn chưa phục hồi ngay được.

Có lẽ liên quan nhiều đến bất động sản (quẻ độn).Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồ sơ mật về hiện tượng siêu nhiên của Liên Xô

Bộ Quốc phòng Liên bang Xôviết trước đây từng thành lập dự án bí mật với tham vọng tạo ra siêu nhân. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo dự án tuyệt mật ngày trước tiết lộ câu chuyện có vẻ như hoang đường này với báo giới.

Một ngày mùa đông ở Moscow, trong căn phòng ấm cúng đầy đủ tiện nghi, các phóng viên báo chí lắng nghe câu chuyện gây kinh ngạc. Một quan chức cao cấp về hưu của Bộ Quốc phòng, trung tướng Alexey Savin - tiến sĩ và thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học - tiết lộ, cuối thập niên 80 thế kỷ trước, nhóm các nhà nghiên cứu của Ban Kiểm soát chuyên môn (dưới sự lãnh đạo của tướng Alexey Savin) thuộc Bộ Tham mưu Liên Xô cố gắng tiếp xúc với các đại diện của nền văn minh khác.

Vasily Yeremenko - thiếu tướng thành viên Viện An ninh, Quốc phòng và Thực thi luật pháp - là người đầu tiên nói chuyện với báo giới. Vào thời đó, Vasily Yeremenko phục vụ Cơ quan Tình báo KGB, chịu trách nhiệm giám sát không lực và phát triển công nghệ hàng không. Trong số những nhiệm vụ của ông là thu thập thông tin về thực chất sự xuất hiện các vật thể bay không xác định (UFO).

Posted Image

Hiện tượng UFO cho đến nay vẫn chưa có lời giải xác đáng.

Trong hai năm, Viện Hàn lâm Khoa học kết hợp với Bộ Quốc phòng và KGB tiến hành một số nghiên cứu trên mặt đất về hiện tượng huyền bí. Các chuyên gia Xôviết lúc đó nhận định, không phải ngẫu nhiên mà UFO thường xuất hiện tại những khu vực thử nghiệm vũ khí và trang thiết bị quân sự.

Yeremenko giải thích: "Để thu hút UFO đến những khu vực này, chúng tôi gia tăng đáng kể những chuyến bay quân sự cũng như di chuyển các trang thiết bị. Nếu cường độ hoạt động phía chúng tôi tăng mạnh thì khả năng các UFO xuất hiện là 100%".

Sau 6 tháng thí nghiệm, các kết quả dẫn đến 3 kết luận. Thứ nhất, khoa học hiện đại chưa đủ khả năng xác định hiện tượng UFO. Thứ hai, có khả năng UFO chỉ là thiết bị do thám của Mỹ hay Nhật Bản. Cuối cùng, rất có thể có sự tác động của một nền văn minh ngoài trái đất.

Các phi công thường nhìn thấy những vật thể lạ như thế, song họ không được phép bàn đến, kể cả các phi hành gia cũng vậy. Nhưng, trong những cuộc nói chuyện kín đáo với nhau, họ cho biết họ từng bắt gặp các UFO.

Dự án chính của Ban Kiểm soát chuyên môn là chương trình khám phá nguồn trí tuệ con người. Mục đíchchương trình là tìm ra phương pháp giúp não bộ con người hoạt động trong chế độ siêu nhiên đặc biệt, tạo ra một siêu nhân đích thực.

Hội đồng khoa học của chương trình nằm dưới sự lãnh đạo của nữ viện sĩ Natalya Bekhtereva, người giữ chức Giám đốc khoa học Viện Não người (RAS) cho đến cuối đời. Lúc đó, hơn 200 chuyên gia dày dạn kinh nghiệm khắp Liên Xô tham gia chương trình này.

Alexey Savin nói: "Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận rằng, con người có hệ thống năng lượng nhận được thông tin từ bên ngoài. Đây chính xác là lý do tại sao có người có thể thể hiện những khả năng siêu nhiên".

Để xác định nguồn thông tin bên ngoài này, ba nhóm chuyên gia được thành lập; một nhóm bao gồm các nhà khoa học, nhóm thứ hai được chọn từ quân đội và nhóm cuối cùng gồm toàn phụ nữ. Nhóm phụ nữ đạt được thành công đáng kể nhất trong cuộc nghiên cứu.

Theo giải thích của Savin, họ "muốn tiếp xúc với đại diện của các nền văn minh ngoài trái đất cho nên một phương pháp đặc biệt được phát triển nhằm giúp não bộ con người thích ứng với sự tiếp xúc này. Nói khác đi, Savin cho biết: "Chúng tôi điều chỉnh tình trạng não người thành một sóng đặc biệt, giống như sóng vô tuyến".

Thôi miên, dùng thuốc hay các phương pháp tương tự khác không được phép sử dụng trong quá trình thí nghiệm. Một hệ thống thử nghiệm đặc biệt được phát triển để tách biệt thông tin từ bên ngoài với những ảo giác và bảo đảm sự tỉnh táo của những người tham gia thí nghiệm.

Kết quả khá ấn tượng, 6 người tham gia có cơ hội tiếp xúc thể chất và thậm chí hai người trong số đó được viếng thăm một con tàu của người ngoài trái đất.

Theo tướng Alexey Savin, đại diện của các nền văn minh ngoài trái đất dần dần cung cấp thông tin về họ khi cảm thấy cần thiết. Đặc biệt, họ nói chuyện về cơ cấu quản lý và hệ thống giáo dục của họ. Nhưng, không có thông tin nào về quân sự có thể thu thập. Điều duy nhất mà người ngoài trái đất chịu chia sẻ là một hệ thống trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị các bệnh tật khác nhau.

Posted Image

Bộ phim "The X-Files" của Hollywood.

Lãnh đạo cuộc thí nghiệm giải thích rằng, có lẽ con người bị người ngoài trái đất coi là trẻ con. Savin nhận định: "Nền văn minh chúng ta còn quá non trẻ đối với người ngoài trái đất để họ có thể đối thoại. Do chúng ta cũng là một phần của vũ trụ, có thể tự gây hại cho mình và nền văn minh khác bằng những hành động ngu xuẩn, thế nên họ rất cẩn thận với chúng ta".

Chương trình giao tiếp với trí tuệ ngoài trái đất được phát triển vài năm trước khi giới chính trị can thiệp vào. Năm 1993, tiến trình nghiên cứu bị ngưng lại và Ban Kiểm soát chuyên môn được lệnh giải tán.

Theo tiết lộ của tướng Alexey Savin, ông chỉ giữ lại được một ít các tài liệu và phần lớn trong số đó - các bức ảnh và báo cáo - còn nằm trong thư khố của Bộ Quốc phòng Nga.

Theo Savin, có lẽ chương trình để phát triển khả năng phi thường của một cá nhân được thực hiện trong một viện mang tên nhà du hành vũ trụ huyền thoại Gagarin cho đến khi nó bị giải tán theo lệnh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov.

Tại sao bây giờ Savin chịu quyết định tiết lộ thông tin về cuộc nghiên cứu này cho báo giới? Savin trả lời: "Tại sao phải che giấu mọi người? Thay vì thế, chúng ta cần chuẩn bị cho những thách thức mới".

Alexey Savin tin rằng, hai thách thức toàn cầu hiện nay là biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu nước uống. Ông cho rằng, có lẽ người ngoài trái đất đang tiến hành thí nghiệm để nhìn xem con người xử lý như thế nào.

Theo An ninh thế giới

===================

Cha nội của tất cả những nền văn minh trong vũ trụ thuộc về nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử!

"Đi đâu loanh quanh, cho đời mỏi mệt".

Share this post


Link to post
Share on other sites
Định nghĩa lại sai phạm trong khoa học
Daniele Fanelli
tiasang.com.vn
01:42-15/03/2013

Để giảm sai phạm trong khoa học, cần đảm bảo rằng nhà nghiên cứu không thể nói dối bằng cách cố tình cung cấp thiếu thông tin.

Posted Image

Tác giả bài viết Daniele Fanelli


Trước tình trạng những kết quả nghiên cứu sai sót, thiên lệch, và giả mạo, sự ứng phó của cộng đồng khoa học hiện nay còn rất yếu. Chỉ có những trường hợp nghiêm trọng quá mức là bị phát hiện và trừng trị, còn những trường hợp sai phạm ở mức độ nhẹ hơn hầu như lọt lưới, và cho đến nay hầu như chưa có một giải pháp nào chống lại những công bố thiên lệch. Vì vậy tại hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về Đạo đức Nghiên cứu sẽ được tổ chức tại Montreal, Canada từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 5 năm 2013 tới đây, các đại biểu sẽ thảo luận về những giải pháp cho vấn đề này.

Trên tạp chí Nature và nhiều diễn đàn khoa học khác, người ta thường đưa ra những đề xuất như cải thiện công tác hướng dẫn và đào tạo, cho phép nhà nghiên cứu công bố những kết quả không hợp lý (negative result). Nhằm giảm thiểu những trường hợp các nhà nghiên cứu bóp méo thông tin để đạt được những kết quả có vẻ hợp lý, giảm nhẹ áp lực đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có công bố, yêu cầu đăng ký trước thông tin về các công trình nghiên cứu1, tập huấn về đạo đức, và đảm bảo những chế tài trừng phạt nghiêm khắc.

Tất cả những điều trên đều quan trọng, tuy nhiên dường như người ta đã quá đề cao lợi ích của việc tác động tới tâm trí của nhà nghiên cứu mà quên mất rằng những kiến thức khoa học là đáng tin cậy không phải vì các nhà khoa học thông minh, khách quan hay trung thực hơn những người khác, mà bởi những phát kiến của họ luôn được công khai đối diện với sự phê bình và các thử nghiệm độc lập tái hiện lại quy trình tiến hành nghiên cứu. Do đó chìa khóa chống lại sai phạm trong khoa học không phải chỉ chú tâm vào [kiểm soát/đánh giá] hành vi của các nhà khoa học, mà nên tập trung vào [kiểm soát/đánh giá] những sản phẩm thông tin mà họ cung cấp.

Với việc định nghĩa sự sai phạm trong khoa học căn cứ trên các hành vi của nhà nghiên cứu, như cách làm hiện nay ở mọi quốc gia, chúng ta buộc phải dựa vào những người đứng ra tố cáo để phát hiện ra sai phạm, trừ khi sự sai phạm ấy tự thân bộc lộ một cách hiển nhiên ngay trên những gì được tác giả công bố. Rất hiếm khi những trường hợp sai phạm có người đứng ra làm chứng; và nhiều cuộc điều tra cho thấy rằng khi người ta biết một hành vi sai trái của một đồng nghiệp, họ hiếm khi trình báo. Những người làm công tác thanh tra do đó đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là làm sao tái hiện được những gì mà một nhà khoa học đã làm, xác minh được rằng hành vi ấy là sai so với những quy chuẩn trong hoạt động nghiên cứu, và xác định liệu sự sai lệch ấy có nhằm mục đích lừa dối hay không. Khó khăn ấy khiến chỉ có một số ít những trường hợp rõ ràng nhất bị phơi bày.

Ví dụ như vụ bê bối của Diederik Stapel, nhà tâm lý học người Hà Lan từng có không ít tiếng tăm, tới năm ngoái bị người ta phát hiện đã ngụy tạo dữ liệu nghiên cứu trong gần 20 năm. Ông ta đã làm điều đó bằng cách nào? Thứ nhất, Stapel luôn luôn tự mình thu thập các dữ liệu, qua đó loại trừ hoàn toàn khả năng có nhân chứng. Thứ hai, các nhà nghiên cứu khác không có động cơ để thực hiện lại những thí nghiệm của ông ta, và nếu có làm thì họ cũng không đủ thông tin để lý giải sự khác biệt trong kết quả với những kết luận trong nghiên cứu của Stapel. Và thứ ba, quan trọng nhất, là Stapel hoàn toàn được phép không cung cấp trong công bố của mình những chi tiết cụ thể có khả năng bộc lộ những gian dối và sai sót trong thống kê.

Nhằm giải quyết vấn đề này, đầu tiên chúng ta cần tái định nghĩa sự sai phạm trong khoa học: “đó là tất cả những sự cung cấp thiếu hoặc gây hiểu nhầm các thông tin cần và đủ cho việc thẩm định tính chính xác và tầm quan trọng của nghiên cứu, ở mức độ phù hợp cần thiết với bối cảnh của nghiên cứu được công bố”.

Một số người sẽ cho rằng định nghĩa này quá rộng. Tuy nhiên, nó không hề rộng hơn so với định nghĩa về sự giả mạo được Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ Hoa Kỳ sử dụng: “Ngụy tạo các nguyên liệu, phương tiện hay quá trình nghiên cứu; hoặc thay đổi hay bỏ qua những dữ liệu, kết quả, khiến cho việc nghiên cứu không được phản ánh chính xác trong biên bản nghiên cứu”. Định nghĩa này chỉ ra một cách rõ ràng rằng khi nào có một sự khác nhau giữa những gì được báo cáo và những gì nhà nghiên cứu đã làm trong thực tế, thì đó là sai phạm trong khoa học.

Nhiệm vụ chính của các biên tập viên và các trọng tài là bảo đảm rằng các nhà nghiên cứu tuân theo những quy định về báo cáo thông tin. Họ phải hướng dẫn các nhà nghiên cứu làm theo những bản hướng dẫn thích hợp, thậm chí trước cả khi việc nghiên cứu được bắt đầu, và bảo đảm rằng mọi thông tin chi tiết cần thiết đều được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu quy định trong bản hướng dẫn. Nếu tác giả từ chối hay không thể tuân theo, bài báo (hoặc đơn đăng ký tài trợ kinh phí) của họ sẽ bị từ chối. Mỗi công bố khoa học cần nêu rõ quá trình nghiên cứu tuân theo những bản hướng dẫn nào.

Bằng việc thống nhất các quy định báo cáo thông tin, sự công bằng được nâng cao, trong khi quyền tự chủ trong khoa học vẫn được đảm bảo. Ví dụ như nhà khoa học vẫn được toàn quyền quyết định liệu có cần dò tìm qua các phép thử nhằm đạt được ý nghĩa thống kê như mong muốn (“fishing” for statistical significance) hay không, nhưng bản hướng dẫn sẽ yêu cầu nhà khoa học phải cung cấp danh sách mọi phép thử được thực hiện, qua đó cho phép độc giả nhận biết được nguy cơ về những kết quả thống kê không khách quan.
Những bản hướng dẫn được biên soạn cẩn trọng có thể khiến việc ngụy tạo và đạo văn trở nên khó khăn hơn, bằng cách yêu cầu công bố những chi tiết có thể kiểm chứng. Những chi tiết ấy sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu đáng nghi vấn như bỏ quên tên tác giả (ghost authorship: bỏ qua không ghi nhận công lao của người có cống hiến quan trọng cho nghiên cứu được công bố), lợi dụng các trợ lý, giả thuyết hậu nghiệm (post hoc hypotheses: đặt ra giả thuyết mang tính chữa cháy nhằm hợp lý hóa dữ liệu thu được), hoặc cố tình loại bỏ những dữ liệu thống kê ngoài mong muốn của tác giả.

Các bản hướng dẫn vừa là tài liệu học tập cho các nghiên cứu sinh, vừa giúp họ luyện tập bằng cách thực hiện lại các nghiên cứu đã được công bố. Nên có những quỹ đặc biệt dành riêng cho những người độc lập tiến hành tái thử nghiệm những kết quả nghiên cứu chưa được thẩm định lại.

Cách nỗ lực phòng chống các sai phạm trong khoa học hiện nay đang bị lạc mục tiêu: cộng đồng khoa học đang cố gắng kiểm soát hoạt động nghiên cứu theo cách giống như kiểm soát hoạt động ở những ngành nghề khác, trong khi nghiên cứu khoa học có đặc thù hoàn toàn khác. Độ tin cậy của các “sản phẩm” khoa học được đảm bảo không phải do hoạt động của từng cá nhân, mà phải thông qua một tiến trình đối thoại tập thể.

Hữu Quang dịch theo bài viết của Daniele Fanelli, Nature số 494, 149 (ngày 14 tháng Hai năm 2013)

http://www.nature.co...porting-1.12411

----


Điều này chứng tỏ các nhà khoa học thuộc nền tảng tri thực khoa học của văn minh Tây phương vẫn không có một phương pháp chuẩn mực để thẩm định chân lý. Do đó, nó không thể xác định được một ý tưởng thể hiện một kết quả đúng hay sai; mà một trong những thành tố của nó là dối trá trong khoa học. Những đề xuất của tác giả bài viết này - ông Daniele Fanelli - chứng tỏ nền khoa học hiện đại đang bế tắc:

Các nỗ lực phòng chống các sai phạm trong khoa học hiện nay đang bị lạc mục tiêu: cộng đồng khoa học đang cố gắng kiểm soát hoạt động nghiên cứu theo cách giống như kiểm soát hoạt động ở những ngành nghề khác, trong khi nghiên cứu khoa học có đặc thù hoàn toàn khác. Độ tin cậy của các “sản phẩm” khoa học được đảm bảo không phải do hoạt động của từng cá nhân, mà phải thông qua một tiến trình đối thoại tập thể.



Đây là một ý tưởng sai và sẽ đưa những phát minh vào ngõ cụt. "Chân lý không phụ thuộc vào số đông!".

Nhiệm vụ chính của các biên tập viên và các trọng tài là bảo đảm rằng các nhà nghiên cứu tuân theo những quy định về báo cáo thông tin. Họ phải hướng dẫn các nhà nghiên cứu làm theo những bản hướng dẫn thích hợp, thậm chí trước cả khi việc nghiên cứu được bắt đầu, và bảo đảm rằng mọi thông tin chi tiết cần thiết đều được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu quy định trong bản hướng dẫn. Nếu tác giả từ chối hay không thể tuân theo, bài báo (hoặc đơn đăng ký tài trợ kinh phí) của họ sẽ bị từ chối. Mỗi công bố khoa học cần nêu rõ quá trình nghiên cứu tuân theo những bản hướng dẫn nào.

Bằng việc thống nhất các quy định báo cáo thông tin, sự công bằng được nâng cao, trong khi quyền tự chủ trong khoa học vẫn được đảm bảo. Ví dụ như nhà khoa học vẫn được toàn quyền quyết định liệu có cần dò tìm qua các phép thử nhằm đạt được ý nghĩa thống kê như mong muốn (“fishing” for statistical significance) hay không, nhưng bản hướng dẫn sẽ yêu cầu nhà khoa học phải cung cấp danh sách mọi phép thử được thực hiện, qua đó cho phép độc giả nhận biết được nguy cơ về những kết quả thống kê không khách quan.
Những bản hướng dẫn được biên soạn cẩn trọng có thể khiến việc ngụy tạo và đạo văn trở nên khó khăn hơn, bằng cách yêu cầu công bố những chi tiết có thể kiểm chứng. Những chi tiết ấy sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu đáng nghi vấn như bỏ quên tên tác giả (ghost authorship: bỏ qua không ghi nhận công lao của người có cống hiến quan trọng cho nghiên cứu được công bố), lợi dụng các trợ lý, giả thuyết hậu nghiệm (post hoc hypotheses: đặt ra giả thuyết mang tính chữa cháy nhằm hợp lý hóa dữ liệu thu được), hoặc cố tình loại bỏ những dữ liệu thống kê ngoài mong muốn của tác giả.

.

Lại một ý tưởng sai nữa! Đây là biện pháp hành chính hóa nghiên cứu khoa học. Điều này thích hợp với sự ổn định và bóp chết những phát triển. Những biện pháp này giành cho những nhà quản trị xã hội, tức giới chính trị, chứ không phải những nhà khoa học.
Ngoài ra tác giả còn đưa ra cơ sở thẩm định bằng biện pháp thống kê, cho thấy nền tảng tri thức khoa học thuộc văn minh Tây phương vẫn chủ yếu dựa vào thực nghiệm, như đoạn sau đây:

Bằng việc thống nhất các quy định báo cáo thông tin, sự công bằng được nâng cao, trong khi quyền tự chủ trong khoa học vẫn được đảm bảo. Ví dụ như nhà khoa học vẫn được toàn quyền quyết định liệu có cần dò tìm qua các phép thử nhằm đạt được ý nghĩa thống kê như mong muốn (“fishing” for statistical significance) hay không, nhưng bản hướng dẫn sẽ yêu cầu nhà khoa học phải cung cấp danh sách mọi phép thử được thực hiện, qua đó cho phép độc giả nhận biết được nguy cơ về những kết quả thống kê không khách quan.



Tất nhiên, từ cách đặt vấn đề sai, sẽ dẫn đến việc đề xuất biện pháp khắc phục sai -" Chẳng ai làm ra một cái đúng từ một cái sai!" - Khi tác giả cho rằng:

Nên có những quỹ đặc biệt dành riêng cho những người độc lập tiến hành tái thử nghiệm những kết quả nghiên cứu chưa được thẩm định lại.



Với đề xuất này, tôi có một ý nghĩ hơi hài hước rằng: Sẽ có không ít nhà khoa học phản đối phát minh để có tiền tái thử nghiệm.

Về khả năng thẩm định những giá trị tính chân lý của một phát minh thì những tri thức của nền văn minh Đông phương siêu việt hơn nhiều. Thí dụ: Một nhà khoa học của Nasa công bố trên tạp chí của tổ chức này, về việc tìm thấy hóa thạch tế bào sống trong một thiên thạch. Tôi xác định ngay mà không cần đến bất cứ một ý tưởng nào trong bài viết của ông Daniele Fanelli rằng: "Cho dù người ta tìm thấy một sinh vật ngọ ngoậy trong tảng thiên thạch, thì hiện tượng có thể giải thích từ một cách khách. Và phát hiện đó là một sai lầm". Vài ngày sau, chính Nasa cải chính tín này. Tôi đúng! (Bài viết còn ngay trong web của Lý Học Đông phương - nhiều người đã đọc). Đấy là một thí dụ nhỏ. Ở tầm cở bao quát hơn - đó chính là sự xác định "Không có Hạt của Chúa". Còn 15 ngày nữa, các nhà khoa học Châu Âu sẽ xác định điều này. Nếu "chẳng may" tôi đúng thì là một thí dụ nữa xác định rằng: Có nhiều chuẩn mực đáng tin cậy hơn để thẩm định những phát kiến, hoặc ý tưởng khoa học. Trên trang web này có qúa nhiều những ví dụ mang tính thẩm định như vậy, mà không dùng đến những đề xuất của tác giả.

Tri thức của nền văn minh Đông phương cao cấp hơn nhiều so với tri thức của nền văn minh hiện đại. Do đó, nó có khả năng thẩm định những giá trị của nền văn minh hiện đại. Ngược lại thì những giá trị của nền văn minh hiện đại không có khả năng thẩm định được nó.
Việc ứng dụng những tiêu chí khoa học chỉ mới là một phương pháp thẩm định - dễ hiểu nhất so với nền tảng tri thức khoa học hiện đại có thể tiếp thu được. C
òn nhiều tiêu chí khác mang tính "chuyên ngành" của Lý học Đông phương để thẩm định chân lý, từ vi mô đến vĩ mô.
Nhưng điều kiện cốt lõi có tính quyết định vẫn là Việt sử 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Định nghĩa lại sai phạm trong khoa học
Daniele Fanelli
tiasang.com.vn
01:42-15/03/2013

Để giảm sai phạm trong khoa học, cần đảm bảo rằng nhà nghiên cứu không thể nói dối bằng cách cố tình cung cấp thiếu thông tin.

Tri thức của nền văn minh Đông phương cao cấp hơn nhiều so với tri thức của nền văn minh hiện đại. Do đó, nó có khả năng thẩm định những giá trị của nền văn minh hiện đại. Ngược lại thì những giá trị của nền văn minh hiện đại không có khả năng thẩm định được nó.
Việc ứng dụng những tiêu chí khoa học chỉ mới là một phương pháp thẩm định - dễ hiểu nhất so với nền tảng tri thức khoa học hiện đại có thể tiếp thu được. C
òn nhiều tiêu chí khác mang tính "chuyên ngành" của Lý học Đông phương để thẩm định chân lý, từ vi mô đến vĩ mô.
Nhưng điều kiện cốt lõi có tính quyết định vẫn là Việt sử 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ.

================
Tôi cần phải bổ sung thêm về tính thẩm định của Lý học Đông phương với tri thức khoa học hiện đại là: Sự xác định mô hình toán học trong nghịch lý Cantor và mô hình Vonfram hoàn toàn thể hiện một định hướng đúng trong việc miêu tả bản chất của vũ trụ. Bây giờ, để chứng tỏ tính vượt trội của Lý học Đông phương mà tôi đã phát biểu ở bài viết trên, tôi xác định có tính thẩm định rằng "Lý thuyết toàn ảnh" được mô tả trong bài viết dưới đây trên web Tiasang hoàn toàn có một định hướng đúng - Mặc dù lý thuyết này, ngay bây giờ có thể chưa được "Khoa học công nhận. Tất nhiên sự thẩm định này nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở bờ nam sống Dương tử.

Vũ trụ toàn ảnh: một kỷ nguyên khoa học mới?
Cao Chi
tiasang.com.vn
03:48-16/04/2009

Nhóm các nhà vật lý Đức và Anh GEO600 khi đang truy tìm sóng hấp dẫn đã ghi đo được một tiếng ồn lạ lùng mà họ không giải thích được. Nhà vật lý Mỹ CRAIG HOGAN đã tiên đoán sự tồn tại của tiếng ồn đó và đồng nhất tiếng ồn đó với tiếng ồn toàn ảnh (holographic noise) của vũ trụ. Trong vũ trụ toàn ảnh mọi thực thể trong không gian và thời gian đều liên thông với nhau (interconnectedness) và cách tiếp cận toàn ảnh giúp thống nhất hấp dẫn và lượng tử ( bài toán số một của vật lý ) và rộng hơn cung cấp một tầm nhìn nhất quán đối với mọi hiện tượng thuộc vật lý, sinh học, bệnh học, tâm lý học, ngoại tâm lý học (parapsychology)...Vũ trụ toàn ảnh nếu đúng sẽ mở ra một kỷ nguyên khoa học mới có chiều sâu hơn hiện nay (ScienceDaily Feb.4, 2009).

To see a World in a Grain of Sand
And a Heaven in a Wild Flower,
Hold Infinity in the palm of your hand
And Eternity in an hour.


Dịch nghĩa:
Để thấy Vũ trụ trong một Hạt cát
Và Bầu trời trong một Đóa hoa Rừng,
Hãy giữ Vô cùng trong lòng tay bạn
Và Thiên thu trong một khắc đồng hồ.
William Blake (thi sĩ Anh 1757-1827)


Toàn ảnh ( holography) là gì?

Như chúng ta biết trong quang học có phương pháp ghi một vật thể 3 chiều bằng một ảnh 2 chiều (hologram). Kỹ thuật này gọi là holography (phương pháp toàn ảnh). Chữ holography có gốc từ tiếng Hy Lạp (whole, toàn thể) + graphe (writing, ghi ảnh). Đây là một phương pháp chụp ảnh hiện đại. Holography được phát minh năm 1948 bởi nhà vật lý người Hung Dennis Gabor (1900-1079), nhờ thành tích này ông được nhận giải Nobel năm 1971.

Posted Image

Hình 1 . Holography trong quang học



Hologram là một ảnh 2D (2 chiều), song khi được nhìn dưới những điều kiện chiếu sáng nhất định thì tạo nên một hình ảnh 3D (3 chiều) trọn vẹn. Mọi thông tin mô tả vật thể 3D đều được mã hoá trên mặt biên 2D. Như vậy chúng ta có hai thực tại 2D và 3D tương đương với nhau về mặt thông tin (xem hình 1).
Một tính chất quan trọng khác của hologram là nếu chỉ lấy một phần của nó người ta cũng có thể khôi phục được hình ảnh 3D của vật. Tính chất này được diễn tả trong mấy vần thơ đề tựa của William Brake ở đầu bài viết ( trùng hợp vì triết lý toàn ảnh), mặc dầu chúng được viết từ nhiều thế kỷ trước.

Hai kiến trúc sư lớn của toàn ảnh
Hai nhà khoa học, kiến trúc sư của lý thuyết toàn ảnh là: nhà vật lý David Bohm (Đại học London) và nhà thần kinh học xuất sắc Karl Pribram (Đại học Stanford , tác giả cuốn sách nổi tiếng Các ngôn ngữ của não bộ – Languages of the Brain). Một điều kỳ lạ là hai nhà khoa học này vốn làm việc trong hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau lại cùng đi đến những kết luận giống nhau. Bohm đi đến kết luận về tính toàn ảnh của vũ trụ sau nhiều năm không hài lòng với những giải thích các hiện tượng vi mô theo thuyết lượng tử, còn Pribram - vì sự thất bại của các lý thuyết cổ điển sinh học đối với những bí ẩn trong sinh lý học thần kinh ( neurophysiology).
Cuối cùng họ gặp nhau và cùng hiểu rằng mô hình toàn ảnh cho phép hiểu được một loạt những điều bí ẩn trong vật lý, trong thần giao cách cảm (telepathy), tiên tri (precognition-biết trước sự vật), sự thống nhất con người và vũ trụ (oneness), động học tâm lý (psychokinesis),...

Vũ trụ là một toàn ảnh (hologram)
Khi làm việc tại Phòng thí nghiệm Bức xạ Berkeley về plasma, Bohm đã nhận xét rằng trong trạng thái plasma các electron không hành xử như những thực thể riêng lẻ mà như thành phần của một hệ thống nhất liên thông (interconnected). Điều đáng ngạc nhiên là plasma có thể hút các tạp chất ở biên giống như một trực trùng amip (amoeboid) nuốt chất lạ vào bào nang. Bohm có ấn tượng là biến các electron là một sinh thể. Những ý tưởng đó giúp Bohm tìm ra plasmon, tạo nên tiếng tăm cho nhà vật lý.

Posted Image

Hình2 . Hai cá vàng trên hai màn hình từ hai camera chỉ là hai hình ảnh của một thực thể ở mức sâu hơn.



Bohm đưa ra một ví dụ: hãy lấy một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh (hình 2) và tưởng tượng rằng bạn chưa bao giờ thấy một cảnh tượng như vậy, mọi nhận thức của bạn chỉ có được nhờ hai camera tivi A & B quét từ hai góc khác nhau. Khi nhìn vào hai màn hình tivi bạn lầm tưởng đang quan sát hai con cá vàng. Song theo dõi một lúc bạn thấy rằng có mối liên hệ đồng bộ giữa hai con cá này. Như vậy hai ảnh trên hai màn hình chỉ là hai biểu hiện của một thực thể ở mức sâu hơn, trong trường hợp này thực thể đó là bể cá cảnh với cá vàng bên trong. Tình huống này giống như hai photon phát ra từ sự phân rã của một positronium.Theo Bohm tồn tại một thế lượng tử chiếm đầy không gian và các hạt liên thông với nhau một cách không định xứ (nonlocal).
Nguyên lý toàn ảnh có thể dẫn đến một triết học sâu sắc. David Bohm (hình 3) quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram). Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded). Một film toàn ảnh (hologram) và hình ảnh nó tạo ra là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh. Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded).
Theo David Bohm sóng và hạt đều bị cuộn lại trong một thực thể lượng tử, chỉ có quá trình tương tác mới bộc lộ tường minh một khía cạnh nào đó còn khía cạnh kia vẫn nằm tiềm ẩn. Vì từ toàn ảnh (holographic) có tính tĩnh tại (static) nên để mô tả những quá trình động (dynamic) cuộn lại và mở ra liên tục của thực tại nên David Bohm đưa ra danh từ toàn ảnh động (holomovement)
Bohm quan niệm rằng mọi vật trong vũ trụ đều là những phần tử của một continium [1]. Bohm cho rằng phân biệt thế giới sống (living) và không sống (nonliving) là điều vô nghĩa.
Vì mỗi phần của một bức toàn ảnh (hologram) đều chứa thông tin của toàn ảnh cho nên mỗi bộ phận của vũ trụ đều chứa thông tin của toàn vũ trụ. Điều đó có nghĩa là nếu biết cách tiếp cận thì chúng ta có thể tìm thấy thiên hà Tiên nữ (Andromeda) trong móng ngón tay bàn tay trái [2]. Bài thơ của William Blake (thi sĩ Anh 1757-1827) đề dẫn trên đây diễn tả cùng một ý.

Não bộ là một toàn ảnh (hologram)
Pribram (hình 4) xuất phát từ việc tìm hiểu não bộ lưu trữ trí nhớ bằng cách nào và ở đâu . Trong những năm 1940 người ta tin rằng trí nhớ nằm trong não bộ. Mỗi dấu vết trí nhớ gọi là một engram, tuy chẳng ai biết engram được cấu tạo bằng gì .
Từ năm 1920 Wilder Penfield dường như chứng minh được rằng các engram nằm trong những vùng nhất định của não bộ [3]. Pribram, lúc còn là một nhà phẫu thuật thần kinh nội trú không có một nghi ngờ nào đối với lý thuyết engram của Penfield. Song nhiều điều xảy ra đã làm Pribram thay đổi quan điểm. Tại Phòng thí nghiệm sinh học Yerkes, Florida, nhà tâm lý thần kinh (neuropsychologist) Karl Lashley đã huấn luyện chuột một số kỹ năng rồi cắt bỏ những phần trong não bộ có thể liên quan đến kỹ năng đó (không một nhà phẫu thuật nào tìm được một vị trí xác định của các engram ). Song một điều ngạc nhiên là dù cắt bỏ bao nhiêu đi nữa kỹ năng được huấn luyện vẫn lưu tồn. Và Pribram đi đến kết luận quan trọng: trí nhớ không được lưu trữ tại một nơi nào cả trong não bộ mà bằng một cách nào đó lan truyền và phân bố trong toàn não bộ.
Vào giữa năm 1960 khi Pribram đọc một bài báo trên Scientific American về cấu tạo của một hologram thì ông hiểu rằng: não bộ là một toàn ảnh (hologram).
Trí nhớ được xem như là những xung lượng thần kinh đan chéo chằng chịt trong não bộ tương tự như những hình ảnh giao thoa tia laser trên một diện tích của hologram.
Không riêng gì đối với trí nhớ mà đối với các khả năng khác của con người như thị giác và thính giác người ta cũng quan sát được các tính chất toàn ảnh (nhà nghiên cứu Hugo Zucarelli phát triển kỹ thuật gọi là âm học toàn ảnh - holophonic sound, sử dụng tính toàn ảnh của thính giác).
Nếu như một phần của hologram có khả năng tái tạo toàn ảnh của một vật thì mỗi phần của não bộ cũng chứa tất cả thông tin để phục hồi toàn bộ trí nhớ.
Một nhà sinh học là Paul Pietsch (Đại học Indiana) muốn chứng minh rằng Pribram sai đã thực hiện hơn 700 thí nghiệm (cắt lớp, đảo chiều, thay đổi thứ tự, cắt bỏ, thái mỏng) trên bộ não của nhiều con kỳ giông (salamandridae) song lúc đặt lại trong bộ não những gì còn lại thì thấy các con vật vẫn hành xử như không có điều gì xảy ra đối với trí nhớ.

Bohm và Pribram gặp nhau

Posted Image


Hình 3 . David Bohm (1917-1992)


Posted Image

Hình 4. Karl Pribram


Các lý thuyết của Bohm và Pribram đã tạo nên một quan điểm sâu sắc về nhận thức luận đối với thế giới khách quan: toàn bộ vũ trụ là một toàn ảnh (the entire universe is a hologram), bộ não là một hologram cuộn vào trong vũ trụ toàn ảnh (the brain is a hologram enfolded in a holographic universe).

Các lý thuyết của Bohm và Pribram đã tạo nên một quan điểm sâu sắc về nhận thức luận đối với thế giới khách quan: toàn bộ vũ trụ là một toàn ảnh (the entire universe is a hologram), bộ não là một hologram cuộn vào trong vũ trụ toàn ảnh (the brain is a hologram enfolded in a holographic universe).
Năm 1982 Alain Aspect (Đại học Paris) đã thực hiện một thí nghiệm có thể nói là quan trọng nhất trong thế kỷ 20, liên quan đến nghịch lý EPR [4], chứng minh rằng trong những điều kiện nhất định các hạt như electron có thể tức thời liên lạc với nhau (vậy vận tốc truyền thông tin lớn hơn vận tốc ánh sáng) bất kể khoảng cách giữa chúng là 10 m hay 10 triệu dặm.
Theo David Bohm thì thí nghiệm của Aspect càng chứng minh vũ trụ quả là một hologram. Trong nghịch lý EPR , theo Bohm thì Einstein sai lầm vì cho rằng hệ đó là hai hạt riêng lẻ trong khi phải xét chúng như một hệ không phân chia được.
Và không phải các electron đã truyền thông tin cho nhau theo một cách bí ẩn nào đó mà là sự phân cách giữa chúng chỉ là một ảo tưởng. Tại một mức sâu các hạt đó không là những thực thể riêng lẻ mà chỉ là những biểu kiến của một thực thể cơ bản.
Rộng hơn mọi thành phần của vũ trụ ở một mức sâu đều liên thông với nhau (interconnectedness) và ngược lại vũ trụ hiện hữu trong mỗi bộ phận (“whole in every part”). Một ví dụ của mức sâu đó của thực tại chính là cái bể cá cảnh cùng con cá vàng trong ví dụ nói ở trên đây. Theo Bohm ta thấy được những thực thể riêng biệt chỉ vì ta chỉ nhìn được một khía cạnh của thực tại. Các thực thể riêng biệt đó chỉ là những bóng ma (eidolon) còn vũ trụ tự thân là một hình chiếu, nói cách khác là một hologram.
Các electron của nguyên tử carbon trong não bộ của con người liên thông với các nguyên tử của mỗi con cá hồi đang bơi, của mỗi quả tim đang đập và của những vì sao đang chiếu sáng trên bầu trời. Vì sự liên thông phổ quát này mà trong vũ trụ toàn ảnh , thậm chí không gian và thời gian không còn là cơ bản nữa!
Những khái niệm như tọa độ và thời điểm sẽ không còn ý nghĩa trong một vũ trụ mà không vật gì được tách rời với vật khác trong không gian và thời gian. Tại mức sâu hơn này, thực tại là một siêu hologram trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai quyện vào nhau và tồn tại đồng thời. Tại mức sâu siêu hologram nếu tìm được phương pháp thích hợp chúng ta có thể làm tái hiện được những cảnh tượng từ quá khứ xa xôi.
Sự tổng hợp hệ thống ý tưởng của Bohm và Bribram dẫn đến là hệ mẫu toàn ảnh HP (Holographic Paradigm). Nhiều nhà khoa học công nhận rằng nhiều hiện tượng ngoại tâm lý học (para-psychological [5]) như thần giao cách cảm, luân hồi, tiên tri... có thể hiểu được nhờ HP.
Thời gian sẽ trả lời HP đúng hay sai song hiện tại HP ,vì hàm lượng triết lý lớn, đang làm say đắm nhiều nhà khoa học và là nguồn cảm hứng dồi dào cho điện ảnh (các phim ‘The Matrix’, ‘The 13th Floor’, Star Trek...) cho nghệ thuật, văn chương.Cuộc chiến quanh lỗ đen & nguyên lý toàn ảnh
Vì sao mà nguyên lý toàn ảnh trở nên quan trọng cho vật lý lượng tử?[6]
Năm1993 Gerard ‘t Hooft (và có thể cùng thời Leonard Susskind, một trong những người phát triển lý thuyết dây) đề ra nguyên lý holographic: theo nguyên lý này tồn tại một vật lý nD trên mặt biên (không gian n chiều) mô tả được hoàn toàn vật lý (n+1)D của hệ nằm trong mặt biên (không gian n+1 chiều).Thông tin trong một thể tích không gian sẽ được lưu trữ bề mặt của thể tích đó, ở đấy một bit thông tin chiếm 1/4 yếu tố diện tích Planck (Bekenstein). Đối với lỗ đen thông tin này sẽ được mã hóa trên mặt chân trời của lỗ đen.
Theo nguyên lý holographic các quy luật vật lý trên mặt biên (xem là hologram) mô tả tương tác giữa các hạt như quark, gluon trong khi các quy luật vật lý của không gian nằm trong mặt biên được mô tả bởi lý thuyết siêu dây như thế có chứa cả hấp dẫn!


Posted Image


Hình 5 . Lý thuyết trường conform (CFT) trên mặt biên (hologram ) tương đương với lý thuyết dây có hấp dẫn trong không gian anti-de Sitter ( ánh xạ holographic : AdS / CFT )

Năm 1997, tác giả Maldacena (Đại học Harvard) đã thực hiện nguyên lý holography nhờ thiết lập mối quan hệ sau:
Một vũ trụ mô tả bởi lý thuyết siêu dây (như vậy có hấp dẫn) trong một không-thời gian anti-de Sitter 5 chiều tương đương với một lý thuyết trường lượng tử (không chứa hấp dẫn) trên mặt biên 4 chiều của không-thời gian đó (xem hình 5).
Bài toán lớn nhất hiện nay của vật lý lượng tử là thống nhất được hai lý thuyết lớn nhất của thời đại: lý thuyết lượng tử và lý thuyết tương đối rộng. Nguyên lý toàn ảnh nói trong bài này có hy vọng là một phương án để làm được điều đó!
Công trình của Maldacena gây một tiếng vang lớn trong giới vật lý lý thuyết, trong vòng 5 năm công trình của Maldacena được trích dẫn trên 5000 lần và được xem như một bước đột phá về quan niệm, tạo nên một cách nhìn mới đối với hấp dẫn và lý thuyết trường lượng tử.
Cuốn sách vừa xuất bản “ Cuộc chiến quanh lỗ đen- La guerre du trou noir ” của Leonard Susskind [6] mô tả lại cuộc tranh luận giữa Stephen Hawking và nhiều người khác thuộc phái phản đối. Stephen Hawking cho rằng lỗ đen là một thực thể vi phạm nguyên lý bảo toàn thông tin trong lý thuyết lượng tử (và trong vật lý nói chung), một thực thể xé nuốt thông tin (dévoreurs d’informations). Song đến năm 2004 thì Stephen Hawking tuyên bố thua cuộc John Preskin trong một cuộc đánh đố rằng thông tin bảo toàn hay biến mất sau khi lỗ đen bay hơi.
Như vậy bài toán nghịch lý về thông tin trong lỗ đen có thể xem như được sáng tỏ phần nào (thông tin là bảo toàn song thu hồi nó như thế nào?). Nguyên lý toàn ảnh khẳng định rằng mọi thông tin trong lỗ đen giờ đây được mã hoá trên diện tích chân trời và thông tin được bảo toàn trong quá trình bay hơi của lỗ đen. Thất bại này của Stephen Hawking càng làm cho giới khoa học chú ý nhiều đến HP.

Một kiểm chứng thực nghiệm: phát hiện tiếng ồn toàn ảnh (holographic noise) của dự án GEO600?
GEO600 là một dự án hợp tác giữa Viện Vật lý hấp dẫn Max Planck, Đại học Leibniz Hannover, Đại học Cardiff, Đại học Glashow và Đại học Birmingham. GEO600 là một detector dài 600 m, xây dựng tại Hannover (Đức) có mục tiêu tìm sóng hấp dẫn phát ra từ những thiên thể như sao neutron, lỗ đen. Hiện nay GEO600 [7] chưa tìm ra sóng hấp dẫn song rất có thể đã phát hiện một hiện tượng quan trọng nhất trong thế kỷ này. Trong nhiều tháng qua đội ngũ GEO600 đau đầu vì một nhiễu loạn, một tiếng ồn không giải thích được trong detector của họ.


Posted Image

Hình 6 . Craig Hogan

Nếu nhóm GEO600 đã tìm thấy những gì mà Craig Hogan phỏng đoán thì chúng ta đang ở trong một hologram vũ trụ khổng lồ.


Một điều đáng ngạc nhiên, Craig Hogan (hình 6), Giám đốc Trung tâm Vật lý thiên văn các hạt cơ bản, Phòng thí nghiệm Gia tốc quốc gia Fermi , GS Đại học Chicago, Illinois lại tiên đoán được rằng nhóm GEO600 sẽ gặp vấn đề về tiếng ồn lạ lùng này và đưa ra cách giải thích: nhóm GEO600 đã tiến đến giới hạn cơ bản của không thời gian, đã tiến đến điểm mà continium phẳng phiu của Einstein chấm dứt nhường chỗ cho cấu trúc dạng “hạt” gián đoạn, nhóm GEO600 đã chạm ngõ đến sự thăng giáng “run rẩy” lượng tử của không thời gian, một mức sâu của thực tại trong vũ trụ hologram [8]. Tại những khoảng cách vi mô với kích thước cỡ 10– 35 m ( độ dài Planck) không thời gian có cấu trúc gián đoạn như cấu tạo được bằng những pixel .
GS Bernard Schutz (Viện Thiên văn Hoàng gia Anh) nói: nếu tiếng ồn toàn ảnh được phát hiện thì đây là tín hiệu của một kỷ nguyên mới trong vật lý cơ bản (ScienceDaily,Feb.4,2009). GS Karsten Danzmann, Giám đốc Viện Albert Einstein Hannover dè dặt hơn phát biểu: vấn đề tiếng ồn toàn ảnh đã đặt nhóm nghiên cứu GEO600 vào tâm cơn lốc của một nghiên cứu cơ bản quan trọng của thế kỷ. Nhóm các nhà vật lý GEO600 đang tích cực thu thập dữ liệu để chứng minh liệu tiếng ồn họ thu được có phải là tiếng ồn toàn ảnh hay không?
Nếu nhóm GEO600 đã tìm thấy những gì mà Craig Hogan phỏng đoán thì chúng ta đang ở trong một hologram vũ trụ khổng lồ.Kết luận
Vũ trụ của chúng ta có thể là một hologram khổng lồ (Our World May Be a Giant Hologram [9]). Nếu điều này đúng thì trước mắt chúng ta là một kỷ nguyên khoa học mới (ScienceDaily,Feb.4,2009) có tầm bao quát một cách thống nhất nhiều hiên tượng (từ vật lý đến các khả năng kỳ diệu của não bộ) mà khoa học hiện nay chưa có lời giải thích. Vũ trụ toàn ảnh sẽ có tác động lớn đến triết học và là nguồn cảm hứng của nhiều ngành nghệ thuật. Nhiều nhà khoa học xếp lý thuyết Vũ trụ toàn ảnh ở tuyến đầu tri thức (latest frontier of knowledge), lý thuyết Vũ trụ toàn ảnh có nội dung lớn hàm ẩn cả toán, lý, sinh, triết học...
-----------
Tài liệu tham khảo & chú thích
[1] David Bohm, Wholeness and the implicate Order, 1980.
[2] Michael Talbot, The holographic Universe,1996.
[3] Wilder Penfield, The mystery of Mind, 1975.
[4] EPR : nghịch lý EINSTEIN, PODOLSKY & ROSEN,
xem Cao Chi , Cơ học lượng tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan (RQM), KH&TQ số tháng 9 / 2008.
[5] Ngoại tâm lý học (parapsychology) nghiên cứu những khả năng giả đoán của tâm lý: ngoại cảm (telepathy), tuệ nhãn (perceptiveness), tiên tri và hồi tri (precognition
& retrocognition). động học tâm lý (psychokinesis).
[6] La Recherche, Paul Davies & Leonard Susskind, Fevrier 2009 No 427.
[7] http://www.geo600.de
[8] Craig Hogan, Physical Review D, vol 77, p 104031.
[9] Marcus Chown, Our world may be a giant hologram, New Scientist, 15 January, 2009.

====================
PS: Hình minh họa trong bài viết này tôi sẽ đưa lên vào giờ làm việc buổi sáng hôm nay 16/ 3/ 2013
http://tiasang.com.v...yID=2&News=2790
Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Cháu chưa gửi được bài vào mục Tính minh triết..cháu đành post ở đây, kính tặng bác Sứ và các anh chị về biểu tượng đồ hình cháu ghi lại được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Cháu chưa gửi được bài vào mục Tính minh triết..cháu đành post ở đây, kính tặng bác Sứ và các anh chị về biểu tượng đồ hình cháu ghi lại được

Cảm ơn Lanha92.

Đồ hình Âm Dương Lạc Việt khác hẳn đồ hình Âm Dương Tàu. Điều này chứng tỏ một hệ thống minh triết khác hẳn của Hoa Hạ - vốn tự coi là cái nôi của Lý học Đông phương - đã tồn tại một cách độc lập và không hề là chịu anh hưởng của văn hóa Tàu. Tất nhiên, nó có trước văn hóa Tàu và tiềm ẩn một sức sống hàng Thiên niên kỷ.

Đồ hình Âm Dương Việt không chở Việt Nam hiện nay , mà còn tìm thấy ở Hàn Quốc và Malaixia. Điều này chứng tỏ sự tồn tại của một nền văn minh có sức lan tỏa khắp Đông Á - một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử.

Nếu như chỉ có một đồ hình này, thì chắc chắn chưa đủ bằng chứng thuyết phục và minh chứng chính nền văn hiến Việt là cội nguồn của Lý học Đông phương. Mà cùng với di sản văn hóa phi vật thể vượt thời gian này, là cả một di sản văn hóa phi vật thể với hệ thống minh triết độc đáo của nó - thuộc về Việt tộc - đã mô tả một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chính và khách quan toàn bộ di sản còn bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành mà Bát quái chỉ là mô hình toán học siêu cao cấp, ký hiệu hóa toàn bộ quy luật vũ trụ có thể tiên tri.

Tôi rất hy vọng chia sẻ điều này với anh chị em và bạn đọc trang web này.

Lanha92 cho biết địa danh có đồ hình Âm Dương Việt này và tiếp tục sưu tầm những di sản còn lại của nền văn hiến Việt sau những thăng trầm khắc nghiệt của lịch sử, góp những viên gạch xây dựng lại những giá trđích thực của cả một nền văn minh.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này ..là biểu tượng trên xe quàn ở Vinh Quang - tiên lãng( Hì gần nhà ông Vươn) đấy bác ạ, Cháu thấy hay quá nên chụp lại, cái xe này có ít ra cũng trên 30 năm rồi, người dân quê thường ít thay đổi lắm trừ phi hỏng hóc, mà người Tiên Lãng lại di cư từ Thái Bình sang nên rất có thể còn nhiều vật dụng khác nữa. Cháu sẽ cố gắng bác a

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyền lực nguy hiểm của Ủy ban Hải Dương Trung Quốc

Cập nhật lúc 13:03, 16/03/2013

(ĐVO) - "Tình hình Biển Đông bây giờ hòa bình hay chiến tranh, chiến tranh lớn hay chiến tranh nhỏ, chiến tranh cục bộ hoàn toàn phụ thuộc vào phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. Những người có lương tri ở trên thế giới này đều biết, quả bom nổ chậm ấy là do nhà cầm quyền Trung Quốc chôn"... - Nhà Nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy nhận định.

PV: - Vấn đề biển Đông đang được giới chuyên gia quốc tế mổ xẻ trong một cuộc hội thảo ở New York, Mỹ. Theo thông cáo đăng trên website của Hội châu Á cho biết, với chủ đề “Biển Đông là nhân tố trung tâm cho hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, các chuyên gia tham gia hội thảo sẽ phân tích và gợi ý các giải pháp tháo gỡ cho tranh chấp ở biển Đông vốn đang được xem là “quả bom nổ chậm” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Xin ông phân tích cụ thể "quả bom nổ chậm" này?

Ông Dương Danh Dy: - Tình hình Biển Đông bây giờ hòa bình hay chiến tranh, chiến tranh lớn hay chiến tranh nhỏ, chiến tranh cục bộ hoàn toàn phụ thuộc vào phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. Những người có lương tri ở trên thế giới này đều biết, quả bom nổ chậm ấy là do nhà cầm quyền Trung Quốc chôn.

Posted Image

Nhà Nghiên cứu Dương Danh Dy

PV: - In hộ chiếu đường lưỡi bò, cho phép cảnh sát tiếp cận và kiểm tra các tàu nước ngoài tại biển Đông; lập đồn trú trái phép, liên tiếp xua hải giám xuống biển Đông, ngang nhiên tập trận tác chiến trên vùng biển này... Sự quả quyết đó của Trung Quốc phải chăng càng đặt ra những mối đe dọa với sự ổn định của khu vực?

Ông Dương Danh Dy: - Đúng như thế. Ngoài những điều đó, nhà cầm quyền mới của Bắc Kinh vừa làm một hành động mà mọi người chưa thấy hết tầm nguy hiểm của nó đó là việc thành lập một cơ quan thống nhất để chỉ huy tất cả vấn đề biển mà đặc biệt là đối với Biển Đông.

Trung Quốc gọi đó là Ủy ban Hải dương Trung Quốc, thống nhất tất cả. Trong đó, thứ nhất, tập trung chỉ huy lực lượng vũ trang của hải giám, ngư chính. Thứ hai, thống nhất chỉ huy lực lượng vũ trang của công an biên phòng. Thứ ba là thống nhất, tập trung chỉ huy lực lượng cảnh sát trên biển của hải quan Trung Quốc. Ba mối quân sự này được thống nhất, tập trung nên nó càng nguy hiểm hơn.

PV: - Theo đánh giá của ông, Biển Đông có ý nghĩa như thế nào trên bàn cờ chiến lược của Trung Quốc?

Ông Dương Danh Dy: - Biển Đông hiện nay đối với Trung Quốc mang hai ý nghĩa. Một là ý nghĩa bá quyền, bành trướng, chiếm đoạt hết tất cả Biển Đông. Cái đó mọi người đều biết.

Còn ý nghĩa thứ hai, Biển Đông mang ý nghĩa sống còn với Trung Quốc. Bởi sau 30 năm khai thác, phát triển, cải cách, mở cửa, lục địa Trung Quốc hiện nay cạn kiệt hết tài nguyên. Đất nước bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, sông ngòi. Con đường duy nhất mà từ chỗ trước đây Trung Quốc là nơi xuất khẩu dầu lửa, giờ đây Trung Quốc trở thành một nước phải nhập khẩu dầu lửa hơn 200 triệu tấn/năm, cho nên họ đặt hết tất cả hy vọng vào Biển Đông. Biển Đông là nơi có thể giải quyết được những vấn đề khai thác trên biển từ hải sản, khoáng sản, dầu khí để bù đắp lại trên lục địa không làm được. Đó là điểm có ý nghĩa sống còn với Trung Quốc Hơn nữa, gần đây tôi đọc một tài liệu Trung Quốc họ thừa nhận rằng Biển Đông là biển sạch. Tất cả các biển Hoàng Hải, Bột Hải, cửa sông Châu Giang của tỉnh Quảng Đông rồi Bắc Hải của Quảng Tây đều bị ô nhiễm, chỉ còn lại Biển Đông là biển sạch, khai thác sẽ đỡ tốn kém, thuận lợi cho nên cộng tất cả lại từ yếu tố sống còn, bá quyền đến biển sạch càng khiến cho Trung Quốc quyết tâm độc chiếm, bá chiếm càng ngày càng gay gắt hơn.

Những hành động họ làm mới đây, tôi nghĩ họ sẽ còn làm nữa, còn tiến tới nữa chứ chưa phải thế này đâu.

PV: - Theo ông, Mỹ - Ấn có vai trò như thế nào trong việc giải quyết những vấn đề tranh chấp đang được xem là "quả bom nổ chậm" này?

Ông Dương Danh Dy: - Tất nhiên, Ấn Độ có vai trò không nhỏ bởi Ấn Độ là một trong những nước mới nổi. Mỹ là một cường quốc thế giới đang trở lại Châu Á - Thái Bình Dương, rồi Nga, Nhật cũng có vai trò rất lớn ở Biển Đông mà chúng ta phải tranh thủ.

Tôi rất tiếc chúng ta chưa làm tốt việc này đối với các bạn Mỹ, chúng ta phải có những bước đi tích cực hơn. Lịch sử đã qua rồi, theo tôi hiện nay chúng ta phải coi Mỹ là người bạn của chúng ta, là một đối tác của chúng ta.

Mỹ đã tuyên bố tôn trọng tự do đi lại ở Biển Đông, giữ gìn hòa bình ở Biển Đông không quân bị vũ trang đó là những cảnh cáo Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc hung hăng biến Biển Đông thành ao nhà.

Những hành động giúp đỡ Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam ở Cam Ranh, mời Hải quân Việt Nam thăm tuần dương mẫu hạm của Mỹ, hợp tác quân sự với Việt Nam... đấy là những bước đi đúng.

PV: - Trước những hành động leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc tại Biển Đông, ông đánh giá như thế nào về tiếng nói cũng như động thái của ASEAN?

Ông Dương Danh Dy: - Tất nhiên ta phải nói rằng ASEAN là một khối, ta rất tôn trọng về sự đoàn kết, nhất trí trong khối ASEAN. Nhưng chúng ta cũng cần tỉnh táo để thấy rõ ASEAN gồm 10 nước, có những nước không dính dáng tới biển như Mianma và Lào, hoặc có những nước cũng tiếp giáp một ít với biển nhưng biển không phải là cái quan trọng với họ như Campuchia thì ta không thể đòi hỏi 10 nước ASEAN đều nhất trí hoàn toàn với nhau 100% về vấn đề đối xử với Biển Đông.

Chúng ta tôn trọng sự tự chủ, tự quyết, độc lập của nước bạn nhưng cũng làm cho các nước bạn hiểu rõ rằng Trung Quốc chính là đối thủ nguy hiểm gây ra ở Biển Đông.

PV: - Nếu các nước ASEAN trong tranh chấp tiếp tục cách tiếp cận "lặng im khi Trung Quốc lất lướt kẻ khác" thì hậu quả sẽ ra sao, thưa ông?

Ông Dương Danh Dy: - Tôi tin là các bạn ASEAN không bao giờ như thế.

PV: - Giải pháp nào có thể tháo gỡ "quả bom nổ chậm" ở Biển Đông hiện nay, thưa ông?

Ông Dương Danh Dy: - Về phía chúng ta, chúng ta phải mạnh mẽ, phải có sự chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra, đồng thời nhẫn nhịn trong đối xử với Trung Quốc để tránh xảy ra đối đầu vũ trang.

Đối với các nước trong ASEAN, phải đối xử đoàn kết, nhất trí, yêu cầu và buộc Trung Quốc phải chấp hành giải quyết theo công ước Luật Biển. Các nước lớn đồng tình, ủng hộ điều đó không để cho Trung Quốc gây chiến tranh. Điều đó ai cũng biết cả nhưng Trung Quốc có chịu không?

Trung Quốc chỉ chịu khi họ biết là họ thua. Còn nếu họ vẫn thấy có thể làm được thì họ vẫn làm. Nhưng Việt Nam chúng ta vừa khôn khéo, các nước ASEAN đoàn kết thì Trung Quốc cũng chỉ lởn vởn ở Biển Đông chứ chưa dám có những hành động thực tế mặc dù Trung Quốc sẽ tiến dần từng bước.

Lúc đầu là nói, nhưng bây giờ là dùng tàu của họ để ngăn chặn tàu của ta, và sau này sẽ leo thang lên nữa. Các nước có tranh chấp vấn đề biển phải đoàn kết với nhau mới thắng được Trung Quốc bằng Luật pháp Quốc tế và sự ủng hộ của Quốc tế.

- Xin cảm ơn ông!

Khải Nguyên (Thực hiện)

===================

Ngày xưa Mao Trạch Đông có phát biểu "Về mặt chiến thuật ta phải dè chừng với Đế Quốc Mỹ. Nhưng về mặt chiến lược ta không sợ các người". Không biết ông ta có nhằm mục đích gây niềm tin với người Trung Quốc không, chứ bây giờ thực tế đang đảo ngược với nhận định của ông ta. Nếu chính quyền Trung Quốc tiếp tục dùng sức mạnh chiếm đoạt Biển Đông để đạt mục đích của họ thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay