Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Đúng vậy Sư phụ, Bác Thuần là người rất tâm huyết với đất nước, năm ngoái Nghệ An tổ chức tuần lễ Phật giáo bác ấy cũng có bài nói chuyên có tựa đề: Hãy bay với hai cánh vào hiện đại, bài này con ngồi nghe mà thấy xấu hổ quá.

http://www.lieuquanhue.vn/nghien-cuu-trao-doi/6398-h%C3%A3y-bay-v%E1%BB%9Bi-hai-c%C3%A1nh-v%C3%A0o-hi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A1i.html

======================

HIẾN PHÁP LÀ GÌ?

Cao Huy Thuần - Giáo sư đại học (Pháp)

TIASANG

09:09-06/03/2013

Trước hết, tôi xin bày tỏ tình cảm đặc biệt của tôi đối với các trí thức, nhân sĩ, bạn bè đang bàn luận sôi nổi về hiến pháp ở trong nước và ngoài nước. Trong tình cảm liên đới đó, và ý thức rằng đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn vong của đất nước, tôi xin có đôi lời góp ý vào quan tâm chung, với tư cách của một người làm nghề dạy học, không biết gì nhiều hơn là chút kiến thức trường ốc phổ thông. Tôi cố tránh mọi lý thuyết rườm rà, duy nhất hạn chế vào một câu hỏi thôi, câu hỏi đầu tiên của mọi câu hỏi khác: hiến pháp là gì?

Tôi biết: trong thế giới ngày nay, hầu như nước nào cũng có hiến pháp, càng độc tài hiến pháp của họ lại càng hay, càng đầy mơ ước, càng đậm triết lý, càng rộng mở ra nhiều lĩnh vực "hiện đại" - xã hội, môi trường, sinh thái... Chính vì vậy mà tôi phải lấy lập trường trước khi đi vào đề: tôi đứng ở đâu mà nói chuyện, đứng trong thế giới văn minh hay lạc hậu hằng mấy thế kỷ? Chẳng lẽ tôi đi ngược lại khẩu hiệu của nước ta là một nước "văn minh"? Bởi vậy, tôi quyết định đứng trong thế đứng của một người dân trong một nước văn minh để gạt ra khỏi đề tài mọi chuyện hoa lá cành chẳng có liên quan gì đến việc định nghĩa hiến pháp trong bước đi đầu tiên của lịch sử đã hình thành ra khái niệm văn minh này. Từ đó, mỗi nước có thể hiểu theo cách hiểu của họ về hiến pháp, tùy hoàn cảnh lịch sử riêng biệt. Nhưng đã gọi là "hiến pháp" thì đương nhiên không thể không biết nguồn gốc của nó, ý nghĩa nguyên thủy của nó, tinh túy của nó. Nhân loại học văn minh của nhau là chuyện bình thường của mọi xã hội văn minh.

Vậy thì, ý nghĩa nguyên thủy của hiến pháp là gì? Ai cũng biết câu trả lời: nguồn gốc của nó nằm trong hai Cách Mạng, của nước Pháp và nước Mỹ.

Trước hết là nước Pháp. Thật ra, danh từ "constitution" - mà ta dịch là hiến pháp - đã có từ lâu, ngay dưới thời Trung cổ, nhưng không mang ý nghĩa như sẽ có về sau. Cho đến Cách Mạng 1789, nước Pháp sống dưới chế độ quân chủ, với ông vua có toàn quyền, nhưng ngay từ trong lý thuyết, quyền của ông gặp phải một hạn chế: ông phải tuân theo những "luật căn bản của vương quốc". Các luật này rất hiếm, và hồi đó chưa có phương thức gì cụ thể để buộc ông phải tuân theo, nhưng trên thực tế, chế độ quân chủ ở Pháp không đến nỗi "tuyệt đối" như ta nghĩ, và ngay cả ông vua đã từng tuyên bố "Quốc Gia là Trẫm" - Louis 14 - so với các nhà độc tài ngày nay hãy còn nhẹ ký lắm. Ngoài những "luật căn bản của vương quốc" mà quan trọng nhất là sự thỏa thuận của dân chúng về thuế má, quyền hành "tuyệt đối" của ông vua còn gặp phải một vài giới hạn khác do sự hiện diện của một vài định chế phong kiến nằm trung gian giữa vua và dân: các hội đoàn, đoàn thể nghề nghiệp, các thành phố... mà tập tục cổ truyền đã trao cho những đặc quyền, và những đặc quyền ấy được sử dụng một cách bền bỉ, dai dẳng, đối kháng với quyền của vua. Hơn nữa, các Tòa Án cũng có một quyền đặc biệt, từ đó mà dần dần phát triển lên thành quyền chính trị: đó là quyền đăng bạ những sắc dụ của ông vua; sắc dụ chiếu chỉ chỉ được thi hành sau khi được đăng bạ. Các ông Tòa không do vua bổ nhiệm nên vua không áp đảo được họ; cái chức vị ấy là họ mua. Đồng tiền ban chức tước, nhưng đồng tiền cũng ban độc lập mà họ cực lực bảo vệ để trở thành một quyền thực sự. Cuối cùng, tập tục buộc ông vua phải được sự thỏa thuận của một cơ quan thực sự đại diện của dân, một Đại Hội đại biểu tập hợp ba giai tầng xã hội: tăng lữ, quý tộc, bình dân. Dù cho Đại Hội này không được triệu tập từ 1614 đến 1789, trên lý thuyết, sự thỏa thuận vẫn là nguyên tắc mà quân quyền không chối bỏ.

Vậy thì, trong thời gian tiền Cách Mạng, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp dai dẳng, tuy chẳng quân bình, giữa ông vua và các cơ quan đối trọng mà quan trọng nhất là các Tòa Án. Ông vua xác quyết chủ quyền tuyệt đối của mình; các nhà luật học tiến bộ nhấn mạnh trên sự thỏa thuận để cai trị. Họ nói: thỏa thuận có nghĩa là ông vua không được đứng trên luật pháp, và do đó quyền của ông vua không phải tuyệt đối mà là có giới hạn. Nói một cách khác, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp giữa chủ thuyết quyền tuyệt đối của vua và chủ thuyết hiến pháp, hiến định. Trong tranh chấp lý thuyết đó, bên nào cũng viện dẫn "hiến pháp quân chủ", nhưng một bên nhấn mạnh quân chủ, một bên nhấn mạnh hiến pháp, chính sự dằng co giữa hai quyền lực, của vua và của Tòa Án, diễn tả bản chất của hiến pháp lúc đó. Ngã hẳn về phía vua chăng? Vua sẽ thành chuyên chế. Ngã hẳn về phía các Tòa Án chăng? Ông vua sẽ không hơn gì vua nước Anh, có tiếng mà không có miếng. Trên thực tế, mặc dầu cố gắng của các nhà luật học, nước Pháp đã không đi vào được con đường hạn chế quyền lực thực sự như ở Anh hồi thế kỷ 17. Các Tòa Án, cũng như Đại Hội đại biểu ba thành phần, không đủ sức để vượt qua quyền của vua. Nhưng đặc tính dằng co vẫn được duy trì kể cả trong lý thuyết, ngay cả về phía các lý thuyết gia chính thống của quân quyền. Jean Bodin, cực lực thuyết minh chủ quyền của vua là thế, mà cũng không diễn dịch "hiến pháp quân chủ" như là độc đoán, độc tài, cũng phân biệt "quân chủ vương giả" khác với quân chủ "bạo ngược", cũng nói rõ "quyền lực tuyệt đối" không phải là "quyền lực tùy tiện".

Chính trong bối cảnh chính trị của một nước Pháp quân chủ, hạn chế trên thực tế nhưng vẫn tuyệt đối trên lý thuyết, mà tác phẩm "Tinh yếu của luật pháp" ("Esprit des lois") của Montesquieu ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử của khái niệm hiến pháp. Từ đây, từ năm 1748, danh từ "hiến pháp" mới thực sự có ý nghĩa hiện đại. Điểm đầu tiên phải lưu ý là Montesquieu xây dựng một lý thuyết tự do trong một không khí quyền lực tuyệt đối. Tự do là bà mẹ trong tác phẩm. Nhưng, như ông nói, tác phẩm không được sinh ra từ một bà mẹ tự do. Đó chính là điểm đặc sắc tuyệt cú của Montesquieu. Với Montesquieu, khái niệm "hiến pháp" gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm từ chế độ chính trị của nước Anh. Chương 11 của tác phẩm ghi rõ trong tiêu đề: "Về những luật tạo nên tự do trong mối tương quan giữa tự do và hiến pháp". Tương quan gì? Chỉ có tự do khi hiến pháp hạn chế quyền lực. Không ai không biết câu viết này, sáng chói như chân lý, ngọn hải đăng của thế kỷ 18: "Kinh nghiệm muôn thuở cho biết bất cứ ai có quyền lực đều có khuynh hướng lạm dụng quyền lực; lạm dụng cho đến mức gặp phải giới hạn". Vậy vấn đề là phải đặt ra giới hạn. Phân quyền nhắm mục đích ấy, bởi vì, lại một chân lý nữa, "quyền lực ngăn chận quyền lực" để quyền lực không nằm trọn trong một nắm tay.

Vậy, với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ thời cổ đại Hy Lạp.

Tác phẩm của Montesquieu làm dấy lên cả một trào lưu trí thức nâng danh từ "hiến pháp", từ chỗ chưa có ý nghĩa rõ ràng, lên địa vị vinh quang của khái niệm, đề tài của mọi tranh luận, mục tiêu của mọi tranh đấu nhắm hạn chế quyền hành. Sau 1750, các Tòa Án ở Pháp tận dụng quyền phản biện (droit de remontrances) sẵn có để bày tỏ ý kiến về các sắc dụ chiếu chỉ của vua và để bảo vệ những quyền căn bản mà họ không còn xem như của vương quốc nữa mà là của cả dân tộc và chính họ là cơ quan nắm giữ. Trong một phản biện của Tòa Án Rennes năm 1757, quyền của vua và quyền của các Tòa Án được diễn tả trong ý nghĩa mới đó của "hiến pháp": "Do một quyền thiêng liêng có sẵn nơi địa vị của Hoàng Thượng, bất khả truyền, bất khả trao cho ai khác, Hoàng Thượng là nguồn gốc của mọi pháp chế. Nhưng do một hiến pháp căn bản của nền quân chủ, Tòa Án của Hoàng Thượng là hội đồng cần thiết để luật được kiểm tra, là cơ quan để luật được ban hành, là người bảo đảm cho sự minh triết của luật, là nơi đăng bạ để duy trì và thi hành luật, bởi vì từ xưa đến nay Tòa Án là người cộng sự thiết yếu của Hoàng Thượng, nhờ đó việc cai trị được văn minh và gìn giữ".

Cùng với quan niệm mới về hiến pháp của Montesquieu, các Tòa Án nới rộng phạm vi của những "luật căn bản" và định nghĩa như là "những luật liên quan đến việc tổ chức các quyền trong chế độ quân chủ". Một tác giả quý tộc - marquis d'Argenson - dám so sánh ví von thế này: "Dân tộc ở trên các ông vua như Nhà Thờ công giáo ở trên giáo hoàng". "Luật căn bản", "hiến pháp", "quyền của Dân Tộc", các yếu tố đó trộn lẫn với nhau trong một luận thuyết nhằm chống lại luận thuyết quyền lực tập trung của vua. Từ "hiến pháp" càng ngày càng được dùng trong tranh luận, với ý nghĩa chính trị như đã nói ở trên, "như là một dụng cụ có khả năng giới hạn vương quyền để bảo vệ một trật tự siêu việt vương quyền".Tòa Án có mặt từ lâu trong lịch sử nhưng bây giờ mới cố gắng nâng mình lên trong thử thách để hiện diện như là đối trọng của vương quyền. Ý niệm đối trọng dần dần đi vào ý nghĩa của hiến pháp.

Tuy vậy, tất cả những tranh luận lý thuyết và thử thách thực tế trên đây vẫn không làm lung lay được một vương quyền cứng rắn. Khái niệm hiến pháp thay đổi, nhưng vẫn mang ý nghĩa chính trị, chưa được diễn dịch cụ thể ra thành ngôn ngữ luật pháp có khả năng tạo nền móng cho những quyết định pháp lý. Khác với nước Anh mà tập tục chính trị dần dần được thay đổi để chế độ quân chủ đổi mới trong ôn hòa, ở Pháp, cánh cửa không mở ra được vì vương quyền khóa chốt. Các Tòa Án nại quyền của Dân Tộc? Ông vua trả lời Ta đây, và chỉ Ta đây mới có quyền bảo vệ những "luật của lịch sử". Một bên là hiến pháp trong nghĩa tự do của Montesquieu, một bên là những "luật căn bản của vương quyền" diễn dịch theo điệp khúc cũ. Để ý nghĩa chính trị của hiến pháp có được nội dung pháp lý hữu hiệu, phải đợi 1789. Thế thôi, có ai bao giờ đoán trước được Cách Mạng sẽ đến đâu? Ai đoán trước được ông vua toàn quyền thế kia - Louis 16 - có ngày mất tiêu cái chỗ đội mũ - đội vương miện?

Với Cách Mạng 1789, một lý thuyết gia lừng lẫy khác, Sieyès, giải quyết tranh chấp giữa "hiến pháp" và "những luật căn bản của vương quyền" một cách trọn vẹn và cách mạng. Ông giải quyết bằng cách từ bỏ luận cứ quyền lịch sử để lập luận trên quyền thiên nhiên. Từ đây, tranh luận lý thuyết không còn xoay quanh giữa quyền "tuyệt đối" và quyền "tùy tiện" nữa, mà tập trung trên "chính thể hiến pháp" và "quyền bính chuyên chế": một bên có giới hạn do hiến pháp định, một bên vô giới hạn. Từ đây, hiến pháp có thêm một nội dung luật pháp để cụ thể hóa ý nghĩa chính trị. Biến chuyển này xảy ra được một phần lớn là nhờ ảnh hưởng của Cách Mạng Mỹ. Mười ba thuộc địa của Anh ở châu Mỹ nổi dậy giành độc lập, xây dựng một chế độ chính trị riêng, ghi nhận long trọng trong một văn bản được chấp thuận năm 1787 ở Đại Hội đại biểu Philadelphia. Đứng về phương diện khái niệm hiến pháp mà nói, họ nổi dậy chống lại cái gì cụ thể? Chống lại một số luật bất công, nhất là luật thuế má, của Quốc Hội Anh mà họ cho là trái với các hiến chương thuộc địa. Để chống lại các luật đó, họ nảy ra cái tư tưởng này: có các quyền không thể sửa đổi được, các quyền đó phải được ghi rõ trong một thứ luật khác cao hơn, tức là hiến pháp thành văn, có hiệu lực pháp lý, nghĩa là bắt buộc. Đừng quên rằng trong thời gian ấy, mẫu quốc của họ là nước Anh, và nước Anh chỉ có một thứ luật thôi là luật do Quốc Hội làm ra, không có hiến pháp thành văn. Làm luật được thì sửa đổi luật cũng được. Bởi vậy, cái ý nghĩ phải có một thứ luật cao hơn mọi luật khác, được ghi chép hẳn hoi thành văn bản, là ý nghĩ cách mạng, đưa khái niệm hiến pháp vào thời đại mới. Ý nghĩ đó bay ngược qua Đại Tây Dương, hạ cánh xuống Cách Mạng Pháp, giải quyết rốt ráo tranh chấp giữa "hiến pháp" và "những luật căn bản của lịch sử". Cả hai khái niệm được trộn lẫn với nhau thành một trong một văn bản, được soạn thảo và chấp nhận một cách đặc biệt, văn bản ấy luật hóa một khái niệm trước đây còn mang tính chính trị.

Ngày nay, ta khó thấy ý nghĩ đó là tuyệt tác vì đã quá quen với cái từ "hiến pháp". Lúc đó, từ "hiến pháp" hãy còn lẫn lộn với từ "chính phủ", "chính quyền", hai bên không khác nhau cho đến trước ngày Cách Mạng Mỹ. Một nhân vật quý tộc Pháp, trong một thư viết cho vua, đã thốt ra một câu tiêu biểu: "Làm sao người ta có thể đồng thời vừa là bạn của chính quyền vừa là kẻ thù của hiến pháp được?" Từ đây, gió lốc cách mạng thổi bay từ "gouvernement" ra khỏi từ "constitution". Yêu vợ không phải là yêu bồ. Hai vợ không phải đều là vợ cả. Thomas Payne, lý thuyết gia nổi bật của Cách Mạng Mỹ, nói rõ: "Hiến pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật". Ông nhắc lại lần nữa: "Một hiến pháp là một điều có trước chính quyền, và một chính quyền chỉ là con đẻ của một hiến pháp. Hiến pháp của một nước không phải là văn bản của một chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền".

Giữa hai bờ Đại Tây Dương, khái niệm hiện đại về hiến pháp thành hình nhờ ảnh hưởng qua lại giữa Montesquieu và Cách Mạng Mỹ. Montesquieu ngại quyền lực. Các thuộc địa ở Mỹ, ngay từ hồi nổi dậy, cũng đã nhìn quyền lực như thế qua ông vua George III, tuy rằng hồi đó vua đã bắt đầu mất thực quyền trong chế độ chính trị nước Anh. Cũng từ Montesquieu, lý thuyết phân quyền được thực hiện tại Mỹ, và áp dụng chặt chẽ hơn cả ở châu Âu vì Quốc Hội không thể buộc Tổng Thống từ chức, Tổng Thống không thể giải tán Quốc Hội. Ngược lại, từ Mỹ, việc luật hóa lý thuyết chủ quyền thuộc về toàn dân ảnh hưởng trên tư tưởng của Sieyès. Chủ quyền đã thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một "quyền lập hiến" được chế ra thành luật. Sieyès tóm tắt: "Hiến pháp bao gồm đồng thời: việc thành lập và tổ chức nội bộ các quyền lực khác nhau của nhà nước, mối tương quan tất yếu và sự độc lập giữa các quyền lực đó, và cuối cùng, những cảnh giác chính trị phải cẩn thận xây dựng chung quanh, để các quyền lực đó lúc nào cũng có ích lợi nhưng không bao giờ trở thành nguy hiểm. Đó là ý nghĩa chính xác của danh từ hiến pháp; ý nghĩa đó liên quan đến toàn thể quyền lực của nhà nước và sự phân chia những quyền lực đó".

Từ đầu, ý tưởng của Montesquieu đã liên hệ rõ ràng khái niệm hiến pháp với khái niệm quyền lực hạn chế để chống lại quyền hành tuyệt đối, nghĩa là vô giới hạn và tùy tiện. Đến đây, việc phân quyền được xây dựng thành những nguyên tắc thành văn, tối thượng, mà mục đích là thiết lập những giới hạn minh bạch, ai cũng biết, về quyền lực của người cầm quyền. "Nếu quyền lực không có giới hạn, quyền lực tất yếu trở thành tùy tiện, và không có gì trực tiếp đối chọi với một hiến pháp bằng bạo quyền", Mounier đã phát biểu như thế trong diễn văn đọc ngày 7-7-1789 trước Hội Đồng Lập Hiến. Ông là đại biểu lừng danh của giai cấp bình dân. Tư tưởng đó được viết chắc nịch như đinh đóng cột trong điều 16 của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: "Bất cứ xã hội nào trong đó các quyền không được bảo đảm và sự phân quyền không được tôn trọng, xã hội đó không có hiến pháp".

Tác giả bài này muốn nói gì khi nhắc lại những kiến thức phổ thông trên đây? Duy nhất điều này thôi: lịch sử của khái niệm hiến pháp bắt đầu từ một khao khát: tự do; khao khát đó sẽ không bao giờ thực hiện được trước một quyền lực tuyệt đối; để quyền lực không phải là bạo lực, phải phân quyền; để sự phân quyền được rõ ràng, minh bạch, phải ghi thành luật, luật đó là tối thượng, là mẹ của mọi thứ luật khác. Nghĩa là: để định nghĩa hiến pháp là gì, đừng quên rằng bắt đầu quá trình là một ý tưởng chính trị và kết thúc là một văn bản luật pháp, từ đó mà quyết định cái gì là hợp pháp, cái gì là bất hợp pháp trong mọi hành động lập pháp và lập quy của các cơ quan nhà nước. Chỉ một ý đó thôi mà tác giả đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần: Hiến pháp là một ý tưởng chính trị được luật hóa vào một giai đoạn quan trọng nào đó của lịch sử để một trật tự chính trị trở thành chính đáng. Điều này bao gồm hai ý nghĩa: thứ nhất, trật tự chính trị nào cũng mượn danh nghĩa luật để trở thành một trật tự pháp lý; nhưng thứ hai, không luật pháp nào ban tính chính đáng cho một trật tự chính trị nếu luật đó không xuất phát từ nguyện vọng đích thực của nhân dân.

°°°

Hơn một thế kỷ rưỡi sau Cách Mạng, nước Pháp có ông tổng thống De Gaulle làm một hiến pháp mới - hiến pháp hiện tại - để chấm dứt một trật tự chính trị cũ, lập một trật tự chính trị mới, mở đầu Đệ Ngũ Cộng Hòa. Trong một cuộc họp báo quan trọng ngày 31-1-1964, ông định nghĩa hiến pháp trong một câu nổi tiếng: "Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn". Quá đúng. Và bộc lộ ra được những gì tôi vừa trình bày ở trên.

Một thực tiễn? Tất nhiên, vì hiến pháp phải được áp dụng để trở thành luật nói, nếu không thì là luật câm. Những định chế? Hiển nhiên, khỏi cần nói. Tôi chú trọng mấy chữ đầu: "một tinh thần". Vậy tinh thần này là gì trong bối cảnh lịch sử đã làm hình thành hiến pháp ở Pháp và ở Mỹ? Tự do! Tinh thần này quyết định tất cả. Quyết định việc thành lập các định chế. Quyết định thực tiễn của pháp luật, cả luật mẹ lẫn luật con. Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi: "hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?" Dân chúng chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.

Vậy thì dân chúng Việt Nam chờ đợi cái tinh thần gì được luật hóa trong hiến pháp? Một tinh thần phù hợp với giai đoạn hòa bình của đất nước, sau nhiều năm chiến tranh đòi hỏi con người phải hy sinh nhiều thứ, kể cả thứ quý nhất trong đời là tự do. Chiến tranh là tình trạng bất thường, hòa bình là chấm dứt tình trạng bất thường, là phải trả lại cho con người cái khao khát bức thiết nhất của con người ở muôn thuở và muôn nơi, là phải trả lại cho con người Việt Nam cái giá đã mua bằng máu, là phải thực hiện lời cam kết chói lọi trong Tuyên ngôn độc lập vinh quang: ai cũng biết, đó l�"quyền tự do". "Không có gì quý hơn độc lập, tự do": đó là tinh thần mà người dân chờ đợi luật hóa trong hiến pháp, một hiến pháp hoàn toàn mới, phù hợp với giai đoạn mới, giai đoạn hòa bình.

Tinh thần là như vậy, định chế sẽ thế nào? Tất cả những gì tôi nói trong bài này có thể tóm gọn trong hai chữ: ôn hòa. Quyền lực phải biết ôn hòa. Chính thể ôn hòa là chính thể tốt nhất. Đó là văn minh mà Âu châu thừa hưởng từ tư tưởng của Hy Lạp cổ đại. Montesquieu cũng chỉ là tiếp nối tư tưởng Aristote. Nhưng đó cũng chính là văn minh của Việt Nam, của tư tưởng Việt Nam, không hề độc đoán.

Đảng Cộng sản đã nhiều lần nêu vấn đề định nghĩa lại lãnh đạo. Đúng vậy, nhưng thế này thì hợp với mong mỏi hơn: định nghĩa lại lãnh đạo là thế nào để phù hợp với thời bình, thế nào để thực hiện lời cam kết "quyền tự do". Đó là cứu cánh của chính trị. Đó là cứu cánh của quyền lực. Một quyền lực ôn hòa trong thời bình, khác với thời chiến tranh, khác với thời tranh đấu bí mật trước mùa Thu tháng Tám. Đó là tinh thần mới phải có trong hoàn cảnh mới của đất nước, cần thực sự đoàn kết toàn dân. Tinh thần đó sẽ quyết định tất cả mọi điều khác trong hiến pháp. Tinh thần đó, người dân khao khát chờ đợi từ lâu để được là tác giả của hiến pháp mới.

--------------------------------

Chú thích:

Một số câu trích dẫn đặt trong ngoặc kép là lấy từ: Olivier Beaud, L'Histoire du concept de constitution en France. De la constitution politique à la constitution comme statut juridique de l'Etat, Jus politicum, Vol. 2, Juin 2010. Có thể đọc trên mạng:

http://www.juspoliticum.com/L-histoire-du-concept-de.html

================

Chắc chắn ông Cao Huy Thuần rất tâm huyết nên mới chịu ngồi gõ bài dài như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại quảng cáo cho Trung Quốc! Lần này là Tổng cục du lịch Việt Nam, chứ không liên quan đến Bộ Giáo Dục.

=========================

Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc?

08/03/2013 14:05

(TNO) Tham gia một hội chợ du lịch lớn nhất thế giới đang diễn ra ở Đức để quảng bá du lịch Việt Nam cho du khách quốc tế nhưng ngay trong gian hàng trưng bày, giới thiệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam lại treo một bức ảnh giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.

Tối 7.3, trên trang Facebook của một người tên H., đang công tác ở một công ty chuyên về du thuyền ở Việt Nam, đăng một bức ảnh khổ lớn về bức tượng đá cao nhất thế giới có tên Lạc Sơn Đại Phật ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), kèm theo chú thích: “ảnh Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên”.

Posted Image

Ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) nằm ngay trong gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức - Ảnh: Một doanh nghiệp cung cấp

Điều đáng nói, theo thông tin từ trang Facebook này, bức ảnh trên được trưng bày ngay trong gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam và một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang tham dự Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013.

Khách tưởng gian hàng của Trung Quốc

Sau khi bức ảnh được đăng trên Facebook, rất nhiều người đã nhanh chóng vào bình luận và đặt câu hỏi liệu bức ảnh này có phải được chụp ở ITB 2013 ở Đức hay không? Nếu đúng như vậy thì không thể chấp nhận.

Trước những thông tin bình luận trên, sau đó không lâu ông H. đã rút bức ảnh Lạc Sơn Đại Phật và tất cả những lời bình luận ra khỏi Facebook.

Thấy khách cứ hỏi mua tour Trung Quốc, tôi bảo đây là gian hàng Việt Nam và chúng tôi chỉ bán tour đi Việt Nam thôi. Khách chỉ vào bức hình và nói đây là cảnh Trung Quốc mà. Nhục quá đi mất!

Giám đốc một doanh nghiệp trực tiếp tham gia ITB 2013 nói

Nhận được thông tin trên, Thanh Niên Online đã gọi điện thoại cho ông H. nhưng không liên lạc được. Công ty nơi ông H. đang làm việc thông báo hiện ông H. đang công tác ở nước ngoài.

“Hiện anh H. đang ở Đức nên điện thoại không thể liên lạc được. Nếu anh cần liên hệ thì một vài ngày nữa gọi lại cho anh H.”, nhân viên của công ty ông H. thông báo.

Tuy nhiên giám đốc (yêu cầu không nêu tên) một công ty du lịch đang tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 ở Đức khẳng định bức ảnh trên là có thật.

Vị giám đốc này cho hay, công ty ông nằm trong khu vực của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Ban đầu ông không để ý lắm đến bức ảnh nhưng thấy khách quốc tế cứ đến hỏi tour đi Trung Quốc thì mới phát hiện ra.

“Vì nhiều việc nên tôi không để ý nhưng thấy khách cứ hỏi mua tour Trung Quốc. Tôi bảo đây là gian hàng Việt Nam và chúng tôi chỉ bán tour đi Việt Nam thôi. Khách chỉ vào bức hình và nói đây là cảnh Trung Quốc mà. Nhục quá đi mất”, ông này nói.

"Không phải ảnh của mình thì thay thôi"

Những tấm hình mà doanh nghiệp cung cấp cho thấy trong gian hàng chung Việt Nam, doanh nghiệp tham gia sẽ được cung cấp một vị trí tương ứng bàn làm việc để giới thiệu tour cho đối tác.

Phía trước bàn làm việc này sẽ dán một bức ảnh khổ lớn về một địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam để thu hút khách quốc tế tham quan hội chợ. Bức ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật của Trung Quốc nằm trong số những bức ảnh đó.

Posted Image

Trước bàn làm việc của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở ITB 2013 đều được thiết kế một bức ảnh khổ lớn giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng - Ảnh: Một doanh nghiệp cung cấp

Tại sao lại có sự nhầm lẫn tai hại trên? Ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ thị trường (Tổng cục Du lịch) cho hay, theo thông tin từ Đức báo về thì có sự nhầm lẫn trên. Còn lý do nhầm lẫn thì Tổng cục Du lịch cũng đang tìm hiểu. Hiện tại đoàn công tác ở Đức cũng chưa về.

“Trước mắt anh em bên đó đã xử lý rồi. Bức ảnh đã không còn treo trong gian hàng của Tổng cục Du lịch nữa. Ảnh không phải của mình thì phải thay ảnh khác vào thôi”, ông Anh nói.

Lạc Sơn Đại Phật còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, sau khi sự cố xảy ra, được doanh nghiệp báo lên, sau đó Tổng cục Du lịch đã dán hai bản đồ đè lên tấm hình đó.

Theo ông Lê Tuấn Anh, tham dự Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 gồm có Tổng cục Du lịch, Vietnam Airline và 26 doanh nghiệp.

Về chi phí tham gia hội chợ, ông Anh cho biết sẽ cung cấp cho báo chí vào một dịp khác.

Ông Phan Đình Tân, Phó chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xác nhận từ tối qua đã nhận được thông tin liên quan đến vấn đề này.

Từ đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề nghị Tổng cục Du lịch báo cáo để có hướng xử lý cụ thể.

Trước câu hỏi nếu đúng như phản ánh thì hướng xử lý của bộ như thế nào, ông Tân đáp: “Chúng tôi cũng chỉ mới nghe nói, còn về hướng xử lý thì sau khi anh em cung cấp đầy đủ thông tin mới có thể thông báo được”.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch làm trưởng đoàn

Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 khai mạc vào tối 5.3 tại thủ đô Berlin, CHLB Đức.

Hội chợ diễn ra từ ngày 5-10.3, thu hút khoảng 170.000 lượt khách, trong đó có 110.000 lượt khách là những người bán (Sellers), người mua (Buyers) và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tham dự.

Đây là hội chợ du lịch lớn nhất thế giới có sự tham gia của hơn 10.000 công ty lữ hành, khách sạn, hãng hàng không, hãng vận tải biển và các lĩnh vực liên quan đến từ 188 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức một gian hàng chung rộng 142 m2 tại hội chợ để giới thiệu những sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Cùng tham gia gian hàng với Tổng cục Du lịch còn có Vietnam Airlines và 26 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tiêu biểu.

Một doanh nghiệp cho hay chi phí tham gia hội chợ kiểu này rất đắt đỏ và chỉ có doanh nghiệp lớn mới dám tham gia.

Đoàn Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn làm trưởng đoàn.

Trung Hiếu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần tình của Giám đốc NXB in cờ Trung Quốc trong sách học vần

Thứ sáu 08/03/2013 14:41

(GDVN) - Trưa nay (8/3), trao đổi với Giaoduc.net.vn PGS.TS Đinh Ngọc Bảo – GĐ NXB ĐH Sư phạm cho biết, NXB có lỗi khi chưa phát hiện ra đã cho xuất bản cuốn sách.

'Sách người Việt viết mà có cờ Trung Quốc rõ ràng là có ý đồ'

Bộ Giáo dục yêu cầu rà soát một loạt nhà xuất bản

Vụ 'cổng trường cắm cờ TQ': Độc giả tranh luận với GS Đào Trọng Thi

Cục trưởng Cục Xuất bản lên tiếng về sách Việt in cờ Trung Quốc

Thanh tra Bộ Thông tin vào cuộc vụ sách in cờ Trung Quốc

Trong buổi sáng nay, NXB ĐH Sư phạm đã làm việc với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an văn hóa (PA 83) về những nội dung liên quan đến cuốn sách học vần có in hình cờ Trung Quốc. Qua bản tường trình của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, người trực tiếp viết sách, cho thấy chị Hà là một giáo viên tiểu học của trường Tiểu học Văn Điển A. Bản thảo đầu tiên do cô Hà viết chỉ có phần chữ, sau đó cô có nhờ một người bạn lên mạng tải những hình ảnh minh họa xuống để cho vào sách.

PGS.TS Đinh Ngọc Bảo cho rằng, lỗi ở đây là do tác giả và đối tác liên kết (Công ty CP in Dịch vụ văn hóa Sư phạm) không kiểm tra kĩ bản thảo trước khi in thử. Bản thảo này tiếp tục đưa về NXB ĐH Sư phạm để biên tập, đọc duyệt, tuy nhiên tại đây người biên tập cũng không phát hiện ra những sai sót này. Trong khi đó đối tác liên kết đã tiến hành in thử một số để quảng cáo, tiếp thị, sau khi in thử mới phát hiện ra những sai sót trên và đã cho sửa chữa kịp thời trong bản in sau.

Posted Image

Trang sách được cho biết là in thử có vẽ cờ Trung Quốc.

Posted Image

Trang sách NXB cho biết là đã có sửa chữa và in lại vẽ cờ Việt Nam.

Vè trình độ của người viết sách, PGS.TS Đinh Ngọc Bảo cho biết cô Hà đã dạy lâu năm và đã từng làm sách. Riêng bộ sách “Bé làm quen chữ cái” cô Hà đăng ký làm 5 tập.

Sau khi phóng viên đề nghị cho biết thông tin về số lượng những bản in thử thì ông Bảo từ chối cung cấp. Xem lại trong trang cuối của bản in thử có ghi in 5.000 cuốn, theo giải thích của ông Bảo 5.000 cuốn này được in thành nhiều đợt.

Cũng thông tin từ vị Giám đốc NXB ĐH Sư phạm cho biết, hiện nay những sách in cờ Trung Quốc đang trôi nổi trên thị trường là những sách còn lại của bản in thử. Việc in thử này diễn ra khoảng từ tháng 1 đến tháng 2/2012.

Liên quan tới trách nhiệm của người biên tập tại NXB, ông Bảo cho biết NXB đang làm bản giải trình gửi các cơ quan chức năng. Trong ngày 7/3, NXB đã có quyết định thu hồi toàn bộ số sách có in cờ Trung Quốc, cũng trong chiều qua NXB đã làm việc với đối tác và tác giả giao quyết định thu hồi, đồng thời giao trách nhiệm cho đối tác thu hồi toàn bộ. Giải pháp đền bù với những người đã mua cuốn sách in thử là được đổi sách khác hoặc hoàn tra lại tiền.

Được biết, quy trình để xuất bản một cuốn sách phải cần rất nhiều khâu. Tại NXB ĐH Sư phạm quy trình đó là: Khi nhận được bản thảo sẽ giao cho biên tập viên biên tập lại, trưởng ban đọc duyệt, sau đó đến tổng biên tập đọc duyệt và ký vào bản bông, sau đó mới ký quyết định xuất bản. Có vẻ quy trình này rất làm rất kỹ nhưng thực tế vẫn xảy ra lỗi như báo chí nêu.

Giải thích cho điều này, ông Bảo cho rằng, trong việc biên tập sách lỗi là chuyện bình thường: “Thậm chí trong NXB chúng tôi có quy định mỗi 100 trang sách mà dưới 5 lỗi là không vấn đề. Việc lỗi trong quá trình biên tập, càng đọc sàng ra sạn, đó là bình thường. Nhưng lỗi ở cuốn sách mầm non này coi như là một tai nạn nghề nghiệp khi biên tập viên không phát hiện ra, lỗi này xảy ra trong lúc hoàn cảnh không phù hợp, in cờ nước ngoài nói chung ở trong vở bài tập của học sinh là không phù hợp. Hơn nữa lại đang ở trong thời điểm nhạy cảm thì nó có vấn đề”.

Xác định trách nhiệm của NXB khi để xảy ra lỗi này, ông Bảo thừa nhận, trước hết là trách nhiệm của biên tập viên, ban biên tập đã không phát hiện ra vụ việc này từ đầu, lỗi của NXB không phát hiện ra mà đã cho quyết định xuất bản, lỗi nữa khi NXB không kịp thời thu hồi những sách đã in sai ngay thời điểm đó mà để cho sách trôi nổi trong thời gian quan. Trách nhiệm cá nhân và tập thể NXB đang tiến hành làm việc tiếp.

* Giaoduc.net.vn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Xuân Trung

======================

Hẳn Phó Giáo sư Tiến sĩ phụ trách Nxb. Vậy mà Thiên Sứ tui cứ tưởng "chình độ" mới hết lớp 4/ 10 như tui chứ!

Cái gì đang xảy ra?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ phản pháo tuyên bố chiến tranh của Triều Tiên

Thứ Sáu, 08/03/2013 15:00

(NLĐO)- Chính quyền Obama hôm nay (8-3) cảnh báo rằng Mỹ “có đầy đủ năng lực” tự vệ trước bất cứ cuộc tấn công tên lửa đạn đạo nào từ phía Triều Tiên.

Posted Image

Triều Tiên liên tiếp đưa ra những lời đe dọa trong thời gian gần đây. Ảnh: AP

Khi Liên Hiệp Quốc thông qua những lệnh trừng phạt mới nhằm vào Bình Nhưỡng liên quan tới đợt thử hạt nhân lần thứ 3 vừa qua, truyền thông quốc gia Triều Tiên dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này cảnh báo một cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ, đồng thời sẽ thực thi quyền tấn công hạt nhân phủ đầu vào “trụ sở những kẻ gây hấn”.

Đáp lại, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney khẳng định Mỹ “có đầy đủ năng lực” tự vệ trước bất cứ cuộc tấn công tên lửa đạn đạo nào từ phía Triều Tiên.

Ông Carney còn cho rằng những lệnh trừng phạt mới này sẽ cô lập Bình Nhưỡng và chỉ rõ cho các lãnh đạo Triều Tiên thấy điều gì sẽ xảy ra nếu họ chống lại cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice khẳng định rằng Triều Tiên “sẽ thấm đòn, thấm rất nặng” những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt mới này và Triều Tiên sẽ chẳng gặt hái được gì nếu cứ tiếp tục “gây hấn”.

Trước đó, phát biểu trước Ủy ban quan hệ đối ngoại ngày 7-3, Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Menendez tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nào nhằm vào Mỹ đều là hành động tự sát.

Đỗ Quyên (Theo Daily Mail)

23 ý kiến

Rungvang

08/03/2013 15:26

Ai chiến thắng thì chưa biết, nhưng người dân Triều Tiên thất bại là rất rõ ràng.

Yểm Ba Hài

08/03/2013 15:52

Chúng ta hãy đợi tới "Giờ G" ngày 11/3 này khi Mỹ-Hàn bắt đầu tập trận để thấy được năng lực thực sự của Mỹ khi bị đe dọa. Nhưng có 1 điều khó nghĩ là: "Tại sao lại phải tự sát khi còn quá trẻ"

Còm Men

08/03/2013 16:17

Một bên thách đấu, bên còn lại đã nhận lời thách đấu ấy, tôi mong rằng hai bên sẽ giữ lời. Việc bây giờ là bên thách đấu hãy ra đòn trước để chứng minh mình không nổ, nếu lần này mà "xịt" thì làm ơn đừng nổ nữa cho bà con nhờ nhé!

Sáu bún

08/03/2013 16:25

Học sách lược này của TQ nắn gân các nước khác thôi mà. Chỉ tội người dân mỗi lần nghe một người nói phải tập hợp cả trăm ngàn người. Giỏi thiệt.

Năm Nổ

08/03/2013 16:27

Mỹ tập trận thì kệ, nhưng khôn hồn đừng khiêu khích, đừng rơi vỏ đạn trên lảnh thổ TT thì thôi...

Còm nhom sĩ

08/03/2013 16:30

Mỹ sợ bị tấn công nên nổ có năng lực tự vệ đó, Triều Tiên cứ mạnh dạn "chơi" đại đi, mình là con nhà nòi mà sợ gì?...

Lãng Tử

08/03/2013 16:35

Chưa biết mèo nào cắn mèo nào ... người Mỹ cũng từng nói đưa VN về thời kỳ đồ đá ... cuối cùng B52 rụng như sung ... Chỉ tội cho nhân dân Triều Tiên.

====================

Nguyên xi bài viết và vài comment.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãnh đạo Triều Tiên thảo luận về một “cuộc chiến tổng lực”

Thứ Sáu, 08/03/2013 - 14:55

(Dân trí) - Vào thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nói về “cuộc chiến tổng lực” khi ông thị sát đơn vị tiền tuyến từng nã pháo Hàn Quốc năm 2010.

Posted Image

Ông Kim Jong-un thảo luận với các binh sỹ trong chuyến thị sát.

Trong động thái đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao, lãnh đạo Kim Jong-un ngày 7/3 đã đi thị sát 2 đảo gần biên giới biển tranh chấp với Hàn Quốc và cho biết quân đội Triều Tiên “đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu cho một cuộc chiến tổng lực”, hãng thông tấn KCNA hôm nay 8/3 đưa tin. Ông Kim cũng cho biết một khiêu khích nhỏ nhất cũng có thể khiến ông lập tức ra lệnh cho một cuộc “tiến công lớn” dọc toàn bộ đường biên giới với Hàn Quốc.

Posted Image

Trên đảo Mu, ông thị sát các đơn vị pháo xạ từng nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc gần đó vào tháng 11/2010, khiến 4 người thiệt mạng và khiến Hàn Quốc cũng nã pháo đáp trả.

Posted Image

Các binh sỹ nồng nhiệt đón chào ông Kim Jong-un.

Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên phát hình ảnh ông Kim thị sát các miệng hố do pháo phía Hàn Quốc bắn để lại trên đảo. Ông Kim cũng cho rằng đây là chiến trường “khốc liệt nhất” kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.

Posted Image

Lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thị sát .

Đài truyền hình nhà nước cũng phát hình ảnh ông dùng ống nhòm nhìn sang phía đảo Yeonpyeong và có vẻ như đang thảo luận về việc chọn mục tiêu với các sỹ quan pháo binh.

Posted Image

“Nhà lãnh đạo đã tái xác nhận chi tiết phương tiện tấn công và mục tiêu kẻ thù được triển khai trên 5 đảo”, trong đó có đảo Yeonpyeong và “vạch rõ trật tự của các cuộc tấn công chính xác” đối với những mục tiêu này, KCNA cho hay.

Posted Image

Các binh sỹ vẫy theo khi tàu chở ông Kim Jong-un rời đi.

Trong chuyến thị sát, nhiều lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên cũng tháp tùng ông Kim Jong-un, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kyok-Sik.

Đài truyền hình cũng cho thấy binh sỹ cùng với gia đình và con cái họ đón chào và ôm nhà lãnh đạo Kim khi ông tới thăm họ.

Trung Quốc kêu gọi “bình tĩnh và kiềm chế”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay 8/3 cho biết với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc “quan ngại” sau khi Triều Tiên phản ứng với các lệnh cấm vận mới của Liên hợp quốc bằng đe dọa chiến tranh hạt nhân và tuyên bố hủy bỏ các thỏa thuận hòa bình.

Vũ Quý

Theo AFP

=================

“Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan bình tĩnh và kiềm chế, tránh các hành động có thể làm leo thang căng thẳng”, bà cho hay.

Đúng rồi! Hai bên hãy bình tĩnh và kiềm chế. Nhưng thưa quí bà Hoa Xuân Oánh, cuộc tập trận của cả hai miến Cao Ly sắp tới đây quy mô lớn hơn nhiều cuộc tập trận của Trung Quốc ở biển Đông vừa rồi đấy!

Với cuộc tập trận qui mô trong hoàn cảnh này, chiến tranh không còn chđược quyết định bởi những tư lệnh tối cao. Mà nó còn phụ thuộc vào những người lính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãnh đạo Triều Tiên thảo luận về một “cuộc chiến tổng lực”

Thứ Sáu, 08/03/2013 - 14:55

Đúng rồi! Hai bên hãy bình tĩnh và kiềm chế. Nhưng thưa quí bà Hoa Xuân Oánh, cuộc tập trận của cả hai miến Cao Ly sắp tới đây quy mô lớn hơn nhiều cuộc tập trận của Trung Quốc ở biển Đông vừa rồi đấy!

Với cuộc tập trận qui mô trong hoàn cảnh này, chiến tranh không còn chđược quyết định bởi những tư lệnh tối cao. Mà nó còn phụ thuộc vào những người lính.

Sự việc gì...chưa tới "cùng cực" thì chưa "biến chuyển"...

Nên chuyện này...không đẩy lên "cao trào"...thì sao "sang trang" được...

Nhưng... bài học xưa còn đó...

Đừng để thằng TQ mất cây AK47, thằng Mỹ mất cây M16...

Và Triều Tiên mất 2 người con...

Hy vọng rất nhiều...sẽ không có chiến tranh trên vùng đất này...

Vùng đất con cháu của những chiến binh Hai Bà Trưng xưa...

"Khôn ngoan đđáp người ngoài...

Gà cùng một mẹ...chớ hoài đá nhau"...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự việc gì...chưa tới "cùng cực" thì chưa "biến chuyển"...

Nên chuyện này...không đẩy lên "cao trào"...thì sao "sang trang" được...

Nhưng... bài học xưa còn đó...

Đừng để thằng TQ mất cây AK47, thằng Mỹ mất cây M16...

Và Triều Tiên mất 2 người con...

Hy vọng rất nhiều...sẽ không có chiến tranh trên vùng đất này...

Vùng đất con cháu của những chiến binh Hai Bà Trưng xưa...

"Khôn ngoan đđáp người ngoài...

Gà cùng một mẹ...chớ hoài đá nhau"...

Trường hợp này thì không đơn giản như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lại chơi trò ú tim

MỸ LOAN

09/03/2013 12:30 (GMT + 7)

TT - Ngày 7-3, Tân Hoa xã đăng tải hình ảnh hệ thống phòng thủ tầm gần trên biển của Trung Quốc bao gồm trung tâm chỉ huy, các hệ thống phát hiện, thông tin, hệ thống đánh giá và hệ thống chiến đấu.

Posted Image

Hệ thống phòng thủ biển tầm xa của Trung Quốc tiết lộ năm 2010 - Ảnh: xinhuane

Posted Image

Hệ thống phòng thủ biển tầm gần của Trung Quốc vừa công bố trên Tân Hoa xã ngày 7-3 - Ảnh: xinhuanet

Như Tân Hoa xã mô tả, với phạm vi tấn công từ tầm ngắn, tầm trung đến tầm xa, hệ thống vũ khí chiến đấu trong hệ thống trên đã đạt tới trình độ tác chiến phối hợp như một vũ khí đa chức năng. Hệ thống này còn có khả năng tấn công chính xác từ các bệ phóng của không quân, tàu ngầm, tàu chiến và trên bờ của Trung Quốc. Sơ đồ và thông tin này ngay sau đó đã được hàng loạt tờ báo chính thống của Trung Quốc đăng lại.

Giương đông kích tây

Trao đổi với Tuổi Trẻ về động thái này của Trung Quốc, thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an - nhận định đây chỉ là động thái dọa các nước khác, bởi đây là bí mật quốc gia thì không ai phơi bày dễ dàng như thế. Nhất là đối với Trung Quốc, họ ít khi công khai những thông tin này. Song trong thời điểm có thể nói là nhạy cảm khi kỳ họp quốc hội khóa 12 đang diễn ra ở Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không ngần ngại đề cập việc tăng cường quốc phòng của nước này trong báo cáo chính phủ hôm 5-3.

Theo ông Cương, mục đích lần công bố sơ đồ phòng thủ này của Trung Quốc trước hết nhắm vào Mỹ, thậm chí là cả liên minh Mỹ - Nhật - Hàn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiếp đến để dọa và dồn nén các nước nhỏ có tranh chấp biển với mình, uy hiếp tinh thần và tạo ra tâm lý sợ gã khổng lồ đối với các nước xung quanh.

“Bắc Kinh đang áp dụng chiến lược nửa thật nửa giả, giương đông kích tây. Sơ đồ mà họ vừa công bố không phải là con số không, trong đó sẽ có một phần là sự thật. Các địa điểm bố trí trong sơ đồ có thể một nửa là các cứ điểm thực tế trong hệ thống phòng thủ biển của họ. Song đây là một trò chơi ú tim của Trung Quốc và đều nằm trong chủ trương, chiến lược mới của chính quyền Bắc Kinh, nhất là trong thời điểm chuyển giao quyền lực. Cốt lõi nhằm đối phó, đương đầu với Mỹ, sau đó là Nhật Bản và cuối cùng là vấn đề biển Đông” - thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích.

Chống tàu sân bay

Hai năm trước, tại Hội chợ triển lãm hàng không quốc tế Trung Quốc lần 8 ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tiết lộ hệ thống phòng thủ biển tầm xa của nước này và sơ đồ đó đã khiến thế giới chú ý. Thời Báo Hoàn Cầu cho biết hệ thống phòng thủ biển của Trung Quốc dùng để đối kháng với tàu sân bay, được ám chỉ là tàu sân bay của Mỹ. Hệ thống này bao gồm hệ thống khí tài quân sự tấn công từ trên bộ, trên biển, trên không và cả từ không gian nhằm tấn công trong trường hợp một nhóm tàu ngầm tấn công các đảo nhỏ ngoài khơi của Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương.

Như mô tả của Thời Báo Hoàn Cầu, ba loại tên lửa do Trung Quốc sản xuất có thể phối hợp tấn công từ đất liền, trên không và dưới nước. Các loại tên lửa này sẽ được phóng đi từ vệ tinh không gian và các máy bay do thám không người lái (UAV) do Trung Quốc sản xuất. Nhiều đơn vị phòng thủ bờ biển của Trung Quốc còn được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 trong năm 2013.

Tờ Wall Street Journal (Mỹ) dẫn lời giới chuyên gia cho rằng những hệ thống phòng thủ biển do Trung Quốc tiết lộ hai năm trước hay mới công bố đều có mục đích nhắm tới các tàu sân bay của Mỹ, vốn thường xuyên có mặt ở khu vực tây Thái Bình Dương và vào gần đảo Okinawa của Nhật Bản, thậm chí ở eo biển của Đài Loan. Năm 1996, Mỹ đã gửi hai tàu sân bay đến tuần tra quanh đảo Đài Loan sau khi Trung Quốc thử tên lửa ở khu vực duyên hải và dọa sẽ tấn công Đài Loan.

========================

Người Trung Quốc cứ tưởng mình đã nắm hết những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, Thí dụ như trạm vũ trụ; đưa người vào vũ trụ; tên lửa xuyên lục địa; rồi lại còn cả harke vào những trang mạng tối mật của các quốc gia sừng sỏ...vv.... và ....vv...

Tiếc thay! Đấy chỉ là những thứ mà quí vị nhận thức được một cách rất trực quan, như...tôi vậy. Nếu quí vị chịu khó để ý một chút thì cá nhân tôi chẳng bao giờ giới thiệu những cái gọi là "thành tựu khoa học kỹ thuật" của quí vị vào trang web này. Đơn giản vì nó quá cổ điển. Thí dụ như việc đưa người vào không gian thì một số siêu cường đã cho...tư nhân khai thác làm dịch vụ kiếm tiền. Quí vị cần suy luận ra điều này.

Bởi vậy, quí vị đừng quá chủ quan, tưởng minh là "bố tướng". Chiếc xe mới lao dốc, quí vị còn kịp dừng lại. Nhưng thời gian không còn nhiều.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người việt mình có nhiều từ để chỉ ..đânh nhau mâu thuẫn, xung đột, can qua

Một thú vị là tính hình tượng của các từ trên ..đều liên quan đến vũ khí Giáo - Khiêng tượng trưng cho sức mạnh người lính thời cổ, Tàu vẽ chữ cũng không sao hiểu nổi vì người Việt lấy hình tả nghĩa

Một dân tộc chiến binh ngoan cường trong hơn 6000 năm như dân tộc Việt thì cái ý nghĩa của chiến tranh là gì thì ..quá nhiếu, máu thành sông, xương thành gò. Thế nên được phút giây hòa bình nào là sống trọn - vẹn, sống để cho.. ngày mai lại đội mũ chiến, mặc giáp mà đi

Còn ngược lại dân du mục phương Bắc vồn quen nay đây mai đó, quen giết sạch phá sạch, đâu quen dàn trận chiến đấu như sách Tàu ca ngợi, chỉ hiểu chiến tranh là cướp đoạt gia súc tài sản, nhà cửa, vợ con kẻ khác, còn Chiến tranh vì hai chữ Tổ quốc - đồng báo, vì mảnh đất tổ tiên thì ..không bao giờ có

thế nên, không hiểu ý nghĩa chiến tranh, sao hiểu thấu hóa bình. Dân Tàu ngộ chữ, ngộ chính trị kiểu ngu dân, thích thấy kẻ khác đổ máu, muốn tự mình cầm dao thọc cổ kẻ khác nhưng bất lực nên gào thét, hô hào ...người nào đó giết hộ mình

64 năm lập quốc, Văn thì be bét, Võ nhu nhược lại muốn là bá chủ toàn cầu, Đánh với Nga thua thảm hại, Đánh với Mĩ bị đuổi chạy vất cờ, hoàng tử đỏ chết thê thảm,, đánh việt nam thì đem 1000 đấu 1 mà rốt cục lại mang thêm mối nhục kéo dài thành tích của những đạo quân Tàu ngày trước là..phơi xác ở quỷ môn quan, chạy bằng ống đồng

truyện cổ

Vua tề muốn đua ngựa, ngựa của vua thuộc hàng tốt nhất thiên hạ, vạn con có một. Một viên quan có ngựa hay, vua dụ đem đấu, viên quan bèn bày kế

Lần 1; Đem ngựa tồi đầu ngựa vua: vua thắng

Lần 2 Đem ngựa trung bình đấu ngựa vua; huề

Lần 3 Đem ngựa khỏe đấu ngựa vua: thắng vua

viênq quan có thể chơi lởi nhưng vua Tề chủ quan muốn duy trì mãi con ngựa tốt mà không thấy nó mệt sùi bọt mép

Tàu cũng đem hết tinh túy ra đấu trong khi thiên hạ mới tung toàn ngựa tồi ngựa bình thường, thế còn gì nữa

Cái xe đã đaf lao, ôi ngày mai thật khó lường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng cục Du lịch bị tố quảng bá danh thắng Trung Quốc


Bức ảnh khổ lớn về tượng phật bằng đá cao nhất thế giới ở Trung Quốc xuất hiện tại quầy thông tin gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong chương trình quảng bá du lịch tại Đức, khiến cộng đồng nổi giận.

Mấy ngày qua, trên mạng xuất hiện bức ảnh quầy thông tin gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam tại Hội chợ ITB 2013 (Đức) trưng bày hình ảnh Lạc Sơn Đại Phật (tượng phật bằng đá cao nhất thế giới ở Tứ Xuyên, Trung Quốc). Bức ảnh khiến dân mạng nổi giận và không ngớt lời bàn tán.

Posted Image
Hình ảnh Lạc Sơn Đại Phật tại gian hàng Tổng cục Du lịch Việt Nam. Ảnh: Facebook.

Một lãnh đạo doanh nghiệp lữ hành chia sẻ, rất bất ngờ khi thấy hình ảnh thắng cảnh Trung Quốc được giới thiệu tại gian hàng của Việt Nam, bởi điều này rất phản cảm và ảnh hưởng hình ảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho rằng, đây chỉ là một sự việc nhầm lẫn đáng tiếc.

Đang có mặt tại Hội chợ ITB, một cán bộ của Saigontourist cho VnExpress biết, hình ảnh này được dán ở pano tại quầy thông tin gian hàng do một đơn vị du lịch thực hiện trong thời gian diễn ra hội chợ. Sau khi nhiều người phát hiện, tấm ảnh về Lạc Sơn Đại Phật đã được tháo bỏ.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Cường Phó tổng cục Du lịch cho biết, đây là một trong nhiều hình ảnh được một doanh nghiệp lữ hành Việt Nam giới thiệu về các điểm đến trên thế giới trong tour của họ.

"Hình ảnh này không phải trong backdrop của Tổng cục Du lịch mà trong hình ảnh giới thiệu tour của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Doanh nghiệp có quyền giới thiệu điểm đến của họ, chúng tôi không thể ngăn chặn. Tổng cục Du lịch không nhầm lẫn để đưa hình ảnh danh thắng của Trung Quốc như thông tin trên mạng đã đưa", ông Cường nói.

Ông Cường cho biết, sau khi đưa hình ảnh về Lạc Sơn Đại Phật tại gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam trên trang cá nhân khiến dư luận hiểu nhầm, một người tham gia Hội chợ đã gỡ hết hình ảnh này trên trang cá nhân.

Theo một số chuyên gia thường xuyên tham gia hội chợ du lịch quốc tế, khu vực treo hình ảnh Lạc Sơn Đại Phật không phải chỗ các doanh nghiệp treo backdrop, giới thiệu tour. Khu vực này thường do Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm trang trí tổng quát, song có thể do cơ quan này không kiểm soát nên đã để một số doanh nghiệp tự dán hình ảnh các danh thắng lên đó.

"Tổng cục Du lịch phải có trách nhiệm bao quát hình ảnh của toàn bộ khu vực gian hàng triển lãm, không được để doanh nghiệp tự ý dán những hình ảnh danh thắng nước khác tại phía ngoài gian hàng của Việt Nam", một cán bộ thị trường du lịch nói.

Hội chợ Du Lịch Quốc tế diễn ra ngày 5 - 10/4 ở Berlin. Tổng cục Du lịch Việt Nam và nhiều công ty lữ hành đã tham gia để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch có một gian hàng chung rộng 142 m2 để giới thiệu những sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Đoàn Loan

===============
Hoạt động ngành du lịch luôn gắn chặt với lịch sử và văn hóa nước nhà mà lại không tôn vinh chính cái nước nhà mình có thì cũng thể hiện một thứ tư duy có "vấn đề".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lại ồ ạt tuần tra Biển Đông

Chủ Nhật, 10/03/2013 19:31

(NLĐO) – Theo Liu Guima, quan chức cao cấp tại Cục ngư nghiệp Nam Hải trực thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ngày 10-3 cho biết 21 tàu ngư chính cỡ vừa và lớn cùng hơn 3.000 nhân sự đã ồ ạt tiến ra Biển Đông tuần tra. Hành động này tiếp tục xâm phạm vào vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo quan chức trên, trong năm nay, tàu ngư chính của Trung Quốc sẽ thường xuyên tuần tra nhằm bảo vệ an toàn và lợi ích hợp pháp của ngư dân Trung Quốc.

Phạm vi tuần tra bao gồm quần đảo Scarborough/ Hoàng Nham, nơi đang tranh chấp với Philippines, Đá Vành Khăn-Một đảo đá ở quần đảo Trường Sa, đảo nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và một số đảo khác... Như vậy, phía Trung Quốc tiếp tục lên kế hoạch xâm phạm lãnh hải Việt Nam khi cho biết sẽ thường xuyên tuần tra cái gọi là “Thành phố Tam Sa” (đơn vị hành chính bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Posted Image

Posted Image

Trực thăng hải giám B-7103 của Trung Quốc tiến hành tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Tân Hoa Xã

Liu Guima còn nói rằng các tàu ngư chính dự kiến lưu lại trong nhiều tuần, song không tiết lộ thời gian cụ thể.

Bên cạnh đó, một đội tàu hải giám Trung Quốc (CMS) mang các số hiệu 83, 262, 263 cùng trực thăng hải giám B-7103 ngày 8-3 đã đến tuần tra trái phép các vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc tuần tra dự kiến kéo dài 9 ngày. Theo Tân Hoa Xã, đây là lần đầu tiên máy bay trực thăng và tàu hải giám được gửi đến cùng một lúc để tuần tra Hoàng Sa kể từ khi Trung Quốc thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”.

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc ngang nhiên thành lập trên đảo Phú Lâm của Việt Nam vào tháng 7-2012, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.

M.Khuê (Theo Tân Hoa Xã, China Daily)

=======================

Theo lịch thì ngày mai quân đội Mỹ Hàn bắt đầu tập trận quy mô lớn chưa từng có. Đất Cao Ly này xảy ra chiến tranh hay thống nhất trong hòa bình thì Trung Quốc cũng lãnh đủ.

Triều Tiên đưa vũ khí hạt nhân vào vị trí sẵn sàng

Cập nhật lúc 06:26, 10/03/2013

(ĐVO)-Tờ Rodong Sinmun, báo của đảng Lao động Triều Tiên, dẫn lời Thượng tướng Kang Pyo-yong cho biết các binh sỹ của ông đã vào vị trí để chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến thống nhất hai miền Triều Tiên, bất kỳ khi nào lệnh được các nhà lãnh đạo nước này đưa ra.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa và các tên lửa khác của chúng ta với nhiều đầu đạn hạt nhân, đã được phát triển nhẹ hơn, nhỏ hơn, đã sẵn sàng vào vị trí”, ông tuyên bố trước hàng ngàn người trong cuộc tập hợp lớn ở Bình Nhưỡng vào hôm thứ năm.

Triều Tiên đã tuyên bố chế tạo thành công thiết bị hạt nhân nhẹ hơn và nhỏ hơn sau vụ thử hạt nhân vào tháng trước và hồi tháng 12 năm ngoái, nước này cũng phóng thành công tên lửa tầm xa Unha-3 với tầm xa đủ vươn tới Alaska và có thể là Bờ biển Tây của nước Mỹ. Song các chuyên gia vũ khí trong khu vực tin rằng Triều Tiên vẫn còn phải nhiều năm nữa mới có thể có được đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp đặt lên các tên lửa tầm xa.

Posted Image

Sớm ngày 8/3, Triều Tiên cũng tuyên bố cắt đường dây nóng giữa hai miền Triều Tiên, một trong những động thái đáp trả các biện pháp trừng phạt mới của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Tân Hoa Xã ngày 8/3 đưa tin, hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA ngày 7/3 tuyên bố, trong 4 tháng trở lại đây trên tất cả các phương tiện truyền thông nhà nước Bắc Hàn không có một dòng thông tin nào về Trung Quốc, từ Thông tấn xã, Truyền hình trung ương cho đến báo, đài phát thanh.

Động thái trên được Tân Hoa Xã lý giải là sự bất mãn của Bình Nhưỡng trước thái độ của Bắc Kinh đối với vụ phóng tên lửa hồi tháng 12 năm ngoái và vụ thử hạt nhân lần 3 đầu năm nay mà Bắc Triều Tiên đã tiến hành.

Trong khi đó, cũng vào ngày 8/3, tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn với những khiêu khích của Triều Tiên.

“Tôi sẽ nỗ lực hết sức đưa Hàn Quốc trở thành một nước thịnh vượng và mạnh mẽ, với an ninh vững chắc. Tôi sẽ đối phó mạnh mẽ với những khiêu khích của Triều Tiên”, bà Park cho hay. Bà cũng cho rằng nước nào chỉ tập trung vào củng cố sức mạnh quân sự, như vũ khí hạt nhân trong khi người dân nước mình đang chết đói, cũng sẽ đối mặt với sự “tự hủy”.

Tổng hợp theo ABC News/Tin mới/GDVN

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử

“Sách ghi nhầm rồi ba ơi, không phải Lý Thường Kiệt đánh quân Nam Hán, mà phải là Ngô Quyền chứ!”

Một phụ huynh có con học lớp 3 tại một trường tiểu học quận Tân Bình (TP.HCM) ngỡ ngàng khi thấy con phát hiện kiến thức lịch sử sai trong Vở luyện từ và câu lớp 3, tập 2.

Đây là cuốn vở in chữ sẵn cho học sinh nhìn để luyện chính tả theo. Trang 5 có đoạn viết: “Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc, thuyền bị thủng đâm hàng loạt. Cuộc xâm lược của địch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua….”.

Posted Image

Bìa tập vở có nội dung lịch sử sai.

Posted Image

Trang 5 của cuốn vở in sai nội dung cuộc chiến chống quân Nam Hán.

Phụ huynh này cho biết cuốn vở này được nhà trường mua rồi phát cho học sinh để tham khảo và luyện chính tả tại lớp. “Tôi nghĩ dù là vở luyện chữ nhưng kiến thức trong đó cũng phải chính xác vì con trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Những sự kiện lớn của nước nhà mà để sai sót như vậy thì đừng trách con trẻ hiểu sai về lịch sử!” - phụ huynh này bức xúc. Theo thông tin trên bìa, cuốn vở này do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành, in tại Công ty Cổ phần In và Vật tư Hải Dương, in xong và nộp lưu chiểu tháng 5/2012. Nhóm tác giả biên soạn gồm: Lê Ngọc Điệp (chủ biên), Lê Hữu Tỉnh, Xuân Thị Nguyệt Hà, Nguyễn Trí Dũng và Mai Nhị Hà. Để làm rõ thông tin này, cuối tuần qua, chúng tôi đã liên hệ với Nhà xuất bản Hà Nội nhưng chưa liên lạc được. Chúng tôi sẽ sớm cập nhật khi có thông tin mới nhất về vấn đề này để bạn đọc được rõ.

Theo Phạm Anh

Pháp luật TPHCM

============================

Nhà xuất bản lớn mà lại để cho trẻ lớp 3 phát hiện ra lỗi :(

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Phát hiện thêm hai sách dành cho trẻ vẽ cờ Trung Quốc

Sau "sự cố" sách cho trẻ mầm non có in hình lá cờ Trung Quốc, PV Dân trí phát hiện thêm hai ấn phẩm mắc lỗi tương tự. Đó là tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với chữ cái" (NXB Sư Phạm).

Cuốn "Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1)" của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, nhà xuất bản (NXB) Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1/2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của… Trung Quốc.

Posted Image

Ở bài 14 của cuốn "Bé làm quen với chữ cái" có in hình cờ Trung Quốc.

Các chuyên gia giáo dục đánh giá, mặc dù không có quy định nào về việc phải in cờ Việt Nam hay cờ Trung Quốc khi học đến chữ cái “C” nhưng xét ở một góc độ nào đó nó sẽ có ảnh hưởng đến mặt tư duy của trẻ. Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng của đất nước nên cần để cho trẻ em làm quen với hình ảnh này, không thể giới thiệu cờ nước khác cho những đứa trẻ bắt đầu tiếp cận với tiếng Việt. Đáng nói hơn đây là cuốn sách do chính tác giả người Việt biên soạn.

Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Đinh Ngọc Bảo - Giám đốc NXB ĐH Sư Phạm cho hay, hiện tại NXB đang khẩn trương làm việc với tác giả cũng như với đơn vị liên kết phát hành sách để xem sai sót bắt nguồn từ đâu. Ngay sau khi có kết quả sẽ thông tin công khai để xã hội được biết”.

Trước thông tin này, TS Đinh Văn Vang - Tổng biên tập của NXB ĐH Sư Phạm giải thích với một số báo là bản sách của đơn vị này phát hành đã in cờ Việt Nam. Nếu cuốn sách được in ra với bản có “cờ Trung Quốc” thì chắc chắn là bản in mạo danh NXB ĐH Sư Phạm, Giám đốc NXB ĐH Sư Phạm nhấn mạnh: “Đó chỉ là quan điểm cá nhân chứ không phải là của NXB ĐH Sư Phạm”.

Posted Image

PV Dân trí phát hiện thêm 2 đầu sách dành cho trẻ có in cờ Trung Quốc.

Đối với cuốn "Bồi dưỡng tình cảm" nằm trong tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” dành cho đối tượng trẻ từ 2 - 4 tuổi (do NXB Mỹ Thuật liên kết với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị phát hành tháng 6 năm 2012, được nộp lưu chiểu năm 2012) thì lỗi sai sót lại tiếp tục xuất phát từ khâu biên tập trong việc dịch và chỉnh sửa từ bản gốc tiếng Trung Quốc ra. Tại trang 8 với bài học dành cho trẻ mang tựa đề “Yêu Tổ quốc” có nội dung: “Tổ quốc của chúng ta là Việt Nam. Quốc kỳ của chúng ta chính là lá cờ đỏ sao vàng. Bé hãy tô màu đúng cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ta nhé”. Ở phía dưới là hình lá cờ Tổ quốc Việt Nam chưa tô màu, trong khi đó, hình bên cạnh về phía tay phải là hình ảnh một em nhỏ đang cầm... lá cờ Trung Quốc.

Posted Image

Hình lá cờ Trung Quốc trong cuốn "Bồi dưỡng tình cảm" thuộc tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ”.

Trong cuộc trò chuyện cùng PV Dân trí chiều nay 7/3, bà Đặng Thị Bích Ngân - Giám đốc NXB Mỹ Thuật chia sẻ: “Bài học này trong cuốn "10 phút cho bé trước giờ đi ngủ" là giúp trẻ phân biệt đâu là cờ của Tổ quốc Việt Nam. Vì thế, mặc dù có lỗi nhưng không quá nặng”.

Cũng theo bà Ngân thì NXB Mỹ Thuật cũng đã có yêu cầu phía đơn vị liên kết thu hồi sách này để khắc phục cho khớp hơn, mặc dù sách này là để bố mẹ đọc cho trẻ, không phải là trẻ đọc. Còn nếu bố mẹ nào mà không hiểu cờ Việt Nam và cờ Trung Quốc thì điều đó là đáng chê trách.

Thừa nhận sai sót, ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị khẳng định: “Đây là tai nạn nghề nghiệp hết sức đáng tiếc mà chúng tôi mắc phải, tuy nhiên chúng tôi đã kịp thời khắc phục sự cố khi sách chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường theo đúng nguyên tắc xuất bản, cũng như tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Ngay sau khi thu hồi, chúng tôi đã cho huỷ toàn bộ loạt sách sai sót trên và không có kế hoạch sửa chữa để xuất bản lại cuốn sách này. Chúng tôi hiểu đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà những người làm công tác xuất bản như chúng tôi phải vô cùng tỉnh táo để không mắc phải".

Ông Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng xem đây là một bài học lớn trong quá trình làm nghề và đã nghiêm khắc kiểm điểm lại toàn bộ quá trình hoạt động của công ty nói chung và ê kíp thực hiện cuốn sách nói riêng khi để xảy ra sai sót trên. Trong sự việc này, chúng tôi hy vọng nhận được cái nhìn thông cảm và khách quan từ phía các cơ quan truyền thông báo chí cũng như độc giả để chúng tôi có cơ hội hoàn thiện những sản phẩm tiếp theo nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng và cho đất nước".

Ông Tuấn còn cho biết, số lượng bản in đối với cuốn "Bồi dưỡng tình cảm" thuộc tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” là 2.000 cuốn, tuy nhiên số lượng phát hành mới chỉ khoảng 1.000 cuốn và công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị đã thu hồi thêm 500 cuốn. Do lượng phát hành ra không nhiều nên việc khắc phục cũng bớt khó khăn hơn.

Sau những sự việc vừa qua cho thấy, việc xuất bản hiện nay có rất nhiều điều bất cập từ khâu quản lý đến việc thẩm định nội dung. Theo Luật Xuất bản thì trước khi phát hành ít nhất 10 ngày thì đơn vị xuất bản phải nộp 3 bản lưu chiểu Bộ Thông tin - Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.

Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Thông tin - Truyền thông có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước việc một số sách dành cho trẻ em biên dịch từ nước ngoài mắc những sai sót, nhiều độc giả báo Dân trí đặt ra câu hỏi: tại sao các nhà xuất bản lại quá lạm dụng việc "nhập khẩu"/mua bản quyền sách tham khảo từ nước ngoài để biên dịch đưa vào sử dụng trong khi ở trong nước có nhiều nhà sư phạm có thể biên soạn được sách dành cho các lứa tuổi?

Nguyễn Hùng - Minh Thương

=========o0o=========

Phát hiện sách mẫu giáo in 12 con giáp của Trung Quốc

Thêm một ấn phẩm của nhà xuất bản Dân Trí bị vạch lỗi vì in 12 con giáp của Trung Quốc.

Một phụ huynh vừa gửi cho Kiến Thức cuốn “Cầu vồng”, số Tết Quý Tỵ (Kỳ 9, tháng 2/2013) dành cho trẻ mẫu giáo của nhà xuất bản Dân Trí có in hình 12 con giáp của Trung Quốc.

Cuốn Cầu vồng, kỳ 9 này gồm các bài viết có chủ đề ngày Tết cổ truyền với những phong tục, tập quán, món ăn, loài hoa cắm ngày Tết của người Việt. Thế nhưng ở trang 24 của cuốn tạp chí này lại in hình con giáp của Trung Quốc với sự xuất hiện của chú thỏ chứ không phải chú mèo của Việt Nam.

Posted Image

Trang sách in hình con giáp thỏ của Trung Quốc.

Đây là một trang hướng dẫn trẻ tô các con giáp theo các màu định sẵn để gửi đi dự thi với địa chỉ là Trung tâm giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam, 67 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuy không phải là trang sách nhưng phụ huynh học sinh cho rằng, trang tạp chí này cũng mang tính cung cấp kiến thức nên không được phép xảy ra sai sót.

“Đây là trang hướng dẫn các con tô tranh dự thi nên sự ảnh hưởng đến tư duy của trẻ rất lớn. Nếu phụ huynh không để ý sẽ hướng dẫn hoặc để trẻ tự tô theo đúng quy định, như vậy sẽ khiến trẻ nhận thức hoàn toàn sai lệch với thuần phong mỹ tục của người Việt. Trẻ khi đã nhận thức sai sẽ rất khó sửa, nhất là những gì chúng học được từ sách báo”, phụ huynh này nói.

Posted Image

Trang bìa cuốn Cầu vồng, kỳ 9, số Tết Quý Tỵ.

Ấn phẩm này do bà Bùi Thị Hương chịu trách nhiệm xuất bản, Nguyên Phan Hách – Lê Như Long chịu trách nhiệm bản thảo.

Trước đó, độc giả đã phát hiện 3 cuốn sách cho trẻ mầm non có in lá cờ Trung Quốc. Đó là cuốn “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1" của NXB Dân Trí, tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với chữ cái" của NXB Sư Phạm.

Theo Kienthuc.net

============================

Lại thêm các sai sót của các nhà xuất bản. Không biết phải chọn mua sách ở đâu cho trẻ nữa :(

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện thêm hai sách dành cho trẻ vẽ cờ Trung Quốc

Sau "sự cố" sách cho trẻ mầm non có in hình lá cờ Trung Quốc, PV Dân trí phát hiện thêm hai ấn phẩm mắc lỗi tương tự. Đó là tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với chữ cái" (NXB Sư Phạm).

Cuốn "Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1)" của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, nhà xuất bản (NXB) Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1/2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của… Trung Quốc.

Posted Image

Ở bài 14 của cuốn "Bé làm quen với chữ cái" có in hình cờ Trung Quốc.

Các chuyên gia giáo dục đánh giá, mặc dù không có quy định nào về việc phải in cờ Việt Nam hay cờ Trung Quốc khi học đến chữ cái “C” nhưng xét ở một góc độ nào đó nó sẽ có ảnh hưởng đến mặt tư duy của trẻ. Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng của đất nước nên cần để cho trẻ em làm quen với hình ảnh này, không thể giới thiệu cờ nước khác cho những đứa trẻ bắt đầu tiếp cận với tiếng Việt. Đáng nói hơn đây là cuốn sách do chính tác giả người Việt biên soạn.

Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Đinh Ngọc Bảo - Giám đốc NXB ĐH Sư Phạm cho hay, hiện tại NXB đang khẩn trương làm việc với tác giả cũng như với đơn vị liên kết phát hành sách để xem sai sót bắt nguồn từ đâu. Ngay sau khi có kết quả sẽ thông tin công khai để xã hội được biết”.

Trước thông tin này, TS Đinh Văn Vang - Tổng biên tập của NXB ĐH Sư Phạm giải thích với một số báo là bản sách của đơn vị này phát hành đã in cờ Việt Nam. Nếu cuốn sách được in ra với bản có “cờ Trung Quốc” thì chắc chắn là bản in mạo danh NXB ĐH Sư Phạm, Giám đốc NXB ĐH Sư Phạm nhấn mạnh: “Đó chỉ là quan điểm cá nhân chứ không phải là của NXB ĐH Sư Phạm”.

Posted Image

PV Dân trí phát hiện thêm 2 đầu sách dành cho trẻ có in cờ Trung Quốc.

Đối với cuốn "Bồi dưỡng tình cảm" nằm trong tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” dành cho đối tượng trẻ từ 2 - 4 tuổi (do NXB Mỹ Thuật liên kết với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị phát hành tháng 6 năm 2012, được nộp lưu chiểu năm 2012) thì lỗi sai sót lại tiếp tục xuất phát từ khâu biên tập trong việc dịch và chỉnh sửa từ bản gốc tiếng Trung Quốc ra. Tại trang 8 với bài học dành cho trẻ mang tựa đề “Yêu Tổ quốc” có nội dung: “Tổ quốc của chúng ta là Việt Nam. Quốc kỳ của chúng ta chính là lá cờ đỏ sao vàng. Bé hãy tô màu đúng cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ta nhé”. Ở phía dưới là hình lá cờ Tổ quốc Việt Nam chưa tô màu, trong khi đó, hình bên cạnh về phía tay phải là hình ảnh một em nhỏ đang cầm... lá cờ Trung Quốc.

Posted Image

Hình lá cờ Trung Quốc trong cuốn "Bồi dưỡng tình cảm" thuộc tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ”.

Trong cuộc trò chuyện cùng PV Dân trí chiều nay 7/3, bà Đặng Thị Bích Ngân - Giám đốc NXB Mỹ Thuật chia sẻ: “Bài học này trong cuốn "10 phút cho bé trước giờ đi ngủ" là giúp trẻ phân biệt đâu là cờ của Tổ quốc Việt Nam. Vì thế, mặc dù có lỗi nhưng không quá nặng”.

Cũng theo bà Ngân thì NXB Mỹ Thuật cũng đã có yêu cầu phía đơn vị liên kết thu hồi sách này để khắc phục cho khớp hơn, mặc dù sách này là để bố mẹ đọc cho trẻ, không phải là trẻ đọc. Còn nếu bố mẹ nào mà không hiểu cờ Việt Nam và cờ Trung Quốc thì điều đó là đáng chê trách.

Thừa nhận sai sót, ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị khẳng định: “Đây là tai nạn nghề nghiệp hết sức đáng tiếc mà chúng tôi mắc phải, tuy nhiên chúng tôi đã kịp thời khắc phục sự cố khi sách chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường theo đúng nguyên tắc xuất bản, cũng như tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Ngay sau khi thu hồi, chúng tôi đã cho huỷ toàn bộ loạt sách sai sót trên và không có kế hoạch sửa chữa để xuất bản lại cuốn sách này. Chúng tôi hiểu đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà những người làm công tác xuất bản như chúng tôi phải vô cùng tỉnh táo để không mắc phải".

Ông Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng xem đây là một bài học lớn trong quá trình làm nghề và đã nghiêm khắc kiểm điểm lại toàn bộ quá trình hoạt động của công ty nói chung và ê kíp thực hiện cuốn sách nói riêng khi để xảy ra sai sót trên. Trong sự việc này, chúng tôi hy vọng nhận được cái nhìn thông cảm và khách quan từ phía các cơ quan truyền thông báo chí cũng như độc giả để chúng tôi có cơ hội hoàn thiện những sản phẩm tiếp theo nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng và cho đất nước".

Ông Tuấn còn cho biết, số lượng bản in đối với cuốn "Bồi dưỡng tình cảm" thuộc tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” là 2.000 cuốn, tuy nhiên số lượng phát hành mới chỉ khoảng 1.000 cuốn và công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị đã thu hồi thêm 500 cuốn. Do lượng phát hành ra không nhiều nên việc khắc phục cũng bớt khó khăn hơn.

Sau những sự việc vừa qua cho thấy, việc xuất bản hiện nay có rất nhiều điều bất cập từ khâu quản lý đến việc thẩm định nội dung. Theo Luật Xuất bản thì trước khi phát hành ít nhất 10 ngày thì đơn vị xuất bản phải nộp 3 bản lưu chiểu Bộ Thông tin - Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản. Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Thông tin - Truyền thông có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước việc một số sách dành cho trẻ em biên dịch từ nước ngoài mắc những sai sót, nhiều độc giả báo Dân trí đặt ra câu hỏi: tại sao các nhà xuất bản lại quá lạm dụng việc "nhập khẩu"/mua bản quyền sách tham khảo từ nước ngoài để biên dịch đưa vào sử dụng trong khi ở trong nước có nhiều nhà sư phạm có thể biên soạn được sách dành cho các lứa tuổi?

Nguyễn Hùng - Minh Thương

=========o0o=========

Phát hiện sách mẫu giáo in 12 con giáp của Trung Quốc

Thêm một ấn phẩm của nhà xuất bản Dân Trí bị vạch lỗi vì in 12 con giáp của Trung Quốc.

Một phụ huynh vừa gửi cho Kiến Thức cuốn “Cầu vồng”, số Tết Quý Tỵ (Kỳ 9, tháng 2/2013) dành cho trẻ mẫu giáo của nhà xuất bản Dân Trí có in hình 12 con giáp của Trung Quốc.

Cuốn Cầu vồng, kỳ 9 này gồm các bài viết có chủ đề ngày Tết cổ truyền với những phong tục, tập quán, món ăn, loài hoa cắm ngày Tết của người Việt. Thế nhưng ở trang 24 của cuốn tạp chí này lại in hình con giáp của Trung Quốc với sự xuất hiện của chú thỏ chứ không phải chú mèo của Việt Nam.

Posted Image

Trang sách in hình con giáp thỏ của Trung Quốc.

Đây là một trang hướng dẫn trẻ tô các con giáp theo các màu định sẵn để gửi đi dự thi với địa chỉ là Trung tâm giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam, 67 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuy không phải là trang sách nhưng phụ huynh học sinh cho rằng, trang tạp chí này cũng mang tính cung cấp kiến thức nên không được phép xảy ra sai sót.

“Đây là trang hướng dẫn các con tô tranh dự thi nên sự ảnh hưởng đến tư duy của trẻ rất lớn. Nếu phụ huynh không để ý sẽ hướng dẫn hoặc để trẻ tự tô theo đúng quy định, như vậy sẽ khiến trẻ nhận thức hoàn toàn sai lệch với thuần phong mỹ tục của người Việt. Trẻ khi đã nhận thức sai sẽ rất khó sửa, nhất là những gì chúng học được từ sách báo”, phụ huynh này nói.

Posted Image

Trang bìa cuốn Cầu vồng, kỳ 9, số Tết Quý Tỵ.

Ấn phẩm này do bà Bùi Thị Hương chịu trách nhiệm xuất bản, Nguyên Phan Hách – Lê Như Long chịu trách nhiệm bản thảo.

Trước đó, độc giả đã phát hiện 3 cuốn sách cho trẻ mầm non có in lá cờ Trung Quốc. Đó là cuốn “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1" của NXB Dân Trí, tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với chữ cái" của NXB Sư Phạm.

Theo Kienthuc.net

============================

Lại thêm các sai sót của các nhà xuất bản. Không biết phải chọn mua sách ở đâu cho trẻ nữa :(

Rồi có làm sao không? Có hai thằng nhìn vào nhà và truy sát không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Trang sách in hình con giáp thỏ của Trung Quốc.

Lại thêm các sai sót của các nhà xuất bản. Không biết phải chọn mua sách ở đâu cho trẻ nữa :(

Tết năm ngoái, vợ TB mua đồ về trang trí quán Càphê (mua ở chợ Kim Biên - Hàng TQ đầy), có mua hai con giáp (01 đực, 01 cái) dán ở cửa ra vào, TB đi làm về thấy kỳ kỳ nhìn kỹ lại là con thỏ, tự nhiên bực mình xé toạc nó ra.

Vợ TB hỏi: "Ông làm gì kỳ vậy ?"

TB nói: "Âm lịch VN chẳng có con nào là con thỏ hết, nên xé, vậy thôi."

Vợ la làng: "Thiên hạ dán đầy, chỉ ông là khó chịu."

TB nói: "Thiên hạ ai dán thì dán, nếu là người Việt mà dán hình con thỏ, nói tui, tui cho thêm 02 con nữa cho đủ cặp."

Vợ nói: "Ông rảnh quá, tặng thêm hai con gì ?"

Thiên Bồng trả lời gọn bâng:"Hai con Bò"

Xong TB bỏ đi vô nhà, kệ vợ lằng nhằng sau lưng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tết năm ngoái, vợ TB mua đồ về trang trí quán Càphê (mua ở chợ Kim Biên - Hàng TQ đầy), có mua hai con giáp (01 đực, 01 cái) dán ở cửa ra vào, TB đi làm về thấy kỳ kỳ nhìn kỹ lại là con thỏ, tự nhiên bực mình xé toạc nó ra.

Vợ TB hỏi: "Ông làm gì kỳ vậy ?"

TB nói: "Âm lịch VN chẳng có con nào là con thỏ hết, nên xé, vậy thôi."

Vợ la làng: "Thiên hạ dán đầy, chỉ ông là khó chịu."

TB nói: "Thiên hạ ai dán thì dán, nếu là người Việt mà dán hình con thỏ, nói tui, tui cho thêm 02 con nữa cho đủ cặp."

Vợ nói: "Ông rảnh quá, tặng thêm hai con gì ?"

Thiên Bồng trả lời gọn bâng:"Hai con Bò"

Xong TB bỏ đi vô nhà, kệ vợ lằng nhằng sau lưng...

Cái ông này lạ chưa?! Thì lấy hai con mèo gắn vô. Thích thì lấy con Cù Lần gắn vô. Thế cũng cằn nhằn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của Bác Cao Huy Thuần thực sự là 1 bài viết rất tâm huyết.

Một trong những nguyên nhân làm cho bài viết có giá trị là bác Thuần đã dẫn ra Monstesquieu, người mà giới nghiên cứu Luật cho rằng, đã đi tiên phong cho sự ra đời của môn Luật học So sánh.

Khi so sánh thì phải có hai từ đối tượng trở lên. Nhưng muốn so sánh được trước tiên phải nghiên cứu.

Do đó, Luật học So sánh cho rằng, nghiên cứu chính là tiền đề của so sánh.

Monstesquieu đã so sánh các hệ thống pháp luật Anh, Pháp và Châu Âu để đưa ra được nhiều khái niệm mới mà bác Thuần đã dẫn.

Bác Thuần tuy rất tâm huyết với vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhưng rất tiếc ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của Bác Cao Huy Thuần thực sự là 1 bài viết rất tâm huyết.

Một trong những nguyên nhân làm cho bài viết có giá trị là bác Thuần đã dẫn ra Monstesquieu, người mà giới nghiên cứu Luật cho rằng, đã đi tiên phong cho sự ra đời của môn Luật học So sánh.

Khi so sánh thì phải có hai từ đối tượng trở lên. Nhưng muốn so sánh được trước tiên phải nghiên cứu.

Do đó, Luật học So sánh cho rằng, nghiên cứu chính là tiền đề của so sánh.

Monstesquieu đã so sánh các hệ thống pháp luật Anh, Pháp và Châu Âu để đưa ra được nhiều khái niệm mới mà bác Thuần đã dẫn.

Bác Thuần tuy rất tâm huyết với vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhưng rất tiếc ...

Bài của ông Thuần thì đúng là rất tâm huyết - nếu không thì chẳng ai mà viết bài dài như vậy! Nhưng đọc xong vẫn chưa hiểu ông ấy định nghĩa thế nào là Hiến Pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thưa chú, có thể lấy câu văn: - "Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn". Quá đúng. Và bộc lộ ra được những gì tôi vừa trình bày ở trên - Thay cho định nghĩa mà bác Thuần chưa muốn nêu? không muốn nêu? không dám nêu? ...

Dầu gì chăng nữa thì ông ta cũng không can đảm như chú, luôn khẳng định "Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng bên bờ Nam Dương Tử"

Nói trắng ra còn không ăn thua, huống chi bác Thuần cứ vòng vo tam quốc, mặc dù có thể thấy điều bác Thuần muốn nói rất nhiều, và đều là những vấn đề nhạy cảm: "một chính quyền chỉ là con đẻ của một hiến pháp", "Bất cứ xã hội nào trong đó các quyền không được bảo đảm và sự phân quyền không được tôn trọng, xã hội đó không có hiến pháp" ...

Đó là một trong những điều mà con tiếc.

Edited by caibang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú, có thể lấy câu văn: - "Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn". Quá đúng. Và bộc lộ ra được những gì tôi vừa trình bày ở trên - Thay cho định nghĩa mà bác Thuần chưa muốn nêu? không muốn nêu? không dám nêu? ...

Dầu gì chăng nữa thì ông ta cũng không can đảm như chú, luôn khẳng định "Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng bên bờ Nam Dương Tử"

Nói trắng ra còn không ăn thua, huống chi bác Thuần cứ vòng vo tam quốc, mặc dù có thể thấy điều bác Thuần muốn nói rất nhiều, và đều là những vấn đề nhạy cảm: "một chính quyền chỉ là con đẻ của một hiến pháp", "Bất cứ xã hội nào trong đó các quyền không được bảo đảm và sự phân quyền không được tôn trọng, xã hội đó không có hiến pháp" ...

Đó là một trong những điều mà con tiếc.

Giáo sư Cao Huy Thuần sống ở bến Pháp, nên để nhìn vào nhà ông ta rất tốn kém!Posted Image.

"Chính quyền là con đẻ của Hiến pháp"?! Nếu câu này của ông Cao Huy Thuần (Vì tôi chỉ xem lướt qua) thì sai rồi!

Còn nếu ông ta nói: "Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn" thì ngay nội quy của diễn đàn này và bất cứ diễn đàn nào mà chả như vậy! Lại sai nữa!

Bởi vậy! Tôi chỉ đồng ý với tâm huyết của ông ta qua việc viết một bài rất dài. Tôi ko muốn chê ông ấy dở. Sợ mất lòngPosted Image.

Còn về cái gọi là sự dũng cảm của tôi thì thực ra tôi không dũng cảm lắm. Mà chỉ vì lúc đầu tôi cứ tưởng đây thuần túy là một vấn đề khoa học. Nên với tinh thần khoa học mà tôi lao vào minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Mọi sự cản trở, đe dọa, tôi chỉ coi như là chưa hiểu biết bản chất khoa học. Chứ nếu từ đầu mà họ nói thẳng đấy là một mưu đồ chính trị thì chắc tôi câm ngay.

Bây giờ thì lỡ rồi. Nên chắc cùng từ từ vặn nhỏ volum thôi. Hì!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều tàu ngầm đề phòng Trung Quốc

Cập nhật lúc 14:05, 11/03/2013

Trong khi tất cả các đối thủ lớn của Trung Quốc đều đã và sắp có tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực không cần không khí (AIP) cực hiện đại thì Trung Quốc vẫn đang nghiên cứu, phát triển chưa được nên họ rất lo lắng.

Posted Image

Ngày 8/3 vừa qua, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã đang tải một thông tin “khiến nhiều người kinh ngạc” về tốc độ chóng mặt của Nhật trong lĩnh vực đóng tàu ngầm cực hiện đại kiểu AIP. Theo đó, hôm 6/3, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản đã tiếp nhận tàu ngầm mang số hiệu 505 lớp Soryu từ nhà máy đóng tàu Kobe, trực thuộc công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries). Đây là chiếc tàu ngầm kiểu AIP thứ 5 mà Nhật Bản tự đóng.

Posted Image

Ngày 29/01 vừa qua, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013, trong quy hoạch phát triển vũ khí trang bị Nhật năm 2013 có một hạng mục rất quan trọng là đầu tư 53,1 tỷ yên, để đóng mới 1 tàu ngầm lớp Soryu có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn) được chế tạo trên cơ sở tàu ngầm lớp Oyashio.

Posted Image

Bộ Quốc phòng Nhật khẳng định: “Hải quân Nhật đã đặt mua 10 chiếc và dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm thông thường trên 4000 tấn, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới”. Khi đó, Nhật giữ rất kín thông tin về số lượng các nhà máy tham gia vào hạng mục tàu ngầm này và cũng không ai biết thực lực của mỗi nhà máy đến đâu nên kế hoạch này bị coi là không tưởng.

Posted Image

Trên thực tế, đối với tàu ngầm thông thường, từ khi đóng mới rồi chạy thử đến khi bàn giao tàu, thuận lợi nhất nhất cũng là 3-5 năm, nên nhiều người cho là Nhật không thể hoàn thành định mức này đúng theo kế hoạch. Nhưng đến khi, ngay đầu năm 2013 Nhật đã bàn giao đến chiếc thứ 5 thì không ai có thể coi thường công nghệ tàu ngầm của Nhật nữa.

Posted Image

Loại tàu ngầm này có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn), sử dụng công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí. Trong ảnh là tàu ngầm AIP Scorpene của hãng DCNS - Pháp trong biên chế của hải quân Malaysia.

Posted Image

Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Hiện nay, ngoài Mỹ ra chỉ có vài nước như: Nhật, Đức, Pháp, Nga và Thụy Điển mới làm chủ được công nghệ này, các nước Australia và Ấn Độ cũng đang từng bước học hỏi hoặc tham gia các chương trình chế tạo liên hợp. Trong ảnh là tàu ngầm AIP đầu tiên lớp Soryu của Nhật mang số hiệu 501

Posted Image

Tháng 5/2012 vừa qua, Australia đã đề nghị được tham gia dự án đóng tàu ngầm Soryu của Nhật. Được biết, các công nghệ có liên quan đến dự án này được bảo mật rất cao, nhưng có lẽ nó sẽ sớm được thông qua vì nếu đồng ý, Nhật sẽ đạt được 3 mục đích rất lớn. Một là, giảm bớt chi phí đầu tư cơ bản; hai là tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Australia và ba là tăng cường khả năng tác chiến ngầm để đối phó với Trung Quốc. Trong ảnh là tàu ngầm SMX-26, một trong những mục tiêu theo đuổi của Trung Quốc

Posted Image

Hiện nay Ấn Độ cũng đang lựa chọn nhà cung cấp gói thầu mua 6 tàu ngầm theo kiểu nước ngoài, đóng 2 và Ấn Độ tự đóng 4. Cả 4 nhà thầu tham gia dự án này đều phải cung cấp các tàu ngầm AIP, cụ thể là Scorpene của hãng DCNS - Pháp, Amur 1650 của Viện thiết kế Rubin - Nga, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha. Trong ảnh là tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha.

Posted Image

Đại bộ phận Đông Hải có độ sâu trên dưới 40m, vùng có độ sâu nhất cũng chỉ có 150m, còn lại rất ít chỗ vượt qua 100m, chỉ có tàu ngầm AIP cỡ nhỏ mới hoạt động được ở vùng nước nông ấy mà ít phải nổi lên để tránh bị phát hiện, kế hoạch đóng tàu của Nhật nhanh đến mức không tưởng đã làm Trung Quốc rất lo lắng, nếu chậm chân toàn bộ Đông Hải sẽ lãnh địa của tàu ngầm Nhật Bản. Trong ảnh là tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức trong biên chế hải quân Hàn Quốc.

Posted Image Hiện nay, tất cả các đối thủ lớn của Trung Quốc đều đã và sắp có tàu ngầm AIP (Hàn Quốc cũng đã mua tàu ngầm 214 của Đức), trong khi Trung Quốc hiện đang nghiên cứu, phát triển chưa được nên họ rất lo lắng. Thời gian qua họ đã đánh tiếng mua tàu ngầm SMX-16 của Pháp nhưng chưa đạt được thỏa thuận và đến cuối tháng 12/2012, Bắc Kinh đã quyết định mua 4 tàu ngầm lớp Amur kiểu 1650 của Nga.

(Theo ANTĐ)

===================

Những cái tàu ngầm này mà hiện đại cái gì? Tàu ngầm hiện đại là một cái tàu ngầm mà bạn chỉ nhìn thấy bằng mắt thường. Hay nói rõ hơn là bạn chỉ biết được sự hiện hữu của nó khi bạn lặn dưới biển. Ngoài ra nó vô hình với tất cả các phương tiện kỹ thuật nhằm phát hiện tàu ngầm.

Hình như đã có vài cái tàu ngầm loại này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú, có thể lấy câu văn: - "Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn". Quá đúng. Và bộc lộ ra được những gì tôi vừa trình bày ở trên - Thay cho định nghĩa mà bác Thuần chưa muốn nêu? không muốn nêu? không dám nêu? ...

Dầu gì chăng nữa thì ông ta cũng không can đảm như chú, luôn khẳng định "Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng bên bờ Nam Dương Tử"

Nói trắng ra còn không ăn thua, huống chi bác Thuần cứ vòng vo tam quốc, mặc dù có thể thấy điều bác Thuần muốn nói rất nhiều, và đều là những vấn đề nhạy cảm: "một chính quyền chỉ là con đẻ của một hiến pháp", "Bất cứ xã hội nào trong đó các quyền không được bảo đảm và sự phân quyền không được tôn trọng, xã hội đó không có hiến pháp" ...

Đó là một trong những điều mà con tiếc.

Giáo sư Cao Huy Thuần sống ở bến Pháp, nên để nhìn vào nhà ông ta rất tốn kém!Posted Image. Cho nên ông ta không cần can đảm lắm.

"Chính quyền là con đẻ của Hiến pháp"?! Nếu câu này của ông Cao Huy Thuần (Vì tôi chỉ xem lướt qua) thì sai rồi!

Còn nếu ông ta nói: "Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn" thì ngay nội quy của diễn đàn này và bất cứ diễn đàn nào mà chả như vậy! Lại sai nữa!

Bởi vậy! Tôi chỉ đồng ý với tâm huyết của ông ta qua việc viết một bài rất dài. Tôi ko muốn chê ông ấy dở. Sợ mất lòngPosted Image.

Còn về cái gọi là sự dũng cảm của tôi thì thực ra tôi không dũng cảm lắm. Mà chỉ vì lúc đầu tôi cứ tưởng đây thuần túy là một vấn đề khoa học. Nên với tinh thần khoa học mà tôi lao vào minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Mọi sự cản trở, đe dọa, tôi chỉ coi như là chưa hiểu biết bản chất khoa học. Chứ nếu từ đầu mà họ nói thẳng đấy là một mưu đồ chính trị thì chắc tôi câm ngay.

Bây giờ thì lỡ rồi. Nên chắc cùng từ từ vặn nhỏ volum thôi. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú, GS Thuần không nói những câu trên mà ông ta chỉ đem những câu nói của những học giả khác vào bài viết để thể hiện quan điểm.

Theo con nghĩ, bây giờ chú có tắt luôn volum cũng không được, bởi, Mặt trời đã lên, ai muốn ngủ tiếp là việc của họ, chứ mặt trời không thể tối lại để cho họ ... dễ ngủ Posted Image

Với trình độ Lý học cao thâm như chú, chắc chú cũng đã tìm được hướng đi mới cho việc vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Con tin là như vậy và con cũng rất mong chú, cũng như những nhà nghiên cứu có cùng tâm nguyện như chú mau chóng thành công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú, GS Thuần không nói những câu trên mà ông ta chỉ đem những câu nói của những học giả khác vào bài viết để thể hiện quan điểm.

Theo con nghĩ, bây giờ chú có tắt luôn volum cũng không được, bởi, Mặt trời đã lên, ai muốn ngủ tiếp là việc của họ, chứ mặt trời không thể tối lại để cho họ ... dễ ngủ Posted Image

Với trình độ Lý học cao thâm như chú, chắc chú cũng đã tìm được hướng đi mới cho việc vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Con tin là như vậy và con cũng rất mong chú, cũng như những nhà nghiên cứu có cùng tâm nguyện như chú mau chóng thành công.

Caibang có học lớp phong thủy nào không?

Hoàn toàn đúng như vậy! Dù tôi có tắt volum thì mọi việc cũng đã lỡ rồi! Hì. Hoặc bây giờ tôi có lên tivi phát biểu rằng việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến là một sai lầm trong học thuật thì sẽ có người khác chứng minh y như vậy.

Cho nên vấn đề là chân lý khách quan chứ không phải phụ thuộc vào tôi và hai thằng nhìn vào nhà!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú hỏi thì con xin thưa!

Con thường ra vào trang nhà ta để xin kiến thức lý học, chứ chưa từng học lớp phong thủy nào.

Lý do khiến con thường vào nhà ta ăn mày là vì con tin "Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng bên bờ Nam Dương Tử".

Lý do thứ 2 là để ủng hộ chú về mặt ... tinh thầnPosted Image.

Có gì không phải, xin chú cứ trách!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay