Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Vụ tàu Trung Quốc nhắm ra-đa vào tàu chiến Nhật:

Tokyo không công bố chứng cứ

19/02/2013 10:34

(TNO) Chính phủ Nhật Bản ngày 18.2 tuyên bố sẽ không công khai chứng cứ để chứng minh cáo buộc tàu chiến Trung Quốc nhắm ra-đa điều khiển tên lửa vào chiến hạm Nhật Bản hôm 30.1.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc (trái) và tàu tuần tra Nhật Bản - Ảnh: AFP

Trước đó, Tokyo từng tuyên bố sẽ công khai chứng cứ cho cáo buộc trên sau khi Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc và giải trình "mập mờ" về vụ việc, theo hãng tin Kyodo.

Tuy nhiên, lo ngại sẽ phải tiết lộ các thông tin tình báo, Nhật quyết định không công bố các chứng cứ nói trên.

“Về mặt quốc phòng, việc công bố chứng cứ có nguy cơ tạo điều kiện cho quân đội Trung Quốc tìm hiểu về hoạt động tập hợp thông tin tình báo của Nhật Bản”, Kyodo dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Nhật.

Các nhà phân tích cho rằng Nhật Bản không tiết lộ chứng cứ trên nhằm tiếp tục gây sức ép đối với Trung Quốc.

Hồi 9.2, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết: “Chính phủ Nhật đang cân nhắc những chứng cứ nào có thể công bố được”.

Trong khi đó, Trung Quốc giải thích rằng tàu nước này chỉ dùng ra-đa giám sát thông thường.

Hôm 8.2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã yêu cầu Trung Quốc phải xin lỗi về vụ việc này.

“Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc thừa nhận và xin lỗi vụ hướng ra-đa điều khiển hỏa lực nhắm vào tàu hải quân Nhật Bản, đồng thời nỗ lực ngăn chặn những vụ việc tương tự tái diễn”, đài truyền hình BS Fuji của Nhật phát sóng tuyên bố của ông Abe.

Căng thẳng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gia tăng trong thời gian gần đây sau khi máy bay và các tàu hải giám, ngư chính... của Trung Quốc xuất hiện thường xuyên tại khu vực này.

Hôm 29.1, lực lượng Tuần duyên Nhật Bản tuyên bố thành lập một đơn vị tuần tra trên biển đặc biệt bao gồm 600 nhân viên, 10 tàu tuần duyên mới, và hai tàu sân bay trực thăng, nhằm tăng cường công tác giám sát tại khu vực quần đảo tranh chấp với Trung Quốc, Senkaku/Điếu Ngư.

Phúc Duy

====================

Này! Tớ nói cho ông bạn láng giềng hữu nghị biết nhá!

Nếu họ công bố chứng cứ thì hy vọng còn giải quyết được bằng con đường ngoại giao, cùng lắm là quý vị sory. Còn không công bố mà cứ nhất định bắt xin lỗi thì chắc chắn chứng cứ phải rất rõ ràng.Hành vi không công bố chứng cứ, nhưng nhất định kết tội quí vị, chứng tỏ họ đang "cú" lắm và chiển bị "bụp" quý vị đấy! Bụp xong sẽ có chứng cứ "không thể chối cãi".

Ấy nà tớ cứ lói lôm la nà dậy!

Quí vị nếu quả thật có chĩa tên nửa vào tàu Nhật thì sory đi cho nó lành.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sĩ quan Trung Quốc nói sẽ đá Mỹ khỏi khu vực

Thannien Online

19/02/2013 3:20

Trong khi Mỹ đang tiếp tục đàm phán về việc quay lại các căn cứ quân sự cũ tại Đông Nam Á theo chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương, đại tá Lưu Minh Phúc của Đại học Quốc phòng Bắc Kinh tuyên bố rằng trong vòng 2 thập niên nữa lực lượng Mỹ sẽ bị đẩy khỏi vùng tây Thái Bình Dương.

Hãng tin Fairfax Media của Úc dẫn lời ông này còn mạnh miệng khẳng định ảnh hưởng chiến lược của Mỹ sẽ bị giới hạn ở “phần phía đông của đường trung tuyến Thái Bình Dương” và Trung Quốc chính là thế lực sẽ thống trị xuyên suốt Đông Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Úc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quốc tế, các động thái gây quan ngại liên tục trên các vùng biển trong khu vực của Trung Quốc đã kích hoạt sự hình thành các tuyến an ninh khu vực.

Posted Image

Máy bay Mỹ, Nhật, Úc tập trận chung tại Thái Bình Dương từ ngày 4-15.2 - Ảnh: COMPACAF

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tích cực quảng bá đề xuất “hình thoi an ninh dân chủ” bao gồm Ấn - Mỹ - Nhật - Úc. Fairfax dẫn lời chuyên gia Robert Rubel thuộc Trường Hải quân Mỹ đánh giá rằng các tham vọng quân sự của Trung Quốc sẽ càng đẩy các quốc gia láng giềng vào tình thế hợp tác với nhau để phản ứng và nước này sẽ gặp những thách thức cực lớn với ý định trở thành “thủ lĩnh” của khu vực.

Thụy Miên

=============

Posted ImagePosted ImagePosted ImageHảo hán! Hảo hán! Xứng đáng là hậu duệ của các anh hùng Lương Sơn Bạc!

Quí vị có thể làm một thí dụ cho Hoa Kỳ biết mặt bằng cách tống cổ Nhật Bản khỏi Điếu Ngư/ Senkaku, để thể hiện khả năng của mình trong việc loại Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình dương trong tương lai.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

New York Times: Lần ra trụ sở hacker của Bộ Quốc phòng Trung Quốc

Thứ ba 19/02/2013 14:20

(GDVN) - Trụ sở nhóm hacker được xác định thuộc sở hữu của đơn vị mật danh 61.398 thuộc Phòng 2, Cục 3 của quân đội Trung Quốc (PLA), đây chính là nơi bắt nguồn một loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty, các tổ chức, cơ quan chính phủ quan trọng của Mỹ. Theo New York Times ngày 19/2, một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc chịu trách nhiệm về loạt các vụ tấn công mạng bí mật nhằm vào các cơ quan quan trọng ở Mỹ.
Posted Image
Tòa nhà 12 tầng ở ngoại ô Thượng Hải được Mandiant tìm ra dựa trên các dấu vết để lại của nhóm hacker.

Thông tin này được tiết lộ trong bản báo cáo dài 60 trang được công bố hôm 19/2 bởi Mandiant - một công ty an ninh mạng của Mỹ đã dành 6 năm nghiên cứu hoạt động của nhóm hacker mang biệt danh "Comment Crew". Theo triều tra của các công ty an ninh mạng Mỹ kết hợp với tình báo nước này, các hacker làm việc tại đây là các sĩ quan quân đội hoặc được thuê làm việc cho Đơn vị 61.398. Họ được biết đến ở Mỹ bằng các biệt danh như “Comment Crew” hoặc “Nhóm Thượng Hải”.
Lần theo dấu vết của các hacker, Mandiant đã lần ra trụ sở của nhóm là một tòa nhà 12 tầng nằm giữa một khu đông đúc nhà hàng, tiệm massage và các công ty nhập khẩu rượu vang ở đường Đại Đồng, ngoại ô thành phố Thượng Hải. Trụ sở nhóm hacker được xác định thuộc sở hữu của đơn vị mật danh 61.398 thuộc Phòng 2, Cục 3 của quân đội Trung Quốc (PLA), đây chính là nơi bắt nguồn một loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty, các tổ chức, cơ quan chính phủ quan trọng của Mỹ.
Mandiant cũng phát hiện ra các hacker dùng địa cùng địa chỉ IP tham gia tấn công mạng ở Mỹ để đăng nhập Facebook và Twitter cá nhân. Điều đó đã giúp công ty dễ dàng theo dõi và tìm ra danh tính thực sự của họ. Ngoài ra, Mandiant còn tìm thấy một bản tài liệu nội bộ của China Telecom thảo luận về quyết định cài đặt đường dây cáp quang tốc độ cao cho Đơn vị 61.398.

Posted Image
Kevin Mandia - Giám đốc điều hành Mandiant.

New York Times dẫn thông tin từ bản sao tài liệu được Mandiant cung cấp cho biết, mục tiêu của các hacker này không chỉ là các công ty thương mại lớn của Mỹ mà đang ngày càng tập trung vào các công ty có liên quan đến cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ khi điện, khí và nước. Một trong những mục tiêu của họ là hơn 60% hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt ở Bắc Mỹ.
Trong khi sự tồn tại và hoạt động của Đơn vị 61.398 không được đề cập tới trong bất kỳ một văn bản chính thức nào của quân đội Trung quốc. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích tình báo, những người đã tiến hành điều tra cơ quan này, thì đó là trung tâm hoạt động gián điệp máy tính của Trung Quốc.
Sự tồn tại của nó đã được nhắc đến trong một bản báo cáo năm 2011 của Viện nghiên cứu an ninh Virginia rằng đó là một thực thể chuyên "nhắm mục tiêu vào các cơ quan hàng đầu của Mỹ và Canada và có nhiều khả năng liên quan tới các vụ tấn công thu thập tin tình báo chính trị, kinh tế và quân sự".
Posted Image
Một trong những mục tiêu của những kẻ tấn công có nguồn gốc từ một đơn vị của Bộ Quốc phòng Trung Quốc là hơn 60% hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt ở Bắc Mỹ.

Các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã từng nhiều lần tuyên bố đất nước họ không tiến hành các vụ hacker trong lãnh thổ Mỹ và nói rằng đó là một hoạt động bất hợp pháp hay họ cũng là nạn nhân của các hoạt động này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các vụ hacker từ Trung Quốc nhằm vào Mỹ tăng đáng kể. Mandiant đã phát hiện hơn 140 vụ tấn công của Comment Crew từ năm 2006 tới nay. Tình báo Mỹ và các công ty an ninh mạng cho biết họ phát hiện khoảng hơn 20 nỗ lực tấn công an ninh mạng từ Trung Quốc mỗi ngày.
Nghị sĩ Mike Rogers - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ - cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng báo cáo của Mandiant "hoàn toàn phù hợp với các tin tình báo đã thu thập được".
Tommy Vietor, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Nhà Trắng đã "nhận thức" được nội dung báo cáo và đã "nhiều lần tăng mối quan tâm ở cấp cao nhất" về các hoạt động tình báo của các quan chức cấp cao Trung Quốc, gồm cả quân đội và sẽ tiếp tục làm như vậy.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch bắt đầu tăng cường tự vệ chống lại các hoạt động phá hoại an ninh mạng từ phía Trung Quốc.

=========

Chính phủ điện tử là hệ quả của sản phẩm cao cấp thuộc nền khoa học tri thức hiện đại, ở nó cũng tồn các mối quan hệ tương tác, tuy ảo, nhưng hiệu quả lại thực, cho nên an ninh mạng ở cấp quốc gia và quốc tế cũng phải được thiết lập chặt chẻ. Anh Chệt khiều anh Cao Bồi Viễn Tây thì cứ gì Cowboy cũng rút súng ra nhá hàng nóng, còn độp hay không thì tính sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hé lộ vụ tập trận bất thường của Trung Quốc

20/02/2013 3:55

Cuộc tập trận bất thường vừa qua của Hạm đội Bắc Hải, Trung Quốc, được tiết lộ là diễn ra gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cuối tháng trước, Tân Hoa xã đưa tin ba tàu chiến thuộc Hạm đội Bắc Hải của nước này thực hiện đợt huấn luyện kéo dài 18 ngày ở Tây Thái Bình Dương, nhưng không cung cấp thông tin địa điểm. Đợt huấn luyện đã kết thúc vào ngày 15.2 và hôm qua truyền thông Trung Quốc mới hé lộ khu vực tập trận. Cụ thể, tờ Nhân Dân nhật báo ngày 19.2 dẫn nguồn tin từ trang mạng quân đội Trung Quốc cho hay, 3 chiến hạm trên đã “thực hiện cuộc tuần tra sẵn sàng tác chiến và huấn luyện ở vùng biển thuộc quần đảo Nam Sa và Tây Sa”. Nam và Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài ra, Tân Hoa xã đưa tin đội tàu chiến này, trong lúc tuần tra ở Trường Sa, đã “diễn tập liên quan đến việc đuổi các tàu xâm nhập” vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nhận định với Thanh Niên, giới chuyên gia quốc tế đánh giá Hạm đội Bắc Hải chuyên hoạt động tại vịnh Bột Hải và vùng Hoàng Hải nhưng lại kéo xuống biển Đông là điều bất thường. Động thái gây quan ngại này có thể được xem như cách để Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển Đông.

Posted Image

Hai trong số ba tàu chiến thuộc Hạm đội Bắc Hải vừa tập trận ở biển Đông - Ảnh: China.org.cn

Cần khuôn khổ mới để duy trì ổn định châu Á

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 18.2 cảnh báo sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở một số nước, do tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và Hoa Đông, có thể gây bất ổn cho khu vực. Kênh CNA dẫn lời ông đề nghị cần có một khuôn khổ mới để duy trì sự ổn định của khu vực. Ngoài ra, TTXVN ngày 19.2 đưa tin Bộ Ngoại giao Nga vừa tuyên bố ủng hộ việc làm lành mạnh tình hình quân sự - chính trị châu Á, giải quyết bất đồng thông qua những biện pháp chính trị - ngoại giao.

Bắc Kinh không chịu ra tòa

Cũng vào ngày 19.2, báo The Philippine Star dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng vụ Manila kiện tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên biển Đông đang vào “thời điểm gay go”. Theo đó, nó có thể kéo dài 3-4 năm. Hồi tháng trước, Philippines đưa vụ kiện này lên Tòa án trọng tài theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Cùng ngày, AP dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay Đại sứ nước này tại Manila Mã Khắc Khanh đã bác đề nghị tham gia vụ kiện trên. Bắc Kinh lập luận rằng nó không đúng về mặt pháp lý cũng như lịch sử. Tuy nhiên, Trung Quốc còn thời hạn đến ngày 21.2 để đưa ra quyết định cuối cùng về việc có tham gia hay không, theo Đài GMA News.

Trong một diễn biến khác, báo Bussiness Mirror ngày 18.2 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng Philippines cho biết sẽ đẩy mạnh đấu tranh chủ quyền bằng bước thứ 2 sau khi kiện Trung Quốc. Theo đó, Philippines sẽ yêu cầu Tòa án trọng tài theo UNCLOS mở rộng vùng đặc quyền kinh tế của Manila trên biển Đông, dựa vào khu vực thềm lục địa của nước này. Trong khi đó, Ngoại trưởng del Rosario lên tiếng khen ngợi Ban Lãnh đạo Nhà sách quốc gia Philippines đã thể hiện được lòng yêu nước khi loại bỏ tất cả quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất có in “đường lưỡi bò”. Ngoài ra, quân đội Philippines đang xem xét khả năng trang bị tên lửa cho tàu chiến lớp Hamilton mà nước này đã mua từ Mỹ, theo báo Manila Bulletin.

Văn Khoa

==================

Người Trung Quốc chắc khó tránh được một cuộc chiến tranh xảy ra trong tương lai gần! Chính bởi sự khăng khăng dùng sức mạnh để giải quyết sự việc, không chấp nhận đối thoại thẳng thắn, minh bạch.

Tôi luôn xác định rằng: Không có thế chiến thứ III.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới 20 năm tới trong mắt tình báo Mỹ

Cập nhật lúc 06:30, 20/02/2013

(ĐVO) - Cuối năm 2012 Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (National Intelligence Council - cơ quan phân tích của Cộng đồng tình báo Mỹ chuyên nghiên cứu và chuẩn bị các bản báo cáo đưa ra các dự báo về những thay đổi tình hình chính trị thế giới trong tương lai dài hạn 15 đến 20 năm và các báo cáo tương tự những cho khoảng thời gian ngắn hơn trình tổng thống, các nghị sỹ, quan chức có liên quan) đã công bố bản báo cáo thường kỳ thứ 5 dài 162 trang với tiêu đề “Các xu hướng toàn cầu đến năm 2030”.

Các nhận xét, dự báo trong các bản báo cáo như vậy của các chuyên gia tình báo Mỹ thường rất được giới chức Mỹ quan tâm và là một trong những căn cứ để chính quyền Mỹ xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn. Sau đây xin trích giới thiệu một số nội dung của bản báo cáo tổng hợp được từ các nguồn của báo chí Nga.

Các xu hướng thay đổi

Đến năm 2030 dân số thế giới sẽ tăng thêm khoảng 1,1 tỷ đến 1,2 tỷ người và sẽ sống trong những điều kiện hoàn toàn khác hiện nay. Các chuyên gia tình báo Mỹ cho rằng thế giới sẽ có 4 xu hướng phát triển trong tương lai, cụ thể là:

1. Xu hướng chủ yếu là sự độc lập tự chủ chưa từng có của các quốc gia trong việc đưa ra các quyết sách chính trị cho nước mình, xuất hiện khả năng các nhóm xã hội trong từng quốc gia gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển các sự kiện chính trị của quốc gia đó.

Chính phủ nhiều nước sẽ đưa ra nhiều hơn các sáng kiến của riêng mình để tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Một số cá nhân riêng rẽ và các nhóm xã hội nhỏ ở một số quốc gia đó sẽ có các điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn đối với các công nghệ quân sự, trước hết là vũ khí chính xác cao, các phương tiện chiến tranh mạng và vũ khí sinh học và rất có thể sẽ sử dụng chúng để tiến hành các hành động khủng bố.

Nhiều khả năng các cá nhân và nhóm riêng rẽ đó sẽ tiến hành các hành động quân sự quy mô lớn - điều mà hiện nay chỉ có chính quyền cấp Nhà nước mới làm được.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tại phần lớn các nước số cư dân thuộc tầng lớp trung lưu sẽ tăng đáng kể. Đến năm 2030, trên toàn thế giới số lượng những người thuộc tầng lớp này sẽ lên đến khoảng 3 tỷ. Rất có thể tầng lớp trung lưu sẽ là sức mạnh quyết định trong nhiều lĩnh vực xã hội và kinh tế.

Nhiều công nghệ viễn thông hiện có và sẽ có sẽ mở rộng đáng kể khả năng của mỗi công dân riêng rẽ và các nhóm xã hội gây tác động lên chính sách và các quyết định của giới cầm quyền nước mình.

Ngoài ra, sự tăng trưởng dân số thuộc tầng lớp trung lưu có thể sẽ làm tăng các mâu thuẫn về hệ tư tưởng giữa Phương Tây đang thực thi chính sách toàn cầu hóa với các nước đang phát triển. Còn ngay tại các nước đang phát triển thì các mâu thuẫn sẽ thể hiện chủ yếu qua sự phân hóa tôn giáo, sắc tộc và văn hóa.

Posted Image

Đến năm 2030 dân số thế giới sẽ tăng từ 7,2 tỷ người như hiện nay lên 8,3 tỷ.

2. Xu hướng mang tính quyết định thứ hai: Đó là sự tái phân chia quyền lực giữa các nước khác nhau và xuất hiện khả năng các cơ cấu (tổ chức) không chính thức đưa ra những quyết định có tầm quan trọng quốc gia.

Theo quan điểm của các chuyên gia tình báo Mỹ thì ảnh hưởng của xu hướng này sẽ dẫn đến những hậu quả kịch tính vào những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ này. Nó sẽ làm suy giảm ảnh hưởng của Phương Tây đối với các nước khác vốn đã hình thành từ năm 1750 và dẫn đến sự phục hồi đáng kể vai trò của các nước hiện đang thuộc thế giới thứ 3 cả trên bình diện kinh tế và chính trị thế giới.

Chỉ riêng Trung Quốc, rất nhiều khả năng sẽ có nền kinh tế mạnh nhất thế giới và vài năm trước năm 2030 sẽ vượt Mỹ. Các nền kinh tế Châu Âu, Nhật Bản và Nga sẽ tiếp tục phát triển chậm hơn so với mức cần thiết. Các quốc gia hạng hai hiện tại như Columbia, Ai Cập, Indonexia, Iran và hàng loạt các nước khác sẽ bắt đầu vượt Châu Âu, Nhật Bản và Nga về mức độ gây ảnh hưởng đến cách giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

3. Xu hướng thứ ba: Đến năm 2030 dân số thế giới sẽ tăng từ 7,2 tỷ người như hiện nay lên 8,3 tỷ. Tại Phương Tây và các nước đang phát triển nhanh khác dân số sẽ tiếp tục già đi, còn tại các nước phát triển yếu dân số sẽ trẻ hóa đáng kể.

Điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ giữa các nước trên thế giới và đặt ra một chương trình nghị sự căng thẳng về làn sóng di dân đến các nước phát triển. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng sẽ diễn ra quá trình đô thị hóa các nước vốn là các quốc gia nông nghiệp, sẽ nảy sinh một loạt các vấn đề căng thẳng trong việc đảm bảo lương thực, thực phẩm và nước sinh hoạt cho công dân của các nước đó.

Posted Image

Theo dự báo, trong vòng 20 năm tới nhờ sự phát triển của công nghệ, các vấn đề về chất lượng cuộc sống có thể được giải quyết tương đối thành công.

Theo bản báo cáo thì hiện nay chỉ riêng ở Trung Quốc số dân di cư nội địa đã là 250 triệu người và sẽ còn tiếp tục tăng lên. Xu hướng này cũng thể hiện rõ ở nhiều nước khác thuộc thế giới thứ ba.

Hiện nay, theo các số liệu của các chuyên gia tình báo Mỹ, tuổi trung bình của đại bộ phận dân cư tại 80 nước không vượt quá 25 tuổi. 80% số công dân đó tham gia vào các cuộc xung đột xã hội, vũ trang và sắc tộc.

Trong mỗi cuộc xung đột diễn ra rất nhiều vụ đụng độ giữa các bên đối đầu nhau và trung bình trong mỗi cuộc xung đột có khoảng 25 người thiệt mạng. Tuy nhiên, các tác giả bản báo cáo cho rằng đến năm 2030 con số các nước như vậy sẽ giảm xuống còn 50.

4. Xu hướng cuối cùng: Đó là xu hướng thay đổi điều kiện sống của cư dân Trái Đất, các chuyên gia của Hội đồng cho rằng đó là sự gia tăng nhu cầu về lương thực thực phẩm, nước sinh hoạt, đảm bảo năng lượng của công dân hàng loạt nước và sự thay đổi điều kiện khí hậu. Theo dự báo, trong vòng 20 năm tới nhờ sự phát triển của công nghệ, các vấn đề trên có thể được giải quyết tương đối thành công.

Đón đọc kỳ 2: Các cuộc xung đột trong tương lai và mối quan hệ Nga - Trung - Phương Tây

Lê Hùng

====================

Nếu đây thực sự là một phân tích với tinh thần khách quan thì là một phân tích sai! Thế giới chỉ 4 năm nữa sẽ không hể giống bản phân tích này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc chính thức từ chối tham gia vụ kiện của Philippines

Thứ tư 20/02/2013 07:11

(GDVN) - Những gì phía Philippines đưa ra “không chỉ vi phạm tình đồng thuận được nêu trong bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà còn bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm" - ông Hồng Lỗi nói

Posted Image

Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Trung Quốc đã chính thức lên tiếng bác bỏ động thái đưa tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông của Philippines lên tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc.

Tân Hoa Xã ngày 19/2 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã có một cuộc hội đàm với các quan chức Bộ Ngoại giao Philippines trong cùng ngày và sau đó phía Trung Quốc mới đưa ra bản tuyên bố bác bỏ vụ kiện.

Những gì phía Philippines đưa ra “không chỉ vi phạm tình đồng thuận được nêu trong bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà còn bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm" - ông Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.

Ngoài ra, ông Hồng Lỗi còn nhấn mạnh rằng Trung Quốc hy vọng Philippines sẽ tôn trong cam kết của mình bằng cách không tiến hành bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp thêm vấn đề, tích cực đáp ứng đề nghị của Bắc Kinh về việc thiếp lập các cơ chế đối thoại song phương về tranh chấp lãnh hải và giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán song phương.

Trung Quốc luôn chủ trương theo đuổi đàm phán song phương về tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Trong khi đó, Philippines với sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng cả nước đang thúc đẩy kế hoạch đưa hành vi leo thang tranh chấp của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough lên tòa án Luật biển Quốc tế

Nguyễn Hường (nguồn Tân Hoa Xã)

=============================

Oh! Thế những bằng chứng không thể chối cãi đâu? Sao người Trung Quốc không đem ra tòa án quốc tế cho Philippien biết thế nào là "chân lý"?

Híc! Thiếu một chuẩn mực để thẩm định chân lý! "Âm thịnh Dương suy tắc loạn"!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Quang Diệu:

Trung Quốc chớ dại chạy đua vũ trang với Mỹ

Thứ tư 20/02/2013 19:01

(GDVN) - Lý Quang Diệu vừa lên tiếng bày tỏ sự lo ngại đối với việc Trung Quốc "trỗi dậy", đồng thời cảnh báo, Bắc Kinh chớ có chạy đua vũ trang với Washington, nếu không chỉ có thiệt thân.

Posted Image

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

Thời báo Hoàn Cầu ngày 20/2 dẫn nguồn tin truyền thông Úc cho biết, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vừa lên tiếng bày tỏ sự lo ngại đối với việc Trung Quốc "trỗi dậy", đồng thời cảnh báo, Bắc Kinh chớ có chạy đua vũ trang với Washington, nếu không chỉ có thiệt thân.

Lý Quang Diệu cho rằng có rất nhiều quốc gia đang lo ngại trước sự "trỗi dậy" của Trung Quốc có phải là "sự trỗi dậy của một đế quốc mới" hay không, không ai nói trước được. Trong đó có Singapore, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Theo cựu Thủ tướng Singapore, mặc dù giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn nói với các nước láng giềng, quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước dù lớn dù nhỏ đều bình đẳng như nhau, nhưng ông Lý Quang Diệu cho biết: "Hễ chúng tôi có làm điều gì khiến Trung Quốc phật ý, Bắc Kinh lập tức nhắc nhở rằng chúng tôi đang làm 1,3 tỉ người Trung Quốc phật ý và nhắc, hãy biết rõ vị trí của mình".

Nhà chính khách kỳ cựu này cảnh báo, Trung Quốc nên tránh lặp lại các sai lầm mà người Đức, Nhật đã từng phạm phải. "Chúng tôi tin rằng lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ, nếu chạy đua vũ trang với Mỹ thì chắc chắn họ sẽ thất bại", ông Diệu nhấn mạnh.

Cựu Thủ tướng Singapore dự đoán rằng GDP của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ là điều khó tránh, nhưng sức sáng tạo của Bắc Kinh thì vĩnh viễn không bao giờ theo kịp Washington vì văn hóa Trung Quốc không cho phép con người được tự do giao lưu và cạnh tranh tư tưởng.

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)

========================

Lần này thì nhận xét của ngài Lý Quang Diệu phản ánh đúng chân lý cục bộ. Nhưng phản ánh chân lý tổng quát vẫn sai.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Bulgaria từ chức vì hổ thẹn khi thấy cảnh sát đánh dân

Thứ năm 21/02/2013 08:01

(GDVN) - “Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ... Mỗi một giọt máu đổ xuống sẽ chảy vào lương tâm của chúng tôi”.

Ngày 20/2, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov cùng nội các của ông đã tuyên bố từ chức.

Posted ImageThủ tướng Bulgaria Boyko Borisov

Sự kiện này đến vài ngày sau khi diễn ra các cuộc biểu tình bạo động phản đối tăng giá điện gấp đôi và các chính sách khắc khổ tại thủ đô Sofia. Trong cuộc đụng độ với cảnh sát, 14 người biểu tình đã phải nhập viện và 25 người khác bị bắt. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình vẫn tiếp tục dâng cao với quy mô ngày càng lớn hơn và có xu hướng trở thành một cuộc bạo động "đẫm máu".

Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov khẳng định: “Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ... Mỗi một giọt máu đổ xuống sẽ chảy vào lương tâm của chúng tôi”.

Posted ImageCảnh sát đụng độ với người biểu tình tại Sofia hôm 17/2.

Bulgaria là quốc gia nghèo nhất trong khối Liên minh châu Âu. Cũng giống như nhiều các quốc gia khác trong khối, nước này cũng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến việc phải áp dụng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.

Tăng giá điện chính là một trong những biện pháp khắc khổ mà chính phủ nước này thực thi nhằm cải thiện cán cân thu chi của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nó đã ngốn thêm một khoản thu nhập không nhỏ của người dân trong bối cảnh thất nghiệp, giảm lương gia tăng.

Nguyễn Hường (nguồn Lenta)

========================

Dù cảnh sát nước này có quỳ lạy dân chúng thì chính phủ của ngài Borisov cũng từ chức à. Khủng khoảng đã bắt đầu ảnh hướng tới thượng tầng kiến trúc. Cái này đã được dự báo trước trong lời tiên tri 2013. Và sẽ không chỉ ở Bungari.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TTg Shinzo Abe: Hiếu chiến là đặc điểm "thâm căn cố đế" của Trung Quốc

Thứ năm 21/02/2013 07:55

(GDVN) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, thích gây sự với láng giềng là đặc trưng thâm căn cố đế của Trung Quốc và Bắc Kinh đang sử dụng vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng để duy trì sự ổn định trong nước.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh: WSJ)

Tờ Bưu điện Washington ngày 21/2 lược đăng bài phỏng vấn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, thích gây sự với láng giềng là đặc trưng thâm căn cố đế của Trung Quốc và Bắc Kinh đang sử dụng vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng để duy trì sự ổn định trong nước.

Theo Thủ tướng Shinzo Abe, hệ thống giáo dục của Trung Quốc hiện nay khi nhắc đến cái gọi là lòng yêu nước thường được gắn liền với tâm lý chống Nhật Bản. Xung đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản đã trở thành vấn đề phổ biến ở Trung Quốc.

Quan sát những động thái của Hải quân Trung Quốc trong thời gian gần đây, Thủ tướng Nhật Bản cho rằng ông cần phải dành nhiều nỗ lực hơn nữa để đối phó với các nguy cơ từ Trung Quốc hơn là cố gắng chung sống hòa bình với họ.

Theo ông Shinzo Abe, các tranh chấp khốc liệt giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên nhóm đảo Senkaku ngoài Biển Hoa Đông sẽ không thể biến mất trong thời gian ngắn.

Một giả thuyết được đặt ra, nếu giới lãnh đạo Bắc Kinh tiếp tục khiến cho các nước láng giềng châu Á lo lắng, thậm chí là "mất bình tĩnh" trước sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển (Biển Đông, Biển Hoa Đông - PV) khiến các quốc gia này giảm quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ bị tổn hại không nhỏ.

Thủ tướng Shinzo Abe nhận định, nếu không có tăng trưởng kinh tế, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có khả năng kiểm soát được tình hình đất nước 1,3 tỉ dân.

Nội các Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch để đối phó với các mối uy hiếp từ Trung Quốc, trong đó có việc thúc đẩy tăng ngân sách cho quốc phòng và củng cố quan hệ chặt chẽ với các nước trong khu vực Đông Nam Á có cùng mối quan tâm, lo ngại về sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển.

Ông Shinzo Abe cũng nhấn mạnh, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc xâm chiếm các vùng lãnh thổ, lãnh hải đang được kiểm soát bởi các quốc gia khác.

Hồng Thủy (Nguồn: Washington Post)

==================

Bởi vậy! Thiên Sứ phát biểu um sùm, nhưng tiếc thay không dịch được ra tiếng Anh - nên chẳng ai chú ý - Qua ngày 23 tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch rùi. Cái xe đã lao dốc! Muốn dừng lại cũng cần can đảm một chút. Tuy nhiên, tôi nhắc lại là: Vẫn có thể còn kịp!

Đã mang lấy nghiệp vào thân.

Thì đừng có trách Trời gần, đất xa.

Bây giờ thì đúng sai còn có chđể bàn. Đừng đđến lúc không còn cần đến đúng sai, phải trái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ăn xin “chê” nhẫn kim cương

Thứ Năm, 21/02/2013 16:29

(NLĐO) – Một người đàn ông vô gia cư ở thành phố Kansas, Mỹ, đang khiến người dân nơi đây thán phục về lòng trung thực khi ông trả lại chiếc nhẫn kim cương trị giá hàng ngàn USD cho người đánh rơi.

Ông Billy Ray Harris đã trả lại chiếc nhẫn kim cương đính hôn cho cô Sarah Darling khi cô vô tình đánh rơi nó vào chiếc ly xin tiền của ông.

"Cứ như là phép màu vậy. Tôi nghĩ sẽ không bao giờ tìm lại được chiếc nhẫn. Chúng ta vẫn thường hay có những kết luận bi quan về cuộc sống nhưng trường hợp của tôi cho thấy vẫn còn nhiều người tốt trên đời này" - cô Sarah cho biết.

Posted Image

Ông Billy Ray Harris trả chiếc nhẫn trị giá hàng ngàn USD cho cô Sarah. Ảnh: Today News

Posted Image

Chiếc nhẫn của cô Sarah bị rơi khi cô cho tiền vào chiếc ly của ông Harris. Ảnh: KCTV5

Cảm kích trước hành động này, vợ chồng cô Sarah Darling đã tặng ông Harris hết số tiền mặt đem theo khi họ nhận lại chiếc nhẫn. Anh Bill Krejci, chồng cô Sarah Darling, cho biết: “Số tiền chỉ vào khoảng 40 - 60 USD vì khi đó chúng tôi không mang theo nhiều tiền mặt bên mình”. Còn ông Harris tâm sự: “Ông nội tôi là người rất đáng tôn kính, ông đã nuôi nấng tôi từ lúc 6 tháng tuổi. Vì thế tôi cũng được thừa hưởng những đức tính tốt từ ông”.

Ngay sau đó, câu chuyện về người đàn ông vô gia cư tên Harris đã trở thành đề tài nóng trên nhiều tờ báo. Anh Krejci, nhân viên thiết kế web, sau khi nghe những bình luận từ nhiều người muốn làm thêm điều gì đó giúp đỡ cho Harris.

Anh đã nghĩ ra ý tưởng thực hiện 1 quỹ từ thiện trực tuyến để quyên góp tiền trong 90 ngày dành tặng cho ông Harris trên trang web GiveForward. Ban đầu, anh Krejci đặt ra mục tiêu quyên góp 100 USD nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì số tiền đã lên đến 14.000 USD.

Thế nhưng, khi anh Krejci định nói với Harris về số tiền quyên góp thì không tìm thấy Harris đâu. Anh Krejci nói: "Tôi đã cố đi tìm Harris nhưng không thể tìm thấy ông ta. Tôi rất lo lắng cho cuộc sống riêng tư của ông và cũng không muốn mọi người làm phiền ông ấy vì chuyện này”.

Xuân Mai (Theo New York Daily News, Daily Mail)

==================

Đây là ông Thánh, chứ không phải người ăn mày!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rồng Trung Quốc có "thét ra được lửa"?

Thứ Năm, 21/02/2013 - 18:00

Trung Quốc sẽ không đơn giản giữ lấy chiếc ghế của mình trong trật tự hậu chiến tranh do Mỹ tạo ra.

Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh gấp 3 lần Mỹ và trở thành nền kinh tế số một thế giới trong thập niên tới đây? Liệu Trung Quốc có khát vọng trở thành cường quốc số một ở châu Á và sau cùng là trên toàn thế giới? Khi Trung Quốc trở thành một cường quốc, liệu họ có theo lối mòn của Nhật Bản là trở thành một thành viên danh dự của phương Tây?

Giới nghiên cứu mỗi người một quan điểm, nhưng câu trả lời chắc chắn nhất cho những câu hỏi này vẫn là: không ai biết chắc. Tuy nhiên các chính khách, nhà đầu tư và người dân trong và ngoài khu vực ai nấy đều có đủ lý do bảo vệ cho suy nghĩ của mình. Và các nhà hoạch định chính sách Mỹ với đóng góp lớn vào chiến lược dịch chuyển trọng tâm về châu Á của chính quyền Obama cũng đang có những đánh giá của riêng mình. Riêng Henry Kissinger, một người Mỹ mà cho tới nay có thể nói là dành nhiều thời gian cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, lại có câu trả lời là: Lý Quang Diệu.

Lý Quang Diệu là người đã khai sinh ra đất nước Singapore hiện tại và giữ cương vị thủ tướng nước này từ suốt năm 1959 đến năm 1990. Ông đã mài dũa trí tuệ của mình trong hơn nửa thế kỷ trên trường quốc tế, làm cố vấn cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình cho tới Tập Cận Bình và các tổng thống Mỹ từ Richard Nixon cho đến Barack Obama. Điều này giúp ông có quan điểm tường tận và độc đáo về địa chính trị cũng như địa kinh tế của cả phương Đông và phương Tây.

Câu trả lời của Lý Quang Diệu cho các câu hỏi nêu trên lần lượt là: có, có, và không. Có, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh gấp vài lần Mỹ và các đối thủ phương Tây khác trong thập niên tới, và có thể trong cả mấy thập niên nữa.

Có, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang rất nghiêm túc với việc trở thành cường quốc hàng đầu ở châu Á và trên thế giới. Như ông nói: "Tại sao không? Sự thức tỉnh ý thức vận mệnh của họ là thứ không cưỡng lại được".

Không, Trung Quốc sẽ không đơn giản giữ lấy chiếc ghế của mình trong trật tự hậu chiến tranh do Mỹ tạo ra. Thay vào đó, "Trung Quốc có ý đồ muốn trở thành siêu cường lớn nhất thế giới - và được chấp nhận là một Trung Quốc chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây", ông nói trong bài phát biểu năm 2009.

Posted Image

Ảnh minh họa

Các chính phủ phương Tây không ngừng kêu gọi Trung Quốc thể hiện tinh thần trách nhiệm quốc tế với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong trật tự toàn cầu do các nhà lãnh đạo phương Tây sáng lập sau Đại chiến thế giới thứ hai. Nhưng như Kissinger quan sát, những lời kêu gọi này đang "dành cho một quốc gia tự nhận là lực lượng tạo sự thay đổi cơ chế thành viên trong hệ thống quốc tế được nhào nặn trên cơ sở các chương trình mà họ không dự phần phát triển".

Theo quan điểm của Lý Quang Diệu, "Trung Quốc không vội thay thế Mỹ là cường quốc số một thế giới". Ông từng nói trong một bài phỏng vấn với tờ Foreign Policy: "một số người Trung Quốc tưởng tượng rằng thế kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc, số khác hy vọng chia sẻ thế kỷ này với Mỹ bởi họ muốn gây dựng cho thế kỷ Trung Quốc sau đó".

Chiến lược của Trung Quốc nhằm đạt được vị thế cao nhất, theo Lý Quang Diệu, là "xây dựng một tương lai vững mạnh và thịnh vượng, sử dụng lực lượng lao động dồi dào với kỹ năng và trình độ giáo dục ngày càng cao để vượt qua và xây dựng quy mô hơn tất cả các nước khác". Về quân sự, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn có sự đối đầu nào cho tới khi nước này "vượt qua Mỹ về trình độ phát triển và ứng dụng công nghệ", một lĩnh vực mà cho tới nay Trung Quốc vẫn đang thua kém rất xa.

Lý Quang Diệu nói, Trung Quốc tính toán rằng nếu họ tiếp tục duy trì "trỗi dậy hòa bình" và chỉ đấu tranh cho vị trí số một về kinh tế và công nghệ, họ sẽ không thể thua cuộc". Nhưng nếu xét về sức mạnh cứng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc về cơ bản vẫn theo phương châm của Đặng Tiểu Bình là "giấu mình chờ thời".

Do đó, liệu chúng ta có sẽ bước vào kỷ nguyên Trung Quốc? Lý Quang Diệu vẫn dự đoán như vậy, mặc dù ông cũng lưu ý rằng "khả năng không xảy ra điều đó là 1/5". Nếu Lý Quang Diệu nói đúng, các nhà lãnh đạo ở cả Trung Quốc và Mỹ sẽ đương đầu với một thách thức lớn trong vài thập niên tới với thực tế là cường quốc trỗi dậy thách thức cường quốc cũ. Trong lịch sử, các chính khách đã thất bại trong thử thách này: 11/15 những trường hợp như vậy kể từ năm 1500 đã kết thúc bằng chiến tranh. Giới lãnh đạo ngày nay phải ghi nhớ thống kê ấy, rút kinh nghiệm những sự thành công, và chuẩn bị tinh thần cho thực tế rằng sẽ cần phải có những sự điều chỉnh thái độ và hành động từ cả hai bên để tránh xung đột bạo lực trong tương lai.

Theo Trâm Anh

Tuần Việt Nam/FP

======================

Lý Quang Diệu nói, Trung Quốc tính toán rằng nếu họ tiếp tục duy trì "trỗi dậy hòa bình" và chỉ đấu tranh cho vị trí số một về kinh tế và công nghệ, họ sẽ không thể thua cuộc". Nhưng nếu xét về sức mạnh cứng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc về cơ bản vẫn theo phương châm của Đặng Tiểu Bình là "giấu mình chờ thời".

Do đó, liệu chúng ta có sẽ bước vào kỷ nguyên Trung Quốc? Lý Quang Diệu vẫn dự đoán như vậy, mặc dù ông cũng lưu ý rằng "khả năng không xảy ra điều đó là 1/5". Nếu Lý Quang Diệu nói đúng, các nhà lãnh đạo ở cả Trung Quốc và Mỹ sẽ đương đầu với một thách thức lớn trong vài thập niên tới với thực tế là cường quốc trỗi dậy thách thức cường quốc cũ.

Phương pháp phân tích cổ điển! Thiếu nhiều yếu tố cần trong những tương tác để có một kết quả đúng về tương lai sẽ xảy ra! Ngài Lý Quang Diệu sai rồi! Không cần phải chờ đợi quá lâu để chứng nghiệm những gì tôi đã ghi nhận ở đây!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương pháp phân tích cổ điển! Thiếu nhiều yếu tố cần trong những tương tác để có một kết quả đúng về tương lai sẽ xảy ra! Ngài Lý Quang Diệu sai rồi! Không cần phải chờ đợi quá lâu để chứng nghiệm những gì tôi đã ghi nhận ở đây!

Bạc Hy Lai tuyệt thực vì cho rằng “bị đối xử bất công”

Thứ Năm, 21/02/2013 20:50

(NLĐO) - Cựu lãnh đạo cao cấp Trung Quốc Bạc Hy Lai đã từ chối hợp tác trong cuộc điều tra của chính phủ và tuyệt thực phản đối. Hiện ông đang phải điều trị trong bệnh viện.

Posted Image

Ông Bạc Hy Lai. Ảnh: Reuters

Một năm sau những cáo buộc liên quan tới cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai như: tham nhũng, lạm dụng quyền lực và giết người khủng khiếp, chính phủ Trung Quốc đã không đưa ra khung thời gian chính xác mà người đàn ông này sẽ phải đối mặt với tòa án và thậm chí còn không công bố những cáo buộc chính thức.

Không có cáo buộc hình sự chính thức chống lại ông Bạc nào được công bố nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc đã buộc tội ông trên Tân Hoa Xã là tham nhũng và bẻ cong những quy định của pháp luật. Hai nguồn tin khác nhau cho biết phiên tòa xét xử ông Bạc Hy Lai có thể hoãn lại sau cuộc họp Quốc hội vào tháng ba hàng năm, vì ông không đủ sức khỏe.

Một nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết trên Reuters: “Ông ấy đã tuyệt thực 2 lần”. Tuy nhiên nguồn tin không cho biết rõ cuộc tuyệt thực kéo dài bao lâu.

“Ông ấy không bị tra tấn nhưng đã ngã bệnh và được đưa tới một bệnh viện ở Bắc Kinh để điều trị”, nguồn tin cho biết. Tuy nhiên nguồn tin này từ chối cung cấp tình trạng chi tiết về bệnh tình và nơi ông Bạc đang điều trị.

Một nguồn tin khác xác nhận ông Bạc đã tuyệt thực và từ chối cạo râu để phản đối vì cho rằng mình bị đối xử bất công.

“Râu ông ấy rất dài. Ông ấy từ chối hợp tác. Ông ấy không trả lời các câu hỏi, phẫn nộ đập bàn và nói rằng họ không đủ điều kiện để đặt câu hỏi cho ông ấy rồi đòi ra ngoài”, nguồn tin tiết lộ.

Gia đình ông Bạc không lên tiếng trước vụ việc này, chính phủ từ chối bình luận và các phóng viên cũng không thể tiếp cận các luật sư của ông Bạc Hy Lai.

Ông Bao Tong - quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc trong cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 cho rằng việc chính phủ không công bố thông tin về vụ việc là “bất bình thường vì một thời gian dài đã qua đi”.

“Điều này sẽ không tốt cho hình ảnh của Đảng. Họ đã không thực hiện việc này một cách rõ ràng. Nếu họ xử lý tốt vụ việc lớn như vụ Bạc Hy Lai thì sẽ củng cố sự tin tưởng của người dân”, ông Bao Tong nói.

Ông Bao cho rằng: “Họ sẽ không tra tấn Bạc Hy Lai. Tôi đã không bị tra tấn, và ông Bạc là một cựu thành viên chính trị, vì vậy tôi không nghĩ rằng họ sẽ ngược đãi ông ta”.

Linh San (Theo Reuters)

======================

Không biết khi phân tích mối tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc với tương lai của thế giới, ngài Lý Quang Diệu có xét đến những mâu thuẫn xã hội bên trong hai quốc gia này không?

Nhưng những phân tích của ngài Lý Quang Diệu rất khó phân biệt những luận điểm đó là ý tưng chính trị của một chính trị gia chuyên nghiệp - hay trên cơ sở phân tích khoa học về các vấn đề xã hội dựa trên kiến thức của một chính trị gia?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuột khổng lồ tấn công Iran

Thứ Sáu, 22/02/2013 08:38

(NLĐO)- Tờ Times (Anh) đưa tin cục môi trường Tehran đang phải điều các đội lính bắn tỉa đi tiêu diệt những con chuột khổng lồ đang chạy loạn khắp 26 quận của thành phố.

Gọi chuột là kẻ thù mới của Iran, tờ Times viết thuốc diệt chuột hầu như không còn tác dụng, khiến 10 đội lính bắn tỉa phải ra tay vào ban đêm cùng với súng trường được trang bị ống ngắm hồng ngoại. “Chúng tôi dùng thuốc diệt chuột vào ban ngày và cử lính bắn tỉa đi tuần tra vào đêm. Diệt chuột đã trở thành cuộc chiến 24/7” – ông Mohammad Hadi Heydarzadeh, người đứng đầu Cục Môi trường Tehran, nói.

Posted Image

Chuột khổng lồ bị giết ở Tehran. Ảnh: Reuters

Theo mô tả của Times, lũ chuột này to lớn khác thường, một số con nặng tới 4,5 kg. Chúng đang chạy tràn lan trên Vali Asr, đại lộ chia ranh giới bắc – nam của Tehran với hàng dài nhà hàng cùng cửa hàng thức ăn nhanh. Ông Ismail Kahram, một giáo sư đại học kiêm cố vấn môi trường cho hội đồng thành phố Tehran, nói trên trang web Qudsonline.ir rằng lũ chuột “dường như bị biến đổi gien, nhiều khả năng là hậu quả của chất phóng xạ và hóa chất thử nghiệm trên chúng”. “Chúng to hơn trước nhiều và trông khác lạ. Từ 60 gram, chúng vọt lên gần 5 kg, đây là những biến đổi thường chỉ xảy ra sau hàng triệu năm tiến hóa. Giờ đây mèo còn nhỏ hơn chúng và tỏ ra sợ hãi” – ông Kahram nói.

Posted Image

Tehran sẽ tăng cường lính bắn tỉa đi diệt chuột. Ảnh: IB Times

Tờ Times cho biết thêm đến nay, các tay súng bắn tỉa đã giết khoảng 2.205 con chuột. Xác chúng bị đốt hoặc chôn rồi rắc vôi. Tuy vậy, chiến thắng hãy còn xa và hội đồng thành phố đang tính tăng số lượng đội bắn chuột lên 40 để ngăn chặn chúng hoành hành trong các nhà hàng và thùng rác công cộng.

Bằng Vy (Theo Ynet News, IB Times)

=========================

Âm khí vượng! Phiền phức tới nơi!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạc Hy Lai tuyệt thực vì cho rằng “bị đối xử bất công”

Thứ Năm, 21/02/2013 20:50

(NLĐO) - Cựu lãnh đạo cao cấp Trung Quốc Bạc Hy Lai đã từ chối hợp tác trong cuộc điều tra của chính phủ và tuyệt thực phản đối. Hiện ông đang phải điều trị trong bệnh viện.

Posted Image

Ông Bạc Hy Lai. Ảnh: Reuters

Một năm sau những cáo buộc liên quan tới cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai như: tham nhũng, lạm dụng quyền lực và giết người khủng khiếp, chính phủ Trung Quốc đã không đưa ra khung thời gian chính xác mà người đàn ông này sẽ phải đối mặt với tòa án và thậm chí còn không công bố những cáo buộc chính thức.

Không có cáo buộc hình sự chính thức chống lại ông Bạc nào được công bố nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc đã buộc tội ông trên Tân Hoa Xã là tham nhũng và bẻ cong những quy định của pháp luật. Hai nguồn tin khác nhau cho biết phiên tòa xét xử ông Bạc Hy Lai có thể hoãn lại sau cuộc họp Quốc hội vào tháng ba hàng năm, vì ông không đủ sức khỏe.

Một nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết trên Reuters: “Ông ấy đã tuyệt thực 2 lần”. Tuy nhiên nguồn tin không cho biết rõ cuộc tuyệt thực kéo dài bao lâu.

“Ông ấy không bị tra tấn nhưng đã ngã bệnh và được đưa tới một bệnh viện ở Bắc Kinh để điều trị”, nguồn tin cho biết. Tuy nhiên nguồn tin này từ chối cung cấp tình trạng chi tiết về bệnh tình và nơi ông Bạc đang điều trị.

Một nguồn tin khác xác nhận ông Bạc đã tuyệt thực và từ chối cạo râu để phản đối vì cho rằng mình bị đối xử bất công.

“Râu ông ấy rất dài. Ông ấy từ chối hợp tác. Ông ấy không trả lời các câu hỏi, phẫn nộ đập bàn và nói rằng họ không đủ điều kiện để đặt câu hỏi cho ông ấy rồi đòi ra ngoài”, nguồn tin tiết lộ.

Gia đình ông Bạc không lên tiếng trước vụ việc này, chính phủ từ chối bình luận và các phóng viên cũng không thể tiếp cận các luật sư của ông Bạc Hy Lai.

Ông Bao Tong - quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc trong cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 cho rằng việc chính phủ không công bố thông tin về vụ việc là “bất bình thường vì một thời gian dài đã qua đi”.

“Điều này sẽ không tốt cho hình ảnh của Đảng. Họ đã không thực hiện việc này một cách rõ ràng. Nếu họ xử lý tốt vụ việc lớn như vụ Bạc Hy Lai thì sẽ củng cố sự tin tưởng của người dân”, ông Bao Tong nói.

Ông Bao cho rằng: “Họ sẽ không tra tấn Bạc Hy Lai. Tôi đã không bị tra tấn, và ông Bạc là một cựu thành viên chính trị, vì vậy tôi không nghĩ rằng họ sẽ ngược đãi ông ta”.

Linh San (Theo Reuters)

======================

Không biết khi phân tích mối tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc với tương lai của thế giới, ngài Lý Quang Diệu có xét đến những mâu thuẫn xã hội bên trong hai quốc gia này không?

Nhưng những phân tích của ngài Lý Quang Diệu rất khó phân biệt những luận điểm đó là ý tưng chính trị của một chính trị gia chuyên nghiệp - hay trên cơ sở phân tích khoa học về các vấn đề xã hội dựa trên kiến thức của một chính trị gia?

======================

Thông tin dưới đây cho thấy rằng: Cho dù người Trung Quốc có gom tiền lại và giàu hơn cả Hoa Kỳ thì việc làm bá chủ thê giới thay thế Hoa Kỳ vẫn là chuyện thuộc về "khoa học viễn tưởng". Để xác định vị trí bá chủ, thậm chí Hoa Kỳ không cần dùng đến chiến tranh.

Hàng loạt 'Bao Công' Trung Quốc tự tử

> Quan tham thuê người ‘dập tin’ trên mạng

> Quan chức chống tham nhũng nhảy lầu tự tử

TPO - Vài năm gần đây, Trung Quốc liên tục xảy ra các vụ tự tử của hàng loạt quan chức trong ngành kiểm sát được ví là những 'Bao Công' thời hiện đại.

Posted Image

Ông Kha Kiến Quốc điều trị trầm cảm ở hai bệnh viện trước khi tự tử. Ảnh: WEIBO .

Theo giới phân tích, công tác điều tra, chống tham nhũng từ trung ương đến địa phương ngày càng được tiến hành ráo riết, sức ép công việc của các quan chức trong ngành pháp lý, kiểm tra kỷ luật cũng ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của những “ Bao Công” thời hiện đại.

Những con số đáng sợ

Ngày 17-2-2013, Cục trưởng Cục chống tham nhũng - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sùng Châu – tỉnh Tứ Xuyên Kha Kiến Quốc nhảy lầu tự tử, kết thúc cuộc đời ở tuổi 45.

Tin về cái chết của ông Kha Kiến Quốc lập tức được truyền đi nhanh chóng trên mạng, song song với đó, có nhiều lời dự đoán về nguyên nhân dẫn đến cái chết của vị cục trưởng này. Sau khi điều tra, cảnh sát tỉnh Tứ Xuyên phát hiện, trước đó ông Kha Kiến Quốc mắc bệnh trầm cảm. Trước khi tự tử, gia đình và người thân của ông Kha Kiến Quốc phát hiện ra nhiều điểm khác thường ở ông.

Ba năm trở lại đây, các quan chức làm việc trong ngành luật của Trung Quốc thường xuyên tự tử bằng cách nhảy lầu, thắt cổ….Bước sang năm 2013, số vụ tự tử đột ngột gia tăng, ngoài sự kiện ông Kha Kiến Quốc nhảy lầu vào ngày 17-2, trước đó ông Kỳ Hiểu Lâm - Phó giám đốc công an thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông đã thắt cổ tự vẫn ở tuổi 55. Chỉ sau đó 3 ngày, ngày 11-1, ông Trương Vạn Hùng - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quận Lương Châu thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc cũng đã ngảy lầu tự tử ở tuổi 46.

Trong hai năm 2010-2011, Trung Quốc cũng xảy ra nhiều vụ tự tử của quan chức trong ngành pháp lý, điển hình vào ngày 5-2-2010, ông Lưu Tiến - Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông nhảy lầu tự tử, “hưởng thọ” tuổi 59; Ngày 28-4-2011, ông Trương Quảng Sinh – Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật cơ quan công an thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam cũng đã nhảy lầu tự vẫn ở tuổi 54; Ngày 21-9, ông Đồng Triệu Hồng – Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao tỉnh Chiết Giang thắt cổ tự tử ở tuổi 56, di chúc của ông Hồng viết: ông mắc chứng trầm cảm từ lâu và không thể chữa khỏi nên đã lựa chọn con đường tìm đến cái chết.

Không chỉ ngành kiểm sát

Không chỉ có các quan chức làm việc trong ngành pháp lý, các quan chức thuộc cơ quan kiểm tra kỷ luật, giám sát ở Trung Quốc cũng thường xuyên tự tử. Ngày 27-8-2010, ông Đới Dũng - Phó chủ nhiệm văn phòng giám sát Ủy ban kiểm tra kỷ luật huyện Xạ Dương, tỉnh Giang Tô đã nhảy lầu tự tử ở tuổi 45, trước khi tự sát, ông này cảm thấy tinh thần rất mệt mỏi, mất ngủ, có triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Ngày 12-2-2011, ông Thái Thiết Cương – Phó bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật, Cục trưởng Cục giám sát thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây đã nhảy lầu tự tử ở tuồi 50.

Từ những con số trên có thể thấy, hầu hết các quan chức lựa chọn con đường tìm đến cái chết đều ở tuổi từ 45 đến 56. Đây là độ tuổi sung mãn, chín chắn, có thể cống hiến nhiều cho công việc, tất cả đều là những người có chức vụ khá cao. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến cái chết của họ là căn bệnh trầm cảm đáng sợ.

Vì đâu nên nỗi?

Ngoài nguyên nhân trầm cảm, vẫn còn một số nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của các quan chức này.

Như ông Đồng Triệu Hồng – Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao tỉnh Chiết Giang, trước khi thắt cổ tự tử một ngày, ông này đã bị cách chức, nhiều luật sự nằm dưới sự quản lý của ông cũng bị bãi miễn chức vụ, bị “song quy” thậm chí là kết án tử hình. Đồng Triệu Hồng cũng bị Ủy ban kiểm tra kỷ luật triệu tập nói chuyện.

Hoặc ông Thái Thiết Cương – Phó bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật, Cục trưởng Cục giám sát thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, trước khi nhảy lầu tự tử cũng đã bị dân đệ đơn tố cáo từ lâu, do tinh thần căng thẳng kéo dài, năm 2006, ông Thái Thiết Cương mắc chứng bệnh trầm cảm, từng 3 lần về Bắc Kinh điều trị. Trước khi tự tử, ông này vẫn đang ở trong quá trình uống thuốc.

Hoặc ông Lưu Tiến - Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, trước khi tự tử ông này được điều động công tác sang lĩnh vực chính hiệp (mặt trận), chuẩn bị sang tuổi 60 nghỉ hưu. Trước đó ông này có 12 năm không được đề bạt, cảm thấy vô cùng ức chế. Một điều đáng nói là 1 ngày trước khi tự tử, ông này còn tham gia hôn lễ của con trai. Và trường hợp của ông Đồng Triệu Hồng đề cập ở trên cũng có 16 năm dài không được đề bạt, bổ nhiệm.

"Song quy" chống quan tham

Cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, tham nhũng đã trở thành căn bệnh trầm kha trong xã hội Trung Quốc. Trong giai đoạn đặc biệt này, một hình thức tổ chức và biện pháp điều tra trong quá trình điều tra các vụ án của cơ quan kiểm sát Trung Quốc đã ra đời. Điều lệ giám sát hành chính nước CHND Trung Hoa quy định: Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan giám sát có quyền yêu cầu đương sự “có mặt tại địa điểm quy định trong thời gian quy định, để giải thích, trình bày về vụ việc có liên quan (bị cách ly để điều tra trong một thời gian không giới hạn)” (gọi tắt là song quy).

Từ đó “song quy” trở thành một biện pháp hữu hiệu quan trọng để tạo bước đột phá trong các vụ án lớn, có liên quan đến các quan tham tiếng tăm lẫy lừng. Địa điểm “song quy” thường là một khách sạn nào đó, nhân viên điều tra và đối tượng bị triệu đến đây coi như bị giam lỏng để phục vụ công tác điều tra, không thể tiếp xúc với bên ngoài trong suốt quá trình điều tra, chức vụ và quyền lực của người đó bị “đóng băng”, không còn giá trị.

Huy Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật tác chiến của tàu Kilo “hố đen” trên Biển Đông

Thứ Sáu, 22/02/2013 - 11:20

Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013. Hai tàu này đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Một tàu được mang tên Hà Nội, chiếc còn lại mang tên Hồ Chí Minh.

Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ. Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại.

Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur - Một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng...

Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương.

Posted Image

Tấn công bằng tên lửa.

Trong thời gian chiến tranh, tầu ngầm có nhiệm vụ:

Tiêu diệt tầu ngầm của đối phương. Thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của mình; Tấn công tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân đối phương, các tầu chiến đấu và các tầu vận tải; Bí mật thiết lập các trận địa mìn; Thực hiện các hoạt động trinh sát, dẫn đường cho các lực lượng của ta tiếp cận đối phương, chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực; Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm;

Ngoài ra tàu ngầm còn đảm đương nhiệm vụ vận tải cơ sở vật chất quan trọng, vận tải các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và sinh lực trong trường hợp đặc biệt; Cung cấp các thông tin quỹ đạo hoạt động hàng hải (Navigation), các thông số về thủy văn và khí tượng thủy văn cho căn cứ chỉ huy và các phượng tiện chiến đấu, vận tải biển; Cứu hộ các phi công chiến đấu bay biển như máy bay và trực thăng.

Tầu ngầm trang bị tên lửa hạm đối đất còn có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên đất liền trong địa bàn của đối phương (theo một nguồn tin quân sự Nga, tàu Kilo của Việt Nam có khả năng này).

Posted Image

Tấn công các mục tiêu hỗ trợ hạm tầu.

Trong thời bình:

Tìm kiếm và bí mật theo dõi các hoạt động của tầu ngầm đối phương và các cụm tầu nổi của địch; Sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt địch khi có mệnh lệnh tác chiến vào thời điểm khởi động chiến tranh; Trực sẵn sàng chiến đấu trên tuyến phòng thủ tầu ngầm; Sẵn sàng hỗ trợ hỏa lực cho quân ta trong các cuộc xung đột vũ trang.

Posted Image

Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động.

Tính năng chiến thuật cơ bản của tầu ngầm

Các tính năng chiến thuật của tầu ngầm là các tính năng kỹ thuật tác chiến và những tính năng kỹ thuật đặc biệt khác của tầu, những tính chất đặc trưng của tầu ngầm thể hiện khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu được giao.

Tính chất cơ bản của tầu ngầm: Tính bí mật, bao gồm: Ẩn nấp, né tránh không bị phát hiện trong lòng biển; Bí mật thực hiện các hoạt động theo dõi đối phương; Có khả năng thoát khỏi sự theo dõi, truy đổi và chuyển về trạng thái bí mật hoạt động.

Posted Image

Luồn tránh hoạt động săn ngầm của đối phương.

Nhưng giải pháp thực hiện đảm bảo tính bí mật: Tổ chức chỉ huy: Thực hiện các hoạt động bí mật, không gây tiếng động trong lòng biển; Kỹ thuật: Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa các trường vật lý phát ra từ tầu ngầm; Chiến thuật: Các hoạt đông cơ động tầu ngầm phải tuyệt đối chính xác, đúng và có tính toán kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra.

Posted Image

Tầu ngầm ẩn nấp dưới lớp băng Bắc cực.

Bí mật cơ động ẩn nấp trong lòng biển của tầu ngầm được thực hiện bởi những giải pháp: Giảm thiệu đến mức thấp nhất tiếng ồn và những trường vật lý khác, mà thông qua các tín hiệu đó đối phương có thể phát hiện tầu ngầm; Lựa chọn độ sâu hoạt động hợp lý; Cơ động với tiếng ồn giảm nhất và tốc độ hải trình cao nhất; Tầm hoạt động xa, thời gian hoạt động lâu dưới nước; Sử dụng hệ thống truyền thông tin liên lạc bằng các đài thu phát ở chế độ chủ động hợp lý;

Tàu ngầm còn có hỏa lực tấn công mạnh và sử dụng hỏa lực tấn công từ dưới nước; Có tầm quan sát xa bằng các phương tiện, thiết bị quan sát thụ động; Có khả năng tự tính toán các thông số thủy văn và khí tượng thủy văn; Sử dụng thiết bị hoa tiêu, thiết bị định vị và dẫn đường điêu luyện, có khả năng sử dụng các phương tiện ngụy trang tốt nhất.

Posted Image

Tầu ngầm tấn công bằng ngư lôi.

Trong các tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, những tính năng quan trọng nhất là:

Khả năng hoạt động dưới biển sâu lâu không phải bổ xung không khí, nhiên liệu và hậu cần kỹ thuật, từ 25 đến 125 ngày. Hoạt động độc lập, không phụ thuốc quá nhiều vào sự chỉ đạo và thông tin hỗ trợ của trung tâm chỉ huy hàng hải quân sự.

Có khả năng tác chiến năng động, sáng tạo với các tầu ngầm của đối phương. Có khả năng triển khai các hoạt động trinh sát bằng các phương tiện được trang bị trên tầu.

Những đặc điểm hạn chế của tầu ngầm: Khó sử dụng tầu ngầm trong vùng nước nông, khó duy trì hoạt động thông tin liên lạc 2 chiều với các tầu ngầm khác, với trung tâm chỉ huy, với các lực lượng hạm tầu khác hoạt động trên biển. Không có khả năng phòng không, (trong một số trường hợp, các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phòng không nhưng rất hạn chế - có tên lửa phòng không tầm nhiệt bắn từ dưới nước nhưng chỉ trong giới hạn rất hẹp.

Vũ khí trang bị:

Vũ khí trang bị trên tầu ngầm là mìn, ngư lôi chống tầu và tên lửa theo biên chế yêu cầu nhiệm vụ.

Vũ khí và trang bị kỹ thuật trên tầu cho phép tầu ngầm có khả năng tấn công các tầu ngầm trên khoảng cách đến 50 hải lý. Tấn công các tầu nổi trong khoảng cách đến 300 hải lý, các tầu có thể được trang bị các vũ khí tấn công hải đối đất hành trình có tầm bắn đến 1.500 hải lý.

Triển khai các hoạt động tác chiến

Giai đoạn quan trọng nhất của các hoạt động tác chiến tầu ngầm là triển khai đội hình chiến đấu.

Triển khai hoạt động tác chiến – Là tập hợp tất cả các hoạt động chuẩn bị và đảm bảo kỹ chiến thuật của tầu ngầm để cơ động đến khu vực trực sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định và đảm bảo tuyệt đối bí mật, tầu ngầm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Posted Image

Triển khai tác chiến.

Triển khai hoạt động tác chiến có thể: Trên không gian chiến trường hải dương rộng lớn; Trên không gian chiến trường hẹp; Trong không gian hải dương và đội hình chiến đấu của phân đội tầu ngầm (tầu nổi).

Triển khai hoạt động tác chiến: Tầu ngầm có thể triển khai các hoạt động tác chiến đơn lẻ hoặc trong biên chế của một đội tàu nhiều loại tầu khác nhau; Phân đội tầu ngầm trong các hoạt động tác chiến, cơ động trong đội hình chiến đấu hoặc hành quân; Các liên đội tầu trong đội hình tác chiến.

Triển khai hoạt động tác chiến cần đảm bảo những yêu cầu: Nằm ngoài khu vực hoạt động của các tầu ngầm đối phương và nằm ngoài khu vực hoạt động của tầu ngầm bên mình; Nằm ngoài khu vực hoạt động của các hệ thống các đài quan sát, trinh sát mục tiêu cố định; Tuyến triển khai phải xa khỏi khu vực bờ biển;Tuyến triển khai các hoạt động tác chiến phải đi qua khu vực có nhiều tầu thuyền vận tải qua lại..

Tuyến triển khai tác chiến: Vật chuẩn giới hạn theo quy định của theo kế hoạch tác chiến, ở vị trí tương đương với vật chuẩn, các tầu ngầm triển khai các hoạt động tác chiến và các lực lượng bảo đảm kỹ chiến thuật khi triển khai.

Tuyến kiểm soát - Bắt đầu tổ chức mối liên kết phối hợp giữa các tầu ngầm với tầu ngầm, với lực lượng đảm bảo để chống va chạm, khi các tuyến đường cơ động cắt chéo nhau và ngăm chặn khả năng các tầu ngầm tự phát hiện lẫn nhau. Có thể được gọi là tuyến báo cáo và truyền thông tin.

Hoạt động tác chiến

Hoạt động tác chiến của tầu ngầm chống tầu ngầm đối phương và các hạm đội tầu của đối phương được triển khai độc lập hoặc trong đội hình một đơn vị hợp thành từ các phân đội tầu khác nhau về chủng loại.

1. Hoạt động tác chiến của phân đội tầu ngầm chống ngầm phụ thuộc vào các điều kiện chiến trường khác nhau: Trong các khu vực; Trên tuyến phòng thủ chống ngầm; Trên hướng tấn công theo kế hoạch ( trên tuyến cơ động triển khai chiến đấu); Theo yêu cầu của cấp trên ( trong các khu vực có khả năng xung đột cao ( vùng tranh chấp).

Thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thể bằng các phương pháp: Khi đang cơ động trên hải trình; Khi tầu đang dừng lại thả neo ở trạng thái dưới nước; Khi tầu đang nằm phục kích trên đáy biển. Khi tầu đang nằm ẩn nấp trên đáy bùn lỏng dưới đáy biển.

Phương pháp tấn công tiêu diệt tầu ngầm đối phương: Trong các trận chiến đấu dưới biển; Tấn công bằng phục kích dưới biển.

Đòn tấn công được triển khai dưới hai phương thức: Tấn công ngay tức khắc và tấn công có chuẩn bị mọi thông số kỹ chiến thuật.

Posted Image

Hoạt động tác chiến chống tầu của cụm tầu liên hợp với tên lửa bờ biển.

Posted Image

Triển khai mìn chống tầu.

Posted Image

Triển khai mìn ngư lôi chống tầu ngầm.

Posted Image

Hoạt động của ngư lôi chống tầu ngầm .

2. Các hoạt động tác chiến chống hạm đội và các cụm tầu nổi, tầu chiến và các đoàn tầu vận tải của đối phương là những hoạt động tìm kiếm tấn công bằng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu theo những thông tin về mục tiêu từ trung tâm điều hành tác chiến của Bộ tư lệnh tác chiến Hải quân hoặc bằng các thiết bị trinh sát của chính tầu ngầm.

Posted Image

Phóng ngư lôi - mìn chống tầu.

Những phương thức tác chiến chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu các đoàn tầu vận tải, cụm tầu chiến đấu, tầu sân bay là các trận hải chiển của các phân đội tầu ngầm và các tầu ngầm hoạt động đơn lẻ. Đó có thể là các đòn tấn công hoặc các đợt tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí trong trang bị.

Hoạt động tác chiến phòng thủ của tầu ngầm

Vượt qua tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương:

- Đi vòng qua khu vực nguy hiểm theo thông tin thu thập được của trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến;

- Phát hiện các phương tiện chống ngầm, tầu ngầm của đối phương, tránh né hoặc tiêu diệt tầu ngầm, phá hủy phương tiện chống ngầm vào thời gian quy định của hoạt động tác chiến.

Cơ động ngụy trang che mắt địch

Posted Image

Cơ động ngụy trang che mắt địch.

Posted Image

Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tầu ngầm.

Cơ động ngụy trang che mắt địch cho phép các tầu ngầm diezen có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả trên không gian chiến trường rộng lớn.

Cơ động ngụy trang: là sự bố trí liên kết phỗi hợp giữa các tầu ngầm, theo một quy định nhất định về góc hướng cơ động và khoảng cách với một tâm nhất định, đồng nhất với hoạt động trinh sát tìm kiếm mục tiêu, tấn công, đánh đòn quyết định vào mục tiêu, cũng như hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm an toàn.

Cơ động ngụy trang của tầu ngầm- Cụm tầu ngầm với một đội hình theo quy định, cơ động theo một quỹ đạo đồng bộ và song song với một tâm nhất định ( tâm của quỹ đạo cơ động ngụy trang.

Chỉ huy trưởng cụm tầu ngầm quy định sơ đồ cơ động, Đường cơ động cơ bản và tốc độ cơ động được quy định bởi trung tâm chỉ huy hành quân.

Theo Trịnh Thái Bằng

Tiền phong

=========================

Nếu đây là thế kỷ XIX, hoặc chỉ nửa đầu của cuối thế kỷ XX , mà chỉ có Việt Nam tay bo với Trung Quốc thì 6 chiếc tàu ngầm Kilo này chưa phải đối thủ với hải quân Trung Quốc. Nhưng đây là đầu thế kỷ XXI. Những mối tương tác phức tạp trong quan hệ quốc tế với xu hướng toàn cầu chằng chịt như hiện nay - và nếu Việt Nam cân bằng các mối quan hệ này (Tôi sử dụng khái niệm "cân bằng các mối quan hệ" , chứ không sử dụng khái niệm Đồng minh". Khái niệm "Đồng minh" này chỉ là một thành tố trong tập hợp) thì chỉ cần 3 cái tàu Kilo. Tất nhiên càng nhiều càng tốt.

Việt Nam cần một sức mạnh tổng hợp(*). Tất nhiên trong đó có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương T (**)

Tôi hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp.

=========================

Chú thích:

* Cụm từ "sức mạnh tổng hợp" này do một tiến sĩ Vật lý (Tôi không nhớ tên) trong lĩnh vực khoa học quân sự phát biểu đầu tiên trên báo "Nhân Dân" sau ngày 30. 4. Ông ta xác định sức mạnh khoa học kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ vượt trội so với Việt Nam. Nhưng ông cho rằng Việt Nam sở dĩ chiến thắng chính vì "Sức mạnh tổng hợp". Cụm từ này sau đó được sử dụng nhiều trong các văn bản chính thức.

** Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý, nên nó đúng trong mọi góc độ. Còn nếu nó chỉ đúng trong thứ khoa học nửa mùa của đám tư duy thuộc loại "Ở trần đóng khố" thì tự nó đã không phải chân lý.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng QP Philippines: Trung Quốc từ chối ra tòa, càng tốt!

Thứ bảy 23/02/2013 08:14

(GDVN) - Philippines đã thiện chí đàm phán với Trung Quốc suốt 18 năm nay, nhưng không hề đạt được một tiến triển nào.

Philex sẽ tiếp tục khoan Bãi Cỏ Rong mặc TQ dọa kéo tàu chiến ra chặn

LHQ: Đưa Biển Đông ra trọng tài quốc tế có lợi cho các bên

Đưa "lưỡi bò" ra trọng tài quốc tế, Trung Quốc càng né càng bị áp lực

Philippines: Trung Quốc sẽ không cản được Manila theo đuổi vụ kiện

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines

Philstar ngày 23/2 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày hôm qua 22/2 cho biết, việc Trung Quốc từ chối tham gia quá trình tố tụng giải quyết vấn đề "đường lưỡi bò" thông qua trọng tài quốc tế càng thuận lợi cho Philippines.

"Sẽ không tốt cho chúng tôi nếu họ (Trung Quốc - PV) đồng ý tham gia tố tụng", ông Voltaire Gazmin nói, "cho dù họ từ chối hay không thì vụ kiện này sẽ vẫn được tiến hành." Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Philippines không giải thích, tại sao Trung Quốc từ chối ra tòa lại "tốt hơn" đối với Manila.

Trong khi đó, hôm qua 22/2, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tiếp tục lên giọng yêu cầu Philippines "phải dừng ngay" việc kiện đường "lưỡi bò" mà Bắc Kinh vẽ ra trên Biển Đông ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc, vấn đề Biển Đông chỉ có thể giải quyết thông qua đàm phán tay đôi.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu và cáo buộc phi lý của Hồng Lỗi. Ông cho biết Philippines đã thiện chí đàm phán với Trung Quốc suốt 18 năm nay, nhưng không hề đạt được một tiến triển nào.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không có tiến triển nào khi đàm phán với Trung Quốc, theo ông Rosario, lần nào Bắc Kinh cũng khăng khăng về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.

"Chúng tôi thấy rằng, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế là sự lựa chọn thân thiện, hòa bình và bền vững nhất để làm rõ quyền lợi của các bên tranh chấp trên Biển Đông", Ngoại trưởng Philippines cho hay, "cơ chế trọng tài quốc tế sẽ đảm bảo được hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực".

Philippines tiếp tục thúc đẩy quá trình tổ chức Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển gồm 5 thành viên. Manila cũng sẽ phải chờ thêm 15 ngày nữa để Trung Quốc có thời gian đưa ra quyết định cuối cùng.

Hồng Thủy (Nguồn: Philstar)

==========================

Ngài ngoại trưởng Philipfine nói đúng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chế tạo người-robot, bước tiến lớn mở ra tương lai?

Cập nhật lúc 09h04' ngày 01/02/2013

Những tranh cãi về đạo đức đang là trở ngại chính cho tham vọng chế tạo người-robot, chỉ sử dụng duy nhất bộ não của con người để duy trì hoạt động của một cơ thể hoàn toàn nhân tạo.

Khác với tất cả những con robot từng được chế tạo, người-robot sẽ sử dụng chính bộ não của con người làm trung tâm chỉ huy. Tất cả những phần còn lại từ chân, tay đến tim, phổi hay thậm chí là mắt tai đều là sản phẩm nhân tạo. Ngay cả phần não cũng được cấy ghép với các con chíp máy tính, giúp nó cải thiện khả năng của con người.

Việc nghiên cứu chế tạo người-robot giúp cho khoa học đời sống bắt kịp với khoa học viễn tưởng, tạo ra cuộc cách mạng mới nhằm thay thế những bộ phận bị hư hại của con người. Nếu thuận lợi, việc thay thế chân, tay hay nội tạng của con người sẽ có nhiều lựa chọn hơn so với việc dựa vào những người hiến tặng như hiện nay.

Posted Image

Người-robot hứa hẹn tạo ra những bước tiến lớn.

Thừa hưởng thành quả của những công trình nghiên cứu hàng tỷ USD, nhà tâm lý xã hội học Bertolt Meyer là một trong những người tiên phong được sử dụng cánh tay nhân tạo do não trực tiếp điều khiển. Cánh tay mà tiến sĩ Meyer sử dụng có giá trị gần 50.000 USD, hiện là sản phẩm tiên tiến nhất trên thị trường.

Mất bàn tay trái khi còn là một đứa trẻ, tiến sĩ Meyer từng sử dụng nhiều bộ phận thay thế trước khi được lựa chọn để sử dụng phương pháp mới. Ông Meyer cho biết, ông có những “lợi ích cá nhân” trong “sự bùng nổ của đổi mới” từ 6 năm trước. “Tôi nghĩ chúng ta đang ở thời điểm mà con người có thể tạo ra một cơ thể hoàn hảo và đặc biệt của riêng mình”.

“Khi tôi lớn lên, tôi ghét đeo tay giả bởi loại tay bằng nhựa với các móc kim loại không hữu ích trong một số trường hợp. Thậm chí, một số người nhìn thấy nó và tỏ ra sợ hãi. Bây giờ, tôi cảm thấy bàn tay mới là một phần cơ thể mình. Không có nó, tôi cảm thấy mình thiếu một cái gì đó”, tiến sĩ Meyer chia sẻ.

Posted Image

Những bộ phận của Rex.

Tuy nhiên, cánh tay công nghệ cao mà Meyer đang sử dụng sẽ sớm trở nên lỗi thời khi một sản phẩm công nghệ mới được đưa vào sử dụng. Robot mang tên Rex trị giá một triệu USD được chế tạo bằng những bộ phận giả tiên tiến nhất, quy tụ từ khắp những phòng nghiên cứu hàng đầu trên toàn thế giới. So với cánh tay của Rex, khả năng hoạt động mà cánh tay tiến sĩ Meyer đang sử dụng thua kém khá nhiều.

Với khả năng linh hoạt vượt trội, cánh tay robot thế hệ mới chỉ kém một chút so với sự linh hoạt và khéo léo của cánh tay bình thường. Khi mắt nhân tạo nhận hình ảnh, não sẽ kích hoạt việc xử lý trước khi truyền tới các cơ nhân tạo trên cánh tay giả, giúp nó biết phải làm gì. Trong khi đó, các chân cũng được lắp những lớp cơ giả, giúp nó có thể hoạt động giống với chân người. Trái tim nhân tạo của robot này hoạt động bằng những tấm pin dự trữ. Robot Rex chưa hoàn thiện sẽ được trưng bày tại bảo tàng Khoa học London ngày 7/2 tới.

Theo lý thuyết, Rex sẽ rất hoàn hảo nhưng thành tựu công nghệ mà con người tạo ra có thể là con dao hai lưỡi nếu như chúng ta vượt qua giới hạn của sự tiến hóa. Giáo sư về Đạo đức sinh học và Nhân quyền tại Đại học Boston, Anh đồng ý với quan điểm trên và cho rằng: “Sẽ rất nguy hiểm khi chúng ta nỗ lực thay đổi những gì vốn thuộc về con người”.

Theo Infonet

=====================

Chuyện bày với tôi không có gì là lạ! Tôi đã viết một chuyện viễn tưng từ năm 1992 "Thân chủ tôi không giết người" (Xem trong topic "Người Xưa" - Thơ ca văn chương trên diễn đàn). sau này cả não người cũng....nhân tạo luôn.

Có điều thú vị là khi viết xong câu chuyện này, tôi đưa một anh bạn tôi - đệ tử của Lão Đại Tiền bối Nguyễn Văn Mỳ - xem. Anh ấy phán: Ông để bối cảnh câu chuyện vào thiên niên kỷ thứ III thì lâu quá! Chỉ vài trăm năm nữa thì chuyện này sẽ thành hiện thực. Tôi không nhớ tôi đã sửa chưa - vì lúc gõ những hàng chữ này, tôi chưa kiểm tra - Nhưng nếu tôi đã sửa thì là do anh bạn tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoại trưởng Mỹ: Nhật Bản đã rất kiềm chế trong tranh chấp Senkaku

Thứ bảy 23/02/2013 11:14

(GDVN) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đánh giá cao sự kiềm chế của Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông với Trung Quốc.

Theo NHK ngày 23/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đánh giá cao sự kiềm chế của Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông với Trung Quốc.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Tuyên bố trên được ông Kerry đưa ra trong cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida hôm 22/2 tại Washington.

Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh thêm rằng Mỹ và Nhật Bản là nền kinh tế mạnh thứ 2, thứ 3 trên thế giới đồng thời cũng là những người bạn đặc biệt trong một liên minh mạnh mẽ.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết, mọi người (phía Mỹ) đều nhận thức được những căng thẳng xung quanh tranh chấp Senkaku và ông muốn đánh giá cao việc chính phủ Nhật Bản đã thể hiện sự kiềm chế cũng như các nỗ lực nhằm cố gắng đảm bảo rằng vấn đề này không bùng lên thành một cuộc đối đầu quân sự.

Hồi tháng trước, tiền nhiệm của ông Kerry, bà Hillary Clinton, đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về vấn đề này. Bà Clinton nhấn mạnh rằng quần đảo Senkaku là thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và Mỹ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách làm suy yếu quyền kiểm soát trên của Tokyo.

Nguyễn Hường (nguồn NHK)

======================

Đây là ngôn ngữ ngoại giao. Vấn đề là thời gian sau sự kiềm chế này là gì....Tất nhiên không thể suy luận rằng người Nhật sẽ đầu hàng trước những "bằng chứng không thchối cãi" của Trung quốc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãnh đạo Nhật, Trung tìm kiếm ủng hộ

23/02/2013 3:05

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Washington thắt chặt quan hệ với Mỹ trong khi ông Tập Cận Bình chọn Nga cho chuyến công du đầu tiên trên cương vị mới.

Tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đồng bản tệ yếu và cải cách hiến pháp là những đề tài gai góc được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama vào ngày 22.2, theo Kyodo News. Trong bài phát biểu cùng ngày tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, Thủ tướng Abe nhấn mạnh: “Nhật Bản đã trở lại”. Chuyến công du Mỹ là dịp để ông thử nghiệm độ bền chặt của liên minh với Mỹ.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Abe đáp máy bay đến Mỹ vào hôm qua - Ảnh: Reuters

Cùng ngày, Tân Hoa xã đăng bài xã luận cảnh cáo về nguy cơ sứt mẻ quan hệ Mỹ - Trung nếu Washington ủng hộ Tokyo trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng hết sức giận dữ trước bài phỏng vấn Thủ tướng Nhật trên tờ The Washington Post. Trong đó, ông Abe nói rằng Bắc Kinh có “tật thâm căn cố đế” là luôn “gây hấn với các quốc gia láng giềng về vấn đề lãnh hải”. Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố nước này “hết sức sửng sốt” với bình luận trên. Theo ông Hồng, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã cải chính rằng có thể tờ báo Mỹ đã chuyển ngữ sai ý của Thủ tướng Abe.

Trong khi Thủ tướng Nhật tìm kiếm sự ủng hộ từ Mỹ, ông Tập Cận Bình được cho là quyết định sẽ đến Nga trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dù chưa có xác nhận chính thức nhưng theo Đài tiếng nói nước Nga, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã đến Moscow hội đàm với người đồng cấp Sergei Lavrov để chuẩn bị cho chuyến thăm. Trước đó, giới chức Nga úp mở về ý định bán hệ thống phòng không hiện đại S-400 cho Trung Quốc. AFP dẫn lời giới phân tích cho rằng việc tăng cường quan hệ toàn diện với Trung Quốc là ưu tiên chính của Nga trong bối cảnh quan hệ Moscow - phương Tây đang gặp trắc

Lực lượng Nhật báo động

Theo Kyodo News, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản ngày 22.2 cho biết họ đang trong tình trạng báo động từ khi 3 tàu hải giám Trung Quốc áp sát tàu cá Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tuần này. Các tàu Hải giám 46, Hải giám 50 và Hải giám 66 bị cho là tiến sát tàu cá, chỉ cách có vài trăm mét hôm 18.2. Cũng trong ngày 22.2, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết đã yêu cầu Trung Quốc giải thích tại sao các tàu nước này đặt một số phao định vị gần Senkaku/Điếu Ngư. Giới truyền thông Nhật suy đoán những phao này có thể dùng để theo dõi tàu ngầm.

Trong khi đó, tờ The Wall Street Journal dẫn lời trung tướng Sam Angelella, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, cáo buộc hải quân Trung Quốc liên tục có “hành động khiêu khích có thể trở nên nguy hiểm”.

H.G

Thụy Miên

====================

Thủ tướng Nhật sang Hoa Kỳ sẽ nhận được mọi sự ủng hộ từ Tổng thống Hoa Kỳ về những gì nước Nhật cần. Còn ngài Tập Cân Bình sang Nga sẽ nhận được sự cam kết ủng hộ hòa bình thế giới!

Hãy chờ xem!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lễ hội sặc mùi tiền

Thứ Bảy, 23/02/2013 23:16

Lễ hội văn hóa bát nháo, nhạt nhòa bản sắc, còn lễ hội tâm linh thì lôm côm, sặc mùi thực dụng. Tưởng đâu năm nay, vấn nạn này được khắc phục phần nào nhưng lại có phần tồi tệ hơn

Mùa cao điểm lễ hội vẫn còn tiếp tục diễn ra đến hết “tháng ăn chơi” trên khắp cả nước. Ở hầu hết các lễ hội, ban tổ chức (BTC) và cả du khách đều cảm thấy đuối sức. BTC thì đổ lỗi cho lượng người trẩy hội quá tải, trong khi ý thức của phần đông du khách cũng còn nhiều điều đáng nói.

Posted Image

Đông nghẹt, chật cứng, xô đẩy… là khung cảnh chung ở nhiều lễ hội. Ảnh chụp tại Hội Lim - Bắc Ninh ngày 22-2

Để chấm dứt tình trạng xô bồ, bát nháo mỗi mùa lễ hội, việc cải thiện năng lực tổ chức, điều hành của BTC hay kêu gọi du khách nâng cao ý thức vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là cơ quan chức năng cùng những nhà tổ chức và quản lý lễ hội phải thẳng thắn đặt ra và giải quyết câu hỏi: Tổ chức gần 8.000 lễ hội mỗi năm (theo thống kê năm 2009) vì mục đích gì? Duy trì bản sắc văn hóa, biến lễ hội trở thành ngày của lễ -hội thực sự hay chỉ để thu tiền, làm đầy ngân sách địa phương?

Posted Image

Tại ga cáp treo ở chùa Hương - Hà Nội, du khách phải nghẹt thở chen lấn 2-3 giờ để mua vé. Nếu có sự cố thì hậu quả khó thể hình dung nổi

Với du khách thập phương, trẩy hội chỉ với mục đích bỏ tiền thỏa sức ăn chơi hay cầu xin tài lộc một cách thái quá, bất chấp các quy định của BTC thì sẽ khiến lễ hội ngày càng mai một ý nghĩa.

Posted Image

Quy định của BTC lễ hội bị phớt lờ. Nhiều lễ hội đề nghị không thắp hương nhưng du khách vẫn cố tình bỏ qua

Posted Image

Du khách nhét tiền lễ vào bất cứ chỗ nào. Trong ảnh là một bức hoành phi ở phủ Tây Hồ - Hà Nội lèn chặt tiền lễ

Posted Image

Hội Lim năm nay, các liền anh, liền chị vừa hát bằng micro vừa vô tư nhận tiền boa của du khách rồi bỏ vào hòm “bảo tồn văn hóa quan họ”

Posted Image

Ăn xin vây kín đền Củi - Hà Tĩnh. Đây là “đặc sản” ở bất kỳ lễ hội nào. Có nơi, một người ăn xin kiếm được tới cả triệu đồng mỗi ngày

Posted Image

Chọn mua vàng mã để “hóa” tại đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh. Không ít người xin “lộc rơi lộc vãi” đốt tới vài chục triệu tiền vàng mã

Xem tướng “ 9 sao”

Một “đặc sản” khác có mặt ở hầu như mọi lễ hội là “dịch vụ” xem tướng, coi bói. Tại các lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam - An Giang, chùa Bà - Bình Dương, đền Trần - Nam Định…, người xem tướng số, chỉ tay, bói bài, xin xăm… rất đông, tập trung thành khu vực hay “cơ động” khắp nơi để chèo kéo, mời mọc du khách. Trong ảnh là một cụ già đeo bảng trước ngực “Chuyên xem tướng, chuẩn xác chín sao, thượng hạ cực đúng” đang tìm khách ở đền Trần - Nam Định.

Posted Image

V. Duẩn

MẠNH DUY thực hiện

=================

Tôi buồn vì cái "tít" bài báo nhiều hơn vì nội dung chuyển tải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

====================

Thủ tướng Nhật sang Hoa Kỳ sẽ nhận được mọi sự ủng hộ từ Tổng thống Hoa Kỳ về những gì nước Nhật cần. Còn ngài Tập Cân Bình sang Nga sẽ nhận được sự cam kết ủng hộ hòa bình thế giới!

Hãy chờ xem!

Báo Trung Quốc tả Nhật bị lạnh nhạt tại Mỹ

Cập nhật lúc 09:44, 24/02/2013

Tân Hoa Xã ngày 23/2 đăng tải một bài xã luận cho rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thất bại trong nỗ lực đạt được sự ủng hộ của Mỹ về tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông với Trung Quốc.

Trong bài xã luận mang tiêu đề "Abe được tiếp đón lạnh nhạt ở Mỹ", Tân Hoa Xã viết: "Có những bình luận nói rằng cuộc hội đàm giữa ông Abe với Tổng thống Barack Obama nhằm mục đích củng cố liên minh Nhật-Mỹ và để giành được sự ủng hộ của Washington trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc."

Nhưng theo Tân Hoa Xã, Mỹ sẽ không muốn gây tổn hại cho lợi ích riêng của mình bằng cách đứng về phía Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Tokyo, để đối đầu với một Trung Quốc đang "trỗi dậy".

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc hội đàm tại Washington hôm 22/2.

Bài xã luận còn cho rằng bằng chứng là ông Abe đã nhận được phản ứng lạnh nhạt từ ông Obama trong cuộc hội đàm ngày 22/2 tại Washington.

Tân Hoa Xã cũng lưu ý rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục là một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, và các đổi thương mại với Mỹ đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực.

Bài báo còn nói rằng Mỹ sẽ không đưa ra một quyết định vội vàng để rơi vào thế đối đầu với Trung Quốc, quốc gia có tầm quan trọng chiến lược đang tiếp tục tăng với Mỹ.

Theo GDVN

====================

Đây là báo Trung Quốc nói. Vụ việc này có thể kiểm chứng trong vài ngày tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Cứ níu kéo, thật khó hiểu!

Chủ Nhật, 24/02/2013 21:42

“Kỳ họp HĐND vào tháng 3 tới, tỉnh Đồng Nai sẽ lấy ý kiến đại biểu để tiếp tục kiến nghị Thủ tướng về cơ sở pháp lý của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A”- ông Trương Văn Vở, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cho biết

Phóng viên: Nghĩa là tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục phản đối 2 dự án này đến cùng, thưa ông?

Posted Image

- Ông Trương Văn Vở: Đây là hoạt động giám sát của địa phương trước các vấn đề liên quan. Vừa qua, Thường vụ Quốc hội (QH) cũng đã trình QH giám sát các nghị quyết tại kỳ họp thứ 4 QH khóa XIII về các nội dung chất vấn, trong đó có chuyện thủy điện. Nếu thấy chậm trễ, các đoàn đại biểu QH có thể nhắc. Bản thân tôi cho rằng không nhất thiết phải chờ đến kỳ họp QH thứ 6 (tháng 10-2013) theo nghị quyết tại kỳ họp vừa rồi đưa ra. Nếu thấy rõ không hội đủ tiêu chí, Bộ Công Thương cứ việc trình Chính phủ loại bỏ 2 dự án thủy điện này. * Giữa tháng 1-2013, Thủ tướng đã yêu cầu “cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc quyết định của mình”. Vậy quan điểm hiện nay của tỉnh Đồng Nai như thế nào?

- Tỉnh Đồng Nai vẫn bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, bằng tất cả các kênh có thể để người dân cũng như chính quyền địa phương nói lên tiếng nói của mình, kiên quyết không đồng ý với việc xây hai thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã gửi văn bản lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiến nghị dừng triển khai 2 dự án này. Hiện đoàn đại biểu QH tỉnh vẫn theo dõi sát diễn biến vụ việc và sẽ lên tiếng bảo vệ cuộc sống của người dân, bảo vệ lợi ích môi trường.

* Thưa ông, kỳ họp QH sắp tới, Đoàn Đại biểu QH tỉnh Đồng Nai có tiếp tục đưa vấn đề này ra không?

- Thực tế, 2 dự án thủy điện này đã được Chính phủ chỉ đạo, đưa vào quy hoạch. Tuy nhiên, trước tình hình có nhiều diễn biến bất lợi về môi trường, sự mất mát và hệ lụy từ 2 dự án theo các nhà khoa học là có thể thấy rõ như ban ngày thì việc rà soát lại quy hoạch hết sức nghiêm túc là điều rất cần thiết. Ba năm qua, Bộ Công Thương đã rà soát và loại đến trên 100 dự án thủy điện nhưng 2 công trình “tai tiếng” này vẫn không bị loại bỏ, trong khi nó không bảo đảm vì vi phạm Nghị quyết 49 của QH và Luật Đa dạng sinh học. Tháng 9-2012, Thủ tướng Chính phủ cũng đã công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là “Di tích đặc biệt”, vậy tại sao không có biện pháp bảo vệ, trong khi tác hại và hệ lụy được cảnh báo là sẽ xảy ra ngay tại vùng lõi?

Posted Image

Khu vực dự kiến xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Ảnh: THU SƯƠNG

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII vừa rồi, tôi đã đưa vấn đề này ra 2 lần nhưng Bộ Công Thương trả lời không đến cùng. Họ nói chung chung, cho rằng việc khảo sát thực hiện 2 dự án là nằm trong kế hoạch chỉ đạo của Chính phủ. Thực ra không phải như vậy. Các bộ, ngành liên quan cần phải chủ động kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm báo cáo, tư vấn cho Chính phủ. Họ đã báo cáo đâu? Hai dự án rõ ràng lợi bất cập hại như thế, tại sao không thể quyết dừng ngay mà cứ cố níu kéo mãi làm mất thời gian, tiền bạc? Thật là khó hiểu…

* Theo ông, có gì bất thường?

- Chúng ta không bàn đến vấn đề bất thường hay không khi không biết cụ thể nhưng tôi thấy khó hiểu khi các mặt lợi - hại, được - mất đã được đặt lên bàn cân rõ ràng. Việc tư vấn, loại bỏ những công trình không bảo đảm, lợi ích đổi lại cũng không quá lớn là trong quyền hạn và nên thực hiện nhưng không hiểu sao người ta cứ dùng dằng.

* Theo ông, sẽ là trách nhiệm của ai khi ngay từ đầu không xác định được những bất cập của 2 dự án để rồi nhiều năm liền cứ khảo sát, triển khai? Rồi một bản đánh giá tác động môi trường ra đời với nhiều điểm vô lý mà báo chí đã phanh phui?

- Thì đấy, chính chủ đầu tư (Tập đoàn Đức Long Gia Lai) đã vin vào điều này. Nghị quyết 49 của QH được đưa ra năm 2010. Quy hoạch điện, trong đó có 2 thủy điện Đồng Nai 6, 6A, đã có trước đó. Tuy nhiên theo tôi, đây cũng không phải là yếu tố quyết định, bởi việc điều chỉnh không phụ thuộc về mặt thời gian mà phải theo tính chất của nó. Cũng may mà báo chí phát hiện, nếu không chủ đầu tư cứ vin vào đây rồi lặng lẽ cắt vườn, lấp sông thì nguy. Lúc đó có truy trách nhiệm cũng chẳng cứu vãn được gì.

* Trường hợp 2 dự án thủy điện này vẫn triển khai, địa phương có thể làm gì “cứu giúp” vùng hạ du và bảo tồn văn hóa bản địa, chưa kể đến việc UNESCO rút các danh hiệu và không công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là Di sản thiên nhiên thế giới?

- Đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Còn nếu Chính phủ vẫn quyết định cho triển khai 2 dự án này thì QH có quyền đề nghị Chính phủ báo cáo rõ mọi nội dung, trách nhiệm liên quan.

Như đã nói, chúng ta vẫn chỉ vạch ra nguy cơ và chú tâm vào giai đoạn đầu để tránh hệ lụy, còn khi sự đã rồi thì… Trách nhiệm còn thuộc về Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên - Môi trường. Đặt lên bàn cân thì chuyện được mất đã rõ ràng, đơn giản và để tránh thiệt hại hơn, cần xếp thủy điện Đồng Nai 6, 6A vào danh sách giảm lược trong hàng trăm thủy điện được quy hoạch đã loại bỏ. Có gì đâu mà cứ níu kéo thế? Thật khó hiểu!

Hội đồng thẩm định vẫn “án binh”

Đến gần cuối tháng 2-2013, các thành viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A vẫn chưa nhận được thêm thông báo nào từ phía chủ tịch hội đồng cũng như Bộ Tài nguyên - Môi trường, về các bước tiếp theo của quá trình thẩm định. Trước đó, ngày 28-11-2012, hội đồng thẩm định đã họp lần đầu tiên về vấn đề kỹ thuật sau chuyến khảo sát liên ngành vào tháng 8-2012. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, chủ tịch hội đồng, ông Bùi Cách Tuyến, đây mới chỉ là bước thẩm định kỹ thuật xem chủ đầu tư đã làm đúng cách và đủ các bước hay chưa, nếu chưa thì có thể hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện. Để ra được kết luận, sẽ phải có nhiều cuộc họp hội đồng như thế..

N.Di

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ di sản thế giới

Ông Nguyễn Văn Diện, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, cho biết sẽ mời các nhà khoa học và các chuyên gia cho ý kiến tư vấn xung quanh việc xây dựng hồ sơ đề cử Vườn Quốc gia Cát Tiên là Di sản thiên nhiên thế giới gửi lên UNESCO. Theo đó, một hội thảo liên quan đến vấn đề này sẽ được Vườn Quốc gia Cát Tiên tổ chức vào khoảng trung tuần tháng 9 tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thành Trí cho rằng việc xây dựng hồ sơ phải được thực hiện một cách tâm huyết để có sức thuyết phục cao, chứ không thể vì khâu thủ tục mà bỏ lỡ thời cơ khẳng định giá trị của Vườn Quốc gia Cát Tiên.

XUÂN HOÀNG thực hiện

[Quay lại]

Posted Image

8 ý kiến

Ba Gai

24/02/2013 22:09

Riết rồi người dân chúng tôi không biết tin vào cái gì nữa thưa các ông kẹ!!!

SAO MAI

24/02/2013 22:14

Toàn dân và những người có lòng son với đất nước, đang khẩn cầu chính phủ cho dừng ngay hai dự án Đồng Nai 6 và 6A, ...

Kiến Phúc

24/02/2013 22:24

Có những người vì lợi ích mà bất chấp hậu quả, bất chấp những gánh nặng mà con cháu đời sau phải hứng chịu. Rõ ràng và hiện hữu nhất là dự án bôxít, ngay từ đầu các chuyên gia đã nhận định làm sẽ bị lỗ, ảnh hưởng đến môi trường, mất đi những vùng kinh tế...,vậy mà họ vẫn cứ cố làm. Để giờ đây người dân phải lãnh hậu quả.., nhiều người không có đất sản xuất, cuộc sống khó khăn, thêm nhiều gánh nặng cho xã hội. Cái này là lợi ích nhóm chứ không phải vì nhân dân !

Dã Quỳ

24/02/2013 22:37

Một bên thì rất tâm huyết để xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO công nhận VQG Cát Tiên là Di sản thiên nhiên thế giới. Một bên thì tiếp tục thẩm định và hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thẩm định, có lẻ cũng quyết tâm xây dựng thủy điện ĐN6 và 6A ngay tại VQG Cát Tiên. Khó hiểu thật đấy!

Cậu Hai

24/02/2013 22:45

Lợi ích nhóm đang muốn làm thủy điện 6 và 6A.Lần này nếu triển khai thì có nghĩa lợi ích nhóm đặt trên lợi ích dân tộc các bác ạ.

Duydaica

24/02/2013 23:03

Vừa rồi về quê, đi ngoài đường tự dưng tôi thấy một đoạn lại có cây cột cao có gắn 4 cái loa quay về 4 hướng, thêm vào đó có rất nhiều bảng báo hiệu gắn hai bên đường. Hỏi ra mới biết mấy cái loa là còi báo động đề phòng vỡ đập thủy điện. Nghĩ lại mà tội cho con sông quê, nó ngày xưa hiền hoà, thỉnh thoảng cũng đôi lần lũ lụt bồi đắp thêm phù sa nuôi cây Ngô cây đậu. Nay bỗng dưng thành nỗi ám ảnh cho bà con quê mình. Nhìn con sông đục ngầu bây giờ, dẫu Tố Hữu, Văn Cao có sống lại thì cũng chẳng thể nào ra Thơ ra nhạc. Buồn chi là buồn! Phải nói mấy tay thủy điện ác thiệt!

Bùi Tuấn Chung

24/02/2013 23:18

Bau xit như thế mà còn không cản được nữa là!

Táo Thổ

24/02/2013 23:29

Chỉ còn có Vườn Quốc gia Cát Tiên, đòi phá luôn sau này còn gì để phá nữa?

Các tin khác

================

Trên đây là bài viết từ web Người Lao Động và các comment bạn đọc. Tôi chẳng có ý kiến gì cả. Vào Quán Vắng , đọc báo vậy thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách nào khả thi nhất để giải quyết vấn đề Triều Tiên?

Thứ Hai, 25/02/2013 - 06:50

(Dân trí) - Khi trừng phạt đã không còn tác dụng, cách tốt nhất là nên từ bỏ giấc mơ phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Thay vào đó, hãy hướng tới mục tiêu kiểm soát tốt chương trình này vì đây là cách tốt nhất có thể đạt được.

Posted Image

Không phải lúc nào lệnh cấm hay trừng phạt cũng phát huy tác dụng.

Sau vụ thử hạt nhân lần 3 của Triều Tiên hôm 12/2, LHQ chắc chắn sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới, hoặc chí ít siết chặt hơn các lệnh cũ. Tuy nhiên, phần lớn giới chuyên gia vẫn cho rằng đây không phải là cách khả thi nhất để giải quyết vấn đề hạt nhân của nước này.

Việc không thể không làm

Dẫu vậy, vẫn có những việc không thể không làm. Đây chính là lý do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang trong quá trình “thai nghén” một lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên, sau khi đã cho ra đời nghị quyết 2087 hôm 22/1 mở rộng trừng phạt Bình Nhường sau vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày 12/12/2012. Trong bản nghị quyết lần thứ 3 dành cho Triều Tiên, HĐBA đã phát lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với Cơ quan Vũ trụ Triều Tiên, một ngân hàng, 4 công ty thương mại cùng một số quan chức của nước này.

Trước đó, Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp đặt gói biện pháp trừng phạt mới chống Triều Tiên để trả đũa vụ thử hạt nhân của nuớc này hôm thứ Ba tuần trước.

"Gói biện pháp bao gồm lệnh cấm đi du lịch, giao dịch tài chính, thương mại và phong tỏa tài sản đối với những cá nhân và thực thể liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Bình Nhưỡng", tuyên bố của các ngoại trưởng EU đưa ra sau cuộc họp tại Brussel nói rõ.

Tuyên bố nêu rõ danh sách 26 cá nhân và 33 thực thể trong "sổ đen", đồng thời cho biết các biện pháp trừng phạt còn bao gồm lệnh cấm xuất nhập khẩu các chi tiết của hệ thống tên lửa đạn đạo, cấm giao dịch trái phiếu của chính phủ Triều Tiên, cấm buôn bán các mặt hàng kim loại và đá quý. Các ngân hàng của hai bên cũng bị cấm mở chi nhánh trên lãnh thổ của nhau, cũng như không được xúc tiến các hoạt động liên doanh mới.

Trừng phạt “để cho có”

Thế nhưng với Triều Tiên, các biện pháp trừng phạt này xem ra cũng chẳng có nhiều nghĩa lý, vì không thực sự tác động nhiều đến nước này như phương Tây vẫn tưởng.

"Nếu chúng ta chỉ nhằm vào những tổ chức hoặc cá nhân mà đối với họ các biện pháp trừng phạt chẳng có thêm tác dụng, thì dù gia tăng trừng phạt mọi thứ cũng trở thành vô nghĩa hay thậm chí còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn", nhà nghiên cứu người Mỹ Stephan Haggard nói.

Cũng theo nhà nghiên cứu này, bên cạnh quan ngại nói trên, phương án gia tăng trừng phạt nghiêm khắc đối với Triều Tiên còn vấp phải khó khăn khác nữa là sự cản trở của Trung Quốc. Là đồng minh lớn duy nhất, là nước tài trợ kinh tế cho Triều Tiên và một trong 5 nuớc uỷ viên thường trực của HĐBA, Trung Quốc chắc chắn sẽ lại "gương ô bảo vệ" đồng minh như vẫn từng làm trước đây.

"Mặc dù sự kiên nhẫn của Trung Quốc đối với nước láng giềng 'cứng đầu. cứng cổ' rõ ràng đang giảm sút, song Bắc Kinh vẫn không thể, hoặc chí ít chưa thể, ủng hộ bất cứ hành động nào có thể đẩy Triều Tiên đến bước đường cùng", ông Haggard nói thêm.

Đây cũng là nhận định của đa số nhà phân tích, những người nghiêng về hướng phải thay đổi tư duy chiến lược để phá bỏ lối chơi cũ của Triều Tiên và tìm kiếm giải pháp thực tế dài hạn, thay vì hết lần này đến lần khác chỉ đưa ra những lệnh trừng phạt “để cho có” như hiện nay.

Một hướng tiếp cận mới

Theo chuyên gia về Triều Tiên Andrei Lankov của trường Đại học Kookmin ở thủ Seoul của Hàn Quốc, "các bên cần phải chấp nhận sự thật khó chịu rằng không thể ngăn Triều Tiên trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thực sự".

"Thế giới nên từ bỏ giấc mơ phi hạt nhân hóa mà thay vào đó hãy đặt mục tiêu kiểm soát vũ khí. Đây là mục tiêu duy nhất có thể đạt được", chuyên gia Lankov nói mặc dù thừa nhận Triều Tiên nổi tiếng hay "nuốt lời". Theo ông, việc áp dụng cách tiếp cận mới này với Bình Nhưỡng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định vì rất dễ khiến giới chính khách ở Mỹ và Hàn Quốc cho là "nhân nhượng với kẻ thù".

Nhận định của ông Lankov không hẳn không có cơ sở khi Triều Tiên thường sử dụng chính sách "miệng hố chiến tranh" để có được sự nhượng bộ từ phương Tây. Đây là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế.

"Cần có 'một công thức mới' để phá vỡ chu trình thách thức-cô lập-can dự hiện nay. Phải tìm ra cách nào đó tiết chế hành vi của Bình Nhưỡng thông qua các cuộc đối thoại liên tục. Chỉ bằng cách đó mới đạt được hiệu quả cao nhất", Chủ tịch Viện Khoa học và An ninh Quốc tế David Albright nói.

Trước những diễn biến mới đây ở Triều Tiên, đặc biệt là vụ thử tên lửa đạn đạo tháng 12/2012, vụ thử hạt nhân lần 3 hôm 12/2 và cách thức điều hành quyết đoán của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jonn-un, giới chuyên gia nhìn chung đều cho rằng đối thoại và thực thi chính sách “Ánh Dương” với Triều Tiên mới là con đường hiệu quả nhất.

Niềm tin đó càng được củng cố khi hầu hết các bên tham gia đàm phán 6 bên lần này đều là những gương mặt mới, với cách tiếp cận mới và nguồn năng lượng mới. Việc các nhà khoa học Mỹ công bố tính toán mới nhất cho thấy vụ thử hạt nhân hôm 12/2 của Triều Tiên có sức công phá lên tới 12,5 kiloton, gấp 2,5 lần quy mô của vụ thử lần 2 năm 2009, cũng là nhân tố khiến các bên phải cân nhắc lại chiến lược tiếp cận, chuyển từ trừng phạt sang đối thoại để đạt được hiệu quả cao hơn.

Trong đề xuất mới nhất, nhà nghiên cứu Cao Hạo Vinh thuộc Trung tâm Nghiên cứu vấn đề quốc tế của Xinhua cho rằng nên tổ chức các cuộc đàm phán Mỹ - Triều, Hàn – Triều trước khi mở rộng sang nhóm 4 bên (gồm Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc) rồi cuối cùng là đàm phán 6 bên (thêm Nga và Nhật Bản). Trong quá trình này, các bên phải luôn nhớ “nằm lòng” nguyên tắc “lời nói đổi lời nói, hành động đổi hành động” đã được đàm phán 6 bên xác định.

Việt Giang

=======================

Cách nào khả thi nhất để giải quyết vấn đề Triều Tiên?

Cách hay nhất là hỏi Bắc Triều Tiên có mục đích gì khi cần chế tạo vũ khí hạt nhân? Có thể tìm một phương pháp khác cần và đđể thỏa mãn mục đích này ngoài vũ khí hạt nhân hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Hoàng Hữu Phước còn viết 'tiền nhân Việt… ngu xuẩn'

Thứ hai 25/02/2013 06:15

Vào blog giao lưu của ĐBQH Hoàng Hữu Phước với cử tri (hhphuoc.blog.com) để xem lại sự hối lỗi, “phục thiện” của ông này sau khi xúc phạm rồi xin lỗi ĐBQH Dương Trung Quốc. Thế nhưng, tôi đã phát hiện ra điều đáng kinh ngạc và bất bình hơn, khi đọc những nội dung Hoàng Hữu Phước viết về chuyện lịch sử dưới triều nhà Hồ (1400-1407) và phê phán: “Chống (nhà - PV) Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt”.

Đây là điều mà theo tôi là không thể im lặng đối với bất cứ một người Việt Nam nào, khi “tiền nhân Việt” chính là tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam bị một người xưng “danh đại biểu Quốc hội” xúc phạm như Hoàng Hữu Phước đã viết và truyền bá công khai trên “Blog Giao Lưu Với Cử Tri Toàn Quốc”.

Trong bài “Bức tâm thư gởi người dân Việt “thiệt”… trên blog này, Hoàng Hữu Phước đã viết và “truyền bá” cho “cử tri toàn quốc” như sau: “Đại ngu chống Hồ của tiền nhân: Ôn cố, tri tân. Nói về sử, ắt phải nói cho đúng, và ắt phải theo bài bản rằng học ôn điều cũ để chiêm nghiệm xem nên làm gì với tình hình mới đang diễn ra trong cuộc sống của đất nước và dân tộc.

Posted Image

Ông Hoàng Hữu Phước

Tiền nhân Việt Nam đã có lần “đại ngu” khi chống Nhà Hồ, lúc Hồ Quý Ly triệt hạ Nhà Trần để lên ngôi vua năm 1400 lập nên nước Đại Ngu. Những chủ trương chính sách “lạ thường” dồn dập của Nhà Hồ như phát hành tiền giấy, cấm dùng tiền đồng, tăng thuế tô, áp dụng hạn điền và hạn nô làm động đến lợi ích của giới địa chủ và quý tộc, nhún nhường hết mức với nước Tàu thậm chí đã phải cắt 59 thôn ở Lạng Sơn để mong tránh cho đất nước lâm cảnh chiến tranh, thay đổi chế độ thi cử nhân, không tôn sùng đạo Phật mà quay sang xem trọng Nho Giáo v.v…, khiến nhiều người dân không ủng hộ Nhà Hồ, cộng thêm sự kêu gọi lật đổ chế độ của nhiều thế lực đã khuyến khích Nhà Minh xua quân sang đánh năm 1406 làm Nhà Hồ sụp đổ, toàn bộ gia quyến Hồ Quý Ly bị bắt về Tàu, còn nước Việt lại mang gông cùm xiềng xích bị Tàu đô hộ tiếp sau 500 năm giành được quyền tự chủ. Chống Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt vậy”.

Những ai đã từng đọc sử hoặc biết sử nước nhà Việt Nam hẳn biết đến Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đã viết và nhà Lê đã tuyên sau 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) của Lê Lợi thắng lợi, đánh đuổi được Minh để giành lại độc lập cho nước nhà Đại Việt. Đại cáo Bình Ngô được xem như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chính sử của nước ta từ xưa cho đến tận hôm nay đều đưa vào sử sách, truyền dạy cho con cháu, công dân bao đời, ở nhiều cấp học của nước nhà.

Nhà Hồ mà nhiều người dân của nước Đại Việt thời ấy không ủng hộ, đã chống là bởi theo Đại cáo bình Ngô viết: “Vì họ Hồ chính sự phiền hà/Để trong nước lòng dân oán hận/Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa/Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh/Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ/Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế/Gây thù kết oán trải mấy mươi năm/Bại nhân nghĩa nát cả đất trời./Nặng thuế khóa sạch không đầm núi./…Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,/Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!/Lẽ nào trời đất dung tha?/Ai bảo thần dân chịu được?”.

“Tiền nhân Việt” - tức tổ tiên, cha ông của cả dân tộc Việt Nam chúng ta dưới thời Đại Việt đã chống một nhà Hồ như thế, chống một triều đại tiếm ngôi, gây ra “chính sự phiền hà/Để trong nước lòng dân oán hận/Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa/Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”. Vậy mà giờ đây ông Hoàng Hữu Phước lại viết và truyền bá cho cử tri cả nước rằng: “Chống Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt” vậy sao?

Những nội dung mà Hoàng Hữu Phước đã viết kể trên được đăng công khai trên blog của Hoàng Hữu Phước từ ngày 17/1/2013, tức trước khi đăng bài xúc phạm ĐBQH Dương Trung Quốc gần cả tháng trời. Thế nhưng cho đến khi bài viết này của chúng tôi chuẩn bị đăng tải, những nội dung xúc phạm tổ tiên - “tiền nhân Việt” đó của “đại biểu Quốc hội khóa XIII Hoàng Hữu Phước” vẫn còn tồn tại trên blog.

Trúc Nam Sơn/vietnamnet

=======================

Trong đợt bầu cử vừa rồi, tôi không hân hạnh có trong danh sách cử tri đi bầu. Tôi không khiếu nại - vì cũng chẳng biết khiếu nại đâu - nên cũng không ý kiến!

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nên biết lỗi của mình - ông cha bảo 'Khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng thừa' - Phật dạy chúng ta nên 'Khiêm hạ' là vậy, để khỏi thế hệ sau chửi thế hệ này ngu thì những gì thuộc về chân lý thì nên trả lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay