Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tết ta theo dương lịch: GS Hà Đình Đức lên tiếng

03/01/2013 06:30

(VTC News) - GS Hà Đình Đức lên tiếng trước quan điểm của GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới.

Sau khi bài viết Đón Tết cổ truyền theo dương lịch của GS-TS Võ Tòng Xuân được đăng tải, VTC News đã nhận được gần 1.000 comment (bình luận) của độc giả trong và ngoài nước. ới đây là một trong những ý kiến đáng chú ý được GS-TS Hà Đình Đức gửi đến tòa soạn chiều qua:

Posted Image

Tết nguyên đán là dịp lễ thiêng liêng nhất của người Việt

Tác giả viết” “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc" của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới. Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 - 4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.

Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê.

Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch”.

Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền lâu đời của dân tộc ta. Đây là dịp lễ thiêng liêng và quan trọng nhất của Việt Nam. Ăn tết Nguyên Đán theo Âm lịch là tập quán lâu đời không dễ gì thay đổi với bất cứ lý do nào.

Không thể chuyển ăn Tết Nguyên Đán (theo Âm lịch) sang ăn Tết Tây (Tết Dương lịch). Chẳng lẽ “đề nghị” Táo Quân chuyển sang 23 tháng 12 trước ngày Chúa Giáng sinh một ngày, con cháu sắm lễ để các ông lên Thiên đình tâu với Ngọc Hoàng về công việc dưới

Hạ giới và chắc phải trình bày lý do chuyển đổi này!

Rồi nữa, xin các vị Thần linh, Tổ tiên về sớm hơn để con cháu “khỏi lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh”. Thực ra đâu đơn giản thế! Để đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh đâu chỉ đơn giản chuyển đổi từ ăn tết theo Âm lịch sang ăn tết theo Dương lịch.

Muốn đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh đòi hỏi nhiều hơn thế, từ các nhà hoạch định chính sách, cả nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và những nhà khoa học có trình độ cao lao tâm khổ tứ thì mới thực hiện được.

Tác giả đưa ra một loạt ví dụ về bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu). “Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt”.

Tôi thiết nghĩ công việc làm ăn của các công ty, doanh nghiệp có quan hệ đối tác với nước ngoài chắc chắn họ có kế hoạch, lịch trình làm việc với các đối tác nước ngoài chứ không thể đóng cửa hàng tuần nghỉ tết mà phải có người thường trực giao dịch.

Không thể chỉ vì các đối tác này bỏ bê công việc mà bắt cả nước theo xáo trộn cả một tập quán của dân tộc. Vả lại không phải cả nước đều tham gia thị trường chứng khoán.

Posted Image

Những hình ảnh đặc trưng của ngày Tết này sẽ mãi ở trong tim của người Việt

Tác giả viết:”Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:

1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.

Posted Image

PGS-TS Hà Đình Đức được biết đến nhiều với tư cách nhà nghiên cứu Rùa Hồ Gươm.

Ngoài ra, ông còn tham gia nghiên cứu văn hóa Hà Nội. Ông là thành viên Quốc tế Bảo vệ các loài động vật và thực vật quý hiếm; Ủy viên hội Khoa học Lịch sử Việt Nam năm, hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.

5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.”

Tác giả cho rằng thay đổi tập quán Tết Việt Nam không khó. Theo 5 điều lợi tác giả nêu ra, lợi thứ nhất là giữ được các tập quán Tết cổ truyền và nắm bắt cơ hội kinh doanh với nước ngoài.

Vậy thế nào là tập quán cổ truyền theo quan niệm của tác giả khi đổi sang ăn tết Dương lịch? Còn cơ hội kinh doanh và giao thương với nước ngoài chỉ là của các doanh nghiệp, công ty chứ đâu phải của mọi người dân Việt Nam.

Lợi thứ hai, thực ra ngày nay không có vùng nông thôn nào ăn tết cả tuần mà thường xuống đồng ngay từ ngày mồng 2 Tết và nông dân thường gieo cấy theo thời vụ khoa học để đảm bảo năng suất chứ không tùy tiện như ngày xưa.

Lợi thứ ba, lịch nghỉ tết theo Âm lịch của học sinh, sinh viên vốn có từ lâu không phải gượng ép nghỉ tết, không thể gọi là phí thời gian học hành do nghỉ tết. Điều này có thể làm cuộc điều tra xã hội học sẽ rõ.

Lợi ích thứ tư, hiện tượng nhậu nhẹt, bài bạc trong những ngày tết là có, nhưng không thể nói chung là dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc. Tôi cho rằng như thế là xúc phạm đến nhiều người.

Lợi ích thứ năm, Noel và Tết Dương lịch các nước thường nghỉ một tuần, Têt Âm lịch nước ta nghỉ bốn ngày. Ngày nghỉ của họ theo tập quán của họ, còn ngày nghỉ của ta theo tập quán của ta. Tại sao lại bắt ta phải theo họ.

Quan niệm của tác giả cả nước ta như một thương trường. Tôi cho rằng tác giả đưa ra ý tưởng này không thuyết phục.

Hà Đình Đức

Đọc bài này mà buồn cho ông giáo sư Võ Tòng Xuân quá. Ông du học Nhật Bản bao nhiêu năm rồi muốn bê nguyên xi cải cách của họ về nước mình. Tuy nước Nhật đã bức phá mạnh mẽ nhưng sao ông không thấy những vấn đề của họ khi chối bỏ nguồn gốc Á Đông một cách triệt để đến cực đoan? Hơn nữa phải chăng nền văn hóa đông phương đều bắt nguồn từ Trung Hoa mà ông lại muốn thoát hẳn nó.....

Nhiệt tình cng ngu xuẩn thành phá hoại.

Ông Võ Tòng Xuân hãy đem kiến thức của mình giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển. Còn văn hóa xã hội không phải chuyên môn của ông. Ông nên khuyên người Trung Quốc từ bỏ Tết cổ truyền vì nó bảnh hưởng của Việt Nam đấy ông ạ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật chẳng biết ý kiến gì với ông Võ Tòng Xuân nữa, chán thật. Chỉ xin kể một câu chuyện của TP hồi tết năm ngoái. Bữa đó TP qua chúc tết gia đình một ông bạn ở quận Tân Phú, TPHCM, vốn trước cũng chỉ là buôn bán nhỏ nhưng do chịu khó lại gặp thời nên hiện cũng có một tiệm tạp hoá khá lớn trong vài năm gần đây, do vậy nên cũng có một mùa tết khá sung túc, cũng có trà rượu loại xịn đầy đủ cả. Vì trước cũng là bạn hàng nên TP biết khối lượng giao dịch của tiệm lên đến hàng trăm triệu mỗi ngày chứ không phải ít... Trong tiệc nhậu, TP có trao đổi với anh bạn vài câu đại để như sau :

> Sao tui thấy mấy tiệm xung quanh mùng 2 đã mở cửa bán hàng rồi mà ông còn nghỉ tết kỹ zậy ?

> Ui trời, mấy người đó họ khai trương lấy ngày zậy chứ lát họ qua đây nhậu liền nè, ông khỏi lo thiếu bạn nhậu. Mấy bên đó với đây cũng thân thiết hàng xóm lắm chứ không phải cạnh tranh gì nhiều đâu, tết nhứt mà, khà khà... sá gì một nải chuối xanh, năm bảy người giành cho mủ dính tay, khà khà...

> Nhưng ít ra cũng ảnh hưởng đến doanh thu mỗi ngày chứ, thời buổi bây giờ mà, tranh thủ kiếm đươc ngày nào hay ngày nấy, còn ăn nhậu thì lúc nào chẳng được, đâu phải cứ đến tết mới nhậu được, như tui zới ông nè...

> Biết zậy, nhưng ông coi, cả năm quần quật buôn bán, tiền bạc đồng ra đồng vô nhức cả đầu, nên tết nhứt cũng xả hơi cho bả với mấy đứa nhỏ đi chơi bời đây đó chứ...

> Gần đây nghe nói có ý kiến là nên từ bỏ tết cổ truyền, chuyển sang ăn tết dương lịch như Nhật Bản từng làm vậy, như thế công việc buôn bán và doanh thu của gia đình ông chí ít cũng không bị ảnh hưởng trong mấy ngày này, ông thấy sao ?

> Khùng, zậy chứ gia đình tui quần quật làm ăn suốt cả năm trời để làm gì ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiệt tình cng ngu xuẩn thành phá hoại.

Ông Võ Tòng Xuân hãy đem kiến thức của mình giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển. Còn văn hóa xã hội không phải chuyên môn của ông. Ông nên khuyên người Trung Quốc từ bỏ Tết cổ truyền vì nó bảnh hưởng của Việt Nam đấy ông ạ.

Với tư cách là một nhà khoa học chuyên về nông nghiệp. Ông Võ Tòng Xuân nên quan tâm đầu tranh cho những vấn đề môi trường như bài báo dưới đây. Đây chính là những vấn nạn của nhân loại ngay bây giờ và cả trong tương lai về sự hủy hoại môi trường. Còn Tết cổ truyền của dân tộc Việt là kết quả của một tri thức Thiên Văn cực kỳ cao cấp. Nó mô phỏng những chu kỳ không gian vũ trụ hết sức phức tạp. So với tri thức thiên văn này của Việt lịch, cái gọi là khoa học hiện đại chưa là cái "đinh gỉ" gì - Kính thưa ông Võ Tòng Xuân!

Bởi vậy, dân tộc Việt có nghỉ Tết một tháng "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" - cũng chỉ là bảo vệ một kho tàng kiến thức đồ sộ của nhân loại thôi. Công lao đó là xứng đáng khi người ta bỏ ra cả hàng ngàn tỷ Dol vào các thí nghiệm để phát triển nên văn minh nhân loại, mà vẫn ngơ ngác trước nền văn minh Đông phương huyền bí.

Phơi vây cá mập như cá khô trên mái nhà tại Hồng Kông

Thứ năm 03/01/2013 05:58

(GDVN) - Những hình ảnh đáng báo động cho thấy 18.000 vây cá mập được phơi khô trên trên mái của một tòa nhà công nghiệp tại Hồng Kông.

Những người khai thác vây cá mập tại Hồng Kông đã chọn cách phơi chúng trên mái nhà thay vì rải rác trên vỉa hè sau khi bị lên án.

Posted Image

Sharon Kwok, giám đốc chương trình Aquameridian & Mission Blue của một tổ chức phi chính phủ đứng bên cạnh đống vây cá mập cùng một bức ảnh cá mập.

Vây cá mập dùng để nấu súp và được coi là một món ăn đắt đỏ chỉ dành cho giới người giàu tại châu Á.

Posted Image

Hàng chục ngàn vây cá mập được xếp ngay ngắn trên các giá phơi.

Posted Image

Nhiều người giàu có ở Trung Quốc tin rằng vi cá mập giống như một vị thuốc bổ và thường thiết đãi khách khứa món súp này tại những bữa tiệc lớn.

Posted Image

Trong khi đó, khi đánh bắt được một con cá mập, người ta sẽ cắt vây chúng ngay khi còn sống.

Posted Image

Phần thân còn lại của chúng sẽ được ném trở lại biển vì người ta cho rằng thịt của nó không có giá trị.

Posted Image

Một kg vây cá mập có giá khoảng 1.300 USD (khoảng 27,3 triệu VNĐ). Một bát súp có giá gần 3,5 triệu VNĐ.

Posted Image

Ngành khai thác vây cá mập gây ra cái chết của 100 triệu con cá này mỗi năm.

Posted Image

Các quốc gia có luật chống buôn bán vây cá mập gồm Mỹ, Canada, Brazil, Namibia, Nam Phi và Liên minh châu Âu, trong khi Hawaii cấm bán cả món súp vây cá mập.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Nguyễn Hường (nguồn Daily Mail)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nỗi ê chề của thân phận nước nghèo :( Công an chỉ cắt ngọn vấn đề, nước quá nghèo, nghèo hơn người ta, yếu hơn người ta thì phải chịu lép. Khi nào giàu hơn tụi nó thì tự dưng con gái Hàn quốc, Tung Của phải qua cầu cạnh con trai Việt

Vì đâu nên nỗi ?!! http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/crying.gif

Ê chề cảnh đàn ông ngoại quốc tuyển vợ Việt Nam

Hàng chục, hàng trăm phụ nữ Việt xếp hàng "trình diễn" với những động tác "nude" uốn éo để đàn ông ngoại quốc tuyển chọn.

Đó là hình ảnh đựợc ghi lại trong một cuộc tuyển chọn vợ Việt Nam của đàn ông Hàn Quốc.

Ê chề “thi tuyển” làm dâu ngoại quốc

Mới đây, ngày 28/12, Công an thành phố Cần Thơ vừa phát hiện 2 nhóm người Trung Quốc thuê phòng để tuyển vợ là những cô gái ngụ tại các tỉnh ĐBSCL. Nhóm thứ nhất gồm 8 người nam quốc tịch Trung Quốc, do Hua Xiaole (37 tuổi, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 17//12) cùng vợ là người Việt (ngụ tỉnh Đồng Tháp) đang tổ chức cho 7 người Trung Quốc tuyển chọn 4 phụ nữ Việt để lấy làm vợ. Tại cơ quan điều tra, Hua Xiaole và vợ khai nhận trước đó cũng với hình thức tuyển chọn trên, Hua Xiaole đã đưa được 11 cô gái ngụ tại các tỉnh ĐBSCL sang Trung Quốc lấy chồng, tiền môi giới cho mỗi cô dâu là 20 triệu đồng.

Cùng thời điểm trên, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện tại khách sạn trên có một người Trung Quốc tên Hao Bin (42 tuổi, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 16/10), đang thuê phòng ở cùng một phụ nữ tên Thảo (ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang). Thảo khai nhận hiện đang sống với Hao Bin như vợ chồng và cũng đang chờ để tuyển chọn các cô gái trẻ đưa sang Trung Quốc lấy chồng. Trước đó, Thảo đã đưa được 2 cô gái sang Trung Quốc và được trả công 32 triệu đồng.

Trước đó, hàng chục cuộc thi tuyển vợ Việt Nam của người Hàn Quốc cũng đã bị lực lượng chức năng phát hiện. Trong đó, có những cuộc thi tuyển “hoành tráng” với hàng chục, hàng trăm thiếu nữ Việt tham gia.

Đoạn clip quay cảnh gần chục cô gái cởi hết quần áo uốn éo trình diễn trước mặt những người đàn ông được cho là trong một cuộc "thi tuyển vợ" của trai Hàn xuất hiện trên mạng xã hội những ngày đầu năm 2012 khiến dư luận sững sờ.

Đoạn video quay cận cảnh cho thấy khoảng chục cô gái trẻ chỉ khoác lên người tấm khăn trắng đang xếp hàng. Sau khi được một "MC" xướng tên, lần lượt từng người trong số đó bước lên phía trước, rụt rè cởi bỏ tấm khăn và uốn éo phô toàn bộ thân thể trước mặt hàng chục người đàn ông trầm trồ bình phẩm.

Năm 2010, cảnh sát liên tục bắt quả tang những vụ môi giới mang danh nghĩa "coi mắt" của trai Hàn. Điển hình sáng ngày 27/8/2010, Công an TP HCM kiểm tra căn nhà trên đường số 9 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) phát hiện một cuộc "thi" tuyển vợ cho chú rể Hàn Quốc. Các "thí sinh" là 17 thiếu nữ Việt Nam.

Ngày 3/11/2008, đội trinh sát TP HCM đã bắt quả tang một cuộc tuyển vợ của đàn ông Hàn Quốc với sự tham dự của 161 cô gái Việt Nam. Tại đây các cô gái là thôn nữ có tuổi đời từ 18 đến 27 đang “trình diễn” cho 7 người đàn ông Hàn Quốc tuyển chọn làm vợ. Đường dây môi giới hôn nhân quy mô lớn này do 2 đối tượng là Phùng Bích Thảo (34 tuổi, ngụ quận 1, TP HCM) và Huỳnh Xuân Phú (39 tuổi, ngụ quận 11) đứng ra tổ chức. Được biết, trước đó Thảo và Phú đã từng tổ chức 1 buổi tuyển cô dâu với sự tham gia của 60 cô gái cho 1 khách Hàn Quốc.

Chú rể gồm đủ thành phần

Theo một người tổ chức thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc, sang Việt Nam kén vợ có nhiều thành phần khác nhau. Ngoài giám đốc doanh nghiệp tư nhân, nhiều người còn có trình độ đại học nhưng phần lớn là làm nông nghiệp và công nhân. Thậm chí có những đợt tuyển vợ Việt Nam của trai Hàn, các chủ rể là những người bị liệt.

Để những cô gái đang nuôi ý định đi làm dâu xứ sở kim chi không bị thất vọng khi nhắc đến hai từ "nông nghiệp", người môi giới sử dụng chiêu trò quảng cáo nông dân hay công nhân bên Hàn đều sướng gấp nhiều lần ở Việt Nam bởi toàn bộ công việc được vận hành bằng máy móc. Đa số những người đàn ông nhóm này tuyển chọn đơn giản hơn những thành phần khác

Khác với những chàng làm nông nghiệp tuyển vợ một cách chóng vánh, nam giáo viên Hàn Quốc được giới thiệu có thu nhập 5.000 USD rất kén chọn. Hàng trăm cô gái ra mắt nhưng đều bị từ chối vì dáng... không chuẩn.

Còn về phía các cô dâu Việt Nam, nhiều người nuôi giấc mộng lấy chồng Hàn Quốc chỉ đơn giản là theo mốt hoặc vì muốn được đi máy bay, được vì muốn nhìn thấy thủ đô Seoul, được thấy nhà cao tầng, thấy sông Hàn, thấy thần tượng, được xem ban nhạc X. biểu diễn…

Không chỉ các cô gái mới lớn, giấc mơ lấy chồng Hàn Quốc còn điên đảo với nhiều phụ huynh miền Tây. Nhiều ông bố, bà mẹ sốt ruột quá còn tìm cách sửa hộ khẩu, chứng minh thư, để nâng tuổi con gái, biến đứa con đang tuổi vị thành niên của mình đủ 18 tuổi để được lấy chồng Hàn.

Mặc dù thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện những vụ cô dâu Việt tự tử vì bị chồng ngoại quốc bạo hành nhưng mỗi năm có hàng nghìn cô gái Việt Nam sang lấy chồng ngoại quốc, chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. Theo số liệu của Viện xã hội và y tế Hàn Quốc công bố mới đây, trong năm qua, số cô dâu Việt đứng đầu trong số các cô dâu ngoại, lên đến 7.636, vượt cả số cô dâu Trung Quốc.

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/E-che-canh-dan-ong-ngoai-quoc-tuyen-vo-Viet-Nam/265428.gd

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội, Huế - hai kinh đô vàng son một thời của Việt Nam giờ tự nhiên cùng một chứng bệnh về văn hóa thì thật là kỳ lạ?

>> Người Hà Nội gốc- căn cứ vào đâu?/ "Ở Hà Nội rồi, quan tâm Luật Thủ đô làm chi"/ Hà Nội hôm nay - 'người tình' xa lạ?

Gần đây, trên các diễn đàn báo chí, nhiều tác giả đã bàn về sự xuống cấp của văn hóa Hà Nội. Nhưng sự xuống cấp đó có phải của riêng Hà Nội không?

Ôn cố và... tri tân

"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.

Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn". Trong mục đọc sách ở cuối tập "Nhật kí trong tù" Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên định nghĩa về văn hóa như trên.

Như vậy, có con người là có văn hóa. Và văn hóa rõ ràng là ứng xử của con người với con người, là ứng xử của con người với môi trường tự nhiên.

Văn hóa Hà Nội tất nhiên phải bắt đầu từ khi có con người xuất hiện và sinh sống trên mảnh đất này. Đó là khi những cư dân Việt cổ thuộc nền văn hóa Đông Sơn di cư từ miền núi về miền đống bằng Bắc Bộ, ven sông Hồng như cái kết chia ly trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Tuy nhiên, vị thế văn hóa của Hà Nội khác hẳn với nhiều đô thị ở Việt Nam. Đó là nền văn hóa mang tính đại diện quốc gia dân tộc. Bởi mỗi nền văn minh đều phải có một thủ đô xứng tầm.

Tuy nhiên, Hà Nội trở thành kinh đô của dân tộc Việt Nam lần đầu tiên không phải vào năm 1010 mà là khi An Dương Vương chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô của nước Âu Lạc và xây dựng Loa thành. Tiếp nữa, một giai đoạn khá cường thịnh của Hà Nội xưa ít được nhắc tới.

Đó là giai đoạn Lý Bí quét sạch quân Lương ra khỏi bờ cõi, lên ngôi trị vì, tự xưng là Nam Việt đế vào năm 544. Vị hoàng đế này đã không đóng đô ở quê nhà (Thái Bình) như các vua Hùng hay Hai Bà Trưng với tư tưởng thủ lĩnh địa phương nặng nề, mà đã chọn đất Long Biên - Hà Nội ngày nay để định đô.

Như vậy, bắt đầu từ văn hóa Đông Sơn, văn hóa Âu Lạc, sau lại kết hợp thêm văn hóa người Việt thời Vạn Xuân nên đến thời văn hóa Đại Việt, Hà Nội đã trở thành trung tâm của nền văn hóa của dân tộc Việt Nam với biểu tượng rồng bay lên, thể hiện hào khí Đông A khá rõ nét.

Bởi vậy, với bản lĩnh văn hóa của mình, Hà Nội đã thẩm thấu trong mình nét đẹp của nền văn minh Đại Việt có từ ngàn xưa. Chính vì vậy, cư dân Hà Nội từ xưa, được mô tả là dịu dàng lịch thiệp, ăn nói nhỏ nhẹ, dáng đi đường hoàng, nhìn vào cũng biết là bậc quân tử và những tiểu thư đài các, cao sa.

Dân gian vì thế mới đúc kết rằng: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" âu cũng không phải là nói chơi!

Nhưng một điều đáng tiếc, văn hoá ứng xử của một bộ phận không nhỏ người dân Hà Nội hiện nay đã khiến cho du khách ngoại tỉnh và du khách quốc tế phải bận tâm, nhất là những du khách lần đầu tiên đặt chân đến chốn này.

Chẳng hạn, ẩm thực bình dân tại Hà Nội là điều khiến cho du khách "bằng mặt" nhưng không "bằng lòng".

Không phải thức ăn Hà Nội không ngon mà là vì nó quá đắt so với từ ngữ quảng cáo "bình dân" và túi tiền của dân tỉnh lẻ. Mặc dù vậy, du khách vẫn có thể bị "chém" như thường nếu không mở miệng hỏi giá trước.

Một chuyện tế nhị, đó là nhà vệ sinh công cộng. Nhiều trục đường lớn ở Hà Nội không có một nhà vệ sinh công cộng. Người viết đã chứng kiến quản lý một nhà vệ sinh công cộng đã đấm cửa hối thúc một du khách theo kiểu "tiểu tiện cấm đại tiện", trong khi đó "nhu cầu" của cá nhân thì làm sao có thể lựa chọn được?

Bên cạnh đó, nhiều du khách ngoại tỉnh đã phải đỏ mặt thẹn thùng khi tiếp xúc với cung cách ứng xử văn hoá công cộng của cư dân Hà Nội. Cảnh tượng các đôi tình nhân ôm hôn, vuốt ve nhau ngay trên ghế đá tại bờ Hồ Hoàn Kiếm khi nơi đây đông nghịt người đã trở nên phổ biến đến mức... khó xử.

Tự nhiên thái quá tất sẽ trở thành "vô duyên", nhất là khi nền văn hoá Hà thành đã in sâu vào tiềm thức của nguời Việt chúng ta bao thế kỷ nay. Điều đó khiến cho người viết thoáng một cảm giác lẫn lộn khó tả...

Hà Nội "không đơn độc"

Hiện tượng văn hóa Hà Nội xuống cấp đã rõ mười mươi. Nguyên nhân ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu văn hóa chỉ ra và báo chí đều đã lên tiếng từ lâu. Nhưng không phải một mình Thủ đô Hà Nội đơn độc bị "chứng bệnh" này. Huế, thành phố thơ mộng bên bờ sông Hương, cố đô của đất nước giờ đây cũng đã đôi phần bị xâm thực và méo mó về văn hóa.

Thậm chí, trong kỳ Festival Huế 2012, một tên đạo chích còn cả gan chôm chỉa cả điện thoại của Đại sứ Argentina khi vị khách mời này đang theo dõi các hoạt động lễ hội ở đường Lê Lợi, TP Huế.

Chẳng hạn, qua bảy kỳ Festival, ngành du lịch - dịch vụ đã làm Huế "thay da đổi thịt". Nhưng dường như những người Huế đã vô tình lỡ tay đánh mất đi sự trầm mặc, cổ kính rất riêng của mảnh đất này.

"Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ". Trong mắt người xưa, Huế đẹp đến mức nên thơ, trữ tình. Bị cô lập bởi đèo Hải Vân, phá Tam Giang và Kinh thành cổ kính nên con người Huế cũng sâu lắng, thâm trầm đến lạ lùng. Bởi thế, những người bạn phương xa đến Huế ai cũng mong muốn được mục kích tận mắt nét dịu dàng pha lẫn trầm tư độc đáo rất riêng của cố đô Huế.

Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Giờ mảnh đất Thần kinh nhộn nhịp, sôi động một cách khác thường, kể cả vào những ngày không có lễ hội Festival. Huế hôm nay đã có "Phố đêm" thay cho phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu xưa. Có "phố nhậu" Trịnh Công Sơn bên cạnh công viên mang tên cố nhạc sĩ tài danh đang còn xây dang dở.

Có đến 300 quán karaoke (ở TP Huế là 90 quán) treo những bảng quảng cáo điện tử bắt mắt với những ánh đèn đủ sắc màu bật tắt liên tục. Có cả những quán bar, sàn nhảy... hoạt động thâu đêm suốt sáng. Con người Huế chậm rãi, không dám đi nhanh, không dám về khuya giờ đã biến đổi khác xưa đến mức đáng buồn.

Huế nay cũng không còn phố cổ, dấu tích của hồn xưa, nét Huế xưa. Gia Hội, Bao Vinh giờ đã trở thành những con phố mới với san sát những ngôi nhà hiện đại mọc lên như nấm bên cạnh rất ít những ngôi nhà cổ lẻ loi, tàn tạ. Những cô gái Huế giờ cũng chẳng Dạ thưa, ngọt lịm ai mê say/Em đi gót nhẹ xanh hồn cỏ/Và hơi thở mềm sương khói bay ("Rất Huế", Võ Tá Hân).

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều thành phần bất hảo ngoại tỉnh đến Huế để "mần ăn" và gây án, làm xấu đi hình ảnh của xứ Huế vốn yên bình, hiếu khách của ngày xưa. Thậm chí, trong kỳ Festival Huế 2012, một tên đạo chích còn cả gan chôm chỉa cả điện thoại của Đại sứ Argentina khi vị khách mời này đang theo dõi các hoạt động lễ hội ở đường Lê Lợi, TP Huế.

Càng ngày, du lịch Huế, con người Huế càng làm du lịch theo kiểu "thương mại hóa" tối đa trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường. Làm sao có thể chấp nhận việc những vị khách, nhất là các ông Tây bà đầm chỉ cần bỏ 45.000 đồng là có thể lên ngôi vua và chụp ảnh trong khuôn viên nhà Hữu Vu Đại Nội?

Hay là việc du khách Việt Nam mặc áo bào của nhà vua ra cả ngoài khuôn viên Đại Nội đùa giỡn với du khách nước ngoài trong kỳ Festival 2012?

Hay chẳng hạn, khi cà phê ở Huế đã tràn lan với những cà phê cóc Trương Định, cà phê Bờ Hồ dành cho sinh viên... thì Lầu Tứ Phương Vô Sự trong Đại Nội, nơi trước đây dành để các công chúa, hoàng tử triều Nguyễn học tập lại cũng được những nhà hoạch định du lịch Huế "tập tễnh" biến thành quán cà phê kinh doanh để kiếm tiền?

Hà Nội, Huế - hai kinh đô vàng son một thời của Việt Nam giờ tự nhiên cùng một chứng bệnh về văn hóa thì thật là kỳ lạ? Phải chăng đúng như nhiều tác giả đã chỉ ra, đó là do.... cơ chế thị trường và cung cách quản lý chưa được xứng tầm, chẳng hướng tới sự phát triển bền vững, hài hoài về văn hóa và cung cách kiếm tiền?

Nguyễn Văn Toàn

Trời ơi...Lại thêm một ông nữa tự xưng là nghiên với chả cứu...Thật quá láo toét khi dám phê phán những bậc vĩ nhân của nước Việt là tư tưởng cục bộ địa phương, có lẽ cần bỏ cho ông này thêm ít iốt nữa

Dạo gần đây sau việc Thời đại các vua Hùng .., vua Lý Thái Tổ được đám con và cháu kiểu mới ..tôn lên hàng di sản nghĩa là được các ông Tây, bầ đẩm và mấy chuyên rả Tàu thẩm định, phê duyệt, thì những bài viết hạ thấp Lịch sử Đại tộc Việt đang xuất hiện ầm ầm,,, đọc xong mà buồn hẳn cho một nền văn hiến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội, Huế - hai kinh đô vàng son một thời của Việt Nam giờ tự nhiên cùng một chứng bệnh về văn hóa thì thật là kỳ lạ?

>> Người Hà Nội gốc- căn cứ vào đâu?/ "Ở Hà Nội rồi, quan tâm Luật Thủ đô làm chi"/ Hà Nội hôm nay - 'người tình' xa lạ?

Gần đây, trên các diễn đàn báo chí, nhiều tác giả đã bàn về sự xuống cấp của văn hóa Hà Nội. Nhưng sự xuống cấp đó có phải của riêng Hà Nội không?



Văn hóa Hà Nội tất nhiên phải bắt đầu từ khi có con người xuất hiện và sinh sống trên mảnh đất này. Đó là khi những cư dân Việt cổ thuộc nền văn hóa Đông Sơn di cư từ miền núi về miền đống bằng Bắc Bộ, ven sông Hồng như cái kết chia ly trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.


Cũng tỏ vẻ sử xiếc, Nhưng cư dân Việt chỉ từ trên núi xuống và cư ngụ ở Đông bằng Bắc Bộ. Vậy còn lâu mới tiếp cận được bản chất của vấn đề nhé

Tuy nhiên, Hà Nội trở thành kinh đô của dân tộc Việt Nam lần đầu tiên không phải vào năm 1010 mà là khi An Dương Vương chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô của nước Âu Lạc và xây dựng Loa thành. Tiếp nữa, một giai đoạn khá cường thịnh của Hà Nội xưa ít được nhắc tới.

Ối giời ơi! Lại sử nữa! Tôi đố tất cđám "hầu hết" và "cộng đồng" chứng minh được Cổ Loa chính là kinh đô của An Dương Vương một cách có "cơ sở khoa học".


Đó là giai đoạn Lý Bí quét sạch quân Lương ra khỏi bờ cõi, lên ngôi trị vì, tự xưng là Nam Việt đế vào năm 544. Vị hoàng đế này đã không đóng đô ở quê nhà (Thái Bình) như các vua Hùng hay Hai Bà Trưng với tư tưởng thủ lĩnh địa phương nặng nề, mà đã chọn đất Long Biên - Hà Nội ngày nay để định đô.

Ối giời ơi! Lại sử nữa kìa.


Nhưng một điều đáng tiếc, văn hoá ứng xử của một bộ phận không nhỏ người dân Hà Nội hiện nay đã khiến cho du khách ngoại tỉnh và du khách quốc tế phải bận tâm, nhất là những du khách lần đầu tiên đặt chân đến chốn này.



Bắt đầu bày đặt chê bai để tỏ ra ta đây cao nhân. Chắc cỡ 1 met 7.

Chẳng hạn, ẩm thực bình dân tại Hà Nội là điều khiến cho du khách "bằng mặt" nhưng không "bằng lòng".

Không phải thức ăn Hà Nội không ngon mà là vì nó quá đắt so với từ ngữ quảng cáo "bình dân" và túi tiền của dân tỉnh lẻ. Mặc dù vậy, du khách vẫn có thể bị "chém" như thường nếu không mở miệng hỏi giá trước.

Thức ăn đắt đỏ thì liên quan cái khỉ gió gì đến văn hóa?

Một chuyện tế nhị, đó là nhà vệ sinh công cộng. Nhiều trục đường lớn ở Hà Nội không có một nhà vệ sinh công cộng. Người viết đã chứng kiến quản lý một nhà vệ sinh công cộng đã đấm cửa hối thúc một du khách theo kiểu "tiểu tiện cấm đại tiện", trong khi đó "nhu cầu" của cá nhân thì làm sao có thể lựa chọn được?

Cái này liên quan đến "Văn hóa Ị" , mà tôi đã có dịp trình bày. Hì.


Bên cạnh đó, nhiều du khách ngoại tỉnh đã phải đỏ mặt thẹn thùng khi tiếp xúc với cung cách ứng xử văn hoá công cộng của cư dân Hà Nội. Cảnh tượng các đôi tình nhân ôm hôn, vuốt ve nhau ngay trên ghế đá tại bờ Hồ Hoàn Kiếm khi nơi đây đông nghịt người đã trở nên phổ biến đến mức... khó xử.

Cái này bên Tây đầy ra.


Tự nhiên thái quá tất sẽ trở thành "vô duyên", nhất là khi nền văn hoá Hà thành đã in sâu vào tiềm thức của nguời Việt chúng ta bao thế kỷ nay. Điều đó khiến cho người viết thoáng một cảm giác lẫn lộn khó tả...

Bắt đầu bình nuận đây.....

Hà Nội "không đơn độc"

Hiện tượng văn hóa Hà Nội xuống cấp đã rõ mười mươi. Nguyên nhân ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu văn hóa chỉ ra và báo chí đều đã lên tiếng từ lâu. Nhưng không phải một mình Thủ đô Hà Nội đơn độc bị "chứng bệnh" này. Huế, thành phố thơ mộng bên bờ sông Hương, cố đô của đất nước giờ đây cũng đã đôi phần bị xâm thực và méo mó về văn hóa.

Bắt đầu chê đây.....


Thậm chí, trong kỳ Festival Huế 2012, một tên đạo chích còn cả gan chôm chỉa cả điện thoại của Đại sứ Argentina khi vị khách mời này đang theo dõi các hoạt động lễ hội ở đường Lê Lợi, TP Huế.

Ăn cắp thì làm sao biết ai là Đại sứ nhỉ? Không lẽ lại hỏi trước khi ăn cắp. Hì.


Chẳng hạn, qua bảy kỳ Festival, ngành du lịch - dịch vụ đã làm Huế "thay da đổi thịt". Nhưng dường như những người Huế đã vô tình lỡ tay đánh mất đi sự trầm mặc, cổ kính rất riêng của mảnh đất này.

"Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ". Trong mắt người xưa, Huế đẹp đến mức nên thơ, trữ tình. Bị cô lập bởi đèo Hải Vân, phá Tam Giang và Kinh thành cổ kính nên con người Huế cũng sâu lắng, thâm trầm đến lạ lùng. Bởi thế, những người bạn phương xa đến Huế ai cũng mong muốn được mục kích tận mắt nét dịu dàng pha lẫn trầm tư độc đáo rất riêng của cố đô Huế.

Lại có cả zdăng chương nữa. Hì! Rất giàu hình tượng, pha chút lãng mạn..

Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Giờ mảnh đất Thần kinh nhộn nhịp, sôi động một cách khác thường, kể cả vào những ngày không có lễ hội Festival. Huế hôm nay đã có "Phố đêm" thay cho phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu xưa. Có "phố nhậu" Trịnh Công Sơn bên cạnh công viên mang tên cố nhạc sĩ tài danh đang còn xây dang dở.

Có đến 300 quán karaoke (ở TP Huế là 90 quán) treo những bảng quảng cáo điện tử bắt mắt với những ánh đèn đủ sắc màu bật tắt liên tục. Có cả những quán bar, sàn nhảy... hoạt động thâu đêm suốt sáng. Con người Huế chậm rãi, không dám đi nhanh, không dám về khuya giờ đã biến đổi khác xưa đến mức đáng buồn.

KaraOke, ăn nhậu....vui chứ! Tớ chưa thấy gì là mất zdăng ghóa đây cả!


Huế nay cũng không còn phố cổ, dấu tích của hồn xưa, nét Huế xưa. Gia Hội, Bao Vinh giờ đã trở thành những con phố mới với san sát những ngôi nhà hiện đại mọc lên như nấm bên cạnh rất ít những ngôi nhà cổ lẻ loi, tàn tạ. Những cô gái Huế giờ cũng chẳng Dạ thưa, ngọt lịm ai mê say/Em đi gót nhẹ xanh hồn cỏ/Và hơi thở mềm sương khói bay ("Rất Huế", Võ Tá Hân).

Ôi! Xúc cảm wá. Huế ơi! Giờ này em đâu?

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều thành phần bất hảo ngoại tỉnh đến Huế để "mần ăn" và gây án, làm xấu đi hình ảnh của xứ Huế vốn yên bình, hiếu khách của ngày xưa. Thậm chí, trong kỳ Festival Huế 2012, một tên đạo chích còn cả gan chôm chỉa cả điện thoại của Đại sứ Argentina khi vị khách mời này đang theo dõi các hoạt động lễ hội ở đường Lê Lợi, TP Huế.

Ủa! Dân tđâu đến Huế thì là nguyên nhân làm Huế mất bản sắc à? Vớ vẩn! Đến vua Gia Long cũng tở xứ nào "dạt vòm" đến đây lập đô đấy chứ?


Càng ngày, du lịch Huế, con người Huế càng làm du lịch theo kiểu "thương mại hóa" tối đa trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường. Làm sao có thể chấp nhận việc những vị khách, nhất là các ông Tây bà đầm chỉ cần bỏ 45.000 đồng là có thể lên ngôi vua và chụp ảnh trong khuôn viên nhà Hữu Vu Đại Nội?
Hay là việc du khách Việt Nam mặc áo bào của nhà vua ra cả ngoài khuôn viên Đại Nội đùa giỡn với du khách nước ngoài trong kỳ Festival 2012?


Ối giời ơi! Phạm Thượng! Phạm Thượng! Thời phong kiến là chém chứ chẳng phải chuyện chơi. Rồi sao? Không lẽ du lịch không lấy tiền thì lấy cái khỉ gió gì để thực hiện "văn hóa ẩm thực" cho ngành du lịch?

Hay chẳng hạn, khi cà phê ở Huế đã tràn lan với những cà phê cóc Trương Định, cà phê Bờ Hồ dành cho sinh viên... thì Lầu Tứ Phương Vô Sự trong Đại Nội, nơi trước đây dành để các công chúa, hoàng tử triều Nguyễn học tập lại cũng được những nhà hoạch định du lịch Huế "tập tễnh" biến thành quán cà phê kinh doanh để kiếm tiền?

Cái này thì "náo" thật. Nhưng nó không thuộc về bản sắc zdăng ghóa Huế. Chỉ cần UBHC cấp quận ký quyết định tống cổ đi là xong.

Hà Nội, Huế - hai kinh đô vàng son một thời của Việt Nam giờ tự nhiên cùng một chứng bệnh về văn hóa thì thật là kỳ lạ? Phải chăng đúng như nhiều tác giả đã chỉ ra, đó là do.... cơ chế thị trường và cung cách quản lý chưa được xứng tầm, chẳng hướng tới sự phát triển bền vững, hài hoài về văn hóa và cung cách kiếm tiền? Nguyễn Văn Toàn

Xem xong toàn thấy chê bai với kiến thức lởm khởm kể cả văn hóa và lịch sử. Chính từ những sự lởm khởm này góp phần không nhỏ làm nên sự suy thoái văn hóa. Thôi rồi Lượm ơi! Chẳng ra vấn đề rồi. Vậy mà cũng bày đặt. Híc.
Bài này đăng ở đâu vậy cà?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này đăng trên Tuan vietnam bác ơi. Dân trí đăng lại

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay lại thấy cái bài báo này nổi lên, dân mạng đã bàn tán từ tận năm 2005 lận.

Đây là ý kiến của GS-TS Võ Tòng Xuân: Đón Tết cổ truyền theo dương lịch

http://vtc.vn/2-3615...-duong-lich.htm

Còn đây là phản biện của GS Hà Đình Đức, lên tiếng trước quan điểm của GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới.

http://xahoi.com.vn/...tay-123927.html

Suy nghĩ quá ngắn như GS-TS Võ Tòng Xuân là một minh chứng cho thấy: Hiện nay một bộ phần trí thức có địa vị ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, thảm hại, ngu ngốc đến mức con trẻ như tôi phải thương hại rồi.

Nếu muốn đất nước đi lên, phát triển, xứng tầm với thế giới thì GS-TS Võ Tòng Xuân cần phải biết được rằng "Những giá trị văn hóa từ xa xưa mà cha ông ta đã xây đắp, đấu tranh,lưu truyền cần phải được giữ gìn, phải được khôi phục, phải được phát huy hơn nữa.Không thể để bản sắc văn hóa Việt lụi tàn được".

Tôi đã từng hỏi một câu trong bài báo đó đối với GS-TS Võ Tòng Xuân: "Và một điều con trẻ như tôi muốn hỏi GS-TS Võ Tòng Xuân là: Ông có tài liệu nghiên cứu nào khẳng định là tết cổ truyền của Việt Nam là sự ăn tết theo lịch Trung Quốc hay không? Hay nói cách khác là Việt lịch có phải là ăn cắp của lịch Trung Quốc hay không?"

Thật ra Ông Xuân học hành lận đận lắm. Ông leo lên leo xuóng mấy bận mới lấy được tú tài 2. Ông học trung cấp và tranh thủ thi lấy học bổng đi học Philippine. Ông đỗ và đi Phi học. Về nước ông chỉ về dạy ở trường Cần Thơ. Nhân dịp người Nhật nghiên cứu về lúa nên đến với trường Cần Thơ, ông nhờ vốn tiếng Anh khá tốt nên đã được bố trí kết hợp nghiên cứu. Và việc này, ông cùng với NNC người Nhật nghiên cứu và viết được 3 paper đăng trên tạp chí KH Nhật. Nhờ cái này ông được đặc cách Tién sỹ. Sau đó ông rất năng nổ với giới báo chí về mảng đồng bằng sông Cửu long. Không biết sau này ông có nghiên cứu nhiều không, nhưng thật ra trường hợp thầy Xuân cũng là một dạng hiệu ứng. Hiện nay ông Hoàng Đức Thảo cũng có dạng hiệu ứng tuyên truyền KH tương tự. Đấy so về ý chí thì thầy Xuân rất đáng nễ nhưng về sức học thì thầy cũng không có ưu thế so với nhiều người cùng thời. Còn việc phong học hàm thì cũng không khó lắm, nhất là khi trường ĐH được đào tạo sau ĐH do người muốn làm NCS rất cần thầy hướng dẫn hay giới thiệu là TS. Qua số ngươi nhờ hướng dẫn và qua việc đứng tên chung trong một số bài báo cơ bản sẽ đủ tiêu chuẩn để phong PGS-GS...

Share this post


Link to post
Share on other sites

4/1/2013 là ngày đẹp nhất trong 10.000 năm?

Thứ Sáu, 04/01/2013 --- cập nhật 08:45 PM, GMT+7

Docbao.vn Nghe gần giống với cụm từ “yêu nhau trọn đời”, ngày hôm nay, 4/1/2013 được các cặp đôi Trung Quốc cho là ngày đẹp nhất trong 10.000 năm để se duyên. Do đó, họ nườm nượp kéo nhau tới các phòng đăng ký kết hôn để làm giấy đăng ký.

Posted Image

Các cặp đôi ở thành phố Zaozhuang, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc dùng

giấy đăng ký kết hôn xếp thành hình 201314, kỷ niệm việc đi đăng ký kết hôn vào

ngày đẹp nhất trong 10.000 năm: 4/1/2012.

Posted Image

Một cặp đôi ở thành phố Zaozhuang, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc đăng

ký kết hôn thành công trong ngày hôm nay, chụp ảnh kỷ niệm.

Posted Image

Phòng đăng ký kết hôn tại thành phố Thanh Đảo hôm nay chật ních các cặp

đôi trẻ đến đăng ký.

Posted Image

Một cặp đôi hớn hở vì đăng ký kết hôn thành công vào ngày đẹp.

Posted Image

Một cặp đôi ở huyện Ganyu, tỉnh An Huy, Trung Quốc hớn hở khoe giấy đăng ký

kết hôn vừa làm xong trong ngày hôm nay.

Posted Image

Một cặp đôi khác cũng ở huyện Ganyu, tỉnh An Huy vừa làm xong thủ tục đăng ký

kết hôn và chụp ảnh kỷ niệm.

Posted Image

Các cặp đôi Trung Quốc chen chân làm thủ tục đăng ký kết hôn trong hôm nay tại

thành phố Haozhou, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Posted Image

Một cô gái trẻ đang đợi để được làm thủ tục chụp ảnh kỷ niệm với phiếu đợi tại

phòng đăng ký kết hôn ở thành phố Qinhuangdao, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Posted Image

Một cặp đôi ở thành phố Qinhuangdao, Trung Quốc khoe giấy đăng ký kết hôn vừa

làm xong trong ngày hôm nay.

Posted Image

Một cặp đôi trẻ hạnh phúc nhận giấy đăng ký kết hôn vừa được làm trong ngày

hôm nay 4/1/2013 tại phòng đăng ký kết hôn quận Huairo, thủ đô Bắc Kinh, Trung

Quốc.

Theo Zing.vn / Infonet.vn

==============================

Í da, sao ngày 04/01/2013 lại là ngày đẹp nhất trong 10.000 năm ở đâu ra vậy nhỉ? ngộ chỉ biết Lý Học Việt xem ngày này là ngày Nguyệt Kỵ thôi, Tung Cửa lâu lâu toàn chơi trò giật gân kinh thế nhỉ. May mà chưa trúng ngày đại kỵ.Posted Image

"Ngẩn ngơ lý học Tàu, thần sầu minh triết Việt".

“Mồng năm, mười bốn, hai ba

Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này đăng trên Tuan vietnam bác ơi. Dân trí đăng lại

Thật là ngán ngẩm! Qua những bài viết của những người gọi là "trí thức tên tuổi" bàn về các vấn đề xã hội trong thời gian gần đây, tôi nhận thấy rằng:

"Người chê cũng chẳng biết đường mà chê, kẻ khen cũng chẳng thấy chỗ để khen". Điển hình như việc khen chê "Tiên học Lễ, hậu học văn" và nhiều vấn đề khác.

Chẳng qua cũng dạng "Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm".

Trí thức tên tuổi còn thế thì thử hỏi những loại vô danh tiểu tốt, đá cá lăn dưa, giá áo túi cơm, thùng rượu bị thịt sẽ như thế nào?

Thôi đành "Buồn ơi! Chào mi" vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

4/1/2013 là ngày đẹp nhất trong 10.000 năm?

Thứ Sáu, 04/01/2013 --- cập nhật 08:45 PM, GMT+7

Docbao.vn Nghe gần giống với cụm từ “yêu nhau trọn đời”, ngày hôm nay, 4/1/2013 được các cặp đôi Trung Quốc cho là ngày đẹp nhất trong 10.000 năm để se duyên. Do đó, họ nườm nượp kéo nhau tới các phòng đăng ký kết hôn để làm giấy đăng ký.

Posted Image

Theo Zing.vn / Infonet.vn

==============================

Í da, sao ngày 04/01/2013 lại là ngày đẹp nhất trong 10.000 năm ở đâu ra vậy nhỉ? ngộ chỉ biết Lý Học Việt xem ngày này là ngày Nguyệt Kỵ thôi, Tung Cửa lâu lâu toàn chơi trò giật gân kinh thế nhỉ. May mà chưa trúng ngày đại kỵ.Posted Image

"Ngẩn ngơ lý học Tàu, thần sầu minh triết Việt".

“Mồng năm, mười bốn, hai ba

Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì”

Longphibaccai thân mến.

Ngay cả đến Đại lão tiền bối, bố tiên sư Hán Vũ Đế tập hợp tất cả các thày Tàu về cung vua để xem ngày tốt cho ông ta cưới vợ thì các thày Tàu cãi nhau như mổ bò, cuối cùng Đại lão tiền bối bố tiên sư Hán Vũ Đế phải tự quyết định. Việc này Sử Ký Tư Mã Thiên ghi lại rành rành trong Nhật giả liệt truyện. Tức là tiên sư Tàu cũng còn chẳng hiểu thế nào là ngày tốt xấu từ hơn 2000 năm trước. Vậy mà cái bọn theo Tàu cứ ra rả "phản biện" Thiên Sứ là sai rồi, Tàu cứ từ đúng trở lên.

Đúng là những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua miệng giếng của nó.

Tất nhiên, ngày xấu, phong thủy xấu cũng chỉ là những tác nhân xấu làm giảm đi vẻ đẹp của cuộc sống. Nó là những yếu tố xấu, nhưng không phải yếu tố duy nhất quyết định cho cuộc sống này. Cho nên, những con ếch cứ nhơn nhơn ra đấy. Khi gặp vận xui thì mới biết thế nào là "lễ độ", theo kiểu "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ".

Tôi đang cân nhắc để hôm nào có bài nói về "chuẩn mực khoa học và tính thẩm định chân lý" cho anh chị em lớp cao cấp. Nhưng phải sau khi cải tổ diễn đàn đã. Còn đối với những tư duy Bo thì đành phải "Vĩnh biệt tình em " thôi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn thành cổ Bản Phủ: Giải mã từ lòng đất

(ĐVO) - Đến nay chưa có chứng tích nói vùng Cao Bình (Cao Bằng) này từ xưa do An Dương Vương làm chủ. Lịch sử của khu vực này vẫn còn nhiều ly kỳ còn đang ẩn chứa dưới lòng đất.

Trao đổi với phóng viên, bà Ngô Thị Cẩm Châu - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng cho biết: “Qua khai quật khảo cổ và một số phát hiện của địa phương trong quá trình xây dựng và sản xuất đã thu được một số hiện vật có giá trị về mặt lịch sử như:

Đồ đá, đồ đồng, gốm. Đặc biệt, mới đây nhất, trong quá trình dùng máy xúc đất, người dân đã phát hiện một thanh đao cổ dài hơn 1m nhưng chưa rõ có từ thời nào. Còn việc đây có phải là vùng đất mà An Dương Vương đã từng sinh sống thì theo các nhà khảo cổ học thì vẫn chưa phát hiện được một dấu tích nào cụ thể. Tất cả chỉ có trong truyền thuyết của người dân.

Phát hiện nhiều di vật

Tại Bản Phủ, ngay cạnh chợ Cao Bình, hố khai quật được xẻ ngang di tích của tường thành cũ, có lũy tre dày đặc và phía bên ngoài là hào sâu bao bọc. Đây là bức thành được đắp bằng đất, vừa có giá trị phòng thủ quân sự, vừa có tác dụng ngăn lũ sông Bằng Giang, bảo vệ cho khu vực Bản Phủ.Sau khi có thông tin về dấu vết khảo cổ lạ trong lòng đất tại thành Bản Phủ, một đoàn khai quật đã lên Cao Bằng để nghiên cứu. Ngay khi mới chỉ đào một hố nhỏ sâu vài mét ở tường thành, đoàn đã phát hiện hiện vật nằm dày đặc, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng và các vật dụng cổ.

PGS-TS Trình Năng Chung - Trưởng phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học Việt Nam và cũng là trưởng đoàn trong đợt nghiên cứu di tích cổ tại Cao Bằng cho biết: Đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật tại 3 điểm, gồm Bản Phủ, Đà Quận và Bó Mạ.

Mặt cắt của thành Bản Phủ là tường đất được đắp cao, ngay bên dưới là đường hào, người xưa đã lấy đất từ hào để đắp lên thành. Qua mặt cắt đoàn khảo cổ khai quật cho thấy, về cơ bản thì có 7 lớp cơ bản, và 2 lớp phụ ở phần trên là lớp mùn sau này, các lớp đất được phân biệt nhau bởi các màu sắc khác nhau.

Trong khi đào, đoàn khảo cổ phát hiện được hàng trăm di vật, bao gồm đồ đá, đồ sành, gốm và sứ. Ngoài ra cũng tìm được một số mẩu kim lại bằng sắt và đồng đã gỉ. Sự khác nhau giữa các di vật trong các tầng lớp hầu như không có, gần như là có sự tương đồng, điều đó nói lên thành này được đắp trong cùng một thời gian.

Khi hỏi về niên đại của thành, PGS-TS Trình Năng Chung cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu và xác định niên đại những di vật nằm trong địa tầng, phần lớn các hiện vật thu được cho thấy thành này được xây dựng từ thời Lê - Mạc”.

Không phải thành xây thời An Dương Vương?

“Muốn chứng minh thành Bản Phủ là của An Dương Vương Thục phán thì phải khai quật.

Tại Bản Phủ có phát hiện xung quanh thành có hào, hiện vẫn có từng đoạn, một số chỗ là những cái mương rất to và còn lưu lại nhiều vật dụng của thời nhà Lê thế kỷ 16 - 17”.

PGS - TS Trình Năng Chung

Đoàn khảo cổ cũng đã tiến hành khai quật ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, bên cạnh di tích lịch sử chùa Đà Quận - nơi còn lưu giữ hai chiếc chuông đồng cổ rất lớn.

Đoàn khai quật mới chỉ đào một hố nhỏ sâu khoảng 20cm trong vườn nhà dân, dài chừng 3m nhưng đã phát hiện nhiều hiện vật, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, kiến trúc như gạch, ngói bằng đất nung, chứng tỏ đây là chứng tích của một công trình cổ có từ thời Lê.

Về truyền thuyết thành Bản Phủ, PGS-TS Chung cho hay, thành Bản Phủ được truyền thuyết khoác vào là do Thục Chế - bố của An Dương Vương xây dựng.

Tuy nhiên, vào năm 2007, qua khảo sát thì nhận thấy thành đó có hình vuông, và theo lời các cụ trong xã Hưng Đạo thì thành Bản Phủ cũng là hình vuông.

Về mặt tư duy logic, nếu như thành Cổ Loa ngày xưa xây theo chân đồi, chỗ cong thì xây cong, thẳng thì xây thẳng, nếu thành Bản Phủ có từ thời An Dương Vương thì không thể có hình vuông được. “Thành ngày xưa được xây để ngăn quân thù, ngày xưa xây quanh theo quả đồi, sau hình học ra đời thì người ta mới xây theo hình vuông” - PGS Chung chia sẻ.

Theo tài liệu của các nhà sử học như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, qua kết quả nghiên cứu của các ông đã tạm xác lập về quê Thục Phán ở Cao Bằng, theo truyền thuyết “Chín chúa tranh vua”.

Cư dân ở Văn Lang thời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt bao gồm có một bộ phận người Tây Âu (Tày Hâu) là Âu Việt ở vùng núi và trung du. Phía Bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Tây Âu, cũng có những nhóm Lạc Việt sống xen kẽ vừa là đồng chủng và là đồng láng giềng.

Từ lâu người Lạc Việt và người Tây Âu đã có quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa. Thục Phán là thủ lĩnh một liên minh bộ tộc người Tây Âu ở phía Bắc nước Văn Lang.

  • Theo DV

Em xin bình luận;

Truyền thuyết chín chúa tranh vua ..em đã đọc từ ngày bé, ngày xưa nhà nước rất tích cực phát hành sách về văn minh Lạc Việt. Lúc đó chỉ hiểu đơn thuần là truyện cổ. Nhưng sau này và bây giờ khi đã vào diễn đàn, em thấy nó ẩn chứa nhiều thông điệp về văn hóa nhưng em chưa giải thích hết được, đánh chờ cao nhân giảng giải

Nhưng bảo rằng:" Theo tài liệu của các nhà sử học như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, qua kết quả nghiên cứu của các ông đã tạm xác lập về quê Thục Phán ở Cao Bằng, theo truyền thuyết “Chín chúa tranh vua”.

Thì em ..chấp cả đám. Dựa vào truyện để mà phán thì chắc chỉ có giới ...ráo sư ở VN mà thôi."Cư dân ở Văn Lang thời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt bao gồm có một bộ phận người Tây Âu (Tày Hâu) là Âu Việt ở vùng núi và trung du. Phía Bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Tây Âu, cũng có những nhóm Lạc Việt sống xen kẽ vừa là đồng chủng và là đồng láng giềng.

Từ lâu người Lạc Việt và người Tây Âu đã có quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa. Thục Phán là thủ lĩnh một liên minh bộ tộc người Tây Âu ở phía Bắc nước Văn Lang."

Thế này thì bài dịch của ráo sư Thọ là sai sao. Hùng triều ngọc phả ghi Thục Phán là hậu duệ Hoàng đế tiên triều bên Ai Lao mà?

Tóm lại. Do thiếu sự tin tưởng vào văn hiến Lạc Việt mà các ráo sư, tiến sờ sử học, khoa học Vn cứ chém nhau loạn cào cào....Hài hước thật

Share this post


Link to post
Share on other sites


Em xin bình luận;
Truyền thuyết chín chúa tranh vua ..em đã đọc từ ngày bé, ngày xưa nhà nước rất tích cực phát hành sách về văn minh Lạc Việt. Lúc đó chỉ hiểu đơn thuần là truyện cổ. Nhưng sau này và bây giờ khi đã vào diễn đàn, em thấy nó ẩn chứa nhiều thông điệp về văn hóa nhưng em chưa giải thích hết được, đánh chờ cao nhân giảng giải
Nhưng bảo rằng:" Theo tài liệu của các nhà sử học như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, qua kết quả nghiên cứu của các ông đã tạm xác lập về quê Thục Phán ở Cao Bằng, theo truyền thuyết “Chín chúa tranh vua”.
Thì em ..chấp cả đám. Dựa vào truyện để mà phán thì chắc chỉ có giới ...ráo sư ở VN mà thôi."Cư dân ở Văn Lang thời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt bao gồm có một bộ phận người Tây Âu (Tày Hâu) là Âu Việt ở vùng núi và trung du. Phía Bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Tây Âu, cũng có những nhóm Lạc Việt sống xen kẽ vừa là đồng chủng và là đồng láng giềng.

Từ lâu người Lạc Việt và người Tây Âu đã có quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa. Thục Phán là thủ lĩnh một liên minh bộ tộc người Tây Âu ở phía Bắc nước Văn Lang."

Thế này thì bài dịch của ráo sư Thọ là sai sao. Hùng triều ngọc phả ghi Thục Phán là hậu duệ Hoàng đế tiên triều bên Ai Lao mà?

Tóm lại. Do thiếu sự tin tưởng vào văn hiến Lạc Việt mà các ráo sư, tiến sờ sử học, khoa học Vn cứ chém nhau loạn cào cào....Hài hước thật

Híc! Tôi đang chở cái "Cơ sở khoa học" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận nền văn hiến Việt gần 5000 năm lịch sử, xem nó mặt mũi như thế nào để còn đối chiếu xem luận cứ của một thằng ngu như tôi nó sai ở chỗ nào? Không thì cứ thằng nọ bảo thằng kia ngu mà chẳng biết ngu ở chỗ nào thì chịu. Thôi thì giành cho các giáo sư trở lên xác định thế nào là "cơ sở khoa học" để còn biết mình ngu như thế nào, mà chmãi không có thì thôi. Mạnh thằng nào thằng ấy phát biểu vậy. An Dương Vương chính là cụ nội của Bảo Đại cũng chẳng chết thằng Tây nào.Posted Image
Ngán ngẩm wá!
.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa

NGười Việt đã khai sinh ra hình thái nhà nước Liên bang, một phát minh vĩ đại nhất về chính trị đến nay chưa có cường quốc nào nghĩ khác đi được

Trong chính thể liên bang tồn tại cả quân chủ lập hiến(, Cộng đồng tứ phủ.) Cả quân chủ chuyên chế, cộng hòa...

Nhà nước liên bang ấy được ghi dấu ấn tồn tại ở làng xã Việt Nam với mỗi làng là một tiểu quốc, có vua, có thần, có đình chùa. đình là trụ sở chính quyền trung ương thu nhỏ, có lực lượng quân đội, có an ninh...Tóm lại rất đầy đủ Hàng vạn làng xã Việt liên kết thành một thể thống nhất, hùng mạnh. vì vậy kẻ thù có thể phá nơi này nhưng không phá được nơi kia...Đó chính là tính cao nhất của Đạo, tự chuyển hóa như nước, gặp thời phải cứng thì chặt như băng tuyết, lúc lại mềm mại né tránh khiến kẻ thù không có đường đối phó

Điều đó nói lên rằng chính Đạo đã ngấm vào máu hồn Việt tự nhiên không phải qua sách vở, chuyển hóa thành ứng dụng thực tế mà phi thường

Khi viết ra những dòng này cháu nghĩ tới hình ảnh, phình to và thu nhỏ như sự giãn nở lý tính của vũ trụ. Nếu 5000 năm trước cộng đồng Việt đã phình to đến hết bờ Nam Hoàng Hà, thì sau 5000 năm lại thu nhỏ.... nhưng đến thời điểm nào đó sẽ lại đi theo hướng phình to Sự giãn nỡ theo tự nhiên, lịch sử là quy luật tất yếu, sao lại phải phủ nhận hay tự ti về điều đó, Vật cùng tắc biến, khổ tận cam lai.. đó là triết lý vĩ đại của nhân sinh quan triết học Việt tự ngàn đời

Những ai mưu toan đảo ngược chân lý, đổi trắng thành đen sẽ không có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử

Edited by lanha92

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chuyên gia Nga đánh giá vũ khí Trung Quốc
Cập nhật lúc 07:25, 06/01/2013

(ĐVO)-Dư luận vẫn có định kiến rằng Trung Quốc không tự sản xuất được các loại vũ khí mà hầu hết đi sao chép của nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đất nước tỷ dân này đã có những bước tiến đáng kể mà ngay cả các cường quốc như Nga và Mỹ cũng không thể coi thường.

3. Lợi ích của sự tiện dụng và giá rẻ

Nói chung, hiện nay các chuyên gia quân sự ngày càng hiểu rõ là việc quá quan tâm đến việc sử dụng loại vũ khí chính xác cao đắt tiền, đặc biệt là của các nước phương Tây là cực kỳ không kinh tế và thường là không những không nâng cao được khả năng tác chiến mà còn làm giảm khả năng tác chiến của quân đội các nước này (các loại vũ khí chính xác cao được sản xuất với số lượng ít và nhanh chóng cạn kiệt và như vậy không thể tác chiến được nữa. Còn để sản xuất các vũ khí thay thế thì rất lâu và rất đắt). Nếu nhìn với quan điểm như vậy thì sự lạc hâu của Trung Quốc về các loại vũ khí này nhiều khi không phải là nhược điểm mà chính là lợi thế, đặc biệt trong các cuộc chiến tranh truyền thống quy mô lớn (quân đội đối đầu quân đội).

Posted Image
Khả năng sản xuất vũ khí với số lượng lớn và đa dạng giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trong một cuộc chiến tranh truyền thống

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc được định hướng sản xuất vũ khí –trang bị kỹ thuật chính là cho một cuộc chiến tranh truyền thống. Nếu đứng ở góc độ này thì phải thừa nhận nó thuộc vào loại tốt nhất trên thế giới. Năng suất xuất xưởng phương tiện kỹ thuật tác chiến còn vượt cả Mỹ (trừ sản xuất máy bay không người lái và tàu sân bay), vượt đáng kể so với Nga và tất nhiên là hơn hẳn tất cả các nước có sản xuất vũ khí- trang bị kỹ thuật khác. Chất lượng thấp của một số loại vũ khí (số lượng các loại vũ khí chất lượng thấp đang ngày càng ít đi) có thể hoàn toàn được bù lại bằng số lượng, các xí nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đủ nhiều để tự đảm bảo sản xuất và cung cấp trang thiết bị quân sự, vũ khí và vật tư tiêu hao liên tục trong trường hợp có chiến tranh ở bất kỳ quy mô nào. Không có một dòng sản phẩm quân sự nào của Trung Quốc bị phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ và các sản phẩm đồng bộ từ nước ngoài.

Có một điều đáng ngạc nhiên là cho đến nay chưa một nước nào trên thế giới, thậm chí cả các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc và coi nước này là mối đe dọa lớn nhất, nhận thức được thực tế này. Họ vẫn cho rằng các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chỉ có công nghệ lạc hậu và chỉ có khă năng sao chép một cách vụng về các mẫu của nước ngoài.

Ngoài ra còn một quan điểm rất sai lầm, không có căn cứ nhưng lại rất phổ biến nữa về công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là: Nền công nghiệp này chỉ sản xuất các mẫu vũ khí phương tiện kỹ thuật hiện đại với một số lượng rất hạn chế. Ngay cả Viện SIPRI Stockholm trong các bản báo cáo hàng năm được công bố cũng chỉ đáng giá là kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ có khoảng từ 200 đến 250 đầu đạn. Trong khi đó, theo đánh giá khiêm tốn nhất thì Quân đội Trung Quốc có khoảng 850 đầu đạn hạt nhân. Một đánh giá khác cho rằng Trung Quốc có khoảng 3.000 đầu đạn, thậm chí còn cho rằng Trung Quốc có tới 20.000 đầu đạn hạt nhân.

Posted Image
Không thể biết chính xác Trung Quốc hiện sở hữu bao nhiêu đầu đạn hạt nhân

Liên quan đến vũ khí thông thường, như trên đã nói, Trung Quốc có công suất sản xuất tất cả các lớp vũ khí thông thường đứng đầu thế giới. Không những thế, ở một số loại vũ khí thông thường (như xe tăng) nước này có công suất sản xuất hơn tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại .

Hiện nay Trung Quốc đang sản xuất đồng thời 4 kiểu máy bay: máy bay ném bom chiến trường JH-7, máy bay tiêm kích J-16 (sao chép không phép Su-30), J-11B (sao chép không phép Su-27) và J-10. Tổng cộng xuất xưởng không ít hơn 100 chiếc tiêm kích và ném bom một năm (nhiều hơn tất cả các nước NATO, kể cả Mỹ). Trong một số lĩnh vực của ngành đóng tàu, Trung Quốc còn vượt cả Mỹ, đóng đồng thời 6 khu trục dự án 052C/D (Mỹ chỉ đóng khoảng 2 chiếc) và đưa vào trang bị một chiếc tàu tuần tiễu dự án 056 mỗi tháng. Nguyên tắc thay thế vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự của Trung Quốc là “một đổi một”, có nghĩa là tăng mạnh chất lượng trong khi vẫn duy trì số lượng . Khả năng sản xuất của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng có thể tăng số lượng xuất xưởng các loại vũ khí trang bị lên gấp 3-10 lần chỉ trong vòng vài tháng.

4. Không đánh giá đúng là rất nguy hiểm

Ngay cả tại Nga hiện nay cũng có rất nhiều người không đánh giá hết khả năng quân sự của Trung Quốc và vẫn tin rằng nước này sản xuất không nhiều vũ khí và phần lớn là sao chép không mấy thành công các sản phẩm quân sự của Nga. Các chuyên gia Nga cũng thường xuyên trích dẫn các số liệu từ các nguồn của Mỹ vốn chỉ tập trung chú ý vào sự phát triển hải quân Trung Quốc (nguyên nhân rất dễ hiểu) và hoàn toàn không để ý đến sự phát triển của Lục quân dù đã nhiều năm nay số lượng xe thiết giáp và các hệ thống pháo binh của nước này đã vượt tất cả 28 nước NATO cộng lại.

Trong năm nay có một sự kiện rất đáng quan tâm nhưng ít ai để ý đến đó là vào tháng 5/2012 trong một trận chiến giữa Sudan và Nam Sudan tại thành phố Herling, các xe tăng “Type 96” do Trung Quốc sản xuất của Sudan đã có những chiến tích đầu tiên kể từ khi loại này được xuất xưởng và tin này được các phương tiện truyền thông của Trung Quốc hồ hởi loan báo. Sự kiện này còn làm người Trung Quốc hân hoan gấp bội vì chính các xe tăng “Type 96” đã đánh bại đối thủ cạnh tranh chủ yếu (trên thị trường buôn bán vũ khí) là T-72 mà Nam Sudan mua của Ucraina.

Posted Image
Đánh giá sai Trung Quốc là điều nguy hiểm!

Sự hân hoan này là hoàn toàn dễ hiểu vì “Type 96” và loại tăng hiện đại hơn là “Type 99” (Quân đội Trung Quốc đã được trang bị khoảng 3.500 đến 4.000 chiếc cả 2 loại này và mỗi năm Trung Quốc sản xuất khoảng vài trăm chiếc) được sử dụng để đối đầu không phải với “Abrams”, “Leopard”. “Leclerk” hoặc “Merkava”. Sự kiện trên một lần nữa khẳng định là người Nga nên từ bỏ ảo tưởng là sản phẩm quân sự của Nga chất lượng hơn của Trung Quốc . Chất lượng tuyệt đại đa số các loại vũ khí Trung Quốc đã đuổi kịp Nga, trong một số chi tiết nào đó còn vượt cả Nga và các xe tăng mới của Trung Quốc hoàn toàn không thua kém các xe tăng của Nga. Kết cục cuộc chiến bây giờ được quyết định không phải là sự vượt trội về chất lượng nào đó mà là tình huống chiến thuật, kỹ năng và tinh thần tác chiến của kíp lái cũng như số lượng vũ khí và phương tiện kỹ thuật. Ít nhất về mặt số lượng thì Trung Quốc bây giờ đã vượt hẳn Nga, kể cả về xe tăng, pháo và không quân.

Như vậy, đến bây giờ thậm chí cả Mỹ, đặc biệt là cả Nga đã rất khó để duy trì được cân bằng quân sự với Trung Quốc theo cách hiểu về cân bằng truyền thống và sẽ ngày càng khó hơn. Còn đối với bất kỳ một nước nào khác (thậm chí cả Ấn độ và Nhật bản) thì nhiệm vụ trên đã là bất khả thi. Chỉ trong vòng 10 năm, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có bước nhảy vọt chưa từng có tiền lệ và đến thời điểm này thì đã không thể hóa giải được nữa. Phương án duy nhất để có thể gây khó khăn cho việc tăng ưu thế quân sự của Trung Quốc đối với các nước láng giềng hiện nay chỉ có thể có được trong hai trường hợp, một là có một chấn động nội bộ nào đó rất lớn của Trung Quốc và hai là phải tìm ra được những phương thức chiến tranh phi đối xứng nào đó (ví dụ sử dụng các loại vũ khí trên những nguyên tắc vật lý mới).

Nhưng cũng phải thấy một điều rằng bản thân nước này cũng có thể chế tạo được những loại vũ khí như vậy, thậm chí còn nhanh hơn các nước láng giềng vì giới lãnh đạo Trung Quốc luôn không tiếc tiền để nghiên cứu sản xuất các loại vũ khí mới.

Hùng Lê
==================
Vào năm 1967. Lúc ấy tôi chỉ là một gã thanh niên mới lớn, tốt nghiệp khóa học sinh cơ khí Trần Hưng Đạo. Vào dịp Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử, tôi nghe các bậc đàn anh công nhân trong nhà máy kể về thành công vượt trội của đất nước Trung Hoa vĩ đại. Về sức mạnh của bom nguyên tử Trung Quốc hơn hẳn của Mỹ và cả Liên Xô. Nào là phương pháp sản xuất tiên tiến, khiến cho mỗi tháng có thể làm ra một quả bom nguyên tử. Nào là kỹ thuật đơn giản đến mức chỉ cần một hợp tác xã của Trung Quốc cũng có khả năng làm ra bom nguyên tử....Sau này, cứ nghĩ là hồi ấy các đàn anh tuyên truyền thế thôi. Nay xem bài báo thấy hẳn chuyên gia Nga nói thế thì cũng tin là thật.
Phen này thì Đế Quốc Mỹ mà không tìm ra những thứ vũ khí trên nguyên tắc vật lý mới thì thôi rút khỏi Thái Bình Dương, nhường quyền bá chủ thế giới cho Trung Quốc đi cho nó lành.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nếu có chiến tranh Trung-Mỹ sẽ có chiến tranh hạt nhân toàn cầu”

Thứ hai 17/12/2012 07:00

(GDVN) - Học giả Mỹ đã dự đoán như vậy dựa trên những phân tích về mối quan hệ Trung-Mỹ và sức mạnh hạt nhân của đôi bên.

Posted Image

Tiến sĩ Richard Weitz, Viện nghiên cứu Hudson, Mỹ

Trang mạng “World Politics Review” Mỹ vừa đăng bài viết của Tiến sĩ Richard Weitz, nhà nghiên cứu cấp cao, chủ nhiệm Trung tâm phân tích chính trị và quân sự - Viện nghiên cứu Hudson ở Washington.

Tiến sĩ Weitz đã tham gia một hội nghị đối thoại toàn diện do Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tổ chức, tham gia hội nghị gồm có các quan chức ngoại giao Trung Quốc và các chuyên gia quan hệ Trung-Mỹ của Mỹ. Trong thời gian hội nghị, một số vấn đề do quan chức Trung Quốc đưa ra đã gây sự chú ý.

Tiến sĩ Weitz cho biết, vấn đề được quan tâm nhất là sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đối với việc Mỹ chuyển trọng tâm quân sự tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Họ cho rằng, Washington ưu tiên cho công việc nội bộ và quan tâm tới Trung Đông, cuối cùng sẽ khiến cho chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đi chệch khỏi quỹ đạo.

Những nhân viên Trung Quốc tham dự hội nghị còn kiên trì cho rằng, chính sách chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhằm vào Iran và CHDCND Triều Tiên cũng “tương tự” như Mỹ.

Họ chỉ ra, giống như Washington, Trung Quốc ủng hộ chính sách song song là đồng thời sử dụng các biện pháp trừng phạt và ngoại giao, mong muốn “cây gậy” và “củ cà rốt” có thể kiềm chế những nỗ lực vũ khí hạt nhân của Tehran và Bình Nhưỡng.

Posted Image

Mỹ sẽ không xung đột chính diện với Trung Quốc, nhưng dựa vào ưu thế quân sự mạnh để duy trì răn đe Trung Quốc

Quan chức ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng, việc thay đổi nhà lãnh đạo gần đây của hai nước Trung Quốc và Mỹ làm cho hai nước có thể “dễ hơn” trong xây dựng “mô hình mới” quan hệ Trung-Mỹ.

Trong nhiệm kỳ của ông Hồ Cẩm Đào cũng như báo cáo Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đều thúc đẩy chủ trương xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ.

Họ cho rằng, thông qua đối thoại và hợp tác, hai nước Trung Quốc và Mỹ có thể khắc phục được hiện tượng thiếu lòng tin, tránh khúc mắc trong “vấn đề trỗi dậy”, tức là sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, vấn đề mà Mỹ dễ có phản ứng và kéo theo là nguy cơ xung đột hai nước.

Theo tiến sĩ Weitz, việc quan tâm chặt chẽ của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đối với việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương là điều hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên.

Tổng thống Obama công khai tuyên bố, châu Á là trọng tâm tính toán chiến lược trong thế kỷ mới của Mỹ. Ông cho mình là “Tổng thống châu Á” đầu tiên của Mỹ, hơn nữa ông đã dành thời gian cho các vấn đề Đông Á nhiều hơn so với các khu vực khác.

Posted Image

Trong ngoại giao, Trung Quốc hay nói "hòa bình" và "hợp tác cùng thắng" để đạt mục đích.

Để giảm những cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Âu và Trung Đông, Barack Obama hy vọng các đồng minh của Mỹ ở những khu vực này có thể gánh nhiều trách nhiệm hơn trong việc duy trì an ninh khu vực, chẳng hạn thông qua tăng cường khả năng quốc phòng khu vực, phát huy vai trò ngoại giao xuất sắc hơn khi giải quyết các vấn đề phát triển khu vực như chuyển tiếp và phục hồi kinh tế khu vực.

Đồng thời, Obama còn khuyến khích các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, sử dụng các nguồn lực tự thân, thúc đẩy hòa bình và phát triển của các khu vực khác.

Obama nhấn mạnh, khi giải quyết các vấn đề gai góc nhất của thế giới, Mỹ cũng cần có sự ủng hộ của Trung Quốc, gồm có các thách thức trong nước như để kinh tế Mỹ có sức cạnh tranh hơn trên toàn cầu, và các thách thức toàn cầu như chống biến đổi khí hậu và vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tiến sĩ Weitz chỉ ra, mặc dù các quan chức ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc và Mỹ có lập trường tương đồng trong vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng hai nước vẫn bất đồng rõ rệt về biện pháp giải quyết vấn đề.

Posted Image

Mỹ triển khai vũ khí trang bị tiên tiến nhất trước tiên ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối phó với một nước trỗi dậy liên tục Trung Quốc

Theo báo Trung quốc, thực ra, hiện nay, mục tiêu chống phổ biến của hai nước là “tương tự nhau” chưa từng có. Trong 20 năm qua, Bắc Kinh ngày càng sẵn sàng tháo gỡ sự lo ngại của Mỹ đối với các chính sách có liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt của họ.

Trung Quốc cũng đã gia nhập rất nhiều tổ chức và Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời thúc đẩy kiểm soát xuất khẩu trên phạm vi rộng hơn, hạn chế xuất khẩu công nghệ có thể gây ra phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các nhà quyết sách Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc muốn “hợp tác cùng thắng” với Mỹ.

Nhưng, tiến sĩ Weitz cho rằng, Trung Quốc lại cùng với Nga phản đối tiến hành trừng phạt đối với Iran, CHDCND Triều Tiên và các nước khác vi phạm cam kết chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, khác với Nga, Trung Quốc từ chối gia nhập Sáng kiến Phòng ngừa Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ đứng đầu. Sáng kiến này tìm cách ngăn chặn phổ biến bất hợp pháp vũ khí hủy diệt hàng loạt, các công nghệ và vật liệu, phương tiện vận chuyển có liên quan.

Posted Image

Radar do thám trên biển cự ly xa của quân Mỹ dùng để theo dõi, cảnh báo sớm mọi động thái lớn của Quân đội Trung Quốc.

Ông còn chỉ ra, mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu Tehran và Bình Nhưỡng không nên phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng họ lại tăng cường “tiếp xúc” hơn với các nước này, chứ không phải là tiến hành trừng phạt. Về căn bản, các quan chức Trung Quốc muốn thấy các nước này thay đổi chính sách, chứ không phải là thay đổi chế độ nhà nước.

Còn về “vấn đề trỗi dậy”, tiến sĩ Weitz cho rằng, xét từ nhiều nhân tố, Trung Quốc và Mỹ không có nhiều khả năng lắm xảy ra chiến tranh thực sự. Trước hết, khác với cuộc đối đầu giữa Mỹ với Đức quốc xã và Liên Xô trước đây, quan hệ thù địch Trung-Mỹ “không tồn tại sự bất đồng về ý thức hệ”.

Thứ hai, toàn cầu hóa đã làm cho quan hệ kinh tế Trung-Mỹ đi vào chiều sâu chưa từng có. Nếu nước Trung Quốc mới trỗi dậy và siêu cường duy nhất thế giới Mỹ nổ ra chiến tranh thì kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái, không có lợi cho phát triển kinh tế của hai nước. Những điểm xung đột tiềm tàng giữa Trung-Mỹ là có hạn, đối với hai nước, hợp tác, so với đối đầu, phù hợp hơn với lợi ích của hai nước.

Cuối cùng, Trung Quốc và Mỹ đều sở hữu vũ khí hạt nhân, họ hiểu rõ, bất cứ cuộc đối đầu quân sự nào xảy ra giữa hai nước đều có khả năng dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu, đe dọa sự sống còn và phát triển kinh tế đất nước của hai bên.

Posted Image

Khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Trung-Mỹ rất nhỏ, nhưng hai bên lại luôn tăng cường đe dọa hạt nhân lẫn nhau.

Theo Tiến sĩ Weitz, Mỹ đương nhiên sẽ rất quan tâm đến những tác động ảnh hưởng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với cân bằng sức mạnh khu vực và toàn cầu cùng với hiệu quả của các tổ chức quốc tế dưới sự ủng hộ của Mỹ.

Nhìn vào lịch sử, các nước lớn lâu đời thường rất khó chấp nhận một nước mới trỗi dậy. Trung Quốc không đủ minh bạch về chính trị và an ninh, khiến cho thế giới đầy ngờ vực về các mục tiêu và thủ đoạn của Bắc Kinh, điều này tiếp tục làm phức tạp quá trình chuyển đổi sức mạnh toàn cầu.

Posted Image

Tàu ngầm trang bị tên lửa chiến lược của Trung Quốc có thể đưa các đô thị lớn của Mỹ ở ven biển vào tầm ngắm.

Posted Image

Tên lửa đạn đạo JL-2 được phóng từ tàu ngầm, có tầm phóng trên 8.000 km

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Đông Bình

===============

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nếu có chiến tranh Trung-Mỹ sẽ có chiến tranh hạt nhân toàn cầu”

Thứ hai 17/12/2012 07:00

Nếu như người Mỹ bắn hạ hết các vệ tinh của Tung Của thì liệu Bom Hạt Nhân và Tên Nửa của Tung Của có nổ ngay tại điểm xuất phát không nhỉ?????

Ấy là nhà em Nông Dân không hiểu biết gì về Pha Học nên hỏi thía ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu như người Mỹ bắn hạ hết các vệ tinh của Tung Của thì liệu Bom Hạt Nhân và Tên Nửa của Tung Của có nổ ngay tại điểm xuất phát không nhỉ?????

Ấy là nhà em Nông Dân không hiểu biết gì về Pha Học nên hỏi thía ...

Mỹ Và Tung của chỉ như lực lượng cưỡng chế ở Tiên lãng và Anh Đoàn Văn Vươn thôi (Anh cu Vươn cũng đủ Bom, Mìn, súng ống...) lo chi cho mệt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ Và Tung của chỉ như lực lượng cưỡng chế ở Tiên lãng và Anh Đoàn Văn Vươn thôi (Anh cu Vươn cũng đủ Bom, Mìn, súng ống...) lo chi cho mệt

Nghe nói việc ông Vươn sắp đem ra tòa xử. Vụ việc này mà không chi tiết và rạch ròi thì ....khó xử quá. Nên thôi ....nói ít.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc lo lắng khi Mỹ - Nhật bàn bạc hợp tác quân sự toàn diện?
Chủ nhật 06/01/2013 08:00

(GDVN) - Mối quan hệ an ninh Nhật-Mỹ đang được tăng cường rất mạnh, Lực lượng Phòng vệ đã sẵn sàng được điều động ra nước ngoài, ngân sách quốc phòng tăng lên.
Posted Image
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sắp có chuyến thăm Mỹ tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ

Ngày 4/1, tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản đăng bài viết “Lực lượng Phòng vệ và quân Mỹ mở rộng hợp tác”.

Bài viết cho rằng, với tính chất là một biện pháp cụ thể tăng cường quan hệ đồng minh, chính phủ hai nước Nhật-Mỹ bắt đầu bàn thảo cách thức mở rộng hợp tác với quân Mỹ, trong đó có khả năng điều Lực lượng Phòng vệ ra nước ngoài.

Trong tháng này, hai bên sẽ bàn bạc sửa đổi Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ, định nghĩa lại vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Sau đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt tay xây dựng bộ luật mang tính vĩnh viễn để tạo lập căn cứ pháp lý cho hợp tác Nhật-Mỹ. Chính phủ Barack Obama và Chính phủ Shinzo Abe sẽ chính thức bắt tay xây dựng cơ chế hợp tác toàn diện giữa quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ, trong đó có chống khủng bố liên hợp.

Hai bên đang triển khai phối hợp về việc tổ chức hội đàm giữa các nhà lãnh đạo vào hạ tuần tháng này. Tại hội nghị đó, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cố gắng đạt được đồng thuận về việc mở rộng hợp tác giữa quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ.

Hai bên dự định viết vào Phương châm mới 4 lĩnh vực hợp tác: phòng chống thiên tai và cứu nạn; tấn công cướp biển, bảo đảm an toàn các tuyến đường giao thông trên biển; bảo vệ không gian mạng và vũ trụ; viện trợ cho dân chủ hóa ở Trung Đông và Bắc Phi.

Posted Image
Mỹ-Nhật diễn tập liên hợp trên biển

Về hợp tác Nhật-Mỹ ngoài trường hợp “xảy ra sự cố” ở khu vực xung quanh Nhật Bản, ngôn từ Phương châm hiện có khá trừu tượng, đã không phù hợp với sự thay đổi của môi trường an ninh. Hơn nữa, Luật các biện pháp đặc biệt hiện hành thường bị chi phối bởi tình hình chính trị, khó có thể kịp thời điều Lực lượng Phòng vệ ra nước ngoài.

Do chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, Chính phủ Obama đang đối mặt với sức ép cắt giảm lớn về ngân sách quốc phòng, chiến lược ngoại giao cơ bản của họ chính là cùng đồng minh gách vác trách nhiệm. Mặc dù Chính phủ Obama đã đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến chống khủng bố và chiến tranh Iraq, nhưng tình hình Trung Đông vẫn bất ổn.

Việc chính quyền Obama sẽ dành bao nhiêu thời gian và tinh lực cho châu Á, nơi Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy, vẫn còn là một ẩn số. Vì vậy, Mỹ trông đợi Lực lượng Phòng vệ phát huy vai trò lớn hơn.

Ngày 4/1/2012, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản cũng có bài viết cho biết, ngày 3/1 Chính phủ Nhật Bản quyết định tăng thêm 1000 tỷ yên cho ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2013, dùng để mở rộng biên chế Lực lượng Phòng vệ.

Posted Image
Tàu ngầm thông thường tiên tiến của Nhật Bản - tàu ngầm diesel lớp Soryu

Khi thành lập chính phủ liên minh, Đảng Tự do Dân chủ và Đảng Công minh đã từng đưa ra phương châm “bảo đảm ngân sách cần thiết cho phòng vệ và bảo đảm an ninh trên biển để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và không phận”.

Vào thời điểm lập phương án ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2013, Chính phủ sẽ dựa trên phương châm này, áp dụng cách làm linh hoạt.

Yêu cầu dự toán do Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra cho thấy, ngân sách quốc phòng năm 2013 là 4585,1 tỷ yên, giảm 60,2 tỷ yên so với năm tài khóa 2012.

Chính phủ và Đảng Tự do Dân chủ quyết định, trên nền tảng đó, tăng thêm 100 tỷ yên, cố gắng khôi phục được mức 4.700 tỷ yên trước khi họ mất chính quyền vào tay Đảng Dân chủ năm 2009.

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản vốn có kế hoạch cắt giảm biên chế 1.220 quân so với năm trước. Sau khi tăng ngân sách, Chính phủ Abe sẽ xem xét lại kế hoạch này. Ngoài ra, chính phủ còn dự định cấp một phần kinh phí cho việc cải thiện mức độ hiện đại hóa cho các chiến đấu cơ F-15 để ứng phó với các hành động xâm phạm không phận quần đảo Senkaku của các máy bay Trung Quốc.
Posted Image
Chiến đấu cơ F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay
Đông Bình
================
Hôm nay là 26 tháng Một Việt lịch. Đáng nhẽ ra thì Phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam bộ - Sư Thiến tui - kiên nhẫn chđến Rằm tháng Giêng, mới xem xét kết quđể dự báo tương lai. Nhưng bản tính nôn nóng, nên cắt 21 ngày, lùi xuống ngày 23 tháng Chạp Việt lịch - Ngày Ông Công, Ông Táo lên Giời để tấu lên Thượng Đế những gì xảy ra ở trần gian theo truyền thuyết thuộc về văn hiến Việt.
Hẳn ông Công, Ông Táo đã báo cáo tổng kết thì Sư Thiến tui, chẳng có cơ sở nào để phạm thượng mà chờ đến rằm tháng Giêng cả.
Từ nay đến đó còn ngót một tháng nữa, người Trung Quốc nên khiêm tốn đi. Mao Chủ Tịch đã dạy các v" Khiêm tốn làm người ta tiến bộ". Rút khỏi biển Đông, long trọng công nhận chủ quyền của Việt Nam và Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở min Nam sông Dương tử đi cho nó lành. Còn không thì liên minh Nhật Mỹ chưa phải là yếu tố chính trong cuộc chiến - nếu xảy ra
(Vì còn ngót một tháng nữa để xem xét tương lai, nên "nếu") - với đất nước Trung Hoa vĩ đại đâu. Vì những giá trị nhân bản của nền văn hiến Việt, nên Thiên Sứ tui đã có những nhận xét này.
Đến lúc ấy, thì chẳng cần phải thông minh lắm, cũng thấy được những gì sẽ xảy ra.
Nhưng đã quá muộn.



2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Nguyễn Văn Tuấn:Trọc phú mới tin ’kim ngân phá lệ...’

Cập nhật lúc 07:57, 07/01/2013

(ĐVO)- “Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. ... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc".

Khoa học VN kẹt trong phi chuẩn mực, tư duy ăn xổi

Trích lời Nhà văn hóa Đào Duy Anh như một viện dẫn giải thích sự “chơi ngông”, tiêu xài xa xỉ của nhiều đại gia Việt mới nổi trong thời gian gần đây, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc cho rằng, vì văn hóa thấp nên người ta dùng đồng tiền một cách hợm hĩnh. Ông cũng đứng trên quan điểm khoa học để nhận xét về sự trái khoáy khi những biểu hiện vô cảm xuất hiện song song với sự xa xỉ đến choáng váng của nhiều đại gia Việt

Posted Image

GS Nguyễn Văn Tuấn

Văn hóa thấp nên dùng tiền hợm hĩnh!

PV:- Thời gian gần đây, dư luận trong nước xôn xao về cách xài tiền đặc dị của các đại gia: thuê máy bay, diễu dàn xe tiền tỷ đi đón dâu, nuôi chó triệu đô... Sống ở một đất nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao gấp khoảng 40 lần Việt Nam (năm 2009 đã là 39.500 USD/người/năm), GS bình luận gì về sự "chơi ngông" của những đại gia này?

GS Nguyễn Văn Tuấn:- Tôi đã từng nói, tôi rất choáng với nhiều kiểu tiêu tiền có thể nói rất xa hoa của một vài đại gia ở Việt Nam. Không chỉ tôi, nhiều bạn bè người Úc đang làm chung với tôi cũng vậy. Sau khi đi du lịch ở Việt Nam, họ tỏ ra rất ngạc nhiên với sự xa xỉ của người mình.

Một bác sĩ ở Viện Garvan nói với tôi rằng, chị không lý giải được tại sao một đất nước còn rất nghèo, đường xá chật hẹp và chất lượng kém mà có những chiếc xe rất đắt tiền.

Rồi mới đây, báo chí phản ánh chuyện tổ chức đám cưới “khủng”, hoặc chi ra vài trăm triệu đồng để xây nhà cho… chó, v.v… càng gây sự chú ý của công chúng.

Theo thói quen, tôi thường đặt câu hỏi tại sao: tại sao một vài đại gia Việt lại tiêu tiền quá xa xỉ như vậy? Dĩ nhiên, có người muốn xem việc mua những món hàng xa xỉ là một cách khẳng định đẳng cấp. Đó cũng có thể là một cách tiếp thị hoặc làm PR cho doanh nghiệp của họ.

Cũng có thể là cách tiêu tiền theo kiểu “chơi nổi” là một cách khoe khoang, rất phù hợp với nhận xét của Nhà văn hoá Đào Duy Anh trước đây: "[…] Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. ... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc".

Cả ba lý do đều có chung một mẫu số: văn hoá thấp. Vì văn hoá thấp nên người ta dùng đồng tiền một cách hợm hĩnh.

Nhưng cũng có thể còn một lý do, không nằm trong lĩnh vực văn hoá, đó là lý do tâm lý. Chúng ta biết rằng, một vài đại gia tiêu tiền xa xỉ trong khi mắc nợ chồng chất. Rất khó lý giải cho những trường hợp này, nhưng không loại trừ khả năng họ mắc hội chứng tâm thần mà giới y học gọi là rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder). Những người mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực cũng có thể tiêu tiền một cách phi lý trí.

Tôi được biết, có người còn áp dụng lý thuyết tiến hoá để giải thích những hành vi tiêu tiền xa xỉ, nhưng theo tôi, lý thuyết này chưa ứng dụng ở đây.

Chà xát vào nỗi đau của người nghèo

PV:- Công luận hầu như không đồng tình về cách đốt tiền chơi ngông của các đại gia này, theo GS, có phải là do phản ứng tiêu cực của người nghèo với người giàu, hay do nghi vấn về tiền sạch, tiền bẩn hoặc nhân tâm bỗng nhiên thấy có sự cắc cớ khi nhìn ra xung quanh còn đói khổ?

GS Nguyễn Văn Tuấn:- Rất khó biết tại sao dư luận phản ứng tiêu cực với những kiểu ăn xài xa hoa của một vài đại gia. Chúng ta cần có nghiên cứu xã hội học để tìm hiểu, tuy nhiên, theo tôi biết, chúng ta còn thiếu những nghiên cứu như thế.

Thực ra, trong bối cảnh xã hội hiện nay, tôi nghĩ phản ứng của công chúng không khó hiểu. Thứ nhất, với tình trạng tham nhũng, hối lộ tràn lan khắp nơi thì người ta có lý do để nhìn những đại gia tiêu xài xa hoa vô lối như là những người không ít thì nhiều có liên quan đến những vụ tham ô, hối lộ. Nhìn theo cách như thế thì họ là những người trộm cắp, và do đó đồng tiền của họ là đồng tiền bẩn.

Thứ hai, công chúng nghĩ đến những bóc lột công sức của người lao động. Họ nghĩ rằng các đại gia nhờ bóc lột hay lợi dụng người nghèo khó để làm giàu, và do đó, đồng tiền của họ là đồng tiền phi đạo đức.

Dĩ nhiên, đó chỉ là những ấn tượng. Trên thực tế, có thể đó là các đại gia làm giàu một cách chính đáng. Có điều, người làm giàu chính đáng, làm giàu từ sự lao động cật lực của chính mình thì ít ai tiêu xài xa xỉ như vậy.

Cũng nên ghi nhận ở đây một thực tế là người Việt Nam có “văn hoá” chuộng cái nghèo (thanh bần) và không ưa người giàu. Điểm qua các tác phẩm văn học xưa và nay, chúng ta dễ dàng thấy người ta ca ngợi người nghèo khó và có ý chí phấn đấu, nhưng lại rất ác cảm với người giàu có.

Đọc Thạch Lam sẽ thấy ông có xu hướng ca ngợi và thi vị hoá cái nghèo, nhưng chỉ trích những người giàu sang mà ích kỉ và xấu xa.

PV:- Dư luận có phần “phẫn nộ” với sự xa hoa của một vài đại gia Việt kể trên nhưng lại ngưỡng mộ việc những siêu sao ở Mỹ mua nhà trị giá hàng chục triệu đô hoặc vợ chống Tom Cruise sắm cho cô con gái chưa tới 6 những món đồ hàng chục ngàn đô la. Xin GS hãy lý giải vì sao lại có sự phản ứng khác nhau như vậy?

GS Nguyễn Văn Tuấn:- Không ai lại xây một biệt thự đắt tiền mà chung quanh toàn những căn nhà lá; tương tự, tiêu tiền một cách xa xỉ trong khi đại đa số đồng hương còn nghèo khó là một việc làm dễ gây sốc. Đúng là ở Mỹ cũng có nhiều người tiêu tiền một cách xa xỉ, và vợ chồng Tom Cruise là một ví dụ.

Công chúng Mỹ ít ai đặt vấn đề về cách tiêu tiền của những tài tử điện ảnh này, vì ai cũng biết họ là những người rất giàu và họ làm giàu một cách chính đáng, làm giàu từ tài năng của họ. Vả lại, ở Mỹ, với thu nhập trung bình 40.000 đến 50.000 USD một năm, thì việc người giàu chi ra vài chục ngàn USD cho một món quà cũng chẳng làm ai sốc.

Còn ở nước ta, với thu nhập trung bình chỉ 1000 USD (hoặc thấp hơn) mà có người bỏ ra 20.000 USD xây nhà cho chó, hay 10.000 USD cho một cái điện thoại di động, hay 5.000 USD cho một chai rượu thì lại là một chuyện khác. Những cách tiêu tiền như thế rất phản cảm. Cách tiêu tiền phải tùy vào bối cảnh kinh tế.

Thử tưởng tượng ta uống một li cà phê giá 80 ngàn đồng, hay ăn một tô phở giá 800 ngàn đồng, và bên cạnh ta là những người bán vé số lam lũ với thu nhập một ngày chưa đến 30 ngàn đồng. Tiêu tiền xa xỉ như thế chẳng khác gì chà xát vào nỗi đau khổ của người nghèo khó. Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ. Tôi nghĩ một người có văn hoá không bao giờ hành xử một cách “dã man” với đồng hương của mình dù chỉ là gián tiếp.

Tôi còn nhớ vài năm trước ở Mỹ có hai vợ chồng người Việt bị giết chết, chỉ vì họ tậu một chiếc xe hiệu Hummer rất đắt tiền. Kẻ giết hai vợ chồng (là người Mỹ) sau này thú nhận là chỉ đơn giản vì ghét kiểu “chơi nổi” của hai vợ chồng người Việt.

Người ta lý giải rằng, khu vực họ sống là khu vực mà đa số dân là người lao động, nên cách sống của hai vợ chồng Việt làm cho người chung quanh thấy khó ưa. Tiêu tiền không đúng hoàn cảnh có khi cũng nguy hiểm.

Người giàu thường hay hành xử trái với đạo lý xã hội

PV:- Cùng lúc với những sự rước dâu bằng dàn xe tiền tỷ, máy bay hay nuôi chó triệu đô... là những hành xử bị dư luận lên án là vô cảm, coi rẻ giá trị con người như đại gia nước đá trả con dâu chỉ vì nghi con dâu mất trinh hay một gia đình đuổi người thân là người nước ngoài ra đường chỉ vì ông ta... nghèo. GS có thể bình luận gì về những hiện tượng trái khoáy nhưng diễn ra đồng thời như vậy?

GS Nguyễn Văn Tuấn:- Tôi không biết những hành động xa hoa trên có là vô cảm hay không, vì chỉ có đương sự mới có câu trả lời. Xin nói thêm rằng theo tôi được biết, trường hợp cô dâu ở Cần Thơ là do nghi ngờ vô cớ về một thước phim sex.

Còn đứng trên quan điểm khoa học, việc người giàu có hành xử “trái khoáy” có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Một nghiên cứu mới đây cho thấy người giàu có thường hay hành xử trái với đạo lý xã hội, hay phạm luật pháp. Có thể lý giải những hành động trái với đạo đức trong giới giàu có qua sự độc lập của họ.

Những người có nhiều tiền và quyền cao chức trọng tương đối độc lập và ít bị ràng buộc với người chung quanh họ, nên có nhận thức thấp về rủi ro liên quan đến những hành vi thiếu đạo đức của họ. Ngoài ra, người giàu tự tin rằng “kim ngân phá luật lệ”, họ dư thừa phương tiện và tài lực để đối phó khi họ vi phạm luật.

Người có quyền thế và giàu có cũng có khi suy nghĩ rằng họ “có quyền” thỉnh thoảng vi phạm luật pháp hay có những hành vi trái với đạo lý, vì họ nghĩ họ có công, họ chính là những người xây dựng nên qui chuẩn đạo đức.

Cũng có thể lý giải vì họ xa rời với những người chung quanh, họ sống trong giai tầng của họ, và tỏ ra xem thường những người nghèo hèn. Một lần nữa, những cách hành xử xem thường người nghèo cũng là một thể hiện của sự thiếu nền tảng văn hoá, và có khi thiếu kĩ năng sống.

Cũng cần nhắc đến một vài sự kiện gần đây khi có những đại gia mua đấu giá những món hàng đắt tiền dưới danh nghĩa làm từ thiện nhưng họ thật ra không mua. Đó không chỉ là một hành động gian trá mà còn là một giễu cợt vô cùng vô giáo dục trên nỗi khổ của người khác.

Hoàng Hạnh (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cú sốc giáo dục: Học sinh chửi tục trong bài kiểm tra

Thứ hai 07/01/2013 06:04

(GDVN) - Trong bài kiểm tra, một học sinh lớp 12 viết : “Nhắc đến vấn đề nói tục chửi bậy thì nó là một trò bình thường vãi. Mục đích của nó là gì? Ý nghĩa của nó là chi? Để mọi người có thể mắng nhiếc ư? Không! Thế thì bạn bè đã đ… chửi nhau. Sao? Đấy chỉ là một số thằng à? CCC. Đ… ai mà chả nói tục chửi bậy”

Với đề bài: “Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục chửi bậy trong học đường hiện nay?”. Một học sinh lớp 12 tên là Vũ Hoàng Long đã có một bài văn khiến nhiều người phải choáng váng vì những phát ngôn gây sốc của mình.

Vũ Hoàng Long đã trình bày phần mở đầu bài tập làm văn của mình như sau:

“Nhắc đến vấn đề nói tục chửi bậy thì nó là một trò bình thường vãi. Mục đích của nó là gì? Ý nghĩa của nó là chi? Để mọi người có thể mắng nhiếc ư? Không! Thế thì bạn bè đã đ… chửi nhau. Sao? Đấy chỉ là một số thằng à? CCC. Đ… ai mà chả nói tục chửi bậy”.

Posted Image

Ảnh chụp từ bài văn viết về hiện tượng nói tục, chửi bậy

Sau đó, học sinh này cũng rất ngang nhiên thừa nhận: “Mình cũng hay nói bậy lắm”. Và có lẽ để minh chứng cho việc “ai mà chẳng nói tục chửi bậy”, bạn học sinh này đã dẫn ra những cuộc hội thoại thường ngày nói với bạn bè, hoặc tưởng tượng ra tình huống chia tay của một đôi nam nữ…

Cuối cùng, nam sinh này kết luận: “Trường hợp nào chúng ta cũng có thể nói bậy. Cơ bản là vì nó ăn sâu vào máu rồi, người nào mà chẳng chửi…”.

Vì thế, bài văn đã nhận điểm 0 cùng lời phê: “Cần xem lại đạo đức bản thân” của giáo viên.

Cô Đặng Nguyệt Anh - Giáo viên dạy văn trường chuyên Hà Nội - Asmterdam chia sẻ: "Là một giáo viên dạy văn đã 21 năm, dù may mắn được dạy học tại một ngôi trường danh tiếng - nơi hội tụ của rất nhiều học sinh giỏi được sinh ra từ vùng đất có truyền thống thanh lịch, văn minh, vậy mà thỉnh thoảng tôi vẫn nghe thấy các em học sinh của mình nói tục ngay trong lớp học. Song, bài văn viết với những ngôn từ tục tĩu như thế này thì đây là lần đầu tiên tôi phải đọc.

Thật sự là tôi đã sốc và thấy thương cảm người bạn đồng nghiệp của tôi vì đã phải chấm và phê một "bài văn" như thế. Chắc chắn là tất cả các thầy cô dạy em H.L đều bị bất ngờ, buồn bực khi đọc bài văn này của L, nhưng đau lòng nhất hẳn là cô giáo dạy môn Ngữ văn lớp em L và bố mẹ của em ấy (nếu như họ đọc bài văn này và hiểu rõ lý do con trai mình bỗng trở nên nổi tiếng)".

Cô Đặng Nguyệt Anh cho biết đã từng đọc, từng chấm điểm một số bài văn được cho là "bài văn lạ". "Tôi cũng đã từng nêu các nguyên nhân tạo nên những bài văn lạ ấy: do ý tưởng sáng tạo và năng lực viết văn vượt trội của học sinh, do học sinh muốn gây sốc, tạo sự chú ý của dư luận hoặc do kiến thức, năng lực và phương pháp giảng dạy của giáo viên...Ở bài viết của H.L, sự "lạ" đâu phải do hiện tượng nói tục, chửi bậy đang tràn lan trong thế giới học đường tạo nên. Bởi L có thể viết về thực trạng đáng buồn ấy với một ngôn từ và giọng điệu hoàn toàn khác", cô Nguyệt Anh nói.

Cũng theo cô Nguyệt Anh, có những cái mới lạ, độc đáo khiến người ta ngỡ ngàng, xúc động và thán phục; cũng có những cái lạ, cái độc khiến cho người ta giật mình, xót xa thậm chí là bi phẫn. "Tôi đã có đủ cả giật mình, xót xa và bi phẫn khi đọc bài văn của H.L. Nếu tôi là cô giáo của L, tôi sẽ không cho điểm bài văn này và sẽ viết vào đó: "Em hãy xem lại mình và làm lại bài này!". Rất may là tối hôm qua, tôi vừa có được niềm vui, sự xúc động khi đọc "Bài viết cuối năm" của mấy em học sinh lớp 12 và lớp 8 mà tôi đang day. Chứ nếu không thì sau khi đọc bài văn của H.L, có thể tôi đã muốn bỏ nghề", cô Nguyệt Anh nói.

Ngay sau khi bài văn xuất hiện đã nhận được sự quan tâm nhiều chiều từ phía giới trẻ với nhiều ý kiến. Đa phần số đông độc giả đều lên án bài văn này. Nickname Totochan đặt câu hỏi: “Học sinh lớp 12 đây ư? Bố mẹ cho ăn học bao nhiêu năm để rồi như thế này hay sao?”. Nickname Rồng Bay cho rằng: “Hành vi nói tục chửi bậy là một điều đáng xấu hổ, thế mà học sinh này lại ngang nhiên viết những từ ngữ thô tục vào bài văn của mình, không thể chấp nhận được. Đây là thái độ coi thường học hành, coi thường thầy cô giáo một cách công khai ngay chính trong môi trường học đường”. Facebook La Thăng lại cho rằng: "Tôi thấy anh này dũng cảm, vì đã nói lên môt sự thật là người nào mà chẳng nói tục. Trong học đường, đó không phải là điều xa lạ, thậm chí rất quen thuộc với học sinh".

Ngày nay, những nét giao tiếp, ứng xử đẹp theo truyền thống đôi khi không được lớp trẻ gìn giữ, phát huy mà thay vào đó là xuất hiện hiện tượng lây lan, a dua lối sống buông thả, thiếu văn hóa thể hiện qua nói tục, chửi thề làm cho người nghe phản cảm, ức chế, bị xúc phạm. Bài văn nói về nói tục, chửi bậy này là một hiện tượng như thế.

Hiện tượng nói tục, chửi bậy đang ngày càng tràn lan trong giới trẻ. Những câu nói vô cùng phản cảm được thốt ra một cách vô tư từ các bạn trẻ là hiện tượng không còn xa lạ, thậm chí trở nên phổ biến. Tại các cổng trường, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh túm năm, tụm bảy nói chuyện rôm rả bằng những ngôn từ tục tĩu.

Không những thế, học trò còn mang cả những bài văn với lời lẽ dung tục vào ngay trong bài kiểm tra môn ngữ văn. Ở môi trường học đường, học trò còn như vậy thì trong các môi trường khác học trò sẽ như thế nào? Hiện tượng này là do ý thức của học sinh, do sự bắt trước hay do sự giáo dục chưa đúng đắn của nhà trường, gia đình? Bài văn này là báo động về sự xuống cấp về nhận thức của một bộ phận học sinh ngày nay.

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội: Đau xót vì chưa làm được nhiều để thế hệ trẻ nhận thức được việc nói tục

Trước những hiện tượng học sinh văng tục, chửi bậy, chúng tôi là những nhà giáo dục thấy rất đau xót vì chưa làm được nhiều cho thế hệ trẻ, cho các em nhận thức được những thiếu xót đó.

Hai “thành trì” được TS Lâm khi nói về hiện tượng học sinh văng tục, chửi bậy là mỗi gia đình phải có ý thức nhắc nhở, dạy dỗ con em mình theo đúng tôn vinh giá trị văn hóa, theo đúng tấm gương trong sáng của ông cha ta. Từ đó xây đựng cho con trẻ một thói quen. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải cho áp dụng thực hành nhiều trong học tập, chúng ta không thể nói mãi lời hay ý đẹp. Nhà trường hãy coi chính những đoạn clip học sinh văng tục này để làm chủ đề cho các buổi thảo luận, từ đó tạo thành một “gương” phản chiếu trở lại các em.

Đỗ Quyên http://giaoduc.net.v...m-tra/266188.gd

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đúng là đạo đức học đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Khi đưa ngôn ngữ chợ búa vào bài văn thì dấu hiệu này chứng tỏ đã không còn sự tôn trọng cho người thầy. Tiên học lễ, hậu học văn, ngay điều này cũng đã không được dạy thấu đáo...Có lẽ cần phải cải tổ giáo dục một cách triệt để!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là đạo đức học đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Khi đưa ngôn ngữ chợ búa vào bài văn thì dấu hiệu này chứng tỏ đã không còn sự tôn trọng cho người thầy. Tiên học lễ, hậu học văn, ngay điều này cũng đã không được dạy thấu đáo...Có lẽ cần phải cải tổ giáo dục một cách triệt để!

Điều này từ lâu đã quá hiển nhiên. Nhưng vấn đề là ở chỗ, cải tổ như thế nào? Lấy ai cải tổ đây? Khi mà cả hệ thống giáo dục như thế, các "Ráo sư", "Tiến xí",... hậu duệ của mấy ông "ở trần đóng khố" như thế! Hay chỉ là cái cớ để người ta vẽ ra đề án này, dự án nọ ... mà ....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều này từ lâu đã quá hiển nhiên. Nhưng vấn đề là ở chỗ, cải tổ như thế nào? Lấy ai cải tổ đây? Khi mà cả hệ thống giáo dục như thế, các "Ráo sư", "Tiến xí",... hậu duệ của mấy ông "ở trần đóng khố" như thế! Hay chỉ là cái cớ để người ta vẽ ra đề án này, dự án nọ ... mà ....

Hì! Từ lâu tôi đã xác định rằng: Chứng nào nền văn hiến Việt chưa được tôn vinh thì không thể nói chuyện cải cách giáo dục - và tôi thách đố tất cả những ai không có điều kiện tiên quyết này, nhưng lại có thể có một chương trình cải cách thành công. Một trong những nguyên nhân - như anh Votruoc miêu tả Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Choáng với bữa ăn ngàn đô thời bão giá

Bởi Theo NĐT | Vef.vn – 15 giờ trước

Trong lúc nhiều người vật vã vì miếng cơm manh áo thì đâu đó ở các nhà hàng sang trọng vẫn rôm rả trong tiếng chạm ly, nói cười của những đại gia với bữa ăn giá cả “ngàn đô”.

Hoa mắt vì bữa ăn "phòng vàng"

Nhận được điện thoại của người bạn làm việc ở nước ngoài lâu ngày trở về, tôi tất tả đến nhà hàng L.Đ nổi tiếng bậc nhất ở Hà Nội. Khi đến nơi, một nhân viên lễ phép mượn chìa khoá rồi tự lái xe đi gửi; hai nhân viên nữ xinh đẹp hướng dẫn tôi lên phòng vàng - phòng VIP số 1 của nhà hàng này. Ngay từ ngoài phòng lễ tân, cách bài trí đồ và sử dụng màu sắc sang trọng đã gây ấn tượng mạnh với tôi. Vào đến phòng vàng, tôi càng choáng ngợp hơn khi thấy màu vàng chủ đạo, với bức rèm pha lê, bộ đèn chùm toả ra ánh sáng đặc trưng của cung đình mà tôi từng được thấy trên các bộ phim của Trung Quốc.

Đập vào mắt tôi là chiếc bàn ăn màu trắng sang trọng đặt ở giữa phòng. Cứ theo giải thích của cô nhân viên xinh xắn tên Hương thì tất cả bát đĩa, thìa dĩa, ly chén trên bàn đều được mạ vàng 24K, với những đường nét được chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo. Những người được ăn ở "phòng vàng" này, theo bạn tôi cho biết, là phải có hoá đơn thanh toán từ 1.000 USD trở lên. Thực tế, ít có bữa nhậu nào ở phòng vàng dưới 2.000 USD, bởi đồ ăn ở đây khá đặc biệt, từ cách chế biến, bày biện cho đến giá cả.

Tôi liếc qua thực đơn, thấy giá niêm yết không có món nào dưới 30 USD (tương đương 600.000 đồng). Theo cô nhân viên xinh đẹp kia, tại nhà hàng có hơn 300 món ăn mang hương vị Hồng Kông (Trung Quốc) đích thực và do chính đầu bếp người Hồng Kông chế biến. Theo một người bạn khác trong mâm thì L.Đ là nhà hàng đắt đỏ bậc nhất ở Hà Nội. Chủ nhà hàng là một người Hồng Kông, kinh doanh đã mấy năm nay. Tại nhà hàng này, tầng 1 dành cho các bàn ăn chung, tầng 2 là các phòng riêng nhưng ở mức độ trung bình. Còn tầng 3 có các loại phòng như: "phòng vàng", "phòng bạc", "phòng phong thuỷ"... được trang trí riêng biệt theo đúng tên gọi của nó, nhưng đều chung một điểm là sang trọng và đắt đỏ.

Đặc biệt, trong thực đơn "đầu bếp giới thiệu", bếp trưởng Chung K.L sẽ trổ tài 20 "món tủ" bằng các tuyệt chiêu. Đó là các món cua gạch nguyên con hấp gừng hành, cây cá hồng xíu thượng hạng, hải sản thập cẩm om kiểu L.Đ, bóng cá om trứng cua... Thú vị nhất phải kể đến là món súp "Phật nhảy tường". Súp này bao gồm 7 nguyên liệu chính là vi cá, bào ngư, sò điệp, gân nai, bong bóng cá, hải sâm và nhân san cùng 20 phụ liệu khác. Cứ theo quảng cáo của nhà hàng này, "món súp này ngon đến mức khát khao thưởng thức lấn át cả lý trí, đến Phật cũng không thể cầm lòng mà phải nhảy qua tường hàng xóm để nếm thử" (!?).

20130107144402_a1.jpg

Môi cá anh vũ được rất nhiều đại gia "săn lùng".

Bữa ăn của chúng tôi gồm có 16 món, được nhà hàng bày trí cẩn trọng. Một chai rượu ngoại mạnh loại sang trọng được bán với giá 24 triệu đồng. Kết thúc bữa ăn cho 6 người, bạn tôi thanh toán hoá đơn hết hơn 85 triệu đồng, vị chi mỗi người "ăn" hết gần 15 triệu đồng, cho một bữa no!.

Món ăn hiếm gặp "móc hầu" bao đại gia

Còn nhớ cách đây ít ngày, cũng gặp người bạn cũ, tôi phải chắt bóp ít tiền mời bạn ra quán baba S.Đ trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội). Bữa ăn có 8 người, chúng tôi gọi một con baba gần 3kg và chai rượu, với tổng chi phí hết gần 4 triệu đồng. Thế nhưng, ăn xong, bạn tôi phán câu xanh rờn: "Baba ở đây ăn không ngon gì cả!", làm cả mâm ngạc nhiên. Nói rồi, anh bạn rủ chúng tôi sang nhà hàng L.P trên đường Hoàng Đạo Thuý (Hà Nội). Nhà hàng này có nhiều món rất lạ và đắt như: Cua hoàng đế (10 triệu đồng /con), tu hài Canada (5 triệu /con)...

20130107144508_a2.jpg

Tôm hùm là một trong những món đắt khách tại các nhà hàng sang trọng.

Như đã quen từ trước, tại đây, bạn tôi gọi món "baba om hạ thảo". Đây là món được xếp vào loại đắt nhất ở nhà hàng này, với nguyên liệu chính là baba và đông trùng hạ thảo - một vị thuốc cực quý có nguồn gốc ở dãy Himalaya lạnh lẽo giáp ranh giữa Trung Quốc và Nêpan. Nghe nói, một cân đông trùng hạ thảo ở đây có giá khoảng 30.000 USD, tức là khoảng 6 tỷ đồng/kg. Tuy nhiên, theo chủ nhà hàng, đông trùng hạ thảo ở đây chỉ là loại có nguồn gốc từ Hàn Quốc hoặc là từ một trung tâm nghiên cứu ở Đà Lạt (Lâm Đồng), có giá khoảng 20 triệu đồng/lạng. Mỗi nồi om sẽ bao gồm một con baba (khoảng 1,5 - 1,8kg) và 0,5 lạng đông trùng hạ thảo. Như vậy, mỗi nồi om cũng có giá khoảng 18 triệu đồng.

Một nhân viên của nhà hàng trên kể lại rằng, cách đây khoảng ba tháng, có một Việt kiều đến đặt bàn sang trọng nhất, dành cho ba người ăn. Vị khách này đến và yêu cầu được vào bếp để chế biến một món rất đặc biệt. Khi vào bếp, vị khách lấy ra một hộp bọc giấy vàng rất đẹp, nặng khoảng ba lạng và tự tay chế biến ba bát súp. Loại trứng này màu vàng óng rất đẹp, trăm trứng như một. "Vị bếp trưởng cũng bảo là chưa bao giờ nhìn thấy loại trứng này. Mãi đến khi thưởng thức, vị khách mới tiết lộ cho mọi người biết đó là trứng cá tầm trắng có tuổi đời hơn 50 năm. Chỉ ba lạng trứng nhưng có giá gần 160 triệu đồng!", cô nhân viên mắt tròn mắt dẹt kể.

20130107144402_a3.jpg

Món trứng cá Almas có giá 500 triệu đồng/kg. (Ảnh minh họa)

Cũng tại nhà hàng trên, một số thực khách đại gia cũng mạnh tay chi tiền để được thưởng thức món môi cá anh vũ. Đây là loại cá rất quý hiếm, chỉ có trên hệ thống sông Gâm, sông Lô và sông Thao. Với cấu tạo đặc biệt, môi cá anh vũ là lớp sụn chìa ra, cá càng nhiều tuổi thì môi càng chìa ra, khi ăn càng giòn, bùi. Theo lời đồn, ăn môi cá anh vũ sẽ gặp may mắn, thuận lợi trong việc kinh doanh. Vì thế, nhiều đại gia sẵn sàng chi hàng chục triệu chỉ để thưởng thức bát súp môi cá anh vũ. Thế mà, khách muốn ăn thì phải đặt trước cả chục ngày thì chủ quán mới có thể gom đủ cho vài ba người ăn.

Nhà hàng bình dân "chết đứ đừ"

Trái ngược với các nhà hàng sang trọng vẫn đông khách, thậm chí có nhà hàng còn vớ bẫm hơn mấy năm trước, các nhà hàng, quán ăn bình dân rơi vào tình trạng bi đát hơn bao giờ hết. Cảm nhận rất rõ rằng, các nhà hàng, quán ăn hiện không còn đông khách như mấy năm về trước. Số lượng nhà hàng, quán ăn đóng cửa ngày càng nhiều. Theo một thống kê chưa chính xác, trong năm 2012, chỉ riêng Hà Nội đã có hơn 500 nhà hàng đóng cửa, vì làm ăn thua lỗ. Trong số nhà hàng còn tồn tại thì có tới 1/3 đang hoạt động cầm chừng hoặc trong tình trạng "chết lâm sàng".

Chỉ dài khoảng 1,5km trên phố Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân, Hà Nội) hai năm trước có khoảng 15 quán nhậu, với những cái tên quen thuộc như Linh Chi, Tây Đô, Hiếu béo, Long Thành... Thế nhưng, hiện nay, trên phố này chỉ còn lại khoảng 7 - 8 nhà hàng. Khảo sát tại các nhà hàng này cho thấy, lượng khách ăn đã giảm đến 2/3 so với vài năm về trước. Và đặc biệt, chi phí trung bình mỗi thực khách đến đây giờ chỉ bằng 1/2 so với trước đó. "Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào, tiền điện nước, nhân công đều tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi. Vì thế, việc các nhà hàng, quán ăn nếu không đủ sức thì đóng cửa cũng là chuyện đương nhiên", anh Cường (quản lý nhà hàng H. chua xót nói.

Chị Nguyễn Thị Hải, một đầu nậu nguyên liệu của các nhà hàng khu vực quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm (Hà Nội) kể: "Cách đây mấy năm, nhất là vào dịp cuối năm như thế này, mỗi ngày tôi đưa cho các nhà hàng khoảng 300 triệu tiền hàng. Thế nhưng, từ đầu năm trở lại đây, do khách ăn ngày càng ít nên lượng hàng tiêu thụ chỉ còn khoảng 1/10". Cũng theo chị Hải, trong 5 năm qua, chị là mối giao hàng cho một quán ăn trên phố Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy), mỗi ngày khoảng 20 triệu đồng, theo nguyên tắc "gối đầu một tháng", tức là cứ cuối tháng này thì nhà hàng trả tiền cả tháng trước. "Thế mà, đùng một cái nhà hàng giải thể, chủ nhà hàng lặn mất tăm. Số tiền hơn 600 triệu đồng mà nhà hàng nợ đã không cánh mà bay..." chị Hải vừa khóc vừa nói.

====================

Nhà hàng LD này ở đâu ấy nhỉ? Hôm nào Sư Thiến tôi đến nhà hàng này.....nhìn một lần cho biết. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay