Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

'Không thể lập khu đèn đỏ ở Việt Nam'
Thứ ba, 22/1/2013, 10:06 GMT+7

Trao đổi với VnExpress chiều 21/1, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền cho rằng không thể hợp pháp hóa mại dâm, bởi nó luôn gắn liền với nhiều vấn đề xã hội phức tạp, như tội phạm mua bán người, ma túy...
> Kiến nghị gom dịch vụ nhạy cảm để ngăn chặn mại dâm

Posted Image
Ông Lê Đức Hiền, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ảnh: Hoàng Thùy.

- Thưa ông, TP HCM vừa kiến nghị gom những cơ sở kinh doanh nhạy cảm để quản lý hoạt động mại dâm tốt hơn, ông đánh giá như thế nào về đề xuất này?


- Lâu nay có nhiều ý kiến kiến nghị coi hoạt động mại dâm thành một nghề và gom gái mại dâm lại trong khu phố đèn đỏ như một số nước trên thế giới, tuy nhiên theo quan điểm của nhà nước ta, mại dâm chưa được coi là một nghề và cũng chưa có ý định hợp pháp hóa. Thực tiễn nghiên cứu tình hình quốc tế, việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ rất phức tạp.

Có người cho rằng mại dâm có từ cổ xưa, và đó là nhu cầu chính đáng, xem mại dâm là một nghề sẽ bớt được hiếp dâm trẻ em, bóc lột tình dục, lấy lan bệnh tật, tăng thu ngân sách... Nhưng tất cả đều là ngộ nhận. Mại dâm luôn luôn gắn liền với những vấn đề xã hội phức tạp khác, hết sức khó quản lý, đặc biệt là tội phạm mua bán người, bóc lột tình dục, ma túy, rửa tiền, mafia...

TP HCM tổ chức hội thảo, đưa ra đề nghị chứng tỏ lãnh đạo ở đó có trách nhiệm với thành phố của mình. Nhưng muốn thí điểm TP HCM không thể tự làm, họ phải báo cáo Chính phủ, Chính phủ sẽ lấy ý kiến các cơ quan chức năng. Để thí điểm phải cân nhắc rất nhiều, thậm chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải cho ý kiến bởi phòng chống mại dâm, ma túy là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân.

- Tại sao các nước đã xem mại dâm là một nghề và cho phép lập khu đèn đỏ, còn ta thì không?

- Trong thực tế cuộc sống có những việc chưa làm được, chưa quản lý được thì có thể bị cấm. Riêng vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, không phải là chúng ta không làm được, không quản lý được thì cấm, mà đó là quyết định trên cơ sở thực tiễn 20 năm thực hiện công tác phòng chống mại dâm và thực tiễn nghiên cứu hợp pháp hóa mại dâm, mô hình phòng chống mại dâm trên thế giới.

Những cái gì có lợi cho quốc gia, dân tộc thì làm, không có lợi thì không làm. Nếu cứ làm mà nó gây nhiều tác hại rồi sau này rút lại chính sách thì rất nguy hiểm. Lập khu đèn đỏ là rất khó khăn và phức tạp trong công tác quản lý. Không phải đơn giản là đưa gái mại dâm vào khu đèn đỏ, khám bệnh, thu thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho họ, bảo vệ họ khỏi bị chà đạp... là xong.

Nhiều nước hợp pháp hóa đã gây ảnh hưởng nhiều mặt trong việc phát triển đất nước và họ phải xem xét thay đổi chính sách. Như Thụy Điển, sau nhiều năm cho tự do mại dâm đã phải cấm một cách kiên quyết. Đó không phải chỉ vấn đề về kinh tế mà là vấn đề quản lý xã hội, sức khỏe và văn hóa... Họ đã cấm triệt để. Theo tôi nước ta cũng nên nghiên cứu mô hình này, sẽ trừng trị nặng môi giới, chủ chứa, bảo kê và xử lý nghiên khắc người mua dâm, đồng thời phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội có hiệu quả trong việc giúp người bán dâm từ bỏ công việc của mình.

Dù chính phủ một số nước cho mại dâm hợp pháp, nhưng người dân của họ vẫn cho việc ấy không có gì tốt đẹp cả, vì không ai muốn họ hàng, người thân mình đi làm mại dâm. Vì vậy, không lập phố đèn đỏ không phải là bảo thủ mà đó là kinh nghiệm của các nước, kinh nghiệm thực tiễn và quan điểm của nhà nước.

- Dù là hợp pháp hay không thì mại dâm vẫn gây nhiều hệ lụy, nếu gom những người hành nghề mại dâm lại thì xã hội sẽ "sạch sẽ" hơn. Ông nghĩ sao về việc này?

- Ở ngay các nước có phố đèn đỏ vẫn không quản lý được mại dâm lén lút vì các yếu tố như giá rẻ, thuận tiện, mại dâm từ các khu vực khác, các nước khác đổ về... Không phải cứ đưa mại dâm vào một khu thì ở ngoài mọi thứ đều sạch sẽ, yên bình. Nước ta hiện có khoảng 14.000-15.000 người hoạt động mại dâm, số lượng nghi ngờ là 30.000-32.000 và thực tế có khi còn cao hơn.

Nếu có khu đèn đỏ cũng chỉ thu hút được một phần người bán dâm, một phần lớn vẫn hoạt động ở bên ngoài. Do vậy thay vì lập khu riêng, chúng ta nên xây dựng nhiều dịch vụ xã hội tại cộng đồng để giúp được nhiều chị em.

- Theo nghị quyết của Quốc hội thì các cơ sở chữa bệnh sẽ không quản lý gái bán dâm nữa, số lượng gái bán dâm này hiện nay như thế nào, thưa ông?

- Sau khi có nghị quyết của Quốc hội chúng ta đã đưa hết chị em bán dâm ra khỏi các cơ sở và từ nay cũng không giáo dục tại xã, phường, thị trấn nữa. Đây là quan điểm nhân văn, nhân ái và phù hợp với bản chất con người Việt Nam, xu hướng thế giới.

Dù công tác quản lý còn nhiều khó khăn, chúng ta đã thay đổi chính sách, đang xây dựng các dịch vụ hỗ trợ như y tế, tư vấn, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm, cấp bao cao su, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone... để hỗ trợ giảm hại cho chị em cũng như giúp chị em từng bước bỏ hoạt động bán dâm. Như Hà Nội tổ chức dạy nghề, cán bộ của chi cục được chị em gọi điện đến nhờ giới thiệu việc làm, một bộ phận sinh hoạt ở các nhóm tự lực.

Đành rằng để nhiều chị em được tiếp cận các dịch vụ đó thì cần một quá trình để hình thành mạng lưới và hoàn thiện nên cần có thời gian chứ không thể trong chốc lát. Chúng ta sẽ đẩy nhanh thực hiện các cơ chế, chính sách để xây dựng tốt các dịch vụ đó từ Nhà nước, đoàn thể, các tổ chức xã hội, từ thiện. Điều này thể hiện tính nhân đạo bởi nhà nước không thể để chị em mãi mãi bị bóc lột tình dục, đó là chưa kể thuần phong mỹ tục, đạo đức, bệnh tật, an ninh trật tự, giống nòi... Bố mẹ bệnh tật thì làm sao đẻ những đứa khỏe mạnh, tuấn tú? Hậu quả nhìn thấy rõ như thế nên không thể để mại dâm tiếp diễn và là một nghề được.

Hoàng Thùy thực hiện

=============

Cá nhân tôi không có nhận xét xấu về gái mãi dâm. Có thể coi như là một nghề. Họ chẳng làm gì có hại cho xã hội cả - không ăn cắp, ăn trộm, không lừa đảo ai. Họ cần được bảo vệ. Chỉ những kẻ buôn người, cưỡng bức, hoặc dùng những thủ đoạn khác ép người bán dâm mới đáng trừng trị.

Nhưng vấn đề phức tạp ở chỗ: Nếu đã coi là một nghề thì thì phải có địa điểm hành nghề và chủ kinh doanh: Ai đứng ra làm chủ kinh doanh nghề này? Và khi đã là chủ kinh doanh thì sẽ này sinh thđoạn ép người bán dâm, gây những mâu thuẫn xã hội. Bởi vậy có lễ nên coi như một nghề tự do và không bị bắt như trước. Nhưng cần có những quy định, quy chế luật pháp chặt chẽ, nhưng thể hiện tính nhân đạo là chính. Thí dụ: Những người hành nghề này được coi là hợp pháp nếu có thể bào hiểm y tế và khám định kỳ chẳng hạn. Ngoài ra coi như hành nghề lậu bị phạt tiền.

Vài lời lạm bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con xin chắp tay lạy sư phụ Thiên Sứ. Chẳng cần đợi đến 23 Chạp Việt lịch cũng đã thấy rõ ..mười mươi là Anh Chí sa chân vào cái bẫy do mình giăng ra rồi. Cụ Hồ dạy ngoại giao nước nhỏ phải biết nhẫn nhục như Câu Tiễn thế mà quá hiểm, bao năm anh Chí lấn lướt, mình làm hòa để lôi mấy anh to khỏe hơn vào cuộc, tưởng không thể mà có thể mà thành sự thật mới hay chứ

Hihi, hi vọng bạn Lanha92 nói đúng, nhớ lại hồi xưa ông cụ nhà mình là ông già nam bộ hẳn hoi hay nói 1 câu " Mấy ông sĩ phu bắc hà là thâm lắm, chẳng biết mấy ổng nghĩ gì đâu". Cho nên mỗi khi mình bức xúc chuyện nước nhà, nhớ lại câu nói của ông cụ mà tự an ủi, biết đâu mấy ổng đang "nghi binh". Nhiều khi muốn bác Thiên Sứ luận bàn việc nội chính nghe chơi cho mở mang tầm hiểu biết, mà tiếc cái diễn đàn không bàn luận chính trị trong nước nên bác Thiên Sứ chẳng bao giờ đả động tới, chứ nếu không thì còn xôm tụ nữa.....Posted Image. Mấy bữa nay nghiền ngẫm "Bát Tiết Canh" của nhà báo Huy chương liên bang Đức mà buồn nẫu ruột, thấy nước mình chưa một ngày thật sự bình yên. Đọc tới phần cụ Đại Tướng nhà mình mà buồn muốn khóc..... Nói thật, dù biết chiến tranh dù giữa nước nào với nhau thì nhân dân lãnh hết, nhưng mình nghĩ phải có gì đó xảy ra đi chứ không khí cứ nóng bức thế này thì ai mà chịu nổi?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy mấy quốc gia nhiều khi cũng như lũ trẻ nít tụi cháu hồi xưa thôi, nợ nần nhau á? Đánh lộn trừ! Posted Image

Đại để việc đời thế cả. Hàng chợ ấy mà. Híc! Binh Pháp Tôn Tử - nói cho nó oai, chứ thực ra là cách lừa nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites
“Hỏa lực mồm” – 1 mũi tên nhiều đích và hệ lụy gậy ông đập lưng ông
Thứ ba 22/01/2013 13:00

(GDVN) - Màn "hỏa lực mồm" của gần 20 viên học giả đeo lon tướng tá Trung Quốc có thể mang lại cho bản thân họ ít nhiều bổng lộc, việc đưa ra các bài phân tích, bình luận “theo đơn đặt hàng” như vậy có thể giúp họ có thêm thu nhập

Màn "hỏa lực mồm" của gần 20 viên học giả đeo lon tướng tá Trung Quốc có thể mang lại cho bản thân họ ít nhiều bổng lộc, việc đưa ra các bài phân tích, bình luận “theo đơn đặt hàng” như vậy có thể giúp họ có thêm thu nhập cũng như nâng cao, đánh bóng tên tuổi đối với nhóm học giả quân sự là các sĩ quan PLA đã nghỉ hưu, hình ảnh của họ sẽ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Còn những học giả là tướng – tá đương chức, một khi những “bình luận, phân tích” của họ đánh trúng tâm lý của giới chức lãnh đạo sẽ giúp họ thăng tiến tốt hơn trong sự nghiệp của mình.

Trương Triệu Trung: Mỹ sẽ chạy như thỏ nếu Trung Quốc tấn công Senkaku

Chuẩn đô đốc, tức Thiếu tướng hải quân Trương Triệu Trung là một gương mặt quen thuộc được biết đến như một nhà bình luận quân sự diều hâu và hiếu chiến hàng đầu ở Trung Quốc hiện nay.

Posted Image
Trương Triệu Trung


Trương Triệu Trung thường xuyên xuất hiện trên các chương trình bình luận của CCTV7 và các hãng truyền hình khác ở Trung Quốc, Hồng Kông cũng như các bàn tròn giao lưu trực tuyến của các trang báo điện tử.

Trong số các học giả tướng tá của Trung Quốc hiện nay, Trương Triệu Trung nổi lên như một người chống Mỹ cực đoan. Viên Thiếu tướng này luôn đánh giá thấp năng lực quân sự của Mỹ khi phát biểu, “Mỹ sẽ chạy như con thỏ nếu Trung Quốc tiến hành cuộc chiến với Nhật Bản ở nhóm đảo Điếu Ngư (Senkaku)”, Trương Triệu Trung nói trên truyền hình nhà nước ngày 12/8/2012.

Là một Giáo sư hiện đang giảng dạy tại đại học Quốc phòng Trung Quốc và từng nghiên cứu tại học viện Quân sự Hoàng gia Anh, Trương Triệu Chung cũng thường xuyên chê bai khả năng quân sự của các nước láng giềng.

Trong lúc Trung Quốc – Philippines liên tục căng thẳng trên bãi cạn Scarborough năm ngoái, Trương Triệu Trung đã đăng đàn giao lưu
trực tuyến trên tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc online nhận xét, tàu chiến mạnh nhất của Manila cũng chỉ có 3000 tấn phục vụ từ những năm 1960 do Mỹ thải ra trong khi Trung Quốc có thể triển khai các tàu đổ bộ 18.000 tấn lớp Côn Lôn.

“Nếu có một cuộc đụng độ trên Biển Nam Hải (Biển Đông), khả năng nước ngoài can thiệp vào rất thấp, và bất kỳ cuộc xung đột nào sẽ không kéo dài”, Trương Triệu Trung tự tin dự đoán.

“Hỏa lực mồm” – 1 mũi tên nhiều đích và hệ lụy gậy ông đập lưng ông

Đối với một số nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc, sự xuất hiện của nhóm học giả diều hâu này là một phần của chiến lược “2 mặt” của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng lên các cuộc đàm phán ngoại giao về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Posted Image
Lực lượng "hỏa lực mồm" Trung Quốc: Trái qua phải, trên xuống dưới là Doãn Trác, Dương Nghị, Kim Nhất Nam, La Viện và Trương Triệu Trung

Với các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc, dường như họ đang được gửi một thông điệp rằng Trung Quốc đang trỗi dậy có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực từ những phân tích, bình luận công khai của nhóm học giả diều hâu này. Trong khi đó, thông điệp của nhóm học giả quân sự Trung Quốc dường như lại xung đột với “cam kết trỗi dậy hòa bình” của cánh lãnh đạo dân sự cấp cao ở Bắc Kinh.

Việc Bắc Kinh thực hiện kế sách xây dựng đội học giả "hỏa lực mồm" này là một mũi tên nhằm vào nhiều đích, trong đó 2 mục đích đầu tiên và nổi bật nhất đó là tuyên truyền về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông, Biển Đông tập trung vào thế hệ trẻ ở nước này thông qua mạng internet. Trong bối cảnh không có cái gì được gọi là "chứng cứ" trưng ra để chứng minh cho tuyên bố "chủ quyền" ấy thì với chiến thuật "nói lắm thành quen" kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan là một chiêu tuyên truyền hiệu quả.

Mục đích thứ 2 là tạo ra luồng dư luận lấn át về mặt truyền thông để đe dọa đối phương. Điều này đặc biệt nổi bật qua 2 sự kiện, tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines từ hồi tháng 4 năm ngoái
và tranh chấp Senkaku với Nhật Bản bùng phát từ tháng 9/2012. Chưa bao giờ người ta ghi nhận dàn "hỏa lực mồm" của Trung Quốc lại "nhả đạn" đồng loạt đến thế, giới học giả diều hâu Trung Quốc không tiếc lời mạt sát và đe dọa các bên liên quan.

Ngoài ra, một số nhà quan sát chính trị Trung Quốc cho rằng "dàn hỏa lực" này còn góp phần phân tán sự chú ý của dư luận bên trong Trung Quốc trước những vấn đề đối nội gây nhiều bức xúc như nạn tham nhũng, bất bình đẳng xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng tại các đô thị lớn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng và môi trường ô nhiễm. Thay vì để người dân biểu tình phản ứng trước những vấn đề bức xúc trong nước, hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc đã kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan gây nên những cuộc biểu tình chống Nhật Bản lan rộng khắp cả nước.

Tuy nhiên khi dàn "hỏa lực mồm" này càng phát huy bao nhiêu, "nhả đạn" bao nhiêu thì càng làm cho công luận quốc tế thấy rõ bản chất thực sự của cái gọi là "trỗi dậy hòa bình" của Bắc Kinh ở đây bấy nhiêu. Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc cảm thấy hết sức quan ngại, và chính Trung Quốc đã đẩy những quốc gia này xích lại gần nhau cùng đối phó với mối uy hiếp từ Trung Quốc cũng như việc thúc đẩy tiến trình Mỹ quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương trở nên nhanh và mạnh hơn.
Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay
Hồng Thủy
===========
Về khoản "ăn to nói lớn" thì tôi có chút ít hiểu biết về mấy vị này. Ngày xưa Trung Quốc cảnh cáo máy bay Mỹ xâm phạm không phận lần thứ 1 làm thiên hạ đứng tim, Cứ tưởng chiến tranh xảy ra đến nơi. Nhưng cảnh cáo riết đến lân thứ .... 467 (Tôi có thể nhớ sai con số lẻ) thì một độ nhậu lịch sử xảy ra ở Tử Cấm Thành giữa Mao Chủ tịch và TT Hoa K Nixon- vào năm 71. Nhưng từ năm 68 của thế kỷ trước đã có những độ bóng bàn Trung Quốc và Hoa Kỳ giao lưu.(*)

Đấy chỉ là một ví dụ và quá nhiều ví dụ khác. Cho nên, bây giờ mấy ông tướng này la hét, tôi cũng chẳng thấy có gì mới cả.
===========
* Đây chính là thời điểm bắt đầu có sự xem xét lại lịch sử cội nguồn Việt tộc của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới".
Nhưng thời thế mội lúc một khác. Bây giờ cái "cộng đồng "
ấy không còn nhất trí nữa. Vậy thì cái "cơ skhoa học" ấy có xem xét lại không nhỉ?
Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm trước cháu đọc xong bài viết của chú Hoangnt, cháu choáng quá, đến cả Đức Thích Ca mà cũng sang nước ta du học..Rồi mộ Nữ Oa còn ở Hà Tây, mộ các Đế ở xung quanh núi Tản.....Lịch sử nước ta gống như bị che phủ, khi vén lên thì làm cả thế giới lẫn người dân sững sờ.. Vậy thì thuyết Lão Tử hóa Hồ Kinh xem ra cũng có đôi phần ..đúng chăng, cái này thì do các cao nhân chỉ giáo vậy

Vấn để nữa là Trung Quốc và các nhà " khoa học" VN làm sao chấp nhận được thực tế này, ....còn riêng con dân nước Viêt thì nguồn cội dân tộc đã là máu rồi, máu từ hàng vạn năm vẫn đang chảy trong huyết quản chúng ta

Xin cảm ơn bác Lãn Miên, bác Văn Nhân, bác Hoangnt, bác Thiên Sứ, và những người dã hy sinh cả đời vì cội nguồn dân tộc..Và chúng ta lại như thấy bóng cây Chiên đàn vĩ đại của 5000 năm trước bừng nở trên miền đất Phật dẫn lôí chúng ta về ...quê nhà, đất tổ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm trước cháu đọc xong bài viết của chú Hoangnt, cháu choáng quá, đến cả Đức Thích Ca mà cũng sang nước ta du học..Rồi mộ Nữ Oa còn ở Hà Tây, mộ các Đế ở xung quanh núi Tản.....Lịch sử nước ta gống như bị che phủ, khi vén lên thì làm cả thế giới lẫn người dân sững sờ.. Vậy thì thuyết Lão Tử hóa Hồ Kinh xem ra cũng có đôi phần ..đúng chăng, cái này thì do các cao nhân chỉ giáo vậy

Vấn để nữa là Trung Quốc và các nhà " khoa học" VN làm sao chấp nhận được thực tế này, ....còn riêng con dân nước Viêt thì nguồn cội dân tộc đã là máu rồi, máu từ hàng vạn năm vẫn đang chảy trong huyết quản chúng ta

Xin cảm ơn bác Lãn Miên, bác Văn Nhân, bác Hoangnt, bác Thiên Sứ, và những người dã hy sinh cả đời vì cội nguồn dân tộc..Và chúng ta lại như thấy bóng cây Chiên đàn vĩ đại của 5000 năm trước bừng nở trên miền đất Phật dẫn lôí chúng ta về ...quê nhà, đất tổ

Về mặt chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến có nhiều người xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ai muốn phát biểu kiểu gì là tùy họ, miễn không phạm nội quy. Không chỉ ở diễn đàn này, mà còn ở nhiều diễn đàn khác. Họ muốn nói Thời Hùng Vương chính là Thiên Đường do các vị tiên thánh giáng trần cũng được. Ai nghe thì nghe, không nghe thì không phải việc của tôi.

Riêng tôi, thì tính chính danh là chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học - vì họ phủ nhận cũng nhân danh "Cơ sở khoa học" (Mặc dù cái "cơ sở khoa học" của họ là cái gì thì họ không cho biết). Còn tôi thì công bố rõ ràng:

Tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng là phương pháp căn bản trong hệ thống luận cứ của tôi. Tiêu chí khoa học thì nhiều vô kể và tôi đã tự thẩm định khi đối chiếu, so sánh với những luận cứ có tính hệ thống của tôi với những tiêu chí đó. Tiêu chí khoa học là khách quan và tôi không tự đặt ra, mà nó thuộc về tài sản tri thức của nền khoa học hiện đại (Cách đây nửa thế kỷ về trước, những tiêu chí khoa học chưa hoàn chỉnh). Muốn phản biện, chỉ ra chỗ sai của tôi (Hoặc muốn chụp mũ theo kiểu "âm mưu lập tôn giáo") thì phải căn cứ vào tiêu chí khoa học, chứ không phải nói phong long - rằng Tàu thì cứ từ đúng trở lên và tôi sai rồi.

Bởi vậy, nó là phương pháp của riêng tôi, không liên quan đến ai cả. Cho dù cùng xác định Việt sử 5000 năm văn hiến và cùng thể hiện trên một diễn đàn.

Cảm ơn Lạnha92 cho tôi có dịp xác định quan điểm của mình.

.

Share this post


Link to post
Share on other sites
18 đời Vua Hùng khác (#) với 18 Vua Hùng, bởi Con nối ngôi Cha tính 1 đời. Do đó 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương ghi trong chính sử (2879 BC – 257BC) là hoàn toàn hợp lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cũng chỉ là hậu sinh, kiến thức hạn hẹp nhưng cháu có niếm tin rằng tổ tiên mình thật sự hào hùng giống như những gì bác đã chứng minh và ngay cả quê hương cháu sự thật vẫn là sự thật, chẳng nhẽ tổ cháu lại ,,,mở mang đất đai, dạy chữ cho người dân mà lại ,,,thuộc dân ăn lông ở lỗ.?

Người ta không thể che mờ được rằng, hàng trăm ngôi chùa, đình, miếu mạo được dựng từ thời đại Hùng Vương, có lịch sử liên tục.. Hàng ngàn dòng họ nối đời lưu truyền về nguồn cội. Đó là thứ làm những kẻ muốn xóa bỏ sự thật điên đầu, chúng càng xuyên tạc, thì càng quay cuồng trong mớ bòng bong lịch sử do chúng viết nên

Người ta không tin, kệ họ, Ngay đến nước Mĩ hùng mạnh cũng có cộng đồng Mormol, họ lưu giữ ký ức của thế hệ những người Mĩ di cư, không để kẻ khác xuyên tạc

Cháu giữ vững niềm tin của mình, chúng ta ngẩng cao đầu khi nghĩ và tự hào về tổ tiên mình, quý trọng công lao xương máu mở mang đất nước, truyền mãi muôn đời

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cũng chỉ là hậu sinh, kiến thức hạn hẹp nhưng cháu có niếm tin rằng tổ tiên mình thật sự hào hùng giống như những gì bác đã chứng minh và ngay cả quê hương cháu sự thật vẫn là sự thật, chẳng nhẽ tổ cháu lại ,,,mở mang đất đai, dạy chữ cho người dân mà lại ,,,thuộc dân ăn lông ở lỗ.?

Người ta không thể che mờ được rằng, hàng trăm ngôi chùa, đình, miếu mạo được dựng từ thời đại Hùng Vương, có lịch sử liên tục.. Hàng ngàn dòng họ nối đời lưu truyền về nguồn cội. Đó là thứ làm những kẻ muốn xóa bỏ sự thật điên đầu, chúng càng xuyên tạc, thì càng quay cuồng trong mớ bòng bong lịch sử do chúng viết nên

Người ta không tin, kệ họ, Ngay đến nước Mĩ hùng mạnh cũng có cộng đồng Mormol, họ lưu giữ ký ức của thế hệ những người Mĩ di cư, không để kẻ khác xuyên tạc

Cháu giữ vững niềm tin của mình, chúng ta ngẩng cao đầu khi nghĩ và tự hào về tổ tiên mình, quý trọng công lao xương máu mở mang đất nước, truyền mãi muôn đời

Đức Chúa Jesu nói: "Phúc cho những ai không biết mà tin". Đức Phật nói - Đại ý: " Các ngươi chớ vội tin lời ta nói, mà hãy suy ngẫm những gì ta nói để tìm chân lý"; "Những lời ta nói chỉ là ngón tay chỉ lên mặt trăng và không phải mặt trăng"; "những điều ta nói như nắm lá trên tay ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta".....Là một Phật tử, tôi muốn Lanha hãy suy ngẫm và chớ vội tin ngay cả tôi. Hay suy ngẫm. Có thể tôi cũng sai. Nhưng cái sai của tôi phải được chứng minh trên cơ sở tiêu chí khoa học. Chứ không phải thứ lập luận: "Lường Thiên Xích của Tàu trong huyền không hợp lý hơn Lương thiên Xích trong huyền không Lạc Việt"; hoặc "Lục thập hoa giáp của Tàu đúng vì nó là tiên đề" và rằng" Sở dĩ nó là tiên đề vì người Tàu không chứng minh được". Vớ vẩn.

Bởi vậy, khen tôi thì tôi thích nhưng chưa phải là vui. Chê tôi thì tôi không ưa, nhưng không hẳn đã ghét. Bởi vì: Nếu khen không đúng chỗ thì là kẻ ninh bợ và có mục đích - khi tôi chẳng có gì để người ta phải nịnh bợ; chê sai, nhưng thái độ khách quan tôi cũng không ghét vì người ta chưa hiểu.

Cái khó của tôi là tôi phục hồi một lý thuyết đã có sẵn, nhưng sai lạc và thất truyền; chứ không phải xây dựng một học thuyết. Việc này chưa có tiền lệ trong nghiên cứu khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines đưa tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án LHQ

Thứ Ba, 22/01/2013 - 15:30

(Dân trí) - Ngoại trưởng Philippines hôm nay cho biết, nước ông đã đưa Trung Quốc lên tòa án Liên hợp quốc, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của nước này đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Posted Image

Một tàu Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough.

“Philippines sẽ dùng gần như mọi cách thức chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc theo phương thức đàm phán hòa bình… chúng tôi hi vọng rằng các tiến trình của tòa án sẽ đem vấn đề tranh chấp này tới một giải pháp lâu dài”, Ngoại trưởng Del Rosario cho biết trong cuộc họp báo. Ngoại trưởng Del Rosario cũng cho biết Manila đã thông báo cho đại sứ Bắc Kinh về quyết định đưa Trung Quốc ra tòa án phân xử theo Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc, được cả 2 nước ký năm 1982.

Theo Ngoại trưởng Philippines, trong bản đệ trình, Philippines cho biết cái gọi là “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh, vẽ tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có cả vùng biển, đảo nằm sát bờ biển các nước láng giềng, là bất hợp pháp.

Bản đệ trình cũng kêu gọi Trung Quốc “rút lại các hoạt động phi pháp, vi phạm quyền tối cao và tài phán của Philippines theo Công ước 1982 UNCLOS”, ông cho biết thêm.

Tuyên bố chủ quyền của Philippines chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của các nước gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Trong suốt 2 năm qua Trung Quốc đã gia tăng hoạt động nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình ở vùng biển được cho là giàu dầu lửa và khí đốt này.

Manila cho rằng quan điểm của Trung Quốc đã dẫn tới căng thẳng với Philippines vào năm ngoái trên bãi cạn Scarborough, quần thể gần bờ biển Philippines hơn so với bờ biển Trung Quốc.

“Trong rất nhiều trường hợp, suốt từ năm 1995, Philippines đã trao đổi quan điểm với Trung Quốc về giải quyết hòa bình những tranh chấp này. Tới hôm nay, vẫn rất khó tìm được giải pháp”, Ngoại trưởng Philippines khẳng định.

Vũ Quý

Theo AFP

=======================

Tốt! Giải pháp duy nhất đúng - đối với Philipfin - nếu không muốn đánh nhau và không chịu được áp lực của nước lớn. Công bằng, minh bạch. Trung Quốc không theo kiện thì vô lý. Mà theo kiện thì ai có bằng chứng thuyết phục người đó đúng. Tòa xử là một chuyện. Còn phần thi hành án nữa chứ! Hì. Vậy phải nhờ sen đầm quốc tế.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ sẵn sàng kế hoạch đánh chìm tàu Mỹ

22/1/2013 10:52

Tờ Business Insider (Mỹ) hôm 21/1 đưa tin, trong khi Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật nếu xảy ra xung đột xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã lặng lẽ lên kế hoạch đối phó với Washington.

Posted Image

Tàu khu trục 052 diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: sinodefence

Khi Mỹ tuyên bố thay đổi chiến lược, chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á và trực tiếp tăng cường nguồn lực quân sự tới Thái Bình Dương, thì Trung Quốc đã không phải mất nhiều thời gian để đối phó với cái mà họ cho là một mối đe dọa mới trong khu vực.

Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng các khả năng tên lửa thông thường có thể mang nhiều đầu đạn, phóng từ nhiều vị trí - một chiến thuật có thể áp đảo tàu phòng thủ của hải quân và sẽ làm tê liệt mọi khả năng của con tàu ấy.

Tần Duy Hồng, Chỉ huy lực lượng Nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược) của Trung Quốc nói: "Tên lửa thông thường là quân át chủ bài trong tác chiến hiện đại. Vì vậy, chúng tôi phải sẵn sàng bất cứ lúc nào. Chúng tôi phải có khả năng phản ứng nhanh chóng trước các cuộc tấn công, đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao, tiêu diệt hoàn toàn đối thủ. 114 tên lửa đã phóng của chúng tôi đều đạt được mục tiêu chính xác".

Quy trình sử dụng tên lửa trên một tàu hải quân Mỹ thường gồm các hoạt động: Đầu tiên họ sẽ phóng tên lửa phòng không tầm xa kiểu như SM-2ER. Nếu không thành công thì sau đó một tên lửa tầm ngắn hơn như ESSM sẽ được dùng, tiếp đến là hệ thống súng trên boong tàu sẽ bắn đạn phòng không nổ mạnh.

Tuy nhiên, từng quy trình đều sử dụng một tên lửa, nên nếu Trung Quốc có thể bắn nhiều tên lửa cùng lúc, cùng hướng vào cùng một con tàu, thì cơ hội thành công của họ sẽ tăng lên gấp bội.

Trung Quốc cũng sẽ khởi động vũ khí từ bờ biển cũng như trên những tàu khu trục 052 mới lớp Luho được trang bị hệ thống Aegis. Theo giới phân tích, kế hoạch tác chiến này đặc biệt phù hợp với những diễn biến mới trong khu vực hiện nay.

Thái An (theo Business Insider)

==========================

Tần Duy Hồng, Chỉ huy lực lượng Nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược) của Trung Quốc nói: "Tên lửa thông thường là quân át chủ bài trong tác chiến hiện đại. Vì vậy, chúng tôi phải sẵn sàng bất cứ lúc nào. Chúng tôi phải có khả năng phản ứng nhanh chóng trước các cuộc tấn công, đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao, tiêu diệt hoàn toàn đối thủ. 114 tên lửa đã phóng của chúng tôi đều đạt được mục tiêu chính xác".

Quy trình sử dụng tên lửa trên một tàu hải quân Mỹ thường gồm các hoạt động: Đầu tiên họ sẽ phóng tên lửa phòng không tầm xa kiểu như SM-2ER. Nếu không thành công thì sau đó một tên lửa tầm ngắn hơn như ESSM sẽ được dùng, tiếp đến là hệ thống súng trên boong tàu sẽ bắn đạn phòng không nổ mạnh.

Tuy nhiên, từng quy trình đều sử dụng một tên lửa, nên nếu Trung Quốc có thể bắn nhiều tên lửa cùng lúc, cùng hướng vào cùng một con tàu, thì cơ hội thành công của họ sẽ tăng lên gấp bội.

Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra thì tên lửa chỉ là thứ vũ khí hạng hai.

Trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ I - những thứ vũ khí của phe Đồng Minh là những thứ không hề có trên thị trường và chưa hề được nghe nói tới. Bây giờ nó được bày bán cứ như hàng chợ.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

100 triệu đồng dư luận và địa chỉ của sự thật

Thứ Tư, 23/01/2013 - 07:45

(Dân trí) - Chiều 21/1, TP.Hà Nội công bố kết quả kiểm tra tuyển dụng công chức tại một số quận, huyện… Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hồ Quang Lợi và GĐ Sở Nội vụ Trần Huy Sáng khẳng định, đến ngày 4/1 chưa phát hiện trường hợp nào đưa và nhận tiền để chạy công chức.

Chạy công chức 100 triệu: “Xác định việc đó, ở đâu… không dễ!”

Chạy công chức "không dưới 100 triệu"!

Posted Image

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Vậy là điều mà ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy thành phố Hà Nội Trần Trọng Dực công bố về việc chạy công chức là không có cơ sở, chỉ dựa vào dư luận.

Trên thực tế, kết quả kiểm tra và thông tin từ dư luận đôi lúc lại trái ngược nhau ở chỗ, sự thật không đứng về báo cáo kiểm tra mà lại đứng về phía dư luận, mặc dù nó không có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm bằng con số như kết quả của một cơ quan kiểm tra. Có rất nhiều sự thật về tham nhũng lù lù trước mắt nhân dân nhưng không thể tóm được thủ phạm, bởi vì không có chứng cứ chứng minh cụ thể. Hoặc vì nhiều lý do khác, quyền lực có thể xóa sạch mọi chứng cứ, cho nên sự thật vẫn chỉ sống trong dư luận.

Dư luận chỉ mở ra một phiên tòa lương tâm và nhân dân là thẩm phán, bản án là bia miệng ngàn đời. Bản án này tuy không tống giam được kẻ tham nhũng, nhưng ngàn thu không rửa sạch cái danh nhơ nhuốc. Quả thật, nó đáng sợ hơn một bản án có hiệu lực pháp luật.

Bàn rộng ra như vậy để thấy rằng, chuyện kiểm tra không ra việc chạy công chức 100 triệu có gì là lạ. Người đưa tiền hối lộ sẽ không dại gì tự khai mình có hành vi đưa hối lộ, chỉ cần thế thôi là mọi sự kiểm tra đều không có cơ sở. Còn có anh nào tham nhũng lại tự khai mình tham nhũng không? Tất nhiên là không?

Nói như thế không phải là không chống được nạn chạy công chức, nạn mua quan bán quyền. Chỉ cần người đứng đầu trong một đơn vị, lãnh đạo các cơ quan công quyền công tâm, liêm khiết thì đố có anh cấp dưới nào dám lộng hành.

Chỉ có điều, người công chính ngày nay cũng như lá mùa thu.

Người công chính quý hiếm, nhưng càng hiếm người được đặt vào các vị trí lãnh đạo. Phải chăng trong cuộc đấu tranh chống các hiện tương tiêu cực đang tồn tại, việc đưa và nhận tiền để chạy công chức vẫn chưa thể có câu trả lời cần có?

Lê Chân Nhân

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

==============

Hic!
Người ta nhầm lẫn giữa tôi phạm bị trừng trị và ngăn chặn tội phảm. Hãy chỉ cho tôi ai là kẻ tham nhũng đang tồn tại với chức vị của h? Không có luôn chứ đừng nói đến chạy chức!

Chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề, nếu tiếp tục tư duy kiểu này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật gửi thư tay cho Tổng Bí thư Trung Quốc

Thứ Ba, 22/01/2013 - 18:13

(Dân trí) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay đã có động thái nhằm làm giảm căng thẳng với Trung Quốc bằng việc gửi một bức thư tay cho Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình thông qua một đồng minh thân cận.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Động thái trên diễn ra sau nhiều tháng căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh một quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông, vốn chứng kiến nhiều vụ đối đầu trên biển.

Ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng New Komeito - một đối tác liên minh của đảng cầm quyền Tự do Dân chủ, hôm nay đã tới thủ đô Bắc Kinh. Ông Yamaguchi dự kiến sẽ lưu lại Trung Quốc 4 ngày và có cuộc gặp gỡ với Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình để trao cho ông bức thư của Thủ tướng Abe.

“Quan hệ Trung-Nhật đã đối mặt với nhiều mâu thuẫn và đối thoại chính trị chưa được tổ chức trong một thời gian dài”, ông Yamaguchi phát biểu trước báo giới chức khi khởi hành chuyến công du Trung Quốc.

“Tôi sẽ tiến một bước nhằm khai thông việc bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước”, ông Yamaguchi nói.

Nhưng ông Yamaguchi, người không đảm nhiệm vị trí chính thức nào trong chính phủ, cũng cho biết thêm rằng Tokyo không có ý định thoả hiệp về cuộc tranh cãi lãnh thổ. “Lập trường của chúng tôi là không có vấn đề lãnh thổ nào tồn tại. Chính phủ và liên minh đều có chung quan điểm như vậy”, ông nói.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng lỗi từ chối cho biết là ông Yamaguchi sẽ gặp ai tại Bắc Kinh, nhưng nói thêm rằng đối thoại có thể đóng một vai trò tích cực.

Trung Quốc đã nhiều lần điều tàu tới vùng biển gần quần đảo tranh chấp - hiện do Tokyo quản lý, được Nhật Bản gọi là Senkaku nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư - kể từ khi Tokyo quốc hữu hoá một phần quần đảo hồi năm ngoái. Động thái này của Tokyo đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao và làm bùng phát các cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng điều các máy bay tuần tra trên không tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hôm 20/1, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối Mỹ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra một cảnh báo úp mở tới Trung Quốc rằng không nên thách thức sự quản lý của Tokyo đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

An Bình

Theo AFP

=================

Hy vọng rằng người Trung Quốc không coi hành vi này là sự xuống nước của Nhật Bản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái sự học của cha ông rất đơn giản

\ Học làm người...đối nhân xử thế trên kính dưới nhường, người có chữ và người không có chữ đều phải biết tôn trọng bố mẹ ông bà tổ tiên, sau rộng ra là làng xóm...thứ nữa thì vua nhưng vua ở xa thì tùy biến. Ai có cơ hội thì học cao đỗ đạt không thì đi cày cũng là an nhàn một kiếp chẳng bận thế nhân

- Học không vì quan chức quyền thế. Càng học càng ham, đó mới là người học đích thực, kẻ quyền thế ỷ cao sang mà coi thường vương pháp, sống trên đầu làng nước thì chết cũng chỉ có nắm xương tàn mà điều tếng còn mãi..Hùm chết để da, người chết để tiếng, Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Câu hỏi làm nhiều lý thuyết gia ta , tàu tây điên đầu là sao người Việt gần Trung hoa, ảnh hưởng Trung hoa mà không bị hoa hóa, tại sao chỉ bằng truyền miệng mà lưu giữ được nhiều vốn văn hóa thế.....Nhiều đáp án đưa ra, nghiên cứu cả ADN, nghiên cứu cả văn hóa, rồi kết luận văn minh ..lúa nước là ..nhớ dai... Nhưng kết luận của các cụ rất giản dị: Nghe nhiều thì nó nhớ lâu

Thế nên cái giáo dục bây giờ đánh mất phần hồn là sự học lấy nhân bản làm gốc, thay vào đó là sự lên ngôi của duy vật ưa vật chật, nặng hình thức. Cách hay nhất là...xóa, trồng một cây giáo dục mới khỏe mạnh, lấy Bản sắc Việt làm mục tiêu hướng tới...Ví như

Lịch sử: bắt đầu từ quá trình dựng nước của các Vua Hùng -- Việt sử 5000 năm như ngày trước từng có trong chương trình

Toán học: Học cái thiết yếu cái tính toán ra tiền hàng ngày chứ mấy cái cao siêu bỏ đi

Địa lý: Dạy biết yêu nước Việt

...

Và môn quan trọng ; Đạo làm người ,đừng dùng đạo đức. Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu đồng báo, yêu thiên nhiên....ghét cái xấu

Thiển nghĩ ..sự thay đổi dù đâu đớn nhưng đó là cần thiết cho tương lai con em chúng ta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trò đi học để yêu ai?

Thưa tôi đi học yêu người gần xa

Gần là yêu mẹ yêu cha.

Trước thì anh chị sau ra họ hàng.

Sau rồi tới kẻ lân bang.

Tôi yêu,yêu hết kẻ sang người hèn.

Bao nhiêu kẻ lạ cùng quen.

Cùng nhau có mặt ở trên hoàn cầu.

Là tôi yêu chẳng xiết đâu.

Ấy tôi đi học chỉ cầu thế thôi.

Bài thơ này không biết của ai, nhưng TG thấy nó rất sâu sắc gửi vào trẻ thơ một tình yêu bao la, đầy tính nhân văn.

==========

Cái sự học của cha ông rất đơn giản

\ Học làm người...đối nhân xử thế trên kính dưới nhường, người có chữ và người không có chữ đều phải biết tôn trọng bố mẹ ông bà tổ tiên, sau rộng ra là làng xóm...thứ nữa thì vua nhưng vua ở xa thì tùy biến. Ai có cơ hội thì học cao đỗ đạt không thì đi cày cũng là an nhàn một kiếp chẳng bận thế nhân

- Học không vì quan chức quyền thế. Càng học càng ham, đó mới là người học đích thực, kẻ quyền thế ỷ cao sang mà coi thường vương pháp, sống trên đầu làng nước thì chết cũng chỉ có nắm xương tàn mà điều tếng còn mãi..Hùm chết để da, người chết để tiếng, Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Câu hỏi làm nhiều lý thuyết gia ta , tàu tây điên đầu là sao người Việt gần Trung hoa, ảnh hưởng Trung hoa mà không bị hoa hóa, tại sao chỉ bằng truyền miệng mà lưu giữ được nhiều vốn văn hóa thế.....Nhiều đáp án đưa ra, nghiên cứu cả ADN, nghiên cứu cả văn hóa, rồi kết luận văn minh ..lúa nước là ..nhớ dai... Nhưng kết luận của các cụ rất giản dị: Nghe nhiều thì nó nhớ lâu

Thế nên cái giáo dục bây giờ đánh mất phần hồn là sự học lấy nhân bản làm gốc, thay vào đó là sự lên ngôi của duy vật ưa vật chật, nặng hình thức. Cách hay nhất là...xóa, trồng một cây giáo dục mới khỏe mạnh, lấy Bản sắc Việt làm mục tiêu hướng tới...Ví như

Lịch sử: bắt đầu từ quá trình dựng nước của các Vua Hùng -- Việt sử 5000 năm như ngày trước từng có trong chương trình

Toán học: Học cái thiết yếu cái tính toán ra tiền hàng ngày chứ mấy cái cao siêu bỏ đi

Địa lý: Dạy biết yêu nước Việt

...

Và môn quan trọng ; Đạo làm người ,đừng dùng đạo đức. Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu đồng báo, yêu thiên nhiên....ghét cái xấu

Thiển nghĩ ..sự thay đổi dù đâu đớn nhưng đó là cần thiết cho tương lai con em chúng ta

Edited by trucgiac

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Nhà tiên tri' Việt: 2013 là năm đỉnh cao của thiên tai

Nghĩ sau Ngày tận thế > Dân Trung Quốc ngóng đĩa bay trong 'ngày tận thế'

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương đã cung cấp những dự báo mới nhất về Việt Nam và thế giới năm 2013.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Quan tham” Trung Quốc đua nhau tẩu tán hàng tỷ USD ra nước ngoài

Thứ tư 23/01/2013 09:27

Hàng ngàn “quan tham” Trung Quốc đua nhau tẩu tán tài sản bất hợp pháp và tuồn lậu hàng trăm tỷ USD ra nước ngoài.

Bất động sản sang trọng đang được bán phá giá trên thị trường Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu cho bất cứ ai có thể trả bằng tiền mặt, khi các “quan tham” cố tìm cách biến thành “quan thanh liêm” hoặc chuẩn bị “chuồn” ra nước ngoài.

Một báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CDIC) cho biết làn sóng bán nhà sang trọng bắt đầu từ cuối tháng 11 và đã tăng vọt kể từ tháng12/2012.

CDIC cho biết khối lượng giao dịch loại hàng hóa cao cấp này đã tăng “100 lần”, sau khi TBT Tập Cận Bình cảnh báo rằng “tham nhũng có thể hủy hoại Đảng và Nhà nước” và cử Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Vương Kỳ Sơn, được coi là Bao công thời nay, đặc trách công cuộc bài trừ tham nhũng.

Phó Tông Mặc, một đại lý bất động sản ở Tam Á, Hải Nam, cho biết các đồng nghiệp của ông đã bán hộ hai ngôi nhà của quan chức chính quyền. Trong những năm gần đây, những bãi biển nhiệt đới và sân golf ở Tam Á đã thu hút rất nhiều nhà đầu cơ bất động sản. Nhưng gần đây, thị trường này đã bị đình trệ, gần như đóng băng.

Ông Phó Tông Mặc cho biết: “Họ (các quan chức) không bao giờ đăng ký là chủ sở hữu và thường sử dụng một chuỗi các đại lý để giao dịch”. Ông cho biết một công ty không tiện nêu tên đã “tặng” cho một “quan tham” căn hộ sang trọng nhìn ra bãi biển. Căn hộ này đứng tên thân quyến của vị “quan tham” nói trên và “sáu tháng sau, nó đã được bán với giá 2.000.000 nhân dân tệ (khoảng 350.000 USD). Sau đó, vị “quan tham” ung dung đút tiền vào túi. Ông Phó bật mí: “Các quan thường sử dụng một loại thẻ điện thoại riêng và khi vụ giao dịch hoàn tất, họ mời chúng tôi ăn uống rồi vứt thẻ đó đi. Sau này, chúng tôi không thể nào liên lạc với họ”.

Báo cáo của CDIC, mà tờ “Quan sát kinh tế” có trong tay, cho biết chỉ riêng ở Quảng Châu và Thượng Hải, giới quan chức đã bán tới 10.000 căn hộ hạng sang trong năm ngoái.

Posted Image

Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Vương Kỳ Sơn đặc trách công cuộc bài trừ tham nhũng.

Báo cáo này cũng cho biết trong năm 2012, có tới 1.000 tỷ USD (tương đương 40% GDP của Vương quốc Anh) đã bị tuồn lậu từ Trung Quốc ra nước ngoài.

Các chuyên gia kinh tế tỏ ý nghi ngờ con số nói trên, nhưng nói rằng dòng tiền bị tuồn lậu khỏi Trung Quốc là rất lớn. Một vị giáo sư của Đại học Bắc Kinh cho biết có tổng cộng khoảng 10.000 “quan tham” đã bỏ trốn khỏi Trung Quốc và mang theo hàng trăm tỷ USD.

Ông Marco Pearman-Parish làm việc cho Corporation China, một công ty ở Bắc Kinh chuyên tư vấn cho khách hàng tìm mua tài sản ở nước ngoài, cho biết đã có một sự gia tăng mạnh mẽ trong số khách hàng người Trung Quốc tìm kiếm bất động sản ở quần đảo Cayman. Ông nói: “Tại Bắc Kinh, một nửa số khách hàng của chúng tôi là các quan chức chính phủ. Chín trong số mười khách hàng tự nói là doanh nhân, nhưng trong quá trình giao dịch chúng tôi mới biết rằng họ là quan chức chính quyền, Những gì họ mà tìm kiếm là giấy phép định cư ở nước ngoài. Điều này cho phép họ tẩu thoát, nếu có gì bất trắc xảy ra”.

Theo CDIC, trong thời gian nghỉ dài ngày nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc hồi tháng 10/2012, có tới 1.100 quan chức chính quyền đã tìm cách trốn ra nước ngoài và 714 trong số này đã trốn thoát.

Hiệp hội các nhà buôn bán bất động sản Mỹ cho biết trong năm ngoái, các công dân Trung Quốc đã bỏ ra hơn 7 tỷ USD để mua tài sản ở Mỹ. Một số biệt thự cao cấp được xây dựng dành cho người giàu Trung Quốc, có vườn cây ao cá và nhà bếp riêng biệt kiểu Tàu.

Giáo sư Khương Minh An của Đại học Luật Bắc Kinh và thuộc nhóm cố vấn của ông Vương Kỳ Sơn nói rằng để chống tham nhũng, điều quan trọng là Đảng buộc các quan chức phải công khai tài sản của họ. Ông nói: “Chính phủ đang thiết lập một hệ thống đăng ký nhà ở. Tôi cho rằng đây là một hệ thống rất tốt và có thể khiến cho một số quan chức hoảng sợ vì sở hữu quá nhiều nhà cửa. Đảng phải xử lý nghiêm túc vấn đề này. Hiện thời, dân chúng còn chưa xuống đường biểu tình vì nền kinh tế đang phát triển tốt. Nhưng khi kinh tế tăng trưởng chậm lại trong tương lai, vấn đề tham nhũng sẽ tác hại bời vì ‘giấy không thể gói được lửa’mãi mãi”.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Kienthuc.net.vn

=============

Híc! Bởi vậy, trong "canh bạc cuối cùng" vấn đề không đơn giản chỉ là vũ khí. Cho dù ngay trong điều kiện này thì Hoa Kỳ vẫn có ưu thế vượt trội. Người Trung Quốc đã chọn một giải pháp hết sức sai lầm trong hướng phát triển tương lai của họ.

Dù sao thì hôm nay cũng mới 12. Tháng Chạp Việt lịch..

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Nhà tiên tri' Việt: 2013 là năm đỉnh cao của thiên tai

Nghĩ sau Ngày tận thế > Dân Trung Quốc ngóng đĩa bay trong 'ngày tận thế'

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương đã cung cấp những dự báo mới nhất về Việt Nam và thế giới năm 2013.

Trao đổi với chúng tôi, ông cũng thẳng thắn đánh giá lại những lời tiên tri cho năm Nhâm Thìn (2012). Đây chỉ là những dự báo cá nhân mang tính chất tham khảo để độc giả cùng chiêm nghiệm.

Mở đầu cuộc trò chuyện, ông Tuấn Anh- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương (Hội Nghiên cứu phát triển khoa học Việt Nam - Đông Nam Á), khẳng định, phương pháp Huyền Không Lạc Việt cho thấy năm 2013 có nhiều dấu hiệu sôi động. Bởi vậy, đây là năm đầu tiên ông đưa ra những lời dự báo vào thời điểm đầu năm dương lịch thay vì đầu năm âm lịch như thường lệ.

Tiên đoán không có "ngày tận thế"

Ông đã dự đoán đúng những gì trong năm cũ 2012?

- Năm 2012, tôi dự đoán trên một số phương tiện truyền thông rằng, nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái ở cấp quốc gia, nối tiếp sự suy thoái năm 2011 nhưng ở mức độ trầm trọng hơn. Năm 2012 có nhiều doanh nghiệp bậc trung và thấp phá sản, kéo theo số người thất nghiệp đông đảo. Thị trường chứng khoán thế giới suy thoái nặng.

Bất động sản trên toàn thế giới đều bị tình trạng khủng hoảng thừa. Ở một số nước là sự bùng nổ của bong bóng bất động sản, dẫn tới sự đổ vỡ của các ngành liên quan như ngân hàng, vật liệu xây dựng, ngành xây dựng... Vàng và giá dầu thế giới tăng đáng kể bắt đầu từ tháng 2 âm lịch. Ngành ngân hàng lao đao.

Sẽ xuất hiện nhiều loại bệnh lạ, nhưng không mang tính phổ biến, chỉ cục bộ tại các vùng miền hoặc giới hạn trong lãnh thổ quốc gia. Khủng hoảng xã hội sẽ tăng nặng do suy thoái kinh tế gây ra. Những tệ nạn xã hội sẽ ngày một nhiều nhưng các vụ việc mang tính nghiêm trọng, đặc biệt tàn ác sẽ giảm. Tệ nạn buôn bán ma túy và các tệ nạn khác như buôn lậu, buôn người, nhập cư trái phép... vẫn không giảm và có chiều hướng tăng nặng hơn. Tất cả những điều tôi dự đoán này, may mắn đều chính xác.

Trong năm 2012, ông có lời dự báo nào về "Ngày tận thế" từng gây chấn động dư luận Việt Nam và thế giới?

- Chúng ta biết rằng, đã có rất nhiều những dự báo tiên tri về ngày tận thế trong khoảng một thập niên trở lại đây. Tuy nhiên, tôi đã sớm dự đoán rằng sẽ không xảy ra sự kiện tận thế vào ngày 21/12/2012. Tôi có thể khẳng định điều này là vì tôi không quan sát thấy một hiện tượng cận hiệu ứng, hay còn gọi là điềm báo, nào xảy ra.

Trên thế giới vẫn có động đất, sóng thần nhưng không phải là hiện tượng bất thường. Người ta gọi ngày 21.12.2012 là ngày tận thế bởi vì bộ lịch cổ của nền văn minh Maya kết thúc vào ngày đó. Đây chỉ là sự kết thúc một chu kỳ lịch bình thường. Vào thời điểm đó, tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời đều thẳng hàng và đường thẳng xuyên qua tâm của dải ngân hà. Đồng thời, ngày đó cũng chính là ngày đông chí.

Xét theo lý học phương Đông thì đó là một hiện tượng cực âm trong tương quan vị trí các hành tinh trong Thái Dương hệ, tức là dương khí sẽ cực mạnh tác động lên trái đất. Tuy nhiên, khoảnh khắc các hành tinh thẳng hàng diễn ra rất nhanh. Bởi vậy, sự ảnh hưởng sẽ không lớn, chỉ đủ để kích hoạt những hiện tượng thiên tai nặng hơn bình thường trên trái đất chứ không phải là sự hủy diệt.

Ông có dự đoán sai điều gì trong năm 2012 không?

- Có. Tôi dự đoán có nhiều đơn vị, tổ chức nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam nhưng đến nay vẫn không thấy có nhiều thông tin về vấn đề này.

Dự đoán năm mới 2013

Ông sẽ đưa ra những dự đoán gì về năm 2013?

- Năm 2013, có 1 ngôi sao được gọi là Ngũ Hoàng nằm ở trung tâm địa cầu. Đây là 1 trong 2 ngôi sao xấu nhất trong Huyền Không Lạc Việt. Vì vậy, tôi dự đoán:

Kinh tế toàn cầu

Do sao Nhất Bạch quản trung cung nên vào nửa đầu năm, kinh tế thế giới có khởi sắc. Từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch sẽ có những dấu hiệu tốt do một số nước tung những gói cứu trợ cho nền kinh tế của mình và sự thương lượng về nợ xấu của các quốc gia được giúp đỡ để vượt qua khó khăn ban đầu. Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6, nhiều quốc gia chủ chốt có vẻ như ổn định được về mặt kinh tế và hứa hẹn phát triển.

Tuy nhiên, đấy chỉ là trạng thái thể hiện bên ngoài, bởi vì sao Nhất Bạch tuy là ngôi sao tốt nhưng bị sinh xuất và bị sao Ngũ Hoàng khắc. Đó là lý do mà nửa cuối năm, những hy vọng của nửa đầu năm bắt đầu tan vỡ, những bất ổn xã hội tưởng chừng được khắc phục sẽ trở nên trầm trọng hơn. Sự lạm phát bắt đầu trở nên nặng nề.

Có thể nói, nửa cuối năm Quý Tỵ là thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế thế giới từ trước đến nay. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản. Giá vàng thế giới có xu hướng tăng, nền kinh tế tiếp tục suy thoái nặng, bất động sản cuối năm chết hẳn.

Thiên tai

Có thể nói năm 2013 là đỉnh cao của thiên tai. Tất cả các quốc gia thuộc trục tây bắc - đông nam đều bị thiên tai nặng nề. Càng về cuối năm thì thiên tai càng tăng mạnh và có tính cực đoan. Động đất cũng tăng nặng, khả năng sẽ xuất hiện trận động đất sánh ngang với các trận động đất ở Indonesia năm 2004 và Nhật Bản năm 2011. Những siêu bão sẽ xảy ra nhiều hơn, hạn hán cũng sẽ nặng nề hơn.

Dịch bệnh

Dịch bệnh không có gì thay đổi so với năm 2012 nhưng đề phòng các bệnh liên quan đến thú 4 chân gây ảnh hưởng đến người như chuột, lợn (heo).

Tệ nạn xã hội

Các vấn đề tệ nạn xã hội gần như không có gì thay đổi so với năm 2012, có khi còn ngày một nhiều hơn và táo bạo hơn. Nạn đói sẽ xảy ra do thiên tai và những tệ nạn như ma túy, mại dâm, buôn người không hề giảm. Nhìn chung, có thể nói, thế giới sẽ mệt mỏi trong năm 2013.

Y học

Năm 2013 tiếp tục có những phát minh vượt trội mang tính cách mạng trong y học. Có thể nói Tây y sẽ có những thay đổi căn bản về phương pháp chữa bệnh với các phát minh mới và ngày càng gần gũi với nền y học Đông phương.

Xin cám ơn ông!

nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/611032/Nha-tien-tri-Viet-2013-la-nam-dinh-cao-cua-thien-tai-tpol.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham vọng Trung Quốc hai lần 'đứt gánh' vì Nhật Bản

> Tranh chấp biển Hoa Đông, Biển Đông 'bóp chết' ngành du lịch? > TQ cậy mạnh 'nhát khỉ', Nhật 'mài kiếm' đối đầu

TPO- Nhật Bản gần như là “khắc tinh” của Trung Quốc trên con đường phát triển. Trung Quốc từng có hai cơ hội bứt phá quan trọng, nhưng đều vì Nhật Bản mà “đứt gánh giữa đường”.

Tienphong Online giới thiệu bài viết của Mã Dũng, nhà nghiên cứu lịch sử cận đại (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc) đăng trên Hoàn cầu Thời báo và Tân Hoa xã:

Posted Image

Hình ảnh vẽ lại về cuộc chiến trên biển giữa Trung - Nhật.

Đây đang là lần thứ ba Trung Quốc khởi động tiến trình hiện đại hóa. Trải qua 34 năm cải cách mở cửa, đất nước đông dân nhất thế giới đang bước vào một giai đoạn then chốt.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu Trung Quốc có “mất cả chì lẫn chài” lần nữa và tiến trình hiện đại hóa lần thứ 3 này có bị người Nhật chặn đứng hay không?

Tơi tả trong chiến tranh Thanh - Nhật

Năm 1861, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh nha phiến khốc liệt, cuối cùng Trung Quốc đã tỉnh ngộ và bắt đầu học tập phương Tây, lịch sử Trung Quốc gọi đó là “phong trào Dương Vụ” hoặc “Đồng Quang trung hưng” (Đồng Quang: chỉ hai đời hoàng đế thứ 10 Đồng Trị và hoàng đế thứ 11 Quang Tự thời nhà Thanh).

Vài năm sau đó, kinh tế Trung Quốc đã có sự thay đổi rõ rệt, nền tảng công nghiệp và giai cấp tư sản Trung Quốc mới nổi từng bước trưởng thành, thể chế chính trị, đặc biệt là hệ thống luật pháp sau một thời gian điều chỉnh dần dần hội nhập với thế giới. Việc xây dựng một đất nước Trung Quốc hoàn toàn mới có địa vị bình đẳng với các nước trên thế giới không phải là chuyện quá xa vời.

Chiến tranh Thanh - Nhật là cuộc chiến tranh giữa triều đình Mãn Thanh của Trung Quốc và Nhật Bản diễn ra từ 1-8-1894 đến17-4-1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản mang lại so với phong trào Dương Vụ ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong lúc Trung Quốc đang tiến bước theo lộ trình đã hoạch định, giai cấp sĩ đại phu, giới quân sự diều hâu bắt đầu có tư tưởng tự mãn, khinh địch.

Trung Quốc đã thay đổi những chính sách bí mật đã định khi phong trào Dương Vụ tiến hành được 33 năm, vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản qua cuộc chiến tranh Thanh Nhật (hay còn gọi là chiến tranh Giáp Ngọ ).

Chỉ trong vòng mấy tháng ngắn ngủi, quân đội nhà Thanh đã bị đánh tơi tả, huyền thoại “Đồng Quang trung hưng” một đi không trở lại.

Sự thảm bại của hạm đội Bắc Dương đã khiến người Trung Quốc phải nén đau thương để suy nghĩ và tỉnh ngộ, và rất nhiều người cho rằng, đó là do quan điểm “Trung thể Tây dụng” (học lấy những tri thức hữu dụng của phương Tây, nhưng vẫn giữ lấy những giá trị bản thể cốt lõi của Trung Quốc) gây tai họa.

Và thế là, năm 1895, Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ chiến lược đã phát triển mấy chục năm, hướng về phương Đông, bắt chước Nhật Bản và bước vào “thời kỳ Duy Tân”.

Sau đó, Duy Tân, Tân Chính, Quân Hiến, quân chủ lập hiến rồi lại Quân Hiến... tất cả đều đi theo vết xe của Nhật Bản.

Posted Image

Tàu chiến của hải quân Trung Quốc trước đây.

Trượt dốc vì hung hăng

Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn hạm đội hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Hạm đội này nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương thống trị châu Á trước khi chiến tranh Trung Nhật lần thứ nhất xảy ra. Cuối những năm 1880, hạm đội Bắc Dương được coi là “mạnh nhất châu Á” và “mạnh thứ 8 thế giới”.

Cho đến nay, lịch sử vẫn chưa thể phán đoán sự chuyển hướng của Trung Quốc năm 1895 là tốt hay xấu.

Tuy nhiên, hầu hết các học giả Trung Quốc vẫn phải thừa nhận rằng, việc quốc gia này chấm dứt phong trào Dương Vụ là đáng tiếc.

Giả sử năm 1894, Trung Quốc không vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản, giả dụ lúc đó Trung Quốc nghe theo lý do phản đối chiến tranh của các đại thần nhà Thanh như Lý Hồng Chương, Tôn Dục Văn, nghe ý kiến đánh giá của các chính trị gia quốc tế về quan hệ Trung - Nhật, tìm mọi cách để né tránh chiến tranh, tiếp tục con đường “Trung thể Tây dụng” thì 20 năm sau đó, Trung Quốc sẽ thế nào?

Khi mới bắt đầu phong trào Dương Vụ, Trung Quốc chỉ học hỏi và phát triển khoa học kỹ thuật; 10 năm sau đó tập trung phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng đầu tư, chấp nhận các công ước quốc tế; 10 năm tiếp nữa, Trung Quốc thảo luận tính khả thi của phong trào cải cách chính trị... Nếu đi theo lộ trình đó, e rằng Trung Quốc sẽ không tụt hậu quá xa so với thế giới.

Tuy nhiên, lịch sử quá đỗi vô tình. Sau chiến tranh Thanh – Nhật, mọi thứ đều trở về con số không. Trung Quốc lại trải qua 30 năm sóng gió, năm 1928 tái thiết thống nhất và bước vào công cuộc xây dựng hiện đại hóa mới.

Nếu đánh giá trong vòng 1 thập kỷ (1928 – 1937) là giai đoạn “hoàng kim” để Trung Quốc phát triển chủ nghĩa tư bản có thể là hơi quá, nhưng đích thực đây là giai đoạn rất có tiềm năng để Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa.

Chiến tranh Trung Nhật, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm thay đổi cục diện thế giới và thay đổi đất nước Trung Quốc.

Khác với cuộc chiến Thanh – Nhật trên biển năm xưa, hầu hết học giả Trung Quốc cho rằng, chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc là “không thể tránh khỏi”, nhưng cho dù thế nào thì đó cũng là lần thứ hai Nhật Bản chặn đứng tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc, khiến “thời kỳ hoàng kim” của chủ nghĩa tư bản Trung Quốc tan thành mây khói.

14 năm dài chờ đợi, 8 năm khổ chiến chống chọi, tiến trình hiện đại hóa mà Trung Quốc phải trả giá rất đắt bằng sức người, sức của đã biến thành con số không tròn trĩnh.

Posted Image

Kì hạm Matsushima, tàu do Đô đốc Sukeyuki Ito chỉ huy trong trận hải chiến Hoàng hải 1894.

'Mồi lửa' chiến tranh

Hiện tại, Trung Quốc lại bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển then chốt. 34 năm cải cách mở cửa đã khiến Trung Quốc có quyền được nói “không” nếu muốn.

Những tranh chấp về lãnh thổ trên vùng quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku cùng mồi lửa chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào đã khiến người Trung Quốc thực sự phẫn nộ.

Mặc dù những năm tháng nghèo đói bần cùng đó đã trở thành quá khứ đối với người Trung Quốc, nhưng hai lần Nhật Bản đập tan giấc mơ hiện đại hóa của quốc gia tỉ dân này là bài học khiến Trung Quốc mãi mãi không thể quên.

Ngày nay, sự lớn mạnh đã khiến Trung Quốc có nhiều không gian lựa chọn chiến lược hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để không phải trả giá quá đắt, để những tranh chấp trên vùng quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) không thể trở thành tảng đá chặn đứng bước tiến của Trung Quốc đang là một bài toán vô cùng đau đầu cho chính quyền Bắc Kinh, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn Trung Hoa.

Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc trong vòng 34 năm qua đã khiến nội bộ Trung Quốc nảy sinh ra hàng loạt vấn đề, nhiều học giả Trung Quốc cho rằng nguyên nhân quan trọng khiến Nhật Bản “gây gổ” với Trung Quốc là họ tin rằng: Nếu tiếp tục cho Trung Quốc 20 năm hòa bình nữa, hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nội bộ đất nước Trung Quốc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa.

Đến lúc đó, Nhật Bản không thể sánh với Trung Quốc về tổng GDP mà còn để mất đi thế mạnh vượt trội so với Trung Quốc đã duy trì hơn một thế kỷ qua.

Giả dụ Trung Quốc sẵn sàng khai hỏa đối đầu, kể cả giành chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng tiến trình hiện đại hóa lần thứ ba của Trung Quốc rất có thể sẽ bị chặn đứng, mọi vấn đề đang tồn tại trong nội bộ xã hội Trung Quốc không những không được giải quyết mà có thể sẽ bị kéo dài một cách vô thời hạn.

Trần Quỳnh Hương(Theo Hoàn cầu thời báo)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham vọng Trung Quốc hai lần 'đứt gánh' vì Nhật Bản

> Tranh chấp biển Hoa Đông, Biển Đông 'bóp chết' ngành du lịch? > TQ cậy mạnh 'nhát khỉ', Nhật 'mài kiếm' đối đầu

TPO- Nhật Bản gần như là “khắc tinh” của Trung Quốc trên con đường phát triển. Trung Quốc từng có hai cơ hội bứt phá quan trọng, nhưng đều vì Nhật Bản mà “đứt gánh giữa đường”.

Tienphong Online giới thiệu bài viết của Mã Dũng, nhà nghiên cứu lịch sử cận đại (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc) đăng trên Hoàn cầu Thời báo và Tân Hoa xã:

Posted Image

Hình ảnh vẽ lại về cuộc chiến trên biển giữa Trung - Nhật.

Đây đang là lần thứ ba Trung Quốc khởi động tiến trình hiện đại hóa. Trải qua 34 năm cải cách mở cửa, đất nước đông dân nhất thế giới đang bước vào một giai đoạn then chốt.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu Trung Quốc có “mất cả chì lẫn chài” lần nữa và tiến trình hiện đại hóa lần thứ 3 này có bị người Nhật chặn đứng hay không?

Tơi tả trong chiến tranh Thanh - Nhật

Năm 1861, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh nha phiến khốc liệt, cuối cùng Trung Quốc đã tỉnh ngộ và bắt đầu học tập phương Tây, lịch sử Trung Quốc gọi đó là “phong trào Dương Vụ” hoặc “Đồng Quang trung hưng” (Đồng Quang: chỉ hai đời hoàng đế thứ 10 Đồng Trị và hoàng đế thứ 11 Quang Tự thời nhà Thanh).

Vài năm sau đó, kinh tế Trung Quốc đã có sự thay đổi rõ rệt, nền tảng công nghiệp và giai cấp tư sản Trung Quốc mới nổi từng bước trưởng thành, thể chế chính trị, đặc biệt là hệ thống luật pháp sau một thời gian điều chỉnh dần dần hội nhập với thế giới. Việc xây dựng một đất nước Trung Quốc hoàn toàn mới có địa vị bình đẳng với các nước trên thế giới không phải là chuyện quá xa vời.

Tuy nhiên, trong lúc Trung Quốc đang tiến bước theo lộ trình đã hoạch định, giai cấp sĩ đại phu, giới quân sự diều hâu bắt đầu có tư tưởng tự mãn, khinh địch.

Trung Quốc đã thay đổi những chính sách bí mật đã định khi phong trào Dương Vụ tiến hành được 33 năm, vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản qua cuộc chiến tranh Thanh Nhật (hay còn gọi là chiến tranh Giáp Ngọ ).

Chỉ trong vòng mấy tháng ngắn ngủi, quân đội nhà Thanh đã bị đánh tơi tả, huyền thoại “Đồng Quang trung hưng” một đi không trở lại.

Sự thảm bại của hạm đội Bắc Dương đã khiến người Trung Quốc phải nén đau thương để suy nghĩ và tỉnh ngộ, và rất nhiều người cho rằng, đó là do quan điểm “Trung thể Tây dụng” (học lấy những tri thức hữu dụng của phương Tây, nhưng vẫn giữ lấy những giá trị bản thể cốt lõi của Trung Quốc) gây tai họa.

Và thế là, năm 1895, Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ chiến lược đã phát triển mấy chục năm, hướng về phương Đông, bắt chước Nhật Bản và bước vào “thời kỳ Duy Tân”.

Sau đó, Duy Tân, Tân Chính, Quân Hiến, quân chủ lập hiến rồi lại Quân Hiến... tất cả đều đi theo vết xe của Nhật Bản.

Posted Image

Tàu chiến của hải quân Trung Quốc trước đây.

Trượt dốc vì hung hăng

Cho đến nay, lịch sử vẫn chưa thể phán đoán sự chuyển hướng của Trung Quốc năm 1895 là tốt hay xấu.

Tuy nhiên, hầu hết các học giả Trung Quốc vẫn phải thừa nhận rằng, việc quốc gia này chấm dứt phong trào Dương Vụ là đáng tiếc.

Giả sử năm 1894, Trung Quốc không vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản, giả dụ lúc đó Trung Quốc nghe theo lý do phản đối chiến tranh của các đại thần nhà Thanh như Lý Hồng Chương, Tôn Dục Văn, nghe ý kiến đánh giá của các chính trị gia quốc tế về quan hệ Trung - Nhật, tìm mọi cách để né tránh chiến tranh, tiếp tục con đường “Trung thể Tây dụng” thì 20 năm sau đó, Trung Quốc sẽ thế nào?

Khi mới bắt đầu phong trào Dương Vụ, Trung Quốc chỉ học hỏi và phát triển khoa học kỹ thuật; 10 năm sau đó tập trung phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng đầu tư, chấp nhận các công ước quốc tế; 10 năm tiếp nữa, Trung Quốc thảo luận tính khả thi của phong trào cải cách chính trị... Nếu đi theo lộ trình đó, e rằng Trung Quốc sẽ không tụt hậu quá xa so với thế giới.

Tuy nhiên, lịch sử quá đỗi vô tình. Sau chiến tranh Thanh – Nhật, mọi thứ đều trở về con số không. Trung Quốc lại trải qua 30 năm sóng gió, năm 1928 tái thiết thống nhất và bước vào công cuộc xây dựng hiện đại hóa mới.

Nếu đánh giá trong vòng 1 thập kỷ (1928 – 1937) là giai đoạn “hoàng kim” để Trung Quốc phát triển chủ nghĩa tư bản có thể là hơi quá, nhưng đích thực đây là giai đoạn rất có tiềm năng để Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa.

Chiến tranh Trung Nhật, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm thay đổi cục diện thế giới và thay đổi đất nước Trung Quốc.

Khác với cuộc chiến Thanh – Nhật trên biển năm xưa, hầu hết học giả Trung Quốc cho rằng, chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc là “không thể tránh khỏi”, nhưng cho dù thế nào thì đó cũng là lần thứ hai Nhật Bản chặn đứng tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc, khiến “thời kỳ hoàng kim” của chủ nghĩa tư bản Trung Quốc tan thành mây khói.

14 năm dài chờ đợi, 8 năm khổ chiến chống chọi, tiến trình hiện đại hóa mà Trung Quốc phải trả giá rất đắt bằng sức người, sức của đã biến thành con số không tròn trĩnh.

Posted Image

Kì hạm Matsushima, tàu do Đô đốc Sukeyuki Ito chỉ huy trong trận hải chiến Hoàng hải 1894.

'Mồi lửa' chiến tranh

Hiện tại, Trung Quốc lại bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển then chốt. 34 năm cải cách mở cửa đã khiến Trung Quốc có quyền được nói “không” nếu muốn.

Những tranh chấp về lãnh thổ trên vùng quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku cùng mồi lửa chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào đã khiến người Trung Quốc thực sự phẫn nộ.

Mặc dù những năm tháng nghèo đói bần cùng đó đã trở thành quá khứ đối với người Trung Quốc, nhưng hai lần Nhật Bản đập tan giấc mơ hiện đại hóa của quốc gia tỉ dân này là bài học khiến Trung Quốc mãi mãi không thể quên.

Ngày nay, sự lớn mạnh đã khiến Trung Quốc có nhiều không gian lựa chọn chiến lược hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để không phải trả giá quá đắt, để những tranh chấp trên vùng quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) không thể trở thành tảng đá chặn đứng bước tiến của Trung Quốc đang là một bài toán vô cùng đau đầu cho chính quyền Bắc Kinh, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn Trung Hoa.

Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc trong vòng 34 năm qua đã khiến nội bộ Trung Quốc nảy sinh ra hàng loạt vấn đề, nhiều học giả Trung Quốc cho rằng nguyên nhân quan trọng khiến Nhật Bản “gây gổ” với Trung Quốc là họ tin rằng: Nếu tiếp tục cho Trung Quốc 20 năm hòa bình nữa, hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nội bộ đất nước Trung Quốc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa.

Đến lúc đó, Nhật Bản không thể sánh với Trung Quốc về tổng GDP mà còn để mất đi thế mạnh vượt trội so với Trung Quốc đã duy trì hơn một thế kỷ qua.

Giả dụ Trung Quốc sẵn sàng khai hỏa đối đầu, kể cả giành chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng tiến trình hiện đại hóa lần thứ ba của Trung Quốc rất có thể sẽ bị chặn đứng, mọi vấn đề đang tồn tại trong nội bộ xã hội Trung Quốc không những không được giải quyết mà có thể sẽ bị kéo dài một cách vô thời hạn.

Trần Quỳnh Hương(Theo Hoàn cầu thời báo)

Bài viết này còn thiển cận quá! Vấn đề được đặt ra trong không gian lịch sử quá hạn hẹp, khi chỉ giới hạn quan hệ Trung Nhật. Kiến thức của tác giả thì có thể dồi dào, nhưng tầm nhìn thì không rộng khắp. Hiện nay vấn đề không phải ở Senkaku/ Điếu Ngư, mà nó nằm ở Biển Đông.

Nhưng hôm nay là ngày Tam Nương, hơn nữa chưa đến ngày 23 Tháng Chap Nhâm Thìn Việt lịch, có lẽ "vấn đề" cũng chỉ nên dừng ở đâyPosted Image.

Nhưng với tôi - mọi chuyện đều phải bắt đầu từ Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở min Nam sông Dương TPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bán vũ khí, Nga không sợ ‘nối giáo’ cho Trung Quốc?

Cập nhật lúc 05:58, 24/01/2013

(ĐVO) - Nếu Trung Quốc mua được từ Nga 36 máy bay TU-22M3, họ sẽ đe dọa nghiêm trọng đến Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tàu sân bay của Ấn Độ. Tuy nhiên, nạn nhân đầu tiên vô phương chống đỡ chính là các mỏ khai thác dầu của Nga trên biển Đông…

Việc một số website ở Trung Quốc đưa tin Trung Quốc và Nga đã thỏa thuận về việc bán cho Trung Quốc 36 máy bay TU-22M3 đợt đầu giao 12 chiếc, đợt sau 24 chiếc, với giá 1,5 tỷ USD, bao gồm cả việc chuyển giao tất cả dây chuyền công nghệ sản xuất…không phải là lần đầu, lần thứ nhất vào năm 2005, lần thứ hai vào đầu năm 2012. Lần này có vẻ chi tiết hơn như các máy bay TU-22M3 sẽ có cái tên Trung Quốc mới là H-10… Vậy máy bay TU-22M3 hiện đại cỡ nào mà giới quân sự Trung Quốc quan trọng, cần thiết đến vậy?.

Posted Image

Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga

Đây là loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh. Tu-22M3 có tầm bay 6.800 km và có thể mang 24.000 kg chất nổ, trong đó có bom nguyên tử, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Trước đây, Tu-22M3 được biên chế trong Không quân chiến lược Nga, nay chỉ còn trong Hải quân Nga.

Nhiệm vụ chiến đấu quan trọng nhất của nó là hủy diệt các tàu chiến mặt nước của đối phương từ trên không, đặc biệt là tàu sân bay bằng tên lửa siêu âm Kh-22 với mệnh danh “vũ khí khủng khiếp ở mọi giới hạn”.

Máy bay lúc đầu có thể xếp cánh ở trạng thái cho phép bay siêu thấp mà radar đối phương không thể phát hiện. Khi tiếp cận vào mục tiêu, máy bay thay đổi tư thế của cánh để nhanh chóng tấn công bất ngờ.

Như vậy, nếu thật sự Trung Quốc có 36 máy bay y chang Tu-22M3, kể cả trang bị vũ khí thì tàu sân bay Mỹ, Nhật Bản muốn sống hãy tránh xa phạm vi 6.800 km, còn gần hơn như Trường Sa Việt Nam, Philipines thì… bỏ qua.

Vấn đề chúng ta cần quan tâm là liệu Nga có bán hay không và nếu có thì mức độ nào, tại sao…

Nga bán vũ khí hiện đại cho Trung Quốc là chuyện “thường ngày ở huyện”. Tuy nhiên, từ trước tới nay, ngay cả thời kỳ Nga túng bấn nhất thì không phải loại vũ khí nào Nga cũng bán cho Trung Quốc.

Như vậy, vũ khí bán ra, đặc biệt là những loại vũ khí “nhạy cảm” có khi không phải vì tiền mà mục đích chính là vì chính trị hoặc quân sự.

Tu-22M3 là loại vũ khí “nhạy cảm”. Bởi vì, trước hết, nó là loại vũ khí tiêu diệt chủ yếu tàu sân bay có hiệu quả nhất. Thứ hai là, chỉ có Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, những đối thủ tác chiến của Trung Quốc là có tàu sân bay. Cho nên khi Nga bán loại vũ khí này thì nó gây tác động đến nhiều quốc gia.

Vậy, nếu Nga bán Tu-22M3 cho Trung Quốc thì mức độ đối đầu Trung-Mỹ, Trung-Ấn và Trung-Nhật sẽ tăng mạnh. Lúc đó Nga có 2 điều lợi về quân sự:

Một là giảm sức ép quân sự của Mỹ nhằm vào Nga.

Hai là đối đầu Trung-Mỹ, Trung- Ấn và Trung – Nhật tăng thì ý đồ của Trung Quốc nhằm vào Nga trong tương lai gần không thể thực hiện, Nga có đủ thời gian chuẩn bị thế, lực cho vùng Viễn Đông, đồng thời bán được vũ khí cho cả hai cùng chạy đua là Trung Quốc, Ấn Độ (chưa tính Việt Nam).

Ngoài ra, Nga buộc Trung Quốc phụ thuộc về công nghệ lỗi thời của mình, làm chậm, giảm khả năng phát triển nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời nắm được tính năng kỹ chiến thuật vũ khí Trung Quốc nếu xảy ra tác chiến với Nga thì dễ đối phó.

Và đây là 2 điều hại, nguy hiểm cho Nga.

Một là, về tổng thể Nga hoàn toàn tăng thêm lực lượng thù địch trong tương lai. Đó là Mỹ (vốn có) nay thêm Ấn Độ thiếu tin cậy vào Nga, còn Trung Quốc trước, nay chưa bao giờ là bạn của Nga.

Hai là, Trung Quốc là một nước lớn và giàu, GDP gấp 5 lần Nga chứ không phải là con bài dễ chơi của Nga. Vũ khí Nga vào tay Trung Quốc sẽ cải tiến để tạo ra sự độc đáo. Đó chỉ là phương tiện, công cụ để Trung Quốc làm ra phiên bản mới mà thôi.

Vũ khí Nga bán cho Trung Quốc-một đối tác thiếu tin cậy, chưa biết chắc chắn Trung Quốc sẽ dùng với ai vì Trung Quốc vốn sợ Mỹ hơn sợ Nga. Ít nhất, Nga không thể cản được khi dàn dầu khí của Nga trên biển Đông bị Trung Quốc tấn công.

Vậy Nga có bán Tu-22M3 cho Trung Quốc không? Bán, nếu như Nga chắc rằng Nga sẽ làm chủ, khống chế được vũ khí đó và Trung Quốc không có cách gì để sáng tạo ra tính độc đáo hơn nó.

Nhưng, đáng tiếc, Nga sẽ không chắc chắn điều gì vì Nga đã có bài học từ Mỹ, chính Nga và Việt Nam đã dạy cho Mỹ bài học này cách đây 40 năm trong chiến dịch Hà Nội-Điện biên Phủ trên không.

Đó là khi Mỹ tóm được toàn bộ hệ thống tên lủa SAM-2 của Liên Xô ở Trung Đông. Mỹ đã tìm ra cách khống chế nó. Suốt một thời gian dài, tên lửa SAM-2 Việt Nam không điều khiển được, bắn lên là rơi xuống đất.

Tìm ra được nguyên nhân này, tổn thất xương máu của bộ đội tên lửa Việt Nam vô cùng lớn. Người Nga cùng người Việt đã cải tiến, khắc phục, biến SAM-2 khác hẳn trước về chất khiến Mỹ bất ngờ và thất bại.

Người Nga, người Việt làm được thì Trung Quốc có thể làm được. Chẳng phải người Nga phải bó tay khi nghiên cứu chế tạo tên lửa diệt tàu sân bay Mỹ trong thời chiến tranh lạnh mà Trung Quốc lại chế tạo được đó sao!.

Chủ quan là chết, Nga cũng phải suy nghĩ tính đếm nhiều chiều. Tu-22M3 vào tay Trung Quốc thì nó sẽ thành “H-10”. “H-10” chứ không phải Tu-22M3 mà Nga quen, hiểu, như trong lòng bàn tay.

Trung Quốc tuy là đồng minh chiến lược với Nga nhưng theo tinh thần vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, thì, trở thành “giặc” chả mấy hồi. Do đó, sẽ là hành động “nối giáo” nếu như Nga bán cho Trung Quốc loại vũ khí “nhạy cảm” như vậy, vì nó không những làm ảnh hưởng đến quốc gia thứ ba mà làm hại trực tiếp đến an ninh của nước Nga trong tương lai gần.

Đương nhiên, bán hay không là tùy bản lĩnh và trí tuệ Nga, khi đã là đội mạnh thì không sợ lộ bài, nhưng những đồn đoán trong thời gian qua dù sự thật hay không sự thật thì có 2 điều cần ghi nhận.

Một là có thể là Nga muốn nhắn tin cho Mỹ, cho ông Obama mới nhậm chức một thông điệp rằng: “Nga có nên phải bán nó cho Trung Quốc hay không?”.

Hai là, bấy lâu nay thế giới đã biết Trung Quốc đã có loại tên lửa diệt tàu sân bay mang tên DF-21D nổi tiếng rồi cơ mà, vậy, té ra chỉ là hù Mỹ thôi à? Hay là Trung Quốc muốn trên đánh xuống, trong đánh ra cho chắc ăn?.

Rốt cuộc, Nga bán hay không bán máy bay Tu-22M3 cho Trung Quốc thì chưa biết. Nhưng, báo mạng Trung Quốc loan tin với vẻ háo hức, nóng hổi đến thế khiến dư luận có thể biết: Cái tên lửa diệt tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc khoe làm Mỹ “sởn tóc gáy” đó, xem ra là đồ bỏ đi.

Ảnh: Máy bay TQ xuống nam biển Đông không cần tiếp dầu!

Lê Ngọc Thống

================

Nước Nga thích thì cứ bán. Nhưng nếu Mỹ thua Trung Quốc trong canh bạc cuối cùng thì sau đó đến Nga và Ấn Độ, chính là những nước cần thanh lý tiếp theo của Trung Quốc. Đó là lý do mà tôi tin rằng Nga sẽ hùn vốn với Hoa Kỳ trong canh bạc cuối cùng này.

Trong trường hợp này, nếu Hoa Kỳ không phản đối, hoặc phản đối chiếu lệ thì đây là một vấn đề thanh lý đồ đồng nát và không phải sự quan ngại của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Ban Ki-moon lên tiếng vụ kiện ’đường lưỡi bò’

Cập nhật lúc 09:19, 23/01/2013

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết luôn sẵn sàng "cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp" cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông

Đài GMA Philippines ngày 23/1 đưa tin, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua 22/1 đã lên tiếng kêu gọi các bên tranh chấp Biển Đông nên giải quyết vấn đề một cách "thân thiện".

Ông Ban Ki-moon cho rằng các bên nên thận trọng khi được phóng viên hỏi về quyết định của Philippines kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông ra tòa án Liên Hợp Quốc.

"Điều quan trọng đối với các nước trong khu vực để giải quyết tất cả những vấn đề này là thông qua đối thoại một cách hòa bình và thân thiện", ông nói.

Posted Image

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết luôn sẵn sàng "cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp" cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, "nhưng chủ yếu là vấn đề này nên được giải quyết bởi các bên liên quan", ông Ban Ki-moon cũng tránh đề cập đến 1 nước cụ thể nào trong các bên tranh chấp.

Trước đó, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố sẽ kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên Biển Đông ra tòa án Liên Hợp Quốc. "Philippines đã nỗ lực hết sức với tất cả các kênh chính trị và ngoại giao phục vụ cho đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc", ông Rosario nói.

Cũng trong ngày 22/1, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh khẳng định "quan điểm trước sau như một" của phía Trung Quốc đối với những tranh chấp tại Biển Đông cần phải được các bên liên quan giải quyết thông qua đàm phán trong cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lasaro, người trao công hàm thông báo với Đại sứ Trung Quốc tại Philippines về quyết định của Manila.

Theo GDVN/ GMA

===============

Vấn đề thì ở biển Đông, nhưng giải quyết thì ở Senkaku/ Điếu Ngư. HìPosted Image!

Thích ở trần. Được ở trần!

Muôn đong khô sẽ được phần đong khô!

Đây chính là hình ảnh mô tả cảnh "Ở trần , đóng khố". Hì

Posted Image

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines không khoan nhượng Trung Quốc

24/01/2013 3:55

Theo các chuyên gia, việc Philippines tuyên bố kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) mang ý nghĩa quan trọng đối với nước này.

Trao đổi với Thanh Niên, các chuyên gia hàng hải quốc tế nhận định: trong bối cảnh biển Đông chứng kiến hàng loạt hành động phi pháp gây quan ngại của Trung Quốc, động thái dùng vũ khí luật pháp quốc tế của Philippines để thể hiện thái độ không khoan nhượng là cần thiết cho nước này. Ít nhất, một thắng lợi về mặt dư luận là điều trong tầm tay.

Posted Image

Tàu công vụ Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough trong cuộc tranh chấp với Philippines hồi giữa năm ngoái - Ảnh: AFP

Theo ông thì việc mang tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ra ITLOS sẽ đưa lại giải pháp gì, khi mà tòa án này không có thẩm quyền thực thi phán quyết của mình và nhất là khi Trung Quốc có vẻ sẽ không chấp nhận ra tòa?

TS James Holmes (Trường Chiến tranh hải quân - Mỹ): Một loạt các hành vi phi pháp không bị chống đối trong suốt thời gian dài sẽ nghiễm nhiên được coi là hợp pháp. “Đường lưỡi bò” bao trọn biển Đông của Trung Quốc sẽ vô hình trung được thừa nhận nếu các nước khác có tranh chấp không liên tục lên tiếng phản đối. Vì vậy tôi cho rằng ngay cả khi ITLOS không thực thi được phán quyết thì việc Philippines kiện Trung Quốc là rất cần thiết. Ít nhất, nó giúp cộng đồng quốc tế hiểu rằng tranh chấp vẫn còn để mở và không xuôi theo những gì Bắc Kinh tuyên truyền bấy lâu nay.

Posted Image

Tiến sĩ James Holmes - Ảnh do nhân vật cung cấp

TS Mark Valencia (Viện Nautilus - Mỹ): Ít nhất Philippines cũng sẽ đạt được thắng lợi về mặt tinh thần nếu Trung Quốc tiếp tục có phản ứng tiêu cực. Theo tôi, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ không tham dự phiên tòa vì làm vậy sẽ tạo tiền lệ cho các bên tranh chấp khác có động thái tương tự như Philippines. Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn.

Posted Image

Tiến sĩ Mark Valencia - Ảnh do nhân vật cung cấp

GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc): Nếu Philippines không hành động lúc này - khi mà đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông đang được xúc tiến nhưng Trung Quốc cứ đòi đối thoại “song phương” - rất dễ Bắc Kinh sẽ tiếp tục có hành vi gây hấn.

Nếu Trung Quốc cương quyết không đến dự thì phiên tòa có diễn ra được không và nó có ý nghĩa như thế nào?

Posted Image

Giáo sư Carl Thayer - Ảnh: Reuters

Chưa nhận được hồ sơ chính thức

Trả lời Thanh Niên qua điện thoại, đại diện của ITLOS (trụ sở tại Hamburg - Đức) cho hay vẫn chưa nhận được hồ sơ vụ kiện từ Philippines. “Chỉ khi nào chính thức nhận hồ sơ, chúng tôi mới tiến hành thủ tục để xem xét có mở phiên tòa hay không cũng như chỉ định thành viên trong hội đồng xét xử”, đại diện này nói.

GS Thayer: Nếu ITLOS thấy hội đủ điều kiện cần thiết để tiến hành thì phiên tòa vẫn sẽ diễn ra bất chấp có sự tham gia của Trung Quốc hay không. Một phán quyết thuận lợi cho Philippines sẽ phủ nhận hoàn toàn các căn cứ pháp lý Trung Quốc đã và đang vin vào để tuyên bố “chủ quyền không tranh cãi” tại biển Đông. Một quyết định pháp lý từ ITLOS cũng mang ý nghĩa chuẩn mực và đạo đức to lớn đối với cộng đồng thế giới và là cơ sở pháp lý để Philippines có những động thái cần thiết để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình.

Các nước khác cũng có tranh chấp tại biển Đông sẽ đón nhận vụ kiện này như thế nào, thưa ông?

TS Valencia: Cần chờ xem những diễn biến tiếp theo. Trung Quốc có thể sẽ phản ứng dữ dội. ITLOS có thể sẽ không xử. Hay những nỗ lực của các bên phút cuối sẽ trở thành công cốc. Tuy nhiên, có vẻ như thái độ của Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng.

GS Thayer: Theo tính toán của Philippines, vụ kiện có thể sẽ kéo dài 4 năm. Phán quyết cuối cùng sẽ có ý nghĩa quan trọng cho các nước tranh chấp khác. Từ bây giờ, Trung Quốc có 30 ngày để phản hồi và cử đại diện tham dự hội đồng xét xử của phiên tòa (hội đồng này có tất cả 5 người). Nếu Bắc Kinh không có ý kiến, Chủ tịch ITLOS sẽ có quyền bổ nhiệm 4 người trong hội đồng này. Theo tôi biết, Philippines đã đề cử đại diện của mình vào hội đồng.

LHQ kêu gọi dàn xếp hòa bình về biển Đông

AFP ngày 23.1 dẫn lời TTK LHQ Ban Ki-moon kêu gọi một sự dàn xếp trên tinh thần hòa giải về tranh chấp giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN tại biển Đông. Khi được hỏi về phản ứng của LHQ trước việc Philippines yêu cầu tòa án quốc tế phân định chuyện Trung Quốc đòi chiếm gần hết biển Đông, ông Ban khẳng định sẵn sàng “cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chuyên gia để giải quyết vụ kiện, nhưng điều quan trọng là mọi vấn đề cần phải được phân định bởi các bên liên quan”. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 23.1 tuyên bố động thái của Philippines “chỉ làm phức tạp thêm tình hình”, theo Reuters.

Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Úc Julia Gillard đề cập quan ngại ngày càng tăng của nước này về khả năng leo thang căng thẳng tại những khu vực đang có tranh chấp tại châu Á - Thái Bình Dương như biển Đông và Hoa Đông cũng như các hành động của Trung Quốc. Tờ The Australian cũng dẫn lời bà Gillard trình bày Chiến lược an ninh quốc gia trong 5 năm tới. Theo đó, Úc sẽ hướng trọng tâm an ninh về châu Á cũng như siết chặt quan hệ với Mỹ.

H.G

An Điền

(thực hiện)

==================

Cái này Thiên Sứ tui phát biểu ở ngay trong topic này mấy ngày hôm nay rồi! Phi Luân Tân chơi quả này được! Nếu như đơn kiện của Phi Luật Tân gom tất cả các vấn đề liên quan đến Biển Đông lên Liên Hiệp Quốc và họ triệu tập các bên có quyền lợi liên quan đến để bày tỏ quyền lợi thì anh Phi Luật Tân là nhất. Posted Image.Liên Hiệp Quốc nên có trách nhiệm xem xét cẩn thận đơn kiện của Phi Luật Tân, để tỏ ra xứng đáng là một tổ chức toàn cầu trong giai đoạn hội nhập của Thế giới.

Nếu như thế giới này tránh được một trận chiến khốc liệt cuối cùng để hội nhập thế giới thì chính cơ quan Liên Hiệp Quốc sẽ là tổ chức để điều hành mọi chuyện khi thế giới hội nhập.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bán vũ khí, Nga không sợ ‘nối giáo’ cho Trung Quốc?

...

Trong trường hợp này, nếu Hoa Kỳ không phản đối, hoặc phản đối chiếu lệ thì đây là một vấn đề thanh lý đồ đồng nát và không phải sự quan ngại của họ

TP cũng có cùng suy nghĩ như bác Thiên Sứ vậy, bởi cũng theo bài báo trên thì :

Trước đây, Tu-22M3 được biên chế trong Không quân chiến lược Nga, nay chỉ còn trong Hải quân Nga.

Như vậy thì hiện nay ngay chính nước Nga cũng đã không xem nó là phương tiện chiến đấu chiến lược trong việc đối đầu với các siêu cường, bởi như thế thì chẳng khác nào tự sát, mà chỉ còn sử dụng phòng thủ trong biên chế hải quân đối với các xung đột qui ước qui mô nhỏ khác mà thôi.

Càng ngày TP càng tin rằng ngươi Nga và Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau hơn trong chiến lược ở châu Á Thái Bình Dương này, nhưng vẫn chưa nghĩ rằng sẽ có chiến tranh qui mô lớn thực sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản và đồng minh, bởi nó quá khủng khiếp trong bối cảnh khoa học quân sự hiện nay, và sẽ khốc liệt hơn bất cứ xung đột nào từ trước đến nay, kể cả thế chiến thứ 2, nhưng nếu TQ sử dụng đến vũ khí hạt nhân thì chắc chắn các siêu cường Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ... sẽ không tha cho họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc diễn tập đánh chìm tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa?

Thứ Năm, 24/01/2013 - 11:02

(Dân trí) – Những hình ảnh từ vệ tinh cho thấy tên lửa của Trung Quốc trong các cuộc thử nghiệm tại sa mạc Gobi mới đây đã bắn trúng mục tiêu trên mặt đất mang hình dáng tàu sân bay của Mỹ.

TWantchinatimes đưa tin, hình ảnh vệ tinh do Google Earth cung cấp cho thấy tên lửa của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có vẻ đã được diễn tập để đánh mục tiêu là tàu sân bay.

Posted Image

Hình ảnh chụp từ vệ tinh tại sa mạc Gobi

Dù được chụp từ trên cao nhưng có thể thấy rõ 2 lỗ thủng lớn đã được tạo ra trên một mô hình lớn màu trắng dài khoảng 200m đặt tại sa mạc Gobi, “được dùng để giả làm boong cất cánh của một tàu sân bay”, tờ Wantchinatimes khẳng định.

Những bức ảnh trên lần đầu xuất hiện trên SAORBATS, một diễn đàn tại Argentina. Các nhà phân tích quân sự tin rằng những lỗ thủng trên có thể đã được tạo ra bởi tên lửa đối hạm Đông Phong 21D. Đây là loại tên lửa liên lục địa từng được cựu đô đốc Robert F. Willard, tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, gọi là “sát thủ tàu sân bay”.

Theo tờ The Diplomat, nếu những thông tin trên là xác thực thì bước đi tiếp theo của PLA sẽ là cho Đông Phong 21D bắn thử nghiệm các mục tiêu di động trên biển, thay cho một mục tiêu cố định trên mặt đất. Ngoài ra hệ thống tên lửa mới này còn cần được thử nghiệm trước các mục tiêu có tính kháng cự.

Dù vậy, tờ báo này cũng trích dẫn phân tích của nhà phân tích quân sự Roger Cliff trong một buổi phỏng vấn trước đây để cho thấy, dù có trong tay tên lửa, không dễ để PLA bắn hạ một tàu sân bay Mỹ.

“Có những điều cần phải nhớ đó là, để Trung Quốc có thể tấn công thành công một tàu hải quân Mỹ bằng tên lửa liên lục địa, họ trước tiên phải phát hiện được con tàu đó, xác định nó đúng là tàu chiến Mỹ và đúng loại tàu chiến muốn tấn công (ví dụ: tàu sân bay).

Posted Image

Tên lửa Đông Phong 21D của Trung Quốc có tính cơ động cao

Tiếp đó cần phải có được thông tin đủ chính xác về vị trí mục tiêu mà tên lửa hướng tới. Một bức ảnh vệ tinh được chụp cách đó 1 tiếng sẽ chẳng tác dụng gì bởi con tàu có thể đã di chuyển khỏi vị trí được chụp vài chục hải lý. Còn phải kể đến những thông tin cập nhật trong thời gian tên lửa đang bay. Cuối cùng, đầu đạn phải khóa được mục tiêu và lao xuống chính xác”, chuyên gia này phân tích.

Đông Phong 21D là loại tên lửa liên lục địa cơ động, được thiết kế để chuyên tiêu diệt tàu chiến. Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tháng 8/2011, tên lửa này “có tầm bắn trên 1500km” và có thể “tấn công với các đầu đạn được thiết kế để phá hủy các chiến đấu cơ trên boong tàu sân bay, khu vực cất cánh và tháp điều khiển”.

Đến tháng 2/2012, trong phiên điều trần trước quốc hội, thiếu tướng Ronald Burgess, giám đốc cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ khẳng định “Trung Quốc có thể đang chuẩn bị triển khai” tên lửa Đông Phong 21D.

Trước đó Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận sự tồn tại của Đông Phong 21D vào tháng 7/2011. Khi đó, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức xác nhận loại vũ khí này “vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Chúng vẫn chưa được triển khai”.

Thanh Tùng

Tổng hợp

====================

Nếu bà Vanga đúng thì buồn quá nhỉ! Cá nhân tôi phải chờ rất lâu để lý thuyết cổ xưa mới quay trở lại được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay