Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Động thái mới: Trung Quốc muốn làm hòa với Mỹ
Cập nhật lúc 10:45, 29/12/2012

(ĐVO)- Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc ngày 28/12 đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Trương Chí quân đã đưa ra đề xuất bốn điểm nhằm thúc đẩy quan hệ với Mỹ.

Đề xuất của phía Trung Quốc được đưa ra tại Diễn đàn Lam Đình lần thứ tám do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức. Ông Trương Chí Quân cho rằng Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Yếu tố này khiến quan hệ Trung-Mỹ là một trong những mối quan hệ quan trọng nhưng phức tạp nhất.
Posted Image
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Chí Quân

Đề xuất bốn điểm của ông Trương Chí Quân gồm: 1. Hai nước cần trao đổi thẳng thắn và đi sâu nhằm tránh những hiểu lầm liên quan đến các chiến lược của mỗi bên;

2. Hai nước cần mở rộng mạnh mẽ các điểm sáng trong quan hệ hợp tác thực tế. Trung Quốc và Mỹ cần nắm bắt cơ hội để hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch và phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tăng cường đầu tư hai chiều, thiết lập cơ chế giao lưu trao đổi giữa các địa phương và nhân dân hai nước, khai thác tiềm năng hợp tác và tích cực mở rộng các lợi ích chung;

3. Hai bên cần hợp tác để đảm bảo đối thoại và hợp tác có nhiều tác dụng hơn tranh cãi và bất đồng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương;

4. Hai bên cần thực sự tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau.

Ngoài đề xuất liên quan tới Mỹ, ông Trương Chí Quân còn khẳng định Trung Quốc luôn là một láng giềng tốt, bạn tốt và đối tác tốt của các nước láng giềng.

Hiện phía Mỹ chưa đưa ra phản ứng chính thức trước đề xuất của Trung Quốc. Tuy nhiên, hồi tháng 11 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng Trung Quốc cần được khuyến khích để trỗi dậy một cách hòa bình, với tư cách là một bên có trách nhiệm trong khu vực.

Posted Image
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Perth, Australia hồi tháng 11/2012

Phát biểu này được bà Hillary đưa ra khi tham dự lễ khánh thành trung tâm Mỹ - Châu Á tại Đại học Tây Australia ở thành phố Perth. Bà Hillary Clinton cũng tái khẳng định Mỹ tiếp tục hiện diện tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Washinton đã thông qua một chiến lược thúc đẩy Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề Châu Á.

Ngoại trưởng Mỹ thậm chí còn tiết lộ chính quyền Tổng thống Barack Obama hoan nghênh các cuộc tập trận chung giữa hải quân Australia và Ấn Độ, đồng thời đánh giá Australia và Mỹ cần tiếp tục tăng cường hợp tác.

Đề cập tới cái mà Trung Quốc gọi là lợi ích quốc gia cốt lõi, phía Mỹ ngay từ hồi cuối tháng 10 đã cho biết giới lãnh đạo Trung Quốc không ám chỉ quần đảo tranh chấp Senkaku trên biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát là lợi ích quốc gia cốt lõi tại các cuộc đàm phán hồi tháng 9 với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Posted Image
Mỹ khẳng định Senkaku nằm trong phạm vi ảnh hưởng Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật

Theo đó, khi thảo luận các vấn đề về lãnh thổ với Ngoại trưởng Hillary, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không đưa ra bình luận ám chỉ quần đảo tranh chấp Senkaku là một phần trong các lợi ích quốc gia cốt lõi - một thuật ngữ mà Bắc Kinh thường sử dụng để ám chỉ các vùng lãnh thổ chủ chốt mà Trung Quốc quyết nắm giữ hoặc kiểm soát.

Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, quần đảo Senkaku cũng không được nhắc tới là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trong các cuộc gặp riêng rẽ giữa bà Hillary với Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì.

Trong khi đó, Mỹ nhiều lần khẳng định rõ rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản. Mới đây Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua dự luật ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề này khi thừa nhận quyền quản lý của Tokyo đối với Senkaku.


Minh J
===========
Vấn đề là cái "quyền lợi cốt lõi" và cái "quyền lợi căn bản" nó được giải quyết thế nào ở Biển Đông? Hì! Riêng Thiên Sứ tui, nhân danh cá nhân - phó thưởng dân dự khuyết hạng hai Nam bộ, còn một yêu cầu rất "căn để" và cứ nói phong long thế này:
Việt sử gần 5000 năm văn hiến là một chân lý phải được tôn vinh. Còn không thì mọi chuyện chẳng có gì sáng sủa cả.
Giới hạn 15. Tháng Giêng Quý Tỵ Việt lịch sao lâu wá. Thiên Sứ tui rất nóng ruột. Đã có lúc muốn cắt ngăn giai đoạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông 2013: Ba kịch bản, một giải pháp

Tác giả: Hải Đăng

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

Kịch bản là bộ khung để phân tích tình huống. Giải pháp các bên chấp nhận mới là đích tìm kiếm của cả "ba tay chơi": Trung Quốc, Mỹ và ASEAN trong cuộc cờ hiện nay. Nếu không đi đến một kết cục có hậu thì một cuộc chiến tranh lạnh và ngăn chận mới có thể diễn ra trong tương lai.

Ngày 25/12, hãng tin Bloomberg trích nguồn tin từ tờ 21st Century Business Herald cho biết, Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt dự án đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng các công trình trái phép trên các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD để xây dựng sân bay, bến cảng và nhiều công trình cơ sở hạ tầng khác trên một số hòn đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Theo tuyên bố của chủ tịch tỉnh Hải Nam Jiang Dingzhi, kế hoạch của Trung Quốc là đầu tư tới 10 tỷ NDT (1,6 tỷ USD) để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho thành phố. Tam Sa là đơn vị hành chính vừa được chính quyền Hải Nam thành lập trái phép hồi tháng 6/2012 (Bộ Ngoại giao nước ta đã lên tiếng phản đối!), trong đó cố tình bao gồm cả những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng thuộc ASEAN đã liên tục tăng cao trong những tháng gần đây bởi thái độ ngày càng hung hăng và ngang ngược của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông giàu tài nguyên thiên nhiên này. Sự căng thẳng về tranh chấp chủ quyền đã làm gián đoạn và suy yếu các mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Tình hình này cũng đặt bộ máy hoạch định chính sách an ninh và ngoại giao ở Washington (đang trong thời kỳ thành lập) vào tình thế lưỡng nan về chiến lược.

Ba kịch bản khác nhau

Trên Global Asia số cuối năm (tháng 12/2012), GS Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason/Mỹ, vừa đưa ra khung phân tích tình hình và dự báo tương lai đối với các tranh chấp hiện nay giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam trên Biển Đông. Có thể tóm tắt khung phân tích này trong ba kịch bản sau đây:

Kịch bản thứ nhất là Trung Quốc tiến tới một giải pháp ôn hòa với các nước láng giềng. Quan ngại căng thẳng kéo dài trên Biển Đông sẽ đẩy phần lớn các nước trong khu vực vào "vòng tay" Mỹ, Trung Quốc sẽ bị cô lập, mất hết đồng minh nên Trung Quốc có thể có những nhân nhượng nhất định. Hiện nay, TQ đang muốn VN thỏa hiệp trong phân chia Vịnh Bắc Bộ. Thêm vào đó, một số quan chức Trung Quốc vẫn không thừa nhận là Trung Quốc đã từng tuyên bố "Biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ". Việc từ chối này có thể là cách dành "đất lùi" cho thỏa hiệp tương lai? Một vài cố vấn cấp cao trong chính phủ Bắc Kinh buộc phải thừa nhận "tính chất khó giải quyết trong chính sách biển Đông của TQ", nhất là "quy chế của đường chín khúc". Giới think tank này quan ngại tình hình tranh chấp có thể làm Trung Quốc ngày càng bị cô lập và ảnh hưởng xấu đến "sự nghiệp cải cách của TQ".

Kịch bản thứ hai là giải pháp đối đầu như cách TQ đang làm với Philipinnes tại <a name="OLE_LINK2" id="OLE_LINK2">Scarboough hiện nay. TQ sẽ tiếp tục lấn tới nhằm kiểm soát toàn bộ vùng lưỡi bò bằng các hành động đơn phương, chính sách bên miệng hố chiến tranh, sách lược "tầm ăn dâu" và chia để trị đối với ASEAN. Hành động lật lọng của TQ ở Scarborough: sau khi Phi rút tàu ra khỏi khu vực bãi cạn, TQ lập tức quay lại và thiết lập sự kiểm soát trên thực tế, cho thấy TQ coi thường luật pháp quốc tế, chủ trương "gây sức ép cường độ thấp", gây "mỏi mệt về chiến lược" và sau đó là cưỡng chiếm. Với trò "mèo vờn chuột" này, lại chiếm ưu thế về lực lượng hải quân so với láng giềng, TQ sẽ nhân rộng mô hình Scarboough, tạo ra một loạt tình huống sự đã rồi (faits accomplis) để độc chiếm BĐ.

Kịch bản thứ ba là giải pháp Mỹ-Trung bắt tay nhau. Kịch bản này là hệ quả của quá trình chuyển giao quyền lực êm thấm trong khu vực từ Mỹ, cường quốc thoái lui sang Trung Quốc, cường quốc trỗi dậy, và không chỉ trên Biển Đông, bởi vì, từ bản chất bành trướng, TQ sẽ không bao giờ chỉ dừng lại ở BĐ mà sẽ tiến ra giành giật quyền lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương từ tay Mỹ. Nếu điều này xẩy ra, đây thật sự sẽ là một đảo lộn lớn lớn nhất của thế kỷ 21, đối với cả tiểu quốc lẫn cường quốc. Một khi "cựu" siêu cường Mỹ buộc phải "thần phục" TQ và trao cái gậy chỉ huy cho thiên triều thì các quốc gia còn lại sẽ lần lượt phải "xếp hàng" theo sự chỉ dẫn của một sen đầm mới Bắc Kinh. Hẳn nhiên, hệ lụy của kịch bản này cực kỳ nguy hiểm đối với cả khu vực lẫn toàn cầu.

Posted Image

Ảnh: Lê Anh Dũng

Tránh kỷ nguyên"chiến tranh lạnh"

Ba kịch bản nói trên xuất phát từ ba cách tiếp cận khác nhau đối với các tranh chấp biển đảo giữa TQ với các nước láng giềng ĐNÁ. Thứ nhất, nếu coi đây đơn thuần chỉ là sự va chạm về lợi ích kinh tế giữa các nước duyên hải và chỉ tập trung vào các tranh chấp xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì có thể "mơ" về kịch bản thứ nhất, kịch bản của hòa bình. Nhưng đáng tiếc, bản chất xung đột trên Biển Đông từ mấy năm trở lại đây là một cuộc xung đột quốc tế. Những thành tố tạo nên cách tiếp cận thứ hai như yêu sách "đường lưỡi bò" của TQ, phản ứng công khai của Mỹ và quan ngại của tất cả các nước trong khu vực, từ lớn đến bé. Tuy nhiên, đối với lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia, thật ra không thể đo bằng quy mô lớn hay bé. Trung Quốc nên hiểu rằng, có thể ở chính thể này, chế độ kia, Trung Quốc có thể cưỡng chiếm tạm thời một phần chủ quyền và thu tóm một phần lợi ích quốc gia của một số nước, nhưng lịch sử là công bằng, cái gì của Cesar rồi sẽ phải trả về cho Cesar!

Cách tiếp cận thứ ba phải chăng là một định mệnh trong quan hệ quốc tế, đó là sự chuyển dịch quyền lực trên cấp độ đại-hệ thống. Trong cuộc Đối thoại chiến lựơc và kinh tế giữa TQ và Mỹ tháng 5 năm 2010, đại diện TQ tuyên bố rằng chủ quyền của TQ ở Biển Đông là "quyền lợi cốt lõi" của họ. Chỉ hai tháng sau, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phản ứng lại bằng cách xác định Mỹ có "quyền lợi quốc gia" trong việc bảo vệ tự do hàng hải, tự do khai thác tài nguyên chung trong vùng biển Á châu, và việc tôn trọng luật quốc tế ở biển Đông. Đây là những tuyên bố rất đáng quan tâm vì nếu để mẫu thuẫn quyền lợi quốc gia giữa các cường quốc trở nên đối kháng thì dễ dẫn đến tình trạng đối đầu trong một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới (khác với cuộc chiến tranh lạnh trong thế kỷ 20).

Tranh chấp trên Biển Đông từ nay dường như đã trở thành cuộc đối đầu/cạnh tranh quyền lực trên cấp độ toàn cầu giữa Mỹ, siêu cường được coi là đang trượt dốc với Trung Quốc, đại cường đang nổi lên, lăm le "tung hê" cái trật tự tồn tại hơn nửa thế kỷ nay để cài đặt vào đấy một trật tự mới mà giới quốc tế học đã đặt tên, cho dù nó chưa ra đời, đó là trật tự Trung Hoa (Pax Sinica/Hòa bình kiểu Tàu). Nhìn vấn đề từ góc độ này có thể hiểu ý đồ đằng sau đề nghị của TQ cách đây mấy năm đưa ra với Mỹ là hai bên có thể chia đôi biển Thái Bình Dương, mỗi bên hùng cứ một phương để Trung Quốc dễ bề "múa gậy vườn hoang" ở Đông-Thái Bình Dương mà không động chạm đến lợi ích của Mỹ.

"Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi"

Các tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước châu Á trên Biển Đông và Hoa Đông hiện nay đang gây khó cho Mỹ và có khả năng buộc Mỹ phải tiến hành chính sách "ngăn chặn kiểu mới"? Chủ trương của Mỹ giữ nguyên trạng trên Biển Đông đang làm cho các nước bị bắt nạt tự tin hơn trong đấu tranh chống lại các hành động xâm lấn của TQ. Tuy nhiên, các xung đột ở cường độ thấp sẽ đặt ra một nan đề là khi nào thì Mỹ cần bày tỏ cam kết để kềm giữ TQ, còn khi nào thì Mỹ phải làm thinh để các nước láng giềng của TQ đừng đi quá xa. Đối với Mỹ, lý do địa dư và tâm lý dân chúng hiện nay càng đẩy nan đề này thành vấn đề lớn. Đối với một số nước châu Á, lý lẽ duy trì căng thẳng với TQ là cách để "giữ chân" Mỹ phải ủng hộ họ vẫn là một vũ khí của kẻ yếm thế.

Để có một giải pháp hòa bình và công lý cho tranh chấp trên Biển Đông không thể trông đợi nhiều từ các kịch bản nói trên, đó chỉ là cái khung minh triết phân tích các tình huống chồng lấn phức tạp. Vì lợi ích của chính TQ, một quốc gia có bề dày về văn minh và tư tưởng, nhất là tư tưởng của các chiến lược gia được xếp vào loại hàng đầu của túi khôn nhân loại, TQ nên tự kềm chế bớt lòng tham. Thế giới sẽ tôn vinh TQ như là "một cổ đông có trách nhiệm" trong làng toàn cầu đang oằn lưng chống "các loại bão", từ kinh tế đến môi trường, từ giá trị đến văn hóa, tất cả cùng chia sẻ một vận mệnh chung, một cơ may chung để tồn tại và phát triển. Ăn thua nhau trên biển để rồi chôn vùi các nền văn minh xuống đáy đại dương thì há chăng đó là sự lựa chọn thông minh. Bài học của tiền nhân "tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi" (biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy hiểm) hóa ra bị lãng quên mãi mãi?

==============

Trong canh bạc cuối cùng này, không có "Chiến tranh lạnh". Khái niệm này cổ điển rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm ’lời giải’ dòng chữ mọc trên cây nhãn ở Nghệ An

Cập nhật lúc 06:21, 30/12/2012

(ĐVO) - Thời gian gần đây, người dân vùng quê xứ Nghệ đang xôn xao về việc tại vườn nhà ông Trịnh Xuân Vân, xóm 4, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) có một cây nhãn kỳ lạ. Cách đây 3 năm, cây nhãn này nổi hàng chữ dọc trên thân cây, rồi bỗng dưng lại chết khô. Sự việc đang gây sự hiếu kỳ cho nhiều người mỗi khi nhắc đến.

Xôn xao cây nhãn mọc chữ

Làng quê có cây nhãn nổi chữ cách thành phố Vinh hơn 100 km. Chủ vườn cây cũng là người phát hiện dòng chữ trên thân cây. Mới đến đầu huyện Đô Lương dừng xe hỏi đường về xã Đà Sơn, chúng tôi đã nhận câu “phỏng vấn” trở lại của bà con nơi đây: "Các cô chú về xem cây nhãn mọc chữ phải không?”. Trong số những người chúng tôi hỏi đường đã đi xem cây nhãn này từ hôm trước.

Posted Image

Ông Trịnh Xuân Vân chỉ dòng chữ bên cây nhãn cho phóng viên xem.

“Cây nhãn mọc chữ ở đó lạ kỳ lắm chú à. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến sự việc lạ kỳ như thế này đấy, chú hiểu rõ hơn thì đến tận mắt chứng sẽ thấy ngạc nhiên hơn…”, bà Lê Thị Lan, người từng đi xem cây nhãn mọc chữ, hào hứng kể.

Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng gia đình ông Trịnh Xuân Vân nằm khuất phía cuối xóm 4, xã Đà Sơn. Ông Vân cho biết, cây nhãn này được ông trồng hơn 10 năm trước, cách đây 3 năm (vào năm 2009), tình cờ một lần ông ra thăm cây nhãn thì phát hiện hàng chữ nổi trên thân cây, nhưng ông không đọc được dòng chữ này vì có ký tự như là chữ Hán.

Posted Image

Dòng chữ trên thân cây nhãn.

Nghĩ có ai đó lấy mũi dao hay vật nhọn gì đục khoét lên thân cây, cây mọc vỏ tại những chỗ bị chạm khắc làm hiện chữ, nên ông không nói với ai vì sợ mọi người đồn thổi. Tuy nhiên, hơn 1 tuần trước, cây nhãn đang xanh tươi bỗng chết khô không rõ nguyên nhân. Thấy sự việc kỳ lạ, ông nói mọi người trong làng đến xem nhưng không ai dịch nổi dòng chữ này.

Theo quan sát của phóng viên, hàng chữ trên thân cây nhãn này kéo dọc theo thân cây, với 6 ký tự khác nhau giống như chữ Hán, nằm cách mặt đất hơn 1 mét. Các chữ này có màu đen như một thứ mực được xăm lên vỏ cây. Khi dùng tay sờ lên dòng chữ này thì sẽ dễ dàng thấy mặt chữ cao hơn so với vỏ thân cây nhãn, dùng tay không thể xóa được.

Một điều kỳ lạ mà tất cả mọi người đến xem cây nhãn này đều nhận thấy đó là khu vực cây nhãn mọc chữ được trồng là đất màu mỡ, không đọng nước, thân cây không bị va đập tác động từ bên ngoài. Hàng loạt cây bưởi, chuối, cam… đứng xung quanh gốc nhãn này đều xanh tốt.

Lời đồn đại quanh khu đất có cây nhãn nổi chữ

Việc cây nhãn mọc chữ ở vườn ông Vân bị một đồn mười – mười đồn trăm, sự việc nhanh chóng lan truyền khiến nhiều người tò mò đến xem. Hàng loạt câu chuyện được thêu dệt, người bảo cây thần, người bảo cây của nhà Trời, dưới gốc cây giấu tài sản quý...

Những người không mê tín cho rằng, đây chỉ là một chiêu trò của người nào đó có ý đồ xấu đối với gia đình ông Vân, có thể họ muốn ông Vân không dám ở và bán rẻ khu đất... Họ khắc chữ lên thân cây, vỏ cây phát triển và đẩy dòng chữ ra.

Đi tìm nội dung dòng chữ bí ẩn mọc trên thân cây

Posted Image

Ông Phan Trung Hưng đang tìm hiểu nội dung dòng chữ trên thân cây nhãn.

Chúng tôi mang những tấm ảnh sắc nét nhất chụp lại dòng chữ tại thân cây nhãn trong vườn ông Vân để tới những người thầy thông chữ Nho – Hán – Nôm để tra tìm nội dung. Tuy nhiên, hầu hết các thầy được gọi là "thông Nho" đều lắc đầu, không thể đọc được nội dung dòng chữ đó. Điều làm mọi người ngạc nhiên và công nhận rằng, phải là người rất giỏi mới có thể khắc được dòng chữ có nét thoáng như thế.

Ông Phạm Ngọc Công - Phó Chủ tịch UBND xã Đà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) cho biết: “Việc cây nhãn nổi chữ như lời kể của ông Vân là có thật. Để tránh việc nhiều người kéo đến xem và đồn thổi những nhiều câu chuyện mê tín dị đoạn quanh chuyện lạ nên cán bộ xã đã cử lực lượng an ninh theo dõi tình hình đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã. tránh những đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi".

Ông Phan Trung Hưng, ở xóm 2, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ (Nghệ An), một người có tiếng là "thông Nho" nhận định:

“Dòng chữ này không chính xác là chữ Nôm 100% mà cũng không chính xác là chữ Hán, bởi trong số 6 chữ đó thì có chữ lại thiếu nét, có chữ lại thừa nét chứ không chữ nào đầy đủ.

Về nét chữ thì thấy rằng, đây là nét chữ Nôm viết thảo (viết nhanh), tức là người viết dòng chữ này là một người rất giỏi về chữ và họ chủ tâm viết thiếu hoặc viết thừa nét để giấu một cái gì đó ẩn ý”.

Cũng theo ông Hưng, nếu dựa vào 6 chữ Nôm viết thảo này để phỏng đoán ra nội dung dòng chữ trên thân cây này thì thầy đoán đây có thể là chữ “ Tiên – Sinh – Hứng – Nghiệp – Thế - Hệ”?.

Về ý nghĩa nội dòng chữ này: Tiên – Sinh nghĩa là, ý nói về người viết chữ lên thân cây này là một người rất giỏi, một người thông thái chính họ đã tự phong cho họ là bậc Tiên – Sinh đang hướng cho đời sau một việc gì đó; Hứng – Nghiệp nghĩa là hứng (hướng) cho một người nào đó hoặc chỉ cho gia đình (ông Vân) một con đường đi nào đó mà người khác rất khó hiểu; Thế ở đây là thế hệ. Nội dung chính của 6 chữ này là: Tiên sinh hứng (hướng) nghiệp cho thế hệ.

Về những lời đồn đoán rằng đây là cây thần, cây nhà Trời, ông Hưng cho rằng, những lời đồn đoán đó là không có cơ sở. Như vậy đến thời điểm hiện tại, việc dòng chữ nổi lên thân cây nhãn ở vườn ông Vân vẫn đang gây nhiều tò mò cho nhiều người dân hiếu kỳ mà chưa rõ nguyên nhân. Và nội dung dòng chữ viết gì mới chỉ được phỏng đoán.

Theo PLVN

======================

Về ý nghĩa nội dòng chữ này: Tiên – Sinh nghĩa là, ý nói về người viết chữ lên thân cây này là một người rất giỏi, một người thông thái chính họ đã tự phong cho họ là bậc Tiên – Sinh

Tôi thì dốt chữ Nho. Bao nhiêu chữ trả lại thầy từ hàng 30 năm trước. Nhưng "Tiên sinh" là người tài giỏi thì không phải. Nó chỉ là đại từ nhân xưng nói về người hơn tuổi sinh ra trước mình với ý nghĩa kính trọng, khi xưng hô thôi. Cũng như "hậu bối" là người đứng sau lưng vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vệ tinh Trung Quốc được chuẩn bị cho chiến tranh thông tin

Chủ nhật 30/12/2012 08:28

Hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của GPS Mỹ.

Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc không chỉ có tính năng dân sự mà còn có cả ứng dụng quân sự. Đó là thừa nhận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch quân ủy trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Posted Image

Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc

Tướng Phạm Trường Long nhận định Bắc Đẩu là cơ sở dành cho nhiều hệ thống thông tin. Theo lời ông Phạm Trường Long, hệ thống này được sử dụng "cả trong mục đích quân sự và dân dụng," có lợi cho đất nước, quân đội và nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và chủ quyền của Trung Quốc.

Tuyên bố của vị quan chức cấp cao Trung Quốc về thành phần quân sự nặng ký của Bắc Đẩu không phải là phát kiến mới mẻ.

Chuyên viên Nga Yakov Berger từ Viện Viễn Đông nhận xét: "Hoàn toàn rõ ràng rằng bất kỳ hệ thống định vị nào trong công tác quân sự được đảm bảo tốt nhất với sự hỗ trợ của vệ tinh. Chiến tranh thông tin hiện đại chỉ đơn giản là không thể thiếu việc sử dụng các vệ tinh dẫn đường cho phương tiện sát thương và các kỹ thuật cơ động. Cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông đã cho thấy điều đó. Trung Quốc hiển nhiên đang chuẩn bị tiến tới loại chiến tranh như vậy."

Posted Image

Hệ thống định vị toàn cầu GPS

Cách đây chưa lâu, trong chuyến thăm Quân khu Quảng Châu, ông Tập Cận Bình đã nói dứt khoát rằng quân đội cần sẵn sàng cho chiến tranh hiện đại. Rõ ràng là hệ thống định vị với hỗ trợ của vệ tinh đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến hiện đại," ông Berger nói.

Chuyên viên Berger không đánh giá chính xác mức sẵn sàng của Trung Quốc để tới chiến tranh thông tin. Tuy nhiên, ông cho rằng chuẩn bị chiến tranh thông tin là một trong những mục ưu tiên trong chiến lược quân sự Trung Quốc.

Các chuyên viên phân tích quân sự chỉ ra một thực tế là hiện tại những hệ thống thông tin và hệ thông liên lạc của hàng loạt quân đội trên thế giới đang sử dụng hệ thống định vị GPS Mỹ và Mỹ có khả năng ngắt mạch hoạt động của toàn bộ hoặc một phần hệ thống dẫn hướng-định vị vào bất kỳ thời điểm nào. Dưới góc độ đó, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của GPS Mỹ.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Theo Vietnam+

============

Bởi vậy, chỉ có thể có một trong hai hệ thống định vị trong sự phát triển toàn cầu trong tương lai thôi. Ở đây không có sự "cạnh tranh lành mạnh" giữa hai hệ thống định vị này cho "người tiêu dùng" lựa chọn.

Không quá bảy năm nữa canh bạc sẽ kết thúc. Và sòng bạc có mở hay không thì nó là kết quả của thời gian từ nay đến hết 15 tháng Giêng Việt lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là...không văn hóa!

Cập nhật lúc 06:07, 30/12/2012

(ĐVO)- Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa. – GS Chu Hảo thẳng thắn.

Văn hóa “Kẻ Chợ”

PV: - Hà Nội đang gấp rút xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, điều này có nghĩa là Hà Nội đã từng có ‘thanh lịch chuẩn mực’ và đã bị mất mát nên giờ cần khôi phục lại sự văn minh, thanh lịch ấy. Sử sách nghiên cứu đã xác nhận Hà Nội xưa có tên là Kẻ chợ vậy văn hóa ứng xử cái thời có tên là Kẻ chợ tương ứng sẽ phải là văn minh Kẻ chợ, thanh lịch Kẻ chợ…và Hà Nội cần khôi phục lại, ông nghĩ sao về điều này?

GS Chu Hảo: - Trước hết nói về chữ “văn hóa Kẻ Chợ”. Trong nhiều từ điển, chữ Kẻ Chợ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17, khi Thăng Long (tên gọi của Hà Nội trước đây) xuất hiện những giao dịch có tính chất thương mại với các nhà buôn phương Tây, thứ đã tạo nên một nét văn hóa mới, nét văn hóa thương mại. Theo tôi, nói đến chữ Kẻ Chợ, người ta cũng tôn trọng như nói đến chữ Tràng An. Nếu hiểu Kẻ Chợ là chợ búa, xô bồ, vị kỷ, bon chen… thì chắc là ứng với hiện trạng Hà Nội nhiều năm gần đây.

Posted Image

GS Chu Hảo: Hà Nội hãy cố bớt hình thức đi một chút. Ảnh Huấn Cao

Quả thật, càng ngày càng thấy nhiều biểu hiện phi văn hóa tồn tại ở Hà Nội. Chúng ta có thể thấy hàng ngày cảnh người Hà Nội chen lấn tham gia giao thông, vứt rác bừa bãi… Nghiêm trọng hơn là những việc kinh dị, trái luân thường đạo lý xảy ra trên địa bàn Hà Nội như: con cái đẩy bố già ốm ra nằm vỉa hè Núi Trúc, một ông Tiến sĩ đánh mẹ già rồi đuổi ra đường, bà cụ phải vào “Ngôi nhà hạnh phúc’ ở Thụy Khuê…

Văn hóa đích thực của Hà Nội chủ yếu phải là những nét thanh lịch, tử tế trong các quan hệ giữa người với người và với thiên nhiên,, chứ không phải các hoạt động “cờ đèn kèn trống” ầm ĩ mỗi khi lễ tết.

PV:- Hiện nay, tại Hà Nội, có một sự mâu thuẫn như thế này, trong khi người dân giữ nhà họ rất sạch, nhưng chỉ cần cách nhà khoảng chục mét, họ dễ dàng vứt rác. Không ít lần đã xảy ra chuyện hàng xóm láng giềng to tiếng mất mặm mất nhạt với nhau chỉ vì nhà nào cũng cố vứt rác sang phần đường nhà hàng xóm. Theo ông, đây có được coi là …một nửa cái sự văn minh không? Nếu không, chúng ta phải hiểu những hành vi đó như thế nào, thưa ông?

GS Chu Hảo: - Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa.

Có người nói dân lao động ở khắp nơi đổ về đã làm hỏng môi trường văn hóa của Hà Nội. Lại có người lý luận, hiện tượng dẫm đạp, cướp hoa ở Hồ Hoàn Kiếm năm xưa là do văn hóa làng xâm nhập vào Hà Nội. Những ý kiến đó không thỏa đáng. Để xảy ra tình trạng hiện nay chứng tỏ, bản thân nội lực của văn hóa Hà Nội đã không đủ sức đề kháng để chống lại, hoặc đồng hóa những hành vi phản văn hóa ngoại nhập. Đổ lỗi rằng người dân tỉnh khác làm hỏng văn hóa Hà Nội là một cách ngụy biện, trốn tránh trách nhiệm.

Hãy nhìn vào Đà Nẵng. Thành phố này cũng nhiều dân nhập cư từ miền Bắc và miền Trung nhưng vẫn là thành phố duy nhất ở Việt Nam lọt top 20 thành phố sạch nhất thế giới năm 2012. Bởi lãnh đạo Đà Nẵng dám minh bạch, kiên quyết giữ kỷ cương và dám chịu trách nhiệm.

Nói như vậy để thấy, nếu ngay từ đầu, Hà Nội có nền giáo dục tốt, kỷ cương pháp luật nghiêm minh thì nó hoàn toàn có thể tiếp thu tinh hoa và loại trừ các yếu tố tiêu cực của mọi thứ văn hóa ngoại nhập.

Hà Nội hãy cố gắng bớt hình thức đi một chút

PV:- Mấy năm trước, Hà Nội đã biểu dương em Tuấn ở Thường Tín đã có hành vi tốt dẫn một cụ già sang đường. Gần đây, một cậu học sinh tiểu học cũng được vinh danh vì trả lại số tiền vài chục triệu đồng mà cậu nhặt được. Có người mừng rỡ, vì cho rằng sự thay đổi nào cũng phải bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhưng, lại có người băn khoăn, có thế mà đã khen thưởng biểu dương cấp thành phố sao được? Ông nghiêng về ý kiến nào trong hai ý kiến trên, thưa GS?

GS Chu Hảo: - Tuyên dương như vậy cũng không có gì sai, chỉ có điều, nó biểu hiện một sự thật rất đau lòng: những chuyện ngày xưa là bình thường mà giờ là thành tích. Tôi không bài bác chuyện tuyên dương người tốt việc tốt, nhưng những tấm gương phải xứng đáng chứ không nên quá dễ dãi để mà tự lừa dối mình rằng tình hình vẫn còn chưa tệ quá.

PV:- Có lẽ do tình trạng xuống cấp văn hóa của nền văn hóa nói chung nên Hà Nội đặt ra vấn đề xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Theo ông, Bộ Quy tắc này có cứu vãn được tình thế?

GS Chu Hảo: - Tôi không nghĩ là Bộ Quy tắc sẽ có tác dụng. Hà Nội có nhiều mối quan hệ khác nhau và mỗi mối quan hệ tương ứng với xử đó lại tương ứng với một bộ quy tắc ứng xử riêng. Như vậy, hoặc là Bộ Quy tắc sẽ có không biết bao nhiêu điều cần điều chỉnh, hoặc là quá chung chung như những khẩu hiệu suông.

Có lẽ nên nghĩ theo cách khác, không nhất thiết phải đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử mà hãy làm việc căn cơ nhưng dễ thực hiện hơn.

Thứ nhất, hãy cố gắng xây dựng ở Hà Nội một hệ thống giáo dục Mầm non và Phổ thông tiên tiến nhất trong cả nước nhằm đào đạo các thế hệ trẻ tương lai của Hà Nội có nhân cách, có văn hóa và có năng lưc trí tuệ tốt. Họ sẽ là chủ nhân của Thủ đô có đủ nội lực bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long..

Thứ hai, hạn chế tối đa những phong trào và những cuộc vận động hình thức, vô bổ và tốn kém và những hoạt động chỉ nhằm lấy thành tích báo cáo. Tôi không hiểu tại sao vẫn cứ phải duy trì những phong trào thi đua hết sức hình thức, vô bổ và tốn kém như Xây dựng gia đình và khu dân cư văn hóa… khi mà trên thực tế, khi nhắc tới “danh hiệu” này, chẳng ai tôn trọng nữa. Xin nói thẳng, chừng nào Hà Nội còn giữ những phong trào kiểu như vậy thì chừng đó còn xuống cấp văn hóa nữa, vì đó là sự giả dối.

Thứ ba, phải Kiên trì thiết lập lại kỷ cương, thượng tôn pháp luật. Trước hêt, trong một vài năm tới toàn bộ hệ thống và các công cụ hành chính hãy tập trung vào việc giải quyết dứt điếm tình trạng vi phạm luật lệ giao thông trên đường phố. Đấy là bộ mặt văn hóa của Thủ đô. Hãy bắt đầu bằng việc buộc mọi phương tiện giao thông (đặc biệt là xe máy ) phải giữ đúng phần đường của mình, nhất là ở các ngã ba, ngã tư đường phố. Chỉ cần thế thôi là bộ mặt Hà Nội đã khác rồi…

Hoàng Hạnh (thực hiện)

====================

Tôi hân hạnh được gặp ông Chu Hảo một lần và trao đổi với ông chỉ có vài câu, trong giờ giải lao của một cuộc hội thảo. Nhưng tôi có cảm tình với ông Chu Hảo. Mặc dù về quan điểm lịch sử thời Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt, ông vẫn có nhiều sự hoài nghi. Tuy nhiên, tôi chỉ nghĩ ông ta bị ảnh hưởng và bị thuyết phục bởi đám "hầu hết", chứ không phải chính kiến của ông ta.

Bài phỏng vấn này và sự trả lời của ông cho tôi một cảm giác buồn vì thiếu vắng một tư duy sâu sắc để nhìn nhận một vấn đề của cả nội dung phỏng vấn với cách trả lời.

Trước hết bắt đầu từ danh từ "kẻ chợ". Kẻ là danh từ nhân xưng của ngôn ngữ Việt cổ: "Kẻ ở, người đi". "Kẻ chợ" là từ cổ để chỉ người sống ở thị tứ. Vậy thôi! Nhưng ở đây tôi thấy nó mơ hồ quá:

GS Chu Hảo: - Trước hết nói về chữ “văn hóa Kẻ Chợ”. Trong nhiều từ điển, chữ Kẻ Chợ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17, khi Thăng Long (tên gọi của Hà Nội trước đây) xuất hiện những giao dịch có tính chất thương mại với các nhà buôn phương Tây, thứ đã tạo nên một nét văn hóa mới, nét văn hóa thương mại. Theo tôi, nói đến chữ Kẻ Chợ, người ta cũng tôn trọng như nói đến chữ Tràng An. Nếu hiểu Kẻ Chợ là chợ búa, xô bồ, vị kỷ, bon chen… thì chắc là ứng với hiện trạng Hà Nội nhiều năm gần đây.

Bởi vậy, những giá trị bị đảo lôn vì thiếu tính chính danh. Như đoạn dưới đây:

Quả thật, càng ngày càng thấy nhiều biểu hiện phi văn hóa tồn tại ở Hà Nội. Chúng ta có thể thấy hàng ngày cảnh người Hà Nội chen lấn tham gia giao thông, vứt rác bừa bãi… Nghiêm trọng hơn là những việc kinh dị, trái luân thường đạo lý xảy ra trên địa bàn Hà Nội như: con cái đẩy bố già ốm ra nằm vỉa hè Núi Trúc, một ông Tiến sĩ đánh mẹ già rồi đuổi ra đường, bà cụ phải vào “Ngôi nhà hạnh phúc’ ở Thụy Khuê…

Văn hóa đích thực của Hà Nội chủ yếu phải là những nét thanh lịch, tử tế trong các quan hệ giữa người với người và với thiên nhiên, chứ không phải các hoạt động “cờ đèn kèn trống” ầm ĩ mỗi khi lễ tết.

Cách đây không lâu, người ta cũng bàn tán ồn ào về cái khẩu hiệu "Tiên học Lễ, hậu học văn", nằm chềnh ềnh trong các trường phổ thông từ ngót hai chục năm nay. Cuối cùng hình như nó chẳng có tác dụng gì cả, học sinh ngày càng xuống cấp về nhiều phương diện. Thế là có người bàn nên bỏ nó đi, có người thì khuyên nên giữ lại. Nhưng chính trong sự bản luận sôi nổi đó, mới hóa ra người ta chẳng hiểu nội dung của nó là cái gì. Còn ở đây, những hành vi thuộc về giá trị đạo đức bị đánh đồng với hành vi lễ giáo và văn hóa.

Không phân biết được những giá trị thì làm sao mà có một phương pháp đúng để giải quyết vấn đề?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Đừng ngạc nhiên nếu chiến tranh bùng nổ trên biển Hoa Đông'

09:42 | 27/12/2012

Đó là phát biểu vừa được một giáo sư của trường Đại học Quốc gia Australia cũng là một cựu quan chức quốc phòng đưa ra ngày hôm qua (26/12) sau khi Biển Hoa Đông liên tục chứng kiến những diễn biến leo thang đáng lo ngại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong cuộc tranh chấp chủ quyền quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Các máy bay Trung Quốc hôm 24/12 đã bay gần đến không phận Nhật Bản để “khẳng định chủ quyền” của họ đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này diễn ra ngay sau khi Nhật Bản vừa thông báo có thủ tướng mới. Hành động của Trung Quốc cũng buộc Nhật Bản phải ra lệnh cho một loạt chiến đấu cơ cất cánh khẩn cấp để chặn máy bay Trung Quốc.

Ông Hugh White – một giáo sư tại trường Đại học Quốc gia Australia và từng là một quan chức quốc phòng, tin rằng đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản đang hướng dần tới một cuộc chiến tranh. Và Mỹ sẽ bị lôi kéo vào.

Trong bài báo được đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald, ông White cho rằng, chúng ta đang chứng kiến những kiểu điều kiện từng dẫn đến chiến tranh trong lịch sử bất chấp thực tế là cuộc xung đột đó chẳng có lợi cho ai.

Posted Image

Chiến hạm Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông

Đây là cách mà các cuộc chiến tranh thường được bắt đầu: đó là những cuộc đối đầu mỗi lúc một leo thang nghiêm trọng vì một thứ mà bản chất là vô giá trị. Vì thế đừng ngạc nhiên nếu Mỹ và Nhật Bản có chiến tranh với Trung Quốc trong năm tới vì một quần đảo không có người sinh sống mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Và cũng đừng nghĩ rằng, cuộc chiến tranh đó nếu nổ ra sẽ được kiềm chế và diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.

Dường như là không thể tưởng tượng được và rất là nực cười khi 3 quốc gia giàu nhất thế giới – hai trong số này được trang bị vũ khí hạt nhân, sẽ có chiến tranh với nhau chỉ vì một thứ quá tầm thường. Tuy nhiên, người ta cũng khó phân biệt được cái gì mới chính thức châm ngòi cuộc chiến tranh và cái gì là nguyên nhân gây ra nó.

Cuộc xung đột thực chất là sự thách thức của Trung Quốc đối với Mỹ ở Thái Bình Dương, ông White cho biết. Tổng thống Barack Obama đã cam kết theo đuổi chiến lược “hướng tới Châu Á”. Đây chính là biện pháp đáp trả của Washington đối với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – một nhóm các đảo nhỏ ở biển Hoa Đông, là cách để Trung Quốc thử vị thế mới của Mỹ trong khu vực, giáo sư White nhận định.

Và đó chính là kiểu “ăn miếng trả miếng” sẽ khiến một ai đó không tránh khỏi việc nổ súng. Nguy cơ là nếu không có một sự chấm dứt rõ ràng những hành động hiện nay thì tình trạng leo thang sẽ tiếp tục tiếp diễn đến một lúc mà các cuộc đọ súng sẽ xảy ra và biến thành một cuộc chiến tranh mà không ai có thể dừng được. Chẳng bên nào có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh như vậy và nó sẽ gây ra tổn thất cực kỳ lớn không chỉ cho họ mà cho tất cả chúng ta. Không ai muốn cuộc chiến tranh này nhưng cuộc khủng hoảng sẽ không tự nó chấm dứt.

Posted Image

Nhật Bản luôn được đánh giá là một cường quốc quân sự

Nguồn: Kiệt Linh - Vnmedia (theo BusinessInsider)

===========================

Chiến tranh thế giới lần II xảy ra cũng lãng nhách như vậy! Một nhóm biệt kích Đức tự tấn công một đồn biên phòng của chính nước Đức, rồi nhân danh người Ba Lan đã thực hiện cuộc tấn công này. Thế là nước Đức trả thù tấn công Ba Lan. Thế chiến thứ II bắt đầu.

"Canh bạc cuối cùng" sẽ lên sới. Nhưng những giá trị nhân bản của nền văn hiến Việt gia hạn đến rằm tháng Giêng Việt lịch. Cũng là để cho vui, có tính "quảng cáo" vậy thôi. Chứ nhìn cung cách này cũng chẳng hy vọng gì! Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ đem 60% Hải quân đánh nhau ở cái ao cá sình trên biển Đông cả. Sòng bài sẽ phải gầy ở biển Hoa Đông. Vì nó là canh bạc cuối cùng trong cái thế giới đỏ đen suốt 10.000 năm lịch sử của nền văn minh mà nhân loại nhn thức được. Cho nên nó phải xẩy ra ở một nơi mà những tay chơi dứt điểm được trong canh bạc cuối cùng này.

Ông Hugh White – giáo sư tại trường Đại học Quốc gia Australia và từng là một quan chức quốc phòng - tác giả bài báo viết:

Và đó chính là kiểu “ăn miếng trả miếng” sẽ khiến một ai đó không tránh khỏi việc nổ súng. Nguy cơ là nếu không có một sự chấm dứt rõ ràng những hành động hiện nay thì tình trạng leo thang sẽ tiếp tục tiếp diễn đến một lúc mà các cuộc đọ súng sẽ xảy ra và biến thành một cuộc chiến tranh mà không ai có thể dừng được. Chẳng bên nào có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh như vậy và nó sẽ gây ra tổn thất cực kỳ lớn không chỉ cho họ mà cho tất cả chúng ta. Không ai muốn cuộc chiến tranh này nhưng cuộc khủng hoảng sẽ không tự nó chấm dứt.

Ông đã nói đúng một nửa đoạn đầu. Nhưng nửa đoạn sau sai. Tôi không phân tích tại sao sai và cứ coi là một lời tiên tri cho đỡ mất công gõ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều cảnh sát Anh làm thêm nghề múa cột, khiêng quan tài...

31/12/2012 3:50

Ngày 30.12, Tờ Mail on Sunday dẫn thống kê mới nhất cho thấy khoảng 23.000 cảnh sát Anh, trên tổng số hơn 200.000 người, phải làm thêm một công việc để trang trải trong thời kinh tế khó khăn.

Cởi bỏ bộ đồng phục oai vệ, các nhân việc công lực trở thành giáo viên dạy múa cột, người khiêng quan tài, bán kem, ảo thuật gia và thậm chí là thầy bói. Chủ tịch Ủy ban Nội vụ thuộc Quốc hội Anh Keith Vaz nói cảnh sát làm thêm nghề tay trái không sai luật, nhưng cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh tiêu cực cũng như lơ là nhiệm vụ. “Tôi rất hiểu khó khăn của cảnh sát nhưng chúng ta cần bảo đảm rằng nhân viên công lực không được quên họ phải bảo vệ người dân và bắt tội phạm”, ông Vaz phát biểu với AFP. Đáp lại, quyền Chủ tịch Nghiệp đoàn Cảnh sát quốc gia Steve Williams than thở: “Thời suy thoái mà, đâu ai muốn phải làm thêm việc khi làm cảnh sát là đã đủ mệt rồi”.

Trọng Kha

==============

Cave thời khủng khoảng

30/12/2012 07:00

Posted ImageQuán trà đá trời rét vắng, chỉ có mấy cô gái mặc nửa kín, nửa hở ngồi co ro đưa những ánh mắt phiền muộn nhìn ra đường phố thưa thớt. Gần năm nay, các cô sống trong cảnh tối kiếm không đủ ngày tiêu, “khách hàng” thưa thớt và tiền công cũng rẻ mạt đi trông thấy.

Họ là những cô gái nơi bến đỗ trên đường Phạm Văn Đồng, gần tới chân cầu Thăng Long.

Bến đỗ rẻ tiền

Những ai thường xuyên đi trên đoạn phố từ bến xe Nam Thăng Long ra ngã tư Xuân Đỉnh - Tân Xuân hẳn đã quá quen thuộc với cảnh cứ trời sập tối là có hàng loạt cô gái bắc ghế ngồi tán chuyện với nhau ở ngay cửa những căn nhà âm u hoặc đầu ngõ. Cả đoạn phố không nhà nào mở hàng kinh doanh, chỉ rặt những căn nhà âm u, tối tăm và những cánh cửa chật hẹp khó đoán biết phía sau là gì. Mỗi khi có khách dừng chân, các cô gái lại nhao nhao lên vài phút. Khi khách đã “chấm” được cô nào, họ lặng lẽ dắt nhau vào phía sân sau hoặc lên xe đi tới bến đỗ khác, không gian lại trở lại như cũ. Vài chục cô gái lại nhẫn nại ngồi bên cánh cửa, mặt hướng ra đường với những ánh nhìn níu chân, khắc khoải chờ đợi.

Posted Image

Nguồn ảnh: Báo Lao động

Sau vài câu đưa đẩy và ánh mắt dò xét, cô gái có gương mặt chừng chưa đầy 20 với nước da mai mái và ánh nhìn vô cảm đồng ý theo chân tôi ra quán trà đá quen thuộc của các cô với cát sê của khoản “tâm sự theo giờ” là 50.000đ/giờ. Câu chuyện của N.T.N, quê Thái Nguyên chỉ xoay quanh việc “làm sao mà dạo này kiếm tiền khó thế, khách quen khách lạ cứ mất hút, chả thấy ai. Choáng nhất là cái tháng 7 âm lịch, cả tháng em có 8 “cuốc”, các chị em khác cũng đói meo, bọn em vay tiền lãi ngày điên đảo để sống. Năm trước còn có tiền gửi về quê”.

N kể, trước em và 5 chị ở đây trụ ở bến Nguyễn Chí Thanh và đi theo khách gọi ở quán. Ai chịu khó và có sức khỏe thì khỏi lo đói, miễn không kén cá chọn canh là có việc làm cả ngày. Từ khi bị quét ghê quá, N và các “đồng nghiệp” dạt về khu này và trụ ở đây đã gần 2 năm. “Khi mới dạt về đây, chúng em cũng kiếm ăn được. Mỗi khi ốm hay “đèn đỏ”, tụi em tiếc lắm vì có ngày ra cả tiền triệu. Kiếm được nó cũng say, ốm đau hay gia đình có chuyện buồn cũng vẫn gượng tiếp khách”.

Từ đầu năm đến nay, N và các chị em lâm vào cảnh đêm kiếm không đủ ngày tiêu. N liệt kê: “Tụi em phải chi trả nhiều lắm chị ạ. Có khách hay không cũng phải nộp tiền bến (là tiền chỗ ngồi đón khách và hành sự), rồi tiền thuê nhà ban ngày vạ vật, tiền bảo kê, tiền “bảo đảm rủi ro” khi có chuyện không hay xảy ra (tiền này nộp cho hai đàn chị thuộc băng nhóm xã hội ở khu Nam Thăng Long). Rồi còn tiền phấn son, tiền quần áo, tiền đồ lót, nước hoa để câu khách…”. Ngày may thì được một khách, ngày kém thì ra quân xong lại về, N kể, mấy tháng nay chị em N toàn phải vay tiền nóng để chi tiêu hàng ngày mà tiền kiến không đủ chi trả.

Theo chân N bước ra phía sau mấy cánh cửa, tôi không khỏi giật mình kinh hãi bởi cái bến đỗ chỉ vỏn vẹn một chiếc giường gấp, hai chiếc chiếu và một khoảng sân chật chội, tối tăm.

Bỏ nghề - đi về đâu?

Sau vài câu chuyện gợi mở, N gọi thêm hai cô bạn đang ngồi ngáp vặt tới góp chuyện. Dường như chất chứa nhiều uất nức trong lòng, cô gái tên T.T.X xổ luôn: “Em thuộc diện được khách ở khu này mà giờ cũng móm chị ơi. Có thằng cha chủ xây dựng trong Đông Ngạc tuần ghé em tới 4 bận giờ cũng kêu anh chết đói đến nơi rồi. Anh ta kể cho thợ nghỉ hết, trước “cuốc” nào cũng bo cho em thêm mấy chục, giờ tháng ghé 2 lần mà kêu như cha chết vậy”. X "bắn" tiếp: “Một ngày giờ tụi em tiêu đứt gần 400 nghìn các loại chi phí, không có khách nào coi như âm tiền. Vài ngày là chết rồi. Mà đàn ông là người kiếm kinh tế cho gia đình, lại cũng là nguồn của tụi em, giờ họ khó khăn tụi em chết theo đầu tiên thôi”.

Ám ảnh nỗi buồn hàng ngày vay tiền trả lãi tiêu, T.Q.H chỉ ngồi lặng trước câu chuyện của hai bạn. Gợi mãi, cô mới nhát gừng: “Mấy tháng nay tụi em chơi dài, em có mẹ đang nằm điều trị ở viện châm cứu mà cũng không muốn ghé qua vì tiền không có. Trước mỗi cuốc em lấy 200, cao nhất là 400 mình chịu tiền bến, được bo thêm mỗi cuốc vài chục đến vài trăm nên có đồng ra đồng vào váy áo và bù đắp cho gia đình. Giờ tháng có vài cuốc nên không đủ sinh hoạt cá nhân, em nợ bọn đầu tiền hơn chục triệu rồi nên đang căng lắm. Em tính bỏ nghề đi làm công nhân nhưng chưa tìm ra việc, có việc lao động đơn thuần thì lương thấp quá, sống không nổi”.

N kể câu chuyện về cô gái quê Nam Định tên Trang mới quay về nghề cũ sau 3 tháng đi làm thuê ở quán hớt tóc. “Nó không chịu nổi cảnh ế ẩm nên xin sang bên Xuân La vào tiệm cắt tóc. Công việc chủ yếu là gội đầu, chăm sóc khách qua qua. Tháng được trả 4 triệu nhưng làm chồn chân từ sáng tới đêm,chịu không nổi quay về đây rồi”.

T.Q.H ngước đôi mắt ngu ngơ, hỏi mà như không hỏi: “Bao giờ các ông ấy kiếm tiền bớt khó khăn cho chị em mình đỡ khổ nhỉ?”. Hai cô gái còn lại cúi mặt như có lỗi vì không trả lời được câu hỏi của bạn. Người viết chỉ còn biết cười trừ, bao người có học, hiểu biết, nghiên cứu ngày đêm còn không trả lời được, huống gì các em, mắc mớ gì mà buồn?

N bật ngay: “Bọn em buồn làm gì, là lo đến thắt ruột vì cơm áo gạo tiền ấy chứ”.

H.M

==============

Cảm động đàn khỉ ôm nhau trong giá rét

Theo VNN

30/12/2012 16:41

Tân Hoa xã vừa công bố một chùm ảnh về những con khỉ trong công viên Hồng Sơn, Nam Kinh, Giang Tô, đang ủ ấm cho nhau.

Như nhiều nơi khác ở đất nước châu Á này, Giang Tô cũng đang trải qua một mùa đông lạnh giá với tuyết trắng phủ kín khắp nơi. Hình ảnh những con khỉ ôm nhau co ro trong tuyết lạnh có thể khiến nhiều người cảm động.

Posted Image

Một gia đình khỉ đang tựa sát vào nhau để che chắn cho con nhỏ. (Ảnh: THX)

Posted Image

Khỉ mẹ đang ôm chặt đứa con nhỏ của mình trong lòng. (Ảnh: THX)

Posted Image Posted Image Posted Image

Những chú khỉ con trong tay các bà mẹ khỉ. (Ảnh: THX)

Posted Image

Đôi khỉ nép vào nhau trong mưa tuyết. (Ảnh: THX)

Posted Image

Tuyết rơi mỗi lúc một dày hơn. (Ảnh: THX)

Posted Image

Những hình ảnh cảm động này được ghi lại ở công viên Hồng Sơn. (Ảnh: THX)

==============

Còn đây là người đàn bà bán rong co ro trong đêm lạnh....Phố vắng, cũng chẳng có người mua. Nhưng bà vẫn hy vọng bán được vài cái bắp nướng, lấy lời vài ngàn đồng bạc cho ai muốn ăn khuya..

Ai là kẻ sung sướng nhất giữa muôn mặt gian nan của cuộc đời? Cảnh sát Anh? Những con khỉ? Các cô cave? Hay bà bán hàng rong này?

Posted Image

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Á - TBD sẽ trở thành "chiến trường khốc liệt" Trung - Mỹ?

Thứ hai 31/12/2012 06:00

GDVN) - Không có nghi ngờ gì về việc leo thang căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông khi cả hai cường quốc này đều cố gắng tranh giành sự kiểm soát tuyến đường biển chiến lược.

Những báo cáo gần đây của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc về chiến lược châu Á đã ngày càng cho thấy rõ ràng trọng tâm những nỗ lực điều chỉnh sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai đang tập trung về khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Trung Quốc đang trỗi dậy được xem như một kẻ thù mới của Mỹ.

Ngay từ mùa xuân năm 2001, chính quyền Tổng thống Bush đã xem xét lại chiến lược chính sách quân sự toàn cầu của Mỹ được chuẩn bị bởi Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld. Các tài liệu nghiên cứu của Mỹ kết luận rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành tâm điểm quan trọng nhất của việc triển khai quân sự của Mỹ.

Posted Image

Xe quân sự Mỹ tham gia tập trận chung với quân đội Philippines

Tài liệu Chiến lược An ninh quốc gia Hoa Kỳ 2002 xác định, Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ và là một trong những kẻ thù của Washington. Đồng thời, giới chức Lầu Năm Góc cũng xác định, Mỹ đủ mạnh để ngăn cản sự trỗi dậy của đối thủ tiềm tàng với tham vọng xây dựng quân đội của nó bằng hoặc vượt qua sức mạnh quân sự của Mỹ.

Tuy nhiên sau khi xảy ra vụ tấn công ngày 11/9/2001, Mỹ đã bắt đầu xa lầy vào 2 cuộc chiến tốn kém và thất bại ở cả Iraq và Afghanistan trong một nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố, buộc Washington phải lãng phí một nguồn tài nguyên lớn về kinh tế và quân sự và đã làm giảm vị thế của Mỹ trên hai lĩnh vực này một cách rõ nét.

Trong khi đó, Trung Quốc bắt đầu tăng tốc phát triển nền kinh tế ngay từ đầu thế kỷ. Thành công trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã thắt chặt mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa nước này với ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc - ASEAN đã tăng từ 40 tỉ năm 2000 lên gần 300 tỉ USD năm 2010. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế hàng đầu ở châu Á và thế giới.

Posted Image

Cụm tàu sân bay George Washington xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn tại Biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Kết quả là Mỹ trở thành nền kinh tế yếu hơn trong lúc Trung Quốc liên tục tăng trưởng mạnh trong thời gian dài. Giới chức cao cấp chính trị và quân sự của Washington bây giờ lo sợ rằng 10 năm theo đuổi cuộc chiến tranh ở Trung Đông đã tạo thời cơ cho Trung Quốc tăng đáng kể ảnh hương của họ tại châu Á - Thái Bình Dương, nơi giờ đây đã tạo thành "trung tâm của lực hấp dẫn" các hoạt động kinh tế quốc tế.

Hiện nay, chính quyền Tổng thống Obama đang quay trở lại xuất phát điểm mà người tiền nhiệm George W.Bush đã khởi động trước thời điểm 11/9/2001. Điều này được đánh dấu bởi tuyên bố "Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông" mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2007.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó đã ngay lập tức phản ứng bằng cách tuyên bố rằng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ "thực sự là một cuộc tấn công nhằm vào Trung Quốc". Trong một bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại, bà Clinton đã viết rằng kinh tế Mỹ suy yếu khiến quốc gia này không thể dàn quân trên nhiều mặt trận cùng một lúc, do đó người Mỹ phải lựa chọn chiến trường và cẩn thận triển khai các nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế.

Cũng chính Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng châu Á trở thành một "trung tâm chiến lược" trong cơ cấu quyền lực thế giới và buộc Mỹ phải tập trung sức mạnh của mình ở đây.

Vào ngày 17/11/2011, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu trước Quốc hội Úc, trong đó ông khẳng định: "Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, và chúng tôi đang hiện diện ở đây!"

Ngay cả khi Chính phủ Mỹ phải cắt giảm rất lớn các dịch vụ xã hội và chi tiêu quân sự, Tổng thống Obama vẫn khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á là một "ưu tiên hàng đầu". "Dù phải giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ cũng sẽ không, tôi nhắc lại, sẽ không tác động đến các chi phí dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina của Mỹ xuất hiện tại cảng Subic Philippines đúng lúc quan hệ Philippines - Trung Quốc leo thang căng thẳng xung quanh bãi cạn Scarborough

Trong nỗ lực ngăn chặn sự trỗi dậy và bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại khu vực, Washington đã củng cố hoạt động tại các căn cứ quân sự của mình ở châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Singapore, Guam và Úc.

Tổng thống Obama cũng ca ngợi kế hoạch dịch chuyển chiến lược sang phía Đông của Ấn Độ để trở thành một cường quốc châu Á, một sự cổ động rõ ràng mong muốn New Delhi trở thành đối trọng với Bắc Kinh với vai trò trụ cột an ninh khu vực.

Ông Obama cũng đề cập tới sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ tại biển Đông, bao gồm các chuyến thăm viếng một số quốc gia thành viên đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Ngày 18/11 vừa qua Mỹ và Philippines đã ký Tuyên bố chung Manila, trong đó 2 bên dự tính sẽ phát triển mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác quân sự song phương.

Nhà Trắng cũng đã công bố kế hoạch bán 24 chiếc F-16 cho Indonesia trong khi tiếp tục thúc đẩy thiết lập các mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Thái Lan, đồng thời Mỹ luôn nhắc lại cam kết đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc. Gần đây nhất Tổng thống Obama đã đi thăm Myanmar ngay sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2 để kéo dần nước này ra khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trong chiến lược đó, Mỹ sẽ loại bỏ mọi rào cản để thực hiện bằng được việc kiểm soát sự trỗi dậy, bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Tháng 6/2010, Washington đã giữ một vai trò nhất định trong việc từ chức của Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, người đã từ chối việc tiếp tục sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Okinawa, người thay thế ông là một chính khách thân Mỹ rõ ràng.

Về mặt năng lượng, hệ quả của việc phát triển nóng khiến nhu cầu sử dụng năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Trung Quốc sử dụng bình quân khoảng 7,8 triệu thùng dầu mỗi ngày năm 2008, nhưng theo dự đoán mới đây của Bộ Năng lượng Mỹ, con số này sẽ đạt mức 13,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và 16,9 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Trong năm 2012, Trung Quốc đã phải nhập khẩu 11,6 triệu thùng.

Bắc Kinh đã và đang cố gắng đảm bảo nguồn năng lượng bằng việc phát triển đường ống mua dầu từ Kazakhstan và Nga, ngoài ra còn mua thêm dầu từ Iran thông qua hệ đường ống chạy qua Pakistan. Tuy nhiên phần lớn lượng dầu đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc phải mua từ Trung Đông và vận chuyển bằng đường hàng hải qua Biển Đông. Đây là lý do tại sao Mỹ sẽ phải đặt Biển Đông dưới sự kiểm soát hiệu quả.

Press TV đánh giá, không có nghi ngờ gì về việc leo thang căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông khi cả hai cường quốc này đều cố gắng tranh giành sự kiểm soát tuyến đường biển chiến lược. Điều này có thể đe dọa đẩy cả thế giới vào một cuộc xung đột tàn khốc.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn: Press TV)

=========================

Đến bây giờ mới thấy một trang mạng chinh thức "nói toạc móng lợn" về cuộc đối đầu Trung - Mỹ. Còn Lý học thì biết từ lâu rồi - từ 2008 lận. Nhưng tớ nhắc lại để xác định ngu ý của tớ: Biển Đông không bao giờ là chiến trường chính.

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

Tôi chẳng ghét ai cả, cũng không căm thù ai. Nhưng thật tội nghiệp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chăn trâu kiếm 50 triệu/tháng


Một con trâu gầy khi mua về sau một tháng chăm sóc, vỗ béo trên đồng cỏ sẽ tăng ít nhất 10kg thịt. Tính ra thì thu nhập mỗi tháng, anh Hùng cũng được 50 triệu đồng trên tháng trừ tất cả chi phí.


Gần 4 năm nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, người dân ở xã Đông Hòa , thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương vẫn thấy một người đàn ông trạc tuổi 50 theo sau một đàn trâu khoảng 50 con trên bãi cỏ cạnh làng Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh.

Posted Image

Anh Hùng và công việc chăn nuôi đàn trâu của mình.


Anh Nguyễn Văn Hùng ở Thanh Lương (Bình Long - Bình Phước) trước đây vốn là một đầu mối chuyên cung cấp bò sữa giống cho các trang trại nuôi bò sữa trên địa bàn TP. HCM. Nhưng do giá sữa thất thường nên nhiều chủ trang trại phá sản, không còn đầu ra, anh cũng bị lỗ vốn và điêu đứng theo.

Tài sản bao năm tích góp đầu tư vào đàn bò sữa giống cũng vì thế mà vơi đi gần hết, tiếp tục xoay sở hết việc này việc khác cũng thua lỗ. Cuối cùng anh quyết định đầu tư vào chăn nuôi trâu vỗ béo ở ngoại thành TP. HCM.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, tuổi thơ của anh Hùng sớm phải lo toan với cơm, áo, gạo tiền vì bố mẹ mất lúc anh 13 tuổi. Anh phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi.Trong những ngày lang thang, lam lũ đó anh được nhận vào làm trong một trại bò. Hàng ngày trực tiếp chăm sóc cho những con bò của trại đã giúp anh có nhiều kinh nghiệm trong công việc này.

Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, phong trào nuôi bò sữa ở TP. HCM bắt đầu nở rộ, anh Hùng nghỉ làm việc ở trang trại ra làm riêng. Bằng kinh nghiệm thực tế có được, công việc làm ăn của anh nhanh chóng đi lên nhưng đến những năm 2000, giá sữa xuống thấp, các chủ trang trại phá sản nên anh cũng điêu đứng. Anh đành bán rẻ đàn bò sữa giống, chấp nhận lỗ.

Bỏ nghề cung cấp bò sữa giống, chút vốn liếng còn lại anh tính đầu tư vào cây điều nên chuyển cả gia đình về tỉnh Bình Phước sinh sống nhưng lại một lần nữa giá hạt điều lại giảm mạnh, vốn liếng đầu tư mất cả.

Sau hai lần thất bại, tài sản đem thế chấp trả nợ, anh suy sụp hoàn toàn. Trong lúc chán nản anh nhận thấy ở địa bàn Bình Phước có rất nhiều trâu, đặc biệt là ở vùng biên giáp với Campuchia.

"Người dân ở vùng này bán trâu chủ yếu bán vo (tức là nhìn con trâu rồi định giá chứ không cho lên cân) mà mình đã có thời gian chăn nuôi bò khá lâu nên cũng có chút kinh nghiệm coi bò rồi định giá, phần thắng là nhiều chứ không thua" - anh Hùng tâm sự.

Hiện tại anh thuê một vườn cây ở thị xã Dĩ An làm chuồng nuôi nhốt trâu ban đêm, còn ban ngày thả chúng ở những đồng cỏ trong những khu công nghiệp. Sau khi mua được trâu ở Bình Phước, qua kiểm dịch của thú y, anh thuê xe chuyển về Bình Dương rồi tiêm thuốc tẩy giun và cho nhập đàn.

Anh tiết lộ: "Hiện nay anh có khả năng nhìn trâu và cân bằng mắt chỉ chênh lệch từ 2kg thịt đổ lại. Đó không phải ngày một ngày hai là có được mà phải có thời gian dài rút ra kinh nghiệm".

Căn cứ vào đó anh làm phép tính đơn giản: Một con trâu gầy khi mua về sau một tháng chăm sóc, vỗ béo trên đồng cỏ sẽ tăng ít nhất 10kg thịt. Trong khi đó giá anh giao vào lò mổ là 160.000đ/kg, một tháng anh giao ít nhất là 40 con. Tính ra thì thu nhập cũng được 50 triệu đồng trên tháng trừ tất cả chi phí.

Để chủ lò mổ chấp nhận nhập hàng, ngoài việc giá cả thì chất lượng thịt rất quan trọng nên không phải bãi cỏ nào cũng có thể nuôi được trâu. Từ kinh nghiệm bản thân anh Hùng chia sẻ: "Nước uống cho trâu có vai trò chủ đạo quyết định chất lượng thịt thành phẩm, đủ nước thì thịt trâu tươi bắt mắt, thiếu nước thì sẽ bị thâm".


Anh Hùng duy trì đàn trâu 50 con đủ để xoay vòng cung cấp cho lò mổ nên phải thuê thêm một người trông coi đàn trâu. Những con trâu mua về chăm sóc được một tháng ước tính đã có lãi là cho xuất bán và tiếp tục nhập thêm trâu mới.

Thu lãi cao như vậy nhưng anh Hùng cũng không dám khẳng định sẽ theo đuổi công việc này lâu dài. Bởi vì anh nhận định giá thịt trâu cũng có thể thay đổi, nếu xuống thấp quá thì anh sẽ không làm nữa.

Tuy nhiên, hiện tại anh thấy thoải mái với nghề mình đang làm, dù vất vả thức đêm thức hôm nhưng nó giúp gia đình anh trả hết nợ, đáp ứng được một số nhu cầu của cuộc sống. Hơn nữa, giữa thời buổi kinh tế khó khăn, công việc này của anh đang đem lại thu nhập ổn định.

Theo Kiến thức



Share this post


Link to post
Share on other sites

Phần mềm dự đoán người sắp phạm tội

Cập nhật lúc 14h17' ngày 26/11/2012

Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu một phần mềm có khả năng nhận dạng hành động của người trên hệ thống camera giám sát và dùng các thuật toán để dự đoán những đối tượng sắp phạm luật.

Trong Minority Report, một bộ phim của Mỹ được phát hành vào năm 2002, lực lượng cảnh sát tại một thành phố ở Mỹ biết trước những kẻ sắp giết người nhờ khả năng tiên đoán tương lai của ba dị nhân đột biến gene.

Posted Image

Phần mềm của Đại học Carnegie Mellon có thể phân tích những hành vi cơ bản của con người để dự đoán những đối tượng sắp thực hiện hành vi phi pháp.

Đó chỉ là một phim viễn tưởng, song rất có thể khả năng đoán trước người phạm tội sẽ trở thành sự thật nhờ nỗ lực của các nhà khoa học từ Đại học Carnegie Mellon ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ. Mới đây họ đã công bố một báo cáo để giải thích nguyên lý làm việc của hệ thống dự đoán hành vi phi pháp. Theo báo cáo, một phần mềm sẽ xử lý dữ liệu hình ảnh từ các camera giám sát để phát hiện những hành vi khả nghi của con người, Physorg đưa tin.

Phần mềm có thể nhận dạng các hành động như chạy, bước, bê, nhặt, kéo, đi theo, rượt đuổi. Sau đó nó đặt hành động vào hoàn cảnh và khung cảnh xung quanh để dự đoán khả năng phạm tội. Nếu phát hiện một đối tượng khả nghi, phần mềm sẽ gửi thông điệp cảnh báo tới cảnh sát. Chẳng hạn, thông điệp cảnh báo sẽ được gửi nếu một người xách một túi nặng rồi bỏ nó bên ngoài một nhà hàng.

Với phần mềm của Đại học Carnegie Mellon, máy tính có thể thay thế người trong việc xử lý dữ liệu từ camera giám sát. Chi phí dành cho máy tính thấp hơn nhiều so với chi phí lương của người. Ngoài ra máy tính làm việc liên tục, không ngủ gật, phân tán tư tưởng như người nên không bỏ sót bất kỳ trường hợp khả nghi nào.

Hệ thống dự đoán hành vi phạm tội có thể xuất hiện tại những nơi công cộng trong tương lai, như phi trường, trạm xe buýt, nhà ga. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là giúp các camera giám sát ngăn chặn hành vi phạm luật, chứ không chỉ phát thông điệp cảnh báo.

Theo VNE

==================

Híc! Nước Mỹ có thể phát minh ra nhiều phương tiện kỹ thuật rất đáng kinh ngạc. Nhưng riêng khoản này thua xa Lý học Đông phương. Nhưng thôi! Hãy biết thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời tiên tri của bà Vanga cho rằng: Sẽ có thế chiến thứ III. Thiên Sứ tôi không dám qua mặt lão Đại tiền bối, nhưng chỉ hiệu chỉnh lại là: "Không có thế chiến theo nghĩa hai phe đánh nhau, nhưng có chiến tranh lớn giữa các siêu cường. Và cũng đã từ lâu Thiên Sứ tôi xác định rằng: "Người Nga sẽ liên minh với Hoa Kỳ trong cuộc chiến này".

=====================

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Biệt kích Nga bất ngờ đột nhập tầu chiến Mỹ

Thứ Hai, 31/12/2012, 21:28 [GMT+7]

(ĐVO)-Vào những ngày cuối năm 2012, lính biệt kích Nga bất ngờ tiến hành thâm nhập và khống chế thành công tầu chiến Mỹ...

Posted Image

Theo đó trực thăng Nga đã bất ngờ xuất hiện rồi tiến hành thả biệt kích lên tầu Mỹ để tiến hành đánh chiếm.

Posted Image

Ngay sau khi đặt chân xuống boong tàu, lực lượng biệt kích Nga đã ngay lập tức triển khai đội hình chiến đấu, đồng thời hạ gục nhanh chóng các mục tiêu "nguy hiểm" trên tầu.

Posted Image

Nhóm biệt kích Nga bất ngờ xuất hiện trên tàu chiến Mỹ...

Posted Image

Ảnh cận biệt kích Nga đang quan sát mục tiêu đánh chiếm trên tàu chiến Mỹ...

Posted Image

Trên thực tế đây chính là một nội dung hợp tác quân sự giữa Nga và Mỹ nhằm chống khủng bố và cướp biển..

Posted Image

Theo đó lực lượng đặc nhiệm của 2 nước cùng tham gia chiến dịch giải cứu con tin và khống chế tàu của cướp biển. Đây là lần hiếm hoi 2 quốc gia này tổ chức một buổi diễn tập chung như vậy.

Posted Image

Trên hầu hết các trang mạng quân sự của Trung Quốc đều gọi đây là cuộc diễn tập "bất ngờ" khi thời gian cũng như tính chất của buổi diễn tập khiến nhiều người phải đặt câu hỏi...

Posted Image

Hình ảnh lính Nga tham gia buổi diễn tập được cho là có nhiều điểm "bất bình thường" với lực lượng hải quân Hoa Kỳ.

=====================

Hình ảnh lính Nga tham gia buổi diễn tập được cho là có nhiều điểm "bất bình thường" với lực lượng hải quân Hoa Kỳ.

Chẳng có gì là bất bình thường cả. Tất cả không nằm ngoài quy luật của vũ trụ. "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri". Lý học Đông phương đã xác định từ lâu. Nhưng những con ếch đều có chứng lý khi miêu tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó.

.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến bây giờ mới thấy một trang mạng chinh thức "nói toạc móng lợn" về cuộc đối đầu Trung - Mỹ. Còn Lý học thì biết từ lâu rồi - từ 2008 lận. Nhưng tớ nhắc lại để xác định ngu ý của tớ: Biển Đông không bao giờ là chiến trường chính.

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

Tôi chẳng ghét ai cả, cũng không căm thù ai. Nhưng thật tội nghiệp.

Càng ngày càng thấy những gì bác Thiên Sứ nói đang dần trở thành hiện thực, mới đây vào dịp Noen, rất nhiều tàu chiến, tàu sân bay Mỹ chen chúc nhau cập cảng Norkfolk, nghe đâu chuyến nghỉ phép này đánh dấu kì nghỉ lễ quan trọng trước thời điểm Mỹ chuyển 60% hải quân tới Thái Bình Dương. Chú Sam nhắn gửi đàn em về nhà ăn chơi tẹt ga đi, ráng kiếm thằng nhóc, để sau tết tây quay lại thì đi mút mùa, không biết khi nào về Posted Image.........http://vtc.vn/311-360684/quoc-te/tau-chien-khong-lo-my-chen-chan-o-quan-cang-ngay-noel.htm

Nhưng mà có câu hỏi này đã lâu không dám hỏi, nay mọi chuyện có vẻ rõ ràng rồi nên mạo muội......Hok biết chú Sam với chú Thòong ỳ đùng vậy thì Việt Nam mình nằm ở đâu trên bàn cờ vậy Bác. Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Càng ngày càng thấy những gì bác Thiên Sứ nói đang dần trở thành hiện thực, mới đây vào dịp Noen, rất nhiều tàu chiến, tàu sân bay Mỹ chen chúc nhau cập cảng Norkfolk, nghe đâu chuyến nghỉ phép này đánh dấu kì nghỉ lễ quan trọng trước thời điểm Mỹ chuyển 60% hải quân tới Thái Bình Dương. Chú Sam nhắn gửi đàn em về nhà ăn chơi tẹt ga đi, ráng kiếm thằng nhóc, để sau tết tây quay lại thì đi mút mùa, không biết khi nào về Posted Image.........http://vtc.vn/311-360684/quoc-te/tau-chien-khong-lo-my-chen-chan-o-quan-cang-ngay-noel.htm

Nhưng mà có câu hỏi này đã lâu không dám hỏi, nay mọi chuyện có vẻ rõ ràng rồi nên mạo muội......Hok biết chú Sam với chú Thòong ỳ đùng vậy thì Việt Nam mình nằm ở đâu trên bàn cờ vậy Bác. Kính!

Trai Việt có thể tham khảo bài viết này. Nhưng đó không phải ý kiến của tôi.

Triết gia cổ đại Aristote phát biểu một câu rất chí lý đến ngày hôm nay: "Nếu tt cả mọi bí mật được đưa ra ngoài ánh sáng, thế giới này sẽ sụp đổ". Cái nhìn của ông ta chỉ đúng đến giai đoạn này thôi và trong trường hợp này.

Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung

31/12/2012 02:00

Posted ImageLiệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?

Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn

Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một "phái viên đặc biệt" của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra.

Hai nước đã phải mất 166 năm sau mới có thể đi đến một hiệp định thương mại song phương. Nhiệm vụ dang dở của Roberts là một trong nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, mà ngay từ ngày đầu hai bên bắt đầu có những sự tiếp xúc, đã ngăn cản Việt Nam và Mỹ tạo dựng một mối quan hệ vững chắc hơn.

Thế kỷ 20, việc các tương tác kinh tế nghèo nàn cùng những điều kiện bất lợi trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã càng đẩy hai nước rời xa nhau. Việt Nam đã không may mắn khi ở giữa một cuộc đối đầu chiến lược cam go giữa hai khối Đông - Tây khi Chiến tranh lạnh diễn ra mạnh mẽ hơn vào những năm 1950. Khi các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam đánh bại quân Pháp và tiến tới thống nhất cả nước vào năm 1954, họ đã vấp phải một chính sách kiềm chế chống cộng sản của phương Tây mà Mỹ là người đứng đầu. Trong khi đó, khối Cộng sản tiếp nhận Việt Nam như một "tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc" ở Đông Nam Á. Cuối cùng, Việt Nam và Mỹ đã rơi vào một cuộc chiến khốc liệt để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử hai nước.

Kết thúc chiến tranh, hai nước phải mất thêm hai thập niên nữa để hàn gắn và bình thường hóa quan hệ, điều mà chỉ đạt được vào năm 1995. Kể từ khi đó, mối quan hệ đã phát triển với tốc độ khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 của Việt Nam. Quan hệ chính trị cũng vươn tới tầm cao mà cải hai bên đều mong muốn nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược. Trong khi đó, quan hệ quân sự dù còn khiêm tốn nhưng cũng đang được thắt chặt. Chuyến thăm lịch sử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới vịnh Cam Ranh hôm 3/6/2012 chứng minh cho mối quan hệ đang ngày một nồng ấm giữa hai nước.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh lịch sử, với bất cứ ai quan tâm đến mối quan hệ Việt - Mỹ cũng nên xem xét hai câu hỏi quan trọng. Trước hết, do vịnh Cam Ranh cách không xa vịnh Vũng Lắm, chuyến thăm của Panetta gợi lại sứ mệnh của Roberts năm 1833. Liệu Việt Nam sẽ chớp lấy cơ hội từ sự tái quan tâm của Mỹ đến mình để đảm bảo một mối quan hệ vững chắc hơn với siêu cường số một thế giới, hay sẽ lại để nó trôi qua, như những gì triều đình Huế đã làm vào năm 1833?

Thứ hai, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, một mối quan hệ Việt-Mỹ mạnh mẽ hơn sẽ khó tránh khỏi gây tổn hại đến quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy Việt Nam sẽ rơi vào cuộc Chiến tranh lạnh 2.0 và lại trở thành nạn nhân của một cuộc chơi quyền lực mới?

Posted Image

Không giống như thời nhà Nguyễn, Việt Nam ngày nay đã là một quốc gia mở cửa hơn nhiều. Cải cách kinh tế từ những năm 1980 đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Về mặt này, Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu. Đầu tư từ các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ như Intel đã mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn giúp Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong chuỗi giá trị và tạo dựng một nền kinh tế sáng tạo, hiệu quả. Do vậy, Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế với Mỹ. Quyết định tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là một minh chứng cho điều đó.

Tuy nhiên, việc Việt Nam tích cực cải thiện quan hệ với Mỹ là một chuyện, nhưng mối quan hệ đó sẽ tiến triển bao xa vẫn là điều chưa ai rõ. Trước hết, những khác biệt trong hệ thống chính trị giữa hai nước luôn khiến Việt Nam phải thận trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn coi chiến lược "diễn biến hòa bình" là mối đe dọa lớn đối với sự an nguy của chế độ. Một bộ phận trong giới lãnh đạo ĐCSVN tin rằng chiến lược đó đang được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sử dụng để từng bước cản trở và làm thay đổi Đảng. Những lo ngại đó càng sâu sắc hơn bởi những chỉ trích thường xuyên của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều chính trị gia Mỹ thậm chí còn nêu cải thiện tình hình nhân quyền là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương.

Trong khi đó, Việt Nam cũng thận trọng để không để những diễn triển trong quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến sự gắn kết với Trung Quốc. Chênh lệch sức mạnh, vị trí địa lý gần gũi, và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như sự tương đồng ý thức hệ giữa hai Đảng Cộng sản đều có xu hướng khiến cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có bất kỳ động thái nào có thể gây khó khăn cho mối quan hệ của Việt Nam với người láng giềng phương bắc.

Ngoài ra, một mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc cũng không tránh khỏi gây bất ổn cho môi trường bên ngoài và phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam. Do tăng trưởng kinh tế trở thành nguồn lực quan trọng nhất đảm bảo ổn định đất nước, Việt Nam không muốn đi ngược lại con đường đã đi. Điều này chỉ ra một điểm: mặc dù muốn thúc đẩy trao đổi kinh tế với Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn do dự tăng cường quan hệ chính trị và quân sự với đất nước từng là kẻ thù này.

Tuy nhiên, diễn biến thực tế trong mối quan hệ song phương trong vài năm qua cho thấy một hướng đi trái ngược; mối quan tâm củng cố quan hệ chính trị và quân sự với Mỹ của Việt Nam dường như càng sâu sắc hơn ngay cả khi những nỗ lực như vậy có thể khiến Trung Quốc không hài lòng và gây mất tự tin cho một bộ phận lãnh đạo Đảng.

Mặc dù các nhà ngoại giao Việt Nam nói mối quan hệ Việt - Mỹ tốt đẹp hơn được đặt trong khuôn khổ chính sách đối ngoại chung của Việt Nam là đa dạng hóa và đa phương hóa, hầu hết các nhà quan sát bên ngoài đều cho rằng động cơ chính đằng sau quyết định nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết hơn đó chủ yếu liên quan đến những căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc trở nên ngày càng ngông cuồng trong cách thực thi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ của mình.

Với những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các ranh giới biển, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên đối lập chính trong tranh chấp Biển Đông. Việt Nam nhìn chung coi cuộc xâm lược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc năm 1974, cuộc đụng độ hải quân với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa năm 1988, và tuyên bố chủ quyền biển dựa trên đường 9 đoạn là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, thứ mà trong quá khứ Việt Nam đã từng là nạn nhân.

Việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong thời gian gần đây - như thể hiện trong vụ việc của tàu Bình Minh 2 hồi tháng 5/2011 (khi tàu Trung Quốc tấn công tàu khảo sát địa chất của Việt Nam), và việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa vừa qua (một thành phố cấp tỉnh trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý các đảo và bãi đá trên Biển Đông), và việc Trung Quốc mời thầu các nhà thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí ngay trong vùng đặc quyền của Việt Nam hồi tháng 6 - càng báo động Việt Nam về ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông.

.... Trước sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng ở quy mô lớn hơn nhiều của Trung Quốc, khoảng cách quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục nới rộng. Vì thế, ngay cả khi Việt Nam không ngừng nhấn mạnh chính sách quốc phòng tự lực, Việt Nam cũng vẫn cần làm sâu sắc mối quan hệ chiến lược với các cường quốc để bổ trợ cho những sự yếu thế đáng kể trong quan hệ với Trung Quốc.

Trong kịch bản đó, Mỹ trở thành đối tác được ưu tiên hơn của Việt Nam. Trước hết, Mỹ là cường quốc duy nhất có khả năng thách thức và kiềm chế hiệu quả tham vọng quân sự của Trung Quốc. Thứ hai, trong khi mối đe dọa "diễn biến hòa bình" được cho là âm mưu của các nước phương Tây, chưa mang đến những nguy cơ thực sự đối với sự cầm quyền của Đảng, mối đe dọa mang tên Trung Quốc đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đang hiện hữu hơn nhiều. Và thứ ba, trong khi thực tế mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ có thể khiến Trung Quốc khó chịu và mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, cơ sở chính cho sự cầm quyền của Đảng - chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống ngoại xâm - cũng có nghĩa là nếu nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc và để cho sự toàn vẹn lãnh thổ gặp nguy thì nó sẽ thậm chí còn gây thiệt hại hơn nhiều cho uy tín và tính chính danh của Đảng.

Quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ vừa qua... cũng sẽ làm diễn biến cuộc tranh chấp thay đổi theo hướng có lợi cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn.

Xét về chiến lược, tranh chấp Biển Đông đang được cấu thành bởi ba lớp mâu thuẫn gắn bó chặt chẽ với nhau. Lớp trong nhất là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với từng bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông trong ASEAN, bao gồm Việt Nam. Lớp ở giữa là cuộc cạnh tranh giữa ASEAN với Trung Quốc. Lớp ngoài cùng là cuộc cạnh tranh chiến lược mới nổi lên rõ rệt trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ, trong đó Biển Đông là một trong những sân khấu diễn ra. Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp, nhưng tham vọng khó chấp nhận và sự gia tăng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông tạo cho Mỹ cái cớ để can dự vào. Điều mà Mỹ muốn đảm bảo thông qua tham gia vào cuộc tranh chấp không phải chỉ là hòa bình hay tự do hàng hải trên Biển Đông, mà có vẻ như tranh chấp còn đang được siêu cường này sử dụng như một công cụ tiện lợi để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở tầm khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Động thái của Mỹ rõ ràng phù hợp với lợi ích của Việt Nam, tức là đưa tranh chấp với Trung Quốc ra lớp ngoài cùng để hóa giải sức mạnh vượt trội hơn của Trung Quốc. Sự tham gia của Mỹ dù là gián tiếp cũng có thể buộc Trung Quốc phải hành động thận trọng hơn và ít sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn. Ngoài ra, toan tính chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ làm giảm áp lực trong vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương bước lên tầm cao mới.

Việt Nam và Mỹ vừa có những bước đi thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Hai nước từng là kẻ thù đang tổ chức các cuộc đối thoại an ninh, quốc phòng và nhân quyền hằng năm. Trong chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh, Bộ trưởng Benetta được cho là đã bày tỏ rằng Mỹ sẵn sàng giúp nâng cấp cảng và kêu gọi Việt Nam cho phép tàu hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu chiến, có quyền tiếp cận lớn hơn tới cơ sở này. Và nếu xu hướng hợp tác đó còn tiếp tục, Mỹ có thể sẽ xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai gần. Bên cạnh đó, hai nước cũng có nhiều động thái xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau hơn nữa. Đơn cử, từ tháng 8/2012, một dự án do Mỹ tài trợ đã bắt đầu được triển khai để khử các chất hóa học độc hại từ chất độcmàu da cam tại một địa điểm gần sân bay Đà Nẵng. Dự án được đại sứ Mỹ David Shear miêu tả là động thái cụ thể của hai nước nhằm chôn lấp di sản của quá khứ.

Tuy nhiên, mặc dù mang lại những lợi ích chiến lược quan trọng, việc nối lại tình hữu nghị Việt-Mỹ trong bối cảnh cuộc đối đầu địa chính trị ngày càng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc cũng mang đến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm trọng nhất là có thể kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới. Khi Trung Quốc đang từng bước hướng đến trở thành một siêu cường, một cuộc chiến tranh lạnh 2.0 có thể sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Lý thuyết thông thường, đặc biệt từ quan điểm chủ nghĩa hiện thực, sẽ dự đoán rằng nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích toàn cầu của Mỹ, Mỹ sẽ phản ứng lại bằng cách kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, sự chuyển hướng trọng tâm quân sự từ châu Âu về châu Á, theo như tuyên bố của Panetta tại Singapore hồi tháng 6 năm nay, có thể được coi là dấu hiệu ban đầu của chính sách kiềm chế. Tương tự, ở cấp độ khu vực, sự can dự nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông từ năm 2010 cho thấy Mỹ đang tìm cách ngăn cản Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng biển của mình. Tóm lại, Mỹ đang sử dụng "mối đe dọa Trung Quốc" ở Biển Đông để tập hợp lực lượng và sự ủng hộ nhằm đối phó với Trung Quốc. Việc Mỹ nối lại quan tâm đối với Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa lý quan trọng và là kẻ thù của Trung Quốc trong lịch sử, do đó được định hình trong bối cảnh này.

Nếu cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ tiếp tục diễn triển quyết liệt hơn, Việt Nam, với tư cách là một nước láng giềng của Trung Quốc và một bên trong tranh chấp Biển Đông, sẽ ở vào thế rất khó trong việc duy trì cân bằng giữa hai cường quốc và tránh những điều không mong muốn. Khi Mỹ tái cân bằng lực lượng về phía châu Á - Thái Bình Dương và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước trong khu vực, Trung Quốc sẽ không thể đứng yên. Theo đó, Trung Quốc sẽ cố gắng gây áp lực lên Việt Nam, nhắc nhở Việt Nam về tâm quan trọng của mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Đơn cử, trong mấy tháng trở lại đây, đã có những báo cáo về việc Trung Quốc ngừng hoặc trì hoãn nhập khẩu một số hàng hóa của Việt Nam vì những nguyên do còn chưa xác định rõ. Như đã nói ở trên, Trung Quốc vừa thành lập một đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là thành phố Tam Sa mới thành lập để phụ trách theo dõi khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Động thái này rõ ràng nhằm vào Việt Nam và Philippine. Chưa hết, Trung Quốc cũng ngấm ngầm thực hiện chiến dịch ngoại giao gây ảnh hưởng lên Campuchia, láng giềng hữu nghị từ nhiều năm của Việt Nam. Việc Campuchia, được cho là dưới áp lực của Bắc Kinh, phản đối đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Phnom Penh năm nay có thể được coi là động thái của Trung Quốc nhằm chia rẽ Việt Nam và Campuchia. Một mối quan hệ tốt với Campuchia cũng có ý nghĩa thiết yếu đối với an ninh của Việt Nam, nên dường như Trung Quốc đã biết phải làm đau Việt Nam như thế nào nếu không dành cho Bắc Kinh sự quan tâm thích đáng.

Tuy nhiên, khả năng Việt Nam bị lôi kéo vào một cuộc chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc không nên bị phóng đại. Khả năng ấy vẫn phụ thuộc một số diễn biến khác. Quan trọng nhất là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên khốc liệt đến mức nào. Không giống như thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ và phức tạp về kinh tế đang có xu hướng hạn chế các cường quốc theo đuổi kiểu đối đầu thời Chiến tranh lạnh. Diễn biến tương lại trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, và Việt Nam cũng có vai trò nhất định. Đơn cử, nếu có được sự nhượng bộ từ Trung Quốc, và bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông được thông qua, Việt Nam sẽ thấy ít sẵn sàng làm sâu sắc quan hệ với Mỹ hơn nếu nó đồng nghĩa với việc gây tổn hại cho quan hệ với Trung Quốc.

Việt Nam ngày nay không giống như đất nước của Triều đại nhà Nguyễn gần hai thế kỷ trước, không muốn bỏ qua cơ hội củng cố quan hệ với Washington. Tuy nhiên, khi mà cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ tăng nhiệt, nhân tố Trung Quốc cũng nổi lên là vấn đề thách thức nhất đối với các nhà chiến lược và hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam bị giằng xé giữa hai lựa chọn: duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ vững chắc hơn với Mỹ. Là một nước nhỏ và láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Hậu quả của mỗi lựa chọn như thế ai cũng rõ, nên hiển nhiên, nếu phải quyết định thì đó sẽ là một lựa chọn đầy khó khăn cho Việt Nam.

Lê Hồng Hiệp (American Review Magazine). Trâm Anh dịch

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính trị

Chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp

1/1/2013 23:18

Posted Image- Theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân.

Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp Posted Image

VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992:

HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

1/1/2013 18:49

Ngày 28/12/2012, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo VietNamNet trân trọng đăng toàn văn Chỉ thị này.

Ngày 23/11/2012, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bắt đầu từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013.

===============

Tôi đã gửi ý kiến sửa đổi hiến pháp theo chỉ thị 22-CT/TW và Nghĩ quyết 38/2012/QH13 trong mục đóng góp ý kiến của Vietnamnet.vn, như sau:

Đề nghị sửa lại câu trong lời nói đầu:.

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam....

Thành:

Trải qua gần 5000 năm lịch sử, nhân dân Việt Nam.....

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin ủng hộ ý kiến của chú Thiên Sứ, không thể dùng 1 từ chung chung là mấy ngàn năm được

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời tiên tri của bà Vanga cho rằng: Sẽ có thế chiến thứ III. Thiên Sứ tôi không dám qua mặt lão Đại tiền bối, nhưng chỉ hiệu chỉnh lại là: "Không có thế chiến theo nghĩa hai phe đánh nhau, nhưng có chiến tranh lớn giữa các siêu cường. Và cũng đã từ lâu Thiên Sứ tôi xác định rằng: "Người Nga sẽ liên minh với Hoa Kỳ trong cuộc chiến này".

Trong một bài viết của một chuyên gia người Nga dưới đây cũng thấy nói đến một liên minh quân sự không cần thiết mà còn là "quái vật hoang đường cực kỳ độc hại có tên Moskva - Delhi - Bắc Kinh" (mà "nhiệm vụ chủ yếu của nền ngoại giao Nga" là "tam giác địa-chính trị Moskva - Delhi - Hà Nội"). Mặc dù đó chỉ là quan điểm của một cá nhân được cho là "nổi tiếng là bài Trung Quốc" (theo vietnamdefence), nhưng cũng cho thấy một điều rằng : phải chăng Trung Quốc thực sự đang bị bao vây ?

http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Yeu-to-Trung-Quoc-va-ASEAN-2/201212/52222.vnd

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

TG xin trích lại đoạn này trong mục

http://diendan.lyhoc...nh/page__st__20

Một cá nhân sẽ không thể tiến xa nếu người đó không có lòng tự trọng (self-esteem). Một dân tộc không thể tiến bộ nếu không thấy tự hào về nguồn cội. Tất cả các nước tiến bộ trên thế giới đều rất trân trọng bảo về truyền thống dân tộc họ, điển hình là người Anh. Trong lịch sử các nước thực dân, các cuộc thống tri tàn bạo thường bắt đầu bằng tiêu diệt lịch sử và truyền thống. Lịch sử của người Tây Ban Nha tiêu diệt văn hoá bản địa ở Nam Mỹ là một kỳ tích gần đây nhất. Cho đến bây giờ chỉ còn hai ba quyển sách trong hàng vạn quyển là còn tồn tại. Người Nam Mỹ bản địa hầu như không còn nhớ họ là ai, và họ thường hay thụ động, thiếu cầu tiến trong đua tranh nghề nghiệp. Tiêu diệt một con người chỉ cần giết người đó. Để tiêu diệt một dân tộc, cần phải đánh thật mạnh vào lòng tự hào dân tộc họ. Cần phải tiêu diệt ngôn ngữ, bóp méo lịch sử, thay đổi phong tục. Qua một ngàn năm Bắc thuộc, người Hán tưởng đã thành công trong việc tiêu diệt Lạc Việt. Chúng ta được dạy trong trường chúng ta là con cháu những ngươi bại trận phải trốn về Nam. Chúng ta không có chữ viết và phải nhờ quan thái thú Bắc phương đến dạy mới biết hôn nhân, giáo dục, …Khi chiếm nước ta, việc đầu tiên là họ tich thu sách vở hoặc đốt, sau đó là thay đổi ngôn ngữ và phong tục, và cuối cùng là thay đổi huyết thống

Edited by trucgiac

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sở dĩ người Hán không đồng hóa được người Việt là bởi vì người Hán ăn cắp văn hóa Việt để làm cái của mình. Sửa Sử sách cho nó ra vẻ là cái của dân Hán nhưng rốt cuộc thì chính người Hán cũng bị các sách sử giả của chính họ lừa bịp rằng dân tộc họ là dân tộc văn minh. Thực tình thì chỉ giả văn minh mà thôi. Vì không học được cái gốc của văn minh.

Đến khi họ đô hộ người Việt trong 1000 năm thì họ lại đem cái cũ, nhưng lúc này đã thiếu đầu thiếu đuôi, sang dạy lại cho người Việt. Người Việt không những không chê mà còn học hết và học giỏi hơn cả thầy Tàu. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thầy Tàu dù biết mình dở hơn trò Việt nhưng làm sao dám học lại trò. Bởi thế, cho đến ngày nay, dù họ cứ tự xưng văn minh, văn hiến, chế ra dịch học nhưng thực ra họ chỉ học là cái dịch không đầu không đuôi như chú Thiên Sứ đã nói. Còn 1000 năm Bắc thuộc thực ra là họ chỉ đem những cái của ta trả lại cho ta thôi. Đường nào cũng về La Mã.

Bởi thế, trên thế giới không có nước thứ hai nào như Việt Nam, 1000 năm Bắc thuộc vẫn là Việt Nam.

Một thực tế hiển nhiên nhưng không phải ai cũng công nhận, đó là người Hán bị người Việt đồng hóa về văn hóa mà bản thân họ cũng không biết, bởi những cuốn sử giả do chính họ chép ra. Thật là ông trời khéo đùa.Posted Image

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi thế, trên thế giới không có nước thứ hai nào như Việt Nam, 1000 năm Bắc thuộc vẫn là Việt Nam.

.

Còn một dân tộc nữa cũng có một sức sống mãnh liệt. Đó là dân tộc Do Thái. Hai ngàn năm vong quốc, họ vẫn giữ được bản sắc của họ, nhờ một niêm tin rằng: Dân tộc của họ được Thượng Đế bảo vệ. Và họ luôn giáo dục các thế hệ tương lai về nguồn gốc và văn hóa truyền thống.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích bài viết....Tàu hóa con Mèo

Việt lịch vẫn đương là Ất mão - Mão là mèo. cũng như cha ông xưa gọi mũ mão vì nó giống tai mèo nhô lên, nhưng đọc bài này để thấy ..buồn, một cách thừa nhận ..văn hóa Tàu ngu xuẩn của phóng viên

Lão thần đồng Văn Quyến và vận niên con thỏ

> Văn Quyến cập bến Ninh Bình

> The Vissai Ninh Bình không phải trả phí 'lót tay' cho Văn Quyến

Có đồng nghiệp gọi Văn Quyến là “lão thần đồng” vì thần đồng này bây giờ đã 30 tuổi vẫn phải sống bằng ký ức của tuổi 16.

Sẽ hết phúc nếu tiếp tục lười nhác. Ảnh: Quang Minh<br style="margin: 0px; padding: 0px; outline: none; color: rgb(12, 12, 12); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;">

1.Hôm qua đầu năm mới, la cà vào một quán cafe nghe mấy cậu thanh niên ngồi đọc báo, om sòm chuyện Văn Quyến về V.Ninh Bình. Những tưởng Văn Quyến bây giờ hết “hot” rồi vậy mà vẫn có người ngồi bàn tán giết thời gian.

Cũng như chính Văn Quyến, những người còn quan tâm đến anh lúc này chẳng qua là vì cái quá khứ “thần đồng” 16 tuổi và nỗi buồn khi trở thành “lão thần đồng” suýt thất nghiệp ở tuổi 30. Nói cách khác, Quyến được chú ý cho tới tận bây giờ là vì “thần đồng” không thể lớn được nữa/chưa kịp lớn đã bị cám dỗ “bóp nghẹt”.

Bầu Trường cũng vậy nốt, nếu không vì “thằng béo” có số phận đặc biệt thì cánh cửa tới V.Ninh Bình trong thời bóng đá Việt đang “loạn lạc” chẳng bao giờ mở ra cho Văn Quyến.

Trong cái họa vẫn còn cái phúc cho Văn Quyến là đấy!

2. Lại nói chuyện đầu năm, vẫn là ở quán cafe có mấy cậu bàn tán về Văn Quyến, chợt nghe loáng thoáng chuyện tử vi, tướng số. Rằng năm 2013 là năm Qúy Tỵ, người tuổi Giáp Tý (1984) sẽ có vận niên “Thố lộng nguyệt”, tức “Thỏ giỡn trăng”.

Các “chuyên gia” tử vi trong quán khẳng định, năm 2013 nhìn chung sẽ là năm tốt với Văn Quyến. Quyến có quý nhân phù trợ và quý nhân ấy có lẽ chính là bầu Trường, khi vào ngày cuối cùng của năm 2012, bầu Trường đã quyết định tài trợ lương để V.Ninh Bình đón Văn Quyến.

Ngoài ra, để hanh thông trên con đường phía trước, từ năm 2012 trở đi, Quyến sẽ phải dựa nhiều vào phụ nữ. Cái này có cơ sở khi gần đây, người phụ nữ bí mật đằng sau Văn Quyến bao lâu nay dần lộ diện. Thế mới có tin, nếu thất nghiệp, Quyến sẽ về phụ bạn gái làm kinh doanh.

3. Tôi thì chẳng tin vào tử vi, tướng số. Tôi tin vào thực tế của suy nghĩ và hành động. Tôi cũng chỉ thích trong câu chuyện tử vi tướng số của mấy cậu bàn về Văn Quyến một chi tiết. Ấy là chi tiết “Thỏ giỡn trăng”.

“Thỏ giỡn trăng” là một Phật thoại của Phật giáo tiểu thừa mang nhiều tầng nghĩa nhưng căn bản là để giải thích vì sao vào những đêm trăng tròn, khi nhìn lên mặt trăng lại thấy hình con thỏ (không ít người lại gọi nó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa). Ngoài ra, biểu tượng thỏ trong Phật thoại này còn mang ý nghĩa ca ngợi đức hy sinh, sự thông minh và tính công bằng.

Nhưng thôi, mấy thứ đó sâu xa. Đơn giản cái vận này với Văn Quyến chỉ nằm ở yếu tố… chạy. Con thỏ thì chạy nhanh, nếu mang vận niên “thỏ giỡn trăng” nghĩa là phải chạy. Năm 2013 có tốt hay không với Văn Quyến phụ thuộc phần lớn vào đôi chân có chịu chạy hay không của “thằng béo” mà thôi.

Cái gì mà Thỏ giỡn trăng....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà báo cũng có dăm bảy hạng, nhưng cái loại này thì thường tập trung ở những tờ báo lá cải.

Hơn nữa, với kiểu lập luận mà hạng này kêu bằng cái tên thật hay là Tam đoạn luận thì,

Mèo có bốn chân,

Thỏ cũng có bốn chân,

vậy Mèo là Thỏ đâu có gì là lạ đâu huynh đài lan.ha92.

Với kiểu nập nuận lày thì không chừng Chó cũng là Thỏ luôn thôi Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích bài viết....Tàu hóa con Mèo

Việt lịch vẫn đương là Ất mão - Mão là mèo. cũng như cha ông xưa gọi mũ mão vì nó giống tai mèo nhô lên, nhưng đọc bài này để thấy ..buồn, một cách thừa nhận ..văn hóa Tàu ngu xuẩn của phóng viên

Lão thần đồng Văn Quyến và vận niên con thỏ

> Văn Quyến cập bến Ninh Bình

> The Vissai Ninh Bình không phải trả phí 'lót tay' cho Văn Quyến

Có đồng nghiệp gọi Văn Quyến là “lão thần đồng” vì thần đồng này bây giờ đã 30 tuổi vẫn phải sống bằng ký ức của tuổi 16.

Sẽ hết phúc nếu tiếp tục lười nhác. Ảnh: Quang Minh<br style="margin: 0px; padding: 0px; outline: none; color: rgb(12, 12, 12); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;">

1.Hôm qua đầu năm mới, la cà vào một quán cafe nghe mấy cậu thanh niên ngồi đọc báo, om sòm chuyện Văn Quyến về V.Ninh Bình. Những tưởng Văn Quyến bây giờ hết “hot” rồi vậy mà vẫn có người ngồi bàn tán giết thời gian.

Cũng như chính Văn Quyến, những người còn quan tâm đến anh lúc này chẳng qua là vì cái quá khứ “thần đồng” 16 tuổi và nỗi buồn khi trở thành “lão thần đồng” suýt thất nghiệp ở tuổi 30. Nói cách khác, Quyến được chú ý cho tới tận bây giờ là vì “thần đồng” không thể lớn được nữa/chưa kịp lớn đã bị cám dỗ “bóp nghẹt”.

Bầu Trường cũng vậy nốt, nếu không vì “thằng béo” có số phận đặc biệt thì cánh cửa tới V.Ninh Bình trong thời bóng đá Việt đang “loạn lạc” chẳng bao giờ mở ra cho Văn Quyến.

Trong cái họa vẫn còn cái phúc cho Văn Quyến là đấy!

2. Lại nói chuyện đầu năm, vẫn là ở quán cafe có mấy cậu bàn tán về Văn Quyến, chợt nghe loáng thoáng chuyện tử vi, tướng số. Rằng năm 2013 là năm Qúy Tỵ, người tuổi Giáp Tý (1984) sẽ có vận niên “Thố lộng nguyệt”, tức “Thỏ giỡn trăng”.

Các “chuyên gia” tử vi trong quán khẳng định, năm 2013 nhìn chung sẽ là năm tốt với Văn Quyến. Quyến có quý nhân phù trợ và quý nhân ấy có lẽ chính là bầu Trường, khi vào ngày cuối cùng của năm 2012, bầu Trường đã quyết định tài trợ lương để V.Ninh Bình đón Văn Quyến.

Ngoài ra, để hanh thông trên con đường phía trước, từ năm 2012 trở đi, Quyến sẽ phải dựa nhiều vào phụ nữ. Cái này có cơ sở khi gần đây, người phụ nữ bí mật đằng sau Văn Quyến bao lâu nay dần lộ diện. Thế mới có tin, nếu thất nghiệp, Quyến sẽ về phụ bạn gái làm kinh doanh.

3. Tôi thì chẳng tin vào tử vi, tướng số. Tôi tin vào thực tế của suy nghĩ và hành động. Tôi cũng chỉ thích trong câu chuyện tử vi tướng số của mấy cậu bàn về Văn Quyến một chi tiết. Ấy là chi tiết “Thỏ giỡn trăng”.

“Thỏ giỡn trăng” là một Phật thoại của Phật giáo tiểu thừa mang nhiều tầng nghĩa nhưng căn bản là để giải thích vì sao vào những đêm trăng tròn, khi nhìn lên mặt trăng lại thấy hình con thỏ (không ít người lại gọi nó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa). Ngoài ra, biểu tượng thỏ trong Phật thoại này còn mang ý nghĩa ca ngợi đức hy sinh, sự thông minh và tính công bằng.

Nhưng thôi, mấy thứ đó sâu xa. Đơn giản cái vận này với Văn Quyến chỉ nằm ở yếu tố… chạy. Con thỏ thì chạy nhanh, nếu mang vận niên “thỏ giỡn trăng” nghĩa là phải chạy. Năm 2013 có tốt hay không với Văn Quyến phụ thuộc phần lớn vào đôi chân có chịu chạy hay không của “thằng béo” mà thôi.

Cái gì mà Thỏ giỡn trăng....

Theo hiểu biết của tôi về những môn ứng dụng của Lý học thì "Thố Lộng Nguyệt" trong bài báo trên tuy liên quan trực tiếp đến năm Mão trong 12 con giáp của Âm lịch Việt. Nhưng không phải là sự thay thế cho tên gọi Mão trong 12 con giáp của Âm lịch. Nó là tên một vận hạn khi con người rơi vào cung Mão theo cách tính của một phương pháp dự báo trong Lý học.( Thử Qui điền; Ngưu thực thảo; Hổ hàm kiếm; Thố Lộng nguyệt.....). Nhà báo này viết đúng và không phải là theo Tàu trong việc sửa đổi năm Mão thành năm Thỏ.

Cái sai của nhà báo này lại ở chỗ: Gán nó cho Phật thoại. Thực ra tên gọi "Thố Lộng Nguyệt" của phương pháp này gắn với một điển tích nổi tiếng của Á Đông và đã là một hình tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: "Rằng mua ngọc đến Lam kiều. Sính nghi xin day bao nhiêu cho tường?"

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con thật hồ đồ trong nhận xét khi chưa tìm hiểu rõ.

Cám ơn chú Thiên Sứ đã điểm hóa!

Sang năm mới, con định đổi nghề nhưng xem ra còn phải tiếp tục ăn mày lâu lắm mới tích lũy được nhiều tri thức như chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tết ta theo dương lịch: GS Hà Đình Đức lên tiếng

03/01/2013 06:30

(VTC News) - GS Hà Đình Đức lên tiếng trước quan điểm của GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới.

Sau khi bài viết Đón Tết cổ truyền theo dương lịch của GS-TS Võ Tòng Xuân được đăng tải, VTC News đã nhận được gần 1.000 comment (bình luận) của độc giả trong và ngoài nước. ới đây là một trong những ý kiến đáng chú ý được GS-TS Hà Đình Đức gửi đến tòa soạn chiều qua:

Posted Image

Tết nguyên đán là dịp lễ thiêng liêng nhất của người Việt

Tác giả viết” “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc" của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới. Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 - 4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.

Chẳng lẽ “đề nghị” Táo Quân chuyển sang 23 tháng 12 trước ngày Chúa Giáng sinh một ngày, con cháu sắm lễ để các ông lên Thiên đình tâu với Ngọc Hoàng về công việc dưới Hạ giới và chắc phải trình bày lý do chuyển đổi này!

Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê.

Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch”.

Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền lâu đời của dân tộc ta. Đây là dịp lễ thiêng liêng và quan trọng nhất của Việt Nam. Ăn tết Nguyên Đán theo Âm lịch là tập quán lâu đời không dễ gì thay đổi với bất cứ lý do nào.

Không thể chuyển ăn Tết Nguyên Đán (theo Âm lịch) sang ăn Tết Tây (Tết Dương lịch). Chẳng lẽ “đề nghị” Táo Quân chuyển sang 23 tháng 12 trước ngày Chúa Giáng sinh một ngày, con cháu sắm lễ để các ông lên Thiên đình tâu với Ngọc Hoàng về công việc dưới

Hạ giới và chắc phải trình bày lý do chuyển đổi này!

Rồi nữa, xin các vị Thần linh, Tổ tiên về sớm hơn để con cháu “khỏi lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh”. Thực ra đâu đơn giản thế! Để đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh đâu chỉ đơn giản chuyển đổi từ ăn tết theo Âm lịch sang ăn tết theo Dương lịch.

Muốn đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh đòi hỏi nhiều hơn thế, từ các nhà hoạch định chính sách, cả nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và những nhà khoa học có trình độ cao lao tâm khổ tứ thì mới thực hiện được.

Tác giả đưa ra một loạt ví dụ về bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu). “Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt”.

Tôi thiết nghĩ công việc làm ăn của các công ty, doanh nghiệp có quan hệ đối tác với nước ngoài chắc chắn họ có kế hoạch, lịch trình làm việc với các đối tác nước ngoài chứ không thể đóng cửa hàng tuần nghỉ tết mà phải có người thường trực giao dịch.

Không thể chỉ vì các đối tác này bỏ bê công việc mà bắt cả nước theo xáo trộn cả một tập quán của dân tộc. Vả lại không phải cả nước đều tham gia thị trường chứng khoán.

Posted Image

Những hình ảnh đặc trưng của ngày Tết này sẽ mãi ở trong tim của người Việt

Tác giả viết:”Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:

1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.

Posted Image

PGS-TS Hà Đình Đức được biết đến nhiều với tư cách nhà nghiên cứu Rùa Hồ Gươm.

Ngoài ra, ông còn tham gia nghiên cứu văn hóa Hà Nội. Ông là thành viên Quốc tế Bảo vệ các loài động vật và thực vật quý hiếm; Ủy viên hội Khoa học Lịch sử Việt Nam năm, hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.

5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.”

Tác giả cho rằng thay đổi tập quán Tết Việt Nam không khó. Theo 5 điều lợi tác giả nêu ra, lợi thứ nhất là giữ được các tập quán Tết cổ truyền và nắm bắt cơ hội kinh doanh với nước ngoài.

Vậy thế nào là tập quán cổ truyền theo quan niệm của tác giả khi đổi sang ăn tết Dương lịch? Còn cơ hội kinh doanh và giao thương với nước ngoài chỉ là của các doanh nghiệp, công ty chứ đâu phải của mọi người dân Việt Nam.

Lợi thứ hai, thực ra ngày nay không có vùng nông thôn nào ăn tết cả tuần mà thường xuống đồng ngay từ ngày mồng 2 Tết và nông dân thường gieo cấy theo thời vụ khoa học để đảm bảo năng suất chứ không tùy tiện như ngày xưa.

Lợi thứ ba, lịch nghỉ tết theo Âm lịch của học sinh, sinh viên vốn có từ lâu không phải gượng ép nghỉ tết, không thể gọi là phí thời gian học hành do nghỉ tết. Điều này có thể làm cuộc điều tra xã hội học sẽ rõ.

Lợi ích thứ tư, hiện tượng nhậu nhẹt, bài bạc trong những ngày tết là có, nhưng không thể nói chung là dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc. Tôi cho rằng như thế là xúc phạm đến nhiều người.

Lợi ích thứ năm, Noel và Tết Dương lịch các nước thường nghỉ một tuần, Têt Âm lịch nước ta nghỉ bốn ngày. Ngày nghỉ của họ theo tập quán của họ, còn ngày nghỉ của ta theo tập quán của ta. Tại sao lại bắt ta phải theo họ.

Quan niệm của tác giả cả nước ta như một thương trường. Tôi cho rằng tác giả đưa ra ý tưởng này không thuyết phục.

Hà Đình Đức

Đọc bài này mà buồn cho ông giáo sư Võ Tòng Xuân quá. Ông du học Nhật Bản bao nhiêu năm rồi muốn bê nguyên xi cải cách của họ về nước mình. Tuy nước Nhật đã bức phá mạnh mẽ nhưng sao ông không thấy những vấn đề của họ khi chối bỏ nguồn gốc Á Đông một cách triệt để đến cực đoan? Hơn nữa phải chăng nền văn hóa đông phương đều bắt nguồn từ Trung Hoa mà ông lại muốn thoát hẳn nó.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay lại thấy cái bài báo này nổi lên, dân mạng đã bàn tán từ tận năm 2005 lận.

Đây là ý kiến của GS-TS Võ Tòng Xuân: Đón Tết cổ truyền theo dương lịch

http://vtc.vn/2-361536/xa-hoi/hoi-nhap-tet-co-truyen-nen-to-chuc-theo-duong-lich.htm

Còn đây là phản biện của GS Hà Đình Đức, lên tiếng trước quan điểm của GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới.

http://xahoi.com.vn/xa-hoi/diem-nong/khong-the-chuyen-an-tet-nguyen-dan-sang-an-tet-tay-123927.html

Suy nghĩ quá ngắn như GS-TS Võ Tòng Xuân là một minh chứng cho thấy: Hiện nay một bộ phần trí thức có địa vị ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, thảm hại, ngu ngốc đến mức con trẻ như tôi phải thương hại rồi.

Nếu muốn đất nước đi lên, phát triển, xứng tầm với thế giới thì GS-TS Võ Tòng Xuân cần phải biết được rằng "Những giá trị văn hóa từ xa xưa mà cha ông ta đã xây đắp, đấu tranh,lưu truyền cần phải được giữ gìn, phải được khôi phục, phải được phát huy hơn nữa.Không thể để bản sắc văn hóa Việt lụi tàn được".

Tôi đã từng hỏi một câu trong bài báo đó đối với GS-TS Võ Tòng Xuân: "Và một điều con trẻ như tôi muốn hỏi GS-TS Võ Tòng Xuân là: Ông có tài liệu nghiên cứu nào khẳng định là tết cổ truyền của Việt Nam là sự ăn tết theo lịch Trung Quốc hay không? Hay nói cách khác là Việt lịch có phải là ăn cắp của lịch Trung Quốc hay không?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay