Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Một hiện tượng ngộ độc thực phẩm từ món ăn tinh thần. Dư luận thì không sai, Nhưng quả là quá lố khi gây sức ép làm cô giáo phải nghỉ việc vì sai sót không đáng có trong nghề nghiệp thí đấy là một thứ dư luận hèn hạ.

Tôi nhớ ngày xưa trên 40 năm trước, những ý nghĩa cổ như: "Canh gà Thọ Xương" ; "Gươm đàn nửa gánh, giang sơn một chèo"...vẫn là đề tài tranh luận sôi nổi. Trong cuộc tranh luận ấy, người ta cũng dẫn một bài thơ tiếng Pháp dịch bài ca dao này là "sup" gà. Rồì gươm đàn được hiểu là cây cung làm bằng gỗ cây tên là "đàn"...vv....Không chỉ trong ca dao văn chương, ngay cả địa danh cũng mỗi người hiểu một phách. Đường Cổ Ngư thì chệch sang là "cố ngự". Vậy mà thiên hạ vẫn vỗ tay rào rào.

Cô giáo hơi đâu mà quan tâm đến cái thứ dư luận đó.

Có cô gái trẻ làm tình, hình ảnh bị đưa lên mạng mà rồi cái "dư luận" vẫn tung hê - nào là vượt qua chính mình, nào là có ý chí vươn lên, tên tuổi được coi như người của công chúng. Thế thì cô việc gì phải đến mức tự kỷ như vậy.

Việt sử 5000 năm văn hiến còn bị đám tư duy "ở trần đóng khố" vùi dập, có thằng cha dư luận nào lên tiếng đâu. Câm như thóc cả. Nay cô mới hơi một tý mà ầm ĩ chê bai, tỏ vẻ hiểu biết. Cô sai, nhưng chưa đến mức để cả đám ồn ồn nhảy dựng lên la ó như vậy.

Tôi mong cô hãy đi làm. Nếu cô nghỉ hẳn thì cô là tấm gương cho những kẻ vô trách nhiệm. Nhưng rất tiếc. Vấn đề là người ta còn dùng gương hay không nữa cô ạ.

Dạ chý lý, thưa Sư Phụ.

Còn nhớ hồi nào có 1 học sinh PTTH ở Vĩnh Long hack được trang web của Bộ GDĐT, dư luận rầm lên tung hô em học sinh trên như là thần đồng, chỉ tới khi Nguyễn Tử Quảng tung ra bằng chứng em học sinh này đã có lần ăn cắp thẻ tín dijng trên mạng, mặt khác làm được 1 phần mềm là rất khó, nhưng phá vỡ nó, hack được nó thì không cần kiến thức cao siêu, chỉ cần lấy mấy công cu trên mạng về là làm được ... Lúc đó dư luận mới ngã ngửa.

Trên đây là mấy dẫn chứng cho việc chúng ta rất dễ tin vào những điều phù phiếm, mà không bao giờ chịu dừng lại 1 phút để suy nghĩ xem việc đó đúng sai như thế nào. Mặt khác cũng là hồi chuông cảnh tỉnh trình độ và cái tâm của một số nhà báo bây giờ: tung tin giật gân để câu khách là chính, chứ ít ai đi tìm hiểu sâu xa vấn đề và đưa tin chính xác ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vòng quay thứ hai

Thứ 5, 11/10/2012, 11:49

Posted Image

Mối quan tâm của dư luận liệu việc thâu tóm Sacombank có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa được trả lời.

Tháng 8 đã qua. Tháng 9 trôi đi. Bây giờ đang là tháng 10. Chưa thấy cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi trả lời chất vấn Quốc hội kỳ họp trước, sẽ công khai kết quả thanh tra toàn diện một số ngân hàng thương mại có liên quan đến vụ thâu tóm Sacombank vào cuối tháng 8-2012, được thực hiện.

Mối quan tâm của dư luận liệu việc thâu tóm Sacombank có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa được trả lời.

Trong khi đó, những diễn biến trên thị trường ngày một phức tạp khi thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) chi ra cổ phiếu Sacombank đang phá kỷ lục về khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử 12 năm thành lập HoSE. Ai đã nhận chuyển nhượng những lô cố phiếu hàng chục triệu đơn vị? Hay đó là repo cầm cố cổ phiếu vay tiền? Hay đảo nợ những khoản vay đến hạn?

Đánh thức thị trường

Theo HOSE, từ ngày 14 đến 30-5-2012 tổng giá trị giao dịch thỏa thuận cổ phiếu STB đạt 57,6 triệu đơn vị. Thị trường không thể không bất ngờ, nhưng chưa hết. Bốn phiên đầu tháng 6 tiếp theo khối lượng giao dịch thỏa thuận STB vọt lên 138,5 triệu đơn vị, trị giá 3.463 tỉ đồng, tương đương 14% lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng. Trong số này có một giao dịch tới 26,3 triệu đơn vị ngày 1-6-2012. Ngày 29-6 thêm một giao dịch thỏa thuận STB với khối lượng 21,3 triệu cổ phiếu, trị giá 450 tỷ đồng.

Tưởng rằng mọi giao dịch STB yên ả dần, nhưng không phải. Ba tháng sau Sacombank lại "đánh thức" thị trường bằng một đợt giao dịch thỏa thuận mới.

Ngày 20-9-2012, STB giao dịch thỏa thuận 10 triệu đơn vị; riêng một giao dịch thỏa thuận ngày 21-9 với 33 triệu đơn vị trị giá 700 ti đồng khiến thị trường choáng váng; ngày 28-9 tiếp tục giao dịch thỏa thuận 11.5 triệu cổ phiếu; ngày 3-10 thòa thuận mua bán 9,5 triệu cổ phiếu...

Giá chuyển nhượng STB của hầu hết các giao dịch trên đều xoay quanh 19.000 đổng/cổ phiếu. Trưởng phòng đầu tư một công ty chứng khoán cho biết ông đã nghe các đồng nghiệp to nhỏ chuyện cổ phiếu Sacombank được thế chấp để vay tiền tại một số ngân hàng với giá 19.000 đồng.

Một nguồn tin đáng tin cậy trong giới tài chính cũng chia sẻ ý kiến này. Ông nhận xét: “Trong suốt những ngày cuối tháng 8 đầy sự cố và tin đồn bắt bớ, cả hai sàn lao dốc, cổ phiêu ngân hàng rớt te tua, riêng STB vẫn vững giá xung quanh mốc 20.000 đồng" -và tự đặt ra nghi vấn: “Liệu có sự giải chấp hàng loạt khi STB giảm về mức 19.000 đồng/cổ phiếu?".

Đáng chú ý ngày 21-9, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn -Eximbank - cổ đông lớn, nắm giữ 50,3 triệu cổ phiếu, tức 5.17% cổ phần Sacombank - đã bán ra 3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ về 4,86%. Theo quy định, giao dịch của cổ đông lớn như thế phải đăng ký công khai với HOSE, nhưng giao dịch trên lại chỉ được thông báo trên trang web của Sacombank. Đến nay HOSE vẫn chưa có thông tin chính thức liên quan đến giao dịch này.

Vòng quay thứ hai

Quy mô một giao dịch thỏa thuận của Sacombank lớn gấp đôi gấp ba vốn điều lệ một doanh nghiệp trung bình trên HOSE. Nó có khả năng tác động đến thanh khoản của sàn, đẩy thanh khoản từ yếu lên mạnh và khiến không ít nhà đầu tư nhầm lẫn về biến động thị trường.

Ngoài ra các chuyển nhượng thỏa thuận diễn ra cấp tập liên tục trong nhiều phiên, tập trung vào một thời điểm, chứng tỏ sự có mặt của một nguồn tiền không nhỏ. Thí dụ từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6-2012, phải có gần 4.880 tỷ đổng để mua thỏa thuận.

Nếu đây là những giao dịch thỏa thuận riêng rẽ của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức, hẳn có trùng lặp ngẫu nhiên về thời điểm?

Tuy nhiên do vốn điều lệ của Sacombank lớn, các giao dịch thỏa thuận đều dưới 5% cổ phần ngân hàng, nên hoàn toàn đáp ứng quy định pháp luật.

Tiền đâu để giao dịch thỏa thuận?

Khác với năm ngoái và đầu năm nay khi nhóm thâu tóm Sacombank có khả năng tiếp cận với nguồn tiền lớn, tập trung từ vay liên ngân hàng, từ việc cầm cố cổ phiếu để vay tiền ở các tổ chức tín dụng, hiện nay việc vay tiền ở các ngân hàng khó hơn rất nhiều. Cửa vay liên ngân hàng đã bị chặn bởi những quy định mới ngặt nghèo.

Chưa kể trong trường hợp vay được tiền liên ngân hàng trước đây, thì thời hạn thường chỉ sáu tháng, đã đến lúc phải trả. Sẽ chẳng có ngân hàng nào “dại dột” đến mức gia hạn các khoản vay liên ngân hàng có liên quan đến cổ phần cổ phiếu khi Thanh tra NHNN đã công khai việc thanh tra Sacombank và một số tố chức tín dụng liên quan.

Những phương cách cổ điển có thể đã được tìm đến.

Giả thiết thứ nhất: Sacombank, nơi mà nhóm thâu tóm có thể tiếp cận dễ nhất và nhanh nhất, cung cấp tín dụng cho một số ngân hàng hoặc trực tiếp dưới dạng tiền gửi hoặc thông qua thư bảo lãnh. Một số ngân hàng sẽ nhận cầm cố cổ phiếu STB và cho vay bằng nguồn tiền cung cấp của Sacombank. Các giao dịch thỏa thuận trong trường hợp này có thể xem như đảo nợ đáo hạn hoặc repo cổ phiếu.

Giả thiết thứ hai: Sacombank cho một số công ty nào đó vay tiền và các công ty này dùng tiền đó để mua thỏa thuận cổ phiếu STB. Trong cả hai giả thiết, tiền của Sacombank được sử dụng để đẩu tư cổ phiếu STB, “mỡ nó đã rán chính nó”.

Vòng quay thứ hai, và cũng là vòng quay cuối cùng của một chu trình thâu tóm ngân hàng có thể đã khởi động. Thực tế có đúng như thế? Hãy chờ trả lời của thanh tra NHNN, nơi nắm chắc các nghiệp vụ tín dụng hơn những người quan sát bên ngoài.

Theo Hải Lý

Thời báo kinh tế Sài Gòn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyễn Tăng Cường và “ván bài” thủy điện Sơn La

12/10/2012 16:14

Posted Image “28 triệu người ở hạ lưu, trong đó có TP Hà Nội sẽ chìm trong biển nước, ai sẽ chịu trách nhiệm?” Câu nói đó cứ ám ảnh mãi Nguyễn Tăng Cường, Giám đốc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Ninh Bình) khi anh mạo hiểm đánh cược toàn bộ tài sản, tính mạng và danh dự của mình để “được” làm cần cẩu 1.200 tấn cho thủy điện Sơn La.

Những người “nghe” nhịp thở sông Đà

Sự kỳ vĩ ở cuối trời Tây Bắc

Xem bài khác trên Vef.vn

Ông Cường, nói được làm được

Chỉ còn 2 tháng nữa, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á sẽ khánh thành. Đã có khoảng 12.000 cán bộ công nhân đã làm việc không ngừng nghỉ suốt 5 năm qua để làm nên công trình này. Sẽ có rất nhiều câu chuyện về cống hiến, sáng tạo và cả hy sinh để có được thành công này. Trong số đó đến chuyện Anh hùng lao động Nguyễn Tăng Cường chế tạo chiếc cần cẩu 1.200 tấn.

Câu chuyện ấy giống như một “ván bài khoa học” mà sự rủi ro lắm khi lại nhiều hơn may mắn, cái được- mất, thắng - thua thường không thể nói trước cho đến khi kết quả cuối cùng có thể sờ được, mắt thấy, tai nghe.

Gặp Nguyễn Tăng Cường bốn năm sau ngày quyết định “đánh cược” làm cẩu 1200 tấn ở thủy điện Sơn La, anh tâm tư: “Ngày ấy, mình chỉ có duy nhất suy nghĩ, nếu không quyết tâm làm thì bao giờ mới có cơ hội chứng minh Việt Nam có thể làm được cần cẩu hạng nặng, làm chủ công nghệ chế tạo những máy móc nâng hạ thiết bị siêu trường, siêu trọng?”

Anh nói: “Nếu như thủy điện Sơn La đưa ra đấu thấu thiết bị cần cẩu hạng nặng, chắc chắn Trung Quốc sẽ trúng thầu, vì giá rẻ. Nhưng công nghệ, chất lượng là một câu hỏi. Còn nếu mua đồ ngoại, chúng ta sẽ phải trả tới 25-26 triệu USD cho chiếc cần cẩu châu Âu. Còn tôi, tôi chỉ bán với cái giá 8,5 triệu USD và tôi tin là mình sẽ đáp ứng được mọi điều kiện về chất lượng!”

Bài toán giá thành nghe rất hấp dẫn. Nhưng ông Cường và DN của mình ngày ấy đã có gì để chứng minh cho EVN, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học công nghệ… về lời nói của mình?.

Posted Image

Giới thiệu về các thành tựu trong sáng tạo công nghệ.

Thực tế, lúc đó dù đã khá nổi tiếng nhưng người ta chỉ biết ông Cường đã được cẩu 500 tấn ở thủy điện Sê - San 3 trong vòng 2 tháng 15 ngày. Nhờ đó, đã cứu cánh cho công trình trước bàn thua trông thấy khi có thể phải trả lãi vay quá hạn 250 tỷ đồng vì bị đối tác nước ngoài giao chậm hàng hơn 1 năm rưỡi. Chuyện này khiến cho ngành điện bất ngờ, “không tưởng tượng nổi” là “ ông Cường nói được, làm được”.

Ông cường cũng đã được mệnh danh là “vua thép” khi cung cấp hàng loạt thiết bị phụ tùng chế tạo bằng thép đặc chủng trong các nhà máy xi măng, hóa chất, đóng tàu… Ông đã được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, được Huân chương lao động hạng Nhất…

Nhưng dường như tất cả đó cũng vẫn chưa đủ phá tan định kiến “DN Việt Nam không thể chế tạo được chiếc cần cẩu tới 1.200 tấn!” Đây gần như là một thách thức, một ván bài khoa học và kinh tế đầy mạo hiểm, vì chưa có ai ở Việt Nam, kể cả anh Cường, làm cần cẩn 1.200 tấn. Tất cả đều đứng trước lựa chọn: Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nếu thành công thì không sao, nếu thất bại thì tai họa rất lớn. Vì thế, có thể, có những người ủng hộ anh nhưng lại chẳng dám nói ra!

Hồi ấy, trong một hội thảo về thủy điện Sơn La, người ta gay gắt phản đối Nguyễn Tăng Cường vì “nếu không may chiếc cần cẩu bị trục trặc kỹ thuật, làm vỡ đập, 28 triệu dân ở hạ lưu, trong đó có Tp Hà Nội sẽ bị chìm trong biển nước, ai sẽ chịu trách nhiệm?”

Nguyễn Tăng Cường cũng gay gắt không kém: “ Ở hạ lưu, tôi còn anh em ruột thịt, còn đồng nghiệp, đồng chí, không lẽ tôi không có trách nhiệm sao? Tôi làm còn vì lòng tự tôn dân tộc Việt Nam! Tôi đánh cược với toàn bộ tính mạng, tài sản và danh hiệu Anh hùng Lao động để khẳng định là tôi làm được!”

Rồi anh nói: “Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại. Nếu mình không làm gì thì chẳng có gì chứng minh rằng mục tiêu đó đạt được”.

“Bây giờ thành công rồi, cần cẩu hoạt động lắp rotor cho 6 tổ máy chưa bao giờ bị hỏng, mình mới tạm thở phào nhẹ nhõm”, anh tâm sự.

Những sáng tạo trên công trường thế kỷ

Đối với những người ngoài cuộc, thật khó để giải thích vì sao việc làm cẩu 1200 tấn lại đặc biệt đến thế. Nhưng chỉ cần biết rằng, mức độ an toàn, chính xác cho thiết bị này phải là tuyệt đối. Một chiếc cần cẩu thả rotor nặng cả nghìn tấn vào lỗ tổ máy, chỉ có “chừa” khoảng cách 8mm, nếu sai sót, cần cẩu thả chệnh đi, va vào một bên đi là coi như hỏng cả công trình, là tai họa. Trên thế giới, sự cố lắp đặt các rotor do cần cẩu đâu phải ít.

Khi nói chuyện thủy điện Sơn La đã đi sớm tiến độ 2 năm, Nguyễn Tăng Cường cho biết: “Công trình thủy điện nào cũng có 2 phần xây dựng và phần lắp máy. Muốn sử dụng công nghệ gì thì cũng phải bằng ấy năm mới xong được, theo quy trình rất rõ ràng”.

Nhưng vấn đề sớm 2 năm ở đây chính là sáng kiến thay đổi quy trình công nghệ lắp máy đó. Theo giải pháp đã được thẩm định, khi xây đập lên đỉnh cao là 228 m xong, mới bắt đầu lắp cần cẩu, thử các cửa van 17.000 tấn để xem có kín, khít không. Sau đó, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước mới cho tích nước mất khoảng 9 tháng, thử mất 11 tháng, lắp cần cẩu mất 3 tháng. Vây là toàn bộ quy trình thông thường sẽ mất tới 23 tháng”.

Nhưng khi đó, một giải pháp khác được đề ra. Đó là khi lên đến cao trình có 162m, anh Cường đã cho lắp một “cẩu chân què” của cẩu, xây đến đâu, thử cửa van luôn đến đó, làm cuốn chiếu 2 trong 1. Nhờ đó mà rút ngắn thời gian 2 năm.

“Sáng kiến đó là của anh Nguyễn Bá Tân, một chuyên gia đầy kinh nghiệm của công ty Tư vấn xây dựng điện 1, rất giỏi và có nhiều đóng góp lớn cho thủy điện Sơn La. Mình chỉ là người thực thi dưới sự chấp thuận của Ban quản lý và bác Thái Phụng Nê”, anh Cường nhấn mạnh.

Lúc lắp rotor đầu tiên ở thủy điện Sơn La, Nguyễn Tăng Cường cũng hồi hộp nhưng anh bảo, vẫn không bằng vụ lắp cần cẩu đầu tiên ở thủy điện Sesan 3. Vì đó là lúc, anh chưa bao giờ làm cho công trình thủy điện.

Cũng bắt đầu tư đây, EVN đã hợp tác với xí nghiệp cơ khí Quang Trung trong việc cung cấp cần cẩu cho hàng loạt các dự án thủy điện khác như Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Sông Tranh, Huội Quảng, Bản Chát, Hủa Na. Tới đây, thủy điện Lai Châu cũng được sự chấp thuận của Thủ tướng tiếp tục cho xí nghiệp cơ khí Quang Trung làm cần cẩu hạng nặng.

Posted Image

Ông Cường cùng các kỹ sư ngiên cứu các bản vẽ kỹ thuật.

Thương hiệu cơ khí chế tạo Việt

Nguyễn Tăng Cường đã làm cả giới cơ khí chế tạo máy nể phục! Vì anh nói được, làm được. Anh đã cho người ta thấy “sức mạnh” của 5 giải pháp chế tạo cần cẩu như nghiên cứu thiết kế chế tạo hộp số hành trình; chế tạo vành mâm xoay cho các cần cẩu chân đế; bộ điều khiển động cơ lồng sóc kiểu biến tần; dự ứng lực cho các sản phẩm kết cấu và công nghệ đúc chính xác trong chân không.

Những chiếc cần cẩu anh chế tạo có tỷ lệ tới 90% nội địa hóa. Và giờ, không chỉ là 1.200 tấn, ông “vua” cần cẩu này có thể cho ra đời những chiếc cần cẩu 5.000-6.000 tấn “made in Vietnam” với giá còn cạnh tranh hơn giá của nước láng giềng.

Nhìn vào những công trình chế tạo máy hoành tráng đó, ít ai ngờ rằng, vị Anh hùng Lao động – nhà khoa học này chẳng hề mang danh bằng cấp học hàm học vị lớn nào. Anh học cơ khí từ các cụ ở nhà, trải qua 3 đời làm nghề sửa chữa máy móc. Thuở thanh niên, anh từng mở hiệu sửa chữa xe đạp. Rồi sau đó, anh bước vào làm nghề vật liệu, nấu gang luyện thép.

Nhà khoa học vừa mới được trao giải thưởng Hồ Chí Minh này, khi đó, đọc sách hướng dẫn của Nga về cách nấu thép, còn chẳng hiểu “thép khác gang ở hàm lượng cac -bon thì các- bon tính chất là gì?” và chẳng nấu ra được “mác thép gì”. Cứ thế anh Cường mày mò, tự học mà đi lên. Nhiều lúc, anh thất bại thê thảm. Day dứt nhất là vụ cung cấp thiết bị cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Vừa đưa vào hoạt động thì tấm thiết bị này đã bị vỡ. Vậy là 2 vị cán bộ kỹ sư, phụ trách kỹ thuật ở nhà máy vì anh mà bị kỷ luật nặng.

Đã một thời, có bao nhiêu tài sản tích lũy được, anh ném hết vào nghề. Cho đến khi, anh nấu được tất cả các loại mác thép đặc chủng chế tạo chi tiết trong môi trường khắc nghiệt cho nhà máy xi măng, hóa chất… lợi nhuận gặt hái được nhiều, trình độ tay nghề lên cao thì cũng là lúc, anh nhận thấy “cái áo này quá chật!” Phải đi vào sản phẩm cơ khí đồng bộ và mang thương hiệu Việt!

Với hoài bão lớn lao đó, anh Cường mới bắt đầu lao đầu vào nghiên cứu làm cần cẩu, nội địa hóa, modun hóa dần dần toàn bộ và đến nay, doanh nghiệp của anh có thể làm được tới 50 chủng loại cẩu khác nhau.

Thuở ban đầu, trước khi chế tạo thành công được những sản phẩm cơ khí thương mại, bán được, giá rẻ, chất lượng tốt thì Nguyễn Tăng Cường mất tới 10 năm để chỉ “tiêu” tiền là chính, nghiên cứu và chế tạo rồi… thất bại. Một Nguyễn Tăng Cường từng bị coi là “dở hơi” vì lao đầu vào đá giờ đã chứng minh rằng, chỉ cần có hoài bão, có đam mê, có kiên trì là có thể thành công.

Bấy lâu, đi hội thảo nhiều về ngành cơ khí ở Bộ Công Thương, có không ít những ông chủ đầu tư các dự án công nghiệp than thở rằng: Tỷ lệ nội địa hóa thấp, rồi sản phẩm Việt Nam chưa đạt chứng nhận quốc tế, rồi giá thành còn cao, DN Việt thiếu chuyên nghiệp… nên khó chọn hàng nội, “buộc” phải “cắn răng” nhập ngoại.

Vì thế, Nguyễn Tăng Cường vẫn đau đáu vì sao cơ khí Việt Nam, sao cứ mãi ỳ ạch, đì đẹt đến thế dù cho chính sách về cơ khí trọng điểm đã ban hành rồi. Anh cho rằng, Nhà nước còn thiếu hoạch định chiến lược dài hạn cho ngành này, thiếu những sự đầu tư bài bản, chuyên nghiêp bằng cơ chế chính sách cụ thể và vốn ưu đãi. Tiềm lực công nghiệp, công nghệ không nằm ở các bộ ngành Chính phủ mà nằm ở chính các doanh nghiệp.

Bởi “nếu không làm gì thì biết bao giờ, Việt Nam mới trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020?”.

Phạm Huyền

==============

Giỏi thật!Rất có thể Kim Tự Tháp cũng được xây dựng bằng những công cụ tối tân như vậy trở lên.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu pháo điện từ Mỹ nâng tốc độ bắn lên 10 phát/phút

Cập nhật lúc :2:11 PM, 12/10/2012

Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ cùng Tập đoàn General Atomics bắt đầu thử nghiệm mẫu pháo điện từ thứ 2.

(ĐVO) Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) bắt đầu tiến hành thử nghiệm mẫu pháo điện từ thứ 2 của tập đoàn General Atomics tại Trung tâm chiến tranh mặt nước Dahlgren Division, bang Virginia, Mỹ.

Trước đó ONR đã đặt hàng với Raytheon, BAE System và General Atomics để phát triển một loại vũ khí hoàn toàn mới là pháo điện từ.

BAE và GA đã ký một hợp đồng riêng để phát triển các công nghệ cao cấp để pháo điện từ có thể đạt tốc độ 10 phát/phút.

Mẫu pháo điện từ đầu tiên được thử nghiệm vào tháng 2/2012 với kết quả khả quan.

Ông Roger Ellis, quản lý chương trình pháo điện từ của ONR cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành đánh giá và đúc rút kinh nghiệm từ cả 2 mẫu thử nghiệm. Chúng tôi sẽ kết hợp các kết quả đánh giá cho giai đoạn tiếp theo của chương trình”.

Chương trình pháo điện từ EM nhằm mục đích phát triển một pháo điện từ có chiều dài 6m, đường kính 50mm, năng lượng tạo ra đạt 64 megajoule (64 MW) với tầm bắn lên tới 352km, sơ tốc đầu đạn lên đến 2,4km/giây.

Mẫu pháo điện từ thứ 2 có nhiều cải tiến về vật liệu, hiệu suất sử dụng dòng điện và tăng độ bền của hệ thống.

Hải quân Mỹ sẽ sử dụng pháo điện từ cho một loạt các nhiệm vụ khác nhau, từ tấn công mục tiêu mặt đất tới phòng thủ tên lửa cũng như chống hạm.

Posted Image

Pháo điện từ trong một lần bắn thử nghiệm vào năm 2008 Ảnh: ONR

Đôi nét về pháo điện từ

Pháo điện từ là một vũ khí đặc biệt hoạt động dựa theo nguyên tắc điện - từ trường, bao gồm 2 đường ray đặt song song nhau chứa 2 điện cực trái chiều. Khi đóng mạch điện, viên đạn là kim loại đặt giữa đường ray chịu một lực tác động rất mạnh là lực từ, sẽ được đẩy viên đạn đi với tốc độ 2,4km/giây (kết quả thử nghiệm với đạn nặng 3,7kg, năng lượng phát 50 Megajoule)

Ý tưởng pháo điện từ được nhà khoa học Pháp Louis Octave Fauchon-Villeplee đề xuất vào năm 1918. Ông nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vào ngày 1/4/1919 bằng sáng chế của ông được chính phủ Mỹ cấp vào tháng 7/1922.

Những hạn chế về mặt công nghệ giai đoạn này đã không cho phép ý tưởng về pháo điện từ trở thành hiện thực.

Posted Image

Mẫu pháo điện từ do BAE System phát triển, nó có hình dáng rất gần với một khẩu pháo thực thụ Ảnh: ONR

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, ý tưởng về pháo điện từ của Louis được hồi sinh bởi Joachim Hänsler, một sĩ quan của Phòng Hậu cần Đức.

Joachim Hänsler đã thiết kế mẫu pháo điện từ dùng để chống máy bay. có thể bắn đạn có sơ tốc đầu nòng lên tới 2km/giây, tốc độ bắn lý thuyết khoảng 12 phát/phút. Dự kiến, thiết kế này sẽ được tích hợp vào pháo phòng không lớn nhất thời đó là khẩu FlaK 40 cỡ nòng 128mm. Tuy nhiên, ý tưởng này đã không kịp hoàn thành.

Tài liệu kỹ thuật về thiết kế này được Mỹ phát hiện và thu giữ sau chiến tranh. Mỹ nhận thấy tính khả thi của thiết kế này với các ứng dụng trong quân sự. Tuy nhiên các nhà khoa học đánh giá, để pháo điện từ hoạt động nó cần một nguồn năng lượng đủ thắp sáng một nửa thành phố Chicago.

Vào những năm 1960, pháo điện từ được NASA tiếp tục nghiên cứu, phát triển. Tuy nhiên, khái niệm vẫn dừng lại ở mức độ lý thuyết và khả năng ứng dụng thực tế không cao do gặp quá nhiều rào cản kỹ thuật.

Phải tới đầu những năm 2000, sự tiến bộ về khoa học công nghệ mở ra bước đột phá cho loại “siêu vũ khí” này. Các thử nghiệm gần đây đã cho kết quả rất khả quan. Dự kiến pháo điện từ sẽ được đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ vào năm 2025.

>> Pháo điện từ thay thế tên lửa Tomahawk

>> Vũ khí thay đổi tác chiến trên biển

Tốc độ chính là ưu điểm nỗi bật khiến vũ khí vượt trội so với nhiều vũ khí khác, kể cả tên lửa. Về mặt lý thuyết pháo điện từ có thể bắn ra viên đạn có sơ tốc đầu nòng tới 20km/giây. Đây là tốc độ mà mọi biện pháp đánh chặn đều vô nghĩa.

Tiềm năng của pháo điện từ là cực kỳ to lớn, nếu thành công nó sẽ là một vũ khí mang tầm “chiến lược” còn hơn cả vũ khí hạt nhân, theo nhận định của một số chuyên gia.

Posted Image

>> Trung Quốc mơ mộng siêu pháo điện từ

>> Iran phát triển pháo điện từ

Tuy nhiên, việc phát triển pháo điện từ là một thách thức rất lớn ngay cả với quốc gia có nền khoa học công nghệ hàng đầu thế giới như Mỹ. Năng lượng của dòng điện và độ bền vật liệu chính là 2 nhân tố then chốt của công nghệ này.

Với tốc độ cực lớn, khi rời khỏi nòng pháo, viên đạn tạo ra lực ma sát tạo ra đủ sức làm tan chảy đường ray và các hệ thống liên quan. Điều này đòi hỏi phải có vật liệu “siêu chịu nhiệt”. Ngoài ra, đường ray và viên đạn phải được chế tạo từ vật liệu siêu dẫn để phát huy tối đa hiệu ứng điện từ.

Các thử nghiệm của pháo điện từ đang phát triển cho thấy đường ray và viên đạn đều bị ăn mòn nghiệm trọng sau mỗi phát bắn. Một số vật liệu trên đường ray cần được thay thế ngay sau khi bắn.

Xu hướng công nghệ hải quân năm 2012

Minh Tâm (theo Nava Technology)

===========================

Qua lịch sử phát minh "Pháo điện từ" từ những năm 20 của thế kỷ trước cho đến hiện thực của năm 2012 của thế kỷ này, đã xác định rằng: cần phải có một nền tảng xã hội về cơ sở kỹ thuật và sự phát triển đồng bộ liên quan. Không thể "Ăn rau muống bàn chuyện thế giới". Và cũng qua lịch sử phát triển của Pháo điện từ càng cho thấy rõ: Nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương ngũ hành.

Thấy người ta làm gì cũng bắt chước - rằng Tây nó làm thế này, nó làm thế kia - chỉ chuốc lấy thất bại. Do tính không đồng bộ giữa mọi hiện tượng. Lý học gọi là tính cân bằng Âm Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đột nhập nơi giấu thi thể người ngoài hành tinh

Theo Infonet 12/10/2012 15:02

Khu vực Area 51 được cho là nơi Chính phủ Mỹ cất giấu một chiếc đĩa bay và thi thể người ngoài hành tinh.

Andrew Maxwell cùng chuyên gia vật thể bay không xác định (UFO) Darren Perks đã lẻn qua vùng ranh giới để đột nhập khu vực tối mật này.

Đi cùng với họ là 10 người khác, tới Area 51 với cùng mục đích khám phá nơi quân đội Mỹ bị cáo buộc cất giấu thi thể những người ngoài hành tinh cùng chiếc đĩa bay của họ, bị rơi tại Roswell, New Mexico vào giữa năm 1947.

Posted Image

Area 51 được cho là nơi cất giấu thi thể người ngoài hành tinh.

Chia sẻ với tờ Daily Mail, chuyên gia UFO Darren Perks cho biết: “Chúng tôi đi đến căn cứ quân sự Area 51 ở Nevada bởi nhiều người cho rằng nó liên quan tới những chuyến ghé thăm trái đất của UFO. Ngoài ra, chúng tôi muốn quan sát bầu trời đêm với hy vọng tìm thấy điều gì đó bất thường ở khu vực đầy bí ẩn này”.

Darren Perks cho biết, ông và đoàn làm phim tới căn cứ quân sự Area 51 lúc 17h ngày 14/5/2012. “Chúng tôi lái xe tới thị trấn gần đó, nơi dẫn tới “cổng sau” của Area 51. Xe bus chở chúng tôi dừng lại cách khu vực ranh giới khoảng 50m và mọi người bắt đầu tác nghiệp. Không có một ai ở xung quanh, không có xe cộ và thậm chí là không có cả bảo vệ ở khu vực này”, ông Perks kể lại.

“Chúng tôi quay phim trong vòng 30 phút trước khi lên tiếng gọi các vệ sĩ nhưng không ai trả lời và cũng chẳng thấy dấu hiệu nào chứng tỏ họ ở đó. Vì vậy, chúng tôi quyết định vượt qua hàng rào ranh giới, ngăn cách căn cứ quân sự Area 51 tuyệt mật với những khu vực xung quanh, dù vậy, vẫn chẳng hề có chuyện gì xảy ra với đoàn làm phim”.

Perks nói tiếp: “Chúng tôi thoải mái tác nghiệp trong vòng 30 phút, thậm chí còn thực hiện những điệu nhảy ngớ ngẩn nhưng vẫn chẳng có ai xuất hiện. Sau đó, chúng tôi tiếp tục tiến sâu để khám phá khu vực. Cuối cùng, chúng tôi tìm thấy chiếc lều trại, nơi các nhân viên an ninh đang ăn tối và xem bóng rổ trên TV. Sau vài phút quay phim chụp ảnh, chúng tôi quyết định gõ cửa căn nhà để nói chuyện với các vệ sĩ. Tuy nhiên, mọi việc bất ngờ thay đổi theo hướng không ai có thể ngờ”.

Gần như ngay lập tức, các nhân viên an ninh lao ngay ra ngoài với vũ khí để sẵn bên cạnh. Họ buộc đoàn làm phim phải nằm úp mặt xuống đất với những họng súng kè kè ngay bên trên. Ngay lập tức, các nhân viên an ninh kiểm tra điện thoại, lấy ví, thẻ căn cước cùng với thiết bị tác nghiệp của đoàn phóng viên. Diễn biến này xảy ra lúc 18h15’.

Cũng theo chuyên gia UFO Perks, họ bị bắt như vậy trong vòng 3 giờ, cho tới khi một người nào đó tới hiện trường. Tất cả đoàn 12 người đều được trả tự do kèm theo một vé phạt 600 USD/người. Perks nói: “Họ còn cho biết, việc vi phạm tương tự có thể phải trả giá bằng 6 tháng ngồi tù. Tuy nhiên, Washington đã gọi cho London và chúng tôi may mắn không bị phạt giam giữ”.

Trong thời gian bị bắt giữ, các phóng viên vẫn kịp hỏi chuyện đội ngũ bảo vệ đứng gần đó.

Họ cho biết, việc đột nhập tương tự là vô cùng nguy hiểm bởi có thể, những kẻ liều mạng “sẽ biến mất không một dấu vết”. Binh sĩ được hỏi cũng cho biết, một chiếc trực thăng tấn công Apache đang theo dõi từng hoạt động của những người đột nhập ở khoảng cách hơn 3 km. Trong khi đó, 20 binh sĩ vũ trang làm nhiệm vụ phản ứng nhanh cũng luôn sẵn sàng đối phó với sự cố.

Đoàn làm phim được trở về nơi nghỉ lúc 23h30. Trong khi đó, dụng cụ tác nghiệp cùng giấy tờ tùy thân của họ bị các nhân viên an ninh thuộc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thu giữ để điều tra.

Trong ngày tiếp theo, họ liên tục bị giám sát bởi nhân viên an ninh mặc thường phục. Tuy nhiên, đoàn làm phim vẫn không chịu bỏ cuộc và chờ bộ thiết bị tác nghiệp mới được gửi đến từ Las Vegas.

======================================

Theo tôi nghĩ thì có 2 khả năng xảy ra:

1/.Có tồn tại người ngoài hành tinh.

2/.Không có người ngoài hành tinh, nhưng có đĩa bay và con người siêu việt. Có thể đây là hậu duệ của 1 nhóm người xuất chúng thuộc nền văn minh cao cấp, khi thảm họa đại hồng thủy nhóm nay kịp tránh về 1 vùng an toàn và tiếp tục phát triển tách biệt với xã hội loài người hồi sinh là chúng ta bây giờ. Họ chỉ theo dõi và để chúng ta tự phát triển giống như tổ chức LHQ luôn có yêu cầu bảo tồn và không can thiệp vào 1 bộ tộc đó nào trong rừng sâu không biết đến sự tồn tại của chúng ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đột nhập nơi giấu thi thể người ngoài hành tinh

Theo Infonet 12/10/2012 15:02

Khu vực Area 51 được cho là nơi Chính phủ Mỹ cất giấu một chiếc đĩa bay và thi thể người ngoài hành tinh.

Andrew Maxwell cùng chuyên gia vật thể bay không xác định (UFO) Darren Perks đã lẻn qua vùng ranh giới để đột nhập khu vực tối mật này.

Đi cùng với họ là 10 người khác, tới Area 51 với cùng mục đích khám phá nơi quân đội Mỹ bị cáo buộc cất giấu thi thể những người ngoài hành tinh cùng chiếc đĩa bay của họ, bị rơi tại Roswell, New Mexico vào giữa năm 1947.

Posted Image

Area 51 được cho là nơi cất giấu thi thể người ngoài hành tinh.

Chia sẻ với tờ Daily Mail, chuyên gia UFO Darren Perks cho biết: “Chúng tôi đi đến căn cứ quân sự Area 51 ở Nevada bởi nhiều người cho rằng nó liên quan tới những chuyến ghé thăm trái đất của UFO. Ngoài ra, chúng tôi muốn quan sát bầu trời đêm với hy vọng tìm thấy điều gì đó bất thường ở khu vực đầy bí ẩn này”.

Darren Perks cho biết, ông và đoàn làm phim tới căn cứ quân sự Area 51 lúc 17h ngày 14/5/2012. “Chúng tôi lái xe tới thị trấn gần đó, nơi dẫn tới “cổng sau” của Area 51. Xe bus chở chúng tôi dừng lại cách khu vực ranh giới khoảng 50m và mọi người bắt đầu tác nghiệp. Không có một ai ở xung quanh, không có xe cộ và thậm chí là không có cả bảo vệ ở khu vực này”, ông Perks kể lại.

“Chúng tôi quay phim trong vòng 30 phút trước khi lên tiếng gọi các vệ sĩ nhưng không ai trả lời và cũng chẳng thấy dấu hiệu nào chứng tỏ họ ở đó. Vì vậy, chúng tôi quyết định vượt qua hàng rào ranh giới, ngăn cách căn cứ quân sự Area 51 tuyệt mật với những khu vực xung quanh, dù vậy, vẫn chẳng hề có chuyện gì xảy ra với đoàn làm phim”.

Perks nói tiếp: “Chúng tôi thoải mái tác nghiệp trong vòng 30 phút, thậm chí còn thực hiện những điệu nhảy ngớ ngẩn nhưng vẫn chẳng có ai xuất hiện. Sau đó, chúng tôi tiếp tục tiến sâu để khám phá khu vực. Cuối cùng, chúng tôi tìm thấy chiếc lều trại, nơi các nhân viên an ninh đang ăn tối và xem bóng rổ trên TV. Sau vài phút quay phim chụp ảnh, chúng tôi quyết định gõ cửa căn nhà để nói chuyện với các vệ sĩ. Tuy nhiên, mọi việc bất ngờ thay đổi theo hướng không ai có thể ngờ”.

Gần như ngay lập tức, các nhân viên an ninh lao ngay ra ngoài với vũ khí để sẵn bên cạnh. Họ buộc đoàn làm phim phải nằm úp mặt xuống đất với những họng súng kè kè ngay bên trên. Ngay lập tức, các nhân viên an ninh kiểm tra điện thoại, lấy ví, thẻ căn cước cùng với thiết bị tác nghiệp của đoàn phóng viên. Diễn biến này xảy ra lúc 18h15’.

Cũng theo chuyên gia UFO Perks, họ bị bắt như vậy trong vòng 3 giờ, cho tới khi một người nào đó tới hiện trường. Tất cả đoàn 12 người đều được trả tự do kèm theo một vé phạt 600 USD/người. Perks nói: “Họ còn cho biết, việc vi phạm tương tự có thể phải trả giá bằng 6 tháng ngồi tù. Tuy nhiên, Washington đã gọi cho London và chúng tôi may mắn không bị phạt giam giữ”.

Trong thời gian bị bắt giữ, các phóng viên vẫn kịp hỏi chuyện đội ngũ bảo vệ đứng gần đó.

Họ cho biết, việc đột nhập tương tự là vô cùng nguy hiểm bởi có thể, những kẻ liều mạng “sẽ biến mất không một dấu vết”. Binh sĩ được hỏi cũng cho biết, một chiếc trực thăng tấn công Apache đang theo dõi từng hoạt động của những người đột nhập ở khoảng cách hơn 3 km. Trong khi đó, 20 binh sĩ vũ trang làm nhiệm vụ phản ứng nhanh cũng luôn sẵn sàng đối phó với sự cố.

Đoàn làm phim được trở về nơi nghỉ lúc 23h30. Trong khi đó, dụng cụ tác nghiệp cùng giấy tờ tùy thân của họ bị các nhân viên an ninh thuộc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thu giữ để điều tra.

Trong ngày tiếp theo, họ liên tục bị giám sát bởi nhân viên an ninh mặc thường phục. Tuy nhiên, đoàn làm phim vẫn không chịu bỏ cuộc và chờ bộ thiết bị tác nghiệp mới được gửi đến từ Las Vegas.

======================================

Theo tôi nghĩ thì có 2 khả năng xảy ra:

1/.Có tồn tại người ngoài hành tinh.

2/.Không có người ngoài hành tinh, nhưng có đĩa bay và con người siêu việt. Có thể đây là hậu duệ của 1 nhóm người xuất chúng thuộc nền văn minh cao cấp, khi thảm họa đại hồng thủy nhóm nay kịp tránh về 1 vùng an toàn và tiếp tục phát triển tách biệt với xã hội loài người hồi sinh là chúng ta bây giờ. Họ chỉ theo dõi và để chúng ta tự phát triển giống như tổ chức LHQ luôn có yêu cầu bảo tồn và không can thiệp vào 1 bộ tộc đó nào trong rừng sâu không biết đến sự tồn tại của chúng ta.

Hấp dẫn nhỉ! Hồi hộp từ đầu đến cuối. Cuối cùng là một kết quả có hậu. Nhưng kịch bản hơi dở. Nếu Thiên Sứ viết chuyện này hay hơn nhiều. Có điều là cứ nước nào trở thành siêu cường thì bắt đầu có UFO. Cứ làm như ta đây nắm được hẳn "pha học kỹ thụt" của hẳn người ngoài hành tinh vậy. Sợ chưa. Híc! Trong khi đó, những bí ẩn vũ trụ thực sự lại nằm trong bộ nhớ của mấy bà nhà quê trong xóm nghèo ở Việt Nam.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không nên “ôm” vàng | Vietstock

Chỉ cần Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường, giá vàng trong nước sẽ giảm mạnh, người giữ vàng sẽ gặp rủi ro.

Trong bối cảnh giá vàng liên tục biến động, lãi suất tiền gửi cao nhất 13%/năm, gửi tiết kiệm VNĐ liệu có mức sinh lời cao hơn so với việc nắm giữ vàng?

Dài hạn, VNĐ lợi hơn

Ông T.C.T (quận Phú Nhuận - TPHCM) cho biết: “Tháng 9-2011, tôi mua 4 lượng vàng với giá 44,8 triệu đồng/lượng. Đến đầu tháng 10-2012, vàng lên 47,8 triệu đồng/lượng, tôi bán ra, lãi 3 triệu đồng/lượng. Thế nhưng, với 44,8 triệu đồng, nếu gửi tiết kiệm (cuối tháng 9-2011, lãi suất tiền gửi là 14%/năm) thì tôi đã có hơn 6 triệu đồng tiền lời, cao gấp đôi so với đầu tư vàng”.

Trong khi đó, tháng 7-2012, anh Trần Văn Thịnh (quận Gò Vấp - TPHCM) mua 2 lượng vàng với giá 41,3 triệu đồng/lượng rồi bán khi vàng lên 45,5 triệu đồng/lượng. “Tính ra, tôi lời được 4,2 triệu đồng/lượng, cao hơn rất nhiều so với việc gửi tiền vào ngân hàng (NH)” - anh Thịnh cho biết.

Như vậy, đối với người đã “ôm” vàng cách đây một năm (dài hạn), mức sinh lời không bằng gửi tiết kiệm VNĐ. Dù giá vàng từ đầu năm 2012 đến nay đã tăng 13%, người nắm giữ vàng trong vài tháng gần đây (ngắn hạn) rồi bán thì thắng lớn.

Theo giới kinh doanh vàng, người có vốn nhàn rỗi phải theo dõi diễn biến thị trường vàng trong và ngoài nước, tìm hiểu các yếu tố khác tác động đến giá vàng, chọn lựa thời điểm thích hợp nhảy vào rồi thoát ra thị trường may ra mới thành công. Bởi, chỉ trong một thời gian ngắn, giá vàng biến động vài triệu đồng/lượng là chuyện bình thường. Đơn cử, hơn 1 tháng qua, giá vàng đã tăng 3 triệu đồng/lượng, từ 45,1 triệu đồng/lượng lên 48,1 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích bán vàng

Hiện nay, với số tiền gần 50 triệu đồng, người dân gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, rồi chọn kỳ lãnh lãi 3 tháng/lần sẽ có được mức sinh lời 3%, tức khoảng 1,5 triệu đồng. Cũng với số tiền đó, nếu mua trên 1 lượng vàng thì từ nay đến cuối năm 2012, giá vàng phải tăng hơn 1,5 triệu đồng/lượng (trên 3%) mới có mức sinh lời cao hơn gửi tiết kiệm, ngược lại sẽ thua lỗ.

Theo đại diện Công ty Vàng Vi Na, do nhu cầu vàng cho lễ hội, Tết Nguyên đán tại các quốc gia châu Á rất cao nên giá vàng vào thời điểm cuối năm thường đi lên. Thế nhưng, ông Nguyễn Công Tường, Phó Phòng Kinh doanh Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, cho rằng ngoài yếu tố giá vàng thế giới và sức mua bán thị trường nội địa, rủi ro lớn nhất của người nắm giữ vàng lúc này là giá trong nước cao hơn thế giới 3 triệu đồng/lượng. Từ nay đến cuối năm 2012, chỉ cần NH Nhà nước có chính sách can thiệp thị trường thì giá vàng trong nước sẽ giảm mạnh.

Theo giới phân tích, từ cuối tháng 8-2012 đến nay, thị trường vàng nóng sốt chủ yếu do tác động từ giá vàng thế giới và sức mua từ các NH thương mại. Hơn 1 tháng qua, giá vàng thế giới đã tăng trên 5% và dự báo khó vượt qua mức cản 1.800 USD/ounce (hiện dao động quanh mức 1.760 USD/ounce), giới đầu tư quốc tế sẽ ồ ạt bán ra. Tại Việt Nam, ngày 25-11 tới đây, các NH sẽ chấm dứt việc huy động vàng.

Một lãnh đạo của NH Nhà nước cho biết: Định hướng của NH Nhà nước là sẽ áp dụng nhiều biện pháp kinh tế để khuyến khích người dân bán vàng, còn các NH thương mại tiến tới giữ hộ vàng có thu phí.Từ đó, tình trạng nắm giữ vàng sẽ giảm dần, tạo điều kiện tăng thêm nguồn cung kéo giảm giá vàng trong nước lùi về sát giá thế giới.

Thy Thơ

Người lao động

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật: 0917.84.9911

Nhà XHH Trịnh Hòa Bình: "Lòng tham của người Việt bắt đầu thay đổi"

Thứ bảy 13/10/2012 07:00

(GDVN) -Nhưng ngày nay, đời sống xã hội ngày càng mang nhiều màu sắc thì lòng tham của người Việt đã bắt đầu có sự thay đổi muôn hình muôn vẻ. Sự tham lam này dường như không thể hiện lộ liễu, sơ khai mà thậm chí người ta sẽ tìm cách để chiếm đoạt tài sản của người khác một cách hợp pháp.

Loạt phóng sự thực tế “Tính xấu của người Việt” đã chạy những số đầu tiên với những tình huống dàn dựng để “thử thách” một số người Việt. Ở các phóng sự này, độc giả được tận mục sở thị cảnh một nhóm xe ôm giành giật nhau 30 nghìn đồng ở bến xe Mỹ Đình kiên quyết không trả dù "nạn nhân" phải van xin, người bán nước một mực phủ nhận nhặt được ví bị bỏ quên dù trước đó chỉ dăm phút, chính người này đã dấm dúi đúi ví đó vào cặp quần và người phụ nữ bán bò bía nhặt chiếc ví chỉ có vài chục nghìn đồng mà nhất quyết không nhận,…

Câu chuyện xoay quanh những đồng tiền ít ỏi và cùng một hành vi của những người dân Việt Nam khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu sự tham lam có phải tính cách căn cốt của người Việt? Nó có từ bao giờ và sẽ hạn chế sự phát triển của dân tộc ta ra sao?...

Posted Image

Lòng tham là một tính xấu có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của dân tộc.

Đi tìm ít nhiều sự giải đáp cho câu hỏi trên, phóng viên báo điện tử giaoduc.net.vn đã có cuộc trao đổi ngắn với nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam về vấn đề lòng tham của người Việt.

Ông Bình tỏ ra khá thích thú với phóng sự thực tế mà báo điện tử Giáo dục Việt Nam đang thực hiện. Ông cho rằng, việc đưa ra một “bài kiểm tra” về những đức tính hay tính xấu của người Việt ta là một điều cần thiết.

Bởi vì, trước kia, người Việt ta luôn tự hào rằng mình dũng cảm, anh hùng, cần cù chịu khó… Nhưng đến khi ra đời những tác phẩm tự trào mà người Trung Quốc về những tính xấu của dân tộc mình, thì tầng lớp trí thức của ta mới bắt đầu nhìn nhận, phản ánh một cách khách quan về tính cách của dân tộc ta. Khi đó, chúng ta phát hiện ra rằng, dân tộc mình có rất nhiều tính xấu: tham lam, lười biếng, …

Posted Image

PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam.

Trong những câu chuyện cổ tích mà ông cha ta để lại như Tấm Cám, Cây khế… đều nhắc đến lòng tham của con người. Mẹ con Cám vì ham giàu sang, phú quý nên đã tìm cách hãm hại người thân thiết với mình. Tương tự, người anh trai cũng vì tham lam tiền bạc nên đã phải mất mạng ở biển khơi,…

Tính tham lam của không ít người Việt bắt nguồn từ lối sống tiểu nông ngày trước. Đó là quan niệm “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, lúc nào cũng tranh đua để được hơn người khác…

Nhưng ngày nay, đời sống xã hội ngày càng mang nhiều màu sắc thì lòng tham của người Việt đã bắt đầu có sự thay đổi muôn hình muôn vẻ. Sự tham lam này dường như không thể hiện lộ liễu, sơ khai mà thậm chí người ta sẽ tìm cách để chiếm đoạt tài sản của người khác một cách hợp pháp.

Trước câu hỏi, tại một quốc gia sau khi hứng chịu thảm họa sóng thần, đồ đạc, tiền bạc trôi khắp nơi nhưng vẫn không xảy ra tình trang giành giật, cướp đoạt tài sản, so sánh với sự tham lam của cánh xe ôm, bán hàng trong phóng sự thực tế, ông Bình cho rằng, đương nhiên so sánh thì tốt, nhưng 2 trường hợp này khá khập khiễng.

Chủ nghĩa Mác- Lê nin cũng chỉ ra rằng, trong đời sống xã hội, vật chất quyết định ý thức. Khi mà vật chất đã đầy đủ, những lo toan trong cuộc sống giảm nặng... người ta sẽ nghĩ tới những giá trị đạo lý tốt đẹp, xây dựng những giá trị cốt lõi trong tính cách của người Việt từ đó tuyên truyền và nhân rộng ra.

Lòng tham giống như một căn bệnh dễ lây. Nếu không được chế ngự thì căn bệnh này có thể lây ra cộng đồng, ảnh hưởng, hạn chế sự phát triển của dân tộc việt ta.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Mai Nguyễn

====================

Lòng tham giống như một căn bệnh dễ lây. Nếu không được chế ngự thì căn bệnh này có thể lây ra cộng đồng, ảnh hưởng, hạn chế sự phát triển của dân tộc việt ta.

Cái này Đức Phật nói lâu rồi. "Diễm" rồi. Không chỉ Việt Nam mà còn là toàn thế giới. Ngài đã bảo rằng thì là cái nỗi thống khổ trên thế gian là do ba thứ Tham - Sân - Si mà ra. Lòng tham chính là một trong ba cái thứ ấy. Đức Phật đã nói thì cả thế giới tham chứ đâu riêng gì dân tộc Việt? Bởi vậy nó bị loại suy khỏi sự tiến hóa khi so sánh giữa các dân tộc.

Vậy hai thứ nữa gây ra nỗi thống khổ ở trần gian còn là "Sân". Nhiều người kiến giải "sân" là tức giận. Mỗ thấy hổng hoàn toàn như vậy. Mà là biến tướng của sự không chịu suy xét, sống theo lối mòn, cảm tính. Và một yếu tố vô cùng wan trong khác . Với mỗ thì đây mới chính là yếu tốn wan trọng bậc nhất: Si - tức là ngu dốt.

Nhưng toàn là những yếu tố chung cho toàn nhân loại cả, đâu riêng gì dân tộc Việt mới có. Chân lý là khách wan mà. Hay là phó giáo sư muốn nói dân tộc Việt tham hơn dân tộc khác? Cũng có thể trong lúc này. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Cũng do giáo dục mà ra cả. Phải thế không nhỉ? Hay là tại "Giời sinh ra thế". Nếu "Giời sinh ra thế" thì chịu. Hổng bàn. Còn nếu do giáo dục mà ra thì Việt sử 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý khách quan. Sự phủ nhận chân lý chính là ngu vậy.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo TQ "phát hiện" cháu ngoại Mao Trạch Đông đã có chồng, con

Thứ sáu 12/10/2012 14:15

Posted Image

(GDVN) - Từ ngày 30/9 đến 5/10, Lý Mẫn, con gái Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân đã dẫn con gái, con rể và cháu ngoại mình đến thăm Cảnh Cương Sơn, Vĩnh Tân, Cát An, Cát Thủy là những địa danh mà ông ngoại chúng đã từng công tác. Khổng Đông Mai, cháu ngoại Mao Trạch Đông đã kết hôn với Trần Đông Thăng - Chủ tịch HĐQT công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Thái Khang và có 3 con nhưng cánh báo chí "không hề hay biết".

Posted Image

Bà Lý Mẫn (giữa) con gái trưởng của Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân thăm lại nơi cha mình từng làm việc. Cháu ngoại Mao Trạch Đông - Lý Đông Mai (áo đỏ) đi cùng mẹ. Lý Đông Mai sinh năm 1972, từng du học ở Mỹ và đang làm chủ một doanh nghiệp tư nhân tại Bắc Kinh.

Hồng Thủy (Nguồn Sina)

Ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

====================

Không thấy báo chí nói gì về cháu cố của tổng thống Truman lấy chồng chưa nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Đại sứ sành tiếng Việt và mê phở bò

13/10/2012 01:00

Posted ImageNếu sang Paris, các bạn sẽ thấy ẩm thực Việt Nam được ưa thích như thế nào! - tân Đại sứ Pháp Jean-Noël Poirier chia sẻ với báo giới bằng tiếng Việt.

Tự tin nói tiếng Việt điệu nghệ, dí dỏm, tân Đại sứ Pháp Jean-Noël Poirier gây cảm giác thân thiện, thoải mái với báo giới trong buổi ra mắt chiều 12/10. Khó tránh những cách thức trả lời rất ngoại giao khi phóng viên đặt câu hỏi hóc, song ông tỏ ra là nhà ngoại giao theo phương cách gần gũi, ưa sự chân thành.

'Tiếng Việt nhiều dấu lắm...'

Mở đầu cuộc gặp, thay vì xã giao nói vắn tắt tổng thể quan hệ chung - như lẽ thường thấy, ông đi thẳng vào vấn đề : “Tôi thích những món ăn Việt Nam”.

Ông hào hứng: “Thường Đại sứ phải nói về chính trị nhưng với tôi, ẩm thực là thiết yếu. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, nên phải nói trước. Nếu sang Paris sẽ thấy ẩm thực Việt Nam được ưa thích như thế nào!”

“Tại sao ông thích ẩm thực Việt Nam, món nào ông ưa thích nhất?”, phóng viên hỏi.

“Đó là vì nó chứa đựng sự đa dạng, phong phú. Mỗi món ăn thường đa dạng thành phần, thể hiện tính sáng tạo cao. Nhiều nước vẫn có món ăn truyền thống, nhưng thường là món chứa một thứ (thịt) và có chăng khác loại sốt. Tính sáng tạo không thể bằng món ăn Việt Nam. Như ở đây, chỉ riêng món canh thôi cũng đã có rất nhiều loại rồi” - Đại sứ miêu tả.

Posted Image

Tân Đại sứ Pháp Jean-Noel Poirier dự lễ mừng Quốc khánh Việt Nam tại Paris, tháng 9/2012. Ảnh: VOV

Ông chia sẻ "thích phở bò" vì "ngon, tốt cho sức khỏe". “Chất lượng bát phở nằm ở nước dùng. Nước dùng phở đặc biệt bởi gia giảm nhiều thành phần gia vị, mùi khác nhau" - Đại sứ miêu tả đầy say mê.

Ngoài sở thích ẩm thực, mê những món ăn Việt Nam, Đại sứ Jean-Noël Poirier sở hữu những yếu tố “kết nối” Việt Nam khá mạnh: vợ người Việt Nam, học tiếng Việt tại Đại học Paris 7, từng làm Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.HCM cách đây 12 năm và bà của ông (người Pháp) được sinh ra ở Hội An….

Ông tỏ ra yêu thích tiếng Việt. “Đó là một ngôn ngữ đẹp, nghe rất hay”, ông nói và không quên nhắc một đặc tính của người Việt là thích chơi chữ.

“Nhưng nghe thế thôi, tiếng Việt nhiều dấu lắm, nên chơi chữ là tôi chịu” - ông cười dí dỏm.

Những “kết nối”, từ ẩm thực, ngôn ngữ, những mối quan hệ khiến ông gần một cách đặc biệt với Việt Nam, dễ khiến nhận diện như những chất liệu để ông thực hiện ý nguyện tạo “xung lực” cho mối quan hệ song phương.

Kỳ vọng nâng cấp quan hệ

Chia sẻ về ưu tiên hoạt động liên quan quan hệ song phương, Đại sứ Jean-Noël Poirier khoanh tròn hai mục tiêu lớn: hỗ trợ doanh nghiệp Pháp gia tăng đầu tư vào Việt Nam, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và thúc đẩy các chuyến thăm của lãnh đạo Pháp, đặc biệt cấp cao, sang Việt Nam nhiều hơn.

Trong đó, ông chú trọng việc thúc đẩy tăng cường giao lưu giữa doanh nghiệp hai nước. Ngay trong năm tới, Pháp sẽ tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp sang thăm và tìm hiểu thị trường Việt Nam. Ông khẳng định các doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Về những chuyến thăm trao đổi, ông cho hay, đầu năm 2013 sẽ có chuyến thăm của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Pháp. Hai bên sẽ cùng trao đổi để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này, với dự án đang được hai bên kỳ vọng là dự án tàu điện ở Hà Nội.

Bên cạnh những ưu tiên, mục tiêu lớn hơn cả là cố gắng hoàn thiện khuôn khổ thỏa thuận nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược, tạo cơ sở quan hệ toàn diện trên các lĩnh vực, từ chính trị, cho đến an ninh - quốc phòng…

“Việt Nam có vai trò quan trọng trong khu vực. Cần tạo những xung lực để thúc đẩy quan hệ hai nước” - ông nói.

2013 sẽ là Năm giao lưu Việt - Pháp nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Với chương trình hoạt động diễn ra đầy ắp trong năm tới, Đại sứ Jean-Noël Poirier muốn đây sẽ là một mốc mới trong quan hệ song phương giữa Pháp và Việt Nam - hai đất nước tuy cách xa về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng.

Linh Thư - Hiền Anh

==================

Cái này hẳn ông Tây xịn xác nhận nhá. Chứ không phải Tây balo nói đâu nhá. Mà là một chính khứa đại diện cho nước Pháp nói. Vậy là khách wan khoa học chưa? Ông ta không phải khen ngoại giao , mà có sự phân tích so sánh hẳn hoi:

“Đó là vì nó chứa đựng sự đa dạng, phong phú. Mỗi món ăn thường đa dạng thành phần, thể hiện tính sáng tạo cao. Nhiều nước vẫn có món ăn truyền thống, nhưng thường là món chứa một thứ (thịt) và có chăng khác loại sốt. Tính sáng tạo không thể bằng món ăn Việt Nam. Như ở đây, chỉ riêng món canh thôi cũng đã có rất nhiều loại rồi” - Đại sứ miêu tả.

Trong toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại, có một dân tộc duy nhất trên thế giới dùng thực phẩm làm biểu tượng văn hóa - Đó chính là chiếc bánh chưng, bánh dày của dân tộc Việt. Vậy mà một lũ ngu nhảy dựng lên phát biểu "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc" với người dân "Ở trần đóng khố" thì quả là ngu hết chỗ nói.Đã vậy lại còn nhân danh nền tảng trí thức khoa học với sự hợm hĩnh, là được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước " và "cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận" nữa chứ. Đúng là bôi bác làm xấu hổ tri thức khoa học thế giới. Vậy mà không thiếu kẻ bon chen danh lợi vỗ tay rầm rầm.

Cho nên, tôi không muốn tranh luận với đám chỉ số Bo cao là vậy.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bi hài sừng tê và những người đàn bà!

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

Tình dục, và tiền bạc luôn là thú vui, là tham vọng lớn của không ít người. Nhưng nó cũng sẽ luôn mang đến bi hài kịch cho xã hội. Mà câu chuyện chiếc sừng tê giác và những người đàn bà thôn quê kia, chỉ là những nhân chứng, vật chứng xót xa.

Đại gia vốn là một trong những tầng lớp có sức hút thiên hạ kiểu "nam châm". Thế nên mọi vụ việc xảy ra xung quanh họ bao giờ cũng dễ dàng gây sốc. Sốc và cũng bi hài, như câu chuyện ông Trầm Bê, một trong những đại gia giàu có nhất nhì thiên hạ, vừa bị mất cái sừng tê giác tại tư gia của ông thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Nếu có thật, rồng cũng phải khóc...

Khỏi nói, xưa nay, không biết thực hư đến độ nào, nhưng người Việt, nhất là giới đàn ông, mê sừng tê giác như điếu đổ. Họ tin, đó là thần dược trong chuyện chăn gối, trong chữa bệnh nan y...

Người viết bài ngẫu nhiên chứng kiến và từng được mời nhấm nháp "món này", được mài ra pha với nước trắng, của một vị chức sắc trong cuộc rượu với bạn bè của ông.

Vị bột sừng tê giác, thì "vô vi", nhưng dư vị cuộc rượu thì hoan hỉ, ầm ĩ, háo hức bởi những câu chuyện tiếu lâm đàn ông đàn bà, với đủ kiểu hài hước thêu dệt, từ sức mạnh của chiếc sừng. Tê giác thì mất hai sừng, còn các vị tu mi nam tử trong thiên hạ thì hào sảng tặng nhau ...

Thần dược của sừng tê giác linh nghiệm đến đâu, không biết. Chỉ biết, nó đã mang đến bi kịch một cách thê thảm cho loài động vật được liệt vào Sách Đỏ của thế giới. Cho dù, Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) luôn cảnh báo và kêu gọi các quốc gia bảo vệ loài động vật quý hiếm này.

Tê giác sống bị giết đã đành. Đến tê giác đã bị "nhồi bông" như con tê giác của đại gia Trầm Bê, một lần nữa lại bị "giết", để lấy sừng.

Cái chết lần hai của con tê giác, khiến câu chuyện rơi vào trạng thái bi hài. Báo chí ồn ào đặt câu hỏi. Lúc thì sừng tê giác trị giá 4 tỉ. Lúc thì chỉ là thú "nhồi bông"... Còn Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society) lập tức vào cuộc, muốn có lời giải đáp xung quanh vụ mất trộm này.

Ông Trầm Bê đã buộc phải trình ra nguồn gốc của con tê giác- nguyên là quà tặng của người bạn, ông N. T. N, vào năm 2007, nhập khẩu hợp pháp từ Nam Phi, năm 2006.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Quang Tùng, Phó GĐ Phụ trách Cites VN (Cơ quan Quản lý thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp), con tê giác tại nhà ông Trầm Bê, có khớp hay không với giấy tờ nhập khẩu, thì chưa thể khẳng định. Vì con tê giác đi kèm với sừng. Muốn xác định phải rà chíp, trong khi chip gắn trên sừng, đã bị mất trộm, thì không thể kiểm tra được.

Posted Image

Đến tê giác đã bị "nhồi bông" như con tê giác của đại gia Trầm Bê, một lần nữa lại bị "giết", để lấy sừng

Câu chuyện có vẻ không dừng ở đó. Mới đây, ngày 06/10, báo Đất Việt có bài viết với đầu đề, cũng là một câu hỏi: Ông Trầm Bê có hai con tê giác?

Bài báo dẫn chứng, trong cuộc trò chuyện tại nhà riêng ở t/p Cần Thơ, Trung tướng Huỳnh Tiền Phong, nguyên Tư lệnh QK 9- cho biết, cách đây gần 10 năm, ông có mượn ông Trầm Bê tiêu bản một con tê giác còn nguyên cả sừng, đem về trưng bầy ở trụ sở Bộ Tư lệnh QK 9 để trang trí và phục vụ khách tham quan.

Bây giờ thì quan trọng không phải là tê giác còn sừng, hay mất sừng, sừng "xịn" hay sừng dởm. Mà quan trọng là thời gian. Ông Huỳnh Tiền Phong mượn cách đây đã gần 10 năm, trong khi con tê giác ông Trầm Bê được tặng cách đây 5 năm. Vậy ông Trầm Bê sở hữu một hay hai con tê giác?

Vụ việc vẫn chưa rõ ràng.

Chỉ rõ ràng nhất, là có những thú vui của người Việt, của không ít đại gia mới nổi, không thể được coi là thú vui văn minh trong thế giới hiện đại này. Một thế giới mà sự khẳng định "đẳng cấp quý tộc" lẫn phong độ ăn chơi của con người, lại trở thành sự tàn bạo, độc ác và man rợ đối với thế giới loài vật quý hiếm không chút khả năng tự bảo vệ.

Điều đó, hổ thẹn thay, nó đối lập với những gì văn minh nhiều quốc gia đang hướng tới. Dù họ sống ở lâu dài, biệt thự, đi xe bạc tỉ, dùng hàng hiệu, có tất cả những điều kiện mà các tỷ phú thế giới có...

Đó là sự đối lập về tư duy văn hóa, và cả nhân cách người văn minh nữa. Vì ở đó sự sang giàu, văn minh đã bị đánh tráo khái niệm, mà chỉ có thể gọi đích danh là trưởng giả học làm sang.

Để phục vụ cho cái nhu cầu hưởng lạc, ăn chơi một cách trọc phú, mà hiện VN đã trở thành thị trường lớn tiêu thụ sừng tê giác lậu, trong con mắt của báo The Guardian tại Luân Đôn, với nhận xét tại VN, người ta nhậu với sừng tê giác.

Chỉ rõ ràng nhất, là VN cũng là một trong số 23 quốc gia được WWF đưa vào danh sách "điểm đến mạnh nhất của sừng tê". Nghe cứ như quảng cáo tự tin và hoành tráng của ngành du lịch. Và còn là một trong những quốc gia thất bại trong các mặt cơ bản về tuân thủ và áp dụng quy định, nhằm ngăn nạn buôn sừng tê giác.

Một thông tin mới nhất được đưa ra trên TP online, ngày 10/10 mới đây khiến không ít người sốc: Đó là Nam Phi đang đề xuất cho phép hợp pháp hóa việc mua bán sừng tê giác để chống lại tình trạng săn trộm tê giác nhức nhối hiện nay. Quốc gia này hy vọng với sự hợp pháp hóa, họ sẽ có thể kiểm soát được tốt hơn để bảo vệ được loài vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2025.

Cũng bài báo cho biết, lâu nay, mỗi năm Nam Phi cho phép một số người ở quốc gia khác săn bắn, với mục đích trưng bầy. Nhưng từ tháng 4 năm nay, họ "nói không" với người có quốc tịch VN.

Cái niềm tin thần dược cho chăn gối, cho chữa bệnh nan y nó... bạo liệt đến mức, theo bài báo, kết quả phân tích của ĐH Pretoria (Nam Phi) thực hiện trên 20 mẫu sừng tê giác mua ở thị trường VN và Lào, chỉ có ba mẫu thật, còn lại là sừng trâu, cừu và linh dương được làm giả.

Không biết các quý ông người Việt nào đã sài "sừng tê giác", nghe tin này, có thấy mình đủ tự tin nữa không?

Nhưng sốc nhất, là thông tin: Mới đây, Bộ NN & PTNT có Thông tư 47, cho phép khai thác 160 loài thú rừng phục vụ thương mại (có hiệu lực bắt đầu từ ngày 09/11 tới).

Ngay lập tức, ý kiến của rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học lên tiếng, lo ngại thông tư này rất dễ bị lợi dụng. Bởi cái cung cách quản lý lỏng lẻo, thả nổi trong lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên hiện nay. Hoàn toàn đúng.

Cứ đọc trên các báo thì rõ. Ngay những gốc sưa cổ thụ khổng lồ, với giá trị tiền tỷ còn bị cưa, đốn, ngang nhiên không thương tiếc, với sự tiếp tay của một số kiểm lâm. Nữa là những con vật tội nghiệp, thuộc giống loài hoang dã, quý hiếm trong Sách Đỏ cần bảo vệ, nhưng lại là những món khoái khẩu của người Việt.

Bỗng lo quá. Vì cái khoảng cách giữa giống loài được khai thác theo quy định của Thông tư, với giống loài cần được bảo vệ, chỉ mỏng manh như sợi chỉ. Mà công tác quản lý, kiểm soát, thanh tra, giám sát hiện nay ra sao? Lớn như một số vụ Vina..., còn...lọt lưới nữa là những con vật khốn khổ, dù có là "qúy hiếm" đi nữa. Có khi càng quý hiếm, mới càng cần săn bắt!

Rất có thể, sau thông tư này, các loài động vật quý hiếm, ở cả các loại vườn quốc gia, sẽ... sạch sành sanh!

Có câu nói của một lão nông mà người viết bài nhớ mãi: Ở VN, nếu rồng là con vật có thật, thì chắc chắn cũng sẽ là mồi nhậu!

Đúng vây. Nếu rồng là con vật có thật, và dù nhiều người coi là biểu tượng của nước Việt thì rồng cũng phải khóc!

Hạnh phúc giả, bi kịch thật

Có một thông tin, dù chỉ vài phút, nhưng nó đã để lại vị đắng tình yêu cho nhiều người tình cờ được xem, trên bản tin VTV1 mới đây.

Đó câu chuyện của 174 người phụ nữ tại một xã của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã phải (vờ) ly dị chồng để ra nước ngoài lao động, thông qua hình thức kết hôn với người nước sở tại. Hình thức này đang trở nên phổ biến, bởi nếu so với việc xuất khẩu lao động hợp pháp, thì nó rẻ hơn nhiều về đầu tư tiền bạc.

Không biết vở kịch kết hôn giả, mà đạo diễn là kẻ môi giới lừa đảo nào đó, còn "diễn viên" tồi là những người đàn bà chân quê xã Tam Dị, có hiệu quả thế nào về kinh tế? Nhưng bi kịch thật, thì không phải chỉ là họ, là chồng họ, là gia đình họ, mà chính là những đứa trẻ thơ cuối cùng phải gánh chịu.

Hàng trăm đứa trẻ thơ ở xã này tự nhiên bị "mất mẹ" và chưa thể có giấy khai sinh, vì mẹ các em đã làm "vợ xứ người".

Cay đắng hơn, 40 gia đình trong số này đã tan vỡ hoặc đe dọa đổ vỡ. Dù những ngôi nhà cũ kỹ của họ được thay bằng những ngôi nhà cao tầng kiên cố có thể chống lại giông bão. Tiếc thay, giông bão lại đến từ lòng người, từ những vần vũ, những đổi thay của lòng người. Khiến một người chồng đã thốt lên, chua xót: Khi xưa, nghèo thì có nhau. Giờ giàu có thì...mất hết!

Posted Image

Những ngôi nhà cao tầng kiên cố ở Tam Dị. Ảnh: Anh Tuấn/ Báo Bắc Giang

Được nhà mới, và mất "nhà tôi", là hai câu chuyện bi hài, đau xót luôn đặt cạnh nhau, và cười ra nước mắt của những người dân chân quê. Làng xã giờ đây, đường xá phong quang, nhiều ô tô, xe máy hơn trước. Nhưng sự phong lưu của vật chất và sự nghèo nàn về hiểu biết, sự băng hoại của đạo lý, rút cục như một tấn trò đời cay đắng, đặt đối xứng sau lũy tre làng.

Xin bạn đọc cũng đừng nghĩ chỉ thôn quê mới xảy ra hạnh phúc giả, bi kịch thật. Người viết vừa chứng kiến một chuyện đau đớn hơn thế, ngay tại Hà Nội: Bà mẹ vợ đang sinh sống, buôn bán ở nước ngoài, gợi í con gái mình "vờ" ly dị chồng để kết hôn với một anh chàng tây. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể định cư ở nước đó.

Quá sốc trước toan tính của mẹ vợ, và có lẽ bị chấn thương tâm lý nặng, người con rể phát bệnh và cuối cùng, trở thành bệnh nhân "mãn tính" của bệnh viện tâm thần. Tiền bạc, tiền tệ quả là...bạc bẽo, là tàn tệ với những toan tính nông cạn, nông nổi, với cả người thôn quê và người thành phố.

Nhưng thông điệp của tấn trò đời này cần được chuyển tới những nhà quản lý văn hóa, những chuyên gia nghiên cứu văn hóa nông thôn.

Khi mà trong vụ việc "kết hôn giả, hạnh phúc giả, ly dị thật" không chỉ được sự thỏa thuận của người vợ, người chồng, mà ngay cả gia đình hai phía của họ cũng chấp nhận như một chuyện đương nhiên. Điều gì đang xảy ra trong gia phong mỗi ngôi nhà ở làng quê hiện nay, vốn coi trọng chữ nghĩa, chữ tình.

Hay giữa hai người, vợ và chồng, chỉ là Đồng tiền bạc bẽo và đầy ma lực?

Không phải kinh tế, không phải giáo dục, mà chính là văn hóa làng quê mới là vấn đề đáng lo ngại nhất. Cho dù còn nhiều chuyện bất ổn, nhưng nếu so với nhiều năm trước đây, kinh tế, giáo dục rõ ràng đều có nhiều phần đi lên, nhưng văn hóa làng quê VN dường như đang ...đi xuống.

Bởi VN là văn minh lúa nước, nên mỗi tác động tiêu cực của xã hội, thì dường như làng quê sẽ là nơi phải hứng chịu lâu dài. Mà xét cho cùng, cuối cùng, những đứa trẻ làng quê vô tội, sẽ phải gánh đủ bi kịch của người lớn.

Chúng sẽ lớn lên ra sao với sự trống rỗng về niềm tin ở con người?

Tình dục, và tiền bạc luôn là thú vui, là tham vọng lớn của không ít người. Nhưng nó cũng sẽ luôn mang đến bi hài kịch cho xã hội. Mà câu chuyện chiếc sừng tê giác và những người đàn bà thôn quê kia, chỉ là những nhân chứng, vật chứng xót xa.

Nếu xã hội không có tư duy quản lý đúng tầm.

----------------

Tham khảo:

http://phapluatxahoi...ong-tram-be.htm

http://nld.com.vn/20...ong-tram-be.htm

http://vietnamnet.vn...-nhoi-bong.html

http://nld.com.vn/20...ng-lam-nguy.htm

==================

Cái chiện ông Trầm Bê mất cái sừng tê giác thì so với ông ta cũng như tôi mất vài trăm ngàn thôi. Có gì đâu mà phải ầm ĩ. Có khi nó là sừng giả thì sao? Đã bắt được kẻ trộm chưa mà xác quyết nó là sừng tê giác 4 tỷ? Mà có bắt được kẻ trộm rồi thì phải chứng minh là đúng sừng tê của ông Trầm Bê. Ấy là cái "khoa học" thì nó khó khăn lắm. Thiên Sứ mới mất cái quần đùi, không thấy báo nào đăng cả. Híc.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quản lý Nhà nước không thể phủi tay trách nhiệm!

Tác giả: Nhất Chi Mai

Bài đã được xuất bản.: 12/10/2012 10:44 GMT+7

Người viết thấy sao mà khổ quá! Doanh nghiệp khổ, báo chí cũng khổ... Không biết quản lý Nhà nước có khổ không?

Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, một ý kiến mà theo người viết là đủ sức "mát lòng mát dạ" những người phản đối thủy điện lẫn... chủ đầu tư thủy điện.

Người viết thấy sao mà khổ quá! Doanh nghiệp khổ, báo chí cũng khổ... Không biết quản lý Nhà nước có khổ không?

Nỗi khổ của doanh nghiệp

Khi viết bài về những mặt hạn chế của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, người viết từng bị một nhân viên PR của tập đoàn Đức Long- Gia Lai (ĐL-GL) cho rằng đang "bới lông tìm vết". Người này còn cho rằng cách báo chí đưa tin như vậy là "bói ra ma, quét nhà ra rác". Những câu rất giàu hình tượng!

Còn trong một văn bản gửi đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai chuẩn bị cho buổi làm việc trực tiếp với đoàn này, ông Nguyễn Đình Trạc, Tổng Giám đốc tập đoàn ĐL-GL cho rằng, có một số tờ báo, trang mạng đã đưa "các ý kiến sai lệch, đánh giá chưa khách quan, chưa đúng" về dự án của tập đoàn ông.

Ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐL-GL thì mạnh mẽ phê phán báo chí đã "đăng... lung tung". Thậm chí ông Pháp còn đề nghị nếu báo chí muốn viết về dự án thì chỉ cần đến gặp ĐL- GL, cần văn bản của ban ngành liên quan nào thì ĐL- GL sẽ cung cấp để không gây hiểu lầm.

Họ bức xúc với báo chí vì họ có nỗi khổ...

Đại diện ĐL- GL rằng việc chuyển đổi hơn 50 hec- ta rừng làm dự án mà chưa thông qua Quốc hội không phải lỗi của tập đoàn ĐL- GL, bởi Bộ Công thương đã phê duyệt dự án trước tháng 8.2010, thời điểm Quốc hội mới ra nghị quyết này.

Để bù lại những thiệt hại về rừng (370 hec- ta) tại Cát Tiên nếu được xây dựng thủy điện, ĐL- GL cam kết sẽ trồng lại rừng, xây trường học, giải quyết đời sống người dân.v.v..

Về góc độ này, ông Dương Trung Quốc cũng chia sẻ với doanh nghiệp rằng, Bộ KH & CN hay Bộ TN & MT không thể rũ bỏ trách nhiệm quản lý Nhà nước của mình với lý do chưa thể phản biện dự án.

"Một dự án được duyệt từ năm 2007 đến nay vẫn không thực hiện được thì doanh nghiệp cũng thiệt hại. Họ không biết phải kêu ai hoặc không ai thẩm định được thì phải mời nước ngoài tham gia. Sự cân nhắc giữa được và mất trên cơ sở nào để có một nguồn điện "sạch" là vấn đề không đơn giản..."- ông Dương Trung Quốc nhận định.

Posted ImageViệc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A dấy lên những lo ngại về tác động môi trường.

Nỗi khổ của báo chí

Thật sự thì những thành viên của tập đoàn ĐL- GL từng trách báo chí liệu có hiểu rằng, báo chí cũng có những nỗi khổ riêng. Khi nghe báo cáo về hai dự án này với rất nhiều "mỹ từ" song khi kiểm chứng lại thì tình hình lại khác.

Nếu ĐL- GL thực sự làm tốt thì báo chí đã không lên tiếng về bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vốn là bản sao chép của tập đoàn này. Bản ĐTM thứ hai được trình ra cũng chỉ là những mánh lới, thủ thuật văn bản làm dày hồ sơ.

Và nếu ĐL- GL thực sự bảo vệ quyền lợi của mình, thì tôi tin những tờ báo, trang mạng viết sai sự thật đã bị họ lôi ra tòa chứ không phải những lời phàn nàn... mơ hồ.

Và không biết có trùng hợp không, khi báo Tuổi Trẻ từng đưa thông tin về nhà báo Đức Tuyên (có khá nhiều bài viết về hai dự án của ĐL- GL) với nội dung thế này:

"Năm 2011, nhà báo Đức Tuyên, báo Tuổi trẻ, theo đuổi điều tra một dự án thủy điện có tác hại lớn đến môi trường. Ngay sau đó, anh và một nhà khoa học đã nhận được nhiều tin nhắn cảnh cáo nặc danh kèm theo một bịch tiêu (có thể hiểu theo nghĩa tiêu đời).

Đặc biệt, buổi tối đi làm về, Đức Tuyên còn phát hiện có người lạ mặt kè kè theo mình. Sự việc đáng ngại này cứ lặp lại đến mức anh phải gửi vợ con sang nhà người thân, còn mình thì bật đèn sáng, mở cửa để "đợi" kẻ lạ vào nhà..."

Một nỗi khổ khác là có một số nhà báo, dù chưa đến hiện trường khu vực dự tính xây thủy điện vẫn có những bài viết hùng hồn mang tính chất có lợi cho chủ đầu tư.

Chính đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã rất bất ngờ khi biết một trong các nhà báo như vậy từng được người ta giới thiệu cho ông để làm việc, tìm hiểu về hai dự án này. Nhà báo đó chỉ đến bìa rừng là dừng lại, tư liệu của anh ta được xin từ các đồng nghiệp.

Vậy thì đâu là sự thật của vấn đề nhà báo viết?

Thế nào là trách nhiệm quản lý Nhà nước?

TP.HCM và Đồng Nai không phải là nơi xây dựng thủy điện! Nhưng UBND hai tỉnh này đi đầu trong việc gửi kiến nghị phản đối thủy điện vì những tác hại của nó. Thủy điện hoàn thành thì tiền chảy vào túi chủ đầu tư, điện sẽ được EVN bán cho dân, song nếu có hậu quả thì các cư dân ở hạ nguồn sẽ gánh chịu nặng nề nhất.

Cơ bản phản ứng của hai tỉnh nói trên cũng giống như các tổ chức: Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), Ủy ban bảo vệ sông Đồng Nai và đặc biệt là Bộ trường Bộ CT Vũ Huy Hoàng.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng từng khẳng định: Quan điểm trước sau như một của Bộ CT là thuỷ điện không được đụng tới rừng đặc dụng, vườn quốc gia. Rừng đặc dụng và vườn quốc gia là tài sản của đất nước, có vai trò bảo vệ môi trường, chống lũ lụt cho hạ nguồn, nên về nguyên tắc không đụng chạm vào những khu rừng như vậy.

Trừ trường hợp là công trình quan trọng quốc gia, có ý kiến về mặt chủ trương của Quốc hội buộc phải xem xét, thì lúc đó sẽ tính.

Khi các cuộc tranh luận về được, mất của thủy điện cũng như những vấn đề khác, đụng chạm đến pháp lý như Nghị quyết 49 của Quốc hội, hay Luật Bảo vệ đa dạng sinh học còn chưa ngã ngũ, mà Bộ NN & PTNT vẫn có thể gửi văn bản này đi thì quá lạ.

Gọi sự việc này có phải là trách nhiệm quản lý Nhà nước hay không, xin để độc giả đánh giá!

Gần đây, trả lời báo chí, ông Nguyễn Vũ Trung, Phó Trưởng phòng đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định đánh giá tác động môi trường của Bộ TN & MT (đơn vị vừa thực hiện khảo sát thực địa tại Cát Tiên) nói, Bộ TN & MT sẵn sàng lắng nghe, tổng hợp các ý kiến phản biện mang tính xây dựng, vì lợi ích của đất nước và cộng đồng để cân nhắc, xem xét trong quá trình thẩm định.

Hội đồng thẩm định cũng sẵn sàng tạo cơ hội để đại diện các tổ chức phản biện tham dự phiên họp, phát biểu ý kiến trước hội đồng. Tuy nhiên, ông Trung lưu ý rằng, đây là việc làm chưa có tiền lệ, song với mức độ quan tâm lớn của người dân lẫn giới khoa học đến hai dự án có thể sẽ là cơ sở để Bộ TN & MT xem xét.

Khá nhiều nhà khoa học khác từng đóng góp ý kiến về hai dự án thuỷ điện cũng cho biết, họ sẽ tham gia phản biện nếu Bộ TN & MT tạo điều kiện.

Như vậy, tính minh bạch chính là trách nhiệm của quản lý Nhà nước!

Chỉ có một điều làm người viết bài khá băn khoăn, chính là công văn số 288 của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Bộ NN & PTNT ngày 6/2 lại khẳng định: Nên chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khi các lợi ích kinh tế, xã hội của hai công trình này cao hơn nhiều so với các tổn thất về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trường.

Công văn này được gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ CT, Bộ TN & MT, UBND ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước.

Khi các cuộc tranh luận về được, mất của thủy điện cũng như những vấn đề khác, đụng chạm đến pháp lý như Nghị quyết 49 của Quốc hội, hay Luật Bảo vệ đa dạng sinh học còn chưa ngã ngũ, mà Bộ NN & PTNT vẫn có thể gửi văn bản này đi thì quá lạ. Có thể hiểu cách chơi chữ của thứ trưởng như thế nào đây? "Nên" như thế "khi" như thế hay "nên" thế khi nó thế? Vì trước đó văn bản này cũng nói rằng về tổng thể, hai dự án thủy điện không ảnh hưởng của dự án đến tiêu chí, mục tiêu và nội dung xác lập vườn Quốc gia Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Cát Tiên.

Gọi sự việc này có phải là trách nhiệm quản lý Nhà nước hay không, xin để độc giả đánh giá!

===================

Thủy điện lợi hay hại hãy nhìn biển chết Aral

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thầy phong thủy kiện tình nhân vì nhà đất

Một thầy phong thủy nổi tiếng ở Singapore tuyên chiến với nhân tình vì cho rằng cô này đã lén bán hai căn nhà tổng giá trị hơn 2,5 triệu đôla mà cả hai ở chung lúc còn mặn nồng.

Goh Chuen Meng, hay còn gọi là thầy Hui, đang yêu cầu tòa án tối cao ra lệnh hủy việc bán nhà của cô Lim Sor Bee, nữ giám đốc công ty phong thủy của ông. Cô Lim muốn bán một căn hộ hạng sang đứng tên cô, nhưng thầy Hui nói đó thực ra là tài sản của thầy. Người đàn ông 47 tuổi này cũng muốn ngăn cản cô Lim, 41 tuổi, bán một căn nhà mặt đất mà ông nói là của ông.

Posted Image

Thầy Hui, giữa, kiện tụng chống bồ cũ là cô Lim (phải). Ảnh trái là người mẫu trẻ tuổi được cho là bồ mới của ông Hui. Ảnh: Asia One.

Theo tài liệu của tòa, thầy Hui và tình nhân trước đây thống nhất để cô Lim đứng tên các tài sản trên, để khi thầy Hui ly hôn vợ thì sẽ không phải chia. Tuy nhiên quan hệ giữa đôi nhân tình gần đây rạn nứt, do thầy Hui có "bồ" mới là một cô người mẫu trẻ trung nóng bỏng tuổi mới ngoài đôi mươi, theo Asia One.

Lim tuyên bố rằng thầy Hui đã trả tiền để mua các căn nhà và coi đó là "món quà tình yêu" dành cho cô, để đảm bảo kế sinh nhi của cô sau này. Lim nói đã bán căn hộ từ năm 2007 và nhà đất năm 2010, chứ không phải giờ mới bán.

Thầy Hui kết hôn năm 1998, có một con trai và một con gái với vợ. Ông bắt đầu quan hệ với người tình chỉ một năm sau ngày cưới. Thầy nói trước kia định ly hôn với vợ nhưng sau thay đổi ý định vì thấy vợ có thai.

Ánh Dương

=====================================

Cao thủ phong thủy sao không trấn yểm cho ngôi gia của mình, lại để xay ra kiện tụng. Như vậy tư vấn phong thủy cho các ngồi gia của khách hàng sao đây...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh luận Online

Nước cờ vàng

Tác giả: Theo TBKTSG

Bài đã được xuất bản.: 12/10/2012 10:01 GMT+7

Hai tháng trước đây thị trường vàng lặng sóng. Ít ai biết rằng cùng thời điểm đó một số ngân hàng bắt đầu thực hiện quyết định đau đớn là đóng trạng thái vàng âm.

Đau đớn vì nó đồng nghĩa với việc sẽ phải công khai, minh bạch những khoản lỗ lên tới cả ngàn tỉ đồng, sẽ có những tài khoản thực sự..."cháy", những khách hàng trắng tay.

Còn âm một nửa

Có những ngẫu nhiên lạ lùng. Vài tuần trước khi Mỹ tuyên bố gói nới lỏng định lượng thứ ba QE3, giá vàng quốc tế leo thang, một số ngân hàng trong nước bất ngờ nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng lên 13%/năm. Thậm chí những khoản tiền gửi lớn có thể thỏa thuận được lãi suất 14%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Thanh khoản tiền đồng không thiếu như suy diễn đó đây. Đấy đơn giản là dấu hiệu sự thay đổi một phần cơ cấu thanh khoản từ tiền đồng sang vàng.

Khác với những khoản vay thông thường, tài sản thế chấp là bất động sản, giấy tờ có giá, máy móc thiết bị; tài sản đảm bảo cho những hợp đồng tín dụng vay vàng chủ yếu là tiền đồng. Các ngân hàng hiểu rõ rủi ro cho vay vàng so sự biến động khôn lường của giá, nên họ luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo phải là tiền- phương tiện có khả năng xử lý để chuyển đổi thành vàng nhanh nhất.

Một tỷ lệ đáng kể khách hàng vay vàng đã bán thứ hàng hóa vay được, chuyển thành tiền đồng, gửi lại ngân hàng nhằm hưởng lãi suất cao. Một khi giá vàng điều chỉnh, giá trị khoản vay tiến gần giá trị tài sản đảm bảo, các sổ tiết kiệm thế chấp được xử lý, ngân hàng mua vàng để tất toán hợp đồng với khách hàng trước hạn. QE3 xuất hiện, động thái mua vàng diễn ra đồng loạt và tiền chảy ra thị trường. Ngân hàng buộc phải nâng lãi suất, thu hút vốn, bù đắp cho nguồn tiền chảy ra đó.

Có người mua, có người bán. Không ít khách hàng có vàng gửi ngân hàng đã rút ra bán khi giá tăng hoặc chốt lời hoặc chờ mua lại giá thấp. Thay vì bán ra thị trường, họ bán trực tiếp cho ngân hàng vì được giá hơn. Ngân hàng mua của khách hàng cao hơn 100.000 đồng/lượng so với giá bên ngoài. Nếu khách hàng đồng ý gửi lại khoản tiền đồng vừa có từ bán vàng, ngân hàng sẵn sàng mua vàng với giá cao hơn 200.00 đồng/lượng so với giá niêm yết.

Posted Image

Bằng cách đó, vàng vẫn nằm trong ngân hàng, nhưng tính chất của nó đã thay đổi. Vàng từ nguồn huy động giảm xuống, vàng cân đối thanh khoản của ngân hàng tăng lên, trạng thái âm thu hẹp lại. Trong chưa đầy 60 ngày, mức độ âm trạng thái vàng của các ngân hàng giảm một nửa. Một ngân hàng ngày 30-06-2012 có trạng thái âm vàng hơn 4 tấn tức khoảng 110.000 lượng, nhưng đến nay chỉ còn âm 2 tấn. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)- tổ chức tín dụng kinh doanh vàng lớn nhất- đến ngày 5-10-2012 còn âm 280.000 lượng. Con số này đã giảm nhiều so với mức 550.000 lượng cuối tháng 6-2012 theo như báo cáo tài chính nửa đầu năm nay có soát xét của ACB.

Thà một lần đau...

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ba lần gia hạn thời điểm chấm dứt huy động vàng cho các ngân hàng. Gia hạn thêm lần nữa về lý thuyết cho đến giờ vẫn bỏ ngỏ vì đến ngày 25-11 mới là điểm hẹn kết thúc nghiệp vụ huy động vàng. Thế nhưng cơ quan quản lý đã không phát đi bất cứ tín hiệu nào về chính sách vàng. Không ai biết sau ngày 25-11 người dân có vàng sẽ gửi ở đâu.

Sự im lặng đó buộc các ngân hàng không thể chủ quan. Họ lao vào đề phòng, chấp nhận cắt lỗ, thà một lần đau. Các khoản cho vay vàng đến hạn bị đòi lại hết. Các khoản vay mới dĩ nhiên là ngừng hẳn. Song song với việc mua của người rút vàng ra bán, họ mua cả ngoài thị trường.

Một ngân hàng thẳng thắn: "Tham gia bình ổn vàng là một bài học. Bán vàng trong nước bao nhiêu, chúng tôi mua vàng tài khoản ở nước ngoài bấy nhiêu, trạng thái cân bằng. Nhưng nay không được nhập vàng, phải mua vàng nội địa, mỗi lượng lỗ từ 2-3 triệu đồng do chênh lệch giá vàng trong nước- quốc tế, tính ra chúng tôi lỗ cả trăm tỉ đồng".

Một ngân hàng khác tính toán: "Thực ra thì không lỗ. Năm ngoái bán vàng lãi khoảng 1 triệu đồng/lượng, cộng với chênh lệch lãi suất cho vay vàng- tiền đồng, đủ bù đắp mức lỗ năm nay, coi như hòa. Có điều lợi nhuận năm ngoái đã hạch toán rồi, năm nay phải hạch toán giảm. Đau là ở chỗ ấy".

Tuy nhiên, không phải cứ chạy ra thị trường là mua được. Có ngân hàng chấp nhận mua chốt giá hôm nay, ngày mai ngày mốt người bán mới giao hàng. Có ngân hàng đặt mua của bạn hàng tức của doanh nghiệp hay chủ tiệm vàng lớn. Những đầu mồi này mua gom trên thị trường, mang về bán một cục cho ngân hàng. Càng gần ngày 25-11 tốc độ mua càng nhiều và nhanh. Ngân hàng có trạng thái âm ít mua từ từ, âm nhiều mua mau lẹ. Điều họ e ngại nhất là giá vàng thế giới có thể tăng bất tử, làm tâm lý thị trường bất an, tác động tới kế hoạch mua vào.

Hơn nữa để mua được vàng, phải có nguồn tiền đồng dồi dào. Một số ngân hàng từ trước đến nay dư dả đồng nội tệ, thường mang lên thị trường liên ngân hàng cho vay. Nay họ giữ lại, vừa phòng ngừa thanh khoản cuối năm, vừa để mua vàng, nhất là những thời điểm giả quốc tế rớt mạnh.

Các tay đầu cơ những tưởng đã có thể lợi dụng nhu cầu đóng trạng thái vàng của ngân hàng để ăn theo, không ngờ vác giỏ về không. Có lẽ chưa bao giờ giới kinh doanh vàng ngân hàng tỏ ra sành sỏi đến thế. Khi chênh lệch giá vàng nội- ngoại cán mốc 3 triệu đồng/lượng họ ngừng mua, giá lập tức rớt. Họ ngừng mua càng lâu, giá rớt càng bạo. Nhờ nắm cả tiền cả vàng, nhất là vàng đó để trong kho, chưa phải trả ngay cho người gửi vì chưa đến hạn, họ có thể bán ra một chút để kéo giá xuống thêm.

"Đừng nghĩ ngân hàng mua bằng mọi giá. Họ có vùng giá mục tiêu để mua"- giám đốc một công ty kinh doanh vàng nhận định, "muốn làm chủ thị trường vàng phải có cả tiền, cả vàng, mà ngân hàng đang có cả hai thứ".

Nước cờ vàng

Hiện tại cơ cấu thành phần vàng mua vào của các ngân hàng khoản hai phần ba từ người gửi vàng rút ra bán ( còn gọi là mua nội bộ), một phần ba là từ thị trường. Riêng trong tháng 9-2012 một ngân hàng đã mua nội bộ được 5 ngàn tấn, chứng tỏ nguồn cung không hề nhỏ. Nhưng việc mua vàng nội bộ cao hơn giá ngoài có thể đẩy giá thị trường, tạo tiền đề cho những cơ sốt khi giá quốc tế "nhảy múa" liên tục.

Một nhân viên kinh doanh vàng của một tổ chức tín dụng, đã từng tham gia điều hành sàn vàng trước đây, cho biết các ngân hàng còn chừng 50 ngày để mua vàng, tính ra họ phải mua 5.000-6.000 lượng/ngày. Định mức này không quá khó để thực hiện vì trên thực tế không phải cứ đến ngày 25-11 là tất các các khoản huy động vàng đều phải trả cho người gửi. Mua được 2.000-3.000 lượng/ngày coi như ổn. Chưa kể khi giá thế giới dao động biên độ hẹp, giá trong nước co lại, các ngân hàng có thể mua tới 8.000-10.000 lượng/ngày.

Điều gì xảy ra khi các ngân hàng đã đóng trạng thái vàng âm? Việc mua vàng về bản chất là chuẩn bị vàng để trả cho dân, chủ động giải quyết lỗ hổng thanh toán từ phía các ngân hàng. Họ đã kinh doanh, họ đã cho vay vàng để bán, chuyển đổi vàng thành tiền quá quy định, và họ đang phải trả giá. Họ đã có trải nghiệm không dễ chịu. Sau ngày 25-11, nếu không được NHNN cho phép, sẽ chẳng ngân hàng nào huy động vàng nữa.

Có khả năng nhu cầu vàng sẽ tụt áp khi ngân hàng không còn mua vàng. Giá quốc tế- trong nước sẽ xích lại gần nhau, chênh lệch còn 1-1,5 triệu đồng/lượng hay thấp hơn. Không loại trừ thời điểm giá trong nước thấp hơn giá quốc tế, dẫn đến nhu cầu được xuất vàng như đã từng diễn ra trong quá khứ.

Trong suốt quá trình vận động đó của thị trường vàng, người ta tự hỏi vai trò của NHNN ở đâu? Thống đốc NHNN từng khẳng định giá vàng trong nước cao hơn quốc tế 400.000 đồng/ lượng là hợp lý, còn trên mức này là có sự đầu cơ. Từ khi Thống đốc tuyên bố đến nay, chưa bao giờ mức chênh lệch trên đạt được, nó chứng tỏ thị trường vàng có vấn đề. Phải chăng im lặng là nước cờ của cơ quan quản lý bây giờ.

=======================

Bạn hãy nhớ lại khi bạn đang tiếp xúc với một người thành đạt. Chắc bạn cũng đã gặp vài lần trong đời. Thôi thì khỏi nói. Bây giờ bạn hãy nhớ lại khi bạn gặp một người khốn khổ, chắc cũng khỏi nói. Bạn chắc cũng chứng kiến một người tay trắng tạo nên sự nghiệp; hoặc một đại gia thất bại.

Chắc bạn sẽ mỉm cười với ý nghĩ khôi hài của tôi. Đời nó buồn cười lắm. Hì.

Đến đây chắc bạn hiểu ý nghĩa của ông Địa nhân danh nền văn hiến Việt lúc nào cũng cười. Đức Phật thì bình thản. Đức Chúa thì hình ảnh bi thương.

Tôi có một người bạn, Anh ta có một bản chất thẳng thắn, mặc dù cuộc đời làm anh ấy trở nên khôn ngoan. Có lần anh ấy nói với tôi:

Khi tôi là công nhân tôi thấy ông là một thằng gàn. Khi tôi học hết đại học, tôi thấy ông là một người có thể nói chuyện. Nay tôi có bằng tiến sĩ, tôi thấy ông là bậc thày của tôi.

Lúc ấy tôi chưa có khái niệm internet. Tức là cũng rất lâu rồi. Tôi nhđã trả lời anh ấy, như sau: Tại nhận thức của ông nó khác đi. Chứ tôi vẫn thế!

Cái vũ trụ này nó vẫn vận động theo quy luật của nó. Chỉ có con người nhận thức nó như thế nào thôi. Chân lý chỉ có một.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh luận Online

Nước cờ vàng

Tác giả: Theo TBKTSG

Bài đã được xuất bản.: 12/10/2012 10:01 GMT+7

Hai tháng trước đây thị trường vàng lặng sóng. Ít ai biết rằng cùng thời điểm đó một số ngân hàng bắt đầu thực hiện quyết định đau đớn là đóng trạng thái vàng âm.

Đau đớn vì nó đồng nghĩa với việc sẽ phải công khai, minh bạch những khoản lỗ lên tới cả ngàn tỉ đồng, sẽ có những tài khoản thực sự..."cháy", những khách hàng trắng tay.

Còn âm một nửa

Có những ngẫu nhiên lạ lùng. Vài tuần trước khi Mỹ tuyên bố gói nới lỏng định lượng thứ ba QE3, giá vàng quốc tế leo thang, một số ngân hàng trong nước bất ngờ nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng lên 13%/năm. Thậm chí những khoản tiền gửi lớn có thể thỏa thuận được lãi suất 14%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Thanh khoản tiền đồng không thiếu như suy diễn đó đây. Đấy đơn giản là dấu hiệu sự thay đổi một phần cơ cấu thanh khoản từ tiền đồng sang vàng.

Khác với những khoản vay thông thường, tài sản thế chấp là bất động sản, giấy tờ có giá, máy móc thiết bị; tài sản đảm bảo cho những hợp đồng tín dụng vay vàng chủ yếu là tiền đồng. Các ngân hàng hiểu rõ rủi ro cho vay vàng so sự biến động khôn lường của giá, nên họ luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo phải là tiền- phương tiện có khả năng xử lý để chuyển đổi thành vàng nhanh nhất.

Một tỷ lệ đáng kể khách hàng vay vàng đã bán thứ hàng hóa vay được, chuyển thành tiền đồng, gửi lại ngân hàng nhằm hưởng lãi suất cao. Một khi giá vàng điều chỉnh, giá trị khoản vay tiến gần giá trị tài sản đảm bảo, các sổ tiết kiệm thế chấp được xử lý, ngân hàng mua vàng để tất toán hợp đồng với khách hàng trước hạn. QE3 xuất hiện, động thái mua vàng diễn ra đồng loạt và tiền chảy ra thị trường. Ngân hàng buộc phải nâng lãi suất, thu hút vốn, bù đắp cho nguồn tiền chảy ra đó.

Có người mua, có người bán. Không ít khách hàng có vàng gửi ngân hàng đã rút ra bán khi giá tăng hoặc chốt lời hoặc chờ mua lại giá thấp. Thay vì bán ra thị trường, họ bán trực tiếp cho ngân hàng vì được giá hơn. Ngân hàng mua của khách hàng cao hơn 100.000 đồng/lượng so với giá bên ngoài. Nếu khách hàng đồng ý gửi lại khoản tiền đồng vừa có từ bán vàng, ngân hàng sẵn sàng mua vàng với giá cao hơn 200.00 đồng/lượng so với giá niêm yết.

Posted Image

Bằng cách đó, vàng vẫn nằm trong ngân hàng, nhưng tính chất của nó đã thay đổi. Vàng từ nguồn huy động giảm xuống, vàng cân đối thanh khoản của ngân hàng tăng lên, trạng thái âm thu hẹp lại. Trong chưa đầy 60 ngày, mức độ âm trạng thái vàng của các ngân hàng giảm một nửa. Một ngân hàng ngày 30-06-2012 có trạng thái âm vàng hơn 4 tấn tức khoảng 110.000 lượng, nhưng đến nay chỉ còn âm 2 tấn. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)- tổ chức tín dụng kinh doanh vàng lớn nhất- đến ngày 5-10-2012 còn âm 280.000 lượng. Con số này đã giảm nhiều so với mức 550.000 lượng cuối tháng 6-2012 theo như báo cáo tài chính nửa đầu năm nay có soát xét của ACB.

Thà một lần đau...

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ba lần gia hạn thời điểm chấm dứt huy động vàng cho các ngân hàng. Gia hạn thêm lần nữa về lý thuyết cho đến giờ vẫn bỏ ngỏ vì đến ngày 25-11 mới là điểm hẹn kết thúc nghiệp vụ huy động vàng. Thế nhưng cơ quan quản lý đã không phát đi bất cứ tín hiệu nào về chính sách vàng. Không ai biết sau ngày 25-11 người dân có vàng sẽ gửi ở đâu.

Sự im lặng đó buộc các ngân hàng không thể chủ quan. Họ lao vào đề phòng, chấp nhận cắt lỗ, thà một lần đau. Các khoản cho vay vàng đến hạn bị đòi lại hết. Các khoản vay mới dĩ nhiên là ngừng hẳn. Song song với việc mua của người rút vàng ra bán, họ mua cả ngoài thị trường.

Một ngân hàng thẳng thắn: "Tham gia bình ổn vàng là một bài học. Bán vàng trong nước bao nhiêu, chúng tôi mua vàng tài khoản ở nước ngoài bấy nhiêu, trạng thái cân bằng. Nhưng nay không được nhập vàng, phải mua vàng nội địa, mỗi lượng lỗ từ 2-3 triệu đồng do chênh lệch giá vàng trong nước- quốc tế, tính ra chúng tôi lỗ cả trăm tỉ đồng".

Một ngân hàng khác tính toán: "Thực ra thì không lỗ. Năm ngoái bán vàng lãi khoảng 1 triệu đồng/lượng, cộng với chênh lệch lãi suất cho vay vàng- tiền đồng, đủ bù đắp mức lỗ năm nay, coi như hòa. Có điều lợi nhuận năm ngoái đã hạch toán rồi, năm nay phải hạch toán giảm. Đau là ở chỗ ấy".

Tuy nhiên, không phải cứ chạy ra thị trường là mua được. Có ngân hàng chấp nhận mua chốt giá hôm nay, ngày mai ngày mốt người bán mới giao hàng. Có ngân hàng đặt mua của bạn hàng tức của doanh nghiệp hay chủ tiệm vàng lớn. Những đầu mồi này mua gom trên thị trường, mang về bán một cục cho ngân hàng. Càng gần ngày 25-11 tốc độ mua càng nhiều và nhanh. Ngân hàng có trạng thái âm ít mua từ từ, âm nhiều mua mau lẹ. Điều họ e ngại nhất là giá vàng thế giới có thể tăng bất tử, làm tâm lý thị trường bất an, tác động tới kế hoạch mua vào.

Hơn nữa để mua được vàng, phải có nguồn tiền đồng dồi dào. Một số ngân hàng từ trước đến nay dư dả đồng nội tệ, thường mang lên thị trường liên ngân hàng cho vay. Nay họ giữ lại, vừa phòng ngừa thanh khoản cuối năm, vừa để mua vàng, nhất là những thời điểm giả quốc tế rớt mạnh.

Các tay đầu cơ những tưởng đã có thể lợi dụng nhu cầu đóng trạng thái vàng của ngân hàng để ăn theo, không ngờ vác giỏ về không. Có lẽ chưa bao giờ giới kinh doanh vàng ngân hàng tỏ ra sành sỏi đến thế. Khi chênh lệch giá vàng nội- ngoại cán mốc 3 triệu đồng/lượng họ ngừng mua, giá lập tức rớt. Họ ngừng mua càng lâu, giá rớt càng bạo. Nhờ nắm cả tiền cả vàng, nhất là vàng đó để trong kho, chưa phải trả ngay cho người gửi vì chưa đến hạn, họ có thể bán ra một chút để kéo giá xuống thêm.

"Đừng nghĩ ngân hàng mua bằng mọi giá. Họ có vùng giá mục tiêu để mua"- giám đốc một công ty kinh doanh vàng nhận định, "muốn làm chủ thị trường vàng phải có cả tiền, cả vàng, mà ngân hàng đang có cả hai thứ".

Nước cờ vàng

Hiện tại cơ cấu thành phần vàng mua vào của các ngân hàng khoản hai phần ba từ người gửi vàng rút ra bán ( còn gọi là mua nội bộ), một phần ba là từ thị trường. Riêng trong tháng 9-2012 một ngân hàng đã mua nội bộ được 5 ngàn tấn, chứng tỏ nguồn cung không hề nhỏ. Nhưng việc mua vàng nội bộ cao hơn giá ngoài có thể đẩy giá thị trường, tạo tiền đề cho những cơ sốt khi giá quốc tế "nhảy múa" liên tục.

Một nhân viên kinh doanh vàng của một tổ chức tín dụng, đã từng tham gia điều hành sàn vàng trước đây, cho biết các ngân hàng còn chừng 50 ngày để mua vàng, tính ra họ phải mua 5.000-6.000 lượng/ngày. Định mức này không quá khó để thực hiện vì trên thực tế không phải cứ đến ngày 25-11 là tất các các khoản huy động vàng đều phải trả cho người gửi. Mua được 2.000-3.000 lượng/ngày coi như ổn. Chưa kể khi giá thế giới dao động biên độ hẹp, giá trong nước co lại, các ngân hàng có thể mua tới 8.000-10.000 lượng/ngày.

Điều gì xảy ra khi các ngân hàng đã đóng trạng thái vàng âm? Việc mua vàng về bản chất là chuẩn bị vàng để trả cho dân, chủ động giải quyết lỗ hổng thanh toán từ phía các ngân hàng. Họ đã kinh doanh, họ đã cho vay vàng để bán, chuyển đổi vàng thành tiền quá quy định, và họ đang phải trả giá. Họ đã có trải nghiệm không dễ chịu. Sau ngày 25-11, nếu không được NHNN cho phép, sẽ chẳng ngân hàng nào huy động vàng nữa.

Có khả năng nhu cầu vàng sẽ tụt áp khi ngân hàng không còn mua vàng. Giá quốc tế- trong nước sẽ xích lại gần nhau, chênh lệch còn 1-1,5 triệu đồng/lượng hay thấp hơn. Không loại trừ thời điểm giá trong nước thấp hơn giá quốc tế, dẫn đến nhu cầu được xuất vàng như đã từng diễn ra trong quá khứ.

Trong suốt quá trình vận động đó của thị trường vàng, người ta tự hỏi vai trò của NHNN ở đâu? Thống đốc NHNN từng khẳng định giá vàng trong nước cao hơn quốc tế 400.000 đồng/ lượng là hợp lý, còn trên mức này là có sự đầu cơ. Từ khi Thống đốc tuyên bố đến nay, chưa bao giờ mức chênh lệch trên đạt được, nó chứng tỏ thị trường vàng có vấn đề. Phải chăng im lặng là nước cờ của cơ quan quản lý bây giờ.

=======================

Bạn hãy nhớ lại khi bạn đang tiếp xúc với một người thành đạt. Chắc bạn cũng đã gặp vài lần trong đời. Thôi thì khỏi nói. Bây giờ bạn hãy nhớ lại khi bạn gặp một người khốn khổ, chắc cũng khỏi nói. Bạn chắc cũng chứng kiến một người tay trắng tạo nên sự nghiệp; hoặc một đại gia thất bại.

Chắc bạn sẽ mỉm cười với ý nghĩ khôi hài của tôi. Đời nó buồn cười lắm. Hì.

Đến đây chắc bạn hiểu ý nghĩa của ông Địa nhân danh nền văn hiến Việt lúc nào cũng cười. Đức Phật thì bình thản. Đức Chúa thì hình ảnh bi thương.

Tôi có một người bạn, Anh ta có một bản chất thẳng thắn, mặc dù cuộc đời làm anh ấy trở nên khôn ngoan. Có lần anh ấy nói với tôi:

Khi tôi là công nhân tôi thấy ông là một thằng gàn. Khi tôi học hết đại học, tôi thấy ông là một người có thể nói chuyện. Nay tôi có bằng tiến sĩ, tôi thấy ông là bậc thày của tôi.

Lúc ấy tôi chưa có khái niệm internet. Tức là cũng rất lâu rồi. Tôi nhớ đã trả lời anh ấy, như sau: Tại nhận thức của ông nó khác đi. Chứ tôi vẫn thế!

Cái vũ trụ này nó vẫn vận động theo quy luật của nó. Chỉ có con người nhận thức nó như thế nào thôi. Chân lý chỉ có một.

Cám ơn thầy rất nhiều, quá nhiều điều để học từ thầy, mỗi lần nghe lại 1 lần thấm. Kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe !

Ôi, kiến thức thật là đẹp và đầy mê hoặc. Trí tuệ thật thần thánh !

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luật sư "giải cứu" khách hàng mua nhà ở dự án “ma”

'Người bị thiệt hại ở các dự án 'treo' cần tố giác đến CQ điều tra'

Chủ nhật 14/10/2012 08:24

(GDVN) - Theo Luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân lúc này người dân bị thiệt hại vì những dự án treo cần gửi đơn thư tố cáo cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm điều tra hoàn thiện hồ sơ nếu có sai phạm sẽ kiến nghị viện kiểm sát nhân dân tiến hành khởi tố.

Liên tiếp thời gian vừa qua, các cơ quan báo chí tiếp nhận hàng chục đơn thư tố cáo hành vi chiếm dụng vốn góp, chiếm dụng tiền của khách hàng khi mua căn hộ tại các dự án. Sau khi cơ quan báo chí vào cuộc cùng với dư luận cả nước những khuất tất trong nhiều dự án được phanh phui. Có những dự án sau khi thu tiền của khách hàng hàng năm trời cũng chỉ có một bãi đất trống.

Bức xúc trước sự vi phạm tiến độ trầm trọng của chủ đầu tư, người mua có đến hỏi cũng chỉ nhận được câu trả lời chung chung. Hầu hết chủ đầu tư đều đổ lỗi cho tác động của kinh tế gây nên khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng về hướng giải quyết chủ đầu tư đều chưa đưa ra một phương án cụ thể.

Posted Image

Dự án chung cư La Bonita đến nay vẫn đang dang dở, chủ đầu tư dù đã đồng ý thanh lý hợp đồng cho khách hàng tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện

Bên cạnh đó không ít chủ đầu tư đưa ra phương án, trả tiền lại cho khách hàng nhưng tất cả chỉ trên giấy tờ và không thực hiện. Trong công việc tư vấn luật cho khách hàng mất quyền lợi tại dự án "ma", Luật sư Trần Đình Triển thừa nhận đây là những vấn đề thường gặp nhất. Theo Luật sư Triển, ngay cả khi chủ đầu tư đồng ý hoàn trả vốn góp cho khách hàng nhưng đó chỉ là kế “hoãn binh” vì hầu hết các doanh nghiệp này đều không thực hiện theo cam kết đã ký.

"Khách hàng mua nhà ở các 'dự án ma' đứng trước nguy cơ mất trắng"

"Chủ đầu tư Splendora có dấu hiệu sai phạm, lừa đảo khách hàng"

Vụ chung cư La Bonita: “Có thể khởi tố vụ án vì có dấu hiệu phạm tội”

Cũng theo Luật sư Trần Đình Triển, cái khó chính là không thiếu người đòi quyền lợi cho người tiêu dùng vướng vào các dự án "ma" nhưng người dân thường nhầm thẩm quyền trong các cơ quan.

Trường hợp chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết (Phú Nhuận – TP.HCM) mua nhà dự án La Bonita do Công ty TNHH BĐS Nam Thị làm chủ đầu tư là một ví dụ.

Khi chị Tuyết phát hiện dự án chung cư La Bonita có dấu hiệu vi phạm tiến độ thi công, cụ thể là đang xây dựng tầng 3 dự án bỗng nhiên dừng lại không có lý do, chị Tuyết đề nghị được thanh lý hợp đồng, phía chủ đầu tư đồng ý ký biên bản thanh lý hợp đồng.

Tuy nhiên sau đó chủ đầu tư là Công ty Nam Thị do ông Nguyễn Anh Quốc làm giám đốc không trả tiền cho khách hàng. Sau đó chị Tuyết đã đưa đơn khởi kiện, tuy nhiên dù Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh đã có giấy triệu tập nhưng Công ty TNHH BĐS Nam Thị vẫn không đến.

Sau đó Công ty Nam Thị có dấu hiệu bỏ trốn bằng việc chuyển địa điểm không thông báo cho khách hàng. Tuy nhiên dù kêu cứu nhiều cửa nhưng chị Tuyết vẫn chưa tìm được ai có thể giải quyết lấy lại quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Đứng trước câu hỏi này, Luật sư Trần Đình Triển cho biết: “Người tiêu dùng nên chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, gửi đơn tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra, để họ xem xét điều tra có kết luận và gửi Viện kiểm sát nhân dân để tiến hành khởi tố”.

Đồng thời theo Luật sư Triển người tiêu dùng khi vướng mắc những tình huống này cũng nên tìm đến văn phòng tư vấn luật để có thể hiểu hơn vấn đề và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Cũng theo Luật sư Triển trong thực tế không phải trường hợp nào người tiêu dùng đưa đơn tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra về sai phạm của chủ đầu tư các dự án “ma” cũng được giải quyết nhanh gọn.

Thậm chí nhiều trường hợp, cơ quan nhà nước có trách nhiệm sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của người dân cũng chỉ xem xét qua loa, có hoặc chậm đưa ra kết luận, câu trả lời cho người dân. “Người dân mất một khoảng thời gian chờ đợi khá lâu để có được câu trả lời. Nhưng câu trả lời của cơ quan này thường không rõ ràng, có dấu hiệu không minh bạch làm thiếu sự tin tưởng của người dân” – Luật sư Triển nhận định.

Từ thực tế đó, theo Luật sư Triển các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đền quy hoạch các dự án bất động sản cần đưa ra quyết sách xử lý chủ đầu tư của những dự án chậm tiền độ. Việc thu hồi đất cho những dự án này là điều cần thiết tuy nhiên cũng phải buộc chủ đầu tư bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Đồng thời Luật sư Triển cho rằng ra tăng hình phạt cho loại tội phạm trong bất động san để có tính răng đe.

Posted Image

Luật sư Trần Đình Triển người dân nên tố cáo hành vi phạm pháp của chủ đầu tư đến cơ quan cảnh sát điều tra

Theo Luật sư Triển để dẫn đến việc nhiều người tiêu dùng bị mất trắng trong những dự án “ma” có một phần nguyên nhân từ chính người dân. Trước hết là do nhu cầu nhà ở của một bộ phận dân cư, cùng với đó là nhiều người dân do tham nghe lời PR quảng cáo của doanh nghiệp với chiêu bài “bán nhà giá gốc”. Do đó đổ tiền ra mua mà không tìm hiểu thông tin kỹ dẫn đến tình trạng bị lừa.

Theo Luật sư Triển tuy không là người trực tiếp tham gia “lừa” người tiêu dùng, nhưng vì lợi nhuận kinh tế không ít cơ quan truyền thông đứng ra tuyên truyền quảng bá cho những dự án “ma” mà không biết. Thậm chí ngay cả khi dự án vi phạm tiến độ nhưn trên các trang thông tin vẫn quảng cáo rầm rộ. Điều này ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người tiêu dùng.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO

Hoàng Lực

====================

Hì! Thiên Sứ tui cũng khốn khổ vì một dự án treo đến 10 năm lận, thâm chí chưa có chủ đầu tư. Miếng đất của Thiên Sứ tui đã bán được hai tỷ rưỡi, nhận cọc rồi. Vậy mà ra công chứng phát hiện ra đất dự án treo - hổng mua nữa. Bực cả mình. Nhưng kiện ai bi wờ. Những người lập dự án đi tù hết rồi. Híc! Có khi Thiên Sứ kiện tội còn nhẹ hơn. Thôi không kiện.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn thầy rất nhiều, quá nhiều điều để học từ thầy, mỗi lần nghe lại 1 lần thấm. Kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe !

Ôi, kiến thức thật là đẹp và đầy mê hoặc. Trí tuệ thật thần thánh !

Cảm ơn Nguyên Anh.

Quá lời! Quá lời. Không khéo người ta xem lại tưởng sư phụ là người ở "trển" thì chắc chết.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bêtông trộn đất và gỗ mục

Như đã đưa tin, công trình thủy điện Đak Rông 3 trên sông Đak Rông (Quảng Trị) đã bị vỡ đập chỉ sau 15 ngày nghiệm thu, phát điện.

>> Quảng Trị: Vỡ đập chắn thủy điện Đakrông III

Khảo sát tại hiện trường của phóng viên Lao Động trong 2 ngày 13 và 14/10 cho thấy những dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng chất lượng công trình không đảm bảo trước con nước “rất hỗn” của dòng sông Đak Rông.

Posted Image

Một phần của đập thủy điện bị cuốn trôi, nhưng chủ đầu tư vẫn nói “vỡ phần đang thi công dở dang”.

Sắt nhỏ + đất trong bêtông...

Theo chủ đầu tư là Cty CP thủy điện Trường Sơn (trụ sở tại TP.Đồng Hới - Quảng Bình) thì sự cố vỡ đập dâng thủy điện Đak Rông 3 xảy ra lúc 7h sáng 7/10 “do mưa lớn trên thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn”; vị trí vỡ ở thượng lưu vai trái đập dâng với chiều dài đập bị cuốn trôi là 20m, chiều cao 6m.

Tại hiện trường, những khối bêtông khổng lồ vỡ ra từ thân đập bị trôi xuống hạ lưu nơi xa nhất chừng vài trăm mét. Bên ngoài những khối bêtông này lòi ra lưa thưa những que sắt, loại lớn nhất có phi 16, những que sắt này không có dấu bị kéo đứt, gãy mà đa số vẫn còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy, sắt được kết cấu cho từng khối bêtông riêng rẽ, chúng không được hàn hoặc tổ chức kết cấu cho toàn bộ thân đập.

Tại những nơi bêtông bị bể ra, bằng mắt thường có thể nhìn thấy rất nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi..., một số nơi có thể dùng tay bẻ bêtông vẫn rời ra từng cục. Ngay dưới chân thân đập, nơi chỉ chịu áp lực nước xối từ trên cao xuống, bêtông cũng bị xói trôi nhiều đoạn, lòi ra những que sắt nhỏ.

Còn ngay tại vị trí đáy đập, nơi phần nổi của đập vừa bị cuốn trôi hôm 7.10, cũng chỉ thấy lòi lên những que sắt loại nhỏ. Một người thợ xây dựng, chuyên nhận làm nhà ở cho cư dân ở địa phương nói: “Tôi không phải kỹ sư, nhưng nhìn vào kết cấu sắt trong các khối bêtông và nơi đáy đập, tôi nghĩ sắt như vậy vừa ít, vừa quá nhỏ, không đủ để giữ hàng trăm tấn bêtông thế này”.

Phải kiểm định chất lượng thân đập

Rất may là sự cố chỉ mới xảy ra trên chiều dài 20m của toàn bộ con đập dài 200m (có chiều cao từ 22 - 24m), lưu lượng nước tại thời điểm vỡ đập đã là 4.000m3/giây. Vấn đề đặt ra là, tại thời điểm xảy ra trôi đập, lượng mưa ở thượng nguồn sông Đak Rông vẫn còn nhỏ (dưới 150mm). Trả lời PV Lao Động chiều 13.10, ông Nguyễn Thanh Hải - TGĐ Cty CP thủy điện Trường Sơn -nói: “vị trí vỡ đập tại nơi đang thi công dở dang”. Nếu điều này là sự thật, thì Hội đồng Nghiệm thu thuộc Tập đoàn Điện lực VN đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi quyết định cấp phép hòa lưới điện quốc gia một công trình “đang thi công dở dang”.

Vấn đề đặt ra lúc này chưa phải là việc phải khẩn trương đưa NM vận hành hoạt động trở lại như báo cáo của chủ đầu tư. Từ sự đổ nát của 20m đập thủy điện Đak Rông 3 và sự cố ở một số công trình thủy điện khác trong khu vực, đang dấy lên sự lo ngại rất có cơ sở rằng chất lượng các công trình thủy điện “rất có vấn đề” từ khảo sát, thiết kế, thẩm định cho đến thi công.

Phải tiến hành lấy mẫu giám định từ những khối bêtông vừa trôi ra từ thân đập để làm cơ sở kiểm định, giám định chất lượng toàn bộ thân đập. “Mùa mưa lũ, nước trên sông Đak Rông còn dữ dằn gấp cả chục lần như hôm 7/10, nước về như hôm đó mà đã vỡ đập rồi thì mai mốt “mưa thiệt” đập ni chịu chi nổi” - lời cảnh báo của một già làng ở xã Tà Long - nơi có đập thủy điện Đak Rông 3, cần được đưa vào hồ sơ thẩm định lại của dự án thủy điện này.

Thủy điện Đak Rông 3 có tổng mức đầu tư 210 tỉ đồng. Thiết kế: Cty CP tư vấn xây dựng điện Thái Bình Dương (TPHCM). Thi công: Cty CP Tân Hoàn Cầu (Quảng Bình). Giám sát: Cty CP tư vấn điện Quảng Bình.

Theo Lâm Chí Công -Lao động

______________

Choáng váng với mức độ tham ô của nhà đầu tư. Xót xa cho đất nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai cả về pháp lý và đạo lý!

(Dân trí) - Việc Trung Quốc liên tục xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam thời gian qua không chỉ gây sự bức xúc mà còn kèm theo cả sự… ngạc nhiên. Người ta ngạc nhiên sao Trung Quốc lại có cách hành xử “không giống ai”cả về pháp lý lẫn đạo lý như vậy.

>> Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam

Posted Image

Theo TTXVN, sau một loạt các hoạt động phi pháp nhằm xây dựng và phát triển cái gọi là “thành phố Tam Sa,” ngày 1/10/2012, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 3/10/2012, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa; ngày 8/10/2012, Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa. Trước đó, ngày 23/9/2012, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

Đương nhiên là Chính phủ và Nhân dân Việt Nam kịch liệt phản đối những việc làm sai trái này. Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên đến… kinh ngạc là tại sao đất nước Trung Quốc, một cái nôi của nền văn minh nhân loại, quê hương của các bậc triết gia như Khổng tử, Trang tử, Lão tử… Nơi sản sinh ra những tinh hoa văn học như La Quán Trung, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ… Và gần đây nhất là nhà văn Mạc Ngôn, một tác giả được bạn đọc Việt Nam yêu mến vừa được giải thưởng danh giá Nobel lại có cách hành xử thiếu minh triết như vậy?

Chỉ cần phân tích một trong số các việc làm gần đây của họ, chắc chắn ai cũng phải ngạc nhiên và đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc, một đất nước của kỉ cương, văn hóa lại có thể có cách hành xử “kỳ lạ” như vậy?

Đó là việc nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc vừa qua, tất cả 4 vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam đều gửi điện đến chúc mừng Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc.

Đây có thể nói là tình cảm thiêng liêng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong ngày trọng đại của người anh em láng giềng Trung Quốc. Thế nhưng thật ngạc nhiên đúng vào lúc đó, họ lại ngang nhiên tổ chức mừng ngày lễ trọng đại này trên chính phần lãnh thổ của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa.

Vì sao lại xảy ra sự việc vô lý đến trớ trêu như vậy?

Theo tôi, có thể khẳng định đây không và dứt khoát không phải chủ trương của Nhà nước Trung Quốc. Lý do tôi dám nhận định khẳng khái là bởi vì trên thế giới chưa bao giờ có cách hành xử vô lý, lá mặt lá trái đến như vậy. Nhất là đối với một đất nước có truyền thống văn hiến lâu đời như Trung Quốc và càng đặc biệt hơn, trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà như lời Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào từng nói: “Hai nước Việt – Trung sơn thủy tương liên, văn hóa tương đồng, lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan’.

Vì vậy, theo phán đoán của cá nhân của tôi, đây có thể chỉ do một số lãnh đạo địa phương tỉnh Hải Nam thực hiện. Chắc lại kiểu “trên bảo dưới không nghe” của mấy người ở xa trung ương thôi.

Tuy nhiên, việc làm này dù ở cấp địa phương của Trung Quốc nhưng hậu quả lại không ở địa phương. Nó làm “mất mặt” lãnh đạo ở cấp trung ương.

Hãy thử hình dung như thế này.

Vào ngày vui trọng đại của một gia đình, những người hàng xóm đến (hoặc gửi thư, gọi điện) chúc mừng. Trong lúc mọi người đang hoan hỉ với nhau thì ở ngoài ngõ có một “ông con” chẳng hiểu vì lý do gì đi… gây sự, lấn đất lấn cát của nhà hàng xóm.

Việc làm của “ông con” này không chỉ khiến người hàng xóm nghi ngờ, tức giận mà nguy hại hơn, nó làm “mất mặt” chính ông bố, bà mẹ, những người chủ của gia đình.

Điều cay đắng, đau xót và xấu hổ giờ đây không phải là cái “ông con” hư hỏng kia mà chính là “ông bố, bà mẹ” gánh chịu hậu quả này. Bởi, như người Việt Nam có câu: Con dại, cái mang.

Vì vậy, tôi có thể “cá cược” một ăn một ngàn, không, một ăn một triệu rằng đây chỉ là hành vi “dại dột” của các “ông con” chứ không thể là hành động, là suy nghĩ sâu sắc và chín chắn của các “ông bố, bà mẹ”.

Không bao giờ các vị lãnh đạo Trung Quốc lại có chủ trương hồ đồ, thiếu quân tử như thế.

Các bạn có “đặt cược” với tôi không?

Bùi Hoàng Tám

____________________________

Chắc tác giả là nguyên du học sinh tại Tàu nên rất yêu Bộ Chính trị Tàu. Điểm tốt thứ nhất ở bài báo là tác giả biết Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Điểm tốt thứ 2 là tác giả rất ngây thơ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia Trầm Bê và dấu ấn ở đất Trà Vinh

Thứ 2, 15/10/2012, 07:59

Ông Trầm Bê là người sở hữu dinh thự lớn nhất Trà Vinh. Ở quê nhà, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank còn có pháp danh Tắc Hậu.

Posted Image

Cách cửa biển Định An khoảng 7 km về hướng Trà Vinh, xã Hàm Tân của huyện Trà Cú (Trà Vinh) mới được tách ra từ xã Hàm Giang cũ.

Đây là vùng đất thuần nông, nghèo khó nhưng có chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam, ngôi chùa lớn Vàm Ray (chùa Phật nằm), một dinh thự hoành tráng với vườn tùng bao quanh...

Chùa Vàm Ray khánh thành chánh điện năm 2008 do gia đình ông Trầm Bê (pháp danh Tắc Hậu) hỗ trợ, được ghi nhận bằng bảng công đức đặt ngay đường lên chánh điện. Nơi đây còn ghi tên vợ ông với pháp danh Tắc Lượng.

Tại một lối khác cũng dẫn lên chánh điện chùa Vàm Ray là bức ảnh lớn của 5 người nhà ông Bê, bên hông khắc tên 3 người con. Những người quá cố trong gia đình cũng được tạc di ảnh lên tường của chùa Vàm Ray. Trao đổi với phóng viên, ông Liên Phước Thiện, Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết ông Bê tuy sống ở TP HCM nhưng rất quan tâm đến địa phương mà cụ thể là hỗ trợ vốn xây dựng chánh điện chùa Vàm Ray, ngoài ra, ông còn hỗ trợ nhiều gia đình khó khăn. "Hương lộ 12 đầu tư trên 5 tỷ đồng, ông Bê cũng đóng góp 20%. Gia đình ông ấy còn mua đất cất nhà cho 250 hộ nghèo trong xã và mỗi năm đều có hỗ trợ 20 tấn gạo cho những gia đình khó khăn”, ông Thiện cho biết thêm.

Posted Image

Tên và pháp danh của vợ chồng Trầm Bê tạt lên tường ngay lối vào chánh điện chùa Vàm Ray ở xã Hàm Tân (Hàm Giang cũ). Ảnh: Thiên Phước

Cạnh chùa Vàm Ray là khu đất rộng khoảng 1 ha trồng tùng có đánh mã số. Đây là đất gốc của cha mẹ Trầm Bê và người phụ nữ lớn tuổi nhất ở đây được hàng xóm gọi là cụ Lệl. Hằng ngày bà cụ ngoài 70 tuổi vẫn đi chùa thắp nhang, dâng cơm cúng Phật. Bà cho biết là chị họ với ông Bê. “Mấy đứa em của tôi ít khi về, các con đi làm thuê hết rồi. Chồng tôi gần 80 tuổi nhưng phải ra đồng mỗi ngày vì không mướn được người làm công ngoài ruộng. Cây cảnh trong vườn do Trầm Bê mang về trồng, giá trị bao nhiêu tôi không rõ”, bà cụ cho biết. Trong khu đất rộng khoảng 30 ha ở ấp Vàm Ray có mộ cha mẹ ông Bê nên người dân địa phương quen gọi là “nhà mồ”. Tại đây, ngoài tòa nhà 5 tháp nóc hoành tráng nhất Trà Vinh vườn tùng giá trị bao quanh.

Cụ Trầm Phong (80 tuổi) ở ấp Vàm Ray cho biết gia đình bố mẹ ông Trầm Bê vốn không nhiều ruộng đất nhưng chí thú làm ăn nên cuộc sống sung túc. Năm 2009 mẹ ông Trầm Bê qua đời, sau đó một năm thì cha ông mất.

Thời điểm này ông Bê bắt đầu xây dựng khu dinh thự, đóng góp tiền của về quê làm ăn, chăm lo cho đồng bào nghèo.

Posted Image

Vườn tùng tại nơi ông Trầm Bê chôn nhau cắt rốn. Ảnh: Thiên Phước

Về sự việc gia đình ông Trầm Bê mới đây báo mất trộm sừng tê giác, người đứng đầu xã Hàm Tân, Liên Phước Thiện, cho biết, việc người thân của ông Bê báo mất sừng tê giác đã được công an xã chuyển lên Công an huyện Trà Cú.

Thượng tá Nguyễn Văn Thuyền, Trưởng Công an huyện Trà Cú, cũng nói rằng vụ mất trộm sừng tê giác tại nhà ông Trầm Bê đang được điều tra nhưng chưa có kết quả.

Một người làm công cho biết con tê giác nhồi bông có sừng được ông Bê đưa về dinh thự vào cuối năm 2011.

Nhưng thông tin ông Bê bị mất sừng tê giác làm nhiều người nghi ngờ. Ông Thạch Khưa (65 tuổi) nhà ngang cổng chính dinh thự Trầm Bê cho biết nhiều năm nay địa phương này không nghe chuyện trộm cướp dù nhiều nhà ngủ không khóa cửa. "Nhà ông Bê có bảo vệ canh gác ngày đêm thì ai dám vào trộm. Người dân quê quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, có biết con tê giác là gì đâu”, ông Khưa bộc bạch. Ông Nguyễn Tấn Sự, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang (công ty do ông Bê làm Chủ tịch), hiện không cho bất kỳ ai vào dinh thự Trầm Bê với lý do “Công an huyện cấm, đang điều tra sợ mất dấu vết hiện trường”.

Posted Image

Khu dinh thự lớn nhất Trà Vinh, nơi đây còn có cả vườn tùng.

Posted Image

Khu đất của gia đình Trầm Bê xưa kia, nay cũng được trồng tùng, xây hồ nuôi cá.

Posted Image

Một cây tùng đẹp trong khu đất của cha mẹ ông Trầm Bê sinh sống, lập nghiệp trước đây.

Posted Image

Những cây tùng trong khu dinh thự cao và đẹp.

Posted Image

Cá hải tượng hàng chục ký trong khuôn viên nhà cũ của ông Trầm Bê.

Posted Image

Tại đây còn có cây thị cổ.

Posted Image

Cụ Lệ đi chùa thắp nhang, dâng cơm cúng Phật vào buổi trưa.

Posted Image

Ảnh cả nhà Trầm Bê tại chánh điện chùa Vàm Ray.

Theo Duy Khang

Ngôi sao

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

11.000. tỷ đồng hãy để tu sửa lại những di sản văn hóa cổ Việt. Đây chính là những bảo tàng vô giá của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Đừng để tất cả trở thành con số không.

=======================

Tiếng kêu thống thiết từ ngôi đình "kỳ dị" nhất Việt Nam

Thứ Hai, 15/10/2012 - 20:50

Dân gian có câu "cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài". Những ngôi đình ở xứ Đoài được tôn vinh không chỉ bởi sự bề thế, hoành tráng mà còn bởi kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.

Đến làng Việt cổ Đường Lâm nổi tiếng bây giờ, các tour du lịch đang đắt khách với người trong và ngoài nước bao giờ cũng không thể bỏ qua tiết mục: Chiêm bái những ngôi đình làng cổ. Đình làng Cam Thịnh (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có niên đại khoảng 300 năm là một trong những công trình như thế. Nó là "thành viên" quan trọng tạo nên giá trị muôn một và sức quyến rũ của di tích quốc gia làng Việt cổ Đường Lâm.

Tuy nhiên, đã nhiều năm nay, ngôi đình này đang trong tình trạng xuống cấp hết sức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan di tích cũng như mất an toàn cho đời sống sinh hoạt văn, hóa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng và đông đảo du khách. Nhiều cấu kiện, hạng mục bị hỏng, bị rơi đổ.

Bà con phải dùng hệ thống dầm gỗ, xà gỗ, gậy tre, đinh ốc chằng chống, đắp vá khắp nơi. Đi trong lòng đình, len giữa các cọc chống chi chít tua tủa, người ta rùng mình nghĩ đến cảnh mất mạng bất cứ lúc nào vì tai nạn ngay trong khi vào... tham quan cửa nhà thánh.

Xem clip này, người ta sẽ hiểu vì sao: Với sự đổ nát và chống vá chằng đụp đó, đình Cam Thịnh được "xưng tôn" là ngôi đình kỳ dị nhất Việt Nam. Trong khi nhiều di tích bị giết chết bởi thảm nạn "đổ tiền vào trùng tu làm mới", thì đình Cam Thịnh đang thống thiết xin được đầu tư chống... đổ sụp.

Clip đình Cam Thịnh xuống cấp trầm trọng

Đình Cam Thịnh được trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố, kèm theo Quyết định bảo vệ di tích lịch sử- văn hóa theo Quyết định số 167/ QĐ UB ngày 25 tháng 2 năm 2000 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội).

Trong đình hiện nay vẫn còn những di vật quý giá như những tấm bia đá, những cỗ ngai, kiệu gỗ, những câu đối, chữ thờ hay những kiến trúc có từ thế kỷ 17. Đình có ba gian lớn và hậu cung. Hậu cung nằm bên trong đình liền với nhà tiền tế và đại bái...

Theo Lao động

=======================

Vậy cuối cùng là ông Trầm Bê có mất sừng tê giác không nhỉ?Posted Image

Đại gia Trầm Bê và dấu ấn ở đất Trà Vinh

Thứ 2, 15/10/2012, 07:59

Ông Trầm Bê là người sở hữu dinh thự lớn nhất Trà Vinh. Ở quê nhà, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank còn có pháp danh Tắc Hậu.

Posted Image

Cách cửa biển Định An khoảng 7 km về hướng Trà Vinh, xã Hàm Tân của huyện Trà Cú (Trà Vinh) mới được tách ra từ xã Hàm Giang cũ.

Đây là vùng đất thuần nông, nghèo khó nhưng có chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam, ngôi chùa lớn Vàm Ray (chùa Phật nằm), một dinh thự hoành tráng với vườn tùng bao quanh...

Chùa Vàm Ray khánh thành chánh điện năm 2008 do gia đình ông Trầm Bê (pháp danh Tắc Hậu) hỗ trợ, được ghi nhận bằng bảng công đức đặt ngay đường lên chánh điện. Nơi đây còn ghi tên vợ ông với pháp danh Tắc Lượng.

Tại một lối khác cũng dẫn lên chánh điện chùa Vàm Ray là bức ảnh lớn của 5 người nhà ông Bê, bên hông khắc tên 3 người con. Những người quá cố trong gia đình cũng được tạc di ảnh lên tường của chùa Vàm Ray. Trao đổi với phóng viên, ông Liên Phước Thiện, Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết ông Bê tuy sống ở TP HCM nhưng rất quan tâm đến địa phương mà cụ thể là hỗ trợ vốn xây dựng chánh điện chùa Vàm Ray, ngoài ra, ông còn hỗ trợ nhiều gia đình khó khăn. "Hương lộ 12 đầu tư trên 5 tỷ đồng, ông Bê cũng đóng góp 20%. Gia đình ông ấy còn mua đất cất nhà cho 250 hộ nghèo trong xã và mỗi năm đều có hỗ trợ 20 tấn gạo cho những gia đình khó khăn”, ông Thiện cho biết thêm.

Posted Image

Tên và pháp danh của vợ chồng Trầm Bê tạt lên tường ngay lối vào chánh điện chùa Vàm Ray ở xã Hàm Tân (Hàm Giang cũ). Ảnh: Thiên Phước

Cạnh chùa Vàm Ray là khu đất rộng khoảng 1 ha trồng tùng có đánh mã số. Đây là đất gốc của cha mẹ Trầm Bê và người phụ nữ lớn tuổi nhất ở đây được hàng xóm gọi là cụ Lệl. Hằng ngày bà cụ ngoài 70 tuổi vẫn đi chùa thắp nhang, dâng cơm cúng Phật. Bà cho biết là chị họ với ông Bê. “Mấy đứa em của tôi ít khi về, các con đi làm thuê hết rồi. Chồng tôi gần 80 tuổi nhưng phải ra đồng mỗi ngày vì không mướn được người làm công ngoài ruộng. Cây cảnh trong vườn do Trầm Bê mang về trồng, giá trị bao nhiêu tôi không rõ”, bà cụ cho biết. Trong khu đất rộng khoảng 30 ha ở ấp Vàm Ray có mộ cha mẹ ông Bê nên người dân địa phương quen gọi là “nhà mồ”. Tại đây, ngoài tòa nhà 5 tháp nóc hoành tráng nhất Trà Vinh vườn tùng giá trị bao quanh.

Cụ Trầm Phong (80 tuổi) ở ấp Vàm Ray cho biết gia đình bố mẹ ông Trầm Bê vốn không nhiều ruộng đất nhưng chí thú làm ăn nên cuộc sống sung túc. Năm 2009 mẹ ông Trầm Bê qua đời, sau đó một năm thì cha ông mất.

Thời điểm này ông Bê bắt đầu xây dựng khu dinh thự, đóng góp tiền của về quê làm ăn, chăm lo cho đồng bào nghèo.

Posted Image

Vườn tùng tại nơi ông Trầm Bê chôn nhau cắt rốn. Ảnh: Thiên Phước

Về sự việc gia đình ông Trầm Bê mới đây báo mất trộm sừng tê giác, người đứng đầu xã Hàm Tân, Liên Phước Thiện, cho biết, việc người thân của ông Bê báo mất sừng tê giác đã được công an xã chuyển lên Công an huyện Trà Cú.

Thượng tá Nguyễn Văn Thuyền, Trưởng Công an huyện Trà Cú, cũng nói rằng vụ mất trộm sừng tê giác tại nhà ông Trầm Bê đang được điều tra nhưng chưa có kết quả.

Một người làm công cho biết con tê giác nhồi bông có sừng được ông Bê đưa về dinh thự vào cuối năm 2011.

Nhưng thông tin ông Bê bị mất sừng tê giác làm nhiều người nghi ngờ. Ông Thạch Khưa (65 tuổi) nhà ngang cổng chính dinh thự Trầm Bê cho biết nhiều năm nay địa phương này không nghe chuyện trộm cướp dù nhiều nhà ngủ không khóa cửa. "Nhà ông Bê có bảo vệ canh gác ngày đêm thì ai dám vào trộm. Người dân quê quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, có biết con tê giác là gì đâu”, ông Khưa bộc bạch. Ông Nguyễn Tấn Sự, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang (công ty do ông Bê làm Chủ tịch), hiện không cho bất kỳ ai vào dinh thự Trầm Bê với lý do “Công an huyện cấm, đang điều tra sợ mất dấu vết hiện trường”.

Posted Image

Khu dinh thự lớn nhất Trà Vinh, nơi đây còn có cả vườn tùng.

Posted Image

Khu đất của gia đình Trầm Bê xưa kia, nay cũng được trồng tùng, xây hồ nuôi cá.

Posted Image

Một cây tùng đẹp trong khu đất của cha mẹ ông Trầm Bê sinh sống, lập nghiệp trước đây.

Posted Image

Những cây tùng trong khu dinh thự cao và đẹp.

Posted Image

Cá hải tượng hàng chục ký trong khuôn viên nhà cũ của ông Trầm Bê.

Posted Image

Tại đây còn có cây thị cổ.

Posted Image

Cụ Lệ đi chùa thắp nhang, dâng cơm cúng Phật vào buổi trưa.

Posted Image

Ảnh cả nhà Trầm Bê tại chánh điện chùa Vàm Ray.

Theo Duy Khang

Ngôi sao

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ làm gì nếu Israel tấn công Iran (kỳ 1)?

(Dân trí) - Trong chính quyền Mỹ hiện nay, không ai có thể khẳng định liệu Israel có tấn công Iran hay không. Để tránh bị động, Mỹ đang xem xét một loạt giả định về khả năng hành động của Israel, hòng tìm đối sách tránh xa cuộc xung đột có thể nhấn chìm cả vùng vịnh Péc-xích.

Posted Image

Israel ngày càng giữ khoảng cách với Mỹ về kế hoạch tấn công Iran.

Trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí Slate của Mỹ, một chuyên gia hoạch định kế hoạch chiến tranh của Lầu Năm Góc tiết lộ Israel ngày càng giữ khoảng cách với Mỹ trong vấn đề hạt nhân Iran, cho dù hai bên vẫn thường xuyên tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề này.

“Chưa bao giờ các cuộc trao đổi giữa tình báo Mỹ và Israel về vấn đề Iran lại được thúc đẩy như thời gian qua. Nhưng từ khi Mỹ tỏ ý không ủng hộ kế hoạch tấn công Iran, Nhà nước Do Thái không chịu tiết lộ thêm bất cứ điều gì liên quan đến các kế hoạch tấn công của mình. Đây có thể nói là bí mật lớn nhất của Israel trong thời điểm hiện nay", chuyên gia này viết.

Cũng theo bài viết, Israel đang tỏ ra rất kiên quyết khi liên tục từ chối đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta về việc cung cấp cho Washington các kịch bản tấn công Iran. Những phản ứng này ngày càng lộ rõ sau khi Lầu Năm Góc nhiều lần cự tuyệt đòi hỏi của Tel Aviv, mà cụ thể là của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, về việc phải đưa ra "giới hạn đỏ về hạt nhân" cho Iran, đồng thời lên sẵn phương án can thiệp quân sự nếu Nhà nước Hồi giáo không chịu tuân thủ các giới hạn đó.

Trong bối cảnh ấy, để tránh bị cuốn vào một cuộc chiến tranh mới mà nếu xảy ra có thể sẽ nhấn chìm cả khu vực và châm ngòi cho một cuộc đại chiến thế giới giới, Bộ Tổng tham mưu quân đội Mỹ đã quyết định tự dò dẫm mò tìm và phán đoán về khả năng Israel phát động tấn công, đồng thời phân tích về những tác động có thể xảy ra đối với các lợi ích của Mỹ một khi quyết định tấn công được đưa ra.

"Đúng là chuyện ngược đời. Chúng tôi đang phải tự xem xét, đánh giá về khí tài và khả năng đưa ra quyết định tấn công của đồng minh Israel. Chúng tôi phải thử đặt mình vào địa vị của họ, tưởng tượng những gì sẽ phải làm nếu xảy ra các tình huống đó", tác giả bài viết tiết lộ.

Qua phân tích những thông tin thu thập được, Lầu Năm Góc và Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ (Centcom) cho rằng hiện có ít nhất 3 giả thuyết về khả năng Israel tấn công Iran. Trong số này, đáng chú ý nhất là kịch bản Tel Aviv tiến hành vụ không kích đặc biệt nhằm vào cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordow. Cuộc tấn công được đặt biệt danh Iran Entebbe, ám chỉ cuộc đột kích năm 1976 do lực lượng đặc công Israel tiến hành nhằm vào sân bay Entebbe của Uganda để giải thoát cho các công dân Israel bị bắt giữ làm con tin.

Theo kịch bản này, lực lượng đặc công Israel sẽ đột kích vào cơ sở hạt nhân Fordow, nơi chứa hầu hết các máy ly tâm làm giàu urani của Iran, để thu giữ càng nhiều urani càng tốt trước khi cho kích nổ phá hủy địa điểm trên.

Tuy nhiên, liệu Tel Aviv có đủ các phương tiện cần thiết để giành thắng lợi trong một cuộc tấn công như vậy vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, cho dù Israel được đánh giá là có tiềm lực quân sự khá mạnh. Có lẽ đây cũng chính là lý do tại sao Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không chỉ tìm kiếm sự hậu thuẫn về chính trị của Mỹ, mà còn cần cả sự hỗ trợ về mặt quân sự, đặc biệt trong việc yêu cầu Washington đưa ra "giới hạn đỏ hạt nhân" cho Iran.

"Tất cả những câu chuyện xoay quanh giới hạn đỏ hay tối hậu thư chỉ là cách Israel buộc Mỹ phải tuyên bố cùng tham gia tấn công với họ", Đô đốc về hưu và là cựu Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Bobby Ray Inman nhận định.

Cựu Đại tá không quân Mỹ Sam Gardiner cũng có đánh giá tương tự khi ông nói rằng "Mỹ có các phương tiện mà Israel không có, nhưng không vì thế mà có chuyện Mỹ sẽ tham gia tấn công để làm hài lòng người Israel".

Theo nhận định chung của nhiều nguồn tin thân cận tại Mỹ, Washington sẽ không để cho Tel Aviv vin vào quyết tâm ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo sở hữu vũ khí hạt nhân để tuyên bố chiến tranh. Trong trường hợp Israel kiên quyết phát động cuộc chiến, Mỹ sẽ chọn giải pháp đứng ngoài cho dù có thể bị mang tiếng "bỏ rơi đồng minh".

Việt Giang

=============

Trong trường hợp Israel kiên quyết phát động cuộc chiến, Mỹ sẽ chọn giải pháp đứng ngoài cho dù có thể bị mang tiếng "bỏ rơi đồng minh".

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đập thủy điện Đăkrông 3 bị vỡ hay tự phá?

Thứ Ba, 16/10/2012 --- cập nhật 10:52 GMT+7

Sau sự cố vỡ đập thuỷ điện Đăkrông 3 tại huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị gây bất an cho người dân, phóng viên đã có trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Trường Sơn, là chủ đầu tư dự án này, về sự cố và được vị Tổng giám đốc trả lời: 'Chúng tôi phá đập chứ không phải đập bị vỡ..'.

>> Đập thuỷ điện Đăkrông vỡ gần 30 mét

Trong khi đó, cơ quan chức năng Quảng Trị đã có kết luận là vỡ đập, dù chất lượng công trình này hiện vẫn chưa có kết luận chính thức.

Trước đó, vào ngày 7.10, sự cố vỡ đập thủy điện Đăkrông 3 được người dân phát hiện. Vị trí vỡ ở thượng lưu vai trái đập dâng với chiều dài đập bị cuốn trôi là 40m ở thân trên và 20m ở đáy, với chiều cao 6m. Song mãi đến ngày 12.10 từ một nguồn tin riêng, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị mới tổ chức đến hiện trường để kiếm tra. Tuy nhiên, có một điểu khó hiểu là lực lượng bảo vệ của công trình thuỷ điện này đã cản trở không cho các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị vào hiện trường kiểm tra.

Posted Image

Hình ảnh đập thủy điện Đăkrông 3 bị vỡ

Theo ghi nhận của phóng viên, tại hiện trường, những khối bê tông lớn vỡ ra từ thân đập bị trôi xuống phía hạ lưu vài trăm mét. Các khối bê tông vỡ bong ra những thanh sắt, loại lớn nhất có phi 16, những que sắt này không có dấu hiệu bị kéo đứt, gãy mà đa số vẫn còn nguyên vẹn. Như vậy, có thể thấy sắt được kết cấu cho từng khối bê tông riêng rẽ, không được cột nối hoặc tổ chức kết cấu cho toàn bộ thân đập.

Chưa dừng lại đó, tại những vị trí bê tông bị bể ra, bằng mắt thường, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi mục..., một số nơi có thể dùng tay bẻ bê tông rời ra từng cục. Còn ngay tại vị trí đáy đập, nơi phần nổi của đập vừa bị cuốn trôi cũng chỉ thấy lòi lên những que sắt loại nhỏ. “Tôi không phải là đơn vị giám sát hay kĩ sư, nhưng nhìn vào kết cấu sắt trong các khối bê tông và nơi đáy đập, tôi nghĩ sắt như vậy là rất ít và rất nhỏ, không đủ để giữ hàng trăm tấn bê tông được”, một người thợ xây dựng ở địa phương này khẳng định.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hải cho rằng: “Không phải đập thuỷ điện bị vỡ, mà do chúng tôi đập phá để cho nước thoát vì lũ từ thượng nguồn đồ về”. Song trên thực tế, theo báo cáo nhanh của Trung tâm Phòng chống bão lũ tỉnh Quảng Trị, lưu lượng nước tại thời điểm vỡ đập đã là 4.000m3/giây, lượng mưa ở thượng nguồn sông Đăkrông vẫn còn rất nhỏ (dưới 150mm), không cần thiết phải thoát lũ bằng cách này.

Sáng 15.10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận, tại cuộc họp khẩn với lãnh đạo UBND tỉnh chiều ngày 14.10, lãnh đạo Công ty CP thủy điện Trường Sơn đã thừa nhận sự cố trên là do nước lũ đổ về gây ra vỡ đập.

Cần độc lập giám định chất lượng thuỷ điện Đăkrông 3

Đề cập về vấn đề chất lượng của công trình của thuỷ điện Đăkrông 3, một lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: "Đến nay việc kiểm định chất lượng công trình này vẫn chưa được tiền hành. Song trước mắt, chúng tôi sẽ tiến hành yêu cầu đơn vị chủ đầu tư ra soát lại tất cả các hạng mục xem có đảm bảo chất lượng hay chưa, sau đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo vì hiện tại công trình thuỷ điện này đang trong quá trình thi công".

Được biết, công trình này đang trong giai đoạn thi công, nhưng đơn vị đầu tư này đã cho tích nước hoà lưới điện quốc gia. Điều này cho thấy, các cơ quan chuyên môn quá sơ sài, lơ là đối với công trình này. Mặt khác, đơn vị đầu tư xem thường tính mạng người dân khi cho tích nước lòng hồ thuỷ điện trong lúc có 13 hộ dân trong vùng nguy hiểm chưa được di dời, chưa được đền bù. Việc làm của đơn vị chủ đầu tư xây dựng thuỷ điện Đăkrông 3 là cố tình không thực hiện các bước cần thiết.

Trước những nghi ngờ chất lượng các công trình thủy điện Đăkrông 3 “có vấn đề” từ khảo sát, thiết kế, thẩm định cho đến thi công. Các cơ quan chức năng Quảng Trị cần phải có đơn vị độc lập để kiểm định chất lượng các công trình thuỷ điện tiến hành lấy mẫu giám định từ những khối bê tông vừa trôi ra từ thân đập để kiểm định, giám định chất lượng toàn bộ thân đập. Nếu chưa làm được điều này, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị nhất thiết phải ngừng ngay công trình thuỷ điện Đăkrông 3 trước khi để xảy ra những việc đáng tiếc. Được biết, thủy điện Đakrông 3 có tổng mức đầu tư 210 tỷ đồng.

Theo Xzone.vn

=======================

ông Nguyễn Thanh Hải cho rằng: “Không phải đập thuỷ điện bị vỡ, mà do chúng tôi đập phá để cho nước thoát vì lũ từ thượng nguồn đồ về”.

Hết thuốc.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật bẽ bàng của Mỹ sau 5 thập kỷ chôn giấu

15/10/2012 08:30

Nửa thế kỷ trước, Chiến tranh Lạnh đã bị đẩy cao lên đến đỉnh điểm khi mà Mỹ bố trí hơn 100 tên lửa có đầu đạn hạt nhân trên khắp châu Âu với đích ngắm bắn là Moscow.

Đáp lại, Liên Xô cũng bí mật triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba, nhằm thẳng vào Mỹ. Vào lúc Chiến tranh Lạnh tiến sát tới một cuộc chiến hạt nhân thì bất ngờ ngòi nổ được tháo êm thấm đến mức ngoạn mục.

Posted Image

Sau 13 ngày trong tháng Mười năm 1962, phần lớn thế giới (và hầu như toàn bộ người Mỹ) tin rằng bằng một sức mạnh Mỹ đầy tính huyền thoại nào đó, Tổng thống John. F. Kennedy đã khiến Liên Xô phải lẳng lặng rút lui và giỡ các tên lửa tại Cuba mà không phải đánh đổi bất kỳ điều gì.

Trên thực tế, một thỏa thuận ngầm đã được đưa ra, một cuộc đổi chác đã được giữ kín. Đổi lại là ảo tưởng về sức mạnh bất khả của Mỹ trong các cuộc thương thảo được bảo toàn. Niềm tin đó vô tình đã thiết lập nên một tiêu chuẩn trong cách Washington xây dựng chính sách đối ngoại khi đối phó với các đối thủ của Mỹ. Và giờ là lúc sự thật được phơi bày và cũng là lúc lập kỷ lục cho cách mà Tổng thống Kennedy đã xử lý cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba.

Vào một mùa thu 50 năm trước, cách Tổng thống John F. Kennedy (JFK) xử lý đầy khéo léo cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba đã trở thành một huyền thoại tâm điểm trong Chiến tranh Lạnh. Cốt truyện được vẽ nên là, với sức mạnh ưu việt của quân đội Mỹ và ý chí sắt thép của mình, Kennedy đã buộc Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev phải đầu hàng và di rời các tên lửa hạt nhân đã bí mật triển khai ở Cuba.

Như Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk hùng hổ: Mỹ đã “mặt đối mặt” còn những người Liên Xô “chỉ biết lảng tránh”. Nói một cách hoang đường thì Khrushchev đã bỏ cuộc, còn Kennedy thì chẳng mất gì. Do đó, cuộc khủng hoảng đã chấm dứt với phần thắng giành cho một nước Mỹ không nao núng, và Liên Xô phải gánh chịu thất bại tuyệt đối.

Chiến thắng của Kennedy trong một cuộc Chiến tranh Lạnh đầy hỗn loạn và không thuyết phục bỗng nhiên trở nên thống trị về mặt chính trị trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nó tôn sùng sức mạnh quân sự và sức mạnh ý chí, phỉ báng vào chính sách đối ngoại kiểu đổi chác. Nó thiết lập nên một tiêu chuẩn cho kiểu tranh chấp tay đôi dữ dội và đầy nguy hiểm khi Mỹ đương đầu với các địch thủ có thể không xứng tầm – vì ngay từ đầu điều đó đã không xảy ra.

Tất nhiên, từ lâu nước Mỹ đã quá nghiện việc không thỏa hiệp với những đối tượng mà Washington cho là ‘kẻ xấu’, nhưng rốt cuộc lại thỏa hiệp. Tổng thống Harry Truman còn đi xa hơn thế khi đề xuất hẳn một vị trí cho Moscow trong Kế hoạch Marshall.

Ngoại trưởng đương thời là Dean Acheson biện hộ rằng khi đó bạn chỉ có thể đối phó với Moscow bằng cách tạo ra “sức mạnh về tình thế”. Và tất cả mọi vấn đề này ít hay nhiều đều nguôi dần cho tới khi xảy ra khủng hoảng tên lửa Cuba, cách JFK xác lập sức mạnh Mỹ đã gây thêm sức ép cho những người kế nhiệm quyết không chịu thỏa hiệp với đối thủ.

Về cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, mọi người vẫn tin rằng JKF đã thắng lợi mà không hề nhượng bộ một li một lai nào. Ý nghĩ đó tự nó ăn sâu vào các cuộc bàn cãi về chính sách và tranh luận về chính trị của Mỹ dù nói ra hay không.

Nó hiện hữu ngay lúc đó và cả những thập kỷ sau này, trong các lo ngại phải đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào với chương trình hạt nhân của Iran hay là vai trò của Taliban ở Afghanistan. Lãnh đạo Mỹ không hề thích việc thỏa hiệp, và sẽ còn rất nhiều việc phải giải quyết với hiểu nhầm còn rơi rớt lại sau 13 ngày trong tháng Mười năm 1962.

Trên thực tế, cuộc khủng hoảng này kết thúc không phải với sự rút lui vô điều kiện của Moscow, mà với sự nhượng bộ của cả hai phía. Liên Xô rút các tên lửa của họ khỏi Cuba, đổi lại Mỹ phải hứa không tấn công Cuba và rút các tên lửa Jupiter khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Về các nguyên nhân có vẻ như đã rõ, phe Kennedy đã giữ kín vụ rút tên lửa Jupiter trong thỏa thuận bí mật suốt hơn hai thập kỷ, và thậm chí coi đó chỉ là một việc vặt.

Về những nguyên nhân còn chưa tiết lộ, phía Liên Xô cũng kín tiếng. Các học giả như Graham Allison của Đại học Harvard công bố sự thật trong suốt nhiều năm, nhưng các nỗ lực của họ hiếm khi chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận công khai cũng như trong các cuộc họp của Nhà Trắng về việc làm thế nào để Mỹ có thể đẩy lui kẻ thù chỉ với một cái ‘quắc mắt’.

Ngay từ lúc đầu, phe của Kennedy đã tìm cách che đậy phần nhượng bộ đối với tên lửa Jupiter. Việc này bắt đầu khi mà anh trai của Tổng thống là Chưởng lý Robert F. Kennedy có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin vào ngày 27/10 để trình bày về việc đổi tên lửa Jupiter lấy tên lửa Liên Xô.

Ông nói với Dobrynim rằng: Chúng tôi sẽ rút các tên lửa Jupiter ra, nhưng đó không phải là phần nằm trong thỏa thuận, và anh sẽ không bao giờ được nhắc tới việc này. Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba, và Mỹ cũng cho tên lửa Jupiter lui, và bí mật đó được giữ kín suốt 16 năm, cho tới khi một đoạn nhỏ trong cuốn sách của Arthur Schlesinger có đề cập sơ qua.

Bốn năm sau đó, các cố vấn chính của Kennedy viết một bài báo trên tờ Times nhân dịp kỷ niệm 20 năm cuộc khủng hoảng. Trong đó, họ thừa nhận rằng việc rút tên lửa Jupiter có nằm trong thỏa thuận với Moscow. Tuy nhiên, họ nói rằng họ làm vậy là để hạ thấp tầm quan trọng của sự việc, cho thấy rằng vụ thỏa thuận Jupiter chỉ là một động thái ‘vuốt đuôi’ khi mà JFK trước đó đã quyết định rút các tên lửa này khỏi Thổ Nhĩ Kỳ rồi.

Sau đó, họ lại hoàn toàn mâu thuẫn với chính mình khi thừa nhận rằng việc giữ kín nội dung về Jupiter với tư cách là một phần của thỏa thuận này rất quan trọng, đến mức nếu thông tin này mà rò rỉ, nó “có thể làm nổ tung và phá hủy các nỗ lực về an ninh của Mỹ và các đồng minh”.

Những phụ tá của Kennedy dù đã quay lưng lại với lời giáo huấn thì rất lâu sau đó vẫn tiếp tục truyền bá về chiến thắng này. Hầu hết đều phản đối cuộc chiến tranh VIệt Nam mà JFK vẫn đang vật lộn cho tới khi bị ám sát. Họ đều nghi ngờ về giá trị của sức mạnh quân sự và các cuộc đối đầu giữa nước lớn, và họ trở thành những người bênh vực dữ dội cho các thỏa hiệp ngoại giao.

Tuy nhiên, không phải mãi cho tới năm 1988 thì một trong số họ mới cởi mở và nói rõ ràng về hành động đạo đức giả của họ suốt nhiều thập kỷ và cả cái giá mà họ phải trả. Trong suốt sách Danger and Survival (tạm dịch ‘Hiểm nguy và Sống sót’), cố vấn an ninh quốc gia của Kennedy là McGeorge Bundy than rằng:

“Bí mật kiểu này đều có cái giá của nó. Bằng cách giữ cho riêng mình lời bảo đảm về Jupiter, chúng tôi đã đánh lừa các đồng nghiệp, người dân, người kế nhiệm và các đồng minh của mình”, khiến họ hiểu rằng “chỉ cần thể hiện quan điểm cứng rẵn vào ngày thứ Bảy đó đã là đủ rồi”. 26 năm che dấu một sự thật, nhưng rồi nó cũng được thừa nhận.

(Còn nữa…)

Lê Thu (theo FP)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi tin đồn tìm ta trú ngụ

15/10/2012 04:32:47

(SVVN)Trên truyền hình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình xác nhận: Hiện đang có những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống ngân hàng. Vậy tin đồn xuất hiện như thế nào và liệu có thể hạn chế tác động tiêu cực của nó tới đời sống xã hội? Sinh Viên Việt Nam đã trao đổi cùng TS Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam).

Cơ chế của tin đồn

Dưới góc độ tâm lý học xã hội và truyền thông, theo ông, khi nào thì một tin đồn xuất hiện?

Trong tâm lý học xã hội, tin đồn được xem là những "lý giải” chưa được kiểm chứng về một sự kiện, tình huống hay vấn đề mà công chúng quan tâm và nó được truyền từ người này sang người khác. Nói cách khác, tin đồn là một nỗ lực hay hành vi mang tính chất tập thể, nhằm lý giải một tình huống có vấn đề hoặc một tình huống kích thích cảm xúc của công chúng. Xét cho cùng, tin đồn cũng là một dạng giao tiếp/truyền thông xã hội loại đặc biệt, không chính thức. Khi một tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại thiếu vắng thông tin lý giải đã được kiểm chứng, chính thức và thuyết phục thì cách lý giải chưa được kiểm chứng, không chính thức và có phần “bán tín, bán nghi” sẽ là cơ sở để xuất hiện tin đồn.

Từ giữa thế kỷ trước, Knapp trong cuốn A Psychology of Rumor (1944) đã xác định rất rõ ba đặc điểm cơ bản của tin đồn: Được truyền miệng; cung cấp các "thông tin" về một người, tình huống hay câu chuyện đang diễn ra; thể hiện và đáp ứng các "nhu cầu về cảm xúc của công chúng/cộng đồng. Knapp cũng phát hiện ra rằng, các tin đồn tiêu cực thường dễ được lan truyền hơn các tin đồn tích cực. Liệu có phải vì vậy mà phần lớn các tin đồn đều mang tính chất "phá" nhiều hơn là "xây"?

Các yếu tố tâm lý cơ bản làm tin đồn lây lan là gì, thưa ông?

Tin đồn có thể xuất hiện trong mọi tổ chức hay xã hội, ở các mức độ khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu, sau này, đã xác định hai yếu tố mang tính chất tâm lý và tình huống quan trọng dẫn đến tin đồn và lan truyền tin đồn: Sự bất định và lo lắng. Bất định là trạng thái không xác định, nghi ngờ, không biết chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo và sự kiện vừa diễn ra có nghĩa là như thế nào. Khi thiếu thông tin để lý giải một cách có ý nghĩa tình huống có vấn đề, con người cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Chờ đợi tin tức về việc một số lãnh đạo ngân hàng mà mình gửi tiền bị bắt giam hay theo quy hoạch mới nhà mình có bị giải tỏa hay không... là một quá trình rất nản lòng. Về khía cạnh cảm xúc, sợ hãi hay lo lắng khi thiếu các thông tin thiết thực là trạng thái có thể dẫn đến sự hình thành các tin đồn. Con người cần hiểu rõ chuyện gì đã, đang và sẽ diễn ra để có thể hành động, xử lý một cách hiệu quả.

Đâu là "đất sống” của tin đồn, thưa ông?

Trong điều kiện khủng hoảng, tin đồn càng có đất sống bởi khi đó công chúng thường cảm thấy bất định và lo âu nhất. Trong công trình The Psychology of Rumor (1947) đã trở thành kinh điển của mình, Allport và Postman đã xác định hai điều kiện tác động tới tin đồn (tạm gọi là T): Tầm quan trọng (tạm gọi là Q) của tin đồn đối với công chúng và sự mơ hồ (M) của các dữ kiện/bằng chứng liên quan tới tin đồn. Hai biến số này liên hệ với nhau theo công thức: T = Q x M. Có nghĩa, số lượng và cường độ của tin đồn (T) càng tăng, nếu tầm quan trọng của nội dung tin đồn càng cao đối với công chúng và sự mơ hồ của các bằng chứng (như thông tin đa nghĩa, tối nghĩa, nhập nhằng) càng cao và ngược lại. Khi lo sợ về những hệ quả của một tình huống, sự kiện nào đó như tăng giá hàng hóa, thực phẩm độc hại, động đất... (ngược lại với mong muốn của công chúng), các tin đồn sẽ xuất hiện nhiều với cường độ lớn khi thông tin về các tình huống đó thiếu hụt hoặc mơ hồ. Ứng xử ra sao với tin đồn?

Thưa ông, công chúng thường phản xạ thế nào với các tin đồn?

Trước một tin đồn, các cá nhân trong công chúng thường thể hiện một trong ba loại định hướng: Phê phán, không phê phán hoặc truyền tiếp. Với loại phê phán, cá nhân sử dụng năng lực phê phán để phân định sự thật và giả dối trong tin đồn mà anh ta nghe được. Việc này dễ xảy ra, nếu anh ta có kiến thức hay kinh nghiệm về chủ đề đó. Nhưng quan trọng hơn là anh ta phát triển được tư duy phê phán, phản biện. Còn với loại không phê phán thì cá nhân không thể sử dụng năng lực phê phán để đánh giá mức độ thật giả trong các tin đồn. Có thể, một số tình huống hay cảm xúc đã hạn chế việc sử dụng năng lực phê phán, như trong các tình huống khẩn cấp (thiên tai hay nhân tai). Trong nhiều tình huống khác, các cá nhân không có đủ kiến thức về vấn đề mà tin đồn đề cập và không có năng lực phê phán sẽ suy diễn hay thêu dệt ý nghĩa của tin đồn, sao cho nó phù hợp với định khuôn, định kiến hay thái độ của mình. Với loại thứ ba (thường thể hiện trong các thực nghiệm tâm lý học xã hội), nội dung của tin đồn không liên quan đến cá nhân, nên anh ta chỉ quan tâm đến việc truyền tiếp nó cho người khác. Đôi khi, nó giống như một đứa trẻ được người khác cho biết một “tin vịt”, nó chẳng hiểu gì lắm nhưng lại phấn khích truyền tin này cho nhiều người khác vì nhiều động cơ khác nhau (thích thể hiện, kiếm chuyện làm quà…).

Xin hãy nêu một câu chuyện về tin đồn mà ông thấy có nhiều bài học đáng để ta suy ngẫm?

Khi dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát ở Việt Nam vào đầu năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một báo động về sức khỏe cho công chúng ở cấp độ quốc tế. Sau đó, Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình Dương của tổ chức này (WPRO) đã chỉ định một viên chức giám sát tin đồn (rumor survaillance officer) để tìm kiếm và theo dõi dấu vết về tin đồn cúm gia cầm. Trong vòng 5 tuần, người ta phát hiện 40 tin đồn khác nhau về bùng phát cúm gia cầm ở các nước trong khu vực. 9 trong số này (chiếm 24%) là các tin đồn, sau đó, đã trở thành sự thật.

Bài học ở đây là trước các tin đồn (vốn thường phản ánh mối quan tâm hay lo ngại của công chúng), thay vào việc phớt lờ hay phủ nhận ngay lập tức như cách của nhiều tổ chức hay quốc gia có thể làm, WHO đã chủ động giám sát và những kết quả/phát hiện của họ đã dập tắt các tin đồn sai lệch và giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế và tâm lý. Điều quan trọng hơn là WHO đã xác minh và khẳng định, gần ¼ tin đồn là xác thực, huy động những nguồn lực để ứng phó ở những nơi bị ảnh hưởng.

Tất nhiên, trong các tin đồn nói chung có nhiều tin đồn không xác thực, một số tin đồn xác thực, một số khác chứa dựng cả 2 yếu tố: Nhiều thông tin chi tiết trong tin đồn là sai lệch nhưng vấn đề mà nó đề cập lại là có thật. Điều quan trọng là tin đồn báo hiệu cho chúng ta, đặc biệt là những người quản lý tổ chức hay xã hội, biết rằng có một chuyện gì đó đang diễn ra và đòi hỏi cần phải xử lý. Ngay cả khi tin đồn là sai hoàn toàn thì nó vẫn chứa đựng một dạng "sự thật". Nó cho ta biết một thông tin quan trọng là người dân đang nghĩ gì và tâm trạng, thái độ của họ ra sao (những yếu tố tác động rất lớn đến hành vi con người).

Tăng "sức đề kháng" bằng tư duy độc lập

Trước một tin đồn, thường thì người tiếp nhận rất hoang mang. Vậy, làm thế nào để có cách ứng xử đúng đắn?

Từ công thức T = Q x M và những gì đã được đề cập trên đây, có thể thấy, các cách thức xử lý với tin đồn từ góc độ của người quản lý tổ chức hay xã hội và từ góc độ của công chúng. Cách giảm T tốt nhất là giảm M. “Chìa khóa” đối với chiến lược hay cách thức xử lý tin đồn là năng lực thực hiện ba yếu tố: Cơ chế hay cách thức xác định các tin đồn; cách thức xác định tin đồn nào là xác thực và tin đồn nào là sai lệch/giả dối; cơ chế hay cách thức hiệu chỉnh các tin đồn không chính xác và thay thế chúng bằng các thông tin tin cậy.

Như vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa và ngăn chặn việc lan truyền tin đồn lại chính là lan truyền thông tin xác thực?

Thông tin tốt chính là “thuốc giải độc” cho những tin đồn nhảm. Ngay cả khi người quản lý không có thông tin tin cậy thì anh ta vẫn có thể thông báo ít nhất hai điều: Tin đồn đang lan truyền nói rằng, XYZ và thông tin/bằng chứng tốt nhất mà chúng tôi hiện có về XYZ là... Còn một điều nữa cũng rất có hiệu quả: Khi biết rằng tin đồn là đúng thì hãy nói như vậy, cũng tương tự khi tin đồn là sai hoặc vừa đúng vừa sai. Chính cách làm này sẽ giúp công chúng giảm lo lắng hay hoảng sợ và vì thế giảm “nhu cầu cảm xúc” về tin đồn hay giảm tính chất lây lan của tin đồn trong công chúng. Dù tin đồn có thế nào, nhưng nếu người quản lý chia sẻ thông tin một cách trung thực và minh bạch thì phần lớn công chúng đều cảm thấy "nhu cầu" phải nói về tin đồn một cách vô trách nhiệm sẽ giảm. Trong tình huống hoang mang “bán tín bán nghi”, việc cung cấp thông tin trung thực cho công chúng chính là cách hiệu quả để lấy được lòng tin và sự hợp tác của họ.

Truyền thông thường đóng một vai trò quan trọng trong kiểm soát/xử lý tin đồn bởi truyền thông có thể chỉnh sửa lại các thông tin sai lệch và công bố các thông tin có cơ sở xác thực, đáng tin cậy. Để phòng ngừa sự lan truyền các tin đồn sai lệch, các cuộc họp báo hoặc cung cấp tin tức thường xuyên về tình huống “có vấn đề” và lý giải những gì đang xảy sẽ rất có ích.

Đó là từ phía người quản lý. Còn từ phía công chúng thì sao, làm sao tăng "sức đề kháng” trước tin đồn thất thiệt?

Xét về mặt dài hạn và bền vững, cần phát triển trong công chúng kỹ năng tư duy độc lập, tư duy phê phán như một thành tố rất quan trọng mà hầu hết các nghề nghiệp đều đòi hỏi. Văn hóa giáo dục ở Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng của Khổng giáo và nhiều yếu tố khác, dường như không khuyến khích điều này. Trong thời đại Internet, xu hướng công chúng đọc báo mạng đang tăng và báo in đang giảm, nhiều khi các tin tức chính thống, được kiểm chứng bị thay thế bởi nhiều thông tin giải trí, giật gân, lá cải, chưa được kiểm chứng hay sai lệch. Internet chứa đựng cả những điều có ích nhất lẫn những điều độc hại nhất.

Như thế, những người tiếp nhận thông tin từ Internet hay từ các nguồn khác mà không có năng lực tư duy độc lập hay phê phán sẽ là những người dễ bị lẫn lộn, bị lừa dối hay bị tổn thương nhiều nhất. Trong bối cảnh này, việc trang bị cho học sinh, sinh viên các kỹ năng tư duy độc lập, phê phán, ngay từ khi còn đi học là cách làm nên khuyến khích. Tư duy độc lập và phê phán giúp con người xét đoán, quyết định tin hay không tin vào một điều gì đó bằng cách đặt ra các câu hỏi về những kiến thức, dữ kiện hay ý kiến mà người đó nhận được. Đây cũng là một cách thức quyết định xem, liệu một thông tin nói chung hay một tin đồn nói riêng là đúng, đúng một phần hay sai lệch hoàn toàn. Phát triển tư duy độc lập, phản biện cũng giống như cách thức "tiêm phòng” vắcxin, là cách tự bảo vệ mình tốt nhất trước các tác động tiêu cực của những thông tin xấu, tin đồn thất thiệt.

Xin cảm ơn ông!

Lê Ngọc Sơn(Thực hiện)

=================

Đại để vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay