Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Thủ thuật thâu tóm đất tại Bình Thuận của DN Trung Quốc

UBND tỉnh Bình Thuận vừa kiểm tra và phát hiện việc đầu tư cả trăm hecta đất trồng thanh long không đúng quy định pháp luật của một nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo hồ sơ, cuối năm 2011, ông Zhong Heng Shan (quốc tịch Trung Quốc, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty TNHH Nguyên Long Sơn thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Thâm Quyến, Trung Quốc) ký hợp đồng sang nhượng 100ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) và gần 10.000m2 cạnh quốc lộ 1A thuộc xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc) của ông Phạm Phú Thạnh. Trong khi việc sang nhượng đất chưa hoàn tất và đang có tranh chấp thì ông Zhong có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin phép nhập máy móc, thiết bị sản xuất trên diện tích đất này.

Từ tranh chấp hợp đồng với người Việt Nam

Theo văn bản gửi UBND tỉnh nhờ “can thiệp”, ông Zhong cho biết cuối năm 2011 khi ký hợp đồng với ông Phạm Phú Thạnh, nguyên giám đốc và hiện là thành viên góp vốn trong Công ty Nguyên Long Sơn, ông Zhong đã chuyển 13,5 tỉ đồng cho ông Thạnh. Tuy nhiên đến nay ông Thạnh chưa giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng như đã ký kết.

Vì vậy, Công ty Nguyên Long Sơn đề nghị tỉnh Bình Thuận can thiệp và cho phép họ trồng thanh long trên diện tích 100ha ở Hàm Chính và được xây văn phòng, nhà xưởng trên diện tích đất đã mua tại Hàm Đức. Đồng thời cho phép được nhập máy móc, thiết bị về để sản xuất, chế biến thanh long.

Tuy nhiên theo ông Thạnh, tính đến tháng 7-2012 ông chỉ mới nhận từ ông Zhong 10,5 tỉ đồng và đã giao toàn bộ giấy tờ đất đai mà ông đã ký kết đứng ra mua giúp cho ông Zhong. Chưa hết, để “nắm đằng cán”, ngày 27-2 ông Zhong và luật sư của mình đã yêu cầu ông Thạnh ký một hợp đồng vay vốn khống 4,5 tỉ đồng (lãi suất 0%) trong số tiền 10,5 tỉ đồng đã chuyển, tương đương với 5% vốn góp trong công ty. Đổi lại, ông Thạnh phải thế chấp 11 sổ đỏ có diện tích hơn 75.000m2 và giấy tờ nhà đất văn phòng công ty tại Hàm Thuận Bắc.

Lòi ra chuyện đầu tư “chui”

Việc lập hợp đồng vay vốn khống này nhằm buộc ông Thạnh sau khi lo được giấy chứng nhận đầu tư phải chuyển cổ phần mới lấy lại được giấy tờ đã thế chấp mà ông đứng tên góp vốn trong công ty trên danh nghĩa, nhằm che mắt việc giúp ông Zhong đầu tư “chui” vào Việt Nam.

Theo hồ sơ, ngày 30-12-2011, ông Phạm Phú Thạnh thành lập Công ty TNHH Nguyên Long Sơn với vốn điều lệ 90 tỉ đồng. Trong đó, ông Thạnh làm giám đốc với số vốn góp 20% (18 tỉ đồng) và ông Vũ Duy Tám (quê Bắc Giang) góp 72 tỉ đồng còn lại. Hai tháng sau (ngày 28-2), công ty này đã đăng ký thay đổi lần đầu vẫn giữ nguyên tên công ty, vốn điều lệ nhưng thêm hai thành viên là ông Huang Bi Qiu (ngụ Quảng Tây, Trung Quốc) góp 30% vốn (27 tỉ đồng) và ông Zhong Heng Shan góp 60% vốn (54 tỉ đồng). Lúc này công ty chuyển sang cho ông Zhong làm giám đốc. Riêng ông Thạnh và ông Tám mỗi người chỉ còn 5% vốn (4,5 tỉ đồng).

Posted Image

Mặt bằng đã chuyển từ đất lúa sang đất kinh doanh của Công ty Nguyên Long Sơn

Sau khi đưa hai người nước ngoài vào công ty để nắm giữ toàn bộ số vốn, cá nhân ông Thạnh và ông Tám chỉ còn lại một số vốn “tượng trưng” ít ỏi. Lúc này, Công ty TNHH Nguyên Long Sơn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của ông Zhong. Từ đây, ông Thạnh lại ký hợp đồng chuyển nhượng số đất nông nghiệp trên 100ha mà mình đã gom trước đó cho ông Zhong để ông này đầu tư trồng thanh long, xây dựng nhà xưởng chế biến.

Tuy nhiên theo hồ sơ, với diện tích hơn 10.000m2 nằm sát quốc lộ 1A ngay ngã ba Tà Zôn (xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) là đất lúa hai vụ, không được chuyển đổi mục đích khác (theo nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và pháp luật đất đai hiện hành). Vì vậy theo hợp đồng, ông Thạnh phải có trách nhiệm “chạy” chuyển đổi sang đất kinh doanh để ông Zhong làm nhà xưởng chế biến thanh long. Ngày 26-12-2011, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã cho chuyển đổi số diện tích ruộng lúa này sang đất kinh doanh, công ty đã ào ạt san lấp mặt bằng ngay sau đó.

Sau khi dùng thủ thuật đưa tên hai người Trung Quốc vào để chuyển nhượng công ty, ông Thạnh đã giao hồ sơ và con dấu cho ông Zhong. Chính sự thay đổi và đưa thêm hai người nước ngoài vào công ty nên UBND tỉnh không đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư bởi công ty lúc này có yếu tố người nước ngoài. Chưa hết, theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, việc nhà đầu tư muốn xây dựng nhà xưởng thì sau khi được cấp giấy phép đầu tư phải tập trung vào các khu công nghiệp để sản xuất, chế biến. Từ việc đầu tư “chui” đến việc bán đất nông nghiệp cho người nước ngoài bị phát hiện nên phi vụ này đang có nguy cơ bị đổ vỡ. Cơ quan an ninh kinh tế Công an tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc điều tra làm rõ.

Ông Zhong mời 9 cán bộ Bình Thuận đi Trung Quốc

Khó hiểu hơn là trong thời gian phi vụ này đang lùm xùm thì có đến chín cán bộ, trong đó có phó giám đốc Sở NN&PTNT cùng phó chánh văn phòng, giám đốc trung tâm trực thuộc sở này cùng bí thư, phó chủ tịch, trưởng phòng nội vụ, giám đốc Ban quản lý dự án huyện Hàm Thuận Bắc nhận lời mời của Tập đoàn Nguyên Hinh sang Thâm Quyến, Trung Quốc để “học tập kinh nghiệm”. Theo báo cáo của Công ty Long Nguyên Sơn do ông Zhong ký thì sau chuyến “học tập kinh nghiệm” này, các thành viên trong đoàn công tác đã hướng dẫn ông làm đơn đề đạt những nguyện vọng được đầu tư ở Bình Thuận vì công ty đã lỡ “cầm đèn chạy trước ôtô”.

(Theo Tuổi trẻ)

============================

100 ha đất nông nghiệp chứ đâu phải là 01 cục đất chọi chim? Thịnh tình của ông Zhong mời 9 cán bộ Bình Thuận đi Trung Quốc chắc là đẹp tươi. Lòi ra chuyện đầu tư “chui” thì không biết chui lổ nào?

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Đồng qua bên Nội Mông thuê 1 ngàn ha cho bọn Đông Ngô biết tay, hehe Posted Image, lúc đó Hồ Cẩm Mận chả vái anh Thiên Đồng bằng cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đóng cửa mỏ sắt do người Trung Quốc khai thác

Sau 4 năm hoạt động, mỏ sắt Phong Hanh (huyện Tuy An, Phú Yên) do Công ty Luyện kim Sơn Giang (100% vốn Trung Quốc) làm chủ đầu tư khai thác buộc phải đóng cửa vì hết hạn giấy phép và gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 9/7, ông Zhu Yue Jin, Tổng giám đốc Công ty Luyện kim Sơn Giang cho biết, trong thời gian 10 tháng sẽ hoàn tất việc san gạt, khôi phục 800.000 m3 đất đá, bùn thải, đồng thời trồng và chăm sóc cây xanh trong 2 năm. Tổng kinh phí để đóng cửa mỏ sắt, phục hồi 18 trong số 21 ha vùng mỏ lên tới 18 tỷ đồng.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Phú Yên Nguyễn Như Thức, Sở đang khẩn trương thẩm định đề án, trình UBND tỉnh và đề nghị Sơn Giang cấp tốc triển khai khôi phục môi trường, tránh nguy cơ vỡ bờ bao hồ bùn trong mùa mưa.

Posted Image Mỏ sắt Phong Hanh. (Ảnh: Báo Phú Yên) Trước đó, ngày 29/6, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu Công ty Luyện kim Sơn Giang khẩn trương hoàn tất hồ sơ Đề án đóng cửa mỏ sắt Phong Hanh, nộp về Sở Tài nguyên Môi trường chậm nhất ngày 9/7. Tỉnh nêu rõ: "không cho phép công ty tận thu quặng đuôi trong bùn thải tại các bãi thải khi gấy phép đã hết hạn".

Mỏ sắt Phong Hanh do Công ty Luyện kim Sơn Giang (100% vốn Trung Quốc) làm chủ đầu tư khai thác từ năm 2008. Ngày 30/11/2011, giấy phép khai thác hết hạn nhưng công ty vẫn tuyển quặng từ bãi thải hồ chứa bùn số 1, gây bức xúc cho người dân và chính quyền địa phương.

Trong quá trình hoạt động, công ty này nhiều lần vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ môi trường, khai phá núi, đào một hồ chứa bùn rửa quặng có thể tích 30.000 m3 và đào trái phép hồ chứa bùn rộng hơn 1.000 m2 ngoài khu vực cho phép. Hai hồ chứa này cao hơn mặt ruộng của dân 5 - 8 m và thường xuyên rò rỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đất sản xuất cũng như khu dân cư.

Năm 2011, Công ty Luyện kim Sơn Giang bị xử phạt 143 triệu đồng do vi phạm về môi trường và khai thác khoáng sản ngoài khu vực cho phép. Ngày 22/5, công ty này lại bị tỉnh Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng do hết thời hạn khai thác mỏ sắt Phong Hanh nhưng không hoàn thổ, phục hồi môi trường.

Lần này, UBND tỉnh kiên quyết đóng của mỏ sắt, yêu cầu Công ty Sơn Giang phục hồi môi trường.

Theo Thiên Lý

VNE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo động nguy cơ chiến tranh Trung - Ấn

Thanh Niên Online – 15 giờ trước

(TNO) Tờ India Today số ra hôm nay 10.7, dẫn nguồn tin tức tình báo Ấn Độ đề cập đến nguy cơ bùng nổ giao tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới hai nước.

Theo tờ India Today, nguy cơ xảy ra một trận giao tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ là rất thực đến nỗi nó đã được báo động đến hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Ấn Độ.

Cảnh báo về bóng mây chiến tranh xuất hiện chỉ vài tháng trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày bùng nổ cuộc chiến giữa hai nước khi Trung Quốc đồng loạt phát động tấn công vào khu vực Ladakh và xuyên qua đường McMahon vào ngày 20.10.1962.

Tờ India Today cho biết, họ đã xem qua một bản phân tích mật mà Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ấn Độ RAW chuyển cho chính phủ vào tuần trước, trong đó báo động nguy cơ Trung Quốc khai mào cho một cuộc giao tranh Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Theo thông tin từ India Today, Bắc Kinh đang cân nhắc thực hiện hành động trên để đánh lạc hướng những vấn đề nội bộ.

Bản phân tích gửi cho Thủ tướng Manmohan Singh, các quan chức an ninh cao cấp cùng giới lãnh đạo quân sự đã gây ra lo ngại và hiện được thảo luận giữa các quan chức cao cấp của chính phủ.

Posted Image

Một binh sĩ Ấn Độ (trái) và một binh sĩ Trung Quốc tại biên giới hai nước - Ảnh: AFP

Để dẫn chứng cho lập luận của mình, RAW đã chỉ ra sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc dọc LAC. Máy bay chiến đấu Trung Quốc đã lần đầu tiên đóng tại sân bay Cống Dát ở khu tự trị Tây Tạng trong suốt những tháng mùa đông. Nước này cũng kích hoạt các radar theo dõi và do thám mới ở quân khu Lan Châu giáp biên giới Ấn Độ.

Theo RAW, quân đội Trung Quốc đã tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn tại khu tự trị Tây Tạng và cao nguyên Thanh Hải vào ngày 14.6.

Bản phân tích nguy cơ chiến tranh được thực hiện dựa trên những diễn biến nói trên cộng với mối đe dọa từ tình hình bất ổn nội bộ dễ nhận thấy của Trung Quốc, xuất phát từ những diễn biến chính trị, các vấn đề xã hội và kinh tế trước thềm đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể kích động tâm lý bài ngoại cố hữu nhằm chuyển sự chú ý trong nước đến một mối đe dọa bên ngoài. Trong bối cảnh này, có hai khu vực căng thẳng tiềm tàng. Một là cuộc đối đầu đang diễn ra tại bãi cạn Scarborough và khu vực còn lại là Tây Tạng”, bản phân tích viết.

Bãi cạn Scarborough ở biển Đông là khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã gia tăng khi chính phủ hai nước thay nhau tố cáo nước kia chiếm đóng trái phép vùng biển gần bãi cạn.

Tuy nhiên, các nguồn tin tức ngoại giao tiết lộ đánh giá của Ấn Độ dựa trên thực tế rằng, Bắc Kinh sẽ không liều lĩnh lao vào một cuộc chiến ở biển Đông vì nó có thể kích động Mỹ và các nước phương Tây vào cuộc giải cứu Philippines. Khả năng xảy ra giao tranh tại biên giới Trung - Ấn cao hơn vì nó là khu vực tranh chấp lâu đời.

Các nguồn tin của tờ India Today nói bản phân tích cũng xét đến sự bất mãn của Trung Quốc về vai trò của Đạt Lai Lạt Ma trong các hoạt động bị tố giác là xúi giục nổi loạn ở Tây Tạng.

Việc phát động một cuộc giao tranh với Ấn Độ có thể là một phần của ý đồ "dạy" cho Ấn Độ một bài học, theo các nguồn tin. “Tuy nhiên, một cuộc xung đột kéo dài ít có khả năng xảy ra”, bản phân tích viết.

Sơn Duân

=============================

Ngày nay, người ta cho rằng thế giới phẳng mặc dù đất địa vẫn cong theo địa lý, nhưng dù phẳng hay cong thì vấn đề biên giới và toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải vẫn là thứ nhạy cảm.

Có 'hắt xì hơi" hay không? Quẻ Sinh tiểu cát. Ai biết Lạc Việt độn toán giải giùm đi.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Diều hâu Bắc Kinh ngày càng cô độc

Andre Menras - BBC

Andre Menras (tên tiếng Việt: Hồ Cương Quyết), một người Pháp, nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009. Bài viết này được tác giả viết bằng tiếng Pháp, được nhà văn Nguyên Ngọc dịch sang tiếng Việt. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Cho đến nay nhiều người vẫn còn tin rằng những cuộc diễu võ dương oai và phô trương của Trung Quốc chỉ là trò bịp chẳng có nguy hiểm thật sự nào.

Một số là do không có ý thức và không biết bản chất thật của bọn diều hâu Trung Hoa. Một số người khác là vì điều đó biện minh cho trạng thái khó chịu do thái độ thụ động tội lỗi của họ. Một số khác nữa vì là những kẻ bảo thủ cố cựu, dù không có chút ý thức hệ đã tiêu tán hết rồi, họ dính chặt với Bắc Kinh về mặt chính trị quá lâu và theo thói quen. Số nữa do những vụ áp phe khổng lồ đủ loại, công khai hay ám muội, trước đây hay hiện nay, đã bị cột chặt vào "Ông Anh lớn"... Tất cả đều nhìn thấy mối hiểm nguy nhưng không còn biết làm thế nào để lùi lại.

Nhưng hôm nay gây hấn đã cụ thể, rõ rệt và dấn sâu tới mức không ai có thể giả vờ không biết đến nữa. Tới mức đã thấy một sự lo lắng nào đó ngay trong những đám người vốn ủng hộ Bắc Kinh vô điều kiện. Thôi thì muộn còn hơn không. Hãy tha thứ cho cái bệnh cận thị chính trị và dối trá do sợ sệt hay thiển cận con buôn.

Ý đồ thật sự

Sự thật là, ngay từ lúc khởi đầu của mọi khởi đầu trong cuộc tấn công của họ, cần phải nhận rõ ý đồ thật sự của những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thôn tính hầu hết không gian biển đảo trên vùng biển Đông Nam Á.

Hành động đó, được chuẩn bị từ rất lâu bằng các bản đồ, các cuộc tuyên truyền dựa trên một thái đồ mềm yếu, thậm chí đồng lõa công khai của các thế lực thực dân và tân thực dân, đã bắt đầu một cách cụ thể bằng việc chiếm đóng đẫm máu Hoàng Sa năm 1974. Rồi chiếm đóng, cũng đẫm máu như vậy, Gạc Ma và các đảo khác của Việt Nam ở Trường Sa, năm 1988. Năm 2009, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên 80% biển Đông Nam Á tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, khẳng định về chính trị, thiết lập về pháp lý từ Bắc Kinh, về hành chính từ Hải Nam, tăng cường quân sự cả bằng nhân lực và bằng trang bị kỹ thuật cao và siêu cao, gần đây hơn là rao mời thầu 9 lô có tiềm năng dầu lửa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gửi đến Trường Sa các tàu tuần tra vũ trang “ sẵn sàng chiến đấu “ đã bắt đầu truy đuổi một tàu của Việt Nam...

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa: rất đồng bộ và đều chứng tỏ Bắc Kinh không chơi trò bịp, rằng họ đã lao vào vòng cuốn của một tấn công mù quáng mà họ không còn biết đâu là chỗ dừng. Toàn bộ cuộc leo thang đó chỉ có thể dẫn đến đổ máu, tàn phá, đổ nát và đau khổ. Chắc chắn, trước máu và đau khổ của nhân dân, tất cả cái đám lãnh đạo "cộng sản", "xã hội chủ nghĩa", "quốc tế vô sản" vĩ đại tỷ phú đôla Mỹ kia đã nhiều lần chứng tỏ chúng không hề đắn đo: đè nát các sinh viên của nhân dân dưới xích xe tăng, xả súng vào những người bảo vệ các đảo của mình đang sắp chìm giữa biển khơi, quay phim và cho phát đi một cách vô liêm sĩ tội ác đó, đầu độc, tra tấn, bỏ tù chung thân hàng trăm nghìn đồng bào của họ ... Đấy là chuyện thường ngày của chính quyền của họ, chỉ dựa trên một đạo luật trung cổ duy nhất: giết sạch những kẻ yếu hơn mình và những ai chống cự lại...

Được rồi, nhưng hãy xem: cái nước Trung Hoa muốn tự coi là hiện đại ấy không phải là thế giới. Chỉ là một bộ phận. Và cái bộ phận ấy, dù lúc này có đông và mạnh về kinh tế đến mấy, vẫn phải phụ thuộc một cách sinh tử vào bộ phận khác đông hơn và mạnh hơn nhiều. Bọn diều hâu Bắc Kinh cứ nhìn mãi vào mỗi cái rốn của mình đã hóa thành cận thị. Từ khi kinh tế của họ tăng trưởng mạnh, họ gào thét đòi hải chiến trên khắp các vùng biển mà lại bắt chước một loài chim khác: con đà điểu. Ai cũng biết cái con chim to sụ ấy, giữa sa mạc mênh mông, dấu đầu sau một hòn sỏi mà cứ tưởng không ai nhìn thấy mình vì chính nó không nhìn thấy ai cả ... Trong khi, làm thế, nó càng phơi cái mông to tướng của nó ra trước mắt mọi người. Và dư luận công chúng toàn cầu ngày càng không thể chịu đựng được cảnh tượng cái mông to sụ của đám lãnh đạo Bắc Kinh, cái ngạo mạn trần trụi lông lá cùng những cái nhọt sưng phù của nó.

Ngây thơ

Ngày càng nhiều người, như kẻ đầy tớ của các vị là tôi đây, đã quyết liệt chiến đấu chống xâm lược của Mỹ, vì nền độc lập thật sự của Việt Nam, và do vậy, về khách quan đã từng đứng bên cạnh nước Trung Hoa của Mao và Chu Ân Lai mà chúng tôi từng coi là những người tiến bộ, những đồng minh trung thành của cuộc chiến đấu giải phóng các dân tộc. Ngày ấy chúng tôi ngây thơ biết bao!

Nhiều người trong chúng tôi vẫn mãi ngưỡng mộ tất cả những đóng góp của nền văn minh Trung Quốc cho nhân loại. Nhưng nhiều người trong chúng tôi vốn cũng say mê thư pháp, hôm nay rất mong ước được vung tay phóng bằng lôi chữ thảo lên bức tường Trung Nam Hải, dinh thự của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh, một dòng này: “Thật may là có người Mỹ!" Vâng, tôi lặp lại lời đó, dù là với đắng cay và một đau nhói thật trong lòng khi tôi nghĩ đến những đau khổ mà Johnson, Nixon, Mac Namara với Kissinger đã bắt hàng triệu người Việt Nam phải chịu đựng. Nhưng tôi nói lên và viết lên điều đó chẳng chút ngập ngừng dưới ánh sáng trần trụi của ngày hôm nay: “Rất may là có người Mỹ, và cả người Nhật, ngưới Ấn, người Úc, người Nga, người châu Âu, người Philippin và các dân tộc khác của ASEAN đang ngẩng cao đầu!"

Chỉ có một đám cận vệ già cỗi chậm trễ và cố chấp còn dám bênh vực cho sự xâm lược của Trung Quốc, như cái bà nhà báo của tờ Nhân Đạo, trong một bài viết dối trá thảm hại. Chẳng chút khách quan bà lần theo dòng các sự kiện để nói rằng Trung Quốc chống lại một cuộc bao vây do Hoa Kỳ gây ra. Mọi người đều thấy rằng hoàn toàn trái ngược lại, Hoa Kỳ đã kiên nhẫn hy vọng, trì hoãn sự can thiệp của họ, hy vọng một thái độ biết điều của Trung Quốc.

Họ đã cố thương lượng trong một tình thế mà các công ty dầu lửa của họ bị đe dọ, các tàu của họ bị tấn công trên đường biển quốc tế (UNSS Impeccable), rất nhiều lần họ đã khẳng định sự trung lập của họ về các “vùng tranh chấp", và làm điều đó khi đồng minh của họ bị tấn công.

Bắc Kinh không cho họ có chọn lựa nào khác ngoài cách triển khai một lực lượng chiến lược nhằm bảo vệ tự do lưu thông quốc tế - tức cũng là của nước Pháp – trong không gian biển sống còn đối với nhiều nước. Hoàn toàn hợp pháp, họ cũng phải cứu giúp các đồng minh của họ là nạn nhân của cuộc cướp bóc kinh khủng của Trung Quốc dưới hình thức “đường lưỡi bò" được Bắc Kinh thông báo rất chính thức từ năm 2009 tại Liên Hiệp Quốc.

Những sự kiện mới đây ở Scarborough hẳn đã tạm thời làm giảm nhuệ khí săn mồi của Bắc Kinh. Đơn độc, chắc chắn người Philippines không thể ngăn chặn Trung Quốc lấn tới và máu đã có thể đổ. Thật may là người Mỹ đã có mặt ở đấy bên cạnh Philippines và đã chứng tỏ đàng hoàng. Không có họ và khẳng định quyết tâm của họ ở lại trong khu vực, có thể luật biển được Quốc hội Việt Nam thông qua còn chưa ra đời, dù nó là kết quả của nhiều năm đấu tranh nội bộ và dũng cảm của những người yêu nước Việt Nam.

Bài học lịch sử

Còn về cái lý lẽ hàng đầu, thực tế là duy nhất và lố bịch của Bắc Kinh là uy hiếp bằng quân đội, hung hăng tung ra cái bóng ma của một cuộc tràn ngâp bằng đoàn quân khổng lồ và được siêu trang bị của họ, thì này Bắc Kinh, hãy suy nghĩ lại một chút đi.

Dù chẳng có chút lương tri nào, các nhà chiến lược bàn giấy lạnh lùng ấy quá biết rằng khó nhất không phải là đưa các binh đoàn, với xe tăng và máy bay vào một nươc láng giềng. Họ đã thấy rõ điều đó hồi 1979 rồi. Khó nhất thậm chí không thể làm được là ở lại đấy. Họ quá biết một quả lựu đạn đơn giản thôi, một quả bom tự tạo thôi cũng có thể phá tan một chiếc máy bay, một kho quân sự. Chỉ cần một bàn tay, thậm chí bàn tay trẻ em đặt thôi, nó có thể phá tan một chiếc tàu, một căn cứ quân sự, một giàn khoan dầu ... Kỹ thuật tàn phá tinh vi phức tạp nhất cũng chẳng là gì cả trước ý chí kháng chiến của một nhân dân ở tại quê hương mình, trên đất đai của tổ tiên mình, ý thức về quyền chính đáng và về nền văn hóa của mình.

Đấy là bài học của Lịch sử, luôn luôn giữ nguyên giá trị và riêng dành cho bọn háu chiến tranh ở Bắc Kinh suy nghiệm... Nếu bọn hiếu chiến điên cuồng Trung Hoa chơi với lửa thì chúng sẽ bị thiêu cháy bởi ngọn đuốc Việt Nam. Và các ngọn đuốc khác nữa. Và toàn bộ nước Biển Đông cũng không đủ để dập tắt đâu!

Nếu bọn hiếu chiến điên dại Bắc Kinh đẩy tới nữa những hành động tấn công và cướp bóc có tính nhà nước của chúng, một ngày nào đó chúng sẽ đổ máu. Chắc chắn. Và ngày đó Bắc Kinh sẽ mất sạch tất cả kể cả an ninh nội địa của họ trong một sự suy sụp quốc gia không đường quay lại, đau đớn và ô nhục. Đến lúc đó bầy diều hâu sẽ phải ra quầy thanh toán mà trả nợ cho nhân dân của chúng. Những kẻ đã ủng hộ chúng hay cúi đầu quá lâu trước chúng, do vậy mà khuyến khích cuộc cướp mồi, cũng phải thanh toán trong đất nước của mình. Cái cơn ham muốn thống trị điên cuồng bằng nanh và vuốt đó quá hiểm nguy đối với chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc và với nhân dân của họ, quá chắc chắn sẽ thất bại, đến mức nó mang màu sắc tự sát.

Trong khi có thể có một dường lối khác. Đường lồi thương lượng. hòa bình, trung thực, đa phương, tôn trọng chặt chẽ luật pháp quốc tế. Đó là đường lối của một cường quốc xứng đáng với danh xưng ấy như Trung Quốc có thể là vậy. Một đường lối cơ sở trên sự tôn trọng hoàn toàn đối với các láng giềng của mình trong hợp tác lành mạnh, không thiên vị và cùng có lợi. Trong sự tôn trọng quyền của các dân tộc, tôn trọng các nền văn minh và các quyền của con người.

Đấy là cách tốt nhất cho Bắc Kinh để gìn giữ an toàn biên giới, tăng cường sức mạnh quốc gia, bảo đảm ổn định chính trị bằng một sự phát triển kinh tế vững chắc và tạo ra một tình thế công bằng xã hội êm thấm. Sức mạnh và uy tín của Trung Quốc nhờ đó sẽ được tăng cường và sẽ phát triển bền vững. Khi đó Trung Quốc sẽ có thể trở thành một cực hấp dẫn không chỉ đối với châu Á mà cả toàn cầu chứ không phải, như hiện nay, là một kẻ xấu xí nguy hiểm chẳng bao lâu sẽ là mục tiêu của các liên minh tự vệ hùng mạnh. Chọn con đường bạo lực, bành trướng, đe dọa chiến tranh, Bắc Kinh đã chọn con đường ngược lại: con đường đơn độc, tự cô lập, chắc chắn sẽ chặn đứng phát triển, rất nhanh chóng đưa đến suy thoái.

Lãnh đạo Việt Nam?

Còn đối với một số lãnh đạo Việt Nam, đã đến lúc để họ chọn con đường của họ trước cuộc tấn công đang tăng lên của Trung Quốc vào đất nước và các tài nguyên của nó, chống lại nhân dân và tương lai của dân tôc.

Tình thế đang ngày càng nghiêm trọng chẳng còn chừa chỗ cho những bào chữa, cho chỉ những tuyên bố về nguyên tắc, cho những chần chừ tránh né, cho những cuộc thăm viếng hữu nghị dối trá....

Nếu những người lãnh đạo không làm điều đó, thì nhân dân sẽ tự mình đảm nhiệm lấy mà làm khi cuộc leo thang của Trung Quốc khiến ...

Hợp tác với Bắc Kinh hôm nay đã phơi bày rõ diện mạo của một liên minh với ma quỷ trong một sự quy phục không thể chấp nhận. Và những ai còn nán lại trong hợp tác mang tính khổ dâm ấy rất có nguy cơ chẳng bao lâu nữa đâu sẽ phải chia sẻ nổi cô độc đắng cay của những kẻ mà họ bám theo và đã đưa họ đến ngõ cụt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc muốn né Biển Đông ở diễn đàn an ninh

Bắc Kinh tỏ ý không muốn đưa những tranh chấp trên Biển Đông ra bàn thảo tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) sẽ diễn ra vào ngày mai.

Posted Image Bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, nơi Trung Quốc và Philippines có vụ tranh chấp chủ quyền từ đầu tháng 4. Ảnh: NASA Khi 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trao đổi về vấn đề Biển Đông tại một hội nghị ở Campuchia mới đây, Trung Quốc vẫn cho rằng tranh chấp trên vùng biển này chỉ nên được giải quyết trực tiếp giữa các nước có liên quan.

"Cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao tại Diễn đàn Khu vực ASEAN là một cơ sở quan trọng để xây dựng lòng tin lẫn nhau và tăng cường hợp tác, nhưng đó không phải là nơi phù hợp để bàn về vấn đề Biển Đông", phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói.

Trung Quốc tỏ ý sẵn sàng trao đổi với khối ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm giảm các căng thẳng, nhưng lại cho rằng bất cứ thỏa thuận nào cũng sẽ không thể được sử dụng để giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

"Khi các điều kiện chín muồi, Trung Quốc muốn trao đổi với các nước ASEAN về việc thiết lập COC", AFP dẫn lời ông Lưu Vi Dân nói hôm 9/7. "Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng COC không nhằm giải quyết các tranh chấp, mà nhằm xây dựng lòng tin lẫn nhau và đẩy mạnh hợp tác".

Lưu khẳng định Bắc Kinh không muốn vấn đề này được nêu lên khi các bộ trưởng ngoại giao ASEAN gặp những người đồng cấp Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các nước khác tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Phnom Penh ngày mai.

Trước đó, sau Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN hôm qua, chủ nhà Campuchia cho biết các nước thành viên đã thống nhất những điểm căn bản trong dự thảo về COC. Đạt được một bộ quy tắc ứng xử nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông là mục tiêu hàng đầu của ASEAN. Philippines, quốc gia đang trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ba tháng qua trên một bãi cạn, đang đi đầu vận động ASEAN thống nhất lập trường khi bàn COC với Trung Quốc.

Diễn đàn khu vực ARF ngày mai có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Tại Hà Nội hôm qua, bà Clinton nhấn mạnh rằng Mỹ ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam trong nỗ lực có được giải pháp ngoại giao để làm giảm căng thẳng tại Biển Đông. Mỹ trông đợi các bên đạt được thỏa thuận về COC, bà cho biết.

Cũng tại ARF năm 2010, Clinton từng gây chú ý đặc biệt khi phát biểu rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trong thời gian qua, khi ASEAN và Trung Quốc hướng tới việc thông qua bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông, nhiều diễn biến gây lo ngại đã xảy ra trên vùng biển này. Mới đây nhất, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc mời thầu phi pháp tại 9 lô dầu khí nằm trọn vẹn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam trên Biển Đông. Việt Nam cực lực phản đối hành động này, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ việc làm nói trên. Nhiều học giả và chuyên gia quốc tế cũng nhận định 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đều thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nhật Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku bị tấn công?

Thứ Tư, 11/07/2012 - 06:54

(Dân trí) – Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu như xảy ra chiến sự tại Senkaku, quần đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố có chủ quyền.

Nhật tính chuyện mua các đảo tranh chấp với Trung Quốc

Posted Image

Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara khuấy động dư luận Trung Quốc với kế hoạch mua một số đảo thuộc quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc đại lục và Đài Loan.

Lấy lý do quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ khẳng định nước này sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu xảy ra chiến tranh tại Senkaku.

“Quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi Điều 5 của Hiệp ước hợp tác và an ninh song phương Nhật-Mỹ 1960 vì quần đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát hành chính của chính phủ Nhật Bản kể từ khi Nhật Bản tiếp nhận lại Okinawa năm 1972”, quan chức trên cho biết.

Điều 5 của Hiệp ước ghi rõ “mỗi bên công nhận rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào phần lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh của Nhật Bản. Mỗi bên sẽ hành động đáp trả mối nguy hiểm chung theo đúng các điều khoản hiến pháp và các biện pháp liên quan”.

Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp Mỹ nhắc đến Hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói rõ ý định mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc Senkaku từ các chủ sở hữu tư nhân và quốc hữu hóa các hòn đảo này.

Tuyên bố của Thủ tướng Noda đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của chính quyền Bắc Kinh và Đài Bắc, vốn cùng tuyên bố có chủ quyền tại quần đảo này và gọi Senkaku là đảo Điếu Ngư.

Trung Quốc nhiều lần tuyên bố quần đảo Điếu Ngư và các đảo liền kề là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời xa xưa và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này dựa trên bằng chứng lịch sử không thể bàn cãi.

Đức Vũ

Theo Kyodo

===================

Chiến tranh nếu có trong tương lai giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ xảy ra ở biển Hoa Đông. "Nếu" thôi nhớ. Tớ không xác định là có. Có hay không còn vài yếu tố cần thẩm định.

Cái này nói lâu rồi. Hic.Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku bị tấn công?

Thứ Tư, 11/07/2012 - 06:54

(Dân trí) – Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu như xảy ra chiến sự tại Senkaku, quần đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố có chủ quyền.

Đức Vũ

Theo Kyodo

===================

Chiến tranh nếu có trong tương lai giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ xảy ra ở biển Hoa Đông. "Nếu" thôi nhớ. Tớ không xác định là có. Có hay không còn vài yếu tố cần thẩm định.

Cái này nói lâu rồi. Hic.Posted Image.

Đề nghị sư phụ dùng vài chiêu kích khí để biến bỏ chữ " Nếu " luôn cho rầu. Trung quốc đang trên mây, đang sung sẽ không ngại đụng độ với Nhật ở Senkaku dẫn đến đụng Mỹ...thì hắn tiêu rồi. Cơ hội thu hồi Hoàng Sa là ở đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lầu Năm Góc thừa nhận khả năng tên lửa của Iran

Thứ Năm, 12/07/2012 - 14:33

(Dân trí) - Iran đang cải thiện đáng kể khả năng tên lủa và có thể thử nghiệm một tên lửa có khả năng vươn tới các bờ biển của Mỹ trong vòng 3 năm, theo một báo cáo mới của Lầu Năm Góc đánh giá sức mạnh của quân đội Iran.

>> Iran đe dọa san phẳng các căn cứ Mỹ và Israel

Posted Image

Tên lửa đất đối đất Fateh của Iran được bắn thử hôm 3/7.

“Iran đã đẩy mạnh khả năng gây chết người và sự hiệu quả của các hệ thống hiện thời bằng việc cải thiện độ chính xác và phát triển các trọng tải đạn mới”, cho phép các tên lửa có thể thả thuốc nổ xuống một khu vực rộng hơn, gây thiệt hại nhiều hơn, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Các tên lửa đã được bắn thử trong cuộc tập trận phòng không của Iran hồi tuần trước. Chính phủ Iran cho biết nước này đã bắn thử các tên lửa có khả năng tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ khắp khu vực Trung Đông.

Báo cáo của Lầu Năm Góc được biên soạn hồi tháng 4, trước cuộc tập trận gần đây nhất của Iran, vì thế thông tin tình báo từ cuộc tập trận này không được bao gồm trong báo cáo. Tài liệu chỉ trích dẫn các cuộc tập trận của Iran trong năm 2011, trong đó Iran đã bắn thử vài tên lửa.

Báo cáo đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ký và gửi lên các uỷ ban quốc phòng của quốc hội vào tuần trước. Tài liệu nói rằng việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo thường xuyên tiếp diễn trên khắp Iran và Cộng hoà Hồi giáo tiếp tục phát triển các loại tên lửa có thể tấn công Israel và Đông Âu, trong đó có tên lửa Shahab-3 và một loại tên lửa đạn đạo tầm trung tên gọi Ashura, có thể bay xa khoảng 2.000km.

Tài liệu nhắc lại điều mà Mỹ từng công khai khẳng định rằng trong 20 năm qua Iran đã “đặt trọng tâm vào việc phát triển và thử nghiệm các tên lửa đạn đạo” có thể đe doạ Mỹ, các quốc gia đối tác và liên minh khắp Trung Đông và để gia tăng sức mạnh trong khu vực.

Bản báo cáo cũng nói rằng Iran vẫn có khả năng thử nghệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa vào năm 2015, “với sự trợ giúp của nước ngoài”.

Liên quan tới các tham vọng của Iran nhằm phát triển một vũ khí nguyên tử, báo cáo tái khẳng định những thông tin đã được công bố và các quan điểm của Mỹ, nhưng liên hệ các tham vọng hạt nhân của Tehran với tham vọng tên lửa đạn đạo. Điều đó nhấn mạnh mối đe doạ mà Mỹ đã tiên đoán: Iran cuối cùng sẽ đưa vũ khí hạt nhân lên một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Iran đã khẳng định phát triển thành công các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và chống hạm vốn có thể nhận dạng và di chuyển về phía các tàu trong khi chúng bay trên không, theo báo cáo. Sau khi Iran đe doạ đóng cửa eo biển Hormuz, Mỹ đã di chuyển một căn cứ nổi cho các lực lượng đặc nhiệm hải quân vào Vịnh Ả-rập cùng 4 tàu rà mìn.

An Bình

Theo Bloomberg

=================

Cái vấn đề nó không phải là ở chỗ khả năng tên lửa bắn tới nước Mỹ. Mà là làm thế nào để có thể bắn được vào nước Mỹ và bắn vào được không?! Trừ trường hợp đem tên lửa đến Mễ Tây Cơ! Nên tôn trọng thực tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đâu phải thời Chiến quốc

Thứ Năm, 12/07/2012 - 12:00

“Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại”, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã cảnh cáo như vậy trong bài xã luận phát đi lúc 0g20 sáng thứ tư 11-7, sau chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Bài xã luận bắt đầu bằng răn đe rằng Việt Nam sẽ đớn đau nếu dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ, và kết thúc bằng bức bách rằng nếu muốn sống, Việt Nam phải chọn Trung Quốc!

Hoàn Cầu Thời Báo (HCTB) quá tự tin khi đánh giá rằng “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” để rồi vừa khuyên, vừa “nhát ma” rằng “Để cho Mỹ quay trở lại (châu Á), Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên nếu như Đông Á bị chìm trong các rối loạn chính trị”! Có một điều cơ bản mà HCTB đã quên hay không biết, đó là suốt trong mấy ngàn năm Việt Nam vẫn tồn tại như là Việt Nam chính là nhờ dựa trên nền tảng tư tưởng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân... Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” (Bình Ngô đại cáo).

Cũng thế khi hù dọa rằng các giá trị phương Tây sẽ biến Việt Nam thành nạn nhân đầu tiên khi Đông Á rối rắm, có lẽ HCTB đã quen e ngại phe đối lập Trung Quốc vốn sốt ruột mơ “giấc mơ hoa”, mà không biết rằng người Việt đủ tri thức và từng trải để hiểu rằng “giấc mơ Mỹ” không như trong sách vở. Cho dù hiến pháp Mỹ đã bãi bỏ nạn nô lệ từ năm 1865, song 1 triệu người Mỹ (trên tổng dân số Mỹ năm đó là 35 triệu người) đã phải chết và bị thương trong bốn năm nội chiến vì vấn nạn nô lệ này. Một thế kỷ sau, người Mỹ da đen vẫn cứ phải sống trong cảnh phân biệt màu da,“separate but equal” (bình đẳng song tách biệt với nhau). Mãi đến 20-4-1971, Tối cao pháp viện Mỹ mới phán quyết đen trắng bình đẳng lên xe buýt! Thế cho nên, HCTB, nếu có lo sợ chuyện “dân chủ, nhân quyền” thì hãy lo cho bên xứ mình trước đã.

Tất cả những thuyết giáo và hù dọa trên nhằm dẫn đến việc công khai ép buộc: “Con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách “đóng trụ” của Mỹ tại châu Á. Thay vì là một mắt xích trong sợi xích ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có thể là một (tiền) đồn chống lại sự can dự sâu sắc của Mỹ tại châu Á”.

Đã là thế kỷ thứ 21 rồi chớ đâu phải thời Chiến quốc cách đây hai mươi mấy thế kỷ để cứ đòi chinh phạt, quy phục chư hầu tranh ngôi bá chủ! “Bài binh bố trận ngăn chặn Trung Quốc” ở đâu chưa thấy, song đã thấy Trung Quốc giương bản đồ “lưỡi bò” chiếm gần hết biển Đông, xua tàu bè húc đuổi thiên hạ, thôn tính lãnh hải và tài nguyên thiên hạ khơi khơi khai thác, thậm chí đem rao bán! Và giờ đây ra tối hậu thư: “Để sống còn hãy là (tiền) đồn chống Mỹ, bằng không sẽ đau đớn đó nhe!”.

HCTB quên nhiều điều lắm và nhất là quên mô tả viễn tượng sau: thần phục Trung Quốc rồi “cái đường lưỡi bò” đó vẫn cứ tròng vào cổ Việt Nam và các nước khác, và rằng “liên doanh khai thác” dầu khí lúc đó bất quá cũng chỉ là làm phu phen cho “ông chủ lớn” là Tập đoàn dầu khí hải dương, Trung Quốc, và ra khơi đánh cá ngừ đại dương là dưới sự cho phép của Cục Ngư chính và Cục Hải giám Trung Quốc hoặc của chính quyền thành phố Tam Sa! Viễn tượng đó “sung sướng” hay “đớn đau”, cứ đi hỏi đứa con nít sẽ rõ.

Theo Danh Đức

Tuổi trẻ

==================

Tất cả những thuyết giáo và hù dọa trên nhằm dẫn đến việc công khai ép buộc: “Con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách “đóng trụ” của Mỹ tại châu Á. Thay vì là một mắt xích trong sợi xích ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có thể là một (tiền) đồn chống lại sự can dự sâu sắc của Mỹ tại châu Á”.

Posted Image

Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình. Chẳng bao giờ là tiền đồn chống ai cả. Chỉ chống xâm lược thôi. Có hai loại xâm lược: Xâm lược bằng ngoại giao và xâm lược bằng quân sự.

Hòa Kỳ không có ý định lấy Trường Sa và Hoàng sa của Việt Nam. Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ sang Việt Nam không phải để đàm phán về chủ quyền Hoa Kỳ ở Biển Đông. Nếu họ muốn khai thác dầu thì họ bỏ tiền ra mua.

Nên họ bây giờ không phải đối tượng chiếu đấu của Việt Nam.

Quí vị thông cảm nha. Đơi khi khác!Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình. Chẳng bao giờ là tiền đồn chống ai cả. Chỉ chống xâm lược thôi. Có hai loại xâm lược: Xâm lược bằng ngoại giao và xâm lược bằng quân sự.

Hòa Kỳ không có ý định lấy Trường Sa và Hoàng sa của Việt Nam. Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ sang Việt Nam không phải để đàm phán về chủ quyền Hoa Kỳ ở Biển Đông. Nếu họ muốn khai thác dầu thì họ bỏ tiền ra mua.

Nên họ bây giờ không phải đối tượng chiếu đấu của Việt Nam.

Quí vị thông cảm nha. Đơi khi khác!Posted Image

Bởi vậy, nếu Trung Quốc từ bỏ tham vọng ngang ngược ở biển Đông, trao trả Hoàng Sa - Trường Sa, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, dựa trên luật quốc tế, thì người Trung Quốc cũng có cơ hội rất lớn trong việc hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông, vì rằng người Việt vốn có câu : "Bà con xa không bằng láng giềng gần", vả lại dù gì cũng còn tình đồng chí năm xưa. Chứ còn cứ hung hăng đòi dùng vũ lực để thâu tóm thì sự việc sẽ chẳng đi đến đâu cả, chưa kể phí tổn cho chiến sự cùng với hi sinh vô ích xương máu của các chiến sĩ (mà hầu hết là con một), tính ra còn lỗ nặng.

Mà nghĩ cũng bực anh hàng xóm này thật, chẳng phải thấy khổng lồ mà sợ, nhưng cứ như một anh chàng to xác đòi kẹo vậy, nào là hăm dọa, khuyên nhủ (sic), rồi mỗi ngày cứ dứ dứ vài bước làm người khác bực mình đôi khi muốn đấm cho một phát, nhưng đấy lại là cái cớ chính đáng để họ phát động một cuộc thư hùng mới. B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy, nếu Trung Quốc từ bỏ tham vọng ngang ngược ở biển Đông, trao trả Hoàng Sa - Trường Sa, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, dựa trên luật quốc tế, thì người Trung Quốc cũng có cơ hội rất lớn trong việc hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông, vì rằng người Việt vốn có câu : "Bà con xa không bằng láng giềng gần", vả lại dù gì cũng còn tình đồng chí năm xưa. Chứ còn cứ hung hăng đòi dùng vũ lực để thâu tóm thì sự việc sẽ chẳng đi đến đâu cả, chưa kể phí tổn cho chiến sự cùng với hi sinh vô ích xương máu của các chiến sĩ (mà hầu hết là con một), tính ra còn lỗ nặng.

Mà nghĩ cũng bực anh hàng xóm này thật, chẳng phải thấy khổng lồ mà sợ, nhưng cứ như một anh chàng to xác đòi kẹo vậy, nào là hăm dọa, khuyên nhủ (sic), rồi mỗi ngày cứ dứ dứ vài bước làm người khác bực mình đôi khi muốn đấm cho một phát, nhưng đấy lại là cái cớ chính đáng để họ phát động một cuộc thư hùng mới. B)

dù gì cũng còn tình đồng chí năm xưa

Một phát hiện rất ấn tượng!?

Ngày xưa Trung Quốc và Liên Xô cũng là đồng chí đấy chứ nhỉ? Nhưng chỉ một tiệc rượu Mao Đài với lưỡi chin sẻ, sau đó kết quả thế nào có thể tìm thấy trong sách giáo khoa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một phát hiện rất ấn tượng!?

Ngày xưa Trung Quốc và Liên Xô cũng là đồng chí đấy chứ nhỉ? Nhưng chỉ một tiệc rượu Mao Đài với lưỡi chin sẻ, sau đó kết quả thế nào có thể tìm thấy trong sách giáo khoa.

Vâng, lúc ấy (1973) Trung Quốc đại loại xem Liên Xô là những người theo 'chủ nghĩa xét lại", và tôi cũng được biết cuộc xung đột trước đó của 2 nước vào năm 1969, cũng là chính người Trung Quốc khai chiến trước, thế cuộc lúc đó tưởng chừng như lên đến cao trào là một cuộc chiến tranh chứ không còn đơn thuần là tranh chấp biên giới khi Liên Xô tung các lực lượng hạng nặng nã sang Trung Quốc để trả đũa chỉ vài tuần sau khi quân Trung Quốc bắn chết các chiến sĩ biên phòng Liên Xô. Tất cả tạm lắng dịu khi lãnh đạo 2 nước sang dự tang lễ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng ý tôi chỉ là : người Việt Nam dù gì cũng rất yêu hòa bình, nợ xuơng máu trong quá khứ thì không quên nhưng tất cả cũng nên hướng đến tương lai, và, người Việt Nam cũng rất trọng tình nghĩa, không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình của các nước bạn trong quá khứ (tình đồng chí năm xưa), không quan tâm là họ theo thể chế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, lúc ấy (1973) Trung Quốc đại loại xem Liên Xô là những người theo 'chủ nghĩa xét lại", và tôi cũng được biết cuộc xung đột trước đó của 2 nước vào năm 1969, cũng là chính người Trung Quốc khai chiến trước, thế cuộc lúc đó tưởng chừng như lên đến cao trào là một cuộc chiến tranh chứ không còn đơn thuần là tranh chấp biên giới khi Liên Xô tung các lực lượng hạng nặng nã sang Trung Quốc để trả đũa chỉ vài tuần sau khi quân Trung Quốc bắn chết các chiến sĩ biên phòng Liên Xô. Tất cả tạm lắng dịu khi lãnh đạo 2 nước sang dự tang lễ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng ý tôi chỉ là : người Việt Nam dù gì cũng rất yêu hòa bình, nợ xuơng máu trong quá khứ thì không quên nhưng tất cả cũng nên hướng đến tương lai, và, người Việt Nam cũng rất trọng tình nghĩa, không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình của các nước bạn trong quá khứ (tình đồng chí năm xưa), không quan tâm là họ theo thể chế nào.

Tôi tin chắc Trần Phương không thể biết những gì xảy ra vào trước thời điểm lịch sử tính từ năm 1973 - mà Trần Phương tường thuật trên đây và tất cả những gì trong quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô lúc ấy - bằng tôi.

Những sự việc mà Trần Phương biết chỉ có thể sau năm 75 ít nhất 10 năm, Với điều kiện Trần Phương quan tâm và ấn tượng với những gì sau đó. Còn việc Trần Phương nói về Trung Quốc trước năm 75 thì chắc chỉ xem sách và cũng hiểu trong phạm vi sách đượcxem, hoặc nghe nói lại, những cũng còn tùy thuộc vào góc nhìn của người nói.

Còn tôi, tôi sống trong thời kỳ mà ông Malencop, Hồ Chủ tịch và Mao Trạch Đông được in chung trong một tấm ảnh - ít nhất là ở nhà tôi với hình Hồ Chủ tịch ở giữa. Đó là năm 1954.

Tôi biết Liên Xô đã giúp Trung Quốc như thế nào hơn Trần Phương. Tôi từng được xem những bộ phim của chính Trung Quốc nói về tình hữu nghĩ vĩ đại Trung Xô, mà tôi tin Trần Phương xem ít hơn tôi, hoặc không hề xem. Vì sau năm 1975 không thấy chiếu lại các bộ phim này.

Nhưng, tôi nhắc lại là sau bữa tiệc rượu Mao Đài với lưỡi chim sẻ ở Tử Cấm Thành thì hậu quả là Liên Xô sụp đổ.

Tôi không phải là nhà hoạt động chính trị và ít quan tâm đến chính trị - trừ quyền lợi quốc gia liên quan đến ngoại bang có ý đồ xâm lược. Tôi chỉ miêu tả các hiện tượng và sự giải thích hiện tượng như thế nào - có "cơ sở khoa học" hay phi khoa học - là của mọi người.

Tôi tạm dừng ở đây, vì chẳng muốn bị hiểu nhầm là phân tích sâu vào những vấn đề mà có thể bị coi là nhạy cảm trong lúc này - mặc dù tôi chỉ nhắc lại những hiện tương đã chính thức phổ biến trên phương tiện truyền thống chính thức của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Công Hòa và Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tức là tất cả mọi người đều biết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, lúc ấy (1973) Trung Quốc đại loại xem Liên Xô là những người theo 'chủ nghĩa xét lại", và tôi cũng được biết cuộc xung đột trước đó của 2 nước vào năm 1969, cũng là chính người Trung Quốc khai chiến trước, thế cuộc lúc đó tưởng chừng như lên đến cao trào là một cuộc chiến tranh chứ không còn đơn thuần là tranh chấp biên giới khi Liên Xô tung các lực lượng hạng nặng nã sang Trung Quốc để trả đũa chỉ vài tuần sau khi quân Trung Quốc bắn chết các chiến sĩ biên phòng Liên Xô. Tất cả tạm lắng dịu khi lãnh đạo 2 nước sang dự tang lễ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng ý tôi chỉ là : người Việt Nam dù gì cũng rất yêu hòa bình, nợ xuơng máu trong quá khứ thì không quên nhưng tất cả cũng nên hướng đến tương lai, và, người Việt Nam cũng rất trọng tình nghĩa, không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình của các nước bạn trong quá khứ (tình đồng chí năm xưa), không quan tâm là họ theo thể chế nào.

Tôi muốn nói thêm một điều thế này:

Cho dù Trung Quốc toàn là tốt cả như Trần Phương nói (Tôi chưa nói đến những gì mà Trung Quốc đã làm mà bị không ít người Việt không lấy làm hài lòng) - thì cũng không thể vì những cái tốt đó, mà là cái giá để mua những gì thuộc chủ quyền Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lào trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á

Ngày 11/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm chớp nhoáng 4 giờ tới Lào. Đây là chuyến thăm Lào đầu tiên trong 57 năm qua của một vị ngoại trưởng Mỹ. Tại đây, bà Hillary Clinton đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong và hội đàm với người đồng cấp Lào Thongloun Sisoulith. Tuyên bố chung sau cuộc gặp cho biết hai bên tập trung bàn về mở rộng hợp tác song phương, về mục tiêu Lào gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), về hậu quả của chất độc da cam/điôxin, việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích và dự án xây đập gây tranh cãi trên sông Mê Công. Nhật báo Phố Wall cho rằng Lào có thể đóng một vai trò trong chiến lược trong chiến lược "tái cân bằng" của Mỹ ở châu Á và khu vực Đông Nam Á.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Lào Thongloun Sisoulith, Viêng Chăn 11/7

Lào xét về kinh tế là một quốc gia có tiềm năng về khoáng sản và là một thị trường đang phát triển đủ để thu hút sự chú ý của các công ty Mỹ và Trung Quốc. Về mặt chính trị, trong khuôn khổ ASEAN, Lào lại có quyền đưa ra một tiếng nói khác trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đang ngày càng căng thẳng và các vấn đề khác ở khu vực có dính líu tới Trung Quốc. Trong tiến trình xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông - yếu tố được trông đợi như một giải pháp để kiểm soát căng thẳng và giải quyết tranh chấp giữa các nước liên quan, Lào dĩ nhiên có thể đóng một vai trò chiến lược.

Cụ thể là khi Việt Nam, Philippines muốn ASEAN cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, thì các quốc gia đứng ngoài cuộc tranh chấp như Thái Lan và Campuchia lại không muốn làm phật lòng những nhà lãnh đạo Trung Quốc. Giữa sự thiếu đồng thuận ấy, Myanmar và Lào có thể làm nghiêng cán cân cuộc chơi này thông qua quyết định của mình. Cả Lào và Myanmar đều có đường biên giới với Trung Quốc, đã hưởng lợi từ những khoản đầu tư của quốc gia láng giềng khổng lồ này.

Nhưng trong cách đánh giá mới của Washington, cả hai quốc gia đều có tiềm năng để trở thành đối tác với Mỹ nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhật báo Phố Wall dẫn lời nhà phân tích Christopher Bruton đến từ Công ty Dataconsult Ltd. có trụ sở ở Thái Lan nói rằng "Mỹ quan ngại tầm ảnh hưởng của họ trong các nước ASEAN và Đông Á là chưa đủ mạnh trong khi Trung Quốc đã giữ một vai trò quan trọng ở đó. Và tình thế này có thể đưa Washington tới quan điểm rằng dù Lào chỉ là một nước nhỏ trong khu vực, nhưng lá phiếu của quốc gia này trong ASEAN cũng có giá trị như lá phiếu của Indonesia một khi tổ chức này cần biểu quyết".

Một trong những chương trình có thể làm tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Lào và khu vực là Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công do chính bà Clinton đưa ra từ năm 2009. Những lĩnh vực hợp tác nằm trong khuôn khổ chương trình này như giáo dục, hạ tầng cơ sở và môi trường có thể đưa Mỹ gắn kết chặt chẽ hơn. Điểm mấu chốt của chương trình giờ đây là tìm ra giải pháp cuối cùng cho kế hoạch xây đập Xayaburi trị giá 3,5 tỷ USD của Lào có vốn đầu tư từ Trung Quốc. Mỹ và nhiều nước đang kêu gọi phải xem xét lại và ngừng kế hoạch vì vấn đề an sinh của các nước hạ lưu, nhưng Lào vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Và dù vậy, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào vẫn cứ lớn mạnh, vượt qua cả đầu tư của Việt Nam trên nhiều phương diện và lĩnh vực. Bằng chứng là Trung Quốc sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc xuyên Lào có trị giá tới 7 tỷ USD dù cho trình độ phát triển ở Lào vẫn còn ở mức thấp. Còn Mỹ và Lào, quan hệ thương mại giữa hai nước mới chỉ đạt 71 triệu USD trong năm 2010.

Chuyến thăm lịch sử của bà Clinton lần này, cùng với hàng loạt chuyến đi của các tập đoàn và doanh nghiệp Mỹ tới Lào kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ từ năm 2004, hy vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực. Riêng trong năm 2012, Chính phủ Mỹ viện trợ cho Lào gần 30 triệu USD, trong đó 9 triệu USD để rà phá bom mìn ở Lào. Trong tương lai có thể Mỹ sẽ chi thêm tiền cho công tác này.

Vị Ngoại trưởng Mỹ trước kia thăm Lào là ông John Foster Dulles, vào năm 1955. Tại thời điểm đó, Lào nằm vào vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại Mỹ. Thời chiến tranh, không quân Mỹ đã ném bom dữ dội lãnh thổ Lào để ngăn chặn tuyến tiếp tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bốn thập kỷ sau, bom đạn Mỹ vẫn tiếp tục gây thương vong cho người dân Lào. Vào thời điểm chiến tranh kết thúc, có khoảng 1/3 trong số 270 triệu quả bom chùm ném xuống Lào còn chưa nổ. Đến nay, hơn 20.000 người đã chết vì bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Bom mìn sót lại sau chiến tranh cũng là trở ngại chính đối với phát triển nông nghiệp của nước này.

Phát biểu sau khi tới thăm một trung tâm chỉnh hình và lắp ghép chân tay giả do Mỹ tài trợ, bà Clinton cho biết Mỹ mong muốn mở rộng và tăng cường hơn nữa quan hệ với Lào. Giới phân tích nhận định đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn của chính quyền Obama trong việc định hướng lại chính sách ngoại giao và thương mại, khi châu Á trở thành trung tâm kinh tế toàn cầu trong thế kỷ tới. Đây cũng là đối sách của Mỹ trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản vào biển Đông: Từ sách lược đến chiến lược?

Posted ImageVới những động thái nhằm can thiệp tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng về tần suất lẫn cường độ, có thể Nhật Bản đang chờ một cơ hội, hay chính xác hơn là một "lời mời" chính thức từ chính những người trong cuộc...

Đầu tháng 7, trong cuộc hội kiến với Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Nhật Bản Noda bày tỏ ủng hộ lập trường của Việt Nam về bảo đảm hòa bình, ổn định và tự do, an toàn hàng hải ở biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Cách đó không lâu, Nikkei Shimbun, tờ nhật báo kinh tế của Nhật Bản đã đưa tin là Tập đoàn dầu khí PetroVietnam đang có kế hoạch mời các công ty Nhật Bản tham gia vào việc khai thác dầu khí.

Hiện vẫn chưa rõ mức độ chính xác của thông tin này đến đâu, khi mà chưa có sự xác nhận chính thức nào từ phía Việt Nam. Tuy nhiên, nếu thông tin đó là thật và phía Nhật Bản chấp nhận lời mời thì có thể nói là tình hình tranh chấp giữa các bên tại Biển Đông có thể sang một trang mới.

Từ khi diễn ra tranh chấp trên Biển Đông đến nay, phía Trung Quốc luôn tiến hành mọi cách nhằm giải quyết vấn đề bằng đám phán song phương. Còn Việt Nam, Philippines ngược lại lôi kéo các nước lớn khác vào khu vực này, nhằm đưa vấn đề ra bàn đàm phán đa phương.

Cụ thể, Việt Nam bước đầu thành công khi mời được tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga tham gia dự án khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3.

Về phía Philippines là một thỏa thuận hợp tác quân sự được ký kết với Nhật Bản vào ngày 27/9/2011. Tiếp sau đó là sự cam kết hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng quân đội từ phía Tổng thống Mỹ Barack Obama sau cuộc họp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Nhà Trắng vào ngày 8/6 vừa rồi.

Posted Image

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Nhật Bản, ngài Noda Yoshihiko hồi tháng 7. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Sau khi Biển Đông đã có một hợp tác khai thác Việt-Nga cũng sẽ không khó để dự đoán về một hợp tác Việt-Nhật tượng tự. Một khi Việt Nam thành công trong việc mời các "ông lớn" vào khu vực và việc hợp tác diễn ra suôn sẻ thì Philippines cũng sẽ không loại trừ khả năng đi theo con đường này.Việc Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ đã đụng chạm đến vị trí chiến lược của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng đe dọa đến hải trình quan trọng để Nhật Bản tiếp cận với các nguồn tài nguyên mà nước này đang cần cho việc tái thiết nền kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần (88% lượng dầu mỏ mà Nhật nhập khẩu từ Trung Đông đi qua khu vực Biển Đông).

Trong bối cảnh Mỹ đang có những động thái mạnh mẽ nhằm thực hiện chiến lược "trở lại châu Á - Thái Bình Dương" thì rõ ràng Nhật - đồng minh thân cận của Mỹ, cũng đang rất muốn tham gia vào, từ đó sử dụng các tranh chấp tại Biển Đông để khẳng định vị thế cũng như bảo vệ lợi ích của mình ở Đông Nam Á.

Đặc biệt hơn khi chính bản thân Nhật Bản cũng đang có tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) với Trung Quốc.

Nhật cũng có lí do để lo lắng bởi nếu áp đặt được các nước khác trong tranh chấp ở Biển Đông, cụ thể là sự chiếm đoạt quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, thì Trung Quốc có thể sẽ dùng cách tương tự để đem vào giải quyết các tranh chấp với Nhật.

Vì thế, việc cân bằng sức mạnh trên Biển Đông có ảnh hưởng lớn đối với an ninh ở khu vực biển xung quanh Nhật Bản, đặc biệt đối với vùng biển Hoa Đông.

Gần đây, Nhật liên tục bày tỏ lo ngại về chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc tại các cuộc họp của ASEAN. Nhật cũng đang tích cực ủng hộ Mỹ trong việc gia tăng các lợi ích an ninh ở khu vực Biển Đông. Cụ thể là Nhật đang định tạo ra một khuôn khổ hợp tác Mỹ - Nhật với các quốc gia ASEAN nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc tuân thủ các quy định quốc tế.

Theo AJW, một nhật báo hàng đầu của Nhật đưa tin thì Nhật cũng đã từng đưa ra kế hoạch thành lập một diễn đàn mới về an ninh hàng hải nhân Hội nghị Thượng định Đông Á EAS được tổ chức tại Indonesia vào ngày 19/6 năm ngoái. Mục đích không gì khác ngoài việc ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật đã không có được ủng hộ từ các nước khác, vì đa phần đều muốn "đầu tư" vào diễn đàn có sẵn như ASEAN hơn.

Tại hội thảo "Hai nền dân chủ trên biển: Vì một châu Á an toàn và tốt đẹp hơn" ngày 20/9/2011 ở New Delhi, cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe còn lên tiếng ủng hộ Ấn Độ tiếp tục thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông. Đây dường như là động thái có tính toán của Nhật nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với Ấn Độ - một nước có nhiều lợi ích chiến lược trong việc ngăn cản Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng.

Trước đó, vào đầu năm 2011 thì lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF) cũng đã có mặt ở ngoài khơi bờ biển Brunei để tham gia một cuộc tập trận quân sự chung quy mô nhỏ với lực lượng hải quân Mỹ và Australia. Gần đây là vào ngày 28/5/2012, Nhật đã đưa ba tàu chiến hiện đại của mình đến thăm Philippines chỉ ít ngày sau sự xuất hiện bất ngờ của tàu ngầm tấn công USS North Carolina - Mỹ xuất hiện trên cảng Subic, giúp đỡ đào tạo cho lực lượng Cảnh sát biển, nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho quốc gia này.

Trước đó, phía Nhật Bản còn ra thông báo là sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra loại 40 theo hình thức ODA, cùng với đó là "tặng" theo hình thức "viện trợ không hoàn lại" 2 tàu tuần tra loại lớn nhằm lực lượng Cảnh sát biển Philippines tăng sức mạnh phòng thủ so với việc chỉ có duy nhất 1 chiếc tàu tuần tra đang làm "nhiệm vụ" tại bãi Scarborough như hiện nay. Điều này đã chứng tỏ Nhật không chỉ "dùng lời nói" để tỏ ra quan tâm đến biển Đông mà còn có hành động cụ thể hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong tranh chấp với Trung Quốc.

Với những động thái nhằm can thiệp tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng về tần suất lẫn cường độ, có thể Nhật Bản đang chờ một cơ hội, hay chính xác hơn là một "lời mời" chính thức từ chính những người trong cuộc để danh chính ngôn thuận nhảy vào Biển Đông.

Nhật còn một lí do khác để can thiệp trực tiếp vào Biển Đông là việc xuất hiện cái tên "Nhật Bản" trong khu vực này cũng sẽ thu hút thêm sự chú ý của dư luận quốc tế. Từ đó Nhật sẽ dễ dàng làm cho hai vấn đề tranh chấp Senkaku-Biển Đông cùng song hành với nhau như hai vấn đề tương tự, khi đó thì dĩ nhiên sự ủng hộ của dư luận thế giới đối trong tranh chấp với Trung Quốc.

Các quốc gia Đông Nam Á nói chung có lẽ đều tin rằng việc chủ động phối hợp với Nhật Bản sẽ làm tăng vị thế của mình trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Cũng như với sức mạnh và ảnh hưởng của mình, cùng sự phối hợp của Mỹ, Nhật Bản có thể "kéo" Trung Quốc tham gia vào đàm phán đa phương.

Từ sách lược trở thành chiến lược liệu sẽ khởi động bằng việc Nhật chấp nhận lời mời khai thác từ phía Việt Nam như một cách khẳng định lại lợi ích của mình tại khu vực?

Nghĩa Huỳnh - Hà Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iran có thể dễ dàng đánh tan quân đội Israel nếu xảy ra chiến tranh

Thứ tư 11/07/2012 11:03

(GDVN) - Israel có thể lôi kéo các quốc gia khác tham gia vào cuộc chiến tranh chống lại Tehran bằng cách giả mạo Iran tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Mỹ hoặc NATO.

Một nhà phân tích quân sự của Mỹ nói rằng trong trường hợp Israel tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống lại Iran, Tehran có thể nhanh chóng đánh bại quân đội Tel Aviv do sự bất đồng lớn trong nội bộ nước này.

Posted Image

Iran có thể dễ dàng đánh tan quân đội Israel nếu xảy ra một cuộc tấn công quân sự.

Trong một bài viết đăng tải trên trang web của kênh Press TV, nhà phân tích Gordon Duff, quân đội Israel có thể sẽ dễ dàng bị đánh bại bởi người Iran là do quân đội của Tel Aviv không có khả năng đảm bảo hoạt động hậu cần khi xảy ra chiến sự và đang phải đối mặt với khó khăn về yêu cầu chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ đa số người dân.

Các nhà phân tích cho biết, khoảng 50% thanh niên Israel đã từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự mà theo đó người Do Thái chính thống được miễn.

Ngoài ra, theo ông Duff, do lo sợ Iran, Israel có thể lôi kéo các quốc gia khác tham gia vào cuộc chiến tranh chống lại Tehran bằng cách giả mạo Iran "tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Mỹ, lực lượng NATO trong khu vực vùng Vịnh hoặc một mục tiêu nào đó ở châu Âu của NATO, tiềm năng nhất là Thế vận hội London...".

Ông Duff cũng cho biết thêm rằng "nguồn tin rất đáng tin cậy cho rằng một cuộc tấn công nhằm vào Thế vận hội London đã được lên kế hoạch".

"Sau khi tấn công tàu Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư hoặc Thế vận hội London, Israel sẽ sử dụng hành lang mạnh mẽ của mình tại Mỹ và các phương tiện truyền thông quốc tế để đổ lỗi cho Iran về những gì đã xảy ra" - ông Duff nói thêm.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà phân tích, tbất kỳ một cuộc xung đột lớn nào xảy ra trong thời điểm này cũng có thể khiến lịch sử thế giới bị xáo trộn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu sắc.

=======================

Có thể nói rằng chính tôi là người tiên tri rằng: Sẽ xảy ra chiến tranh cấp quốc gia trên thế giới. Và điểm nóng Iran chính là một trong ứng cử viên khả thi của lời tiên tri này. Nhưng tôi thành thật không muốn cuộc chiến xảy ra ở đây và khả năng đoán sai của tôi sẽ rất cao. Nhưng tôi chấp nhận điều này.

Trong mối quan hệ này, nếu Iran chấp nhận một số điều kiện nào đó và các siêu cướng chấp thuận một số điều kiện nào đó, thì đấy chỉ là sự biết điều để chung sống hòa bình và không nên coi là bên này giải giáp trước bên kia,

Nếu như bất đắc dĩ trong một hoàn cảnh nào đó, chiến tranh xảy ra thì không thể nặng nề như nhận xét của bài viết trên đây:

bất kỳ một cuộc xung đột lớn nào xảy ra trong thời điểm này cũng có thể khiến lịch sử thế giới bị xáo trộn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu sắc.

Lịch sử vẫn theo quy luật của nó. Có điều những sự tốt đẹp sẽ đến chậm hơn một chút.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi muốn nói thêm một điều thế này:

Cho dù Trung Quốc toàn là tốt cả như Trần Phương nói (Tôi chưa nói đến những gì mà Trung Quốc đã làm mà bị không ít người Việt không lấy làm hài lòng) - thì cũng không thể vì những cái tốt đó, mà là cái giá để mua những gì thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thật chẳng hiểu bác Thiên Sứ đang nói gì nữa.

Có bao giờ tôi nói Trung Quốc là tốt cả đâu ?!

Vâng, tôi là thế hệ sau bác nhiều, kể cả bác biết rất nhiều chuyện "thâm cung bí sử", những việc bác nói Liên Xô giúp đỡ ít nhiều cho Trung Quốc trong lịch sử phải chăng là vị trí hiện tại của Trung Quốc trong HĐBA ?

Tất cả vẫn là những dòng lịch sử đương đại và nếu phân tích thì còn dài dòng lắm.

Nhưng ý tôi ở đây là ý khác mà chắc có lẽ đời tôi chỉ được nghe thuật lại chứ chưa bao giờ được chứng kiến, điều mà bác Thiên Sứ đã khẳng định là biết rõ hơn tôi, là trong quá khứ, mà cụ thể là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rất nhiều người Trung Quốc mong muốn kết thúc cuộc chiến với chiến thắng chính nghĩa thuộc về dân tộc Việt Nam, những điều mà tôi muốn nói ở đây (mà thực sự là được nghe kể lại) chính là những đoàn dân phu Trung Quốc ngày đêm chở hàng ra tiền tuyến tiếp tế cho bộ đội VN, họ có thể đi ngày đêm không ngủ, và đặc biệt là khi tới biên giới là tất cả chỉ được tập kết tại chỗ đó, không được di chuyển sang biên giới. Bộ đội ta lúc ấy chỉ việc "đi người không đánh xe về", dĩ nhiên những việc này tôi chỉ được biết (qua) nghe kể lại và sẵn sàng có người đối chứng nếu cần thiết.

Và cuối cùng, thưa bác Thiên Sứ, làm gì có chuyện chủ quyền của đất nước được đem ra mua chuộc hay mua bán được ? Tôi có nói gì đụng đến vấn đề này xin bác hãy đưa ra dẫn chứng.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cháu thì thật ra bên Tung Cẩu cũng có nhiều người tốt thật, nhưng cái đám mang tư tưởng Háng thì không chấp nhận được, chúng nó lúc nào cũng muốn bá quyền bá vương, xưng bá thiên hạ, rồi thì đủ các loại

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật chẳng hiểu bác Thiên Sứ đang nói gì nữa.

Có bao giờ tôi nói Trung Quốc là tốt cả đâu ?!

Vâng, tôi là thế hệ sau bác nhiều, kể cả bác biết rất nhiều chuyện "thâm cung bí sử", những việc bác nói Liên Xô giúp đỡ ít nhiều cho Trung Quốc trong lịch sử phải chăng là vị trí hiện tại của Trung Quốc trong HĐBA ?

Tất cả vẫn là những dòng lịch sử đương đại và nếu phân tích thì còn dài dòng lắm.

Nhưng ý tôi ở đây là ý khác mà chắc có lẽ đời tôi chỉ được nghe thuật lại chứ chưa bao giờ được chứng kiến, điều mà bác Thiên Sứ đã khẳng định là biết rõ hơn tôi, là trong quá khứ, mà cụ thể là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rất nhiều người Trung Quốc mong muốn kết thúc cuộc chiến với chiến thắng chính nghĩa thuộc về dân tộc Việt Nam, những điều mà tôi muốn nói ở đây (mà thực sự là được nghe kể lại) chính là những đoàn dân phu Trung Quốc ngày đêm chở hàng ra tiền tuyến tiếp tế cho bộ đội VN, họ có thể đi ngày đêm không ngủ, và đặc biệt là khi tới biên giới là tất cả chỉ được tập kết tại chỗ đó, không được di chuyển sang biên giới. Bộ đội ta lúc ấy chỉ việc "đi người không đánh xe về", dĩ nhiên những việc này tôi chỉ được biết (qua) nghe kể lại và sẵn sàng có người đối chứng nếu cần thiết.

Và cuối cùng, thưa bác Thiên Sứ, làm gì có chuyện chủ quyền của đất nước được đem ra mua chuộc hay mua bán được ? Tôi có nói gì đụng đến vấn đề này xin bác hãy đưa ra dẫn chứng.

Kính.

Tất cả những gì anh nói về mối quan hệ tốt đẹp giựa Việt nam và Trung Quốc từ thời 1949 vào lúc đàng Công Sản Trung Quốc toàn thắng trên khắp lục địa Trung Hoa và cả trước đó - đến tận những năm 1930 của thế kỳ trước - tôi đều được xem và học rất kỹ. Thời của tôi là thời "Núi liền núi, sông liền sông" và lúc đó Hoa Mộc Miên còn mọc rất nhiều ở hai bên biên giới Việt Trung ở phía Bắc. Hay nói rõ hơn, ở vị trí một người dân , tôi thầm nhuần tình hữu nghị Việt Trung hơn anh.

Nhưng trong lúc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu ở vùng biển Việt Nam, ngang nhiên đem tàu biển xuống "tuần tra" đảo Trường sa, anh nhắc tới tình hữu nghị Việt Trung về kể công của Trung Quốc với Việt Nam thì tôi thấy cần phải nhắc nhở rằng: Không thể vì thế mà quên rằng họ đang đòi hỏi vô lý chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, không thể lấy lý do đó mà nhân nhượng. Nếu thế thì không khác gì sự giúp đỡ của Trung Quốc đánh đổi lấy chủ quyền biển đảo. Tôi chưa nói là anh đã nói như vậy. Nếu anh nói rõ ra như vậy thì tôi đã mời anh ra khỏi diễn đàn này rồi.

Tôi chẳng ghét gì người Trung Quốc, Tôi đã sang tận Trung Quốc làm phong thủy cho họ và họ đón tiếp tôi rất tận tình. Chưa đến mức "lên ngựa một nén vàng, xuống ngựa một nén bạc", nhưng sáng tiệc nhỏ , chiều tiệc lớn ở những nhà hàng nổi tiếng. Nhưng chuyện nào ra chuyện đó. Đấy là quan hệ cá nhân và họ muốn tôi hết lòng giúp họ làm phong thủy cho họ tốt lên, nên tất nhiên họ đối xử tốt để chứng tỏ sự hành xử biết điều. Còn nếu tôi dở thì không được đặt chân vào cửa nhà họ. Và tất nhiên - trong quan hệ quốc gia - không thể vì vậy mà khi chính quyền Trung Quốc ngang nhiên xác định chủ quyền ở biển Đông và chúng ta phải nhớ ơn họ, nên nhân nhượng được. Bởi vậy tôi mới nói rằng: Không thể lấy những quá khứ mà anh kể ra đó mà quên đi những gì họ đã hành xử với Việt Nam.

Tôi xác định lại là tôi chỉ nhắc anh vậy thôi. Chứ nếu anh nói thẳng ra điều đó thì không phải là thành viên diễn đàn này.

Tôi cũng muốn nhắc lại rằng: Người Liên Xô cũng giúp Trung Quốc nhiều lắm chứ. Anh hãy tự suy luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin bỏ qua những bài viết gần đây của TP, vì có hơi quá đà liên quan đến chính trị. Mong bác Thiên Sứ và BTQ diễn đàn thông cảm và có thể xóa tất cả. Thực sự là TP đã viết những bài này trong tâm trạng không được tốt lắm, vì những chuyện bực bội ở ngoài cuộc sống (công việc và tiền bạc), chẳng liên quan gì đến nội dung các bài viết cả.

Môt lần nữa xin được cáo lỗi với bác Thiên Sứ cùng toàn thể BQT diễn đàn.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin bỏ qua những bài viết gần đây của TP, vì có hơi quá đà liên quan đến chính trị. Mong bác Thiên Sứ và BTQ diễn đàn thông cảm và có thể xóa tất cả. Thực sự là TP đã viết những bài này trong tâm trạng không được tốt lắm, vì những chuyện bực bội ở ngoài cuộc sống (công việc và tiền bạc), chẳng liên quan gì đến nội dung các bài viết cả.

Môt lần nữa xin được cáo lỗi với bác Thiên Sứ cùng toàn thể BQT diễn đàn.

Kính.

Tôi đề nghị không xóa bài nào của anh Trần Phương cả. mà để đấy để so sánh đối chiếu. Cái nhìn của anh Trần Phương không phải của mình anh ta. Nên để những bài viết của anh Trần Phương ở đây là lý do chính đáng, tôi muốn nhắc nhỏ những ai có cái nhìn giống của anh ta.

Nó đại loại như thế này:

Có một người hàng xóm tỏ ra tốt bụng và giúp đỡ một gia đình cạnh nhà. Khi chén cơm , khi bát gạo và cho vay tiền những lúc khó khăn. Nhưng đến một hôm anh chàng tỏ ra tốt bụng này ngỏ ý muốn ngủ chung giường với vợ người chịu ơn mình. Anh chồng tức giận, người vợ nói: Gia đình mình chịu ơn ông ta, nên để thiếp ngủ với ông ta. Chứng tỏ gia đình mình là người quân tử trọng nghĩa trọng tình.

Nếu anh chồng đồng ý thì anh ta bán rẻ hạnh phúc, liêm sỉ và nhân cách hơn cả chân dài bán dâm mà mấy hôm nay đã ầm ĩ trên các báo mạng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu là con thì con sẽ không đồng ý cho vợ ngủ chung với ông ta

Vậy nếu là Trường Sa Hoàng Sa hay dầu mỏ thì cũng không bao giờ đồng ý

Con không bốc đồng, Con nghĩ cái gì ra cái nấy, ngô ra ngô, khoai ra khoai, đất ra đất, tài sản ra tài sản, cái gì cũng phải rõ ràng chứ Không vì nghĩa tình ngày xưa gì cả. Về vấn đề này thì lý tính được ưu tiên hơn là cảm tính ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin bỏ qua những bài viết gần đây của TP, vì có hơi quá đà liên quan đến chính trị. Mong bác Thiên Sứ và BTQ diễn đàn thông cảm và có thể xóa tất cả. Thực sự là TP đã viết những bài này trong tâm trạng không được tốt lắm, vì những chuyện bực bội ở ngoài cuộc sống (công việc và tiền bạc), chẳng liên quan gì đến nội dung các bài viết cả.

Môt lần nữa xin được cáo lỗi với bác Thiên Sứ cùng toàn thể BQT diễn đàn.

Kính.

Cũng cần phải hiểu chính trị là cái gì đã để biết nó liên quan hay không liên quan.

Vấn đề này chưa phải là ý thức chính thống được xác định của những nhà lãnh đạo có thẩm quyền. Mà về thực tế là do Trần Phương viết ở đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay