Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Đề xuất vũ trang cho ngư dân Trung Quốc: Mưu đồ thâm hiểm!

19/07/2012 14:11

(TNO) Một quan chức hàng đầu trong ngành ngư nghiệp Trung Quốc thúc giục chính phủ nước này vũ trang và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân Trung Quốc để tràn xuống biển Đông đối đầu với các nước trong khu vực.

Đề xuất cực kỳ thâm hiểm về việc biến những ngư dân Trung Quốc thành dân quân được ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh Ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đưa ra trong một bài bình luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 28.6.

Ông Hạ Kiến Bân tuyên bố: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá ra biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó… Và nếu chúng ta biến họ thành những dân quân, cấp vũ khí cho họ, chúng ta sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”.

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc tại cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam - Ảnh: Reuters

Quan chức ngành ngư nghiệp Trung Quốc kín đáo tiết lộ rằng Trung Quốc không gặp vấn đề gì với việc triển khai nhiều tàu cá. “Chỉ riêng tại tỉnh Hải Nam, chúng ta hiện có hơn 23.000 tàu cá, với 225.000 ngư dân lão luyện”, ông Hạ phát biểu.

“Mỗi năm, từ tháng 5 đến tháng 8, khi hoạt động đánh bắt tạm ngưng, chúng ta nên huấn luyện các ngư dân/dân quân kỹ năng đánh bắt, sản xuất và hoạt động quân sự, biến họ thành lực lượng dự bị trên biển, và sử dụng họ để giải quyết các vấn đề tại biển Đông”, ông này tiếp tục.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã liên tục sử dụng tàu cá để gia tăng khiêu khích với gần như tất cả các nước trong khu vực, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines.

Các tàu cá Trung Quốc dưới sự hộ tống của những tàu ngư chính và hải giám đã ồ ạt đổ xuống biển Đông, làm gia tăng căng thẳng tại khu vực.

Cụ thể, trong vài tháng qua, hàng chục tàu cá Trung Quốc liên tục xuất hiện tại bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp với Philippines tại biển Đông.

Mới đây nhất, một đội 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đánh bắt trái phép tại đây. Hoạt động phi pháp này hiện vẫn tiếp diễn bất chất những phản đối của phía Việt Nam.

Các tàu cá Trung Quốc thường rất hung hăng khi đối đầu với các tàu công vụ nước ngoài, không ngần ngại đâm tàu vào lực lượng tuần duyên của các nước.

Vào hôm 17.7, lực lượng tuần duyên Nga đã bắt giữ hai tàu cá Trung Quốc sau khi buộc phải nổ súng để khống chế các tàu này, theo truyền thông Nga. Các tàu cá Trung Quốc bị tố cáo đã đâm vào tàu tuần duyên Nga.

Các ngư dân Trung Quốc cũng liên tục đụng độ với lực lượng tuần duyên các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Vào ngày 30.4, nhà chức trách Hàn Quốc cho biết 9 ngư dân Trung Quốc đã bị bắt sau khi dùng dao đâm khiến bốn cảnh sát biển Hàn Quốc bị thương. Vào ngày 19.4, một ngư dân Trung Quốc tên Trần Đại Vị đã bị tuyên án 30 năm tù vì đâm chết một cảnh sát biển Hàn Quốc vào tháng 12.2011.

Thậm chí, tại một đất nước bé nhỏ và xa xôi như Palau, nằm cách tỉnh Hải Nam hơn 2.900 km, các ngư dân Trung Quốc cũng đối đầu với nhà chức trách địa phương. Vào ngày 2.4, cảnh sát đảo quốc Palau đã bắn chết một ngư dân Trung Quốc và bắt giữ 25 người khác, những người bị Palau tố cáo đánh bắt trộm trong vùng biển nước này. Nhà chức trách Palau khi đó đã tố cáo các ngư dân Trung Quốc cố tình đâm vào tàu tuần duyên của họ.

Sơn Duân

http://www.thanhnien...-tham-hiem.aspx

==================================

Chính phủ Trung Quốc có đồng ý thực hiện việc này hay không thì không biết. Nhưng qua ý kiến đề xuất của ông Hạ Kiến Bân thì đây là một khả năng thực hiện. Vào thời kỳ đầu thành lập nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, chính phủ Trung Quốc Lục địa đã có ý định dùng thuyền buồm - tất nhiên công với số tàu chiến ít ỏi của họ - tấn công Đài Loan. Và việc này không khả thi, nên họ đã nhờ Liên Xô giúp đỡ để thực hiện cuộc chiến. Liên Xô đã từ chối và trao lại Mãn Châu cho Trung Quốc để đổi lấy ý định đó.

Nay chiến thuật này lại được đề xuất ở biển Đông.

Thực ra thì vấn đề không phải 100. 000 ngư dân Trung Quốc mạnh hơn tất cả lực lương hải quân các nước trong khu vực. Mà là đằng sau 100. 000 ngư dân đó là cả một lực lượng hùng hậu của Hải Quân Trung Quốc so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, vấn đề nó không phải chỉ ở chỗ mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước có quyền lợi liên quan ở biển Đông. Mà là mối quan hệ quốc tế liên quan đến biển Đông. Bởi vậy Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm. Những đề xuất của ông Hạ Kiến Bân chỉ thể hiễn rõ hơn và mạnh mẽ hơn quyết tâm bành trướng và bá chủ khu vực hoặc thế giới của Trung Quốc. Tất nhiên điều này sẽ đụng chạm tới tất cả các siêu cường khác và tất nhiên với siêu cường hùng mạnh nhất thế giới hiện nay là Hoa Kỳ.

Những gì đang xảy ra đã cho thấy sự chuẩn bị chiến tranh khi Hoa Kỳ đưa quân xuống Tây Thái Bình Dương và một thế trận có tính chiến lược quốc tế đã hình thành. Đến giờ này thì không cần có khả năng tiên tri , ai cũng thấy thế. Tất nhiên trong trận chiến này thì mặt trận chính sẽ không bao giờ ở biển Đông cả. Vì biển Đông chỉ là mặt trận có tính phụ họa, không phải nơi quyết chiến chiến lược dứt điểm.

Người Trung Quốc đừng hy vọng rằng Nga sẽ ủng hộ họ chống lại Hoa Kỳ. Bởi vì người Nga sẽ chẳng thể yên tâm sống bên cạnh một siêu cường chiến thắng cả Hoa Kỳ - và tất nhiên sau đó đến lượt họ. Ngược lại, họ sẽ là đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến dứt điểm này.

Mấy thủ thuật ngoại giao nhỏ lẻ của Trung Quốc, như: xin lỗi Nga vì tàu cá xâm phạm bờ biển, chấp nhận bồi thường...chỉ là trò vớ vẩn, không làm thay đổi được tư duy chiến lược đẳng cấp của các nhà lãnh đạo Nga. Nước Nga chưa hề có chiến tranh trực tiếp với Hoa Kỳ - qua những thời kỳ lịch sử khác nhau....Nhưng nước Nga đã thấy được tham vọng của Trung Quốc. Họ cũng là nạn nhân của tình đồng chí bị phản bội từ một siêu cường xuống hàng thứ 6. 7 gì đó của Trung Quốc. Chẳng có "cơ sở khoa học " nào để họ liên minh với Trung Quốc chống Hoa Kỳ cả. Cho dù Trung Quốc thiện chí nộp phạt và xin lỗi vì vụ đánh cá nhầm vùng biển.

Tóm lại, Trung Quốc đang bị bao vây. Điều này thì ai cũng thấy rõ và không cần phải xem bói (Cái này Thiên Sứ "bói" lâu rồi).

Trong lịch sử Trung Hoa cũng có một trường hợp tương tự là nước Thục bị bao vây và Khổng Minh tìm cách hóa giải. Nhưng qua cách ứng xử của Trung Quốc hiện nay thì tầm cỡ Khổng Minh thời đại không thấy đâu, thậm chí cỡ Bàng Thống, Quách Gia cũng không có.

Có người cho rằng: Sở dĩ Trung Quốc ứng xử như vậy vì để không gây chú ý đến mâu thuẫn nội bộ. Cũng có thể là như vậy. Nhưng nhầm rồi. Đây là thời đại internet, chứ không phải thời phong kiến lạc hậu. Bởi vậy, bất cứ xuất phát từ suy nghĩ nào, hành vi của họ cũng đã và sẽ gậy một hậu quả xấu cho mối quan hệ trong tương lai của Trung Quốc với quốc tế. Nó đang dẫn đến một nguy cơ chiến tranh dứt điểm để xác định sự thống trị thế giới - Mà đáng nhẽ sự hội nhập toàn cầu có thể tiến tới bằng một con đường lịch sử khác.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Thiên Sứ tui nhắc đi nhắc lại rằng:

Không có chiến tranh thế giới thứ III - hiểu theo nghĩa hai phe đánh nhau. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn xảy ra.

Đến hôm nay thì tôi nói toạc móng lợn rằng: Đó chính là cuộc chiến giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và Đồng minh, trong đó có Nga.

Thời gian còn lại để tránh một cuộc chiến như vậy rất ít.

Sẽ chẳng có nước nào ở biển Đông này muốn chiến tranh với Trung Quốc cả. Điều này khiến họ có thể huyênh hoang hơn với những ý tưởng - thí dụ như thành lập thành phố Tam Sa, trang bị vũ khí cho 100. 000 ngư dân đánh cá trên biển Đông. Hoặc còn có thể đẻ ra nhiều ý tưởng khác nữa, như: xây đảo nhân tạo , lập căn cứ quân sự...vv ...và ...vv.

So với tầm nhìn đại cục thì cái đó chỉ là mấy chuyện vặt. Mấy trò vớ vẩn. Vấn đề chính là Hoa Kỳ đang chuẩn bị tới đâu. Và các nước bị Trung Quốc lấn chiếm, chỉ cần luôn xác định chủ quyền của họ là đủ nói chuyện tương lai.

Thôi! Rút mấy cái tàu cá về đi. Tử tế với Việt Nam thì may ra để lại cái hậu.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chấn động clip thầy giáo ở Thái Nguyên "tra tấn" nữ sinh

Thứ sáu 20/07/2012 15:51

(GDVN) - Báo Giáo dục Việt Nam tiếp tục công bố với độc giả cả nước những hình ảnh mới nhất về nữ sinh bị đánh tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II ở Thái Nguyên.

Thâm nhập lớp học "tra tấn" học trò ở Thái Nguyên

Chùm ảnh: Thầy giáo ở Thái Nguyên dùng hết sức đánh học sinh

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Giải Nhất Quốc gia môn Sử: "Đáp án của Bộ khiến chúng em hoang mang"

Dưới đây là clip giáo viên tên Thành đánh các học trò "vi phạm luật" của Trung tâm dạy thêm.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chan-dong-clip-thay-giao-o-Thai-Nguyen-tra-tan-nu-sinh/195646.gd

=====================

Nền giáo dục Việt Nam tan rã mất!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc:

Chùm ảnh dân phòng "con Trời" khiến cộng đồng phẫn nộ

Thứ sáu 20/07/2012 17:00

Posted Image

(GDVN) - Giới truyền thông Trung Quốc ngày 20/7 đăng tải chùm ảnh một người bán hàng rong phải ôm chân một "ông" dân phòng van xin vì bị lực lượng dân phòng bắt giữ trong khi người này đeo kính râm, mặt vểnh lên trời và phì phèo hút thuốc còn những "ông" dân phòng khác thì quay phim chụp ảnh, bàn tán chỉ trỏ. Những bức ảnh đã gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng nước này và một lần nữa dấy lên những bức xúc trong cộng đồng về cung cách hành xử và lạm dụng quyền lực của những "quan phường" này đối với người dân

Posted Image

Mặt vểnh lên trời, phì phèo thuốc lá, một cảnh tượng tưởng chừng chỉ có trong thời phong kiến

Posted Image

Cả đội dân phòng được phen vênh mặt

Hồng Thủy

(nguồn QQ)

=====================

Mạnh tử nói: "Khi người dân không sợ chết nữa thì không thể đem cái chết ra dọa họ đươc!"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá xăng đột ngột tăng 400 đồng/lít

(Dân trí) - Ngay sau khi liên Bộ Tài chính - Công thương công bố mức chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ, Petrolimex đã lập tức tăng giá các mặt hàng xăng dầu từ 22h hôm nay (20/7). Xăng A92 tăng 400 đồng/lít.

Tin chính thức từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, từ 22h hôm nay (20/7), giá bán lẻ các loạt xăng A92 và A95 tăng 400 đồng/lít, điêzen tăng 400 đồng/lít, dầu hỏa dân dụng tăng 300 đồng/lít.

Posted Image

Giờ tăng giá trái khoáy cùng với việc doanh nghiệp chủ động đưa ra thông báo khiến nhiều người bất ngờ

Như vậy, mức giá sau lần điều chỉnh của các mặt hàng xăng dầu như sau: xăng A95 giá 21.500 đồng/lít, xăng A92 giá 21.000 đồng/lít, dầu điêzen 0,05S giá 20.300 đồng/lít, dầu điêzen 0,25S giá 20.250 đồng/lít, dầu hỏa dân dụng giá 20.150 đồng/lít. Việc tăng giá xăng bán lẻ trong nước của Petrolimex diễn ra gần 1 ngày sau khi giá dầu thô tại Mỹ và giá xăng A92 tại thị trường Singapore tăng mạnh cuối phiên giao dịch ngày 19/7.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch đêm qua trên sàn New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 đã tăng 2,79 USD, tương đương 3,1% lên mức 92,66 USD/thùng. Như vậy trong vòng 7 ngày qua, giá dầu thô tại Mỹ đã tăng 10% và là chuỗi ngày đi lên dài nhất kể từ ngày 24/2. Cùng lúc đó dầu thô Brent cũng đắt thêm 2,5%, lên mức 107,8 USD/thùng. Giá xăng A92 giao ngay FOB Singapore cũng có một ngày đầy biến động. Kết thúc phiên giao dịch 19/7, giá xăng A92 đã tăng vọt 3,37% lên mức 116,6 USD/thùng. Đây là mức cao nhất kể từ ngày 17/5 khi giá dầu ở mức 117,3 USD/thùng.

Tuy nhiên, thời điểm tăng giá vào lúc 22 giờ, cùng với việc liên Bộ Tài chính - Công thương không công bố việc tăng giá xăng toàn hệ thống như thông lệ, mà đơn vị lên tiếng là Petrolimex không khỏi khiến nhiều người bất ngờ. Trước thời điểm Petrolimex công bố tăng giá xăng dầu chỉ một giờ, liên Bộ Tài chính - Công thương chỉ có thông báo gửi các doanh nghiệp đầu mối, cho biết mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành của các mặt hàng xăng dầu theo cách tính của các Bộ này. Cụ thể, mức chênh giữa giá cơ sở và giá bán lẻ xăng A92 trước điều chỉnh là +390 đồng/lít, với dầu điêzn là +412 đồng, dầu hỏa là + 348 đồng và dầu mazut là +71 đồng. Thông báo của liên Bộ nói: "Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chủ động rà soát lại phương án giá, cách tính giá đã đăng ký để quy định giá bán xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá cơ sở và phù hợp với các quy định tại Nghị định số 84; tự chịu trách nhiệm về quyết định giá và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời báo cáo Liên Bộ Tài chính - Công Thương tình hình thực hiện để Liên Bộ theo dõi, giám sát theo quy định". Sự thay đổi so với thông lệ này, cùng với nội dung thông báo của liên Bộ về việc các doanh nghiệp đầu mối "chủ động rà soát lại phương án giá" và "tự chịu trách nhiệm về quyết định giá và kết quả kinh doanh" được nhìn nhận không chỉ là một "bất ngờ lạ", mà là biểu hiện cho thấy các doanh nghiệp đang dần được quyền chủ động trong mức giá bán lẻ theo Nghị định 84. Đến thời điểm này (23h 30 ngày 20/7), một số doanh nghiệp đầu mối khác chưa thấy công bố động thái điều chỉnh giá.

Hồng Kỹ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người làm lu mờ truyền thuyết Vọng phu!

Thứ Bẩy, 21/07/2012 - 07:04

(Dân trí) - Không có tiếng súng. Không khói lửa đạn bom. Không đầu rơi, máu chảy… Nhưng chiến tranh hiện lên không kém phần khốc liệt ở nơi bậu cửa có đứa trẻ chờ cha, nơi đầu ngõ có người mẹ ngóng con và trong căn buồng có người vợ trẻ đêm đêm khắc khoải đợi chồng.

“Lòng chung thủy đã trở thành tội ác”

Posted Image

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Lời thề Mùa Đông

Bắt đầu từ một mùa đông

Anh tôi ra trận, rồi không trở về

Cũng từ một buổi chiều quê

Chị tôi đã nhận Lời thề Mùa Đông!

Cũng là phận gái chờ chồng

Người còn hóa đá - Chị không hóa gì!

Đá còn đợi bước thiên di

Còn con để bế, chị thì chịu không

Núi còn hòn vợ, hòn chồng

Chị tôi ôm nỗi chờ mong bạc đầu…

Cái ngày tôi bước qua cầu

Chị không khóc, chị sợ nhàu áo tôi

Bây giờ chị đã về trời

Thắp hương lạy chị, lạy Lời Mùa Đông!

Bùi Hoàng Tám

BLOG Người yêu thơ: Trong truyền thuyết Vọng phu, nàng Tô thị còn được lấy chồng, ở với chồng đến có con thì Người chị trong Lời thề Mùa Đông của Bùi Hoàng Tám chưa có được điều may mắn ấy. Chị chỉ có trong tay một “gia sản” nhỏ nhoi nhưng hết sức thiêng liêng là cái “Lời thề Mùa Đông” trước buổi người yêu lên đường ra trận.

Để rồi “Cũng là phận gái chờ chồng – Người còn hóa đá chị không hóa gì – Đá còn đợi bước thiên di – Có con để bế - Chị thì chịu không”. Nếu nàng Tô thị trong truyền thuyết còn hóa được thành đá để đợi lúc “thiên di” thì “Nàng Tô thị” của thế kỉ 20 không thể hóa đá cho dịu bớt nỗi đau dầu đá có nỗi đau kiếp đá, người có nỗi đau phận người. Và không chỉ hóa đá, nàng còn “Có con để bế…”.

Nàng Tô thị truyền thuyết chờ chồng 3 năm rồi hóa đá, người con gái chờ người yêu ra trận trong thơ Bùi Hoàng Tám chờ người yêu cả nửa thế kỉ, nếu 20 tuổi chị nhận “Lời thề Mùa Đông” và 70 tuổi Chị từ giã cõi đời.

Phải chăng, chính lòng thủy chung của những người như Chị đã làm lu mờ truyền thuyết Vọng phu?

Nhân Ngày 27/7, xin được thắp nén hương trước hương hồn các Anh hùng Liệt sĩ và những người Chị của “Lời thề Mùa Đông”.

Xin một lần nữa được cúi lạy trước sự hi sinh lớn lao và tấm lòng thủy chung cao cả của những “Nàng Vọng phu” Việt Nam hôm nay.

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyện chọn và giới thiệu.

======================================

Ê này! Đừng đem những giá trị văn hóa Việt ra so sánh bình luận nha! Hỡi những con bò!

Các người muốn khen chê bài thơ và các vấn đề xã hội liên quan đến bài thơ này thì tùy các người. Nhưng đừng so sánh và phỉ báng câu chuyện nổi tiếng của nền văn hóa Việt nha. Mọi chuyện xấu nhất đều có thể xảy ra.

Với cái tít này, các người muốn gì ở đây?

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Cấm đái bậy"

Thứ Tư, 18/07/2012 - 09:19

Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng "làm" nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động. - Friedrich Nietzsche.

Cách đây vài tháng, một chuyện cười được phổ biến quanh vòng các nhà ngoại giao sống ở Hà Nội và tôi được nghe lại từ một quan chức cao cấp Việt. Một du khách Anh hỏi một hướng dẫn viên du lịch," Chúng tôi đã đi thăm Vịnh Hạ Long (Ha Long Bay), Vịnh Cam Ranh (Cam Ranh Bay)... Một vịnh khác tôi thấy quảng cáo khắp xứ này, chắc phải hấp dẫn lắm, chúng tôi muốn tới Cam Dai Bay."

Chúng tôi cười một chút, nhưng tôi không biết nghe xong, ông có thấy chút hổ thẹn. Một dấu ấn có thể nhiều hơn các biểu ngữ vinh danh tổ quốc, anh hùng, thành tích...lại là ba chữ đơn giản, "cấm đái bậy".

Posted Image

Tại New York vào thập niên 1970's, lối quản trị hành chính của các thị trưởng phe khuynh tả đảng Dân Chủ như Lindsay, Koch...khiến tỷ lệ tội ác công cộng như trộm cướp, giết người, mại dâm...tăng mạnh. Khu Times Square (Công Trường Thời Đại) nổi danh không còn bóng du khách vì đây là trung tâm ổ chứa các tệ nạn về đêm. Kinh tế khủng hoảng, ngân sách lãng phí với các chương trình mị dân. Các ông thị trưởng "siêu tiến bộ" này, cho rằng phần lớn tội phạm là những dân da đen nghèo khó, phải cứu giúp và giáo dục thay vì trừng phạt. Người giàu chạy trốn khỏi thành phố, vì thuế lợi tức và kinh doanh lên rất cao và tội ác càng ngày càng gia tăng, khiến cho ngân sách càng thêm hao hụt.

Kết quả là New York gần tuyên bố phá sản vào năm 1975, phải nộp đơn xin chính phủ liên bang cứu viện và Tổng Thống Ford trả lới với câu nói bất hủ," Drop Dead" (Chết cho rồi).

Cử tri quay bầu cho đảng Cộng Hòa và thị trưởng Rudy Giuliani hứa sẽ quét sạch mọi rác rưởi cho xã hội. Chương trình của ông bắt đầu bằng một bước rất nhỏ: dẹp sạch bọn lau cửa kính xe hơi.

Khoảng 10 năm trước đó, các trẻ em nghèo New York nghĩ ra một cách kiếm tiền lẻ khá công hiệu. Tại vài ngã tư nơi hay xẩy ra nạn kẹt xe, các em xin tài xế cho lau chùi kính xe để đổi lấy một hai đô la tiền "tip". Phần lớn không ai từ chối lời mời dễ thương này từ các khuôn mặt ngây thơ và cũng vì số tiền quá bé.

Thấy các em làm ăn được, bọn tội phạm nhẩy vào kinh doanh theo bình diện lớn. Các tay đầu gấu được trải khắp thành phố tại mọi ngã tư và gần như đòi tiền mãi lộ mọi tài xế. Trước khi tài xế có dịp phản ứng, chúng xịt loại thuốc chùi nhiều bọt xà phòng xóa hẳn tầm nhìn. Bạn nào không trả 5 đô la (hay hơn nữa cho các siêu xe) phải tự leo xuống lau chùi cửa kính, gây nạn kẹt xe khủng khiếp. Bạn nào phàn nàn có thể bị ăn đòn tại chỗ hay xe bị cào xấy trướt. Chính quyền không can thiệp vì đây là nhóm cử tri "nghèo" cần được xã hội giúp đỡ.

Guiliano diệt trừ bọn "lau kính xe" không nhân nhượng. Chỉ trong 3 ngày khi ông nhậm chức, New York không còn bóng dáng một tên lau kính xe nào, kể cả trẻ em. Đây là một thông điệp ngắn gọn và hữu hiệu. "Chúng tôi không chấp nhận một tệ nạn xã hội nào, dù nhỏ nhoi." Một thông điệp không hề loan truyền qua các mạng truyền thông hay biểu ngữ, mà bằng "hành động" thực tế, dứt khoát và nhanh chóng. Khỏi cần phải nói thêm là sau đó, New York trở lại với vị trí "Ông Hoàng của các thành phố Mỹ". Kinh doanh bộc phát tạo thanh khoản cho ngân sách, tội phạm đi xuống vì pháp luật nghiêm khắc, người giàu và du khách nườm nượt quay lại... tất cả vì New York lại trở nên một vùng đất lành, nơi đáng sống.

Cách đây 20 năm, sức khỏe của tôi cũng suy sụp tệ hại. Như nhiều đứa trẻ khác ở Việt Nam, thói quen đánh răng của tôi từ giáo dục gia đình và xã hội là một lần vào buổi sáng khi thức dậy. Khi gặp người đẹp hay dự các buổi họp quan trọng, tôi nhai thêm miếng "gum" bạc hà cho thơm miệng. Cho đến một ngày khi tôi đọc một bài viết là vi khuẩn trong răng thực sự là nguồn gốc của mọi loại bệnh tật, kể cả bệnh tim mạch. Sống hơn 40 năm, chẳng bác sĩ nào nói với tôi điều này.

Từ hôm đó, tôi luôn luôn đánh răng sau mỗi lần ăn, dù ăn nhiều hay ít. Thói quen nhỏ nhặt này cải thiện sức khỏe tôi thấy rõ. Từ bước đầu đơn giản đó, tôi bắt đầu chú ý đến các kiến thức về sức khỏe nhiều hơn, từ cách ăn uống rau củ, tập thể dục đến cách tập thở và ngồi thiền. Tôi hãnh diện mà nói, 20 năm nay, tôi ít bệnh hoạn hơn 40 năm trước đó.

Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng "làm" nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Môi trường vệ sinh ở Singapore có thể coi là sạch nhất thế giới. Tất cả bắt đầu bằng một lệnh cấm khạc nhổ, vất rác bừa bãi...nơi công cộng của chính quyền Lý Quang Diệu vào năm 1968. Người dân Singapore đã tập thói quen này khi biết rằng cảnh sát Singapore rất quyết liệt trong việc thực thi luật này (phạt đến 100 đô la Sing khi vất tàn thuốc bậy). Cũng gốc người Tàu, nhưng dân Singapore hành xử khác hẳn người Tàu Trung Quốc, dù nơi công cộng hay chốn riêng tư.

Nguồn gốc của văn minh và văn hóa của một cá nhân hay một dân tộc bắt đầu từ những quyết định nhỏ nhặt và đơn giản. Nhiều bạn hỏi nếu tôi "được" tư vấn các nhà lãnh đạo thì tôi sẽ khuyên họ làm gì? (thực tình, ngày mà tôi được mời tư vấn thì ngày đó chắc là ngày sau cùng của trận Thế Chiến Thứ Ba). Tuy nhiên, nếu chuyện khó tin này hiện thực, tôi sẽ nói là các bác hãy ra một lệnh trong ngày đầu tiên nhậm chức là "tên nào đái bậy hay xả rác bậy sẽ bị nhốt 3 ngày tù". Và nghiêm chỉnh thực thi luật pháp không nhân nhượng, dù người vi phạm là vợ chồng hay con cháu yêu quý của các bác.

Khi bỏ tù những tên đái bậy trên đất đai đường phố, người dân sẽ hiểu là các bác cũng sẵn sàng bỏ tù những tên đái bậy trên nền kinh tế và tài chính xứ này.

Theo TS Alan Phan

Vietnamnet

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đối phó với bất ổn xã hội

Ngườilaodong

Chủ Nhật, 22/07/2012 22:55

Trung Quốc đang đối mặt với không ít khó khăn về đối nội và đối ngoại trước thềm đại hội đảng toàn quốc dự kiến diễn ra vào mùa thu này

Posted Image

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (phải), Thủ tướng Ôn Gia Bảo (trái) và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tại một hội nghị gần đây ở Trung Quốc. Ảnh: AP

Trung Quốc đang đối mặt với không ít khó khăn khi nước này chuẩn bị bước vào quá trình chuyển giao chính trị diễn ra 10 năm một lần vào mùa thu này. Lòng dân không yên

Về mặt đối nội là tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại trong lúc nhiều người dân mệt mỏi với nạn tham nhũng và tình trạng thu hồi đất đai trái phép. Đó là chưa kể vụ bê bối của cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai khiến giới lãnh đạo Trung Quốc không khỏi đau đầu. Về mặt đối ngoại, những hành vi khiêu khích của Bắc Kinh ở biển Đông đang gây căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng và Mỹ.

Hãng tin AP hôm 22-7 nhận định rằng Phó Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều khả năng kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại đại hội đảng toàn quốc dự kiến diễn ra vào mùa thu này. Khi đó, không ít thách thức đang chờ đợi ông Tập Cận Bình và một thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc. Sức ép kinh tế đang tăng khi dân số nước này ngày một già đi, khiến lực lượng lao động sụt giảm. Điều này sẽ làm mất đi lợi thế lao động giá rẻ, đồng thời tăng gánh nặng về an sinh xã hội cho người lao động và chính phủ.

Bên cạnh đó, việc xử lý vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai được cho là đang khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc sao nhãng việc ứng phó với tình trạng kinh tế sụt giảm. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý II/2012 đã giảm xuống còn 7,6%, mức thấp nhất trong 3 năm qua. Một phần nguyên nhân của sự sụt giảm này là tình trạng bất ổn kinh tế ở châu Âu và Mỹ đã tác động tiêu cực đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc .

Những vấn đề lớn chưa có giải pháp

Những khó khăn nói trên đang đe dọa làm trầm trọng hơn những bất ổn về mặt xã hội ở Trung Quốc. Theo thống kê, nước này có khoảng 180.000 cuộc đình công và biểu tình lớn, nhỏ mỗi năm. Ông Ngô Tư, Tổng Biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu tại Bắc Kinh, nói với hãng tin AP: “Sự sụt giảm kinh tế, những đòi hỏi về nhân quyền và cải cách chính trị là những vấn đề lớn của đảng. Các nhà lãnh đạo vẫn chưa biết làm gì về những vấn đề này”.

Vì thế, Jainnan Zhu, nhà khoa học chính trị tại Đại học Nevada (Mỹ), nhận định rằng ưu tiên trước mắt của Chính phủ Trung Quốc trước thềm đại hội đảng là “bảo đảm rằng không có sự bất ổn lớn nào xảy ra”. Điều này được thể hiện rõ qua tuyên bố gần đây của ông Chu Vĩnh Khang, Trưởng ban Chính pháp Trung ương, rằng “mọi cấp của đảng và chính phủ phải xem việc duy trì ổn định là trách nhiệm hàng đầu của mình”.

Hoàng Phương

=============

Sự sụt giảm kinh tế, những đòi hỏi về nhân quyền và cải cách chính trị là những vấn đề lớn của đảng. Các nhà lãnh đạo vẫn chưa biết làm gì về những vấn đề này”.

Từ lâu Thiên Sứ tôi cũng xác định đâu đó trong Quán vắng này, là họ sẽ không biết làm gì khi ông Ôn Gia Bảo tỏ ý muốn cải cách chính trị.

Trong gia đình lớn, hồi mẹ tôi còn tại thế , thường hay có câu "Cám ơn tư tưởng tốt!", để tỏ sự hài lòng, vui vẻ và biết ơn người có ý nghĩ giúp gia đình hoặc một thành viên trong gia đình về một việc nào đó, nhưng chưa thực hiện. Những ý tưởng cải cách của những nhà lãnh đạo Trung Quốc có thật tâm hay chỉ là dùng để xả suppap bất mãn của dân chúng, theo kiểu "phía trước là rừng mơ" thì chưa xác định được. Nhưng đó là một thứ "tư tưởng tốt" được ghi nhận.

Điều quan trong nữa là cho dù họ thật sự muốn cải cách, chứ không phải chỉ mị dân cho vui thì vấn đề còn lại là phương pháp cải cách sẽ phải tiến hành như thế nào để đạt mục đích.

Đây chính là yếu tố cốt lõi để họ "chưa biết làm gì về vấn đề này".

Qua cái nhìn của Lý học Việt thì họ chưa có một giá trị tri thức vượt trội đủ sức thuyết phục, để có thể vạch ra một biện pháp tổng thể giải quyết hợp lý và nhất quán tất cả các mâu thuẫn xã hội cần giải quyết từ vi mô đến vĩ mô. Có thể nói một cách rõ và chi tiết hơn là những giải pháp hướng tới cải cách của đất nước Trung Hoa hiện nay - nếu đã xuất hiện - đều chỉ mang tính cục bộ và không khả thi.

Nó dễ bị phản biện hoặc tự phản biện bởi tính mâu thuẫn với các hiện tượng xã hội khác liên quan cần giải quyết.

Trong hoàn cảnh này - khi không có tìm được phương pháp tổng thể khả thi - thì tất yếu sẽ dẫn đến sự xiết chặt các biện pháp trấn áp xã hội một cách mạnh mẽ và nghiêm khắc hơn; hoặc lúng túng nhìn sự tan rã của cả một hệ thống. Hệ quả của cả hai xu hướng này đều dẫn tới một hậu quả không thể coi là tốt đẹp cho tương lai của đất nước họ.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi thường hay nhắc nhở họ rằng: Quỹ thời gian của họ còn lại rất ít. Hãy trả tất cả biển đảo của Việt Nam với một lời xin lỗi nghiêm túc. May ra còn kịp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 bức ảnh gây chấn động nhất thế giới

(Dân trí) - Những bức ảnh dưới đây đã gây ấn tượng mạnh cho người xem và trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

1. Trung tâm thương mại Thế giới ngày 11/9/2001

Posted Image

Bức ảnh của tác giả Steve Ludlum xứng đáng với giải thưởng Plutizer 2003. Hình ảnh quả cầu lửa bùng lên từ một trong hai tòa tháp sau khi chiếc phi cơ bị không tặc lao thẳng vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York khiến người xem cảm thấy tất cả như bị nhấn chìm trong những đám mây bụi khổng lồ. Cây cầu Brooklyn huyền thoại phía sau, sừng sững trong đau thương.

2. "Sau trận sóng thần"

Posted Image

Bức ảnh "Sau trận sóng thần" ghi lại cảnh một người phụ nữ Ấn Độ nằm trên cát với cánh tay dang ra, cầu nguyện cho một thành viên trong gia đình đã mất. Thân nhân của cô bị cướp đi mạng sống bởi một trong những thiên tai nguy hiểm nhất lịch sử mà con người từng chứng kiến: trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004. Một trong những bức ảnh cho thấy hậu quả thảm khốc của thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia ARKO Datta tại Tamil Nadu, Ấn Độ. Ông đã chiến thắng cuộc thi ảnh báo chí thế giới năm 2004. Kathy Ryan, thành viên ban giám khảo và biên tập hình ảnh của Tạp chí New York Times, ví bức ảnh của Datta là một "hình ảnh mang tính lịch sử và tràn đầy cảm xúc".

3. Thảm họa Bhopal 1984

Posted Image

Đã 28 năm trôi qua kể từ khi thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất của Ấn Độ cướp đi 15.000 sinh mạng và khiến 558.125 người bị thương. Vụ rò rỉ khí methyl isocyanate (MIC) và các hóa chất khác từ nhà máy thuốc trừ sâu tại Bhopal đã gây ra một thảm họa vô cùng nghiêm trọng đối với con người và môi trường. Trên đường tới hiện trường, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Ấn Độ Pablo Bartholomew bắt gặp hình ảnh người đàn ông đang chôn cất một nạn nhân ít tuổi - một hình ảnh đủ để nói lên toàn bộ câu chuyện bi kịch của người dân ở Bhopal.

4. “Cuộc phẫu thuật trái tim Sư tử”

Posted Image

"Cuộc phẫu thuật trái tim Sư tử " là câu chuyện về một cậu bé Iraq, 9 tuổi, người bị thương bởi một vụ nổ trong cuộc chiến Iraq. Cậu bé đã được đưa đến một bệnh viện ở Oakland, California, Mỹ nơi cậu đã phải trải qua hàng chục ca phẫu thuật để đấu tranh giữa sự sống và cái chết. Lòng can đảm và sức mạnh của của cậu đã được Deanne Fitzmaurice, tác giả bức ảnh, đặt cho biệt danh: Saleh Khalaf, "Trái tim Sư tử".

5. “Bi kịch của Omayra Sanchez”

Posted Image

Tác giả Frank Fournier bắt gặp hình ảnh bi thảm của cô bé Omayra Sanchez mắc kẹt trong bùn và các tòa nhà bị sụp đổ sau khi núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia phun trào năm 1985. Nevado del Ruiz "thức giấc" đã gây ra một vụ lở đất lớn, tàn phá thị trấn và giết chết 25.000 người.

Sau 3 ngày cầm cự, Omayra đã chết do bị giảm thân nhiệt và hoại tử. Cái chết bi thảm của cô đã cho thấy sự thất bại của các quan chức địa phương trong việc phản ứng nhanh chóng nhằm cứu sống các nạn nhân của thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất của Colombia bấy giờ. Frank Fournier chụp bức ảnh này ngay trước khi Omayra chết.

Y.G

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc:

Hiệu trưởng hiếp nữ sinh, "đền"... 100.000 đồng

Thứ Ba, 24/07/2012 --- cập nhật 09:13 GMT+7

“Con bé chỉ là đứa trẻ 12 tuổi, hiệu trưởng thật chẳng khác loài cầm thú”, cha nạn nhân phẫn nộ.

Sau khi hãm hiếp nữ sinh 12 tuổi, một ông hiệu trưởng tại Quảng Đông (Trung Quốc) “đền” cho nạn nhân 50 tệ (khoảng 163.000 đồng) để bưng bít sự thực. “Con bé chỉ là đứa trẻ 12 tuổi, hiệu trưởng thật chẳng khác loài cầm thú”, ông Mạc (sống tại thành phố Dương Xuân, Quảng Đông) tỏ ra phẫn nộ khi nhắc tới sự việc kinh hoàng vừa xảy ra với con gái mình.

Nạn nhân của vụ hiếp dâm này là Tiểu Văn, một học sinh lớp 6 tại trường tiểu học thuộc thị trấn Thạch Vọng, thành phố Dương Xuân. Cô bé sống với bác từ nhỏ vì bố mẹ bận đi làm xa. “Vào Tết Nguyên Đán, tôi và vợ về quê để cùng con đón năm mới. Vợ tôi đã phát hiện trong quần lót của con có dính máu”, ông Mạc thuật lại.

Tiểu Văn khai thật, vào ngày 17/1, khi đang trong kỳ nghỉ đông, thầy hiệu trưởng Trần Mỗ Bằng đã kiếm cớ cho gọi bé lên khu ký túc xá của trường rồi giở trò đồi bại. “Loại cầm thú ấy đưa cho con tôi 50 tệ, bắt cháu nói dối là nhặt được dưới gốc cây và không được hé nửa lời với ai về chuyện này”, ông Mạc cho biết.

Quá phẫn uất, gia đình nạn nhân đã tố cáo hành vi của hiệu trưởng Trần. Tới ngày 21/7, Phòng giáo dục thành phố Dương Xuân và các ban ngành liên quan khẳng định, “yêu râu xanh” họ Trần đã bị khởi tố vì hành vi đồi bại của mình.

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Tư pháp: “Muốn hay không, mại dâm vẫn tồn tại...”

(Dân trí) – “Chúng ta phải nhìn thẳng thực tế, mại dâm là một hiện tượng xã hội, dù muốn hay không, nó vẫn tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội. Đã đến lúc, cần có sự đổi mới thái độ đối xử với người bán dâm” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường trao đổi.

Buổi giao lưu trực tuyến sáng nay, 24/7, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhận một câu hỏi từ chị Khánh Ngân (thành phố Cà Mau): “Cũng liên quan đến vấn đề dư luận gần đây hết sức quan tâm giống như vấn đề hôn nhân đồng tính là chuyện có công nhận mại dâm là một nghề hay không? Ý kiến cá nhân của Bộ trưởng?:.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phân trần, hiện, đang có 2 luồng ý kiến về vấn đề này.

Nhiều người cho rằng nên công nhận mại dâm là một nghề với quy chế quản lý đặc thù. Làm như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, ngăn ngừa bệnh lây lan qua đường tình dục, phòng, chống buôn bán phụ nữ và các tội phạm khác liên quan.

Nhưng Bộ trưởng Tư pháp cũng lật lại, đây là vấn đề lớn, liên quan đến truyền thống, đạo đức, văn hóa xã hội. Vì vậy, có luồng ý kiến thứ 2 không đồng tình với quan điểm trên.

Posted Image

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: "Nhận thức mới là xem người bán dâm như một nạn nhân của xã hội" (ảnh: Việt Hưng).

“Cá nhân tôi cho rằng cần phải tiếp tục có những nghiên cứu rất thấu đáo trên tất cả các phương diện về đạo đức, xã hội, kinh tế, pháp luật và quyền con người thì mới có thể có ý kiến chính thức theo phương án nào” – ông Cường trả lời.

Người đứng đầu ngành Tư pháp nhận thêm một câu hỏi “xoáy”: “Nhưng kể cả trường hợp nhà nước không “hợp thức hóa, mại dâm vẫn tồn tại, diễn ra hàng ngày?”.

Ông Cường “gật đầu”: “Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế, mại dâm là một hiện tượng xã hội và dù muốn hay không thì nó vẫn tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội. Có lẽ đã đến lúc, cần có sự đổi mới trong thái độ đối xử với người bán dâm theo hướng tăng cường các giải pháp kinh tế - xã hội phù hợp hơn là biện pháp mang tính chế tài tư pháp để giải quyết vấn đề”.

Bộ trưởng Tư pháp phân tích, việc bỏ biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm trong Luật xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua cũng thể hiện, xã hội cũng đã có cách nhìn nhận cởi mở hơn về vấn đề này.

Theo ông Cường, đây cũng hướng nhận thức mới khi xem người bán dâm như một nạn nhân của xã hội. Cần phải đồng bộ thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế xã hội để giúp những người này thay vì việc chỉ xử phạt tư pháp.

Liên quan đến vấn đề tệ nạn, tội phạm, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhận câu hỏi bức xúc của một người dân đặt vấn đề, đến khi nào luật Việt Nam mới có thể áp dụng hình thức truy tố đến cùng người phạm tội tham nhũng, lợi dụng chức vụ gây hậu quả nghiêm trọng, làm sai gây hậu quả nghiêm trọng… dù người đó đã nghỉ hưu, chuyển công tác hay sức khỏe yếu.

Đánh giá đây là một câu hỏi thú vị, ông Cường xác nhận, tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đang là vấn nạn gây bức xúc xã hội. Việc ngăn ngừa và trừng trị tội phạm liên quan đến chức vụ, tham nhũng, thời gian qua, nhà nước đã và đang có nhiều chủ trương, giải pháp để phòng, chống và xử lý những đối tượng phạm các tội này trên tinh thần nghiêm minh.

Pháp luật hình sự của Việc Nam qua những lần sửa đổi cũng đã quy định theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn những tội phạm về chức vụ nói chung, đặc biệt là nhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng. Việt Nam cũng đã tham gia Công ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Kết quả xử lý nhóm tội phạm trên thời gian qua được đánh giá là khá tốt.

Về vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật hình sự về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, bộ trưởng Hà Hùng Cường phân tích, pháp luật của tất cả các nước đều quy định về thời hiệu, vấn đề chỉ là thời hiệu dài hay ngắn, không có nước nào quy định vô thời hạn.

Bộ luật hình sự của Việt Nam xác định rõ thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng là từ 10 năm đối với các tội nghiêm trọng, 15 năm đối với các tội rất nghiêm trọng, 20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng, tính từ ngày tội phạm được thực hiện.

Việc nghỉ hưu, chuyển công tác hay sức khỏe yếu... theo Bộ trưởng Tư pháp, đều không được coi là lý do, điều kiện miễn trách nhiệm hình sự. Những trường hợp này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường. Bộ luật hình sự cũng quy định, nếu người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nói trên.

“Tuy nhiên, câu hỏi này cũng đặt ra vấn đề cần suy nghĩ, thảo luận tới đây trong quá trình xây dựng dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào Chương trình và tôi nghĩ sẽ có rất nhiều ý kiến xung quanh việc này” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường ghi nhận.

__________________

Thật thất vọng về ngài Bộ chưởng. Định biến VN thành Thái Lan thứ 2, để rồi tỉ lệ dân số chuyển giới lại tăng lên vùn vụt ah?

Tham nhũng, nhận hối lộ, mại dâm, buôn bán ma túy... hầu hết các QG đều có dù ít nhiều, nhg ko quyết tâm triệt phá, mà lại cho nó thành "1 nghề" thì buồn quá.

Vậy "tham nhũng" "nhận hối lộ" "bán ma túy" là một hiện tượng xã hội và dù muốn hay không thì nó vẫn tồn tại, và tham nhũng, mua bán ma túy cũng là nghề chăng (vì những thằng tham nhũng, và bán ma túy đều rất giàu mà).

Chán với cái tư duy học đòi nước ngoài, chả có gì mới mẻ nhưng cứ áp dụng vào VN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Tư pháp: “Muốn hay không, mại dâm vẫn tồn tại...”

(Dân trí) – “Chúng ta phải nhìn thẳng thực tế, mại dâm là một hiện tượng xã hội, dù muốn hay không, nó vẫn tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội. Đã đến lúc, cần có sự đổi mới thái độ đối xử với người bán dâm” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường trao đổi.

Buổi giao lưu trực tuyến sáng nay, 24/7, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhận một câu hỏi từ chị Khánh Ngân (thành phố Cà Mau): “Cũng liên quan đến vấn đề dư luận gần đây hết sức quan tâm giống như vấn đề hôn nhân đồng tính là chuyện có công nhận mại dâm là một nghề hay không? Ý kiến cá nhân của Bộ trưởng?:.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phân trần, hiện, đang có 2 luồng ý kiến về vấn đề này.

Nhiều người cho rằng nên công nhận mại dâm là một nghề với quy chế quản lý đặc thù. Làm như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, ngăn ngừa bệnh lây lan qua đường tình dục, phòng, chống buôn bán phụ nữ và các tội phạm khác liên quan.

Nhưng Bộ trưởng Tư pháp cũng lật lại, đây là vấn đề lớn, liên quan đến truyền thống, đạo đức, văn hóa xã hội. Vì vậy, có luồng ý kiến thứ 2 không đồng tình với quan điểm trên.

Posted Image

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: "Nhận thức mới là xem người bán dâm như một nạn nhân của xã hội" (ảnh: Việt Hưng).

“Cá nhân tôi cho rằng cần phải tiếp tục có những nghiên cứu rất thấu đáo trên tất cả các phương diện về đạo đức, xã hội, kinh tế, pháp luật và quyền con người thì mới có thể có ý kiến chính thức theo phương án nào” – ông Cường trả lời.

Người đứng đầu ngành Tư pháp nhận thêm một câu hỏi “xoáy”: “Nhưng kể cả trường hợp nhà nước không “hợp thức hóa, mại dâm vẫn tồn tại, diễn ra hàng ngày?”.

Ông Cường “gật đầu”: “Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế, mại dâm là một hiện tượng xã hội và dù muốn hay không thì nó vẫn tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội. Có lẽ đã đến lúc, cần có sự đổi mới trong thái độ đối xử với người bán dâm theo hướng tăng cường các giải pháp kinh tế - xã hội phù hợp hơn là biện pháp mang tính chế tài tư pháp để giải quyết vấn đề”.

Bộ trưởng Tư pháp phân tích, việc bỏ biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm trong Luật xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua cũng thể hiện, xã hội cũng đã có cách nhìn nhận cởi mở hơn về vấn đề này.

Theo ông Cường, đây cũng hướng nhận thức mới khi xem người bán dâm như một nạn nhân của xã hội. Cần phải đồng bộ thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế xã hội để giúp những người này thay vì việc chỉ xử phạt tư pháp.

Liên quan đến vấn đề tệ nạn, tội phạm, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhận câu hỏi bức xúc của một người dân đặt vấn đề, đến khi nào luật Việt Nam mới có thể áp dụng hình thức truy tố đến cùng người phạm tội tham nhũng, lợi dụng chức vụ gây hậu quả nghiêm trọng, làm sai gây hậu quả nghiêm trọng… dù người đó đã nghỉ hưu, chuyển công tác hay sức khỏe yếu.

Đánh giá đây là một câu hỏi thú vị, ông Cường xác nhận, tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đang là vấn nạn gây bức xúc xã hội. Việc ngăn ngừa và trừng trị tội phạm liên quan đến chức vụ, tham nhũng, thời gian qua, nhà nước đã và đang có nhiều chủ trương, giải pháp để phòng, chống và xử lý những đối tượng phạm các tội này trên tinh thần nghiêm minh.

Pháp luật hình sự của Việc Nam qua những lần sửa đổi cũng đã quy định theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn những tội phạm về chức vụ nói chung, đặc biệt là nhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng. Việt Nam cũng đã tham gia Công ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Kết quả xử lý nhóm tội phạm trên thời gian qua được đánh giá là khá tốt.

Về vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật hình sự về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, bộ trưởng Hà Hùng Cường phân tích, pháp luật của tất cả các nước đều quy định về thời hiệu, vấn đề chỉ là thời hiệu dài hay ngắn, không có nước nào quy định vô thời hạn.

Bộ luật hình sự của Việt Nam xác định rõ thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng là từ 10 năm đối với các tội nghiêm trọng, 15 năm đối với các tội rất nghiêm trọng, 20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng, tính từ ngày tội phạm được thực hiện.

Việc nghỉ hưu, chuyển công tác hay sức khỏe yếu... theo Bộ trưởng Tư pháp, đều không được coi là lý do, điều kiện miễn trách nhiệm hình sự. Những trường hợp này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường. Bộ luật hình sự cũng quy định, nếu người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nói trên.

“Tuy nhiên, câu hỏi này cũng đặt ra vấn đề cần suy nghĩ, thảo luận tới đây trong quá trình xây dựng dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào Chương trình và tôi nghĩ sẽ có rất nhiều ý kiến xung quanh việc này” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường ghi nhận.

__________________

Thật thất vọng về ngài Bộ chưởng. Định biến VN thành Thái Lan thứ 2, để rồi tỉ lệ dân số chuyển giới lại tăng lên vùn vụt ah?

Tham nhũng, nhận hối lộ, mại dâm, buôn bán ma túy... hầu hết các QG đều có dù ít nhiều, nhg ko quyết tâm triệt phá, mà lại cho nó thành "1 nghề" thì buồn quá.

Vậy "tham nhũng" "nhận hối lộ" "bán ma túy" là một hiện tượng xã hội và dù muốn hay không thì nó vẫn tồn tại, và tham nhũng, mua bán ma túy cũng là nghề chăng (vì những thằng tham nhũng, và bán ma túy đều rất giàu mà).

Chán với cái tư duy học đòi nước ngoài, chả có gì mới mẻ nhưng cứ áp dụng vào VN.

Trong lúc gõ những hàng chữ này, tôi vẫn không biết nên viết tiếp hay cho qua đề tài này. Đơn giản vì nó chẳng liên quan đến mình. Nó giống như việc ra những quy định về ô tô, xe máy của Bộ Giao thông vậy, chẳng liên quan gì tới tôi. Vì tôi chẳng sở hữu cái xe nào.

Nhưng theo tôi thì chúng ta có thể bắt đầu như thế này:

Khi xem chuyện Kiều của Nguyễn Du ; hay Trà Hoa nữ của Alexandre Dumas con, có phải ai cũng xúc động và chia sẻ với Kiều và Trà Hoa Nữ không? Vâng! Ai cũng chia sẻ, cũng cảm thông với số phận nàng Kiều, cũng thấy tình yêu của Trà Hoa Nữ là mãnh liệt....Vậy tại sao lại lên án các cô gái bán dâm ghê thế? Họ không có tình yêu của con người sao? Họ không biết vui, buồn sao? Họ vô cảm trước tình yêu sao?

Không phải như vậy. Cá nhân tôi thấy đôi khi những cô gái mãi dâm còn đáng tôn trọng hơn nhiều không ít những quý bà đi xe hơi đời mới, ngồi nhà hàng cao cấp, chê bai, dè bỉu những cô gái "Đời em rách nát , mà em chưa chồng"- chỉ để chứng tỏ mình cao quý. Đôi khi những lời chê bai đó cũng chỉ như một thứ trang sức cho một tâm hồn trống rỗng, vô cảm, mà xe hơi đời mới, vòng, nhẫn kim cương không đủ để chứng tỏ. Trong khi đó , không ít những quý bà đã thành đạt bằng sự quan hệ với đàn ông mà ông chồng bất lực. Không biết ai đó trong cuộc đời mình đã gặp những quý bà như vậy chưa? Cá nhân tôi thì cũng hân hạnh vài lần.

Mãi dâm - một vấn đề xã hội có lẽ có từ thời đồ đá trong lịch sử văn minh nhân loại. Một hiện tượng có thể coi là bần tiện vì sử dụng bản năng thiên nhiên để trao đổi cuộc sống và không có tính sáng tạo. Nhưng nếu con người có thể chia sẻ tình yêu thương với cả mọi sinh vật thì những cô gái bán dâm cũng chẳng có gì đáng chê trách cả. Họ có thể phạm luật tùy theo quy định của luật pháp của từng quốc gia. Nhưng họ là đồng loại của mỗi con người.

Bởi vậy, nếu Việt Nam cho phép coi mãi dâm là một nghề thì vấn đề vẫn cứ là: Không có nghề nào xấu, chỉ có con người xấu mà thôi.

Không thể so sánh Mãi Dâm với tham nhũng được. Mặc dù nó là hai vấn đề xã hội. Nhưng mãi dâm có thể coi là một nghề, còn tham nhũng thì chưa quốc gia nào trong lịch sử văn minh nhân loại coi là một nghề cả. Giải thích điều này thì nó hơi bị nhiêu khê, nên tôi chỉ vắn tắt như vậy.

Các cụ nhà ta có câu ví: "Lấy đĩ về làm vợ, chẳng ai lấy vợ về làm đĩ". Nhưng đôi khi đó cũng là một vấn nạn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đang đẩy căng thẳng biển Đông đến bờ vực xung đột

Thứ tư 25/07/2012 06:00

(GDVN) - “Nếu không có một sự đồng thuận về một cơ chế giải quyết, căng thẳng trên biển Đông rất dễ leo thang trở thành một cuộc xung đột vũ trang”

Căng thẳng biển Đông có thể leo thang thành một xung đột với những động thái leo thang bất chấp công luận, phá vỡ hệ thống nguyên tắc luật pháp và thông lệ quốc tế sau những gì Trung Quốc đã và đang gây ra thời gian qua.

Posted Image

Trung Quốc tổ chức cái gọi là ra mắt lãnh đạo "thành phố Tam Sa" hay còn gọi là "bộ máy cai trị biển Đông" một cách trắng trợn, bất chấp mọi nguyên tắc luật pháp quốc tế

Triển vọng giải quyết tranh chấp lãnh hải trên biển Đông dường như bị “thu nhỏ lại” sau thất bại của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN về việc đưa ra bản Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) có tính ràng buộc, chi phối hoạt động của các bên liên quan.

Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế (ICG) vừa đưa ra những nhận định trên sau động thái thành lập hệ thống chính quyền và chính thức ra mắt cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà phía Trung Quốc dàn dựng và biểu diễn.

Nếu không có một sự đồng thuận về một cơ chế giải quyết, căng thẳng trên biển Đông rất dễ leo thang trở thành một cuộc xung đột vũ trang”, Giám đốc chương trình ICG châu Á, ông Paul Quinn Judge cho hay.

Posted Image

Chuyên gia Paul Quinn Judge, Giám đốc chương trình ICG châu Á

Theo chuyên gia này, chính vì ASEAN không tạo thành được một bản quy chế có tính ràng buộc, gắn kết các chính sách, các khiếu nại tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên biển Đông sẽ không thể được thi hành trong khi Bắc Kinh (ngông cuồng) đòi hỏi 90% diện tích biển Đông là của mình.

Trong lịch sử, khu vực biển Đông đã không ít lần dậy sóng bởi những hành động leo thang từ phía Trung Quốc. Căng thẳng bắt đầu quay trở lại từ hồi giữa năm ngoái khi Philippines và Việt Nam lên án Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong các tuyên bố về biển Đông.

Ngày 10/4 vừa qua là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu bước leo tháng mới của Trung Quốc với cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinh trên bãi cạn Scarborough trong hơn 2 tháng ròng rã liên tục.

Và Trung Quốc trong tuần này đã gây ra sự tức giận hơn nữa đối với khắp các bên trong khu vực biển Đông khi thông báo nước này đã lập kế hoạch để xây dựng một đơn vị quân sự cấp sư đoàn đồn trú (trái phép, vô hiệu) trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Posted Image

4 tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là tuần tra, diễn tập trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia

Nhiều nhà ngoại giao, giới học giả, phân tích quốc tế đều quy trách nhiệm về sự đổ vỡ vừa rồi của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN cho nước chủ nhà Campuchia với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN. Chỉ vì tìm cách bảo vệ lợi ích (phi pháp, phi lý) của Trung Quốc mà đã gây ra sự rạn nứt trong quan hệ nội khối lần đầu tiên trong lịch sử khu vực.

ICG đã đưa ra một bản báo cáo đánh giá vào hôm qua, thứ Ba ngày 24/7 cho rằng Trung Quốc đã “tìm mọi cách khai thác” những chia rẽ trong ASEAN bằng cách cung cấp ưu đãi cho các thành viên của khối, đổi lại các thành viên này sẽ hỗ trợ những đòi hỏi của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông.

“Chính sự thiếu thống nhất giữa các bên tranh chấp - đối thủ của Trung Quốc cùng với sự yếu kém của các khuôn khổ đa phương trong khu vực đã cản trở việc tìm kiếm một giải pháp cho biển Đông”, báo cáo ICG cho hay.

Cũng trong bản báo cáo này, ICG nhận định rằng Trung Quốc và các bên tranh chấp đã tiếp tục mở rộng sức mạnh hải quân để bảo vệ bờ biển một phần là do áp lực chính trị trong nước, nhất là yếu tố chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng, điều đó có thể dẫn tới một sự cố leo thang mới.

ICG cũng đưa ra một giải pháp nhằm tháo ngòi nổ căng thẳng trên biển Đông, đó là các bên cùng hợp tác khai thác tài nguyên, chủ yếu là dầu khí.

Posted Image

Trung Quốc đã chuẩn bị dàn khoan lớn, tàu lọc dầu lớn chưa từng có, tàu cá "khủng" đưa ra biển Đông là một chủ định tính toán từ trước nhằm tranh thủ vơ vét tài nguyên giữa lúc tranh tối tranh sáng

Nhưng gần như ngay lập tức, ICG cũng khẳng định khả năng này là rất mong manh sau những động thái vừa rồi của Trung Quốc. Chính sự thất bại của hiệp định hợp tác thăm dò địa chấn ba bên trên biển Đông gồm Trung Quốc, Philippines và Việt Nam bị phá vỡ trong năm 2008 là một minh chứng.

Trước tình hình đó, không chỉ Việt Nam mà ngay cả Philippines cũng vô cùng phẫn nộ trước những động thái leo thang của Trung Quốc. Manila đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đến để phản đối.

Đồng thời, trong bài phát biểu về tình hình phát triển đất nước trước Quốc hội Philippines ngày 23/7, Tổng thống Aquino một lần nữa khẳng định, Philippines sẽ đấu tranh đến cùng trước âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Mặc dù nhấn mạnh một giải pháp ngoại giao, nhưng Tổng thống Philippines cũng cho biết trọng tâm của chính phủ thời gian tới là nâng cao năng lực quốc phòng, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục ủng hộ và chung sức với chính phủ trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc như thời gian vừa qua.

Posted Image

Tổng thống Philippines Aquino phát biểu trước Quốc hội hôm 23/7

Nhà kinh tế học, Nghị sĩ, Tiến sĩ Walden Bello đảng Akbayan và là thành viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Philippines cho rằng, để giải quyết vấn đề biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn không hề dễ, Philippines sẽ không chỉ nắm lấy một cơ hội mà sẽ kết hợp giữa ngoại giao và khả năng quân sự, nhưng nhấn mạnh về các giải pháp ngoại giao.

Đánh giá vai trò của Mỹ trong chiến lược củng cố năng lực quốc phòng của Philippines và những nỗ lực đấu tranh với âm mưu Bắc Kinh muốn độc chiếm biển Đông, Tiến sĩ Walden Bello cho rằng Mỹ đóng vai trò quan trọng trong chính sách phòng thủ của Manila, nhưng không phải vị trí thống lĩnh, ít nhất trong thời gian này.

Nội các Philippines thống nhất quan điểm không lấy Mỹ làm đối trọng để đối đầu với Trung Quốc bởi một khi làm như vậy thì những vụ tranh chấp lãnh thổ trong khu vực trở thành một cuộc xung đột giữa các siêu cường.

Lãnh đạo Philippines trước hết nhấn mạnh vào năng lực tự thân, tự lực cánh sinh, thứ hai là đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ với các nước láng giềng trong việc đối phó với âm mưu của Trung Quốc.

Posted Image

Tiến sỹ Walden Bello

Về những thất bại vừa rồi của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN khi Campuchia tìm mọi cách cản trở đưa vấn đề nội dung vào Tuyên bố chung của hội nghị, rất nhiều người cảm thấy thất vọng, Tiến sĩ Walden Bello cho biết, ông cũng thất vọng, nhưng Philippines không từ bỏ hy vọng.

Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc muốn biến biển Đông thành ao nhà, hơn lúc nào hết, các bên liên quan cần đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ trong ngôi nhà chung ASEAN, chí ít là thống nhất được quan điểm về nguyên tắc xử lý vấn đề tranh chấp biển Đông thông qua đối thoại, không sử dụng vũ lực.

Rõ ràng là những phát ngôn mang tính chất kích động, hiếu chiến của một nhóm học giả diều hâu Trung Quốc và những động thái lấn lướt leo thang đang diễn ra trên thực địa khiến các bên lo ngại.

Tuy nhiên, thời điểm này cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Trung Quốc vào cuối năm nay, và các phe phái trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc bằng cách này hay cách khác có gắng tỏ ra cứng rắn trong phát ngôn và hành động để tranh thủ phiếu bầu cũng là điều dễ hiểu.

Posted Image

Những viên tướng hiếu chiến, học giả "diều hâu" như La Viện tự nhận (giữa), Kiều Lương (trái) và Kim Nhất Nam (phải) liên tục tung bài cổ súy chiến tranh phải chăng là một ngón "đòn gió" trong các phe phái lãnh đạo ở Trung Quốc tung ra thời gian qua với không dưới 1 mục đích?

Sau khi chuyển đổi xong thế hệ lãnh đạo, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ lựa chọn cách tiếp cận linh hoạt hơn đối với vấn đề biển Đông. Giới lãnh đạo Trung Quốc xưa nay vẫn rất rất khôn khéo và nguy hiểm trong việc sử dụng truyền thông, dư luận để tạo làn sóng tâm lý áp đảo đối phương.

Việc họ tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đi theo đó là 1 bộ máy hành chính, tất nhiên các bên liên quan cần phản đối mạnh mẽ thông qua đường ngoại giao, nhưng phải nỗ lực hết sức kiểm soát tình hình, không để bùng lên một cuộc đối đầu quân sự trên biển Đông.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng quan tâm đặc biệt đến biển Đông và Trung Quốc là 1 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 1 nước thành viên phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982 và luôn tuyên bố chiến lược phát triển “trỗi dậy hòa bình”, việc Bắc Kinh hùng hổ chủ động gây chiến với các bên liên quan sẽ khó xảy ra.

Tuy nhiên, cũng phải luôn đề cao cảnh giác, có biện pháp đối phó kiên quyết, mềm dẻo, hiệu quả đối với những sự vụ nhỏ lẻ mà Bắc Kinh cố tình gây ra trên biển Đông như căng thẳng trên bãi cạn Scarborough, đưa 30 tàu cá ra Trường Sa đánh bắt trái phép, tuyên bố mời thầu phi pháp 9 lô trong thềm lục địa Việt Nam hay những tuyên bố về hoạt động của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Cần phải lên tiếng rộng rãi, mạnh mẽ, kiên quyết, đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất, đoàn kết nội khối giữa các bên tranh chấp và ASEAN, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các bên thứ 3 trong vấn đề biển Đông.

Thông thường, trước thềm mỗi hội nghị, diễn dàn quan trọng có thể đề cập tới biển Đông, Trung Quốc đều leo thang trên thực địa. Các bên cần hết sức lưu ý, đồng thời tố cáo mạnh mẽ và vạch trần những ngón đòn thâm hiểm đó của Bắc Kinh và âm mưu lâu dài, xuyên suốt muốn độc chiếm biển Đông thành ao nhà.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

(Dân trí) - Sau 30 năm lưu giữ, sáng 25/7, bản đồ của Trung Quốc được lập dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904, ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa được Tiến sĩ Mai Hồng giao lại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

Sáng nay, 25/7, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia diễn ra lễ tiếp nhận 5 tài liệu, hiện vật do một số tổ chức, cá nhân hiến tặng. Trong đó, tiến sĩ Mai Ngọc Hồng (nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam) trao tặng bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904).

Posted Image

Tiến sĩ Mai Hồng (trái) giao lại bản đồ cho đại diện Bảo tàng lịch sử quốc gia

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904, được in màu, bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Đây là tấm bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bản đồ này được tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Tiến sĩ Hồng cho biết, tấm bản đồ ông có được là mua lại từ một cụ già tên là Nguyễn Văn Công (ở Phú Xuyên), trong thời gian làm quản lý một kho sách Hán Nôm (năm 1977-1978).

Posted Image

Bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

Biết chữ Hán, nên sau khi có được tấm bản đồ, ông Hồng đã dịch nghĩa lại hàng trăm chữ cổ, cắt nghĩa một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ. Cụ thể, ông Hồng cho biết, đây là tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện.

Từ đó, năm 1904, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh. Trong “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Người Trung Quốc thời đó chỉ nhận đất đai tới cực nam là đảo Hải Nam. Theo ông Hồng, tấm bản đồ này là một tư liệu tốt để học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo, đồng thời nó cung cấp thông tin cho việc phản biện trên bàn quốc tế vì là bằng chứng chứng minh đất đai của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam.

Posted Image

Rất đông người đến xem tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc.

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của Trung Quốc được xuất bản năm 1904, tái bản năm 1910 trong khi trước đó, trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”…chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh. Tiến sỹ Mai Hồng cho rằng, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Ông hiến tặng tài liệu quý này cũng vì mục đích chung đó.

Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay). Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu.

Quang Phong

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ chuẩn bị tập trận bắn đạn thật trên biển Đông

Thứ Tư, 25/07/2012, 08:14 (GMT+7)

TT - Lại thêm một hành động gây hấn mới của TQ sau hàng loạt hành động gây căng thẳng gần đây. TQ đã lộ rõ âm mưu quân sự hóa để độc chiếm biển Đông, bất chấp dư luận phản đối của khu vực và quốc tế.

Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

Tàu chiến Trung Quốc được trang bị “đến tận răng” để chuẩn bị cho cuộc diễn tập tại biển Đông - Ảnh: CCTV

Ngày 24-7, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin quân đội Trung Quốc đang đợi lệnh để diễn tập bắn đạn thật với quy mô lớn nhất gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. CCTV tiết lộ hạm đội hải quân lớn của Trung Quốc tại khu vực biển Nhật Bản đang cấp tốc quay xuống quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho cuộc tập trận này. Trung Quốc, thông qua CCTV, trắng trợn tuyên bố cuộc tập trận là để “các nước láng giềng thấy được thực lực của Trung Quốc”.

Tình báo Mỹ tiết lộ hệ thống vệ tinh của Mỹ đã phát hiện 20 tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc đang tề tựu để bài binh bố trận tại khu vực quần đảo Trường Sa. Nguồn tin này khẳng định trong số này có tàu ngầm lớp Kilo của hạm đội Đông Hải và bảy tàu của hạm đội Bắc Hải.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật cũng đã lên tiếng báo động có 11 tàu quân sự Trung Quốc thuộc hạm đội Đông Hải đi qua khu vực biển Nhật Bản tới Thái Bình Dương trong hai ngày 8 và 9-7.

Dồn lực lượng quân sự tới biển Đông

"Trung Quốc chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ"

Giáo sư RENATO C. DE CASTRO cảnh báo ý đồ khiêu khích của Trung Quốc

Cùng lúc, lúc 9g30 ngày 24-7, chính quyền tỉnh Hải Nam đã cắt băng ra mắt cái gọi là “thành phố Tam Sa” và ngang nhiên mời gọi người dân nước mình đến “thăm thành phố”. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp qua CCTV. Gần đây, Trung Quốc đã liên tục có những bước dấn tới để tìm cách gây hấn trên biển Đông vốn đã rất căng thẳng. Tháng trước, Trung Quốc đã cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và mới đây đã họp “hội đồng nhân dân”, lập đơn vị đồn trú tại thành phố này để “tiến hành các chiến dịch quân sự”. Trung Quốc cũng đã xua “hạm đội” tàu cá đến đánh bắt trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam...

Theo báo mạng Quân sự 51 của Trung Quốc, “thành phố Tam Sa” nằm trong chiến lược quân sự lâu dài của Trung Quốc. Bắc Kinh mới đây còn sắp xếp lại cấp chỉ huy lực lượng hải quân nhằm biến hạm đội Nam Hải trở thành lực lượng mũi nhọn của hải quân Trung Quốc. Báo này cho biết các quan chức quân đội Trung Quốc còn tuyên bố sẽ khoanh vùng các mỏ dầu trên biển Đông để tiếp tục mời thầu...

Báo Philippines Star cho biết Trung Quốc đang dự định xây dựng một đường băng trên bãi đá Xubi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã xây hai tòa nhà bốn tầng, hai doanh trại quân đội, một hệ thống rađa và một ngọn hải đăng trên bãi đá này. Máy bay của hải quân Philippines cũng phát hiện tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình đang luẩn quẩn tại khu vực này.

Ý đồ thâm độc

Các diễn biến liên tiếp này cho thấy Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Renato C. De Castro thuộc Đại học De La Salle (Philippines) nhận định thời gian tới Việt Nam và Philippines sẽ liên tục phải đối mặt với các tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc. Và điều nguy hiểm là lẩn sau những con tàu bán quân sự này là các tàu quân sự của hải quân Trung Quốc. “Rất có thể sẽ có đụng độ xảy ra giữa các tàu Trung Quốc với lực lượng tuần duyên các nước ven biển Đông” - giáo sư De Castro cảnh báo.

Theo ông, việc Trung Quốc liên tục gây hấn trong những ngày qua không chỉ nhằm gây sức ép lên Việt Nam và Philippines mà gián tiếp là muốn thăm dò phản ứng của Mỹ khi Washington đang “tái cân bằng” lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương. Giáo sư De Castro cũng cảnh báo một nguy cơ nghiêm trọng là các tàu Trung Quốc sẽ quấy rối, gây khó dễ để tìm cách khiêu khích phía Việt Nam và Philippines phản ứng trước. Và khi đó, theo ông, “họ chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ”.

Tiến sĩ David Koh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cũng tin rằng Trung Quốc đang thật sự có ý đồ sử dụng vũ lực trên biển Đông. Trước nay Trung Quốc vẫn luôn nói rằng họ không hề theo đuổi chính sách bá quyền. Nhưng nếu đó là sự thật thì Bắc Kinh phải sẵn sàng thảo luận với ASEAN về COC, một cơ chế ngăn chặn các hành vi bá quyền trong khu vực chứ” - ông phân tích.

Trong khi đó, theo tiến sĩ Ian Storey thuộc Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng vũ lực như một giải pháp cuối cùng, bởi xung đột sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngoại giao của Bắc Kinh và khiến các nước khác trên thế giới can thiệp.

Báo Le Figaro (Pháp) nhận định: “Dựa trên sức mạnh ngày càng gia tăng của các hạm đội “dân sự”, trong đó có những con tàu được trang bị những loại vũ khí hạng nặng, Bắc Kinh đang không mệt mỏi thực hiện chủ quyền của mình bằng chính sách “chuyện đã rồi”. Năm 2010, biển Đông đã được nâng cấp thành “lợi ích sống còn” ngang hàng với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất kỳ nhượng bộ nào”.

SƠN HÀ - ĐÔNG PHƯƠNG

======================

Theo ông, việc Trung Quốc liên tục gây hấn trong những ngày qua không chỉ nhằm gây sức ép lên Việt Nam và Philippines mà gián tiếp là muốn thăm dò phản ứng của Mỹ khi Washington đang “tái cân bằng” lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương. Giáo sư De Castro cũng cảnh báo một nguy cơ nghiêm trọng là các tàu Trung Quốc sẽ quấy rối, gây khó dễ để tìm cách khiêu khích phía Việt Nam và Philippines phản ứng trước. Và khi đó, theo ông, “họ chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ”.

Hôm nay là ngày tam nương. mùng 7 . 6. Nhâm Thìn Việt lịch. Mọi chuyện để đến mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đủ chiêu moi tiền của phòng khám Trung Quốc!

Thứ Năm, 26/07/2012 - 04:30

(Dân trí) - Sau khi loạt bài về phòng khám Maria đăng tải trên Dân trí, hàng trăm độc giả Dân trí là những “nạn nhân” của các phòng khám Trung Quốc đã “tố” việc các phòng khám này moi tiền của người bệnh tinh vi.

Bệnh nhân sập bẫy phòng khám Trung Quốc kêu trời

Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân

Bệnh nhân “tố” phòng khám Trung Quốc

“Vống” bệnh dọa bệnh nhân

Bệnh nhẹ “vống” thành nặng, không bệnh cũng thành có bệnh là một trong những chiêu moi tiền phổ biến của các phòng khám có yếu tố nước ngoài mà bạn đọc phản ánh đến Dân trí.

Posted Image

Nhiều bệnh nhân "tố" phòng khám Maria và nhiều phòng khám Trung Quốc khác luôn "vống" bệnh để moi tiền.

Điển hình nhất là trường hợp của chị Đ.T.K.Q (35 tuổi, ở Q.Đống Đa, Hà Nội) bị phòng khám Maria phán bị sùi mào gà, nguy cơ ung thư. Mục đích đến phòng khám ban đầu của chị rất đơn giản, đó là kiểm tra vòng tránh thai xem đến thời hạn phải tháo vòng chưa, nhưng sau khám, bác sĩ phán chị Q bị sùi mào gà, phải điều trị ngay nếu không căn bệnh của chị sẽ dẫn đến ung thư rất nhanh, không chữa thì lây sang cả chồng, con…

Trải qua 4 ngày điều trị với chi phí gần 24 triệu đồng, chị Q không đủ điều kiện để theo tiếp lộ trình khoảng 15 ngày nữa nên đã bỏ khám đến cơ sở y tế công lập để kiểm tra và điều trị tiếp. Thế nhưng khám ở bệnh viện, bác sĩ chẳng phát hiện chị Q bị bệnh gì. Sau khi đơn kiện của chị được gửi tới Sở Y tế, phòng khám Maria đã phải trả toàn bộ số tiền 24 triệu đồng cho bệnh nhân.

Nhưng trường hợp như chị Q không phải là cá biệt, ngược lại rất phổ biến.

“Tôi cũng đã từng vào khám phụ khoa ở phòng khám Maria, phí đắt cắt cổ, bác sĩ khám toàn người Đài Loan. Mỗi ngày đến khám khoảng 1 tiếng,1 tuần mất gần 14 triệu”, chị B.V kể.

Hay như trường hợp độc giả có nick bt4a50 gửi thư đến báo Dân trí kể về việc ông bị phòng khám Maria phán viêm tiền liệt tuyến, nhưng thực tế bác sĩ bệnh viện công lại chẩn ông không có bệnh tật gì. “Tôi đã khám bệnh ở PK Maria, bác sỹ kết luận: tôi viêm tiền liệt tuyến, phải chữa ngay bằng phương pháp chiếu tia vào bụng, không dùng thuốc, chi phí hết khoảng 20 triệu đồng trong 1 tuần, mỗi ngày 1 lần sẽ khỏi. Tôi nghi ngờ kết luận này nên đến bệnh viện công khám lại”, ông bức xúc nói. Không chỉ tại phòng khám Maria mới có tình trạng “vống” bệnh để dọa bệnh nhân, mà nhiều phòng khám có yếu tố nước ngoài khác cũng bị phản ánh tương tự.

Anh Nguyễn Văn Đức (28 tuổi, Hà Nội) gọi điện đến đường dây nóng báo Dân trí bức xúc kể việc anh đi khám trĩ tại một phòng khám Y học cổ truyền trên phố Phạm Hùng.

Anh Đức cho biết, lâu nay nghe nhiều tiếng xấu về phòng khám Trung Quốc nên anh không muốn khám mà chọn khám y học cổ truyền ở Việt Nam. Khi tình cờ biết phòng khám trên Phạm Hùng với cái tên rất Việt nên về nhà tìm google ra website của phòng khám này.

“Trên trang web có cả phần tư vấn trực tuyến, chat để hỏi bệnh nên tôi càng tin. Sáng hôm sau tôi đến khám, vào thấy toàn bác sĩ người Trung Quốc nên tôi từ chối. Nhưng họ nài nỉ, cứ vào khám thử, có ai bắt điều trị đâu mà sợ nên tôi cũng vào”, anh Đức kể.

Dù chỉ mất 50 nghìn tiền khám nhưng anh Đức sợ đến vã mồ hôi khi nghe họ phán bệnh. “Họ nói tôi bị trĩ nặng, phải mổ ngay nếu không bị hoại tử, nguy hiểm đến tính mạng. Mà để mổ chi phí hết 9 triệu đồng. Hoảng quá, sau khám ở đây, tôi phí thẳng đến BV Bạch Mai đăng kí khám ở khoa dịch vụ, bác sĩ nói tôi trĩ độ 2, chưa cần can thiệp phẫu thuật, chỉ cần điều trị nội khoa. Cả tiền khám, tiền thuốc tôi hết có 250 ngàn”.

Không chỉ báo Dân trí nhận được phản ánh của người dân, mà tại buổi họp giao ban báo chí thành ủy chiều 24/7, nhiều cơ quan truyền bức xúc phản ánh đến Sở Y tế việc rất nhiều người bệnh khi đi khám tại các cơ sở này đã bị dọa nạt, vống bệnh. “Khi bị phán bệnh nặng hơn, người bệnh đã như cá nằm trên thớt. Với những lời đe dọa đó, họ sẽ về bán trâu bán bò mà chữa bệnh”, một đại biểu bức xúc nói.

Càng điều trị càng thêm bệnh

Posted Image

Điều trị lộ tuyến cổ tử cung trong nửa tháng, số hóa đơn chị Y phải thanh toán là 14 tờ, với chi phí khoảng 45 triệu đồng. Chị cũng được điều trị bằng doa Leep giống bệnh nhân Phong ở phòng khám Maria. Ảnh: H.Hải

Mới đây, khi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung và làm thủ thuật vùng kín với chi phí hết khoảng 45 triệu đồng, chị T.T.Y (Hà Đông, Hà Nội) vẫn xót xa khi nghĩ lại số tiền quá lớn để điều trị. Lúc đầu khi đến đây khám, bác sĩ chẩn đoán chị viêm lộ tuyến cổ tử cung, phì đại cổ tử cung và có nang Noboth cổ tử cung rất nặng, phải thủ thuật điều trị căn bệnh này bằng dao Leep. Sau hai ngày truyền kháng sinh và điều trị, chị Y được làm thủ thuật và phải truyền kháng sinh thêm 5 ngày. “Xót tiền nhưng “đâm lao phải theo lao”, tôi chấp nhận điều trị thêm. Tuy nhiên đến ngày thứ 6, bác sĩ khám lại nói vẫn viêm nặng và phải điều trị bằng truyền kháng sinh thêm vài ngày nữa. Quá tốn kém, tôi xin bác sĩ kê đơn uống, bác sĩ vẫn kê nhưng kèm theo lời khuyên “không hiệu quả bằng truyền”. “Tôi thấy ai đến khám phụ khoa ở phòng khám Maria đều bị cùng một loại bệnh, đó là nhiễm nấm nặng, viêm lộ tuyến tử cung, hoặc sùi mào gà… Những bệnh này không điều trị ngay rất nguy hiểm, dẫn đến vô sinh, lây cho chồng con, ung thư… Có bệnh thì vái tứ phương, người ta phán mình bệnh thế, tốn tiền cũng phải cố”, một bệnh nhân từng chữa trị tại phòng khám này tâm sự.

Về việc các phòng khám Trung Quốc lạm dụng dao Leep, một kỹ thuật cao để điều trị, một bác sĩ sản khoa lâu năm tại Hà Nội cho biết, sử dụng dao Leep và truyền kháng sinh trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là không cần thiết, nguy hiểm vì dễ dẫn đến sốc, gây tai nạn chết người. Còn dao Leep được chỉ định chủ yếu cho những trường hợp phải cắt sâu, nghi ngờ ung thư giai đoạn 1.

“Hơn 20 năm làm sản khoa, điều trị rất nhiều bệnh nhân viêm lộ tuyến, tôi chỉ dùng kỹ thuật đốt và đặt thuốc tại chỗ, chỉ những trường hợp viêm rất nặng mới dùng thêm vài ngày kháng sinh uống, Bệnh nghiêm trọng đến mức phải nằm một chỗ mới tiêm, truyền kháng sinh nhưng rất hiếm, trong khi lại phổ biến ở các cơ sở trên, đó là sự lạm dụng không cần thiết”, bác sĩ này nói.

Hồng Hải

=======================

Nghĩ cũng buồn cười! Thần y Võ Thành Yên chữa bệnh không lấy tiền, hiệu quả rành rành thì hết cơ quan chức năng này, đến cơ quan chức năng khác đến hỏi thăm, cản trở, văn vẹo, chỉ còn thiếu...đi tù. Còn các nhà khoa học thì hết giáo sư này đến tiến sĩ nọ săm soi cái "cơ sở pha học" phán cứ như Thượng Đế. Báo chí rùm beng xem xét tính lừa đảo của thần y. Lằng nhằng cả năm mới được chữa bệnh...không lấy tiền.

Còn phòng khám Trung Quốc thì mọc lên như nấm, chặt chém lung tung, lừa đảo và gây chết người thì cơ quan chức năng ....hổng bít!Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi vui tới bác Thiên Sứ!

Bác Thiên Sứ hôm nay thay áo mới cho tên nick phải không ạ? Màu này xấu quá bác ơi, cháu thấy hơi phai mờ.

Bác chọn màu đỏ có phải đẹp không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

EVN "thích" mua điện Trung Quốc giá cao

Thứ Năm, 26/07/2012 --- cập nhật 09:21 GMT+7

Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.

Tại buổi làm việc mới đây giữa Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) và tỉnh Phú Yên, nhiều nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đã vò đầu bứt tai kêu khó do mâu thuẫn giữa việc phát điện cạnh tranh và xả nước để đảm bảo tưới cho vùng hạ du.

Ông Lê Chí Trọng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết kể từ khi xây dựng 3 nhà máy thủy điện Krông H’năng, Sông Ba Hạ và Sông Hinh trên lưu vực sông Ba, nguồn nước về hạ lưu sông Ba đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các nhà máy tích nước phát điện. Ông Chế Bá Hùng, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên cũng nhìn nhận, việc hạ lưu sông Ba thường xuyên thiếu nước là do các nhà máy không duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định.

Posted Image

Sông Ba trơ đáy vì thủy điện không xả nước

“Không thể bán được điện”

Về phía thủy điện, ông Dương Quốc Vương, phụ trách Nhà máy thủy điện Sông Hinh, thuộc Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, giải thích năm nay nguồn nước về hồ thủy điện này rất dồi dào nên đến cuối tháng 4/2012, nước vẫn đầy hồ. Nhưng khi triển khai phát điện cạnh tranh từ 1/7, thì nhà máy không thể bán được điện do EVN không đồng ý mua, mặc dù nhà máy chào giá bán điện không quá cao. Có thời điểm nhà máy chỉ chạy máy cầm chừng 2 giờ/ngày đêm, trong khi hạ lưu thì đang khô khát.

Trong khi đó, trước bức xúc của tỉnh Phú Yên, EVN liền phát văn bản yêu cầu Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ và Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh khẩn trương cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất vụ hè thu 2012 theo đề nghị của tỉnh, trong đó Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ cung cấp nước liên tục 14 giờ mỗi ngày. Trước tình hình này, ông Đặng Văn Tuần, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ nói, nếu chạy 14 giờ mỗi ngày, nhà máy sẽ nhanh chóng hết nước và lỗ thêm do giá bán điện lại thấp. Do đó, ông Tuần đề nghị, EVN cần cân nhắc giữa việc cấp nước cho hạ du và việc mua điện từ các nhà máy thủy điện, đảm bảo sự hài hòa hợp lý.

Một đại diện của Hiệp hội Năng lượng VN phân tích, “cái khó” ở chỗ nhiều nhà máy muốn phát cũng không được phát, do lượng phát, giờ phát trong ngày của các nhà máy bao nhiêu vẫn do EVN (thông qua Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia - A0) điều phối. Lãnh đạo một nhà máy thủy điện ở Phú Yên (xin giấu tên) tiết lộ: “EVN ưu tiên mua điện ở các nhà máy thủy điện có giá rẻ, thấp hơn giá 563 đồng/kW/h, thậm chí có đơn vị chỉ chào giá 300 đồng/kW/h”. Ông Đặng Văn Tuần cũng cho biết, trước yêu cầu cấp nước cho vùng hạ du của tỉnh Phú Yên, đã có thời điểm thủy điện Ba Hạ phải chào giá 0 đồng (chỉ hưởng 95% giá sàn - PV) để được chạy máy.

Đại diện một nhà máy thủy điện cũng “tố”, lúc thiếu điện thì không sao, nhưng lúc thừa điện, EVN lập tức ép giá, huy động thời gian phát rất ít, thậm chí các nhà máy thủy điện nhỏ phải đắp chiếu nằm đấy do không được huy động.

Không mua trong nước lại mua mắc ở nước ngoài

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN phân tích, nhà máy thủy điện phải thực hiện nhiều mục tiêu, vừa phát điện, vừa chống lũ, chống hạn. Vận hành vì lợi nhuận nên nhà máy nào cũng muốn tích nước, dự trữ cho phát điện, nhưng như thế hạ lưu sẽ thiếu nước. Không chỉ sông Ba, rất nhiều dòng sông cũng đang trong tình trạng này. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Công thương phải xử lý triệt để, rốt ráo quy trình vận hành, điều tiết nước các hồ, yêu cầu các nhà máy phải chạy máy, xả đủ nước cho hạ lưu, nếu không người dân sẽ chịu thiệt thòi. Ông Ngãi cũng cho rằng, giai đoạn này đang thừa điện, không có lý do gì các nhà máy không xả nước.

Trên thực tế, theo nhiều nhà máy, vào mùa thấp điểm là mùa mưa, giá bán điện cho EVN của các nhà máy thủy điện chỉ 500 - 550 đồng/kWh. Với giá điện này hầu hết các nhà máy đều lỗ, dẫn tới tình trạng càng phát nhiều giờ trong ngày thì lỗ càng nặng.

Trong khi đó EVN vẫn mua điện từ Trung Quốc với giá khoảng 1.300 đồng/kWh, gấp 2 - 3 lần giá mua điện của các nhà máy thủy điện, cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà máy thủy điện nhỏ, vừa phía bắc thường xuyên không được huy động. Cụ thể, theo Tập đoàn Hưng Hải - chủ đầu tư nhiều nhà máy thủy điện, 12 tỉnh phía bắc hiện nay vẫn sử dụng nguồn mua điện từ Trung Quốc.

Được biết lý do vì EVN bị ràng buộc bởi hợp đồng khi không tiêu thụ hết điện theo hợp đồng đã ký, nếu điện chạy ngược sang Trung Quốc quá 5% công suất thì bị phạt nên ưu ái mua điện Trung Quốc hơn. Dẫn tới giờ cao điểm, điều độ điện lực các tỉnh Hà Giang, Lào Cai ép các nhà máy thủy điện nhỏ phải cắt giảm công suất.

Theo ông Ngãi, mấu chốt vấn đề vẫn là phải nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng một tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ như hiện nay. “Chỉ mất vài năm để thực hiện thị trường cạnh tranh thực sự, thông qua việc tái cơ cấu lại EVN cho hợp lý, thành một tập đoàn chỉ nắm việc bán lẻ, tách hoàn toàn khâu bán buôn thành các tổng công ty độc lập, để các nhà máy cạnh tranh thực sự với nhau, giá bán, giờ phát được bình đẳng. Vấn đề không khó, nhưng có quyết tâm thực hiện hay không. Càng quyết sớm người dân càng có lợi, như bây giờ, nói là cạnh tranh nhưng làm gì có cạnh tranh”, ông Ngãi nói.

Theo Thanh Niên Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi vui tới bác Thiên Sứ!

Bác Thiên Sứ hôm nay thay áo mới cho tên nick phải không ạ? Màu này xấu quá bác ơi, cháu thấy hơi phai mờ.

Bác chọn màu đỏ có phải đẹp không ạ?

Bác có thay gì đâu? Chắc Ban Kỹ thuật thay đấy. Mà họ thay cái gì đấy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam'

Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, và vô giá trị.

> Trung Quốc cho đồn trú quân trên Biển Đông

> Trung Quốc 'bầu hội đồng Tam Sa'

Posted Image

Phát ngôn viên Lương Thanh Nghị. Ảnh: mofa

Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố trước việc ngày 19/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc ngày 21/7 Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp".

Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Cùng ngày, Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến và Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng cùng ra tuyên bố phản đối những hành động trên của Trung Quốc. Đà Nẵng và Khánh Hòa là các địa phương có nhiệm vụ quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Hai ông nêu rõ: "Chính quyền và nhân dân Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa một lần nữa hết sức lo ngại và bất bình. Những hành động sai trái của Trung Quốc không làm thay đổi thực tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa cương quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, cản trở nỗ lực chung duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, làm tổn hại tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay cũng gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc về sự việc trên, thông cáo của Bộ cho biết.

Vũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Truyền thông Trung Quốc đang bôi đen Việt Nam'

Thứ năm, 26/7/2012, 12:38 GMT+7

“Truyền thông Trung Quốc cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của họ. Trung Quốc là bậc thầy của kiểu tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân”, học giả Dương Danh Dy phân tích.

>Trung Quốc mưu đồ thâu tóm Biển Đông như thế nào/ Cộng đồng mạng phản ứng về phóng sự của truyền hình Trung Quốc

- Theo ông, Biển Đông có ý nghĩa thế nào trong bàn cờ chiến lược của Trung Quốc?

- Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là tham vọng bá quyền, mà là vấn đề sống còn. 30 năm nay, Trung Quốc đã khai thác đất liền cạn kiệt, giờ phải hướng ra biển. Nhưng thử nhìn xem, phía bắc, phía đông thì vướng Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, đều là các nước có quan điểm rất cứng rắn. Chỉ còn phía nam là Biển Đông, nơi các nước yếu thế hơn.

Chính vì điều này, gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Song, điều này càng lộ ra điểm yếu của Trung Quốc rằng họ đuối lý và đang bị cô lập trên thế giới. Tứ phương đông, tây, nam, bắc, thử hỏi có ai đang là bạn của Trung Quốc? Chính các trang mạng của nước này từng băn khoăn đặt ra tình huống, Trung Quốc có mấy người bạn nếu chiến tranh xảy ra.

- Từng nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, ông đánh giá thế nào về những động thái gần đây của truyền thông nước này?

- Một điều tra gần đây trên mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đặt vấn đề về việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông và có tới 92% ý kiến tán thành. Thậm chí, có bài còn nêu ra cách đánh như thế nào. Thời báo Hoàn Cầu là con đẻ của Nhân dân Nhật báo. Tân Hoa xã có trang Sina.com, mạng quân sự có mạng phụ là Trung Quân võng... Các mạng phụ của những cơ quan truyền thông chính thống Trung Quốc không từ điều gì khi nói về Việt Nam. Rõ ràng họ đã được "bật đèn xanh", làm người dân Trung Quốc nghĩ rằng Việt Nam là kẻ thù.

Posted Image

Ông Dương Danh Dy nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc trong nhiều năm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tuyên truyền chính thống của Trung Quốc về Việt Nam rất xấu, có thể nói là "bôi đen" Việt Nam suốt hàng chục năm nay. Tôi vào mạng Trung Quốc, hầu như ngày nào cũng có bài nói xấu, xuyên tạc về Việt Nam. Họ cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của Trung Quốc... Trong khi đó, chúng ta tuyên truyền thông tin vào Trung Quốc rất kém.

- Tuy nhiên, đối lập với trường phái "diều hâu", một số học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản bác về yêu sách của nước này trên Biển Đông. Ông nghĩ sao?

- Thực ra, cái gọi là những học giả "bồ câu" chỉ là một nhóm rất nhỏ, không đáng kể ở Trung Quốc, có thể kể ra những cái tên như Lý Lệnh Hoa, Thịnh Hồng, Chu Phương. Tôi cho rằng, chúng ta không nên vội lấy làm mừng về những điều mà các học giả này phát biểu, dù những tiếng nói đó là rất quý. Chúng ta chưa nên coi đây như một dòng đối lập, đủ sức đương đầu với quan điểm chủ đạo của Trung Quốc về yêu sách chủ quyền, lãnh thổ. Qua theo dõi, tôi thấy tiếng nói của cộng đồng học giả có quan điểm "bồ câu" ít có ảnh hưởng đối với dư luận Trung Quốc.

- Người dân Trung Quốc, đặc biệt lớp trí thức trẻ có điều kiện truy cập internet, đọc báo nước ngoài, tại sao họ không thấy sự vô lý của yêu sách đường lưỡi bò?

- Trong chuyện lãnh thổ, theo tôi biết, người Trung Quốc nói chung chấp nhận luận điệu của chính phủ. Hơn nữa, gần đây, những sự kiện liên quan tới Biển Đông, truyền thông Trung Quốc lại sử dụng cách tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân". Họ là bậc thầy trong việc này. Điểm lại tất cả những tranh cãi từ xưa tới nay, giữa Trung Quốc với Liên Xô, Mỹ, Ấn Độ..., bao giờ Trung Quốc cũng nhận mình là phải, bao giờ Trung Quốc cũng đổ hết lỗi cho đối tượng. Với họ, ai trái ý đều là không đúng, là phi nghĩa.

Posted Image

Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Cuối tháng 6, một đội tàu hải giám đã tới Trường Sa để tuần tra. Ảnh: Xinhua.

- Trong bài phỏng vấn mới đây trên VnExpress, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực với Việt Nam. Theo ông, Việt Nam cần làm gì lúc này để bảo vệ chủ quyền biển, đảo?

- Tôi cho rằng, cần phải nhìn nhận rõ thế và lực của Việt Nam hiện giờ đã khác. Trước đây, chúng ta bị cấm vận, kinh tế trì trệ nhưng hiện nay GDP đã 100 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hơn 1.000 USD. Việt Nam chưa giàu nhưng thoát giai đoạn đói kém, chúng ta đã có tiền trang bị máy bay, tàu ngầm. Quan hệ với cộng đồng quốc tế của Việt Nam đang rất tốt, nhiều nước ủng hộ ta trước sự bá quyền của Trung Quốc.

Nếu Việt Nam vạch trần thái độ, hành xử bá quyền của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế thì tôi tin rằng Trung Quốc rất lo sợ. Trong thời buổi win - win (cùng thắng) muốn được lợi thì phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Các nước ASEAN khác nhau về trình độ kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa... tóm lại là khác nhau rất nhiều về quyền lợi. Vì thế Việt Nam muốn đạt được lợi ích của mình thì phải làm nhiều hơn nữa chứ đừng vội đòi hỏi người ta phải vì mình. Myanmar, Campuchia, Thái Lan có quyền lợi gì ở Biển Đông đâu mà yêu cầu người ta theo ý mình? Phải cố gắng góp phần làm tăng điểm tương đồng, đóng góp vào lợi ích chung thì mới có thể đạt được ý muốn của mình.

Nguyễn Hưng thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác có thay gì đâu? Chắc Ban Kỹ thuật thay đấy. Mà họ thay cái gì đấy?

Dạ, trước nick bác thuộc nhóm: Hội viên ưu tú. Nhưng hôm nay cháu thấy thuộc nhóm: @Tổng điều hành@

Cháu thấy là lạ nên hỏi thôi bác ạ. Không có gì đâu ạ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, trước nick bác thuộc nhóm: Hội viên ưu tú. Nhưng hôm nay cháu thấy thuộc nhóm: @Tổng điều hành@

Cháu thấy là lạ nên hỏi thôi bác ạ. Không có gì đâu ạ. Posted Image

Hi. Trước nữa nó cũng thuộc Tổng Điều hành, rồi hội viên ưu tú, bây giờ lại là tổng điều hành, chắc sắp hội việu ưu tú. Hi.

Không sao cả. Bác chẳng quan tâm minh là cái gì. Vấn đề là có làm được việc gì không!

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Truyền thông Trung Quốc đang bôi đen Việt Nam'

Thứ năm, 26/7/2012, 12:38 GMT+7

“Truyền thông Trung Quốc cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của họ. Trung Quốc là bậc thầy của kiểu tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân”, học giả Dương Danh Dy phân tích.

>Trung Quốc mưu đồ thâu tóm Biển Đông như thế nào/ Cộng đồng mạng phản ứng về phóng sự của truyền hình Trung Quốc

- Theo ông, Biển Đông có ý nghĩa thế nào trong bàn cờ chiến lược của Trung Quốc?

- Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là tham vọng bá quyền, mà là vấn đề sống còn. 30 năm nay, Trung Quốc đã khai thác đất liền cạn kiệt, giờ phải hướng ra biển. Nhưng thử nhìn xem, phía bắc, phía đông thì vướng Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, đều là các nước có quan điểm rất cứng rắn. Chỉ còn phía nam là Biển Đông, nơi các nước yếu thế hơn.

Chính vì điều này, gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Song, điều này càng lộ ra điểm yếu của Trung Quốc rằng họ đuối lý và đang bị cô lập trên thế giới. Tứ phương đông, tây, nam, bắc, thử hỏi có ai đang là bạn của Trung Quốc? Chính các trang mạng của nước này từng băn khoăn đặt ra tình huống, Trung Quốc có mấy người bạn nếu chiến tranh xảy ra.

- Từng nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, ông đánh giá thế nào về những động thái gần đây của truyền thông nước này?

- Một điều tra gần đây trên mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đặt vấn đề về việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông và có tới 92% ý kiến tán thành. Thậm chí, có bài còn nêu ra cách đánh như thế nào. Thời báo Hoàn Cầu là con đẻ của Nhân dân Nhật báo. Tân Hoa xã có trang Sina.com, mạng quân sự có mạng phụ là Trung Quân võng... Các mạng phụ của những cơ quan truyền thông chính thống Trung Quốc không từ điều gì khi nói về Việt Nam. Rõ ràng họ đã được "bật đèn xanh", làm người dân Trung Quốc nghĩ rằng Việt Nam là kẻ thù.

Posted Image

Ông Dương Danh Dy nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc trong nhiều năm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tuyên truyền chính thống của Trung Quốc về Việt Nam rất xấu, có thể nói là "bôi đen" Việt Nam suốt hàng chục năm nay. Tôi vào mạng Trung Quốc, hầu như ngày nào cũng có bài nói xấu, xuyên tạc về Việt Nam. Họ cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của Trung Quốc... Trong khi đó, chúng ta tuyên truyền thông tin vào Trung Quốc rất kém.

- Tuy nhiên, đối lập với trường phái "diều hâu", một số học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản bác về yêu sách của nước này trên Biển Đông. Ông nghĩ sao?

- Thực ra, cái gọi là những học giả "bồ câu" chỉ là một nhóm rất nhỏ, không đáng kể ở Trung Quốc, có thể kể ra những cái tên như Lý Lệnh Hoa, Thịnh Hồng, Chu Phương. Tôi cho rằng, chúng ta không nên vội lấy làm mừng về những điều mà các học giả này phát biểu, dù những tiếng nói đó là rất quý. Chúng ta chưa nên coi đây như một dòng đối lập, đủ sức đương đầu với quan điểm chủ đạo của Trung Quốc về yêu sách chủ quyền, lãnh thổ. Qua theo dõi, tôi thấy tiếng nói của cộng đồng học giả có quan điểm "bồ câu" ít có ảnh hưởng đối với dư luận Trung Quốc.

- Người dân Trung Quốc, đặc biệt lớp trí thức trẻ có điều kiện truy cập internet, đọc báo nước ngoài, tại sao họ không thấy sự vô lý của yêu sách đường lưỡi bò?

- Trong chuyện lãnh thổ, theo tôi biết, người Trung Quốc nói chung chấp nhận luận điệu của chính phủ. Hơn nữa, gần đây, những sự kiện liên quan tới Biển Đông, truyền thông Trung Quốc lại sử dụng cách tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân". Họ là bậc thầy trong việc này. Điểm lại tất cả những tranh cãi từ xưa tới nay, giữa Trung Quốc với Liên Xô, Mỹ, Ấn Độ..., bao giờ Trung Quốc cũng nhận mình là phải, bao giờ Trung Quốc cũng đổ hết lỗi cho đối tượng. Với họ, ai trái ý đều là không đúng, là phi nghĩa.

Posted Image

Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Cuối tháng 6, một đội tàu hải giám đã tới Trường Sa để tuần tra. Ảnh: Xinhua.

- Trong bài phỏng vấn mới đây trên VnExpress, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực với Việt Nam. Theo ông, Việt Nam cần làm gì lúc này để bảo vệ chủ quyền biển, đảo?

- Tôi cho rằng, cần phải nhìn nhận rõ thế và lực của Việt Nam hiện giờ đã khác. Trước đây, chúng ta bị cấm vận, kinh tế trì trệ nhưng hiện nay GDP đã 100 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hơn 1.000 USD. Việt Nam chưa giàu nhưng thoát giai đoạn đói kém, chúng ta đã có tiền trang bị máy bay, tàu ngầm. Quan hệ với cộng đồng quốc tế của Việt Nam đang rất tốt, nhiều nước ủng hộ ta trước sự bá quyền của Trung Quốc.

Nếu Việt Nam vạch trần thái độ, hành xử bá quyền của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế thì tôi tin rằng Trung Quốc rất lo sợ. Trong thời buổi win - win (cùng thắng) muốn được lợi thì phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Các nước ASEAN khác nhau về trình độ kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa... tóm lại là khác nhau rất nhiều về quyền lợi. Vì thế Việt Nam muốn đạt được lợi ích của mình thì phải làm nhiều hơn nữa chứ đừng vội đòi hỏi người ta phải vì mình. Myanmar, Campuchia, Thái Lan có quyền lợi gì ở Biển Đông đâu mà yêu cầu người ta theo ý mình? Phải cố gắng góp phần làm tăng điểm tương đồng, đóng góp vào lợi ích chung thì mới có thể đạt được ý muốn của mình.

Nguyễn Hưng thực hiện

Việt Nam là một thành viên của Liên Hiệp Quốc. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa và đưa quân vào vùng biển Việt Nam là hành vi xâm lược. Việt Nam có quyền kiện lên Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc không thể vì hành vi này của Việt Nam mà tiến hành chiến tranh với Việt Nam được. Ngược lại sức ép của hải quân Trung Quốc trên biển Đông rất dễ bùng nổ .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cẩn trọng với Wechat !


Ứng dụng Wechat, hiện có mặt ở Việt Nam, đã bị truy vấn trách nhiệm tại Trung Quốc vì liên quan đến việc người dùng có thể gặp nguy hiểm.
Cuối tuần trước, một tờ báo lớn của Trung Quốc đăng bài cảnh báo về nguy cơ người dùng các ứng dụng trên điện thoại di động (ĐTDĐ) như Weixin, Momo, Jack’d có nguy cơ bị làm “con mồi” của bọn tội phạm.

Trong đó, thông qua ứng dụng Weixin, còn có tên gọi là Wechat và hiện đang hoạt động tại nhiều nước gồm cả Việt Nam, bọn tội phạm có thể dễ dàng tiếp cận những người dùng khác. Vốn dĩ, Wechat là một ứng dụng nhắn tin, chia sẻ nội dung như một mạng xã hội trực tuyến đa phương tiện nhiều tính năng. Tuy nhiên, bằng tính năng “Look Around” trên Wechat, những tên tội phạm có thể dễ dàng xác định thông tin về những người dùng ứng dụng trên và đang ở gần bọn chúng.

Posted Image

Câu hỏi trách nhiệm

Sau những vụ việc trên, dư luận Trung Quốc không khỏi đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của Công ty Tencent, nhà cung cấp ứng dụng Wechat. Theo khảo sát về vấn đề trên do cổng thông tin Ifeng.com thực hiện hồi tuần trước, có đến 42% trong 31.742 người được hỏi cho rằng Tencent “phải chịu trách nhiệm”. Bài báo dẫn lời một nhân viên văn phòng tên Trần Kỳ Phong ở Thượng Hải nhận xét: “Mặc dù Weixin (Wechat - NV) có cài đặt bảo mật nhưng điều này chưa đủ”. Tương tự, báo trên dẫn lời luật sư họ Hạ nhận định các nhà phát triển ứng dụng phải có trách nhiệm cảnh báo người dùng về những nguy hiểm tiềm ẩn trong một số tính năng. Ngoài ra, bài báo thông báo họ vẫn chưa nhận được phản hồi từ Tencent về việc tăng cường bảo mật cho ứng dụng do công ty này cung cấp.

Rầm rộ tại Việt Nam

Nằm trong chiến lược phát triển quốc tế, Tencent đang đẩy mạnh hoạt động của Wechat tại nhiều nước. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, Wechat đã xuất hiện rầm rộ ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Một số trang mạng, diễn đàn trong nước không tiếc lời ca ngợi rằng: “Cộng đồng mobile xôn xao về ứng dụng WeChat”.

Các cộng đồng Wechat Việt Nam còn hình thành cả trên mạng xã hội Facebook. Đặc biệt, trang Wechat Việt Nam trên Facebook có không ít thành viên có tên giống nghệ sĩ trẻ như: Khởi My, Đông Nhi, Bảo Thy, Ngô Kiến Huy, Diễm My 9X… và những thành viên này đã không tiếc lời “quảng bá” cho Wechat, kêu gọi giới hâm mộ dùng ứng dụng Wechat. Với những thực tế vừa nêu, Wechat sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, khi chưa được giảm thiểu hiệu quả các nguy cơ và nhà cung cấp Tencent chưa đưa ra cảnh báo cụ thể, người dùng ứng dụng này có thể đối mặt những rủi ro như đang xảy ra tại Trung Quốc.

Đặc biệt, ứng dụng Wechat hiện có đến 100 triệu người sử dụng tại Trung Quốc nên số lượng “con mồi” rất phong phú. Bằng cách này, một người đàn ông họ Cao (32 tuổi) đã tiếp cận cưỡng hiếp 7 phụ nữ trẻ. Hoàn Cầu thời báo dẫn lời giới chức cảnh sát thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, cho hay họ tiếp nhận 20 trường hợp phạm tội thông qua Wechat tính từ tháng 12.2011. Ngoài ra, cảnh sát Bắc Kinh, Nam Kinh và Quảng Châu đã đưa ra các cảnh báo dành cho người dùng Wechat.

Ngô Minh Trí

Tencent từng bị cáo buộc làm “gián điệp”

Được thành lập từ năm 1998 và có trụ sở đặt tại TP.Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Tencent nhanh chóng phát triển trở thành một đại gia hàng đầu trong lĩnh vực internet của thế giới. Tencent hiện cung cấp hầu hết các dịch vụ trực tuyến như các micro blog, nhắn tin nhanh, cổng thông tin điện tử...

Trong đó, dịch vụ nhắn tin nhanh QQ của Tencent đang nằm trong nhóm dẫn đầu tại thị trường Trung Quốc. Đến nay, các dịch vụ của công ty này có đến hàng trăm triệu người dùng, đem lại lợi nhuận nhiều tỉ USD mỗi năm. Cũng theo tờ báo trên, Công ty bảo mật internet Qihoo 360, cũng của Trung Quốc, cuối năm 2010 đã cáo buộc dịch vụ tin nhắn nhanh QQ làm “gián điệp” khiến thông tin người dùng bị rò rỉ.

Đáp lại, Tencent cho rằng Qihoo 360 cài các phần mềm độc hại. Bất đồng của hai bên chỉ lắng dịu sau khi Bộ Công nghiệp - Công nghệ thông tin Trung Quốc can thiệp. Sau đó, Tencent đã phải đưa ra thông cáo xin lỗi khách hàng.

Lê Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật có thể đưa lực lượng phòng vệ tới đảo tranh chấp

27/07/2012 10:25

(TNO) Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ngày 26.7 tuyên bố nước này có thể điều Lực lượng phòng vệ (SDF) tới quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Chính phủ sẽ ứng phó kiên quyết, bao gồm việc dùng SDF, nếu một hành động phi pháp liên quan đến một nước láng giềng xảy ra trong lãnh thổ và vùng biển của Nhật Bản, bao gồm Senkaku”, hãng tin Jiji Press của Nhật dẫn lời ông Noda nói rõ.

Posted Image

Thủ tướng Noda tuyên bố Tokyo sẽ tăng cường tuần tra Sekaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters

Ông Noda còn tuyên bố Tokyo sẽ tuần tra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vùng biển xung quanh bằng cách sử dụng tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan.

Thủ tướng Noda đưa ra tuyên bố trên sau khi Nhật tố hàng loạt tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của nước này xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, theo Jiji Press.

Văn Khoa

===================

Bởi vậy, rút khỏi biển Đông đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay