Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Xăng tăng giá bồi thêm cú đòn đau vào doanh nghiệp

Thứ năm, 16/8/2012, 05:08 GMT+7

Chưa hoàn hồn vì đợt tăng giá xăng, điện, gas tháng trước, doanh nghiệp bị "bồi" thêm cú đánh khi xăng dầu tiếp tục tăng 500-1.100 đồng. Nhiều đơn vị ngừng sản xuất nhưng không dám công bố phá sản vì sợ ngân hàng xiết nợ.

> Giá xăng tăng 1.100 đồng mỗi lít

"Doanh nghiệp đang vật lộn với khó khăn, doanh số sụt giảm, vậy mà các loại chi phi đều lên. Từ cuối năm ngoái đến nay, đơn hàng luôn giảm, giờ thêm giá xăng tăng nữa e rằng sắp tới còn mệt mỏi hơn", ông Trương Vĩnh Thọ, Trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty Da giày Sunhyun Vina tâm sự với VnExpress.net.

Theo ông Thọ, đơn hàng của công ty đang giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp phải thường xuyên vận chuyển hàng từ nhà máy ra cảng hoặc vận chuyển ra sân bay để xuất khẩu. "Sau khi giá nhiên liệu lên, trong thời gian ngắn, chúng tôi cắn răng chịu đựng, chấp nhận mất mát nhưng với thời gian dài thì buộc phải điều chỉnh giá bán. Khi giá bán lẻ được đẩy lên thì người tiêu dùng sẽ không vui", ông Thọ phân tích.

Posted Image

Trong vòng chưa đầy 2 tháng, giá xăng đã tăng lần thứ 3. Ảnh: Anh Quân

Không những tác động giá thành đầu ra, theo nhiều doanh nghiệp, lần nhiên liệu tăng cao này sẽ kiến doanh thu của công ty mình sụt giảm do giảm sức mua. "Giá xăng sẽ ảnh hưởng nhiều doanh thu, ít nhất là giảm từ 10-15% doanh thu của chúng tôi vì công ty vận chuyển hàng đi khắp nơi trên cả nước", ông Vũ Bá Đức, Giám đốc Công ty Inox Đức Việt nói.

Tương tự, ông Phạm Đắc Vinh, Giám đốc Công ty Đắc Vinh chuyên kinh doanh thực phẩm tươi sống - hàng nông sản ở Thành phố Đà Nẵng cho biết doanh nghiệp nào lâu nay cũng đang "đau đầu" với nhiều khó khăn như tiếp cận vốn ngân hàng, doanh số giảm thì nay lại phải "gánh" thêm giá xăng. "Chúng tôi như bị kiệt sức", ông Vinh trần tình.

Giám đốc doanh nghiệp chế biến rau quả Hoàng Gia Nguyễn Trần Thái Bình thì cho rằng xăng tăng sẽ tác động đến 2 mặt: giá thành sản phẩm và tâm lý người tiêu dùng. "Người dân sẽ e ngại hơn, dè dặt hơn khi chi tiêu, sức mua chắc chắn bị kéo giảm, chúng tôi xuất hàng rau quả đi châu Âu một tháng khoảng gần 20 tấn, thời gian tới, con số này nhiều khả năng sụt giảm vì giá xăng", ông Bình khẳng định. Theo chủ doanh nghiệp này, trong mọi ngành có thể thấy rau quả bị ảnh hưởng nặng hơn vì không phải là mặt hàng thiết yếu, khi cắt giảm thì người tiêu dùng sẽ không mua những mặt hàng này đầu tiên.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép cho hay, xăng dầu tăng khiến doanh trong hiệp hội lao đao. Cán thép tiêu thụ dầu FO là chủ yếu, nên mỗi khi điều chỉnh giá dầu, đầu vào sẽ tăng mạnh. Lãnh đạo Hiệp hội Thép tính toán, để sản xuất ra một tấn thép, doanh nghiệp mất khoảng 40 kg dầu FO. Vậy với mỗi mức tăng 500 đồng mỗi kg, mỗi tấn thép đội chi phí lên 20.000 đồng.

"Mỗi năm ngành thép sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn. Với mức tăng 20.000 đồng mỗi tấn, ngành thép sẽ bị tăng chi phí sản xuất lên tới 110 tỷ đồng. Một con số quá lớn trong bối cảnh đầu ra đang khó khăn", ông Cường tính toán.

Bên cạnh nỗi lo dầu FO tăng giá, ngành thép, mặc dù không ngốn nhiều xăng trong sản xuất vẫn "đau đầu" vì mặt hàng này điều chỉnh mạnh. Ông Cường chia sẻ, mặt hàng xăng biến động khiến ngành thép bị gián tiếp giáng đòn. Bởi với 3 lần điều chỉnh, xăng tăng 2.400 đồng mỗi lít kéo theo đó là giá cước vận tải điều chỉnh theo, khiến chi phí vận tải cũng leo thang. Trong khi đó, giá thép bán ra vẫn chỉ ở mức 15-16 triệu đồng mỗi tấn (chưa VAT).

Trong bối cảnh giá thép phế, phôi trên thị trường thế giới vẫn còn ở mức cao, thì việc xăng, điện, gas tăng dồn dập sẽ khiến doanh nghiệp rất khó tồn tại. Bởi thép phế khi nhập khẩu từ cảng về nhà máy vẫn vận chuyển chủ yếu bằng ôtô. Khi cước vận tải tăng, sẽ khiến chi phí đầu vào doanh nghiệp tăng thêm. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ thép trong 7 tháng đầu năm chỉ đạt 2,5 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ thì ngành thép sẽ lỗ nặng.

"Đã có vài doanh nghiệp báo cáo lên Hiệp hội về việc ngừng sản xuất nhưng bi hài ở chỗ họ không dám công bố phá sản vì ngân hàng xiết nợ. Điều này chẳng khác gì doanh nghiệp sống như đã chết", ông Cường chia sẻ.

Không chỉ ngành thép mà xi măng cũng chật vật mưu sinh. Điện, xăng dầu chiếm khoảng 40% giá thành xi măng, với mức tăng 3 lần tới 2.400 đồng mỗi lít thì giá thành xăng đội lên 6-7%. Đó là chưa kể, từ năm 2009 đến nay, giá bình quân 1KWh điện bán cho xi măng đã tăng gần 1,5 lần từ 948 đồng lên 1.369 đồng mỗi kWh. 6 tháng đầu năm, tiêu thụ nội địa xi măng đạt khoảng 23,6 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ. Hiệp hội đánh giá, trong bối cảnh thị trường xi măng nội địa suy giảm, cung lớn hơn cầu, giá xi măng không tăng, thậm chí giảm thông qua các hình thức khuyến mãi thì giá đầu vào như điện, than vẫn tiếp tục tăng sẽ làm ngành thêm oặt ẹo.

Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam Nguyễn Văn Thiện nhìn nhận, ông hoàn toàn ngỡ ngàng khi điện xăng gas vừa điều chỉnh, xăng dầu lại tiếp tục tăng lần thứ 3. "Sức tăng dồn dập của các nguyên liệu đầu vào này sẽ khiến doanh nghiệp bị giáng tiếp đòn đau và không kịp trở tay", ông nói.

Trước đó, ngày 1/8, chỉ vừa tròn một tháng sau khi điện tăng giá 5% cả xăng - gas đồng loạt điều chỉnh với mức tăng khá mạnh (900 đồng mỗi lít xăng và 52.000 đồng bình gas 12 kg). Ngày 13/8 vừa qua, xăng dầu tăng giá lần thứ 3 liên tiếp với mức điều chỉnh 500 - 1.100 đồng mỗi lít.

Hoàng Lan - Kiên Cường

===========================

Xăng tăng, hàng hóa, dịch vụ tăng theo... thu nhập người dân không tăng, doanh nghiệp đình đốn khó mà tăng gia sản xuất ... kìm hãm lạm phát dưới một con số quả là khó khăn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nữ sinh mặc váy rau bên hồ Gươm: Ăn chay 1 lần/tuần

(Dân trí) - Với Đàm Hồng Loan, cô nữ sinh diện trang phục váy rau tại khu vực hồ Gươm, việc ăn chay bên cạnh ý nghĩa tâm linh của nhiều người Việt còn mang ý nghĩa bảo vệ môi trường…

>> Diện váy rau diếp, thiếu nữ cổ động môi trường bên hồ Gươm

Vào chiều qua (15/8), những người qua đường quanh khu vực hồ Gươm bất ngờ được chứng kiến hình ảnh một cô gái trong trang phục phủ kín rau diếp đồng thời giương tấm biển cổ động vì môi trường.

Theo đó, hoạt động độc đáo này bắt đầu vào khoảng 14h30 tại bờ hồ Hoàn Kiếm khi ekip thực hiện mang gần 10 kg rau diếp và cải xanh ra tách riêng từng lá. Sau đó, các tình nguyện viên dùng băng dính hai mặt quấn quanh người mẫu rồi đính rau xanh lên.

Posted Image

Trang phục rau độc đáo nhằm cổ động vì môi trường của Hồng Loan và ekip.

Để có một chiếc váy rau xanh cùng vòng đeo ớt đỏ, cả ekip mất gần một giờ đồng hồ để có thể hoàn tất sản phẩm độc đáo này.

Và trang phục có phần lạ lùng cùng tấm biển kêu gọi bảo vệ môi trường trên tay cô gái đã thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường và không ít người đã dừng lại để chụp ảnh lưu niệm với “người mẫu rau xanh”.

Điều đáng chú ý, người mẫu tình nguyện diện trang phục rau xanh là bạn gái xinh đẹp và vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường, tên là Đàm Hồng Loan. Hiện Loan đang là SV năm thứ 4 Học viện Tài chính (Hà Nội).

Posted Image

Không ít người dừng lại để ghi lại hình ảnh về cô gái trong trang phục độc đáo này.

Sau khi hoàn tất việc cổ động vì môi trường tại khu vực hồ Gươm, Hồng Loan đã có những chia sẻ với PV Dân trí về hoạt động này của mình và ekip.

Em và các bạn muốn truyền tải thông điệp gì với hình thức cổ động này?

Chiếc váy rau này là một cách để truyền tải thông điệp tới mọi người. Đó là hãy ăn chay và bảo vệ môi trường, hành tinh chúng ta.

Em thấy rất thú vị khi được làm người mẫu mặc váy rau này. Theo tìm hiểu thông tin trên mạng của em, một vài nước trên thế giới đã có hình thức cổ động này rồi nhưng ở Hà Nội là lần đầu tiên. (Trước Loan, một nhóm bạn trẻ tại Đà Lạt cũng tuyên truyền bằng váy rau tương tự - PV)

Và anh cũng thấy rất nhiều người dừng lại xem chiếc váy rau này, tò mò muốn biết đây là sự kiện gì. Và với thông điệp bằng hai thứ tiếng Anh - Việt, em hy vọng người dân thủ đô sẽ chú trọng tới ăn chay nhiều hơn qua đó góp phần bảo vệ môi trường.

Bản thân Loan có phải người ăn chay?

Bình thường em ăn chay 1 lần/tuần. Và trước khi đi làm người mẫu váy rau này, em cũng đã ăn chay.

Posted Image

Nhiều người Việt Nam cũng đã bắt đầu ăn chay nhưng chủ yếu vào những ngày Rằm và mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn là vì môi trường, Loan nghĩ sao về vấn đề này?

Đó bởi vì văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay nhưng em nghĩ thông qua các hình thức cổ động giới thiệu, mọi người sẽ có ý thức hơn. Bản thân em cũng nhận thức được rằng việc ăn chay là rất tốt dù không phải chuyện ngày một ngày hai thay đổi thói quen của mọi người.

Không phải lúc nào em cũng diện trang phục váy rau này để tuyên truyền, vậy khi đó em sẽ làm thế nào để kêu gọi mọi người về bảo vệ môi trường?

Em hy vọng việc cổ động này sẽ được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin và em sẽ sử dụng những bài viết, hình ảnh để giới thiệu tới bạn bè, người thân và mọi người xung quanh.

Posted Image

Với những người không tiếp cận nhiều với mạng xã hội hay internet, Loan sẽ chuyển tải thông điệp môi trường ra sao?

Như em đã chia sẻ, em sẽ cố gắng tiếp cận với nhiều người để chia sẻ với họ rằng, bây giờ ăn chay không chỉ còn là vấn đề tâm linh mà còn rất tốt cho sức khỏe bản thân cũng như cho môi trường.

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền này, em có tham gia các hoạt động tình nguyện nào khác không?

Dạ có, em từng tham gia tiếp sức mùa thi tại trường. Sau hoạt động tuyên truyền này, dù chưa có kế hoạch kêu gọi nào khác nhưng em hy vọng sẽ tham gia nhiều chương trình tình nguyện hoặc xã hội khác nữa.

Cảm ơn Loan về cuộc trò chuyện này.

____________________

Vẫn biết ăn chay ít còn hơn ko bao giờ ăn chay, nhưng 1 tuần 1 lần ăn chay mà cũng đi tuyên truyền, nó quá ít và ko rõ để thể hiện cái tâm. Việc ăn chay của chị này không khác gì việc bỏ ăn. Mà với sinh viên bỏ ăn là chuyện hoàn toàn bình thường.

Nếu phóng viên hỏi tiếp 1 câu:

- Thế em thường ăn chay vào bữa nào trong tuần?

Chị kia trả lời:

Em ăn chay bữa sáng, em ăn bánh mỳ với sữa Ensure Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vẫn biết ăn chay ít còn hơn ko bao giờ ăn chay, nhưng 1 tuần 1 lần ăn chay mà cũng đi tuyên truyền, nó quá ít và ko rõ để thể hiện cái tâm. Việc ăn chay của chị này không khác gì việc bỏ ăn. Mà với sinh viên bỏ ăn là chuyện hoàn toàn bình thường.

Nếu phóng viên hỏi tiếp 1 câu:

- Thế em thường ăn chay vào bữa nào trong tuần?

Chị kia trả lời:

Em ăn chay bữa sáng, em ăn bánh mỳ với sữa Ensure Posted Image

Chuyện chay mặn không đùa được...

Ăn chay 01 lần/tuần thì đã sao...?

Như vợ TB chẳng hạn...

Cả tuần đều ăn mặn...

Ngày cuối tuần thì ăn chay...

TB công tác xa cả tuần...

Cuối tuần về cùng vợ ăn chay...

Đó mới gọi là...

"Cân Bằng Âm Dương"...

Hí, hí...?! ?! ?! ?!...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện chay mặn không đùa được...

Ăn chay 01 lần/tuần thì đã sao...?

Như vợ TB chẳng hạn...

Cả tuần đều ăn mặn...

Ngày cuối tuần thì ăn chay...

TB công tác xa cả tuần...

Cuối tuần về cùng vợ ăn chay...

Đó mới gọi là...

"Cân Bằng Âm Dương"...

Hí, hí...?! ?! ?! ?!...

Vâng, thậm chí có người ko ăn chay, cũng chưa hẳn đã là người dã tâm hay xấu xa gì cả.

Vấn đề của cô này em muốn nói tới là cô ta đi quảng cáo hình ảnh ăn chay, mà tuần có 1 lần thì ít quá ạ.

Ko biết cái "cân bằng Âm Dương" anh Thiên Bồng có ý gì ko mà phải cho vào dấu ngoặc kép Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ko biết cái "cân bằng Âm Dương" anh Thiên Bồng có ý gì ko mà phải cho vào dấu ngoặc kép Posted Image

Ngày và đêm...đó là "Âm Dương"...

Ngày ăn...đêm ngủ...đó cũng là "Âm Dương"...

Ngày ăn "mặn", đêm ngủ "chay"... đó là "Cân Bằng Âm Dương"

Đêm cuối tuần không ngủ "chay" nên ngày cuối tuần không ăn "mặn"...

"Cân Bằng Âm Dương" là nó đó...

He he...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tăng cường máy bay quân sự cho Indonesia

Thứ năm, 16/8/2012, 15:16 GMT+7

Mỹ vừa đề nghị bổ sung thêm máy bay chiến đấu F-16 cho Indonesia dưới hình thức tài trợ.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-16. Ảnh: Defense World

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết đề nghị trên được Mỹ đưa ra trong chuyến thăm Mỹ tuần trước của tổng thư ký Bộ Quốc phòng Indonesia, phó tư lệnh Không quân, tướng Eris Herryanto.

Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro nói mặc dù 24 chiếc F-16 đã sử dụng theo kế hoạch tài trợ trước đó của Mỹ cho Indonesia chưa được chuyển giao, song Indonesia đánh giá tích cực và sẽ thảo luận đề nghị của Mỹ cung cấp thêm loại phản lực chiến đấu này cho Indonesia thông qua tài trợ. Nếu kế hoạch này được thực hiện, sức mạnh của không quân Indonesia sẽ cải thiện đáng kể khi có số lượng máy bay chiến đấu tăng gấp ba lần.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho biết thêm sẽ không có cản trở nào về việc chuyển giao F-16 cho Indonesia, kể cả trong trường hợp Tổng thống Barrack Obama không tái đắc cử một nhiệm kỳ nữa, bởi kế hoạch này đã được quốc hội Mỹ phê chuẩn.

Tuy nhiên, ông Yusgiantoro không tiết lộ số lượng máy bay F-16 mà phía Mỹ có ý định tài trợ thêm cho Indonesia, mà chỉ nói rằng số máy bay này có các thông số kỹ thuật giống như 24 chiếc đã cam kết trước đó, sẽ được nâng cấp lên tương đương loại F-16 Block 52 và có khả năng hoạt động trong 15-20 năm.

Như vậy, theo kế hoạch, đến năm 2014, quân đội Indonesia sẽ tiếp nhận khoảng 45 máy bay, bao gồm cả máy bay chiến đấu lẫn máy bay vận tải các loại.

TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đêm cuối tuần không ngủ "chay" nên ngày cuối tuần không ăn "mặn"...

Dạ, vì 1 tuần có 1 đêm cuối tuần không ngủ chay thì đúng là hơi ít ạ.

Em mạnh dạn đề nghị như sau:

Nhiều đêm không ngủ "chay" nên nhiều ngày không ăn "mặn"... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, vì 1 tuần có 1 đêm cuối tuần không ngủ chay thì đúng là hơi ít ạ.

Em mạnh dạn đề nghị như sau:

Nhiều đêm không ngủ "chay" nên nhiều ngày không ăn "mặn"... Posted Image

híc, chú chả hiểu ý của Thiên Bồng gì cả, Do đêm cuối tuần không ngủ chay, nên đành phải không ăn mặn để sám hối chuyện không ngủ chay đấy. Còn nếu ngủ chay thì hắn lại khoái ăn mặn mà. Nên đêm cuối tuần hay khát nước đó. Phải khôgn Thiên Bồng Nguyên Soái nhỉ

Share this post


Link to post
Share on other sites

híc, chú chả hiểu ý của Thiên Bồng gì cả, Do đêm cuối tuần không ngủ chay, nên đành phải không ăn mặn để sám hối chuyện không ngủ chay đấy. Còn nếu ngủ chay thì hắn lại khoái ăn mặn mà. Nên đêm cuối tuần hay khát nước đó. Phải khôgn Thiên Bồng Nguyên Soái nhỉ

Dạ vâng em hiểu ạ. Nhưng vì em thấy anh Thiên Bồng 1 tuần "không ngủ chay" có 1 lần thì hơi ít, anh Thiên Bồng thì hừng hực ra thế, nên đề xuất mà anh. hehe.

Nhiều khi em thấy diễn đàn thật gần gũi, tiếc là mình ở xa quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

híc, chú chả hiểu ý của Thiên Bồng gì cả, Do đêm cuối tuần không ngủ chay, nên đành phải không ăn mặn để sám hối chuyện không ngủ chay đấy. Còn nếu ngủ chay thì hắn lại khoái ăn mặn mà. Nên đêm cuối tuần hay khát nước đó. Phải khôgn Thiên Bồng Nguyên Soái nhỉ

Đó đó...Sư huynh "đồng cảnh" mà...

Khó dùng vải thưa...

Đa tạ...

Dạ, vì 1 tuần có 1 đêm cuối tuần không ngủ chay thì đúng là hơi ít ạ.

Em mạnh dạn đề nghị như sau:

Nhiều đêm không ngủ "chay" nên nhiều ngày không ăn "mặn"... Posted Image

Thử "chay" cho cố mà không "thuộc bài" xem...!

Nhìn chữ ký Thiên Bồng đi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan hệ Trung - Nhật sẽ rơi vào khủng hoảng?

Cập nhật lúc :2:19 PM, 17/08/2012

Va chạm tàu cá và tàu tuần tra, các nhà hoạt động bị bắt giữ, báo giới đồng loạt lên tiếng chỉ trích lẫn nhau dữ dội, các tuyên bố ngoại giao mạnh mẽ, cứng rắn… dường như Trung Quốc và Nhật Bản sắp bước vào một giai đoạn căng thẳng mới.

Tranh chấp xung quanh các quần đảo trên biển Hoa Đông không ít lần khiến quan hệ giữa hai cường quốc châu Á rơi vào sóng gió đặc biệt khi nó được "đổ thêm dầu" với các vấn đề lịch sử cộng với tranh chấp nguồn tài nguyên và ảnh hưởng khu vực gần đây.

Căng thẳng leo thang

Bắc Kinh hôm 16.8 nhắc lại yêu cầu đòi Nhật Bản phải thả các nhà hoạt động Trung Quốc bị bắt trước đó khi đổ bộ xuống quần đảo đang tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhang Zhijun trong cuộc điện đàm với một quan chức ngoại giao Nhật Bản "thúc giục Tokyo phải ngay lập tức và vô điều kiện thả ngay người và tàu". Cùng ngày, một số cuộc biểu tình nhỏ lẻ đã diễn ra trước cửa Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh đang được bảo vệ an ninh cẩn mật và trước lãnh sự quán Nhật Bản tại Hong Kong. Tờ China Daily (Trung Quốc) chỉ trích, Nhật Bản "đã đi quá xa trong vụ khiêu khích này" khi nói vụ bắt giữ trên là "xúc phạm" vì "công dân Trung Quốc có quyền tới thăm lãnh thổ Trung Quốc trong khi Tokyo không có quyền bắt giữ công dân Trung Quốc trên lãnh thổ Trung Quốc".

Posted Image

Nhật Bản quyết định trục xuất các nhà hoạt động Hong Kong. AP

Trong khi đó, mặc dù Kyodo nói Nhật Bản đã quyết định trục xuất các nhà hoạt động Hong Kong nhưng chiều 16.8, cảnh sát Okinawa vẫn tiếp tục thẩm vấn nhóm người này. Tờ Asahi shimbun cùng ngày thì cho rằng, Trung Quốc đang gia tăng các nỗ lực tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong những năm trước, Trung Quốc thường ngăn cản các tàu thuyền tới khu vực này còn lần này thì không. Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó còn đưa ra thông báo yêu cầu Nhật Bản phải đảm bảo an toàn cho nhóm người trên và theo báo này, Bắc Kinh hiện đang theo dõi xem Tokyo sẽ xử sự làm sao. Theo chuyên gia nghiên cứu quốc tế Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) Liu Jiangyong thì "đang có sự thay đổi chiến thuật khi Bắc Kinh tin rằng đối thoại không thể giải quyết tranh chấp và nước này cần phải làm nóng tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư".

Khó thành khủng hoảng

Mặc dù vậy, hai nước dường như vẫn chưa muốn căng thẳng leo thang quá mức như từng xảy ra trong năm 2010 khi Nhật Bản bắt giữ và đưa ra xét xử một thuyền trưởng Trung Quốc. Trong sự kiện mới nhất này, Nhật Bản có thể sẽ theo hình thức năm 2004, đó là trục xuất tất cả những người xâm nhập trái phép lãnh thổ nước này "nếu không phạm thêm tội gì khác". Bên cạnh đó, việc chính phủ Trung Quốc đối mặt với áp lực không nhỏ trước sự kiện thay đổi lãnh đạo dự kiến vào cuối năm nay còn chính phủ Nhật Bản đang chịu sức ép nặng nề về suy thoái kinh tế cộng với chỉ trích yếu kém cũng khiến Tokyo và Bắc Kinh phải bàn cách giải quyết.

Theo báo Asahi shimbun hôm 16.8, các nguồn tin từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, trước khi nhóm người Hong Kong tiếp cận quần đảo tranh chấp, giới chức hai nước đã có cuộc gặp và lên kế hoạch giảm thiểu hậu quả ngoại giao. Hai bên nhất trí tránh gây thương vong cho các nhà hoạt động chính trị cũng như không làm hư hại con tàu quá nặng. "Tình huống có thể xấu đi ví dụ nếu chúng tôi buộc phải thực hiện đáp trả mạnh mẽ hơn hoặc một vụ đụng độ với tàu JCG", nguồn tin trên cho biết. theo đài NHK, ngay tối 15.8, một tàu hải giám Trung Quốc đã xuất hiện gần khu vực quần đảo Điếu Ngư sau khi 14 nhà hoạt động Hong Kong bị bắt giữ nhưng sau đó rút lui. Mỹ hôm 15.8 kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích." Chúng tôi hy vọng các bên tranh chấp giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói, bất kỳ hành động khiêu khích nào cũng không phải là hữu ích trong vấn đề này".

Theo hãng tin Reuters hôm 15.8, Mỹ và Nhật đang thảo luận về việc nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho hai tàu chiến của Nhật Bản nhằm đối phó với các hoạt động tấn công tên lửa đạn đạo. Kế hoạch trị giá hàng triệu USD này sẽ nâng cấp cho hai tàu chiến trang bị tên lửa dẫn đường lớp Atago của Nhật một hệ thống tên lửa đạn đạo tiên tiến Aegis tương tự như những trang bị của tàu Hải quân Mỹ. Trước đó, năm 2003, Nhật Bản quyết định nâng cấp cả 4 tàu khu trục lớp Kongo có trang bị tên lửa Aegis với khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo.

Hà Anh (tổng hợp)

========================

Cãi nhau chơi cho vui. mới sủi tăm chứ chưa đủ độ sôi. Nhưng rút khỏi biển Đông đi mấy ông "Pú hảo" à!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Tây Tạng ?

17/08/2012 3:00

Thanh Niên ngày 31.7.2012 đăng tin chính quyền Trung Quốc cấm du khách 6 nước: Anh, Na Uy, Áo, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đến Tây Tạng mà không cho biết lý do vì sao đưa ra lệnh cấm này.

Câu hỏi được đặt ra là, trên thế giới có hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vì sao chỉ có 6 nước nêu trên bị cấm, và cấm đến Tây Tạng chứ không một vùng đất nào khác trên lãnh thổ rộng mênh mông của Trung Quốc?

Tây Tạng là một vùng đất “nhạy cảm” xét về lịch sử trong quá khứ và cả những gì diễn ra hiện nay. Trung Quốc thế kỷ 21 có khá nhiều “vùng nhạy cảm” chứ không riêng gì Tây Tạng. Tân Cương với thủ phủ Urumqui là một ví dụ. Những cuộc đụng độ sắc tộc nảy lửa diễn ra giữa cư dân bản xứ theo đạo Hồi với người Hán ở Urumqui trước đây cũng khiến cho chính quyền Trung Quốc ra quyết định cấm du khách bén mảng đến vùng đất này, nhất là nhà báo. Tôi chưa có dịp đến Tân Cương, nhưng Tây Tạng thì có. Bất kể du khách vào Tây Tạng bằng đường nào cũng đều phải có giấy phép đặc biệt do cơ quan chuyên trách ở Bắc Kinh cấp. Nếu một người ngoại quốc vào được Tây Tạng mà chưa có giấy phép, khi bị phát hiện sẽ gặp rắc rối to, thậm chí bị coi là gián điệp. Tây Tạng vốn là vùng đất Phật mà nay ra nông nỗi như vậy há phải có nguyên nhân?

Ngày 25.7.2012, TS Mai Hồng - nguyên Trưởng phòng Tư liệu thuộc Viện Hán Nôm đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ xuất bản ở Thượng Hải năm 1904 và tái bản 1910 dưới triều đại nhà Thanh. Tấm bản đồ ấy chỉ rõ: cực nam đất nước Trung Hoa thời bấy giờ là Nhai Châu, một địa danh thuộc đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Thế rồi một ngày nọ, Trung Quốc trưng ra tấm bản đồ lạ hoắc có 9 đoạn bao gần hết biển Đông, còn gọi là đường lưỡi bò, “liếm” luôn 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chuyện chưa dừng lại ở đó. Căn cứ vào những tấm bản đồ địa chính trị xuất bản vào đời nhà Thanh đầu thế kỷ 20 ở Trung Hoa, Tây Tạng với thủ phủ Lhasa vẫn còn là một quốc gia độc lập.

Posted Image

Một góc thủ phủ Lhasa của Tây Tạng - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Posted Image

Nguyện cầu trước cung điện Potala - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Nỗi đau Lhasa

Ngày 22.2.1940, cậu bé 5 tuổi tên Tenzin Gyatso xuất thân trong một gia đình nông dân miền bắc Tây Tạng - hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, đã được tôn lên ngôi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong một nghi thức trang trọng ngay tại thánh địa Lhasa. Tây Tạng lúc ấy chịu ảnh hưởng của đế quốc Anh, đang thâu tóm một vùng rộng lớn bao gồm cả Ấn Độ, Nepal, Butan và Miến Điện (Myanmar) - những quốc gia sát nách Tây Tạng. Năm 1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh. Kể từ đây, người Anh mất dần ảnh hưởng ở Tây Tạng. Thời điểm này cũng bước vào giai đoạn cuối của cuộc nội chiến Trung Hoa giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, Mao Trạch Đông giải phóng Trung Hoa lục địa, đuổi Quốc dân đảng và Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan cho đến tận ngày nay. Theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc hiện nay, Đài Loan là “vùng đất không thể tách rời” đối với Trung Hoa lục địa. Theo lịch sử địa chính trị thì Đài Loan thuộc Trung Hoa từ thời xa xưa, vấn đề ở chỗ “sáp nhập” theo cách nào mà thôi. Thế còn Tây Tạng?

Tháng 10.1950 tức là chỉ mới 1 năm sau khi giải phóng Trung Hoa lục địa, 80.000 binh lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua và chỉ đúng 1 năm sau, tháng 10.1951, Mao Trạch Đông đã kiểm soát thủ phủ Lhasa - trái tim của Tây Tạng. Trước tình cảnh đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 vẫn theo đuổi chính sách biến Tây Tạng thành vùng đất trung lập nhưng có vẻ khó thành hiện thực. Năm 1954, Đạt Lai Lạt Ma thân chinh đến Bắc Kinh để diện kiến lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông. Ngài lưu trú ở Bắc Kinh cả tháng trời để tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho vùng đất Tây Tạng thời hiện đại vốn xa lạ với chuyện binh đao, giết chóc.

Chuyến đi ấy của vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng chẳng hứa hẹn điều gì sáng sủa cho số phận của vùng cao nguyên lạnh giá. Đạt Lai Lạt Ma về đến Tây Tạng với tâm trạng nặng trĩu, bất an vì lúc này người ta có thể ngửi thấy “mùi chiến tranh” phảng phất khắp thủ phủ Lhasa. Và chuyện gì đến cũng đã đến. Tháng 3.1959, binh lính Trung Quốc với số đông áp đảo đã đồng loạt nổ súng và làm chủ hoàn toàn Lhasa trước sự kháng cự yếu ớt của binh sĩ “nghiệp dư” Tây Tạng. Trước khi chiến sự nổ ra, Đạt Lai Lạt Ma 14 đã kịp cải trang và cùng đoàn tùy tùng rời khỏi Lhasa. Sau nửa tháng di chuyển bằng đường bộ băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngài đến Dharamsala, vùng đông - bắc Ấn Độ sống lưu vong cho đến ngày nay. Có người gọi Dharamsala là “Little Lhasa”.

Đoàn Xuân Hải

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Iran gọi Israel là “khối u ung thư”

Thứ Bẩy, 18/08/2012 - 07:40

(Dân trí) - Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hôm qua nói rằng Israel là một “khối u ung thư” cần sớm bị loại bỏ. Những bình luận này diễn ra trong bối cảnh Israel công khai thảo luận liệu có tấn công chương trình hạt nhân của Iran hay không.

Posted Image

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad.

Nhà lãnh đạo Iran đưa ra bình luận trên trong bài phát biểu tại một cuộc biểu tình thường niên nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết và ủng hộ đối với người Palestine và phản đối người Do thái cũng như sự chiếm đóng của Israel ở Jerusalem.

“Chính quyền Do Thái và người Do Thái là những khối u ung thư. Các quốc gia trong khu vực cần sớm xoá sổ những kẻ chiếm đóng Do Thái khỏi đất của người Palestine…

Một Trung Đông mới chắc chắn sẽ được hình thành. Với hồng ân của Thượng đế và sự trợ giúp của các quốc gia, trong Trung Đông mới sẽ không có dấu vết của người Mỹ hay người Do Thái”, ông Ahmadinejad nói.

Những lời chỉ trích mạnh mẽ của ông Ahmadinejad diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Israel và Iran vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Cộng hoà Hồi giáo.

Trong vài tuần gần đây, Israel đã gia tăng những lời đe doạ về khả năng không kích các cơ sở hạt nhân của Iran nhằm ngăn chặn nước này có khả năng sở hữu vũ khí nguyên tử.

Iran, vốn đang chịu các lệnh trừng phạt nghiêm khắc của phương Tây, khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ phục vụ mục đích hoà bình. Quân đội Iran đã lên tiếng cảnh báo rằng nước này sẽ phá huỷ Israel nếu bị tấn công.

“Người Israel biết rất rõ ràng họ không có khả năng” tấn công Iran, hãng tin ISNA dẫn lời phát ngôn viên Bộ ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast ngày 17/8.

“Nếu họ mắc sai lầm, sự đáp trả của đất nước chúng tôi sẽ dẫn tới sự kết thúc của chính quyền Do Thái”, ông Mehmanparast tuyên bố.

Trong bài phát biểu hôm qua, ông Ahmadinejad khẳng định người Do Thái đã gây ra Thế chiến I và II, và đã “kiểm soát các vấn đề của thế giới kể từ giây phút họ lấn át chính phủ Mỹ”.

Những bình luận của ông Ahmadinejad đã vấp phải sự chỉ trích của phương Tây. Washington gọi các lời lẽ của nhà lãnh đạo Iran là “đáng bị chê trách”, trong khi Paris xem chúng là “mang tính xúc phạm”.

“Chúng tôi lên án mạnh mẽ hàng loạt bình luận mang tính công kích và đáng bị chỉ trích của các quan chức cấp cao Iran nhằm vào Israel”, phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Tommy Vietor nói.

An Bình

Theo AFP

========================

Với luận điểm và cái nhìn của người Iran với Isarael thế này thì làm sao họ không lo ngại người Iran có vũ khí hạt nhân được. Người Iran nói họ ko chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng chỉ cần sự vu cáo trắng trợn cho người Do Thái gây ra chiến tranh thế giới, cũng đủ là việc không thể tin được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái lưỡi... "đa nhân cách" và những phát ngôn

Posted ImageNgẫu nhiên trong tuần này, nổi lên nhiều câu chuyện văn chương. Có câu chuyện của trẻ em, có câu chuyện của người lớn. Nhưng nó gặp nhau ở chỗ, đều "tạc" nên cái tham, sân, si của con người.

>> Thơ 'nhập đồng' liệu có... sao chép?/ Thơ 'nhập đồng'?

Điều lạ, nếu như trẻ em với con mắt nhìn đời quá già dặn, về sự "đi tắt" của cha anh chúng trên hành trình danh- lợi, thì người lớn lại phát ngôn và hành động nông nổi, bồng bột, rút cục cũng ..."thất bát" chỉ vì danh- lợi.

Đôi mắt trẻ và cái lưỡi...lắt léo

Đó là bài văn của em Hoàng Quỳnh Phương, nữ sinh lớp 11 tỉnh Hải Dương, bình về bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân, sinh năm 1993 (lúc làm bài thơ, Đặng Chân Nhân mới 15 tuổi). Bài văn của cô bé 16 tuổi bình về bài thơ của cậu bé 15 tuổi, với triết lý về cách "đi tắt" của ... người lớn, có lẽ ngang ngửa nhau về độ già dặn, sắc sảo của tư duy và quan sát xã hội.

Xưa nay, trẻ em làm thơ, viết văn là chuyện thường tình. Chúng ta từng có 1 Trần Đăng Khoa được phong "Thần đồng" thơ. Còn mới đây, cậu bé 11 tuổi Nguyễn Bình ra mắt độc giả với 3 tập sách (đã in) trong tổng số 8 tập của bộ tiểu thuyết khoa học giả tưởng "Cuộc chiến với hành tinh Fantom" (Nhà xuất bản Trẻ và NXB Hồng Bàng), làm chấn động dư luận xã hội, tạo nên 1 "hiện tượng", cho thấy tài năng và trí tuệ trẻ em Việt cũng rất đáng nể.

Nhưng nếu những bài thơ, bài văn của Đặng Chân Nhân, của Hoàng Quỳnh Phương lại là cái nhìn bất bình của trẻ em về lối sống, về đạo lý hành xử của người lớn, của các bậc cha chú, thì thông điệp gửi cho người đọc báo hiệu điều gì về chính trẻ em, về nền tảng văn hóa xã hội đương thời?

Đó là sự thất vọng hay sự ...khinh khi?

Đường tắt và ...đường dài luôn là 2 mặt đối lập của cuộc sống, là sự chọn lựa của mỗi cộng đồng cho tới mỗi cá nhân. Đương nhiên, đường tắt là sự lựa chọn khôn ngoan. Nhưng, nó chỉ có ý nghĩa xác tín và thành công, khi nó tôn trọng, hoặc dựa trên quy luật phát triển thực tiễn, dựa trên những thang bậc giá trị đích thực chính trực được thừa nhận. Nếu không, chắc chắn trước sau nó sẽ bị trả giá.

Xã hội chúng ta từng phải thay đổi, phải đổi mới cả tư duy, nhận thức và hành động, để phát triển theo quy luật thực tiễn của nhân loại.

Thế nhưng, nếu như xã hội từng phải đổi mới cả tư duy, nhận thức và hành động, thì đường tắt vẫn luôn là sự lựa chọn ranh ma và láu cá của không ít kẻ trên con đường danh- lợi, bất kể các thang bậc giá trị, bất kể các giá trị nhân phẩm. Và hệ quả của đường tắt, là... làm "quan tắt".

Nhưng vì đường tắt luôn là con đường ngắn nhất nên tự lúc nào nó thành "con đường lớn". Kéo theo hệ lụy của nó là những vấn nạn, như những khối u ác tính làm suy yếu cơ thể xã hội: Vấn nạn tham nhũng, hối lộ, vấn nạn bằng cấp giả, vấn nạn mua quan bán tước, vấn nạn bệnh thành tích, dối trá...

Vì sao con đường tắt- mà trong con mắt của cậu bé 15 tuổi Đặng Chân Nhân dứt khoát là con đường nhỏ, con đường sai lại thành "con đường lớn" cho rất nhiều chú, bác, anh, chị..., chen chúc nhau đi? Bởi nó là con đường "ma", con đường "đi đêm" thuận mua vừa bán, con đường ông rút chân giò, bà thò chai rượu, mà tiếc thay ai cũng thích uống rượu, cũng thích nhậu...chân giò?

Khiến cậu bé Đặng Chân Nhân, phải lật xới lên con đường tắt, đau xót đặt câu hỏi: Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu/ Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công/ Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc/ Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học/ Liệu chúng có thể tồn tại?

Khiến cô bé Hoàng Quỳnh Phương phải nhìn bằng con mắt của 1 "thẩm phán" trước tòa án lương tâm:

Rằng những người đi đường tắt thì thường ngồi lên chức vị cao. Ngồi ở chức vị cao thì đưa ra những quyết sách quan trọng. Nhưng vì không có năng lực nên quyết sách quan trọng hay bị sai lầm. Một quyết sách sai lầm thì hậu quả nặng nề của nó cả cộng đồng phải gánh chịu...Những cái giả cứ thế lên ngôi, các giá trị cũng bị làm giả một cách trắng trợn. Niềm tin cũng theo đấy đổ vỡ. Xã hội bị gặm rỗng từ bên trong.

Posted Image

Cậu bé 15 tuổi Đặng Chân Nhân

Đường tắt, rút cục tạo ra nhân- quả, đắng thay, nhân làm - xã hội, nhân dân gánh chịu!

Nhưng đường tắt cũng vô cùng đa dạng, nhiều khi lại nhân danh sự...tử tế!

Mới đây, dư luận ồn ào vì vụ việc ông Lương Quang Minh (nguyên Giám đốc Ngân hàng Phát triển VN- chi nhánh khu vực Cần Thơ, Hậu Giang) "biếu" đại úy công an Trương Hoài Phú, Phó đội trưởng Đội hướng dẫn điều tra án kinh tế Phòng Cảnh sát điều tra về trật tự kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP Cần Thơ, 100 triệu đồng.

Chuyện vỡ lở, do đại úy Trương Hoài Phú báo cáo lãnh đạo và bàn giao số tiền cho cơ quan điều tra.

Đáng chú ý, đại úy Phú đang trực tiếp điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH An Khang, đóng tại Khu công nghiệp Trà Nóc.

Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Khu vực Cần Thơ - Hậu Giang có dấu hiệu sai phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Vậy nhưng có ai, thần kinh bình thường, tin được không, phát ngôn ấn tượng của ông Lương Quang Minh: Thấy anh em vất vả điều tra... nhưng rủ Phú nhậu mà không được, nên biếu quà bằng tiền cá nhân để anh em tự đi nhậu chứ không nhờ giúp chuyện gì.

Không nhờ giúp chuyện gì! Hay đó mới là cách nhờ giúp thật cao tay? Một cách "đi tắt" theo kiểu im lặng là...tiền bạc? Bởi 100 triệu đồng không phải là 1 khoản tiền nhỏ. Có lòng tốt nào "vô tư" đến độ ấy? Chỉ biết cổ nhân có câu lưỡi không xương lắm đường lắt léo. Đố sai!

Nhưng tin chắc, số đông trong dư luận xã hội không hề tin vào lòng tốt "thương người" của ông Lương Quang Minh, dù ông chưa bị pháp luật xử lý nghiêm khắc và thích đáng.

Chợt nhớ tới câu hỏi nhức nhối của cậu bé 15 tuổi Đặng Chân Nhân: Liệu chúng có thể tồn tại? Hỏi cũng có thể là đã trả lời!

Đôi mắt già và cái lưỡi...nông nổi

Câu chuyện cái lưỡi... lắt léo còn chưa lắng xuống, mới đây, xã hội bỗng dậy sóng đàm tiếu bởi 1 câu chuyện văn chương mang đậm tính ...hoang đường.

Nhân vật trung tâm của câu chuyện này- GSTS Hoàng Quang Thuận (Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông - Trung tâm KHTN và CNQG, hiện sống và làm việc tại TP.HCM), tác giả của 2 cuốn Hoa Lư thi tập, và Thi vân Yên Tử.

Khi ông "lên báo" cho rằng, đó không phải thơ ông. Mà là của chính các bậc "tiền nhân"- đã mượn bút của ông để viết nên. Trước đó, Thi vân Yên Tử đã được trao giải "kỷ lục châu Á", còn Hoa Lư thi tập đang được ông Hoàng Quang Thuận làm hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là...di sản ký ức nhân loại.

Phủ lên tập thơ Thi vân Yên Tử là những câu chuyện kỳ bí... nửa trần nửa tiên, nửa hư nửa thực. Những câu chuyện kiểu như Truyền kỳ mạn lục (của Nguyễn Dữ, thế kỷ XVI), lại như Liêu trai chí dị (của Bồ Tùng Linh, nhà văn Trung Quốc, cuối thế kỷ XVII) nhưng xảy ra giữa thế kỷ XXI, và được chính tác giả kể lại.

Đó là chuyện ông gặp và mua 1 con rắn hổ chúa có cái mào đỏ chót, do 1 thanh niên người dân tộc bắt được, tại gốc cây sứ cổ thụ 700 năm tuổi, sát cạnh mắt rồng của khu lăng mộ tổ vua Trần, được một nhà sư đặt tên Kim Xà. Khi được ông phóng sinh, Kim Xà còn ngóc cao đầu hơn 1 mét, gật gật đầu 3 lần bái biệt, rồi mới chịu trườn vào rừng thiêng Yên Tử.

Đó là chuyện ông và nhà thơ Dương Kỳ Anh về "cầu thơ" tại Tràng An- Bái Đính. Thuyền qua Đền Trình, bỗng gặp con chim phượng hoàng tuyệt đẹp cánh trắng, mỏ vàng bay lướt qua. Cũng là khi ấy, thân thể ông như đột nhiên bị chìm vào 1 không gian trầm mặc, trang nghiêm và huyền ảo của mấy nghìn năm trước.

Nhưng đặc biệt nhất, lạ lùng nhất là câu chuyện làm thơ như "nhập đồng" của ông.

Ông và nhà thơ Dương Kỳ Anh cùng ký tên thỏa thuận vào 141 trang giấy trắng để thi... làm thơ, sau khi làm lễ tại Đền Trần. Đêm khuya ấy, lúc 12 giờ ông bỗng thấy như có luồng gió lạnh thổi qua, bèn lấy 1 tấm chăn choàng lên người và ngồi vào bàn viết.

Rồi ông mải mê viết như "nhập đồng", như có "tiền nhân" nhập hồn mách bảo. Giật mình choàng tỉnh đã 4 giờ sáng, ông không tin được vào mắt mình- 121 bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt Đường luật. Trong khi nhà thơ Dương Kỳ Anh cả đêm chỉ làm được vỏn vẹn... 4 câu.

Đó là những chuyện ông kể, và các báo đã viết tỷ mỉ. Người viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh cái hoàn cảnh, cái không gian tiên ảo đã ra đời của tập thơ.

Và không biết sức mạnh của Thi vân Yên Tử được thẩm định đến thế nào, nhưng mới đây, Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn) đã tổ chức hẳn 1 hội thảo về thơ ông, "Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử", với 21 tham luận ngợi ca, và những lời khen có cánh của rất nhiều nhà thơ, nhà phê bình trong giới.

Xin trích dẫn: "Thơ Hoàng Quang Thuận là nghệ thuật cao nhất của thơ ca".

"Đối với Hoàng Quang Thuận, không có ma quỷ nào đưa lối dẫn đường cả, mà chỉ có thần, phật phù hộ độ trì từ khi ông phát tâm nguyện làm đệ tử trung thành nơi cửa thiền, để rồi từ đấy những vần thơ thấm đẫm chất linh nghiệm báo ứng của tiền nhân hiện về".

"Những câu thơ hay đến lạnh người"...

"Thi vân Yên Tử tập hợp những vần thơ vừa thanh tao, tĩnh lặng, vừa huyền diệu, xa vắng, mang nhiều hàm ý sâu xa, lại gần gũi với đời thường dễ dàng thấm sâu vào lòng người".

Vv.. và..v..v..

Nhưng khi cánh thơ phù vân Yên Tử bay lên, thì cũng có những cánh cung phê bình đắc địa... bay theo. Rút cục, những gì không phải "thơ thiền" đích thực, không phải là thi ca đích thực rớt xuống...bẽ bàng.

Đó là khi nhà phê bình- Cây búa Nguyễn Hòa thẳng thắn: Nếu thực sự "tiền nhân mượn bút" của Hoàng Quang Thuận để "viết thơ" thì xem ra thơ của "tiền nhân" đã sa sút đến mức thê thảm...

Với các bài thơ chưa đúng niêm luật, lại sáng tác từ cuối thế kỷ XX đến nay mà được gọi là "nghệ thuật Đường thi trác việt" thì đúng là... hết thuốc chữa!

... Xin chớ nghĩ hễ trong bài thơ có hình ảnh chùa chiền, non cao, bóng núi, cây đa, mây trời, trăng treo, tiếng hạc..., là bài thơ sẽ có "chất thiền". Xin hãy hiểu rành rẽ về Thiền và thơ Thiền rồi hãy viết, kẻo lại rơi vào cảnh ngộ "vẽ rắn thêm chân"!

Và ngày 14/8 trên Tuần Việt Nam, người đọc kinh ngạc và sững sờ khi đọc bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Tâm, 1 người bạn của ông Hoàng Quang Thuận, đồng thời cũng là 1 Phật tử.

Bài viết phát hiện ra rằng, rất nhiều bài "thơ thiền" của ông Hoàng Quang Thuận chỉ là sự... sao chép lại những gì mà ông Trần Trương, Trưởng Ban Quản lý Yên Tử (1992- 2003) viết trong cuốn "Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng".

Posted Image

Hai tập thơ của nhà thơ Hoàng Quang Thuận

Với những minh chứng, mà càng đọc càng thấy xấu hổ, vì sự sao chép nhân danh...tài thơ.

Điều bất ngờ, mới đây, ông Trần Trương lại lên tiếng nhỏ nhẹ "thanh minh thanh nga", rằng Hoàng Quang Thuận không hề sao chép tài liệu của ông. Đến lượt dư luận nghi vấn luôn cả...ông Trần Trương. Vì sao? Vì lòng tốt bạn bè? Vì ông cũng bị "nhập đồng"? Hay vì cái gì khác nữa?

Khi câu chuyện sao chép vỡ lở, khiến nhà thơ, "nhà khen thơ" nhìn nhau đâm ra... sượng sùng, người đọc có quyền đặt câu hỏi:

Vì sao, là người nghiên cứu khoa học, cái nghề đòi hỏi sự tỉnh táo, tĩnh trí, và tư duy logic thì cho dù, câu chuyện huyền bí xung quanh tập thơ Thi vân Yên Tử mà ông chứng kiến có là thật, nó cũng chỉ nên dừng ở mức "trà dư tửu hậu" chốn bạn bè.

Không thể là loại truyện Truyền kỳ mạn lục, hay Liêu trai chí dị thời mới đem ra công bố giữa văn minh của IT, chắc chắn sẽ chỉ chuốc lấy những đàm tiếu, hoài nghi. Hay chính vì ông thích...nổ?

Vì sao, Hoàng Quang Thuận "nhập đồng" làm thơ đã đành, lại còn kéo theo cả các nhà thơ chuyên nghiệp, nhà phê bình chuyên nghiệp và cả hội làm nghề chuyên nghiệp... "lên đồng" chẳng kém ông, ca tụng hết lời?

Đến nỗi, có người đã trích dẫn cả nhà tâm thần học Gustave Le Bon, để nghi vấn hiện tượng đám đông ca ngợi, tụng xưng một việc làm vô lí cũng được tâm thần học và tâm lí học giải thích bằng hiện tượng "tâm lí đám đông".

Bây giờ, thơ ông "rớt giá" thê thảm, thì chẳng ai lên tiếng bênh vực. Hay vô tình họ làm cái việc mà thiên hạ vẫn mỉm cười bảo: Khen cho nó chết!

Xấu chàng, hổ... Tạp chí Nhà văn?

Chả trách, 1 người bạn thân của ông kể cho người viết bài này, rằng họ luôn phải "hạ nhiệt" Hoàng Quang Thuận. Vì ông thường tự khen mình, và hỏi bạn bè rằng: Công nhận tôi tài không?

Cái sự "háo danh" đến mức ảo tưởng, huyễn hoặc ghê gớm đã khiến bạn bè ông từng "diễu": Ông vừa ở kho... thuốc nổ ra? Và với tính cách thích nổ, thì câu chuyện xung quanh thơ Hoàng Quang Thuận là nhất quán. "Kho thuốc" Hoàng Quang Thuận nổ, ông sẽ phải là người chịu thiệt hại đầu tiên!

Những tai tiếng, những đàm tiếu xung quanh thơ Hoàng Quang Thuận, là cái "giá đắt" ông phải trả cho sự nông nổi, chỉ vì 2 chữ danh- lợi tai quái. Dù thực sự, ông cũng là người biết làm thơ, hay làm thơ, thích làm thơ. Và cũng có những bài thơ hay...

Có điều, ông si mê nàng Thơ. Nhưng nàng Thơ...chưa thực yêu ông. Ông muốn đạt tới "ngộ" (giác ngộ), nhưng có lẽ tục lụy còn quá nhiều, tham, sân, si còn quá lớn, nên ... mới ngộ nhận chăng?

Cũng cần làm sáng tỏ thêm 1 điều, Hoàng Quang Thuận cho biết ông không hề gửi bất cứ tập thơ nào đi dự giải Nobel văn chương, mà do những người dịch và giới thiệu tác phẩm làm điều đó. Ở đây, tập Thi vân Yên Tử do GS-TS Nguyễn Đình Tuyến dịch sang tiếng Anh và chính ông Tuyến gửi đi dự giải này.

Trộm nghĩ, dự thi giải Nobel là quyền tự do của cá nhân có tác phẩm văn chương, thi ca, đâu phải đặc quyền của riêng ai. Nhưng khổ nỗi, Nobel có chấp nhận được 1 tác phẩm đang mang tiếng là ...sao chép không? Nếu sống dậy, liệu Nobel có nổi đóa vì cái tính háo danh của con người đã làm tên tuổi ông bị tổn thương, bị bẽ bàng không?

Chỉ ngạc nhiên. Những đôi mắt trẻ em viết thơ, làm văn đời này, sao nhìn già dặn, sâu sắc và chua chát? Còn những đôi mắt già của các nhà thơ chuyên nghiệp, các nhà thẩm thơ, khen thơ chuyên nghiệp, lại bồng bột và nông nổi, hời hợt đến thế?

Đáng mừng hay đáng buồn cho văn chương nước Việt đây?

Kỳ Duyên

=====================

Tham khảo:

http://news.go.vn/gi...e-duong-tat.htm

http://vnexpress.net...ong-de-di-nhau/

http://tuanvietnam.v...sa-sut-den-vay-

http://tuanvietnam.v...eu-co-sao-chep-

http://truongduynhat...du-n-nobel-tho/

http://lethieunhon.c...ad.php/6106.htm

=====================

Đáng mừng hay đáng buồn cho văn chương nước Việt đây?

Chịu! Xin lỗi! Không phải chuyên môn của tôi!

- Này! Người ta hỏi mà mình không trả lời là mất lịch sự. Bởi vậy, nên Thiên Sứ tui thật tình nói vậy. Lần nào lên taxi, xe vừa lăn bánh là một giọng nói lảnh lót, đầy nữ tính thốt lên: "Cảm ơn quí khách đã sử dụng taxi Vinasun...". Thiên Sứ tui đều trả lời rất lịch sự: "Dạ! Không có chi!".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật tăng cường lực lượng bảo vệ Senkaku

Tuổi Trẻ – 1 giờ 5 phút trước

TT - Hôm qua 18-8, phía Nhật đã có những động thái khẳng định chủ quyền quần đảo Senkaku sau khi trục xuất 14 người Trung Quốc xâm nhập trái phép quần đảo này.

Theo báo Asahi Shimbun, một đoàn 20 thuyền chở các công dân Nhật, bao gồm một số nghị sĩ quốc hội, đã rời bến ở đảo Ishigaki để lên đường tới quần đảo Senkaku. Trong khi đó, nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Dân chủ Nhật Seiji Maehara kêu gọi chính phủ tăng cường sức mạnh của lực lượng tuần duyên (JCG) để bảo vệ quần đảo Senkaku.

“Các quan chức JCG đang nỗ lực hết sức, do đó chính phủ và các đảng sẽ thảo luận việc tăng cường sức mạnh cho JCG - ông Maehara cho biết - Chúng ta cần thảo luận không chỉ về việc tăng cường số lượng con người và tàu mà cả về các hình thức hỗ trợ khác”. Trước đó, một số nghị sĩ Quốc hội Nhật đã chỉ trích JCG không hoàn thành nhiệm vụ khi không thể ngăn chặn nhóm người Trung Quốc tiếp cận quần đảo Senkaku.

Trung Quốc tiếp tục cứng rắn

Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc tiếp tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn. Theo Tân Hoa xã, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đòi Nhật phải ngừng mọi hành động “gây phương hại đến chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả việc JCG bắt giữ người Trung Quốc xâm nhập quần đảo Senkaku là “hành vi xâm hại nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc”. Tờ Thời báo Hoàn Cầu sôi sục luận điệu hiếu chiến. “Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều hành động khác nhau để khẳng định chủ quyền quần đảo Điếu Ngư (cách Trung Quốc gọi quần đảo Senkaku), buộc Nhật phải dần từ bỏ việc kiểm soát quần đảo này”. Truyền thông Trung Quốc tung hô 14 người bị Nhật trục xuất về nước là “anh hùng dân tộc”.

Trên tạp chí The Atlantic, nhà phân tích Sheila A. Smith thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng Quan hệ quốc tế (Mỹ) cho biết căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc về quần đảo Senkaku âm ỉ từ nhiều năm qua. Nhưng căng thẳng bùng phát dữ dội sau vụ hai tàu cá Trung Quốc cố tình đâm vào tàu JCG ngoài khơi quần đảo Senkaku hồi tháng 9-2010. Giới quan sát nhận định Nhật đã có những nỗ lực làm dịu quan hệ với Trung Quốc, điển hình như việc nhanh chóng trục xuất 14 người Trung Quốc xâm nhập trái phép mới đây.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc tiếp tục triển khai tàu dân sự và tàu tuần tra xâm nhập vùng biển gần quần đảo Senkaku. Tạp chí Time dẫn lời chuyên gia Brad Glosserman thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế nhận định các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn bị coi là “mềm yếu” khi đang thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực trong năm nay. Đồng thời nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm, tham nhũng tràn lan, xung đột xã hội bùng nổ.

Do đó, Bắc Kinh tận dụng tâm lý dân tộc cực đoan để chủ động “chuyển lửa ra bên ngoài” ở biển Hoa Đông và biển Đông. Theo báo chí Nhật, thậm chí dư luận Trung Quốc và một số quan chức quân đội theo đường lối cứng rắn còn đang đòi chủ quyền cả quần đảo Ryukyu của Nhật, trong đó có đảo Okinawa nơi quân đội Mỹ đặt căn cứ không quân. Nhưng chính Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát tâm lý dân tộc cực đoan, dẫn tới những va chạm nghiêm trọng với các nước láng giềng như Nhật.

Thủ tướng Noda sẽ phải làm gì?

Giới quan sát nhận định một điều đáng lo ngại là việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng cũng sẽ khiến dư luận Nhật phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ. Báo Japan Times cho biết Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara khẳng định chính quyền Tokyo cần phải đẩy nhanh kế hoạch mua lại quần đảo Senkaku, hiện do một gia đình Nhật làm chủ. Kế hoạch của ông Ishihara đến nay đã thu hút được 17 triệu USD tiền quyên góp.

Chuyên gia Smith cảnh báo với việc tuần duyên Đài Loan thường xuyên triển khai tàu hỗ trợ tàu cá chủ động xâm nhập vùng biển quanh quần đảo Senkaku và giờ đây là Trung Quốc tham gia, xung đột có thể bùng phát trên biển Hoa Đông. “Việc đổ lỗi và trả đũa chỉ gây ra xung đột và sẽ dẫn tới chiến tranh” - chuyên gia Smith nhận định. Sức ép từ dư luận trong nước đối với Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda về quần đảo Senkaku sẽ rất lớn.

Giới quan sát nhận định hiện ông Noda vẫn đang thực hiện chính sách xử lý vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku một cách bình tĩnh và nhất quán. Tuy nhiên, ông sẽ phải phản ứng lại việc tàu từ Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc liên tục tiến tới quần đảo Senkaku. Theo chuyên gia Smith, chính quyền Nhật và đặc biệt là Trung Quốc phải nhắc nhở đất nước rằng đàm phán hòa bình là phương thức duy nhất để giải quyết tranh chấp.

SƠN HÀ

=====================

Theo chuyên gia Smith, chính quyền Nhật và đặc biệt là Trung Quốc phải nhắc nhở đất nước rằng đàm phán hòa bình là phương thức duy nhất để giải quyết tranh chấp.

Nếu chuyên gia Smith này mà vào diễn đàn lý học Đông phương bàn kiểu này chắc bị ném đá vì chỉ số Bo cao. Chủ quyền quốc gia đã được hiến định làm gì có chuyện đem ra thương lượng. Vớ vẩn!

Trong trường hợp này chỉ có vấn đề "mạnh được, yếu thua"; hoặc "Khôn sống, dại mái (Chết)". Vậy thôi.

Nước yếu chỉ còn cách đi kiện và nhờ trọng tài quốc tế can thiếp. Lúc đó vấn đề sẽ là "Chân lý thuộc về ai". Chẳng bao giờ có chuyện Trung Quốc kiện Brunei vì chiếm "đường lưỡi bò" cả. Chưa thấy thằng ăn cướp nào ra đồn cảnh sát báo là nó ăn cướp không được. Đề nghị thương lượng để chia đôi của cải.

Người ta chỉ thương lượng về chủ quyền với những vùng đất chưa rõ ràng. Thí dụ như Bắc cực. Nhưng ngay cả trường hợp này cũng đã thấy khó khăn. Thằng nào cũng giành miếng to. Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

150 người Nhật tới đảo tranh chấp với Trung Quốc

Chủ Nhật, 19/08/2012 - 00:28

(Dân trí) – Ít nhất 10 nhà hoạt động Nhật trên con tàu chở khoảng 150 người hôm nay 19/8 đã bơi lên một đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, bất chấp việc Trung Quốc đã trao công hàm phản đối một ngày trước đó.

Nhật thay đại sứ tại Trung Quốc

Posted Image

Nhóm người Nhật mang cờ nước này đã đặt chân lên đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư vào sáng nay.

Trung Quốc trao công hàm ngay sau khi nhận được tin, một đội tàu chở khoảng 150 người Nhật Bản, trong đó có một số nghị sỹ, đã rời đảo Ishigaki ở Tây Nam Nhật Bản để đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. “Trung Quốc đề nghị Nhật Bản ngay lập tức cho dừng hành động nói trên. Bất cứ hành động đơn phương nào của Nhật Bản trên đảo Điếu Ngư cũng đều bị coi là bất hợp pháp và không có giá trị", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói.

Ông Tần Cương cũng tái khẳng định chuỗi đảo không có người ở này là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.

Theo kế hoạch, tàu chở 150 người Nhật Bản đến đảo Senkaku vào sáng sớm nay. Sau đó, những người trên tàu sẽ tổ chức một số hoạt động trên đảo trước khi lên tàu trở về ngay trong ngày.

Posted Image

Một thành viên trong nhóm người Nhật tới đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Động thái trên diễn ra ngay sau khi Nhật Bản vừa trục xuất 14 người Trung Quốc, trong đó có 2 nhà báo và 12 nhà hoạt động,. Những người này bị cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ hôm 15/8 vì tội xâm phạm trái phép lãnh hải Nhật Bản và đổ bộ lên một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát Trong số 14 người này có 5 người bị bắt khi đang có mặt trên đảo Senkaku/Điếu Ngư. 9 người còn lại bị bắt trên tàu neo đậu gần đó.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trên biển Hoa Đông, trong một ngư trường đánh cá lớn và được cho là có trữ lượng khoáng sản có giá trị. Senkaku/Điếu Ngư nằm về phía Đông Trung Quốc và Tây Nam của tỉnh cực Nam Okinawa của Nhật Bản.

Từ tháng 4 trở lại đây, khu vực quần đảo này liên tục dậy sóng với những tuyên bố chủ quyền của hai phía và việc triệu tập đại sứ của nhau. Căng thẳng nảy sinh sau khi Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara và chính phủ Nhật Bản công khai ý định mua lại chuỗi đảo từ chủ sở hữu tư nhân là một gia đình người Nhật, khiến Trung Quốc liên tiếp điều tàu ngư chính ra vùng biển này.

Đức Vũ

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Tây Tạng - Kỳ 3: Cõi trần gian bị đánh mất

Thanh Niên Online

19/08/2012 3:05

"Chúng ta chỉ mê mải trong cái ao nhỏ bé của mình. Do đó chúng ta không biết thế giới ngoài kia đang diễn ra cái gì. Và vì thế, chúng ta đã đánh mất đất nước của mình” - bà Namgal Takler, chị dâu của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14.

Đến Tây Tạng, bạn sẽ thấy đời sống tâm linh của dân chúng quan trọng như thế nào. Cuộc sống tâm linh ấy đã được hun đúc, tích tụ qua hàng ngàn năm. Gia đình nào cũng thờ Phật và treo ảnh của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng nay tình hình đã khác, dân chúng được khuyến cáo chỉ được thờ các vị Đạt Lai Lạt Ma đời trước, không được tôn thờ Đạt Lai Lạt Ma 14 đang sống lưu vong. Những đại sư, lạt ma và học viên của tất cả các tu viện trên toàn lãnh thổ Tây Tạng hiện nay cũng buộc rơi vào tình cảnh tương tự.

Cung điện Potala ở Lhasa trước 1959 là cơ quan quyền lực cao nhất về chính trị lẫn tôn giáo của Tây Tạng. Ngày nay, cung điện ấy đã trở thành di sản văn hóa thế giới, vẫn uy nghi nhưng quyền lực thì không còn vì được biến thành bảo tàng. Hầu như ngày nào cung điện Potala cũng đón khách hành hương người Tạng từ khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc cùng du khách thập phương đến viếng. Khác nhau ở chỗ du khách đến Potala giống như tham quan viện bảo tàng, nhưng người Tạng thì khác, họ viếng Potala với tâm tưởng của một tín đồ Phật giáo. Điều khác biệt ở chỗ cung điện Potala hiện nay có quá nhiều nhân viên an ninh với gương mặt lạnh lùng, theo dõi kỹ mọi hành vi của người hành hương và du khách. Trong cung điện ấy cũng có khá nhiều lạt ma, cũng mặc áo cà sa, cũng lần tràng hạt nhưng một số vị có nét mặt, ánh mắt hình như không phải của người chân tu gốc Tạng.

Posted Image

Núi và tuyết, đặc trưng của cao nguyên Tây Tạng

Công bằng mà nói, so với trước đây, chính quyền hiện nay ở Trung Quốc có thái độ “thoáng” hơn về tự do tín ngưỡng cho người Tây Tạng. Thế nhưng, hiểu chữ “thoáng” ở đây không có nghĩa là Trung Quốc khôi phục tất cả những gì diễn ra trong đời sống tâm linh của người Tây Tạng trong quá khứ, vì nhiều lễ hội, nghi thức xưa đã không còn tồn tại. Thậm chí Bắc Kinh còn chọn luôn một cậu bé nào đó được cho là hóa thân của Đức Phật để chuẩn bị tôn lên làm Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 trong tương lai.

Sự can thiệp của chính quyền Bắc Kinh vào đời sống tâm linh thiêng liêng từ ngàn đời qua ở Tây Tạng đã gặp phải sự phản kháng của cư dân địa phương. Điều ấy là đương nhiên. Nhưng phản kháng bằng phương pháp bạo động trong hoàn cảnh hiện nay ở Tây Tạng là sai lầm, vì tiềm lực quân sự của Trung Quốc lớn mạnh, ngay cả những siêu cường như Mỹ và Nga còn phải dè chừng. Đó là lý do giải thích vì sao người Tạng đã chọn cách đấu tranh theo kiểu bất bạo động nhưng cũng “rất nóng”: tự thiêu! Nếu đến tham quan thủ phủ Lhasa, bạn sẽ thấy chính quyền địa phương chuẩn bị khá chu đáo nhằm đối phó trước những vụ tự thiêu phản kháng như thế nào.

Posted Image

Quân đội và cảnh sát ở tu viện Sera Monastery - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Đế quốc Anh lúc xâm chiếm Tây Tạng đã không động chạm đến bất cứ thứ gì thuộc lĩnh vực văn hóa, tâm linh và lối kiến trúc cổ truyền bản địa. Người Anh cũng chẳng áp đặt tôn giáo, văn hóa hay cách sống Ăng-lê lên thủ phủ Lhasa như đã từng thực hiện ở Thượng Hải hay Hồng Kông. Không phải họ có quá ít thời gian để thực hiện ý đồ của mình mà theo tôi, vì họ thừa nhận Tây Tạng là một vùng đất linh thiêng, đất của Phật riêng một đỉnh trời, cho dù vùng đất ấy bước vào thế kỷ 20 rồi mà đời sống của cư dân vẫn cứ giống như thời Trung cổ, họ vẫn giữ nguyên như vậy. Và dĩ nhiên, người Tạng muốn sống như vậy và người Anh tôn trọng điều đó.

Đến Lhasa ngày nay bạn sẽ dễ dàng thấy chữ Hán hiện diện khắp nơi, những khu nhà kiểu Tàu như thường thấy ở Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô… xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà của người Tạng xưa nay có mái bằng, chứ không nhọn và uốn cong như nhà của người Hán. Ấy vậy mà không hiểu nguyên do và từ khi nào, nhà của người Tạng ở tỉnh Tứ Xuyên kế bên lại là nhà lai: thân Tạng, mái Hán. Những khu nhà ấy nhìn cũng thấy ngồ ngộ, khang trang, nhưng vẫn cứ là nhà lai, không giống với kiểu kiến trúc “khối vuông” bằng phẳng của Tây Tạng xưa. Người Tạng vốn sống theo trồng trọt và chăn nuôi, trao đổi hàng hóa là chính. Đó là lý do giải thích vì sao các dịch vụ về thương mại, tài chính, ngân hàng, bất động sản, nhà hàng, khách sạn… đều do người Hán quản lý. Nói đến ăn uống ở Lhasa, ấn tượng nhất đối với tôi là nhà hàng có tên “Hồng vệ binh”. Ấn tượng một phần vì món lẩu ở đây ngon, phần khác do cách bày trí và trang phục của tiếp viên nhà hàng: tất cả đều mặc quân phục Hồng vệ binh như thập niên 1950-1960, trên tường treo đầy hình ảnh lãnh tụ Mao Trạch Đông. Ngồi trong nhà hàng này có cảm giác như đang ở trong... doanh trại quân đội vậy.

Người Hán không hề giấu giếm sự hiện diện của mình đối với vùng đất mà họ đã có công “giải phóng” cư dân bản địa thoát khỏi sự lãnh đạo của tầng lớp tăng lữ và giới quý tộc cũng như sự “bóc lột” của giai cấp địa chủ người Tạng, để hướng tới một cuộc sống khấm khá hơn. Xét về mặt kinh tế và hạ tầng cơ sở của Lhasa thì điều đó đúng như vậy. Lhasa ngày nay khang trang, hiện đại hơn nhiều so với trước năm 1959 nhờ sự đầu tư của chính quyền trung ương Trung Quốc. Một bộ phận người Tạng đã có dịp được tiếp xúc nhiều hơn với du khách nước ngoài. Thế nhưng cũng giống như các thành phố khác trên toàn lãnh thổ Trung Hoa, ở Lhasa cũng có sự phân hóa giàu - nghèo và cái sự giàu ấy không “bình quân, chia đều” mà đa số rơi vào tay người Hán. Điều này cũng dễ hiểu vì người Hán đã có kinh nghiệm giao thương với phương Tây từ hàng trăm năm trước, lúc mà người Tạng vẫn còn sống biệt lập theo chế độ tự cung tự cấp. Nếu có dịp ghé thăm vùng nông thôn Tây Tạng, bạn sẽ không thể ngờ đã bước sang thế kỷ 21 rồi mà họ vẫn còn sử dụng phân súc vật làm chất đốt và cái toilet vẫn cứ sơ khai như thời xa lắc xa lơ. Có vẻ như người dân Tây Tạng hài lòng với cuộc sống nông thôn nghèo khó và lam lũ như vậy mặc cho “vật đổi sao dời” trong phần còn lại của thế giới văn minh, miễn đừng ai động chạm đến họ là được.

Cuộc sống khép kín đôi khi cũng có lợi, nhưng cái hại thì cũng không thể lường hết được. Tây Tạng là một ví dụ điển hình cho nhận định ấy. Bà Namgal Takler, xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Lhasa, là chị dâu của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, rời Tây Tạng năm 1956, hiện đang làm việc cho chính phủ Tây Tạng lưu vong ở Little Lhasa trên đất Ấn Độ, nói lên suy nghĩ của mình trong bộ phim tài liệu có nhan đề The Lost world of Tibet (Cõi trần gian bị đánh mất của Tây Tạng) do BBC thực hiện: “Chúng ta đã mù quáng. Chúng ta không biết gì về thế giới bên ngoài Tây Tạng. Chúng ta chỉ mê mải trong cái ao nhỏ bé của mình. Do đó chúng ta không biết thế giới ngoài kia đang diễn ra cái gì. Và vì thế, chúng ta đã đánh mất đất nước của mình”.

Vì mê mải và mù quáng mà phải đánh mất một cái gì đó là điều có thể hiểu được. Nhưng ngay cả khi chúng ta có đầy đủ thông tin thời @, có đủ chứng cứ, có đủ tư cách để chứng minh vùng đất ấy, những quần đảo ấy, vùng biển ấy là chủ quyền của mình mà vẫn cứ mất vào tay kẻ bành trướng thì lý giải sao đây? Chả lý giải gì cả, vì một nước đông dân nhất thế giới như Trung Quốc cần phải có càng nhiều tài nguyên càng tốt, và những vùng đất, vùng biển láng giềng được xếp vào diện “ưu tiên chiếm hữu”. Lịch sử đã chứng minh rằng Tây Tạng không phải là trường hợp cá biệt trong “chính sách chiếm hữu” của Bắc Kinh. Vấn đề là đối sách như thế nào cho hiệu quả nhất trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy. Bằng ngược lại, hậu quả chắc chắn sẽ thê thảm, tệ nhất là sự “Hán hóa” về sinh sản di truyền để cho ra đời các thế hệ đại loại như Hán-Mông, Hán-Mãn, Hán-Tạng... Rồi đến một thời điểm nào đó trong tương lai, vì là tộc người chiếm đa số, sự “Hán hóa” ấy đạt được mục tiêu “đồng hóa trọn vẹn” như đã từng diễn ra trong quá khứ. Nếu điều đó xảy ra, sẽ có rất nhiều “cõi trần gian bị đánh mất” chứ không riêng gì Tây Tạng. Đến lúc ấy thì đã quá muộn, vì sự “đánh mất” không phải chỉ tạm thời mà có thể là vĩnh viễn…

Đoàn Xuân Hải

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một bài báo của Trung Quốc bịa đặt trắng trợn và nực cười

TP - Ngày 17-8, tờ báo mạng chính thống của tỉnh Hải Nam “Hinews.cn” đã đăng bài viết tiêu đề “Quân đội Việt Nam nói có thể đánh đến Bắc Kinh, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ quân giải phóng chuẩn bị chiến đấu” và đã được hàng trăm trang mạng của Trung Quốc đăng lại.

Nhìn vào tiêu đề, người ta đã thấy rõ ý đồ của người viết định kích động tâm lý thù địch với Việt Nam của người đọc. Hãy thử xem tác giả đã bịa đặt, vu cáo những gì để kích động dư luận Trung Quốc?

Bài viết không đề tên tác giả và được mở đầu bằng thông tin, Trung Quốc có 2 lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ thì cả 2 đều thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải phụ trách địa bàn Biển Đông.

Lý do của việc này được giải thích: “Tình tình tranh chấp chủ quyền Nam Hải phức tạp, các đảo bãi của nước ta (Trung Quốc) bị chiếm nhiều” .

Bất chấp sự thật Biển Đông là biển chung của các nước xung quanh, tác giả ngang nhiên coi Biển Đông là của riêng Trung Quốc khi viết: “Tuy Nam Hải (Biển Đông) từ xưa đến nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei đều tuyên bố có chủ quyền với một bộ phận Nam Hải.

Trừ Indonesia, 4 quốc gia còn lại đều cưỡng chiếm một bộ phận đảo bãi thuộc Nam Hải của ta và vùng biển quanh đó.

Lãnh đạo các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia đều đã đến các đảo bãi của ta bị họ cưỡng chiếm, kéo quốc kỳ để thể hiện chủ quyền.

Philippines và Việt Nam còn thông qua luật trong nước, đưa các đảo bãi của Trung Quốc và vùng biển phụ cận vào phạm vi quản hạt chủ quyền của họ, lại còn thành lập cơ cấu chính quyền liên quan.

Việt Nam còn ra sức khai thác dầu mỏ ở Nam Hải, từ nước vốn phải nhập khẩu nay trở thành nước xuất khẩu dầu.

Việt Nam dùng những khoản lợi nhuận nhờ khai thác dầu mỏ, không ngừng mua các vũ khí trang bị công nghệ cao để đối kháng Trung Quốc”.

Bài viết này còn cáo buộc Việt Nam mua sắm vũ khí để phòng vệ là nhằm “đối kháng Trung Quốc, đe dọa Trung Quốc”.

Thật nực cười khi họ viết: “Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Nguyễn Hà Nhất thậm chí đã tuyên bố quân đội Việt Nam có thể đánh thẳng đến Bắc Kinh”.

Đến đây, thì kẻ bịa đặt đã lộ mặt vì trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam từ trước đến nay không hề có vị tướng nào có tên là Nguyễn Hà Nhất cả, chứ chưa nói đến đó lại là người giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng.

Quen thói dọa dẫm, bài báo viết, nhiệm vụ trung tâm của Hạm đội Nam Hải và hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ là “thu hồi các đảo bị cưỡng chiếm, bảo vệ quyền lợi biển”, “chuẩn bị sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự để thu hồi lãnh thổ và các quyền lợi biển”, “chỉ cần trung ương ra lệnh là hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ sẽ xung trận ngay”…

Lan Hương

=================

- Bao giờ lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại?

- Còn lâu lắm! Phải đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt!

Vanga - Nhà tiên tri vĩ đại.

Âu cũng là định mệnh đã an bài.

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cố sao tìm lối đoạn trường mà đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tại sao Tây Tạng - Kỳ 3: Cõi trần gian bị đánh mất

Thanh Niên Online

19/08/2012 3:05

"Chúng ta chỉ mê mải trong cái ao nhỏ bé của mình. Do đó chúng ta không biết thế giới ngoài kia đang diễn ra cái gì. Và vì thế, chúng ta đã đánh mất đất nước của mình” - bà Namgal Takler, chị dâu của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14.

Đến Tây Tạng, bạn sẽ thấy đời sống tâm linh của dân chúng quan trọng như thế nào. Cuộc sống tâm linh ấy đã được hun đúc, tích tụ qua hàng ngàn năm. Gia đình nào cũng thờ Phật và treo ảnh của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng nay tình hình đã khác, dân chúng được khuyến cáo chỉ được thờ các vị Đạt Lai Lạt Ma đời trước, không được tôn thờ Đạt Lai Lạt Ma 14 đang sống lưu vong. Những đại sư, lạt ma và học viên của tất cả các tu viện trên toàn lãnh thổ Tây Tạng hiện nay cũng buộc rơi vào tình cảnh tương tự.

Cung điện Potala ở Lhasa trước 1959 là cơ quan quyền lực cao nhất về chính trị lẫn tôn giáo của Tây Tạng. Ngày nay, cung điện ấy đã trở thành di sản văn hóa thế giới, vẫn uy nghi nhưng quyền lực thì không còn vì được biến thành bảo tàng. Hầu như ngày nào cung điện Potala cũng đón khách hành hương người Tạng từ khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc cùng du khách thập phương đến viếng. Khác nhau ở chỗ du khách đến Potala giống như tham quan viện bảo tàng, nhưng người Tạng thì khác, họ viếng Potala với tâm tưởng của một tín đồ Phật giáo. Điều khác biệt ở chỗ cung điện Potala hiện nay có quá nhiều nhân viên an ninh với gương mặt lạnh lùng, theo dõi kỹ mọi hành vi của người hành hương và du khách. Trong cung điện ấy cũng có khá nhiều lạt ma, cũng mặc áo cà sa, cũng lần tràng hạt nhưng một số vị có nét mặt, ánh mắt hình như không phải của người chân tu gốc Tạng.

Posted Image

Núi và tuyết, đặc trưng của cao nguyên Tây Tạng

Công bằng mà nói, so với trước đây, chính quyền hiện nay ở Trung Quốc có thái độ “thoáng” hơn về tự do tín ngưỡng cho người Tây Tạng. Thế nhưng, hiểu chữ “thoáng” ở đây không có nghĩa là Trung Quốc khôi phục tất cả những gì diễn ra trong đời sống tâm linh của người Tây Tạng trong quá khứ, vì nhiều lễ hội, nghi thức xưa đã không còn tồn tại. Thậm chí Bắc Kinh còn chọn luôn một cậu bé nào đó được cho là hóa thân của Đức Phật để chuẩn bị tôn lên làm Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 trong tương lai.

Sự can thiệp của chính quyền Bắc Kinh vào đời sống tâm linh thiêng liêng từ ngàn đời qua ở Tây Tạng đã gặp phải sự phản kháng của cư dân địa phương. Điều ấy là đương nhiên. Nhưng phản kháng bằng phương pháp bạo động trong hoàn cảnh hiện nay ở Tây Tạng là sai lầm, vì tiềm lực quân sự của Trung Quốc lớn mạnh, ngay cả những siêu cường như Mỹ và Nga còn phải dè chừng. Đó là lý do giải thích vì sao người Tạng đã chọn cách đấu tranh theo kiểu bất bạo động nhưng cũng “rất nóng”: tự thiêu! Nếu đến tham quan thủ phủ Lhasa, bạn sẽ thấy chính quyền địa phương chuẩn bị khá chu đáo nhằm đối phó trước những vụ tự thiêu phản kháng như thế nào.

Posted Image

Quân đội và cảnh sát ở tu viện Sera Monastery - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Đế quốc Anh lúc xâm chiếm Tây Tạng đã không động chạm đến bất cứ thứ gì thuộc lĩnh vực văn hóa, tâm linh và lối kiến trúc cổ truyền bản địa. Người Anh cũng chẳng áp đặt tôn giáo, văn hóa hay cách sống Ăng-lê lên thủ phủ Lhasa như đã từng thực hiện ở Thượng Hải hay Hồng Kông. Không phải họ có quá ít thời gian để thực hiện ý đồ của mình mà theo tôi, vì họ thừa nhận Tây Tạng là một vùng đất linh thiêng, đất của Phật riêng một đỉnh trời, cho dù vùng đất ấy bước vào thế kỷ 20 rồi mà đời sống của cư dân vẫn cứ giống như thời Trung cổ, họ vẫn giữ nguyên như vậy. Và dĩ nhiên, người Tạng muốn sống như vậy và người Anh tôn trọng điều đó.

Đến Lhasa ngày nay bạn sẽ dễ dàng thấy chữ Hán hiện diện khắp nơi, những khu nhà kiểu Tàu như thường thấy ở Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô… xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà của người Tạng xưa nay có mái bằng, chứ không nhọn và uốn cong như nhà của người Hán. Ấy vậy mà không hiểu nguyên do và từ khi nào, nhà của người Tạng ở tỉnh Tứ Xuyên kế bên lại là nhà lai: thân Tạng, mái Hán. Những khu nhà ấy nhìn cũng thấy ngồ ngộ, khang trang, nhưng vẫn cứ là nhà lai, không giống với kiểu kiến trúc “khối vuông” bằng phẳng của Tây Tạng xưa. Người Tạng vốn sống theo trồng trọt và chăn nuôi, trao đổi hàng hóa là chính. Đó là lý do giải thích vì sao các dịch vụ về thương mại, tài chính, ngân hàng, bất động sản, nhà hàng, khách sạn… đều do người Hán quản lý. Nói đến ăn uống ở Lhasa, ấn tượng nhất đối với tôi là nhà hàng có tên “Hồng vệ binh”. Ấn tượng một phần vì món lẩu ở đây ngon, phần khác do cách bày trí và trang phục của tiếp viên nhà hàng: tất cả đều mặc quân phục Hồng vệ binh như thập niên 1950-1960, trên tường treo đầy hình ảnh lãnh tụ Mao Trạch Đông. Ngồi trong nhà hàng này có cảm giác như đang ở trong... doanh trại quân đội vậy.

Người Hán không hề giấu giếm sự hiện diện của mình đối với vùng đất mà họ đã có công “giải phóng” cư dân bản địa thoát khỏi sự lãnh đạo của tầng lớp tăng lữ và giới quý tộc cũng như sự “bóc lột” của giai cấp địa chủ người Tạng, để hướng tới một cuộc sống khấm khá hơn. Xét về mặt kinh tế và hạ tầng cơ sở của Lhasa thì điều đó đúng như vậy. Lhasa ngày nay khang trang, hiện đại hơn nhiều so với trước năm 1959 nhờ sự đầu tư của chính quyền trung ương Trung Quốc. Một bộ phận người Tạng đã có dịp được tiếp xúc nhiều hơn với du khách nước ngoài. Thế nhưng cũng giống như các thành phố khác trên toàn lãnh thổ Trung Hoa, ở Lhasa cũng có sự phân hóa giàu - nghèo và cái sự giàu ấy không “bình quân, chia đều” mà đa số rơi vào tay người Hán. Điều này cũng dễ hiểu vì người Hán đã có kinh nghiệm giao thương với phương Tây từ hàng trăm năm trước, lúc mà người Tạng vẫn còn sống biệt lập theo chế độ tự cung tự cấp. Nếu có dịp ghé thăm vùng nông thôn Tây Tạng, bạn sẽ không thể ngờ đã bước sang thế kỷ 21 rồi mà họ vẫn còn sử dụng phân súc vật làm chất đốt và cái toilet vẫn cứ sơ khai như thời xa lắc xa lơ. Có vẻ như người dân Tây Tạng hài lòng với cuộc sống nông thôn nghèo khó và lam lũ như vậy mặc cho “vật đổi sao dời” trong phần còn lại của thế giới văn minh, miễn đừng ai động chạm đến họ là được.

Cuộc sống khép kín đôi khi cũng có lợi, nhưng cái hại thì cũng không thể lường hết được. Tây Tạng là một ví dụ điển hình cho nhận định ấy. Bà Namgal Takler, xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Lhasa, là chị dâu của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, rời Tây Tạng năm 1956, hiện đang làm việc cho chính phủ Tây Tạng lưu vong ở Little Lhasa trên đất Ấn Độ, nói lên suy nghĩ của mình trong bộ phim tài liệu có nhan đề The Lost world of Tibet (Cõi trần gian bị đánh mất của Tây Tạng) do BBC thực hiện: “Chúng ta đã mù quáng. Chúng ta không biết gì về thế giới bên ngoài Tây Tạng. Chúng ta chỉ mê mải trong cái ao nhỏ bé của mình. Do đó chúng ta không biết thế giới ngoài kia đang diễn ra cái gì. Và vì thế, chúng ta đã đánh mất đất nước của mình”.

Vì mê mải và mù quáng mà phải đánh mất một cái gì đó là điều có thể hiểu được. Nhưng ngay cả khi chúng ta có đầy đủ thông tin thời @, có đủ chứng cứ, có đủ tư cách để chứng minh vùng đất ấy, những quần đảo ấy, vùng biển ấy là chủ quyền của mình mà vẫn cứ mất vào tay kẻ bành trướng thì lý giải sao đây? Chả lý giải gì cả, vì một nước đông dân nhất thế giới như Trung Quốc cần phải có càng nhiều tài nguyên càng tốt, và những vùng đất, vùng biển láng giềng được xếp vào diện “ưu tiên chiếm hữu”. Lịch sử đã chứng minh rằng Tây Tạng không phải là trường hợp cá biệt trong “chính sách chiếm hữu” của Bắc Kinh. Vấn đề là đối sách như thế nào cho hiệu quả nhất trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy. Bằng ngược lại, hậu quả chắc chắn sẽ thê thảm, tệ nhất là sự “Hán hóa” về sinh sản di truyền để cho ra đời các thế hệ đại loại như Hán-Mông, Hán-Mãn, Hán-Tạng... Rồi đến một thời điểm nào đó trong tương lai, vì là tộc người chiếm đa số, sự “Hán hóa” ấy đạt được mục tiêu “đồng hóa trọn vẹn” như đã từng diễn ra trong quá khứ. Nếu điều đó xảy ra, sẽ có rất nhiều “cõi trần gian bị đánh mất” chứ không riêng gì Tây Tạng. Đến lúc ấy thì đã quá muộn, vì sự “đánh mất” không phải chỉ tạm thời mà có thể là vĩnh viễn…

Đoàn Xuân Hải

Trông người lại ngẫm đến ta...........Mà sao mở đầu loạt bài này thấy có một điều lạ là Trung Quốc cấm công dân Việt Nam đến Tây Tạng? Lạ thật đấy! Không lẽ "mấy chả" sợ dân mình kích động biểu tình? Chú Thiên Sứ có cao kiến gì ko ạ? Posted Image Edited by trai_viet_o_houston

Share this post


Link to post
Share on other sites

14 người Hồng Kông tuyên bố sẽ “tái đổ bộ” đảo Senkaku vào 1/10 tới

Chủ nhật 19/08/2012 08:29

(GDVN) - Nhóm người Hồng Kông này đang được một bộ phận dân Trung Quốc coi như “anh hùng” khi họ trở về từ Nhật Bản.

Nhật Bản đổ ra Senkaku/Điếu Ngư sáng nay

Đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 19/8 đưa tin, 14 người Hồng Kông vừa tìm cách lên đảo Senkaku và bị Cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ hôm 15/8 tuyên bố, họ sẽ “đổ bộ lên đảo Điếu Ngư” vào tháng 10 tới.

Posted Image14 người Hồng Kông đổ bộ lên đảo Senkaku hôm 15/8 được chào đón "như những người anh hùng" khi trở về từ Nhật Bản

Nhật bản đã trục xuất 14 người này hôm 17/8, 5 trong số 14 người này đã nói với đài phát thanh Hồng Kông rằng nhóm người này sẽ quay trở lại Senkaku vào 1/10, đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc.

Nhóm người Hồng Kông này đang được một bộ phận dân Trung Quốc coi như “anh hùng” khi họ trở về từ Nhật Bản. Một trong số họ cho biết cần phải gây quỹ và kiểm tra điều kiện của các tàu cá trước khi thực hiện các chuyến đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư.

Trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện nhiều lời kêu gọi biểu tình chống Nhật Bản vào sáng hôm nay, Chủ nhật 19/8 tại Thâm Quyến và Thượng Hải.

Posted Image

14 người này dự định sẽ "tái đổ bộ" Senkaku vào đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10

Tờ Thời báo Hoàn Cầu ca ngợi hành động vừa qua của 14 người Hồng Kông, đồng thời nhắc nhở: “Chừng nào đảo Điếu Ngư còn nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, chừng đó còn chưa có thắng lợi cuối cùng.”

Đại sứ quán và Lãnh sự quán Nhật Bản tại Trung Quốc đã cảnh báo công dân của mình thận trọng khi ra ngoài trong những ngày này.

Hồng Thủy (nguồn NHK)

=======================

Đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 19/8 đưa tin, 14 người Hồng Kông vừa tìm cách lên đảo Senkaku và bị Cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ hôm 15/8 tuyên bố, họ sẽ “đổ bộ lên đảo Điếu Ngư” vào tháng 10 tới.

Người Nhật hiện nay đang kéo đến 150 người ở đảo Điếu Ngư câu cá ở đấy. Nếu 14 vị "Anh hùng dân tộc" Trung Quốc" dám quay lại đảo ấy ngay bây giờ Thiên Sứ tui tài trợ 100 USD tiền xăng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài văn về sự im lặng đáng sợ của người tốt

19/8/2012 10:20

Posted Image- Từ câu nói của nhà hoạt động xã hội Matin Luther King, nữ sinh lớp 11 đã có bài nghị luận sâu sắc về sự bất thường khi người tốt im lặng.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Bài văn sâu sắc của nữ sinh 16 tuổi về đường tắt

Đề bài:

Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Posted Image

Ảnh minh họa

Bài làm

Cách đây không lâu, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip tại một bến xe buýt ở Hà Nội. Nhân vật trong clip là một thanh niên gầy gò, gương mặt vô cùng khắc khổ, đã bị kẻ gian lấy cắp chiếc ví. Dẫu rằng, chiếc ví ấy không hề có tiền mà chỉ có một giấy phép lái xe, nhưng giấy phép lái xe này lại là một vật vô cùng có giá trị với người thanh niên ấy nên anh ta thảm thiết nhìn ra xung quanh van nài kẻ trộm: “Cho em xin…không có tiền đâu, chỉ có bằng lái xe thôi…”. Vậy mà trước hoàn cảnh đáng thương của anh thanh niên, không ai dám lên tiếng, không ai hỏi han hay có ý giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp. Câu chuyện này để lại trong tôi nhiều suy nghĩ, suy nghĩ về cách sống và thái độ ứng xử của con người trong xã hội hiện nay. Cũng bàn về vấn đề này., Martin Lutherking - nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964, cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt.”

Con người sinh ra và lớn lên, họ luôn đối diện với nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều trạng thái khác nhau trong cuộc sống. Xót xa là một cảm giác đau đớn, nuối tiếc vô cùng sâu sắc. Còn im lặng tức là không có hành động hay phản ứng cụ thể trước những tình huống, sự việc đáng lẽ cần có thái độ, có phản ứng. Sự im lặng ấy trở nên đáng sợ khi nó là một biểu hiện bất thường trong cách ứng xử của con người có thể gây ra cảm giác bất an cho người khác. Thực tế, chúng ta sống trong một xã hội luôn tồn tại hai loại người: kẻ xấu là người kém đạo đức, đáng khinh ghét, có thể gây hại, mang lại những điều không hay. Lời nói và hành động của họ đều không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực đạo đức, làm tổn thương người khác và có những tác động tiêu cực đến xã hội. Ngược lại, người tốt luôn có những biểu hiện đáng quý về tư cách đạo đức, về thái độ hành vi trong các mối quan hệ và được mọi người đánh giá cao. Như vậy, thông qua câu nói của mình, Martin Lutherking muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp sâu sắc: Nỗi đau đớn nuối tiếc do những lời nói và hành động của người xấu không xót xa bằng việc người tốt không có hành động thái độ hay bất kì phản ứng nào trước việc làm sai trái ấy.

Khi còn nhỏ, ta không mấy khi quan tâm đến những thứ xung quanh mình mà chỉ thường quan tâm tới chính bản thân: Hôm nay sẽ được ăn món gì, sẽ học gì, sẽ có phim hoạt hình gì, có truyện tranh gì sắp ra…Lớn lên một chút, bước vào tuổi biết nghĩ, ta thấy bạn bè quay cóp trong giờ kiểm tra trong khi chính mình phải học cật lực, ta thấy bãi gửi xe gần trường thu 3.000 đồng một chiếc xe đạp trong khi đó quy định là 2.000 đồng. Rồi ta còn thấy người ta vượt đèn đỏ, lượn lách đánh võng, thấy đám côn đồ dối trá, lừa lọc bà cụ bán nước ven đường. Chứng kiến những hành động như thế, thử hỏi ai mà không bất bình? Bởi lẽ, những hành động ấy là biểu hiện của sự thấp kém về nhận thức và ý thức, nó gây ra những tổn thất cả về vật chất và tinh thần cho mọi người và xã hội. Hơn thế nữa, sự tồn tại của những lời nói và hành động của kẻ xấu cũng là biểu hiện của sự bất ổn của xã hội ở một mức độ nhất định.

Xót xa trước hành động của người xấu là lẽ tất nhiên. Nhưng tại sao chúng ta lại xót xa hơn trước sự im lặng đến đáng sợ của người tốt? Trong suy nghĩ của mọi người, người tốt luôn có tư cách đạo đức, có khả năng và trách nhiệm trong việc thực hiện những hành vi đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội. Với phẩm chất vốn có ấy, họ không thể nào không có phản ứng trước cái xấu, cái tiêu cực, những điều “chướng tai gai mắt” trong xã hội. Vậy nên, thái độ im lặng của họ chính là một biểu hiện bất thường. Sự im lặng ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Họ im lặng bởi họ bất lực khi thấy phản ứng của mình không hề có hiệu quả. Họ im lặng khi cảm thấy cô độc, lạc lõng vì những việc tốt mình làm không nhận được sự ủng hộ của số đông. Chăm lo làm kinh tế khiến đời sống khá giả, nhưng mê mải quá nhiều lại đẩy người ta ra xa nhau hơn, lo cho lợi ích của mình hơn là lợi ích người khác. Có rất ít người sẽ la lên khi thấy một tên trộm đang trộm xe trên vỉa hè hay đứng ra bênh vực nạn nhân trong một vụ va chạm trên đường phố - nhất là kẻ gây sự lại là đám côn đồ, lưu manh. Người tốt im lặng khi họ mất niềm tin, khi họ thấy kết quả của những lời nói, hành động xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm lại trở thành sự coi nhẹ, chế nhạo của người khác, thậm chí còn gây ra những tổn thương không đáng có cho chính họ. Quay trở lại câu chuyện của anh thanh niên trên chuyến xe buýt không ít người cảm thấy buồn và xót xa. Xung quanh đó có rất nhiều người đang chờ xe, nhưng đáp lại lời khẩn cầu của anh thanh niên là sự im lặng. Cuối cùng người đàn ông bơ vơ đành phải bước đi với gương mặt tuyệt vọng. Rõ ràng, muốn bắt tên trộm kia không phải là chuyện khó. Tài xế đóng cửa xe lại, yêu cầu tất cả mọi người bảo quản hành lí, gọi điện cho cơ quan chức năng khám xét từng người. Nhưng sao không ai dám lên tiếng? Phải chăng chúng ta không dám bênh vực người lương thiện, phải chăng nỗi sợ hãi cái xấu, cái ác đang giết chết dần lương tâm chúng ta? Xét cho cùng, im lặng vì bất kì lí do nào đi nữa thì đó cũng là biểu hiện của sự tha hóa ở mỗi cá nhân và cho thấy dấu hiệu bất ổn của xã hội. Nói cách khác, khi người tốt im lặng là khi xã hội đang đứng trên bờ vực của sự phá sản những giá trị tinh thần.

Vậy làm thế nào để người tốt không im lặng nữa? Hãy trao quyền và khuyến khích người tôt cất lên tiếng nói của mình bằng cách lắng nghe tiếp thu ý kiến và sẵn sàng sửa đổi theo những ý kiến đóng góp đúng đắn của họ. Hãy đưa ra những chính sách bảo vệ để tránh tối đa những tổn thất mỗi khi người tốt cất tiếng nói.Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ cái tốt điều hay, bởi có thể cá nhân ấy không đủ sức mạnh. Nhưng không có nghĩa chúng ta phải thỏa hiệp với cái xấu, cái ác. Bởi ngay cả khi không đủ sức mạnh để thay đổi nó, ta vẫn luôn có đủ quyết tâm để không đồng tình và không bị nó lôi kéo. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà những mối quan hệ với cộng đồng đã trở nên không thể thiếu. Không ai có thể đơn độc trong cuộc sống được, vì vậy, trong quá trình đấu tranh chống lại cái ác, cần xây dựng những hiệp hội của những người cùng chí hướng mục đích để phấn đấu cho sự phát triển chung của xã hội, để người tốt có chỗ đứng và điểm tựa. Khi đó họ sẽ không ngần ngại bày tỏ ý kiến quan điểm của mình. Tất cả những gì chúng ta cần làm là sống dũng cảm, là làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, và để nó tự nhân bản.

Ý kiến của Martin Lutherking là một lời cảnh báo nghiêm khắc để cảnh tỉnh con người trước nguy cơ về sự băng hoại của những giá trị tinh thần, biểu hiện những hành vi ứng xử của con người trong đời sống. Có người đã nói: “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”. Hãy nhớ rằng, cái xấu chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó. Và nó sẽ bị rút hết không khí và tắt thở khi chúng ta nhìn nó với ánh mắt khinh miệt và xa lánh. Đây là một ý kiến thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Đó cũng là một thái độ đúng, tích cực, xuất phát từ nhận thức về yêu cầu đối với hành vi của con người trong một xã hội tiến bộ, nhân văn. Khi đơn độc một mình, người tốt sẽ trở nên yếu đuối, nhu nhược và thất bại cay đắng. Họ chỉ đủ mạnh khi họ kết nối với nhau trong một tập thể, trong một xã hội biết coi trọng giá trị nhân văn đích thực của con người. Trước sự im lặng của người tốt, xót xa là điều khó tránh song điều đó là chưa đủ mà ta còn phải hành động, phải có những giải pháp tích cực để thay đổi hiện trạng đó trong mỗi cá nhân con người và toàn xã hội.

Mỗi chúng ta luôn mong muốn xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, mà ở đó con người được sống trong yên vui hạnh phúc. Hãy coi câu nói của Martin Lutherking là một bài học, hãy xắn tay áo lên và hành động ngay từ hôm nay, bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất mà chúng ta có thể. Tôi tin rằng điều đó không phụ thuộc vào tuổi tác, mạnh yếu hay giàu nghèo, mà bất kì ai cũng làm được. Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu, bạn nhé!

Đỗ Thị Ngọc Anh (Lớp 11chuyên Anh trường THPT chuyên Nguyễn Trãi - đường Ngô Quyền - thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương)

==========================

Họ bàn về đủ mọi thứ, nhân danh mọi thứ gọi là tốt đẹp. Chỉ có một điều làm cho sự nhân danh cái tốt im lặng. Đó là Việt sử 5000 văn hiến hay "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố"- Đâu là chân lý?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đảo Senkaku: Nội các Nhật Bản khó "đỡ" được căng thẳng Hoa Đông

Thứ hai 20/08/2012 13:00

(GDVN) - Ông Kurihara bình luận: "Chúng tôi đang lo lắng rằng chính phủ không thể đối phó với tình hình các hòn đảo"

Thống đốc Tokyo muốn mua lại chuỗi đảo, Đài Loan nói rằng muốn sở hữu chúng và Trung Quốc coi việc sở hữu Senkaku là một ưu tiên quốc gia. Nhưng đối với gia tộc Kurihara, các đảo Senkaku chỉ là một chút đất mà họ thực sự muốn bán.

Posted Image

Ông Hiroyuki Kurihara

"Các cuộc xung đột leo thang đã ngày càng gia tăng hơn" - Hiroyuki Kurihara, người đại diện gia tộc Kurihara nắm giữ quyền sở hữu quần đảo Senkaku nói với hãng tin AFP trong một cuộc phỏng vấn về các hòn đảo.

Tất cả 14 người Hồng Kông lên một chiếc tàu cá Trung Quốc đổ bộ ra Senkaku đã bị trục xuất hôm thứ Sáu tuần trước trong một nỗ lực rõ ràng của Tokyo để tránh căng thẳng có khả năng gây mất ổn định trong quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng ông Kurihara bình luận: "Chúng tôi đang lo lắng rằng chính phủ không thể đối phó với tình hình các hòn đảo".

Gia đình của ông đã là chủ sở hữu hợp pháp của bốn trong số năm hòn đảo trong quần đảo Senkaku, cách Tokyo khoảng 2.000 km nhưng chỉ cách 200 km so với Đài Loan.

Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản đều tuyên bố khu vực này là một phần lãnh thổ của họ. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố kiểm soát hơn 5 thế kỷ thì Tokyo nói rằng một doanh nhân Nhật đã đặt chân lên hòn đảo không có người ở và không có người sở hữu này vào cuối thế kỷ 19.

Doanh nhân Tatsuhiro Koga, người đã đến Senkaku vào khoảng những năm 1890 và xây dựng tại đây một nhà máy chế biến cá ngừ và lông hải âu. Con trai ông là Zenji Koga không có người thừa kế nên đã quyết định bán các hòn đảo cho gia tộc Kurihara vốn là những người bạn bè lâu năm của gia đình ông.

Khoảng thời gian đó các nhà địa chất học nói rằng dưới đáy biển gần đó có thể chứa trữ lượng lớn dầu và khí đốt, trong khi Bắc Kinh và Đài Bắc đã bắt đầu khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình.

Posted Image

Các nghị sĩ Nhật Bản ra đảo Senkaku ngày 19/8.

Người anh cả Kunioki, 70 tuổi, nắm giữ các quyền sở hữu hợp pháp đối với đảo Uotsurijima, Kitakojima và Minamikojima, cho chính phủ thuê 25 triệu yên mỗi năm. Hòn đảo thứ tư thuộc sở hữu của em gái ông và cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản thuê với một khoản tiền không được tiết lộ.

"Anh trai tôi đã hứa với ông Koga rằng ông sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì để cắt đứt lịch sử" - ông Hiroyuki Kurihara - "Điều đó có nghĩa là ông sẽ không bán cho các đối tượng tư nhân."

Gia tộc này muốn việc sở hữu các đảo được truyền lại cho thế hệ sau nhưng ông Kunioki không có con nên những người trong nhà Kurihara muốn bán chúng đi. Gia tộc Kurihara khẳng định quyền sở hữu của họ đối với những hòn đảo không phải là vấn đề chính trị và họ không muốn tham gia vào tranh chấp.

Ông Hiroyuki chia sẻ: "Tất cả những gì mà anh trai tôi làm là ông vẫn giữ được danh dự của mình khi là người thừa kế thứ 17 của gia tộc Kurihara."

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Anh Vũ (Nguồn Japantoday)

=======================

Thì ra lịch sử hòn đảo Senkaku này là như vậy! Qua đó - với hiểu biết của Thiên Sứ tôi - cần phải xác định rằng: Toàn thể quần đảo Senkaku thuộc về Nhật Bản. Luật quốc tế đã qui định rằng: Với những vùng đất chưa được phát hiện và không thuộc về sở hữu của quốc gia nào - nếu do người của quốc gia nào phát hiện thì sẽ thuộc về sở hữu của quốc gia đó. Đây cũng chính là nguyên nhân để Liên Xô và Hoa Kỳ phải ký một hiệp ước: "Mặt trăng là của chung của nhân loại", trước khi Hoa Kỳ đưa người lên mặt Trăng vào năm 1967. Nếu không - thì theo luật nói trên - Hoa Kỳ đã nghiễm nhiên là sở hữu chủ Mặt Trăng . Do Hoa Kỳ có người đầu tiên bước chân lên đấy.

Bởi vậy, người Nhật đã sinh sống ở đây trên 100 năm, khi ấy nó chưa thuộc về quốc gia nào. Tất nhiên nó thuộc sở hữu của Nhật Bản. Quần đảo này đang do tư nhân Nhật Bản quản lý. Vậy thì bất cứ ai đến đảo này mà không do người chủ sở hữu mời , đều là xâm nhập gia cư bất hợp pháp.

Nếu như Senkaku thực sự thuộc về Trung quốc trong lịch sử, thì sau khi Nhật Bản thua trận 1945. Trung Hoa Dân Quốc phải đòi lại quần đảo này. Như họ đã đòi lại Đài Loan vậy.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà chọc trời - điềm báo khủng hoảng?

Posted Image

Tòa nhà chọc trời Burj Khalifa ở Dubai cao 829m - hiện thân của đầu cơ bất động sản thái quá

Những tòa nhà cao nhất thế giới tiếp tục mọc lên là dấu hiệu cảnh báo các nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán có thể xuống dốc… Changsha nằm trên đường từ Kanton, một thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc (TQ) đến cố đô Tây An. Không lâu nữa thành phố có 8 triệu dân này sẽ có một địa chỉ mới thu hút khách du lịch đó là tòa tháp khổng lồ mang tên “thành phố trên trời”, đang được các nhà thầu xây dựng TQ hoàn thiện để đưa vào sử dụng vào đầu năm 2013.

Tòa cao ốc này có 220 tầng, đủ chỗ ở cho 17.400 người và cao 838 mét, cao hơn 10 mét so với tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay là Burj Khalifa ở Dubai. Trị giá của tòa nhà “thành phố trên trời” ước lên tới 1 tỷ đôla.

Tòa tháp khổng lồ này có phải là dấu hiệu cho thành công mới của các kiến trúc sư hay đây đơn giản là biểu hiện của sự phiêu lưu cuồng vọng, báo trước về quả bóng trên thị trường bất động sản ở TQ sắp nổ tung?

Gunter Löffler - Giáo sư về kinh tế tài chính của đại học Ulm - cảnh báo: “Các nhà đầu tư cần coi dự án “thành phố trên trời” là một dấu hiệu xấu, vì kinh nghiệm cho thấy, mỗi khi sắp có một tòa nhà chọc trời phá kỷ lục về chiều cao thì các nhà đầu tư nên nhanh chóng tìm chỗ ẩn nấp. Thường trong quá trình xây dựng tòa nhà cao kỷ lục hoặc vào thời điểm khánh thành tòa nhà là thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính và thị trường chứng khoán bị lao đao.

Thí dụ, năm 1906, Tập đoàn máy khâu Singer xây dựng trụ sở làm việc mới và tòa nhà này là tòa nhà cao nhất thế giới vào thời điểm đó. Đúng vào lúc tòa nhà xây dựng xong vào năm 1908 thì xảy ra sự chao đảo nhà băng làm cho Dow Jones Index xuống đến tận đáy.

Hai mươi năm sau lại có cuộc chạy đua xây nhà chọc trời cao nhất thế giới. Từ năm 1928 đến 1931, người ta xây ở Manhattan 3 tòa tháp cao lừng lững và cho đến nay, công trình vĩ đại này vẫn là biểu tượng của New York, đó là Chrysler Building, Trump Building và Empire State Building. Cuộc chạy đua dành kỷ lục này cuối cùng lại là sự báo hiệu “ngày thứ 5 đen tối“, một đòn trời dáng đánh vào Wall Street ngày 24/10/1929.

Kỷ lục về chiều cao của Empire State Building mãi đến năm 1972 mới bị World Trade Center ở New York vượt qua và 2 năm sau là Sears Tower ở Chicago. Hai tòa nhà chọc trời này báo hiệu sự lạm phát trì trệ (Stagflation) trong những năm 70, đây là sự kết hợp chết người giữa trì trệ về tăng trưởng và lạm phát cao. Cũng vào thời điểm đó, động lực kinh tế dịch chuyển ngày càng mạnh hơn sang khu vực Viễn Đông.

Nhưng ngay cả ở khu vực này những tòa tháp cao cũng thường là những biểu tượng 2 mặt: Gần như mọi kỷ lục về độ cao đều đánh dấu một thấp điểm của nền kinh tế. Trong khi tòa tháp đôi Petronas ở Malaysia đang được xây dựng thì năm 1997 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á. Tháp Taipei 101 ở Đài loan là hiện thân của vụ nổ bong bóng Dotcom năm 2000. Tòa nhà chọc trời Burj Khalifa ở Dubai là hiện thân của đầu cơ bất động sản thái quá mà cho đến nay tiểu vương quốc này vẫn chưa khắc phục nổi.

Giáo sư Löffler - lần đầu dùng phương pháp thống kê nghiên cứu về các mối liên hệ giữa xây dựng nhà chọc trời với thị trường tài chính ở Hoa Kỳ - cho biết: “Trong 3 năm đầu tiên sau khi tiến hành xây nhà chọc trời hứa hẹn kỷ lục mới về độ cao thì lợi tức trên thị trường cổ phiếu giảm bình quân 7 điểm % so với các thời kỳ khác”.

Các kỷ lục về nhà chọc trời là chỉ báo khá chính xác cho sự giảm sút sắp diễn ra so với các chỉ báo khác như lợi tức lãi cổ phiếu. Vậy nguyên nhân do những công trình này đòi hỏi khoản đầu tư cực kỳ lớn, thí dụ công trình Burj Khalifa ngốn khoảng 1,5 tỷ USD. Duy có một ngoại lệ đó là tòa nhà chọc trời Woolworth Building hoàn thành năm 1913 nhưng sau đó không dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Theo Việt Phương

CT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãi hùng xác bị người dương thế ‘hành’, phơi mưa nắng

Cập nhật lúc :9:16 AM, 07/08/2012

Sau 10 ngày tranh cãi giữa các cơ quan chức năng, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường mới vào cuộc, khai quật chữa cháy ngôi mộ.

Nhắc đến những ngôi mộ xác ướp ở Việt Nam, không thể không nhắc đến ngôi mộ ở cánh đồng Nhật Tân. Ngôi mộ này từng gây dư luận xôn xao suốt năm 2005. Dư luận quan tâm không hẳn những bí ẩn trong ngôi mộ, mà sự thờ ơ của người dương thế với xác ướp - người đã khuất.

Ngày ấy, cuối tháng 4/2005, cả Hà Nội xôn xao vì tin một số người đào phá ngôi mộ cổ làm phát lộ xác ướp. Tôi đã ngay lập tức tìm đến cánh đồng Nhật Tân, khi đó đang diễn ra cuộc giải phóng mặt bằng để tiến hành xây dựng khu đô thị.

Tôi đã sững sờ trước một cảnh tượng chưa từng thấy bao giờ: Một người đàn ông như đang thiêm thiếp ngủ trong chiếc áo quan. Bộ râu trắng xóa của cụ ông dài đến tận ngực. Tóc, lông mày cũng vẫn còn nguyên.

Posted Image

Người có trách nhiệm nhất với ngôi mộ cổ có lẽ là anh Chu Văn Cộng, quản trang nghĩa trang phường Nhật Tân. Theo anh, từ khi còn bé, những năm 80 của thế kỷ trước, anh đã biết đến ngôi mộ này.

Lúc đó, ngôi mộ nằm lộ thiên trên ruộng lúa. Mọi người chỉ nghĩ là ngôi mộ bình thường, được xây đắp kiên cố bằng bê tông. Từ khi người dân trồng đào, mặt ruộng được tôn cao thì ngôi mộ chìm dưới đất, sâu khoảng 30 đến 40cm.

Vào tháng 4/2005, ban quản lý dự án thuê anh cùng vài người quản trang nữa tiến hành di dời những ngôi mộ nằm trong quy hoạch dự án thì ngôi mộ này mới được quật lên và người ta mới biết đây là ngôi mộ cổ.

Theo anh Cộng, khi phát hiện ngôi mộ, nghi là mộ cổ, anh đã báo cho lãnh đạo dự án xây dựng khu đô thị để tìm cách xử lý. Tuy nhiên, anh Cộng nhận được “chỉ thị” là cứ làm như thường.

Anh đã mang theo tiểu để đựng hài cốt và búa, xẻng tiến hành phá mộ. Lúc phá nắp quan tài, mọi người hoảng hồn khi phát hiện hài cốt vẫn còn nguyên vẹn, cứ như vừa mới chôn.

Sợ xâm phạm di chỉ khảo cổ, không dám cải táng xác ướp như chỉ đạo của ban quản lý, anh Cộng đã báo cho các cơ quan chức năng của thành phố. Thế là sự việc trở nên ầm ĩ.

Trong hoàn cảnh đó, thay vì các nhà khoa học lao vào nghiên cứu, thay vì một cuộc khai quật chữa cháy nhưng khẩn cấp để bảo tồn ngôi mộ này, thì lại diễn ra một cuộc tranh cãi cả bằng miệng lẫn văn bản giữa các cơ quan chức năng, các nhà khoa học.

Lúc tôi gặp anh Cộng ở cạnh ngôi mộ, anh Cộng tỏ ra rất bức xúc. Anh kể rằng, anh gọi điện đến cơ quan này thông báo, thì người ta lại chỉ dẫn anh gọi đến cơ quan kia, gọi đến cơ quan kia, họ lại báo anh gọi đến cơ quan nọ.

Posted Image

Sau 3 ngày kể từ khi phá mộ phát hiện xác ướp, tôi lại tìm xuống cánh đồng đào Nhật Tân. Khi đó, vẫn chẳng có nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ nào cả. Những người quản trang này đã bỏ tiền mua tấm bạt, mấy cây tre dựng cột, rồi căng bạt che nắng, che mưa cho xác ướp đỡ tủi thân.

Anh Chu Văn Cộng, anh Trần Văn Tuấn, anh Chu Văn Thắng, chỉ là những người làm thuê, song đã tình nguyện thay nhau ngày đêm ăn ngủ bên ngôi mộ để trông nom di sản quý báu cho dân, cho nước.

Ban đêm các anh phải thức trắng để trông ngôi mộ, kẻo phường trộm cắp tưởng trong mộ có vàng bạc châu báu mò đến phá mộ. Ban ngày lại phải dựng hàng rào canh chừng hàng ngàn người hiếu kỳ tìm đến ngó nghiêng, cúng bái xin số đề, thoải mái “hành” xác ướp.

Khổ nhất là một đêm sau đúng một tuần phát hiện xác ướp đã diễn ra trận lốc lớn. Gió lốc đã thổi bay cả bạt che mộ, sau đó là mưa đá, rồi mưa rào như trút nước.

Anh Thắng đã phải lấy thân mình nằm đè lên bạt, đợi mưa lốc tan đi. Anh Tuấn, anh Cộng thì cứ xì xoạp tát nước từ mộ lên. Nước ngập trắng băng khắp cánh đồng. Họ phải be bờ, tát nước đến gần sáng mới xong, người ngợm ướt sũng.

Suốt nhiều ngày giời, xác ướp hết bị người dương thế hành, lại bị mưa, nắng, ngập nước. Từng ấy ngày trôi qua, mà mùi ngọc am từ ngôi mộ vẫn lan tỏa khắp cánh đồng.

Mùi ngọc am lan xa đến nỗi người dân ở cách ngôi mộ nửa km vẫn ngửi thấy. Nếu không có sự tình nguyện bảo quản xác ướp của mấy người quản trang, thì xác ướp này có lẽ đã rữa nát.

Kết cục, sau 10 ngày tranh cãi giữa các cơ quan chức năng, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường mới vào cuộc, khai quật chữa cháy ngôi mộ.

Mặc dù chất liệu ngọc am có thể giữ xác nhiều trăm năm, nhưng trong hoàn cảnh không được yếm khí, lại bị mưa nắng, ngập nước, nên xác ướp đã biến dạng, bốc mùi. Mùi ngọc am lẫn với mùi thum thủm của xác thối khiến nhiều người không dám đến gần nữa.

Posted Image

Theo PGS - TS. Nguyễn Lân Cường, đây là một ngôi mộ cổ rất đặc biệt. Từ trước đến nay, ông cũng như các nhà khảo cổ học đã từng gặp một số ngôi mộ táng theo kiểu này, nhưng tất cả các ngôi mộ đều bốc mùi rất khó chịu khi để lộ thiên 10 đến 15 phút.

Nhưng ngôi mộ này, bị ngâm trong nước suốt 10 ngày mới bắt đầu phân hủy. Dù vậy, râu, tóc của cụ ông vẫn còn nguyên vẹn. Các khớp tay, khớp chân vẫn mềm và độ đàn hồi của da thịt vẫn tốt như người mới chết.

Theo nhận định của các nhà khoa học thì đây là ngôi mộ có xác ướp nguyên vẹn nhất trong tổng số 35 ngôi mộ hợp chất đã khai quật được ở nước ta.

Cụ ông trong ngôi mộ cao 1,62m, tuổi thọ khoảng 60 đến 62. Cụ ông được chôn cùng rất nhiều vải lụa tơ tằm, là vật dụng quý hiếm thời xưa.

Qua khai quật, các nhà khảo cổ học đếm được tới 10 lớp áo choàng bằng vải lụa để quấn xác. Những chiếc áo choàng này đều có hoa văn rất tinh tế. Cụ ông đi một đôi hia vải rất dày và đẹp, cao quá đầu gối.

Ngoài ra, xác ướp còn được chèn bởi rất nhiều cuộn vải, trong đó, có tới 17 cuộn vải chèn quanh đầu, 10 cuộn vải chèn quanh thân, 23 cuộn vải chèn quanh chân và một cuộn vải rất lớn chèn giữa hai chân. Hiện vật chỉ có một túi trầu, vài mảnh gốm, một túi đựng củ sâm.

Có một điều đáng tiếc là ngôi mộ này còn rất nguyên vẹn, song lại không hề tìm thấy văn bia, hay ít nhất là một đồng tiền chôn theo để xác định được danh tính cũng như niên đại của ngôi mộ.

Sau cuộc khai quật chữa cháy, các nhà khoa học rút đi. Xác ướp trong ngôi mộ được giao lại cho nhân dân làng Nhật Tân. Người dân làng Nhật Tân đã góp tiền mua quan tài, mua quần áo mới mặc cho cụ, rồi huy động cả xe đòn, phường bát âm để tiễn đưa linh hồn cụ về chín suối. Dù sao linh hồn một nhân vật quan trọng đương thời cũng được phần nào an ủi bởi tấm chân tình của những người dân bình thường.

Theo VTC

===========================

Rút kinh nghiệm! Lần sau chết cụ nên có tấm bia đặt ngay trong quan tài, ghi rõ như sau: "Hãy quan tâm đến ta, vì đào sâu xuống 2 mét nữa sẽ có rất nhiều vàng!"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Tổng thống Gorbachev ‘chôm' đồ trong siêu thị

BAODATVIET

Cập nhật lúc :12:31 PM, 21/08/2012

http://baodatviet.vn.../229437.datviet

Viện Công tố thành phố Bielefeld thuộc bang Bắc Rhine-Westphalia (Đức) đang xúc tiến thủ tục tố tụng hình sự đối với Mikhail Gorbachev, cựu Tổng thống Liên Xô, về tội… đánh cắp hàng hóa bày bán trong siêu thị.

Posted Image

Cựu Tổng thống LIên Xô Mikhail Gorbachev. Ảnh The Guardian

Nếu bị kết tội, nhân vật từng được xem là “tội đồ của Liên bang Xô viết” có thể lĩnh mức án tối đa là 3 năm tù giam.

Thời gian gần đây, Gorbi - tên thân mật mà giới lãnh đạo phương Tây thường “trìu mến” gọi người đã “có công” xóa sổ Liên bang Xô viết - quyết định chuyển đến cư ngụ tại Bielefeld, một thành phố nhỏ với 323.000 dân ở Tây Đức để sống "những năm hưu trí còn lại trong bầu không khí khiêm nhường và kín đáo", như nguyên văn lời vị chính khách thất sủng nay đã 82 tuổi. Còn cư dân địa phương cũng quen dần với sự xuất hiện của vị Tổng thống Liên Xô đầu tiên và duy nhất trên đường phố, tuy nhiên họ cũng giữ thái độ thận trọng đúng mực mỗi khi phải tiếp xúc với nhân vật gây tranh cãi này.

Cuộc sống "bình dị" của Gorbi tưởng chừng cứ thế trôi đi… Đột nhiên vào đầu tháng 7 vừa qua, trưởng nhóm an ninh tại một siêu thị gần nơi M. Gorbachev sinh sống đã đệ trình một cuốn băng ghi hình cho lãnh đạo đồn cảnh sát phụ trách địa bàn. Đoạn phim quay rõ, trong một lần tự thân đi chợ mua đồ ăn như bao lần, Gorbi đã áp sát kệ trưng bày đồ uống cao cấp, rồi kín đáo bóc lớp giấy từ tính bảo vệ quanh cổ chai rượu vang nhập khẩu và… bỏ vào giỏ hàng đang cầm trên tay. Xong xuôi, M. Gorbachev thản nhiên đi thẳng ra cửa mà không qua quầy tính tiền như mọi khách hàng khác.

Căn cứ vào bằng chứng hình ảnh không thể chối cãi, cảnh sát đã chuyển hồ sơ qua Viện Công tố để tiến hành thủ tục tố tụng theo luật định. Dựa theo khung hình phạt đang áp dụng tại Đức, chai rượu vang Pháp giá 5.000 euro mà Gorbi "biển thủ" sẽ khiến Gorbi cho phải chịu mức án tối đa là 3 năm tù giam.

Nhân sự kiện này người phát ngôn Quỹ Gorbachev, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu kinh tế, xã hội và chính trị quốc tế do Gorbi thành lập vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước, đã lên tiếng phân bua, rằng "việc bóc nhãn từ tính bảo vệ cốt để xem niên hạn xuất xứ. Do tính đãng trĩ cố hữu nên Gorbachev đã vô tình bỏ vào giỏ hàng mà quên thanh toán".

Miễn bàn!!!

Theo cand.com

=================

Miễn bàn!!!

y là bài báo đã nói thế rồi đấy nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay