Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Những "bí ẩn" sau các danh hiệu hoa hậu

Thứ Tư, 04/07/2012 --- cập nhật 08:30 GMT+7

Nhiều người nói rằng mấy năm gần đây đi thi nhan sắc chỉ là thi hình thức với nhau, còn kiến thức là những thứ được "sắp đặt" sẵn? Câu hỏi sẽ được chính những người trong cuộc hé lộ...

>> Giật mình "độc chiêu" của ông bầu hoa hậu >> Hậu trường khó tin khi kiều nữ thi hoa hậu

Biết trước câu hỏi ứng xử

Chân dài, đầu to, óc bằng trái nho. Đó là biệt danh mà nhiều người gán cho các người đẹp nói chung. Như thế có vẻ vơ đũa cả nắm. Nhưng qua những cuộc thi sắc đẹp được truyền hình trực tiếp, khán giả không khó để nhận ra không ít người đẹp hiện nay hổng về kiến thức, quá kém về ứng xử.

Trong các phần thi ứng xử, thí sinh lo một thì khán giả lo mười, phập phồng thót tim vì phải nghe những câu trả lời ngô nghê, sáo rỗng. Biết "điểm yếu" của các người đẹp nên trong một số cuộc thi nhan sắc tổ chức gần đây, ban tổ chức đều giới hạn một số câu hỏi ứng xử rồi đưa cho những gương mặt sáng giá chuẩn bị.

Một ngày trước đêm chung kết cuộc thi nhan sắc được cho là lớn nhất Việt Nam, người đẹp V (sau này đã trở thành á hậu) đã gửi 5 câu hỏi mà cô nhận được từ BTC cho một người bạn (làm truyền thông) qua email nhờ từ vấn. Và thật bất ngờ khi những câu hỏi đó lại chính là 5 câu hỏi ứng xử cho Top 5 người đẹp.

Posted Image

Hoa hậu Thùy Dung trong phần thi ứng xử cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008

Người đẹp T (cũng đang sở hữu danh hiệu á hậu) một cuộc thi sắc đẹp uy tín lại thổ lộ nhận được 7 câu hỏi chỉ 4 tiếng trước khi đêm chung kết diễn ra. "Vì sợ bị lộ nên tôi đi ra toilet gọi điện thoại cho một chị bạn để thông qua chị ấy có thể nhờ bố chị ấy - một người khá hiểu biết đưa ra những gợi ý cho các câu hỏi" - người đẹp T trải lòng.

Cũng theo lời chia sẻ của người đẹp T, sau khi đã có những phần đáp án khá gắn gọn, đủ ý, cô học thuộc nhưng vì sợ đạt danh hiệu cao nhất sẽ làm xáo trộn cuộc sống, việc học tập sau này nên dù bốc trúng câu hỏi "tủ" ở phần thi ứng xử nhưng người đẹp đã tự gọt bớt câu trả lời và kết quả cô "ẵm" á hậu đúng như mong muốn.

Liên quan đến phần thi ứng xử, trong một số cuộc thi, gương mặt sáng giá còn được "phím" để bốc câu hỏi của riêng mình. Là người đồng hành ở nhiều cuộc thi sắc đẹp, nhà thiết kế H cho biết chính anh đã chứng kiến cảnh người của ban tổ chức cho các câu hỏi vào bình thủy tinh, trong đó có một câu hỏi được buộc bằng một sợi dây dài hơn hẳn.

"Tôi có đặt nghi vấn với đại diện BTC và nói họ nên cắt chiếc dây nơ dài buộc một câu hỏi đó đi cho bằng các dây khác nhưng họ cãi chày cãi cối rồi lờ đi. Và một điều trùng lặp ngẫu nhiên là cô gái bốc phải câu hỏi được thắt bằng chiếc dây nơ dài ấy cũng chính là chủ nhân của ngôi vị hoa hậu" - NTK H chia sẻ.

BTC không ngại "ưu ái" người đẹp

Posted Image

Phần ứng xử của Hoa hậu Diễm Hương trong cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt

Theo tiết lộ của một số bầu sô, đôi khi ứng cử viên nặng ký còn được ưu ái bằng cách BTC "thông đồng" với người dẫn chương trình để dù người đẹp có bốc phải câu hỏi nào (trong số 5 hoặc 7 câu giới hạn) thì MC vẫn chỉ đọc ấn định duy nhất một câu. Trường hợp này, người đẹp sẽ chỉ phải chuẩn bị một câu trả lời mà thôi.

Chuyện ưu ái các gương mặt sáng giá cho họ biết các câu hỏi ứng xử trước là điều hết sức bình thường ở nhiều cuộc thi sắc đẹp. Một bầu sô tiết lộ câu chuyện liên quan đến hoa hậu H và siêu mẫu T.H ở một cuộc thi hoa hậu mà nhiều người trong nghề thi thoảng vẫn rỉ tai nhau quả là... "cá biệt".

Cụ thể là khi NTK đang trang điểm cho siêu mẫu T.H trong đêm chung kết thì nhận được điện thoại của một người trong ban tổ chức - người này rất có "vai vế" và để tiện cho việc vừa trang điểm vừa trò chuyện điện thoại, NTK bật loa nghe không ngờ anh nhận được lời nhắn nhủ rằng hãy để trang phục mà T.H mặc hôm tổng duyệt cho H diện đêm chung kết.

Quá bất ngờ và tức tối, lại cũng không biết người gọi điện cho nhà thiết kế đang làm đẹp cho mình là ai, siêu mẫu T.H đã không kìm chế được cảm xúc "mắng" lại luôn người của ban tổ chức. Rút cuộc, năm đó, T.H chỉ rinh về giải thưởng "Người có thân hình đẹp nhất".

Posted Image

Thanh Hằng và Nguyễn Thị Huyền (cài kính trên tóc) trong một sự kiện

Ánh đèn, âm nhạc, tiếng hoan hô rộn rã của đêm chung kết rồi cũng qua đi. Các thí sinh, dù được ưu ái hay không, đạt giải hay không cũng đều phải trở về với vai trò chính của mình. Tuy nhiên, có một bộ phận người đẹp đã thay đổi cách sống của mình không lâu sau đêm chung kết. Thay đổi dễ nhận thấy nhất là ngoại hình: từ quần áo đến phụ kiện, đầu tóc... đều có cuộc lột xác ngoạn mục. Người ta chỉ thấy những "chiếc mắc áo di động" với đầy hàng hiệu có giá trị vài nghìn đô mà quên mất vẻ đẹp đúng nghĩa của một hoa hậu, á hậu. Vương miện hoa hậu chỉ có giá trị trong vòng từ 1-2 năm nhưng danh hiệu hoa hậu hay á hậu thì tồn tại suốt đời. Nhiều người sở hữu vương miện này tại Việt Nam nhờ thế mà có thể ung dung "ngồi mát ăn bát vàng". Sự trái khoáy và bất thường này đã từng được báo chí mổ xẻ. Nhiều người cho rằng nghề của hoa hậu bây giờ không phải là chuyên môn học trong nhà trường, cũng không phải hoạt động xã hội mà là... dự tiệc. Chỉ cần mặc đẹp, đứng nói cười, nhấp vài ngụm rượu vang, làm duyên cho cánh báo chí chụp ảnh sẽ có khoảng từ 2.000 đến 4.000 USD. Có nhiều cách để sở hữu một danh hiệu nhưng chỉ có một cách để không làm hoen ố danh hiệu. Trong hai cách ấy, người sở hữu danh hiệu phải lựa chọn mà không ai có thể thay thế họ làm giúp được. Thực tế đang có một bộ phận người đẹp dùng danh hiệu lập lờ với dư luận. Tuy nhiên, không ai lập lờ với số đông được mãi mãi.

Bài kết: Tiết lộ chuyện hậu trường của một hoa hậu

Theo VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ tấn công Iran trong tháng 10?

Thứ Tư, 04/07/2012 11:20 (GMT + 7) Trong khi thẳng thừng từ chối lãnh đạo chiến dịch quân sự nhằm vào Syria thì Washington âm thầm tăng quân đến vùng Vịnh còn giới chức Saudi Arabia cho biết nước này đang chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự của Mỹ trong tháng 10.

Báo New York Times (Mỹ) hôm 3/7 cho biết, Lầu Năm Góc đang âm thầm chuyển quân tới vùng Vịnh Persian để đề phòng Iran đóng cửa eo biển Hormuz cũng như tăng cường số lượng máy bay chiến đấu có khả năng đánh thọc sâu vào Iran trong trường hợp căng thẳng hạt nhân leo thang.

Dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên, báo này cho biết, "thông điệp cho Iran là: Đừng nghĩ đến chuyện đóng cửa eo biển Hormuz. Chúng tôi sẽ dọn sạch thủy lôi. Thậm chí đừng nghĩ đến việc phái tàu quấy rối tàu Mỹ hoặc tàu thương mại khác. Chúng tôi sẽ dìm các tàu quấy rối xuống đáy vịnh".

Động thái rõ ràng nhất là việc hải quân Mỹ vừa tăng gấp đôi số tàu ra phá thủy lôi tại khu vực này lên 8 chiếc. Các phi đội máy bay tàng hình F-22 và máy bay F-15C đã được triển khai tại những căn cứ khu vực nhằm tăng viện cho nhóm tàu sân bay tấn công đang hiện diện tại đây.

Posted ImageẢnh: Số tàu quét thủy lôi của Mỹ tại Vùng Vịnh đã lên 8 chiếc. (debka)

Trong khi đó, ngày 3/7, giới chức Mỹ cho biết vòng đàm phán thứ 4 giữa Iran và nhóm P5+1 tại Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày được xem là cơ hội cuối cùng cho giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên, đàm phán bế tắc khi Tehran từ chối ngừng sản xuất urani làm giàu 20% và đóng cửa căn cứ hạt nhân ngầm Fordo.

Hãng tin IRNA (Iran) hôm 2/7 cho biết Ủy ban An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại quốc hội Iran đã soạn thảo dự luật đề xuất đóng cửa eo biển Hormuz, động thái được cho là nhằm trả đũa Liên minh châu Âu thực thi lệnh cấm vận dầu mỏ đối với nước này.

Ngày 3/7 Iran tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3 có khả năng bắn tới mọi mục tiêu trên đất Israel một phần trong cuộc tập trận Great Prophet 7. Shahab-3 có tầm bắn 2.000 km trong khi Israel chỉ cách Iran khoảng 1.000 km. Tên lửa tầm ngắn Shahab-1 và Shahab-2, có tầm bắn từ 300 đến 500 km, cũng được bắn thử.

Trước đó, trang tin quân sự Debka (Israel) cho biết, Nhà vua Saudi Arabia Abdullah và TTg Israel Netanyahu đã được thông báo rằng TT Mỹ Obama đang trong quá trình "xem xét lại" chiến dịch quân sự nhằm vào Iran. Thông điệp của Mỹ là nếu đối đầu hạt nhân Iran không giảm bớt và khủng hoảng Syria không được giải quyết thì Mỹ có thể đưa ra quyết định cuối cùng, sử dụng quân sự tấn công Iran trong nửa đầu tháng 10 tới.

Theo đó, Saudi Arabia cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho hành động can thiệp quân sự vào Iran. Nhận định trên không phải không có cơ sở trong tình hình hiện nay. Chính phủ của TT Syia al-Assad, được coi là một đồng minh thân cận của Iran, nếu sụp đổ có thể khiến Iran phải thay đổi quan điểm trong vấn đề hạt nhân. Đổi lại, nếu Syria, "phên dậu" của Tehran, vẫn đứng vững thì Mỹ và Israel không có lựa chọn nào khác khi các lệnh cấm vận nhằm vào Iran không mang lại hiệu quả thực sự.

Theo Đất Việ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luận điệu khó hiểu trên Thời báo Hoàn cầu

08:49 | 04/07/2012

Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải và sự thật

TP - Nhiệm vụ của báo chí là thông tin kịp thời, chính xác sự kiện để định hướng dư luận, nhưng trong vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt - Trung hiện nay thì một số báo Trung Quốc đã không làm như thế.

Posted Image

Ngư dân Quảng Nam đánh cá trên vùng biển của Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, phạt tiền trong khi Thời báo Hoàn cầu bịa thành: "Phía Việt Nam bắt thuyền, cướp của, lấy cá!". Ảnh: Nam Cường.

Trái lại, họ còn đăng tải những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đi ngược lại xu thế hòa bình, phát triển trong khu vực. Báo điện tử Hoàn cầu (www.huanqiu.com), bản điện tử của “Thời báo Hoàn Cầu” - trực thuộc “Nhân dân Nhật báo” là một tờ báo như thế.

Lật chuyện và bịa đặt

06h48’ ngày 3-7-2012, báo này đưa lên bài của Chu Mã Liệt nhan đề: “Báo chí nói Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc nhiều nhất, tới 29 đảo, bãi đá” với nội dung đầy rẫy những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động tình cảm chống Việt Nam trong công chúng Trung Quốc và người Hoa trên thế giới.

Dưới các tít phụ “Người “anh em” Việt Nam của chúng ta bắt ngư dân, chiếm đảo, ăn cắp dầu mỏ của ta ở Nam Hải”, “Hội chứng sợ Việt Nam của ngư dân Trung Quốc”, “Đánh người, bắt thuyền, cướp của, lấy cá”, “Không nhận anh em, nói gì đến tình hữu nghị”, “Chiến lược của Việt Nam: Vô danh hữu thực, đem dầu lấy từ Nam Hải lên bán cho Trung Quốc”, “Nhân đám cháy cướp của”... tờ báo này dựng lên những chuyện tày trời: Nào là chuyện ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc bị pháo hạm của Việt Nam “truy đuổi, bắn, cướp cá”.

Bài báo đưa lời của một ngư dân Quảng Tây là Diệp Thiệu Minh kể việc tàu của ông ta khi đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc thường xuyên bị các tàu chiến Việt Nam truy đuổi, phun vòi rồng, bắn chỉ thiên xua đuổi... khiến họ không làm nghề được.

Vụ việc tàu Trung Quốc cản trở quấy nhiễu tàu Viking II của Việt Nam thăm dò trên thềm lục địa của Việt Nam hôm 9-6-2011, bị xuyên tạc thành “Tàu cá Trung Quốc bị tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi trái phép ở bãi Vạn An, dẫn đến việc lưới của tàu cá Trung Quốc bị mắc vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam đang hoạt động trái phép. Tàu Việt Nam bất chấp an toàn tính mạng của ngư dân Trung Quốc, đã kéo lê tàu cá Trung Quốc chạy lùi hơn 1 giờ đồng hồ, ngư dân Trung Quốc phải chủ động cắt bỏ lưới mới thoát ra được”.

Một ngư dân khác kể chuyện tàu của ông ta thường xuyên bị tàu kiểm ngư và tàu biên phòng Việt Nam truy đuổi phải cắt lưới để chạy “nếu không, bị họ bắt thì thiệt hại càng lớn, bị phạt khoảng 10 vạn tệ (330 triệu VND)”.

Không những thế, bất chấp sự thật các tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị lính Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu, cướp hải sản, ngư cụ và bắt nộp tiền chuộc, bài báo này lại rêu rao về việc tàu cá Việt Nam “thường xuyên xâm phạm lãnh hải Trung Quốc đánh bắt, lại còn xin thuốc lá, rượu, dầu, gạo của ngư dân Trung Quốc”.

Bài báo vu khống: “Từ tháng 6-2004, sau khi Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực, ngư dân Trung Quốc không ra đánh bắt ở khu vực ranh giới nữa, nhưng người Việt Nam vượt biên sang đánh bắt bên ta rất nhiều. Người Việt Nam dùng lưới điện và thuốc nổ đánh bắt kiểu hủy diệt môi trường, nên tài nguyên bên biển họ cạn kiệt, chả còn gì để đánh bắt nữa” (!?).

Sự kiện Trung Quốc gây hấn, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Sài Gòn năm 1974 được bài báo đổi trắng thay đen thành: Từ ngày 15 đến 19-1-1974, chính quyền Sài Gòn huy động quân đội xâm phạm nhóm đảo “Vĩnh Lạc” trong quần đảo “Tây Sa”, đánh chiếm các đảo “Cam Tuyền” và “Kim Ngân”, nên “quân dân Trung Quốc đã vùng lên đánh trả, đánh đuổi quân đội Nam Việt, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” (!?).

Bài báo còn dựng chuyện bịa đặt rằng, quân đội Sài Gòn “xâm chiếm” các đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa, An Bang trong thời gian từ tháng 7-1974 đến tháng 2-1975, trong khi trên thực tế, họ đã đóng quân trên các đảo này từ mấy chục năm trước đó.

Bài báo “kết tội” Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã “không ngừng mở rộng việc xâm chiếm các đảo, bãi đá không người ở”, đến khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung đã chiếm 26 đảo, bãi, trong các năm 1993, 1998 lại chiếm thêm 3 đảo, bãi nữa.

Kích động chia rẽ không lường

Thật nực cười khi tác giả bài báo coi việc Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình theo Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 là “hành động chiếm đoạt tới hơn 1 triệu cây số vuông vùng biển truyền thống của Trung Quốc”, rồi “đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu mỏ ở vùng biển của Trung Quốc”.

Bài báo đưa ra tính toán: “Việt Nam mỗi năm khai thác tới 8 triệu tấn dầu mỏ ở vùng biển tranh chấp Trung - Việt, chiếm tỷ lệ khá lớn trong sản lượng 30 triệu tấn dầu/năm của Việt Nam. Cho đến năm 2008, Việt Nam đã khai thác khoảng 100 triệu tấn dầu, 1.55 tỷ mét khối khí ở vùng biển Nam Sa (tức Trường Sa), kiếm lợi trên 25 tỷ USD”.

Bài báo cho rằng, “Việt Nam đã hút dầu của Trung Quốc bán cho Trung Quốc”: Năm 2011, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 1,25 triệu tấn dầu thô.

Chưa hết, tác giả còn gây chia rẽ quan hệ Việt - Trung bằng việc dựng lên chuyện “Việt Nam mượn địa vị là Chủ tịch ASEAN để tạo điều kiện cho Mỹ gây sức ép với Trung Quốc”.

Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển dưới mắt Chu Mã Liệt trở thành hành vi “nhân đám cháy để cướp của” khi Trung Quốc đang phải tập trung đối phó với Philippines trong vụ việc tranh chấp bãi Scarborough.

Cũng báo điện tử Hoàn Cầu, từ ngày 2-7 đã đưa lên giao diện trang chủ bài viết “Xung đột Trung - Việt: màn mở đầu của cuộc chiến bảo vệ Nam Hải” sặc mùi hiếu chiến lấy từ blog của Tây Tử Lâm.

Người này viết: “Nhìn vào vị trí 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu quốc tế hôm 23-6, có thể phát hiện 9 ô này đều nằm trong Đường 9 đoạn (Đường Lưỡi bò), áp sát Việt Nam, tạo thành bức tường hình vòng cung ôm lấy Việt Nam, là một phòng tuyến kiềm chế Việt Nam lấn chiếm Nam Hải của chúng ta”.

Theo tác giả, hiện nay Trung Quốc “có tiền, có súng, có thị trường” và “tình hình tất sẽ phát triển theo hướng khó tránh khỏi xung đột. Giếng dầu khoan ngay cửa ngõ nhà Việt Nam, liệu họ không bốc hỏa sao? Chưa kể bọn Khỉ (từ tác giả miệt thị Việt Nam - Người dịch) luôn tranh giành chủ quyền Nam Hải với ta.

Nếu bọn Khỉ chấp nhận thì phải từ bỏ tranh giành. Nếu họ dám phá thì ngoài việc thu hồi những đảo họ đã cưỡng chiếm, ta còn thu hồi cả những mỏ dầu họ đã khoan trước đây.

Hành động của CNOOC đã dồn bọn Khỉ đến chân tường. Xung đột là điều tất nhiên. Cuộc xung đột Trung - Việt sẽ là màn mở đầu của cuộc chiến tranh thu hồi chủ quyền Nam Hải”.

Thật khó hiểu khi một cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc lại cho đăng những bài báo với giọng điệu và ngôn từ như thế! “Thời báo Hoàn Cầu” đang toan tính điều gì đây??

Thu Thủy

=======================

"Luận điệu khó hiểu trên Thời báo Hoàn cầu".

Cá nhân thiên Sứ tui thì chẳng có gì là khó hiểu cả. Nó có từ thời Đại cách mạng văn hóa ở xứ Tàu lận. Báo thì phải chữ to, cái gì cũng cứ phải bành trướng lên quá sự thật, đến mức ngay cả từ "đại" đã là to. "Vĩ đại" đã là quá to lớn thì nó cũng phải thành "cực kỳ vĩ đại". "Đỏ" thì đã là "đỏ", đỏ rực" thì cũng là "đỏ rực" thì cũng là trên cả đỏ rồi. Vậy mà nó còn phải "Đỏ rực, đỏ rực nhất". Họa báo của Trung Quốc hồi đó ca ngợi tư tưởng Mao Chủ Tịch không chỉ là thần tượng trong lòng nhân dân Trung Quốc mà còn của tất cả nhân dân tiến bộ toàn thế giới. Một người thợ sửa máy bay dân sự ở Trung Quốc xong thì báo cáo với cả thế giới là đã hoàn thành nhiệm vụ. Đế Quốc Mỹ thì chỉ là "con hổ giấy", máy bay Mỹ xâm phạm không phận thì cảnh cáo tới lần thứ....467. Sau đó thì lần thứ 468 chính là chuyên cơ chở tổng thống Hoa Kỳ nhậu ở Bắc Kinh....Ối giời ơi! Nếu cứ kể một cách trung thực những gì mà cơ quan ngôn luận của Trung Quốc nói ra thì những người không sống ở thời đó cứ tưởng Thiên Sứ bị bệnh thần kinh nên nói nhảm.

Ở một cái đất nước mà một tay đội trưởng dân phòng hiếp dâm vợ ngay trước mặt người chồng cách đồn cảnh sát không xa, mà kẻ bị nạn không dám hó hé, thì quý vị muốn nói gì cũng được, người dân Trung Quốc chắc cũng vỗ tay ầm ầm cả thôi. Nhưng đưa những điều đó sang Việt Nam và thế giới thì người ta nhận thấy ngay quí vị không phải là người biết phải trái, đúng sai.

Bởi vậy, qui vị Thời Báo Hoàn cầu nên ít nói thôi. Nếu không thì"ngậm máu phun người, trước bẩn miệng ta" đấy! Quí vị hãy nhìn lại chung quanh xem: Chẳng ai là đồng minh đáng tin cậy của quý vị cả. Nay lại thêm nói nhăng cuội nữa thì không chỉ chẳng ai chơi, mà là chẳng ai còn có thể tin nổi quý vị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oài lại là cái thằng Hầm Cầu Thời Báo

Cũng lạ ngày xưa chửi mấy thằng Tung Cẩu là Cẩu, nó chửi mình là Tôn Ngộ Không, giờ lại gặp 1 thằng gọi dân mình là Tôn Ngộ Không Nữa, hình như bọn cẩu, cả dân của nó gọi mình là Tôn Ngộ Không thì phải

Nghe đâu thiên hạ đang nói, Tung Cẩu đang chuẩn bị đòi chủ quyền trên toàn bộ mặt trăng thì phải, vì nó lập luận rằng, mấy ngàn năm trước nó đã cử Chị Hằng lên đó đặt mốc chủ quyền thì phải

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tấn xã Việt Nam bác bỏ thông tin của báo chí TQ

Cập nhật lúc :11:08 PM, 04/07/2012

Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu của Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Trước thông tin từ một vài phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc nói rằng, bốn tàu Hải giám của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và chặn đuổi tàu của Cảnh sát biển Việt Nam, ngày 4/7/2012 Thông tấn xã Việt Nam khẳng định:

Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu của Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.

Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phóng sự hôm 3/7 của CCTV nói "trong ngày thứ hai của chuyến tuần tra" ở Biển Đông, tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện tàu của Việt Nam đang lao về hướng tàu của họ với tốc độ lớn. Tàu Việt Nam đã dùng loa phát thông điệp:

"Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức."

Theo CCTV tàu hải giám Trung Quốc đã đáp trả, xưng danh là tàu hải giám số 83 đồng thời nói theo Công ước LHQ về Luật Biển và Luật pháp Trung Quốc, đây là vùng biển của Trung Quốc.

Các tàu hải giám lập tức thay đổi đội hình, cả bốn tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam. CCTV nói sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ và rút lui.

Không rõ những gì xảy ra sau đó.

Theo BBC

Lo quá, nó cứ dùng cơ bắp thế này, miệng thì lu loa cả lên, có lẽ sẽ phải bùm chéo rồi. Vũ khí VN đặt mua, không biết đã về hết chưa ? nghe tây đồn [ nghe chơi rồi bỏ, cấm thuật lại ] 1 số thanh niên tỉnh đã được điểm danh, may đo quân phục

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan hệ Nga - Trung khó bền vững

Cập nhật lúc :8:15 AM, 05/07/2012

Dù hợp tác với nhau nhưng cả 2 nước vẫn có những mâu thuẫn nghiêm trọng. Đó là nhận định của tác giả Bobo Lo, tác giả cuốn “Trục tiện lợi: Moscow, Bắc Kinh và địa chính trị mới”.

Posted Image

Tác giả Bobo Lo

(ĐVO) Dưới đây là nội dung bài viết của ông về vấn đề trên, đăng tải trên tờ New York Times:

Chuyến thăm mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bắc Kinh tại một thời điểm mà mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đạt đến tầm cao mới.

Hai nước có chung quan điểm về việc hỗ trợ chế độ của ông Assad ở Syria. Thương mại song phương phát triển và được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua việc mở một đường ống dẫn dầu quan trọng.

Nga và Trung Quốc cũng đang hợp tác trong các diễn đàn quốc tế khác nhau bao gồm Tổ chức Liên hiệp Thượng Hải, BRICS, và Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Không những thế, ông Putin còn thông báo ý định của Nga để đón "làn gió Trung Quốc" trong những bước phát triển của mình.

"Quan hệ đối tác chiến lược" này bề ngoài trông có vẻ rất tốt, nhưng ẩn sau nó là những mâu thuẫn nghiêm trọng khi Nga và Trung Quốc khác nhau về cơ bản trong quan điểm của họ về thế giới và những gì họ muốn từ mỗi bên.

Những khác biệt này không ngăn cản hợp tác trong các lĩnh vực nhất định, nhưng chúng có thể làm cho một mối quan hệ khó bền chặt và có nhiều hạn chế.

Posted Image

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ngày 7/6/2012.

Nga và Trung Quốc muốn gì ở nhau?

Đối với Moscow, quan hệ đối tác với Bắc Kinh phục vụ một số mục đích của họ như giúp cân bằng sự thống trị chiến lược và quy mô của Mỹ. Mối quan hệ Nga - Trung trao cho Nga một "sự thành công nhờ vào hợp tác", hợp pháp hóa chính sách của ông Putin trong và ngoài nước.

Mối quan hệ này củng cố vị trí thương thảo của Moscow với phương Tây trong các cuộc đàm phán năng lượng với Liên minh châu Âu hay về vấn đề phòng thủ tên lửa với Washington. Sự hợp tác trên cũng phần nào xóa bỏ mối lo an ninh của vùng Viễn Đông với dân cư thưa thớt nhưng giàu tài nguyên của Nga.

Quan trọng nhất, việc có Trung Quốc là đối tác giúp cho Nga có thể thúc đẩy vị thể của mình lên thành một thế lực lớn toàn cầu, một trong những “kẻ chiến thắng” trong kỉ nguyên "hậu Mỹ”.

Những mong đợi của Trung Quốc từ mối quan hệ này là hoàn toàn khác. Chương trình nghị sự với Nga là một sự phòng ngừa. Trung Quốc muốn đảm bảo một người hàng xóm tốt và tránh sự hiện diện của một nước có thể gây bất lợi cho mình ở Đông Bắc Á.

Bắc Kinh tìm kiếm một nhà nước có quan điểm tương tự để bảo vệ các nguyên tắc chủ quyền quốc gia đối với những quan điểm chính trị từ phương Tây và "sự can thiệp" trong các vấn đề trong nước. Ngoài ra, Bắc Kinh cần Moscow không chống lại lợi ích kinh tế và an ninh của mình ở Trung Á.

Mặt khác, Trung Quốc không hề có hứng thú trong việc thay đổi một hệ thống quốc tế mà nước này đã được hưởng lợi rất nhiều, hoặc thay thế sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Trên con đường dẫn tới vị trí lãnh đạo thế giới mà Trung Quốc mơ ước, có quá trình nước này cùng Mỹ dẫn đầu chứ không phải là một nước Nga mà Trung Quốc cho rằng "tự mãn, ngày càng mờ nhạt và không được việc".

Theo đó, Bắc Kinh không hy vọng nhiều vào Moscow. Trung Quốc muốn Nga đi đầu trong việc cản trở những mục tiêu của phương Tây, dù là trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria hay việc chặn các tuyến đường thay thế đường ống dẫn khí đốt từ Trung Á sang châu Âu.

Nhưng ngay cả điều này cũng đã trở nên ít hấp dẫn hơn. Nga là một nguồn dầu hữu ích, nhưng ít quan trọng đối với Trung Quốc nếu so với vùng Vịnh và châu Phi. Tương tự như vậy, bế tắc trong một thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn sẽ chẳng gây ra một hậu quả đặc biệt, khi mà Bắc Kinh ngày càng tập trung vào nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng và đường ống dẫn khí từ Trung Á, và có ý định phát triển mạnh dự trữ khí đốt.

Nguyên nhân sự thiếu bền vững

Sự hợp tác này, tuy nhiên, sẽ chịu áp lực thực sự trong thập kỷ tới. Điểm yếu lớn nhất là sự gia tăng khoảng cách giữa một Trung Quốc không ngừng thay đổi và nước Nga thiếu hiện đại hóa, xơ cứng chính trị.

Đối với tất cả các cuộc nói chuyện tại Moscow về sự suy thoái của phương Tây, chính Nga nhận thấy họ là nạn nhân lớn nhất của "sự chuyển giao quyền lực toàn cầu sang phương Đông" vì nước này không thích ứng được với nhu cầu của một thời đại hậu công nghiệp. Trong những trường hợp này, viễn cảnh về một quan hệ đối tác bình đẳng hầu như sẽ khó bền vững và mối lo về "mối đe dọa Trung Quốc" sẽ xuất hiện trở lại.

Trong thực tế, điều này đã đang xảy ra. Phát ngôn của Nga gần đây nhấn mạnh hai mối quan tâm đặc biệt.

Đầu tiên là sự mất cân bằng sức mạnh ngày càng tăng về lâu dài có thể dẫn đến việc mất chủ quyền đối với miền Đông Siberia và Viễn Đông nước Nga. Ít nhất, người Trung Quốc sẽ đến để thống trị khu vực kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên nơi đây trong một mối quan hệ gần giống kiểu mẫu quốc - thuộc địa.

Thứ hai, trên một mức độ tổng quát hơn, sự nhen nhóm một siêu cường tiếp theo ở Trung Quốc đe dọa làm giảm vị trí của Nga trong hệ thống quốc tế. Viễn cảnh của ông Putin về một nước Nga như một trung tâm "độc lập" về quyền lực sẽ chẳng thể xuất hiện trong một thế giới bị thống trị bởi Trung Quốc.

Quan hệ Trung - Nga có những hoạt động tưởng như rất sôi nổi. Thế nhưng trên thực tế, Moscow và đặc biệt là Bắc Kinh nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với phương Tây hơn rất nhiều.

Mỹ vẫn còn các chiến lược và chuẩn bảo mật cho Moscow; Liên minh châu Âu đến nay vẫn là đối tác kinh doanh lớn nhất của Nga và là nguồn chính của đầu tư nước ngoài, và nền văn minh châu Âu là chủ điểm tham chiếu văn hóa của Nga.

Tương tự với Bắc Kinh, Washington chính là đối tác thực sự không thể thiếu, trong khi EU là nguồn giao dịch thương mại lớn nhất. Nga thì ngược lại, chỉ chiếm 2% tổng thương mại của Trung Quốc ở nước ngoài về giá trị. Nói về "quan hệ đối tác hiện đại hoá", Moscow và Bắc Kinh không nhắm đến nhau mà là phương Tây cho những công nghệ tiên tiến.

Mối quan hệ Nga - Trung chẳng phải là một quan hệ đối tác chiến lược thực sự. Đó là một quan hệ đối tác hạn chế được duy trì bởi sự nhận thức về những lợi ích không cân xứng, và ý đồ làm giảm sự khác biệt lớn nếu chúng xảy ra.

Sự tương tác này đã phát triển được là vì nó đã không chịu áp lực của việc quá được mong đợi - không giống như mối quan hệ Nga - Mỹ. Chế độ của ông Putin đã kiềm chế được quan điểm chống Trung Quốc và làn song chỉ trích Syria của phương Tây (và Iran trước đó), trong khi các lãnh đạo Trung Quốc đã tâng bốc sự thèm muốn nguồn năng lượng dồi dào của Moscow.

Câu hỏi đặt ra là sự hợp tác này có thể tồn tại trong bao lâu. Một sự kết hợp giữa tiện lợi chiến thuật, phòng ngừa mối đe dọa, thiếu chiều sâu và cố ý tự lừa dối, thật khó có thể là điều kiện cần cho một mối quan hệ lâu dài. Sẽ đến lúc mà sự khác biệt giữa Nga và Trung Quốc có thể không được chắp vá một cách dễ dàng nữa.

Trần Nguyên (theo New York Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan hệ Nga - Trung khó bền vững

Cập nhật lúc :8:15 AM, 05/07/2012

Dù hợp tác với nhau nhưng cả 2 nước vẫn có những mâu thuẫn nghiêm trọng. Đó là nhận định của tác giả Bobo Lo, tác giả cuốn “Trục tiện lợi: Moscow, Bắc Kinh và địa chính trị mới”.

Câu hỏi đặt ra là sự hợp tác này có thể tồn tại trong bao lâu. Một sự kết hợp giữa tiện lợi chiến thuật, phòng ngừa mối đe dọa, thiếu chiều sâu và cố ý tự lừa dối, thật khó có thể là điều kiện cần cho một mối quan hệ lâu dài. Sẽ đến lúc mà sự khác biệt giữa Nga và Trung Quốc có thể không được chắp vá một cách dễ dàng nữa.

Trần Nguyên (theo New York Times)

Chẳng cần phải lý luận nhiều, mất thời giờ. Nước Nga thừa hiểu nếu Trung Quốc mạnh lên như là một quốc gia lãnh đạo thế giới thì địa vị của nước Nga bên cạnh Trung Quốc sẽ như thế nào? Nếu tự thân nước Nga không thể làm bá chủ thế giới thì họ sẽ chọn ai nếu cuộc đối đầu Mỹ - Trung xảy ra? Bởi vậy, mọi mối quan hệ tốt đẹp của Nga với Trung Quốc, tôi chỉ coi là hành vi làm giá của Nga với Hoa Kỳ.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy hộp vàng cực hiếm ở Đông Triều

Chiếc hộp vàng mới tìm thấy ở Đông Triều rất xứng đáng xếp hạng quốc bảo Việt Nam thời Trần - TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh thành cho biết.

Đất của con đường hành hương tâm linh lên chùa Ngọa Vân, Yên Tử vẫn còn nằm trong ruột khi nó được mở ra chiều 21.6 vừa qua. Ngọn núi nơi vua Trần Nhân Tông hóa Phật lại ghi thêm một kỳ tích, kỳ duyên vào lịch sử của mình. Có thế, nhà sư Thích Quảng Hiển mới gặp được chiếc hộp này trên chính ngọn núi có chùa Trung Tiết - nơi ông đã tu hành bao năm nay. Trước đó, chiếc hộp đã lộ ra do máy xúc đào sườn một quả đồi thấp.

Chiếc hộp vàng hoa sen tìm thấy ở Đông Triều - Ảnh: Trung tâm nghiên cứu kinh thành cung cấp

Dù chỉ có trọng lượng tương đương 15,04 chỉ vàng, chất liệu của chiếc hộp chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt của nó. Bởi lẽ, trong lịch sử Việt Nam cổ trung đại, những đồ vật dùng trong sinh hoạt được chế tác bằng kim loại quý như vàng, bạc thường là những đồ vật rất có giá trị, chỉ những người thuộc đẳng cấp cao của xã hội đương thời mới dùng chúng.

Ngay khi tiếp xúc, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu kinh thành đã đặt tên cho hộp là “hộp hình hoa sen”. Cái tên tượng hình dựa theo 11 múi nổi hình cánh sen trên thân hộp. Ngoài ra, toàn thân hộp cũng được trang trí văn cánh sen. Tất cả tạo cho chiếc hộp vẻ của một bông sen đang độ mãn khai.

Giữa nắp hộp là một đài sen được tạo tác rất công phu với 4 lớp cánh xếp thành vòng tròn đồng tâm. Lớp cánh ngoài cùng có 11 cánh, lớp thứ hai 33 cánh, lớp thứ ba 28 cánh, lớp trong cùng 15 cánh. Ở tâm, núm nắp hộp như đài sen nhỏ. Xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và diềm văn chấm tròn như nhụy hoa tạo nổi rất tinh tế.

Nhưng độc đáo và đặc sắc nhất của chiếc hộp này là bên trong tất cả các cánh sen (từ nắp đến thân) đều được chạm khắc chìm hoa chanh 4 cánh. Xung quanh hoa chanh điểm xuyết những cành lá mềm, các vòng tròn nhỏ để tạo kiểu nền gấm. Bao quanh các đường diềm của từng cánh sen cũng được trang trí văn dây lá mềm rất công phu và đẹp. “Chúng mang đậm dấu ấn đời Trần, một triều đại chống ngoại xâm hiển hách trong lịch sử Đại Việt”, TS Trí cho biết.

Cũng theo các nhà nghiên cứu của trung tâm, hộp được đúc khuôn tạo hình dáng và cánh sen nổi, sau đó chạm khắc hoa văn lên trên thân và bên trong cánh sen.

Đồ ngự dụng

Theo các chuyên gia, hoa văn trên hộp cũng cho thấy nó có niên đại thế kỷ 14, và được chế tác tại Bắc Việt Nam. Nó còn đặc biệt hơn khi so sánh với các vật dụng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long. “Nhiều khả năng chiếc hộp này được chế tác bởi các thợ kim hoàn khéo tay tại kinh thành Thăng Long. Thậm chí nó có thể là đồ dùng quý trong Hoàng cung xưa nếu không nói đây chính là đồ ngự dụng”, TS Trí cho biết.

Chiếc hộp hình hoa sen thời Trần tìm thấy tại Đông Triều là di vật vô cùng quý giá không chỉ bởi nó được làm bằng vàng mà hình dáng, hoa văn của nó được tạo tác rất hoàn hảo, tinh mỹ, mang tính nghệ thuật cao, thể hiện tính đẳng cấp của loại hình đồ vật quý dùng trong cung đình.

TS Vũ Quốc Hiền, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết ngay ở bảo tàng của ông hiện cũng chưa có hiện vật bằng vàng nào thời Trần. “Có thể nói hiện vật bằng vàng thời Trần vô cùng hiếm”, ông khẳng định.

TS Hiền cũng cho biết, tại Hưng Yên từng tìm thấy 5 đĩa vàng trang trí văn dây lá. Tuy nhiên, chúng hiện được cất tại kho bạc, chưa từng có dịp trưng bày cho công chúng thưởng lãm.

Trong khi đó, chiếc hộp quý bằng vàng tại Đông Triều này đang có cơ hội trưng bày khi được các nhà khoa học khuyến nghị trưng bày tại di tích đền Anh Sinh, huyện Đông Triều để quảng bá giá trị lịch sử văn hóa nhà Trần.

Trinh Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mạng Việt Nam bị tấn công từ Trung Quốc?

Nguồn: BAODATVIET

Theo các chuyên gia, các cuộc tấn công mạng thời gian gần đây có động cơ chính trị và có nguồn gốc từ Trung Quốc

Theo thống kê của Bkav, trong tháng 6-2012, toàn quốc có hơn 5,7 triệu máy tính bị nhiễm virus, số dòng virus mới xuất hiện trong tháng là 2.983. Đã có 11 website Việt Nam bị hacker trong nước tấn công, 175 website bị hacker nước ngoài tấn công

Ngày 4/7, Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính), Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân và Công ty Arbor Networks (Mỹ) phối hợp tổ chức hội thảo về các giải pháp bảo mật và phòng chống DDOS (hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán) trong lĩnh vực chính phủ và tài chính công.

Tại hội thảo, chuyên gia của Arbor Networks đưa ra hàng loạt nguy cơ của việc hệ thống máy tính và website của các cơ quan bộ, ngành bị hacker kiểm soát và những hệ lụy kèm theo.

Mang động cơ chính trị

Theo Frost and Sullivan (một công ty nổi tiếng về phân tích và nghiên cứu trong lĩnh vực bảo mật), thời gian gần đây, một chuỗi cuộc tấn công DDOS thành công vào các doanh nghiệp lớn, các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới đã cho thấy mức độ quan trọng của phương pháp đối phó phân tầng chống lại các cuộc tấn công này. Những cuộc tấn công này cũng cho thấy gia tốc của sự sáng tạo từ phía hacker – những người chủ động gây ra DDOS.

Ông Anthony Ong, Giám đốc khu vực ASEAN của Arbor Networks, đánh giá hầu hết các cuộc tấn công qua DDOS đều xuất phát từ động cơ chính trị, mâu thuẫn về lý tưởng, động cơ phản kháng xã hội và thực tế đã diễn ra ở nhiều nước từ Trung Đông đến Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan...

Chuyên gia của Arbor Networks, ông Dick Dusbrre, phân tích thêm: “Mục tiêu của các cuộc tấn công chủ yếu nhằm vào các trang web của cơ quan chính phủ và Việt Nam cũng không ngoại lệ”.

Nguồn gốc từ Trung Quốc

Đáng chú ý, theo ông Dick Dusbrre, phần lớn các cuộc tấn công website chính phủ, doanh nghiệp cũng như báo chí ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan… trong thời gian gần đây đều không xuất phát từ nước ngoài mà bắt nguồn từ hệ thống máy tính ở Trung Quốc chiếm tỉ lệ chủ yếu.

“Đáng lo ngại là sau khi dính mã độc từ nước ngoài, hầu hết chủ nhân máy tính ở các nước, trong đó có Việt Nam, đã không biết được mình đã dính virus để ngăn chặn và vô tình thành “hoa tiêu” làm lây lan ra hệ thống và các website mà họ truy cập” - ông Dick Dusbrre chia sẻ.

Còn ông Anthony Ong khuyến cáo về nguy cơ bị tấn công đến hệ thống máy tính, website của Việt Nam, Philippines khi 2 nước này đang có tranh chấp về chủ quyền biển đảo đối với Trung Quốc. “Sau mỗi sự kiện nổi lên thì nguy cơ tấn công hệ thống máy tính, website cơ quan chính phủ, báo chí ở Việt Nam lại bùng phát” - ông Anthony Ong dự báo.

Ông Phạm Thúc Trung Lương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân, cho rằng có lý do để khẳng định hầu hết các cuộc tấn công đều xuất phát từ Trung Quốc là do phần lớn thành viên của mạng “ma” là máy tính tại quốc gia này.

Baidu Trà đá quán tìm cách thu thập thông tin?

Ông Phạm Thúc Trung Lương cho biết đang có thông tin về mạng xã hội Baidu Trà đá quán yêu cầu cài đặt phần mềm nghe nhạc TTPlayer hay phần mềm xem phim Hiplayer có nguy cơ bị lộ thông tin. Tuy nhiên, thông tin này cần được kiểm chứng để có kết luận cuối cùng. Theo ông Lương, tương tự báo điện tử Vietnamnet bị tấn công DDOS gần đây, do tổ chức “Sinh tử lệnh” thực hiện bằng cách “cấy” qua phần mềm Unikey để lây nhiễm vào máy tính, cũng không loại trừ phần mềm nghe nhạc TTPlayer là công cụ trung gian để chuyển mã độc.

“Nếu nguy cơ này là có thật thì website khi bị dính mã độc sẽ bị kiểm soát, bị dừng dịch vụ hoặc chủ máy tính hoặc server bị dính mã độc sẽ bị kiểm soát, bị lấy cắp thông tin. Tệ hại hơn là máy tính của người sử dụng đã bị “ép” trở thành thành viên trong mạng “ma” để đi tấn công các website, hệ thống máy tính khác mà chủ sở hữu không hề hay biết” - ông Lương cảnh báo.

32% máy chủ web có lỗ hổng

Trong khi đó, Công ty An ninh mạng Bkav vừa công bố kết quả khảo sát mới nhất do đơn vị này thực hiện đối với 520 website.gov.vn, qua đó cho thấy có tới 32% máy chủ web của các cơ quan chính phủ sử dụng sản phẩm của Microsoft đang tồn tại lỗ hổng nguy hiểm trong giao thức Remote Desktop Protocol (RDP), có thể bị chiếm quyền điều khiển từ xa mà không cần mật khẩu.

Mặc dù Microsoft đã đưa ra bản vá vào trung tuần tháng 3 nhưng tại Việt Nam, vẫn có tới gần 1/3 số máy chủ web thuộc cơ quan Nhà nước, Chính phủ tồn tại lỗ hổng nguy hiểm này.

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng Bkav, lo ngại: “Việc kẻ xấu lợi dụng lỗ hổng để tấn công mạng máy tính bất kỳ lúc nào là nguy cơ sát sườn. Nếu tình trạng mất an toàn an ninh trong hệ thống mạng của các cơ quan Nhà nước cứ tiếp tục như hiện nay sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia” - ông Đức lo lắng.

Bkav cho biết đã gửi cảnh báo và hướng dẫn cách khắc phục tới quản trị các hệ thống mắc lỗi. Người quản trị cần cập nhật bản vá bằng cách truy cập website của Microsoft và tìm kiếm với từ khóa: “MS12-020”. Các chuyên gia của Bkav cũng khuyến cáo hệ thống cần được thiết lập nhiều lớp bảo vệ, quản trị mạng không nên mở cổng trực tiếp ra internet đối với các dịch vụ hỗ trợ trong việc quản trị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Hợp tác hay bị 'ra rìa'?

Cập nhật lúc :10:05 AM, 06/07/2012

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã có bài viết đăng trên The Wall Street Journal, bàn về ngoại giao quốc phòng của Việt Nam.

Posted Image

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam thuộc Học viện An ninh Australia

(ĐVO) Đất Việt xin giới thiệu với các bạn bài viết này:

Sự hiếu chiến của Trung Quốc trong thời gian gần đây tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á đã tạo động lực cho quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ. Cả hai nước đều có chung mong muốn ngăn chặn Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào muốn thâu tóm tuyến đường thương mại chiến lược trên biển cũng như giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua vũ lực.

Năm 2009, Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào một trò chơi khá nhạy cảm khi cho rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực là hợp pháp. Cũng trong năm đó, các quan chức quốc phòng Việt Nam tới thăm tàu USS John C. Stennis để quan sát các chuyến bay của Hải quân Mỹ trong khu vực biển Đông.

Cuối năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã ghé thăm Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii khi trên đường bay đến Washington và chụp ảnh lưu niệm trên một chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ.

Posted Image Tàu sân bay USS John C. Stennis. Mối quan hệ của 2 bên tiếp tục được tăng cường khi năm 2010 xưởng đóng tàu của Việt Nam đã sửa 2 chiếc tàu chỉ huy vận tải quân sự của Mỹ. Nhân dịp kỉ niệm 15 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Dịp này, tham tán công sứ Việt Nam tại Washington đã đến thăm tàu sân bay USS George H.W. Bush đang neo đậu tại Norfolk. Ngay sau đó, các quan chức quân sự và chính quyền Đà Nẵng đã thăm tàu USS George Washington để chứng kiến các hoạt động quân sự của tàu này trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại biển Đông. Cùng thời gian, Việt Nam và Mỹ còn tiến hành diễn tập quân sự chung trên biển. Tàu Hải quân Việt Nam không tham gia vào cuộc diễn tập. Thay vào đó, cuộc diễn tập thực hiện ngay trên tàu Mỹ khi nó neo đậu tại cảng Đà Nẵng. Đây là một phần trong chương trình thăm viếng hàng năm bắt đầu từ năm 2003. Cuộc diễn tập chỉ bao gồm việc huấn luyện phi tác chiến như kiểm soát thiệt hai, tập trận tìm kiếm và cứu nạn, trao đổi kỹ năng làm bếp trên tàu.

Tuy có vẻ không quan trọng nhưng những lần diễn tập chung thế này lại rất cần thiết thực trong việc xây dựng lòng tin. Hiện giờ Việt Nam và Mỹ cùng bàn luận để đưa ra một chương trình luyện tập giúp nâng cao tính chuyên nghiệp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong tương lai, cả 2 sẽ hợp tác trong xây dựng năng lực hoạt động tại những lĩnh vực đặc biêt như gìn giữ hòa bình, an ninh môi trường, phối hợp tìm kiếm và cứu nạn cũng như ứng phó với các thảm họa trong khu vực. Có thể là Việt Nam sẽ đưa các sĩ quan của mình sang học tập và huấn luyện tại các trường cao đẳng và học viện quân sự tại Mỹ.

Việc Việt Nam sẵn lòng hợp tác vơi Mỹ cũng một phần bởi họ muốn nâng cao năng lực quân sự và tính chuyên nghiệp cho quân đội nước mình để có thể giữ vai trò quan trọng hơn trong việc đảm bảo an ninh khu vực. Về phía Mỹ, các quan chức quân sự Mỹ sẽ cố gắng thúc đẩy mối quan hệ với các bạn đồng nhiệm Việt Nam để đôi bên có thể hiểu nhau hơn và tăng cường được mối quan hệ hợp tác trong tương lai.

Việc làm ấm mối quan hệ quân sự với Mỹ cũng phù hợp với sách lược ngoại giao quốc phòng của Hà Nội. Việt Nam đã có mối quan hệ lâu đời với Nga và Ấn Độ. Hà Nội cũng có chương trình hợp tác với Australia từ năm 1999. Theo đó, Australia giúp Việt nam đào tạo hơn 150 sĩ quan. Hiện Việt Nam cũng đẩy mạnh quan hệ quân sự với Pháp.

Mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng có vai trò quan trọng không kém mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ. Cả 2 nước đã tiến hành 9 cuộc tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ từ năm 2006. Năm 2010, hai bên đã tiến hành cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn chung trên biển lần đầu tiên. Tàu của Hải quân Trung Quốc đã 3 lần thăm cảng Việt Nam và năm 2010, Hải quân Việt Nam lần đầu sang thăm Trung Quốc.

Việc Mỹ nối lại hợp tác với Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác như Indonesia không thể coi là một chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tổng thống Obama muốn cho mọi người thấy Mỹ họ có trách nhiệm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc để duy trì an ninh tại đây. Các quan chức quân sự Mỹ vẫn kêu gọi Trung Quốc nối lại mối quan hệ hợp tác quân sự. Trước quan hệ Việt – Mỹ, Trung Quốc phải quyết định liệu họ có muốn hợp tác với cả hai quốc gia, nâng cao năng lực trong việc giải quyết những thử thách an ninh mới nổi hoặc bị “ra rìa” trong xu thế hợp tác an ninh biển.

Hiền Thảo (theo The Wall Street Journal)

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến Sầm Sơn, Thanh Hóa lần nữa"

Thứ sáu 06/07/2012 07:18

(GDVN) - “Tôi đã từng đi du lịch ở Sầm Sơn vào năm 2010. Trước khi vào đó, dù đã được bạn bè nhắc nhở, vậy mà tôi vẫn bị "chặt chém". Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến nơi đó nữa. Mình bỏ tiền để mua sự thoải mái, thư giãn, nhưng cuối cùng lại phải chịu những bực dọc, khó chịu”, độc giả Nguyễn Hồng Hà bức xúc.

Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ, mới đây là bài viết của độc giả Nguyễn Ngọc Hiển: 'Bún mắng cháo chửi Hà Nội còn kém xa nạn chặt chém ở Thanh Hóa”, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được hàng trăm phản hồi của độc giả.

Đến một lần, cạch đến già

Độc giả Trần Huyền Thảo đồng tình với quan điểm trong bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Hiển. Độc giả này cho biết thêm “bạn nói đúng quá, cứ như là bạn đã nói hộ những gì tôi chứng kiến và chịu đựng ở Sầm Sơn. Gia đình tôi đến Sầm Sơn năm 1998 và cả nhà tôi đều "khiếp vía" trước tệ nạn chặt chém nơi đây.

Không chỉ chặt chém mà chúng tôi còn bị trộm cắp nữa. Ngồi ghế gỗ hóng mát mất khá nhiều tiền, đứng dậy mất 3 đôi dép! Chụp một kiểu ảnh họ chụp liên hồi rồi mang một đống đến bắt trả tiền. Không chỉ ngày trước, mới đây thôi, tôi đã không muốn đi Sầm Sơn nhưng vì có hội thảo nên phải vào. Mọi thứ vẫn vậy, không tiến bộ được”.

Cũng theo độc giả này “ai đó nói rằng vì du lịch có mùa vụ nên phải chặt chém? Tôi không đồng ý. Đành rằng khu du lịch sẽ đắt hơn nơi mình ở, đắt hơn Hà Nội, chẳng hạn, nhưng không thể đắt quá như vậy, không thể chặt chém quá như vậy”.

Posted Image

Đi du lịch Sầm Sơn, khách bị chặt chém đủ đường, từ khách sạn tới hàng ăn, đồ uống và các dịch vụ vui chơi giải trí khác. Ảnh minh họa: Internet.

Độc giả có địa chỉ email nguyenhoaisonfat@...khẳng định “đúng là không đâu bằng Sầm Sơn, Thanh Hóa. Làm gì, ăn gì, mua gì đều phải hỏi giá trước, vậy mà ra thanh toán vẫn bị tính giá cắt cổ. Cả gia đình tôi vừa đi đợt rồi và chắc chắn sẽ chẳng tới đó nữa”.

Độc giả Nguyễn Hồng Hà kể lại “tôi đã từng đi du lịch ở Sầm Sơn vào năm 2010. Trước khi vào đó, tôi đã được nhắc nhở, vậy mà vẫn bị chặt chém giá cả. Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến nơi đó nữa. Mình bỏ tiền để mua sự thoải mái, thư giãn, nhưng cuối cùng lại phải chịu những bực dọc, khó chịu”.

Còn độc giả Nguyễn Văn Quyên thì ngao ngán: “Sầm Sơn, Thanh Hóa thì nổi tiếng thôi rồi, đó là phong cách của họ. Tôi đã một lần đến Sầm Sơn và hứa sẽ không bao giờ đến đó du lịch nữa. Nếu có điều kiện tốt tôi nghĩ vào Đà Nẵng nghỉ mát là chuẩn nhất còn không thì nghỉ mát tại nhà cho lành”.

Thế nhưng, độc giả Đinh Mỗ lại không đồng tình với quan điểm của độc giả Nguyễn Văn Quyên. Theo độc giả Đinh Mỗ: “ai bảo bạn Đà Nẵng không có chuyện đấy? Bạn đã thử đến Đà Nẵng vào dịp thi bắn pháo hoa chưa? Tôi là người Đà Nẵng đây, nhưng cũng phải xấu hổ với bạn bè ở nơi khác đến. Giá phòng khách sạn leo thang gấp 2 - 3 lần, giữ xe máy 15 - 20.000/lượt, đồ ăn thức uống cũng không kém chị kém anh.

Độc giả này nhận định “nói chung cả nước, chứ không riêng tỉnh thành nào, cứ mỗi dịp lễ hội là tha hồ chặt chém các kiểu. Như vậy, du khách đến một lần và không muốn quay trở lại”.

“Ở đâu cũng vậy thôi”

Không đồng tình với quan điểm của độc giả Nguyễn Văn Hiển, độc giả có địa chỉ email chipnetbb@...đánh giá “vấn đề giá cả đối với khách du lịch thì ở đâu cũng có, đó không phải là vấn đề mọi người đang quan tâm, cái chính là văn hóa phục vụ”.

Độc giả Hoàng Hùng khẳng định “chỗ mình cũng có nạn này, nhưng không đắt đỏ như ở Sầm Sơn trong bài viết này. Mình nghĩ nên vận động, tuyên truyền mạnh hơn nữa về văn hóa bán hàng, kinh doanh, kết hợp tăng cường quản lý các khu du lịch, tham quan. Bất cứ cá nhân hay tổ chức kinh doanh nào làm khách du lịch bức xúc thì đều phải xử lý”.

Độc giả Lan Anh cho rằng “nhìn chung do xưa kia dân mình khổ quá nên mới vậy. Nhưng ở đâu cũng vậy thôi, Thanh Hóa hay Hà Nội cũng có người này người nọ”.

Trong khi đó, độc giả Trần Hoàng đánh giá, Sầm Sơn đã có những thay đổi thực sự “tôi và cơ quan mới đi du lịch tại đây. Bãi biển sạch, đi xe điện chỉ mất 20.000 đồng cho một chuyến vòng quanh thị xã. Ăn uống 150.000 đồng/ suất và được đổi món liên tục, phục vụ theo yêu cầu”.

Posted Image

Bãi biển Sầm Sơn đông nghẹt người. Ảnh: Internet.

Độc giả Bùi Sỹ Hùng kêu gọi “nếu gặp những quán ăn, cửa hàng chặt chém này, tốt nhất khách hàng nên tẩy chay. Chúng ta càng nói, càng tạo đà cho họ kênh kiệu thì họ càng chửi bới khách hàng nhiều hơn”.

Còn độc giả Việt Trinh đưa ra vài gợi ý để mọi người có thể chọn lựa “tôi thường chọn các bãi tắm vắng như Thiên Cầm, Cửa Tùng, Nhật Lệ... để nghỉ hè. Những nơi này không đông vui, sôi động nhưng dịch vụ có vẻ tốt hơn, người dân hiền hòa, dễ chịu hơn. Nếu ở miền Bắc thì mọi người chịu khó đi xa, lựa chọn Quan Lạn hoặc ra Cô Tô, phong cảnh đẹp, người dân lại rất thân thiện”.

Độc giả Hoàng Hải cho rằng “làm du lịch phải có tư duy, tầm nhìn và lòng mến khánh. Ngành du lịch Thanh Hóa có thể học hỏi du lịch Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, chất lượng tốt, lịch sự vô cùng. Nếu cứ chặt chém, không biết trân trọng khách thì những điểm du lịch ấy mãi mãi là nỗi khiếp đảm cho mọi người”.

Hải Phong (Tổng hợp)

===================

Xem xong bài viết này,làm tôi chợt nhớ đến một câu chuyện trong cuốn sách nổi tiếng của một nhà văn Hoa Kỳ ở đầu thế kỷ trước. Nếu tôi nhớ không nhầm thì là cuốn "Cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn". Trong cuốn đó có một chi tiết như sau:

Có hai tay giang hồ một gia một trẻ, lang thang đến một thị trấn ở miền Tây nước Mỹ. Hết tiền, họ mới nảy ra một trò kiếm tiền kỳ quặc. Họ thuê một sân khấu nhỏ và quảng cáo rùm beng là có một đoàn kịch nổi tiếng ở tân New York xuống biểu diễn nới đây bởi hai nghệ sĩ tài danh. Một nửa thị trấn kéo nhau đi xem. Hai tay giang hổ hốt bạc.

Sau màn giới thiệu về màn kịch độc đáo và vở kịch bắt đầu. Màn kéo lên và tay giang hồ già trần như nhông, trên người vẽ vằn vện xanh đỏ bò qua sân khấu.

Cả đám khán giả hò reo vì tình tiết bất ngờ. Họ yêu cầu diễn lại. Tay giang hồ già bò đi bò lại vài lần nữa. Hạ màn.

Tay giang hồ trẻ làm MC tuyên bố buổi biểu diễn kết thúc, trong sự ngơ ngác của mọi người.

- Có thế thôi à?

- Vâng thế thôi!

Đám đông phẫn nộ hét lên: "Đồ lừa đảo! Quân khốn khiếp". Họ định nhào lên dánh cho hai tay giang hồ này một trận. Nhưng một người cản lại:" Còn một nửa thị trấn chưa đi xem. Nếu họ biết chúng ta bị lừa thì sẽ cười chúng ta ngu. Chi bằng về nói tướng lên rằng : Vở kịch rất hay, để mọi người cùng đi xem. Như vậy chúng ta sẽ không phải là những kẻ ngu trong thị trấn này". Hai tay giang hồ đã định đánh bài chuồn thấy thế bèn ở lại để kiếm chác thêm một lần nữa.

Hôm sau, nửa thị trấn còn lại tiếp tục đi xem vở kịch này và họ cũng chứng tỏ sự thông minh bằng cách im lặng.

Hai tay giang hồ vẫn tiếp tục bán vé cho đêm thứ ba. Lần này cả thị trấn kéo đi. Bán vé xong, hai tay giang hồ này chuồn mất.

Vâng. Tôi cũng ra Sầm Sơn Thanh Hóa và cũng bị chặt chém một lần. Nhưng tôi không la lên như quý vị trong bài báo này. Tôi nghĩ rằng mọi người hãy đến một lần cho biết. Và khi tất cả những người trên thế giới này đã đến Thanh Hóa Sầm Sơn một lần thì lúc ấy họ sẽ không ra nữa, như tôi vậy. Đến lúc đó chúng ta sẽ nhận thấy rằng chúng ta có chỉ số IQ cao như nhau Posted Image.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông: Ván cờ thế kỉ

5/7/2012 06:00

Posted ImageNhững hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ là hành động "trả đũa" đơn thuần việc Việt Nam thông qua Luật Biển.

Sau cuộc đối đầu mới đây với Philippines xung quanh chủ quyền bãi cạn Scaborough, sự kiện ngày 23/6 Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò và khai thác 9 lô trên Biển Đông đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam cho thấy Trung Quốc chưa muốn giảm bớt độ nóng ở biển Đông, cho dù cũng có lúc Trung Quốc bày tỏ thiện chí như hoan nghênh việc đàm phán về COC gần đây.

Bá chủ-chư hầu

Nếu nhìn nhận từ góc độ đặc trưng tư tưởng đối ngoại Trung Quốc, có thể thấy hành động gây căng thẳng mới đây với Việt Nam trong tổng thể tranh chấp ở biển Đông là hiện tượng không mới.

Từ thời kỳ phong kiến, việc các triều đại Trung Hoa mở rộng bờ cõi và xác lập trật tự bá chủ-chư hầu đã là đặc trưng nổi bật của tư tưởng Đại Hán. Các triều đình phong kiến Trung Quốc vẫn tự xem mình là "Thiên Triều". Vào những thời kỳ này, biển chỉ được coi là chiến lũy tự nhiên, không cần chinh phục mà chỉ cần chú trọng đến phòng ngự trên bờ và cấm đoán tàu bè qua lại.

Đến nay, tư tưởng của Trung Quốc về biển đã thay đổi và dưới ảnh hưởng của tính toán lợi ích trong bối cảnh mới, Trung Quốc đã chủ động tham dự vào nhiều cuộc tranh chấp về chủ quyền biển, đảo với các nước láng giềng, khu vực, vốn hầu hết là các nước vừa và nhỏ trong hệ thống "cống nạp Thiên Triều" trước đây.

"Mèo trắng, mèo đen"

Sang thế kỷ XX-XXI, từ thời Mao Trạch Đông tới Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã có ít nhất 4 lần điều chỉnh chiến lược đối ngoại lớn. Từ "Nhất biên đảo" thân Liên Xô đến chiến lược "Hai nhiệm vụ" gồm chống đế quốc và chủ nghĩa xét lại; rồi đến "Một nhiệm vụ" là theo phương Tây chống Xô và cuối cùng là chính sách độc lập hơn cho tới ngày nay.

Qua đối tượng mà chính sách hướng tới ở 4 lần đó, có thể thấy rằng Trung Quốc sẵn sàng điều chỉnh chủ trương đối ngoại, miễn sao tối ưu hóa được lợi ích quốc gia. Điều này đã được Đặng Tiểu Bình tổng kết trong thuyết "Mèo trắng, mèo đen" nổi tiếng trong những năm 1970s.

Đặt trong bối cảnh hiện tại, bất chấp việc bị phản đối, Trung Quốc vẫn sẵn sàng gây thêm căng thẳng ở khu vực biển Đông vì sự đòi hỏi của "nhiệm vụ" chiến lược an ninh, phát triển mới.

Ván cờ trăm năm

Từ xa xưa Trung Quốc đã coi mình là "trung tâm của thiên hạ", có toàn quyền hành xử với các nước nhược tiểu khác. Liên hệ với việc Trung Quốc mời thầu khai thác 9 điểm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo UNCLSO 1982, một số nhà quan sát coi đây như hành động "trả đũa" của Trung Quốc khi Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Luật biển.

Posted Image

9 lô Trung Quốc mời thầu đều nằm trong thềm lục địa

và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với Luật biển này, Việt Nam có thêm cơ sở pháp lý để hưởng đầy đủ các quyền lợi từ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương. Việc này sẽ giúp gia tăng trọng lượng tiếng nói của Việt Nam trong các cuộc tranh chấp, điều mà Trung Quốc hoàn toàn không mong muốn.

Tuy nhiên, nhìn xa hơn, đó không chỉ là hành động "trả đũa" đơn thuần, nó nằm trong mạch chính sách mở rộng chủ quyền của Trung Quốc trong nhiều năm qua, thể hiện rõ nhất ở các hành vi hiện thực hóa "đường lưỡi bò" gần đây.

Nhiều nhà nghiên cứu từng tổng kết, với Trung Quốc, điều cần làm, Trung Quốc sẽ làm cho bằng được, dù có như chơi ván cờ thế kỷ. Với tư tưởng của một nước lớn đặc thù như vậy, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục có thêm hành động để biến biển Đông thành "ao nhà".

Hòa bình nhưng phải bình đẳng

Về cách giải quyết các căng thẳng với láng giềng Trung Quốc, nếu thời phong kiến, Việt Nam chọn con đường cống nạp cốt để "dĩ hòa vi quý" và giữ thể diện cho nước lớn, thì ngày nay khi các quy tắc và thông lệ quốc tế đã trở thành chuẩn mực cho các mối quan hệ quốc tế thì các nước nhỏ cần sử dụng các quy định chung để bảo vệ lợi ích quốc gia, với tư cách là một thành viên bình đẳng.

Posted Image

Đối với sự việc vừa qua, Việt Nam cùng ASEAN đang thúc đẩy một giải pháp lâu dài và toàn diện bằng cách đẩy nhanh tốc độ xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Trong cuộc họp của các quan chức cao cấp ASEAN (SOM) mới diễn ra ở Hà Nội, 10 nước ASEAN đã nhất trí với "các nội dung then chốt" của bản dự thảo COC.

Dự thảo COC được đánh giá là dựa trên tinh thần của bản Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) và Công ước về Luật biển UNCLOS 1982 và các cơ sở khác, sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và giải quyết các tranh chấp trên biển Đông.

Mặc dù quá trình ASEAN đàm phàn với Trung Quốc về từng điều khoản của COC sẽ là một chặng đường dài và khó khăn, nhưng với COC khả năng biển Đông trở nên ổn định hơn sẽ có thêm cơ sở để thành hiện thực.

Trung Quốc mấy năm qua đã cổ xúy cho chiến lược "phát triển hòa bình". Có lẽ, nền hòa bình nào cũng có sự khó khăn và thử thách nhưng trước hết nền hòa bình đó phải dựa trên các nguyên tắc của công lý và bình đẳng.

Trung Quốc là nước lớn quan trọng, bởi vậy hành động của Bắc Kinh sẽ luôn được cả thế giới theo dõi và quan sát với những kỳ vọng tương xứng.

Quốc Khánh-Minh Tâm

===================

Nếu biển Đông là ván cờ thế kỷ thì là ai chơi cờ với ai ấy, chứ tôi tin Hoa Kỳ không đánh cờ ở đây. Mặc dù biển Đông có thể là một tụ trong ván cờ này. Bàn cờ chính ở biển Nhật Bản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu biển Đông là ván cờ thế kỷ thì là ai chơi cờ với ai ấy, chứ tôi tin Hoa Kỳ không đánh cờ ở đây. Mặc dù biển Đông có thể là một tụ trong ván cờ này. Bàn cờ chính ở biển Nhật Bản.

Không phải, ít nhất riêng chủ quan cá nhân tôi, biển Nhật Bản không thể nào so với biển Đông về vị trí địa chiến lược được, ngay cả với lợi ích kinh tế, kinh tế Nhật Bản vốn gắn bó hữu cơ rất lớn đối với các vấn đề Biển Đông hiện nay.

Dĩ nhiên là không thể có chuyện Hoa Kỳ vì vấn đề Biển Đông mà có một cuộc chiến chính thức với Trung Quốc được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải, ít nhất riêng chủ quan cá nhân tôi, biển Nhật Bản không thể nào so với biển Đông về vị trí địa chiến lược được, ngay cả với lợi ích kinh tế, kinh tế Nhật Bản vốn gắn bó hữu cơ rất lớn đối với các vấn đề Biển Đông hiện nay.

Dĩ nhiên là không thể có chuyện Hoa Kỳ vì vấn đề Biển Đông mà có một cuộc chiến chính thức với Trung Quốc được.

Đương nhiên Hoa Kỳ sẽ không gây chiến tranh với Trung Quốc vì Biển Đông, Nhưng nếu có một cuộc chiến tranh như thế xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì dự đoán của tôi là sẽ diễn ra ở biển Nhật Bản.

Đấy cũng chỉ là dự đoán. Kết quả thì khi nào xảy ra sẽ kiểm chứng Trần Phương à!

Tất nhiên tôi cũng biết rằng: Biển Động có vị trí chiến lược hơn hẳn biển Nhật Bản.

Tôi cũng biết rằng Hoa Kỳ sẽ không chỉ vì một biển Đông mà gây chiến tranh với Trung Quốc.

Nhưng tôi chắc chắn rằng: Nếu Trung Quốc vẫn cứ khăng khăng đòi chủ quyền ở biển Đông thì chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ xảy ra. Và nó không bắt đầu từ Biển Đông.

Chúng ta có quan điểm khác nhau và đều là dự đoán. Nên không cần thiết phải tranh luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đội tự vệ Trường Sa tập luyện

Bên cạnh công việc đánh bắt hải sản, Đội Dân quân tự vệ trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) còn luyện tập các tình huống, phương án có thể xảy ra trên đảo để bảo vệ "ngôi nhà của mình".

Posted Image

Những ngư dân của các xóm nhỏ trên xã đảo Song Tử Tây, ngoài công việc đánh bắt hải sản thường ngày, họ còn là những thành viên của Đội dân quân tự vệ.

Posted Image

Bộ đội Hải quân hướng dẫn đội tự vệ xạ kích.

Posted Image

Huấn luyện bắn mục tiêu mặt nước.

Posted Image

Anh Hồ Dương là Đội phó Đội dân quân tự vệ xã Đảo Song Tử Tây tâm sự: :Chúng tôi luyện tập các tình huống, phương án có thể xảy ra trên đảo, bảo vệ đảo chính là bảo vệ ngôi nhà của mình".

Posted Image

Trẻ em trên đảo rất vui, tự hào khi được ngắm nhìn bố trong đội hình chào cờ hàng tháng.

Posted Image

Các hộ gia đình xã đảo Song Tử Tây chuẩn bị ra khơi đánh bắt hải sản.

Quân đội Nhân dân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines: 'Thật là điên nếu chấp nhận đối tác Trung Quốc thăm dò dầu khí'

Cập nhật lúc :11:27 AM, 06/07/2012

Báo chí Philippines ngày 6/7 đưa tin chính phủ nước này đã gửi công hàm phải đối Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông và phần lớn thềm lục địa, lãnh hải của Philippines. Còn Chủ tịch UBQP Thượng viện Philippines Rodolfo Biazon cho rằng, thật là điên nếu chấp nhận đối tác Trung Quốc cùng thăm dò dầu khí.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho hay một bức công hàm đã được gửi tận tay Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh hôm 28/6 để phản đối động thái trên của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cũng khẳng định tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “thành lập thành phố Tam Sa” đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết.

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez.

Ảnh Montreal CTV

Phát ngôn viên Raul Hernandez nói rằng việc này vi phạm tuyên bố chủ quyền của Philippines tại bãi cạn Scarborough và một phần quần đảo Trường Sa, cũng như một số khu vực khác tại Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines đang chờ đợi trả lời của chính quyền Trung Quốc về công hàm phản đối trên.

Cũng trong ngày 5/7, Tổng thống Philippines Aquino đã họp cùng hội đồng cố vấn và các quan chức chính phủ nước này nhằm tìm ra các giải pháp xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Tổng thống Aquino nêu rõ Philippines đã rút hết tàu của mình ra khỏi Scarborough cách đây ba tuần, nhưng các tàu Trung Quốc thì vẫn ở lại khu vực này. Ông nói: “Nếu các tàu của họ cũng quay trở về Trung Quốc thì vấn đề đâu còn tồn tại nữa, vậy thì ai đang kéo dài hồ sơ này?”. Ông cho rằng phía Trung Quốc đã tuyên bố quá nhiều thứ và nhấn mạnh: “Có lẽ họ cần cân nhắc lại những gì đã nói so với sự thật”.

Tổng thống Benigno Aquino cho biết bản thân Philippines cũng có tàu và máy bay để quan sát vùng bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc tranh chấp và trong khi trả lời phỏng vấn một hãng thông tấn nước ngoài hôm 2/7, ông chỉ nói là “có thể” sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của không quân Mỹ khi cần thiết. Tổng thống Aquino lưu ý rằng giữa Philippines và Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung, và trong trường hợp không đủ khả năng thì Manila có thể yêu cầu Washington trợ giúp.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Philippines, vốn là cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội, Rodolfo Biazon cho rằng việc trao đổi thông tin giữa các nước đồng minh, kể cả thông tin tình báo, là chuyện bình thường. Ông Biazon đề nghị nên đưa trở lại bãi Scarborough các tàu tuần duyên và kiểm ngư Philippines, kể cả tàu hải quân nếu cần. Ông bác bỏ việc chấp nhận một đối tác Trung Quốc trong dự án thăm dò dầu khí tại đảo đá ngầm Recto Bank, nói rằng “mời vào nhà mình một định chế đang đòi chủ quyền cả căn nhà của mình thì thật là điên”.

Đâu là sự thật sau tuyên bố rút tàu của Trung Quốc - Philippines

Philippines: ‘Trung Quốc hãy ăn nói cẩn thận!’

Minh Châu (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tấn công dọc theo bờ biển vào đất liền thì tụi nó không dám làm mạnh như vậy đâu, vả lại có hệ thống hoả tiễn " bầy sói " rồi.

Nhưng rình rình làm bậy, tấn công chiếm đảo thì rất có thể xảy ra, nhất là khi thế giới đang bận rộn quan tâm đến chiến sự ở đâu đó như Iran chẳng hạn. Như vậy cần tập trung trang bị vũ khí xịn cho các đảo, hệ thống hoả tiễn qui mô thì mắc tiền và khi trang bị chắc chắn nó sẽ lu loa um xùm lên. AK thì như hình chụp thì chỉ để gãi ngứa vỏ tàu. Cùng lắm là chui xuống hầm chịu trận khi nó pháo kích, đợi nó đổ quân chiếm đảo thì đánh giáp lá cà rồi...hy sinh. Mấy bác nhà ta nên chăng âm thầm trang bị 1 số đáng kể hoả tiễn cầm tay nhỏ gọn, kinh phí không quá mắc, không đánh động dư luận, khi có biến ít ra cũng trả miếng được vài đòn.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi thì cũng chưa cần phải súng sinh trong lúc này. Chỉ cần mở một xường sửa chữa tàu quy mô lớn, có thể chữa được cả tàu sân bay ở quân cảng Cam Ranh với người Mỹ 51% cổ phần. Lúc ấy tàu sân bay của Hoa Kỳ và các tàu hộ tống có thể vào đây sửa chữa là được.

Tất nhiên xường quân cụ này để bao đảm tính khách quan vì mục đích kinh doanh thuần túy, có thể cho bất cứ nước nào có tàu cũng vào sửa chữa được -. Nhưng với điều kiện nó phải đi đúng hải trình của Việt Nam.

Như vậy về lý thì Trung Quốc chẳng làm gì được Việt Nam. Nhưng họ sẽ hiểu ra vấn đề.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc im lặng trước tin tàu 871 bị chìm ở Hoàng Sa

Cập nhật lúc :1:28 PM, 08/07/2012

Các trang mạng Trung Quốc truyền nhau tin đồn, tàu đo đạc trinh sát số hiệu 871 của Hạm đội Nam Hải đã bị đâm chìm.

(ĐVO) Ngày 7/7, mạng Kdnet dẫn “một nguồn tin vừa cập nhật” cho biết, tàu 871 bị tông và chìm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Hạm đội Nam Hải đang tổ chức trục vớt con tàu bị chìm. Tạm thời chưa có tin về thương vong. Quân đội Trung Quốc và chính quyền đang giữ im lặng trước các những tin đồn trên.

Các trang mạng lớn của Trung Quốc như Baidu hay QQ đều dẫn nguồn tin từ The Apple Daily (xuất bản ở Hongkong số ra ngày 7/7 về việc này) cho biết, tàu số hiệu 871 vừa hoàn thành đại tu ở Quảng Châu hồi đầu tháng 4/2012. Sau đó, tàu được điều động xuống biển Đông.

Nguồn tin không cho biết cái gì đã làm tàu 871 bị chìm và cũng không có bất cứ một tiết lộ cụ thể nào về khu vực xảy ra vụ va chạm.

Hồi năm 2005, tàu 871 cũng có một vụ va chạm với một tàu Nhật Bản ở vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.

Tàu đo đạc trinh sát số hiệu 871 của hải quân Trung Quốc thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải, còn có tên gọi là Lý Tứ Quang, đặt theo tên của một nhà địa chất học Trung Quốc. Ông Lý Tứ Quang chuyên nghiên cứu về cổ sinh vật học, địa tầng học, cấu tạo địa chất, và kỷ băng hà thứ tư, được coi là cha đẻ của ngành địa chất học Trung Quốc.

Tàu 871 có lượng giãn nước 5.000 tấn, là loại tàu đo đạc biển xa bờ Type-636 do Trung Quốc chế tạo, tên gọi trước đây của nó là Hải Dương 18. Tàu được thiết kế bởi Phòng 1 cục 708 của Sở nghiên cứu thiết kết tàu thủy và công trình hải dương Trung Quốc chế tạo. Tàu được đóng ở xưởng đóng tàu Vu Hồ, hạ thủy vào năm 1998.

Tàu được Trung Quốc sử dụng cho các nhiệm vụ đo đạc về độ sâu, địa hình đáy biển, mực triều, khí tượng, thuỷ văn… Tàu được trang bị các thiết bị giảm thiểu độ rung lắc cũng như tiếng ồn, nhiễu thủy văn do Trung Quốc tự chế tạo. Hiện Trung Quốc có khoảng 20 thuyền loại này.

Hình ảnh tàu 871 trước khi bị chìm:

Posted Image

Posted ImagePosted Image

Hoàng Anh

================

Vớ vẩn nhỉ! Cách đưa tin thiếu nhất quán này của đám báo chí Hớn Coỏng nhằm mục đích gì?

Tại sao tàu

chìm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

mà lại có thể ngang nhiên đưa

"Hạm đội Nam Hải đang tổ chức trục vớt"

là thế nào?

Tôi nghĩ cần cảnh giác với thông tin này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Hai con bú dù" - Quán cà phê "nổi loạn"

Posted Image - Quán cà phê nổi tiếng nhất nhì Paris hoa lệ này mang cái tên thật kì lạ khiến người ta phải tò mò - và từ đó khám phá ra một lịch sử đầy thú vị.

Chắc khó tìm ra nơi nào xứng đáng với tên gọi quán văn chương hơn cái hiệu cà phê trông bề ngoài chẳng lấy gì làm to lớn, lại mang cái bảng hiệu kì cục Les deux Magots (nghĩa gốc: Hai con bú dù).

Bởi lẽ ít có nơi một nhà hàng giải khát đứng ra đề xướng và một mình chủ trì một giải thưởng văn chương lớn mang thương hiệu của mình, suốt 70 năm qua bất chấp đổi thay thể chế, ân cần giới thiệu và làm nổi danh không ít văn tài đích thực. Và chắc cũng không nhiều những nhà hàng dám tự hào, mình từng là nơi lui tới thường xuyên, thậm chí là nơi ăn dầm ở dề, của nhiều tên tuổi chói lọi trong làng văn thế giới như cái quán cà phê đã tồn tại xuyên qua ba thế kỉ.

Từ những tên tuổi lừng lẫy thuở Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Miếng da lừa, Mai nương Lệ cốt... đến các danh gia nức tiếng như cồn thế kỉ 20 tại Pháp như André Gide, Francois Mauriac, Apollinaire, Aragon, Jean-Paul Sartre... cùng không ít văn nhân, nghệ sĩ nước ngoài nổi bật như các văn hào Hemingway, James Royce và tài tử màn bạc Mĩ Marlène Dietrich, nhà viết tiểu thuyết Alberto Moravio cùng ngôi sao điện ảnh Ý Greta Garbo, danh họa gốc Tây Ban Nha Pablo Picasso với nhà viết kịch Đức Bertolt Brecht...; các tên tuổi ấy từng lui tới quán cà phê chẳng phải quá sang trọng Les deux Magots này.

Posted Image

"Les deux Magots" - nơi tụ họp của giới văn chương Paris

*Bút ký đầy thi vị về quán cà phê và giải thưởng văn chương kì lạ của nước Pháp này, được trích trong tập "Thơ thẩn Paris" - tác giả Phan Quang

Quá trình ra đời cái giải văn chương này khá độc đáo. Năm 1933, nhà văn trẻ André Malraux bất ngờ được Hội đồng giải của Viện Văn học Goncourt chính thức trao giải cho cuốn tiểu thuyết mới xuất bản của ông viết về một đề tài thời sự: "Thân phận con người".

Hơn một chục tác gia đang dùng điểm tâm và nhâm nhi cốc cà phê tại hiệu Les deux Magots sáng hôm ấy thì đọc được tin sốt dẻo trên các tờ báo lớn vừa phát hành rầm rộ loan đi. Mọi người trong hiệu hình như chẳng mấy ai đồng tình với quyết định của Viện Goncourt.

Một người nào đó lớn tiếng: "Tại sao chúng ta không lập ra cái giải thưởng văn học riêng của mình nhỉ? Để chúng ta chọn, chúng ta trao. Chỉ cần mỗi người trong số anh em đang có mặt tại đây hôm nay bỏ ra 100 frăng là đủ để làm món tiền thưởng cho sự lựa chọn chắc chắn là đúng đắn, ít ra cũng đúng hơn sự lựa chọn của các vị đạo mạo trong Viện Goncourt..."

Nói là làm. Máu nghệ sĩ mà. Và ngay trong buổi sáng hôm ấy, Giải thưởng văn học Les deux Magots hình thành. Số tiền góp lại chẳng đáng bao nhiêu. Bù lại, không có sự “bảo hành” nào có hiệu lực hơn cho tương lai của nó: các nhà đề xướng và tổ chức giải thưởng mới đều là những tên tuổi thời danh.

Posted Image

Tại đây đã ra đời giải thưởng văn chương tư nhân nổi tiếng nhất nước Pháp

Mấy tuần sau, khi đã hoàn tất các thủ tục pháp lí và chọn xong tác phẩm, Giải thưởng văn học mới được chính thức công bố. Ngay lập tức nó trở thành sự kiện văn hóa vang dội nhất trong năm tại thủ đô Paris. Thông tin về cái Giải văn chương mới lập, và nhất là việc Giải lần đầu tiên được trao cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của một tác giả chưa mấy ai biết, chiếm trang nhất hầu hết các tờ nhật báo lớn hồi bấy giờ.

Có sự quảng bá nào cho một thương hiệu tốt hơn, và nhất là ít tốn kém hơn thế? Ông chủ nhà hàng Les deux Magots vốn là một doanh nhân nhạy bén và thành đạt, lại được tiếng là mạnh thường quân của giới văn học nghệ thuật, ngay lập tức chộp lấy cơ hội ngàn vàng.

Ông đề nghị, từ nay trở đi xin giao cho nhà hàng của ông lo liệu mọi phí tổn, từ món tiền thưởng lớn hơn dự kiến nhiều lần đến việc phục vụ Hội đồng giám khảo chọn lựa tác phẩm, cũng như bữa tiệc lớn không thể thiếu chiêu đãi tác gia được giải với sự có mặt của nhiều văn nhân, nghệ sĩ, nhà báo và gương mặt văn hóa của thủ đô. Nhà hàng cậy nhờ các danh gia dùng tài năng và danh vọng lớn của mình chủ trì cho việc lựa chọn tác phẩm xứng đáng để trao giải hằng năm, từ nay sẽ mang tên Giải thưởng văn học Les deux Magots.

Nhà văn trẻ được giải Les deux Magots đầu tiên (năm 1933) tên là Raymond Quéneau, năm ấy mới 30 tuổi. Cuốn tiểu thuyết được giải có tên "Cỏ gà". Với thời gian, cây bút trẻ trở thành nhà viết tiểu thuyết, nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa dày dặn, và điều làm không ít người bất ngờ là chính ông rồi sẽ được bầu làm thành viên Viện hàn lâm văn học Goncourt, hằng năm trao giải cho nhiều tác gia trẻ.

Nhà xuất bản đầy uy tín Gallimard ủy thác cho Raymond Quéneau chịu trách nhiệm chủ biên Tủ sách La Pléiade (tạm dịch Tủ sách Tao đàn) chuyên việc chọn in tác phẩm hầu hết đã lừng lẫy của các danh gia trong và ngoài nước Pháp, giống như một loại tổng tập tác phẩm văn học đã trải qua thử nghiệm khắc nghiệt của thời gian. Tác giả nào có sách in trong bộ La Pléiade coi như đã đặt được chân vào ngôi đền văn chương danh giá. Raymond Quéneau qua đời năm 1973, để lại cho đời hơn 50 tác phẩm gồm đủ thể loại.

Posted Image

Raymond Quéneau - nhà văn đầu tiên được nhận giải thưởng Les deux Magots, sau này để lại nhiều dấu ấn tích cực trong văn chương Pháp.

Vậy là từ thập niên 30 của thế kỉ trước, cái giải thưởng văn chương “tư nhân” ra đời và tồn tại cho tới nay. Đến hẹn lại lên, năm nào nó cũng chọn, cũng trao đều đều - trừ hai năm quá bi đát cho nước Pháp là bại trận, bị kẻ thù cưỡi lên cổ: 1939 và 1940.

Noi gương thành công, và trước hết nhằm cạnh tranh với Cà phê Les deux Magots, một số nhà hàng khác lần lượt tung ra các giải văn chương, nghệ thuật của mình. Bắt đầu từ Hàng giải khát mang tên Lipp nằm đối diện ở phía bên kia đường như chiếu tướng Hai con bú dù, đến cái Trại hoa tử đinh hương có lịch sử dài lâu tọa lạc đầu đại lộ Montparnasse, rồi Hiệu cà phê không mấy kém Magots tên là Flore (Thực vật)... Toàn những thương hiệu quen thuộc của giới văn hóa và sành ẩm thực Paris.

Posted Image

Tranh sơn dầu về quán cà phê nổi tiếng

Ngay từ lần đầu đặt chân tới quán cà phê, cách đây khá lâu, tôi đã băn khoăn: do đâu có tên hiệu kì cục thế này? Hai con bú dù! Không sợ sái ư? Không sợ khách cho rằng nhà hàng khinh mạn, dám diễu cợt gọi những đôi nam thanh, nữ tú dắt nhau tới đây đều là bú dù sao? Hóa ra chuyện này cũng có điển tích văn chương của nó.

Bên trong nhà hàng hiện vẫn có bày tượng hai vị quan hầu Trung Hoa, mặc trang phục đời nhà Thanh ngồi chễm chệ trên cao. Số là, cách đây 200 năm, vào đầu thế kỉ 19, nơi đây vốn là một cửa hàng bách hóa và hiệu thời trang. Cửa hàng chuẩn bị khai trương vào dịp cả Paris đang xôn xao bàn luận về một vở hài kịch ăn khách vừa được công diễn, mang cái tên lạ lẫm Hai con bú dù Trung Hoa (tiếng Pháp, từ magot có thể được hiểu là con người dị dạng hoặc là cái tượng làm bằng gốm sứ, và chủ đề Trung Hoa là chuyện thời thượng ở Pháp hồi bấy giờ).

Posted Image

Hai con bú dù" bên trong tiệm

Cửa hàng bách hóa thuổng luôn cái tên lạ tai làm tên hiệu của mình, chẳng bị ai hỏi han quấy nhiễu chuyện tác quyền. Đến khi làm ăn thua lỗ, cửa hàng bách hóa dẹp tiệm, sang tên. Một chủ hàng giải khát tới. Ông chủ mới quyết định giữ lại cái tên hiệu đã quen thuộc với khách gần xa, đặc biệt giới đam mê thời trang độc đáo.

Trừ các nhà nghiên cứu sân khấu, ngày nay chẳng còn mấy ai biết đến vở hài kịch năm xưa, trong khi Hai con bú dù thì mỗi ngày một nổi tiếng. Nghe nói nhà hàng này làm ăn thành đạt lắm, hằng năm có cả triệu lượt khách tới lui. Nghĩ cũng đáng nể vì. Với cái mặt bằng chật hẹp này, làm sao người ta phục vụ xuể mỗi ngày, hè cũng như đông, bình quân ngót nghét ngàn khách đến dùng cà phê, giải khát hay ăn nhẹ?

Posted Image

Cũng giống như tự bao giờ, trong cái tủ kính kê tại nơi sáng sủa nhất cạnh cửa ra vào chính của nhà hàng, bày thường trực mấy cuốn sách được chính nhà hàng trao giải mấy năm gần đây. Tôi không nhìn thấy tác phẩm được giải năm nay. Tuy nhiên qua báo chí, đã biết bậc văn nhân được Hai con bú dù chọn lựa mà vinh danh năm nay là Stéphane Audeguy, tác phẩm được giải là cuốn tiểu thuyết của ông có đầu đề Cậu con một. Cái giải tinh thần được trao kèm món quà vật chất “chẳng đáng bao nhiêu”, năm nay là 7.750 (khoảng 180.000.000 đồng Việt Nam, tính theo giá hối đoái 2007)!

Tôi nhìn qua một lượt các cuốn sách đoạt giải sáu, bảy năm lại đây. Tên tuổi các tác gia đều mới lạ. Tại mình ít đọc, chưa biết đến họ, hay trên thực tế họ toàn là lính mới? Dù sao, chẳng ai dám nghi ngờ, và lịch sử của cái giải văn học là một minh chứng, trong số những cây bút chưa có tiếng tăm kia, biết đâu sau đây sẽ chẳng tỏa sáng trên văn đàn vài ba tài năng đích thực?

  • Vân Sam (chọn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?

3/7/2012 08:00

Posted Image - Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.

Không bằng sáng chế là chuyện… bình thường?!

Posted Image

Việt Nam không có bất cứ bằng sáng chế nào được đăng ký tại Mỹ trong năm 2011. Ảnh minh họa.

Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.

Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.

Để bảo đảm tính “khách quan”, người viết không thống kê số bằng sáng chế Mỹ của chính nước Mỹ. Bài viết chỉ đề cập số bằng sáng chế Mỹ trong năm 2011, và được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.

Theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc được xếp thứ 8 với 3174 bằng sáng chế; trong năm 2010, Trung Quốc cũng được xếp thứ 8 với 2657 bằng sáng chế.

Bảng 1: Nhóm 10 nước dẫn đầu (trừ Mỹ):

Hạng=====Nước==========Dân số (triệu)======Số bằng sáng chế 2011

1=======Nhật Bản=========126.9==============46139

2=======Hàn Quốc=========48.9===============12262

3=======Đức==============82.1==============11920

4=======Đài Loan==========23================ 8781

5=======Canada===========34.3============== 5012

6=======Pháp=============62.6===============4531

7=======Vương Quốc Anh===62.4===============4307

8=======Trung Quốc=======1,350==============3174

9=======Israel=============7.3===============1981

10======Úc============== 21.5===============1919

(Trung Quốc: không tính Hồng Kông và Ma Cao)

Trong khu vực Đông Nam Á, đất nước nhỏ bé Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế (một đất nước xa xôi ở Bắc Âu với dân số tương đương, Phần Lan với 5.3 triệu dân cũng có 951 bằng sáng chế). Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011.

Bảng 2: Nhóm vài nước Đông Nam Á:

Hạng=========Nước======Dân số (triệu)=====Số bằng sáng chế 2011

1==========Singapore=====4.8==============647

2==========Malaysia======27.9=============161

3==========Thái Lan======68.1=============53

4========== Philippines====93.6=============27

5==========Indonesia======232=============7

6==========Brunei========0.407============1

7========== Việt Nam===== 89===============0

Trong bối cảnh Việt Nam phải hội nhập với thế giới bên ngoài về mọi mặt, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, kết quả thống kê trên thật sự đáng ngại cho khoa học Việt Nam. Chia sẽ vấn đề này, PGS. Phạm Đức Chính (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: “Nghiên cứu cơ bản của Việt Nam chúng ta so sánh trong khu vực, trên cơ sở thống kê công bố quốc tế ISI, thua kém khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Về mặt công nghệ, ứng dụng thì tình hình còn tệ hơn, như theo một chỉ số quan trọng mà thống kê này cho thấy. Nếu như cứ cho rằng tiềm năng thực của chúng ta không tệ tới mức như vậy, thì năng lực hội nhập của chúng ta lại còn yếu hơn nữa. Mà yếu tố sống còn và đi lên của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mọi mặt hiện nay, là chúng ta phải hội nhập được với thế giới. Tuy nhiên, một thực tế là vấn đề tác quyền ở Việt Nam chưa được xem trọng một cách đúng mức. GS. Nguyễn Đăng Hưng (nguyên Trưởng khoa Cơ học phá hủy, Đại học Liège, Bỉ) chia sẻ: "Tôi không ngạc nhiên về những con số thống kê mà các tác giả đã có công tra cứu tham khảo. Bằng sáng chế là thước đo đẳng cấp công nghệ kỹ thuật của một nước. Việt Nam kém cỏi về công bố quốc tế về khoa học. Nhưng tụt hậu về khâu công nghệ kỹ thuật, không có bằng sáng chế đăng ký thì quả là trầm trọng hơn”.

Nguyên nhân vì đâu?

Đã đến lúc các nhà quản lí khoa học ở Việt Nam phải nhìn nhận lại thực tế yếu kém của khoa học Việt Nam, đặc biệt là các khoa học ứng dụng. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có số lượng tiến sĩ rất lớn, nhưng thành tựu khoa học của Việt Nam, cụ thể là số bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ, quá yếu kém như thế thì quả là một thực tế khó chấp nhận. Đã đến lúc, Nhà nước và các nhà khoa học phải có một nhận thức chung về nguyên nhân và cách khắc phục sự yếu kém trên.

Là người có nhiều nghiên cứu về khoa học Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales) đã chỉ ra một số lý do mà theo quan điểm của cá nhân ông là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:

"Tôi không ngạc nhiên với số bằng sáng chế của Việt Nam được đăng kí ở Mĩ. Trong một bài trước đây, tôi trích dữ liệu từ báo cáo của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000 - 2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 2 bằng sáng chế. Có năm (như 2002) không có bằng sáng chế nào được đăng kí. Do đó, năm 2011 không có bằng sáng chế từ Việt Nam được đăng kí cũng có thể xem là chuyện… bình thường.

Nhưng một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan (có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Kampuchea và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.

Nhưng tôi nghĩ con số bằng sáng chế không có nghĩa là khả năng sáng tạo của người Việt thấp. Tôi nghĩ khả năng sáng tạo của người Việt không kém bất cứ ai; chỉ cần nhìn qua sự thành công của các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài thì biết nhận xét đó không quá đáng. Tôi nghĩ con số đó phản ảnh khả năng hội nhập khoa học và công nghệ của Việt Nam chưa cao, và thiếu tầm trong quản lí khoa học. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo khoa học ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề đăng kí bằng sáng chế, vì họ vẫn còn loay hoay với những thủ tục hành chính. Có người còn chưa biết thủ tục để đăng kí ra sao!

Cũng cần nói thêm rằng Việt Nam chưa có một cơ chế để hỗ trợ và phụ trách đăng kí sáng chế. Theo tôi biết, Việt Nam còn thiếu những luật sư có kinh nghiệm trong việc đăng kí bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Nhà khoa học thì chắc chưa chắc có khả năng tài chính để tự đăng kí, mà dù cho có khả năng tài chính thì không có luật sư cũng khó làm được. Trong khi đó, các đại học còn chưa quan tâm đến nghiên cứu khoa học, thì họ đâu có thì giờ quan tâm đến việc đăng kí bằng sáng chế.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học (tôi chỉ nói trong lĩnh vực y khoa) thường tập trung vào những chủ đề khó có thể đăng kí bằng sáng chế. Nghiên cứu y khoa thường chia thành 3 loại: me too, incremental knowledge, và breakthrough. Nghiên cứu me too (bắt chước) có nghĩa là những nghiên cứu bắt chước người khác ở môi trường Việt Nam, không cho ra một phương pháp hay phát hiện gì mới, chủ yếu là để học nghề.

Nghiên cứu mang tính incremental knowledge là những nghiên cứu có đóng góp vào tri thức khoa học, nhưng mức độ đóng góp tương đối khiêm tốn (như phát triển phương pháp mới, phát hiện mới, cách tiếp cận mới,…) Các công trình breakthrough hay đột phá có nghĩa là những nghiên cứu định ra một trường phái mới, định nghĩa một lĩnh vực mới. Hầu hết những nghiên cứu từ Việt Nam là me too nên khó có thể phát triển cái gì mới để có thể đăng kí bằng sáng chế.

Những lí do trên có thể giải thích tại sao Việt Nam chúng ta có mặt rất khiêm tốn trong bản đồ sáng tạo tri thức mới và bằng sáng chế".

TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn

=============================

Dễ thế mà cũng phải hỏi. Chỉ cần nhắc lại mấy lời của chính các vị giáo sư, viện sĩ thì nó như thế này:

1/ Cần có cơ sở khoa học".

2/ Cần có căn cứ khoa học.

3/. Phải được khoa học chứng minh.

4/. Phải được "Hầu hết các nhà khoa học trong nước" và sự "công nhận của cộng đồng khoa học quốc tế".

....

Thiên Sứ tui chỉ nhớ đến đấy, Nhưng tôi nghĩ cũng quá đủ để giải thích vì sao trên 9000 giáo sư mà chẳng có lấy 1 phát minh. Bởi vì chắc nó thiếu một trong những yếu tố trên.

Nhưng không biết tại sao tác giả bài báo này lại lấy căn cứ vào phát minh đăng ký tại Hoa Kỳ nhỉ? Biết đâu người ta đăng ký phát minh ở Mali, hoặc Ghi nê Xích đạo thì sao? Như vậy là bài viết này cũng chưa có "cơ sở khoa học"Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng tôi nghĩ cũng quá đủ để giải thích vì sao trên 9000 giáo sư mà chẳng có lấy 1 phát minh.

em thangbacninh thích nhất câu kết này .

Share this post


Link to post
Share on other sites

“PetroVietnam vẫn khai thác dầu khí bình thường trên Biển Đông”

(Dân trí) - Chiều 9/7, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Phùng Đình Thực khẳng định, PVN vẫn tiếp tục khai thác dầu khí bình thường trên Biển Đông, sau sự kiện Trung Quốc mời thầu phi pháp 9 lô dầu khí trên vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Phản đối việc “lập thành phố”, mời thầu trái luật của Trung Quốc

Đâu là thật, đâu là giả?

Posted Image

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2012 của PVN đạt 30,1 nghìn tỷ đồng.

Tại cuộc họp báo về tình hình kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiều 9/7, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết: Các hoạt động hợp đồng cũng như hoạt động hợp tác của PVN với các đối tác nước ngoài để thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà Trung Quốc mời thầu trái phép vẫn diễn ra bình thường.

Hiện tại, Tập đoàn đã gửi thư cho Tổng công ty Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và các nhà thầu đang hoạt động ở Việt Nam để tái khẳng định rằng 9 lô dầu khí mà phía Trung Quốc mời thầu đều thuộc thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc 1982.

Theo đó, Tập đoàn Dầu khí vẫn đang thực hiện công tác thăm dò với 3 đối tác nước ngoài của Nga, Mỹ và Ấn Độ tại 9 lô nói trên.

Tái khẳng định lời mời thầu của Trung Quốc là không có giá trị, ông Thực nói: “Phía Trung Quốc hiện chưa có tuyên bố gì khác so với hoạt động mời thầu. Sự việc vẫn bình thường và PVN tiếp tục khai thác ở Biển Đông". Do đó, PVN đã chuẩn bị các phương án sản xuất của mình, đặc biệt là việc phối hợp công tác với công ty dầu khí nước ngoài để họ yên tâm đầu tư, đồng thời Tập đoàn cũng có phương án phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để giải quyết các vấn đề trên. Cũng tại cuộc họp báo, ông Phùng Đình Thực cho biết: Tổng vốn đầu tư ngoài ngành của PetroVietnam khoảng 5.000 tỷ đồng. Tập đoàn đã hoàn thành đề án tái cấu trúc giai đoạn 2012 - 2015 trình Thủ tướng ngày 28/3/2012 và hiện nay đang tiếp thu ý kiến của các Bộ liên quan để Chính phủ phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

Tuy nhiên, về vấn đề thoái vốn đầu tư ngoài ngành, PetroVietnam kiến nghị không thoái vốn 100% do một số lĩnh vực có tính đặc thù vì đã thực hiện trên 10 năm. Cụ thể, PetroVietnam đang đề xuất với Chính phủ giữ lại 20% vốn tại Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam (PVF) thay vì phải thoái 100% vốn tại công ty này. Còn với Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), tập đoàn đề xuất vẫn nắm 18% vốn.

Theo giải thích từ ông Thực, do PVF đóng vai trò là đơn vị thu xếp vốn cho tập đoàn, trong khi PVI giúp tập đoàn bảo hiểm những rủi ro trong quá trình khai thác dầu khí nên nếu thoái vốn hoàn toàn sẽ gây khó khăn cho PVN.

Hiện PetroVietnam đang báo cáo Chính phủ về vấn đề này. "Nếu Chính phủ không đồng ý, PetroVietnam sẽ thực hiện đúng theo lộ trình thoái hoàn toàn 100%", ông Thực nói.

Theo quy định, những doanh nghiệp không có ngành nghề kinh doanh chính là tài chính, bất động sản thì đến 2015 phải thoái vốn khỏi lĩnh vực này, tuy nhiên trừ một số trường hợp đặc biệt mà Chính phủ cho phép.

Trả lời về khoản 21.000 tỷ đồng mà PetroVietnam bị coi là "quên chưa nộp" vào ngân sách Nhà nước, ông Thực cho hay: PetroVietnam chấp hành ngiêm túc về nghĩa vụ nộp thuế và quy định hiện hành về sử dụng tiền đầu tư để lại. Sau khi nộp ngân sách, số tiền được để lại (50%) được PVN đầu tư đúng cho 12 công trình trọng điểm theo quy định. Và sở dĩ có con số 21.000 tỷ mà dư luận đề cập là do có sự "khác biệt" về thời điểm, nên có lúc giữa Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và PVN tính khác nhau.

Liên quan đến các dự án sản xuất xăng sinh học ethanol, ông Thực cho biết: Việt Nam không bắt buộc sử dụng như một số nước trong khu vực, trong khi vừa qua có sự hiểu nhầm cho rằng, các sự cố gây cháy xe là có nguyên nhân do xăng ethanol càng khiến cho việc tiêu thụ xăng này khó khăn. Hiện nay, PVN mới bán được 9.000 tấn xăng ethanol, còn lại là phải xuất khẩu.

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, theo PVN, tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt 380,6 nghìn tỷ đồng, đạt 57,6% kế hoạch năm, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn nộp ngân sách Nhà nước 81,2 nghìn tỉ đồng (theo chỉ tiêu tài chính hợp nhất - tổng doanh thu 6 tháng đạt 203 nghìn tỷ đồng). Kết quả này bằng 129,1% kế hoạch 6 tháng và 60,2% kế hoạch năm, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong 6 tháng qua, tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 13 triệu tấn, bằng 52,4% kế hoạch năm; sản lượng khai thác dầu thô đạt 8,13 triệu tấn, đạt 51,4% kế hoạch năm; sản lượng khai thác khí đạt 4,87 tỷ m3, bằng 54,1% kế hoạch năm; xuất bán dầu thô 8,1 triệu tấn đạt 51,3% kế hoạch năm.

Nguyễn Hiền

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tướng Trung Quốc đề xuất tập trận ở Điếu Ngư/Senkaku"

Thứ Ba, 10/07/2012 - 06:07

(Dân trí) – Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc đề xuất Bắc Kinh nên tiến hành tập trận ở quần đảo tranh chấp với Nhật Bản nhằm cụ thể hóa các tuyên bố về chủ quyền đối với quần đảo này, mạng tin Sankei của Nhật Bản cho biết .

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông

Nhật tính chuyện mua các đảo tranh chấp với Trung Quốc

Posted Image

Thiếu tướng La Viện, chuyên gia phân tích các vấn đề Biển Đông của Trung Quốc.

Theo Sankei, Thiếu tướng La Viện - Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc - đã đưa ra đề xuất trên trong bài viết đang trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc số ra ngày 9/7.

Bài báo khẳng định Bắc Kinh nên xem xét thiết lập khu vực tập trận hải quân ở gần quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), để qua đó chính thức khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình đối với quần đảo này.

Theo Thiếu tướng họ La, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã chiếm đóng Okinawa và thiết lập địa điểm bắn đạn thật ở Điếu Ngư/Senkaku. Hiện nay, do Điếu Ngư/Senkaku là lãnh thổ của Trung Quốc nên Bắc Kinh cũng cần tính đến chuyện lập địa điểm bắn đạn thật tại đây.

Ngoài ra, để bảo vệ các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá ở vùng biển quanh quần đảo này, Trung Quốc nên đưa dân quân lên các thuyền đánh cá, núp dưới danh nghĩa “nhân viên bảo vệ ngư nghiệp” để tạo thế “cài răng lược” trong chiến dịch “quân dân cá nước”.

Trong bài viết này, Thiếu tướng La Viện cũng đề xuất đặt tên cho tàu sân bay do nước này chế tạo là “Đảo Điếu Ngư” nhằm thu hút dư luận trong và ngoài nước về tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo này.

Senkaku/Điếu Ngư đang tiếp tục trở thành tâm điểm nóng trong vụ tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc sau hàng loạt động thái gần đây của hai nước, đặc biệt sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết chính phủ Nhật Bản đang xem xét mua quần đảo Senkaku theo kế hoạch “quốc hữu hóa” của chính quyền Tokyo.

Trong tuyên bố ngày 9/7, Trung Quốc tái khẳng định sẽ không để Nhật Bản thực hiện kế hoạch mua đảo Điếu Ngư.

“Trung Quốc sẽ không cho phép Nhật Bản mua quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Chúng tôi không cho phép bất cứ ai mua hoặc bán lãnh thổ bất khả xâm phạm của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm kiên quyết bảo vệ quần đảo Điếu Ngư và các đảo liền kề”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân phát biểu tại cuộc họp báo.

Ông Lưu cũng cho biết Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối đến Nhật Bản hôm 8/7, trong đó nêu rõ lập trường kiên định của Bắc Kinh về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Điếu Ngư.

Trung Quốc nhiều lần tuyên bố quần đảo Điếu Ngư và các đảo liền kề là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời xa xưa và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này dựa trên bằng chứng lịch sử không thể bàn cãi.

Đức Vũ

Theo Sankei, Xinhua

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay