Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Cứu người chết sống lại nhờ 25 cây kim châm cứu?

21/06/2012 09:43:18

Posted Image - Một cụ ông 86 tuổi ở Đà Lạt cho biết, cụ từng cứu sống 4 người bị nhồi máu cơ tim đã tắt thở bằng cách dùng 25 cây kim châm vào 25 dây thần kinh trên đầu, cùng lúc tiến hành hô hấp nhân tạo.

Cây kim cứu người từ cõi chết (?)

Không được học Đông y bài bản trong trường lớp, không máy móc hiện đại hỗ trợ khám chữa bệnh, cụ ông này đã tự nghiên cứu những cuốn sách cổ truyền nổi tiếng về Đông - Tây y kết hợp, cùng những cây kim dùng để châm cứu.

Cụ cho biết: "Chính những cây kim đã giúp cụ cứu sống 4 người đột tử vì nhồi máu cơ tim, đã tắt thở hoàn toàn". Posted Image

Cụ ông trong kho sách tại gia về Đông - Tây y lên tới hàng nghìn cuốn mà cụ đi 16 nước trên thế giới để sưu tầm

Không chỉ phân tích cho tôi hiểu rõ về công dụng đặc biệt, hiệu quả mau lẹ của châm cứu đối với bệnh đột tử vì nhồi máu cơ tim, cụ còn dắt tôi qua một đại lý xe gắn máy lớn kề nhà để được nghe kể về việc cách đây hơn 10 năm, chính cụ đã châm cứu giật lại mạng sống một nhân viên tên Tình làm việc tại đây.

Anh Vinh, bạn thân của anh Tình nhớ lại: “Hôm đó tôi và Tình đang làm việc, mỗi người ngồi một góc. Khi tôi quay lại thì thấy Tình nằm bất động trên nền nhà. Nghe tiếng tôi kêu la tán loạn, mọi người hoảng hốt chạy đến thì Tình đã tắt thở. Posted Image

25 vị trí châm cứu trên đầu được cụ ông thực hiện để cứu bệnh nhân đột tử do nhồi máu cơ tim

Nghe tiếng kêu cứu của vợ anh Tình, ông cụ gần nhà liền chạy sang dùng kim châm vào đầu anh Tình rồi hô hấp nhân tạo. Ít phút sau anh Tình mở mắt ngồi dậy trong khi vợ anh Tình vẫn nước mắt ngắn dài tưởng chồng mình đã chết”.

Sau giây phút trấn tĩnh, anh Tình bàng hoàng kể cho mọi người biết lúc đó anh thấy rất nhiều cánh tay nhoài về phía anh đòi kéo anh đi. Trong lúc anh chưa biết làm sao thì có một cánh tay khác xuất hiện gạt hết những cánh tay này ra ngoài. Lúc ấy anh mở mắt và thức tỉnh hoàn toàn".

Anh Tình làm việc tại đây được hơn 1 năm nữa thì cả hai vợ chồng chuyển về quê sinh sống.

Cụ ông cho biết, không riêng gì trường hợp anh Tình, trong suốt 30 năm hành nghề châm cứu cụ còn cứu sống 3 trường hợp khác cũng chính từ 25 cây kim. Cụ tâm sự, 4 trường hợp bị đột tử do nhồi máu cơ tim được cụ cứu sống đều vừa mới tắt thở, tình cờ gặp rồi ra tay cứu chữa chứ không có ai đến mời.

“Những người khác thì tôi không biết, nhưng những trường hợp cứu người đột tử tôi chỉ cứu được những người vừa tắt thở được bốn đến năm phút trở lại, vượt quá thời gian này tôi không thể cứu sống” - cụ nói.

Châm teo được u vú (?)

Cụ ông chính thức hành nghề châm cứu chữa bệnh cứu người từ năm 1983 sau 3 năm tự nghiên cứu, học tập qua sách vở. Những người bệnh được cụ đưa ra thực hành tay nghề trong ngày đầu tiên chập chững biết châm cứu là 6 người con.

Cụ còn nhớ rõ tối hôm đó, đứa con thứ 5 bị sốt, cụ mạnh dạn mang kim ra châm cứu cho con. Vừa thấy kim con đã la khóc om sòm vì sợ đau. Chính cụ cũng không ngờ chỉ khoảng 15 phút sau khi châm cứu, cơn sốt của con mình đã hoàn toàn mất hẳn, con nằm ngủ ngon

lành.

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Thanh Trang - người được châm cứu chữa khỏi u nang tuyến vú

Bà Nguyễn Thị Thanh Trang (72 tuổi, đường Mai Hắc Đế, TP Đà Lạt) là một trong những bệnh nhân được cụ chữa trị bệnh u nang tuyến vú bằng phương pháp châm cứu hệ thần kinh kể lại: Mặc dù đã đi viện mổ bỏ những khối u này nhưng chỉ một thời gian sau khối u lại bùng phát, khi được cụ châm cứu, những khối u mềm dần và mất hẳn. Điều đặc biệt, châm cứu chữa bệnh không đau, hiệu quả nhanh, lại có thể giúp tôi ngủ rất tốt. Đến nay tôi đang rất khỏe mạnh”.

Trong suốt thời gian châm cứu cho bà Trang cũng như điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân khác, cụ chưa bao giờ nhận tiền hậu tạ của gia đình bệnh nhân, kể cả nhưng gia đình giàu có, quyền thế. Cụ quan niệm, mục đích hành nghề là ra tay cứu người, làm điều thiện chứ không phải là để kinh doanh kiếm tiền trên những nỗi đau đớn của người bệnh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Trang sau khi được cụ ông điều trị khỏi bệnh đã có ý trả ơn một ít tiền để cụ làm kinh phí đi đường chữa bệnh cho người khác nhưng cụ ông cũng nhất quyết từ chối. Không thuyết phục được cụ nhận tiền, nhà là đại lý bán thuốc tây nên bà Trang gói một bịch bông, ít lọ cồn… kèm theo vài chai nước ngọt để biếu nhưng cụ cũng không nhận.

Posted Image

Mỗi loại bệnh cùng những phương pháp châm cứu đều được cụ ghi chép lại đầy đủ, chi tiết.

Bất kể ngày hay đêm, xa hay gần ở đâu có tiếng kêu cứu của người bệnh là ở đó cụ ông có mặt mà chưa bao giờ cụ chịu nhận một đồng tiền bồi dưỡng hoặc kinh phí đi lại.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Hội viện Hội Đông y Lâm Đồng, việc cứu sống bệnh nhân đột tử vì nhồi máu cơ tim bằng phương pháp châm cứu là có thể nhưng phải kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công cũng rất hi hữu bởi khi phát hiện, bệnh nhân đột tử thường đã tắt thở, chết lâm sàng.

Khắc Lịch

Các chuyên gia châm cứu, các nhà khoa học nói gì về phương pháp này? Mời bạn đọc đón xem kỳ II: Tranh cãi của các nhà khoa học về phương pháp châm cứu kỳ lạ

================================

Các chuyên gia châm cứu, các nhà khoa học nói gì về phương pháp này? Mời bạn đọc đón xem kỳ II: Tranh cãi của các nhà khoa học về phương pháp châm cứu kỳ lạ

Lại sắp sửa khoa học chưa công nhận, "khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp, đòi hỏi những điều kiện khắt khe, để được khoa học công nhận cần nhiều yếu tố".....

Không cần xem kỳ II cũng biết thế. Không tin để chờ xem. Ai khen thì không sao. Bày đặt chê Thiên Sứ tui cho vào chuyện hài hết. Hãy đợi đấy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiều nữ “thụt két” Văn phòng Hãng thông tấn AP (Mỹ) lĩnh án”:

Thứ Năm, 21/06/2012 - 15:48

Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Thị Vân Hương 8 năm tù giam, thấp hơn nhiều so với hình phạt mà Viện Kiểm sát đã đề nghị trước đó. Nhưng dẫu sao, với một người xinh đẹp, có trình độ học vấn cao, có năng lực như Vân Hương thì đây là sự trả giá quá đắt.

Giá đắt cho một mỹ nhân trí thức

Posted Image

Người đẹp Vân Hương trước vành móng ngựa.

Sáng 7/6 vừa qua, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiến hành xét xử vụ án Nguyễn Thị Vân Hương (39 tuổi), nguyên trợ lý Văn phòng thường trú Hãng thông tấn AP của Mỹ tại Hà Nội, can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo buộc của cơ quan công tố, lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được cơ quan giao (quản lý quỹ tiền mặt, lập chứng từ thanh toán liên quan đến hoạt động của văn phòng, giao dịch với ngân hàng, lập ủy nhiệm chi và séc rút tiền mặt…), trong thời gian 2007-2008, Vân Hương đã có hành vi tẩy xóa, ký khống tên người có thẩm quyền của Văn phòng thường trú AP tại Hà Nội trên 17 séc và lệnh chuyển tiền để chiếm đoạt số tiền trên 7,2 tỉ đồng. Tính đến nay Hương mới trả cho Văn phòng AP trên 2,2 tỉ đồng, còn lại gần 5 tỉ đồng không có khả năng khắc phục hậu quả.

Sở dĩ phóng viên các báo khi đưa tin thường gọi Nguyễn Thị Vân Hương là mỹ nhân, kiều nữ, người đẹp… bởi ngay cả khi đứng trước vành móng ngựa với gương mặt mộc không son phấn thì tất cả mọi người vẫn nhận ra vẻ đẹp mặn mà của cô. 40 tuổi, có 2 cô con gái đang độ tuổi học cấp 2 nhưng Vân Hương vẫn giữ được vóc dáng thanh mảnh.

So với thời điểm bị bắt giữ khi đang thuê nhà ở trốn truy nã tại phố Cầu Đất, phường Chương Dương vào tháng 9/2011, "người đẹp AP" có phần gầy hơn, nhan sắc cũng có phần tàn phai nhiều. Một cán bộ công an làm công tác dẫn giải phạm nhân cho biết, Nguyễn Thị Vân Hương bị sốc từ khi nhận được bản cáo trạng truy tố cô ta theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Buổi sáng từ Trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội, Vân Hương đã khóc, mắt sưng mọng.

Vân Hương đứng lọt thỏm trong vành móng ngựa. Phòng xử khá rộng nên trông cô càng nhỏ bé, mong manh. Tiếng của cô lại nhỏ nên hầu như ngoài hội đồng xét xử, những người dự không nghe rõ lời của người đẹp. Thỉnh thoảng chỉ nghe có tiếng sụt sịt, tiếng nấc của mỹ nhân mỗi khi xúc động.

Hàng ghế phía dưới lác đác vài người. Một là đại diện của Văn phòng AP. Vài người còn lại là người nhà của Vân Hương. Một người phụ nữ nét mặt thanh tú, xưng là dì ruột của Vân Hương thở dài bảo, vợ chồng Hương ly thân đã lâu. Hai đứa con của Vân Hương không biết hôm nay là ngày xét xử mẹ. Chúng còn trẻ con, người lớn không muốn chúng chứng kiến cảnh mẹ đứng trước vành móng ngựa.

Từ ngày Vân Hương trốn truy nã, hai đứa trẻ được giải thích mẹ đi nước ngoài. Còn bố mẹ của Vân Hương thì đang ốm liệt giường. Từ khi Vân Hương gây ra chuyện, bố cô lâm bệnh đau tim. "Bà nội nó đang nguy kịch lắm, chẳng biết đi lúc nào. Hôm nay con cháu đang túc trực bên giường" - một người dì khác của Hương thông tin.

Trong phần xét hỏi, vị chủ tọa phiên tòa hỏi lương tháng của Vân Hương tại Văn phòng AP. Hương đáp cô được trả gần 1.000 USD/tháng và cho biết số tiền đó đủ trang trải cuộc sống. "Vậy lý do vì sao bị cáo lại chiếm đoạt tiền?". Vân Hương trả lời rằng, cô muốn làm giàu nhanh nên dẫn đến sai lầm. Số tiền chiếm đoạt được cô ném vào chứng khoán và đã trắng tay chỉ sau một thời gian ngắn.

Vị chủ tọa phiên tòa phân tích: "Mình là người có trình độ, tốt nghiệp đại học, lại công tác qua nhiều cơ quan, khi vào làm việc tại Văn phòng AP ở tuổi đã chững chạc, lại được giao trọng trách quan trọng, là niềm mơ ước của nhiều người…". Vân Hương đưa tay lên lau nước mắt liên tục.

"Chúng tôi đã xét xử nhiều vụ án, với những người có trình độ kém đã đành. Đằng này bị cáo có nhận thức tốt, gia đình, học hành cơ bản nhưng bị cáo lại không chịu tu dưỡng thành người tốt, để bây giờ bao công lao nuôi dưỡng của bố mẹ, công sức phấn đấu của bản thân giờ thành con số không". Những lời thấm thía của vị thẩm phán khiến Vân Hương khóc to hơn.

"Quan điểm của Viện Kiểm sát là trình độ học vấn cao hơn người khác thì phải hiểu được mức độ phạm tội sẽ đi đến đâu" - Đại diện VKSND TP Hà Nội phát biểu và đề nghị HĐXX khi xem xét, quyết định hình phạt đối với bị cáo phải có tác dụng giáo dục cải tạo và phòng ngừa chung, nhất là trong tình hình đấu tranh phòng ngừa tội phạm lừa đảo đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Điều bất ngờ là khi được mời phát biểu, mặc dù trước đó có đơn tố cáo hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Vân Hương gửi Cơ quan Công an, song từ đầu đến cuối phiên tòa, đại diện Văn phòng AP đã đứng lên "xin" cho Vân Hương toàn bộ. Vị đại diện này nói: "Văn phòng AP hoàn toàn thông cảm với hoàn cảnh của chị Hương có bố mẹ già và hai con nhỏ nên đồng ý miễn toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho chị Hương. Đồng thời đề nghị HĐXX cho Hương hưởng mức án thấp nhất, tạo điều kiện cho cô làm lại cuộc đời, chăm sóc bố mẹ và nuôi hai con".

Một người thân của Vân Hương cho biết, khi người đẹp bị bắt, tất cả họ hàng đã tập trung bàn nhau giúp cô khắc phục hậu quả. Phương án đặt ra là mỗi người giúp một ít. Bố mẹ Vân Hương cũng quyết định sẽ bán cả nhà để cứu con. Sau khi biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình Hương, Văn phòng AP đã quyết định không yêu cầu cô khắc phục phần trách nhiệm dân sự phải bồi thường. Trước khi phiên tòa diễn ra, Văn phòng AP đã có văn bản kiến nghị, đề nghị Tòa án xem xét giảm nhẹ tối đa hình phạt cho bị cáo.

Được nói lời sau cùng, người đẹp Vân Hương giàn giụa nước mắt. Cô gửi lời xin lỗi tất cả người thân, gia đình, những người làm việc tại Văn phòng AP. Cô cũng không quên cảm ơn việc làm nhân văn của Văn phòng AP đối với cá nhân cô và gia đình.

Với nhiều tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt người đẹp Nguyễn Thị Vân Hương 8 năm tù giam, thấp hơn nhiều so với hình phạt mà Viện Kiểm sát đã đề nghị trước đó. Nhưng dẫu sao, với một người xinh đẹp, có trình độ học vấn cao, có năng lực như Vân Hương thì đây là sự trả giá quá đắt. Gia đình, sự nghiệp là những gì cô đã phải đánh đổi cho hành vi phạm tội của mình.

Theo H.V

Công an nhân dân

========================

Tôi không ấn tượng gì lắm với hiện tượng người đẹp có học vấn cao, nhưng vẫn phạm tội và đi tù. Nhưng điều mà tôi suy ngẫm là hãng AP "quyết định không yêu cầu cô khắc phục phần trách nhiệm dân sự phải bồi thường" "Trước khi phiên tòa diễn ra, Văn phòng AP đã có văn bản kiến nghị, đề nghị Tòa án xem xét giảm nhẹ tối đa hình phạt cho bị cáo".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc chấp nhận sống chung với tham nhũng?

Thứ Sáu, 22/06/2012, 06:54 (GMT+7)

TT - Các vụ tham nhũng đang tăng lên ở Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc mới thành lập Văn phòng chống tham nhũng quốc gia.

Posted Image

Phó tổng kiến trúc sư trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc Trương Thự Quang, đại quan tham năm 2011 - Ảnh: People

Năm năm sau, tham nhũng vẫn không chịu lùi bước mà còn tăng về số lượng vụ việc, ở cấp cao và lan rộng nhiều lĩnh vực. Đến mức mà tại kỳ họp quốc hội hồi tháng 3-2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Phó chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều lên tiếng cảnh báo về hiểm họa tham nhũng. Ông Ôn Gia Bảo đã báo động: “Tham nhũng là nguy cơ lớn nhất đối với Đảng Cộng sản. Nếu không giải quyết thích đáng thì bản chất của chế độ sẽ thay đổi và Đảng sẽ đánh mất quyền lãnh đạo”.

Thế nhưng, Thời Báo Hoàn Cầu, ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo, trong một xã luận mới đây đã cho rằng Trung Quốc cần phải nhân nhượng và sống chung với tham nhũng. Mở đầu bài xã luận, tờ báo này thừa nhận tham nhũng ở Trung Quốc đang nghiêm trọng, nhưng Trung Quốc chưa đủ điều kiện để tiêu diệt tận gốc tham nhũng. Nhiều người cho rằng chỉ cần Trung Quốc trở thành một nước dân chủ là có thể dễ dàng giải quyết được vấn đề này, nhưng đó đúng là một sự ngây thơ lớn. Châu Á đã có nhiều nước dân chủ, ở đó tham nhũng đang hoành hành còn dữ dội hơn cả ở Trung Quốc. Nhưng rõ ràng Trung Quốc là nước mà ở đó “cảm nhận về tham nhũng” là nhức nhối nhất!

Vẫn theo tờ báo, nguyên tắc đạo đức “cán bộ là công bộc của dân” đã ăn sâu vào não trạng của người dân. Thế nhưng nguyên tắc này lại khó áp dụng trước sức tấn công của kinh tế thị trường, dẫn đến việc các quan chức xem nhẹ, thậm chí phản bội nó, lợi dụng các kẽ hở của nhà nước để luồn lách và trục lợi.

Tờ báo khẳng định không một quốc gia nào có thể diệt trừ tận gốc tham nhũng, nên điều quan trọng nhất là giữ cho thảm họa này ở mức nhất định có thể chấp nhận được đối với người dân, và chỉ làm như thế thôi thì Trung Quốc đã khó đạt được rồi. Bởi vì, theo tờ báo, Trung Quốc không có những định chế để phòng chống tham nhũng và dẫn chứng Singapore và Hong Kong áp dụng chế độ trả lương cao cho viên chức để khuyến khích họ toàn tâm toàn ý phục vụ. Hay như ở Mỹ, những người ra ứng cử thường rất giàu. Còn những người bình thường vào làm việc trong bộ máy công quyền thì cố gầy dựng tên tuổi và các mối quan hệ để khi không còn là viên chức nữa, họ có thể kiếm tiền từ những lợi thế này.

Tờ báo viết tiếp: dư luận Trung Quốc sẽ không chấp nhận việc tăng lương cao cho viên chức và các quy định cũng không cho phép họ sử dụng ảnh hưởng cùng các quan hệ đã có để trục lợi sau khi hết làm viên chức. Người dân cũng không mấy thiện cảm với những người giàu có nắm giữ các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. Tiền lương của quan chức ở Trung Quốc hiện rất thấp, bởi vậy các quan chức địa phương thường phải tự tạo nên những lợi thế riêng trong quan hệ bằng các “nguyên tắc ngầm”.

Xã hội Trung Quốc hiện bị chi phối bởi những “nguyên tắc ngầm”, không chỉ trong các lĩnh vực công mà còn cả trong những lĩnh vực nghề nghiệp như thầy giáo, thầy thuốc. Vì thế nhiều người đang có những khoản thu nhập ngầm bên cạnh đồng lương chính thức ít ỏi của mình.

Đâu là ranh giới cho những nguyên tắc ngầm này? Ranh giới này khá mịt mờ và đó là lý do vì sao hiện có nhiều vụ tham nhũng, đôi khi còn có cả những “ổ tham nhũng”.

Đi đầu trong làn sóng phản ứng dữ dội, thậm chí “ném đá” Thời Báo Hoàn Cầu là báo Thanh Niên Trung Quốc khi cho rằng Thời Báo Hoàn Cầu đã có những lý lẽ phi lý và lệch lạc đến sửng sốt. Tờ báo khẳng định không tiêu diệt tận gốc tham nhũng mà giữ nó ở mức độ có thể chấp nhận được là đi ngược lại lương tri và tinh thần của một nhà nước pháp trị. Nói rằng người dân có thể chấp nhận ở một mức độ nhất định và sống chung với tham nhũng chẳng khác nào nói rằng tham nhũng chỉ là một hiện tượng bình thường.

Báo Thanh Niên Trung Quốc đặt câu hỏi: Nếu phải chọn lựa thì người dân có sống chung với tham nhũng không? Còn nói rằng Trung Quốc là nước châu Á mà ở đó người dân có “cảm nhận về tham nhũng nhức nhối nhất”, rồi từ đó rút ra kết luận cho rằng nguyên tắc đạo đức “cán bộ là công bộc của dân đã ăn sâu vào não trạng của người dân” chẳng khác nào nói rằng Trung Quốc không phải là nước đang bị tham nhũng hoành hành nhất, mà chỉ là cảm nhận về tham nhũng được cho là nhức nhối nhất thôi.

Theo báo này, nói thế chẳng khác nào nói rằng tham nhũng không thật sự nghiêm trọng mà là bảo dân nên giảm bớt sự trông đợi vào cán bộ. Nói như thế thật quái đản, bởi nếu thế cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ lâm nguy. Kiểu lập luận lệch lạc ấy thay vì bảo vệ cán bộ, thay vì quan tâm đến tương lai của đất nước thì lại đang đẩy đất nước đến thảm họa.

Tờ báo cay đắng tự hỏi: Phải chăng mong muốn cán bộ là công bộc của dân là mong muốn phi thực tế? Và câu trả lời chắc

chắn là không rồi. Đòi hỏi cán bộ là công bộc của dân không phải là chuyện riêng của Trung Quốc. Các viên chức ở mọi nước đều có trách nhiệm này, bởi điều này nằm trong sứ mệnh và là chuẩn mực toàn cầu. Cảm giác nhức nhối về tham nhũng nơi người dân là từ chính hiện trạng tham nhũng. Để xóa đi cảm giác nhức nhối này, giải pháp duy nhất là dấn thân vào cuộc đấu tranh chung chống tham nhũng và đặt quyền lực dưới các thiết chế và sự giám sát.

Nhiều tờ báo khác như Thương Báo Thành Đô hay Tin Tức Kinh Tế Trung Quốc cũng ủng hộ quan điểm này của báo Thanh Niên Trung Quốc.

Trên mạng Internet, nhiều người Trung Quốc cho rằng xã luận của Thời Báo Hoàn Cầu phản ánh quan điểm của giới quan chức Trung Quốc. “Cuối cùng họ cũng đã lòi ra suy nghĩ trong bụng của mình” - một blogger viết trên mạng Weibo.

Chuyên gia luật nổi tiếng Từ Tân mỉa mai: “Nếu cho phép một mức độ tham nhũng nhất định thì rồi đây sẽ xuất hiện một số lượng vụ tai nạn đường sắt cao tốc nhất định, một lượng thuốc độc nhất định trong sữa, một lượng hóa chất nhất định trong thực phẩm, những giảm thiểu nhất định của các cuộc điều tra tham nhũng, những sự dối trá nhất định trong thông tin, sự suy thoái xã hội nhất định...”.

MỸ - NGUYỄN

===================

Tờ báo khẳng định không một quốc gia nào có thể diệt trừ tận gốc tham nhũng

Đồng ý là không có quốc gia nào mà không có tham nhũng. Nhưng với việc dùng từ "gốc" tham nhũng thì chỉ có tính mỹ từ! Có biết cái gốc của nó ở đâu đâu mà trừ!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Trung Quốc lại lớn tiếng

nhật lúc :12:24 PM, 22/06/2012

Reuters đưa tin, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển vào ngày 21/6.

(ĐVO) Cũng theo nguồn tin, Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc, Doãn Trác (Yin Zhuo) trả lời tờ Nhân dân Nhật Báo (Trung Quốc) cho hay, Trung Quốc có đầy đủ khả năng để chống lại cái mà nước này gọi là "bất kỳ sự khiêu khích".

“Hải quân của chúng ta hoàn toàn có khả năng và sự tự tin để sử dụng vũ khí với mục đích bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như những quyền lợi hàng hải của Trung Quốc. Chúng ta chỉ đang chờ một mệnh lệnh”, viên tướng này nói.

Trong những ngày qua, cả Bắc Kinh và Manila đều viện dẫn lý do thời tiết không thuận lợi để đưa thuyền của mình ra khu vực bãi cạn Scarborough, vốn là trung tâm tranh chấp từ 2 tháng nay. Tuy nhiên Trung Quốc đã chi gần 1 tỷ USD để lắp đặt các thiết bị nước sâu với ý định thăm dò khu vực đang tranh chấp này.

Biển Đông được coi là “điểm nóng” lớn nhất, gây mâu thuẫn ở châu Á và căng thẳng ngày càng gia tăng kể từ khi Mỹ áp dụng chính sách tăng cường sự ảnh hưởng của mình ở khu vực này vào năm 2011.

Phan Anh (theo Reuters)

=====================

Tướng thì phải nói to. Cái này Thiên Sứ tui thông cảm. Nhưng khi đã chuyển tải nội dung lên web hoặc báo giấy bằng những ký tự thì cường độ âm thanh của ông tướng và lão ăn mày không gây ấn tượng cho người đọc.

“Hải quân của chúng ta hoàn toàn có khả năng và sự tự tin để sử dụng vũ khí với mục đích bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như những quyền lợi hàng hải của Trung Quốc. Chúng ta chỉ đang chờ một mệnh lệnh”, viên tướng này nói.

Ấy là ông ý lên tiếng mạnh mẽ với mấy nước nhỏ thôi. Nhưng những nước nhỏ như Việt Nam , Lào thì không có tham vọng chiến tranh. Bởi vậy sự dũng cảm của ông tướng này sẽ có dịp thể hiện với quân lực Hoa Kỳ.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc xem nhẹ Không quân Nhân dân Việt Nam

Cập nhật lúc :10:43 AM, 22/06/2012

Truyền thông Trung Quốc cho rằng dù Không quân Việt Nam có hiện đại hoá thì cũng không thể “đấu” lại được họ.

(ĐVO) Tại một cuộc họp báo ngày 21/6 tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, Hỗng Lỗi đã phản đối những chuyến bay tuần tra được các chiến đấu cơ Su-27 của Việt Nam thực hiện trên khu vực quần đảo Trường Sa thuộc vùng biển Đông.

Theo các quan chức quân sự Việt Nam, các chuyến bay của các chiến đấu cơ trong khu vực quần đảo Trường Sa sẽ được thực hiện định kỳ và thường xuyên.

>> Tiêm kích Su-27 bay bảo vệ Trường Sa

Hiện nay, Việt Nam từng bước hiện đại hoá lực lượng không quân của mình bằng việc thay thế những chiến đấu cơ MiG-21 và Su-22 bằng những máy bay hiện đại hơn. Nguồn tin nhận định, tuy có số lượng nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhưng các máy bay MiG-21 và Su-22 của Việt Nam có phần lạc hậu so với các máy bay đang có trong biên chế không quân Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Hiện tại Việt Nam mua máy bay chiến đấu hiện đại từ Nga. Nguồn tin cho biết, Việt Nam có kế hoạch mua khoảng 72 chiếc Su-30 để trang bị cho 3 sư đoàn không quân.

Posted Image

Su-30MK2V của Không quân Việt Nam.

Tuy nhiên theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, kế hoạch hiện đại hoá này cũng chẳng thể giúp Không quân Việt Nam chiến thắng trong các cuộc xung đột trong tương lai.

Cụ thể, Su-27 khó có thể trợ lực được cho lực lượng Lục quân và Hải quân vì khả năng chuyên chở của nó khá hạn chế. Su-27 cũng không tác chiến lâu được do không thể tiếp nhiên liệu trên không. Nếu không có máy bay cảnh báo sớm thì khả năng tấn công của Su-30MK2V cũng bị hạn chế.

Đài này cũng cho rằng, khi Việt Nam có sắm đủ 72 Su-30 vào năm 2015, khả năng tác chiến của lực lượng Không quân Việt Nam cũng sẽ không được cải thiện là bao.

Hiền Thảo (theo Want China Times)

==============================

Truyền thông Trung Quốc cho rằng dù Không quân Việt Nam có hiện đại hoá thì cũng không thể “đấu” lại được họ.

Người Việt Nam mạnh hay yếu gì thì quân đội cũng chỉ để tự vệ và bảo vệ đất nước. Bởi vậy các vị Trung Quốc xem nhẹ hay xem nặng là thế nào? Các vị muốn cái gì mà xem nhẹ với xem nặng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiêm kích Trung Quốc và 'tình yêu mãnh liệt với mặt đất'

Cập nhật lúc :2:16 PM, 22/06/2012

Nguồn: http://quocphong.bao.../218426.datviet

Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa lực lượng Không quân, thay mới toàn bộ tiêm kích J-7, J-8II bằng tiêm kích mạnh hơn, hiện đại hơn.

(ĐVO) Thay vì chi ngân sách mua mới, Trung Quốc tự mình phát triển sản xuất tiêm kích. Tất nhiên, theo truyền thống từ xưa tới nay, hầu hết các thiết kế Trung Quốc đều đi sao chép thiết kế nước ngoài.

Chiêu bài mà nước này đưa ra thường là, mua một lượng nhỏ của nước ngoài rồi tiến hành mổ xẻ, nghiên cứu sao chép lại y nguyên thiết kế nước đó, điển hình từ Nga - nạn nhân của nạn sao chép công nghệ quốc phòng.Hoặc thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất, ban đầu nhập linh kiện nước ngoài, dần dần “bí mật” nội địa hóa từng phần. Và cuối cùng là sản xuất ra mẫu nội địa hóa hoàn toàn.

Dù là có thể sao chép giống tới 99,99%, nhưng dẫu sao công nghệ của Trung Quốc không thể bằng công nghệ “gốc”, chất lượng máy bay cũng vậy, luôn luôn thua kém nước ngoài.

Một số dòng tiêm kích hiện đại J-10, J-11 và kể cả J-20 đều đã từng “dính” vụ tai nạn mà từ đó người ta có thể thấy "bộ mặt thực" vũ khí Trung Quốc, so với những gì mà họ rêu rao bên ngoài về sức mạnh chiến đấu cơ tiên tiến của họ.

Dưới đây là một số hình ảnh tiêm kích tiên tiến nhất của Trung Quốc gặp nạn:

Posted Image

Một trong những lùm xùm liên quan tới máy bay Trung Quốc là tiêm kích đa năng J-10 - "bộ mặt mới" của Không quân Trung Quốc hiện đại, "xương sống" sức mạnh trên không Trung Quốc.

Posted Image

Nhưng ít ai biết rằng, bên ngoài "bộ mặt hào nhoáng" của những chiếc tiêm kích J-10 "bóng lộn" là sự thật động trời về những vụ tai nạn thảm khốc của máy bay hiện đại hàng đầu thế giới, mà nguyên nhân hầu hết do các vấn đề kỹ thuật máy bay.

Hình ảnh trên là của một vụ tai nạn J-10 xảy ra vào ngày 13/4/2010 ở một địa điểm bí mật gần Thiên Tân. Vụ việc đã làm thiệt mạng một phi công - Đại tá chỉ huy trưởng Sư đoàn không quân số 9.

Theo những thông tin được trang tin địa phương đăng tải, có tới 200 chi tiết chiếc J-10 làm việc không hiệu quả dẫn tới tai nạn (>> chi tiết).

Posted Image

Trước đó, trong năm 2007-2009, J-10 gặp 3 vụ tai nạn, nguyên nhân đều do các yếu tố từ hệ thống kiểm soát động cơ, động cơ đột ngột chết máy trên không.

Posted Image

Và gần đây nhất, năm 2012, một trang tin tiếng Nga đã đăng tải hình ảnh liên quan tới một chiếc J-10AS "hôn mặt đất". Theo quan sát, có thể thấy rằng, bánh đáp ở đầu máy bay đã không mở ra hoặc bị "gãy" trong quá trình hạ cánh (>> chi tiết).

Posted Image

Bên cạnh J-10, một loại máy bay tiên tiến hiện đại hàng đầu thế giới của Trung Quốc, J-11 (sao chép Su-27) cũng dính nhiều vụ tai nạn mà phần nhiều liên quan tới câu chuyện "chất lượng", luôn luôn nhớ đến khi nhắc tới "hàng Trung Quốc".

Posted Image

Năm 2012, một chiếc J-11BS được điều khiển bởi hai viên phi công đang thực hiện bài bay huấn luyện trên không, đột ngột vòm kính buồng lái phi công ngồi sau bị vỡ làm người này bị thương ở mặt. Rất may, phi công đã điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.

Vụ việc này đặt ra dấu hỏi lớn đối với chất lượng vòm kính buồng lái trên J-11BS. Trước đó, năm 2010, đã có thông tin về việc một lô hàng J-11 xảy ra rung động bất thường khi cất cánh.

Posted Image

Một vụ tai nạn khác của của J-11 Trung Quốc, trong ảnh phần bánh đà đã hạ xuống, không rõ vì lý do gì lại làm chiếc J-11 "thơm đất".

Posted Image

Tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17 do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc đã đặt mục tiêu lớn sẽ xuất khẩu 300 chiếc JF-17, nhưng xem ra Trung Quốc còn nhiều điều phải làm để chứng minh độ đáng tin cậy máy bay.

Posted Image

Tháng 11/2011, một chiếc JF-17 khi đang trình diễn "trước hàng nghìn con mắt" ở thành phố Chiết Giang thì gặp nạn. Trong ảnh: Hình ảnh "niềm hi vọng" thị trường xuất khẩu tiêm kích giá rẻ Trung Quốc lao đầu xuống đất.

Posted Image

Cùng thời điểm JF-11 Trung Quốc gặp nạn, chiếc JF-17 của Không quân Pakistan đã "cắm đầu xuống đất" vì lý do kỹ thuật. Pakistan là đối tác hợp tác sản xuất JF-17 với Trung Quốc.

Rõ ràng, với nhiều vụ tai nạn "mật độ hơi dày", nhiều nước có lẽ rất ái ngại khi mua JF-17. Do đó, tuy được quảng bá nhiều, nhiều nước quan tâm, nhưng tới tận bây giờ, JF-17 vẫn chưa có được đơn đặt hàng nào thêm.

Posted Image

Ngoài J-10, J-11, JF-17, mẫu tiêm kích thế hệ thứ năm thử nghiệm J-20 gần đây cũng dính nghi án "chất lượng".

Posted ImagePosted Image

Trong một cuộc thử nghiệm không rõ thời gian, mẫu thử J-20 đã rơi mất cửa khoang vũ khí khi hạ cánh.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiêm kích Trung Quốc và 'tình yêu mãnh liệt với mặt đất'

Cập nhật lúc :2:16 PM, 22/06/2012

Nguồn: http://quocphong.bao.../218426.datviet

Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa lực lượng Không quân, thay mới toàn bộ tiêm kích J-7, J-8II bằng tiêm kích mạnh hơn, hiện đại hơn.

(ĐVO) Thay vì chi ngân sách mua mới, Trung Quốc tự mình phát triển sản xuất tiêm kích. Tất nhiên, theo truyền thống từ xưa tới nay, hầu hết các thiết kế Trung Quốc đều đi sao chép thiết kế nước ngoài.

Posted Image

==========================

Rất tiếc! Thông tin hơi bị muôn. Chứ không đưa vào topic LỜI TIÊN TRI với dòng chữ: "Tai nạn tăng năng..." để kiểm chứng cùng với lật phà, chìm tàu, cháy nhà....vv.....và ....vv....

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

EU-Mỹ sắp đàm phán hiệp định thương mại tự do?

> Malaysia - Úc ký FTA

Một bản báo cáo được công bố ngày 20-6, trong đó kêu gọi mở cửa thị trường hơn nữa và đồng thuận về tiêu chuẩn chất lượng, đã giúp Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ tiến gần hơn tới thời điểm bắt đầu các cuộc đàm phán thiết lập khu vực thương mại tự do, vốn lâu nay vẫn chỉ là niềm mơ ước của cả hai bên.

Posted Image

Thương mại tự do EU-Mỹ sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy tăng trưởng. Nguồn: Bloomberg.

Trong báo cáo của mình, Nhóm Công tác cấp cao EU-Mỹ cho rằng, một thỏa thuận thương mại tự do tổng quát có thể sẽ giúp xóa bỏ các loại thuế quan và hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

Không những thế, nó còn góp phần tăng cường khả năng tương thích giữa hai bên về luật lệ và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhất là đối với các quy định về an toàn và sức khỏe.

Theo nhóm này, thỏa thuận thương mại tự do EU-Mỹ sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lực cạnh tranh xuyên Đại Tây Dương.

Hai bên cũng nên tìm cách thiết lập một thị trường thống nhất hơn nữa thông qua việc xử lý những vấn đề nảy sinh liên quan kỹ thuật, thủ tục... Để giảm bớt những khác biệt, hướng tới mục tiêu khởi động đàm phán, quan chức và doanh nghiệp EU-Mỹ cần phải đưa ra những đề xuất cụ thể từ nay đến cuối năm 2012.

Đề cập bản báo cáo tại buổi họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở thành phố Los Cabos, Mexico, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Mỹ và EU đã nhất trí triển khai bước đi tiếp theo, hướng tới mục tiêu khởi động đàm phán nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác về thương mại và đầu tư.

Ông Obama và các nhà lãnh đạo EU yêu cầu Nhóm Công tác cần nhanh chóng hoàn thành công việc để trong năm 2012 có thể đi đến quyết định chính thức.

Trong tuyên bố chung của Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, các nhà lãnh đạo khẳng định rằng, một kết quả tích cực không chỉ góp phần tăng cường quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương, mà còn giúp giải quyết những thách thức về cơ hội tiếp cận thị trường đặt ra với bên thứ ba, và tạo tiền đề thuận lợi thúc đẩy nỗ lực tự do hóa thương mại đa phương.

Đặc biệt, vào thời điểm hiện nay, một sáng kiến mạnh mẽ nhằm mở rộng đầu tư và thương mại sẽ là động lực quan trọng cho chiến lược tạo thêm việc làm và duy trì tốc độ tăng trưởng của cả Mỹ và EU.

Đại sứ EU tại Mỹ Joao Vale de Almeida cho rằng, bản báo cáo và những định hướng của các nhà lãnh đạo là tin tốt lành đối với nền kinh tế hai bờ Đại Tây Dương.

Mỹ-EU hiện là một trong những quan hệ đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, doanh nghiệp hai bên từ lâu vẫn theo đuổi một thỏa thuận thương mại tự do nhằm xóa bỏ các loại thuế quan và vượt qua những rào cản kỹ thuật vốn gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực, từ dịch vụ tài chính cho tới công nghiệp hóa chất.

Bên cạnh đó là sự thống nhất về tiêu chuẩn sản phẩm để kết quả thử nghiệm một chiếc ôtô ở Mỹ cũng được chấp nhận ở châu Âu, một loại thuốc được EU cấp chứng nhận an toàn thì không phải trải qua sát hạch ở Mỹ.

Hiện nay, giới chức EU và Mỹ vẫn lo ngại rằng, quá trình đàm phán về khu vực thương mại tự do sẽ kéo dài nhiều năm mà không mang lại kết quả, tương tự vòng đàm phán Doha về thương mại thế giới vẫn bế tắc từ năm 2001.

TTXVN

========================

Trong những bài viết của tôi vẫn xác định rằng: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này chính là một sự lột xác để tiến hóa. Đó là một quy luật tất yếu theo cái nhìn từ Lý Học Đông phương và tất nhiên để chứng tỏ tính quy luật này, chúng tôi đã dự báo trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 và diễn biến từng năm. Nhưng nhân loại sau đó sẽ như thế nào nếu vượt qua được cuộc khủng hoảng này và nó sẽ không lặp lai với một cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu? Và trước một cuộc lột xác hoàn hảo để có một cuộc hội nhập toàn cầu cái gì sẽ xảy ra?

Vấn đề này có thể được trả lời từ góc độ của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - sau khi TTNC LHDP hoàn thiện và ổn định về mặt tổ chức.

Nhưng tôi có thể xác định rằng: Những hiệp đinh thương mai tự do này chính là những dấu hiệu của tiến trình phát triển sau đó. Vấn đề còn lại là cách giải quyết của các bên tham gia.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh hoàng vụ nữ diễn viên xinh đẹp bị tạt axít

Từng là diễn viên kịch nói, số phận đã đưa đẩy chị phải từ bỏ đam mê nghệ thuật vì cuộc sống cơm áo gạo tiền. Bất hạnh liên tiếp đổ xuống đầu chị. Những cuộc hôn nhân tan vỡ. Người chồng thứ hai trong một cơn cuồng ghen đã thuê người tạt axít hủy hoại dung nhan của chị. Vượt lên tận cùng của nỗi đau, người đàn bà ấy không chịu khuất phục số phận nghiệt ngã…

Năm 1997, tại Hà Nội từng xôn xao vụ án bà chủ cửa hàng rèm Công Anh (phố Cầu Giấy) bị người chồng cũ do ghen tuông đã thuê người tạt axít hủy hoại khuôn mặt. Người ta bảo sau tai nạn, người đàn bà ấy luôn trùm khăn kín mít chỉ để hở ra đôi mắt và không bao giờ tiếp xúc với người lạ. Có người lại bảo bà chủ cửa hàng đã bỏ đi biệt tích để không ai nhìn thấy gương mặt xấu xí của mình.

15 năm sau, tình cờ tôi gặp lại bà chủ bị tạt axít ngày nào. Trên gương mặt chị vẫn còn nhiều vết sẹo, song nụ cười đã trở lại. Bước ra từ bóng tối, người đàn bà đầy nghị lực ấy nay đã trở thành bà chủ của hệ thống cửa hàng kinh doanh mành rèm trang trí lớn nhất khu vực Cầu Giấy. Không chỉ làm giàu cho mình, chị còn giúp đỡ anh em, con cháu trong nhà phát triển nghề kinh doanh rèm gần khắp Hà Nội.

Tình duyên lận đận

Tên chị là Lê Thị Kim Tiến. Sinh năm 1963, tuổi Quý Mão, chị bảo hồi trẻ chẳng tin tử vi tướng số. Nhưng cái câu "Trai Đinh - Nhâm - Quý thì tài, gái Đinh - Nhâm - Quý đi hai lần đò", hình như vận đúng vào người chị. Tình duyên lận đận và đau đớn thay, người gây họa cho chị lại chính là người chồng chung lưng đấu cật một thời.

Posted Image

Chị Tiến quê gốc ở Ninh Giang, Hải Dương. Gia đình chị có truyền thống nghệ thuật. Bố chị chuyên dạy hát chèo trong huyện, kiêm chủ một hiệu ảnh. Nhà có tới 10 anh chị em, chị là thứ 5. Một nửa anh chị em trong nhà theo nghệ thuật với các bộ môn ca múa nhạc, kịch. Ngày xưa ở nhà, bố cưng chiều chị nhất vì trong nhà, chỉ có mình chị hay lụi cụi giúp bố rửa ảnh. Gia đình chị lúc đó, dù đông con nhưng cũng khá sung túc so với cuộc sống của thời bao cấp bấy giờ.

Học xong phổ thông, chị thi tuyển vào Đoàn kịch nói Hải Dương. "Nghe người ta thông báo tuyển thì mình đi tuyển. Không ngờ trúng ngay. Chắc lúc đó xinh xắn nên được tuyển", chị cười nhớ lại một thời tuổi trẻ. Chừng một năm sau thì chị kết hôn. Năm đó chị mới 19 tuổi. Chồng chị cũng là diễn viên kịch nói cùng đoàn và là Trưởng ban chuyên môn, thầy dạy của chị. Thời điểm đó theo quy định của đoàn kịch thì sau khi vào công tác từ 3-5 năm mới được xây dựng gia đình. Chị bảo hồi đó còn trẻ nên nghĩ đã yêu ai thì phải yêu bằng được nên hai người vẫn quyết định làm đám cưới rồi bỏ đoàn kịch. "Quy định như vậy rồi, mình ở lại đoàn cũng khó". Rồi chị theo chồng về quê ở Ân Thi, Hưng Yên.

Sóng gió cuộc đời bắt đầu từ những ngày bước chân đi lấy chồng. Từ một diễn viên kịch nói chỉ biết đến sàn diễn, buổi sáng chị phải dậy sớm, đi bộ mấy cây số với gánh bánh rán trên vai rong ruổi ra chợ. Chiều thì làm ruộng. Cô gái trẻ ứa nước mắt vì ở nhà chỉ đi học và làm ảnh cùng bố, chưa chân lấm tay bùn bao giờ. Nhưng tình yêu tuổi trẻ giúp chị vượt qua tất cả. "Ngày đó bữa cơm đạm bạc chỉ có rau, nước mắm cũng không có phải đi xin muối hòa với nước thay mắm. Thế nhưng vợ chồng hạnh phúc, rau cháo có nhau. Đến lúc cuộc sống bớt khổ hơn, có cái ăn cái mặc thì vợ chồng lại chẳng ở được với nhau" - chị ngậm ngùi chua xót kể lại chuyện cũ. Sau này, chị mới nhớ lại trước khi lấy chồng, nhiều người nói cuộc hôn nhân này sẽ tan vỡ nhưng chị không tin. Chị đã cố gắng gìn giữ nhưng cuối cùng vẫn không thắng nổi định mệnh.

Năm 1986, sau khi ly hôn, chị lên Hà Nội vào Đoàn kịch nói Bộ Nội vụ (nay là Đoàn kịch CAND). Lúc đó chỉ là nhân viên hợp đồng, lại ôm theo cậu con trai mới 3 tuổi, chị bảo đồng lương không thể nuôi sống hai mẹ con nên chị tranh thủ đi buôn phụ tùng xe đạp. Công việc làm thêm này đưa đẩy chị gặp Nguyễn Văn C. (54 tuổi), ở Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, người chủ mưu vụ tạt axít chị sau này. Gia đình anh C. chuyên kinh doanh phụ tùng xe đạp. C. lúc đó cũng mới ly hôn vợ.

Vụ tạt axít kinh hoàng

Năm 1988, chị bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, bất chấp sự phản đối của gia đình nhà chồng. Mẹ chồng đến cơ quan chị làm ầm lên. Chị buộc phải nghỉ việc. Hai vợ chồng về Hải Dương thuê cửa hàng kinh doanh phụ tùng. Đến năm 1993, thấy công việc làm ăn của vợ chồng chị phát đạt nên nhà chồng nguôi giận, bảo hai người về. Không ngờ sau khi thâu tóm kinh tế, mẹ chồng tìm cớ gây chuyện, xúi giục con trai đối xử tệ bạc với chị.

Chị bảo lúc đó cũng đã nhiều lần làm đơn ly hôn gửi phường Lê Đại Hành nhưng không được giải quyết vì người ta đòi hỏi hộ khẩu mà chị lại không có. Hình như lo ngại chị tranh giành chỗ ở nên nhà chồng đã không cho chị nhập hộ khẩu. Không chịu được cuộc sống gia đình nhà chồng quá hà khắc, chị ôm con bỏ đi với hai bàn tay trắng.

Không nhà cửa, chị mang con về ở nhà chị gái tại quận Thanh Xuân tá túc. Tình cờ năm 1996, hai chị em vào Sài Gòn chơi, thấy nghề làm mành rèm trang trí nhà lúc đó rất phát đạt, chị học lỏm cách làm rồi quyết định ra Hà Nội kinh doanh mặt hàng này. Hai chị em chung nhau mở một cửa hàng rèm nho nhỏ trên phố Tây Sơn mang tên Hải Yến. Một lần đưa con đi chơi công viên Thủ Lệ, qua phố Cầu Giấy lúc đó mới mở đường, chị nhận ra đó là "thị trường" tiềm năng cho nghề rèm sau này nên quyết định mở cửa hàng riêng, lấy tên cậu con trai thứ hai Công Anh. Hồi đó Hà Nội không có nhiều người kinh doanh mành rèm nên cửa hàng của chị rất đông khách, lúc nào cũng xếp hàng như thời tem phiếu. Công việc làm ăn của chị rất thuận lợi.

Bà chủ cửa hàng rèm Công Anh xinh đẹp, kinh doanh giỏi giang lại độc thân khiến nhiều người đàn ông tơ tưởng là chuyện bình thường. Đúng lúc đó, người chồng thứ hai Nguyễn Văn C. đến tìm chị đề nghị nối lại tình cảm. Chị không chấp nhận thì C. dọa nếu không quay về sẽ tạt axít.

Lúc đó chị chỉ nghĩ anh ta dọa chơi, vì những kẻ đã nói ra miệng thì khó mà làm thật. Nhưng không ngờ anh ta luôn nung nấu âm mưu tàn độc, hủy hoại nhan sắc của chị để không còn người đàn ông nào khác dám theo đuổi.

Chị vẫn nhớ như in ngày định mệnh hôm đó là 23/8 âm lịch năm 1997. C. ngồi lỳ ở cửa hàng ỉ ôi xin chị quay lại với anh ta. Sẩm tối, chị đóng cửa hàng về nhà em gái ở Yên Hòa, anh ta vẫn lẵng nhẵng đi xe theo sau. Chị đi bộ qua đường, thấy một thanh niên lúi húi trên vỉa hè với một chiếc hộp. Lúc đó mải về nhà cơm nước vì công việc lúc đó rất đắt khách, hôm nào chị cũng thức đêm may rèm đến 1-2 giờ sáng, nên chị cũng không chú ý đến cậu thanh niên kia.

Đến trước Trung tâm thương mại Cầu Giấy, bất ngờ chị thấy mặt bỏng rát, cảm giác như có cả khối bê tông đổ ập lên mặt. Chị biết ngay đã bị hắt axít, liền kêu cứu. Nguyễn Văn C. đi sau, giả vờ kêu lên: "Trời ơi, ai cứu vợ tôi với!". Khi đưa chị vào Bệnh viện 103 cấp cứu, thái độ luống cuống, run rẩy của anh ta đã khiến Cơ quan công an nghi vấn. Bị triệu tập về trụ sở công an, Nguyễn Văn C. khai nhận ngay anh ta chính là kẻ chủ mưu thuê người tạt axít vợ. Đối tượng trực tiếp tạt axít chị bỏ trốn và bị bắt sau đó mấy năm, bị xử 15 năm tù giam.

Chị Tiến bảo khi bị hắt axít, chị cũng biết ngay C. là thủ phạm nhưng thực sự trong lòng, chị không muốn anh ta lại bị bắt. Sau này ra tòa chị vẫn đứng ra xin cho anh ta. Thậm chí khi anh ta thụ án tại trại Tân Kỳ, Nghệ An, chị vẫn lặn lội vào thăm, mang cả con nhỏ vào. Hồi đó xe cộ còn chưa nhiều, mỗi chuyến đi rất vất vả, lại phải chuẩn bị thức ăn và những đồ dùng cần thiết. Thấy chị thăm nuôi C., mọi người rất ngạc nhiên và mắng chị: "Đồ điên, nó làm mày thân tàn ma dại như vậy, việc gì phải thăm nuôi". Nhưng chị bảo vợ chồng một ngày cũng là nghĩa. Anh ta có lỗi với chị nhưng vẫn là bố của con chị. Chị không muốn thằng bé bị thiếu thốn tình cha.

Một thời gian sau chị nghe bên nhà chồng cũ mỉa mai rằng, bây giờ xấu xí, không lấy được ai nữa nên muốn quay lại. Chị cảm thấy bị xúc phạm và cũng không muốn bị mang tiếng nên từ đó không đến thăm C. nữa. Nhưng chị vẫn làm những việc tình nghĩa với C., làm đơn xin giảm án cho anh ta. Cũng vì tác động của chị, C. được giảm án từ 15 năm xuống 13 năm. Do cải tạo tốt nên 7 năm sau, C. được ra trại. Dường như hối lỗi, C. đã đến nhà xin lỗi chị.

Trở lại những ngày chị điều trị bỏng axít tại Bệnh viện Quân y 103. Đó là những ngày kinh hoàng nhất trong cuộc đời chị. Thương em gái, anh trai chị là Lê Huy Dũng đã chấp nhận bỏ công việc lái xe ở Thủy điện Sông Đà, bỏ cả gia đình từ Hòa Bình xuống chăm em. Chị bảo trong 10 anh chị em thì anh Dũng thương chị nhất. Dù chị còn có tới 6 người chị em gái khác nhưng không ai thương chị, chăm sóc em gái tận tình, chu đáo như người anh trai ấy.

Những ngày ở trong bệnh viện, chị chỉ nhớ liên tục lên bàn mổ, lúc nào cũng mê man vì chưa kịp tỉnh đã lại gây mê cho cuộc phẫu thuật tiếp. May mắn khi bị tạt axít, theo phản xạ chị đưa tay lên ôm mặt, che mắt. Đôi mắt thì còn nhưng một bàn tay thì co quắp, chỉ còn hai ngón tay là duỗi thẳng được. Để giữ cho đôi mắt của chị, người ta tiêm thuốc thẳng vào mắt. Cứ mười lăm phút lại phải tra thuốc một lần, gần chục lọ thuốc khác nhau. Nhờ sự tận tâm của người anh trai đã giữ cho đôi mắt của chị được lành lặn. Chị nghẹn ngào kể, mỗi lần đưa chị vào phòng phẫu thuật, anh trai chị lại bỏ ra sân khóc. Mắt chị không nhìn thấy nhưng chị linh cảm thấy tiếng nấc nghẹn của người anh trai ngoài sân. Và chị cũng khóc. Khóc vì thương anh. Khóc cho số phận quá nghiệt ngã của mình.

Mọi người giấu bố mẹ việc chị bị nạn. Nhưng mẹ chị đọc báo biết, vội vã lên thăm con. Mẹ chị đã ngất lịm khi nhìn thấy bộ mặt kinh hoàng của chị. Sau này, kể cả khi phẫu thuật lại mặt, nhiều lúc nhớ bố mẹ lắm nhưng chị vẫn không dám về quê, vì sợ bố mẹ nhìn thấy gương mặt chị sẽ thêm buồn.

Sau hơn 1 tháng điều trị, chị trốn viện về nhà. Chị bảo không chịu nổi khi liên tục phẫu thuật. Trong vòng 41 ngày, chị trải qua gần chục ca mổ. Trên người chị giờ đây chỗ nào cũng có sẹo vì những mảng da lành lặn lần lượt được bóc tách phục vụ cho việc phẫu thuật vá da trên vùng mặt và cổ đã bị axít hủy hoại. "Em có tưởng tượng người ta lột da con ếch thế nào không thì người chị cũng bị bóc da gần hết như vậy. Tan nát hết" - chị nói mà nước mắt cứ giàn giụa.

Trước khi chị từ viện về, mọi người đã ý thức giấu tất cả gương trong nhà để chị không nhìn được khuôn mặt thật bị biến dạng, nhưng vô tình lại quên tấm gương trong nhà tắm. Chị nhớ rất rõ về nhà được vài hôm, một buổi tối chị vào nhà tắm và nhìn thấy mặt mình trong gương. Cảm giác lúc đó của chị ghê sợ như gặp phải quái vật. Chị đã hét lên rất to khiến cả hàng xóm cũng phải chạy sang. Trong gương không phải là chị, người đàn bà xinh đẹp ngày nào mà là một bộ mặt gớm ghiếc, méo xệch, rúm ró sẹo. Cái mũi thanh tú biến mất chỉ còn hai lỗ mũi. Một bên tai cũng không còn. Cả gương mặt bị kéo lệch về phía bên trái. Vùng cổ và dọc hai cánh tay đầy sẹo chẳng chịt.

Tôi nghĩ chị là một người đàn bà quả cảm khi đến giờ, chị vẫn lưu giữ toàn bộ những tấm hình ghi lại chân dung của chị sau khi bị tai nạn, theo từng thời gian. Chị đưa cho tôi xem. Dù chỉ nhìn qua ảnh thôi nhưng tôi biết chị đã đau đớn như thế nào khi phải mang một gương mặt ác mộng bằng ấy năm trời…

Chị kể, không hiểu có phải là điềm báo không nhưng khoảng một tuần trước khi xảy ra vụ án, tự nhiên chị nổi hứng rủ mấy người bạn gái đi chụp ảnh nghệ thuật tại studio của vợ chồng nghệ sĩ Chí Trung - Ngọc Huyền. Đó là năm 37 tuổi mà theo chị thì đúng cung hạn. Chị mặc váy cô dâu, gương mặt rạng ngời hạnh phúc.

Mỗi lần nhìn những bức ảnh cũ, quá khứ lại ùa về khiến chị không ngăn được những giọt nước mắt đau đớn, xót xa cho số phận của mình. "Buồn lắm" - giọng chị nghe mênh mang như nước hồ thu…

Theo Công an nhân dân

==========================

Trần gian vốn đã là "bể khổ". Nếu không giúp nhau hạnh phúc được thì cũng đừng làm nó khổ thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phòng khám Trung Quốc tung chiêu 'ngừng hoạt động'

Thứ sáu, 22/6/2012, 19:45 GMT+7

Khoa điều trị treo thông báo "ngừng hoạt động", trang thiết bị y tế dán giấy "chờ kiểm định", là cách mà một số phòng khám tư nhân tại TP HCM đang ứng phó với đoàn thanh tra Sở Y tế.

>'Bác sĩ' Trung Quốc tháo chạy khi bị thanh tra

Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Trung Nam, quận 11, khác với không khí nhộn nhịp bệnh nhân đến khám và điều trị cách đây một tuần, chiều 22/6 nơi đây vắng vẻ cả người bệnh lẫn bác sĩ.

Vừa thấy các cán bộ Sở Y tế xuất hiện, một nhân viên trực gọi điện thoại báo "đoàn thanh tra đã đến". Người tiếp đoàn là một nhân viên khác, làm việc tại phòng hành chính.

Posted Image

Hầu hết máy móc thiết bị y tế tại phòng khám Trung Nam đều được dán dòng chữ chờ thẩm định. Ảnh: Cao Lâm

Phòng khám là một căn nhà có 9 tầng, phần lớn các tầng đều được dùng để lập khoa phòng điều trị nội khoa, ngoại khoa, y học cổ truyền, không có bác sĩ, không có bệnh nhân và hầu hết máy móc từ máy siêu âm, máy phẫu thuật đều được dán dòng chữ "Đang chờ thẩm định".

Giải thích với đoàn Thanh tra Sở Y tế, đại diện phòng khám cho hay, toàn bộ máy móc trang thiết bị y tế đang xin thẩm định và chưa thẩm định xong nên không được sử dụng để điều trị. Trưởng đoàn thanh tra phải lắc đầu phì cười khi nhìn chiếc máy lạnh cũ cũng được dán tờ giấy A4 mới cáu với dòng chữ "Đang chờ kiểm định".

3 hồ sơ điều trị cho bệnh nhân sau đó được phát hiện tại đây, trong đó có các trường hợp cắt trĩ bằng chính các thiết bị đang chờ thẩm định. Trước bằng chứng này, đại diện phòng khám thừa nhận do "chờ thẩm định hơn một năm chưa có kết quả mà tiền thuê mặt bằng quá cao nên phải nhận chữa cho bệnh nhân".

Posted Image

Một chiếc máy lạnh cũng được "chờ thẩm định". Ảnh: Cao Lâm

Đoàn thanh tra cũng phát hiện một danh sách dài bệnh nhân đã được phòng khám này truyền dịch. Nhiều trường hợp điều dưỡng truyền dịch mà không thông qua ý kiến bác sĩ. Đặc biệt có ca được truyền cả loại kháng sinh mà theo thanh tra, phải các bệnh viện tuyến cuối, có thông qua hội chẩn mới được phép.

Tuy hầu hết máy móc đang chờ thẩm định, nhưng các mẫu quảng cáo điều trị nội ngoại khoa có liên quan đến máy móc đã được dán tại nhiều nơi trong phòng khám. Trên đường 3/2 quận 10, góc ngã đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm quận 5, phòng khám này trưng cả các biển quảng cáo khổ lớn.

Phòng khám Đông Phương trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình cũng dùng chiêu "ngưng hoạt động". Khi đoàn thanh tra Sở Y tế đến làm việc, toàn bộ khoa phòng máy móc vốn điều trị trĩ, phụ khoa đều được dán "Đang sửa chữa", "Tạm ngưng hoạt động" hoặc "Máy ngưng hoạt động".

Trước câu hỏi "ngưng hoạt động từ bao giờ, sửa chữa lâu chưa", đại diện phòng khám lúc im lặng, khi cho biết "máy mua về để đó chứ không dùng". Trong khi đó, chỉ cách vài tiếng trước, máy móc vẫn được điều trị cho bệnh nhân.

Posted Image

Thông báo sai chính tả được dán trên một phòng điều trị của phòng khám Đông Phương. Ảnh: Cao Lâm

Tương tự, phòng khám đa khoa Đầm Sen chiều 20/6 cũng dùng chiêu "vườn không nhà trống" để đối phó với thanh tra. Tại phòng khám này ngày 19/6 vẫn còn nhận bệnh, thế nhưng chỉ một ngày sau, thông báo "tạm ngừng hoạt động" được dán khắp các khoa phòng.

Ngoài các phòng khám trên, theo khảo sát của VnExpress.net, một số phòng khám đa khoa và y học cổ truyền khác tại TP HCM thì những ngày qua từ chối bệnh nhân mới.

Bác sĩ Phạm Kim Bình Phó chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM nhận định, có lẽ từ khi phòng khám y học cổ truyền 141 bị phát hiện sai phạm nên các phòng khám khác đề phòng. Tuy nhiên ông Bình cho biết, dù các phòng khám có dùng chiêu trò gì thì việc thanh kiểm tra sẽ tiếp tục được tiến hành.

Từ ngày 19 đến 22/6, 4 phòng khám tư nhân gồm phòng khám đa khoa, phòng khám y học cổ truyền đã bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM phát hiện sai phạm. Hầu hết các bệnh nhân đến điều trị tại các phòng khám này cho biết, họ biết đến các cơ sở này thông qua kênh quảng cáo, chủ yếu phát trên các đài truyền hình tỉnh. Hầu hết phòng khám này đều có người Trung Quốc thực hiện khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Cao Lâm

======================

Cơ chế quản lý lỏng lẻo như vậy sao các phòng khám Tung Cửa,í quên Tung Của không tung hoành được, Việc cho mở phòng khám lại không kiểm tra trang thiết bị, trình độ bác sĩ...hay những giấy tờ chứng minh mà vẫn cấp phép? Như vậy, sức khỏe của người dân để dưới $ sao? Bệnh thì không biết có khỏi hay không với thuốc hết đát và không rõ nguồn gốc..., nhưng người bệnh thì biết tiền không thể lấy lại được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sinh viên Ngoại thương bị nhà tuyển dụng chê 'chảnh'

Thứ sáu, 22/6/2012, 17:32 GMT+7

Với lý do sinh viên Ngoại thương "chảnh", một công ty khi đăng tuyển đã ghi rõ không nhận những ứng viên tốt nghiệp trường này.

> SV Ngoại Thương tố bị "thực tập bóc lột" ở Singapore

Mới đây, cộng đồng mạng truyền tay nhau mẩu quảng cáo tuyển dụng ngắn của một công ty xuất nhập khẩu trên phố Đội Cấn (Hà Nội). Nội dung thông báo tuyển nhân viên thực tập không có gì đặc biệt, nhưng dòng chú thích dưới cùng lại gây xôn xao. "Lưu ý: Do một số yếu tố, chúng tôi không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại thương. Mong các bạn chú ý" - mẩu ghi chú ngắn gọn viết.

Posted Image

Công ty từ chối ứng viên tốt nghiệp trường Ngoại thương vì cho rằng sinh viên trường này "chảnh". Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Giải thích về điều kiện tuyển dụng "lạ", Giám đốc công ty trên cho biết qua nhiều tiếp xúc với sinh viên Ngoại thương, anh nhận thấy phần lớn đều "rất chảnh".

"Các em ấy luôn cho rằng mình là sinh viên trường danh giá, hơn người. Thành ra khi đi làm các em cũng đòi hỏi điều kiện làm việc phải như trên mây, ngồi máy lạnh cả ngày, đi công tác khách sạn 5 sao", Giám đốc công ty xuất nhập khẩu nói. Theo vị Giám đốc này, không chỉ anh mà nhiều lãnh đạo các công ty bạn cũng có chung quan điểm từ chối sinh viên Ngoại thương vì "chảnh".

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và giao nhận vận tải, công ty này đang cần tuyển nhân viên thực tập làm các công việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải. Đối tượng tuyển là sinh viên năm cuối hoặc sinh viên mới ra trường. Ngoài những yêu cầu "có kết quả học tập loại khá trở lên" hay "lý lịch rõ ràng", công ty còn đặt ra các tiêu chí như "ham học hỏi", "có tinh thần trách nhiệm cao".

Mức lương trả cho vị trí này tương đương với mặt bằng chung trên thị trường, Giám đốc công ty cho biết. Theo đó, các ứng viên sẽ phải tự thỏa thuận mức lương với nhà tuyển dụng.

Posted Image

Mẩu ghi chú không nhận sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương của công ty xuất nhập khẩu. Ảnh chụp màn hình

Khi đọc được thông tin trên, nhiều sinh viên Ngoại thương tỏ ra bất bình. "Đúng là thời gian vừa rồi có những dư luận không tốt sau khi có sinh viên Ngoại Thương tuyên bố không nhận việc dưới 1.000 USD. Tuy nhiên đó chỉ là vài cá nhân đơn lẻ", Thanh Huyền, sinh viên năm thứ hai khoa Tài chính - Ngân hàng của trường Ngoại Thương nói. Theo Huyền, các bạn khác trong lớp và bản thân cô đều sẵn sàng làm những công việc lương không cao, miễn là phù hợp và được học hỏi kinh nghiệm.

Trong khi đó, Sĩ Sơn, một cựu sinh viên của trường cho rằng sinh viên Ngoại thương "chảnh" cũng đúng vì cả đầu vào lẫn đầu ra của trường đều có chất lượng cao. "Nếu chỉ một công ty từ chối sinh viên Ngoại thương cũng chưa nói lên điều gì. Một công ty không tuyển thì sinh viên Ngoại thương vẫn còn cả nghìn công ty khác để lựa chọn", Sơn nhận xét.

Trước đó, hồi tháng 4 vừa rồi dư luận cũng từng xôn xao khi các sinh viên Ngoại thương đi thực tập ở sân bay Changi, Singapore đã gửi thư về nước "tố" bị bóc lột. Theo đó, các sinh viên cho rằng mình phải làm công việc vất vả như đẩy xe lăn cho khách, làm ca đêm trong khi đồng lương thì bèo bọt. Tuy nhiên, đại diện trường cho biết đó là một phần của công việc, sinh viên kêu cả là do chưa quen với cường độ làm việc thực sự nên bị sốc. Còn năm ngoái, một bài thảo luận trên diễn đàn Đại học Ngoại thương cũng gây chú ý khi nhiều sinh viên tuyên bố sau khi ra trường không nhận lương dưới 1.000 USD.

Thanh Bình

=====================

Thế này thì phải tiếp tục ngồi xem tình hình kinh tế suy thoái đến mức độ nào, rồi hãy cầm cuốc ra đồng kiếm củ khoai. Không thì ngày phải nhặt lá, trưa thì đá ống bơ, tối thì làm thơ, khuya thì thẩn thờ chờ trời sáng...hi.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế này thì phải tiếp tục ngồi xem tình hình kinh tế suy thoái đến mức độ nào, rồi hãy cầm cuốc ra đồng kiếm củ khoai. Không thì ngày phải nhặt lá, trưa thì đá ống bơ, tối thì làm thơ, khuya thì thẩn thờ chờ trời sáng...hi.Posted Image

Longphibaccai cũng vui tính nhỉ??? thế đã làm được bao nhiêu bài thơ rồi??? post lên cho pà kon thưởng thức đê. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nàng Kiều là người Tàu hay cô gái Bắc Ninh?

23/06/2012 20:33:33

Tạo hình nàng Kiều trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du ra sao đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới họa sĩ và các nhà nghiên cứu.

Trước ý kiến cho rằng nàng Kiều phải được vẽ trong trang phục của đời Minh – Trung Quốc, đã có họa sĩ cho rằng vẽ như vậy là minh họa cho sử Tàu và xúc phạm nghệ sĩ, bôi nhọ văn hóa Việt.

Không chỉ dừng lại ở vấn đề trang phục và vẻ đẹp của Kiều, họa sĩ Trần Khánh Chương khẳng định, đây là vấn đề tự tôn dân tộc.

Họa sĩ, nhà nghiên cứu "đấu khẩu"

Sáng 21/6, Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học công nghệ (CTCS) đã mở hội nghị Phác thảo vẽ tranh nàng Kiều dựa theo tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, để xin ý kiến lấy làm căn cứ làm lịch nghệ thuật và sách. Tham gia Hội nghị có các nhà nghiên cứu, họa sĩ các thế hệ, đặc biệt là các họa sĩ lão thành như Lê Lam, Mai Long, Khánh Chương, Phạm Công Thành, nhà nghiên cứu Trịnh Quang Vũ... Riêng bộ lịch nghệ thuật 24 bức có kích thước lớn là 1,2mx0,45m được quan tâm hơn cả.

Ông Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm, đặt vấn đề: Từ khoảng gần giữa thế kỷ 20, nhiều họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương đã sáng tác nhiều hình tượng về nàng Kiều, trong đó có cả Kiều ăn vận áo mớ ba mớ bảy của cô gái Bắc Ninh hoặc các cô gái tân thời.

Posted Image

Hình ảnh Thúy Kiều do Mộng Tuyền thủ vai.

Bởi vậy, dựa trên câu thơ ở đầu Truyện Kiều “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh”, ông Hoàng Điệp đề xuất vẽ nàng Kiều ở bối cảnh Trung Nguyên – Trung Quốc thời xưa. Ông cũng cho rằng không thể tránh được yếu tố Trung Quốc, vì bối cảnh liên quan nhiều đến địa danh Trung Quốc, chẳng hạn sông Tiền Đường. Đề xuất này đã khiến hội nghị “nóng” lên với những phản biện, bàn luận.

Cho là “dở hơi” nếu minh họa sử Tàu, họa sĩ Phạm Công Thành khẳng định: “Đọc truyện Kiều, chúng ta chỉ thấy nàng Kiều là một cô gái Việt Nam. Nếu vẽ nàng Kiều mặc trang phục Trung Quốc ở triều Minh là tức là minh họa cho Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân, vậy thì làm để làm gì?”.

Posted Image

Hội nghị Phác thảo vẽ tranh nàng Kiều dựa theo tác phẩm Truyện Kiều.

Đã nhiều năm nghiên cứu về Kiều nên họa sĩ Phạm Công Thành không thừa nhận yếu tố Tàu trong Truyện Kiều. Ông cũng nhấn mạnh: không có câu thơ nào miêu tả vẻ đẹp Kiều giống người Trung Quốc ở triều Minh. Ông bảo vệ ý kiến vẽ Kiều thuần Việt và: “nếu bảo tôi vẽ Kiều giống người Trung Quốc thì xúc phạm tôi quá, không bao giờ tôi làm vì như vậy là bôi nhọ cụ Nguyễn Du và ngôn ngữ văn chương Việt”.

Họa sĩ Thành lấy dẫn chứng: Chuyện Hamlet xảy ra ở Đan Mạch, Romeo và Juliet thì ở Italia, nhưng Shakespears vẫn xây dựng các nhân vật và bối cảnh mang đậm hình ảnh của nước Anh. Ông cũng kể thêm, một bức họa nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng vẽ chúa Jesus theo đúng vẻ đẹp của Ý và mặc trang phục của Ý, mà chúa có phải người Ý đâu, vậy mà bức tranh ấy có giá trị suốt 500 năm nay.

Posted Image

Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN, họa sĩ Khánh Chương cũng sốc trước đề xuất vẽ nàng Kiều giống người Tàu. Ông cho rằng mục tiêu hàng đầu là phải thể hiện được hình ảnh nàng Kiều cổ xưa trong lòng người Việt Nam và họa sĩ Việt Nam. Ông cũng lưu ý, lịch và sách nhắm đến đối tượng khách nước ngoài và Việt Kiều, mà những người này lại thích những yếu tố mang đặc trưng của riêng Việt Nam.

Về một mặt nào đó, có thể Truyện Kiều là “con lai”, nhưng họa sĩ Trương Thảo cho rằng tác phẩm của Nguyễn Du đã được công nhận là tầm cỡ thế giới, mang hồn cốt nước Việt. Do vậy, theo ông, yếu tố văn hóa Việt Nam cần phải được làm rõ khi vẽ Kiều.

Vẽ nàng Kiều theo trường phái trừu tượng?

Là người từng nhiều lần vẽ Kiều, nên lão họa sĩ Mai Long rất ưu tư trước dự án lớn này. Ông chung quan điểm với họa sĩ Phạm Công Thành khi đặt vấn đề dân tộc và giá trị Nguyễn Du lên hàng đầu.

Lão họa sĩ Lê Lam, người từng đi sâu nghiên cứu và vẽ nhiều bức minh họa cho cuốn truyện Kiều xuất bản năm 1972, nhấn mạnh: sáng kiến in lịch tranh nghệ thuật Kiều là một việc lớn của đất nước. “Vẽ kiểu gì ra Kiều cũng được, miễn là đẹp. Quần áo triều nào, theo tôi chỉ là vụn vặt, mà làm thế nào vẽ Kiều cho Việt Nam, tiêu biểu cho giòng giống chúng ta. Nguyễn Du là ông tổ tâm hồn của người Việt, vì vậy chúng ta phải sáng tác nhiều tranh, tượng về Nguyễn Du và truyện Kiều”, ông nói.

Posted Image

Thúy Kiều

Tuy vậy, vẫn có ý kiến ủng hộ ông Hoàng Điệp, họa sĩ Nguyễn Văn Chung cho rằng muốn sáng tạo kiểu gì cũng phải có ít nhiều liên quan đến bối cảnh năm Gia Tĩnh triều Minh, tức là thời điểm thế kỉ khoảng 13-15. Nhà nghiên cứu trang phục Trịnh Quang Vũ cùng quan điểm: “Muốn gì cũng phải mang hơi hướng cổ và triều Minh Trung Quốc!”.

Trước băn khoăn về tính niên đại lịch sử và bối cảnh xã hội để quy chiếu ra trang phục nàng Kiều, họa sĩ Mai Long phải lên tiếng: Chúng ta làm nghệ thuật chứ không phải là các nhà sử học, khảo cổ học, dân tộc học. Bởi vậy, họa sĩ Lê Lam và Mai Long thống nhất nên đa dạng các trường phái, khuynh hướng thể hiện, kể cả vẽ theo kiểu mô-đéc, miễn là người xem cảm nhận được.

Từng tham khảo ý kiến của các kiều bào Mỹ, ông Hoàng Điệp cũng thừa nhận, bà con xa Tổ quốc luôn có nhu cầu muốn mua tác phẩm có hồn dân tộc bởi tác phẩm Tây thì họ quá quen, đi triển lãm và bảo tàng như đi chợ. Bởi vậy, ông ghi nhận tất cả những ý kiến đóng góp.

Tác giả của ý tưởng làm lịch nghệ thuật Kiều, bà Đoàn Thị Lam Luyến phân tích: Lịch Kiều nếu thành công sẽ đi vào đời sống văn hóa Việt, không phải lo chuyện phát hành. BTC sẽ nghiên cứu lại, làm đề cương kĩ hơn, tổng hợp ý kiến để gửi đến các họa sĩ và các nhà nghiên cứu. “Chúng ta phải coi đây là một công trình văn hóa, dù là tự phát, tự chi trả, không có ai tài trợ. Hiện giờ, chúng tôi mới chỉ bàn về chủ trương mà chưa đi vào chi tiết. Chúng tôi xác định dục tốc bất đạt, không vội vàng và sẽ làm một trang web để trưng cầu ý kiến”, bà Lam Luyến nói.

(Theo Đất Việt)

=====================

Cái vấn đề cần được đặt ra là: Nguồn gốc xuất phát từ cảm hứng từ những giá trị nào để có một bộ lịch về tranh minh họa nàng Kiều?

Đây mới chính là nguồn gốc của ý tưởng làm bộ lịch nàng Kiều để phổ biến trong cộng đồng Việt.

Nếu không xét nguồn gốc này mà chỉ bàn đến cái ngọn là nội dung cốt chuyện và người viết truyện thì không giải quyết được vấn đề.

Tất nhiên cảm hứng và giá trị đích thực để đưa hình ảnh nàng Kiều với công chúng Việt không phải là số phận một cô gái đời nhà Minh bị số phận xô đẩy phải đi làm gái điếm. Nếu vậy thì tôi nghĩ lấy nguyên mẫu mấy chân dài bán dâm có khi còn dễ vẽ hơn. Ở đây muốn sở dĩ ban tổ chức và những người bỏ tiền ra làm bộ lịch tranh nàng Kiều chính vì thiên tài văn học của cụ Nguyễn Du đã làm nên áng văn chương trác tuyệt vinh danh nền văn hiến Việt và đi vào lòng người Việt Nam.

Nếu như chuyện Kiều của cụ Nguyễn Du không phải là áng văn chương trác tuyệt của người Việt thì chắc chẳng ai mua bộ lịch của mấy vị này làm gì. Chẳng ai đi mua bộ lịch minh họa những tác phẩm rẻ tiền về treo cả.

Ở đây tôi chưa nói đến ngôn ngữ hội họa và ngôn ngữ văn học khác hẳn nhau. Sự rung động mỹ cảm với hai loại hình nghệ thuật này cũng không thể giống nhau. Cái tinh tế của ngôn ngữ văn học chưa hẳn ngôn ngữ hội họa đã thể hiện được, những màu sắc huyền ảo của hội họa được xác lập bời người họa sĩ thì chưa chắc ngôn ngữ văn chương đã diễn đạt được.

Khi cụ Nguyễn Du miêu tả ngón đàn của Thủy Kiều - Bất kể Thủy Kiều dân tộc gì - Thì cùng lắm ngôn ngữ hội họa miêu tả một cô gái đang ôm đàn mà thôi. Giỏi lắm thì diễn cảm bằng ngôn ngữ hội họa trạng thái gương mặt và tư thế chơi đàn của cô gái đó, cùng với cảnh quan chung quanh và điều đó vẫn chưa thể hiện được ngón đàn tuyệt kỹ của Thủy Kiều:

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

Bởi vậy, nếu quí vị cứ sa đà vào chi tiết thì chẳng bao giờ đạt được tới đích cả. Chưa nói đến một đám tư duy loại "ở trần đóng khố", chỉ số Bo cao ngất ngưởng bàn nhăng tán cuội.

Do đó, để minh họa một cách đúng với bản chất đích thực của Truyện Kiều chính là vì áng văn chương trác tuyệt của cụ Nguyễn Du đã đi vào lòng người Việt Nam, bằng ngôn ngữ Việt Nam - Truyện Kiều khi dịch ra tiếng nước ngoài thì nó đã giảm đi chất thiên tài của cụ Nguyễn Du và người nước ngoài sẽ khó mà cảm nhận được tính trác tuyệt của áng văn chương này. Vậy thì nó phải được thể hiện bằng hình ảnh con người Việt Nam chứ nhỉ!

Nếu quí vị mà nghe lời đám tư duy "ở trần đóng khố" , có chỉ số Bo cao mà vẽ truyện Kiều bằng y phục cổ Trung Quốc đời nhà Minh thì người ta sẽ tưởng là Lịch Tàu bán sang Việt Nam trong dịp Tết và ghi chú bằng tiếng Việt. Hê! Hê! Posted Image.

Trong trường hợp này, quí vị có muốn gỡ vốn, in lại bằng tiếng Tàu và bán sang Tàu cũng ế. Vì ngôn ngữ Tàu không thẩm thấu được sự tinh tế của nền văn chương Việt. Nên người Tàu chưa hề dịch Truyện Kiều ra tiếng Tàu để người Tàu khen hay cả.

Tất nhiên tôi sẽ chẳng bao giờ mua dù chỉ để treo trong cái lò gạch làng Vũ Đại.

Nhưng nếu quí vị thể hiện nội dung bằng hình ảnh người Việt để miêu tả Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thì dù quí vị có vẽ xấu một tý, bộ lịch của quí vị vẫn có thể có người mua. Vì người Việt hiểu được Truyện Kiều của người Việt và biết quý vị muốn nói gì.

Còn nếu quý vị vẽ đẹp thì khỏi nói.

=============================

PS: Quí vị hãy cố suy ngẫm với tất cả khả năng tư duy của quí vị để xem lại hình ảnh này:

Posted Image

Thúy Kiều

Bây giờ nếu tôi xóa hai chữ Thúy Kiều mà quý vị ghi chú ở dưới bức tranh để bổ sung cho sự nghèo nàn về ngôn ngữ hội họa của người vẽ bức tranh Tàu này và ghi bằng chữ: "Cháu Võ Tắc Thiên" chắc cũng chẳng sao. Hê! Hê!

Buồn ngủ quá!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn gốc câu thơ trong truyện Kiều

26/06/2012 10:48:44

Posted Image - Câu thơ "Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan" được Nguyễn Du mượn từ một tích truyện thời Gia Tĩnh triều Minh.

Posted Image

Thời Gia Tĩnh triều Minh có người con gái quan Tể tướng tuổi chừng đôi tám mà vẫn cấm cung ở trên lầu cao gần bờ sông. Hằng ngày, có người con trai làng Chài, đến bến câu cá. Khi ngồi câu, người ấy thường hát mà giọng hát lại réo rắt du dương. Người con gái say lòng với giọng hát ấy. Sau đó khoảng 10 hôm không nghe tiếng hát, người con gái phát bệnh ốm tương tư. Các lang y tài giỏi trong vùng không chữa khỏi. Cha mẹ và mọi người hỏi vì sao nàng cũng không nói. Một hôm người con trai lại đến câu, suốt ngày giọng hát du dương trầm bổng lại cất lên thì bệnh người con gái cấm cung cũng khỏi hẳn. Cha mẹ biết chuyện liền cho mời người câu cá đến. Nhưng khi người con gái thấy dáng người chàng trai xấu xí thì thất vọng mà không tương tư nữa.

Còn người câu cá thấy người con gái đẹp lộng lẫy, khi trở về nghĩ xa nghĩ gần rồi phát bệnh thất tình, chữa mãi không được, rồi chết. Sau 3 năm người nhà bốc mả thấy có một khối tròn như quả cam mà rắn trong như thủy tinh liền đem về gắn ở đầu mũi thuyền. Một hôm quan tể tướng thuê chiếc thuyền ấy chở đi chơi trông thấy cái khối ấy tưởng là ngọc mua về thuê thợ làm chén uống nước. Rót nước đầy chén thì thấy hiện lên hình người câu cá. Tể tướng lấy làm quý lắm. Một hôm người con gái lấy chén uống nước, vừa rót đầy nước thì trông thấy người câu cá. Nhớ đến duyên xưa lòng thương mến lại trào dâng, hai hàng nước mắt chảy xuống rơi vào chén nước thì tự nhiên cái chén tan ra. Nguyễn Du mượn cái tích ấy viết nên câu thơ về mối tình son sắt, trong sáng giữa Thuý Kiều và Kim Trọng: "Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan".

Đ.V.N

==================

Không biết tác giả có nhầm với truyện Trương Chi - Mị Nương không? Nhà Minh và thời Hùng Vương là một khoảng cách thời gian khá lớn. Việc sao chép bản quyền về nội dung có thể không tránh khỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tượng đài Mẹ VNAH: Sẽ rót 411 tỷ đồng?

Cập nhật lúc :2:00 PM, 26/06/2012

(Đất Việt) Bộ VH-TT-DL vừa gửi Công văn tới Thủ tướng để đề nghị tiếp tục cấp vốn cho công trình Tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam, dù trước đó, dư luận đã kịch liệt phản đối việc Quảng Nam đầu tư 411 tỉ đồng để công trình đạt quy mô tượng đài lớn nhất Đông Nam Á.

Nhiều chuyên gia về kiến trúc và mỹ thuật khẳng định, việc làm này có khuynh hướng phô trương và thiếu ý nghĩa tinh thần thiết thực.

Tuy nhiên, ngày 20/6, Bộ VH-TT-DL đã gửi Công văn số 2005/BVHTTDL-KHTC nêu rõ, Tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam là công trình văn hóa cấp quốc gia, đã được phê duyệt tại Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 14/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án đầu tư xây dựng Công trình Tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng. Thời hạn hoàn thành dự án là năm 2013.

Cũng theo Công văn của Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ 250 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước trong Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 18/1/2012. Tuy nhiên, tới nay UBND tỉnh Quảng Nam mới chỉ được cấp 50 tỷ đồng hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Posted Image

Phác thảo tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng 411 tỷ đồng

Bộ và địa phương cho rằng: Việc xây dựng tượng đài có đặc thù nghề nghiệp, nếu đầu tư dàn trải, kéo dài sẽ gây lãng phí, việc cấp kinh phí kịp thời cho phần tượng đài và các hạng mục xây lắp liên quan trực tiếp đến tượng đài là rất cần thiết. Bởi vậy, Bộ và tỉnh Quảng Nam mong Thủ tướng Chính phủ sớm bổ sung phần ngân sách năm 2012 và 2013 để UBND tỉnh Quảng Nam tập trung hoàn thành công trình theo tiến độ được phê duyệt.

Việc xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện tại văn bản số 733/TTg-KGVX, ngày 16/5/2008 và được triển khai từ tháng 8/2008. Vào thời điểm đó, mức kinh phí được duyệt từ 55 tỉ đồng, rồi tăng lên 81 tỉ đồng.

Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 411 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu.

Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam, mà còn lớn nhất Đông Nam Á, với nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m.

Lê Nhy

=============================

Posted Image

Tượng này nên để tấm bảng ghi dòng chữ chú thích: Đây là tương bà mẹ Việt Nam anh hùng, không phải tượng một bà già đâu!

Hình thể không nếu bật được chủ đề! Cực dở xét về phương diện nghệ thuật. Cực tốn kém trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp và cả người dân khốn khó.

400 tỷ đó gửi vào ngân hàng lấy lãi chi thêm cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng , còn xây một cái chùa quy mô vừa đủ để tưởng niệm được rồi!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn gốc câu thơ trong truyện Kiều

26/06/2012 10:48:44

Posted Image - Câu thơ "Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan" được Nguyễn Du mượn từ một tích truyện thời Gia Tĩnh triều Minh.

Posted Image

Thời Gia Tĩnh triều Minh có người con gái quan Tể tướng tuổi chừng đôi tám mà vẫn cấm cung ở trên lầu cao gần bờ sông. Hằng ngày, có người con trai làng Chài, đến bến câu cá. Khi ngồi câu, người ấy thường hát mà giọng hát lại réo rắt du dương. Người con gái say lòng với giọng hát ấy. Sau đó khoảng 10 hôm không nghe tiếng hát, người con gái phát bệnh ốm tương tư. Các lang y tài giỏi trong vùng không chữa khỏi. Cha mẹ và mọi người hỏi vì sao nàng cũng không nói. Một hôm người con trai lại đến câu, suốt ngày giọng hát du dương trầm bổng lại cất lên thì bệnh người con gái cấm cung cũng khỏi hẳn. Cha mẹ biết chuyện liền cho mời người câu cá đến. Nhưng khi người con gái thấy dáng người chàng trai xấu xí thì thất vọng mà không tương tư nữa.

Còn người câu cá thấy người con gái đẹp lộng lẫy, khi trở về nghĩ xa nghĩ gần rồi phát bệnh thất tình, chữa mãi không được, rồi chết. Sau 3 năm người nhà bốc mả thấy có một khối tròn như quả cam mà rắn trong như thủy tinh liền đem về gắn ở đầu mũi thuyền. Một hôm quan tể tướng thuê chiếc thuyền ấy chở đi chơi trông thấy cái khối ấy tưởng là ngọc mua về thuê thợ làm chén uống nước. Rót nước đầy chén thì thấy hiện lên hình người câu cá. Tể tướng lấy làm quý lắm. Một hôm người con gái lấy chén uống nước, vừa rót đầy nước thì trông thấy người câu cá. Nhớ đến duyên xưa lòng thương mến lại trào dâng, hai hàng nước mắt chảy xuống rơi vào chén nước thì tự nhiên cái chén tan ra. Nguyễn Du mượn cái tích ấy viết nên câu thơ về mối tình son sắt, trong sáng giữa Thuý Kiều và Kim Trọng: "Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan".

Đ.V.N

==================

Không biết tác giả có nhầm với truyện Trương Chi - Mị Nương ko? Nhà Minh và thời Hùng Vương là một khoảng cách thời gian khá lớn. Việc sao chép bản quyền về nội dung có thể không tránh khỏi.

Sự hiểu biết vong bản này làn tràn như cỏ dại! Đây chính là hai câu thơ dùng làm tiêu đề cho một câu chuyện dân gian Việt Nam - Xem kho tàng cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi. Nói về chuyện tình Trương Chi. Những di bản mà cụ Nguyễn Đổng Chi sưu tầm được không có chuyện nào từ năm Gia Tĩnh triều Minh cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cực lực phản đối TQ mời thầu tại thềm lục địa VN

Nguồn: http://baodatviet.vn.../219216.datviet

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị.

Trước việc ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 26/6/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp."

Posted Image

Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa

Thứ Ba, 26/06/2012 --- cập nhật 02:13 GMT+7

Cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân nghèo è cổ đóng góp nuôi cán bộ.

Góp thóc nuôi cán bộ ăn không ngồi rồi

Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Suốt quá trình đi thực tế để thực hiện loạt bài này, chúng tôi chưa thấy nơi nào nhiều cán bộ xã, thôn như ở Quảng Vinh. Phải mất gần một tiếng đồng hồ, tôi và ông Dư Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã mới thống kê hết số cán bộ xã lẫn thôn ở Quảng Vinh. Mất thời gian là thế nhưng cũng chẳng thể đưa ra được con số chính xác vì bản thân vị Phó Chủ tịch xã không nhớ được. Ông chỉ áng chừng khoảng 500 người gì đó, cả xã và thôn.

Posted Image

Cán bộ đông như châu chấu nhưng ngày làm việc mà trụ sở xã Quảng Vinh vắng tanh

Thuộc diện xã loại 1 theo Nghị định 92 của chính phủ nên Quảng Vinh có tới 23 cán bộ được biên chế và 22 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài 45 cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách này, xã còn có thêm 7 người làm phó các đoàn thể, cán bộ đài truyền thanh, kế toán phụ, văn phòng đảng ủy, ban liên lạc TNXP… Số cán bộ đông kỷ lục, ông Tâm bảo rằng, cứ trên có chức danh gì thì cứ theo ngành dọc mà bổ nhiệm cho tới tận từng thôn. Thành thử có nhiều người ở thôn được gọi là cán bộ nhưng họ làm gì thì Phó Chủ tịch xã như ông cũng không thể biết.

Xã Quảng Vinh có tới 3 ông bảo vệ. Một ông bảo vệ trụ sở xã, một ông bảo vệ tượng đài liệt sĩ (dù tượng đài nằm ngay cạnh ủy ban) và một ông bảo vệ các trạm bơm thủy lợi. Đây cũng là xã mà cán bộ các đoàn thể phủ tận các thôn, đầy đủ không thiếu một người. Cứ một thôn có 2 người tham gia phụ trách hoạt động của một đoàn thể. Đoàn thanh niên, hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh… 7 đoàn thể, tức có khoảng 14 cán bộ lĩnh vực này ở một thôn. Cộng thêm Bí thư, trưởng thôn, phó thôn… nữa cũng xấp xỉ 20. Chưa hết, đông nhất ở Quảng Vinh là đội ngũ cán bộ phục vụ an ninh. Ngoài trưởng và 2 phó công an, xã còn có thêm 15 tổ an ninh trật tự đóng ở 15 thôn. Mỗi tổ 3 người, công an viên làm tổ trưởng, cộng thêm lực lượng dân quân 22 vị nữa là 67 người.

Theo Nghị định 92 của Chính phủ, chỉ có cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách thì nhà nước trả lương, còn cán bộ phát sinh xã phải tự trả phụ cấp cho họ. Được biết, mỗi năm xã Quảng Vinh thu ngân sách tất tần tật chỉ có 400 triệu, vậy tiền đâu để chi trả cho bộ máy cán bộ quá khổng lồ hiện tại? Xin thưa, bắt người dân đóng góp là chính. Điều này đích thân ông Tâm dù không muốn cũng phải thừa nhận: Vì ngân sách không có nên xã phải bắt người dân đóng góp.

Posted Image

Người dân xã nghèo Quảng Vinh phải góp thóc để nuôi bộ máy cán bộ khổng lồ

Nông dân Quảng Vinh còn nghèo lắm, số hộ nghèo còn tới 30,6%. Trang trải cuộc sống hàng ngày đã khó huống hồ phải đóng góp để nuôi cán bộ. Nhưng không đóng không được, bởi tất cả các khoản đều được quy ra thóc, dân không tự nguyện thì cán bộ lấy lúa ngoài đồng. Đừng có hòng chạy thoát. Mà giả sử có chạy đợt này thì xã lại ghi vào sổ nợ rồi cho người đòi liên tục, đòi đến lúc nào thanh toán đủ mới thôi. Đau ở chỗ, hầu hết cán bộ sống bằng nguồn thóc lúa của dân lại chẳng phải do dân bầu. Những chức danh như đoàn thôn, cán bộ phụ nữ thôn… đều theo ngành dọc, cơ cấu lên làm. Mỗi thôn 2 người phụ trách bất kỳ đoàn thể nào cũng được hưởng phụ cấp 200 cân thóc một năm. Tổng cộng hàng năm xã Quảng Vinh phải chi trả 105 triệu đồng, chỉ riêng cho cán bộ đoàn thể cấp thôn. Ngoài ra, ở các tổ an ninh trật tự, cứ hai an ninh viên thì bằng phụ cấp công an viên, còn riêng 22 vị dân quân tự vệ, mỗi năm phải trả cho họ 44 triệu đồng…

“Tất cả phụ cấp cho những cán bộ như thế đều được tính bằng thóc. Cứ đến hạn nhận lương là họ lấy tiền theo giá thóc thị trường. Còn xã phải thu phí từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân vì ngân sách quá ít ỏi, không gánh nổi. Xã giao chỉ tiêu cho thôn, mỗi thôn 40 triệu đồng, cứ thế mà thu”. Ông Tâm nói.

5 tạ thóc mất 1 tạ phí

Đó là cách tính của nông dân nghèo ở Quảng Vinh. Nếu căn cứ vào cuốn sổ thanh toán mà mỗi hộ gia đình phải mua với giá 5 ngàn đồng ở xã thì năm nay họ đang phải chịu 19 khoản phí chính thức, chưa kể những khoản đóng bên ngoài, không đưa vào sổ. 13 khoản phí xã ban hành, 6 khoản còn lại nộp cho thôn. Tính bình quân, một năm, dân nghèo xã Quảng Vinh ít nhất phải mất một tạ thóc cho tiền phí của thôn, của xã. 2.000 hộ là 2.000 tạ thóc. Không có ngoại lệ, cho dù đó là hộ nghèo, người già hay trẻ nhỏ.

Posted Image

Sổ thanh toán ghi những khoản phí dân nghèo phải đóng

Gia đình chị Phạm Thị Trâm ở đội 5, thôn Thanh Minh có 6 người nhưng chỉ được 2 sào ruộng. Bao nhiêu năm nay họ không thoát khỏi “án” hộ nghèo, nhưng lý do chính không chỉ vì ít ruộng. Mỗi năm, 2 sào ruộng làm 2 vụ, năng suất như hiện nay được tầm 5 tạ thóc. Nhưng với các khoản phí được chia rõ ràng trong sổ thanh toán thì hàng năm gia đình phải đóng hơn 700 ngàn. Với giá thóc như hiện nay thì riêng tiền phí đã ngốn mất của gia đình chị hơn một tạ/năm. Nhà nước đã có chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp nhưng hàng năm gia đình chị Trâm vẫn phải đóng Quỹ phục vụ nông nghiệp, giao thông thủy lợi, xây dựng kênh mương… cho xã. Năm ngoái tổng các loại phí này lên đến 705 ngàn đồng, chị túng quá, không có đóng nên bị xã ghi nợ sang năm nay.

Xã thu chán chê, đến thôn cũng tìm cách vét. Từ tiền thủy lợi nội đồng, tiền diệt chuột, tiền bảo vệ… Mỗi khoản vài chục ngàn nhưng cộng lại cũng tiền trăm. Đối với những gia đình nghèo như chị Trâm thì đi vay cũng khó chứ đừng nói đến chuyện kiếm ra để trả.

Dù nghèo nhưng chị cố cho con đi học để mong chúng thoát khỏi cái cảnh ruộng đồng, may ra làm được cái chức gì ở xã như mấy ông cán bộ vừa nhàn vừa được dân nghèo cống thóc nuôi. Nhưng giấc mơ ấy đang bị đặt dấu hỏi bởi các khoản phí mà chính quyền xã Quảng Vinh đang cố truy đến tận cùng.

“Đợt vừa rồi làm đường giao thông nông thôn, gia đình tôi đã phải đóng 50 ngàn một khẩu rồi. Vậy mà các cháu đi học còn bị đòi thêm 150 ngàn mỗi đứa nữa. Không có tiền đóng thì trường không cho thi nên vị chi làm đoạn đường mà nhà tôi đóng tròn một triệu đồng. Chưa chạy vạy đủ để đóng cho con đi học thì xã lại cho người đi vận động thu tiền chuẩn bị ngày 27/7. Mỗi hộ phải đóng 20 ngàn nữa, nhưng nói thật, bây giờ trong nhà tôi một ngàn cũng không có thì lấy chi mà đóng”. Chị Trâm phàn nàn.

Cạnh nhà chị Trâm là nhà bố chồng chị, cụ Lê Quang Huy (89 tuổi). Nhà chỉ có hai ông bà già, không làm ruộng được nữa nhưng mỗi lần có đợt thu phí xã vẫn cho người đến đòi. Không có nộp thì cán bộ xã Quảng Vinh linh hoạt bằng cách trừ tiền chế độ người già của hai cụ. Mỗi tháng 180 ngàn bị cắt luôn từ trên xã, đỡ cho hai cụ phải mất công đi lấy!

Posted Image

Dân nghèo, xã nghèo, nhưng nhà Chủ tịch xã to như biệt phủ

Cả xã Quảng Vinh có 3.740 sào ruộng. Bình quân năng suất 200kg một sào. Không biết người dân phải chi ra bao nhiêu thóc để nuôi cán bộ. Chỉ biết số cán bộ quá khổng lồ, tốn rất nhiều thóc của người dân nhưng công việc xem chừng rất nhàn nhã. Ngày thứ 6 tôi đến, nhóm ông Tâm với mấy ông làm văn phòng, tư pháp đang hút thuốc lào và bàn nhau chuẩn bị đi uống rượu. Trụ sở xã vắng như chùa Bà Đanh, còn ngoài đồng, nông dân Quảng Vinh đang vã mồ hôi thu hoạch lúa. Năm nay họ được mùa, nhưng không được ăn cả, vì những khoản phí vẫn còn treo lơ lửng, thậm chí nhiều nhà còn nợ tồn đọng từ mấy năm trước chưa trả nổi.

Nằm ở vùng bãi ngang nên mỗi học sinh ở Quảng Vinh được nhà nước hỗ trợ tiền 70 ngàn đồng/tháng. Nhưng ba năm nay người dân cố hỏi mà cán bộ xã cứ cố tình lờ đi. Họ thắc mắc chán rồi chuyển sang bức xúc, quy cho ông Chủ tịch ăn quỵt. Bởi chẳng có lý do gì, ở mảnh đất nghèo như thế này thì lấy đâu ra tiền mà nhà ông Chủ tịch xã Lê Quang Bảo lại có thể xây to như biệt phủ, cao ba tầng, có hàng rào bao bọc ...

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trao công hàm phản đối TQ mời thầu dầu khí

(Đất Việt) Ngày 27.6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Cùng ngày, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã họp báo phản đối việc CNOOC mời thầu.

Posted Image

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã họp báo phản đối việc CNOOC mời thầu.

Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu khẳng định, tất cả các khu vực này đều nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực rộng hơn 160.000 km2 này cũng nằm chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí. Đây cũng là khu vực không có tranh chấp trên biển. Việc mời thầu của CNOOC, dưới sự cho phép của Chính phủ Trung Quốc, tại các lô nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước LHQ 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này cũng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, gây phức tạp tình hình biển Đông. PVN yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay việc mời thầu nêu trên và tôn trọng các thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên. Ông Đỗ Văn Hậu cho biết, trong những ngày tới, PVN sẽ có thư chính thức gửi CNOOC, đồng thời đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia bỏ thầu trong vụ việc lần này.

Trong cuộc họp báo, ông Đỗ Văn Hậu thông báo, PVN hiện có 3 hợp đồng thăm dò với các đối tác nước ngoài và một hợp đồng do chính PVN thực hiện và các hợp đồng này sẽ tiếp tục được triển khai bình thường, bất chấp việc gọi thầu của CNOOC.

Hoàng Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

An ninh Biển Đông được bàn thảo tại Mỹ

Nguồn: http://vnexpress.net...an-thao-tai-my/

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) sẽ tổ chức hội thảo thường niên lần thứ hai về An ninh Hàng hải tại Biển Đông với sự tham gia của các diễn giả quan trọng.

> Nghị sĩ kêu gọi Mỹ tham gia giải quyết tranh chấp

> Yêu cầu Trung Quốc huỷ mời thầu dầu khí

Posted Image

Biển Đông có vị trí quan trọng trong chính sách quân sự mới của Mỹ, với việc chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình dương. Ảnh minh họa: CSIS

Hội thảo lần này được tổ chức trong bối cảnh có những vấn đề quan trọng và phức tạp về Biển Đông. Nó diễn ra chỉ một tuần trước khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới thủ đô Phnom Penh của Campuchia để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng (PMC).

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Á - Thái Bình dương, ông Kurt Campbell sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị trong ngày hôm nay (theo giờ Mỹ). Thượng nghị sĩ Mỹ kiêm Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình dương của Thượng viện Mỹ, Jim Webb cũng có một bài diễn thuyết vào ngày mai.

Nhiều chuyên gia từ châu Á và Mỹ cũng sẽ góp mặt tại hội nghị để cùng trao đổi về những chủ đề chính liên quan tới an ninh hàng hải tại Biển Đông.

Biển Đông thời gian qua có nhiều diễn biến nóng.

Trung Quốc và Philippines có căng thẳng ngoại giao suốt hơn hai tháng vì tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Căng thẳng này chỉ có dấu hiệu hạ nhiệt trong những ngày gần đây.

Cũng xoay quanh chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc những ngày qua cũng trao đi đổi lại những lời phản đối lẫn nhau. Hôm qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam kịch liệt phản đối việc Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc chào thầu thăm dò khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Việt Nam cũng phản đối việc Trung Quốc ra quyết định thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Biển Đông, tuyến hàng hải có vai trò quan trọng đối với việc thông thương quốc tế và cũng được cho là có trữ lượng tài nguyên không nhỏ, đang ngày một được quan tâm nhiều hơn.

Ngoại trưởng Mỹ Clinton từng tuyên bố hồi tháng 7/2010 rằng Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực và tự do đi lại bình thường trên Biển Đông. Bà cũng gợi ý rằng Washington có thể "tạo điều kiện thuận lợi” cho các cuộc đàm phán khu vực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Biển Đông nằm ở khu vực tây Thái Bình dương và vì thế sẽ là nơi Mỹ cụ thể hóa chính sách quân sự mới, với nội dung chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình dương.

Thượng nghị sĩ Webb năm ngoái trình lên Thượng viện Mỹ dự thảo nghị quyết liên quan tới Biển Đông. Bản nghị quyết có tên "Kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình đối với các tranh chấp lãnh hải tại Đông Nam Á". Ông Webb không kêu gọi Mỹ cần phải tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nên tham gia vào một diễn đàn đa phương để giải quyết vấn đề.

Phan Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dùng chứng cứ “nhạy cảm” tống tiền nhà sư

28/06/2012 3:20

Sáng 27.6, trụ sở TAND quận Hải Châu (TP.Đà Nẵng) đông đúc khác thường bởi có hàng trăm người tụ tập xin vào tham dự phiên tòa xét xử bị cáo sử dụng thông tin, hình ảnh nhạy cảm để tống tiền một nhà sư.

Phiên tòa được đưa ra xét xử kín đối với Lê Hồng Thái (48 tuổi, tổ 29, Hòa Thuận Đông, Q.Hải Châu) với tội danh “cưỡng đoạt tài sản”.

Theo kết quả điều tra và cáo trạng của Viện KSND quận Hải Châu, trong khoảng thời gian từ 25.10 đến 3.11.2011, Lê Hồng Thái đã có hành vi theo dõi và thu thập một số thông tin, hình ảnh về mối quan hệ nam nữ giữa cô Đ.T.L (23 tuổi, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) với ông Hứa Văn Tiễn (59 tuổi, có pháp danh Pháp Tiến), hiện đang tu hành và giữ quyền trông coi, cai quản tại chùa Tam Bảo (TP.Đà Nẵng). Sau khi có được những hình ảnh, chứng cứ “nhạy cảm”, Thái đã đến gặp và uy hiếp ông Tiễn, yêu cầu ông hoặc là rời khỏi chùa, hoặc phải đưa cho Thái 250 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng. Ông Tiễn đã đưa tiền cho Thái làm 2 đợt với tổng số tiền 70 triệu đồng. Ở lần nhận tiền thứ 2 thì Thái bị công an bắt quả tang.

Tại phiên tòa, Thái đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng ông Tiễn tự nguyện đưa tiền cho mình để đảm bảo bí mật chứ không phải do mình uy hiếp. HĐXX đã tuyên án Thái 8 năm tù giam về tội danh cưỡng đoạt tài sản trên. Bị cáo Thái đã từng có 2 tiền án và bị xử tổng cộng 17 năm tù giam tại Thừa Thiên Huế và Lâm Đồng trước đó vì tội “trộm cắp tài sản”.

Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, hiện Thành hội Phật giáo Đà Nẵng đang chờ thông báo chính thức của cơ quan chức năng về việc có liên quan đến hành vi phạm giới của ông Hứa Văn Tiễn. Dự kiến Ban trị sự Thành hội Phật giáo sẽ có cuộc họp chính thức để xử lý vấn đề này. Được biết, hiện tại, nhà sư Pháp Tiến đang là ủy viên dự khuyết của Ban trị sự Thành hội Phật giáo Đà Nẵng nhiệm kỳ 2012 – 2017.

VPMT

======================

Ông sư này nhiều tiền nhể! Còn trí huệ của các vị trị sự chờ gì nữa mà không tước y bát của ông sư này? Tôi phạm đã bị xử với tội danh tống tiền , tức là sự "nhạy cảm" của ông sư này là có thật. - tức là có cơ sở để tống tiến - Nếu không phải thế thì người bị coi là tống tiền ông sư vô tội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học từ đại bàng

Posted Image

Đó là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi.

Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi.

Khi đó, Những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn.

Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu.

Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn.

Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.

Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình.

Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời.

Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình.

Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi.

Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.

Hãy học từ đại bàng…

Hãy trở nên thật dũng cảm và kiên cường để trải qua một giai đoạn thay đổi đầy khó khăn,

chịu đựng nhiều đau khổ và thử thách để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa…

Chúc bạn thành công!

Theo bocau

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi giời, nếu nó thực sự đem giàn khoan hay mời được nước nào đem giàn đến khu vực này, theo đó là lực lượng hải giám, rồi tàu chiến các loại của PLA nhằm bảo vệ lợi ích tham lam của Đại Hán...giặc đến tận cửa thế thì Việt nam buộc phải khai chiến rồi.

Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải DươngTrung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tháp đôi đại học” nghìn tỷ “mình voi đầu chuột”:

Bài 3: “Bức tử” công trình nghìn tỷ vì thiếu trách nhiệm

Thứ Năm, 28/06/2012 - 06:32

(Dân trí) - Vụ việc công trình tòa nhà trung tâm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bị chậm trễ 2 năm, gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng, thiệt hại do người quản lý thiếu trách nhiệm, dẫn đến lãng phí đôi khi còn lớn và nghiêm trọng hơn cả các vụ tham nhũng.

Bài 2: Sốc trước “sáng kiến” “mình voi đầu chuột”

Bài 1: Một kiểu đầu tư “cha chung không ai khóc”

Posted Image

Tòa nhà trung tâm Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội là một dự án nhóm A được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2003, là một công trình hiện đại nhất của ngành giáo dục nhưng sau 9 năm triển khai nay đã “đắp chiếu” với 7 tầng xây thô.

Sau khi báo Dân trí nêu vụ việc “Tháp đôi đại học” nghìn tỷ “mình voi đầu chuột”, gần đây, Bộ Giáo dục &Đào tạo đã có động thái bước đầu “sửa sai”. Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm người gây ra lãng phí như thế nào thì vẫn bị bỏ ngỏ. Tổng thiệt hại do thiếu trách nhiệm là bao nhiêu?

Lãng phí hơn 100 tỷ đồng do sự chậm trễ của dự án

Là Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, đơn vị quản lý cấp phát vốn cho dự án Tòa nhà trung tâm Trường ĐHKTQD, nên cơ quan này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc để công trình “đắp chiếu” suốt hai năm qua.

Tháng 9/2010, Trường ĐHKTQD đã có tờ trình số 925/TTr-KTQD/QTTB xin điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 1.160 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện dự án đến năm 2012. Song, Cục trưởng Trần Duy Tạo không cho nhà trường ký gia hạn hợp đồng với Tổng công ty 36. Theo Đại tá Nguyễn Thanh Giang, Phó TGĐ Tổng công ty 36 thì việc gây khó khăn này là khó hiểu. Nếu chưa thể phê chuẩn tổng mức đầu tư điều chỉnh, ông Tạo vẫn có thể cho phép gia hạn hợp đồng để công trình được tiếp tục triển khai, hoàn toàn không vướng một khó khăn nào về cơ chế.

Việc không cho ký gia hạn không khác gì một kiểu “bức tử” công trình hết sức vô lý, thiếu trách nhiệm. Không cho gia hạn hợp đồng, ông Tạo với tư cách đại diện cho cơ quan chủ quản đã đẩy chủ đầu tư là Trường ĐHKTQD vào chỗ vi phạm Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng đối với nhà thầu là Tổng công ty 36. Theo công văn số 686/CV-KTQD ngày 5/6/2012 của Tổng công ty 36 gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chỉ tính riêng những thiệt hại do vi phạm hợp đồng gồm những khoản tiền sau:

Một là, nhà thầu đã đầu tư gần 180 tỷ đồng (trong đó có phần đầu tư phát sinh năm 2011 do ông Tạo hứa với chủ đầu tư và nhà thầu sẽ gia hạn hợp đồng nhưng sau đó bị “bội tín”) nhưng mới được thanh toán 115 tỷ đồng, còn gần 65 tỷ đồng chưa được thanh toán, phải chịu lãi suất vốn vay 1,7 tỷ đồng/tháng; chưa kể 60 tỷ đầu tư trang thiết bị máy móc thi công phải chịu khấu hao và lãi vay hàng tháng 1,4 tỷ đồng/tháng. Tính tổng cộng hai khoản riêng tiền lãi ngân hàng là 3,1 tỷ đồng/tháng.

Tham chiếu theo các điều quy định trong hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu thì thời điểm kết thúc hợp đồng là 31/12/2010. Tới nay, số tháng chậm thanh toán đã lên tới 18 tháng thì số tiền lãi ngân hàng phát sinh phải trả do sự chậm trễ của ông Tạo đã lên tới 55,8 tỷ đồng. Số tiền này ngân sách Nhà nước sẽ hoàn toàn phải gánh chịu.

Hai là, thiệt hại do thời gian thi công kéo dài dẫn đến giá nhân công tăng cao. Lúc đấu thầu hệ số điều chỉnh nhân công là 1,138 nay lên tới 4,44, tăng gấp gần 4 lần chi phí nhân công. Theo tính toán của Tổng công ty 36, riêng giá trị phát sinh về nhân công do thanh toán chậm đã lên tới 25 tỷ đồng.

Ba là, thiệt hại do công trình chậm trễ khiến Trường ĐHKTQD đến nay vẫn không có phòng học cho sinh viên, phải đi thuê với chi phí 6 tỷ đồng/năm, tính ra sự chậm trễ sẽ kéo dài ít nhất khoảng 4-5 năm, đồng nghĩa với thiệt hại chi phí thuê phòng học lên tới 25-30 tỷ đồng.

Bốn là, việc làm trái nguyên tắc tài chính, điều chuyển 11,7 tỷ đồng kinh phí cấp cho dự án năm 2010 cho dự án khác, khiến nhà thầu không thể thi công, công trình bị đình trệ. Cộng với đó, chậm trễ cấp vốn 30 tỷ đồng của dự án năm 2012 suốt 6 tháng qua cũng gây ra thiệt hại lớn cho dự án.

Năm là, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng nếu Bộ GD&ĐT áp dụng phương án “úp nóc”, phân kỳ thi công tòa nhà như đề xuất của ông Tạo tại công văn trình Bộ GD&ĐT, sau đó đã được một cuộc họp bàn về dự án của Bộ thông qua. Tuy nhiên, phương án này đã bị các chuyên gia xây dựng cho rằng phản khoa học. trả lời báo chí gần đây, ông Trần Duy Tạo cho hay sẽ “sửa sai”, không áp dụng phương án này nên chúng tôi không bàn ở đây.

Tính sơ bộ những khoản tiền trên, lãng phí gây ra cho dự án đến nay đã là hơn 100 tỷ đồng, chưa kể nhiều thiệt hại khác như về thương hiệu của chủ đầu tư, nhà thầu, ảnh hưởng tới môi trường, cuộc sống của cư dân trên địa bàn, hiệu quả giáo dục và đào tạo…

Trách nhiệm thuộc về ai?

Chiều 23/6, trả lời báo chí, Cục trưởng Trần Duy Tạo cho biết: “Ngày 22-6, Bộ GD&ĐT đã tổ chức một cuộc họp để tiếp tục giải quyết các vướng mắc. Liên quan đến trách nhiệm của mình, ông Tạo cho hay sẽ “sửa sai”. Ông đã trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký công văn cho phép chủ đầu tư gia hạn hợp đồng với Tổng công ty 36, có thể trong tuần cuối tháng 6 sẽ hoàn thiện ngay các thủ tục thanh toán công nợ cho nhà thầu.

Phần vốn 30 tỷ đồng cho dự án năm 2012 cũng sẽ được cấp ngay, cộng với gần 12 tỷ đồng bị điều cho dự án khác vào năm 2011 sẽ được ông Tạo “điều chỉnh hợp lý”. Ông Tạo cũng cho biết, phương án “phân kỳ, úp nóc” mới chỉ là “đề xuất”, nếu chưa hợp lý thì sẽ tìm phương án khác”. Chiều 24/6, ông Vũ Anh Trọng, Trưởng phòng Quản trị thiết bị Trường ĐHKTQD cho biết thêm: “Trong ngày, Ban QLDA đã nhận được công văn của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký, cho phép gia hạn gói thầu với Tổng công ty 36 đến hết năm 2013”. Như vậy, những vấn đề mà báo Dân trí nêu đã phần nào được Bộ GD&ĐT tiếp thu, khắc phục, sửa sai. Tuy nhiên, còn hậu quả gây lãng phí lên tới hơn 100 tỷ đồng do một số cán bộ thiếu trách nhiệm, để công trình chậm trễ thì chưa được đề cập hướng xử lý.

Về vấn đề này, theo Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho hay: Hành vi có dấu hiệu sai phạm của các cán bộ để xảy ra vụ việc trên được xem xét tại Điều 144 của BLHS 1999 về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước. Theo đó, nếu gây thiệt hại trên 500 triệu đồng có thể bị phạt tù từ 7-15 năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước.

Chiều 27/6, trao đổi với chúng tôi, một cán bộ thuộc Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương cho biết: “Nếu cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm gây lãng phí của dự án lên tới hơn 100 tỷ đồng thì lãnh đạo Bộ GD&ĐT cần phải chỉ đạo làm rõ, xử lý nghiêm minh, gắn với triển khai Nghị quyết Trung ương 4”.

Vũ Văn Tiến – Nguyên Minh

=========================

Nhiều chiền nhể? Không bít tiền đâu ra mà "nắm " thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Mỹ: Nỗi phiền muộn của giáo dục Việt Nam

Thứ Năm, 28/06/2012 11:13

(NLĐO) - Là đất nước từng ảnh hưởng Nho giáo như Việt Nam, giáo dục trở thành nỗi ám ảnh quốc gia. Cấp học nào vấp phải chuyện gian lận, hối lộ và thiếu từ giáo trình cho đến các nhà nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế.

Posted Image

Phụ huynh đạp đổ cổng Trường Tiểu học Thực nghiệm để giành suất học cho con. Ảnh: AP/VnExpress, Nguyen Hoang Ha

Thực nghiệm Sư phạm là trường công duy nhất dạy theo lối Mỹ ở Việt Nam. Khoảng 600 trẻ học xong mẫu giáo tại Hà Nội phải chen nhau giành khoảng 200 chỗ học trong năm học 2012 - 2013. “Giống như chơi xổ số vậy. May ra thì vào được” - anh Huy (35 tuổi) kể về cơ hội của cô con gái nhỏ nhà anh. Cuối cùng, anh Huy cũng gặp may vì con gái anh được nhận vào học với mức học phí 870.000 đồng/ tháng (khoảng 40 USD), chỉ bằng 1/10 so với trường tư.

Trì trệ, lạc hậu

Vụ chen lấn này không gây ra thiệt hại lớn nhưng là cú đánh mạnh vào nền giáo dục Việt Nam. Theo các chuyên gia, gần bốn thập kỷ sau chiến tranh, giáo dục Viêt Nam còn quá nhiều tham nhũng và lạc hậu so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Là đất nước từng chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Việt Nam, giáo dục trở thành nỗi ám ảnh quốc gia. Cấp học

Chỉ tính riêng tại Mỹ, số lượng sinh viên Việt Nam đã tăng gấp 7 lần so với 10 năm trước, từ 2.000 người tăng lên gần 15.000 người vào năm ngoái. Đáng chú ý là hầu hết trong số 15.000 người này không nhận được học bổng của các trường danh tiếng mà đi học bằng tiền gia đình - theo Viện Giáo dục quốc tế đặt tại New York.

nào cũng vấp phải chuyện gian lận, hối lộ và thiếu các giáo trình cũng như các nhà nghiên cứu đúng tiêu chuẩn thế giới. Phụ huynh hay hối lộ giáo viên để đổi lấy điểm cao và bằng cấp cho con em. Trong một báo cáo năm 2010, Tổ chức Minh bạch quốc tế kết luận giáo dục chính là lĩnh vực tham nhũng nhiều thứ hai ở Việt Nam, sau ngành hành pháp. Để con em đạt điểm cao, nhiều bậc cha mẹ đăng ký cho con học thêm cả buổi tối.

Hệ quả là ngày càng nhiều học sinh Việt Nam theo học các trường quốc tế tư nhân và sau đó du học ở nước ngoài. Dù thu nhập bình quân ở Việt Nam mới khoảng 1.400 USD nhưng năm ngoái có đến hơn 30.000 sinh viên Việt Nam học tập tại nước ngoài. Thậm chí, Việt Nam xếp hàng thứ 5 thế giới về số lượng sinh viên theo học ở Úc, thứ 8 tại Mỹ (xếp trên Mexico, Brazil và Pháp).

Đầu tư nhiều nhưng quản lý kém

Không như các trường đại học ở Trung Quốc, trường học ở Việt Nam vẫn không bắt kịp nhịp toàn cầu hóa. Chính phủ vẫn duy trì hệ thống quản lý tập trung thiếu hiệu quả và lối tư duy thiếu phản biện. Bà Mai Thanh, chuyên gia giáo dục cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, nhận xét: “Việt Nam xây dựng mô hình giáo dục theo kiểu ‘một cho tất cả’, còn các nhà lãnh đạo thì được mong đợi cố gắng nhiều hơn để biến giáo dục thành tài sản quốc gia. Tôi xem đó là một cơ hội bị bỏ lỡ”.

Bất chấp mức lạm phát cao hàng đầu châu Á và những trở ngại kinh tế do các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ gây ra, tốc độ tăng trưởng hàng năm ở Việt Nam vẫn đạt mức 6%. Tuy vậy, các chuyên gia lo ngại khủng hoảng giáo dục có thể đe dọa lực lượng lao động của Việt Nam và sâu xa hơn là cản trở sự phát triển của đất nước.

Ví dụ, hãng chế tạo chip lớn nhất thế giới Intel phải vất vả lắm mới tuyển dụng được các công nhân lành nghề cho xí nghiệp của hãng tại TPHCM, theo nghiên cứu của Trường quản trị Kennedy trực thuộc Đại học Harvard.

Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nhận định “kết cấu nguồn nhân lực” của Việt Nam không thể hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục đang tăng cao. Còn các nhà nghiên cứu của Harvard cho rằng cải cách hệ thống giáo dục bậc cao ở Việt Nam đã bị đóng băng kể từ khi cả nước dấn mình vào công cuộc cảnh cách kinh tế từ giữa thập niên 1980.

Việt Nam đầu tư cho giáo dục cao hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương đương 1% tổng GDP, nhưng vấn đề là do quản trị yếu kém chứ không phải thiếu đầu tư. "Rõ ràng chính phủ biết rằng hầu hết người dân bất mãn với nền giáo dục hiện nay, kể cả những thành phần vượt trội trong lĩnh vực chính trị, kinh tế lẫn người dân bình thường” - ông Ben Wilkinson, giám đốc Chương trình Việt Nam của Trường Kennedy tại TPHCM, khẳng định. Cũng theo ông, còn quá sớm để bàn về hiệu quả mà các du học sinh mang lại cho Việt Nam trong tương lai.

Đầu tháng 6, Quốc hội Việt nam thông qua Luật Đại học, dự kiến sẽ trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học. Tuy nhiên, nhiều nhà cải cách giáo dục vẫn lo ngại. “Nhiều trường đại học chỉ muốn tuyển càng nhiều sinh viên càng tốt. Còn sinh viên học xong có xin việc được không là chuyện của sinh viên” - đại biểu Quốc hội Đặng Thị Mỹ Hương phát biểu.

BẰNG VY (Theo AP)

=================

Cái zdụ đạp đổ cổng trường này báo chí làm ỏm tỏi từ lâu. Tôi vẫn théc méc không hiểu rằng thì là mà tại mần răng mà pà con hâm cái trường này quá xá. Hôm lay mới bít: Thì ra cái trường này dạy ra lối Mỹ. Hi.

Hôm lào nhân ngày lành tháng rách. TT Ngâm cứu ní học Đông Phương xin với Bộ Giáo dục cho TT này mở một trường thí điểm: Dạy ra lối Lý học Đông phương nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Về lý thuyết tại sao không? Nhưng hổng bít có được không? Vì chắc chắn TT sẽ dạy học sinh Việt sử 5000 năm văn hiến. Cái này thì chưa được "khoa học chứng minh" và còn cần nhiều yếu tố phức tạp để "khoa học công nhận" từ những "cơ sở khoa học". Tức là nó phải được "thẩm định khoa học" với những "nhà khoa học có chuyên môn" sâu. Như vậy đòi hỏi phải có "chứng cứ khoa học" để xác định "tính khoa học cao". Tóm lại là cứ phải rất là khoa học. Híc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay