Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tướng Trung Quốc: Tấn công Iran sẽ tạo ra chiến tranh thế giới thứ 3

Chủ nhật 27/05/2012 20:40

(GDVN) -Nếu Mỹ và các đồng minh thực sự muốn tấn công Iran thì một cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ 3 sẽ nổ ra.

Căng thẳng Biển Đông: Điểm mặt những tướng Trung Quốc hiếu chiến nhất

Mỹ hội đàm khẩn cấp vì lo ngại Israel có thể tấn công Iran

Mỹ sẽ “thổi bay” Iran bằng tên lửa Tomahawk

Lầu Năm Góc: Mỹ chỉ cần 3 tuần có thể đánh bại Iran

Mỹ đưa chiến đấu cơ tàng hình “xịn nhất” tới gần Iran

Thời báo Hoàn Cầu: Tình báo Mỹ đang tìm cớ để tấn công Iran

Truyền hình Israel: thời điểm tấn công Iran đang đến gần

Trang web chính thức của Pei Cobb Freed & Partners của Đức mới đây có bài bình luận, nếu Mỹ và các đồng minh thực sự muốn tấn công Iran thì một cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ 3 sẽ nổ ra.

Như vậy, “Tập đoàn phương Đông” là Trung Quốc và Nga sẽ đối đầu với “Tập đoàn phương Tây” do Mỹ dẫn đầu.

Posted Image

Ông Trương Triệu Trung: "Trung Quốc sẽ không để yên cho Mỹ nếu Iran bị tấn công"

Do an ninh quốc gia của Trung Quốc liên quan chặt chẽ với Iran, Thiếu tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung cho biết, nếu Mỹ tấn công Iran, Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.

Năm 1999, ông Trương Triệu Trung đã từng xuất bản một cuốn sách mang tựa đề “Ai là mục tiêu tiếp theo?”. Phải chăng nếu tiến hành một cuộc tấn công Iran, thì mục tiêu tiếp theo của người Mỹ sẽ là Trung Quốc.

Theo Sina, đây không chỉ là đánh giá của riêng cá nhân ông Trương, mà là đánh giá nghiêm túc của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu cuộc chiến tranh thế giới có xảy ra thật thì Trung Quốc sẽ không hành động một mình, mà Nga cũng phải tham gia vào cuộc chiến này.

Trên thực tế hiện này, Trung Quốc đang áp dụng chính sách “dùng tư bản để chống lại chủ nghĩa tư bản” bằng các thủ đoạn cạnh tranh.

Trung Quốc luôn chủ động làm ăn với các nước phương Tây để tìm kiếm lợi ích tại đây, trợ giúp những đối tượng được cho là “kẻ thù” của Mỹ tại Trung Đông và châu Phi. Đồng thời cơ quan tình báo của Trung Quốc luôn tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại những khu vực này.

Hiện tại, Iran và Syria là những đồng minh quan trọng của Trung Quốc và Nga, tương lai của khu vực Trung Đông liên quan chặt chẽ đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc và Nga.

Một cuộc chiến tranh sẽ không nổ ra trực tiếp giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, mà cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ tạo ra tiền đề cho một cuộc chiến tranh thế giới trong tương lai.

Năm 2011, Nguyên Tham mưu trưởng Hải quân Nga, ông Victor Kravchenko cũng tuyên bố, nếu nước nào tấn công tàu chiến của Nga tại Syria, thì nước đó là tự phát động một cuộc chiến tranh và Nga sẽ có đủ khả năng để tiến hành một cuộc phản công.

Cuốc sách “Ai là mục tiêu tiếp theo?” của ông Trương được xuất bản năm 1999, cũng tại thời điểm này Mỹ đã đánh bom “nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư.

Tuy nhiên, người Trung Quốc lại cho rằng, tuyên bố đánh bom nhầm của Mỹ chỉ là cái cớ, đó là một "phép thử chiến lược" đối với Trung Quốc.

Với sự phát triển vượt trội về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc hiện nay, mục tiêu hàng đầu tiếp theo của Mỹ là kiềm chế bằng được Trung Quốc.

My Thái (Theo Sina)

=============================

Chẳng bao giờ có chiến tranh thế giới thứ III theo nghĩa Tập đoàn phương Đông uýnh nhau với tập đoàn phương Tây cả. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn xảy ra cho dù Iran chấp thuận những đề nghị của Hoa Kỳ và chiến tranh không xảy ra ở đây!

Nước Nga sẽ chẳng tham gia vào cuộc chiến với bất cứ quốc gia nào, ngoại trừ đứng chung chiến hào với Hoa Kỳ.

Rồi xem!

"Nước Nga sẽ chẳng tham gia vào cuộc chiến với bất cứ quốc gia nào, ngoại trừ đứng chung chiến hào với Hoa Kỳ." Nga đứng chung chiến hào với Mỹ để chống ai? Nếu xảy ra có " kẻ" chết chắc.... Đúng là thập diện mai phục.... Ái dà dà.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

12 tập đoàn kinh tế Nhà Nước nợ ngân hàng hơn 218 nghìn tỷ đồng

Thứ 3, 29/05/2012, 17:08

Posted Image

Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là:

* PetroVietnam nợ 72.300 tỷ,

* EVN nợ 62.800 tỷ ,

* Vinacomin nợ 20.500 tỷ

* Vinashin nợ 19.600 tỷ

Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.

Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218.738 tỷ) chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam ( 72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ).

Cũng theo đề án, có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phát triển đường cao tốc.

Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 doanh nghiệp nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt và 74 tổng công ty. Tổng quy mô tài sản đạt 1.760 ngàn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 700 ngàn tỷ đồng. Năm 2010, các DNNN đóng góp 34% GDP cả nước.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, đa số các DNNN có lãi và đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Các tập đoàn lãi lớn là PetroVietnam, VNPT, Vinacomin, Viettel, Sông Đà, các TCT Lương thực Miền Bắc, Miền Nam và Thương Mại Sài Gòn.

Tuy nhiên một số tập đoàn có lỗ lớn như EVN ( năm 2010 lỗ 12.313 tỷ, lũy kế hợp nhất 2010 là 24.262 tỷ), Vinashin (năm 2009 lỗ 5.000 tỷ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ), TCT Chè Việt Nam, TCT Dâu Tơ tằm, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Xây dựng Công trình đường thủy... Tổng số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng

Đề án nhận định: Tình hình tài chính của nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả.

Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng TMCP, CTCK, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, bất động sản. Việc đầu tư này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho HĐKD chính còn hạn chế. Hiệu quả các khoản đầu tư này không cao hoặc không có hiệu quả.

Một số chỉ tiêu tài chính năm 2010 của các tổng công ty, tập đoàn Nhà Nước

(đơn vị: triệu đồng)

Posted Image

An Huy

Theo TTVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày càng nhiều đàn ông Trung Quốc tuyển vợ Việt

VnExpress

Thứ ba, 29/5/2012, 10:54 GMT+7

Chỉ cần bỏ ra từ 30.000 đến 40.000 tệ (khoảng 94 đến 120 triệu đồng), một thanh niên Trung Quốc có thể cưới được một cô dâu Việt Nam hấp dẫn tuổi từ 18 đến 25...

Hoạt động môi giới cô dâu Việt theo đơn đặt hàng đang bùng nổ, được tiếp sức bởi nhu cầu của những người đàn ông Trung Quốc ế vợ.

Mặc dù các văn phòng môi giới hôn nhân quốc tế là bất hợp pháp tại Trung Quốc, nhưng những kẽ hở trong luật pháp nước này đã cho phép ngành công nghiệp mai mối bùng nổ. Tình trạng này thúc đẩy các chuyên gia kêu gọi có những quy định cụ thể, nhằm giám sát chặt chẽ những hoạt động mai mối.

Theo quảng cáo trên mạng của một cơ sở môi giới có trụ sở tại tỉnh Vân Nam, chỉ cần bỏ ra từ 30.000 đến 40.000 tệ (khoảng 94 đến 120 triệu đồng), một thanh niên Trung Quốc có thể tìm một cô dâu Việt Nam hấp dẫn tuổi từ 18 đến 25.

Posted Image

Các cô gái Việt đang trở thành lựa chọn cho nhiều đàn ông Trung Quốc ế vợ. Ảnh: Global Times.

Cơ sở này, có địa chỉ ynxn1314.com, đăng ký dưới tên một dịch vụ hẹn hò đặt tại thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam. Theo đó, họ tổ chức các tour theo nhóm cho những chàng trai độc thân Trung Quốc tới Việt Nam và sắp xếp các cuộc hẹn hò với các cô gái Việt được lựa chọn trước từ một catalog.

Tờ Spring City Evening News có trụ sở tại Côn Minh cho biết, chi phí cho mỗi tour như vậy bao gồm phí đi lại, phiên dịch, quà cho gia đình các cô gái và lễ cưới. Nếu cuộc hẹn hò thất bại hoặc người đàn ông không ưng cô gái mà họ đã chọn, cơ quan môi giới sẽ chỉ tính phí 2.000 tệ cho mỗi tour. Họ cũng chịu trách nhiệm tìm cho khách hàng một cô dâu mới, nếu cô dâu đầu tiên bỏ trốn sau đám cưới.

Tính hợp pháp của việc chọn vợ này đã bị nghi vấn tại Trung Quốc kể từ khi hoạt động mai mối tìm cô dâu Việt diễn ra từ vài năm trước.

Theo một quy định của Trung Quốc về các cuộc hôn nhân quốc tế năm 1994, các cơ quan dịch vụ hôn nhân nước này không được phép môi giới cho người từ các quốc gia khác, và các cá nhân không được tham dự vào những cuộc mai mối quốc tế để hưởng lợi. Nếu vi phạm những quy định này, các công ty môi giới có thể bị đóng cửa. Tuy nhiên, luật lại không đưa ra hình phạt cụ thể nào.

Ynxn1314.com vừa quảng cáo một tour tuyển vợ Việt trên mạng hôm 19/5. "Chúng tôi mời các khách hàng Trung Quốc thực hiện các tour theo nhóm tới Việt Nam để sắp xếp các hoạt động hẹn hò", một nhân viên họ Ho thuộc văn phòng môi giới này cho biết trên Global Times.

Người này không quên nói thêm rằng "hơn 80%" khách hàng của văn phòng đã tìm được cô dâu.

Những cơ quan cung cấp "cô dâu theo yêu cầu" tương tự như vậy đã bùng nổ trên khắp Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng.

Một văn phòng môi giới có trụ sở tại thành phố Nam Ninh ở khu tự trị Choang Quảng Tây còn dịch tiểu sử của các chàng trai Trung Quốc để giúp các cô gái Việt quyết định liệu đó phải là người chồng phù hợp của mình không, có sức khỏe hay đủ tài chính không.

"Tôi biết ngành kinh doanh của chúng tôi không được chính phủ Trung Quốc cho phép, nhưng lại không có chế tài xử phạt nào cả", nữ nhân viên Youyou của văn phòng này cho biết. "Ngay cả nếu chúng tôi đóng cửa văn phòng, thì hôn nhân của khách hàng chúng tôi vẫn là hợp pháp", cô nói thêm.

Nhà nghiên cứu Qi Huan từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện khoa học xã hội Vân Nam, cho biết các cơ sở môi giới cô dâu theo đơn đặt hàng như vậy đã tồn tại ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.

Qi cho biết, nhiều cô dâu Việt "theo đơn đặt hàng" đã cưới chồng ở Quảng Tây, Vân Nam, Chiết Giang và Phúc Kiến. Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc hôn nhân giữa vợ Việt và chồng Trung Quốc đều viên mãn, một số cô dâu đã bỏ trốn không lâu sau khi tới quê chồng.

Một quan chức từ Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh, yêu cầu giấu tên, cho biết nhà chức trách hai nước đã hợp tác và phá vỡ nhiều đường dây buôn người phục vụ cho các cuộc hôn nhân quốc tế bất hợp pháp.

Hao Pengfei, Giám đốc Ủy ban các vấn đề xã hội về Hôn nhân và Gia đình tại Bộ Nội vụ nước này cho rằng: "Các cơ sở này đủ xảo quyệt để đánh lừa nhân viên văn phòng đăng ký kết hôn rằng cặp đôi lấy nhau là hoàn toàn tự nguyện, ngay cả khi không phải như thế", ông nói.

Còn Liu Guofu, một chuyên gia luật về nhập cư tại Viện Công nghệ Bắc Kinh thì cho rằng chính phủ nên mở cửa cho các cặp vợ chồng quốc tế kết hôn hợp pháp.

"Sẽ tốt hơn nếu các cơ quan môi giới hôn nhân quốc tế được chính phủ chấp thuận và điều chỉnh theo luật. Nhu cầu về điều này đã tạo ra một ngành công nghiệp hoạt động ngầm, mà việc đối phó còn khó khăn hơn".

Thuận An

=====================

Cứ theo nội dung bài báo này thì phụ nữ Việt Nam chỉ "(khoảng 94 đến 120 triệu đồng)" trừ đi "phí 2.000 tệ" cho mỗi tour thì còn rẻ hơn. Posted Image.

Chợt nhớ ra đã có lần Sư Thiến tui tẩy chay tờ báo mạng này vì sốt sắng đăng bài ca ngợi Hoa Vương Nguyễn Tiến Đoàn "ở trần đóng khố" tại Đài Loan và trâng tráo tuyên bố trước tất cả các quốc gia tham dự "Đây là Quốc phục của dân tộc Việt".

Chưa hết, cũng trên báo mạng VnExpress đã đăng bài về cuộc hội thảo chữ Việt cổ với nội dung coi việc Sư Thiến tui xác định công trình của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với tư cách "Dị nhân".

Xâu chuỗi nhiều vấn đề thấy cũng khá phức tạpPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần Thơ:

Hai mẹ con khỏa thân đòi đền bù thỏa đáng

Posted Image - Do chưa đồng ý với mức đền bù, 2 mẹ con ở quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) đã liều mình ra giữa hiện trường chuẩn bị thi công lột hết quần áo để phản đối.

Hai người phụ nữ khỏa thân được xác định là bà Phạm Thị Lài (52 tuổi) và con gái Hồ Nguyên Thủy (33 tuổi).

Hai mẹ con bà Lài phản đối đơn vị thi công tại Khu đô thị mới Hưng Phú, thuộc Công ty CP đầu tư và xây dựng số 8 (CIC8) – Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư khi đang đưa máy móc vào hiện trường.

Posted Image

Toàn cảnh khu đây mà đơn vị đang thi công thì bị 2 mẹ con đến khỏa thân phản đối (ảnh nhỏ bên phải).

Vụ việc xảy ra vào trưa ngày 22/5, đang gây xôn xao dư luận tại TP. Cần Thơ.

Trưa ngày 28/5, có mặt tại hiện trường, nhiều nhà hàng nước xung quanh địa điểm nói trên vẫn còn “nóng ran” câu chuyện 2 người phụ nữ phản đối đơn vị thi công.

Ngay khi vụ việc xảy ra, lực lượng bảo vệ tại Khu đô thị mới Hưng Phú đã có mặt tại hiện trường, đưa 2 mẹ con bà Lài ra khỏi vùng đất chuẩn bị thi công.

Anh Bình (cháu ruột bà Lài) cho biết: “Mấy ngày nay, sáng nào bà Lài cũng có mặt tại hiện trường để phản đối việc thi công trên đất được bà cho là chưa đền bù thỏa đáng”.

Bà nói, đất này là của gia đình bao nhiêu năm dành dụm, làm ruộng, trồng màu bao nhiêu năm qua. Gia đình không đồng ý với giá đền bù 500.000 đồng/m2.

Trao đổi với phóng viên, ông Mai Hồng Châu, Chủ tịch UBND quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) xác nhận vụ việc 2 mẹ con khỏa thân phản đối đơn vị thi công là có thật.

Đây là quy hoạch xây dựng khu dân cư, cơ quan chức năng đã có quyết định thu hồi đất giao cho chủ đầu tư và có những chính sách đền bù theo quy định, nhưng gia đình ông bà Hồ Văn Tư – Phạm Thị Lài không chịu thực hiện.

Quốc Huy

=========================

Tại hai mẹ con bà này không chịu "Ở trần đóng khố".Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả cuốn "cây lêu" nguyên là Vụ phó thuộc Bộ GDĐT?

29/05/2012 17:33:59

(Kienthuc.net.vn) - 2.000 cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt lớp 1" (tập 1) sai chính tả sẽ bị thu hồi, đồng thời NXB Đà Nẵng kiểm tra, xác định các khâu lỗi trên.

TIN LIÊN QUAN

Những sai sót khó tin trong “Vở luyện tập Tiếng Việt 1”

Chiều 29/5, Giám đốc NXB Đà Nẵng ông Trương Công Báo xác nhận: Đơn vị đã tiếp nhận thông tin về các lỗi sai chính tả trong cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt” và đang tiến hành kiểm tra, xác minh các nguyên nhân gây lỗi sai chính tả không đáng có trên.

Posted Image

Trước mắt, NXB ra quyết định thu hồi toàn bộ số tập vở trên và liên hệ với biên tập viên, tác giả cuốn sách để tìm hiểu. Theo số liệu lưu chiểu cho thấy, tập vở được in với số lượng 2.000 cuốn. Tập vở dày khoảng 30 trang, do bà Đặng Thị Lanh làm tác giả, được NXB Đà Nẵng cấp giấy phép và in tại Công ty in Tổng hợp Cầu Giấy (Hà Nội). Chịu trách nhiệm xuất bản ghi trong tập vở là Giám đốc Trương Công Báo và Tổng biên tập Hoàng Văn Cung” (NXB Đà Nẵng).

Posted Image

Trước đó, tháng 2/2012, sau khi được biên tập viên Nguyễn Kim Nhị (NXB Đà Nẵng) thẩm định, cuốn sách được trình Ban Biên tập, lãnh đạo NXB Đà Nẵng để cấp giấy phép. Ông Báo cho hay: Do sách có nội dung ngắn gọn, số lượng trang không nhiều nên chỉ có 1 biên tập viên xử lý. Quy trình thẩm định dạng sách này chỉ mất một thời gian ngắn, thường vài tuần, có thể vài ngày. Đây là một trong những lỗi đáng tiếc và không đáng có.

Posted Image

Đáng chú ý, như các lỗi viết sai “cây nêu” thành “cây lêu”, giỗ thành “dỗ” trong các câu, cụm từ “có dỗ”, “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày dỗ Tổ mùng mười tháng ba”….

Theo ông Báo: Các khâu lỗi có thể từ bản thảo, khâu thẩm định, kiểm tra của biên tập viên hoặc lỗi do in ấn. Hiện biên tập viên Nhị đã nghỉ hưu (từ tháng 3/2012) và đang ra Huế có việc riêng nên đơn vị chưa gặp để tìm hiểu nguyên nhân.

Sách đã in sai thì không thể đính chính nên cần phải sớm thu hồi. Đặc biệt là sách dành cho trẻ em nếu không chấn chỉnh có thể gây tác dụng không tốt. Trường hợp xác định rõ sai phạm ở khâu nào sẽ kiểm tra, xử lý đến đó - ông Báo nói thêm.

Cũng theo ông Báo: NXB Đà Nẵng cấp giấy phép và thu xuất bản phí, còn lại lựa chọn điểm in, phát hành có thể do tác giả tự lựa chọn, liên kết.

Được biết, biên tập viên Nguyễn Kim Nhị công tác từ khi thành lập NXB Đà Nẵng và là một trong những biên tập viên kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm. Tác giả Đặng Thị Lanh từng giảng dạy ở ĐH Sư phạm Hà Nội, sau đó sang công tác tại Bộ GD&ĐT, trước khi nghỉ hưu giữ chức Vụ phó Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Xuân Tuyết

==================================

Tác giả Đặng Thị Lanh từng giảng dạy ở ĐH Sư phạm Hà Nội, sau đó sang công tác tại Bộ GD&ĐT, trước khi nghỉ hưu giữ chức Vụ phó Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Hơ! ........Posted ImagePosted ImagePosted Image

Thế lày nà thế lào?

Vụ phó vụ giáo dục đào tạo mà thế lày thì Thiên Sứ tui chắc phải đi bán lước vối lóng quá. Rao thế lào nhỉ? Ah! Nhớ rồi: "Lào ai lước vối lóng không?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ theo nội dung bài báo này thì phụ nữ Việt Nam chỉ "(khoảng 94 đến 120 triệu đồng)" trừ đi "phí 2.000 tệ" cho mỗi tour thì còn rẻ hơn.

Bài báo như đang muốn nói về "nỗi đau dân tộc" đây mà, nào là "đàn ông Trung Quốc ế vợ" dễ dàng kiếm "gái Việt hấp dẫn tuổi đôi mươi" (sic, chán nhỉ, có "cửa" không ?). Nhưng ý kiến của tôi là : cho dù sự thực là thế nào (và thực tế là bao nhiêu phần trăm ?!) thì bài báo cũng không được đăng kèm ảnh minh họa là hình ảnh thiếu nữ Việt Nam bên cạnh các biểu tượng văn hóa truyền thống Việt (như mái đình bên cạnh tà áo dài của các thiếu nữ...), bởi thấy thật là phản cảm, vớ vẩn, nhảm nhí... và phi danh nghĩa.

Những thông tin thế này từ các báo mạng đúng là lá cải, chán, chẳng muốn viết gì nhiều nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài báo như đang muốn nói về "nỗi đau dân tộc" đây mà, nào là "đàn ông Trung Quốc ế vợ" dễ dàng kiếm "gái Việt hấp dẫn tuổi đôi mươi" (sic, chán nhỉ, có "cửa" không ?). Nhưng ý kiến của tôi là : cho dù sự thực là thế nào (và thực tế là bao nhiêu phần trăm ?!) thì bài báo cũng không được đăng kèm ảnh minh họa là hình ảnh thiếu nữ Việt Nam bên cạnh các biểu tượng văn hóa truyền thống Việt (như mái đình bên cạnh tà áo dài của các thiếu nữ...), bởi thấy thật là phản cảm, vớ vẩn, nhảm nhí... và phi danh nghĩa.

Những thông tin thế này từ các báo mạng đúng là lá cải, chán, chẳng muốn viết gì nhiều nữa.

Thế à?! Vậy mà tôi cứ tưởng bài báo đang rao giá mua giúp gái Việt cho các chàng trai Trung Quốc chứ. Cho nên mới có hình quảng cáo gái Việt bên cạnh biểu tượng văn hóa truyền thống để thêm phần hấp dẫn cho các tour du lịch sang đất Việt lấy vợ của các chàng trai TàuPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia mua dâm chân dài: “Óc ngắn” cả thôi

30/05/2012 10:34:50

(Kienthuc.net.vn) - “Nhìn lại các “đại gia” ở Việt Nam, có mấy “đại gia” đi lên từ sản xuất đâu, toàn từ buôn bán bất động sản, tài nguyên thiên nhiên… do thời cơ mà chộp giật, móc tiền từ túi người nghèo. Có tiền rồi thì chỉ nghĩ đến chuyện hưởng lạc, tưởng rằng mình có quyền… Cũng là “óc ngắn” cả thôi”, ThS Đỗ Văn Quân, Viện Xã hội học chia sẻ.

Chưa bị lộ thì “đẳng cấp” lắm

Hàng loạt các người mẫu, diễn viên bị “tố” bán dâm trong thời gian qua, là người từng có nghiên cứu về đề tài mại dâm, ông có suy nghĩ gì về đối tượng bán dâm này?

Họ như mại dâm bình thường nhưng được trả giá cao, được quyền lựa chọn khách hàng và ít gặp rủi ro hơn. Tôi nghĩ nếu họ có cơ hội tốt hơn để kiếm tiền thì họ sẽ không lựa chọn công việc đó. Nhưng nói thật là ở nước ta hiện nay kiếm tiền bằng trí tuệ hoặc nghề chân chính thì rất khó để một ngày, thậm chí chốc lát mà được cả ngàn đô la.

Có vẻ như ông đang bênh họ?

Thì như mọi người vẫn nói rằng họ “chân dài, óc ngắn”. Muốn có thật nhiều tiền nhưng trí tuệ, học vấn có hạn thì phải sử dụng thế mạnh trời phú của mình là nhan sắc. Chẳng lẽ vì tiền có thể bất chấp tất cả? Nhiều người có hoàn cảnh giống họ nhưng đâu có lựa chọn cách này. Rõ ràng do ham muốn vật chất, tham vọng của họ đấy chứ? Cái này do hạn chế về nhận thức và định hướng giá trị lệch lạc. Họ đâu có được học hành đến nơi đến chốn. Giờ thấy mình có chút sắc đẹp, kiếm đồng tiền từ đây dễ quá nên lóa mắt.

Posted Image

Sắc đẹp là quyền lực, nhưng không thể dùng quyền lực của sắc đẹp để mua, chi phối các giá trị khác. (Ảnh Nguyên Thủy)

Vậy lẽ nào họ không có gì đáng trách?

Ít nhiều họ cũng là người nổi tiếng, sẽ ra sao nếu như giới trẻ cũng học tập theo lối sống của họ?

Cái đáng trách của họ là sự lẫn lộn giữa các giá trị. Chưa bị lộ thì đẳng cấp lắm. Sắc đẹp là quyền lực, nhưng không thể dùng quyền lực của sắc đẹp để mua, chi phối các giá trị khác. Còn họ có chút sắc đẹp, có tí tiền thì tự cho mình cái quyền phát ngôn giao giảng đạo đức, định hướng, răn dạy lối sống mà không biết rằng đó là quyền lực của trí tuệ, của nhân cách và đâu có thể “lấn sân”.

Thực tế cho thấy “người nổi tiếng” ở ta, có mấy vị nổi lên bằng tài năng thực sự, mà toàn nhờ scandal nên sống như thế đâu có gì khó hiểu, khó mà bắt họ sống khác được.

Đại gia “óc ngắn”

Có cầu thì mới có cung, xét cho cùng các “chân dài” sẽ không sống như thế nếu không có người “hậu thuẫn”. Vậy mà khi sự việc vỡ lỡ lại chỉ có họ “chịu trận”, ông có thấy điều này là bất công không?

Không phải bất công mà là vi phạm pháp luật. Theo pháp luật Việt Nam thì cả người bán dâm, môi giới và mua dâm đều là vi phạm pháp luật, chỉ là ở các mức độ khác nhau mà thôi.

Vậy vì sao chỉ có một phía bán dâm và môi giới phải chịu trách nhiệm về việc này?

(cười), Cái này do nhiều thứ chi phối. Cũng có thể lại do quyền lực đồng tiền thao túng, tôi không rõ nên không dám nói bừa…

Liên quan tới các vụ lùm xùm về chuyện hưởng lạc, chơi sang của các “đại gia”, có ý kiến cho rằng, tiền của họ, họ có quyền hưởng thụ, ông thấy thế nào?

Ở nước ngoài trách nhiệm xã hội của doanh nhân rất lớn, họ trở thành đầu tàu, tạo công ăn việc làm, góp phần cho sự hưng thịnh quốc gia, xã hội phát triển. Còn ở mình, nhiều “đại gia” chỉ nghĩ đến sự hưởng lạc cho cá nhân mình. Đúng là tiền của anh thì anh hưởng thụ, nhưng so với mặt bằng kinh tế chung, cuộc sống xung quanh anh còn đói khổ mà anh cho phép mình hưởng thụ như thế thì không chấp nhận được.

Ông nghĩ do đâu lại có sự khác biệt đó?

Cần đặt ra câu hỏi, “đại gia” ở ta giàu lên vì cái gì? Có mấy người là từ sản xuất, là cái đáng được tôn vinh đâu. Mà chủ yếu là từ buôn bán đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên… những thứ hình thành hàng trăm năm, tài sản chung của mọi người thì giờ rơi vào tay một nhóm được hưởng lợi.

Nói một cách khác là tiền lấy từ người nghèo, cho người giàu, tài sản thay vì của nhiều người để cùng phát triển thì nay đang có xu hướng tập trung ở một nhóm xã hội.

Đi liền với sự “giàu xổi”, “phất lên” đó tất nhiên là sự yếu về nhận thức trách nhiệm xã hội, xài sang, hưởng lạc… Tôi cho rằng đó là biểu hiện của việc thiếu tri thức, thiếu trách nhiệm xã hội thì cũng là “óc ngắn” cả thôi. Xã hội biến đổi, rác rưởi nổi lên trên

Cứ cho là họ “óc ngắn” đi, nhưng cả “chân dài” lẫn “đại gia” hiện đang là hình ảnh khao khát của rất nhiều bạn trẻ. Đó là do quyền lực của đồng tiền giờ lớn quá. Ví dụ như quyền lực của ngàn đô là được vào nhà hàng sang trọng, phát ngôn những câu mỹ miều, đẳng cấp, mặc đồ hàng hiệu… vì vậy, người ta sẵn sàng bất chấp mọi thứ để có được tiền.

Theo ông, nguyên nhân của tất cả những điều trên xuất phát từ đâu?

Bắt nguồn từ sự phát triển xã hội một cách thiếu định hướng, kiểm soát và bền vững. Xã hội một khi biến đổi quá nhanh chóng mà thiếu sự định hướng kiểm soát thì bèo bọt, rác rưởi thường nổi lên trên. Con người ta không phân biệt được đâu là giá trị thực, bị cuốn vào những thứ ảo, rối loạn các chuẩn mực, thiếu định hướng, trong đó có một phần lỗi của truyền thông.

Người dân mình số đông không biết lọc thông tin, đọc gì tin nấy, thiếu lý trí, tâm lý lây lan cộng đồng, trong khi các thông tin thì nhiễu, không biết cái gì đáng phê phán, cái gì cần học theo.

Nhưng đã là hệ quả của sự phát triển, có phải chúng ta đành chấp nhận?

Đúng là quốc gia nào trong sự phát triển cũng ít nhiều phải trải qua những điều như vậy, nhưng vấn đề là cần nhìn thẳng vào thực tế để có cách quản lý chứ đừng chỉ thấy cái bề nổi tốt đẹp, tự đóng kịch với nhau thì rất nguy hiểm.

Cảm ơn ông!

Mai Loan (thực hiện)

==============================

Những gía trị văn hóa và lịch sử truyền thống bị phủ nhận với chỉ số Bo cao thì trách gì mấy người mẫu và Đại gia. So với các đại gia học thuật phủ nhận tổ tiên thì họ còn thông minh chán!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

Thứ Tư, 30/05/2012 - 16:16

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú. Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.

Posted Image

Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành.

Bè cá Trung Quốc hoành tráng

Ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho rằng vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Vịnh Cam Ranh đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, kinh tế. Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng vịnh Cam Ranh của Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng xác định quá trình phát triển kinh tế ở vịnh này phải vừa bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định đồng thời kết hợp hài hoà với quốc phòng.

Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.

Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.

Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.

“Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng Việt, bởi họ qua đây đã sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua cá, xuất bán cá... còn em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng thì sẽ có tàu của Trung Quốc cập bè đưa cá về bên đó”, Huy nói.

Chúng tôi quan sát thấy xung quanh bè thấy có chừng ba, bốn chiếc tàu cá mang biển số Khánh Hoà, Bình Thuận đang chở cá đến để bán cho người Trung Quốc. Trên bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều được ghi bằng tiếng Trung. Tại một góc khác của bè, hai người đàn ông Trung Quốc tự xưng là A Ngán và A Keng vừa hút thuốc lào vừa quan sát những người Việt làm việc. A Ngán cho hay quê ở Quảng Châu, chuyên mua và nuôi cá mú. Cá mú đen thu mua về rồi nuôi tiếp, đến khi cá nặng chừng 1kg mới bán; cá mú nghệ nặng 10kg thì bán, có thể đóng thùng đi đường bộ hoặc tàu từ Trung Quốc qua thu mua tại bè. “Chúng tôi ở đây đã lâu, có người lấy vợ Việt Nam và tách ra làm riêng rồi”, A Ngán khoe.

Theo ông Hoàng Gia Ánh, chủ tịch hội nông dân phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, giá cá mú đen thương phẩm loại 1kg tại Cam Ranh hiện bán 200.000 đồng/kg, cá mú nghệ 250.000 đồng/kg. Thương lái Trung Quốc tại các bè trên đang thu mua loại cá mú nhỏ 0,5 – 0,6kg với giá bằng 1/2 giá cá thương phẩm. “Họ thu mua cá nhỏ sau đó nuôi thêm rồi xuất khẩu, bởi làm như vậy lời hơn so với mua cá lớn rồi xuất ngay”.

Posted Image

Những người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh.

“Họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép” Theo ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên; phường Cam Phúc Bắc có hai cơ sở, phường Cam Phú có một cơ sở. Riêng tại phường Cam Linh có hai cơ sở, trong đó cơ sở nuôi bè trên biển của công ty TNHH Song Phong. Song, ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.

Ông Tính cho biết thêm ở khu vực lồng bè có người Trung Quốc hoạt động, hiện nhiều lực lượng đang quản lý: trạm kiểm soát của đồn Biên phòng cửa khẩu, đồn Biên phòng 384, công an… Rất nhiều cơ quan quản lý, nhưng ông Tính phân bua: “Quá nhiều lực lượng song chúng ta đang lúng túng trong phân cấp xử lý vấn đề người nước ngoài. Qua các buổi giao ban chúng tôi đều có ý kiến về việc này, bản thân tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm”.

Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.

Phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn, thừa nhận trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản. “Tuy nhiên, trên thực tế đến nay chưa có doanh nghiệp hay người nước ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh... Chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.

Thương lái Trung Quốc khuấy động vùng trồng khóm

Thương lái Trung Quốc thông qua thương lái các địa phương đã điều khiển giá thu mua khóm (dứa) tại các vùng chuyên canh khóm huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang), Tân Phước (Tiền Giang), Vị Thanh (Hậu Giang) khiến giá mặt hàng này nhích lên được khoảng một tuần. Tuy nhiên, hoạt động mua bán khóm sôi động chỉ được một thời gian ngắn, sau đó rơi vào yên ắng. Hiện giá khóm loại 1 (từ 1,2kg trở lên) từ 3.800 – 4.000 đồng/kg.

Ông Vu Suổi, chủ nhiệm HTX Thạnh Thắng (Hậu Giang) cho biết, thương lái Trung Quốc chỉ mua khóm loại 1, khóm hơi xanh chứ không mua khóm chín, khóm trái nhỏ. Tại Hậu Giang, các lái Trung Quốc chỉ tuyển lựa, thu mua thời gian ngắn rồi chuyển khóm về Trung Quốc bằng xe đông lạnh. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, không thấy thương lái Trung Quốc xuất hiện trở lại trên địa bàn. Chính vì vậy, nhiều thương lái Việt Nam và nông dân khóc ròng.

Ngọc Tùng

Theo Lê Anh

Sài Gòn Tiếp thị

========================

“Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép

Buồn cười! Cười buồn....Posted Image
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÁO TRUNG QUỐC:

"TQ viện trợ 19 triệu USD cho Campuchia để giảm căng thẳng biển Đông"

Thứ tư 30/05/2012 20:16

(GDVN) - Trung Quốc không hào phóng đến mức tự nhiên cho không Campuchia 19 triệu USD, lại còn đưa học viên sĩ quan nước này qua Trung Quốc đào tạo giúp, vậy đổi lại Bắc Kinh sẽ được cái gì đằng sau khoản viện trợ khá lớn này?

Chuyến công du Camphuchia của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt đúng vào thời điểm diễn ra hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6 tại Phnom Penh trong lúc căng thẳng trên biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh bãi đá Scarborough đang tăng cao khiến dư luận đặc biệt chú ý. Qua chuyến công du này, nhiều ý đồ liên quan đến biển Đông của Bắc Kinh dần trở nên rõ nét.

Posted Image

Lễ ký kết hiệp định hợp tác quân sự giữa ông Lương Quang Liệt với người đồng nhiệm Camphuchia, đại tướng Tea Banh, trong đó có điều khoản Bắc Kinh sẽ viện trợ cho Phnom Penh 19 triệu USD, đổi lại Bắc Kinh sẽ nhận được những gì từ Campuchia? Chí ít là sự ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trên biển Đông, nét mặt rạng rỡ của ông Tea Banh tại lễ ký kết viện trợ.

Tờ Nhật báo Đông Phương ngày 30/5 đưa tin, trong cuộc hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc – Camphuchia ngày 28/5 hai bên đã ký hiệp định hợp tác quân sự song phương, theo đó Bắc Kinh sẽ viện trợ quân sự cho Phnom Penh 120 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 19 triệu USD) để giúp quân đội hoàng gia Campuchia xây dựng quân y viện và các trường đào tạo quân sự. Ngoài ra, Campuchia tiếp tục cử học viên sĩ quan qua Trung Quốc đào tạo.

Tờ báo này giải thích chuyến công du Phnom Penh của ông Lương Quang Liệt trong thời điểm nhạy cảm này là “theo lời mời” từ phía Campuchia. Một điều hiển nhiên như vậy mà tờ Nhật báo Đông phương phải bôi đậm, giải thích thì quả là lạ lùng cho giới truyền thông Trung Quốc, không lẽ ông Lương Quang Liệt lại là khách không mời mà đến Phnom Penh?

Bất ngờ hơn, khi dẫn lại bài báo này, trang tin QQ có lượng truy cập rất lớn ở Trung Quốc lại giật tiếp một cái title khá choáng: “Trung Quốc đầu tư 120 triệu nhân dân tệ viện trợ cho quân đội Camphuchia (để) giảm căng thẳng biển Nam Trung Hoa (biển Đông)”. Không phải ngẫu nhiên một tờ báo điện tử lớn như vậy lại có sự sai sót, vậy phải chăng giới truyền thông Trung Quốc đã nói hộ ông Lương Quang Liệt và giới chức cao cấp nước này?

Posted Image

Một trong những mục đích và nội dung chuyến công du Campuchia lần này của ông Lương Quang Liệt là gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Philippines để nhắc nhở, cảnh báo và thậm chí là đổ lỗi cho nước này

Có thể thấy trong chuyến công du Campuchia lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhằm vào 3 mục đích chính: Thứ nhất là “viện trợ tiền cho Campuchia” đầu tư xây dựng quân đội; Thứ 2, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, đổ lỗi cho Philippines gây ra căng thẳng trên bãi đá Scarborough, nhắc lại lập trường “Scarborough thuộc chủ quyền Trung Quốc, không có tranh chấp gì hết, yêu cầu phía Philippines kiềm chế không làm phức tạp thêm tình hình”;

Thứ 3 là có cuộc gặp gỡ với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN dự hội nghị ADMM 6 để “nói cho rõ” lập trường không đổi của Trung Quốc về biển Đông.

Cả ba mục đích và cũng là nội dung này trong chuyến đi Camphuchia của ông Liệt đều có liên quan đến nhau và cùng phục vụ một mục tiêu: Chia rẽ nội khối ASEAN, phản đối đàm phán đa phương và sự can dự của bên thứ 3 cũng như đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế để Trung Quốc dễ dàng bẻ từng chiếc đũa, cuối cùng ung dung độc chiếm biển Đông.

Trung Quốc không hào phóng đến mức tự nhiên cho không Camphuchia 19 triệu USD, lại còn đưa học viên sĩ quan nước này qua Trung Quốc đào tạo giúp, vậy đổi lại Bắc Kinh sẽ được cái gì đằng sau khoản viện trợ khá lớn này? Đặc biệt trong năm 2012 Campuchia đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Vậy cái tiêu đề “Trung Quốc đầu tư 120 triệu nhân dân tệ viện trợ cho quân đội Camphuchia (để) giảm căng thẳng biển Nam Trung Hoa (biển Đông)” đăng trên mạng của QQ News có lẽ dưa luận cũng đã hiểu.

Posted Image

2 viên tướng tháp tùng ông Lương Quang Liệt được giới phân tích quân sự Đài Loan cho rằng nắm rõ cục diện biển Đông nhằm phát đi thông điệp dọa Philippines nên tự biết kiềm chế (Lý Tác Thành - Phó tư lệnh quân khu Thành Đô và Điền Nghĩa Công - Phó chính ủy quân khu Quảng Châu)

Mục đích và nội dung thứ 2 thì quá rõ ràng, Bắc Kinh gửi thông điệp cứng rắn nếu không muốn nói là “dằn mặt” Philippines cũng như “cảnh báo” các bên liên quan còn lại trong khối ASEAN về cái gọi là “không được làm phức tạp tình hình trên biển Đông” vì lo ngại các thành viên ASEAN "sẽ kết thành một khối" và đại diện cho các nước thành viên có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đứng ra đàm phán với Trung Quốc.

Điều Bắc Kinh lo ngại hơn là nếu không “cảnh cáo”, các nước thành viên ASEAN có thể ngả theo quan điểm của Mỹ và các bên thứ 3.

Mục đích áp đặt quan điểm của Trung Quốc về cách thức giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Đông qua đàm phán tay đôi giữa Trung Quốc với từng nước một đã thể hiện rất rõ qua chuyến đi này, nếu không ông Lương Quang Liệt không dễ gì có cuộc gặp kéo dài đến 45 phút với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN để ông nói về vấn đề biển Đông.

Posted Image

Thủ tướng Malaysia và Phó tổng thống Philippines bất ngờ đưa ra một hướng đi mới nhằm đoàn kết 4 nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông sớm nhóm họp riêng để bàn bạc giải pháp

Trong một động thái khác có liên quan, dường như đã nhìn rất rõ ý đồ của Trung Quốc khống chế ASEAN về vấn đề biển Đông thông qua các nước không có tranh chấp trực tiếp như Campuchia, hôm nay 30/5 Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Phó Tổng thống Philippines, Jejomar Binay thống nhất kêu gọi 4 quốc gia thành viên ASEAN có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei nên nhóm họp riêng với nhau để bàn bạc làm thế nào giải quyết bế tắc sau sự kiện căng thẳng trên bãi Scarborough bắt đầu từ hôm 10/4.

Đúng như tờ Strait Times hôm nay 30/5 nhận định, không ai sẽ tin rằng những bế tắc giữa Philippines và Trung Quốc trên bãi đá Scarborough ở biển Đông là một vấn đề song phương đơn giản. Nó có tác động nghiêm trọng không chỉ đối với chính trị khu vực mà còn ảnh hưởng tới sự thay đổi mô hình quyền lực toàn cầu.

Đây là lý do tại sao vấn đề biển Đông bắt buộc phải được giải quyết thông qua một cơ sở rõ ràng được thiết lập cho việc giải quyết tranh chấp mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào nữa.

Sự đoàn kết giữa các nước nhỏ trong khối ASEAN, đặc biệt là 4 quốc gia có tranh chấp biển Đông với Trung Quốc thời điểm này cần thiết, nếu để Trung Quốc "bẻ từng chiếc đũa" như một số "học giả" Trung Quốc vẫn nói đến thì nguy cơ đề Bắc Kinh độc chiếm biển Đông chỉ còn là vấn đề sớm muộn, nhưng khi ASEAN, hoặc chí ít là 4 nước đoàn kết lại, thống nhất quan điểm giải quyết tranh chấp qua đàm phán hòa bình, cơ chế đa phương hoặc đưa ra trọng tài quốc tế cộng với sự tham gia can thiệp của Mỹ và các nước thứ 3 khác có lợi ích trên biển Đông sẽ góp phần hạn chế tối đa sự leo thang, chiếm quyền kiểm soát trên biển Đông như những gì đã xảy ra trên bãi Scarborough.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy

=============================

Những chi tiết làm sáng tỏ hơn một sai lầm lớn của Trung Quốc khi gây sự tranh chấp ở Biển Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đằng sau cọ xát Mỹ - Trung về Viện Khổng tử

Thứ Tư, 30/05/2012 - 21:43

Có lẽ sự "cọ xát" giữa hai cường quốc Mỹ-Trung đã đụng chạm đến điều thuộc về bản chất: văn hóa. Trong một động thái có liên quan, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa yêu cầu hàng chục giảng viên thuộc Viện Khổng tử Trung Quốc tại Mỹ phải về nước không muộn hơn ngày 30/6 năm nay.

Chưa được "thẩm định chất lượng"

Bộ Ngoại giao Mỹ đã chuyển đề nghị này đến các trường đại học Mỹ nơi có Viện Khổng tử hoạt động. Theo tường thuật của tờ China Daily, phía Mỹ cho rằng những giảng viên Trung Quốc đến Mỹ dưới dạng thị thực trao đổi học thuật (J-1) để dạy cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở đã vi phạm quy định của luật di trú Mỹ. Nếu các giáo viên này muốn tiếp tục dạy học tại Mỹ họ phải về nước và nộp đơn xin một loại thị thực khác.

Theo đề nghị có phần bất ngờ này, 51 trong số khoảng 600 giảng viên Trung Quốc đang làm việc cho nhiều Viện Khổng tử tại Mỹ phải về nước trong tháng 6. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết hai bên Mỹ-Trung đang trao đổi và tham vấn với nhau về vấn đề này. Hội sở của Viện Khổng tử tại Trung Quốc cho rằng những giáo viên này đều được lựa chọn kỹ lưỡng bởi cả hai bên và họ đều đã trải qua quá trình đào tạo "đặc biệt".

Một đại diện của Hội sở Viện bày tỏ cảm giác bị sốc bởi quy định mới của phía Mỹ. Người này cho rằng những giảng viên Trung Quốc đã đến Mỹ với "tình cảm hữu nghị" nhưng giờ đây họ đang cảm thấy "không được hoan nghênh", và điều này chắc chắn sẽ gây tổn hại đến tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Mỹ.

Điều thực sự "khó hiểu", theo nhiều người Trung Quốc, là chính Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý cấp những thị thực này nhưng rồi đột ngột thay đổi chính sách. Trong khi đó, phía Mỹ cho rằng cần có sự "thẩm định" trước đối với chất lượng của các Viện Khồng tử và giáo viên Trung Quốc và do vậy cần phải có điều chỉnh.

"Xung đột văn minh" hay "lợi ích"?

Có lẽ nhận định của Samuel Huntington trên một phương diện nào đó đã ám ảnh các nhà hoạch định chính sách đối ngoại trên thế giới. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đại diện cho các nền văn hóa tiêu biểu của phương Tây và phương Đông, giữa Thiên Chúa-Do Thái giáo với Khổng giáo. Giờ đây hai quốc gia này còn là nền kinh tế số 1 và số 2 trên thế giới với sức mạnh tổng hợp khổng lồ. Mối quan hệ giữa họ vẫn thường xuyên tiềm ẩn những xung đột lớn song hành với những nỗ lực hợp tác.

Khoảng 5 năm lại đây, Trung Quốc thúc đẩy phổ biến văn hóa và ngôn ngữ Hán một cách mạnh mẽ ra toàn thế giới. Thông qua hàng trăm Viện Khổng tử toàn cầu, trong đó có 81 Viện tại Mỹ, Trung Quốc muốn sự hiện diện về văn hóa và ngôn ngữ cần phải tương xứng với sức mạnh chính trị và kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Nhà nghiên cứu Joshua Kurlanzick gọi hiện tượng này là sự "tấn công duyên dáng" của sức mạnh mềm Trung Quốc.

Posted Image

Tuy nhiên một số nước đã xem xét ý tưởng của Trung Quốc với sự thận trọng nhất định, trong đó có Mỹ. Một số bày tỏ sự lo ngại về ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc và điều này có thể đã chi phối nhiều quyết định tại các thủ đô. Thành thật mà nói, văn hóa và ngôn ngữ của Trung Quốc có sức hấp dẫn lớn đối với một bộ phận không nhỏ cư dân toàn cầu. Người ta không ngạc nhiên khi thấy học sinh tiểu học ở Mỹ đang học tiếng Hán ngày càng nhiều.

Có lẽ mhằm giảm thiểu sự lo ngại này, tờ China Daily đã đưa ra những con số để chứng minh hành động của Mỹ là "tự thua": số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ du học gấp 10 lần số sinh viên Mỹ sang Trung Quốc và số lượng sinh viên Trung Quốc học tiếng Anh là gấp 600 lần số sinh viên Mỹ học tiếng Hán. Tuy nhiên trong cùng một số báo của tờ China Daily, con số lại không được thống nhất, giữa một bài cho rằng có 81 Viện Khổng tử ở Mỹ và một bài cho rằng chỉ có 64 Viện.

Theo nhiều nhà quan sát, sự lớn mạnh của Trung Quốc và đi xuống tương đối của Mỹ sẽ còn dẫn tới nhiều chính sách có tính chất "va chạm" tương tự. Xét cho cùng, lập luận xung đột văn hóa của Huntington cũng khó tránh khỏi sự tham chiếu tới sự xung đột lợi ích giữa hai cường quốc. Trên thực tế Mỹ chưa từng bày tỏ sự lo ngại về ảnh hưởng văn hóa của các quốc gia nhỏ và yếu hơn tại Mỹ và trước khi bùng nổ về kinh tế, Trung Quốc có lẽ cũng chưa thể đưa ra được một đề án Viện Khồng tử quy mô đến thế. Dĩ nhiên, ngày nay sự phụ thuộc giữa hai bên đã lớn đến mức sự va chạm này khó có thể phá vỡ cục diện vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nước.

Theo Thạch Linh

Tuanvietnam

===================================

Có lẽ nhận định của Samuel Huntington trên một phương diện nào đó đã ám ảnh các nhà hoạch định chính sách đối ngoại trên thế giới. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đại diện cho các nền văn hóa tiêu biểu của phương Tây và phương Đông, giữa Thiên Chúa-Do Thái giáo với Khổng giáo.

Lại một nhận định xuất phát từ chỉ số Bo cao! Hoa Kỳ là một quốc gia Đa văn hóa. Tất cả mọi dân tộc của các nền văn minh tiêu biểu đều có mặt trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Bởi vậy bảo xung đột văn hóa là vớ vẩn!

Khổng tử là một nhân vật truyền thuyết với những sản phẩm được gán cho ông ta. Truyền thuyết thì không có cơ sở khoa học, nó cần được "khoa học chứng minh" và cần được "khoa học công nhận" - Chính các đại gia khoa học đã sử dụng luận điểm này để phủ nhận giá trị 5000 năm văn hiến Việt mà! Đã vậy khoa học có những "đòi hỏi khắt khe, cần những học giả có chuyên môn sâu mới hiểu được". Phải thế không nhỉ!

Trở lại vấn đề Khổng Tử - Chỉ nội một chi tiết sau đây đủ hiểu vấn đề:

Cổ thư viết: Khổng tử trên 50 tuổi mới đọc Kinh Dịch, đọc đến đứt dây buộc sách và ngửa mặt lên trời than rằng: "Giá như ta biết đến Kinh Dịch sớm hơn thì không mắc phải những sai lầm". Truyền thuyết này tất cả những ai nghiên cứu Lý học ở mức thường thường bậc trung đều biết. Trong khi đó Kinh Dịch được coi là của Chu Văn Vương vốn là vị vua được coi là sáng lập nhà Chu. Tất nhiên Kinh Dịch - cứ theo thuyết này thì phải rất phổ biến trong xã hội nhà Chu; chí ít cũng phải phổ biến trong giới trí thức. Đằng này, người được coi là bậc sĩ phu thông thái nhất thời đại bấy giờ lại mãi đến 50 tuổi mới biết thì đầy mâu thuẫn. Ấy là mới chỉ đơn cử cái ví dụ.

Có thể nói toàn bộ cội nguồn nền văn minh cổ Đông phương không thuộc về lịch sử văn minh Trung Hoa là sự tổng hợp nhiều hiện tượng và vấn đề mang tính hệ thống.

Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành cùng toàn bộ cơ sở nền văn minh Đông phương là của Việt Nam với Việt sử 5000 năm văn hiến. Hiểu chưa?!

Đề nghị các nhà khoa học Hoa Kỳ mở cuộc tranh luận giữa cá nhân tôi với tất cả các học giả tiêu biểu trên thế giới về cội nguồn văn minh Đông phương. Nếu tôi không chứng minh được cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về người Lạc Việt và chỉ ra tính phi lý của sự mạo nhận của những giá trị này thì Hoa Kỳ hãy cho Viện Khổng tử hoạt động.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đằng sau cọ xát Mỹ - Trung về Viện Khổng tử

Thứ Tư, 30/05/2012 - 21:43

Có lẽ sự "cọ xát" giữa hai cường quốc Mỹ-Trung đã đụng chạm đến điều thuộc về bản chất: văn hóa. Trong một động thái có liên quan, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa yêu cầu hàng chục giảng viên thuộc Viện Khổng tử Trung Quốc tại Mỹ phải về nước không muộn hơn ngày 30/6 năm nay.

Chưa được "thẩm định chất lượng"

Bộ Ngoại giao Mỹ đã chuyển đề nghị này đến các trường đại học Mỹ nơi có Viện Khổng tử hoạt động. Theo tường thuật của tờ China Daily, phía Mỹ cho rằng những giảng viên Trung Quốc đến Mỹ dưới dạng thị thực trao đổi học thuật (J-1) để dạy cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở đã vi phạm quy định của luật di trú Mỹ. Nếu các giáo viên này muốn tiếp tục dạy học tại Mỹ họ phải về nước và nộp đơn xin một loại thị thực khác.

Theo đề nghị có phần bất ngờ này, 51 trong số khoảng 600 giảng viên Trung Quốc đang làm việc cho nhiều Viện Khổng tử tại Mỹ phải về nước trong tháng 6. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết hai bên Mỹ-Trung đang trao đổi và tham vấn với nhau về vấn đề này. Hội sở của Viện Khổng tử tại Trung Quốc cho rằng những giáo viên này đều được lựa chọn kỹ lưỡng bởi cả hai bên và họ đều đã trải qua quá trình đào tạo "đặc biệt".

Một đại diện của Hội sở Viện bày tỏ cảm giác bị sốc bởi quy định mới của phía Mỹ. Người này cho rằng những giảng viên Trung Quốc đã đến Mỹ với "tình cảm hữu nghị" nhưng giờ đây họ đang cảm thấy "không được hoan nghênh", và điều này chắc chắn sẽ gây tổn hại đến tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Mỹ.

Điều thực sự "khó hiểu", theo nhiều người Trung Quốc, là chính Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý cấp những thị thực này nhưng rồi đột ngột thay đổi chính sách. Trong khi đó, phía Mỹ cho rằng cần có sự "thẩm định" trước đối với chất lượng của các Viện Khồng tử và giáo viên Trung Quốc và do vậy cần phải có điều chỉnh.

"Xung đột văn minh" hay "lợi ích"?

Có lẽ nhận định của Samuel Huntington trên một phương diện nào đó đã ám ảnh các nhà hoạch định chính sách đối ngoại trên thế giới. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đại diện cho các nền văn hóa tiêu biểu của phương Tây và phương Đông, giữa Thiên Chúa-Do Thái giáo với Khổng giáo. Giờ đây hai quốc gia này còn là nền kinh tế số 1 và số 2 trên thế giới với sức mạnh tổng hợp khổng lồ. Mối quan hệ giữa họ vẫn thường xuyên tiềm ẩn những xung đột lớn song hành với những nỗ lực hợp tác.

Khoảng 5 năm lại đây, Trung Quốc thúc đẩy phổ biến văn hóa và ngôn ngữ Hán một cách mạnh mẽ ra toàn thế giới. Thông qua hàng trăm Viện Khổng tử toàn cầu, trong đó có 81 Viện tại Mỹ, Trung Quốc muốn sự hiện diện về văn hóa và ngôn ngữ cần phải tương xứng với sức mạnh chính trị và kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Nhà nghiên cứu Joshua Kurlanzick gọi hiện tượng này là sự "tấn công duyên dáng" của sức mạnh mềm Trung Quốc.

Posted Image

Tuy nhiên một số nước đã xem xét ý tưởng của Trung Quốc với sự thận trọng nhất định, trong đó có Mỹ. Một số bày tỏ sự lo ngại về ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc và điều này có thể đã chi phối nhiều quyết định tại các thủ đô. Thành thật mà nói, văn hóa và ngôn ngữ của Trung Quốc có sức hấp dẫn lớn đối với một bộ phận không nhỏ cư dân toàn cầu. Người ta không ngạc nhiên khi thấy học sinh tiểu học ở Mỹ đang học tiếng Hán ngày càng nhiều.

Có lẽ mhằm giảm thiểu sự lo ngại này, tờ China Daily đã đưa ra những con số để chứng minh hành động của Mỹ là "tự thua": số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ du học gấp 10 lần số sinh viên Mỹ sang Trung Quốc và số lượng sinh viên Trung Quốc học tiếng Anh là gấp 600 lần số sinh viên Mỹ học tiếng Hán. Tuy nhiên trong cùng một số báo của tờ China Daily, con số lại không được thống nhất, giữa một bài cho rằng có 81 Viện Khổng tử ở Mỹ và một bài cho rằng chỉ có 64 Viện.

Theo nhiều nhà quan sát, sự lớn mạnh của Trung Quốc và đi xuống tương đối của Mỹ sẽ còn dẫn tới nhiều chính sách có tính chất "va chạm" tương tự. Xét cho cùng, lập luận xung đột văn hóa của Huntington cũng khó tránh khỏi sự tham chiếu tới sự xung đột lợi ích giữa hai cường quốc. Trên thực tế Mỹ chưa từng bày tỏ sự lo ngại về ảnh hưởng văn hóa của các quốc gia nhỏ và yếu hơn tại Mỹ và trước khi bùng nổ về kinh tế, Trung Quốc có lẽ cũng chưa thể đưa ra được một đề án Viện Khồng tử quy mô đến thế. Dĩ nhiên, ngày nay sự phụ thuộc giữa hai bên đã lớn đến mức sự va chạm này khó có thể phá vỡ cục diện vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nước.

Theo Thạch Linh

Tuanvietnam

===================================

Lại một nhận định xuất phát từ chỉ số Bo cao! Hoa Kỳ là một quốc gia Đa văn hóa. Tất cả mọi dân tộc của các nền văn minh tiêu biểu đều có mặt trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Bởi vậy bảo xung đột văn hóa là vớ vẩn!

Khổng tử là một nhân vật truyền thuyết với những sản phẩm được gán cho ông ta. Truyền thuyết thì không có cơ sở khoa học, nó cần được "khoa học chứng minh" và cần được "khoa học công nhận" - Chính các đại gia khoa học đã sử dụng luận điểm này để phủ nhận giá trị 5000 năm văn hiến Việt mà! Đã vậy khoa học có những "đòi hỏi khắt khe, cần những học giả có chuyên môn sâu mới hiểu được". Phải thế không nhỉ!

Trở lại vấn đề Khổng Tử - Chỉ nội một chi tiết sau đây đủ hiểu vấn đề:

Cổ thư viết: Khổng tử trên 50 tuổi mới đọc Kinh Dịch, đọc đến đứt dây buộc sách và ngửa mặt lên trời than rằng: "Giá như ta biết đến Kinh Dịch sớm hơn thì không mắc phải những sai lầm". Truyền thuyết này tất cả những ai nghiên cứu Lý học ở mức thường thường bậc trung đều biết. Trong khi đó Kinh Dịch được coi là của Chu Văn Vương vốn là vị vua được coi là sáng lập nhà Chu. Tất nhiên Kinh Dịch - cứ theo thuyết này thì phải rất phổ biến trong xã hội nhà Chu; chí ít cũng phải phổ biến trong giới trí thức. Đằng này, người được coi là bậc sĩ phu thông thái nhất thời đại bấy giờ lại mãi đến 50 tuổi mới biết thì đầy mâu thuẫn. Ấy là mới chỉ đơn cử cái ví dụ.

Có thể nói toàn bộ cội nguồn nền văn minh cổ Đông phương không thuộc về lịch sử văn minh Trung Hoa là sự tổng hợp nhiều hiện tượng và vấn đề mang tính hệ thống.

Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành cùng toàn bộ cơ sở nền văn minh Đông phương là của Việt Nam với Việt sử 5000 năm văn hiến. Hiểu chưa?!

Đề nghị các nhà khoa học Hoa Kỳ mở cuộc tranh luận giữa cá nhân tôi với tất cả các học giả tiêu biểu trên thế giới về cội nguồn văn minh Đông phương. Nếu tôi không chứng minh được cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về người Lạc Việt và chỉ ra tính phi lý của sự mạo nhận của những giá trị này thì Hoa Kỳ hãy cho Viện Khổng tử hoạt động.

Bởi vậy, các quí vị thế lực đứng đằng sau cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" và "hầu hết các nhà khoa học trong nước" cần phải thấy rằng - Kể cả Trung Quốc và Hoa kỳ - Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý cần được thừa nhận.

Chỉ cần các vị xác định là cái đám"hầu hết" và "cộng đồng" kia câm như hến ngay ấy mà. Khoa học cái khỉ gió gì đám này!

Đây mới là khoa học này:

Không có Hạt của Chúa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kẻ ăn không hết, người lần không ra...

==================

Tranh chấp khối tài sản 1.000 tỉ đồng

Thứ Tư, 30/05/2012 22:53

Do chết bất đắc kỳ tử, một phụ nữ để lại khối tài sản khổng lồ nhưng không kịp lập di chúc. Từ đó dẫn đến tranh chấp giữa người con nuôi và các anh chị em của người vừa qua đời

Chiều 30-5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã mời ông T.V.P và chị T.H.H.L đến làm việc liên quan đến khối tài sản trong két sắt đang được ký gửi tại ngân hàng này. Sau 3 giờ làm việc, các bên vẫn không đạt được thỏa thuận. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động lúc 17 giờ cùng ngày, một lãnh đạo Sacombank khẳng định “do vụ việc vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa nên khối tài sản nằm trong két sắt hiện vẫn đang được giữ tại ngân hàng”.

Chết không để lại di chúc

Liên quan đến khối tài sản trên, theo tìm hiểu của chúng tôi, tháng 3-2011, Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh - TPHCM đã lập một vi bằng ghi nhận lại khối tài sản khổng lồ lên đến 1.000 tỉ đồng của một người phụ nữ quá cố tên là T.K.P (sinh năm 1946, ngụ quận Tân Phú - TPHCM). Đây có thể xem là vụ việc được lập vi bằng có số tài sản lớn có một không hai.

Do chết bất đắc kỳ tử nên bà P. đã không để lại di chúc trong khi bà không có con ruột, chỉ có một người con nuôi 22 tuổi mang họ bà có tên là T.H.H.L. Người con nuôi này được bà P. xin nuôi ngay khi còn đỏ hỏn ở Bệnh viện Hùng Vương và được pháp luật thừa nhận. Khi bà P. chết, người con nuôi đang du học ở Đức đã quay về chịu tang mẹ.

Posted Image

Ông T.V.P được mời đến Sacombank làm việc chiều 30-5. Ảnh: PHẠM DŨNG

Ngay khi tổ chức lập vi bằng dưới sự chứng kiến của anh chị em bà P. và chị H.L cùng công an địa phương, tài sản của bà P. gần như không đếm xuể, phải đếm trong vòng 1 tuần mới xong: gồm 100 cây vàng, tiền mặt, 1 triệu USD, trang sức có rất nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỉ đồng). Ngoài ra, còn có rất nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú - TPHCM, tỉnh Bình Dương, Tây Ninh... cũng do bà P. đứng tên. Không chỉ để tiền và tài sản quý giá trong két sắt, rất nhiều vàng được bà P. giấu kỹ bên dưới bàn làm việc đã làm những ai chứng kiến đều phải ngỡ ngàng. Điều càng ngỡ ngàng hơn bà P. còn cất giữ cẩn thận nhiều tờ tiền mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng. Ngoài ra, căn nhà bà P. sinh sống tại quận Tân Phú rộng khoảng 2.000 m2 với 1 sân tennis cho thuê. Tranh chấp

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết cha mẹ bà P. là người Hoa, có nghề làm bún gạo nên đã truyền nghề lại cho các con, trong đó có bà P. Ban đầu bà P. tự tay làm bún và làm thủ công, dần dà mở rộng quy mô nên thuê thợ phụ và rất nhiều khu đất ở quận Tân Phú vốn là nơi phơi bún, sau đó bà P. được Nhà nước cấp đất để mở rộng quy mô làm ăn. Sau đó, bà P. mua lại rất nhiều đất ở xung quanh, kể cả các tỉnh nên tài sản của bà ngày càng khổng lồ. Bà P. cũng tạo công ăn việc làm, chỗ ở cho những người làm công gắn bó với bà từ lúc làm bún và cả sau này. Theo một số người từng làm công cho bà P., bà sống rất khiêm tốn, thường làm từ thiện nhưng rất kín tiếng. Ngoài người con nuôi, bà P. có 6 anh chị em thì hầu hết đều theo nghề làm bún gạo và đều khấm khá, trong đó hiện có một người chị ở quận Tân Phú còn giữ nghề làm bún gạo với thương hiệu nổi tiếng, 1 người anh và 1 người em của bà hiện sống ở Đức.

Vì khối tài sản quá lớn mà bà P. để lại nên hầu hết anh chị em trong gia đình bà P. đều muốn gửi vào ngân hàng mà không để cho người con nuôi nắm giữ. Sau khi lập vi bằng khối tài sản trên, ông T.V.P (em trai bà P.) đã cùng người con nuôi là chị T.H.H.L thống nhất ký gửi tài sản trong két sắt tại Sacombank thời hạn đến cuối tháng 3-2012. Khi hết hạn ký gửi, chị L. muốn rút số tài sản này về nhưng ông P. lại không đồng ý vì ông cho rằng vụ việc đang còn tranh chấp, ông muốn gia hạn ký gửi để đợi hai người anh em ở Đức về giải quyết.

Tại Sacombank, ông P. phân trần: “Sở dĩ gia tộc tôi muốn làm rõ vấn đề là vì toàn bộ số tài sản nói trên đều do công sức của cả dòng họ, trong đó có những người ở nước ngoài hùn hạp làm ăn với chị tôi. Nay tôi muốn gia hạn thêm để chờ những người ở nước ngoài về cùng giải quyết trước tòa”. Có mặt tại buổi làm việc, chị H.L ăn mặc khá giản dị và tỏ ra dè dặt trước phóng viên. Khi được hỏi về những vấn đề liên quan, chị H.L từ chối trả lời.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Văn phòng Thừa phát lại, chị H.L cho biết nếu được thừa hưởng khối tài sản của mẹ theo sự thừa nhận của pháp luật, chị sẽ để lại toàn bộ cho Tổ chức UNICEF Việt Nam.

Quy định của pháp luật

Vụ việc trên vẫn đang chờ tòa án xét xử. Tuy nhiên, theo luật sư Ngô Đình Hoàng (Đoàn Luật sư TPHCM) trong trường hợp những người anh chị em của bà P. chứng minh được tài sản có phần hùn hạp, công sức đóng góp để tạo nên khối tài sản thì sẽ được xem xét. Nếu không, theo khoản 1 điều 675 Bộ Luật Dân sự thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Còn theo điều 676 bộ luật này, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; B) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2/ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3/ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

V.Thư

QUÝ HIỀN - PHẠM DŨNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi biết rất rõ tình cảm của người con nuôi này coi bà mẹ nuôi như mẹ ruột của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi biết rất rõ tình cảm của người con nuôi này coi bà mẹ nuôi như mẹ ruột của mình.

Bác có quen biết chị này hả bác? Hay bác cảm nhận được? Cháu hơi tò mò tí, nếu có gì không phải mong bác Thiên Sứ bỏ qua ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác có quen biết chị này hả bác? Hay bác cảm nhận được? Cháu hơi tò mò tí, nếu có gì không phải mong bác Thiên Sứ bỏ qua ạ!

Vì tôi cũng đi làm con nuôi từ nhỏ như cô này.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ bác bỏ uy quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ không có ý định đối đầu hay kiềm chế Trung Quốc nhưng cũng sẽ không dễ dàng chấp nhận bất kỳ điều gì mà Trung Quốc đòi hỏi, đặc biệt là trong việc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Đó là tuyên bố vừa được một nghị sĩ cấp cao Mỹ đưa ra ngày hôm qua (31/5).

Chính phủ Mỹ không ủng hộ việc Trung Quốc đòi tiến hành các cuộc đàm phán song phương để giải quyết những tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, Thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman cho biết. Ông McCain và ông Lieberman đang ở Malaysia – một trong những chặng dừng chân trong chuyến công du Châu Á-Thái Bình Dương của hai ông này.

Hai thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán đa phương giữa những quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông để giải quyết một loạt tranh chấp lãnh hải ở khu vực chiến lược này. Đây cũng chính là đề xuất được đưa ra bởi Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Có 4 thành viên ASEAN đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.

Theo lời Thượng nghị sĩ Lieberman, Mỹ không có ý định đối đầu hay kiềm chế Trung Quốc nhưng nước này cũng sẽ không dễ dàng chấp nhận bất kỳ điều gì mà Trung Quốc đòi hỏi. "Đó là nguyên tắc nền tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải và an ninh hàng hải. Chúng tôi không thể đồng ý với việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Đơn giản là vì, điều đó không công bằng cho các nước có tranh chấp khác”, ông Lieberman nhấn mạnh.

Về phần mình, Thượng nghị sĩ McCain cho rằng, những việc mà Mỹ làm trong thời gian vừa qua không phải là sự can thiệp vào tình hình Biển Đông. Mỹ chỉ làm những điều đó nhằm củng cố quan hệ với các quốc gia trong khu vực.

Những phát biểu trên của hai thượng nghị sĩ Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Philippines đang có cuộc đối đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Trong cuộc đối đầu với một nước lớn như Trung Quốc, Manila không có cách nào khác là phải dựa vào Mỹ - cường quốc quân sự số một thế giới và cũng là đồng minh thân thiết của Philippine. Tuy nhiên, Bắc Kinh cực lực phản đối việc Philippines lôi kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp lãnh hải với họ. Nước này nhiều lần cảnh báo, đe dọa cả Mỹ lẫn Philippines về việc này.

Trung Quốc thề bảo vệ chủ quyền

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hôm 29/5 đã tuyên bố, Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia đến cùng và sẽ giải quyết các tranh chấp thông qua con đường hòa bình.

Phát biểu trên được ông Lương Quang Liệt đưa ra tại một cuộc họp tư vấn ngắn với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN ở thủ đô Phnom Penh, Capuchia, sau cuộc gặp của ông này với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin. Cả hai cuộc gặp đa phương và song phương đó đều xoay quanh cuộc tranh chấp lãnh hải ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines.

"Trung Quốc chưa bao giờ lơi là trách nhiệm bảo đảm hòa bình và sự ổn định trong khu vực, chưa bao giờ thay đổi lập trường theo đuổi hòa bình và sự phát triển đồng thời cũng chưa bao giờ từ bỏ nỗ lực nhằm củng cố sự hợp tác trong khu vực. Chúng tôi cũng chưa bao giờ từ bỏ việc theo đuổi các giải pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp cũng như chưa bao giờ chùn bước trong quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia", Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt đã tuyên bố như vậy tại cuộc họp của ASEAN.

Hôm 30/5, Bắc Kinh lại một lần nữa kêu gọi tàu thuyền Philippines rời khỏi đảo Hoàng Nham (cách gọi của người Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough). “Lập trường của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là kiên định, không bao giờ thay đổi”, ông Liu Weimin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp báo hàng ngày.

Mặc dù không tỏ thái độ gay gắt, Manila cũng cho thấy, họ sẽ không lùi bước trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh hiện nay. Philippines tuyên bố, nước này có chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ. Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, khu vực biển nằm cách bờ biển của một nước trong vòng 200 hải lý (370km) là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước đó. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.

Kiệt Linh - (theo Sundaily, Chinadaily)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc đả kích nhau về lập trường chống tham nhũng

01/06/2012 9:09

(TNO) Một tờ báo chính thống hàng đầu Trung Quốc và cộng đồng mạng nước này đã phản ứng dữ dội trước một bài xã luận của tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng tham nhũng là một căn bệnh vô phương cứu chữa và phải chấp nhận nó.

Posted Image

Một độc giả cầm trên tay tờ Thời báo Hoàn cầu - Ảnh: AFP

Vào hôm 31.5, tờ Thanh niên Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, đã công kích bài xã luận đăng tải hôm 29.5 trên ấn bản tiếng Hoa của Thời báo Hoàn cầu, tờ báo con của Nhân dân Nhật báo.

Vụ cãi vã hiếm hoi giữa hai cơ quan truyền thông xảy ra vào một thời điểm chính trị nhạy cảm khi đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thực hiện quá trình chuyển tiếp quyền lực vào cuối năm nay, theo tờ South China Morning Post.

Nước này cũng xử lý vụ bê bối chính trị nổ ra xung quanh cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đột ngột bị cách chức vào tháng 3 và đối mặt cuộc điều tra vì “những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.

Tờ Thời báo Hoàn cầu nói công luận nên thể hiện thêm nhiều sự thông cảm và độ lượng trước tình trạng tham nhũng của chính quyền vì thời điểm chín muồi để đất nước giũ bỏ hoàn toàn vấn nạn này vẫn chưa đến.

Tờ báo nói tham nhũng là một bệnh dịch không bao giờ có thể được chế ngự hoàn toàn ở bất kỳ nước nào và cả việc cải cách chính trị lẫn sự giới thiệu nền dân chủ theo kiểu phương Tây đều không thể loại bỏ nó.

Bài xã luận gọi những ai tin dân chủ là giải pháp chống tham nhũng là “ngây thơ”, nói rằng “có nhiều nước dân chủ ở châu Á, như Indonesia, Philippines và Ấn Độ có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng hơn nhiều so với Trung Quốc”.

Trong một bài xã luận đăng tải hôm 31.5, tờ Thanh Niên Trung Quốc đã chế nhạo rằng quan điểm của tờ Thời báo Hoàn cầu khiến mọi người phải “lồi mắt và há hốc mồm”.

Tờ báo nói bài xã luận là của Thời báo Hoàn cầu đầy những từ ngữ sáo rỗng về việc chống tham nhũng lan tràn, điều mà các lãnh đạo nước này đã cảnh báo có thể đe dọa đến quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhiều tiếng nói trên mạng cũng phản ứng gay gắt với tờ Thời báo Hoàn cầu, lập luận rằng chỉ có cải cách chính trị tận gốc và phát huy dân chủ mới có thể chế ngự được đại dịch, theo tờ South China Morning Post.

Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn cầu chống chế rằng sở dĩ họ bị chỉ trích dữ dội là vì mạng QQ.com đã sửa tựa bài xã luận khi đăng lại trên mạng này.

Cụ thể, tựa của tờ Thời báo Hoàn cầu viết “Chống tham nhũng là cuộc chiến quyết định của xã hội Trung Quốc”. Song mạng QQ.com đã biên tập thành “Trung Quốc phải chấp nhận một số hình thức tham nhũng, công luận nên thông cảm”.

Mạng QQ.com sau đó đã đưa ra lời xin lỗi công khai vì việc biên tập, theo tờ South China Morning Post.

Vào hôm 31.5, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến đã đưa ra một thông báo nói “việc biên tập áp đặt sẽ gây phương hại đến công luận Trung Quốc nếu được khuyến khích và bắt chước”.

Dẫu vậy, một số độc giả trên mạng bình luận rằng cách đặt tựa của QQ.com thực tế đã phản ánh “đúng nội dung bài xã luận của tờ Thời báo Hoàn cầu”, theo tờ South China Morning Post.

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, các quy định và lương công chức về cơ bản không thể cho phép họ kiếm sống mà không dính dáng đến một số hình thức tham nhũng.

Cụ thể, người dân không chấp nhận cho các quan chức chính phủ lãnh lương cao. Vì thế, mức lương của các quan chức địa phương thường không thể giúp họ trang trải những chi phí cơ bản trong cuộc sống.

“Lương của quan chức Trung Quốc khá thấp và một số quan chức địa phương sử dụng các quy định bất thành văn để làm giàu cho bản thân”, tờ báo có khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc viết.

Ngoài ra, các quan chức về nguyên tắc bị cấm tham gia vào lĩnh vực tư nhân (hoặc tận dụng những quan hệ xã hội để thu lợi về tài chính) sau khi hoàn thành chức trách. Chính vì thế, họ cần đến những khoản thu nhập được tờ Thời báo Hoàn cầu gọi là “thu nhập xám”.

Sơn Duân

===========================

TTNC Lý học Đông phương nhận tư vấn giải pháp chống tham nhũng trên toàn cầu với giá hữu nghị: 1000 Dollar cho một chữ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Thị trường ôtô Việt Nam không đóng băng, mà hóa đá'

VnExpress

Thứ sáu, 1/6/2012, 06:01 GMT+7

Các showroom xe nhập đóng cửa, giảm giá cắt lỗ. Xe liên doanh tồn kho khiến doanh số 4 tháng giảm gần 50% so với cùng kỳ 2011.

Thời gian biểu của Lê Minh những ngày này là 9h sáng tới showroom, trong một ngõ khuất trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội), để đọc báo và "đi câu" bằng mẩu rao vặt. 16h, anh lái chiếc Morning cũ ra quán cafe với vài người bạn hoặc về sớm chơi với cô con gái 8 tháng tuổi. Chiếc điện thoại lâu lắm chưa có quá 10 cuộc gọi.

"Cách đây 2 năm, mình quên một tiếng ở nhà mà có tới 10 cú gọi nhỡ của khách. Giờ họ đi đâu hết cả rồi", Minh chua chát. Showroom anh làm việc đã 3 lần dọn chỗ, từ mặt đường lớn tới mặt đường nhỏ và cuối cùng là trong con ngõ ít ai biết tên. Có những chiếc xe sắp "ăn sinh nhật lần thứ nhất" khi gần một năm chưa có khách hỏi.

Posted Image

Những chiếc xe nằm chờ khách tại một showroom trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) vào ngày 31/5.

Khách hàng của Minh và của cả thị trường ôtô cũng không khấm khá hơn. Họ đang không có tiền, đang "sợ" lãi suất và những chính sách phí đổ vào chiếc xe hơi. Không ai dám bỏ hàng trăm triệu ra mua một sản phẩm đắt gấp 2-3 lần Mỹ vào lúc này nếu không có nhu cầu đặc biệt.

Lê Minh thất vọng một thì những ông chủ thất vọng mười. Tiền thuê kho bãi, thuê xưởng, thuê showroom, tiền lãi ngân hàng, tiền nợ, tiền lương nhân viên làm những người thành công một thời quay quắt trong mớ bòng bong không lối thoát.

"Thị trường không phải đóng băng, mà là hóa đá. Băng thì có thể tan nhưng đá thì quá khó. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu để hâm nóng trở lại", anh Mạnh Hà, cựu giám đốc một showroom đã đóng cửa ở Hà Nội nói. Chiếc Lexus LX570 đời cũ anh phải chấp nhận lỗ 500 triệu đồng để bán cho nhanh. Những dòng xe thiên về thời trang như Audi A1 lỗ chừng 4.000-5.000 USD.

Các liên doanh cũng không còn giữ được bình tĩnh. Lần đầu tiên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô gặp mặt giới truyền thông để đề cập về tình hình u ám. Vẻ mặt lo lắng, Chủ tịch của VAMA Laurent Charpentier đưa ra những con số báo động. Doanh số xe hơi 4 tháng đầu năm tụt tới gần 50% so với cùng kỳ 2011, chỉ đạt 18.000 chiếc, gồm cả nhập và lắp ráp.

Hiệp hội ban đầu dự báo tổng doanh số 2012 vào khoảng 140.000 xe nhưng sau đó hạ xuống còn 100.000, giảm gần 29%. Tuy nhiên kết quả thực tế có thể thấp hơn nữa. Dựa vào chỉ số bán hàng theo mùa, tức không bị tác động của chính sách, thì lượng tiêu thụ chỉ khoảng 81.000, nghĩa là kéo thị trường quay ngược lại 5 năm trước, thời 2007.

Thuế và phí là nguyên nhân chính

Không e dè như thường thấy, đại diện VAMA thẳng thừng chỉ ra chính sách thuế và phí đã tạo ra sự ảm đạm. Hiệp hội này cho rằng phí trước bạ 15%, 20% tại hai thị trường chính TP HCM và Hà Nội là quá cao. Nhưng nguyên nhân chính nằm ở phí hạn chế xe hơi mà VAMA nhận định "ở mức rất cao so với đại bộ phận khách hàng có thể chi trả".

"Dù chưa biết có ban hành hay không thì rõ ràng khách hàng đang e dè. Họ sẽ không mua một sản phẩm mà trong tương lai có nguy cơ bị đánh phí", ông Laurent Charpentier phân tích.

Posted Image

Ông Laurent Charpentier (trái), Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam VAMA. Ảnh: Trọng Nghiệp.

Các liên doanh cũng cho rằng chính sách thu phí hạn chế phương tiện đang gián tiếp làm thất thu thuế. Với doanh số giảm khoảng 21.000 xe so với cùng kỳ 2011 thì trong 4 tháng nhà nước thiệt hại khoảng 6.000 tỷ tiền thuế thu từ ôtô, tính một cách trung bình.

"Dựa theo dữ liệu phân tích của chúng tôi thì nhà nước có thể mất 12 tỷ USD tiền thuế trong 8 năm tới", đại diện VAMA nói.

Giới nhập khẩu xe cũng đồng quan điểm rằng chính sách phí trực tiếp tác động xấu tới thị trường ôtô. Khó khăn của nền kinh tế tác động không nhỏ tới nhu cầu. Nhưng phí hạn chế phương tiện là "giọt nước tràn ly", khiến khách hàng không còn nghĩ tới chuyện mua xe nữa.

Anh Hữu Tuấn, Giám đốc showroom ôtô trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) ví von khó khăn chung của kinh tế giống như cái hố sâu. Cao mấy cũng có người nhảy vì nhu cầu. Nhưng giờ đặt bó chông (phí hạn chế phương tiện) ở dưới thì chẳng còn ai dám.

Giải pháp hữu hiệu nhất mà VAMA đánh giá vào lúc này là chính phủ cần minh bạch các mức phí và hủy bỏ, không đề cập tới phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nữa. Ngoài ra, phí trước bạ cần được đưa về 5% với xe hơi và 2% với xe tải. Chỉ có như vậy thị trường sẽ hồi phục như 2011, tiền thuế thu về nhiều hơn để đầu tư hạ tầng.

Khi được hỏi nếu các loại thuế vẫn giữ nguyên và phí hạn chế phương tiện được thông qua thì hành động của các liên doanh sẽ thế nào, đại diện các nhà sản xuất trả lời: "Lúc đó Việt Nam sẽ chỉ còn xe nhập khẩu".

Trọng Nghiệp

Chuẩn bị đi bộ hết

Thu phí hạn chế phương tiện, phí bảo trì đường bộ, thuế trước bạ cao... sẽ không còn ai dám mua xe ô tô nữa. VN không muốn trở thành giàu mà lại muốn nghèo đi. Không giải quyết được tắc đường thì ra phương án cấm xe. Tất nhiền cấm xe thì sẽ hết tắc, nhưng tại sao nước ngoài toàn ô tô tại sao không tắc?

Huyền | 9 phút trước

Lạc đề một chút

Đọc máy dòng phát biếu của các Bác ở trên Em thấy Bác nào nói cũng đúng. Những các Bác nhiều nhiều về vĩ mô quá. Em chi xin nói một nỗi lo trong lòng Em lúc này thôi. Công nghiệp ô tô phát triển rất quan trọng, đó là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá một nền kinh tế phát triển. Kèm theo đó là ngành công nghiệp phụ trợ cũng phát triển theo, ngành cơ khí cũng vậy. Vậy mà đến năm 2012 này Em xin hỏi các Bác nếu 01 con ốc máy (bu lông) ngành cơ khí của VN có sản xuất được đúng tiêu chuẩn không ??? Tôi thấy mỗi khi cần những con bu lông đẹp các Bác toàn ra chợ giời để mua bu lông cũ tháo ở máy cũ ra (máy nhập khẩu) để dùng. Nghe đến điều này, những người yêu nước như Em và nhiều Bác khác có thấy giật mình không ???

Nguyễn Hồng Kỳ | 18 phút trước

Thiển cận

Đọc qua các ý kiến, tôi có chút góp ý với các tranh luận. Trước hết, các bạn đừng la thuế và phí. Hãy phân tích theo chiều sâu một chút sẽ hiểu tại sao thuế và phí xe ô tô ở Việt Nam lại đắt đỏ.

- Thứ nhất: đất nước thoát chiến tranh mới gần 40 năm, trong khoảng thời gian ấy làm sao mà làm được hệ thống giao thông như các nước phát triển phương Tây.

- Thứ hai: tư duy khoa học quy hoạch ở Việt Nam thật sự kém, dẫn đến hệ thống giao thông không đáp ứng được như hiện nay.

- Thứ ba: quá trình đô thị hóa diến ra không bền vững và quả bom ẩn giấu dần lộ ra

Chân Quân | 21 phút trước

Đạt mục tiêu

Bộ Công thương xây dựng kế họach phát triển ngành công nghiệp ôtô qúa xuất sắc, bộ Giao thông Vận tải hù dọa bằng hàng lọat các lọai phí, coi ôtô như là kẻ thù, là thủ phạm của mọi lọai tắc nghẽn, tai nạn.. thì đây, họ đã đạt được mục tiêu rồi, chúc mừng!

Phương Vũ | 28 phút trước

Việc làm nghành CƠ KHÍ Ô TÔ

Tình hình là em đang học CƠ KHÍ Ô TÔ ở GTVT, ngày nào lướt Vnexpres cung nói về ô tô thế này. làm em nản chí học quá. theo mọi người thì nghành ô tô tương lai có việc làm không vậy. hôm trước em đọc được thông tim VAMA ước tính đến năm 2018 có 100.000 kĩ sư ô tô không có việc làm. 200.000 công nhân nghành ô tô mất việc vì xe trong nước không thể cạnh tranh với xe nhập khẩu. Đọc mạ thấy tương lai của em mịt mù quá

Galaxy Mystery | 30 phút trước

Chúc mừng nhé

Chúc mừng bộ GTVT, vậy là ý đồ sắp thành công rùi, lượng xe bán ra đã giảm dẫn đến nền kinh tế ô tô trở về năm 2007, thuế giảm 12 tỷ USD trong 8 năm nữa, và vô số hệ lụy khác. Thêm nhiều nhiều chính sách khác nữa nhé thì nước VN sẽ càng lúc càng nghèo...

Vân | 32 phút trước

Quan điểm của nhà đầu tư

Trong khoảng thời gian 6 năm vừa qua, nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách liên quan tới ngành ô tô nước nhà. Lúc kích cầu, khi thắt chặt đẩy toàn bộ những người có nhu cầu mua xe hơi nằm trong tình trạng thiệt thòi. Chưa kể đến rất nhiều trường hợp mua chỉ vì sắp tăng giá. Thị trường lúc sốt nóng hầm hập khi thì giá băng làm cho cả người mua và người bán quay cuồng, lúc là "thượng đế" khi là "đầy tớ" làm giá trị đảo lộn hết cả, không biết thế nào mà lần nữa.

Thế thì với một người chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư, tôi sẽ sử dụng chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh. Cái gì lợi trước mắt làm ngay, cái gì lợi lâu dài nhưng chưa ăn được không làm. Phương châm luôn luôn là "chim sẻ rán trên đĩa còn hơn bồ câu quay trên cây", dân gian còn gọi là "chộp dựt". Vậy thì tôi chẳng thiệt thòi lắm.

Giá đưa vào Việt Nam đã lãi từ khâu nhập khẩu linh kiện. Đến tay người tiêu dùng thì thuế má đánh vào họ chịu. Lúc thị trường nóng thì lắp xe, đóng băng thì nghỉ cho nhân viên ăn lương 70% (đắp chăn chờ). Model nào lãi dày thì lắp, lãi mỏng thì thôi. Người tiêu dùng thiệt đủ đường thì rõ rồi. Nhà nước cũng thiệt đủ đường luôn vì thuế tưởng thu đuợc là cao nhưng rước về toàn thứ của nợ, lạc hậu. Ăn được trước mắt mà trả nợ lâu dài. Ngành công nghiệp ô tô = 0 và chẳng có gì để trông. Đường sá ngày một đông. Đến lúc đó tôi chào thân ái và quyết thắng.

Trả lại mảnh đất liên doanh cho VN với một cái nhà khung to tướng hết khấu hao cùng một đống thiết bị cũ rích.

Đại ca của Lôrăng. | 36 phút trước

Cảm ơn bộ giao thông vận tải !

Cảm ơn bộ giao thông vận tải, với những chính sách về thuế, đã đưa nước ta lên siêu cường quốc về xe máy. Hỏi trong thời gian sắp tới sẽ có cường quốc nào sánh nổi với ta bằng số lượng xe máy khi tham gia giao thông. Trong khi ô tô thì hóa đá, xe bus và các phương tiên công cộng khác chất lượng phục vụ kém nếu không nói là thật sự tồi tệ đường xá và giao thông ách tắc gần như thành chuyện thường thấy. Xe máy sẽ là phương tiện giao thông làm bá chủ nhưng khung đường Việt Nam.

Phạm Hồng Quân | 47 phút trước

Mặt trái của chính sách bảo hộ

Bao nhiêu năm nay Nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ cho ngành sản xuất oto nội địa. Dân Việt phải đóng một khoảng thuế gần như cao nhất thế giới để sở hữu một chiếc oto. Bây giờ kính tế khó khăn, ngành công nghiệp này có nguy cơ chết yểu. Vậy tiền thuế của dân đóng góp mấy chục năm nay đi đâu, để ngành công nghiệp ôtô vẫn không phát triển được, giống như một người ủ bệnh đã lâu bây giờ mới bùng phát bệnh. Tiền thuế dân đóng góp máy chục năm là một con số rất lớn, nhưng tại sao ngành công nghiep này vẫn không thể tự sống được. Nhà nước cần xem xát lại chinh sách bảo hộ cho ngành công nghiệp này. Không lẽ nhân dân phải đóng thuế cho nhà nước để bảo hộ công nghiệp sản xuất oto nội địa mãi cho đến khi nganh này phát triển được. máy chục năm rồi có thấy phát triển chút nào đâu.

tử quang | 48 phút trước

Tại sao Vama không giảm giá xe để kích tiêu dùng?

Vama có lãi khủng hay không? Thật sự là lãi, vì giá xe sản xuất trong nước chất lượng thấp hơn xe nhập khẩu nhưng giá bán gần bằng xe nhập khẩu. Mặt khác linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, lắp ráp xe chịu thuế thấp hơn thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc rất nhiều. Do đó chi phí thuế sẽ thấp hơn xe nhập khẩu. Mặt khác chất lượng xe thấp hơn xe nhập khẩu thì phải có những loại linh kiện, chi tiết giá thấp hơn giá linh kiện, chi tiết lắp trên xe nhập khẩu. Như vậy, xe sản xuất trong nước lúc nào cũng lãi khủng.

khach | 51 phút trước

Người dân có lợi

Vừa qua giá xe ô tô quá cao, trong khi mức thu nhập người dân còn thấp. Nay VAMA khủng hoảng thừa chắc sẽ giảm giá xe xuống, lúc đấy người cần xe sẽ đủ tiền mua và tôi cũng sẽ mua một chiếc. Thật tuyệt vời phải không các bạn?

hoan | 51 phút trước

Trông người lại nghỉ đến ta

sáng nay tôi coi TV trên Kênh National Geographic thấy việc 1 Doanh Nhân nguời Ấn hình như tên là TATA xuất phát từ tinh thần lo cho cuộc sống nhân dân mà quyết định sản xuất dòng xe giá rẻ (nhất thế giới) phục vụ cho người dân Ấn độ. Những trăn trở suy nghỉ và quyết tâm của ông đã cho ra đời thành công dòng xe TaTa nano với giá tương đương 2.500 USD với mong muốn dân nghèo cũng có thể sở hữu chiếc ôtô tương đương với giá 1 chiếc xe 2 bánh. Những trăn trở suy nghỉ của 1 doanh nhân yêu nước và những hành động của ông ta thật đáng khâm phục. Tôi chợt nghĩ lãnh đạo ngành giao thông VN không biết có ai có suy nghĩ cho dân được như thế không và lại nghĩ nếu ông doanh nhân này mà sống ở VN có thể bị xem là "Xa tặc" hay "ô tô tặc" vì tạo ra những sản phẩm làm tăng nạn kẹt xe.

Le Duy | 1 giờ 1 phút trước

Cân nhắc

Dự thảo thu phí hạn chế xe cá nhân để tăng thu ngân sách nhằm "nâng cấp đường sá..." hầu như đang phản tác dụng, nó có thể làm sụp đỗ ngành công nghiệp oto tại VN dẫn theo là nhà nước thất thu hàng ngàn tỷ đồng...Mong các ông bộ trưởng suy xét lại cho dân nhờ...

Phùng Ngọc Khiêm | 1 giờ 1 phút trước

Một ví dụ điển hình

Chính sách với ôtô, cách nhìn nhận về ô tô là điển hình cho cách quản lý về các lĩnh vực cũa cuộc sống, rối , rối, tù mù, không biết đâu mà lần. Chỉ khổ cho thảo dân mà thôi.

Tèo | 1 giờ 5 phút trước

Vấn đề nằm ở phí chồng phí

Các bạn nói giá xe quá cao cũng phải nhưng đâu phải mới đây trước họ cũng mua ầm ầm có sao đâu, tôi nói tại Bộ GTVT gì đó mà làm ảnh hưởng tới ngành buôn bán lắp ráp các loại xe, tôi còn nghĩ sẽ kéo kinh tế VN xuống dốc nhanh hơn, đó là sáng kiến của phí

hoang | 1 giờ 5 phút trước

Hóa đá để giảm ùn tắc và tai nạn

"Hoá đá" có nghĩa là hạn chế được ùn tắc và tai nạn giao thông. Đây là chỉ tiêu chiến lược mà Bộ GTVT phải đạt được. Chúc mừng ngài BT.

Nguyễn Tiến | 1 giờ 7 phút trước

Nên mừng hơn lo

Chúng ta nên mừng hơn lo các bạn ạ. Muốn bán được ô tô thì các bác phải tìm giải pháp, mà giải pháp tốt nhất là 1.000 tỷ USD để làm lại cơ sở hạ tầng Việt Nam. Nên phát triển xe đạp điện, loại xe ô tô điện có trọng lượng dưới 500kg. Nên xây dựng tàu điện ngầm ở tất cả các đô thị trong cả nước. Học văn hóa đi bộ, mà muốn đi bộ phải có vỉa hè, mà vỉa hè muốn có thì phải đợi...nhà nước đầu tư giải phóng mặt bằng đã... Tất cả đều đợi thì ta đợi, chứ không đợi thì biết làm gì!

Hoàng Bá Vương | 1 giờ 16 phút trước

Chính sách không hợp lý!

Tôi thấy ý kiến của bạn NGUYỄN HÙNG CƯỜNG có vẽ hơi ác cảm với dân tĩnh và sinh viên tĩnh như chúng tôi. Chúng tôi học công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, quản trị kinh doanh... thử hỏi ôm cái bằng đó về quê chăn trâu hả??!! Cái quan trọng ở đây là chính sách nhà nước phải rõ ràng minh bạch và hợp lý để phát triển đồng đều thì chúng tôi về quê mới có việc làm. Nếu không chúng tôi phải trụ lại TP mới mong phát huy được những gì chúng tôi đã học. Còn về oto tôi thấy nhà nước mình nên dẹp hết ngành công nghiệp này đi cho khỏe. Thấy bộ trưởng giao thông lao tâm khổ tứ vì dân tội quá!!!!!!

Hiếu | 1 giờ 18 phút trước

Không công bằng với người nộp thuế xe hơi

Xe hơi ở VN đắt gấp 3 lần ở các nước phát triển là do nhà nước đánh thuế quá cao. Người mua xe chi trả 1 tỷ để sắm xe thì đã đóng thuế các loại mất 600 triệu cho nhà nước. Vậy tại sao nhà nước không làm đường tử tế cho xe hơi? Số tiền khổng lồ đó rơi vào túi ai?

Võ Hoàng Hải | 1 giờ 26 phút trước

Tụt lùi nền kinh tế

Các bạn Comment rất hay, tôi thấy tầm nhìn hạn chế là vấn đề khiến nền kinh tế đi xuống, những người điều hành kinh tế phải biết được những bất lợi hoặc lợi ích khi thực thi một vấn đề nào đó, xe giá cao, phí lưu thông thu dẫn đẫn xe không có ai mua, không kích thích được tiêu dùng, đương nhiên không thu được thuế và khiến nền kinh tế xuống dốc, 1 bài toán đơn giản ai cũng thấy, đề nghị nhà nược cần điều chỉnh những bất cập này để lâu sẽ đưa nên kinh tế xuống dốc tụt lùi phát triển. Tks!

========================

Đấy là các vị ấy comment chứ tôi thì không ý kiến gì. Bởi vì trong suy nghĩ của tôi và kể cả giấc ngủ, tôi chưa bao giờ mơ thấy mình sẽ sở hữu một chiếc oto giá rẻ mua từ gốc ở Ấn Độ.

Nếu bây giờ Thiên Sứ tui mà đi mua oto thì vui lắm nhỉ! Các nhân viên cửa hàng bán xe sẽ nghĩ rằng: "Không hiểu sao lại có một con bò lạc vào đây?!".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nào là báo lá cải?

Bee.net.vn

31/05/2012 13:57:30

Chức năng cao nhất của báo chí dù "tà" hay "chính" vẫn là cung cấp thông tin cho độc giả đích của mình. Nhu cầu thông tin, giải trí hay ăn uống và rất nhiều thứ khác của xã hội là cực kỳ đa dạng và phong phú.

Việt Nam và trên thế giới, khái niệm về thế nào là báo lá cải không thống nhất và thường gây ra những hiểu lầm.

Ví dụ ở Anh, nước có số lượng đầu báo đông đảo và trong đó có khá nhiều tờ được coi là lá cải rất nổi tiếng, có nhiều độc giả. Trước đây người ta thường chia ra hai loại báo, trước tiên căn cứ vào khuôn khổ. Những tờ báo thiên về các vấn đề nghiêm túc, chính luận, phù hợp với những người có tri thức cao thường được xuất bản dưới dạng khổ lớn (A2) hay broadsheet.

Ở Việt Nam, những tờ báo broadsheet đang tồn tại có thể kể tới: Nhân dân, Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội Mới, Lao Động và một số tờ báo đảng địa phương. Báo khổ A3 (tabloid) tương tự các tờ: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Người Lao Động, Pháp Luật…

Posted Image

The Sun, một trong những tờ báo được cho là lá cải nhất nước Anh

Như vậy, khái niệm tabloid (báo khổ nhỏ) giữa tây và ta, xưa và nay cũng khác nhau. Trước đây, các báo khổ nhỏ ở Anh thường là loại ấn phẩm tập trung khai thác những chuyện giật gân, chuyện về người nổi tiếng… phù hợp với nhu cầu của giới bình dân. Lâu dần, báo khổ nhỏ bị định kiến là “lá cải”, tức là bị một số người, nhất là các báo khổ lớn cho là giật gân, câu khách rẻ tiền.

Nhưng thời thế thay đổi, báo khổ A3 tỏ ra tiện dụng hơn nên một số tờ broadsheet cũng chuyển qua xuất bản theo khổ nhỏ. Vì thế ở Anh mới hình thành khái niệm, do những tờ báo “chuyển hệ” nghĩ ra, là compact newspaper, thay cho từ tabloid. Tức là tuy tôi khổ nhỏ nhưng không phải loại giật gân câu khách rẻ tiền như ai kia đâu nhé. Đặc biệt, The Times, một tờ báo có uy tín và làm nghề nghiêm túc cũng được xuất bản dưới dạng khổ nhỏ.

Còn vì sao tabloid được dịch qua tiếng Việt là “lá cải” thì cho đến nay chưa có giải thích nào thực sự xác đáng. Có lẽ vì hai lẽ: lá cải nghe giống không khí chợ búa nhộm nhoạm và thứ hai là so sánh tờ báo với cái lá cải nghe ổn hơn là lá tre, lá mít.

Posted Image

Trên tờ Daily Mail (Anh) vẫn đầy bikini, đùi ngực trên trang báo nhưng thông tin luôn được đảm bảo độ tin cậy

Những năm gần đây, khái niệm “lá cải” hay “báo khổ nhỏ” gần như chỉ được đề cập với góc độ cung cách và chủ đề đưa tin của tờ báo. Đặc biệt khi các báo mạng nở rộ thì quan niệm tabloid, broadsheet hay compact newspaper không còn nhiều ý nghĩa.

Có thể hiểu, báo chí giờ đây được một số người chia làm hai phe “chính-tà” , có nghĩa là một bên chính thống, bên kia lá cải, nhưng thực chất khái niệm này hết sức mù mờ. Bởi chức năng cao nhất của báo chí dù "tà" hay "chính" vẫn là cung cấp thông tin cho độc giả đích của mình. Nhu cầu thông tin, giải trí hay ăn uống và rất nhiều thứ khác của xã hội là cực kỳ đa dạng và phong phú. Không thể nói người Việt ăn lòng lợn tiết canh trong khi người Tây thấy ghê sợ có nghĩa là người Việt thấp kém. Hay cứ phải nghe Mozart, Beethoven mới là sang, còn nhạc “sến” là thứ tầm thường.

Vậy nhưng chả lẽ không có báo nào là lá cải? Hoàn toàn có. Nên hiểu lá cải ở đây là những tờ báo giật gân câu khách nhưng nghiệp vụ thấp kém, đưa tin không có nguồn đáng tin cậy, bất chấp các giá trị đạo đức và nhân văn để nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Những tờ lá cải có nghề ở nước Anh có thể kể đến Daily Mail, Daily Express, dù vẫn giật gân, vẫn đầy bikini, đùi ngực trên trang báo nhưng thông tin luôn được đảm bảo độ tin cậy. Tờ Bild ở Đức cũng tương tự, ăn nên làm ra với số lượng hơn 4 triệu bản/ngày.

Có lẽ, chỉ nên chia ra hai loại báo: báo hay và báo dở. Báo nào không phục vụ tốt độc giả đích sẽ phải tiêu vong và ngược lại. Còn những việc đưa tin vô căn cứ, nhảm nhí, gây hại cho xã hội thì cứ để hệ thống luật pháp xử lý và việc này chắc cũng không cần phải tranh luận "chính" hay "tà".

(Theo Khampha.vn)

=========================

xứ ta, từ lâu cứ hay viện dẫn Tây nó nói thế này; nó bảo thế kia. Rồi nói chuyện thì cũng phải đá tiếng Tây vào để ra vẻ ta đây nhiều chữ - Hẳn biết cả tiếng Tây. Làm gì thì cũng phải xem Tây nó có làm chưa...Bây giờ đến báo "Lá Cải" cũng phải coi xem bên Tây nó bảo thế nào là báo lá cải. Nghe nói một tờ báo lá cải thì nó tệ lắm. Qua bài này thì thấy nó cũng bình thường vì Tây nó bảo thế. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phẫn nộ vụ quan chức hiếp 11 bé gái

Thứ Sáu, 01/06/2012, 17:54 (GMT+7)

* Số nữ sinh bị tấn công “rất có thể lên tới 100 em”

TTO - Dư luận Trung Quốc đang bày tỏ sự giận dữ xung quanh vụ một quan chức thừa nhận cưỡng hiếp ít nhất 11 nữ sinh vị thành niên, và kêu gọi điều tra toàn diện, minh bạch về quan chức này.

Quan chức Trung Quốc thừa nhận cưỡng hiếp 10 bé gái

Trong thông cáo chính thức ra ngày 29-5, Sở Công an thành phố Yongcheng, tỉnh Hà Nam cho biết Li Xingong, nguyên phó giám đốc văn phòng Thành ủy Yongcheng, hiện đã bị bắt giam do bị cáo buộc cưỡng hiếp 11 em gái tuổi vị thành niên từ giữa năm 2011.

Bản thông cáo khá ngắn gọn so với bản tin đầy đủ của truyền thông đang được lan truyền trên mạng Internet.

Bản tin này trích dẫn “nhiều nguồn tin khác nhau”, trong đó có cả phụ huynh các nạn nhân, nói số nữ sinh bị tấn công “rất có thể lên tới 100 em”.

“Tôi đã theo dõi vụ bê bối này nhiều ngày qua trên Internet. Tôi sốc khi đọc thông tin chi tiết vụ việc. Câu hỏi tôi đặt ra là làm thế nào ông ta làm được điều đó trong suốt thời gian dài mà công an hay những nhà chức trách khác không hay biết” - một phụ nữ họ Yan, làm việc tại một viện nghiên cứu giáo dục ở Bắc Kinh, bức xúc.

“Tôi hi vọng chính quyền địa phương có thể có lời giải thích sớm, hoặc tôi sẽ cho rằng nhà chức trách địa phương biết nhưng làm ngơ”, bà nói thêm.

“Ông ta là một gã điên. Nhưng tôi tin ông ta làm được điều đó vì địa vị của ông ta”, Yuan Junwei, công nhân một nhà máy ôtô ở Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc, nói.

Trong khi đó doanh nhân Badain nói rõ ràng Li có vấn đề về đạo đức. “Nhưng ai là người có trách nhiệm quan tâm đến vấn đề đạo đức của cán bộ? Chắc chắn không phải người dân”, Badain nói.

Nhiều cư dân mạng nói sẽ theo dõi sát sao vụ việc. “Ông ta sẽ bị trừng phạt ra sao? Các nạn nhân nhỏ tuổi sẽ hồi phục thế nào đây?”, He Jing, một phát thanh viên nổi tiếng của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, đặt câu hỏi trên trang Sina Weibo (tương tự trang Twitter) cá nhân.

Bình luận về vụ việc này, ông Zhao Chenggen, giáo sư tại Trường cán bộ thuộc Đại học Bắc Kinh, nói chính quyền địa phương không nên che giấu hay bóp méo sự thật, và nếu kết quả điều tra cho thấy có sự bao che, sự thất bại trong khâu kiểm tra - giám sát trong nội bộ đảng hoặc có sự dung túng của quan chức cấp cao hơn thì phải có người chịu trách nhiệm.

Được biết những vụ việc thế này không phải là hiếm tại Trung Quốc. Từ năm 2009 đã có nhiều vụ quan chức tấn công tình dục các nữ sinh vị thành niên bị phanh phui tại các tỉnh Quý Châu, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Chiết Giang và Sơn Tây.

Trên thực tế ít có quan chức nào bị bắt vì tấn công tình dục phụ nữ, một phần do họ có địa vị và tiền bạc, một phần do nạn nhân và gia đình không dám tố giác vì cho đây là điều sỉ nhục.

Một nguyên nhân khác nữa, theo Li Hong - phó khoa luật Trường ĐH Thanh Hoa, là kẽ hở của luật pháp Trung Quốc.

MINH ANH (Theo Tân Hoa xã)

============================

một đất nước mà chỉ một tay đội trưởng đội bảo vệ khu phố có thể cưỡng hiếp vợ người ta ngay trước mặt chồng và cách đồn cảnh sát có chưa tới 50m - (Báo chính thống đăng và đã thể hiện trên Quán vắng) - thì một quan chức cưỡng hiếp 100 cô gái là chuyện cũng không lấy gì làm lạ. Bài này thể hiện có 10 cô à!

Nếu xử nghiêm minh thì nó thuộc hành vi cá nhân của ông ta.

Còn nếu bao che dưới bất cứ hình thức nào thì nó thuộc hình thái ý thức xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Đan Mạch lên tiếng vụ dừng 3 dự án ODA

1/6/2012 22:00

Posted Image - Đại sứ Đan Mạch cho hay đang làm việc với Chính phủ Việt Nam và các đối tác để “xử nghiêm” tiêu cực phát hiện ở 3 dự án ODA tại Việt Nam.

Đây là phát ngôn chính thức đầu tiên của Đại sứ Đan Mạch John Nielsen, trong một thông cáo báo chí đăng tải trên trang web của Đại sứ quán ngày 1/6, một ngày sau khi thông tin trên tờ The Copenhagen Post đưa tin Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach đã quyết định ngừng 3 dự án ODA (về biến đổi khí hậu) ở Việt Nam do phát hiện có dấu hiệu sử dụng tiêu cực tài chính.

Không chấp nhận tiêu cực

Ông John Nielsen cho hay sau khi có những nghi ngờ về hiện tượng tiêu cực, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã mời một công ty kiểm toán quốc tế làm rõ thông tin liên quan đến tài chính của 4 dự án.

Dựa trên kết quả kiểm tra tài chính, Đan Mạch quyết định tạm dừng hoạt động của 3 trong 4 dự án để tiếp tục làm rõ.

"Bộ trưởng Phát triển đã khẳng định Đan Mạch không thể và sẽ không chấp nhận việc ngân sách viện trợ phát triển bị sử dụng sai mục đích. Cách thức giải quyết của chúng tôi đối với tất cả các trường hợp có dấu hiệu tiêu cực là rõ ràng và nhất quán. Đây cũng là quan điểm của chúng tôi đối với bất kỳ nghi vấn tiêu cực nào xảy ra trong các chương trình do Danida tài trợ ở tất cả các quốc gia" - Đại sứ John Nielsen phát biểu.

Posted Image

Đây là phát ngôn chính thức đầu tiên của Đại sứ Đan Mạch John Nielsen, trong một thông cáo báo chí đăng tải trên trang web của Đại sứ quán ngày 1/6

Ông cũng cho hay: "Hiện tại chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan đối tác để xử lý nghiêm túc vấn đề này. Cho đến nay chúng tôi đã nhận được những phản hồi tích cực đầu tiên".

Theo Đại sứ, những phát hiện trong quá trình kiểm tra tài chính là sử dụng dịch vụ tư vấn để tư lợi, chi vượt mức thực tế các trang thiết bị và thâm hụt quỹ so với số dư sổ sách kế toán.

Theo báo cáo, số tiền bị sử dụng không hợp lý có thể lên tới 3,3 triệu DKK (khoảng 11,5 tỉ đồng).

Tuy nhiên, Đại sứ khẳng định những phát hiện này sẽ cần được hai chính phủ và các cơ quan thực thi đánh giá kỹ lưỡng trước khi có kết luận cuối cùng.

“Tại thời điểm này, Đại sứ quán sẽ không bình luận thêm về vụ việc nêu trên vì đang trong quá trình làm rõ vấn đề” - thông điệp của Đại sứ Đan Mạch nêu.

Xử lý nghiêm

Trước đó, tờ The Copenhagen Post đưa tin Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach ra quyết định tạm dừng thực hiện 3 dự án ODA vì có dấu hiệu "gian lận".

Quyết định này được đưa ra sau khi một điều tra độc lập do Công ty kiểm toán Price Waterhouse Coopers (PWC) thực hiện phát hiện có một số vấn đề bất thường tại các dự án này.

PWC có chi nhánh ở Việt Nam song báo cáo được thực hiện độc lập.

Những dự án trong diện nghi vấn có liên quan tới hoạt động nghiên cứu về biến đổi khí hậu do Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida) tài trợ.

Việc sử dụng sai nguồn vốn bao gồm chi vượt mức thực tế cho các dịch vụ tại chỗ, các hợp đồng dịch vụ đáng nghi vấn, chênh lệch giữa sổ sách của dự án và mức chi được ủy quyền.

Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam hỗ trợ việc điều tra.

Không chỉ 3 dự án nói trên, Đan Mạch cũng sẽ xem xét kỹ các dự án khác có sử dụng nguồn tài trợ từ Danida.

“Việc quan trọng cần làm là xử lý những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả… Không thể để những hành vi gian lận và khả nghi làm phương hại tới nhiều dự án quan trọng mà chúng ta tham gia” - Bộ trưởng Christian Friis Bach phát biểu trên website của Bộ Phát triển Đan Mạch đồng thời nhấn mạnh “những hành vi gian dối này cần phải được chặn đứng và trừng phạt”.

Trong khi đó, trao đổi với VnEconomy, ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về ODA, cho hay mới biết thông tin qua báo chí.

Ông Khang nói các dự án này tuy liên quan đến chủ đề biến đổi khí hậu nhưng là về nghiên cứu nên cơ quan quản lý trực tiếp lại là Bộ Khoa học - Công nghệ.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã làm công văn gửi Bộ Khoa học - Công nghệ đề nghị làm rõ sự việc này, đồng thời nhấn mạnh quan điểm tương tự Đại sứ quán Đan Mạch, rằng sự việc đang trong quá trình điều tra nên chưa phát ngôn được gì cụ thể.

Ông Khang cũng cho hay trong quá trình theo dõi lĩnh vực ODA, chưa phát hiện nhiều trường hợp tương tự.

Sự việc diễn ra ngay trước thềm hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam, diễn ra ở Quảng Trị.

Đan Mạch là một trong những nhà tài trợ hàng đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất ở châu Á được Đan Mạch triển khai chương trình nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, hai bên triển khai 4 dự án: “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” (chủ quản là ĐQ Quốc gia Hà Nội); dự án “Tạo giống lúa chịu ngập chìm và mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển” (chủ quản: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn).

Dự án "Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông của Việt Nam" và "Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở trung Trung Bộ" do Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam làm chủ quản.

Tổng kinh phí viện trợ không hoàn lại cho 4 dự án trên là hơn 18 triệu DKK (khoảng 62,5 tỉ đồng).

L.Thư

=====================

Đức Phật có tổng kết ba điều làm thế gian lâm vào khổ ải. Đó là tham, sân , si.

Tham thì ai cũng biết rồi. Nhưng khi con người ta tham vì lợi và ham muốn thì hãy cảnh giác. Vì "Lòng tham và sự ham muốn luôn có lý". Cho nên phải có luật pháp, quy định, quy chế và đạo đức để chế ngự.

Sân là ngu xuẩn, tức giận. Si là mê muội. Nói nôm là chỉ số Bo cao. Cái mình tưởng là đúng thì lại là sai. Cái này cũng có người nói rồi: "Nhiệt tình cộng dốt nát thành phá hoại".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

Thứ Tư, 30/05/2012 - 16:16

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú. Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.

Posted Image

Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành.

Bè cá Trung Quốc hoành tráng

Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.

Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.

Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.

“Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng Việt, bởi họ qua đây đã sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua cá, xuất bán cá... còn em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng thì sẽ có tàu của Trung Quốc cập bè đưa cá về bên đó”, Huy nói.

Chúng tôi quan sát thấy xung quanh bè thấy có chừng ba, bốn chiếc tàu cá mang biển số Khánh Hoà, Bình Thuận đang chở cá đến để bán cho người Trung Quốc. Trên bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều được ghi bằng tiếng Trung. Tại một góc khác của bè, hai người đàn ông Trung Quốc tự xưng là A Ngán và A Keng vừa hút thuốc lào vừa quan sát những người Việt làm việc. A Ngán cho hay quê ở Quảng Châu, chuyên mua và nuôi cá mú. Cá mú đen thu mua về rồi nuôi tiếp, đến khi cá nặng chừng 1kg mới bán; cá mú nghệ nặng 10kg thì bán, có thể đóng thùng đi đường bộ hoặc tàu từ Trung Quốc qua thu mua tại bè. “Chúng tôi ở đây đã lâu, có người lấy vợ Việt Nam và tách ra làm riêng rồi”, A Ngán khoe.

Theo ông Hoàng Gia Ánh, chủ tịch hội nông dân phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, giá cá mú đen thương phẩm loại 1kg tại Cam Ranh hiện bán 200.000 đồng/kg, cá mú nghệ 250.000 đồng/kg. Thương lái Trung Quốc tại các bè trên đang thu mua loại cá mú nhỏ 0,5 – 0,6kg với giá bằng 1/2 giá cá thương phẩm. “Họ thu mua cá nhỏ sau đó nuôi thêm rồi xuất khẩu, bởi làm như vậy lời hơn so với mua cá lớn rồi xuất ngay”.

Posted Image

Những người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh.

“Họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép” Theo ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên; phường Cam Phúc Bắc có hai cơ sở, phường Cam Phú có một cơ sở. Riêng tại phường Cam Linh có hai cơ sở, trong đó cơ sở nuôi bè trên biển của công ty TNHH Song Phong. Song, ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.

Ông Tính cho biết thêm ở khu vực lồng bè có người Trung Quốc hoạt động, hiện nhiều lực lượng đang quản lý: trạm kiểm soát của đồn Biên phòng cửa khẩu, đồn Biên phòng 384, công an… Rất nhiều cơ quan quản lý, nhưng ông Tính phân bua: “Quá nhiều lực lượng song chúng ta đang lúng túng trong phân cấp xử lý vấn đề người nước ngoài. Qua các buổi giao ban chúng tôi đều có ý kiến về việc này, bản thân tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm”.

Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.

Phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn, thừa nhận trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản. “Tuy nhiên, trên thực tế đến nay chưa có doanh nghiệp hay người nước ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh... Chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.

Theo Lê Anh

Sài Gòn Tiếp thị

========================

Buồn cười! Cười buồn....Posted Image

Người Trung Quốc nuôi cá ở Vũng Rô:

UBND tỉnh Phú Yên cấp phép tràn lan

03/06/2012 3:00

Xung quanh việc cấp phép cho người Trung Quốc nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô, các cơ quan chức năng ở Phú Yên loanh quanh đổ trách nhiệm cho nhau.

Xin giấy phép hộ

Công ty TNHH Thuận Hoàng do bà Bùi Thị Bích Ly (ở Bến Tre) làm giám đốc đã đầu tư bè nuôi hơn 100 lồng cá ở vùng biển Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên). Theo bà Ly, trước đây bà chỉ xin UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho em rể là người Đài Loan làm hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú, cá bóp trên bè của bà tại Vũng Rô.

Nhưng khi PV Thanh Niên đưa ra thông báo của UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho 2 người Trung Quốc là ông Cheng Po-Jui (26 tuổi) và Liu Cheng-Han (29 tuổi) vào năm 2010, thì bà Ly thừa nhận là đã xin nhờ cho 2 người này để được vào khu vực Vũng Rô, chứ không phải là công ty của bà thuê. “Công ty của tui chỉ xin UBND tỉnh Phú Yên cấp phép giúp cho họ làm việc tại vùng biển Vũng Rô nên không có trả lương hay tiền công gì cả. Tui chỉ giúp họ mà thôi”, bà Ly nói.

Posted Image

Giấy phép hết hạn nhưng người Trung Quốc vẫn có mặt trên bè cá ở Vũng Rô vào sáng 1.6.2012 - Ảnh: Đức Huy

Ngoài ra, bà Ly còn thừa nhận cũng trong năm 2010 đã làm thủ tục xin UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho ông Sun Kun Tien (37 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) làm hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú cho công ty, nhưng thực chất nhằm giúp ông này có giấy phép hoạt động nuôi thủy sản tại Vũng Rô. Rõ ràng, 3 người Trung Quốc này không phải là chuyên gia kỹ thuật mà chỉ là những người được Công ty Thuận Hoàng xin cấp phép hộ để vào Vũng Rô nuôi cá.

Khi chúng tôi hỏi: Họ không phải là người do công ty của bà thuê nhưng tại sao lại làm thủ tục xin UBND tỉnh cấp phép? Bà Ly huơ tay nói: “Đây là chuyện tế nhị, tui không nói được”.

Đổ trách nhiệm lẫn nhau

Sáng 2.6, ông Hồ Văn Tiến, Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, vẫn khẳng định UBND tỉnh này chỉ cấp phép cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Nha Trang, Khánh Hòa), không cấp phép cho bất cứ đơn vị, doanh nghiệp nào khác nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô.

Khi PV Thanh Niên đặt câu hỏi tại sao không cấp phép cho doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản ở Vũng Rô nhưng UBND tỉnh Phú Yên lại cấp phép cho người Trung Quốc hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cá cho Công ty TNHH Thuận Hoàng và nhiều doanh nghiệp tư nhân ở đây, thay vì trả lời, ông Tiến cho số điện thoại của ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, và đề nghị liên hệ ông Phương để có câu trả lời.

Tuy nhiên, khi PV Thanh Niên liên hệ thì ông Phương nói Sở NN-PTNT Phú Yên chỉ hướng dẫn người dân về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, còn tham mưu cấp giấy phép cho người Trung Quốc là Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên. Chúng tôi liên hệ lại thì ông Tiến nói sẽ kiểm tra lại vì quá lâu và hẹn trả lời vào sáng thứ hai (4.6).

Còn về việc giấy phép của những người Trung Quốc làm việc tại Vũng Rô đã hết hạn nhưng họ vẫn có mặt tại đây, đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết sẽ kiểm tra thực tế tình hình người Trung Quốc làm việc ở vùng biển Vũng Rô, rồi mới có hướng xử lý.

Đức Huy

===================================

Chẳng ai chịu "Nuôi giặc trong nhà, nuôi ong tay áo" cả. Vậy ai ký lệnh cho phép? Chắc cũng không nốt?!

Vớ vẩn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ‘chìa cành ô liu’ với TQ
  • vietnamnet.vn
  • 2/6/2012 21:42
Phát biểu ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ các quan điểm khẳng định sự tập trung mới của Mỹ ở châu Á-TBD sẽ châm ngòi cho xung đột trong khu vực hoặc chiến lược mới này là mối đe dọa với Bắc Kinh.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu ở Đối thoại Shangri-La. Ảnh: AP

Thay vào đó, ông Leon Panetta “chìa cành ô liu” với Trung Quốc bằng một thông điệp rộng lớn rằng, hai cường quốc sẽ cần học hỏi thêm nhiều để làm việc cùng nhau tốt hơn vì lợi ích của toàn khu vực.

Đánh giá về mối quan hệ ‘mong manh’ Mỹ - Trung Quốc, ông Panetta nói, không bên nào khờ dại về những bất đồng giữa họ. "Cả hai chúng tôi đều hiểu các khác biệt ấy, cả hai chúng tôi đều hiểu những mâu thuẫn chúng tôi có, và cả hai chúng tôi cũng hiểu rằng, không có sự thay thế nào khác ngoài việc chúng tôi cùng nỗ lực cải thiện quan hệ thông tin và quan hệ quân sự”, ông chủ Lầu Năm Góc nói tại hội nghị an ninh ở Singapore.

Tuy nhiên, ông Panetta đồng thời cảnh báo các nước châu Á phải tìm ra con đường giải quyết các xung đột của chính họ vì Mỹ không thể luôn luôn giúp đỡ.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc luôn tác động tới toàn khu vực và thường xuyên tập trung vào việc Mỹ ủng hộ Đài Loan cũng như cuộc tranh chấp ở Biển Đông - nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển - bất chấp việc Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines cũng có những khẳng định chủ quyền tại đây.

Thêm vào đó, gần đây là việc Mỹ bóng gió đổ lỗi cho Trung Quốc trước những vụ tấn công mạng, lấy đi các dữ liệu quan trọng từ những cơ quan chính phủ và tập đoàn của Mỹ.

Về phương diện này, ông Panetta cho biết, các nhà lãnh đạo hai bên đã trao đổi về việc phát triển các nhóm công tác, có thể làm việc cùng nhau ở những vấn đề nan giải, như trao đổi thế nào về các mối đe dọa ảo hay có thể nhất trí về những quy định sử dụng các khả năng ảo hay không.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, vấn đề chính là việc hai nước cần phát triển các khả năng thông tin để khi tranh cãi xảy ra có thể giải quyết một cách hòa bình.

Thiếu vắng đại diện cấp cao TQ

Các chuyên gia tham dự hộ nghị đã đặt cho ông Panetta nhiều câu hỏi về Trung Quốc, trong đó có một người là thành viên quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người cũng lưu ý rằng, Bắc Kinh không cử bất kỳ một nhà lãnh đạo cấp cao nào tham dự hội nghị. Chưa rõ là tại sao, mặc dù một số quan chức cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang bận rộn với những vấn đề trong nước.

Người hỏi đưa ra vấn đề liệu việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực có thể khuyến khích những nước nhỏ hơn và làm gia tăng nguy cơ xung đột. Và liệu có phải Bắc Kinh tẩy chay hội nghị để phản ứng chiến lược “xoay trục” hướng về châu Á của Mỹ.

"Tôi không nghĩ chúng ta nên đặt vấn đề chỉ vì chúng tôi cải thiện các khả năng của họ mà chúng tôi bị coi gây ra rắc rối”, ông Panetta nhấn mạnh. Ông cũng kêu gọi mạnh mẽ các nước châu Á thiết lập một bộ quy tắc hành xử, bao gồm những quy định về quyền quản trị hàng hải ở Biển Đông, sau đó phát triển một diễn đàn nơi giải quyết các tranh chấp. Và rằng châu Á phải phát triển những con đường giải quyết hòa bình các vấn đề của chính họ.

Phát biểu của ông Panetta nhằm cung cấp chi tiết hơn về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ - đặt tâm điểm ở châu Á - Thái Bình Dương - bao gồm các kế hoạch gia tăng quân Mỹ, lực lượng tàu chiến và những tài sản khác trong khu vực vào thời gian tới.

Đặc biệt, ông cho biết, tới 2020, khoảng 60% hạm đội sẽ được chỉ định hoạt động tại đây như một phần chiến lược mới nhằm gia tăng sự hiện diện của Mỹ ở châu Á. Đội tàu hiện tại có 11 tàu sân bay với 6 chiếc chỉ định ở Thái Bình Dương.

Trong khi nhấn mạnh rằng, phải mất nhiều năm để hoàn tất quá trình chuyển dịch, nhưng ông Panetta cũng nói trước các đại biểu tại hội nghị ở Singapore rằng, vấn đề ngân sách Mỹ và việc cắt giảm không ảnh hưởng. Ông khẳng định, Lầu Năm Góc có đủ tiền cho kế hoạch ngân sách năm năm để đáp ứng các mục tiêu đặt ra.

Ông cho biết, ông chờ đợi chuyến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay, và mong muốn hai nước thúc đẩy quan hệ quân sự bao gồm các chương trình chống ma túy và viện trợ nhân đạo.

Singapore là điểm dừng chân thứ hai của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chuyến đi 9 ngày khắp châu Á. Ông đã ở Hawaii và sắp thăm Việt Nam, Ấn Độ.

Thái An (theo AP, Reuters)

==========================

Thiên Sứ tui cũng là một người tích cực ủng hộ "Hòa Bình thế giới".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai trung úy cảnh sát bị kéo lê dưới gầm xe tải

Thứ bảy, 2/6/2012, 20:56 GMT+7

Chiều 2/6, trên quốc lộ 1A đoạn tránh TP Vinh (Nghệ An), trong lúc đi làm nhiệm vụ, hai trung úy cảnh sát hình sự bị xe tải đâm, kéo lê hàng chục mét dưới gầm.

Người tử nạn là anh Lê Văn Tú (30 tuổi, trú tại huyện Nghi Lộc) và anh Nguyễn Thanh Phú (32 tuổi, trú tại huyện Thanh Chương), thuộc Đội cảnh sát hình sự công an huyện Nam Đàn.

Những người chứng kiến vụ việc cho biết, hai cảnh sát đang đi xe máy thì bị một xe tải biển Bắc Giang chạy ngược chiều đâm và kéo lê dưới gầm hơn 20 mét. Nạn nhân tử vong tại chỗ, chiếc xe máy nát bét.

Posted Image

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: N.K.

Theo đại diện Công an huyện Nam Đàn, hai trung úy gặp nạn được phân về công tác tại Đội cảnh sát hình sự công an huyện cách đây 2 năm, chưa lập gia đình. Cả hai đang trên đường đi làm nhiệm vụ thì gặp nạn.

Quốc lộ 1A bị tắc nghẽn hơn 10 km, đến 18h cùng ngày, tức sau 4 tiếng xảy ra tai nạn, vẫn chưa thông xe trở lại.

Nguyên Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay