Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Libya sụp đổ đẩy thế giới 'sát' bờ vực 'Thế chiến' thứ 3?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :6:42 AM, 11/09/2011

Sự sụp đổ của chế độ Gaddafi đặt ra một câu hỏi rằng, liệu khối quân sự có thể dội bom đất nước Bắc Phi này nếu nhà lãnh đạo Gaddafi trước đây không chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

>> 'Đại gia' Gaddafi bán 29 tấn vàng

Quyết định từ bỏ sai lầm?

Chưa đầy một tuần sau ngày quân đội Mỹ bắt giữ Tổng thống Iraq Saddam Hussein hồi cuối năm 2003, Libya tuyên bố từ bỏ nghiên cứu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí sát thương hàng loạt khác, tiếp nhận thanh sát quốc tế, ký Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và cấm vũ khí hoá học.

Quyết định này của Tổng thống Gaddafi được phương Tây đón nhận rất nồng nhiệt.

"Cam kết của đại tá Gaddafi sẽ khiến cho đất nước chúng ta an toàn hơn và thế giới của chúng ta hoà bình hơn. Những nhà lãnh đạo nào từ bỏ việc theo đuổi các loại vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học sẽ tìm được một con đường dẫn tới mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ và các nước khác", ông chủ Nhà Trắng George Bush khi đó tuyên bố.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Tony Blair khẳng định: “Quyết định này cho phép Libya quay trở lại với cộng đồng quốc tế. Nó cũng cho thấy các quốc gia có thể từ bỏ chương trình vũ khí bí mật của mình một cách tự nguyện và hoà bình”.

Theo sau những lời tung hô là việc dỡ bỏ hàng loạt biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Libya, khiến quốc gia Bắc Phi cũng hoan hỉ không kém.

Posted Image

Tổng thống Libya (trái) chấp nhận cúi đầu chịu từ bỏ chương trình hạt nhân để có được quan hệ với Mỹ và phương Tây. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, bốn năm sau, ông Gaddafi tức giận tuyên bố, nước ông không hề nhận được sự đền bù tương xứng cho quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân năm 2003. Theo nhà lãnh đạo Libya, phương Tây không giữ lời hứa chuyển đổi chương trình vũ khí hạt nhân của Libya thành chương trình năng lượng dân sự.

Không chỉ có vậy, 8 năm sau khi Tổng thống Libya tuyên bố từ bỏ chương trình hạt nhân, phương Tây còn tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự, lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo này.

Một số nguồn tin thậm chí cho rằng, thời điểm chính quyền Gaddafi chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân để lại gần hơn với các nước phương Tây cũng chính là thời điểm mà các nước này không ngần ngại lên kế hoạch lật đổ Gaddafi.

Hồi chuông cảnh báo

Dù chưa thể khẳng định đây là một bài học sáng giá cho các quốc gia trên thế giới nhưng một điều chắc chắn rằng, sự ra đi của ông Gaddafi khiến những nước đang sống trong bất an càng khát khao sở hữu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh quốc gia. Điều đó có nghĩa là tham vọng không phổ biến vũ khí hạt nhân của Tổng thống Mỹ Obama đang thực sự bị thách thức.

Ông Obama tuyên bố về mục tiêu xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân của mình với lý do rằng, quan điểm đảm bảo an ninh quốc gia bằng vũ khí hạt nhân giờ đã quá lỗi thời bởi tư tưởng đó chỉ có thể tồn tại dưới thời chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, trên thực tế, lý do theo đuổi chương trình hạt nhân của các nước ngày nay vẫn không khác gì so với thời chiến tranh Lạnh, đó là tạo dựng một tấm lá chắn cho chủ quyền quốc gia.

Từ năm 1945 đến năm 1991, bom hạt nhân luôn là thứ vũ khí đảm bảo an ninh số 1 trên thế giới. Những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc ngăn chặn thành công các cuộc tấn công quân sự nhằm vào lãnh thổ của mình.

Thực tế này khiến cho các quốc gia không có thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt này rút ra một kết luận rằng, vũ khí hạt nhân mang lại sự an toàn cho những quốc gia sở hữu nó. Điều đó đồng nghĩa với việc không có vũ khí hạt nhân sẽ rất nguy hiểm.

Posted Image

Từ thời chiến tranh Lạnh đến nay, vũ khí hạt nhân vẫn được xem là tấm lá chắn đảm bảo an ninh quốc gia. Ảnh minh họa.

Do đó, thế giới hình thành nên hai luồng tư tưởng trái ngược nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, giải pháp duy nhất nhằm đảm bảo an ninh quốc gia là tìm mọi cách để có được công nghệ sản xuất bom hạt nhân trong khi những nước có trong tay thứ vũ khí này lại muốn ngăn chặn sự phổ biến của nó.

Để "dung hòa" hai luồng tư tưởng này, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ra đời năm 1970, theo đó, khuyến khích những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chuyển giao công nghệ hạt nhân hòa bình cho những nước chưa được biết đếm thứ vũ khí này.

Mục tiêu chính của hiệp ước này là nhằm có được sự cam kết giải giáp vũ khí của tất cả các bên. Tuy nhiên, những nước có trong tay vũ khí nguyên tử lại không muốn vậy. Một số nước như Israel, Ấn Độ và Pakistan vẫn thờ ơ với hiệp ước này để có thể thỏa sức theo đuổi chương trình hạt nhân của riêng mình. Trong khi đó, một số quốc gia khác lại ngấm ngầm nghiên cứu tiếp cận công nghệ sản xuất vũ khí nguyên tử.

Sau khi Liên Xô tan rã, việc giải giáp vũ khí hạt nhân bắt đầu có triển vọng. Ukraine, Kazakhstan và Nam Phi chính thức tuyên bố vứt bỏ vũ khí hạt nhân. Sau đó, nhiều quốc gia sở hữu và không sở hữu vũ khí nguyên tử khác cùng đưa ra những cam kết đầy tham vọng nhưng có vẻ mơ hồ về mục tiêu giải giáp vũ khí của NPT.

Tham vọng giải giáp vũ khí này sau đó được tiếp thêm sức mạnh bằng sự ra đời của khu vực phi hạt nhân tại Nam Mỹ và châu Phi, cũng như thỏa thuận cắt giảm vũ khí giữa Nga và Mỹ.

Posted Image

Những cuộc tấn công quân sự thôi thúc nhiều nước nghiên cứu nhằm sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân này đến nay tiếp tục bị đe dọa bởi hành động đầy mâu thuẫn của những nước lớn. Vì nhiều lý do khác nhau, những nước này tấn công một số quốc gia không có vũ khí nguyên tử như Nam Tư, Iraq và Libya.

Trong khi đó, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như Triều Tiên và Pakistan lại không bị tấn công. Không chỉ vậy, nhờ thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt có trong tay mà họ thu được nhiều lợi ích từ cộng đồng quốc tế.

Lợi thế của vũ khí nguyên tử còn có thể thấy rõ khi so sánh giữa Libya và Pakistan. Năm 2003, Tripoli chấp thuận từ bỏ chương trình hạt nhân cùng rất nhiều vũ khí sinh học và hóa học của mình; đồng thời cam kết chấm dứt ủng hộ khủng bố. Đổi lại, quốc gia Bắc Phi này được gia nhập hệ thống kinh tế chính trị toàn cầu. Vậy mà, cuối cùng họ cũng vẫn bị tấn công với lý do đàn áp người biểu tình.

Trong khi đó, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Pakistan lại có thể che giấu trùm khủng bố bị truy nã gắt gao trên thế giới suốt 10 năm. Không chỉ vậy, quốc gia này còn ủng hộ nhiều nhóm chiến binh khác nhau trong khu vực và viện trợ tài chính cho Taliban. Thế nhưng, Pakistan lại không phải gánh chịu bất cứ hậu quả ngoài mong muốn nào từ các nước lớn. Thậm chí họ còn nhận được viện trợ kinh tế và quân sự từ cường quốc số 1 thế giới là Mỹ.

Do đó, bất chấp những viễn cảnh tươi đẹp mà phương Tây đưa ra về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, những quốc gia luôn cảm thấy bị đe dọa vẫn muốn theo đuổi chương trình hạt nhân để không bị thôn tính.

Mỹ và các đồng minh nên hiểu rằng, chính những cuộc tấn công quân sự vào các nước không sở hữu vũ khí hạt nhân đang làm suy yếu nỗ lực triển khai hiệp ước NPT của họ bởi nếu cứ để nỗi sợ hãi vây quanh những nước nhỏ bé thì chắc chắn họ phải tìm mọi cách để kìm chế nếu sợ hãi đó, theo đó có thể đưa cả thế giới lao vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Và điều gì sẽ xảy ra nếu có thêm nhiều nước có vũ khí hạt nhân? Liệu kết cục cuối cùng có phải là chiến tranh thế giới thứ 3?

Trà My (tổng hợp)

====================================

Trong Lời tiên tri 2011 (Hoặc ở topic này), khi có thông tin ông Gaddafi đề nghị Hoa Kỳ làm trung gian hòa giải , tôi nghĩ Hoa Kỳ sẽ nhận lời với tư cách siêu cường, Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Nếu vào thời điểm đó có thể Hoa Kỳ còn ngại thế lực của ông Gaddafi, cho nên nếu hòa giải sẽ không áp đảo được ông ta. Nhưng bây giờ ông Gaddafi vẫn còn sống và thất thế. Đây là thời điểm Hoa Kỳ có thể làm trung gian hòa giải. Không giết hàng tướng - đó là nguyên tắc của Lý học.

Âm Dương tương tranh. Hàng tướng tức thuận theo Dương (Hoặc Âm). Giết họ - dưới hình thức nào đó - tức là cô Dương (Hoặc Âm). Đều bất lợi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHÁP ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI NẠN GIÁN ĐIỆP KINH TẾ

Nhật báo Le Figaro ngày 10/9 đã đề cập tới một kiểu “chiến tranh kinh tế” đang ngấm ngầm đe dọa các doanh nghiệp của Pháp. Theo nhận định của cơ quan Phản gián (DCRI) Pháp, thì cứ mỗi 7 giờ đồng hồ lại có một doanh nghiệp của Pháp bị tấn công.

Trong vòng 4 năm qua, đã có khoảng 3.900 vụ tình nghi bị phát hiện, trong đó 1/3 số hồ sơ này liên quan đến các vụ tấn công vốn (tức là chiếm phần góp vốn hay mưu toan mua lại các xí nghiệp gia công của các tập đoàn lớn).

Theo Le Figaro, trong vòng có 4 năm, các doanh nghiệp của Pháp, thuộc mọi loại hình từ các doanh nghiệp lớn cho đến các xí nghiệp nhỏ, đã trở thành mục tiêu tấn công dưới đủ hình thức mưu toan chiếm đoạt công thức, ăn cắp bằng sáng chế, cài đặt người… được điều khiển từ hậu trường, từ các cơ quan của chính phủ hay các tập đoàn đa quốc gia.

Tờ Le Figaro đã liệt kê lại các vụ gián điệp công nghiệp với những thủ đoạn tinh vi như giả lạc đường để lén chụp hình các dây chuyền lắp ráp. Gần đây, người ta bất ngờ phát hiện một gã lạ mặt trong phái đoàn đi tham quan một đơn vị sản xuất đang tẩm ướt chiếc cà vạt của mình, được may đệm thêm một lớp xốp, trong một dung dịch hóa chất.

Hoặc trong một sự cố khác, người ta đã phát giác ra tên gián điệp đã giấu những miếng nam châm trong lớp miếng lót giày để thu nhặt những phần tử kim loại quý trong một nhà máy luyện kim. Vào năm 2005, tập đoàn Valeo phát hiện một nữ thực tập sinh Trung Quốc ăn cắp các dữ liệu mật thuộc bộ phận xử lý nhiệt.

Cơ quan phản gián Pháp cho biết “mục tiêu tấn công hàng đầu chính là các phòng thí nghiệm, những nơi nghiên cứu các công nghệ cho tương lai trực thuộc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử, Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia, Viện Nghiên cứu quốc gia Nông học, Trường Bách khoa hay Viện Pasteur.”

Trong đó, tấn công bằng tin học dường như là đáng ngại nhất và hiệu quả nhất. Với sự phát triển lan tràn của Internet, các vụ tấn công kiểu này cũng chiếm số lượng quan trọng như là các vụ trộm cắp tại chỗ.

Tờ Le Figaro cũng dẫn thống kê cho biết những ngành được các gián điệp quan tâm nhiều nhất là hàng không, tiếp đến là sản xuất xe hơi, luyện kim và cuối cùng là chế biến thực phẩm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các dòng sông đang cạn kiệt

> Thủy điện vừa và nhỏ: Băm nát rừng miền Trung

TP - Nhiều con sông ngày càng cạn nước do xây đập thủy điện quá nhiều; lũ diễn biến bất thường vì quy hoạch, điều hành thủy điện yếu kém…, chuyên gia cao cấp về tài nguyên nước Nguyễn Ty Niên nhận định.

Posted Image

Sông Hồng đoạn qua Hà Nội cạn trơ đáy hồi đầu tháng 4. Ảnh: Xuân Phú.

Theo ông Niên, mức độ cạn kiệt không theo quy luật của các dòng sông ngày càng bộc lộ rõ. Năm nay, sông Hồng không có lũ lớn dù ở mức báo động 1. Hồ Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang đều không tích đủ nước.

Lượng nước mùa khô đã sử dụng của sông Hồng trong năm qua là 83,5%, trong khi ở ngưỡng an toàn chỉ được sử dụng 30%, như vậy là đã lạm phát quá nhiều. Sông Đồng Nai hiện nay bình quân đầu người chỉ được 2.050m3/người/năm, trong khi nhu cầu phải gấp đôi…

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông?

Biến đổi khí hậu và tác động của con người có thể coi là hai nguyên nhân chính. Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến vùng ven biển với vấn nạn nước biển dâng mà đang tác động trước hết đến đất liền. Về mặt con người, ta đang chứng kiến sự hình thành dày đặc các bậc thang thủy điện trên thượng nguồn sông Hồng (cả phía Trung Quốc và Việt Nam).

Phía Việt Nam không có nhiều thông tin về việc xây dựng thủy điện của Trung Quốc. Ta mới biết 52 công trình ở thượng lưu sông Hồng. Nhưng có chuyên gia về tài nguyên nước là bạn tôi đã chứng kiến ở thượng lưu sông Lô có 4 đập thủy điện lớn của Trung Quốc gần biên giới. Đó có thể là lý do khiến sông Lô nay khô cạn, không có nước, giữa mùa lũ không có nước.

Nhưng giữa mùa khô năm ngoái, nước sông Hồng lên báo động 1, chỉ có thể giải thích thời điểm đó phía Trung Quốc xả lũ. Vấn đề hiện nay là cần có điều tiết để hài hòa lợi ích.

Posted Image

Thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên) xả lũ trong mùa mưa lũ cuối năm 2010. Ảnh: Văn Tài.

Lũ trên các sông hiện nay được đánh giá là không theo quy luật, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Hiện nay có những phát ngôn không chuẩn xác. Người ta đổ tội thủy điện gây ra lũ lụt, nhưng thực tế khi làm đập chứa, làm hồ dâng, về nguyên lý là lũ giảm. Nguyên nhân gây lũ là do người điều hành thủy điện.

"Nhà máy thủy điện không xả nước dẫn đến hàng trăm nghìn tấn mía chết khô. Nhưng khi mới mưa về thì xả ào ạt trôi hết trâu bò. Dân kiện, nhưng cuối cùng nhà máy thủy điện chỉ bồi thường được khoảng 4 tỷ đồng. Chỉ có người dân là thiệt thòi nhất và yếu thế nhất trong các ảnh hưởng về môi trường nước." - Chuyên gia Nguyễn Ty Niên.

Lẽ ra, khi dự báo lũ về phải mở cho nước xuống hạ lưu dần dần để hạ lưu có nước, đến lúc lũ về, nước được tích đầy, lưu lượng bao nhiêu xả bấy nhiêu để trả lại cho dòng sông thì không có vấn đề gì. Đằng này, người ta để cho khô hạn rồi khi chớm báo lũ về xả lập tức hàng nghìn khối nước xuống chỉ trong tích tắc, hẳn gây hậu quả khôn lường.

Ngoài ra, còn do vấn đề quy hoạch. Hồ Kẻ Gỗ 200 triệu khối nước ngày xưa không bao giờ thấy dân kêu lũ. Nay người ta lại kêu hồ gây lũ. Đó là do đường quốc lộ 1 chạy sau hồ được đắp cao hơn hồ, như một cái đê, trong khi cửa cống xả bé tí, gây ra tình trạng đằng trước ngập, đằng sau không có lũ.

Trong tất cả các hội nghị Đồng bằng sông Cửu Long, từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, bao giờ các đồng chí lãnh đạo cũng nhấn mạnh phải lấy quy hoạch thủy lợi làm sườn, để các quy hoạch khác tuân thủ. Nhưng những người thực hiện quy hoạch lại không làm đúng. Quy hoạch Hà Nội ở vùng trũng thì tất yếu sẽ ngập. Vận hành hồ thủy điện không đúng quy trình, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến lũ lụt, hạn hán không theo quy luật.

Posted Image

Chuyên gia Nguyễn Ty Niên .

Theo ông, Luật Tài nguyên nước đang được sửa đổi cần đưa vào những nội dung gì?

Tôi cho rằng, việc giải tán Bộ Thủy lợi trước đây là sai lầm. Tôi hy vọng Luật Tài nguyên nước sửa đổi đảm bảo được sự phối hợp giữa quản lý và điều hành ở một thể thống nhất. Ta cần một nhạc trưởng về quản lý nước.

Cụ thể, nên thống nhất ở một Bộ trong quản lý tài nguyên nước và biến đổi khí hậu sẽ có hiệu quả hơn. Hiện nay, ba Bộ TN&MT, NN&PTNT, Công Thương cùng quản lý khiến chồng chéo dẫn đến hậu quả phân tán và không có hiệu lực. Dân bị thiệt hại là do tách rời giữa quy hoạch điện và quy hoạch nguồn nước.

Chúng ta nên nhớ rằng, quy hoạch nguồn nước là thể thống nhất thông suốt. Tài nguyên nước là tài nguyên đặc biệt chi phối toàn xã hội và có tác động lan tỏa. Đặc thù này đòi hỏi một bộ máy quản lý phù hợp.

Sự chồng chéo hiện nay dẫn đến yếu thế trước mọi tranh chấp. Ví dụ, vụ thủy điện An Khê, Kanak. Nhà máy thủy điện không xả nước dẫn đến hàng trăm nghìn tấn mía chết khô. Nhưng khi mới mưa về thì xả ào ạt trôi hết trâu bò. Dân kiện, nhưng cuối cùng nhà máy thủy điện chỉ bồi thường được khoảng 4 tỷ đồng. Chỉ có người dân là thiệt thòi nhất và yếu thế nhất trong các ảnh hưởng về môi trường nước.

Có nguy cơ nào đối với an ninh lương thực và sinh thái trước thực trạng cạn kiệt của các dòng sông?

Có những thay đổi phải lâu dài mới biết được. Những dòng cá di chuyển để sinh đẻ nay còn như trước không? Chẳng hạn, giống cá mòi thời gian sau Tết thường ngược sông Hồng ra biển đẻ trứng, nay như thế nào? Trước đây, các thuyền cá bắt được rất nhiều loài cá này, rất dễ mua. Nhưng nay thì không có.

Cảm ơn ông.

Mỹ Hằng thực hiện

================================

Cá nhân tôi chưa bao giờ tán thành xây đập thủy điện ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công minh lịch sử và công bằng xã hội

Tác giả: Kim Dung

Tuanvietnam.net

Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

Nhìn rõ quá khứ để đi tới tương lai, là một tư duy khoa học, khách quan, phù hợp quy luật phát triển của xã hội trên con đường hội nhập văn minh.

LTS: "Công minh lịch sử và công bằng xã hội" là một vấn đề vốn nhạy cảm, nhất là trong thời điểm đất nước hội nhập. Cũng là một đề tài nghiên cứu tâm đắc của GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, thông qua một bài viết đăng trên báo Nhân Dân cách đây 15 năm.

Mới đây, nhân dịp chúc mừng GS Văn Tạo tròn 85 tuổi, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học xung quanh chủ đề này. Tại hội thảo, GS Văn Tạo đã tóm tắt về bối cảnh và quá trình nghiên cứu của ông về họ Khúc, họ Trịnh, họ Mạc, Tự lực Văn đoàn, nhân vật Phạm Quỳnh...

Những phát biểu của các chuyên gia, các nhà khoa học, các dòng họ được GS Văn Tạo đề cập, gợi ra khá nhiều vấn đề cần được nghiên cứu tiếp.

Nhận thức về quá khứ- công việc khó khăn

Lịch sử bao giờ cũng được viết lại bởi các nhà sử học đương thời. Nhưng cái nhìn sử học dưới con mắt các sử gia quá khứ, hiện tại, và nay mai là tương lai, hẳn không đơn giản. Vì nó phụ thuộc vào nền tảng lý luận, ý thức hệ tư tưởng và phương pháp luận mỗi nhà viết sử.

Vì thế, theo GS Nguyễn Đình Chú, đây là một vấn đề lớn và vô cùng quan trọng, vì nó thuộc nhận thức về quá khứ của chúng ta (các nhà viết sử). Chúng ta nhận thức về quá khứ còn nhiều cái chưa thật chính xác.

Ai cũng thèm khát công minh, nhưng phải có phương pháp luận, cách nghĩ và lý giải được các hiện tượng phức tạp.

Không thể phủ nhận được những giá trị của chủ nghĩa Mác. Nhưng hệ quy chiếu Mác-xít rõ ràng có những điều cần phải tiếp tục làm sáng tỏ trước thực tiễn Việt Nam.

Một ví dụ, như nhận thức về chế độ phong kiến. Chúng ta cứ nghĩ cái gì đó thuộc về phong kiến thì đều lạc hậu. Nhưng không hẳn như vậy. Bởi cho đến nay khi đọc lại văn sách thi đình, mới thấy giáo dục phong kiến cũng mang tính triết học và nhiều giá trị tích cực cần được xem xét.

Hay như vấn đề nhìn nhận lại quá khứ mới đây. Chúng ta nhìn nhận và xử lý thế nào về quan lại tham nhũng hiện nay? Nói chung, công minh lịch sử, làm về lịch sử đã khó mà làm về những vấn đề hiện tại lại càng khó.

Việc GS Văn Tạo đưa ra cũng là khát vọng lớn của ông, là khát vọng chung của xã hội. Ai cũng thèm khát công minh, nhưng phải có phương pháp luận, cách nghĩ và lý giải được các hiện tượng phức tạp.

Ở góc độ là con cháu của dòng họ Mạc, (một dòng họ đã phải đổi họ tên do những biến thiên lịch sử), GS.TS Phan Đăng Nhật (cháu của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu) cho rằng, vấn đề công minh lịch sử và công bằng xã hội luôn là vấn đề phức tạp và lâu dài.

Trong lịch sử có 3 họ Mạc, Hồ và Tây Sơn từng bị coi là "ngụy triều". Họ Mạc bị đàn áp, tàn sát nặng nề nhất khiến con cháu phải chạy trốn, thay tên đổi họ chạy lên vùng cao và vào miền Trung. Tổng đốc Hoàng Diệu, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng... đều là con cháu họ Mạc.

Posted Image

Gs Văn Tạo - Nguyên viện trưởng Viện Khoa học Lịch sử Việt Nam

Khoa học càng ngày càng cởi mở hơn trong việc đánh giá lại nhà Mạc. Gần đây Tạp chí Xưa và Nay cho in một chuyên san về nhà Mạc. Trong đó có nhiều đánh giá đã thay đổi, sát thực với thực tiễn lịch sử. Viết sử sao cho đúng là một vấn đề quan trọng. Bởi một khi bị "dính vào lịch sử khó mà thay đổi".

Vừa rồi, Nhà nước đã đầu tư tài chính để xây dựng Thái miếu ở Dương kinh, làm cho con cháu họ Mạc đều phấn khởi.

Cũng ở góc độ con cháu dòng họ Dương tại Việt Nam, bà Dương Thúy Mỹ chia sẻ: Khi đọc bài của GS trên báo Nhân dân, (lúc đó bà là giảng viên dạy Triết học của Trường Đại học Y), tôi thấy đó là điều mới và dũng cảm.

Nghiên cứu lịch sử họ Dương có nhiều khuất lấp, mà GS Văn Tạo đã giải đáp cho. Ví dụ trường hợp Dương Vân Nga. Bà là người dũng cảm đã trao quyền, từ họ Khúc, Ngô, Đinh cho họ Lê. Mà lúc đó đây là việc tối kị. GS Văn Tạo đã làm được nhiều việc có ý nghĩa, bởi đánh giá lại quá khứ là công việc rất khó khăn.

"Nhìn rõ quá khứ để đi tới tương lai"

Nhìn một cách công tâm, lịch sử diễn ra qua từng sự kiện, nhưng được viết lại bằng cái nhìn của con người cụ thể, mà nhận thức, tư duy và phương pháp luận đều gắn với đặc điểm hoàn cảnh lịch sử, thời cuộc.

Cơ chế quản lý xã hội đổi mới, tất yếu dẫn đến sự thay đổi các thang bậc giá trị. Có những giá trị trước sai, bây giờ đúng. Có những giá trị trước tiên tiến, giờ đã xơ cứng, bảo thủ, lạc hậu, ngăn cản sự phát triển. Những hiện tượng đó có thể nhìn thấy ở bất cứ lĩnh vực nào từ kinh tế- xã hội đến văn hóa- giáo dục... Chính vì thế, sự công minh lịch sử và công bằng xã hội cũng là một vấn đề tất yếu xảy ra ở mọi quốc gia.

Thuộc thế hệ hậu sinh, nghiên cứu lịch sử trong bối cảnh xã hội có sinh hoạt dân chủ hơn, nhưng cũng đòi hỏi những người nghiên cứu lịch sử vừa có trí tuệ, vừa phải có bản lĩnh khoa học, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam) lý giải từ tư duy nghiên cứu đến kết quả thực tiễn.

Ông nhận thấy rằng, trong quá trình học tập và nghiên cứu lịch sử, quan niệm về sử học của mình do ảnh hưởng của phương Tây mà không nghĩ nhiều đến luận thuyết phương Đông, do đó nhiều quan niệm khô cứng.

Ở các trường học, các thầy dạy nhiều điều hay nhưng dễ tạo cho lớp học trò tư duy lối mòn, định kiến. Tư duy này là phi khoa học vì sử học là một ngành khoa học, nên tư duy phải thay đổi để cho càng ngày càng gần sự thật khách quan.

Gần đây, người ta phê phán ngành sử ghê gớm do điểm thi đại học năm 2011 của môn sử quá thấp. Nhiều người đổ lỗi cho sách giáo khoa, cho người viết sử kém. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng cho đến bây giờ sử học không được coi trọng lắm. Hơn 15000 điểm toán dưới 2 thì không ai ý kiến gì, dù toán là môn học chính và được đầu tư nhiều.

Trong khi ngành sử như là đứa con bị... ghẻ lạnh, không được đề cao. Vậy nên hàng nghìn bài điểm 0 môn lịch sử cũng "không là gì thảm hại lắm". Mà đó là sự thất bại của nền giáo dục chúng ta.

Là người "ngoại đạo" nhưng GS Chu Hảo cũng rất quan tâm tới các vấn đề khoa học xã hội. Ông cho rằng, nếu công minh lịch sử công bằng xã hội mà nội dung cốt yếu là nhìn nhận viết sử là việc hệ trọng, thì quan trọng nhất là công minh.

GS Chu Hảo cho biết, ông vừa đi Nhật Bản tham dự một hội thảo trù bị với ý nghĩa để học giả các nước (Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam...) cùng đối thoại với nhau vì mục đích khoa học.

Trong các trường phổ thông ở Việt Nam chúng ta dạy rất đúng về lịch sử Trung Quốc nhưng ở Trung Quốc lại dạy sai về lịch sử Việt Nam. Các nhà sử học Trung Quốc đã từng đưa ra tư tưởng và xuất bản thành sách về vấn đề "Khép lại quá khứ để hướng đến tương lai". Nhưng bây giờ họ thấy cần phải "Nhìn rõ quá khứ để đi tới tương lại".

Đây không còn là vấn đề riêng biệt của giới sử học Trung Quốc, mà nó là vấn đề chung của mọi quốc gia. Và nó liên quan đến những nghiên cứu tâm đắc của GS Văn Tạo.

Lịch sử trong quá khứ có nhiều uẩn khúc mà chưa được biết vì nước ta chưa có cách làm sử mang tính học thuật. Hiện có 2 cách viết sử: Chính quyền giao cho 1 bộ phận chuyên chép sử; và các nhà nghiên cứu tự do theo sự lựa chọn của họ.

Một nhà sử học kỳ cựu, và từng quản lý công tác đào tạo đại học- GS.TS Phan Hữu Dật nhận xét, công minh lịch sử và công bằng xã hội là vấn đề tế nhị và nhạy cảm. Đây là vấn đề được đưa ra lâu rồi, do đó nó không phải là vấn đề mới. Nhưng trong điều kiện hiện nay nêu lên như vậy lại là vấn đề mới. Và nó đã được báo Đảng hoan nghênh, chứng tỏ quan điểm đó được Đảng tán thành.

Vấn đề này không chỉ bó hẹp trong lịch sử mà đụng chạm tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là việc đánh giá nhân vật, con người, sự kiện. Nếu giải quyết tốt sẽ tăng cường được sự đoàn kết.

Nhưng quan trọng là cần có tổ chức, có một ủy ban thuộc Nhà nước quản lý để thực hiện công việc này. Về luận thuyết mà GS Văn Tạo đưa ra, đây là vấn đề lớn được đồng thuận của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, làm thế nào tiếp tục phát triển luận thuyết này vẫn còn là một thách thức.

Những trao đổi của các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện của các dòng họ- đối tượng nghiên cứu của GS Văn Tạo vẫn đang để ngỏ cho những bước tiếp theo....

Nhưng nhìn rõ quá khứ để đi tới tương lai, là một tư duy khoa học, khách quan, phù hợp quy luật phát triển của xã hội trên con đường hội nhập văn minh.

Vấn đề "Công minh lịch sử và công bằng xã hội" ra đời từ cuộc sống và từ cuộc đời làm công tác sử học của tôi sau hơn 56 năm từ 1954 đến nay. Mục đích của sử học thì rất lớn, nhưng gọn lại, như ông cha ta đã nói: "ôn cố tri tân", tức là ôn lại quá khứ để biết hiện tại; biết hiện tại để xử lý những vấn đề của hiện tại.

Đó là nhìn nhận lại những nhân vật lịch sử với những sự kiện lịch sử và những mối quan hệ của con người với xã hội và thiên nhiên để tìm ra những bài học ứng xử cho hiện tại. Nhưng việc nhận thức sự thật lịch sử và việc ứng xử trong hiện tại lại tùy thuộc vào quan hệ lịch sử của mỗi thời đại, mỗi thế hệ.Ngày nay, mục tiêu của Đảng ta đề ra là phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sử học có thể góp phần vào thực hiện những mục tiêu này bằng cách làm rõ sự công bằng của xã hội đối với các nhân vật lịch sử xưa, từ đó rút ra những bài học lịch sử bổ ích cho điều kiện hiện nay. Nhưng muốn lịch sử công bằng thì phải làm rõ sự kiện lịch sử một cách công minh.Trong nhận thức lịch sử trước đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được rõ ràng, công minh. Nhiều vấn đề còn đang tranh cãi, chưa có sự thống nhất hay chưa thể thay đổi những nhận thức để nhìn vấn đề cho rõ ràng hơn.

(Trích Báo cáo đề dẫn "Công minh lịch sử và công bằng xã hội" - GS Văn Tạo)

================================

Nhìn rõ quá khứ để đi tới tương lai, là một tư duy khoa học, khách quan, phù hợp quy luật phát triển của xã hội trên con đường hội nhập văn minh.

Vậy thì mệnh đề đảo của nó là: Nếu không nhìn rõ quá khứ thì tất yếu sẽ chẳng bao giờ đi tới tương lai. Phải thế không nhỉ? Thời Hùng Vương trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ định một cách rất cận thị thì tương lai đi về đâu?

Sự thật lịch sử là tồn tại khách quan có điều người ta nhìn nhận và giải thích nó như thế nào thôi. Nhưng lại còn cho rằng: "Nhưng việc nhận thức sự thật lịch sử và việc ứng xử trong hiện tại lại tùy thuộc vào quan hệ lịch sử của mỗi thời đại, mỗi thế hệ" thì buồn nhỉ? Vậy tiêu chuẩn chân lý có hay không vậy?

Nếu đã coi lịch sử là khoa học thì tiêu chuẩn chân lý là khoa học! Vậy cái khoa học đó nó thay đổi tùy thuộc vào quan hệ lịch sử mỗi thời đại, mỗi thế hệ sao? Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi học sinh Việt toàn "0" điểm về môn này.

Hay khoa học là "Rửa tay trước khi ăn cơm", đến thể hệ sau nó lại bảo "Ăn bẩn sống lâu" là khoa học?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ghi chức danh bố trên thiệp mời cưới con

Thứ hai, 12/9/2011, 11:52 GMT+7

Trên tấm thiệp mời cưới con trai ông Nguyễn Hùng Dũng có ghi đầy đủ chức danh của ông này là Phó ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Cần Thơ. Hiện ông Dũng đang phải giải trình với Ủy ban kiểm tra.

Suốt tuần qua, nhiều người dân TP Cần Thơ bàn tán về chuyện ông Nguyễn Hùng Dũng - Phó ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ - tổ chức đám cưới cho con trai, ngoài thiệp mời ghi cả chức danh của ông.

Một cán bộ nhận được thiệp mời bày tỏ, đám cưới con là để thân tộc, bạn bè hai họ đến chung vui, mang tính thân tình. Một lãnh đạo doanh nghiệp thì cho biết, không thân thiết với gia đình ông Dũng nhưng thấy dưới tên cán bộ có ghi chức danh quá to nên cả nể đi dự tiệc vào trưa thứ hai, 5/9.

Posted Image

Chức danh của ông Dũng trên thiệp mời cưới con trai. Ảnh: Thiên Phước.

Những người dự tiệc hôm ấy cho biết đám cưới được tổ chức tại nhà hàng Cửu Long nằm cạnh Thành ủy Cần Thơ. Có hơn trăm ôtô đậu kín phía trước. Khách mời ngồi kín cả sảnh có sức chứa 90 bàn.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND Cần Thơ (Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng), khi nhận được thiệp mời cưới thấy ông Dũng in chức danh, ông đã gọi điện nhắc nhở. Ông Dũng bảo, chỉ in chức danh ở một số thiệp gửi mời cán bộ và sẽ rút kinh nghiệm.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hùng Dũng thừa nhận, do trước đó ông đi công tác nên con cháu ở nhà tổ chức in thiệp đã để luôn tên và chức danh của ông vì ở Cần Thơ, nhiều người tên Dũng, sợ lẫn lộn. Khi gia đình mới phát đi được hơn 100 thiệp thì ông Dũng nhận được điện thoại phê bình của lãnh đạo nên đã yêu cầu người nhà ngưng lại, mua vỏ khác để thay thế.

"Việc ghi tên họ, chức danh trên thiệp cưới là hoàn toàn sai, tôi xin nhận khuyết điểm. Tôi đang làm giải trình vụ việc với Ủy ban kiểm tra Thành ủy Cần Thơ", ông Dũng nói.

Thiên Phước

============================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người dân lại 'phát rồ' vì DN làm bừa

Cập nhật lúc :3:28 PM, 12/09/2011

(Đất Việt) Hàng chục hộ dân vừa đến Công ty CP địa ốc 10 (Res 10) ở quận 10, TP HCM để phản đối chính sách đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến dự án khu dân cư Bắc Rạch Chiếc (phường Phước Long A và Phước Bình, quận 9, TP HCM).

Đây là dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001, với diện tích hơn 82 ha. Trong đó giao công ty Res 10, tiền thân là Công ty XD và DV Nhà đất quận 10 - 785.529 m2 xây dựng hạ tầng kỹ thuật trục chính khu dân cư Bắc Rạch Chiếc.

Posted Image

Người dân tập trung tại Công ty Res 10 yêu cầu chủ đầu tư phải bồi thường đúng quy định của Nhà nước. Ảnh: Nguyễn Sơn.

Tuy nhiên, sau 10 năm, dự án vẫn chưa làm xong hạ tầng, thậm chí chưa đền bù, giải phóng xong mặt bằng. 10 năm sống trong vùng dự án “treo”, quyền công dân của người dân gần như bị tước đoạt. Bởi nhà xuống cấp, sụt lún, nhưng không thể sửa chữa mà cứ phải chấp vá tạm bợ. Người tạm trú thì không được cấp KT3, không làm được hộ khẩu. Đường xá, điện, nước và các quyền lợi khác cũng bị ảnh hưởng theo.

Nhưng điều làm người dân bất bình nhất là chủ đầu tư đưa ra các mức đề bù “chênh” quá nhiều giữa các hộ dân, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Thống kê của ông Trần Văn Lậc, Trưởng ban Ban Thanh tra nhân dân phường Phước Long A, quận 9, hiện vẫn còn 81 hộ không chịu nhận mức đền bù. Không những vậy, 26 hộ dân trước đây đã nhận tiền đợt 1 là 413.000 đồng một m2 đất ở, nay mức giá bồi thường đợt 2 tăng lên là 1,05 triệu đồng nhưng vẫn không chịu.

Bức xúc nữa là trường hợp của 8 hộ dân chính sách, đảng viên được quận 9 vận động giao đất làm dự án vào năm 2001, với giá chỉ 80.000 đồng một m2 để… làm gương cho các hộ dân khác. Lúc vận động giao đất, các hộ được hứa đền bù là 80.000 đồng một m2 và sau khi dự án đền bù xong sẽ lấy mức đền bù cao nhất để “bù đắp” lại cho 8 hộ này, cộng với số tiền thưởng 5 triệu đồng mỗi hộ. Tuy nhiên, khi người dân nhận được số tiền đợt 1, thì 5 triệu thưởng thậm chí không được nhận còn bị trừ vào tiền đền bù. Ngoài ra, sau khi người dân nhận đền bù mới phát hiện nhiều hộ khác nhận mức cao hơn.

Mặc dù còn chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định, nhưng đất nền đã bị rao bán với giá từ 12,5 – 22 triệu đồng một m2, cao hơn từ 20 - 93 lần so với giá đền bù. Trả lời bức xúc của người dân, ông Mai Di Tám, Tổng giám đốc Công ty Res10, chủ đầu tư khu dân cư Bắc Rạch Chiếc chỉ đồng ý hỗ trợ cho 8 hộ chính sách, đảng viên số tiền 100 triệu đồng mỗi hộ và tiền thưởng 5 triệu đồng. Đối với các hộ dân khiếu nại giá đền bù còn lại, nếu không thống nhất được thì đưa nhau ra tòa.

Cũng theo ông Tám, công ty chưa từng rao bán đất nền tại đây. Tuy nhiên, nếu gõ cụm từ “Đất nền dự án Bắc Rạch Chiếc” trên Internet thời điểm này, sẽ có hơn 800.000 kết quả liên quan về rao bán đất nền ở đây.

Đình Sơn

================================

Mặc dù còn chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định, nhưng đất nền đã bị rao bán với giá từ 12,5 – 22 triệu đồng một m2, cao hơn từ 20 - 93 lần so với giá đền bù.

Cũng theo ông Tám, công ty chưa từng rao bán đất nền tại đây. Tuy nhiên, nếu gõ cụm từ “Đất nền dự án Bắc Rạch Chiếc” trên Internet thời điểm này, sẽ có hơn 800.000 kết quả liên quan về rao bán đất nền ở đây.

http://www.google.co...iw=1600&bih=728

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Địa ốc dưới 20 triệu đồng/m2 sẽ là ‘hàng hiếm’

Cập nhật lúc :7:05 AM, 20/08/2011

Đây là khẳng định của tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc nghiệp vụ, bộ phận đầu tư Công ty Savills Việt Nam, trong cuộc trả lời phỏng vấn Đất Việt khi bối cảnh thị trường bất động sản đang lâm vào cảnh “ngủ đông”.

Posted Image

Ông Sử Ngọc Khương.

- Khi mà các phân khúc bất động sản từ cao cấp đến trung cấp đang “ế” thì phân khúc có giá bình dân 20 triệu đồng một m2 trở xuống lại có vẻ đắt hàng và bán tốt. Theo ông, tại sao lại có sự chuyển đổi định hướng phân khúc từ người mua? - Sự chuyển đổi định hướng đầu tư của người mua vào phân khúc dưới 20 triệu đồng một m2 là do họ đã chọn đúng “điểm rơi” của thị trường. Trên thực tế, phân khúc này dành cho đại bộ phận người dân có mức thu nhập trung bình còn đang bị bỏ ngỏ, không được chủ đầu tư chú trọng.

- Liệu đây có phải là xu hướng sắp tới của thị trường địa ốc không?

- Trong bối cảnh hiện tại, phân khúc nhà giá rẻ dưới 20 triệu đồng một m2 đang được nhiều người mua quan tâm thì phân khúc trung và cao cấp lại “đắp chiếu” do khó khăn về nguồn tiền và không có tính thanh khoản nhanh. Sở dĩ, phân khúc thấp bung ra vào thời điểm này là hợp lý vì đáp ứng được đa phần thị hiếu người mua ở thực, cộng với tinh thanh khoản tốt.

Thậm chí, có thể coi đây là xu hướng chủ đạo của thị trường bất động sản thời gian tới. Vì tâm lý “liệu cơm gắp mắm” của người tiêu dùng ngày càng được bộc lộ rõ rệt, đặc biệt trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay. Chính vì lẽ đó, trong vòng một năm tới, nhu cầu người mua sẽ chú trọng vào phân khúc bất động sản có giá dao động từ 10 đến dưới 20 triệu đồng một m2, do hợp với túi tiền.

Bên cạnh đó, từ giờ đến cuối năm không có điều chỉnh nào về kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản sẽ quay về phục vụ cho những người có nhu cầu ở thực, không còn chỗ trú ẩn cho những nhà đầu tư lướt song, tạo “cú hích” mạnh mẽ cho thị trường.

- Vậy, phân khúc trung và cao cấp sẽ diễn tiến như thế nào?

- Việc bị thắt chặt tín dụng nên phân khúc trung và cao cấp bị người tiêu dùng “quay lưng” là điều dễ hiểu. 2 - 3 năm trước, cán cân thuộc người bán còn hiện nay cán cân thuộc về người mua. Đây là thời điểm thanh lọc giữa người mua và người bán ở phân khúc từ trung đến cao cấp. Chỉ khi chủ đầu tư có cam kết về tiến độ dự án, chất lượng công trình, hạ tầng kỹ thuật… mới có thể làm cho người mua những phân khúc này mở hầu bao.

Posted Image

Phân khúc bất động sản "giá rẻ" đang được nhiều người lùng mua. Ảnh minh họa.

- Lời khuyên cho người mua bất động sản trong thời điểm khó khăn hiện nay là gì?

- Giữa lúc thị trường gặp khó khăn thì theo tôi, đây lại là thời điểm tốt cho những người có nhu cầu mua nhà thực sự, vì cán cân đang thuộc về người mua. Còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hiện tại buộc phải tăng mãi lực và cải thiện hoạt động kinh doanh với nhiều “chiêu” như: Công khai thông tin dự án, tăng cường thông tin minh bạch, cam kết bàn giao nhà đúng dự kiến… Thậm chí, một số doanh nghiệp đã phải tái cơ cấu danh mục đầu tư bằng cách chuyển nhượng dự án để sản sinh ra tiền đầu tư vào những dự án còn đang dở dang, làm tăng thêm nguồn cung vào thị trường.

- Cảm ơn ông!

Theo các chuyên gia, phân khúc địa ốc có giá trên dưới 20 triệu đồng một m2 đang được nhiều người tìm mua và đặt hàng do giá cả phù hợp. Ông Nguyễn Quốc Khánh, CT HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và phân phối DTJ ước tính, Hà Nội hiện có khoảng trên dưới 1.000 căn hộ thuộc phân khúc này, đang được các chủ đầu tư chào bán trên thị trường như: Dự án Tân Việt có giá từ 14-15 triệu đồng/m2, khu căn hộ Làng BIDV tại huyện Mê Linh có giá 13,8 triệu đồng/m2 hay dự án Nam Đô Complex 22 triệu đồng/m2…

Văn Trường (thực hiện)

=================================

Một miếng đất 80m vuông sẽ là 1 tỷ 6. Với một gia đình hai người đi làm, lương trung bình 6 triệu/ người tháng và nuôi hai đứa con thì giá này còn cao ngất ngưởng. Nhưng với thu nhập này thì cũng không phải phổ biến. Bởi vậy, sự mất cân đối là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản èo uột như hiện nay. điều này đã được tiên tri từ đầu năm 2011 của Lý học đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy theo dõi mặt để phát hiện người nói dối

Thứ tư, 14/9/2011

12:57 GMT+7

Các nhà khoa học Anh chế tạo hệ thống thiết bị có thể phát hiện hành vi nói dối bằng cách theo dõi khuôn mặt của người nói.

BBC đưa tin Đại học Bradford, Đại học Aberystwyth, Cục Biên giới Anh hợp tác với nhau để nghiên cứu hệ thống camera phát hiện nói dối. Phiên bản mẫu của họ được trưng bày trong lễ hội Khoa học Anh tại thành phố Bradford.

Hệ thống bao gồm một camera, một cảm biến hình ảnh nhiệt có độ phân giải cao và một số thuật toán.

Cảm xúc của con người được thể hiện qua chuyển động của mắt, đồng tử, môi, mũi. Hành động thở, nuốt, nháy mắt cũng giúp chúng ta phán đoán cảm xúc của người khác. Đương nhiên, camera có thể ghi lại tất cả những chuyển động mà con người thấy.

Thậm chí sự phồng lên của mạch máu xung quanh mắt cũng có thể tố cáo người nói dối. Cảm biến nhiệt có thể phát hiện sự thay đổi đó.

Posted Image

Máy theo dõi cảm xúc có thể phát hiện cả hiện tượng phồng lên của mạch máu quanh mắt. Ảnh: BBC.

Nhóm nghiên cứu mới chỉ thử nghiệm máy phát hiện nói dối với tình nguyện viên, chứ chưa thử nghiệm nó trong những tình huống thực. Họ có ý định triển khai nó tại một sân bay của Anh vào cuối năm nay. Rất có thể ban đầu máy sẽ được đặt gần những nhân viên di trú giàu kinh nghiệm khi họ phỏng vấn hành khách. Nhờ đó người ta có thể đối chiếu nhận định của máy với kết luận của nhân viên di trú.

“Trong những tình huống thực và gây căng thẳng, có lẽ tỷ lệ thành công của hệ thống sẽ tăng lên. Một ngày nào đó, chúng tôi sẽ có thể phát hiện 90% người nói dối”, giáo sư Hassan Ugail, một nhà nghiên cứu của Đại học Bradford, phát biểu.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu thừa nhận hệ thống của họ không thể phát hiện người nói dối với tỷ lệ chính xác 100%. Chẳng hạn, sự sợ hãi là một dấu hiệu của hành vi không nói thật. Nhưng khi một hành khách tỏ ra sợ hãi thì rất có thể người đó sợ nhân viên di trú không tin lời khai của anh ta, chứ không phải vì anh ta nói dối.

Minh Long

==================================

Thiết bị này có bằng môn xem tướng của Người Việt không? Tôi đang tự hỏi tại sao các chiến sỹ công an của chúng ta giỏi vậy, chỉ ông nào phạm tội là đúng ông đó, có phải các chiến sỹ của được học môn này???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiết bị này có bằng môn xem tướng của Người Việt không? Tôi đang tự hỏi tại sao các chiến sỹ công an của chúng ta giỏi vậy, chỉ ông nào phạm tội là đúng ông đó, có phải các chiến sỹ của được học môn này???

Xem tướng và xem bói có thể có những xét đoán chính xác. Nhưng nó không thể là cơ sở pháp lý để kết luận. Còn cái máy này là cơ sở để xác định : người này chưa nói thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiết bị này có bằng môn xem tướng của Người Việt không? Tôi đang tự hỏi tại sao các chiến sỹ công an của chúng ta giỏi vậy, chỉ ông nào phạm tội là đúng ông đó, có phải các chiến sỹ của được học môn này???

Nếu chỉ có vậy thì tiết kiệm được khối lương trả cho |An Ninh, gián điệp, khám nghiệm hiện trường, pháp y, hồ sơ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả sử máy này bị chập điện, bị hỏng chương trình, phần mềm bị vi rút, phần mền có lỗi...hóa ra người tốt cũng bị máy nhìn nhận oan? Trong quá khứ, máy phát hiện nói dối cũng được dùng để tra vấn tù nhân, nhưng cũng đã có không ít người đánh lừa được máy phát hiện nói dối và thoát an toàn. Hic

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cà phê Buôn Ma Thuột bị cty TQ lấy mất thương hiệu

BEE.net.vn

14/09/2011 15:22:44

Mới đây, một công ty luật quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam đã phát hiện ra một doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc.

Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ” của cà phê Việt Nam với sản lượng chiếm gần 1 nửa tổng sản lượng cà phê của cả nước. Năm 2005, cà phê Buôn Ma Thuột đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chỉ dẫn địa lý và đây được xem là tài sản quốc gia. Các doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn này phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt.

Tuy nhiên mới đây, một công ty luật quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam đã phát hiện ra một doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với kiện cáo nếu có mặt tại thị trường này.

Posted Image

Logo nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng kí bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc. Ảnh: CAND Online

Điều đáng nói là, Trung Quốc nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Và vụ việc có khả năng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu DN Trung Quốc này lợi dụng quyền sở hữu của mình để đăng ký sở hữu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên toàn thế giới.

Nhãn hiệu "Cà phê Buôn Ma Thuột" được công ty TNHH cà phê Quảng Châu - Buôn Ma Thuột, có trụ sở tại Trung Quốc đăng ký sở hữu tại nước này vào ngày 14/11/2010.

Còn nhãn hiệu "Buôn Ma Thuột cà phê 1896", cũng bị doanh nghiệp này đăng ký vào ngày 14/6/2011.

Cả 2 nhãn hiệu này đều được Trung Quốc bảo hộ trong thời hạn 10 năm. Nghĩa là, trong 10 năm tới, các DN cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ bị ngăn chặn nếu xuất khẩu vào Trung Quốc. Mất thương hiệu đồng nghĩa với việc mất thị trường.

Luật sư Lê Quang Vinh, GĐ Bộ phận sở hữu trí tuệ Công ty Luật Bross & Partners nhận định: “Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta không xuất được hàng? Điều gì sẽ xảy ra nếu thương hiệu của chúng ta trong bao nhiêu năm, chỉ dẫn địa lý chúng ta phát triển như thế, gắn với hàng hóa như thế, mà chúng ta lại bị kiện ở nước ngoài? Chúng ta lại bị vướng vào những câu chuyện pháp lý của chính mình. Đấy là một điều phi lý. Nhưng, nghe thì phi lý, nhưng về câu chuyện pháp lý thì chúng ta phải chấp nhận vì rõ ràng họ đã đăng ký và theo Luật của họ thì họ có thể hưởng quyền độc quyền kể từ thời điểm đăng ký”.

Cũng theo Luật sư Lê Quang Vinh, vào năm 1997, nhãn hiệu cà phê Đắk Lắk đã bị một doanh nghiệp tại Pháp đăng ký sở hữu toàn cầu và đã có 24 quốc gia công nhận cà phê Đắk Lắk là của Pháp chứ không phải của Việt Nam. Nếu chúng ta không hành động kịp thời, thì nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột rất dễ xảy ra.

Còn theo Cục Sở hữu trí tuệ, đây là lần đầu tiên một chỉ dẫn địa lý - một tài sản quốc gia bị mất. Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để đòi lại nhãn hiệu từ doanh nghiệp Trung Quốc nếu cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc.

Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN): “UBND tỉnh với tư cách là cơ quan quản lý cao nhất của chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, chắc chắn là phải tiến hành khiếu kiện đối với công ty đăng ký nhãn hiệu đó tại Trung Quốc. Cái khiếu kiện đó phải thông qua một đơn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu của Trung Quốc để mình đòi lại nhãn hiệu. Và vụ khiếu kiện này sẽ phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc”.

Cà phê Buôn Ma Thuột hiện chiếm khoảng 50% sản lượng cà phê cả nước và được xuất khẩu ra 56 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một doanh nghiệp nào đăng ký sở hữu thương hiệu này ở nước ngoài.

Ông Đoàn Triệu Nhạn, Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam cho rằng: “Một mặt chúng ta phải nói lên cho quốc tế biết là chúng ta bị mất (cái đó là cần thiết). Phải nói cho thế giới biết là chúng ta bị mất cắp. Còn việc đăng ký thì rất tốn kém, nên chúng ta phải tính toán. Theo tôi, chúng ta phải đăng ký ở một số địa bàn, một số thị trường mà chúng ta xuất khẩu chủ yếu vào đó như Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ…”

Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng đứng số 1, số 2 trên thế giới, nhưng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ mới có khoảng 20% các sản phẩm này được đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam.

(Theo VTV)

=================================

Nếu luật Trung Quốc coi hành vi của Cty này là hợp pháp thì có mấy vấn đề cần xem xét:

a/ Buôn ma Thuột là một địa danh của Việt Nam việc lấy địa danh của Việt Nam làm thương hiệu mà không được chính phủ Việt Nam đồng ý là một việc xâm phạm bản quyền quốc gia. Tương tự như xâm phạm bản quyền tác giả. Có điều là bản quyền tác giả thì là cả một cuốn sách, hoặc công trình nghiên cứu...vv.....Còn đây là một địa. danh. Nếu như thế giới này coi địa danh của một quốc gia bị lấy làm thương hiệu như là chuyện nhỏ và đúng luật - vì quốc gia đó không đăng ký địa danh như bản quyền quốc tế - thì điều này đồng nghĩa với việc thừa nhận sự ăn cắp bản quyền là hợp pháp.

Thí dụ: Tôi dịch một cuốn sách của người Pháp ra tiếng Việt sẽ được coi là không ăn cắp bản quyền vì lý do tác giả không đăng ký bản quyền tiếng Việt tại Việt Nam.

b/ Đất nước Trung Quốc khoe là giàu có, đến Mỹ còn phải nợ thì đây là hành vi "ăn cướp cơm chim" của doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Pháp (Với thường hiệu Daklak).

c/ Nếu nước Pháp và Trung Quốc cho rằng: Thương hiệu Buôn Ma Thuột và Đak Lak chưa đăng ký bản quyền ở hai đất nước này, nên họ có quyền đăng ký ở đất nước họ thì: Tất cả các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều có thể bị sử dụng ở những nước chưa đăng ký.

Đề nghị chính phủ Trung Quốc tước giấy phép của doanh nghiệp Trung Quốc mạo danh này! Nước Pháp cũng vậy với doanh nghiệp của họ.

Trước đây, ở Bến Tre có doanh nghiệp kẹo dừa Ngọc Mai đã sang tận Trung Quốc kiện một doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất kẹo dừa với nhãn hiệu Ngọc Mai. Tòa Trung Quốc xử doanh nghiệp Việt Nam thắng và bồi thường bằng cách đồng ý cho doanh nghiệp Ngọc Mai độc quyền bán kẹo dừa trên toàn cõi Trung Quốc trong vòng 10 năm. Các ngài nên lặp lại việc này với nhãn hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam. Tôi nghĩ chính phủ Pháp và Trung Quốc cần chính danh với vị thế cường quốc của các ngài.

Thưa các ngài! Đây là giai đoạn của sự hội nhập văn minh toàn cầu, chứ không phải thời kỳ "liên minh bộ lạc".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Mỹ: 'Biển Đông là mối quan tâm lớn'

"Mỹ có lợi ích quốc gia đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi quan ngại về đe dọa vũ lực và Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao giữa các nước có quan hệ trực tiếp", tân đại sứ Mỹ David Shear nêu quan điểm.

Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress chiều 14/9 của tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B Shear.

Posted Image

Tổng biên tập VnExpress Thang Đức Thắng chào đón Đại sứ Mỹ David Shear tại tòa soạn. Ảnh: Hoàng Hà.

- Xin chào mừng ngài đến Việt Nam, xin hỏi ấn tượng mạnh mẽ nhất của ngài khi đến công tác tại đất nước chúng tôi? (Thu Mai, 24 tuổi, Hà Nội)

- Tôi muốn quay trở lại năm 2007 khi tôi cùng vợ con tới Việt Nam với tư cách là khách du lịch. Khi đó, chúng tôi đã ở khu phố cổ Hà Nội, đi Hạ Long - Hải Phòng, Đà Nẵng - Hội An. Chúng tôi rất ấn tượng về sự nhiệt tình, hiếu khách của người Việt Nam, về sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Lúc đầu, chúng tôi hơi sợ về giao thông nhưng sau đó đã quen.

Gia đình chúng tôi cũng rất thích ẩm thực, đặc biệt là đồ ăn Việt Nam. Do đó, chúng tôi quyết định sẽ trở lại Việt Nam một ngày gần nhất. Tôi rất vui khi trở thành đại sứ ở Việt Nam. Đây là thời kỳ rất thú vị của Việt Nam. Nếu các bạn đã xem video chào mừng tôi đến Việt Nam, chắc các bạn cũng biết sự phấn khởi của tôi khi tới nước các bạn. Cách đây ít hôm, tôi có đi máy bay tới Đà Nẵng. Có người ngồi cạnh tôi và hỏi: "Ông là đại sứ Mỹ mới tại Việt Nam. Tôi đã xem video của ông". Tôi rất vui vì điều đó.

- Chào mừng ngài tới Việt Nam. Gia đình ngài phản ứng như thế nào khi biết ngài sẽ tới Việt Nam công tác? (Hoàng Anh, 27 tuổi, Hà Nội)

- Gia đình tôi rất phấn khởi. Bản thân tôi thấy mình có vinh dự đặc biệt khi được chọn làm đại sứ và cá nhân tôi cũng cảm thấy rất vui khi làm việc tại đây. Có lẽ tôi chưa nói điều này trước công chúng bao giờ. Trong gia đình tôi có một người họ hàng gốc Việt. Họ rất vui khi biết tôi tới Việt Nam.

- Những thách thức cũ và mới mà ông sẽ gặp phải khi nhậm chức tại Việt Nam? (Tran Quoc Tuan, 25 tuổi, Q Phú Nhuận)

- Một trong những thách thức còn tồn tại là các di sản của chiến tranh. Chúng ta đều đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm khi cùng xử lý những vấn đề đó. Còn những thách thức mới đây là duy trì đà của quan hệ kinh tế trong bối cảnh có những bất ổn trên toàn cầu. Chúng tôi cần phải làm việc chặt chẽ với các đối tác của Việt Nam để đảm bảo rằng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn vững mạnh và tự do.

Tôi cam kết xây dựng quan hệ vững mạnh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi cũng tin rằng các đối tác của tôi cũng như vậy.

Xin hỏi Bộ trưởng nào ở Việt Nam mà ông sẽ gặp đầu tiên trên cương vị đại sứ không kể Bộ trưởng Ngoại giao? Ông có ấn tượng gì về người đầu tiên ông gặp? (Thanh Lâm, 31 tuổi, Đà Nẵng)

- Người đầu tiên tôi gặp gỡ ở phía Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 29/8 khi tôi trình quốc thư. Tôi đã gặp thủ tướng và tổng bí thư vào buổi tiệc nhân ngày quốc khánh mùng 2/9. Tôi cũng sẽ có cuộc gặp xã giao với quan chức ở Hà Nội vào thời điểm thuận lợi với họ.

Tôi đã gặp ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, khi đó ông là Thứ trưởng khi ông đi thăm Mỹ vào mùa xuân năm nay. Tôi cũng mong gặp lại ông ấy trên tư cách là đại sứ Hoa Kỳ. Tôi rất ấn tượng với các quan chức Việt Nam về năng lực và nhiệt huyết của họ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước. Thường họ nói tiếng Anh tốt hơn là tôi nói tiếng Việt nên tôi còn phải học hỏi nhiều.

Posted Image

Đại sứ Mỹ David B. Shear (giữa) trong buổi phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress. Ảnh: Hoàng Hà.

Quan hệ đối tác chiến lược

- Theo như ngài nói, điều quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin giữa Mỹ và Việt Nam. Vậy hiện nay, lòng tin đã có hay chưa và nếu có thì ngài đánh giá khoảng bao nhiêu %? (Hoàng Chí Thành, 33 tuổi, Đồng Nai)

- Tôi không biết bao nhiêu %. Tuy nhiên, tôi có thể nói quan hệ giữa hai nước đã có bước phát triển lớn. Lòng tin đó đang được xây dựng trên những mối quan tâm, lợi ích chung. Khi chúng ta có những mối quan tâm chung mạnh mẽ thì lòng tin cũng bắt đầu được xây dựng.

Nền tảng tốt nhất là trên cơ sở những mối quan tâm, lợi ích chung. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tăng cường lòng tin và việc tìm hiểu những mối quan tâm chung, từ đó tôi hy vọng chúng ta có thể xây dựng lòng tin và cùng theo đuổi những lợi ích chung.

- Quan hệ Việt - Mỹ đang tiến triển khá tốt đẹp, xin ngài cho biết cản trở lớn nhất cho việc hai bên trở thành đối tác chiến lược của nhau hiện nay là gì, liệu có phải là quá khứ hay khác biệt chính trị không? (Lương Hùng, 24 tuổi, TP HCM)

- Tôi nghĩ những thách thức và cản trở với quan hệ hai nước ít liên quan tới quá khứ hay chính trị, mà đó là vấn đề chúng ta giải quyết hằng ngày như tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Nó ít mang tính khái niệm và mang tính thực tiễn nhiều hơn. Đây là lúc các nhà ngoại giao thể hiện vai trò của mình. Các bạn có một đại sứ quán tốt ở Hoa Kỳ. Chúng tôi và đội ngũ nhân viên ngoại giao của chúng tôi ở Việt Nam rất nhiệt tình. Một phần trong nhiệm vụ của chúng tôi là khắc phục khó khăn đó để cải thiện quan hệ hai nước.

- Người Việt Nam chơi với bạn bè bao giờ cũng tin tưởng tuyệt đối và chân thành hết mức, coi nhau như anh em. Ông có nghĩ quan hệ Việt - Mỹ sẽ đạt được tầm vóc ấy không? (Nguyễn Thế Hùng, 56 tuổi, Số 10, Đào Tấn, Hà nội)

- Nếu như đối tác Việt Nam nghĩ về đất nước tôi và tôi với mức độ tin cậy như vậy thì chúng ta sẽ có khởi đầu rất tốt. Ngoại giao tốt là dựa trên lòng tin. Sự hợp tác trong ngoại giao dựa trên cơ sở trao đổi thông tin một cách chân thành. Tôi mong là sẽ làm việc với đối tác Việt Nam trên cơ sở như vậy.

- Xin chào đại sứ. Việt Nam thực sự muốn là bạn của Mỹ, người Việt không còn cố chấp khi nghĩ lại đau thương trong chiến tranh. Xin hỏi ngài vấn đề mà Mỹ có vướng mắc trong vấn đề nhân quyền chiếm bao nhiêu phần trăm trong quan hệ với Việt Nam (Vũ Hải, 40 tuổi, 351 Lê Thánh Tông, TP Thanh Hóa)

- Nhân quyền là vấn đề cơ bản trong cách người Mỹ nghĩ về thế giới. Vì vậy không có đại sứ Mỹ nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới bỏ qua vấn đề nhân quyền. Đôi khi chúng tôi có bất đồng với đối tác của chúng tôi về vấn đề nhân quyền, song chúng tôi hy vọng sẽ củng cố đối thoại về vấn đề này.

Cùng với việc quan hệ kinh tế và đối tác của chúng ta phát triển, chúng ta sẽ có khả năng nói một cách thoải mái hơn về vấn đề này song song với sự phát triển trong các lĩnh vực khác.

- Trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước liên tục phát triển. Xin hỏi trong thời gian tới những mặt hàng nào Hoa Kỳ có nhu cầu cao mà Việt Nam có thể cung cấp? Hoa Kỳ có dành ưu đãi gì cho Việt Nam trong thời gian tới không? Xin cảm ơn. (Nguyễn Phương Trang, 39 tuổi, Hà Nội)

- Quan hệ kinh tế giữa hai nước chúng ta dựa trên cơ sở hiệp định thương mại song phương được ký năm 2001. Khi chúng ta đạt thỏa thuận về hiệp định đó, con số kim ngạch thương mại hai chiều chỉ là 1,5 tỷ USD. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ khi ký hiệp định, kim ngạch đã tăng lên 18,6 tỷ USD. Có sự mất cân đối trong cán cân thương mại có lợi cho Việt Nam.

Cả hai bên đều hưởng lợi từ quan hệ thương mại này. Tôi hy vọng chúng ta có thể mở rộng hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tôi làm đại sứ. Tôi tin rằng có nhiều hàng hóa của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và có thể xuất khẩu. Tôi thấy một điều thú vị là trị giá hàng nông sản mà hai bên xuất sang nhau đều đạt hàng tỷ USD. Mối quan hệ này sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cả người Việt và người Mỹ.

Chúng ta đang đàm phán hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Chúng tôi rất vui vì Việt Nam tham gia vào cuộc đàm phán này. Cũng như mọi cuộc đàm phán thương mại, đây là cuộc đàm phán khó khăn. Nhưng nếu chúng ta thành công, lợi ích sẽ rất to lớn, giống như tự do hóa thương mại hai chiều, tự do hóa đầu tư. Khi tôi làm đại sứ ở đây, tôi sẽ làm việc tích cực cho hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

- Thưa ngài đại sứ, liệu Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể thực hiện chuyến thăm đến Việt Nam trong nhiệm kỳ của ngài hay không? (Chau Van Mot, 27 tuổi, Ha Noi)

- Tôi rất vui nếu Tổng thống Barack Obama có thể thăm Việt Nam. Một cuộc trao đổi cấp cao như vậy sẽ rất hữu ích. Tôi cũng hy vọng một chuyến thăm tương tự như vậy của Việt Nam tới Mỹ.

Posted Image

Hợp tác quân sự và vấn đề Biển Đông

- Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển tốt đẹp trong 16 năm qua. Vậy ngài Đại sứ có cho rằng hai nước sẽ có kế hoạch tập trận chung như Mỹ đã làm với nhiều nước châu Á? (Lynnfield, 31 tuổi, California)

- Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sang thăm Việt Nam vào cuối năm ngoái, ông có thoả thuận với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng hai bên sẽ làm việc với nhau trong một số lĩnh vực quốc phòng.

Quân đội hai nước đã đồng ý sẽ làm việc chặt chẽ hơn với nhau về lĩnh vực cứu trợ thiên tai và nhân đạo, cứu nạn và giữ gìn an ninh hàng hải. Chúng ta cũng đã có những cuộc thăm viếng của các tàu hải quân rất thành công gần đây. Chúng ta cũng có những cuộc thăm viếng giữa các quan chức quốc phòng rất tốt đẹp.

Chúng ta sẽ sử dụng những nền tảng tốt như vậy để củng cố quan hệ quốc phòng. Sau đó, chúng ta sẽ đánh giá những bước đi tiếp theo.

- Không ai muốn chiến tranh xảy ra, nhưng trong bối cảnh Biển Đông diễn biến căng thẳng, theo ông Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu xung đột xảy ra? (Thành Quang, 32 tuổi, Hà Nội)

- Tôi nghĩ rằng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp mang tính giả định rất nhiều. Không bên nào đưa ra những tuyên bố chủ quyền muốn có xung đột. Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ đều không mong muốn chiến tranh. Mỹ ủng hộ ngoại giao hợp tác qua đó các bên có thể giải quyết được vấn đề.

Chúng tôi rất quan ngại về những lời đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng tôi theo dõi tình hình một cách chặt chẽ và mong muốn những vấn đề này được giải quyết trong phạm vi vấn đề ngoại giao. Chúng tôi sẽ làm việc trong các diễn đàn như ASEAN để những vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình, hợp tác.

- Theo ông, khả năng vấn đề Biển Đông được đưa ra bàn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á mà Mỹ lần đầu tham gia vào tháng 11 này như thế nào? (Huỳnh Văn Phước, 48 tuổi, Đồng Nai)

- Chúng tôi luôn mong có những cơ hội để thảo luận những vấn đề quan trọng như Biển Đông tại những diễn đàn quốc tế. Vấn đề Biển Đông sẽ được bàn thảo cụ thể như thế nào trong khuôn khổ Thượng đỉnh Đông Á là vấn đề mà các nhà ngoại giao chúng tôi sẽ thảo luận từ nay cho đến tháng 11. Tôi không thể nói vấn đề này được bàn thế nào trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, nhưng tôi có thể nói đây là vấn đề quan trọng đối với chúng tôi.

Đây là mối quan tâm lớn của chúng tôi trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

-- Cảm nhận về quan chức Việt Nam, ngài vừa nói: "Thường họ nói tiếng Anh tốt hơn là tôi nói tiếng Việt... ", ngài thật hài hước và vui tính. Xin hỏi, ngài nghĩ thế nào về những phát ngôn và hành động của Trung Quốc xung quanh những va chạm với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông thời gian gần đây. (Trần Văn Quang, 29 tuổi, Da Nang)

- Như tôi đã nói ở trước, chúng tôi theo dõi với mối quan ngại về đe dọa vũ lực. Chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao có tính hợp tác giữa các nước có quan hệ trực tiếp. Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia lớn đối với hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi cũng ủng hộ nỗ lực các bên có chủ quyền để đạt được bản quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

- Theo tôi hiện châu Á chưa có một nước nào đủ khả năng dẫn dắt toàn khu vực về liên kết kinh tế, xã hội, vậy theo ông Mỹ sẽ giữ vai trò thế nào về lĩnh vực này ở khu vực châu Á? (Nguyễn Thanh, 43 tuổi, Hải Phòng)

- Hoa Kỳ muốn có hòa bình, ổn định trong khu vực để tất cả các nước Đông Nam Á có sự thịnh vượng, hòa bình với mức độ linh hoạt tối đa. Chúng tôi thấy các điều kiện hiện nay trong khu vực mang lại cơ hội kinh tế rất lớn, cơ hội hội nhập hơn nữa, đặc biệt trong khu vực ASEAN.

Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ tiến trình đó và chúng tôi có lợi ích kinh tế, an ninh trong khu vực và chúng tôi muốn duy trì lợi ích, ảnh hưởng của chúng tôi trong khu vực. Tôi cho rằng Hoa Kỳ đóng góp rất lớn về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực Đông Á và điều này đóng góp cho sự thịnh vượng ở khu vực. Chúng tôi mong muốn điều này sẽ tiếp tục.

Posted Image

Hợp tác giáo dục, du lịch

- Chúng tôi cảm thấy bất tiện khi mỗi năm lại phải gia hạn visa của mình khi học tại Mỹ. Xin hỏi tại sao các sinh viên Việt Nam học tại Mỹ chỉ được visa F1 có thời hạn một năm, trong khi sinh viên các nước khác lại được visa F1 có giá trị 5 năm? Ngài có giải pháp gì cho vấn đề này không? (Nguyen Duy, 27 tuổi, Hà Nội)

- Chúng tôi cũng muốn gia hạn thời hạn visa F1 nhưng cách mà chúng tôi quyết định thời hạn visa được dựa trên cơ sở có qua có lại. Chúng tôi đã đề xuất với phía Việt Nam về việc cả hai nước cùng kéo dài thời hạn visa cho sinh viên trên cơ sở có qua có lại. Chúng tôi cho rằng nới rộng thời hạn visa cho sinh viên sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc đi lại của họ. Chúng tôi tôi đang thảo luận về vấn đề này. Thỏa thuận phải đạt được trên cơ sở có qua có lại.

- Hi Mr. David Shear, Firstly, I would like to thank you for spending your precious time to answer our questions. Secondly, my question is: I know that the US is now facing with some certain difficulties. So will these adversely impact on your committed effort in providing educational assistance for Vietnamese students? (Nguyễn Thái Thanh, 28 tuổi, 12 Nguyen Thi Dinh, Trung Hoa, Cau Giay)

(Thưa ngài, tôi xin cảm ơn ngài đã dành thời gian quý báu để trả lời câu hỏi của chúng tôi. Tôi được biết nước Mỹ hiện nay cũng có các khó khăn. Liệu những điều này có ảnh hưởng đến cam kết trợ giúp giáo dục cho sinh viên Việt Nam hay không?)

- Về tình hình hiện nay của nước Mỹ thì nước Mỹ có nền kinh tế và xã hội kiên cường. Chúng tôi đã từng trải qua những khó khăn và sau đó đều phục hồi được. Chúng tôi rất nồng nhiệt chào đón các sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ. Chúng tôi cho rằng sự hiện diện của sinh viên Việt Nam ở Mỹ làm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Chúng tôi cho rằng có rất nhiều cơ hội lớn cho sinh viên Việt Nam tìm học bổng và các hỗ trợ khác khi theo học ở Mỹ. Các bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đó bằng việc tới thăm trung tâm Hoa Kỳ và Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ (Education USA) của chúng tôi tại Đại sứ quán Mỹ. Chúng tôi có rất nhiều thông tin về đại học cao đẳng và học bổng ở đây. Chúng tôi hoan nghênh và chào đón bất cứ ai có tiềm năng đi thăm Mỹ.

Chúng tôi cũng có hai trang web rất tốt của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM. Hai trang web đó có nhiều thông tin rất bổ ích.

- Tôi đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về ADN, với chuyên đề xác nhận danh tính cho các liệt sỹ trong chiến tranh. Tôi rất muốn được tiếp cận với kỹ thuật này của khoa học Mỹ. Ông có thể giúp tôi điều kiện để thực hiện ý định này không?(Vũ Anh Tuấn, 33 tuổi, Hà Nội)

- Giữa hai nước có sự hợp tác tích cực để tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh và trên cơ sở hợp tác này chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp như hiện nay. Đó là lý do tôi thăm Đà Nẵng, dự một lễ trao trả hài cốt của quân nhân Mỹ mất tích, tới một điểm khắc phục hậu quả chất da cam ở Đà Nẵng, thăm một bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng ở Đà Nẵng. Chúng tôi cũng giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh.

Vào vào tháng 11/2010, chúng tôi đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc cung cấp một triệu USD và kỹ thuật để trợ giúp Việt Nam tìm kiếm người mất tích. Vì vậy chúng tôi hoan nghênh mối quan tâm của anh trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng sự hợp tác trong tương lai và cám ơn sự quan tâm của bạn.

- Tôi muốn hỏi sắp tới ông sẽ có chính sách nào dành cho người Việt Nam có nhu cầu du lịch Mỹ hay không? Hiện tại tôi vừa mới bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ với mục đích tham quan du lịch. Tôi có việc làm và thu nhập ổn định, đã tốt nghiệp đi làm 4 năm Nhưng dường như chưa đủ, ngài có thể cho tôi một lời khuyên hay không? (Dang Khoa, 37 tuổi, Hà Nội)

- Chúng tôi muốn có càng nhiều người Việt sang Mỹ du lịch, với tư cách doanh nhân, du học càng tốt. Lãnh sự của chúng tôi tại Hà Nội và TP HCM cũng làm việc tích cực để trả lời băn khoăn về visa. Nếu bạn bị từ chối một lần không có nghĩa bạn không bao giờ được vào nước Mỹ nữa. Nếu bạn có thể chứng minh củng cố cho trường hợp của mình thì tôi hoan nghênh bạn nộp đơn lần nữa.

Posted Image

Cuộc sống cá nhân của Đại sứ

- Tôi được biết là ngài có thể nói được nhiều ngoại ngữ khó như tiếng Trung, tiếng Nhật và giờ lại có ý định học thêm tiếng Việt. Vậy ngài có thể chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ được không, xin cảm ơn ngài! (Nguyễn Thị Liên, 33 tuổi, Hà Nội)

- Điều tôi yêu thích nhất là học ngôn ngữ của những dân tộc khác và ngồi xuống cùng những người dân của những nước khác để lắng nghe những gì họ suy nghĩ và về quan hệ với nước Mỹ và đó cũng là nguyên nhân khiến tôi trở thành một nhà ngoại giao. Vì vậy tôi cũng mong sẽ ngồi cùng các đồng nghiệp Việt Nam để lắng nghe họ và giúp quan hệ Mỹ - Việt Nam mạnh mẽ hơn. Và để mà học giỏi tiếng Việt còn là quãng đường dài với tôi.

Như tôi có nói thì ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thách thức tôi phải họp được với ông ấy bằng tiếng Việt khi tôi kết thúc nhiệm kỳ. Đó là một bài tập về nhà rất khó nhưng tôi chấp nhận lời thách thức đó.

- Tôi được biết ông có tập môn kiếm đạo của Nhật Bản, vậy xin hỏi vì sao ông lại tập võ và ông có vệ sĩ riêng không? (Hoàng Nam, 36 tuổi, Berlin, Đức)

- Tôi không có vệ sĩ. Tôi tập kiếm đạo 3 năm và tập 5 buổi sáng mỗi tuần cùng vợ trước khi tôi đi làm. Nếu có ai đó có thể là vệ sĩ thì đó là vợ của tôi.

- Xin hỏi ông một câu hỏi riêng tư là hết giờ làm việc ông thường làm gì? (Lê Phan, 33 tuổi, TP HCM)

- Do mới đến nhiệm sở nên tôi rất bận. Tôi thường phải làm việc từ sáng tới đêm khuya, lắng nghe nhân viên để tìm hiểu tình hình. Vì vậy tôi thường về nhà rất muộn và lên giường ngủ.

Nhưng tôi luôn luôn cảm thấy hài lòng về những việc tôi làm. Và tôi cũng mong sẽ còn có cơ hội tiếp tục trao đổi ý kiến với các bạn Việt Nam thông qua cách thức này hoặc những cách khác. Đó cũng là điều khiến cho công việc của một nhà ngoại giao trở nên vui vẻ, thú vị và xứng đáng.

Xin cảm ơn các bạn.

VnExpress

========================

Nếu được hỏi thì tôi sẽ hỏi thế này:

* Thí dụ có những chiếc tàu buôn của Hoa Kỳ chở hàng đi qua Hoàng Sa và Trường Sa thì Hoa Kỳ sẽ thông báo với Việt Nam hay Trung Quốc?

** Ngài có tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt không? Theo ngài Việt sử gần 5000 năm văn hiến hay chỉ khoảng 2700 năm tính đến ngày nay?

Câu hỏi ** có lẽ thừa. Vì có thể ngài Đại sứ sẽ trả lời là:

Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về cội nguồn Việt sử. Tôi không phải nhà chuyên môn.

Trong trường hợp này câu hỏi tiếp theo sẽ là:

Truyền thống văn hóa sử Việt coi Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Một số nhà nghiên cứu nhân danh khoa học đã phủ nhận những giá trị truyền thống này (Trong đó có cả nhà sử học Hoa Kỳ Taylo). Vậy theo ngài - khi những ý kiến chuyên môn chưa nhất trí, ngài có ý kiến gì về truyền thống văn hóa sử Việt với quan niệm Việt sử gần 5000 năm văn hiến?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu luật Trung Quốc coi hành vi của Cty này là hợp pháp thì có hai vấn đề cần xem xét:

a/ Buôn ma Thuột là một địa danh của Việt Nam việc lấy địa danh của Việt Nam làm thương hiệu mà không được chính phủ Việt Nam đồng ý là một việc xâm phạm bản quyền quốc gia. Tương tự như xâm phạm bản quyền tác giả. Có điều là bản quyền tác giả thì là cả một cuốn sách, hoặc công trình nghiên cứu...vv.....Còn đây là một địa. danh. Nếu như thế giới này coi địa danh của một quốc gia bị lấy làm thương hiệu như là chuyện nhỏ và đúng luật - vì quốc gia đó không đăng ký địa danh như bản quyền quốc tế - thì điều này đồng nghĩa với việc thừa nhận sự ăn cắp bản quyền là hợp pháp.

Thí dụ: Tôi dịch một cuốn sách của người Pháp ra tiếng Việt sẽ được coi là không ăn cắp bản quyền vì lý do tác giả không đăng ký bản quyền tiếng Việt tại Việt Nam.

b/ Đất nước Trung Quốc khoe là giàu có, đến Mỹ còn phải nợ thì đây là hành vi "ăn cướp cơm chim" của doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Pháp (Với thường hiệu Daklak).

c/ Nếu nước Pháp và Trung Quốc cho rằng: Thương hiệu Buôn Ma Thuột và Đak Lak chưa đăng ký bản quyền ở hai đất nước này, nên họ có quyền đăng ký ở đất nước họ thì: Tất cả các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều có thể bị sử dụng ở những nước chưa đăng ký.

Đề nghị chính phủ Trung Quốc tước giấy phép của doanh nghiệp Trung Quốc mạo danh này! Nước Pháp cũng vậy với doanh nghiệp của họ.

Trước đây, ở Bến Tre có doanh nghiệp kẹo dừa Ngọc Mai đã sang tận Trung Quốc kiện một doang nghiệp Trung Quốc sản xuất kẹo dừa với nhãn hiệu Ngọc Mai. Tòa Trung Quốc xử doanh nghiệp Việt Nam thắng và bồi thường bằng cách đồng ý cho doanh nghiệp Ngọc Mai độc quyền bán kẹo dừa trên toàn cõi Trung Quốc trong vòng 10 năm. Các ngài nên lặp lại việc này với nhãn hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam. Tôi nghĩ chính phủ Pháp và Trung Quốc cần chính danh với vị thế cường quốc của các ngài.

Thưa các ngài! Đây là giai đoạn của sự hội nhập văn minh toàn cầu, chứ không phải thời kỳ "liên minh bộ lạc".

Chuyện này thì không phải chưa từng có tiền lệ, một doanh nghiệp ở Thái Lan cũng đã từng đăng ký thương hiệu độc quyền "nước mắm Phú Quốc" trên toàn lãnh thổ họ, và dù thế nào đi nữa thì việc công khai thương hiệu gắn liền với địa danh không phải thuộc đất nước họ là một diều hoàn toàn sai trái và cần phải được chính quyền nước sở tại loại bỏ.

Tuy nhiên, nếu mổ xẻ sâu hơn mới thấy mọi việc không hề đơn giản, như báo chí VN thường "trách" là sao các doanh nghiệp trong nước "hay chận chân" chẳng hạn. Việc đăng ký thương hiệu trước tiên bao giờ cũng là điều bắt buộc, nhưng việc lấy hẳn tên địa danh của vùng cho việc đăng ký là điều rất khó khăn, nhất là khi sản phẩm đó lại là đặc sản của vùng đất đó. Chẳng hạn như nói đến Hải Dương là nhắc nhớ ngay đến thương hiệu bánh đậu xanh nổi tiếng, nhưng cho dù có tới hàng trăm cơ sở sản xuất bánh đậu với hàng trăm thương hiệu khác nhau cũng tuyệt không hề thấy nhãn hiệu nào "dám" lấy hẳn tên địa phương mình làm thương hiệu là "Bánh đậu xanh Hải Dương" cả, mà chỉ chú thích một dòng nhỏ sau thương hiệu của mình là "Đặc sản Hải Dương" mà thôi.

Cũng vậy, nói đến Buôn Mê Thuột hay địa danh Dak Lak ở nước ta là nhắc ngay đến sản phẩm cà phê ngon nổi tiếng nhất nhì thế giới. Nhưng việc sử dụng ngay địa danh nơi mình sản xuất (như "Cà phê Buôn Mê Thuột" chẳng hạn) làm thương hiệu của một số doanh nghiệp nói riêng (dù lớn hay nhỏ) cũng không dễ gì được chấp nhận bởi đa số các doanh nghiệp khác cùng địa phương. Bởi vậy, trong trước mắt, để tính chuyện mang thương hiệu nổi tiếng mang tên một địa danh Việt Nam lan tỏa trên thương trường thế giới còn rất nhiều việc phải làm và không phải chỉ một sớm một ngày (mà người ta cũng bàn nhiều rồi : như thành lập một hội đồng trên cơ sở tập hợp sự đồng thuận của các doanh nghiệp để đăng ký thương hiệu độc quyền chỉ được sử dụng trên bao bì các sản phẩm sản xuất ở VN,...)

...

Có một điều là qua việc báo chí chỉ hay trách bên Việt Nam mình nhiều hơn là đánh mạnh sự đến sai trái của các doanh nghiệp nước bạn cho thấy hình như người Việt vẫn còn gì đó khá tự ti khi hội nhập quốc tế, cứ cái gì là sản phẩm trong nước làm ra mà giống giống với sản phẩm tương tự ở nước ngoài cũng đề bị cho là hàng nhái, hàng đểu, là "vi phạm tác quyền"... trong khi sự thực thế nào thì vẫn còn chưa rõ, thậm chí như trường hợp này cho thấy thực tế còn ngược lại : http://sggp.org.vn/amnhac/2011/9/267942/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hạ nghị sĩ Mỹ thúc giục bán máy bay cho Đài Loan

15/09/2011 10:18

(TNO) Hạ nghị sĩ Mỹ Ileana Ros-Lehtinen vào hôm 14.9 đã giới thiệu một dự luật nhằm củng cố mối quan hệ giữa Washington và Đài Loan (Trung Quốc), trong đó đáng chú ý nhất là ủng hộ việc bán các chiến đấu cơ F-16 cho hòn đảo này, theo AFP.

Posted Image

Chiến đấu cơ F-16 - Ảnh: AFP

Vào đầu tuần này, hai thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã giới thiệu một dự luật khác kêu gọi Tổng thống Barack Obama bán cho Đài Loan ít nhất 66 chiến đấu cơ tối tân bất chấp sự chống đối dữ dội của Bắc Kinh.

Bà Ros-Lehtinen, hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện bang Florida và là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói trong một thông báo: “Trung Quốc không được phép áp đặt chính sách của Mỹ ở Thái Bình Dương. Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan tiếp tục là nền tảng cho chính sách của Mỹ trong khu vực, dự luật này sẽ giúp củng cố nó và tăng tường sự liên kết giữa Mỹ và Đài Loan”.

Dự luật của bà Ros-Lehtinen ủng hộ việc bán các chiến đấu cơ F-16 mới nhất cho Đài Bắc cũng như các hệ thống vũ khí khác theo một đạo luật được ban hành năm 1979, trong đó yêu cầu Washington phải cung cấp vũ khí cho việc phòng thủ Đài Loan.

Theo AFP, từ trước đến nay, Washington là một nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đài Loan và Bắc Kinh vốn liên tục lên án việc này.

Những vũ khí khác sẽ được phép bán cho Đài Loan theo dự luật nói trên là các tên lửa đất đối không, hệ thống phòng không, tàu ngầm và thậm chí cả máy bay không người lái.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc vốn kịch liệt lên án vụ mua bán chiến đấu cơ có thể xảy ra giữa Mỹ và Đài Loan trong thời gian gần đây. Vào tuần trước, tờ Nhân dân Nhật báo đã cảnh báo “những gã điên” thúc đẩy việc bán F-16 ở điện Capitol đang đùa với lửa và có thể sẽ phải “trả giá thảm khốc”.

Trung Quốc từng phản ứng giận dữ vào tháng 1.2010 khi chính quyền của ông Obama thông báo thỏa thuận cung cấp vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.

Gói cung cấp này bao gồm các tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và thiết bị cho đội F-16 mà Đài Loan hiện sở hữu song không có tàu ngầm hay chiến đấu cơ mới.

Sơn Duân

====================

Nhức đầu wá! Hổng ý kiến .

Share this post


Link to post
Share on other sites

NASA “trình làng” tên lửa thế hệ mới

Thứ Năm, 15/09/2011 - 16:01

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 14/9 đã tiết lộ kế hoạch mới có quy mô lớn nhằm thực hiện các chuyến bay đưa người lên Sao Hỏa và trình làng loại tên lửa mới phục vụ dự án này.

Posted Image

Thượng nghị sĩ Ben Nelson giới thiệu về tên lửa.

Giám đốc NASA, Charles Bolden thông báo NASA đang thiết kế loại tên lửa mới mang tên Hệ thống phóng tàu vũ trụ (Space Launch System - SLS) để phục vụ sứ mệnh đưa người lên Hành tinh Đỏ trong tương lai. SLS cũng được giới thiệu là loại tên lửa mạnh nhất kể từ thời tên lửa Saturn V đưa tàu Apollo và các nhà du hành Mỹ lên Mặt Trăng.

Ông Bolden tuyên bố "chương tiếp theo trong câu chuyện thám hiểm không gian của nước Mỹ đang được viết". Ông nhắc lại Tổng thống Barack Obama đã từng đặt ra thách thức cho NASA thực hiện những hành động táo bạo và ước mơ lớn, và đó chính là điều mà cơ quan này đang làm.

SLS dự kiến sẽ được chế tạo và thử nghiệm vào năm 2017, có chi phí ước tính lên tới 35 tỷ USD. Tên lửa mới này sẽ được thiết kế để lấp khoảng trống mà chương trình thám hiểm không gian có người lái của Mỹ để lại sau khi đội tàu con thoi của NASA chính thức "nghỉ hưu" từ tháng Bảy năm nay sau 30 năm hoạt động.

NASA cho biết SLS sẽ mạnh hơn rất nhiều và có trọng tải lớn hơn so với loại tên lửa đẩy lâu nay. Tên lửa mới có khả năng đưa người, tàu con thoi và hàng hóa vượt xa quỹ đạo Trái Đất vào sâu trong vũ trụ và lên tới tận Sao Hỏa.

Tuy nhiên, theo ông John Logsdon, cựu Giám đốc Viện chính sách không gian thuộc Đại học George Washington, cái gọi là SLS vay mượn nhiều đặc tính từ tàu con thoi. Chẳng hạn, tầng thứ nhất của tên lửa mới sẽ sử dụng động cơ đông lạnh của tàu con thoi, trong đó chứa một hỗn hợp gồm khí hydro và oxy được giữ ở nhiệt độ thấp. Hệ thống sẽ được thiết kế với một khoang chứa hình con nhộng ở trên đỉnh (trở lại với thiết kế tên lửa ban đầu). Ban đầu, khoang này có thể chứa từ 70 đến 100 tấn hàng hóa, sau đó sẽ được nâng lên tới 130 tấn, lớn hơn nhiều so với tàu con thoi.

Dự kiến chuyến bay đầu tiên của SLS đưa người vào vũ trụ sẽ được thực hiện vào năm 2021. Giám đốc NASA hy vọng các nhà thám hiểm không gian có thể mơ tới một ngày bước lên Sao Hỏa.

Theo TTXVN/Vietnam+

===================================

Bắn xa nhỉ? Nhỉ. Như vậy nửa vòng trái Đất là chuyện nhỏ!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỏ sắt lớn nhất Việt Nam bị đối tác "bỏ rơi" vì thiếu vốn

Thứ Năm, 15/09/2011 - 15:56

(Dân trí) - Hàng loạt biện pháp đốc thúc các cổ đông góp vốn bất thành đã khiến Công ty CP sắt Thạch Khê (TIC) hiện rơi vào tình cảnh không thể hoạt động.

Bốn "ông lớn" thoái vốn tại mỏ sắt Thạch Khê

Hàng loạt đối tác hiện đã ngưng giao dịch, ngưng các dự án đã ký kết với công ty này.

Posted Image

Một góc mỏ sắt Thạch Khê, được coi là lớn nhất VN và Đông Nam Á

Theo Tổng Giám đốc TIC Hồ Đức Bình, chỉ tính riêng phần góp vốn của giai đoạn 2008 - 2010 4/5 cổ đông (khi thành lập TIC có 9 cổ đông, do khó khăn 4 cổ đông đã được Chính phủ đề nghị thoái vồn - PV) còn nợ khoản góp vốn lên đến 234,645 tỷ đồng, trong đó Tồng công ty KS&TM Hà Tĩnh nợ 151,1 tỷ, Tập đoàn Sông Đà (16,6 tỷ), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (51,8 tỷ) và Công ty TNHH SXKD XNK Bình Minh 10 tỷ.

Trước tình trạng thiếu vốn trầm trọng trên ngày 18/6/2011 HĐQT TIC đã họp và đưa ra thời hạn chót là trước ngày 18/7/2011 các cổ đông thiếu nợ phải hoàn tất phần góp vốn của mình.

Tuy nhiên, đến các cổ đông trên vẫn không góp được đồng vốn nào. Mới đây TIC cho kéo dài thời hạn góp số vốn trên trước ngày 15/10, mặc dù vậy như ông Bình cho biết, chưa có dấu hiệu động thái nào cho thấy, các cổ đông trên sẽ nộp tiền vào két sắt của TIC.

Do thiếu vốn nên, như ông Bình tiết lộ, hiện TIC không có khả năng chi trả các khoản nợ lên đến 254 tỷ đồng, bao gồm các khoản nợ chi công tác đền bù GPMB, khoan địa chất, thủy văn công trình mỏ sắt Thạch Khê, tiền lãi quá hạn thanh toán, chi phí bóc đất tầng phủ, và thậm chí sắp tới TIC cũng nợ luôn lương của hơn 200 công nhân viên.

“Ngoài lĩnh vực hành, văn phòng TIC gần như không còn hoạt động. Hầu hết thiết bị máy móc đã được các nhà thầu, đối tác rút hết khỏi khu vực moong mỏ do bị . Nhiều đối tác như các ngân hàng trên địa, nhà thầu tư vấn thiết kế, đơn vị cung ứng xăng dầu ngừng giao dịch hoặc ngừng cung cấp nhiên liệu cho dự án hoạt động” - ông Bình cho biết.

Theo ông Bình, nếu khó khăn về nguồn vốn không được giải quyết ngay thì nguy cơ đóng cửa dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê là rất cao.

Nếu điều đó xẩy ra, đây rõ ràng sẽ là một “thảm họa” đối với tỉnh Hà Tĩnh, bởi chỉ tính riêng bài toán bảo đảm đời sống cho hàng ngàn hộ dân trong vùng dự án đã là một thách thức không nhỏ.

Văn Dũng

====================================

Xem lại phoengshui đi. Hình như bàn tiếp khách chính của Cty này có chiều dài xuôi theo nhà thì phải. Đừng vì thiếu vốn mà sang nhượng cho đối tác lạ nha.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xe tăng sẽ sớm biến mất khỏi lục quân Tây Âu?

Cập nhật lúc :2:25 PM, 16/09/2011

Châu Âu, nơi khởi nguồn xe tăng và phát triển đưa nó tới sự hoàn thiện về mọi mặt trong thế kỷ 20 đang nhanh chóng cho cỗ máy chiến tranh này “về hưu” .

Posted Image

Anh đã quyết định không phát triển xe tăng dù họ là nước đầu tiên chế tạo ra cỗ máy sắt thép này.

Gần một thế kỷ tung hoành, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 xe tăng bắt đầu mất dần vị trí trong thành phần vũ trang Quân đội các nước Châu Âu.

Hai thập kỷ trước, trên toàn châu Âu có 80.000 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được sản xuất và phục vụ. Nhưng tới cuối thập kỷ này, khoảng 80% trong số đó bị loại bỏ hoàn toàn. Xe tăng đang được thay thế bằng các dòng xe bọc thép chống mìn (MRAP) hoặc xe thiết giáp chiến đấu bánh hơi như Stryker của Mỹ.

Thực tế, các quốc gia châu Âu đang nhìn về tương lai không còn trận đấu tăng lớn như trong thế chiến 2. Tuy nhiên, họ vẫn cần xe thiết giáp trong các hoạt động giữ gìn hòa bình. Và MRAP hay Stryker là những lựa chọn tối ưu

Trong vòng 10 năm, 80% xe tăng trong đội quân đông đảo 50.000 chiếc của Quân đội Liên Xô đã “ra quân”. Chừng 10.000 chiếc tăng tại các quốc gia thành viên Liên bang Xô Viết thành đống phế liệu. Gần đây “người khai sinh ra xe tăng” – nước Anh đã quyết định không sản xuất thêm xe tăng.

Trong khi, kỷ nguyên xe tăng ở Châu Âu chuẩn bị kết thúc thì ở Châu Á nó vẫn đang phát triển mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ đang tính cực mở rộng lực lượng xe tăng. Điều này khiến các chuyên gia quân sự ở trang Strategy Page nhận định, tương lai, nếu những trận đấu tăng lớn còn có thể diễn ra thì chắc chỉ nó chỉ ở khu vực Châu Á.

Phương Đông (theo Strategy Page)

=============================

Cái này tôi đã nói lâu rồi - tuy không cụ tỷ là xe tăng - rằng thì là: Những vũ khí siêu hiện đại xuất hiện sẽ làm thay đổi nghệ thuật quân sự và phương thức chiến tranh. Tàu sân bay bây giờ nên bán đồ cổ có khi còn được giá hơn là dùng vào mục đích quân sự. Những cửa hàng đồ cổ ở cả Hanoi và Sài gòn có nhiều thứ quý. Nhưng chưa thấy ai có tàu sân bay kiểu cổ cả!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ không bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan vì ngại Trung Quốc?

Thứ Sáu, 16/09/2011 - 16:58

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ vừa thông qua gói vũ khí cho Đài Loan, nhưng không bao gồm 66 chiếc máy bay chiến đấu F-16 C/D (do tập đoàn Lockheed Martin Corp chế tạo) mà hòn đảo này yêu cầu từ năm 2006 - tờ Washington Times đưa tin.

Posted Image

Một máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

Theo tờ báo, dù Tổng thống Mỹ Barack Obama bác kế hoạch bán máy bay F-16 cho Đài Loan, nhưng gói vũ khí mà ông vừa thông qua cũng đã trị giá tới 4,2 tỷ USD.

Tờ báo dẫn lời quan chức quốc hội Mỹ giấu tên tiết lộ hợp đồng này có thể bao gồm cả một phiên bản nâng cấp loại máy bay F-16 A/B mà Đài Loan đang sử dụng.

“Đài Loan đã yêu cầu Mỹ cung cấp các máy bay chiến đấu mới để đối đầu với Trung Quốc”, tờ báo viết.

Hiện Nhà Trắng và giới chức Đài Loan vẫn từ chối bình luận về thông tin trên.

“Chúng tôi không thể bình luận gì về thông tin trên vào thời điểm này”, Fan-Chiang Tai-chi, người phát ngôn của văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan cho biết. “Chúng tôi sẽ đưa ra tuyên bố khi nhận được thông tin liên quan từ Mỹ”.

Mỹ vẫn lưỡng lự về việc cung cấp máy bay F-16 C/D cho Đài Loan, trị giá được cho là lên tới hơn 8 tỷ USD, có lẽ do lo ngại điều này sẽ làm Trung Quốc tức giận.

Từ tháng 1 năm ngoái, ban lãnh đạo của ông Barack Obama đã công bố về quyết định bán lô vũ khí tiên tiến cho Đài Loan với tổng giá thành 6,4 tỷ USD, bao gồm cả máy bay F-16.

Kế hoạch đó ngay lập tức khơi lên phản ứng chỉ trích gay gắt của Bắc Kinh, không những đã đình chỉ mọi trao đổi quân sự với người Mỹ, mà còn đe dọa trừng phạt chống lại các tập đoàn-công ty Mỹ.

Dư luận cho rằng có vẻ là sau một hồi suy đi tính lại kỹ càng, để tránh chọc giận Bắc Kinh, Lầu Năm Góc đã quyết định nâng cấp đội tàu hiện có của Đài Loan, thay vì cung cấp lô hàng mới.

Ngoài ra, như ghi nhận của các quan sát viên, trong hoàn cảnh hiện tại nếu Washington gây hiềm khích với Trung Quốc là chủ nợ chính của Mỹ, thì sẽ là cử chỉ hết sức thiếu khôn ngoan.

Việt Hà

Theo Bloomberg, RIA

==============================

Chờ xem hậu vận chuyện này thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền

Thứ Sáu, 16/09/2011 - 21:08

(Dân trí) - Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 16/9/2011, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về thông tin Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa và thông tin Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: “ Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ, Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Ông Lương Thanh Nghị nói, Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết.

Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị.

PV

===========================

Trung Quốc ngày càng đánh mất tính chính danh trong việc tranh chấp biển đảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Vũ Hà Văn: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản rẻ lắm!

Thứ Bẩy, 17/09/2011 - 01:05

(Dân trí)- Nhân dịp GS Toán học Vũ Hà Văn trở về Việt Nam cùng GS Ngô Bảo Châu tham gia giảng dạy chương trình đầu tiên ở Viện nghiên cứu cao cấp về toán, Dân trí có cuộc trao đổi với GS Vũ Hà Văn về thực trạng nghiên cứu khoa học của Việt Nam hiện nay.

>> Vũ Hà Văn, một tài năng toán học mới nổi ở Mỹ

Nhắc đến GS Toán học Vũ Hà Văn, giới nghiên cứu Toán trong nước và thế giới đều ngưỡng mộ bởi anh là "một tài năng toán học ở Mỹ" sau sự kiện năm 2008, anh vinh dự được nhận Giải thưởng Polya - một giải thưởng lớn của Hội Toán học Ứng dụng và Công nghiệp Hoa Kỳ (SIAM). Trong từng lĩnh vực, giải thưởng này được trao 4 năm một lần. Đây là một giải thưởng danh giá trong toán học. Từ tháng 7/2011, GS Vũ Hà Văn nhận lời giảng dạy tại trường ĐH Yale.

Nhiều năm làm việc ở nước ngoài và cống hiến rất nhiều thành công cho nền toán học thế giới nhưng GS Vũ Hà Văn lúc nào cũng đau đáu về sự phát triển khoa học nước nhà nhất là với toán học.

Nhân dịp GS Vũ Hà Văn trở về Việt Nam cùng GS Ngô Bảo Châu tham gia giảng dạy chương trình đầu tiên ở Viện nghiên cứu cao cấp về toán, Dân trí đã có cuộc trao đổi với GS Vũ Hà Văn về thực trạng nghiên cứu khoa học của Việt Nam hiện nay.

Posted Image

Giáo sư Vũ Hà Văn tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS, Princeton).

Mức lương giáo sư ở Việt Nam thật nực cười!

Được biết, GS là 1 trong 14 thành viên Hội đồng khoa học của Viện nghiên cứu cao cấp về toán. GS có kỳ vọng Viện nghiên cứu cao cấp về toán làm thay đổi nhiều tới nền khoa học cơ bản mỏng manh hiện nay của Việt Nam?

Hè vừa rồi là đợt hoạt động đầu tiên của Viện. Tôi và GS Ngô Bảo Châu tham gia giảng dạy đầu tiên tại Viện và tôi sẽ cố gắng mỗi năm về 1 lần tham gia giảng dạy tại Viện.

Tất cả hoạt động khoa học của Viện do Hội đồng khoa học quyết định, mọi người đều có ý tưởng đóng góp. Tôi rất kỳ vọng về sự phát triển của Viện, nếu Viện hút được các bạn trẻ ở nước ngoài về và hút được các bạn trẻ trong nước ra nước ngoài làm việc đó là điều rất tốt. Ví dụ, khi nói chuyện với sinh viên ở Trường ĐH Vinh, tôi thấy rất nhiều người có kiến thức nền rất cơ bản, có sự am hiểu về toán nhưng họ chưa được tiếp cận với những chương trình “hot” hiện nay của toán học, chưa tiếp cận được hướng chính của toán học hiện đại để họ tiếp tục nghiên cứu. Nếu không tiếp cận được cái đó thì kiến thức sẽ mòn hết. Viện nghiên cứu cao cấp về toán sẽ giải quyết được vấn đề này. Tôi nghĩ khi đi vào hoạt động, viện sẽ thu hút được nhiều nhà khoa học trên thế giới đến tham gia hoạt động thì sẽ trở thành viện nghiên cứu thế giới.

Dù kinh phí của Viện đang rất khó khăn, trụ sở thì đi thuê, anh em trong Viện đang tự nguyện làm không lương nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết mình. Vì không ai là không có quyền hy vọng cả.

Như GS đã biết, thời gian vừa qua trên báo chí, các nhà khoa học đã nói và bàn rất nhiều về thực trạng ngành toán học Việt Nam hiện nay rất yếu, điển hình là sự tụt hậu trong cuộc thi Olympic Toán học vừa qua. Là GS đầu ngành về toán, anh nghĩ thế nào?

Olympic không liên quan đến ngành toán học và làm nghiên cứu toán học. Không phải Olympic thành tích cao là nền toán học Việt Nam tốt và ngược lại thành tích Olympic tụt hậu là nền toán học Việt Nam thấp. Hai vấn đề đó không ảnh hưởng gì tới nhau.

Nếu các em thi Olympic mà không làm toán thì có người khác làm toán. Cái chính là đội ngũ toán học làm toán trong nước hiện nay rất mỏng. Những người được đào tạo ở nước ngoài cách đây chừng 30 - 40 năm đều đã sắp đến tuổi về hưu. Còn đội ngũ kế cận như chúng tôi phần lớn ở nước ngoài. Các em tiếp sau nữa chừng khoảng 30 tuổi rất giỏi cũng đang làm nghiên cứu ở nước ngoài.

Vậy chúng ta cần làm thế nào để các nghiên cứu trẻ ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc, thưa GS?

Chúng ta cần có một cơ chế đặc biệt. Giả sử muốn một giảng viên trẻ ở Mỹ về nước làm việc thì không thể trả lương ngang bằng giáo sư trong nước được. Mà mức lương của giáo sư trong nước hiện nay rất là nực cười. Mức lương theo kiểu công chức như vậy thì không thể làm được việc gì.

Do vậy, cần phải có sự đầu tư cho lực lượng nghiên cứu khoa học đầu ngành. Đầu tư nghe tưởng là to nhưng thực ra không nhiều vì đây không phải là đối tượng đại trà mà đó là những tinh túy nhất của ngành đó. Ví dụ, trong ngành hẹp như toán học Việt Nam hiện nay cùng lắm trong vài năm tới có khoảng 100 GS thì số tiền đầu tư đó không lớn. Không có những người tinh túy này sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu của toàn xã hội.

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học rẻ lắm!

Theo GS, nghiên cứu toán học liên quan như thế nào tới tụt hậu xã hội?

Kết quả tụt hậu của nghiên cứu khoa học sẽ không thấy kết quả ngay được như đổ cầu, đổ nhà như bên xây dựng. Với ngành xây dựng, kinh doanh thì cần có nhà tài chính. Tuy nhiên, xã hội muốn phát triển, những ngành này muốn phát triển thì phải có những kỹ sư giỏi, có những nhà kinh tế giỏi… muốn giỏi thì những người này phải có tư duy nhìn sự việc không vụn vặn , phải có cái nhìn tổng quát vấn đề và tìm công cụ để giải quyết vấn đề. Nếu vậy thì phải có tư duy toán học.

Tư duy toán học thì phải học ở trường đại học ra, phải được truyền bá ở những người thầy có tư duy toán học tốt. Đề người thầy có tư duy tốt, phải là người nghiên cứu chứ không phải là thầy giáo chỉ giở sách giáo khoa ra dạy tích phân, vi phân, không có ý nghĩa gì hết, không phục vụ những gì xã hội mong muốn. Các trường đại học phải có thầy giáo tư duy toán học tốt. Tuy nhiên, không cần nhiều, mỗi trường chỉ cần khoảng 10 giáo sư như vậy và cần 10 trường đại học trọng điểm thì sẽ đào tạo ra đội ngũ kế cận tốt.

Một nhà nghiên cứu khoa học nước ngoài có nói rằng, nghiên cứu khoa học thì phải có nhiều tiền thì mới làm được. GS nghĩ thế nào?

Nhiều người phản ứng nói đầu tư trong nghiên cứu khoa học tốn kém nhưng khoa học cơ bản quyết định cho nền tảng sự phát triển của đại học, cho đất nước mà đầu tư khoa học cơ bản rất rẻ, rẻ lắm!. Ví dụ tiền làm 1km đường thì có thể đào tạo ra 10 - 20 nhà khoa học có thể nói tầm cỡ quốc tế. Ví dụ: Khoa toán ĐH Khoa học tự nhiên có thêm 10 người làm toán sẽ khác hẳn. Hiện nay, đội ngũ kế cận trong nghiên cứu khoa học rất mỏng.

Posted Image

GS Vũ Hà Văn: "Làm toán cần có sự đam mê và kiên trì".

Chúng ta cần nâng cao “Tôn sư trọng đạo”

Nói đến vấn đề giáo sư, hiện nay số lượng giáo sư giỏi ở Việt Nam đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, giới trẻ lại không mặn mà với nghiên cứu khoa học mà chạy theo các ngành thị trường như kinh tế. Theo GS cần có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

Đó là do định hướng, do nhu cầu xã hội. Do vậy, cần có cơ chế để những người làm khoa học cơ bản được phát triển. Như vậy, chẳng có lý do gì mà làm cả đời để đón nhận lương 5 triệu. Trong khi đó, học kinh tế lương cao gấp 3 - 4 lần.

Cái đó chỉ hoàn toàn giải quyết bằng vấn đề nâng cao vai trò những người làm nghiên cứu khoa học lên thôi. Muốn nâng cao lên thì logic như tôi đã nói, những người này sẽ có đóng góp quan trọng tới mặt bằng chung chất lượng giáo dục đại học. Những người đó mất đi hoàn toàn thì chất lượng đại học sẽ đi xuống. Khi đó, ngay cả đào tạo những người học kinh tế, tài chính cũng không còn giỏi nữa. Chúng ta cần nâng cao “Tôn sư trọng đạo”.

Theo giáo sư, với người tài cần có thái độ cư xử như thế nào?

Kinh nghiệm thì rất nhiều nhưng ta nên học kinh nghiệm ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Hai nước này đều có chương trình hút chất xám ngược lại. Khi mà có người nước ngoài về họ cư xử khác hẳn so với người làm trong nước và có ủng hộ về mặt vật chất như cho vay tiền mua nhà với giá rẻ và trả lương cao để họ đảm bảo cuộc sống, không phải lo lắng nhiều.

Đặc biệt, ở các trường ĐH nước ngoài họ đối xử với các giáo sư như nhau, không phân biệt tuổi tác, thâm niên công tác mà hưởng theo năng lực.

Làm Toán cần có sự đam mê và kiên trì

Với toán học Việt Nam hiện nay, GS trăn trở nhất điều gì?

Tôi thấy ở Hungary hay ở các nước khác các trường chuyên gắn liền với các trường đại học. Không phải trường nhận tiền ở các trường đại học mà trường gắn liền với các giáo sư giỏi, thỉnh thoảng các giáo sư giỏi đến tham gia nói chuyện semina về toán học, để học sinh thấy bức tranh toán học thực sự như thế nào để kích thích học sinh tìm hiểu. Cái đó ở Việt nam rất thiếu.

Ở Việt Nam, học chuyên toán có thể nhanh hơn giáo trình và học các mẹo để giải bài toán đó kích thích trí thông minh nhưng không liên quan đến nghiên cứu thực sự của toán học. Bức tranh làm toán Olympic rất nghèo nàn, chỉ có bằng vài mẹo giải, học hết là thôi.

Trong nghiên cứu cần sự đam mê và kiên trì. Đó là 2 đức tính lớn nhất. Đúng là bây giờ sức ép với các em ở Việt Nam rất lớn. Viện nghiên cứu toán học tìm mọi cách để đặt ra cơ chế không chỉ cho các nhà toán học trẻ nước ngoài về mà cả những nhà toán học trẻ ở Việt Nam được hưởng cơ chế như thế. Như vậy mới thúc đẩy nghiên cứu khoa học lên được. Mức lương phải gấp mấy lần mà các trường đại học đang trả.

Posted Image

GS Vũ Hà Văn và bố - nhà thơ Vũ Quần Phương trong ngày GS nhận giải Polya của Hội Toán học ứng dụng Mỹ (SIAM) ở San Diego, Mỹ.

GS nói làm toán cần sự đam mê và kiên trì, GS có thể lấy từ sự trải nghiệm của đời mình để chứng minh được điều này?

Bản thân tôi trở thành nhà toán học cũng nhờ sự đam mê của mình. Bởi khi học xong THPT, tôi thi ĐH Bách khoa, theo ngành vô tuyến. Lúc đó tôi chỉ nghĩ là học vô tuyến thì sau này có cái nghề sửa tivi, kiếm tiền được luôn, còn toán thì mờ mịt. Nhưng niềm đam mê đã kéo tôi tới toán và mở ra cánh cửa thay đổi cuộc đời mà trước đây tôi hoàn toàn không nghĩ tới. Tôi không nằm mơ và không nghĩ mình trở thành nhà khoa học toán và đặt chân tới Mỹ để làm việc. Tất cả là sự rất tình cờ. Con đường làm toán của tôi trúc trắc hơn rất nhiều người khác.

Sau khi vào học ĐH Bách khoa, tôi sang Hungary du học theo diện học bổng với nghề kỹ thuật vô tuyến điện. Tôi được gặp một bà giáo người Hung rất tuyệt vời, bà hay có những bài toán nhỏ độc đáo giao cho sinh viên, trong số những sinh viên của bà, bà đặc biệt chú ý đến tôi vì hay giải được những bài toán của bà với nhiều ý tưởng. Sau đó, bà giới thiệu tôi với chồng là Tiến sỹ toán học Lovást (sau này, ông Lovást trở thành Chủ tịch Hội đồng Toán học thế giới). Cùng lúc đó, ở Trường ĐH Tổng hợp Etvs của Hungary có tổ chức kỳ thi toán kéo dài 10 ngày, cho sinh viên trong và ngoài nước tham gia. Cuộc thi này thuần tuý chỉ mang tính nghiên cứu, với 10 bài toán, sinh viên phải thể hiện khả năng nghiên cứu và tư duy, tuyệt đối không cần sử dụng mẹo mực để làm bài. Tôi cũng tham gia, thật bất ngờ, đã đạt kết quả rất khả quan. Lúc đó, Tiến sỹ Lovást khích lệ tôi chuyển sang học toán. Bố mẹ và nhiều thầy giáo trong nước cũng ủng hộ, tôi chuyển sang ĐH Tổng hợp của Hungary học về toán. Do vậy, phải mất 8 năm, tôi mới có được tấm bằng đại học của Trường ĐH Tổng hợp Hungary.

Làm toán với tôi cũng không vất vả. Nếu bạn mà làm gì mình thích thì bạn không phải làm việc ngày nào. Tất nhiên, cũng có phần vất vả là khi có ý tưởng thì mình triển khai viết, viết một cách chi li từng dấu chấm, dấu phẩy…, đó là phần khổ hạnh của toán.

Xin cảm ơn GS!

Năm 1998, GS Vũ Hà Văn bảo vệ luận án Tiến sỹ Toán học tại ĐH Yale (Mỹ). Từ năm 1998-2001, anh làm việc tại Viện Nghiên cứu cao cấp (Institute for Advanced Study - IAS, Princeton) và Viện Nghiên cứu của Microsoft (Microsoft Research, Redmond). Từ năm 2001-2005, anh giảng dạy tại Đại học California, San Diego, và sau đó giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Rutgers, New Jersey. Năm 2007, anh được mời làm Chủ nhiệm chương trình "Số học tổ hợp" của IAS. Anh đã được trao Giải thưởng Sloan (năm 2002) và Giải thưởng NSF Career Award (năm 2003) dành cho các nhà toán học trẻ tuổi tại Hoa Kỳ; giải thưởng Polya (năm 2008). Từ tháng 7-2011, anh làm Giáo sư tại ĐH Yale, một trong những trường danh tiếng nhất của Mỹ.

Giống như GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn dù đang giảng dạy ở nước ngoài nhưng đã được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước bổ nhiệm chức danh Giáo sư toán học vào năm 2009. Khi đó anh mới 39 tuổi.

Hồng Hạnh (thực hiện)

=====================================

Đúng là nghiên cứu lý thuyết khoa học thì không thể thấy kết quả ngay được!

Kết quả tụt hậu của nghiên cứu khoa học sẽ không thấy kết quả ngay được như đổ cầu, đổ nhà như bên xây dựng. Với ngành xây dựng, kinh doanh thì cần có nhà tài chính. Tuy nhiên, xã hội muốn phát triển, những ngành này muốn phát triển thì phải có những kỹ sư giỏi, có những nhà kinh tế giỏi… muốn giỏi thì những người này phải có tư duy nhìn sự việc không vụn vặn , phải có cái nhìn tổng quát vấn đề và tìm công cụ để giải quyết vấn đề. Nếu vậy thì phải có tư duy toán học.

Toán học là một khoa học lý thuyết của trí thức hiện đại mà con người còn chưa thấy kết quả ngay. Vậy mà có người hỏi tôi "Lý học có thể ứng dụng vào chuyện gì trong cuộc sống, xã hội và con người?". Híc!

Lý học hiện nay ứng dụng triệt để trong mọi lĩnh vực - chỉ nói riêng ứng dụng - tôi trả lời như vậy và để thêm phần sinh động, tôi nói rõ: Ông muốn hợp đồng bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội, cuộc sống và con người từ vi mô đến vĩ mô, Lý học Đông phương đều thực hiện được (Tất nhiên loại trừ các vấn đề liên quan đến kỹ thuật - cần phương tiện vật chất). Nhưng tiếc thay! Cũng như nghiên cứu khoa học cơ bản - không thấy kết quả ngay - được quy ra thóc - thì cũng ngồi đuổi ruồi. Bởi vậy! Nghiên cứu Lý học cũng cần sự đam mê.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài

Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 17/09/2011 06:00 GMT+7

Những ngôi nhà ở Mỹ thường “quên” khóa cửa nhưng không thấy kẻ cắp, kẻ trộm lọt vào. Việt Nam thì khóa đủ các loại khóa vẫn bị bẻ khóa, cắt khóa. Khóa cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút. Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được.

Thế nhưng, khi về đến Hà Nội, chiếc thùng giấy của tôi đã bị rạch và một số thứ trong thùng giấy đã biến mất. Cái vali có khóa ngầm cũng bị đập vỡ. Chiếc khóa kiểu như vậy không thể bị vỡ một cách vô tình như thế. Tôi không có chứng cứ để nói rằng những ai đó ở sân bay Nội Bài đã rạch thùng, đập khóa vali và ăn cắp đồ của tôi. Nhưng tôi tin thùng hàng của tôi đã bị rạch và khóa vali của tôi bị đập ở đó. Tôi không bao giờ tin những nhân viên làm việc ở sân bay Narita, Tokyo đã làm cái việc xấu xa đó.Những người Mỹ không khóa cửa nhà bao giờ !

Đấy là câu nói như thốt lên của những người đã đến Mỹ. Chuyện người Mỹ không khóa cửa là chuyện xưa lắm rồi. Nhưng tôi vẫn muốn nói lại. Bởi câu chuyện người Mỹ không khóa cửa chứa đựng bao điều suy ngẫm khi tôi phải chứng kiến những gì ngược lại ở Việt Nam.

Ngày đầu tiên đến Mỹ, chúng tôi ở tạm trong ngôi nhà của một gia đình Mỹ đang đi nghỉ cuối tuần. Một người bạn của tôi lần đâu đến Mỹ đã không thể hiểu vì sao một ngôi nhà đẹp như thế, nhiều đồ đạc như thế mà không khóa cửa. Tôi đã giải thích nhưng người bạn ấy vẫn băn khoăn mãi đến gần hết chuyến đi. Trong cái đêm đầu tiên ấy, khi người bạn đi ngủ bèn mang theo cả chiếc túi sách đựng hộ chiếu và một ít tiền lên giường vì sợ đang đêm kẻ trộm mò vào nhà ăn cắp. Tôi hiểu tâm trạng ấy. Nỗi ám ảnh về những chuyện mất mát ở khách sạn hay trong chính nhà mình đã theo đuổi bạn tôi không rời.

Trong những ngày cuối cùng ở Mỹ, một người bạn nhờ con trai tôi mua giúp một cái ipad2 qua mạng. Một chiều đi chơi về, tôi thấy chiếc ipad2 được đóng gói cẩn thận để trên bậc cầu thang trước cửa nhà sát ngay vỉa hè khu phố. Cho dù đã bắt đầu hiểu một phần nào đó nước Mỹ nhưng bạn tôi vẫn rất bị "sốc". Chiếc Ipad2 được đóng gói để một nơi rất dễ nhìn thấy và chỉ cách lối đi bộ một hai bước chân mà thôi. Đấy là một khu phố vắng vẻ gần như nhà nào biết nhà ấy. Nếu ai đó muốn lấy cái ipad2 kia thì chẳng khó khăn gì, chỉ cần bước ba bước và nhặt lên. Tất cả quá dễ dàng và an toàn. Nhưng không ai lấy chiếc ipad2 đó. Không ai lấy bất kỳ những gì mà những người vận chuyển hàng hóa để trước cửa nhà của khách hàng. Người già đi qua không lấy. Người trẻ đi qua không lấy. Những người làm công việc vệ sinh môi trường đi qua cũng không lấy. Và có lẽ những người vô gia cư đi qua cũng không lấy.

Lối sống ấy không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh sống nghèo khó hay thiếu thốn...Đó là lối sống của văn hóa, luật pháp và lòng tự trọng. Đương nhiên không phải tất cả những người Mỹ sống như vậy. Nhưng cách sống ấy là cách sống của đại đa số người Mỹ.

Xin đừng nghĩ là nước Mỹ giàu có nên chẳng ai muốn ăn cắp. Người Mỹ là người tiêu tiền một cách kỹ lưỡng và có kế hoạch nhất. Thực tế, người Mỹ vào siêu thị sẽ đứng khá lâu trước một mặt hàng giá 2 đô 99 xu và một mặt hàng giá 3 đô 10 xu. Khi đi ăn với bạn, họ trả không thừa một xu với số tiền họ phải trả. Mà khi đó, một cái ipad2 giá ở Mỹ khoảng 1.200 đô la.

Chúng ta từng đọc trên báo Việt Nam viết về những làn sóng khổng lồ người Mỹ ùa đến các siêu thị trong những ngày giảm giá và tai nạn chết người đã xẩy ra khi những khách hàng chen nhau vào siêu thị để mua hàng giảm giá. Một đô la có giá trị rất nhỏ với mức lương tháng trung bình của người Mỹ là hàng ngàn đô la. Nhưng tôi đã quan sát trong nhiều năm khi ở Mỹ cách tiêu một đô la của người Mỹ. Nhiều lúc, tôi có cảm giác họ đang tiêu những đồng một đô la như tiêu những đồng tiền cuối cùng của đời họ. Nói vậy để thấy họ quý từng đồng đô la như thế nào.

Ông cha ta có câu " đói cho sạch, rách cho thơm". Những tưởng đó là lối sống của người Việt Nam ngày nay. Nhưng câu nói của ông cha chúng ta đang bị vấy bẩn và làm lu mờ. Trong chuyến đi này, khi quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo, tôi đã phải mở cái thùng giấy của mình cho an ninh cửa khẩu Nhật khi họ soi thấy có một số bật lửa ga trong đó. Sau khi kiểm tra xong, họ đã tự tay dán băng dinh chiếc thùng giấy của tôi một cách cẩn thận như chính họ đang dán chiếc thùng của họ vậy.

Bởi ngay ở sân bay Narita, tôi đã chứng kiến nhân cách của người Nhật ngay trong chính thời gian mà người Nhật vừa trải qua đại thảm họa sóng thần. Tôi đã viết câu chuyện về nhân cách Nhật thông qua một người hầu bàn ở câu chuyện trước. Những thứ tôi mất tính ra không phải là một món tiền lớn. Nhưng hành động ăn cắp đã làm tôi nổi giận nhiều ngày. Mà không chỉ là tôi, không ít hàng khách Việt Nam và báo chí đã lên tiếng về những điều xấu xa tương tự mà họ là nạn nhân.

Đời sống của con người Việt Nam đã khác trước rất nhiều so với 10 năm trước và quá nhiều so với những năm tháng ngèo đói trước kia. Nhưng những hành động tham nhũng, tham ô, ăn cắp, lừa dối... của người Việt Nam hình như mỗi ngày một gia tăng. Mấy ngày trước, chúng tôi đi du lịch ở Nha Trang. Người hướng dẫn viên mỗi khi lên xe lại nhắc chúng tôi hãy cảnh giác cao độ nếu không muốn bị móc túi, nếu không muốn mua phải hàng giả. Anh cảnh báo chúng tôi rằng ngay cả mặt hàng yến sào đắt như vàng cũng dễ dàng bị làm giả.

Đời sống kinh tế của đất nước được cải thiện rất nhiều và với một tốc độ khá nhanh. Nhưng lòng tự trọng và lối sống văn hóa thì những người có quan tâm đều nhận thấy nó bị đánh mất đi nhanh hơn và lan truyền rộng hơn sự phát triển kinh tế nhiều lần. Nếu cứ đà này thì chỉ mươi năm nữa, những người yếu bóng vía ra đường sẽ chỉ thấy nhan nhản những kẻ ăn cắp và bọn lừa đảo.

Tại sao những năm tháng chiến tranh đầy thiếu thốn và hy sinh con người Việt Nam lại sống với lòng tự trọng cao như vậy mà bây giờ giàu có hơn thì lòng tự trọng ấy lại bị hoen ố quá nhiều ? Tôi biết rằng câu hỏi của tôi quá ngây thơ nhưng tôi cứ phải hỏi. Mà đúng hơn đó không phải là một câu hỏi mà là một tiếng kêu đau đớn và lo sợ. Và những điều làm cho chúng ta đau đớn và lo sợ sinh ra từ nền giáo dục của chúng ta. Nền giáo dục ở đây xin đừng hiểu chỉ là nhà trường mà là cách quản lý và điều hành xã hội. Không có sự thật nào ngoài sự thật này.

Lần đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội. Còn ở đất nước chúng ta, nhiều ngôi nhà khóa ba tầng bảy lớp vần bị phá tan tành.

Khóa cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút. Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam có ý thức về việc đó cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được. Khi tôi nói vậy, nhiều người thấy mệt mỏi rã rời vì nghĩ đến chặng đường dài đến tận...100 năm. Nhưng cho dù có phải đi đến 1000 năm thì chúng ta cũng phải đi chứ không còn cách nào khác.

=============================

Có một lần tôi đi chuyền xe đường dài ở Hoa Kỳ từ Los Angeles đến Boston trên một chuyền xe đường dài do một người Việt làm chủ hãng. Hành lý của khách đưa vào khoang dưới gầm xe. Tôi hỏi người lơ xe: Có phiếu xác nhận gủi hành lý ko? Anh ta nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên và trả lời "Chẳng ai lấy của bác đâu!".

Một lần nữa là xuống sân bay Kennedy, tôi bị thất lạc chiếc valy có cái laptop của tôi. Tôi rầu quá, báo với người phụ trách về hành lý thất lạc tại sân bay. Người này mặt tỉnh queo, nhưng rất lịch sự khuyên tôi chờ và cam đoan sẽ tìm được hành lý cho tôi. Hơn hai tiếng sau, người lấy nhầm hành lý đem trả lại và lấy va ly của họ để lại ở sân bay về. Cái laptop của tôi mới mua giá hơn 1000 dol và là tài sản có giá nhất trong chiếc valy.

Nhưng nếu cho tôi chọn sang sống ở Hoa Kỳ và Việt Nam thì tôi vẫn chọn nơi quê hương tôi. Vì những giá trị văn hóa truyền thống Việt, do tính minh triết sâu lắng của nó. Tiếp thu những giá trị văn hóa này là sự may mắn của tôi.

Tôi chưa thấy một bà mẹ Việt nào dạy con mình ăn cắp cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn đọc viết:

Vụ thụt két 42 tỷ tại Cục Điện ảnh: Mất cả túi tiền, đương nhiên phải biết!

Thứ Bẩy, 17/09/2011 - 09:05

(Dân trí) - Cứ cho rằng thủ trưởng đơn vị không biết gì về quản lý kinh tế, cứ cho rằng kế toán đó không mang sổ phụ về, cứ cho rằng Cục Điện ảnh có rất nhiều tiền.… thì 42 tỷ biến mất trong tài khoản mà không phát hiện ra là không chấp nhận được!

Tiền thuế của mình đâu? - Ở Vinashin và Cục điện ảnh...

Kế toán không dễ dàng làm xiếc trước “ông Cục”

Người tiền nhiệm của “siêu kế toán” lý giải chuyện voi chui lọt lỗ kim

Dự đoán kịch bản vụ “siêu kế toán Cục Điện ảnh”

Chuyện về "siêu kế toán" Cục Điện ảnh

Posted Image

(ảnh minh họa từ: ketoantruong.com.vn)

Tôi thấy lý giải của bạn Nguyễn Thanh Hải về chuyện "chuyện voi chui lọt lỗ kim" với bốn lỗ hổng chết người đó là… vớ vẩn. Vì để làm được việc này trong thời gian trên 2năm, rút số tiền 42 tỷ đồng làm nhiều lần, phải có sự tham gia của lãnh đạo ngân hàng, nhân viên ngân hàng, thủ trưởng và kế toán trưởng Cục Điện ảnh, sau đó cậu nhân viên kế toán kia mới thực hiện được.

Là dân kế toán chuyên nghiệp, tôi xin chứng minh lời nói của mình như sau:

- Thứ nhất: về nguyên tắc rút tiền trong tài khoản ngân hàng, kho bạc thì phải có UNC hoặc Sec. Trên đó phải có chữ ký của cả thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng (đối với đơn vị có kế toán trưởng như Cục Điện ảnh).

Cứ cho là cậu kế toán viên này làm giả 2 chữ ký đi thì ra ngân hàng, kho bạc rút tiền chỉ có thể 1 lần, 2 lần cậu kế toán viên này qua mặt được nhân viên giao dịch của ngân hàng, kho bạc. Nhưng tới 2 năm với rất nhiều lần rút tiền với nhiều nhân viên giao dịch khác nhau thì không thể qua mặt được (vì bao giờ khi rút tiền nhân viên giao dịch cũng phải đối chiếu chữ ký trên UNC hoặc Sec với mẫu chữ ký trước đó đã đăng ký với kho bạc, ngân hàng).

-Thứ 2: cậu ta chỉ là kế toán viên (nếu là kế toán trưởng thì có thể thực hiện được) nên có thể rút được 1 lần, 2 lần. Hay cho dù có sự ủy nhiệm của kế toán trưởng đi chăng nữa thì cũng không thể thực hiện được trong 2 năm mà người kế toán trưởng không biết gì, không biết số tiền trong tài khoản có bao nhiêu. Vậy thì vai trò cũng như năng lực của người kế toán trưởng này ở đâu?

- Thứ 3: cứ cho rằng thủ trưởng đơn vị không biết gì về quản lý kinh tế, cứ cho rằng cậu kế toán đó không mang sổ phụ về, cứ cho rằng Cục Điện ảnh có rất nhiều tiền, cứ cho rằng người kế toán trưởng không quan tâm đến báo cáo tài chính cuối năm, tất cả do một mình cậu ta làm rồi báo cáo lên kế toán trưởng, kế toán trưởng báo cáo lên thủ trưởng đơn vị đi chăng nữa, thì con số 42 tỷ biến mất trong tài khoản mà không phát hiện ra - điều này không thể chấp nhận được.

Bởi vì, chúng ta hãy làm phép so sánh để biết 42 tỷ đối với Cục Điện ảnh lớn hay nhỏ: Một năm Cục Điện ảnh sản xuất được bao nhiêu bộ phim, tổng chi phí cho các bộ phim đó là bao nhiêu, doanh thu 1 năm của Cục Điện ảnh là bao nhiêu, ngân sách nhà nước cấp cho Cục Điện ảnh là bao nhiêu???

So sánh như thế để thấy được việc thụt két 42 tỷ nếu thực sự những người quản lý không biết thì Cục Điện ảnh sẽ không thể hoạt động bình thường được, vì không có đủ tiền chi dùng hàng ngày (cũng như chúng ta chỉ mất tiền mà không biết trong khi mọi sinh hoạt đời sống hàng ngày vẫn được đảm bảo, thì đó chỉ là mất những đồng tiền lẻ thôi. Còn mất cả túi tiền thì đương nhiên chúng ta sẽ không có tiền mua rau, mua gạo nữa và khi đó chúng ta phải biết mình mất tiền).

Lê Hiếu

email: lehieukt1989@gmail.com

======================================

nhỉ! Thế mà cũng không biết!

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Ấn Độ sẽ bảo vệ quyền của mình”

Vietnamnet.vn

Cập nhật 18/09/2011 06:15:00 AM (GMT+7)

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Pallam Raju tuyên bố, Trung Quốc có thể tự khẳng định nhưng Ấn Độ sẽ bảo vệ các quyền của mình.

Ấn Độ: Con hổ tỉnh giấc thách thức Trung Quốc

TQ cảnh báo Ấn Độ không khai thác dầu ở Biển Đông

Tranh cãi của Trung Quốc về các quyền của họ ở Biển Đông và thông tin quân đội nước này xâm nhập tại Ladakh có thể là cách để Trung Quốc tự khẳng định mình, nhưng Ấn Độ sẽ bảo vệ các quyền của mình một cách “mạnh mẽ”, Bộ trưởng Pallam Raju nói.

"Tôi nghĩ giống như bất kỳ quốc gia nào muốn khẳng định quyền của mình, tôi đoán Trung Quốc cũng đang cố gắng làm như vậy… Là một nước, chúng tôi có quan điểm rất rõ về các quyền và lợi ích của mình. Chúng tôi sẽ bảo vệ các lợi ích ấy rất mạnh mẽ”, ông Raju khẳng định trước báo giới ở New Delhi.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Pallam Raju. Ảnh: iiss

Bên lề một cuộc họp hải quân, vị bộ trưởng này đã được yêu cầu bình luận về các cuộc xâm nhập gần đây của quân đội Trung Quốc tại Ladakh và việc nước này cảnh báo phản đối các công ty Ấn Độ thăm dò dầu khí tại Biển Đông.

Ông Raju tuyên bố: "Là một quốc gia, chúng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì để bảo vệ lợi ích của mình... ở đây không có sự dè dặt”. Tuy nhiên, ông cũng thúc giục báo chí tập trung vào những điểm tích cực trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, ông nói: "Chúng ta có ràng buộc kinh tế lớn với Trung Quốc và chúng ta cần tập trung vào những điểm tích cực”. Ông Raju cho hay, hai nước có những điểm khác biệt và đang nỗ lực đối thoại để giải quyết vấn đề.

Giải pháp đa phương cho tranh chấp Biển Đông

Ở một tin tức khác liên quan tới tranh chấp Biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua cho biết, một “bộ quy tắc hành xử” có tính ràng buộc để giải quyết tranh chấp lâu dài ở Biển Đông cần có sự tham gia của nhiều nước, chứ không chỉ Trung Quốc hay Philippines.

"Có nhiều bên tuyên bố chủ quyền với các khu vực tranh chấp, nên bộ quy tắc hành xử có tính ràng buộc cần dựa trên cơ sở đa phương”, ông nói.

Biển Đông được tin là vùng biển giàu tài nguyên dầu khí, là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc khẳng định chủ quyền lớn nhất, bao trùm hầu hết vùng biển.

Philippines và Việt Nam đã mạnh mẽ phản đối về hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông đầu năm nay, khi tàu Trung Quốc nhiều lần quấy nhiễu, làm hư hại các tàu cá, tàu thăm dò của hai nước.

Một tổ chức tư vấn Australia đã cảnh báo, các vụ việc ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh tại châu Á. Trung Quốc thiên về các cuộc đàm phán song phương với từng nước tuyên bố chủ quyền trong vùng biển, không có vai trò dành cho bên ngoài kiểu như Mỹ. Giới phân tích coi đây là chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, ông Aquino cho hay, ông và lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhất trí về việc cần có một bộ quy tắc hành xử có tính ràng buộc ở Biển Đông khi hai bên tìm kiếm tháo gỡ căng thẳng tại khu vực tranh chấp. Trước đó vào năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết một thoả thuận giải quyết tranh chấp Biển Đông nhưng các quy định đưa ra không mang tính ràng buộc.

Thái An (theo ET, interaksyon)

=================================

Cô gái Ấn Độ đã chính thức tham gia canh bạc. Nhà cái đang xào bài. Trong canh bạc chỉ có một người ăn gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh chấp Biển Đông: điềm báo 'đổi' thế cục?

Cập nhật lúc :7:52 AM, 18/09/2011

Vừa qua, tờ nhật báo Asahi của Nhật Bản đã đăng bài phân tích của phóng viên Yoichi Kato với tiêu đề: “Tranh chấp Biển Đông: điềm báo cho một thay đổi chiến lược ở khu vực?”.

Theo đó, Yoichi Kato cho rằng, tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia liên quan, trong đó có Việt Nam và Phillippines, đang làm tăng thêm tầm quan trọng chiến lược đối với không chỉ khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn hơn thế nữa. Nhật Bản chắc chắn không thể xem vấn đề này như một hiện tượng biệt lập ở một khu vực xa xôi, bởi lẽ đây là vấn đề phản ánh chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực, một chiếc lược dựa vào sức mạnh tăng trưởng kinh tế và lòng tự tôn dân tộc.

Tuy nhiên, thách thức có tính chất căn bản hơn vẫn là làm sao các nước trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, có thể giải quyết những mâu thuẫn chiến lược ngày càng gia tăng, một mâu thuẫn chủ yếu xuất phát từ sự phụ thuộc kinh tế ngày càng lớn với Trung Quốc và một trật tự an ninh khu vực "do Mỹ đảm bảo".

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông dường như đã đạt được một số điểm thống nhất nhất định nào đó tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc và Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) diễn ra hồi tháng 7/2011 tại Bali, Indonesia. 10 nước thành viên của ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí các nguyên tắc ứng xử mới, tạo tiền đề cho việc thực thi Tuyên bố về Ứng xử (DOC) nhằm tìm ra hướng giải quyết hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Nhật Bản khi đó, ông Takeaki Matsumoto, người đã từng tham gia các vòng đàm phán của khu vực ASEAN, đã hoan nghênh những bước phát triển mới trên. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng coi đây là “một bước tiến quan trọng”, đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc khẩn trương thực thi bước đi tiếp theo, đó là: thiết lập một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý để ngăn chặn xung đột. Bà Clinton nói thêm: “Bất cứ bên tuyên bố chủ quyền nào đều phải công khai thông tin của mình để chúng ta có thể biết tranh chấp đang xảy ra ở đâu”.

Posted Image

Nhưng tình hình đang thay đổi nhanh chóng. Chưa đầy hai tuần sau hội nghị ở Bali, tờ People's Daily – một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã đăng tải trên trang nhất bài viết buộc tội Philippines xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc khi cho xây dựng một căn cứ quân sự trên một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Bài bình luận này kết thúc bằng một lời cảnh báo cứng rắn: “Những bên gây ra sai lầm chiến lược nghiêm trọng liên quan đến vấn đề này sẽ phải trả giá thích đáng”.

Ngay lập tức, tờ Tân Hoa Xã đăng một bài viết tiếng Anh tóm tắt lại bài báo trên. Rõ ràng rằng Đảng và Chính phủ Trung Quốc muốn gửi đi thông điệp này tới tất cả các bên liên quan. Và trên thực tế, việc họ làm đã gây ra nhiều phản đối quyết liệt trong khu vực.

Chính quyền Nhật Bản và Mỹ vẫn coi vòng đàm phán vừa qua của ASEAN là một thành công, đặc biệt là đã đưa vấn đề “an ninh hàng hải” vào chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra vào tháng 11 tới. Với quyết định này, vấn đề Biển Đông có thể được thảo luận nhiều hơn trong một bối cảnh đa phương rộng hơn như EAS, vượt ra ngoài khuôn khổ các hội nghị của ASEAN. Điều đó sẽ đảm bảo mang lại một cơ hội cho những quốc gia không tuyên bố chủ quyền Biển Đông, chẳng hạn như Nhật Bản và Mỹ, để họ có thể tham gia vào quá trình thảo luận.

Trên một mặt trận còn nhạy cảm hơn thế, hội nghị cũng được coi là một thành công bởi nó đã đi đến một thỏa thuận ngầm giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền và các quốc gia có nhu cầu sử dụng Biển Đông nhằm đưa ra các câu hỏi pháp lý trước tuyên bố của Trung Quốc đối với “đường 9 điểm” hay “đường 9 đoạn” trên Biển Đông. Chiến lược thận trọng này dường như đang lái Trung Quốc tiến tới một thỏa thuận đa phương mới, một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình bằng cách gây áp lực đồng thời từ phía các bên đối với tính pháp lý của “đường 9 đoạn”.

Trung Quốc sử dụng đường hình chữ U, 9 đoạn, chạy dọc đường bờ biển và chuỗi đảo ở Biển Đông làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền của mình. Khu vực bao quanh bởi đường 9 đoạn kéo dài gần như toàn bộ Biển Đông. Theo các tài liệu chính thức cùng với tấm bản đồ mà chính phủ Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc vào năm 2009, Bắc Kinh tuyên bố có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trên Biển Đông và vùng nước lân cận”. Tuy nhiên, không rõ là liệu Trung Quốc có đòi chủ quyền toàn bộ phần Biển Đông nằm trong đường 9 đoạn như là những phần lãnh hải của mình hay không, hay chỉ tới các đảo và vùng lãnh hải lân cận của đường 9 đoạn.

Ngày 24/8, khoảng một tháng sau hội nghị ARF, hai tàu tuần tra ngư chính Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng lãnh hải nằm trong quần đảo Sensaku, ở Biển Hoa Đông, của Nhật Bản. Hồi năm 2008, hai tàu tuần tra của hải giám Trung Quốc (CMS) đã từng đi vào và ở lại vùng biển của Nhật Bản suốt 9 tiếng đồng hồ. Mặc dù thời gian xâm phạm vừa qua ngắn hơn nhưng Chính phủ Nhật Bản coi sự việc này là rất nghiêm trọng.

Đáp lại lời phản đối chính thức từ phía Chính phủ Nhật Bản, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) và các đảo vệ tinh vốn là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại. Tàu ngư chính Trung Quốc tuần tra vùng biển này để duy trì trật tự thường xuyên đối với hoạt động đánh bắt cá”.

Tuyên bố trên được xem là không có điểm gì mới. Về phần Chính phủ Nhật Bản, một số ý kiến cho rằng ý định của Trung Quốc có thể là phép thử nhằm đánh giá thái độ của Chính phủ Nhật Bản về chủ quyền sau hội nghị ARF, nhất là khi Nhật Bản đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực từ chính quyền của ông Kan sang một chính phủ mới.

Quan điểm hiện nay trong chính phủ Nhật Bản đó là, điều gì đang xảy ra trên Biển Hoa Đông đều có liên hệ chặt chẽ với tranh chấp trên Biển Đông. Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto từng tuyên bố trước Nghị viện: “Nhật Bản quan tâm sâu sắc tới tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bởi chúng có ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và bởi vì chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ đối với các biện pháp bảo đảm an ninh hàng hải”.

Tranh chấp chủ quyền không chỉ giới hạn trong lĩnh vực hàng hải, mà nó còn được thể hiện thông qua các dấu hiệu tranh chấp căng thẳng ngày càng tăng đối với biên giới trên bộ Trung – Ấn. Các học giả Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc đang đưa ra các biện pháp nhằm xác định lại biên giới trên đất liền và trên biển, phục vụ mục tiêu giành lại vị thế quyền lực mạnh mẽ hơn. Và môt loạt hành động “xác định lại biên giới” như vậy của Trung Quốc đã gây ra hàng loạt các vấn đề đối với toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các nước láng giềng. Ấn Độ chú ý sát sao tới tình hình trên Biển Đông bởi vì họ coi đó như một chỉ dấu cho những gì có thể xảy trong tranh chấp biên giới giữa họ với Trung Quốc.

Thách thức căn bản hơn nữa mà toàn bộ Ấn Độ-Thái Bình Dương phải đối mặt có lẽ là sự mâu thuẫn chiến lược mới xuất hiện. Hầu hết các nước trong khu vực xem Trung Quốc như đối tác thương mại lớn của mình, trong khi đó họ lại phải phụ thuộc vào Mỹ để duy trì được trật tự an ninh trong khu vực, trong đó có quyền tự do hàng hải. Tuy nhiên, sự phụ thuộc kép này càng khiến các nước trong khu vực rơi vào tình trạng khó đưa ra được các quyết định của riêng mình khi và nếu Trung Quốc thách thức vị trí hiện nay của Mỹ. Đây dường như là những gì đang xảy ra trên Biển Đông.

Năm ngoái, ông Hugh White, cựu quan chức của Bộ Quốc phòng Australia, từng công bố một bài viết với tựa đề “Chuyển giao quyền lực – tương lai của Australia được quyết định bởi mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh”. Ông chỉ ra rằng kỷ nguyên “Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối, không có đối thủ cạnh tranh” đã chấm dứt, và rằng một trật tự hòa bình mới tại châu Á nhằm dung chứa quyền lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc có thể được xây dựng “nếu Mỹ sẵn lòng trao cho Trung Quốc một không gian chính trị và chiến lược nhất định”.

Điểm cốt lõi trong lý luận của ông White chính là Mỹ nên ngừng việc cạnh tranh vị trí đứng đầu với Trung Quốc, mà nên chia sẻ quyền lực với nước này. Ông cũng khuyến cáo rằng đã đến lúc phải tư duy lại chiến lược phòng ngừa. Đây là đáp án khả thi để giải quyết bài toán “phụ thuộc kép”.

Vấn đề được đưa ra trong các cuộc tranh cãi liên quan đến Biển Đông đó là một sự nhận thức rằng các cuộc tranh chấp chủ quyền xuất phát từ bản chất của cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, và một mình Mỹ thì không thể thống lĩnh cả khu vực, cho dù họ có năng lực khổng lồ về quân sự. Hầu hết các quan điểm trong cộng đồng các nước ASEAN có thể không rõ ràng và cực đoan như của ông White. Nhưng nếu “sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy giảm tương đối của Mỹ” ngày càng rõ nét, thì một sự chuyển dịch từ “vị thế đứng đầu của Mỹ” sang “chia sẻ quyền lực Trung-Mỹ” có thể thu hút sự chú ý lớn hơn từ các quốc gia và công dân của khu vực này. Đó sẽ là một thách thức to lớn đối với Nhật Bản – quốc gia xây dựng chiến lược an ninh của mình dựa trên giả định rằng vị trí thống trị của Mỹ là không thể bị lung lay.

Những gì đang xảy ra trên Biển Đông có thể là điềm báo về một sự thay đổi tư duy chiến lược của các nước trong khu vực và thậm chí là chính bản thân trật tự chiến lược của khu vực này.

Minh Khuê

===================================

Đáp lại lời phản đối chính thức từ phía Chính phủ Nhật Bản, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) và các đảo vệ tinh vốn là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại.

Xem nhưng lập luận này mới thấy giá trị của chân lý: Việt sử 5000 năm văn hiến, mà cội nguồn lập quốc của Việt sử chính là quốc gia Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ, Tây giáp Ba Thục, Nam giáp Hồ Tôn và Đông giáp Đông Hải.

Nhưng cũng vì thế mà cuộc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến khó khăn như thế nào. Bởi vì, những thế lực đang có tham vọng đang hết sức cản trở.

Nhưng chính những tham vọng đó muốn thành hiện thực thì nó phải công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Nếu không sự trả giá cho những tham vọng đó chính là cảnh điêu tàn. Nhưng cũng vì những tham vọng này làm nên những kẻ u mê.

Cho nên:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay