Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Văn hóa biển đảo Việt Nam: “Xuống biển” từ hàng ngàn năm trước

ttvh1.gif

Thể thao & Văn hóa – Thứ năm, ngày 16 tháng sáu năm 2011

(TT&VH) - Ngày 15/6, trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang - Biển hẹn 2011, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo khoa học Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa với sự tham gia của hơn 60 nhà khoa học, chuyên gia văn hóa trên cả nước. Đa số các nhà khoa học đều đánh giá Khánh Hòa là nơi phát triển mạnh mẽ nền văn hóa biển đảo của Việt Nam.

Xoay quanh vấn đề văn hóa biển đảo, các nhà khoa học đã trình bày 50 báo cáo, tham luận theo 3 chủ đề chính: Văn hóa biển đảo và văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa, Du lịch biển đảo ở Khánh Hòa và quần đảo Trường Sa ở Khánh Hòa.

Nền văn hóa hướng ra biển

Theo GS-TS Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia TP.HCM), văn hóa biển đảo là những hệ thống, giá trị vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo, tích lũy trong quá trình tồn tại lấy biển làm nguồn sống. Và Khánh Hòa được là địa phương nằm trong khu vực có nền văn hóa biển đảo phát triển mạnh nhất nước.

caungu.JPG

Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa

Nhóm tác giả Trần Quý Thịnh (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cũng cho rằng: Sau hơn 30 năm nghiên cứu, với 8 di tích khảo cổ như Văn Tứ Đông, Vĩnh Yên, Cù Hin... cùng các tư liệu tích lũy được, đã cho phép khẳng định văn hóa Xóm Cồn ở tỉnh Khánh Hòa là một nền văn hóa hướng biển. Đa số các di tích thuộc nền văn hóa này đều có vết tích của vỏ nhuyễn thể, nơi cư trú nằm gần mép nước trong vũng, vịnh biển và có các dãy núi liền kề...

Nhiều nhà khoa học khác đã đưa ra các dẫn chứng, chứng tỏ Khánh Hòa có có nhiều dấu ấn đặc trưng về văn hóa biển như: Biển trong ngữ văn dân gian Khánh Hòa, tên địa danh gắn với nghề biển Hòn Rớ, Hòn Hèo, Bến Cá, đầm Thủy Triều, đảo Sinh Tồn, đảo Thuyền Chài... nghề biển có nghề lưới đăng, câu cá biển; trong ẩm thực nổi tiếng có nghề làm nước mắm, các loại mắm cá cơm, cá thu; văn hóa dân gian có Lễ hội Cầu ngư thờ cá voi...

Không chỉ ở vùng bờ, Khánh Hòa còn có quần đảo Trường Sa, một thế mạnh của địa phương trong bảo tồn và phát huy văn hóa biển đảo.

Một “quốc gia biển” hùng mạnh

Không chỉ ở Khánh Hòa, người Việt từ xưa đến nay đã sống chung, khai thác và chinh phục biển. Những di chỉ “đống vỏ sò” hay “cồn sò điệp” trong các nền văn hóa khảo cổ như: văn hóa Quỳnh Văn, văn hóa Bàu Tró, văn hóa Thạch Lạc, văn hóa Hạ Long... là những dấu tích chứng minh rằng biển cả là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các cộng đồng người tiền sử cư trú ở ven biển Việt Nam từ hàng ngàn năm trước.

thuyenbuom.JPG

Mẫu thuyền đa tác khắc trên Cao Đỉnh ở Đại Nội, Huế

Người Việt đã biết dùng nước biển để làm muối từ hàng ngàn năm trước và kỹ thuật làm muối của người Việt cũng vô cùng độc đáo: nấu nước biển để lấy muối. Chính vì thế, mà trong khi người Hoa gọi dân làm muối là diêm dân, thì người Việt lại gọi người làm muối là táo hộ hay táo công. Cách thức làm muối độc đáo ấy không chỉ được phản ánh trong sách Đại Việt sử ký toàn thư mà còn được chứng thực bởi nghề làm muối ở làng Nại Hiên (thành phố Đà Nẵng) với những dấu vết còn lưu giữ trên thực địa và cả trong ký ức dân gian.

Một minh chứng nữa, từ thế kỷ 16 - 17, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cử những đoàn thuyền vượt biển đi giao lưu, buôn bán với các lân bang như Trung Hoa, Nhật Bản, Lưu Cầu, Nam Dương, Xiêm La... Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã thành lập đội Hoàng Sa, dong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) để khai thác nguồn lợi hải sản, đo đạc hải trình, xác lập chủ quyền của tổ quốc trên những vùng biển đảo xa xôi.

Năm 1789, Nguyễn Ánh đã sai người đóng 40 đại chiến thuyền và hơn 100 ghe bầu cung cấp cho Xiêm La để đổi lấy vũ khí và sắt thép. Thuyền đóng ra không chỉ để bán cho Xiêm La, mà bán cho cả thương nhân người Hoa, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tàu thuyền do người Việt đóng lúc ấy đã đạt trình độ kỹ thuật cao khiến người phương Tây phải khâm phục.

TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, cho rằng: Một “quốc gia biển” chỉ thực sự hùng mạnh khi chủ quyền đối với các vùng biển đảo của tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Và chiến lược “phát triển kinh tế biển” phải gắn liền với “bảo tồn văn hóa biển”.

trangsuc%20%282%29.JPG

Trang sức bằng đá tại di chỉ Văn Tứ Đông - Khánh Hòa

Cần lập 3 bảo tàng về biển đảo

Để bảo tồn văn hóa biển, theo TS Sơn: Nước ta cần xây dựng ít nhất 3 bảo tàng là: bảo tàng về hàng hải, bảo tàng ngành đóng tàu, bảo tàng văn hóa biển đảo; tiến hành kiểm kê, xếp loại và đánh giá toàn bộ di sản văn hóa biển trên cả nước; ưu tiên nguồn vốn tôn tạo, khảo cứu, các di tích lịch sử, văn hóa liên quan đến quá trình khai thác, chinh phục, xác lập và giữ gìn chủ quyền biển đảo; xây dựng các chương trình quảng bá di sản văn hóa biển Việt Nam đến với cộng đồng trong nước và quốc tế.

Quang Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổ

Thứ Ba, 14/06/2011, 08:26 (GMT+7)

TT - Những mâu thuẫn xã hội gay gắt đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình bạo động và những vụ đánh bom nhắm vào cơ quan công quyền tại Trung Quốc trong thời gian qua.

Posted Image

Cảnh sát và người dân đối đầu trong vụ biểu tình ở Lichuan ngày 9-6 - Ảnh: AFP

Thời báo Hoàn Cầu ngày 13-6 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đã đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu để đập phá cửa sổ, đốt các tòa nhà công quyền, ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát và lật xe cảnh sát. Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và điều xe bọc thép để trấn áp đám đông biểu tình. Tổng cộng 25 người đã bị bắt giữ, hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy.

“Nhiều người chạy trên đường phố như điên khùng, tôi phải đóng cửa hàng từ 19g và không dám bước ra đường” - báo South China Morning Post dẫn lời một chủ cửa hàng trong khu vực xảy ra bạo động.

Theo South China Morning Post, vụ việc bắt đầu từ tối 10-6 khi cảnh sát Tân Đường đi dẹp hàng rong trên phố. Một cặp vợ chồng bán hàng rong người Tứ Xuyên đã cãi cọ dữ dội với cảnh sát và người vợ mang thai bị đẩy ngã. Vụ việc khiến cộng đồng người lao động nhập cư từ Tứ Xuyên bức xúc, từ sáng 11-6 cả ngàn người đã bao vây đồn cảnh sát Tân Đường để phản đối và bạo lực bùng phát.

Cuối tuần trước, hơn 1.500 người dân thành phố Lichuan, tỉnh Hồ Bắc đã đụng độ dữ dội với cảnh sát sau vụ một ủy viên hội đồng nhân dân địa phương bị chết trong đồn cảnh sát. Thời báo Hoàn Cầu cho biết người này bị bắt vì tội nhận hối lộ từ nhà thầu xây dựng, nhưng người dân địa phương lại cho biết trước đó ông đã vận động người dân chống lại việc chính quyền địa phương thu hồi một diện tích đất đai lớn trong thành phố.

Nhà chức trách đã phải bắt giữ hai công tố viên địa phương có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Cảnh sát phải điều xe bọc thép đến tuần tra ở Lichuan để giữ gìn an ninh.

Nhân Dân Nhật Báo đưa tin ngày 6-6 ở Triều Châu, Quảng Đông, khoảng 200 công nhân nhập cư cũng từ Tứ Xuyên đã đụng độ với cảnh sát địa phương và đập phá xe cộ. Ít nhất 40 chiếc xe đã bị đập nát. Vụ việc xảy ra sau khi một công nhân nhập cư làm việc tại một nhà máy đồ gốm địa phương bị ông chủ đâm do cãi cọ về chuyện lương bổng. Cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương.

Cộng đồng công nhân nhập cư đã nổi giận, đòi chính quyền địa phương phải trừng phạt kẻ thủ ác và bạo lực xảy ra.

Tháng trước, ở khu tự trị Nội Mông, hàng trăm người gốc Nội Mông bản địa đã đổ ra đường biểu tình phản đối vụ xe tải một mỏ than đâm chết một người chăn nuôi gia súc địa phương. Người dân Nội Mông cũng bức xúc với việc ngành khai thác than do người Hán kiểm soát đã hủy hoại sinh thái và môi trường sống ở Nội Mông, cũng như đe dọa tới truyền thống sinh hoạt du mục của người bản xứ.

Trong ba tuần vừa qua cũng xảy ra liên tiếp ba vụ đánh bom ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, hôm 10-6 một người đàn ông “muốn trả thù xã hội” đã cho nổ bom bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương ở thành phố cảng Thiên Tân, làm ít nhất hai người bị thương. Người này mang theo tới 20 quả bom tự tạo và ném bốn quả vào tòa nhà chính quyền huyện Hexi. Không rõ bao nhiêu quả bom đã nổ.

Một ngày trước đó, một cảnh sát đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ nổ ở đồn cảnh sát thị trấn Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Nam. Toàn bộ đồn cảnh sát bị phá hủy. Chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân vụ nổ là do tai nạn, xuất phát từ chất nổ chứa trong đồn.

Tuy nhiên, một số nguồn tin khẳng định đây là vụ tấn công báo thù cảnh sát tham nhũng. Hai tuần trước đó, một người đàn ông 52 tuổi cho nổ ba quả bom ở trước tòa nhà hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây. Hung thủ, bị chết trong vụ nổ, đã bày tỏ sự tuyệt vọng trên Internet về việc không thể đòi bồi thường vì bị thu hồi đất đai.

Những vụ bạo động và đánh bom này đang làm lộ rõ sự bất ổn đáng báo động trong xã hội Trung Quốc vốn xuất phát từ những bức xúc xã hội liên quan đến tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và nạn tham nhũng, đặc biệt là từ việc thu hồi đất đai.

Tân Hoa xã cho biết ý thức sâu sắc trước nguy cơ này, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã lên tiếng cảnh báo về những “mâu thuẫn xã hội sâu sắc” tại nước này. Ông yêu cầu chính quyền cần có những nỗ lực khẩn cấp và lâu dài để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hệ thống hành chính, luật pháp và cách thức điều hành đất nước”.

HIẾU TRUNG

=================================================

Trong " Lời tiên tri 2011 " , một thành viên của diễn đàn đã dự báo: " Trong năm nay sẽ xuất hiện một cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền Trung Quốc với dân chúng " . Sự việc có vẻ đang từ từ chứng nghiệm.

Tân Hoa xã cho biết ý thức sâu sắc trước nguy cơ này, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã lên tiếng cảnh báo về những “mâu thuẫn xã hội sâu sắc” tại nước này. Ông yêu cầu chính quyền cần có những nỗ lực khẩn cấp và lâu dài để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hệ thống hành chính, luật pháp và cách thức điều hành đất nước”.

Nhận xét thực trạng và ý tưởng là một chuyện. Để có ý tưởng này không cần đến cấp Chủ tịch một quốc gia. Có điều là chỉ có Chủ tịch một quốc gia mới dám thẳng thừng như vậy. Nhưng yếu tố căn bản là phương pháp nào để thực hiện thì thật là khó khăn lắm thay!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả quốc tế bàn về an ninh Biển Đông

VnExpress

Thứ ba, 21/6/2011, 07:24 GMT+7

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm qua khai mạc hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington, Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vùng biển này.

Tới dự hội nghị có khoảng 20 chuyên gia hàng đầu thế giới về vấn đề Biển Đông, cùng khoảng 80 quan chức cấp cao, các nhà quản lý cùng đại diện của nhiều cơ quan truyền thông. Đến từ Việt Nam tham dự hội nghị này có tiến sĩ Trần Trường Thủy, giám đốc chương trình nghiên cứu Biển Đông, luật sư Nguyễn Duy Chiến và tiến sĩ Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao.

Posted Image

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila, Philippines tháng 5. Ảnh: AP. Hội nghị tập trung vào 4 chủ đề chính, gồm đánh giá lợi ích và vai trò của các bên tại Biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây trên Biển Đông, đánh giá hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế về an ninh hàng hải hiện nay tại Biển Đông, các kiến nghị về chính sách nhằm tăng cường an ninh tại Biển Đông. Các chủ đề nói trên được lần lượt chia đều trong chương trình làm việc kéo dài hai ngày của hội nghị.

Trong ngày làm việc thứ nhất, các học giả tập trung thuyết trình và thảo luận về lợi ích và vai trò của các bên tại Biển Đông, cũng như những diễn biến gần đây tại vùng biển này. Tối 20/6, tức là sáng nay theo giờ Hà Nội, sau khi kết thúc ngày thứ nhất của hội nghị, các đại biểu nghe phát biểu của nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ John McCain.

Hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” được tổ chức ngay trước Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 tại Indonesia. Hội nghị sẽ kết thúc trong ngày hôm nay, 21/6.

Tình hình tại Biển Đông thời gian qua đột ngột căng thẳng sau các vụ tàu Trung Quốc cắt cáp và cản trở hoạt động của các tàu khảo sát địa chấn thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Trung Quốc đồng thời có những va chạm với Philippines trên Biển Đông. Giới phân tích cho rằng những động thái gần đây của Trung Quốc nằm trong toan tính biến yêu sách đường 9 đoạn trên Biển Đông thành hiện thực, khiến vấn đề an ninh hàng hải trên vùng biển này bị đặt trước nhiều câu hỏi lớn.

Phan Lê

=========================================

Vấn đề là một hiệp định, nghị quyết quốc tế được bảo trợ, còn bàn như thế này chỉ là chia sẻ, an ủi nhau cho vui....

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁI GÌ ĐÂY?

Posted Image

2h đêm òi, nhìn bát phở bò của bác Thiên Sứ mà đau hết cả lòng

Đói meo mà chả mò được cái gì để ăn, hic hic

Share this post


Link to post
Share on other sites

McCain: Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông

Thứ ba, 21/6/2011, 11:45 GMT+7

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain kêu gọi Washington tăng cường hỗ trợ các nước Đông Nam Á về quân sự và chính trị để đối phó với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Posted Image

Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại hội thảo về Biển Đông ở Washington. Ảnh: AFP.

Ông McCain nói Mỹ nên giúp các nước thành viên ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải" tại vùng biển tranh chấp, Bloomberg đưa tin.

Nghị sĩ kỳ cựu của đảng Cộng hòa nói rằng chính phủ Mỹ nên dùng các biện pháp ngoại giao để giúp ASEAN giải quyết mâu thuẫn nội bộ và "thiết lập một mặt trận thống nhất".

"Trung Quốc muốn lợi dụng chia rẽ giữa các thành viên ASEAN để thực hiện mục tiêu của họ", AFP dẫn lời McCain tại phát biểu tối 20/6 (sáng nay giờ Hà Nội) tại hội thảo về Biển Đông do Trung tâm chiến lược quốc tế tổ chức.

Thượng nghị sĩ cũng ca ngợi chính sách bảo vệ quyền tự do hải hành ở Biển Đông của chính phủ Tổng thống Barack Obama song khẳng định chính phủ Mỹ cần đi xa hơn nữa. Ông cho rằng Mỹ cần cho các nước khác biết rằng "Mỹ chấp nhận hoặc không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta sẵn sàng ủng hộ hành động nào", đặc biệt là để bảo vệ Philippines, một nước đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.

McCain hoan nghênh quan hệ hợp tác với Bắc Kinh và không muốn xảy ra xung đột. Tuy nhiên, thượng nghị sĩ chỉ trích "thái độ hung hăng" và "những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở" của Trung Quốc, coi là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông gần đây.

Tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không dùng tới bạo lực ở Biển Đông và yêu cầu các bên "nỗ lực hơn nữa vì hòa bình và ổn định trong khu vực". Trung Quốc cũng yêu cầu các bên không liên quan không can dự vào tình hình Biển Đông. Phát ngôn này đưa ra sau khi thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp trên biển tại khu vực Đông Nam Á.

Hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông tại Mỹ diễn ra trong hai này, quy tụ các chuyên gia, học giả, quan chức nổi tiếng liên quan đến vấn đề này. Đến từ Việt Nam có ba học giả.

Mai Trang

=============================================

Ông McCain quả là dũng cảm. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, mọi cái đều phải đưa vào luật hoặc những văn bản tương đương mới có hiệu lực. Còn không thì chỉ mang tính quảng cáo. Ngày xưa tổng thống Hoa Kỳ Nixon có nhiều cam kết miệng rất mạnh mẽ. Nhưng khi ông ta xuống thì chẳng còn gì cả. Giá như ông McCain trình một đạo luật cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông của Hoa Kỳ chẳng hạn . Ấy là thí dụ thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng loạt phố ở VN treo đèn lồng: Một kiểu học đòi?

23/06/2011 13:51:56

Posted Image - Trước khi Phố Huế (Hà Nội) treo đèn lồng đỏ, hàng loạt tuyến phố ở nhiều tỉnh thành như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa... cũng đã treo loại đèn này. Bee.net.vn xin đăng tải ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này.

GS Sử học Chương Thâu: Một kiểu học đòi

Theo tôi treo đèn lồng chưa bao giờ là văn hóa, truyền thống của Việt Nam. Hội An là một chuyện khác. Việt Nam có đèn kéo quân, hay đèn xếp giấy như ở quê tôi nhưng chỉ chơi những dịp Trung thu mà thôi, và khác với đèn lồng ở Hội An.

Một nửa thế kỉ nay tôi sống ở Hà Nội chưa từng thấy có việc treo đèn lồng trên các tuyến phố, nên việc này cũng mới đây thôi. Nó cho thấy sự vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết của chúng ta. Cũng là một kiểu học đòi.

Vậy phải treo gì khi nhà có lễ? Đấy là một câu hỏi khó cần suy nghĩ thêm. Tôi thấy ở Việt Nam ta từ lâu đã có thói quen trang hoàng thiếu ý thức, treo nhiều, lộn xộn, có khi chẳng ăn nhập gì, rồi băng rôn khẩu hiệu hết lễ rồi nhưng để mãi chẳng gỡ…

Posted Image

Phố đèn lồng tại TP Thái Bình. Ảnh: Bee

Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp hội VHNT Hà Nội: Đèn dây trên phố Hà Nội đều của Trung Quốc

Vấn đề này cũng không có gì to tát quá. Chúng ta cần ghi nhận ý định tốt là người ta muốn trang hoàng phố xá cho đẹp vào các dịp lễ. Nhưng do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết nên mới xảy ra chuyện như vậy. Nhất là vừa rồi theo con đường buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc, các loại đèn lồng, đèn dây trang trí đủ chủng loại và đẹp mắt vào Việt Nam, người ta thấy tiện dụng, lại thêm lười suy nghĩ nên dùng luôn.

Đèn dây trang trí trên các phố ở Hà Nội hiện nay, đặc biệt dịp Đại lễ năm ngoái, đều là mua từ Trung Quốc cả, vì ở Việt Nam có đâu mà mua. Đúng là việc treo đèn lồng đỏ làm cho phố ta bị giống phố Tàu thật, vì đó là loại đèn rất đặc trưng của văn hóa Trung Quốc. Việc này chỉ cần giải thích cho người dân hiểu và dỡ xuống là được.

Nhưng chúng ta cũng phải tính chuyện có cái gì thật Việt Nam để treo vào dịp lễ. Việt Nam cũng có các loại đèn lồng truyền thống, với nhiều kiểu dáng, màu sắc chứ không chỉ hình tròn và màu đỏ, nhưng có ai sản xuất đâu, lấy gì mà dùng”.

GS. TS Trần Văn Khê: Treo để làm đẹp cũng chẳng sao

Bản thân tôi không phản đối việc treo đèn lồng có chữ, họa tiết Trung Quốc với mục đích trang trí, làm đẹp. Ngày xưa, rất nhiều gia đình cũng thường treo các bức hoành phi, câu đối có chữ Trung Quốc. Ngày trước, khi chưa xuất hiện chữ Quốc ngữ, người Việt đã cũng học và dùng chữ Hán.

Nhưng việc treo đèn lồng đỏ có in họa tiết và chữ Trung Quốc vào thời điểm này là không phù hợp với lòng người.

Theo tôi được biết, Việt Nam không có văn hóa đèn lồng đỏ. Ở Hội An, người dân thường treo đèn lồng nhưng đèn lồng ở đó rất đa dạng về màu sắc và không có chữ hay họa tiết Trung Quốc. Ngày trước, ở miền Bắc, các gia đình thường treo đèn kéo quân; ở miền Nam treo các loại đèn xếp bằng giấy.

Nguyễn Hoàng Diệu Thủy - Phan Tú

===================================

Suy cho cùng thì chẳng có cái gì gọi là văn hóa Hán cả. Chỉ có chữ Hán mà thôi. Đèn lồng đỏ chính là mặt trời phương Nam. Nhưng hàng ngàn năm đã trôi qua, nghiễm nhiên nó được coi là thuộc về văn hóa Hán. Đã vậy lại do Trung Quốc sản xuất và ghi chữ Trung Quốc nữa. Trong trường hợp nhạy cảm này. Treo đèn lồng đỏ thật là vô cảm và thiếu ý thức. Tại sao họ không treo đèn xếp. Rất đặc thù Việt tộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phan Thị Bích Hằng ‘nhảy’ vào kinh doanh địa ốc

Tác giả: Nguyễn Nga

Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

(VEF.VN) - Nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng vừa chính thức ra mắt các thành viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội hôm 20/6. Tại đây, chị đã có phát biểu với tư cách lãnh đạo cấp cao của một tập đoàn đa ngành, đang đầu tư vào bất động sản khu vực Trung - Nam.

Mặc chiếc váy lụa trắng, trang điểm nhẹ nhàng, tươi tắn, giao tiếp cởi mở trong vai trò chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản, nhà ngoại cảm Bích Hằng đã là điểm nhấn thu hút, tạo nên bất ngờ thú vị đối với các thành viên có mặt trong buổi sinh hoạt quý II, chủ đề Chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội đầu tư thời kỳ bất động sản biến động của Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội.

Qua lời tự giới thiệu và tấm cardvisit gửi đến những người quan tâm, chị hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phương Trang (Futa group) - doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ôtô, du lịch và bất động sản có quy mô tại các tỉnh thành miền Trung và Nam. Chị cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Phương Trang Hà Nội (Futa Land).

Posted Image

Cảm nhận được sự tò mò xen lẫn bất ngờ của khán phòng, phát biểu trong vai trò thành viên mới gia nhập Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, nhà ngoại cảm bày tỏ: Mọi người trước nay nhìn thấy Bích Hằng ở đâu thì đó là tâm linh hay phong thuỷ nhưng ít người nghĩ rằng có một ngày nào đó trên thị trường bất động sản tự nhiên lại xuất hiện một Phan Thị Bích Hằng.

"Từ mặt đất trở xuống tôi đã làm 20 năm nay, tại sao tôi lại không làm từ mặt đất trở lên cho cộng đồng, xã hội. Xã hội người âm tôi đã làm nhiều rồi, thế thì bây giờ tôi làm cho dương trần này" - chị nói.

Hơn chục phút còn lại, Bích Hằng dành thời gian giới thiệu đôi nét về tập đoàn Phương Trang, về ưu thế của các dự án khu đô thị sinh thái mà tập đoàn này đầu tư tại Đà Nẵng, TP.HCM, xen lẫn là cảm nhận, đánh giá chủ quan của chị về thị trường bất động sản trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

"Tôi đến trong lúc thị trường đang khủng hoảng, Phương Trang Hà Nội lại ra đời, liệu đây có phải là tự mình đương đầu với bão tố không?

- Tôi cho rằng trong cuộc sống có rất nhiều sự khủng hoảng, nhưng khủng hoảng đấy để đi đến diệt vong hay khủng hoảng ấy để đi đến phát triển, hoàn toàn là do con người mỗi chúng ta. Bất động sản luôn thăng trầm theo đường hình sin nhưng tôi cho rằng khủng hoảng đang kéo thị trường bất động sản trở lại giá trị thực, chứ không phải là bong bóng, không phải là 1 tỷ 1m2 đất mà khiến cho bạn tôi ở Nhật Bản cũng choáng váng vì đất Hà Nội đắt hơn cả đất ở Tokyo... ".

Posted Image

Với con mắt của một người am hiểu phong thuỷ, Bích Hằng đánh giá địa điểm Đà Nẵng hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Đó là nơi được mệnh danh sở hữu một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây và hạ tầng giao thông thuận tiện trong khi giá bất động sản nhiều vị trí đắc địa còn thấp.

Về thị trường Hà Nội và vấn nạn đô thị, biệt thự bỏ hoang, chị lý giải đó là do bất động sản rơi vào đầu cơ. Chị thổ lộ băn khoăn: ai cũng mong đầu cơ, kiếm lời thì không biết quỹ tiền nào sinh ra để cho khoảng cách từ giá trị thực đến lợi nhuận mà các nhà đầu cơ đang mong mỏi kiếm tìm.

Vì vậy, mỗi thành viên câu lạc bộ phải góp 1 tiếng vỗ tay để tạo nên tràng vỗ tay giòn giã và lành mạnh của thị trường, để những người có nhu cầu thực sự, những nhà đầu cơ chuyên nghiệp đều kiếm tìm được nhà ở và cơ hội đầu tư, giữ tiền an toàn trong lúc biến động khôn lường.

Sự hiện diện, tham gia của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng - người đã đối thoại với hơn 6.000 linh hồn liệt sĩ hôm 20/6, được ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch Câu lạc bộ gọi đó là niềm bất ngờ, vinh hạnh đặc biệt.

Chia sẻ với PV VEF.VN, Bích Hằng cho biết chị chính thức đầu quân ở lĩnh vực bất động sản cho Tập đoàn Phương trang từ đầu năm 2011. Đây là lĩnh vực chị hứng thú và muốn có thêm nhiều trải nghiệm để phục vụ công việc giảng dạy tại trường đại học - vốn đậm tính lý thuyết mà ít thực tế.

Ngoài kinh doanh, chị cho biết vẫn dành thời gian cho công tác ngoại cảm và làm việc tại Trường Đại học Quản trị Kinh doanh Hà Nội.

=================================

Nói chung thị trường Bất động sản năm nay èo uột ở tầm vĩ mô. Không chỉ ở Việt Nam mà nói chung trên thế giới. Còn mấy tay cơm, buôn đi bán lại vài căn hộ, mấy miếng đất thì vẫn có thể có chút đỉnh. Bởi vậy, nào hội thảo, nào đưa cả Bích Hằng vào cuộc thì cũng chỉ nhúc nhích có tính cục bộ của riêng một Cty thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư ngỏ của GS Phạm Duy Hiển gửi Thủ tướng Naoto Kan

23/06/2011 08:31:52

Posted Image - LTS: Nhận 100 ngày Fukushima và 100 năm khoa học hạt nhân, GS chuyên ngành hạt nhân Phạm Duy Hiển đã có thư ngỏ gửi Thủ tướng Naoto Kan. Bee.net.vn xin đăng tải toàn bộ nội dung bức thư này.

TIN LIÊN QUAN

Kính thưa Ngài Thủ tướng Naoto Kan,

Tròn 100 năm trước, lần đầu tiên con người đã nhìn thấy những cấu trúc rất bé nằm sâu trong lòng vật chất gọi là hạt nhân nguyên tử. Ba mươi năm sau đó, một cơ cấu lò phản ứng ra đời chứng minh nguồn năng lượng vĩ đại trong cấu trúc ấy có thể khai thác và chế ngự được. Nhưng chưa đầy bốn năm sau, có trong tay thành quả lao động của hàng trăm nhà khoa học quy tụ quanh dự án Manhattan, quân đội Mỹ đã mang hai quả bom nguyên tử dội xuống Hiroshima và Nagasaki, chẳng phải để buộc nước Nhật của Ngài nhanh chóng đầu hàng, mà cốt phô trương sức hủy diệt bằng nguyên tử trong thời hậu chiến. Những nhà khoa học tài ba thai nghén ra hai quả bom ấy đã bất lực không ngăn được nhà cầm quyền gây ra thảm họa trên đất Nhật. Cũng chính từ đó, người dân khắp nơi mới biết đến hạt nhân nguyên tử và đồng nghĩa nó với bom nguyên tử gây tang thương bất hạnh cho con người. Thật là oan!

Posted Image

Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima được giữ nguyên trạng để nhắc nhở loài người về sức mạnh hủy diệt của bom nguyên tử. Ảnh: IE

Điện hạt nhân (ĐHN) xuất hiện vào thập kỷ năm mươi sau chiến tranh đã giải tỏa nổi oan này. Một không khí lạc quan dâng trào khiến rất ít ai trong giới khoa học lúc ấy (trong đó có người viết lá thư này) nghĩ rằng một ngày nào đó ĐHN lại sẽ mang bất hạnh đến cho con người. Song chính thói chủ quan và tự tin quá độ ấy đã dẫn đến tai nạn ở Three Mile Island, và nhất là ở Tchernobyl. Chưa lên đến cao trào, ĐHN đã phải thoái trào. Suốt hơn ba thập kỷ, nước Mỹ không xây thêm một nhà máy nào.

Trong bối cảnh ấy tôi hết sức khâm phục người Nhật. Dù đã chịu tang thương từ hai quả bom nguyên tử, lại bị vành đai địa chấn bám sát bờ biển phía đông, đa số người Nhật vẫn chấp nhận rủi ro để có ĐHN bảo đảm an ninh cho cỗ xe kinh tế nước mình. Một chương trình khoa học công nghệ ĐHN đồ sộ và tốn kém nhất được triển khai trong nhiều thập kỷ. Tôi nghĩ rằng người Nhật chấp nhận ĐHN không phải vì tin mọi thứ đều hoàn hảo như các tập đoàn năng lượng thường huyênh hoang. Trên hết, họ tin vào thực lực công nghệ tiên tiến của Nhật Bản có thể giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra sự cố, và nếu xảy ra, sẽ hạn chế tối đa tác hại của chúng. Đây là niềm tin vào đội ngũ khoa học hạt nhân đầy truyền thống của Nhật, bắt đầu từ H. Yukawa và Y. Nishina, hai nhà bác học đã từng để lại những phát minh lớn về vật lý hạt nhân ngay từ trước thế chiến II. Các thế hệ tiếp theo cũng vậy, Nhật Bản luôn có đội ngũ hạt nhân hùng hậu, những viện nghiên cứu ở tuyến đầu thế giới. Posted Image

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Ảnh: IE

Nhưng - kính thưa Thủ tướng - một lần nữa thảm họa hạt nhân lại tìm đến người Nhật. Một giờ sau cơn động đất và sóng thần tàn phá tan hoang vùng đông bắc, khi biết tin mất điện tại nhà máy Fukushima, Ngài đã thốt lên: “đây mới thực sự là hiểm họa”. Tờ mờ sáng hôm sau Ngài bay đến tận hiện trường, chui vào boong-ke có tường bê tông cản xạ, tranh cãi với TEPCO và thúc dục họ mở van thoát khí phóng xạ ra ngoài. Những ngày sau đó, xuất hiện trước truyền hình với vẻ mặt thấm mệt bởi sức nặng đè lên vai, Ngài cúi rạp trước quốc kỳ và trước cử tọa để nhận lỗi. Có một lúc nào đó, tôi đã đọc được suy tư trên nét mặt Ngài: vì đâu ra nông nỗi này?

Nhưng nỗi đau này đâu phải chỉ riêng Ngài. Giờ đây, khi Fukushima tròn một trăm ngày, mọi chuyện đã sáng tỏ để rút ra bài học cho ĐHN bước tiếp khi khoa học hạt nhân đã tròn một trăm tuổi. Chế ngự năng lượng hạt nhân đã và sẽ không bao giờ là việc dễ dàng. Diễn biến ở Fukushima đã không đến mức tồi tệ nếu cả hệ thống ĐHN Nhật Bản không chìm đắm trong bản giao hưởng “mọi thứ đều hoàn hảo” do các tập đoàn năng lượng dàn dựng. Những tiếng nói chân chính đều bị xem là tiếng đàn lạc điệu. Đội ngũ khoa học tài ba của nước Nhật đã không được phát huy để ngăn chặn tai họa và xử lý các tình huống đã xảy ra. Nhà khoa học Nhật Y. Yamaguchi đã nhận xét chí lý: “động đất và sóng thần chỉ châm ngòi, chính nước Nhật mới tạo điều kiện để thảm họa xảy ra như thế”. Bài học lớn nhất rút ra từ Fukushima là con người, chứ không phải máy móc tối tân, mới chính là nhân tố quyết định bảo đảm an toàn ĐHN.

Giờ đây, khi quá nhiều vụ việc tiêu cực, mờ ám, của những nhóm lợi ích lũng đoạn các cơ quan nhà nước được phanh phui trong nỗi tuyệt vọng mà hàng triệu con người đang nếm trải thì đại đa số người Nhật phải nói không với ĐHN. Chính vì dân mất lòng tin nên mới đây tại Pháp, Ngài đã tuyên bố đình chỉ chương trình xây hàng chục lò phản ứng mới, thay vào đó là phát triển năng lượng tái tạo. Một khi nước Nhật cam kết thúc đẩy năng lượng tái tạo, thì đây sẽ là bước ngoặt đáng mừng cho cả thế giới. Tôi chờ xem liệu đây phải chăng là chính sách nhất quán chính thức của chính phủ Nhật trong tương lai?

Kính thưa Thủ tướng,

Thảm họa Fukushima xảy ra đúng vào lúc Việt Nam vừa mới khởi động dự án ĐHN. Dự án này đã từng nằm trong chương trình nghị sự khi Ngài công du sang Việt Nam hồi cuối năm ngoái. Dự án đồ sộ này đã được chính các tập đoàn năng lượng Nhật tham gia tư vấn và cổ vũ nó trong suốt mười năm qua. Họ cũng đã hào phóng tạo điều kiện cho nhiều người Việt Nam sang tham quan ĐHN ở Nhật để từ đó du nhập về nước bản giao hưởng mọi chuyện đều rất hoàn hảo. Nhưng đất nước chúng tôi đâu có mấy người biết công nghệ ĐHN để có thể khởi động một chương trình đồ số xây hàng chục lò phản ứng từ 2020 đến 2030?

Cho nên tôi thiết nghĩ nên lùi thời hạn khởi công lại khoảng mười năm để nước Nhật giúp chúng tôi đào tạo đội ngũ chuyên gia thành thạo, thúc đẩy các dự án về năng lượng tái tạo, sớm xóa bỏ tình trạng sử dụng điện năng quá lãng phí và rất kém hiệu quả như hiện nay. Việt Nam đang rất thiếu điện, nhưng những nội dung hợp tác này sẽ giúp giải quyết bài toán thiếu điện hiệu quả hơn nhiều, không nhất thiết phải vội vàng khởi công ĐHN khiến người dân phải lo âu sau khi họ đã chứng kiến những thảm cảnh ở Fukushima trong những ngày qua.

Rất mong Ngài xem xét.

Xin chúc sức khỏe Ngài.

Kính thư.

Phạm Duy Hiển - GS chuyên ngành hạt nhân

============================================

Cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng đông. Một bài toán vĩ mô cần giải quyết chính là năng lượng. Điện hạt nhân bị từ chối, Thủy điện cũng cho thấy tác hại trực tiếp đến môi trường.....Than củi gây hiệu ứng nhà kính......Dầu mỏ, than sẽ cạn kiệt......Trong tương lai, con người sẽ phải sử dụng năng lượng gần như vĩnh cửu của thiên nhiên, như: Năng lượng gió, điện mặt trời, năng lương tái tạo từ chất thải.....Nhưng điều này sẽ liên quan đến quy hoạch đô thị và nhà ở trong tương lai. Nếu không giải quyết đồng bộ thì sẽ khó thực hiện...... Lý học gọi là cân bằng Âm Dương.

Đề nghị tạm chậm lại của ông Phạm Duy Hiển là chính xác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản 'quyết chiến' Trung Quốc?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :1:48 PM, 23/06/2011

Trước những động thái cứng rắn, có phần hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, Tokyo ráo riết tăng cường tìm kiếm đồng minh cả Âu lẫn Á nhằm tạo “lá chắn thép” bảo vệ lợi ích của mình và đủ tầm đối chọi với “rồng Trung Quốc”.

Giúp Mỹ trở lại châu Á

Sau phiên họp “2+2” diễn ra ngày 21/6, Mỹ - Nhật cùng nhận định sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang khiến tình hình an ninh khu vực bất ổn. Hai nước sẽ nỗ lực phối hợp để ngăn chặn âm mưu bành trướng quân sự của Bắc Kinh.

Posted Image

Nhật, Mỹ toan tính thắt chặt hợp tác để đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, ông Dương Bá Giang trong bài trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu khẳng định, tốc độ phát triển của Trung Quốc đang gia tăng áp lực với Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản.

Những tranh chấp Trung – Nhật trên vùng biển Hoa Đông khiến Tokyo luôn ráo riết tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của các nước có mâu thuẫn ở bất kỳ lĩnh vực nào với Trung Quốc. Còn với Mỹ, Nhật chính là điểm tựa vững chắc để nước này quay lại châu Á và hợp tác với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, kìm hãm và ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc là chiến lược phù hợp với lợi ích chung của Mỹ, Nhật trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.

Theo AP, tuyên bố chung Mỹ - Nhật sau phiên họp “2+2” vừa qua đặc biệt chú trọng nội dung: “Hai nước sẽ đôn đốc trách nhiệm nước lớn của Trung Quốc trong gìn giữ ổn định, phồn vinh của khu vực, phát huy tinh thần hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế và tuân thủ các điều lệ quốc tế của nước này” và “kêu gọi giải quyết vấn đề Đài Loan bằng hòa bình đối thoại”.

Đặc biệt là dư luận Nhật Bản đang phản ứng gay gắt trước thỏa thuận vừa được hai nước thông qua về việc lui kế hoạch di dời căn cứ hải quân Mỹ Futenma trên đảo Okinawa sau năm 2014.

Posted Image

Căn cứ Futenma của hải quân Mỹ trên đảo Okinawa.

Theo một thoả thuận năm 2006 giữa Washington và Tokyo, 8.000 lính thuỷ quân lục chiến sẽ được chuyển từ phía Nam đảo Okinawa tới khu ít dân cư sinh sống trên đảo Guam vào năm 2014. Kế hoạch di dời này hướng tới mục tiêu giảm bớt “sự tàn phá" của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa.

Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm an ninh song phương, lãnh đạo cấp cao hai nước quyết định lùi thời hạn di dời căn cứ khá tốn kém này. Theo Washington Post, thỏa thuận này là nước cờ chiến lược của hai nước nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp để đối chọi với một Trung Quốc đang không ngừng lớn mạnh. “Sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Okinawa trong thời điểm hiện tại là minh chứng cho liên minh vững chắc Mỹ - Nhật, góp phần tích cực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là đối chọi với sự hung hăng và không biết điều của Trung Quốc”.

"Hai nước đang nỗ lực thắt chặt hợp tác trên phạm vi rộng hơn, nhằm giải quyết các vấn đề và thách thức", bà Clinton phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm.

'Bắt tay' ASEAN 'chọi' Trung Quốc?

Căng thẳng biển Đông những ngày qua vẫn chưa có dấu hiệu “nguội dịu”, báo chí Nhật Bản lại "đổ dầu vào lửa" khi lên tiếng kêu gọi các nước ASEAN “bắt tay” Tokyo để “đối chọi’ với Trung Quốc. Tờ Yomiuri Shimbun ngày 20/6 đăng bài xã luận có nhan đề “Nhật Bản cần xây dựng liên minh quốc tế để ứng phó với Trung Quốc”. Bài báo nhận định, những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN vẫn diễn biến phức tạp. Trung Quốc liên tục thể hiện thái độ cứng rắn, khiến nhiều nước quan ngại về hòa bình, ổn định tại biển Đông.

Trong bối cảnh này, lãnh đạo cấp cao Nhật Bản và Indonesia khẩn cấp nhóm họp tại Tokyo ngày 17/6 vừa qua và thống nhất sẽ tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề bảo đảm an ninh tại biển Đông và chống hải tặc tại eo biển Malacca.

Posted Image

Nhật Bản đang tìm kiếm sự ủng hộ của Indonesia trong bảo vệ các lợi ích trên biển. Ảnh minh họa

Bài báo cũng khẳng định, nếu Tokyo và Jakarta thông qua đối thoại tăng cường hợp tác nhằm duy trì ổn định toàn khu vực thì ý đồ bành trướng và âm mưu “siêu cường biển” của Trung Quốc sẽ bị “dập tắt”.

Tờ Nihon Keizai Shimbun ngày 20/6 cũng có bài viết về nội dung hợp tác này. Trong đó, tác giả nhấn mạnh, quan hệ chiến lược giữa Nhật Bản và Indonesia đóng vai trò quan trọng trong dàn xếp căng thẳng. Với vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN, Jakarta sẽ không dễ dàng trong điều chỉnh quan hệ với Bắc Kinh.

Hiện, Trung Quốc “lên gân” với các nước trong khu vực về vấn đề biển Đông. Và động thái này không những cản trở hoạt động thăm dò khai thác của Việt Nam và Philippines mà còn khiến cho tình hình thêm phần căng thẳng.

Mặt khác, Bắc Kinh cũng không ngừng sử dụng thực lực kinh tế và quân sự của mình để tận thu những lợi ích căn bản tại vùng biển này. Vì vậy, Nihon Keizai Shimbun nhận định, Nhật Bản cần khẩn trương tăng cường hợp tác với các nước ASEAN.

“Lôi kéo” thêm đồng minh

Ngoài động thái thân mật với Mỹ, sau phiên họp “2+2” vừa qua, Nhật Bản cũng tích cực lên kế hoạch hợp tác với Ấn Độ. Theo Washington Post, Tokyo hiểu rõ vị trí nước lớn của New Delhi trong khu vực và “tâm phục khẩu phục” động thái thận trọng của Chính phủ nước này trước sự nổi lên của rồng Trung Quốc trong thời gian qua.

Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và một số quôc gia Đông Nam Á cùng tham dự phiên họp “2+2” cũng bày tỏ sự đồng thuận trong việc tạo ra khối liên minh mới với trục chính Mỹ - Nhật nhằm tăng cường cảnh giác và đối chọi với động thái cứng rắn của Trung Quốc nhằm tận thu nguồn lợi trên biển.

Theo tờ Sankei Shimbun, đối mặt với những thách thức từ sự lớn mạnh của Trung Quốc, Australia sẽ tăng cường trang bị căn cứ quân sự tại Tây Bắc Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.

>> Tokyo 'bắt tay' ASEAN 'chọi' Trung Quốc?

Mai Anh (tổng hợp)

================================================

Bởi vậy, mới gọi là :

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

.............

Posted Image

............

“Lôi kéo” thêm đồng minh

............

Mai Anh (tổng hợp)

================================================

Bởi vậy, mới gọi là :

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Posted Image

A cố mới thắng được vài ván, đã nổ như pháo rang. Giờ gặp đội cờ bạc chuyên nghiệp, khổ a cố rùi... Đúng là ếch chết tại miệng.Loạng quạng thua bạc bán nhà chứ chẳng chơiPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

A cố mới thắng được vài ván, đã nổ như pháo rang. Giờ gặp đội cờ bạc chuyên nghiệp, khổ a cố rùi... Đúng là ếch chết tại miệng.Loạng quạng thua bạc bán nhà chứ chẳng chơiPosted Image

Ấy là tại cái số nó thế!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

A cố mới thắng được vài ván, đã nổ như pháo rang. Giờ gặp đội cờ bạc chuyên nghiệp, khổ a cố rùi... Đúng là ếch chết tại miệng.Loạng quạng thua bạc bán nhà chứ chẳng chơiPosted Image

======================================

Cờ bạc chuyên nghiệp nè!

======================================

Các đại gia thế giới tập trận hải quân

VnExpress

Thứ sáu, 24/6/2011, 18:19 GMT+7

Các tàu chiến của Nga, Pháp, và Anh đã tới căn cứ hải quân Norfolk, bang Virginia, để tham dự cuộc tập trận mang tên FRUKUS 2011 với Mỹ.

Posted Image

Tàu HMS Dauntless của Anh tới Norfolk để tham gia tập trận. Ảnh: US Navy.

FRUKUS là tên viết tắt của các nước thành viên Pháp, Nga, Anh và Mỹ. Cuộc tập trận kéo dài hai tuần, kết thúc vào ngày 1/7, nằm tăng cường an ninh hàng hải thông qua đối thoại mở và tăng cường tập huấn giữa các lực lượng hải quân.

Theo US Navy, cuộc diễn tập bao gồm hai phần - trên bờ và dưới biển. Khi ở trên cạn, các thủy thủ trên mỗi con tàu sẽ thực hành các bài tập như kiểm soát thiệt hại, chữa cháy và vận hành tàu.

Posted Image

Tàu FS Ventose của Pháp có mặt tại căn cứ hải quân Norfolk. Ảnh: US Navy.

Giai đoạn dưới biển bắt đầu vào tuần sau, bao gồm tập huấn về kiến thức lãnh hải, chống hải tặc và các chiến dịch ngăn chặn tàu địch.

Cuộc tập trận FRUKUS 2011 được lên kế hoạch từ tháng 12/2010, dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa các đại diện của lực lượng hải quân mỗi nước.

Phía Mỹ, tham dự cuộc tập trận có nhóm tàu tấn công Commander Carrier Strike Group 10, tàu khu trục Squadron 26 và tàu USS James E. Williams. Phía Pháp có tàu FS Ventose, Nga có tàu RFS Đô đốc Chabanenko và Anh có tàu HMS Dauntless.

Posted Image

Thủy thủ trên tàu Mỹ USS James E. Williams nhận dây ném từ tàu Đô đốc Chabanenko của Nga khi tàu này chuẩn bị nhập cảng tại căn cứ Norfolk. Ảnh: US Navy.

"Mục tiêu của cuộc diễn tập là thực hành sự phối hợp tác chiến giữa các tàu chiến thuộc lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia, nhằm chống hải tặc và bảo vệ các phái đoàn", phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Song Minh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung - Mỹ bàn chuyện 'chia sẻ' châu Á - TBD?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :9:13 AM, 22/06/2011

Washington và Bắc Kinh đang lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ mang tính chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai nước tại Hội nghị Trung - Mỹ lần thứ nhất bàn về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Hawaii vào ngày 25/6 tới đây.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Thôi Thiên Khải trong buổi họp báo tại Bắc Kinh hôm qua cho biết, Hội nghị này do ông và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell đồng chủ trì.

Ông Thôi khẳng định, hai bên sẽ tiến hành hội đàm về cục diện chung của châu Á - Thái Bình Dương và đưa ra các chính sách phát triển tương ứng, cũng như đề xuất những biện pháp tích cực nhằm giải quyết các vấn đề mang tính khu vực.

Posted Image

Mỹ - Trung sẽ "bắt tay" hợp tác nhằm đảm bảo lợi ích chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 1 của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, nguyên thủ quốc gia hai nước cũng đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong xây dựng mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược dựa trên nguyên tắc cùng tôn trọng, cùng có lợi. Trong đó nhấn mạnh: “thông qua hợp tác để nỗ lực xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong thế kỷ 21”.

“Thiết lập cơ chế đàm phán tới đây giữa hai nước là một bước tiến mới để thực hiện những đồng thuận chung đạt được giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và người đồng cấp Barack Obama trong chuyến thăm Mỹ trước đó”, Thứ trưởng Thôi Thiên Khải nhấn mạnh.

Cũng theo ông này, Hội nghị tới đây sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Trung - Mỹ và đem lại nhiều yếu tố tích cực cho vòng đối thoại kinh tế và chiến lược Trung - Mỹ lần ba.

Trung Quốc và Mỹ nằm ở phía Tây và phía Đông của Thái Bình Dương nên họ có các lợi ích trực tiếp tại khu vực. Đặc biệt là những năm gần đây, những lợi ích này càng được biểu hiện rõ nét.

Vì vậy, nội dung chính trong Hội nghị tới đây ngoài việc tập trung thảo luận cục diện chung của châu Á - Thái Bình Dương và các chính sách phát triển tương ứng, còn đề cập tới những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai tại khu vực này.

“Bắc Kinh hy vọng Hội nghị sắp tới sẽ đạt được kết quả tích cực, góp phần tăng cường tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, giải quyết mâu thuẫn đối đầu, nhằm thúc đẩy quan hệ song phương Trung - Mỹ ngày càng phát triển”, ông Thôi nhấn mạnh.

>> Cuộc 'đại mặc cả' Trung - Mỹ đi về đâu?

Mai Anh (theo Xinhua)

=======================================

Họp cho vui. Chẳng được cái tích sự gì! Rồi xem.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung - Mỹ bàn chuyện 'chia sẻ' châu Á - TBD?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :9:13 AM, 22/06/2011

Washington và Bắc Kinh đang lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ mang tính chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai nước tại Hội nghị Trung - Mỹ lần thứ nhất bàn về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Hawaii vào ngày 25/6 tới đây.

Posted Image

Mỹ - Trung sẽ "bắt tay" hợp tác nhằm đảm bảo lợi ích chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mai Anh (theo Xinhua)

=======================================

Họp cho vui. Chẳng được cái tích sự gì! Rồi xem.

====================================

Có người hỏi tôi: Tại sao ông lại cho là:

Họp cho vui. Chẳng được cái tích sự gì! Rồi xem.

Đây nhá! Chúng ta xem lại tên hai người đại diện sẽ bàn chiện này:

Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách châu Á Thái Bình Dương Kurt Campbell sẽ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải vào thứ Bảy tại Hawaii.

Như vậy một ông Tây Hoa Kỳ có cái tên đồng âm tiếng Việt là : Cúp! Cấm bàn.(Kurt Campbell). Còn vị kia thì có tên : Thiên Khải - tức là " Trời nói cái gì đó " . Nhưng trước cái tên Thiên Khải lại là :Thôi! - Thôi Thiên Khải - Thế thì còn quái gì để bàn? Posted Image.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc cảnh báo CHDCND Triều Tiên

24/06/2011 23:56

Yonhap hôm qua dẫn lời một số nghị sĩ thuộc Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc cho hay Trung Quốc đã cảnh báo CHDCND Triều Tiên không nên có hành động đụng độ với miền Nam.

Theo các nghị sĩ này, thông tin trên được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đưa ra trong một buổi họp hôm 23.6. Ông Lee nói Bắc Kinh đã chính thức thông báo với Bình Nhưỡng và Seoul rằng họ sẽ không can dự nếu xảy ra xung đột do miền Bắc khơi mào trước. Tuy nhiên, không rõ thông báo trên được đưa ra khi nào và Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chưa chính thức xác nhận chuyện này.

Trước đó, truyền thông Hàn Quốc dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt phát biểu tại Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Shangri-La diễn ra tại Singapore hồi đầu tháng rằng: “Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục CHDCND Triều Tiên không hành động liều lĩnh”.

Lê Loan

=========================================

Nhà cái đang chia bài......

Cờ bí thì dí tốt......Cũng chẳng bít thế nào. Trời kêu ai nấy dạ vậy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc cảnh báo CHDCND Triều Tiên

24/06/2011 23:56

Yonhap hôm qua dẫn lời một số nghị sĩ thuộc Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc cho hay Trung Quốc đã cảnh báo CHDCND Triều Tiên không nên có hành động đụng độ với miền Nam.

Theo các nghị sĩ này, thông tin trên được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đưa ra trong một buổi họp hôm 23.6. Ông Lee nói Bắc Kinh đã chính thức thông báo với Bình Nhưỡng và Seoul rằng họ sẽ không can dự nếu xảy ra xung đột do miền Bắc khơi mào trước. Tuy nhiên, không rõ thông báo trên được đưa ra khi nào và Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chưa chính thức xác nhận chuyện này.

Trước đó, truyền thông Hàn Quốc dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt phát biểu tại Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Shangri-La diễn ra tại Singapore hồi đầu tháng rằng: “Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục CHDCND Triều Tiên không hành động liều lĩnh”.

Lê Loan

=========================================

Nhà cái đang chia bài......

Cờ bí thì dí tốt......Cũng chẳng bít thế nào. Trời kêu ai nấy dạ vậy!

Họ cần ổn định trên biển Hoàng Hải để tập trung cho biển Đông đấy mà! Nhật và Đài Loan đã lên tiếng về biển Đông nên họ cần 2 miền Triều Tiên ổn định mà! Giờ mà VN phối hợp với Philipine đưa vấn đề ra LHQ, ông Ban Ki Mun ko thể ko lên tiếng thì TQ mới lưỡng đầu thọ địch, phải tạm dừng căng thẳng ở biển Đông.

Vấn đề là ai sẽ là người cầm cái trong ván bài biển Đông và định chơi đến đâu? Nếu muốn giành lại cả Hoàng Sa thì giờ chưa phải là thời điểm thích hợp. Tạm ngưng chiến, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, gây ảnh hưởng trên trường quốc tế thêm 10 năm nữa rồi ra 1 đòn quyết định mới có thể thu lại giang sơn cẩm tú của tổ tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những tháng cuối năm 2011: Thị trường bất động sản sẽ còn bi quan hơn

Posted Image

Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, những tháng cuối năm 2011 thị trường bất động sản sẽ khó khăn hơn, nhưng sụp đổ hoàn toàn khó có thể xảy ra. Trong 6 tháng cuối của năm 2011, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất đến 31/12/2011 tối đa là 16%. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (02) lần. Với yêu cầu này hàng chục nghìn tỷ đồng sẽ được rút khỏi lĩnh vực bất động sản. Đây chính là nguyên nhân chính sẽ khiến thị trường những tháng cuối năm tiếp tục ở tình trạng thanh khoản thấp, thị trường đứng trước áp lực lớn về giảm giá bán.

Cho đến nay, nhiều chủ đầu tư vẫn cầm cự được và tiếp tục xây dựng do đã bán được một phần căn hộ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đỗ Việt –Phó TGĐ Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long, nếu triển vọng thị trường không sáng sủa trong mấy tháng tới khiến chủ đầu tư không thể bán tiếp để huy động vốn từ người mua, trong khi nguồn tín dụng từ ngân hàng bị đóng lại, thì sức ép giảm giá là rõ ràng. Ông Việt khẳng định thị trường BĐS cả nước trong những tháng tới đây thậm chí còn bi quan hơn so với những gi đang diễn ra.

Với việc giảm giá, chiết khấu căn hộ tại Hà Nội, nhiều chuyên gia bất động sản nhận định đây là thời điểm tốt để mua vì giá nhà chung cư đang trở về giá trị thực. Tuy nhiên, thực tế thời điểm hiện nay lại cho thấy, lượng cung thì ngày càng tăng nhiều hơn với hàng loạt các dự án lớn, nhỏ không ngừng bung hàng ra thị trường, trong khi đó gần như nhà đầu tư, khách hàng lại đang đứng ngoài quan sát, giao dịch rất ít dẫn đến thị trường mất thanh khoản.

Ông Nguyễn Mạnh Hà –Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nhận định, từ đầu năm đến nay thị trường căn hộ chung cư gặp nhiều khó khăn do chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước. Thị trường Tp.HCM giá căn hộ giảm, giao dịch trầm lắng, hiện nay khoảng 9 triệu đồng/m2, cộng với tiền sử dụng đất, tiền chuẩn bị đầu tư, thủ tục pháp lý, GPMB,…hiện tại nhiều chủ đầu tư tại Tp.HCM đang bán căn hộ với giá trung bình khoảng 13-15 triệu đồng/m2 thì gần như không còn dư địa giảm giá nữa. Còn đối với thị trường chung cư Hà Nội, giai đoạn 2009-2010 giá chung cư đã tăng khoảng 40%, nhưng hiện nay cũng đang ở tình trạng giao dịch trầm lắng nhưng giá vẫn ở mức cao, chỉ giảm nhẹ trong những tháng gần đây, vì thế thị trường chung cư Hà Nội vẫn còn nhiều cơ hội giảm giá bán.

Posted Image

Chung cư Hà Nội sẽ còn giảm giá

Nhiều chủ đầu tư cấp 1 đã bán sản phẩm rồi, do đó những chủ đầu tư cấp 1 sẽ ít gặp rủi ro hơn. Đối với những chủ đầu tư cấp 2 năng lực tài chính yếu, vay tiền từ ngân hàng nhiều hoặc những người dân có khả năng tài chính mạnh tham gia đầu tư kinh doanh BĐS thời gian qua gặp nhiều rủi ro hơn. Do vậy, nếu nói là thắt tín dụng dễ dẫn đến đổ vỡ thị trường là hoàn toàn khó có thể xảy ra.

Nhiều chuyên gia trong giới bất động sản cũng đều nhận định, mặc dù thị trường hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về vốn nên nhiều chủ đầu tư dự án BĐS năng lực tài chính kém chắc chắn sẽ phải tính chuyện bán dự án hoặc sáp nhập dự án thành một phần sản phẩm của một công ty lớn khác, nhưng việc đổ vở của thị trường thì khó có thể xảy ra. Cũng vì quá khó khăn về vốn, nhiều dự án sẽ bị mua bán, sáp nhập hoặc dừng hẳn vì không có vốn tiếp tục triển khai… của thị trường

Dưới góc độ một nhà phân phối sản phẩm trên thị trường, Ông Nguyễn Quốc Khánh –Chủ tịch Công ty DTJ cho biết, trong thời gian kinh tế tăng trưởng, nhiều người dân đã có tài sản để tích lũy, sau khủng hoảng họ kỳ vọng vào kinh tế sẽ tốt hơn, do đó một phần tài sản đã được đầu tư vào chứng khoán, bất động sản,…tuy nhiên, khi gặp phải chính sách thắt chặt tín dụng, dòng tiền bị hạn chế thì thị trường sẽ gặp khó khăn, và thanh khoản thấp. Chính vì sự kỳ vọng đó, thời gian qua giá bất động sản đã giảm xuống đáng kể. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến giá BĐS tại nội đô Hà Nội giảm là do một phần dòng tiền được chuyển ra mua bất động sản ở khu vực ngoại thành

Ông Khánh nhận định, thị trường BĐS phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế vĩ mô của đất nước. Ông nhận định trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tới khi nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh trở lại khi lạm phát giảm, lãi suất giảm, khi đó thị trường bất động sản sẽ lại phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường bất động sản còn phụ thuộc khá nhiều vào một yếu tố khác đó là cơ sở hạ tầng, giá bất động sản sẽ tăng theo sự phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực đó.

Phạm An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung - Mỹ bàn chuyện 'chia sẻ' châu Á - TBD?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :9:13 AM, 22/06/2011

Washington và Bắc Kinh đang lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ mang tính chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai nước tại Hội nghị Trung - Mỹ lần thứ nhất bàn về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Hawaii vào ngày 25/6 tới đây.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Thôi Thiên Khải trong buổi họp báo tại Bắc Kinh hôm qua cho biết, Hội nghị này do ông và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell đồng chủ trì.

=======================================

Họp cho vui. Chẳng được cái tích sự gì! Rồi xem.

=======================================

Mỹ kêu gọi Trung Quốc đối thoại để giảm căng thẳng tại Biển Đông

Thứ Hai, 27/06/2011 - 06:41

(Dân trí) - Trong khuôn khổ cuộc họp Mỹ-Trung, vừa diễn ra tại Hawaii, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc làm giảm mức độ căng thẳng tại Biển Đông bằng con đường đối thoại.

Posted Image

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Kurt Campbell.

Đây là cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell.

Ông Campbell nhấn mạnh Mỹ mong muốn làm dịu căng thẳng trong khu vực. “Mỹ có lợi ích to lớn trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong vùng. Do vậy Washington tìm kiếm đối thoại giữa tất cả các bên liên quan”, ông Campbell nói.

Vẫn theo lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Mỹ và Trung Quốc đã đối thoại một cách cởi mở, thẳng thắn và xây dựng, giúp đôi bên hiểu rõ nhau hơn về ý định, chính sách và hành động đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Ông Campbell cũng bày tỏ với phía Trung Quốc rằng việc nước này tăng nhanh chi phí cho quốc phòng đã gây quan ngại trong khu vực. “Minh bạch và đối thoại hơn nữa sẽ giúp giảm bớt những quan ngại này”, quan chức Mỹ nói.

Ông Campbell cũng cho biết thêm cuộc họp lần tới giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra tại Bắc Kinh. Thời điểm của cuộc đối thoại song phương này sẽ được ấn định sau.

Hải quân Mỹ và Philippines vào ngày mai, 28/6, sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển trong 11 ngày ngoài khơi đảo Palawan, sát nơi có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc.

Về mặt chính thức, đợt diễn tập quân sự vào tuần tới nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ quân sự của Mỹ đối với một đồng minh truyền thống là Philippines. Tuy nhiên, theo giới quan sát, cuộc tập trận vào tuần tới nhằm bày tỏ sự gắn bó chặt chẽ giữa Washington và Manila.

Theo nhận định của AFP, trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, lần này Mỹ đứng hẳn về phía các nước Đông Nam Á.

Việt Hà

Theo AFP, Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

McCain: Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông

Thứ ba, 21/6/2011, 11:45 GMT+7

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain kêu gọi Washington tăng cường hỗ trợ các nước Đông Nam Á về quân sự và chính trị để đối phó với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Posted Image

Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại hội thảo về Biển Đông ở Washington. Ảnh: AFP.

Ông McCain nói Mỹ nên giúp các nước thành viên ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải" tại vùng biển tranh chấp, Bloomberg đưa tin.

Nghị sĩ kỳ cựu của đảng Cộng hòa nói rằng chính phủ Mỹ nên dùng các biện pháp ngoại giao để giúp ASEAN giải quyết mâu thuẫn nội bộ và "thiết lập một mặt trận thống nhất".

=============================================

Ông McCain quả là dũng cảm. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, mọi cái đều phải đưa vào luật hoặc những văn bản tương đương mới có hiệu lực. Còn không thì chỉ mang tính quảng cáo. Ngày xưa tổng thống Hoa Kỳ Nixon có nhiều cam kết miệng rất mạnh mẽ. Nhưng khi ông ta xuống thì chẳng còn gì cả. Giá như ông McCain trình một đạo luật cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông của Hoa Kỳ chẳng hạn . Ấy là thí dụ thế.

=============================================

Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về vấn đề Biển Đông

Thứ Ba, 28/06/2011 - 10:12

(Dân trí) - Thượng viện Mỹ đã phàn nàn về việc Trung Quốc “sử dụng vũ lực” ở Biển Đông, và thúc giục một giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.

>> Mỹ kêu gọi Trung Quốc đối thoại để giảm căng thẳng tại Biển Đông

Posted Image

2 trong số 3 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngày 26/5/2011.

Đây là nội dung nghị quyết được Thượng viện Mỹ thông qua hôm qua, trong phản ứng trước những hành động mới đây của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jim Webb nhấn mạnh các nước Đông Nam Á đã rất lo ngại về “kiểu dọa dẫm” của Trung Quốc. Ông này khẳng định Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc tạo điều kiện cho các cuộc thương lượng đa phương để giải quyết tranh chấp hiện nay ở khu vực này.

Nghị quyết của Thượng viện Mỹ cũng ủng hộ các lực lượng vũ trang Mỹ tiếp tục hoạt động “để hỗ trợ các quyền tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế”.

Ông Webb là người đứng đầu nhóm 4 thượng nghị sĩ đứng ra giới thiệu về nghị quyết này.

Chính quyền của Tổng thống Obama cũng đã ủng hộ các cuộc thương lượng đa phương để giải quyết tranh chấp.

Trung Quốc lâu nay vẫn phản đối kêu gọi đàm phán đa phương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cho rằng chỉ giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán song phương với các bên tuyên bố chủ quyền.

Hôm 25/6, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã đề nghị Trung Quốc giảm căng thẳng trên Biển Đông thông qua đối thoại, sau khi ông có cuộc gặp với đại diện Trung Quốc ở Hawaii. Ông cũng tuyên bố Mỹ sẽ tìm cách giúp tháo gỡ căng thẳng trên Biển Đông.

Hà Khoa

Theo AP, Reuters

===========================================

Cũng có lý đấy chứ nhỉ!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn sao trời, đoán chứng khoán

Phương pháp này tùy vào người phân tích mà biến hóa, chủ yếu họ áp dụng thuyết hỗn mang của vũ trụ để ứng với sự hỗn loạn và không có quy luật của thị trường tài chính.

Posted Image

Không như các phương pháp kỹ thuật khác, thiên văn học tài chính đòi hỏi một trình độ phân tích khá và mới chỉ được các chuyên gia uy tín sử dụng.

Thị trường chứng khoán vận động không có quy luật nhưng biến đổi trong một trật tự riêng. Thiên văn học tài chính lý giải trật tự đó.

Đầu tháng 6.2011, trong một nhận định về thị trường chứng khoán nửa cuối năm, ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính, Khoa Tài chính Doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TP.HCM, có nói: “Ngày 20.6.2011 thị trường sẽ có tín hiệu mới”. Cơ sở để ông đưa ra dự báo này là phương pháp phân tích thiên văn học tài chính (Financial Astronomy).

Thiên văn học tài chính là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam. Không như các phương pháp phân tích kỹ thuật khác, thiên văn học tài chính đòi hỏi trình độ phân tích khá và mới chỉ được các chuyên gia phân tích có uy tín sử dụng.

Phương pháp này tùy vào người phân tích mà biến hóa ra nhiều cách ứng dụng khác nhau, nhưng chủ yếu họ áp dụng thuyết hỗn mang của vũ trụ để ứng với sự hỗn loạn và không có quy luật của thị trường tài chính. Cần lưu ý là dù không có quy luật nhưng cả vũ trụ lẫn thị trường tài chính đều biến đổi trong một trật tự riêng.

Vũ trụ hỗn mang bắt đầu từ vụ nổ Big Bang, không theo quy luật nào nhưng vẫn có trật tự riêng. Đó là trái đất xoay quanh mặt trời và tự xoay quanh mình để tạo ra ngày đêm, năm tháng. “Nói một cách đơn giản, khi ta quăng một con dế vào phòng và đóng cửa lại, dù không biết nó sẽ chạy hướng nào nhưng ta biết chắc rằng nó không thể chạy ra khỏi căn phòng đó được. Trật tự ở đây được hiểu là không gian căn phòng”, ông Phan Dũng Khánh, Trưởng Phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS), giải thích.

Thị trường chứng khoán cũng thế. Sự tăng giảm của thị trường biến đổi theo những nguyên tắc riêng trong từng giai đoạn. Trong 3 tháng đầu năm 2011, nhóm cổ phiếu blue-chip dẫn đầu thị trường, sau đó là thời của các cổ phiếu dưới mệnh giá. Có thể thấy, quy luật này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.

Ông Khánh cho biết, phương pháp trên chủ yếu dựa vào sự di chuyển của các hành tinh và các vì sao trong vũ trụ. Những sự kiện đặc biệt như các vì sao đến gần nhau hay giao nhau trên quỹ đạo của chúng sẽ tác động nhất định đến thị trường. Ngoài ra, dựa vào các tác động này trong lịch sử mà suy ra các quy luật và diễn biến có thể sẽ xảy ra ở hiện tại. Chẳng hạn, từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Mỹ 1987 đến khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 mất 10 năm và cũng lặp lại theo trật tự này ở khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, mà đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Ông Khánh đã sử dụng phương pháp thiên văn học tài chính hơn 1 năm và từng đưa ra các dự báo khá chính xác về thị trường. Một trong những trật tự được ông Khánh phát hiện trong thời gian gần đây là sau sóng giảm 72 điểm sẽ có sóng tăng khoảng 24 hoặc 48 điểm.

Chẳng hạn, ngày 8.1.2010, VN-Index đạt mức cao nhất khoảng 544 điểm, sau đó sụt giảm xuống gần 472 vào ngày 22.1.2010. Đợt giảm này mất khoảng 72 điểm. Hay ngày 5.5.2010, VN-Index đạt mức cao nhất 551 điểm. Đến ngày 24.5, VN-Index giảm còn 479 điểm. Khoảng cách này cũng là 72 điểm. Điều đáng nói là sau những đợt giảm này, đợt tăng điểm ngay sau đó đều đạt ít nhất 24 hoặc 48 điểm rồi mới chuyển hướng.

Có 3 điều mà giới đầu tư chứng khoán quan tâm nhất là thị trường tăng hay giảm, thay đổi bao nhiêu điểm và thay đổi trong thời gian nào. Theo ông Khánh, phương pháp này có điểm thú vị là tính được thời gian xảy ra những biến đổi này. Tuy nhiên, ông thừa nhận trình độ của mình chưa cao nên chưa tính chính xác được.

Trở lại với nhận định của ông Chí rằng thị trường sẽ có tín hiệu từ ngày 20.6. Tất nhiên đã là dự báo thì phải có lúc sai. Trên thực tế, ngày 20.6 vừa qua vẫn không có tín hiệu nào đáng chú ý.

Ông Trương Minh Huy chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán Chợ Lớn, cũng nghiên cứu và hay sử dụng phương pháp này. Ông cho biết thiên văn học tài chính còn mới ở Việt Nam nên chưa được chấp nhận rộng rãi. Thực ra đây cũng chỉ là một phương pháp phân tích, việc sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào mục đích đầu tư và kinh nghiệm của người phân tích.

Trong một hội thảo về thị trường chứng khoán đầu năm 2011 do công ty cung cấp thông tin tài chính Vietstock tổ chức, ông Chí từng nói phân tích kỹ thuật là nơi khoa học đi ra và nghệ thuật đi vào. Nghĩa là việc phân tích còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhà đầu tư và không phải các biểu đồ đều nói lên được một cách chính xác diễn biến của thị trường.

William Delbert Gann (1878-1955) là người khởi đầu cho phương pháp phân tích chứng khoán bằng thiên văn học tài chính ở Phố Wall. Những thành công của ông đã được ghi nhận và phương pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ngay cả tổ chức tài chính lớn như JP Morgan (Mỹ) cũng có bộ phận chuyên nghiên cứu về thiên văn học tài chính. “Triệu phú có thể không tin thuật chiêm tinh, nhưng tỉ phú nhất định sẽ tin thuật chiêm tinh” là câu nói của tổ chức này được in trong nhiều cuốn sách về tài chính.

Theo Giản Phúc

Nhịp cầu đầu tư

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc vận chuyển cầu “Made in China” sang Mỹ

(Dân trí) - Vào tháng tới, 4 bộ khung thép khổng lồ, phần cuối cùng trong 12 đoạn của cây cầu San Francisco-Oakland, mỗi đoạn dài khoảng 55m, sẽ được đưa lên tàu để vượt hành trình dài hơn 10.000km từ Thượng Hải tới San Francisco trước khi được lắp ráp vào cây cầu.

Posted Image

Cây cầu bắc qua vịnh San Francisco.

Trung Quốc đang xây dựng cây cầu dài 625m bắc qua vịnh San Francisco, nối San Francisco với Oakland ở bên kia của vịnh. Việc sản xuất các đoạn thân cầu và các vật liệu dùng trong việc chế tạo đều của Trung Quốc. Tuy nhiên, công đoạn lắp ráp sẽ được tiến hành tại Mỹ và việc đổ bê tông lòng cầu sẽ do phía Mỹ thực hiện. Cầu qua có kinh phí xây dựng lên tới 7,2 tỷ USD, biến nó trở thành một trong những dự án xây dựng cầu tốn kém nhất thế giới. Cầu dự kiến sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2013.

Cây cầu là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã phát triển như thế nào từ việc xây dựng đường xá và cảng biển tại châu Phi và tại các quốc gia đang phát triển đến việc năng nổ đấu thầu, và thắng thầu, các dự án xây dựng và thiết kế lớn tại Mỹ và châu Âu.

Sau khi xây dựng hàng loạt nhà chọc trời tại Bắc Kinh và Thượng Hải - các tòa nhà trưng bày như sân vận động Tổ chim và nhà hát Quảng Châu, cùng mạng lưới tàu cao tốc mà thế giới phải thèm muốn, các công ty xây dựng Trung Quốc đang dồi dào tiền và sự tự tin. Trong chuyến thăm Anh tuần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã “vận động hành lang” người đồng cấp Anh David Cameron nhằm trao dự án tàu cao tốc mới của Anh cho một công ty Trung Quốc.

Theo tạp chí xây dựng Engineering News Record, 5 trong số 10 nhà thầu hàng đầu của thế giới, xét về lợi tức, là các công ty Trung Quốc, đơn cử nhu việc Tổng công ty xây dựng công trình Trung Quốc (CSCEC) đang vượt mặt các công ty khổng lồ của Mỹ như Bechtel.

CSCEC đã xây dựng 7 ngôi trường tại Mỹ, các khu nhà chung cư tại Washington DC và New York và đang xây dựng sòng bạc rộng 4.000 phòng ở thành phố Atlantic. Tại New York, CSCEC đã thắng thầu các dự án nhằm cải tạo hệ thống tàu điện ngầm, xây một sân ga tàu điện ngầm mới gần sân vận động Yankee và cải tạo cây cầu Alexander Hamilton bắc qua sông Harlem.

Trong khi đó, tại châu Âu, Trung Quốc đã ký kết các hợp đồng với Serbia nhằm xây dựng một cây cầu bắc qua sông Danube và một con đường tới Belgrade. Các công ty Trung Quốc đã thắng thầu một dự án trị giá 345 triệu USD cải tạo và nâng cấp một nhà máy điện đốt than của Serbia, trong khi Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới điện thoại di động mới tại Hungary và muốn bán cho Bulgaria một nhà máy điện hạt nhân, được xây dựng từ một thiết kế của Pháp.

“Thị trường xây dựng châu Âu rất lớn và Trung Quốc rất quan tâm tới thị trường này”, Werner Buelen, từ Hội xây dựng và thợ mộc châu Âu, cho biết.

“Hiện tại, họ dường như đang thực hiện một dự án thí điểm để quyết định xem liệu nên tiếp cận thị trường trực tiếp bằng cách đấu thầu hay nên mua lại các công ty xây dựng châu Âu rồi sau đó dùng các công ty này để tiếp cận thị trường”.

Theo ông Buelen, các công ty Trung Quốc có các lợi thế như nguồn tài chính dồi dào, nhân công giá rẻ, có thể sử dụng máy móc xây dựng lắp ráp tại Trung Quốc và thuê các kiến trúc sư nổi tiếng.

Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã bị sa thải khỏi dự án xây dựng lớn đầu tiên tại châu Âu - tuyến đường cao tốc A2 mới tại Ba Lan nhằm phục vụ giải vô địch bóng đá châu Âu 2012. Sau khi đầu thầu thấp hơn 44% so với số tiền mà chính phủ Ba Lan dành cho dự án, một công ty xây dựng quốc doanh của Trung Quốc đã không thể trả nổi lương cho các công nhân.

Bài học tại Ba Lan đã khiến Hội đồng nhà nước Trung Quốc hôm 27/6 phải ra thông cáo cảnh báo lãnh đạo các công ty quốc doanh rằng họ sẽ bị phạt nặng nếu công ty làm mất tiền trong các dự án ở nước ngoài.

Ninh Nhi

Tổng hợp

===============================================

Trung Quốc có nhiều thành tựu phát triển khoa học kỹ thuật theo như nội dung bài báo này. Tuy nhiên nó không hề làm cho tôi phải hoài nghi chính mình, khi kết luận rằng:

Đụng đến Việt Nam, dù bất cứ nguyên nhân nào, nhân danh bất cứ cái gì, dù thắng hay thua, dù có Hoa Kỳ can thiệp hay không thì sẽ là một sai lầm mang tính sách lược quốc gia của Trung Quốc .

Có lẽ tôi cần phải nói rõ thêm - không thì những thứ tư duy loại thông minh hơn " Liên minh bộ lạc " và "ở trần đóng khố " thì chỉ nói đến đâu , hiểu đến đấy (Cũng đã là khá rồi!) - rằng:

Sai lầm này sẽ quyết định tương lai lịch sử của cả đất nước Trung Hoa này!

Trạng chết chúa cũng thăng hà.

Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.

Hãy đợi đấy!

===============================================

Hic! Tôi chưa bao giờ đưa các thành tựu khoa học của Trung Quốc vào các topic liên quan. Kể cả việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo, máy bay tàng hình..... và các thành tựu khác. Bởi vì , những cái gọi là thành tựu ấy chỉ là sự lặp lại những thành tựu đã có ....từ lâu.

.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rùa tấn công sân bay Mỹ

Khoảng 150 con rùa bò vào đường băng của sân bay John F. Kennedy, New York, Mỹ, hôm qua để tìm kiếm nơi đẻ trứng, khiến hàng chục chuyến bay bị trì hoãn.

Posted Image

Những con rùa bị bắt sau khi gây rối tại sân bay JFK. Ảnh: AP.

Các quan chức cho biết đoàn rùa xuất hiện vào lúc 6h45 sáng, và trong vòng 3 tiếng đồng hồ, chúng tràn ngập khắp một đường băng chính và vài lối đi xung quanh, khiến các kiểm soát viên không lưu buộc phải chuyển các chuyến bay chuẩn bị cất cánh sang đường băng khác.

"Chúng tôi phải đầu hàng bà mẹ thiên nhiên", Ron Marsico, phát ngôn viên của cơ quan quản lý các cảng và sân bay của New York và New Jersey, nói.

Theo AP, các nhân viên cơ quan trên và Bộ Nông nghiệp Mỹ được điều động đến để bắt rùa và di chuyển chúng sang nơi khác. Các chuyến bay bị trì hoãn trung bình 30 phút, Ủy ban hàng không liên bang Mỹ cho hay.

Sự di cư của những con rùa nước ngọt Bắc Mỹ diễn ra hằng năm ở sân bay Kennedy - nằm bên bờ vịnh Jamaica và một công viên bảo tồn động vật của liên bang. Vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, chúng chui ra khỏi ổ và hướng về phía biển để đẻ trứng. "Hoạt động gây rối" của chúng thông thường kéo dài vài ngày, Marsico cho biết.

Theo một đoạn ghi âm từ radio tại sân bay, một vài phi công bắt đầu báo cáo về những con rùa xuất hiện trên đường băng khi sân bay bước vào giờ hoạt động cao điểm.

"Chú ý ở cách đường cất cánh khoảng 9 m, nằm về phía bên trái, có một con rùa khác", phi công của chiếc Boeing 767 của hãng American Airlines vừa cất cánh để tới Dominica, thông báo.

"Lại có một con rùa khác ở trên đường băng?", kiểm soát viên không lưu hỏi lại.

"Đúng vậy, hắn đang ở đó", phi công nói khi máy bay khổng lồ lao lên bầu trời.

Một chiếc Boeing 737 khác cũng nhận thấy đường băng của mình bị chặn bởi ba con rùa. Sau khi đội nhân viên mặt đất di chuyển chúng đi, máy bay mới từ từ đi vào vị trí cất cánh, và khi vừa nhận được lệnh có thể xuất phát, thì lại xuất hiện thêm nhiều con rùa khác.

Hãng hàng không JetBlue cũng gặp một số trở ngại trong các chuyến bay của mình. Hãng ra thông báo: "Chúng tôi hy vọng lần sau sẽ gặp được những con vật nhanh chân hơn".

Song Minh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc hoãn hạ thủy tàu sân bay

Dantri.com.vn

Thứ Năm, 30/06/2011 - 10:03

Tờ Thương báo (Hong Kong) ngày 29/6 dẫn nguồn tin từ Quân đội Trung Quốc cho biết do xuất hiện vấn đề chờ linh kiệnđể sửa chữa, nên tạm thời chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chưa thể được hạ thủy kỹ thuật vào ngày 1/7 như dự kiến.

>> Trung Quốc sắp chạy thử tàu sân bay đầu tiên

Posted Image

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Chiếc tàu sân bay này được cải tạo từ tàu Varyag mua của Ukraine.

Theo nguồn tin trên, thời gian hạ thủy kỹ thuật chiếc tàu này có thể bị kéo dài một tháng, nhưng thời gian hạ thủy chính thức hiện vẫn chưa được xác định vì phải căn cứ vào tình hình thực tế, xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hạ thủy, chạy thử nghiệm như thời tiết, tình hình, môi trường bên ngoài… và có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào.

Tờ báo dẫn lời một nhân vật thông thạo tình hình quân đội Trung Quốc cho biết ngoài việc linh kiện có vấn đề, có khả năng Trung Quốc xem xét tới nhân tố môi trường bên ngoài, gồm tiêu điểm chú ý của dư luận hiện nay quá tập trung vào tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nên việc chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chạy thử nghiệm vào thời gian này sẽ tạo ra luồng phản ứng lớn từ quốc tế.

Trung Quốc xưa nay vẫn thích ra đòn bất ngờ, vấn đề linh kiện nhất định không quá lớn, có thể là đợi tình hình bên ngoài lắng dịu mới tiến hành chạy thử nghiệm tàu sân bay” .

Theo Vietnam+

=============================================

Trung Quốc xưa nay vẫn thích ra đòn bất ngờ, vấn đề linh kiện nhất định không quá lớn, có thể là đợi tình hình bên ngoài lắng dịu mới tiến hành chạy thử nghiệm tàu sân bay” .

Thôi sửa chữa nhanh rồi hạ thủy đi mà. Theo nguồn tin các báo mạng thì Thái Lan đã có tàu sân bay từ lâu rồi. Có điều là Thai lan hạ thủy thì chẳng sao. Vì họ không đòi quyền lợi căn bản, cốt lõi một cách vô lý. Còn quí vị thì tuy là tàu cũ sửa lại nhưng làm cho người ta ngại. Bởi vậy, vấn đề không phải cái tàu sân bay second hand hạ thủy lúc nào, mà là cái quyền lợi cốt lõi của quý vị nó ở đâu.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan kêu gọi hợp tác với Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông

Thứ sáu, 17 Tháng 6 2011 16:40

(GDVN) - Đài Loan bày tỏ thái độ hợp tác với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Đông và dự kiến sẽ gửi một đội tàu tuần tra tới khu vực biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong cuối tháng này.

Yang Yi, một phát ngôn viên của Văn phòng Nội vụ Đài Loan phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba cho biết: "Bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông là một nghĩa vụ chung của cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Mọi người sống ở cả hai eo biển Đài Loan đều cần phải chia sẻ nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và vùng biển lân cận".

Posted Image

Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông trước cửa đại sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm 16/6

Ngoài ra, quân đội Đài Loan cũng nói rằng Đài Loan sẽ gửi một đội tàu tuần tra tới Biển Đông và muốn thiết lập một căn cứ xe tăng trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa vào cuối tháng Sáu - United Evening News đưa tin cho biết.

Bài báo trích dẫn trích dẫn nguồn tin từ hải quân và chính quyền địa phương cho biết, những căng thẳng xuất hiện gần đây trên biển Đông sẽ không cản trở kế hoạch tuần tra ở vùng biển này của hải quân Đài Loan.

Trong khi đó, lực lượng thủy quân lục chiến của hòn đảo này đang không ngừng được huấn luyện chiến đấu.

Một số người dùng Internet ở Đài Loan đã bày tỏ thái độ đồng tình trước lập trường này của chính quyền Đài Loan và kêu gọi các quan chức đại lục cần có biện pháp cứng rắn hơn về vấn đề này.

Còn tờ Đài Bắc hàng ngày hôm 10/6 công bố kết quả thăm dò dư luận lại cho rằng Trung Quốc và Đài Loan nên tổ chức hội đàm về nỗ lực chung trong việc bảo vệ lãnh thổ và duy trì ổn định ở Biển Đông.

=================================

Luận Ngữ viết (Đại ý):

Tăng tử hỏi Khổng Tử:

Nếu thày ra làm quan thì thày làm điều gì trước?

Tử viết:

Nếu ta ra làm quan thì việc đầu tiên là phải chính danh.

Bởi vậy, từ lâu tôi đã bảo là các quí vị không phải chủ nhân của Lý học Đông phương. Tính Chính danh luôn được đưa lên hàng đầu trong việc trị quốc. Nay Đài Loan nhân danh cái gì để xác định tranh giành Biển Đông? Hai nước Trung Quốc hay một nước? Chiếm được biển Đông thì quí vị chia kiểu gì?

Này! Còn đảo Điếu Ngư nữa đấy! Hợp tác với Trung Quốc Đại lục lấy lại đi chứ nhỉ?

Thôi quên nhanh đi nha. Thành kính phân ưu. Híc!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay