Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Báo Đài Loan bình luận "Đề cương Chiến lược an ninh quốc gia" Trung Quốc

Hồng Thủy

25/01/15 13:30

(GDVN) - Vượng Báo tuyên truyền xuyên tạc rằng "tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã gây ra bạo động 'bài Hoa' nghiêm trọng chưa từng có ở Việt Nam.

 

an_ninh_quoc_gia.jpeg

Ông Tập Cận Bình trao cờ cho lực lượng cảnh sát vũ trang chuyên trách chống khủng bố của Trung Quốc. Hình minh họa.

 

Tờ Vượng Báo xuất bản tại Đài Loan hôm 25/1 đưa tin, trong cuộc họp Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua "Đề cương Chiến lược an ninh quốc gia" vừa qua, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng tình hình quốc tế biến đổi không ngừng, kinh tế xã hội Trung Quốc cũng có những biến đổi sâu sắc, mâu thuẫn xã hội ngày càng chồng chất, các thách thức đối với an ninh quốc gia Trung Quốc lớn chưa từng có.

Vượng Báo bình luận, "Tập Cận Bình đã nói không sai khi đánh giá thách thức đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc là chưa từng có". Để chứng minh cho bình luận này, Vượng Báo cho rằng từ khi ông Bình lên cầm quyền năm 2012, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi: Tranh chấp Trung - Nhật ngoài nhóm đảo Senkaku ngày càng gay gắt buộc Bắc Kinh phải thường xuyên "tuần tra" ngoài nhóm đảo họ gọi là Điếu Ngư.

Về vấn đề Biển Đông, Vượng Báo tuyên truyền xuyên tạc rằng "tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã gây ra bạo động 'bài Hoa' nghiêm trọng chưa từng có ở Việt Nam, thậm chí có người Trung Quốc thiệt mạng". Tờ báo này đã cố tình bóp méo sự thật khi cho rằng hoạt động tuần hành, biểu tình của người dân Việt Nam phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và bị một số phần tử quá khích lợi dụng gây rối, đập phá một số doanh nghiệp nước ngoài (và hiện đã bị xử lý) là "bạo động bài Hoa".

Việt Nam không chống Trung Quốc, không có chuyện người dân Việt Nam "bài Hoa". Nhưng một tấc lãnh thổ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam thì người Việt sẽ kiên quyết bảo vệ, bất chấp thế lực bành trướng có hung bạo tới đâu - PV.

Xung quanh cục diện bán đảo Triều Tiên, Vượng Báo cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un không chỉ nắm tên lửa hạt nhân trong tay mà còn "sát hại quan chức cấp cao thân Trung Quốc", ám chỉ cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Bắc Triều Tiên Jang Song-thaek. Các vụ bạo động chết người xảy ra tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc và cuộc biểu tình đòi tự chủ ở Hồng Kông theo Vượng Báo cũng là những "thách thức chưa từng có" với an ninh quốc gia Trung Quốc.

Tờ báo Đài Loan tưởng tượng, "nếu như Mao Trạch Đông còn sống chắc chắn sẽ nói với Tập Cận Bình rằng: Những cái này đã là gì! Khi xưa Trung Quốc còn bị cả thế giới phong tỏa". Nhưng dưới con mắt của Tập Cận Bình, Trung Quốc hiện tại không còn giống như thời Mao Trạch Đông. Trung Quốc đã mở cửa, cùng với nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ, hàng hóa, nhân tài của phương Tây đổ vào Trung Quốc thì các phần tử khủng bố cũng theo vào, do đó Tập Cận Bình cần có một chiến lược an ninh quốc gia mới.

Còn theo tờ The Diplomat của Nhật Bản ngày 25/1 bình luận, bản tin trên Tân Hoa Xã không công bố chi tiết về đề cương này, nhưng nhấn mạnh tính cấp bách của một chiến lược an ninh quốc gia mới và cảnh báo mối nguy hiểm "chưa từng có, không thể đoán trước" đối với Trung Quốc. Do đó theo Tân Hoa Xã, chiến lược an ninh quốc gia mới phải đặt dưới sự lãnh đạo "tuyệt đối, hiệu quả và thống nhất" của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mặc dù bản tin trên Tân Hoa Xã nhấn mạnh các thách thức đối nội là chủ yếu, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc không quan tâm đến lĩnh vực đối ngoại. Theo The Diplomat, thông báo của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh tiếp tục tìm cách khẳng định lợi ích quốc gia của họ. Trung Nam Hải cam kết rằng Trung Quốc sẽ chủ động tham gia vào quản trị khu vực và toàn cầu.

Đài Phượng Hoàng ở Hồng Kông thì dẫn lời nhà bình luận Lu Ningsi cho rằng, động thái mới này cho thấy Tập Cận Bình có ý định trực tiếp lãnh đạo an ninh chính trị, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia Trung Quốc, khác hẳn với những người tiền nhiệm của ông. Khi các mối đe dọa đối với Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, Tập Cận Bình khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết đối với môi trường an ninh của Trung Quốc.

======================

Đài Phượng Hoàng ở Hồng Kông thì dẫn lời nhà bình luận Lu Ningsi cho rằng, động thái mới này cho thấy Tập Cận Bình có ý định trực tiếp lãnh đạo an ninh chính trị, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia Trung Quốc, khác hẳn với những người tiền nhiệm của ông. Khi các mối đe dọa đối với Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, Tập Cận Bình khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết đối với môi trường an ninh của Trung Quốc.

 

Thế gian này nếu cứ muốn là được thì thày bói, chiêm tinh gia và phoengshui Đông phương - từ cổ đại đến nay và của tất cả các nền văn minh lâu đời - sẽ đói cả.

"Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri". Hay nói cách khác: Chính khả năng tiên tri , hoặc do cảm ứng như bà Vanga, hay những phương pháp tiên tri của các nền văn minh cổ đại đã xác định những quy luật vũ trụ đang chi phối đến tận từng hành vi của con người, do con người nhận thức được. Tất nhiên từ đó suy ra về mặt lý thuyết: Những quy luật đó sẽ quyết định sự tiến hóa hay hủy diệt của cả một nền văn minh. Những trí tuệ như Khổng Minh Gia Cát Lượng vốn chỉ coi như là một yếu tố tương tác để thể hiện những quy luật đang chi phối sự phát triển của cả một giai đoạn lịch sử. "Khổng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời" là câu nói nổi tiếng của Tư Mã Đức Tháo thể hiện một kiến thức vượt trội, đã xác định quy luật một đại cuộc tất yếu sẽ phải xảy ra, mà Khổng Minh chỉ là một yếu tố tương tác yếu. Tham vọng của các siêu cường cho đến kẻ thứ dân tuy lớn lao, hay khiêm tốn thì quyết định cuối cùng thuộc về những quy luật vũ trụ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Mỹ - Ấn tuyên bố kỷ nguyên "niềm tin mới"
26/01/2015 11:26 GMT+7
 

 TTO - Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố một kỷ nguyên của "niềm tin mới" trong mối quan hệ hai nước Mỹ - Ấn Độ ngày 25-1.

 

g0jQXaCy.jpg

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Tổng thống Barack Obama (trái) đang uống trà - Ảnh:  PTI

 

Trong cuộc họp báo chung , hai ông Obama và Modi tuyên bố về một thỏa thuận hạt nhân dân sự quan trọng vừa đạt được, cũng như các bước tiến về biến đổi khí hậu và quan hệ quốc phòng.

AP mô tả lãnh đạo Ấn Độ đã tiếp đón ông Obama rất nồng hậu. Thủ tướng Modi đã phá vỡ thông lệ khi trao cho ông Obama một cái ôm nhiệt tình khi ông vừa bước xuống chiếc Air Force One.

 

m9lYPxGz.jpg

Thủ tướng Modi trao cho ông Obama một cái ôm nhiệt tình khi ông vừa bước xuống chiếc Air Force One - Ảnh:

 

Thủ tướng Ấn Độ cũng gọi ông Obama bằng tên một cách thân mật và nói rằng những gì “khiến Barack và tôi gần gũi hơn cũng giúp Washington và Delhi xích lại gần hơn". Họ đi dạo cùng nhau và ngồi uống trà, trò chuyện rôm rả.

Ông Obama là khách quan trọng nhất tại lễ mừng ngày Cộng hoà lần thứ 66 của Ấn Độ diễn ra hôm nay và là nhà lãnh đạo đầu tiên của Mỹ tham dự lễ này.  

Sự hiện diện của Tổng thống Obama không giống một vài năm trước đây. Quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ tuột xuống mức thấp trong năm 2013 sau khi một nhà ngoại giao Ấn Độ đã bị bắt và bị lục soát ở New York liên quan đến cáo buộc rằng bà này đã nói dối để đưa người giúp việc sang Mỹ trong khi vẫn trả người này mức lương rẻ mạt.

Vụ việc từng khiến các quan chức Ấn Độ phẫn nộ và đòi trả đũa các nhà ngoại giao Mỹ.

Mỹ và Ấn Độ cũng bế tắc trong thực hiện các thỏa thuận hạt nhân dân sự ký kết trong năm 2008, theo đó cho phép quốc gia Nam Á này tiếp cận các công nghệ hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, thỏa thuận bị ngưng trệ do sự quan ngại của Mỹ liên quan tới các điều khoản nghiêm ngặt của Ấn Độ về vấn đề pháp lý trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân.

 

4bJC9G9Z.jpg

Tổng thống Mỹ và phu nhân từ phi cơ chuẩn bị xuống chiếc siêu xe  có khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công - Ảnh: Reuters

 

Reuters cho biết trọng tâm của thỏa thuận đạt được hôm qua là vấn đề bảo hiểm nhằm khuyến khích các công ty Mỹ tham gia phát triển năng lượng hạt nhân tại Ấn Độ. Dù chi tiết kế hoạch không được thông báo, một số quan chức ngoại giao cho biết theo thỏa thuận, bên bảo hiểm sẽ chịu các rủi ro tài chính trong trường hợp xảy ra tai nạn.

"Hôm nay, chúng tôi đã đạt nhất trí về các vấn đề đang là rào cản cản trở hai nước tăng cường hợp tác hạt nhân dân sự. Chúng tôi cam kết sẽ hướng tới một thỏa thuận toàn diện" - Tổng thống Obama nói và nhấn mạnh đây là bước đi quan trọng cho thấy hai bên có thể hợp tác nhằm nâng cao quan hệ song phương.

Ngoài ra, Ấn Độ và Mỹ cũng nhất trí mở rộng thỏa thuận hợp tác quốc phòng 10 năm và hợp tác cắt giảm hydroflurocarbons, một chất gây hiệu ứng nhà kính từ ngành công nghiệp làm lạnh.

==================

Wow! Không nằm ngoài dự đoán của Lão Gàn.

 

g0jQXaCy.jpg

 

Hai vị nguyên thủ cũng uống trà như Lão Gàn. Phải biết trước Lão Gàn tặng một kg trà nõn Thái Nguyên gọi là góp phần cho tình hữu nghị Mỹ Ấn.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tổng thống Mỹ:
Tự do hàng hải phải được duy trì ở châu Á - Thái Bình Dương
27/01/2015 14:39

 

(TNO) Tự do hàng hải phải được duy trì ở châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong bài phát biểu ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ) ngày 27.1, giữa lúc Trung Quốc phô trương sức mạnh của mình trong khu vực.

 

tong_thong_obama_ando_ovys.jpg?width=500
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 27.1 - Ảnh: AFP
 
“Mỹ hoan nghênh Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi tự do hàng hải phải được duy trì và những vụ tranh chấp phải được giải quyết trong hòa bình”, AFP dẫn lời ông Obama nói.
Tổng thống Obama đưa ra bình luận trên sau cuộc hội đàm ở thủ đô New Delhi với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông Modi là lãnh đạo có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc hơn người tiền nhiệm của ông, theo AFP.
Trung Quốc thời gian gần đây đẩy mạnh các hoạt động củng cố tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của nước này, nuốt gần trọn biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Và Bắc Kinh còn có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trên biển Đông. Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trước đó, trong một tuyên bố chung ám chỉ Trung Quốc vào ngày 26.1, Tổng thống Obama và Thủ tướng Modi nhấn mạnh cam kết duy trì tự do hàng hải ở biển Đông.
Theo AFP, Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách chuyển dịch trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương và muốn thắt chặt quan hệ với Ấn Độ để làm đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy trong khu vực.
Tổng thống Obama kết thúc chuyến thăm Ấn Độ (kéo dài 3 ngày) vào ngày 27.1, với cam kết 4 tỉ USD các khoản tiền đầu tư và các khoản vay cho Ấn Độ.
 
 

Phúc Duy

==================

“Mỹ hoan nghênh Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi tự do hàng hải phải được duy trì và những vụ tranh chấp phải được giải quyết trong hòa bình”, AFP dẫn lời ông Obama nói.

 

Nhất trí!

Ngài Obama nói cứ từ đúng trở lên. Hì!

 

tong_thong_obama_ando_ovys.jpg?width=500
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 27.1 - Ảnh: AFP

 

 

Nhìn hình ảnh của ngài Obama thấy mặt gầy sọm, tóc bạc trắng so với hồi ứng cử lần đầu tiên. Tổng thống Obama đúng là một tổng thống của công việc.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nga xuống tín nhiệm “rác”, chứng khoán chao đảo
27/01/2015 16:51 GMT+7
 

TTO - Ngày 27-1, Standard & Poor’s là hãng xếp hang tín dụng phương Tây đầu tiên hạ bậc tín nhiệm Nga xuống mức “rác”. Trước đó cả Fitch và Moody’s cũng đều đưa ra cảnh báo tương tự. 

 

L88JoNhw.jpg

Giới chuyên gia kinh tế cho rằng kế hoạch chống khủng hoảng của ông Putin sẽ không có hiệu quả - Ảnh: Reuters

 

Lập tức thị trường chứng khoán Nga chao đảo.

Theo AFP, S&P hạ tín nhiệm Nga xuống mức “rác” với cảnh báo về khả năng tăng trưởng yếu. S&P cho biết viễn cảnh tăng trưởng kinh tế của Nga đã suy yếu trầm trọng và khả năng linh hoạt về chính sách tiền tệ rất hạn chế. S&P dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 2,6% trong năm 2015 do giá dầu sụt giảm và cấm vận của phương Tây.

S&P là hãng xếp hang tín dụng phương Tây đầu tiên hạ bậc tín nhiệm Nga xuống mức “rác”. Trước đó cả Fitch và Moody’s cũng đều đưa ra cảnh báo tương tự. Ngay sau khi S&P đưa ra tuyên bố trên, thị trường chứng khoán Nga lập tức sụt giảm 3%.

S&P cho biết viễn cảnh tăng trưởng kinh tế của Nga đã suy yếu trầm trọng. Dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 2,6% trong năm 2015 do giá dầu sụt giảm và cấm vận của phương Tây.

Giá đồng rúp cũng cũng giảm xuống chỉ còn 1 USD đổi được 67,9 rúp.

Phản ứng lại, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Silualov chỉ trích quyết định của S&P là “bi quan quá mức” và không tính đến những điểm mạnh của nền kinh tế Nga.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều quan chức Nga đã dự đoán việc nước này bị hạ bậc tín nhiệm. Tháng trước Bộ trưởng Kinh tế Alexe Ulykayev cảnh báo việc Nga bị hạ bậc tín nhiệm xuống “mức rác” sẽ khiến nước này phải trả sớm nợ 20-30 tỷ USD.

Hôm qua Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mở cuộc họp để thảo luận các biện pháp chống khủng hoảng kinh tế. Kế hoạch này cần khoảng 21 tỷ USD để thực hiện. Nhưng nhiều nhà quan sát dự báo nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục lún sâu vào suy thoái.

“Đây mới chỉ là sự khởi đầu của cú ngã đối với nền kinh tế Nga” - nhà phân tích Sergei Aleksashenko, cựu quan chức Ngân hàng Trung ương Nga, nhận định. Ông nhấn mạnh kế hoạch chống khủng hoảng của điện Kremlin sẽ không có hiệu quả khi giá dầu thô vẫn còn duy trì ở mức thấp.

Mới đây Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đe đọa sẽ tăng cường trừng phạt Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên ông Putin không tỏ dấu hiệu lùi bước. Mới đây ông mô tả quân đội của Ukraine là “đội quân viễn dương của NATO”.

Hôm qua, một quả tên lửa bắn vào thành phố Mariupol do quân đội Ukraine kiểm soát đã cướp đi sinh mạng của 30 người.

Các quan chức Liên Hiệp Quốc mô tả đây là hành vi cố tình giết hại thường dân.

Giao tranh ở Kiev khiến 12 người thiệt mạng.

 

NGUYỆT PHƯƠNG

=================

Gía như ngài Putin nghe Lão Gàn từ đầu thì mọi chuyện đã không đến nỗi.

Híc! Khổ một nỗi cũng giống như làm phoengshui. Nếu lão làm phoengshui từ lúc bắt đầu xây nhà cho bao nhiêu người phát triển bình thường. Nên họ cảm thấy tốn tiền cho lão và làm phoengshui. Vừa đếm tiền vừa phát biểu "Em thấy mọi chuyện vẫn bình thường. Chưa thấy gì". Híc. Nhưng họ không hiểu rằng phoengshui mà sai thì nhẹ sẽ chật vật, nặng thì đi luôn như bầu Kiên. Chỉ có làm phoengshui cho người đang gặp chuyện xui xẻo, mới thấy tác dụng tức thì. Nhưng làm cho những người đang xui, tiền rất khiêm tốn. Híc!

Lão cũng cảm tình với nước Nga vì những kỷ niệm trong quá khứ với những tác phẩm văn học Nga danh tiếng mà lão đọc qua hồi còn trẻ. Gần đây lại có cả cuốn Việt sử 5000 năm nữa chứ. Giá như có thêm hai chữ "văn hiến" nữa thì tốt quá.

Để lão nghĩ đã.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc phản ứng tuyên bố chung Mỹ - Ấn về an ninh
27/01/2015 12:09 GMT+7
 

TTO - Trong chuyến công du tại Ấn Độ, tổng thống Mỹ Obama và thủ tướng Ấn Độ Modi ra tuyên bố chung Tầm nhìn chiến lược về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

 

fQroatN6.jpg

Tổng thống Mỹ Obama và thủ tướng Ấn Độ Modi - Ảnh: Reuters

 

Theo trang tin India Tvnews (Ấn Độ), tuyên bố chung nhấn mạnh những quan ngại của hai bên về “những căng thẳng leo thang liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ trên biển” tại châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tuyên bố chung khẳng định, sự phát triển thịnh vượng của khu vực tùy thuộc vào việc đảm bảo an ninh: “Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh hàng hải và đảm bảo việc tự do đi lại trên biển và trên không trong toàn khu vực, nhất là trên biển Đông”.

Cùng với tuyên bố chung, chính sách hướng đông của Ấn Độ và chính sách tái cân bằng tại châu Á của Mỹ sẽ tạo cơ hội để Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khác tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn.

Ngay sau khi tuyên bố chung về các vấn đề an ninh khu vực giữa Ấn Độ và Mỹ công bố, Trung Quốc lập tức có những phản ứng gay gắt.

Hôm qua 26-1, Bộ ngoại giao Trung Quốc  phản ứng gay gắt với tuyên bố chung Ấn - Mỹ và cho rằng “những vấn đề tranh chấp cần được giải quyết giữa các bên liên đới trực tiếp thông qua các cuộc tham vấn và đối thoại hòa bình”.

Bộ ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “các nước bên ngoài” không nên gây thêm rắc rối cho khu vực.

Trước đó ngày 22-1, Tân Hoa xã cũng  dẫn lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh lên tiếng yêu cầu Mỹ có lập trường khách quan về vấn đề biển Đông trong động thái đáp trả việc trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel chỉ trích Trung Quốc “nước lớn không thể bắt nạt nước nhỏ”.

Trong một diễn biến liên qua, hãng thông tấn Bernama của Malaysia dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman nước này cho biết, dự kiến ngày mai 28-1, các ngoại trưởng ASEAN sẽ nhóm họp tại Kota Kinabalu, thủ phủ bang Sabah, Malaysia để trao đổi những vấn đề liên quan tới việc thực thi Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC).

 

D. KIM THOA

==================

Thế là có cả tuyên bố chung nữa cơ đấy. B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Trang mạng TQ hô hào tấn công TP.HCM từ đảo Chữ Thập chỉ mất 1 giờ

 
 
(VTC News) – Các trang mạng Trung Quốc tiếp tục đăng tải tin, ảnh về hoạt động mở rộng trái phép của nước này tại đảo Chữ Thập, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
 
Một số trang mạng Trung Quốc những ngày qua đăng tải chùm ảnh được cho là hoạt động cải tạo, bồi lấp đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
 
dao-da-chu-thap.jpg
 
Binh lính Trung Quốc tại đảo đá Chữ Thập mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 đến nay
Trang mạng China.com nói Trung Quốc đã ‘cơ bản hoàn thành việc lấp biển’ để mở rộng diện tích đảo đá Chữ Thập lên 2.2 km2.
 
Thậm chí, theo trang mạng ChinaIRN, Trung Quốc sẽ trở thành căn cứ quân sự quan trọng của quân đội nước này. ‘Đảo Vĩnh Thử (tức đảo Chữ Thập của Việt Nam) có thể uy hiếp Philippines và Malaysia. Máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội, trong khi máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để tấn công thành phố Hồ Chí Minh’, trích nội dung đăng tải trên trang mạng ChinaIRN.
 
Bằng giọng điệu kích động, trang mạng này nói việc mở rộng đảo đá Chữ Thập thành hòn đảo lớn với sân bay quân sự, quân cảng, nơi này sẽ trở thành ‘Định hải thần châm’ ở Biển Đông. (Hàm ý biến đảo đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự có ý nghĩa chiến lược ở Biển Đông).
 
Những rặng san hô bao quanh đảo Chữ Thập dự kiến sẽ được bồi lắp để thành đảo nhân tạo. Nhưng điều này bị cho là sẽ khiến ưu thế của đảo được bộc lộ rõ, khiến cho Mỹ cảm thấy không yên tâm.
 
Trang mạng hiếu chiến này của Trung Quốc lập luận, việc mở rộng quá mức đảo đá Chữ Thập sẽ gặp phải sự phản đối của Mỹ và Philippines vì hành động cải tạo nguyên trạng hòn đảo đang có chồng lấn về tuyên bố chủ quyền.
 
Đảo đá Chữ Thập vốn là một rặng san hô ở Trường Sa của Việt Nam. Tọa độ 9 độ 37 phút độ vĩ Bắc, 112 độ 58 phút độ kinh Đông, cách bờ biển Trung Quốc tới 740 hải lý, cách cảng trên đảo Hải Nam của Trung Quốc 560 hải lý.
 
 
  news-pbdes.gifMáy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội, trong khi máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để tấn công thành phố Hồ Chí Minh. news-pbdes-2.gif   Nội dung đăng tải trên trang mạng Trung Quốc

 

Hòn đảo này của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào năm 1988 và hiện thuộc cái gọi là ‘Thành phố Tam Sa’ không được bất cứ quốc gia nào công nhận bởi nó vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa.

 
Thông tin Trung Quốc tăng cường xây dựng trên các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép ở Trường Sa bắt đầu lan truyền trên các trang mạng tiếng Trung Quốc từ tháng 10 năm ngoái.
 
Tính đến năm 2014 Trung Quốc đã có 111 lần thay quân lính giữ đảo trái phép trong vòng 27 năm qua.
 
Thông tin về những hoạt động sai trái của Trung Quốc cũng xuất hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng nước này hôm 20/10 năm ngoái.
 
Theo báo Hải dương Trung Quốc, năm 1987, đội nghiên cứu khảo sát của nước này đã tiến vào đảo đá Chữ Thập. Báo Trung Quốc phớt lờ chủ quyền của Việt Nam để trắng trợn viết rằng: Đội khảo sát Trung Quốc phát hiện đảo đá Vĩnh Thử (Chữ Thập) chỉ là một hòn đảo nhỏ độc lập giữa hàng trăm hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).
 
Tài liệu của Trung Quốc nói khi triều dâng, đảo Chữ Thập chỉ cao hơn mặt nước biển khoảng 0.5m, diện tích lộ ra trên mặt nước biển chưa đến 4m2.
 
Tháng 2/1988, sau khi chiếm trái phép đảo Chữ Thập, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc bắt đầu xây dựng trên đảo. Lúc này, Trung Quốc xây một tòa nhà hai tầng, diện tích 1.000m2.
 
Ngày 9/6 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đưa ra cái gọi là “Lập trường của Trung Quốc về kế hoạch xây dựng đảo Vĩnh Thử (Chữ Thập)”. Bộ Ngoại giao nước này nói những thông tin mà các trang mạng đưa ra là “chưa thể kiểm chứng”.
 
Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố nếu “Trung Quốc xây dựng trên đảo Chữ Thập” thì đây cũng là hành động thuộc chủ quyền của nước này.
 
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22/1 vừa qua cũng đã tuyên bố chính thức về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
 
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: “Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán, chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
 
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo và xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.
 
Văn Việt (Theo ChinaIRN, Guancha.cn)
 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề cập tới tự do hàng hải, Tổng thống Mỹ tiếp tục “nắn gân” Trung Quốc

 

Dân trí Phát biểu tại thủ đô New Delhi ngày 27/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định tự do hàng hải cần phải được tôn trọng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các học giả cho rằng đây là một thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc.
 >> Trung Quốc "tức tối" trước tuyên bố Mỹ - Ấn về Biển Đông

 

aaDIPLOMACY-26115e_0-%281%29-d0f46.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AFP)

 

Trong bài phát biểu trước hầu hết khán giả trẻ tại trung tâm sự kiện Siri Port khép lại chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Obama hôm nay 27/1 một lần nữa đã đề cập tới vấn đề tự do hàng hải và các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thời gian qua.

“Mỹ hoan nghênh vai trò ngày càng lớn của Ấn Độ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi tự do hàng hải cần phải được duy trì và các vấn đề tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua bằng các biện pháp hòa bình”, Tổng thống Obama nhấn mạnh.

Theo giới quan sát, tuyên bố nêu trên của Tổng thống Obama được coi là một thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc, trong đó khẳng định Ấn Độ có thể trở thành quốc gia giúp duy trì sự cân bằng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội sau khi Mỹ và Ấn Độ ra tuyên bố chung nhấn mạnh tới “tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn hàng hải và tự do đi lại”. Trong một tuyên bố, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định chỉ có các quốc gia có liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông mới nên tham gia vào vấn đề này.

Ngoài ra, cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Obama đã đề cập tới vai trò của người dân Ấn Độ trong quá trình xây dựng một quốc gia giàu mạnh hơn trong thời gian tới. 

Người đứng đầu chính phủ Mỹ tuyên bố: “Ấn Độ và Mỹ không chỉ là những đối tác tự nhiên. Tôi cho rằng Mỹ có thể trở thành đối tác tốt nhất của Ấn Độ. Dĩ nhiên, đây sẽ là vấn đề mà chỉ người dân Ấn Độ mới có thể quyết định được. Tuy vậy, tôi ở đây lúc này vì tôi tin rằng sự hợp tác giữa hai nước không chỉ mang tới nhiều việc làm và cơ hội cho người dân Ấn Độ và Mỹ mà còn giúp cho thế giới trở nên an toàn và ổn định hơn”.

Theo kế hoạch, Tổng thống Obama cùng phu nhân sẽ tới thăm Đền Taj Mahal trong ngày 27/1, nhưng chuyến đi đã bị hủy vì Nhà vua Abdullah của Ả-rập Xê-út qua đời. 

Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ thăm Ấn Độ tới 2 lần khi còn đương nhiệm. Chuyến thăm nhằm mục đích củng cố cái mà ông Obama gọi là một trong những "mối quan hệ đối tác định hình thế kỷ 21". 

Ngọc Anh

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hy Lạp biến thành “Mặt trận thứ 2” giữa Nga và EU

 

(Quan hệ quốc tế) - Tiếp theo Ukraine, việc Đảng cánh tả Syriza giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Hy Lạp đã mở ra một “mặt trận thứ 2” giữa Nga và châu Âu.

Thắng lợi chấn động châu Âu của Syriza

Thủ lĩnh đảng Syriza Alexis Tsipras đánh bại liên minh bảo thủ của Thủ tướng Antonis Samaras với tỷ lệ cao hơn so với dự kiến. Syriza giành 149 ghế trong quốc hội 300 thành viên với 36,3% số phiếu. Đảng Dân chủ mới (ND) của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Antonis Samaras chỉ giành được 27,8%.

Ngay từ tối ngày 25-1, khi số lượng phiếu bầu mới kiểm được hơn 80%, Thủ tướng Samaras đã thừa nhận thất bại trong cuộc tổng tuyển cử này và gọi điện cho nhà lãnh đạo cánh tả trẻ tuổi Alexis Tsipras (40 tuổi), để chúc mừng chiến thắng của ông này.

Như vậy, đảng cánh tả chủ trương “chống thắt lưng buộc bụng” này chỉ còn thiếu 2 ghế nữa để hoàn toàn chiếm đa số. Theo quy định, nếu không đủ điều kiện tự đứng ra thành lập chính phủ, các lãnh đạo của những đảng nhỏ hơn đã phát tín hiệu họ sẵn sàng ủng hộ ông Tsipras thành lập một chính phủ mới.

Với kết quả này, ông Alexis Tsipras sẽ trở thành Thủ tướng trẻ nhất lịch sử Hy Lạp trong 150 năm qua, đồng thời là Thủ tướng đầu tiên trong Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) phản đối các chính sách “thắt lưng buộc bụng” hà khắc của Liên minh Châu Âu.

Tự tin với chiến thắng, đảng này đã nhanh chóng tìm kiếm các cuộc tiếp xúc để lập liên minh. Ngay trong sáng qua - 26/1, ông Alexis Tsipras đã làm việc với lãnh đạo đảng cánh hữu Người Hi Lạp độc lập - đảng cũng chủ trương phản đối các biện pháp khắc khổ (có 13 ghế) và đã nhanh chóng đạt thỏa thuận.

Ngay trước cửa trụ sở đảng Syriza ở Athens, lãnh đạo Panos Kammenos của đảng Người Hi Lạp độc lập đã tự tin tuyên bố: “Tôi xin tuyên bố từ lúc này, Hi Lạp đã có một chính phủ, bởi đã có một thỏa thuận về nguyên tắc và Đảng Người Hi Lạp độc lập hoàn toàn tin tưởng vào Thủ tướng Alexis Tsipras.

Ngoài ra, theo tin của Les Echos, vị thủ lĩnh của Syriza cũng đã có các cuộc gặp với đảng To Potami và với đảng KKE (cộng sản) để liên kết thành lập chính phủ.

Ngay từ tối 25-1, hàng chục ngàn người ủng hộ Syriza đã đổ xuống đường tụ tập trước Đại học Athens để mừng chiến thắng. Ông Alexis Tsipras đã tuyên bố: “Hôm nay chúng ta chấm dứt tình trạng thắt lưng buộc bụng. Chúng ta dám nói rằng chuyện của nhóm ‘Troika, đã thuộc về quá khứ”.

 

hy-lap-ra-khoi-eu_bao-dat-viet.jpg_27161

Đảng cánh tả Syriza thắng cử khiến nguy cơ Hy Lạp rời Eurozone là rất cao

 

 “Troika” là cách ông Tsipras nói về ba tổ chức Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang kiểm soát những cải cách kinh tế của Hi Lạp.

Dường như sau những năm tháng “bị kìm kẹp” vì các áp lực từ bên ngoài, người dân Hi Lạp đã tìm cách phá vỡ “vòng kim cô” bằng lá phiếu. Bà Lena Grigoradou, một nữ giáo viên về hưu, hét lên: “Tất cả sẽ thay đổi! Người Hi Lạp sẽ tìm lại niềm kiêu hãnh, danh dự, vui vẻ nhìn trời xanh”.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ sẽ tốt đẹp như người ta mong muốn trong cơn say chiến thắng. Cô Sofia, đang học thạc sĩ, thành viên của đảng Syriza, tỏ ra thận trọng hơn khi nói về tương lai: “Dĩ nhiên nguy cơ còn rất nhiều, chúng tôi còn nhiều việc phải làm”.

Guido de Togni, nhà nghiên cứu luật hiến pháp người Ý, cũng có mặt tại đêm mừng chiến thắng ở Athens, nhận định: “Đây là ngày lịch sử khi một đảng cực tả giành chiến thắng ở một đất nước châu Âu. Nó sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức đến cục diện của châu Âu”.

Syriza là đảng chủ trương phản đối chính sách khắc khổ, bao gồm việc cắt giảm ngân sách, tăng thuế và lấy đó làm khẩu hiệu tranh cử của mình. Bởi vậy, rất có thể chính phủ mới ở Hy Lạp sẽ phản đối chính sách “thắt lưng, buộc bụng” của EU.

 

Những nguy cơ tiềm ẩn từ việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone

Việc Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được nhiều chuyên gia dự đoán là “điều không thể tránh khỏi" nếu đảng đối lập cánh tả Syriza giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tới đây. Những “Kế hoạch khắc khổ” mà các “chủ nợ” áp đặt đã khiến người dân Hy Lạp quá mệt mỏi.

Việc Syriza thắng cử ở Hy Lạp khiến tất cả những kế hoạch mà EU áp đặt cho nước này sẽ phá sản, Về bản chất, Đảng cực tả này cũng không muốn Hy Lạp rời Eurozone nhưng yêu cầu các chủ nợ trước hết phải giảm bớt nợ công của Hy Lạp (hiện đã chiếm tới 175% GDP).

Ông Tsipras vừa tuyên bố sẽ đàm phán lại các điều khoản của gói cứu trợ tài chính trị giá 240 tỷ euro (269 tỷ USD) của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dành cho Hy Lạp. "Chính phủ mới sẽ hợp tác với các nước chủ nợ và thương lượng một giải pháp mới khả thi cho các bên" - ông nói.

 

hy-lap-ra-khoi-eu1_bao-dat-viet.jpg_2716

Ông Alexis Tsipras có thể đưa Hy Lạp rời khỏi Eurozone

 

Tuy nhiên, hành động này rất nguy hiểm đối với Liên minh châu Âu bởi nó sẽ cổ vũ cho các đảng “chống khắc khổ” tại những nước khác ở châu Âu, ví dụ như đảng Podemos chủ trương chống cải tổ theo hướng tự do, đang dẫn đầu các cuộc thăm dò trong cuộc bầu cử tháng 11 tới ở Tây Ban Nha.

Tất nhiên là EU sẽ không thể thỏa hiệp những đòi hỏi vô lý của 1 thành viên vì điều đó sẽ tạo lên tiền lệ xấu. 5 năm qua, Brussels đã quá mệt mỏi vì cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp nổ ra vào cuối năm 2009, suýt chút nữa đã làm tan rã Khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Vì vậy, nếu không đạt được thỏa thuận với Liên minh châu Âu, Hy Lạp sẽ bị vỡ nợ và chắc chắn sẽ rời khỏi Eurozone. Đây sẽ là một đòn choáng váng đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu, vốn được cho là mô hình chuẩn mực của các khu vực trên thế giới cho đến trước cuộc khủng hoảng nợ công năm 2010.

Cả 2 bên đều không muốn điều đó xảy ra nên sẽ có những nhượng bộ. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng khả năng xảy ra kịch bản Grexit (Hy Lạp rời khỏi Eurozone) là 30%.

Cả EU đang đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó có việc chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy ở chính châu lục này, khủng hoảng ở Ukraine tác động lớn đến EU, và đặc biệt là cuộc chiến kinh tế với nước Nga. Thêm sự ra đi của Hy Lạp, châu Âu chỉ bày ra một bức tranh ảm đạm về kinh tế, chính trị, xã hội.

Một hệ lụy khác mà việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone là sẽ gây ra là sự bất ổn cho nền kinh tế khu vực đang trong tình trạng trì trệ. Điều đáng lo ngại nhất là sự tháo chạy của dòng vốn ra khỏi châu Âu. Nếu các nhà đầu tư không an tâm rằng kinh tế Eurozone vẫn ổn định, lãi suất có thể tăng và sau đó là đến chi phí đi vay.

Ngoài ra, không riêng Hy Lạp đối diện với nguy cơ vỡ nợ, mà còn có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy... Chi phí vay mượn tăng cùng với đầu tư giảm sút sẽ là sự cản trở đối với những nỗ lực phục hồi tăng trưởng. Với bức tranh như vậy, sẽ chẳng có nhà đầu tư nào mạo hiểm tham gia thị trường của châu Âu.

Sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Hy Lạp cho đảng cánh tả theo đường lối chống “thắt lưng buộc bụng” Syriza sẽ khiến cho chính phủ của ông Alexis Tsiparas rất khó đưa ra các biện pháp thỏa hiệp với EU vốn rất cương quyết bảo vệ các quy tắc châu Âu. Cùng với sự lôi kéo của Nga, viễn cảnh Hy Lạp rời Eurozone là rất lớn.

 

hy-lap-ra-khoi-eu2_bao-dat-viet.jpg_2716

Nhân dân Hy Lạp biểu tình mừng chiến thắng của Syriza

 

Sau Ukraine, “Mặt trận thứ 2” giữa Nga với EU đã bắt đầu.

Phản ứng của giới chức lãnh đạo châu Âu cũng rất khác nhau. Ngày 26-1, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên tiếng chúc mừng ông Alexis Tsiparas đồng thời cho biết, Pháp sẽ hợp tác chặt chẽ với Hy Lạp để tăng hỗ trợ, ổn định châu Âu.

Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố thắng lợi của đảng Syriza “sẽ làm tăng thêm mối lo ngại về kinh tế khắp châu Âu”, còn Mỹ giữ thái độ trung dung là “sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ mới của Hi Lạp”.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố từ cách đây rất lâu là Berlin sẵn sàng để Athens rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và kêu gọi nước này tôn trọng các điều khoản đã ký với các chủ nợ.

Sau khi có thông tin sơ bộ về kết quả bầu cử ở Hy Lạp, Tổng thống Nga V. Putin đã ngay lập tức lên tiếng chúc mừng Chủ tịch đảng cánh tả Syriza Alexis Tsipras, sau khi đảng này giành chiến thắng trong bầu cử Quốc hội Hy Lạp và chúc ông đạt thành công trên cương vị lãnh đạo chính phủ Hy Lạp.

Cơ quan báo chí điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng Chủ tịch "Liên minh các lực lượng cấp tiến cánh tả” (The Coalition of the Radical Left - Syriza) Alexis Tsipras nhân chiến thắng tại cuộc bầu cử ở Hy Lạp, trong điều kiện đầy khó khăn hiện nay.

Hãng thông tấn RIA Novosti cho biết, trong điện văn chúc mừng, nguyên thủ Nga bày tỏ sự tin tưởng rằng hai nước sẽ tiếp tục mở mang quan hệ hợp tác xây dựng có truyền thống trong tất cả các lĩnh vực, hợp lực hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề bức thiết của châu Âu và thế giới.

Bình luận về sự kiện này, Phó chủ tịch Ủy ban Chính sách kinh tế, cải cách và thương mại thuộc Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) Mikhail Emelyanov nhận định của hôm 25-1 rằng, chiến thắng của đảng cánh tả Syriza lại mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển mối quan hệ giữa Nga và Hy Lạp.

“Sự chiến thắng của là một dấu hiệu gây lo lắng cho EU, bởi vì điều này nói nên cuộc khủng hoảng không chỉ ở Hy Lạp mà còn ở cả châu Âu, cuộc khủng hoảng của cả hệ thống chính trị châu Âu. Chiến thắng của Syriza sẽ là một bước đột phá và sẽ phá vỡ sự đồng thuận của châu Âu”, ông Emelyanov nói.

 

hy-lap-ra-khoi-eu3_bao-dat-viet_27161564

Nếu “thu phục” được Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Địa Trung Hải có thể biến thành “sân sau” của Nga

 

Nga vồ vập với cả Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ

Về mối quan hệ của Hy Lạp với Nga, ông Emelyanov cho rằng chiến thắng của đảng cánh tả Syriza có thể mở ra những con đường mới và cơ hội mới cho hợp tác song phương giữa hai nước. Điều này đã được khẳng định ngay từ trước cuộc bầu cử chứ không phải ở thời điểm hiện nay.

Theo tin của Hãng thông tấn Nga RIA Novosti, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Nikolai Fyodorov ngày 17-1 tuyên bố, Moscow không loại trừ khả năng gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với thực phẩm Hy Lạp nếu nước này ra khỏi Liên minh châu Âu.

"Điều này có thể xảy ra nếu Hy Lạp sẽ bị buộc phải rút khỏi Liên minh châu Âu. Chúng tôi sẽ cùng Hy Lạp xây dựng mối quan hệ độc lập tốt đẹp. Về cơ bản, đó là một đối tác tiềm năng đối với chúng tôi" - ông Fedorov nói với các phóng viên.

Thêm nữa, hiện Moscow cũng đang lôi kéo Hy Lạp hướng về Liên minh kinh tế Á-Âu của mình, bất chấp những hệ lụy tài chính về khoản nợ khổng lồ của Athens, bởi đây là sự cạnh tranh ảnh hưởng, có tính chất quyết định trên trường quốc tế, biểu hiện chiến thắng của Nga với EU.

Trong bối cảnh Moscow và Brussels đang đấu đá quyết liệt ở Ukraine, Nga đã bất ngờ tuyên bố hủy kế hoạch xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương nam” (South Stream), không đi qua Ukraine mà xuyên qua Biển Đen, đi qua lãnh thổ Bulgaria tới Trung và Nam Âu.

Thay vào đó, Tổng thống Putin đề xuất xây dựng một đường ống tương tự đến Thổ Nhĩ Kỳ và thiết lập một trung tâm khí đốt trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp để cung cấp khí đốt cho châu Âu. Trong dự án trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp chỉ là những nhánh phụ, nhưng hiện nay họ đã được hưởng lợi hơn rất nhiều.

Nếu Nga “lôi kéo” được Hy Lạp - nước có khả năng rời bỏ Eurozone và Thổ  Nhĩ Kỳ - nước đã nộp đơn xin gia nhập EU từ lâu mà vẫn không được chấp thuận – gia nhập vào Liên minh Á-Âu, sẽ là chiến thắng lớn nhất của Moscow về mặt địa-chính trị và là sự đả kích rất lớn đối với Liên minh châu Âu.

Hơn nữa, việc kết thân được với 2 nước này sẽ khiến con đường “bành trướng” hoạt động của hải quân Nga ra Địa Trung Hải, từ biển Đen thông qua eo biển Bosphorus trở nên cực kỳ thuận lợi. Với chỗ dựa là Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Syria, Địa Trung Hải sẽ là “sân nhà” của Nga.

Trong bối cảnh này, việc Nga mở “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” và việc đảng cánh tả Syriza ở Hy Lạp thắng cử sẽ là những yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược chia rẽ châu Âu và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nga. Bởi vậy, việc Nga vồ vập với cả Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là điều đương nhiên.

Thiên Nam

===================

"c đã không mang nổi mình ốc, lại còn mang rêu".

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc bác tuyên bố chung Mỹ - Ấn về tự do hàng hải ở biển Đông
27/01/2015 18:37
 

(TNO) Khi Tổng thống Mỹ đến thăm Ấn Độ, tuyên bố tự do hàng hải phải được duy trì ở biển Đông và châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức lên tiếng "không có vấn đề gì liên quan đến tự do hàng hải ở biển Đông".

 

ando_my_1_opdc.jpg?width=500
Tổng thống Mỹ Barack Obama vui vẻ trò chuyện với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) trong một buổi gặp gỡ tại phủ tổng thống ở New Dehli hôm 26.1 - Ảnh: Reuters
 
Vào ngày 26.1, trong một tuyên bố chung, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh cam kết duy trì tự do hàng hải ở biển Đông, đồng thời “kêu gọi các bên tránh đe dọa vũ lực hoặc dùng vũ lực” giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Trong bài phát biểu ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ) ngày 27.1, Tổng thống Obama nói tự do hàng hải phải được duy trì ở châu Á - Thái Bình Dương và những vụ tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết trong hòa bình.
Trung Quốc thời gian gần đây đẩy mạnh các hoạt động củng cố tuyên bố “đường lưỡi bò” của nước này, bào trùm gần như toàn bộ biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng đối với thương mại toàn cầu, theo AFP.
Đáp lại tuyên bố chung Mỹ - Ấn, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 26.1 cho biết: “Tại thời điểm hiện tại, tình hình biển Đông ổn định và không có vấn đề gì về tự do hàng hải và tự do hàng không”, theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ).
“Chúng tôi tin rằng các vấn đề tranh chấp nên được giải quyết bởi các bên có liên quan trực tiếp thông qua đối thoại hòa bình”, bà Hoa nói, ám chỉ việc Mỹ "không nên can dự vào vấn đề biển Đông".
Theo AFP, Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách chuyển dịch trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương và muốn thắt chặt quan hệ với Ấn Độ để làm đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy trong khu vực.
Ông Obama kết thúc chuyến thăm Ấn Độ (kéo dài 3 ngày) vào ngày 27.1, với cam kết 4 tỉ USD các khoản tiền đầu tư và các khoản vay cho Ấn Độ, cùng nhiều thỏa thuận hợp tác.
 
ando_my_2_klyu.jpg?width=500
Tổng thống Mỹ Barack Obama đứng cạnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25.1 - Ảnh: Reuters
 
Theo tờ The New York Times (Mỹ), các quan chức Mỹ kỳ vọng Mỹ và Ấn Độ hợp tác có thể làm được nhiều điều hơn Washington làm một mình để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc và duy trì trật tự trong khu vực.
Bình luận về chuyến thăm Ấn Độ của ông Obama, tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) cảnh báo Mỹ đang đưa Ấn Độ vào bẫy.
“Chiến lược của ông Obama quá rõ ràng. Ông ta muốn chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như giữa Ấn Độ và Nga, nhằm đảm bảo chiến lược tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương”, giáo sư Zhou Fangyin thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Quảng Đông (Trung Quốc) nói trên Thời báo Hoàn cầu.
=======================
“Chúng tôi tin rằng các vấn đề tranh chấp nên được giải quyết bởi các bên có liên quan trực tiếp thông qua đối thoại hòa bình”, bà Hoa nói, ám chỉ việc Mỹ "không nên can dự vào vấn đề biển Đông".

 

Trên cái tô bát này, Lão Gàn đã không dưới một lần so sánh chuyện con mẹ hàng cá ở chợ Bắc Qua, hoặc chuyện làng Vũ Đại  với tình hình thế giới. Mựa! Khi đã điếu ưa nhau thì tròn hay méo nó sẽ được mô tả cách khác. Cùng là cái bể Đông, nhưng "ông nói gà, bà nói vịt". Nhưng khi cùng phe với nhau thì "trái ấu cũng tròn, quả bồ hòn cũng ngọt". Léo có chuẩn mực gì cả.
Nhiều lần lão Gàn cú lên định đổi ký danh Thiên Sứ thành "Thích Thì Chiều" cho nó ra vẻ tu hú. Ý lộn - Tu sĩ. Nhưng nghĩ lại ký danh Thiên Sứ của lão Gàn đã quen từ hơn 10 năm nay, nên thôi.
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông khó lường và những hành động của Việt Nam

TRẦN SƠN

27/01/15 06:47

(GDVN) - Sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc xây cất trái phép trên các đảo, đá ở Trường Sa, tình hình biển Đông đang diễn biến rất khó lường…

 

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tăng cường ngoại giao quốc phòng trong tháng 12 năm 2014 và tháng 1 năm 2015, qua các chuyến viếng thăm hải quân, các cuộc đối thoại quốc phòng, và việc trao đổi các đoàn cấp cao – nhận định từ Tạp chí The Diplomat.

Hai tàu chiến của Hàn Quốc, tàu khu trục Choe Yeong (DDH 981) và tàu hậu cần Cheonji (AOE 57), đã đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh trong bốn ngày, từ ngày 3 đến ngày 6/12.

 

Anh_1.jpg

Tàu khu trục tên lửa ROKS Choi Young tại cảng TP HCM. Điều đặc biệt là trên tàu này hiện có 1 học viên Việt Nam đang học tập và tham gia chương trình huấn luyện hải quân trên tàu. Chuẩn Đô đốc Jungsoo Chun mong muốn sẽ có thêm nhiều học viên Việt Nam học tập và huấn luyện tại Hàn Quốc trong thời gian tới. (Ảnh: QĐND)

 

Trong những ngày đầu năm 2015, Việt Nam đã đón hai đoàn đại biểu quân sự, một từ Indonesia và một từ Campuchia. Chuẩn Tướng Haryoko Sukarto, Giám đốc Trung tâm “Nghiên cứu chiến lược” của các lực lượng vũ trang Indonesia, đã có các cuộc thảo luận, làm việc với Viện Chiến lược Quân sự của Việt Nam. 

Tướng Sukarto cũng đã gặp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh vào tháng 1. Tướng Vịnh đã yêu cầu hai bên đề ra một kế hoạch hành động cụ thể cho sự hợp tác trong tương lai, bao gồm đẩy mạnh việc trao đổi các đoàn đại biểu. Ông cũng đề nghị đối thoại quốc phòng song phương của hai nước được nâng cấp lên cấp thứ trưởng.

Ngay sau chuyến thăm của Sukarto, Việt Nam đã đón tướng Tea Banh, Bộ trưởng quốc phòng Campuchia, từ ngày 4 đến ngày 5/1. Tướng Banh đã gặp tướng Vịnh và Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh. Hai bên đã đạt thỏa thuận về hợp tác trong tương lai về giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và chia sẻ thông tin, trao đổi nhân sự, và tư vấn cho nhau trong các diễn đàn đa phương. Cả hai bên đã đồng ý thiết lập một cơ chế đối thoại thường niên về chính sách quốc phòng ở mức thứ trưởng càng sớm càng tốt.

Ngày 08 tháng 1, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức các cuộc họp hợp tác quốc phòng hàng năm lần thứ ba với Nhóm Công tác Quốc phòng Bộ Quốc phòng của Vương quốc Anh. Đoàn Anh tuyên bố sẽ tăng chương trình Anh ngữ của mình cho nhân viên quân sự Việt Nam lên gấp ba lần, bắt đầu từ tháng 3/2015 và nhận hai sĩ quan cấp cao Việt Nam tham dự một khóa học đào tạo của Học viện Quốc phòng tại Shrivenham. Hai bên cũng tăng cường hợp tác trong ba lĩnh vực mới: trao đổi dữ liệu độ sâu, tương tác không gian địa lý, và an ninh mạng.

Hợp tác quốc phòng cũng đã gia tăng đáng kể trong mối quan hệ của Việt Nam với Nga, Ấn Độ và Hoa Kỳ.

 

Việt Nam-Nga

Ngày 04 tháng 12/2014, tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, các quan chức Nga và Việt Nam đã ký một thỏa thuận nghiệm thu kỹ thuật chính thức bàn giao tàu ngầm thứ ba trong sáu tàu của dự án 636, một dự án tàu ngầm tấn công tiên tiến lớp Kilo cho hải quân Việt Nam. Tàu ngầm mới, có tên HQ 183 Hải Phòng, hiện đang được vận chuyển đến vịnh Cam Ranh và dự kiến sẽ đến vào cuối tháng này.

 

Anh_2.jpg

Cờ tổ quốc tung bay trên Tàu HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: NLĐ)

 

Tàu ngầm lớp Kilo thứ tư, HQ 185 Đà Nẵng, hiện đang trải qua thử nghiệm trên biển, trong khi các tàu ngầm thứ năm, HQ 186 Khánh Hòa, đã được hạ thủy vào ngày 28/12. Việc đóng tàu ngầm thứ sáu, HQ 187 Bà Rịa-Vũng Tàu, bắt đầu vào cuối tháng 5 năm 2014 và dự kiến sẽ được giao trong năm 2016.

Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga nói với hãng thông tấn Interfax (Nga): "Mặc dù Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận về việc bán vũ khí và đạn dược cho Việt Nam vào tháng trước, Nga vẫn là đối tác ưu tiên của chúng tôi trong lĩnh vực này."

 

Việt Nam-Ấn Độ

Từ ngày 17 đến ngày 20/12/2014, Việt Nam đón đoàn Đại biểu quân sự cấp cao Ấn Độ thăm nước ta. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tham mưu trưởng Ấn Độ từ năm 2007, khi hai nước nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Tướng Suhag và đối tác của mình, Tướng Nguyễn Quốc Khánh, đã xem xét lại các hoạt động hợp tác quốc phòng gần đây và nhất trí về một kế hoạch tương lai của hợp tác bao gồm trao đổi các đoàn, giáo dục và đào tạo, trao đổi thông tin và các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Vào tháng 16/1/2015, Ấn Độ đã tổ chức Đối thoại quốc phòng với Việt Nam tại thủ đô New Delhi. Thứ trưởng Quốc phòng Shri RK Mathur đại diện Ấn Độ và Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, đại diện phía Việt Nam.

Tướng Vịnh được các phương tiện truyền thông Ấn Độ trích lời, nói: "Vì tình hình an ninh khu vực đã có sự thay đổi mạnh mẽ, cho nên cần thiết có một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước chúng ta. Chủ yếu là về quan hệ đối tác chiến lược."

Tướng Vịnh từ chối bình luận công khai về việc Ấn Độ có nên đóng một vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hay không. Tuy nhiên, ông nói: "Các quốc gia cần phải được tôn trọng về vấn đề chủ quyền. Chúng tôi sẽ không rút lui về chủ quyền ... (mặc dù), chúng tôi tin rằng sự khác biệt phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế một cách hòa bình ... Cộng đồng quốc tế muốn thấy một Ấn Độ mới và mạnh mẽ, có thể đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực."

Hai bên đã đạt được thỏa thuận tiếp tục hợp tác về các vấn đề an ninh khu vực chiến lược trong các diễn đàn đa phương như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Ấn Độ và Việt Nam hiện đang đồng chủ tịch Nhóm Công tác Chuyên gia ADMM+ về rà phá bom mìn nhân đạo.

Tướng Mathur và tướng Vịnh cũng đồng ý rằng các ưu tiên hợp tác quốc phòng trong tương lai sẽ bao gồm trao đổi đoàn, giáo dục và đào tạo, trao đổi hải quân, công nghệ tiên tiến, công nghiệp quốc phòng và công nghệ thông tin. Ấn Độ sẽ trợ giúp Việt Nam trong việc chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Economic Times, Tướng Vịnh nói rõ về hợp tác quốc phòng trong tương lai:

"Một lĩnh vực hợp tác đáng chú ý là về công nghiệp quốc phòng. Chúng tôi (Việt Nam - Ấn Độ) có khả năng hợp tác trong ngành đóng tàu, hiện đại hóa hệ thống vũ khí, nghiên cứu và ứng dụng các hệ thống quốc phòng công nghệ cao.”

Có nguồn tin nói rằng Ấn Độ sẽ cung cấp khoản tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam để đóng 4 tàu tuần tra hiện đại tại một nhà máy đóng tàu quân sự của Ấn Độ.

 

Việt Nam-Hoa Kỳ

Ngày 24 tháng 12/2014, tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, cho hay: "Trong lĩnh vực an ninh hàng hải, chúng ta có thể có sự hợp tác quan trọng. Phía Việt Nam sẽ quyết định những vũ khí nào (của Mỹ) là thích hợp nhất cho những thách thức chiến lược của mình. "

Đại sứ Osius, sau đó, đã tiết lộ rằng ông nghe nói chính phủ Việt đã "suy nghĩ rất sâu sắc và cẩn thận về những vũ khí thích hợp nhất, và chúng tôi (Mỹ) rất tôn trọng những quyết định của chính phủ Việt Nam đưa ra”.

 

Anh_3.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đại sứ Ted Osius. (Ảnh: TTXVN)

 

Ngày 19/1, Tướng Vincent Brooks, chỉ huy quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đến thăm và làm việc với Việt Nam để thảo luận với người đồng cấp Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hai bên đã kiểm điểm tiến độ thực hiện của Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, từ năm 2011. Họ cũng đặt ưu tiên cho tương lai bao gồm cả hợp tác hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, quân y, và chia sẻ kinh nghiệm về gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Tướng Brooks cũng đã gặp gỡ với Tướng Đỗ Bá Tỵ, tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tướng Tỵ cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ cần đẩy mạnh việc trao đổi đoàn ở các cấp và tăng cường hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hoạt động cứu hộ trên biển, và đào tạo tiếng Anh. Ông cũng đề nghị phía Hoa Kỳ hỗ trợ thêm trong việc "khắc phục hậu quả sau chiến tranh" như nhiễm độc dioxin từ chất da cam trong chiến tranh Việt Nam.

Một ngày sau khi Tướng Brooks rời Hà Nội, Patrick Dewar, phó chủ tịch điều hành của hãng Lockheed Martin đã thăm Hà Nội và gặp gỡ Tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tướng Khánh bày tỏ sự đánh giá cao của mình về vai trò Lockheed Martin trong hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đã có dự đoán cho rằng Việt Nam đang quan tâm đến việc mua máy bay trinh sát và công nghệ khác liên quan đến lĩnh vực giám sát biển, trong đó có máy bay trinh sát P-3C Orion do Lockheed Martin sản xuất.

Sau vụ Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan 981, có ý kiến cho rằng Trung Quốc đã sử dụng đòn nghi binh thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế để thực hiện âm mưu thay đổi hiện trạng ở quần đảo Trường Sa. Ý đồ xây căn cứ hải quân và không quân của Bắc Kinh ở Trường Sa không ngoài mục đích nhằm khống chế biển Đông, hiện thực hóa tham vọng “đường chín đoạn”. Tình hình biển Đông, vì vậy, rất khó lường trong thời gian sắp tới. Trong bối cảnh đó, sự tăng cường năng lực quốc phòng của Việt Nam là cần thiết và cấp bách.

====================

Đây là một ý trong "Lời tiên tri Ất Mùi 2015". Cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu xảy ra cuối năm Ất Mùi 2015. Đây là một ý trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng" của họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa thể hiện. Lão Gàn chỉ diễn đạt lại theo cái nhìn của lão, chứ cũng chẳng tài cán gì, nếu "chẳng may" nó đúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí thư Nam Kinh nhảy lầu "hy sinh cứu chúa", 1 hổ lớn sắp hiện nguyên hình

 

(GDVN) - Tham nhũng bị bại lộ thì tự sát cũng là một lựa chọn "hợp tình hợp lý" của quan chức. Từ góc độ kinh tế, tự sát thì giữ được tài sản bởi người chết rồi...

 

 

duong_ve_trach.jpg

Dương Vệ Trạch

 

Đa Chiều ngày 26/1 bình luận, truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng Dương Vệ Trạch khi còn là Bí thư Nam Kinh bị bắt đã toan nhảy lầu tự vẫn nhưng không thành. Một khi Bí thư Nam Kinh nhảy lầu thành công, ngoài chấn động dư luận còn trực tiếp cắt đứt dấu vết liên quan của "con hổ" tham nhũng lớn hơn đứng đằng sau ông Trạch.

Dương Vệ Trạch quyết định nhảy lầu khi vừa nhìn thấy các nhân viên của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật chắc chắn là mục đích muốn tìm cái chết. Nếu không chết thì cũng trọng thương, sống thực vật, và mọi manh mối liên quan đến đường dây tham nhũng bị cắt đứt, tự nhiên có thể bảo vệ được tài sản, danh dự cá nhân, đây có thể là động cơ khiến ông Trạch lao ra cửa sổ toan nhảy lầu.

Giới phân tích cho rằng khi tham nhũng bị bại lộ thì tự sát cũng là một lựa chọn "hợp tình hợp lý" của quan chức. Từ góc độ kinh tế, tự sát thì giữ được tài sản bởi người chết rồi Ủy ban Kiểm tra kỷ luật sẽ không điều tra tiếp. Việc này cũng giúp che giấu hành tung cho các con hổ lớn đứng đằng sau.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, năm 1998 Dương Vệ Trạch khi đó 35 tuổi đã trở thành Giám đốc Sở Giao thông tỉnh Giang Tô đầy "màu mỡ", 2 năm sau được thăng chức Thị trưởng Tô Châu. Năm 2006 Dương Vệ Trạch trở thành Thường vụ tỉnh ủy Giang Tô, theo Đa Chiều trong quan trường Trung Quốc chỉ dựa vào tấm bằng đại học Dương Vệ Trạch khó có thể leo lên vị trí này thuận lợi như vậy.

Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã thì cho biết, có thể bịt được đầu mối các vụ án tham nhũng lớn từ Dương Vệ Trạch đủ thấy người đứng sau phải là quyền cao chức trọng, vương tướng một vùng. Tân Hoa Xã suy luận, kẻ có thể giật dây khiến Dương Vệ Trạch toan nhảy lầu tự vẫn khi bị bắt hẳn phải có quan hệ mật thiết, tình như cha con hoặc được Dương Vệ Trạch kính trọng lắm mới khiến Trạch dám đánh đổi tính mạng, "hy sinh cứu chúa".

Theo Đa Chiều, Tân Hoa Xã cho rằng vụ bắt Dương Vệ Trạch có ý nghĩa trọng đại đối với cuộc chiến chống tham nhũng ở Giang Tô, không chỉ một loạt tay chân thân tín của ông Trạch lần lượt bị bắt mà ngay cả con hổ lớn đứng sau Trạch rồi đây sớm muộn cũng phải "hiện nguyên hình". Tuy nhiên Tân Hoa Xã không đưa ra suy luận nào thêm về con hổ này.

Tư liệu công khai cho biết, thập niên 1990 Dương Vệ Trạch còn là một Trưởng phòng trong Sở Giao thông Giang Tô, lần lượt thăng chức Phó Giám đốc sở, Giám đốc sở là trong thời kỳ ông Trần Hoán Hữu làm Bí thư Giang Tô. Ông Hữu năm nay 81 tuổi, năm 1983 làm Phó Tỉnh trưởng Giang Tô, 1989 lên Tỉnh trưởng và 1993 thì làm Bí thư tỉnh cho đến khi Hồi Lương Ngọc lên thay năm 2000. Rời chức Bí thư tỉnh, ông Hữu còn làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đến năm 2003 mới nghỉ hưu.

Giới phân tích cho rằng, quan lộ thăng tiến như diều gặp gió của Dương Vệ Trạch có lẽ còn liên quan đến dự án xây cầu Nhuận Dương nối Trấn Giang - quê Giang Trạch Dân với Dương Châu. Dương Vệ Trạch khi đó là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển cầu Nhuận Trạch.

Giang Trạch Dân rất quan tâm đến cây cầu này và đã trực tiếp về dự lễ khởi công. Các quan chức cấp cao khác như Phó Thủ tướng Lý Cương Thanh, Bí thư Giang Tô Hồi Lương Ngọc liên tục thị sát công trường này. "Thành tích" của Dương Vệ Trạch với cây cầu cũng có thể là lý do khiến quan lộ của ông trở nên hanh thông thuận lợi hơn.

------------------------------------

Dùng cái chiêu rất cổ này nhưng có khi lại hay nhể? thành kính phân ưu các ông Hoàng mội thời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí thư Nam Kinh nhảy lầu "hy sinh cứu chúa", 1 hổ lớn sắp hiện nguyên hình

 

(GDVN) - Tham nhũng bị bại lộ thì tự sát cũng là một lựa chọn "hợp tình hợp lý" của quan chức. Từ góc độ kinh tế, tự sát thì giữ được tài sản bởi người chết rồi...

 

 

duong_ve_trach.jpg

Dương Vệ Trạch

 

Đa Chiều ngày 26/1 bình luận, truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng Dương Vệ Trạch khi còn là Bí thư Nam Kinh bị bắt đã toan nhảy lầu tự vẫn nhưng không thành. Một khi Bí thư Nam Kinh nhảy lầu thành công, ngoài chấn động dư luận còn trực tiếp cắt đứt dấu vết liên quan của "con hổ" tham nhũng lớn hơn đứng đằng sau ông Trạch.

 

------------------------------------

Dùng cái chiêu rất cổ này nhưng có khi lại hay nhể? thành kính phân ưu các ông Hoàng mội thời.

 

 

Không phải một con hổ lớn, mà là một con rồng.

Gần đây có một quan tham Tàu khi bị bắt định rút súng chống lại. Còn vị này tự tử. Tất nhiên con rồng sẽ không để yên khi bị đem ra làm món "gân rồng xào chua ngọt". Cuộc chiến chống tham nhũng của ngài Tập đã sang một giai đoạn khác và quyết liệt hơn (Tập I kết thúc ở Hội nghị Bắc Đới Hà).

Chẳng liên quan gì đến Lão Gàn và anh chị em. Xem chơi cho vui rồi chém gió.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lính TQ lừa chỉ huy, dùng cơm nguội “tàng hình” trước súng, đạn

Bình Nguyên

28/01/15 14:30

(GDVN) - Vụ việc này cũng đã khiến cho giới chỉ huy của Quân khu Thẩm Dương, quân đội TQ phải đau đầu.

 

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng gần đây có đăng tải một báo cáo cho biết quân đội Trung Quốc gần đây đã lên tiếng thừa nhận thông tin về việc xuất hiện một binh sỹ siêu nhân có khả năng chống lại súng đạn là thực ra chỉ là  một màn kịch lừa đảo do một quân nhân “láu cá” của họ gây nên.

 

quan_doi_tq.jpg

Trước đó, theo một số báo cáo, diễn đàn, trong một cuộc tập trận được quân đội TQ tổ chức, 1 binh sỹ thuộc biên chế của Quân khu Thẩm Dương trong khi tham gia diễn tập chiến đấu bộ binh đã không hề bị “dính đạn” mặc dù có nhiều quân xanh sử dụng súng trường tấn công anh ta.

Tình huống tấn công trong cuộc tập trận này sử dụng mô hình huấn luyện của các nước có lực lượng quân sự hiện đại trong đó các binh sỹ được đeo các thiết bị cảm biến tín hiệu laze trong khi cùng mang và sử dụng các loại súng bộ binh có gắn thiết bị phát, chiếu laze khi bóp cò, mỗi lần bị đối phương bắn trúng thiết bị cảm biến người đeo sẽ phát ra tín hiệu coi như đã trúng đạn.

Sauk hi xuất hiện thành thành tích như siêu nhân của binh sỹ TQ, các sỹ quan quân đội TQ đã điều tra làm rõ, binh sỹ siêu nhân có khả năng tàng hình trước súng đạn được đề cập (giấu tên, giấu đơn vị) là một trò lừa đảo xuất phát từ tính láu cá của cá nhân binh sỹ này.

Anh ta đã thừa nhận mình không có khả năng gì đặc biệt. Trong lúc tập tập anh ta đã sử dụng cơm nguội để phủ lên các mắt cảm biến của thiết bị đeo trên mình và khi bị súng của đối phương bắn tới nó đã không còn tác dụng thông báo như giải thích ở trên.

Vụ việc này cũng đã khiến cho giới chỉ huy của Quân khu Thẩm Dương, quân đội TQ phải đau đầu bởi họ phải cân nhắc lại kết quả của các cuộc diễn tập quan trọng.

Đối với việc huấn luyện khả năng chiến đấu của quân đội thì việc thắng hay bại trong diễn tập giả định có thể bộc lộ ra nhiều vấn đề mà chúng có để được xem là một trong những bài học vô cùng quan trọng cho chiến đấu thực tế về sau, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chiến thuật, trang bị…

Vụ việc binh sỹ siêu nhân láu cá trên có thể đồng nghĩa với việc đánh giá lại kết quả của cuộc diễn tập, đơn vị thắng sẽ thua và thua sẽ lại được trao phần thằng.

Liên quan đến hoạt động huấn luyện của quân đội TQ, đầu tháng 1 vừa qua, PLA đã tuyên bố dừng các khoa mục huấn luyện như lái mô tô và võ thuật Công Phu cổ truyền cho lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân TQ nhưng không nói lý do hủy bỏ.

Trước đó, biểu diễn lái mô tô, trình diễn kỹ năng Công Phu luôn được quân đội TQ xem là một trong những phần phô diễn ấn tượng mỗi khi một đơn bị của quân đội TQ được tiếp đón các quan chức, sỹ quan chỉ huy cấp cao đến thanh sát.

Một chuyên gia quân sự nói rằng, quân đội Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi sang mô hình huấn luyện chiến đấu sát thực tế hơn trước đây trong đó chú trọng nội dung tập trận bắn đạn thật để thực hiện mục tiêu và tham vọng trong tương lai.

Thông tin về sự việc “lính siêu nhân lừa đảo” trên vô tình tiết lộ phương thức huấn luyện cơ bản có thể được xem là một trong những phương pháp “sát thực tế chiến đấu” của quân đội Trung Quốc là sử dụng các thiết bị công nghệ cao mô phỏng khả năng tấn công, phòng thủ thật nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng quân nhân.

Đây  là một trong những mô hình huấn luyện tiên tiến được TQ dập khuôn của các quân đội phát triển với lượng tiền đầu tư không hề nhỏ.

=================

Lão Gàn phát biểu ý kiến từ lâu rằng thì là: "Vũ khí càng hiện đại thì để chống lại chúng cực kỳ đơn giản". Ở đây là một thí dụ giữa cảm biến laze và cơm nguội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đa Chiều: Ai đã tung tin đồn ông Lý Khắc Cường sắp mất chức Thủ tướng?

Hồng Thủy

28/01/15 14:19

(GDVN) - Truyền thông Hồng Kông phân tích, Trung Quốc quản lý rất chặt chẽ báo chí, nhưng lại thường xuyên "phao tin cho truyền thông người Hoa hải ngoại".

 

ly_khac_cuong.jpg

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hiện là thành viên duy nhất trong 7 ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc bị tin đồn tấn công.

 

Đa Chiều ngày 27/1 đưa tin, từ cuối năm 2014 đến nay trên mạng internet và truyền thông người Hoa hải ngoại liên tục xuất hiện tin đồn ông Lý Khắc Cường sắp mất chức Thủ tướng Trung Quốc vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên ông Cường không lên tiếng mà để Tân Hoa Xã, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục đưa tin, đưa ảnh về các hoạt động bận rộn của mình để gián tiếp phủ nhận tin đồn. Cũng là nạn nhân của tin đồn chính trị, ông Lý Nguyên Triều - Phó Chủ tịch nước thì chọn cách công khai phản bác.

Mặc dù không mấy người tin vào những tin đồn về Lý Khắc Cường "ốm yếu, khó ngồi 2 nhiệm kỳ Thủ tướng", nhưng dư luận lại bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao trong số 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đầy quyền lực, chỉ có mỗi mình ông Lý Khắc Cường trở thành nạn nhân của tin đồn?

Tất cả các tin đồn về ông Cường đều chỉ tập trung vào vấn đề sức khỏe và nhà mục đích muốn ông rời ghế Thủ tướng Trung Quốc. Cuối năm 2014 tạp chí Minh Kính dẫn "nguồn tin riêng" nói rằng Lý Khắc Cường có vấn đề về sức khỏe, mắc chứng tiểu đường song công việc đối nội đối ngoại bận rộn liên tục càng làm ông mệt mỏi. Điều này thì chả mấy ai tin.

Gần đây tin đồn Thủ tướng Trung Quốc sắp mất chức lại rộ lên trên internet, ai là kẻ giấu mặt tung tin đồn bôi nhọ ông Cường? Nếu là tin đồn nhằm vào các lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu như ông Giang Trạch Dân thì không có gì lạ, vì có những dấu hiệu khiến dư luận có thể bán tín bán nghi.

Điển hình như việc người thân của ông Dân bị điều động ngồi chơi xơi nước hoặc về hưu, các thủ hạ thân tín của ông thủa trước bị điều tra, bắt giữ. Nhưng tin đồn cứ bám lấy ông Lý Khắc Cường thì đúng là chuyện lạ, và lạ hơn nữa là trong Thường vụ Bộ chính trị 7 người thì chỉ ông Cường là nạn nhân.

Giới truyền thông Hồng Kông phân tích, Trung Quốc quản lý rất chặt chẽ báo chí, nhưng lại thường xuyên "phao tin cho truyền thông người Hoa hải ngoại" qua các kênh phi chính thức để nhằm thăm dò phản ứng của quốc tế cũng như trong nước về các chính sách lớn hoặc các thay đổi nhân sự quan trọng.

Đồng thời trong những giai đoạn đấu tranh quyền lực giữa các phe nhóm trở nên kịch liệt, người ta cũng có thể dùng thủ đoạn này để bôi nhọ và hạ bệ đối thủ chính trị của mình. Trong các trường hợp trở thành nạn nhân của tin đồn, các quan chức thường lựa chọn đối sách im lặng.

 

ly_nguyen_trieu.jpg

Ông Lý Nguyên Triều, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc thì phản ứng với tin đồn sắp bị điều tra bằng cách công khai bác bỏ nó.

 

Với ông Lý Khắc Cường, liên tiếp bị tin đồn sắp mất chức bủa vây là do Trung Nam Hải muốn ném đá dò đường xem dư luận nghĩ gì hay có kẻ tung tin mưu đồ bôi nhọ ông? Nếu là khả năng thứ nhất thì rủi ro chính trị sẽ rất lớn, bởi Trung Nam Hải lâu nay không bao giờ hành sự bất cẩn, quyết định những điều mình không chắc chắn khi lấy chuyện này để làm mồi thử.

Nhưng việc truyền thông Hồng Kông vừa tiết lộ Trung Quốc sẽ tổ chức duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít thì lại nhanh chóng được Bắc Kinh xác nhận, nên không thể loại trừ khả năng từ Trung Quốc đại lục đã có kẻ "tung tin qua tường lửa" cung cấp cho truyền thông bên ngoài.

Khả năng thứ hai về một thế lực chính trị nào đó muốn bôi nhọ ông Cường thì hiện Đa Chiều rất khó có thể đưa ra kết luận, bởi cục diện chính trị Trung Quốc là khá phức tạp. Nhưng theo Đa Chiều có thể khẳng định, những tin đồn nhằm vào Lý Khắc Cường chắc chắn không phải vô cớ, nhất định có kẻ đứng sau giật dây, nếu không truyền thông nhà nước Trung Quốc như Tân Hoa Xã đã không cần phải ồ ạt đưa tin về các hoạt động của Thủ tướng như cách để xóa bỏ tin đồn.

Tuy nhiên Đa Chiều cho rằng việc Tân Hoa Xã liên tục đưa tin về hoạt động của Thủ tướng cho thấy ông Cường rất khỏe mạnh và bận rộn suốt ngày cũng chỉ là hạ sách. Trung Nam Hải vốn đặc biệt quan tâm theo dõi dư luận về hoạt động của mình không thể không biết những tin đồn ác ý nhằm vào ông Lý Khắc Cường.

Nhưng việc không trực tiếp đối diện với nó mà chỉ tìm cách dập tin đồn, khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng của tin đồn lại càng làm cho nó lan rộng hơn. Khoanh tay ngồi nhìn không làm gì với những tin đồn này cũng không xong nên đành chọn cách đưa tin ồ ạt về Lý Khắc Cường. Nhưng rồi cách này cũng làm các tin đồn về ông từ truyền thông hải ngoại xâm nhập vào trong nước nhanh hơn.

 

giang_trach_dan.jpg

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cũng đang trong tâm điểm của tin đồn.

 

Đa Chiều bình luận, mặt dù không mấy người tin Lý Khắc Cường sắp mất chức Thủ tướng vì sức khỏe, nhưng Trung Nam Hải cũng có thể rút bài học kinh nghiệm từ việc đối phó với những tin đồn này. Để xóa bỏ tận gốc tin đồn theo Đa Chiều không gì bằng tăng cường minh bạch. Tò mò luôn luôn là bản tính của con người, cái gì càng cấm đoán người ta càng tìm kiếm thông tin về nó. Một khi Trung Nam Hải công khai các hoạt động của mình thì những tin đồn như thế này tự động sẽ không còn đất sống.

Từ vụ việc của Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai cho đến Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu đều rộ lên những tin đồn suốt một khoảng thời gian, có khi là cả năm trời trước khi Bắc Kinh chính thức công bố họ bị bắt vì điều tra tham nhũng. Thậm chí truyền thông Trung Quốc không có một dòng nào nói về vụ tai nạn siêu xe Farrari của con trai Lệnh Kế Hoạch làm chệch hẳn hướng đi quan lộ của ông năm 2012, thì sau khi ông Hoạch bị bắt, chính truyền thông Trung Quốc đã xác nhận điều này. 2 năm trước đó Washington Post và sau đó là South China Morning Post đưa tin thì vẫn được cho là "tin đồn".

Trong vài năm qua đã có những tin đồn "kinh hoàng" hơn nhiều liên quan đến nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc, bắt đầu từ tin đồn "Giang Trạch Dân giả chết" năm 2011, "chính biến Trung Nam Hải" 19/3/2012 khi Bạc Hy Lai bị điều tra.

Chiến dịch chống tham nhũng đả hổ đập ruồi do ông Tập Cận Bình phát động nhắm tới một loạt các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước và quân đội càng làm cho tin đồn chính trị mọc lên như nấm sau mưa. Có những tin đồn 1, 2 năm sau mới được xác nhận là đúng như vụ điều tra Chu Vĩnh Khang hay Từ Tài Hậu, nhưng cũng có những tin đồn không thể kiểm chứng một khi Bắc Kinh không lên tiếng.

=================

Khuých tạp nhể!

Lão Gàn đã nói rùi: "Sau hội nghị Bắc Đới Hà, Trung Coóc bắt đầu sang tập II. Xin xem hồi sau sẽ rõ".

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ không mua vũ khí Mỹ vì sợ “lật kèo”?

 

(Bình luận quân sự) - Xét cơ cấu vũ khí các quân binh chủng, Ấn Độ mua sắm số lượng lớn các vũ khí tác chiến Nga và chỉ mua trang bị bảo đảm của Mỹ.

Kim ngạch lớn không hẳn đã là đối tác đáng tin cậy

Trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Obama đã bày tỏ quan điểm là Mỹ có thể trở thành đối tác tốt nhất của nước này. "Ấn Độ và Hoa Kỳ không phải là các đối tác thông thường, tôi tin rằng nước Mỹ có thể là đối tác tốt nhất của Ấn Độ" - nhà lãnh đạo Mỹ cho biết khi ông nói chuyện với giới trẻ nước này vào ngày cuối cùng của chuyến thăm New Delhi.

Tổng thống Mỹ cũng ghi nhận, là một quốc gia đang phát triển, Ấn Độ có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các quá trình biến đổi khí hậu.

Trước đó, phó trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Ben Rhodes cho biết Hoa Kỳ "đang chuyển động để vượt Nga” trong hợp tác quân sự với Ấn Độ. Ông này cho rằng, tuy Ấn Độ có mối liên lạc đối tác lâu dài với Nga trong lĩnh vực công nghiệp quân sự nhưng các mối quan hệ giữa Washington và New Delhi trong lĩnh vực này cũng đang được tăng cường.

Việc ông Obama đến New Dehli trong thời điểm nhạy cảm này không làm điện Kremlin mảy may bối rối. Đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Thủ tướng Narendra Modi nhân Ngày Cộng hòa và bày tỏ hy vọng sẽ phát triển hợp tác với Ấn Độ trên mọi lĩnh vực

Theo thông báo trên trang web điện Kremlin hôm 27-11, Tổng thống Putin lưu ý rằng Nga trân trọng mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt với Ấn Độ và hy vọng sẽ phát triển hợp tác trong tất cả các hướng,

Tổng thống Putin nói rằng sự hợp tác hữu nghị phù hợp với những lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, theo chiều hướng đảm bảo ổn định và an ninh quốc tế. Ông cũng nhận xét rằng chính sách đối ngoại tích cực của Ấn Độ đã góp phần giải nhiều vấn đề quan trọng của chương trình nghị sự khu vực và toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov cũng tuyên bố rằng, kết quả chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Ấn Độ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ chiến lược giữa Moscow và New Delhi, bởi đây là mối quan hệ đối tác đặc biệt tin cậy và không thể phá vỡ.

ad-khong-mua-vu-khi-my_bao-dat-viet_2723

Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất

 

Chuyên gia chuyên nghiên cứu về Ấn Độ Stephen Cohen gần đây nhấn mạnh là Mỹ và Ấn có một tầm nhìn chiến lược chung, thể hiện ở các mặt như cùng chia sẻ mối hoài nghi đối với Trung Quốc, quan tâm sâu sắc tới vấn đề Pakistan và cam kết chống khủng bố. Một khi tầm nhìn chung này còn tồn tại thì quan hệ quốc phòng sẽ ngày càng bền chặt hơn.

Tuy nhiên, quan điểm của ông Cohen đã bị bà Melissa Hathaway - cựu lãnh đạo chương trình an ninh mạng quốc gia của Mỹ phản bác khi cho rằng, tuy Ấn Độ và Mỹ đều mong muốn đi đến thống nhất nhiều vấn đề, họ sẽ thành công ở một vài khía cạnh nhưng "chưa có những bước tiến mang tính đột phá" trong chuyến thăm lần này.

Theo giới truyền thông, trong cuộc diễu hành tại New Delhi nhân Ngày Cộng hoà, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có dịp quan sát các loại vũ khí trang bị Nga đã bán hoặc hợp tác sản xuất với Ấn Độ, để tự đánh giá “cân lượng” giữa Mỹ và Nga trong mối quan hệ hợp tác với Ấn Độ.

Ước tính Ấn Độ đã mua khoảng hơn 10 tỷ USD vũ khí từ đối tác Mỹ chỉ trong vòng một thập kỷ. Với những hợp đồng hàng tỷ USD và đột biến về khối lượng giao dịch, bắt đầu từ năm 2013, Mỹ đã vượt qua Nga, trở thành nhà cung cấp vũ khí số một của Ấn Độ.

Nhiều người cho rằng Nga đã hết thời là “đối tác truyền thống và tin cậy” của Ấn Độ, và Mỹ sẽ trở thành kẻ thay thế. Điều này có chính xác không?

Nếu chỉ nhìn vào kim ngạch thương mại quân sự song phương thì điều này là đúng nhưng nếu phân loại theo chủng loại vũ khí tác chiến và trang bị bảo đảm, xét về cơ cấu vũ khí Nga và Mỹ trong các quân binh chủng của Ấn Độ thì hoàn toàn không phải vậy.

Đối lập với hàng loạt chương trình hợp tác phát triển chung Nga-Ấn,  trong hai năm qua, tất cả 17 dự án mà Washington đề xuất liên quan đến DTTI đều không được thông qua. Và trong các gói mua sắm vũ khí khủng mà Mỹ và Ấn Độ vẫn tự hào, không có một kế hoạch phát triển công nghệ chung nào.

ad-khong-mua-vu-khi-my1_bao-dat-viet_272

Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác Nga - Ấn thành công nhất

 

Có người cho rằng bởi Mỹ không chuyển giao công nghệ nên Ấn Độ không mua các vũ khí tác chiến Mỹ nhưng thực ra đây chỉ là 1 trong những lí do bởi Washington cũng đã từng mời New Dehli tham gia vào dự án phát triển siêu tiêm kích thế hệ 5 F-35 nhưng người Ấn đã từ chối.

Bỏ qua vẻ bề ngoài hào nhoáng của những hợp đồng vũ khí bạc tỷ, mà nhìn vào chủng loại vũ khí mà Ấn Độ mua của Mỹ và so sánh với những loại đã, đang và sẽ mua của Nga người ta sẽ thấy rằng, người Ấn hoàn toàn không tin tưởng vào Washington và sự hợp tác với Moscow mới là mối quan hệ mà New Dehli tin tưởng.

Nhóm phóng viên báo chí tháp tùng ông Obama trong chuyến thăm Ấn Độ đưa tin, cuộc diễu hành bắt đầu với chuyến bay của phi cơ quân sự Nga trong biên chế không quân Ấn Độ như một lời nhắc nhở Tổng thống Mỹ rằng, hầu hết vũ khí tác chiến của nước này đều có xuất xứ Nga, còn Mỹ chỉ là con số 0 tròn trĩnh".

 

Ấn không mua vũ khí Mỹ vì thiếu tin tưởng về chính trị?

Nếu để ý kỹ, tất cả những loại vũ khí Ấn Độ mua của Nga đều có vai trò quan trọng, là trụ cột trong các quân, binh chủng của nước này. Đặc biệt là, chúng hầu hết thuộc loại phương tiện mang tính chất tác chiến trong khi đó, Ấn Độ chỉ mua của Mỹ những trang bị mang tính chất phục vụ, bảo đảm.

Những hợp đồng mua sắm 12 máy bay vận tải hạng nặng C-130J Hercules và 10 chiếc C-17 Globemaster cùng với 8 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I Neptune tuy mang lại doanh thu cực lớn cho Mỹ nhưng chúng chỉ đơn thuần là các máy bay bảo đảm, phục vụ, không thể tác động ngay và lập tức tới khả năng tác chiến của quân đội.

Người Ấn mua chúng để bổ sung và đa dạng hóa trang bị cùng với các phương tiện có tính năng tương tự như của Nga như máy bay vận tải hạng nặng Il-76 và máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38N. Hơn nữa, tuy mua Ấn Độ cũng vẫn bày tỏ sự quan tâm đến các loại máy bay thế hệ mới của Nga như Il-476, Il-478.

Ấn Độ không hề hỏi mua của Mỹ bất cứ loại vũ khí tác chiến nào. Về tàu ngầm thông thường thì đương nhiên là không bởi Mỹ không phát triển nhưng ngay cả đối với nhu cầu cấp bách về tàu ngầm hạt nhân, New Dehli cũng thuê của Moscow và tự phát triển với sự giúp đỡ của Nga.

 

ad-khong-mua-vu-khi-my2_bao-dat-viet_272

Tăng - thiết giáp Nga đang là nòng cốt trong lực lượng lục quân Ấn Độ

 

Hiện nay, không ít hơn 5000 xe tăng, thiết giáp Nga như T-90, T-72, T-55, BMP đang hiện diện và tạo nên sức mạnh cho lực lượng lục quân Ấn Độ, trong khi đó những loại tăng thiết giáp nổi tiếng của Mỹ như tăng M1 Abram, thiết giáp Stryker, M2 Bradley… đang ở đâu?

Trong lực lượng hải quân Ấn Độ, hàng chục chiếc tàu ngầm Kilo, cùng với những tàu hộ vệ hiện đại, trang bị những tên lửa có uy lực rất mạnh như BrahMos hay 3M54 của Nga thuộc lớp Talwar Project 11356 đang làm nòng cốt trong lực lượng hải quân nước này. Nhưng đang nói nhất là đến các hàng không mẫu hạm.

Các tàu sân bay kiểu Nga cũng được trang bị các tiêm kích hạm hiện đại MiG-29K/KUB của Nga với những loại vũ khí tốt nhất thế giới như Kh-35UE, BrahMos. Trong tương lai, ít nhất Ấn Độ sẽ sở hữu tới 3 biên đội tàu sân bay kiểu Nga, trong đó 1 chiếc do Nga cải tạo và 2 chiếc tự đóng

Hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm lừng danh BrahMos cũng là một niềm tự hào chung của Nga-Ấn. 2 nước đã tạo ra một thương hiệu tên lửa số 1 thế giới với đầy đủ các phiên bản phóng từ trên không, tàu mặt nước, tàu ngầm và từ mặt đất với khả năng tấn công chống hạm và đối đất cực kỳ uy lực.

Về chiến hạm mặt nước, các tàu hộ vệ Mỹ cũng không cạnh tranh được với tàu hệ vệ kiểu Nga có tính năng không hề vượt trội, mặc dù thiếu thốn tàu khu trục phòng không thế hệ mới nhưng các khu trục hạm Aegis lừng danh lớp Arleigh Burke của Mỹ cũng không được Ấn Độ để ý đến.

Về chiến đấu cơ, New Dehli vẫn trung thành với chương trình hợp tác chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA mặc dù đã không ít lần lên tiếng phàn nàn về tiến độ cũng như chi phí tốn kém của chương trình. Ngoài ra, họ còn mua sắm khoảng 300 chiếc Su-30MKI làm nòng cốt cho lực lượng không quân.

ad-khong-mua-vu-khi-my3_bao-dat-viet_272

Máy bay vận tải hạng nặng C-17 Globemaster của Mỹ trong biên chế không quân Ấn Độ

 

Trong các gói thầu mua sắm máy bay, tàu chiến gần đây nhất, những máy bay chiến đấu nổi tiếng của Mỹ đều không lọt được qua “vòng gửi xe”. Hoặc Ấn Độ mua sắm chiến đấu cơ Nga, hoặc lựa chọn máy bay chiến đấu của các nước châu Âu chứ không phải của Mỹ.

Trong gói thầu mới nhất mua sắm “Máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ mới” MMRCA, tham dự thầu có Dassault với tiêm kích Rafale, Boeing và Lockheed Martin là F/A-18 Super Hornet, F-16IN Super Viper, Saab chào hàng JAS 39 Gripen IN, RSK MiG với chiếc với MiG-35 và Eurofighter chào hàng Typhoon.

Cuối tháng 4-2011, Ấn Độ công bố danh sách các ứng viên lọt vào vòng chung kết gồm Rafale và Typhoon của Pháp và châu Âu, còn F/A-18 Super Hornet, F-16IN Super Viper của Mỹ bị loại thẳng cánh cùng với MiG-35 của Nga và JAS 39 Gripen IN của Thụy Điển.

Nếu chỉ trong 1 lĩnh vực thì có thể là ngẫu nhiên nhưng nhìn tổng thể sự thiếu vắng các vũ khí tác chiến Mỹ trong quân đội Ấn Độ, có thể nhận thấy rằng ngưới Ấn không đặt trọn niềm tin vào khả năng bảo vệ đất nước của vũ khí chiến đấu Mỹ.

Việc Ấn Độ không đoái hoài gì đến những vũ khí lừng danh của Mỹ như chiến đấu cơ F-15, F-16, F-18; xe tăng M1 Abram, thiết giáp Stryker … thể hiện rõ một điều là Ấn Độ không muốn sử dụng vũ khí Mỹ. Sự hoài nghi này không phải do vũ khí Mỹ có tính năng yếu kém mà nó phản ánh sự thiếu tin tưởng của New Dehli với Washington về mặt chính trị.

Một quốc gia khi mua sắm vũ khí đều phải đặt tiêu chí tin tưởng lên hàng đầu, họ muốn rằng, một khi đất nước có chiến tranh, khả năng cung cấp và chi viện vũ khí không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị. Mà trên thế giới, Mỹ vốn nổi tiếng với những thủ đoạn chính trị và các mối quan hệ tay ba trong các cuộc chiến tranh.

Bởi vậy, hệ quả tất yếu là hiện tại và trong tương lai, vũ khí Nga vẫn sẽ là nòng cốt trong lực lượng vũ trang Ấn Độ, cùng với một số loại của châu Âu. Còn vũ khí Mỹ vẫn là các trang bị bảo đảm, phục vụ nhằm mục đích đa dạng hóa hợp tác quân sự nước ngoài của nước này 

Thiên Nam

====================

Nước Mỹ muốn chinh phục Ấn Độ cần phải có thái độ cân bằng với Tung Coóc và Pakistan, nếu không muốn nói là vượt trội hơn. Trên tinh thần bài bình luận của học giả Lê Ngọc Thống về trường hợp người Pháp ngưng cung cấp vũ khí cho Arhentina trong cuộc chiến với Anh quốc, người Ấn sẽ e ngại Hoa Kỳ nếu họ đụng độ với Tung Coóc và Pakistan. Lúc ấy chỉ cần trục trặc trong cung cấp vũ khí hoặc các mặt hàng chiến lược thì sang phim.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc khởi tố quan chức giấu 3 tấn tiền mặt trong nhà

Thứ Năm, 29/01/2015 - 15:58

 

Dân trí Một quan chức thuộc Cục năng lượng Trung Quốc đã bị khởi tố sau khi cảnh sát phát hiện hơn 3 tấn tiền mặt, trị giá gần 33 triệu USD, trong nhà ông này. Trước đó, nhiều đồng nghiệp vẫn nghĩ quan chức này là người gương mẫu khi thấy ông đi làm bằng xe đạp cũ.

 

Nguy-Bang-Vien-c35ce.jpg
Nguyên Vụ phó Vụ quản lý than đá thuộc Cục năng lượng Trung Quốc Ngụy Bằng Viễn. (Ảnh: Nhân dân Nhật báo)

 

TNhân dân Nhật báo đưa tin ông Ngụy Bằng Viễn, nguyên Vụ phó Vụ quản lý than đá thuộc Cục năng lượng Trung Quốc, chiều ngày 28/1 đã nhận được quyết định khởi tố từ Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc. Ông bị cáo buộc các tội danh tham nhũng, nhận hối lộ và cất giữ số tiền lớn không rõ nguồn gốc.

Hiện tại Viện kiểm soát nhân dân thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, đã hoàn thành việc điều tra. Hồ sơ của ông Ngụy đã được chuyển giao tới cơ quan có thẩm quyền để khởi tố vụ án. Ông bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra từ tháng 5/2014 do tình nghi "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", cụm từ ám chỉ tham nhũng.

Qua khám xét trong nhà, cảnh sát phát hiện ông Ngụy đã giấu lượng tiền khổng lồ trong nhà. Số tiền này nặng gần 3 tấn, khoảng hơn 200 triệu NDT, tương đương gần 33 triệu USD. Đây là số tiền mặt lớn nhất bị tịch thu từ trước đến nay.

Nhân dân Nhật báo cho hay, Cục chống tham ô hối lộ thuộc Viện Kiểm sát Trung Quốc sau đó đã phải điều động 16 máy đếm tiền để đếm hết số tiền mặt trên. Tiền nhiều đến mức 4 máy đếm tiền đã bị trục trặc do hoạt động quá nhiều.

Chủ nhân của số tiền trên, ông Ngụy Bằng Viễn, từng có nhiều năm công tác tại Ủy ban cải cách và phát triển trung ương Trung Quốc. Đến năm 2008, khi Trung Quốc thành lập cục Năng lượng, ông Ngụy được điều về làm vụ phó Vụ Than đá thuộc cục này.

Trong 6 năm nắm chức vụ trên, ông Ngụy có thu nhập trung bình mỗi ngày, bao gồm cả lương và khoản "ngoài lương" là 91.300 NDT (hơn 14.600 USD). Trước khi sa lưới hồi tháng 5/2014, nhiều người trong Cục Năng lượng Trung Quốc vẫn nghĩ Ngụy Bằng Viễn là một quan chức gương mẫu, bởi vì ông đi làm bằng chiếc xe đạp cũ.

Hương Giang
Theo Nhân dân Nhật báo
=====================
Trước khi sa lưới hồi tháng 5/2014, nhiều người trong Cục Năng lượng Trung Quốc vẫn nghĩ Ngụy Bằng Viễn là một quan chức gương mẫu, bởi vì ông đi làm bằng chiếc xe đạp cũ.

 

 

Làm wan to ở vị trí béo bở mà lại đi xe đạp thì ngay cả lão Gàn cũng phải đặt vấn đề "có mục đích gì?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đả hổ đập ruồi: Khi bị đả, các hổ tìm cách phá cũi thế nào?

Đăng Bởi Một Thế Giới
- 09:11 29-01-2015
 
toi-pham-chung-khoan_ZFVS.JPG?width=600&

mtg-mark.png

 

Chiến dịch chống tham nhũng Đả hổ đập ruồi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày càng được mở rộng, và đem lại hiệu quả cao trong công tác diệt trừ quan tham ra khỏi bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, đối với các nhân vật cao cấp được xem là “mãnh hổ” trong hệ thống chính trị quốc gia này, họ đã đối phó như thế nào khi cơ quan điều tra “gõ cửa”.

Khi nhận thấy mối nguy từ hoạt động tham nhũng của mình, giới quan chức Trung Quốc thường có những hành động khác nhau nhằm chống lại pháp luật, hoặc ít nhất là tìm kiếm cho mình một lối thoát, trước khi biến thành “con hổ” trong ngục tối.

Dưới đây là các hành động tương tự, được báo chí Trung Quốc tổng hợp từ các quan chức cấp cao xa ngã trên chốn quan trường.

 

1. Hút thuốc và tự tử

da-ho-dap-ruoi-khi-bi-da-cac-ho-tim-cach 
Yang Weize. 
 
Yang Weize, Bí thư thành ủy thành phố Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc đã tự nhốt mình tại văn phòng với điếu thuốc trong 15 phút, sau đó cố gắng tự tử khi các nhà điều tra gõ cửa.

Đó là những gì Yang có thể làm được khi nhận được tin bị nghi ngờ tham nhũng, từ một quan chức cấp tỉnh khác.

Ông vội vã lao đến cửa sổ và cố gắng tự tử nhưng không thành nhờ sự can ngăn kịp thời của các quan chức Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan giám sát tham nhũng của chính quyền Trung Quốc.

 

2. Tiêu hủy sim điện thoại

da-ho-dap-ruoi-khi-bi-da-cac-ho-tim-cach 
Li Chuncheng. 
 
Hiện vẫn chưa rõ liệu Li Chuncheng, bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, đã bị bắt trong chiến dịch Đả hổ đập ruồi là tại văn phòng của ông hay nhà riêng tại Thành Đô.

 Tuy nhiên, nhiều nguồn tin khẳng định rằng Li đã yêu cầu sử dụng nhà vệ sinh và cố gắng vứt bỏ thẻ sim điện thoại để tiêu hủy các cuộc gọi đáng ngờ của mình.

 

3. Chết đứng

da-ho-dap-ruoi-khi-bi-da-cac-ho-tim-cach
Yang Hongwei.
 
Yang Hongwei, Phó Giám đốc quận Chuxiong, tỉnh Vân Nam, khi đang tổ chức một cuộc họp kín với các “tay chân” thân cận, đã “chết đứng” khi phát hiện các quan chức từ Ủy ban kiểm tra kỷ luật  Trung ương xông vào và tiến hành bắt giữ.

Vụ việc xảy ra hôm 27.4.2011, các quan chức cho biết, Yang đã tê liệt ngay lập tức và phải được khiêng đi bằng bốn công an.

 

4. Gọi thầy bói
da-ho-dap-ruoi-khi-bi-da-cac-ho-tim-cach
Li Zhen 

Cũng giống như nhiều người trước đó, Li Zhen, Tổng Bí thư văn phòng Thuế Nhà nước, đã kích động cực độ khi bị điều tra. Li đã lập tức gọi điện cho một thầy bói, người từng hứa sẽ giúp ông gỡ rối nếu bị phát hiện trước đó.

Tuy nhiên, bàn tay “thần kỳ” của các thầy bói đã không thể giúp Li qua khỏi cái bẫy của tham nhũng.

 

5.  Chuẩn bị khiếu nại
da-ho-dap-ruoi-khi-bi-da-cac-ho-tim-cach
Zhang Erjiang. 
Zhang Erjiang, cựu giám đốc thành phố Tianmen, tỉnh Hồ Bắc, đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống tồi tệ nhất khi ông được lệnh báo cáo nội dung công việc của mình với các nhà điều tra.

Ông đã viết 2 bức thư, cáo buộc các quan chức điều tra đã hạn chế quyền tự do của mình và buộc ông nhận tội bằng hình phạt tra tấn. Các bức thư sẽ được trao cho người thân của Zhang, từ đó gửi đến người đứng đầu tỉnh Hồ Bắc nếu ông không quay lại trong hai ngày sau khi bị bắt.

Vụ án của Zhang sau đó được điều tra lại, và các bức thư của “con hổ” này vô tình trở thành trò đùa cho dư luận.

Hàn Giang (theo Reuters)

=======================

4. Gọi thầy bói
da-ho-dap-ruoi-khi-bi-da-cac-ho-tim-cach
Li Zhen 

Cũng giống như nhiều người trước đó, Li Zhen, Tổng Bí thư văn phòng Thuế Nhà nước, đã kích động cực độ khi bị điều tra. Li đã lập tức gọi điện cho một thầy bói, người từng hứa sẽ giúp ông gỡ rối nếu bị phát hiện trước đó.

Tuy nhiên, bàn tay “thần kỳ” của các thầy bói đã không thể giúp Li qua khỏi cái bẫy của tham nhũng.

 

Thày bói Tàu thì làm được cái điếu gì. Gọi tốn tiền điện thoại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những nền kinh tế mới nổi sẽ làm thay đổi trật tự thế giới

Linh Vũ (Vietnam+)

lúc : 29/01/15 05:40

 

Trung Quốc giảm tốc độ tăng trưởng. Nga đang bị “đánh đập” tơi bời... Liệu có nền kinh tế đang lên nào xứng đáng hơn để các nhà đầu tư đổ tiền vào? Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới Fortune đã tìm ra 7 đáp án được xem là “xứng đáng” cho câu hỏi này.

 

obama_modi.jpg
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ấn Độ mang nhiều ý nghĩa về một sự thay đổi trật tự thế giới mới (Nguồn: NYTimes)

 

Cách đây không lâu, dường như lời hứa về tuyến đầu của nền kinh tế thế giới có thể được tổng kết bởi một chữ viết tắt đơn giản: BRIC (Khối các nền kinh tế lớn mới nổi). Với các nhà đầu tư và cả đầu cơ, Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc đã từng như các thị trấn trong cơn sốt vàng ở Mỹ, nơi mà ai cũng có thể thu lợi nếu họ đủ nhanh và sự táo bạo.

Dù khác nhau bởi đặc điểm về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị và lịch sử, 4 nước BRIC vẫn có các điểm giống nhau: tất cả đều đông dân, có các vùng đất đang phát triển và chính quyền đều rất hoan nghênh sự đầu tư từ các tập đoàn phương Tây.

Đây là những điều mà kinh tế gia Jim O’Neill đã nhận ra khi thực hiện một nghiên cứu về 4 nước trên hồi năm 2001. Ông là người đã sáng tạo cụm từ BRIC (viết tắt 4 chữ cái đầu tiên trong tên 4 nước bằng tiếng Anh) và sử dụng nó trong bản nghiên cứu dài 16 trang. Khi ấy, với tư cách lãnh đạo hoạt động nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại tập đoàn Goldman Sachs, ông đã phân tích tỉ mỉ 4 nước BRIC này, nêu rõ các đặc điểm trên.
Nghiên cứu của ông là cơ sở để hình thành vô số quỹ hợp tác đầu tư BRIC, quỹ hoán đổi danh mục (ETF), các hội nghị đầu tư... 

Nó khiến nhiều công ty phải tư duy lại chiến lược tiếp thị và sản xuất, đảo hướng nguồn cung và gửi hàng tỷ đô la tiền đầu tư doanh nghiệp tới rất nhiều các thành phố từng được ít người biết tới, trải dài từ Bangalore (Ấn Độ) tới Thâm Quyến (Trung Quốc).

Sẽ không ngoa khi nói nghiên cứu của O’Neill đã vẽ lại bản đồ kinh doanh toàn cầu. Cần biết rằng khi O’Neil đưa ra cụm từ BRIC, 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc mới có lượng GDP rơi vào khoảng 2,7 ngàn tỷ USD, tức 8 % quy mô kinh tế thế giới. Nay họ chiếm gần 19% quy mô kinh tế thế giới (Năm 2010, Nam Phi (tên tiếng Anh là South Africa) đã gia nhập nhóm, khiến BRIC có tên mới là BRICS).

Tuy nhiên dù chúng ta hoanh nghênh nghiên cứu của O’Neil vì sự hiểu biết sâu sắc và tầm nhìn xa, đã tới lúc để xem xét lại ý tưởng nền kinh tế toàn cầu tiến lên nhờ động lực BRIC. Sau khi có sự thay đổi lớn vào đầu thiên niên kỷ, kinh tế thế giới lại đang trong một quá trình biến đổi nhanh khác.

Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu cài số thấp, tăng trưởng trong năm 2014 chỉ đạt 7,4%, mức thấp nhất trong gần 25 năm qua. Brazil, do vướng phải nhiều bê bối, đang ở bên bờ vực suy thoái kinh tế. Việc giá dầu tụt giảm, bị Mỹ và phương Tây cấm vận kinh tế... đã khiến nền kinh tế Nga lao đao.

Vậy trong tình hình mới, các công ty nên chuyển các khoản đầu tư chiến lược của họ vào đâu? Theo Fortune, câu trả lời sẽ tùy thuộc vào việc các công ty đang tìm kiếm gì. Nếu họ muốn sự ổn định và khả năng phục hồi nhanh thì có 7 điểm đến khôn ngoan. Nói gọn lại thì đây là những thị trường dường như đang được quản lý tốt và sẽ dẫn tới sự tăng trưởng bền vững về kinh tế.

 

Ấn Độ

Nhiều thay đổi đã diễn ra ở Ấn Độ, nước BRIC duy nhất vẫn còn xứng đáng để đầu tư. Hiện một nhân vật đối lập vẫn đang cản trở tốc độ cải cách, nhưng việc Thủ tướng Narendra Modi đã củng cố được quyền lực và đảng Bharatiya Janata của ông chiến thắng tại các cuộc bầu cử cấp bang sẽ dẫn tới những thay đổi sâu sắc về cấu trúc chính trị, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Việc chính quyền trung ương và cấp bang tự do hóa hoạt động quản lý lao động và môi trường đầu tư, ban hành nhiều biện pháp kích cầu đầu tư mới, là những tín hiệu đáng mừng.

Ngoài ra, Ấn Độ còn thay đổi chính sách để tăng cường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực chế xuất, dầu khí, bảo hiểm, quốc phòng và đường sắt. Với tất cả những điều trên, tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ sẽ có khả năng đi lên, sau khi chỉ đạt tốc độ chậm một cách đáng thất vọng trong mấy năm gần đây.

 

Indonesia

Indonesia cũng có một gương mặt mới ở vị trí lãnh đạo: Tổng thống Joko Widodo, người đã được Fortune đưa vào danh sách “50 lãnh đạo lớn nhất thế giới” hồi năm ngoái. Widodo đã cắt bỏ hoạt động trợ giá nhiên liệu gây tốn kém ngân sách và chính quyền của ông có nhiều khả năng sẽ thay đổi theo hướng thân thiện hơn với đầu tư vào lĩnh vực dầu khí.

Tiền ngân sách tiết kiệm được từ cắt bỏ trợ giá nhiên liệu sẽ được đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tham vọng. Ngoài ra việc chi tiêu tốt hơn vào giáo dục sẽ dần nâng cao khả năng sản xuất của người lao động và một sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu sẽ tạo ra nhiều cơ hội thương mại mới.

 

 
Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Indonesia và Malaysia nằm trong nhóm những nền kinh tế mới nổi (Nguồn: The Star)

 

Dù ông Widodo vấp phải trở ngại trong việc tiến hành các cải cách mạnh hơn, như dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô, có thể thấy ông đang rất quyết tâm hiện thực hóa các lời hứa của mình và làm hài lòng cử tri.

 

Malaysia

Ở Malaysia, chính quyền đương nhiệm đang cố gắng đáp ứng với yêu cầu thay đổi đang diễn ra ngày càng mạnh. Thủ tướng Najib Razak đã dỡ bỏ việc trợ giá nhiên liệu và còn triển khai việc đánh thuế hàng hóa, dịch vụ lên tới 6% trong tháng 4 tới đây để cải thiện nguồn thu ngân sách.

Ông Najib nhiều khả năng sẽ đẩy mạnh Chương trình Chuyển đổi Kinh tế thông qua việc triển khai các chính sách kích thích đầu tư nước ngoài. Hoạt động tự do hóa hơn nữa lĩnh vực chế xuất và dịch vụ tài chính cũng có thể diễn ra.

Fortune đánh giá nhìn thấy bài học từ sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc, chính quyền Najib sẽ buộc phải tăng cường chi tiêu công vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và chăm sóc y tế.

 

Mexico

Kể từ khi Tổng thống Enrique Peña Nieto lên nắm quyền vào tháng 12/2012, Mexico đã trải qua một tiến trình cải cách sâu rộng, thực hiện nhiều thay đổi trong ngành năng lượng, thị trường lao động, viễn thông, hệ thống giáo dục và bộ khung tài chính của chính quyền.

Trước các cuộc bầu cử liên bang 2015 và 2018, chính quyền dường như nóng lòng muốn thu hút thêm đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào lĩnh vực năng lượng. Dựa trên nhu cầu phát triển và đổi mới cơ sở hạ tầng trong ngành năng lượng, có thể thấy trong tương lai gần sẽ xuất hiện nhiều cơ hội xây dựng và điều hành các ống dẫn dầu, các xa lộ, bến cảng và những khu vực khác.  

Nền kinh tế Mexico cũng sẽ được hưởng lợi từ một nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng. Khi tình hình kinh tế cải thiện, du khách từ Mỹ sẽ vào Mexico nhiều hơn và người Mexico làm việc ở Mỹ sẽ gửi về nhiều kiều hối hơn.

 

Colombia

Fortune cho rằng Tổng thống Juan Manuel Santos sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình với các du kích thuộc Quân đội vũ trang cách mạng Colombia (FARC) vào cuối năm nay. Việc này sẽ khiến chính quyền tăng cường sự ngự trị của luật pháp, phát triển mạnh hơn các vùng nông thôn và thu hút giới đầu tư, vốn rất lo ngại về an ninh ở nước này. Chính quyền Santos và các lãnh đạo đối lập hiện khá đồng thuận với nhau về chính sách kinh tế. Điều này có nghĩa các màn đối đầu trên chính trường sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường kinh doanh.

 

Ba Lan

Mấy năm gần đây, không có quốc gia nào tăng thêm nhiều ảnh hưởng tại châu Âu như Ba Lan, nơi chính quyền tốt đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước này. Đảng Civic Platform cầm quyền nhiều khả năng sẽ chiến thắng (với tư cách lãnh đạo liên minh cầm quyền) trong các cuộc bầu cử của năm 2015, qua đó cho phép chính quyền tiếp tục nỗ lực tự do hóa nền kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia. Song song với đó, các cải cách cơ cấu và hoạt động đầu tư của chính quyền sẽ tăng mạnh, đặc biệt là trong 2 lĩnh vực quốc phòng và năng lượng, dù việc này có thể không diễn ra cho tới tận năm sau.

 

Kenya

Các nền kinh tế lớn của châu Phi như Nigeria và Nam Phi đang có những vấn đề về kinh tế và chính trị. Nhưng Kenya dường như không gặp phải những vấn đề này và đang đi theo hướng khác. Được ủng hộ bởi đảng cầm quyền đã chiếm thế đa số trong lưỡng viện của Quốc hội, Tổng thống Uhuru Kenyatta dường như muốn thúc đẩy các kế hoạch bị trì hoãn lâu nay nhằm phát triển lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng của đất nước.

Chính quyền của ông đã tăng cường cơ quan an ninh sau mấy vụ khủng bố gần đây và việc Tòa án hình sự quốc tế (ICC) rút bỏ các cáo buộc chống lại ông Kenyatta đã mang tới sự ổn định. Việc tiến hành điều chỉnh ở ngân hàng trung ương và triển khai các biện pháp quản lý tài chính để kiểm soát lạm phát cũng đã khiến đồng tiền của nước này ổn định trở lại./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tuyên bố không trao trả lại Vịnh Guantanamo cho Cuba

(Vietnam+)

 

lúc : 30/01/15 07:12

 

gitmo.jpg
Nhà tù của Mỹ ở Vịnh Guantanamo. (Nguồn: AFP)

Theo AFP, ngày 29/1, Nhà Trắng tuyên bố các nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ với Cuba sẽ không bao gồm việc chuyển giao quyền kiểm soát Vịnh Guantanamo cho quốc đảo này.

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói: “Tổng thống tin rằng nhà tù tại Vịnh Guantanamo cần phải bị đóng cửa nhưng căn cứ hải quân không phải là thứ mà chúng tôi muốn đóng cửa.”

Căn cứ này của Mỹ nằm ở cực Đông Nam của Cuba, cùng với nhà tù Guantanamo, hiện là nơi được sử dụng để giam giữ các nghi can khủng bố không thông qua xét xử của Mỹ.

Trước đó, hôm 28/1, Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố việc trao trả quyền kiểm soát khu vực vịnh rộng 116km2 này là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Mỹ./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel chính thức chia tay Lầu Năm Góc

Hải Võ

29/01/2015 14:15

 

4-1422509829037-41-0-500-900-crop-142250

Tổng thống Obama (trái) tiễn Bộ trưởng Chuck Hagel. Ảnh: THX.

 

Tổng thống Obama đã chính thức tiễn ông Chuck Hagel rời khỏi cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 28/1.

Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đưa tin, ngày 28/1, tại căn cứ quân sự Myer Henderson gần thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cử hành lễ tiễn Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.

Ông Obama đã chấp nhận đơn xin từ chức của Bộ trưởng Hagel hôm 21/11/2014, đồng thời đề cử Thứ trưởng thường trực Bộ quốc phòng Mỹ Ashton Carter kế nhiệm vị trí của ông Hagel.

Nếu đề xuất trên được phê chuẩn, ông Carter sẽ trở thành Bộ trưởng quốc phòng thứ 4 của Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, sau các ông Robert Gates, Leon Panetta và Chuck Hagel.

 

bo-truong-quoc-phong-chuck-hagel-chinh-t

Ông Chuck Hagel chính thức chia tay Lầu Năm Góc.

 

Sau khi rời khỏi chính quyền của ông Obama, cả 2 Robert Gates và Leon Panetta đều công khai chê trách Nhà Trắng về vấn đề quản lý vi mô và sự can thiệp về chính trị trong những quyết định về chính sách.

Theo AP, ông Hagel đã từng gửi thư cho Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng, ông Obama cần phải có một cái nhìn rõ ràng hơn về cách tiếp cận của chính quyền đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Bức thư này sau đó đã khiến nhiều quan chức Nhà Trắng giận dữ.

Ông này cũng từng gay gắt chỉ trích chiến lược của Mỹ đối với IS.

Ông từng đề cập tới khả năng quân đội Mỹ sẽ viện trợ bộ binh tới Iraq hoặc Syria nhằm tiêu diệt IS, song Tổng thống Obama vẫn liên tục bác bỏ khả năng này.

Những bất đồng quan điểm của Hagel với các cố vấn quân sự của Tổng thống đã gay gắt tới mức, thậm chí ông gọi điện trực tiếp cho ông Obama để bày tỏ quan điểm của mình, chứ không phát biểu trong một số cuộc họp, vì cho rằng ý kiến của mình không được tôn trọng.

 

bo-truong-quoc-phong-chuck-hagel-chinh-t

Ảnh: THX.

bo-truong-quoc-phong-chuck-hagel-chinh-t

Ảnh: THX.

bo-truong-quoc-phong-chuck-hagel-chinh-t

Ông Hagel là đời Bộ trưởng quốc phòng thứ 3 dưới thời Tổng thống Obama. Ảnh: THX.

===================

Ba vị bộ trưởng quốc phòng và một vị bộ trưởng ngoại giao - bà Clinton - đã rời khỏi chính quyền của TT Obama chỉ vì không thấy sự cứng rắn của ngài TT Hoa Kỳ.

Từ khi biết ngài TT Obama thuận tay trái, xét về mặt tướng số của Lý học Việt thì đây là một chính trị gia có bàn tay thép bọc nhung. Theo lão Gàn thì TT Hoa Kỳ Obama đã tránh cho Hoa Kỳ một cuộc chiến không cần thiết ở Trung Đông. Nhưng lời khuyên của lão Gàn là ngài nên chú ý phương pháp thực hiện, tránh những hiểu nhầm không cần thiết. Ngài nên chọn chiếc găng tay nhung mỏng hơn một chút, để cho các cộng sự và đối tượng của ngài nhìn thấy được các góc cạnh của một bàn tay thép qua chiếc găng hơi mỏng. Thế nhân ưa hiểu một cách trực quan những gì họ nhìn thấy.  

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc điều tra các quan chức tham nhũng "chết bất thường"

Thứ Sáu, 30/01/2015 - 16:59
 

Dân trí Chính quyền Trung Quốc đã khởi động một chiến dịch điều tra các “cái chết bất thường” của Đảng viên nước này sau khi hàng loạt quan chức tự sát giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đang được đẩy mạnh.

 

res05_attpic_brief-7f7f2.png
Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập chi nhánh tại An Huy của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã Tống Bân. (Ảnh: China Daily)
 
Hãng thông tấn AFP cho hay Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuyển các biểu mẫu tới các quan chức trên toàn đất nước, yêu cầu họ khai thông tin về các Đảng viên "chết bất thường" từ tháng 12/2012 đến nay, thời điểm mà ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch và bắt đầu chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” không khoan nhượng.

Cơ quan điều tra yêu cầu các quan chức địa phương phải liệt kê thông tin về các trường hợp tự tử của các đảng viên, trong đó có phương thức tự tử và việc họ có bị điều tra tham nhũng trước khi chết hay không.

Từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành một đợt trấn áp tham nhũng mạnh tay đối với cả những “hổ lớn” cho đến những “ruồi nhỏ”, các quan chức cấp cao và cấp thấp trong bộ máy chính quyền Trung Quốc.

IB Times dẫn một bản báo cáo cho thấy 54 quan chức Trung Quốc đã “chết một cách bất thường” trong năm 2013, năm đầu tiên ông Tập lên nắm quyền. Trong số 5 quan chức này, 40% số người chết là do tự tử.

Trong năm 2014, nhiều quan chức lớn của Trung Quốc đã tự tử, trong đó có Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập chi nhánh tại An Huy của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã Tống Bân. Ông này đã tự tử tại văn phòng vào cuối tháng 4 năm ngoái.
 
Đầu năm nay, báo chí Trung Quốc đưa tin Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch đã định nhảy lầu tự tử khi biết ông sắp bị “sa lưới”. Khi bị bắt chiều hôm 4/1, ông Dương đã lao ra cửa sổ văn phòng, toan nhảy lầu tự vẫn nhưng không thành.
 
AFP dẫn lời giáo sư Lin Zhe của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc năm ngoái nhận định tự tử đã trở thành một "lỗ hổng pháp lý để các quan chức tham nhũng thoát tội". Giáo sư Lin nói các quan chức bị nghi tham nhũng "sẵn sàng chết để bảo vệ chức vị, danh dự và bảo toàn khối tài sản đã kiếm được cho gia đình. Khi chết đi, thu nhập bất chính của họ sẽ không bị tịch thu".
 
China Daily bình luận cái chết của quan chức đang bị điều tra tham nhũng có thể bảo vệ được các tham quan khác, thường là những người có chức vụ cao hơn trong đường dây. Bởi khi kẻ bị tình nghi chết, các cuộc điều tra sẽ bị dừng lại.
Thoa Phạm
Theo AFP
=================
China Daily bình luận cái chết của quan chức đang bị điều tra tham nhũng có thể bảo vệ được các tham quan khác, thường là những người có chức vụ cao hơn trong đường dây. Bởi khi kẻ bị tình nghi chết, các cuộc điều tra sẽ bị dừng lại.

 

 

Khuých tạp nhể! Đang ở đầu tập II. "Thiên cơ bất khả lậu", lão Gàn không bàn thêm. Nhưng nếu  quỡn lão sẽ mô tả 4 kịch bản về sự lựa chọn của những quy luật vũ trụ - nói nôm là Thượng Đế - cho ngôi vị bá chủ thế giới. Những kịch bản này không liên quan đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Liên quan đến Việt sử 5000 năm văn hiến là kịch bản thứ V.

Điếu mựa! Không dưới một lần lão Gàn được nghe rằng việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt Nam Trung Quốc. Tất nhiên đó là thứ lý luận trên cơ sở "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng tại cafe Trung Nguyên.  Lập luận đó có đúng hay không thì cần kiểm chứng. Và thực tế đã xảy ra như thế này:

Hầu hết những cuốn sách chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến từ 1998 đến nay, không hề là nguyên nhân cho cuộc tranh chấp ở biển Đông. Cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" được phát hành và công bố sau sự kiện giàn khoan Hải Dương và khi cuốn sách được phổ biến thì người Tàu rút giàn khoan này ra khỏi biển Đông.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ toàn diện?

Hoàng Nam

17:20 30/01/2015

 

Hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới có những động thái nới lỏng chính sách tiền tệ, làm gia tăng nguy cơ của một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện trên thế giới.
 
756currencywar_ksbt.jpg?width=670&height

Ảnh minh họa.

 

Chiến tranh tiền tệ đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát

Ngày 27/1, ngân hàng trung ương Singapore đã bất ngờ tuyên bố thay đổi chính sách nhằm kiềm chế sự tăng giá của đồng nội tệ.

Ngày 28/1, ngân hàng trung ương New Zealand vẫn giữ nguyên các chính sách của mình, nhưng đã có những dấu hiệu điều chỉnh khi tuyên bố hy vọng một “sự giảm giá đáng kể” cho đồng tiền Kiwi của nước này và “tỷ giá hiện nay là phi lý trong điều kiện kinh tế hiện tại.”

 

98b2015-01-30135731_xxam.png?width=670

Tỷ giá USD/Dollar Singapore

 

Còn ngân hàng trung ương Hungary cũng đưa ra một bình luận thiên về nới lỏng chính sách, ám chỉ sẽ thực hiện một chính sách nới lỏng trong thời gian tới.

Những động thái này diễn ra sau khi một loạt các nước như Đan Mạch, Ấn Độ, Canada và Thụy Sĩ đã bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ trong tháng 1/2015. Đặc biệt mới đây là chính sách kích thích của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) khi Chủ tịch Mario Draghi, mặc dù đã có rất nhiều dự đoán, vẫn làm bất ngờ và gây ấn tượng cho thị trường tài chính với chương trình mua lại trái phiếu trị giá hơn 1 nghìn tỷ Euro.

 

7982015-01-30140751_alza.png?width=670

Tỷ giá USD/Euro

 

Giám đốc chiến lược tiền tệ Camilla Sutton của ngân hàng Scotiabank nhận định sự tiếp tục gây bất ngờ trong chính sách của các ngân hàng trung ương đã làm gia tăng sự bất ổn trên thị trường và làm phức tạp thêm các chính sách kinh tế trên thế giới, qua đó khiến đồng USD được hưởng lợi.

Đồng USD đã tăng sau những động thái bất ngờ trên cũng như những chính sách nới lỏng tiền tệ tại các quốc gia khác. Kể từ đầu năm 2015, đồng USD đã tăng giá 7% so với đồng Euro, hơn 7% so với đồng Đôla Canada và 6% so với đồng Đôla New Zealand.

Trong 12 tháng qua, đồng USD đã tăng giá mạnh khi tăng hơn 20% so với đồng nội tệ của Thụy Điển và của Na Uy, hơn 17% so với đồng Euro và 13% so với đồng Yên.

 

8562015-01-30135807_lqdz.png?width=670

Tỷ giá USD/Yên

 

Cho đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn không can thiệp hay có những động thái tương tự hoặc hạ tỷ giá đồng USD, điều này hoàn toàn trái ngược với những ngân hàng trung ương khác.

Trong thông báo ngày 28/1, FED đưa thêm cụm từ “các diễn biến quốc tế” vào danh sách các yếu tố mà tổ chức này sẽ xem xét khi đưa ra quyết định thời điểm tăng lãi suất. Sau tuyên bố này của FED, đồng USD đã tăng giá so với các đồng nội tệ khác, bao gồm cả đồng Euro.

Trong khi nhiều chuyên gia kinh tế và chuyên gia chiến lược cho rằng hành động đó sẽ là yếu tố ngăn cản việc tăng lãi suất, nhưng đồng USD vẫn tiếp tục tăng giá.

 

Nước nào sẽ thay đổi chính sách tiếp theo?

Đồng Đôla Australia, thường biến động theo giá cả các hàng hóa chính bởi đây là nước chuyên xuất các mặt hàng này, đã giảm giá do các hàng hóa chính như dầu mỏ và quặng sắt giảm. Các nhà đầu tư dự kiến rằng ngân hàng trung ương Australia có thể cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 3/2/2015 tới đây tương tự như các ngân hàng trung ương khác và giảm tỷ lệ lạm phát mục tiêu, vốn đang là những nguyên nhân gây áp lực lên đồng nội tệ nước này.

 

6282015-01-30140840_stpi.png?width=670

Tỷ giá USD/Dollar Úc

 

Trước khi Úc có cuộc họp quyết định vào tuần tới thì các ngân hàng trung ương tại Nam Phi và Mêhicô có vẻ sẽ đưa ra các quyết định về chính sách mà các chuyên gia kinh tế đang dự đoán sẽ nghiêng về việc nới lỏng tiền tệ.

Các chuyên gia kinh tế và chuyên gia chiến lược của Credit Suisse dự đoán ngân hàng trung ương Nam Phi sẽ giữ nguyên lãi suất, nhưng báo cáo của tập đoàn Global Macro Pulse cho rằng những rủi ro trên thị trường hiện nay sẽ khiến ngân hàng trung ương Nam Phi phải cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Credit Suisse cũng cho rằng sự suy giảm giá dầu, sự cắt giảm lãi suất bất ngờ của Canada và chỉ số giá tiêu dùng suy giảm trong tuần qua sẽ khiến Mêhicô nghiêng về hướng một đồng nội tệ yếu.

Tóm lại, việc cắt giảm lãi suất hiện nay đang giống như một “dịch bệnh”. Mặc dù cắt giảm lãi suất sẽ khiến giá trị của đồng nội tệ giảm nhưng trong tình hình ảm đạm của kinh tế thế giới hiện nay thì không quốc gia nào muốn ở trong tình trạng bị thiệt trong giao dịch thương mại vì đồng tiền nội tệ mạnh.

Các chuyên gia chiến lược cho rằng ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ sớm quay lại với chính sách nới lỏng tiền tệ theo xu hướng của các thị trường khác trên thế giới. Cuộc họp của ngân hàng Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày 17/2 tới đây.

 

1552015-01-30135943_iohc.png?width=670

Tỷ giá USD/Won Hàn Quốc

 

Phần Lan cũng là quốc gia được các chuyên gia chiến lược để ý trong cuộc họp vào ngày 4/2 tới đây. Theo một chuyên gia, ngân hàng trung ương nước này gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất do tình trạng giảm phát tại đây đã quá nghiêm trọng.

Các chuyên gia chiến lược tại Brown Brothers Harriman dự đoán rằng Philipine và Đài Loan sẽ có khả năng tham gia xu thế nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong năm nay.

Theo NDH

==================
Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ toàn diện?

 

Không cần phải đặt dấu hỏi. Lão Gàn xác định có tính tiên tri rằng: Đây là một thực tại đã hoặc sẽ hiện hữu. Và là những con bài đầu tiên trong "Canh bạc cuối cùng".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Japan Military Review (Nhật Bản):

Trung Quốc đang tạo chuỗi đảo trái phép tại biển Đông
31/01/2015 18:11
 

(TNO) Thông qua các đảo nhân tạo được xây dựng trái phép tại biển Đông, Trung Quốc có thể đang âm mưu thiết lập chuỗi đảo thứ nhất nhằm chế ngự các căn cứ Mỹ ở Úc, tạp chí quốc phòng Japan Military Review (Nhật Bản) đưa tin.

 

gacma-13_dnqg.jpg?width=500
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma. Đằng sau tàu vận tải là công trình có thể là trung tâm kiểm soát không lưu - chỉ huy bay cũng đang được gấp rút xây dựng (khối nhà tròn, phủ ni lông màu xanh) - Ảnh: Mai Thanh Hải
 

Ông Saburo Tanaka, một chuyên gia người Nhật chuyên nghiên cứu về quân đội Trung Quốc, nhận định các căn cứ quân sự của Mỹ tại Úc đã trở thành mối lo ngại chính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 31.1 trích dẫn bản tin của tạp chí tiếng Nhật cho biết.

Các đảo nhân tạo tại biển Đông sẽ giúp cho Trung Quốc vừa có khả năng bảo bọc tuyến tiếp tế bằng đường biển ở phía bắc Eo biển Malacca, đồng thời còn có thể ngăn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiến vào biển Đông từ biển Celebes, theo phân tích của chuyên gia Nhật.

Được biết, chuỗi đảo thứ nhất là khái niệm chỉ vòng cung bao quanh lãnh hải Trung Quốc trải dài từ quần đảo Kuril ở phía bắc qua Nhật Bản, xuống Đài Loan, Philippines đến tận Indonesia.

Lâu nay, Bắc Kinh vẫn muốn chiếm lĩnh toàn bộ biển Đông và Hoa Đông, qua đó khống chế chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra biển và trở thành một thế lực toàn cầu.

Ông Tanaka cũng nói thêm rằng bản kế hoạch chi tiết do Viện Nghiên cứu và Thiết kế Số 9 thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc rò rỉ trên mạng internet cho thấy PLA đang có kế hoạch ngang ngược xây cả căn cứ hải quân lẫn không quân trên 6 đảo và bãi đá ngầm tại biển Đông.

Trung Quốc được cho là đang xây dựng trái phép một đường băng trên bãi Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi nằm cách bờ biển phía bắc của Úc khoảng 3.200 km.

Từ Gạc Ma, máy bay ném bom H-6 của Không quân PLA với tầm chiến đấu có bán kính lên đến 1.800 km có thể phát động một cuộc tấn công chống hải quân Úc, theo ước tính của chuyên gia Nhật.

Cũng theo chuyên gia Nhật, các quốc gia khác trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore khi đó cũng sẽ nằm trong tầm tấn công của máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc.

Ông Tanaka còn nói thêm rằng Singapore nhiều khả năng có thể trở thành mục tiêu của PLA vì Hải quân Mỹ trong tương lai có lẽ sẽ điều thêm tàu chiến ven bờ tới đảo quốc này.
 
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa phản đối Trung Quốc diễn tập ở Phú Lâm
 
Về việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6.1 tuyên bố “thành lập bốn Ban vũ trang nhân dân ở Tam Sa” cũng như việc Trung Quốc tổ chức diễn tập ở đảo Phú Lâm, nơi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 8.1, ông Võ Công Chánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
 
Kể từ ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mọi hành động của Trung Quốc tại quần đảo này đều phi nghĩa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển.
 
Những hành động đơn phương của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và trên Biển Đông thời gian qua đang đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và lợi ích trên biển của các quốc gia trên thế giới, đe dọa quan hệ hữu nghị, hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực.
 
"Chúng tôi phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như trên Biển Đông để duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và trong khu vực" - ông Võ Công Chánh nhấn mạnh. (TTXVN)

 

 

Hoàng Uy

====================

Phân tích của ông học giả Nhật cũng có lý. Tuy nhiên nó còn thiếu vì không nhấn mạnh - mặc dù có nói - đến một mục tiêu xác thực của Tung Coóc nữa là cái eo bể gọi là "Ma la hét ca" khỉ gió gì đó nữa.

Nhưng người Tung Coóc nhầm rồi! Đấy là thứ tư duy có từ thời Tôn Tử còn ở truồng. Những căn cứ này trên bể Đông mà Tung Cóoc đang bỏ tiền tỷ ra xây dựng, rất thích hợp với chiến tranh thế giới thứ I B) . Còn đây là những thập niên đầu của thế kỷ XXI. "Thiên cơ bất khả lậu", Lão Gàn chỉ nói đến đấy!

Lão Gàn xem bói lặt vặt cho thế nhân, từ tình duyên giang dở, đến thất nghiệp hay có việc làm, trúng quả hay không..vv...tuy mất thời gian, nhưng còn được ít trăm K rau cháo gà qua ngày. Còn mấy việc này, nói cho lắm, điếu được đồng nào, có khi còn ăn đòn oan.  Thôi đi chỗ khác chơi.

Ai có mần phoengshui cho cuộc sống tốt đẹp hơn thì đến lão nhá. Giá cả tùy theo, tiền nào của đấy, sửa phong thủy cho Trung Nam Hải cũng chỉ 10 triệu Dol. Tòa Bạch Ốc 5 triệu Dol (vì tòa Bạch Ốc dễ sửa. Do căn bản phong thủy đã đúng gần hết. Chứ không phải lão ưu tiên gì). Còn các trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất lặt vặt thí dụ như Voka Men chỉ có ...100. 000. 000 VND à. Tuy nhiên sau đó Voka Men tài trợ cho Hội thảo khoa học về Phong thủy 150. 000. 000 VND, cho cá nhân lão Gàn 50 triệu, nhưng lão cũng ném hết vào Hội thảo. Chém gió một tý. Xin đừng cười, hoặc nhăn nhó. "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý. Trừ toán học và vật lý cổ điển Newton", không tin hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam: giáo sư Nguyễn Văn Trọng.

Bởi vậy, nên thế giới này có loạn cào cào thì đừng có théc méc nhá! Lão Gàn sẽ chỉ đến cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư Trọng.

Cho nên, chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý, cội nguồn văn minh Đông phương huyền vĩ thuộc về Việt tộc mới cứu vãn nổi mọi chuyện trên thế gian. Vì thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đang vênh nhau trong vấn đề Biển Đông?

Hồng Thủy

01/02/15 07:00

(GDVN) - Chúng tôi không biết về bất kỳ kế hoạch nào để Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông. Tôi tin rằng những ý kiến này được đưa ra bởi (cá nhân) một sĩ quan.

 

 

dao_nhan_tao_phi_phap.jpg

Hình ảnh đồ họa căn cứ không - hải quân Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Vượng Báo.

 

Hãng thông tấn Kyodo News ngày 31/1 đưa tin, Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 30/1 tuyên bố sẽ chào đón hoạt động tuần tra bầu trời Biển Đông do Nhật Bản triển khai trong tương lai, nơi Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ với một số nước láng giềng Đông Nam Á. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã không có phản ứng giống như Lầu Năm Góc khuyến khích Nhật Bản tham gia nhiều hơn vào Biển Đông vì nó có thể "khiêu khích" Trung Quốc.

Hai cơ quan này đã cho ý kiến khác nhau trước tuyên bố của một sĩ quan cấp cao, Tư lệnh hạm đội 7 Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Thomas về việc ủng hộ Nhật Bản tuần tra bầu trời Biển Đông trong tương lai. Rear Adm John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc nói với các phóng viên hôm Thứ Sáu: "Chúng tôi đồng ý với tướng Thomas rằng những hoạt động tuần tra đáng được hoan nghênh và sẽ góp phần duy trì ổn định trong khu vực."

"Không có lý do gì để Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác nhìn nhận chuyện này bằng một cách khác", Kirby nói. Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki có vẻ không ủng hộ điều này: "Chúng tôi không biết về bất kỳ kế hoạch nào để Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông. Tôi tin rằng những ý kiến này được đưa ra bởi (cá nhân) một sĩ quan từ Bộ Quốc phòng".

"Hoa Kỳ hoan nghênh một vai trò tích cực hơn của Nhật Bản đối với việc đảm bảo ổn định và an ninh ở châu Á, nhưng chúng tôi không hề biết gì về kế hoạch hoặc một đề xuất tuần tra mới ở Biển Đông. Có vẻ như thông tin này không chính xác", Psaki nói trong cuộc họp báo. Trong khi đó Trung Quốc đã tỏ ra không hài lòng trước những phát biểu của Đô đốc Robert Thomas.

Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Sáu nói rằng, các nước bên ngoài khu vực Biển Đông nên "kiềm chế gieo mối bất hòa và tạo ra căng thẳng giữa các quốc gia khác"?! Theo tờ Philstar ngày 31/1, bà Hoa Xuân Oánh còn cao giọng tuyên bố: "Tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định. Trung Quốc duy trì quan hệ láng giềng tốt và thân thiện với ASEAN"?!

Mỹ trước đó đã lên tiếng chỉ trích các hoạt động cải tạo, xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và cho rằng nó "có vấn đề", là nguồn gốc của mối quan ngại rõ ràng, ảnh hưởng đến ổn định trong khu vực. Vượng Báo của Đài Loan hôm 31/1 cho biết, những nỗ lực cải tạo (trái phép) của Trung Quốc ở Trường Sa còn có thể tạo ra chuỗi đảo đầu tiên (phi pháp) cho Bắc Kinh, đe dọa trực tiếp căn cứ quân sự Mỹ tại Úc.

Saburo Tanaka, một chuyên gia Nhật Bản thường xuyên theo dõi hoạt động của quân đội Trung Quốc đã bình luận, căn cứ quân sự Mỹ tại Úc đã trở thành mối quan tâm chính của quân đội Trung Quốc. Với một vài dự án xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa, Trung Quốc có khả năng bảo vệ đường tiếp tế trên Biển Đông ở phía Bắc eo biển Malacca, trong khi ngăn chặn Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ xâm nhập vào Biển Đông.

Kế hoạch chi tiết được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu và thiết kế số 9 của Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc cho biết, quân đội nước này sẽ mở căn cứ hải quân, không quân trên cả 6 bãi đá (Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng phi pháp của Việt Nam từ 1988 đến nay) ở Trường Sa. Khi Bắc Kinh đặt máy bay ném bom H-6 có bản kính tác chiến 3.200 km ở Chữ Thập, nó có thể uy hiếp Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore.

===================

Hai cơ quan này đã cho ý kiến khác nhau trước tuyên bố của một sĩ quan cấp cao, Tư lệnh hạm đội 7 Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Thomas về việc ủng hộ Nhật Bản tuần tra bầu trời Biển Đông trong tương lai. Rear Adm John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc nói với các phóng viên hôm Thứ Sáu: "Chúng tôi đồng ý với tướng Thomas rằng những hoạt động tuần tra đáng được hoan nghênh và sẽ góp phần duy trì ổn định trong khu vực."

"Không có lý do gì để Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác nhìn nhận chuyện này bằng một cách khác", Kirby nói. Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki có vẻ không ủng hộ điều này: "Chúng tôi không biết về bất kỳ kế hoạch nào để Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông. Tôi tin rằng những ý kiến này được đưa ra bởi (cá nhân) một sĩ quan từ Bộ Quốc phòng".

 

Hì! Vui nhỉ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc:
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

Thứ bẩy, 31/01/2015 - 17:24:36 GMT + 7

 

“Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”, câu nói này đang trở nên đúng với tình trạng hiện tại của Trung Quốc hơn bao giờ hết, khi sự chững lại của quốc gia này trong năm qua đã báo hiệu cho cả thế giới thấy rằng Trung Quốc đã không còn là miền đất hứa hái ra tiền.
 

fica-5581422700002.jpg

 

Điều này đang đồng nghĩa với những hệ lụy nghiêm trọng đang đe dọa nền kinh tế số hai thế giới, trong số đó nghiêm trọng nhất phải kể đến xu hướng thoái vốn đầu tư nước ngoài từ một dòng suối đang dần dần trở thành một ngọn thác.

 

Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc trên thực tế đã được dự báo trước khi nó chính thức xảy ra một khoảng thời gian không phải là ngắn. Từ những năm 2011, 2012 giới phân tích đã dự báo về một sự giảm dần tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sau khi đã đạt đến đỉnh cao trong giai đoạn trước đó một vài năm.

 

Việc cường quốc kinh tế số hai thế giới đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 là 7,4% trong năm 2014 chỉ là sự kiện chính thức đánh dấu cho thực tế đó mà thôi. Quá trình dịch chuyển xu hướng đầu tư nước ngoài vì thế cũng đã bắt đầu từ trước đó khá lâu.

 

Theo thống kê mới nhất, tập đoàn tài chính Goldman Sachs cho biết khoảng 63 tỷ USD đã được giới đầu tư rút ra khỏi Trung Quốc trong quý 3 năm 2014 và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây. Dòng chảy vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc là điều đã được báo trước khi nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, tổng cầu giảm trong khi các ưu thế về nhân công giá rẻ và ưu đãi đầu tư từ phía chính quyền đã không còn thì gần như không còn gì có thể níu chân các nhà đầu tư quốc tế.

Giờ đây ở lại Trung Quốc ngày nào là thiệt hại ngày ấy, và phản ứng dây chuyền theo kiểu Domino đang thực sự diễn ra trong giới đầu tư nước ngoài, một người rút vốn sẽ dẫn tới sự rút vốn hàng loạt.

 

Đây được coi là thách thức nghiêm trọng đối với nền kinh tế và chính phủ Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài là một trong những con át chủ bài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân Trung Quốc, nạn thất nghiệp thấp ở nước này trong những năm qua phần lớn là do hiệu suất đầu tư quốc tế vào Trung Quốc rất cao, trong khi các tập đoàn nhà nước chỉ giải quyết được một phần điều này.

 

Một khi các nhà đầu tư thoái vốn với tốc độ cao, thì một cú sốc kinh tế là điều không tránh khỏi, khi không chỉ ngân sách nhà nước sẽ sụt giảm nghiêm trọng, mà tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội Trung Quốc sẽ tăng vọt.

Tình cảnh “Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” có vẻ như đang ngày càng tồi tệ hơn khi dòng thoái vốn đang tiếp tục phình ra trong khi Bắc Kinh chỉ còn biết đứng nhìn. Ngân hàng Mỹ Corp ước tính dòng vốn các nhà đầu tư quốc tế rút ra khỏi Trung Quốc trong quý 4 năm 2014 đã lên tới 120 tỷ USD. Gần gấp đôi con số trong quý 3, một tốc độ kinh khủng và gần như không thể ngăn chặn. Và chỉ trong chưa đầy 3 tuần kể từ năm mới 2015, con số vốn rút khỏi Trung Quốc đã lên tới 21 tỷ USD.

 

Một phần trong số này là do chính sách duy trì mệnh giá đồng Nhân dân tệ thấp của Bắc Kinh, đây được xem là chiến lược quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc, nhưng giờ đây khi kinh tế đã chững lại và xuất khẩu suy giảm, thì việc đồng nội tệ có giá trị thấp đã thúc đẩy các nhà đầu tư bán tháo đồng tiền này để nắm giữ những đồng tiền mạnh hơn như USD. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD đã đạt mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái khi 1 USD = 6,2569 Nhân dân tệ.

 

Trong khi đó phản ứng của chính phủ Trung Quốc để giải quyết nguy cơ thoái vốn ngày càng tăng trên lại đang khiến giới phân tích quốc tế và học giả trong nước thất vọng. Gần như tất cả các dòng vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc đều nằm trong giới tư nhân, thu hút một lượng lớn người lao động bản địa, và khoảng trống đầu tư thiếu hụt đang cần nhà nước bù đắp phần lớn là trong lĩnh vực này, nhưng gói kích thích kinh tế mới nhất trị giá 1,1 ngàn tỷ USD mà Bắc Kinh triển khai lại chủ yếu tạo điều kiện cho các tập đoàn quốc doanh.

 

Khá nhiều học giả Trung Quốc cho rằng chính phủ cần thúc đẩy đầu tư ở khu vực tư nhân để tạo việc làm cho số lao động đang thất nghiệp sau khi nhà đầu tư nước ngoài rút, chứ không phải tạo điều kiện cho các tập đoàn nhà nước vốn đang cần thu hẹp quy mô.

 

Không chỉ có khu vực tư nhân bị ảnh hưởng do kinh tế Trung Quốc chững lại, mà cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng đang chịu ảnh hưởng tương tự. Quy mô của các tập đoàn nhà nước của Trung Quốc đã phình lên một mức quá cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nóng của nước này, và giờ đây nó đang lâm vào tình trạng quả bóng xì hơi.

 

Một số tập đoàn nhà nước cũng đang bắt đầu sa thải bớt công nhân viên để hợp lý hóa bộ máy và cân đối với khả năng kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc đang ngày càng tăng, và hiện tại số người thất nghiệp ở nước này do bộ lao động và bảo hiểm xã hội công bố đã lên tới trên 10 triệu người.

 

Theo Nhàn Đàm

Một thế giới/Bloomberg

====================

Một số tập đoàn nhà nước cũng đang bắt đầu sa thải bớt công nhân viên để hợp lý hóa bộ máy và cân đối với khả năng kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc đang ngày càng tăng, và hiện tại số người thất nghiệp ở nước này do bộ lao động và bảo hiểm xã hội công bố đã lên tới trên 10 triệu người.

 

Một đất nước có 1 tỷ 300 triệu dân thì thất nghiệp 10 triệu có nhằm nhò gì. Nó cũng giống như "muỗi cắn". Có lẽ tờ báo đánh thiếu 1 con số không thì phải.

Nhưng bỏ qua hình thức và cũng là hậu quả của vấn đề với số liệu thất nghiệp thì rõ ràng những sự kiện tháo vốn nước ngoài chính là cốt lõi của bài viết này.

"Người Trung quốc đã ngồi chung xe với chúng ta quá lâu". TT Hoa Kỳ, ngài Obama đã nói như vậy.

Những nước bạc đầu tiên của "Canh bạc cuối cùng" sẽ là một cuộc chiến tranh kinh tế.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites