Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Giải mã Tập Cận Bình-phần 1:

Quan hệ họ Tập và họ Lý?

Chủ Nhật, 18/01/2015 - 15:01
 

Dựa trên các thông tin nội bộ mà mình thu thập được, nhà báo Mục Xuân San (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã đi sâu tìm hiểu về những bí ẩn của chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Dẫn theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản).

 >>  Trung Quốc "sờ gáy" các quan tham bỏ trốn sang Mỹ
 >>  Quan tham sụp đổ và chuẩn mực mới nền chính trị Trung Quốc

 

Hiểu "đối nội" để biết "đối ngoại"
 
Để hiểu được chiến lược ngoại giao Trung Quốc, ta cần hiểu được nền chính trị của nước này. Chính sách ngoại giao là sự mở rộng của chính sách đối nội. Thế nên, việc hiểu sai những toan tính nội tại của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc sẽ kéo theo những sai lầm khi hiểu về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Điều này càng trở nên rõ ràng từ khi ông Tập Cận Bình làm lãnh đạo Trung Quốc. Sự tương tác hữu cơ giữa chính sách đối nội và chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời ông Tập càng trở nên mạnh mẽ.

Chẳng hạn như Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) được Bắc Kinh thiết lập ở biển Hoa Đông vào hồi tháng 10-2013, tức chỉ vỏn vẹn vài ngày sau Hội nghị TW Đảng lần thứ 3. Hội nghị đã đưa ra quyết định thiết lập hai bộ phận mới đó là: Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc. (Tuy là chính sách nội bộ - NBT), nhưng Quyết định này được xem như là màn mở đầu cho việc thành lập ADIZ (đối ngoại).

Chúng ta không thể bàn luận về chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà không xem xét nền chính trị trong nước của Bắc Kinh. Cũng giống như vậy, chúng ta không thể bàn về nền chính trị nội tại của Bắc Kinh mà không nhắc đến Chủ tịch Tập Cận Bình. Thế giới nhìn vào ông Tập Cận Bình và đưa ra muôn ngàn lời phỏng đoán. Trong bài phân tích này, tác giả sẽ cố gắng trả lời năm câu hỏi chính về nền chính trị nội tại của Trung Quốc, dựa trên những gì tác giả đã rút ra được từ kinh nghiệm làm báo, và quá trình quan sát nhiều năm sự phát triển của Trung Quốc.

daho18-1-95d8b.jpg

Tập Cận Bình và Lí Khắc Cường là đối thủ hay đối tác?

Nhiều người cho rằng khi giới truyền thông bàn tán nhiều về ông Tập Cận Bình thì hình ảnh ông Lí Khắc Cường lại mờ nhạt hơn. Sự khác nhau này đặc biệt rõ ràng khi so sánh với Ôn Gia Bảo - người tiền nhiệm của Lí Khắc Cường - một người được giới truyền thông săn đón.

Thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc, Chu Ân Lai là một người có tiếng tăm – ông ấy thậm chí còn nổi tiếng hơn cả Mao Trạch Đông. Kể từ thời của Chu Ân Lai, cụm từ “Thủ tướng” mang ý nghĩa đặc biệt ở Trung Quốc. Hầu như tất cả người dân Trung Quốc mong muốn rằng thủ tướng hiện thời sẽ có đủ năng lực, sức hấp dẫn và sự quyết đoán như Chu Ân Lai – điều này đặt ra sức ép lớn đối với các lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc.

Giống như các nhà quan sát khác, tác giả cũng từng cho rằng có một cuộc chiến âm thầm hoặc “cuộc chiến truyền thông” giữa Tập Cận Bình và Lí Khắc Cường. Tác giả cũng bối rối trước những câu chuyện bề mặt bị truyền thông thêu dệt. Nhưng tác giả cũng đã nhận ra rằng ông Tập và ông Lí, về cơ bản, là đối tác của nhau, tức họ sẵn sàng “bắt tay nhau” hơn là đối đầu.

Sau khi ông Tập trở thành Chủ tịch Trung Quốc, ĐCS bắt đầu thực hiện những nỗ lực của mình để “điều hành đất nước bằng cách sử dụng các nhóm công tác”, thiết lập các tổ chức quan trọng như Nhóm Lãnh đạo về Thông tin hóa và An ninh mạng, Nhóm Lãnh đạo Cải cách Quân sự, bên cạnh Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia như đã đề cập ở trên.

Lí Khắc Cường là phó chỉ huy của tất cả các nhóm nói trên – trong đó có một ngoại lệ đáng chú ý là có cả các nhóm liên quan tới quân sự. Ông Lí không chỉ không bị hạn chế về mặt hoạt động mà còn được tăng thêm quyền lực, xuất phát từ trọng trách của ông đối với nền kinh tế. Điều đó cho thấy rằng ông Tập và ông Lí đã có sự “thỏa thuận ngầm” với nhau, không chỉ trên lĩnh vực cải cách và kinh tế, mà hầu như là ở mọi lĩnh vực.

Tại Hội thảo Internet toàn cầu lần thứ nhất do Trung Quốc tổ chức gần đây, Lí Khắc Cường đã phát biểu thay cho ông Tập khi đang phải công du sang nước ngoài. Điều này đã nhấn mạnh địa vị của ông Lí với vai trò là một phó chỉ huy của Nhóm lãnh đạo về An ninh mạng và Thông tin hóa. Thêm vào đó, gần đây ông Lí đã gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khi Tập Cận Bình không có ở Bắc Kinh.

Vậy tại sao giới truyền thông lại có cái nhìn khác về quan hệ của hai vị lãnh dạo này? Theo lời của một quan chức chính phủ Trung Quốc, các nhà lãnh đạo nước này đã thống nhất rằng việc làm nổi bật quyền hạn của Tập Cận Bình là điều rất cần thiết để đáp ứng được lời kêu gọi về một “người anh hùng” có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong việc tiến hành cải tổ và chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, tác giả cho rằng Lí Khắc Cường ít được nói đến hơn người tiền nhiệm, ông Ôn Gia Bảo bởi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng ít được truyền thông đề cập hơn so với người kế nhiệm – ông Tập Cận Bình.

Theo Đại Thắng - Cường Điệp
Pháp luật TPHCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

EU và Mỹ dọa loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT

(Vietnam+)

 

lúc : 18/01/15 21:06

 

1812015ruble.jpg
EU dọa tăng trừng phạt đối với Nga. (Nguồn: www.bloomberg.com)

Phát biểu trên chương trình truyền hình Espreso.TV, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Ryszard Czarnecki tuyên bố trong trường hợp Nga tiếp tục hành động chống Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Kremlin.

Ông Czarnecki nói: "Đề xuất loại Nga khỏi hệ thống (thanh toán quốc tế) SWIFT được phía Nga đã nhận thức là rất đau đớn, vì điều này có thể gây những hậu quả vô cùng tiêu cực cho kinh tế Nga. Ông cho rằng "đưa ra vấn đề hạn chế sự chuyển đổi của đồng ruble Nga theo EP cũng giống như vũ khí hạt nhân. Nga cần biết đó là biện pháp trừng phạt tiếp theo của chúng ta, mà Nga có thể dự kiến từ châu Âu và Mỹ."

Ngày 13/1, tại Nga, tỷ giá với đồng USD lần đầu tiên kể từ ngày 17/12/2014 đã tăng lên mức trên 65 ruble/USD, trong khi đồng euro tăng vượt mức 77 ruble trong bối cảnh giá dầu tiếp tục sụt giảm.

Tháng 10/2014, Nga đã phải chi số tiền kỷ lục để hỗ trợ đồng ruble khỏi mất giá. Khi đó Ngân hàng Trung ương Nga đã bán 27,2 tỷ USD và 1,6 tỷ euro. Tháng 12/2014, Ngân hàng Trung ương Nga đã bán 11,9 tỷ USD./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Mỹ Ted Osius:
Việt Nam có thể thu hút đầu tư nhiều hơn nữa

19/01/2015 05:05

Đại sứ Mỹ tại VN Ted Osius tin rằng hai nước đang có cơ hội to lớn để làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác trên mọi lĩnh vực.

ds_oito.jpg?width=500
Đại sứ Mỹ Ted Osius trong buổi làm việc với báo chí ngày 18.1 - Ảnh: Thụy Miên

Ngày 18.1, Đại sứ Osius đã có cuộc trò chuyện thoải mái và thẳng thắn với giới báo chí nhân chuyến làm việc tại TP.HCM về những tiềm năng to lớn mà ông cho rằng có thể thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương, đặc biệt là Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). “Tôi có sự gắn bó sâu sắc với đất nước này”, ông Osius nói, “Ai cũng đều biết tôi rất quan tâm đến VN và tôn trọng đất nước các bạn, ở nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và con người”. Đây là những thế mạnh mà bản thân Đại sứ Mỹ cho rằng sẽ giúp ông có thể làm sâu sắc hơn quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực. “Tổng thống Mỹ biết rằng tôi sẽ làm việc cật lực để dẹp bỏ mọi rào cản có thể ngăn chặn hai nước phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác. Đó là lý do tôi được cử đến đây”, ông nói.
 

Tích cực thúc đẩy đường bay thẳng
 

Không thỏa hiệp tại tây Thái Bình Dương
Khi được hỏi về chính sách ngoại giao - an ninh của Mỹ trong bối cảnh tình hình mới tại biển Đông, Đại sứ Osius đã nói rõ về chiến lược 3 điểm cho khu vực. Đầu tiên là tiếp tục duy trì sự hiện diện của Mỹ, kế đến là tiếp tục ủng hộ các cơ chế pháp lý quốc tế để giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, cuối cùng là Mỹ giữ cam kết giúp các đồng minh và đối tác tăng cường khả năng an ninh - quốc phòng, cải thiện năng lực giám sát đường biển và đường không. Trả lời Thanh Niên, ông nhấn mạnh không có khả năng Mỹ sẽ nhượng bộ hoặc thỏa hiệp trong những vấn đề tại tây Thái Bình Dương.

 

Đại sứ Osius dành nhiều thời gian để trình bày những tiến triển của TPP, mà ông cho rằng đã đạt được bước tiến vững chắc sau khi VN và Mỹ hoàn tất vòng đàm phán mới đây tại Hà Nội. Với tốc độ tiến triển như hiện nay, ông Osius tự tin sẽ sớm hoàn tất quá trình đàm phán để Tổng thống Barack Obama có thể trình bày trước quốc hội Mỹ và bày tỏ hy vọng rằng quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua TPP vào giữa năm 2015.
“Theo các nhà kinh tế, VN là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất trong nhóm 12 thành viên một khi TPP có hiệu lực”, ông cho biết và nói thêm rằng VN sẽ có thể thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Mỹ.
Theo Đại sứ Osius, nhiều công ty Mỹ đang lên kế hoạch mở rộng hơn nữa hoạt động tại VN để chuẩn bị cho làn sóng cạnh tranh mới khi sẽ có nhiều “tay chơi” khác nhập cuộc. Tất cả đều nhận định VN sẽ trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn hơn trước. Ngoài ra, để phá bỏ những rào cản và thách thức về môi trường kinh doanh, Đại sứ Osius cho hay lãnh đạo TP.HCM đã đồng ý thiết lập cơ chế cụ thể cho doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Ông khẳng định ông sẽ tích cực thúc đẩy việc thiết lập đường bay thẳng giữa VN - Mỹ để khai thông hơn nữa quan hệ thương mại song phương.
Ông Osius cũng tiết lộ sẽ có một lãnh đạo cấp cao Mỹ sớm đến VN để tạo điểm nhấn nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ song phương (1995 - 2015).

“Xây dựng ĐH mới tốt nhất trên thế giới”
Một điểm sáng khác trong hợp tác song phương được ông Osius nhấn mạnh là dự án xây dựng ĐH Fulbright tại TP.HCM. Hồi tháng 6.2014, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án thành lập ĐH Fulbright VN theo loại hình trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Theo Đại sứ Mỹ, “mục tiêu của chúng tôi khi xây dựng ĐH Fulbright không chỉ dừng lại ở vị trí trường đại học hàng đầu VN, mà còn là đại học mới tốt nhất trên thế giới”. Quốc hội Mỹ nhận định đây là dự án đáng giá để đổ tiền đầu tư và chuẩn bị chi nhiều triệu USD cho công trình này và mới đây đã thông qua 20 triệu USD cho công tác chuẩn bị ban đầu.
Ông Osius cho biết thêm ĐH Fulbright VN hoạt động hoàn toàn theo mô hình Mỹ, dựa trên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) được thiết lập tại VN từ năm 1994. Trước mắt, ĐH Fulbright VN sẽ tập trung phát triển các chương trình sau đại học để tạo nền tảng.

Thụy Miên

 

Đại sứ Osius đạp xe ở TP.HCM
 

tan_dai_su_my_tai_vn_2_hcze.jpg?width=50
Ảnh: Đ.N.T


Ngày 18.1, tân Đại sứ Mỹ tại VN Ted Osius đã đến thăm chùa Vĩnh Nghiêm (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM), từ đây ông cùng các bạn trẻ là nhân viên của Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM bắt đầu chuyến đi xe đạp trên đường Trường Sa và Hoàng Sa (ảnh) nhằm thể hiện sự gần gũi, thân thiện của ông đối với người dân VN.
Trong chuyến đạp xe này, ông Osius ghé thăm chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình, TP.HCM) và sau đó dừng chân tại một quán cà phê bình dân trò chuyện cùng các bạn trẻ và báo giới. “Tôi có cảm tình sâu sắc với VN. Tôi rất thích VN. Tôi rất tôn trọng nhân dân, lịch sử, văn hóa VN. Tiếng Việt rất khó học, nhưng tôi rất tôn trọng”, ông Osius trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt. Ông Osius cho biết ông muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - VN.
Ông Osius được Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại VN vào ngày 18.11.2014 và đến VN vào ngày 15.12.2014.

Phúc Duy - Đào Ngọc Thạch

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ấn, Nhật tăng cường liên minh với Mỹ
19/01/2015 05:16
 

Ngày 18.1, Kyodo News đưa tin Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj nhất trí tăng cường liên minh 3 bên với Mỹ.

 

Một số quan chức Tokyo tiết lộ với Kyodo News rằng các bên sẽ nỗ lực xúc tiến cuộc họp ngoại trưởng 3 nước đầu tiên vào một ngày sớm nhất. Tokyo và New Delhi nhấn mạnh hợp tác Ấn - Mỹ - Nhật là cần thiết cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở các khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Trong cuộc gặp với bà Swaraj ở New Delhi, Ngoại trưởng Kishida cũng cho biết Lực lượng phòng vệ Nhật sẽ tiếp tục tham gia các cuộc tập trận hải quân chung Mỹ - Ấn Độ.
Quan hệ hợp tác an ninh song phương cũng sẽ được tăng cường với cuộc đối thoại cấp thứ trưởng thường xuyên giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hai nước.

Văn Khoa

====================

Hoa Kỳ và Đồng minh đang dàn trận. Trước đây đã lâu, từ năm nẳm, Lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng thì là mà: nhà cái đang xào bài, bây giờ đang chia bài, chưa xong....Cô gái Ấn Độ đã tham gia canh bạc. Đây là điều Lão Gàn bổ xung thêm vào bức tranh "canh bạc cuối cùng". Còn lại mọi chuyện như nội dung bức tranh.

Ngài Uông Dương đã công khai thừa nhận vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới. Nhưng rất tiếc, nó xảy ra vào tháng 11 năm Giáp Ngọ. Còn hạn chót để củng cố niềm tin là 10. 3. Quý Tỵ - Ngày giỗ Tổ Hùng Vương của Việt tộc. Mọi chuyện không lùi được nữa, ngoại trừ một điều: Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh. Một lần nữa lại tiếc thay! Cho đến ngay hôm nay, trên Thanh Niên vẫn đăng bài khẳng định thành Cổ Loa là kinh đô của An Dương Vương, mặc dù chẳng có "cơ sở khoa học" nào cả!

Lão Gàn nói nhiều rùi. Đang vào giai đoạn nói ít, hoặc ....im luôn. Cái dở của Lão Gàn là luôn "cầm đèn chạy trước oto".

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc 'triển khai tên lửa hạt nhân trên núi Baekdu'
19/01/2015 23:11
 

(TNO) Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21 tại khu vực do nước này quản lý trên núi Baekdu, vốn nằm vắt ngang biên giới với CHDCND Triều Tiên, tờ Chosul Ilbo ngày 19.1 dẫn lại tin từ báo Trung Quốc cho hay.

 

tenlua_kapd.jpg?width=500
Tên lửa của Trung Quốc - Ảnh: The Diplomat

 

Trước đó, tờ International Herald Leader, phụ trương của Tân Hoa xã, tuyên bố đã “phân tích” bản tin do Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng về việc huấn luyện của một đơn vị tên lửa hạt nhân nước này để đi đến kết luận trên.

Tên lửa DF-21 ban đầu là tên lửa đất đối đất với tầm bắn 1.700-2.100 km, nhưng phiên bản mới nhất đã được cải tiến thành tên lửa đối hạm với tầm bắn 3.000 km và được cho là có thể đe dọa đội tàu sân bay của Mỹ.

Phiên bản ban đầu có thể vươn đến bất kỳ mục tiêu nào ở Hàn Quốc và Nhật Bản, bao gồm cả lực lượng Mỹ đóng tại Okinawa, còn phiên bản cải tiến có thể nhắm trúng đội tàu sân bay Mỹ gần đảo Guam.

Theo Chosun Ilbo, Trung Quốc cũng được cho là đã triển khai tên lửa DF -21 trên bờ biển tỉnh Sơn Đông nhằm chuẩn bị cho các cuộc xung đột có thể xảy ra với Nhật liên quan đến tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tờ báo dẫn lời giáo sư Cho Yang-hyun thuộc Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc nhận định: “Nếu Trung Quốc triển khai tên lửa DF-21 trên núi Baekdu, đó là một sự cảnh cáo đối với liên minh quân sự giữa Seoul, Washington và Tokyo”.

Các bên liên quan chưa có phản ứng gì với thông tin trên.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đại chiến giá dầu và cái kết nào dành cho OPEC?
19/01/2015 09:42
 

(TNO) “'OPEC trước giờ là một liên minh lỏng lẻo, luôn phụ thuộc vào thái độ và khả năng của Ả Rập Xê Út trong việc điều tiết hoặc sửa đổi sản xuất của họ", Financial Times dẫn lời Bill Witte - phó giáo sư kinh tế tại Đại học Indiana (Mỹ) - cho biết.

 

my-dau-mo_sgcw.jpg?width=500
Mỹ giảm số lượng giàn khoan nhưng tập trung gia tăng hiệu quả sản xuất ở những địa điểm sản xuất khác - Ảnh: Reuters
 
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giữ lập trường không giảm sản lượng dầu, nhằm không để mất thị phần vào tay Nga và các nước Bắc Mỹ, theo CNN ngày 12.1. Việc này khiến giá dầu thô tiếp tục giảm, hiện đang ở mức dưới 50 USD/thùng. Nhưng liệu OPEC có thể “đánh bại Mỹ” trong cuộc chiến giá dầu này?
 
Mỹ có “nhún nhường”?
Bloomberg ngày 17.1 đưa thông tin cho biết Mỹ đã ngưng sử dụng 55 giàn khoan trong tuần 3 của tháng này, chỉ còn 1.366 mũi khoan đang hoạt động. Tính ra Mỹ đã rút 209 giàn khoan kể từ ngày 5.12.2014. Đây là mức giảm kỷ lục trong vòng 6 tuần, theo thống kê từ năm 1987 của Công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes.
Các nhà phân tích bao gồm Công ty tài chính - ngân hàng HSBC Holdings cho rằng OPEC đang chứng tỏ thành công trong cuộc chiến giành thị phần, làm chậm sự phát triển sản xuất dầu mỏ của Mỹ vốn đã gia tăng liên tục trong 3 thập kỷ qua.
“Chiến lược của OPEC đang phát huy hiệu quả, và nó sẽ rõ ràng hơn vào giữa năm nay, khi sự tăng trưởng trong sản xuất dầu mỏ của Mỹ tạm dừng lại”, James Williams, chủ tịch của công ty tư vấn năng lượng WTRG Economics ở London nói với Bloomberg.
Mặc dù vậy trong một bài phân tích khác cũng do Bloomberg đăng tải, việc rút số lượng mũi khoan không đồng nghĩa Mỹ giảm lượng sản xuất.
Michael Cohen, một nhà phân tích của Ngân hàng Barclays Plc tại New York, cho biết sản xuất dầu có thể tăng trưởng ngay cả khi lượng giàn khoan giảm do “việc tăng năng suất ở nhiều nơi khác nhau”. Theo đó, ông Cohen dự đoán trong năm 2015, Mỹ sẽ tăng sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng mỗi ngày.
 
Nội bộ OPEC xào xáo
Sự trỗi dậy của ngành năng lượng Mỹ, đặc biệt là dầu đá phiến đã khiến vị trí của OPEC không còn như xưa. Và trong bối cảnh giá dầu biến động theo chiều hướng bất lợi hiện nay cả sự tồn vong của OPEC cũng đang bị đặt dấu hỏi.
Trang CBS News ngày 16.1 giật dòng tít với nội dung: “Sự sụt giảm của giá dầu báo hiệu hồi kết cho OPEC?”, cho rằng việc OPEC kiên quyết sản xuất và bán với giá thấp chỉ là giải pháp ngắn và trung hạn, không thể tháo gỡ các vấn đề lâu dài.
Phó giáo sư kinh tế tại Đại học Indiana Bill Witte khẳng định nội bộ OPEC sẽ xuất hiện nhiều rạn nứt trong cuộc đối đầu với dầu thô Mỹ. Lý do nằm ở chỗ họ quá phụ thuộc vào Ả Rập Xê Út, trong khi quyền lợi và mức độ thiệt hại của 12 thành viên OPEC không tương xứng.
Ngày 12.1 các thành viên OPEC đã có buổi thảo luận về giải pháp kinh tế về việc giá dầu sụt giảm dưới mức 50 USD/thùng, theo Reuters. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã gặp gỡ những thành viên khác để bàn về việc thiếu thốn lương thực của nước này. Dầu mỏ chiếm tới 96% xuất khẩu của Venezuela và họ chính là nước bị thiệt hại rõ ràng.
 
maduro_uvil.jpg?width=500
Ông Maduro (phải) đang muốn giảm sản lượng dầu nhưng các thành viên thuộc vùng Vịnh ở OPEC không đồng ý - Ảnh: Reuters
 
Mặc dù vậy, kết quả cuộc họp chỉ là “tìm giải pháp mới” chứ không phải cắt giảm sản lượng theo ý ông Maduro. “Giải pháp duy nhất là phải có thị trường tiêu thụ số dầu mỏ dư thừa này và tất cả sẽ được đánh giá bởi các thành viên OPEC trong cuộc họp của họ vào tháng 6”, Reuters dẫn lời một thành viên thuộc vùng Vịnh của OPEC nói.
Các nước vùng Vịnh vẫn ủng hộ quan điểm là không cắt sản lượng, vốn đang giữ mức khoảng 30 triệu thùng/ngày, theo Financial Times. Như vậy, ngoài việc vấp phải sự cạnh tranh của Mỹ và Canada, OPEC cũng có nguy cơ tan vỡ nếu tình trạng kéo dài, vì đơn giản họ sẽ xung đột lợi ích rất lớn.

Nhật Đăng

=================

Buồn cười nhỉ! Hì. Cứ như là nước Mỹ sắp chết đến nơi. Hồi tôi sang Hoa kỳ, một người Hoa Kỳ tự hào phát biểu: Nước Mỹ chỉ cần khởi động máy xe vào buổi sáng, sẽ tiêu thụ số lượng xăng bằng cả ngày của một quốc gia trung bình.

Mong giá dầu không giảm xuống 20dol / thùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Obama sẽ đề cập điều gì trong Thông điệp Liên bang 2015?

20/01/2015 18:39

 
Vào 21h00 ngày 20/1 theo giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đọc Thông điệp Liên bang năm 2015 trước lưỡng viện quốc hội.
 

1-quoc-hoi-rple-1421753724343-5-0-249-48

Tòa nhà Quốc hội Mỹ (ảnh: AFP)

 

Dù Nhà Trắng và một số lãnh đạo đảng Cộng hòa nhiều lần tuyên bố muốn tìm tiếng nói chung và nhân nhượng thỏa hiệp, song người đứng đầu Nhà Trắng được dự báo sẽ trình bày một loạt đề xuất chính sách khó có thể được Quốc hội thông qua trong hai năm cuối nhiệm kỳ.

Thông điệp Liên bang năm nay được đông đảo chính giới và dư luận Mỹ chờ đợi vì đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama trình bày các chương trình nghị sự và các đường hướng chính sách của chính phủ trước Quốc hội do đảng Cộng hòa toàn quyền kiểm soát.

Phát biểu trên chương trình “Gặp gỡ báo chí” của kênh tin tức NBC, người phát ngôn Nhà Trắng Dan Pfeiffer cho biết chủ đề chính của thông điệp là “kinh tế của tầng lớp trung lưu” và cách thức cải thiện vấn đề tiền lương cũng như kích thích kinh tế.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo của nước Mỹ cũng sẽ công bố một loạt đường hướng đối nội và đối ngoại của chính quyền trong năm 2015, trong đó có cả những vấn đề bị các nghị sĩ Cộng hòa nhiều lần đe dọa ngăn chặn tại cơ quan lập pháp.

Về đối nội, các đề xuất kinh tế sẽ là trọng tâm trong Thông điệp Liên bang năm nay.

Dự kiến, Tổng thống Obama sẽ đề nghị tăng thuế đối với thiểu số những người giàu để giúp tầng lớp trung lưu, theo đó tầng lớp giàu có nhất tại Mỹ, đặc biệt là giới tài phiệt Wall Street, sẽ phải đóng thuế nhiều hơn khi bán các khoản đầu tư hoặc tài sản.

Các quan chức Nhà Trắng cho biết kế hoạch này sẽ giúp mang về 320 tỷ USD trong vòng 10 năm tới và số tiền này sẽ được rót vào các quỹ an sinh xã hội để phục vụ tầng lớp trung lưu, người nghèo.

Kế hoạch cũng bao gồm việc mở rộng chính sách chăm sóc trẻ em và miễn thuế đào tạo cho những người có thu nhập trung bình.

Tổng thống Obama cũng có thể nhắc lại chương trình cải cách nhập cư, vấn đề gây chia rẽ sâu sắc giữa chính quyền và quốc hội thời gian qua.

Sau một số vụ tấn công mạng táo bạo nhằm vào hãng giải trí Sony Pictures và đặc biệt là tài khoản mạng xã hội Twitter của Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENCOM) quân đội Mỹ, Tổng thống Obama dự kiến cũng sẽ kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật mới cho phép chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ dễ dàng chia sẻ thông tin về các mối đe dọa an ninh mạng.

Đây có thể là đề xuất hiếm hoi trong Thông điệp Liên bang sẽ nhận được sự tán thành của phe Cộng hòa. Trước đó, cả thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện John Boehner đều lên tiếng ủng hộ đề xuất này.

Về giáo dục, ông Obama có thể sẽ nhắc lại lời kêu gọi mới đây về việc miễn học phí hai năm cho sinh viên các trường cao đẳng cộng đồng nhằm giảm gánh nặng chi phí học đường, cũng như tạo cơ hội cho những gia đình nghèo và thu nhập thấp.

Theo tính toán, đề xuất trên sẽ giúp mỗi sinh viên tiết kiệm được trung bình 3.800 USD/năm và có tới 9 triệu sinh viên tại Mỹ được hưởng lợi từ chương trình này.

Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng sẽ đề xuất thực thi chương trình nghỉ phép được hưởng lương có tổng kinh phí 2 tỷ USD nhằm khuyến khích các bang xây dựng chương trình phúc lợi mới để trả lương tạm thời và chăm sóc y tế cho các lao động buộc phải nghỉ việc 7 ngày/năm vì gia đình có người bệnh nặng hoặc mới sinh con.

Về đối ngoại, trong Thông điệp Liên bang 2015, Tổng thống Obama sẽ nêu bật các kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Cuba và hối thúc Quốc hội nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận mà ông cho là “đã lỗi thời” nhằm vào quốc đảo này.

Ông Obama cũng sẽ kêu gọi Quốc hội không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran.

Theo Nhà Trắng, siết chặt trừng phạt vào thời điểm này sẽ hủy hoại các kết quả đàm phán hạt nhân đạt được mới đây giữa Iran với Nhóm P5+1.

Trong bối cảnh tiến trình đàm phán về hai hiệp định thương mại tự do với châu Á và châu Âu đang tiếp diễn và còn nhiều khó khăn, Tổng thống Obama cũng sẽ hối thúc quốc hội gia hạn Quyền xúc tiến thương mại (TPA) để trao cho chính phủ “quyền đàm phán nhanh” trong lĩnh vực thương mại.

Đề xuất này nhiều khả năng cũng sẽ được phe Cộng hòa ủng hộ.

Đối với cuộc chiến chống khủng bố, Tổng thống Obama sẽ tiếp tục hối thúc Quốc hội cho phép ông sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết mối đe dọa bắt nguồn từ “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng tại Syria và Iraq.

Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu mới đây tại Sydney (Australia) và Paris (Pháp), giới phân tích nhận định ông Obama sẽ nhận được sự ủng hộ của Quốc hội trong vấn đề trên.

Ngoài ra, Tổng thống Obama có thể sẽ nhắc lại chủ trương đóng cửa nhà tù của quân đội Mỹ tại Vịnh Guantanamo của Cuba, đồng thời hối thúc các nghị dỡ bỏ các rào cản trong vấn đề chuyển tù nhân khỏi trung tâm giam giữ gây tranh cãi này.

Đây là Thông điệp Liên bang đầu tiên của Tổng thống Obama kể từ khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2014.

Bài phát biểu là tâm điểm của đời sống chính trị nước Mỹ đầu năm 2015 và có thể sẽ định hình chương trình nghị sự của chính quyền và đảng Dân chủ từ nay tới cuộc bầu cử tổng thống 2016, cũng như định hình những di sản mà ông Obama sẽ để lại sau 8 năm làm ông chủ Nhà Trắng./.

=======================

Trong thông điệp này, ngài Obama sẽ nói về chính sách ngoại giao của nước Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề nóng trên thế giới trong tranh chấp lãnh thổ với những cam kết của Hoa Kỳ, trong đó có biển Đông. Tinh thần của chính sách ngoại giao này theo Lý học gọi là "Tiên dùng Lễ, hậu dùng binh".

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Đả hổ diệt ruồi' - mạnh tay nhưng vẫn gây ngờ vực

 

Dù giới lãnh đạo Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng có vẻ rất gắt gao và chặt chẽ nhưng nỗ lực này cũng không ngăn được những ngờ vực trong dân chúng.

 

shutterstock-132906761-5216-1421747288.j

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục mạnh tay trong chiến dịch chống tham nhũng đối với giới quan chức. Ảnh: Shutter Shock

 

Một quan chức nhà đất bị ghi hình khi đang âu yếm nữ nhân viên tại quán karaoke; 41 đảng viên tại Vân Nam bị khai trừ vì sử dụng heroin và ma túy đá; tổng giám đốc một công ty nông nghiệp nhà nước lĩnh án tử hình vì bỏ túi 55 triệu USD tiền hối lộ. Những tin tức như trên, liên quan tới hành vi phạm tội của giới quan chức, thời gian gần đây xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.

"Người dân Trung Quốc bình thường như chúng tôi thấy vui khi chứng kiến các quan chức tham nhũng phải chịu hình phạt thích đáng", New York Times dẫn lời ông Yang Tianrong, 75 tuổi, một người lính về hưu, nói. Ông hiện sống gần một khu nghỉ dưỡng ven biển ở phía đông thủ đô Bắc Kinh, cũng là quê hương của một quan chức ngành nước. Người này xuất hiện liên tục trên mặt báo sau khi chính quyền cho biết tìm thấy khoảng một tấn tiền mặt, trị giá hơn 20 triệu USD cất giấu trong hầm nhà ông ta.

 

Hoài nghi sâu sắc

Sau hai năm theo dõi chính quyền thực hiện chiến dịch quy mô nhằm chống lại những hành động phi pháp của giới quan chức, nhiều người dân vẫn giữ thái độ hoài nghi sâu sắc và luôn tự hỏi liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có thể xóa bỏ hoàn toàn những hành vi vụ lợi đã từ lâu tràn ngập trong cơ chế quan liêu của Trung Quốc hay không.

Một số người nghĩ ông Tập thật sự nghiêm túc trong việc loại trừ vấn nạn tham nhũng. Nhiều quan chức cũng đã thu mình lại, cảnh giác hơn mỗi khi muốn làm điều gì phi pháp. Nhưng một phần dân chúng vẫn tỏ ra nghi ngờ, cho rằng vấn đề sẽ lập tức trở lại một khi chiến dịch chống tham nhũng kết thúc.

"Tham nhũng là một thứ gì đó mà bạn không bao giờ có thể nhổ tận gốc. Xử lý xong nhóm quan chức này thì nhóm khác sẽ xuất hiện và thế chỗ", Gong Qiang, một lái xe taxi ở Bắc Kinh, nói. "Nó giống như việc phát quang những đám tỏi tây vậy, hôm nay bạn cắt chúng đi nhưng rồi những mầm mới sẽ lại mọc lên trên bề mặt".

Các lãnh đạo đảng những ngày gần đây tái khẳng định quyết tâm trong cuộc chiến chống tham nhũng, đồng thời thể hiện mối lo ngại về việc những hành động phản kháng sẽ xuất hiện trong nội bộ đảng Cộng sản với hơn 86 triệu thành viên.

Trong một bài bình luận đăng hôm 11/1, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, thẳng thắn lên án những quan chức có suy nghĩ cho rằng chiến dịch đang làm tổn hại hình ảnh của đảng khi phơi bày quá chi tiết thực trạng tham nhũng. Bài viết cũng khiển trách những người nói trấn áp tham nhũng sẽ chỉ khiến các nhân viên chính phủ ngồi yên một chỗ thay vì làm những công việc có thể khiến họ rơi vào rắc rối.

"Gửi những cán bộ vẫn đang than vãn về việc có quá nhiều cuộc điều tra, thăm dò được thực hiện, tốt hơn hết các bạn hãy nhanh chân lên và thích ứng với các tiêu chuẩn mới", bài báo viết.

Dù ngờ vực nhưng người dân vẫn cho hay họ khá ấn tượng trước quy mô và tầm vóc của các quan chức bị hạ bệ. Năm ngoái, gần 72.000 cán bộ bị điều tra, trong đó có tới 68 quan chức cấp cao.

Mặt khác, một số chuyên gia lại tin rằng ông Tập chỉ đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng như một phương tiện để răn đe các thế lực chống đối cũng như củng cố thêm quyền lực. Nếu không có những thay đổi mang tính hệ thống, bao gồm cả việc nâng cao sự minh bạch và tự do báo chí, các hành vi phạm pháp sẽ tái diễn.

"Thật sự chiến dịch chống tham nhũng cũng có những tác động tích cực không thể phủ nhận nhưng dường như nó giống với một nước cờ chính trị hơn", Murong Xuecun, nhà phê bình xã hội, thường xuyên viết về nạn lạm dụng quyền lực, bình luận.

Zhu Ruifeng, phóng viên tự do chuyên sử dụng mạng Internet để vạch mặt các quan chức có hành vi sai trái, nhận định các nhân viên điều tra tham nhũng thường không mấy quan tâm tới khiếu nại của những dân thường Trung Quốc.

Người ta cảm thấy thất vọng khi các quan chức tham nhũng tại địa phương mình vẫn chưa bị điều tra. "Dân chúng đều phấn khích với ý tưởng tự mình có thể làm sạch những thối rữa trong bộ máy nhà nước, nhưng khi cố gắng báo cáo về những quan chức tham nhũng tại quê hương mình, họ ngay lập tức phải đối mặt với thực tế phũ phàng", ông Zhu nói.

Trên trang web Giám sát từ Nhân dân (People’s Supervision), Zhu thêm rằng một số vụ việc quan chức làm sai mà ông phát hiện những tháng gần đây vẫn chưa được xử lý. "Chính quyền có kế hoạch và suy tính riêng trong việc chọn mục tiêu theo đuổi, đây là lý do vì sao người dân cảm thấy thất vọng về chiến dịch này", ông nhấn mạnh.

Trong một nghiên cứu gần đây, Geremie R. Barme, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Australia, còn chỉ ra rằng con cháu của lớp lãnh đạo đầu tiên ở Trung Quốc, những người được gọi là "thế hệ đỏ thứ hai" của quốc gia, nếu có làm sai điều gì thì đều bằng cách nào đó thoát khỏi những hình phạt nặng.

Tìm hiểu một cuộc điều tra công khai hơn 40 quan chức cấp cao ở Trung Quốc vào năm ngoái, giáo sư Barme nhận thấy tất cả những người này đều thuộc "tầng lớp bình dân", đi lên từ nguồn gốc khiêm tốn. Ngược lại, "thế hệ đỏ thứ hai" dường như được miễn các tội trạng nặng và đều không bị xử lý công khai.

"Không ít người thuộc tầng lớp quý tộc, hay con cháu của các bậc lãnh đạo từ thời Mao Trạch Đông, có liên quan tới các hành vi tham nhũng", ông viết trong một bài nghiên cứu đăng vào tháng 10 năm ngoái. "Nhưng giống với những bậc tinh hoa có mạng lưới quan hệ rộng rãi khác, họ 'hạ cánh an toàn' với các chiêu bài như bí mật thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu sớm để tránh tai ương hay lặng lẽ bổ nhiệm lại chức vụ".

 

Chán nản từ địa phương

Tại Bắc Đới Hà, thị trấn ven biển nơi các đảng viên cao niên của Trung Quốc cùng gia đình thường lui tới nghỉ dưỡng vào mùa hè, những mâu thuẫn trong tư tưởng của người dân cũng hiện hữu tương đối rõ nét. Trong mấy tháng trở lại đây, cả thành phố sững sờ trước tin Mã Siêu Quần, nguyên tổng giám đốc một công ty cấp thoát nước đô thị, bị bắt giữ với nhiều tội danh, trong đó có việc đòi tiền lại quả trong một dự án cấp nước.

 

1416465811371177-3550-14165755-3401-7601

Mã Siêu Quần, nguyên tổng giám đốc công ty cấp thoát nước tại Bắc Đới Hà, đang bị điều tra tham nhũng. Ảnh: Caixin

 

Ông Mã bị cáo buộc trữ hơn 37 kg vàng, 40 thùng tiền mặt và sổ đỏ của 68 ngôi nhà, 7 căn trong số này tọa lạc tại thủ đô. Cả một ngôi làng cùng một trạm xe buýt địa phương đã bị cắt nước hoàn toàn vì từ chối trả hoa hồng cho Mã, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Ông Mã, 48 tuổi, từng là một thợ sửa nồi hơi, nổi tiếng vì tính khí nóng nảy và thù dai. Ông này được cho là đã bắt nhân viên lau sạch cửa sổ trụ sở công ty nước ngay dưới trời mưa tuyết. Người dân địa phương không thể nào quên cái lần ông lớn tiếng lăng mạ một người đi đọc số nước . "Ông ta cứ thế xỉ vả, nói rằng có thể khiến một con chó làm được công việc của cô ấy chỉ bằng hai cái bánh bao hấp", một người chứng kiến vụ việc kể lại.

Ngay cả khi đang vui mừng trước sự sụp đổ của Mã, người dân vẫn tỏ ra thất vọng khi còn quá nhiều quan chức lạm quyền khác vẫn tại vị. Thực tế, những chi tiết đề cập đến thói ăn tiêu vô độ của viên quan chức ngành nước bị phơi bày trên báo chí còn khiền người dân càng thêm tức giận.

"Nếu một quan chức chỉ nhỏ bé bằng hạt vừng như ông ta còn tham lam và có thể bán rẻ nhân phẩm như vậy, thì bạn có thể tưởng tượng nổi các vị cán bộ cấp cao đang ăn cắp những gì không?", Qiu Ying, 55 tuổi, chủ một cửa hàng ăn uống nằm cạnh ngôi biệt thự bị nghi nhờ tham ô mà có của ông Mã, nói.

"Chúng tôi ban đầu hy vọng vụ việc của Mã Siêu Quần bị phanh phui sẽ khiến các quan chức tham nhũng khác ngã ngựa theo", ông Yang chia sẻ, "nhưng những gì chúng tôi nhận được chỉ là sự chán nản mà thôi".

 

CHINACORRUPT-articleLarge-9954-142174728

 

Ông Yang Tianrong, 75 tuổi, một người lính về hưu (trái), tỏ ra hoài nghi về chiến dịch chống tham nhũng mà chính quyền đang thực hiện, cho rằng người dân sẽ chỉ "nhận lại sự thất vọng mà thôi". Ảnh: New York Times

Vũ Hoàng (theo New York Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Obama sẽ đề cập điều gì trong Thông điệp Liên bang 2015?

20/01/2015 18:39

 
Vào 21h00 ngày 20/1 theo giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đọc Thông điệp Liên bang năm 2015 trước lưỡng viện quốc hội.
 

1-quoc-hoi-rple-1421753724343-5-0-249-48

Tòa nhà Quốc hội Mỹ (ảnh: AFP)

=======================
Trong thông điệp này, ngài Obama sẽ nói về chính sách ngoại giao của nước Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề nóng trên thế giới trong tranh chấp lãnh thổ với những cam kết của Hoa Kỳ, trong đó có biển Đông. Tinh thần của chính sách ngoại giao này theo Lý học gọi là "Tiên dùng Lễ, hậu dùng binh".

 

 

 

TOÀN VĂN thông điệp Liên bang "tuyệt vời nhất" của TT Obama

Đức Huy - Hải Võ - My Lan - Công Nhật

21/01/2015 09:11

 

thong-diep-lien-bang-1421805782478-142-0

 

"Chúng ta đã đặt một nền tảng mới. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là vẽ ra một tương lai tươi sáng hơn. Hãy bắt đầu chương mới này - cùng nhau - và hãy bắt đầu ngay bây giờ".

 

Bài diễn văn của Obama khiến hàng nghìn người Mỹ bật khóc

Diễn văn xúc động của Tổng thống Obama về vấn đề Syria

Thông điệp Liên bang của Obama và cuộc "chu du" kỳ lạ

Trân trọng mời quý độc giả đón đọc (Bấm F5 để cập nhật).

 

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

 

Thông điệp Liên bang năm nay được chờ đợi vì đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama trình bày các chương trình nghị sự và các đường hướng chính sách của chính phủ trước Quốc hội do đảng Cộng hòa toàn quyền kiểm soát.

Nó cũng hứa hẹn sẽ đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong cả đối nội lẫn đối ngoại của chính phủ Mỹ năm 2015.

Chúng tôi sẽ tường thuật trực tiếp toàn bộ nội dung Thông điệp, kèm theo đó là các nhận xét, bình luận của nhiều chuyên gia, nhà ngoại giao tên tuổi của Việt Nam và Mỹ mà chúng tôi kết nối.

 

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

 

Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, Phó Tổng thống, các thành viên Quốc hội, cùng toàn thể công dân Mỹ:

Thế kỉ mới đã đi được 15 năm. Đó là 15 năm với những vụ khủng bố xảy ra tại chính quê hương chúng ta, 15 năm với 2 cuộc chiến tranh dài kì và nhiều mất mát mà thế hệ mới của chúng ta đã phải trải qua, 15 năm với một cuộc suy thoái kinh tế lan rộng khắp đất nước cũng như trên toàn thế giới. Đó là một khoảng thời gian đầy khó khăn đối với nhiều người.

Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ bước sang trang mới.

Đêm nay, sau một năm đột phá với nước Mỹ, nền kinh tế của chúng ta đang phát triển và tạo công ăn việc làm ở mức cao nhất kể từ năm 1999.

Tỉ lệ thất nghiệp đã thấp hơn so với trước thời kì khủng hoảng. Trẻ em đi học có tỉ lệ tốt nghiệp ở mức cao nhất từ trước đến nay. Ngày càng nhiều người Mỹ đã có bảo hiểm đầy đủ.

Chúng ta đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí nước ngoài một cách tốt nhất trong hơn 30 năm qua.

Đêm nay, lần đầu tiên kể từ vụ khủng bố 11/9, nhiệm vụ quân sự của chúng ta tại Afghanistan đã kết thúc. 6 năm trước, gần 180.000 quân Mỹ đã có mặt tại Iraq và Afghanistan.

Đến thời điểm này, con số đó chỉ còn 15.000. Chúng tôi không quên sự dũng cảm và hi sinh của những người chiến binh của Thế hệ 11/9, những người đã chiến đấu để bảo vệ sự an toàn của chúng ta. Chúng tôi rất biết ơn các bạn.

Nước Mỹ, sau tất cả những gì chúng ta đã phải trải qua, sau sự kiên trì và chăm chỉ cần thiết để chúng ta có thể hồi phục, và với những nhiệm vụ phía trước, các bạn hãy nhớ lấy điều này:

Bóng ma của cuộc khủng hoảng đã ở lại phía sau, và nước Mỹ vẫn vững mạnh (the State of the Union is strong - câu nói "cửa miệng" của các vị Tổng thống trong các bài Thông điệp Liên bang hàng năm - PV).

Vào thời điểm này, với một nền kinh tế đang tăng trưởng, những khoản nợ giảm dần, một nền công nghiệp năng động, và một nền sản xuất năng lượng phát triển hơn bao giờ hết - chúng ta đã trỗi dậy từ cuộc khủng hoảng  để tự kiểm soát lấy tương lai của chúng ta với một sự tự do mạnh hơn bất cứ quốc gia nào trên Trái đất.

Đây là lúc chúng ta quyết định số phận của mình trong 15 năm tới, và trong nhiều thập kỉ sau đó.

Liệu chúng ta có chấp nhận một nền kinh tế mà chỉ một vài người trong chúng ta được lợi lớn?

Hay liệu chúng ta nên tập trung công sức vào sự phát triển của một nền kinh tế sẽ đem lại thu nhập và cơ hội một cách công bằng đối với mỗi người?

Liệu chúng ta có nên tiếp cận với thế giới bên ngoài một cách sợ sệt và đối phó, bị cuốn vào những cuộc giao tranh khiến quân đội chúng ta suy yếu và làm giảm vị thế của nước Mỹ?

Hay liệu chúng ta nên tận dụng một cách khôn ngoan mọi nguồn lực nước nhà để chống lại các thế lực thù địch và bảo vệ hành tinh của chúng ta?

Liệu chúng ta có nên để bị chia rẽ và đấu đá nội bộ? Hay liệu chúng ta nên tìm lại và nắm vững những giá trị cốt lõi đã tạo nên một nước Mỹ như ngày nay?

Trong hai tuần tới, tôi sẽ gửi lên Quốc hội một bản dự thảo với những bước đi thiết thực thay vì những dự định mang tính đảng phái chính trị. Và trong những tháng tới đây, tôi sẽ đi khắp nước Mỹ để thuyết phục các bạn ủng hộ những dự định đó.

Đêm nay, tôi không muốn đi quá sâu vào một danh sách các dự định tương lai, mà thay vào đó, tôi muốn tập trung vào những giá trị có liên quan trực tiếp đến những sự lựa chọn đang trước mắt chúng ta.

Đầu tiên là nền kinh tế.

7 năm trước, Rebekah và Ben Erler, hai công dân thành phố Minneapolis, đã lấy nhau. Rebekah làm nghề bồi bàn. Ben làm ngành xây dựng. Jack, người con đầu lòng của hai người, sắp chào đời.

Họ là những công dân Mỹ trẻ tuổi đang xây dựng mái ấm ngay trên quê hương họ. Còn gì tuyệt vời hơn thế?

Rebekah đã viết cho tôi mùa xuân năm ngoái: "Ước gì chúng tôi biết được những gì sẽ xảy ra với thị trường nhà đất và xây dựng."

Từ hệ quả của cuộc khủng hoảng, công việc của Ben gặp nhiều khó khăn. Anh phải làm những công việc không đúng với sở trưởng để đảm bảo thu nhập, kể cả khi những công việc này khiến anh phải xa gia đình trong thời gian dài.

Rebekah phải để lại khoản tiền đã vay để học đại học, tạm thời đi học cao đẳng cộng đồng, và phát triển sự nghiệp theo một hướng khác. Họ đã hi sinh vì nhau.

Và dần dần, công lao của họ đã được đền đáp. Họ đã có đủ tiền xây được một ngôi nhà mới. Họ có một người con thứ hai, tên Henry.

Rebekah có một công việc ổn định với thu nhập cao hơn. Ben đã trở lại với ngành xây dựng sở trường, và có thể về ăn tối cùng gia đình hàng ngày.

"Thật tuyệt vời, cái cảm giác trỗi dậy sau thời kì khó khăn. Gia đình chúng tôi giờ đã gần gũi và mạnh mẽ hơn sau những khó khăn trước đây" - Rebekah đã viết cho tôi như thế.

Nước Mỹ chúng ta cũng gần gũi và mạnh mẽ hơn sau những khó khăn trước đây.

Nhà báo David Maraniss của Washington Post ca ngợi đây là "bài phát biểu tuyệt vời nhất của Obama".

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

 

 

Các bạn ạ, câu chuyện của Rebekah và Ben cũng là câu chuyện của nước Mỹ chúng ta. Họ đại diện cho hàng triệu người Mỹ đã làm việc chăm chỉ, hi sinh, và làm mới mình.

Các bạn chính là lý do tại sao tôi tranh cử vào chiếc ghế Tổng thống này. Các bạn là những người trong tâm trí tôi vào 6 năm trước, trong những tháng ngày đen tối của cuộc khủng hoảng tài chính, khi tôi đứng trên thềm tòa nhà Quốc hội và hứa với các bạn rằng chúng ta sẽ xây dựng lại nền kinh tế trên một nền tảng mới.

Sự cố gắng và kiên trì của các bạn đã giúp nước Mỹ trỗi dậy mạnh mẽ được như ngày hôm nay.

Chúng ta đã có niềm tin vào việc tạo thêm công ăn việc làm. Và trong 5 năm qua, nền kinh tế của chúng ta đã tạo thêm được hơn 11 triệu công việc mới.

 

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

 

Chúng ta đã có niềm tin vào việc giảm lệ thuộc vào dầu khí nước ngoài và bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Và hôm nay, nước Mỹ nắm vị trí số một thế giới trong ngành dầu khí.

Nước Mỹ nắm vị trí số một thế giới về phát triển năng lượng gió.

Sản lượng năng lượng mặt trời của chúng ta trong 3 tuần vào thời điểm này bằng với sản lượng năng lượng mặt trời chúng ta làm ra trong cả năm 2008.

Và nhờ giá dầu giảm và chất lượng xăng tăng, mỗi gia đình Mỹ năm nay tiết kiệm được trung bình $750 tiền xăng.

Chúng ta đã có niềm tin vào lớp trẻ trong một thế giới đầy cạnh tranh.

Và hôm nay, những học sinh sinh viên trẻ của chúng ta đang có điểm trung bình hai môn chính là Toán và Đọc hiểu cao nhất từ trước đến nay. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của chúng ta đạt mức cao kỉ lục. Và lượng sinh viên tốt nghiệp đại học cũng tăng hơn bao giờ hết.

Chúng ta đã có niềm tin vào việc những bộ luật phù hợp có thể phòng ngừa một cuộc khủng hoảng mới, bảo vệ quyền lợi của các gia đình Mỹ, và khuyến khích cạnh tranh công bằng.

Và ngày hôm nay, chúng ta đã có trong tay những dự luật có thể ngăn chặn các lỗ hổng thuế quan, một cơ quan giám sát tiêu dùng để bảo vệ chúng ta khỏi những cá nhân tổ chức cho vay nặng lãi.

Và chỉ trong năm vừa qua thôi, gần 10 triệu người Mỹ đã được bảo hiểm y tế.

Trong mỗi bước tiến, người ta đã nói rằng những mục tiêu của chúng ta là quá sức, rằng chúng ta sẽ làm trầm trọng hóa thêm cuộc khủng hoảng.

Nhưng ngược lại, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển về mặt kinh tế một cách mạnh mẽ nhất trong hơn một thập kỉ qua, các khoản nợ của chúng ta đã giảm 2/3, một thị trường chứng khoán đã hồi phục và tăng trưởng gấp đôi, và tình hình lạm phát do bảo hiểm y tế ở mức thấp nhất trong 50 năm qua.

Đã quá rõ ràng rồi.

Kinh tế lấy trọng tâm là tầng lớp trung lưu hoàn toàn có thể được áp dụng. Tăng cường cơ hội sẽ đem lại hiệu quả. Và những chính sách này sẽ tiếp tục phát huy tác dụng nếu như chúng ta có thể gạt những mục đích chính trị sang một bên.

Chúng ta không thể kìm hãm nền kinh tế qua việc đóng cửa chính phủ.

Chúng ta không thể để người Mỹ sống trong lo ngại bằng cách tước đi quyền được bảo hiểm của họ, hay ra những luật lệ mới tại Phố Wall, hay tiếp tục đấu đá xoay quanh các chính sách nhập cư trong khi chúng ta sở hữu một hệ thống có thể xử lý được điều đó.

 

Nếu Quốc hội đưa ra bất kì một dự luật nào liên quan đến những điều trên, tôi sẽ dùng quyền phủ quyết.

Ngày hôm nay, nhờ có một nền kinh tế đang phát triển, đà phục hồi của chúng ta đã có tác động đến cuộc sống của nhiều người hơn. Mức lương đang tăng dần. Chúng ta nên biết rằng những ông chủ kinh doanh nhỏ đang có ý định tăng lương cho người lao động ở mức cao nhất từ năm 2007.

Có điều - những người trong chúng ta hôm nay, chúng ta nên nhắm đến cái đích cao hơn. Chúng ta cần làm nhiều hơn là chỉ "tránh không phá".

Đêm nay, chúng ta hãy cùng nhau nối lại mối liên hệ lâu đời giữa công sức bỏ ra và những cơ hội phát triển, một quyền lợi đặc trưng của mỗi người Mỹ.

Vì những gia đình như Rebekah vẫn cần sự giúp đỡ của chúng ta. Vợ chồng cô ấy đang làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết, nhưng họ không được đi du lịch, chưa được mua xe mới, để dành dụm tiền trả nợ và giữ cho đến khi về hưu.

Chỉ riêng chi phí chăm sóc cho hai đứa con của họ cũng đã hơn cả tiền thuế nhà đất, và hơn tiền học một năm ở Đại học Minnesota.

Cũng như hàng triệu người dân Mỹ chăm chỉ khác, Rebekah không ngửa tay xin viện trợ, mà cô ấy chỉ muốn chúng ta tìm ra những chính sách mới để giúp gia đình cô có thể vượt lên.

Trước đây, trong mỗi bước tái cơ cấu nền kinh tế trong lịch sử nước Mỹ, chúng ta đã có những bước đi táo bạo để phù hợp với thời thế, đồng thời đảm bảo cơ hội công bằng cho mỗi người dân.

Chúng ta đã có luật bảo vệ người lao động và các gói bảo hiểm y tế (Medicare, Medicaid) để bảo vệ người dân khỏi những khó khăn không ngờ tới.

Chúng ta đã trang bị cho người dân trường học, cơ sở hạ tầng và mạng internet, những công cụ sẽ giúp họ biến những cố gắng của mình ra thành quả.

Đây là bản chất của nền kinh tế trung lưu - nước Mỹ sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi mỗi người trong chúng ta đều có cơ hội bình đẳng, đều bỏ ra công sức của mình, dưới một bộ luật công bằng cho mọi người.

Chúng ta không chỉ muốn tất cả chia sẻ sự thành công của nước Mỹ, mà tất cả chúng ta phải đóng góp cho sự thành công của nước Mỹ.

Thượng nghị sĩ John McCain: "Đối với các vấn đề an ninh quốc gia mang tính sống còn, bài phát biểu của Tổng thống Obama thật không may đã cho thấy giờ đây, chính quyền đang thiếu sức sống chiến lược như thế nào".

 

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

 

 

 

Vậy chúng ta cần những gì để phát triển một nền kinh tế trung lưu trong thời đại này?

Đầu tiên, kinh tế trung lưu sẽ phát huy tác dụng nếu chúng ta có thể giúp các gia đình cảm thấy bình tâm trong một thế giới nhiều đổi thay.

Cụ thể hơn, đó là giúp đỡ họ có thể có điều kiện nuôi con ăn học, có điều kiện đi học đại học, có bảo hiểm, có một mái ấm, và có lương hưu.

Những dự luật mới của tôi sẽ để tâm đến tất cả những điều này, đồng thời giảm thuế và giúp mỗi gia đình có thể giữ lại được cho mình hàng nghìn USD mỗi năm.

Tất nhiên không gì giúp đỡ các gia đình nói trên tốt bằng một mức lương cao hơn. Đó là lý do tại sao Quốc hội cần thông qua một bộ luật đảm bảo sự công bằng về mặt lương bổng cho cả nam lẫn nữ.

2015 rồi. Đã đến lúc làm như vậy. Chúng ta cần đảm bảo mỗi người lao động được nhận lương làm thêm giờ đúng với công sức họ bỏ ra.

Đối với những thành viên trong Quốc hội vẫn phản đối việc tăng mức lương tối thiểu, hãy lắng nghe điều này: Nếu các vị thực sự tin rằng một người làm việc 40 tiếng/tuần có thể chăm lo cho gia đình họ với mức lương 15.000 USD/năm, thử làm như vậy xem.

Nếu không, mong các vị hãy bỏ phiếu ủng hộ việc tăng lương cho những người Mỹ đang làm việc chăm chỉ hàng ngày kia.

Những thay đổi này sẽ không biến tất cả trở thành người giàu, hay xóa đi mọi khó khăn trước mắt. Đấy không phải nhiệm vụ của chính phủ.

Để mỗi gia đình đều có một cơ hội bình đẳng, các nhà tuyển dụng cần có một tầm nhìn xa hơn, họ cần phải nghĩ đến những lợi ích lâu dài của công ty mình thay vì chỉ đau đáu lo cho bảng lương của quý sắp tới.

Chúng ta vẫn cần những bộ luật tiếp thêm sức mạnh cho các tổ chức công đoàn, và cho họ một tiếng nói riêng.

Những quyền lợi như chăm sóc trẻ em, nghỉ ốm, hay một mức lương bình đẳng sẽ tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của hàng triệu hộ gia đình nước Mỹ. Đây là sự thật.

Và đây cũng là những gì tất cả chúng ta, dù là đảng viên Cộng hòa hay Dân chủ, phải làm được.

 

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

 

Thứ hai, để đảm bảo việc người dân Mỹ có thể tiếp tục hưởng lương cao hơn trong tương lai, chúng ta cần phải làm nhiều hơn để giúp người Mỹ nâng cao trình độ.

Nước Mỹ có thể phát triển đến vậy trong thế kỉ 20 vì chúng ta miễn phí trường cấp 3, giúp một thế hệ các cựu chiến binh vào đại học, và đào tạo một tầng lớp lao động có trình độ cao nhất thế giới.

Nhưng ở thế kỉ 21 trong bối cảnh nền kinh tế tưởng thưởng cho sự hiểu biết nhiều hơn bao giờ hết, chúng ta phải làm được hơn thế.

Đến cuối thập kỉ này, cứ 3 đơn tuyển dụng thì 2 trong số đó cần bằng đại học. Vậy mà rất nhiều người Mỹ trẻ tuổi, thông minh, và năng động không thể có được điều đó vì lý do chi phí. Điều này không công bằng đối với họ, và không tốt cho tương lai của nước Mỹ.

Đó là lý do tại sao tôi sẽ gửi lên Quốc hội một dự luật miễn phí cao đẳng cộng đồng (Community College).

40% sinh viên Mỹ hiện nay chọn theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng. Trong đó có người trẻ mới bắt đầu sự nghiệp cũng như những người luống tuổi hơn đang muốn làm mới mình.

Hay đó cũng có thể là các cựu chiến binh và bố/mẹ đơn thân với ý định quay trở lại đi làm. Dù bạn là ai, dự luật này sẽ là cơ hội để các bạn sẵn sàng cho một nền kinh tế mới mà không bị gò bó bởi các món nợ.

Nhưng các bạn phải hiểu rằng mình sẽ phải xứng đáng với điều đó. Tôi muốn cùng Quốc hội đảm bảo rằng những người Mỹ đang bị những khoản nợ từ tiền học đại học đè nặng trên vai sẽ không bị những khoản tiền này can thiệp vào những hoài bão của họ.

Và với mỗi thế hệ cựu binh Mỹ trở về từ chiến trường, chúng ta nợ họ một cơ hội để thực hiện "Giấc mơ Mỹ", cái mà họ đã phải hi sinh xương máu để bảo vệ. Chúng ta đã có những bước tiến trong việc đảm bảo các cựu binh có được những quyền lợi họ xứng đáng được hưởng.

Chúng ta đang làm những gì có thể để họ có thể chuyển sang cuộc sống của một thường dân Mỹ một cách đơn giản nhất.

Thưa tất cả các CEO tại Mỹ, tôi xin nhắc lại: Nếu các bạn muốn một người có thể đảm bảo hoàn thành công việc được giao, hãy tuyển một cựu binh về làm.

Cuối cùng, để đào tạo lao động tốt hơn, chúng ta cần một nền kinh tế có thể tạo ra công ăn việc làm với thu nhập cao.

Từ năm 2010, số lượng người Mỹ thất nghiệp có việc làm trở lại nhiều hơn cả châu Âu, Nhật Bản và các nền kinh tế phát triển khác cộng lại.

Các nhà máy xí nghiệp của chúng ta đã tạo thêm hơn 800.000 việc làm mới. Nền công nghiệp sản xuất ô tô vốn là thế mạnh cũng đã phát triển trở lại. Ngoài ra, cũng có hàng triệu người Mỹ đang làm những công việc mà 10 hay 20 trước đây chưa hề xuất hiện, những công việc tại các công ty như Google, eBay, hay Tesla.

Không ai biết chắc được nền công nghiệp nào sẽ là đầu tàu trong việc tạo công ăn việc làm trong tương lai.

Nhưng có một điều chắc chắn, nền công nghiệp đó sẽ được chào đón tại Mỹ...

 

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

 

Các doanh nghiệp thế kỷ 21, bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ, cần xuất khẩu nhiều hơn các sản phẩm của Mỹ ra nước ngoài. Sản lượng xuất khẩu của chúng ta đang ở mức cao hơn bao giờ hết, và các nhà xuất khẩu có xu hướng trả lương cao hơn.

Nhưng lúc này đây, Trung Quốc lại muốn thay đổi luật lệ,. điều đó sẽ khiến lực lượng lao động và các doanh nghiệp của chúng ta rơi vào thế bất lợi.

Tại sao chúng ta có thể để điều đó xảy ra? Chúng ta cũng phải đặt ra những quy tắc riêng.

Chúng ta phải tạo ra một sân chơi bình đẳng. Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu cả hai bên giao cho tôi quyền xúc tiến thương mại để bảo vệ người lao động Mỹ, với những giao dịch thương mại bình đẳng từ châu Á đến châu Âu.

Tôi là người đầu tiên thừa nhận rằng những giao dịch thương mại vừa qua đôi lúc đã không được như ý muốn, và đó là lý do tại sao chúng ta kịch liệt chỉ trích những quốc gia đã phá vỡ quy tắc.

Nhưng 95% người tiêu dùng hàng Mỹ hiện đang sống bên ngoài biên giới chúng ta, và chúng ta không thể để những cơ hội đó tuột khỏi tay mình.

Hơn một nửa số giám đốc điều hành sản xuất cho biết, họ đang tích cực mang về Mỹ những việc làm trước đây chỉ thực hiện ở Trung Quốc. Hãy tin rằng họ có thể làm được điều đó...

Đó là lý do tại sao phần thứ ba của kinh tế trung lưu nhấn mạnh vào việc xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Giúp đỡ các hộ gia đình làm ăn chăm chỉ ổn định cuộc sống. Trang bị cho họ những công cụ cần thiết để có được việc làm trong nền kinh tế mới hiện nay. Duy trì những điều kiện hướng tới phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

Đây là những bước đi mà nước Mỹ cần hướng tới. Tôi tin rằng đây cũng là những bước đi mà người Mỹ muốn hướng tới.

Nền kinh tế nước Mỹ sẽ mạnh hơn vào năm tới, hay 15 năm tới, và xa hơn là trong cả thế kỉ này.

 

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

 

Tất nhiên, nếu có một điều mà thế kỉ mới này đã dạy cho chúng ta, thì đó là việc chúng ta không thể quá tập trung vào công việc trong nước mà quên đi những thử thách đang chờ đợi chúng ta ở ngoài biên giới.

Sứ mệnh đầu tiên của tôi với tư cách là Tổng Tư lệnh là bảo vệ nước Mỹ. Để làm được điều đó, câu hỏi được đặt ra không phải là liệu nước Mỹ có nên là đầu tàu của thế giới hay không, mà là nước Mỹ làm như vậy bằng cách nào.

Khi chúng ta đưa ra những quyết định nóng vội mà không suy nghĩ thấu đáo, khi phản ứng đầu tiên của chúng ta trước mỗi thách thức từ bên ngoài là huy động quân đội, đó là lúc chúng ta bị cuốn vào những cuộc giao tranh không cần thiết, đồng thời bỏ qua một chiến lược ở tầm cao hơn.

Đây chính là điều mà những kẻ thù của chúng ta muốn.

Tôi tin vào một nước Mỹ khôn ngoan hơn trong những bước đi tiên phong của mình.

Chúng ta mạnh nhất khi kết hợp giữa quân sự và ngoại giao một cách đúng đắn, khi chúng ta biết sử dụng tiềm lực trên bàn đàm phán, khi chúng ta không để nỗi sợ lấy đi những cơ hội mà thế kỉ mới này đem lại cho chúng ta.

Đó chính là những gì chúng ta đang làm được vào thời điểm này - và nó đang tạo nên sự khác biệt trên toàn cầu.

Đầu tiên, chúng ta đồng lòng với những nạn nhân của khủng bố trên toàn thế giới - từ trường học ở Pakistan đến những con phố tại Paris.

Chúng ta sẽ tiếp tục truy lùng các phần tử khủng bố, phá hủy hệ thống của chúng. Chúng ta có quyền hành động đơn phương, vì những tên này là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh Mỹ và các nước đồng minh.

Cùng lúc đó, chúng ta cũng đã rút ra nhiều bài học đắt giá trong 13 năm qua.

Thay vì để lính Mỹ túc trực tại những ngọn đồi trên lãnh thổ Afghanistan, chúng ta đã đào tạo lực lượng an ninh cho chính họ, những người giờ đây đã trở thành tiên phong.

Thay vì phải đem quân sang nước ngoài, chúng ta đã liên minh với các nước từ Nam Á đến Bắc Phi để ngăn chặn các phần tử khủng bố xâm nhập.

Tại Iraq và Syria, quân đội đồng minh dưới sự lãnh đạo của Mỹ đang chặn đứng bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Thay vì bị cuốn vào một cuộc chiến tại Trung Đông, chúng ta đang lãnh đạo một liên minh làm suy yếu thế lực đế tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tổ chức này. Và đêm nay, tôi kêu gọi Quốc hội cho thế giới thấy được sự đồng nhất của các nước trong liên minh bằng cách thông qua nghị quyết sử dụng vũ lực chống lại IS.

 

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

Thứ hai, chúng ta đang thể hiện sức mạnh của Mỹ trong ngoại giao. Bằng việc ủng hộ nền dân chủ ở Ukraine và hỗ trợ đồng minh NATO, chúng ta đang duy trì nguyên tắc nước lớn không thể bắt nạt nước nước nhỏ hơn.

Năm ngoái, khi chúng ta và các nước đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt, có những ý kiến cho rằng sự hiếu chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin là một sự kết hợp tuyệt hảo giữa chiến thuật và phô diễn sức mạnh.

Nhưng hãy nhìn xem, hôm nay, Mỹ mới là nước đang đứng hiên ngang trong sự đoàn kết với các nước đồng minh, trong khi Nga bị cô lập, với một nền kinh tế tan hoang.

Đó là cách nước Mỹ đi đầu trên trường quốc tế - không phải với sự hung hăng nhất thời, mà bằng những bước đi chậm rãi nhưng chắc chắn, kiên định.

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

Ở Cuba, chúng ta đang đặt dấu chấm hết cho một chính sách đã lỗi thời.

Khi bạn làm một việc trong suốt 50 năm mà không đi đến kết quả gì, đã đến lúc thay đổi. Chính sách mới của Mỹ đối với Cuba có tiềm năng đặt dấu chấm hết cho một thời kì mất lòng tin lẫn nhau giữa hai nước; xóa bỏ những cái cớ cho việc tiếp tục cấm vận Cuba; và chung tay nối lại tình hữu nghị với người dân Cuba.

Và năm nay, Quốc hội nên bắt đầu gỡ bỏ lệnh cấm vận. Như Giáo hoàng Francis đã từng nói, ngoại giao là một công việc đòi hỏi nhiều "bước tiến nhỏ". Những bước tiến nhỏ này dần dần đã gộp lại thành một thời đại mới đầy hi vọng cho đất nước Cuba...

Không một quốc gia hay một tin tặc nào có thể phá hoại hệ thống mạng của chúng ta, đánh cắp những bí mật quốc gia của chúng ta, và xâm hại quyền riêng tư của người dân nước Mỹ.

Chúng ta cần đảm bảo rằng hệ thống tình báo quốc gia có khả năng dập tắt các cuộc tấn công mạng như việc chúng ta đã và đang làm đối với các phần tử khủng bố.

Và đêm nay, tôi kêu gọi Quốc hội thông qua bộ luật giúp chúng ta có được những trang bị cần thiết để chống lại mối đe dọa về an ninh mạng.

Nếu không làm vậy, nước Mỹ và nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu làm được, chúng ta sẽ có thể tiếp tục bảo vệ những công nghệ mới sẽ đem lại nhiều cơ hội cho tất cả mọi người trên thế giới...

Tại châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang hiện đại hóa liên minh với các quốc gia trong khu vực đồng thời đảm bảo các nước này tuân theo quy tắc trong trao đổi hàng hóa, trong các tranh chấp biển đảo, đồng thời kêu gọi họ tham gia vào công cuộc chống lại thay đổi khí hậu.

Không thách thức nào đem lại mối đe dọa lớn hơn thay đổi khí hậu đối với các thế hệ sau này...

Có một điều nữa về vị thế nước Mỹ mà tôi muốn nhấn mạnh - đó cũng là ví dụ về những giá trị của nước Mỹ.

Người Mỹ chúng ta luôn tôn trọng phẩm giá con người, ngay cả khi chúng ta đang bị đe dọa, đó là lý do tại sao tôi đã ra lệnh cấm tra tấn, và đảm bảo rằng việc sử dụng các công nghệ mới như máy bay không người lái là đúng lúc đúng chỗ.

Đó là lý do tại sao chúng ta kịch liệt chống lại các phong trào bài Do Thái đã xuất hiện trở lại ở một số nơi trên thế giới.

Đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục phản đối những định kiến về người Hồi giáo, vì phần lớn trong số họ cũng chia sẻ tình yêu hòa bình với chúng ta.

Đó là lý do tại sao chúng ta bảo vệ tự do ngôn luận, lên án đàn áp phụ nữ, hay phân biệt đối xử đối với các tôn giáo thiểu số, với cộng đồng người đồng tính, lưỡng tính, và chuyển giới.

Chúng ta làm những việc này không chỉ vì đó là những điều đúng đắn, mà còn vì những điều đó khiến chúng ta an toàn hơn.

Là người Mỹ, chúng ta có một cam kết phải bảo vệ công lý - vì vậy thật vô lý khi hàng năm chúng ta phải dành ra 3 triệu USD cho mỗi tù nhân tại một nhà tù bị thế giới lên án và bọn khủng bố lợi dụng để tuyển quân.

Kể từ khi nhậm chức Tổng thống, tôi đã có ý muốn cắt giảm một nửa số tù nhân tại Guantanamo. Bây giờ là lúc để thực hiện điều đó. Và tôi sẽ mạnh tay trong quyết tâm đóng cửa nhà tù này.

...

Hướng tới tương lai thay vì ngoái lại quá khứ. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh quân sự với ngoại giao, và sử dụng vũ lực một cách khôn ngoan. Xây dựng các liên minh để đáp ứng những thách thức và cơ hội mới. Đi đầu bằng các giá trị cốt lõi của chúng ta.

Đó là những giá trị khiến chúng ta khác biệt.

Đó là những giá trị giúp chúng ta mạnh mẽ.

Và đó là lý do tại sao chúng ta phải phấn đấu để bảo tồn những giá trị này, những giá trị của riêng chúng ta.

Hơn một thập kỷ trước, trong bài phát biểu tại Boston, tôi đã nói rằng không có một nước Mỹ của Đảng Dân chủ, hoặc một nước Mỹ của Đảng Cộng hòa; không có một nước Mỹ của người da đen hay da trắng, nhưng có một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Tôi nói như vậy vì tôi đã nhận ra điều đó trong cuộc sống của chính tôi, trong một quốc gia đã cho một người như tôi một cơ hội.

Bởi vì tôi lớn lên ở Hawaii, nơi hội tụ của nhiều chủng tộc khác nhau.

Bởi vì tôi đã xem Illinois như quê hương - một bang của những thị trấn nhỏ, của những mảnh đất nông nghiệp trù phú; tôi đã nhìn thấy ở nó một mô hình thu nhỏ của đất nước mà đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa, hay đảng Độc Lập sống chung với nhau, với những người tốt đến từ mọi chủng tộc và tôn giáo, chia sẻ cùng nhau những giá trị nền tảng nhất định.

Trong 6 năm qua, các chuyên gia đã nhiều lần nói rằng nhiệm kì của tôi đã không mang lại tầm nhìn này.

Trớ trêu thay, họ nói rằng nền chính trị của chúng ta dường như đang có nhiều chia rẽ hơn bao giờ hết.

Nó trở thành bằng chứng của không chỉ những sai sót của riêng tôi - trong đó tôi thừa nhận tôi có rất nhiều - mà cũng là bằng chứng cho thấy tầm nhìn đó của tôi là sai lầm, là quá ngây thơ, và rằng có quá nhiều người đang hưởng lợi từ giao tranh đảng phái và sự bế tắc.

Tôi hiểu tại sao họ lại hoài nghi như vậy. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng những họ đã sai.

Tôi vẫn tin rằng chúng ta là một dân tộc thống nhất.

Tôi vẫn tin rằng chúng ta có thể cùng nhau làm nên những điều tuyệt vời.

Tôi có niềm tin như vậy bởi vì trong hơn 6 năm nhiệm kì vừa qua, tôi đã thấy nước Mỹ ở trạng thái tốt nhất của nó.

Tôi đã thấy những khuôn mặt tràn đầy hy vọng của các sinh viên trẻ từ New York đến California; của những công chức mới được bổ nhiệm tại West Point, Annapolis, Colorado Springs, và New London.

Tôi đã chia buồn với các gia đình nạn nhân ở Tucson và Newtown; ở Boston, West, Texas, và West Virginia.

Tôi đã chứng kiến hôn nhân đồng tính đi từ việc được sử dụng như một công cụ đấu đá chính trị nay đã trở thành một biểu tượng của sự tự do trên đất nước chúng ta, một quyền dân sự hợp pháp tại các bang nơi 70% người dân nước Mỹ sinh sống.

Vì vậy, tôi hiểu sự tốt đẹp, rộng lượng, và lạc quan của người dân Mỹ, những người mỗi ngày vẫn đang sống trong lý tưởng rằng chúng ta luôn tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau.

Và tôi biết họ mong đợi chúng ta làm gương cho họ tốt hơn.

Vậy câu hỏi cho những người chúng ta ở đây đêm nay là làm thế nào chúng ta, tất cả chúng ta, có thể phản ánh tốt hơn những kì vọng của nước Mỹ.

Tôi đã từng làm việc trong Quốc hội với nhiều người ở đây. Tôi hiểu rất rõ các vị. Có rất nhiều người tốt ở đây, ở cả hai đảng phái.

Và nhiều người trong các bạn đã nói với tôi rằng, tranh cãi trên các chương trình truyền hình, liên tục vận động gây quỹ, và những nỗi lo về đảng phái không phải là những gì các bạn muốn làm khi đặt chân vào Quốc hội.

Hãy tưởng tượng nếu chúng ta thoát ra khỏi những khuôn mẫu cũ. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta đã làm một điều gì đó khác biệt.

Hãy hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn không phải là một nơi mà đảng Dân chủ từ bỏ chương trình nghị sự của họ hay đảng Cộng hòa chỉ chăm chăm theo tôi.

Mà phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là khi chúng ta đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết nhất, thay vì xoáy vào những nỗi sợ lớn nhất, của nhau.

Phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là một môi trường tranh luận mà không phỉ báng lẫn nhau; nơi chúng ta nói ra các vấn đề, các giá trị và nguyên tắc, và sự thật, chứ không phải là xoáy vào những lỗi nhỏ nhặt, những scandal gây tranh cãi của nhau, những điều không có chút liên can nào đến cuộc sống hàng ngày của người dân.

Phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là nơi mà chúng ta không đắm chìm trong những khoản tiền quảng cáo vận động tranh cử, mà thay vào dành nhiều thời gian hơn vào việc huy động những người trẻ tuổi, với một ý thức về mục đích và khả năng của bản thân, và kêu gọi họ tham gia vào sứ mệnh vĩ đại xây dựng nước Mỹ.

Nếu chúng ta có bất đồng, chúng ta hãy tranh luận - nhưng chúng ta phải làm sao cho những tranh luận này thật chính đáng với những vấn đề của đất nước...

Đó là một nền chính trị tốt hơn.

Đó là cách chúng ta bắt đầu xây dựng lại niềm tin.

Đó là cách chúng ta đưa đất nước này tiến về phía trước.

Đó là những gì mà người dân Mỹ muốn.

Đó là những gì họ xứng đáng được hưởng.

Tôi không còn chạy đua cho chiến dịch nào nữa.

Điều duy nhất trong đầu tôi trong 2 năm tiếp theo không khác gì so với những gì có trong tôi đã có kể từ ngày đầu tuyên thệ nhậm chức: đó là làm những gì tôi tin là tốt nhất đối với nước Mỹ.

toan-van-thong-diep-lien-bang-tuyet-voi-

Nếu các vị chia sẻ tầm nhìn tôi vạch ra tối nay, hãy cùng tôi tiến tới thực hiện nó.

Nếu các vị không đồng ý ở điểm nào, tôi hy vọng các vị cũng hãy ít nhất làm việc với tôi ở các điểm mà các vị tán thành.

Và tôi cam kết với tất cả các nghị sĩ đảng Cộng hòa ở đây tối nay rằng tôi sẽ không chỉ lắng nghe những ý kiến của các vị, mà tôi sẽ còn tìm cách để làm việc với các vị, vì một nước Mỹ giàu mạnh hơn.

Bởi vì hôm nay, tôi muốn tòa nhà này, thành phố này, phản ánh đúng sự thật - rằng đối với tất cả các thiếu sót của chúng ta, chúng ta là một tập thể có sức mạnh và lòng vị tha để nối lại những bất đồng, để đoàn kết trong nỗ lực chung, để giúp đỡ lẫn nhau, dù là ở những con phố trên nước Mỹ hay ở bất kì nơi nào trên thế giới.

Tôi muốn hành động của chúng ta có thể khiến trẻ em mọi nơi hiểu rằng mỗi người trong số các em quan trọng thế nào đối với chúng ta, và chúng ta là như cam kết sẽ cải thiện cuộc sống của các em như thể các em là con cháu ruột thịt.

Tôi muốn hành động của chúng ta có thể khiến các thế hệ tương lai hiểu rằng chúng ta nhìn nhận sự khác biệt của mỗi người là một món quà tuyệt vời, rằng chúng ta là một dân tộc coi trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi công dân, dù nam hay nữ, trẻ hay già, da đen hay da trắng, người Latin hay gốc Á, người nhập cư hay bản xứ, đồng tính hay dị tính, người khuyết tật hay tâm thần.

Tôi muốn họ lớn lên trong một đất nước luôn thể hiện cho thế giới thấy một sự thật: rằng chúng ta không phải là tập hợp của bang xanh hay bang đỏ (bang xanh theo Đảng Dân chủ, bang đỏ theo đảng Cộng hòa - PV), mà chúng ta là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Tôi muốn họ lớn lên trong một đất nước mà một người mẹ trẻ như Rebekah có thể ngồi xuống và viết một bức thư cho Tổng thống của mình để từ đó ông có thể tổng hợp lại câu chuyện về nước Mỹ trong 6 năm qua.

Hỡi những người dân nước Mỹ, chúng ta cũng là một gia đình gắn bó.

Chúng ta cũng đã cùng nhau vượt qua khó khăn.

15 năm đầu của thế kỷ mới này, chúng ta đã trỗi dậy và bắt đầu lại công việc tái thiết nước Mỹ.

Chúng ta đã đặt một nền tảng mới. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là vẽ ra một tương lai tươi sáng hơn. Hãy bắt đầu chương mới này - cùng nhau - và hãy bắt đầu ngay bây giờ.

Cảm ơn tất cả các bạn, Chúa ban phước lành cho các bạn cũng như đất nước Mỹ mà chúng ta yêu quý.

====================

Văn chương thì hay thật, rất xúc động. Nhưng có lẽ ngài Obama "chém gió" hơi bị nhiều - so với tiêu chuẩn Mỹ - về những thành tích đạt được. Cũng không sao. Vì ngài phát biểu với tư cách một lãnh tụ của Hoa Kỳ. Nước Mỹ suy thoái từ 2008 không phải lỗi của ngài Obama. Tỷ lệ ủng hộ ngài Obama xuống thấp nhiều năm và bây giờ tăng lên, đơn giản chỉ là - như Lý học Đông phương đã phát biểu - "Vua lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời". Nếu "quả" giá dầu vừa rồi do chính phủ Hoa Kỳ đạo diễn thì thật là một bài toán kinh tế xuất sắc cho Hoa Kỳ. Nếu không phải như thế thì ngài Obama gặp may. Có những sai lầm về kinh tế trong quá khứ, thí dụ như việc đổi xe cũ lấy xe mới thì thật dở quá.

Còn về tư duy ngoại giao của bài diễn văn này đúng với tinh thần "Tiên dùng Lễ, hậu dùng binh" của Lý học Đông phương. Vì không hiểu tinh thần này , nên nhiều cộng sự của ngài Obama đã ra đi. Nhưng cá nhân tôi nghĩ ngài Obama xuất sắc trong giải quyết vấn đề vũ khí hóa học của Syri và các vấn đề Trung Đông. Điều này đã tránh được một cuộc chiến tranh. Tôi đã ủng hộ ngài ngay trong topic này.

Nhưng vấn đề biển Đông thì bài này nói ít quá, chỉ vừa đủ để tôi không bị đoán sai. Trong khi đó thì vấn đề Tây Thái Bình Dương rất quan trọng với Hoa Kỳ trong tương lai. Có lẽ vì vậy nên ngài John McCain có phản ứng hơi mạnh mẽ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Obama có thể “dạy” Trung Quốc điều gì?

Phạm Khánh

10:16 21/01/2015

 

Bloomberg cho rằng, Trung Quốc nên học hỏi cách Tổng thống Mỹ Barack Obama khôi phục nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang có nhiều biểu hiệu đáng lo ngại.
 
obama_trung_quoc_infonet1_2_agiq.jpg?wid

Ảnh minh họa.

Hôm 19/1, Cục thống kê Trung Quốc công bố, tốc độ tăng trưởng năm 2014 của nước này là 7,4%, thấp nhất kể từ năm 1990.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đến Davos, Thụy Sĩ để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 45 diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/1/2015 . Lần cuối cùng Bắc Kinh cử phái đoàn cấp cao tới diễn đàn là vào năm 2009. Tại thời điểm đó, nền kinh tế nước Mỹ đang gặp khủng hoảng và đe dọa tới nền kinh tế toàn cầu.

Tuy vậy, chỉ trong 6 năm, mọi thứ đã thật khác biệt và vị trí này đã bị đảo ngược. Những dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Trung Quốc đang làm lung lay niềm tin trên toàn cầu trong khi sức mạnh của nền kinh tế Mỹ đang được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Hôm 19/1, trong khi hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm theo sau đà phục hồi trên phố Wall, thị trường Thượng Hải lại giảm gần 8%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008. Điều này càng nhấn mạnh những rủi ro hiện tại của nền Kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh coi WEF với chủ đề “Bối cảnh Toàn cầu Mới” là cơ hội lớn để ông Lý Khắc Cường trấn an các nhà lãnh đạo chính trị và tài chính rằng Bắc Kinh vẫn đang kiểm soát được tình hình.

Tuy vậy, thực tế là hệ thống tài chính của Trung Quốc đang xuất hiện những “vết rạn” trong khi các nhà đầu tư đang nghi ngại về việc liệu Bắc Kinh có thể giữ cho nền kinh tế không bị vượt quá tầm kiểm soát hay không.

 

obama_trung_quoc_infonet1_mjhl.jpg?width
Ông Obama và ông Tập Cận Bình bắt tay nhau tại Sunnylands, Mỹ ngày 7/6/2013.
 

Trong bối cảnh đó, hãng tin Bloomberg cho rằng, Trung Quốc nên học hỏi cách thức mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa nước Mỹ phục hồi nhanh chóng kể từ năm 2009. Chương trình phục hồi hậu khủng hoảng của Tổng thống Barack Obama hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi tại Washing ton. Nó cũng không mạnh mẽ như mong đợi. Mặc dù vậy, tại châu Á, những kết quả vững chắc của nó đang khiến cho nhiều chính phủ, hộ gia đình và các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn.

Với đồng USD đang dần mạnh lên mà tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 5,6% (mức thấp nhất trong hơn 6 năm qua), nền kinh tế Mỹ đang giúp giảm những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế Trung Quốc đối với thế giới. Bản thân Trung Quốc phần nào cũng được hưởng lợi lớn từ các thế mạnh kinh tế Mỹ. Năm 2014, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tăng 9,9% so với năm 2013.

Mặc dù năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng ở mức 7,4%, nhưng những dấu hiệu đáng lo ngại đang xuất hiện ở khắp nơi: sự bùng nổ của bong bóng bất động sản và các khoản nợ xấu (chỉ trong quý III/2014 đã là 11,7 tỷ USD).

obama_trung_quoc_infonet2_oxgz.jpg?width

Năm 2014, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tăng 9,9% so với năm 2013.
 

Vậy ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường có thể học được gì từ ông Obama? Đó là “không vấp ngã thì không thể thành công”. Ông John Calverley, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered nhận định: "Kinh tế Mỹ bùng nổ từ năm 2005 đến năm 2007, sau đó sụp đổ. Nhưng cuối cùng, nó đã phục hồi khi điều chỉnh lại được bảng cân đối tài chính. Trung Quốc cần phải sửa bảng cân đối tài chính".

Mỹ đã hành động khẩn trương và minh bạch để xóa bỏ những phần dư thừa. Việc mua tài sản xấu và vốn chủ sở hữu của các tổ chức tài chính, kết hợp với cải cách các quy định như Đạo luật Cải tổ Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank để kiềm chế những rủi ro ở Phố Wall, mở cửa trở lại các kênh tín dụng và tạo điều kiện cho tăng trưởng trở lại.

Chỉ khi Trung Quốc khắc phục được những dư thừa và tạo nên những cơ chế để thoát khỏi bảng cân đối với các tài sản xấu thì nền kinh tế mới có thể bắt đầu phục hồi được.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần phân phối lại của cải theo cách mà Nhà Trắng đã làm. Bắc Kinh cần cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, thay đổi hệ thống hộ khẩu nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình đô thị hóa và tăng cường quyền lợi cho công nhân, xây dựng mạng lưới an ninh xã hội tốt hơn. Ông Obama đã đạt được mục tiêu cuối cùng bằng Đạo luật Chăm sóc Y tế. Trung Quốc có thể sử dụng một khoản trong 3,8 nghìn tỷ USD dự trữ tiền tệ để cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Thay vào đó, Trung Quốc lại tung ra gói kích thích 1,1 nghìn tỷ USD, không chỉ không có mấy tác dụng cho các gia đình trung lưu mà còn thêm nợ công.

Cuối cùng, Bắc Kinh không nên dồn trách nhiệm ổn định tăng trưởng lên thống đốc Ngân hàng Trung ương Zhou Xiaochuan. Cũng như ông Obama chia sẻ nhiệm vụ với Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Bắc Kinh nên ủy thác cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giữ vững tăng trưởng mà không khiến nợ quốc gia gia tăng. Với tình trạng giảm phát đang manh nha xuất hiện, Bắc Kinh nên sử dụng tất cả những hỗ trợ tiền tệ có thể để giảm bớt áp lực với những người vay tiền khi tăng trưởng đang chậm lại và tình trạng trả chậm tăng vọt.

Bloomberg kết luận, thay vì giấu giếm, Trung Quốc nên cởi mở học hỏi các thành quả của ông Obama.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.

Theo Infonet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Henry Kissinger đã ‘biếu’ Hoàng Sa cho Trung Quốc như thế nào?

Thứ tư, 21/01/2015, 16:06 (GMT+7)

 

(Biển Đảo) - Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger.

 

Chính sách của Mỹ trước thời kỳ Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác. Còn từ thời kỳ Kissinger trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này.

Henry_Kissinger.jpg

Henry Kissinger lúc còn trẻ

Nếu biết rằng vào ngày 24-4-1965, tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã ký chỉ thị hành pháp số 11216 (Executive Order 11216) đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, thì có thể thấy việc chín năm sau Kissinger và Richard Nixon “buông” Hoàng Sa là một sự bội phản không chỉ với Việt Nam mà cả với các chính quyền Mỹ tiền nhiệm.

Hoàng Sa trong “vùng chiến sự”

Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 – Volume III, China, Document 186) cho biết hôm chủ nhật 10-6-1956, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn báo cáo việc Bộ Ngoại giao VNCH báo động với tòa đại sứ Mỹ rằng “Chicom (quân Trung Cộng, cách gọi lúc đó của VNCH và Mỹ cùng đồng minh) đổ bộ lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật)”, căn cứ trên báo cáo của trạm khí tượng của VNCH trên đảo Pattle (tức đảo Hoàng Sa) trong quần đảo Paracels (Hoàng Sa).

Trong cuộc họp sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dulles bảo các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có quyền hạn và trách nhiệm kế thừa đối với tất cả lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Ông cũng chỉ thị xem xét khả năng đơn phương ra tay hành động chiếu theo tinh thần điều 8 hiệp ước SEATO (Liên phòng Đông Nam Á), theo đó Mỹ có nhiệm vụ phòng thủ khu vực này, một khi máy bay thám thính của hạm đội 7 xác nhận nguồn tin từ phía Sài Gòn, và sau khi đã thăm dò đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề ra.

Ngày hôm sau, thứ hai 11-6-1956, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tại Đài Loan, cho biết “Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc Trung Cộng rút lui sau khi đã cảnh cáo”, đồng thời yêu cầu “cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa Dân Quốc và Sài Gòn”.

Trong thời gian đó, hạm đội 7 phái hai tuần dương hạm và một số máy bay thám thính đến khu vực Hoàng Sa thực hiện các cuộc thám thính trên biển, trên không và cả trên bộ ở đảo Hữu Nhật trong hai ngày 12 và 13-6. Trong bức điện sau đó gửi CINCPAC (bộ chỉ huy trung tâm), phó đô đốc Ingersoll, tư lệnh hạm đội 7 kiêm tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ phòng vệ Đài Loan, loan báo các kết quả thám thính:

“Thay đổi duy nhất ở Hoàng Sa trong mấy tháng qua chỉ là việc Trung Cộng tăng người lên đảo Woody (Phú Lâm)… Hoạt động của họ hầu như chỉ là thu gom phân chim. Không thấy binh sĩ hay vũ khí”. Và ông kết luận: “Trong những điều kiện trên, hiện chưa đến lúc Mỹ phải quét sạch bọn Trung Cộng ra khỏi đảo Phú Lâm. Một nỗ lực chung giữa Đài Loan và (Nam) Việt Nam cũng không tiện…”.

Câu chuyện trên cho thấy vào năm 1956 đó, dưới thời kỳTổng thống Dwight D. Eisenhower, Mỹ khẩn trương đáp ứng bảo vệ Hoàng Sa, thậm chí còn thoáng có ý định tổ chức cho Đài Loan và Sài Gòn cùng phối hợp đuổi Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa!

Tạm lấy mốc chín năm sau, lập trường của Mỹ về Hoàng Sa vẫn không thay đổi, thậm chí mạnh mẽ hơn qua việc Tổng thống Johnson ký chỉ thị hành pháp số 11216 đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, khiến Trung Quốc tức điên lên.

Đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan là Wang đã gặp đại sứ Mỹ Cabot tại Ba Lan để phản kháng. Đại sứ Cabot sau đó đã đánh điện báo cáo lại Bộ Ngoại giao: “Wang nói là đã được lệnh phản đối mạnh mẽ chỉ thị hành pháp ngày 24-4 của tổng thống bao gồm đảo Hoàng Sa trong vùng biển chiến sự. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ đây… Tôi đã bác bỏ những khiếu nại của Wang về đảo Hoàng Sa”.

Không chỉ đại sứ họ Wang này mà một đại sứ cùng họ Wang khác thay thế vào tháng 7 sau đó đã đưa ra vô số khiếu nại và đều nhận được cái lắc đầu của đại sứ Cabot. Đơn giản vì Hoàng Sa là của Việt Nam, đang do VNCH quản lý.

Và Kissinger xuất hiện

Chín năm sau, Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 và Nhà Trắng ra thông cáo trong bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19-1-1974: “Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình… Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này…”.

Một thái độ hoàn toàn khác với trước kia!

Chẳng qua do “vua đi đêm” Kissinger (cách gọi của báo chí Sài Gòn) đã quân sư cho Tổng thống Nixon, kế vị Tổng thống Johnson từ 20-1-1969, bắt tay với Trung Quốc để đối trọng với Liên Xô lúc đó đang căng thẳng với Trung Quốc, và tìm một lối ra khỏi Việt Nam trong danh dự.

Trong các vụ “đi đêm” đó, Kissinger đã lần lượt “biếu” Trung Quốc những món quà sau để đổi lấy chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2-1972: ngày 10-6-1971, Nhà Trắng loan báo chấm dứt lệnh cấm vận thương mại Trung Quốc kéo dài 21 năm; ngày 28-7-1971, Chính phủ Mỹ loan báo ngưng việc thu thập tin tức tình báo về Trung Quốc; ngày 2-8-1971, Ngoại trưởng Roger loan báo Mỹ sẽ thôi chống lại việc Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, song sẽ không bỏ phiếu trục xuất Đài Loan…

Về phần mình, nhật báo Hồng Kỳ cũng hôm 2-8 đó giải thích rằng việc Trung Quốc mở ra với Mỹ là do Trung Quốc phải liên minh với “kẻ thù bậc hai” là Mỹ, để cô lập và tấn kích “kẻ thù bậc nhất” là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó rất muốn “ẩu đả” với Liên Xô, thậm chí hôm 21-4 trước đó Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận kêu gọi lật đổ chính quyền Xô viết, khiến lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev lên án chiến dịch chống Liên Xô này của Trung Quốc.

Song món quà thượng hạng mà Kissinger biếu Bắc Kinh là chuyến bay đến Bắc Kinh hôm 20-10-1971 và lưu lại tại đó. Đến 25-10, ở New York, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết mời Đài Loan ra, Trung Quốc bước vô thay thế. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc lúc đó là George Bush (bố) than rằng việc Kissinger có mặt tại Bắc Kinh trong thời điểm đó đã ngáng trở các nỗ lực của Mỹ nhằm giữ ghế cho Đài Loan.

Những đổi chác qua lại đó đã đưa Nixon sang Trung Quốc “đi tour bảy ngày” Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải từ 21 đến 28-2-1972, mà đỉnh cao là Thông cáo chung Thượng Hải (Sino-U.S. relations, PBS.org).

Nixon từ Trung Quốc về được một tháng thì Bắc Kinh bắt đầu phản kháng về Hoàng Sa, song lần này phản ứng của Mỹ khác trước.

Bức thư của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ CHNDTQ (được lưu trong FRUS volume XVII, số 219) không ghi ngày tháng, phúc đáp việc Trung Quốc phản kháng việc tàu chiến Mỹ đến gần quần đảo Hoàng Sa: “Phía Mỹ đã tiến hành điều tra toàn diện các sự cố mà phía Trung Quốc đã lưu ý hôm 24-3-1972… Vì lợi ích của quan hệ Mỹ – Trung, phía Mỹ đã ra chỉ thị (cho tàu bè, tàu bay của mình) từ nay giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý với các đảo Hoàng Sa…”.

Tuy vẫn bảo rằng quyết định này không can dự gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa, song khi hứa tránh xa 12 hải lý đã là thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc ở Hoàng Sa rồi. Bức thư này chẳng qua là một văn bản phản ánh nội dung cuộc trao đổi giữa Hoàng Hoa – đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc – với Kissinger hôm 12-4-1972 ở New York, qua đó Hoàng Hoa yêu cầu Mỹ giữ khoảng cách 12 hải lý ở Hoàng Sa, và Kissinger đã hứa miệng (FRUS, Document 220. Memorandum of Conversation).

Thái độ này của Mỹ năm 1972 khác hẳn trước kia dưới thời kỳ Tổng thống Johnson, Kennedy và Eisenhower. Nguyên nhân? Hoàng Sa chỉ là một trong những “vật đổi chác” của Kissinger, thậm chí rất nhỏ! Tỉ như so với Đài Loan mà nay tờ Want China Times 29-11-2013 đã tiết lộ rằng tháng 1-1974, Tưởng Giới Thạch đã phải lần đầu tiên để cho hạm đội Đông Hải đi qua eo biển Đài Loan kể từ 25 năm qua khi Quốc Dân đảng tháo chạy về Đài Loan.

Hạm đội Đông Hải đi qua eo biển này để đổ xuống Hoàng Sa cho nhanh, thay vì đi vòng sau lưng Đài Loan như trước. Biết sao bây giờ, Tưởng Giới Thạch giữ thân mình còn chưa xong, làm sao cứu bồ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu được!

Có gì biếu nấy: Senkaku cũng muốn biếu!

Biếu xén Bắc Kinh đã trở thành một thói quen mới của Kissinger. Ngày 31-1-1974, tức 12 ngày sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Kissinger (lúc này đã thôn tính luôn ghế ngoại trưởng) họp với các thuộc cấp ở Bộ Ngoại giao.

Biên bản phiên họp đó còn ghi rằng sau khi Hummel, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á, báo cáo tình hình ở Hoàng Sa đã xong xuôi, không còn bất cứ hoạt động quân sự nào nữa và các nước trong khu vực từ Nhật Bản đến Philippines và VNCH đều đang âu lo, đặc biệt VNCH đã đổ bộ 200 binh sĩ lên Trường Sa, thì Kissinger chợt hỏi: “Liệu có thể thúc họ hướng đến đảo Senkaku được không?”.

Trợ lý Hummel ngớ cả người: “Xin ngài thứ lỗi, nghe chưa rõ ạ?”. Kissinger lặp lại: “Liệu chúng ta có thể thúc họ đến Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel vẫn chưa hiểu ra: “Thúc ai ạ?”. Kissinger tỉnh bơ trả lời: “Thúc CHNDTH”.

Trợ lý Hummel lúc này tỉnh ra, hỏi vặn: “Ngài có chắc là chúng ta muốn làm điều đó không?”. Kissinger quả quyết: “Thì để dạy dỗ người Nhật”. Không nhất trí, Hummel hỏi vặn lại thẳng thừng: “Tôi cũng hiểu rằng chúng ta cần dạy dỗ người Nhật, song với cái giá đó thì có đáng hay không?”. Đến đây, Kissinger “chém vè”: “Không, không” (Minutes of the Secretary of State ‘s Staff Meeting Washington, January 31, 1974).

Chẳng qua Kissinger lúc đó đang hậm hực Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka vì ông này không chịu nhượng bộ thương mại với Mỹ. Nếu nhớ rằng mới năm 1972, Mỹ đã trao trả lại đảo Senkaku cho Nhật, thì việc Kissinger đòi thúc Trung Quốc “quậy” Nhật ở Senkaku năm 1974 quả là…!

Biếu cả thiên hạ chưa đủ, năm 2005, cố vấn cao cấp Công ty dầu hỏa CNOOC Kissinger còn định biếu cả dầu hỏa Mỹ cho Trung Quốc khi chỉ đường cho công ty này mua lại Công ty dầu hỏa Unocal của Mỹ, song cuối cùng bị Quốc hội Mỹ ngăn trở. Bởi thế Trung Quốc mới thỉnh Kissinger sang Bắc Kinh để mừng thượng thọ 90 tuổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Henry Kissinger đã ‘biếu’ Hoàng Sa cho Trung Quốc như thế nào?

Thứ tư, 21/01/2015, 16:06 (GMT+7)

 

(Biển Đảo) - Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger.

 

Chính sách của Mỹ trước thời kỳ Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác. Còn từ thời kỳ Kissinger trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này.

 

Henry_Kissinger.jpg

Henry Kissinger lúc còn trẻ

 

Nếu biết rằng vào ngày 24-4-1965, tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã ký chỉ thị hành pháp số 11216 (Executive Order 11216) đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, thì có thể thấy việc chín năm sau Kissinger và Richard Nixon “buông” Hoàng Sa là một sự bội phản không chỉ với Việt Nam mà cả với các chính quyền Mỹ tiền nhiệm.

 

Hoàng Sa trong “vùng chiến sự”

Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 – Volume III, China, Document 186) cho biết hôm chủ nhật 10-6-1956, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn báo cáo việc Bộ Ngoại giao VNCH báo động với tòa đại sứ Mỹ rằng “Chicom (quân Trung Cộng, cách gọi lúc đó của VNCH và Mỹ cùng đồng minh) đổ bộ lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật)”, căn cứ trên báo cáo của trạm khí tượng của VNCH trên đảo Pattle (tức đảo Hoàng Sa) trong quần đảo Paracels (Hoàng Sa).

Trong cuộc họp sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dulles bảo các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có quyền hạn và trách nhiệm kế thừa đối với tất cả lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Ông cũng chỉ thị xem xét khả năng đơn phương ra tay hành động chiếu theo tinh thần điều 8 hiệp ước SEATO (Liên phòng Đông Nam Á), theo đó Mỹ có nhiệm vụ phòng thủ khu vực này, một khi máy bay thám thính của hạm đội 7 xác nhận nguồn tin từ phía Sài Gòn, và sau khi đã thăm dò đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề ra.

Ngày hôm sau, thứ hai 11-6-1956, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tại Đài Loan, cho biết “Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc Trung Cộng rút lui sau khi đã cảnh cáo”, đồng thời yêu cầu “cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa Dân Quốc và Sài Gòn”.

Trong thời gian đó, hạm đội 7 phái hai tuần dương hạm và một số máy bay thám thính đến khu vực Hoàng Sa thực hiện các cuộc thám thính trên biển, trên không và cả trên bộ ở đảo Hữu Nhật trong hai ngày 12 và 13-6. Trong bức điện sau đó gửi CINCPAC (bộ chỉ huy trung tâm), phó đô đốc Ingersoll, tư lệnh hạm đội 7 kiêm tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ phòng vệ Đài Loan, loan báo các kết quả thám thính:

“Thay đổi duy nhất ở Hoàng Sa trong mấy tháng qua chỉ là việc Trung Cộng tăng người lên đảo Woody (Phú Lâm)… Hoạt động của họ hầu như chỉ là thu gom phân chim. Không thấy binh sĩ hay vũ khí”. Và ông kết luận: “Trong những điều kiện trên, hiện chưa đến lúc Mỹ phải quét sạch bọn Trung Cộng ra khỏi đảo Phú Lâm. Một nỗ lực chung giữa Đài Loan và (Nam) Việt Nam cũng không tiện…”.

Câu chuyện trên cho thấy vào năm 1956 đó, dưới thời kỳTổng thống Dwight D. Eisenhower, Mỹ khẩn trương đáp ứng bảo vệ Hoàng Sa, thậm chí còn thoáng có ý định tổ chức cho Đài Loan và Sài Gòn cùng phối hợp đuổi Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa!

Tạm lấy mốc chín năm sau, lập trường của Mỹ về Hoàng Sa vẫn không thay đổi, thậm chí mạnh mẽ hơn qua việc Tổng thống Johnson ký chỉ thị hành pháp số 11216 đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, khiến Trung Quốc tức điên lên.

Đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan là Wang đã gặp đại sứ Mỹ Cabot tại Ba Lan để phản kháng. Đại sứ Cabot sau đó đã đánh điện báo cáo lại Bộ Ngoại giao: “Wang nói là đã được lệnh phản đối mạnh mẽ chỉ thị hành pháp ngày 24-4 của tổng thống bao gồm đảo Hoàng Sa trong vùng biển chiến sự. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ đây… Tôi đã bác bỏ những khiếu nại của Wang về đảo Hoàng Sa”.

Không chỉ đại sứ họ Wang này mà một đại sứ cùng họ Wang khác thay thế vào tháng 7 sau đó đã đưa ra vô số khiếu nại và đều nhận được cái lắc đầu của đại sứ Cabot. Đơn giản vì Hoàng Sa là của Việt Nam, đang do VNCH quản lý.

 

Và Kissinger xuất hiện

Chín năm sau, Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 và Nhà Trắng ra thông cáo trong bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19-1-1974: “Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình… Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này…”.

Một thái độ hoàn toàn khác với trước kia!

Chẳng qua do “vua đi đêm” Kissinger (cách gọi của báo chí Sài Gòn) đã quân sư cho Tổng thống Nixon, kế vị Tổng thống Johnson từ 20-1-1969, bắt tay với Trung Quốc để đối trọng với Liên Xô lúc đó đang căng thẳng với Trung Quốc, và tìm một lối ra khỏi Việt Nam trong danh dự.

Trong các vụ “đi đêm” đó, Kissinger đã lần lượt “biếu” Trung Quốc những món quà sau để đổi lấy chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2-1972: ngày 10-6-1971, Nhà Trắng loan báo chấm dứt lệnh cấm vận thương mại Trung Quốc kéo dài 21 năm; ngày 28-7-1971, Chính phủ Mỹ loan báo ngưng việc thu thập tin tức tình báo về Trung Quốc; ngày 2-8-1971, Ngoại trưởng Roger loan báo Mỹ sẽ thôi chống lại việc Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, song sẽ không bỏ phiếu trục xuất Đài Loan…

Về phần mình, nhật báo Hồng Kỳ cũng hôm 2-8 đó giải thích rằng việc Trung Quốc mở ra với Mỹ là do Trung Quốc phải liên minh với “kẻ thù bậc hai” là Mỹ, để cô lập và tấn kích “kẻ thù bậc nhất” là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó rất muốn “ẩu đả” với Liên Xô, thậm chí hôm 21-4 trước đó Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận kêu gọi lật đổ chính quyền Xô viết, khiến lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev lên án chiến dịch chống Liên Xô này của Trung Quốc.

Song món quà thượng hạng mà Kissinger biếu Bắc Kinh là chuyến bay đến Bắc Kinh hôm 20-10-1971 và lưu lại tại đó. Đến 25-10, ở New York, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết mời Đài Loan ra, Trung Quốc bước vô thay thế. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc lúc đó là George Bush (bố) than rằng việc Kissinger có mặt tại Bắc Kinh trong thời điểm đó đã ngáng trở các nỗ lực của Mỹ nhằm giữ ghế cho Đài Loan.

Những đổi chác qua lại đó đã đưa Nixon sang Trung Quốc “đi tour bảy ngày” Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải từ 21 đến 28-2-1972, mà đỉnh cao là Thông cáo chung Thượng Hải (Sino-U.S. relations, PBS.org).

Nixon từ Trung Quốc về được một tháng thì Bắc Kinh bắt đầu phản kháng về Hoàng Sa, song lần này phản ứng của Mỹ khác trước.

Bức thư của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ CHNDTQ (được lưu trong FRUS volume XVII, số 219) không ghi ngày tháng, phúc đáp việc Trung Quốc phản kháng việc tàu chiến Mỹ đến gần quần đảo Hoàng Sa: “Phía Mỹ đã tiến hành điều tra toàn diện các sự cố mà phía Trung Quốc đã lưu ý hôm 24-3-1972… Vì lợi ích của quan hệ Mỹ – Trung, phía Mỹ đã ra chỉ thị (cho tàu bè, tàu bay của mình) từ nay giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý với các đảo Hoàng Sa…”.

Tuy vẫn bảo rằng quyết định này không can dự gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa, song khi hứa tránh xa 12 hải lý đã là thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc ở Hoàng Sa rồi. Bức thư này chẳng qua là một văn bản phản ánh nội dung cuộc trao đổi giữa Hoàng Hoa – đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc – với Kissinger hôm 12-4-1972 ở New York, qua đó Hoàng Hoa yêu cầu Mỹ giữ khoảng cách 12 hải lý ở Hoàng Sa, và Kissinger đã hứa miệng (FRUS, Document 220. Memorandum of Conversation).

Thái độ này của Mỹ năm 1972 khác hẳn trước kia dưới thời kỳ Tổng thống Johnson, Kennedy và Eisenhower. Nguyên nhân? Hoàng Sa chỉ là một trong những “vật đổi chác” của Kissinger, thậm chí rất nhỏ! Tỉ như so với Đài Loan mà nay tờ Want China Times 29-11-2013 đã tiết lộ rằng tháng 1-1974, Tưởng Giới Thạch đã phải lần đầu tiên để cho hạm đội Đông Hải đi qua eo biển Đài Loan kể từ 25 năm qua khi Quốc Dân đảng tháo chạy về Đài Loan.

Hạm đội Đông Hải đi qua eo biển này để đổ xuống Hoàng Sa cho nhanh, thay vì đi vòng sau lưng Đài Loan như trước. Biết sao bây giờ, Tưởng Giới Thạch giữ thân mình còn chưa xong, làm sao cứu bồ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu được!

 

Có gì biếu nấy: Senkaku cũng muốn biếu!

Biếu xén Bắc Kinh đã trở thành một thói quen mới của Kissinger. Ngày 31-1-1974, tức 12 ngày sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Kissinger (lúc này đã thôn tính luôn ghế ngoại trưởng) họp với các thuộc cấp ở Bộ Ngoại giao.

Biên bản phiên họp đó còn ghi rằng sau khi Hummel, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á, báo cáo tình hình ở Hoàng Sa đã xong xuôi, không còn bất cứ hoạt động quân sự nào nữa và các nước trong khu vực từ Nhật Bản đến Philippines và VNCH đều đang âu lo, đặc biệt VNCH đã đổ bộ 200 binh sĩ lên Trường Sa, thì Kissinger chợt hỏi: “Liệu có thể thúc họ hướng đến đảo Senkaku được không?”.

Trợ lý Hummel ngớ cả người: “Xin ngài thứ lỗi, nghe chưa rõ ạ?”. Kissinger lặp lại: “Liệu chúng ta có thể thúc họ đến Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel vẫn chưa hiểu ra: “Thúc ai ạ?”. Kissinger tỉnh bơ trả lời: “Thúc CHNDTH”.

Trợ lý Hummel lúc này tỉnh ra, hỏi vặn: “Ngài có chắc là chúng ta muốn làm điều đó không?”. Kissinger quả quyết: “Thì để dạy dỗ người Nhật”. Không nhất trí, Hummel hỏi vặn lại thẳng thừng: “Tôi cũng hiểu rằng chúng ta cần dạy dỗ người Nhật, song với cái giá đó thì có đáng hay không?”. Đến đây, Kissinger “chém vè”: “Không, không” (Minutes of the Secretary of State ‘s Staff Meeting Washington, January 31, 1974).

Chẳng qua Kissinger lúc đó đang hậm hực Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka vì ông này không chịu nhượng bộ thương mại với Mỹ. Nếu nhớ rằng mới năm 1972, Mỹ đã trao trả lại đảo Senkaku cho Nhật, thì việc Kissinger đòi thúc Trung Quốc “quậy” Nhật ở Senkaku năm 1974 quả là…!

Biếu cả thiên hạ chưa đủ, năm 2005, cố vấn cao cấp Công ty dầu hỏa CNOOC Kissinger còn định biếu cả dầu hỏa Mỹ cho Trung Quốc khi chỉ đường cho công ty này mua lại Công ty dầu hỏa Unocal của Mỹ, song cuối cùng bị Quốc hội Mỹ ngăn trở. Bởi thế Trung Quốc mới thỉnh Kissinger sang Bắc Kinh để mừng thượng thọ 90 tuổi.

 

 

Bởi vậy! Lão Gàn coi Kissinger là "tà trị gia" đểu cáng nhất trong mọi thời đại. Bây giờ với những hồ sơ giải mật này, thế giới mới tá hỏa. Leo mựa! Hậu quả của sự đểu cáng này đang hiện hữu với chính Hoa Kỳ.

Trong "Canh bạc cuối cùng" không phải là đối thủ của Hoa Kỳ trong chiến tranh Lạnh với Liên Xô, mà là chính Trung Quốc với cái sáng kiến của họ được mô tả ở Califoornia với Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu ngài Obama gật đầu thì cái đường lưỡi bò ở biển Đông sẽ thành "sừng tê giác" và nó sẽ xuyên qua Nam Á tới tận Địa Trung Hải. Lúc đó chính Hoa Kỳ cũng thấy sai lầm của Lão Kis đã tàn phá tương lai của nước Mỹ như thế nào.

 

Không chỉ có Hoàng Sa của Việt Nam, Senkaku của Nhật Bản, sự thoái vị của Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc, mà chính Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cũng là nạn nhân của những âm mưu chính trị dưới thời lão Kis .

 

Nhưng, "mưu sâu thì họa cũng sâu"; "Tham thì thâm, Phật đã bảo thầm rằng chớ có tham". Những di sản của nền văn hiến huyền vĩ Việt đã truyền lại những bí ẩn của vũ trụ và nó sẽ quyết định cho tương lai của thế giới này qua khả năng tiên tri. Lão Gàn chỉ lưu ý lời tiên tri của Notradamus và bà Vanga về một chiến tranh hủy diệt trong tương lai gần.

"Ngày xưa quả báo thì chầy".

Bây giờ quả báo đến ngay tức thì".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

'Đả hổ diệt ruồi' - mạnh tay nhưng vẫn gây ngờ vực

 

Dù giới lãnh đạo Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng có vẻ rất gắt gao và chặt chẽ nhưng nỗ lực này cũng không ngăn được những ngờ vực trong dân chúng.

 

shutterstock-132906761-5216-1421747288.j

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục mạnh tay trong chiến dịch chống tham nhũng đối với giới quan chức. Ảnh: Shutter Shock

 

Một quan chức nhà đất bị ghi hình khi đang âu yếm nữ nhân viên tại quán karaoke; 41 đảng viên tại Vân Nam bị khai trừ vì sử dụng heroin và ma túy đá; tổng giám đốc một công ty nông nghiệp nhà nước lĩnh án tử hình vì bỏ túi 55 triệu USD tiền hối lộ. Những tin tức như trên, liên quan tới hành vi phạm tội của giới quan chức, thời gian gần đây xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.

"Người dân Trung Quốc bình thường như chúng tôi thấy vui khi chứng kiến các quan chức tham nhũng phải chịu hình phạt thích đáng", New York Times dẫn lời ông Yang Tianrong, 75 tuổi, một người lính về hưu, nói. Ông hiện sống gần một khu nghỉ dưỡng ven biển ở phía đông thủ đô Bắc Kinh, cũng là quê hương của một quan chức ngành nước. Người này xuất hiện liên tục trên mặt báo sau khi chính quyền cho biết tìm thấy khoảng một tấn tiền mặt, trị giá hơn 20 triệu USD cất giấu trong hầm nhà ông ta.

 

Hoài nghi sâu sắc

Sau hai năm theo dõi chính quyền thực hiện chiến dịch quy mô nhằm chống lại những hành động phi pháp của giới quan chức, nhiều người dân vẫn giữ thái độ hoài nghi sâu sắc và luôn tự hỏi liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có thể xóa bỏ hoàn toàn những hành vi vụ lợi đã từ lâu tràn ngập trong cơ chế quan liêu của Trung Quốc hay không.

Một số người nghĩ ông Tập thật sự nghiêm túc trong việc loại trừ vấn nạn tham nhũng. Nhiều quan chức cũng đã thu mình lại, cảnh giác hơn mỗi khi muốn làm điều gì phi pháp. Nhưng một phần dân chúng vẫn tỏ ra nghi ngờ, cho rằng vấn đề sẽ lập tức trở lại một khi chiến dịch chống tham nhũng kết thúc.

"Tham nhũng là một thứ gì đó mà bạn không bao giờ có thể nhổ tận gốc. Xử lý xong nhóm quan chức này thì nhóm khác sẽ xuất hiện và thế chỗ", Gong Qiang, một lái xe taxi ở Bắc Kinh, nói. "Nó giống như việc phát quang những đám tỏi tây vậy, hôm nay bạn cắt chúng đi nhưng rồi những mầm mới sẽ lại mọc lên trên bề mặt".

Các lãnh đạo đảng những ngày gần đây tái khẳng định quyết tâm trong cuộc chiến chống tham nhũng, đồng thời thể hiện mối lo ngại về việc những hành động phản kháng sẽ xuất hiện trong nội bộ đảng Cộng sản với hơn 86 triệu thành viên.

Trong một bài bình luận đăng hôm 11/1, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, thẳng thắn lên án những quan chức có suy nghĩ cho rằng chiến dịch đang làm tổn hại hình ảnh của đảng khi phơi bày quá chi tiết thực trạng tham nhũng. Bài viết cũng khiển trách những người nói trấn áp tham nhũng sẽ chỉ khiến các nhân viên chính phủ ngồi yên một chỗ thay vì làm những công việc có thể khiến họ rơi vào rắc rối.

"Gửi những cán bộ vẫn đang than vãn về việc có quá nhiều cuộc điều tra, thăm dò được thực hiện, tốt hơn hết các bạn hãy nhanh chân lên và thích ứng với các tiêu chuẩn mới", bài báo viết.

Dù ngờ vực nhưng người dân vẫn cho hay họ khá ấn tượng trước quy mô và tầm vóc của các quan chức bị hạ bệ. Năm ngoái, gần 72.000 cán bộ bị điều tra, trong đó có tới 68 quan chức cấp cao.

Mặt khác, một số chuyên gia lại tin rằng ông Tập chỉ đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng như một phương tiện để răn đe các thế lực chống đối cũng như củng cố thêm quyền lực. Nếu không có những thay đổi mang tính hệ thống, bao gồm cả việc nâng cao sự minh bạch và tự do báo chí, các hành vi phạm pháp sẽ tái diễn.

"Thật sự chiến dịch chống tham nhũng cũng có những tác động tích cực không thể phủ nhận nhưng dường như nó giống với một nước cờ chính trị hơn", Murong Xuecun, nhà phê bình xã hội, thường xuyên viết về nạn lạm dụng quyền lực, bình luận.

Zhu Ruifeng, phóng viên tự do chuyên sử dụng mạng Internet để vạch mặt các quan chức có hành vi sai trái, nhận định các nhân viên điều tra tham nhũng thường không mấy quan tâm tới khiếu nại của những dân thường Trung Quốc.

Người ta cảm thấy thất vọng khi các quan chức tham nhũng tại địa phương mình vẫn chưa bị điều tra. "Dân chúng đều phấn khích với ý tưởng tự mình có thể làm sạch những thối rữa trong bộ máy nhà nước, nhưng khi cố gắng báo cáo về những quan chức tham nhũng tại quê hương mình, họ ngay lập tức phải đối mặt với thực tế phũ phàng", ông Zhu nói.

Trên trang web Giám sát từ Nhân dân (People’s Supervision), Zhu thêm rằng một số vụ việc quan chức làm sai mà ông phát hiện những tháng gần đây vẫn chưa được xử lý. "Chính quyền có kế hoạch và suy tính riêng trong việc chọn mục tiêu theo đuổi, đây là lý do vì sao người dân cảm thấy thất vọng về chiến dịch này", ông nhấn mạnh.

Trong một nghiên cứu gần đây, Geremie R. Barme, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Australia, còn chỉ ra rằng con cháu của lớp lãnh đạo đầu tiên ở Trung Quốc, những người được gọi là "thế hệ đỏ thứ hai" của quốc gia, nếu có làm sai điều gì thì đều bằng cách nào đó thoát khỏi những hình phạt nặng.

Tìm hiểu một cuộc điều tra công khai hơn 40 quan chức cấp cao ở Trung Quốc vào năm ngoái, giáo sư Barme nhận thấy tất cả những người này đều thuộc "tầng lớp bình dân", đi lên từ nguồn gốc khiêm tốn. Ngược lại, "thế hệ đỏ thứ hai" dường như được miễn các tội trạng nặng và đều không bị xử lý công khai.

"Không ít người thuộc tầng lớp quý tộc, hay con cháu của các bậc lãnh đạo từ thời Mao Trạch Đông, có liên quan tới các hành vi tham nhũng", ông viết trong một bài nghiên cứu đăng vào tháng 10 năm ngoái. "Nhưng giống với những bậc tinh hoa có mạng lưới quan hệ rộng rãi khác, họ 'hạ cánh an toàn' với các chiêu bài như bí mật thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu sớm để tránh tai ương hay lặng lẽ bổ nhiệm lại chức vụ".

 

Chán nản từ địa phương

Tại Bắc Đới Hà, thị trấn ven biển nơi các đảng viên cao niên của Trung Quốc cùng gia đình thường lui tới nghỉ dưỡng vào mùa hè, những mâu thuẫn trong tư tưởng của người dân cũng hiện hữu tương đối rõ nét. Trong mấy tháng trở lại đây, cả thành phố sững sờ trước tin Mã Siêu Quần, nguyên tổng giám đốc một công ty cấp thoát nước đô thị, bị bắt giữ với nhiều tội danh, trong đó có việc đòi tiền lại quả trong một dự án cấp nước.

 

1416465811371177-3550-14165755-3401-7601

Mã Siêu Quần, nguyên tổng giám đốc công ty cấp thoát nước tại Bắc Đới Hà, đang bị điều tra tham nhũng. Ảnh: Caixin

 

Ông Mã bị cáo buộc trữ hơn 37 kg vàng, 40 thùng tiền mặt và sổ đỏ của 68 ngôi nhà, 7 căn trong số này tọa lạc tại thủ đô. Cả một ngôi làng cùng một trạm xe buýt địa phương đã bị cắt nước hoàn toàn vì từ chối trả hoa hồng cho Mã, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Ông Mã, 48 tuổi, từng là một thợ sửa nồi hơi, nổi tiếng vì tính khí nóng nảy và thù dai. Ông này được cho là đã bắt nhân viên lau sạch cửa sổ trụ sở công ty nước ngay dưới trời mưa tuyết. Người dân địa phương không thể nào quên cái lần ông lớn tiếng lăng mạ một người đi đọc số nước . "Ông ta cứ thế xỉ vả, nói rằng có thể khiến một con chó làm được công việc của cô ấy chỉ bằng hai cái bánh bao hấp", một người chứng kiến vụ việc kể lại.

Ngay cả khi đang vui mừng trước sự sụp đổ của Mã, người dân vẫn tỏ ra thất vọng khi còn quá nhiều quan chức lạm quyền khác vẫn tại vị. Thực tế, những chi tiết đề cập đến thói ăn tiêu vô độ của viên quan chức ngành nước bị phơi bày trên báo chí còn khiền người dân càng thêm tức giận.

"Nếu một quan chức chỉ nhỏ bé bằng hạt vừng như ông ta còn tham lam và có thể bán rẻ nhân phẩm như vậy, thì bạn có thể tưởng tượng nổi các vị cán bộ cấp cao đang ăn cắp những gì không?", Qiu Ying, 55 tuổi, chủ một cửa hàng ăn uống nằm cạnh ngôi biệt thự bị nghi nhờ tham ô mà có của ông Mã, nói.

"Chúng tôi ban đầu hy vọng vụ việc của Mã Siêu Quần bị phanh phui sẽ khiến các quan chức tham nhũng khác ngã ngựa theo", ông Yang chia sẻ, "nhưng những gì chúng tôi nhận được chỉ là sự chán nản mà thôi".

 

CHINACORRUPT-articleLarge-9954-142174728

 

Ông Yang Tianrong, 75 tuổi, một người lính về hưu (trái), tỏ ra hoài nghi về chiến dịch chống tham nhũng mà chính quyền đang thực hiện, cho rằng người dân sẽ chỉ "nhận lại sự thất vọng mà thôi". Ảnh: New York Times

Vũ Hoàng (theo New York Times)

 

Cái này Lão Gàn đã nói lâu rùi mà. Khó lém! Hì!

Nhưng thôi, nói zdậy thui, không nói thêm nữa.

Cẩm nang của các cụ Việt Nho nhà ta đã dậy cho con cháu:

"Người khôn ăn nói nửa chừng"

Hoặc như chuyện "Thằng Bờm", không chắc ăn thì đừng đưa cái quạt mo ra.

Lão Gàn thì không phải "người khôn" - ngu bỏ mẹ - toàn cầm đèn chạy trước oto, nên bi wờ mới lo xe cán. Hì . Nên cứ rắp rắp nghe theo các cụ chỉ bảo thui. Hì

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ khen khéo cách Ấn Độ chống Trung Quốc

Đăng Bởi Một Thế Giới
16:40 22-01-2015
 

mtg-mark.png

Khi dân Sri Lanka bất ngờ quay lưng với Tổng thống Mahinda Rajapaksa trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 8.1, đó là thất bại lớn nhất trong hàng chục năm Trung Quốc muốn bành trướng xuống Nam Á và là một chiến thắng ngoại giao của Ấn Độ. Cách Ấn Độ chống Trung Quốc được Mỹ khen khéo sẽ được kể dưới đây:
 
cach-an-do-chong-trung-quoc-hinh-anhctfk

Tàu ngầm TQ cập cảng Colombo

 

Đó là thất bại lớn nhất trong hàng chục năm Trung Quốc muốn bành trướng xuống Nam Á và là một chiến thắng ngoại giao của Ấn Độ.
Từ lúc Thủ tướng Narendra Modi nắm quyền lực ở Ấn, ông đã khẳng định sẽ chống Trung Quốc ở khắp vùng Nam Á.

Theo Reuters, ông còn cải thiện quan hệ với Nhật Bản và Việt Nam vốn cùng tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh.

Ông Modi cũng phản đối một dự án cảng biển ở Bangladesh của Trung Quốc.

Chủ trương ngoại giao mạnh bạo này được ông Modi gọi là “Hành động ở phía đông” làm Washington sướng, vì từ nhiều năm qua, Mỹ muốn Ấn ủng hộ chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ.

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Ấn từ chủ nhật 25.1 tới, ông sẽ là thượng khách trong lễ duyệt binh Ngày Cộng hòa (26.1) của Ấn Độ.
Việc Tổng thống Mỹ thăm chỉ mỗi một quốc gia (điều hiếm xảy ra) trước khi trở về Washington cho thấy Mỹ đề cao Ấn, khen khéo cách Ấn Độ chống Trung Quốc.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel nói hồi cuối năm 2014:

“Điều thu hút tôi cùng các đồng nhiệm, là việc Thủ tướng Modi lãnh việc xây dựng từ chủ trương “Nhìn về phía đông” thành chủ trương “Hành động phía Đông.

Ngài Modi thể hiện bằng ngôn từ và sự quan tâm liên kết Ấn Độ vào quan điểm và các vấn đề của vùng này. Đó là điều rất đáng hoan nghênh”.  
 
Ông Rajapaksa chỉ hứa lèo

Mỹ từng công khai không hài lòng Rajapaksa, người bị tố cáo là phạm tội ác chiến tranh, tham nhũng và theo chủ nghĩa gia đình trị.

Nhưng cho đến năm ngoái, Ấn vẫn chưa có hướng nào, có lẽ vì ngại đẩy Rajapaksa (vị anh hùng buộc quân ly khai Hổ Tamil buông súng) thân cận với Trung Quốc hơn.  

Sự thay đổi chỉ đến hồi tháng 9.2014, khi ông Rajapaksa cho phép một tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Colombo mà không báo cho Ấn biết, dù đã có thỏa thuận phải thông báo.

Một quan chức ngoại giao cấp cao Ấn nói với Reuters, rằng: “Đó là giọt nước làm tràn ly”, và kể: Ông Rajapaksa từng hứa với ông Modi: “Lần sau tôi sẽ báo ông biết”, nhưng chiếc tàu ngầm Trung Quốc lại cập cảng Colombo hồi tháng 11.2014.

 

cach-an-do-chong-trung-quoc-hinh-anh-3_i
Ông Rajapaksa hứa hão với ông Modi 
 
"Ông Modi, nhà cung cấp an ninh toàn cầu"

Dù New Delhi phủ nhận, rằng không hề có chuyện trưởng chi nhánh tình báo Ấn ở Colombo bị Sri Lanka trục xuất trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 8.1, các nhà ngoại giao trong khu vực đều nói Ấn đã vận động hành lang để các phe đối lập cùng thống nhất chọn một ứng cử viên tranh cử tổng thống (và trúng cử) nhằm chống lại ông Rajapaksa thân Trung Quốc.

M.A. Sumanthiran, một thành viên chính của Liên minh quốc gia Tamil (một liên minh các đảng thân Ấn Độ) kể: trong một cuộc họp, ông Modi khuyến khích Liên minh quốc gia Tamil kết hợp với các đảng chính trị khác.

Ông nói: “Người Ấn nhận ra không thể làm việc với người này (ý nói ông Rajapaksa-NV) và họ hy vọng có sự thay đổi”.  

Tân Tổng thống Maithripala Sirisena còn khẳng định Ấn là “quan tâm hàng đầu” trong chính sách đối ngoại của ông và ông sẽ xét lại toàn bộ số dự án đã trao cho các công ty Trung Quốc, gồm một dự án biển sẽ giúp Bắc Kinh có chỗ dừng chân chiến lược ngay trước cửa ngỏ Ấn.

Hôm 16.1, Sri Lanka nói sẽ xét lại hợp đồng trị giá 1,5 tỉ USD, cho phép công ty Communication Construction (Trung Quốc) xây hộ một dự án 233ha trong cảng Colombo, đổi lại là Trung Quốc hưởng quyền điều hành cơ sở này.

Đây là một công trình khiến Ấn lo ngại, vì đa số hàng hóa được chuyển cho Trung Quốc đều đi qua cảng Colombo.

Một nhà ngoại giao Ấn giấu tên nói: “Thông điệp đã rõ: người ta phớt lờ nỗi lo ngại an ninh của Ấn”.

Thủ tướng Modi cũng tìm tin lành ở nhiều nơi khác tại Nam Á: ông đã 2 lần thăm Nepal, trở thành Thủ tướng Ấn đầu tiên đến nước láng giềng Trung Quốc này từ 17 năm qua và cùng Nepal  ký các dự án điện lâu nay bị treo.

Richard Rossow thuộc tổ chức nghiên cứu CSIS nói: “Ông Modi sẵn sàng dấn thân vào các vấn đề dài hơi vượt quá biên giới Ấn, gồm an ninh hàng hải ở Biển Đông, hoặc như chuyện đối xử với Triều Tiên, quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria.

Đó là lúc chúng ta phải bắt đầu nghĩ về Ấn như một nhà cung cấp an ninh toàn cầu”.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)

====================

Không ngoài dự đoán của Lão Gàn về cô gái Ấn Độ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam kiên quyết phản đối Trung Quốc cải tạo đất đai trên Biển Đông

(LĐO) Thảo Nguyên

 5:41 PM, 22/01/2015

 

Trước việc Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo đất đai trên các đảo đá ở Biển Đông, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng cho biết, phía Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.

 

mabinireefphoto6_RUTN.jpg
Trung Quốc cải tạo tới 5 khu vực trên Biển Đông.

Phát biểu tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 22.1, phó phát ngôn Phạm Thu Hằng cũng khẳng định, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. “Chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, bà Hằng nhấn mạnh.

 

IMG_5176_AWWP.JPG

  Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, tại họp báo chiều 22.1.

 

Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi về việc hôm 21.1, một cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, mục tiêu hàng đầu của Mỹ trong năm 2015 là kết thúc đàm phán TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương), phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết:

TPP là một liên kết kinh tế thương mại có vai trò quan trọng trong thúc đẩy quan hệ kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với Việt Nam, TPP là bước triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam đang nỗ lực cùng các thành viên TPP thúc đẩy quá trình đàm phán theo lộ trình. 

Hiện tại, theo bà Hằng, tiến trình đàm phán đang rất khẩn trương và chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc. Các nhà đàm phán đang nỗ lực thu hẹp những khác biệt trên cơ sở thỏa đáng lợi ích của các bên. Việt Nam kỳ vọng phiên đàm phán sắp tới tại New York, Mỹ từ ngày 31.1 đến 3.2 sẽ sớm kết thúc để đạt được kết quả như mong đợi.

=====================

Đã rất nhiều lần tôi phát biểu ngay trong topic này là : Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất trong sách lược của Trung Quốc. Cá nhân tôi sẽ không tin vào "tình hữu nghị" của một số ít các quốc gia nào, có đóng góp những nhà khoa học vào cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ vào luận điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ.

Lão Gàn không dọa ai cả - Điếu đủ tư cách để dọa bất cứ ai, ngược lại, ai cũng có thể dọa được Lão Gàn - Nhưng lưu ý rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ thuộc sở hữu của nền văn hiến Việt. Lý thuyết này mô tả toàn bộ quy luật tương tác của vũ trụ và chính quy luật này chi phối và điều khiển tất cả mọi thứ ở thế gian. Đứng trước lý thuyết này không có thiên tài, mà chỉ có qúa trình tiến hóa và hủy diệt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao đầu năm nay Tập Cận Bình chọn đi đốc quân ở Vân Nam?

Hồng Thủy

23/01/15 07:05

(GDVN) - Tập Cận Bình đã thấy rõ "sự nguy hiểm" của một quân đội 30 năm không tham chiến đã gây ra sự kiêu ngạo, buông lỏng.

 

 

tap_can_binh_doc_quan.jpg

Ông Tập Cận Bình thăm hỏi úy lạo sĩ quan binh sĩ Tập đoàn quân 14 đóng tại Vân Nam.

 

Đa Chiều ngày 22/1 đưa tin, chuyến rời kinh đô tuần du thị sát đầu năm 2015 của ông Tập Cận Bình đã lựa chọn Vân Nam làm đích đến. Sau khi thăm hỏi người dân vùng bị động đất, hôm 21/1 Tập Cận Bình đã tới thị sát lực lượng quân sự đóng tại Côn Minh. Tại đây ông Bình nhấn mạnh, các đơn vị này phải quán triệt tinh thần hội nghị công tác chính trị toàn quân, bảo đảm chắc chắn binh sĩ nghe đảng chỉ huy, thống nhất cao độ và củng cố sự trong sạch.

Lo lắng quân đội 30 năm không tham chiến, xóa bỏ tàn dư Bạc Hy Lai

Theo tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 22/1, đây là chuyến thị sát quân đội đầu tiên của ông Tập Cận Bình, ông đã tới Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 14 và một căn cứ tên lửa chiến lược. Sau khi nghe chỉ huy 2 đơn vị này báo cáo, Tập Cận Bình chỉ thị, phải kiên quyết xây dựng tốt từ cơ sở theo tinh thần chỉ thị nghị quyết của Trung ương, Quân ủy trung ương.

Đa Chiều bình luận, Vân Nam lâu nay là đất dụng võ của cha con Bạc Hy Lai. Tập đoàn quân 14 đóng tại Vân Nam vốn là thế lực ảnh hưởng của Bạc Nhất Ba, thân phụ ông Bạc Hy Lai. Đầu tháng 2/2012 khi xảy ra vụ việc Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy vào lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, Bí thư Trùng Khánh khi đó là Bạc Hy Lai đang có mặt ở Tập đoàn quân 14 đã dấy lên nhiều suy đoán.

Chỉ trong 2 năm ngắn ngủi sau đó, Tập đoàn quân 14 đã 2 lần phải thay Tư lệnh, gây ra những chấn động không nhỏ đối với đơn vị này. Trước khi lên cầm quyền, ông Tập Cận Bình cũng từng có nhiều năm giữ các trọng trách trong quân đội, từ thời làm thư ký riêng cho Cảnh Tiêu - Bộ trưởng Quốc phòng, ông đã chứng kiến cảnh tham nhũng hủ hóa trong quân đội.

Có lẽ ở vị trí công tác của mình, Tập Cận Bình đã thấy rõ "sự nguy hiểm" của một quân đội 30 năm không tham chiến đã gây ra sự kiêu ngạo, buông lỏng. Ngay sau đại hội 18, chỉ trong vài tháng Tập Cận Bình đã đi thị sát 6 đại quân khu, binh chủng Tên lửa chiến lược, Cảnh sát vũ trang, đồng thời ban bố một loạt biện pháp thiết quân luật, từ cấm tiệc rượu cho đến đổi một loạt biển xe quân sự đến chiến dịch chống tham nhũng như vũ bão ngày nay.

 

tu_tai_hau_bac_hy_lai.jpg

Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai khi còn đương chức.

 

Tính đến thời điểm hiện tại những con hổ lớn trong quân đội đã bị Tập Cận Bình công khai xử lý gồm Từ Tài Hậu - cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, Cốc Tuấn Sơn - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Dương Kim Sơn - Phó Tư lệnh quân khu Thành Đô vì tội lạm dụng chức vụ, mua quan bán chức. Có thể thấy cường độ "chỉnh quân" của ông Tập Cận Bình là không hề nhỏ.

Chỉ sau một năm siết chặt kỷ cương quân đội, tính đến tháng 2/2014 Tập Cận Bình đã buộc các sĩ quan phải trả lại 27000 căn hộ vượt tiêu chuẩn, giảm 29 ngàn xe công vụ, cắt 25 ngàn biển xe quân sự, chi phí tiêu hao hành chính các đơn vị cấp quân đoàn giảm 48%.

Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền suốt 10 năm trời quân đội Trung Quốc nằm trong tay Từ Tài Hậu - Quách Bá Hùng, ảnh hưởng và chân rết của 2 viên tướng này được cho là "thâm căn cố đế", khó có thể một sớm một chiều mà dọn cho sạch. Mặc dù gần đây đã rộ lên tin đồn sẽ bắt tiếp Quách Bá Hùng, việc công bố chính thức điều tra viên cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương này chỉ trong sớm tối nhưng vẫn có quan điểm cho rằng hiện tại chưa phải lúc.

 

Công khai bắt Quách Bá Hùng lúc này có thể gây chấn động toàn quân

Chỉ mỗi việc loại bỏ tàn dư ảnh hưởng của Từ Tài Hậu trong quân đội, ông Bình đã cần ít nhất 1 năm. Trong khi số vị trí nhân sự lãnh đạo chỉ huy các đơn vị phải điều chỉnh quá rộng, thậm chí gần đây hoạt động điểu chính nhân sự quy mô lớn đã gây ra tình trạng "không dám dùng người". Nên lúc này nếu quyết định bắt Quách Bá Hùng thì trước tiên nên bí mật, đợi dọn sạch ảnh hưởng tàn dư của Từ Tài Hậu mới nên công bố, Đa Chiều bình luận.

 

quach_ba_hung.jpg

Quách Bá Hùng (giữa) chụp ảnh với 2 cha con nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

 

Hôm 20/1 vừa qua tờ Quân giải phóng Trung Quốc lại đăng "tâm thư" của lãnh đạo chỉ huy 7 đại quân khu bày tỏ lòng trung thành, ủng hộ hết mình đối với ông Tập Cận Bình. Thậm chí Sái Anh Đĩnh, Tư lệnh đại quân khu Nam Kinh còn lớn tiếng chỉ trích Từ Tài Hậu là đại gian thần trong quân đội Trung Quốc đương đại với nhiều từ ngữ mang tính mạt sát. Tuy nhiên "tâm thư" của các tướng lĩnh hàng đầu cùng các chỉ thị của Quân ủy trung ương, Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc cho thấy trọng tâm công việc năm 2015 vẫn là dọn sạch tàn dư của Từ Tài Hậu.

Có thể thấy dự kiến triển khai cuộc chiến loại bỏ tàn dư Từ Tài Hậu kéo dài cả năm 2015, nếu lại bắt thêm Quách Bá Hùng thì tác động tâm lý đối với đội ngũ sĩ quan cũng như binh lính Trung Quốc là không thể tưởng tượng nổi, Đa Chiều bình luận. Riêng việc điều chỉnh nhân sự cấp cao các đơn vị chủ lực cuối năm 2014, đầu năm 2015 đã có ít nhất 44 tướng lĩnh hàng đầu bị luân chuyển, thay thế, đề bạt các tướng trẻ nhằm thay dần tay chân của Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng.

Quay trở lại với nhân sự Tập đoàn quân 14, Thạch Hiểu là một ví dụ cho thấy quá trình điều chỉnh nhân sự xoay như chong chóng cũng có vấn đề. Tướng Hiểu khi đang là Chủ nhiệm Chính trị Tập đoàn quân 14 thì năm 2008 bị điều về quân khu Thành Đô, tháng 3/2014 quay trở lại Vân Nam làm Chính ủy quân khu tỉnh. Chưa được nửa năm, đến tháng 12/2014 Thạch Hiểu lại bị điều sang làm Phó Chính ủy đại quân hu Lan Châu. Thời gian công tác cưỡi ngựa xem hoa như vậy dù là vì liên quan đến Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai hay chỉ luân chuyển thuần túy cũng đều ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tướng sĩ.

===================

Định phát biểu một câu. Nhưng thôi. Chuyện cũng chẳng dây dưa gì đến Việt Nam, huống chi là đến tôi.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc công bố ảnh biến bãi Chữ Thập thành đô thị lớn
 
Trang quân sự Sohu của Trung Quốc đăng tải bộ ảnh quá trình cải tạo bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa mà nước chiếm của Việt Nam từ năm 1988, trong đó có phối cảnh về đô thị tương lai.
Img7250051-n_660x0.jpg 

 

Bộ ảnh được đăng tải vào ngày 22/1, cho biết từ ngày 1 đến 7/2/1988, Trung Quốc gửi 11 tàu, mang nhân công và nguyên vật liệu đến đá Chữ Thập, bắt đầu đo đạc, xây dựng đường băng. Ảnh: Sohu

 
Img7250050-n_660x0.jpg 

 

Ngày 24/2/1988, Trung Quốc cho nổ bom phá đất ở bãi Chữ Thập. Trang quân sự Sohu của Trung Quốc cho biết, bãi Chữ Thập là rạn san hô hình bầu dục thuôn dài, chia làm hai khu, tây nam và đông bắc. Toàn bộ rạn san hô này rộng 7,8 km, dài 26 km, diện tích 108 km2. Ở giữa có hồ nước nông, hình thù không rõ rệt, sâu khoảng 14,6 đến 40m. Khi thủy triều lên, toàn bộ rạn san hô chìm xuống dưới nước khoảng 1 m. Rạn san hô chính nằm ở góc tây nam, ước tính rộng 4 km2. Ảnh: Sohu

 
Img7250049-n_660x0.jpg 

 

Khối lượng đất đá, san hô của vụ nổ tạo thành khu vực rộng hơn 8.000 m2. Ảnh: Sohu

 
Img7249713-n-1421915447_660x0.jpg 

 

Khu vực chính ở bãi Chữ Thập năm 2012, nằm trên rạn san hô góc tây nam. Ảnh: Xinhua

 
3_660x0.jpg 

 

Sohu cho biết, kể từ cuối năm 2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo các rạn san hô và xây dựng nhiều công trình quy mô lớn trên các bãi đá ở Trường Sa như Gạc Ma, Châu Viên, cụm đá Ga Ven. Trung Quốc bắt đầu cải tạo bãi Chữ Thập từ tháng 6/2014. Trong ảnh là doanh trại mới đang được xây dựng trên khu vực chính ở bãi Chữ Thập. Ảnh: Xinhua

 
Untitled_660x0.jpg 

 

Ảnh chụp từ vệ tinh của Digital Globe cho thấy góc đông bắc bãi Chữ Thập là nơi cải tạo đầu tiên của Trung Quốc. Theo Sohu, chưa đầy một tháng, khu vực cải tạo đã tăng diện tích gấp 3 lần, lên 0,96 km2. Sau khi hoàn thành cải tạo góc đông bắc, Trung Quốc sẽ tiếp tục cải tạo các góc khác. Tháng 10/2014,SCMP cũng dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cho hay Đá Chữ thập đã được cải tạo mở rộng tới khoảng một km vuông, trở thành đá lớn nhất Trường Sa và việc cải tạo vẫn còn tiếp diễn.

 

 
Img7249719-n-1421922576_660x0.jpg 

 

Hải quân Trung Quốc lần lượt xây dựng một đài quan trắc trên bãi Chữ Thập, một bãi đáp trực thăng và vườn rau rộng 500 m2, phục vụ cho hơn 2.000 quân đồn trú. Ảnh: Navy.81

 
Img7249809-n-1421922589_660x0.jpg 

 

Trung Quốc cũng cho xây một bến tàu có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 4.000 tấn, một tòa nhà 2 tầng ở đây. Trung Quốc có 2.000 lính đồn trú ở bãi Chữ Thập. Ảnh: CRI.

 
2_1421989794_660x0.jpg 

 

Các tàu chở nguyên liệu và công cụ bồi đắp hoạt động quanh bãi Chữ Thập. Ảnh: Xinhua.

 
1420693918981-1421915416_660x0.jpg 

 

Phối cảnh bãi Chữ Thập trong tương lai. Trung Quốc muốn bồi đắp và xây dựng bãi Chữ Thập thành đô thị lớn, có nhiều nhà cao tầng, sân bay, bến cảng. Ảnh: Sina

 

Hồng Hạnh

Nguồn: Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch Hạ viện bang New York bị bắt vì nhận hối lộ

Thứ Bẩy, 24/01/2015 - 10:03

 

Ngày 22-1 (giờ địa phương), FBI đã bắt giữ ông Sheldon Silver, 70 tuổi (đảng Dân chủ), chủ tịch Hạ viện bang New York. Ông là nhân vật có thế lực ở New York 20 năm nay.

 

silver24-1-674a3.gif
Ông Sheldon Silver
 
Ông bị truy tố vì đã nhận hối lộ 6 triệu USD của hai văn phòng luật sư năm 2002, chạy chọt cho các ông chủ bất động sản trốn thuế và thâm lạm quỹ công dành cho nghiên cứu. Chiều cùng ngày, ông đã bác bỏ lời kết tội trước tòa.

Vụ bắt giữ Chủ tịch Sheldon Silver có nguy cơ gây thiệt hại nặng về chính trị. Đảng Dân chủ chuẩn bị họp tìm chiến lược đối phó tai tiếng. Đảng Cộng hòa yêu cầu ông Sheldon Silver từ chức ngay. Nhân viên FBI Richard Frankel là người phụ trách hồ sơ nhận định: “Những người làm luật không được quyền vi phạm luật”...

Theo D.Thảo
Pháp luật TPHCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc cảnh báo Mỹ “chớ giở mánh khóe gây xích mích”

Công Minh

22:11 24/01/2015

 

BizLIVE - Sau khi bị cáo buộc mở rộng xây cất ở Trường Sa, Trung Quốc cảnh cáo Hoa Kỳ "chớ giở mánh khóe gây xích mích và xúi bẩy", theo tin từ BBC.
 
 
chuthapxd_kydi.jpg?width=670&height=350&

Các bức ảnh được chụp ngày 12/12/2014, trong đó cho thấy Trung Quốc đã tiến hành nhiều cải tạo trên đảo Chữ Thập thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh nguồn Rappler.com

 

Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia nói với các nhà báo tại cuộc họp báo chung sau Đối thoại chiến lược song phương với Mỹ ở Manila hôm 21/1 rằng các bức hình chụp được từ trên cao cho thấy các công trình cải tạo của Trung Quốc có quy mô "rất lớn".
Tuyên bố chung Hoa Kỳ-Philippines sau đối thoại đã bày tỏ "quan ngại" đối với tình hình trên Biển Đông. Trong họp báo chung, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Russel cũng tuyên bố "nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ", hàm ý chỉ Trung Quốc.
Đáp lời, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại Bắc Kinh ngày 22/1 rằng "bất cứ nước lớn hay nước nhỏ đều nhất luật bình đẳng khi áp dụng quy tắc quốc tế, các bên về vấn đề Nam Hải [biển Đông] cần phải nghiêm chỉnh thực hiện DOC (Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông)".
Bà Hoa cảnh báo "nước phi đương sự chớ giở mánh khóe gây xích mích và xúi bẩy trên vấn đề này", rõ ràng ngụ ý nói Mỹ.
Người phát ngôn Trung Quốc còn khẳng định trong quan hệ quốc tế, "Trung Quốc luôn luôn đề xướng nhất luật bình đẳng giữa nước lớn và nước nhỏ".
"Trung Quốc phản đối nước lớn bắt nạt nước nhỏ, đồng thời cho rằng nước nhỏ không được gây chuyện một cách vô lý."
Trong khi đó, Philippines nói họ có bằng chứng về các công trình xây cất quy mô của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Ngày 22/1, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại Việt Nam Phạm Thu Hằng cũng nói Hà Nội "kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự".
Hồi tháng Chín năm ngoái, phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes đã có chuyến đi ra Trường Sa và tận mắt chứng kiến hoạt động xây cất của Trung Quốc ở đây.
Tường trình của phóng viên chúng tôi, với hình ảnh rõ ràng, cho thấy quy mô và tốc độ xây dựng của Trung Quốc.
Từ 2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo và xây dựng nhiều công trình trên các bãi san hô và đá ngầm ở Trường Sa như Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Chữ Thập.
Tháng Năm năm ngoái, chính phủ Philippines đã công bố ảnh Trung Quốc cơi nới trên bãi Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ năm 1988.
Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này, Tướng Gregorio Pio Catapang, nói với các phóng viên hai tuần trước đây rằng việc xây cất của Trung Quốc trên ít nhất ba bãi ngầm đã hoàn tất tới 50%.
"Trong đó có một công trình nối dài khoảng 1-2km và có thể được biến thành đường băng."

CÔNG MINH

==================

Khi tính hợp lý - cơ sở của những chuẩn mực xã hội và quan hệ quốc tế bị phủ nhận - mạnh ai nấy nói theo cái lý của mình thì hệ quả tất yếu là sử dụng sức mạnh để giải quyết vấn đề "lý phải thuộc về tay kẻ mạnh". Mối liên hệ giữa câu nói nổi tiếng của giáo sư Nguyễn Văn Trọng tại cafe Trung Nguyên - "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý. Ngoài trừ Toán học và lý thuyết vật lý cổ điển Newton" - với những sự kiện quốc tế, cũng giống như sự phân tích của tôi qua đôi câu đối trên tàu Hải Giám Trung Quốc với mối quan hệ giữa các cường quốc ở Hoa Đông, qua lăng kính của Lý học Việt. Tôi cũng không buồn gì với cá nhân ông Trọng. Nhưng phát biểu của ông khiến tôi liên hệ như một kết quả của những mối tương tác phức tạp.

 

Đã mang lấy nghiệp vào thân.

Thì đừng trách lẫn trời gần, đất xa.

 

Tôi đang nghiên cứu mô hình Huyền Không Lạc Việt năm 2017.

 

HKLV2017.jpg

Số mầu đỏ bên trái: phi thuận

Số mầu xanh tím bên phải: phi nghịch

Thiên Đồng thực hiện

==================

PS: Ai cũng nói đến COC, nhưng hiểu theo cách hiểu của mình. Chỉ có Coc này mới đúng là COC. Nhưng nó phải nhả đồng tiền ra. Chứ cứ "ngậm miệng ăn tiền"(*) thế này thì đến "cóc mọc râu"(*) mới gọi là "cóc mở miệng"(*). Hì.

Coc.jpg

==================

* Thành ngữ Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Đừng chỉ nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm”

QUỐC TOẢN

25/01/15 08:38

(GDVN) -Bộ Ngoại giao Việt Nam và giới quan sát chính trị bày tỏ quan ngại, đồng thời lên tiếng bác bỏ những luận điệu bịp bợm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

 

Yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động sai trái

Trước hành động Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo đất đai trên các đảo đá ở Biển Đông, trong đó có việc xây dựng các công trình ở Trường Sa, bà Phạm Thu Hằng - phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22/1 cho biết, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam…

“Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC)”, bà Hằng nói.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.

 

gu.jpg

 

Trong một diễn biến có liên quan, hôm 23/1, Báo điện tử GDVN dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Oánh cho hay, nước này bác bỏ những cáo buộc có liên quan đến những vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông tại cuộc họp báo hôm 22/1. 

Bà Oánh nói: “Trung Quốc luôn khẳng định rằng tất cả các nước bất kể kích thước lớn hay nhỏ đều bình đẳng. Chúng tôi chống lại sự bắt nạt của các nước lớn với các nước nhỏ, đồng thời chúng tôi cũng cho rằng các nước nhỏ không nên có những đòi hỏi vô lý"?! 

Phát biểu của bà Oánh được đưa ra hôm 22/1 tại Manila, sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia tố cáo Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) khổng lồ ở Biển Đông.

Philippines cũng lên án hoạt động biến đá thành đảo nhân tạo bất hợp pháp Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, một số nước có quyền và lợi ích liên quan theo quy định - PV) 

Trước đó, từ 2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo và xây dựng nhiều công trình trên các bãi san hô và đá ngầm ở Trường Sa như Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Chữ Thập.

 

"Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm" 

Trước những động nói trên, giới quan sát chính trị trong nước bày tỏ quan điểm lo ngại, đồng thời lên tiếng bác bỏ, lên án hành động vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Việt Nam và các nước có lợi ích trên biển, được luật pháp quốc tế thừa nhận, cần đưa ra giải pháp nhanh, kịp thời, mẽ hơn nữa, nhằm chống lại tham vọng bành trướng từ phía Trung Quốc.

Hôm 23/1, trao đổi với Báo điện tử GDVN, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên tư lệnh Quân khu 4 nhận định: “Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy, họ đang cố tình, bất chấp luật pháp và sự lên án của cộng đồng quốc tế, trong việc thực hiện ý đồ bành trướng phi pháp trên Biển Đông. Tôi hoan nghênh Bộ Ngoại giao Việt Nam trong việc đưa ra tuyên bố cứng rắn, thể hiện rõ nét quan điểm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền hợp pháp trên biển của chúng ta...Tuy nhiên, những tuyên bố chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ”.

 

giaoduc.jpg

Trung Quốc xây dựng nhiều công trình trên bãi Chữ Thập (Ảnh:Rappler)

 

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng cho rằng, những phát ngôn từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/1 là không đúng với thực tế đang diễn ra trên Biển Đông: “Từ trước tới nay, việc nước lớn áp đặt tư tưởng, chủ quyền đối với các nước yếu hơn đã xảy ra nhiều. Ngược lại, chả có nước nhỏ nào, bỗng dưng đi sinh sự với các nước lớn, nhằm tranh chấp chủ quyền khi đó là thứ không phải của họ. Do vậy, việc Trung Quốc cho rằng họ làm đúng pháp luật là trò lừa gạt, nhằm đánh lừa dư luận…”

“Nếu Trung Quốc chiếm được đảo, xác lập chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông, thì trong tương lai gần, họ sẽ vũ trang quân sự cho các vị trí này. Lúc đó, chúng ta có muốn lên án, sử dụng các biện pháp khác để lấy lại thì cũng rất khó. Do đó, đừng nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm”, Tướng Thước lo ngại.

Từ những nhận định trên, Tướng Thước cho rằng Việt Nam cần đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn, trong khuôn khổ đấu tranh hòa bình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ: “Chúng ta không thể nói suông để bảo vệ thứ chúng ta có, nếu không huy động tổng thể các giải pháp chính trị, ngoại giao… Trong đó phải đặc biệt quan tâm và tính toán thật kỹ các hoạt động đấu tranh pháp lý trên thực tế. Tôi nghĩ nếu chúng ta không hành động sớm và nhanh hơn nữa, thì e rằng sẽ không kịp”.

 

thieu_tuong_anh_hung_le_ma_luong.jpg 

Tướng Lê Mã Lương dự báo quan hệ Việt – Trung năm 2015

(GDVN) - Chúng ta vẫn sẽ xem Trung Quốc là nước bạn láng giềng, nhưng kiên quyết không để Trung Quốc ngang ngược muốn làm gì thì làm.

 

 

 Đồng quan điểm trên, mới đây, trong bài phân tích được đăng tải trên Báo điện tử GDVN, Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên là Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam cho rằng, Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc “gặm nhấm” và mưu đồ tạo ra “vết dầu loang” trên biển. Nếu chúng ta không có sự chủ động ứng phó, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của khối ASEAN và cộng đồng quốc tế thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Tướng Lê Mã Lương đưa ra giải pháp nhằm ổn định tình hình, trên Biển Đông trong những năm tới: “Theo tôi cần phải có một lực lượng giám sát quốc tế để xem xét các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặt khác, chúng ta cần cảnh giác cao độ để đảm bảo cho nền an ninh – quốc phòng của Việt Nam ngày càng vững chắc”.

“Tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết dân tộc, bởi chỉ khi có sức mạnh đó, không có kẻ thù nào có thể chia rẽ, đánh bại được chúng ta”, Tướng  Lê Mã Lương nêu quan điểm.

Cuối cùng, để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, thời gian tới chúng ta phải tăng cường các trang thiết bị, các phương tiện chiến đấu hiện đại cho các lực lượng để tăng hiệu quả chiến đấu và khả năng sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống xấu xảy ra…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Tập Cận Bình không nên vinh danh kẻ tham gia Chiến tranh Biên giới

Hồng Thủy

25/01/15 08:10

(GDVN) - Việc đưa tin như vậy gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước láng giềng, làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc.

 
 

tap_can_binh_tap_doan_quan_14.jpg

Ông Tập Cận Bình thị sát tập đoàn quân 14 đóng tại Vân Nam sáng 21/1 vừa qua.

 

Trong ngày 23, 24/1 một số phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo, Thời báo Hoàn Cầu, Quân giải phóng, China News và một số phương tiện truyền thông Hồng Kông như đài Phượng Hoàng, South China Morning Post đều đưa tin về việc ông Tập Cận Bình đi thị sát tập đoàn quân 14 đóng tại Vân Nam.

Đáng chú ý, trong chuyến thị sát tập đoàn quân 14 lần này, ông Tập Cận Bình vinh danh nhân vật Vương Kiến Xuyên, kẻ đã tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa chống phá biên giới Việt Nam và chết trận năm 1984 và nhiều tờ báo Trung Quốc dùng ý này đặt tít.

Theo tường thuật  của Thời báo Hoàn Cầu, lúc 9 giờ 25 phút sáng 21/1 ông Tập Cận Bình đến tổng hành dinh Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 14 Vân Nam.

Sau khi vào trong trụ sở đơn vị này hỏi thăm úy lạo tướng sĩ và tìm hiểu tình hình tập đoàn quân 14, ông Tập Cận Bình nhắc đến bài thơ Vương Kiến Xuyên gửi mẹ và ca ngợi Vương Kiến Xuyên "vì tổ quốc không tiếc máu nhuộm chiến kỳ".

Thời báo Hoàn Cầu tường thuật, ông Bình ca ngợi Vương Kiến Xuyên không sợ khổ, không sợ chết. Ông dẫn điển cố "hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng", đại ý lâu nay khi hai bên đối địch chạm trán nhau chỗ hiểm địa không thể rút lui, ai dũng mãnh hơn sẽ thắng để nhắc nhở tập đoàn quân 14.

chien_tranh_bien_gioi.JPG

 

Ảnh chụp màn hình Google News cho thấy tờ Phượng Hoàng, QQ News, Nhân Dân nhật báo đưa tin này và giật tít có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ hai nước. Nội dung chữ Hán gọi Vương Kiến Xuyên là "liệt sĩ" là của truyền thông Trung Quốc.

Tờ Quân giải phóng Trung Quốc và Bắc Kinh buổi sớm ngoài việc đưa tin này còn đăng lại chi tiết tiểu sử Vương Kiến Xuyên trong đó cho biết: Xuyên quê huyện Nghiễn Sơn tỉnh Vân Nam, thuộc biên chế đại đội 3 tiểu đoàn 1 thuộc đơn vị độc lập phiên hiệu 35207 trung đoàn 118, sư đoàn 40 tập đoàn quân 14.

Tài liệu công khai do truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy Vương Kiến Xuyên nhập ngũ tháng 1/1984, tử trận ngày 28/4/1984 năm 19 tuổi khi tham gia chiến tranh biên giới (chống phá Việt Nam, cho đến giờ không ít phương tiện truyền thông Trung Quốc vẫn tuyên truyền xuyên tạc là "phản kích tự vệ chống Việt Nam").

Khi đưa tin hoặc dẫn lại nội dung ông Tập Cận Bình thị sát tập đoàn quân 14, nhiều tờ báo đã lấy nội dung ông Tập Cận Bình vinh danh Vương Kiến Xuyên để đặt tít gây sự chú ý, và đương nhiên có thể dẫn đến những đồn đoán, suy luận không hay cho quan hệ Việt - Trung.

Quan hệ 2 nước vừa trải qua một khoảng thời gian căng thẳng do Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng 5 năm ngoái. Nhạy cảm hơn nữa là thời điểm truyền thông Trung Quốc đưa tin này trùng với khoảng thời gian diễn ra cuộc Hải chiến Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh Biên giới phía Bắc - PV.

chien_tranh_bien_gioi_1.JPG

 

Tờ Quân giải phóng Trung Quốc bản điện tử (chinamil.com.cn) cũng đưa tin giật tít gây sốc. Ảnh chụp màn hình bài báo, ảnh nhân vật Vương Kiến Xuyên.

 

Lịch sử không thể thay đổi, không thể lãng quên, nhưng lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã đều thống nhất "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" vì lợi ích của nhân dân cả 2 nước thì việc lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là người đứng đầu không nên đưa ra những nhận xét, bình luận nào liên quan, nhất là lại đi vinh danh kẻ chết trong cuộc chiến phi nghĩa này, bởi cuộc chiến là nỗi đau và mất mát của người dân cả 2 nước.

Một số tờ báo lớn của Trung Quốc khi đưa tin lại cố tình khai thác vào một nội dung nhỏ trong chuyến thị sát của ông Tập Cận Bình và dùng nó để giật tít. Chưa biết điều này nhằm mục đích giật gân câu khách hay còn ám chỉ một thông điệp nào đó đằng sau, nhưng suy cho cùng việc đưa tin như vậy gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước láng giềng, làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc đã từng có người thân thiệt mạng trong cuộc chiến phi nghĩa do Bắc Kinh gây ra

- PV.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nền kinh tế “lảo đảo” của Nga cần thuốc gì?

Dantri.com.vn

Chủ Nhật, 25/01/2015 - 15:17

 

 

Cùng lúc đối mặt với nhiều vấn đề, Nga khó có thể nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay...

 

Hai tuần đầu năm nay, khi nước Nga còn đang trong kỳ nghỉ, lạm phát vọt lên ngưỡng hai con số.

Giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, tuột xuống dưới mốc 50 USD/thùng, khiến các chuyên gia kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nga. GDP của nước này được dự báo sẽ giảm 3-5% trong năm nay. Định hạng tín nhiệm của Nga đang đối mặt nguy cơ bị đánh tụt về ngưỡng không khuyến nghị đầu tư, hay còn gọi là ngưỡng “rác” (junk).

 

0-63326-e9575.jpg


Theo The Economist, cách duy nhất để nền kinh tế Nga thoát khỏi tình trạng hiện nay là tái cơ cấu, nhằm khôi phục lại vai trò của thị trường. Và trong lúc Putin đang cân nhắc các lựa chọn, thì nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục trượt dốc - Ảnh: EPA.

 

Tạp chí kinh tế The Economist trong bài bình luận mới đây cho rằng, nền kinh tế Nga sẽ mất một thời gian dài để hồi phục, và đang rất cần đến những cải cách mạnh mẽ.

Tờ báo nhận định, từ sự thiếu vắng của thông tin kinh tế trên truyền thông Nga những ngày này, có thể nói, cuộc khủng hoảng kinh tế đã đến với nước Nga. Cho dù, bức tranh chính thức được vẽ ra hiện nay trên truyền thông Nga được bao phủ bởi cuộc xung đột ở Ukraine (với quan điểm là do Mỹ “đổ dầu vào lửa”), sự suy sụp kinh tế của Ukraine (bị Mỹ phớt lờ), và những thành tựu của Nga trong thể thao, múa ba-lê, và các lĩnh vực khác (khiến nước Mỹ phải ghen tị).

Tuy vậy, người dân Nga vẫn đang bận rộn đổi Rúp sang USD, mua bất cứ thứ gì mà giá cả chưa tăng, và lên kế hoạch cho những tình huống xấu có thể xảy ra.

 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov nói rằng, việc giá dầu giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng sẽ khiến quốc khố của Nga thiệt hại một khoản 3.000 tỷ Rúp, tương đương 45 tỷ USD, tương đương mức thiệt hại 20%. Ngân sách Nga hiện đang được tính toán dựa trên mức dự báo giá dầu 100 USD/thùng. Bộ trưởng Siluanov mới đây tuyên bố có thể cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách trong năm 2015, và có thể, ông sẽ còn phải tính toán cắt giảm thêm.

Cho dù lương hưu của Nga được nâng thêm 5%, lạm phát hai con số đồng nghĩa với việc thu nhập của người Nga sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2010.

Điện Kremlin hy vọng sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay như đã vượt qua cuộc khủng hoảng 2008-2009 khi GDP của Nga giảm 7,5%. Khi đó, Chính phủ Nga đã kích thích nhu cầu trong nước bằng cách tăng chi tiêu công và giải cứu các công ty ngập trong nợ. Nhưng hiện nay, theo The Economist, đó không còn là một lựa chọn.

Dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm xuống trong 4 năm qua, và có thể chỉ đủ dùng cho 1 năm rưỡi nữa. Động thái tăng lãi suất lên 17% vào tháng 12 vừa qua nhằm mục đích bảo vệ đồng Rúp, nhưng chưa hiệu quả. Người Nga đã bắt đầu rút tiền gửi tiết kiệm, như bình luận của bà Natalia Orlova, chuyên gia kinh tế trưởng Alfa Bank.

Đồng Rúp có lẽ đã mất giá mạnh hơn nếu điện Kremlin không yêu cầu các công ty xuất khẩu của Nga bán ra ngoại tệ, đồng thời cảnh báo các doanh nghiệp lớn không được gom mua ngoại tệ. Tuy vậy, cho dù Ngân hàng Trung ương Nga bơm bao nhiêu thanh khoản cho các nhà băng của nước này, thì số tiền đó vẫn sẽ tìm đường tới thị trường ngoại hối để được đổi sang ngoại tệ, gây áp lực mất giá lớn hơn cho đồng Rúp.

Việc bơm thanh khoản, bởi thế, sẽ không kích thích được nhu cầu tiêu dùng nội địa, mà càng làm gia tăng các dòng vốn chạy khỏi Nga. Cách duy nhất để hỗ trợ cho đồng Rúp là hạn chế cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng, nhưng việc này lại gây áp lực lớn cho các ngân hàng.

Có tin, ông German Gref, giám đốc ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Nga Sberbank, đã lên tiếng cảnh báo rằng, một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Nga có thể sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng ngân hàng quy mô lớn.

Cùng lúc đối mặt với sự tháo chạy của các dòng vốn và giá dầu lao dốc, khả năng tiếp cận thị trường vốn suy giảm do lệnh trừng phạt, và các vấn đề về dân số, Nga khó có thể nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay - theo The Economist. Moscow hy vọng sự mất giá của đồng Rúp sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu (giống như sau cuộc khủng hoảng 1998) và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhưng hy vọng này là phi thực tế. Vào năm 1998, Nga còn sản xuất được những mặt hàng cơ bản dựa trên các loại máy móc, thiết bị đã lỗi thời còn sót lại từ thời Liên Xô. Trong khi đó, những thứ mà Nga nhập khẩu ngày nay không thể được thay thế nhanh chóng bằng hàng sản xuất trong nước. Để thay thế được hàng nhập khẩu, Nga cần phải đầu tư, mà vào lúc này, lại không nhà đầu tư nào muốn rủi ro cả.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin và chuyên gia kinh tế Evsey Gurvich lập luận rằng, nền kinh tế Nga không thể khôi phục được bằng các biện pháp tiền tệ hay tài khóa. Ngay cả thể chế yếu kém cũng chỉ là một vấn đề phụ.

Trọng tâm của “cơn đau” kinh tế Nga hiện nay là sự suy yếu của các lực lượng thị trường và cạnh tranh bị hạn chế, khiến kinh tế Nga không còn là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.

Sự mở rộng của khu vực quốc doanh đồng nghĩa với việc nền kinh tế này nằm dưới sự thống lĩnh của các doanh nghiệp quốc doanh hoặc nửa quốc doanh với doanh thu, lợi nhuận không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động, mà phụ thuộc vào các mối quan hệ chính trị.

Tình trạng thiên vị, tham nhũng và thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã đẩy những công ty hoạt động hiệu quả nhất ra khỏi thị trường, củng cố vị trí cho các doanh nghiệp quốc doanh “ăn bám” và được quản lý tồi.

Việc giá dầu giảm chỉ làm lộ ra những lỗ hổng trên trong nền kinh tế Nga, thay vì gây ra chúng.

Theo The Economist, cách duy nhất để nền kinh tế Nga thoát khỏi tình trạng hiện nay là tái cơ cấu, nhằm khôi phục lại vai trò của thị trường. Và trong lúc Putin đang cân nhắc các lựa chọn, thì nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục trượt dốc.

Theo Anh Huy

Vneconomy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ khẳng định tầm quan trọng trong quan hệ với Mỹ

(Vietnam+)

lúc : 25/01/15 17:57

 

ttxvn_An_Do_My.jpg
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Tổng thống Barack Obama (trái) tại cuộc gặp ở New Delhi. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin ngày 25/1 đánh giá chuyến thăm Ấn Độ ba ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama là một “chuyến thăm lịch sử,” đồng thời khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ ngày càng phát triển giữa New Delhi và Washington.

Trả lời phỏng vấn hãng tin ANI, ông Akbaruddin cho biết hai nước cùng chia sẻ mối quan hệ mở rộng. Về luật trách nhiệm hạt nhân dân sự của Ấn Độ (đòi các công ty cung cấp thiết bị hạt nhân phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố hạt nhân tại Ấn Độ), ông Akbaruddin khẳng định hai nước đã đạt được nhiều tiến bộ.

Ông Akbaruddin nói: “Kể từ khi Nhóm tiếp xúc được Tổng thống Obama và Thủ tướng Narendra Modi thành lập (tháng 9/2014) đến nay, hai bên đã đạt được những tiến bộ cơ bản về vấn đề này. Khi hai nhà lãnh đạo hội đàm trong ngày hôm nay, chúng tôi hy vọng về kết quả trong tình trạng 'hai bên cùng có lợi'. Hai bên cũng sẽ thảo luận những thách thức trong khu vực và trên thế giới”./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo cấp cao Việt Nam

Hồng Thủy

26/01/15 07:00

(GDVN) - Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam.

 

ted_osius.jpg

Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bị Thời báo Hoàn Cầu lợi dụng làm cái cớ để công kích chia rẽ dư luận nội bộ Việt Nam, ảnh: Vietnamnet.

 

Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/1 đăng bài bình luận với tiêu đề "Đòn bẩy thương mại có thể ngăn Việt Nam quay sang Mỹ", trong đó đưa ra nhiều bình luận xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo cấp cao Việt Nam và cổ súy cho tham vọng bá quyền, bành trướng lãnh thổ mà Bắc Kinh đang theo đuổi trên Biển Đông, reo rắc những suy diễn, hoài nghi gây bất lợi, chia rẽ nội bộ Việt Nam.

Đầu tiên Thời báo Hoàn Cầu nhắc tới việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tân Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius hôm 7/1, trong đó tờ báo Trung Quốc tuyên truyền rằng: "Ông Osius đã trao đổi (với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) về việc Nhà Trắng sẽ linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)". Thời báo Hoàn Cầu bình luận, đàm phán TPP Việt - Mỹ bắt đầu từ hơn 5 năm trước đây dường như đang bước vào giai đoạn cuối khi Mỹ chấp nhận một số thỏa hiệp với Việt Nam.

Hoàn Cầu tuyên truyền: "Việt Nam hy vọng hiệp ước kinh tế này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình, và quan trọng nhất là giảm đi sự phụ thuộc lâu dài vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đã đẩy Việt Nam đến chỗ phải tìm kiếm 'một người bảo trợ' để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ là lựa chọn tốt nhất của Việt Nam".

Cũng theo bình luận trên Thời báo Hoàn Cầu: "Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Bất chấp 2 nước đã có thời kỳ đối đầu, dịp này cung cấp cho cả hai bên động lực quan trọng để tiến lại gần nhau hơn. Thỏa hiệp của Washington trong các cuộc đàm phán TPP là một món quà cho Việt Nam, nhưng những món quà luôn được đưa ra với cái giá (phải trả)".

Xung quanh cái Hoàn Cầu gọi là "cái giá phải trả", tờ báo suy diễn tiếp: "Lịch sử đã chứng minh hàng triệu lần rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ cuộc mà không có lý do trong các cuộc đàm phán, đặc biệt khi họ đã chiếm được thế thượng phong. Trong trường hợp này sự nhượng bộ của Washington không phải một chiến thuật hỗ trợ lợi ích nhỏ, mà là một chiến lược có thể tác động đến toàn bộ bối cảnh chính trị trong khu vực".

"Năm 2015 cũng sẽ là một năm căng thẳng đối với nền chính trị Việt Nam, đó là một năm để xác định người sẽ trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam", Thời báo Hoàn Cầu bắt đầu reo rắc những bình luận gây bất lợi cho Việt Nam, gây chia rẽ nội bộ Việt Nam: "Đại hội 12 Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2016 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể trở thành Tổng bí thư". Nguy hiểm hơn, Thời báo Hoàn Cầu kích động chia rẽ khi xuyên tạc rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "đại diện cho phe thân Mỹ"?!

 

nguyen_tan_dung.jpg

Việc Thời báo Hoàn Cầu công kích bôi nhọ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhằm âm mưu đen tối chia rẽ nội bộ Việt Nam để dễ bề thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ. Tờ báo này có lẽ đã "giật thót" khi nghe khẳng định của Thủ tướng: Quyết không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó, và Hoàn Cầu tìm cách bôi nhọ. Ảnh: Bloomberg.

 

Trong khi lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ra sức tuyên truyền rằng họ không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác thì Thời báo Hoàn Cầu, một phiên bản của Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam là một động thái hiếm thấy trong những năm qua. Chưa thấy Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam chỗ nào như Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền, nhưng tờ báo này "thả bom gây rối dư luận" nội bộ Việt Nam để phục vụ mưu đồ đen tối đã rõ như ban ngày - PV.

Hoàn Cầu xuyên tạc tiếp: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nếu trở thành Tổng bí thư khóa tới có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại của Việt Nam, chào đón sự tham gia sâu hơn của Mỹ vào Việt Nam. Washington đã nhận ra 'tiềm năng' của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại hội 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông lên nắm quyền lực tối cao, Mỹ có ý định ca ngợi kết quả của các cuộc đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

"Trong trường hợp này Washington đang nỗ lực dùng thủ đoạn 'cách mạng màu' cũ mèm của mình để thu hút Việt Nam như 'con tốt Philippines' để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy 2015 sẽ là một năm quan trọng trong cuộc chơi 3 bên Trung Quốc - Mỹ - Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục lại quan hệ vào cuối năm 2014 sau một năm dài căng thẳng (do những hành động khiêu khích, xâm phạm vùng biển Việt Nam mà Trung Quốc hung hăng thực hiện, bất chấp luật pháp quốc tế - PV)."

Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lâu nay khẳng định trước sau như một, Việt Nam không liên kết nước này chống nước kia, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa và Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Việt Nam quyết không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông, kiểu như "nhà anh là nhà tôi".

Phát biểu của Thủ tướng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và hướng ứng nhiệt liệt của dư luận trong và ngoài nước. Phải chăng động đến tham vọng bành trướng lãnh thổ khó nuốt trôi, Thời báo Hoàn Cầu mới tìm cách công kích, chia rẽ nội bộ người Việt trước thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của đất nước?

Hơn nữa một cơ quan truyền thông chính thống, tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc lại mỉa mai nước láng giềng là "con tốt" của Mỹ liệu có phải cái tát tờ báo này nhằm vào chính những tuyên bố thiện chí lãnh đạo cấp cao của họ vẫn nói rằng Bắc Kinh tôn trọng láng giềng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác? Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, nói trắng dã tâm bành trướng Biển Đông bằng mọi giá: "Nỗ lực của Washington đối với Việt Nam sẽ phá vỡ các khuôn khổ an ninh khu vực dễ bị tổn thương, gây nguy hiểm đến tính toàn vẹn với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".

dinh_la_thang.jpg

Trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng trở thành mục tiêu công kích của Thời báo Hoàn Cầu.

Nói cho đúng hơn, Thời báo Hoàn Cầu lo sợ tham vọng độc chiếm Biển Đông sẽ khó thành khi nó không chỉ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước láng giềng trong đó có Việt Nam, mà còn muốn hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực. Tham vọng khó đạt, Thời báo Hoàn Cầu quay sang la làng rằng Mỹ đang lôi kéo các nước khác "kiềm chế" Trung Quốc? Hợp tác bình thường giữa Việt Nam và Mỹ không nhằm vào một bên thứ 3, và đương nhiên chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam thì người Việt phải bảo vệ đến cùng, dù đối thủ có hung hãn tới đâu đi nữa - PV.

Thời báo Hoàn Cầu lên giọng dọa dẫm: "Những gì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nước láng giềng phương Nam (Việt Nam) có lẽ sẽ là một tình huống còn căng thẳng, mãnh liệt hơn những gì đã trải qua trong năm 2014"?! Nhưng rồi tờ báo xúi giục Trung Nam Hải: "Không giống như Mỹ trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, Trung Quốc có thể sử dụng kinh tế, chấp nhận giúp ích Việt Nam nhiều hơn trong mối quan hệ song phương tích cực". Nếu "dụ dỗ" không xong, Thời báo Hoàn Cầu xúi Trung Nam Hải "có biện pháp trừng phạt nếu Việt Nam liên kết với Mỹ chống Trung Quốc"?!

Tờ báo này tuyên truyền: "Để ngăn chặn Việt Nam tiếp tục ngả về phía Hoa Kỳ, Bắc Kinh cần phải có lập trường 'mềm hơn một chút' về một số vấn đề để giảm bớt tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nếu không tình trạng căng thẳng sẽ ngày một gia tăng, tỉ lệ cược Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ sẽ tăng lên rất nhiều. Trung Quốc nên phát huy đầy đủ lợi thế truyền thống như một đối tác lớn của Việt Nam, sử dụng các biện pháp kinh tế khác nhau, đặc biệt là đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Trung Quốc cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy kết nối giữa hai quốc gia".

thoi_bao_hoan_cau.JPG

Ảnh chụp màn hình bài báo tuyên truyền xuyên tạc, kích động chia rẽ nội bộ Việt Nam trên Thời báo Hoàn Cầu.

 

Hoàn Cầu kết luận: "Lợi ích thực sự sẽ làm cho Việt Nam 'tỉnh táo trở lại', đủ để cân nhắc những ưu và nhược điểm khi cân nhắc các quyết định có liên quan đến Trung Quốc và Mỹ"?! Vậy cũng xin nhắc lại rằng, Việt Nam muốn làm bạn với nhân dân yêu chuộng hòa bình của các quốc gia trên thế giới, nhưng "không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông".

Cũng chính Thời báo Hoàn Cầu mới đây đã từng lên giọng vu cáo Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông đã cảnh cáo thẳng mặt Tổng thầu Trung Quốc làm ăn lem nhem, gây tai nạn và nguy hiểm cho người dân Việt Nam, coi thường luật pháp nước sở tại. Những nhà thầu và dự án như vậy từ Trung Quốc thì không quốc gia nào chấp nhận được chứ chẳng riêng gì Việt Nam. Nếu Thời báo Hoàn Cầu nghĩ rằng có thể dùng nguồn vốn, nhà thầu như vậy để thao túng Việt Nam thì tờ báo này đã nhầm - PV.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suất cơm tù của Bạc Hy Lai trị giá 32 USD mỗi ngày

Thứ hai, 26/01/2015, 12:01 (GMT+7)

 

(Quốc tế) - Suất ăn 32 USD mỗi ngày của Bạc Hy Lai cho thấy hai khả năng, một là chế độ ăn uống sinh hoạt của tù nhân Tần Thành đã được cải thiện hơn trước, hai là …

 

bac_hy_lai.jpg

Ông Bạc Hy Lai trước tòa.

 

Đa Chiều ngày 25/1 đưa tin, truyền thông Hồng Kông gần đây tiết lộ rằng đãi ngộ đối với cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai trong nhà tù Tần Thành, Bắc Kinh là khá cao. Tiền ăn mỗi ngày cho ông là 200 nhân dân tệ, tương đương khoảng 32 USD. Ngoài cơm nước được ưu đãi, Bạc Hy Lai còn được gặp thân nhân mỗi tháng một lần. Nhà tù Tần Thành trang bị cho ông Lai 1 chiếc điện thoại di động để ông có thể liên lạc được với người thân.

Thực đơn cơm tù của Bạc Hy Lai hai bữa chính trưa và chiều đều có 2 món xào 1 món canh, nhân viên nhà tù Tần Thành đối xử với ông cựu ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc cũng khá “tình người”, nguồn tin thân cận với nhà tù Tần Thành tiết lộ. Tuy nhiên điện thoại ông Lai chỉ được gọi cho gia đình mỗi tháng 4 đến 5 lần, những lúc không gọi thì nhà tù sẽ giữ.

Tháng 11/2013 Lý Vọng Tri, con trai trưởng của Bạc Hy Lai sau khi đi thăm cha trong tù về đã tiết lộ, tình trạng sức khỏe của cha mình khá tốt. Cựu Bí thư Trùng Khánh khi đó vừa được chuyển sang một phòng mới, đãi ngộ cũng không tồi, có nhân viên y tế theo dõi sức khỏe, gia đình có thể gọi điện và thăm nom.

Chiều 1/1 vừa qua Lý Vọng Tri lại tiết lộ tiếp trên tài khoản mạng xã hội weibo của cá nhân mình rằng, anh cảm ơn sự quan tâm của mọi người đối với ông Bạc Hy Lai, sức khỏe ông vẫn tốt, có bệnh sẽ được điều trị. Con trai thứ 2 của Bạc Hy Lai với người vợ thứ, Bạc Qua Qua thì không mấy khi nhắc đến cha mẹ mình kể từ khi họ vào tù. Người ta vẫn bắt gặp Bạc Qua Qua đi siêu thị sắm hàng hiệu khi đang theo học tiếp tại Hoa Kỳ.

Đa Chiều cho biết, ông Tập Cận Bình khi hồi tưởng lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa, cha ông Tập Trọng Huân bị lật đổ khiến ông trở thành “học sinh đen”. Năm 1969 Tập Cận bình khi ấy 16 tuổi đã bắt xe lửa đi Diên An, Thiểm Bắc bắt đầu cuộc sống gian khổ suốt 7 năm. Nhớ lại thời kỳ này, Tập Cận Bình nói rằng cửa ải đầu tiên phải trải qua là cái đói. Không những lao động mệt nhọc, mà suốt cả mấy tháng trời ông không được miếng thịt nào, người gầy rạc đi.

Trước khi vào nhà lao Tần Thành, Bạc Hy Lai là ủy viện Bộ chính trị quyền quý thì sau khi vào nhà tù này, chế độ cơm nước đãi ngộ của ông cũng khác hẳn với các tù nhân khác ở Tần Thành. Đa Chiều dẫn lời Vương Đan, một cựu tù Tần Thành và là tác giả cuốn sách “Đệ nhất địa ngục trần gian” sau 19 tháng ngồi tù ở đây cho biết, cảm giác khi phải ngồi tù ở Tần Thành cực kỳ u ám và trầm uất.

Theo Vương Đan, chế độ ăn uống của tù nhân ở Tần Thành rất khổ, cả ngày chỉ có bánh bao ngô, rau xanh và thịt đều không có, thậm chí dầu mỡ cũng không. Vì vậy theo Đa Chiều, suất ăn 32 USD mỗi ngày của Bạc Hy Lai cho thấy hai khả năng, một là chế độ ăn uống sinh hoạt của tù nhân Tần Thành đã được cải thiện hơn trước, hai là các tù nhân “đẳng cấp” khác nhau thì đãi ngộ khác nhau.

(Theo Giáo Dục)

=======================

Ơ sao tù mà sướng thía nhể?

Share this post


Link to post
Share on other sites