Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Mỹ vạch ra nhược điểm của quân đội Trung Quốc
25/02/2015 09:00

 

Báo cáo mới của Mỹ đã vạch ra những nhược điểm của quân đội Trung Quốc, từ nhân tố con người, thiết bị và vũ khí đến cấu trúc chỉ huy.

 

linh_lmds.jpg?width=500
Các binh sĩ Trung Quốc tập trận tại một căn cứ quân sự ở tỉnh Cát Lâm tháng 1.2015 - Ảnh: Reuters
 
Rõ ràng trong thời gian qua giới lãnh đạo Lầu Năm Góc không hề dễ chịu khi liên tục đối mặt với những tin tức dồn dập từ truyền thông chính thống lẫn mạng xã hội của Trung Quốc về các chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-31, tên lửa diệt tàu sân bay và các vũ khí chống vệ tinh của thế lực đang trỗi dậy tại tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, báo cáo mới của Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung (USCC) đã chỉ rõ các “gót chân Achilles” của quân đội Trung Quốc, bao gồm không ít cơ hội mà quân đội Mỹ có thể khai thác để giành lợi thế khi tham chiến.
 
Hai nhược điểm chết người
   
Chuyên gia Trung Quốc phản ứng
Để rút ra kết luận trên, báo cáo đã tham khảo và phân tích hơn 300 bài viết trên các ấn phẩm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như nhiều sách báo và các cuộc nghiên cứu khác. Tuy nhiên, các đánh giá của báo cáo không được những chuyên gia quân sự Trung Quốc tán đồng.
Phản ứng trong một bài viết đăng trên trang China Military Online và được website Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng lại, đại tá Trương Quân Xã thuộc Viện Nghiên cứu quân sự hải quân Trung Quốc đã tố cáo báo cáo của USCC mang động cơ chính trị.
Theo ông Trương, Mỹ phóng đại các năng lực của Trung Quốc mỗi khi cần nêu bật nước này như một mối đe dọa quân sự. Và khi cần trấn an các đồng minh và đối tác cũng như biểu dương sức mạnh, Washington lại dè bỉu những lợi thế quân sự của Bắc Kinh.

 

 

 

Báo cáo của USCC có tựa đề “Cuộc lột xác nửa vời về quân sự của Trung Quốc: Đánh giá những nhược điểm của Quân giải phóng nhân dân (PLA)”. Theo trang uscc.gov, đây là kết quả của dự án do USCC tài trợ và được Trung tâm chính sách quốc phòng và an ninh quốc tế thuộc Đơn vị nghiên cứu an ninh quốc gia Rand thực hiện. Cuộc phân tích nhắm vào 2 thiếu sót có tính then chốt: tổ chức và khả năng chiến đấu. Về mặt tổ chức, PLA đối mặt với những điểm yếu liên quan đến các cấu trúc chỉ huy lỗi thời, chất lượng nguồn nhân lực, sự chuyên nghiệp và tình trạng tham nhũng sâu rộng. Trong khi đó, các nhược điểm về tác chiến bao gồm điều phối hậu cần, thiếu năng lực xây dựng cầu hàng không chiến lược, số lượng hạn chế các máy bay có thể điều động trong các sứ mệnh đặc biệt, yếu kém trong mảng phòng không và chống tàu ngầm.

“Dù năng lực của PLA đã được cải thiện đáng kể, quân đội Trung Quốc vẫn có những nhược điểm có thể trả giá bằng thất bại trong một số nhiệm vụ mà lãnh đạo Trung Quốc có thể yêu cầu triển khai, chẳng hạn các tình huống khẩn cấp về vấn đề Đài Loan, các sứ mệnh giành biển đảo, bảo vệ tuyến liên lạc trên biển và một vài chiến dịch quân sự ngoài phạm vi chiến tranh”, theo Defense News dẫn báo cáo của USCC.
 
Thiếu đồng bộ
Báo cáo của USCC cũng minh họa nhiều ví dụ cho thấy nhược điểm trong PLA. Có thể kể đến cách xử lý lộn xộn do bất đồng giữa chính quyền và PLA trong vụ máy bay nước này đâm trúng máy bay trinh sát P-3C của Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam năm 2001; phản ứng lúc dịch bệnh SARS bùng nổ năm 2003; sự cố tàu ngầm Trung Quốc chạy sát tàu sân bay USS Kitty Hawk hồi năm 2006; thử vũ khí diệt vệ tinh năm 2007; xử lý kém các chiến dịch cứu trợ nhân đạo khi Tứ Xuyên bị động đất mạnh năm 2008. Cụ thể, trong nỗ lực hỗ trợ dân gặp nạn ở tỉnh Tứ Xuyên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo gặp nhiều khó khăn khi điều động sự hỗ trợ toàn lực từ PLA. Theo tin tức do USCC nhận được, PLA từ chối nhập chung sở chỉ huy cứu nạn với Quốc vụ viện. Và các tướng lĩnh chỉ huy của quân đội Trung Quốc trong một thập niên qua liên tục bị bắt vì tội tham nhũng, gần đây nhất là cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu. Ngoài ra, nguồn tân binh đầu vào không đủ cứng cáp để chịu đựng kỷ luật thép trong môi trường quân đội, do chính sách một con khiến cha mẹ nuông chiều con cái hơn bình thường. Theo thống kê, 70 - 80% số binh sĩ đầu quân xuất thân từ gia đình một con.
Theo các chuyên gia Mỹ, mô hình tổ chức 7 quân khu của PLA không phản ánh được những yêu cầu trong tương lai của quân đội, nhất là trong những điều kiện tác chiến công nghệ cao. Báo cáo cũng đề cập đến một thực tế là PLA chỉ được trang bị một số lượng giới hạn thiết bị mới để phục vụ công tác huấn luyện và gặp khó khăn khi tích hợp các thiết bị mới với cũ. Chẳng hạn, vào năm 2014, đội xe tăng chiến đấu chủ lực của PLA đa số là thiết giáp đời thứ nhất và thứ hai, trong khi thế giới chuẩn bị đón xe tăng thế hệ thứ 5. Hải quân Trung Quốc cũng thiếu các năng lực chiến đấu đối hạm, nhiều khả năng do quân đội phải tập trung vào chiến lược chống tiếp cận thay vì các sứ mệnh viễn chinh.
Báo cáo đã đề xuất những phương án đáp trả mà Mỹ có thể áp dụng. Trong đó, có thể cố ý tiết lộ các dự án phát triển và thử nghiệm những năng lực mới được thiết kế để “khai thác những nhược điểm cụ thể của PLA, công bố chi tiết về những khái niệm chiến thuật mới để những nước liên quan lợi dụng những lỗ hổng của quân đội Trung Quốc, hoặc quảng bá các cuộc huấn luyện và tập trận nhằm thể hiện năng lực đánh vào điểm yếu của PLA”.

Thụy Miên

===================

Dù PLA có mạnh hơn hẳn bài viết này, hoặc tệ hơn thế - tùy theo góc nhìn - thì nó cũng không phải nguyên nhân Hoa Kỳ tránh đối đầu với Trung Quốc. Trung Quốc càng hung hăng cho lắm, càng sai lầm nghiêm trọng. "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Có điều không phải năm nay. Nhưng cũng không quá lâu để chứng nghiệm điều này. Trừ trường hợp lão bị đột tử do ngộ độc thức ăn, hay đụng xe thì cuộc đời lão sẽ được chứng nghiệm lời tiên tri. Chắc chắn sẽ xảy ra.

"Khôn sống, mống chết", các cụ nhà ta nói rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo cáo đáng chú ý về tình hình địa chính trị Á, Âu của Stratfor, Mỹ

Lê Cường

25/02/15 14:53

(GDVN) - Báo cáo của Stratfor cho rằng TQ bước vào thời bành trướng cực độ, tan rã sẽ không chỉ xảy ra đối với nước Nga mà còn đối với cả Châu Âu.

Truyền thông Nga đưa tin cho biết, Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor trụ sở tại thành phố Austin, bang Texas, Mỹ gần đây đã công bố một báo cáo rất đáng chú ý mang tên "Dự báo thập kỷ" trong đó cho rằng, liên minh châu Âu (EU) sẽ tan rã trong khi đó Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để duy trì vị trí độc tôn của Chủ nghĩa Cộng Sản còn nước Nga có thể sẽ phải sẽ phải đối mặt với nguy cơ phân tách lãnh thổ.

 

1.jpg

Báo Russia Today của Nga cho rằng nội dung của báo cáo "Dự báo thập kỷ" cũng đã từng được đề cập trong một số dự đoán cách đây nhiều năm.

 

Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor được xem là cơ quan mang tư tưởng của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) bởi các lãnh đạo cấp cao của tổ chức này đều là những quan chức tình báo Mỹ đã về hưu hoặc thôi công tác.

Một chương trong bản báo cáo "Dự báo thập kỷ" có đề cập trực tiếp đến nước Nga đã dự báo rằng “có thể Liên bang Nga sẽ không thể duy trì được hiện trạng lãnh thổ như hiện tại”.

Báo cáo của trung tâm dự báo chiến lược Mỹ nói rằng sự thất bại của Nga trong việc chuyển đổi thu nhập từ việc bán năng lượng sang  hình thái kinh tế tự cung ứng sẽ dần dần đưa nước Nga quay lại trải nghiệm của thời kỳ Liên Xô trong những năm 80 và nước Nga của những năm 1990.

Bên cạnh đó, nước Nga cũng phải đối mặt với hiện tượng suy giảm nhân chủng và đây cũng là một trong những mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng với Liên bang Nga.

Tuy nhiên, báo chí Nga cũng nhân dịp này nhắc lại một số dự đoán dần đây của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor - George Friedman khi ông nói rằng Nga có khả năng chống trả lại các đòn trừng phạt do Mỹ dẫn dắt cũng như hiện tượng sụt giá của đồng ruble đi kèm với hiện tượng giá dầu tụt dốc gần đây.

George Friedman từng đánh giá rằng Nga có khả năng chịu đựng nhiều thứ mà với các quốc gia khác nếu gặp phải chỉ có đường tan nát. CEO của Stratfor nhắc nhở rằng nước Nga có sức mạnh quân sự và chính trị có thể tạo ảnh hưởng không nhỏ ở châu Âu.

 

2.jpg

Phần đánh giá về Nga dự báo rằng việc mất mát về lãnh thổ của Liên bang Nga có thể sẽ không giới hạn ở khu vực giáp châu Âu mà còn ở các khu vực khác.

 

Báo cáo của Stratfor cho biết phần lãnh thổ Bắc Caucasus có thể sẽ “biến mất” trong khi các khu vực gần lãnh hải ở Viễn Đông sẽ phụ thuộc nhiều hơn, rất có khả năng sẽ bị các nước gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ thôn tính.

Thêm vào đó, vùng đất Karelia nhiều khả năng sẽ gia nhập vào lãnh thổ Phần Lan.

Các chuyên gia phân tích của Stratfor vốn phần lớn có xuất sứ từ CIA cảnh báo rằng hiện nay khuynh hướng (bị nghi ngờ) sử dụng “cảnh sát mật” để giải quyết các vấn đề của chính quyền Nga sẽ không mang lại hiệu quả và Cơ quan an ninh liên bang của Nga sẽ khó có khả năng giải cứu đất nước.

Báp Russia Today của Nga cho biết, dự báo của Stratfor nói rằng sự sụp đổ của Nga sẽ là một cuộc thử nghiệm quy mô lớn đối với nước Mỹ đồng thời kết luận rằng “Washington là thế lực duy nhất có thể giải quyết vấn đề.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu Mỹ cũng “để khoảng cách” đối với những biến cố có thể xảy ra trong đó có việc vài tên lửa hạt nhân cũng có thể được bắn đi trong quá trình này.

Giới phân tích Mỹ cho rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách khống chế các lực lượng hạt nhân của Nga, can thiệp quân sự để giải quyết vấn đề hoặc hỗ trợ cho một chính quyền khác mọc lên. Báo cáo của Stratfor cho rằng quá trình này có thể diễn ra trong thập kỷ tiếp theo.

 

“EU sẽ tan ra”

Báo cáo của Stratfor cũng cho rằng tình cảnh tan rã sẽ không chỉ xảy ra đối với nước Nga mà còn đối với cả khu vực liên minh Châu Âu.

Các nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ tin rằng các mối quan hệ trong nội bộ các quốc gia châu Âu cũng trở nên càng ngày càng khó đoán và bất ổn định. Nguyên nhân của tình trạng này xuát phát từ khuynh hướng chính trị đang chuyển dần từ giải pháp đa quốc gia sang kiểu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Stratfor cho rằng hiện nay không có bất cứ chính sách nào phù hợp với toàn bộ các quốc gia châu Âu, đồng thời giải thích rằng châu Âu đã lâm vào cảnh chia cắt thành ít nhất 2 phần với mâu thuẫn lợi ích trái ngược nhau.

“Ở một khía cạnh nào đó EU có thể tồn tại nhưng quan hệ giữa các thành viên của khối này đang ở tình trạng gán ghép. Quan hệ đa phương đã không còn được như trước và đang bị giới hạn rất lớn”.

 

“Trung Quốc sẽ trở nên độc đoán”

 

chinamilitaryParade.jpg

Quân đội TQ (ảnh minh họa)

 

“Không giống như Nhật Bản và các “con hổ châu Á” khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc đã hoàn thành chu kỳ phát triển cao, quốc gia có thu nhập lương bình quân thấp này đã bước vào một giai đoạn mới” - Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor nhận định.

Giới chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor cho rằng giai đoạn này Trung Quốc sẽ mang màu sắc của thời kỳ “bành trướng đỉnh điểm” hoặc suy thoái cấp độ lớn.

Stratfor cho rằng Trung Quốc vẫn đang theo đuổi trên “con đường lai ghép” giữa tập trung hóa quyền lực chính trị - kinh tế và đảm bảo khả năng kiểm soát của Đảng Cộng Sản TQ đối với lực lượng quân đội cũng như củng cố các ngành công nghiệp còn nhiều yếu kém của mình.

Ngoài châu Âu, châu Á, Báo cáo "Dự báo thập kỷ" Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor cũng đề cập đến một số dự báo cũng như nhưng khả năng phát sinh xung đột ở các quốc gia trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

======================

Dự báo này - theo nhận xét của Lão Gàn thì cũng có trường hợp đúng, như vấn đề EU. Nhưng về Nga và Tàu thì thua xa dự báo của các cao thủ thuộc TTNC Văn hóa cổ Đông phương, trong buổi họp tổng kết cuối năm ở Đồng Kỵ. Nhưng thôi! "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ".

Share this post


Link to post
Share on other sites
Công nhận các bạn TQ nhiều tiền thật, đúng là đất nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng mà làm vậy lợi ít, hại nhiều các bạn ợ.
 
Hối mại quyền thế:
Trung Quốc dùng tiền mua giới chính trị Anh
 
(Quốc tế) - Ngay tại thời điểm các đảng phái chính trị ở Anh bắt đầu chạy nước rút cho cuộc vận động tranh cử vào Quốc hội thì lại nổ ra vụ bê bối hối mại quyền thế của các nghị sĩ nổi tiếng, Jack Straw và Malcolm Rifkind, khiến chính trường chao đảo và khiến không ít dân chúng suy nghĩ lại về vai trò của chính trị và các nghị sĩ Quốc hội trong cuộc sống hàng ngày của mình.

 

malcolm-rifkind-250215.jpg

Ông Malcolm Rifkind từ chức Ủy ban an ninh và tình báo của Quốc hội sau vụ bê bối “cash for access” Reuters / Stefan Wermuth

 

Hai chính trị gia đã nhanh chóng tuyên bố rút lui khỏi chính trường để tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng mình trong cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng Năm tới đây, nhưng dư âm sẽ còn kéo dài trên trường quốc tế vì mức độ nhạy cảm của vụ việc.

Mọi chuyện bắt đầu từ một phóng sự điều tra của tờ báo Daily Telegraph cùng thực hiện với kênh truyền hình Channel 4 và phát trong chương trình Dispatches nổi tiếng chuyên phanh phui các góc khuất của quyền lực trên thế giới. Họ cài phóng viên vào tiếp cận hai chính trị gia gạo cội là ông Jack Straw của đảng Lao Động và Sir Malcolm Rifkind của đảng Bảo Thủ. Hai ông đã làm chính trị từ rất lâu, và đều từng giữ chức Bộ trưởng khi chính phủ của họ cầm quyền.

Trong đoạn phim quay lén trong phòng làm việc của hai ông trong Quốc hội, thì hai vị này đã hứa hẹn sẽ giúp đối tác gặp những mối quan hệ cần thiết, đổi lại bằng những khoản tiền lớn. Vụ việc này làm chấn động dư luận Anh trước hết là vì đã động vào nỗi lo thường trực của mỗi cử tri về việc quyền lực của Quốc hội và chính phủ Anh bị lợi dụng.

Trong trường hợp của ông Rifkind, đối tác là một công ty của Trung Quốc, còn ông đang phụ trách Ủy ban an ninh và tình báo của Quốc hội. Vậy mà ông hùng hồn tuyên bố sẵn sàng tạo điều kiện cho đối tác muốn gặp ai thì gặp, và khéo léo nói về chuyện công xá.

Tờ báo Daily Telegraph trình bày đơn chào hàng của ông rằng, với số tiền 5.000 bảng Anh một ngày, công ty Trung Quốc nọ có thể gặp tất cả những nhân vật quan trọng đang nắm giữ hệ thống an ninh hạt nhân trên thế giới, vì ông từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và ngoài vị trí hiện nay làm Chủ tịch Ủy ban an ninh Quốc hội, ông còn là thành viên của các tổ chức quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Hội đồng chuyên trách các nghị trình toàn cầu, chuyên trách về hạt nhân.

Ban đầu thì ông Rifkind còn đòi điều tra phóng sự của báo, nhưng đảng Bảo Thủ đã tạm ngưng tư cách đảng viên của ông để điều tra, và Quốc hội tạo sức ép khiến ông từ chức Chủ tịch Ủy ban an ninh, và tuyên bố sẽ không ra tranh cử trở lại. Sự nghiệp chính trị kéo dài 41 năm nhanh chóng sụp đổ chỉ trong vòng 48 giờ đồng hồ. Trước đó, cựu Ngoại trưởng Jack Straw đã lên truyền hình tuyên bố rút lui khỏi chính trường để khỏi làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng Lao Động.

 

Vai trò của truyền thông Anh

Truyền thông Anh không chỉ đơn giản là thanh toán hai cá nhân chính trị gia nào đó. Những góc cạnh mà báo chính và truyền hình Anh khai thác xung quanh vụ bê bối này trong hai ngày qua còn khiến người ta phải suy nghĩ về thể chế chính trị và thế giới của các chính trị gia ở nước Anh.

Phóng sự của Channel 4 chạy đoạn video có ông Malcolm Rifkind giải thích rằng mình làm việc không có lương, và phải cân bằng thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau để ổn định cuộc sống như một người chuyên làm hợp đồng cho nhiều đối tác khác nhau.

Còn ông Jack Straw khi lên đài truyền hình BBC trả lời phỏng vấn trực tiếp thì tiết lộ rằng nhiều chính trị gia mà ông biết, đặc biệt là trong Thượng viện, coi đây như là công việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập đại khái kiểu như là cho vui mà thôi, còn nguồn thu nhập chính nằm ở nơi khác.

Theo tính toán của đài truyền hình Sky News, lương trong Quốc hội của ông Rifkind là 67.000 bảng, phụ thu cho chức Chủ tịch uỦy ban an ninh và tình báo là thêm 14.000 nữa. Trong khi đó thu nhập của ông từ các khoản khác có thể lên đến 270.000 bảng/năm, tức là chân ngoài dài hơn rất nhiều so với chân trong, và còn cao hơn lương của Thủ tướng, vào khoảng 160.000 bảng một năm.

Lãnh đạo đảng Lao Động là Ed Miliband đề nghị Thủ tướng Anh ra công lệnh ngăn các nghị sĩ kiếm tiền ở bên ngoài Quốc hội, thu nhập bên ngoài không được vượt quá 10-15% lương Quốc hội. Có vẻ như chính trường nước Anh dần biến chuyển từ một không gian hoạt động dân chủ của những người giàu có không phải lo cơm áo gạo tiền, sang thành nơi kiếm tiền của những ai muốn hành nghề chính trị.

Điều đó khiến người dân đặt câu hỏi và lo ngại liệu các nghị sĩ Quốc hội có còn lo lắng để đại diện cho dân chúng ở vùng đã bỏ phiếu cho họ hay không, hay dành nhiều thời gian cho những ai trả tiền để họ làm những việc khác. Tuy nhiên, có thể thấy rõ là quyền tự do báo chí đã đánh một cú đo ván (knock-out) vào tư duy lợi ích nhóm, không cho phép chính trị gia ở Anh dùng quyền lực để kiếm lợi cho cá nhân hay một nhóm lợi ích nào đó.

 

Anh dứt khoát giải quyết nhanh chóng vụ bê bối

Nhìn từ góc độ quốc tế, vụ xì-căng-đan này còn khiến người ta suy nghĩ thêm về vai trò của nước Anh và giới chính khách ở các nước lớn. Chương trình truyền hình Despatches chuyên làm phóng sự về các vấn đề quốc tế và phóng viên có lần sang tận những vùng chiến sự để tìm hiểu xem tác động chính trị ở Anh có ảnh hưởng như thế nào trên thực địa.

Họ có ngân sách để đầu tư nghiên cứu cơ bản trước khi dựng chương trình, và lần này không phải tình cờ mà họ đưa ra lời đề nghị từ một công ty mà họ nói rõ là của Trung Quốc.

Trong cuộc trao đổi, ông Rifkind còn tiết lộ về mối quan hệ với cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright và nhóm quan hệ bao gồm 22 Ngoại trưởng trên thế giới.

Trong bối cảnh Trung Quốc luôn sẵn sàng dùng tiền để mua quan hệ và đổ tiền vào cả những chương trình chính thức như Viện Khổng Tử lẫn những món quà ngoại giao và mối quan hệ cá nhân, thì phóng sự này chỉ ra một nguy cơ rất lớn cho các nước nhỏ đang có tranh chấp hoặc nguy cơ đối đầu với Trung Quốc, vì sẽ yếu thế trong ngoại giao, khi Trung Quốc có được những mối quan hệ trực tiếp vào các cấp cao nhất trong chính trường Anh, Mỹ và các cường quốc, cả trong đảng cầm quyền lẫn bên phía đối lập.

Đây là câu chuyện sẽ tiếp tục gây tranh cãi khi dư luận nước Anh bắt đầu lắng dịu nhờ các tuyên bố từ chức nhanh chóng của hai nghị sĩ Quốc hội Jack Straw và Malcolm Rifkind.

 

Thiên Lý (Lược dịch)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Công nhận các bạn TQ nhiều tiền thật, đúng là đất nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng mà làm vậy lợi ít, hại nhiều các bạn ợ.
 
Hối mại quyền thế:
Trung Quốc dùng tiền mua giới chính trị Anh
 
(Quốc tế) - Ngay tại thời điểm các đảng phái chính trị ở Anh bắt đầu chạy nước rút cho cuộc vận động tranh cử vào Quốc hội thì lại nổ ra vụ bê bối hối mại quyền thế của các nghị sĩ nổi tiếng, Jack Straw và Malcolm Rifkind, khiến chính trường chao đảo và khiến không ít dân chúng suy nghĩ lại về vai trò của chính trị và các nghị sĩ Quốc hội trong cuộc sống hàng ngày của mình.

 

malcolm-rifkind-250215.jpg

Ông Malcolm Rifkind từ chức Ủy ban an ninh và tình báo của Quốc hội sau vụ bê bối “cash for access” Reuters / Stefan Wermuth

Thiên Lý (Lược dịch)

 

Cái trò này có từ thời Đông Chu Liệt quốc lận. Các quốc gia thời Xuân Thu Chiến quốc dùng tiền để làm thay đổi, hoặc giữ nguyên  chính sách của quốc gia đối tác. Thống kê trong cuốn Đông Chu liệt quốc cũng hơn chục vụ rất ngoạn mục, đủ các chiêu trò hấp dẫn hơn vụ này nhiều.

 

 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ có thể diệt ‘tàu sân bay trên đảo’ của Trung Quốc ở Trường Sa

26/02/2015 12:49
 
 (Tin Nóng) Những đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở các bãi đá chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa có cả đường băng, có tác dụng như tàu sân bay trên cạn, giá rẻ, kiểm soát cả vùng biển, vùng trời Biển Đông 24/24 giờ. Nhưng ‘tàu sân bay’ này lại rất dễ bị tàu ngầm Mỹ phá huỷ trong vài phút, theo trang tin Medium (Mỹ).
 

TAUSANBAY-DAO-2.jpg

Trung Quốc đã ồ ạt cải tạo đất, biến Đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rất lớn, diện tích gần 100.000 m2, có cả đường băng dài 3 km, nhằm biến nơi đây thành "tàu sân bay trên cạn". Trong ảnh là việc xây cất đảo nhân tạo ở Đá Chữ Thập vào cuối năm 2014 - Ảnh: CSIS/Jane’s

 

Trang tin Medium ngày 20.2 cho rằng những đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa nhằm mục đích quân sự, biến chúng thành các tàu sân bay với chi phí điều hành thấp, hoạt động 24/24 giờ suốt 365 ngày/năm.

Các đảo nhân tạo tiền đồn này của Trung Quốc là một phần của "chuỗi sát thủ" gồm mạng lưới các cảm biến giám sát trên các máy bay có người lái và không có người lái (UAV), vệ tinh do thám, tàu chiến và tàu ngầm.

Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh, chuỗi sát thủ này của Trung Quốc có thể xác định vị trí, nhận dạng và theo dõi tàu chiến của đối phương, đặc biệt là những kẻ thù lớn như tàu sân bay, và đánh chìm chúng.

Nhưng các căn cứ trên đảo nhân tạo này, một dạng “tàu sân bay trên cạn, chi phí thấp” của Trung Quốc lại dễ bị tổn thương hơn so với một tàu sân bay luôn di chuyển

Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh, những tiền đồn trên đảo nhỏ như thế này sẽ không có khả năng tồn tại trong hơn vài giờ. Các đảo nhân tạo này có thể hữu ích trong thời bình, và tạm thời nguy hiểm một cách ngắn ngủi trong thời chiến.

Lấy ví dụ với Đá Chữ Thập (Trung Quốc chiếm của Việt Nam). Việc xây dựng căn cứ quân sự rầm rộ nhất của Trung Quốc ở Biển Đông đang diễn ra tại Đá Chữ Thập. Ngoãi bãi đá này, Trung Quốc còn ồ ạt xây cất đảo nhân tạo có sân bay tại các bãi đá khác như Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma (chiếm của Việt Nam ở Trường Sa), đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974).

Đá Chữ Thập trước đây dài khoảng 90 mét, ngang 90 mét, diện tích dường như không đáng kể, nhưng có tính chiến lược vì nằm ở khoảng giữa của Biển Đông. Đá Chữ Thập nằm gần Việt Nam, Philippines và Malaysia hơn là Trung Quốc (cách xa 1.200 km).

Đầu năm 2015, Philippines lên tiếng báo động về việc Trung Quốc mở rộng diện tích Đá Chữ Thập. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s 360 (Mỹ), Trung Quốc đã nạo vét, phun cát tại Đá Chữ Thập  xây thành đảo nhân tạo có chiều ngang 200 - 300 mét, diện tích lên đến 100.000 m2, thành đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Những điều này xảy ra chỉ trong ba tháng ngắn ngủi.

Đáp lại, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc gọi Philippines là “kẻ quấy rối” và nói rằng những nỗ lực của Manila để thúc đẩy trọng tài quốc tế giải quyết các đảo tranh chấp này là "lố bịch". Tân Hoa Xã còn cáo buộc Mỹ xúi giục các đồng minh trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm Đá Chữ Thập của Việt Nam từ năm 1988, và xây dựng một pháo đài nhỏ cho quân lính đồn trú, một bến tàu, sân bay trực thăng và bố trí súng cao xạ trên các lô cốt bê tông.

Năm 2011, quân đội Trung Quốc quyết định biến Đá Chữ Thập thành trụ sở chỉ huy chính ở Trường Sa. Vào thời điểm đó, pháo đài ban đầu đã mở rộng trông như một căn cứ thực sự, thậm chí có cả nhà kính để trồng rau.

Hiện nay, Đá Chữ Thập đã thành đảo nhân tạo, đủ lớn để xây dựng một đường băng dài 3.000 mét hoàn chỉnh, có thể phục vụ việc cất và hạ cánh của hầu hết máy bay thuộc hải quân Trung Quốc.

 

TAUSANBAY-DAO-3.jpg

Một pháo đài của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam, trước khi xây thành đảo nhân tạo. Nơi đây có lô cốt bố trí súng cao xạ - Ảnh: Medium lấy từ mạng Trung Quốc

 

TAUSANBAY-DAO-1.jpg

Trang tin Medium của Mỹ cho rằng chỉ cần vài phút là căn cứ không quân ở Đá Chữ Thập bị tàu ngầm Mỹ huỷ diệt chỉ với 10 tên lửa Tomahawk-D rải ra hơn 1.660 quả bom bi

 

 TAUSANBAY-DAO-5.jpg

Một máy bay không người lái của Trung Quốc nhái kiểu Global Hawk của Mỹ, rất có thể bố trí ở Đá Chữ Thập - Ảnh: Medium lấy từ mạng Trung Quốc

 

Nhưng một căn cứ không quân cần nhiều thứ hơn là chỉ có mỗi đường băng. Hòn đảo nhân tạo này cần có nhà chứa máy bay, cơ sở bảo dưỡng, doanh trại, bồn chứa nhiên liệu và kho đạn. Nghe qua có vẻ như phải cần rất nhiều không gian, nhưng Hải quân Mỹ có những điều đó gói gọn chỉ trong một chiếc tàu sân bay.

Trung Quốc cũng xây thêm một cảng nhân tạo để Đá Chữ Thập có thể đón các tàu chở dầu, tàu tiếp tế và tàu chiến, cùng bến tàu cho xe chiến đấu từ tàu đổ bộ lên đảo.

Trang tin Medium cho rằng Trung Quốc có hai lý do chính cho việc mở rộng các căn cứ trên đảo.

Đầu tiên, Bắc Kinh tuyên bố yêu sách chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, nhưng quân đội Trung Quốc không có các nguồn lực để tuần tra đầy đủ, và những đảo nhân tạo này sẽ giúp cho điều đó.

Các đường băng trên đảo nhân tạo sẽ là nơi xuất phát của các UAV có khả năng giám sát hàng hải. Đá Chữ Thập không thích hợp với một đơn vị đồn trú lớn, và việc sử dụng các UAV sẽ giúp giảm bớt nhu cầu về nhân lực.

Loại UAV Pterodactyl của Trung Quốc nhái kiểu Predator của Mỹ hay loại Tian Yi nhái kiểu Global Hawk của Mỹ có phạm vi theo dõi thường xuyên khu vực mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Nhưng tình hình sẽ hoàn toàn khác trong tình huống có chiến tranh. Các bãi đá Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo là rất nhỏ và ít về số lượng, và không nơi nào có thể sống tự túc được.

Các vấn đề khác với các đảo và đá ngầm là chúng không thể di chuyển, vị trí của chúng là cực kỳ rõ ràng. Biết được tọa độ của một hòn đảo có nghĩa là bạn biết nơi để tìm thấy nó, và nơi để ném bom. Điều này là đặc biệt quan trọng trong thời đại của vũ khí tầm xa có dẫn đường chính xác.

Chẳng hạn tàu ngầm hạt nhân USS Michigan, tàu ngầm lớp Ohio mang 154 tên lửa hành trình của Hải quân Mỹ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, có khả năng phá hủy căn cứ không quân của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập chỉ trong vòng vài phút. Chỉ cần 10 quả tên lửa hành trình Tomahawk-D phóng từ tàu ngầm này sẽ dội xuống đảo 1.660 quả bom bi, phá hủy tất cả máy bay, radar, tháp điều khiển, kho nhiên liệu, cơ sở bảo dưỡng xe và kho đạn.

Trung Quốc có thể có hệ thống phòng không trên đảo này như loại HQ-9 được cho là tương tự tên lửa Patriot của Mỹ. Và với những tên lửa này đơn giản chỉ cần một lực lượng đổ bộ của thủy quân lục chiến Mỹ là có thể đánh chiếm chúng, theo trang tin Medium.

 

TAUSANBAY-DAO-4.jpg

Đá Gaven của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm, cũng trở thành đảo nhân tạo. Ảnh vệ tinh chụp ngày 15.11.2014 - Ảnh: CSIS/Jane’s

 

dao-dw-3.jpg

Đá Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1988 nay trở thành đảo nhân tạo, có cả bãi đáp trực thăng, tháng 1.2015 - Ảnh: CSIS/Jane’s

 

 TAUSANBAY-DAO-6.jpg

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ, chiếc USS Michigan. Trang tin Medium cho rằng chỉ con tàu này phóng 10 quả tên lửa hành trình Tomahawk-D là đủ sức xoá sổ căn cứ không quân của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập - Ảnh: Hải quân Mỹ

 

Điểm mấu chốt là những căn cứ này của Trung Quốc, dù có tầm quan trọng, là quá dễ dàng bị tấn công. Các căn cứ ở đảo này sẽ chỉ dùng được một lần trong cuộc chiến, với tuổi thọ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là tính bằng giờ.

Dĩ nhiên các căn cứ không quân mới của Bắc Kinh là có ích trong thời bình, khi giám sát cả vùng biển Đông và canh chừng các nước láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông. Các căn cứ này cũng có khả năng hữu ích trong một cuộc chiến tranh quan trọng, là nơi có thể đóng góp vào việc đánh chìm một tàu chiến lớn như tàu sân bay của Mỹ.

Vì vậy, các căn cứ nhỏ bé này sẽ thúc đẩy hành động quyết liệt trong tương lai của Trung Quốc tại khu vực.

Anh Sơn

====================

Những đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở các bãi đá chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa có cả đường băng, có tác dụng như tàu sân bay trên cạn, giá rẻ, kiểm soát cả vùng biển, vùng trời Biển Đông 24/24 giờ. Nhưng ‘tàu sân bay’ này lại rất dễ bị tàu ngầm Mỹ phá huỷ trong vài phút, theo trang tin Medium (Mỹ).

 

Bởi vậy, cái này lão Gàn nói rồi: Người Trung Quốc có tư duy quân sự ở thời thế chiến thứ nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh đang coi các nước ven Biển Đông và Hoa Kỳ là "ếch"?!

Hồng Thủy

26/02/15 14:44

(GDVN) - Ném thẳng chú ếch vào nồi nước sôi nó sẽ lập tức nhảy ra theo phản xạ tự nhiên. Nhưng bỏ con ếch vào nổi nước lạnh và đun lên, nó sẽ...chết từ từ.

 

hinh_minh_hoa.jpg

Hình minh họa, nguồn: Internet.

 

Đa Chiều ngày 25/2 bình luận, từ các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) biến đá thành đảo ở Trường Sa (thộc chủ quyền Việt Nam) mà Trung Quốc tiến hành gần đây có thể thấy, Bắc Kinh đang áp dụng thủ đoạn "nước ấm nấu ếch" để tranh thủ thời gian bố trí chiến lược ở Biển Đông, tiến tới thôn tính toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Nước ấm nấu ếch là một câu chuyện ngụ ngôn dân gian Trung Quốc, đại ý nếu ném thẳng chú ếch vào nồi nước sôi nó sẽ lập tức nhảy ra theo phản xạ tự nhiên. Nhưng bỏ con ếch vào nổi nước lạnh và đun lên, nó sẽ...chết từ từ. Trung Nam Hải đang coi các nước ven Biển Đông và Hoa Kỳ như chú ếch?

Đầu năm 2015 mặc dù một số nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đang "làm mềm căng thẳng trên Biển Đông", nhưng vụ xung đột với tàu cá Philippines ngoài bãi cạn Scarborough tháng trước đã cho thấy, Bắc Kinh đã hất cẳng được Manila khỏi bãi cạn này và cắm chân tại đó. Từ cuối năm 2013 trở lại đây Trung Nam Hải không ngừng cải tạo biến đá thành đảo (phi pháp) ở Trường Sa, diện tích ngày càng mở rộng.

 

Biến Xu Bi và Chữ Thập thành 2 gọng kìm hòng thôn tính Trường Sa

Tết Ất Mùi vừa qua, tin tức về hoạt động xây dựng (phi pháp) của Bắc Kinh ở các bãi đá Chữ Thập, Gạc Ma, Xu Bi lại nổi lên tới tấp. Nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động bồi lấp xây đảo trên đá Xu Bi. Tổng cộng Bắc Kinh đã tạo ra 8 "mặt bằng" mới ở Trường Sa.

Xét trên góc độ vị trí địa lý theo Đa Chiều, Xu Bi quả thực không bằng Chữ Thập. Thứ nhất Chữ Thập cách bờ biển Việt Nam và Philippines khá xa nên tương đối an toàn trước hỏa lực từ hai nước. Thứ 2, Chữ Thập nằm chính giữa quần đảo Trường Sa nên khả năng khống chế với các điểm đảo, bãi đá và rặng san hô khác rất cao. Thứ ba, đá Chữ Thập nằm trên mé phía Tây tuyến đường trọng yếu từ Hải Nam qua Hoàng Sa ra Trường Sa mà giới phân tích Trung Quốc gọi là "thủy đạo Hoa Nam".

 

dachuthap.jpeg

Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự nhà nổi kiên cố ở đá Chữ Thập.

 

Những yếu tố này Xu Bi không có được. Tuy nhiên đặt trong bố trí tổng thể (tham vọng độc chiếm) của Trung Quốc ở Biển Đông, đá Xu Bi lại có ý nghĩa quan trọng. Trung Quốc xây sân bay (căn cứ không quân phi pháp) ở Chữ Thập kết hợp với cầu cảng (căn cứ hải quân phi pháp) ở Xu Bi được Trung Nam Hải xem như 2 gọng kìm siết chặt Biển Đông.

Từ thực tiễn Đa Chiều cho rằng, đá Chữ Thập sau cải tạo diện tích tuy lớn và phù hợp với sân bay, nhưng không thể xây cầu cảng lớn. Mé phía Tây bãi đá này có thể mở ra cảng nhỏ, nếu xây cảng lớn tại đây chi phí quá cao. Trong khi đá Xu Bi cách Chữ Thập chừng 200 km, nên phối hợp xây sân bay Chữ Thập với cảng lớn Xu Bi nghiễm nhiên trở thành lựa chọn ưu tiên của Bắc Kinh.

Xu Bi là bãi đá nằm ở Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gần các cụm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ, là điểm duy nhất Trung Quốc đánh chiếm được (bằng vũ lực phi pháp năm 1988) ở khu vực này. Nếu không chiếm được Xu Bi, Trung Quốc đã không có chỗ cắm chân (bất hợp pháp) ở mé Tây Bắc quần đảo. Hoạt động qua lại giữa các điểm Trung Quốc cắm quân (phi pháp) ở Trường Sa sẽ bị cắt đứt.

Việc Trung Quốc cắm quân ở Xu Bi theo Đa Chiều còn là con dao nhọn uy hiếp trực tiếp các đảo Philippines đang chiếm giữ ở Trường Sa, bao gồm bãi Loại Ta Nam, đảo Loại Ta, đảo Thị Tứ và cách Thị Tứ khoảng 60 km là đảo Bến Lạc. Ngoài ra cách Xu Bi hơn 100 km về phía Đông là đảo Bình Nguyên, đảo Công Đo.

Khoảng cách thẳng từ Xu Bi đến Thị Tứ chỉ chưa đầy 29 km nên các thiết bị nghe trộm của Trung Quốc ở Xu Bi có thể theo dõi các hoạt động của Philippines trên đảo này, hòn đảo duy nhất Manila chiếm giữ có sân bay và dân ở. Ngoài ra theo bình luận của Đa Chiều, Xu Bi nằm sát mé phía Tây trục đường từ Hải Nam qua Hoàng Sa đến Trường Sa nên có vai trò trung chuyển quan trọng. Bắc Kinh có thể lấy Xu Bi làm điểm tựa và sử dụng các thủ đoạn chớp nhoáng khống chế các đảo, đá, rặng san hô ở Trường Sa.

Bởi vậy Đa Chiều cho rằng Trung Nam Hải sẽ xây dựng một "cảng tự nhiên lớn" ở Xu Bi mà các tàu thuyền Trung Quốc sẽ neo đậu (bất hợp pháp).

 

Các quốc gia ven Biển Đông và Mỹ cần ngăn chặn kế bẩn "nước ấm nấu ếch"

Xung quanh động thái leo thang bành trướng, xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa, tờ The Post and Courier ngày 26/2 bình luận, Trung Quốc đang tranh thủ Nga - Mỹ bận rộn ở Ukraine để bành trướng nhanh chóng ở châu Á. Hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa đã được nhìn thấy một cách chính xác bởi các chuyên gia quân sự phương Tây.

da_su_bi.JPG

Tàu bơm cát Trung Quốc đang hoạt động gần công sự nhà nổi xây trái phép trên đá Xu Bi, ảnh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ công bố.

Nó được thực hiện và đẩy mạnh kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012. Trong suốt quá trình đó, Bắc Kinh đã bỏ ngoài ta mọi phản đối từ Hoa Kỳ và các quốc gia liên quan trong khu vực. Ngược lại Bắc Kinh cáo buộc (vu cáo, chụp mũ) các nước này "gây mất ổn định".

Học giả Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết, hoạt động tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa đã vạch trần mọi hùng biện gần đây của Bắc Kinh rằng họ đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông. Chính sách của Trung Nam Hải khẳng định sự thống trị về cơ bản không có gì thay đổi.

Trong khi đó sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực đã giảm trong thập niên qua, một học giả người Úc, giáo sư Carl Thayer đã nói với The Post and Courier. Theo ông, đã quá muộn để lực lượng quân sự Hoa Kỳ thực hiện một sự khác biệt trong khu vực. "Mỹ và các đồng minh, đối tác của mình có thể đưa ra các phản đối, yêu cầu Trung Quốc dừng hoạt động và kiềm chế. Bắc Kinh sẽ đơn giản bỏ qua các phản đối này. Nếu Washington sử dụng các tàu chiến hải quân sẽ là một sự leo thang và gây ra những rủi ro", ông Carl Thayer bình luận.

Như vậy nỗ lực của Mỹ trong 70 năm qua với bao tốn kém và đau đớn để gây dựng trật tự và thúc đẩy thương mại dọc theo bờ biển châu Á có nguy cơ bị mất. Và các nước láng giềng với Trung Quốc trong khu vực không phải là các quốc gia duy nhất nên được cảnh báo bởi những hành động khiêu khích của Bắc Kinh.

=========================

Cho hay muôn sự tại trời.

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phanh trần, phải phanh trần.

Cho may ô, mới được phần may ô.

Sưu tầm thơ lẩy Kiều.

Có một câu ngạn ngữ có lẽ cũng phổ biến ở cả nước Tàu là "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên". Người Tàu múa cho lắm rồi cũng trở về cái máng lợn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Trung Quốc:

Mỹ đã đe dọa an ninh của Nga thông qua Ukraine

Nguyễn Hường

28/02/15 07:55

(GDVN) - Một nhà ngoại giao Trung Quốc hôm 27/2 đã "nhắc nhở" các nước phương Tây nên chú ý tới vấn đề an ninh hợp pháp của Nga trong bất ổn Ukraine.

 

Trong một tuyên bố công khai hiếm hoi về cuộc khủng hoảng đã làm hỏng mối quan hệ giữa Nga và phương Tây của Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ Qu Xing cho rằng khủng hoảng Ukraine đang bị "đạo diễn" thành "một bàn cờ lớn" giữa Nga và phương Tây, tình trạng không hề suy giảm kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ như nhận định của chuyên gia chiến lược và địa chính trị người Mỹ Zbigniew Brzezinski.

 

Qu_Xing.jpg

Qu Xing - Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Bỉ.

 

RT dẫn tuyên bố trên Tân Hoa Xã cho biết, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ cho rằng Moscow sẽ tự nhiên cảm thấy bị đe dọa khi có sự can thiệp từ bên ngoài khiến tình hình ở Ukraine đảo lộn.

Đại sứ Xing khuyên các cường quốc phương Tây từ bỏ tâm lý "zero-sum" trong nỗ lực của họ đối phó với Moscow và nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng Ukriane là những mối quan tâm an ninh thực sự của Nga.

Đại sứ Trung Quốc tại Brussels, thành phố đặt trụ sở của NATO sau đó cũng đưa ra cái Tân Hoa Xã cho là "một cái nhìn sâu sắc" về những gì thúc đẩy Mỹ trên trường quốc tế cũng như những gì có thể dẫn đến suy giảm khả năng của nó.

"Mỹ không muốn thấy sự hiện diện của mình tại bất kỳ nơi nào trên thế giới bị suy yếu. Nhưng thực tế nguồn lực của họ rất hạn chế và khó có thể duy trì ảnh hưởng của mình trong tất cả các vấn đề bên ngoài", ông Xing nói.

Ông cho rằng sự tham gia của Mỹ tại Ukraine có thể trở thành một sự phân tán trong chính sách đối ngoại của họ.

Những bình luận trên của Đại sứ Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây gia tăng căng thẳng vì những bất đồng trong cuộc khủng hoảng Ukraine/.

===========================

Nếu xem xét tính cục bộ thì đúng là nước Nga cần một khoảng cách địa lý an toàn với phương Tây. Bởi vậy, nước Nga cảm thấy bất an, nếu NATO vươn tới sát biên giới Nga. Cái này lão Gàn cũng đã nói rồi. Người Tàu lợi dụng điều này để quảng cáo rầm rĩ cho mối nguy NATO với Nga. Nhưng đấy là thứ tư duy của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bây giờ là đầu thế kỷ thứ XXI. Khi mà tên lửa chiến lược của một quốc gia có thể từ trong nước bắn tới thủ đô của nước đối địch, cách nửa vòng trái Đất. Và mạng internet có thể làm người xa nửa vòng trái Đất nói chuyện như ngồi trước mặt thì khái niệm khoảng cách an toàn về địa lý là thứ tư duy cổ điển. Nước Nga có thể gia nhập NATO và ngồi chung xe với Mỹ cũng chẳng ảnh hưởng gì cả - Khi mà về lý thuyết, một người Nga, quốc tịch Mỹ có thể lên làm Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ sụp đổ thì nạn nhân tiếp theo liên quan đến lãnh thổ với Trung Quốc chính là nước Nga.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hawaii trong cuộc so kè Trung - Mỹ
01/03/2015 09:00
 

Chuyên gia và quan chức Mỹ tin rằng Hawaii, lãnh thổ hải ngoại của Washington, có thể trở thành quân bài quan trọng trong sách lược đối phó Mỹ của Bắc Kinh.

 

tau-sb_njyv.jpg?width=500
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ neo tại Trân Châu cảng ở Hawaii sau cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2014  - Ảnh: US Navy
 
Quần đảo Hawaii nằm dưới chế độ quân chủ lập hiến vào cuối những năm 1800. Sau một cuộc đảo chính nhờ Mỹ ủng hộ vào năm 1893, một chính quyền lâm thời và sau đó là nước Cộng hòa Hawaii được thành lập trước khi quần đảo này chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ Mỹ năm 1898 và trở thành bang thứ 50 của Mỹ năm 1959. Khoảng 1,4 triệu người hiện sinh sống trên quần đảo này.
Cơ sở quân sự chiến lược
   
Cuộc đua marathon 100 năm
Trong cuốn sách có tựa đề 100 Year Marathon (tạm dịch Cuộc đua marathon 100 năm) được xuất bản gần đây, Michael Pillsbury tiết lộ rằng giới chức có quan điểm diều hâu trong quân đội Trung Quốc là một phần then chốt trong chiến lược kéo dài 100 năm, tính từ năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, nhằm đánh bại và cuối cùng qua mặt Mỹ để trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới trong những thập niên tới. Cuốn sách cũng lần đầu tiên tiết lộ rằng Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger của Tổng thống Richard Nixon không phải là người khởi xướng quá trình xích lại gần nhau giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 1969 và 1970. Thay vào đó, chính các tướng lĩnh Trung Quốc là người chơi lá bài Mỹ để chống lại Liên Xô lúc bấy giờ.

 

 

Theo trang tin Washington Free Beacon, Hawaii được xếp vào nhóm những tiền đồn quân sự chiến lược quan trọng nhất của Lầu Năm Góc. Nằm giữa Thái Bình Dương, cách bang California hơn 4.000 km và cách thủ đô Tokyo của Nhật Bản hơn 6.400 km, quần đảo này là tâm điểm của chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ nhằm đương đầu với sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.

Căn cứ hải quân Trân Châu cảng của hải quân Mỹ tại Hawaii là nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương, quản lý khoảng 200 tàu, 1.100 máy bay và hơn 140.000 thủy thủ, nhân viên dân sự đóng trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Không quân Mỹ vận hành căn cứ Hickam gần đó, cũng là đại bản doanh của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương. Doanh trại Schofield của lục quân Mỹ là đại bản doanh của 80.000 binh sĩ được triển khai trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đang vận hành một trạm nghe lén điện tử quan trọng ở Hawaii mang tên Kunia. Hawaii cũng là nơi diễn ra các cuộc tập trận quốc tế lớn do Mỹ dẫn đầu.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết cách đây vài năm, các cơ quan phản gián Mỹ tiến hành những cuộc thẩm định thường lệ về phong trào đòi độc lập cho Hawaii, nhằm xác định liệu nó có trở thành mối đe dọa cho Mỹ hay không nếu các nhà hoạt động đòi khôi phục chế độ quân chủ lập hiến nơi đây chuyển sang dùng bạo lực và đe dọa binh lính Mỹ đóng trên quần đảo này. Theo các nhà hoạt động vì độc lập cho Hawaii, giới chức Mỹ từng soạn thảo các kế hoạch khẩn cấp nhằm triệt thoái quân đội khỏi Hawaii một khi quần đảo này tuyên bố độc lập.
 
Nghị quyết Xin lỗi
Phong trào “nổi dậy” ở Hawaii bao gồm ít nhất 10 nhóm tìm kiếm một dạng độc lập nhất định khỏi Mỹ và phục hồi chế độ quân chủ đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 1893. Vào năm 1993, phong trào này được thổi sinh khí mới khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton ký Nghị quyết Xin lỗi, trong đó “nhân danh người dân Mỹ xin lỗi những người Hawaii bản địa về việc lật đổ Vương quốc Hawaii vào ngày 17.1.1893, với sự tham gia của các điệp viên và công dân Mỹ, cũng như việc tước bỏ quyền tự quyết của người Hawaii bản địa”.
Ông Leon Siu, một nhạc sĩ sinh tại Hawaii hiện giữ chức “ngoại trưởng” của “Vương quốc Hawaii” - một trong những nhóm tìm kiếm độc lập cho quần đảo này, khẳng định điều người Hawaii cần là một quốc gia độc lập với nước Mỹ. “Chúng tôi không phải là người Hawaii bản địa. Chúng tôi là công dân Hawaii và chúng tôi xem nơi mình đang ở là một quốc gia độc lập hợp pháp. Chúng tôi đang nỗ lực để khôi phục điều đó”, ông nói. Theo nhà hoạt động này, bất chấp việc Mỹ tạo lập bang Hawaii vào năm 1959, “vương quốc” của ông vẫn là một “thực thể hợp pháp” bao gồm toàn thể chuỗi đảo Hawaii và những gì mà người dân bản địa để lại. Suốt 10 năm qua, ông Siu đã làm việc thông qua các tổ chức quốc tế và thể chế luật pháp nhằm tìm kiếm sự công nhận Hawaii như một nhà nước độc lập. Nhà hoạt động này cho biết ông từng tiếp xúc các đại diện của Trung Quốc nhưng thừa nhận không thể xác định rõ động cơ hoặc mức độ hậu thuẫn của Bắc Kinh đối với sự độc lập của Hawaii.
“Ngoại trưởng” Siu nói với Washington Free Beacon rằng sự hiện diện của các cơ sở quân sự Mỹ tại đây đi ngược lại tính chất trung lập của chế độ quân chủ ban đầu. Theo ông, một chính phủ mới của Vương quốc Hawaii sau độc lập sẽ quyết định số phận các cơ sở quân sự Mỹ. “Tôi thích một mối quan hệ mà ở đó Mỹ sẽ giúp bảo vệ chúng tôi vì hiệp ước hữu nghị của chúng ta, cũng như với Anh, Pháp và tất cả các nước mà chúng tôi có hiệp ước, chẳng hạn như Trung Quốc, Nhật. Cụ thể hơn, tôi sẽ không ủng hộ Mỹ duy trì các cơ sở quân sự ở đây, nhưng quyết định đó không nằm ở tôi”, ông Siu nói.
 
Lời đe dọa của Bắc Kinh
Ông Michael Pillsbury, chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc chuyên về chính sách đối với Trung Quốc và các vấn đề tình báo, từng phục vụ cho các chính phủ Mỹ kể từ thời Tổng thống Richard Nixon, nói rằng giới chức quân sự có quan điểm “diều hâu” của Trung Quốc, gọi là “ưng phái”, đã nói với ông rằng họ sẵn sàng cung cấp vũ khí cho các nhà hoạt động vì độc lập của Hawaii nhằm trả đũa việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. “Sự nhạy cảm bất thường của Bắc Kinh đối với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, dù chỉ là một viên đạn hay một bánh dự phòng cho xe Jeep, thường kích động những lời lẽ giận dữ”, ông Pillsbury, người biết tiếng Quan thoại và đã nói chuyện với 35 tướng lĩnh Trung Quốc trong những năm gần đây, cho biết.
Ông nói tiếp: “Một sự so sánh được ưa chuộng mà các “ưng phái” đưa ra cho tôi là “Lầu Năm Góc sẽ thích thú như thế nào nếu chúng tôi cung cấp vũ khí cho bạn bè của mình trong phong trào độc lập của Hawaii?”. Tôi nghi ngờ vì tôi chưa hề nghe nói về một phong trào như thế, nhưng sau khi kiểm tra, tôi đã gặp một số người trong số họ”. Ông Pillsbury nhận định sự hậu thuẫn của Trung Quốc cho phong trào độc lập của Hawaii sẽ là một mối lo ngại cho Mỹ.
Một dấu hiệu khác về sự hứng thú của Trung Quốc đối với việc kích động bất ổn ở Hawaii đã xuất hiện vào năm 2012, khi Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton tiết lộ Bắc Kinh đe dọa đưa ra những yêu sách đối với Hawaii. Bà Clinton nói vấn đề chủ quyền đối với Hawaii của Mỹ đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận với Trung Quốc, sau khi bà có những phát biểu chống lại hoạt động gây bất ổn của Bắc Kinh tại biển Đông. “Có lúc tại một trong những cuộc thảo luận dài của tôi về vấn đề này, một trong những người Trung Quốc đã nói: “Rồi, chúng tôi có thể tuyên bố chủ quyền đối với Hawaii’. Tôi đã trả lời: “Được, xin mời, và chúng tôi sẽ ra tòa và chứng minh chúng tôi sở hữu quần đảo đó. Đó là điều chúng tôi muốn các ngài làm”, bà Clinton kể lại.
Phản ứng với thông tin trên, một phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết ông chưa hề nghe bất kỳ quan chức Trung Quốc nào “sử dụng lời lẽ như các bạn đề cập”. “Đó hoặc là một sự hiểu lầm nghiêm trọng hoặc là một sự đồn đoán với những ý định không được tiết lộ”, phát ngôn viên họ Chu nói. Tuy nhiên, những cáo buộc về ý định gây bất ổn tại Hawaii của Trung Quốc khiến người ta nhớ đến vụ Bắc Kinh điều một tàu do thám đến vùng biển quốc tế ngoài khơi Hawaii, nơi diễn ra cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) mà Trung Quốc lần đầu tiên được mời tham gia hồi giữa năm ngoái, cùng báo cáo của Viện Hải quân Mỹ về việc Trung Quốc chuẩn bị triển khai tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân có thể đặt Hawaii và cả bang Alaska của Mỹ vào tầm ngắm.

Trùng Quang

==================

"Nô tế bồ" bình nuận. Hì!

Bởi zdì, cái zdấn đề wan trọng, chính là cái zdấn đề: Ai mần cái bá chửi thế giới?

Theo quan niệm của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt thì khi mọi sự cân bằng chỉ cần trọng lượng của một con ruồi sẽ làm cán cân quyền lực nghiêng về một phía. Nói vậy có vẻ khó hiểu. Phải phát biểu thế này cho nó có "cơ sở khoa học": "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon, sẽ gây một cơn bão ở Thái Bình Dương". Tất nhiên không phải con bướm nào vỗ cánh cũng tạo ra bão. Nó phải vỗ cánh đúng thời điểm thích hợp và trong điều kiện thích hợp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai là thần tượng chính trị của ông Tập Cận Bình?

Chủ Nhật, 01/03/2015 - 17:34
 

... Qua những biểu hiện bề ngoài của ông Tập thử đoán xem thần tượng chính trị của ông là ai, hay nhân vật chính trị mà Tập Cận Bình thực sự khâm phục là người nào....
 >> Ông Tập Cận Bình khác biệt giới lãnh đạo Trung Quốc?
 >> Tư duy sử dụng cán bộ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình

 

Theo "Báo Liên hợp Buổi sáng" số ra mới đây, ông Tập Cận Bình, một người khi còn ở địa phương không có tiếng vang cũng như thành tích chính trị to lớn gì, sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc cuối năm 2012, bỗng trở nên kiên quyết và có những hành động mạnh mẽ cả ở chính trường trong nước và trên lĩnh vực ngoại giao, thực sự khiến cho thế giới cảm thấy giật mình.

Trong vấn đề này, chúng ta thử tập trung vào một khía cạnh khác, qua những biểu hiện bề ngoài của ông Tập thử đoán xem thần tượng chính trị của ông là ai, hay nhân vật chính trị mà Tập Cận Bình thực sự khâm phục là người nào. Chúng ta đều biết sau khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có chuyến khảo sát ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, và đã dâng hoa lên tượng đồng Đặng Tiểu Bình ở đây. Vì điều này nhiều người cho rằng Tập Cận Bình muốn theo chân Đặng Tiểu Bình hoặc nói rằng Tập Cận Bình muốn trở thành Đặng Tiểu Bình thứ hai.

Xét từ phương diện thực hiện chính sách, kiểu phán đoán này về cơ bản không có vấn đề gì, song xét về khía cạch thần tượng chính trị, kiểu phán đoán này e rằng không được vững chắc. Thần tượng chính trị của ông Tập Cận Bình không phải là Đặng Tiểu Bình mà phải là cố lãnh tụ Mao Trạch Đông.

Một trong những căn cứ rõ ràng nhất đó là trước và sau Đại hội đảng lần thứ 18, Tập Cận Bình nhiều lần công khai trích dẫn những lời của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau đó, không biết vì lý do gì, có lẽ bản thân tự cảm thấy không thích hợp, cũng có thể có người bên cạnh nhắc nhở, nên ngoài đặc biệt kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông, mọi người ít thấy việc ông Tập Cận Bình dẫn lại lời của Mao Trạch Đông. Dẫn lại những lời nói của Mao Trạch Đông là vô ý, không dẫn lại những câu nói của Chủ tịch Mao lại là cố ý, đương nhiên ở đây sự vô ý thể hiện tính chân thật hơn là cố ý.

tap1-3-82108.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: THX/TTXVN)
 

Nếu nói những chứng cứ này chưa thuyết phục, có thể xem thêm một ví dụ sau. Nhà nghiên cứu lịch sử cận đại Chương Lập Phàm để phân tích cấu trúc ý thức của ông Tập Cận Bình đã từng thống kê các số liệu trong cuốn "Chi Giang Tân Ngữ" do ông Tập viết khi còn làm Bí thư tỉnh Chiết Giang.

Kết quả cho thấy trong cuốn sách này, ông có viện dẫn lời của các nhân vật nổi tiếng như sau: Karl Mark 3 lần, Engel 1 lần, Lenin 1 lần, Mao Trạch Đông 12 lần, Đặng Tiểu Bình 6 lần, Lưu Thiếu Kỳ 1 lần, Chu Ân Lai không lần nào, Giang Trạch Dân 1 lần, Hồ Cẩm Đào 13 lần, Khổng Tử 2 lần... Trong số lượng số lần viện dẫn trên, chúng ta thấy rằng Tập Cận Bình rất coi trọng Mao Trạch Đông, số lần viện dẫn lời của Mao Trạch Đông chỉ đứng sau Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc khi đó. Song sự quan tâm đối với Mao Trạch Đông, động cơ vô cùng trong sáng, có thể nói đã phản ánh tấm lòng chân thật của Tập Cận Bình.

Với tư cách là một nhà chính trị, Mao Trạch Đông có hai đặc điểm lớn nhất đó là: một là tham vọng chính trị to lớn và một là ý chí chính trị ngoan cường. Tập Cận Bình coi Mao Trạch Đông như một thần tượng chính trị, tất nhiên sẽ có tham vọng và ý chí chính trị của riêng mình. Tham vọng chính trị đặc trưng của Tập Cận Bình có thể nhận ra khá rõ trong lần nói chuyến với báo giới khi còn làm tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến.

Ví dụ ông nói về việc năm 1982 đã rời Bắc Kinh đến làm phó Bí thư huyện Trịnh Đình, tỉnh Hà Bắc. "Tại thời điểm đó, thực sự có rất nhiều người không hiểu sự lựa chọn của tôi. Khi đó người từ Bắc Kinh ra đi trên thực tế chính là Lưu Nguyên và tôi. Đằng sau sự lựa chọn phi thường là một sự theo đuổi phi thường, đó là quy luật sắt. Tuyệt đối không thể để vì một chút khó khăn của lịch sử để lại mà không dám làm gì". Những lời nói này của Tập Cận Bình đã cho thấy tham vọng chính trị to lớn cũng như ông đã có sự tính toán của riêng mình.

Ý chí chính trị đặc biệt của Tập Cận Bình chủ yếu biểu hiện ở thái độ kiên quyết khi thực hiện kế hoạch và sách lược trị quốc, nói đơn giản chính là "Một giấc mộng thống lĩnh, tam lập nhất thể". "Một giấc mộng" chính là khi ông lên nắm quyền chưa lâu đã thực hiện "giấc mộng chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại", giấc mộng này bề ngoài thể hiện mong muốn của toàn thể người dân song đó chính là giấc mộng trong lòng của bản thân Tập Cận Bình, chỉ có điều ông không thể nói cụ thể ra như vậy. "Tam lập nhất thể" chính là tiến hành cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước theo luật pháp toàn diện và chỉnh đốn đảng nghiêm khắc toàn diện.

Tổng thống Nga Putin từng nói cho tôi 20 năm, tôi sẽ mang cho các bạn một nước Nga hùng mạnh. Lịch sử cho Tập Cận Bình cơ hội không phải 20 năm mà chỉ là 10 năm. Trong thời gian có hạn 10 năm này, rốt cục Tập Cận Bình sẽ làm được những gì hiện giờ chúng ta còn chưa biết.

Điều chúng ta có thể biết là lịch sử đánh giá một chính trị gia không phải bằng cách xem ông ta đã từng ở địa vị nào, cũng không phải ông ta ngồi địa vị cao đó được bao lâu, mà đơn giản chỉ là ông ta đã làm được những việc thiết thực gì cho đất nước và người dân. Vì vậy, cần phải có thời gian để đánh giá về những gì mà Tập Cận Bình đã và sẽ làm trong những năm tới trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của quốc gia có dân số đông nhất thế giới.

Theo TTK/baotintuc.vn

======================

Bài viết này có ba ý chính quan trọng sau đây:

Chúng ta đều biết sau khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có chuyến khảo sát ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, và đã dâng hoa lên tượng đồng Đặng Tiểu Bình ở đây. Vì điều này nhiều người cho rằng Tập Cận Bình muốn theo chân Đặng Tiểu Bình hoặc nói rằng Tập Cận Bình muốn trở thành Đặng Tiểu Bình thứ hai.

 

Với tư cách là một nhà chính trị, Mao Trạch Đông có hai đặc điểm lớn nhất đó là: một là tham vọng chính trị to lớn và một là ý chí chính trị ngoan cường. Tập Cận Bình coi Mao Trạch Đông như một thần tượng chính trị, tất nhiên sẽ có tham vọng và ý chí chính trị của riêng mình. Tham vọng chính trị đặc trưng của Tập Cận Bình có thể nhận ra khá rõ trong lần nói chuyến với báo giới khi còn làm tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến.

 

Ý chí chính trị đặc biệt của Tập Cận Bình chủ yếu biểu hiện ở thái độ kiên quyết khi thực hiện kế hoạch và sách lược trị quốc, nói đơn giản chính là "Một giấc mộng thống lĩnh, tam lập nhất thể". "Một giấc mộng" chính là khi ông lên nắm quyền chưa lâu đã thực hiện "giấc mộng chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại", giấc mộng này bề ngoài thể hiện mong muốn của toàn thể người dân song đó chính là giấc mộng trong lòng của bản thân Tập Cận Bình, chỉ có điều ông không thể nói cụ thể ra như vậy. "Tam lập nhất thể" chính là tiến hành cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước theo luật pháp toàn diện và chỉnh đốn đảng nghiêm khắc toàn diện.

 

Ba ý này mô tả mục đích và ý chí của ngài Tập theo đuổi. Nhưng hai vị tiền bối trước của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã thành công trong hoàn cảnh của họ. Hay nói theo cách nói của Lý học Đông phương, là họ đã thành công trong thời thế đặc thù của hai ngài Mao và Đặng. Nhưng hoàn cảnh của ngài Tập còn khó khăn hơn rất nhiều. Hai hoàn cảnh trước của ngài Mao và Đặng cần quyết tâm và thủ pháp chính trị phù hợp. Còn của ngài Tập hiện này thì cả hai yếu tố trên chỉ là bước đầu. Để thành công ngài Tập còn cần một tri thức chuẩn về quản lý và tổ chức kinh tế - xã hội.

Cho nên, nói theo bài báo trên thì cũng phải chờ xem kết quả công việc.

Cá nhân lão Gàn một lần nữa lưu ý quý vị đọc bài viết này, rằng: Cội nguồn Lý học Đông phương huyền vĩ và đầy bí ẩn thuộc về Việt tộc.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tham vọng hạt nhân của Iran đe dọa sự tồn vong của Israel"

Thứ Tư, 04/03/2015 - 07:47
 

Dân trí Tối qua theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có bài phát biểu gây chú ý kéo dài 50 phút trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ, trong đó tập trung chỉ trích Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

 

1-9ebde.jpg
Thủ tướng Netanyahu có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 3/3 (Ảnh: Getty)
 

Bất chấp các khuyến cáo của Nhà Trắng, Thủ tướng Netanyahu đã dành gần như trọn vẹn thời gian bài phát biểu để chỉ trích Iran và kêu gọi Quốc hội Mỹ có những hành động ngăn cản thỏa thuận hạt nhân sắp được ký kết giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức).

“Tham vọng vũ khí hạt nhân của Iran đe dọa sự tồn vong của Israel, khu vực và cả thế giới”, nhà lãnh đạo Israel nói.

Ông cáo buộc Tehran ủng hộ thánh chiến và là nước bảo trợ chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và cho rằng thỏa thuận hạt nhân mà nhóm P5+1 đang theo đuổi với Iran là một thỏa thuận tồi.

“Thỏa thuận hạt nhân  mà nhóm P5+1 đang theo đuổi là một thỏa thuận tồi, sẽ mở đường cho Iran sở hữu vũ khí hạt nhân”, ông khẳng định, không quên nhấn mạnh rằng một nước Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ là mối đe dọa và dấu chấm hết cho hòa bình thế giới. Do đó Mỹ, Israel và toàn thể thế giới cần phải đoàn kết để ngăn chặn “cơn ác mộng” này.

Nhà lãnh đạo Israel cho rằng thỏa thuận sắp được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc phương Tây đang tạo ra những lợi thế lớn cho Tehran. Thứ nhất là cho phép Iran duy trì “hạ tầng hạt nhân quy mô lớn” thông qua việc cho phép Tehran giữ lại các cơ sở hạt nhân và 6.500 thanh nhiên liệu đã qua tái chế. Thứ hai là những giới hạn mà thỏa thuận đề ra sẽ “tự động hết hiệu lực” trong vòng 10 năm.

Nhà lãnh đạo Israel cáo buộc Chính quyền Tổng thống Barack Obama đang “nhắm mắt làm ngơ trước sinh mệnh của một quốc gia và không ngăn chặn tham vọng của Iran muốn sở hữu bom hạt nhân”.

Bài diễn văn trước Quốc hội Mỹ của Thủ tướng Israel Netanyahu là tâm điểm trong chuyến thăm “nhiều sóng gió và tranh cãi” của ông tới Washington.

Chuyến thăm đã châm ngòi cho căng thẳng giữa chính quyền Obama và chính quyền Netanyahu, cũng như khiến quan hệ vốn đã rạn nứt giữa Nhà Trắng với Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa toàn quyền kiểm soát thêm sâu sắc.

Vũ Anh
Theo AFP
====================
Bởi vậy, ngài Obama nên chọn cái găng tay mỏng hơn một chút, nếu không đảng Dân Chủ của ngài sẽ thất cử vào nhiệm kỳ tới, dù người ứng cử là bà Clinton. Sự cứng rắn dù sao cũng có chừng mực của ngài vào lúc này, có thể tránh được một sự cứng rắn lớn hơn trong tương lai.
Thế giới này khó thoát khỏi một cuộc đấm đá trong "Canh bạc cuối cùng". Chỉ có Việt sử trải gần 5000 văn hiến - tức chân lý được tôn vinh - mới có thể cứu vãn được. Nhưng rất mong manh vì đã muộn rồi.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chưa đầy 2 tháng Nhật Bản đã cởi tất cả "dây thừng" cho Lực lượng Phòng vệ

Đông Bình

04/03/15 08:22

(GDVN) - Lực lượng Phòng vệ có thể hỗ trợ quân đội nước khác trong tranh chấp quốc tế như can thiệp Biển Đông, bảo vệ tuyến đường năng lượng, được "3 không hạn chế".

 

 

Binh_si_NB1.jpg

Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

 

Mạng “Tân Hoa kiều báo” Nhật Bản ngày 2 tháng 3 có bài viết cho rằng, Chính phủ Nhật Bản như một cỗ máy vận hành tốc độ siêu cao, không đến 2 tháng đã thi triển ra "liên hoàn kế" để cởi tất cả các dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ.

Trong tương lai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có quyền hạn lớn đối với các hành động ở nước ngoài, phạm vi địa lý hoạt động rộng, diện liên quan nhiều – đây là điều sẽ không thể tưởng tượng được, điều này cũng sẽ làm thay đổi căn bản tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Theo bài viết, năm 2015 là tròn 70 năm chiến thắng chống phát xít trên thế giới, cũng là tròn 70 năm thành lập Liên hợp quốc, các nước đều sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm lớn, tái khẳng định niềm tin kiên định loại bỏ mầm hoạ chiến tranh, vĩnh viễn  bảo vệ hòa bình. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trật tự mới sau Chiến tranh do Liên hợp xác lập bảo đảm cho 70 năm không xảy ra đại chiến thế giới, đã bảo vệ hòa bình của loài người.

Đối với các nước trên thế giới, năm nay là một năm quan trọng đáng để cùng kỷ niệm, cũng là thời khắc lịch sử kế thừa và mở ra tương lai. Nhưng, năm mới bắt đầu, Nhật Bản đã áp dụng một loạt "hành động nhỏ" gây chú ý, hơn nữa trước mắt đã trở thành "động tác lớn". Trong thời đại văn minh hiện nay, báo Trung Quốc đã dùng từ “vô văn hóa” cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ nhanh chóng trở thành “mãnh thú sổng chuồng”.

Theo bài báo, ngày 10 tháng 1, truyền thông Nhật tiết lộ, chính quyền Shinzo Abe có kế hoạch vào tháng 4 trình lên Quốc hội xem xét khuôn khổ tổng thể của "Luật bảo đảm an ninh" nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Căn cứ vào khuôn khổ này, nếu gặp "tình huống khủng hoảng", Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể bỏ qua nghị quyết của Liên hợp quốc, không hạn chế khu vực, hỗ trợ các nước khác ngoài Quân đội Mỹ "trong tranh chấp quốc tế".

 

Le_duyet_binh_thuong_nien_27_10_13_NB__c

Cụm lựu pháo tự hành Type 99 Nhật Bản

 

Ngày 29 tháng 1, sau khi tổ chức cực đoan "Nhà nước Hồi giáo" (IS) bắt cóc, sát hại con tin người Nhật, Chính phủ Nhật Bản dựa vào lý do này, chỉ thị cho các bộ ngành liên quan như Cục bảo đảm an ninh quốc gia đưa ra chính sách có liên quan. Chính sách nhấn mạnh, do khu vực này không tồn tại "tổ chức nửa nhà nước", vì vậy sau khi được sự đồng ý của quốc gia khu vực này, Nhật Bản sẽ dùng hình thức "hoạt động cảnh sát" để cứu con tin. Tức là sau khi được Iraq, Syria đồng ý, Nhật Bản có thể điều Lực lượng Phòng vệ tiến hành "hoạt động cảnh sát".

Đối với Biển Đông, Nhật Bản đương nhiên sẽ không bỏ qua, chuẩn bị để Lực lượng Phòng vệ can dự. Ngày 4 tháng 2, sau hội nghị nội các, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói với các phóng viên rằng, trong tương lai có kế hoạch điều Lực lượng Phòng vệ tiến hành cảnh giới, giám sát đối với Biển Đông.

Vẻn vẹn sau một ngày, ngày 5 tháng 2, khi Quốc hội xem xét, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thả "bom tấn", sẽ không để ý tới nghị quyết của Liên hợp quốc. Ông cho biết, phải đưa ra luật mới lâu dài, nhanh chóng điều động Lực lượng Phòng vệ. Hiện nay, khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia hoạt động quân sự của nhiều nước, mỗi lần phải xây dựng luật thực thi đặc biệt, đồng thời lấy nghị quyết Liên hợp quốc làm cơ sở. Ông Shinzo Abe cho biết, để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, Chính phủ Nhật Bản hy vọng đóng góp trong phạm vi lớn hơn, trong tương lai sẽ không coi dựa vào nghị quyết của Liên hợp quốc làm điều kiện hoạt động.

Ngày 17 tháng 2, Chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục mở rộng lĩnh vực hoạt động của Lực lượng Phòng vệ. Tại hội nghị Hạ viện, ông Shinzo Abe lấy ví dụ cụ thể cho biết: “Xuất phát từ quan điểm bảo đảm an ninh năng lượng, các khu vực như eo biển Hormuz của Trung Đông là tuyến đường vận chuyển rất quan trọng.

 

Le_duyet_binh_thuong_nien_27_10_13_NB__t

Thủy phi cơ Nhật Bản

 

Nếu như khu vực xung quanh xảy ra tranh chấp vũ lực, sẽ giống như khủng hoảng dầu mỏ trước đây làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào bất ổn lớn, Nhật Bản cũng sẽ xảy ra khủng hoảng năng lượng. Nhật Bản chỉ có dự trữ dầu mỏ hơn 6 tháng.

Nếu không áp dụng hành động ở các khu vực như eo biển Hormuz, cung cấp dầu mỏ gián đoạn, cuộc sống người dân Nhật Bản sẽ đối mặt với tình hình sống chết, cũng nguy hiểm như tình hình Nhật Bản bị tấn công vũ lực”. Ông cho rằng, vì vậy, trong tương lai cũng sẽ điều Lực lượng Phòng vệ bảo vệ tuyến đường năng lượng ở nước ngoài.

Đến ngày 20 tháng 2, Nhật Bản đã làm một cách triệt để, dứt khoát lấy "Luật tình trạng xung quanh" sắp sửa đổi làm nền tảng, đã đem tới một cơ hội cởi trói cho Lực lượng Phòng vệ. Điểm chính của luật mới do đảng cầm quyền và Chính phủ thỏa thuận đã đề xuất "3 không hạn chế" trong vấn đề điều động Lực lượng Phòng vệ, bao gồm không bị hạn chế bởi nghị quyết Liên hợp quốc, không hạn chế khu vực, không hạn chế đối tượng chi viện:

Lực lượng Phòng vệ không chỉ có thể ủng hộ lực lượng đa quốc gia dựa trên nghị quyết của Liên hợp quốc, mà còn có thể ủng hộ quân đội nước ngoài triển khai hoạt động chống khủng bố; điều động Lực lượng Phòng vệ không tiếp tục giới hạn khi khu vực xung quanh xảy ra tình trạng lớn, mà có thể hỗ trợ quân đội nước ngoài trên phạm vi toàn cầu; đối tượng hỗ trợ không chỉ giới hạn ở Quân đội Mỹ, mà còn bao gồm quân đội các nước khác. Chính phủ Nhật Bản thậm chí chuẩn bị làm mất đi khái niệm "khu vực xung quanh".

 

Luc_luong_Phong_ve_NB_ho_tro_quan_My_thu

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hỗ trợ Quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ ở Iraq

 

Chỉ có "giấy phép hoạt động" cũng có thể không được, Chính phủ Nhật Bản lại chuẩn bị trao "giấy phép sử dụng vũ khí" cho Lực lượng Phòng vệ. Ngày 24 tháng 2, cùng với việc thúc đẩy sửa đổi Luật tình trạng xung quanh, Nhật Bản lại bắt đầu tập trung sửa đổi luật pháp đồng bộ.

Chính phủ Nhật Bản cho biết, khi Lực lượng Phòng vệ triển khai hành động ở nước ngoài thì phải bảo vệ an toàn bản thân và đồng đội, vì vậy cần mở rộng quyền hạn sử dụng vũ khí của họ. Sau khi mở rộng quyền hạn sử dụng, Lực lượng Phòng vệ có thể bảo vệ các nhân vật quan trọng của quân đội nước ngoài, sau khi kết thúc hỗ trợ phía sau thì cũng có thể sử dụng vũ khí.

Để hợp lý hóa thể chế lãnh đạo, trong cuộc họp báo ngày 26 tháng 2, Tham mưu trưởng liên quân Bộ Quốc phòng Nhật Bản (tương đương với Tổng tham mưu trưởng) Kawano Katsutoshi cho biết, sẽ thay đổi khung "quản lý quan văn", thúc đẩy cải cách tổ chức, việc sử dụng Lực lượng Phòng vệ từ do "quan văn" làm chủ đạo đổi sang "quan võ" làm chủ đạo.

Tiến hành "hoạt động cảnh sát" ở nước ngoài, can thiệp vấn đề Biển Đông, bảo vệ tuyến đường năng lượng ở nước ngoài, "3 không hạn chế" hành động, mở rộng quyền hạn sử dụng vũ khí, để cho "quan võ" nắm lực lượng... Chính phủ nhật Bản giống như một chiếc máy vận hành với tốc độ siêu cao, chưa đến 2 tháng đã thi triển ra "liên hoàn kế" để cởi trói tất cả dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ.

Trong tương lai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hành động ở nước ngoài sẽ có quyền hạn lớn, phạm vi địa lý rộng, diện liên quan nhiều - điều này sẽ không thể tưởng tượng, điều này cũng sẽ làm thay đổi căn bản tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

 

Soryu_class_sub5.jpg

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

==========================

Cái này lão Gàn phát biểu lâu rùi. Từ năm nẳm lận. Rằng thì là nước Nhật sẽ thỏa mãn việc xóa bỏ các ràng buộc với quân đội của họ. Trong tương lai không xa, nước Nhật có thể thành lập cả Bộ Quốc phòng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ có tham chiến khi chiến tranh Trung-Mỹ xảy ra?


Việt Dũng

04/03/15 08:06

(GDVN) - Hiện nay, TQ đã muốn làm thay đổi nguyên tắc và khuôn khổ của ngoại giao khu vực, thách thức vị thế của Mỹ và trật tự khu vực, có thể sẵn sàng khai chiến.

 

 

Narendra_Modi__Barack_Obama_My3.jpg

Mỹ-Ấn tăng cường quan hệ

 

Mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 17 tháng 2 đăng bài viết "Nếu Trung-Mỹ khai chiến, Ấn Độ có tham chiến hay không?" của giáo sư nghiên cứu chiến lược Hugh White, Đại học quốc lập Australia. Để cung cấp thêm các thông tin, phân tích tham khảo, xin đăng tải lại toàn bộ nội dung bài viết như sau:

Shoshenq Josh (nhà nghiên cứu cao cấp Viện nghiên cứu Quân đội hoàng gia London, Anh) đã luận chứng đầy đủ tầm quan trọng của chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Quan điểm của ông trái ngược với tôi, tôi cho rằng, ý nghĩa liên minh Mỹ-Ấn còn lâu mới lớn như nhìn ở bề ngoài.

Quan điểm của tôi là, mục tiêu chiến lược tiềm tàng của hai bên vẫn có khoảng cách khá xa, không thể kết thành liên minh chiến lược thực sự. Shoshenq Josh nói, tôi xác định mục tiêu quá cao. Ông nói, coi như không hoàn toàn đồng tình với một mục tiêu - Mỹ duy trì địa vị hàng đầu ở châu Á, Ấn Độ cũng có thể áp dụng một loạt bước đi khác, từ liên minh với Mỹ đến tăng cường đồng thuận ngoại giao phản đối Trung Quốc, những điều này cùng phát huy tác dụng theo phương thức thông thường hơn, có thể chấp nhận hơn về chính trị, từ đó thúc đẩy vị thế quan trọng hàng đầu (của Mỹ).

Quan điểm này có lý, nhưng tôi không tán thành.

Bất đồng của chúng tôi có nguồn gốc ở chỗ chúng tôi dùng cách thức khác nhau để nhìn nhận tình hình của châu Á hiện nay. Tôi cho rằng, trật tự quốc tế của châu Á đối mặt với thách thức căn bản; trong khi đó quan điểm của Shoshenq Josh cho thấy, ông ấy cho rằng trật tự này về cơ bản còn nguyên vẹn.

 

Narendra_Modi_tham_bang_Arunachal2_2015.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm bang Arunachal gây tức giận cho Trung Quốc

 

Nếu Shoshenq Josh đúng, chúng ta có thể yên tâm trông đợi tranh chấp giữa hai nước lớn của khu vực này có thể được giải quyết ngoại giao trong tình hình duy trì hiện trạng. Nói cách khác, tất cả bình thường. Nếu là như vậy, quan hệ đồng minh rủi ro thấp được Shoshenq Josh trình bày có lẽ thực sự có ý nghĩa rất lớn. Sự kín tiếng và sự ủng hộ ngoại giao rủi ro thấp mà Ấn Độ có thể dành cho Mỹ sẽ đủ để giúp Mỹ duy trì vị thế quan trọng hàng đầu, bởi vì vị thế như vậy sẽ không đối mặt với bất cứ thách thức quan trọng nào.

Nhưng, tình hình châu Á hiện nay hoàn toàn không phải "tất cả bình thường".

Trật tự khu vực lấy vị thế quan trọng hàng đầu của Mỹ làm cơ sở đối mặt với thách thức trực tiếp, căn bản từ Trung Quốc. Trung Quốc muốn làm thay đổi nguyên tắc và khuôn khổ của ngoại giao khu vực. Vì vậy, chúng ta không thể cho rằng vấn đề nảy sinh từ việc Trung Quốc thách thức có thể được giải quyết thông qua ngoại giao bình thường. Trung Quốc có ý đồ thông qua làm thay đổi trật tự khu vực để làm thay đổi phương thức vận hành ngoại giao châu Á.

Điều này có ảnh hưởng to lớn. Trật tự chủ yếu của bất cứ hệ thống quốc tế nào đều cuối cùng tùy thuộc vào các cường quốc chủ yếu trong hệ thống này chuẩn bị dựa vào nguyên nhân gì để khai chiến với nhau. Điều này đã thay đổi, trật tự cũng thay đổi theo. Quốc gia mới trỗi dậy thông qua thể hiện mình sẵn sàng khai chiến vì những vấn đề trước đây họ chưa khai chiến, từ đó thách thức trật tự hiện có.

 

Shivaliktau_ho_vetham_cang_Hai_Phong4_ng

Tàu hộ vệ Shivalik Hải quân Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng, Việt Nam ngày 5 tháng 8 năm 2014

 

Năm 1972, Trung Quốc nhận định họ không sẵn sàng liều với rủi ro khai chiến với Mỹ (ngoài vấn đề Đài Loan), việc này đã làm thay đổi trật tự châu Á. Hiện nay, Trung Quốc cho thấy họ đã muốn làm thay đổi trật tự khu vực. Bắc Kinh thông qua phá hoại độ tin cậy trong liên minh của Washington để thể hiện họ sẵn sàng chịu rủi ro chiến tranh để phá hoại vị thế của Mỹ ở châu Á.

Liên minh mới giữa Ấn Độ và Mỹ chỉ ở trong một điều kiện mới thực sự có ý nghĩa: Nếu vị thế quan trọng hàng đầu của Mỹ đối mặt với nguy hiểm, Ấn Độ thực sự sẵn sàng ủng hộ Mỹ về quân sự và phản đối Trung Quốc. Vào thời điểm này, sự ủng hộ ngoại giao thông thường, có thể chấp nhận về chính trị là không đủ.

Vì vậy, thách thức liên minh Mỹ-Ấn rất đơn giản: Có ai cho rằng Ấn Độ sẽ xuất quân giúp Mỹ bảo vệ chủ trương của Nhật Bản đối với đảo Senkaku, hoặc chủ trương của Philippines đối với Biển Đông? Nếu như không ai cho như vậy, sự ủng hộ của Ấn Độ làm thế nào để giúp Mỹ ngăn chặn Trung Quốc thách thức vị thế quan trọng hàng đầu của Mỹ trong những vấn đề điểm nóng này?

Cho nên, ông Obama tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ, điều này không có lợi cho tăng cường vị thế của Mỹ, trái lại thể hiện điểm yếu của Mỹ. Vấn đề sâu xa hơn là, liên minh với các nước như Ấn Độ để chống lại Trung Quốc, coi là hữu dụng, cũng không có lợi cho Mỹ và quốc gia "vừa là đối tác quan trọng nhất vừa là đối thủ lớn nhất" này xây dựng quan hệ ổn định, bền vững.

 

MalabarMyAnham_doi_lie_hop_hai_quan.jpg

Quân đội Mỹ-Ấn trong cuộc tập trận Malabar (ảnh tư liệu)

=====================

Hì! Híc!

Bài này đã hoàn chỉnh. Vì nói nhiều quanh quẩn cũng vài ý đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bao giờ Mỹ hết kiên nhẫn với Trung Quốc?

 

(Tin tức 24h) - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng Trung Quốc ngày càng làm tới trong "chiến thuật khiêu khích"

Trung Quốc leo thang chiến lược khiêu khích

"Tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước liên quan ở Biển Đông gây nên căng thẳng với tất cả các nước trong khu vực. Tôi quan ngại về điều đó. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề đáng lo ngại với tất cả chúng ta", Economictimes của Ấn Độ dẫn lời Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói hôm nay.

Ông Harris cho rằng cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông mang tính "khiêu khích" và có chiến thuật bài bản. Đô đốc cho rằng tất cả các nước quan ngại về tự do hàng hải cần chú ý tới những gì Trung Quốc đang thực hiện ở khu vực này.

"Việc bồi đắp gây tác động lớn. Nó khiến thay đổi hiện trạng ở Biển Đông", ông nhấn mạnh.

Trung Quốc đang theo đuổi song song hai hình thái ở Biển Đông, một mặt tăng cường các động thái thay đổi hiện trạng ở vùng biển này, mặt khác lên tiếng biện bạch cho những hoạt động đó.

 

bao-gio-my-het-kien-nhan-voi-trung-quoc_

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ

 

Hôm 23/2, truyền thông của Trung Quốc trích bài đăng trên trang mạng của quân đội Trung Quốc với nội dung "tăng cường giám sát phòng không biển, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu." Đây là khẩu lệnh của quân đội nước này trong buổi luyện tập hôm 23/2 ở Đá Châu Viên - nơi Trung Quốc coi là "căn cứ số một tại Biển Đông.

Đây là "sự thừa nhận bất thường" và vô cùng ngang ngược của Trung Quốc trong việc cải tạo gây tranh cãi của mình trên các đá ở Biển Đông, nơi một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền.

Ngoài đá Châu Viên, Trung Quốc còn tiến hành cải tạo ở 6 rạn san hô khác thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Công nhân đang xây dựng cảng, kho chứa nhiên liệu và đường băng ở 6 đá này.

Trang mạng của quân đội Trung Quốc cũng cho biết, trong dịp Tết, binh lính đồn trú tại đá Châu Viên đã diễn tập chống độ bộ, chống hạ cánh và bảo vệ công tác san lấp cải tạo rạn san hô ở đây.

Trong khi đó, hồi 28/2, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngang nhiên cho rằng hoạt động trên các bãi cạn và vùng biển xung quanh ở Trường Sa là "hợp lý, chính đáng và hợp pháp", và thái độ của Bắc Kinh là "kiềm chế và có trách nhiệm".

 

bao-gio-my-het-kien-nhan-voi-trung-quoc_

Ảnh vệ tinh chụp đá Châu Viên tháng 11/2014

 

Thông tin mà ông Hồng Lỗi đưa ra nhằm biến báo cho các cáo buộc mà tình báo Mỹ đã thông tin, rằng Trung Quốc đang mở rộng các tiền đồn ở Biển Đông để tạo bến đỗ cho tàu thuyền và có thể xây dựng các sân bay, trong nỗ lực "hung hăng" nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.

Trung Quốc đẩy Mỹ vào thế mất kiên nhẫn

Trước việc Trung Quốc hung hăng, khiêu khích như vậy, câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ làm gì, và khi nào Mỹ hết kiên nhẫn với Trung Quốc?

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain trong buổi họp hôm 26/2 cũng đưa ra những hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Trung Quốc tiến hành hoạt động mở rộng đá Gaven, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong năm qua. Động thái này của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh triển khai các loại vũ khí, bao gồm phòng không và các khả năng khác.

Đồng thời, Thượng nghị sĩ John McCain cũng chỉ trích rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang khiến Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông và cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nếu không muốn để Bắc Kinh tiếp tục lộng hành.

Có thể thấy rằng không chỉ John McCain mà rất nhiều quan chức của chính quyền Washington liên tiếp đưa ra các chỉ trích, cáo buộc với chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.

 

bao-gio-my-het-kien-nhan-voi-trung-quoc_

Hạm đội 7 - Hạm đội phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ

 

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay Mỹ sẽ chuyển 60% thiết bị quân sự hải quân đến Thái Bình Dương vào năm 2020, trong kế hoạch tái cân bằng ở châu Á.

Vừa qua, hải quân Mỹ cũng tuyên bố năm 2015, họ sẽ điều tuần dương hạm cỡ lớn lớp Ticonderoga - USS Chancellorsville đến đồn trú tại Nhật Bản. Và đồng thời, máy bay P-8A Poseidon của không quân hải quân Mỹ cũng bắt đầu bay tuần tra Biển Đông và chia sẻ dữ liệu thông tin thời gian thực cho Philippines.

Có thể thấy rằng, song song với rất nhiều điểm nóng và các cuộc xung đột trên thế giới, Washington vẫn dành một sự quan tâm chiến lược đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương và bảo đảm quyền lợi cho các đồng minh ở cả Biển Đông và Hoa Đông.

Những hành động của Trung Quốc là khiêu khích, và sẽ không ngoại trừ các kịch bản leo thang căng thẳng mà Washington buộc phải lựa chọn đối đầu nếu họ thực sự muốn chuyển trục định hướng châu Á - Thái Bình Dương được hiện thực hóa và thực thi hiệu quả.

Đỗ Phong (Tổng hợp)

==================

Hết kiên nhẫn từ lâu rùi. Nhưng thui. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." Hì!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Mùa xuân Crimea”:

Phá âm mưu của Cụm TSB Mỹ

 

(Quan hệ quốc tế) - Sự bí mật và thần tốc của Nga trong chiến dịch “Mùa xuân Crimea” đã làm thất bại âm mưu phong tỏa Hạm đội Biển Đen của Cụm tàu sân bay Mỹ.

tsb-my-chiem-crimea_baodatviet_5159588.j

 

Cụm tàu sân bay Mỹ vượt Địa Trung Hải, âm mưu khống chế Hạm đội biển Đen

Trong bối cảnh Moscow ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch “Mùa xuân Crimea”, một thông tin tình báo đặc biệt quan trọng làm người Nga lo lắng là việc cụm tàu sân bay Mỹ vượt Đại Tây Dương tiến vào Địa Trung Hải, nhăm nhe vượt eo biển Bosphorus vào khống chế và hất cẳng Hạm đội biển Đen khỏi Crimea.

Ngày 13/2, biên đội tàu đặc nhiệm Mỹ do hàng không mẫu hạm USS George Bush (CVN-77) dẫn đầu đã rời căn cứ hải quân ở Norfolk - Hoa Kỳ, lên đường đến Biển Đen với sự hộ tống của 16 tàu chiến, trong đó có tuần dương hạm USS Philippines Sea, các tàu khu trục USS Truxtun và USS Roosevelt cùng 3 tàu ngầm hạt nhân.

Nhiệm vụ chính của biên đội tàu sân bay này là chờ đợi sự thành công của cuộc đảo chính do các phần tử thân Mỹ tiến hành ở Kiev trong tháng 2, sau đó ngay lập tức tiến vào Biển Đen, vô hiệu hóa và hất cẳng Hạm đội hải quân của Nga đóng ở Sevastopol.

Ngoài ra, Hạm đội này còn có nhiệm vụ khác rất quan trọng là chiếm lấy Trung tâm chỉ huy các chuyến bay vũ trụ Crimea, được xây dựng từ thời Liên Xô. Trong lịch sử, trung tâm này đã ghi nhận các lần phóng tàu vũ trụ Salyut, Soyuz, Soyuz-Apollo và xe tự hành mặt trăng, sau này là các vụ phóng tên lửa chiến lược.

Trung tâm vũ trụ Crimea có thể nhận dữ liệu từ các radar cảnh báo tên lửa Voronezh-М (trong bán kính 6.000 km), lắp đặt ở làng Lekhtusy - tỉnh Leningrad, thành phố Pionersk - tỉnh Kaliningrad và thành phố Armavir, có khả năng phát hiện vụ phóng bất cứ loại tên lửa nào, cả tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo.

Việc phá vỡ hoạt động của Trung tâm này, loại hẳn nó khỏi vòng chiến là một trong các mục tiêu chủ yếu của Lầu Năm góc, bởi nó là vị trí tiền tiêu trong lá chắn tên lửa của Nga, được xây dựng nhằm đối phó với là chắn tên lửa và vũ khí hạt nhân của của NATO triển khai ở châu Âu.

Ngày 22/2, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị quốc hội nước này bãi miễn sau khi ông bỏ chạy khỏi Kiev vào ngày hôm trước. Cùng ngày đó, cụm tàu sân bay Mỹ cũng đã vượt qua Địa Trung Hải, nhăm nhe tiến vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus, với sự ngấm ngầm cho phép của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

tsb-my-chiem-crimea1_baodatviet_51510160

Hộ chiếu Mỹ của ông Valentin Nalivaichenko - tân Giám đốc cơ quan tình báo Ukraine (SBU)- được tờ Effedieffe đăng tải

 

Cũng trong ngày 22/2, ông Valentin Nalivaichenko được bổ nhiệm làm người đứng đầu các cơ quan tình báo Ukraine (SBU). Theo thông tin từ chính truyền thông phương Tây, ông Valentin Nalivaichenko là 1 người Ukraine nhưng có quốc tịch Hoa Kỳ và có quan hệ rất mật thiết với cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA.

Ngoài ra, ngay sau khi chính phủ tạm quyền sau đảo chính ra mắt ngày 26-2 ở Kiev, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea (còn gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Crimea) khi đó là Anatoly Mogilyov cũng lên tiếng tuyên bố trung thành với chính phủ do nhóm chính biến lập ra ở Kiev.

Đồng thời, người Mỹ cũng triển khai ở Dnepropetrovsk cả một trung tâm chỉ huy máy bay không người lái để thực hiện các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Crimea. Điều này đã gây ra nghi ngờ lớn cho Nga, bởi khi đó, Ukraine hầu như không có nên không sử dụng máy bay trinh sát không người lái.

 

Nga cân nhắc và đánh giá tình hình

Cái bẫy để Hạm đội Mỹ chiếm chỗ của Hạm đội biển Đen Nga đã giăng ra, nếu Nga không hành động ngay để chính quyền Kiev ra lệnh thiết quân luật, phong tỏa binh lính của Hạm đội biển Đen trong khu doanh trại thì chắc chắn Crimea sẽ thuộc về Ukraine và căn cứ Sevastopol sẽ trở thành căn cứ tàu sân bay Mỹ.

Tuy nhiên, một khó khăn rất lớn đối với Nga là khi đó trên bán đảo Nga chỉ có khoảng 3000 quân, trong khi quân số thường trực chiến đấu của Ukraine là khoảng 22.000, cộng với các nhân viên quân sự khác là vào khoảng gần 30.000 quân, tương quan lực lượng khá chênh lệch.

Một khó khăn nữa là khi đó Mỹ đã triển khai 2 tàu chiến ở biển Đen, bao gồm tàu chỉ huy hạm đội 6 USS Mount Whitney (LCC-20) và tàu hộ vệ USS Taylor (FFG-50) với lí do “hỗ trợ an ninh cho thế vận hội Sochi và di chuyển người Mỹ trong tình huống khẩn cấp”.

Kỳ hạm của Hạm đội 6 USS Mount Whitney là tàu chỉ huy lớp Blue Ridge, được trang bị hệ thống Chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo (viết tắt là C4I) để chỉ huy mọi hoạt động về tác chiến, cơ động và điều động các tàu của Hạm đội 6.

 

tsb-my-chiem-crimea2_baodatviet_51510475

Tàu USS Taylor đang di chuyển trên biển Đen ngày 5-2-2014

 

Cụ thể, nó được trang bị Hệ thống thông tin chỉ huy liên hợp trên biển (JMCIS2.2); hệ thống kiểm soát trên không phản ứnh nhanh thời chiến; hệ thống thông tin số liệu Link 4A, Link 11, Link 14; hệ thống thông tin sóng cực ngắn WSC-3 (UHF), hệ thống thông tin vệ tinh WSC-6 (SHF), USC-38 (EHF).

Tàu có thể truyền và nhận một lượng lớn dữ liệu an ninh trên khắp thế giới thông qua các kênh liên lạc đa dạng. Tính năng ưu việt này giúp USS Mount Whitney trở thành một trung tâm đầu não xử lý các thông tin tình báo và hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách chính xác.

2 tàu này tuần tiễu khu vực giữa biển Đen (sau đó được bổ sung thêm khu trục hạm DDG-61USS Ramage), cách Crimea và eo biển Kerch vẻn vẹn chưa đầy 200km nên bất cứ động thái di chuyển quân lớn nào của Nga ở Crimea và từ Nga vượt qua eo biển Kerch đều có thể bị theo dõi.

Trước tình hình đó, Nga đánh giá, quân số Ukraine tuy nhiều nhưng lục quân ít, hải quân Ukraine và bộ đội biên phòng nước này không có khả năng chiến đấu cao, đa số các tàu chiến của Ukraine hoặc đang chờ ngừng hoạt động hoặc đã quá cũ.

Bởi vậy, người Nga nhận định rằng với lực lượng hải quân đánh bộ hiện diện sẵn ở Crimea, Nga có thể khống chế được vài mục tiêu trọng yếu như tòa nhà chính quyền, quốc hội và 2 sân bay chiến lược Simferopol và Belbek nên quyết định không điều động quân ở trong nước sang để tránh bị lộ.

Đồng thời, Nga vẫn duy trì trạng thái thông tin liên lạc bình thường nhưng ngừng việc ra các chỉ thị mệnh lệnh trên sóng vô tuyến và các loại điện thoại, chỉ trao đổi thông tin với nhau bằng liên lạc viên hoặc đường hữu tuyến, để tránh bị chặn thu trộm.

Các chuyên gia Mỹ và châu Âu nhận thấy trước khi “những người lịch sự” xuất hiện ở các tòa nhà hành chính Simferopol, không hề có tình trạng hoạt động nhộn nhịp trên sóng điện thoại hay sóng vô tuyến điện. Vì vậy chiến dịch bắt đầu từ ngày 27-2 hoàn toàn bất ngờ với tình báo phương Tây.

 

tsb-my-chiem-crimea3_baodatviet_51510126

Vị trí triển khai 2 tàu USS Mount Whitney (LCC-20) và USS Taylor (FFG-50) ở khu vực giữa biển Đen, ngang Sochi, cách Crimea chưa đầy 200km

 

Nga ra tay hành động, biên đội tàu sân bay Mỹ lặng lẽ quay đầu

4g20 rạng sáng ngày 27-2, quân Nga đã bao vây tòa nhà nghị viện và chính phủ Crimea, hạ cờ Ukraine, giương cờ Nga. Cũng trong đêm 27-2, những người “lính lạ” cũng bao vây và giành quyền kiểm soát hai sân bay Belbek và Simferopol.

Ngay lập tức, tiến trình thay thế chính quyền thân Kiev được tiến hành. Hội đồng tối cao khu tự trị Crimea của Ukraine sáng ngày 27/2 đã giải tán chính quyền địa phương, bãi nhiễm Thủ tướng thân Kiev Anatoly Mogilyov và bầu ông Sergei Aksyonov, thủ lĩnh các lực lượng thân Nga làm chủ tịch mới.

Tiến trình trưng cầu dân ý cũng đồng thời được quyết định ngay trong ngày 27-2. “Dưới sức ép” của một cuộc biểu tình nhân dân bên ngoài tòa nhà quốc hội, phản đối chính phủ đảo chính ở Kiev, các nghị sĩ cũng bỏ phiếu ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này vào ngày 25/5.

Cục diện chính trị đã định, nắm được chính quyền trong tay, Nga tiếp tục phần việc thứ 2 là chiếm giữ các vị trí chiến lược khác và các vị trí đồn trú của quân đội Ukraine nhằm giải giáp lực lượng này. Trong khi đó, chính quyền Kiev mất kiểm soát hoàn toàn cơ quan hành chính và lực lượng quân đội - an ninh ở Crimea.

Vào ngày 28/2, 8 trực thăng quân sự Nga, 4 máy bay Ilyushin Il-76 với số lượng lớn lính dù và tàu đổ bộ Zubr đã được vận chuyển từ Nga tới Ukraine.

Ngày 2-3, 10 máy bay trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-8, Mi-24 vượt không phận Nga - Ukraine.

Chiều cùng ngày, thêm năm máy bay vận tải IL-76 đáp xuống sân bay Gvadeiskoye (cách Simferopol 13km về phía bắc), chở biệt kích dù từ Pskov, Tula và Uliyanovsk (Nga) đến tham gia chiến dịch.

Chỉ vài vài ngày sau, số binh sĩ được Nga triển khai đã tăng từ 3.000 đến 16.000 người nhưng vẫn trong vòng quy định 25.000 người. Lúc này, Kiev và Mỹ có phát hiện ra những động thái chuyển quân rầm rộ từ Nga sang nhưng bất lực không thể làm gì để ngăn chặn.

 

tsb-my-chiem-crimea4_baodatviet_51511381

Quân Nga canh gác bên ngoài doanh trại quân đội Ukraine

 

Lần lượt, “những người lịch sự” cùng các đội tự vệ phong tỏa các tòa nhà chính quyền, các trọng điểm hạ tầng rồi cơ sở quân sự Crimea. Đến thời điểm này, 11 đồn biên phòng ở Crimea cũng đã bị vô hiệu hóa.

Ngày 19-3, Sở chỉ huy hải quân Sevastopol của Ukraine bị đột kích, tư lệnh hải quân Sergei Gaiduk bị bắt. Tuy nhiên, sau khi Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu can thiệp, ông Gaiduk đã được thả.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Ukraine đã cho phép binh sĩ Ukraine ở Crimea được phép sử dụng vũ lực. Nhưng đã quá muộn. Trong vòng kiểm soát của Kiev chỉ còn vài điểm hậu cần không liên lạc được với nhau. Chiến dịch đã chấm dứt với việc quân Nga và lực lượng tự vệ Crimea hoàn toàn chiếm đóng bán đảo.

Ngày 5/3, mệnh lệnh ban đầu mà biên đội tàu sân bay Mỹ nhận được đã bị hủy bỏ. Biên đội lặng lẽ quay đầu khỏi thành phố Piraeus của Hy Lạp sang Antalya, đến đợi lệnh mới ở một căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ. Âm mưu hất cẳng Hạm đội biển Đen của Mỹ đã hoàn toàn bị phá sản.

Chỉ có các tàu khu trục USS Truxtun, USS Donald Cook và tàu hộ vệ  USS Taylor đã được phái đến bờ biển bắc Crimea với lí do tập trận chung với Bulgaria và Romania để do thám, phá hoại các hệ thống anten của trung tâm vũ trụ và thả biệt kích vào phá hoại cuộc trưng cầu dân ý từ ngày 7-22/3.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu quá trình chiếm đóng bán đảo, Moscow cũng phải giải quyết khá nhiều sự vụ phức tạp như việc có đơn vị Ukraine cương quyết không đầu hàng mà lực lượng đặc nhiệm Nga không được phép nổ súng hay vụ Nga thu phục lực lượng đặc nhiệm Berkut của Ukraine để giải giáp chính quân đội nước này.

Ngoài ra, Nga còn phải phá âm mưu dùng biệt kích gây rối, bảo vệ an toàn cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo, âm mưu phá hoại trung tâm vũ trụ của tàu khu trục USS Donald Cook, dẫn đến nguồn cơn nó bị Su-24 của Nga “dằn mặt” hay việc Nga hóa giải các mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số trên bán đảo…

Điều này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong các kỳ sau.

Thiên Nam

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bangladesh tịch thu số vàng 1,4 triệu USD từ nhà ngoại giao Triều Tiên
06/03/2015 16:13
 

(TNO) Các nhân viên hải quan Bangladesh ngày 6.3 phát hiện một nhà ngoại giao Triều Tiên định buôn lậu số vàng ước tính tổng trị giá 1,4 triệu USD vào Bangladesh.

 

vangmieng_tjpe.jpg?width=500
Nạn buôn lậu vàng vào Bangladesh gia tăng trong thời gian gần đây - Ảnh minh họa: Reuters
 
“Chúng tôi đã tịch thu số vàng miếng và vàng trang sức từ Son Young-nam, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Triều Tiên ở thủ đô Dhaka (Bangladesh)”, Reuters dẫn lời ông Moinul Khan, quan chức đứng đầu Cơ quan Tình báo Hải quan Bangladesh, cho biết.
Ông Moinul cho biết số vàng này nặng khoảng 27 kg và ông Son đi trên chuyến bay của hãng hàng không Singapore Airlines, từ Singapore đến sân bay quốc tế Hazrat Shahjalal ở thủ đô Dhaka.
Khi các nhân viên hải quan ở sân bay yêu cầu kiểm tra hành lý xách tay của ông Son, thì “ông ta bảo với các nhân viên hải quan của chúng tôi rằng không có gì để kiểm tra”, ông Najibur Rahman, một quan chức hải quan Bangladesh, cho biết. Ông Son đã bị tạm giữ tại sân bay.
“Sau đó, chúng tôi đã thông báo cho Bộ Ngoại giao và ông ta được thả theo Công ước Vienna (không giam giữ, không truy tố hình sự đối với nhà ngoại giao nước ngoài)”, ông Rahman nói.
Ông Moinul cho biết trong những tháng gần đây, nạn buôn lậu vàng gia tăng ở Bangladesh, nhưng đây là lần đầu tiên một nhà ngoại giao mang theo số vàng lớn như vậy vào Bangladesh.
Chính quyền Triều Tiên sẽ sớm được thông báo về vụ việc này, theo ông Moinul. Hiện Bình Nhưỡng vẫn chưa có bình luận gì.

Phúc Duy

=================

Zdàng này ở đâu ra mà ông Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Triều Tiên có lắm thế? Cơ chế tổ chức và hoạt động kinh tế xã hội của Bắc Triều Tiên không thể nào cho phép một quan chức như vậy có thể sở hữu một số vàng 27 kg. Chỉ có thể coi là của chính phủ dùng vào việc gì đó. Nhưng nếu đúng như vậy thì có thể cho rằng kinh tế Bắc Triều Tiên đang rất khó khăn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một không đoàn Nhật xuất kích 400 lần cản máy bay Trung Quốc

07/03/2015 11:21
 
(Tin Nóng) Trong 9 tháng, từ tháng 3 - 12.2014 Không đoàn tiêm kích số 83 của phi công Jun Fukuda đóng tại Naha, Okinawa (Nhật Bản) đã hơn 400 lần xuất kích ngăn cản máy bay quân sự Trung Quốc thâm nhập không phận Nhật Bản, theo Bloomberg ngày 5.3.
 

nhat-xuatkich-2.jpg

Tiêm kích F-15 của Nhật Bản cất cánh từ căn cứ Naha, Okinawa. Năm 2014, căn cứ này tiến hành hơn 400 lần xuất kích ngăn cản máy bay Trung Quốc thâm nhập không phận gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: pacificairwaves

Bloomberg cho biết viên phi công 35 tuổi Fukuda, lái tiêm kích F-15, cũng mê lái xe mô tô này kể rằng anh ta cùng các đồng đội luôn sống trong môi trường căng thẳng cao độ, khi xuất kích hơn 1 lần/ngày để ngăn cản máy bay quân sự Trung Quốc thâm nhập vùng trời ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật quản lý.

Hiện Trung Quốc vượt Nhật Bản gấp 8 lần về số phi công, và còn tung ra máy bay tàng hình hồi tháng 11.2014. Tuy nhiên phi công Trung Quốc thua Nhật về kinh nghiệm và kỹ năng huấn luyện, đưa đến nguy cơ dễ dẫn đến đối đầu trên không.

Khi các phi công Nhật Bản đang trực chiến, ngồi nhấm nháp trà và xem tivi, đọc báo, thì lệnh báo động vang lên, theo lời kể của phi công Fukuda (biệt danh Thần chiến tranh, tức Hoả tinh). Để tiết kiệm thời gian, họ trực chiến trong bộ đồ bay và để mũ bay cùng phao cứu sinh ở trên buồng lái.

"Một cuộc ngăn cản trên không là điều xảy ra khi có chuyện với một nước khác, và bạn biết mình không thể mắc sai sót”, phi công Fukuda nói với Bloomberg.

Anh kể rằng vị trí căn cứ Naha rất gần quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông “Chúng tôi ở rất gần, đó là phòng tuyến đầu tiên", anh ta nói, khi căn cứ vang rền tiếng động cơ của máy bay phản lực chiến đấu.

Khi thiếu tướng Yasuhiko Suzuki lần đầu tiên đến Naha những năm 1990 với tư cách phi công máy bay chiến đấu, căn cứ này trông buồn tẻ, nhỏ bé. Nay sự hung hăng của Trung Quốc đã làm cho Naha trở thành căn cứ không quân quan trọng nhất của Nhật Bản.

"Căn cứ này luyện tập hàng ngày, đó là chuyện hoàn toàn phi thường khi đòi hỏi một phi đoàn phải thực hiện hơn 400 cuộc xuất kích truy cản trong một năm. Đây là một gánh nặng", tướng Suzuki nói.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm cách gia tăng sức mạnh quốc phòng, đặc biệt cho phía nam quần đảo Nhật Bản. Tại Naha, nhiều toà nhà đang được phá dỡ để làm đường băng cho một phi đoàn thứ 2 sẽ đưa đến Okinawa trong tháng 3.2016 và nâng số máy bay chiến đấu tại đây lên 40 chiếc.

Nhật Bản còn dự định lập một căn cứ quan sát mới ở đảo Yonaguni gần khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, thành lập lực lượng đổ bộ từ biển (dạng thuỷ quân lục chiến Mỹ) cùng mua các xe lội nước, bố trí ở đảo Kyushu.

 

nhat-xuatkich-1.jpg

Phi công Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản tại căn cứ không quân Hyakuri ở Omitama. Máy bay Nhật Bản đã tiến hành hơn 744 lần xuất kích trong năm 2014 để ngăn cản máy bay quân sự nước ngoài thâm nhập không phận của nước này - Ảnh: AFP

 

Trung Quốc và Nhật Bản đang trong tình trạng căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến đầu tư của Nhật vào Trung Quốc giảm 39% năm 2014, dù Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nhật năm 2013. Trung Quốc nói nước này có chủ quyền với Senkaku/Điếu Ngư hơn 600 nay trước khi bị thua trong cuộc chiến với Nhật và mất quyền quản lý quần đảo từ năm 1895 đến nay.

Từ tháng 3 - 12.2014, Nhật Bản đã điều máy bay chiến đấu ngăn cản 744 lần máy bay quân sự nước ngoài bay gần không phận nước này, tăng hơn 30% so cùng kỳ năm trước và ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh.

Trong khi các chuyến bay của Nhật Bản ngăn cản máy bay Nga áp sát không phận có giảm trong năm 2014 thì các chuyến bay tương tự để ngăn cản máy bay Trung Quốc lại gia tăng, hầu hết đều từ căn cứ Naha.

Thậm chí như chuyên gia Bonji Ohara ở Quỹ Tokyo nhận định rằng Trung Quốc đang tìm cách thu thập thông tin về phản ứng của máy bay Nhật Bản qua các chuyến bay thâm nhập thế này, từ thời gian khi máy bay Nhật chưa cất cánh đến phản ứng của Nhật.

Cuối năm 2013, Trung Quốc đơn phương lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao trùm khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Năm 2014 máy bay Nhật Bản 2 lần bay ngăn cản máy bay Trung Quốc tiếp cận quần đảo này.

Hiện Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng sức mạnh không quân, với 398.000 người theo sách Trắng năm 2013, so với Nhật Bản chỉ có 50.000 người. Trung Quốc cho hay tiêm kích J-11 nước này tự sản xuất là tương đương tiêm kích F-15 vốn được Mỹ giới thiệu lần đầu năm 1974. Gần đây Trung Quốc còn phát triển máy bay tàng hình J-20 và J-31. Còn Nhật quyết định mua tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ, nhưng sẽ chưa bố trí chúng ở Okinawa.

 

nhat-xuatkich-3.jpg

Tiêm kích F-15 trực chiến tại sân bay Naha - Ảnh: Youtube

 

Không đoàn 83 ở Naha hiện còn thiếu máy bay và chỉ có 1 đường băng xài chung với dân sự. Mỗi khi xuất kích để ngăn cản máy bay lạ, các máy bay F-15 của Không đoàn sẽ được ưu tiên so với máy bay hành khách. Cả những lần huấn luyện, máy bay quân sự cũng khín hành khách các chuyến bay dân sự phải chờ đợi.

Phi công Fukuda nói anh tham gia quân đội là để trở thành phi công và có cơ hội đi đây đó hơn là muốn bảo vệ đất nước. Nhưng nay khi vợ anh mới sinh con, anh đã suy nghĩ lại. “Điều này là vì đất nước tôi, và một phần nhỏ là vì gia đình tôi. Bạn sẽ có được cảm giác mà bạn cần để bảo vệ họ”.

Anh Sơn

====================

Cứ theo biện chứng pháp với cái quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi thì thêm vài lần cái 400 này, có thể có một lần bắn nhầm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton: Hết đường vào Nhà Trắng?

Chủ Nhật, 08/03/2015 - 09:29
 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang ở tâm điểm của một cuộc tranh cãi về việc bà sử dụng tài khoản email cá nhân cho công vụ trong thời gian làm tại Bộ Ngoại giao. Vụ bê bối này có thể sẽ ảnh hưởng tới quyết định tranh cử tổng thống của bà Clinton, nhân vật được xem là đang dẫn đầu cuộc đua tiến về Nhà Trắng năm 2016.
 >> Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bị gọi hầu tòa

clinton8-3-03809.jpg
Bà Clinton đang check mail bằng điện thoại tại một phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ năm 2012
 

Báo The New York Times mới đây tiết lộ rằng bà Hillary Clinton sử dụng email cá nhân trong tất cả những cuộc trao đổi thư từ qua lại, thay vì phải sử dụng email của Bộ Ngoại giao, tức là email nằm trong hệ thống của chính phủ liên bang Mỹ. Sau đó, nhân viên ban tham mưu của bà lên tiếng xác nhận, nhưng họ cũng nói rất rõ là bà cựu Ngoại trưởng không vi phạm luật lệ mà Bộ Ngoại giao đặt ra. Không chỉ nói điều đó, dàn tham mưu của bà Clinton đang lựa những email mang nội dung trực tiếp liên quan đến công việc để nộp lại cho Bộ Ngoại giao, nói là họ chỉ giữ lại những email mang tính cá nhân.

Thoạt đầu ai cũng nghĩ rằng tất cả nhân viên làm việc cho chính phủ liên bang đều có email của chính phủ, nhưng tờ The New York Times cho hay với trường hợp của bà Clinton thì không. Tờ báo nói rằng bà Clinton không có email của Bộ Ngoại giao (chấm dứt bằng chữ state.gov) mà chỉ có email riêng. Khác biệt giữa hai loại email này là tất cả email chính phủ đều tự động được giữ lại và sử dụng làm tài liệu khi cần thiết, còn email cá nhân thì người làm chủ sẽ giữ, chính phủ không biết tới.

Báo chí Mỹ cho hay một tuần lễ trước ngày nhậm chức ngoại trưởng, bà Clinton cho đặt ngay trong nhà của bà ở New York một “server” để nhận và gửi email. Nhật báo The Washington Post còn nói hệ thống email cá nhân của bà Clinton là clintonemail.com, nhưng chưa rõ ngoài email này, bà còn có địa chỉ email nào khác hay không, chẳng hạn như gmail, yahoo...

Ðến giờ vẫn chưa thể khẳng định bà Clinton có vi phạm luật lệ liên bang hay không khi dùng email cá nhân cho công việc của chính phủ, vì chưa thấy ai nói tới những lỗi mà bà Clinton đã phạm phải. Mọi người đang phân tích luật lệ, trước khi nói bà đã phạm những lỗi nào. Xin được nói thêm là chính phủ liên bang Mỹ áp dụng luật Lưu trữ Hồ sơ (Federal Records Act) và tất cả những email của chính phủ đều được lưu trữ trong công khố, còn email cá nhân như trường hợp của bà Clinton thì chính bà là người giữ, vì được lưu lại trong “server” riêng của bà.

Được biết, với các viên chức giữ vai trò quan trọng trong chính phủ Mỹ, họ có một hệ thống email riêng, được gọi là “hệ thống liên lạc mật”, chẳng hạn như khi liên lạc với Tổng thống, với Bộ trưởng Quốc Phòng, với người điều hành Hội đồng An ninh Quốc gia... Bà Clinton sử dụng hệ thống trao đổi thư nội bộ này khi cần liên lạc với các tòa đại sứ, các quốc gia, bà lại sử dụng một hệ thống khác nữa, thường được gọi là “diplomatic cable”. Theo lời phát ngôn viên Nick Merrill của bà Clinton thì bà “làm rất đúng nguyên tắc”, ý muốn nói là những chuyện quan trọng bà sử dụng hệ thống trao đổi tin tức nội bộ, còn email cá nhân chỉ được bà sử dụng cho những chuyện không mang tính quốc gia, đại sự.

Theo phát ngôn viên Merrill thì trước bà Clinton, các vị ngoại trưởng khác đã làm điều này, tức là đã có người sử dụng email cá nhân, nhưng ông không nói rõ những vị ngoại trưởng đó là ai, cũng không cho biết những người đó sử dụng cả email của Bộ Ngoại giao và email cá nhân, hay chỉ sử dụng email riêng như bà Clinton đã làm.

Trích dẫn lời một viên chức giấu tên của Bộ Ngoại giao, đài truyền hình ABC cho hay ba vị tiền nhiệm của bà Clinton “mỗi người sử dụng email một khác”, chẳng hạn như bà Condoleeza Rice “chỉ sử dụng email của Bộ Ngoại giao”, ông Colin Powell “sử dụng email của bộ cho công việc của chính phủ, email cá nhân cho những việc mang tính cá nhân”, còn bà Madeleine Albright thì “không hề sử dụng email”.

Theo phát ngôn viên Jen Psaki, Bộ Ngoại giao Mỹ đang lưu trữ rất nhiều tài liệu liên quan đến bà Clinton và công việc bà đã làm, trong đó có cả những email trao đổi nội bộ và “diplomatic cable”, nhưng bà Psaki không cho biết bộ này có giữ những email bà Clinton sử dụng qua hộp thư email cá nhân hay không.

Một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao là Marie Harf thì nói là “không có quy định nào cấm cản sử dụng email cá nhân” để giải quyết công việc của chính phủ, miễn là “cuối cùng tất cả những email đó đều được lưu trữ lại trong công khố”. Nhưng bà Marie Harf không dám chắc là bà Clitnon đã nộp cho công khố tất cả những email cá nhân mà bà đã dùng để giải quyết công việc chính phủ hay chưa.

Liệu hệ thống email cá nhân của bà Clintin có bị tấn công tin tặc không? Ðây cũng là câu hỏi chưa được trả lời. Báo chí Mỹ chưa biết mức độ an ninh của hệ thống email cá nhân của bà cựu Ngoại trưởng Mỹ như thế nào, đã bị tin tặc tấn công lần nào hay chưa, hoặc có an toàn như hệ thống của chính phủ không. Chính phát ngôn viên Harf cũng không trả lời được câu hỏi này, chỉ nói với báo chí là “quý vị nên hỏi thẳng bà Clinton”.

Đảng Cộng hòa đang cố làm lớn vụ tranh cãi này trong lúc Đảng Dân chủ đang hướng tới điều mà họ mong đợi là việc khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Clinton vào cuối năm nay.

Nghị sĩ Jeb Bush của đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng chuyện bà Clinton sử dụng email cá nhân và không nộp cho chính phủ sau khi rời nhiệm sở là điều chứng tỏ “thiếu minh bạch”. Cũng có một vài đồn đãi cho rằng chuyện đang gây ồn ào sẽ đẩy bà Clitnon tới chỗ sẽ phải tuyên bố tranh cử tổng thống sớm hơn, để dư luận không chú ý tới chuyện email, mà sẽ dồn chú ý vào chuyện bà hơn ai, thua ai, hơn điểm nào, thua điểm nào, có thắng cử được hay không...

Nhưng điều không thể chối cãi được là bất cứ điều gì bà Clinton làm đều có người khen, kẻ chê, người ủng hộ, kẻ chống đối, và càng gần đến năm 2016 chuyện này càng rõ rệt hơn. Các nhà quan sát nói rằng với trường hợp của bà Clinton, “nước Mỹ có sẵn một tập thể cử tri ủng hộ bà làm tổng thống, những cũng có sẵn một lực lượng cho rằng bà Clinton là người không thể tin tưởng được, họ luôn luôn nghĩ là bà ta giấu giếm một điều gì đó”.

Các nhà phân tích khác cho rằng cuộc tranh cãi về email có thể là dấu hiệu rắc rối chính trị cho bà Clinton. Nhà phân tích chính trị kỳ cựu Tom DeFrank nói: “Nói họ (gia đình Clinton) có sở thích giữ bí mật là một cách nói nhẹ đi thôi. Họ bị ám ảnh với bí mật và điều này đưa vào câu chuyện về gia đình Clinton luôn tạo ra một đường phân chia giữa khủng hoảng và thảm họa. Ý tôi là điều này không khôn ngoan”.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy bà Clinton cho tới nay là ứng cử viên tổng thống được yêu thích của Đảng Dân chủ. Nhưng chuyện email khiến cho đảng Dân chủ cởi mở hơn trong việc tìm kiếm một người thay thế bà Clinton. Trong số những người của Đảng Dân chủ tỏ ra hứng thú với việc tranh cử vào năm tới có phó Tổng thống Joe Biden, cựu thống đốc bang Maryland Martin O’Malley, cựu Thượng nghị sĩ bang Virginia Jim Webb và Thượng nghị sĩ Độc lập của bang Vermont Bernie Sanders.

Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
==================
"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Híc!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đảng đối lập Đài Loan:

Nếu thắng cử sẽ từ bỏ yêu sách lưỡi bò ở Biển Đông

Hồng Thủy

09/03/15 07:11

 

(GDVN) - Ông Phương tuyên truyền, phe đối lập "sợ một thất bại quân sự" ở Biển Đông, trong khi Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc hôm 7/3 tuyên bố Bắc Kinh sẽ ...

 

kha_dong_hac.jpg

Ông Kha Thừa Hanh.

 

Thông tấn xã Đài Loan ngày 8/3 dẫn lời Lâm Úc Phương, một nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền nói rằng, ông Kha Thừa Hanh cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan nói với đài VOA rằng phe đối lập Đài Loan, đảng Dân chủ Tiến bộ đang cân nhắc khả năng từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (vô lý và phi pháp) ở Biển Đông được soạn thảo vào năm 1946 nếu đảng này thắng cử năm 2016.

Thông tin này cũng được ông Trương Húc Thành, cựu Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan khẳng định với đài VOA từ ngày 13/9 năm ngoái, theo báo Liên Hợp tại Đài Loan. Trong khi đó Lâm Úc Phương tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Đài Loan mở rộng căn cứ quân sự và sân bay (bất hợp pháp) trên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) vì "đe dọa từ Trung Quốc và Việt Nam".

Ông Phương nói rằng, cuối tháng 1 vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động cải tạo và xây dựng bất hợp pháp quy mô lớn ở đá Vành Khăn, đá Xu Bi. Tính đến tháng 3, đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc xây ở đá Chữ Thập đã lớn gấp 5 lần đảo Ba Bình, hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa, với chiều dài vượt quá 2000 mét và hoàn toàn có thể xây dựng 1 đường băng quân sự.

Trung Quốc hiện đang chiếm đóng và kiểm soát bất hợp pháp một số bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa. Lâm Úc Phương tuyên truyền, Việt Nam có dấu hiệu đặt pháo binh ở đảo Sinh Tồn và đảo Sơn Ca, nằm cách Ba Bình 6 hải lý và 30 hải lý để làm cái cớ hối thúc Bộ Quốc phòng Đài Loan hoàn thành xây dựng 1 cầu cảng, mở rộng đường băng quân sự trên đảo Ba Bình, thậm chí tái triển khai quân chính quy đồn trú tại đây.

 

vuong_nghi.jpg

Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc.

 

Xung quanh thông tin đảng Dân chủ Tiến bộ tính toán khả năng từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò, Lâm Úc Phương cho rằng "đáng tiếc"?! Ông Phương tuyên truyền, phe đối lập "sợ một thất bại quân sự" ở Biển Đông, trong khi Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc hôm 8/3 tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận sự can thiệp của các quốc gia khác đối với việc xây dựng, cải tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa mà họ gọi là "sân nhà" của mình?!

Theo tờ The Wall Street Journal ngày 8/3, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm Chủ Nhật, Vương Nghị tuyên bố: "Hoạt động xây dựng này không nhắm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ ai. Chúng tôi không giống như một số quốc gia đã xây dựng trái phép trên đất nhà người khác, và chúng tôi không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác khi chúng tôi chỉ xây dựng các căn cứ trong sân riêng của chúng tôi. Chúng tôi có quyền làm điều đó vì nó hợp pháp và chính đáng"?!

Nói như ông Vương Nghị thì người Trung Quốc có quyền giật bát cơm trên tay người khác và bảo đó là của mình, không ai được phép phản đối hay ý kiến này nọ. Đó chính là bản chất hành động của Trung Quốc đang làm trên một số đảo, bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Và sau khi giật được "bát cơm" của láng giềng, tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Nam Hải trên Biển Đông vẫn chưa dừng lại - PV.

Các quan chức Mỹ đã lên tiếng về đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa trong những tuần gần đây. Giới chuyên gia quốc phòng nói rằng chúng có thể tạo ra một mạng lưới các pháo đài để Bắc Kinh kiểm soát hầu hết các tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất qua Biển Đông. 

Việt Nam đã công khai phản đối hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc hồi tuần trước. Theo các quan chức và giới chuyên gia quốc phòng Mỹ, Việt Nam và các bên yêu sách khác cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo và bãi đá mà mình đóng quân, nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc.

Tờ Navy Times ngày 8/3 bình luận, xung đột lãnh thổ đang ngày càng trở nên phổ biến. Trung Quốc gân đây đã đụng độ với các tàu Việt Nam (trong vụ Bắc Kinh hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam), phái chiến đấu cơ áp sát máy bay Nhật Bản ngoài Senkaku, đối đầu với Philippines ngoài Scarborough và bãi Cỏ Mây. Chiến thuật gần đây nhất là cải tạo và xây dựng tiền đồn quân sự trên một số bãi đá ở Trường Sa. Kết quả là (Bắc Kinh) đã tạo ra một thùng thuốc nổ chiến lược trong khu vực.

Người Trung Quốc đang cải thiện gần như mọi khía cạnh của lực lượng hải quân và không quân của họ để thực hiện những gì một số nhà lãnh đạo cấp cao Trung Nam Hải tin rằng "cần phải lấy lại vùng lãnh thổ đã mất" (thực tế là giấc mộng bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá trong khu vực). Trung Quốc đã phát triển một loại tên lửa chống tàu được gọi là "siêu sát thủ" với tầm bắn khoảng 1000 dặm. Bắc Kinh cũng nỗ lực đóng 3 tàu ngầm 1 năm để đối phó với sức mạnh hải quân Mỹ.

======================

Lão Gàn tích cực ủng hộ việc chính phủ Trung Hoa Dân Quốc long trọng tuyên bố đường lưỡi bò mà họ vẽ ra đầu tiên là hoàn toan bất hợp pháp. Lão Gàn đã nói tới điều này từ năm nẳm lận, ngay trong topic này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày tận thế:

Sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc

 

(Chính trị) - Trung Quốc có thể đang đứng trên bờ vực sụp đổ. Đây là lúc mà Washington có thể tận dụng lợi thế.

 
Vài tuần trước, học giả Michael Auslin đến từ viện doanh nghiệp Mỹ đã chia sẻ với tờ Wall Street Journal về một bữa ăn tối lặng lẽ ở Washington nơi mà một vị học giả cấp cao của Trung Quốc đã tuyên bố rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đang đứng trước nguy cơ sắp sụp đổ. Và sự sụp đổ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời là một quốc gia có sức mạnh hạt nhân là một điều không hề nhỏ. Washington sẽ làm gì? Theo cuốn sách Fourth Ring Road – một tài liệu tham khảo của Trung Quốc nói đến việc đứng ngoài khu vực Beltway, đã giả mạo liên hệ đến những người Trung Quốc bị cách ly ra khỏi xã hội và lên tiếng về nhân quyền của người Trung Quốc để chỉ ra cho người Trung Quốc thấy rằng, Mỹ “có liên quan đến sự phát triển của Trung Quốc”. Ngay cả khi Đảng Cộng sản Trung Quốc không sụp đổ trong những năm qua, những biện pháp này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách Mỹ “đứng về phía lịch sử”.

Những biện pháp này dường như có vẻ tầm thường trước một vấn đề nghiêm trọng về sự bất ổn chính trị tiềm ẩn và sự sụp đổ của hệ thống cơ cấu quản lý của Trung Quốc. Theo lời của Auslin, học giả người Trung Quốc vô danh này và những người đã đồng ý việc những bước đi đầu tiên này sẽ tạo nên một tín hiệu tốt đối với người Trung Quốc rằng Washington đang và sẽ đứng bên cạnh họ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ hư ảo này sẽ không làm cho Mỹ tốt đẹp hơn trong con mắt người Trung Quốc nếu sự bất mãn của họ hủy diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những hành động, hơn vạn lời nói, trong bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng khác khi các cuộc biểu tình đang xảy ra trên toàn quốc vào năm 1989 sẽ là biện pháp quan tâm đến vấn đề đạo đức của Washington đối với tương lai của Trung Quốc.

 

tap-can-binh-sup-do-090315.jpg

Ngày tận thế: Sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc

 

Việc chuẩn bị trước để đối phó với một cuộc khủng hoàng chính trị có nguy cơ làm sụp đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc đòi hỏi nhiều nỗ lực quan trọng hơn, bao gồm cả việc nghiên cứu và lên kế hoạch. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, muốn đối phó với tình trạng này cần phải xem xét đến khả năng Trung Quốc không có Đảng Cộng sản và làm thế nào một thể chế như thế có thể phát triển. Hàng chục ngàn người biểu tình như một lời nhắc nhở rằng, bất chấp sự nổi bật của Trung Quốc đối với quốc tế, quốc gia này vẫn có nguy cơ rạn nứt chính trị và có khả năng gây ra một “trận động đất”. Với kiểu cảnh báo này, sự thất bại đạo đức sẽ không xét đến tiềm năng thay đổi một chế độ bất ổn hay bất kì cuộc khủng hoảng chính trị nào khác mà có thể đe dọa đến chế độ này và những gì Bắc Kinh có thể làm để ngăn chặn điều đó xảy ra.

Mục đích của những việc này là nhằm giảm thiểu tình trạng không chắc chắn mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt khi nổi lên cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc cũng như để xác định được cách thức và các điểm mấu chốt nơi mà Washington có thể tác động đến sự chọn lựa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu một nỗ lực không được triển khai để làm giảm tình trạng không chắc chắn này, thì nỗi sợ hãi về điều không biết rõ sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đi đến quyết định về việc có hỗ trợ chính phủ Trung Quốc hay không một cách chủ quan chứ không phải dựa trên sự tính toán kĩ lưỡng.

Một trong những bước liên quan đến nghiên cứu là phải xác định được các lực lượng gắn kết bên trong chính phủ Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dành 66 năm quyền lực để chia cắt xã hội dân sự Trung Quốc và thúc đẩy nó vào các nhóm có tiềm năng trở thành một lực lượng chính trị. Các nhóm này, như Pháp Luân Công, đã trở thành những người hạ đẳng và liên tục bị săn đuổi bởi chính quyền Trung Quốc. Các nhóm hoạt động và xã hội dân sự mới ra đời tồn tại trong một mê cung quan liêu được che đậy của Trung Quốc. Cần phải hiểu rõ về văn hóa chính trị ngoài Đảng của Trung Quốc nếu Washington muốn tuyên bố một “trách nhiệm đạo đức”.

Trước khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, Hội đồng Tình báo Quốc gia đã đưa ra đánh giá về những triển vọng chính trị của Iraq sau sự sụp đổ của chế độ độc tài Saddam Hussein. Đánh giá cập nhật về một phân tích được tiến hành từ đầu những năm 1980 và được phân tích một cách chính xác về những ganh đua bè phái cũng như sự phân chia giai cấp trong nước dưới sự quản lý của Mỹ dưới thời hậu Saddam. Tuy nhiên, không rõ rằng một đánh giá như vậy có thể được thực hiện bởi Trung Quốc hay không, đó là chưa xét đến yếu tố chính xác. Một đánh giá như vậy không thể nói về người Duy Ngô Nhĩ hay Tây Tạng, nhưng lại có thể nói về 1,23 tỷ người Trung Quốc chắc chắn sẽ chiếm ưu thế trong tương lai chuyên quyền hay dân chủ của Trung Quốc.

 

Việc thứ hai là phải phát triển, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu hồ sơ của lãnh đạo (cũng như gia đình họ) bao gồm các tài sản ở nước ngoài, có thể bị đóng băng cũng như những thông tin liên lạc điện tử và điện thoại. Chính phủ Mỹ cũng như các tờ tin tức như Bloomberg và the New York Times chắc chắc có khả năng tìm ra những thông tin này. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, chắc chắn nhiều quan chức sẽ suy nghĩ đến các vấn đề phúc lợi cá nhân cho họ và gia đình, hơn là lo nghĩ đến Đảng.

Giống như cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ, dự án này cần có hồ sơ về các cuộc họp với các quan chức Mỹ và những nhân vật nổi tiếng khác của Mỹ. Bằng cách này, Washington đã nhận thức được ai có thể có mối quan hệ hiện tại và có thể được kêu gọi để tiếp cận với một quan chức Trung Quốc trong trường hợp yêu cầu (và thậm chí có thể hỗ trợ trong các cuộc đàm phán, mà trong đó người đối thoại Trung Quốc dường như luôn hiểu rõ hơn về các đối tác Mỹ của họ). Điều này cũng yêu cầu Nhà Trắng phải trung thực, ít nhất là đối với bộ máy quan liêu của Mỹ, về hoạt động kinh doanh, thỏa thuận với phía Bắc Kinh – một vấn đề mà không phải luôn luôn nằm trong mối quan hệ Trung – Mỹ.

 

Thứ ba, việc xác định khả năng của các lực lượng an ninh nội bộ Trung Quốc, bao gồm các khả năng về tình báo nội địa và bán quân sự là những nhiệm vụ hết sức quan trọng để có thể hiểu rõ tình trạng bất ổn có đang xảy ra hay không. Hầu hết các nghiên cứu về tương lai của Trung Quốc thường đánh giá đến các cơ quan an ninh của quốc gia này, mà không hiểu được khả năng của họ trong việc bảo vệ chế độ phụ thuộc vào một biến động, điều mà còn liên quan đến công nghệ và các hoạt động của công dân. Nếu việc thay đổi chính trị ở trung Quốc đến thông qua các cuộc biểu tình công cộng hàng loạt, thì có thể là bởi vì những suy tính về bộ máy an ninh trung thành có thể không đúng.

Gần đây, mọi quyết định can thiệp quân sự đều liên quan đến trụ sở chính của PLA, chứ không phải Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) cơ quan hoạch định chính sách cấp cao nhất được quản lý bởi chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu cơ quan này gửi đến mệnh lệnh, lãnh đạo quân sự phải quyết định xem có hỗ trợ chính phủ hiện tại hay không, giữ nhiều quyền lực hay chỉ đứng một bên và không liên quan. Mặc dù hầu hết các sĩ quan PLA là đảng viên, mối quan hệ giữa hai tổ chức này đã thay đổi đáng kể từ thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, khi mối quan hệ lãnh đạo của người Trung Quốc được thống trị bằng những tinh hoa chính trị quân sự kép. PLA có thể đang phát triển một cơ chế riêng biệt khỏi cơ quan của mình. Ngoài ra cơ quan này còn cô lập đội quân bằng cách cho cách ly với xã hội, không chia sẻ thông tin và việc hiện đại hóa mạnh mẽ của Trung Quốc đã yêu cầu các nhân viên PLA phải được giáo dục, đào tạo kỹ lưỡng hơn và trờ nên chuyên nghiệp hơn. Nếu sự chuyên nghiệp hóa của PLA mang đến sức mạnh với ý tưởng rằng PLA phải là một đội quân quốc gia, thì các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải biết điều đó và họ cần biết ai đang nuôi dưỡng những ý định như vậy.

 

Thứ tư, các nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần vạch ra các quyết định mà Bắc Kinh sẽ đối mặt khi các sự cố bất ổn riêng lẻ bắt đầu hợp thành một cuộc khủng hoảng lớn hơn. Đầu tiên, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đưa ra đánh giá về việc liệu các cuộc biểu tình có thể được ngăn cản bằng cách mua chuộc hoặc bắt giữ những kẻ cầm đầu hay không. Hoặc liệu tình trạng bất ổn có thể được cô lập và giới hạn tại một địa phương trước khi lan sang nhiều khu vực. Các quyết định lớn tiếp theo mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm việc có nên cho phép chính quyền địa phương và chính quyền cấp tỉnh giải quyết cuộc khủng khoảng mà không cần đến các lãnh đạo trung ương. Do các thỏa thuận phức tạp, khiến việc hợp tác trong các khu vực pháp lý gần như là không thể, các cuộc biểu tình lan rộng vượt qua ranh giới các tỉnh sẽ đòi hỏi sự can thiệp của chính quyền trung ương để phối hợp hành động.

Việc biết được cách thức việc này diễn ra như thế nào và ai là người quyết định ở các cấp khác nhau có thể là điều rất quan trọng để gây ảnh hưởng lên các sự kiện. Các phần của quá trình này và các điểm quyết định có thể đoán được cho tới khi thông tin mới được yêu cầu nhưng điều quan trọng là phải đưa ra thông tin chi tiết trong khi không bao giờ cho rằng đó là câu trả lời cuối cùng. Như Tổng thống Dwight Eisenhower từng nói, kế hoạch cụ thể có thể là vô ích nhưng việc lên kế hoạch là điều không thể thiểu.

 

Thứ năm, Chính phủ Mỹ cần tìm cách duy trì liên lạc với Trung Quốc, ngay cả khi Bắc Kinh bắt đầu cắt đứt những liên kết quốc tế. Vạn Lý Tường Lửa có thể sẽ không bị xâm nhập và việc đánh sập mạng Internet Trung Quốc là một việc khó khăn nhưng Trung Quốc, như đã được chứng minh bằng việc can thiệp vào mạng riêng ảo (VPN) gần đây, có thể gây nhiều khó khăn cho việc trao đổi thông tin liên lạc và thông tin qua mạng Internet. Việc thực hiện các nỗ lực tuyên truyền của Mỹ trên mạng Internet mà không đảm bảo thành công có thể là một việc liều lĩnh. Nếu khả năng tránh né sự kiểm duyệt không được có được sự đảm bảo thành công thì cách tốt nhất là nên giữ lại khả năng phát sóng radio vào Trung Quốc trong trường hợp khẩn cấp.

 

Cuối cùng, loại nỗ lực tình báo tập trung mà công tác chuẩn bị dự phòng này yêu cầu có thể không xảy ra. Nếu bộ máy phân tích và thu thập tình báo hiện tại của Mỹ – bao gồm Cơ quan Đối ngoại – không phù hợp với những công việc này thì việc suy nghĩ lại về cách thức xây dựng chuyên môn, thu thập, xử lý thông tin và giải quyết khủng hoảng tại Trung Quốc cần được tiến hành. Và sẽ cần phải có sự tham gia trực tiếp của các nhà hoạch định chính sách do vai trò của họ trong việc thu thập một số thông tin cá nhân quan trọng cũng như sự thật hiển nhiên rằng việc hoạch định chính sách sẽ quyết định giới hạn của hoạt động tình báo.

Nếu Washington lo ngại rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp hết thời thì việc khẳng định một lập trường đạo đức trong sự phát triển của Trung Quốc đòi hỏi ít nhất một nỗ lực đáng kể để hiểu được bối cảnh chính trị của Trung Quốc ngoài những lo ngại hoạch định chính sách hằng ngày và gây ảnh hưởng lên các lãnh đạo Trung Quốc trước khi họ kích động nhân dân đất nước họ một lần nữa. Nếu không chuẩn bị trước, Mỹ và các lãnh đạo quốc tế sẽ nhận thấy những triển vọng của một đất nước Trung Quốc không ổn định là đáng lo ngại, có thể cùng với quan điểm là nước này “quá lớn nên không thể sụp đổ”.

Họ thậm chí có thể ngồi xem như năm 1989, không biết phương pháp hành động tốt nhất hay cách để gây ảnh hưởng lên các quyết định của lãnh đạo Trung Quốc là gì. Điều này có thể không sai nhưng một quyết định quan trọng như vậy không nên bị để mặc cho sự thiếu hiểu biết, những hình tượng trước đó hoặc các thông tin được thu thập rải rác khi một cuộc khủng hoảng nổ ra.

Lan Anh (dịch từ The National Interest)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Ngày tận thế:

Sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc

 

(Chính trị) - Trung Quốc có thể đang đứng trên bờ vực sụp đổ. Đây là lúc mà Washington có thể tận dụng lợi thế.

 

Lão Gàn viết sách minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, có kẻ rách việc phán rằng: Sẽ là nguyên nhân gây chiến tranh Việt Nam Trung Quốc. Mặc dù trong lịch sử "zdăng miêng nhơn loại", chưa hề ghi nhận chiến tranh xảy ra chỉ vì một cuốn sách. Nhưng đã không dưới một lần những trận chiến tranh xảy ra chỉ vì ...liền bà. Thí dụ như cuộc chiến thành Troa.

Trung Quốc cứ như con ngáo ộp được đem ra để dọa lão Gàn. Thế là thế điếu nào? Làm điếu gì có cái cơ sở pha học chỉ có một chiều phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, còn chứng minh theo chiều ngược lại thì cần lưu ý chiến tranh Việt Nam Tung Coóc? Pha học là phải khách wan chứ nhể? Hay là tại "lý thuyết pha học hại điện không cần tính hợp lý" - như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại Ca phé Trung Nguyên?

Hổng có chi! Lão Gàn đang bị bệnh tim, đang trong giai đoạn cấp cứu, cũng gần chết rùi. Nhưng nếu còn sống thì lão sẽ xác định rõ hơn về mặt lý thuyết rằng thì là: một lý thuyết pha học được coi là đúng thì tối thiểu nó phải có tính hợp lý. Chỉ có thiên tai là không hợp lý với cuộc sống con người. Còn nếu chẳng may lão Gàn chít vì bệnh tim thì thực tế sẽ chứng minh điều này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kanwa:

Đối đầu tàu sân bay với Mỹ, Trung Quốc sẽ đại bại vì thiếu tất cả

Lê Cường

10/03/15 10:53

 

(GDVN) - Theo Kanwa Defense Review, tình cảnh này cũng tương tự như tình cảng giữa Argentina và Vương Quốc Anh trong Cuộc chiến tranh đảo Falklands năm 1982.

 

Tạp chí Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada nhưng do 1 tổng biên tập người gốc Hoa làm chủ gần đây có bài bình luận cho biết, sự thiếu hụt về số lượng, khả năng kỹ thuật cũng như kinh nghiệm tác chiến đồng nghĩa với việc nếu tàu sân bay của Hải quân TQ sẽ trở thành một gánh nặng đối với quân đội của Bắc Kinh khi phải đối đầu với quân đội Mỹ trong một trận chiến trực diện trên biển.

 

a.jpg

 

Ấn bản đăng trong tháng Ba của Kanwa Defense Review cho rằng tiên lượng này vẫn có giá trị ngay cả khu Trung Quốc có thể có đến 3 tàu sân bay trong 10 năm tới sau khi bổ sung thêm được 2 chiếc khác bên cạnh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên Liêu Ninh.

Bởi khi đó, Mỹ cũng vẫn là nước duy trì được ưu thế quan trọng với đội hình tàu chiến có đến 11 tàu sân bay hạt nhân. Trong khi kinh nghiệm kỹ thuật, tác chiến và vận hành đối với các hàng không mẫu hạm đã có thừa. Ưu thế của Mỹ so với Trung Quốc vẫn là tuyệt đối trong bất cứ cuộc đối đầu tàu sân bay nào.

Theo Kanwa Defense Review, tình cảnh này cũng tương tự như tình cảng giữa Argentina và Vương Quốc Anh trong Cuộc chiến tranh đảo Falklands năm 1982.

Trong 74 ngày xung đột quân sự, quân đội của Anh đã giành lại được quyền kiểm soát đảo Falklands từ tay quân đội Argentine. Trong cuộc chiến này hàng không mẫu hạm ARA Veinticinco de Mayo của Argetina đã trở thành một gánh nặng vì thiếu cả khả năng cũng như kinh nghiệm chiến đấu.

Hải quân của Anh khi đó đã điều động ít nhất hai tàu ngầm hạt nhân – một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với bất cứ tàu sân bay hải quân nào.

1 trong 2 tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh là HMS Conqueror đã bắn chìm một tàu tuần dương hạng nhẹ của Argentina General Belgrano.

Ngay sau khi gặp phải tổn thất này, hạm đội tàu chiến của Argentina đã quay lại quân cảng của mình đồng thời từ bỏ đối đầu quân sự cho đến khi cuộc xung đột kết thúc.

Quân Anh đã thắng trận bởi họ có khả năng bảo vệ tàu sân bay tốt hơn cũng như tận dụng được điểm yếu về khả năng săn ngầm của tàu chiến Argentina.

Ngoài ra, theo bình luận của Kanwa Defense Review, Hải quân Anh có kinh nghiệm hoạt động chiếm hạm cũng như khả năng làm bão hòa khả năng phản kháng của đối phương tốt hơn từ trên không nên khiến đối thủ phải chấp nhận thua cuộc.

Nếu Trung Quốc xung đột quân sự với Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh có thể sẽ cũng chịu chung số phận “vô dụng” như tàu sân bay ARA Veinticinco de Mayo của Argentina trước đây.

Đến nay, kinh nghiệm tác chiến của quân đội Mỹ với các nhóm tác chiến tàu sân bay đã có đến 90 năm, chưa có bất cứ quân đội của quốc gia nào trên thế giới tích lũy được nhiều kinh nghiệm như Mỹ.

Bất chấp thực tế là phát triển với tốc độ nhanh, nhưng năng lực săn ngầm, khả năng bảo vệ hàng không mẫu hạm vẫn đứng sau quân đội Nhật, Mỹ ít nhất từ 10 đến 20 năm.

Máy bay săn ngầm của Trung Quốc hiện nay mới chỉ được liệt vào hạng “hơn 1 thế hệ” về đăng cấp công nghệ nếu so sánh với Nhật Bản và Mỹ.

Nhật Bản có tất cả 80 máy bay săn ngầm 4 động cơ P-3 Orion, trong khi Mỹ có máy bay mạnh hơn cả 80 P-3 Orion là P-8 Poseidon.

 

tau_san_bay_tq_j15.JPG

Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay TQ

 

Trung Quốc hiện nay chỉ có hai chiếc máy bay săn ngầm tốc độ cao Y-8GX6 hoặc Gaoxin-6.

Với Hải quân Mỹ, mỗi tàu sân bay đã có thể mang theo từ 5 đến 8 máy bay săn ngầm S-3B cùng 5 đến 8 máy bay trực thăng săn ngầm SH-60F/R. Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ đang thử nghiệm trực thăng săn ngầm Changhe Z-18 vào cuối tháng 7 năm 2014.

Dưới mặt nước biển, quân đội Mỹ có 61 tàu ngầm hạt nhân, Nhật Bản có 16 tàu ngầm thông thường đẳng cấp thế giới. Tất cả chúng đều được trang bị các tên lửa chống hạm tầm xa chết chóc.

Trên không, quân đội Mỹ sẽ vẫn giành ưu thế tuyệt đối trong vòng 30 năm nữa với các chiến đấu cơ tàng hình cải tiến F-35C/B. Máy bay chiến đấu thế hệ mới này bên cạnh khả năng tàng hình, siêu tốc chúng còn được trang bị vũ khí tấn công tầm xa, mạnh hơn rất nhiều bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Trung Quốc.

 

TheGreatHackWeb.jpg

 

Về vũ khí chống hạm, quân đội Mỹ sở hữu hàng loạt các tên lửa chống tàu các tầm như AGM-158 (tầm bắn 370 kilometer); AGM-154 (130 km); AGM84H/K(270 km). Năng lực chống hạm của tên lửa tầm xa Mỹ có thể tính từ hàng ngàn km cách mục tiêu cần tấn công.

Về khả năng gây bão hòa trên không, trong một phút quân Mỹ có thể bắn hàng trăm đầu đạn tấn công với số lượng tên lửa nhiều hơn bất cứ khả năng đánh chặn nào trên thế giới.

Cuối cùng, bài báo ở Canada nói rằng nếu muốn tạo được cản trở trong chiến tranh trên biển với Mỹ, tàu sân bay phải cải thiện được khả năng phòng không, chống ngầm cũng như tăng số lượng máy bay hộ vệ.

==========================

Khi nào mà "thiên cơ lậu từ từ" mà tình thế không thể xoay chuyển được, lúc ấy lão sẽ chỉ ra cái ngu của Tung Cóoc nó thể hiện ở chỗ nào. Còn bây giờ thì không, vì can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

"Tham vọng hạt nhân của Iran đe dọa sự tồn vong của Israel"

Thứ Tư, 04/03/2015 - 07:47
 

Dân trí Tối qua theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có bài phát biểu gây chú ý kéo dài 50 phút trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ, trong đó tập trung chỉ trích Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

 

1-9ebde.jpg
Thủ tướng Netanyahu có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 3/3 (Ảnh: Getty)
 

Vũ Anh
Theo AFP
====================
Bởi vậy, ngài Obama nên chọn cái găng tay mỏng hơn một chút, nếu không đảng Dân Chủ của ngài sẽ thất cử vào nhiệm kỳ tới, dù người ứng cử là bà Clinton. Sự cứng rắn dù sao cũng có chừng mực của ngài vào lúc này, có thể tránh được một sự cứng rắn lớn hơn trong tương lai.
Thế giới này khó thoát khỏi một cuộc đấm đá trong "Canh bạc cuối cùng". Chỉ có Việt sử trải gần 5000 văn hiến - tức chân lý được tôn vinh - mới có thể cứu vãn được. Nhưng rất mong manh vì đã muộn rồi.

 

 

 

Obama nổi giận vì Đảng Cộng hòa gửi thư cảnh cáo Iran
10/03/2015 10:56 GMT+7

 

transparent.png

TTO - Ngày 10-3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích dữ dội Đảng Cộng hòa sau khi các nghị sĩ đảng này gửi thư cho Iran cảnh báo một thỏa thuận hạt nhân giữa Washington và Tehran sẽ chết yểu.

 

73wrmQdj.jpg

Ông Obama nổi giận chỉ trích Đảng Cộng hòa "muốn lập liên minh" với những kẻ cực đoan quá khích ở Iran - Ảnh: Reuters

 

Theo AFP, tổng cộng 47 thượng nghị sĩ Cộng hòa, bao gồm một số nhân vật có thể ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, đã gửi thư cho chính phủ Iran khẳng định một thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và Washington sẽ không còn hiệu lực khi ông Obama rời Nhà Trắng năm 2017.

“Bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ chỉ là một văn bản giữa cá nhân Tổng thống Barack Obama và lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Khamenei. Tổng thống Mỹ mới có thể sẽ hủy bỏ thỏa thuận đó chỉ bằng một chữ ký và quốc hội mới có thể điều chỉnh nội dung của thỏa thuận bất kỳ lúc nào” - lá thư viết.

Trước đó, các nghị sĩ Cộng hòa đã nhiều lần phản đối việc chính quyền Washington đàm phán với Tehran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Phản ứng lại, ông Obama chỉ trích: “Thật đáng mỉa mai khi một số thành viên Quốc hội Mỹ lại thể hiện quan điểm chung và muốn lập liên minh với những kẻ cực đoan quá khích ở Iran”.

Ông Obama cho rằng các nghị sĩ Cộng hòa đã can thiệp một cách vô lý vào cuộc thương lượng của Mỹ cùng các cường quốc với Iran.

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden còn nặng lời hơn khi tuyên bố lá thư của các nghị sĩ Cộng hòa “đe dọa hủy hoại năng lực của các tổng thống Mỹ trong tương lai, dù thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa, khi đi thương lượng với các quốc gia khác”.

“Lá thư này không xứng với tầm vóc của quốc hội. Nó gửi đi một thông điệp sai lầm tới cả bạn bè và kẻ thù của Mỹ rằng tổng tư lệnh của nước Mỹ không thể thực hiện các cam kết của Mỹ. Đó là một thông điệp sai trái và nguy hiểm” - ông Biden nhấn mạnh.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Harry Reid cũng mô tả đây là hành vi can thiệp chưa từng có tiền lệ chỉ nhằm mục đích là làm xấu mặt Tổng thống Obama. Đây là một lần cực kỳ hiếm hoi sự mâu thuẫn giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ.

Trước đó nhiều nghị sĩ Cộng hòa bày tỏ lo ngại thỏa thuận với Iran sẽ cho phép Tehran dễ dàng phát triển vũ khí hạt nhân. Tuần trước Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi phát biểu trước quốc hội Mỹ đã chỉ trích chính quyền Tổng thống Obama vì thương lượng với Iran. 

 

 
NGUYỆT PHƯƠNG

======================

Bởi vậy, cái này lói nâu nắm rùi. Ngài Obama phải mang cái găng tay mỏng hơn một chút - dù chỉ là lý thuyết.

Đến năm 2017, mọi chuyện trên thế giới sẽ rất ít chuyện để bàn. Cái này cũng nói lâu rùi.

Theo AFP, tổng cộng 47 thượng nghị sĩ Cộng hòa, bao gồm một số nhân vật có thể ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, đã gửi thư cho chính phủ Iran khẳng định một thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và Washington sẽ không còn hiệu lực khi ông Obama rời Nhà Trắng năm 2017.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
 

Mỹ mạnh mẽ chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Thứ Ba, 10/03/2015 - 11:52
 

Dân trí Các hành động xây dựng của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp quanh quần đảo Trường Sa đang làm gia tăng những nghi vấn rằng Bắc Kinh muốn thiết lập các căn cứ quân sự trên khắp Biển Đông, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki ngày 9/3 tuyên bố.
 

1-08320.jpg
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki (Ảnh: NYDaily)
 
“Các hành động cải tạo đất và xây dựng của Trung Quốc đang gây ra những lo ngại lớn hơn trong khu vực về các ý định của Bắc Kinh, trong bối cảnh có những lo ngại rằng họ có thể quân sự hóa các tiền đồn tại các các khu vực tranh chấp ở Biển Đông”, bà Psaki cho biết trong cuộc họp báo hôm qua.
 
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ cho hay Washington đã nắm được những báo cáo gần đây về việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng quanh quần đảo Trường Sa. Bà cũng nhấn mạnh rằng Mỹ kêu gọi các bên liên quan trong khu vực tránh các hành động khiêu khích.

“Chúng tôi (Mỹ) đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến này và sẽ tiếp tục nêu lên những lo ngại với Trung Quốc và hối thúc tất cả các bên tránh các hành động gây mất ổn định”, bà Psaki nói thêm.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách phi lý đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn tuyên bố chủ quyền của các láng giềng khu vực, trong đó có Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei.

Tạp quốc phòng Jane’s Defence Weekly hồi tháng 1 đã công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tăng tốc thiết lập các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Quân đội Philippines cho biết Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động tải tạo đất mới tại 2 địa điểm quanh Trường Sa hồi đầu năm nay. Cùng với các hoạt động cải tạo và xây dựng khác hồi năm ngoái, Trung Quốc giờ đây đã bồi đắp ít nhất 1 km2 mặt nước ở 7 địa điểm.

Hồi cuối tuần qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã biện bạch cho các hành động ngang ngược của nước khi nói rằng việc xây dựng trên các bãi đá mà Trung Quốc kiểm soát là hợp pháp và không đe dọa các nước khác. Philippines, Việt Nam và các nước đã kịch liệt phản đối các tuyên bố của Trung Quốc.

An Bình
Theo NHK
=========================
Rồi! Cứ từ từ. Đâu sẽ có đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc chuẩn bị cho kịch bản thống nhất không cần thỏa thuận

(Vietnam+)

lúc : 11/03/15 13:29

 

Chung_Chong_Wook_1103.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban Thống nhất của tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Chong Wook. (Nguồn: koreatimes.co.kr)

Tờ JoongAng Ilbo số ra ngày 11/3 dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Thống nhất của tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Chong Wook cho biết Seoul đang chuẩn bị cho các kịch bản về việc thống nhất với Bình Nhưỡng mà không cần tới một thỏa thuận liên Triều.

Báo trên dẫn lời ông Chung Chong Wook phát biểu tại một diễn đàn hôm 10/3 rằng Chính phủ Hàn Quốc đang “tìm kiếm các phương án thống nhất mà có thể không cần đến một thỏa thuận (liên Triều)."
Ông nhấn mạnh: “Hiện có nhiều lộ trình cho tiến trình tái thống nhất, và ủy ban của chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho một tổ chuyên nghiên cứu khả năng thống nhất không cần đồng thuận hay còn gọi là thống nhất chế độ.”
Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của ban Thống nhất của tổng thống Hàn Quốc tiết lộ có một nhóm chuyên gia đang nghiên cứu kịch bản thống nhất Bán đảo Triều Tiên thông qua một sự thay đổi trong chế độ Bình Nhưỡng hoặc thông qua hợp nhất với miền Nam.
Ủy bao này, gồm các chuyên gia chính phủ và phi chính phủ, được chính quyền của Tổng thống Pắc Cưn Hê thành lập vào tháng 7/2014 để chuẩn bị cho tiến trình tái thống nhất hòa bình hai miền Triều Tiên.
Tuy nhiên, Triều Tiên đã quyết liệt phản đối ý tưởng thống nhất bằng cách hợp nhất với Hàn Quốc vì như vậy đồng nghĩa với việc chế độ hiện hành tại Bình Nhưỡng sụp đổ./.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nhật Bản tăng cường vai trò an ninh trên Biển Đông
Thứ năm, 12/3/2015 | 12:10 GMT+7
 
Nhật đang tích cực tăng cường vai trò an ninh trên Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang, có thể đe dọa đến các tàu chở hàng của nước này.
3-5088-1426136944.jpg

Cảnh sát biển Việt Nam giám sát các tàu tuần duyên Trung Quốc xung quanh giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam năm ngoái. Ảnh: Reuters.

 

Theo Reuters, Nhật Bản đang củng cố quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia nhằm đóng góp vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh Biển Đông, trước tham vọng chủ quyền lãnh thổ ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc. Tuy Tokyo không là một bên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông nhưng lại có một mối lo ngại về nguy cơ Trung Quốc thống trị đường hàng hải mà các tàu chở hàng của Nhật thường qua lại.

 

Tập trận, hỗ trợ tàu

Hợp tác an ninh của Tokyo có nền tảng sâu rộng, từ cung cấp tầu tuần tra cho đến tập trận chung cùng với Philippines vào tháng tới.

Các cuộc tập trận hải quân dự kiến diễn ra ngoài khơi Philippines, là một phần của hiệp định an ninh mới được ký tại Tokyo hồi tháng 1 vừa qua. Hiệp định này cũng tạo khuôn khổ cho các cuộc đối thoại thường xuyên ở cấp thứ trưởng cũng như trao đổi sĩ quan cao cấp của cả hai bên.

Ngoài ra, 10 chiếc tàu tuần tra đang được Nhật đóng để bàn giao cho phía Philippines vào cuối năm nay.

Nhật được cho là đang cân nhắc hỗ trợ tài chính cho việc cải tạo hạ tầng căn cứ quân sự Philippines ở đảo Palawan, một trong những đảo lớn gần nhất giữa vùng đất liền Philippines và Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines, Đại tá Restituto Padilla, hoan nghênh các cam kết của phía Nhật và nói thêm rằng đây là điều hoàn toàn tự nhiên nếu Nhật và Philippines cùng nỗ lực giúp nhau giữ gìn an ninh hàng hải.

Ngoài ra, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu hồi tháng trước rằng nước này cần xem xét lại chính sách không gửi máy bay tuần tra trên Biển Đông, khi xét đến tầm quan trọng của đường hàng hải khu vực này đối với Nhật. Phát biểu được xem là đáp lời một quan chức Hải quân Mỹ rằng Mỹ chào đón các chuyến bay tuần tra của Nhật trên Biển Đông.

Nhật cũng chuyển giao cho Việt Nam 6 tầu tuần tra đã qua sử dụng và tư vấn về điều trị chứng trầm cảm cho thủy thủ trên tầu ngầm.

Giới chức quốc phòng Nhật đang tiến hành đàm phán sơ bộ về việc cùng sản xuất vũ khí với Malaysia và Indonesia.

Song song đó, Thủ tướng Nhật Abe cũng tiến gần hơn về phía Australia. Nguồn tin Lực lượng Phòng vệ Nhật tiết lộ Canberra gần đây đã cử quan chức quốc phòng đến Tokyo để giúp Nhật Bản gây dựng quan hệ với Đông Nam Á. Còn theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Australia, một sĩ quan quân đội nước này đã được bổ nhiệm biệt phái sang Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với thời hạn 18 tháng. Tuy nhiên, nhiệm vụ cụ thể của sĩ quan này thì không được tiết lộ.

 

“Xu hướng cần phải có”

Sự hỗ trợ của Nhật là bước triển khai từ quan điểm được Thủ tướng Shinzo Abe công bố tháng 5/2014 rằng Nhật nên giúp các nước Đông Nam Á duy trì tự do thông thương hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông.

Các điều chỉnh vị thế quốc phòng của Nhật Bản trong thời gian tới đây sẽ cho phép ông Abe can dự sâu hơn nữa vào Đông Nam Á, ví dụ như chuyển từ viện trợ quân sự sang hỗ trợ tài chính mua vũ khí.

Sự hợp tác này thể hiện đường lối chính sách an ninh cứng rắn hơn của ông Abe, người rất muốn nới lỏng hạn chế trong bản hiến pháp hòa bình của Nhật được ban hành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sự hợp tác này cũng tương đồng với quan điểm tái cân bằng của Mỹ ở châu Á.

“Xu hướng này đang trở nên rõ ràng và tôi nghĩ người Nhật sẽ trở lại đúng như nó cần phải thế, bất chấp lo ngại từ phía Trung Quốc”, Ian Storey, chuyên gia an ninh thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nhận định.

Trung Quốc hiện đang đẩy nhanh xây dựng đảo nhân tạo tại các rặng san hô và đảo vòng san hô ở Trường Sa của Việt Nam. Theo giới chuyên gia, việc xây dựng này sẽ cho phép Trung Quốc mở rộng phạm vi tác chiến của hải quân và không quân.

Một số chuyên gia tin rằng các đảo nhân tạo này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc lập và kiểm soát một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà các máy bay khi bay qua sẽ phải báo cáo với Trung Quốc.

Năm 2013 khi Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, ngoài lên tiếng phản đối, cả quân đội Mỹ và Nhật đều ngay lập tức có động thái thách thức, như triển khai máy bay ném bom B-52 vào khu vực. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng các nước Đông Nam Á nhỏ hơn có thể gặp khó khăn hơn nếu như một ADIZ được thiết lập ở Biển Đông.

Một nhà hoạch định chính sách cấp cao của Nhật giấu tên nhận định rằng một vùng nhận dạng phòng không kiểu như vậy sẽ là thảm họa vì nó có thể sẽ hạn chế nghiêm trọng hoạt động hàng không và hàng hải trong khu vực.

Minh Châu

====================

Nhật đang tích cực tăng cường vai trò an ninh trên Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang, có thể đe dọa đến các tàu chở hàng của nước này.

 

Tung Cóoc tuyên bố ranh giới đường lưỡi bò là của họ. Nhưng nó chưa có "cơ sở khoa học" và chưa được "khoa học công nhận". Cho nên, mọi chuyện sẽ loạn cào cào theo cách như thế này: Bất cứ nước nào có tàu vận chuyển qua biển Đông sẽ đều có thể viện cớ bảo vệ quyền lợi đường vận tải biển và mang quân đội bảo vệ tàu của họ với lý do đường vận tải đang bị tranh chấp có nguy cơ xung đột quân sự. Hầy à! Nếu thế thì tình hình rất là tình hình khuých tạp quá!

Bây giờ làm sao? Cần một giải pháp hợp lý? Nhưng tính hợp lý lại không có trong các lý thuyết khoa học hiện đại (*). Thế thì căn cứ vào cái điếu gì để giải quyết? 

=================

Luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam, Nguyễn Văn Trọng, phát biểu phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh tại cafe Trung Nguyên. Bởi vậy, lão Gàn có lời khuyên những siêu cường trên thế giới - mà lão cho rằng đang âm mưu phủ nhận cội nguồn Việt sử - hãy long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử thông qua một cuộc hội thảo khoa học quốc tế, chính danh, đàng hoàng. Chỉ có như vậy, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. Hiểu không?

Nhìn cái mặt ục một đống biết ngay điếu hiểu cái con mẹ ve chai gì cả. Đến lúc này, lão Gàn cũng không còn cần đến việc hiểu hay không nữa. Đang lo cái bệnh tim, sắp chết rùi. Hì.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites