Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Kế hoạch tác chiến Mỹ: chủ động khai chiến với Trung Quốc

Việt Dũng

21/12/14 10:36

(GDVN) - Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để mở rộng mặt trận hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên hợp toàn bộ khu vực Đông Bắc Á.

 

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 19 tháng 12 dẫn trang mạng "World Socialist" ngày 18 tháng 12 đưa tin, là một phần của Luật trao quyền quốc phòng năm 2015, Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để mở rộng mặt trận hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên hợp toàn bộ khu vực Đông Bắc Á của họ.

images.jpg

Không quân Mỹ, ảnh minh họa

 

Mặc dù về danh nghĩa là nhằm vào hệ thống phòng thủ tên lửa của CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là một phần của mở rộng quân bị Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Theo bài báo, kinh phí quân sự Mỹ được Thượng viện thông qua ngày 12 tháng 12 sẽ lên tới 585 tỷ USD, trong đó bao gồm chi tiêu quân sự mới ở khu vực Trung Đông. Nhưng, luật này yêu cầu tiến hành đánh giá đối với cơ hội tăng cường hợp tác tên lửa giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, tăng cường hợp tác về tên lửa tầm ngắn, hỏa tiễn và phòng thủ pháo, xóa bỏ mối đe dọa đến từ bán đảo Triều Tiên.

Theo báo Trung Quốc, Mỹ luôn sử dụng mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên để biện hộ cho các căn cứ quân sự của họ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Là một phần của "trục châu Á", chính quyền Obama không ngừng "tạo căng thẳng" ở bán đảo Triều Tiên, coi đây là cớ để tiến hành chuẩn bị quân sự, mũi dùi nhằm thẳng vào Trung Quốc.

Mặc dù chính phủ Mỹ cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của họ là "mang tính phòng ngự", nhưng đây lại là một bộ phận then chốt trong kế hoạch của Lầu Năm Góc: Phát động chiến tranh mang tính tấn công đối với Trung Quốc. Mục đích chính của họ là ngăn chặn Trung Quốc tiến hành phản ứng đối với các cuộc tấn công của Mỹ.

 

H6cum_mbnbtha_bomsina.jpg

Cụm máy bay ném bom H-6 Không quân Trung Quốc thả bom

 

Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang hợp tác chặt chẽ, xây dựng hệ thống tên lửa đạn đạo kết hợp với hệ thống radar X-band ở miền bắc Nhật Bản, đồng thời vào tháng 10 triển khai hệ thống radar thứ hai ở Nhật Bản. Phạm vi hiệu quả của radar X-band đạt 2.000 km, đồng thời kết nối với hệ thống radar phòng thủ tên lửa Aegis và "phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối" (THADD) của căn cứ hải quân Mỹ.

Mỹ từng gia tăng triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc vào tháng 5 năm 2014. Nhưng xét tới quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc ban đầu muốn tuyên bố họ hoàn toàn không tham gia vấn đề này, Hàn Quốc trước hết tuyên bố họ toàn hoàn không tham gia hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ, mà là lựa chọn phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân của mình.

Nhưng, ông Kim Kwan-Jin khi làm Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, ông hoàn toàn không phản đối triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc, còn Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại là Han Min-Koo vào tháng 10 nói thẳng rằng: "Do hạn chế về tiền bạc để ứng phó với vấn đề hạt nhân và mối đe dọa tên lửa Triều Tiên, triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc có lợi cho bảo đảm quốc phòng-an ninh của Hàn Quốc".

Hiện nay, quân đồn trú Mỹ ở Hàn Quốc khoảng 28.500 quân, nếu Trung-Mỹ xảy ra xung đột, Hàn Quốc sẽ trở thành tiền tuyến đầu tiên của Đông Á. Mỹ kêu gọi hai nước Hàn Quốc, Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự ba bên với Mỹ, nhưng do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn "làm đẹp tội ác" của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, làm cho nội bộ Hàn Quốc nổi lên thái độ chống Nhật, dẫn đến quan hệ Nhật-Hàn xấu đi.

Nhưng, “quan hệ lạnh lẽo” với Nhật Bản hoàn toàn không ngăn cản chính quyền bà Park Geun-hye đi theo "trục châu Á" của Obama, mặc dù làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng tiềm tàng tới kinh tế Hàn Quốc.

Trung Quốc quan tâm chặt chẽ tới hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Khi Mỹ triển khai radar X-band thứ hai ở Nhật Bản vào tháng 10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Hoa Xuân Oánh cho rằng: "Vài nước cụ thể ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiến hành triển khai phòng thủ tên lửa để theo đuổi an ninh đơn phương không có lợi cho ổn định và lòng tin chiến lược của khu vực, cũng không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á".

Bài viết cho rằng, Trung Quốc đang áp dụng các thủ đoạn làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á như dành ưu đãi kinh tế cho các nước xung quanh. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, tháng 11, hai nước Trung-Hàn đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do mang tính tạm thời, tăng cường hợp tác với Hàn Quốc.

 

Doi_xe_trong_demPLAsina.jpg

Pháo binh 2 Trung Quốc: Đội xe trong đêm

==================

làng Vũ Đại, lão đại tiền bối Chí Phèo chẳng cần lý do lý trấu, cứ rạch mặt ăn vạ. Còn ở ngoài đời chỉ cần nhìn đểu là có chuyện. Nên quan hệ quốc tế cũng vậy, khi đã trở mặt với nhau thì thiếu quái gì lý do, lý trấu. Cần gì phải tính chuyện chủ động, hay không chủ động.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tái diễn biểu tình ở Hong Kong, Trung Quốc
Chủ Nhật, 01/02/2015 - 20:03

 

 

Chiều 1/2, tại Đặc khu Hành chính Hong Kong của Trung Quốc, cuộc biểu tình đầu tiên sau làn sóng biểu tình “Chiếm Trung tâm” cuối năm ngoái đã chính thức diễn ra theo kế hoạch của các nhà tổ chức.

 

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, cuộc tuần hành diễn ra từ điểm xuất phát là Công viên Victoria (Công viên trung tâm), với sự tham dự của hàng nghìn người.

 

1-b1802.jpg
Biểu tình lại tái diễn ở Hong Kong vào ngày 1/2. Ảnh: Reuters.
 

Những người biểu tình mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu với nội dung kêu gọi tổ chức “bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự” trong cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017.

Đây cũng là yêu cầu mà họ từng nêu ra đối với chính quyền Trung Quốc Đại lục trong làn sóng biểu tình “Chiếm Trung tâm” kéo dài 79 ngày vào cuối năm ngoái.

Theo những người tổ chức biểu tình, cuộc tuần hành lần này dự kiến thu hút sự tham gia của khoảng 50.000 người và không loại trừ khả năng những người biểu tình sẽ ở lại qua đêm tại khu vực trung tâm Hong Kong để tiến hành một đợt biểu tình phản đối mới nhằm vào chính quyền Hong Kong và chính quyền Trung Quốc Đại lục.

Phong trào "Chiếm Trung tâm" bùng phát ở Hong Kong từ ngày 28/9/2014, gây hỗn loạn giao thông, ảnh hưởng đến ngành du lịch mũi nhọn, hoạt động kinh doanh, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Ngoài ra, biểu tình cũng khiến nhiều trường học, ngân hàng và các cơ quan phải đóng cửa.

Theo TTXVN/Baotintuc.vn

====================

Lại biểu tình ngày Tam nương sát. Lần này to chuyện đây. Thế giới năm 2015 nhiều chuyện lãng nhách. Món "Gân rồng hầm nấm Đông cô" rất khó nấu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

1-b1802.jpg

Nhìn tấm hình này từ góc độ phong thủy Lạc Việt và Lý học Việt, cho thấy: Mặc dù Hồng Kong có nhiều phong thủy gia tài ba. Nhưng vì phong thủy không chính thức được coi là một lý thuyết ứng dụng chính thống phổ biến chính thức trong xã hội; cho nên dù tài ba có xuất sắc đến đâu, những phong thủy gia Hồng Kông cũng không thể có quy hoạch tổng thể từ tri thức phong thủy (Chưa nói đến sự giới hạn mang tính hệ thống của phong thủy Tàu). Cho nên Hồng Kông sẽ ngày càng rối loạn về cả kinh tế lẫn cấu trúc xã hội với bất cứ định hướng nào. Nhanh thì 2017, chậm không quá 2019, mọi chuyện ở đây sẽ loạn cào cào.

Chắc mọi người cũng biết, chỉ qua cặp hoành phi câu đối trên một con tàu hải giám của Tàu, lão Gàn cũng đủ phăng ra cả mối quan hệ quốc tế phức tạp trên biển Hoa Đông có tính tiên tri. Bây giờ quý vị nhìn kỹ tấm ảnh trên: thấy rất rõ hình ảnh quảng cáo có Đức Phật Thích Ca đặt nằm dưới những người trong một affich quảng cáo ở phía trên. Hay nói cụ thể hơn: Ngồi lên đầu Đức Phật. Lão không bàn về khía cạnh  tâm linh huyền bí mà chỉ thuần túy Lý học cũng đủ thấy rằng những giá trị xã hội ở Hồng Kông đã bị đảo lộn. Đấy chỉ là sự phân tích một biểu tượng trong bức ảnh, chưa bàn kỹ về phong thủy trong bức ảnh này

Chờ nghiệm xem.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tá hải quân Mỹ:
Trung Quốc đang chuẩn bị xung đột quân sự tại châu Á


Dương Long

09:50 03/02/2015

BizLIVE - Trung Quốc đang "trẻ hóa" và chuẩn bị cho xung đột quân sự tại châu Á, Giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương cảnh báo.
 
 
ap081226099_kbge.jpg?width=670&height=35

 

Ông Fanell cho rằng Bắc Kinh không muốn sử dụng vũ lực để đạt được sự thống trị trong khu vực. Ảnh: Reuters

"Xu hướng chiến lược cho thấy Trung Quốc không chỉ đang trẻ hóa vì mục đích ổn định nội bộ, mà còn đã và đang chuẩn bị cho hành động vũ lực", Đại tá tình báo hải quân Mỹ James Fanell nhận định trong bài phát biểu tại Trân Châu Cảng.

Ông Fanell cho rằng Bắc Kinh không muốn sử dụng vũ lực để đạt được sự thống trị trong khu vực.

"Nhưng đừng tự huyễn. Các bằng chứng trong 15 năm qua là quá đủ. Bắc Kinh đang chuẩn bị các hoạt động vũ lực và 'Giấc mơ Trung Quốc' của Chủ tịch Tập Cận Bình đã vạch sẵn lộ trình để theo đuổi kế hoạch 'trẻ hóa' này", ông khẳng định.

Nhắc đến chính sách "tái cân bằng" của chính quyền Tổng thống Obama, trong đó chuyển trục về Thái Bình Dương, ông Fanell cho rằng đây là một kế hoạch tốt để đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc. 

 

rtr3p3rb_mtom.jpg?width=670
Tàu tuần tra Trung Quốc tuần tiễu trên Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam 130 dặm.
 
"Theo tôi, vấn đề hiện tại là làm sao để quan chức tình báo nói lên sự thật, thuyết phục các nhà lập pháp quốc gia nhận thức được rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc, nếu bị sao nhãng và lơ là, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của các nước đối tác, đồng minh và bạn hữu của Mỹ", ông nhấn mạnh.

"Chúng ta không nên chờ cho đến súng nổ mới thừa nhận vấn đề và đưa ra các quyết định nghiêm túc", ông Fanell nói.

Đánh giá về Hải quân Trung Quốc, Fanell cho rằng lực lượng này đang từng bước tiến tới các mục tiêu chiến lược bao gồm phục hồi cái mà Bắc Kinh gọi là "lãnh thổ có chủ quyền trên biển", đặc biệt hàng ngàn dặm vuông trong cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên - một chuỗi các đảo nằm ở Tây Thái Bình Dương gần bờ biển của Trung Quốc trải dài từ Đông Bắc Á thông qua Biển Đông.

 

Đây là bài phát biểu trước khi Đại tá tình báo hải quân James Fanell về hưu sau 28 năm phục vụ trong Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Ông là một trong số những sỹ quan tình báo đầu tiên được giao nhiệm vụ nắm tình hình Trung Quốc năm 1991 tại Trung tâm Tình báo Liên quân, Thái Bình Dương (JICPAC).
Giữa năm 2005 - 2006, ông nghiên cứu các hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford và từ năm 2006 - 2008, ông là sỹ quan tình báo cao cấp về Trung Quốc tại Văn phòng tình báo hải quân (ONI).
Hiện ông là chỉ huy của “Red Star Rising”, một cơ quan tình báo giám sát về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhiều phát biểu của ông Fanell về chiến lược quân sự của Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích từ những nhà phân tích ủng hộ Trung Quốc.

 

DƯƠNG LONG

=================

Bây giờ mới nhận thấy điều này à! Lão Gàn nhận thấy từ lâu rùi - từ 2008 lận. Bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và Biển Đông" đã mô tả khá kỹ. Vậy mà đến bây giờ - theo bài báo miêu tả thì có kẻ còn chưa tin nữa mới lạ chứ?!

Nhiều phát biểu của ông Fanell về chiến lược quân sự của Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích từ những nhà phân tích ủng hộ Trung Quốc.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo TQ hăm dọa:
Lãnh đạo Việt Nam chớ quên TQ khó lường trên bộ, trên biển

Đông Bình

04/02/15 10:50

(GDVN) - Bài báo giỏi võ mồm đe dọa, đổ lỗi cho các nước như Việt Nam cứ bức bách và làm cho Trung Quốc khó xử quá thì sẽ nhận lấy hậu quả đáng sợ.

 

Chu_Thapguanchacn26115TQ.jpg

Trung Quốc được cho là đã hoàn thành bồi đắp đá Chữ Thập, biến thành đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bước tiếp theo Trung Quốc sẽ làm gì và phục vụ mưu đồ gì?

 

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" - một phiên bản của báo "Nhân Dân" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc Trung Quốc ngày 3 tháng 2 dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 2 tháng 2 đăng bài viết với tiêu đề xuyên tạc "Thách thức Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là sách lược nguy hiểm".

Theo bài viết, vài tháng qua, chính phủ các nước như Philippines, Việt Nam, Mỹ từng mạnh mẽ tấn công các hành vi ở Biển Đông của Trung Quốc, trong đó có hành vi lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa "có tranh chấp" (do hành động xâm lược trước đây của Trung Quốc gây ra), đã vi phạm Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (cam kết tự kiềm chế, đạt được vào năm 2002); tiến hành các thủ đoạn “đơn phương” như thăm dò dầu khí ở "vùng biển tranh chấp" (thực chất là vùng biển chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS).

Rất nhiều nhà phân tích và truyền thông của các nước liên quan cũng thông qua ủng hộ lập trường của nước họ gia nhập vào cuộc chiến này. Xét tới ảnh hưởng của hiện tượng này tới an ninh khu vực, là lúc tạo sự cân bằng cho những "luận điệu này" - báo Trung Quốc giở luận điệu cùn, chỉ trích trong tâm trạng lo ngại.

 

quan_khu_quang_chau_trung_quoc_1.jpg

Lính, pháo của Quân khu Quảng Châu, TQ

 

Bài báo nghĩ rằng, những chính phủ và phương tiện truyền thông "theo chủ nghĩa dân tộc" này đã "thổi phồng", đã có "thành kiến" nên họ tìm cách "lên án" và "làm nhục", đồng thời "yêu ma hóa" Trung Quốc là "cường hào ác bá" ngạo mạn, kiêu căng (thực ra các hành động của Trung Quốc đã thể hiện nhất quán thái độ và hành động kiểu này, nhất là vụ giàn khoan 981 năm 2014). Báo Hoàn Cầu quên khuấy đi mất một hiện thực rằng chính cơ quan ngôn luận này mới là tờ báo chủ nghĩa dân tộc.

Bài báo đưa ra một số lập luận xuyên tạc, vô căn cứ: Thứ nhất, cho rằng, Trung Quốc đã chiếm (xâm lược), kiểm soát và quản lý "có hiệu quả" liên tục và "được các bên chủ trương chủ quyền ngầm thừa nhận" (?), so với tiêu chuẩn quốc tế này, bài báo tưởng tượng rằng, chủ trương chủ quyền của tất cả các bên đối với quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) không phải đều đầy đủ (?).

Lưu ý là các hành động xâm lược, chiếm đóng của Trung Quốc là bất hợp pháp và chẳng có nước nào thừa nhận. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, thực tiễn và pháp lý  khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, trong khi Trung Quốc chẳng có tí chứng cứ pháp lý nào, sợ sệt đối mặt với "nước nhỏ" Philippines ở cả tòa án trọng tài, không dám vác mặt tham gia.

 

dao_nhan_tao__TQ_dinh_xay_dung_o_Gac_Ma.

Căn cứ hải, không quân tương lai của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được tuyên truyền trên báo Trung Quốc

 

Thứ hai, bài báo lại nói ra nói vào hoạt động xây dựng sân bay, bến cảng của Việt Nam, Philippines, Malaysia ở Đài Loan để biện hộ một cách lố bịch cho hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay. Kẻ đi xâm lược thì bất cứ hành động nào đều bất hợp pháp. Quần đảo Trường Sa vốn không có tranh chấp, nhưng chính Trung Quốc là kẻ gây ra tranh chấp hiện nay, cho nên Trung Quốc chẳng có quyền gì mà nói ra nói vào về chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Thứ ba, bài báo bày tỏ lo ngại Philippines luôn công khai phê phán chủ trương "lịch sử" (chẳng có chứng cứ nào) của Trung Quốc đối với Biển Đông. Đồng thời, bài báo cho rằng Philippines cũng có chủ trương "lịch sử" và không từ bỏ nó. Nhưng trên thực tế, lịch sử Trung Quốc chứng minh rằng, đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc, Trung Quốc chẳng có "quyền lợi lịch sử" nào ở Biển Đông.

Thứ tư, bài báo xuyên tạc trắng trợn cho rằng, tất cả các bên chủ trương chủ quyền khác đều có hành động đơn phương ở vùng biển tranh chấp như thăm dò khai thác dầu khí, đánh bắt cá, bắt ngư dân nước ngoài và nghiên cứu khoa học. Bài báo tự nghĩ rằng những hành động này là không "tự kiềm chế" theo quy định của DOC.

Nhưng thực ra, bài báo có vẻ "ngu muội", "ngớ ngẩn" hay sao khi nói như vậy? Các nước khác đang tiến hành các hoạt động trên ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình, Việt Nam cũng như vậy và có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo trên Biển Đông - các hành động của Việt Nam đều phù hợp với luật pháp quốc tế, không vi phạm DOC.

Thứ năm, bài báo có vẻ cũng a dua phát huy “truyền thống vu vạ” của một bộ phận truyền thông Trung Quốc, đổ tội cho Việt Nam và Philippines đã "vi phạm DOC". Rằng, đối với Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã làm cho vấn đề này "quốc tế hóa": Philippines chính thức kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài, hai nước đều công khai mời "các thế lực bên ngoài" hỗ trợ. Rằng, Trung Quốc sẽ không coi đó là những hành vi "hữu nghị".

Như vậy, báo Hồng Kông - Trung Quốc quên rằng, khi đối phó với kẻ xâm lược mạnh hơn mình thì sức mạnh quốc tế cần phải huy động tối đa, đó là điều cần phải làm đối với bất cứ quốc gia nào khi đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ bên ngoài nhằm vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng, không thể bị xâm phạm của mình.

Bài báo nói này nói nọ về việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, "nước lớn không thể ăn hiếp nước nhỏ". Lấy các chứng cứ như Mỹ chưa tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và lịch sử quan hệ của Mỹ với Cuba, Nicaragua và rất nhiều nước nhỏ khác để bác bỏ quan điểm của Mỹ. Thế có nghĩa là, bài báo cho rằng, Trung Quốc cũng thích làm gì thì làm, bất chấp luật pháp quốc tế, thích "ăn hiếp" nước nhỏ thế nào cũng được?

Bài báo tưởng tượng và xuyên tạc rằng, chính sách và hành động của Việt Nam đã gây phản cảm và không tin cậy cho người Trung Quốc (?). Rằng, điều này cũng dẫn đến Trung Quốc hình thành một loại "tư duy chiến lược": Việt Nam có thể trở thành "tay sai" tranh vị thế chủ đạo khu vực này giữa Mỹ-Trung (?).

 

Tau_canh_sat_bien_TQ_dung_voi_rong_tan_c

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

 

Bài báo dùng “võ mồm” dọa nạt: Nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rõ, Trung Quốc luôn và sẽ mãi mãi là "người khổng lồ không thể biết trước" ở biên giới phía bắc và trên biển. Trong khi đó, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này tương đối ngắn ngủi, thay đổi thất thường hoặc sẽ thoáng qua mà thôi - một bình luận "chiêu hàng" Việt Nam đáng sợ có một không hai của miệng lưỡi hiếu chiến, bành trướng trong giới truyền thông Trung Quốc.

Bài báo lên giọng trịch thượng như kẻ bề trên khuyên răn rằng: "Con đường đúng đắn của các nước liên quan là: Đã sống ở trong nhà kính thì không nên ném đá. Trong vấn đề Biển Đông mà cứ thúc ép và công khai làm cho Trung Quốc khó xử đều sẽ gây ra hậu quả đáng sợ cho khu vực này".

===================

Lão Gàn chỉ nhắc lại rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc khi thực hiện giấc mơ Trung Hoa. Yên tâm đi. Không phải chờ quá lâu để xác định nhận xét của Lão Gàn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Israel và Mỹ đạt thỏa thuận sản xuất tên lửa đánh chặn Vòm Sắt

(Vietnam+)

lúc : 19/12/14 08:14

ttxvn_Vom_Sat.jpg
Hệ thống lá chắn tên lửa Vòm Sắt của Israel được triển khai gần Ashdod, miền nam Israel, giáp giới với Dải Gaza. (Nguồn: THX/TTXVN)
 

THX đưa tin, tạp chí Quốc phòng Israel ngày 18/12 đưa tin hãng chế tạo các hệ thống quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel và hãng Raytheon của Mỹ đã đạt được một thỏa thuận trên nguyên tắc để cùng sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt “trên đất Mỹ.”

Thỏa thuận hợp tác này đã dọn đường cho Rafael và Raytheon cùng tiếp thị hệ thống tên lửa đánh chặn này ở Mỹ và một số nước khác vốn đã bày tỏ sự quan tâm, trong đó có Ba Lan, Ukraine và Hàn Quốc.

Thỏa thuận cũng cho phép quân đội Israel có ngân sách để trang bị thêm các khẩu đội tên lửa Vòm Sắt thông qua khoản viện trợ quân sự hàng năm của Mỹ cho Israel vào khoảng 3 tỷ USD, vốn chỉ được chi tiêu cho các hệ thống vũ khí và đạn dược do Mỹ sản xuất.

Từ năm 2011, quân đội Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm đối với Vòm Sắt, hệ thống phòng thủ tên lửa được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa trong tầm bắn từ 4km đến 70km./.

==========================

Từ rất lâu, Lão Gàn đã phát biểu rằng: Trong chiến tranh hiện đại, bên nào phòng thủ chắc thì bên đó sẽ giành chiến thắng trước đối thủ, cho dù chiến thắng được thực hiện bằng máy bắn đá từ thời Thượng cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lo Mỹ sẽ triển khai tên lửa hiện đại tại Hàn Quốc

 

Dân trí Trong cuộc đàm phán tại Seoul ngày 4/2, Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại trước khả năng Mỹ sẽ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại tại Hàn Quốc, giới chức quân đội Hàn Quốc cho biết.

 

THAAD-system-211ba.jpg
Hệ thống THAAD của Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng (Ảnh: MDA)
 

Washington hiện đang cân nhắc khả năng lắp đặt hệ thống phòng thủ khu vực đầu cuối tầm cao (THAAD) tại Hàn Quốc, nơi có sự hiện diện của 29.000 quân nhân Mỹ.

Giới chức quân sự Mỹ đã cố gắng thuyết phục rằng cho dù có được lắp đặt tại Hàn Quốc, THAAD, một hệ thống được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo ở tầm cao, cũng không phải mối đe dọa.

Tại các cuộc đàm phán tại Seoul với người đồng cấp nước chủ nhà Han Min-Koo, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Chang Wanquan đã bày tỏ “quan ngại” trước bước đi trên của Mỹ, văn phòng của ông Han cho biết.

Đáp lại, phía Hàn Quốc đã làm rõ quan điểm của Seoul rằng vẫn chưa có thảo luận chính thức nào về khả năng triển khai THAAD. Bộ quốc phòng Hàn Quốc từ chối cung cấp thêm các chi tiết.

Thời gian qua, Seoul vẫn lưỡng lự trong việc tham gia vào hệ thống phòng thủ khu vực do Mỹ đi đầu do Nga và Trung Quốc đều xem đó là mối đe dọa an ninh với nước mình.

Dù vậy, theo hãng thông tấn Yonhap, đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao Trung Quốc công khai nêu vấn đề THAAD với Hàn Quốc.

Các bộ trưởng đồng ý sẽ thiết lập một đường dây nóng giữa hai bên sớm nhất có thể, Yonhap cho biết, và các cuộc đàm phán liên quan có thể bắt đâu ngay từ tuần tới.

Trung Quốc, dù là đồng minh lớn duy nhất với Triều Tiên, đang dần củng cố hợp tác và trao đổi quân sự với Hàn Quốc.

Mỹ, trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của mình, vẫn tiếp tục tăng cường sự hiện diện trong khu vực, khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng.

Thanh Tùng
Theo AFP

===================

Phòng thủ tầm cao thì có thể chưa cần thiết. Nhưng tầm gần thì có thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng Ukraina:

Phương Tây sắp lộ hết bài?

Thứ Tư, 04/02/2015 - 14:38

 

 

Có lẽ, việc Tổng thống Mỹ Barack Obama công khai tiết lộ bí mật về sự nhúng tay của Washington trong cuộc đảo chính tại Ukraina tháng 2/2014 cho thấy đã đến lúc phương Tây sắp không còn gì để mà giữ ý nữa.

Ukraine siết chặt an ninh ở Kiev do lo sợ nguy cơ khủng bố
Mỹ, phương Tây bất đồng trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine

 

Chien_su_Ukraina4-2-5ea41.gif
Xe tăng quân đội Ukraina tiến về Debaltsevo – nơi xung đột quân sự đang diễn biến rất căng thẳng
 

Trong cuộc phỏng vấn ngày 1/2/2015 của CNN, ông Obama đã thừa nhận rằng, Washington đã làm trung gian trong vụ "chuyển giao quyền lực" ở Ukraina. Nguyên văn lời ông Obama được CNN thuật lại là: "Putin đã quyết định hành động về vấn đề Crimea và Ukraina, không dựa trên các chiến lược chính trị. Ông đã mất bình tĩnh khi chứng kiến các cuộc biểu tình ở Maidan nổ ra và cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych bỏ trốn. Trước đó, chúng tôi đã tiến hành môi giới một đề nghị thỏa thuận chuyển đổi quyền lực ngay tại Ukraina”.

Nói cách khác, nhà lãnh đạo Mỹ thừa nhận rằng, cuộc đảo chính lật đổ ông Yakunovych ở Ukraina hồi tháng 2/2014, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, dai dẳng và khiến cho nhiều người thiệt mạng, đã xảy ra với sự tham gia trực tiếp về mặt tổ chức và kỹ thuật của Mỹ.

Như vậy, ông Obama đã gián tiếp bác bỏ tất cả mọi tuyên bố trước đây của các chính trị gia và các nhà ngoại giao Mỹ. Những người này trong suốt thời gian qua, đã liên tục khẳng định sự kiện Maidan là đỉnh điểm của phong trào biểu tình nội bộ Ukraina ủng hộ Liên minh châu Âu và chống lại chế độ tham nhũng của Tổng thống Yanukovych.

Tất cả những điều này nghe có vẻ tương tự chuyện sau khi liên tục tố Nga viện trợ quân sự, tài chính cho quân nổi dậy miền Đông Ukraina, cũng như trực tiếp tham chiếm tại đây, thì đến ngày 1/2 vừa qua, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraina Viktor Muzhenko lại thừa nhận quân thường trực của Nga không tham gia vào chiến sự ở miền Đông Ukraina vậy.

Đến lúc này thì người ta không thể không thấy “gai người” khi móc nối tiết lộ của ông Obama với một loạt nghi vấn.

Đó là tiết lộ của cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc (NSA) Mỹ, ông Scott Rickard hồi tháng 4/2014 cho biết, cuộc đảo chính ở Ukraina không xuất phát tự phát từ ý chí nhân dân mà là kết quả của công việc khó nhọc từ lâu. Ông nói: “Dĩ nhiên, CIA đã hoạt động hàng chục năm ở Ukraina, đặc biệt tích cực là từ đầu thập niên 1990. Ở đó có rất nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), vì chúng được chính quyền Mỹ tài trợ”. Điều này rất “khớp” với công bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland một năm trước đây. Theo bà Nuland, Wshington đã đầu tư 5 tỷ USD cho sự phát triển dân chủ tại Ukraina.

Đó là đoạn ghi âm cuộc đàm thoại giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet và Cao ủy đối ngoại Liên minh châu Âu Catherine Ashton bị rò rỉ hồi tháng 3/2014. Trong đó tiết lộ, ngày càng có nhiều thông tin cho thấy đằng sau các tay bắn tỉa nổ súng vào người biểu tình hôm 22/2/2014 ở Kiev chính là các thủ lĩnh Maidan, chứ không phải ông Yanukovych như phương Tây đã quy kết.

Đó là việc mặc dù cuộc điều tra chính thức về vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền Đông Ukraina tháng 7/2014 vẫn đang được tiến hành, song đến nay, truyền thông phương Tây vẫn đổ riết trách nhiệm cho lực lượng ly khai, cho rằng lực lượng này đã sử dụng tên lửa BUK do Nga viện trợ để bắn hạ máy bay. Từ đó quy kết một cách rất thiếu trách nhiệm là Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng Ukraina, kiếm cớ áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt Moskva, đồng thời tăng cường mở rộng biên giới NATO nhằm uy hiếp Nga.

Đó là những tài liệu mật mà nhóm hacker CyberBerkut đã lấy được khi tiếp cận với những tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ, thông qua thiết bị di động của một thành viên trong phái đoàn của Phó Tổng thống Joe Biden thăm Ukraina tháng 11/2014. Những tài liệu mật này cho thấy, Washington sẵn sàng hỗ trợ Ukraina với “400 súng bắn tỉa, 2.000 súng trường tấn công, 720 súng phóng lựu, gần 200 súng cối với hơn 70.000 quả đạn, 150 tên lửa phòng không vác vai Stinger và 420 tên lửa chống tăng”, mặc dù Mỹ từng khẳng định họ không có ý định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina.

Với kiểu “tiền hậu bất nhất” như thế này, có lẽ trong thời gian tới, chúng ta sẽ còn được nghe tiếp vài lời “tự thú” nữa.

Theo Linh Phương (tổng hợp)
PetroTimes
=================
Trước đây Lão Gàn đã phát biểu chia chác nhau cho nó xong mựa nó đi: Nga - Crimea. Vì dù sao người Nga cũng cần một khoảng an toàn khi điếu tin các vị phương Tây. Nhưng các ngài phương Tây cũng biết tên lửa hạt nhân của Nga không phải đồ hàng mã, cũng cần có vùng đệm, thì Ucraine thân phương Tây với vùng phía Đông tự trị. Nên ngưng chiến tại đây để còn lo việc khác. Lão mưu sĩ cáo già Kis cũng oke tương tự lão Gàn , chỉ có khác là hơi mị dân một tý bằng một đề nghi trưng cầu dân ý ở Crimea. Lão Gàn thì thật thà hơn, cứ nói toạc móng lợn.
Đến bây giờ thì quả là rách việc. Lão cũng lưu ý ngài Putin là nên cân nhắc, vì nếu kéo dài cuộc chiến ở đây sẽ làm nước Nga hao tổn sinh lực trong hoàn cảnh kinh tế không mấy khả quan.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình Ucraine xấu đi là lúc TQ thực hiện các âm mưu đen tối ở châu Á

Việt Dũng

05/02/15 09:51

(GDVN) - Mỹ bận tâm vào vấn đề an ninh châu Âu càng nhiều thì càng ít chú ý đến chiến lược bành trướng của Trung Quốc ở châu Á; TQ và Ấn Độ không thể liên minh.

 

 

QD_Ukrainesina.jpg

Quân đội Ukraine vừa được bàn giao nhiều vũ khí trang bị mới (nguồn mạng sina Trung Quốc)

 

Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 4 tháng 2 đưa tin, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nga-Trung-Ấn tổ chức ngày 2 tháng 2 đã được quan tâm. Trong thời điểm Âu-Mỹ tiến hành trừng phạt Nga quay lại khiến cho mô hình điều tiết toàn bộ nền kinh tế thế giới lấy phương Tây làm trung tâm bị trọng thương, các nước lớn khu vực buộc phải xây dựng cơ chế tin cậy hơn của họ.

Trang mạng tuần san "Chuyên gia" Nga ngày 2 tháng 2 có bài viết cho rằng, Ngoại trưởng 3 nước đã thảo luận vấn đề Ukraine. Nga nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của Ấn Độ và Trung Quốc đối với lập trường của họ, đồng thời, về tổng thể đã đạt được thành công.

Các Bộ trưởng "phản đối tiến hành cưỡng chế bên ngoài thúc đẩy thay đổi chính quyền đối với bất kỳ nước nào, phản đối căn cứ vào luật trong nước để tiến hành trừng phạt đơn phương".

Tuy nhiên, lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Ukraine và họ nói muốn ủng hộ Nga về chính nghĩa, không bằng nói họ hy vọng cuộc xung đột này kéo dài thời gian hết mức có thể. Mỹ bận tâm vào vấn đề an ninh châu Âu càng nhiều, sự chú ý của họ đối với chiến lược bành trướng (trên biển: Biển Đông, biển Hoa Đông) của Trung Quốc ở châu Á càng ít.

Mỹ và EU càng dồn dập trừng phạt kinh tế uy hiếp Moscow, Trung Quốc lại càng dễ dàng thuyết phục các nước thế giới thứ ba tham gia cơ chế phát triển của họ. Trong những cơ chế này, Bắc Kinh sẽ không lạm dụng vị thế nước chủ nhà để gây sức ép chính trị.

 

BMP2_xe_chien_dausau_khi_sua_chua50_chie

50 chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-2 sau sửa chữa của Ukraine

 

Mặc dù tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng rất quan trọng và đã gây tiếng vang, nhưng hiện nay còn chưa thể gọi Nga-Trung-Ấn là "tam giác lớn". Bởi vì, trước tiên, trong 3 nước ít nhất có 2 nước còn không theo đuổi tam giác này.

Trung Quốc cho rằng, định vị bản thân trở thành trung tâm quyền lực thay thế Washington vẫn còn sớm. Thứ hai, bất đồng quân sự chính trị giữa New Delhi và Bắc Kinh như trong vấn đề Pakistan, tranh chấp lãnh thổ, xung đột lợi ích ở Đông Nam Á cũng đã gây trở ngại cho xây dựng "tam giác lớn".

Đương nhiên, những bất đồng này hiện nay nằm ở vị trí thứ hai - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi quyết định tập trung vào vấn đề kinh tế trong quan hệ song phương. Nhưng, những sự thực tồn tại tranh chấp khó hóa giải này khiến cho Trung-Ấn hầu như không thể liên minh trên chính trường quốc tế.

Theo hãng tin AFP Pháp ngày 2 tháng 2, trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ và Ngoại trưởng Nga đến Bắc Kinh tham dự hội đàm ba bên, Tổng thống Obama đã tiến hành chuyến thăm ồn ào đối với Ấn Độ, mục đích là tăng cường quan hệ Mỹ-Ấn, đồng thời tăng cường lợi ích chung của họ, bắt tay ngăn chặn vai trò ảnh hưởng khu vực ngày càng mở rộng của Trung Quốc.

Mặc dù ông Obama không đề cập tới Trung Quốc trong thời gian thăm 3 ngày, nhưng ông bày tỏ hoan nghênh "Ấn Độ phát huy vai trò lớn hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

 

Luu_phao_hang_nang_203_mm_va_luu_phao_12

Lựu pháo hạng nặng 203 mm và lựu pháo 122 mm Type 2S1 của Quân đội Ukraine (nguồn mạng sina TQ)

 

Dư luận các nước phổ biến cho rằng, so với chính phủ tiền nhiệm, thái độ đối với Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cứng rắn hơn.

 

Tờ "Kommersant" Nga ngày 3 tháng 2 cho biết, Ngoại trưởng Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức gặp gỡ ở Bắc Kinh vào ngày 2 tháng 2. Đối với Moscow - người đang chịu sức ép chính trị và kinh tế của phương Tây, cơ chế này hiện nay có ý nghĩa đặc biệt.

 

Trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không đề cập tới điểm không cân bằng của "tam giác lớn" Nga-Ấn-Trung, mà chỉ ra GDP của "3 xe ngựa" chiếm khoảng 20% GDP thế giới, dân số chiếm 40% toàn cầu.

 

New Delhi và Bắc Kinh giữ lập trường trung lập rõ ràng trong vấn đề Ukraine. Ngày 2 tháng 2, trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ không đề cập tới Ukraine, nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói rất nhiều tới vấn đề này.

 

Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách thuyết phục Ngoại trưởng Nga và Ấn Độ rằng, dự án kinh tế thương mại "một vành đai, một con đường" cũng sẽ đem lại lợi ích cho Nga và Ấn Độ. Moscow và New Delhi trước đó có thái độ nghi ngờ đối với kế hoạch này của Bắc Kinh, lo ngại điều này sẽ phá hoại vị thế khu vực của Nga và Ấn Độ. Nhưng, trong cuộc gặp, Ngoại trưởng ba bước hoàn toàn không đưa ra đòi hỏi với nhau.

=====================

Sai lầm của Tàu mang tính sách lược quốc gia, khi mưu đồ bá chủ thế giới quá lộ liễu - Ít nhất đòi "chai hia" Tây Thái Bình Dương với Hoa Kỳ từ nhiều năm trước. Còn chuyện lợi dụng thời cơ để chiếm chỗ này, chỗ kia chỉ mang tính cục bộ.

Còn chuyện Nga/ Trung/ Ấn cũng chỉ là chuyện "chém gió" cho vui. Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia canh bạc này.

Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hì.

 

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc chớ mừng sớm, Nhật Bản chết là để hồi sinh.

Đăng Bởi Một Thế Giới
06:22 06-02-2015
nhat-ban_LGKF.jpg?width=600&height=360&c

mtg-mark.png

 

Những ngày này, cả thế giới đều đang đổ dồn sự chú ý vào Châu Âu, nơi một trong những ván bài quyết định nhất ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế thế giới đang diễn ra, khi EU đang đứng trước thách thức lớn nhất về sự tồn tại kể từ khi thành lập. Một phần cũng vì thế mà thế giới đã bỏ qua một ván bài khác cũng quyết liệt không kém, nơi mà người ta đang buộc phải tính đến việc đối mặt với cái chết để có thể hồi sinh, đó là Nhật Bản.

 
Những gì đang diễn ra ở Nhật Bản vừa giống, mà lại vừa khác với những gì diễn ra ở Châu Âu. Cả Nhật lẫn EU đều đang đặt cược tương lai của mình vào ván bài quyết định này, khi đều hướng tới các giải pháp quyết liệt để hồi phục nền kinh tế, EU vừa quyết định triển khai gói kích thích kinh tế thuộc loại lớn nhất kể từ ngày thành lập lên tới 1,1 ngàn tỷ Euro, còn Nhật Bản cũng đã tiến hành xáo trộn toàn bộ tình trạng nền kinh tế kể từ khi triển khai Abenomics được hai năm nay. 
Tuy nhiên, vực thẳm mà Nhật Bản phải đối mặt kinh khủng hơn so với EU. Các nước Châu Âu sẽ vẫn duy trì được gần như nguyên trạng nền kinh tế nếu EU tan rã, còn Nhật thì không, sẽ là một thảm họa đang chờ đón người Nhật nếu cuộc cải cách hiện nay của họ thất bại.

Chính vì không được phép thất bại, nên người Nhật đang làm tất cả những gì có thể, kể cả những vấn đề mà họ đã muốn né tránh hàng chục năm nay. Để nâng cao năng suất, chính phủ đã ban hành những quy định giúp phụ nữ Nhật tham gia sâu rộng hơn vào các công việc sản xuất và kinh doanh - một điều mà Nhật Bản đã cố gắng không làm ngay cả trong giai đoạn phát triển bùng nổ của kinh tế xứ sở mặt trời mọc sau thế chiến 2, vốn được coi là một động thái để duy trì sự ổn định của nền tảng văn hóa truyền thống Nhật Bản. Nhưng có vẻ như kể cả sự dũng cảm ấy cũng vẫn là chưa đủ để thay đổi tình hình.

Vấn đề lớn nhất mà chính phủ và thủ tướng Shinzo Abe đang phải đối mặt để cải thiện năng suất của các doanh nghiệp Nhật Bản, là liệu họ có nên để các công ty năng suất thấp và không thể cạnh tranh phá sản hay không. Các chuyên gia Nhật và quốc tế đã nhắc nhiều đến sức ì mà các tập đoàn và doanh nghiệp Nhật mắc phải do đã trải qua giai đoạn giảm phát quá lâu, kéo dài đến hai thập kỷ. 
Những chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích đầu tư hiện nay của chính phủ Nhật đã khiến cho tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản giảm đi trông thấy, và đây có vẻ như là một tín hiệu tích cực vì một nền kinh tế khỏe mạnh sẽ luôn có tỷ lệ doanh nghiệp phá sản thấp. Nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại giống như việc cố gắng cứu những bộ phận yếu kém nhất đang trì hoãn và làm chậm bước tiến cả một nền kinh tế.

Câu chuyện để các tập đoàn và doanh nghiệp yếu kém phá sản như một biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển một nền kinh tế trên thực tế không có gì mới. Nó mang ý nghĩa của một câu chuyện triết lý, khi chỉ có thể xây dựng cái mới sau khi đã phá bỏ cái cũ. Điều này cũng đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, điển hình là Mỹ, nơi các doanh nghiệp phá sản như lá rụng mùa thu và doanh nghiệp mới ra đời như nấm mọc sau mưa là chuyện diễn ra hàng ngày. Người Mỹ coi đó là chuyện tất nhiên đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Nhưng ở Nhật thì khác.

Nhắc đến kinh tế Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến các công ty lâu đời bậc nhất thế giới của xứ sở mặt trời mọc. Truyền thống duy trì các công ty gia đình và làm việc trọn đời cho một công ty duy nhất đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Các công ty Nhật có thể được mua bán, sáp nhập để trở thành các công ty con, nhưng phá sản lại là một chuyện khác hẳn, đối với người Nhật sự phá sản và phải dẹp bỏ công ty mang cái tên của gia đình là một sự kiện khủng khiếp. 
Người Mỹ cứu General Motors chỉ vì tập đoàn này mang tính biểu tượng của nước Mỹ, còn ở Nhật, một sự bật đèn xanh cho việc để các doanh nghiệp phá sản sẽ mang ý nghĩa ghê gớm hơn thế rất nhiều, nó đồng nghĩa với việc giáng thẳng một đòn vào cấu trúc cốt lõi nhất của toàn bộ kinh tế xứ sở mặt trời mọc.
Đúng như một câu Slogan trong quảng cáo “Một viên kim cương là mãi mãi”, ở Nhật Bản mỗi doanh nghiệp là một viên kim cương thực sự. Đó là lý do vì sao thủ tướng Shinzo Abe dù rất muốn nâng cao năng suất bằng mọi giá cũng không dám mạo hiểm thử đập vỡ một viên kim cương. 
Mô hình mà vị thủ tướng kỳ cựu của đảng LDP này hướng đến là hình mẫu phát triển cao độ giai đoạn sau thế chiến thứ hai, khi đó các tập đoàn và doanh nghiệp gia đình của Nhật Bản chiếm lĩnh hầu hết các thị trường lớn nhất và thế giới tràn ngập hàng hóa Nhật, chứ không phải việc khai tử cho những doanh nghiệp yếu kém. Vẫn có những giới hạn mà người Nhật không thể vượt qua trong ván bài định mệnh của mình.
Bộ trưởng bộ lao động Nhật Yasuhisa Shiozaki đã phát biểu rằng tiền lương của người Nhật đã giảm đi do thiếu sức cạnh tranh. Vấn đề năng suất đang là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại của cuộc cải tổ sâu rộng kinh tế Nhật hiện nay. Và để nâng cao năng suất, thủ tướng Abe đã đưa ra hàng loạt các giải pháp tổng hợp, kể cả việc chấp nhận để phụ nữ Nhật tham gia mạnh hơn vào lực lượng lao động của nền kinh tế - một điều người Nhật không dám làm trong quá khứ vì muốn bảo tồn truyền thống văn hóa. 
Người Nhật đã dám chạm đến truyền thống – vốn luôn được coi là bảo vật thiêng liêng nhất - trong ván bài quyết định của dân tộc, thì họ cũng sẽ dám làm một điều mà các triết gia gọi là chết để hồi sinh. Nhưng chỉ khi nào nó là lựa chọn cuối cùng mà thôi. Trung Quốc đang mừng quá sớm nếu nghĩ kinh tế Nhật đang giãy chết.
============================
Sau trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản năm 2011, Lão Gàn đã xác định: "Nước Nhật sẽ hồi sinh sau ba năm và phát triển mạnh mẽ lấy lại vị trí của mình". Sang năm Ất Mùi 2015 là năm thứ năm theo cách tính của Việt lịch. Chúc nước Nhật thành công. Thái Dương thần nữ sẽ phù hộ các bạn.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ công bố ưu tiên chính sách tại châu Á-Thái Bình Dương

Thứ Sáu, 06/02/2015 - 14:21
 

Ngày 5/2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel đã chủ trì cuộc họp báo với chủ đề "Các ưu tiên chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong năm 2015" tại thủ đô Washington.

 >> 5 sự kiện ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ tại khu vực châu Á

 

daniel6-2-de68a.gif
Daniel Russel (Nguồn: Yonhap/TXTVN)
 

Mở đầu cuộc họp báo, ông Russel cho biết năm 2014, Tổng thống Barack Obama đã hai lần tới châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng John Kerry cũng có năm chuyến thăm tới khu vực này và cùng với đó là hàng loạt chuyến thăm của các quan chức bộ ngành như thương mại, an ninh, năng lượng...

Theo ông Russel, với nhiều đối tác quan trọng và vị thế chiến lược của châu Á-Thái Bình Dương, khu vực này sẽ tiếp tục là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Năm 2015 cũng là 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt Nam, 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, 70 năm thành lập Liên hợp quốc.

Nhiều khả năng, năm 2015 còn đánh dấu sự ra đời của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự kiện có ý nghĩa chiến lược và ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực thương mại, đầu tư và sự thịnh vượng của 12 nước thành viên TPP, của châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.

Ông Russel khẳng định Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục khai triển chính sách "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương và chính sách này cũng đã được Ngoại trưởng Kerry coi là “ưu tiên hàng đầu" trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhà ngoại giao này nêu rõ Mỹ đã xoay trục trở lại châu Á, thể hiện qua gói đề xuất ngân sách mà Tổng thống Obama vừa công bố đầu tuần, trong đó ngân sách viện trợ nước ngoài dành cho khu vực Đông Á-Thái Bình Dương tăng 8%.

Liên quan tới tình hình Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Russel một lần nữa khẳng định thái độ của Mỹ là trung lập, song Washington phản đối cách hành xử của Trung Quốc. Mỹ bày tỏ quan ngại về những tác động không lường trước được của cách hành xử đó trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Ông lưu ý Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng Mỹ được hưởng lợi khi Trung Quốc có mối quan hệ hữu hảo và ổn định với các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Mỹ ủng hộ các bên liên quan tự kiềm chế.

Ông Russel cũng đồng thời nêu rõ quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ song phương quan trọng bậc nhất, sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa hai nước sẽ mang đến những lợi ích trực tiếp cho hai nước, khu vực cũng như toàn cầu.

Trong năm 2015, bên cạnh quyết tâm đẩy mạnh hợp tác và củng cố vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cũng sẽ tập trung giải quyết các vấn đề "nóng" tại khu vực này như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên....
 
Theo (TTXVN/Vietnam+)
==================
Nhà cái đang chia bài. B)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dẫn độ ông Yanukovych: Trước tiên hãy dẫn độ quan chức Ukraine?

 

(Quan hệ quốc tế) - Một câu hỏi đang khiến nhiều người băn khoăn là với việc bị quốc hội Ukraine tước chức vụ Tổng thống, liệu ông Yanukovych có bị dẫn độ?

Verkhovna Rada tước chức danh Tổng thống của ông Yanukovych

Ngày 4-2, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, Quốc hội Ukraine (tức Verkhovna Rada) đã thông qua quyết định tước chức danh của một Tổng thống hợp hiến của đất nước mình.

Tại phiên họp diễn ra vào hôm 4/2, Quốc hội Ukraine đã thông qua một nghị quyết, cho phép tước chức danh của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych. Quyết định được 281 đại biểu bỏ phiếu thông qua, trong khi yêu cầu tối thiểu là 226 phiếu.

Theo quyết định trên, Quốc hội Ukraine chính thức phủ nhận chức danh Tổng thống cũng như tất cả lợi ích và đặc quyền theo pháp luật của ông Viktor Yanukovych.

Hành động tước chức danh Tổng thống của ông Yanukovych, làm dấy lên một câu hỏi là liệu ông này có bị dẫn độ về Ukraine truy tố và xét xử hay không? Điều này là rất khó bởi ông này hiện đang cư trú ở Nga, và Moscow chắc chắn sẽ không để điều này xảy ra.

Ông Viktor Yanukovych bỏ chạy khỏi Kiev vào ngày 21-2-2014, thời điểm chính biến xảy ra tại quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev. Ngay sau đó, Quốc hội Ukraine đã bổ nhiệm một đại diện của Đảng “Tổ quốc”, ông Alexander Turchinov làm Tổng thống tạm quyền.

Vị Tổng thống tạm quyền này đã bổ nhiệm ông Arseniy Petrovych Yatsenyuk là Thủ tướng tạm quyền của đất nước Ukraine. Đây là chính phủ thân phương Tây, được dựng lên với sự hậu thuẫn của Washington. Vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã đích thân thừa nhận điều này.

Tại buổi họp báo diễn ra vào tháng 3-2014, được tổ chức tại Nga, ông Viktor Yanukovych khẳng định mình vẫn là Tổng thống hợp hiến của Ukraine. Tất cả những hoạt động biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính quyền của ông đều là hành động trái pháp luật.

Ngay sau đó, vào hôm 21-10, Tổng thống Poroshenko đã ký một sắc lệnh cho mở phiên tòa xét xử vắng mặt cựu Tổng thống Viktor Yanukovych về những cáo buộc liên quan tới cái chết của những người biểu tình khi ra lệnh cho cảnh sát bắn hạ người dân, cùng việc tham ô một lượng lớn tài sản và tiền mặt của Nhà nước.

 

dan-do-yanukovych_bao-dat-viet.jpg_61456

Các ông Viktor Yanukovych, Nikolai Azarov và Viktor Pshonok (từ phải sang trái) đã được trao quốc tịch Nga

 

Tuy nhiên, luật pháp Ukraine vẫn không cho phép truy tố người đã phạm tội ở Ukraine nhưng lại đang sinh sống ở nước ngoài, hay nói cách khác là mở phiên tòa xét xử vắng mặt. Vì vậy, ông Poroshenko đã ký sửa đổi bộ luật hình sự cho phép xét xử vắng mặt những tội phạm chạy trốn ra nước ngoài.

Tuy nhiên, vào tháng 11-2014, các cơ quan thực thi pháp luật Nga khẳng định, nước này sẽ không dẫn độ cựu Tổng thống Yanukovich và gia đình, cùng với các quan chức Ukraine khác cho Kiev. Theo đại diện cơ quan thực thi pháp luật, không hề có điều kiện pháp lý cho điều đó.

Khi đó, cơ quan pháp luật Nga tuyên bố, mặc dù ông Yanukovych đã bị Ukraine truy tố nhưng không có điều kiện tiên quyết pháp lý nào cho việc dẫn độ ông này về Ukraine, bởi Interpol đã từ chối đưa cựu tổng thống bị lật đổ và các cộng sự của ông vào danh sách tội phạm truy nã.

Khi đó, giới chức Nga khẳng định, chỉ khi nào có lệnh truy nã của tổ chức này mới có cơ sở pháp lý cho việc bắt giữ. Xác suất mà Interpol sẽ đưa ra lệnh truy nã là rất thấp bởi tổ chức này đã tuyên bố rằng ông Yanukovych bị Kiev truy tố theo động cơ chính trị.

 

Interpol tuyên bố truy nã, ông Yanukovych có bị dẫn độ?

Tuy nhiên, cuối cùng thì cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol cũng vẫn ra tuyên bố truy nã cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich. Thông tin về lệnh truy nã ông xuất hiện chính thức trên trang web của Interpol vào ngày 15-1 vừa qua.

Thông báo cho biết rằng cựu lãnh đạo nhà nước bị cơ quan tư pháp Ukraina truy nã "để truy tố hay trừng phạt". Ông Viktor Yanukovich bị cáo buộc tham ô, lạm dụng chức vụ quy mô lớn hoặc và có vai trò trong “các nhóm tội phạm có tổ chức”.

Theo số liệu công bố trên website của Interpol, trong danh sách truy nã còn có đại biểu quốc hội của Đảng khu vực Alexander Shepelev và cựu Bộ trưởng Tài chính Yuriy Kolobov.

Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng, sẽ không ai có thể bị dẫn độ về Ukraine bởi cho đến thời điểm này, chính phủ Nga vẫn coi ông Yanukovych là “Tổng thống hợp Hiến bị lật đổ” và các cơ quan thực thi pháp luật của Nga cũng tuân theo sự chỉ đạo này trong vấn đề truy tố hình sự đối với các thành viên chính phủ của ông.

 

dan-do-yanukovych1_bao-dat-viet.jpg_6145

Nếu Ukraine đòi dẫn độ Tổng thống Yanukovych, có lẽ Nga sẽ đòi dẫn độ hàng loạt quan chức và chính khách Ukraine như Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko

 

Nga đã khẳng định quyết tâm bảo vệ cựu Tổng thống Ukraine bằng cách trao cho ông Yanukovych quốc tịch Nga vào đầu tháng 10 năm 2014. Cùng được nhận quốc tịch Nga với ông còn có cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov và cựu Tổng Công tố Viktor Pshonok cũng như gia đình họ.

Hơn nữa, từ khi cuộc chính biến ở quảng trường Maidan ở Kiev diễn ra đến nay, Nga và Ukraine đã 5 lần 7 lượt đưa các quan chức lãnh đạo của nhau ra truy tố, thậm chí là truy nã, mặc dù biết là nó chỉ có giá trị về yếu tố tinh thần, chứ điều này không thể thực hiện được.

Ví dụ như ngày 4/7, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã triển khai các thủ tục tố tụng hình sự đối với Giám đốc Cơ quan Biên giới, trực thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) với các cáo buộc hoạt động gián điệp, cung cấp tài chính, vũ khí, hậu thuẫn cho “các phần tử nổi dậy tại Ukraine” tại Donetsk và Lugansk.

Ngày 2/10, Tổng Cục điều tra thuộc Ủy ban Điều tra Liên bang Nga cũng đã khởi tố hình sự đối với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valeriy Heletey, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine Victor Muzhenko, chỉ huy trưởng lữ đoàn 25 thuộc Các lực lượng vũ trang Ukraine Oleg Mikasa.

Ngoài ra, ủy ban trên cũng khởi tố những nhân vật chưa xác định danh tính trong số các chỉ huy của 93 lữ đoàn Ukraine cùng một số lãnh đạo cấp cao trong giới chức quân đội nước này, với cáo buộc “tổ chức các vụ giết người, sử dụng phương tiện và phương thức chiến tranh bị cấm và phạm tội diệt chủng”.

Hay ngày 10-12-2014, Ủy ban điều tra Nga cũng đã khởi tố, ra lệnh bắt 3 ông nghị Ukraine nguyên là chỉ huy các tiểu đoàn tiễu phạt, bao gồm Nghị sĩ Verkhovna Rada của Đảng Cấp tiến Ukraine Igor Mosiychuk nguyên tiểu đoàn phó tiểu đoàn tiễu phạt Azov khét tiếng tàn ác.

Hai người kia là nghị kiêm chỉ huy trưởng tiểu đoàn tiễu phạt Dnepr-1 (Dnipro-1) Yury Bereza và nghị sĩ Levus. Họ bị truy tố với tội danh “kêu gọi khủng bố chống Nga”. Sau khi Nga đưa ra lệnh trên, Cơ quan An ninh Ukraine đã buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ ba vị đại biểu “lắm lời” này.

Bởi vậy, nếu Ukraine cứ cương quyết đòi dẫn độ cựu Tổng thống Yanukovych và các cựu thành viên chính phủ của ông thì có lẽ trước tiên là Nga sẽ đòi dẫn độ hàng loạt quan chức chính phủ và chính khác Ukraine mà các cơ quan pháp luật của Nga đã truy tố và truy nã!

Huy Bình

====================

Khi được hỏi: "Nếu thày ra làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?". Tử viết: "Việc đầu tiên của ta sẽ là 'chính danh'". Hỏi tiếp:" 'Chính danh' là gì?". Tử viết:" 'Chính danh' là gọi tên đúng sự vật và sự việc".

Tóm lại chính người được gọi là "Khổng tử" - mệnh danh là "vạn thế sư biểu" cũng điếu hiểu chính danh khi ra làm quan - tức là mần "chính trị" - là gì. Cho nên, từ hàng ngàn năm qua, hậu thế chỉ cảm nhận một cách mơ hồ khái niệm này chứ không hiểu được nội hàm đích thực của nó. Nó tượng tự như khái niệm "khí" trong lý học Đông phương. Thực tế tất cả thế gian này chỉ cảm nhận một cách mơ hồ khái niệm này, trên cơ sở tổng hợp một cách trừu tượng khái niệm "khí" từ các  trường hợp cụ thể của nó trong  ứng dụng. Chỉ đến khi Lão Gàn nhân danh nền văn hiến Việt định nghĩa về nội hàm khái niệm khí thì nó mới trở nên rõ ràng trong các phương pháp ứng dụng. Cụ tỷ là phoengshui Lạc Việt với sự xác định: "Phong Thủy Lạc Việt coi khí là tối trọng". Điếu có khí, tất cả mọi chiêu thức vứt mựa nó hết.

Tất nhiên, vì văn minh Tàu điếu phải chủ nhân đích thực của những giá trị tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Mà chỉ là tiếp thu một cách không hoàn chỉnh và khập khiễng những giá trị của văn minh Lạc Việt. Cho nên hầu hết những khái niệm chuyên môn của nó đều rất mơ hồ. Trong đó có khái niệm "chính danh".

Muốn mần quan - tức mần chính trị - thì phải chính danh. Tất nhiên, muốn mần cái bá chửi thế giới cũng cần chính danh. Điếu có tính chính danh thì thế giới này loạn cào cào cho dù "canh bạc cuối cùng" kết thúc.

Lời bình này của Lão Gàn có vẻ chẳng ăn nhập gì với bài viết. Bởi vì lão Gàn đã một lần bàn về vị tổng thống bị phế truất, ngay trong topic này. Nhưng nó rất ăn nhập nếu ai đó wan tâm.

Bản chất của Lễ là gì, Lão Gàn đã giải thích. Còn chính danh là gì thì lão chưa qưỡn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản sẽ triển khai tàu ngầm giám sát Biển Đông

Đông Bình

07/02/15 06:00

(GDVN) - Nhật Bản có thể triển khai tàu ngầm lớp Soryu cắt đứt tuyến đường năng lượng của TQ ở Biển Đông, Mỹ có lý do để tăng cường triển khai quân sự ngăn chặn TQ.

 

Theo tờ "Want Daily" Đài Loan ngày 5 tháng 2 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani ngày 3 tháng 2 cho biết, sẽ thảo luận việc tuần tra Biển Đông của Lực lượng Phòng vệ Biển.

Ngoài ra, theo mạng dfdaily Trung Quốc, ông Gen Nakatani cho rằng, an ninh Biển Đông ảnh hưởng đến lợi ích của Nhật Bản, có thể xem xét lại việc triển khai máy bay tuần tra quân sự. Trước đó, quan chức cấp cao Hải quân Mỹ hoan nghênh sự hiện diện của Nhật Bản ở Biển Đông, việc này sẽ cân bằng với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc.

 

Soryu_class_sub16.jpg

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

 

Báo "Hoàn Cầu" Trung Quốc cho rằng, lực lượng đường không thích hợp nhất cho thực hiện nhiệm vụ giám sát là Cụm hàng không 5 đóng ở thành phố Naha, Ryukyu đã nhiều năm, hiện nay trang bị hơn 20 máy bay tuần tra trên biển P-3 Orion, có thể nhanh chóng lên không trong vòng 1 giờ, và đến Biển Đông trong vòng 4 giờ. Khi bay liên tục thời gian dài, máy bay này có thể đóng 1 động cơ tiết kiệm nhiên liệu, điều này bảo đảm cho Nhật Bản có đủ thời gian tuần tra trên không ở Biển Đông.

Ngoài ra, quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản về hưu Takashi Saito cho rằng, cùng với việc Hải quân Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng ở chuỗi đảo thứ nhất, dựa vào nhu cầu hoạt động cảnh giới và giám sát, Nhật Bản cần nhanh chóng tăng cường sản xuất tàu ngầm, mở rộng biên chế 16 chiếc vốn có lên 22 chiếc, đồng thời triển khai "lính gác bí mật" này tiến hành giám sát Biển Đông.

Takashi Saito nhấn mạnh, ngoài số lượng, càng cần tăng cường tốc độ tìm kiếm của tàu ngầm mới có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm, Nhật Bản sẽ từ bỏ ắc quy chì truyền thống, đổi sang sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP, tăng thời gian hoạt động liên tục dưới nước của tàu ngầm, đồng thời tiến hành triển khai với tư cách là lực lượng chờ thời cơ, đóng vai trò mai phục và phá hoại tuyến đường giao thông trên biển. Loại tàu ngầm Type AIP sản xuất hàng loạt đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là tàu ngầm lớp Soryu.

Ông Gen Nakatani ngày 3 tháng 2 tuyên bố, phạm vi cảnh giới giám sát của Lực lượng Phòng vệ không bị hạn chế bởi phạm vi địa lý. Báo chí Trung Quốc phân tích cho rằng, ý của ông Gen Nakatani chính là Nhật Bản đang "quan ngại" đối với các động thái ở Biển Đông và có thể điều Lực lượng Phòng vệ can thiệp vấn đề biển Đông "khi cần thiết".

 

P3C_may_bay_tuan_tra_san_ngam_NB22.jpg

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh tư liệu)

 

Mỹ mời Nhật tuần tra Biển Đông có thể gây xung đột Trung-Nhật?

Trang mạng "Sputnik" Nga ngày 4 tháng 2 đưa tin, khi bình luận Mỹ mời Nhật Bản tiến hành tuần tra ở tuyến đường thương mại trên Biển Đông, chuyên gia Nga chỉ ra, Mỹ có ý định “thúc đẩy Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột”, từ đó lấy lý do bảo vệ đồng minh để đạt được mục đích mở rộng sự hiện diện quân sự ở châu Á. Phần lớn dầu mỏ đến từ Trung Đông và châu Phi của Trung Quốc đều phải đi qua tuyến đường này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết, sẽ nghiên cứu đề nghị của Mỹ. Nhưng, ông đồng thời thừa nhận, phản ứng của Tokyo chắc chắn sẽ khiến cho Bắc Kinh bất mãn.

Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ và Canada - Viện Khoa học Nga, Zolotaryov cho rằng, Washington trên thực tế muốn dựa vào đề nghị này để đạt được mục đích của họ, cho dù tuyến đường nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu của Nhật Bản cũng phải đi qua Biển Đông.

Ông nói: “Người Mỹ đã tìm được lý do tốt để mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Họ không hề che giấu mối lo ngại của mình, trước hết là lo ngại đối với Trung Quốc. Sự lo ngại này xuyên suốt tất cả các văn kiện, tài liệu. Nếu xem kỹ, ngay cả hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của Mỹ cũng là để ngăn chặn tiềm lực tên lửa của Trung Quốc. Điều này rất rõ ràng, cho dù Mỹ tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của họ chủ yếu nhằm vào CHDCND Triều Tiên”.

Cũng có tin cho rằng, khi rời chức vụ, Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ từng nhắc nhở, hoạt động của Trung Quốc ở châu Á không ngừng tăng cường, bao gồm năng lực phản ứng đối với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở khu vực xung đột.

Chính quyền Shinzo Abe dự định tổ chức hội nghị đưa ra quyết định, trao quyền cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng với Mỹ triển khai hành động liên hợp ở ngoài quần đảo Nhật Bản. Căn cứ vào Hiến pháp Hòa bình, Nhật Bản hiện chưa có quyền này.

 

P1_may_bay_san_ngam_NB.jpg

Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

 

Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Kistanov cho rằng, Mỹ đề nghị Nhật Bản cùng tiến hành tuần tra ở tuyến đường quân sự và thương mại Biển Đông, chỉ có thể thúc đẩy Nhật Bản xem xét lại Hiến pháp hòa bình. Mục đích của họ chính là lôi kéo Nhật Bản ngăn chặn vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng lên của Trung Quốc ở khu vực này.

Kistanov nói: "Một vấn đề làm đau đầu Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là, thực lực quân sự và kinh tế không ngừng tăng trưởng của Trung Quốc. Nó đã thách thức thực lực mạnh mẽ và địa vị chủ yếu của Mỹ tại khu vực này. Cho nên, Mỹ nếu đề xuất một kiến nghị nào đó, trước tiên là để ngăn chặn Trung Quốc, điểm này không thể nghi ngờ. Đây là một đề nghị mang tính chia rẽ, thậm chí mang tính khiêu khích”.

“Nó có khả năng làm cho Trung Quốc và Nhật Bản chạm trán, đã cung cấp lý do mới cho Mỹ tăng cường hiện diện ở khu vực này để bảo vệ đồng minh. Trung Quốc sẽ phản đối mạnh mẽ đề nghị này. Bắc Kinh rất có khả năng nhắc lại sự xâm lược của Nhật Bản cùng những tổn thất và thảm họa mà hoạt động xâm lược của Nhật Bản gây ra cho các nước châu Á. Huống hồ năm nay là tròn 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai".

Tàu chiến Mỹ xuất hiện ở Biển Đông là thách thức nghiêm trọng đối với quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh không loại trừ, một khi quan hệ hai nước trở nên gay gắt, Washington sẽ gây sức ép quân sự đối với Trung Quốc tại khu vực này, bao gồm phong tỏa tuyến đường chở dầu tới Trung Quốc. Hạm đội 7 của Mỹ và tàu chiến Nhật Bản cùng xuất hiện ở Biển Đông sẽ làm cho Trung Quốc nằm trong hoàn cảnh phức tạp.

 

Ham_doi_lien_hop_MyNhat_dien_tap_o_bien_

Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

 

Trung Quốc không hề lo ngại Mỹ-Nhật ở Biển Đông?

Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 5 tháng 2 đưa tin, đối với việc Nhật-Mỹ có ý đồ liên kết giám sát Biển Đông, vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng rằng "các nước ngoài khu vực không nên chia rẽ quan hệ, gây ra căng thẳng". Như vậy, báo Hồng Kông-Trung Quốc coi hoạt động giám sát hàng hải ở Biển Đông (khả năng) là "chia rẽ quan hệ, gây căng thẳng" (!?).

Theo bài báo, hiện  nay, Trung Quốc đang "thúc đẩy vững chắc chiến lược Biển Đông" (yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp), cho rằng, Trung Quốc "hoàn toàn không sợ nước nào có ý đồ gây sóng gió". Trên thực tế, Trung Quốc là nhân tố chính gây ra sóng gió.

Về hành động phá hoại DOC của Trung Quốc, truyền thông Philippines dẫn lời quan chức Quân đội Philipines tiết lộ, Trung Quốc đã hoàn thành một nửa công trình xây dựng cảng, đường băng ở Biển Đông.

Bắc Kinh thông qua phát ngôn viên ngoại giao ra rả nói có chủ quyền mà chẳng có tí bằng chứng lịch sử, pháp lý nào; ngang nhiên coi hành động bất hợp pháp của họ như là đang làm tại đất đai mà lão tổ tông họ để lại.

Theo bài báo, tháng 10 năm 2014, Tân Hoa xã - một trong những trang mạng chính phủ quan trọng nhất của Trung Quốc đã tiết lộ thêm về hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông - đó là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cho mở rộng bất hợp pháp, trong đó có đường băng dài 2.000 m, có thể triển khai máy bay tác chiến, được bài báo cho là đã tăng cường rất lớn năng lực "phòng thủ" (tức là giữ đồ ăn cướp) của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.

 

Phu_Lam_26_1_15_sina.jpg

Hình ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên mạng sina Trung Quốc ngày 26 tháng 1 năm 2015

 

Báo Nhật cho rằng, tàu nạo vét của Trung Quốc đang bồi đắp đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đủ để xây dựng (phi pháp) một đường băng sân bay dài tới 3 km, đường băng thứ hai ở Biển Đông do Trung Quốc xây dựng này được cho là có thể hoàn thành vào cuối năm 2015.

Theo bài báo: "Nếu để máy bay chiến đấu cất cánh từ đá Gạc Ma hay đá Chữ Thập thì cơ bản bao trùm lên phần lớn đường bờ biển của Philippines và Việt Nam cùng với hầu như toàn bộ tuyến đường hàng hải ở Biển Đông, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với kiểm soát Biển Đông của nhiều loại lực lượng đường không Trung Quốc".

Nếu tiến hành quan sát toàn thể đối với hoạt động mở rộng đảo đá bất hợp pháp của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông từ góc độ chiến lược thì có thể phát hiện một loạt đảo tạo thành một "chuỗi phòng thủ ngoài biển hình bán nguyệt", đã làm thay đổi cục diện cơ bản không có chiều sâu phòng thủ trước đây (trừ khu vực tây bắc rộng lớn).

Chuỗi đảo này tồn tại rõ ràng đã tăng cường chiều sâu chiến lược của Trung Quốc, khả năng xoay xở và thời gian cảnh báo sớm cũng được cải thiện rõ rệt. Trung Quốc hầu như dùng phương pháp quyền kiểm soát đất liền để mở rộng quyền kiểm soát biển (một cách bất hợp pháp), đã đi một con đường mới (bành trướng) của địa-chính trị trên thế giới.

Gac_Ma_9_12_14_sina.jpg

Hình ảnh đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 2014

=================

Năm nay sao Thái Tuế mới ké sơn Mùi (Nhưng Mùi là Mộ của Hỏa) tại cung Tốn Tây Nam, nên cuối năm tuy căng cứ như dây đàn nhưng lại, chưa có gì long trọng - í lộn! - nghiêm trọng. Tức là chưa có bụp. Theo Huyền không Việt thì Tây Nam là Tốn, đối xung Cấn là trục Tuyệt Mạng. Nên càng về cuối năm, càng loạn cào cào. Trục Sửu Mùi lại là trục Bạch đạo, Hai sao Tam Bích Mộc lại khắc Thổ tại Trung cung - theo Huyền Không Việt. Cho nên năm nay có nhiều nước thượng tầng kiến trúc cứ rung như dây đàn.

Nhưng sách Tàu - còn gọi là "cổ thư chữ Hán" - thì Tây Nam lại là cung Khôn, đối xung Cấn lại là trục Sinh khí mới bỏ mựa chứ. Cứ như sách Tàu thì năm nay thế giới sẽ phát triển và cuối năm kinh tế toàn cầu sẽ bền vững. Sinh khí mà. Hì.

Năm nay thế giới này dở khóc, dở cười. Việt Nam tuy thoát nạn, nhưng cần có những bước chuẩn bị cho tương lai.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Mỹ:

Khổng Tử cũng không ngăn nổi Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông

Hồng Thủy

08/02/15 07:06

(GDVN) - Triết lý Khổng giáo về công lý, xã hội và lãnh đạo có ảnh hưởng rất ít về quân sự cũng như những người ra quyết định quân sự Trung Quốc.

 

 

khong_tu.jpg

Ảnh vẽ chân dung Khổng Tử. Hình minh họa.

 

Tờ Stars and Stripes tháng 12/2014 cho biết, các nhà sử học Mỹ tin rằng Trung Quốc đang lợi dụng lịch sử để biện hộ cho sự tích tụ quân sự và gây căng thẳng trên Biển Đông. Bắc Kinh đã tăng chi tiêu quốc phòng đáng kể trong thập kỷ qua với 131 tỉ USD trong năm 2014, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Với bước nhảy vọt 12% so với năm 2013, các nước láng giềng đang lo ngại bởi sự tích tụ quân sự của Bắc Kinh, đặc biệt khi Trung Quốc thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) trên khắp Biển Đông, Hoa Đông.

Trung Quốc đã lập luận rằng họ chỉ đơn giản "lấy lại sự mạnh mẽ từng có nhưng bằng con đường hòa bình và phòng thủ trung lập". Các quan chức Trung Quốc gần đây ra sức truyền bá "giáo lý hài hòa" của Khổng Tử, giải thích lịch sử theo quan điểm của Bắc Kinh hòng làm dịu lo ngại từ các nước láng giềng cũng như kiểm soát các quan điểm trái chiều trong nước. Các học giả Mỹ tin rằng mỗi khi ở đỉnh cao quyền lực, Trung Quốc lại thường sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để chiếm đất đai và tìm kiếm sự giàu có.

Mohan Malik, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Châu Á - Thái Bình Dương của Viện Nghiên cứu An ninh ở Honolulu cho rằng: "Trung Quốc sử dụng văn hóa dân gian, thần thoại, truyền thuyết cũng như lịch sử để củng cố yêu sách lãnh thổ và hàng hải lớn hơn, và tạo ra các hiện trạng mới trên các vùng đất, vùng biển. Sách giáo khoa Trung Quốc vẫn cứ giảng khái niệm 'Trung Hoa', xem nền văn minh Hoa Hạ của họ là lâu đời và tiên tiến nhất, mà còn là 'cái rốn' của vũ trụ và các quốc gia Đông Á khác liên tục phải cúi đầu và tỏ lòng kính trọng với nó".

Tư tưởng coi người Hán là trung tâm thiên hạ đặc biệt quan trọng đối với Tập Cận Bình và Quân ủy trung ương do ông đứng đầu. Tập Cận Bình đã nhấn mạnh triết lý của Khổng Tử, một nhà giáo dục đã sống vào khoảng 500 năm trước Công nguyên. Và Khổng Tử đã từng bị chính quyền Trung Quốc thời Mao Trạch Đông ra sức phỉ báng trong giai đoạn 1950 cho đến khi ông Đông qua đời năm 1976.

Trong một diễn đàn về Khổng Tử tại Bắc Kinh vào tháng Chín năm ngoái, Tập Cận Bình cho biết truyền thống lịch sử của Trung Quốc "có thể cung cấp những bài học có lợi cho quản lý và các quy tắc khôn ngoan", theo Tân Hoa Xã. Malik nói với Stars and Stripes, Trung Quốc đang sống trong quá khứ để vạch ra tương lai của mình. "Đó là việc Trung Quốc bành trướng trên biển bằng cách lợi dụng lịch sử, đặt ra những thách thức lớn nhất đối với an ninh và trật tự khu vực. Lịch sử đang có tranh chấp".

vien_khong_tu.jpg

Ông Tập Cận Bình trong buổi lễ gắn biển Viện Khổng Tử tại đại học Viễn Đông của Nga năm 2010.

 

Một nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc cho thấy rằng, chính sách đối ngoại của người Hán luôn tương quan với sức mạnh của một cường quốc khu vực. Wang Yuan-kang, một giáo sư tại đại học Western Michigan bình luận. "Khi Trung Quốc mạnh họ thường tích cực hơn, khi Trung Quốc bị suy yếu, họ thường trở nên phòng thủ nhiều hơn". Trong cuốn sách "Văn hóa Nho giáo Trung Quốc và quyền lực chính trị", Wang Yuan-kang thấy rằng triết lý Khổng giáo về công lý, xã hội và lãnh đạo có ảnh hưởng rất ít về quân sự cũng như những người ra quyết định quân sự Trung Quốc trong các triều đại từ nhà Tống đến nhà Minh.

"Tôi thấy không có bằng chứng nào cho thấy nền văn hóa Khổng Tử có thể kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đã quyết định sử dụng lực lượng quân sự, đó là dựa trên đánh giá thực tế về cán cân sức mạnh giữa Trung Quốc và các đối thủ của họ. Khi người Hán mạnh mẽ, họ ưa thích sử dụng vũ lực để chống lại đối thủ quân sự. Khi họ yếu hơn, người Hán sẽ chuyển sang một tư thế phòng thủ", Wang Yuan-kang bình luận.

Một ví dụ là Vạn lý Trường thành đã từng được xây dựng hơn 2000 năm, nhưng triều đại nhà Minh sau 50 năm đầu tiên khá hùng mạnh đã phải tiếp tục xây dựng nó sau khi đã tham gia ít nhất 8 chiến dịch quân sự chống lại quân Mông Cổ thời gian đó. Khoảng năm 1470 khi nhà Minh bắt đầu yếu đi, là họ bắt đầu xây thêm Vạn lý Trường thành. Triều Minh cũng từng cất quân xâm lược và đô hộ Việt Nam nhưng đã bị đánh bật sau 20 năm chiếm đóng.

Ví dụ khác thường được Trung Quốc lấy ra để tuyên truyền rằng họ là sứ giả hòa bình chứ không xâm lược như các cường quốc phương Tây là hạm đội Trịnh Hòa. Các chuyến đi của Trịnh Hòa thực sự ngoạn mục, bao gồm hơn 200 tàu, tất cả đều lớn hơn so với tàu của Christopher Columbus.

50 tàu lớn kèm theo nhiều thuyền nhỏ hơn đã mang theo 27 ngàn binh sĩ tới khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông và Trung Phi. Tuy nhiên Wang Yuan-kang lưu ý rằng, với quy mô hạm đội và bình lực lớn như vậy nếu chỉ là "khám phá hòa bình" thì tại sao Trịnh Hòa mang lắm quân sang nước khác như thế?

Học giả này cho biết, Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để bắt một vị vua của vương quốc thuộc Sri Lanka ngày nay đưa về Trung Quốc vì ông đã từ chối "khấu đầu trước thiên triều". Cũng có bằng chứng cho thấy bóng dáng quân đội của Trịnh Hòa đứng sau một cuộc nội chiến bấy giờ tại Indonesia, hạm đội Trịnh Hòa cũng mở rộng các hệ thống cống nộp cho nhà Minh từ các quốc gia nhỏ khác trong khu vực.

Victoria Tin-bor Hui, một giáo sư khoa học chính trị đại học Notre Dame nói rằng các hoàng đế càng bành trướng bao nhiêu trong lịch sử các triều đại thì ngày nay càng được người Hán tôn sùng bấy nhiêu và họ xem đó là "dấu hiệu của sự vĩ đại".

Phim Trung Quốc ngày nay tràn ngập các hình ảnh về những hoàng đế bành trướng, và nó phủ nhận quan điểm của Tập Cận Bình rằng Trung Quốc có một lịch sử mạnh mẽ nhưng thanh bình. Wang Yuan-kang thì khẳng định, các nước láng giềng châu Á rõ ràng không nhìn thấy như vậy, họ thực sự khá lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh quân sự và thường xuyên đặt câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh sử dụng chúng trong tương lai?

=======================

Khổng tử? Oải quá!

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Singapore:
Tạm thời gác lại tranh chấp Biển Đông là thượng sách


Đông Bình

08/02/15 09:44

(GDVN) - Lý Hiển Long đề xuất gác lại tranh chấp, tập trung duy trì quan hệ bình đẳng, thiết thực và mang tính xây dựng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

 

 

Ly_Hien_LongDuc.jpg

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Tờ "Liên hợp buổi sáng" Singapore ngày 6 tháng 2 đưa tin, khi trả lời phỏng vấn truyền thông Đức, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đề xuất gác lại tranh chấp, tập trung duy trì quan hệ bình đẳng, thiết thực và mang tính xây dựng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Trước khi kết thúc chuyến thăm Đức 4 ngày, tại Thủ đô Berlin, trả lời phỏng vấn người phụ trách tin tức quốc tế của tờ "Nhật báo Nam Đức" (Suddeutsche Zeitung) Stefen Kornelius, ông Lý Hiển Long đã nói lên quan điểm đối với tình hình châu Á-Thái Bình Dương.

Khi nói đến tình hình tranh chấp Biển Đông lâu nay chưa được giải quyết khiến cho tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, ông Lý Hiển Long cho rằng, Trung Quốc ngày càng giàu có, cho nên, khi đòi hỏi các “quyền lợi” (không phải của mình: đường lưỡi bò) thì tư thế của họ cũng có thể trở nên cứng rắn hơn. Ông Lý Hiển Long nghĩ rằng, điều gây ra tranh chấp không phải là tranh chấp lãnh thổ, chủ yếu là thể hiện ở tuyên bố chủ quyền và tư thế cứng rắn (?).

Theo bài báo, ông Lý Hiển Long lo ngại, tranh chấp chủ quyền Biển Đông cộng thêm chủ nghĩa dân tộc và gánh nặng lịch sử "sẽ không thể giải quyết". Ông cho rằng, đối mặt với tình hình như vậy, gác lại tranh chấp có lẽ là thượng sách.

Ông nói: "Nhưng, tranh chấp có thể gác sang một bên. Các bên liên quan có thể đồng ý vấn đề không thể giải quyết, song nhìn về phía trước và tìm cách duy trì quan hệ bình đẳng, thực tế và mang tính xây dựng".

 

Van_Thanh__tau_ho_ve_ten_lua_Type_054A_s

Trung Quốc điều lượng lớn tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh... vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam để đe dọa khi lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền trước hành động ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014.

 

Bài báo cho rằng, Trung Quốc và 4 nước thành viên ASEAN - Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia tồn tại tranh chấp chủ quyền Biển Đông từ lâu, trong đó, mâu thuẫn giữa Philippines, Việt Nam với Trung Quốc là gay gắt nhất.

Philippines tìm cách yêu cầu Tòa án luật biển quốc tế đóng ở Hamburg Đức thụ lý "tranh chấp chủ quyền", nhưng ông Lý Hiển Long không quá kỳ vọng vào biện pháp giải quyết này, bởi vì Trung Quốc sẽ không thừa nhận quyền của Tòa án luật biển quốc tế.

Ông Lý Hiển Long phân tích cho rằng: "Trung Quốc đã áp dụng tư thế nước lớn: tôi tuyên bố có chủ quyền, cũng sẽ tiếp tục chủ trương như vậy" (Tuyên bố chủ quyền mà không có bằng chứng thì cũng là bất hợp pháp, nước lớn không thể ăn hiếp nước nhỏ, đã vi phạm luật pháp quốc tế thì đừng có lớn tiếng yêu cầu người khác, đã làm kẻ lừa đảo thì chẳng ai tin).

Đối với tranh chấp Biển Đông, theo truyền thông Trung Quốc thì Bắc Kinh đã nhiều lần thông qua cơ quan ngoại giao lên tiếng thể hiện thái độ, lập trường. Ví dụ, ngày 30 tháng 1 năm 2015, Bắc Kinh cử Hoa Xuân Oánh, một phát ngôn viên nữ của cơ quan ngoại giao nước này cho hay, hiện nay, Trung Quốc và các nước ASEAN đang tập trung cho thực hiện toàn diện và có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy vững chắc tham vấn Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

Theo Hoa Xuân Oánh, dưới sự nỗ lực chung của các bên, tham vấn COC đã đạt được tiến triển tích cực, các bên đồng ý trên cơ sở đàm phán thống nhất để sớm đạt được COC, đồng thời đạt được đồng thuận quan trọng về "thu hoạch sớm". Xây dựng COC là một phần của thực hiện toàn diện và có hiệu quả DOC. Trung Quốc hy vọng các bên tăng cường hợp tác trong khuôn khổ DOC, tăng cường lòng tin, tạo điều kiện có lợi cho thúc đẩy tham vấn COC.

 

Chu_Thapguanchacn26115TQ.jpg

Vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 và hành động "đá hóa đảo" của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam có phải là một chuỗi hành động phá hoại DOC, cản trở COC, phá hoại luật pháp quốc tế?!

 

Tuy Trung Quốc tuyên bố như vậy, song các hành động hung hăng, hiếu chiến, dùng vũ lực để răn đe, đe dọa, uy hiếp trên Biển Đông, tìm mọi cách làm thay đổi hiện trạng Biển Đông như lấn biển, xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã và đang vừa phá hoại DOC, cản trở tiến tới COC, vừa vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Lời nói phải đi đôi với hành động. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước từng nói hãy xem Trung Quốc đã, đang và sẽ làm gì ở Biển Đông. Những biểu hiện, những bước đi, hành động to nhỏ ở Biển Đông cũng như trong khu vực và trên quốc tế sẽ phản ánh rõ bản chất, mưu đồ, chủ trương và tham vọng của Trung Quốc.

===================

Có mấy vấn đề cần làm rõ với quan điểm của ông Lý Hiển Long:

* Nếu có một quốc gia hùng mạnh chiếm một phần lãnh thổ Singapor thì ông Lý Hiển Long có gác tranh chấp để chung sống hòa bình không?

* Nước nào là nguyên nhân gây ra tranh chấp trên biển?

* Việt Nam đòi lại quyền lợi chính đáng trên cơ sở luật pháp quốc tế, chứ không có tranh chấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Điều tàu sân bay thăm TQ sẽ là sai lầm chính trị nghiêm trọng"

Chí Quân

08/02/2015 07:44

 

nimitz3-1423329387390-71-0-387-620-crop-

 

Thượng nghị sĩ John McCain hối thúc mạnh mẽ Lầu Năm Góc từ chối việc Trung Quốc mời tàu sân bay Mỹ ghé thăm nước này.

Với tư cách Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông McCain khẳng định, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chính trị cho Hải quân Mỹ nếu chấp nhận lời mời của phía Trung Quốc.

Theo bình luận của ông McCain, việc nhận lời sẽ bị phía Trung Quốc lợi dụng để tuyên truyền như một sự tôn trọng mà Mỹ dành cho Trung Quốc, sau khi nước này có hàng loạt hành động gây căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Vị thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng đó sẽ là một tín hiệu sai lạc gửi tới đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.

Trước đó, hồi tháng 7 năm ngoái, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã gợi ý đồng nhiệm Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, về việc xem xét gửi một tàu sân bay của Mỹ đến thăm Trung Quốc.

Theo giới phân tích, lý do chính khiến Trung Quốc tha thiết một chuyến thăm như vậy là vì lực lượng Hải quân nước này đang nỗ lực phát triển hạm đội tàu sân bay của riêng mình.

Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã hoàn tất những chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên vào năm ngoái.

Gần đây, một số nguồn tin chưa được xác nhận cho biết, Trung Quốc đang có tham vọng đóng thêm 3 tàu sân bay.

Về phần mình, tàu sân bay được coi là niềm tự hào và là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ.

Trong thông điệp phản đối gửi tới Lầu Năm Góc, ông John McCain cũng ca ngợi tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ là "một trong những vũ khí tinh vi và có khả năng sát thương mạnh nhất trong lịch sử thế giới".

=====================

Ngoài những yếu tố mà ngài McCain nêu thì yếu tố quan trọng nhất là các Đồng minh và những quốc gia đang có tranh chấp biển giảm hy vọng vào Hoa Kỳ rất lớn. Một lần nữa lưu ý ngài Obama nên lựa chiếc găng tay mỏng hơn. Nếu không thì đảng Dân chủ của ngài sẽ thất cử vào nhiệm kỳ tới.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Putin:
Nga không chấp nhận thế giới đơn cực

Chủ Nhật, 08/02/2015 - 18:15
 

Dân trí Tổng thống Nga ngày 7/2 đã chỉ trích lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu với Nga, đồng thời khẳng định Mátxcơva không chấp nhận một thế giới đơn cực. Ngoài ra, ông tuyên bố Mátxcơva đang không trong tình trạng chiến tranh và sẽ không gây chiến với bất kỳ nước nào.

 

putin-%28Copy%29-2d761.png
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga không chấp nhận thế giới đơn cực. (Ảnh: IB Times)
 

Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua 7/2 phát biểu tại một hội nghị công đoàn ở thành phố miền nam Sochi: “Không có chiến tranh, ơn Chúa. Nhưng chắc chắn đang có những nỗ lực nhằm kìm hãm sự phát triển của nước Nga”.

Tại hội nghị công đoàn trên, Tổng thống Putin chỉ trích các lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Mátxcơva về vấn đề Ukraine. Ông khẳng định: “Chúng chắc chắn không hiệu quả đối với đất nước Nga nhưng vẫn cần công nhận rằng các lệnh trừng phạt này gây ra những tổn hại nhất định”.

Ông Putin đề ra giải pháp: “Nước Nga phải nâng cao cấp độ chủ quyền trên nhiều mặt, trong đó có nền kinh tế”.

Cũng trong bài phát biểu hôm 7/2, Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga không chấp nhận một trật tự thế giới đơn cực.

Theo AFP, Tổng thống Nga chỉ trích hành động nhằm “đóng băng trật tự thế giới hiện hành” và biến nó trở thành một “thế giới đơn cực”. Ông Putin nói hiện có một vị lãnh đạo cho rằng ông ta được phép làm mọi thứ, còn những lãnh đạo khác phải tuân theo ông ta. Báo India Today bình luận câu nói của Tổng thống Nga hôm 7/2 ám chỉ nước Mỹ muốn tạo dựng một trật tự đơn cực.

“Mátxcơva không chấp nhận trật tự thế giới này”, ông Putin kiên quyết. Tuy nhiên, ông khẳng định “Nga sẽ không gây chiến với bất cứ ai và sẽ hợp tác với tất cả”.

Đây là bình luận công khai đầu tiên của Tổng thống Putin sau cuộc gặp ba bên với Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Mátxcơva hôm 6/2, bàn về một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại đông Ukraine.

Thoa Phạm
Tổng hợp
=================
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga không chấp nhận thế giới đơn cực. (Ảnh: IB Times)

 

 

ơn cực", hay "đa cực" - trong trường hợp này - rút cục chỉ là những khái niệm thể hiện nhận thức và ý chí của các nguyên thủ trong một thế giới sẽ hội nhập. Nhưng nó sẽ hội nhập bằng cách nào? Một quốc gia bá chủ hay một tổ chức quyền lực đa quốc gia (Tức không đơn cực theo cách hiểu một quốc gia bá chủ, mà chỉ là một quốc gia chi phối và ảnh hưởng. Tất nhiên cũng chỉ trong giai đoạn đầu hội nhập)? Nếu không như vậy thế giới này sẽ khủng hoảng kéo dài cho đến khi tất cả nền văn minh này rệu rã và sụp đổ, bởi những cuộc chiến tranh cục bộ liên miên và những sự kiện gần giống chiến tranh kinh tế - nhưng diễn biến dưới những hình thức khác cuộc chiến quyết định cho canh bạc cuối cùng.
Nếu nước Nga do ngài Putin đứng đầu ủng hộ Hoa Kỳ thì đó là một trường hợp song xa, chứ không phải là "ngồi chung xe quá lâu" và đã hết thời hạn hợp đồng thuê xe như Trung Quốc. Nước Mỹ là ứng cử viên sáng giá, nhưng chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế (Ấy là nói cho dễ hiểu - nói theo khoa học thì chưa phải hoàn toàn phù hợp với những vận động của những quy luật tương tác của vũ trụ). Chỉ cần một trận động đất nặng là sang phim. Đây cũng là điều mà cả những khoa học gia và những nhà tiên tri nổi tiếng đã dự báo trong năm 2014 và cả trước đó. Nhưng may quá. Nó đã chưa xảy ra, theo dự báo của lão Gàn.
Gía như cuốn sách của các nhà  khoa học Nga với tựa "Việt sử 5000 năm" có thêm chữ "văn hiến" thì mọi chuyện sẽ thay đổi theo chiều hướng khác. Nhưng chí ít nó cũng được coi là tốt.
 
"Trăm năm mới có một lần.
Hé gương cho khách hồng trần thử soi".

===============================

PS: Hôm wa - 20 tháng Chạp Việt lịch - tại Hội nghị tổng kết của TTNC Văn hóa cổ Đông phương ở Đồng Kỵ/ Từ Sơn / Hanoi, có nhiều lời bàn của các nhà tiên tri rất đáng chú ý. Trong đó có nói đến nước Tàu và tên họ của những nhà lãnh đạo trong lịch sử nước Nga, mà bắt đầu bằng chữ Vladymir.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính phủ Mỹ công bố "Chiến lược an ninh quốc gia" bản năm 2015

Việt Dũng

08/02/15 08:52

(GDVN) - Mỹ đưa ra các giải pháp cơ bản trên 4 phương diện như an ninh, thịnh vượng, quan niệm giá trị và trật tự quốc tế, bảo đảm vị thế lãnh đạo và an ninh quốc gia.

 

 

Obama_My.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama

 

Trang mạng Nhà Trắng Mỹ ngày 6 tháng 2 đưa tin, cùng ngày Chính phủ liên bang Mỹ đã công bố "Chiến lược an ninh quốc gia" Bản năm 2015. Trang mạng Nhà Trắng cho biết, chiến lược này đã đem lại tầm nhìn và sách lược cho việc tận dụng vị thế lãnh đạo mạnh mẽ và bền vững của Mỹ để thúc đẩy lợi ích quốc gia, giá trị phổ biến của Mỹ và trật tự quốc tế dựa trên quy tắc.

Chiến lược này phán đoán, Mỹ hiện đã mạnh hơn, có vị trí có lợi hơn để nắm lấy cơ hội của thế kỷ mới và bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ trong một thế giới bất ổn. Chiến lược này đã đặt ra các nguyên tắc và công việc ưu tiên để Mỹ có cách thức lãnh đạo thế giới đi tới hòa bình hơn và thịnh vượng mới. Đồng thời đã tiến hành trình bày về 4 phương diện chủ yếu như an ninh, thịnh vượng, quan niệm giá trị và trật tự quốc tế.

Đối với "an ninh" (security), chiến lược này chỉ ra, Mỹ sẽ thông qua các phương thức sau để thúc đẩy an ninh của mình, công dân Mỹ, các đồng minh và đối tác của  Mỹ:

1. Duy trì năng lực quốc phòng được huấn luyện và trang bị tốt nhất, lãnh đạo lực lượng các khu vực trên toàn cầu, đồng thời thực hiện cam kết đối với quân nhân tại ngũ, quân nhân xuất ngũ và gia đình họ;

2. Cùng làm việc với Quốc hội, kết thúc cắt giảm ngân sách ngặt nghèo do cơ chế tự động cắt giảm gây ra, sự cắt giảm này đã đe dọa đến hiệu quả của Quân đội Mỹ và các công cụ quyền lực quốc gia khác;

3. Tăng cường an ninh lãnh thổ của Mỹ để bảo đảm cho nhân dân Mỹ tránh bị chủ nghĩa khủng bố tấn công và thiệt hại bởi thiên tai, đồng thời tăng cường năng lực khôi phục của Mỹ;

4. Chuyển đổi theo tư thế an ninh quốc phòng toàn cầu bền vững, điều này sẽ tổng hợp năng lực quyết định thắng lợi của Mỹ và đối tác khu vực, đồng thời duy trì áp lực đối với tổ chức Al Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng các tổ chức dưới quyền của chúng;

5. Nỗ lực vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân, đồng thời bảo đảm cho nguyên liệu hạt nhân sẽ không rơi vào tay những quốc gia thiếu trách nhiệm và các chủ thể phi nhà nước theo chủ nghĩa bạo lực;

6. Thông qua "chương trình an toàn sức khỏe toàn cầu", phát triển năng lực toàn cầu trong việc đề phòng, theo dõi và phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa như virus Ebola;

7. Ứng phó với khủng hoảng biến đổi khí hậu nghiêm trọng, các biện pháp bao gồm thông qua giảm hiệu ứng nhà kính quốc gia, ngoại giao quốc tế và tuân thủ cam kết của Mỹ đối với ""Quỹ khí hậu xanh".

 

USSFREEDOM6jpg.jpg

Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương

 

Đối với "thịnh vượng" (prosperity), chiến lược này chỉ ra, Mỹ sẽ thông qua các phương thức sau đây để thúc đẩy một nền kinh tế Mỹ mạnh, sáng  tạo và tăng trưởng bền vững trong một hệ thống kinh tế quốc tế cởi mở (hệ thống này có thể tăng thêm cơ hội và thịnh vượng):

1. Tăng cường an ninh năng lượng của  Mỹ, tăng cường can dự toàn cầu về năng lượng tin cậy và có thể chấp nhận về kinh tế để hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;

2. Để mở cửa thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ và vốn của Mỹ, đồng thời duy trì nhà máy và kinh doanh của Mỹ nhằm tăng cường sức cạnh tranh của kinh tế Mỹ;

3. Thúc đẩy các chương trình nghị sự về thương mại như Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương để tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho Mỹ và chia sẻ tốt hơn sự thịnh vượng;

4. Thông qua các sáng kiến như "Bảo đảm lương thực tương lai" và "Kế hoạch viện trợ khẩn cấp chống AIDS" của Tổng thống Mỹ, lãnh đạo công tác giảm nghèo cùng cực, khủng hoảng lương thực và ngăn ngừa tử vong;

5. Thực hiện mô hình phát triển bền vững mới như "Sáng kiến điện lực châu Phi" của Tổng thống Mỹ.

Đối với quan niệm giá trị, chiến lược này chỉ ra, sẽ thông qua các phương thức sau đây để thúc đẩy sự tôn trọng đối với các giá trị phổ biến ở Mỹ và trên thế giới:

1. Bảo đảm Mỹ đứng ở tiêu chuẩn cao nhất trên phương diện này, cho dù khi Mỹ áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho nhân dân Mỹ và an ninh của đồng minh Mỹ cũng như vậy;

2. Thúc đẩy và bảo vệ dân chủ, nhân quyền và bình đẳng, đồng thời chỉ ra sự chuyển đổi từ thể chế của các nước như Tunisia, Myanmar;

3. Trao quyền lợi cho các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và đoàn thể xã hội tương lai ở các khu vực trên thế giới, con đường bao gồm thực hiện sáng kiến "Nhà lãnh đạo trẻ" của Tổng thống Mỹ;

4. Thông qua tăng cường tuân thủ đối với tiêu chuẩn quản lý minh bạch và kiểm tra, lãnh đạo công tác chống tham nhũng;

5. Lãnh đạo cộng đồng quốc tế ngăn chặn các hành vi bạo lực chà đạp nhân quyền, bạo hành quy mô lớn, bạo lực về giới tính và các hành vi kỳ thị đối với người đồng tính luyến ái, người hai giới và người chuyển giới.

 

My_khong_kich_IS4.jpg

Mỹ không kích IS

 

Đối với "trật tự quốc tế" (international order), chiến lược này chỉ ra, Mỹ sẽ thông qua hợp tác quốc tế hiệu quả hơn để ứng phó thách thức toàn cầu, thông qua các phương thức dưới đây để thực hiện trật tự quốc tế có thể thúc đẩy hòa bình, an ninh, mang lại nhiều cơ hội:

1. Hợp tác với các đối tác, tăng cường và nâng cấp các chuẩn mực, quy tắc, tiêu chuẩn và cơ chế có liên quan, chúng là nền tảng của hòa bình, thịnh vượng và tôn nghiêm của con người trong thế kỷ 21;

2. Tăng cường và cải thiện quan hệ liên minh và đối tác toàn cầu của Mỹ, xây dựng liên kết đa dạng hóa, phát huy vai trò lãnh đạo ở Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác;

3. Thông qua tăng cường ngoại giao, quan hệ liên minh và đối tác mạnh mẽ hơn, mở rộng thương mại và đầu tư, tư thế bảo vệ an ninh đa dạng hóa, thực hiện tái cân bằng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương;

4. Thông qua chống lại xâm lược và hiện đại hóa liên minh tổ chức NATO để ứng phó với các mối đe dọa mới, tăng cường thực hiện cam kết của Mỹ trong việc duy trì một châu Âu tự do và hòa bình;

5. Thông qua chống lại chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, giảm nguồn gốc gây ra xung đột tiềm tàng để thúc đẩy sự ổn định của khu vực Trung Đông và Bắc Phi;

6. Trên cơ sở thành quả của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ-châu Phi, đầu tư vào kinh tế, nông nghiệp, sức khỏe, năng lực quản lý chính phủ và an ninh của châu Phi;

7. Thông qua mở rộng nhất thể hóa và tận dụng sự mở cửa của Cuba để tăng cường tiếp xúc, thúc đẩy một thế giới tây bán cầu thịnh vượng, an ninh và dân chủ.

 

USS_Donald_Cook_My_va_UKRS_Hetman_Sahaid

Tàu chiến Mỹ và Ukraine tập trận ở Biển Đen

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Mỹ đề xuất 5 đầu tư lớn bảo đảm địa vị bá chủ của Quân đội Mỹ

Đông Bình

01/02/15 09:10

(GDVN) - Gồm các lĩnh vực như tác chiến điện tử/tác chiến mạng, tác chiến săn ngầm, vũ khí laser, pháo ray điện và hệ thống không người điều khiển tự chủ.

 

Mỹ đã xác lập địa vị của họ là nước mạnh nhất về thực lực quân sự trong lịch sử thế giới, nhưng họ vẫn muốn áp dụng biện pháp để bảo đảm được vị thế này. Công nghệ mới liên tiếp xuất hiện, nếu Mỹ muốn duy trì vị thế đứng đầu thế giới, Lầu Năm Góc nhất định phải gia tăng mức độ đầu tư.

Trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 29 tháng 1 đã đăng bài viết "Thực lực quân sự của Mỹ không gì sánh kịp: 5 lĩnh vực cần tăng cường để giữ vững vị thế này" của tác giả Dave Majumdar.

Theo bài viết, mối đe dọa lớn nhất thực hiện mục tiêu này là một thủ tục mua sắm trì trệ, cùng với việc lãng phí rất nhiều tiền bạc, tốc độ mua sắm, đưa vào sử dụng phần cứng lại thụt lùi so với kế hoạch dự định. Mặc dù vậy, bài viết này vẫn liệt kê ra 5 lĩnh vực Lầu Năm Góc cần gia tăng đầu tư trong tương lai.

Tác chiến điện tử/tác chiến mạng

Mặc dù Lầu Năm Góc có mức độ đầu tư rất lớn trên phương diện công nghệ tàng hình, trong tương lai, tác chiến điện tử lại trở nên quan trọng hơn. Các cường quốc khác đang đầu tư một loại radar tần suất thấp mới, có thể do thám và theo dõi máy bay tàng hình như máy bay chiến đấu.

Cuối cùng, dưới sự hỗ trợ của công suất tính toán đủ lớn và kết nối dữ liệu nhanh, những radar này sẽ có thể tạo được khả năng theo dõi đạt yêu cầu điều khiển hỏa lực và dùng để dẫn đường tên lửa.

 

EA_18G_may_bay_tac_chien_dien_tu_tien_ti

Mỹ triển khai máy bay tác chiến điện tử tiên tiến EA-18G Growler ở Nhật Bản

 

Lầu Năm Góc và Hải quân Mỹ đã nhận thức được vấn đề này - cho dù tầng lớp lãnh đạo Không quân Mỹ thì chưa. Hải quân Mỹ đang mua sắm máy bay tác chiến điện tử hải quân EA-18G Growler và máy bay gây nhiễu "thế hệ tiếp theo" (NGJ).

Nhưng, chương trình NGJ hiện nay chỉ có thể giải quyết mối đe dọa đến từ máy bay bắn tín hiệu tần số trung bình - đây là mối đe dọa trực tiếp nhất hiện nay. Hải quân cần khẩn trương đầu tư mua sắm NGJ tần số thấp, Growler như vậy mới có thể hỗ trợ có hiệu quả cho máy bay chiến đấu chiến thuật tàng hình.

Lầu Năm Góc cũng phải gia tăng đầu tư để tăng cường năng lực tác chiến mạng mang tính phòng thủ và tính tấn công. Một số công việc đã triển khai, nhưng Mỹ chỉ mới tiếp cận bề ngoài của ứng dụng chiến thuật tác chiến mạng.

 

Tác chiến săn ngầm

Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, tàu ngầm luôn là mối đe dọa lớn nhất của tàu chiến mặt nước. Hiện nay, sự thực vẫn là như vậy. Mặc dù hải quân luôn tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực công nghệ tác chiến săn ngầm và huấn luyện liên quan, nhưng phương diện này không cho phép xuất hiện bất cứ sơ hở nào.

Số lượng tàu ngầm diesel-điện siêu chạy êm trên phạm vi toàn cầu đang tăng lên, những tàu chiến này đã tạo ra mối đe dọa chí tử đối với hạm đội mặt nước của hải quân.

Hải quân cần chọn mua thiết bị định vị thủy âm kiểu chủ động tần suất thấp tiên tiến và các bộ cảm biến khác để do thám và theo dõi tàu ngầm quân địch. Hải quân còn cần mua sắm vũ khí kiểu mới để bảo đảm có thể tiêu diệt những tàu chiến quân địch đã dò được nói trên. Những vũ khí này có thể cần có phương tiện mang theo không người lái tiên tiến.

P8_Poseidon_may_bay_tuan_tra_san_ngam_tr

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Hải quân Mỹ

 

Vũ khí laser

Lầu Năm Góc đã mua sắm vũ khí laser; gần đây đã lắp một hệ thống vũ khí laser trên tàu chiến USS Ponce triển khai ở vịnh Ba Tư. Vũ khí laser từ trước tới nay được cho là ảo tưởng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, trên thực tế công nghệ này đã hoàn thiện đến mức có thể dùng để tác chiến ở tiền tuyến.

Máy laser tiêu tốn rất nhiều năng lượng - rõ ràng là một vấn đề cần giải quyết cấp bách, khả năng sát thương của nó cũng có hạn. Vì vậy, mục đích cơ bản sử dụng loại vũ khí này là để phòng thủ. Vũ khí laser cỡ nhỏ có thể lắp ở máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, dùng để gây nhiễu thậm chí bắn rơi tên lửa đất đối không và không đối không của đối phương. Nó cũng sử dụng thích hợp với tàu chiến và xe mặt đất.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của máy laser thể rắn chính là không cần đạn dược. Hiện nay, Quân đội Mỹ lệ thuộc nghiêm trọng vào kho đạn dược của họ. Sử dụng vũ khí laser thì điều nói trên không còn là vấn đề, bởi vì đạn dược của nó chủ yếu là điện. Vì vậy, những máy bắn tên lửa đó có thể tiết kiệm được để sử dụng làm vũ khí mang tính tấn công.

Vu_khi_laser_tren_tau_chien_USS_Ponce_Ha

Vũ khí laser lắp trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ

 

Pháo ray điện từ

Giống như vũ khí laser, pháo ray điện cũng thường xuyên được cho là ảo tưởng của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nhưng loại vũ khí này có thể sẽ nhanh chóng đi vào thời đại hoàng kim của nó. Pháo ray điện có ý nghĩa to lớn đối với tấn công và phòng thủ.

Về tấn công, pháo ray điện có thể phóng đạn với cự ly xa, tốc độ rất nhanh, chi phí lại rất thấp. Sử dụng một pháo ray điện cỡ lớn thì có thể oanh tạc một khu vực nào đó cách vài trăm km một cách có hiệu quả mà chi phí khá rẻ.

Điều gây chú ý hơn của pháo ray điện có lẽ là ở lĩnh vực phòng thủ. Tàu chiến Mỹ dùng phần lớn hỏa lực của họ để phòng thủ, trang bị các loại vũ khí như SM-2, SM-3 và SM-6 để cụm chiến đấu tàu sân bay tránh được các cuộc tấn công của tên lửa và trên không. Những tên lửa này phải bỏ ra chi phí rất lớn, hơn nữa số lượng có hạn. Đạn dược của pháo ray điện khá nhỏ, hơn nữa giá rẻ, ngoài ra đầy đủ hơn.

Pháo ray điện kiểu phòng thủ có thể bảo vệ cụm chiến đấu tàu sân bay tránh bị tên lửa quân địch tấn công, trong khi cái giá phải trả là nhỏ nhất. Trên thực tế, nó có thể làm gia tăng chi phí của quân địch - nếu một quả tên lửa đạn đạo giá trị 10 triệu USD của quân địch bị một quả đạn pháo ray điện trị giá 1.000 USD bắn rơi thì lợi thế chi phí sẽ nghiêng về Mỹ.

Phao_dien_tu_quan_My.jpg

Pháo điện từ của Quân đội Mỹ

 

Hệ thống không người điều khiển tự chủ

Mỹ đứng vị trí dẫn trước trên lĩnh vực công nghệ máy bay không người lái, nhưng cần tiếp tục đầu tư lớn hơn cho loại công nghệ này để giữ ưu thế cho mình. Hiện nay, phần lớn hệ thống không người điều khiển đều là kiểm soát/điều khiển tầm xa hoặc nửa tự chủ. Nhưng, ở trước mặt đối thủ mạnh, thông tin sẽ mãi mãi không an toàn. Vì vậy, cần tính tự chủ.

Máy bay không người lái phải có năng lực đưa ra quyết định của mình trong khuôn khổ một loạt quy tắc giao chiến. Hay nói cách khác, nó phải có khả năng dựa vào quy luật chiến tranh để tiến hành phân biệt rõ và phán đoán. Điều này không chỉ sử dụng thích hợp ở trên không, mà còn sử dụng thích hợp ở trên biển, trên vũ trụ và trên mặt đất.

 

MQ_9_Reaper_UAV_phong_ten_lua_Hellfire.j

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ phóng tên lửa Hellfire

========================

Bởi vậy, người Trung Quốc đã quá chủ quan. Những thứ vũ khí của họ toàn là thứ vũ khí hạng hai trong cuộc chiến tranh hiện đại. Sức mạnh của họ chỉ đe dọa được các nước nhỏ. Sách lược quốc gia trong quan hệ quốc tế thì rất tiểu tiết, cục bộ. Nội bộ thì loạn cào cào. Chiến dịch đả hổ đập ruồi quyết liệt, vậy mà hành vi của các con ruồi vẫn diễn ra coi như không có gì (Mới có một vị quan hiếp dâm trắng trợn bị bắt). Nước Tàu giống như một tay bá hộ mới nổi ở nhà quê, mà cứ tưởng mình nhất thiên hạ. Mệt quá đi!

Trong cuộc chiến Vùng Vịnh I. Lúc ấy ai cũng nghĩ là Mỹ sẽ thua. Lão Gàn lúc đó cũng chỉ quanh quẩn trong lũy tre làng Vũ Đại, vì chưa biết đến cả khái niêm anh téc nét, nhưng đã phán rằng: Hoa Kỳ sẽ chiến thắng không quá hai tháng. Kết quả đúng như vậy với những vũ khí mà đến lúc xảy ra người ta mới biết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông:

Chuẩn bị cho xung đột quân sự ở Biển Đông

Chủ Nhật, 08/02/2015 - 12:13
 

Ngày 2/2, tờ Washington Free Beacon dẫn nhận định của ông James E. Fanell, nguyên Giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương (từ năm 2011 và được đánh giá là một trong những quan chức tình báo cao cấp nhất của Mỹ) khi cảnh báo về sự chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự của Trung Quốc ở châu Á.

Trung Quốc âm mưu đóng thêm 3 tàu sân bay để điều ra Biển Đông
Trung Quốc hoa mắt nhìn đâu cũng thấy đối thủ!

 

Nhận định này được ông James E. Fanell đưa ra hôm 31/1 (tại lễ nghỉ hưu của mình ở Trân Châu Cảng) cùng với khuyến cáo: Cần đưa ra những đánh giá trung thực về mối nguy hiểm gây ra bởi sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Trong 2 năm 2013 và 2014, ông James E. Fanell từng thẳng thừng chỉ trích các mối đe dọa của Trung Quốc nên bị một số người dèm pha. Ông James E. Fanell cũng đề cập tới "chuỗi đảo thứ nhất" khi cho rằng, Hải quân Trung Quốc đang từng bước đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.
 

Thích hăm dọa

Ngày 3/2, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại thông tin trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (về bài Thách thức Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là sách lược nguy hiểm) với giọng điệu xuyên tạc khi cho rằng, chính phủ một số nước như Philippines, Mỹ… đã có hành vi lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đơn phương thăm dò dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (theo UNCLOS). Một lần nữa, Thời báo Hoàn Cầu lại phát huy “truyền thống vu vạ”, đổ lỗi cho các nước hữu quan đang bị Trung Quốc hăm doạ tại Biển Đông.

 

xungdot1a-c6dea.jpg
Ông James E. Fanell

 

Ngày 1/2, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Nhật Bản hỗ trợ Philippines leo thang khiêu khích ở Biển Đông, mưu toan liên kết hành động ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Và việc này diễn ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thăm Nhật Bản (từ 29 đến 31/1). Trước đó, Philippines và Mỹ đã tổ chức vòng đối thoại chiến lược lần thứ 5 và Bắc Kinh coi đây là động thái "kết bè kéo cánh" nhằm đối phó với Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu còn xuyên tạc rằng: Philippines đã xâm chiếm đảo đá ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông và trong các hành động của Philippines, Mỹ và Nhật Bản đóng vai trò đồng lõa.

Giới chuyên môn từng nhiều lần khuyến cáo về thủ đoạn của Trung Quốc trong việc sử dụng giới truyền thông như một vũ khí đắc lực nhằm giành được sự công nhận trên thực tế đối với các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế mà Bắc Kinh đã và đang tiến hành tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo giới truyền thông, bất chấp sức ép của Bắc Kinh, ngày 28/1, các ngoại trưởng ASEAN khi nhóm họp tại thành phố Kota Kinabalu trên đảo Borneo của Malaysia đã bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc đảo hóa các bãi đá ngầm nhằm phục vụ mưu đồ độc bá Biển Đông.

Ngày 2/2, Tổng thống Barack Obama khẳng định, Washington ủng hộ sự phát triển của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không nên cậy thế bắt nạt các nước nhỏ trong tranh chấp chủ quyền; đồng thời cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế. Ông chủ Nhà Trắng cũng tìm cách trấn an Bắc Kinh khi cho rằng, Trung Quốc không nhất thiết bị đe dọa vì Mỹ quan hệ tốt với Ấn Độ. Tổng thống Barack Obama đưa ra tuyên bố kể trên sau khi Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc bình luận (sau chuyến thăm New Delhi 3 ngày của ông chủ Nhà Trắng): Mỹ muốn dùng Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, nhưng New Delhi không đồng ý với chiến lược này.

Cũng trong ngày 2/2, tại Bắc Kinh, Trung - Mỹ đã tiến hành hội nghị tham vấn lần thứ 7 về kiểm soát vũ khí đa phương và an ninh chiến lược, do Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller đồng chủ trì. 2 bên nhất trí tăng cường đối thoại, hợp tác và lòng tin chiến lược trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng thắng.

 

Tạo lợi thế

Tân Hoa xã vừa dẫn thông tư do Bộ Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc công bố hôm 2/2, theo đó Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho các cuộc tập trận (trên khắp các khu vực, theo các kịch bản tác chiến, tình huống) diễn ra trong năm 2015. Theo nhận định của chuyên gia quân sự Trung Quốc Tào Vệ Đông, trong tương lai Bắc Kinh cần sở hữu 4 tàu sân bay với lượng giãn nước 60.000-80.000 tấn là thích hợp, không cần loại tàu 100.000 tấn hoặc lớn hơn như của Mỹ. Bởi các nước sử dụng tàu sân bay thường tuân thủ chế độ “3-3": 1 chiếc làm nhiệm vụ, 1 chiếc huấn luyện và 1 chiếc sửa chữa, trong khi Trung Quốc mới có 1 chiếc Liêu Ninh. Tào Vệ Đông cho rằng, nếu có 4 tàu sân bay (2 chiếc ở Biển Đông, 2 chiếc ở hướng Bắc), Bắc Kinh mới có thể đảm trách được yêu cầu của tình hình hiện nay.

Trong khi đó, tờ South China Morning Post dẫn lời giới chức thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc cho biết, Tập đoàn cáp Thượng Thượng Giang Tô đã giành được hợp đồng cung cấp cáp cho chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc. Và đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy, Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh hải quân.

 

xungdot2a-c6dea.jpg
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Hải quân Mỹ

 

Ngày 31/1, tờ South China Morning Post bình luận, Trung Quốc sẽ thông qua cuộc duyệt binh quy mô lớn được tổ chức tại Bắc Kinh nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II nhằm “khoe cơ bắp”, nhắc nhở người Trung Quốc "không được quên quá khứ", đồng thời tạo cho Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy Trung ương Tập Cận Bình cơ hội khẳng định vai trò lãnh đạo của mình.

Cũng trong ngày 31/1, tờ Đa Chiều bình luận về 5 cơ cấu quyền lực nhất báo cáo Bộ Chính trị và chế độ Chủ tịch Quân ủy phụ trách (mọi mặt công tác) cùng cụm từ "lãnh đạo tập trung thống nhất" bởi thời gian qua vấn đề này được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Và đây đều là những quan điểm “trị quốc” của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy Trung ương Tập Cận Bình.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật gặm nhấm từng bước, dẫn đến “cái chết với nhiều lát cắt”. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers từng chỉ trích “những hành động gây hấn và trơ tráo của Trung Quốc” khi Bắc Kinh thực hiện chiến thuật gặm nhấm từng bước nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực - từ bãi này sang bãi khác, từ đảo này sang đảo khác. Tuy nhiên, ông Mike Rogers lại lưu ý Mỹ cần tránh xung đột trực tiếp với Trung Quốc cho dù Washington hiểu rõ mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh là độc chiếm Biển Đông.

 

Đột phá “chuỗi đảo thứ nhất”

Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc âm mưu lập chuỗi phòng thủ bán nguyệt trên Thái Bình Dương khi tích cực bồi đắp và quân sự hóa các đảo tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Ngoài việc tăng cường bồi đắp tại bãi Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Bắc Kinh còn đẩy nhanh tốc độ nạo vét, xây dựng đê chắn sóng và doanh trại ở các bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven, Ken Nan nhằm dấn thêm một bước trong việc “thít chặt gọng” kìm khống chế tại Biển Đông.

Giới chuyên môn coi động thái xây dựng tại bãi Chữ Thập của Trung Quốc là nhằm ép các nước hữu quan từ bỏ tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ của mình ở Biển Đông và đối phó với vụ kiện của Philippines về “đường lưỡi bò”.

 

xungdot3a-c6dea.jpg
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Nhật Bản

 

Theo bà Bonnie Glaser, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đây còn được coi là các bước chuẩn bị để Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phong không (ADIZ) trên Biển Đông. Tờ Financial Times cũng từng dẫn nhận định của ông Trần Công, nghiên cứu viên hàng đầu của Công ty Tư vấn Anbound - quá trình quân sự hóa các đảo tại Biển Đông không phải là ngẫu nhiên, mà ẩn chứa một chiến lược hoàn chỉnh.

Ông Rory Medcalf, chuyên gia về an ninh châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Lowy từng cho rằng, Bắc Kinh đang muốn đột phá "chuỗi đảo thứ nhất", phân cách Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải với Thái Bình Dương nhằm phá thế bị Mỹ và các nước đồng minh bao vây.

Tạp chí Quốc phòng Japan Military Review cũng có nhận định tương tự khi dẫn lời Saburo Tanaka, chuyên gia quân sự Nhật cho rằng, hoạt động bồi đắp của Trung Quốc tại 6 đảo trên Biển Đông sẽ tạo nên "chuỗi đảo thứ nhất" để có thể kiềm tỏa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Australia. Đương nhiên, những động thái kể trên của Trung Quốc sẽ tác động không nhỏ tới cục diện địa - chính trị tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo tờ IHS Jane’s, việc đảo hóa tại bãi đá Chữ Thập là dự án thứ 4 ở Trường Sa của Trung Quốc trong 12-18 tháng qua, nhưng đây là dự án có quy mô lớn nhất. Giới quân sự nhận định, việc cải tạo, xây dựng đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là nhằm mục đích quân sự, đặc biệt là việc xây dựng một đường băng, để làm nền tảng thiết lập ADIZ trên Biển Đông.

Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc thực hiện khá thuận lợi việc đắp đất tôn nền, biến đá thành đảo tại Gạc ma, Ga Ven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là tận dụng triệt để kẽ hở của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

 

 
Giáo sư Carl Thayer từng cho rằng, Trung Quốc đã điều chỉnh chiến thuật và đang âm thầm tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông thông qua các hoạt động tạo đảo nhân tạo, tăng số lượng tàu đánh cá, tàu tuần duyên cỡ lớn, cùng số lần tập trận quân sự tại khu vực này.

Ông Carl Thayer cũng nhận định, khó có khả năng ASEAN và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trong năm 2015. Và Mỹ sẽ tiếp tục đứng trung lập đối với các tranh chấp chủ quyền bởi Washington chỉ quan tâm tới tự do hàng hải ở Biển Đông và không muốn đẩy Trung Quốc đi quá xa.

 

 

 
 
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes

====================
 

Thích hăm dọa

Ngày 3/2, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại thông tin trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (về bài Thách thức Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là sách lược nguy hiểm) với giọng điệu xuyên tạc khi cho rằng, chính phủ một số nước như Philippines, Mỹ… đã có hành vi lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đơn phương thăm dò dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (theo UNCLOS). Một lần nữa, Thời báo Hoàn Cầu lại phát huy “truyền thống vu vạ”, đổ lỗi cho các nước hữu quan đang bị Trung Quốc hăm doạ tại Biển Đông.

 

Lão Gàn tức cười với tiểu mục của bài báo: "Thích hăm dọa". Sở dĩ buồn cười vì nhiều lần lão Gàn cũng định đổi tên nick của mình thành "Thích Thì Chiều". Nhưng suy nghĩ lại thấy nick Thiên Sứ đã quen với nhiều người, nên lại thôi.
 

 

Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers từng chỉ trích “những hành động gây hấn và trơ tráo của Trung Quốc” khi Bắc Kinh thực hiện chiến thuật gặm nhấm từng bước nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực - từ bãi này sang bãi khác, từ đảo này sang đảo khác. Tuy nhiên, ông Mike Rogers lại lưu ý Mỹ cần tránh xung đột trực tiếp với Trung Quốc cho dù Washington hiểu rõ mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh là độc chiếm Biển Đông.

 

 

Lão Gàn ủng hộ sách lược bàn tay sắt bọc nhung của ngài Obama - vì vốn bản chất lão yêu chuộng và ủng hộ hòa bình thế giới - Nhưng có vẻ như phương pháp bắt tay của ngài Obama chưa thật chuẩn, nên những đối thủ của ngài ngạo mạn. Đây cũng chính là nguyên nhân để các cộng sự gần gũi không ủng hộ ngài. Và cũng là nguyên nhân để những quốc gia đối tượng coi nhẹ vai trò của Hoa Kỳ. Sự coi nhẹ vai trò của Hoa Kỳ này sẽ dẫn đến khả năng chiến tranh. Bởi thế gian "họa phúc, khôn lường". Như trận động đất kinh hoàng ở Nhật làm Trung Quốc khẳng định vị thế của mình, khiến mọi chuyện diễn biến phức tạp. Nhưng cũng chính cái diễn biến phức tạp này làm cho "canh bạc cuối cùng" xảy ra nhanh hơn. Bởi vậy, ngoài việc "Thiên Cơ bất khả lậu" thì không phải mọi chuyện đều diễn tả được. Thí dụ như trong phong thủy, nếu mô tả là "Âm khí tích tụ lâu ngày ảnh hưởng đến con người" thì có vẻ khó hiểu. Nên các cụ nhà ta ngày xưa phán: "Có ma xó" cho nó nhanh và dễ hiểu hơn.

Thôi thích thì chiều vậy. Nhưng đấy không phải nick của lão Gàn. Có điều rằng: Những chuyện xich mích, ẩu đả giữa các quốc gia ở biển Đông không liên quan gì đến việc lão Gàn minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Điều tàu sân bay thăm TQ sẽ là sai lầm chính trị nghiêm trọng"

Chí Quân

08/02/2015 07:44

 

nimitz3-1423329387390-71-0-387-620-crop-

 

Thượng nghị sĩ John McCain hối thúc mạnh mẽ Lầu Năm Góc từ chối việc Trung Quốc mời tàu sân bay Mỹ ghé thăm nước này.

Với tư cách Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông McCain khẳng định, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chính trị cho Hải quân Mỹ nếu chấp nhận lời mời của phía Trung Quốc.

Theo bình luận của ông McCain, việc nhận lời sẽ bị phía Trung Quốc lợi dụng để tuyên truyền như một sự tôn trọng mà Mỹ dành cho Trung Quốc, sau khi nước này có hàng loạt hành động gây căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Vị thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng đó sẽ là một tín hiệu sai lạc gửi tới đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.

Trước đó, hồi tháng 7 năm ngoái, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã gợi ý đồng nhiệm Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, về việc xem xét gửi một tàu sân bay của Mỹ đến thăm Trung Quốc.

Theo giới phân tích, lý do chính khiến Trung Quốc tha thiết một chuyến thăm như vậy là vì lực lượng Hải quân nước này đang nỗ lực phát triển hạm đội tàu sân bay của riêng mình.

Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã hoàn tất những chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên vào năm ngoái.

Gần đây, một số nguồn tin chưa được xác nhận cho biết, Trung Quốc đang có tham vọng đóng thêm 3 tàu sân bay.

Về phần mình, tàu sân bay được coi là niềm tự hào và là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ.

Trong thông điệp phản đối gửi tới Lầu Năm Góc, ông John McCain cũng ca ngợi tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ là "một trong những vũ khí tinh vi và có khả năng sát thương mạnh nhất trong lịch sử thế giới".

=====================

Ngoài những yếu tố mà ngài McCain nêu thì yếu tố quan trọng nhất là các Đồng minh và những quốc gia đang có tranh chấp biển giảm hy vọng vào Hoa Kỳ rất lớn. Một lần nữa lưu ý ngài Obama nên lựa chiếc găng tay mỏng hơn. Nếu không thì đảng Dân chủ của ngài sẽ thất cử vào nhiệm kỳ tới.

 

 

 

Mỹ không điều tàu sân bay đến Trung Quốc

Thứ Hai, 09/02/2015 - 11:58
 

Dân trí Lầu Năm Góc quyết định không điều tàu sân bay đến thăm Trung Quốc trong năm 2015, trong bối cảnh Bắc Kinh gây hấn tại Biển Đông và Hoa Đông.

 

1234-c9e46.jpg

Tàu sân bay USS George H.W. Bush của Hải quân Mỹ. (Ảnh: U.S Navy)

 

TWashington Post hôm 6/2 dẫn lời phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, đại tá Steve Warren, cuối tuần trước tuyên bố, các quan chức quốc phòng Mỹ đã từ bỏ ý định cử tàu sân bay đến Trung Quốc, ít nhất là trong năm nay.

Theo Wall Street Journal,  một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ không điều tàu thăm Bắc Kinh bởi quan ngại về các hành vi “hung hăng và gây rối” của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.

Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau cuộc gặp của các quan chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc hôm 5/2, thảo luận về việc trao đổi quân sự song phương trên nhiều hình thức trong năm nay. Trong hội nghị này, hai bên cũng đàm phán về thoả thuận nhằm giảm nguy cơ va chạm trên không của các máy bay quân sự nhưng chưa đạt được kết quả chính thức.

Washongton Post cũng dẫn lá thư gửi các quan chức Lầu Năm Góc hồi đầu tuần trước của ông John McCain, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà đang là Chủ tịch Ủy ban Quân sự, cho rằng việc điều tàu sân bay sẽ gửi thông điệp sai lệch tới các đồng minh của Mỹ ở châu Á.

Ông McCain gọi tàu sân bay của Hải quân Mỹ là một trong những phương tiện quân sự phức tạp nhất trong lịch sử thế giới. Bởi vậy, ông quả quyết “sẽ là một sai lầm chính trị và có tính biểu tượng” khi điều tàu sân bay Mỹ đến Trung Quốc theo lời mời của Bắc Kinh.

“Việc điều một bệ phóng như vậy tới Trung Quốc sẽ bị coi là thể hiện sự tôn trọng với Trung Quốc và hải quân nước này trên phạm vi quốc tế”, ông McCain viết.

“Tôi tin rằng đây sẽ là một tín hiệu sai lệch gửi đến các đồng minh và đối tác của chúng ta trong khu vực này như Nhật Bản, Phillipines, Đài Loan,Việt Nam, những nước đang mong muốn Mỹ đứng ra làm chủ sau khi Trung Quốc liên tục sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đòi yêu sách trên biển”, ông Mc Cain nhắc lại hành vi khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông. 

New York Times cho hay Lầu Năm Góc hiện đang tìm cách tăng cường quan hệ quân sự giữa hai nước, đề xuất đồng ý cử tàu sân bay Mỹ tới Trung Quốc cũng nhằm mục đích này.

Báo trên cũng đánh giá phía Trung Quốc mong chờ hải quân Mỹ sẽ điều tàu sân bay đến thăm nước này bởi hiện nay Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực để phát triển một hạm đội tàu sân bay. Hiện Hải quân Mỹ có tới 11 tàu sân bay, nhiều hơn bất kỳ nước nào và được cho là sở hữu công nghệ tàu sân bay hàng đầu thế giới.

Năm ngoái, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Liêu Ninh đã hạ thủy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã thăm quan con tàu này trong một chuyến thăm chính thức của ông đến Trung Quốc vào tháng 4 năm ngoái. Gần đây, có những thông tin rò rỉ cho thấy Trung Quốc đang xây tàu sân bay thứ hai, dù PLA giữ kín về động thái này.

Hiện Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có bình luận gì trước thông tin này.

Thoa Phạm

Tổng hợp

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cậu ấm con quan Trung Quốc đánh chết người
09/02/2015 12:18 GMT+7
 

TTO - Dư luận Trung Quốc đang bừng bừng phẫn nộ với vụ một cậu ấm con quan chức ở thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam) đánh chết người.

 

x5FOjWx0.jpg

Tàn tích chiếc xe Ferrari mà con trai ông Lệnh Kế Hoạch đã đâm và thiệt mạng - Ảnh: Daily Mail

Theo Tân Hoa xã, hôm 30-1 nạn nhân 24 tuổi Xie Benzong đang đi dạo trong công viên ở thành phố Trường Sa thì bị hai con chó cắn bị thương. Hai con chó này là của Guo Bin, con trai một quan chức cỡ bự ở địa phương.

Sau đó Guo lái xe đưa Xie đến bệnh viện chữa trị và đồng ý bồi thường cho Xie 300 NDT (50 USD). Tuy nhiên bệnh viện thông báo tiền viện phí của Xie lên đến hơn 1.000 NDT. Xie đã gọi điện cho cảnh sát đến bệnh viện và tại đây cảnh sát yêu cầu Guo phải trả Xie 600 NDT còn lại.

Nhưng Guo từ chối không chịu trả tiền. Cảnh sát bỏ đi và Guo xông vào đánh Xie vào ngực và đầu khiến nạn nhân bất tỉnh. Sau đó, Guo bỏ đi. Năm ngày sau, Xie chết.

Thông tin về vụ việc lan truyền trên mặt báo và mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự bức xúc vì cảnh sát thành phố Trường Sa chỉ bắt giữ Guo hai ngày sau vụ bạo lực này. Hiện nhà chức trách đang điều tra vụ việc. Gia đình Guo đã bồi thường cho gia đình Xie 840.000 NDT (135.000 USD).

Những vụ cậu ấm con quan cậy thế cha làm càn tại Trung Quốc luôn khiến dư luận bức xúc và giận dữ. Hồi tháng 3-2013, con trai của ông Lệnh Kế Hoạch, cố vấn Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi đó, đã lái xe Ferrari gây tai nạn và thiệt mạng ngay tại hiện trường. Trong xe có hai cô gái đều khỏa thân.

Năm 2010, Li Qiming, con trai một quan chức cảnh sát cấp cao ở Hà Bắc sau khi đâm xe vào một sinh viên đã lên tiếng thách thức người dân ở hiện trường: “Chúng mày có giỏi thì cứ kiện tao đi. Tao là con trai của Li Gang”.

Câu “Tao là con trai của Li Gang” sau đó trở thành câu cửa miệng của người Trung Quốc để mô tả con cái gia đình các quan chức luôn tỏ vẻ hống hách, hay làm càn.

 

NGUYỆT PHƯƠNG

================

Bởi vậy, Tập II của ngài Tập rất khó khăn phức tạp. Đây mới chỉ là ruồi mà còn kinh thế. Điều này cho thấy chiến dịch đả hổ đập ruồi của ngài Tập không hề ép phê.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Japan Military Review (Nhật Bản):

Trung Quốc đang tạo chuỗi đảo trái phép tại biển Đông
31/01/2015 18:11
 

(TNO) Thông qua các đảo nhân tạo được xây dựng trái phép tại biển Đông, Trung Quốc có thể đang âm mưu thiết lập chuỗi đảo thứ nhất nhằm chế ngự các căn cứ Mỹ ở Úc, tạp chí quốc phòng Japan Military Review (Nhật Bản) đưa tin.

 

gacma-13_dnqg.jpg?width=500
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma. Đằng sau tàu vận tải là công trình có thể là trung tâm kiểm soát không lưu - chỉ huy bay cũng đang được gấp rút xây dựng (khối nhà tròn, phủ ni lông màu xanh) - Ảnh: Mai Thanh Hải
 

Ông Saburo Tanaka, một chuyên gia người Nhật chuyên nghiên cứu về quân đội Trung Quốc, nhận định các căn cứ quân sự của Mỹ tại Úc đã trở thành mối lo ngại chính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 31.1 trích dẫn bản tin của tạp chí tiếng Nhật cho biết.

Các đảo nhân tạo tại biển Đông sẽ giúp cho Trung Quốc vừa có khả năng bảo bọc tuyến tiếp tế bằng đường biển ở phía bắc Eo biển Malacca, đồng thời còn có thể ngăn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiến vào biển Đông từ biển Celebes, theo phân tích của chuyên gia Nhật.

Hoàng Uy

====================

Phân tích của ông học giả Nhật cũng có lý. Tuy nhiên nó còn thiếu vì không nhấn mạnh - mặc dù có nói - đến một mục tiêu xác thực của Tung Coóc nữa là cái eo bể gọi là "Ma la hét ca" khỉ gió gì đó nữa.

Nhưng người Tung Coóc nhầm rồi! Đấy là thứ tư duy có từ thời Tôn Tử còn ở truồng. Những căn cứ này trên bể Đông mà Tung Cóoc đang bỏ tiền tỷ ra xây dựng, rất thích hợp với chiến tranh thế giới thứ I B) . Còn đây là những thập niên đầu của thế kỷ XXI. "Thiên cơ bất khả lậu", Lão Gàn chỉ nói đến đấy!

 

 

 

Những hình thái chiến tranh tương lai
10/02/2015 05:26

 

Thanh Niên độc quyền giới thiệu bài bình luận của Giáo sư Joseph S.Nye (ảnh), Chủ tịch Hội đồng nghị sự toàn cầu về tương lai của chính phủ thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới, về viễn cảnh chiến tranh bất quy ước.

 

19a1_uhlx.jpg?width=500
Cảnh hoang tàn sau đợt rải bom ở Syria - Ảnh: AFP
 
19a2_amoc.jpg?width=500
Ảnh: Project Syndicate
 
Tại hội nghị thường niên mới đây của Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, tôi tham gia vào nhóm các lãnh đạo quốc phòng để thảo luận về tương lai của quân đội. Vấn đề được chúng tôi đề cập đến là câu hỏi có tính then chốt: Các quân đội thời nay cần phải được chuẩn bị cho dạng chiến tranh nào?
 
Sự tiến hóa của chiến tranh
Thế hệ chiến tranh hiện đại đầu tiên bao gồm những cuộc chiến với quân số đông đảo, sử dụng các đội hình dàn hàng ngang và cột kiểu Napoleon. Thế hệ thứ hai, chủ yếu triển khai bằng hỏa lực trên diện rộng, thể hiện qua một câu nói được cho là đúc kết từ trận chiến Verdun năm 1916: “Pháo binh chế ngự, bộ binh chiếm lĩnh”. Và thế hệ thứ ba, được Đức hoàn thiện với chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” vào Thế chiến 2, nhấn mạnh sự di chuyển cơ động lực lượng, các quân đội sử dụng chiêu xâm nhập để vòng tránh quân địch và tiêu diệt kẻ thù từ đằng sau thay vì tấn công trực diện. Chiến tranh thế hệ thứ tư đẩy mạnh hơn nữa hướng tiếp cận theo kiểu phân tán này và chẳng có mặt trận nào cụ thể. Thay vào đó, nó tập trung vào xã hội của kẻ địch, thọc sâu vào lãnh thổ đối phương để bẻ gãy ý chí chính trị của đối thủ. Ngoài ra còn có thể kể thêm thế hệ thứ năm, trong đó các công nghệ như thiết bị bay không người lái và các chiến thuật tấn công mạng cho phép binh lính ở cách các mục tiêu dân sự cả lục địa.
Mặc dù những phác họa cụ thể về các thế hệ có phần tùy hứng, nhưng chúng phản ánh một xu hướng quan trọng: sự xóa nhòa giữa mặt trận quân sự với hậu phương dân sự. Đẩy nhanh tốc độ của quá trình chuyển đổi này là sự thay thế chiến tranh giữa các quốc gia bằng những cuộc xung đột quân sự có liên quan đến các yếu tố phi quốc gia, như các nhóm nổi dậy, những mạng lưới khủng bố và những tổ chức tội phạm. Vấn đề càng thêm rối rắm hơn với sự chồng chéo giữa những nhóm trên và một số thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ từ các chính phủ. Chẳng hạn, Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia, tổ chức du kích lâu đời nhất Nam Mỹ, liên kết với các tập đoàn buôn lậu ma túy. Một số nhóm Taliban tại Afghanistan và những nơi khác thắt chặt quan hệ với những tay súng al-Qaeda.
Những tổ chức trên thường tận dụng lợi thế từ những nhà nước thiếu tính chính danh hoặc không đủ năng lực quản lý hiệu quả khu vực của mình, triển khai những chiến dịch hỗn hợp giữa các hoạt động chính trị lẫn vũ trang, và theo thời gian nắm luôn quyền kiểm soát đối với các khu vực dân cư. Những cuộc chiến hỗn hợp này tận dụng nhiều nguồn lực vũ khí khác nhau, và không phải lúc nào cũng dùng đến hỏa lực.
 
Chiến tranh bất quy tắc
Trong chiến tranh hỗn hợp, các lực lượng quy ước và không quy ước, các tay súng và dân thường, những hành động phá hoại bằng bạo lực và thao túng thông tin bắt đầu quyện chặt vào nhau một cách triệt để. Tại Li Băng năm 2006, Hezbollah đánh nhau với Israel thông qua những nhóm nhỏ được huấn luyện kỹ càng, kết hợp chiến lược tuyên truyền, cộng thêm các chiến thuật quân sự và phóng rốc két từ những khu dân cư đông đúc, và đạt được điều mà nhiều người trong khu vực xem là thắng lợi về mặt chính trị.
Dạng chiến tranh nói trên chủ yếu nổi lên để chống lại lợi thế áp đảo về quân sự của Mỹ sau khi Liên Xô tan rã, thể hiện qua chiến thắng trong cuộc chiến Iraq năm 1991 (chỉ có 148 lính Mỹ thiệt mạng), và sự can thiệp mà không tổn thất nhân mạng của Mỹ trong cuộc xung đột Kosovo năm 1999. Trước tình trạng bất đối xứng trên, các đối thủ của Mỹ, dù ở bình diện quốc gia hoặc phi quốc gia, bắt đầu tập trung vào các chiến thuật bất quy ước.
Về phần mình, các tổ chức khủng bố nhận ra họ không thể nào đánh thắng một quân đội quy ước trong cuộc chiến trực diện, nên nỗ lực lợi dụng chính sức mạnh của chính quyền để chống lại họ. Osama bin Laden đã chọc giận và kích động Mỹ, khiến nước này liên tục thực hiện những hành động thái quá dẫn đến hủy hoại lòng tin, làm suy yếu các liên minh trong thế giới Hồi giáo, và cuối cùng vắt kiệt sức lực của quân đội Mỹ.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) giờ đây cũng áp dụng chiến lược tương tự, pha trộn những chiến dịch quân sự đẫm máu với chiến dịch truyền thông xã hội, được nhấn mạnh bằng các hình ảnh và clip quay cảnh hành quyết dã man. Những nỗ lực này thúc đẩy nhiều cá nhân và tổ chức bất mãn về đầu quân dưới trướng IS.
Sự tiến hóa không thể đoán trước của chiến tranh đang tạo nên thách thức nghiêm trọng đối với những nhà hoạch định chính sách quốc phòng. Đối với một số quốc gia yếu ớt, các mối đe dọa nội tại đã vạch ra những mục tiêu hết sức rõ ràng. Về phần mình, Mỹ buộc phải cân bằng giữa sự ủng hộ đối với các lực lượng quân đội chính quy, vốn đóng vai trò răn đe quan trọng tại châu Á và châu Âu, và việc đầu tư vào các năng lực thay thế cần thiết đối với các cuộc xung đột tại Trung Đông. Trong thời buổi đối diện với sự thay đổi chưa từng có, Mỹ và các cường quốc khác phải chuẩn bị sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra.

(THỤY MIÊN lược dịch)

© Project Syndicate

JOSEPH S.NYE (Giáo sư Đại học Harvard)

==========================

Giáo sư Đại học Harvard gì mà phân tích dở ẹc. Ông ta chỉ mô tả, so sánh, đối chiếu chứ không đưa ra luận điểm có tính kết luận về một quy luật của các hình thái chiến tranh hiện đại. Hay ông ta cũng chưa muốn nói toạc móng lợn cho đối thủ của nước Mỹ biết? Nhưng chí ít nhận xét của vị giáo sư này cũng gián tiếp minh chứng cho luận điểm của lão Gàn về tư duy chiến lược quân sự cổ điển của các nhà quân sự Tàu, rất thích hợp với tư tưởng chiến lược quân sự từ thời thế chiến thứ I.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc đồng loạt dự báo tương lai Biển Đông

Thứ Ba, 10/02/2015 - 14:39
 

Cục diện của Biển Đông vô cùng phức tạp, không chỉ có những nước trong khu vực mà Mỹ, Nhật liên tục có hoạt động ở Biển Đông.

 >> Trung Quốc dùng tàu buôn ngụy trang tàu ngầm?
 >> Chuẩn bị cho xung đột quân sự ở Biển Đông

 

Tờ Vượng Báo của Đài Loan ngày 10/2 bình luận, cục diện Biển Đông hiện nay vô cùng phức tạp bởi mỗi bên liên quan đều có những tính toán riêng của mình, không chỉ các bên có yêu sách trực tiếp mà ngay cả Mỹ và Nhật Bản cũng lần lượt đóng vai trò người bảo hộ tích cực và hợp tác mang tính xây dựng.

Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ mới đây bày tỏ hoan nghênh Nhật Bản sẽ tuần tra bầu trời Biển Đông, ngay sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khẳng định, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nhật Bản.

Do đó hoạt động tuần tra cảnh giới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không giới hạn phạm vi, khi cần thiết sẽ điều lực lượng tham gia các sự vụ ở Biển Đông, Vượng Báo lý giải.
 
biendong1a-46569.gif
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani
 

Ngoài Mỹ và Nhật Bản liên tục có hoạt động ở Biển Đông, gần đây Philippines cũng lần đầu tiên công khai yêu cầu ASEAN bày tỏ rõ lập trường phản đối Trung Quốc xây dựng, cải tạo bất hợp pháp đá thành đảo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Manila cũng cảnh báo, hành vi của Bắc Kinh sẽ uy hiếp trực tiếp Đông Nam Á.

Vượng Báo nhấn mạnh, Philippines đã nỗ lực phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam chỉ sau Mỹ và Nhật Bản để đoàn kết các nước nhỏ ở Biển Đông lại với nhau. So với các nỗ lực của Mỹ, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam thì Malaysia tỏ ra khá trầm lặng, Vượng Báo bình luận.

Tuy nhiên trong năm 2014 Malaysia cũng đã tích cực tham dự các hội nghị về Biển Đông, đồng thời còn cho thấy sẽ mở rộng thực lực quân sự và ngoại giao chiến lược trên hướng Biển Đông.

 

Lực lượng tàu ngầm ở Biển Đông

Trong khi đó, trang Sina (Trung Quốc) lại đưa ra nhận xét về tương quan lực lượng tàu ngầm giữa các quốc gia trên Biển Đông.

Sina cho biết, Trung Quốc đã phát triển tàu ngầm từ những năm 1950 và hiện đang sở hữu trên 60 tàu ngầm – đứng thứ ba trên thế giới về số lượng – trong đó có 4 lớp tàu ngầm hạt nhân và 7 lớp tàu ngầm thông thường.

Theo công bố, riêng Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc đã triển khai 16 tàu ngầm thông thường và 3 tàu ngầm hạt nhân – 3 tàu ngầm hạt nhân Type 094, 8 tàu ngầm thông thường Type 035, 4 chiếc Type 039 và 4 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo do Nga chế tạo.

Con số thực tế có thể còn cao hơn. Theo một số hình ảnh rò rỉ gần đây được chụp tại căn cứ Hải quân Trung Quốc, đã xuất hiện thêm một chiếc tàu ngầm khác – nhiều khả năng là Type 093 – bên cạnh ba tàu ngầm Type 094.
 
biendong2a-46569.gif
Tàu ngầm Trung Quốc
 

Theo báo cáo của Sina, Trung Quốc là nước duy nhất tại khu vực Biển Đông triển khai tàu ngầm hạt nhân.

Ngoài ra, tất cả các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đều được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 – có tầm bắn lên tới 8.000 km và có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Tàu ngầm thông thường của Trung Quốc phần lớn là mang tên lửa và ngư lôi. Theo Sina đây là lợi thế rõ rệt cho Hải quân nước này so với các nước khác trong khu vực.

Tuy nhiên, điều này không ngăn được các nước quanh khu vực Biển Đông xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình.

Lý do - theo Sina, là bởi vì tàu ngầm mang tính “bí mật” và có độ nguy hiểm “chết người” nhờ khả năng sử dụng nước như một vỏ bọc và có thể liên tục nâng cấp lên vũ khí hiện đại nhất.

Ngoài ra, các nước đều cho rằng các đảo trên Biển Đông đều “dễ thủ, khó công”, do đó lực lượng tàu ngầm, dù chỉ với số lượng nhỏ, vẫn mang lại hiệu quả cao và được các nước ưa chuộng.

Tóm lại, mặc dù nắm vị thế số một trong khu vực hiện nay về số lượng tàu ngầm, Trung Quốc vẫn không thể tự do làm theo ý họ trên Biển Đông – báo cáo cho biết.

 

Mỹ kiên trì nhắc nhở hành xử của TQ tại Biển Đông
 

Khả năng chống ngầm của Hải quân Trung Quốc bị hạn chế. Hải quân Trung Quốc hiện có hơn 10 trực thăng chống ngầm.

Tuy nhiên, trực thăng chống ngầm có phạm vi hoạt động hạn chế, nên Hải quân Trung Quốc khó có thể mở rộng phạm vi kiểm soát trong thời gian ngắn.

Với việc các nước láng giềng tiếp tục củng cố hạm đội tàu ngầm, khả năng Trung Quốc có thể áp đặt ý đồ của mình trong tranh chấp trên Biển Đông sẽ càng thêm khó khăn - Sina thừa nhận.

 

Mỹ: Biển Đông - Điểm nóng 2015
 
Theo Hội đồng các mối quan hệ nước ngoài (CFR) của Mỹ tại Washington, tranh chấp hàng hải trên Biển Đông là 1 trong 10 cuộc giao tranh mà Mỹ ưu tiên ngăn chặn trong năm 2015.
 
Trong khi đó, Trung tâm Hành động ngăn chặn thuộc CFR đã nâng từ mức thấp lên trung bình trong thang độ khả năng các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông leo thang thành xung đột.
 
CFR cho rằng hiệp ước quốc phòng giữa Washington và Manila có thể dẫn tới một cuộc chiến giữa Trung Quốc – Philippines liên quan tới hoạt động khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên tại Bãi Cỏ Rong hoặc các ngư trường tại bãi cạn Scarborough.
 
Chính việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Đông Nam Á không thể giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thông qua con đường ngoại giao, rất có thể làm mất đi giá trị của các quy định quốc tế trong việc kiểm soát tranh chấp hàng hải và tạo ra cuộc đua vũ trang bất ổn trong khu vực, CFR nhận định.
 
Hãng tin Bloomberg ngày 17/12 cũng đưa ra các dự báo điểm nóng trên thế giới năm 2015, từ đụng độ hải quân giữa Trung Quốc và láng giềng quanh chủ quyền các quần đảo tranh chấp đến căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, Đông Âu, Trung Đông...
 
Theo Bloomberg, những điểm nóng tiềm tàng ở châu Á có thể là bùng nổ sự đối đầu giữa hải quân Trung Quốc với ngư dân trên Biển Đông, máy bay Trung Quốc và Nhật Bản đụng độ trên khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Sự leo thang đụng độ này sẽ lôi kéo các đồng minh vào, và châm ngòi cho căng thẳng về chủ nghĩa dân tộc.
 
Không có nơi nào trên thế giới đang có nguy cơ đối đầu giữa các nước như ở các vùng biển quanh Trung Quốc, nơi có các tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới.

 

 

 
 
Theo Tuyết Minh (tổng hợp)

Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Trong bốn kịch bản dẫn đến ngôi vị bá chủ thế giới trong thế giới hội nhập hiện nay - mà tôi có thể trình bày ở đây, nếu rảnh - có kịch bản thứ V, nhân danh nền văn hiến Việt. Bởi vậy bài viết dưới đây rất liên quan đến chủ đề này. Tôi xin trình bày để quý vị tham khảo.

 

Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo
Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý.

Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại! Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán.
Bài viết này sẽ chứng minh với các bạn điều đó.

Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt.
Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết.
Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Ít nhất lễ Tết nguyên đán có từ trước thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Và tục cúng bánh chưng, bánh dày còn đến tận ngày nay. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, khi nền văn minh Họa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó. Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán.
Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.


29_tet03B.jpg
Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.
Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch.

3.jpg?t=1232196064
Quẻ Ly

Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi tiếp tục minh chứng thêm những tình tiết liên quan tính minh triết Đông phương với lễ Táo Quân trong truyền thống văn hóa Việt.

(Hình bị mất. Xin bổ sung sau).
Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa.

Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau.

65133494-small_148941.jpg
Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa.

Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó.
Ý nghĩa của vết lõm này, chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ.
Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà.


Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt.

Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con.

cachep.jpg

 
Tranh Đàn Cá Tranh dân gian Đông Hồ.
Thiên nhất sinh thủy . Địa lục thành chi.


Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm:

6.jpg?t=1232196239

Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.

3.jpg?t=1232196064

6.jpg?t=1232196239
Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.
Biểu tượng của Táo Quân (Ly - Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Khảm - Thủy).

Ngày 23 tháng Chạp. Ông Táo về trời.
Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Ngày này là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời liệu có sái không? Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Tôi đã chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời.

Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần?
Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt?
Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên.

20130128154650_2013012810Tao.jpg
Táo Quân Việt không mặc quần.

Đã có thơ rằng (Hình như của cụ Tản Đà):
Hăm ba, ông Táo dạo chơi xuân
Đội mão, đi hia, chẳng mặc quần
Giời hỏi: làm sao ăn mặc thế?
Thưa rằng: hạ giới nó… duy tân!


Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".
Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt:
NON.jpg?t=1195136640
Mũ Ông Công Ông Táo - trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay.
yphuc33.jpg
Hình người trên trống Đồng Lạc Việt - với mũ có hình đầu rồng (Bên phải) và hai dải mũ cao vút.

 
Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Kính thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Trong bài viết trên của tôi về tính minh triết Việt trong sự tích Ông Táo đã xác định từ hàng chục năm trước trong các sách đã xuất bản, bài viết, về cội nguồn văn hóa Việt, trong đó có lễ Tết, đã được minh họa rõ nét hơn bằng những tư liệu sau đây, do ông Từ Văn Chiến, phó chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Hồ Chí Minh đọc tại Hội Hoa Xuân, CLB thơ Tân Bình, đã chứng tỏ tính chân lý cho sự xác định của tôi.

====================

Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo
Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý.

Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại! Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán.
Bài viết này sẽ chứng minh với các bạn điều đó.

Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt.

 

 Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên.

 

20130128154650_2013012810Tao.jpg
Táo Quân Việt không mặc quần.

 
Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

 


 

BÀI NÓI KHAI MẠC “ ĐÊM HỘI HOA XUÂN” CLB THƠ TÂN BÌNH

Từ Văn Chiến

Phó chủ tịch Hội khuyến học thành phố Hồ Chí Minh

 

Kính thưa:

Tiễn năm Giáp Ngọ tai ương qua

Đón Tết Ất Mùi vui mọi nhà

Lòng người ước vọng muôn điều thiện

Đất trời như cũng nhịp giao hòa.*

*( Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa)

 

Thế là trái đất lại bắt đầu một vòng quay mới quanh vầng Thái Dương rực lửa. Tiết xuân ấm áp, mặt trời chiếu tia nắng dịu dàng, làm cây cối đâm chồi nảy lộc, long người phơi phới vui vầy. Khi mùa xuân về người Việt ( Bách Việt) lại chuẩn bị đón một Lễ hội quan trọng nhất trong năm, đó là “ Tết Cổ truyền”, hay “ Tết Cả”, “Tết Nguyên Đán”, “Tết Ta”

Người Việt cổ theo Âm lịch là theo chu kỳ quay của mặt trăng nên ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán chậm hơn  mùng 1 Dương lịch, thường là vào dịp từ sau 21 tháng giêng đến 19/2 Dương lịch. Mùng 1 Tết Ất Mùi năm nay đúng 19 tháng 2 Dương lịch.

 

Vì có rất nhiều người Việt Nam cho rằng Ta học theo văn hóa Trung Hoa ăn Tết này. Nên tôi xin phép trình bày dài dòng một chút để khảng định nhận thức đó là sai. Thưa quý vị. Tết Cổ truyền của người Việt có từ thời Hồng Bàng ( cách đây khoảng 5000 năm), từ nền văn minh trồng lúa nước và đời sống nông nghiệp của Bách Việt. ( Đài Loan, Quảng Đông, Hồng Kông, phía nam TQ) Lễ hội này có trước thời Hùng Vương khá xa. Tôi xin mượn lời Khổng Tử nhà Đạo đức học người nước Lỗ Trung hoa sinh thời tư trước công nguyên 500 năm, ông nói: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là Tết. Còn sách cổ Trung Quốc viết về Giao Chỉ có đoạn: “ Bọn người giao quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống, chơi bời nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Tết, không chỉ có dân làm ruộng mà cả người nhà Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên , kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế”. Người Trung Quốc gọi người Việt là Man di và đúng là: “ phong tục mỗi bên có khác”. (Nguyễn Trãi)

 

 

Thưa quý vị! Mỗi khi Tết đến người Việt có quan niệm mọi thứ cần được làm mới, nhà cửa sơn, quyét vôi mới, may quần áo mới mặc trong ngày Tết. Dịp Tết mọi người kiêng cữ không để nóng giận, thường có câu: “ Giận đến chết, Tết đến cũng thôi”, Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua là dịp chuộc lỗi. Hầu như ai cũng thấu hiểu:

 

Bạn là Đại dương còn tôi là sóng biển

Đại dương buồn sóng biển cũng mênh mông.

 

Tết đến mọi người thăm viếng nhau chia sẻ tâm tình. “Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau. Và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa.

Nhân xuân mới chuẩn bị đón Tết Cổ truyền, Câu lạc bộ thơ Tân Bình tổ chức hội vui ca múa nhạc và liên hoan Tất Niên, tuy còn sớm không đúng ngày cuối cùng của năm nhưng vói khí xuân, xuân của Đất- Trời, xuân của lòng Người, của khát khao ước vọng Hạnh phúc. Chúng ta với tâm thế hào sảng của tiết xuân hãy nói nên những tâm tình tự hào về sức sống Việt Nam, về một năm sinh hoạt câu lạc bộ thơ được duy trì đều đặn và đã mang lại niềm vui cho mỗi thành viên và cũng như hôm nay, hồn thơ trữ tình và giọng ca êm aí, mượt mà, tiễn năm con Ngựa đi qua để đón năm con Dê dễ thương vui vẻ sắp đến.

Đề nghị tất cả quý vị đều hào hứng tham gia đúng như lễ hội Tết Cổ truyền của Tổ tiên chúng ta từ ngàn xưa. Tôi xin tuyên bố khai mạc “Đêm hội hoa xuân” của câu lạc bộ thơ Tân Bình. Mong quý vị luôn:

Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận/

Bình tĩnh sang suốt lúc gian nan.

Và kính chúc quý vị và gia đình một năm mới: Mạnh khỏe, An khang, Thịnh vượng,và Hạnh phúc.

 Xin trân trọng cảm ơn.

 

====================

( Sách và bài viết tham khảo:  “ nước Xích quỷ, Vua Thần Nông, Kinh Dương Vương, "Khổng Tử", "Khổng Tử tinh hoa qua danh ngôn", những lễ hội trên thế giới, các bài viêt về Tết cổ truyền, )

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites