Posted 7 Tháng 12, 2013 Híc! Nếu Trung Quốc xác lập vùng cấm bay ở biển Đông của Việt Nam thì đây là sai lầm cuối cùng của họ. Hay nói cách khác: Đây chính là một định hướng cho việc kết thúc "canh bạc cuối cùng". Lúc đó, họ chỉ còn cách duy nhất là chiến tranh với Hoa Kỳ và các Đồng minh. Vấn đề họ là có chiến thắng hay không? Lão Gàn lưu ý một lần nữa là chiến tranh không bao giờ bắt đầu và kết thúc ở biển Đông. Vì sao Trung Quốc không thể lập ADIZ trên Biển Đông? (Quan hệ quốc tế) - Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã nói: "Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan, Trung Quốc sẽ thành lập kịp thời các khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) khác”. Và, không có gì là quá bí mật, đó chính là khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Rõ ràng là không ai có thể nghi ngờ ý định tham vọng của Trung Quốc, nhưng không phải lúc nào muốn cũng được, cho nên phải chờ sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan. Vậy, những công việc chuẩn bị có liên quan đó là gì, liệu điều kiện khách quan, chủ quan có cho phép Trung Quốc thực hiện tham vọng đó hay không?... Tại sao Trung Quốc lại lập ADIZ trên biển Hoa Đông trước Biển Đông? Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục của Mỹ sang châu Á-TBD đã tạo ra trên khu vực này một cuộc chiến địa chính trị khốc liệt, căng thẳng. Đồng thời tranh chấp vùng biển giàu tài nguyên, đường hàng hải quan trọng đã khiến cho các nước trong khu vực với Trung Quốc có nguy cơ xảy ra xung đột cao trước hành động đơn phương, đề cao sức mạnh của Trung Quốc… Có thể nói khu vực châu Á-TBD đã như là một chiến trường của cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới rất căng thẳng. Trung Quốc đang rất bức bối khi đang cố thoát ra khỏi sự bao vây của Mỹ và đồng minh trong chuỗi đảo thứ nhất. Trong tình thế đó, Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc lập quy tắc chơi trong khu vực không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ quốc gia của mình và được coi như một thách thức rất nghiêm trọng với Mỹ bởi lẽ 70 năm nay, chỉ có Mỹ, Nhật Bản nêu quy tắc ở đây. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ QuânTất nhiên Trung Quốc đã tính rất kỹ khi chọn khu vực này. Trước hết về vị trí địa lý, đây là khu vực gần trước cửa nhà nên Trung Quốc có điều kiện (lợi thế) để có thể dùng lực lượng không quân và các phương tiện khác trấn áp buộc đối phương thực thi những điều kiện do mình áp đặt, xuất phát từ đất liền mà không cần tàu sân bay hay máy bay tiếp dầu…khi thực thi nhiệm vụ, trong khi Nhật Bản cách xa Senkaku Điếu Ngư hơn Trung Quốc khoảng 200km. Nếu Nhật Bản không khuất phục, đụng độ có xảy ra thì Trung Quốc có đủ tự tin chiến thắng. Thứ hai là, đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới trực tiếp là Nhật Bản, một quốc gia có năng lực quân sự, kinh tế tương đương, đồng minh của Mỹ, một liều thuốc thử cực mạnh. Nếu sau khi triển khai thành công (nghĩa là Nhật Bản phải xin phép, cúi đầu khuất phục, còn Mỹ làm ngơ…), thì chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc không đánh mà thắng, lúc đó Trung Quốc tự nhiên có 2 thông điệp hoành tráng cho các nước ASEAN: Thông điệp thứ nhất, Nhật Bản mạnh như thế, đồng minh quan trọng, lâu đời với Mỹ như thế mà Trung Quốc ra tay là được, Mỹ cũng phải thúc thủ. Và, thông điệp thứ hai, nếu quốc gia nào còn phản đối ADIZ của Trung Quốc, còn nghe theo Nhật, Mỹ thì… hãy coi lại thông điệp thứ nhất. Phải công nhận rằng Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông là đã chọn đúng tử huyệt để ra đòn phản công. Nói là tử huyệt bởi lẽ khi bị điểm sẽ gây ra sự rung động toàn cục, toàn chuỗi đảo được coi như là để bao vây Trung Quốc bị mất sự khống chế vùng trời. Khi Trung Quốc làm chủ vùng trời thì có nghĩa là làm chủ tất cả, là quy luật của chiến tranh hiện đại. Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông Tuy nhiên, tìm ra hay nhìn thấy được tử huyệt là quan trọng nhưng năng lực tổ chức thực hiện để ra đòn dứt điểm mới quyết định vấn đề. Nếu ra đòn vào tử huyệt, là đòn hiểm mà không dứt điểm được có nghĩa là người ra đòn đã chơi với tử thần. Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông là đòn hiểm nhằm vào tử huyệt, nhưng tiếc thay chưa đủ lực để làm cho đối phương tê liệt. Điều bất ngờ xảy ra là trong khi Nhật Bản tỏ ra hết sức kiềm chế thì Mỹ, có vẻ như ngoài cuộc mà Trung Quốc không nhắm tới, lại lao vào chơi rất rắn, không ngại va chạm mà thế giới theo dõi đã biết. Hành động của Mỹ một mặt là cảnh cáo Trung Quốc, sẵn sàng tham gia trực tiếp để bảo vệ lợi ích quốc gia. Mặt khác, Mỹ muốn chứng tỏ cho đồng minh biết Mỹ có thừa khả năng nói “không” với Trung Quốc, đồng thời, ngăn ngừa Nhật Bản tái vũ trang quá đà, khó kiểm soát. ADIZ trên Biển Đông, lúc nào và nơi đâu? Trước tình thế này, giả sử Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông chẳng hạn như trên không phận của cái gọi là thành phố Tam Sa…thì sao? Trên khu vực đó thì không quân Trung Quốc chưa đủ khả năng để phòng thủ khẩn cấp khi cần thiết, họ còn đang chờ có tàu sân bay. Khu vực nhận dạng phòng không này nếu lập ra sẽ đụng tới nhiều bên tranh chấp rất quyết liệt và hầu như nằm ngay trước cửa nhà của họ mà máy bay, các phương tiện phòng không khác đều đủ sức thực thi chủ quyền của mình. Chưa hết, khu vực này còn liên quan đến lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc khác nữa như Nga, Ấn Độ... mà Trung Quốc phải suy nghĩ nhiều lần. Nhật Bản đang chờ Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông để ra đòn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này “sẽ xử lý vấn đề ADIZ của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế”. Đó là gì nếu như không phải là thành lập khối các nước phản đối ADIZ phi pháp của Trung Quốc? Đây là điều mà Trung Quốc chẳng bao giờ muốn, bởi vì có nghĩa là Trung Quốc đã đẩy ASEAN vào vòng tay Nhật Bản trong khi thực chất cái gọi là ADIZ cũng chẳng có ý nghĩa gì với các nước này, nó cũng như các vùng cấm đánh bắt trên biển mà Trung Quốc đơn phương đặt ra thôi nhưng mà cái mất thì quá lớn. Khi nước cờ trước bị lộ, bị phá thì nước cờ sau sẽ khó lòng tồn tại, và nếu cứ cố tình đi tiếp nước cờ sau thì vô nghĩa. Cho nên, tuyên bố ADIZ trên biển Đông chỉ có thể là sản phẩm của những viên tướng diều hâu nhưng “không tỉnh táo” mà thôi. Với diễn biến ngày càng bất lợi, ngày càng núng thế, không lường trước khi tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy có 2 khả năng có thể xảy ra: Trong tương lai gần, Trung Quốc chưa tuyên bố ADIZ của họ trên Biển Đông, bởi lẽ cuộc chiến địa chính trị giữa Mỹ và Nhật Bản với Trung Quốc xảy ra trên khu vực ĐNA này cũng mang tính chiến lược sống còn của Trung Quốc và chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD của Mỹ. Mất khu vực này Trung Quốc không có hy vọng gì khi đối đầu với Mỹ, Nhật Bản. Tuy thế, khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ dù ở đâu thì cũng đều là nguy hiểm không trước mắt thì lâu dài cho khu vực. Khu vực đó trước mắt không thực thi được thì khi mạnh lên Trung Quốc sẽ thực thi. Có ai nghĩ rằng cái đường lưỡi bò mà chính quyền Tưởng vạch ra năm 1946 mà bây giờ Trung Quốc cũng lấy đó để đòi biến Biển đông thành ao nhà? Vì thế, các quốc gia phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những đòi hỏi, áp đặt phi lí, phi pháp ngay từ trứng nước. Lê Ngọc Thống Theo baodatviet.vn 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 12, 2013 KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN Kịch bản không chiến Trung-Nhật - Kỳ 1. 05/12/2013 16:50 (TNO) Trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên biển Hoa Đông, trang Foreign Policy hôm 3.12 đã xây dựng một kịch bản mô phỏng trận không chiến có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản với sự yểm trợ của Mỹ. Máy bay trinh sát P-3C Orion - Ảnh: US Navy Hôm 23.11, Trung Quốc đã thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông bao trùm khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật. Cả Nhật và Mỹ đều tuyên bố không công nhận ADIZ của Trung Quốc, và ngay sau đó đã triển khai chiến đấu cơ xâm nhập khu vực này để nhấn mạnh quan điểm của mình. Thậm chí 2 chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như một tín hiệu khiêu khích Trung Quốc. Hai ngày sau đó, Không quân Trung Quốc triển khai các chiến đấu cơ J-11 và Su-30, cùng với máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 tuần tra trong ADIZ. Được mô phỏng theo trò chơi máy tính siêu thực tế có tên gọi là “Chỉ huy chiến dịch Không - Hải chiến hiện đại (C:MANO)”, kịch bản nói trên đặt ra tình huống giả lập là Bắc Kinh quyết định “dạy cho Tokyo một bài học” bằng cách bắn hạ máy bay tuần tra của Nhật. Kịch bản bất ngờ cho các bên tham gia đã xảy ra khi ba loại vũ khí công nghệ cao nhất thế giới đụng độ nhau trong trận không chiến mô phỏng, theo tờ Foreign Policy. Kế hoạch tác chiến của Trung Quốc Trung Quốc lập kế hoạch phục kích một chiếc P-3C Orion - là máy bay tuần tra biển của Nhật được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ F-15J Eagle - đang thực hiện phi vụ thường nhật trên khu vực quần đảo Ryukyu và Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng phòng vệ của Nhật có những hạn chế nhất định trong việc bảo vệ những quần đảo này, vì Ryukyu nằm cách cực nam quần đảo Nhật Bản đến hàng trăm dặm và có dân cư thưa thớt, còn quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì lại nằm khá gần Trung Quốc. Phi vụ tuần tra thường nhật thật ra chỉ là một trong những biện pháp nhằm làm yên lòng dân cư địa phương. Nếu thành công trong vụ tập kích chiếc P-3C, và ở trong điều kiện thuận lợi, phía Trung Quốc sẽ bắn hạ thêm một máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye đang hoạt động phía tây nam đảo Okinawa. Theo đó, Không quân Trung Quốc có kế hoạch triển khai 3 nhóm tác chiến. Nhóm đầu tiên gồm 4 chiến đấu cơ J-11B, chịu trách nhiệm loại khỏi vòng chiến các phi cơ hộ tống F-15 của Nhật, nhằm cô lập chiếc P-3C, là loại máy bay không có khả năng tự vệ. Nhóm thứ hai bao gồm 4 chiến đấu cơ đa nhiệm J-10 sẽ tham chiến và bắn hạ chiếc P-3C, và luôn cả chiếc Hawkeye nếu thuận lợi. Nhóm thứ ba chịu trách nhiệm chỉ huy và kiểm soát mạng lưới radar, với một máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000 được các chiến đấu cơ hộ tống hai bên sườn. Nhóm cảnh báo sớm này sẽ ở lại trong khu vực tác chiến đến khi kết thúc chiến dịch, thay vì hoạt động ở khu vực duyên hải Trung Quốc. Tất cả lực lượng chiến đấu cơ của Trung Quốc đều được vũ trang toàn diện. Mỗi chiếc J-11B trang bị 4 tên lửa tầm xa PL-12 dẫn đường bằng radar, cùng với 4 tên lửa tầm ngắn PL-9 dẫn đường bằng hồng ngoại. Còn mỗi chiếc J-10 được trang bị 2 quả tên lửa. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Trong thời gian gần đây, Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật (JASDF) đã bắt đầu triển khai chiến đấu cơ hộ tống lực lượng tuần tra trong khu vực. Như vậy, máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ trên biển khi bay tuần tra thường nhật sẽ được hộ tống bởi 2 chiếc F-15. Ngoài ra, một tốp 2 chiếc F-15 khác thuộc Phi đội 204 Hikotai có căn cứ đặt tại Okinawa sẽ bay tuần tra trực tiếp trên không phận quần đảo Ryukyu. Chiến đấu cơ F-15 được trang bị vũ khí hạng nhẹ bao gồm 2 tên lửa tầm xa AAM-4 dẫn đường bằng radar, cộng với 2 tên lửa tầm ngắn AAM-3 dẫn đường bằng hồng ngoại. Ngoài ra, còn có 2 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận ở phía đông nam của đảo Okinawa trong nhiệm vụ luân phiên tạm thời. F-22 được trang bị 6 tên lửa tầm xa AMRAAM và 2 tên lửa tầm ngắn Sidewinder. Nhờ mối liên hệ chặt chẽ giữa JASDF và Không quân Mỹ, Raptor có thể đến hỗ trợ lực lượng của Nhật, nếu cần thiết. Mặc dù đã lập kế hoạch cẩn trọng, nhưng trên thực tế, Không quân Trung Quốc vẫn còn thiếu khả năng bao quát khu vực tác chiến. Lực lượng Trung Quốc không phát hiện được tốp F-15 thứ hai cũng như sự hiện diện bất ngờ của F-22 Raptor. Nguyên Giang ===================== PHỤC KÍCH Kịch bản không chiến Trung - Nhật - Kỳ 2. 06/12/2013 10:30 (TNO) Vào giờ G+3 ngày N trên biển Hoa Đông, trong phi vụ thường nhật, chiếc máy bay tuần tra biển P-3C của Nhật đang bay cách quần đảo Senkaku 50 dặm về phía Tây bất ngờ bị phục kích. Các chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc - Ảnh: Chinese Military Review Theo kế hoạch, Orion sẽ bay về phía Tây tuần tra trên khu vực đảo Uotsuri và đảo Kuba thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và sau đó trở về căn cứ Okinawa. Cách xa 2 dặm ở hướng 8 giờ của chiếc P-3C là 2 chiến đấu cơ hộ tống F-15. Hai chiếc F-15 đã tắt hệ thống cảm biến của mình và bay theo mạng radar được cung cấp bởi chiếc E-2 Hawkeye hiện đang hoạt động trên quỹ đạo phía Tây đảo Okinawa. Bất ngờ, chiếc Hawkeye thu nhận nhiều tín hiệu liên lạc radar không rõ danh tính, đồng thời trên màn hình hiện ra 8 đốm sáng được xác định thành 3 nhóm phi cơ lạ, và nhóm gần nhất cách chiếc P-3C 120 dặm, theo kịch bản mô phỏng của tờ Foreign Policy. Khi phát hiện tín hiệu liên lạc radar thuộc loại 1474 của Trung Quốc, các chuyên viên phân tích tín hiệu trên chiếc E-2 đã suy luận đó có thể đó là J-11B. Và sau đó có thêm 3 tín hiệu liên lạc radar tương tự gần đó. Như vậy tổng cộng có thể là 4 chiếc J-11B của Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận chiếc máy bay tuần tra biển. Chiếc Orion không có khả năng tự vệ ngay lập tức quay đầu trở về căn cứ với tốc độ tối đa. Nhưng máy bay cánh quạt lớn chỉ có thể bay ở tốc độ 400 dặm/giờ, quá chậm để thoát khỏi sự săn đuổi của những chiếc J-11. Hai chiếc F-15 sẽ phải bảo vệ cho Orion rút lui đến một khoảng cách an toàn. Hai chiến đấu cơ của Nhật ngay lập tức kích hoạt hệ thống radar và tăng tốc nhắm hướng có khả năng tiếp cận máy bay địch. Với tốc độ khoảng 1.000 dặm/giờ, 2 chiếc F-15 thu hẹp khoảng cách khá nhanh. Khi còn cách mục tiêu 56 dặm, nhóm phi cơ lạ được nhận dạng chính xác là loại J-11B. Ở khoảng cách 22 dặm, hệ thống cảnh báo tên lửa trong buồng lái những chiếc F-15 báo động các máy bay lạ đã khai hỏa tên lửa. Nhật Bản bị tấn công Và chiến đấu cơ hộ tống của Nhật nhanh chóng phản công. Thông thường, để dễ bắn trúng chiến đấu cơ của Trung Quốc, các phi công F-15 sẽ nhắm mục tiêu 2 chiếc J-11 với 2 quả tên lửa cho mỗi chiếc. Nhưng hiện tại, nhiệm vụ chính của họ là cản trở cuộc tấn công của đối phương, nhằm kéo dài thời gian cho chiếc P-3C tẩu thoát. Vì thế mỗi chiếc F-15 chỉ phóng một quả tên lửa nhằm vào một chiếc J-11, và sau đó lần lượt rút lui làm vòng chờ. Chiến đấu cơ Trung Quốc bắt đầu khai hỏa trở lại, nhưng chúng chỉ kịp phóng được 10 trong số 16 quả tên lửa PL-12 vì phải thực hiện động tác tránh né tên lửa của Nhật. Các chiến đấu cơ Trung Quốc không thể khai hỏa 3 quả tên lửa tầm xa cuối cùng của họ, và phải sớm nhào lộn trên không để tránh bị bắn hạ. Tuy nhiên, cơ hội sống sót của 2 chiếc F-15 là rất mong manh. Mặc dù tên lửa có chất lượng kém hơn, nhưng Trung Quốc lại có lợi thế về số lượng. Hai chiếc F-15 cũng phải nhào lộn để lẩn tránh, đồng thời kích hoạt biện pháp đối phó điện tử để đánh lạc hướng tên lửa, và bung ra các đám mây bụi kim loại gây nhiễu radar. Mặc dù mỗi quả tên lửa Trung Quốc có khả năng đánh chặn thấp, nhưng phóng một loạt 10 quả thì uy lực là cực kỳ ghê gớm. Sau khoảng một phút, hình ảnh hiển thị 2 chiếc F-15 đều chớp nháy trên màn hình radar, báo hiệu đã bị trúng tên lửa và sắp rơi. Đồng thời, 4 quả tên lửa AAM-4 của Nhật cũng đã kịp thời hạ được một chiếc J-11. Ba chiếc J-11 còn lại cùng với 4 chiếc J-10 gầm thét trong cơn giận dữ và uất ức của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản. Phản công Chỉ vài giây sau khi xác định được chiến đấu cơ Trung Quốc, tốp F-15 thứ hai đang bay gần đảo Miyako ngay lập tức ngoặt sang hướng bắc để đến hỗ trợ đồng đội. Xả hết tốc lực, 2 chiếc F-15 lao đến khu vực tác chiến với tốc độ siêu âm. Cả hai chiếc F-15 đều kích hoạt hệ thống radar của họ để thu hút sự chú ý của phi cơ Trung Quốc, với hy vọng nhử được một số chiếc ra khỏi vùng tác chiến. Nhưng chiến thuật này không hiệu quả. Các phi công thuộc tốp F-15 thứ hai đành xem các đồng đội của mình biến mất khỏi màn hình radar. Hai chiếc F-15 còn lại ngay lập tức tập trung tấn công những chiếc J-11 đang đuổi theo chiếc P-3C. Họ khai hỏa 2 tên lửa AAM-4 nhằm vào mỗi chiếc J-11, bắt đầu với chiếc dẫn đầu. Hai chiến đấu cơ Trung Quốc bị bắn hạ và bốc cháy dữ dội. Thoát khỏi tên lửa của địch, 2 chiếc F-15 thuộc tốp thứ hai quay trở về căn cứ. Thật ra, theo lý thuyết, họ có thể tiếp tục tấn công bằng tên lửa hồng ngoại tầm ngắn hơn, nhưng do bị áp đảo về số lượng với tỷ lệ 2 Nhật - 5 Trung, đội Nhật buộc phải rời vùng tác chiến. Thêm vào đó, họ nắm được những thông tin mà phía Trung Quốc không biết. Đó là tại thời điểm P-3C quay đầu tẩu thoát, thì 2 chiếc F-22 của Mỹ đang trong một phi vụ huấn luyện ở phía Đông Okinawa đã bắt đầu tham chiến, và lao về phía khu vực tác chiến với tốc độ khoảng 1.000 dặm/giờ. Đó là lúc Trung Quốc phải đối diện với trận không chiến đẫm máu nhất từ trước tới nay. (còn tiếp) Nguyên Giang ===================== MỸ THAM CHIẾNKịch bản không chiến Trung - Nhật - Kỳ 3. 07/12/2013 09:20 (TNO) Dù những chiếc F-15 đã nỗ lực tối đa, chiếc P-3C vẫn còn trong vòng nguy hiểm vì tốc độ vẫn chậm hơn nhiều so với các chiến đấu cơ Trung Quốc đang xả hết tốc lực để truy đuổi. Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ - Ảnh: US Air Force F-22 Raptor bị bắn hạ Các chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ và Nhật vẫn tin rằng F-22 sẽ xoay chuyển cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho họ. Vì mỗi chiếc F-22 trang bị đến 6 quả tên lửa AMRAAM, nghĩa là người Mỹ có trong tay 12 tên lửa để tiêu diệt 5 chiến đấu cơ Trung Quốc. Các phi công F-22 phóng 2 quả AMRAAM nhắm vào mỗi chiếc phi cơ địch. Trước khi khai hỏa, họ đã thực hiện một động tác không thật sự cần thiết và khá nguy hiểm là kích hoạt hệ thống radar AN/APG-77. Vì radar chủ động giúp bạn nhắm mục tiêu, nhưng đồng thời nó cũng làm bạn lộ diện trước phi cơ địch. Nhưng bất ngờ là trong loạt phóng đầu, tất cả 6 quả tên lửa AMRAAM của Mỹ đều trật mục tiêu. Song 2 trong số 4 quả tên lửa trong loạt thứ hai đã trúng mục tiêu, loại khỏi vòng chiến 2 chiến đấu cơ Trung Quốc. Người Mỹ nhanh chóng khai hỏa 2 quả AMRAAM cuối cùng của họ. Một chiến đấu cơ J-10 bị bắn rơi và bốc cháy. Hiện tại, Trung Quốc chỉ còn 2 chiến đấu cơ. Các chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ và Nhật tin rằng họ đã thắng trận. Nhưng sau đó, điều khó tin đã xảy ra: một trong 2 chiếc F-22 tàng hình đã phát nổ. Các sĩ quan lực lượng đồng minh choáng váng bởi biến cố bất ngờ này vì họ tin vào sự ưu việt và bất khả chiến bại của những chiếc Raptor. Do vậy, khi chiến đấu cơ Trung Quốc phóng PL-12 nhằm vào F-22, họ đã không quá lo lắng, với niềm tin Raptor sẽ dễ dàng đánh bại chúng. Nói thẳng ra, ngay cả những chiếc F-15 không có khả năng tàng hình cũng đã đánh bại hầu hết các tên lửa nhắm vào họ. Nhưng điều họ cần xem xét ở đây là phi cơ Trung Quốc đã có thể phát hiện máy bay tàng hình, có thể là do người Mỹ đã phạm sai lầm khi kích hoạt hệ thống radar của họ. Mặc dù tên lửa Trung Quốc kém chất lượng, nhưng các bộ cảm biến của Bắc Kinh do Nga thiết kế lại khá tốt. Dù tên lửa Trung Quốc có khả năng sát thương thấp, nhưng J-10 và J-11 đã phóng ít nhất một chục quả tên lửa nhằm vào một chiếc Raptor. Báo cáo sau trận chiến Trung Quốc thất bại trong vụ phục kích chiếc P-3C của Nhật. Máy bay tuần tra thoát được về căn cứ, theo kịch bản mô phỏng không chiến của tờ Foreign Policy. Về phía quân đồng minh, tất cả mọi thứ - bao gồm thiệt hại 3 chiến đấu cơ đắt tiền và có khả năng là cả các phi công - đều là thứ yếu chỉ để bảo vệ chiếc P-3 và 12 thành viên phi hành đoàn của nó. Sáu chiếc trong tổng số 8 chiến đấu cơ Trung Quốc đã bị bắn hạ. Đối với Bắc Kinh, năng lực tình báo kém cỏi đã dẫn đến tính toán sai lầm. Chỉ huy trưởng chiến dịch của Trung Quốc đã không hề biết Mỹ và Nhật có đến 4 chiếc F-15 và 2 chiếc F-22 trong khu vực tác chiến. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bắn hạ được 2 chiếc F-15 đầu tiên trong trận không chiến kể từ khi Eagle được đưa vào phục vụ trong năm 1970. Họ cũng đã tiêu diệt được một chiếc F-22 - loại chiến đấu cơ tốt nhất và đắt nhất từng được chế tạo. Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật được huấn luyện tốt hơn so với Không quân Trung Quốc và được vũ trang không hề thua kém. Để có cơ hội chiến thắng, Bắc Kinh sẽ phải áp đảo đối phương với số lượng tuyệt đối. Đó cũng chính là yếu tố thuận lợi của Trung Quốc. Trung Quốc có khả năng tập trung được một lực lượng đông đảo hơn nhiều trong bất kỳ cuộc xung đột bất ngờ nào ở Thái Bình Dương. Trong khi Mỹ và Nhật chỉ dựa vào hai căn cứ không quân là Naha và Kadena - đều đặt tại Okinawa - để triển khai chiến đấu cơ bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Còn Trung Quốc có một số lượng lớn các căn cứ không quân và hiện tại, đang xây dựng nhiều hơn. Đó là lợi thế khi phát động cuộc chiến ở sân nhà. Nhưng số lượng không phải là yếu tố quyết định. Cả Mỹ và Nhật đều dựa vào lợi thế công nghệ tiên tiến hơn để bù đắp vào quy mô nhỏ hơn về số lượng. Nhưng họ không nhất thiết phải phạm sai lầm như vậy. Sự hiện diện của F-22 trong kịch bản cho thấy sự khác biệt đó. Bay với tốc độ 1.000 dặm một giờ, Raptor đã đến trong tích tắc. Và phía Trung Quốc đã không hề biết sự có mặt của họ cho đến khi người Mỹ bật hệ thống radar một cách thiếu thận trọng. Kết luận từ trận không chiến mô phỏng trên cho thấy nếu Mỹ và Nhật thật sự muốn ngăn chặn một Trung Quốc ngày càng hung hăng, họ sẽ phải tìm cách gia tăng số lượng chiến đấu cơ của mình trong khu vực này. Nguyên Giang =====================Nếu Lão Gàn "qưỡn" viết một kịch bản khác bảo đàm hay hơn nhiều. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 12, 2013 Vì sao Trung Quốc không thể lập ADIZ trên Biển Đông? (Quan hệ quốc tế) - Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã nói: "Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan, Trung Quốc sẽ thành lập kịp thời các khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) khác”. Và, không có gì là quá bí mật, đó chính là khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Lê Ngọc Thống Theo baodatviet.vn ==================Do sai lầm nên người Trung Quốc đã tự đẩy mình vào thế bí. Lập hay không lập vùng nhận dạng phòng không ở các nơi khác, chỉ là vấn đề định hướng "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc thế nào. Nhưng kiểu gì - tức ngay cả khi không lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông - thì "canh bạc cuối cùng" vẫn cứ xảy ra và phải kết thúc. Có điều rằng nó có thể không kết thúc bằng chiến tranh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 12, 2013 Nhật - Trung thêm quyết liệt quanh vùng phòng không Thứ bảy, 7/12/2013 09:08 GMT+7 Hạ viện Nhật vừa thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc từ bỏ vùng nhận diện phòng không mới thiết lập, và Bắc Kinh đáp lại bằng tuyên bố Tokyo không có quyền đòi hỏi điều đó. Hàn Quốc tập trận trong vùng phòng không Trung Quốc Trung Quốc thách Nhật bỏ vùng phòng không Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp Trung - Nhật trong nhiều thập kỷ qua. Ảnh: AP Theo Wall Street Journal, tiêu đề nghị quyết của Hạ viện Nhật trực tiếp yêu cầu Trung Quốc hủy vùng nhận dạng phòng không, còn nội dung văn bản đề nghị Bắc Kinh "ngay lập tức xóa bỏ mọi biện pháp hạn chế tự do bay trên vùng biển quốc tế". Nghị quyết, được thông qua hôm qua, cho rằng việc thiết lập vùng này "gây căng thẳng hơn bao giờ hết trên biển Hoa Đông và vì vậy, nó là hành động nguy hiểm gây đe dọa đến hòa bình và ổn định trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Văn bản cũng coi khu vực này là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Nhật. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phản đối mạnh mẽ đoạn viết trong nghị quyết. "Nhật Bản không có quyền có những tuyên bố vô trách nhiệm như vậy và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ những phát ngôn đó. Nhật nên chấm dứt những hành động sai lầm này, và ngừng việc can thiệp, khiêu khích", ông nói. Phát ngôn viên cũng cho rằng việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là hợp pháp. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cuối tháng 11 tuyên bố thành lập ADIZ, bao trùm chuỗi đảo tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh yêu cầu máy bay nước ngoài muốn vào vùng này phải báo trước lịch bay, nếu không sẽ đối mặt với những "biện pháp phòng thủ kiên quyết". Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đầu tuần này chỉ trích hành động của Trung Quốc, trong chuyến thăm Tokyo. "Chúng tôi ở Mỹ quan ngại sâu sắc về hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông", ông nói. Quyết định của Trung Quốc và phản ứng của Nhật là động thái mới nhất trong tranh chấp lãnh thổ gây căng thẳng quan hệ hai nước trong những năm gần đây. Trọng Giáp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 12, 2013 Chú Kim Jong-Un và trợ lý được Hàn Quốc bảo vệ? 07/12/2013 11:27 | Quốc tế (VTC News) – Truyền thông Hàn Quốc khẳng định, ông Chang Song-Thaek và một trợ lý của mình đang được bảo vệ bởi chính quyền nước này. » Chú Kim Jong-Un xin tị nạn tại Hàn Quốc? » Cuộc chiến giành quyền lực sắp bùng nổ ở Triều Tiên? Reuters đưa tin, Triều Tiên đang đối mặt với cuộc đào tẩu nghiêm trọng nhất trong vòng 15 năm qua khi truyền thông Hàn Quốc cho biết, trợ lý kiêm quản lý quỹ của Chang Song-Thaek – nhân vật vừa bị sa thải tuần trước đã bỏ trốn và xin tị nạn tạn tại Hàn Quốc. Danh tính người trợ lý này không được tiết lộ, kênh truyền hình YTN và báo Kyunghyang Shinmun của Hàn Quốc cùng đưa tin, nhân vật này đang được bảo vệ bởi chính quyền Hàn Quốc tai một nơi bí mật ở Trung Quốc. YTN cho rằng, người trợ lý này biết rất rõ về tất cả những quỹ thuộc về nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un và người cha là Kim Jong-Il. Chang Song Thaek và Kim Jong-Un Kim Eui-do - phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc và Jung Chung-rae – thành viên cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết hai cơ quan này không nắm được thông tin về cuộc đào tẩu nói trên. Song họ khẳng định, hai người thân của Chang Song- Thaek hiện đang làm việc tại các đại sứ quán đã được triệu hồi. “Anh rể và cháu trai của Chang đã bị gọi về Triều Tiên” – ông Jung Chang-rae nói. Về phía nhân vật chính Chang Song-Thaek, chính quyền Hàn Quốc cho biết hiện ông này vẫn an toàn. Ngày 3/12, cơ quan tình báo Hàn Quốc tiết lộ, ông Chang Song-Thaek – nhân vật quyền lực thứ 2 của Triều Tiên đã bị chính cháu mình là Kim Jong-Un sa thải, hai trợ lý của ông này bị xử tử. Hôm qua 6/12, kênh truyền hình YTN của Hàn Quốc tiếp tục đưa tin, một trợ lý khác đồng thời là nhiều quản lý quỹ cho ông Chang đã bỏ trốn và được bảo vệ bởi chính quyền Hàn Quốc. Truyền thông Triều Tiên vẫn im lặng trước những thông tin này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 12, 2013 Truyền thông Trung Quốc lại khẳng định chủ quyền bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu 07/12/2013 16:05 (TNO) Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 7.12 có bài viết cho rằng bãi đá ngầm tranh chấp Trung-Hàn Ieodo/Tô Nham Tiêu thuộc về Bắc Kinh, sau khi một tàu khu trục Hàn Quốc đi qua vùng biển gần bãi đá này. Tàu khu trục Hàn Quốc (trước) và Mỹ trong một cuộc tập trận chung - Ảnh: Reuters Hàn Quốc đã điều tàu khu trục Yulgok Yi-I và một máy bay săn tàu ngầm P-3CK tuần tra tại vùng biển gần bãi đá ngầm tranh chấp Trung-Hàn Ieodo/Tô Nham Tiêu hồi 2.12, xâm phạm vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc, theo Thời báo Hoàn cầu. Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố hôm 23.11, chồng lấn vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản và Hàn Quốc, bao gồm cả không phận trên bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu. Thời báo Hoàn cầu chỉ trích chính quyền Hàn Quốc dưới thời cựu Tổng thống Syngman Rhee đã đơn phương tuyên bố chủ quyền tại bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu hồi năm 1952, thời điểm xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên. Kể từ năm 1963, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu, cho rằng bãi đá này thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh xem vùng biển gần Ieodo/Tô Nham Tiêu là một ngư trường quan trọng đối với ngư dân từ bốn tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc (Sơn Đông, Giang Tô, Chiết Giang và Phúc Kiến), theo Thời báo Hoàn cầu. Thời báo Hoàn cầu đã lên tiếng chỉ trích hành động Hàn Quốc đưa tàu khu trục Yulgok Yi-I và máy bay P-3CK đi tuần gần Ieodo/Tô Nham Tiêu và khẳng định bãi đá ngầm này là của Trung Quốc. Theo AFP, trong một nỗ lực nhằm tuyên bố chủ quyền tại Ieodo/Tô Nham Tiêu, Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm nghiên cứu hải dương tại đây hồi năm 2003, mặc cho Trung Quốc phản đối. Ngày 28.11, Hàn Quốc đưa ra yêu cầu Trung Quốc điều chỉnh vùng nhận dạng phòng không mới mà Bắc Kinh tuyên bố hôm 23.11, chồng lấn vùng nhận dạng phòng không của Seoul. Seoul cũng đang chuẩn bị mở rộng vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông để phản đối Trung Quốc. Phúc Duy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2013 Lý do nào khiến Kim Jong-un vào doanh trại náu mình? Cập nhật lúc 06:44, 08/12/2013 (Quan hệ quốc tế) – Sau khi phế truất người chú của mình là Jang Song-thaek, lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên, Kim Jong-un đã gần như biến mất tại một căn cứ quân sự gần Trung Quốc. Lãnh đạo Triều Tiên đi ở ẩn? Sau khi cơ quan tình báo Hàn Quốc đưa thông tin người chú quyền lực Jang Song-thaek của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị phế truất, nhà lãnh đạo này dường như đã rút khỏi Bình Nhưỡng để “náu mình”. Lần gần đây nhất ông Kim Jong-un xuất hiện trước công chúng là tại một căn cứ quân sự ở tỉnh Ryanggang hôm 29/11. Hôm 30/11, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin về chuyến thăm của ông Kim đến tỉnh này, tuy nhiên từ đó đến nay không thấy bất cứ tin tức nào về hành tung của ông Kim. KCNA cho hay ông Kim đã gửi điện chúc mừng tới nước Lào hôm 1/12, và có một bài diễn văn động viên các công nhân Triều Tiên vào ngày 5/12, tuy nhiên họ không đăng bất cứ bức ảnh nào của ông Kim như thường lệ. Một số chuyên gia phân tích Hàn Quốc tin rằng hiện ông Kim đang ẩn mình tại tỉnh Ryanggang giáp biên giới với Trung Quốc. Ông Kim Jong-un tới thăm doanh trại quân đội ở Ryanggang hôm 29/11 Tình báo Hàn Quốc cho rằng nhiều khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã rời khỏi Bình Nhưỡng đúng thời gian hai phụ tá thân cận của ông Jang Song-thaek bị xử bắn công khai. Các quan chức tình báo Hàn Quốc nhận định ông Kim đã được các quan chức an ninh cấp cao hộ tống rời khỏi Bình Nhưỡng. Chuyên gia Chung Sung-jang thuộc Viện nghiên cứu Sejong Hàn Quốc cho hay hai phụ tá bị xử tử này là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil, những quan chức cao cấp trong đảng Lao động Triều Tiên, và nhiều khả năng họ đã bị điều tra với tội danh phá hoại đảng. Theo chuyên gia này, ông Ri Yong-ha đã bị kết tội lạm dụng chức vụ quyền hạn, trong khi Jang Soo-kil bị kết tội tìm cách gây dựng một đảng phái mới và chống lại chế độ hiện nay. Một diễn biến khác, một trong những thư ký của ông Jang Song-thaek đã trốn khỏi quốc gia và xin tị nạn tại Hàn Quốc. Hiện người thư ký này đang bị Triều Tiên truy nã, và được sự bảo vệ của các nhân viên tình báo Hàn Quốc và được giấu tên trước truyền thông. Quan chức tình báo cho biết, viên thư ký này hiện đang lẩn trốn tại Trung Quốc và sẽ sớm có mặt trên đất Hàn Quốc. Nếu thông tin này có thật, đây sẽ là vụ đào tẩu tệ hại nhất của Triều Tiên trong hơn 15 năm qua. Như vậy, cũng cùng lúc thanh tẩy những người thân cận của ông Jang Song-taek, Kim Jong-un cũng không có mặt tại Bình Nhưỡng, nơi mà xung quanh là binh lính của Quân ủy Trung ương Triều Tiên, nơi mà người chú đã từng làm Phó Chủ tịch Quân ủy. Ông Jang Song-thaek khi còn tại vị Điều gì khiến Kim Jong-un xuất thành? Động thái lạ không xuất hiện trước công chúng của Kim Jong-un được giới phân tích cho rằng, vị lãnh đạo trẻ tuổi này đã có sự đề phòng rất chu toàn khi quyết định rời Bình Nhưỡng lắm thị phi, nơi mọi việc có thể xảy ra để đến một căn cứ quân sự, nơi có những tướng sỹ thân cận và trung thành, đồng thời cách không xa biên giới Trung Quốc để náu mình. Có thể nói, người chú Jang Song-thaek mà Kim Jong-un vừa miễn nhiệm và thu hồi quyền lực là một người đàn ông có vai vế trong chính quyền Triều Tiên. Trước khi bị bãi miễn, Jang Song-taek đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Triều Tiên. Đây có thể coi sự kiện đánh dấu một sự biến động chính trị quan trọng nhất của Triều Tiên kể từ khi tân lãnh đạo Kim Jong-Un lên nắm quyền hồi tháng 12/2011. Ông Jang Song-thaek được cho là có một sự nghiệp thăng tiến nhanh tới chóng mặt. Năm 1972, ông kết hôn với bà Kim Kyong Hui (67 tuổi) - cô em gái mà cố chủ tịch Kim Jong-Il sinh thời yêu quý và tin tưởng hết mực, đồng thời bà cũng là người phụ nữ quyền lực bậc nhất Triều Tiên. Ngày 25/12/2011, ông Jang Song-thaek khiến báo giới đặc biệt quan tâm khi lần đầu xuất hiện trong bộ quân phục đại tướng, đứng hàng đầu trong nhóm các tướng lĩnh quân sự cấp cao cùng tân lãnh đạo Kim Jong-un tại lễ tang nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il. Ông Jang và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Có thể nhận thấy, sau khi Kim Jong-il qua đời, Jang Song-thaek đã được phong hàm đại tướng và nắm giữ một chức vụ quan trọng trong quân đội, cũng như giá trị trong việc bảo vệ “ngôi vị” của tân lãnh đạo trẻ tuổi, sẵn sàng đối phó với những mối nguy hiểm, bất phục. Lúc này, rất có thể Jang Song-thaek là một trong những vệ sĩ thân cận trong quá trình chuyển giao quyền lực của Kim Jong-un. Tuy nhiên sau đó 2 năm, Kim Jong-un đã tiến hành từng bước một những cuộc thanh trừng để chắc chắn cho chiếc ghế quyền lực của mình. Dấu hiệu rõ ràng nhất là bà vợ thứ 4 của cố lãnh đạo Kim Jong-il, Kim Ok, đã bị chính Kim Jong-un bãi nhiệm, tước bỏ toàn bộ quyền lực, và những người thân cận của Kim Ok cũng chịu chung số phận. Tuy nhiên, Jang Song-thaek không phải là một nhân vật tầm thường, ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, trong những năm nắm quyền, Jang Song-thaek như tướng quân nắm giữ đội “cấm vệ quân” ngay sát chân “thiên tử”. Một khi vị tướng quân bị khép tội, việc xảy ra bạo động hoặc đảo chính tại Bình Nhưỡng là rất có khả năng. Điều này biểu hiện ở chỗ ngay khi Hàn Quốc nhận được thông tin Jang Song-thaek bị tước quyền lực, Tình báo Trung ương nước này và hàng loạt các cơ quan khác ngay lập tức tiến hành điều tra diễn biến vụ việc, thậm chí quân đội Hàn Quốc đã phải chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu bởi lẽ không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra ở quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, nước cờ của Kim Jong-un là cao tay. Một người trẻ, nhưng đã từng bước loại được những nhân vật tầm cỡ, đủ thấy được vì sao cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đặt niềm tin và quyền lực vào tay người con trai này. Đỗ Minh Tú (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2013 Vùng ADIZ: Trung Quốc ngậm ngùi nhìn Nhật ghi điểm với ASEAN Cập nhật lúc 07:03, 08/12/2013 (Quan hệ quốc tế) – Nhật Bản và ASEAN sẽ có một hội thảo về an ninh hàng không vào giữa tháng 12/2013, khi mà vấn đề vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc ngày càng phức tạp. Trung Quốc đã đưa Nhật tiến gần đến ASEAN Theo nguồn tin được tờ Japan Times tiết lộ, Nhật Bản và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ thể hiện thái độ của mình trong một tuyên bố chung khẳng định rằng: Bất cứ sự lạm dụng sức mạnh nào trong ngành hàng không dân dụng quốc tế có thể gây ra một “mối đe dọa an ninh”. Điều này ám chỉ đến “vùng nhận diện phòng không” mới mà Trung Quốc tuyên bố hôm 23/11. Theo thông tin được đưa ra, bản dự thảo được thiết lập nhằm tái khẳng định vị trí quan trọng của Nhật Bản và các nước ASEAN trong những thách thức khu vực và toàn cầu, bao gồm an ninh hàng không, hàng hải. Bản dự thảo này sẽ được công bố tại một hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – ASEAN đặc biệt diễn ra tại Tokyo vào tuần tới (giữa tháng 12/2013). Mặc dù dự thảo không nêu rõ tên Trung Quốc, tuy nhiên, cách diễn đạt cho thấy Bắc Kinh chính là trung tâm của vấn đề. "Vùng nhận dạng phòng không" trên biển Hoa Đông do Trung Quốc tuyên bố (màu hồng) chồng lấn trên vùng lãnh thổ mà Nhật Bản tuyên bố (xanh) Việc Bắc Kinh đơn phương lập vùng nhận diện phòng không trên vùng biển mà Nhật Bản đã tuyên bố chủ quyền làm châm ngòi cho một loạt các quan ngại với nguy cơ xung đột trong khu vực dâng cao. Không dừng ở đó, Trung Quốc cũng không giấu tham vọng khi ám chỉ Hoa Đông chỉ là một bước thử, và sẽ có nhiều vùng nhận dạng phòng không như thế. Không quá khó để hiểu, Biển Đông và các nước ASEAN sẽ phải đối diện với vấn đề mà Nhật đang phải đối diện trong tương lai gần. Xuyên suốt những căng thẳng giữa hai quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian gần đây, đồng thời với sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương đã khiến những quốc gia Đông Bắc Á này bước vào một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng tới Đông Nam Á. Nếu như Trung Quốc muốn tạo ảnh hưởng đến ASEAN để chia rẽ sự đoàn kết của khối này, dẫn đến sự bất thành của đàm phán Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) thì Nhật Bản và Mỹ cùng đang tranh thủ ghi điểm trước nhóm nước này để bằng mọi cách ngăn chặn, phong tỏa dã tâm Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ một bước đi thiếu khôn ngoan lập “vùng phòng không”, Trung Quốc đã khiến ASEAN nâng cao sự cảnh giác với mình. Có thể nói, đây là thời điểm để Nhật Bản dễ dàng ghi điểm trước nhóm nước Đông Nam Á. Tiêm kích J-11 và máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc tuần tra vùng nhận diện phòng không tự lập Trung Quốc đã tự khiến mình bị cô lập tứ phía Quay trở lại vấn đề khu nhận diện phòng không mà Trung Quốc tự lập hôm 23/11/2013, đây được đánh giá là động thái táo bạo nhất mà quốc gia này sử dụng trong suốt quá trình tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Nhưng động thái này lợi bất cập hại. Mục tiêu Trung Quốc muốn thể hiện qua hành động này, đó là đưa Senkaku/Điếu Ngư từ vùng biển chủ quyền của Nhật Bản, trở thành một khu vực đang tranh chấp, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản đã quyết “không nhượng bộ” trong vấn đề “vùng phòng không.” Một hệ quả thứ hai, Mỹ được đà tạo ấn tượng với các đồng minh của mình tại khu vực. Việc phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt của Mỹ như không cộng nhận vùng phòng không, đưa máy bay chiến đấu vào vùng này của Trung Quốc như một sự minh chứng cho lời nói của người Mỹ: “Kiên quyết bảo vệ đồng minh”. Không dừng ở đó, Mỹ cũng tạo được ấn tượng rất mạnh với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là đồng minh Philippines, quốc gia sẽ phải chịu trận đầu tiên nếu có một vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại Bắc Kinh hôm 6/12 Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục mất đi những ảnh hưởng và lợi ích ở vùng biển xa Thái Bình Dương, khi Australia kiên quyết không rút lại tuyên bố của mình với vùng phòng không tự lập trên. Trong cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop hôm 6/12 ở Bắc Kinh, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng những tuyên bố gần đây của Úc xoay quanh vấn đề khu nhận diện phòng không đã làm xói mòn lòng tin lẫn nhau và phủ bóng đen lên mối quan hê song phương của hai nước. Ông Vương kêu gọi Úc ủng hộ Trung Quốc và giải quyết các vấn đề nhạy cảm trong khu vực bằng quan điểm chiến lược của mình. Tuy nhiên, bà Julie Bishop, Ngoại trưởng Australia kiên quyết không rút lại ý kiến không công nhận vùng phòng không trên, và khẳng định: “Đó là chính kiến của Australia, phản đối bất kỳ hành động đơn phương và ép buộc của bất kỳ quốc gia nào có thể tạo thêm căng thẳng cho biển Hoa Đông”. Trước đó, chính phủ nước này đã có cuộc triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối. Có thể nói, vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc đã đẩy quốc gia này vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu hủy khu vực này, Trung Quốc sẽ ê chề trước các đối thủ, đặc biệt là Nhật Bản. Nhưng nếu tiếp diễn, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một sự thật, cường quốc có sức tăng trưởng phi mã này sẽ trở thành con ngựa bị tách đàn, hoàn toàn cô lập với cộng đồng quốc tế. Đỗ Minh Tú ================ Bởi vậy. Trung Quốc đang bế tắc về cả nội trị lẫn ngoại giao. Chẳng phải không có lý khi ít nhất nhất đã một lần Lão Gàn cho rằng: Ngài bộ trường Vương Nghị khả năng không qua hết nhiệm kỳ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2013 Hàn Quốc mở rộng vùng phòng không, chồng lên vùng của Trung Quốc 08/12/2013 12:55 (TNO) Hàn Quốc ngày 8.12 công bố mở rộng vùng nhận dạng phòng không, chồng lấn vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc vừa thiết lập ở biển Hoa Đông. Máy bay vận tải C-130 của Không quân Hàn Quốc - Ảnh: Reuters Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo về vùng phòng không mới, bao trùm không phận của bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu, vốn là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Seoul, theo AFP. Vùng phòng không vừa được mở rộng của Hàn Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 15.12, theo thông báo của Bộ Quốc phòng nước này. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các quốc gia có liên quan để tránh xảy ra các vụ đối đầu vô ý về quân sự và để đảm bảo an toàn cho các máy bay”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok cho biết. Được biết, Trung Quốc hồi tháng 11 đã đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (đang có tranh chấp với Nhật) và bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu. Kể từ năm 1963, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Ieodo/Tô Nham Tiêu, cho rằng bãi đá ngầm này thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Hoàng Uy =============== Như vậy, khi bay qua vùng nhận dạng phòng không chồng lấn phải báo cho các quốc gia liên quan nhận dạng. May mà mới chỉ có 2 quốc gia chồng lấn. Nếu đến 4/ 5 quốc gia thì nội báo cáo cũng đủ mệt cả người. Cái thế giới không có chuẩn mực nên nó loạn vậy. Híc. Cái này Lý học Việt gọi là "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2013 Trung Quốc vẽ kịch bản chiến tranh với Mỹ-Nhật Chủ Nhật, 08/12/2013, 11:25 [GMT+7] (Hình ảnh) - Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 07/12 vừa đăng tải một loạt ảnh với tiêu đề: "Trung-Mỹ đại chiến, Mỹ đặt J-20 vào thiết bị ngắm bắn".. Loạt ảnh này được trích trong video mang tiêu đề Trung Quốc quật khởi, giới thiệu trò chơi Battlefield-4 do công ty sản xuất trò chơi điện tử nổi tiếng của Mỹ là Electronic Arts Inc phát hành. Video mô tả một cuộc tấn công tổng lực vô cùng khốc liệt vào nước Mỹ do người Trung Quốc tiến hành. Trong đoạn trailer giới thiệu game Balltefiled 4 có sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí mạnh nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay, xe tăng Type 99 của Trung Quốc xuất trận trên chiến trường sa mạc trong trailer game. Máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc xuất hiện trong game Trong cộng đồng chơi game thì trò chơi Battlefield đang gây cơn sốt khắp thế giới. Battlefield 4 đã được Electronic Arts phát hành ở nhiều nơi... H-6 ném bom điều khiển vệ tinh Lôi Thạch (LS), phóng tên lửa hành trình. Tiêm kích tàng hình J-20 xuất hiện trong game. Trực thăng chiến đấu hiện đại nhất Trung Quốc WZ-10 xuất hiện trong game. Trò chơi Battlefield này, người chơi cũng có thể điều khiển cả trực thăng. Trực thăng vũ trang Z-10, trong game, người chơi có thể điều khiển cả những chiếc tiêm kích không chiến với kẻ địch. Trong một diễn biến khác, Kim Lạn Vinh, một giáo sư khác từ đại học Nhân Dân nói với Bưu điện Hoa Nam rằng Trung Quốc đã chuẩn bị tốt cho tất cả các kịch bản có thể xảy ra, bao gồm cả các cuộc xung đột có thể giữa máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc và Nhật Bản. “Trừ phi Mỹ quyết định trực tiếp tham gia, tất cả mọi thứ cho đến nay vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh“, ông Vinh nhấn mạnh. =================== Hấp dẫn quá! Lão Gàn là một cao thủ chuyên gamme show, đặc biệt chuyên về trò Warcaf. Một mình chơi toàn bàn (8 đối thủ) ở cấp độ khó nhất. Nếu có bộ gamme này chơi thì thú vị quá! Nhưng "chiến tranh không phải trò đùa" . Tất nhiên nó không phải gamme show. Các hãng làm phim Hollywood làm phim chiến tranh giống thật nhất. Nhưng chí ít nó còn có dấu ấn của phim ảnh là có nhạc đệm cho cuộc chiến. Trong chiến tranh thật và không phải công nghệ giải trí thì không có sự chia sẻ cảm xúc lãng mạn của âm nhạc. Bởi vậy, chiến tranh thật - "canh bạc cuối cùng" - xảy ra sẽ không như trò chơi này. Nước Mỹ vẫn có thể chiến thắng chật vật, hoặc thua vì những vụ tấn công ngay bên trong quốc gia này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2013 ================== Do sai lầm nên người Trung Quốc đã tự đẩy mình vào thế bí. Lập hay không lập vùng nhận dạng phòng không ở các nơi khác, chỉ là vấn đề định hướng "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc thế nào. Nhưng kiểu gì - tức ngay cả khi không lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông - thì "canh bạc cuối cùng" vẫn cứ xảy ra và phải kết thúc. Có điều rằng nó có thể không kết thúc bằng chiến tranh. Đọc những dòng này của chú, không hiểu sao cháu cứ nghĩ đến tích cổ "Hàn Tín luồn trôn" :D Nếu Hàn Tín ko luồn trôn anh hàng thịt thì chưa chắc đã gây được sự nghiệp lẫy lừng. Và dù đã có sự nghiệp lẫy lừng không nhớ đến bài học luồn trôn là bước ngoặt nên mới phải thảm tử! Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2013 Nhật Bản thừa nhận vùng phòng không mới của Hàn Quốc Nhật Bản hôm nay tuyên bố thừa nhận vùng nhận dạng phòng không mới mở rộng của Hàn Quốc, tỏ thái độ trái ngược hoàn toàn với khi Trung Quốc lập vùng phòng không. Hàn Quốc mở rộng vùng phòng không Vùng nhận dạng phòng không chồng lấn của các nước trên biển Hoa Đông. Màu vàng: Hàn Quốc, màu hồng: Trung Quốc, màu xanh: Nhật Bản. Đồ họa: VOA Theo AFP, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay cho biết, Seoul đã thông báo trước cho Tokyo về kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không. "Chúng tôi hiện nay không cho rằng vùng phòng không này tồn tại vấn đề gì. Nó khác với vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố trước đó, bởi không chồng lấn lên lãnh không, lãnh hải và lãnh thổ của chúng tôi", ông Suga cho biết. Theo hãng tin Jiji của Nhật, Thủ tướng Shinzo Abe cũng yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera thiết lập "hệ thống thông tin liên lạc toàn diện" với Hàn Quốc trên vùng phòng không mới trên. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm qua cũng đưa tin về động thái mới này của Hàn Quốc, nhưng không lên tiếng chỉ trích, trong khi bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng nước này chưa có phản hồi chính thức. Tờ Thời báo Hoàn cầu cho hay, "Hàn Quốc là đối tác hữu hảo và quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc. Hy vọng rằng Hàn Quốc sẽ đáp trả lại thiện ý của Trung Quốc và không có hành động vượt giới hạn". Washington cũng cho biết, Hàn Quốc đã "tham vấn Mỹ" trước khi mở rộng vùng phòng không. Các quan chức Mỹ "đánh giá cao những nỗ lực của Seoul", khi thông báo trước cho Mỹ và các nước láng giềng và cho đây là hành động có tinh thần trách nhiệm. Seoul hôm qua tuyên bố mở rộng vùng nhận dạng phòng không, chồng lấn với vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố tháng trước và bao trùm bãi đá tranh chấp giữa hai nước. Vùng nhận dạng phòng không mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12, có diện tích khoảng 66.480 km2, bao gồm vùng trời phía trên Ieodo, đảo đá ngầm ở bờ biển phía nam nước này. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với đảo ngầm và gọi là Tô Nham. Đá ngầm do Seoul quản lý, từ lâu là nguồn gốc căng thẳng giữa hai nước Trung-Hàn. Vùng trời bên trên đảo đá ngầm này cũng nằm trong vùng nhận dạng mà Bắc Kinh tuyên bố trên biển Hoa Đông. Vùng nhận dạng của Trung Quốc công bố hôm 23/11 chồng lấn với vùng nhận dạng của Hàn Quốc và Nhật Bản, bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp, làm dấy lên sự phản đối từ hai nước này và Mỹ. Đức Dương Theo vnexpress.net Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2013 Đọc những dòng này của chú, không hiểu sao cháu cứ nghĩ đến tích cổ "Hàn Tín luồn trôn" :D Nếu Hàn Tín ko luồn trôn anh hàng thịt thì chưa chắc đã gây được sự nghiệp lẫy lừng. Và dù đã có sự nghiệp lẫy lừng không nhớ đến bài học luồn trôn là bước ngoặt nên mới phải thảm tử! Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế! Bởi vậy, cụ Nguyên Du mới phán rằng:Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Ai nghĩ ra cái gì mà chẳng tự cho rằng đúng. Nhưng nó có thật đúng không thì là là chuyện khác. Thế gian luôn cần những chuẩn mực để phân định. Từ chuyện kẻ ăn mày, ve chai, lông vịt cho đến quan hệ quốc tế cũng thế cả. Không có chuẩn mực thì loạn. Vậy thôi. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2013 Như vậy, khi bay qua vùng nhận dạng phòng không chồng lấn phải báo cho các quốc gia liên quan nhận dạng. May mà mới chỉ có 2 quốc gia chồng lấn. Nếu đến 4/ 5 quốc gia thì nội báo cáo cũng đủ mệt cả người. Cái thế giới không có chuẩn mực nên nó loạn vậy. Híc. Cái này Lý học Việt gọi là "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". Cái này Lão Gàn mới viết hôm wa. Hôm nay thấy Huê Kỳ cũng diễn tả cứ y như là vào topic này xem rồi nói lại. Hì!============================== Lập đường dây nóng Đông Bắc Á để Mỹ cầm cái? Cập nhật lúc 09:29, 09/12/2013 (Quan hệ quốc tế) – Mỹ kêu gọi ba nước Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc thiết lập đường dây nóng về khu nhận diện phòng không, đồng thời thể hiện vai trò cầm cân nảy mực của mình ở khu vực Đông Bắc Á. Đường dây nóng về vùng phòng không Ngày 23/11, Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ), bao trùm cả vùng biển Hoa Đông và các quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngay sau đó, đầu tháng 12/2013, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du 3 quốc gia Đông Bắc Á này, kêu gọi chấm dứt những hành động leo thang và cần có một đường dây nóng. "Trung Quốc nên hợp tác với các quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, để hướng đến những biện pháp xây dựng niềm tin, trong đó có các kênh liên lạc khẩn cấp, nhằm xử lý những mối nguy cơ sau tuyên bố thiết lập vùng phòng không gần đây" – Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf nói. Bà Harf cho rằng, vùng mà Trung Quốc thiết lập trải rộng đến khu vực mà các nước khác đang quản lý, nên dẫn đến tình huống hai chính quyền khác nhau cùng ra lệnh cho máy bay dân sự. "Điều này có thể gây ra sự nhiễu loạn về thông tin, tạo nguy cơ bất ổn, buộc các láng giềng của Trung Quốc phải có những hành động để đối phó", Harf nói. Tàu chiến và máy bay Trung Quốc trong một cuộc tập trận gần Hoa Đông Washington không công nhận ADIZ mà Bắc Kinh lập ra trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời kêu gọi Trung Quốc không đẩy mạnh thực thi khu vực gây tranh cãi này. Mỹ tuyên bố các máy bay quân sự của mình sẽ phớt lờ các đòi hỏi của Trung Quốc khi đi vào ADIZ, nhưng khuyến cáo các hãng hàng không thương mại tuân thủ hướng dẫn của Cục Hàng không Liên bang để đảm bảo an toàn bay. Đường dây nóng, ai sẽ gọi cho ai? Trong những tranh chấp và các khu vực có nguy cơ xung đột cao, việc thành lập một đường dây nóng giữa các bên liên quan là điều cần thiết để tránh những sơ suất đáng tiếc. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đơn cử như hai quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản, đặt giả thiết chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay dân sự của Nhật Bản, và đáp lại, chiến đấu cơ Nhật Bản chặn máy bay dân sự Trung Quốc. Như vậy, tại vùng không phận này xuất hiện sự chồng lấn và trước hết là ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và hình ảnh của hai quốc gia trong mắt quốc tế. Điều thứ hai, nếu có đường dây nóng, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ liên lạc cho nhau và đều khẳng định đây là chủ quyền của họ. Vậy đường dây nóng này có thực sự cần thiết và hiệu quả khi những mâu thuẫn cố hữu không thể giải quyết được. Một khi những bất đồng không được giải quyết giữa các quốc gia ngang hàng nhau, thì sẽ cần một trọng tài, một “người lớn” để phán xử tranh cãi của các bên, và lúc đó, các quốc gia sẽ đều gọi cho Mỹ. Như vậy, trong tình hình Đông Bắc Á, đặc biệt với vấn đề ADIZ của Trung Quốc, không thể nào thiếu đi được vai trò của nước Mỹ, cường quốc số một thế giới. Đường dây nóng chỉ là một công đoạn nhỏ trong vấn đề này mà Mỹ khéo léo đặt vào, để từ đó thể hiện được vai trò trung tâm thế giới, chi phối toàn cầu của mình, kể cả đó là Trung Quốc, một cường quốc đang trỗi dậy và không giấu tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu Trung Quốc hành động có trách nhiệm Mỹ cũng khôn ngoan hơn Trung Quốc khi lên tiếng giáo điều quốc gia này về trách nhiệm của một cường quốc là thế nào: "Là một cường quốc trong khu vực, Bắc Kinh phải tìm cách giảm thiểu nguy cơ xung đột và tính toán sai lầm, không nên có những hành động làm leo thang căng thẳng mà hãy hành động có trách nhiệm", Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf nói. Trong chuyến thăm đến Bắc Kinh hôm 5/12, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định, hòa bình và ổn định khu vực cũng là trong lợi ích của Trung Quốc. "Khi kinh tế phát triển, vai trò của Trung Quốc đối với hòa bình và ổn định cũng sẽ tăng lên. Đó là lý do tại sao Trung Quốc phải có nhiều trách nhiệm hơn trong việc đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh", ông Biden nói. Nhật Bản thông qua dự luật giúp chia sẻ bí mật quốc gia với Mỹ Tình đoàn kết đồng minh, tương thân tương ái giữa hai quốc gia Nhật Bản – Mỹ càng gắn bó hơn khi thông qua đạo luật bảo vệ bí mật quốc gia hôm 6/12 vừa rồi. Toàn cảnh phiên họp Thượng viện ở Tokyo tối 6/12 Đạo luật này cho phép các quan chức chính phủ chứ không phải các hệ thống pháp lý ở Nhật Bản, quyết định điều gì là bí mật quốc gia trong các lĩnh vực từ quốc phòng đến ngoại giao, chống khủng bố và do thám. Các chính đảng đối lập ở Nhật Bản lo ngại đạo luật sẽ trao cho Chính phủ quá nhiều quyền tự quyết để hạn chế hay ngăn chặn những thông tin được cho là nhạy cảm, trong khi tăng cường khả năng của Tokyo chia sẻ thông tin bí mật với các đồng minh như Mỹ về những vấn đề ngoại giao, quốc phòng cũng như việc Nhật Bản tham gia các hoạt động chống khủng bố và phản gián. Tuy nhiên, đạo luật này được xem là một bước điều chỉnh quan trọng trong chính sách quốc phòng của Thủ tướng Shinzo Abe, đồng thời một lần nữa khẳng định quyết tâm thắt chặt mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Nguyên Minh (Tổng hợp) ============================== Hẳn được Hoa Kỳ công nhận là cường quốckhu vực. Sướng nhể! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2013 Trung Quốc có đủ khả năng soán ngôi Mỹ? Thứ Hai, 09/12/2013 - 09:23 Một điều tra vừa công bố của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy tại 23/39 quốc gia được khảo sát, phần lớn trả lời Trung Quốc đã sẵn sàng hoặc sẽ sớm trở thành “siêu cường lãnh đạo thế giới”. Thậm chí ở Mỹ, chỉ có 47% tin rằng Mỹ vẫn giữ vai trò này. New York Times nhận định, mặc dù ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc tăng lên (hiện Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của 124 quốc gia, trong khi Mỹ chỉ với 76 nước), song quyền lực cũng như ảnh hưởng của nước này đối với các quốc gia khác lại rất hạn chế. Tiếng nói của Trung Quốc chỉ có sức nặng ở một số nước như CHDCND Triều Tiên, Campuchia, Lào. Trung Quốc cung cấp tới 90% năng lượng và 80% hàng hóa tiêu thụ cho Triều Tiên. Theo New York Times, đó không phải mô thức đồng minh, có thể giúp một cường quốc mới nổi mở rộng tầm ảnh hưởng. Theo báo Mỹ, các chính phủ khăng khít với Trung Quốc nhất có thể kể đến Pakistan và Myanmar, nhưng việc Trung Quốc cải thiện quan hệ với Ấn Độ, hoặc xu hướng muốn can thiệp sâu vào nội tình chính trị phức tạp của Pakistan khiến hai nước khó thân mật thêm nữa. Còn Myanmar ngày càng xa rời Trung Quốc. Những cởi mở gần đây về chính trị và kinh tế đã báo hiệu quốc gia Đông Nam Á này đang cố gắng đa dạng hóa các đối tác quốc tế, nhằm tránh phụ thuộc sâu hơn vào Bắc Kinh. Trung Quốc còn có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế ở một số nước như Sudan, Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, hoặc về chính trị như ở Iran, Syria, Venezuela… Nhưng các nước này hoặc là có tình trạng tham nhũng quá nghiêm trọng nên các nước phương Tây không muốn bắt tay làm ăn, hoặc có quan hệ trục trặc với Mỹ nên buộc phải tìm chỗ dựa khác, New York Times nhận định. Nga cần có một khách hàng với túi tiền lớn mua dầu và khí đốt của mình, nhưng sự cạnh tranh gay gắt về thương mại và chính trị với Trung Quốc từ thời Liên Xô vẫn phảng phất trong mối quan hệ Nga-Trung ngày nay. Và nỗi ám ảnh của Nga đối với tình trạng người Trung Quốc nhập cư vào vùng Siberia dân cư thưa thớt cũng là một nguyên cớ ngăn ngừa mối quan hệ mật thiết thực sự giữa hai nước, báo Mỹ nhận định. Ian Bremmer, Chủ tịch Eurasia Group (cơ quan tư vấn rủi ro chính trị hoạt động ở nhiều nước), nhận định, nền kinh tế và chính trị dễ tổn thương ở các quốc gia kể trên một ngày nào đó có thể kết hợp thành những điểm yếu nội tại của Trung Quốc. Bởi lẽ những quốc gia như vậy có thể lôi đối tác lún sâu vào khủng hoảng của họ. Theo Bremmer, Trung Quốc muốn có một bán đảo Triều Tiên ổn định, nhưng Bình Nhưỡng tỏ ra khó tiên liệu và gần đây có vẻ không hoàn toàn nghe theo Bắc Kinh. Trung Quốc có quan hệ thương mại, đầu tư với một số đối tác thương mại chủ chốt nắm giữ giá trị chiến lược như Đức, Brazil, Ảrập Xê-út, Indonesia… Dù vậy, các nước đều có lý do để hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều quốc gia ủng hộ sự tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu Á, tạo thế cân bằng quyền lực trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong thế giới ngày nay, quyền lực mềm là một yếu tố cực kỳ then chốt khác tạo nên ảnh hưởng siêu cường. Do hầu hết người nước ngoài gần như không thể tiếp cận tiếng Trung và thái độ bàng quan với xu hướng xã hội ở nước này, hệ thống chính trị và kinh tế Trung Quốc ít có sức hấp dẫn đối với các nước khác. Theo Đặng Vương Hạnh Tiền phong/New York Times ================== Khả năng soán ngôi ba chủ của Hoa Kỳ là hoàn toàn có thể. Nhưng nếu như từ trước đây 15 năm, người Trung Quốc đừng "kên si po" trong cuộc chiến ở Iraq và Serbi. Hoặc tệ lắm cùng đừng gây sự ở biển Đông vào năm 2008 và sử dụng quyền lực mềm , tiếp tục "ẩn mình chờ thời" thì hoàn toàn có thể. Nhưng họ đã sai lầm. Bây giờ thì muộn quá rồi! Hoa Kỳ không phải đã cảnh giác, mà phải nói là đã hành động. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Lão Gàn tiên đoán rằng: Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Afganixtan và Iraq, từ vài ba năm trước và bây giờ là sự ổn định ở Trung Đông. Với cuộc điều tra của trung tâm nghiên cứu Pew, nếu như trên 80% xác định Trung Quốc không thể thay thế Hoa Kỳ làm bá chủ thế giới thì còn là điều may mắn cho Trung Quốc. Tiếc thay! Cuộc điều tra lại xác định khả năng Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ là khả thì . Bởi vậy Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không thể để mất địa vị bá chủ, bây giờ và cả trong tương lai. "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Nam mô A Di Đà Phật, cùng Đức Chúa lòng lành vô cùng và Đức Ala vĩ đại với nhà tiên tri Mohamet là sứ giả của Người. Xin các ngài phù hộ cho"canh bạc cuối cùng " không kết thúc bằng một cuộc chiến lớn trên thế gian này. Nhà tiên tri vĩ đại Vanga còn cho rằng sẽ có chiến tranh thế giới thứ III. Khiếp! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2013 Chiến tranh' Đông Bắc Á: Dự đoán kịch bản Khi châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở thành trung tâm chính trị và kinh tế của thế giới thì sức hút bên trong khu vực này lại đang dịch chuyển tới Đông Bắc Á, nơi lợi ích của các cường quốc - Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, và Nga - gặp gỡ và va chạm nhau. Phần 1: Nguy cơ cuộc chiến trên biển Hoa Đông Vấn đề chiến tranh và hòa bình ở Đông Bắc Á có tầm quan trọng không chỉ trong khu vực mà cả trên toàn cầu. Nếu một cuộc chiến bùng nổ ở Đông Á, nhiều khả năng nó sẽ diễn ra chủ yếu trên biển. Điều này là do địa lý khu vực, nơi các chủ thể chính ngăn cách nhau bởi những vùng biển rộng. Một khía cạnh quan trọng của sự kình địch Trung - Mỹ ở Đông Bắc Á là nguy cơ tiềm tàng một sự đối đầu hải quân (Ảnh: AP) Một cuộc chiến quy mô lớn trên mặt đất, như ở châu Âu, Trung Đông hay trên bán đảo Triều Tiên, có thể dẫn tới sự tổn thất nhân mạng to lớn và rất nhiều thiệt hại về vật chất, do vậy các chính trị gia phải hành động cẩn trọng hơn. Còn ở biển, nơi không có con người sinh sống trong phạm vi hàng trăm dặm, những nguy cơ kể trên thấp hơn nhiều và điều đó có thể làm giảm giới hạn của việc ra quyết định lao tới chiến tranh. Ở Đông Bắc Á, khả năng tiềm tàng xung đột chủ yếu tập trung ở biển Hoa Đông, với Trung Quốc và Nhật Bản là hai đối thủ chính. Mục đích tranh cãi của họ là chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và sự phân ranh các vùng đặc quyền kinh tế. Dấu hiệu căng thẳng Những dấu hiệu báo động, cho thấy một sự gia tăng căng thẳng nguy hiểm, hiện tại rất rõ ràng. Năm 2012, Trung Quốc đã có nhiều phản ứng mạnh mẽ trước việc Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa chuỗi đảo Senkaku (bằng cách mua chúng từ một chủ sở hữu tư nhân). Các máy bay và tàu Trung Quốc tiến vào vùng thực thi pháp lý của Nhật Bản ở khu vực tranh chấp ngày càng thường xuyên hơn. Ở Nhật Bản cũng có một sự dịch chuyển trong tâm lý của dân chúng, hướng tới một lập trường cứng rắn hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Điều này thấy rõ qua cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 12/2012. Một trong những đề xuất trước bầu cử của Thủ tướng Shinzo Abe (hiện vẫn chưa được thực thi) là đảm bảo sự hiện diện liên tục của các quan chức và lính tuần duyên Nhật Bản trên quần đảo Senkaku. Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố tăng cường chi tiêu quân sự trong năm 2013, lần tăng ngân sách quốc phòng đầu tiên của nước này trong 11 năm qua. Điều này đúng như những cam kết trước bầu cử của ông Abe nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với "mối đe dọa Trung Quốc". Chủ nghĩa biểu tượng của xung đột Nhiều nhà phân tích tin rằng một cuộc chiến ở biển Hoa Đông - mà mới chỉ cách đây vài năm còn là điều gần như không thể - giờ đây có thể trở thành hiện thực. Gốc rễ xung đột không chỉ nằm ở tầm quan trọng chiến lược quân sự của những hòn đảo nhỏ bé không người, cũng không chỉ vì dầu lửa và các nguồn tài nguyên của vùng biển này. Mà tranh chấp Senkaku đã phát triển thành một ý nghĩa mang tính biểu tượng, trở thành vấn đề căn nguyên giữa một Trung Quốc đang lớn mạnh và ngày càng dân tộc chủ nghĩa với Nhật Bản, nước đang cố gắng duy trì các vị thế suy yếu của mình. Mỹ sẽ can dự? Chính quyền Mỹ đã nhiều lần tuyên bố, trong vấn đề chủ quyền đối với Senkaku, nước này không đứng về phía nào của tranh chấp nhưng cùng lúc đó, họ lại công nhận quyền kiểm soát hành chính của Tokyo đối với chuỗi đảo. Bởi vậy, vùng lãnh thổ này được hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật bảo vệ (1, 2). Bên cạnh đó cũng cần nhớ rằng người Mỹ chưa bao giờ tỏ rõ họ sẵn sàng can thiệp và dùng vũ lực ủng hộ đồng minh Nhật Bản của mình. Washington ý thức rất rõ về các nguy cơ xuất phát từ sự kình địch giữa Nhật Bản và Trung Quốc, và từ các nghĩa vụ đồng minh của mình với Nhật Bản. Vì lý do đó mà cách Mỹ tiếp cận cuộc tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng có gì đó giống với chính sách "mập mờ chiến lược" mà Washington áp dụng cả một thời gian dài đối với "vấn đề Đài Loan". Theo nhận định của một số chuyên gia phân tích uy tín tại Mỹ, nếu Tokyo khới ra một cuộc khủng hoảng thì Mỹ có thể từ chối hành động ủng hộ người Nhật trong một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Bất chấp những e dè kể trên, nhiều khả năng nhất là Mỹ sẽ dành cho Nhật sự trợ giúp quân sự trong trường hợp một cuộc khủng hoảng nổ ra ở biển Hoa Đông, nếu Tokyo tự thấy mình không đương đầu nổi một mình. Tuy nhiên, dự đoán này chỉ có lý trong ngắn hạn và trung hạn, khi Mỹ vẫn chiếm ưu thế quân sự rõ ràng trước Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương. Ảnh: RIA Novosti Lập trường của các nước Các quốc gia khác ở Đông Bắc Á sẽ làm gì trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản? Hàn Quốc tự thấy mình lâm vào một tình cảnh tương đối khó. Một mặt, người Hàn Quốc có các vấn đề với người Nhật mà theo nhiều cách thì tương tự với các vấn đề của Trung Quốc. Mặt khác, Seoul cũng nằm trong mối quan hệ liên minh chính trị - quân sự với Mỹ. Vì vậy, Hàn Quốc có thể sẽ chọn lập trường trung lập, mặc dù nhiều người ở đất nước này muốn Tokyo bị đánh bại. Triều Tiên, dù là một đồng minh của Trung Quốc, ít có khả năng sẽ dính vào xung đột. Các lợi ích tức thời của nước này không có gì liên quan đến biển Hoa Đông, và Bình Nhưỡng không có sức mạnh quân sự đủ để gây ảnh hưởng thực sự đến kết quả xung đột. Đài Bắc coi các đảo tranh chấp là của người Trung Quốc. Tuy nhiên, khó mà có chuyện Đài Loan sẽ tham gia một cuộc chiến chống lại Mỹ và Nhật Bản, hai nước chính đảm bảo cho sự độc lập trên thực tế của hòn đảo này. Sam Nguyễn (Theo RBTH) ======================= Nhiều nhà phân tích tin rằng một cuộc chiến ở biển Hoa Đông - mà mới chỉ cách đây vài năm còn là điều gần như không thể - giờ đây có thể trở thành hiện thực. Đúng là các nhà phân tích "cơm". Lão Gàn đã xác định điều này từ năm 2009 - trong bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và biển Đông", đã trình bày trên diễn đàn. Nhưng vì ngại "cầm đèn chạy trước ô tô", nên trước đó chỉ lưu hành nội bộ ban quản trị. Ngay cả bài viết này cũng là một bài phân tích thuộc loại "vớ vỉn". Lão Gàn quảng cáo rằng - I lộn! Cảnh báo rằng: Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc theo chiều hướng chiến tranh thì nó không phải là mấy trận đánh lôm côm trên biển. Mà là "bụp" tới số luôn, khiến cho bên thua thành "ở trần đóng khố" và một vài quốc gia trở thành "liên minh bộ lạc". Hic! Bởi vậy, phó thường dân thì chỉ còn cách cầu xin Thượng Đế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2013 Chú ông Kim Jong-un bị bắt ngay tại phiên họp Thứ Hai, 09/12/2013 - 20:13 (Dân trí) - Truyền hình nhà nước Triều Tiên đã chiếu hình ảnh ông Jang Song-thaek, người chú quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị bắt ngay tại một cuộc họp ở thủ đô Bình Nhưỡng. Trung Quốc lên tiếng về vụ phế truất chú ông Kim Jong-un Triều Tiên hé lộ nguyên nhân phế truất chú ông Kim Jong-un Hình ảnh ông Jang Song-thaek bị 2 binh sĩ giải đi. Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 9/12 cho biết, mạng lưới truyền hình quốc gia Triều Tiên đã đăng tải hình ảnh cho thấy ông Jang Song-thaek, phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng quốc gia quyền lực của Triều Tiên, bị bắt tại cuộc họp của Bộ chính trị đảng Lao động Triều Tiên hôm 8/12. Hai binh sĩ đã tới tận chỗ ngồi của ông Jang để giải ông này đi. Theo Yonhap, đây là lần đầu Tiên công bố video về vụ bắt giữ một quan chức cấp cao đang tại vị kể từ những năm 1970. Trước đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 9/12 cũng xác nhận thông tin rằng ông Jang đã bị sa thải khỏi mọi chức vụ vì tội cố gắng thành lập một nhánh riêng trong đảng cầm quyền. Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên còn cho biết thêm rằng, ông Jang, từng được xem như nhân vật quyền lực số 2 tại Triều Tiên và là người bảo vệ của ông Kim Jong-un, cũng bị cáo buộc vi phạm kỷ luật, tham nhũng và không tuân theo mệnh lệnh của nhà lãnh đạo trẻ. Tin tức về việc ông Jang bị sa thải đã được tình báo Hàn Quốc cho biết vài ngày trước, nhưng chỉ tới hôm nay Triều Tiên mới xác nhận thông tin này. Xem video: http://dantri.com.vn...-hop-813161.htm An Bình Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2013 Trung Quốc ồ ạt tập trận lớn gần bán đảo Triều Tiên Thứ Ba, 10/12/2013 - 09:20 (Dân trí) - Quân đội Trung Quốc đã liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn quanh bán đảo Triều Tiên sau khi tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không mới hồi cuối tháng trước, vốn chồng lấn lên các vùng phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản. Một đoàn tàu chở các xe tăng Trung Quốc tới núi Baekdu để tham gia các cuộc tập trận ngày 6/12. Các cuộc tập trận cũng diễn ra sau khi Triều Tiên cách chức ông Jang Song-taek, người chú dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và từng được coi là nhân vật quyền lực số 2 tại Triều Tiên.Bất chấp thời tiết giá lạnh, quân khu Thẩm Dương, một trong 7 quân khu của quân đội Trung Quốc, hôm 4/12 đã bắt đầu cuộc tập trận quanh núi Baekdu, giáp ranh với Triều Tiên, một tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc ngày 7/12 xác nhận. Nguồn tin cho biết, khoảng 3.000 binh sĩ từ quân khu Thẩm Dương đã di chuyển tới một khu vực huấn luyện gần núi Baekdu, và đang luyện tập để nâng cao khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết giá lạnh và địa hình lạ. "Không giống các cuộc tập trận trước đó, các binh sĩ không tiến hành bất kỳ cuộc khảo sát hiện trường hay huấn luyện thích nghi trước cuộc diễn tập. Họ sẽ liên tục thay đổi các khu vực huấn luyện để cải thiện các kỹ năng trong môi trường tác chiến thực", nguồn tin cho biết. Cùng lúc đó, hải quân Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật tại Vịnh Bột Hải và Hoàng Hải, tờ Thời báo Hoa nam Buổi sáng tại Hồng Kông ngày 7/12 đưa tin. Cuộc tập trận, kéo dài tới 13/12, là cuộc tập trận đầu tiên ở vùng biển phía bắc Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) ở biển Hoa Đông, vốn bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Trung Quốc cũng tiến hành cuộc tập trận tương tự trong khu vực từ 15-22/11, trước khi tuyên bố ADIZ. Trong khi đó, quân khu Tế Nam cũng huy động khoảng 20.000 quân từ lục quân, hải quân, không quân và các đơn vị tên lửa cho cuộc tập trận trên bán đảo Sơn Đông gần Hàn Quốc và Nhật Bản, Nhật báo phương Đông của Hồng Kông ngày 8/12 đưa tin. "Các binh sĩ đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, với sự hỗ trợ của vệ tinh trinh sát quân sự", nhật báo nói thêm, nhưng không tiết lộ thời điểm cụ thể. An Bình Tổng hợp =============== Hì! Hoặc "Híc!" cũng được. Tại cái kiểu nó phải vậy. Cho nên chậm lắm là trước 2017, nhanh thì ngay chiều nay, hai miền Cao Ly phải thống nhất. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2013 Chân dung Chang Song-thaek - ông chú của Kim Jong-un Dantri.com.vn Thứ Ba, 10/12/2013 - 09:16 Chang Song-thaek, chú của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, được coi là một nhân vật quan trọng trong chính quyền trước khi ông bị sa thải vào tháng 12.2013. Việc sa thải ông Chang báo hiệu một sự rung động lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên. Chú ông Kim Jong-un bị bắt ngay tại phiên họp Triều Tiên hé lộ nguyên nhân phế truất chú ông Kim Jong-un Là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia (NDC) đầy quyền lực, ông đã ngồi ở trung tâm lãnh đạo của nhà nước cộng sản. Quan hệ gia đình của ông - và mối quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il được cho là nguyên nhân tạo ra ảnh hưởng đáng kể của ông đối với nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên. Một số nhà quan sát đánh giá ông nắm quyền lực đằng sau ngai vàng, tư vấn cho người cháu còn thiếu kinh nghiệm của mình. Cần được “giáo dục lại” Chang Song- thaek, một đảng viên và quản trị viên kì cựu, đã vượt qua rất nhiều trở ngại để đảm bảo vị trí của mình trong trung tâm của giới lãnh đạo. Khi người đàn ông trẻ tuổi đầy lôi cuốn gặp em gái Kim Jong-il là Kyung-hee tại trường đại học, cả hai đã bắt đầu quen nhau. Chủ tịch quá cố Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đã chống lại công đoàn vì hai người đến từ hai đảng xã hội khác nhau và ông đã buộc Chang thay đổi trường đại học. Nhưng ông đã nhượng bộ sau khi con gái cầu xin và sau đó đã cả hai được phép kết hôn. Họ có một người con gái nhưng được cho là đã chết. Ông Chang gia nhập hàng ngũ quản lý của Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) vào đầu năm 1970 và thăng tiến nhanh chóng. Năm 1992, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng. Một thập kỷ sau đó, ông tiếp tục giữ những cấp bậc cao trong cơ cấu quyền lực, là giám đốc của một bộ phận giám sát tất cả các cơ quan chính phủ và quân sự trong đảng. Lúc đó ông được xem như một trong những nhân vật quyền lực nhất trong cả nước. Nhưng vận may của ông đã thay đổi vào giữa năm 2004, bất chấp vị trí của mình trong gia đình họ Kim, ông bắt đầu biến mất khỏi công luận. Một báo cáo trích dẫn thông tin tình báo Hàn Quốc cho biết, ông bị quản thúc tại nhà ở Bình Nhưỡng. Những người khác đề nghị ông cần được gửi đi “giáo dục lại”. Không có nguyên nhân rõ ràng cho việc ông Chang bị sa thải, mặc dù các nhà phân tích cho rằng ông đã tạo dựng ảnh hưởng quá lớn. Dù lý do là gì, ông cũng đã không xuất hiện trở lại cho đến tháng 1.2006. Tuy nhiên sau đó, sự phục chức của ông đã diễn ra nhanh chóng. Ai sẽ khiến Kim Jong-un lắng nghe? Vào cuối năm 2007, ông Chang trở thành người đứng đầu bộ phận giám sát cảnh sát và tư pháp. Truyền thông nhà nước đưa tin ngày càng nhiều về sự hiện diện của ông bên cạnh Kim Jong-il trong các chuyến thăm láng giềng. Các nhà quan sát cũng cho rằng ông Chang đã đóng một vai trò nổi bật hơn khi Kim Jong-il suy yếu vì đột quỵ vào năm 2008. Với việc bổ nhiệm ông vào NDC năm 2009, vị trí lãnh đạo chủ chốt của ông Chang đã được thiết lập. Và vị trí của ông tiếp tục được nâng lên vào 2010 khi ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch cơ quan quân sự hàng đầu. Vào thời điểm đó, động thái này được xem như là việc sắp đặt nhân sự chủ chốt để đảm bảo một quá trình chuyển đổi trơn tru từ cha sang con trong trường hợp Kim Jong-il chết. Khi ông Kim chết gần 2 năm sau (2011), ông Chang trở thành nhân tố xuất chúng trong lễ tưởng niệm quốc gia vì nhà lãnh đạo đã mất. Vài tháng sau, như một dấu hiệu của quyền lực rõ ràng, ông Chang đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào tháng 8.2012. Chuyến thăm của ông đến Bắc Kinh tập trung vào các vấn đề kinh tế - một dấu hiệu cho thấy ông muốn cải cách nền kinh tế trì trệ của Triều Tiên. Ông Chang đã "làm rất nhiều việc vĩ đại để phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Trung Quốc và Triều Tiên", truyền thông quốc gia Trung Quốc trích lời ông Hồ Cẩm Đào. Sau đó hai bên đã ký một loạt thoả thuận kinh tế. Nhưng vào tháng 12.2013 truyền thông quốc gia Triều Tiên cho biết ông Chang đã bị sa thải vì "những hành vi phạm pháp". Một cuộc họp của Bộ Chính trị Ủy Ban Trung ương Đảng Lao động cầm quyền kết tội ông đã "phạm tội chống phá đảng, hành vi phe phái phản cách mạng như đục khoét sự thống nhất và gắn kết của đảng”. Bên cạnh tín hiệu thay đổi lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên, sự miễn nhiệm ông Chang cũng đặt ra câu hỏi về việc ai có thể khiến cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lắng nghe. Theo Vũ Thành Một thế giới/BBC ======================== Bên cạnh tín hiệu thay đổi lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên, sự miễn nhiệm ông Chang cũng đặt ra câu hỏi về việc ai có thể khiến cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lắng nghe. Ai hả! Lên một wẻ xem siu: Sinh Xích Khẩu. Người thứ 3 trong bộ máy quyền lực này đã ủng hộ ngài Kim Jong Un. Theo quẻ này thì tại Triều Tiên có hai phương hướng phát triển kinh tế và chỏi nhau. Bởi vậy, một phương hường phải bị sai.Các cụ nhà ta có câu ví: Công anh bắt tép nuôi cò. Đến khi cò lớn, cò dò lên cây. Bởi vậy, anh cáu lên, anh đem ống sì đồng để dọa cò.Hì! Nếu Lão Gàn đoán sai: Hai miền Cao Ly không thống nhất thì hậu quả rất xấu cho dân tộc này! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2013 Báo chí Trung Quốc: Nên mời gấp ông Kim Jong-un sang Bắc Kinh 10/12/2013 13:35 (TNO) Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 10.12 thúc giục chính phủ nước này mời Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sang thăm Bắc Kinh 'càng sớm càng tốt' để đảm bảo ổn định lâu dài cho Triều Tiên và củng cố quan hệ hai nước sau khi ông Kim lật đổ người dượng quyền lực. Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un - Ảnh: Reuters Thông qua hãng tin KCNA (Triều Tiên), Bình Nhưỡng hôm 8.12 xác nhận tuyên bố dượng của lãnh đạo Kim Jong-un bị cách chức vì phạm tội “hình sự” và cầm đầu một “tổ chức phản cách mạng”. Ông Jang, 67 tuổi, được cho là có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, được nhiều quan chức Trung Quốc xem ông này như là một “nhà cải cách”, theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc). Các nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh của Yonhap tiết lộ việc ông Jang bị tước quyền nhiều khả năng có tác động xấu đến một lượng lớn các dự án kinh tế của Bình Nhưỡng và Bắc Kinh. “Ông Kim Jong-un còn trẻ, có thể trở thành nhân tố quyết định giúp đất nước Triều Tiên tiến lên”, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Trung Quốc) phát biểu trong một bài xã luận đăng tải ngày 10.12. “Trung Quốc có thể dùng ảnh hưởng mạnh nhất của mình tác động lên Triều Tiên, nhưng việc cân bằng mối quan hệ hữu nghị và phản đối chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này sẽ là một bài toán khó cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc”, Hoàn Cầu Thời Báo nhận định. “Trung Quốc nên tổ chức một chuyến thăm Bắc Kinh cho ông Kim Jong-un càng sớm càng tốt vì điều này sẽ có lợi cho sự ổn định lâu dài và cho quan hệ hữu nghị song phương”, tờ báo Trung Quốc quả quyết. Một số nhà phân tích cho rằng việc ông Jang bị lật đổ là dấu hiệu cho thấy ông Kim, được cho là khoảng 30 tuổi, đang củng cố quyền lực của mình chắc chắn hơn nữa, nhưng một số khác thì lại nói đây là bằng chứng về đấu đá quyền lực tại Triều Tiên. Ông Wang Jungsheng, một chuyên gia phân tích tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với tờ China Daily (Trung Quốc) rằng hiện có nhiều biến động về nhân sự trong chính quyền Triều Tiên. “Vụ lật đổ (ông Jang Song-thaek) cho thấy đang có một sự sắp xếp lại quyền lực ở Triều Tiên và sẽ còn có thêm những thay đổi nhân sự ở hàng ngũ quan chức cấp cao tại nước này”, China Daily dẫn lời ông Wang cho biết. “Tuy nhiên, vụ việc nói trên nhiều khả năng sẽ không làm thay đổi tình hình trong khu vực vì đường lối ngoại giao của Bình Nhưỡng vẫn không thay đổi sau khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lên nắm quyền từ 2 năm trước”, chuyên gia phân tích này dự đoán. Được biết, vào ngày 9.12, khi được hỏi về việc ông Jang bị cách chức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu rằng “đây là chuyện nội bộ của Triều Tiên”. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2013 Báo chí Trung Quốc: Nên mời gấp ông Kim Jong-un sang Bắc Kinh 10/12/2013 13:35 (TNO) Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 10.12 thúc giục chính phủ nước này mời Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sang thăm Bắc Kinh 'càng sớm càng tốt' để đảm bảo ổn định lâu dài cho Triều Tiên và củng cố quan hệ hai nước sau khi ông Kim lật đổ người dượng quyền lực. Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un - Ảnh: Reuters Hoàng Uy ====================Mọi chuyện chưa ổn định mà đi đâu trong lúc này? Trung Quốc muốn gì thì qua Bắc Triều Tiên gặp ngài Kim Jong Un chứ nhỉ! Bởi vậy, nhanh thì ngay chiều nay. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2013 Nhật lên kịch bản chiến tranh Trung Quốc trong 10-15 năm Cập nhật lúc 07:08, 10/12/2013 (Quan hệ quốc tế) – Để đối phó với vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc vừa lập, cũng như người láng giềng hung hăng, Nhật Bản đã tổ chức hội nghị và lên sẵn 3 kịch bản cho điều tệ hại nhất: chiến tranh. Sẵn sàng cho tương lai 10 – 15 năm Tờ Người lao động dẫn tin của Wantchinatimes cho biết Nhật Bản đã đáp trả hành động thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc bằng cách tổ chức một cuộc hội nghị qua truyền hình ngày 26/11 để bàn về phương pháp đối phó với Bắc Kinh. Theo đó, Tokyo sẽ mở rộng 3 mặt trận đấu tranh với Trung Quốc về ADIZ bao gồm Đài Loan, tuyến đường thủy Miyako và tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong vòng 10-15 năm tới. Tờ Sankei Shimbun (trụ sở tại Tokyo) cho biết tham gia hội nghị có các lãnh đạo cao cấp của đơn vị Phòng không phía Bắc Nhật Bản, lực lượng Phòng không trung ương, Quân chủng Phòng không phía Nam và sư đoàn Không quân hỗn hợp Tây Nam đóng tại Yokota. Theo Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), từ đầu năm đến nay, máy bay chiến đấu F-15J của đơn vị này đã tiến hành tập trận để kiểm tra khả năng phòng thủ của các hệ thống radar Trung Quốc. JASDF đưa ra kết luận kết luận hệ thống radar trên có thể phát hiện sự chuyển động của máy bay ở một độ cao nhất định. Máy bay F-15J của Nhật Bản Hệ thống radar Nhật Bản ở quận Kyoto có tầm bao phủ toàn bộ không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khu vực tranh chấp, bao gồm cả tuyến đường thủy Miyako, qua đó chiếm lợi thế trước cuộc xung đột với Bắc Kinh thời gian tới. Nhận thấy lợi thế này có thể sẽ bị mất nếu quần đảo tranh chấp rơi vào tay Trung Quốc, cuộc họp đã soạn ra 3 kịch bản cho cuộc chiến. Thứ nhất là kiểm tra khả năng Trung Quốc chỉ có thể tấn công vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà không ra ngoài các khu vực khác. Thứ hai là Trung Quốc tấn công đồng thời vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tuyến đường thủy Miyako. Thứ ba, cả 2 mục tiêu trên cùng với Đài Loan đều là các mục tiêu tiềm năng. Mỹ có cùng nhật kề vai sát cánh? Cuộc họp kết thúc trong căng thẳng trước dự đoán xung đột giữa các máy bay quân sự của 2 nước sẽ tăng lên trong tương lai, khi Bắc Kinh gửi máy bay chiến đấu thường xuyên tuần tra khu vực ADIZ. Tuy nhiên, trong những kịch bản được dựng lên, Nhật Bản không nói tới vai trò của Mỹ, người đồng minh luôn tuyên bố sẽ kề vai sát cánh với đảo quốc mặt trời. Việc không nhắc tới sự hiện diện của quân đội Mỹ nếu trường hợp xấu nhất xảy ra đã cho thấy, người Nhật hoàn toàn chủ động trước Trung Quốc và tin tưởng vào sức mạnh quân sự của mình. Mỹ - Nhật tập trận hôm 25/11 Xét về tương quan lực lượng giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này, thì có thể dùng câu kẻ tám lạng người nửa cân là hợp lý. Bởi lẽ, Nhật Bản có lợi thế về một quân đội tinh luyện, trang thiết bị hiện đại, tính kỹ chiến thuật cao, đồng thời thường xuyên có sự phối hợp huấn luyện với quân đội Mỹ - quốc gia thiện chiến nhất thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc có thể kém Nhật Bản về tính hiện đại, tức kém về chất, nhưng Trung Quốc lại hơn hẳn về lượng, kể cả trên không, trên bộ, trên biển. Tuy nhiên, Nhật Bản có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc nếu xảy ra cuộc đối đầu thực sự. Bởi lẽ, quân đội Nhật Bản từng trở thành một thế lực hùng mạnh trong thế chiến thứ hai, đã kinh qua đánh đông dẹp bắc. Còn Trung Quốc, khả năng thực chiến của quân đội hiện đại nước này không có gì nhiều ngoài những cuộc tập trận. Một yếu tố then chốt khác là quân đội Trung Quốc tuy giàu về lượng, nhưng lại trải dài trên một lãnh thổ rộng lớn, gấp nhiều lần Nhật Bản. Đồng thời, Trung Quốc còn rất nhiều mối lo, để xuất toàn lực đánh với Nhật Bản, quốc gia này sẽ phải mất thời gian điều động binh lực, chưa kể đến những thách thức vấp phải khi quân đội dồn đọng vào một vị trí. Còn Nhật Bản, lãnh thổ nhỏ, Nhật Bản sẽ nhanh chóng có thể dốc toàn lực mà đánh đòn phủ đầu với Trung Quốc. Chưa kể, trong 10 – 15 năm tới, nếu Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự, thì Nhật Bản cũng là nền kinh tế thứ ba, giữa việc đầu tư dàn trải của Trung Quốc và việc đầu tư tập trung, thì trong trường hợp này, chưa biết được chiến thuật “lấy thịt đè người” có phát huy tác dụng? Radar Xband Mỹ triển khai tại Nhật Bản Còn về yếu tố Mỹ trong chiến tranh Trung – Nhật, có thể Nhật Bản không đề cập tới, nhưng Trung Quốc chắc chắn không thể bỏ qua. Việc Mỹ - Nhật thường xuyên tập trận, Mỹ trang bị vũ khí, tăng cường căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản không phải để đứng nhìn đồng minh bị bắt nạt. Gần đây nhất, chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không, Mỹ - Nhật Bản đã có cuộc tập trận quy mô lớn AnnualEx 2013 để khẳng định khả năng tác chiến, bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản của liên quân này. Nhưng thực tế, liệu kịch bản mà Nhật đưa ra đã phải áp dụng trong thời gian 10 – 15 năm hay chưa, thì câu trả lời lại thuộc về Trung Quốc. Quốc gia này đã sẵn sàng cho chiến tranh với kình địch hay chưa? Mặc dù Trung Quốc hung hăng, đơn phương, tuy nhiên, biết địch biết ta, bản thân truyền thông nước này, tờ Thiết Huyết đã có bài bình luận, cho rằng trong 40 năm tới, Trung Quốc mới đủ sức mạnh để một đòn chiếm gọn Senkaku/Điếu Ngư. Như vậy, với tiềm lực hiện tại, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc đụng độ. Còn trong tương lai, ở cạnh một người láng giềng dã tâm, chắc chắn Nhật cũng không quên đề phòng. Đỗ Minh Tú Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2013 Người đứng sau vụ hạ bệ Jang Song-thaek Thứ Ba, 10/12/2013 15:32 (NLĐO) – Người trực tiếp ra tay bắt giữ ông Jang Song-thaek là một nhân vật lâu nay “quy ẩn” trên chính trường Triều Tiên. Theo một chuyên gia của Hàn Quốc, đó chính là Kim Jong-chol, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Chuyên gia Lee Yun-keol thuộc Trung tâm Dịch vụ thông tin chiến lược Triều Tiên chia sẻ với tờ Chosun Ilbo rằng Kim Jong-chol đã "tự dẫn" một nhóm cận vệ của em trai đến bắt giữ ông Jang, vốn là dượng của 2 anh em. Cũng theo ông Lee, Kim Jong-chol là người đứng sau vụ hành quyết 2 phụ tá Ri Yong-ha và Jang Soo-kil của ông Jang. Cả hai đều là quan chức cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên. “Do Bộ chính trị và Cơ quan An ninh quốc gia Triều Tiên không thể bắt giữ ông Jang nên Kim Jong-chol đích thân dẫn đầu cuộc thanh trừng. Chủ tịch Kim Jong-un và anh trai Jong-chol thường gặp nhau vào cuối tuần để thảo luận về vấn đề này. Jong-chol là người đảm nhận vấn đề an ninh của em trai” - chuyên gia Lee Yun-keol nói. Kim Jong-chol, người được cho là đứng sau vụ bắt giữ ông Jang Song-thaek. Ảnh: Chosun Ilbo Ông Lee khẳng định thông tin trên đã được một nguồn tin trong đơn vị quân sự bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un xác nhận và vụ bắt giữ diễn ra vào ngày 8-11 sau khi đã "lên kế hoạch cẩn thận" từ hồi năm ngoái Trong khi đó, một nguồn tin hôm 9-12 tiết lộ với tờ Korea Times rằng Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc đang ráo riết săn lùng một người trợ lý quản lý tài chính của ông Jang Song-thaek, có thể đang ẩn náu ở Trung Quốc dưới sự bảo vệ của Seoul và xin tị nạn tại Hàn Quốc. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã yêu cầu Bắc Kinh bắt giữ người trợ lý trên nhưng bị từ chối. Phía Hàn Quốc cũng đang gấp rút sử dụng các biện pháp ngoại giao để đưa người trợ lý về Seoul, sau khi cho rằng trường hợp của ông ta giống kẻ đào ngũ Hwang Jang-yop, cựu bí thư của Đảng Lao động cầm quyền Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc vào năm 1997. Trợ lý của ông Jang Song-thaek, hiện chưa rõ danh tính, đã trốn sang Trung Quốc vào khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Bí mật đằng sau sự lật đổ ông Jang có thể sáng tỏ từ những thông tin mà người này cung cấp. P.Nghĩa (Theo Chosun Ilbo, Korea Times) ================= Chuyên gia Lee Yun-keol thuộc Trung tâm Dịch vụ thông tin chiến lược Triều Tiên chia sẻ với tờ Chosun Ilbo rằng Kim Jong-chol đã "tự dẫn" một nhóm cận vệ của em trai đến bắt giữ ông Jang, vốn là dượng của 2 anh em. Cũng theo ông Lee, Kim Jong-chol là người đứng sau vụ hành quyết 2 phụ tá Ri Yong-ha và Jang Soo-kil của ông Jang. Cả hai đều là quan chức cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên. “Do Bộ chính trị và Cơ quan An ninh quốc gia Triều Tiên không thể bắt giữ ông Jang nên Kim Jong-chol đích thân dẫn đầu cuộc thanh trừng. Chủ tịch Kim Jong-un và anh trai Jong-chol thường gặp nhau vào cuối tuần để thảo luận về vấn đề này. Jong-chol là người đảm nhận vấn đề an ninh của em trai” - chuyên gia Lee Yun-keol nói. Sao cứ giống như phim cổ trang Tàu, diễn các tích trong thâm cung bí sử nhỉ? Sau này sự việc tóe loe ra, mọi người mới thấy nó không đơn giản như...phim Tàu. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2013 Trung Quốc không được lòng láng giềng và thế giới Thanhnien Online11/12/2013 02:40 Kết quả khảo sát do tờ Hoàn Cầu thời báo thực hiện cho thấy, phần lớn số người được hỏi trên toàn thế giới đều đánh giá người Trung Quốc “hiếu chiến”, “kiêu căng, ngạo mạn”, và chỉ có 13% cho rằng đây là dân tộc hòa bình. Trong số 14.400 người được khảo sát tại 14 quốc gia, có 30,3% nghĩ rằng Trung Quốc “quá tự tin” trong các vấn đề quốc tế, 29,4% gắn mác “hiếu chiến”, còn 28,1% chọn từ “phức tạp” để mô tả người Trung Quốc. “Họ còn dùng những từ như cứng rắn, kiêu ngạo”, theo báo cáo khảo sát. Hoàn Cầu thời báo kết luận rằng “càng ở gần Trung Quốc, càng nhiều khả năng bạn có cái nhìn tiêu cực về họ”. Trong cuộc khảo sát khác được công bố hồi đầu tháng, các nhà nghiên cứu ở Đại học Hồng Kông phát hiện sự bất mãn của người dân ở đặc khu kinh tế này đối với dân đại lục lên đến mức cao nhất trong những năm qua.Thụy Miên ============Bởi vậy. Chả cần phải khảo sát, khảo xủng - Đấy là nhận thức trực quan đơn giản giành cho thứ tư duy "ở trần đóng khố". Lão Gàn này lói từ nâu rùi: Người Trung Quốc đang bế tắc về cả nội vụ lẫn ngoại giao. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2013 Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận về dự luật ngân sách mới Thứ Tư, 11/12/2013 - 09:36 (Dân trí) - Ngày 10/12, một ủy ban ngân sách lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua đạo luật ngân sách mới, giúp loại bỏ nguy cơ chính phủ liên bang Mỹ có thể đóng cửa một lần nữa, như đã từng xảy ra hồi tháng 10. Thượng nghị sỹ Patty Murray (phải) và ông Paul Ryan công bố dự luật ngân sách mới Theo BBC, dự luật ngân sách mới sẽ đảm bảo ngân sách cho chính phủ trong 2 năm tới, và giảm thâm hụt ngân sách liên bang 23 tỷ USD. Đồng thời nó cũng giúp tránh được nguy cơ chính phủ Mỹ đóng cửa thêm một lần nữa vào ngày 15/1/2014, khi ngân sách hiện tại cạn kiệt. Thỏa thuận mới “cắt giảm ngân sách theo một cách thông minh hơn”, nghị sỹ đảng Cộng hòa Paul Ryan khẳng định. Ngân sách mới cũng bù đắp số tiền 63 tỷ USD cắt giảm tự động ngân sách quân sự và chi tiêu nội địa, được thực hiện hồi tháng Giêng khi các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa không thể đạt được sự đồng thuận về ngân sách. Ông Ryan và thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Patty Murray, lần lượt là chủ tịch các ủy ban ngân sách Hạ và Thượng viện, đã được đề nghị chủ trì để giúp hai đảng đạt được thỏa thuận về ngân sách, sau khi chính phủ liên bang phải đóng cửa một phần hồi tháng 10 vì thiếu tiền. “Chúng tôi đã phá vỡ tinh thần đảng phái và cả những bế tắc”, bà Murray khẳng định. Ông Ryan thì cho biết mình rất lạc quan rằng thỏa thuận ngân sách mới sẽ được Quốc hội Mỹ, vốn rất chia rẽ về chính trị, thông qua. Dự luật mới sẽ được trình Hạ viện bỏ phiếu ngay trong tuần này, trước khi cơ quan này nghỉ lễ trong vài tuần, bắt đầu vào thứ Sáu tới. Theo các chủ tịch ủy ban ngân sách Quốc hội Mỹ, dự luật mới không tăng thuế nhưng yêu cầu các nhân viên công chức liên bang mới phải đóng góp nhiều hơn vào quỹ hưu trí. Bên cạnh đó, mỗi chuyến bay khứ hồi thông thường phải chịu thêm một khoản phí an ninh hàng không liên bang ở mức 5 USD. Phản ứng trước thông tin về dự thảo luật ngân sách mới, chủ tịch Hạ viện John Boehner gọi thỏa thuận lưỡng đảng “khiêm tốn” này là một “bước tiến tích cực” Tổng thống Mỹ Barack Obama thì đã phát đi một tuyên bố bằng văn bản, gọi thỏa thuận này là “cân bằng” và “được thiết kế để không làm tổn thương nền kinh tế”. Thanh Tùng Theo BBC Share this post Link to post Share on other sites