Posted 3 Tháng 1, 2014 Trung Quốc: Tham quan đường sắt bị bắt với một nhà đầy tiền, vàng Thứ Sáu, 03/01/2014 - 10:23 (Dân trí) - Một tham quan ngành đường sắt khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc vừa bị tuyên án tử hình, sau khi bị phát hiện tham nhũng tới hơn 21 triệu USD. Khám nhà tên này cảnh sát phát hiện khoảng 20 triệu USD toàn tiền mặt và rất nhiều vàng, trang sức. Ma Junfei đã bị tuyên án tử hình nhưng được hoãn thi hành 2 năm Thông tin được tờ Thượng Hải nhật báo đăng tải. Theo đó chỉ trong vòng 2 năm, bị cáo Ma Junfei, cựu phó giám đốc cục đường sắt của Hohhot, thủ phủ khu tự trị Nội Mông đã nhận hối lộ tới 130 triệu nhân dân tệ, tương đương 21,49 triệu USD. Hồi đầu tuần này, y đã bị tuyên án tử hình nhưng được tạm hoãn thi hành. Có một chi tiết lạ đó là dường như Junfei chỉ say mê kiếm tiến chất đầy nhà mà không mấy tiêu xài. Trong quá trình khám hai ngôi nhà của y tại Hohhot và Bắc Kinh, cơ quan điều tra phát hiện những nơi này được dùng để chất đầy tiền mặt và vật dụng giá trị. Trong đó riêng số tiền mặt, gồm 5 loại ngoại tệ khác nhau, ước tính xấp xỉ 20 triệu USD. Ngoài ra còn có 43,4 kg vàng. Tòa án nhân dân cấp trung thành phố Hành Thủy tại tỉnh Hà Bắc khẳng định, Ma đã nhận hối lộ lên tới 75 triệu nhân dân tệ, nhưng không thể nhớ nổi số tiền 63 triệu nhân dân tệ tiền mặt và vàng còn lại đến từ đâu. Viên tham quan này mới chỉ nhậm chức tháng 8/2009. Trong vòng 22 tháng trước khi bị điều tra, y nhận 269 khoản hối lộ, có nghĩa là trung bình cứ 2 ngày y lại nhận hối lộ một lần, tương đương gần 10.000 nhân dân tệ mỗi giờ. Ma khai với cơ quan điều tra rằng mình nhận hối lộ bởi không muốn trở nên lạc lõng trong mắt các đồng nghiệp, và luôn cảm thấy khối tài sản kếch xù đó là một quả bom hẹn giờ. Y còn nói mình cảm thấy nhẹ nhõm khi bị điều tra tháng 6/2011. Một nguồn tin giấu tên cho biết Ma nhận án tử hình nhưng được hoãn thi hành 2 năm bởi y hầu như không tiêu số tiền hối lộ. Zhao Yongming, phó giám đốc của công ty điều hành mỏ than Huitong, thuộc tập đoàn Huineng Nội Mông từng hứa hối lộ Ma 50.000 USD/tháng để đổi lại việc được trao cho nhiều hợp đồng đường sắt hơn. Bộ đường sắt Trung Quốc - cơ quan nay đã bị giải thể - từng vừa là nhà hoạch định chính sách, vừa cung cấp dịch vụ. Bộ này từ lâu đã bị chỉ trích về thói quan liêu, tham nhũng và dịch vụ kém. Nhưng sau khi nhiều lãnh đạo cấp cao của Bộ này “ngã ngựa”, chính phủ Trung Quốc đã quyết định xóa sổ Bộ này hồi tháng 3/2013. Thanh Tùng Theo Thượng Hải nhật báo =============== Cái zdấn đề không phải ông quan này tham ô nhiều hay ít, tù bao lâu, hay đem bắn. Mà là phương pháp giải quyết để xác định hành vi không lặp lại. Đây chính là sự bế tắc của người Trung Quốc trong việc giải quyết nội trị.Khó lém! Giấc mơ, hay trí tưởng tượng có thành hay không, nó được quyết định từ cái zdấn đề này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2014 Trung-Mỹ-Nhật sớm muộn sẽ thấy "ngứa ngáy" muốn dùng vũ khí nói chuyện Nguyễn Hường 04/01/14 07:00 (GDVN) - Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng các quốc gia tạo ra lực lượng vũ trang hùng mạnh với những vũ khí đắt tiền thì sớm hay muộn cũng sẽ cảm thấy “ngứa ngáy”. Tờ Daily Mail của Anh ngày 3/1 nhận định, một cuộc chiến tranh giữa các nước lớn trong thế kỷ 21 sẽ có sức công phá khủng khiếp chưa từng thấy bởi nó sẽ được tiến hành bằng các loại vũ khí công nghệ cao nhất. Do đó, bất kỳ động thái nào mở ra nguy cơ này đều thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Quân đội Trung Quốc tập trận nhằm về phía Đài Loan. Một cơn chấn động đang lan tỏa trong các nước châu Á và phương Tây trong tuần này sau khi Đại sứ Trung Quốc ở London cho rằng Nhật Bản có nguy cơ "trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình toàn cầu" bằng cách "tăng thái độ hiếu chiến". Ông thậm chí còn so sánh Nhật Bản ngày nay với Chúa tể Voldemort, nhân vật phản diện trong bộ tiểu thuyết Harry Potter. Những nhật xét trên của Trung Quốc xuất hiện vài tuần sau khi Bắc Kinh đơn phương thành lập cái gọi là "khu nhận diện phòng không" trên quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư thu hút phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ đã phản ứng gay gắt với động thái trên của Bắc Kinh bằng cách điều 2 chiếc B-52 bay qua khu vực trên mà không báo trước theo yêu cầu của Bắc Kinh; đồng thời nhấn mạnh cam kết về quyền tự do hàng hải trên vùng biển này. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố rằng động thái trên của Trung Quốc là bước leo thang nghiêm trọng và "bắt đầu một cuộc chơi hoàn toàn mới". Chính phủ của ông Abe cũng cảnh báo sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào của Trung Quốc xuất hiện trên quần đảo Senkaku. Trong khi đó, Bắc Kinh đáp lại rằng điều này sẽ là một hành động chiến tranh. Không ai, kể cả người Trung Quốc, muốn xung đột vũ trang trong thời điểm này. Không ai, kể cả người Trung Quốc, muốn xung đột vũ trang trong thời điểm này. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Tokyo, Washington và Bắc Kinh đã gia tăng trong nhiều năm qua và nỗi lo sợ một hành động nhầm lẫn có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới mới cũng gia tăng theo. Giáo sư Peter Dutton từ học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã cảnh báo về những căng thẳng ngày càng tăng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương: "Thách thức do Trung Quốc tạo ra để củng cố tuyên bố chủ quyền trên biển của mình đang tạo ra các vết nứt trong trật tự toàn cầu". Nhật xét này xuất hiện một ngày sau khi một quan chức quân sự Washington thừa nhận rằng "các nhóm khủng bố như al-Qaeda chỉ gây ra các mối đe dọa ngắn hạn, trong khi mối quan tâm chính và kéo dài của quân đội Mỹ chính là Trung Quốc. Trung Quốc đang tái định hình lại trật tự quân sự ở châu Á và cả với quân đội Mỹ". “Trung-Mỹ đang ở trên miệng hố va chạm” Trung Quốc đang từng ngày bổ sung các hạm đội tàu chiến của mình trên các vùng biển lân cận. Hải quân Trung Quốc hiện có 80 chiếc tàu tên lửa, khoảng 300 tàu tấn công đổ bộ gồm cả các tàu tấn công được thiết kế đặc biệt như "kẻ săn tàu sân bay của Mỹ". Tương quan lực lượng quân sự Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Đáp lại Mỹ thiết lập căn cứ không quân lớn trên đảo Guam ở Thái Bình Dương với 15 tỷ USD và lấp đầy các vũ khí tiên tiến như: máy bay ném bom chiến lược B-2, máy bay ném bom B-52, tên lửa không đối đất và tên lửa hành trình, máy bay Global Hawk , F-15, F-22 để có thể triển khai chúng tới Đài Loan chỉ trong 20 phút. Amitai Etzioni, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington, cho rằng: "Có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng Mỹ và Trung Quốc đang ở trên miệng hố va chạm". Trung Quốc mượn các tranh chấp để khẳng định vị thế như một cường quốc mới nổi trong khu vực, trong khi Mỹ đang cố bẻ cong hoặc làm lệch hướng bành trướng của Trung Quốc. Giáo sư Amitai Etzioni cho rằng nếu chính quyền Washington không duy trì quyết tâm mạnh mẽ hỗ trợ các đồng minh đang bị đe dọa bởi Trung Quốc như Nhật Bản, thì Trung Quốc sẽ còn tiếp tục áp đặt các tuyên bố tàn nhẫn của mình lên toàn bộ khu vực Thái Bình Dương. Binh sĩ Nhật Bản tham gia tập trận gần núi Phú Sĩ. Washington hiện muốn Nhật Bản ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong việc kiềm chế Trung Quốc. Nhưng mâu thuẫn giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc về lịch sử chiến tranh đã làm giảm đáng kể uy tín của Tokyo trong khu vực. Với sức mạnh quân sự đang ngày càng được tăng cường, theo Daily Mail, nó sẽ tiếp tục là công cụ được Trung Quốc vận dụng trong những năm tới. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại rằng mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện. Nhưng theo Daily Mail, lịch sử thế giới đã chứng minh rằng các quốc gia tạo ra lực lượng vũ trang hùng mạnh với những vũ khí đắt tiền thì sớm hay muộn cũng sẽ cảm thấy “ngứa ngáy” muốn sử dụng chúng. Tờ báo cũng cho biết, vành đai Thái Bình Dương hiện đang rải rác các trò chơi chiến tranh và nguy cơ một số vụ tranh chấp khu vực nhỏ bùng nổ thành một vụ xung đột lớn vẫn còn thực sự đáng báo động./. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2014 ==================== Bởi zdậy. Lão Gàn lói dồi. Trung Cóoc mà đem cây gậy nhớn đến Bể Đông thì chỉ nàm thùng thuốc lổ Hoa Đông lổ to hơn mà thôi. Ai sẽ nà đồng minh zdới Trung Cóoc chống lại Nhật và Đồng minh của họ? Không theo TQ chống Nhật, Nhân Dân nhật báo "chửi" cả Đông Nam Á Hồng Thủy 04/01/14 15:32 (GDVN) - Nhân Dân nhật báo gọi đó là "thâm thù đại hận", theo Bắc Kinh thì các nước Đông Nam Á phải nghiến răng nghiến lợi chỉ trích Nhật Bản, đằng này không ai nghe. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đi viếng đền Yasukuni. Tờ Nhân Dân nhật báo bản hải ngoại ngày 4/1 có bài xã luận chỉ trích gay gắt cả Đông Nam Á vì không chịu nghe theo Bắc Kinh lên án Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đi viếng đền Yasukuni hôm 26/12/2013. Động thái này đã dấy lên làng sóng phản đối từ Trung Quốc, Hàn Quốc và có thêm sự "thất vọng" từ Washington và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, tuy nhiên các nước Đông Nam Á cũng từng là nạn nhân của chủ nghĩa phát xít Nhật trước đây thì hoàn toàn im lặng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khi trả lời câu hỏi của NHK News qua văn bản đã bày tỏ, Việt Nam hy vọng Nhật Bản xử lý thỏa đáng các vấn để để đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực. Tờ báo nhà nước Trung Quốc cho rằng phản ứng như vậy là "mơ hồ"?! Nhân Dân nhật báo chỉ trích các nước Đông Nam Á đã để "tiền làm mờ mắt, nghĩa khí khó tìm" chỉ vì không theo Bắc Kinh lên án mạnh mẽ và phản đối việc làm của Thủ tướng Nhật Bản. Nhằm kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi và chia rẽ mối quan hệ quốc tế chỉ vì chuyện ông Shinzo Abe viếng đền Yasukuni để bày tỏ lòng tôn kính với hàng ngàn người Nhật Bản chết trong chiến tranh mà 14 người bị xếp vào nhóm tội phạm chiến tranh hạng A được thờ chung trong đó chỉ là thiểu số, Nhân Dân nhật báo lại xới lại lịch sử thời kỳ chủ nghĩa phát xít Nhật. Chính truyền thông Trung Quốc đã kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan làm dấy lên các cuộc biểu tình chống Nhật trên toàn Trung Quốc gây thiệt hại lớn về kinh tế cuối năm 2012. Năm 2013 Bắc Kinh thay chước mới, định mượn tay các nước khác để gây áp lực với Nhật Bản. Liệt kê những con số thương vong, tổn thất do chủ nghĩa quân phiệt Nhật gây ra với châu Á trước đây, tờ Nhân Dân nhật báo gọi đó là "thâm thù đại hận", theo Bắc Kinh thì các nước Đông Nam Á phải nghiến răng nghiến lợi chỉ trích Nhật Bản, đằng này không ai nghe theo. Cao Hồng, một chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc chụp mũ các nước Đông Nam Á đã "vì lợi quên nghĩa" và đặc biệt nhắm tới Philippines. Nhân Dân nhật báo thậm chí còn dẫn lời "chuyên gia giấu tên" mỉa mai miệt thị các nước Đông Nam Á "nước nhỏ dân ít", bị phương Tây đô hộ sau đó lại bị Nhật Bản chiếm đóng, "do thời gian Nhật Bản chiếm đóng tương đối ngắn nên người ta tưởng người Nhật là quân giải phóng."?! Lật lại lịch sử và lợi dụng lịch sử là chiêu bài thường dùng của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc để kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi nhằm phục vụ cho những mưu đồ chính trị sẽ chỉ đẩy khu vực chìm vào vòng xoáy căng thẳng không có lối thoát. Trên vũ đài chính trị quốc tế, ai đúng ai sai dư luận tự có nhận định và phản ứng phù hợp, đâu cứ phải gân cố nghiến răng gào lên như truyền thông Bắc Kinh mới chứng tỏ được mình là người "yêu nước", xem trọng lịch sử? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2014 Jang Song Thaek bị chó xé xác: Báo Trung Quốc tưởng tượng? Cập nhật lúc 15:14, 04/01/2014 (Tin tức 24h)- Những ngày cuối đời, người dượng của Kim Jong-un là Jang Song Thaek được truyền thông Triều Tiên ví “tồi tệ hơn một con chó”. Thế nhưng thông tin ông bị xé xác bởi một bầy chó săn háu đói có phải là sự thật? Tờ Washington Post ngày 3/1 đưa tin, mấy ngày qua những câu chuyện rùng rợn về cách mà nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un hành quyết chú rể mình bằng 120 con chó sói bỏ đói đã lan truyền nhanh chóng trên Internet. Những câu chuyện được đưa tin lần đầu tiên bởi một tờ báo nhỏ ở Hồng Kông do chính phủ Trung Quốc quản lý tên Wen Wei Po số ra ngày 12/12. Tờ này cho rằng thay vì xử tử bằng đạn súng cối như thường lệ, ông Jang Song Thaek cùng 5 trợ lý bị lột trần, ném vào một cái lồng sắt và 120 con chó săn xông tới xé xác dưới sự chứng kiến của Kim Jong-un và 300 cán bộ cấp cao Triều Tiên. Jang Song-thaek khi còn đương chức. Ngay sau đó, tờ báo Straits Times của Singapore đưa lại và ngay lập tức nó càn quét qua mọi ngóc ngách của các phương tiện truyền thông kéo theo nhiều người lên án nhà lãnh đạo Triều Tiên, gọi Kim Jong-un là tên bạo chúa trẻ. Nhưng vấn đề duy nhất theo Washington Post, có lẽ câu chuyện này không đúng sự thật, mặc dù thanh trừng Jang Song-thaek đã là một bất ngờ và cú sốc với dư luận quốc tế về Bắc Triều Tiên. Tờ báo Hồng Kông thêu dệt nên câu chuyện này không trích dẫn nguồn tin rõ ràng. Tờ Washington Post cho rằng câu chuyện liên quan đến chính trị. Jang Song Thaek là người thận cận với Bắc Kinh, nước này lại không hài lòng về việc xử tử dượng Kim Jong-un, nên giới bình luận nghi ngờ thông tin tung ra nhằm mục đích chính trị. Tờ Washington Post cũng đặt câu hỏi nếu có chuyện xử tử vô nhân đạo động trời như vậy thì tại sao báo chí chính thống Trung Quốc và Hàn Quốc không hề vào cuộc. Hàng loạt tờ báo Mỹ khác cũng đặt nghi vấn trước thông tin này. Tờ Time lập luận trước tiên, hãy xem lại độ chính xác của bản thân bài báo. Triều Tiên là một đất nước độc tài, cô lập nên gần như các phóng viên không thể tác nghiệp một mình và đưa ra bài viết độc quyền về vấn đề này. Rất ít phóng viên nước ngoài được tiếp cận với đất nước và con người ở đây, trong khi đó Wen Wei Po chỉ là một tờ báo lá cải nhỏ ở Hồng Kông có liên hệ với chính quyền Trung Quốc. Ngay cả ở Hồng Kông, tờ báo này cũng không được bạn đọc tin tưởng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy trong số 21 tờ báo của Hồng Kông, Wen Wei Po đứng thứ 19 về độ tin cậy. Quân đội Triều Tiên huấn luyện chó quân sự vào tháng 6/2013. Thêm vào đó, thông tin việc xử tử bằng chó không phù hợp với các thông tin khác về việc ông Jang bị lật đổ. Khoảng thời gian Straits Times dẫn bài báo từ Wen Wei Po, tờ New York Times trích dẫn nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho rằng những trợ lý của ông Jang đã bị giết bằng cách sử dụng súng phòng không, trong khi ông Jang đã bị xử tử bằng “nhiều loại vũ khí truyền thống”. Tờ Telegraph của Anh cũng nghi ngờ tính xác thực câu chuyện xử tử rùng rợn này. “Câu chuyện về Triều Tiên quá điên rồ, quá tàn bạo đến khó tin. Ông Kim Jong-un là một đứa trẻ chăng? Quân đội dùng ông như con mèo cho một mục đích nào đó chăng? Tất cả đều có vẻ như không thể xảy ra.” Báo chí nhà nước Trung Quốc cho đến nay vẫn trung thành với thông tin Jang Song Thaek bị hành quyết bởi một trong 2 khẩu súng máy, súng phòng không. Nổi tiếng về các "nguồn tin tình báo" Bắc Triều Tiên và đưa tin sớm nhất, nhiều nhất về vụ Jang Song Thaek, nhưng truyền thông Hàn Quốc cũng không có bất cứ thông tin nào về việc Kim Jong-un cho 120 con chó đói xé xác Jang Song Thaek. Nhà văn châm biếm Karl Sharro nhận xét, tin Kim Jong-un cho 120 con chó đói xé xác Jang Song Thaek là bịa đặt chỉ đơn giản là vì chẳng ai đếm nổi 120 con chó trong một thời điểm như vậy. T.K (Tổng hợp) ===================== Bởi vậy, Lão Gàn chả wan tâm gi gỉ gì gi gì đến tin này. Mặc dù nó nhan nhản trên mạng. Nhưng bỉ phu rất wan tâm đến việc người ta tung tin này để làm gì?! Nó bắt nguồn từ một tờ báo của chánh phủ Tung Cóoc lục địa. Sau đó là một tờ của Singapor - mà 99% có mối dây mơ, rễ má với Tung Cóoc. Đấy! Đấy! Cái zdấn đề nó ở chỗ ấy đấy! Nhưng thôi. Bàn tới đó thôi. Nhưng lưu ý các quí vị là những nhân vật wan trọng cần wan tâm rằng: Đây là thời cơ rất thuận lợi cho việc thống nhất hai miền Cao Ly. Và cái gì cũng có giới hạn của nó. Kể cả thời gian. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2014 Quan hệ Mỹ-Trung định hình châu Á 2014 Trong một cuộc họp báo cuối năm 2013, Tổng thống Mỹ tuyên bố, tháng 1/2014 ông sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Max Baucus làm Đại sứ tại Trung Quốc. Ảnh: politico Nếu được quốc hội xác nhận, ông Baucus sẽ đảm nhận trọng trách trong năm 2014 - giai đoạn khá bấp bênh trong quan hệ song phương của hai nước lớn, tái định hình cả cảnh quan địa chính trị châu Á. Trong năm 2013 đã có nhiều thay đổi đáng kể tác động tới mối quan hệ Trung - Mỹ với việc Bắc Kinh hoàn tất chuyển giao lãnh đạo một thập niên, còn Mỹ thực thi chính sách đối ngoại "xoay trục" về châu Á. Trong môi trường dễ thay đổi, khó dự đoán này, cũng chẳng cần ngạc nhiên nếu chứng kiến sự căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Ví dụ, vào ngày 19/12, sau vụ suýt va chạm tàu chiến Trung - Mỹ hôm 5/12, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã cáo buộc Trung Quốc "hành động theo cách kích động, rất dễ kích hoạt ngòi nổ hay tạo ra những hiểu lầm". Trong khi ông Hagel khẳng định sự cố hôm 5/12 là do tàu Trung Quốc cắt ngang phía trước tàu Mỹ, thì Bắc Kinh lại tuyên bố, tàu họ đang thực hiện "tuần tra thông thường" và tôn trọng quy định. Vượt xa khỏi sự hoài nghi thì đây là một trong những vụ đối đầu nghiêm trọng nhất của hai bên ở Biển Đông vài năm trở lại đây. Đáng tiếc là, chuyện xảy ra ngay sau khi Bắc Kinh không một lời tham vấn, vào tháng 11 đơn phương tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không bao trùm quần đảo tranh chấp Nhật - Trung ở Hoa Đông. Trong khi những vùng phòng không thế này tồn tại khá phổ biến trên thế giới, thì Washington vẫn bày tỏ sự quan ngại về khía cạnh Bắc Kinh đơn phương hành động cũng như cảnh báo "áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp" nếu máy bay nước ngoài không tuân thủ quy định của Trung Quốc. Vùng nhận diện phòng không và các vụ việc khác thể hiện sự quả quyết của Bắc Kinh trong năm 2013, bao gồm lời từ chối tham dự quá trình xét xử trước trọng tài quốc tế xung quanh tranh chấp biển với Philippines đã làm gia tăng căng thẳng ở châu Á và phức tạp thêm quan hệ Trung - Mỹ. Câu hỏi đặt ra là liệu tiếp theo sự ra mắt của một đội ngũ lãnh đạo mới ở Trung Quốc hồi tháng 3 thì mọi người đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, quả quyết của một nước lớn trên vũ đài thế giới. Quả đúng như vậy, 2013 sẽ đánh dấu sự khởi đầu (ít nhất là một phần) trong chiến lược lớn Bắc Kinh đặt ra từ trước - từng bước, hòa bình, ẩn mình tới trỗi dậy quyền lực. Chắc chắn quyền lực của ông Tập Cận Bình năm 2013 là rõ ràng và đảm bảo. Nhưng những ý đồ quốc tế của ông vẫn chưa rõ ràng. Ví dụ nhiều lần ông nhắc lại mong muốn về một mối quan hệ với Mỹ trên nền tảng hợp tác hòa bình. Điều này được đặc biệt nhấn mạnh trong tháng 6, khi ông kêu gọi "mối quan hệ quyền lực mới" trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Mỹ Obama. Đây là một mục tiêu táo bạo nhưng thiếu định nghĩa rành mạch. Tuy nhiên, nếu đặt sang bên sự căng thẳng về chính sách đối ngoại Trung - Mỹ, thì cả hai có vẻ có quan hệ tốt hơn về lĩnh vực kinh tế, khi cùng chia sẻ lợi ích trong bối cảnh tăng trưởng ổn định toàn cầu. Dĩ nhiên, ở địa hạt này, lợi ích của hai bên cũng không giống hệt nhau. Điều này thể hiện qua việc Washington tích cực xúc tiến sáng kiến thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong khi Bắc Kinh cũng hành động tương tự với Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Trong bối cạnh cạnh tranh này, Mỹ cũng như Trung Quốc đang tìm cách củng cố, gia tăng ảnh hưởng của họ với khu vực. Khi cả hai quốc gia có đủ tiềm lực quân sự, tài sản kinh tế mạnh mẽ để thực thi các tham vọng thì có vẻ như Washington đã giành lợi thế trong triển khai sức mạnh mềm. Với nhiều nước (không phải là tất cả) châu Á, chiến lược trục xoay Mỹ được hoan nghênh. Đối với sự quả quyết ngày một lớn của Bắc Kinh, thì họ lại lo ngại và bất bình. Ví dụ ở Philippines, 81% người được hỏi coi Mỹ giờ đây là "đối tác" và chỉ có 3% coi là "đối phương" (thăm dò của Pew Global) so với 22% và 39% tương ứng với Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, 69% coi Mỹ là "đối tác và 4% là "đối phương" so với 27% và 17% dành cho Trung Quốc. Ở Nhật Bản, tỉ lệ tương tự là 76% và 2% dành cho Mỹ so với 11% và 40% cho Trung Quốc. Những đánh giá từ công chúng chỉ làm phức tạp thêm việc hiện thực hóa các tham vọng khu vực của Bắc Kinh. Đó cũng là một lý do vì sao Trung Quốc khá mâu thuẫn trong năm 2013 giữa mong muốn thể hiện sự quyết đoán hơn nữa trên trường quốc tế, nhưng phải thừa nhận rằng, sức mạnh của nước này cần được củng cố bởi một chính sách ngoại giao tốt hơn, được cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn. Có rất nhiều điểm nóng tiềm ẩn trong năm 2014, điều cốt yếu với Bắc Kinh giờ đây là tăng gấp đôi nỗ lực ngoại giao khu vực cũng như toàn cầu. Trừ phi điều này xảy ra, nếu không nhận thức quốc tế dành cho nước này có thể làm trầm trọng hơn nữa nguy cơ tính toán sai lầm, dẫn tới sự cố và leo thang căng thẳng. Thái An(theo thefinancialexpress) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2014 Liên bang Nga rời bỏ vai trò nước lớn ở châu Á-TBD? (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nga không có ý kiến gì, thậm chí cái vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc lập ra gây “sốc” cho khu vực, Nga cũng không một lời qua tiếng lại. Phải chăng Nga đang từ bỏ vai trò nước lớn của mình ở Châu Á-TBD? Tình thế đầy duyên nợ của Nga, Nhật Bản và Trung Quốc Vào thế kỷ thứ 19 Trung Quốc bị xâm lăng, tình trạng được mô tả như “Một miếng thịt, trăm dao xâu xé”. Nước Anh hùng hổ gây hấn đầu tiên, rồi liên quân Anh - Pháp tiến chiếm Bắc Kinh… họ đã có được các điều ước bất bình đẳng mưu chiếm đất theo hình thức cho thuê, giành được Hồng Kông và thu được số tiền bồi thường chiến tranh. Riêng nước Nga, chỉ cần tốn nước bọt, mượn cớ nói giúp để liên quân Anh - Pháp rút ra khỏi Bắc Kinh rồi bắt ép ký điều ước Trung-Nga 14/11/1860. Nội dung của điều ước này còn giá trị quan trọng hơn cả quyền lợi của nước Anh, vì những vùng tô giới của Anh hiện nay đã giao hoàn hết cho Trung Quốc, nhưng phần đất trong điều ước Trung-Nga thì vẫn vĩnh viễn nằm trong tay Nga cho đến hiện giờ… Cũng cần phải đề cập đến nước láng giềng thứ hai của Trung Quốc là Nhật Bản, tuy đến sau nhưng rất hung dữ. Trong chiến tranh Trung-Nhật năm Giáp Ngọ 1894, sau khi tiêu diệt hạm đội Bắc Dương và quét sạch quân Trung Quốc tại Triều Tiên, quân Nhật Bản đánh chiếm phía Nam tỉnh Liêu Ninh và quân cảng tại Sơn Đông. Sau mấy lần sai sứ giả điều đình nhưng Nhật không chấp thuận, cuối cùng Thanh triều phải cử viên đại thần hàng đầu, Lý Hồng Chương, đến Nhật thương lượng. Ngày 17/4/1895 họ Lý ký hoà ước nhục nhã Mã Quan, nội dung nhường cho Nhật vùng đất rộng phía nam tỉnh Liêu Ninh, cùng các đảo Đài Loan, Bành Hồ, bồi khoản 2 vạn vạn lượng bạc, số tiền lớn tương đương với ngân sách Trung Quốc trong 2 năm, gấp 8 lần tiền bồi thường cho liên quân Anh-Pháp. Sau khi Nga, Anh, Pháp can thiệp, Nhật chấp thuận từ bỏ vùng đất phía nam tỉnh Liêu Ninh, nhưng đòi tăng thêm tiền bồi thường. Với số tiền lớn này, Nhật trang bị thêm vũ khí, để chuẩn bị cho các cuộc xâm lăng mới trong thế chiến thứ 2 mà nếu không nhờ thắng lợi của phe đồng minh thì Trung Quốc không biết sẽ đi về đâu. Như vậy nói về ân oán thì Trung Quốc không bao giờ quên vùng đất mà Nga đang giữ và cũng không thể nào quên mối thù Nhật Bản mà chủ tịch Mao trước đây, cũng như giới hiếu chiến “diều hâu” sau thời kỳ trỗi dậy, đã kích động dân tộc, trả thù cái gọi là “nỗi nhục 100 năm”. Tuy nhiên, một tình thế hết sức khó khăn như cuộc đấu bóng đá, Trung Quốc bắt buộc phải thắng Nga mới đòi được đất và thắng Nhật Bản mới trả được thù. Trong khi đó Nga và Nhật Bản chỉ cần bắt tay nhau hòa là Trung Quốc hết cửa…(Đó cũng chính là sách lược của Nhật Bản và không biết chừng cũng là của Nga mà chúng ta sẽ đề cập tới sau). Tổng thống Nga V.Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại điện Kremlin ngày 24/4/2013 Nga đang ở đâu và làm gì? Trên biển Hoa Đông, Nga và Nhật Bản cho đến bây giờ 2 nước vẫn chưa có một hiệp ước hòa bình, nhưng rõ ràng, với Nga “tiêu hóa” hết những vùng đất, hòn đảo mà Thế chiến thứ 2 để lại đã là quá đủ, Nga không cần phải bành trướng thêm. Do đó, phía Bắc, Nhật Bản nếu như chấp nhận hiện trạng thì tình hình sẽ không có gì xảy ra, nghĩa là Nhật Bản chẳng lo lắng gì về Nga. Vì vậy, khi bị Trung Quốc ép ở vùng biển đảo Senkaku/Điếu Ngư ở phía Nam, Nhật Bản cần phải mưu cầu sự hòa dịu ở phía Bắc để rảnh tay dồn lực đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng ở phía Nam đến từ Trung Quốc. Đương nhiên, thế đàm phán của Nhật Bản lúc đó sẽ khác đi, Nhật Bản có thể sẽ thay đổi quan điểm mà sự thay đổi này có lợi cho Nga, để “chuyển quan hệ Nga-Nhật Bản sang một chương mới”. Đã có những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ sửa đổi những lập trường cứng nhắc để tiến xa hơn trong quan hệ với Nga. Còn nhớ trong chiến tranh thế giới lần 2, khi quân đội Đức đã nhìn thấy Điện Kremlin bằng mắt thường, nếu Nhật Bản quyết định tấn công vào vùng Viễn Đông của Liên Xô, lúc đó không có 15 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn kỵ binh, 1.700 xe tăng và 1.500 máy bay di chuyển từ đó về châu Âu thì Mátxcơva đã chứng kiến cuộc duyệt binh của quân đội Đức. Trung Quốc nguy hiểm với Nhật Bản hơn Nga, cho nên Nhật Bản sẽ điều lực lượng hải quân, không quân từ phía Bắc về đối phó với Trung Quốc. Âu đó cũng là một món nợ lịch sử mà Nga đã trả cho Nhật Bản chăng? Tất nhiên, hành động lúc đó của Nhật Bản là vô tình, không phải vì Liên Xô mà chỉ vì Nhật Bản, còn bây giờ thì hành động của Nga cũng chỉ vì lợi ích Nga, song le không phải là vô tình. Nếu như năm 1972, Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau tạo ra một sự biến chuyển về chất trên khu vực và thế giới như nào thì tác động của việc Nga, Nhật Bản bắt tay nhau trong thời gian tới sẽ có một cục diện rất khó dự đoán cho Châu Á-TBD và thế giới. Nhật Bản càng “tự do, độc lập” với Mỹ bao nhiêu thì khả năng này càng dễ xảy ra bấy nhiêu. Cho nên, việc Trung Quốc đang cố gắng để chia rẽ liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản là lợi bất cập hại, thậm chí còn tệ hơn khi “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa”. Trung Quốc, Nhật Bản căng thẳng, Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân. Nga lặng lẽ tăng cường sức mạnh quân sự ở Viễn Đông và tính toán sử dụng vũ lực khi cần thiết để bảo đảm quyền kiểm soát đối với nguồn năng lượng; Nga chấp nhận Nhật Bản đầu tư vào khu vực Viễn Đông mà không phải là Trung Quốc…điều này đã nói lên Nga cảnh giác, sẵn sàng với ai trong khu vực. Bất luận thế nào, trên biển Hoa Đông, Nga cũng đang chờ hưởng lợi. Trên Biển Đông khu vực ĐNA, an ninh chủ quyền trên biển của Việt Nam gắn liền với an ninh kinh tế của Nga, lợi ích quốc gia Nga. Đó là lý do vì sao vũ khí tiên tiến, đời mới của Nga cung cấp cho quân đội Việt Nam đã hình thành nên sức chiến đấu mới, mạnh, đủ sức răn đe, giáng trả các thế lực xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam trên Biển Đông. Và đương nhiên, ngoài Việt Nam, Nga không từ chối bất kỳ quốc gia nào ở ĐNA có ý muốn mua vũ khí Nga. Indonesia, Malaysia cũng đều rất cần, đã, đang mua sắm vũ khí của Nga để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự hung hăng của một số nước. Bán vũ khí và bán năng lượng là nguồn sống của Liên bang Nga. Nga, nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng tại các giếng dầu ở tây Siberia trong vài năm tới, trong khi đó, Viện Khảo sát Địa chất Mỹ cho hay Bắc Cực chứa khoảng 30% trữ lượng khí đốt và 15% trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác của thế giới. Quả là một nguồn năng lượng nhiều vô kể và đầy quyến rũ. Nga, Canada và Đan Mạch đều tuyên bố dãy núi ngầm chạy dọc bên dưới Bắc Cực có tên Rặng Lomonosov dài 1.800 km là một phần trong lãnh thổ của mình. Tiếc thay, tranh chấp sẽ xảy ra không chỉ gồm có 3 nước này. Ngay cả Trung Quốc cũng đang sẵn sàng cho cuộc chiến Bắc Cực. Nga đang ở đâu, làm gì vắng lặng trên khu vực châu Á-TBD trong thời gian qua, câu trả lời đã được giải đáp: Họ đang chớp thời cơ hướng sự chú ý của mình tới Bắc Cực; đang bán vũ khí cho các khu vực có tranh chấp căng thẳng và chờ hưởng lợi ở biển Hoa Đông. Theo Đất Việt Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2014 Ba người nắm giữ chìa khóa Đông Á Ai sẽ nắm giữ chìa khóa cho tương lai Đông Á? Một nước Mỹ đang suy giảm ảnh hưởng, một Trung Quốc đối mặt với không ít bất mãn, hay một Nhật Bản đang khuếch trương sức mạnh? Ảnh: wordpress Giới phân tích Nhật Bản thường không quá phóng đại. Vì thế khi một quan chức cấp cao ở Tokyo gần đây so sánh tình hình an ninh đang xấu đi ở Đông Á tương đương với châu Âu những năm 1930 giữa lúc chủ nghĩa phát xít trỗi dậy, thì thực sự đây là lúc cần ngồi lại và suy ngẫm. Hãy chú ý, lời cảnh báo của quan chức Nhật xuất hiện trước động thái bất ngờ của Trung Quốc khi họ tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông - bao trùm quần đảo tranh chấp với Nhật gọi là Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ đó, Nhật, Mỹ và Hàn Quốc liên tục điều động máy bay chiến đấu trong khu vực. Sứ mệnh ngoại giao hòa giải của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thất bại, khiến thùng thuốc súng tiếp tục âm ỉ. Không ai công khai nói về một Thế chiến thứ ba. Nhưng càng ngày, người ta càng ý thức rõ ràng về khả năng tương lai đụng độ giữa các siêu cường xung quanh những đảo đá, bãi ngầm, những tuyến đường biển hay không phận tại vùng tranh chấp vượt ra ngoài những ranh giới lịch sử của Trung Quốc. Việc thiếu vắng một tổ chức an ninh khu vực, thiếu vắng đường dây nóng giữa Bắc Kinh và Tokyo đã làm tình hình hiện tại nguy hiểm hơn. Cuộc chơi ba người Có ba người đàn ông đang nắm giữ chìa khóa cho những gì có thể xảy ra trong năm 2014. Một là Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc. Ngược với tuyên bố từ người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào là trỗi dậy hoà bình, ông Tập đưa ra lời khẳng định mang nặng chủ nghĩa dân tộc, cứng rắn hơn, đó là lòng tự hào của một quốc gia, là khẳng định quyền của Trung Quốc trên trường quốc tế với ý chí bất khuất. Tư tưởng được củng cố qua bài phát biểu nhậm chức của ông Tập về giấc mơ Trung Quốc. Ông Tập đang trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ thời Đặng Tiểu Bình, nhà phân tích William Pesek nói. Ông có thể đặc biệt mạo hiểm để sẵn sàng đối đầu với Nhật nhằm đánh lạc hướng những phản đối với chương trình cải cách, những bất mãn của người dân trong nước do tình trạng ô nhiễm, bất bình đẳng thu nhập và tham nhũng. Sự gia tăng quyền lực của ông Tập trùng khớp với sự trỗi dậy của một cá nhân cứng rắn - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - người nhậm chức với chương trình nghị sự là đối phó với Trung Quốc. Là người đề cao chủ nghĩa dân tộc, ông Abe nói rằng, thời gian qua là lúc Nhật cần xem xét lại hiến pháp hoà bình, công nhận có rất nhiều mối đe dọa với an ninh quốc gia, cần đứng lên một cách dũng cảm và mạnh mẽ vì những lợi ích và giá trị đất nước. Ông đã gia tăng ngân sách quốc phòng, thiết lập hội đồng an ninh quốc gia, củng cố liên minh với các nước như Philippines (có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc) và lên kế hoạch mua sắm các vũ khí mới hiện đại từ Mỹ. Người thứ ba là Tổng thống Mỹ Barack Obama - người nắm giữ những khẩu súng lớn hơn, nhiều tàu thuyền và máy bay hơn hai người kia gộp lại. Như phần còn lại của thế giới, Washington có thể nghĩ tới hàng nghìn lý do tại sao một cuộc chiến Đông Á sẽ tạo ra muôn vàn ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại, tài chính quốc tế và khối nợ Mỹ. Ý thức về quan niệm ảnh hưởng Mỹ đang sụt giảm trong khu vực, rằng một đám cháy nhỏ nhất có thể tạo ra hoả hoạn lớn, ông đã đưa ra chiến lược xoay trục về châu Á, đặt khu vực này ở vị trí cao hơn trong ưu tiên chính sách đối ngoại, chủ yếu nhằm (mặc dù phủ nhận) đối phó với tham vọng hải quân của Trung Quốc ở Thái Bình Dương cũng như các biểu hiện đáng lo ngại khác của nỗ lực phô trương sức mạnh Trung Quốc. Các nhà quan sát khu vực đặt ra câu hỏi, Obama đánh giá mối đe dọa Trung Quốc thực sự nghiêm trọng tới đâu, và có thực sự bảo vệ Nhật nếu tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư dẫn tới một cuộc chiến? Có lẽ 2014 sẽ đưa ra câu trả lời. Thái An(theo Guardian) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2014 Ngoại trưởng Hàn Quốc bắt đầu chuyến công du tới Mỹ (Vietnam+) Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ( trái). (Nguồn: KYODO/TTXVN) Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se ngày 6/1 đã bắt đầu chuyến công du ba ngày tới Washington để thảo luận với các quan chức cấp cao nước chủ nhà về vấn đề Triều Tiên, lịch sử và tình hình căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Yun Byung-se sẽ có cuộc gặp trong ngày với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry vào ngày 7/1. Phát biểu trước báo giới ngay sau khi tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các cựu chiến binh Hàn Quốc, Ngoại trưởng Yun cho hay: "Trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Mỹ, tôi sẽ giải thích quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc về vấn đề đền Yasukuni của Nhật Bản." Theo Ngoại trưởng Yun, các cuộc thảo luận với hai ông Kerry và Hagel cũng sẽ tập trung vào Triều Tiên. Theo trợ lý của Ngoại trưởng Yun, những vấn đề khác trong chương trình nghị sự sẽ bao gồm cả việc Seoul yêu cầu lùi lại thời điểm chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động thời chiến cũng như việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không ở Biển Hoa Đông. ================= Bởi vậy, ngài Kim Jong Ul đừng vội nóng ruột. Mọi chuyện rồi sẽ rõ ràng và tôi tin rằng hai miền Cao Ly sẽ thống nhất trước 2017. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2014 Tổng thống Hàn Quốc sẵn sàng gặp ông Kim Jong-un Thứ Hai, 06/01/2014 11:31 (NLĐO) – Hôm 6-1, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun -hye tuyên bố sẽ sẵn sàng gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất kỳ lúc nào. Thụy Điển kinh ngạc với khu trượt tuyết xa xỉ Triều Tiên Trung Quốc không “bỏ rơi” Triều Tiên Cận cảnh khu trượt tuyết “đẳng cấp thế giới” của Triều Tiên Triều Tiên tiếp tục thanh trừng Trong cuộc họp báo đầu năm mới, Tổng thống Park sẽ tiến hành đề xuất chương trình nhân đạo cho phép các gia đình giữa 2 miền Nam và Bắc đoàn tụ vào cuối tháng này. Mục đích kế hoạch là tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho người dân miền Bắc cũng như thiết lập lại mối quan hệ giữa 2 bên. Đề nghị trên được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên được cho là đang căng thẳng sau vụ thanh trừng ông Jang Song – thaek, dượng của lãnh đạo Kim Jong-un, hồi cuối năm ngoái. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye sẵn sàng gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất kỳ lúc nào.Ảnh: Yonhap Bà Park nói: “Tôi hy vọng các thành viên lớn tuổi của những gia đình bị ly tán sẽ được phép đoàn tụ vào dịp Tết Nguyên đán nhằm giúp họ hàn gắn vết thương lòng”. Đây là nỗ lực mới nhất của Seoul nhằm cải thiện quan hệ liên Triều sau khi Bình Nhưỡng đơn phương hủy bỏ lệnh cho phép các gia đình bị chia cách được đoàn tụ hồi tháng 9 năm ngoái. Bà Park nói rằng: “Năm 2015 sẽ đánh dấu 70 năm kể từ khi 2 miền chia cách. Hàn Quốc sẽ tiến hành giải phóng miền Nam khỏi cuộc đối đầu và mối đe dọa hạt nhân từ miền Bắc. Chúng ta nên chuẩn bị để mở ra một kỷ nguyên thống nhất mới. Nếu Triều Tiên có ý định từ bỏ chương trình hạt nhân và trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế thì các bên sẽ cùng nhau bàn bạc kế hoạch hỗ trợ tích cực cho Triều Tiên”. Trong một diễn biến khác, Triều Tiên đã cho thay thế Bộ trưởng Bộ Công nghiệp than sau khi ông Jang bị tử hình vì một trong những cáo buộc đã tìm cách thao túng hoạt động xuất khẩu của ngành này. Triều Tiên đã bổ nhiệm ông Mun Myong Hak thay ông Rim Nam Su làm Bộ trưởng Công nghiệp than trong dịp kỉ niệm 30 năm khai thác mỏ than khu vực Pukchang ở tỉnh Nam Phyongan. Được biết lần cuối cùng ông Rim xuất hiện trên phương tiện truyền thông quốc gia là vào tháng 6 năm ngoái. Trước đó, Bình Nhưỡng hôm 5-1 cáo buộc Seoul "dội nước lạnh" vào nỗ lực hàn gắn song phương sau khi Hàn Quốc đáp lại kêu gọi tăng cường quan hệ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bằng tuyên bố “hòa bình và hòa giải không thể chỉ đạt được bằng lời nói” và yêu cầu Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình hạt nhân. “Seoul đã đáp lại lời kêu gọi của Bình Nhưỡng về việc bảo vệ an ninh và hòa bình dân tộc bằng những nhận xét hiếu chiến, khiêu khích và đe dọa. Điều này cho thấy Hàn Quốc không có thiện chí cải thiện quan hệ với miền Bắc và cũng sẽ giữ thế đối đầu, chiến tranh cả trong năm nay. Triển vọng cho mối quan hệ xuyên biên giới giờ phụ thuộc vào thái độ của chính quyền Hàn Quốc” - hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn lời người phát ngôn của Ủy ban tái thống nhất hòa bình Triều Tiên (CPRK) nói. Xuân Mai (Theo Yonhap) ============= Tốt! Mọi chuyện đang diễn tiến tốt đẹp. Cứ từ từ, chắc chắn. Nhưng đừng bỏ lỡ cơ hội. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2014 Ngay sau trận động đất là 16.000 người chết ở Nhật Bản,Lão Gàn đã dự báo - đại ý - rằng: Không quá ba năm, nước Nhật sẽ phục hồi (Năm Việt lịch tương đương 2013). Sau đó sẽ trở lại vị trí siêu cường quốc tế như cũ (tức thứ II thế giới). ======================= Thủ tướng Abe tảo mộ cha, lập chí xây dựng Nhật Bản trở nên huy hoàng Hồng Thủy 06/01/14 06:55 (GDVN) - Shinzo Abe nói với các phóng viên, ông đã cáo yết trước mộ cha rằng năm nay sẽ phấn đấu hết sức để đưa Nhật Bản phát triển thành một quốc gia huy hoàng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về quê nhà tảo mộ cha, lập chí xây dựng Nhật Bản thành một quốc gia huy hoàng. Thời báo Hoàn Cầu ngày 5/1 dẫn nguồn tin Kyodo News cho biết, 4h chiều 4/1 giờ địa phương, Thủ tướng Shizo Abe đã đến tảo mộ cha mình đang yên nghỉ tại quê nhà ở thành phố Nagato tỉnh Yamaguchi. Sau khi tảo mộ cho người cha quá cố, ông Shinzo Abe nói với các phóng viên, ông đã cáo yết trước mộ cha rằng năm nay sẽ phấn đấu hết sức để đưa Nhật Bản phát triển thành một quốc gia huy hoàng. Tiếp đó Thủ tướng Nhật Bản tham gia buổi gặp mặt những người ủng hộ ông tại thành phố Nagato, tại đây ông Shinzo Abe khẳng định, ngoài việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chỉnh đốn và xây dựng lại nền tài chính sẽ không có con đường nào khác. Chính sách kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông Shinzo Abe và nội các. Trước buổi họp mặt với những người ủng hộ, vợ chồng Thủ tướng Shinzo Abe đã đi thăm 2 ngôi đền ở Nagato, ông nói với báo chí rằng mình hy vọng năm 2014 mọi việc sẽ bình an vô sự. Ông Shizo Abe cũng nhận một bức tượng tuấn mã bằng đồng do những người ủng hộ tặng. Thủ tướng Nhật cho biết ông cầm tinh con ngựa và hy vọng sẽ nỗ lực vượt qua thách thức một cách nhẹ nhàng như tuấn mã, không lùi bước và không hèn nhát trước mọi khó khăn, thách thức. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2014 Huyền thoại bóng rổ Mỹ đi Triều Tiên mừng sinh nhật Kim Jong-un Thứ Hai, 06/01/2014 - 13:43 (Dân trí) - Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman hôm nay đã lên đường tới Bình Nhưỡng để tham gia một trận giao hữu bóng rổ nhân sinh nhật của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nói rằng trận đấu có thể giúp Bình Nhưỡng “mở cánh cửa chút ít” với thế giới bên ngoài. Rodman tại sân bay Bắc Kinh trước khi tới Bình Nhưỡng ngày 6/1. Rodman sẽ dẫn đầu một nhóm các cựu cầu thủ bóng rổ nổi tiếng, trong đó có Kenny Anderson, Cliff Robinson và Vin Baker, để tham gia trận giao hữu với các cầu thủ Triều Tiên, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/1 nhân sinh nhật của ông Kim Jong-un. Phát biểu trước báo giới tại sân bay Bắc Kinh, Rodman cho hay ông hi vọng trận đấu sẽ “mở cửa cánh” để “thảo luận về một số điều”. “Nhưng tôi sẽ không nói rằng “Thưa ngài, ông đang làm điều sai trái”. Đó không phải là cách làm thích hợp. Ông ấy là bạn của tôi… và tôi yêu quý ông ấy”, Rodman nói. Các cầu thủ từng chơi cho giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) là Doug Christie, Craig Hodges và Charles D Smith cũng tham gia trận đấu giao hữu cùng Rodman lần này. 5 cầu thủ đi cùng Rodman trong chuyến bay tới Bình Nhưỡng hôm nay, trong khi một người khác sẽ tới vào ngày mai 7/1. Rodman gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 2/2013. Huyền thoại bóng rổ Mỹ đã làm bạn với nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Bình Nhưỡng hồi tháng 2, khi ông miêu tả nhà lãnh đạo Kim Jong-un là “người bạn suốt đời”. Ông Kim Jong-un, từng du học Thụy Sĩ, được cho là rất hâm mộ môn bóng rổ, đặc biệt là đội Chicago Bulls. Rodman từng đóng vai trò quan trong trong việc giúp Chicago Bulls giành 3 giải thưởng NBA cùng Michael Jordan vào những năm 1990. Ngay trước lễ Giáng sinh vừa rồi, ông Rodman cũng có chuyến đi tới Bình Nhưỡng để huấn luyện cho các cầu thủ Triều Tiên nhưng không gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đây là lần thứ 4 cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ tới Bình Nhưỡng. An Bình Theo BBC Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 1, 2014 Phép thử của Hàn Quốc với Triều Tiên Cập nhật lúc 16:51, 06/01/2014 (Tin tức 24h) - Trước động thái muốn cải thiện mối quan hệ với Hàn Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Hàn Quốc đã tỏ ra nghi ngờ về sự chân thành này của ông Kim. Tuy nhiên, sau sự phản ứng dữ dội lại của Bình Nhưỡng, lãnh đạo Hàn Quốc đã bất ngờ thay đổi thái độ. Tổng thống Park Geun-hye muốn gặp mặt ông Kim với ý muốn hòa bình ở hai miền Nam-Bắc. Đây có thể coi là phép thử của Hàn Quốc với Triều Tiên. Phép thử Ngày 6/1, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun -hye tuyên bố sẽ sẵn sàng gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất kỳ lúc nào. Trong cuộc họp báo đầu năm mới 2014, Tổng thống Park sẽ tiến hành đề xuất chương trình nhân đạo cho phép các gia đình giữa 2 miền Nam và Bắc đoàn tụ vào cuối tháng này. Mục đích kế hoạch là tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho người dân miền Bắc cũng như thiết lập lại mối quan hệ giữa 2 bên. Bà Park nói: “Tôi hy vọng các thành viên lớn tuổi của những gia đình bị ly tán sẽ được phép đoàn tụ vào dịp Tết Nguyên đán nhằm giúp họ hàn gắn vết thương lòng”. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye sẵn sàng gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất kỳ lúc nào. Đây là nỗ lực mới nhất của Seoul nhằm cải thiện quan hệ liên Triều sau khi Bình Nhưỡng đơn phương hủy bỏ lệnh cho phép các gia đình bị chia cách được đoàn tụ hồi tháng 9 năm ngoái. Bà Park cho biết thêm: “Năm 2015 sẽ đánh dấu 70 năm kể từ khi 2 miền chia cách. Hàn Quốc sẽ tiến hành giải phóng miền Nam khỏi cuộc đối đầu và mối đe dọa hạt nhân từ miền Bắc. Chúng ta nên chuẩn bị để mở ra một kỷ nguyên thống nhất mới. Nếu Triều Tiên có ý định từ bỏ chương trình hạt nhân và trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế thì các bên sẽ cùng nhau bàn bạc kế hoạch hỗ trợ tích cực cho Triều Tiên”. Cũng trong bài phát biểu đó, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói: "Không ai biết được tình hình thực sự ở Triều Tiên và những gì Bình Nhưỡng sẽ làm trong tương lai. Do đó chúng tôi sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra". Cùng ngày, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se đã bắt đầu chuyến công du ba ngày tới Washington để thảo luận với các quan chức cấp cao nước chủ nhà về vấn đề Triều Tiên, lịch sử và tình hình căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Yun Byung-se sẽ có cuộc gặp trong ngày với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry vào ngày 7/1. Theo Ngoại trưởng Yun, các cuộc thảo luận với hai ông Kerry và Hagel cũng sẽ tập trung vào Triều Tiên. Có lẽ vì muốn biết ý định cuối cùng của Triều Tiên là gì nên Hàn Quốc đã có những động thái bất ngờ đó. Động thái của Hàn Quốc diễn ra chỉ sau một ngày khi Triều Tiên "nổi đóa" vì bị Hàn Quốc khước từ cử chỉ hòa bình. Cụ thể ngày 5/1, Bình Nhưỡng cáo buộc Seoul đã “dội nước lạnh” vào nỗ lực hàn gắn quan hệ hai nước. Binh sỹ Triều Tiên và Hàn Quốc tại khu vực biên giới chung Trước đó, trong bài phát biểu đầu năm mới vừa qua, sau khi ngợi khen vụ xử tử ông chú Jang Song-thaek, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi tạo “bầu không khí thuận lợi” cho việc giảm bớt căng thẳng với Seoul, và nói rằng “đã đến lúc” cải thiện mối quan hệ vốn đã căng thẳng nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong phản ứng chính thức được phát đi hôm 3/1, chính phủ Hàn Quốc đã khẳng định cử chỉ này là “trống rỗng”, và kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân để thể hiện cam kết hàn gắn quan hệ. “Hòa bình và hòa giải không thể đạt được chỉ bằng lời nói”, Seoul khẳng định. “Để cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, Triều Tiên phải cho thấy sự chân thành trong việc xây dựng niềm tin, và trên hết phải có những nỗ lực thực sự để phi hạt nhân hóa”. Trước thái độ lạnh nhạt nêu trên, Triều Tiên đã gọi phản ứng trên là “không được chờ đợi” và cho rằng nó chỉ khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên thêm gia tăng. Triều Tiên tiếp tục biến động chính trị Trong khi đó, tại Triều Tiên tiếp tục diễn ra các biến động về chính trị. Nước này đã thay thế Bộ trưởng Than sau khi thanh trừng Jang Song-thaek, người bị cáo buộc cố gắng kiểm soát các doanh nghiệp xuất khẩu than sinh lợi của đất nước này. Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 6/1 đưa tin, ông Mun Myong-hak được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than vào ngày kỷ niệm 30 năm thành lập khu tổ hợp khai thác mỏ Pukchang ở tỉnh Nam Phyongan. Tên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than Triều Tiên trước đó được xác định là Rim Nam-su. Hiện chưa rõ số phận của ông này sau khi bị cách chức. Theo Giám đốc Tình báo Hàn Quốc Nam Jae-joon hồi tháng 12/2013, vụ thanh trừng Jang Song-thaek được cho là có liên quan tới các bê bối tham nhũng trong ngành xuất khẩu than và kim loại quý của Triều Tiên với cáo buộc bán tháo tài nguyên với giá rẻ. Một thông tin chấn động khác tại Triều Tiên, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 6/1 cho biết, Kim Kyong-hui, người cô ruột của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và là vợ của Jang Song-thaek có thể đã chết. Bà Kim Kyong-hui Tờ báo dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết, bà Kim Kyong-hui đã tự tử hoặc chết vì một cơn đau tim. Nguồn tin cho biết, tình báo Hàn Quốc cũng tin rằng bà cô của Kim Jong-un đã chết, nhưng hiện chưa thể xác nhận được thông tin này. Ngoài ra, tình báo Hàn Quốc cũng đang cố gắng kiểm chứng thông tin cho rằng bà Kim Kyong-hui đã ra nước ngoài chữa bệnh sau khi hay tin chồng mình bị cháu ruột xử tử. Chosun Ilbo dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết, "Có rất nhiều tin đồn xung quanh chuyến đi của Kim Kyong-hui, nhưng chúng tôi chưa thể xác nhận bất kỳ thông tin nào trong đó". Nguyễn Ngân (Tổng hợp) =================== Các cụ nhà ta phát biểu: "Nói phải củ cải cũng nghe"; "Ông giơ chân giò, bà thò chai rượu". Các cụ nhà ta đã nói thì cứ phải từ đúng trở lên. Lý học thì cho rằng: Cứ chính danh mà làm. Mọi chuyện đâu có đó. Chúc hai miền Cao Ly nhanh chóng thống nhất. Nhanh thì ngay chiếu nay, chậm không quá trước năm 2017. Nếu quá thời hạn này rất bất lợi cho các bạn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 1, 2014 Biển Đông năm 2014: Sẽ lắng dịu trước phiên tòa xét xử...? Thứ Ba, 07/01/2014 - 11:47 Tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn khi các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này đang thương thuyết để đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc. Đó là nhận định của Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 5/1. Tình hình Biển Đông sẽ lắng dịu cho đến khi tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bắt đầu xét xử đơn kiện của Philippines Tuy nhiên, theo vị chuyên gia khu vực nổi tiếng này, tình hình có thể thay đổi vào giữa năm khi tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bắt đầu xét xử đơn kiện của Philippines về tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết vùng biển này. Hiện tại, có ít nhất bốn cuộc họp thương lượng về COC giữa Trung Quốc và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được lên kế hoạch tổ chức vào đầu năm nay. Theo Giáo sư Carl Thayer, các thành viên ASEAN sẽ tự kiềm chế để không tác động tới mục tiêu nhắm tới, bởi đang có hy vọng đạt được COC. Trong nhiều năm qua, ASEAN đã hối thúc các bên đạt được một bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý, vạch ra những quy định hành xử để ngăn ngừa nguy cơ xung đột bùng phát trên vùng biển tranh chấp. Trong khi đó, Trung Quốc luôn tìm cách né tránh đàm phán COC và khăng khăng rằng, tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết song phương. Tuy nhiên, quan điểm của Bắc Kinh đã bắt đầu thay đổi vào năm ngoái. Tháng 9/2013, Trung Quốc và các nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN đã tổ chức một cuộc tham vấn đầu tiên về COC tại thành phố Tô Châu. “Dù muộn nhưng Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, bộ quy tắc ứng xử thực sự giống như những gì họ đang thúc đẩy, cụ thể là đặt các tranh chấp sang một bên và tập trung vào hợp tác”, Oh Ei Sun - chuyên gia cao cấp tại Trường nghiên cứu quan hệ quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho hay. Tuy nhiên, đến ngày 30/3/2014, Philippines sẽ phải đệ trình trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển những lập luận chống yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn”, mà theo đó “ôm trọn” gần hết Biển Đông. Tòa án quốc tế sau đó sẽ gửi đến Trung Quốc một văn kiện để yêu cầu Trung Quốc trả lời. Nếu Bắc Kinh không trả lời, thì theo Giáo sư Thayer, tòa án sẽ sớm đưa ra quyết định. Tuy nhiên, đây là một việc chưa có tiền lệ và ông Thayer cũng không rõ câu chuyện sẽ diễn tiến ra sao và kết thúc như thế nào. Theo Minh Châu Petrotimes ======================= Nếu Bắc Kinh không trả lời, thì theo Giáo sư Thayer, tòa án sẽ sớm đưa ra quyết định. Tuy nhiên, đây là một việc chưa có tiền lệ và ông Thayer cũng không rõ câu chuyện sẽ diễn tiến ra sao và kết thúc như thế nào.Sau hai năm liên tiếp - theo phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt (Phong thủy Tàu không có cửa định tâm tất cả các lục địa), Thái tuế chiếu hướng Đông Nam Tây Bắc - phạm "Thiên khắc, Địa xung" (Còn theo Phengshui Tàu thì "Thiên khắc, Phong xung". ) . Đây chính là vùng biển Đông của Việt Nam. Sang năm Giáp Ngọ, Thái tuế chuyển hướng chiếu theo trục Bắc Nam. Bởi vậy, nhận xét của giáo sư Thayer rất có "cơ sở lý học Việt" và được "Lý học Việt công nhận".Hì. Nhưng cái bản chất của cái zdấn đề vưỡn cứ là Thái Tuế vận 8 nằm chình ình ở Trung cung và Ngũ hoàng ngự tại Đông Nam trong vận này (Theo phong thủy Việt. Còn theo Tàu thì lại tốt mới quái chiêu chứ). Do đó, cho nên, nguy cơ bất ổn tại bể Đông vưỡn cứ là chưa giải quyết được. Sang năm tình hình Hoa Đông diễn biến rất khuých tạp. Tớ quảng cáo trước để các quí vị chính khứa liên quan đến vùng đất này, cố gắng trổ tài kinh bang tế thế, chống chọi với cái tình hình khuých tạp nơi đây. Tuy nhiên, tớ vưỡn nhắc lại là chưa có bụp nhau một trận nhớn ngay tại Hoa Đông năm tới - tức "canh bạc cuối cùng" chưa xảy ra. Chẳng phải ngẫu nhiên bà Vanga liên kết giữa "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại" với "dân tộc Assyri bị tiêu diệt". Chưa hết: Trong lời bài hát Hòn Vong Phu có một hình tượng tương tự: "Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua. Đến khi núi lở sông mòn. Mới mong đến Hòn Vọng phu". Tuy nhiên, trong lý học Việt có vẻ có câu cứu rỗi, từ hàng trăm năm trước: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Nghĩa đen của câu này là Sư tử tức Kỳ Lân - biểu tượng của Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt. Nếu lên ngôi - tức lý thuyết cổ xưa quay trở lại sớm - thì gió thái bình sẽ thổi khắp thiên hạ. Lão Gàn chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam bộ, nên chỉ gợi ý để các nhà cầm quyền của các siêu cường suy nghĩ và tự quyết định. Tất nhiên là nếu các quí vị chính khứa đó chiếu cố vào cái tô bic này. Cái oái oăm là khi thừa nhận "sư tử thượng" thì cái con rùa ở sông Lạc thủy nên đưa vào nhà hàng làm đặc sản và văn hiến Việt lên ngôi với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử. Giờ làm siu?! Các quí zdị mún gì? 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 1, 2014 Triều Tiên lo sợ bị "Trung Quốc hóa" Thứ Ba, 07/01/2014 - 10:01 (Dân trí) - Vụ xử tử gây sốc đối với người chú dượng của nhà lãnh đạo Triều Tiên là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang cố gắng giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc trong khi tìm cách phá thế bế tắc trong quan hệ với Mỹ, một chuyên gia Trung Quốc nhận định. Ông Jang bị xử tử hồi tháng 12/2013. Jang Song-thaek, từng là người chú quyền lực kiêm cố vấn chính trị của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, đã bị xử tử vào ngày 12/12 vì cáo buộc âm lưu lật đổ chính quyền, tham nhũng và các tội danh khác. Ông Jang cũng bị cáo buộc bán than đá của Triều Tiên cho "một quốc gia nước ngoài" với giá rẻ mạt. Vụ xử tử ông Jang đánh dấu sự chuyển dịch chính trị lớn nhất tại Triều Tiên kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền thay cha mình 2 năm trước. Vu thanh trừng gây ra những lo ngại về quan hệ kinh tế Trung-Triều vì ông Jang từng giám sát các dự án kinh tế quan trọng với Bắc Kinh. Da Zhigang, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Bắc Á tại Viện khoa học xã hội tỉnh Hắc Long Giang, cho rằng sự "tụt dốc không phanh" của ông Jang "phản ánh các chia rẽ trong đảng cầm quyền, chính phủ và các lực lượng quân đội đối với các chính sách ngoại giao. Vụ việc cũng tiết lộ mong muốn của Bình Nhưỡng nhằm giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc và tìm một con đường mới để vượt ra khỏi thế bế tắc với Mỹ". "Cú ngã ngựa của ông Jang cho thấy Triều Tiên đang tìm cách chống sự Trung Quốc hóa", ông Da nhận định trong một bài viết có tựa đề "Cuộc thanh trừng có thể chứng tỏ Bình Nhưỡng muốn tách biệt khỏi Bắc Kinh" trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 7/1. "Nếu vụ xử tử ông Jang được hiểu là nhằm đẩy nhanh tiến trình chống Trung Quốc hóa thì điều đó cũng có nghĩa là Bình Nhưỡng có thể đang tìm kiếm một chiến lược thân Mỹ", ông Da viết. "Trong lịch sử của Triều Tiên, nhiều nhân vật thân Trung Quốc đã bị phế truất dưới vỏ bỏ của các vấn đề trong nước. Cái chết của ông Jang có thể làm đẩy nhanh việc Triều Tiên hướng tới Mỹ", ông Da cho biết. Ông Da cũng cảnh báo rằng Triều Tiên có thể trở nên khó dự đoán sau vụ phế truất ông Jang. "Rõ ràng là vụ phế truất ông Jang - một nhân vật ôn hòa trong chính sách đối ngoại và phản đối các vụ thử tên lửa và hạt nhân - sẽ giúp các phe phái quân sự cứng rắn nổi lên". "Hơn nữa, cuộc thanh lọc cũng làm gia tăng khả năng về một vụ thử hạt nhân thứ 4 và việc phát triển các khả năng hạt nhân sẽ được ưu tiên hơn phát triển kinh tế", ông Da nhận định. Hàn Quốc và Mỹ cũng đang theo dõi chặt chẽ Triều Tiên trong bối cảnh có những lo ngại rằng Bình Nhưỡng có thể tiến hành các hành động khiêu khích để thúc đẩy sự đoàn kết ở trong nước sau vụ xử tử ông Jang. An Bình Theo Thời báo Hoàn cầu =================== "Nếu vụ xử tử ông Jang được hiểu là nhằm đẩy nhanh tiến trình chống Trung Quốc hóa thì điều đó cũng có nghĩa là Bình Nhưỡng có thể đang tìm kiếm một chiến lược thân Mỹ", ông Da viết. Bi wờ mới biết điều này thì muộn rùi - kính thưa ngài giáo sư Da! Nó có từ thời ngài Kim Jong Il còn tại vị cơ. Nhưng thôi "Thiên cơ bất khả lậu". Chẳng phải ngẫu nhiên Lão Gàn cho rằng: Cơ hội thống nhất hai miền Cao Ly đang hiện hữu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2014 Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ? Cập nhật lúc 16:20, 08/01/2014 (Tin tức 24h) - Là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, năm 2013, tiền đầu tư của Trung Quốc đổ vào Mỹ tăng lên 14 tỉ USD. Không những vậy, giới nhà giàu Trung Quốc đang trút mưa tiền mặt xuống bất động sản Mỹ. Về mặt quốc phòng, sau khi kết thúc chương trình hiện nay về cải cách các lực lượng vũ trang và hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc có thể là đối thủ xứng tầm của Mỹ. Đổ tiền vào Mỹ Theo thống kê nhóm Rhodium, một công ty có trụ sở tại New York (Mỹ), số tiền Trung Quốc đầu tư vào Mỹ trong năm 2013 tăng lên 14 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2012. Số lượng hợp đồng năm 2013 cũng tăng lên con số 82. Các công ty Trung Quốc chiếm 70.000 việc làm toàn thời gian tại Mỹ. Theo thống kê trên, các công ty và doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc chiếm 87% các giao dịch và 76% tổng đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ, tương phản với số lượng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. “Với thị trường rộng lớn, nguồn nhân công có trình độ cùng công nghệ và thương hiệu hàng đầu thế giới, Mỹ có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với thế hệ tiếp theo của các nhà đầu tư Trung Quốc”, báo cáo nhận định. Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ xác nhận, tháng 10/2013, Mỹ lại thêm mắc nợ Trung Quốc khi nước này đã nắm giữ vượt ngưỡng 1.300 tỷ USD số trái phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành. Nếu tính cả số trái phiếu mà Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) mua của Mỹ, Trung Quốc hiện nắm giữ số trái phiếu kỷ lục trị giá 1.440 tỷ USD, tăng so với 1.310 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Nhiều khách sạn lớn tại Mỹ thực chất đã bị bán cho người Trung Quốc Được biết, vào tháng 10/2013, khi nước Mỹ rơi vào nguy cơ vỡ nợ vì bế tắc chính trị, Trung Quốc bày tỏ quan ngại và muốn xem xét giảm bớt dự trữ đồng USD. Tuy nhiên, do hai nước hiện là đối tác thương mại lớn nhất của nhau và Trung Quốc đang xuất siêu sang Mỹ nên Bắc Kinh tiếp tục đầu tư vào trái phiếu Mỹ để ngăn tỷ giá đồng Nhân dân tệ tăng quá nhanh. Không chỉ vậy, với túi tiền rủng rỉnh, giới nhà giàu Trung Quốc đang trút “mưa” tiền mặt xuống thị trường bất động sản Mỹ. Không ít "đại gia" sẵn sàng chấp thuận mua nhà ngay sau khi xem clip giới thiệu mà không cần tới thị sát. Không quan tâm tới cuộc phiêu lưu thất bại của của người Nhật trong những năm 1980, khi các nhà đầu tư thường mua với giá vượt xa giá trị thực, các nhà đầu tư Trung Quốc đang ồ ạt mua sắm tại Mỹ. Một vài thương vụ lớn tại thành phố New York đã khiến giới bất động sản (BĐS) tại đây phải xôn xao. Zhang Xin, một “ông trùm” kinh doanh và giám đốc điều hành của tập đoàn BĐS thương mại lớn nhất Bắc Kinh, đã hợp sức cùng gia đình Safra từ Brazil để mua một phần lớn tòa nhà General Motors tại Midtown. Trong khi đó Dalian Wanda Group, một tập đoàn BĐS lớn của Trung Quốc cho biết đang có ý định xây một khách sạn hạng sang tại Manhattan. Đến nay, các nhà đầu tư Hồng Kông và Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai vào thị trường nhà đất Mỹ, chỉ sau Canada. Và theo ông Steve Collins, giám đốc quốc tế của công ty tư vấn BĐS Jones Lang LaSalle Capital, “đây mới chỉ là sự khởi đầu”. “Tại Trung Quốc người ta đang giàu lên thật khó tin”. Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích hoạt động đầu tư, thậm chí là hỗ trợ vốn cho hoạt động đó. Bank of China, một ngân hàng quốc doanh, đã trở thành ngân hàng nước ngoài tài trợ lớn nhất vào BĐS thương mại tại Mỹ, vượt qua các ngân hàng lớn châu Âu. Tiềm lực quốc phòng đủ đả bại Mỹ Trung Quốc không chỉ là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và số tiền đầu tư luôn tăng sau mỗi năm, tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc cũng khiến Mỹ phải kiêng dè. Chuyên gia Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Matxcơva vừa dự báo, nếu xảy ra một cuộc xung đột trong vòng 6 năm tới tại khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ đánh bại Mỹ vốn đang bị suy yếu. Theo đó, ông Kashin cho rằng, sau khi kết thúc chương trình hiện nay về cải cách các lực lượng vũ trang và hiện đại hóa quân đội, vào năm 2020 Trung Quốc sẽ hoàn toàn có khả năng đánh bại Mỹ cùng các đồng minh ở tây Thái Bình Dương trong một xung đột quân sự cục bộ, qua đó sẽ phá vỡ hoặc làm gián đoạn việc điều động các lực lượng của Mỹ từ các nơi trên thế giới vào khu vực này. Trung Quốc có khả năng đạt được các mục tiêu chính trị trước khi Mỹ tập trung các lực lượng cần thiết để thực hiện cuộc phản công toàn diện trong khu vực. Theo chuyên gia trên, Trung Quốc sẽ có khả năng giáng một cú đánh phi hạt nhân lớn với độ chính xác cao vào các cơ sở hạ tầng giao thông và quân sự của Mỹ trong khu vực, qua đó làm gián đoạn đáng kể tốc độ gia tăng các lực lượng của Mỹ tại vùng chiến sự. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều để có được các phương tiện phòng không hiện đại. Việc Trung Quốc có nhiều tên lửa đạn đạo và có cánh phi hạt nhân với độ chính xác cao khiến các hạm đội Mỹ sẽ bị chuyển hướng sang thực hiện nhiệm vụ đảm bảo phòng thủ chống tên lửa và tiêu diệt các tổ hợp tên lửa di động. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Hiện Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trong nước và gặp khó khăn về ngân sách. Trong khi đó các lực lượng của Mỹ lại được bố trí rất thưa thớt ở khắp các khu vực trên thế giới. Hơn nữa, ở một số khu vực như khu vực Trung Cận Đông, sự có mặt của Mỹ là một yếu tố quan trọng cho sự cân bằng chiến lược hiện nay. Mặc dù khu vực châu Á -Thái Bình Dương là một hướng ưu tiên trong chiến lược “xoay trục”, song Mỹ không thể duy trì được ở đây sự tập trung lực lượng như từng duy trì ở bắc Đại Tây Dương trong thời Chiến tranh Lạnh mà không gây tổn hại cho các cam kết của mình ở các khu vực khác trên thế giới. Trước đó, Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung trong báo cáo hàng năm công bố tháng 10/2013 đã cảnh báo Trung Quốc đang "nhanh chóng mở rộng và đa dạng hóa" khả năng tấn công các căn cứ Mỹ, tàu chiến và tàu sân bay của Mỹ trên Thái Bình Dương, thậm chí có thể tấn công cả những nơi như đảo Guam mà trước đây ngoài tầm với của Bắc Kinh. Gần đây nhất, tháng 12/2013, một nhóm các nghị sỹ đã đề xuất lên Ủy ban quốc phòng Quốc hội Mỹ rằng quân đội Mỹ cần vạch ra một kế hoạch tác chiến cụ thể để đối phó với Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Mai Thùy (Tổng hợp) ==================== Cái này gọi là "chém gió" gọi bằng cụ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2014 Bi wờ mới biết điều này thì muộn rùi - kính thưa ngài giáo sư Da! Nó có từ thời ngài Kim Jong Il còn tại vị cơ. Nhưng thôi "Thiên cơ bất khả lậu". Chẳng phải ngẫu nhiên Lão Gàn cho rằng: Cơ hội thống nhất hai miền Cao Ly đang hiện hữu. Chẳng biết nói thế nào nữa... Chỉ riêng cảm tính mà gọi là có ý kiến thôi : TP rất đồng ý với bác Thiên Sứ về vấn đề này... 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2014 Trung Quốc lại có mưu đồ mới Thứ Tư, 08/01/2014 22:15 Trung Quốc ngang nhiên yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích biển Đông Trong lúc tranh cãi về chủ quyền biển đảo tại biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì Trung Quốc lại vừa đổ dầu vào lửa. Thông qua chính quyền tỉnh Hải Nam, Bắc Kinh ra lệnh tàu cá nước ngoài phải “xin phép nhà chức trách” nếu muốn đánh bắt cá hoặc thăm dò tại “khu vực hành chính mới” do tỉnh này quản lý - bao trùm khoảng 2/3 diện tích biển Đông. Lệnh mới trên được công bố hồi tháng 11-2013 và có hiệu lực từ đầu năm nay nhưng đáng nói là không được công khai bên ngoài Trung Quốc. Theo quy định ngang ngược này, bất kỳ tàu nào vi phạm sẽ phải ra khỏi khu vực, bị tịch thu phương tiện và đối mặt với số tiền phạt lên tới 82.600 USD. Trong một số trường hợp, tàu cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục có những động thái đe dọa khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng Ảnh: CHINAMIL.COM.CN Website tin tức The Washington Free Beacon (Mỹ) nhận định đòi hỏi trên có thể làm bùng nổ cuộc đối đầu mới tại biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra tuyên bố pháp lý rõ ràng áp dụng cho vùng biển họ đang có tranh chấp với một số nước Đông Nam Á. Động thái này không chỉ tổn hại đến tự do hàng hải quốc tế mà còn cho thấy mưu đồ độc chiếm nguồn cá và những tài nguyên khác ở biển Đông của Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng đây dường như là một nỗ lực mới của Trung Quốc để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền vô lý ở biển Đông. Ông John Tkaci, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và là một chuyên gia về Trung Quốc, nhận định đây là diễn biến thật sự quan trọng nhưng không gây bất ngờ. Theo ông, quy định mới là bước tiếp theo của cái gọi “đường 9 đoạn” vốn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ nhằm phục vụ ý đồ tăng cường kiểm soát biển Đông của Trung Quốc. Quy định trên còn có thể là cách để buộc các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản chấp nhận sự lấn tới trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á có thể chống lại bằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. “Trung Quốc rõ ràng đang coi thường công ước” - ông Tkaci chỉ trích. Bắc Kinh có thể tìm cách bao biện khi cho rằng quy định trên do chính quyền địa phương ban hành chứ không phải chính sách quốc gia. Vì thế, không có nhiều khả năng quy định sai trái này bị bãi bỏ. Thậm chí, Trung Quốc còn có thể áp đặt những hạn chế đánh bắt cá tương tự tại biển Hoa Đông, nơi căng thẳng về tranh cãi chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với Tokyo đang gia tăng. Thông tin về quy định trên xuất hiện giữa lúc Trung Quốc vẫn đang gây phản ứng vì thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông (ECSADIZ). Cộng đồng quốc tế lo ngại Bắc Kinh sẽ có bước đi tương tự tại biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gần đây kêu gọi ECSADIZ không nên được thực thi, đồng thời cảnh báo Trung Quốc “kiềm chế những hành động đơn phương tương tự trong khu vực, nhất là ở biển Đông”. Hơn 40 tàu tập trận hải quân ASEAN Đô đốc Agus Heryana, Tư lệnh vùng IV Hải quân Indonesia, cho biết sẽ có ít nhất 40 tàu quân sự của 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại của ASEAN - gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - tham gia cuộc tập trận chung ASEAN+8 vào tháng 4 tới. Cuộc tập trận mang tên Komodo 2014 sẽ được tiến hành tại các vùng biển Batam, Natuna và Anambas thuộc Indonesia tiếp giáp với biển Đông. Với tư cách chủ nhà, Indonesia sẽ cử 5.000 binh sĩ và 12 tàu tham gia. Hoàng Phương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 1, 2014 Trung Quốc đưa ra luật cấm đánh bắt mới trên Biển Đông với mưu đồ gì? Thứ Năm, 09/01/2014 - 19:26 (Dân trí) - Trung Quốc yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải nhận được sự đồng ý của giới chức trách địa phương nước này mới được đánh bắt hoặc khảo sát ở 2/3 Biển Đông từ ngày 1/1/2014. Động thái chắc chắn sẽ tạo ra những đối đầu mới giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng có chủ quyền trên Biển Đông. Quy định ngạo ngược mới, nhưng không công bố rộng rãiLệnh mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, sau khi được giới chức chính quyền Hải Nam đưa ra vào tháng 11 năm ngoái. Theo những quy định mới mà chính quyền Hải Nam đưa ra, toàn bộ tàu cá nước ngoài đi vào vùng quản lý mới của Hải Nam trên Biển Đông, khu vực bao phủ 2/3 trong tổng số 1,5 triệu dặm vuông của Biển Đông, phải được sự đồng ý của giới chức trách Trung Quốc. Biện pháp mới được đưa ra vào ngày 29/11 và được công bố trên báo chí nhà nước Trung Quốc vào ngày 3/12 năm ngoái nằm một phần trong chính sách củng cố luật ngư nghiệp của Trung Quốc. Luật của Trung Quốc tuyên bố bất kỳ tàu nào vi phạm quy định về đánh bắt sẽ bị buộc phải ra khỏi khu vực, bị tịch thu đồ đánh bắt và bị phạt tới 82.600 USD. Trong một số trường hợp tàu cá có thể bị tịch thu và thủy thủ trên tàu bị khởi tố theo luật Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm rõ một tuyên bố pháp lý áp dụng với ngư trường mà nước này tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và các quốc gia khác trong khu vực. Nhưng quy định mới về đánh bắt của Trung Quốc trên Biển Đông đã không hề được công bố rộng rãi ở bên ngoài Trung Quốc. Một tàu tuần tra biển của Trung Quốc đã đâm một tàu cá của Việt Nam vào ngày 3/1 vừa qua, gần quần đảo Hoàng Sa trong vụ việc đầu tiên nước này áp dụng luật mới. Những người Trung Quốc đã dùng dùi cui điện khống chế các như dân và tịch thu mẻ cá 5 tấn cùng đồ nghề của họ. Vấn đề chính ở đây là tự do hàng hải quốc tế và nỗ lực của Trung Quốc muốn chiếm và kiểm soát vùng biển vốn được biết là ngư trường dồi dào và giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt này. Quy định mới Trung Quốc đưa ra giới hạn toàn bộ tàu nước ngoài đánh bắt trong khu vực bao phủ 2/3 Biển Đông.Tháng trước, chính Trung Quốc cũng đã gây ra một “trận bão” quốc tế với Nhật, Philippines, Hàn Quốc và Mỹ khi đơn phương công bố vùng nhận dạng phòng không mới trên Hoa Đông. Nhật, Hàn, Mỹ đều không công nhận vùng này. Lầu Năm Góc phái 2 máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân B-52 bay qua vùng này để thách thức tuyên bố của Trung Quốc. Rồi sau đó, tháng trước, một tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ đã suýt va chạm với tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông, gần đảo Hải Nam, khi tàu Mỹ đang theo dõi cuộc diễn tập hải quân của Trung Quốc. Tại Manila, Philippines vào ngày 17/12 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ muốn những tranh chấp biển đảo trong khu vực được giải quyết một cách hòa bình, và ủng hộ nỗ lực của ASEAN nhanh chóng đưa ra được một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Ông Kerry cho rằng vùng phòng không ở Hoa Đông không nên được áp dụng và cảnh báo Trung Quốc “kìm chế có hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông”. Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin, do phản ứng mạnh mẽ của quốc tế đối với vùng phòng không trên Hoa Đông, Trung Quốc nhiều khả năng không tuyên bố vùng tương tự trên Biển Đông. Trung Quốc có mưu đồ gì? Song vùng cấm đánh bắt trên 2/3 Biển Đông được giới phân tích đánh giá là một mưu đồ khác của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này đối với vùng biển. Giới phân tích cho rằng quy định đánh bắt mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ kéo cò cho những tranh chấp lớn hơn giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác. “Điều này rất nghiêm trọng, nhưng không phải là không dự đoán được”, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và là chuyên gia về quan hệ với Trung Quốc John Tkacik nhận định. John Tkacik cho rằng vùng hàng hải mới của Hải Nam có vẻ như là một phần trong chính sách của Trung Quốc nhằm dần dần thâu tóm kiểm soát ở khu vực. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã đơn phương tuyên bố toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của mình theo cái gọi là “đường chính đoạn” rất mơ hồ, bao phủ vùng biển mà Bắc Kinh gọi là vùng đặc quyền kinh tế. “Bắc Kinh giờ đây đang bước lên trên sự mơ hồ trước đó, bằng đưa ra hình thức pháp lý của “đường chính đoạn”, để công bố một “biện pháp cấp tỉnh””, ông nhận định. Tuyên bố về vùng đánh bắt mới của Hải Nam cũng có vẻ như nhằm để dần dần ép các nước Đông Nam Á, Nhật và Mỹ chấp nhận sự xâm lấn trên biển của Trung Quốc. Nhà phân tích chỉ ra rằng, Việt Nam và Trung Quốc đã đụng độ về quân sự nhiều lần trong suốt 30 năm qua trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo nằm trong vùng đánh bắt mới của Hải Nam. Tàu Trung Quốc đã bắn 2 tàu cá Việt Nam vào năm 2005, khiến 9 người thiệt mạng. Ngoài ra, tàu hải quân Trung Quốc cũng đã đối đầu với tàu Philippines trong tranh chấp bãi cạn Scarbourouh, cũng nằm trong vùng cấm đánh bắt mới của Hải Nam. Trung Quốc còn uy hiếp các tàu thu thập thông tin tình báo của Mỹ ở Biển Đông trong suốt 7 năm qua. Biển Đông cũng là nơi xảy ra vụ đối đầu quân sự Mỹ-Trung vào ngày 5/12 khi một tàu đổ bộ hải quân Trung Quốc cắt qua trước mặt và dừng ngay trước mũi tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường Cowpens của Mỹ có vài trăm mét. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc Trung Quốc “vô trách nhiệm” trong vụ việc và cho rằng vụ việc có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn. Chuyên gia Tkacik cho rằng các nước Đông Nam Á có thể thách thức vùng cấm đánh bắt mới của Trung Quốc qua Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. “Trung Quốc rõ ràng là đang coi thường công ước với tuyên bố này”, ông khẳng định. Trung Quốc chắc chắn sẽ phản pháo với chỉ trích đối với vùng cấm đánh bắt mới bằng lý giải khu vực là do một chính quyền cấp tỉnh đưa ra, chứ thực chất không phải là chính sách quố gia. Tuy nhiên, chắc chắn Trung Quốc sẽ không bãi bỏ những quy định trên và có thể đưa ra những giới hạn đánh bắt tương tự ở Hoa Đông. Nhân chuyện vùng cấm đánh bắt mới của Hải Nam, chuyên gia Tkacik cho rằng các nhà lập pháp Mỹ có vẻ như tin rằng hải quân Mỹ đủ khả năng duy trì và bảo vệ quyền trên biển của Mỹ theo luật quốc tế, mà không cần công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Ông viện dẫn là trong khi Nhật đã ký công ước, nhưng Mỹ không ký. “Khi hải quân Trung Quốc phát triển mạnh hơn, trong khi hải quân Mỹ lại bị thu hẹp lại, lựa chọn của Washington chỉ còn vài năm nữa”, ông nhận định. Ông cũng tỏ ra thất vọng khi cho rằng “không ai ở Washington hay Bộ ngoại giao hoặc Lầu Năm Góc đang nghĩ rằng thách thức này lại chỉ là trên một năm. Thật không may là Mỹ không còn nhà chiến lược biển thực sự nào.” Vũ Quý Theo Freebeacon ========================= Người Trung Quốc lại đang mắc một sai lầm trầm trọng còn hơn cả việc lập vùng cảnh báo phòng không. Trò tiểu xảo của Trung Quốc lần này là dùng chính quyền Tam Sa ra lệnh cấm bắt cá. Chẳng ai còn lạ gì việc này phải có chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau giật dây. Nếu thế giới phản ứng mạnh thì cùng lắm là thí tốt tay cầm đầu chính quyền Tam Sa. Còn nếu thuận lợi thì lấn tới đem quân xuống biển Đông, gọi là bảo vệ "quyền lợi cốt lõi". Với những hành động này, bản chất của vấn đề là Trung Quốc đã ngang nhiên thách thức ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Bởi vì, những mỏ dầu, và sản lượng cá...vv...hay nói chung là quyền lợi kinh tế ở biển Đông, không phải là mục đích cuối cùng. Nó chỉ là cái cớ hướng dẫn những suy luận của những chính trị gia vỉa hè, có mục đích che dấu ý đồ thực sự gọi là bá chủ thế giới. Hầu như những người tỉnh táo đều nhận ra bản chất của việc tranh giành lãnh hải và vùng lãnh thổ,là: từng bước thiết lập các vùng lãnh thổ làm bàn đạp chinh phục thế giới và giành ngôi bá chủ. Nói một cách hình ảnh là họ đã bật lửa, chuẩn bị châm ngòi cho sợi dây dẫn của thùng thuốc súng đặt ở Hoa Đông. Họ chưa dám châm ngòi cho dây dẫn của thùng thuốc nổ - nên mới đẩy nhà cầm quyền thành phố Tam Sa ra lệnh này. Thế giới nếu không có những phản ứng mạnh mẽ về việc này thì cuộc chiến khốc liệt cho canh bạc cuối cùng sẽ khó tránh khỏi. Người Trung Quốc đã có một sai lầm rất lớn về sách lược thực hiện giấc mơ Trung Hoa. Báo Anh vẽ kịch bản khủng khiếp của chiến tranh Mỹ-Trung BAODATVIET Thứ Năm, 09/01/2014, 11:20 [GMT+7] (Hình ảnh)-Bất ngờ một "cơn mưa" tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của TQ dội xuống các mục tiêu ở Đài Loan, và cuộc xung đột Mỹ-Trung bắt đầu. http://baodatviet.vn...ng-2364074/?p=4 Mặc dù hệ thống phòng thủ tên lửa trên đội tàu Mỹ đã hoạt động “hết mình” nhưng một số tên lửa Trung Quốc vẫn tiến tới mục tiêu khiến bong tàu USS George Washington không thể dùng để cất cánh/hạ cánh máy bay được. Sức mạnh hải - không quân đáng sợ của Mỹ bị loại bỏ. Lão Gàn cảnh báo rằng: Trung Quốc đừng tưởng rằng chỉ cần chiến thắng Nhật Bản, chiếm được Đài Loan và biển Đông,đánh bại quân đội Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương là đủ tiến tới làm bá chủ thế giới. Tiếc thay cho những toan tính của họ! Đây là "canh bạc cuối cùng" - là bản chất của vấn đề - nên kết quả không đơn giản như suy nghĩ của những nhà cầm quyền Trung Quốc lục địa. Kết quả cuối cùng của canh bạc này phải là sự sụp để của một đế chế. Cuộc chiến sẽ rất quyết liệt - nếu nó xảy ra. Cái này Lão Gàn phát biểu lâu rồi. Ngay trong chủ đề này. Vì những gía trị nhân đạo, Lão Gàn có vài lời với hy vọng tránh cuộc sát phạt tháu cáy của "canh bạc cuối cùng" trên thế giới là chiến tranh. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 1, 2014 Mỹ lên án lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông 10/01/2014 10:25 (TNO) Chính phủ Mỹ ngày 9.1 tuyên bố, lệnh cấm đánh bắt cá mới của Trung Quốc ở biển Đông “mang tính khiêu khích và có khả năng gây nguy hiểm”. Tàu hải giám Trung Quốc (trái) ngăn không cho tàu Philippines bắt cá tại bãi cạn Scarborough hồi tháng 4.2012 - Ảnh: Reuters Reuters cho biết chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã thông qua một quy định phi lý vào tháng 11.2013, yêu cầu tất cả các tàu đi vào vùng biển mà chính quyền Hải Nam gọi là vùng hành chính mới, vốn bao trùm 2/3 diện tích biển Đông, phải xin phép Trung Quốc.Quy định này được cho là có hiệu lực từ ngày 1.1.2014. “Việc thông qua quy định cấm các quốc gia khác đánh bắt cá tại vùng biển có tranh chấp ở biển Đông là một hành động mang tính khiêu khích và có khả năng gây nguy hiểm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu. “Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích hay căn cứ nào dựa theo luật pháp quốc tế cho những tuyên bố mở rộng hàng hải này”, bà Psaki cho hay. “Lập trường lâu nay của chúng tôi là tất cả các bên liên quan cần tránh những hành động đơn phương có thể gây căng thẳng hoặc cản trở các giải pháp ngoại giao, giải pháp hòa bình khác nhằm giải quyết bất đồng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ không tiết lộ liệu Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước lệnh cấm đánh bắt cá mới của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Manila đã chỉ đạo cho đại sứ quán của mình tại Bắc Kinh hỏi rõ về quy định mới của Trung Quốc. Cũng theo quy định mới của Trung Quốc tại biển Đông, tàu thuyền nào vi phạm quy định đánh bắt cá vừa được chính quyền tỉnh Hải Nam thông qua sẽ bị buộc phải rời khỏi cái gọi là vùng hành chính mới của Trung Quốc tại biển Đông, cũng như sẽ bị tịch thu dụng cụ đánh bắt cá và bị phạt một khoản tiền lên đến 82.000 USD. Trong một số trường hợp, tàu cá nước ngoài có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn sẽ bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc. Hoàng Uy ===================== Lên án kiểu này chưa đủ ngăn cản Trung Quốc châm ngòi dây dẫn thuốc nổ. Ngoại trừ các siêu cường quyết định một cuộc chiến tranh kết thúc "canh bạc cuối cùng". Còn nếu không thì cần phải có sức mạnh bảo vệ tự do hàng hải ở đây và mọi chuyện phải thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 1, 2014 Trung Quốc lớn tiếng bảo vệ giới hạn đánh bắt trên Biển Đông Thứ Sáu, 10/01/2014 - 18:16 (Dân trí) - Trước phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, Philippines, Bắc Kinh hôm nay 10/1 vẫn lớn tiếng bảo vệ quy định đánh bắt của tỉnh Hải Nam, theo đó yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin phép giới chức Trung Quốc mới được vào khu vực chiếm 2/3 Biển Đông. Mỹ ngày 9/1 đã gọi quy định bắt các tàu cá nước ngoài phải xin phép Trung Quốc mới được vào khu vực chiếm 2/3 Biển Đông mà tỉnh Hải Nam đưa ra là hành động “khiêu khích” và “nguy hiểm”. Quy định này phần lớn giống với một quy định có từ năm 2004 và các quy định tương tự cũng đã từng được công bố vào năm 1998 và 1993. Bắc Kinh cho rằng động thái mới nhất là nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên đánh bắt. “Chúng tôi không hài lòng và phản đối” phản ứng của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cho biết quy định này đã được áp dụng từ nhiều năm qua và còn lớn tiếng cho rằng chỉ trích đối với quy định là xuất phát từ "thiếu lẽ thường cơ bản" hoặc do "một số động cơ được che giấu nào đó”. Quy định phải xin phép giới chức Hải Nam các tàu cá nước ngoài mới được vào khu vực bao trùm lên 2/3 Biển Đông bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2014 và được thông qua vào cuối tháng 11 vừa qua. Tân Hoa xã tháng trước cho hay, quy định được áp dụng trên 2 triệu km vùng biển mà Hải Nam tuyên bố quản lý, tuy nhiên không nói chính xác khu vực hay các biện pháp sẽ được thực thi. Song tổng diện tích của khu vực chiếm 2/3 Biển Đông, mà nhiều vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia. Ngoài Mỹ, đảo Đài Loan, Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay cũng đã ra tuyên bố bày tỏ “lo ngại sâu sắc” với động thái của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines còn cho biết cơ quan này đã sẵn sàng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế nằm cách bờ biển Philippines 200 hải lý. Hội nghề cá Việt Nam hôm nay cũng đã có văn bản phản đối quy định của Hải Nam, Trung Quốc, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái trên Biển Đông. Ngoài Biển Đông, Trung Quốc hiện cũng đang đối mặt với phản ứng mạnh mẽ của Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm cả Senkaku/Điếu Ngư đã gây ra căng thẳng quốc tế hồi tháng 11 vừa qua. Vùng phòng không của Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay nước ngoài phải công bố mục đích bay và duy trì liên lạc với giới chức Trung Quốc nếu không sẽ đối mặt với “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không nói rõ những biện pháp này là gì. Vũ Quý Theo AFP ================ Chính phủ Trung Quốc chính thức thừa nhận lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Họ đã dí sát mồi lửa vào gần dây dẫn nổ. Dù sao chăng nữa thì mọi việc đã bắt đầu từ hết thời hạn chót 10. 3 năm Quý Tỵ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 1, 2014 'Đọ' dàn tàu ngầm của Trung, Nga, Nhật Châu Á đang lao vào cuộc đua mua sắm tàu ngầm. Phần lớn các cường quốc của khu vực đều có kế hoạch tăng cường cho hạm đội tàu ngầm trong hai thập kỷ tới. Xu hướng mua sắm tàu ngầm này thể hiện khao khát bảo vệ tài sản mới tích lũy và những lợi ích kinh tế lâu dài của các nước châu Á. Nhiều quốc gia của châu lục phải dựa vào các tuyến đường biển để duy trì guồng hoạt động của nền kinh tế xuất khẩu. Chính ý thức về tầm quan trọng của sức mạnh biển là động lực dẫn tới cuộc mở rộng hoạt động hải quân trên khắp khu vực.Một động lực khác, đáng ngại hơn là các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển trong thời gian gần đây, cụ thể là những cuộc tranh chấp có liên quan đến Trung Quốc. Tuyên bố về cái gọi là "Đường Lưỡi Bò" đối với vùng biển Đông, đẩy đất nước này rơi vào tình trạng xung đột với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Ở phía Đông, Trung Quốc cũng vướng vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và Đài Loan. Trung Quốc Các tàu ngầm lớp Tống của TQ Nhờ có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, hải quân Trung Quốc đang tiến rất nhanh trong phát triển lực lượng tàu ngầm đa năng. Một trong những mục tiêu của đội tàu ngầm Trung Quốc là tạo ra một vùng chống tiếp cận/ xâm nhập lan tới khu vực mà nước này gọi là Chuỗi đảo thứ nhất, bao gồm quần đảo Kuril, Nhật Bản, Đài Loan và khu vực biển Đông. Theo lập luận của Trung Quốc, chuỗi đảo này là vùng tối thiểu tuyệt đối để bảo vệ lục địa Trung Hoa. Mục tiêu thứ hai là củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển Hoa Đông và biển Đông. Sự hiện diện của các đội tàu tuần tra tại những khu vực này góp phần nhấn mạnh các tuyên bố. Hải quân Trung Quốc đang thay thế chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ (092) duy nhất bằng 6 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) hiện đại. Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Tấn có trọng tải choán nước là 9.000 tấn khi lặn, và được trang bị 12 tên lửa đạn đạo JL-2. JL-2 có tầm bắn ước tính là 7.200 km, và có khả năng mang tới 8 đầu đạn hạt nhân. Ba tàu ngầm lớp Thương (093) đại diện cho thế hệ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Trung Quốc khi lớp Hán (091) trước đó trở thành nỗi thất vọng công nghệ. Có trọng tải choán nước là 6.000 tấn khi lặn, lớp Thương có sáu ống phóng ngư lôi loại 533mm. Được chế tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga, song lớp này không thành công, và chỉ có ba chiếc tàu ngầm được chế tạo. Theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc hiện đang phát triển thế hệ tàu ngầm thứ ba với lớp 095. Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn vận hành nhiều loại tàu ngầm chạy bằng động cơ điện diesel. Chín chiếc tàu ngầm lớp Nguyên (041) và 14 tàu ngầm nhỏ hơn thuộc lớp Tống (039) đại diện cho đội tàu được sản xuất hoàn toàn trong nước. Những chiếc tàu thuộc lớp Nguyên có trọng tải choán nước là 2.400 tấn khi lặn, còn lớp Tống là 2.200 tấn. Cả hai đều được trang bị sáu ống phóng ngư lôi loại 533mm. Bên cạnh những tàu ngầm tự chế, Trung Quốc cũng vận hành 10 chiếc tàu ngầm Kilo cải tiến mua của Nga. Và đầu năm 2012, nước này đã đặt thêm bốn chiếc tàu ngầm lớp Lada. Mặc dù tự chế tạo lớp Nguyên, song đơn hàng mới nhất này cho thấy Trung Quốc không hài lòng với hiệu quả hoạt động của những chiếc tàu ngầm lớp này. Nga Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Borey của Nga Không cần xét toàn bộ lực lượng hải quân của Nga, chỉ riêng hạm đội Thái Bình Dương của nước này cũng đã cho thấy sự suy yếu của hạm đội tàu ngầm Liên Xô lừng danh xưa kia. Toàn bộ số tàu ngầm trong Hạm đội Thái Bình Dương đều được đóng từ thế kỷ trước, phần lớn là từ thập niên 1980. Trong tương lai, hạm đội sẽ được bổ sung thêm bốn chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Borey, thay cho chiếc tàu ngầm Delta III duy nhất. Tàu ngầm lớp Borey có trọng tải choán nước là 19.400 tấn khi lặn, và được trang bị sáu ống phóng ngư lôi loại 533mm, cùng 16 tên lửa đạn đạo SS-N-32 Bulava. Việc phát triển tên lửa Bulava vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, đến nay gần một nửa số vụ phóng thử đều thất bại. Ngoài ra, hạm đội Thái Bình Dương còn bốn tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Oscar. Mỗi chiếc tàu ngầm thuộc lớp này có trọng tải choán nước là 14.500 tấn khi lặn, và mang 24 tên lửa chống tàu 24 SS-N-19. Hệ thống phóng ngư lôi gồm bốn ống 533mm và bốn ống 650mm, có khả năng phóng tên lửa chống tàu ngầm SS-N-16 Stallion, SS-N-15 Starfish, ngư lôi có điều khiển và ngư lôi siêu khoang Shkval. Thành phần chủ lực trong đội tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương là những chiếc tàu ngầm tấn công - gồm bốn tàu ngầm hạt nhân Akula-I, mỗi chiếc có trọng tải choán nước là 8.000 tấn khi lặn. Hệ thống vũ khí trên tàu này gồm bốn ống phóng ngư lôi 533mm và bốn ống 650mm, có khả năng phóng tên lửa tấn công mặt đất SS-N-21, tên lửa chống tàu ngầm SS-N-15, ngư lôi và thủy lôi. Cuối cùng là bảy chiếc tàu ngầm Kilo chạy động cơ điện diesel, trong đó có ba tàu cải tiến. Tàu ngầm Kilo có trọng tải choán nước là 3.100 tấn khi lặn, với sáu ống phóng ngư lôi loại 533mm, có khả năng phóng ngư lôi và tên lửa chống tàu ngầm SS-N-15. Nếu không dùng ngư lôi và tên lửa, tàu này có thể mang tới 24 quả thủy lôi, hoặc mang kết hợp các loại vũ khí. Ấn Độ Tàu ngầm Chakra của Ấn Độ Đối đầu với cả Pakistan và Trung Quốc, hạm đội tàu ngầm của Ấn Độ đang ở trong thế ngày càng nguy nan. Những chiếc tàu ngầm của nước này đang trở nên già cỗi bởi các kế hoạch thay thế chúng bị cản trở bởi thủ tục hành chính quan liêu, trong khi hạm đội tàu ngầm của các nước đối thủ ngày càng quy mô và tinh vi hơn. Ấn Độ đã hạ thủy Arihant - những chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của nước này. Được thiết kế phỏng theo mẫu tàu ngầm hạt nhân Akula của Nga, tàu Arihant có trọng tải choán nước là 6.500 tấn, với bốn ụ phóng tên lửa thẳng đứng, trang bị tên lửa đạn đạo K-15 Sagarika. Tàu ngầm lớp này còn có sáu ống phóng ngư lôi 533mm, ngoài khả năng phóng ngư lôi, còn có khả năng phóng tên lửa chống thuyền Klub. Hiện tại, Ấn Độ đang lên kế hoạch chế tạo ít nhất ba chiếc tàu ngầm Arihant. Ấn Độ cũng giữ lại một tàu ngầm Akula-1 mang tên Chakra trong đội hình tàu ngầm tấn công thông thường. Với trọng tải choán nước là 9.100 tấn khi lặn, hệ thống phóng ngư lôi của tàu này tương tự như hệ thống phóng ngư lôi của Arihant. Được chế tạo để phục vụ hải quân Nga, chiếc tàu này gặp phải nhiều vấn đề kiểm soát chất lượng và có thời gian chế tạo lên tới 15 năm. Hiện, tàu được Nga cho Ấn Độ thuê lại với thời hạn là 10 năm. Ngoài tàu ngầm hạt nhân, Ấn Độ cũng vận hành một hạm đội gồm 18 tàu ngầm Kilo của Nga, lâu đời nhất trong số đó là chiếc tàu ngầm 30 năm tuổi. Đầu năm 2013, Ấn Độ chịu thiệt hại nặng nề khi tàu ngầm Sindhurakshak nổ tại cảng. Kế hoạch đóng 6 chiếc tàu ngầm Scorpene - loại tàu 1.700 tấn, trang bị ngư lôi và tên lửa Exocet - liên tục bị trì hoãn vì các vấn đề kỹ thuật và thủ tục hành chính. Pakistan Tàu ngầm Agosta 90B của Pakistan Đối thủ duy nhất của Pakistan trên biển là Ấn Độ. Pakistan duy trì hoạt động của 5 chiếc tàu ngầm Agosta do Pháp chế tạo: hai trong số đó là Agosta nguyên bản, ra đời từ những năm 1970, ba chiếc còn lại thuộc lớp Agosta 90B đã được hiện đại hóa. Tàu ngầm Agosta 90B có trọng tải choán nước trong khoảng từ 1.760 đến 2.010 tấn khi lặn, được trang bị bốn ống phóng ngư lôi loại 533mm, có khả năng phóng ngư lôi và tên lửa Exocet. Trong năm 2014, cả ba chiếc tàu ngầm này của Pakistan sẽ được trang bị thêm hệ thống đẩy không cần không khí. Với hệ thống này, Pakistan sẽ nắm trong tay những chiếc tàu thuộc hàng tinh vi nhất châu Á. Nhật Bản Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản Mới đây Nhật Bản cũng tuyên bố ý định tăng cường hạm đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc. Tàu ngầm chạy bằng động cơ điện diesel lớp Soryu vẫn tiếp tục được sản xuất, và dự kiến trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ cho ra đời 8 tàu Soryu. Với trọng tải choán nước là 4.200 tấn, Soryu là một trong số ít tàu ngầm của khu vực có hệ thống kéo không cần khí, một công nghệ được Nhật mua của Thụy Điển. Hệ thống vũ khí của tàu gồm sáu ống phóng ngư lôi loại 533mm, có khả năng phóng ngư lôi tự điều khiển kiểu 89 và tên lửa Sub Harpoon. Góp mặt trong hạm đội tàu ngầm Nhật Bản còn có 11 tàu ngầm Oyaschio. Có trọng tải choán nước khi lặn là 3.600 tấn, hệ thống vũ khí của Oyashio cũng tương tự như hệ thống vũ khí của Soryu. Chưa rõ Nhật Bản sẽ phát triển hạm đội tàu ngầm của mình tới quy mô nào, nhưng trong tương lai gần, nhiều khả năng hạm đội này sẽ bao gồm những chiếc tàu ngầm Soryu, tàu ngầm Oyashio và ba chiếc tàu ngầm còn lại thuộc lớp Harushio, có trọng tải 2.750 tấn với hệ thống vũ khí tương tự như hai lớp kia. Chiếc tàu ngầm Harushio lâu đời nhất cũng chỉ mới 19 năm tuổi. Đây là độ tuổi sử dụng trung bình của tàu ngầm Nhật Bản, nhưng ở tuổi đó, nhiều chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ điện diesel của các hạm đội hải quân khác vẫn đang trong kỳ phục vụ. Nhật Bản sẽ tăng cường khả năng tự tạo lực lượng chống tiếp cận/chống xâm nhập cho hạm đội tàu ngầm của mình. Hải quân Trung Quốc thường có những chuyến tuần hành quanh eo biển Miyako, tuyến đường gần nhất để đi từ sở chỉ huy Hạm đội Hoa Đông tới vùng biển Tây Thái Bình Dương. Với sự hỗ trợ của các thiết bị trên không và trên mặt biển, những chiếc tàu ngầm Nhật Bản sẽ khiến những cuộc tuần hành qua eo biển này của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Hà Trang (theo Usni.org) Còn tiếp Đón đọc kỳ 2 của Cuộc đua tàu ngầm tại châu Á để khám phá hệ thống tàu ngầm tại Triều Tiên, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á. ------- Tác giả bài viết, Kyle Mizokami là người sáng lập các blog Japan Security Watch, Asia Security Watch và War is Boring. Nội dung các bài viết của ông thường xoay quanh các vấn đề an ninh - quốc phòng ở Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Ông cũng đóng góp nhiều bài viết cho các tờ báo Medium, The Atlantic.com, Salon, The Japan Times và Diplomat... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 1, 2014 TQ sắp "thu phí" trên Biển Đông, các nước trong khu vực phải đoàn kết (GDVN) - "Việt Nam và các nước trong khu vực Biển Đông cần đoàn kết lại, cùng kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào "lên án" những hành vi sai trái của Trung Quốc…" Giàn khoan CNOOC 981 của Trung Quốc trên biển Đông - Ảnh: Tân Hoa xã Gần đây, Ủy ban Thường vụ Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua “Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” và có hiệu lực từ 1/1/2014. Theo đó, người nước ngoài - tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính… Ngày 24/12/2013, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ra thông báo về thời gian nghỉ đánh bắt cá bằng lưới tại một số khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Phía Trung Quốc mới đây cũng đã cho ra mắt trang mạng và tờ báo giấy đầu tiên của cái gọi là “Thành phố Tam Sa;” nâng cấp cải tạo trạm khí tượng tự động ở một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa… Cần nói thêm là đến giờ Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bản đồ chỉ ra cụ thể của khu vực áp dụng bộ luật mới, trong bộ luật chỉ ghi là phần biển của đảo Hải Nam quản lý chứ không nêu chi tiết. Trung Tân xã của Bắc Kinh nói phần biển Hải Nam quản lý bao gồm 2 triệu km2 vùng biển ở biển Đông (trên tổng diện tích khoảng 3,5 triệu km2). Theo Reuters, hành động này nếu áp dụng trên diện rộng sẽ gây căng thẳng với các nước trong khu vực. Về động thái trên của Hải Nam (Trung Quốc), trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, Nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc - Cục trưởng Tổng cục chính trị, nhận định: “Trung Quốc sẽ còn lấn lướt nữa chứ không chỉ dừng lại ở đây”. Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, Nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc - Cục trưởng Tổng cục chính trị. (Ảnh: Giáo dục Việt Nam) Tướng Hương đánh giá, có lẽ do thái độ giải quyết sự việc trên Biển Đông của các nước trong khu vực hơi mềm mỏng, do đó Trung Quốc chắc chắn sẽ còn đưa ra nhiều quy định “oái oăm” nữa. Theo đồng chí nguyên Cục trưởng Tổng cục chính trị, quy định mới này của Hải Nam không chỉ gây khó khăn cho ngư dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tướng Hương nói: “Đây là chứng cứ rất rõ ràng để thấy được xu hướng “bành trướng” cũng như những hành động sai trái của Trung Quốc càng ngày càng lớn lên”. Trước dự thảo kiểu “ngăn sông cấm chợ” của Hải Nam nói riêng và của Trung Quốc nói chung, tướng Hương cho rằng Việt Nam nên thực hiện hai việc song song, một là lên tiếng phản đối một cách quyết liệt và rõ ràng, hai là hỗ trợ ngư dân bằng những hành động thiết thực. Theo quan điểm của ông, Việt Nam cần phải kết nối với những nước ở khu vực Biển Đông đang chịu ảnh hưởng từ quy định mới này của Trung Quốc để bàn bạc, thống nhất về phương án phản đối như thế nào. Một điểm nữa mà tướng Hương muốn nhấn mạnh đó là từ trước đến nay, nhiều việc liên quan đến tình hình Biển Đông, Đảng và Nhà nước đã thông tin rõ ràng, cụ thể thì tới đây cần thông tin kịp thời và cụ thể hơn nữa với hân dân. Do đó tướng Hương mong muốn thời gian tới đây, những thông tin về biển Đông sẽ được báo chí trong nước cập nhật thường xuyên, cụ thể và chi tiết hơn để nhân dân nắm bắt. “Có thể nhiều ngư dân đi biển bị “bắt nạt”, khó nhục lắm nhưng không biết kêu ai. Nếu những thông tin này đưa ra công khai, cụ thể thì chắc chắn sẽ nhận được hưởng ứng, hỗ trợ của nhân dân. Thêm nữa, đó cũng là để Trung Quốc thấy được có sự áp lực, có sự phản ứng rất lớn từ nhân dân Việt Nam trước những hành động “bành trướng” của “hàng xóm” – tướng Hương nêu quan điểm. Cuối cùng tướng Hương tái khẳng định quan điểm, Việt Nam và các nước trong khu vực ở Biển Đông cần đoàn kết lại, cùng kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào “lên án” những hành vi sai trái của Trung Quốc để “cô lập” sự bành trướng trái phép trên biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc thực hiện những công ước về Biển Đông đã thỏa thuận. Ngày 10/1/2014, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 1, 2014 Át chủ bài của Ấn Độ trong thế "lưỡng đầu thọ địch" Dantri.com.vn Chủ Nhật, 12/01/2014 - 12:23 Theo tờ Thời báo Ấn Độ, một cuộc chiến tranh trong thế “lưỡng đầu thọ địch” với Pakistan và Trung Quốc là “cơn ác mộng” đối với các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Ấn Độ, bất kể khả năng quân sự của đối phương thế nào. Phía Ấn Độ tính toán rằng Trung Quốc có thể huy động 21 phi đội máy bay chiến đấu tấn công nước này từ căn cứ không quân ở Tây Tạng và Pakistan cũng có thể triển khai 21-25 phi đội không kích New Dehli. Để đối phó cùng lúc 2 mũi tấn công này, Sukhoi -30 MKI là sự lựa chọn số 1 đối với không quân Ấn Độ. Sukhoi_30 KMI nếu được trang bị tên lửa sẽ khiến đối phương phải dè chừng. Ảnh: BrahMos Sukhoi-30 MKI với ưu thế không chiến vượt trội và tính linh hoạt của mình, không những đáp ứng được nhu cầu phát triển của lực lượng không quân Ấn Độ mà còn giúp giải quyết “cơn ác mộng” trên trong bối cảnh những căng thẳng liên quan đến vấn đề lịch sử và biên giới lãnh thổ với hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan vẫn chưa giải quyết triệt để. Không quân Ấn Độ (IAF) hiện có 120 Su-30MKI và dự kiến sẽ có tổng cộng 272 máy bay này. Theo phía Ấn Độ, Su-30 MKI là một “chiến đấu cơ thống trị bầu trời” và là thế hệ máy bay hiện đại thay thế cho các máy bay MIG-21 chủ lực trong quá khứ. Với tốc độ bay lên tới Mach 2 (gấp 2 lần tốc độ âm thanh), trần bay 1.800 km, khả năng và tầm hoạt động lớn cùng sự cực kỳ linh hoạt trong tác chiến cũng như việc được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30 KMI có thể trong tích tắc cơ động từ mặt trận biên giới phía Đông sang mặt trận biên giới phía Tây của Ấn Độ để chiến đấu, có nghĩa là nó đủ năng lực để tham chiến cùng lúc tại cả hai mặt trận. Điều này được khẳng định thêm sau cuộc tập trận của Không quân Ấn Độ vào tháng 4/2013 – cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay – với sự tham gia của 400 chiếc máy bay chiến đấu cùng với 200 máy bay vận tải và trực thăng cho thấy Ấn Độ tự tin rằng không quân nước này đủ sức chiến đấu với Trung Quốc và Pakistan cùng lúc. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã điều chỉnh cấu trúc của loại máy bay này để có thể mang theo tên lửa hành trình siêu thanh BrahmMos nổi tiếng. BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển trên cơ sở tên lửa Yakhont của Nga và có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 300 km. Theo tờ nhật báo Công nghiệp Quốc phòng dẫn lời Giám đốc điều hành Aerospace BrahMos Alexander Maksichev (Nga), vụ thử nghiệm tên lửa BrahMos phóng từ máy bay Sukhoi-30 KMI sẽ diễn ra trong năm nay. Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 4/2013, tạp chí "Russia and India Report" đã tiết lộ rằng tên lửa BrahMos dùng trên máy bay này sẽ rất khác so với những phiên bản khác. Vì tốc độ của Su-30MKI là siêu thanh nên không cần thiết phải tăng tốc tên lửa. Các biến thể của BrahMos dùng cho máy bay sẽ có những thay đổi đáng kể về khung gầm và chóp mũi để giảm trọng lượng và cải thiện sự ổn định trong các tình huống phóng khác nhau. Đặc biệt, Ấn Độ còn lên kế hoạch trang bị vũ khí hạt nhân cho Su-30 MKI. Đến nay, không quân Ấn Độ đã cải tiến được 40 chiếc Su-30 KMI có khả năng tấn công hạt nhân và hợp đồng tác chiến với hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất cũng như phóng từ tàu ngầm. Mặc dù chưa biết lực lượng nào sẽ sử dụng phi đội đặc biệt này nhưng chắc chắn với 40 chiếc Su-30 MKI trên cùng với những chiếc máy bay mang tên lửa BrahMos, không quân Ấn sẽ khiến đối phương phải dè chừng. Tất nhiên, chỉ riêng những chiếc Su-30MKI chưa đủ để trấn áp hoàn toàn đối phương. Để chiếm thế thượng phong cần phải có sự hiệp đồng tác chiến của cả lực lượng Không quân và lục quân Ấn Độ. Cuộc tập trận vào tháng 4/2013 cho thấy vai trò quan trọng của tiêm kích MIG-21, trực thăng tấn công, máy bay tiếp dầu trên không, máy bay không người lái và các tên lửa đất đối không trong việc tạo nên thế trận phòng ngự vững chắc để Ấn Độ có thể đối phó với một cuộc tấn công thông thường của Trung Quốc và Pakistan. Điểm hạn chế của Không quân Ấn Độ so với Trung Quốc hiện nay là sự chênh lệch giữa các phi đội Su-30. Ước tính, Trung Quốc có khoảng 400 chiếc Su-30 trong khi Ấn Độ chỉ có 272 chiếc. Trong thời gian tới, nếu Ấn Độ trạng bị thêm các máy bay chiến đấu T-50 PAK FA thế hệ thứ 5 hoặc tiêm kích Rafale của Pháp thì khoảng cách này mới được khắc phục. Theo CT Baotintuc.vn/I.D ==================== Bởi vậy, Lão Gàn mới phát biểu ý kiến rằng thi là: Trong canh bạc cuối cùng, vị họa sĩ tài ba vẽ thiếu cô gái Ấn Đô. Cô em gái Ấn Độ sẽ canh ty với chị Hoa Kỳ thôi mừ. Chị Hoa Kỳ lúc bị khủng bố ngày 9. 11, điên tiết lên hỏi thăm cô bé Ba kít tăng: Ủng hộ chị chống khủng bố, hay theo Ta Li ban chống bà chượi đây? Cô em Ba kít tăng gật đầu liền, vô tư không cần suy nghĩ. Ủng hộ tới bến luôn. Hì. Bởi vậy, chỉ cần cô gái Ấn Độ ngỏ lời mua vũ khí của Hoa Kỳ, nâng cấp đồng minh chiến lược, tập trận chống khủng bố và gọi là bảo vệ hòa bình thế giới với vài cái hiệp định có ký và đóng dấu với bà chị Hoa Kỳ là xong thôi mừ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 1, 2014 Mỹ lên án lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông 10/01/2014 10:25 (TNO) Chính phủ Mỹ ngày 9.1 tuyên bố, lệnh cấm đánh bắt cá mới của Trung Quốc ở biển Đông “mang tính khiêu khích và có khả năng gây nguy hiểm”. Hoàng Uy =====================Lên án kiểu này chưa đủ ngăn cản Trung Quốc châm ngòi dây dẫn thuốc nổ. Ngoại trừ các siêu cường quyết định một cuộc chiến tranh kết thúc "canh bạc cuối cùng". Còn nếu không thì cần phải có sức mạnh bảo vệ tự do hàng hải ở đây và mọi chuyện phải thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế. ================ Chính phủ Trung Quốc chính thức thừa nhận lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Họ đã dí sát mồi lửa vào gần dây dẫn nổ. Dù sao chăng nữa thì mọi việc đã bắt đầu từ hết thời hạn chót 10. 3 năm Quý Tỵ. Đài Loan, Philippines bác yêu cầu xin phép của TQ, sẵn sàng dùng QĐHồng Thủy 10/01/14 07:00 (GDVN) - Đài Loan cho biết hòn đảo này không công nhận quy định của Bắc Kinh yêu cầu tàu cá nước ngoài phải "xin phép" (?!) họ khi đánh bắt ở Biển Đông. Philippines biểu tình chống Trung Quốc leo thang bành trướng ở Biển Đông mà Manila gọi là biển Tây Philippines. Kyodo News ngày 9/1 đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết hòn đảo này không công nhận quy định của Bắc Kinh yêu cầu tàu cá nước ngoài phải "xin phép" (?!) họ khi đánh bắt ở Biển Đông. Cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã ban hành cái gọi là quy định trong đó ra lệnh cho các tàu cá, tàu khảo sát các nước khác phải được sự "chấp thuận" của "cơ quan chức năng sở tại" khi hoạt động trong phạm vi đường lưỡi bò, khoảng 85% diện tích Biển Đông, một động thái leo thang phi lý, phi pháp và kệch cỡm. Trong đó giới chức Hải Nam đe dọa, những ai không theo "quy định" do họ áp đặt sẽ phải đối mặt với hình phạt nặng, bao gồm bắt giữ và tịch thu tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị và thủy hải sản, thậm chí là "truy tố" theo luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên Đài Loan cũng tham vọng ngông cuồng không khác gì Bắc Kinh khi đòi yêu sách "chủ quyền" với 85% diện tích Biển Đông, trong đó bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thậm chí là vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa các nước ven Biển Đông. Xung quanh hành vi này của Trung Quốc, từ Manila, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez khẳng định, Philippines đã sẵn sàng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý từ bờ biển nước này mà họ đã tuyên bố (trong đó có chồng lấn một phần khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam). "Tất cả các nước được tự do thực thi các quy định về đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình (được xác định theo UNCLOS và các quy định, thông lệ của luật pháp quốc tế). Bộ Quốc phòng Philippines sẵn sàng hỗ trợ việc thực thi các quy tắc hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của mình", Galvez cho biết. "Chúng tôi sẽ thực thi việc bảo vệ các nguồn tài nguyên của chúng tôi", Galvez nói thêm. "Philippines đang tiếp tục chương trình hiện đại hóa của mình. Chúng tôi đang mua trang thiết bị để cải thiện năng lực tuần tra, bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi đang tăng cường máy bay và tàu để có thể xử lý tình huống đặc biệt này", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 1, 2014 Nhật lên án lệnh cấm đánh bắt phi lý của Trung Quốc 12/01/2014 19:15 (TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm nay 12.1 lên tiếng chỉ trích lệnh cấm đánh bắt phi lý mà Trung Quốc ngang nhiên áp đặt lên biển Đông, đài NHK cho hay. Lực lượng phòng vệ Nhật diễn tập bảo vệ đảo ngày 12.1 - Ảnh: AFP Lệnh cấm trên, do chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ban hành, bao phủ vùng biển rộng khoảng 2 triệu km2, chiếm gần 2/3 diện tích biển Đông mà họ cho là “thuộc quyền tài phán” của mình. Theo quy định có hiệu lực từ ngày 1.1.2014, tất cả tàu nước ngoài phải xin phép chính quyền sở tại nếu muốn đánh bắt ở vùng biển trên, nếu không sẽ bị trục xuất, tịch thu thiết bị đánh bắt và có thể bị phạt lên tới 500.000 nhân dân tệ (hơn 1,7 tỉ đồng). Bộ trưởng Onodera khẳng định bằng cách đơn phương đưa ra lệnh cấm đó, Trung Quốc đang tự xem biển Đông là vùng biển của họ và “động thái như thế không thể được cộng đồng quốc tế dung thứ”. Ông Onodera còn cho rằng “không chỉ có Nhật mà cả cộng đồng quốc tế đều quan ngại Trung Quốc đang đơn phương đe dọa trật tự quốc tế hiện nay”, khi Bắc Kinh áp dụng lệnh cấm đánh bắt mới ở biển Đông và thành lập Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông hồi tháng 11.2013, theo Reuters. Trước đó, Việt Nam, Philippines lẫn Mỹ đã phản đối mạnh mẽ lệnh cấm đánh bắt mới của Trung Quốc. Bộ trưởng Onodera đưa ra chỉ trích về lệnh cấm đánh bắt phi lý trên sau khi quan sát Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) diễn tập nhằm nâng cao khả năng bảo vệ và chiếm lại các đảo hẻo lánh. Ông Onodera còn tuyên bố không thể phớt lờ tình trạng tàu công vụ Trung Quốc xâm nhập vùng biển mà Tokyo tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố được đưa ra sau khi Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) phát hiện 3 tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Onodera nhấn mạnh ông muốn SDF và JCG hợp tác để bảo vệ chắc chắn “lãnh hải và lãnh thổ của Nhật”. Văn Khoa ================== Người Trung Quốc quậy tưng ở bể Đông là muốn né đụng độ với Nhật Bản trong lúc này - mà đằng sau có bà chị Hoa Kỳ cực kỳ đanh đá. Bởi vậy, nên bành trướng xuống bể Đông, nơi toàn những cường quốc hạng hai và Đồng minh lỏng lẻo của Huê Kỳ. Mục đích là gây "sì căng đan". Nếu mọi chuyện đều tốt thì a la xô tiến tới. Gặp chiện xui thì lại đi gam lờ. Nhưng họ wên mất rằng: Bản chất cái vấn đề không phải bể Đông có dầu, hay cá nhiều ít. Mà là trong cuộc hội nhập tàn cầu này. ai là kẻ thống nhất thiên hạ,mần cái "bá chủ thế giới"? Bởi vậy, sớm muộn gì bà chị Hoa Kỳ cũng kéo quân xuống bể Đông rầm rầm, gọi là "bảo vệ quyền tự do hàng hải" với cái "quyền lợi căn bản", để nói chuyện với cái "quyền lợi cốt lõi". Qui tín - Í lộn! - Uy tín - của Hoa Kỳ đang đặt cọc vào đây, trong "canh bạc cuối cùng" này. Lần này không phải Bắc Triều Tiên quậy làm cái cớ cho Nhật Bản tái vũ trang. Mà chính Tung Cóoc tạo điều kiện để Hoa Kỳ thể hiện cái zdai trò bá chủ của mình. Hì! Cái thùng thuốc nổ ở Hoa Đông tuy nguy hiểm, nhưng có gõ rầm rầm chưa chắc đã nổ. Biển Đông tuy nhỏ, nhưng lại là "kíp nổ, dây dẫn" nên chỉ quẹt nhẹ là nổ cái "Bùm"! Rồi xem! Không wá 2017. Chậm lắm là 2018 (Đấy là tớ nói dài ra cho khỏi sai, chứ sợ còn sớm hơn), mọi chuyện sẽ bung bét cả. Công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến với quốc gia Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt tộc, cội nguồn của văn minh Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử đi. Cứu cánh cuối cùng đấy! Lão Gàn chém gió vậy! Không dám khuyên ai cả. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites