Posted 26 Tháng 11, 2013 Mỹ sẽ không làm theo yêu cầu khai báo của Trung Quốc Thứ ba, 26/11/2013 08:56 GMT+7 Mỹ hôm qua chỉ trích việc Trung Quốc thành lập vùng nhận dạng phòng không là sự kích động và tuyên bố sẽ không thực hiện những quy tắc mà Bắc Kinh đề ra ở khu vực này. Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài khu vực phòng không Thủ tướng Nhật nói hành động của Trung Quốc là nguy hiểm Một máy bay của Nhật Bản bay qua quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo "Tuyên bố từ chính phủ Trung Quốc là sự kích động không cần thiết", phó phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói với các phóng viên trên chiếc Không lực một. "Có những tranh chấp khu vực trên thế giới và nên được giải quyết bằng phương pháp ngoại giao". Quyết định thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ) được Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11. Pham vi của vùng này bao trùm vùng biển Hoa Đông nằm giữa Đài Loan và Hàn Quốc, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản. Theo quyết định này, các phi cơ bay vào khu vực trên phải tuân thủ mệnh lệnh của Trung Quốc, nếu không quân đội nước này có quyền "vận dụng các biện pháp phòng vệ khẩn cấp". Chính quyền của Tổng thống Barack Obama khẳng định quần đảo này nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, và tuyên bố sẽ bảo vệ nước đồng minh nếu có bất kỳ sự cố gì xảy ra ở đây. Quân đội Mỹ, với hơn 70.000 binh sĩ đang đóng quân ở Nhật Bản và Hàn Quốc, khẳng định sẽ không tuân thủ vùng phòng không "gây bất ổn" mà Trung Quốc áp đặt. "Khi chúng tôi bay vào khu vực này, chúng tôi sẽ không đăng ký kế hoạch bay, không khai báo hệ thống thu phát tín hiệu, tần số vô tuyến và nhãn hiệu của chúng tôi. Đó là 4 điều mà Trung Quốc đã công khai yêu cầu", phát ngôn viên Lầu Năm góc Steve Warren nói. "Chúng tôi sẽ không thay đổi cách thức hoạt động theo chính sách mới của họ". Trước đó, Tokyo cũng tuyên bố không công nhận sự áp đặt đơn phương của Bắc Kinh và cảnh báo về "những sự việc khó lường có thể xảy ra". Tuy nhiên, một quan chức thuộc Japan Airlines cho hay, hãng hàng không này đã nhận được một thông báo và sẽ bắt đầu đệ trình kế hoạch bay cho các nhà chức trách Trung Quốc. Hãng hàng không All Nippon Airways cũng giống như đối thủ của mình, xem các chuyến bay trong khu vực châu Á là cốt lõi kinh doanh và sẽ thực thi yêu cầu của Trung Quốc, Jiji Press cho biết. Bản đồ cho thấy vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc vừa tuyên bố (đường gạch đỏ). Đồ họa: BBC/CDM Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012. Sau một thời gian lắng xuống, mâu thuẫn lại tăng lên vào cuối tháng 10 năm nay, khi hai nước khẩu chiến với những lời tố cáo nhau "ngạo mạn, khiêu khích" và lời đe dọa "không dung thứ", cũng như liên tục tiến hành diễn tập quân sự gần khu vực tranh chấp. Patrick Cronin, một chuyên gia về châu Á tại Trung tâm Tân An ninh Mỹ, nhận định: "Trung Quốc đang kích động cho Nhật Bản hành động một cách nóng giận, trong khi ép Mỹ phải thận trọng và kiềm chế đồng minh của mình". Anh Ngọc ============== Vậy khi Mỹ bay qua vùng nhận dạng phòng không mà không khai báo thì làm sao? "Bụp" hỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2013 Úc triệu đại sứ Trung Quốc, phản đối vùng phòng không Thứ Ba, 26/11/2013 - 15:36 (Dân trí) - Bộ ngoại giao Úc hôm nay 26/11 cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc tại nước này để phản đối thông báo của Bắc Kinh về việc thành lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục tỏ ra bất chấp dư luận quốc tế. Hàn Quốc triệu nhà ngoại giao Trung Quốc phản đối vùng phòng không Vùng phòng không Trung Quốc: Căng thẳng leo thang khi Mỹ can dự Trung Quốc đang khiến căng thẳng tại Hoa Đông leo thang Trong thông báo vừa được phát đi, Bộ trưởng ngoại giao Úc Julie Bishop khẳng định: “Việc tính toán thời điểm cũng như cách thức thông báo của Trung Quốc là không có lợi trong bối cảnh những căng thẳng hiện tại trong khu vực, và sẽ không đóng góp cho ổn định trong khu vực. Úc đã bày tỏ sự phản đối rõ ràng đối với bất kỳ hành động có tính ép buộc hoặc đơn phương nào để thay đổi tình hình tại biển Hoa Đông”, ông Bishop tuyên bố. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục có những động thái đáp trả đầy cương quyết trước những lên án từ Nhật, Mỹ. Trong ngày hôm qua, 25/11, Bắc Kinh đã triệu đại sứ Nhật tới để phản ứng lại những phát ngôn của Tokyo về “vùng nhận diện phòng không” mới của Trung Quốc, vốn bao gồm các quần đảo được cả hai bên tuyên bố chủ quyền, Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết. “Các quan chức Bộ ngoại giao Trung Quốc đã triệu đại sứ Nhật tại Trung Quốc để bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ và sự phản đối chính thức liên quan tới những sự cường điệu vô lí của Nhật trước việc Trung Quốc thiết lập một “vùng nhận diện phòng không”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Qin Gang khẳng định trong một buổi họp báo. Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày hôm qua cũng tuyên bố đã bày tỏ sự phản đối tới các nhà ngoại giao Mỹ và Nhật, sau khi hai nước này chỉ trích vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc. Đa số người Trung Quốc ủng hộ “vùng nhận diện phòng không”? Theo hãng tin AFP, một khảo sát nhanh đối với 1100 người trưởng thành tại 7 thành phố lớn của Trung Quốc cho thấy đa số người dân nước này ủng họ hành động mới của Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp. Khảo sát do tờ Thời báo hoàn cầu thực hiện cho thấy 85% người được hỏi tin rằng vùng nhận diện phòng không tại biển Hoa Đông, bao gồm các hòn đảo mà Nhật đang kiểm soát sẽ “bảo vệ an ninh không phận của Trung Quốc”. Tờ báo thường có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa này khẳng định 53,6% người được hỏi tin rằng, việc thiết lập vùng phòng không nêu trên sẽ giúp thúc đẩy những tranh cãi về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư theo hướng có lợi cho Bắc Kinh. 39,5% người được hỏi khác thì cảm nhận rằng vùng nhận diện phòng không sẽ “tạo ra một bối cảnh ổn định hơn với sự cân bằng về quyền lực giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Trong khi đó tờ báo này khẳng định chỉ có 4,3% người được hỏi cảm thấy vùng phòng không sẽ “có hại cho Trung Quốc bởi Nhật Bản có thể lấy đó làm cớ để thổi phồng sự quyết liệt về quân sự của Trung Quốc”. Khảo sát thậm chí còn đề nghị người được hỏi cho ý kiến về phản ứng khi “một máy bay nước ngoài xâm nhập phi pháp vào vùng phòng không”. Gần 90% người được hỏi đề nghị quân đội cử máy bay để “ngăn chặn và xua đuổi”, trong khi 60% đồng ý với phương án nổ súng “sau khi cảnh báo không có tác dụng”. Thanh Tùng Tổng hợp ====================== Gần 90% người được hỏi đề nghị quân đội cử máy bay để “ngăn chặn và xua đuổi”, trong khi 60% đồng ý với phương án nổ súng “sau khi cảnh báo không có tác dụng”. Vậy vẫn còn 10% tỏ ra tỉnh táo. Nhưng rất tiếc! Đây lại không phải là vấn đề tri thức khoa học. Nếu là khoa học thì xác xuất đúng vẫn rơi vào 1/ 1 tỷ. Nhưng trong vấn đề này thì trên 70% cũng có chuyện rùi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2013 Mỹ đang chuẩn bị cho Kỷ nguyên Chiến tranh giữa các vì sao Lê Cường Thứ ba 26/11/2013 15:18 (GDVN) - Không quân Mỹ đã có ý định sẽ trang bị các loại vũ khí ứng dụng công nghệ laser cho các máy bay chiến đấu của mình trước năm 2030 để chuẩn bị cho "Kỷ nguyên Chiến tranh giữa các vì sao". Theo những thông tin công khai mới được tiết lộ thời gian gần đây, Phòng thí nghiệm nghiên cứu Không quân/ARFL của Mỹ đang tiến hành các dự án phát triển các loại vũ khí laser cho các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới. Động thái này được ví von rằng quân đội Mỹ dường như đang có những bước đi nhằm chuẩn bị cho "Kỷ nguyên Chiến tranh giữa các vì sao". Mặc dù đây chính là sáng kiến của Không quân Mỹ những nhiều khả năng lực lượng Hải quân và Lục quân cũng đang âm thần tiến hành các chương trình tương tự. Không quân Mỹ đã có ý định sẽ trang bị các loại vũ khí ứng dụng công nghệ laser cho các máy bay chiến đấu của mình trước năm 2030. Dựa trên một số yêu cầu, các thành tố vũ khí ứng dụng công nghệ laser sẽ sẵn sàng được mang ra thử nghiệm trước tháng 10/2014. Trong khi đó, những vũ khí thử nghiệm này nếu muốn tiếp tục được quan tâm thì chúng phải sẵn sàng cho các cuộc thử nghiệm thật trên máy bay chiến đấu cung như trong các chiến dịch mô phỏng chiến đấu vào trước năm 2022. Thử nghiệm vũ khí laser trên tàu USS Ponce Hiện đã thống kê được 3 thiết bị ứng dụng công nghệ laser mới đã sẵn sàng cho sản xuất và thí nghiệm đó là máy tại năng lượng laser cỡ nhỏ có thể hoạt động như một vũ khí gây mù, có khả năng phá hủy các cảm biến quang học trên máy bay của đối phương. Máy phóng năng lượng laser tầm trung có khả năng hoạt động như các loại vũ khí chống đên lửa không đối không; Cuối cùng là thiết bị tạo năng lượng laser siêu năng lượng được dùng như một loại vũ khí phòng thủ có khả năng hoạt động tới độ cao 65.000 foot với tốc độ dao động từ 0,6 đến 2,5 Mach. Hãng chế tạo vũ khí Northrop Grumman của Mỹ hiện nay đang phát triển một loại vũ khí laser bí mật cho Hải quân Mỹ, trong khi đó, hãng Lockheed Martin đang thực hiện một hợp đồng có thời hạn kéo dài 30 tháng để phát triển một loại tháp pháo dùng trên máy bay cho dự án phát triển hệ thống Kiểm soát chùm quang có điều chỉnh hàng không/Aero-Adaptive/Aero-Optic Beam Control (ABC). Đại gia Boeing thì đang tiến hành các thử nghiệm liên quan đến các dự án của Lục quân Mỹ, trong đó có dự án chế tạo pháo HEL MD ứng dụng công nghệ laser gắn trên xe dã chiến cơ động. Lockheed C-130H Một số các ứng dụng đã được thử nghiệm trên thực tế. Ví dụ như sự kiện thử nghiệm hệ thống laser phòng thủ được sử dụng cho mục đích chống tàu chiến cỡ nhỏ trên tàu USS Ponce của Hải quân Mỹ hay như dự án thử nghiệm vũ khí laser trên máy bay Boeing 747. Về chương trình vũ khí laser chống tên lửa của Boeing, đây là những ứng dụng dựa trên công nghệ tạo năng lượng laser sử dụng Oxygen Iodine. Trong năm 2009, Không quân Mỹ cũng đã tiến hành thử nghiệm vũ khí laser hóa học trên máy bay Lockheed C-130H. =================== Những thứ này Hoa Kỳ đã bắt đầu từ những thập niên 60 của thế kỷ trước. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2013 Lão Gàn lưu ý một lần nữa là chiến tranh không bao giờ bắt đầu và kết thúc ở biển Đông. Kính thưa thầy, như vậy chiến tranh sẽ xảy ra và kết thúc ở Biển Hoa Đông hoặc ko xảy ra phải ko ạ? Hay ở đâu đó trên Thái Bình Dương? Nếu như thầy dự đoán, thì VN sẽ tránh được phần lớn cuộc chiến? Dù Nato ít liên quan đến quyền lợi ở Thái Bình Dương (có lẽ chỉ Mỹ và Canada), nhưng liệu Nato có giúp Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh ko thưa thầy? Kính mong thầy giúp con giải đáp thắc mắc trên ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2013 Kính thưa thầy, như vậy chiến tranh sẽ xảy ra và kết thúc ở Biển Hoa Đông hoặc ko xảy ra phải ko ạ? Hay ở đâu đó trên Thái Bình Dương? Nếu như thầy dự đoán, thì VN sẽ tránh được phần lớn cuộc chiến? Dù Nato ít liên quan đến quyền lợi ở Thái Bình Dương (có lẽ chỉ Mỹ và Canada), nhưng liệu Nato có giúp Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh ko thưa thầy? Kính mong thầy giúp con giải đáp thắc mắc trên ạ. Chim Chích Bông thân mến.Trước hết Việt Nam không phải là Iraq để các siêu cường cầm đầu đá gà cá độ, quyết định thắng thua. (Cuộc chiến tranh Vùng Vinh 1). Hơn nữa, sự nguy hiểm của cuộc chiến - nếu có trong tương lai - sẽ không thể mang tính nguy cơ hủy diệt như thời chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ (cả hai đều chết) để phải cá độ đá gà. Bởi vậy, "canh bạc cuối cùng" - nếu kết thúc bằng chiến tranh - thì nó phải là chiến trường có tính dứt điểm. "Canh bạc cuối cùng"mà. Bởi vậy, biển Đông không thể là chiến trường chính.Mặc dù nó có thể là nguyên nhân cuối cùng, hoặc sự bùng nổ đầu tiên. Lão Gàn suốt ngày say xỉn với rượu đế, nhắm với chuối xanh chấm muối ớt, trong cái lò gạch làng Vũ Đại chưa bị quy hoạch và cũng chưa có sổ đỏ, chỉ chém gió bàn chơi vậy thôi. Trong Lý học thực sự, xem bói chỉ là giải pháp cuối cùng khi sự phân tích trên hệ thống của nó ra những khả năng khác nhau. Cổ thư viết: "Quân tử vấn dịch để tùy thời ứng xử. Nhưng không thay đổi mục đích của mình". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2013 Thỏa thuận nguyên tử là liều thuốc độc? 27/11/2013 02:00 GMT+7 -Thoả thuận giữa Iran với nhóm P5+1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc + Đức) ký ngày 24/11 vừa qua được công luận thế giới đón nhận một cách lạc quan, nhưng với người Iran thì không phải hoàn toàn như vậy. “Thắng lợi” của chính giới và công chúng Ngày 24/11, ngay sau khi đạt được thoả thuận, Tổng thống Hassan Rouhani đã xuất hiện trên truyền hình nhà nước để chúc mừng thắng lợi và hứa sẽ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận “trong tương lại gần”. Rouhani gửi thư cám ơn Đại giáo chủ Ayiatullah Ali Khamaneii đã ủng hộ chính phủ và phái đoàn đàm phán đến thành công. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) trò chuyện cùng người đồng nhiệm Pháp Laurent Fabius (phải) cạnh người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong một buổi lễ tại Liên Hợp Quốc ở Geneva ngày 24/11. (Ảnh: Reuters) Trong thư này, Rouhani khẳng định thoả thuận là “bước đầu tiên trên con đường tiến tới đạt được các quyền của Iran về hoạt động nguyên tử và quyền làm giàu uranium”. Rouhani coi việc ký thoả thuận này là chứng tỏ phương Tây đã công nhận các quyền ấy của Iran. Trong thư phúc đáp, Khamaneii tuyên bố đồng ý với những kết quả của đàm phán. Đại giáo chủ chỉ đạo: “Cần phải cám ơn phái đoàn đàm phán về thành quả này. Thành quả này có được là nhờ sự bảo trợ của Allah, nhờ thành tâm cầu nguyện và nhờ sự ủng hộ của nhân dân”. Lãnh tụ Iran coi thoả thuận này là “một thành công”, rằng “thông qua các cuộc đàm phán khó khăn và phức tạp này, nhân dân cách mạng của chúng ta đã có thể xác định được quyền của chúng ta trong hoạt động nguyên tử”. Các chính khách từ nhiều khuynh hướng khác nhau cũng hồ hởi lên tiếng ủng hộ thành quả này. Dân chúng thủ đô Teheran bày tỏ lạc quan cho rằng việc đạt được thoả thuận sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế vả cải thiện đời sống. Đông đảo dân chúng đã thức suốt đêm 23 cho đến sáng 24/11 để theo dõi những giờ phút chót của cuộc đàm phán dẫn đến thành đạo thoả thuận. Sáng 24/11, hàng trăm người đã tụ tập tại sân bay Teheran để chào đón ngoại trưởng Hoammed Jawad Zareef- trưởng đoàn đàm phán Iran từ Geneve trở về. Đồng Riel Iran lập tức tăng giá so với USD. (Trước khi Rouhani nhậm chức, 33.000 Riel ăn 1 USD. Nay khoảng 30.000 Riel/1USD). Giá vàng thì tụt dốc. Băn khoăn và bất bình Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, ngay khi có tin về thoả thuận, sáng 24/11, một số nghị sĩ cứng rắn kịch liệt phản đối. Số này đòi Tổng thống “phải trình diện” trước quốc hội để giải thích theo điều 125 hiến pháp, và đòi phải cho quốc hội phê chuẩn thoả thuận mà chính phủ đã ký. (nhưng chính phủ cho rằng đây chỉ là “thoả thuận”, không phải là “hiệp ước” nên không cần sự phê chuẩn của quốc hội). TTX Fars (cơ quan thông tin rất mạnh tại Iran, được coi là thuộc ảnh hưởng của lực lượng Vệ binh cách mạng do chính Khamaneii trực tiếp lãnh đạo) lại bày tỏ quan điểm hoài nghi. TTX này nói chính phủ Iran coi thoả thuận là đã khiến các nước lớn phải công nhận quyền làm giàu uranium của Iran, nhưng ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì đã phủ nhận điều này và khẳng định rằng không sự công nhận nào đối với “quyền của Iran” trong việc làm giàu uranium. TTX Fars còn nêu ra những điểm tiêu cực trong thoả thuận để cho rằng Iran đã phải lùi bước trước áp lực quốc tế. Fars cho rằng thoả thuận đã “vượt ra ngoài khuôn khổ của hiệp ước cấm phổ biến vũ khí nguyên tử khi quốc tế hoá quyền của Iran làm giàu uranium. Điều này có thế làm mai một các quyền hợp pháp của Iran”. Fars cho rằng thoả thuận vừa ký đã triệt tiêu khả năng mặc cả của Iran trong các cuộc đàm phán tiếp theo, bởi các nhà đàm phán Iran đã chấp nhận từ bỏ tàng trữ uranium đã làm giàu mức độ 20%. Fars nêu rõ cả Nga và Trung Quốc cũng tham gia trừng phạt Iran khi 2 nước này ký vào thoả thuận. Trang mạng “Raja News” gần gũi với giáo chủ cứng rắn Ayiatullah Misbah Yazdi thì đặt câu hỏi Iran đã đạt được những gì khi đánh đổi bằng những đặc ân mà Iran dành cho phương Tây? Rồi tự trả lời: Iran đã cho đi quá nhiều mà chỉ thu lại ít ỏi. Trang mạng này kêu gọi đưa thoả thuận đã ký ra quốc hội để bày tỏ ý kiến. Các trang mạng gần gũi với cựu tổng thống Ahmedi Najad đều công kích thoả thuận này. Trang “Nakat Press” cho rằng thoả thuận này tương tự như hiệp ước mà Iran đã ký với nước Nga Sa hoàng hồi thế kỷ XIX khiến Iran mất quyền kiểm soát đối với vùng lãnh thổ ở Bắc Ajerbaizan, Armenia và Kavkaz. Khi ấy, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ba Tư đã coi hiệp ước này là “một vết nhơ đóng trên trán Iran”. Nakat Press coi thoả thuận vừa ký là “một viên kẹo đắng ngắt” và hoài nghi về “thắng lợi” mà các giới chức Iran hiện nay đang tung hô. Nghị sĩ Hussein Ali Dalijani (thuộc khối Hồi giáo nguyên gốc trong quốc hội) khẳng định rằng phía Iran “chẳng đạt được chút đỉnh nào” trong thoả thuận này. Phương tây mới là bên chiến thắng. Lướt nhanh các trang mạng gần gũi với Khamaneii thì thấy đa số tỏ vẻ không hài lòng và cố tìm cách gián tiếp bày tỏ sự chối bỏ đối với thoả thuận để tránh làm mếch lòng Đại giáo chủ. Tờ Kihan- nhật báo lớn thuộc sự điều hành của phe giáo quyền do Khamaneii đứng đầu- bình luận rằng “Người Mỹ đã “lật ngược” lại thoả thuận chỉ sau khi ký một giờ, bởi John Kerry lập luận rằng điều 4 của hiệp ước cấm phổ biến vũ khí nguyên tử không đề cập đến quyền của bất cứ thành viên nào (tham gia hiệp ước này) được sở hữu công nghệ làm giàu uranium”. Báo này kết luận “không thể tin được nước Mỹ bởi vì các nhà ngoại giao và giới chức nước này thường ẩn chứa những mưu mô phía sau những nụ cười lừa gạt”. Phe đối lập Iran thì coi việc ký thoả thuận này là “liều thuốc độc thứ hai” mà nhà cầm quyền Iran phải uống. Họ coi việc cố giáo chủ Khomeini phải ký thoả thuận ngưng chiến với chính quyền Saddam Hussein hồi năm 1988 là “liều thuốc độc thứ nhất”, bởi chính Khomeini khi ấy đã nói: “Tôi ký thoả thuận này tức là tôi đang uống một liều thuốc độc”. Tổ chức đối lập lưu vong “Hội đồng quốc gia cách mạng Iran” tỏ ra thận trọng về thoả thuận này. Tuyên bố của bà Marem Rajwi- chủ tịch tổ chức này khẳng định việc chính quyền Iran phải nhượng bộ để ký đực thoả thuận này là kết quả của trừng phạt quốc tế. Bà này yêu cầu Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cần phải nhanh chóng thanh sát ngay các cơ sở nguyên tử của Iran, bởi vì chính phủ này “sẽ không bao giờ mặc nhiên báo cáo cho IAEA” và sẽ phản ứng chống lại ngay khi bị phát hiện những cơ sở nguyên tử bí mật được che giấu. Nguyễn Ngọc Hùng ================ Tài liệu tham khảo: http://aawsat.com/de...8&issueno=12781 http://www.alarabiya...-الإتفاق-النووي -.html ================ Lướt nhanh các trang mạng gần gũi với Khamaneii thì thấy đa số tỏ vẻ không hài lòng và cố tìm cách gián tiếp bày tỏ sự chối bỏ đối với thoả thuận để tránh làm mếch lòng Đại giáo chủ. Trong những ý kiến trái chiều cùng nhìn nhận về một hiện tượng, chỉ có một ý kiến đúng, hoặc tất cả đều sai. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2013 Đọc xong mới thấy thầy nói đúng quá. Dù con cứ chắc là phải vài chục năm nữa Trung Cuốc mới dám mạnh tay tuyên bố chủ quyền đảo Điếu ngư là của họ, cũng như các đảo, quần đảo ở biển Nam Trung Hoa. Có lẽ hầu hết mọi người nghĩ rằng TC sẽ chơi trò "mưa dầm thấm lâu", tuyên bố chủ quyền từ năm này qua năm khác, rêu rao trên các phương tiện truyền thông TC và quốc tế thân TC. Rồi trong 1 ngày đẹp trời họ cho dân đến ở, sinh sống như dân bản địa và cắm cờ TC vào đó như đã làm với Hoàng Sa- Việt Nam. Trong vòng 3 năm trở lại đây, TC rất vội vàng trong các quyết sách đối ngoại liên quan đến biển Đông Trung hoa và Nam Trung hoa. Có thể vì họ đang tự tin là nền kinh tế thứ 2 TG, nhưng quả thật họ quá vội vàng, khiến Mỹ, Nga, Ấn đều cảm thấy ko an toàn. Đây là tin vui với Nhật, cũng như VN và Philipin. Nếu VN lấy lại được Hoàng Sa và hầu hết Trường Sa (trừ 1 số đảo nhỏ thuộc Phil) thì VN cũng sẽ là 1 cường quốc biển đáng gờm ở Thái Bình Dương. Việc này diễn ra càng sớm, càng có lợi. Việt Nam sau này được thế giới trân trọng không phải vì có tiềm lực kinh tế, quân sự nên trở thành cường quốc biển đáng gờm. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam khiến thế giới trân trọng. Nhưng lời tiên tri của bà Vanga cho thấy còn lâu lắm.Thật là buồn! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Nga thực hiện chiến lược bao vây Trung Quốc Cập nhật lúc 06:25, 27/11/2013 (Quan hệ quốc tế) - Những năm gần đây Nhật Bản và nhiều nước châu Á chăm chú theo dõi mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong khuôn khổ các cuộc gặp thường niên của chính phủ hai nước. Chủ đề quan trọng lần này là hợp tác năng lượng, một vấn đề then chốt trong quan hệ song phương. Ông Medvedev đã hứa, tập đoàn dầu mỏ Rosneft trong mười năm tới sẽ bán tăng cường cho Trung Quốc khoảng 10 triệu tấn dầu/năm. Năm 2012, Trung Quốc đã mua của Nga 24,33 triệu tấn dầu. Hai bên thỏa thuận sẽ xây dựng ở Trung Quốc nhà máy lọc dầu và hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân. Thương mại song phương Nga- Trung Quốc đến năm 2012 đạt 88 tỷ đô la và dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng đến 100 tỷ đô la, năm 2020 sẽ đạt 200 tỷ đô la. Thủ tướng Nga Medvedev và Thủ tướng Trung Quốc Lý khắc Cường Dù có những biểu hiện cho thấy quan hệ Nga- Trung dường như phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng có những tín hiệu cho thấy, Moscow, rút kinh nghiệm từ lịch sử đã tiến hành những hoạt động đối ngoại chủ động và tích cực nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á. Đầu tháng 11, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Fumio Kishida và Bộ trưởng Bộ quốc phòng Itsunori Onodera Nhật Bản đã có cuộc gặp trong khuôn khổ 2+2 với các đồng nghiệp Nga Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Hai bên đã thỏa thuận về các cuộc tập trận hải quân chung chống khủng bố và hải tặc. Ông Lavrov tuyên bố sau cuộc gặp với giới báo chí rằng hợp tác song phương Nga – Nhật sẽ hỗ trợ giải quyết vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên và vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Lavrov khẳng định mối quan hệ song phương hai nước tiếp tục phát triển, dù còn tồn tại những trở ngại. Nga và Nhật vẫn chưa ký kết hiệp định Hòa bình do tranh chấp chủ quyền quần đảo Kuril. Song phương đều quyết tâm đạt được một giải pháp phù hợp trong vấn đề này vì lợi ích chung trong tương lai. Với những xung đột ngày càng nóng trên biển Hoa Đông, Nga và Nhật đều cần mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau và phát triển bền vững. Thủ tướng Nhật Bản Abe và Tổng thống Nga Putin Nga cũng tăng cường mối quan hệ hợp tác với cả hai miền Triều Tiên. Tháng 9/2012, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga tuyên bố xóa 90% nợ của Bắc Triều Tiên từ thời Liên Xô khoảng 11 tỷ đô la. Một tỷ nợ lại sẽ được cơ cấu theo “ nợ viện trợ” và trả dần trong 20 năm. Tháng Mười, Nga hoàn thành 54 km đường sắt từ làng Hasan Đông Nam nước Nga hướng đến cảng Rajin Bắc Triều Tiên. Tổng thống Vladimir Putin có ý tưởng nối các tuyến đường sắt Hàn Quốc với tuyến đường sắt xuyên Siberia, như vậy Nga trở thành trung tâm trung chuyển giữa châu Âu, hai miền Triều tiên và các nước khác thuộc châu Á. Vận tải-du lịch trên đường sắt sẽ giảm 30 ngày so với đường biển qua kênh đào Suez dù chi phí vận tải cao hơn và Moscow cũng đã thực hiện thành công dự án kết nối Đức với Trung Quốc thông qua đường sắt Nga. Trong hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali, V.Putin đã đưa ra đề xuất xây dựng đường ống dẫn dầu chạy từ Nga sang Hàn Quốc bỏ qua Bình Nhưỡng. Chi tiết của ý tưởng đường ống chạy ngầm cũng như dự án đường sắt được thảo luận chính thức khi tổng thống Putin thăm Seoul và và gặp tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Tổng thống Nga là lãnh đạo đầu tiên của 4 siêu cường (Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga) thăm chính thức Hàn Quốc tính từ ngày Tổng thống Park cầm quyền và chính giới Hàn Quốc hy vọng hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc viếng thăm chính thức một ngày ở Việt Nam, đất nước mà Liên xô trước đây và nước Nga ngày nay có mối quan hệ truyền thống vững chắc đầy tình nghĩa. Phát triển mối quan hệ với Trung Quốc chủ yếu trên lĩnh vực thương mại, nước Nga đồng thời đẩy mạnh quan hệ toàn diện, chú trọng lĩnh vực chính trị - quân sự với Việt Nam nhằm duy trì sự cân bằng lực lượng trên biển Đông. Nga là nhà cung cấp vũ khí chiến lược chủ yếu của Việt Nam, liên doanh cùng với Việt Nam khai thác dầu khí trên biển, phát triển năng lượng Hạt nhân và đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội Việt Nam trong tương lai. Cùng với Việt Nam, Nga tiếp tục tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ. Tháng trước, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có chuyến viếng thăm Moscow và gặp gỡ với tổng thống Putin. Tuyên bố chung kết quả cuộc gặp nêu rõ: Nga và Ấn Độ đã thỏa thuận mở rộng hợp tác hữu nghị trong lĩnh vực công nghệ tên lửa, kỹ thuật hải quân và vũ khí trang bị. Trong tháng 11 đã có cuộc họp giữa Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony. Hai bên có những cuộc hội thảo về hợp tác sản xuất máy bay trực thăng đa dụng và đóng tàu biển, trong đó có tàu quân sự. Song phương cũng thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực định vị toàn cầu. Sau cuộc gặp của Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Nga, lần đầu tiên hai bên đã tiến hành cuộc tập trận chung cấp tiểu đoàn. Như vậy đến thời điểm này, Trung Quốc đã rơi vào hai vành đai phong tỏa chính trị - quân sự của cả Nga và Mỹ trong khu vực Thái Bình dương. Giành lại ảnh hưởng tại châu Á và duy trì sức mạnh quân sự trên biển Đông – Hoa Đông thực sự sẽ là một bài toán chiến lược vô cùng khó đối với Bắc Kinh. Trịnh Thái Bằng (Nguồn báo "The Diplomat" Nhật Bản) ============================= Bởi vậy, người Trung Quốc quá chủ quan nên đã sai lầm. Cô gái Nga chẳng bao giờ đồng minh với Trung quốc chống Hoa Kỳ cả. Người Trung quốc có một cơ hội tuyệt với vào cuối năm ngoái và đầu năm nay để xoay chuyển tình thế - Lão Gàn đã phát biểu đâu đó trên diễn đàn - với giới hạn chót là 10. 3 Âm lịch. Nhưng thôi lỡ mất rồi! Bi wờ thì khó khen lém! Bye! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Mỹ thách thức vùng phòng không Trung Quốc bằng máy bay B-52 27/11/2013 06:49 (TNO) Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông mà không khai báo với Bắc Kinh, ADP dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay hôm 26.11. Máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ - Ảnh: AFP Hai chiếc máy bay quân sự nói trên không trang bị vũ khí và đã cất cánh từ đảo Guam vào hôm 25.11. Đây là đợt bay đã được lên lịch từ trước và là một phần trong một cuộc tập trận thường kỳ, các quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định. “Chúng tôi đã tiến hành một đợt tập huấn được lên lịch từ lâu. Đợt tập huấn bao gồm 2 máy bay cất cánh từ đảo Guam và sau đó bay về lại đảo này”, AFP dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc, đại tá Steven Warren cho biết. Chính phủ Trung Quốc không được báo trước về kế hoạch bay và chuyến bay đã diễn ra suôn sẻ “không gặp phải sự cố nào”, ông Warren cho hay. Hai máy bay ném bom Mỹ đã bay “chưa đến một tiếng đồng hồ” trong vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố thành lập hôm 23.11, đại tá Mỹ khẳng định. Một quan chức quốc phòng Mỹ đã xác nhận với AFP đây là hai máy bay ném bom B-52. Giới quan sát nhận định đợt bay nói trên là một dấu hiệu cho thấy Washington chống lại động thái mà nước này đánh giá là hiếu chiến của Bắc Kinh trong khu vực. Ngoài ra, việc điều hai máy bay quân sự bay ngang vùng phòng không mới của Trung Quốc, vốn bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Nhật Bản. Hoàng Uy ===================== Cái buồn cười nó ở chỗ này. Toàn là những chuyến bay có kế hoạch từ năm "nẳm". Híc! Cứ kiểu này và alo lên. Trung Quốc không "Bụp" thì cũng dở. Mà "Bụp" thì cũng phiền. Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Cụm tàu sân bay Liêu Ninh kéo xuống Biển Đông do "nhạy cảm chính trị" Hồng Thủy Thứ tư 27/11/2013 07:04 (GDVN) - Chuyên gia quân sự Macau Antony Wong Dong nhận định, Trung Quốc lựa chọn Biển Đông đế phái "cụm tàu sân bay Liêu Ninh" tới diễn tập là vì sự "nhạy cảm chính trị" và đặc điểm nước sâu của Biển Đông là "lý tưởng" cho các tàu chiến lớn hoạt động. Tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đã rời cảng Thanh Đảo sáng 26/11 và đang trên đường kéo xuống Biển Đông. Trong lúc dư luận quốc tế đang đặc biệt quan tâm theo dõi những diễn biến xung quanh cái gọi là khu nhận diện phòng không Trung Quốc vừa tuyên bố áp đặt ở Hoa Đông từ thứ Bảy vừa qua, Bắc Kinh lại có động thái mới bất ngờ phái tàu sân bay Liêu Ninh, 2 khu trục hạm và 2 tàu hộ vệ xuống Biển Đông diễn tập. Tàu Liêu Ninh được hộ tống bởi 2 tàu khu trục Thẩm Dương và Thạch Gia Trang cùng 2 tàu hộ vệ Yên Đài và Duy Phường đã rời cảng Thanh Đảo sáng hôm qua 26/11 và tiến xuống Biển Đông. Liêu Ninh đã tiến hành hơn 100 cuộc diễn tập và tập trận kể từ khi nó được đưa vào biên chế, nhưng hầu hết đều chỉ diễn ra tại Hoàng Hải, gần căn cứ Thanh Đảo. Đây cũng là lần đầu tiên tàu Liêu Ninh ra khơi với 1 cụm tàu chiến yểm trợ. Chuyên gia quân sự Macau Antony Wong Dong nhận định, Trung Quốc lựa chọn Biển Đông đế phái "cụm tàu sân bay Liêu Ninh" tới diễn tập là vì sự "nhạy cảm chính trị" và đặc điểm nước sâu của Biển Đông là "lý tưởng" cho các tàu chiến lớn hoạt động. Tàu Liêu Ninh đã thực hiện hơn 100 bài tập, diễn tập ở Hoàng Hải, trong đó tập trung vào nội dung cất hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu sân bay. "Căn cứ hải quân lớn nhất của quân đội Trung Quốc là ở Tam Á, đảo Hải Nam tương tự như Trân Châu Cảng của Mỹ ở Hawaii. Căn cứ Tam Á có thể cung cấp các hỗ trợ toàn diện cho tàu Liêu Ninh trong các cuộc tập trận sắp tới", Antony Wong Dong nói với Bưu điện Hoa Nam. Từ Philippines, học giả Rommel Banlaoi - Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Bạo lực và khủng bố nhận xét với Reuters, tàu Liêu Ninh vẫn còn phải nhiều năm nữa mới có thể tạo ra mối đe dọa thực sự. "Trung Quốc vẫn đang phát triển mô hình riêng của mình và công nghệ của họ còn thua xa Mỹ", ông nhận xét, "Cá nhân tôi không quá quan tâm tới một tàu sân bay chạy bằng diesel cũ trong một bài tập quân sự." "Rõ ràng là các nhà chức trách Trung Quốc đã áp dụng một loạt các thủ đoạn để tăng cường yêu sách (phi lý, phi pháp) của họ về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông", Joseph Cheng, một giáo sư khoa học chính trị đại học Hồng Kông nhận xét. Tuy nhiên ông Joseph Cheng lý luận rằng sở dĩ Bắc Kinh làm như vậy là vì "phản ứng" với các động thái của Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á tăng cường yêu sách chủ quyền của mình (ở Hoa Đông và Biển Đông)?! =================== Chán nhỉ! Có mỗi cái tàu ve chai,kéo qua, kéo lại hoài. Không khéo cũ quá, đến biển Đông lại bục thùng dầu, gây ô nhiễm môi trường thì Lão Gàn lại mất công đưa vào "Lời tiên tri" với câu trích dẫn: "An toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường thành vấn nạn quốc tế...." Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Washington nên đề phòng Trung Quốc 27/11/2013 09:35 (TNO) Cựu Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách về chính sách Mỹ Michèle Flournoy, người có tiềm năng trở thành nữ bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Mỹ, đã bình luận về quan hệ Mỹ - Trung chỉ vài phút sau khi Washington xác nhận việc điều máy bay B-52 vào vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc. Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michèle Flournoy lên tiếng vài phút sau khi Washington xác nhận cử “pháo đài bay” B-52 vào vùng phòng không mới của Trung Quốc - Ảnh: AFP Mỹ nên “thiết lập một số biện pháp phòng vệ” nếu Trung Quốc tiếp tục các động thái gây căng thẳng trong khu vực, trang tin quốc phòng Defense News (Mỹ) dẫn lời bà Flournoy phát biểu tại một sự kiện ở Washington vào hôm 26.11. Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng còn cho rằng Washington cần phải duy trì sự hiện diện quân sự hùng mạnh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, bà Flournoy cũng đề nghị chính phủ nên thực hiện điều này theo một cách thích hợp nhằm tránh “làm gia tăng” căng thẳng khu vực. Cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc nhận định rằng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh là “khúc mắc chiến lược quan trọng nhất mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong các thập kỷ sắp tới”. Bà Flournoy hy vọng các quan chức Mỹ sẽ sớm định ra “một tầm nhìn” cho quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai. Washington cần phải “hỗ trợ Trung Quốc” để nước này trở thành “một quốc gia có trách nhiệm hơn đối với toàn thế giới”, Defense News dẫn lời cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu. Hoàng Uy ======== Washington cần phải “hỗ trợ Trung Quốc” để nước này trở thành “một quốc gia có trách nhiệm hơn đối với toàn thế giới”, Defense News dẫn lời cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu. Trách nhiệm quốc tế trên cơ sở nào mới được chứ? Một hệ thống thỏa ước được tất cả các các quốc gia đồng thuận và một tổ chức quốc tế chỉ đạo; hay do tiêu chuẩn của một siêu cường làm bá chủ? Bởi vậy, vấn đề còn lại vẫn cứ là sự kết thúc của "Canh bạc cuối cùng" như thế nào? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Mỹ thách thức vùng phòng không Trung Quốc bằng máy bay B-52 27/11/2013 06:49 Cái buồn cười nó ở chỗ này. Toàn là những chuyến bay có kế hoạch từ năm "nẳm". Híc! Cứ kiểu này và alo lên. Trung Quốc không "Bụp" thì cũng dở. Mà "Bụp" thì cũng phiền. Híc! Giờ thì Nhật Bổn, Nam Hàn đều không thông báo lịch bay! Tung Cẩu " Bụp". Yes or No. Hàng không Nhật ngừng thông báo lịch bay cho Trung Quốc 27/11/2013 08:43 (GMT + 7) TTO - Hai hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản tuyên bố sẽ ngừng thông báo lịch bay cho chính quyền Trung Quốc. Theo AFP, bắt đầu từ hôm nay 27-11, Hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) sẽ không thông báo lịch bay cho Trung Quốc sau khi nhận được yêu cầu của chính quyền Nhật Bản. Hai hãng này trước đó đã gửi lịch bay đến Trung Quốc từ hôm 23-11 “vì lý do an toàn”. Ngày 23-11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông bao trùm lên không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh yêu cầu các hãng hàng không phải thông báo lịch trình bay, quốc tịch máy bay và duy trì liên lạc vô tuyến hai chiều để “phản hồi nhanh chóng và đúng đắn” khi có yêu cầu nhận dạng từ phía chính quyền Trung Quốc. Trung Quốc đang hối thúc các hãng hàng không báo lịch bay cho chính quyền Bắc Kinh nếu không muốn đứng trước nguy cơ bị máy bay quân sự của nước này ngăn chặn. Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định hành động của Bắc Kinh đưa đến những hậu quả “vô cùng nghiêm trọng” và “không thể lường trước được”. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel miêu tả đây là một động thái “gây bất ổn để thay đổi hiện trạng trong khu vực” . Phía Hàn Quốc cũng có những động thái tương tự khi cho biết các hãng hàng không của Hàn Quốc không thông báo lịch bay cho chính quyền Trung Quốc cho dù máy bay của họ đi qua vùng ADIZ do Trung Quốc thiết lập. ĐÔNG PHƯƠNG Theo tuoitre.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Trung Quốc giám sát “pháo đài bay” B-52 của Mỹ trên Hoa Đông Thứ Tư, 27/11/2013 - 12:50 (Dân trí) - Trong phản ứng đầu tiên về vụ Mỹ điều các máy bay ném bom B-52 đến Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đã “giám sát” các máy bay Mỹ trong vùng nhận dạng phòng không do Bắc Kinh tự thiết lập mới đây. Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết bộ này không tuân thủ yêu cầu gây tranh cãi của Bắc Kinh đòi các phi cơ phải thông báo kế hoạch bay khi đi qua khu vực Hoa Đông, vốn bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nhưng trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho hay: “Quân đội Trung Quốc đã giám sát toàn bộ tiến trình bay, tiến hành công tác nhận dạng kịp thời và xác định loại máy bay của Mỹ”. “Trung Quốc có khả năng thực thi sự kiểm soát hiệu quả trên vùng không phận này”, ông Cảnh nói thêm. Tuyên bố trên, cũng là phản ứng chính thức đầu tiên đối với động thái của Mỹ, dường như là một nỗ lực nhằm tránh sự đối đầu, đồng thời khả định năng lực của Bắc Kinh. Theo các quy định do Trung Quốc đề ra khi công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông hôm 23/11, các máy bay đi qua khu vực phải cung cấp kế hoạch bay, công bố quốc tịch và giữ liên lạc vô tuyến 2 chiều để đáp ứng các yêu cầu nhận dạng từ giới chức Trung Quốc. Những ai không tuân thủ có thể đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”, Bắc Kinh cảnh báo. Nhưng giới chức Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ xem ADIZ của Trung Quốc là vùng không phận quốc tế và các máy bay quân sự Mỹ có thể hoạt động bình thường như trước kia và không cung cấp trước kế hoạch bay. Hai máy bay ném bom chiến lược hạng nặng tầm xa B-52, được mệnh danh là các “pháo đài bay” , đã bay qua Hoa Đông hôm 25/11 mà không thông báo cho Bắc Kinh. Washington muốn gửi đi một cảnh báo rõ ràng rằng Mỹ sẽ chống lại điều mà nước này xem là lập trường hung hăng của Bắc Kinh trong khu vực. Các chuyến bay B-52 cũng là một thông điệp về sự ủng hộ của Mỹ đối với Nhật Bản. Hai quốc gia đồng minh này đã có một thỏa thuận an ninh. Các máy bay B-52, vốn không mang vũ khí khi bay qua Hoa Đông, đã cất cánh từ đảo Guam hôm thứ Hai trong một chuyến bay được lên kế hoạch từ trước mà giới chức quốc phòng Mỹ khẳng định là một cuộc diễn tập thông thường. An Bình Theo AFP ===================== Đây là loại may bay "ve chai" của Hoa Kỳ, đem nhá để thử phản ứng. Có rớt thì cũng không sao. Thử một cái B2 là biết liền. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Trung Quốc giám sát “pháo đài bay” B-52 của Mỹ trên Hoa Đông Thứ Tư, 27/11/2013 - 12:50 ===================== Đây là loại may bay "ve chai" của Hoa Kỳ, đem nhá để thử phản ứng. Có rớt thì cũng không sao. Thử một cái B2 là biết liền. Có ai kêu mấy ông TQ khi giám sát cẩn thận, kẻo mấy thằng Phi Công Mỹ nó lỡ tay đánh rớt cái gì xuống thì khốn ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Có ai kêu mấy ông TQ khi giám sát cẩn thận, kẻo mấy thằng Phi Công Mỹ nó lỡ tay đánh rớt cái gì xuống thì khốn ... Có lẽ nên rơi 1 quả pháo nhỏ và CP Mỹ sẽ xin lỗi CP và nhân dân Nhật Bản Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Nhật Bản cân nhắc mở rộng vùng phòng không trên Thái Bình Dương Thứ Tư, 27/11/2013 - 16:55 (Dân trí) - Nhật Bản đang cân nhắc mở rộng vùng nhận dạng phòng không trên Thái Bình Dương, báo chí Nhật ngày 27/11 đưa tin, trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh tranh cãi về vùng phòng không do Trung Quốc tự lập trên biển Hoa Đông. Một máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản cất cánh từ căn cứ không quân tại tỉnh Miyazaki. Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật hôm nay đã đăng tải thông tin trên và cho biết thêm rằng Bộ Quốc phòng Nhật cũng đang xem xét đồn trú các máy bay chiến đấu tại các căn cứ trong khu vực. Thông tin trên được đưa ra sau khi Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, bao trùm cả không quận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vốn là trung tâm của một cuộc tranh cãi kéo dài nhiều thập niên giữa Tokyo và Bắc Kinh. Nó cũng diễn ra sau khi Bắc Kinh gần đây đã biên chế tàu sân bay đầu tiên, trong khi hải quân Trung Quốc vươn ra phía tây Thái Bình Dương. Bình luận về thông tin trên tờ Yomiuri Shimbun, một phát ngôn viên tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay chính phủ “quyết tâm bảo vệ lãnh thổ… nhưng… chúng tôi không ở trong tình huống phải mở rộng ADIZ”. ADIZ của Nhật Bản - vốn bao quanh 4 đảo lớn và chuỗi đảo Okinawa ở cực nam, trong đó có quần đảo tranh chấp với Trung Quốc - được thiết lập năm 1969. Các máy bay phải thông báo kế hoạch bay khi đi qua vùng này nếu chúng tiến tới lãnh thổ Nhật Bản. Chuỗi đảo Ogasawara trước đây không được xem là bị đe dọa bởi sự xâm chiếm của nước ngoài, nhưng sức mạnh của Trung Quốc đã gây ra các cuộc thảo luận trong giới chức đảng cầm quyền về việc đưa nó vào ADIZ của Nhật Bản, Yomiuri cho hay. An Bình ===================== Đúng là không có một chuẩn mực để phán xét, nên nó mí loạn cào cào như vậy. Khuých tạp nhể! Nhưng hy vọng mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoáy dao. Í lộn - "ngoại giao". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 Giáo sư Trung Quốc nói tại sao chưa "nhận diện phòng không" Biển Đông Hồng Thủy (Nguồn: SCMP) Thứ tư 27/11/2013 13:40 (GDVN) - "Nhưng ở biển Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông) không có điều kiện như vậy. Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang được cải thiện và Trung Quốc không có nhu cầu đi quá xa để đối phó với Philippines", Thời Ân Hoằng nói một cách kẻ cả và trịch thượng. Thời Ân Hoằng. Bưu điện Hoa Nam ngày 26/11 đưa tin, khi trả lời AFP, Thời Ân Hoằng, giáo sư đại học Nhân Dân nói lý do tại sao Trung Quốc chưa tuyên bố cái gọi là "khu nhận diện phòng không" ở Biển Đông như những gì đã diễn ra ở Hoa Đông. Theo ông Hoằng, một cố vấn về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, Trung Quốc đã không tính đến việc tuyên bố (áp đặt cái gọi là) khu nhận diện phòng không ở Biển Đông là có lý do của nó. "Bạn phải có một lý do để làm điều này. Lập trường khiêu khích của chính phủ ông Shinzo Abe cho chúng tôi lý do", cố vấn Trung Quốc biện bạch cho tuyên bố thành lập khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông. "Nhưng ở biển Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông) không có điều kiện như vậy. Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang được cải thiện và Trung Quốc không có nhu cầu đi quá xa để đối phó với Philippines", Thời Ân Hoằng nói một cách kẻ cả và trịch thượng. Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã từng bóng gió hôm 24/11 về khả năng áp đặt bất hợp pháp cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Biển Đông. Trước đó hôm Chủ nhật 24/11, Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập các "khu vực nhận diện phòng không" bổ sung vào thời điểm "hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết", động thái được xem như thông điệp tới các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Viên cố vấn này nói thêm, Bắc Kinh sẽ có thể linh hoạt hơn trong "điều hành" khu vực. "Việc giải thích phụ thuộc vào thực tế chính trị. Nếu máy bay quân sự Mỹ hoặc Đài Loan tiến vào khu nhận diện phòng không, chúng tôi sẽ linh hoạt", ông Hoằng nói. Những gì đang diễn ra ở Hoa Đông và Biển Đông cho thấy tham vọng bành trướng sức mạnh, bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh đang đẩy khu vực đến bên lề bờ vực căng thẳng và nguy cơ xung đột. Điều này đi ngược lại hoàn toàn mong muốn và nỗ lực của khu vực cũng như cộng đồng quốc tế, nó cũng trái với những tuyên bố thiện chí của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về chính sách "phát triển hòa bình" của họ khiến khu vực và quốc tế không thể không cảnh giác. ================= "Nhưng ở biển Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông) không có điều kiện như vậy. Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang được cải thiện và Trung Quốc không có nhu cầu đi quá xa để đối phó với Philippines", Thời Ân Hoằng nói một cách kẻ cả và trịch thượng. Như vậy, với phát biểu này, người Trung Quốc đã xác định việc đặt vùng cấm bay hoàn toàn xuất phát từ lợi ích của họ và không cần đến chuẩn mực quốc tế. Giáo sư hẳn họi. Ít nhất điều này chứng tỏ một sự bế tắc về ngoại giao đã rất cao độ. Cho dù người phát ngôn điều này không phải là một nhà giao và không chịu trách nhiệm về vấn đề này khi phát biểu như vậy. Cũng một mục đích như vậy, ông ta có thể phát biểu với một hình thức diễn đạt khác, tỏ ra trách nhiệm hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2013 HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT NĂM 2014 GIÁP NGỌ Bài của Nhidiasinh Phương Đông Nam: Sao nhất bạch thủy tinh sinh khí đến địa bàn Đông nam – Khôn (2) – âm hỏa đới thổ bị sinh khắc. Đông nam tuy được sinh khí trong năm 2014 nhưng không được tốt trọn vẹn. Trong ba sơn thì hai sơn Khôn Thìn tạm được, sơn Tỵ nên tránh. Phương Nam: Sao lục bạch Càn âm kim đới thủy đến phương Ly – Nam (7) – dương hỏa, lục bạch bị bị khắc chế bất lợi. Phương nam, năm nay là phương Thái tuế đại sát rất xấu. Ba sơn Bính Ngọ Đinh đại hung. Phương Tây Nam: Sao tam bích mộc tinh đến cung âm kim, sao khắc cung địa bàn tiểu lợi, sơn Mùi đại cát, các sơn Thân – Tốn tiểu cát. Phương Tây: Sao bát bạch vượng khí đến bản cung Đoài kim khắc xuất tiểu cát. Phương này nhờ vượng khí bát bạch nên luôn gặp nhiều may mắn vui vẻ. Sơn Dậu tiểu cát, hai sơn Canh Tân tiểu hung. Phương Tây Bắc: Sao ngũ hoàng thổ tinh đến cung kim bị tiết khí, tuy nhiên ngũ hoàng là sao cực xấu, nên phương này trong năm 2014 cũng khá bất lợi. Sơn Hợi đại hung, sơn Tuất tiểu hung, Sơn Càn tiểu cát. Phương Bắc: Sao cửu tử sinh khí ngũ hành kim đến bản cung nhất bạch thủy tinh bị sinh xuất, phương này năm nay lại tập trung quá nhiều âm khí của Tuế phá và tam sát, vì thế không nên phạm tới. Ba sơn Nhâm Tý Quý đại hung. Phương Đông Bắc: Sao thất xích hỏa khí đến bản cung bát bạch mộc tinh được tương sinh, sao thất xích là sao thất vận chủ làm hao tổn tài lộc. Sơn Sửu tiểu hung, sơn Cấn Dần tiểu cát. Phương Đông: Sao nhị hắc âm hỏa đới thổ đến bản cung mộc gây chuyện thị phi cãi cọ. Sơn Giáp Mão tiểu cát, sơn Ất đại cát. Trung cung: Sao chủ niên tinh tứ lục suy khí quản cung. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2013 Chứng minh Trung Quốc không có cửa trước Nhật-Mỹ (Quan hệ quốc tế) - Ngày 23/11/2013, Trung Quốc công bố bản đồ tọa độ “khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”, gồm cả không phận quần đảo Senkaku do Nhật Bản đang quản lý. Trước đó, Tờ Thiết Huyết tháng 11/2013 đã trích lại bài viết trên tờ Văn Hối nói: 30 năm nữa Trung Quốc sẽ đủ điều kiện chiếm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngày 26/11, các báo còn đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Nhật. Cùng ngày, chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này đã rời cảng Thanh Đảo đến Biển Đông để “nghiên cứu khoa học (tàu sân bay nghiên cứu khoa học gì ở đây?) và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm. Với các diễn biến trên, tình hình xung quanh quần đảo tranh chấp đang ngày càng nóng, mọi việc đều có thể xảy ra. Ba mươi năm, đó là một khoảng thời gian tương đối dài và đến lúc đó không biết sẽ như thế nào. Nhưng vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, nếu xảy ra một cuộc chiến Trung – Nhật thì ai thắng ai bại? Chúng ta hãy điểm qua một số phân tích và dự báo về kết cục của một cuộc chiến giả định giữa hai nước của 2 nhà chiến lược quân sự Nga là V. Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, chuyên gia Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga kiêm Tổng biên tập Tạp chí “Moscow Defence Brief” và K.Sivkov - Phó chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Viện Hàn lâm khoa học Nga mới được đăng trên báo Vzgliad (Quan điểm) ngày 18/11/2013 – tức 5 ngày trước khi Trung Quốc công bố cái gọi là “khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 1. So sánh lực lượng Về nội dung này, ý kiến 2 chuyên gia có những điểm khác nhau. Xin trích dẫn: a. V. Kashin: “Trên biển, hiện Trung Quốc không có ưu thế tuyệt đối về số lượng, trong khi về chất lượng thì Hạm đội của PLA kém xa Nhật Bản. “Trung Quốc mới bắt đầu đóng các tàu tương đối hiện đại vào khoảng năm 2007. Tất cả những tàu được đóng trước đó đều là đồ bỏ đi (nếu so với các tàu của Nhật). Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy hiểm nhất định đối với Nhật Bản, nhưng Hải quân Nhật Bản được xây dựng với định hướng ưu tiên là đối phó với các tàu ngầm, trước hết là với các tàu ngầm của Hạm đội Xô Viết trước đây (cho nên mối de dọa đó đã được giảm thiểu). Tôi (V.Kashin) đã từng được nghe các chuyên gia Mỹ chuyên về chiến tranh trên biển đưa ra nhận xét là – nếu chỉ tính riêng ở góc độ một cuộc chiến chống ngầm thuần túy gồm các yếu tố: kinh nghiệm, trang bị và phương pháp (tác chiến) - Hải quân Nhật Bản còn có mặt trội hơn cả Hải quân Mỹ. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, chỉ riêng công tác huấn luyện tác chiến cho các kíp thủy thủ tàu ngầm đã là cả một vấn đề”. “Trung Quốc hiện đang ở tình trạng tương tự như Liên Xô cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nước này mới ở giai đoạn đầu xây dựng Hạm đội đại dương, nhưng để làm được điều đó thì thứ nhất – cần phải khắc phục được sự tụt hậu về kỹ thuật. Thứ hai, cần phải có những đột phá trong công tác huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức. Hạm đội Liên Xô thời kỳ đầu cũng chỉ hoạt động ven bờ, không có khả năng hoạt động độc lập cách xa bờ biển của mình, phải mất hàng chục năm mới trở thành hạm đội hoạt động trên các đại dương. Trung Quốc bây giờ mới chỉ mới chỉ ở giai đoạn đầu của chặng đường đó. Trong những năm 80, Hải quân Trung Quốc phát triển theo tinh thần Học thuyết phòng thủ ven bờ và theo hướng: thành lập hạm đội duyên hải với số lượng các tàu lớn chỉ ở mức tối thiểu, chủ yếu là các tàu nhỏ (lượng giãn nước từ 10 đến 400 tấn) và một khối lượng lớn pháo binh bờ biển. Hải quân Trung Quốc mới phát triển từ giữa những năm 90, những tiến bộ về chất lượng cũng mới xuất hiện trong mấy năm trở lại đây. Trung Quốc không hề có kinh nghiệm cũng như trường phái Hải quân riêng nào cho phép họ có thể cảm thấy tự tin (khi đối đầu với Hạm đội Nhật Bản). Chiến đấu cơ J-10 của Không quân Trung Quốc b. K.Sivkov: “Về số lượng thì Lực lượng quân sự Trung Quốc gấp Nhật Bản khoảng chục lần. Quân đội Trung Quốc trong thời bình có 2,5 triệu người, còn Nhật Bản- khoảng 250.000 người. Nhưng trong cuộc chiến tranh giành quần đảo, lực lượng mà hai bên sử dụng chủ yếu sẽ là hải quân và không quân. Để giải quyết các nhiệm vụ tác chiến nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc có thể sử dụng từ 400 đến 500 máy bay chiến đấu, khoảng 20 tàu ngầm điện- diesel, 3 tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, nước này còn có thể đưa vào tác chiến một số tàu tên lửa nhỏ và tàu khu khục mang tên lửa có điều khiển do các đảo này cách không xa Trung Quốc. Về phía Nhật Bản, để chống lại lực lượng trên, nước này có thể huy động đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm diezel, khoảng 5 đến 10 tàu phóng lôi và tàu tuần tiễu. Thành phần tác chiến của Hạm đội Nhật Bản sử dụng để bảo vệ các đảo này, về số lượng sẽ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc”. Các máy bay của Trung Quốc chủ yếu là các loai máy bay đã lạc hậu. Nếu tính yếu tố chất lượng, Nhật Bản có ưu thế áp đảo. Trung Quốc không có máy bay tuần thám radar trong khi Nhật Bản có các máy bay loại này nên có khả năng kiểm soát không phận và điều khiển tác chiến trên không, và đây chính là ưu thế đáng kể của không quân tiêm kích Nhật Bản. Nhìn chung, xét tổng thể thì sức mạnh của Nhật Bản và Trung Quốc trên không là tương đương nhau, mặc dù Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng. Còn về hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc có các tính năng kỹ - chiến thuật và công nghệ tương đương với các tàu đầu những năm 70. Có nghĩa là có độ ồn lớn. Nhật Bản có các tàu ngầm hiện đại hơn, ít tiếng ồn hơn và có thể tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại các tàu ngầm Trung Quốc rất hiệu quả. Nhưng thành phần tàu nổi của Trung Quốc, không nghi ngờ gì nữa, vượt trội so với các tàu nổi của Nhật”. Oanh tạc cơ B-52 Nếu chiến tranh xảy ra vào ngày mai Kịch bản một (một chọi một) - Ý kiến của 2 chuyên gia trên vẫn hơi khác nhau. a. V.Kashin: “Chắc chắn hơn cả, cuộc xung đột giành các đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã của Trung Quốc. Nếu hai bên sử dụng lực lượng tương đương nhau, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong khi không thể gây cho Nhật Bản thiệt hại nào đáng kể. Vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế rất lớn cả về trang bị lẫn huấn luyện tác chiến. Còn với Trung Quốc, tất cả các hệ thống (vũ khí) mới đều chưa qua thử nghiệm thực tiễn, trình độ huấn luyện, kỹ năng của bộ đội đang còn là một dấu hỏi. Không những tất cả các loại vũ khí (của Trung Quốc) đều thua kém vũ khí của Nhật Bản mà Trung Quốc cũng không có khả năng tận dụng hết năng lực của các loại vũ khí mà mình có. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ thảm bại trước Nhật Bản”. “Hải quân Nhật Bản rất mạnh. Mặc dù (Hải quân) Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng để có được trình độ (như Nhật Bản), trước hết là trong chiến thuật và huấn luyện thì nước này còn phải mất nhiều năm nữa (có lẽ vì thế mà Trung Quốc dự tính đến năm 2040 mới chiếm lại Sensaku chăng?). b. K.Sivkov không đồng ý với dự đoán như vậy. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ tương đối lớn, nhưng một mình Nhật Bản sẽ không thể ngăn chặn được Trung Quốc. “Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc chủ yếu sẽ tiến hành chiến lược tiến công, trong khi Nhật Bản tập trung vào phòng thủ, và trong trường hợp đối đầu trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội thắng hơn. Lý do: Trung Quốc có ưu thế đáng kể về lực lượng tên lửa, các tàu phóng lôi và tên lửa có điều khiển, có thể giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt các cụm tàu nổi của Nhật và đổ bộ lính (lên các đảo). Do Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng máy bay và quân dự bị (hàng chục lần), Không quân Nhật Bản không thể đánh trả được các đợt tấn công ồ ạt của Không quân Trung Quốc”. “Về huấn luyện binh sĩ - Trung Quốc không thua kém gì Nhật Bản, và ở một số lĩnh vực nào đấy, có thể còn tốt hơn. Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên, liên tục và chi nhiều tiền để thực hiện nhiệm vụ này. Vì thế, nếu sự chuẩn bị của hai bên là như nhau thì Trung Quốc có thể giải quyết nhiệm vụ đánh bại các cụm không quân Nhật Bản trên chính lãnh thổ nước họ dù cái giá phải trả là rất đắt, và (Không quân Trung Quốc) cũng sẽ giải quyết được nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không tại khu vực đổ bộ (lên các đảo)”. Kịch bản hai “hai đánh một” Trong trường hợp này, quan điểm của 2 chuyên gia trên hoàn toàn trùng nhau – Trung Quốc không có cửa nào. Nhật Bản, mặc dù quân số của Lực lượng phòng vệ kém PLA Trung Quốc hàng chục lần, nhưng có một ưu thế: đó là có đồng minh Mỹ. Theo Hiệp ước an ninh giữa hai nước thì trong trường hợp Nhật Bản bị xâm lược, Mỹ phải có trách nhiệm can dự. Khác với sự khác biệt về dự báo trong trường hợp “một chọi một”, khi dự báo về kết cục dành cho Trung Quốc nếu đối đầu quân sự với cả Nhật Bản và Mỹ, các chuyên gia đều có một quan điểm chung. Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa a. K. Sivkov: “Chỉ riêng yếu tố Mỹ đã hoàn toàn loại trừ khả năng của Trung Quốc tiến hành chiến dịch quân sự ở khu vực các đảo trên. Trong cuộc “đối đầu trực tiếp” (giả định) giữa Trung Quốc và Nhật Bản-Mỹ thì dù Không quân Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng nhưng Không quân của Hải quân Mỹ cùng với Không quân tiêm kích chiến thuật triển khai tại Okinawa sẽ thừa sức để đánh trả các đòn tấn công và gây những thiệt hại không thể chịu đựng nổi cho Không quân tấn công Trung Quốc. Dĩ nhiên khi đó các sân bay Trung Quốc sẽ bị tấn công bằng các tên lửa có cánh kiểu Tomahawk, phần lớn máy bay (đậu trên sân bay) sẽ bị tiêu diệt, cơ sở hạ tầng cũng sẽ chịu chung số phận, và chỉ trong vòng một đến 2 tuần với sự tham gia của Mỹ, đại bộ phận lực lượng của Không quân Trung Quốc sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Hải quân Trung Quốc, tương tự như vậy, cũng bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ kiểu Los Angeles lúc đó sẽ tham gia – những tàu loại này sẽ “giải quyết” các tàu Trung Quốc một cách nhẹ nhàng. Vũ khí trên tàu của Trung Quốc tương đối mạnh, nhưng vũ khí phòng không (của các tàu đó) rất yếu, vì thế các tàu này sẽ nhanh chóng bị các tên lửa có cánh của Mỹ phóng từ cự ly ngoài tầm với của các tên lửa Trung Quốc tiêu diệt. Theo ông Sivkov, nếu Trung Quốc biến những tuyên bố hung hăng thành hành động và xảy ra xung đột quân sự thì cuộc xung đột này chỉ giới hạn trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa can thiệp và gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải chấm dứt các chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó là sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh. Ông này kết luận: “Dù không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản vẫn đủ sức giữ các đảo (trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô nhỏ). Nhưng nếu giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn quyết định chiếm các đảo này bằng mọi giá thì (lúc đó) Nhật Bản sẽ không đủ sức. Tổn thất trong trường hợp này như sau: Không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất đáng kể - khoảng 150 máy bay, còn Nhật Bản sẽ mất khoảng vài chục chiếc. Đến lúc Mỹ can thiệp (và phải can thiệp), thì Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ đại bại. b.V.Kashin: “Mỹ không có lập trường rõ ràng về các tranh chấp lãnh thổ, nhưng có điều gì đó xảy ra với Nhật Bản thì dứt khoát Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ có tại khu vực này một cụm quân gồm tàu sân bay G. Washington, lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa, không quân và lục quân tại Hàn Quốc. Có nghĩa là ngay sát cạnh các đảo tranh chấp, Mỹ đang có một lực lượng quân sự mạnh, kể cả các cụm tàu sân bay tấn công - những tàu này trong trường hợp xảy ra mối đe dọa xung đột thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ là đã có mặt ở khu vực tác chiến và tham gia ngay. So sánh lực lượng quá bất lợi cho Trung Quốc và nước này không có một cơ hội nào. Phải còn rất lâu nữa, Trung Quốc còn phải qua một chặng đường rất dài nữa mới có thể trở thành một mối đe dọa thực sự đối với Nhật Bản”. Vài lời nói thêm 1. Nhật Bản có quyền chủ quyền đối với các đảo này vào cuối thế kỷ XIX, sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mất chủ quyền đối với tất cả các khu vực lãnh thổ chiếm được trước đó, những đảo này nằm dưới quyền tài phán của Mỹ. Đến năm 1972, Mỹ đã trao trả đảo Okinawa và quần đảo này cho Nhật Bản. Chính vì vậy mà Mỹ lại càng không có lý do gì để ngồi nhìn những hòn đảo mà chính mình trao lại cho Nhật lại bị Trung Quốc chiếm đoạt. Ngay từ năm 1943, chủ đề các đảo tranh chấp với Nhật đã được đề cập tới trong hội nghị Cairo năm 1943 với sự tham dự của Tưởng Giới Thạch, Roosevelt và Churchill. 2. Cách đây không lâu (ngày 20/5/2013) báo Lenta.ru có đăng bài với tiêu đề “Đối với Thiên triều (Trung Quốc) – thì bao nhiêu (lãnh thổ) cũng là ít”, trong đó liệt kê một số tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Tinh thần của bài báo là: tham vọng lãnh thổ của “Thiên triều” đối với các nước láng giềng là không bao giờ thay đổi - từ xa xưa, từ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, thời kỳ Mao, tiền Mao và hậu Mao… Vấn đề là ở chỗ sức của Trung Quốc tới đâu, thủ đoạn gì cũng như đối sách và sức mạnh của các “nạn nhân” như thế nào. Không thể tin vào các câu mà giới lãnh đạo Trung Quốc thường rao giảng về “láng giềng hữu nghị ….” – vốn luôn ngược với những điều mà họ nghĩ cũng như những điều mà họ làm . 3. Ngày 26/11, Trung Quốc đã điều chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này (Liêu Ninh) đến Biển Đông để “nghiên cứu khoa học” và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm. Sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nước có liên quan như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia... trước “khu vực nhận diện phòng không”, Trung Quốc chuyển hướng dọa dẫm sang các nước láng giềng phía nam chăng? 4. Diễn biến mới đáng chú ý hơn cả: Vào lúc 19h00 ngày thứ 2 (25/11- theo giờ bờ đông nước Mỹ - tức sáng ngày thứ ba 26/11 – giờ Việt Nam), 2 máy bay B-52 của Mỹ cất cánh từ sân bay Guam đã bay vào “khu vực nhận diện phòng không” nói trên mà không thèm báo trước cho phía Trung Quốc “theo quy định”. Đã không hề có một biện pháp “quân sự khẩn cấp” nào được áp dụng, thậm chí phía Trung Quốc cũng đã không tìm cách liên lạc với 2 chiếc máy bay này. Nói theo cách nói của tờ Wall Street Journal thì bước đi trên đây của Mỹ là “thách thức trực tiếp” đối với Trung Quốc liên quan đến vụ “thành lập khu vực phòng không “… Nên hiểu sao về Trung Quốc sau vụ này? Lê Hùng Theo baodatviet.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2013 Mỹ sát cánh Nhật trong tranh chấp với Trung Quốc Thứ năm, 28/11/2013 09:23 GMT+7 Mỹ hôm qua tái khẳng định cam kết đứng về phía Nhật Bản trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, và nhất trí cùng nước đồng minh gây sức ép buộc Trung Quốc từ bỏ vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: EPA AFP đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm qua có cuộc điện đàm dài 30 phút với người đồng cấp của Nhật Bản, ông Itsunori Onodera. Hai bên nhất trí hợp tác để cùng gây sức ép buộc Trung Quốc phải từ bỏ Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mới thiết lập. Theo thông cáo từ Lầu Năm góc, Hagel ca ngợi Tokyo đã thể hiện "sự kiềm chế thích hợp" sau động thái của Bắc Kinh. Ông cũng "tái khẳng định chính sách lâu dài của Mỹ, bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư theo Mục V trong Hiệp ước Phòng thủ Song phương Nhật-Mỹ. Lầu Năm góc cam kết tham vấn chặt chẽ với nước đồng minh nhằm tránh những sự việc bất ngờ. Cũng hôm qua, giới chức Mỹ cho biết phó tổng thống Joe Biden sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề gây tranh cãi này trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tuần tới. "Rõ ràng, chuyến thăm tạo ra cơ hội cho phó tổng thống thảo luận trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh về vấn đề này, chuyển tải mối quan ngại của chúng tôi một cách trực tiếp và tìm hiểu rõ ràng ý định của Trung Quốc khi thực hiện động thái trên vào thời điểm này", một quan chức cấp cao Mỹ nói. Hôm 23/11, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không bao trùm biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh yêu cầu tất cả các máy bay đi vào ADIZ phải khai báo kế hoạch bay, quốc tịch, duy trì liên lạc hai chiều, nếu không sẽ đối mặt với những biện pháp phòng thủ khẩn cấp. Động thái này đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Tokyo. Tàu và máy bay hai nước đã nhiều lần đối đầu trong khu vực tranh chấp, dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột. Các hãng hàng không Nhật Bản đã ngừng cung cấp lịch bay cho Trung Quốc. Theo Jiji Press, các hãng này cũng chưa gặp vấn đề gì, dù không còn tuân thủ quy định mới của Trung Quốc như ban đầu. Trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo tất cả các các hãng hàng không Mỹ có những biện pháp để đảm bảo an toàn trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Mỹ hôm qua điều hai máy bay ném bom B-52 đến khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông và không thông báo cho Bắc Kinh, phớt lờ đòi hỏi của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không. Các máy bay này không mang vũ khí, cất cánh từ đảo Guam, trong một hoạt động mà giới chức Mỹ mô tả là diễn tập thường xuyên. Trung Quốc sau đó khẳng định nước này đã theo dõi hoạt động của các máy bay B-52 trên và có đủ khả năng để thực thi vùng phòng không mới tuyên bố. "Chính phủ Trung Quốc có ý chí và khả năng để bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia", Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những chiếc máy bay B-52 Stratofortress tầm xa, cùng những cam kết và động thái mới trên của Mỹ, được đánh giá vẫn là một lời cảnh báo mạnh mẽ của Washington với Bắc Kinh. Anh Ngọ =========== Vấn đề còn lại là cái vấn đề ngồi nhậu và coi tivi tin thế giới về các cao thủ sát phạt trong "Canh bạc cuối cùng". Hồi thứ nhất: Võ Tòng, hảo hán Lương Sơn Bạc đã leo lên lưng con hổ giấy Đế Quốc Mỹ. Muốn biết sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2013 Máy bay Trung Quốc đã bị Nhật truy đuổi ở "vùng phòng không" mới Thứ Hai, 25/11/2013 - 08:25 Trung Quốc vừa tuyên bố lập vùng nhận biết phòng không bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền, thì chỉ mấy tiếng sau, Nhật đã tung máy bay chiến đấu đuổi máy bay Trung Quốc ra khỏi vùng đó. Theo Đức Thắng An ninh thủ đô ======================= Sai lầm lớn nhất trong việc này chưa phải là sự dụng độ hay không giữa tàu bay, tàu bò của Nhật và Trung Quốc để xem video, qua tin thời sự. Mà vấn đề sẽ đặt ra khi Trung Quốc kích động tinh thần dân tộc Đại Hán trong việc tranh chấp biển đảo quá lớn. Do đó, khi xác định khu vực quản lý phòng không - nếu xảy ra đụng độ như bài viết trên - thì chính chính phủ Trung quốc sẽ phải có quyết định cứng rắn vì tinh thần Đại Hán mà họ tạo ra với dân chúng. Nếu không thì họ mất hoàn toàn niềm tin của người dân nước này. Bởi vậy, vấn đề sẽ không lâu đến năm 2040/ 2045. Người Trung quốc quá chủ quan,khi nhận định diễn tiến sự việc từ nội lực của chính họ, mà không tính đến các yếu tố tương tác bên ngoài. "Máy bay Mỹ quay lại lần nữa, TQ chỉ phản đối miệng thì thật nhục nhã" Hồng Thủy (Nguồn: Reuters) Thứ năm 28/11/2013 07:00 (GDVN) - Giáo sư Tôn Triết nói: "Nếu Mỹ thực hiện hai hoặc 3 chuyến bay như vậy (B-52) Trung Quốc sẽ buộc phải phản ứng. Nếu Trung Quốc chỉ có thể phản ứng bằng lời nói thì đó là một sự nhục nhã". Reuters ngày 27/11 đưa tin, việc 2 chiếc B-52 của quân đội Mỹ tiến vào cái gọi là khu nhận diện phòng không Trung Quốc áp đặt ở Hoa Đông mà không báo trước nhưng chẳng vấp phải một phản ứng nào từ Bắc Kinh như đã tuyên bố trước đó đang làm tăng căng thẳng trong khu vực. Hôm thứ Bảy khi tuyên bố áp đặt khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông, Bắc Kinh đã hùng hồn cảnh báo rằng các máy bay nước ngoài đi vào khu vực này không tuân thủ các quy định báo cáo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các biện pháp phòng thủ khẩn cấp. Washington đã lập tức làm phép thử và không có điều gì xảy ra. Trả lời phỏng vấn Reuters từ Trung tâm quan hệ Mỹ - Trung Quốc thuộc đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, giáo sư Tôn Triết nói: "Nếu Mỹ thực hiện hai hoặc 3 chuyến bay như vậy (B-52) Trung Quốc sẽ buộc phải phản ứng. Nếu Trung Quốc chỉ có thể phản ứng bằng lời nói thì đó là một sự nhục nhã". "Khái niệm về con hổ giấy rất quan trọng mà tất cả các bên phải đối mặt với nó. Nhật Bản và Mỹ không muốn bị xem như hổ giấy và thậm chí Trung Quốc càng không mong muốn điều đó", ông Triết nói thêm. Vài tiếng sau khi báo chí loan tin B-52 Mỹ lọt vào cái gọi là "khu nhận diện phòng không" Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lên tiếng cho biết họ đã theo dõi toàn bộ hành trình của máy bay ném bom Mỹ ở Hoa Đông và Bắc Kinh vẫn đang kiểm soát tốt tình hình. Máy bay ném bom B-52 Mỹ đã thực hiện một phép thử cái gọi là khu nhận diện phòng không của Trung Quốc ở Hoa Đông và các "biện pháp phòng thủ khẩn cấp" của Bắc Kinh đã dường như vô hiệu. Theo yêu cầu từ chính phủ Nhật Bản, 2 hãng hàng không lớn nhất nước này là Japan Airlines và ANA Holdings cho biết họ đã ngừng "xin phép, báo cáo" Bắc Kinh bằng cách nộp kế hoạch bay qua Hoa Đông kể từ hôm thứ Tư 27/11 và 2 hãng hàng không này không gặp phải vấn đề nào khi máy bay bay qua Hoa Đông. Hiệp hội công nghiệp hàng không Nhật Bản kết luận không có mối đe dọa nào đối với an toàn cho các hành khách khi các hãng hàng không Nhật Bản bỏ qua yêu cầu "báo cáo, xin phép" của Bắc Kinh. "Thực tế là Washington đã phản ứng và phản ứng mạnh mẽ như vậy sẽ gửi một thách thức rất rõ ràng đối với Bắc Kinh", Dean Cheng, một nhà phân tích thuộc quỹ Heritage có trụ sở tại Washington nhận xét. Một số chuyên gia cho rằng động thái của Trung Quốc là nhằm phá hoại tuyên bố của Tokyo kiểm soát hành chính trong khu vực Senkaku, nhưng các hành động của Bắc Kinh có thể phản tác dụng, ông Brad Glosserman, Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu CSIS cho biết. Điều này xác nhận một tầm nhìn mờ mịt của Trung Quốc tại châu Á, người Trung Quốc một lần nữa đang tự chứng minh họ là kẻ thù tồi tệ nhất của khu vực và đẩy Mỹ xích lại gần hơn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Glosserman nhận xét. Các hành động của Trung Quốc cũng có khả năng nhằm vào mục đích phản ứng với các nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm tăng cường sức mạnh quân sự Nhật Bản. ============================= Nhìn vị giáo sư Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc này chắc còn trẻ. Vào những năm 60, ông ta có thể còn "Ở chuồng, cuốn tã" - Chứ tôi không nói "Ở trần , đóng khố" . Bởi vậy, chắc ông ta không thể biết rằng: Vào thời ấy, chính phủ Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ đến lần thứ 467 (Không chính xác số hàng đơn vị) khi máy bay của Hoa Kỳ xâm phạm vùng trời Trung Quốc. Một con số cảnh cáo mà chính Lão Gàn hồi đó, tuy không mang quốc tịch Trung Hoa cũng phải phát ngượng. Bởi vậy, hôm nay nghe vị giáo sư Đại Học Thanh Hoa nói thế thì cũng biết vậy. Thời thế mỗi lúc một khác. Thôi thì cũng cứ để im xem sao. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2013 Hồi thứ nhất: Võ Tòng, hảo hán Lương Sơn Bạc đã leo lên lưng con hổ giấy Đế Quốc Mỹ. Kính thưa thầy! Ý này của thầy con ko hiểu? Đế quốc Mỹ đâu phải con hổ giấy ạ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2013 Kính thưa thầy! Ý này của thầy con ko hiểu? Đế quốc Mỹ đâu phải con hổ giấy ạ? Ngày xưa - cách đây hơn 70 năm, người Trung quốc bảo thế.Sư phụ bắt chước nói theo, chứ có biết gì đâu. Nếu hổ thật thì thật khổ cho cụ Võ Tòng. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2013 Phi cơ Trung Quốc rầm rộ tập trận trên Hoa Đông Không quân Trung Quốc diễn tập tấn công phía trên biển Hoa Đông với sự tham gia của các tiêm kích đa nhiệm J-10, không lâu sau khi nước này tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên đảo tranh chấp.Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV hôm qua đưa tin phi đội gồm hàng chục chiến đấu cơ thế hệ thứ ba đổ ra biển Hoa Đông tập trận, kéo dài hơn mười tiếng đồng hồ, nhưng không tiết lộ cụ thể là ngày nào. "Cuộc diễn tập nhằm mục đích kiểm tra các tính năng của chiến đấu cơ cũng như năng lực tác chiến với cường độ lớn, thời gian bay liên tục", phát thanh viên của CCTV nói. Cuộc diễn tập bao gồm các nội dung đối kháng trên không, tấn công mặt đất và tấn công mục tiêu trên biển. Đây được đánh giá là các nội dung khó, đòi hỏi máy bay hiện đại và các phi công phải có trình độ cao. J-10 là máy bay tiêm kích đa nhiệm, vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, có thể hoạt động ở mọi thời tiết, đêm và ngày. Trung Quốc dự định xuất khẩu loại máy bay này như một mẫu thay thế cho mẫu F-16 của Mỹ. Các máy bay J-10 chia làm hai phi đội xanh và đỏ để diễn tập chiến đấu. Theo sự chỉ huy dưới mặt đất, nhóm đỏ bay đến không phận được định sẵn, nhanh chóng chiếm thế chủ động, bắn hạ máy bay của nhóm xanh. Hai nhóm đối đầu cự ly gần trong khoảng thời gian hàng chục phút. Trong khi đó, các chiến hạm trên mặt nước của nhóm xanh cũng liên tiếp bị tấn công và bao vây. Sau khi diễn tập, phi đội về cảng tiếp nhiên liệu và đổi vai trò. Nhóm xanh, đỏ diễn tập tấn công đối kháng và đột kích xa bờ liên tiếp. Theo trang quân sự của Sina, cuộc diễn tập không kích bất ngờ với quy mô lớn của các chiến đấu cơ J-10 diễn ra trong thời điểm "nhạy cảm". Trung Quốc hôm 23/11 tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Bắc Kinh yêu cầu máy bay các nước đi vào vùng này phải thông báo và chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc. Động thái này khiến quan hệ Trung - Nhật càng thêm căng thẳng. Tàu và máy bay hai nước đã nhiều lần chạm mặt trong khu vực tranh chấp, dấy lên nguy cơ xung đột có thể xảy ra. Mỹ đã điều hai máy bay ném bom B-52 đến khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông và không thông báo cho Bắc Kinh, phớt lờ đòi hỏi của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không. Washington hôm qua cũng tái khẳng định cam kết đứng về phía Nhật Bản trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và nhất trí cùng nước đồng minh gây sức ép buộc Trung Quốc từ bỏ vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập. Vũ Hà (Video: CCTV) Ghê quá, Nhật bủn sợ chưa? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2013 Ngày xưa - cách đây hơn 70 năm, người Trung quốc bảo thế.Sư phụ bắt chước nói theo, chứ có biết gì đâu. Nếu hổ thật thì thật khổ cho cụ Võ Tòng. Cụ Võ Tòng xuống biển lần này ko những động chạm đến hổ giấy mà còn khoanh vùng sang cả Hổ Hàn với Hổ Nhật, và nhiều hổ khác cũng bất an khi nhìn thấy cụ, nên chắc cũng thủ thế cả ạ. Tội của Trung Cuốc là quá tự tin vào tiềm lực bản thân, coi tất cả hàng xóm láng giềng là con muỗi. Hay do TC có 1 bộ phận tham mưu quân sự ko rõ nổi lãnh hải của quốc gia bạn, nên cứ gom hết vào của mình. Nếu xảy ra chiến tranh và Nam Hàn tham chiến, thì chắc chắn họ sẽ chủ động tấn công luôn Bắc Hàn để thống nhất Hàn Quốc phải ko thầy? Thầy có dự đoán nào liên quan đến việc thống nhất Hàn - Triều ko ạ? Share this post Link to post Share on other sites