Posted 12 Tháng 1, 2014 Đài Loan, Philippines bác yêu cầu xin phép của TQ, sẵn sàng dùng QĐ Hồng Thủy 10/01/14 07:00 (GDVN) - Đài Loan cho biết hòn đảo này không công nhận quy định của Bắc Kinh yêu cầu tàu cá nước ngoài phải "xin phép" (?!) họ khi đánh bắt ở Biển Đông. Ủa! Hình như người Tung Cóoc phát biểu là "Đài Loan chỉ là một vùng lãnh thổ". Về lý thuyết thì cùng trong một quốc gia vĩ đại đang mơ mần cái vĩ đại. Sao lại phát biểu cứ như một quốc gia thế này nhỉ?!Bởi vậy! "Tham con săn sắt, mất con cá rô". Đúng là vớ vỉn thật! Như vậy, bằng hành động của mình, chính Trung Quốc tự bác bỏ cái chính sách "Hai chế độ, một quốc gia" trong đất nước Tung ghoa vĩ đại. Không chính danh, nên đằng nào cũng "kẹt". Hì! Sai lầm của người Trung Quốc làm Lão Gàn có lần cứ tưởng có gián điệp chi phối chính sách. Hóa ra không phải. Tại "ngố Tàu" nên nó thế! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2014 "Bóng ma" Al Qaeda trở lại Iraq 13/01/2014 08:03 (GMT + 7) TT - Từ khi quân đội Mỹ rút đi, “bóng ma” Al Qaeda đã bắt đầu hiện hữu bằng việc tấn công chiếm đóng một số thành phố. Các tay súng nổi dậy dòng Sunni bên chiếc xe quân sự của quân đội Iraq bỏ lại tại Fallujah ngày 9-1 - Ảnh: Reuters Sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ), hôm 10-1, thông qua nghị quyết ủng hộ Chính phủ Iraq trước việc quân nổi dậy có dính dáng Al Qaeda chiếm giữ hai thành phố Fallujah và Ramadi, tình hình có vẻ vẫn còn giằng co. Tuy nhiên từ ngày 11-1, người dân tại Fallujah, sau nhiều ngày đi lánh nạn đạn bom, đã bắt đầu quay trở về thành phố. Một số cửa hiệu đã mở trở lại, đã thấy bóng dáng của cảnh sát giao thông, tuy nhiên ẩn sau những ngôi nhà loang lổ vết đạn vẫn còn những kẻ nổi dậy trang bị vũ khí. Lực lượng quân đội Iraq chỉ bao vây vòng ngoài chưa thể đột kích vì lo ngại thiệt hại dân sự quá lớn. Người ta cũng chưa thể đoán biết bao giờ thì tình trạng này mới được giải quyết khi mà các chuyên gia quân sự đánh giá rằng lực lượng quân đội Iraq thiếu cả kinh nghiệm, vũ khí lẫn thông tin tình báo để dẹp lực lượng phiến quân. Vẫn câu chuyện Shiite-Sunni Ngày 4-1, Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Sham” (ISIL) đã làm chủ thành phố Fallujah thuộc tỉnh al-Anbar của Iraq. Liền sau đó, các tay súng ISIL đánh chiếm thủ phủ tỉnh này là thành phố Ramadi nằm về phía tây. Al-Anbar, giáp giới với Syria, là một trong bốn tỉnh tập trung đông đảo nhất các dòng tộc theo dòng Hồi giáo Sunni ở Iraq. Việc quân đội Mỹ hoàn toàn rút khỏi Iraq cuối năm 2011 đã tạo môi trường cho các mâu thuẫn phe nhóm, chủ yếu giữa người theo dòng Shiite đang nắm quyền với người theo dòng Sunni được dịp bùng phát trở lại. Chính quyền trung ương Iraq rất lúng túng ứng xử với những hoạt động phản kháng của người Sunni tại các địa phương. Chính phủ hầu như chỉ còn các bộ trưởng người Shiite hoạt động và trên thực tế là Shiite nắm toàn quyền hành pháp. Người Sunni cũng tẩy chay các cuộc họp quốc hội khiến cơ quan lập pháp này hầu như tê liệt. Tình thế “buộc” Thủ tướng Nuri al-Maliki (người Shiite) càng rảnh tay thực thi hành pháp. Người Sunni bị “mất” vị trí tại trung ương thì càng củng cố thế lực tại các địa phương thánh địa của họ. Các nhóm vũ trang tự phát trong các dòng tộc Sunni xuất hiện trở lại “để tự vệ”. Nhiều vụ đụng độ, thậm chí đổ máu, đã xảy ra giữa người Sunni biểu tình với lực lượng vũ trang của chính phủ khiến cuộc đối đầu càng thêm căng thẳng. Trong nửa cuối năm 2013, các vụ đánh bom tự sát hầu như xảy ra hằng ngày tại Baghdad và nhiều thành phố khác, đặc biệt nhắm vào các khu vực đông người Shiite. Mới nhất là hôm qua (12-1), một vụ đánh bom xe tại Baghdad đã làm tám người thiệt mạng, 12 bị thương tại một điểm tuyển tân binh. Kéo Mỹ phải quay lại Sự “xuất hiện” của ISIL tại Fallujah và al-Anbar “bỗng nhiên” thu hút sự quan tâm của Mỹ, bởi một trong số mục tiêu ít ỏi của chiến lược Mỹ hiện nay tại Trung Đông là “chống khủng bố”. Mỹ chỉ quan tâm đến khủng bố, cũng như vũ khí hủy diệt (hóa học và nguyên tử), bởi nó đe dọa các lợi ích của Mỹ ở bất cứ đâu. ISIL xuất hiện tham chiến tại Syria, nay “chuyển lửa” về Iraq, trở thành một vấn đề nghiêm trọng, bởi nguy cơ ISIL - al Qaeda rắp tâm kiểm soát một khu vực rộng lớn nối liền miền đông Syria với miền tây Iraq. Nhưng giải quyết vấn đề ISIL không đơn giản bởi tổ chức này có nền tảng xã hội tại địa phương, có chiến trường - khu vực kiểm soát nhất định và có đồng minh là Mặt trận Nusra (nhóm thánh chiến ra đời tại Syria tháng 12-2012 và tuyên bố trung thành với al-Qaeda, đã bị Mỹ xếp vào danh sách “các tổ chức khủng bố”). Hơn nữa, ISIL chắc chắn được sự trợ giúp của một số thế lực Sunni cực đoan tại chỗ cũng như từ phía môi trường Ả Rập xung quanh. Năm 2008, quân đội Mỹ khó khăn lắm mới dẹp được al-Qaeda tại Iraq nhờ dựa vào chính người Sunni ôn hòa. Nhiều thủ lĩnh Sunni không chấp nhận sự hà khắc của al Qaeda mà họ coi là “ngoại lai” (từ bên ngoài du nhập vào). Họ đã lập ra các nhóm vũ trang của các dòng tộc để chống lại al Qaeda. Từ các nhóm vũ trang đơn lẻ này, hình thành “Lực lượng thức tỉnh” của người Sunni ôn hòa. Quân đội Mỹ đã nâng cấp “Lực lượng thức tỉnh”, cung cấp vũ khí, trả lương và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng Sunni ôn hòa này trực tiếp chiến đấu với al Qaeda. Đến năm 2010, Lực lượng Thức tỉnh có tới 100.000 tay súng. Nhưng sau khi Mỹ rút hết (năm 2011), chính quyền Nuri al-Maliki đã giải tán “Lực lượng thức tỉnh” vì coi đây là một “hiểm họa Sunni” đối với chính quyền Shiite. Giờ đây chắc Mỹ cũng phải thuyết phục Thủ tướng al-Maliki dựa vào người Sunni ôn hòa để đối phó với ISIL. Trên thực tế, người Sunni tại al-Anbar hiện nay tuy chống chính phủ al-Maliki nhưng cũng kháng cự lại việc ISIL cướp chính quyền tại Fallujah. Mọi chuyện chỉ có thể ổn thỏa nếu người Shiite và Sunni thật sự hòa thuận với nhau trong một nước Iraq thống nhất. NGUYỄN NGỌC HÙNG ======================== Đem quân đội chống lại Al Qaeda, không khác gì lấy bủa tạ đập thủy ngân. Thay vì nuôi một binh sí chiến đấu thì tuyển vài chỉ điểm. Sao cho lực lượng chỉ điểm đông đến mức, một chiến binh Al Qaeda thứ thiệt, cũng không biết làm thế nào chứng minh rằng anh ta không phải chỉ điểm. Vậy là xong. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2014 Voka Men Nhật lên án lệnh cấm đánh bắt phi lý của Trung Quốc 12/01/2014 19:15 (TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm nay 12.1 lên tiếng chỉ trích lệnh cấm đánh bắt phi lý mà Trung Quốc ngang nhiên áp đặt lên biển Đông, đài NHK cho hay. Văn Khoa ================== Người Trung Quốc quậy tưng ở bể Đông là muốn né đụng độ với Nhật Bản trong lúc này - mà đằng sau có bà chị Hoa Kỳ cực kỳ đanh đá. Bởi vậy, nên bành trướng xuống bể Đông, nơi toàn những cường quốc hạng hai và Đồng minh lỏng lẻo của Huê Kỳ. Mục đích là gây "sì căng đan". Nếu mọi chuyện đều tốt thì a la xô tiến tới. Gặp chiện xui thì lại đi gam lờ. Nhưng họ wên mất rằng: Bản chất cái vấn đề không phải bể Đông có dầu, hay cá nhiều ít. Mà là trong cuộc hội nhập tàn cầu này. ai là kẻ thống nhất thiên hạ,mần cái "bá chủ thế giới"? Bởi vậy, sớm muộn gì bà chị Hoa Kỳ cũng kéo quân xuống bể Đông rầm rầm, gọi là "bảo vệ quyền tự do hàng hải" với cái "quyền lợi căn bản", để nói chuyện với cái "quyền lợi cốt lõi". Qui tín - Í lộn! - Uy tín - của Hoa Kỳ đang đặt cọc vào đây, trong "canh bạc cuối cùng" này. Lần này không phải Bắc Triều Tiên quậy làm cái cớ cho Nhật Bản tái vũ trang. Mà chính Tung Cóoc tạo điều kiện để Hoa Kỳ thể hiện cái zdai trò bá chủ của mình. Hì! Cái thùng thuốc nổ ở Hoa Đông tuy nguy hiểm, nhưng có gõ rầm rầm chưa chắc đã nổ. Biển Đông tuy nhỏ, nhưng lại là "kíp nổ, dây dẫn" nên chỉ quẹt nhẹ là nổ cái "Bùm"! Rồi xem! Không wá 2017. Chậm lắm là 2018 (Đấy là tớ nói dài ra cho khỏi sai, chứ sợ còn sớm hơn), mọi chuyện sẽ bung bét cả. Công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến với quốc gia Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt tộc, cội nguồn của văn minh Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử đi. Cứu cánh cuối cùng đấy! Lão Gàn chém gió vậy! Không dám khuyên ai cả. ==================Vừa mới phát biểu ý kiến buổi sáng lúc 04: 10 AM thì 11g AM xem được thông tin này. Híc! Chưa đâu, đây mới chỉ là vài nốt dạo đầu cho bản giao hưởng. Có thể gọi là thử dây đờn . Thôi! Long trọng thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là biển đảo của Việt Nam và Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử đi. Riêng Lão Gàn thì chỉ cần kính biếu Lão vài trăm thùng Mao Đài quốc tửu thứ thiệt. Lão Gàn sẽ cúng Ngọc Hoàng Thượng đế, xin mọi chuyện bình an. Rẻ rùi. Ngày xưa Lý Bạch chỉ dịch một công văn bằng chữ Khoa đẩu ra tiếng Tàu mà còn uống rượu trên khắp Trung Hoa. Vài trăm thùng Mao Đài nhằm nhò gì. Lão Gàn rượu cũng uống tì tì, loại rượu chỉ để biếu chứ không bán thuộc hãng Voka Men. Hì! ================== Chiến hạm tàng hình Mỹ tuần tra Biển Đông Thứ Hai, 13/01/2014 - 09:58 (Dân trí) - Tuần duyên hạm tàng hình USS Freedom, tàu chiến ven bờ đầu tiên của hải quân Mỹ, đã tiến hành các cuộc tuần tra trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong chuyến triển khai tới Singapore hồi năm ngoái. Tuần duyên hạm tàng hình USS Freedom. Theo cổng thông tin USNI News tại Washington D.C, Phó đô đốc Tom Copeman, chỉ huy lực lượng tác chiến mặt nước của hải quân Mỹ thuộc hạm đội Thái Bình Dương, đã tiết lộ thông tin trên trong một cuộc họp báo ở California hôm 6/1. Nói về đợt triển khai đầu tiên kéo dài 10 tháng của chiến hạm tàng hình USS Freedom tới Singapore trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 12/2013, ông Copeman cho hay đó là một thành công bất chấp vài sự cố liên quan tới hệ thống hoạt động của tàu. Hồi tháng 5/2013, USS Freedom đã phải cắt ngắn một trong các sứ mệnh do một thiết bị gặp trục trặc, buộc tàu phải trở lại cảng. Hai tháng sau đó, một sự cố tương tự đã xảy ra khi 4 máy phát điện của tàu bị quá nóng và ngừng hoạt động. Hồi tháng 10, thủy thủ đoàn cũng phát hiện một đường ống nước bị vỡ, khiến nước bị rò rỉ vào bên trong. Hải quân Mỹ và hãng chế tạo Lockheed Martin đã thực hiện một loạt các thay đổi về thiết kế cho các chiến hạm lớp Freedom kế tiếp và sẽ cải thiện các máy phát điện diesel và các hệ thống làm mát. Liên quan tới các sứ mệnh tuần tra của USS Freedom ở Biển Đông, ông Copeman cho hay việc đó được thực hiện theo lệnh từ hạm đội 7 của Mỹ tại Nhật Bản. Ông miêu tả đó là "hoạt động tuần tra đúng quy chuẩn" và USS Freedom có mặt tại đó để chứng minh sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Tờ Nhật báo thanh niên Trung Quốc, tờ báo chính thức của Đoàn thanh niên đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng có 3 lý do để USS Freedom tiến hành các sứ mệnh tuần tra ở Biển Đông. Lý do trước tiên là hải quân Mỹ đang cố gắng chứng tỏ sự hiệu quả của chiến hạm tuần duyên vì Washington đang chịu sức ép lớn của công chúng nhằm cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Thứ 2, Mỹ phải đảm bảo rằng vị thế của nước này ở Biển Đông sẽ không bao giờ bị thách thức bởi bất cứ cường quốc nào trong khu vực. Thứ 3 là Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ đồng minh trong khu vực, Philippines, khỏi mọi mối đe dọa tiềm tàng từ sự mở rộng hải quân của Trung Quốc. Philippines hiện đang vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Cũng liên quan tới các hoạt động của hải quân Mỹ tại Biển Đông trong năm ngoái, USS Cowpens - tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga - đã suýt va phải một tàu chiến Trung Quốc hôm 5/12 trong khi đang giám sát các cuộc thử nghiệm của tàu sân bay Liêu Ninh. An Bình 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2014 Iran sẽ “đóng băng” chương trình hạt nhân từ 20/1 Thứ Hai, 13/01/2014 - 09:03 (Dân trí) - Một thỏa thuận tạm thời nhằm “đóng băng” chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, để đổi lại việc nới lỏng các biện pháp cấm vận đối với nước này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/1 tới, Tehran cùng các cường quốc phương Tây xác nhận. Cơ sở hạt nhân của Iran tại Bushehr Đón nhận thông tin trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự vui mừng, nhưng ông cũng cảnh báo vẫn còn một con đường chông gai phía trước để tiến tới một thỏa thuận toàn diện. Các quốc gia phương Tây và Israel từ lâu đã nghi ngờ việc Iran theo đuổi năng lực vũ khí hạt nhân bên cạnh các chương trình dân sự, nhưng Tehran phủ nhận dữ dội những cáo buộc này. Đến tháng 11 vừa qua, Iran đã đồng ý sẽ hủy một phần hoạt động hạt nhân và ngừng hoạt động phát triển mới, để đổi lại việc được giải tỏa hàng tỉ USD tài sản bị “đóng băng” ở nước ngoài, cũng như được nới lỏng các lệnh cấm vận vốn gây thiệt hại cho kinh tế nước này. Thỏa thuận này là một thành công lớn cho Tổng thống Hassan Rouhani, người giành chiến thắng ngay từ vòng một trong cuộc bầu cử tại nước này hồi năm ngoái, với cam kết có cách tiếp cận ngoại giao hơn với phương Tây sau 8 năm đàm phán bế tắc, và thêm nhiều lệnh cấm vận bị thắt chặt dưới thời người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad. “Cả hai bên đã đạt được nhận thức chung về cách thức triển khai thỏa thuận và bước đầu tiên sẽ được thực thi từ ngày 20/1”, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Abbas Araqchi khẳng định với hãng thông tấn IRNA. Thông tin trên cũng được Nhà Trắng xác nhận. “Bắt đầu từ ngày 20/1, Iran sẽ lần đầu tiên khởi động việc loại trừ kho nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức cao và tháo dỡ một số hạ tầng được sử dụng cho quá trình làm giàu”, thông báo viết. Ngừng phong tỏa 4,2 tỉ USD Một quan chức cấp cao của Washington khẳng định với hãng tin AFP rằng 550 triệu USD đầu tiên trong số tài sản 4,2 tỉ USD bị đóng băng sẽ được giải tỏa trong đầu tháng tới. “Lịch chi trả sẽ bắt đầu vào ngày 1/2 , và các khoản chi trả được phân chia đều nhau”, trong thời gian 180 ngày. Do ngày 1/2 là thứ Bảy, khoản tiền đầu tiên có thể sẽ chỉ được chuyển đi vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp. Liên tục trong vòng 6 tháng tiếp theo, những khoản tiền tương tự sẽ được chuyển trả cho Iran hàng tháng. Khoản tiền cuối cùng dự kiến được chuyển trả vào 20/7. Araqchi cho biết Tehran sẽ giữ lại một phần trong số nhiên liệu hạt nhân làm giàu và sẽ pha loãng hoặc trung hòa một nửa lượng uranium làm giàu ở mức 20%. Một quan chức Mỹ cảnh báo việc nới lỏng cấm vận sẽ bị chấm dứt nếu Tehran không tuân thủ thỏa thuận đã ký. Tổng thống Mỹ Obama khẳng định bước đi này “là một bước tiến quan trọng”, và nhấn mạnh trọng tâm hiện nay là “theo đuổi một giải pháp toàn diện để giải quyết các mối lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran”. “Tôi hoàn toàn hiểu rõ những khó khăn trong việc đạt được mục tiêu này, nhưng vì an ninh quốc gia và hòa bình, an ninh cho thế giới, giờ chính là lúc để cho công tác ngoại giao có cơ hội thành công”, ông Obama nói. Ông chủ Nhà Trắng cho biết sẽ phủ quyết bất kỳ nỗ lực nào của Quốc hội Mỹ trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran trong giai đoạn thương lượng tiếp theo. Thanh Tùng Theo AFP ============ Tốt! Ngài Obama đang đi đúng bài. Nhưng ngài quá thận trọng, nên hơi chậm trong các quyết định cần rõ ràng, dứt khoát. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2014 Tập Cận Bình sẽ đẩy TQ vào xung đột vũ trang với các nước láng giềng? Hồng Thủy 13/01/14 13:32 (GDVN) - Tập Cận Bình cần phải thể hiện ông khác với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào vì họ quá "nhút nhát" khi đối phó với các vấn đề lãnh thổ với láng giềng. Ông Tập Cận Bình, người được cho là đã dẫn dắt Trung Quốc vào con đường phát triển sức mạnh quân sự, đe dọa an ninh các nước láng giềng. Bưu điện Hoa Nam ngày 13/1 đưa tin, Trung Quốc đã trở nên sẵn sàng thể hiện sức mạnh cơ bắp của mình kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, dường như ông Bình muốn gửi một thông điệp tới mọi người trong và ngoài Trung Quốc rằng ông là một người hùng sẵn sàng có hành động phản ứng. Các chuyên gia quốc tế lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề lãnh thổ (mà Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp) với các nước láng giềng châu Á. "Tập Cận Bình tự nhận xét tính cách của mình giống với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông đến thăm Moscow đầu năm ngoái, động thái ám chỉ ông sẽ mạnh mẽ như Putin khi đối phó với các vấn đề trong và ngoài nước", Trương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị từ Bắc Kinh cho biết. "Khi nhìn lại những gì ông Bình đã làm được trong năm qua, tôi cho rằng Tập Cận Bình đang cố gắng loại bỏ cách lãnh đạo lâu dài của đảng Cộng sản Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình thiết kế trong việc cải cách kinh tế năm 1980 và dự định sẽ biến mình thành một bậc thầy của chủ nghĩa quyền lực". Nghê Lạc Hùng, một nhà phân tích bình luận quân sự từ Thượng Hải. Tập Cận Bình là con trai của Tập Trọng Huân - một trong "bát đại nguyên lão khai quốc công thần" của Bắc Kinh, ông Bình cũng từng là thư ký riêng của Bộ trưởng Quốc phòng Cảnh Tiêu trong những năm đầu tham gia chính trị và có mối quan hệ với quân đội mật thiết hơn so với 2 người tiền nhiệm, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Khi trở thành Chủ tịch Quân ủy trung ương hồi tháng 11/2012, Tập Cận Bình kêu gọi quân đội Trung Quốc trở thành một lực lượng chiến đấu hiện đại thông qua việc tăng cường các cuộc tập trận quân sự, nâng cấp công nghệ quân sự, vũ khí trang bị và thay đổi phương pháp chỉ huy. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, quân đội Trung Quốc với 2,3 triệu quân đã sẵn sàng thể hiện những thành tựu của mình trong hiện đại hóa quân đội, ở cả 3 lực lượng hải - lục - không quân. Những thành tựu này bao gồm việc công bố chi tiết một số công nghệ quân sự mới nhất mà Bắc Kinh phát triển như chiến đấu cơ J-20 và J-31, tên lửa Lợi Kiếm được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay, tên lửa chống hạm YJ-12, tên lửa hành trình chống tàu YJ-100. Bắc Kinh cũng công bố vào cuối năm ngoái rằng đã thiết lập một căn cứ tàu sân bay tại cảng Tam Á đảo Hải Nam, cửa ngõ kéo xuống Biển Đông, nơi Trung Quốc nhảy vào tranh chấp với các nước láng giềng. Động thái này xuất hiện sau khi Trung Quốc bàn giao tàu sân bay đầu tiên của mình cho hải quân và tạm thời đặt tại Thanh Đảo. Tập Cận Bình được cho là người cứng rắn hơn 2 người tiền nhiệm, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Một chuyên gia hải quân nói với Bưu điện Hoa Nam, căn cứ mới ở Tam Á là nền tảng thiết lập các nhóm tàu sân bay tấn công trong tương lai. Quân đội Trung Quốc dường như đã tăng cường tập trận hải quân kể từ khi Bắc Kinh đơn phương áp đặt khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông, ít nhất 4 cuộc tập trận đã được tổ chức từ 23/11/2013. Là "hạt giống đỏ" thế hệ thứ 2, Tập Cận Bình cần phải thể hiện ông khác với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào vì họ quá "nhút nhát" khi đối phó với các vấn đề lãnh thổ với láng giềng, Nghê Lạc Hùng, một chuyên gia quân sự từ Thượng Hải nói với Bưu điện Hoa Nam. "Ông Bình muốn trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ như Mao Trạch Đông, người tôn thờ bạo lực. Đó là lý do tại sao Tập Cận Bình nhiều lần kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong chiến tranh", Nghê Lạc Hùng nhận xét. Phong cách chính trị của Tập Cận Bình đã khiến nhiều nước láng giềng với Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương quan ngại. "Bất kỳ láng giềng nào gần Trung Quốc đều đặc biệt quan tâm đến sức mạnh quân sự ngày cảng tăng của Bắc Kinh", Tiến sĩ Richard Bitzinger, thành viên cao cấp trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratham từ Singapore nhận định. Ngay cả các nước bình thường không sợ Trung Quốc như Hàn Quốc chắc chắn cũng ngày càng coi Bắc Kinh như một mối đe dọa thực sự. "Tôi nghĩ rằng Tập Cận Bình đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc và nó làm cho Tủng Quốc trở nên hung hăng, không khoan nhượng", Richard Bitzinger nói thêm. Tiến sĩ Rajeswari Rajagopalan, một nhà phân tích quốc phòng tại New Delhi của quỹ Nghiên cứu Observer cho biết, Ấn Độ cũng đã đặt ra những lo ngại ngày về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, mặc dù hải quân Bắc Kinh vẫn còn hạn chế. "Trung Quốc nghĩ rằng họ không còn cần phải giấu giếm khả năng của mình", bà Rajeswasi nhận định. Việc đơn phương tuyên bố áp đặt khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông là một ví dụ cho thấy Trung Quốc mập mờ trong quá trình ra quyết định và nhiều lần tạo ra các bất ngờ chiến lược với các bên đang lo đối phó với Bắc Kinh. ====================== Báo Trung Quốc: 2014 Bắc Kinh sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, Trường Sa Hồng Thủy 13/01/14 14:36 (GDVN) - Bắc Kinh sẽ nổ phát súng đầu tiên tại Biển Đông và đánh chiếm đảo Thị Tứ trong năm 2014 với cái cớ Philippines vừa tăng quân đồn trú tại đảo này đầu năm nay. Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang do Philippines kiểm soát bất hợp pháp, theo qianzhan.com, Bắc Kinh đang nhăm nhe thôn tính trong năm 2014. Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/1 đưa tin, tờ Philstar dẫn nguồn tin truyền thông Trung Quốc cho biết, quân đội nước này dự định trong năm 2014 sẽ đánh chiếm bằng vũ lực đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát bất hợp pháp). Thông tin trên được đăng tải từ trang qianzhan.com chuyên đưa các tin tức quân sự và thương mại tại Trung Quốc. Trang qianzhan.com ngày 9/1 dẫn lời "chuyên gia" giấu tên cho biết, quân đội Trung Quốc sẽ nổ phát súng đầu tiên trên Biển Đông, trong đó kế hoạch tác chiến không chỉ nhằm vào lãnh thổ Philippines mà còn căn cứ theo khả năng đối phó của Manila để tấn công. Trang mạng này nói rằng, một khi Mỹ phái quân tiếp viện, hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc sẽ lập tức được điều động nghênh chiến. Lính Trung Quốc, hình minh họa. Hôm sau, ngày 10/1 trang qianzhan.com tiếp tục đăng thông tin nói rằng Bắc Kinh sẽ nổ phát súng đầu tiên tại Biển Đông và đánh chiếm đảo Thị Tứ trong năm 2014 với cái cớ Philippines vừa tăng quân đồn trú tại đảo này đầu năm nay. Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ 2 ở quần đảo Trường Sa và là đảo lớn nhất trong nhóm đảo do Philippines kiểm soát (bất hợp pháp) với diện tích 37 ha. Trên đảo có đường băng máy bay, trung tâm thương mại, nhà máy lọc nước, trạm phát điện, trạm khí tượng, đài thu phát sóng điện thoại di động với hơn 300 ngư dân và quân nhân sinh sống. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Philippines hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào trước thông tin này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2014 Báo TQ kêu gọi Mỹ hạ bệ Thủ tướng Shinzo Abe khỏi chính trường Nhật Việt Dũng 13/01/14 08:57 (GDVN) - "Ngoài thăm đền Yasukuni, việc sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ lệnh cấm thực hiện quyền tự vệ tập thể do ông Shinzo Abe chủ trương đều được Mỹ ngầm cho phép". Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Nhật Bản (ảnh nguồn báo Phương Đông, TQ) Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 1 có bài viết nhan đề "Nhân Dân nhật báo: Nếu Mỹ có thể làm chủ, hạ bệ Abe là phương án lựa chọn tốt nhất". Đây là một trong “liên khúc không dứt” các bài báo ra sức tuyên truyền, kích động chia rẽ quan hệ Mỹ-Nhật phục vụ cho lợi ích riêng của Trung Quốc. Sau đây là nội dung chính của bài báo. Gần đây, nghe nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không ngủ ngon. Nhưng, ngày 9 tháng 1, trước khi tiến hành chuyến thăm châu Phi, ông Shinzo Abe tiếp tục có những phát biểu mới. Theo giải thích của truyền thông Nhật Bản, ý của ông Shinzo Abe là, mặc dù bị phê phán cũng phải tiếp tục thăm đền Yasukuni. Ông Shinzo Abe kiên quyết kiên trì quan điểm, lập trường của mình. Mỹ, nước cung cấp "ô" bảo vệ cho Nhật Bản, hy vọng quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương nắm lấy quyền phát ngôn, lần này hình như không chi phối được ông Shinzo Abe. Đền Yasukuni thờ 14 tội phạm chiến tranh hạng A của Nhật Bản, được Tòa án quân sự quốc tế khẳng định. Thăm đền Yasukuni thực chất là có ý đồ làm đẹp lịch sử xâm lược nước ngoài và thống trị thực dân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, làm đảo lộn sự phán xử chính nghĩa của cộng đồng quốc tế đối với chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thách thức kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai và trật tự quốc tế sau Chiến tranh. Trong khi đó, trật tự này chính là do các nước đồng minh như Mỹ lập ra. Nhật-Mỹ là quan hệ đồng minh chặt chẽ nhất ở châu Á Thẩm Đinh Lập, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Phục Đán cho rằng: "Ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni và phát biểu có liên quan của ông đối với nô lệ tình dục khiến cho Mỹ rất khó xử". "Mỹ luôn khoe mình là bên chính nghĩa, biểu hiện của ông Abe làm cho họ thất vọng. Thăm đền Yasukuni cho thấy ông Abe không thức tỉnh về bá quyền, cũng có nghĩa là, đối với Mỹ, Nhật Bản đang mất giá". Ở góc độ quan hệ đặc biệt Mỹ-Nhật, giáo sư Lý Nghĩa Hổ, Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Bắc Kinh phân tích, cho rằng, Mỹ-Nhật có quan hệ hai cấp. Thứ nhất là quan hệ giữa nước chiến thắng và nước chiến bại. Thứ hai là quan hệ giữa minh chủ và "tay sai". Theo Lý Nghĩa Hổ: "Trong bối cảnh 'Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương', ông Abe mới bất chấp sai lầm lớn với thiên hạ. Nhưng, ông Abe nếu xóa bỏ cam kết, phá hoại trật tự sau Chiến tranh, sẽ đụng phải giới hạn của Mỹ". "Mỹ thực sự muốn lợi dụng Nhật Bản 'quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương', nhưng tuyệt đối sẽ không cho phép ông Abe thách thức giới hạn này". Đạt Nguy, Trưởng phòng Mỹ, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc cho rằng, trước đây, cựu Thủ tướng Nhật Bản Koizumi thăm đền Yasukuni, tờ "Thời báo New York" đã coi đó là sự "khiêu khích không cần thiết". "Đến nay, đối với hoạt động thăm viếng của ông Shinzo Abe, Mỹ vẫn còn tâm lý này". Nhật Bản có công nghệ tàu ngầm thông thường tiên tiến, chẳng hạn công nghệ AIP. Trung Quốc lo ngại Nhật Bản từ bỏ "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", xuất khẩu vũ khí trang bị tiên tiến cho các nước có tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc. Nhật Bản và Ấn Độ đạt thỏa thuận cung cấp thủy phi cơ US-2 do Nhật chế; Nhật Bản cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam, Philippines; Nhật Bản có thể chia sẻ công nghệ AIP tàu ngầm với Australia... Lần này ông Shinzo Abe đã "gây sóng gió", bối cảnh lớn không tách rời chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ, không tách rời sự đồng ý ngầm và cái mà báo chí TQ gọi là "dung túng" của Mỹ. Bài báo đặt câu hỏi: Tất cả việc làm của Abe, người kiên trì thăm viếng đền Yasukuni thực sự phù hợp với lợi ích của Mỹ? Bài báo cũng tự trả lời "phủ định". Thẩm Đinh Lập cũng khẳng định: "Đương nhiên là không phù hợp. Ông Abe rõ ràng là phối hợp quá mức". "Ông Abe làm quá mức của Mỹ, đã quên rằng Nhật Bản và Mỹ là không bình đẳng. Nhật Bản chỉ có thể đi trong bàn cờ lớn do Mỹ sắp đặt, không thể vượt giới hạn". Thẩm Đinh Lập cho rằng, chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ thực chất là vì sự trỗi dậy của quốc gia mới nổi làm cho khoảng cách giữa Mỹ và các nước khác thu hẹp. Trong các vấn đề quốc tế, Mỹ cảm thấy lực bất tòng tâm, Mỹ muốn lôi kéo một số nước, thực hiện "tái cân bằng sức mạnh". Ông Abe rất vui mừng làm "đầy tớ". Nhưng, vốn là Mỹ lợi dụng Nhật Bản, hiện nay, trái lại đã chuyển sang ông Shinzo Abe lợi dụng Mỹ để thực hiện giấc mơ "quốc gia bình thường" của Nhật Bản. Ông Abe làm cho châu Á-Thái Bình Dương không còn an ninh, là "người gây phiền phức" thực sự, hơn nữa đã chạm tới lợi ích của Mỹ. Nhật Bản là nước có năng lực chế tạo vũ khí trang bị tiên tiến, cả tàu ngầm, máy bay, tên lửa, radar, vệ tinh, xe tăng... Nhật chủ trương tăng cường quan hệ với các nước có "lợi ích chung". Đạt Nguy cho rằng, ông Abe thăm đền Yasukuni làm xấu đi quan hệ Trung-Nhật, Nhật-Hàn, khiến cho tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương phức tạp hóa, điều này đương nhiên không có lợi cho chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tư tưởng chủ đạo của Mỹ là thông qua Nhật Bản thực hiện chính sách châu Á của họ. Mỹ hy vọng ông Shinzo Abe nghe lời, có thể phát huy vai trò lơn hơn về kinh tế và an ninh. Nhưng, qua việc làm xáo trộn của ông Abe, Mỹ lại tỏ ra phần nào chấp nhận. Theo Lý Nghĩa Hổ: "Nhật Bản gần đây sở dĩ tùy ý làm bậy như vậy, không tách rời việc Mỹ dung túng, nuông chiều, không tách rời sự nhượng bộ mới của Mỹ". Đạt Nguy cũng cho rằng, ngoài thăm đền Yasukuni, việc sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ lệnh cấm thực hiện quyền tự vệ tập thể do ông Abe chủ trương đều được Mỹ ngầm cho phép. Sau khi ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, Mỹ dùng "thất vọng" để bày tỏ thái độ, tuy nghiêm trọng hơn "đáng tiếc", nhưng vẫn không phải là "phản đối". Điều này phản ánh tâm trạng phức tạp và nhạy cảm này của Mỹ. Hiện nay, xem ra, Mỹ hầu như đang quan sát tình hình. Tự do hàng hải ở Biển Đông là một thách thức lớn của Nhật Bản. Trong hình là biên đội tàu sân bay Liêu Ninh vừa kết thúc thử nghiệm và huấn luyện dài ngày trên Biển Đông. Lý Nghĩa Hổ cho rằng: "Mỹ thể hiện 'thất vọng', hàm ý là, Mỹ muốn vạch ra ranh giới đỏ cho Abe. Ranh giới này chính là không thể thách thức trật tự quốc tế sau Chiến tranh, làm đảo lộn quy tắc quốc tế sau Chiến tranh". "Nhưng, Mỹ còn đang quan sát hành động của ông Abe và phản ứng của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga". Đáng tiếc, việc Mỹ "ám thị" hầu như không có hiệu quả gì. Ông Abe cho biết, có ý định tiếp tục thăm đền Yasukuni chính là "bằng chứng". Mỹ không hành động đã bắt đầu gây nghi ngờ. Thẩm Đinh Lập cho rằng, các phương tiện truyền thông chính của Mỹ và giai cấp tinh hoa cần đứng lên, để người dân Mỹ nhìn rõ ông Shinzo Abe "điên rồ" như thế nào, tạo bầu không khí dư luận mạnh mẽ, từ đó tác động đến chính sách của Chính phủ Mỹ. Tờ "Chosun Ilbo" Hàn Quốc ngày 9 tháng 1 cũng có bài xã luận cho rằng: "Mỹ không nên mập mờ nước đôi đối với vấn đề lịch sử của Nhật Bản". Nhật Bản quyết định thành lập Quân đoàn cơ động đổ bộ (Thủy quân lục chiến) để đối phó với Trung Quốc ở hướng tây nam. Giữa Mỹ-Nhật có nguyên tắc hợp tác quốc phòng chặt chẽ, khi một bên bị đe dọa, bên kia có nghĩa vụ đứng ra. Nhưng, nếu những người theo "chủ nghĩa quân phiệt" Nhật Bản tiếp tục một sự kiện Trân Châu Cảng trong chiến tranh Thái Bình Dương? Mỹ nên làm thế nào? Hy vọng đây chỉ là một sự hài hước "màu đen". - bài báo tự nhận định và ra sức tuyên truyền. ======================= (GDVN) - "Ngoài thăm đền Yasukuni, việc sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ lệnh cấm thực hiện quyền tự vệ tập thể do ông Shinzo Abe chủ trương đều được Mỹ ngầm cho phép". Cái này Lão Gàn cũng phát biểu lâu rùi mừ! Bây giờ mới biết thì mụn rùi. Trong tương lai gần là công khai ủng hộ lun. Thời thế mỗi lúc một khác. Nhật Bủn bi wờ có tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân cũng không phải đối thủ của Hoa Kỳ. nên mần răng ra mừ có trận Trân Châu cảng nữa được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2014 Ý chí, kiến thức và hành động 13/01/2014 08:00 “… Mặc dù việc giành lại Hoàng Sa là rất khó khăn, hiện nay người duy nhất có thể làm cho chúng ta mất chủ quyền là chính chúng ta”. Tiếp tục chuyên đề 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, Thanh Niên Online xin giới thiệu bài viết của tiến sĩ Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu Biển Đông sống tại Anh. Bãi Xà Cừ (phải) trong nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa - Ảnh Google Maps Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa Cần loại bỏ những quan niệm lệch lạc và hão huyềnCho tới nay Trung Quốc đã chiếm đóng nhóm An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 60 năm, và đã đánh chiếm nhóm Lưỡi Liềm (còn gọi Nguyệt Thiềm), tức là đã xâm lăng toàn bộ Hoàng Sa, 40 năm. Có quan niệm cho rằng bị một nước mạnh hơn chiếm đoạt lãnh thổ, nhất là sau bấy nhiêu năm, thì coi như là đã mất chủ quyền, chúng ta hãy chấp nhận và quên đi. Nhưng đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà một trong những niềm tự hào đáng kể nhất chúng ta có là tinh thần quật cường chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ, thì quan niệm đó có sai sót. Nếu so sánh với các dân tộc khác thì cũng khó tự hào về quan niệm đó. Thí dụ, người Tây Ban Nha sau nhiều thế kỷ vẫn đòi chủ quyền đối với Gibraltar, người Argentina sau vài thế kỷ vẫn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Falklands/Malvinas. Không những thế, quan niệm đó là không phù hợp với thế giới hiện đại hay với việc Hiến chương Liên Hiệp Quốc không cho phép thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng bạo lực. Mặc dù Trung Quốc đang chiếm đóng Hoàng Sa bằng bạo lực, theo luật quốc tế thì chủ quyền vẫn thuộc về Việt Nam trừ phi chúng ta bị cho là đã bỏ rơi chủ quyền đó. Ngược lại, cũng có quan niệm cho rằng tới ngày nào Trung Quốc bị loạn lạc thì chúng ta sẽ đánh chiếm lại Hoàng Sa. Thứ nhất, quan niệm đó là hoang tưởng. Không biết tới ngày nào thì Trung Quốc mới loạn lạc đủ để cho chúng ta có thể chiếm lại và giữ Hoàng Sa. Thứ nhì, tư duy “chờ sung rụng” đó chỉ làm cho chúng ta thụ động thêm, với hệ quả là Hoàng Sa ngày càng xa thêm. Chúng ta cũng phải biết rõ về những khó khăn thực tế trong việc giành lại Hoàng Sa. Giải pháp quân sự là không thể, giả sử như nếu có thể thì chắc chắn sẽ là rất đắt, và đó là chưa nói đến trên nguyên tắc thì sẽ không phù hợp với thế giới văn minh. Trong tương lai có thể thấy được, giải pháp ngoại giao song phương với Trung Quốc cho Hoàng Sa chỉ là hy vọng hão huyền. Dựa vào chính mình Giải pháp ngoại giao đa phương cho Hoàng Sa cũng vô cùng khó khăn. Trong khi thế giới có thể phê phán Trung Quốc về chủ trương hiện thực hóa đường chữ U trên Biển Đông, và trong khi một số nước trong khu vực có thể phản đối các động thái của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa, thì đối với Hoàng Sa chủ yếu là Việt Nam sẽ đơn độc trong cuộc đối kháng với Trung Quốc. Trong tranh chấp đảo, các nước bên thứ ba thường không quan tâm về lý lẽ chủ quyền của các bên trong tranh chấp, và thường chọn vị trí trung lập. Vì vậy, không có nước bên thứ ba nào lên án việc Trung Quốc đang chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực. Trung Quốc cũng không bị nước bên thứ ba nào lên án khi họ tăng cường đàn áp ngư dân Việt Nam từ năm 2009 nhằm đẩy các ngư dân này ra khỏi vùng biển Hoàng Sa. Trong tương lai, khi Trung Quốc xây cất thêm trên đảo và khai thác khoáng sản trong vùng biển Hoàng Sa, khả năng là Việt Nam sẽ đơn độc trong phản đối. Không những thế, không loại bỏ được khả năng trong tương lai các nước ASEAN khác sẽ gây áp lực đòi Việt Nam rút vấn đề Hoàng Sa xuống khỏi bàn nghị sự, để cho ASEAN có thể đi đến thỏa thuận nào đó với Trung Quốc về những tranh chấp khác. Vì Trung Quốc không chấp nhận để cho bất cứ tòa án quốc tế nào phân xử tranh chấp Hoàng Sa, hiện nay cũng không có điều kiện cho giải pháp pháp lý. Tóm lại, chúng ta không thể nào dựa vào niềm tin Trung Quốc sẽ đàm phán về Hoàng Sa và sẽ có nhượng bộ, và cũng không thể dựa vào niềm tin các nước khác sẽ hỗ trợ chúng ta nhiều. Điều chúng ta cần phải nhìn nhận là trong vấn đề Hoàng Sa chúng ta phải dựa vào chính mình hơn cả so với trong những tranh chấp biển đảo khác. Dựa vào chính mình không thể là dựa vào ngư dân kiên trì bám biển Hoàng Sa. Ngư dân và gia đình của họ là những con người bằng da bằng thịt. Dù dũng cảm đến bao nhiêu, họ khó có thể chịu đựng mãi tình trạng tàu thép và đạn đồng Trung Quốc đè người. Có thể một ngày nào đó họ sẽ không còn bám biển Hoàng Sa nổi nữa. Dựa vào chính mình là mỗi người chúng ta, từ cá nhân đến nhân viên nhà nước và lãnh đạo cao nhất, phải làm điều đúng và đúng với nghĩa vụ của mình để làm cho đất nước tốt hơn. Đất nước càng tốt thì khả năng đấu tranh cho Hoàng Sa càng cao. Chúng ta không quên rằng việc Trung Quốc chiếm nhóm An Vĩnh, Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa, cũng như một số đảo của quần đảo Trường Sa, đã xảy ra trong những ngày tháng khó khăn của Việt Nam. Dựa vào chính mình cũng là nhà nước và người dân quan tâm phải làm những gì cần thiết và có thể trong những gì liên quan trực tiếp đến Hoàng Sa. Ý chí và kiến thức Điều cần thiết để chúng ta bảo vệ chủ quyền Việt Nam, cần thiết cho danh dự của mỗi người chúng ta, cũng như cho nghĩa vụ vủa chúng ta với các thế hệ trong tương lai, là ý chí, kiến thức và những hành động cần thiết. Về ý chí, chúng ta phải giữ vững ý chí của mình, và phải giáo dục cho thế hệ sau giữ vững ý chí của họ. Chúng ta cần phải xây dựng một ý chí quốc gia về Hoàng Sa. Thế nhưng có lẽ trong 40 năm qua Hoàng Sa vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong nền giáo dục, tâm thức của chúng ta. Nếu chúng ta quan niệm rằng 40, 60 hay 100 năm là quá lâu thì chúng ta có thể noi gương những dân tộc khác vẫn giữ vững ý chí của họ về đòi lại lãnh thổ, dù là sau hàng trăm năm. Kiến thức về lịch sử và địa lý Hoàng Sa sẽ làm cho Hoàng Sa gần gũi với chúng ta hơn, và sẽ giúp cho chúng ta giữ vững ý chí. Chúng ta sẽ thấy Hoàng Sa không phải là những đảo xa vô nghĩa mà là những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với xương máu của tổ tiên và thế hệ cha, anh. Kiến thức pháp lý sẽ là cần thiết để chúng ta tranh biện về Hoàng Sa trên các diễn đàn học thuật, chuyên gia và truyền thông quốc tế, và hy vọng một ngày nào đó sẽ là trước một tòa án quốc tế. Chúng ta không nên chủ quan rằng thế giới sẽ thấy một cách dễ ràng rằng chính nghĩa là thuộc về ta, mà chúng ta phải xây dựng khả năng tranh biện ở mức cao nhất, và phải bỏ công sức ra để tranh thủ dư luận. Đặc biệt, chúng ta phải xử lý một cách triệt để những nghi vấn phía đối phương có thể đặt ra cho lập luận của chúng ta. Như một thí dụ, việc Pháp tạm im lặng một thời gian khi tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn phái Lý Chuẩn đem pháo thuyền đến Hoàng Sa tuyên bố chủ quyền năm 1909 có ảnh hưởng gì đến chủ quyền Việt Nam hay không? Hay là, khi Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại thì chính thể đó có phải là một chủ thể trong luật quốc tế có thẩm quyền để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, và bao gồm cả đối với Hoàng Sa, hay không? Làm đúng với nhiệm vụ và biến sự quan tâm thành công việc Về mặt đối nội thì nhà nước cần có chính sách để xây dựng ý chí, kiến thức và khả năng tranh biện, tranh thủ dư luận quốc tế. Về mặt đối ngoại thì nhà nước cần có chính sách hiệu nghiệm để duy trì chủ quyền và giữ cho thế giới không quên rằng Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, để cho thế giới không ứng xử như thể Hoàng Sa là của Trung Quốc. Tuy Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ các đảo 40 năm, họ chỉ mới bắt đầu tiến hành siết chặt sự kiểm soát trong vùng biển lân cận từ năm 2009. Trong những năm tới, họ sẽ tiếp tục siết chặt thêm sự kiểm soát và mở rộng vùng họ kiểm soát như vết dầu loang. Điều đó có nghĩa nhiệm vụ của chúng ta đối với Hoàng Sa không chỉ là duy trì chủ quyền để một này nào đó có thể giành lại sự quản lý đã mất trên đảo, mà còn là đấu tranh để chống lại nỗ lực của Trung Quốc để siết chặt và bành trướng sự kiểm soát trên biển. Dựa vào chính mình cũng là dùng những phương tiện mình có. Như một thí dụ, vì Trung Quốc hoàn toàn không đếm xỉa đến các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam liên quan đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Việt Nam nên công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa. Mặc dù chắc chắn Trung Quốc sẽ không chấp nhận ra tòa, việc đó cũng làm cho thế giới thấy họ sợ lẽ phải và dựa vào bạo lực. Nếu Trung Quốc thật sự tin rằng không tồn tại tranh chấp Hoàng Sa, họ cần dũng cảm để cho tòa xét có tồn tại tranh chấp hay không. Đối với các cá nhân thì người quan tâm nên vừa đặt vấn đề nhà nước có thể làm gì cho Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, vừa đặt vấn đề bản thân mình có thể làm gì. Nhà nước thi hành đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Hoàng Sa là cần thiết, nhưng không đủ. Sự quan tâm của người dân là cần thiết, nhưng không đủ. Nói cho nhau nghe Hoàng Sa là của Việt Nam là cần thiết nhưng không đủ. Phải có đủ người quan tâm biến sự quan tâm của mình thành sự sáng tạo, công sức, hành động, hay thành những đóng góp khác cho tranh chấp Hoàng Sa, nhất là trên trường quốc tế. Mặc dù Trung Quốc đã xâm chiếm một phần của Hoàng Sa khoảng 60 năm, và phần còn lại 40 năm, mặc dù việc giành lại Hoàng Sa là rất khó khăn, hiện nay người duy nhất có thể làm cho chúng ta mất chủ quyền là chính chúng ta. Và chúng ta phải giữ vững ý chí và duy trì chủ quyền đó bằng kiến thức và hành động, bằng cách làm đúng với nhiệm vụ của mình, và bằng cách biến sự quan tâm thành đóng góp thiết thực. Trong trận hải chiến Trafalgar, khi hạm đội Anh đối đầu với hạm đội phối hợp Pháp - Tây Ban Nha mạnh hơn, đô đốc Anh Horatio Nelson đã giăng lên soái hạm một khẩu hiệu không lời hay chữ đẹp, chỉ với câu “Nước Anh mong đợi mỗi người sẽ làm nhiệm vụ của mình”. Trong bối cảnh tranh chấp Hoàng Sa nói riêng, và bối cảnh của đất nước nói chung, Việt Nam cần mỗi người chúng ta làm đúng với nhiệm vụ và sự quan tâm của mình để cho đất nước tốt hơn, cũng như về những gì liên quan trực tiếp đến tranh chấp biển đảo. Dương Danh Huy Quỹ Nghiên cứu Biển Đông Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2014 Báo Trung Quốc tố Nhật làm gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông Thanhnien Online 13/01/2014 14:10 (TNO) Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 13.1 cho rằng Nhật Bản đã làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc vì 'đe dọa' sẽ sử dụng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Một phần quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters Vào sáng 12.1, 3 tàu tuần duyên Trung Quốc đã tiến hành tuần tra tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo Thời báo Hoàn cầu ngày 13.1. Phản ứng trước động thái này của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 12.1 nói với các phóng viên: “Chúng tôi không thể nào bỏ qua được những hành động xâm phạm vùng lãnh hải lặp lại nhiều lần”. Bộ trưởng Onodera đưa ra phát biểu trên sau khi thị sát cuộc tập trận phòng vệ và tái chiếm đảo của SDF. “Chúng ta cần SDF phối hợp với Tuần duyên Nhật Bản nhằm bảo vệ vững chắc vùng lãnh hải và lãnh thổ của đất nước chúng ta”, ông Onodera cho biết thêm. Theo Thời báo Hoàn cầu, những phát ngôn của ông Onodera làm gia tăng quan ngại về khả năng xảy ra những cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Tokyo tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9.2012, Thời báo Hoàn cầu cho rằng những tàu tuần tra không trang bị vũ trang Nhật - Trung thường xuyên “đụng độ” nhau, chơi trò “mèo đuổi chuột” tại vùng biển gần quần đảo này. Mới đây, Tokyo còn lên kế hoạch quốc hữu hóa 280 hòn đảo xa bờ. Thời báo Hoàn cầu dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây là một động thái nhằm bành trướng lãnh hải sau khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9.2012. Thời báo Hoàn cầu ngày 13.1 dẫn lời Liu Jiangyong, Phó viện trưởng Học viên Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), cho rằng vào thời điểm hiện tại Nhật Bản sẽ không điều động SDF để giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc do Hiến pháp của nước này hạn chế việc sử dụng quân đội. Tuy nhiên, những phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Onodera kể trên được cho là mang tính "đe dọa" nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của Nhật Bản, theo nhận định của ông Liu. Trong khi đó, ông Onodera ngày 12.1 cũng đã lên tiếng chỉ trích lệnh cấm đánh bắt phi lý mà Trung Quốc ngang nhiên áp đặt lên biển Đông. Cụ thể, tỉnh Hải Nam đã ban hành quy định yêu cầu tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc nếu muốn đánh bắt trong “vùng quản lý” của tỉnh Hải Nam. "Vùng quản lý" tự nhận này vốn bao trùm hơn 2/3 biển Đông, theo AFP. Những tàu vi phạm sẽ bị phạt gần 83.000 USD, bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản. Lệnh cấm này đã được thông qua hồi tháng 11.2013 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2014, cũng theo AFP. Bộ trưởng Onodera khẳng định bằng cách đơn phương đưa ra lệnh cấm này, Trung Quốc đang tự xem biển Đông là vùng biển của họ và “động thái như thế không thể được cộng đồng quốc tế dung thứ”. Theo ông Liu, những phát ngôn của ông Onodera về lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông là một động thái cho thấy Tokyo muốn mở rộng sự hợp tác với các nước Đông Nam Á nhằm cô lập Trung Quốc, bởi vì một số quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trên biển Đông. Ngoài ra, Bộ Giáo dục Nhật Bản cũng có kế hoạch đưa tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào trong sách giáo khoa và chương trình giảng dạy trong trường trung học kể từ năm học 2016, theo đài NHK (Nhật Bản). “Động thái này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Những quyển sách giáo khoa với nội dung như vậy sẽ khiến cho học sinh Nhật hiểu sai về sự thật và có quan điểm không đúng với các quốc gia láng giềng”, ông Liu. Phúc Duy ===================Khi nào Thái Tuế chiếu trục Tuyệt Mạng Tây Nam/ Đông Bắc - theo Phoengshui Lạc Việt - và Đông/ Tây thì thôi rồi, chẳng còn gì để nói nữa. Bởi vậy 2016 thì cuối năm, chậm hổng wá 2018. Đúng là con người khổ vì Tham sân si thật. Đức Phật nói là cứ từ đúng trở lên. Sân tức là ngu đấy! Nhưng Phật pháp cấm không được nói người khác ngu. Xuống địa ngục liền. Sợ chưa?! Chỉ được nói "sân" thôi. Sân cũng chỉ gần đồng nghĩa với ngu, nhưng không phải ngu hẳn. Thành kính phân ưu. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2014 Trung Quốc thử nghiệm vũ khí siêu thanh mới Thứ ba, 14/1/2014 14:03 GMT+7 Quân đội Trung Quốc tuần trước lần đầu tiên thử nghiệm bộ đẩy mới có thể đưa đầu đạn xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, đánh dấu bước thay đổi quan trọng trong công nghệ quân sự. Vũ khí siêu thanh FHTV2 của Mỹ phóng ra từ tên lửa 8 tầng Minotaur IV trong cuộc thử nghiệm năm 2011. Ảnh: darpa.mil. Trang tin Washington Free Beacon dẫn lời các quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc cho biết cuộc thử nghiệm loại đẩy tên lửa siêu thanh mới, được Mỹ gọi là WU-14, vào ngày 9/1. Người phát ngôn Jeffrey Pool của Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận thông tin cuộc thử nghiệm nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết. Các quan chức phát hiện WU-14 có khả năng di chuyển với tốc độ cực cao trong lần bay thử nghiệm. Vũ khí siêu thanh này dường như được phóng đi trong giai đoạn cuối của một tên lửa liên lục địa của Trung Quốc, sau đó đưa đầu đạn lướt tới mục tiêu với tốc độ lên tới 10 lần vận tốc âm thanh ở độ cao cận không gian. Tầng đẩy siêu thanh kể trên được coi là bước tiến quan trọng trong chiến lược về hạt nhân, quân đội và tên lửa của Trung Quốc. Mỹ, Nga và Trung Quốc là ba quốc gia đang phát triển mạnh về các loại vũ khí siêu thanh. Ấn Độ cũng đang phát triển một phiên bản siêu thanh từ tên lửa hành trình BrahMos của nước này. Nguyễn Tâm ================== Gay cấn nhỉ? Cứ như phim. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2014 Tổng lãnh sự Mỹ Rena Bitter: Mỹ cam kết hỗ trợ an toàn cho vùng biển Đông Nam Á 14/01/2014 20:15 (TNO) Ngày 14.1, Diễn đàn thường niên cấp Tư lệnh lần thứ 3 - Sáng kiến hợp tác thực thi pháp luật trên biển các nước vùng Vịnh Thái Lan với chủ đề "Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, đảm bảo an ninh, an toàn trên biển" được tổ chức tại Đà Nẵng. Các đại biểu tham dự diễn đàn chụp ảnh lưu niệm - Ảnh T.L Tham dự hội nghị, ngoài đoàn đại biểu thuộc lực lượng Cảnh sát biển của 4 quốc gia thuộc vùng Vịnh Thái Lan (Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam), dự lễ khai mạc còn có bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM và các đại biểu thuộc Chương trình Kiểm toán xuất khẩu và an ninh biên giới của quốc gia này. Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì hội nghị. Phát biểu khai mạc, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm nêu rõ: “Hội nghị này các quốc gia trong khu vực Vịnh Thái Lan sẽ thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác cụ thể song phương và đa phương. Hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của quốc gia vùng vịnh thể hiện vai trò là lực lượng chấp pháp, lực lượng nòng cốt, chủ trì trong giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên vùng Vịnh Thái Lan". Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, thông qua các diễn đàn, trong hai năm qua, lực lượng thực thi pháp luật trên vùng Vịnh Thái Lan của 4 quốc gia đã có mối liên hệ chặt chẽ. Lực lượng Cảnh sát biển VN đã làm tốt vai trò thực thi pháp luật trên biển, bảo đảm an ninh, an toàn trên các vùng biển để ngư dân được vươn khơi, đánh bắt cá một cách hợp pháp; quan trọng hơn là tạo một môi trường ổn định để phát triển kinh tế biển. Tại diễn đàn này, Tổng lãnh sự Mỹ Rena Bitter đã có bài phát biểu nhấn mạnh về "tái cân bằng nỗ lực của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Bà Tổng lãnh sự nói: "Một điều không còn là bí mật đó là trọng tâm địa chính trị của thế giới đang chuyển sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á với người dân năng động, có lịch sử phong phú và nằm ở vị trí chiến lược dọc theo các tuyến hàng hải là một điểm quan trọng trong tương lai của khu vực và thế giới. Bà Rena Bitter cho biết, quyết định của Tổng thống Obama trong việc tái cân bằng nỗ lực sang khu vực châu Á -Thái Bình Dương thể hiện không chỉ tầm quan trọng ngày càng gia tăng của khu vực mà còn là sự tái khẳng định rằng Mỹ là cường quốc ở Thái Bình Dương có lợi ích gắn liền với nền kinh tế, an ninh và trật tự chính trị của châu Á. Tổng lãnh sự Mỹ Rena Bitter đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và các nước tham dự diễn đàn đồng thời nhấn mạnh: Mỹ cam kết hỗ trợ trong các nỗ lực bảo đảm an toàn cho vùng biển Đông Nam Á nhằm phục vụ cho một tương lai ổn định và thịnh vượng của tất cả. Theo chương trình, hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 16.1. Nguyễn Thế Thịnh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2014 Mỹ dồn dập bày thế trận vây Trung Quốc đầu năm Cập nhật lúc 06:44, 15/01/2014 (Tin tức 24h) - Nhằm tăng cường khả năng đối phó với những nguy cơ có thể đến từ Trung Quốc và Triều Tiên, ngay từ đầu năm 2014, Mỹ đã đồng loạt công khai kế hoạch triển khai vũ khí của mình. Mỹ tăng cường 'sát thủ phòng không' AGM-158 đối phó Trung Quốc? Vũ khí do thám tối tân Mỹ cài cắm tại châu Á-TBD Siêu đạn cực 'độc' của Mỹ tiêu diệt 100% mục tiêu Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng Không quân tại châu Á - Thái Bình Dương (TBD), ngày 13/1 hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn thông báo của Không lực 5 thuộc Không quân Mỹ có trụ sở tại căn cứ Không quân Yokota, Nhật Bản cho biết, Mỹ dự định sẽ điều động 12 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor cùng 300 binh sĩ sang Nhật Bản trong tháng 1/2014. Kế hoạch này là một phần trong cam kết về an ninh của Mỹ tại khu vực châu Á - TBD và cũng là một phần trong chiến lược xoay trục về khu vực này của Washington. “Bộ Tư lệnh Không quân chiến đấu Mỹ tiếp tục việc điều động thường kỳ máy bay sang châu Á - TBD nhằm thắt chặt quan hệ với các đồng minh của chúng ta và quan hệ với cộng đồng quốc tế”, Không lực 5 thông báo trên trang web của mình. Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Các chiến đấu cơ F-22 nói trên sẽ được điều động sang căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa (Nhật Bản). Việc Mỹ gửi máy bay chiến đấu sang khu vực TBD đã được tiến hành kể từ năm 2004, với mục đích nhằm duy trì một lá chắn phòng ngự chống lại các mối đe dọa đối với an ninh và ổn định của khu vực, theo Không quân Mỹ. Đồng thời với kế hoạch triển khai F-22, Mỹ cũng công khai kế hoạch triển khai chiến đấu cơ F-16 tại Hàn Quốc trong tháng 1/2014. Theo Yonhap, Không quân Mỹ có kế hoạch triển khai 12 máy bay chiến đấu F-16 tới Hàn Quốc ngay trong tháng này. Không lực số 7 của Mỹ cho hay, số máy bay trên hiện đang có mặt tại Căn cứ không quân Hill, bang Utah, và dự kiến được gửi tới Hàn Quốc vào khoảng giữa tháng 1 cùng với 300 nhân sự. Chiến đấu cơ F-16 Không chỉ tăng cường sức mạnh cho Không quân tại châu Á-TBD, Mỹ còn quyết định tăng năng lực chiến đấu cho lực lượng tàu ngầm. Theo đài KBS của Hàn Quốc, Mỹ đang tập trung bố trí hơn 60% số tàu ngầm hạt nhân của nước này ở TBD, bao gồm vùng biển gần bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh Washington gần đây giảm các hoạt động trinh sát tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Dù không thừa nhận, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Washington điều động các tàu ngầm hạt nhân tới TBD để đối phó với khả năng chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc và Triều Tiên. Trong một báo cáo đăng trên tạp chí "Bản tin của nhà nguyên tử học” (Bullentin of Atomic Scientists) với tựa đề "Sức mạnh hạt nhân của Mỹ năm 2014", hai chuyên gia hạt nhân Mỹ là Hans Kristensen và Robert Norris cho biết Washington đang thực hiện hoạt động trinh sát để tăng cường răn đe hạt nhân bằng 14 tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở TBD và Đại Tây Dương. Báo cáo này cho biết hàng năm, trung bình mỗi tàu ngầm hạt nhân được huy động 2,5 lần cho các hoạt động tác chiến trinh sát, mỗi đợt kéo dài khoảng 70 ngày. Báo cáo nhấn mạnh hơn 60% các hoạt động tác chiến trinh sát của Mỹ diễn ra ở TBD nhằm đối phó với kế hoạch chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc, Triều Tiên và thậm chí cả Nga. Không chỉ tăng cường lực lượng tác chiến tại khu vực này, Mỹ còn tiến hành những bước đi nhằm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Mới đây nhất, Mỹ cam kết hỗ trợ an toàn cho vùng biển Đông Nam Á. Cam kết này được Mỹ đưa ra trong Diễn đàn thường niên cấp Tư lệnh lần thứ 3 - Sáng kiến hợp tác thực thi pháp luật trên biển các nước vùng Vịnh Thái Lan với chủ đề "Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, đảm bảo an ninh, an toàn trên biển" được tổ chức tại Đà Nẵng ngày 14/1. Tham dự hội nghị, ngoài đoàn đại biểu thuộc lực lượng Cảnh sát biển của 4 quốc gia thuộc vùng Vịnh Thái Lan (Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam), dự lễ khai mạc còn có bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM và các đại biểu thuộc Chương trình Kiểm toán xuất khẩu và an ninh biên giới của quốc gia này. Tại diễn đàn này, Tổng lãnh sự Mỹ Rena Bitter đã có bài phát biểu nhấn mạnh về "tái cân bằng nỗ lực của Mỹ sang khu vực châu Á - TBD". Bà Rena Bitter nói: "Một điều không còn là bí mật đó là trọng tâm địa chính trị của thế giới đang chuyển sang khu vực châu Á - TBD và khu vực Đông Nam Á với người dân năng động, có lịch sử phong phú và nằm ở vị trí chiến lược dọc theo các tuyến hàng hải là một điểm quan trọng trong tương lai của khu vực và thế giới. Bà Rena Bitter cho biết, quyết định của Tổng thống Obama trong việc tái cân bằng nỗ lực sang khu vực châu Á -TBD thể hiện không chỉ tầm quan trọng ngày càng gia tăng của khu vực mà còn là sự tái khẳng định rằng Mỹ là cường quốc ở TBD có lợi ích gắn liền với nền kinh tế, an ninh và trật tự chính trị của châu Á. Bà Rena Bitter nhấn mạnh, Mỹ cam kết hỗ trợ trong các nỗ lực bảo đảm an toàn cho vùng biển Đông Nam Á nhằm phục vụ cho một tương lai ổn định và thịnh vượng của tất cả. Mỹ tăng cường 'sát thủ phòng không' AGM-158 đối phó Trung Quốc? N.Phương ======================== Rách việc nhỉ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2014 Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc hưởng lợi khi Triều Tiên rơi vào tay Hàn Quốc 15/01/2014 09:15 (TNO) Trung Quốc sẽ là quốc gia hưởng lợi nếu CHDCND Triều Tiên sụp đổ và Hàn Quốc nắm quyền kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên, tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) dẫn phân tích của một chuyên gia Mỹ chuyên nghiên cứu Trung Quốc cho hay. Binh sĩ Triều Tiên đứng đối mặt với binh sĩ Hàn Quốc tại vùng biên giới phân cách hai miền Triều Tiên - Ảnh: Reuters Nhiều nhà phân tích cho rằng sách lược của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng là xem CHDCND Triều Tiên như một “vùng đệm”, theo The Diplomat. Các chuyên gia phân tích này cho rằng Trung Quốc cần phải ủng hộ chính quyền Kim Jong-un vì nếu chính quyền này sụp đổ có thể dẫn đến việc Hàn Quốc sẽ thống nhất bán đảo Triều Tiên. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có một đồng minh quân sự Mỹ ở sát sườn Trung Quốc. Tuy nhiên, Shannon Tiezzi, một chuyên gia phân tích người Mỹ chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, hiện đang làm biên tập viên cho The Diplomat, nhận định rằng Bắc Kinh sẽ là quốc gia hưởng lợi một khi hai miền Triều Tiên thống nhất. Bà Tiezzi cho biết Trung Quốc hiện đang có quan hệ rất khả quan với Hàn Quốc, hơn hẳn so với các quan hệ với nhiều quốc gia láng giềng khác, dù rằng giữa 2 nước đôi khi vẫn tồn tại bất đồng, chẳng hạn như vụ Seoul chỉ trích vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông của Bắc Kinh. “Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đang có một mối quan hệ thương mại cực kỳ quan trọng. Kim ngạch thương mại gần đây giữa 2 nước có giá trị hơn 250 tỉ USD, lớn hơn cả kim ngạch của cả Hàn Quốc với Nhật Bản và với Mỹ cộng lại”, chuyên gia Mỹ cho biết. “Ngoài ra, Seoul và Bắc Kinh gần đây đã hợp lại với nhau để cùng phản đối Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Cả hai đều đã lên tiếng chỉ trích cái mà họ cho là sự quay lại với chủ nghĩa quân phiệt tại Nhật”, The Diplomat dẫn phân tích của bà Tiezzi. Giới quan sát cũng cho rằng quan hệ tốt đẹp Trung - Hàn được thể hiện rõ trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye hồi năm 2013. Bà Park, một người thông thạo tiếng Hoa, đã gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đã lặp lại cam kết cải thiện quan hệ Trung - Hàn. Nhưng bất chấp mối quan hệ hữu hảo, giữa 2 nước vẫn tồn tại một khác biệt lớn: Triều Tiên. Trong buổi họp báo nhân dịp năm mới, tổng thống Hàn Quốc khẳng định rằng việc đặt ra “nền tảng cho sự thống nhất tại bán đảo Triều Tiên” là “nhiệm vụ chủ chốt” trong nhiệm kỳ của bà, theo The Diplomat. “Bây giờ hãy thử giả định rằng chính quyền Kim Jong-un sụp đổ và Hàn Quốc nắm quyền kiểm soát miền Bắc. Hai miền Triều Tiên thống nhất và điều này là một điều tốt cho Trung Quốc”, bà Tiezzi nhận định. “Một khi bán đảo Triều Tiên thống nhất, thì sẽ còn rất ít giá trị chiến lược để Hàn Quốc tiếp tục liên minh với Mỹ, ít nhất là nhìn từ phía Hàn Quốc. Lý do chủ yếu để Seoul duy trì mối quan hệ này chính là để đối phó với mối đe dọa quân sự từ phía Bình Nhưỡng”, chuyên gia Mỹ phân tích. “Khi bán đảo Triều Tiên thống nhất, mối đe dọa này cũng sẽ không còn nữa. Vậy liệu Hàn Quốc có tiếp tục bỏ ra hơn 800 triệu USD/năm để chi trả cho quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ mình hay không? Thế thì thay vì để quân Mỹ án ngữ tại khu vực sông Yalu (ngăn cách Trung Quốc và Triều Tiên), việc này sẽ là cơn ác mộng đối Trung Quốc, thì một Hàn Quốc thống nhất sẽ đá quân Mỹ ra khỏi đất nước”, theo bà Tiezzi. Binh sĩ Mỹ đang hướng dẫn cho binh sĩ Hàn Quốc - Ảnh: AFPTrong bài nhận định đăng trên The Diplomat, bà Tiezzi còn phân tích thêm rằng, một khi hai miền Triều Tiên thống nhất, Trung Quốc thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng hơn về mặt kinh tế đối với Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là tái kiến thiết một miền bắc lạc hậu và đói nghèo, bà Tiezzi dự đoán. Khi đó, quốc gia láng giềng Trung Quốc sẽ là một sự lựa chọn hợp lý để giúp thúc đẩy nền kinh tế mới và điều này cũng sẽ hoàn thành “tâm nguyện lâu nay” của Bắc Kinh, đó là được tiếp cận hoàn toàn vào thị trường và tài nguyên của Triều Tiên, nữ chuyên gia phân tích Mỹ bình luận. “Vì vậy, việc hai miền Triều Tiên thống nhất sẽ là một thắng lợi cho Trung Quốc, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị”, theo bà Tiezzi. Tuy nhiên, hiện có rất ít dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng thay đổi lập trường về Triều Tiên, ngay cả sau khi Lãnh đạo Kim Jong-un thanh trừng ông dượng Jang Song-thaek của mình. “Nhưng nếu chính quyền Kim Jong-un tiếp tục cho thấy những dấu hiệu bất ổn, Bắc Kinh có thể sẽ bắt đầu cân nhắc sự thiệt hơn khi ủng hộ Bình Nhưỡng”, bà Tiezzi nhận định. Hoàng Uy ===================== Lợi qúa đi ấy chứ lị! Lợi đơn, lợi kép, lợi trên, lợi dưới, bên phải, bên trái, đằng trước, đằng sau, lợi trong, lợi ngoài. Thế còn đòi gì nữa! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2014 Nghị sĩ Mỹ: Nhất định không khoan nhượng với Trung Quốc Thứ Tư, 15/01/2014 11:40 (NLĐO)- Các nhà lập pháp Mỹ khẳng định Washington không được khoan nhượng trước hành động dùng sức ép quân sự của Bắc Kinh trong các tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển ở khu vực Đông Á, uy hiếp láng giềng và thách thức lợi ích an ninh của Mỹ. Quan điểm cứng rắn này được đưa ra trong phiên điều trần ngày 14-1 do các hạ nghị sỹ Mỹ phụ trách giám sát chính sách đối với việc sử dụng tiềm năng biển ở châu Á và Mỹ của nước này tổ chức, nhằm xem xét phản ứng của Washington, trong bối cảnh nổi lên những lo ngại rằng Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lãnh thổ có liên quan tới Trung Quốc do các hiệp định quân sự song phương với Nhật Bản và Philippines. Hạ nghị sĩ Steve Chabot của bang Ohio gọi hành động của Trung Quốc là “hung hăng nguy nhiểm”. Ông cho rằng Bắc Kinh đang “tìm cách chiếm các khu vực tranh chấp từng bước một với hi vọng lạc lối là Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Mỹ sẽ miễn cưỡng chấp nhận”. Kêu gọi những thông điệp quyết liệt từ Quốc hội, Hạ nghị sĩ Dân chủ Ami Bera (bang California) nhấn mạnh “sự đe dọa và hung hăng cảu Trung Quốc nhằm đòi chủ quyền ở những khu vực tranh chấp là không thể chấp nhận được”. Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Randy Forbes (bang Virginia) khẳng định Mỹ cần phải “không khoan nhượng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục dựa vào các kiểu áp lực quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực”. Hầu hết các nhà lập pháp Mỹ đều chia sẻ quan điểm Washington cần cứng rắn hơn trước hành động dùng sức ép quân sự của Bắc Kinh trong các tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển ở khu vực Đông Á. Quan điểm này cũng phản ánh những lo ngại của Mỹ về ý định của Trung Quốc nhằm thách thức sự hiện diện của quân sự Mỹ ở Châu Á. Trong một diễn biến khác, bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh mới thử nghiệm vũ khí siêu tốc đầu tiên với mục đích đưa đầu đạn vượt hệ thống phòng thủ của Washington, các nhà lập pháp cấp cao của Mỹ nhận định khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang ngày càng có nguy cơ bùng nổ. Hình mô phỏng tên lửa siêu thanh của Mỹ Chủ tịch Ủy ban quân sự Hạ viện Howard McKeon cùng các nghị sĩ Randy Forbes và Mike Rogers nhận định rằng: “Trong khi việc liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng đã đẩy lùi những tiến bộ kỹ thuật quốc phòng của Mỹ, Trung Quốc lại đang đẩy mạnh khoa học quốc phòng nhằm vượt lên trên Mỹ”. Linh San (Theo AP) ================ Đúng là : Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2014 Gần 100.000 lính Trung Quốc đổ bộ sát Triều Tiên Cập nhật lúc 16:54, 15/01/2014 (Tin tức 24h) - Gần 100.000 binh sĩ Trung Quốc và hàng ngàn phương tiện vận chuyển đã được điều động đến sát biên giới CHDCND Triều Tiên để tập trận, Đài truyền hình YTN (Hàn Quốc) đưa tin hôm 14/1. Chủ tịch Kim qua đời, duyên phận Trung – Triều ‘đứt gánh'? Kim Jong-un vui sinh nhật quên mối nguy cận kề Sinh nhật Kim Jong-un: Cây quyền trượng và trò giải trí Kim Jong-un xóa sạch dấu vết của Jang Song-thaek Mỹ không đủ máy bay tàng hình đánh Trung, Triều YTN cho biết số binh sĩ và khí tài nói trên thuộc Quân đoàn 16 và 39 của Quân khu Thẩm Dương. Đài truyền hình Hàn Quốc cũng cho biết thêm rằng cuộc tập trận được phát động vào ngày 10/1. Đài truyền hình nhà nước CCTV (Trung Quốc) cho biết đây là một cuộc tập trận bình thường nhằm huấn luyện khả năng chiến đấu trong mùa đông. Theo CCTV, cuộc tập trận lần này được tổ chức tại địa điểm nằm cách Đặc khu hành chính Sinuiju của Triều Tiên khoảng 220 km. Tuy nhiên, trang tin WantChinaTimes (Đài Loan) dẫn một nguồn tin từ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiết lộ rằng việc điều động đến gần 100.000 binh sĩ cho một cuộc tập trận thông thường là một động thái hiếm khi xảy ra. Xe tăng của quân đội Trung Quốc Trong khi đó, giới chức quân sự Trung Quốc phát đi thông báo cấm tàu dân sự tiếp cận vùng biển thuộc eo biển Bột Hải và phần phía bắc của vùng biển Hoàng Hải kể từ ngày 10/1 đến ngày 17/1 để đảm bảo các hoạt động quân sự trong khu vực. Bất ổn trong quan hệ Trung-Triều Giới quan sát cho rằng, việc Quân đội Trung Quốc khởi động cuộc tập trận quy mô này chắc chắn có liên quan đến những quan ngại về sự ổn định của chế độ Bình Nhưỡng sau vụ thanh trừng Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên Jang Song- thaek gây chấn động cuối năm ngoái. Ông Jang là người luôn coi trọng, ủng hộ mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị với Trung Quốc cũng như vấn đề cải cách theo mô hình của Bắc Kinh. Vụ thanh trừng ông Jang đã dấy lên nhiều quan ngại tại Trung Quốc. Trước đó, tờ Asahi Shimbun ngày 19/12/2013 đưa tin, vụ thanh trừng Jang Song-thaek đang tiếp tục tác động sâu sắc hơn vào quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Triều Tiên với Trung Quốc. Đảo Hwanggumphyong rộng 11 km2 thuộc lãnh thổ Triều Tiên nằm trên sông Áp Lục, biên giới tự nhiên với Trung Quốc. Hai nước đã khởi động một dự án hợp tác phát triển kinh tế thu hút đầu tư vào đây sau một lễ động thổ khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng tháng 6/2011. Dự án này đã phải tạm dừng, nhưng hai bên đã đồng ý tái khởi động và thiết lập ban chỉ đạo chung khi Jang Song-thaek sang thăm Trung Quốc tháng 8/2012. Bắc Kinh cam kết rót 13 triệu USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên đảo. Nhưng các quan chức Triều Tiên phụ trách liên doanh với Trung Quốc trong dự án này đã bị triệu hồi về Bình Nhưỡng ngay sau vụ thanh trừng Jang Song-thaek và các công trình xây dựng dở dạng cũng phải tạm ngừng. Một thành viên Trung Quốc trong ban chỉ đạo chung đã báo về chính quyền trung ương ở Bắc Kinh rằng những thay đổi nhanh chóng ở Bình Nhưỡng khiến cho các mục tiêu thu hút doanh nghiệp vào đầu tư tại đảo Hwanggumphyong trở nên khó khăn hơn. Jang Song-thaek và một quan chức Trung Quốc nhấn nút khởi công đặc khu kinh tế liên hợp. Vụ thanh trừng Jang Song-thaek, người phụ trách hoạt động kinh tế và các dự án liên doanh với Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư lớn cao chạy xa bay, một quan chức Trung Quốc trong ban chỉ đạo chung cay đắng thừa nhận. Triều Tiên cũng từng kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào đặc khu kinh tế Rason ở phía Đông Bắc, nhưng Bình Nhưỡng đã khiến các nhà đầu tư hoảng loạn khi cáo trạng buộc tội Jang Song-thaek "bán đất đặc khu kinh tế Rason" cho nước ngoài. Bắc Triều Tiên đã tìm cách phục hồi nền kinh tế "đang hấp hối" của mình bằng cách thu hút vốn nước ngoài vào các đặc khu kinh tế. Nhưng niềm tin của các nhà đầu tư dự kiến sẽ còn rất yếu trong ngắn hạn bởi vụ lật đổ Jang Song-thaek chắc chắn được xem như một rủi ro đầu tư trong con mắt giới đầu tư Trung Quốc và các nước khác. "Không dễ dàng để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư, họ đã bị chấn động bởi cuộc thanh trừng. Sẽ mất thời gian trước khi các mối lo ngại này được dập tắt", một cố vấn đầu tư Trung Quốc thường xuyên thăm đặc khu Rason nhận xét. Ngoài ra, Trung Quốc còn quan ngại về khả năng lãnh đạo Kim Jong-un sẽ cho tiến hành thử hạt nhân mới, theo chuyên gia Mỹ Roger Cavazos. “Những người Trung Quốc mà tôi đã gặp đều cho biết họ lo ngại ông Kim Jong-un sẽ sớm thử hạt nhân”, ông Cavazos nói với The New York Times. Ông Cavazos cho biết thêm giới học giả Trung Quốc còn quan ngại ông Kim có dấu hiệu “ngày càng mất kiểm soát” và nhận định “bất kỳ cuộc thử hạt nhân nào của Triều Tiên cũng đẩy Trung Quốc vào thế kẹt”. Nguyễn Ngân (Tổng hợp) ======================== Chậm thì hai tuần, nhanh thì ngày 17. tháng Chạp Việt lịch, topic "Chiến lược và sự kiện" có bài coppi giật gân liên quan đến Cao Ly để đăng lại làm bia chém gió. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2014 Thượng tướng Trung Quốc: "Xung đột Biển Đông là cơ hội để thử sức"?! Hồng Thủy 16/01/14 13:30 (GDVN) - Lưu Á Châu nhận xét, xung đột trên Biển Đông và Hoa Đông sẽ cung cấp cơ hội cho quân đội Trung Quốc thử sức và Bắc Kinh cần nắm bắt nó. Lưu Á Châu, lon Thượng tướng không quân Trung Quốc. Bưu điện Hoa Nam ngày 16/1 dẫn lời một viên Thượng tướng từ đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Á Châu nhận xét, xung đột trên Biển Đông và Hoa Đông sẽ cung cấp cơ hội cho quân đội Trung Quốc thử sức và Bắc Kinh cần nắm bắt nó. Ý kiến "cấp tiến", hiếu chiến của Lưu Á Châu không phản ánh chính sách chính thức của giới cầm quyền Bắc Kinh, các nhà phân tích quân sự khác nói với Bưu điện Hoa Nam trong khi ông Châu khẳng định, muốn sánh ngang với quân đội Mỹ thì Bắc Kinh không nên bỏ qua những cơ hội thử nghiệm trên Biển Đông, Hoa Đông. "Một quân đội thất bại để giành chiến thắng chẳng có gì đáng nói. Ở các khu vực biên giới nơi quân đội Trung Quốc giành được chiến thắng đã trở nên hòa bình, ổn định hơn, nhưng cũng có những nơi Trung Quốc đã quá nhút nhát với những tranh chấp", Lưu Á Châu nói với tạp chí Quốc phòng tham khảo. Các nhà phân tích nói với Bưu điện Hoa Nam, ý kiến hiếu chiến của Lưu Á Châu có thể phản ánh suy nghĩ của một số tướng lĩnh lãnh đạo quân đội Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ, nhưng nó đi ngược lại những chiến lược của Bắc Kinh và có thể gây tổn hại lâu dài đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu. "Phát biểu của Lưu Á Châu chỉ đại diện cho quan điểm của ông ta hay một số quan chức quân sự cấp cao, nhưng không phải là cả quân đội Trung Quốc", Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng về hưu nhận xét. "Ông Lưu Á Châu phát biểu những điều này chắc chắn nhằm mục đích lấy lòng Tập Cận Bình và ông Bình cũng cần nó để làm nổi bật khu nhận diện phòng không được quân đội hỗ trợ", Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự Macau nhận xét. Lưu Á Châu đang tìm cách bảo vệ các hoạt động leo thang quân sự hung hăng của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông. Viên Thượng tướng này cho biết, Trung Quốc đã không tham gia cuộc chiến tranh nào kể từ năm 1979 tấn công Việt Nam trong khi quân đội Mỹ đã chỉ huy nhiều chiến dịch phức tạp trong những thập kỷ gần đây. Dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, quân đội Trung Quốc đã từng chiến đấu với lính Mỹ tại bán đảo Triều Tiên những năm 1950, xung đột biên giới Trung - Ấn năm 1962, một trận chiến với Liên Xô tại đảo Damansky năm 1969. Một số học giả, tướng tá Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến. Hình minh họa. Lưu Á Châu cho rằng hiện tại quân đội Trung Quốc đã có "một cơ hội chiến lược" để tăng cường khả năng quân sự của mình để bảo vệ yêu sách "chủ quyền" vô lý và phi pháp của họ ở Biển Đông, Hoa Đông. Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân từ Bắc Kinh nhận xét, an ninh biên giới của Trung Quốc không thể dựa vào sức mạnh quân sự bởi Trung Quốc có hơn 20 quốc gia láng giềng và lập luận của ông Châu rằng quân đội Trung Quốc đã mang lại hòa bình và ổn định cho tuyến biên giới của mình là một sai lầm. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Dương Niệm Tổ cho biết, nhận xét của Lưu Á Châu nhằm kích thích tinh thần quân đội Trung Quốc vượt qua các bài tập cường độ cao đi kèm với cải cách quân sự để thực hiện yêu cầu của Tập Cận Bình khi lên nắm quyền. Tuy nhiên ý kiến của Lưu Á Châu không có nghĩa là Bắc Kinh lập tức sẽ có hành động quân sự để giải quyết vấn đề lãnh thổ vì điều này không phù hợp với chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, ông Dương Niệm Tổ cho biết. ==================== Tuy nhiên ý kiến của Lưu Á Châu không có nghĩa là Bắc Kinh lập tức sẽ có hành động quân sự để giải quyết vấn đề lãnh thổ vì điều này không phù hợp với chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, ông Dương Niệm Tổ cho biết. Điều này chi có ý nghĩa trong một giới hạn thời gian thôi. Mọi việc đã quá đà rồi. Việc một trận chiến lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không xảy ra, quả là càng ngày càng khó khăn. Ngày xưa - khi Trung Quốc có tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân - Liên Xô cảnh báo Trung Quốc: Nếu sở hữu vũ khí hạt nhân, khi chiến tranh hạt nhân xảy ra với Hoa Kỳ và đồng minh, Trung Quốc có thể thiệt hại 300 triệu người, tức một nửa dân số thời bấy giờ (Khoảng năm 1965 - 1967 - Theo sách trắng phát công khai ở Đại sứ quán Liên Xô thời bấy giờ). Tất nhiên là Liên Xô không muốn chuyển giao kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử cho Trung Quốc. Bây giờ thì Trung Quốc đang trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ trên thực tế. Bởi vì, chí ít thì những nước đang tranh chấp với Trung Quốc , như Nhật Bản, Đài Loan và cả Philippine đều là đồng minh có văn bản với Hoa Kỳ. Bởi vậy, thượng tướng Lưu chắc sẽ có cơ hội để trổ tài. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2014 Trung tướng hậu cần tham nhũng dốt quân sự, giỏi nịnh hót Hồng Thủy 16/01/14 13:35 (GDVN) - Cốc Tuấn Sơn là kẻ bất tài, đạo đức kém và tướng mạo cũng không có gì nổi bật, nhưng lại cưới được con gái Trương Long Hải, Phó Chính ủy Cốc Tuấn Sơn, lon Trung tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc. Bưu điện Hoa Nam ngày 16/1 đưa tin, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc Cốc Tuấn Sơn lon Trung tướng vừa bị điều tra tham nhũng được cho là rất dốt nát về quân sự nhưng lại giỏi nịnh hót cấp trên. Theo truyền thông Trung Quốc, Cốc Tuấn Sơn là người có năng lực quân sự rất tầm thường, nhưng lại rất giỏi trong việc lấy lòng lãnh đạo. Các đồng nghiệp của ông Sơn nói rằng viên Trung tướng này chẳng bao giờ chú ý đến việc học tập hay kỷ luật quân sự trong sự nghiệp của mình. Thông tin Cốc Tuấn Sơn bị điều tra xuất hiện trên mặt báo Trung Quốc từ tháng Tám năm ngoái nhưng không có thông báo chính thức nào về việc này. Cốc Tuấn Sơn xuất thân là con nhà nông dân, năm 1971 Sơn nhập ngũ ở tuổi 17. Trong con mắt của các đồng đội cũ, Cốc Tuấn Sơn là kẻ bất tài, đạo đức kém và tướng mạo cũng không có gì nổi bật, nhưng lại cưới được con gái Trương Long Hải, Phó Chính ủy trung đoàn 48 sư đoàn 16 không quân thuộc đại quân khu Thẩm Dương, từ đây con đường quan lộ của Sơn lên như diều gặp gió. Từng trải qua nhiều chức vụ khác nhau từ thấp lên cao trong ngành hậu cần, Cốc Tuấn Sơn đã được giao quản lý một liên doanh giữa công ty dầu khí Sinopec với một đơn vị quân sự tại Bộc Dương, Hà Nam. Năm 2001 Cốc Tuấn Sơn được điều về cơ quan Tổng cục Hậu Cần phụ trách bộ phận doanh trại - nhà ở. Đến tháng 9/2012 Sơn được bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu Cần, năm 2011 được thăng lon Trung tướng. Cùng năm 2001 em trai Cốc Tuấn Sơn được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự Bộc Dương và thành lập 2 nhà máy chuyên sản xuất các thiết bị quân sự và bán lại 200 ha đất công cho các dự án bất động sản. Viên tướng này bị bãi chức và điều tra tham nhũng từ tháng 2/2012, nhưng phải đến tháng 1/2014 vụ điều tra và các hành vi tham nhũng của Cốc Tuấn Sơn mới được chính thức công bố. =============================== Trung tướng hậu cần tham nhũng dốt quân sự, giỏi nịnh hót Vậy thiếu tướng hậu cần trở xuống thì sẽ thế nào nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2014 Hải quân Philippines sẽ hộ tống tàu cá 16/01/2014 22:14 (GMT + 7) TTO - Reuters ngày 16-1 cho biết bộ trưởng quốc phòng Philippines khẳng định sẽ không tuân theo luật đánh cá trên biển Đông mà Trung Quốc mới ban hành, đồng thời cho biết hải quân nước này sẽ hộ tống các tàu cá nếu thấy cần thiết. Ngư dân Philippines trên các tàu cá chào đón chiến hạm Ramon Alcaraz, tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai của Philippines vào ngày 2-8-2013. Ảnh: Reuters. “Chúng tôi sẽ không tuân theo luật lệ của họ. Tại sao chúng tôi lại xin phép một nước khác. Họ không sở hữu các khu đánh cá của chúng tôi. Đó là của chúng tôi” - Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nhấn mạnh với báo giới. “Chúng tôi vẫn có khả năng bảo đảm an toàn cho ngư dân - ông Gazmin nói - Thật sự cần phải phô diễn lực lượng bởi vì Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng gần đây. Họ bắt đầu với việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) rồi đến luật đánh cá này”. Tướng Emmanuel Bautista, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, kêu gọi các ngư dân không để ý đến luật đánh cá của Trung Quốc. “Có nên nhượng bộ những đe dọa, khủng bố và bạo lực của bất cứ nhóm vũ trang nào không? Chúng ta phải đứng lên vì quyền lợi của mình” - tướng Bautista phát biểu trong một đoạn video đăng trên trang tin Rappler ngày 15-1. Một quan chức hàng hải cấp cao của Philippines nói với Reuters rằng luật đánh cá của Trung Quốc vi phạm Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và rằng Trung Quốc không thể thi hành những biện pháp như thế bên ngoài lãnh hải và khu vực kinh tế đặc quyền (EEZ) 200 hải lý của mình. “Hành động này thật quá đáng. Tôi không biết luật đánh cá này sẽ được thực hiện như thế nào nhưng nó chỉ có hiệu lực trong khu vực kinh tế đặc quyền 200 hải lý từ tỉnh Hải Nam” - vị quan chức này nói. Trong khi đó, ông Lưu Tứ Quý, cục trưởng Cục Hải dương Trung Quốc, nói Bắc Kinh sẽ tăng cường sự hiện diện trên biển trong năm nay bao gồm ở các khu vực xung quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. “Năm 2014, chúng tôi sẽ kiên quyết giữ gìn và bảo vệ các quyền lợi hàng hải của quốc gia” - Tân Hoa xã dẫn lới ông Lưu cho biết. Quyết định đơn phương ngăn chặn tàu bè nước ngoài, từ ngày 1-1-2014 vào khu vực rộng lớn đến 2 triệu km2 trên biển Đông mà Trung Quốc cho rằng mình đang quản lý, đã bị nhiều nước liên quan phản ứng kịch liệt. Dù luật đánh cá mới đây của Trung Quốc không nêu rõ mức phạt nhưng những yêu cầu này tương tự một bộ luật có hiệu lực vào năm 2004 của Bắc Kinh. Theo bộ luật này, các tàu vào lãnh thổ Trung Quốc mà không xin phép có thể bị tịch thu cá và các thiết bị đánh cá, thậm chí còn đối diện mức phạt 500.000 nhân dân tệ (khoảng 82.600 USD). QUỲNH TRUNG ================ ================ Chính phủ Trung Quốc chính thức thừa nhận lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Họ đã dí sát mồi lửa vào gần dây dẫn nổ. Dù sao chăng nữa thì mọi việc đã bắt đầu từ hết thời hạn chót 10. 3 năm Quý Tỵ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2014 TƯ LIỆU THAM KHẢO ================== Dự báo quốc tế 2014: Mỹ sẽ bị các cường quốc 'qua mặt'? 16/01/2014 02:03 GMT+7 Liệu Obama có đang đẩy nước Mỹ đến một sự thụt lùi trên bình diện quốc tế và ngay trong nội bộ các nước lớn? Nhìn lại những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2013, chúng ta càng nhận thấy rõ cục diện về một thế giới đa cực đã hiển hiện rõ nét. Tham vọng về một thế giới đơn cực của Mỹ đã không thành hiện thực. Hiện nay không chỉ có một, hai siêu cường mà rất nhiều thế lực cùng nắm giữ thế cờ trong bức tranh địa chính trị thế giới. Nhiều người cho rằng, đằng sau xu thế tất yếu đó là sự mai một vai trò và vị thế của Mỹ trên chính trường quốc tế. Ngoài những nguyên nhân bên ngoài, như sự vươn lên mạnh mẽ của TQ, sự trở lại vững chắc của Nga..., đã bắt đầu có những chỉ trích về sự thụ động của chính quyền Mỹ và tổng thống Obama. Liệu Obama có đang đẩy nước Mỹ đến một sự thụt lùi trên bình diện quốc tế và ngay trong nội bộ các nước lớn? Để trả lời, trước hết, chúng ta cùng nhìn lại những vấn đề nổi cộm trên chính trường thế giới và vai trò của nước Mỹ trong những cuộc khủng hoảng lớn năm 2013. Loay hoay, mềm dẻo, mất uy? Nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học ở Syria. Dễ nhận thấy, trong khi Mỹ vẫn loay hoay với tuyên bố của mình về giới hạn đỏ, và không thực sự có hành động quân sự nào để thể hiện quyết tâm hành động tương xứng với những đe dọa cứng rắn đó, Nga đã chủ động đề ra giải pháp giải trừ vũ khí hóa học thay vì phát động một cuộc chiến tranh. Rõ ràng đây là một giải pháp giúp các bên đều "thở phào". Bản thân nước Mỹ luôn muốn khẳng định vai trò trong việc giải quyết các điểm nóng trên thế giới. Nhưng dường như sau cuộc sa lầy ở Iraq và Afganistan, chính quyền Mỹ không còn thực sự muốn tiếp tục phiêu lưu quân sự ở Trung Đông. Còn trong vấn đề Iran, người ta không còn thấy một nước Mỹ với những tuyên bố cứng rắn như thời tổng thống Bush. Thay vào đó là một chính quyền Obama khuyến khích đường lối hòa giải và sử dụng giải pháp ngoại giao. Lần đầu tiên trong lịch sử hơn 30 năm, thế giới chứng kiến một cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ và tổng thống Iran nhằm nỗ lực tìm ra thỏa thuận cho chương trình hạt nhân của Iran. Điều này hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm là cựu tổng thống Bush, người liên tục sử dụng hình ảnh "trục ma quỷ" khi nói về quốc gia hồi giáo này. Nước Mỹ có bị các cường quốc 'qua mặt' Thái độ mềm dẻo đó liệu có phải là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ đang bắt đầu mất đi uy thế trong quan hệ với các nước Trung Đông nói chung và Iran nói riêng ? Bên cạnh đó, một sự kiện không thể nhắc tới trong năm 2013 là "quả bom tình báo" Edward Snowden. Sau sự việc này, các quốc gia châu Âu - nạn nhân chính của vụ nghe lén - đã mất niềm tin vào nước Mỹ. Biện hộ của Mỹ rằng muốn nắm được thông tin để phục vụ công cuộc chống khủng bố rõ ràng không làm hài lòng phương Tây. Không chỉ đánh mất vị thế, nước Mỹ còn đánh mất đi một thứ quý giá hơn, vốn được coi là nền tảng trong quan hệ ngoại giao, đó là niềm tin. Còn trong vấn đề Triều Tiên, việc tránh được nguy cơ chiến tranh dường như không bắt nguồn từ e ngại Triều Tiên trước những cuộc tập trận quy mô lớn của Mỹ và Hàn Quốc. Thay vào đó là từ sức ép về kinh tế từ Bắc Kinh. Như vậy, trong một thế giới đa cực khi Nga đang dần lấy lại vai trò của một cường quốc, TQ vẫn đầy quyết tâm để thực hiện "giấc mơ Trung Hoa", hay với sự lớn mạnh của khu vực Đông Bắc Á, Ấn Độ... nước Mỹ có đang đánh mất dần đi sức mạnh và vị thế của mình? Chưa thể "qua mặt" Thực tế là hiện nay, chính những lợi ích kinh tế chứ không phải những toan tính địa chính trị mới là yếu tố chính chi phối các mối quan hệ quốc tế. Sẽ khó có cơ hội để các căng thẳng bùng phát thành xung đột trên diện rộng, thay vào đó là xu thế cạnh tranh chiến lược. Ngay cả với các quốc gia có mâu thuẫn gay gắt về chủ quyền lãnh thổ như Trung, Nhật, Hàn, những tranh chấp vẫn không cản trở họ thực hiện các liên kết về kinh tế, thương mại, đầu tư và tiền tệ. Trên bình diện chung của thế giới, cuộc chơi diễn ra rất sòng phẳng, minh bạch giữa các nước theo cơ chế vừa đấu tranh vừa hợp tác. Tuy nhiên, trước cục diện đa cực đó, cũng khó có thể nói rằng hiện nay Mỹ đã mất dần vị thế của một siêu cường. Dù hành động theo cách nào, cứng rắn hay mềm dẻo, chủ động hay thụ động, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vai trò quyết định trong việc giải quyết các điểm nóng trên thế giới. Trong việc giải quyết vấn đề Syria, mặc dù sự chủ động của nước Nga được ca ngợi nhưng xét một cách toàn diện, giải pháp của Nga không nhận được sự đồng thuận của Mỹ thì vấn đề cũng sẽ không thể được giải quyết. Bản thân ông Putin trong Hội nghị Cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng 10 cũng phải lên tiếng xoa dịu Nhà trắng và ngợi ca chính ông Obama khi đã giúp ngăn chặn nguy cơ chiến tranh ở Syria. Đối với Iran, việc sử dụng chính sách mềm dẻo là lựa chọn tất yếu trong xu thế hòa dịu, đối thoại thay vì đối đầu. Nhiều người cho rằng, so với người tiền nhiệm Bush, dường như Obama vẫn tiếp cận các vấn đề chính trị một cách hơi "nhà giáo", và các biện pháp phi quân sự được ông sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế sau 8 năm cầm quyền của Bush đã cho thấy những đường lối chính sách cứng rắn không hẳn đã phát huy hiệu quả. Gần một thập kỷ phát động cuộc chiến chống khủng bố, nước Mỹ gần như không đạt được gì ngoài việc phải tiêu hao biết bao tiền của, sức lực vào Afganistan và Iraq. Còn cho đến thời điểm hiện tại, chính quyền Obama đã có thể coi là tương đối thành công trong cách hành xử với Iran. Sự ủng hộ của dư luận Mỹ trong vấn đề này là một minh chứng. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc không làm giảm quyết tâm tái can dự một cách tích cực của Mỹ. Việc tái bố trí quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, cùng với việc tăng quy mô các cuộc tập trận song phương, đa phương đã gây lo ngại lớn cho Trung Quốc. Với "mồi nhử" là chiêu bài kinh tế, Trung Quốc cũng không hoàn toàn thu phục được các nước nhỏ. Khi bị đặt vào thế phải lựa chọn để không bị cuốn vào thế cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc, các nước nhỏ vẫn phải thực hiện chính sách "đi" với Mỹ về an ninh và "đi" với Trung Quốc về kinh tế, dùng quan hệ với nước này để tạo đòn bẩy thúc đẩy trong quan hệ với nước khác. Chưa thể biết "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình sẽ vươn xa tới đâu, hay tham vọng đưa nước Nga trở lại đỉnh cao thế giới của ông Putin sẽ thành hiện thực như thế nào. Và cho dù trật tự thế giới đa cực tiếp tục là xu thế trong các năm tới, thì không thể phủ nhận hiện tại nước Mỹ vẫn còn là tâm điểm của thế giới. Người ta vẫn sẽ đổ dồn sự chú ý về nước Mỹ mỗi khi thế giới có bất cứ biến động lớn nào. Vẫn còn quá lạc quan khi bất cứ quốc gia nào cho rằng sẽ nhanh chóng "qua mặt" Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới. Nguyễn Thị Quỳnh Trang ===================== Ngài Obama đã thoát hiểm nhiều lần so với những dự báo của các chiêm tinh gia quốc tế, khi họ đã dự đoán rằng: 1/ Ngài Obama sẽ không đắc cử nhiệm kỳ II. 2/ Ngài Obama sẽ bị ám sát vào giữa năm 2011. Nhưng chỉ có thày bói miệt vườn Nam Bộ là tôi (Hoặc giả còn vài người nữa không tên tuổi), cho rằng: ngài Obama sẽ thắng cử nhiệm kỳ II và không hề có việc bị nguy hiểm. Tuy nhiên cũng thày bói miệt vườn Nam Bộ xác định rằng: Nếu ngài Obama không kiên quyết bảo vệ Đồng minh thì uy tín sẽ xuống rất thấp và đẩy Hoa Kỳ vào sự mất uy tín trên thế giới. Do đó, vấn đề không phải là chiến tranh hay không - chuyện chưa bàn vội. Mà là vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ toàn cầu. Cho dù chiến tranh có xảy ra hay không trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ngài Obama, thì những quyết định của ngài Obama vẫn sẽ là nguyên nhân để dẫn tới một cách nhìn vào những giá trị và vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế và đảng Dân Chủ trên chính trường nước này. Tôi có những cơ sở để tin rằng: Hai vị phụ tá quan trọng của ngài Obama là bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (Bà Clinton) đã ra đi vì không đồng thuận với cách giải quyết của ngài - Mặc dù sau đó ngài đã đúng khi giải quyết vấn đề Trung Đông. Cá nhân tôi tin rằng ngài rất có trách nhiệm trước những quyết định quan trọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Nhưng có những lúc cần một quyết định nhanh chóng.Sự thận trọng đôi khi bị hiểu nhầm là thiếu quyết đoán. Trong năm 2014, ngài sẽ không tạo được một sự kiện mới và nổi bật. Nhưng ngài vẫn có cơ hội được sự tán đồng của thế giới, nếu tiếp tục hoàn tất khi tiếp tục giải quyết một cách thỏa đáng với kết thúc tốt đẹp cho những vấn đề nóng còn lại từ năm 2013. Thượng đế, lý thuyết thống nhất vũ trụ (Định mệnh), hay chính con người sẽ quyết định thế giới này? Có hai cách giải thích cho mọi hiện tượng. Cách giải thích thứ nhất là giải thích bằng cách nhìn trực quan. Cách giải thích thứ hai là trên cơ sở một hệ thống lý thuyết. Với cách giải thích thứ nhất thì bất cứ ai có khả năng miêu tả sự kiện, đều giải thích được và luôn luôn đúng như nó đã xảy ra. Với cách giải thích thứ hai chỉ mới xuất hiện một cách mờ nhạt, hoặc có thể nói rằng chưa có trong nền văn minh hiện tại - ngoại trừ Lý học Đông phương. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2014 Bình luận của báo Phượng Hoàng, Hồng Kông: “Việt Nam bố trí hệ thống phòng không hoàn bị trên quần đảo Trường Sa” Đông Bình 17/01/14 10:46 (GDVN) - Bài báo tuyên truyền, xuyên tạc không có một chút xấu hổ cho rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung Quốc. Tàu tuần duyên USS Freedom LCS 1 của Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 20 tháng 6 năm 2013 Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 16 tháng 1 có bài viết nhan đề "Tàu tuần duyên Mỹ do thám Biển Đông, căn cứ tên lửa Việt Nam lộ diện". Bài viết dẫn Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết, Quân đội Mỹ lần đầu tiên thừa nhận, tàu chiến mới nhất của họ vừa thực hiện nhiệm vụ trinh sát toàn diện Quân đội Trung Quốc ở Biển Đông. Theo bài báo, tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ năm 2013 tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ đã triển khai ở Đông Nam Á, dài 10 tháng, thường trú ở căn cứ hải quân Changi của Singapore, đồng thời đã triển khai diễn tập chiến đấu thực tế trên Biển Đông. Vào tuần trước, Tư lệnh Bộ Tư lệnh của lực lượng tàu chiến mặt nước Hải quân Mỹ, Thiếu tướng Tom Karpman công khai thừa nhận, cho biết, trong thời gian tàu tuần duyên USS Freedom tuần tra ở Đông Nam Á, thực hiện mệnh lệnh của trên, đã triển khai huấn luyện chiến đấu thực tế ở Biển Đông, đồng thời cũng đã triển khai tuần tra và trinh sát toàn diện đối với "quân địch" và vùng biển mà Quân đội Mỹ quan tâm. Thiếu tướng Hải quân Mỹ công khai cho biết, khi tuần tra trên Biển Đông, đã sử dụng hệ thống trinh sát và radar của tàu tuần duyên do thám tất cả các trọng điểm mục tiêu trên Biển Đông như tàu chiến mặt nước, tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. Ngày 20 tháng 6 năm 2013, tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ KD Jabat Malaysia tập trận trên Biển Đông. Ông tiết lộ thêm, trên tàu tuần duyên USS Freedom, Quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay trực thăng trinh sát mới nhất, cất cánh lên không đã trinh sát hơn 500 thông tin tình báo trên không-trên biển, đồng thời đã sử dụng tàu đệm khí dài 11 m, thu thập tin tức tình báo mới nhất về tàu chiến Quân đội Trung Quốc ở Biển Đông. Bài báo dẫn “một chuyên gia quân sự Trung Quốc” chủ động tiết lộ cho rằng, trong thời gian tuần tra trên Biển Đông, tàu tuần duyên USS Freedom Mỹ đã xuất hiện ở "các đảo, đá ngầm do Trung Quốc đóng quân", "trong phạm vi hoạt động của tàu Hải giám và Hạm đội Nam Hải". Chuyên gia này thừa nhận, tàu tuần duyên Mỹ đã lắp hệ thống trinh sát tiên tiến, là hệ thống trinh sát điện tử mới nhất, có hiệu quả nhất hiện nay của Hải quân Mỹ, có thể triển khai trinh sát toàn diện đối với quy luật hoạt động, tình báo tín hiệu và hệ thống chỉ huy của tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc, đặc biệt là đã tiến hành thu thập toàn diện về tình hình xây dựng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, hơn nữa khi cần thiết sẵn sàng xuất hiện trên Biển Đông triển khai hoạt động tác chiến của Quân đội Mỹ. Tàu sân bay Mỹ hoạt động trên Biển Đông (ảnh tư liệu) Bài báo cho rằng, thông tin mới nhất cho thấy, Quân đội Mỹ chắc chắn sẽ gia tăng trinh sát quân sự ở Biển Đông, bởi vì năm 2013 vừa qua đi, từng có một tàu chiến Mỹ mắc cạn ở lân cận đảo, đá ngầm trên Biển Đông. Sau khi xảy ra sự việc này, Hải quân Mỹ nhiều lần nghiên cứu và rất ngạc nhiên là quân Mỹ đã không quen với tình hình của một vùng biển quan trọng như vậy, để xảy ra sự kiện ngoài ý muốn, quân Mỹ cần phải gia tăng trinh sát quân sự và tình báo đối với Biển Đông. Đồng thời, tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ phô trương diễn tập trên Biển Đồng, trinh sát Quân đội Trung Quốc - hành động này cũng là "chống lưng" cho đồng minh Biển Đông của họ như Philippines, ủng hộ cho quân đồng minh về quân sự, duy trì tranh chấp Biển Đông với Quân đội Trung Quốc. Trong khi đó, sau khi Quân đội Mỹ thừa nhận tàu tuần duyên mới nhất đến Biển Đông tiến hành trinh sát toàn diện Quân đội Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lập tức tuyên bố, Philippines cần thực hiện hành động bảo vệ quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Mỹ còn kêu gọi các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, "Ấn Độ" tăng cường hành động quân sự phối hợp trên Biển Đông. Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam triển khai tên lửa phòng không SA-3 trên quần đảo Trường Sa nhằm đối phó với các mối đe dọa trên không. Mặt khác, theo tuyên truyền của bài báo, "Quân đội Việt Nam cũng đã công khai tên lửa phòng không triển khai trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và lực lượng quân đội Việt Nam trên các đảo trang bị các hệ thống tên lửa phòng không rất hoàn bị, trong đó có có tên lửa phòng không dùng để "đối phó với mối đe dọa Trung Quốc". Theo bài báo, vũ khí phòng không Việt Nam triển khai trên những đảo, đá này chủ yếu gồm có tên lửa phòng không tầm trung và xa SA-2, tên lửa phòng không tầm trung SA-3 và rất nhiều pháo cao xạ do Nga chế tạo. Tuy chúng đã cũ, nhưng cơ bản bao quát được vùng trời tầm xa, tầm trung và tầm gần ở các đảo, đá ngầm do Việt Nam kiểm soát. Hơn nữa, theo bài báo, cùng với tên lửa phòng không SA-2, radar sóng ngắn được Việt Nam triển khai ở quần đảo Trường Sa có thể giúp cho Không quân Việt Nam dễ dàng phát hiện và "khóa" các mục tiêu bay máy bay chiến đấu, tạo ra mối đe dọa rất lớn cho máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc (một nước có tham vọng lãnh thổ của nước khác). Việt Nam triển khai tên lửa phòng không trên quần đảo Trường Sa (nguồn: china.com.cn) Bài báo tuyên truyền xuyên tạc không có một chút xấu hổ cho rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung Quốc. Phải khẳng định rằng, đây hoàn toàn là những tuyên truyền có tính chất bịa đặt lịch sử và là tung tin vịt hòng đánh lừa dư luận. Mặt khác, theo bài báo, các nguồn tin cho biết, năm 2013, Hải quân Trung Quốc đã biên chế ít nhất 17 tàu chiến mới. Số liệu của Quân đội Trung Quốc cho biết, số lượng tàu chiến cỡ lớn mới biên chế cho Hạm đội Nam Hải là "tương đối nhiều" (thực ra là nhiều nhất, so với các hạm đội lớn khác). Theo tuyên truyền của bài báo, Biển Đông có diện tích rộng lớn, "hoạt động bảo vệ chủ quyền" nhiều, số lượng tàu khu trục cỡ lớn và trung bình trước đây của Hạm đội Nam Hải khá ít, năm 2013 biên chế nhiều tàu chiến cỡ lớn cho Hạm đội Nam Hải, trong đó có tàu Tam Á là sự "bổ sung quân sự cần thiết". Trong tương lai, Biển Đông sẽ là khu vực quân sự "trọng điểm" triển khai rất nhiều tàu chiến mới và để Bắc Kinh thực hiện cái gọi là "bảo vệ chủ qyuền" của Hải quân Trung Quốc. Pháo 37 mm của Việt Nam (nguồn china.com.cn) Radar sóng ngắn của Việt Nam tạo ra mối đe dọa to lớn cho máy bay chiến đấu Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (nguồn china.com.cn) ===================== Bài báo tuyên truyền xuyên tạc không có một chút xấu hổ cho rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung Quốc. Phải khẳng định rằng, đây hoàn toàn là những tuyên truyền có tính chất bịa đặt lịch sử và là tung tin vịt hòng đánh lừa dư luận. !"Lời tiên tri 2014" Lão Gàn chưa viết xong.Bọn này láo! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2014 Giáo sư Thayer: Sai lầm bi thảm nếu Trung Quốc xâm lược đảo Thị Tứ Hồng Thủy 17/01/14 07:00 (GDVN) - Giáo sư Thayer cho rằng, Trung Quốc có thể dễ dàng đánh chiếm đảo Thị Tứ một cách bất ngờ, chớp nhoáng dưới vỏ bọc một cụm chiến hạm tham gia tập trận. Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc. Tạp chí The Diplomat ngày 16/1 đăng bài phân tích của Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận định, một cuộc xâm lược đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát bất hợp pháp, Trung Quốc và Đài Loan cũng yêu sách "chủ quyền" - PV) bởi lực lượng quân sự Trung Quốc sẽ là một sai lầm bi thảm đối với Bắc Kinh. Trong lúc dư luận đang dấy lên những tranh cãi xung quanh các quy định đánh cá mới của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc (đơn phương tuyên bố áp đặt bất hợp pháp) trên Biển Đông, một cây viết vô danh của Trung Quốc đã có bài phân tích trên trang qianzhan.com với lập luận Bắc Kinh sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ (Philippines gọi là đảo Pag-asa) trong năm 2014 như một phần của kế hoạch mở rộng hải quân dài hạn. Bài báo này khả năng sẽ ít được chú ý từ bên ngoài Trung Quốc cho đến khi một bản dịch tóm tắt sang tiếng Anh được tờ China Daily Mail đăng lại ngày 13/1 với tiêu đề: "Lý do tại sao một trận chiến Trung Quốc - Philippines 'thu hồi' đảo Trung Nghiệp là không thể tránh khỏi". Tác giả vô danh trích dẫn lời các "chuyên gia" hải quân cũng vô danh đưa ra một kế hoạch chi tiết của quân đội Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ trong năm nay vì tầm quan trọng chiến lược của nó. Đảo Thị Tứ được Philippines xác lập làm trung tâm thị trấn Kalayaan nơi "quản lý" nhóm 7 đảo, đá thuộc một phần quần đảo Trường Sa mà Manila yêu sách chủ quyền, hiện có gần 200 người với 1 trụ sở hành chính, 1 hội trường, trung tâm y tế, trường mẫu giáo, nhà máy nước, tháp truyền thông và một đường băng quân sự 1400 mét. Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn tập trận bất hợp pháp trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng hồi tháng Ba, tháng Tư năm ngoái. Theo bài báo này, việc kiểm soát (bất hợp pháp) đảo Thị Tứ sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát một phần rộng lớn không phận và mặt biển Biển Đông nếu họ xây dựng được căn cứ hải quân và không quân ở đó. Giáo sư Thayer cho rằng, Trung Quốc có thể dễ dàng đánh chiếm đảo Thị Tứ một cách bất ngờ, chớp nhoáng dưới vỏ bọc một cụm chiến hạm tham gia tập trận thường xuyên ở Biển Đông. Tháng Ba, tháng Tư năm ngoái Trung Quốc đã điều 1 cụm chiến hạm thực hiện tập trận ở Biển Đông bao gồm tàu đổ bộ hiện đại Tỉnh Cương Sơn, 2 tàu hộ vệ mang tên lửa và 1 tàu khu trục mang tên lửa. Phạm vi hoạt động của chúng xung quanh đá Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã đánh chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1990 - 1995 trở lại đây). Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng hình ảnh thủy quân lục chiến Trung Quốc sử dụng thủy phi cơ đổ bộ lên một hòn đảo không người do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông dưới sự yểm trợ của trực thăng vũ trang. Một đội tàu tương tự có thể ra khơi bề ngoài là thực hiện các cuộc tập trận bình thường, nhưng sẽ bất ngờ đổ bộ đánh chiếm đảo Thị Tứ. Philippines sẽ có rất ít hoặc không có thời gian báo động chiến đấu phòng ngự. Trung Quốc có thể đánh chiếm đảo Thị Tứ chỉ trong vài giờ hoặc ít hơn. Lính Trung Quốc diễn tập đổ bộ lên một đảo không người Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông hồi tháng Ba, tháng Tư năm ngoái. Kịch bản này giải định rằng tình báo Mỹ và các phương tiện kỹ thuật của các quốc gia liên quan không phát hiện được âm mưu của Trung Quốc xâm lược đảo Thị Tứ từ trước, do đó không có thời gian báo động để ngăn chặn. Đánh chiếm đảo Thị Tứ, có thể Trung Quốc phải chấp nhận mối quan hệ với Philippines xấu đi và tình hình an ninh khu vực rơi vào khủng hoảng, điều này có thể báo hiệu một sự thay đổi trong ý định của Trung Quốc. (Nếu Trung Quốc ) tấn công đảo Thị Tứ thì đó sẽ là một hành động chiến tranh. Hiện nay quân đội Philippines sẽ không đủ năng lực để đưa ra bất cứ hành động phản ứng nào có ý nghĩa. Tàu khu trục và tàu hộ vệ của Trung Quốc sẽ bắn tên lửa phòng không nếu Philippines điều máy bay từ đảo Palawan cách đó 480 km ra tiếp ứng. Hải quân Philippines sẽ bị đánh bại. Manila sẽ ngay lập tức tham vấn Mỹ và yêu cầu Washington phản ứng theo tinh thần hiệp ước quốc phòng song phương. Hậu quả chính trị từ khả năng thôn tính đảo Thị Tứ sẽ là trở ngại rất lớn cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc. ASEAN có khả năng sẽ có thái độ chính trị kiên quyết và yêu cầu Trung Quốc rút quân ngay lập tức. ASEAN sẽ nhận được sự ủng hộ chính trị từ cộng đồng quốc tế. Hoạt động xâm lược của Trung Quốc thậm chí có thể được nêu ra tại Liên Hợp Quốc bất chấp khả năng Bắc Kinh dùng quyền phủ quyết tại bất kỳ cuộc họp nào của Hội đồng Bảo an về vấn đề này. Tàu đệm khí đổ bộ Trung Quốc tham gia tập trận bất hợp pháp trên Biển Đông từ chiến hạm Tỉnh Cương Sơn. Nếu Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ, hành động này sẽ tạo ra một cuộc chạy đua giữa các bên yêu sách chủ quyền trong việc tăng cường bảo vệ các hòn đảo các bên đang chiếm đóng. Điều này có thể sẽ bao gồm tăng cường tuần tra trên không, các bài tập chống tàu và triển khai tàu ngầm thông thường. Một số hòn đảo lớn hơn có thể được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm. Kịch bản đánh chiếm đảo Thị Tứ do trang qianzhan.com đưa ra đã không can đảm vượt quá việc tán dương chiến thắng nhanh chóng của quân Trung Quốc để xem xét cái giá Bắc Kinh phải trả cho hành động của mình, đặc biệt là vị thế của Trung Quốc, thiệt hại cho nền kinh tế và nguy cơ leo thang xung đột. Nhiều cây viết và giới phân tích Trung Quốc cho rằng cần phải lên án quan điểm hiếu chiến của "nhà bình luận quân sự vô danh" trên trang qianzhan.com bởi những lập luận này là phản tác dụng và làm tổn hại lợi ích lâu dài của Trung Quốc. Philippines xứng đáng được chúc mừng vì đã không "trúng bả" này của tờ báo Trung Quốc. Phát ngôn viên chính thức của Philippines từ chối bình luận về một bài báo không chính thức và chưa được xác minh. Phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng đã phủ nhận tính xác thực của bài báo. ==================== Cái này Lão Gàn cũng nói rồi. Không nghe thì thôi. Tung Cóoc thích "chọc cho chung chửi" thì kệ họ chứ mần răng bi wờ. Ấy là dân Nam Bộ hay nói thế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2014 Bắt quả tang khách nước ngoài móc túi trên máy bay VNA Thứ Sáu, 17/01/2014 16:25 (NLĐO)- Thấy 1 khách người Trung Quốc mang chiếc balo không phải của mình trên giá vào toilet rồi trở ra, tiếp viên trên máy bay VNA bay từ Indonesia về Tân Sơn Nhất liền yêu cầu chủ nhân kiểm tra và thấy mất 700 USD tiền mặt. Khách Trung Quốc thừa nhận đã lấy cắp 700 USD. Hành khách Tân Vỹ thừa nhận đã lấy cắp 700 USD - Ảnh: VNE Thông tin từ Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines, VNA) cho biết 1 hành khách quốc tịch Trung Quốc đi trên chuyến bay VN630 của VNA từ Indonesia về sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 16-1 đã bị tạm giữ vì ăn trộm tài sản của hành khách trên máy bay. Cũng theo Vietnam Airlines, trong các booking đặt vé của chuyến bay VN630, có một số nhóm khách được chú ý đặc biệt theo chương trình phòng chống nạn trộm đồ trên máy bay mà hãng đang triển khai. Trong đó có nhóm khách gồm 3 người đàn ông quốc tịch Trung Quốc lên máy bay từ Indonesia đi Tân Sơn Nhất và có vé đi tiếp chặng thứ 3 ngay trong ngày ngày. Trong suốt chuyến bay, 3 hành khách này được tiếp viên liên tục theo dõi để phát hiện hành động bất thường. Khi những hành khách khác đang gà gật ngủ, 1 trong 3 hành khách của booking này có ghế ngồi 19C cầm một chiếc balô đi vào toilet, một lúc sau quay ra để lại chỗ cũ. Thấy vậy, tiếp viên liền hỏi chủ nhân chiếc balô là ai và nhắc khách nhận là chủ nhân chiếc balô này kiểm tra lại đồ dùng. Ngay khi kiểm tra, chủ nhân thực sự của chiếc balô thông báo mất 700 USD tiền mặt. Tiếp viên truy hỏi đối tượng khả nghi và báo cáo cơ trưởng lập biên bản, có sự chứng kiến của hành khách. Ngay sau đó, cơ trưởng đề nghị đài kiểm soát không lưu báo cáo lực lượng chức năng áp tải đối tượng khi máy bay đáp xuống. Đối tượng bị nghi vấn được yêu cầu xuống máy bay cuối cùng, bị công an và nhân viên an ninh áp tải ngay tại chân máy bay và tạm giữ hộ chiếu. Khi được mời về trụ sở làm việc, người đàn ông này khai là Tân Vỹ, 41 tuổi, quốc tịch Trung Quốc. Ông này thừa nhận đã lợi dụng sơ hở của một người Indonesia để móc túi lấy 700 USD. Tuy nhiên, 2 đối tượng khác đi cùng không thừa nhận có liên quan với Tân Vỹ. Tin từ VNA cho biết gần đây, nạn trộm cắp không chỉ diễn ra trên tuyến bay đến HongKong, SiemRiep (Campuchia) mà bắt đầu phổ biến trên các chuyến bay đến Indonesia. Bên cạnh chuyên án do VNA phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn ngừa tội phạm này, hãng hàng không khuyến cáo hành khách chú ý bảo vệ vật dụng cá nhân khi đi trên các tuyến bay nói trên vì đây là hành vi trộm cắp mang tính chất quốc tế. Tình trạng này không chỉ xảy ra với VNA mà nhiều hãng hàng không Châu Á đều có diễn biến tương tự. Tô Hà ================ Đây là "ruồi". Ngài Tập sẵn sàng đập ruồi. Trả về Tung Cóoc chắc bị ngài Tập đập chết vì làm nhục quốc thể. Thôi bỏ tù ở Việt Nam cho nó lành. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2014 Bắt quả tang khách nước ngoài móc túi trên máy bay VNA Thứ Sáu, 17/01/2014 16:25 (NLĐO)- Thấy 1 khách người Trung Quốc mang chiếc balo không phải của mình trên giá vào toilet rồi trở ra, tiếp viên trên máy bay VNA bay từ Indonesia về Tân Sơn Nhất liền yêu cầu chủ nhân kiểm tra và thấy mất 700 USD tiền mặt. Khách Trung Quốc thừa nhận đã lấy cắp 700 USD. Hành khách Tân Vỹ thừa nhận đã lấy cắp 700 USD - Ảnh: VNE Tô Hà ================ Đây là "ruồi". Ngài Tập sẵn sàng đập ruồi. Trả về Tung Cóoc chắc bị ngài Tập đập chết vì làm nhục quốc thể. Thôi bỏ tù ở Việt Nam cho nó lành. Còn đây là hổ:Trung Quốc điều tra viện trưởng Viện KSND tối cao Thứ Sáu, 17/01/2014 16:35 (NLĐO) - Trung Quốc tiến hành điều tra hàng chục quan chức cấp cao, bao gồm công tố viên hàng đầu, về những vấn đề liên quan đến cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Quan chức Trung Quốc ăn hối lộ suốt 16 năm Quan chức Trung Quốc không cứu người vì “sợ trời nóng” Quan chức Trung Quốc sợ “lên mạng” Quan chức Trung Quốc bị tình nhân lật tẩy Ông Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, là chính trị gia cấp cao nhất của Trung Quốc vướng vào nghi án tham nhũng kể từ năm 1949. Ba nguồn tin có quan hệ thân thiết với lãnh đạo Trung Quốc cho biết hàng chục quan chức cấp cao có liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang bị điều tra từ năm 2013. Các quan chức bị tra hỏi không bị bắt giam nhưng bị cấm rời khỏi đất nước. Danh tánh của những đối tượng nêu trên không được công bố nhưng các nguồn tin cho biết trong số này có cả Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao (SPP) Tào Kiến Minh và một số thành viên thuộc lực lượng an ninh. Một số quan chức cấp thấp của thành phố Bắc Kinh cũng không thoát, các nguồn tin nói. Trong số những người bị điều tra có Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao (SPP) Tào Kiến Minh.Ảnh: CHINA NEWS Trong một diễn biến khác, các quan chức Trung Quốc có vợ/chồng và con cái đã di cư sang nước ngoài sẽ không được cân nhắc để thăng chức. Đây là quy định mới nhất do ban tổ chức đảng Cộng sản đưa ra nhằm ngăn cản nạn tham nhũng. Trung Quốc đã chứng kiến hàng loạt trường hợp trong đó “các quan chức khỏa thân” - chỉ những viên chức chính phủ mà vợ/chồng hoặc toàn bộ con cái đều ở nước ngoài - đã dùng quan hệ gia đình ở nước ngoài để chuyển tài sản bất hợp pháp ra khỏi đất nước nhằm tránh bị điều tra. “Họ thuộc thóm có nguy cơ tham nhũng cao. Khoảng 40% các vụ án kinh tế và gần 80% các trường hợp biển thủ, tham nhũng có liên quan tới kiểu quan chức này” - Tân Hoa Xã trích lời quan chức đảng Cộng sản Vương Hoàn Xuân cho biết cuối ngày 16-1. Các quy định sửa đổi lần đầu tiên đã bác bỏ khả năng thăng chức cho những quan chức trên. H.Bình (Theo Reuters) ======================= Sau khí "Đả hổ đập ruồi" tứ tung cả. Ruồi và hổ lăn ra chết hết. Sau đó thì làm sao nữa? Những người không phải hổ và ruồi, liệu có hóa kiếp làm hổ và ruồi để bị đập tiếp nữa không? Đây mới là cái vấn đề nan giải của ngài Tập. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 1, 2014 Lão Gàn phát biểu ý kiến: "Trung Cóoc đang bế tắc về cả nội trị lẫn ngoại giao"..... =========================== Tướng quân đội Trung Quốc xây dinh thự giống Tử Cấm Thành Thứ Sáu, 17/01/2014 - 17:30 (Dân trí) - Cuộc sống xa hoa của Gu Junshan, một vị tướng trong quân đội Trung Quốc bị điều tra về tội tham nhũng trong 2 năm qua, đã bị báo chí phanh phui trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng. Tướng Gu Junshan đã bị bắt vì tội tham nhũng. Là một quan chức cấp cao trong ngành hậu cần quân đội, ông Gu được cho là sở hữu hàng chục biệt thự. Tại một trong các biệt thự này, cảnh sát đã thu giữ 4 xe tải đồ xa xỉ, trong đó có hàng loạt bức tượng vàng. Ôn Gu, người từng giữ quân hàm trung tướng, đã từ chức phó tổng cục trưởng tổng cục hậu cần của quân đội Trung Quốc hồi tháng 2/2012. Kể từ đó, đã xuất hiện các tin đồn về một cuộc điều tra chống tham nhũng nằm vào ông. Tuy nhiên, giới chức quân đội chưa từng đưa ra tuyên bố công khai nào về trường hợp của ông Gu. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 8 năm ngoái, Gong Fangbin, một giáo sư từ Đại học quốc phòng quốc gia của quân đội Trung Quốc, đã xác nhận một cuộc điều tra nhằm vào Tướng Gu, nhưng không tiết lộ các thông tin chi tiết. Biệt thự của ông Gu tại thành phố Bộc Dương được xây dựng giống Tử Cấm Thành. Một chuyên gia chống tham nhũng đề nghị được giấu tên đã nói với tờ Thời báo Hoàn cầu hôm 15/1 rằng nạn tham nhũng nghiêm trọng đã xảy ra trong quân đội, đặc biệt là lĩnh vực hậu cần, nhưng các tiết lộ về cuộc chiến chống tham nhũng của quân đội vẫn được giữ kín để không làm xấu đi hình ảnh của quân đội. Trang tin Caixin.com gần đây đã tiết lộ hàng loạt cuộc điều tra nhằm vào ông Gu và cuộc sống xa hoa của ông này, cũng như việc tịch thu các tài sản của ông Gu vào tháng 1/2013. Các thông tin được dựa trên hàng loạt cuộc phỏng vấn được thực hiện hồi năm ngoái, nhưng chỉ được đăng tải hồi đầu tuần này. Theo các nguồn tin của Caixin, ông Gu, người từng phụ trách các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của quân đội, đã nhận được các lợi ích lớn về kinh tế bằng cách tìm kiếm các khoản "lót tay" trong các vụ bán đất của quân đội. Ông Gu được cho là sở hữu hàng chục biệt thự tại Bắc Kinh, và anh trai ông Gu, người đã thiết lập các nhà máy để sản xuất hàng hóa cho quân đội, đã xây 7 biệt thự cho gia đình ông Gu tại quê nhà ở thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Theo trang tin Caixin, biệt thự của ông Gu tại thành phố Bộc Dương rộng gần 1 héc-ta và được xây dựng giống Tử Cấm Thành. Trong vụ khám xét biệt thự của ông Gu tại Bộc Dương một năm trước, cảnh sát đã thu giữ một bức tượng bằng vàng ròng của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, một chậu rửa bằng vàng, một bức tượng con thuyền bằng vàng và các hộp rượu quý. Caixin cho biết thêm, ông Gu cũng sở hữu một khu bất động sản lớn và hàng chục căn hộ trong nội đô Bắc Kinh. Ông Gu được cho là đã nói với các nhân viên điều tra rằng ông có kế hoạch dùng các căn hộ này làm "quà tặng". Trong khi đó tại Thượng Hải, một khu bất động sản quân đội đã được bán với giá 2 tỷ nhân dân tệ, trong đó 6% giá trị chuyển nhượng vào túi ông Gu. Với khả năng kiểm soát bất động sản có giá, ông Gu gây dựng tiếng tăm sử dụng bất động sản quân đội để phát triển nhà chung cư. Tường xây bao quanh dinh thự của ông Gu tại Bộc Dương. Để thúc đẩy uy tín tại Bộc Dương, ông Gu đã thuê các nhà văn làm giả các tài liệu lịch sử về các thành tích cách mạng của cha mình để giúp ông có lợi thế dòng dõi, và thậm chí còn xây cả một "Nghĩa trang Cách mạng" cho cha mình trong khu vực. Caixin cho hay ông Zhang Tao, anh vợ của anh trai ông Gu là Gu Xianjun, đã bị cảnh sát truy nã từ tháng 3 năm ngoái. Ông Zhang sau đó đã ra đầu thú. Trong khi đó, ông Gu Xianjun bị bắt hồi tháng 8 năm ngoái. Chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc Vụ tham nhũng của ông Gu đã thu hút sự chú ý của công chúng đối với nạn tham nhũng trong quân đội, vốn bị xem là một vấn đề khó khăn do thiếu thông tin từ các nhà chức trách. Ni Xin, một giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu chống tham nhũng thuộc Đại học Sun Yat-sen, nói với tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 15/1 rằng quân đội Trung Quốc đang trải qua một cuộc sát hạch quan trọng do căng thẳng gia tăng khắp đất nước. "Để lấy lại niềm tin của công chúng, giới chức phải cởi mở hơn và minh bạch hơn trong việc xây dựng một nền quân đội trong sạch", ông Ni nói. Các nhà phân tích cho hay, năm 2014 sẽ chứng kiến chiến dịch truy quét tham nhũng mạnh mẽ hơn nữa, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 14/1 đã nhấn mạnh tới việc không khoan dung đối với tội tham nhũng. Kể từ tháng 12/2012, Quân ủy trung ương Trung Quốc đã đưa ra một loạt các quy định nhằm ngăn chặn các hành động sai trái như lệnh cấm uống rượu và các quy định chặt chẽ về việc sử dụng xe quân đội. Nỗ lực chống tham nhũng trong quân đội diễn ra song song với cam kết của chính phủ Trung Quốc nhằm tiến hành một cuộc chiến trường kỳ nhằm chống lại nạn tham nhũng. Phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 14/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng cuộc chiến chống tham nhũng cần các nỗ lực lâu dài. Ông cũng hối thúc các nỗ lực nhằm đảm bảo khả năng giám sát độc lập và có thẩm quyền của các tổ chức kỷ luật ở tất cả các cấp. An Bình Theo Global Times, SCMP ====================== Chỉ một cặp hoành phi câu đối trong buồng lái cỏn con của một chiếc tàu Hải Giám, Lão Gàn đã phăng ra cả mối quan hệ Trung Đài và Nhật Bản. Sau đó vụ việc quả y như vậy. Huống chi một hành vi của một vị tướng hậu cần Trung Hoa chềnh ềnh như thế này, mà lão Gàn lại chẳng bít gì thì không logic tý nào. Bởi vậy, Tết này nếu rách việc thì Lão Gàn sẽ phân tích sự kiện này và mối quan hệ của vấn đề với cục diện Trung Hoa hiện này với tương lai của đất nước này. Bận thì thôi! Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nhưng sơ sơ là thế này: Tham nhũng mà phô trương trắng trợn như ông tướng Tàu này thì chứng tỏ sự tham nhũng đã rất nghiêm trọng, vì gần như công khai và đã trở thành một lối sống trong xã hội Trung Hoa hiện nay. Bởi vậy, - do tính phổ biến và công khai tham nhũng - vấn đề không còn đơn giản chỉ là trừng phạt tham nhũng như thế nào. Mà còn là niềm tin của dân chúng vào địa vị của vị quan chức mới thay thế những quan chức đã bị trừng trị. Chẳng cần phải đến "canh bạc cuối cùng" , chỉ cần ngài Tập thất bại trong việc lấy lại niềm tin của dân chúng đủ để đất nước này rối loạn và tiêu vong. Sang năm, sự thành công hay thất bại của ngài Tập sẽ quyết định vấn đề này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 1, 2014 Chuyên gia Nga: Đã đến lúc Nga cần liên minh với Mỹ-Nhật thay vì TQ Việt Dũng 18/01/14 09:01 (GDVN) - Chuyên gia Nga đánh giá các lợi ích và thiệt hại trong mối quan hệ của Nga với Trung Quốc và Mỹ-châu Âu-Nhật Bản, qua đó đề xuất đối tác cần liên minh. Nga và Trung Quốc thỏa thuận 33 chương trình hợp tác kỹ thuật QS mới Báo Nga: Trung Quốc có thể là kẻ gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ 3 Hợp tác quân sự Trung-Nga tái hiện thời kỳ hoàng kim? Trung Quốc muốn chế tạo gì hàng loạt cũng phải "nhìn sắc mặt của Nga" Trung Quốc thường xuyên gây áp lực mỗi khi Nga bán vũ khí cho Việt Nam Máy bay J-20, J-31 Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào động cơ Nga nhiều năm Máy bay tác chiến của Trung Quốc đã vượt Nhật, Nga, xếp thứ hai thế giới, sau Mỹ (về số lượng) Tờ "Moskovsky Komsomolets" ngày 15 tháng 1 đặt câu hỏi: Ai là kẻ địch hung ác nhất? Ai là bạn tốt nhất? Trong đối kháng toàn cầu tương lai, Nga sẽ đứng về phía ai? Là Mỹ hay là Trung Quốc? Học giả kinh tế, học giả xã hội và nhà hoạt động chính trị Nga Vladislav Inozemtsev cho rằng, Nga cần liên minh với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, chống lại Trung Quốc nhằm giành được lợi ích tối đa, chứ không phải là hợp tác với Trung Quốc, làm người tiên phong chống Mỹ. Vladislav Inozemtsev cho rằng, năm 2014 sẽ chào đón ngày kỷ niệm tròn 100 năm nổ ra Chiến tranh thế giới thứ nhất và tròn 25 măm kết thúc Chiến tranh Lạnh, ngày kỷ niệm thứ nhất là thời đại thống trị châu Âu của chính trị thế giới bắt đầu kết thúc, ngày kỷ niệm thứ hai đặt dấu chấm hết cho thế giới hai cực. Sự kết thúc của hai cuộc chiến tranh này đều không được bên thất bại chấp nhận. Vai trò ảnh hưởng thế giới của Nga giảm xuống nhanh chóng vào thập niên 90 của thế kỷ 20, bởi vì có lý do trở thành người phản đối tích cực nhất của chủ nghĩa bá quyền Mỹ, nhưng lý do hoàn toàn không phải luôn có thể trở thành lý do. Rất khó nói hành vi của Mỹ gây ra thiệt hại rõ ràng cho Nga. Kinh tế Mỹ đã làm cho thế giới thoát khỏi khủng hoảng toàn cầu năm 1997-1998. Đầu thế kỷ 21, Mỹ xâm lược Iraq làm cho giá dầu tăng lên, đã giúp Nga khôi phục trở lại. Huống hồ, nếu không có nền tảng vật chất, Nga cho dù có lý do không hài lòng với Mỹ, cũng không nên trở thành người tiên phong chống Mỹ, trong khi đó, nền tảng này thực sự còn chưa có. Trong 50 năm qua, tỷ trọng của Mỹ trong nền kinh tế thế giới từ 37,7% giảm xuống 25,4%, tỷ trọng của Liên Xô/Nga từ 6,9% giảm xuống còn 2,2%. Nếu không tính Belarus và Ukraine được mua chuộc, thì hiện nay Nga không có đồng minh sẵn sàng sống chết đi theo. Ngoài ra còn có một tình hình hoàn toàn mới: Trong lịch sử 500 năm, Nga chưa từng liên minh thực sự, cũng không từng đóng vai trò chủ đạo. Một khi đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc trầm trọng hơn, Nga bất kể đứng về bên nào đều sẽ không đóng vai trò chủ đạo. Người Nga luôn quen với hỏi dò ai đứng về phía họ, nhưng vĩnh viễn chưa từng nghĩ thông mình sẽ đứng về phía ai. Hiện nay hầu như đã đến lúc đưa ra vấn đề này, nếu như mâu thuẫn Trung-Mỹ sâu sắc thêm, Nga áp dụng lập trường nào sẽ có lợi hơn? Là thuyết phục mình tham gia vào Tổ chức hợp tác Thượng Hải, làm vai trò hạng hai, xung đột với Mỹ? Hay tái cân nhắc lập trường của mình, liên kết với Mỹ chống lại Trung Quốc? Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình thăm Nga vào tháng 3 năm 2013 - chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi lên nắm quyền Trung Quốc hôm nay, trên tất cả các phương diện ngoài lực lượng hạt nhân chiến lược, đều là nước lớn quân sự thứ hai, chỉ đứng sau Mỹ (về số lượng). Năm 2012, chi tiêu quân sự của Trung Quốc lên tới 166,1 tỷ USD, từ năm 2000 đã tăng lên 6,5 lần. Trong khi đó, tổng kim ngạch chi tiêu quân sự của Mỹ là 680,4 tỷ USD, đã tăng 1,3 lần. Nếu tình hình này tiếp diễn, qua 12 năm nữa, chi tiêu quân sự Trung-Mỹ sẽ ngang hàng. Nếu có đồng minh là Nga, Trung Quốc sẽ sớm giành được cỗ máy quân sự mạnh nhất thế giới hơn. Nhìn từ tình hình trên các phương diện, Trung Quốc sẽ không thỏa mãn với việc chỉ muốn có được vị thế nước lớn quân sự châu Á. Trung Quốc hiện đã ký kết thỏa thuận quân sự với các nước như Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Madagascar, Seychelles, Maldives và Mauritius; từ Myanmar (?) đến Sudan đều có Quân đội Trung Quốc đồn trú. Mỹ đang cố gắng áp dụng tất cả các biện pháp, tăng cường quan hệ đối tác quân sự, chính trị với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ và các đồng minh khác, ngăn cản Trung Quốc trở thành nước lớn hải quân có thể ngang hàng với Mỹ ở Thái Bình Dương. Vũ khí trang bị của Trung Quốc được tuyên truyền là bước vào thời kỳ phát triển kiểu "giếng phun", tức là bùng nổ, tuôn trào. Chuyên gia Nga cho rằng, khi xác định lập trường của nước mình, Nga không thể bị kích động, cần bình tĩnh cân nhắc tất cả lợi-hại. Chủ yếu phải cân nhắc tới 2 nhân tố lớn: Một mặt, Nga cần tính toán tỉ mỉ khái niệm "Mỹ suy yếu". Hiện nay là lần thứ năm bàn về vấn đề Mỹ suy thoái trên phạm vi thế giới kể từ khi Liên xô phóng vệ tinh nhân tạo đến nay, mọi người quen bàn về nợ công khổng lồ của Mỹ, khủng hoảng kinh tế Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng, trên phương diện này, phải nhớ lại một chút, những lời tiên đoán trước đây cuối cùng kết thúc như thế nào, chẳng hạn Liên Xô giải thể, Nhật Bản chấm dứt tìm kiếm vị thế chủ đạo kinh tế thế giới. Huống hồ, nền kinh tế được cho là "thất bại" của Mỹ đã tăng trưởng 4,1% vào quý 4 năm 2013, trong khi đó, nền kinh tế được cho là "thành công" của Nga thì mức tăng lại không đến 1%. Hơn 200 năm qua, Mỹ đã thể hiện đầy đủ kỳ tích họ có thể không ngừng thích ứng với điều kiện thay đổi, nguồn lực này đến nay vẫn chưa cạn kiệt. Mặt khác, Nga cần đánh giá lợi ích của mình khi đối đầu với hợp tác của các bên. Mỹ, EU và Nhật Bản là các nền kinh tế khoa học công nghệ cao hậu công nghiệp. Vấn đề của Trung Quốc sẽ xuất hiện theo sự tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi phải chuyển đổi sản xuất. Nga có tài nguyên phong phú, bất kể nhìn từ góc độ tái công nghiệp hóa hay phát triển khu vực Siberia và Viễn Đông, đều là ứng cử viên lý tưởng cho vai trò này. Trung Quốc ngày càng mạnh dạn công khai vũ khí trang bị để răn đe các đối thủ Trái lại, là cường quốc công nghiệp chủ yếu của thế giới, Trung Quốc không cần thiết tạo ra cho mình đối thủ cạnh tranh như Nga. Trung Quốc nghiêng về việc chỉ mua nguyên vật liệu của Nga, chứ không muốn tiến hành đầu tư vào năng lực sản xuất ở Nga. Nếu ủng hộ Bắc Kinh, liên minh với Trung Quốc, Nga sẽ trở thành nước lệ thuộc nguyên liệu của châu Á, chứ không còn là châu Âu. Thật không rõ, Nga và Trung Quốc liên minh về chính trị sẽ giành được những lợi ích kinh tế nào. Trái lại, cùng với việc mâu thuẫn Trung-Mỹ trầm trọng hơn, Nga sẽ có được cơ hội độc nhất vô nhị, thông qua xây dựng quan hệ với Mỹ và đồng minh của họ, nâng cao lập trường của mình ở phương Đông. Trong cơ cấu tổng GDP của tất cả các nước khu vực Thái Bình Dương, các nước châu Á chiếm 48,6%, Mỹ và Autralia chiếm 46,1%, Nga chiếm 5,3%. Ưu thế của châu Á hoàn toàn không rõ, càng không cần nhắc tới vị thế chủ đạo của Trung Quốc. Dưới sự phân bố sức mạnh này, vai trò của Nga đặc biệt quan trọng, Nga hoàn toàn có thể đặt cho đối phương điều kiện và mức giá sẵn sàng trả để có được đồng minh quan trọng - Nga. Trong đối đầu địa-chính trị mới, đối với vấn đề Nga sẽ đứng về phía ai, là liên kết với châu Á chống lại Mỹ-Âu hay là hợp tác với Mỹ (và châu Âu) đối phó châu Á, rất nhanh sẽ có câu trả lời. Đây cũng là vấn đề quan trọng nhất Nga gặp phải trong thế kỷ 21. Trung Quốc tìm mọi cách để buôn bán vũ khí kiếm lợi nhuận, nhưng ra sức tuyên truyền đòi Nhật Bản không được làm như vậy. Inozemtsev cho rằng, Nga nếu như lựa chọn đi theo Trung Quốc, phương hướng định vị chiến lược này thực chất không phải phương Đông, mà là phương nam, bởi vì ở phương Đông, tức Thái Bình Dương, Nga chủ yếu đối mặt với Canada, Mỹ, Mexico và Nhật Bản. Điều này có nghĩa là, trong tầng lớp tinh hoa chính trị Nga, tư tưởng chủ nghĩa Âu-Á đã chiếm thượng phong, vì thế không tiếc đầu tư vài chục tỷ USD hỗ trợ các nước Liên Xô cũ ở hướng nam. Nhưng, sự định vị thiên về hướng nam này sẽ khiến cho Nga mất đi ưu thế tự nhiên của mình, đó là cửa ra biển của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đối với Nga, liên minh với Trung Quốc chẳng khác nào tự đóng cửa, chứ không phải là mở rộng cánh cửa hướng ra thế giới, bất kể ở ở phương Tây hay ở phương Đông. Trái lại, nếu Nga liên minh với Mỹ và Nhật Bản sẽ hình thành liên minh Bắc Thái Bình Dương, về thực lực và năng lực đều có thể so sánh với NATO. Nga sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển khu vực phía đông, kiểm soát hành lang vận tải phía bắc, tăng cường hợp tác với Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Hơn nữa, hứa hẹn xây dựng một "Liên minh phương Bắc", về tất cả các phương diện như lực lượng hạt nhân chiến lược, công nghệ đến tài chính và dự trữ nguyên liệu đều có ưu thế mang tính áp đảo đối với "Liên minh phương Nam toàn cầu". Khi đó, Nga sẽ có được cơ hội ngang nhau được mời, chứ không phải bị ép, gia nhập vào câu lạc bộ các nước phát triển nhất thế giới có truyền thống văn hóa chung. Trung Quốc tuyên bố "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình", nhưng chủ trương "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, năm 2013 ra sức biên chế tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải, đẩy mạnh tập trận liên hợp quy mô lớn, đáng chú ý là tập trận tác chiến biên đội, tác chiến giữa các hạm đội lớn, tập trận đối kháng thực binh, bắn đạn thật, có rất nhiều khoa mục có tính chất nhằm vào đối tượng rõ ràng có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. ======================== Cái này Lão Gàn lói nâu rùi: Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra thì Nga sẽ liên minh với Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc. Cái tất yếu nó sẽ phải như vậy. Lý học luôn nhìn bản chất vấn đề, chứ không dừng lại ở hình tướng sự việc một cách trực quan đơn giản. Cái này pha học kêu bằng "tư duy biện chứng". Thực chất Lý học là sự tổng hợp của tất cả các loại tư duy pha học, gồm cả tư duy phức hợp trong tương lai. Không những vậy, nó còn là kết quả của những mô thức tư duy, chứ không chỉ là phương pháp để đến một kết quả. Bài báo này là những dấu hiệu sẽ dẫn đến liên minh của Nga với Hoa Kỳ và đồng minh trong tương lai, mà Lý học Đông phương đã xác định tính tất yếu của nó. Bởi vậy, lời khuyên của Lão Gàn vưỡn cứ là: Long trọng thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, công nhận và trả lại tất cả các vùng biển đảo bị Trung Quốc chiếm đoạt. May ra Trung Quốc có cơ hội thoát hiểm. ================ PS: cái gì cũng có giới hạn thời gian của nó. Đến một lúc nào đó thì không thể cửu vãn nổi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 1, 2014 Lão Gàn phát biểu ý kiến: "Trung Cóoc đang bế tắc về cả nội trị lẫn ngoại giao"..... =========================== Tướng quân đội Trung Quốc xây dinh thự giống Tử Cấm Thành Thứ Sáu, 17/01/2014 - 17:30 (Dân trí) - Cuộc sống xa hoa của Gu Junshan, một vị tướng trong quân đội Trung Quốc bị điều tra về tội tham nhũng trong 2 năm qua, đã bị báo chí phanh phui trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng. Tướng Gu Junshan đã bị bắt vì tội tham nhũng. LAn Bình Theo Global Times, SCMP ====================== Chỉ một cặp hoành phi câu đối trong buồng lái cỏn con của một chiếc tàu Hải Giám, Lão Gàn đã phăng ra cả mối quan hệ Trung Đài và Nhật Bản. Sau đó vụ việc quả y như vậy. Huống chi một hành vi của một vị tướng hậu cần Trung Hoa chềnh ềnh như thế này, mà lão Gàn lại chẳng bít gì thì không logic tý nào. Bởi vậy, Tết này nếu rách việc thì Lão Gàn sẽ phân tích sự kiện này và mối quan hệ của vấn đề với cục diện Trung Hoa hiện này với tương lai của đất nước này. Bận thì thôi! Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nhưng sơ sơ là thế này: Tham nhũng mà phô trương trắng trợn như ông tướng Tàu này thì chứng tỏ sự tham nhũng đã rất nghiêm trọng, vì gần như công khai và đã trở thành một lối sống trong xã hội Trung Hoa hiện nay. Bởi vậy, - do tính phổ biến và công khai tham nhũng - vấn đề không còn đơn giản chỉ là trừng phạt tham nhũng như thế nào. Mà còn là niềm tin của dân chúng vào địa vị của vị quan chức mới thay thế những quan chức đã bị trừng trị. Chẳng cần phải đến "canh bạc cuối cùng" , chỉ cần ngài Tập thất bại trong việc lấy lại niềm tin của dân chúng đủ để đất nước này rối loạn và tiêu vong. Sang năm, sự thành công hay thất bại của ngài Tập sẽ quyết định vấn đề này. Vừa mới viết xong buổi sáng thì buổi trưa xem được bài khá gọi là trùng hợp ý tưởng: ====================== Tham nhũng và thách thức 2014 của TQ vietnamnet.vn 18/01/2014 06:03 GMT+7 Dành năm 2013 để củng cố địa vị và xây dựng chương trình nghị sự, năm nay, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình sẽ phải bắt đầu thực thi những cam kết và chứng minh ông có khả năng áp dụng quyền lực như ông từng tích lũy nó. Chống tham nhũng: Chặt tay để giữ mạng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP Sự thành công ấy phụ thuộc vào việc ông sẽ giải quyết thế nào 3 thách thức lớn. Đầu tiên là thực thi gói cải cách, vốn thu hút được cả sự phấn khích lẫn hoài nghi khi công bố vào giữa tháng 10/2013. Phe lạc quan chỉ ra rằng, những mục tiêu tham vọng trong đó là minh chứng cho cam kết cải cách của ông Tập. Phe phê bình thì ngờ vực. Để chứng minh những người hoài nghi là sai lầm, ông Tập phải biến tuyên bố thành chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn và thể hiện kết quả cụ thể. Ông sẽ phải thuyết phục được người dân rằng, sẽ không để các nhóm lợi ích ngăn chặn sự thay đổi. Thách thức lớn thứ hai là việc ông duy trì - rất được ủng hộ nhưng cũng đầy rủi ro - chiến dịch chống tham nhũng. Nếu loại trừ khả năng ông Tập huy động người dân để giành sự ủng hộ cho kế hoạch cải cách, thì phương tiện duy nhất của ông để buộc bộ máy quan liêu đi theo chương trình nghị sự là đe dọa điều tra và khởi tố tham nhũng. Tuy nhiên, chiến lược này rất khó thực hiện, không chỉ do quy mô tham nhũng, mà còn là vai trò giữa các phe phái và nhóm lợi ích. Một chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào số lượng quan chức sẽ dẫn tới kết quả chia rẽ trong đội ngũ cầm quyền. Một phép thử sẽ diễn ra xung quanh việc liệu Bắc Kinh có khởi tố ông Chu Vĩnh Khang - nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an hay không. Dù là cựu ủy viên thì chuyện xét xử cũng là điều cấm kỵ trước nay ở Trung Quốc. Vì thế, giờ đây, ông Tập Cận Bình phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu ông tuân thủ quy tắc bất thành văn không truy tố kể cả cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, ông sẽ làm suy yếu uy tín của chính mình trong chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng nếu ông đưa họ vào tù, ông có thể làm xói mòn sự đoàn kết trong đội ngũ lãnh đạo. Thách thức thứ ba là nỗ lực tránh cuộc xung đột không cần thiết với Nhật Bản. Việc Trung Quốc tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không gồm quần đảo tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông; chuyện Thủ tướng Nhật Abe thăm đền tử sĩ... đã khiến quan hệ song phương giữa hai cường quốc châu Á xuống mức thấp nhất 40 năm qua. Ông Tập và đội ngũ cố vấn không nên ảo tưởng rằng, một cuộc xung đột có thể tăng cường vị thế của họ với công chúng Trung Quốc. Nhật với sự hậu thuẫn của Mỹ sẽ không dễ khuất phục trong trường hợp bùng nổ xung đột quân sự với Trung Quốc. Địa vị chính trị của ông Tập sẽ phụ thuộc vào khả năng thực thi các cam kết cải cách, thực thi một chính sách đối ngoại tránh được những sự cố tai hại. Cuộc đặt cược thắng thua với ông Tập, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới năm 2014 sẽ khá lớn. Thái An (theo SCMP) ====================== Các cuộc hội thảo quốc tế về chống tham nhũng toàn cầu, chưa thấy đưa ra được một giải pháp khả thi nào. Cụ thể một cuộc hội thảo ở Thái Lan có vài bài tham luận được đăng báo ở Việt Nam. Nói thật! Quá tệ về ý tưởng. Đấy là những chuyên gia đầu ngành còn dở tệ như vậy. Bởi vậy, không phải thuộc phái bi quan - Tôi chẳng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gì với xã hôi Trung Quốc của ngài Tập để bi quan với lạc quan cả. Nhưng về phía ngài Tập đã ngồi lưng cọp thì phải diệt cọp thôi. Chỉ cần ông run tay là viên tịch. "Đả hổ, đập ruồi" thì còn dễ, khi ngài Tập có quyền lực trong tay. Nhưng vì nạn tham những đã trở thành mối quan hệ xã hôi phổ biến trên thực tế và gần như công khai - thể hiện ở sự phô trương trắng trợn của vị tướng quân Hậu cần Trung Quốc - thì vấn đề là niềm tin của dân chúng với quyền lực và địa vị xã hội đã tạo ra hành vi tham nhũng, chứ không còn chỉ ở tính công bằng khi xử lý tội tham nhũng nữa. Do đó, trừng phạt tham nhũng chỉ có hiệu quả niềm tin khi nó là hiện tượng cá biệt. Nhưng xã hội Trung Quốc bây giờ không phải như vậy. Cho nên - ngay cả trong trường hợp lý tưởng nhất là - sự trừng phạt thành công tất cả tội phạm tham nhũng cả "hổ lẫn ruồi" - cũng không đủ để xây dựng niềm tin. Không làm được điều này, kể như ngài Tập thất bại. Rất tiếc! Nền văn minh Trung Hoa không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Share this post Link to post Share on other sites