Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Biển Đông tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc trong 5 năm tới

Thứ Hai, 11/11/2013 - 13:24

(Dân trí) - "Biển Đông trong 5 năm tới tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc, vẫn là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới và không loại trừ khả năng bùng nổ xung đột vũ trang".

=======================

Nhận xét trên không sai. Đúng năm 2016,mọi chuyện đã rất căng thẳng. Đến năm 2017 thì bùng nổ kết thúc "canh bạc cuối cùng".

Posted Image

Posted Image

Theo các bản văn cổ chữ Hán thì trục Tây Nam Đông Bắc là Sinh khí . Do Khôn (Tây Nam - theo sách Hán) phối Cấn Đông Bắc. Nhưng theo Lạc Việt thì đây là trục Tuyệt Mạng . Do Tốn (Tây Nam theo Lý học Lạc Việt) phối Cấn Đông Bắc.

Posted Image

Posted Image

Trục Đông Tây là trục Tuyệt mạng theo cả cổ thư lẫn Lạc Việt vì Đoài Chấn phối nhau. Năm 2017 là năm căng thẳng nhất về nhiều mặt cho cả thế giới này thuộc vận VIII.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Đông sẽ phải ổn định chậm nhất là mùa Xuân 2014....

===================================

Đối lập Syria đồng ý tham dự hội nghị hòa bình ở Geneva

11/11/2013 11:33 (GMT + 7)

TTO - Ngày 11-11, phong trào đối lập ở Syria đã đồng ý tham dự hội nghị hòa bình quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ).

Posted Image

Chiến tranh Syria vẫn diễn ra ác liệt - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, Liên minh Quốc gia Syria (SNC) tuyên bố đồng ý dự hội nghị do Mỹ và Nga tổ chức. Theo dự kiến ban đầu, hội nghị này sẽ diễn ra ở Geneva vào cuối tháng 11, tuy nhiên thời điểm chính xác vẫn còn là dấu chấm hỏi.

SNC tuyên bố chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad phải đáp ứng mọt số điều kiện cụ thể. Đó là các tổ chức cứu trợ phải được tiếp cận những khu vực bị chiến tranh tàn phá, chính quyền Damascus trả tự do cho các tù nhân chính tị và hội nghị hòa bình phải thúc đẩy quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria.

Trước đó, các nhóm nổi dậy ở Syria đã lên tiếng phản đối hội nghị hòa bình Geneva vì cho rằng hội nghị này sẽ không dẫn đến việc ông al-Assad phải từ chức. Do đó SNC cho biết đã thành lập một ủy ban để đàm phán với các lực lượng nổi dậy về việc tham dự hội nghị Geneva.

“Chúng tôi hi vọng hội nghị sẽ kết thúc với việc Bashar al-Assad phải ra đi” - Reuters dẫn lời ông Adib Shishakly, một thành viên SNC, tuyên bố.

NGUYỆT PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Cách mạng hay "dò đá qua sông"?

Trong khi Hội nghị Trung ương 3 của Trung Quốc (9-12/11/2013) vẫn đang diễn ra thì giới học giả quốc tế và Trung Quốc tiếp tục tranh luận sôi nổi về kết quả cuối cùng.

Được kỳ vọng như "một bước khởi đầu lịch sử mới", liệu hội nghị lần này có thực sự mang tầm vóc là một cuộc cách mạng như các kỳ họp năm 1978 hay 1993 đã từng làm được, hay chỉ mang quy mô của một cuộc cải cách kinh tế thông thường?

Cuộc cách mạng đang thành hình?

Việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sắp có những cải cách, thậm chí là cách mạng về mặt kinh tế tất yếu thu hút được sự quan tâm chú ý của giới học giả trong và ngoài nước.

Đã có nhiều luồng quan điểm đánh giá về tính hiệu quả của kỳ họp lần này. Một trong số đó tỏ ra rất lạc quan về kết quả của Hội nghị, như nhận định của Zhang Monan, một học giả tại Trung tâm thông tin Trung Quốc, thuộc Quỹ Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc.

Bà Zhang đã tập trung mô tả triển vọng của Trung Quốc trong việc tham gia tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bà coi đó như là một trong những cải cách nền tảng giúp Trung Quốc tiếp tục phát triển trong tương lai, thông qua Khu vực thương mại tự do Thượng Hải. Đây cũng sẽ là hình mẫu cho khả năng tham gia một cách chủ động của Trung Quốc trong các tiến trình đàm phán thương mại toàn diện, đảm bảo lợi ích của Trung Quốc trên toàn thế giới.

Luồng quan điểm thứ hai là quan điểm trung dung. Các quan điểm này chủ yếu đến từ các học giả ngoài nước.

Phần lớn các nhận định của họ đưa ra những định hướng cải cách của Trung Quốc trong Hội nghị lần này, chứ không đề cập đến tính tích cực hay tiêu cực của kết quả Hội nghị. Tiêu biểu có thể kể đến như lý thuyết "xây dựng tính chính danh" và "hiện thực hoá các chính sách xã hội mới" của Giáo sư chuyên về Chính trị Trung Quốc thuộc Đại học Sydney - Kerry Brown.

Đối với việc xây dựng tính chính danh, ông cho rằng nếu kinh tế Trung Quốc không có thay đổi mạnh mẽ thì tính chính danh của Đảng sẽ dần dần suy giảm ảnh hưởng đến sự tồn vong của nó. Thứ hai, việc hiện thực hóa các chính sách xã hội mới là nhằm giải quyết những "hệ quả" xã hội đáng báo động như hiện nay.

Muốn giải quyết được hai thách thức lớn nêu trên, Giáo sư về chính sách công Minxin Pei cho rằng chương trình nghị sự của Hội nghị cần phải ưu tiên giải quyết những vấn đề sau: (1) tự do hóa khu vực tài chính (2) kiểm tra lại hoàn toàn hệ thống tài khóa quốc gia (3) cải cách các công ty và tập đoàn nhà nước, vốn được hưởng quá nhiều ưu đãi.

Đồng thời với đó là gia tăng cạnh tranh và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tiến vào các ngành độc quyền bấy lâu nay; và (4) thực hiện cải cách xã hội mà đặc biệt là chế độ "hộ khẩu", qua đó tăng cơ hội tiếp cận và giảm bất bình đẳng trong xã hội giữa các tầng lớp và các khu vực địa lý.

Posted Image

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 trong phiên họp đầu tiên, 15/11/2012. Ảnh: Xinhua

Ông chỉ ra yếu tố chính gây cản trở quá trình cải cách là sự phản đối mạnh mẽ của rất nhiều các nhóm lợi ích khác nhau. Trong kỳ họp lần này, chỉ có sử dụng các sức ép từ ngoài Đảng thì ông Tập Cận Bình mới có thể tiến hành cải cách thành công. Nói một cách khác, Minxin Pei cho rằng cần phải có sự cải cách thực sự sâu rộng về mặt chính trị thì mới khẳng định được sự thành công của Hội nghị Trung ương 3.

Fareed Zakaria, cây bút bình luận chính trị xuất sắc của Mỹ, cho rằng trong hiện tại, mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện mong muốn cải cách kinh tế rộng rãi, nhưng dường như lại đi ngược lại về mặt chính trị. Tuy nhiên, theo George Yeo, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, điều này là chấp nhận được. Ông cho rằng quốc gia nào cũng có những bất đồng và bất ổn định nội bộ, và điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang làm là làm sao để những bất ổn đó không vượt qua giới hạn mà thôi.

Hay chỉ "dò đá qua sông"

Luồng quan điểm thứ ba thể hiện cái nhìn bi quan của các học giả về sự thành công của Hội nghị trung ương 3.

Thứ nhất, có những ý kiến phê phán cho rằng cho dù chính phủ Trung Quốc mong muốn tiến hành các cải cách táo bạo, nhưng vẫn có những nhóm lợi ích lớn cản trở những mong muốn cải cách đó.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không thể thực hiện các cải cách về chính trị đủ để có thể thúc đẩy các cải cách về mặt kinh tế.

Và thứ ba, các học giả hoài nghi nhận định cho rằng hệ thống ra quyết định tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ban Chấp hành Trung ương Đảng) sẽ khó có thể thống nhất để đưa ra được các chính sách chung nhất. Điều này làm hạn chế hiệu lực của các cải cách nếu có.

Những quan điểm bi quan này nhận được sự đồng tình của hai học giả Cheng Li và Ryan McElveen tại Viện Brookings. Tuy nhiên, hai ông cũng cho rằng nhận định như vậy là chưa xem xét toàn diện vấn đề. Thứ nhất, so với thế hệ lãnh đạo trước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay như Tập Cận Bình hay Lý Khắc Cường có khả năng chính trị cao hơn trong việc kiểm soát các tập đoàn nhà nước và liên kết giữa các cơ quan chính phủ với nhau.

Thứ hai, cải cách thị trường sẽ vừa tác động làm thay đổi chính trị, vừa có thể tạo ra động lực giúp Tập Cận Bình thực hiện những thay đổi khác trong tương lai gần. Và thứ ba, sự chia rẽ bè phái trong Đảng có thể có, xong cho đến gần đây thì cả hai bên đều dường như đã hợp tác với nhau nhiều hơn. Do những thách thức ngày càng gia tăng về kinh tế và đặc biệt là xã hội, tính chính danh là điều mà cả hai bên đều nhận thức được một cách rõ nét.

Tuy nhiên, với những khó khăn trên, Tập Cận Bình sẽ phải tổ chức đàm phán giữa các nhóm lợi ích với nhau nếu ông hy vọng Hội nghị lần này thực sự là một cuộc cách mạng về kinh tế. Đối với vấn đề doanh nghiệp nhà nước, các chiến lược gia cho rằng Trung Quốc đang rất cần giải quyết nạn tham nhũng và kém hiệu quả trong cơ cấu. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích cho biết, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất có thể sẽ né tránh vấn đề này.

Các nhà phân tích cũng cho biết thêm, đối với các doanh nghiệp nhà nước, Hội nghị lần này có thể chỉ nhắc lại tính hiệu quả cần thiết của các doanh nghiệp, hoặc đơn giản là bỏ qua vấn đề này. Họ cho rằng: "Chúng tôi hy vọng cuộc họp sẽ dẫn đến việc ban hành một kế hoạch cải cách sâu rộng về các vấn đề cơ cấu, nhưng hiệu quả của nó là không chắc chắn mà phụ thuộc vào tiến trình thực hiện."

Nếu nhìn nhận một cách tích cực hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang hứa hẹn những thay đổi đáng kể tại một cuộc họp mà những người ủng hộ cải cách hy vọng sẽ làm nên lịch sử bằng cách tạo ra một làn sóng mới trong chuyển đổi kinh tế, để đối mặt với áp lực đại tu một mô hình tăng trưởng đã lỗi thời.

Do đó, các nhà phân tích cho rằng cuộc họp bốn ngày chỉ là sự bắt đầu của một quá trình dài gai góc.

Họ nói rằng các nhà lãnh đạo có thể sẽ đồng ý về sự thay đổi trong một vài lĩnh vực như tài chính, mà để lại những vấn đề còn tồn đọng. Ông Tao Ran, giám đốc Trung tâm chính sách công Brookings - Tsinghua tại Bắc Kinh cho rằng: "Bạn không thể đưa ra toàn bộ các cải cách và nói với mọi người rằng phải làm tất cả mọi thứ cùng một lúc."

Hội nghị lần này được người dân Trung Quốc kỳ vọng sẽ là bước ngoặt quan trọng giúp Trung Quốc hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020. Sự kỳ vọng của người dân, một Trung Quốc "phát triển hòa bình", vấn đề chủ nghĩa dân tộc hay sự tập trung quyền lực của giới lãnh đạo chắc chắn sẽ là những hàm ý và bài toán hóc búa ẩn phía sau những kết quả sắp tới.

Theo Thế Phương - Tâm Sáng

Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Cách mạng hay "dò đá qua sông"?

Trong khi Hội nghị Trung ương 3 của Trung Quốc (9-12/11/2013) vẫn đang diễn ra thì giới học giả quốc tế và Trung Quốc tiếp tục tranh luận sôi nổi về kết quả cuối cùng.

Theo Thế Phương - Tâm Sáng

Vietnamnet

Bản chất của cuộc cải cách lần này của Trung Quốc, khác hẳn hai cuộc cải cách trước đây. Hai lần trước là những bước chuyển đổi mô hình kinh tế. Còn lân này là giải quyết những mâu thuẫn xã hội - hậu quả của hai cuộc "cải" trước đây.

Để xem họ cải kiểu gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc công bố cải cách kinh tế quan trọng

VnExpress

Thứ ba, 12/11/2013 23:15 GMT+7

Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay bế mạc kỳ họp trung ương ba, tuyên bố sẽ tiếp tục cải cách nền kinh tế và để thị trường nắm giữ vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực.

Trung Quốc họp đảng, định hướng kinh tế 10 năm

Posted Image

Các lãnh đạo Trung Quốc tại Hội nghị toàn thể lần thứ hai khóa 18 hồi tháng 3. Ảnh: Xinhua

Hội nghị toàn thể lần thứ ba tức Kỳ họp Trung ương ba khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay bế mạc tại Bắc Kinh. Kỳ họp có sự tham dự của toàn bộ 205 ủy viên trung ương đảng cùng với 171 ủy viên dự khuyết và có truyền thống thiết lập các chính sách kinh tế cho chính phủ mới.

"Vấn đề cốt lõi là xử lý hợp lý mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường để cho phép thị trường phát huy vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực và chính phủ thực hiện vai trò của mình được tốt hơn", hãng thông tấn nhà nước Xinhua trích thông cáo của kỳ họp cho biết, tuy nhiên không nói rõ các biện pháp cụ thể là gì.

Trung Quốc "sẽ thúc đẩy cải cách ruộng đất và cấp thêm quyền sở hữu cho nông dân", bao gồm một thị trường đất đai phát triển ở cả thành phố và nông thôn, hãng thông tấn cho hay.

"Cả hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh đều là thành phần quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và là những căn cứ quan trọng cho sự phát triển của kinh tế và xã hội", thông cáo của kỳ họp viết.

Văn bản không nhắc đến chính sách một con hoặc các nội dung khác được dự đoán cải cách ví dụ như chế độ hộ khẩu, được cho là hạn chế quyền lợi của những người lao động ngoại tỉnh làm việc tại thành phố.

Một ủy ban an ninh quốc gia sẽ được thành lập "để cải thiện hệ thống và chiến lược cho nền an ninh quốc gia", và cần phải "ngăn ngừa một cách hiệu quả, chấm dứt các tranh chấp xã hội, đồng thời cải thiện an ninh công cộng", Xinhua dẫn nguồn thông cáo viết, hai tuần sau vụ tấn công khủng bố tại quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô.

"Đảng sẽ phát huy tích cực vai trò lãnh đạo chủ chốt trong mọi tình hình và phối hợp với mọi thành phần và nâng cao trình độ lãnh đạo để đảm bảo sự thành công cho cải cách", thông cáo viết thêm.

Đài truyền hình trung ương CCTV cũng phát đi hình ảnh các ủy viên trung ương trong hội trường, giơ tay thông qua nghị quyết của kỳ họp. 25 thành viên Bộ Chính trị ngồi hàng đầu, Tổng bí thư Tập Cận Bình ở chính giữa.

Hội nghị lần này được coi là kỳ họp thiết lập phương hướng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong vòng một thập kỷ tới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết Trung Quốc dường như chưa thống nhất được các chi tiết của cải cách.

"Họ có nhắc đến một số cải cách ví dụ như tài chính, sử dụng đất ở nông thôn và đô thị nhưng nội dung rất rộng, làm cho mọi người cảm giác như thỏa thuận cụ thể có thể đã không đạt được", Wang Qinwei, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại London, nói với AFP.

Một số người dùng mạng xã hội của Trung Quốc cũng cho rằng thông báo thực ra không mới mẻ. "Chẳng có cải cách gì ở đây cả", một người dùng mạng xã hội Sina Weibo viết. Một người khác nói rằng: "Chẳng phải vẫn như cũ sao?"

Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định hội nghị "sẽ là một bước ngoặt với việc ban hành các chính sách kinh tế mạnh mẽ". Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sức ép phải thay đổi chưa thực sự lớn để Trung Quốc đưa ra cải cách triệt để nền kinh tế như trong Hội nghị trung ương ba năm 1978 thời ông Đặng Tiểu Bình.

Vũ Hà

====================

Bởi vậy, Đang chờ xem họ cải cái gì và cải kiểu gì? Mọi vấn đề sẽ rất phức tạp, nếu cuộc "cải" này tỏ ra thất bại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

=========================

Trung Quốc sẽ phát động 5 cuộc chiến tranh

Ngày 12.11.2013, 07:54 (GMT+7)

SGTT.VN - Vừa qua, tờ Sự Thật (Nga) đã có bài phân tích về 2 bài báo Hồng Kông cho thấy một cuộc chiến tranh thông tin chống lại Trung Quốc dường như đã bắt đầu và theo Sự Thật, đây chính là “sở trường” của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Gần như cùng một lúc, 2 tờ báo Hồng Kông cùng đưa ra các tiên đoán về tương lai của Trung Quốc. Tạp chí Tiền Tiêu (Frontline) tập trung vào các vấn đề nội bộ Trung Quốc còn tờ Wenweipo (tờ báo được cho là có mối quan hệ mật thiết với giới chức Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa) đi sâu phân tích các vấn đề thuộc chính sách ngoại giao của nước này.

Lẽ dĩ nhiên những tuyên đoán của 2 tờ báo này không mấy tốt đẹp đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài báo trên tờ Tiền tiêu tuyên bố cụ thể rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ trong vòng 3 năm nữa theo 3 giai đoạn. Trước tiên, vào năm 2014, kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ và vào năm sau đó kết cấu chính trị của Đảng Cộng sản sẽ bị phá hủy. Năm 2016, toàn bộ xã hội sẽ sụp đổ và quốc gia nhiều tỷ đô la sẽ rơi vào tình trạng “hôn mê” về mặt chính trị.

Posted Image

Một tờ báo Hồng Kông tiên đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ trong vài năm tới.

Nguyên nhân sụp đổ chủ yếu là kinh tế và do tiền vốn chảy ra khỏi Trung Quốc với số lượng lớn. Theo giáo sư Tian từ một Đại học ở bang Nam Carolina, Mỹ, quá trình trên sẽ trở nên trầm trọng với tác động của “các bong bóng” của thị trường bất động sản, hệ thống ngân hàng không minh bạch và nợ công lớn.

Kinh tế sụp đổ do các vấn đề chính trị sẽ được đổ lỗi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện Đảng Cộng sản đã thừa nhận sự tồn tại của các nhóm tham nhũng đầy quyền lực, phớt lờ các lợi ích của quốc gia và chỉ “nhăm nhe” tích lũy tài sản cho riêng mình. Tác giả bài báo cho rằng chính các nhóm lợi ích này sẽ trở thành nguyên nhân làm chấm dứt sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chứ không đi theo các cải cách của Tập Cận Bình.

Vậy có lối thoát nào cho Đảng Cộng sản Trung Quốc không? Tạp chí Tiền Tiêu khẳng định có. Chính quyền Trung Quốc có thể kêu gọi các tập đoàn đa quốc gia chuyển tiền trở lại nước này và đồng nhân dân tệ vẫn giữ được giá trị nếu tiết kiệm quốc gia và tài sản không được lưu bằng ngoại tệ.

Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế với sự tham gia của tư nhân, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã “mạnh tay” chống tham nhũng. Ví dụ, từ năm 2000, khoảng 10.000 quan chức nước này đã bị xử tử vì tham nhũng và 120.000 quan chức bị tống giam. Mặc dù con số trên có thể tương xứng với dân số khổng lồ của Trung Quốc nhưng cũng cho thấy sự quyết liệt của chính quyền nước này.

Điều quan trọng nhất là qui mô và sản lượng vật chất mà nền kinh tế Trung Quốc tạo ra là lớn và ổn định, do đó không tạo ra cơ sở nào cho sự sụp đổ. Nếu vì lí do này hay lí do khác, Mỹ và các nước phương Tây đóng cửa thị trường với hàng hóa Trung Quốc, một điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn luôn cảnh báo, thì dòng hàng hóa xuất khẩu sẽ được hướng tới phục vụ nhu cầu nội địa.

Thêm vào đó, trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã kiểm soát phần lớn thị trường của các quốc gia đang phát triển và thậm chí cả khu vực kém phát triển ở châu Phi và Trung Đông. Các tập đoàn xuyên quốc gia cũng không cần phải đổ tiền đầu tư trở lại Trung Quốc bởi họ sẽ phải làm mọi giá để đảm bảo rằng nền kinh tế nước này sẽ không sụp đổ. Nếu không, toàn bộ các quốc gia phương Tây sẽ đón nhận một cuộc khủng hoảng có mức độ tàn phá lớn đến nỗi so với nó, cuộc suy thoái hiện nay chỉ như một cơn gió nhẹ.

Nhưng nếu những dự đoán của tờ Tiền tiêu không thành hiện thực và Trung Quốc sẽ vẫn là quốc gia phát triển ổn định và thịnh vượng thì điều đó cũng không có lợi cho thế giới. Theo dự đoán của tờ Wenweipo, Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho 5 cuộc chiến tranh mà nước này có thể sẽ tham gia trong vòng 50 năm tới. Wenweipo khẳng định rằng cuộc chiến tranh đầu tiên của Trung Quốc sẽ là chiến tranh thống nhất với Đài Loan dự kiến sẽ xảy ra trong giai đoạn 2020-2025 và ngay cả khi Mỹ và Nhật Bản can dự, Trung Quốc chắc chắn sẽ giành chiến thắng.

Trận chiến tiếp theo sẽ diễn ra trên Biển Đông vào năm 2025-2030. Sau đó sẽ là một cuộc chiến tranh với Ấn Độ về vùng Nam Tây Tạng vào giai đoạn 2035-2040. Cuộc chiến tiếp theo sẽ là với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Ryukyu trong giai đoạn 2040-2045, sau đó là cuộc chiến thống nhất với khu vực Ngoại Mông vào giai đoạn 2045-2050. Và cuối cùng là một cuộc chiến tranh với Nga giành lại 1,6 triệu km2 đất thuộc về “Trung Hoa cổ” và theo Wenweipo, sau khi Trung Quốc giành chiến thắng trong 5 cuộc chiến trên, Nga là kẻ thù nguy hiểm nhất và sẽ bị Trung Quốc bắt phải “trả giá”.

Theo tờ Sự Thật, điều cần chú ý là các kịch bản trên được đăng tải trên một tờ báo thực sự nghiêm túc và đây là điều không nên bị bỏ qua. Bất kỳ một nhà phân tích quân sự nào cũng biểt rằng, Trung Quốc, với tất cả sức mạnh của các lực lượng vũ trang nước này, cũng sẽ bị đánh bại ngay trong cuộc chiến đầu tiên về Đài Loan. Mỹ, NATO và Nhật Bản mạnh hơn Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa gấp nhiều lần và mạnh hơn về mọi mặt. Trong khi đó, bản thân Trung Quốc đang gặp nhiều mâu thuẫn nội tại khó giải quyết. Hiến Pháp Trung Quốc chủ trương tự vệ, bác bỏ phương án tấn công trước và vì thế cấu trúc các lực lượng vũ trang nước này đi theo đường lối đó.

Vậy lí do thực sự nằm đằng sau các kịch bản “khoa học viễn tưởng” phi lôgíc nói trên?

Theo tờ Sự Thật, động cơ của các bài báo là nhằm kích động, gây chia rẽ nội bộ Trung Quốc và chia rẽ Nga – Trung. Nga nắm giữ trong tay công nghệ hạt nhân còn Trung Quốc thì có năng lực lớn về quốc phòng và quân số. Nếu hai nước kết hợp thì không kẻ xâm lược nào có thể đánh bại nổi.

Tờ báo của Nga cũng cho rằng 2 bài báo trên còn có nhiệm vụ khiến các quốc gia láng giềng Trung Quốc thêm lo ngại về các tuyên bố chủ quyền của nước này cả trên biển và đất liền, làm cho các quốc gia trên hạn chế hợp tác về kinh tế với Trung Quốc. Đồng thời, các kịch bản trên cũng khiến các nước tăng cường mua sắm vũ khí. Một điều nữa đáng chú ý là trong các kịch bản chiến tranh giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, không hề có kịch bản nào về chiến tranh Mỹ - Trung. Mỹ chỉ được đề cập với tư cách một quốc gia tài trợ tài chính cho các kẻ thù của Trung Quốc.

Theo Sự Thật, rõ ràng các bài báo của 2 tạp chí trên sẽ không thể gây ảnh hưởng gì tới tình hình chính trị thế giới. Nhưng đó là những bài báo thú vị do lần đầu tiên hai tờ báo trên đề cập tới các chủ đề này một cách chi tiết và cởi mở đến vậy. Do đó, có thể kết luận rằng trong tương lai, truyền thông đối lập với chính quyền Trung Quốc sẽ tiếp tục cách thức này và đây là một trong những nguyên tắc “khơi mào chiến tranh thông tin” mà Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) có rất nhiều kinh nghiệm.

Theo Infonet

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

=========================

Trung Quốc nâng cấp vai trò thị trường tự do

Thanhnien Online

13/11/2013 03:30

Đảng Cộng sản Trung Quốc hứa hẹn sẽ giao vai trò “cầm trịch” cho thị trường tự do theo kế hoạch cải tổ kinh tế sâu rộng nhằm loại bỏ mô hình tăng trưởng lỗi thời.

Posted Image

Khu Thương mại tự do Thượng Hải ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Trung Quốc đã công bố kế hoạch cải tổ 10 năm trong phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 12.11. Sau 4 ngày họp kín với sự tham gia toàn bộ các Ủy viên Trung ương Đảng, Trung Quốc đã đặt mục tiêu phải đạt được các kết quả mang tính quyết định vào năm 2020, với thay đổi kinh tế làm trọng tâm cho kế hoạch cải cách toàn diện, theo Tân Hoa xã. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh vai trò trụ cột của kinh tế nhà nước, nhưng đồng thời cũng tán thành mạnh mẽ hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế.

Đại diện Bộ Chính trị, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã công bố báo cáo cuộc họp, với mục tiêu tổng quát của kế hoạch cải tổ toàn diện là nhằm cải thiện và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đồng thời đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa và củng cố năng lực của hệ thống quản lý. Cụ thể, cải cách kinh tế từ vai trò nòng cốt đã được nâng lên tầm “quyết định”, và giải pháp cốt lõi là xây dựng quan hệ thích hợp giữa nhà nước với thị trường, giao lại vai trò quyết định cho thị trường khi phân phối nguồn lực. Báo cáo còn bao gồm nhiều mục tiêu khác như kế hoạch xây dựng quân đội hiện đại, khuyến khích đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển và cam kết xây dựng hệ thống mạnh mẽ hơn để giám sát tham nhũng…

Lập Ủy ban An ninh quốc gia

Bên cạnh đó, Tân Hoa xã dẫn thông cáo khẳng định Trung Quốc sẽ “thúc đẩy cải cách ruộng đất và trao thêm nhiều quyền sở hữu cho nông dân”, nhưng không nêu rõ chi tiết những biện pháp sẽ áp dụng. Để triển khai rốt ráo kế hoạch 10 năm, một Ủy ban An ninh quốc gia sẽ được thiết lập “nhằm cải tổ hệ thống và chiến lược theo hướng đảm bảo an ninh quốc gia”. Động thái này diễn ra theo sau vụ tấn công ở Quảng trường Thiên An Môn tại thủ đô Bắc Kinh cách đây 2 tuần, khiến 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Thông cáo cũng đề cập đến sự cần thiết phải “ngăn chặn một cách hiệu quả và chấm dứt các bất hòa xã hội, cải thiện an ninh công cộng”. Tuy nhiên, cũng như vấn đề cải cách ruộng đất, thông cáo không nêu rõ chi tiết các kế hoạch sẽ triển khai. Những vấn đề gây tranh cãi nhất lại không được đả động đến, chẳng hạn như tình trạng sắp tới của các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Theo Tân Hoa xã, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thành lập một nhóm lãnh đạo trung ương về vấn đề “cải cách sâu rộng”. Nhóm này phụ trách việc phác họa tổng thể cải cách và giám sát quá trình thực thi các kế hoạch. Thông cáo kêu gọi đảng ủy các cấp hãy hoàn thành nhiệm vụ trong việc đi đầu về cải cách.

Hội nghị toàn thể lần 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được giới phân tích nhận định đóng vai trò thiết lập hướng đi mới cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thập niên tới. Đây cũng là cơ hội đầu tiên để ông Tập Cận Bình trình bày tầm nhìn kinh tế của mình kể từ khi đảm nhiệm vai trò Tổng bí thư vào tháng 11.2012 và sau đó là chức Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3.2013. Ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đang đối mặt với áp lực tạo ra các động lực mới cho nền kinh tế. Sau 3 thập niên phát triển với tốc độ bứt phá nhờ xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng bắt đầu hụt hơi do gánh nặng từ sự quá tải của ngành công nghiệp, nợ nần và năng lực cạnh tranh bị xói mòn. Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng Trung Quốc cần phải đẩy mạnh vai trò của thị trường trong lĩnh vực tài chính và cải cách tài chính công nếu muốn thu hút sự chú ý của giới đầu tư quốc tế. Sau hội nghị trên, các bộ ngành của nước này sẽ bắt đầu lên kế hoạch chi tiết. Theo dự kiến, Hội nghị Cơ cấu kinh tế thường niên vào tháng 12 có thể hé lộ các diễn biến tiếp theo của kế hoạch 10 năm.

Thụy Miên

=========================

Hoa Kỳ từ ngày lập quốc đến nay, không thấy cuộc cải cách, cải tổ...vv...nào cả. Nước Anh vẫn có Nữ Hoàng và Hoàng gia như thời phong kiến Trung cổ. Chắc họ lạc hậu dữ lắm.

Lão Gàn không có thói quen phê phán trước khi thấy kết quả. Nhưng cứ như nội dung bài báo này thì có vẻ không ổn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sắp triển khai tên lửa 'bắn tới Mỹ' trên tàu ngầm

Thanhnien Online

14/11/2013 09:50

(TNO) Vào cuối năm 2013, Trung Quốc sẽ triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, có khả năng bắn tới Mỹ.

Posted Image

Trung Quốc phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo JL-2 từ tàu ngầm - Ảnh: Weibo

Thông tin này được nêu trong bản báo cáo sắp được công bố của Ủy ban Nghiên cứu An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung của Chính phủ Mỹ, theo trang tin quốc phòng Defense News ngày 13.11.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mang tên JL-2 có thể được triển khai trên tàu ngầm hạt nhân Kiểu 094 của Trung Quốc vào cuối năm nay.

JL-2 có tầm bắn 8.000 km, có thể bắn tới Mỹ nếu được bắn từ Thái Bình Dương. Theo Defense News, Trung Quốc sẽ sẵn sàng triển khai tên lửa này vào cuối năm 2013.

Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ bệ phóng cố định thường dễ dàng bị phát hiện và bị đánh chặn, trong khi các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có thể được bắn trong 'bí mật'.

Theo Defence News, Trung Quốc hiện có ba tàu ngầm hạt nhân Kiểu 094 và đang lên kế hoạch triển khai thêm hai chiếc nữa vào năm 2020.

Nước này cũng đang phát triển hai loại tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Kiểu 095 và Kiểu 096.

Mới đây, hồi cuối tháng 10.2013, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh về hạm đội tàu ngầm hạt nhân đầu tiên (Kiểu 092) của nước này, trong một động thái được cho là 'khoe' khí tài quân sự.

Ủy ban Nghiên cứu An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung cảnh báo các quan chức Mỹ rằng cán cân quyền lực tại Đông Á sẽ thay đổi nếu việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc tiếp tục diễn ra như tốc độ hiện tại.

“Đến năm 2020, Trung Quốc có khả năng trở thành quốc gia đóng tàu chiến hàng đầu thế giới, vượt qua Mỹ về số lượng tàu ngầm, tàu chiến mà Bắc Kinh đóng hằng năm”, cũng theo Ủy ban Nghiên cứu An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung.

Năm 2006, Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31, có khả năng bắn tới một số khu vực của Mỹ. Đến năm 2007, DF-31 được nâng cấp thành DF-31A có thể bắn tới tất cả các mục tiêu ở Mỹ.

Sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ, hồi năm 2012, phải tuyên bố chính sách tái cân bằng, tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương; gia tăng binh sĩ, tàu chiến đồn trú tại khu vực.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nhật dễ dàng hạ gục hạm đội hùng mạnh của Trung Quốc"

Thứ Năm, 14/11/2013, 16:11 [GMT+7]

(ĐVO)-Đó là thông tin được báo chí Nhật dựng lên về một kịch bản nước này bị Trung Quốc bất ngờ tấn công trong năm 203x...

Posted Image

Không ghi rõ thời gian cụ thể của cuộc chiến, nhưng báo chí Nhật cho rằng vào những năm 2030 sau khi thôn tính xong Đài Loan, Bắc Kinh sẽ dồn lực lượng để bủa vây Nhật và kịch bản cho một cuộc chiến là điều khó tránh khỏi.

Theo đó, khi đã có được Đài Loan, hải quân Trung Quốc sẽ huy động hạm đội của mình với cơ sở là 2 chiếc tàu sân bay hiện đại tấn công đổ bộ vào khu vực Okinawa của Nhật nhằm khơi thông tuyến đường ra Thái Bình Dương.

Lý do của cuộc tranh chấp này được báo chí Nhật khẳng định liên quan tới vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư, đồng thời Bắc Kinh muốn mở rộng tầm ảnh hưởng trên biển của mình.

Cuộc chiến được phía Trung Quốc khởi động trước bằng việc huy động lực lượng lớn tàu mặt nước cùng với những chiến đấu cơ thế hệ mới của mình.

Posted Image

J-15 được coi là điểm tựa sức mạnh trên không của Bắc Kinh trong cuộc chiến này.

Những chiếc J-15 được điều động cất cánh từ 2 tàu sân bay cỡ lớn của Trung Quốc nhằm thẳng hướng đảo Okinawa để thực hiện cuộc tấn công từ trên không.

Posted ImageVới mục đích là đánh nhanh, thắng nhanh, đánh bất ngờ tạo thời cơ thuận lợi, tuy nhiên những hành động quân sự của Trung Quốc không qua khỏi tầm kiểm soát từ Tokyo. Máy bay cảnh báo sớm của Nhật đã phát hiện ra sự chuyển dịch quân đội bất thường của Trung Quốc từ 2 hướng và đều nhắm tới Okinawa.

Posted ImageTừng tốp máy bay Trung Quốc âm thầm xâm nhập không phận Nhật Bản mà không biết mọi hành động đã bị theo dõi sát sao.

Posted Image

Ngay sau khi nhận lệnh kẻ địch thâm nhập trái phép không phận, những chiếc máy bay thế hệ mới F-3 của Nhật đã được điều động cất cánh từ sân bay quân sự ở Okinawa.

Báo chí Nhật đánh giá sức mạnh máy bay F-3 của họ có nhiều điểm vượt trội hơn chiến cơ của Trung Quốc cùng độ linh hoạt cũng như khả năng tàng hình tốt hơn.

Ngay sau khi phát hiện mục tiêu là máy bay Trung Quốc cùng hạm đội nước này ở vùng biển chủ quyền, lực lượng không Nhật đã chủ động đánh đòn phủ đầu.

Posted ImageDo bị bất ngờ với những đòn đánh của không quân Nhật, không quân Trung Quốc đã phải chịu thiệt hại đáng kể ngay khi vừa thâm nhập vào vùng chủ quyền của Nhật.

Bị tập kích bất ngờ, lực lượng không quân Trung Quốc đã thực sự bị động trước những đòn tấn công quyết liệt của Nhật Bản.

Posted ImageTên lửa chống hạm của Nhật cũng được triển khai nhằm tiêu diệt những chiến thuyền của Trung Quốc đang áp sát khu vực bờ biển Okinawa.

Posted ImageTàu chiến của Trung Quốc bị tiêu diệt ngay sau những loạt tên lửa đầu tiên của Nhật.

Posted ImageVề phần mình, Nhật Bản cũng điều động tàu sân bay của mình nhằm đánh chặn tàu sân bay của Trung Quốc.

Toàn cảnh cuộc chiến với tổn thất nặng nề thuộc về phía lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc trên vùng biển ven bờ Okinawa.

Về phần mình, báo chí Trung Quốc cho rằng, Tokyo đang đánh lừa dư luận bằng việc tạo ra một viễn cảnh không có thực về một cuộc chiến ảo tưởng cùng chiến thắng không bao giờ có thể xảy ra giành cho người Nhật.

=============================

Chả biết "canh bạc cuối cùng" kết thúc kiểu gì? Nhưng trước mắt có vài trò gamme chơi cũng đã. Chơi mãi trò War Craft chán quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nhật dễ dàng hạ gục hạm đội hùng mạnh của Trung Quốc"

Nhật + Asean cũng ko ăn nổi chứ đừng nói 1 mình Nhật. Quân đội Nhật mà ko có sự trợ giúp của Mỹ thì sao hạ nổi Trung Cuốc cơ chứ.

Trung Quốc sắp triển khai tên lửa 'bắn tới Mỹ' trên tàu ngầm

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chả nhẽ ko biết tìm và diệt quả tên lửa phải đi tới nửa vòng trái đất. Có hay chăng Trung Cuốc tìm cách đặt tên lửa tại CuBa hoặc Venezuela thì may ra.

2 tin này đều tin vịt thầy ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc công bố cải cách kinh tế quan trọng

ông Tập là người đàn ông quyền lực và có ý chí mạnh mẽ do cuộc sống khắc nghiệt của ông ngay từ nhỏ (kiểu kiểu như Đặng Tiểu Bình, nhưng ông Đặng là khắc nghiệt khi đã tham gia chính trường).

ông này thực sự là người có thực quyền hơn so với Hồ Cẩm Đào, trong vòng 2 năm (thực ra là cuối năm này, đầu năm kia) ông ta tập trung quyền lực để thống lĩnh 3 chức danh: tổng bí thư, chủ tịch quân ủy trung ương, chủ tịch nước. Trong khi Hồ cầm đào phải mất gần 3 năm mới làm đc điều này.

Trung Cuốc có lẽ sẽ thực sự thay đổi về kinh tế trong những năm tới, tuy nhiên những vấn đề khác như: bảo vệ môi trường, tự do dân chủ, áp đặt chính trị, và lòng tham do dùng sức mạnh kinh tế và chính trị thì ko thay đổi đc. Nên căn bản là TC vẫn sẽ dậm chân tại chỗ. TC vẫn giữ 1 kiểu cách: TC là vua, các nước chỉ là chư hầu như hàng ngàn năm qua, đến giờ vẫn ko thể thay đổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ông Tập là người đàn ông quyền lực và có ý chí mạnh mẽ do cuộc sống khắc nghiệt của ông ngay từ nhỏ (kiểu kiểu như Đặng Tiểu Bình, nhưng ông Đặng là khắc nghiệt khi đã tham gia chính trường).

ông này thực sự là người có thực quyền hơn so với Hồ Cẩm Đào, trong vòng 2 năm (thực ra là cuối năm này, đầu năm kia) ông ta tập trung quyền lực để thống lĩnh 3 chức danh: tổng bí thư, chủ tịch quân ủy trung ương, chủ tịch nước. Trong khi Hồ cầm đào phải mất gần 3 năm mới làm đc điều này.

Trung Cuốc có lẽ sẽ thực sự thay đổi về kinh tế trong những năm tới, tuy nhiên những vấn đề khác như: bảo vệ môi trường, tự do dân chủ, áp đặt chính trị, và lòng tham do dùng sức mạnh kinh tế và chính trị thì ko thay đổi đc. Nên căn bản là TC vẫn sẽ dậm chân tại chỗ. TC vẫn giữ 1 kiểu cách: TC là vua, các nước chỉ là chư hầu như hàng ngàn năm qua, đến giờ vẫn ko thể thay đổi.

Thời thế mỗi lúc một khác. Cách đây 7/ 80 năm thì được. Bây giờ thì không.

"Khổng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời! Thật tiếc lắm thay!"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tăng viện trợ cho Philippines sau khi bị quốc tế "ném đá"

Thứ Năm, 14/11/2013 - 15:06

(Dân trí) - Trung Quốc sẽ tăng viện trợ cho Philippines để khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan, giới chức nước này cho biết sau những chỉ trích đối với khoản viện trợ ít ỏi ban đầu. Nhưng một số cư dân mạng Trung Quốc ngày 14/11 lại kêu gọi không viện trợ gì hết cho Philippines.

Úc tăng viện trợ cho Philippines lên 30 triệu AUD

Trung Quốc "mất điểm" với thế giới vì viện trợ khiêm tốn cho Philippines

Posted Image

Dòng người xếp hàng dài chờ lên máy bay quân sự Mỹ để được sơ tán khỏi thành phố Tacloban ngày 13/11.

Trung Quốc và Philippines đang vướng vào cuộc tranh cãi kéo dài vì các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.

Manila đã cáo buộc Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền và tố các tàu Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough - mà Philippines cũng tuyên bố là của mình - kể từ năm ngoái.

Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - hôm 11/11 đã công bố khoản viện trợ nhân đạo 100.000 USD cho Philipines để giúp khắc hậu quả siêu bão Haiyan. Số tiền này ít hơn nhiều so với các nước khác và gây ra những chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Tạp chí Time ngày 13/11 đã đăng tải một bài viết với tiêu đề: "Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới viện trợ ít tiền lẻ mang tính xúc phạm cho Philippines, quốc gia bị bão tàn phá".

"Chính phủ Trung Quốc đã tự biến mình trở nên xấu xí trước cộng đồng quốc tế", bài báo viết.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho hay Trung Quốc sẽ cấp thêm 10 triệu nhân dân tệ (1,6 triệu USD) cho các nỗ lực cứu trợ dưới dạng chăn màn, lều bạt và các đồ dùng khác.

"Tất cả đồ dùng hiện đang được chuẩn bị và sẽ được chuyển tới chính Philippines sớm nhất có thể", đại sứ quán cho biết trong một tuyên bố được đăng tải trên trang web.

Báo chí Trung Quốc và các cư dân mạng - nhiều người trong số họ mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc - đã có những quan điểm khác nhau về việc Trung Quốc nên phản ứng như thế nào với thảm họa tại Philippines.

"Nếu chính phủ Trung Quốc hào phóng với Philippines, điều đó sẽ làm tổn thương người dân Trung Quốc", một cư dân mạng viết trên mạng xã hội Sina Weibo.

Một người khác viết: "Tôi nghĩ những gì Trung Quốc làm là hợp lý - sự thật đã chứng tỏ sự nguy hiểm của chính quyền Philippines. Sẽ là không hợp lý nếu chúng ta cho họ nhiều tiền. Thay vào đó, họ có thể sử dụng tiền để mua vũ khí từ Mỹ rồi tấn công chúng ta".

Nhưng một số nhà bình luận đã cảnh báo rằng hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc khi giảm bớt viện trợ nhân đạo.

"Vị thế của một đất nước trên trường quốc tế không chủ dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế. Nó cũng được quyết định qua việc quốc gia đó nắm giữ bao nhiêu quyền lực mềm, trong đó có việc việc trợ nhân đạo", tờ Thời báo Hoàn cầu viết trong một bài bình luận ngày 14/11.

An Bình

Theo AFP

======================

Lão Gàn nhớ cách đây ba năm,khi Nhật Bản bị sóng thần tàn phá, một nghị sĩ Đài Loan bày tỏ muốn nhân cơ hội này tấn công giành lại Senlaku. Bây giờ thì không thiếu kẻ tỏ ra khôn ngoan khi bày tỏ không muốn viện trợ cho Philippines vì tranh chấp lãnh thổ.

Đây là thứ tư duy của những kẻ bất nhân và tiểu xảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mưu đồ của nhóm người Hong Kong đến Trường Sa, Việt Nam

Cập nhật lúc 11:15, 14/11/2013

(Tin tức 24h) - Ngày 13/11, một nhóm gồm 13 người Hong Kong và 2 nhà báo tự xưng là nhà hoạt động đã khởi hành đi về phía quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh cá bất chấp sự ngăn cản của chính quyền.

Tsang Kin-shing - người có mặt trên con tàu cá Kai Fung số 2, cho biết: "Chúng tôi đi đánh bắt cá". Tuy nhiên, người này từ chối tiết lộ lộ trình của chuyến đi và chỉ cho biết nhóm của ông ta gồm 13 người cùng với 2 nhà báo. Tuy không cho biết lịch trình nhưng âm mưu của nhóm người này lộ rõ khi người cùng đoàn có tên Lo Chau cũng nhấn mạnh: "Nếu không có cá ở Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) chúng tôi sẽ đi bất kỳ đâu thuộc “lãnh thổ” của Trung Quốc mà có cá, chính vì thế chúng tôi không thể nói ngay lúc này là chỗ nào sẽ có cá”.

Posted Image

Lo Chau nói chuyện điện thoại trên tàu cá Kai Fung số 2

Được biết, nhóm người này cũng đã sử dụng một tàu cá tiếp cận Điếu Ngư/Senkaku - quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo hồi tháng 8/2012, cắm một lá cờ Trung Quốc tại đây, nhưng đã bị bắt giữ và trục xuất bởi chính quyền Nhật Bản.

Sau lần cắm cờ thất bại đó, hồi tháng 8 năm nay, chính nhóm này lại tiếp tục tái diễn hành động đó nhưng có điểm khác là họ thực hiện trong khi có một tàu của lực lượng hàng hải Hong Kong neo cách đó khoảng 50m với lý do “để đảm bảo an toàn”.

Lần này, lấy cớ đi câu cá ở quần đảo Trường Sa, không loại trừ khả năng nhóm này cố tình tiếp cận các khu vực đang là điểm nóng tranh chấp chủ quyền.

Tuy nhiên chính quyền Hong Kong, Trung Quốc ngăn cản chuyến đi của nhóm người này, vì vậy nhóm các nhà hoạt động Hong Kong cũng đã phải hoãn thời gian xuất phát bởi họ bị cảnh sát và quan chức chính quyền Hong Kong yêu cầu khám xét.

Thậm chí có cả một toán cảnh sát mặc áo giáp và mũ chống đạn đã lên tàu để ngăn cản việc những người này khởi hành trong suốt gần 1 giờ đồng hồ.

T.Thành (Tổng hợp)

====================

Ngày xưa, hồi Lão Gàn còn là một thiếu nhi, nhớ có đoàn xiếc Trung Quốc tên là "Tề tề cáp nhĩ" đang du hí ở hồ Tây - Hanoi. Bất ngờ bị một trận cuồng phong nổi lên. lật thuyền, chẳng còn ai sống sót. Còn bây giờ là Biển Đông. Các người xuống đây đã làm lễ rửa tội chưa vậy?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ngoại giao thảm họa" và bàn thua trông thấy của Trung Quốc

Hồng Thủy (Nguồn: SCMP) Thứ sáu 15/11/2013 13:40 (GDVN) - Trung Quốc liên tục nhắc đến quyền lực mềm nhưng lãnh đạo nước này đã không thực sự có được nó. Thay vào đó Bắc Kinh vẫn tiếp tục dựa vào các đòn bẩy ngoại giao quốc gia cổ điển dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự. Trung Quốc vẫn nghĩ rằng có thể nhận được điều họ mong muốn theo cách của họ thông qua sự ép buộc.

Posted Image Mỹ là nước viện trợ nhanh nhất và nhiều nhất giúp Philippines khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan.

Bưu điện Hoa Nam ngày 15/11 dẫn phân tích của hãng AP cho biết, nỗ lực viện trợ nhanh chóng và rộng rãi của Mỹ trong việc giúp đỡ Philippines khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan đã khôi phục lại uy tín của Washington ở châu Á, trong khi phản ứng chậm chạp và "khiêm tốn" của Bắc Kinh được xem như một bàn thua, một cơ hội bị Trung Quốc bỏ lỡ.

Sức hủy diệt khủng khiếp của siêu bão Haiyan có ảnh hưởng địa chính trị rất lớn trong khu vực. 2 cường quốc Mỹ, Trung Quốc tiếp tục tranh giành ảnh hưởng trên địa bàn này và theo các nhà quan sát, chính sách ngoại giao viện trợ đang giúp Washington bù đắp lại tổn thất uy tín trước đó sau khi Obama hủy chuyến công du quan trọng tới Đông Nam Á và bỏ 2 hội nghị thượng đỉnh quan trọng hồi tháng trước.

Bắc Kinh ngược lại đã để lỡ cơ hội ghi điểm trong mắt khu vực và cộng đồng quốc tế với vai trò là một nước lớn. Ban đầu, Trung Quốc công bố khoản viện trợ vỏn vẹn 100 ngàn USD vào hôm thứ Hai sau khi bão Haiyan đổ bộ vào Philippines từ thứ Sáu tuần trước, phản ứng muộn màng với số tiền "đội sổ" danh sách viện trợ khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế.

Hôm qua Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc sẽ cấp thêm 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,64 triệu USD) viện trợ thêm cho Philippines bằng vật tư. Ngay cả khi tăng thêm một cách muộn màng, số tiền Bắc Kinh ủng hộ Philippines vẫn bị lu mờ so với những nỗ lực của Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác.

Posted Image Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố khoản viện trợ hôm thứ Hai và viện trợ bổ sung hôm qua 14/11 cho Philippines, một phản ứng đã làm mất điểm trong con mắt cộng đồng quốc tế và khu vực.

Trung Quốc đã thực sự gây tổn hại tới uy tín của mình chỉ vì không dứt khoát trong việc giúp đỡ láng giềng gặp hoạn nạn trong khi vấn đề Biển Đông và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi trong nước được xem là rào cản giữ chân Bắc Kinh trong các phản ứng trước thảm họa ập xuống đầu người dân Philippines.

"Chủ nghĩa dân tộc (cực đoan, hẹp hòi) rất mạnh mẽ ở Trung Quốc và người dân có thể rất hận thù. Việc Trung Quốc cung cấp 'quá nhiều viện trợ' giúp Philippines có thể dẫn đến những chỉ trích từ người dân, vì vậy hoạt động ngoại giao công cộng của Trung Quốc ảnh hưởng nặng bởi dư luận trong nước", Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Truyền thông quốc tế thuộc học viện Ngoại giao Trung Quốc nhận xét.

Tuy nhiên theo Rory Medcalf, Giám đốc chương trình An ninh quốc tế tại viện Lowy ở Úc đánh giá điều này rất có hại đối với hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực khi Bắc Kinh đã không phản ứng nhanh hơn và viện trợ nhiều hơn giúp đỡ Philippines, một cơ hội lấy lại ảnh hưởng trong khu vực đã bị bỏ lỡ.

Medcalf cho rằng ấn tượng này sẽ kéo dài, "ngoại giao thảm họa" sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ về những nước nào có ảnh hưởng trong khu vực cũng như mức độ hợp tác và lòng trung thành giữa các quốc gia.

Posted Image Người dân Philippines sống sót sau bão Haiyan cầu cứu sự giúp đỡ.

Zheng Yongnian, một nhà phân tích chính trị tại đại học Quốc gia Singapore cho biết Trung Quốc vẫn còn thiếu một tư duy chiến lược. Bắc Kinh đã thua xa Washington trong lĩnh vực quyền lực mềm, giành lấy trái tim và tâm trí của đối tác thông qua văn hóa, giáo dục và các hình thức ngoại giao phi truyền thống, trong đó hỗ trợ khẩn cấp là thành phần chủ đạo.

Học giả này nhận định, mặc dù giới phân tích Trung Quốc liên tục nhắc đến quyền lực mềm nhưng lãnh đạo nước này đã không thực sự có được nó. Thay vào đó Bắc Kinh vẫn tiếp tục dựa vào các đòn bẩy ngoại giao quốc gia cổ điển dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự. Trung Quốc vẫn nghĩ rằng có thể nhận được điều họ mong muốn theo cách của họ thông qua sự ép buộc.

Richard Heydarian, một giảng viên khoa học chính trị tại đại học Ateneo De Manila của Philippines nói rằng phản ứng của Washington sẽ cung cấp một cơ hội lớn để Mỹ tăng cường ảnh hưởng tại Philippines. Ngay cả sự hiện diện của Nhật Bản cũng gia tăng điểm số cho Tokyo, mặc dù trước đây Nhật Bản đã từng xâm lược Philippines.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một chính khách Nhật bị bắt tại Trung Quốc vì 'mang ma túy'

15/11/2013 20:50

(TNO) Một chính trị gia Nhật Bản đã bị bắt giữ tại Trung Quốc vì 'mang theo ma túy', AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thông báo ngày 15.11.

Posted Image

Sân bay quốc tế Bạch Vân tại thành phố Quảng Châu, nơi chính khách Nhật bị bắt giữ - Ảnh: AFP

Đó là ông Takuma Sakuragi, bị bắt hôm 31.10 tại sân bay Bạch Vân (thành phố Quảng Châu, Trung Quốc) sau khi bị phát hiện mang theo 3 kg bột bị nghi là chất kích thích cấm.

Hiện ông Sakuragi đang bị giam giữ tại trại giam tỉnh Quảng Đông.

Về phía Nhật Bản, các quan chức tại thành phố Inazawa cho biết ông Sakuragi là một hội viên của Hội đồng thành phố và có đi sang Trung Quốc vì việc kinh doanh cá nhân.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của Hội đồng thành phố Inazawa cũng cho biết ông Sakuragi đã bác bỏ cáo buộc nói trên.

Báo chí Nhật dẫn lời trợ lý lâu năm của ông Sakuragi nói rằng vị chính khách này, vốn đã kinh qua năm nhiệm kỳ làm hội viên Hội đồng thành phố Inazawa, có thể đã bị gài bẫy vì quan điểm cứng rắn của ông trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc.

“Tôi rất bất ngờ (về vụ bắt giữ). Có lẽ có yếu tố chính trị trong vụ này”, ông Kenji Sasaki, trợ lý của ông Sakuragi, nói với hãng tin Jiji Press (Nhật Bản).

Luật pháp Trung Quốc quy định việc mang theo từ 50 gram thuốc kích thích trở lên như ma túy đá có thể bị lãnh án tử hình.

Hoàng Uy

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ngoại giao thảm họa" và bàn thua trông thấy của Trung Quốc

Hồng Thủy (Nguồn: SCMP) Thứ sáu 15/11/2013 13:40 (GDVN) - Trung Quốc liên tục nhắc đến quyền lực mềm nhưng lãnh đạo nước này đã không thực sự có được nó. Thay vào đó Bắc Kinh vẫn tiếp tục dựa vào các đòn bẩy ngoại giao quốc gia cổ điển dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự. Trung Quốc vẫn nghĩ rằng có thể nhận được điều họ mong muốn theo cách của họ thông qua sự ép buộc.

Posted Image Mỹ là nước viện trợ nhanh nhất và nhiều nhất giúp Philippines khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan.

Bưu điện Hoa Nam ngày 15/11 dẫn phân tích của hãng AP cho biết, nỗ lực viện trợ nhanh chóng và rộng rãi của Mỹ trong việc giúp đỡ Philippines khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan đã khôi phục lại uy tín của Washington ở châu Á, trong khi phản ứng chậm chạp và "khiêm tốn" của Bắc Kinh được xem như một bàn thua, một cơ hội bị Trung Quốc bỏ lỡ.

Sức hủy diệt khủng khiếp của siêu bão Haiyan có ảnh hưởng địa chính trị rất lớn trong khu vực. 2 cường quốc Mỹ, Trung Quốc tiếp tục tranh giành ảnh hưởng trên địa bàn này và theo các nhà quan sát, chính sách ngoại giao viện trợ đang giúp Washington bù đắp lại tổn thất uy tín trước đó sau khi Obama hủy chuyến công du quan trọng tới Đông Nam Á và bỏ 2 hội nghị thượng đỉnh quan trọng hồi tháng trước.

Bắc Kinh ngược lại đã để lỡ cơ hội ghi điểm trong mắt khu vực và cộng đồng quốc tế với vai trò là một nước lớn. Ban đầu, Trung Quốc công bố khoản viện trợ vỏn vẹn 100 ngàn USD vào hôm thứ Hai sau khi bão Haiyan đổ bộ vào Philippines từ thứ Sáu tuần trước, phản ứng muộn màng với số tiền "đội sổ" danh sách viện trợ khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế.

Hôm qua Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc sẽ cấp thêm 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,64 triệu USD) viện trợ thêm cho Philippines bằng vật tư. Ngay cả khi tăng thêm một cách muộn màng, số tiền Bắc Kinh ủng hộ Philippines vẫn bị lu mờ so với những nỗ lực của Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác.

Posted Image Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố khoản viện trợ hôm thứ Hai và viện trợ bổ sung hôm qua 14/11 cho Philippines, một phản ứng đã làm mất điểm trong con mắt cộng đồng quốc tế và khu vực.

Trung Quốc đã thực sự gây tổn hại tới uy tín của mình chỉ vì không dứt khoát trong việc giúp đỡ láng giềng gặp hoạn nạn trong khi vấn đề Biển Đông và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi trong nước được xem là rào cản giữ chân Bắc Kinh trong các phản ứng trước thảm họa ập xuống đầu người dân Philippines.

"Chủ nghĩa dân tộc (cực đoan, hẹp hòi) rất mạnh mẽ ở Trung Quốc và người dân có thể rất hận thù. Việc Trung Quốc cung cấp 'quá nhiều viện trợ' giúp Philippines có thể dẫn đến những chỉ trích từ người dân, vì vậy hoạt động ngoại giao công cộng của Trung Quốc ảnh hưởng nặng bởi dư luận trong nước", Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Truyền thông quốc tế thuộc học viện Ngoại giao Trung Quốc nhận xét.

Tuy nhiên theo Rory Medcalf, Giám đốc chương trình An ninh quốc tế tại viện Lowy ở Úc đánh giá điều này rất có hại đối với hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực khi Bắc Kinh đã không phản ứng nhanh hơn và viện trợ nhiều hơn giúp đỡ Philippines, một cơ hội lấy lại ảnh hưởng trong khu vực đã bị bỏ lỡ.

Medcalf cho rằng ấn tượng này sẽ kéo dài, "ngoại giao thảm họa" sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ về những nước nào có ảnh hưởng trong khu vực cũng như mức độ hợp tác và lòng trung thành giữa các quốc gia.

Posted Image Người dân Philippines sống sót sau bão Haiyan cầu cứu sự giúp đỡ.

Zheng Yongnian, một nhà phân tích chính trị tại đại học Quốc gia Singapore cho biết Trung Quốc vẫn còn thiếu một tư duy chiến lược. Bắc Kinh đã thua xa Washington trong lĩnh vực quyền lực mềm, giành lấy trái tim và tâm trí của đối tác thông qua văn hóa, giáo dục và các hình thức ngoại giao phi truyền thống, trong đó hỗ trợ khẩn cấp là thành phần chủ đạo.

Học giả này nhận định, mặc dù giới phân tích Trung Quốc liên tục nhắc đến quyền lực mềm nhưng lãnh đạo nước này đã không thực sự có được nó. Thay vào đó Bắc Kinh vẫn tiếp tục dựa vào các đòn bẩy ngoại giao quốc gia cổ điển dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự. Trung Quốc vẫn nghĩ rằng có thể nhận được điều họ mong muốn theo cách của họ thông qua sự ép buộc.

Richard Heydarian, một giảng viên khoa học chính trị tại đại học Ateneo De Manila của Philippines nói rằng phản ứng của Washington sẽ cung cấp một cơ hội lớn để Mỹ tăng cường ảnh hưởng tại Philippines. Ngay cả sự hiện diện của Nhật Bản cũng gia tăng điểm số cho Tokyo, mặc dù trước đây Nhật Bản đã từng xâm lược Philippines.

TC nghĩ rằng chỉ lần trợ giúp 1,6 triệu đô lần này là có thể tăng ảnh hưởng tại CA- TBD chắc.

Mỹ đã mất ko chỉ nhiều hơn thế nhiều lần, mà ở nhiều lần "thảm họa" ở CA -TBD.

Nước nào giúp Thái Lan tích cực nhất khi họ bị lũ lụt cách đây vài năm, nước nào giúp Nhật Bản nhiều nhất khi họ xảy ra thảm họa. Ngoài ra cái mà ngoại giao Mỹ cao tay hơn TC ko chỉ vì số tiền viện trợ, phải nghĩ đến hình thức viện trợ của Mỹ thực sự rất nhân văn.

Quân đội Mỹ đến giúp đỡ, chia sẻ với nhân dân vùng bị thảm họa. Ai mà ko quý???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới 24h: Oanh tạc cơ Nga ép sát Nhật

Posted Image - Không quân Nhật báo động khi máy bay ném bom Nga bay gần bầu trời nước Nhật; Nga tìm thấy hộp đen vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Tatarstan... là những tin nóng.

Nổi bật

Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 18/11 cho biết, không quân nước này đã được đặt trong tình trạng báo động sau khi 2 máy bay ném bom của Nga bay gần không phận Nhật Bản.

Theo hãng thông tấn Nhật Bản, hai máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95 của lực lượng không quân Nga đã được phía Nhật phát hiện ngoài khơi Tokyo trên vùng biển Thái Bình Dương vào hôm 17/11.

Posted Image

Một chiếc Tu-95. (Ảnh: RIA Novosti)

Những chiếc máy bay trên của không quân Nga đến từ phía nam, hướng tới đảo Okinawa, sau đó vòng lại, bay dọc theo quần đảo phía đông bắc của Nhật Bản và hướng về phía bắc tới đảo Sakhalin của Nga.

Hãng tin Kyodo của Nhật khẳng định, các oanh tạc cơ này chưa xâm phạm không phận Nhật Bản. Tuy nhiên, vụ việc trên đã khiến không quân Nhật Bản phải đặt trong tình trạng báo động, khoảng gần hai giờ.

Đây không phải là lần đầu xảy ra tình trạng như vậy. Lực lượng ohòng vệ trên không của Nhật Bản từng cảnh báo lên tới 105 lần từ tháng 7 tới tháng 9 vì các máy bay Nga liên tục tiến sát không phận nước này.

Lần gần đây nhất là hôm 16/11, Nhật Bản cũng phải đặt Lực lượng Phòng vệ trên không trong tình trạng báo động, khi hai chiếc máy bay do thám Tupolev Tu-142 của Nga, bay đến gần không phận Nhật Bản.

__________

Hàm ý của Nga thật khó hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sắp "đâm sầm" vào Vạn Lý Trường Thành?

19/11/2013 02:00 GMT+7

Posted Image-Nói một cách hình tượng, cỗ máy kinh tế Trung Quốc sắp đâm sầm vào “Vạn lý Trường thành”. Và câu hỏi hiện giờ chỉ là cái tai nạn sắp xẩy ra này nghiêm trọng đến tầm cỡ nào mà thôi.

Trung Quốc sắp chuyển mình thần kỳ?

Ngày 16/11, ông Trương Đức Giang, nhân vật thứ ba trong Bộ Chính trị ĐCSTQ đã kêu gọi toàn thể đảng viên đoàn kết lại xung quanh chương trình cải cách kinh tế-xã hội vừa được Hội nghị TW3 (TW3) thông qua. Ông nói với các cán bộ đảng: “Cần phải thấu đạt ý nghĩa quan trọng của Hội nghị trung ương vừa rồi. Tất cả muôn người như một hãy áp dụng các quyết định trong chương trình”.

Theo Nhân dân Nhật báo, Trương Đức Giang nhấn mạnh kế hoạch cải cách mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc và yêu cầu cho các đảng viên hãy “dám đảm nhận lấy trách nhiệm”.

Posted Image

Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Lê Nhung

Thời báo Hoàn cầu cảnh báo có thể có những kháng cự từ những nhóm bị thiệt hại vì cải cách. Các nhà phân tích trước đó cũng cho rằng việc giảm bớt ảnh hưởng của các tập đoàn quốc doanh trong nền kinh tế sẽ là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất.

35 năm qua Trung Quốc đã có tới 7 kỳ TW3. Cả 7 kỳ hội nghị hầu như đều lấy cải cách kinh tế làm chủ đề. TW3 khóa 18 ban đầu được kỳ vọng lãnh đạo mới sau Đại hội 18 sẽ đưa ra đường lối/phương hướng minh bạch về cải cách kinh tế lẫn chính trị, chí ít là cho 10 năm cầm quyền của thê đội 5 hiện nay.

TW3 năm nay còn được so sánh với TW3 thời ông Đặng Tiểu Bình khởi động chiến dịch nổi tiếng, “dò đá qua sông” (vừa thăm dò, vừa cải cách). Lần này, ông Tập dóng lên hồi kèn “thâm hóa cải cách” (đẩy mạnh cải cách một cách sâu rộng và toàn diện). Nhưng theo chuyên gia kinh tế trưởng Lục Đình từ Merrill Lynch, TW3 vừa qua đã khiến thị trường thất vọng.

Thất vọng, vì Hội nghị chưa ban bố thời gian biểu và phương án cải cách toàn diện, chi tiết và rõ ràng. Ông Tập và cộng sự dường như chờ gia cố xong nền tảng quyền lực, tranh thủ thêm sự ủng hộ rồi mới đưa ra các chủ trương cải cách triệt để hơn, dứt khoát hơn cho giai đoạn tiếp theo.

“Kế hoạch 383” trên thực tế

Tuy nhiên, những người lạc quan có thể tìm thấy những kết quả nhãn tiền từ các bàn thảo và thỏa hiệp qua bốn ngày (9-12/11) của gần 400 vị trung ủy, đại diện cho nhiều nhóm lợi ích khác nhau. “Thị trường sẽ đóng vai trò quyết định trong việc phân bố tài nguyên”. Câu này trong Thông cáo báo chí được giới phân tích coi là đỉnh.

Các thời trước, thị trường chỉ đóng vai trò cốt yếu.

Ông Tập Cận Bình vừa muốn níu kéotính chính thống của Đảng, vừa muốn kiểm soát chặt chẽ định chế này. Giữ được sự cân bằng trong trò bập bênh này thật không dễ!

Từ “cốt yếu” lên “quyết định” quả là đã có sự chuyển hướng. Vai trò của thị trường sẽ mạnh hơn, chính quyền sẽ giảm bớt can thiệp. Con số 3 đầu tiên trong “kế hoạch 383” được tung ra trước Hội nghị, biểu đạt mối tương quan giữa “tam vị nhất thể”: nhà nước – thị trường – doanh nghiệp như là ba đối tượng chính của tiến trình cải cách.

Kế đó là 8 lĩnh vực hay tám biện pháp cải cách: giảm thủ tục hành chính; thúc đẩy cạnh tranh; cải cách sở hữu đất đai/luật cư trú; tái cơ cấu tài chính thông qua tự do hóa lãi suất và tỷ giá; tăng cường hệ thống tài khóa; cải cách doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích đổi mới/sáng tạo, đặc biệt là công nghệ xanh; phát triển khu vực dịch vụ.

Trước đây, các doanh nghiệp nhà nước chỉ phải trả cho chính phủ từ 5% đến 20% tiền lãi ròng. Theo chính sách mới, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phải rót lại cho nhà nước 30% lợi nhuận thu được để đầu tư cho hệ thống an sinh xã hội.

Cũng đã có sự nhúc nhích trong cải cách đất đai, thuế và tài chính, vì cả ba vấn đề này được đề cập đến đầu tiên và khá nét tại Thông cáo.

Trong mớ bùng nhùng này, chủ trương tăng thêm cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng là tạo cơ hội cho các ngân hàng tư nhân xuất hiện. Các ngân hàng này sẽ cho các xí nghiệp tư nhân vừa/nhỏ vay tiền, thay vì bao nhiêu tiền của dân đều “chảy” vào “túi” ngân hàng nhà nước để chuyển cho các xí nghiệp quốc doanh lãng phí.

Tư nhân rồi đây có thể được tham gia góp vốn từ 10-15% vào các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, khu vực kinh tế nhà nước và các tập đoàn quốc doanh vẫn giữ vai trò chính yếu, tức là chưa có chuyện cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách triệt để như đón đợi.

Từ đó, suy ra những lực cản còn khá mạnh từ các trung ủy đang quản lý hệ thống doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều đặc quyền và đặc lợi.

Số 3 sau cùng của “383” là ba mục tiêu của cải cách: hướng về nông thôn, tăng hiệu năng của hoạt động đầu tư và tái cân bằng nền kinh tế. Về điều này thì cần nói rằng, sự biểu đạt về quyền sở hữu đất đai của người nông dân tại Trung Quốc tuy được đề cập nhưng chưa triệt để.

Dựa vào thị trường nhiều hơn để phân bổ nguồn lực đất đai hy vọng sẽ trao lại nhiều quyền hơn cho người nông dân. Song cách làm này cũng giống như cuộc cải cách các doanh nghiệp nhà nước, thực chất vẫn chưa đụng chạm gì đến vấn đề cốt lõi của quyền tài sản, tức là quyền sở hữu, mà chỉ đề cập đến các “cấu thành” phái sinh từ quyền sở hữu.

Thời gian và thủy triều chẳng đợi ai…

Hội nghị này vẫn chưa giải quyết được yêu cầu cải cách chế độ hộ khẩu là điều cực kỳ quan trọng về cả kinh tế lẫn xã hội và thực tế đang là trở ngại cho tiến trình đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước.

Nhưng một số kết quả quan trọng khác có thể ghi nhận.

TW3 khai sinh ra hai cơ quan mới cho thấy quyết tâm hành động cao của người đứng đầu: Ủy ban An ninh Quốc gia và Ủy ban Thúc đẩy Cải cách Toàn diện. Có thể ông Tập sẽ giữ luôn cả hai “ghế” này. Nếu đúng thế, cùng với ba “ghế” hiện nay: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy, ông Tập sẽ nắm luôn cả 5 đầu mối quyền lực. Và ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Hoa cho đến nay (ngang ngửa/hoặc vượt cả ông Đặng?).

Mục đích của ông là muốn giành quyền kiểm soát toàn cục, cả về chính trị, kinh tế, quân sự lẫn ngoại giao. Ông đã mất cả năm cho việc này. Theo báo chí phương Tây, vì “thời gian và thủy triều chẳng đợi ai” (time and tide wait for none) nên ông Tập muốn hành động.

GS. Jin Canrong, chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định: “Các mối quan hệ đối ngoại và tình hình nội trị của Trung Quốc giờ đây diễn biến phức tạp. Các cơ quan trong nước thì rời rạc và thiếu sự phối hợp chặt chẽ”. Trong khí đó, ông Tập muốn đối phó hiệu quả hơn với Mỹ và Nhật Bản là các đối thủ trên toàn cầu lẫn trong khu vực của Bắc Kinh.

Chưa nói tới giới trung lưu ở Trung Quốc hiện đang cập nhật ngày càng nhiều thông tin và đưa ra nhiều đòi hỏi hơn. Một số cuộc biểu tình đã dẫn tới bạo lực đều bắt nguồn từ sự bất bình của người dân đối với chính quyền. Tính chính thống của chế độ bị đe dọa nghiêm trọng.

Ông Tập vừa muốn níu kéo tính chính thống của đảng, vừa muốn kiểm soát chặt chẽ định chế này (Ông dọa sẽ “hốt” cả ruồi lẫn hổ trong chống tham nhũng). Nhưng giữ được sự cân bằng trong trò bập bênh này thật không dễ! Vụ Bạc Hy Lai chưa phải là phép thử cuối cùng.

Khó nhất cho giai đoạn tiếp theo của cải cách ở Trung Quốc là cái mô hình “xài” 30 năm nay giờ đây thành dĩ vãng. Dựa vào các số liệu do chính Trung Quốc công bố gần đây, Krugman – chủ nhân giải Nobel kinh tế từ 2008 cho rằng, mô hình kinh tế của Trung Quốc đang gặp vấn đề lớn.

Cách làm ăn đưa kinh tế Trung Quốc phát triển tới mức khó tin trong 3 thập kỷ qua đến nay đã kịch giới hạn. Theo Krugman đây không phải là bước lùi nhỏ, mà là vấn đề mang tính nền tảng.

Nói một cách hình tượng, cỗ máy kinh tế Trung Quốc sắp đâm sầm vào “Vạn lý Trường thành”. Và câu hỏi hiện giờ chỉ là cái tai nạn sắp xẩy ra này nghiêm trọng đến tầm cỡ nào mà thôi.

Ở vào bước ngoặt ấy dĩ nhiên lãnh đạo Trung Quốc quá hiểu là đã đến lúc phải thay đổi, vì “giấc mộng Trung Hoa”.

Nhưng từ một nghị quyết (như của TW3 này) trong đó nhiều nội dung còn chưa rõ, các cấp dưới còn phải phân giải thành các chương trình để vận dụng.

Với hệ thống lãnh đạo phức tạp của một quốc gia quá lớn, việc thi hành này sẽ mất một thời gian, còn phải qua nhiều đấu tranh và thỏa hiệp. Bấy giờ mới đến lượt chúng ta là những nhà quan sát đứng ngoài, tùy cảm quan của mỗi vị mà “sờ voi” để đánh giá rằng Trung Quốc sẽ cải cách tiếp theo như thế nào…

Hoàng Dũng Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao Mỹ quá nhiệt tình cứu trợ Philippines?

Khi các tàu Mỹ phân phát hàng viện trợ cho người dân Philippines sau siêu bão Haiyan, họ đồng thời thể hiện một thiện chí mà có thể giúp Washington củng cố sự hiện diện quân sự ở quốc đảo này.

TIN BÀI KHÁC:

Hậu bão Philippines: Tổng thống chỉ trích quan địa phương

Philippines chôn tập thể nạn nhân siêu bão

Hàng loạt tàu khủng của Mỹ cứu trợ Philippines

Quân đội Mỹ đang có một chiến dịch cứu trợ nhân đạo lớn chưa từng có ở Philippines để giúp khắc phục những hậu quả tàn khốc mà một trong những cơn bão khủng khiếp nhất trong lịch sử được ghi nhận để lại.

Posted Image

Mỹ đi đầu trong các nỗ lực khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan ở miền trung Philippines.

Khoảng 50 tàu và máy bay đã được huy động ở vùng thảm họa, trong đó có 10 máy bay vận tải C-130, 12 chiếc V-22 Osprey và 14 chiếc trực thăng Seahaw, để thực hiện việc chuyên chở hàng cứu trợ từ tàu sân bay USS George Washington.

Nỗ lực tăng tốc và gấp rút này chứng tỏ một liên minh quân sự Mỹ - Philippines đang được mở rộng nhanh chóng và sau này có thể lớn mạnh hơn nữa, khi Mỹ theo đuổi chiến lược xoay trục sang châu Á.

"Những thảm họa như thế không chỉ xảy ra ở Philippines. Hành động của Mỹ sẽ phát đi một tín hiệu tới tất cả khu vực Đông Nam Á, tới toàn châu Á, rằng Mỹ nghiêm túc về sự hiện diện của họ tại đây", Ramon Casiple, nhà phân tích chính trị Philippines, nhận xét. "Có thể dễ dàng suy từ khả năng giải quyết thảm họa này sang việc xử lý chiến tranh. Đây là định hướng mới của các lực lượng đặc nhiệm".

Posted Image

Lính Mỹ giúp đỡ một người đàn ông Philippines bị thương vì bão Haiyan.

Xét theo khía cạnh quân sự, những sứ mệnh nhân đạo như Chiến dịch Damayan ở Philippines mang lại nhiều lợi ích cụ thể - cơ hội để hoạt động ở những nơi xa xôi, xây dựng liên minh quân sự và rèn luyện thực tế - để sau đó ứng dụng vào sứ mệnh cốt yếu của họ: chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến.

Ngay sau thảm họa, Philippines liên tiếp nhận được sự hỗ trợ từ quân đội các nước như Australia, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc... nhưng không một nước nào sánh được với Mỹ. Thực tế này như một lời khẳng định của Mỹ với các đồng minh về cam kết của nước này.

Với Philippines, các hoạt động cứu trợ năng nổ và nhiệt tình của Mỹ càng giúp Washington củng cố sự hiện diện quân sự vốn gây tranh cãi ở một trong những quốc gia có tính chiến lược nhất ở Đông Nam Á.

"Không phải việc Mỹ dùng hỗ trợ để thúc đẩy tái cân bằng mà chính sự tái cân bằng đã cho phép Mỹ phản ứng quyết đoán như vậy", chuyên gia an ninh châu Á Carl Thayer bình luận.

Philippines là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á và là một đối tác then chốt trong chiến lược của Tổng thống Barack Obama nhằm tái cân bằng các lực lượng quân sự Mỹ hướng tới khu vực trước sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Posted Image

Máy bay Mỹ tham gia sơ tán các nạn nhân khỏi tâm bão Tacloban.

Mỹ đã cử tàu sân bay chạy USS George Washington tới dẫn đầu nỗ lực cứu trợ sau siêu bão Haiyan. Thật trùng hợp, tàu này đang bỏ neo ở ngoài khơi gần nơi quân của Tướng Douglas MacArthur từng đổ bộ ngày 20/10/1944, một trong những chiến thắng lớn nhất của Đồng minh, thực hiện lời thề của ông rằng "Tôi sẽ trở lại".

Quân đội Mỹ hiện cũng đang sử dụng một sân bay ở Guiuan, một trong những thị trấn bị bão Haiyan tàn phá nặng nề nhất ở tỉnh Samar. Đây từng là căn cứ chủ chốt trong Thế chiến II và sau đó bị bỏ hoang.

Ngày 18/11, Mỹ thông báo tăng thêm 10 triệu USD viện trợ, đưa tổng viện trợ nhân đạo của nước này cho Philippines lên hơn 37 triệu USD.

Mỹ và Philippines cũng đang ở giữa giai đoạn đàm phán nhằm tăng cường sự hiện diện luân phiên của binh sĩ Mỹ tại quốc đảo này, triển khai các máy bay, tàu, đồ tiếp tế và binh sĩ cho các chiến dịch nhân đạo và an ninh hàng hải.

"Việc Mỹ mở rộng quyền lực mềm của mình trong khu vực, đồng thời đi đầu trong chiến dịch cứu trợ không phải là hai mục tiêu trái ngược nhau", ông Ramon Casiple nhận xét thêm. "Philippines và Mỹ, tất nhiên, có một lịch sử lâu dài, nên có một sự kỳ vọng rằng họ sẽ giúp đỡ bởi vì họ từng giúp đỡ ở nhiều chương trước đó trong lịch sử của chúng tôi".

Thanh Hảo (Tổng hợp)

_______________

Đọc bài báo thì dài mà chưa hiểu vì sao Mỹ giúp đỡ Phil nhiệt tình vậy? Nếu mà chỉ vì 1 lịch sử lâu dài thì ko có tiền đâu mà giúp nhiều đến thế.

Đơn giản là do Mỹ đã hiện diện ở Đông Nam Á ngày 1 rõ nét hơn với 2 vịnh chiến lược (Subic và Oster) của Phil tại biển Đông.

Đó cũng là lý do vì sao anh tiểu nhân Trung Cuốc lúc đầu chỉ ủng hộ có 100.000$.

Thiết nghĩ trong trường hợp Phil ko chơi với Mỹ, và chỉ vì tranh chấp biển đảo , TC thừa khôn ngoan để giúp đỡ Phil nhiều hơn. Vì bao năm qua, TC vốn giỏi rắn đóng giả lươn với VN mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đột ngột xin từ chức từ đầu năm 2014

Hồng Thủy (Nguồn: SCMP)

Thứ tư 20/11/2013 10:32

(GDVN) - Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke đã gửi thông cáo báo chí đến các phương tiện truyền thông hôm nay về quyết định ông sẽ từ chức vào đầu năm 2014.

Posted Image

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke.

Bưu điện Hoa Nam ngày 20/11 đưa tin, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke đã gửi thông cáo báo chí đến các phương tiện truyền thông hôm nay về quyết định ông sẽ từ chức vào đầu năm 2014.

"Được phục vụ với vai trò là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Mỹ tại Trung Quốc là vinh dự của cả đời tôi, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tổng thống Barack Obama đã cho tôi cơ hội này trong 2 năm qua và nửa năm còn lại."

"Là người Mỹ gốc Hoa đầu tiên giữ cương vị này để giúp (Tổng thống) quản lý một trong những mối quan hệ song phương cực kỳ quan trọng với Mỹ với rất nhiều lợi ích quan trọng của Mỹ bị đe dọa", Gary Locke nói.

"Sống ở Trung Quốc trong khi làm đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ đã thực sự là một đặc ân thú vị đối với cả gia đình chúng tôi", Đại sứ Mỹ cho biết, khi gặp Tổng thống Obama hồi đầu tháng này ông đã thông báo về quyết định xin từ chức để sống cuộc sống gia đình ở Seattle.

Thông cáo báo chí của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cũng nói rõ những nỗ lực của ông và đông nghiệp tập trung vào việc gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ, thúc đẩy đầu tư Trung Quốc sang Mỹ, giảm đáng kể thời gian chờ visa sang Mỹ từ 70 đến 100 ngày trước đây xuống còn 3 đến 5 ngày.

Gary Locke cũng cho biết ông đã "phổ biến các giá trị Mỹ" trong các cuộc họp với những nhà lãnh đạo các tôn giáo, các luật sư nhân quyền cũng như đã đến thăm các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương.

Ông bày tỏ quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng khẳng định mối quan hệ song phương này là rất phức tạp. Ông tin tưởng vào khả năng của các nhà lãnh đạo 2 nước sẽ quản lý tốt sự khác biệt và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh bắt cựu lãnh đạo Trung Quốc

Nguoilaodong.com.vn

http://nld.com.vn/th...20102817116.htm

Thứ Tư, 20/11/2013 22:54

Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã phát lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lý Bằng hôm 19-11 vì cáo buộc diệt chủng ở Tây Tạng.

Hai nhóm ủng hộ Tây Tạng và một nhà sư có quốc tịch Tây Ban Nha khởi kiện các nhà lãnh đạo trên ra tòa án Tây Ban Nha từ năm 2006. Ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng cùng 3 quan chức cấp cao đã lãnh đạo Trung Quốc trong 2 thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Himalaya. Họ có thể bị bắt giữ nếu đến Tây Ban Nha hay bất kỳ quốc gia nào công nhận lệnh bắt giữ của nước này.

Posted Image

Ông Giang Trạch Dân Ảnh: TÂN HOA XÃ

Đối với động thái này, Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chính thức. Theo Đại Công báo, hiện mới có ý kiến phản đối từ ông Chu Duy Quần - Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề dân tộc và tôn giáo thuộc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc. Ông Chu cho rằng phán quyết trên là vô lý.

Posted Image

Ông Lý Bằng Ảnh: NHẬT BÁO ĐÔNG PHƯƠNG

Hồi tháng 10, tòa án quốc gia Tây Ban Nha cũng kết án cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào với cáo buộc tương tự. Bắc Kinh đã phản đối và chỉ trích điều này can thiệp vào nội bộ Trung Quốc.

Huệ Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời tiết xấu: J-15 “nằm bẹp”, Liêu Ninh thành đồ bỏ

Thứ Năm, 21/11/2013 - 13:53

Ngày 25/09/2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu 16 - “Liêu Ninh” được chính thức biên chế cho lực lượng hải quân. Ngay sau đó, nó đã liên tục ra biển thực hiện các khoa mục huấn luyện tự thân tàu sân bay và của lực lượng tác chiến, bảo đảm trong biên đội.

Hải quân nước này đã đẩy nhanh nhịp độ triển khai nhiệm vụ huấn luyện và thực nghiệm nghiên cứu khoa học nhiều lần trên biển, trong đó có khoa mục tiến hành huấn luyện cho máy bay J-15 cất, hạ cánh trên tàu, thực nghiệm tính năng kỹ, chiến thuật của tàu sân bay và các hệ thống bảo đảm cho máy bay. Theo phía Trung Quốc thì tính năng tương thích của tiêm kích hạm rất tốt, đạt được yêu cầu, tiêu chuẩn thiết kế.

Tuy nhiên, những thí nghiệm này mới chỉ thực hiện ở trong điều kiện thời tiết tốt, không có sóng, gió lớn. Theo chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga - ông Vasily Kashin cho biết, tàu sân bay “Liêu Ninh” của Trung Quốc vẫn chỉ là phương tiện thí nghiệm không hơn không kém.

Theo các chuyên gia quân sự đánh giá thì chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành “nằm bẹp”, Liêu Ninh cũng bị “xếp xó”, vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến.

Posted Image

J-15 chỉ có thể cất cánh trong điều kiện thời tiết lý tưởng.

Chuyên gia Kashin còn cho biết thêm, tàu sân bay “INS Vikramaditya” do Nga cải tiến cho Ấn theo hợp đồng hai nước ký kết từ năm 2004, bàn giao cho Ấn Độ hôm 16.11 vừa rồi, có thể sẽ sớm đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu được. Phi công Ấn Độ đã điều khiển tiêm kích hạm MiG-29K thực hiện rất nhiều lần cất, hạ cánh trên tàu sân bay INS Vikramaditya, trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nga.

Được biết, “INS Vikramaditya” là chiếc hàng không mẫu hạm đúng nghĩa thứ hai do Nga đóng, tiêm kích hạm có thể thực hiện cất hạ cánh bình thường. Nó cũng là chiếc thứ nhất được đóng tại nhà máy đóng tàu trong nước Nga. Còn chiếc "Đô đốc Kuznetsov" cũng giống như tàu “Liêu Ninh” của Trung Quốc (tiền thân là tàu sân bay Varyag thuộc lớp Kuznetsov), đều được đóng tại Nhà máy đóng tàu Nikolaev thuộc lãnh thổ Ukraine.

Theo Đức Sơn

An ninh thủ đô/Tiếng nói nước Nga

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines "khinh" mọi cứu trợ từ Trung Quốc

Ngày đăng : 15:30 21/11/2013 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Một nghị sĩ Quốc hội Philippines cho biết, do nhận được viện trợ nước ngoài dồi dào, Manila không cần thiết phải nhận bất cứ sự giúp đỡ nào từ Trung Quốc.

Posted Image

Lính Mỹ và Philippines xếp hàng cứu trợ để gửi tới nạn nhân bão Haiyan.

Truyền thông Philippines dẫn lời một nghị sĩ Quốc hội giấu tên cho biết, Bắc Kinh đã có những nỗ lực cứu trợ (dưới hình thức viện trợ lương thực và y tế) cho nước này sau siêu bão Haiyan. Cụ thể, theo Hoàn cầu Thời báo, Trung Quốc đã cố gửi 2 máy bay 747 mang hàng cứu trợ tới Cebu để từ đây chuyển giao tới tỉnh Leyte - khu vực bị siêu bão tàn phá nặng nề nhất. Tuy nhiên, 2 máy bay này đã bị chính phủ Philippines cấm hạ cánh. Manila do dự và từ chối tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc bởi quan hệ song phương bị đóng băng liên quan các tranh chấp lãnh thổ ngày càng leo thang ở Biển Đông thời gian qua.

Theo vị nghị sĩ Philippines, nhờ nhận được sự giúp đỡ tận tình và các nguồn viện trợ dồi dào từ cộng đồng quốc tế, Manila cảm thấy không cần thiết phải nhờ cậy Trung Quốc. Một giáo sư chính trị Philippines cũng cho biết, Trung Quốc là nước duy nhất có hàng viện trợ bị chặn lại ở cửa khẩu do chính phủ nước này không muốn mắc nợ Bắc Kinh.

Trước đó, Bắc Kinh cũng bị chỉ trích vì hỗ trợ 100.000 USD viện trợ cho Philippines để khác phục hậu quả thiên tai.

Bạch Dương (theo WCT)

====================

Lô hàng viện trợ đầu tiên của Trung Quốc đã tới Philippines

Thứ tư | 20/11/2013 15:45

Một máy bay chở hàng mang lều và chăn đã hạ cánh xuống thành phố Cebu ở miền trung Philippine hôm qua 19/11.

Lô hàng cứu trợ đầu tiên của Trung Quốc đã đến Philippines sau nhiều ngày Bắc Kinh bị chỉ trích vì đã không làm gì nhiều giúp đỡ nạn nhân của cơn bão thuộc hàng dữ dội nhất trong lịch sử.

Nước sở tại và và các lực lượng vũ trang quốc tế cũng như các cơ quan cứu trợ đang vật lộn để đưa trợ giúp tới các vùng ảnh hưởng do cản trở bởi mức độ tàn phá của Siêu bão Haiyan. Cơn bão Haiyan đã khiến hơn 4000 người chết và 4 triệu người không nhà ở tại Philippines.

CCTV cho biết, một máy bay chở hàng mang lều và chăn đã hạ cánh xuống thành phố Cebu ở miền trung Philippine hôm qua.

“Bộ trưởng Bộ Phát triển và Phúc lợi Xã hội Philippines nói hàng viện trợ Trung Quốc rất hữu dụng,” quan chức đại sứ quán Trung Quốc Wu Zhenping phát biểu trên kênh truyền hình.

“Họ sẽ phân phối hàng hóa tới các nạn nhân đã di tản tới Cebu và phần còn lại tới các nạn nhân ở vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất ở Tacloban.”

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng lên trong các tháng gần đây do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và phản ứng của Bắc Kinh với thảm họa vừa qua đã khiến quốc tế đặt dấu hỏi.

Trung Quốc, với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đầu tiên thông báo họ sẽ hỗ trợ 200’000 USD, sau đó nâng lên 1.64 triệu USD. Hôm chủ nhật vừa rồi các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố đã sẵn sàng để gửi các đội y tế và giải cứu.

Ngược lại, Mỹ đã huy động khoảng 50 tàu và máy bay trong vùng thảm họa với trực thăng đưa hàng từ hàng không mẫu hạm vào bờ. Họ cũng đã tuyên bố sẽ gửi hơn 37 triệu USD hàng viện trợ nhân đạo.

Nguồn Reuters/Dân Việt

====================

Cuối cùng là thế nào? Hai thông tin ngược chiều nhau của hai web đều có "chấm vê en" cả và được phép thông tin thời sự quốc tế? Chả bít em nào đúng, thấy lạ thì đưa lên đây!

Cho nên có thể kết luận - không cần biết việc thông tin trên web nào chính xác - rằng:

Trung Quốc hoàn toàn bế tắc trong vấn đề ngoại giao. Tất nhiên có xuất sứ từ sự bế tắc nội trị gây ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh bắt cựu lãnh đạo Trung Quốc

Nguoilaodong.com.vn

http://nld.com.vn/th...20102817116.htm

Thứ Tư, 20/11/2013 22:54

Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã phát lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lý Bằng hôm 19-11 vì cáo buộc diệt chủng ở Tây Tạng.

Hai nhóm ủng hộ Tây Tạng và một nhà sư có quốc tịch Tây Ban Nha khởi kiện các nhà lãnh đạo trên ra tòa án Tây Ban Nha từ năm 2006. Ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng cùng 3 quan chức cấp cao đã lãnh đạo Trung Quốc trong 2 thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Himalaya. Họ có thể bị bắt giữ nếu đến Tây Ban Nha hay bất kỳ quốc gia nào công nhận lệnh bắt giữ của nước này.

Posted Image

Ông Giang Trạch Dân Ảnh: TÂN HOA XÃ

Posted Image

Ông Lý Bằng Ảnh: NHẬT BÁO ĐÔNG PHƯƠNG

Huệ Bình
=========================

"Tây Ban Nha phải giải thích lệnh truy nã quốc tế ông Giang Trạch Dân"

Hồng Thủy (Nguồn: CNA)

Thứ năm 21/11/2013 14:38

(GDVN) - Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ Bắc Kinh đã lên tiếng cho biết giới chức nước này đã có báo cáo về cái gọi là "lệnh truy nã quốc tế" đối với các nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc và yêu cầu nhà chức trách Tây Ban Nha phải giải thích rõ.

Posted Image

Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Kênh Channel News Asia ngày 20/11 đưa tin, Trung Quốc đã đòi Tây Ban Nha phải làm rõ việc một tòa án nước này ra lệnh truy nã quốc tế đối với ông Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nước Trung Quốc sau khi tòa án này thụ lý đơn kiện ông Dân phạm tội "diệt chủng" ở Tây Tạng.

Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với Giang Trạch Dân hôm thứ Ba dựa theo học thuyết về thẩm quyền phổ quát cho phép tòa án thụ lý vụ kiện lạm dụng nhân quyền ở nước khác có liên quan đến công dân Tây Ban Nha.

Tổ chức Nhân quyền Tây Tạng và một công dân Tây Ban Nha đã khởi kiện ông Giang Trạch Dân, cựu Thủ tướng Lý Bằng và 3 quan chức cấp cao khác của Trung Quốc, cáo buộc họ phải chịu trách nhiệm cho "tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tra tấn và khủng bố" đối với người Tây Tạng thập niêm 1890, 1990.

Posted Image

Ông Hồ Cẩm Đào và ông Giang Trạch Dân.

Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ Bắc Kinh đã lên tiếng cho biết giới chức nước này đã có báo cáo về cái gọi là "lệnh truy nã quốc tế" đối với các nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc và yêu cầu nhà chức trách Tây Ban Nha phải giải thích rõ.

Nếu thông tin đó là đúng, Trung Quốc sẽ cực lực phản đối các cơ quan liên quan tại Tây Ban Nha đã bất chấp mọi phản đối của Bắc Kinh về việc can thiệp tình hình nội bộ Trung Quốc, ông Lỗi cho biết.

Bắc Kinh bày tỏ hy vọng các nhà chức trách Tây Ban Nha không làm những điều gây tổn hại cho phía Trung Quốc và quan hệ song phương.

Hồng Lỗi cũng cáo buộc cho nhóm Tây Tạng ly khai đã sử dụng "tin đồn" và "vu khống" để tạo ra những "lời buộc tội sai trái" chống lại Trung Quốc và khẳng định điều này sẽ vấp phải thất bại.

Tòa án Tây Ban Nha cũng đã từng thụ lý một đơn kiện và ra lệnh truy tố ông Hồ Cẩm Đào, người vừa rời ghế Chủ tịch nước Trung Quốc đầu năm nay về những cáo buộc chống lại người Tây Tạng.

=========================

Chẳng có gì là ngẫu nhiên trong sự phát triển của vũ trụ này! Và phải như vậy về mặt lý thuyết thì mới có "Lý thuyết thống nhất vũ trụ"- Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - một thực tế đã tồn tại trong quá khứ, mà những di sản của nó thể hiện ở những phương pháp ứng dụng hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.

Đã hơn 2000 năm qua - kể từ khi nền văn minh Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - vẫn không hề có một cuốn sách nào gọi là "cổ thư chữ Hán" mô tả một cách hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cho đến bây giờ, không ai có thể làm được điều này. Bởi vì những nền tảng tri thức của nó, cùng với những phương tiện kỹ thuật thuộc về nền văn minh tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành đã sụp đổ.

Chỉ có nền văn hiến Việt - hậu duệ đích thực còn sót lại của nền văn minh kỳ vĩ này, mới có thể phục hồi được học thuyết này. Nhưng toàn bộ những bí ẩn của nền văn hiến Việt - cội nguồn của văn minh phương Đông huyền bí - đã được mã hóa với một trình độ rât cao cấp. Không dễ gì giải mã được những giá trị đích thực của nền văn minh này.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là "Lý thuyết thống nhất" mà nhân loại đang tìm kiếm để tiếp tục phát triển nền văn minh trong tương lai. Đấy là tương lai của cả nhân loại, chứ không riêng một quốc gia nào. Tất nhiên trong đó có Trung Quốc vĩ đại. Nhưng - về mặt lý thuyết - so với sức mạnh của cả vũ trụ này thì tất cả mọi sự vĩ đại đều do con người tự tượng tưởng ra mà thôi.

Người Trung Quốc - nơi tự nhận là cội nguồn văn minh Đông phương, chắc chắn không thể hiểu nổi mối liên hệ giữa giữa lệnh của tòa Tây Ban Nha với mối quan hệ quốc tế giữa Trung Quốc và thế giới. Nhưng phân tích thì nó dài dòng văn tự wá. Chỉ nội một cặp câu đối hoành phi trên con tàu Hải giám của Trung Quốc - Bài "Kim Long đằng phi" - cũng mất cả tháng trời gõ và diễn giải. Huống chi một sự kiện lớn đụng đến nguyên thủ quốc gia thì còn phức tạp hơn nhiều.

Lão Gàn chỉ nói ngắn gọn thế này: Rất tiếc vì những tham vọng của họ.

Ngày xưa, Tư Mã Đức Tháo có nói: "Khổng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời! Thật tiếc lắm thay!". Họ đã không gặp thời, mà lại không có cả Khổng Minh nữa.

=========================

PS: Tôi tin rằng rất ít người - có thể đếm trên đầu ngón tay - có ý thức nghiêm túc về giá trị của một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Còn lại - một số đông hơn - là bàn tán trên tiệc nhậu để thể hiện sự hiểu biết về tính cập nhật thông tin. Tương tự như bà ve chai bàn về nghiệp chướng vậy.

Cuộc sống thực của mỗi con người về thực chất họ không cần đến thuyết Tương Đối, thậm chí không cần biết đến trái Đất bản chất tròn hay vuông,kể cả tôi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites