Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Tham vọng của Putin lao dốc theo giá dầu
07/01/2015 14:00
 

(TNO) Giá dầu đã chạm đáy khi tụt xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm rưỡi qua. Kinh tế Nga liệu có trụ nổi khi đồng rúp tiếp tục mất giá và lượng tiền dự trữ đang cạn dần?

 

_russrouble_ylav.jpg?width=500
Đồng rúp tiếp tục lao dốc theo giá dầu - Ảnh: Reuters
 
Theo thông tin đến ngày 6.1, giá dầu đã lần đầu tiên tụt xuống dưới ngưỡng 50USD/thùng kể từ năm 2009. Theo tỉ lệ thuận, đồng rúp sau khoảng thời gian ngắn có dấu hiệu bình ổn, đã giảm thêm 4,5% so với USD và 3,9% so với euro, tức 1 USD đổi 63,55 rúp, 1 euro đổi 75,52 rúp, số liệu của The Moscow Times.
 
Cạn tiền?
Tờ Telegraph (Anh) hôm 6.1 cho rằng Nga đang đứng trước cảnh bị vắt sạch khoản dự trữ ngoại tệ, đồng nghĩa cái Tổng thống Nga Vladimir Putin tự tin nhất về “2 năm phục hồi” đang bị giáng một đòn nặng nề.
Việc đồng rúp tụt gần một nửa giá trị chỉ trong vòng vài tháng thực sự là bài toán đau đầu cho nước Nga. Thống kê từ Telegraph cho thấy dự trữ ngoại tệ của điện Kremlin đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 – trùng với đợt khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers.
Dữ liệu ngân hàng trung ương cho thấy đã có 26 tỉ USD đã “không cánh mà bay” chỉ trong vòng 2 tuần tính tới 26.12.2014, thời điểm Nga chi dự trữ “cứu” đồng rúp. Những đợt ứng phó tương tự đã khiến tổng dự trữ giảm từ 511 tỉ USD xuống còn 388 tỉ USD chỉ trong một năm.
 
_russrouble1_ahir.jpg?width=500
Ông Putin từng tự tin về dự trữ của Nga - Ảnh: Reuters
 
Điều quan trọng là cuộc lao dốc của giá dầu kèm theo tiền dự trữ của Nga chưa có dấu hiệu dừng lại. “Nếu giá dầu giảm xuống 45 USD hay thấp hơn, Nga sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn”, ông Mikhail Liluashvili của Oxford Economics cho biết. “Ngân hàng trung ương sẽ cố gắng để xoa dịu biến động nhưng họ sẽ phải để cho đồng rúp giảm và điều này có thể đẩy lạm phát lên đến 20%”.
Theo tính toán của Viện Tài chính quốc tế (IIF), cứ mỗi 10 USD sụt giảm từ giá dầu thô sẽ kéo theo 2% GDP xuất khẩu của Nga hao hụt.
Ông Putin đã có biện pháp mới là kêu gọi các công ty Nga đổ ngoại hối về, nhưng điều quan trọng là chính họ cũng phải thanh toán các khoản nợ riêng. IFF nói rằng tổng nợ nước ngoài của các công ty Nga đã lên đến hơn 600 tỉ USD. Và như thế, khi lượng dự trữ ngoại tệ tụt thấp hơn 330 tỉ USD, đó là “tình cảnh nguy hiểm”.
 
EEU sụp đổ, Nga nhân nhượng?
Là nước đứng đầu Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU), nhưng tình cảnh của Nga đang khiến tham vọng của họ bị chính các thành viên nghi ngờ.
Trong bài viết ngày 5.1, The Diplomat nhận định rằng EEU – vốn mang sứ mệnh làm đối trọng với Liên minh châu Âu (EU) và là cứu cánh của Nga, đang có nguy cơ phải rã đám trước khi nó hùng mạnh như tuyên bố của điện Kremlin.
Telegraph dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định thương mại phải thực hiện bằng USD, trong khi Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev nói rằng sự sụp đổ của Nga sẽ kéo theo nguy cơ tan vỡ liên minh mới EEU.
 
_russrouble2_oqoh.jpg?width=500
Tham vọng của ông Putin từ EEU cũng tắt theo? - Ảnh: Reuters
 
The Diplomat lại lập luận rằng EEU bản thân nó đã tồn tại quá nhiều vấn đề, như mâu thuẫn về thuế quan giữa Nga và Belarus, vấn đề trạm kiểm soát hải quan giữa Armenia và Kazakhstan. Theo nhận định của Nate Schenkkan, EEU trên thực tế đã sụp đổ, và nó phản ánh “khả năng kiểm soát của Nga”.
Tổng thống Armenia đã không chia sẻ điều gì về EEU trong dịp năm mới. Và lần đầu tiên, Belarus không chúc mừng ông Putin trên sóng phát thanh đầu năm. Nó phản ánh thái độ lãnh đạm của các thành viên EEU, và tất nhiên phản ánh niềm tin vào một nước Nga khốn khó ở tư thế cầm đầu.
Trong các bài viết hồi tháng 11 và 12, các chuyên gia kinh tế dự đoán Nga sẽ phải cầu viện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Và đến ngày 6.1, thời điểm giá dầu tụt kỷ lục, Fox News đã giật tít rằng IMF đã đến trước cửa Kremlin.
Trung Quốc và EEU được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới. Nó cũng là “lối thoát” của Nga khỏi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU. Nhưng đến lúc này, mọi thứ đã “trật đường ray”...

Nhật Đăng

 

======================

Sau "Chưng cầu dân í" Crimea sát nhập vào Nga, Lão Gàn đã bẩu Nga nên nhân nhượng ở miền Đông Ucraine, cho nó đỡ khuých tạp. Cứ tưởng ngài Putin viện trợ nhân đạo cho Ucraine để làm giá thôi. Ai ngờ nó dai dẳng đến bi wờ.  Lão Gàn đã bẩu rằng thì là ngài Putin đã sai lầm khi ngỏ ý thân thiện với Tàu quyết tâm ăn thua với Âu Mỹ. Bởi zdậy, bi wờ nước Nga lãnh đủ.

Dù sao Lão Gàn cũng cảm tình với nước Nga, nên có lời khuyên rằng: Thời gian vẫn còn kịp, ngài Putin nên có những thỏa thuận thích hợp. Còn nếu không tình hình sẽ không mấy sáng sủa trong "Canh bạc cuối cùng".
 

Xin trích dẫn lại bức tranh do họa sỹ người Gia Nã Đại mà cụ Sư Thiến đã đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" với 2 con mạt chượt dấu đằng sau người Hảo Su Cù có làm nên trò trống gì không . Xem hồi sau sẽ rõ

BacKinh2008.jpg

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: 6 nữ sinh lớp 11 cầm dao ép bạn bán trinh cho quan chức

Hồng Thủy

07/01/15 11:54

(GDVN) - Trung tâm huyện này có một khách sạn cao cấp còn có cả "phòng kiểm tra trinh tiết" dùng để kiểm tra các nữ sinh trước khi "dâng" cho các quan chức.

ban_trinh_1.JPG

Hình minh họa, QQ News.

 

Đài truyền hình Sơn Đông ngày 7/1 đưa tin, huyện Ngô Khởi thành phố Diên An tỉnh Thiểm Tây vừa xử lý một loạt quan chức liên quan đến vụ 6 nữ sinh lớp 11 có hành vi dùng dao uy hiếp tính mạng, ép 5 nữ sinh lớp dưới "bán trinh" cho quan chức địa phương. Ủy ban Kiểm tra kỷ luật và cơ quan điều tra đã vào cuộc xử lý các đối tượng liên quan có trách nhiệm.

Học sinh môi giới mại dâm, uy hiếp lớp dưới bán trinh cho quan chức, Ban giám hiệu và Phòng Giáo dục chỉ bị cảnh cáo

Vụ việc xảy ra tối 21/9/2014 tại trường trung học phổ thông Ngô Khởi, nhiều nữ sinh khối lớp 11 ở ký túc xá đã dùng dao uy hiếp 3 trong số 5 nữ sinh lớp 10 bị gọi đến cởi sạch quần áo để chụp ảnh khỏa thân và ép những học sinh này "bán trinh". Khi 3 nữ sinh từ chối đã bị những kẻ "quỷ đội lốt người" xông vào đấm đá túi bụi vào chỗ kín khiến họ bị thương nặng.

Ngày 26/9/2014 đã có 6 nữ sinh gây án bị cảnh sát bắt giữ. Ngày 23/10, Viện Kiểm sát huyện Ngô Khởi phê chuẩn lệnh bắt 6 nữ sinh này vì tội hành hung và làm nhục người khác.

Hôm qua 6/1 Phòng Tuyên truyền của huyện ủy Ngô Khởi đã cho biết, các quan chức đứng đầu Phong Giáo dục huyện, Hiệu trưởng và Ban giám hiệu trường cấp 3 Ngô Khởi đều đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về đảng và sẽ có hình thức xử lý kỷ luật về chính quyền vì để xảy ra vụ việc nghiêm trọng.

 

Theo QQ News ngày 7/1 dẫn nguồn thông báo kết luận của công an huyện Ngô Khởi về vụ việc như sau: Khoảng từ 23 giờ đêm 21/9 năm ngoái đến 5 giờ sáng hôm sau 22/9/2014, tổng cộng có 7 nữ sinh lớp 11 trường cấp 3 nội trú Ngô Khởi đã lần lượt gọi 5 nữ sinh lớp 10 vào một phòng trong ký túc xá đánh đập, làm nhục và ép 3 nữ sinh lớp 10 cởi hết quần áo, chụp ảnh, trong đó 1 nữ sinh lớp 11 dùng dao gọt hoa quả uy hiếp, nếu dám báo với giáo viên hoặc phụ huynh thì những bức ảnh khỏa thân sẽ được tung lên mạng.

Ngày 26/9 công an Ngô Khởi bắt tạm giam hình sự 6 đối tượng gây án, 1 đối tượng còn lại được tại ngoại do chưa đủ 16 tuổi. Sau khi giám định, trong số các nạn nhân có 2 học sinh bị thương nhẹ, 2 nữ sinh bị thương tích nặng hơn.
Tuy nhiên thông báo kết luận điều tra vụ việc của công an huyện Ngô Khởi không nói rõ lý do tại sao 7 nữ sinh này lại có những hành động mất hết nhân tính với nữ sinh lớp dưới.

 

ban_trinh_2.JPG

Hình minh họa nhóm "tú bà tuổi teen" đang vây đánh hội đồng nữ sinh lớp dưới vì không chịu bán trinh. Nguồn: QQ News.

 

Tờ Pháp Chế cuối tuần ngày 7/1 cho biết, phụ huynh các học sinh bị hại đã nói với tờ báo này, 5 nữ sinh lớp 10 đã bị các đàn chị ép "bán trinh" cho quan chức địa phương, khi họ không đồng ý thì liền hạ độc thủ uy hiếp. Trong khi cha mẹ của 7 nữ sinh gây án cho biết, con gái họ cũng chỉ là nạn nhân. 2 nữ sinh cầm đầu nhóm hành hung này trong tài khoản ngân hàng có rất nhiều tiền, 1 người có 1,2 triệu tệ, người còn lại 0,8 triệu tệ.

Một phụ huynh tiết lộ, số tiền này là do một số chủ doanh nghiệp địa phương trả cho các nữ sinh này để giúp họ tìm các nữ sinh "bán trinh" hối lộ cho quan chức nhằm kiếm chác các dự án đầu tư công. Tờ Pháp Chế cuối tuần cho biết, thường vụ Hội đồng nhân dân huyện Ngô Khởi cũng đã xác nhận Tề Cảnh Đào, 1 đại biểu của cơ quan này có liên quan đến vụ án này, tổ chức môi giới mại dâm trẻ vị thành niên và đã bị công an bắt.

 

2 nạn nhân bị đánh thủng màng nhĩ, xuất huyết vùng kín nhưng công an Ngô Khởi cho là "bị thương nhẹ"

Phụ huynh một nữ sinh bị hại nói với tờ Pháp Chế cuối tuần trong nước mắt: "Bọn trẻ sau khi bị chúng nó dày vò, bị đánh đau thì không còn dám tiếp tục đi học, tinh thần hoảng loạn không dám gặp ai, tối nào cũng gặp ác mộng".

Theo lời phụ huynh này, có 2 nữ sinh bị đánh đến mức thủng màng nhĩ, bác sĩ cho biết nhất định phải nằm viện điều trị, nếu không sẽ bị điếc suốt đời. Gia đình các em đều ở nông thôn, chi phí điều trị đắt đỏ nên sau khi khám xong chỉ dám mua thuốc và đưa các em về nhà tĩnh dưỡng.

Mẹ một nạn nhân cho biết, tối 22/9 con bà gọi điện về vừa nói vừa khóc nấc rằng nó không đến trường nữa. Lúc này các bậc phụ huynh mớ tá hỏa khi biết chuyện con mình bị làm nhục. Sáng sớm 23/9 họ tức tốc đến trường đón con.

"Là cha mẹ, lúc đầu chúng tôi không muốn làm lớn chuyện vì nghĩ đến danh dự và tương lai của con mình nên chỉ đón con đi khám. Sau đó tôi về ban Giám hiệu nhà trường báo cáo sự việc, hy vọng họ để ý giáo dục học sinh và ngăn chặn những sự việc đau lòng như thế đừng xảy ra nữa. Không ngờ nhà trường phủi sạch mọi trách nhiệm, họ bảo mọi việc thế nào đã có công an giải quyết".

Sau khi cơ quan công an có kết luận về vụ việc và bắt tạm giam 6 nữ sinh gây án, phụ huynh có con em bị hại lại tìm đến hiệu trưởng, Phòng Giáo dục để xin cho con em họ tiếp tục đi học và đề nghị hỗ trợ chi phí điều trị, bồi thường tổn thương về thể chất và tinh thần cho các em.

 

ban_trinh_3.JPG

Kênh truyền hình Giang Tây 5 đưa hình ảnh một nữ sinh sau khi bị đánh, ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp.

 

Ông Trương Hậu Ân, Hiệu trưởng trường Cấp 3 nội trú Ngô Khởi nói rằng, nhà trường chỉ có thể đứng ra hòa giải giữa 2 bên, không có trách nhiệm bồi thường. Phía gia đình 7 nữ sinh kia đồng ý bồi thường 20 đến 30 ngàn nhân dân tệ, nếu gia đình học sinh bị hại thì để cho chính quyền giải quyết.

 

Quỳ gối dâng đơn cổng trụ sở chính quyền kêu oan cho con, bị bắt gì "gây rối trật tự công cộng"

Những ông bố bà mẹ có con bị hại lại kéo nhau sang Phòng Giáo dục Ngô Khởi, cơ quan này không cho người tiếp, những phụ huynh đau khổ kéo sang Ủy ban nhân dân huyện Ngô Khởi, 4 lần bị cơ quan này từ chối tiếp, lần thứ 5 thì bị bảo vệ cơ quan này lôi ra khỏi trụ sở huyện.

Ngày 13/10, những phụ huynh có con bị hại tiếp tục kiện lên Sở Giáo dục Diên An, nhưng cơ quan này giải thích rằng, huyện Ngô Khởi báo cáo đã xử lý vụ việc, sở sẽ giục huyện trả lời đơn thư. Đợi đến ngày 10/11/2014 huyện Ngô Khởi vẫn không hồi đáp, cha mẹ các em lại kéo lên phòng tiếp dân của thành phố Diên An.

"Chúng tôi thực sự đã hết cách, đành phải quỳ trước cổng trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Diên An đội đơn kêu oan hy vọng được lãnh đạo để mắt giải quyết. Không ngờ họ không đếm xỉa gì đến, còn điều động công an bắt chúng tôi về đồn vì tội 'gây rối trật tự công cộng' tạm giam 5 ngày", một phụ huynh cho biết, tuy nhiên không có quyết định xử phạt hành chính.

Phụ huynh của 3 nữ sinh bị hại nói với tờ Pháp Chế cuối tuần, 1 quan chức huyện Ngô Khởi đã sang phòng tạm giam của công an gặp họ đề nghị, nếu muốn huyện bảo lãnh thả họ ra, những phụ huynh phải ký vào bản cam kết từ nay về sau không được kiện lên huyện, thành phố hay tỉnh nữa.

 

Lộ "phòng kiểm tra trinh tiết" của các nữ sinh trước khi "cống" cho quan chức

 

ban_trinh_4.JPG

Nhóm "tú bà tuổi teen" đánh đập dã man nữ sinh lớp dưới ép họ bán trinh, nhưng đến nay vẫn chưa thấy bị xử lý.

 

Cho đến hiện tại, việc cảnh sát địa phương bắt tạm giam phụ huynh 3 nữ sinh bị hại và tạm giam hành chính họ 5 ngày không có quyết định xử phạt hành chính, đến nay vẫn chưa có phản hồi nào từ phía cơ quan công an mặc dù họ đã có đơn kiện, phóng viên Pháp Chế cuối tuần nhiều lần gọi điện, gửi email chất vấn nhưng đến khi bài lên trang hôm 7/1 vẫn không có câu trả lời từ cơ quan chức năng địa phương.

Về trường hợp ông đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Ngô Khởi có liên quan đến vụ án và bị bắt giữ để điều tra, hôm 18/12/2014 tờ Pháp Chế cuối tuần đã liên hệ với cơ quan chức năng Diên An, nhưng họ trả lời rằng vẫn đang điều tra chưa có kết quả.

Còn 7 nữ sinh có hành vi làm nhục, tấn công 3 nữ sinh lớp dưới cho đến nay Tòa án huyện Ngô Khởi đã 2 lần hoãn khởi tố mà không nêu lý do, tờ Pháp Chế cuối tuần đã nhiều lần gọi điện, gửi email cho cơ quan này nhưng không thấy hồi đáp.

Phụ huynh của các học sinh bị hại nói với tờ báo này, sở dĩ các cơ quan chức năng huyện Ngô Khởi tìm cách hoãn binh tránh xử lý vụ việc vì đằng sau nó liên quan đến một đường dây "mua trinh" cho các quan chức của một nhóm chủ doanh nghiệp.

Một nguồn tin tự cho là nắm rõ nội tình vụ việc ở trường Cấp 3 nội trú Ngô Khởi nói với Pháp Chế cuối tuần, ở trung tâm huyện này có một khách sạn cao cấp còn có cả "phòng kiểm tra trinh tiết" dùng để kiểm tra các nữ sinh trước khi "dâng" cho các quan chức. Những dâm quan và chủ doanh nghiệp nào đứng sau đường dây này, tờ Pháp Chế cuối tuần cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi vụ việc.

====================

Đây chỉ là "ruồi". Trong lúc chiến dịch "Đả hổ, đập ruồi" của ngài Tập đang tiến hành một cách rất hoành tráng thì tại chỗ này, người ta vẫn ngang nhiên phạm tội ác. Cứ làm như không có thông tin gì về chiến dịch của ngài Tập. Đây chính là một trong những cái khó của ngài Tập, mà Lão Gàn đã nói nhiều lần ngay tại topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan thừa nhận Mỹ không biết vụ thượng cờ gây tranh cãi

(Vietnam+)

 

lúc : 07/01/15 13:56

 

taiwanflagwashingtonscmp_.jpg
Lễ thượng cờ của Đài Loan. (Nguồn: SCMP Pictures)

Theo Reuters, phái viên hàng đầu của Đài Loan tại Mỹ ngày 7/1 cho biết Đài Loan đã không để cho các quan chức Mỹ biết về lễ thượng cờ trên đất Mỹ, cho rằng bằng việc giấu giếm này sẽ giúp Washington phủ nhận vấn đề gây tranh cãi với Trung Quốc.

Phát biểu tại phiên họp của Viện lập pháp Đài Loan, người đứng đầu Văn phòng đại diện kinh tế và văn hóa Đài Bắc ở Mỹ, ông Thẩm Lữ Tuần nói rằng Đài Loan đã cố ý không để Washington biết về lễ thượng cờ.

Vị quan chức này xác nhận: “Chúng tôi cố tình không để họ (Mỹ) biết. Đó là một cử chỉ thiện chí. Nếu Trung Quốc phản đối, các bạn (Mỹ) có thể nói là không hề hay biết.”

Hôm 5/1, Trung Quốc đã giận dữ phản đối Mỹ về vụ cơ quan đại diện của Đài Loan tại thủ đô Washington đã làm lễ thượng cờ của hòn đảo này nhân ngày đầu Năm Mới, đồng thời hối thúc Mỹ tôn trọng chính sách “một Trung Quốc” của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không được thông báo trước về lễ thượng cờ, đồng thời nhấn mạnh hành động này đi ngược lại chính sách của Mỹ./.

==========================

Vị quan chức này xác nhận: “Chúng tôi cố tình không để họ (Mỹ) biết. Đó là một cử chỉ thiện chí. Nếu Trung Quốc phản đối, các bạn (Mỹ) có thể nói là không hề hay biết.”

Hôm 5/1, Trung Quốc đã giận dữ phản đối Mỹ về vụ cơ quan đại diện của Đài Loan tại thủ đô Washington đã làm lễ thượng cờ của hòn đảo này nhân ngày đầu Năm Mới, đồng thời hối thúc Mỹ tôn trọng chính sách “một Trung Quốc” của Bắc Kinh.

 

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không được thông báo trước về lễ thượng cờ, đồng thời nhấn mạnh hành động này đi ngược lại chính sách của Mỹ./.

 

Leo mựa! Chính khứa đại diện cho cả quốc gia mà hình như léo hiểu gì cả.

Ít nhất chính phủ Hoa Kỳ phải có "phú lít" đến "ăn kết" lập biên bản phạt "vi phạm hành chính" với bộ phận quan chức Đài Loan ở Hoa Kỳ vì lén treo cờ trên lãnh thổ Hoa Kỳ chứ nhể?! Đấy là nhẹ! Còn nặng thì trục xuất đám quan chức Đài Loan ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ, vì xâm phạm chủ quyền quốc gia. Làm điếu gì có chuyện thượng cờ của một chính thể tại một quốc gia khác một cách ngang nhiên như vậy? Anh Tàu lục địa phản đối cũng điếu biết cách.

Còn không thì đây chính là một hình ảnh chơi đểu nhau gần như công khai. Thật khổ cô em Đài Loan vì tình thế kẹt trong "Canh bạc cuối cùng".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình báo Hoa Nam tung tin Đài Loan ngầm giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc?

Hồng Thủy

08/01/15 15:19

(GDVN) - Đài Loan đã được lệnh của Mỹ phải giúp Việt Nam sử dụng hệ thống P3C để đối phó với các tàu ngầm hải quân Trung Quốc. Đài loan có 2 ưu thế lớn...

 

 

taungamvietnam.jpg

6 tàu ngầm Việt Nam mua của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ lại trở thành đề tài không ngớt của truyền thông Trung Quốc. Họ đang cố thêu dệt về cái gọi là "mối uy hiếp từ Việt Nam" để biện minh cho các hành động leo thang cải tạo bất hợp pháp ngoài quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: QĐND.

 

Đài Phượng Hoàng Hồng Kông có quan điểm thân Bắc Kinh ngày 8/1 đưa tin, đối mặt với sức mạnh (và các hành động bành trướng lãnh thổ) ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đang tìm cách phát triển năng lực phòng thủ, trong đó tập trung vào khả năng chống tàu ngầm và đã đẩy mạnh hợp tác quân sự với cả Mỹ và Nga. Theo lệnh Hoa Kỳ, Đài Loan đã bí mật giúp đỡ Việt Nam đối phó với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc?!

 

Hợp tác quân sự Mỹ - Việt - Nga ở Biển Đông, cả ba bên đều có lợi

Hãng truyền thông này bình luận, chiến lược phát triển quân sự của Việt Nam hiện nay đang tập trung vào lực lượng và thiết bị chống ngầm với hy vọng có thể kiềm chế các hoạt động (bất hợp pháp) của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông vốn đang căng thẳng. Theo Phượng Hoàng, Việt Nam đã nhập khẩu số lượng lớn vũ khí của Nga và Hoa Kỳ, bao gồm các thiết bị chống tàu ngầm, mà cụ thể là tàu ngầm Trung Quốc.

Phượng Hoàng bình luận, nếu như Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự là để cùng kiềm chế các hành động quân sự (bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá) của Trung Quốc ở Biển Đông, thì Nga phát triển quan hệ hợp tác quân sự với Việt Nam chủ yếu để bán vũ khí, kiếm nhiều tiền hơn. Phượng Hoàng cho rằng, trong mối quan hệ này xung quanh vấn đề Biển Đông, cả Việt Nam, Hoa Kỳ và Nga đều nhận được những gì mình muốn.

Kênh truyền hình này tự tin cho rằng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần, buộc Việt Nam phải "bí mật" mua sắm vũ khí của Nga và Mỹ. Phượng Hoàng thống kê, chỉ trong năm 2014 Mỹ đã phái các quan chức cấp cao và các lãnh đạo tập đoàn sản xuất vũ khí "bí mật thăm Việt Nam" hơn 20 lần. Tuy nhiên Phượng Hoàng không nói rõ nguồn gốc thông tin này ở đâu ra.

Vấn đề ở chỗ một khi 2 nước "bí mật giao dịch" như Phượng Hoàng nói thì đài này làm sao có thể thống kê? Vậy nguồn tin này là do "Hoa Nam tình báo mớm cho Phượng Hoàng", hay đài này muốn giật gân câu khách?

Theo Phượng Hoàng, trong các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Việt Nam, Washington đã đồng ý bán cho Việt Nam 5 tàu tuần tra cũ và sẽ được chuyển giao trong năm nay. Nhưng kênh truyền hình này cho rằng, trong thực tế 5 tàu tuần tra này của Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng để Việt Nam tổ chức các cuộc tuần tra trên khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc lần lượt thừa cơ cất quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1956, 1974 - PV).

 

binh_luan_vien.JPG

Bình luận viên đài Phượng Hoàng đang thao thao bất tuyệt về những cái gọi là "tin tình báo" về hoạt động hợp tác quân sự Việt - Mỹ - Nga - Đài ở Biển Đông.

 

Một vấn đề quan trọng nữa trong hợp tác quân sự Việt - Mỹ theo Phượng Hoàng là, Washington đã cam kết bán cho Việt Nam 4 máy bay săn ngầm P3C mà đài này cho là "một tin rất quan trọng". Trong năm 2015 Hoa Kỳ sẽ thực hiện cam kết này bằng việc bàn giao cho Việt Nam 2 máy bay P3C, đồng thời cung cấp cả hệ thống radar tiên tiến để phát hiện tàu ngầm Trung Quốc. Theo Phượng Hoàng, máy bay chống ngầm mà Mỹ bán cho Việt Nam cũng giống phiên bản bán cho Đài Loan.

 

Báo Trung Quốc lo Việt Nam "khó kết hợp vũ khí Mỹ - Nga tác chiến chống tàu ngầm Trung Quốc", Đài Loan là chìa khóa

Đài Phượng Hoàng tỏ ra "lo lắng thay" cho Việt Nam vì khi đã mua P3C của Hoa Kỳ, đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng phải mua thủy lôi đi kèm. Loại thủy lôi này một khi P3C trinh sát phát hiện mục tiêu tàu ngầm sẽ phát huy hiệu quả và uy lực tấn công rất lớn. Ngoài ra Việt Nam cũng hy vọng sẽ được sử dụng dịch vụ duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp vũ khí của Mỹ một khi mua P3C.

Cái khó thứ 2 của Việt Nam theo bình luận của Phượng Hoàng là, đại đa số vũ khí chiến lược của Việt Nam xuất xứ từ Nga, mà điển hình là 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636MV. Một khi tác chiến chống tàu ngầm đối phương tấn công mà sử dụng P3C để chỉ huy, làm thế nào để kết nối, kết hợp 2 hệ thống khác nhau của Nga và Mỹ đang là vấn đề Phượng Hoàng cho là "Việt Nam khá đau đầu".

Đặc biệt, tính báo mật của hệ thống thông tin và điều kiện kết nối giữa 2 hệ thống hoàn toàn khác nhau sẽ được giải quyết và vận hành phối hợp như thế nào? Nhưng "thông tin tình báo mới nhất" Phượng Hoàng có được là Đài Loan đã bí mật giúp Việt Nam, trong khi danh sách vũ khí Nga bán cho Việt Nam đã có. Nga kiếm được một khoản và sẽ giúp Việt Nam đối phó với tàu ngầm Trung Quốc, "tin tình báo" của Phượng Hoàng cho biết.

Đài Phượng Hoàng cho rằng trong vài năm qua, Nga đã bán cho Việt Nam tên lửa đất đối hạm phiên bản mới nhất K300P có thể hình thành khả năng phong tỏa và tấn công các chiến hạm hạng nặng của Trung Quốc một khi nổ ra xung đột quân sự. Ngoài ra "tin tình báo" của Phượng Hoàng còn cho rằng Nga đã bán cho Việt Nam tên lửa phòng không mà đài này ký hiệu là (00:04:39) cùng với 32 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2. Máy bay Su-27, trực thăng vũ trang, radar giám sát điện tử, các tàu hải quân mang tên lửa....cũng được Nga bán cho Việt Nam.

 

martindempsey.jpg

Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã khiến báo chí Trung Quốc tốn không ít giấy mực bình luận.

 

Phượng Hoàng lưu ý, 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636MV Nga bán cho Việt Nam tiên tiến, hiện đại hơn 12 tàu ngầm Kilo 636 Moscow bán cho Bắc Kinh. Ngoài ra Nga cam kết sẽ giúp Việt Nam đào tạo lực lượng bộ đội tàu ngầm tại Nga và tại Ấn Độ.

Sau khi Việt Nam có được tàu ngầm hiện đại từ Nga, Phượng Hoàng cho rằng nhu cầu tiếp theo sẽ là nâng cao năng lực trinh sát chống tàu ngầm từ xa, vì vậy việc Mỹ bàn giao P3C cho Việt Nam trong năm nay trở thành một nhu cầu cấp thiết. Hiện tại Việt Nam đã phái người sang Đài Loan và Mỹ học cách vận hành các hệ thống của máy bay chống ngầm P3C, "tình báo Phượng Hoàng" cho biết.

Đồng thời, Việt Nam cũng đang gấp rút xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng bảo mật có thể sử dụng đối với cả 2 hệ thống vũ khí của Mỹ và Nga. Hơn nữa Đài Loan đã được lệnh của Mỹ phải giúp Việt Nam sử dụng hệ thống P3C để đối phó với các tàu ngầm hải quân Trung Quốc. Đài loan có 2 ưu thế lớn, một là hệ thống vũ khí trang bị của đảo này gần như hoàn toàn do Mỹ cung cấp, có kinh nghiệm vận hành sử dụng vũ khí chống tàu ngầm của Mỹ.

Thứ hai, Đài Loan cũng nắm được khá nhiều tin tình báo về hoạt động của quân đội Trung Quốc có thể chia sẻ với Việt Nam. "Tình báo Phượng Hoàng" tuyên truyền rằng, Đài Loan đã nhiều lần phái sĩ quan sang Việt nam để giao lưu các tin tức tình báo cũng như các sĩ quan hải quân Việt Nam đã "bí mật" sang Đài Loan huấn luyện?!

Đã là hoạt động tình báo, bí mật phải đặt lên hàng đầu. Có điều lạ là cứ theo như nội dung trong bài này, dường như chẳng có hoạt động quân sự nào của Việt Nam và các đối tác qua mắt được "tình báo Phượng Hoàng" hay "Hoa Nam tình báo cục - PV.

Tất nhiên những thông tin tương tự như trên do truyền thông nhà nước Trung Quốc tung ra không ai có thể kiểm chứng, nhưng chắc chắn một điều mục đích tung tin này không tốt đẹp gì mà chỉ nhằm bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, lấy cớ cho các hành động leo thang thay đổi hiện trạng, bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông hiện nay - PV.

===========================

 

Tình báo Hoa Nam tung tin Đài Loan ngầm giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc?

 

Leo mựa! Nếu quả thật như bài báo nói thì chỉ cần Đài Loan xác định việc công bố đường lưỡi bò 9 đoạn vào năm 1947 không có căn cứ là sang phim.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Nhật đánh nhau với TQ vì Senkaku có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân

Bình Nguyên

08/01/15 15:40

(GDVN) - Giáo sư Hugh White cho rằng khả năng xảy ra đụng độ quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Senkaku là hoàn toàn có.

 

 

chien_tranh_hat_nhan.JPG

 

Tạp chí Lợi ích Quốc gia của Mỹ gần đây có đăng tải bài phân tích của giáo sư Hugh White - chuyên gia nghiên cứu chiến lược quốc tế của Đại học quốc gia Australia, trụ sở ở Canberra trong đó đưa ra một số nhận định về khả năng Mỹ có thể sẽ tham chiến bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông.

Theo nhận định của Hugh White, chưa gì có thể chắc chắn một điều là quân đội Mỹ sẽ giành chiến thắng nếu xung đột nổ ra với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông, đặc biệt là khi Hoa Kỳ ở vào tình thế buộc phải hành động để trợ giúp đồng minh Nhật Bản.

Giáo sư Hugh White cho rằng khả năng xảy ra đụng độ quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Senkaku là hoàn toàn có thể.

Nếu Bắc Kinh và Tokyo giao chiến, nước Mỹ sẽ buộc phải quyết định một lựa chọn rất khó khăn một là can thiệp hau là không. Nếu không can thiệp giúp Nhật Bản thì không đồng mình nào có thể tiếp tục tin tưởng vào các cam kết của nước Mỹ còn can thiệp vào cuộc chiến này sẽ phải nếm trải những cái giá có thể không thể lường hết được, leo thang xung đột giữa các cường quốc hoàn toàn có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân và hậu quả sẽ rất khốc liệt.

Khả năng quân đội Hoa Kỳ sẽ tham chiến vẫn được dự đoán cao hơn. Nếu quyết định ủng hộ Nhật Bản đồng nghĩa với việc chấp nhận chiến tranh mặc dù hiện nay  Mỹ chưa muốn điều này, đặc biệt là khi chưa đánh giá chính xác năng lực chiến tranh đáp trả của Trung Quốc.

Theo nhận định của Hugh White, điều gì sẽ xảy ra sau khi Hoa Kỳ tham chiến phụ thuộc vào mục đích chiến lược của mỗi bên.

Đối với cả hai phía Trung Quốc & Nhật - Mỹ, để có thể kiểm soát được quần đảo Senkaku, cả hai phía đều cần thiết lâp được khả năng kiểm soát trên không và trên biển bởi chỉ có thể kiểm soát được hai trận địa này mới có thể ngăn chặn được các chiến dịch và hành động quân sự của đối phương tại các khu vực quanh quần đảo Senkaku.

Tuy nhiên, theo giáo sư Hugh White, cả hai phía đến nay đều bộc lộ rằng họ chưa có khả năng kiểm soát toàn diện hai mặt trận, ngăn chặn đối phương thực hiện các chiến dịch với các ý đồ khác nhau.

Không ít thì nhiều, cả hai phe đều ít nhiều đều có khả năng ngăn chặn lẫn nhau về phương tiện chiến đấu khi sử dụng các tàu chiến mặt nước nhưng lại không thể ngăn chặn đối phương sử dụng phương tiện tác chiến ngầm dưới mặt nước tại khu vực vùng nước quanh đảo tranh chấp.

Tương tự như vậy, ưu thế tác chiến trên không của cả hai đều ở trạng thái cân bằng, Mỹ - Nhật có máy bay chiến đấu, trinh sát hiên đại hơn nhưng phía TQ lại có ưu thế quân đông, trang bị nhiều.

Giáo sư Hugh White cho rằng nếu đụng độ quân sự liên quan đến đảo của Nhật Bản thì cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều như bị rơi vào thế bí. Cách thức chiến thuật để kiểm soát được quần đảo sẽ trở lên quan trọng và có ý nghĩa quyết định chiến thắng hoặc thất bại.

Cho đến bây giờ, giới chiến lược gia ở phương Tây cũng không thể chắc chắn rằng Trung Quốc thiếu quyết tâm thay đổi cơ cấu sức mạnh quân sự ở châu Á Thái Bình Dương để giành ảnh hưởng tuyệt đối ở khu vực như tham vọng giấc mơ Trung Hoa trong quá khứ hơn nước Mỹ đang vẫn là cường quốc số một thế giới.

Giáo sư Hugh White bình luận: "Những gì đang và sẽ xảy ra ở châu Á và các vùng biển ở khu vực  thực sự là một vấn đề đối với Trung Quốc cũng giống như Mỹ lo lắng, phân vân tự hỏi điều gì đang và sẽ xảy ra ở biển Caribbean".

Chuyên gia này cho rằng Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với một trong hai thực tế là sẽ thất bại hoặc giành chiến thắng trước Trung Quốc sau khi kết thúc một cuộc chiến trang thông thường kéo dài hoặc leo thang chiến tranh hạt nhân nếu đánh giá chuẩn xác, thiếu chuẩn xác về năng lực và quyết sách quân sự của TQ.

Giáo sư Hugh White đưa ra lời khuyên rằng: Cách tốt nhất là Hoa Kỳ nên tránh giao chiến với Trung Quốc vào giai đoạn đầu, địa điểm đầu mặc dù hiện nay Hoa Kỳ vẫn tự tin vào khả năng và ưu thế tuyệt đối của mình.

=======================

B) 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc tiếp tục “ném phao” cứu Venezuela
Thứ 5, 08/01/2015, 15:57
 
Tổng thống Venezuela tuyên bố “đang có một âm mưu toàn cầu” nhằm khiến nước này phá sản...
 
0069614.jpg
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp ở Venezuela - Ảnh: AVN.
 
Tờ Wall Street Journal cho biết, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm qua (7/1) tuyên bố đã ký kết một loạt thỏa thuận song phương mới với Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh sẽ “bơm” cho Caracas thêm 20 tỷ USD. 
 
Hiện ông Maduro đang có chuyến công du Bắc Kinh nhằm tìm kiếm “phao cứu sinh” tài chính cho nền kinh tế Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm.
 
Ông Maduro, nhà lãnh đạo đang chứng kiến tỷ lệ ủng hộ suy giảm chóng mặt cùng với giá dầu, công bố các thỏa thuận trên trước báo giới sau một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Đây là các thỏa thuận tập trung vào lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, và nhà đất. Tuy nhiên, ông Maduro hầu như không công bố chi tiết cụ thể nào về các thỏa thuận này.
 
“Cuộc chiến kinh tế nhằm vào người dân của chúng tôi và cuộc chiến giá dầu là một cơ hội để Venezuela xích lại gần hơn với đồng minh của mình”, ông Maduro nói. Nhà lãnh đạo này vẫn thường đổ lỗi cho “kẻ thù” đẩy nền kinh tế Venezuela rơi vào một vòng xoáy suy giảm nhằm “hạ bệ” chính phủ cánh tả do ông lãnh đạo.
 
Nhà phân tích cấp cao Risa Grais-Targow thuộc hãng tư vấn Eurasia Group cho rằng, rất khó đoán tác động của các thỏa thuận trên đối với nền kinh tế Venezuela bởi không có nhiều chi tiết được công bố. Tuy nhiên, các thỏa thuận cho thấy Trung Quốc tiếp tục có sự hiện diện lớn ở Venezuela.
 
“Đó là do Trung Quốc có nhiều dự án lớn ở Venezuela và có thể đang lo ngại về khả năng thay đổi lãnh đạo ở nước này”, bà Grais-Targow nhận định.
 
Trong những năm gần đây, Trung Quốc giữ vai trò là chủ nợ lớn nhất của Venezuela. Từ năm 2007, quốc gia “đói năng lượng” của châu Á đã cho đối tác Nam Mỹ vay khoảng 50 tỷ USD để đổi lấy dầu thô.
 
Hiện nay, Venezuela xuất khẩu hơn 500.000 thùng dầu mỗi ngày sang Trung Quốc, trong đó một nửa là để trả nợ. Trước những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ hàng tỷ USD trái phiếu của Venezuela, vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã “hào phóng” hỗ trợ nước này bằng cách nới lỏng điều kiện thanh toán nợ, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ thêm.
 
Sau chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Maduro dự kiến sẽ thăm Saudi Arabia và một loạt thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) để thảo luận vấn đề giá dầu.
 
Trong cuộc họp OPEC hồi tháng 11 vừa qua, Venezuela đề xuất khối này giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, nhưng không được chấp nhận. Thay vì giảm sản lượng, Saudi Arabia hướng OPEC đi đến quyết định giữ nguyên mức khai thác nhằm bảo vệ thị phần trước sự nổi lên của các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ.
 
Trong phiên giao dịch đêm qua tại thị trường London, giá dầu thô Brent có lúc giảm dưới 50 USD/thùng, thấp nhất gần 6 năm, trước khi phục hồi trở lại.
 
Tuần trước, giới chức Venezuela cho biết, dầu thô của nước này hiện được bán với giá 47,05 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 98,08 USD/thùng của năm 2013.
 
Theo ước tính của ngân hàng Deutsche Bank, Venezuela cần giá dầu trung bình ở 117,5 USD/thùng để cân bằng ngân sách năm 2015.
 
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Venezuela, nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái trong năm 2014. Kinh tế Venezuela đã giảm 4,8% trong quý 1, giảm 4,9% trong quý 2, và giảm 2,3% trong quý 3. Trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào tháng 11/2013, mức lạm phát của Venezuela là 63,6%, vào hàng “vô địch” trên thế giới.
 
Tổng thống Maduro nói, Mỹ và phe chính trị đối lập của Venezuela đã đẩy nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng “bết bát” hiện nay. Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng, các khoản chi xã hội mạnh tay và chính sách sai lầm của Chính phủ Venezuela mới là nguyên nhân gây ra vấn đề.
 
“Đang có một âm mưu toàn cầu nhằm khiến Venezuela phá sản. Venezuela là một cường quốc kinh tế”, ông Maduro nói tại Bắc Kinh.
 
Ông Maduro đã cam kết sẽ điều chỉnh hệ thống tỷ giá hối đoái ba cấp của Venezuela ngay sau khi ông kết thúc chuyến công du quốc tế này. Giới quan sát cho rằng, các biện pháp kiểm soát tiền tệ ngặt nghèo hiện nay của Venezuela đã gây ra sự bóp méo trong khắp nền kinh tế và khiến dự trữ ngoại hối cạn kiệt.
 
Theo Diệp Vũ

VnEconomy

=================

Xem bít zdậy! Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. "Nô tế bồ"!

Share this post


Link to post
Share on other sites
50 USD 1 thùng dầu, thế giới thay đổi như thế nào?
Thứ 4, 07/01/2015, 19:10
 
iNlnPhvEA8q4.jpg
Coromoto là hiệu kem ở Merida (Venezuela) nổi tiếng trên toàn thế giới vì có tới 900 vị khác nhau. Tuy nhiên, cửa hàng này đã buộc phải đóng cửa trong tháng 11 vừa qua bất chấp đây là thường là tháng bận rộn nhất trong năm. Tỷ lệ lạm phát lên tới 64% - cao nhất thế giới – khiến cửa hàng không thể mua sữa để làm kem. 
 
Đó là cảnh ngộ ở một quốc gia chuyên sản xuất dầu mỏ. Trong khi đó, những nước tiêu thụ nhiều dầu mà điển hình là Mỹ đang tận dụng lợi thế giá dầu giảm. Tháng 12 vừa qua, mức độ chênh lệch giữa số xe tải – loại xe tiêu thụ nhiều xăng hơn so với xe hơi – được bán ra ở Mỹ đã ở mức cao nhất kể từ năm 2005. 
 
Giá năng lượng giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008 đang khiến của cải và quyền lực dịch chuyển từ các nhà sản xuất chuyên quyền sang người tiêu dùng của xã hội công nghiệp hóa. Theo báo cáo của ngân hàng Berenberg Bank AG, điều này có thể khiến thế giới trở nên an toàn hơn. Nguồn cung dầu đá phiến từ Mỹ tăng lên, lực cầu yếu ớt ở Á- Âu và đồng USD mạnh lên đang đẩy dầu mỏ giảm sâu hơn nữa. 
 
Kenneth Rogoff – giáo sư kinh tế của ĐH Harvard – nhận định giá dầu là câu chuyện lớn nhất của năm 2015. Đây là cú sốc “10 năm có 1” và sẽ đem đến những tác động to lớn. 
 
Tăng trưởng kinh tế
 
Giá dầu thô biển Bắc – chỉ số cơ bản của thị trường dầu mỏ thế giới – đã giảm xuống còn 50,52 USD/thùng – thấp nhất kể từ tháng 4/2009. Sau 3 năm giữ vững mức cao nhất trong lịch sử, giá dầu đã giảm tổng cộng 48% trong năm 2014. 
 
Theo nhận định của ngân hàng BNP Paribas, giá sẽ tiếp tục ở mức thấp trong nửa đầu năm 2015. Trong khi đó Walter Zimmerman – chiến lược gia tại United - ICAP – nhận định nếu giảm xuống dưới 39 USD/thùng, giá hoàn toàn có thể chạm ngưỡng 30 USD/thùng.
 
Nghiên cứu của Oxford Economics Ltd. cho thấy nước được lợi nhiều nhất sẽ là Philippines. Tăng trưởng của nước này trong 2 năm tới có thể tăng tốc lên 7,6% nếu giá dầu giảm xuống mức 40 USD/thùng. Ngược lại, kinh tế Nga có thể suy giảm 2,5% trong cùng kỳ. 
 
Trong số các nền kinh tế phát triển, Hồng Kông được hưởng lợi lớn nhất trong khi Saudi Arabia, Nga và Các tiểu vương quốc Arab là những nước mất nhiều nhất.
 
Theo dự báo được NHTW Nga công bố tháng trước, kinh tế Nga sẽ suy giảm 4,7% trong năm 2015 nếu giá dầu ở mức 60 USD/thùng. Giá giảm đã khiến đồng ruble bị bán tháo và giảm giá 46% so với đồng USD – mạnh nhất kể từ năm 1998 (khi Nga vỡ nợ). 
 
Trong khi đó, Venezuela – quốc gia có dầu thô đóng góp 90% nguồn thu ngân sách từ xuất khẩu – đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. 
 
Lạm phát
 
Một trong những nỗi lo lắng của lãnh đạo NHTW các nước là tác động của giá dầu giảm đối với lạm phát. Theo các chuyên gia kinh tế đến từ JP Morgan Securities LLC, nếu giá dầu thô tiếp tục ở dưới mức 60 USD/thùng trong quý này, lạm phát toàn cầu sẽ ở mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2009.
 
Nhóm chuyên gia này dự báo lạm phát toàn cầu sẽ đạt 1,5% trong nửa đầu năm 2015. Eurozone sẽ có lạm phát âm, trong khi tỷ lệ ở Mỹ, Anh và Nhật Bản sẽ giảm xuống mức khoảng 0,5%. Lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ suy giảm. 
 
Căng thẳng chính trị
 
Mặc dù giúp kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá nhiên liệu rẻ hơn có thể thổi bùng căng thẳng chính trị vì làm giảm nguồn thu ngân sách cũng như các phúc lợi xã hội, các chuyên gia của Citigroup nhận định trong 1 báo cáo được công bố hôm 5/1. 
 
Thậm chí Phó chủ tịch của tập đoàn Blackstone Byron Wien còn dự đoán Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ từ chức trong năm 2015 và Iran sẽ đồng ý dừng chương trình hạt nhân. Iran đã mất hàng chục tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ vì lệnh cấm vận của phương Tây trong bối cảnh nền kinh tế yếu ớt do những sai lầm từ thời cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.
 
Thị trường chứng khoán
 
Bức tranh đa chiều của kinh tế thế giới đang ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Chỉ số S&P 500 đã giảm 1,9% trong phiên 5/1 – mạnh nhất kể từ tháng 10 – vì giá dầu xuyên thủng mốc 50 USD khiến các cổ phiếu năng lượng bị bán tháo.
 
Trong khi giá dầu rẻ hơn có lợi cho người tiêu dùng, chi tiêu của các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hơn đến thị trường chứng khoán. Theo Savita Subramanian và Dan Suzuki – chiến lược gia đến từ Bank of America, giá dầu ở mức 50 USD/thùng có thể khiến lợi nhuận của các công ty niêm yết trong chỉ số S&P 500 giảm 6 USD/cổ phiếu. 
 
Fifth Third Bancorp (FITB), một trong những ngân hàng trong khu vực đã cố gắng theo đuổi sự bùng nổ của hoạt động fracking – đã giảm 12% kể từ ngày 20/6. 
 
Cổ phiếu của Caterpillar Inc., Joy Global Inc., Allegheny Technologies Inc., Dover Corp., Jacobs Engineering Group và Quanta Services Inc. đều đã giảm 20% so với lúc giá dầu đạt đỉnh 108 USD/thùng.
 
Dẫu vậy, theo báo cáo được Morgan Stanley công bố tháng trước, xét trên tổng thể thì nền kinh tế Mỹ vẫn được lợi. “Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ mạnh lên, trong khi Nga, Iran, Saudi Arabia và Venezuela sẽ yếu đi”, báo cáo của Morgan Stanley có đoạn. 
 
Thu Hương

Theo Infonet/Bloomber

========================

Dẫu vậy, theo báo cáo được Morgan Stanley công bố tháng trước, xét trên tổng thể thì nền kinh tế Mỹ vẫn được lợi. “Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ mạnh lên, trong khi Nga, Iran, Saudi Arabia và Venezuela sẽ yếu đi”, báo cáo của Morgan Stanley có đoạn.

 

Không hoàn toàn đúng như nhận xét này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Nhật đánh nhau với TQ vì Senkaku có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân

Bình Nguyên

08/01/15 15:40

(GDVN) - Giáo sư Hugh White cho rằng khả năng xảy ra đụng độ quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Senkaku là hoàn toàn có.

 

 

chien_tranh_hat_nhan.JPG

 

Tạp chí Lợi ích Quốc gia của Mỹ gần đây có đăng tải bài phân tích của giáo sư Hugh White - chuyên gia nghiên cứu chiến lược quốc tế của Đại học quốc gia Australia, trụ sở ở Canberra trong đó đưa ra một số nhận định về khả năng Mỹ có thể sẽ tham chiến bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông.

Theo nhận định của Hugh White, chưa gì có thể chắc chắn một điều là quân đội Mỹ sẽ giành chiến thắng nếu xung đột nổ ra với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông, đặc biệt là khi Hoa Kỳ ở vào tình thế buộc phải hành động để trợ giúp đồng minh Nhật Bản.

Giáo sư Hugh White cho rằng khả năng xảy ra đụng độ quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Senkaku là hoàn toàn có thể.

Nếu Bắc Kinh và Tokyo giao chiến, nước Mỹ sẽ buộc phải quyết định một lựa chọn rất khó khăn một là can thiệp hau là không. Nếu không can thiệp giúp Nhật Bản thì không đồng mình nào có thể tiếp tục tin tưởng vào các cam kết của nước Mỹ còn can thiệp vào cuộc chiến này sẽ phải nếm trải những cái giá có thể không thể lường hết được, leo thang xung đột giữa các cường quốc hoàn toàn có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân và hậu quả sẽ rất khốc liệt.

Khả năng quân đội Hoa Kỳ sẽ tham chiến vẫn được dự đoán cao hơn. Nếu quyết định ủng hộ Nhật Bản đồng nghĩa với việc chấp nhận chiến tranh mặc dù hiện nay  Mỹ chưa muốn điều này, đặc biệt là khi chưa đánh giá chính xác năng lực chiến tranh đáp trả của Trung Quốc.

Theo nhận định của Hugh White, điều gì sẽ xảy ra sau khi Hoa Kỳ tham chiến phụ thuộc vào mục đích chiến lược của mỗi bên.

Đối với cả hai phía Trung Quốc & Nhật - Mỹ, để có thể kiểm soát được quần đảo Senkaku, cả hai phía đều cần thiết lâp được khả năng kiểm soát trên không và trên biển bởi chỉ có thể kiểm soát được hai trận địa này mới có thể ngăn chặn được các chiến dịch và hành động quân sự của đối phương tại các khu vực quanh quần đảo Senkaku.

Tuy nhiên, theo giáo sư Hugh White, cả hai phía đến nay đều bộc lộ rằng họ chưa có khả năng kiểm soát toàn diện hai mặt trận, ngăn chặn đối phương thực hiện các chiến dịch với các ý đồ khác nhau.

Không ít thì nhiều, cả hai phe đều ít nhiều đều có khả năng ngăn chặn lẫn nhau về phương tiện chiến đấu khi sử dụng các tàu chiến mặt nước nhưng lại không thể ngăn chặn đối phương sử dụng phương tiện tác chiến ngầm dưới mặt nước tại khu vực vùng nước quanh đảo tranh chấp.

Tương tự như vậy, ưu thế tác chiến trên không của cả hai đều ở trạng thái cân bằng, Mỹ - Nhật có máy bay chiến đấu, trinh sát hiên đại hơn nhưng phía TQ lại có ưu thế quân đông, trang bị nhiều.

Giáo sư Hugh White cho rằng nếu đụng độ quân sự liên quan đến đảo của Nhật Bản thì cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều như bị rơi vào thế bí. Cách thức chiến thuật để kiểm soát được quần đảo sẽ trở lên quan trọng và có ý nghĩa quyết định chiến thắng hoặc thất bại.

Cho đến bây giờ, giới chiến lược gia ở phương Tây cũng không thể chắc chắn rằng Trung Quốc thiếu quyết tâm thay đổi cơ cấu sức mạnh quân sự ở châu Á Thái Bình Dương để giành ảnh hưởng tuyệt đối ở khu vực như tham vọng giấc mơ Trung Hoa trong quá khứ hơn nước Mỹ đang vẫn là cường quốc số một thế giới.

Giáo sư Hugh White bình luận: "Những gì đang và sẽ xảy ra ở châu Á và các vùng biển ở khu vực  thực sự là một vấn đề đối với Trung Quốc cũng giống như Mỹ lo lắng, phân vân tự hỏi điều gì đang và sẽ xảy ra ở biển Caribbean".

Chuyên gia này cho rằng Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với một trong hai thực tế là sẽ thất bại hoặc giành chiến thắng trước Trung Quốc sau khi kết thúc một cuộc chiến trang thông thường kéo dài hoặc leo thang chiến tranh hạt nhân nếu đánh giá chuẩn xác, thiếu chuẩn xác về năng lực và quyết sách quân sự của TQ.

Giáo sư Hugh White đưa ra lời khuyên rằng: Cách tốt nhất là Hoa Kỳ nên tránh giao chiến với Trung Quốc vào giai đoạn đầu, địa điểm đầu mặc dù hiện nay Hoa Kỳ vẫn tự tin vào khả năng và ưu thế tuyệt đối của mình.

=======================

B)

 

Suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân Liên Xô - Trung Quốc

Cập nhật lúc: 09:40 25/07/2014 (GMT+7)
Sách báo TQ khi nhắc đến sự kiện này nhận định "nhờ Mỹ giúp đỡ, Trung Quốc đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất". 
Kế hoạch tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân đã được Liên Xô soạn thảo và dự định sẽ thực hiện sau ngày nổ ra tranh chấp vũ trang giữa Trung Quốc và Liên Xô quanh vùng đảo Damansky...
Hành cung của Mao ở Hồ Nam có “hầm ngầm dài hằng trăm mét có thể chống động đất, chống bom nguyên tử”. Chống bom nguyên tử của ai? của Liên Xô hay Mỹ? Về danh nghĩa, Mỹ là kẻ thù “số một”.
 
ktt_25.7_lien_xo1_kienthuc_evei.jpg
Richard Nixon (trái) đã giúp Mao Trạch Đông thoát được cuộc tấn công hạt nhân từ Liên Xô.
 
Nhưng trên thực tế, mối nguy hiểm trực tiếp kề cận là Liên Xô. Chiến tranh giữa hai nước có thể bùng nổ bất ngờ. Như vụ tranh chấp đảo Damansky, hai bên nổ súng đánh nhau dữ dội từ 2/3/1969. Hệ thống truyền thông của Liên Xô khẳng định đảo Damansky là của Liên Xô. Phía Trung Quốc tuyên bố ngược lại: đó là đảo Trân Bảo (Chen-pao) của mình. Qua nhiều ngày giao tranh, hai bên đi đến thỏa thuận ngưng chiến, nhưng mâu thuẫn ở vùng biên giới của hai nước vẫn tồn đọng nhiều chông gai chưa giải quyết ngay được.
Bấy giờ lãnh đạo Liên Xô có người chủ trương tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc. Trước khi triển khai cuộc chiến nguy hiểm này, Liên Xô muốn biết thái độ của Mỹ và giao đại sứ Liên Xô tại Mỹ là Dobrynin thăm dò ý kiến. Ngày 20/8/1969 (hơn 5 tháng sau ngày bùng nổ tranh chấp đảo Damansky), đại sứ Dobrynin xin gặp bất thường Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ là tiến sĩ Kissinger để “thông báo Liên Xô dự định thực thi đòn tấn công hạt nhân vào Trung Quốc và muốn trưng cầu ý kiến của chính phủ Mỹ”.
Để trả lời, Mỹ họp Hội đồng an ninh quốc gia bàn bạc và đi đến kết luận “mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ và các nước phương tây chưa phải là Trung Quốc - mà là Liên Xô”. Vì thế, tổng thống Mỹ Nixon nghiêng về thế ủng hộ Trung Quốc, cho đưa tin công khai lên tờ Washington Star (số 28/8/1969): “Liên Xô định dùng tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân đương lượng vài triệu tấn tiến hành đòn tấn công hạt nhân (…) vào các căn cứ quân sự quan trọng của Trung Quốc cũng như các thành phố công nghiệp lớn: Bắc Kinh, Trường Xuân, An Sơn”. Vậy là, kế hoạch tấn công “tuyệt mật” của Liên Xô đã lộ ra ngoài.
Thủ tướng Chu Ân Lai và các lão nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền, Nhíp Vinh Trăn, cùng Quân ủy trung ương đủ thời gian triển khai các biện pháp cần thiết, sơ tán các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ khỏi Bắc Kinh, tăng 34% ngân sách quốc phòng. Tài liệu Tân Tử Lân ghi nhận phản ứng của Mao Trạch Đông là cho nổ hai quả bom hạt nhân để Liên Xô “cũng căng thẳng” theo:
Ngày 28 và 29/9/1969, Trung Quốc cho nổ thành công hai quả bom hạt nhân, các trung tâm đo đạc và vệ tinh của Mỹ lẫn Liên Xô đều thu được tín hiệu hữu quan. Mọi lần Trung Quốc thử hạt nhân đều công bố tin tức, tổ chức chúc mừng, song lần này lặng im, khiến bên ngoài bàn tán, nói chung họ cho rằng hai cuộc thử hạt nhân này là một biện pháp trắc nghiệm trước khi lâm trận (với Liên Xô).
Sau đó, Mao ra lệnh cả nước đào hầm sâu, dự trữ lương thực khắp nơi, chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Ngày 28/9, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi chính quyền, nhân dân các tỉnh biên giới và quân đội đóng ở vùng biên cương kiên quyết hưởng ứng lời kêu gọi của Mao sẵn sàng đánh giặc.
Phía Mỹ, bằng những kỹ thuật truyền thông mật mã, Nixon “thông báo” để Liên Xô biết tổng thống Mỹ đã hạ lệnh “chuẩn bị mở cuộc tấn công hạt nhân vào 134 thành phố, căn cứ quân sự, đầu mối giao thông, triệt hạ các cơ sở công nghiệp nặng của Liên Xô”.
Liên Xô điện khẩn hỏi đại sứ Dobrynin về những thông tin trên. Sau thẩm tra, Dobrynin trả lời: “Tổng thống Nixon cho rằng lợi ích của Trung Quốc gắn chặt với lợi ích của Mỹ. Nếu Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, Mỹ sẽ cho rằng chiến tranh thế giới lần thứ 3 bắt đầu, và Mỹ sẽ tham chiến đầu tiên. Kissinger tiết lộ tổng thống đã ký mật lệnh chuẩn bị trả đũa hạt nhân vào hơn 130 thành phố và căn cứ quân sự nước ta. Mỹ sẽ bắt đầu kế hoạch trả đũa khi quả tên lửa đạn đạo đầu tiên của ta rời bệ phóng”.
Được tin, Liên Xô không triển khai kế hoạch đó nữa.
Sách báo Trung Quốc ngày nay khi nhắc đến sự kiện trên đã nhận định “nhờ Mỹ giúp đỡ, Trung Quốc đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất”. Và đó cũng là “món quà” hảo hữu của Nhà Trắng gửi đến Trung Nam Hải sau hơn hai thập niên “không nhìn mặt nhau”. Những năm sau, Mỹ tiếp tục mở rộng thêm cánh cửa ngoại giao, đưa Kissinger bí mật sang Bắc Kinh, mở đường để tổng thống Mỹ Nixon đặt chân đến nhà khách quốc tế Điếu Ngư Đài - nơi ở của hoàng đế Càn Long ngày trước.
Hồi ký Richard Nixon (nguyên bản: The memoirs of Richard Nixon, nhiều người dịch, 1370 trang, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2004) viết: “Ngày 17/2/1972 vào mười giờ ba mươi lăm phút chúng tôi khởi hành đi Bắc Kinh từ căn cứ hàng không Andrews (…) Chu Ân Lai đứng ở chân thang máy bay, không đội mũ, mặc dù trời lạnh. (…) tôi đến đứng bên trái Chu trong lúc quân nhạc cử quốc thiều hai nước. Lá cờ Hoa Kỳ dường như chưa bao giờ gây xúc động cho tôi mạnh đến thế như ở trên đường băng lộng gió này, tại trái tim của nước Trung Hoa cộng sản”. (sđd tr.682-684). Tiếp Nixon, Mao Trạch Đông chìa tay ra trước, Nixon bước đến nắm lấy rồi úp bàn tay trái của mình lên trên, Mao cũng úp tiếp tay trái lên theo “chủ khách nhìn nhau cười, bốn bàn tay ấp chặt vào nhau, lắc liên hồi” – Mao nói một câu với Nixon không khỏi làm Liên Xô “chạnh lòng”:
- Tôi là người Cộng sản số 1 trên thế giới. Ngài là phần tử chống Cộng số 1 trên thế giới. Lịch sử đã đưa chúng ta đến bên nhau…
Theo Một thế giới

==================

Trong lịch sử, Liên Xô muốn tiến hành chiến tranh hạt nhân thì tham khảo ý kiến Hoa Kỳ. Còn nếu bây giờ nổ ra chiến tranh hạt nhân thì Hoa Kỳ và Trung Quốc có tham khảo ý kiến Nga không nhỉ?

Phiền thật!

==================

PS:

Thủ tướng Chu Ân Lai và các lão nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền, Nhíp Vinh Trăn, cùng Quân ủy trung ương....

 

Tại sao lại là "Nhíp Vinh Trăn" nhỉ? Nếu trí nhớ Lão Gàn không đến nỗi tồi thì tên ông này phải là "Nhiếp Vinh Chân" chứ nhỉ: Phó thủ tướng Nhiếp Vinh Chân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"TQ sẽ được mời diễn tập nếu biết kiềm chế, nếu không sẽ bị gạt ra ngoài"

Việt Dũng

 

09/01/15 09:45

(GDVN) - TQ sẽ được mời diễn tập nếu biết kiềm chế, nếu không sẽ bị trả giá và bị gạt ra ngoài mạng lưới an ninh châu Á do Mỹ xây dựng...

 

HD981_vung_dac_quyen_kinh_te_VN1.jpg

Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (ảnh tư liệu)

 

Mạng "Tin tức bình luận Trung Quốc" Hồng Kông ngày 7 tháng 1 cho rằng, theo cơ quan nghiên cứu Mỹ, trong vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông, Mỹ cần "cưỡng bức dụ dỗ", thúc đẩy Trung Quốc tiến hành hợp tác, giảm các hành vi gây căng thẳng (khiêu khích), giảm các hành vi gây bất ổn, ức hiếp. Thực hiện cơ chế tránh xung đột vẫn phải là nhiệm vụ quan trọng trong quan hệ quân sự hai nước Mỹ-Trung.

Ở đây, "dụ dỗ" bao gồm: Nếu Trung Quốc kiềm chế cách hành vi khiêu kích thì có thể mở rộng tham gia diễn tập quân sự "Vành đai Thái Bình Dương" do Mỹ tổ chức; Quân đội Trung Quốc có thể được mời tham gia nhiều cuộc diễn tập quân sự ba bên hơn với Mỹ và đồng minh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể tham gia "Diễn đàn Hương Sơn" do Quân đội Trung Quốc tổ chức để khuyến khích các hành vi tốt của Trung Quốc.

Trong khi đó, "cưỡng ép" là: Nếu Trung Quốc có hành vi không tốt thì sẽ không có những phần thưởng trên và buộc họ phải trả giá. Quân đội Mỹ sẽ còn tăng cường các hành động và hoạt động ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, tăng cường mạng lưới an ninh châu Á đang không ngừng mở rộng gạt bỏ Trung Quốc ra ngoài.

Đây là kiến nghị trong báo cáo "Chuyển hướng 2.0" mới nhất của cơ quan nghiên cứu "Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)" Mỹ gửi lên chính quyền Barack Obama và Quốc hội Mỹ khóa mới ra mắt vào ngày 6 tháng 1 năm 2015.

 

Tau_ca_VN_bi_tau_TQ_dam_chim.jpg

Năm 2014, Trung Quốc cho tàu đâm chìm tàu cá Việt Nam, ngăn cản cứu những ngư dân của tàu cá này - đây được xác định là một hành vi khủng bố, vô nhân đạo kiểu Trung Quốc.

 

"Báo cáo chiến lược châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2016 Mỹ" này có rất nhiều nội dung liên quan đến cách thức quan hệ với một nước Trung Quốc trỗi dậy, vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc mở rộng và khả năng thách thức trật tự hiện có trở thành mối lo ngại chủ yếu của Mỹ.

Quan hệ kinh tế thương mại luôn phát huy vai trò "máy giảm xóc" của quan hệ Trung-Mỹ, báo cáo đề xuất, Chính phủ và Quốc hội Mỹ cần cùng cam kết với các nhà đầu tư Trung Quốc, sẽ không đe dọa có lập pháp mới hạn chế đầu tư của Trung Quốc, truyền đi thông điệp rõ ràng: Ở Mỹ không có lĩnh vực lo ngại an ninh quốc gia thực sự, vẫn để cánh cửa rộng mở cho các nhà đầu tư của Trung Quốc.

Đối với quan điểm bắt đầu xuất hiện trong quan chức Trung Quốc – quan điểm "sự lệ thuộc của nước ngoài vào thị trường Trung Quốc lớn hơn so với nhu cầu của Trung Quốc đối với đầu tư nước ngoài", cần có những nỗ lực lớn hơn để thúc đẩy đàm phán hiệp định đầu tư song phương.

Trên phương diện quan hệ cấp cao Trung-Mỹ, báo cáo cho rằng, Mỹ thiếu tiếp xúc với các ủy ban như Ủy ban an ninh quốc gia của Trung Quốc và các quan chức cấp cao chủ quản của họ, dễ sinh ra phán đoán nhầm đối với động cơ và ý đồ của Trung Quốc, kiến nghị các nhà lãnh đạo hai nước cần thiết lập một cơ chế tiếp xúc giữa các cơ quan này, Quốc hội và Ủy ban toàn quốc của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ cần thúc đẩy đối thoại và giao lưu đảng với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thiết lập liên lạc với Ủy ban mới thành lập của Trung Quốc.

 

Con_Minh_so_hieu_172_tau_khu_truc_ten_lu

Năm 2014, Trung Quốc bố trí nhiều tàu chiến mới trên Biển Đông trong đó có tàu khu trục thế hệ mới Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, 4 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 (Yết Dương, Thanh Viễn, Lô Châu, Triều Châu)...

 

Về quan hệ quân sự, thực hiện cơ chế tránh xung đột vẫn là nhiệm vụ quan trọng. Tháng 11 năm 2014, Mỹ-Trung ký kết Quy tắc ứng xử an toàn khi gặp nhau trên biển, trên không giữa quân đội hai nước, bắt đầu từ gặp nhau trên biển, đã có cơ sở tốt, năm 2015 cần hoàn thành xây dựng Quy tắc ứng xử gặp nhau trên không. Trung Quốc cùng Mỹ và các quốc gia khu vực khác cần mở rộng đến cơ quan cảnh sát biển để giảm tính không xác định và rủi ro của sự cố.

Tại cuộc họp báo về báo cáo, người chủ trì viết báo cáo này, Phó giám đốc cấp cao CSIS Green vừa cho biết, Mỹ có ý kiến khác đối với việc Trung Quốc thiết lập cơ quan mới ở châu Á, nhưng Trung Quốc cuối cùng phải gia nhập vào trò chơi, vì vậy hai bên cần điều chỉnh để bảo đảm cho quy tắc của các tổ chức như Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á mới thành lập thống nhất với Ngân hàng Thế giới hiện có. Đồng thời, xử lý và duy trì ranh giới hành vi rõ ràng với Bắc Kinh một cách có kỹ năng.

Khi trả lời vấn đề làm thế nào để ứng xử với việc Trung Quốc không thách thức vị thế chủ đạo của Mỹ, Glaser cho rằng, điều quan trọng là nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ nói Mỹ vẫn là siêu cường thế giới, mà còn nói Trung Quốc sẵn sàng hòa nhập vào hệ thống quốc tế hiện nay.

Glaser cho rằng, Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á chính là thách thức quan trọng đối với việc Trung Quốc phải chăng thực sự muốn tiếp nhận các quy tắc và luật lệ quốc tế.

 

Tap_tran_do_bo_lon__HDNH_8_14_BD6.jpg

Ngày 14 tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải tập trận quy mô lớn đánh chiếm đảo đá (trong hình). Ngoài ra, trên Biển Đông, trong năm 2014, Trung Quốc cũng tổ chức tập trận liên hợp giữa Hải quân-Không quân-Pháo binh 2.

=======================

B) 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đa Chiều: Tập Cận Bình lại ném đá dò đường, thử lòng Kim Jong-un

Hồng Thủy

10/01/15 07:00

(GDVN) - Trung Quốc tổ chức riêng một buổi họp báo trịnh trọng tuyên bố đã chúc mừng sinh nhật Kim Jong-un là hành vi chủ động lấy lòng nhà lãnh đạo Triều Tiên.

 

 

kim_jong_un_2.jpg

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn tỏ ra dửng dưng trước hàng loạt động thái lấy lòng ông từ Trung Nam Hải. Bắc Kinh không thể đoán dược ông đang nghĩ gì.

 

Đa Chiều ngày 8/1 bình luận, quan hệ Trung - Triều gần đây có những dấu hiệu lạ, dường như ông Tập Cận Bình lại "ra đòn" muốn thử thái độ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Quan hệ giữa 2 nước vừa là láng giềng vừa là đồng minh thân thiết một thời này gần đây đã rơi xuống đáy vực khi ông Kim Jong-un thúc đẩy chính sách ngoại giao độc lập và "thoát Trung".

Vụ việc một số binh sĩ Triều Tiên vượt biên cướp đồ và giết hại người dân Trung Quốc càng khiến cho giới quan sát chú ý, tương lai quan hệ Trung - Triều đi đâu và về đâu trở thành tiêu điểm bàn luận. Vài tháng qua thái độ của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng lúc ấm lúc lạnh, lúc gần lúc xa và có những động thái biểu hiện khá "lạ" so với thông lệ.

Đầu năm mới 2015 Kim Jong-un đón sinh nhật lần thứ 32, Trung Nam Hải đã chủ động xuất kích, ra đòn thăm dò nhà lãnh đạo Triều Tiên lần nữa. Ngay hôm 8/1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ tổ chức riêng một cuộc họp báo về quan hệ Trung - Triều. Một phóng viên đặt câu hỏi: "8/1 là ngày sinh nhật nhà lãnh đạo tối cao Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un, Trung Quốc có chúc mừng ông ấy không? Triển vọng quan hệ Trung - Triều năm nay sẽ như thế nào?"

Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời: "Trung - Triều là láng giềng hữu nghị, hai nước có truyền thống giao hảo lâu đời. Trung Quốc đã chúc mừng Triều Tiên. Chúng tôi chúc nhân dân Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Bí thư thứ nhất Kim Jong-un giành được nhiều thành tựu mới trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm mới, Trung Quốc cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ truyền thống hữu hảo Trung - Triều phát triển theo phương châm 16 chữ: Kế thừa truyền thống, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, tăng cường hợp tác".

Ngày 17/12 năm 2014 kỷ niệm 3 năm ngày mất cố Chủ tịch Kim Jong-il và Trung Quốc đã không được mời tham dự các hoạt động kỷ niệm cấp quốc gia của Triều Tiên. Lúc đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chủ động tổ chức họp báo ca ngợi: Lãnh tụ Kim Jong-il là nhà lãnh đạo vĩ đại của đảng Lao động Triều Tiên và nhà nước Triều Tiên, có cống hiến quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác Trung - Triều, người dân Trung Quốc rất nhớ ông ấy.

 

kim_jong_un_1.jpg

Dù Triều Tiên từng là đồng minh thân thiết nhất của Trung Quốc, nhưng ông Kim Jong-un vẫn là một ẩn số đối với Trung Nam Hải, buộc Bắc Kinh phải liên tục ném đá dò đường.

 

"Về các hoạt động kỷ niệm của phía Triều Tiên, chúng tôi tôn trọng sự sắp đặt của họ. Trung - Triều là láng giềng truyền thống hữu nghị, chúng tôi thành tâm chúc Triều Tiên có thể duy trì phát triển ổn định, bền vững, nhân dân hạnh phúc. Trung Quốc cam kết cùng với Triều Tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị giữa 2 nước không ngừng phát triển", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó nói.

Theo phản ánh của Đa Chiều hôm 18/12 năm ngoái, cái giỗ thứ 3 liên tiếp Bình Nhưỡng không mời Bắc Kinh cử đại diện sang dự lễ mà chỉ mời Đại sứ quán Trung Quốc tại Triều Tiên giống như các nước khác. Tuy nhiên, trong một động thái bất ngờ, Trung Nam Hải đã phái ông Lưu Vân Sơn, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Ban Bí thư thay mặt trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đến Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh đặt vòng hoa viếng Kim Jong-il. Đây là lần đầu tiên trong 3 năm qua Trung Nam Hải cử quan chức cấp cao đến Đại sứ quán Triều Tiên.

Cũng trong năm ngoái Trung Quốc bỏ phiếu chống dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên, đồng thời phủ quyết đề xuất đưa Bình Nhưỡng ra Tòa án Hình sự quốc tế vì vấn đề nhân quyền. Có thể thấy, dù quan hệ Trung - Triều từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền không mấy thuận chèo mát mái, nhưng Bắc Kinh vẫn tỏ ra chủ động và tích cực muốn cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng.

Đa Chiều bình luận, trên thực tế một loạt các hành động lấy lòng Bình Nhưỡng của Bắc Kinh là nhằm mục đích giữ thế chủ động trong quan hệ Trung - Triều. Có thể nói Bắc Kinh đã đặt trái bóng cải thiện quan hệ song phương trước mặt Bình Nhưỡng. Nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ án binh bất động mà không có bất cứ động thái nào hồi đáp các cử chỉ tích cực của Trung Nam Hải. Ngược lại, Triều Tiên tìm cách thúc đẩy quan hệ với Nga và tranh thủ sự giúp đỡ của Moscow về năng lượng, lương thực, đường sắt.

Hành vi tiếp tục muốn "thoát Trung" của Bắc Triều Tiên có thể là sự bất mãn kéo dài của Kim Jong-un về thái độ của Bắc Kinh đối với vụ thử hạt nhân lần 3 của Bình Nhưỡng, trong đó có việc Trung Quốc bắt đầu cắt giảm xuất khẩu năng lượng sang Triều  Tiên.

Trong quan hệ với Bình Nhưỡng lâu nay Bắc Kinh vẫn thực hiện 2 chiến lược rắn mềm kết hợp, nhưng mềm nhiều hơn rắn, nói như giới phân tích thì Trung Nam Hải "vừa yêu vừa hận" Bắc Triều Tiên. Theo Đa Chiều, Trung Nam Hải vừa muốn Bình Nhưỡng "an phận thủ thường, ít gây sự", nhưng vừa không thể không ra đòn nhắc nhở Triều Tiên không "quá khích".

Lần này Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức riêng một buổi họp báo trịnh trọng tuyên bố đã chúc mừng sinh nhật Kim Jong-un là hành vi chủ động lấy lòng nhà lãnh đạo Triều Tiên, nhưng quan hệ Trung - Triều sẽ đi đâu về đâu vẫn thuộc về lựa chọn của Bình Nhưỡng. 

=====================

Lần này Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức riêng một buổi họp báo trịnh trọng tuyên bố đã chúc mừng sinh nhật Kim Jong-un là hành vi chủ động lấy lòng nhà lãnh đạo Triều Tiên, nhưng quan hệ Trung - Triều sẽ đi đâu về đâu vẫn thuộc về lựa chọn của Bình Nhưỡng.

 

Ngài Kim Jong Ul sẽ làm theo ý của cha mình!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo TQ:

Bắc Kinh chắc chắn sẽ bố trí tàu sân bay nội đầu tiên ở Biển Đông

Đông Bình

11/01/15 08:06

(GDVN) - Bài viết bàn chi tiết về kế hoạch đóng tàu sân bay cũng như căn cứ triển khai và tham vọng chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, thách thức trực diện Mỹ, khu vực

 

 

Lieu_NinhTQ.jpg

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)

 

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 5 tháng 1 đăng bài viết "Trung Quốc sẽ làm thế nào xây dựng biên đội tàu sân bay, triển khai ở Biển Đông cắt đứt tuyến đường vận tải của Nhật Bản". Sau đây là toàn bộ nội dung của bài viết:

Lô đầu tiên chế tạo 3 chiếc

Dư luận trong và ngoài Trung Quốc phỏng đoán rất nhiều về hoạt động chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc. Bên ngoài cho rằng, chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc có thể sẽ chế tạo xong và biên chế vào năm 2017 - 2018.

Dư luận từng có không ít quan điểm hạ thấp đối với tàu sân bay Liêu Ninh mang một nửa "dòng máu" của Trung Quốc. Tuần báo "Người đưa tin quân sự" Nga từng cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh là tàu sân bay rẻ nhất thế giới, hầu như không có năng lực tự bảo vệ. Truyền thông phương Tây cũng không ngừng nói về thiết kế đường băng của tàu này, cho rằng sức chiến đấu của Liêu Ninh kém xa tàu sân bay động cơ hạt nhân cỡ lớn trang bị nhiều máy phóng hơi nước của Mỹ.

Như vậy, tàu sân bay nội của Trung Quốc có trang bị máy phóng hay không? Vấn đề này có lẽ sớm đã có đáp án. Trang mạng "An ninh toàn cầu" Mỹ cho rằng, ngay từ năm 1985, Trung Quốc đã mua sắm tàu sân bay Melbourne lượng giãn nước 17.000 tấn từ Australia, và đã tiến hành tháo rời đối với tàu sân bay nghỉ hưu này.

Trước khi tàu Melbourne bị tháo dời, nó từng đậu ở Quảng Châu để các kỹ sư đóng tàu Hải quân Trung Quốc nghiên cứu. Mặc dù các thiết bị quan trọng trên tàu Melbourne đã dỡ bỏ trước khi bán cho Trung Quốc, nhưng nguồn tin từ Hải quân Australia cho rằng, chuyên gia Trung Quốc rất quan tâm đối với máy phóng hơi nước trên tàu sân bay, từng đòi tài liệu có liên quan.

Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ từng cho rằng, sở hữu tàu Melbourne là tiến bộ quan trọng mà "phái ủng hộ tàu sân bay" giành được trong Hải quân Trung Quốc khi đó. Sau đó chưa đến vài năm, Trung Quốc đã xây dựng đường băng mô phỏng mặt đất có máy phóng và cáp hãm đà ở tỉnh Quảng Đông.

 

Lieu_NinhTQ1.jpg

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)

 

Về sau, để nắm giữ công nghệ chế tạo tàu sân bay, Trung Quốc cũng từng mua sắm nhiều tàu sân bay nghỉ hưu từ nước ngoài, bao gồm tàu Minsk, Kiev và Varyag thời kỳ Liên Xô. Đến nay, thông qua tự cải tạo tàu Varyag và làm cho nó trở thành tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã từng bước nắm giữ công nghệ chế tạo tàu sân bay, đã đặt nền tảng tốt đẹp cho tàu sân bay nội địa. Đây vừa là kết quả trong dự tính, vừa là một sự thăng hoa sau nhiều năm tích lũy công nghệ của Trung Quốc.

Tàu sân bay nội địa Trung Quốc rất có thể sẽ chế tạo 3 chiếc trong lô đầu tiên. Bởi vì, về lý thuyết, 1 tàu sân bay rất khó hình thành sức chiến đấu có hiệu quả, sức chiến đấu của 2 tàu sân bay cũng có hạn, chỉ có chế tạo 3 tàu sân bay mới có thể đạt được mục đích "1 tàu tiến hành thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở biển xa, 1 tàu huấn luyện phi công và thủy thủ của tàu mới, 1 tàu khác tiến hành sửa chữa và nghỉ ngơi ở bến tàu hoặc căn cứ", như vậy mới có thể hình thành biên đội tàu sân bay có hiệu quả, có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Theo báo Trung Quốc, khác với tàu sân bay của Mỹ "diễu võ dương oai" ở các đại dương trên thế giới, tàu sân bay số lượng có hạn của Trung Quốc có thể tụ tập triển khai ở cảng chính, lấy phương thức triển khai luân phiên để thực hiện nhiệm vụ.

Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ không phân phối tàu sân bay theo phương thức mỗi hạm đội lớn 1 chiếc (hiện nay Trung Quốc có 3 hạm đội lớn), có thể sẽ tụ tập nhiều tàu sân bay triển khai ở căn cứ Tam Á của Hạm đội Nam Hải, đồng thời cũng dùng mô hình triển khai không định kỳ ở các vùng biển như biển Hoa Đông để thích ứng với những nhu cầu khác nhau.

Tóm lại, Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn đầu ít nhất cần thành lập 4 biên đội tàu sân bay để yểm trợ cho biên đội tàu chiến, chi viện tác chiến đổ bộ và bảo vệ "chủ quyền trên biển". Sau khi sở hữu biên đội tàu sân bay của mình, sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc, cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở các đại dương trên thế giới.

 

Lieu_Ninh__can_cu_Tam_A__dan_mang_dang_t

Tàu sân bay Liêu Ninh tại căn cứ Tam Á

 

Mô hình phát triển 2 giai đoạn

Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên được tiết lộ cho đến nay của Trung Quốc đã phát đi 2 thông tin quan trọng: Một là chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên đã khởi công, hơn nữa là do nhà máy đóng tàu Đại Liên chế tạo. Hai là tàu khu trục tên lửa Type 052D - một trong những "vệ sĩ cầm đao" của tàu sân bay Trung Quốc đã hoàn thiện, đang bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, ngoài nhà máy đóng tàu Trường Hưng Đảo ở Thượng Hải đã hạ thủy 3 chiếc, 4 chiếc đang nằm trong trạng thái chế tạo, nhà máy đóng tàu Đại Liên cũng đã gia nhập hàng ngũ chế tạo tàu khu trục Type 052D, được biết, số lượng chế tạo lô đầu tiên là 2 chiếc.

Báo chí nước ngoài phân tích, trong tương lai gần, Trung Quốc chuẩn bị trang bị 4 tàu sân bay, bao gồm tàu Liêu Ninh đang khẩn trương thử nghiệm. Được biết, chương trình chế tạo tàu sân bay nội địa của Trung Quốc có kế hoạch thực hiện theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất, khi thiết kế và chế tạo tàu sân bay mới sẽ tham khảo kinh nghiệm cải tạo tàu Varyag, tiến hành sửa đổi kỹ thuật nhất định đối với thiết kế ban đầu, nhưng cải tiến kết cấu tổng thể không lớn, đó là tàu sân bay Type 001A. Thiết bị động lực chính của loại tàu sân bay này có thể sẽ lớn hơn tàu Liêu Ninh, khoảng 70.000 - 90.000 tấn, có thể mang theo 40 - 45 máy bay chiến đấu J-15, có đường băng kiểu nhảy cầu và cáp hãm đà, đây chính là Type STOBAR, tức là "cất cánh cự ly ngắn, hạ cánh nhờ cản đường", không dùng máy phóng.

Lô tàu sân bay này chế tạo ở Đại Liên, bởi vì nhà máy đóng tàu này từng cải tạo tàu Varyag, hiểu rất rõ đặc điểm của loại tàu sân bay này, hơn nữa máy bay J-15 ngày càng hoàn thiện cũng đã thích ứng với cất cánh kiểu nhảy cầu, tất cả chiến thuật và nhân viên cũng đều huấn luyện cất cánh kiểu nhảy cầu.

Giai đoạn 2 của kế hoạch tàu sân bay Trung Quốc là điều đáng quan tâm nhất. Bên ngoài cho rằng, với tham vọng phát triển của Trung Quốc, chắc chắn sẽ không thỏa mãn với việc di chuyển ở khu vực xung quanh, vì vậy, tàu sân bay thế hệ tiếp theo chắc chắn muốn chế tạo lớn hơn, vận chuyển nhiều máy bay hơn, sức chiến đấu lấy tàu sân bay Quân đội Mỹ làm tiêu chuẩn.

 

J_15_thu_nghiem_TSB_Lieu_Ninh4.jpg

Máy bay chiến đấu J-15 tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh

 

Cho nên, trong thực hiện chương trình tàu sân bay nội địa giai đoạn 2, Trung Quốc ít nhất sẽ chế tạo 2 tàu sân bay lượng giãn nước 90.000 - 100.000 tấn, có kế hoạch sử dụng thiết bị động cơ hạt nhân và máy phóng, dự tính sẽ trang bị cho Hải quân Trung Quốc sau năm 2020.

Báo chí Nga phân tích cho rằng, để thực hiện những kế hoạch này, tháng 2 năm 2014, Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch chế tạo tàu mặt nước động cơ hạt nhân, trước hết là tàu sân bay động cơ hạt nhân trong khuôn khổ kế hoạch đã phê chuẩn, Trung Quốc chuẩn bị nghiên cứu phát triển lò phản ứng hạt nhân loại nhỏ gọn thế hệ mới, hơn nữa tàu chiến chuẩn bị sử dụng động cơ hạt nhân hoàn toàn không giới hạn ở tàu sân bay, sẽ còn ứng dụng cho tàu ngầm và các tàu chiến mặt nước cỡ lớn khác.

Bằng chứng về việc Trung Quốc chế tạo tàu sân bay có máy phóng là hình ảnh vệ tinh do Mỹ công bố. Đầu năm 2014, vệ tinh Mỹ đã quay chụp hình ảnh căn cứ thử nghiệm máy phóng điện từ của Trung Quốc. Dựa trên cơ sở số liệu dự đoán từ hình ảnh vệ tinh, máy phóng điện từ Trung Quốc dài khoảng 120-150 m, đường trượt điện từ dài khoảng 100 m, nhưng chi tiết công nghệ của nó không rõ.

Có bài báo cho rằng, nguyên mẫu phòng thử nghiệm máy phóng điện từ của Trung Quốc có tỷ lệ 1 : 1, được xây dựng xong vào năm 2008. Bởi vậy phỏng đoán, công nghệ phóng điện từ của Trung Quốc có thể đã có kinh nghiệm tới 6 năm trở lên, công nghệ của họ phải đạt trình độ trang bị trên tàu.

 

Chi tiết công nghệ có thể trông đợi

Trong tương lai, không loại trừ Trung Quốc chế tạo tàu sân bay chủ yếu là để tiến hành cạnh tranh đại dương với Mỹ, vì vậy, chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc phải là tàu sân bay động cơ thông thường cỡ lớn hơn hẳn tàu Liêu Ninh về công nghệ. Nhưng, dựa vào việc Trung Quốc nghiên cứu tàu Melbourne và xây dựng đường băng máy phóng mặt đất và thử nghiệm máy phóng điện từ, phán đoán tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sẽ sử dụng máy phóng, mặc dù cũng không thể xác định là phóng hơi nước thông thường hay phóng điện từ.

Lieu_Ninhbien_Dong2.jpg

Tháng 12 năm 2013, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc thử nghiệm trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

 

Trong khi đó, báo chí Nga cho rằng, ở tàu sân bay nội đầu tiên, Trung Quốc sẽ sử dụng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu và hạ cánh có cáp hãm đà, bởi vì khi cải tạo tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã sơ bộ nắm giữ loại công nghệ này, nhưng còn chưa từng ứng dụng thực tế, tiến hành thử nghiệm trên tàu sân bay nội địa mới phù hợp với sự cân nhắc phát triển ổn thỏa, tin cậy. Điểm chung duy nhất của Mỹ-Nga chính là phán đoán đối với lượng giãn nước của tàu sân bay nội địa Trung Quốc, cho rằng lượng giãn nước nhất định sẽ lớn hơn tàu Liêu Ninh.

Sở dĩ như vậy là do có vài nguyên nhân như sau: Thứ nhất, nếu lượng giãn nước quá nhỏ thì không có năng lực chống chọi với Quân đội Mỹ trong tương lai, lượng giãn nước nhỏ cũng có nghĩa là máy bay trên tàu sẽ không nhiều lắm, hơn nữa không có năng lực “một chọi một” với tàu sân bay Quân đội Mỹ, ý nghĩa phát triển tàu sân bay của Trung Quốc không lớn.

Thứ hai, phải dùng phương thức cất cánh máy phóng mới có thể bảo đảm đủ sức chiến đấu của máy bay trên tàu, bởi vì tàu sân bay Liêu Ninh dùng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu sẽ có điểm yếu là máy bay trên tàu hơi ít, nếu tiếp tục dùng 1/3 lực lượng là máy bay tiếp đầu "kiểu đối tác" thì có nghĩa là số lượng thực tế của máy bay trên tàu tiếp tục ít đi, sử dụng 3 tàu mới có thể bao vây tấn công 1 tàu sân bay Quân đội Mỹ, điều này làm cho Trung Quốc phát triển năng lực tác chiến tàu sân bay đã mất đi ý nghĩa vốn có.

Thứ ba, hiện nay tàu Trung Quốc dùng động cơ hạt nhân còn chưa hoàn thiện lắm, khả năng sử dụng động cơ thông thường là lớn nhất, nhưng tàu trước đây đã nghiên cứu chế tạo dùng thiết bị công suất lớn và hệ thống phóng điện từ đã gần thành công, vì vậy việc sử dụng đồng thời trên tàu sân bay nội địa đầu tiên đã hoàn thiện.

Thứ tư, áp dụng phương thức cất cánh máy phóng có lợi cho tàu sân bay trang bị đầy đủ các loại máy bay hải quân cần thiết (bao gồm máy bay cảnh báo sớm JZY-1), chỉ có như vậy thì tàu sân bay của Trung Quốc mới có thể thực sự tiến hành quyết đấu với tàu sân bay của Quân đội Mỹ.

 

JZY01_may_bay_canh_bao_som_kieu_moi.jpg

Máy bay cảnh báo sớm JZY-01 Trung Quốc

 

Thứ năm, nghe nói Trung Quốc từng nhận được bản thiết kế tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ulianov lượng giãn nước 85.000 tấn của Nga, hơn nữa cộng với việc đã cải tạo thành công tàu Liêu Ninh, cho thấy Trung Quốc đã hiểu rõ công nghệ thiết kế của tàu sân bay Liên Xô, trên nền tảng này thiết kế ra tàu sân bay cỡ lớn của mình không phải là việc khó.

Về nguyên nhân tàu sân bay nội địa Trung Quốc dùng động cơ thông thường, có thể có những cân nhắc dưới đây: Đối với Trung Quốc, sử dụng động cơ thông thường ổn thỏa hơn về công nghệ so với động cơ hạt nhân, chế tạo cũng dễ hơn, hơn nữa sử dụng cũng kinh tế hơn (tuy trong nước đang nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm trên tàu cánh cố định, nhưng do chưa có máy phóng, sẽ không trang bị trên tàu sân bay động cơ thông thường nội địa, giai đoạn đầu sẽ sử dụng 6 - 8 máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hoặc Z thay thế, hơn nữa máy bay chủ lực trên tàu sân bay vẫn sẽ là J-15).

Cân nhắc trên các phương diện như tính liên tục công nghệ và bảo đảm thời điểm chế tạo, khả năng tàu sân bay nội địa tiếp tục sử dụng động cơ hơi nước thông thường rất cao, nó phải là thiết bị động cơ tương tự tàu Liêu Ninh, tức là 4 tua-bin hơi nước, 8 nồi hơi tăng áp, 4 trục đẩy, tổng công suất 200.000 mã lực.

Dự tính, toàn bộ thời gian chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc là 36 tháng, chạy thử 12 tháng, thời gian huấn luyện hiệp đồng giữa tàu và máy bay 12 tháng, khoảng trước sau năm 2017 sẽ bàn giao chiếc đầu tiên, sau đó chiếc thứ hai cũng sẽ bàn giao trong 12 tháng, thời gian bàn giao toàn bộ 3 chiếc dự đoán lạc quan có thể hoàn thành vào năm 2019.

Còn có một thông tin đáng chú ý là, tháng 8 năm 2013, từng có dân mạng quay chụp được nhà máy đóng tàu Đại Liên có một phân đoạn sàn tàu kiểu nhảy cầu tương tự tàu Liêu Ninh, điều này cũng hầu như đã chứng minh thông tin về khởi công tàu sân bay nội địa, cho thấy tàu sân bay nội địa đã áp dụng mô hình chế tạo phân đoạn tiên tiến.

Tàu sân bay được chế tạo theo kiểu modul hóa và phân đoạn chính là dỡ toàn bộ thân tàu làm N bộ phận, mỗi bộ phận là một phân đoạn, có thể đồng thời chế tạo ở các xưởng đóng tàu khác nhau, cuối cùng tiến hành lắp ráp đối với mỗi phân đoạn. Việc chế tạo modul hóa kiểu phân đoạn có thể rút ngắn thời gian đóng tàu.

Điều này cho thấy, bất kể nhà máy đóng tàu nào cuối cùng giành được vinh dự chế tạo tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, nhà máy đóng tàu này cuối cùng sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ lắp ráp tổng hợp tàu sân bay, hơn nữa các nhiệm vụ chế tạo khác phân tán hoàn thành ở nhà máy đóng tàu này và các nhà máy đóng tàu chị em.

Những phân đoạn này bao gồm các linh kiện then chốt như động cơ, vũ khí, thông tin, radar, điều khiển hỏa lực, cáp hãm đà, máy phóng, sau khi hoàn thành sản xuất các phân đoạn, tiếp tục vận chuyển thống nhất tới nhà máy đóng tàu này để tiến  hành lắp ráp chung, tích hợp thành một chiếc tàu sân bay có ý nghĩa thực sự.

 

quan_cang_TSB__Tam_A__hinh_anh_Google1.j

Hình ảnh từ google về quân cảng tàu sân bay ở Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc

 

Bên ngoài suy đoán, Trung Quốc sở dĩ lựa chọn chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên ở Đại Liên, có thể có 3 nguyên nhân: Thứ nhất, nhà máy đóng tàu Đại Liên có kinh nghiệm chế tạo tàu chiến nội địa phong phú, nhà máy này từ khi nước "Trung Quốc mới" thành lập đến nay tổng cộng đã chế tạo 820 chiếc của 44 loại tàu cho hải quân, bao gồm chiếc tàu pháo đầu tiên, chiếc tàu ngầm tên lửa đầu tiên, chiếc tàu khu trục tên lửa đầu tiên, chiếc tàu tiếp tế đầu tiên của Trung Quốc, được gọi là "cái nôi của tàu chiến Hải quân Trung Quốc".

Thứ hai, nhà máy đóng tàu Đại Liên đã cải tạo tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc, cũng đã đào tạo và rèn luyện một đội ngũ nhân lực tàu sân bay, cũng đã tích lũy rất nhiều công nghệ công trình tàu sân bay như vật liệu thép đặc chủng, nồi hơi quân dụng siêu lớn, tua bin, máy hơi nước, kinh nghiệm đầy đủ của họ "nghìn vàng khó mua", các nhà máy đóng tàu khác tạm thời cũng không có.

Thứ ba, đã xây dựng đồng bộ rất nhiều nhà máy ở Đại Liên để cải tạo tàu Liêu Ninh, một số thiết bị đặc chủng chuyên sản xuất cho tàu sân bay hầu như đều phân bố ở Đại Liên và trong tỉnh Liêu Ninh, trực tiếp lắp đặt cho tàu sân bay thích hợp hơn so với vận chuyển đến Thượng Hải.

 

Có thể sẽ ưu tiên triển khai ở phía nam

Sau khi đưa vào hoạt động, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh Trung Quốc được triển khai ở quân cảng Thanh Đảo. Báo chí các nước cho rằng, căn cứ của tàu Liêu Ninh nằm ở khu vực phụ cận cửa nhỏ Thanh Đảo, ở đây cách bờ biển phía tây Hàn Quốc không quá 570 km, cách Nagasaki Nhật Bản 970 km, xét tới sứ mệnh chính của tàu Liêu Ninh là huấn luyện máy bay trên tàu và thủy thủ đủ tiêu chuẩn, lại cách nhà máy đóng tàu của nó không xa, vì vậy có thể chạy thẳng tới nhà máy đóng tàu tiến hành nâng cấp sửa chữa khi xuất hiện bất thường.

Điều này cũng có nghĩa là vùng biển huấn luyện của tàu Liêu Ninh chủ yếu ở biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, nơi này cách Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí căn cứ của Quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương rất gần, bất cứ hoạt động huấn luyện nào đều khó thoát được sự theo dõi của họ.

 

Quan_cang_TQ_o_tinh_Hai_Nam__sina_TQ.jpg

Quân cảng của Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)

 

Đương nhiên, khi xét tới địa chỉ căn cứ tàu sân bay, ngoài môi trường tự nhiên, còn phải kết hợp với cân nhắc tổng hợp các nhân tố như chiến lược quân sự quốc gia, trình độ trang bị kỹ thuật hải quân, tưởng định tác chiến trong tương lai. Vì vậy, xét tới vị trí của căn cứ Thanh Đảo và tình hình phức tạp của biển Hoa Đông, có thể nói tàu Liêu Ninh triển khai ở phương hướng Thanh Đảo rất có thể là để huấn luyện, mục đích ở chỗ chuẩn bị rất nhiều nhân lực chất lượng cao cho tàu sân bay nội địa tương lai.

Nhìn vào thực tế, khu vực "dụng võ" lớn nhất của tàu sân bay Trung Quốc phải là ở hướng nam, một căn cứ tàu sân bay tiềm năng khác chính là ở phía nam, đó chính là căn cứ Tam Á của Hải quân Trung Quốc. Tam Á nằm ở cực nam đảo Hải Nam, vị trí địa lý ưu việt, vị trí chiến lược rất quan trọng, là căn cứ hải quân được xây dựng trọng điểm của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ mới, ưu thế chủ yếu nhất của nó là ra biển không lâu sẽ có thể đi vào biển âu (đây là khu vực ưu việt nhất so với các cảng khác của Hải quân Trung Quốc), rất thích hợp để đậu biên đội tàu chiến cỡ lớn.

Nhìn vào tình hình hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã triển khai rất nhiều tàu chiến mặt nước và tàu ngầm ở đây, trong đó bao gồm tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược tiên tiến nhất hiện nay. Nghe nói, căn cứ này đã thi công riêng 2 bến dài đến 950 m, đã có khả năng đậu tàu sân bay.

Trong tình hình Mỹ-Nhật phong tỏa chặt chẽ chuỗi đảo thứ nhất, Hải quân Trung Quốc phải tìm khâu đột phá mới, từ Biển Đông vượt qua các eo biển của Đông Nam Á, vươn ra Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, duy trì sự thông suốt của các tuyến đường như eo biển Malacca, eo biển Lombok và eo biển Sunda cực kỳ quan trọng.

Trong khi đó căn cứ hải quân Tam Á là căn cứ Hải quân Trung Quốc cách các eo biển nói trên gần nhất, khoảng cách thẳng khoảng 1.200 km, lấy tốc độ 20 - 25 hải lý/giờ của biên đội tàu sân bay để tính, xuất phát từ căn cứ Tam Á, có thể đưa các eo biển này vào phạm vi tác chiến của máy bay trên tàu trong vòng 2 ngày.

Ngoài ra, binh lực Quân đội Mỹ xung quanh căn cứ Tam Á tương đối mỏng yếu, hơn nữa biên đội tàu sân bay Hải quân Trung Quốc có thể vu hồi eo biển Đài Loan, làm khiếp sợ Nhật Bản từ hướng đông, đồng thời triển khai ở Tây Thái Bình Dương; ở hướng nam có thể đe dọa trực tiếp eo biển Malacca, tiến tới vươn ra Ấn Độ, tạo thế kiềm chế đối với Trung Đông và Đông Phi, triển khai tàu sân bay ở căn cứ Tam Á còn có thể bảo vệ tuyến đường dầu mỏ vốn yếu ớt của Trung Quốc, bảo đảm an toàn mạch máu kinh tế của Trung Quốc.

 

Con_Minh_172quan_cangHam_doi_Nam_Hai4_1.

Hải quân Trung Quốc đã triển khai tàu khu trục tên lửa thế hệ mới Type 052D đầu tiên mang tên Côn Minh số hiệu 172 ở Biển Đông - loại tàu này được cho là sẽ hộ tống tàu sân bay trong trong tương lai.

 

Hiện nay, Trung Quốc đã là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, dầu mỏ hàng năm nhập khẩu từ vùng Vịnh và châu Phi nhiều tới vài trăm triệu tấn, trong đó hầu hết đều phải đi qua eo biển Malacca mới có thể vận chuyển về nước. Cho nên, triển khai tàu sân bay nội địa tương lai ở căn cứ Tam Á rất có lợi cho bảo vệ tuyến giao thông dầu mỏ của Trung Quốc.

Cùng với việc bảo đảm sự thông suốt cho huyết mạch của mình, biên đội tàu sân bay Trung Quốc còn có thể chặt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Nhật Bản bất cứ lúc nào (nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản cũng đến từ Trung Đông, nơi này cũng là con đường phải đi qua). Trong khi đó Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nếu như xuất phát từ Okinawa, đi xa ngàn dặm mới có thể đến nơi, vì vậy, cho dù Nhật Bản phá vỡ hạn chế của Hiến pháp Hòa bình, thành lập biên đội tàu sân bay, Trung Quốc cũng có thể tiến hành uy hiếp có hiệu quả đối với họ.

Triển khai biên đội tàu sân bay ở căn cứ Tam Á có thể còn có sự tính toán quan trọng hơn. Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của một quốc gia là vũ khí chủ yếu tiến hành uy hiếp đối với kẻ thù, cũng là mục tiêu dò tìm và tấn công trọng điểm của đối phương, vì vậy ở vùng biển thực hiện nhiệm vụ tuần tra của nó cần bảo vệ chặt chẽ để ngăn chặn lực lượng săn ngầm của đối phương nhất là tàu ngầm hạt nhân tấn công xâm nhập.

Hơn nữa, diện tích Biển Đông rộng lớn, sâu hơn nhiều so với biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, đặc biệt là rãnh biển Biển Đông có độ sâu tới nghìn mét, đặc biệt thích hợp với hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tên lửa. Cho nên, những năm gần đây Trung Quốc bắt đầu bố trí tàu ngầm hạt nhân tên lửa ở Biển Đông, xuất phát từ căn cứ hải quân Tam Á có thể rất nhanh tiến ra khu nước sâu Biển Đông, đồng thời do đó chạy tới khu vực mai phục tuần tra xa hơn.

Vì vậy, Trung Quốc cần xây dựng khu pháo đài tàu ngầm hạt nhân tên lửa ở Biển Đông, bảo vệ an toàn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa, hơn nữa biên đội tàu sân bay có năng lực tác chiến đường không, ngoài khơi và dưới nước, có thể xây dựng hệ thống chống tàu ngầm ba chiều, bán kính tác chiến của nó có thể bao trùm toàn bộ khu tuần tra của tàu ngầm hạt nhân tên lửa, như vậy có thể bảo vệ có hiệu quả an toàn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa Trung Quốc.

Ngoài ra, vai trò chủ yếu của căn cứ tàu sân bay là phải bảo vệ và chứa biên đội tàu sân bay khổng lồ, đồng thời phải có hệ thống bảo đảm hậu cần đầy đủ. Hơn nữa, công trình của căn cứ tàu sân bay đòi hỏi tiến hành bảo trì và tiếp tế đối với các loại hệ thống con của tàu sân bay, bao gồm động cơ, vũ khí, thiết bị điện tử, đạn dược và nhiên liệu cùng với máy bay hải quân, ngoài ra còn phải xây dựng doanh trại để nhân viên ở, chữa bệnh và nghỉ ngơi, thậm chí cũng cần phải bố trí ổn thỏa thiết bị bảo trì đồng bộ máy bay trên tàu và các loại tàu cần vụ.

Hơn nữa, nhìn vào quy mô xây dựng của căn cứ Tam Á, hầu như chỉ hơn chứ không kém căn cứ Thanh Đảo, rõ ràng, căn cứ Tam Á ở Biển Đông là khu vực triển khai lựa chọn đầu tiên trong tương lai của tàu sân bay nội địa Trung Quốc – đây là điều không thể nghi ngờ.

Ham_doi_My2.jpg

Hạm đội tàu sân bay Mỹ

 

Hải quân Trung Quốc vươn ra biển xa

Hiện nay, Mỹ đang thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, thực hiện phương pháp tác chiến "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", mục đích của họ chính là muốn vây khốn Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất, vì vậy Trung Quốc phải phát triển hải quân tầm xa để tích cực ứng phó.

Đặc trưng chủ yếu nhất của hải quân tầm xa chính là sở hữu cụm tấn công tàu sân bay, nếu không cho dù đi đến biển xa cũng chỉ có thể trở thành bia ngắm sống của lực lượng tàu sân bay nước khác và để mặc cho người khác xâu xé. Khi sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đủ sức để hỗ trợ cho sở hữu nhiều tàu sân bay, tích cực phát triển chế tạo tàu sân bay và nhanh chóng hình thành năng lực tác chiến trở thành nhiệm vụ khó khăn cấp bách.

Có một điểm có thể khẳng định, đó chính là hiện nay số lượng và chất lượng của tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới đáp ứng nhu cầu quốc phòng tự thân và "bảo vệ chủ quyền biển", nếu muốn để cho lực lượng hải quân không còn trở thành hạn chế trong quốc phòng của Trung Quốc, việc chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc còn phải đi con đường dài.

Theo tiết lộ của nguồn tin, kế tiếp sau lô tàu sân bay động cơ thông thường nội địa đầu tiên, tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên dự tính sẽ hạ thủy sau năm 2020, đây cũng sẽ là tàu sân bay nội địa đầu tiên trang bị máy phóng điện từ. Có phân tích cho rằng, trước năm 2020, Trung Quốc sẽ chế tạo không ít hơn 4 tàu sân bay động cơ thông thường, đồng thời xây dựng 4 biên đội tàu sân bay; còn trước sau năm 2025, Trung Quốc sẽ xây dựng xong không dưới 6 biên đội tàu sân bay, trong đó sẽ bao gồm 2 biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân, chúng sẽ lần lượt triển khai ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.

Hơn nữa, tàu khu trục Type 0520 và tàu hộ vệ Type 0548 chuẩn bị cho biên đội tàu sân bay cùng với tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới hơn có kế hoạch chế tạo cũng sẽ trang bị hệ thống chỉ huy thông tin tác chiến mới tương tự tàu chiến của Quân đội Mỹ để thích ứng với nhu cầu tác chiến toàn cầu của Hải quân Trung Quốc.

Nếu nói sau khi sở hữu 4 biên đội tàu sân bay động cơ thông thường, Trung Quốc sẽ cơ bản sở hữu năng lực kiểm soát đối với trong ngoài chuỗi đảo thứ hai cho đến Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, như vậy, sau năm 2025, sau khi Hải quân Trung Quốc tiếp tục tăng thêm 2 biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân, sẽ có năng lực tác chiến từ Đông Thái Bình Dương đến toàn bộ Nam Thái Bình Dương, cho đến toàn bộ Ấn Độ Dương, thậm chí Đại Tây Dương, khi đó, Hải quân Trung Quốc sẽ bước vào hàng ngũ hải quân biển xa thực sự.

 

Gac_MaTQ_lan_bien_phi_phapsina2.jpg

Trung Quốc đã đưa ra chiến lược xây dựng "cường quốc biển", năm 2014 họ cho các lực lượng vũ trang, bán vũ trang... triển khai vô số các hành động bất hợp pháp ở Biển Đông như hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở biển Việt Nam, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp một cách cực nhanh ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam v.v...

 

Điều đáng chú ý là, gần đây, Mỹ liên tục tăng cường lực lượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và bố trí tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở khu vực Tây Thái Bình Dương, tổng số tàu sân bay của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã lên tới 6 chiếc, trong khi đó Trung Quốc để lộ thông tin chế tạo tàu sân bay mới hầu như đã phát đi "đạn tín hiệu" cạnh tranh với tàu sân bay Trung-Mỹ.

Mạng Deutsche Telekom Đức bình luận: "Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay nội địa đầu iên" là "tượng trưng của quyền lực tăng lên". Đài truyền hình N24 Đức thì cho rằng, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có mục tiêu rộng lớn, Trung Quốc không thỏa mãn với chỉ sở hữu một chiếc Liêu Ninh, mà tàu sân bay chính là tham vọng trỗi dậy của họ, nó sẽ tăng cường khả năng đe dọa, uy hiếp trên biển cho Trung Quốc.

Trong khi đó tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản lo ngại "cân bằng quân sự Đông Bắc Á có thể thay đổi", cho rằng Trung Quốc chế mới tàu sân bay làm cho "mối đe dọa đối với các nước xung quanh gia tăng", nếu tàu sân bay mới bố trí ở quân cảng Tam Á trên Biển Đông, điều này rõ ràng là để tranh giành Biển Đông và có ưu thế khi tranh giành chủ quyền với các nước như Philippines (Trung Quốc không có chủ quyền đối với đảo đá ngầm và vùng biển dưới đảo Hải Nam).

Bài viết còn cho rằng, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc rõ ràng đã tăng thêm ngân sách cho hải quân và không quân, những năm gần đây, Trung Quốc cấp tốc mở rộng khu vực hoạt động ở Tây Thái Bình Dương, cùng với trang bị tàu sân bay, có thể sẽ đưa Ấn Độ Dương vào tầm ngắm.

Báo Trung Quốc cho rằng, thực ra, sự lo ngại của phương Tây là dư thừa, là một nước lớn, Hải quân Trung Quốc vươn ra biển xa là kết quả lịch sử tất yếu. Đồng thời, Trung Quốc không thể phát triển tàu sân bay cỡ vừa và nhỏ như những nước vừa và nhỏ, mà cần lấy phát triển tàu sân bay cỡ lớn đặc biệt là tàu sân bay động cơ hạt nhân làm chính, như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu chiến lược của nước lớn trỗi dậy.

======================

Nếu - "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một cuộc chiến tranh thì thùng thuốc nổ sẽ xảy ra ở Hoa Đông. Nhưng nếu nó không kết thúc bằng một cuộc chiến thì vấn đề biển Đông sẽ rất phức tạp, trước khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một phương pháp khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyên bố Vùng nhận diện phòng không phi pháp trên Biển Đông đang đến gần

Bình Nguyên

12/01/15 12:54

(GDVN) - Những hoạt động cải tạo, thay đổi diện mạo thực của các đảo, đá trên Biển Đông sẽ tạo nên tác động không nhỏ đối với các nỗ lực hợp pháp của các bên.

 

Ngày 8/1/2015, báo Rappler trích dẫn ngồn tin do quân đội Philippines cung cấp cho biết Trung Quốc có thể sẽ hoàn thành xong việc xây dựng (trái phép -PV) một sân bay quân sự thứ hai trên khu vực Biển Đông.
 

BIEN_DONG.jpg

Biển Đông là không gian sinh tồn của nhiều dân tộc, là tuyến đường hải hải quan trọng của cả thế giới đang đứng trước kế hoạch độc chiếm của TQ (ảnh minh họa)

 

Truyền thông Philippines cũng đưa ra nhận định rằng tiến trình xây sân bay quân sự thứ hai trên Biển Đông có thể sẽ được TQ kết thúc vào cuối năm nay 2015.

Trong khi đó, báo Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản cũng đã trích dẫn tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines - tướng Gregorio Catapang Jr tiết lộ rằng Bắc Kinh đã đi được nửa đường trong kế hoạch cải tạo Bãi đá Chữ Thập (tên quốc tế là Fiery Cross Reef) thành một hòn đảo mà quan chức này cho rằng chắc chắn sẽ biến thành một sân bay quân sự tiếp theo.

Tháng 11 năm ngoái, Philippines đã công bố các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy hoạt động tấp nập của các hệ thống máy đào, múc của Trung Quốc trên  Bãi đá Chữ Thập ở Quần đảo Trường Sa.

Tình báo quân đội Philippines đã phát hiện các hoạt động của Trung Quốc từ trong tháng 8 năm 2014 đồng thời cũng đưa ra nhận định rằng Trung Quốc đang xây dựng một công trình tình nghi là sân bay quân sự dài đến 3km. Sân bay này đang trong quá trình hoàn thiện và nó sẽ trở thành sân bay quân sự có ý nghĩa chiến lược mà TQ đã xây dựng trái phép trong vùng quần đảo Trường Sa (Chủ quyền của Việt Nam).

Trước đó, Trung Quốc đã xây dựng và sử dụng trái phép một sân bay đa năng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa - phần lãnh thổ do Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm của Việt Nam trong quá khứ.

Báo Học giả ngoại giao cho biết, hiện nay Malaysia, Việt Nam, Đài Loan cũng như TQ đều đã xây dựng cho mình các sân bay quân sự trong phạm vi khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, báo của Nhật Bản dẫn các thông tin báo chí mới nhất cho biết Trung Quốc nằm khá xa so với các sân bay quân sự mà Bắc Kinh đã và đang xây dựng và sử dụng trên Biển Đông và việc TQ sẽ còn tiếp tục mở rộng các hoạt động cải tạo phi pháp để thiết lập các sân bay trên vùng Biển Đông là chắc chắn.

Cũng theo nhận định của tờ Học giả ngoại giao, việc có được 1 sân bay trên đảo Phú Lâm (tên quốc tế là Woody) và 1 sân bay đang xây trên Bãi đá Chữ Thập sẽ làm cho TQ tăng cường được các tuyên bố chủ quyền (phi pháp), cải thiện khả năng quân sự của mình trước các đối thủ trong vấn đề tranh đoạt Biển Đông.

Prashanth Parameswaran - một biên tập viên của tờ Học giả ngoại giao chuyên viết và nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực châu Á, Đông Nam Á hiện đang ở  Washington, D.C Hoa Kỳ cho biết:

"Như tôi đã từng đề cập và nhấn mạnh, điều quan trọng chúng ra nên lưu tâm đó là các hoạt động của TQ trên khu vực Biển Đông không phải chỉ là các sự kiện đơn lẻ, nó là những phần, những bước đi cụ thể trong một chiến lược xuyên suốt (bành trướng Đường lưỡi bò) nhằm thay đổi thực tế trên vùng nước mà Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền".

"Cụ thể, trong các trường hợp gần đây, Trung Quốc đang thực hiện các dự án cải tạo, đảo hóa đối với các bãi đá có tên quốc tế lần lượt là Cuateron Reef, Gaven Reef, và Johnson North Reef. Mục đích là tăng kích thước thật của các hòn đảo, bãi đá từ đó thay đổi hiện trạng, diện mạo theo định nghĩa của TQ giống như những gì đã và đang làm với Bãi đá Chữ Thập ở Quần đảo Trường Sa.”

Nguy hiểm và mưu mô hơn cả đó chính là những việc làm thay đổi hiện trạng này là nền tảng và chắc chắn sẽ được Trung Quốc sử dụng mới mục đích làm bằng chứng để phụ họa cho các tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên khu vực Biển Đông.

Hơn nữa, theo Prashanth Parameswaran, những hoạt động cải tạo, thay đổi diện mạo thực của các đảo, đá trên Biển Đông sẽ tạo nên tác động không nhỏ đối với các nỗ lực hợp pháp của các bên có tuyên bố chủ quyền ở khu vực.

Cũng giống như nhận định của một số chuyên gia quân sự, Prashanth Parameswaran cho rằng nếu Trung Quốc hoàn thành xây dựng xong sân bay ở Quần đảo Trường Sa thì điều này sẽ giúp cho các máy bay chiến đấu của Không quân TQ có khả năng vươn tới phần còn lại ở phía Nam của Biển Đông một cách dễ dàng, khắc phục được nhược điểm bán kích tác chiến, tiếp liệu trên không kém vốn có trước đây.

Hiện nay, số lượng các quốc gia ở Đông Nam Á quan ngại chiến lược Biển Đông của Trung Quốc đã tăng lên, ít nhất có hai quốc gia bắt đầu thực sự quan ngại các hành động của TQ đó là Indonesia và Malaysia.

Cuối cùng, chuyên gia an ninh Prashanth Parameswaran cảnh báo rằng thêm một sân bay nữa được TQ xây dựng trên Biển Đông cũng là thêm một bước nữa đến gần hơn cái mà Trung Quốc được cho là sẽ áp dụng trên Biển Đông được công bố đó chính là Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông giống như những gì TQ đã làm với khu vực Biển Hoa Đông ở phía Bắc.

Một nhận định đáng chú ý nữa được Prashanth Parameswaran đưa ra đó là kể từ khi TQ đơn phương đưa ra tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông vào năm 2013 thì mức độ hoạt động quân sự ở Hoa Đông giảm dần và mật độ hoạt động quân sự ở Biển Đông tăng lên đều đều, có thể trông thấy, điều đó có nghĩa là TQ đang quyết tâm để giải quyết vấn đề tăng năng lực quân sự thực tế tại khu vực trước khi đưa ra một tuyên bố có thể vấp phải các cản trở lớn.

Vì vậy, một tuyên bố như Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông phi pháp chắc chắn sẽ được đưa ra và vấn dề chỉ là thời gian mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Nhật:

Trung Quốc liên tục có các hành động nguy hiểm ở Hoa Đông

Thứ Hai, 12/01/2015 - 15:40
 

Dân trí Trung Quốc hôm nay đã lần đầu tiên lên tiếng chỉ trích tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Gen Nakatani, nói rằng nước này “phản đối mạnh mẽ” các bình luận của ông rằng Bắc Kinh liên tục gây ra “các hành động nguy hiểm” ở Hoa Đông.
 >>  Trung Quốc nói gì khi Nhật có bộ trưởng quốc phòng mới?

 

1-f9659.jpg
Tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Gen Nakatani trong vòng vây của báo giới. (Ảnh: AP)
 
Hồi tuần trước, tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã cáo buộc các tàu của Trung Quốc vi phạm lãnh hải Nhật Bản ở Hoa Đông, nói thêm rằng Bắc Kinh chĩa radar ngắm bắn vào các tàu Nhật, thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông và “đưa các máy bay chiến đấu lại gần bất thường” các máy bay Nhật.

Trong một tuyên bố đăng tải trên trang web vào hôm nay, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã đáp trả, nói rằng các hành động quân sự của nước này trên biển và trên không “là hoàn toàn hợp pháp”.

“Lãnh đạo Bộ quốc phòng Nhật đã phớt lờ các sự thật và vẫn nhắc lại giọng điệu cũ, thổi phồng mối đe dọa quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ điều này”, tuyên bố viết.

Bộ quốc phòng Trung Quốc còn nhắc lại lập trường rằng Bắc Kinh có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông và rằng nước này đã làm rõ với Tokyo về việc sử dụng radar.

Mặc dù hai nước đã đạt được một thỏa thuận hồi cuối năm ngoái nhằm điều chỉnh quan hệ song phương, nhưng các bình luận của Bộ quốc phòng Trung Quốc hôm nay đã cho thấy trạng thái mong manh trong quan hệ giữa hai láng giềng châu Á.

Quan hệ Trung-Nhật, vốn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề lịch sử, đã suy giảm nghiêm trọng trong 18 tháng qua do cuộc tranh chấp liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.

Ông Gen Nakatani, một nghị sĩ từng phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Nhật, đã được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng hồi cuối năm ngoái.

Ông Nakatani, người cũng đứng đầu cơ quan quốc phòng Nhật trong giai đoạn 2001-2002, tin rằng Nhật Bản nên có khả năng tấn công phủ đầu các căn cứ của đối phương trong trường hợp Nhật sắp bị tấn công.

An Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Âu nên "buông súng" trước Nga sau vụ khủng bố Paris

12/01/2015 09:32

 

khung-bo-paris-wwtx-1421029565484-27-0-3

 

Nước Pháp và có lẽ cả châu Âu vẫn đang rúng động trước vụ khủng bố Paris. Bầu không khí tại Tây Âu không còn yên bình nữa và người dân cảm thấy nguy hiểm đã gõ cửa ngay trước nhà họ. Điều này sẽ khiến Tây Âu phải buông súng và có thái độ khác trong chính sách bao vây, thù địch với Nga.

Người phương Tây có câu “một con bướm tại Nam Mỹ vỗ cánh cũng có thể tạo một cơn bão tại Nam Mỹ” là mượn chuyện khí động học để ví von rất hay về hiệu ứng domino.

Huống chi một vụ khủng bố kinh hoàng thì hiệu ứng nó tạo ra sẽ lớn hơn nhiều so tiếng vỗ cánh của loài bướm.

Khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga, tạo không khí thù địch với Nga, thậm chí là sẵn sàng chạy đưa vũ trang thì không ít người dân Pháp hay Anh ủng hộ hành động của chính phủ mà không nghĩ ngợi nhiều.

Họ chỉ nghĩ đơn giản là “Nga sai thì cần trừng phạt” và không hề nghĩ rằng điều đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường ngày.

Còn giờ thì khác. Sau vụ khủng bố Paris, nơi an ninh luôn được coi trọng thì xu thế của người dân Tây Âu là mong muốn hòa bình, sợ hãi chiến tranh.

Họ không còn muốn châu Âu rơi vào bất ổn, chết chóc và máu me nữa. Vào lúc này, tâm lý châu Âu là muốn xích lại với Nga để giải quyết 2 điểm.

Thứ nhất là cùng Nga tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố vì hoạt động này chỉ có thể tiến hành đồng bộ và hợp tác chặt chẽ.

Thứ hai và quan trọng hơn là giảm nhiệt căng thẳng với Nga để tháo ngòi nổ chiến tranh đang đè nặng châu Âu suốt nhiều tháng qua.

Nếu hỏi một người dân Pháp hay Đức nghĩ gì về việc NATO triển khai xe bọc thép gần biên giới Nga thì họ sẽ trả lời thế nào?

Một tháng trước, không ít người Pháp có thể nói “NATO muốn làm gì thì kệ họ” nhưng giờ thì chắc đa phần sẽ nói: “NATO không nên căng thẳng với Nga, chúng tôi muốn hòa bình”.

Không phải vô cớ mà Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi Nga cùng hợp tác ngay sau vụ khủng bố ở Paris.

Stoltenberg nói Nga "nên là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố" và lý giải: "Đó là lý do chúng tôi vẫn phấn đấu cho một mối quan hệ nhiều hơn và mang tính xây dựng với Nga.

Điều quan trọng là Nga vẫn là hàng xóm lớn nhất của Châu Âu".

Suốt gần 1 năm qua, kể từ khi Nga sát nhập bán đảo Crimea qua một cuộc trưng cầu dân ý, NATO luôn cứng nhắc với Nga và nói không trước các đề nghị hợp tác chống khủng bố với Nga.

Còn giờ, chính ông Stoltenberg lại ngỏ lời khi phát biểu ở Berlin.

Stoltenberg là người Na Uy, một đất nước thanh bình.

Có lẽ Stoltenberg cũng không muốn Na Uy rơi vào vòng xoáy chiến tranh như thế chiến lần 2 nữa.

Vậy còn cách nào khác là cần hợp tác với Nga để thao ngòi nổ chiến tranh ở châu Âu. Cần nhớ, trong 2 thế chiến, châu Âu đã bị tàn phá nặng nề trong khi Mỹ không chịu một quả bom nào.

Người châu Âu nên tự tháo bom cho mình trước khi chờ Mỹ đến tháo.

======================

Bởi vậy, cái này Lão Gàn nói lâu rồi. Tặng cho Nga cái anh Crimea, còn Châu Âu đồng thuận anh Ucraine váo khối EU. Cuối cùng, lằng nhằng cũng vậy vừa mất thì giờ, tốn kém tiền bạc - tức tiền thuế của nhân dân. Chuyện gì xảy ra nó cũng xảy ra dồi. Giá dầu giảm, còn cha nội cấm vận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Interpol công bố lệnh bắt giữ, dẫn độ cựu Tổng thống Ukraine Yanukovich

Nguyễn Hường

13/01/15 07:02

(GDVN) - Interpol có lệnh bắt giữ ông Yanukovich, con trai Alexander, cựu Thủ tướng Mykola Azarov, cựu Bộ trưởng Y tế Raisa Bogatyrev và Bộ trưởng Tài chính Yuriy Kolob

 

Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 12/1 đưa tin cho biết, Interpol đã công bố lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich và một số thành viên cấp cao trong chính quyền của ông về một số vi phạm kinh tế.

"Interpol đã ban hành cái gọi là thẻ đỏ với mục đích truy tố hoặc trừng phạt thông qua lệnh bắt giữ và dẫn độ ông Yanukovich sang Ukraine", thông tấn Itar-tass của Nga nhận định.

 

viktoryanukovich.jpg

Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich.

 

Theo tuyên bố chính thức của Interpol, lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yanukovich được ban hành theo yêu cầu của Ukraine với tội danh ăn cắp lượng lớn tiền, biển thủ công quỹ quy mô lớn và có tổ chức.

Tất cả những ai biết nơi trú ẩn hiện nay của ông Yanukovich phải có trách nhiệm thông báo cho Interpol.

Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov tuyên bố trên trang Facebook của mình rằng Interpol có lệnh bắt giữ ông Yanukovich, con trai Alexander, cựu Thủ tướng Mykola Azarov, cựu Bộ trưởng Y tế Raisa Bogatyrev và Bộ trưởng Tài chính Yuriy Kolobov.

intrepol.jpg

Lệnh truy nã của Interpol đối với ông Yanukovich.

 

Phản ứng trước động thái trên, Trưởng công tố Nga Yury Chaika trong một cuộc phỏng vấn với tờ "Rossiyskaya Gazeta" cho biết, Nga không nhận được yêu cầu dẫn độ ông Yanukovich và các chính trị gia Ukraine khác. Và nếu yêu cầu trên được thực hiện, nó sẽ được xử lý theo thông lệ quốc tế và luật pháp của Nga.

Trong tháng 4, các công tố viên Ukraine đã mở một vụ án hình sự chống lại ông Yanukovich với cáo buộc "lạm dụng quyền lực" và tham nhũng.

Ông Yanukovich được cho là đang trú ẩn tại một địa điểm bí mật ở Nga kể từ khi rời bỏ đất nước ngay trước thềm cuộc đảo chính tháng 2.2014/.

====================

Ngay trong topic này, khi ông Yanukovich mới trốn sang Nga, Lão Gàn đã khuyên người Nga không nên ủng hộ ông này. Quả nhiên đúng. Thẩm phán tối cao Nga đã sẵn sàng cho lệnh dẫn độ. Còn đây là lời khuyên tiếp theo của Lão Gàn, nhân danh làng Vũ Đại: Nếu người Nga đã đồng ý dẫn độ thì nên nghe Lão Gàn chấp nhân cái anh Ucraine sát nhập vào EU và anh Craine thuộc Nga cho nó lành. Thời gian rảnh để bàn chuyện khác. Thế giới này cũng nhiều chuyện phong long bỏ mựa. Tranh chấp cái anh Crime so với thế giới cũng như tranh chấp 20 cm ranh đất ở làng Vũ Đại vậy. Cái này phải nhờ lão Đại tiền bối Chí Phèo đến giải quyết.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc không tìm kiếm thống nhất bằng việc “thâu tóm” Triều Tiên

Phạm Duy (Vietnam+)

 

lúc : 13/01/15 15:27

 

1301_truyen_don.jpg
Nhóm dân sự tại Hàn Quốc dùng bóng bay rải truyền đơn chống Triều Tiên. (Nguồn: AFP)
 

Hãng tin Yonhap ngày 13/1 dẫn phát biểu của một quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan phụ trách các vấn đề liên Triều, khẳng định nước này không có ý định tìm kiếm sự thống nhất bằng việc “thâu tóm” Triều Tiên mà quá trình này sẽ được tiến hành dần từng bước để đi đến thống nhất một cách hòa bình.

Quan chức trên nhấn mạnh: “Chính phủ chúng tôi không tìm cách thống nhất bằng việc “thâu tóm” như phía Triều Tiên tuyên bố. Chính quyền hiện nay đang tiếp tục thực hiện chính sách thống nhất mà các chính quyền tiền nhiệm đã đưa ra nhằm thống nhất hòa bình một cách dần dần và từng bước, dựa trên các giá trị là quyền tự trị, hòa bình và dân chủ.”

Phát biểu trên được cho là để đáp lại những chỉ trích gần đây của Triều Tiên đối với chính sách thống nhất của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Ngày 8/1, Ủy ban Quốc phòng, cơ quan quyền lực cao nhất tại Triều Tiên, đã yêu cầu Hàn Quốc đưa ra một lập trường rõ ràng về sự thống nhất và đặt câu hỏi liệu Hàn Quốc có sẵn sàng cho một sự thống nhất hòa bình hay tiếp tục các cuộc đối đầu về ý thức hệ.

Liên quan đến kế hoạch của các nhóm dân sự tại Hàn Quốc dùng bóng bay để gửi các đĩa DVD bộ phim hài "The Interview" (nói về một âm mưu nhằm ám sát Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un) sang miền Bắc, quan chức trên đã nhắc lại dự định của Bộ Thống nhất nước này là sẽ can thiệp để dừng các hoạt động trên.

“Chúng tôi dự định yêu cầu họ (các nhóm dân sự) có một sự lựa chọn khôn ngoan (dừng thả bóng bay) nhằm ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy đến với cuộc sống và tài sản của người dân tại các khu vực biên giới,” quan chức trên cho biết./.

===================

“Chính phủ chúng tôi không tìm cách thống nhất bằng việc “thâu tóm” như phía Triều Tiên tuyên bố. Chính quyền hiện nay đang tiếp tục thực hiện chính sách thống nhất mà các chính quyền tiền nhiệm đã đưa ra nhằm thống nhất hòa bình một cách dần dần và từng bước, dựa trên các giá trị là quyền tự trị, hòa bình và dân chủ.”

 

Nhất trí! Hì.

Ấy là nói chung về nguyên tắc. Nhưng..."dần dần và từng bước" hả? Đừng lâu quá nha.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó Chủ tịch Trung Quốc có thể là mục tiêu chống tham nhũng kế tiếp

(Vietnam+)

lúc : 14/01/15 05:01

 

Ly_Nguyen_Trieu_tham_quan_Su35_Nga1_1.jp
Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều. (Ảnh: AFP)
 

Cùng với việc Thị trưởng Nam Kinh Lý Kiến Nghiệp và Bí thư Thị ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch lần lượt bị “ngã ngựa”, “bang Giang Tô” (các quan chức đi lên từ tỉnh Giang Tô) đang là chủ đề được nhắc đến rộng rãi ở Trung Quốc.

Trên blog của Tân Hoa xã tuần trước có đăng bài viết nói rằng việc Dương Vệ Trạch “ngã ngựa” có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc chống tham nhũng ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, và rất có thể sẽ lôi được “hổ lớn” ra ánh sáng.

Theo tờ “Đông phương Nhật báo” của Hong Kong ngày 13/1, “hổ lớn” mà blog của Tân Hoa xã ám chỉ chính là Phó Chủ tịch nước Trung Quốc đương nhiệm, ông Lý Nguyên Triều, người nắm quyền lãnh đạo ở Giang Tô từ năm 2000-2007, sau đó đảm nhiệm chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tại Đại hội 17.

“Bang Giang Tô” khởi nguồn từ “hiện tượng Tô Châu” và hưng vượng dưới thời Lý Nguyên Triều làm lãnh đạo Giang Tô, đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương.

Nguồn tin mới nhất từ Bắc Kinh của tạp chí “Minh kính” số tháng 2/2015 (xuất bản trước thời hạn) khẳng định vấn đề nghiêm trọng nhất của ông Lý Nguyên Triều chính là cấu kết bè đảng với Lệnh Kế Hoạch.

Hiện nay, tương lai của ông Lý Nguyên Triều đã bước vào thời kỳ đếm ngược./.

======================

Để xem thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites
Dùng giá dầu ép Putin: Obama dính đòn đau

Dantri.com.vn

Thứ Tư, 14/01/2015 - 07:17

 

Cuộc chiến giá dầu khiến một số doanh nghiệp Mỹ nếm mùi trái đắng đầu tiên, trong khi các nước OPEC đang cắn răng chịu đựng những thiệt hại to lớn, còn Nga và không ít các nước nhỏ khác chứng kiến kinh tế suy sụp.

 

Cú phá sản đầu tiên

 

Theo Hãng tin Reuters, tuần qua, một công ty khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt của Mỹ - WBH Energy - đã nộp đơn phá sản và có thể trở thành doanh nghiệp dầu mỏ đầu tiên của Mỹ rơi vào tình trạng này từ khi giá dầu sụt giảm 60% cách đây 6 tháng.

WBH Energy có quy mô khá nhỏ, trụ sở tại Texas, đã buộc phải niêm yết tài sản và món nợ trị giá chục triệu USD trong đơn xin bảo hộ phá sản tại Tòa án Phá sản bang miền Tây Texas vào Chủ Nhật tuần trước. Đây được xem là bước đường cùng đối với một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đá phiến.

Với các công ty lớn, khả năng chịu đựng tốt hơn. Tuy nhiên, WBH Energy phá sản đã dấy lên mối lo ngại về việc các hãng khác, nếu không rời bỏ cuộc chơi cũng phải chịu lỗ nặng do giá dầu sụt giảm trên toàn thế giới.

 

Putin-dau1-96eb7.jpg

 

Để rót vào khai thác dầu khí đá phiến, các công ty của Mỹ đã vay hơn 200 tỷ USD từ nhà băng và trái phiếu trên các thị trường tài chính như Wall Street và London.

Theo Wall Street Journal, nợ của các DN này tăng lên thêm hơn 55% kể từ năm 2010 nhưng doanh thu tăng rất chậm. Một điều chắc chắn là, doanh thu sẽ còn giảm trong năm 2014 và có thể cả 2015, khi giá dầu đã xuống mức thấp 6 năm qua, dưới 50 USD/thùng.

Hàng trăm tỷ USD của các DN Mỹ đang bị chôn chân trong các khoản đầu tư có tương lai khá mờ mịt khi một số nước chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) âm thầm bắt tay nhau và dường như muốn dầu giảm giá càng nhanh càng tốt, "xuống 20 USD/thùng cũng không giảm sản lượng" nhằm kìm hãm ngành khai thác dầu khí đá phiến Mỹ và giữ thị phần trên thị trường thế giới.

Cuộc chiến dầu khí đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Theo hãng tin RT, nhiều DN khai thác dầu khí đá phiến Bắc Mỹ cần phải bán dầu trong khoảng từ 60-100 USD/thùng để hòa vốn. Để tránh phá sản, việc sáp nhập đã được đề cập tới như trường hợp hai ông lớn Baker Hughes và Halliburton. Các kế hoạch đầu tư vào dầu khí đá phiến cũng được điều chỉnh lại theo hướng giảm mạnh.

 

Nhiều quốc gia kiệt quệ

Trong khi đó, tại các quốc gia khác, kể cả một số nước thuộc OPEC, Nga cũng kiệt quệ vì giá dầu giảm.

Theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu giảm xuống mức thấp như hiện nay sẽ khiến 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015.

 

Cuocchiengiadau2-96eb7.jpg

 

Với 4 nước Trung Đông chủ chốt của OPEC (Arab Saudi, Iran, Iraq, Kuwait), dự trữ ngoại hối lên tới gần nghìn tỷ USD có thể giúp họ chống lại cơn bão giá dầu giảm. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều quốc gia khác cũng thuộc tổ chức này cũng lao đao như Lybia (vốn lún sâu vào chiến sự), hay Venezuela (chìm trong khủng khoảng kinh tế)...

Hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng phá sản của Venezuela đã lên mức cao nhất thế giới, 93%, khi mà trái phiếu nước này xuống mức thấp nhất 16 năm qua. Với tình hình này, Venezuela có thể vỡ nợ trong vòng 5 năm tới. Người dân Venezuela điêu đứng và vẫn chịu cảnh xếp hàng nhận trợ cấp từ nhiều tháng nay.

Nga, trong khi đó, chứng kiến đồng rúp giảm giá không phanh, mất 45% trong năm 2014 do giá mặt hàng xuất khẩu chủ lực dầu mỏ liên tục lao dốc. Nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh trong năm 2015 với dòng vốn vẫn liên tục chảy ra khỏi đất nước này.

Có thể thấy, trong cuộc chiến giá dầu lần này, Mỹ đã đứt tay, Saudi Arabia xót ruột nhìn dòng tiền chảy về co lại chỉ bằng phần nửa so với trước.

Song, vấn đề đó dường như chưa ảnh hưởng tới quyết định của Saudi Arabia. Trong suốt một tháng rưỡi qua, đại diện Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) và Kuwait đều luôn nhấn mạnh OPEC sẽ không giảm sản lượng. Saudi Arabia thậm chí còn cho biết nếu các nước cắt giảm, Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng khai thác.

Trong tuần đầu năm mới 2015, sản lượng dầu thô của Mỹ thậm chí còn tăng thêm tăng 49.000 thùng/ngày kể từ khi OPEC phát động cuộc chiến trong cuộc họp ở Vienna ngày 27/11 lên tới 9,13 triệu thùng/ngày (cao hơn 1 triệu thùng/ngày so cách đó một năm).

Trong cuộc chiến này, Saudi Arabia dường như đang tới gần được mục đích của mình là kìm hãm sức mạnh dầu khí đá phiến của Mỹ để giữ thị phần, đồng thời giữ được vai trò lãnh đạo tại Trung Đông trong cuộc đối đầu với Iran, Syria.

Với Mỹ, giá dầu giảm như một món quà đầy ý nghĩa đối với chính quyền Tổng thống Obama. Các đối thủ của Mỹ từ Iran, Syria, tới Nga và Venezuela đều "quay cuồng" trong "bão" giá dầu.

Có thể thấy, mặc dù khá mâu thuẫn với Saudi Arabia về dầu khí đá phiến và thị phần dầu thô trên thế giới... nhưng Mỹ có vẻ như đang chấp nhận những mất mát nhất định - là sự tụt lùi của một ngành công nghiệp đầy triển vọng - để đổi lấy lợi thế trên các bàn đàm phán.

Tuy nhiên, giá dầu giảm cũng tiềm ẩn các nguy cơ khác như sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc - đối thủ chính của Mỹ trong tương lai; sự rạn nứt trong nội bộ OPEC; sự chia rẽ trong khối EU về vấn đề Nga sau những đối đầu Đông - Tây... Những cái bắt tay của Venezuale với Trung Quốc, những tiếng kêu gọi của các thành viên OPEC giảm sản lượng và những lời kêu than mệt mỏi, thiệt thòi của một vài ông lớn EU trong cuộc đối đầu Nga - Mỹ... cho thấy, cuộc chiến dầu khí đã lên tới hồi gay cấn.

 
Theo Văn Minh
VEF
================
Bởi vậy, suy cho cùng thì sự phát triển bền vững nhất trong lịch sử vẫn là trí tuệ, chứ còn dầu cũng như tất cả các loại khoáng sản khác thì cũng chỉ là nhất thời. Trước đây còn là than đá nữa đấy. Dầu đá phiến là một phát kiến từ tri thức. Sau này còn cái gì nữa cũng phải bàn.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ dù giàu vẫn chưa thể dẫn dắt thế giới

Dantri.com.vn
Thứ Tư, 14/01/2015 - 10:04

Các học giả Trường Kinh doanh Harvard phân tích những "đức tính" Trung Quốc còn thiếu để thực sự đạt tầm lãnh đạo toàn cầu, bất chấp sự phát triển vũ bão của nền kinh tế này.

 

Câu chuyện thần kỳ của kinh tế TQ trong 35 năm qua đã tốn quá nhiều giấy mực. Nước này đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho dù xét về thu nhập quốc dân trên đầu người thì còn lâu TQ mới đạt đẳng cấp đó.

5 năm qua chúng tôi làm việc ở TQ, không biết đã gặp bao nhiêu quan chức cấp cao trong chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp tự tin dạy bảo chúng tôi rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hết thời đã qua buổi hoàng kim, và trong thế kỷ 21 này, chân bá chủ chính là TQ. Với những bằng chứng như thế, chẳng trách họ ảo tưởng đến vậy. Nhưng chuyện quả thực không đơn giản, và chưa chắc có hậu như họ nghĩ.

Chúng tôi nhìn thấy những rào cản đáng kể trong trước mắt và lâu dài khiến cho TQ, dù đã giải được bài toán kinh tế khá chắc tay, vẫn khó lòng tiến xa hơn vì con đường đang ngày càng trở nên không bằng phẳng.

Động lực kinh tế là rất cần thiết nếu muốn lãnh đạo thế giới, nhưng chỉ thế là chưa đủ. Mặc dù TQ đã tăng trưởng phi thường, và triển vọng trước mắt vẫn rất sáng sủa bất chấp tình trạng khó khăn chung, nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn. Từ chảy máu chất xám đến bất ổn xã hội, từ ô nhiễm đến tham nhũng, chưa kể hàng triệu lao động du cư mà vì không có hộ khẩu, không được làm công dân chính thức.

 

4-a9e32.jpg
Thủ đô Bắc Kinh của TQ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Reuters
 
Thách thức lớn hơn cả có lẽ nằm ngay trong đời sống của tầng lớp tinh hoa đất nước này. Nghĩa là sao khi những công dân hàng đầu của một đất nước lại gửi tài sản và con cái của họ ra nước ngoài? Nghĩa là sao khi tiền tiết kiệm của các hộ gia đình và vốn của các công ty lại đổ vào bất động sản ở Mỹ, Canada và Anh? Nghĩa là sao khi Canada nhận được quá nhiều đơn xin nhập quốc tịch của người giàu TQ đến nỗi phải cố gắng hạn chế đối tượng này nhập cư?

Những công dân thành đạt nhất ở một cường quốc dẫn đầu thế giới không thể nào lại ưu tiên hàng đầu việc đưa con cái ra nước ngoài du học. Hiện đang có ít nhất 275 nghìn thanh thiếu niên TQ học tập ở các trường đại học Mỹ, và khoảng 160 nghìn ở châu Âu. Các trường trung học đầu bảng ở các quốc gia này nhận được một danh sách dài đơn xin học của học sinh TQ. Để đáp ứng xu thế này, các tổ chức giáo dục phổ thông trung học quốc tế đang tính đến việc mở chi nhánh ở TQ.

Dù ở TQ cũng có đến 300 nghìn sinh viên ngoại quốc đang theo học nhưng chủ yếu họ đến từ các nước trong khu vực, nên ảnh hưởng không thể gọi là toàn cầu được. Thứ hạng của các trường đại học TQ cũng tăng lên, nhưng vẫn chưa trường nào đặt chân được vào top 40. Nói ngắn gọn, riêng trong giáo dục đã là một chặng đường dài.

Các trường đại học TQ cũng gặp không ít trở ngại khi cố gắng cạnh tranh ở tầm toàn cầu. Đến gần đây, giảng viên các trường đại học ở TQ bị hạn chế gắt gao những chủ đề họ được phép nói với sinh viên cả trên giảng đường lẫn khi gặp riêng. Khái niệm “7 Không” - một danh sách những chủ đề tránh thảo luận với sinh viên - được thảo ra. Thật khó mà nói hết được hệ quả của những cấm đoán này đối với môi trường học tập và thảo luận ở các trường đại học.

Thế còn những phẩm chất khác của một quốc gia lãnh đạo toàn cầu? Theo chúng tôi, một nước không thể lãnh đạo nếu đồng tiền của họ không liên thông với thế giới và không thể quy đổi. Đây có lẽ là vấn đề dễ thấy, dễ nói nhất, và dường như đang có những dấu hiệu tiến bộ trong lĩnh vực này.

Cũng chẳng dễ mà dẫn dắt thế giới khi mà kiểm soát gắt gao internet, và qua đó ngụ ý về một sự thiếu tin tưởng sâu sắc với công dân của chính nước mình. Việc một chính quyền thiếu tự tin đến mức đó thì không thể đủ bản lĩnh làm lãnh đạo thế giới.

Cuối cùng, muốn lãnh đạo phải có thông điệp rung động lòng người. TQ thời nay không có một thông điệp nào như thế. Làm giàu hoành tráng là một câu nói vô hồn. Khái niệm “Giấc mơ TQ”, dựa chủ yếu vào quyền lực và tài sản vật chất, không có vẻ gì là đáng mơ mộng đối với các nước khác.

Giải quyết những vấn đề này trong một hai thập kỷ tới không hề dễ dàng. Nhưng không có nghĩa là không thể giải quyết. Thử so sánh với nước Mỹ năm 1900 - nơi phụ nữ không được bầu cử, những quy định phân biệt chủng tộc đầy rẫy ở miền Nam, thực phẩm và dược phẩm không hề được kiểm soát - để thấy sau một thời gian dài, hoàn toàn có thể có những thay đổi sâu sắc về giá trị và thể chế.

Chắc là cũng có thể mường tượng một viễn cảnh tương tự ở TQ trong một thế kỷ tới với những điều kiện phù hợp. Nhưng lúc này, những tranh luận về tương lai của TQ, dù là ngầm, đang sôi nổi ở đại lục. Khi nào những cuộc tranh luận như thế trở nên cởi mở, công khai và thậm chí là dự đoán được, ở đại lục, khi đó - và chỉ khi đó - mới tin được là TQ có năng lực để thực sự làm người lãnh đạo.

Theo Đại An
Vietnamnet
 
* Hai tác giả của bài viết: GS. William C. Kirby, chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Harvard, chuyên ngành Trung Quốc học ở ĐH Harvard University, Chủ tịch Quỹ TQ Harvard và GS. F. Warren McFarlan, chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Harvard, thỉnh giảng tại ĐH Thanh Hoa.
=================
Trung Quốc còn thiếu nhiều thứ lắm! Trước hết phải có bảng hiệu; có giá trị văn hóa căn bản phù hợp với một vị thế bá chủ....vv...và ...vv....Ngoài hai thứ tương tự nhau là kinh tế và quân lực hùng mạnh thì Hoa Kỳ có bảng hiệu là tự do, nhân quyền; có nền văn hóa khoa học kỹ thuật phát triển, có tổ chức xã hội tốt nhất hành tinh....Trung Quốc còn thiếu những thứ này.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Mỹ đang giành lại chiếc ghế bá chủ kinh tế thế giới
15/01/2015 08:30
 
(TNO) Kinh tế Mỹ đang có sự phát triển ấn tượng, song cũng phải nói việc các nền kinh tế hùng mạnh khác cùng “rủ nhau” sa sút đã góp phần không nhỏ đưa Mỹ trở lại tư thế dẫn đầu, National Interest nhận định về việc Mỹ trở lại làm bá chủ kinh tế thế giới.
kinh-te-my_dmmu.jpg?width=500
Tổng thống Mỹ Obama đã có một năm thành công về kinh tế - Ảnh: Reuters
 
Trải qua một năm đầy biến động của thế giới, với đỉnh điểm là hàng loạt quốc gia/lãnh thổ đang “khốn đốn” vì giá dầu, nước Mỹ sẽ lại là nguồn động lực lớn nhất cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Đó là nhận định của những trang tin nổi tiếng như Bloomberg, National Interest hay Business Spectator. Sau 15 năm chứng kiến sự vươn lên không ngừng của Trung Quốc cũng như nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICs (tức Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), Mỹ đã lại là nước phát triển kinh tế số một thế giới.
 
Những tín hiệu ấn tượng
Bloomberg ngày 12.1 đưa dự đoán của các nhà kinh tế thuộc những dịch vụ kinh tế - tài chính như JPMorgan Chase & Co., Deutsche Bank AG và BNP Paribas SA cho thấy Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 3,2% trong năm 2015. Đây là mức tăng trưởng kinh tế lớn nhất của Washington từ năm 2005 và là lần đầu tiên kể từ 1999, Mỹ không tụt lại phía sau sự tăng trưởng toàn cầu, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
Kết quả này là sự phản ánh của việc Mỹ đang “bùng nổ” nhu cầu việc làm với khoảng 3 triệu người tìm được việc làm trong năm 2014, kỷ lục của 15 năm qua.
Bộ Lao động Mỹ ngày 9.1 cho biết tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã tụt xuống mức 5,6%, thấp nhất từ tháng 6.2008, đồng thời bảng lương đã tăng 252.000 trong tháng 12 qua.
Song song với việc làm, người dân Mỹ cũng được tạo điều kiện chi tiêu mạnh mẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển thêm, một điểm rất tương phản với tình trạng giảm phát, chi tiêu ít ỏi của kinh tế châu Âu.
Cụ thể, Hiệp hội Ngân hàng Mỹ cho biết lãi suất cho vay tiêu dùng đã giảm kỷ lục chỉ còn 1,51% trong quý thứ 3 của năm 2014. Điều này dẫn đến việc chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ đã tăng 0,6% trong tháng 11 qua, đạt mức gấp đôi thông số của tháng 10. Trong đó, cả mặt hàng "xa xỉ” như các phương tiện vận tải nhẹ bao gồm xe hơi đã đạt doanh số 16,5 triệu USD trong năm 2014, cao nhất kể từ 2006.
Trong năm 2013, chi tiêu tiêu dùng cá nhân của người Mỹ cán mốc 11.500 tỉ USD. Đây là con số lớn hơn bất kỳ GDP của bất kỳ quốc gia nào trong thời điểm ấy, bao gồm cả Trung Quốc, theo IMF.
 
kinh-te-my3_djal.jpg?width=500
Mỹ tạo ra ánh sáng le lói về kinh tế trong một năm ảm đạm trên thế giới - Ảnh: Reuters
Anh hùng thời loạn
Theo Bloomberg, sự tăng trưởng của Mỹ thể hiện ở chi tiêu và việc làm trong nước, có sự đóng góp lớn của việc giá nhiên liệu sụt giảm thời gian qua. Như vậy, trong lúc BRICs và châu Âu đang khó khăn với giá dầu, thì Mỹ lại vươn lên do kiểm soát được sự phụ thuộc vào điều này.
Chính vì lẽ đó, trang National Interest cho rằng Mỹ có phát triển ấn tượng, song cũng phải nói việc các nền kinh tế hùng mạnh khác cùng “rủ nhau” sa sút đã góp phần không nhỏ đưa Mỹ trở lại tư thế dẫn đầu.
“Rất khó để các nước thuộc BRICs có thể tái lập sự phát triển như 10 năm qua”, nhà kinh tế Jim O’Neill từng làm việc tại tập đoàn Goldman Sachs cho biết. Theo đó, ông nói rằng Ấn Độ và Trung Quốc đều đang ở vào giai đoạn phát triển chậm lại, bên cạnh phải giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng như cải cách kinh tế.
Trong khi đó, National Interest khẳng định Trung Quốc và châu Âu có thể sẽ là tác nhân kéo kinh tế Mỹ đi xuống chút ít vì những mối liên hệ sâu sắc giữa 3 nền kinh tế này.
Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã đưa ra dự đoán năm 2015 giá nhà đất của nước này sẽ tiếp tục giảm, và có thể phải chuyển trọng tâm sang kinh tế hàng hóa. Và như vậy, không loại trừ khả năng Trung Quốc cũng sẽ giống châu Âu, tức đối mặt với vấn đề giảm phát do giá nhiên liệu tụt sâu và tâm lý bất an của người tiêu dùng.

Nhật Đăng

===================

Sang năm 2015, mọi chuyện sẽ rất buồn cười. Mọi dự đoán liên quan đến các mối quan hệ kinh tế xã hội, sẽ đều ...trật lấc. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Medvedev:

Dầu mỏ và khí đốt của Nga “kiệt sức”

Thứ Năm, 09:09  15/01/2015

(NLĐO) - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thừa nhận Moscow phải tái tạo nền kinh tế vì mô hình hiện tại không giúp Nga phát triển bền vững.

Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Moscow lấy xuất khẩu dầu làm nguồn thu chính và đóng góp cho ngân sách quốc gia. Kể từ tháng 6 năm ngoái, giá dầu tụt giảm hơn 60% khiến Nga gặp khó khăn về tài chính. Hôm 13-1, dầu Brent và dầu thô WTI giảm xuống dưới mức 45 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ năm 2009.

Trước tình hình giá dầu ảm đạm, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết chính phủ sẽ tăng cường hỗ trợ cho các ngành không liên quan đến dầu mỏ như công nghệ thông tin, năng lượng hạt nhân, hàng không và không gian nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu.

“Nga đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và liên lạc nhưng các ngành này phải “núp bóng” những gã khổng lồ năng lượng và tập đoàn tài chính” – ông Medvedev nhận định trên đài RT.

Trong nhiệm kỳ tổng thống từ năm 2008-2012, ông Medvedev chủ trương phát triển công nghệ, thành lập trung tâm nghiên cứu Skolkovo ở ngoại ô Moscow để thay đổi bộ mặt của lĩnh vực này. “Chúng tôi có những bài học thành công và đủ sức tìm lại ánh hào quang trong quá khứ ” – thủ tướng Nga bày tỏ.

 

1-1421286401376.jpg
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: RIA Novosti

 

Hôm 13-1, Ngân hàng Thế giới (WB) điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Nga, cho rằng kinh tế nước này giảm 2,9 % trong năm 2015. Tháng 12 năm ngoái, WB dự báo con số này chỉ là 0,7%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ giá dầu tụt dốc không phanh, căng thẳng vấn đề Ukraine dẫn đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Moscow.

Dù vậy, ông Medvedev tin tưởng Ngân hàng Trung ương Nga đã nắm trong tay những công cụ cần thiết để đảm bảo sự ổn định của đồng rúp, đưa kinh tế tăng trưởng trở lại. Thủ tướng Nga cho biết thêm dự trữ ngoại tệ của Nga sẽ không bị ăn bớt và không loại trừ khả năng kiểm soát vốn, bên cạnh việc nhắc nhở Ukraine nên trả hết nợ.

Ông Medvedev cũng hy vọng Moscow có thể bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu (EU). Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Gaidar ở Moscow hôm 14-1, ông Medvedev đề nghị: “Chúng tôi đánh giá rất cao các mối quan hệ mà chúng tôi đã xây dựng với châu Âu, đối tác thương mại chính của Nga. Tôi hy vọng trong tương lai gần, chúng ta nên bình thường hóa mối quan hệ này”.

Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp Nga chấm dứt can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine, EU mới bàn tới chuyện xem xét rút lại lệnh trừng phạt và bình thường hóa nhiều khía cạnh trong mối quan hệ, nhưng chắc chắn không thể “hợp tác thương mại như trước đây” đối với Moscow. Đó là nội dung một văn kiện thảo luận của EU được báo The Wall Street Journal đăng tải hôm 14-1.

Văn kiện trên cho biết EU có thể tăng cường hợp tác với Nga trên ba lĩnh vực chủ chốt: chính sách ngoại giao, thương mại và hợp tác ngành. Hai bên còn có thể hợp sức chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria, phối hợp chính sách về Libya, Iran và tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

EU đã cắt đứt liên lạc với Nga về một loạt các vấn đề thương mại, năng lượng và an ninh sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea tháng 3-2014. Với một số dấu hiệu cho thấy tình hình ở miền Đông Ukraine có thể ổn định, hoặc ít nhất là không trở nên xấu đi, EU đang tìm cách thoát khỏi bế tắc với Nga.

Tại cuộc họp thượng đỉnh G20 ở TP Brisbane – Úc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini cũng tiết lộ sẽ đến thăm Moscow vào đầu năm 2015 và khẳng định duy trì đối thoại với Điện Kremlin.

 

P.Nghĩa (Theo RT, Reuters, TASS, Wall Street Journal)

======================

Ngài Putin đã mắc sai lầm. Tuy nhiên,vẫn còn cơ hội cho nước Nga.

Qua việc này mới thấy rằng: Sự phát triển bền vững của một đất nước là do sự sáng tạo của tri tuệ, chứ không phải vì nó có nhiều đại gia. Nếu không có sự sáng tạo ra những động cơ máy nổ thì dầu mỏ cũng chỉ dùng để thắp đèn dầu.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Trung Quốc:

Tầm nhìn Tập Cận Bình về quan hệ Trung-Mỹ quá tham vọng

Hồng Thủy

15/01/15 09:44

(GDVN) - Ông Đông cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập mô hình quan hệ mới với Mỹ nhưng cần hạ thấp tiêu chuẩn.

 

obama_tap_can_binh.jpg

Ông Tập Cận Bình gợi ý về mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ trong khi hội đàm với ông Obama ở California tháng 6/2013, nhưng Washington không đả động gì đến khái niệm này. Ảnh: Tân Hoa Xã.

South China Morning Post ngày 15/1 dẫn lời một học giả Trung Quốc, ông Diêm Học Đông - Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế đương đại thuộc đại học Thanh Hoa bình luận, tầm nhìn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ đã được chứng minh là quá nhiều tham vọng, không thực tế.

Ông Tập Cận Bình đã kêu gọi Washington cùng xây dựng mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ tại một hội nghị thượng đỉnh với ông Barack Obama ở California tháng 6/2013. Các nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, sáng kiến này được xác định bởi 3 nội dung: Không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau và thúc đẩy các mối quan tâm, hợp tác cùng có lợi.

Học giả Diêm Học Đông nhận xét, đã không có điểm nào trong 3 nội dung nói trên được thực hiện. Ông Đông cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập mô hình quan hệ mới với Mỹ nhưng cần hạ thấp tiêu chuẩn, trong đó chỉ tập trung vào nội hàm đầu tiên, đó là không xung đột và đối đầu. Tuy nhiên, ông Đông đổ lỗi cho sự thất bại của tầm nhìn Tập Cận Bình là vì Washington không tôn trọng Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh vẫn tôn trọng Hoa Kỳ.

Benjamin Herscovitch, một nhà nghiên cứu độc lập từ Trung tâm Australia cho biết, khuôn khổ mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ không hoàn toàn khả thi, và lỗi thuộc về cả hai phía. Trong ngắn hạn, Washington muốn duy trì trật tự hậu Chiến tranh Lạnh trong khi Bắc Kinh "chào đón sự suy giảm tương đối của Mỹ về quyền lực toàn cầu" và xem đó là cơ hội gia tăng "quyền tự trị chiến lược" hơn nữa của các quốc gia châu Á.

Chengxin Pan, một giáo sư về quan hệ quốc tế đại học Deakin cho biết, thuật ngữ "kiểu mới" mà Bắc Kinh đưa ra cho mối quan hệ Trung - Mỹ có thể là một sai lầm vì nó ngụ ý rằng, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh phải trở nên khác hoàn toàn với những gì đã diễn ra trong quá khứ. Sẽ tốt hơn nếu có những kỳ vọng vừa phải và tránh những tham vọng không tưởng như vậy.

=======================

 

obama_tap_can_binh.jpg

Ông Tập Cận Bình gợi ý về mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ trong khi hội đàm với ông Obama ở California tháng 6/2013, nhưng Washington không đả động gì đến khái niệm này. Ảnh: Tân Hoa Xã.

 

Đây là hình ảnh cuộc gặp mặt "lục sỉ" - Í lộn - "Lịch sử" - giữa ngài Obama và ngài Tập Cận Bình , mà Lão Gàn đã đoán trước kết quả và thái độ của ngài Obama chính xác một cách ngoạn mục, ngay trong topic này.

Với sáng kiến mà ngài Tập đưa ra:

Các nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, sáng kiến này được xác định bởi 3 nội dung: Không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau và thúc đẩy các mối quan tâm, hợp tác cùng có lợi.

Nó không chỉ thể hiện tham vọng ngay trong nội dung của nó, mà còn là một đề nghị quá chủ quan và tự tin không có cơ sở của Trung Quốc trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nội dung của "sáng kiến" này thực chất là "cưa đôi" thế giới với Hoa Kỳ, nếu được thực thi. Nếu Trung Quốc được Hoa Kỳ tán thành 'sáng kiến" này thì cái lưỡi bò ở bể Đông sẽ thành cái sừng tê giác. 

Leo mựa! Làm léo gì cái sáng kiến này thực thi được. Bởi vậy, mới có sự đón tiếp "nồng nhiệt" của ngài Obama với ngài Tập ở một trang trại nghỉ dưỡng ở Cali, thay vì ở Nhà Trắng.

Lão Gàn ngồi trong cái lò gạch làng Vũ Đại, còn thấy "ý nghĩa" và "mục đích" của sáng kiến này, huống chi là các chính tri gia Hoa Kỳ. Thế giới này còn khốn khổ, hoặc đến cả một nền văn minh phải tan nát, nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh. Lão Gàn thừa biết những âm mưu của các thế lực chính trị quốc tế với Việt sử của Việt tộc từ hơn 40 năm trước. Có điều là thời thế khác nhau cho những giai đoạn lịch sử.

 

nixon_mao_trach_dong_CLIZ.jpg

Lịch sử 1972 - Thời Chiến tranh Lạnh giữa hai khối Liên Xô và Hoa Kỳ.

 

obama_tap_can_binh.jpg

Lịch sử năm 2013 - Thời của nước cờ tàn quyết định ngôi bá chủ thế giới.

 

Chẳng phải ngẫu nhiên mà chỉ có 4 nước tham gia vào cái gọi là "cộng đồng khoa học quốc tế"  phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, Gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ và hai đồng minh chí cốt từ trước thế chiến là Pháp và Anh Quốc với BBC. Hơn 40 năm sau, thời thế đã thay đổi, hình thành hai phe đối lập về quyền lợi là Trung Quốc với Hoa Kỳ và Đồng Minh. Các người đã thi hành âm mưu này một cách rất tinh vi. Nếu các vị không từ bỏ qúa khứ và những âm mưu với Việt sử, cá nhân Lão Gàn chưa thể tin được thiện chí của quý vị.

Chỉ cần thứ "khoa học" một chiều cho sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và chiều ngược lai bị phủ nhận một cách gay gắt cho cá nhân Lão Gàn, đủ để Lão Gàn xác định vấn đề.

Ngài Uông Dương đã thừa nhận vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Như vậy, chính Hoa Kỳ sẽ phải là quốc gia đầu tiên sửa chữa lại những sai lầm của qúa khứ và Trung Quốc phải ủng hộ điều này, để thể hiện thiện chí của ngài Uông Dương.

Quyết định ngôi bá chủ thế giới do những quy luật vũ trụ xác định. Nói nôm na là do Thượng đế quyết định.

Đừng để quá muộn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ triển khai tàu tuần dương USS Chancellorsville tới Nhật Bản

(Vietnam+)

lúc : 16/01/15 21:17

 

1612015haiquanmy.jpg
Tàu tuần dương USS Chancellorsville của Mỹ. (Nguồn: wikipedia)
 

Kyodo đưa tin, này 16/1, Hải quân Mỹ thông báo tàu tuần dương USS Chancellorsville trang bị tên lửa dẫn đường của nước này sẽ gia nhập Lực lượng hải quân triển khai tiền phương (FDNF) tại Yokosuka, gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào mùa Hè này.

Nguồn tin cho hay việc triển khai tàu Chancellorsville, được trang bị hệ thống chiến đấu mới nhất Aegis Baseline 9, thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nguồn tin nêu rõ: "Như một phần trong kế hoạch lâu dài của Hải quân Mỹ nhằm triển khai những đơn vị có năng lực và tân tiến nhất tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tàu Chancellorsville sẽ rời cảng căn cứ San Diego để triển khai tới Yokosuka vào mùa Hè 2015."

Tháng 10/2014, Hải quân Mỹ cho biết sẽ điều hai tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường tới Yokosuka trước năm 2017. Như vậy đến thời điểm đó, hạm đội Mỹ tại Yokosuka sẽ có 14 tàu, kể cả một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân./.

===================

Đông tàu thủy nhể!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Mỹ:

TQ chuẩn bị cho chiến tranh

16/01/2015 10:20

 

100218-thinkagain3-91300300-142137654646

 

Theo tờ American Thinker, ngoài nỗ lực nạo vét ngày đêm và làm đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ hiện còn đang xây dựng căn cứ không/hải quân ở quần đảo Nanji - phần gần nhất của TQ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.

 

bao-my-tq-chuan-bi-cho-chien-tranh.jpg
TQ được cho là đang xây dựng bãi đáp trực thăng ở quần đảo Nanji. Ảnh: Kyodo

 

Trước đó, họ đã xây dựng một sân bay cũng ở khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. 

Những hình ảnh gần đây của Google Earth cho thấy một số máy bay Su 27 (hoặc phiên bản) ở phía tây và một số chiếc J-8 Finbacks ở giữa sân bay.   

Căn cứ mới ở quần đảo Nanji chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư ít phút đi máy bay phản lực.

Một hình ảnh mà Thời báo Nhật Bản có được cho thấy một quả đồi được san phẳng với ít nhất 8 bãi đỗ trực thăng.

Hành trình thông thường từ quần đảo Nanji đến Senkaku/Điếu Ngư là 600km.

Trực thăng vận chuyển lính của TQ sẽ bay khoảng 800km trong hành trình tương tự.

Nhật có các tàu phòng vệ bờ biển ở quanh Senkaku/Điếu Ngư nhưng không có vũ khí.

Tàu TQ nếu đụng độ với tàu phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ bị coi là bên xâm lấn.

Nhưng trực thăng có lại có thể bay qua các tàu Nhật và đổ bộ lính mà không bị phản đối.

Như vậy, chỉ trong vòng vài phút, cờ TQ sẽ xuất hiện trên các đảo và trên mạng.

Khi đó, Nhật sẽ trở thành kẻ gây hấn nếu dỡ bỏ cờ TQ.

Đó là lý do TQ lập khá nhiều bãi đáp trực thăng và cũng là cách họ bắt đầu một cuộc chiến mà không bị coi là kẻ gây hấn.

Bộ Ngoại giao Nhật đã đưa ra biểu đồ thể hiện số lần xâm nhập của TQ vào lãnh hải Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong mỗi tháng. 

Qua đó, có thể thấy, đây là một nỗ lực bền bỉ và có sự chỉ đạo. 

Giờ đây, TQ còn triển khai hàng trăm tàu tới quần đảo Osagawa thuộc chuỗi đảo thứ hai. 

Với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, người TQ chưa từng sống ở bất kỳ đảo nào trong quần đảo.

Về phía Nhật, thời điểm người Nhật sống nhiều nhất tại quần đảo này (hơn 200 người) là trước Thế chiến I.

Nhật không hề có quân đội ở Senkaku/Điếu Ngư trong khi đó những động thái của TQ trên quần đảo Nanji được xem là đồng nghĩa với việc chuẩn bị chiến tranh.

Hồi cuối tháng 12, Thời báo Nhật nhấn mạnh, các diễn biến trên quần đảo Nanji có thể "đánh động" các chiến lược an ninh Nhật-Mỹ liên quan tới phòng thủ Senkaku/Điếu Ngư.

Báo này dẫn lời Li Jie, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hải quân TQ rằng, quân đội nước này đã thiết lập sự hiện diện quân sự - gồm cả hệ thống radar - trên quần đảo. 

“Đây là vị trí chiến lược quan trọng vì khoảng cách gần với quần đảo Điếu Ngư - TQ gọi quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật là Điếu Ngư.

Nó có thể hỗ trợ cho vùng nhận diện phòng không Hoa Đông và là địa điểm hải quân trọng yếu với các tuyến phòng thủ ven biển của TQ", ông này nói.

Thái An - theo Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều gì đang chờ đợi Việt Nam trên Biển Đông năm 2015?

Hồng Thủy

17/01/15 07:00

(GDVN) - Điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể...

 

 

hinh_minh_hoa.jpg

Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Hình minh họa.

 

Ngày 16/1 tờ The Diplomat đăng bài phân tích của Khang Vu, một nhà phân tích quan hệ quốc tế từ New London, New Hampshire, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam có thể tận dụng các mối quan hệ với các nước TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Những vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam năm 2015 là một mớ hỗn độn, phức tạp, chủ yếu là do căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam), Việt Nam đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc theo đuổi các mối quan hệ đa dạng hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Philippines, Hoa Kỳ. Với yếu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc với gần như toàn bộ Biển Đông và ý chí mạnh mẽ xoay trục chiến lược sang châu Á của Hoa Kỳ, năm 2015 mở ra cho ngoại giao Việt Nam cả cơ hội lẫn thách thức.

Về cơ bản Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam do những lợi ích chung cũng như các mối đe dọa từ Trung Quốc. Kể từ khi Washington công bố nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam từ tháng 10 năm ngoái, Việt Nam đã đa dạng hóa hệ thống vũ khí của mình sau nhiều năm phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ Nga. Năm 2015 Việt Nam sẽ cần tìm ra những loại vũ khí phù hợp nhất với việc đối phó với các thách thức ở Biển Đông và làm thế nào tích hợp hiệu quả với hệ thống vũ khí Nga.

Với những vũ khí Mỹ mà Việt Nam có được, hai nước có thể dễ dàng tiến hành tập trận chung, tăng khả năng Hoa Kỳ có thể truy cập vào các căn cứ hải quân chiến lược của Việt Nam và xây dựng lòng tin giữa hải quân hai nước. Ngoài ra chiến thắng của Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản và những đổi mới trong Hiệp định quốc phòng nâng cao Mỹ - Philippines cũng đã tạo ra mộ nền tảng vững chắc cho sự hợp tác giữa Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, đồng thời đảm bảo cho Mỹ có thể vận hành "trục" trơn tru trong khu vực.

Trong năm 2015, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng của tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng và độc lập của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã nhập siêu gần 24 tỉ USD năm 2013. Điều này có thể là một điểm yếu cho Việt Nam trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc trong tương lai.

 

canh_sat_bien.jpg

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam vẫn tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam bất chấp đe dọa, uy hiếp từ tàu Trung Quốc trong vụ giàn khoan 981.

 

Tuy nhiên Hoa Kỳ luôn muốn có một mối quan hệ ổn định, mạnh mẽ và độc lập với Việt Nam để đối phó với (sự bành trướng sức mạnh) của Trung Quốc, và để duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong đàm phán hiệp định này, miễn là Việt Nam có thể đáp ứng một số yêu cầu của Mỹ. Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc vì hiệp đinh đòi hỏi về nguồn gốc của các sản phẩm đến từ một quốc gia thành viên TPP. Việt Nam có thể không hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất nó, có nghĩa là thành công của các cuộc đàm phán TPP sẽ chỉ ra chính sách (kinh tế) của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam, quốc gia vốn đã tạo dựng được quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản, Philippines và Hoa Kỳ. Trong 6 tháng cuối năm 2014, Trung Quốc đã 3 lần phái quan chức cấp cao đến Việt Nam để thảo luận về các tranh chấp với những giai điệu trở nên thân thiện hơn sau mỗi lần gặp gỡ, đặc biệt là chuyến thăm của ông Du Chính Thanh, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp trung ương.

Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ. Việt Nam sẽ phải đưa ra một chiến lược linh hoạt để đối phó với một Trung Quốc không thể đoán trước, Khang Vu bình luận.

Trong năm 2015 Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague sẽ ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982) ở Biển Đông, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông trong đó có Manila. Một phán quyết như vậy có thể có một tác động mạnh mẽ tới ngoại giao của các nước trong khu vực. Gần đây Việt Nam đã lên tiếng đề nghị tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông, tuy nhiên Trung Quốc vẫn tiếp tục phủ nhận vai trò của tòa án.

Nếu Trung Quốc tiếp tục xây dựng các hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, một cuộc xung đột với Việt Nam hay Philippines có thể nổ ra bất cứ lúc nào, vì vậy Việt Nam cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản, Philippines và Hoa Kỳ là quan trọng, và một mức độ cảnh giác với Trung Quốc đã được chứng minh là cần thiết mặc dù Việt Nam không thể bỏ mối quan hệ với nước láng giềng này.

Share this post


Link to post
Share on other sites