Posted 5 Tháng 5, 2013 Sẽ xuất hiện những loại vũ khí làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh... ================================ Tên lửa X-51A của Mỹ lập kỳ tích Cập nhật lúc 06:04, 05/05/2013 (ĐVO)- Mỹ vừa bắn thử thành công tên lửa siêu thanh X-51A Waverider. Thông tin được đăng tải chính thức trên trang web của Không quân Mỹ. Cuộc thử nghiệm được tiến hành hôm 1/5 trên Thái Bình Dương. Tên lửa được phóng đi từ một máy bay B-52H ở độ cao 15.240 m gần căn cứ không quân Edwards ở California. Ban đầu tên lửa có tốc độ 4,8M (5.098 km/h), sau đó đạt tới tốc độ 5,1M. Trong hành trình bay kéo dài 6 phút, tên lửa X-51A Waverider đã đạt đến tốc độ 5,1M , tương đương 5.417 km/h. Sau khi vượt qua khoảng cách 426 km, tên lửa đã tự hủy. Tên lửa được gọi là Waverider (Cưỡi sóng) đơn giản bởi vì nó có khả năng bay vượt tốc độ âm thanh. Máy bay B-52H Stratofortress mang theo tên lửa X-51A Waverider Đây là hành trình bay dài nhất mà tên lửa X-51A từng thực hiện trong số các lần thử nghiệm cũng như là hành trình bay dài nhất của các tên lửa siêu thanh. Không quân Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm đã hoàn toàn thành công. Ông Darryl Davis, một quan chức của hãng Boeing nói: “Cuộc thử nghiệm đối với loại động cơ phản lực tính siêu âm này là thành tựu mang tính lịch sử mà phải mất rất nhiều năm mới thành công. Cuộc thử nghiệm này cũng chứng tỏ công nghệ đang được hoàn thiện đã mở ra cánh cửa để ứng dụng thực tiễn cũng như tăng cường hệ thống phòng thủ và tiếp cận không gian vũ trụ một cách ít tốn kém hơn”. X-51A Waverider không chỉ là một tên lửa mà còn được kỳ vọng là một phương tiện vũ trụ ít tốn kém trong tương lai Vụ bắn thử này là vụ thử thứ tư trong lịch sử X-51A Waverider. Trong 3 vụ thử trước đó, chỉ có vụ thử thứ nhất vào năm 2010 là “thành công 95%”. Khi đó, tên lửa duy trì được tốc độ 5M trong vòng 3 phút, tuy nhiên trong quá trình bay đã phát hiện sự không ổn định của tên lửa. Các vụ thử sau đó diễn ra năm 2011 và 2012 đã thất bại. Vụ thử năm 2011 thất bại vì trục trặc của động cơ tăng tốc. Vụ thử một năm sau đó thất bại do trục trặc kỹ thuật khi động cơ siêu thanh dòng thẳng thể khởi động, dẫn đến tên lửa mất điều khiển. Vụ thử ngày 1/5 vừa qua là lần thử cuối cùng theo kế hoạch ban đầu của dự án Waverider. Hiện Không quân Mỹ chưa có kế hoạch tiếp tục bắn thử X-51A Waverider trong thời gian tới. Tuy nhiên, các công việc nghiên cứu sau thành công này sẽ tiếp tục được tiến hành. Cận cảnh tên lửa X-51A Waverider dưới cánh máy bay B-52H Tên lửa X-51A WaveRider dài 7,62 m, nặng 1.814 kg (chưa mang đầu đạn). Mục tiêu của Mỹ là đưa loại tên lửa này đạt tới tốc độ 6-7M (7.200-8.400 km/h), cho phép tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất trong vòng 1 giờ. Các nguồn tin trong USAF cho biết, sắp tới không có các kế hoạch sẵn có về việc khởi động các dự án như vậy, như vậy các hoạt động nghiên cứu siêu vượt âm sẽ tiếp tục. Đông Triều Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 5, 2013 Hé mở giải pháp quân sự của Mỹ trên Biển Đông Chủ Nhật, 05/05/2013 - 10:06 Tạp chí ngoại giao The Diplomat vừa đăng bài phân tích về những lựa chọn khó khăn của Mỹ trước tình hình tranh chấp lãnh thổ ngày càng nóng bỏng trên Biển Đông. Tàu tác chiến cận bờ USS Freedom của Hải quân Mỹ xuất hiện ở Biển Đông đầu tháng 3/2013. Chính phủ Mỹ luôn khẳng định giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, nhưng tạp chí này cũng gợi mở các giải pháp quân sự có giới hạn của Mỹ trên Biển Đông nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các đồng minh và đối tác, chống lại mọi hành động áp đặt, gây hấn trên biển để đảm bảo hòa bình, tự do hàng hải trên biển, thịnh vượng cho khu vực. Theo hai tác giả Patrick M. Cronin và Alexander Sullivan thuộc Trung tâm An ninh New American, những hành động leo thang liên tục gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông như đơn phương áp đặt các quyền hạn vô lý trên Biển Đông, đưa tàu chiến, tàu hải giám, thậm chí cả tàu sân bay vào vùng biển đang tranh chấp, nhiều lần bị cáo buộc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, Philippines...đang trực tiếp gây tổn hại tới các mục tiêu chiến lược của Mỹ trong khu vực như giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng giải pháp hòa bình, đảm bảo tự do hàng hải... Theo The Diplomat, khi con đường ngoại giao dường như có ít tác dụng trong việc hạ nhiệt căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông (ít nhất trong thời điểm này), Mỹ cần có các giải pháp khác để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng cho khu vực. The Diplomat nêu rõ: Mỹ cần có những bước đi cụ thể để nâng cao khả năng cho các đồng minh và đối tác nhằm chống lại sự áp đặt và gây hấn; giúp củng cố niềm tin với luật hàng hải quốc tế; nâng cao quyền lực của ASEAN... Sau khi dẫn chứng hàng loạt sự kiện diễn ra gần đây, tạp chí này cho rằng ngay cả luật pháp quốc tế cũng khó có thể giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, ít nhất trong thời điểm hiện tại. Cụ thể, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế xung quan việc tranh chấp lãnh thổ, nhưng Bắc Kinh đã từ chối can dự vào quá trình tố tụng. Theo The Diplomat, trước những diễn biến thực tế trên, Mỹ sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trên Biển Đông, nhưng bất kỳ giải pháp nào cũng cần có sự kết hợp giữa lĩnh vực quân sự, ngoại giao/chính trị và kinh tế. Tàu cứu hộ USNS Salvor của Mỹ vừa cập cảng Đà Nẵng cuối tháng 4/2013. Hé mở giải pháp quân sự Về mặt quân sự, các tác giả đưa ra những gợi ý như sau: Thứ nhất, Mỹ cần giúp tăng cường khả năng của các đồng minh và đối tác bằng cách hỗ trợ để họ đảm báo đủ khả năng phòng thủ tối thiếu chống lại sự gây hấn. Theo các tác giả, Mỹ công nhận quyền của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhưng Bắc Kinh cũng nên công nhận quyền của các nước láng giềng về chính điều này. Nỗ lực của Mỹ nên tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ, bao gồm an ninh hàng hải. Mỹ có thể hỗ trợ trong lĩnh vực thông tin tình báo, giám sát và trinh sát. Thứ hai, Hải quân và Lực lượng tuần duyên Mỹ nên hỗ trợ các đối tác trong việc huấn luyện quân sự, dịch vụ hàng hải để có thể giúp giảm thiểu nguy cơ trên biển như việc điều khiển an toàn các tàu ngầm. Ngoài các giải pháp quân sự, tạp chí này cũng gợi ý các giải pháp ngoại giao, kinh tế như Mỹ nên giúp củng cố vai trò của ASEAN trong việc xác định 'số phận' của Biển Đông, gây sức ép để sớm ra đời Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), xem Indonesia như một quốc gia trung gian trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông... Thứ ba, tổ chức và ủng hộ cho các giải pháp nhằm xây dựng niềm tin giữa các quân đội có liên quan. Huấn luyện kết hợp, đặc biệt là những hoạt động có lợi ích chung như cứu trợ nhân đạo, giải quyết thảm họa và chống cướp biển. Thứ tư, thúc đẩy các giải pháp ngoại giao quân sự như việc Trung Quốc chấp thuận đề nghị của Mỹ mời nước này tham dự tập trận vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2014. Thứ năm, Mỹ cần phê chuẩn Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Thứ sáu, mặc dù Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ ủng hộ giải pháp hòa bình, nhưng Mỹ cũng cần có những giải pháp ngăn ngăn ngừa xung đột, tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Philippines. Theo Trí Đường Tiền phong Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 5, 2013 Phó thủ tướng Nhật: 1.500 năm chưa bao giờ quan hệ tốt với Bắc Kinh Chủ Nhật, 05/05/2013 - 23:35 (Dân trí) - Trong khi đang công du Ấn Độ, Phó thủ tướng Nhật Taro Aso hôm nay 5/5 cho biết Nhật Bản chưa bao giờ có mối quan hệ tốt đẹp, suôn sẻ với Trung Quốc trong suốt 1.500 năm qua. Phó thủ tướng Nhật Taro Aso “Ấn Độ có chung biên giới đất liền với Trung Quốc còn Nhật có những điểm tiếp xúc hàng hải với Trung Quốc, thế nhưng trong quá khứ 1.500 năm và xa hơn nữa, chưa bao giờ chúng tôi có quan hệ với Trung Quốc cực kỳ suôn sẻ cả”, tờ Nikkei và tờ Sankei Shimbun của Nhật dẫn lời Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng tài chính Nhật Aso cho hay.Bình luận của ông Aso được đưa ra vào ngày thứ bảy 4/5 trong cuộc gặp với các doanh nhân Ấn Độ tại New Delhi, trong bối cảnh căng thẳng Nhật-Trung trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Theo tờ Sankei, ông Aso, từng là thủ tướng Nhật, đã đưa ra bình luận trên khi có gợi ý cho rằng Nhật và Ấn Độ nên củng cố hợp tác quốc phòng và hợp tác trên biển do cả hai đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ấn Độ và Trung Quốc hiện đang “hục hặc” về vụ lính Trung Quốc bị Ấn Độ cáo buộc đã thâm nhập vào vùng lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở vùng biên giới giữa hai nước. Theo các nguồn tin báo chí, ông Aso cũng kêu gọi hợp quốc phòng chặt chẽ hơn nữa giữa Nhật, Ấn, Australia và Mỹ, nhằm đảm bảo ổn định khu vực. Ông Aso cũng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của báo chí vào tháng trước khi ông tới thăm ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi Yasukuni ở Tokyo, ngôi đền thờ 2,5 triệu người chết trong chiến tranh, trong đó có cả những tội phạm chiến tranh thời Thế chiến II. Ngôi đền Shinto này bị các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc, xem là biểu tượng của quá khứ quân phiệt của Nhật. Phan Anh Theo AFP ===================== 1500 năm - Tức là suốt chiều dài lịch sử nước Nhật! ! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2013 Ấn Độ phát tín hiệu rắn với Trung Quốc Cập nhật lúc 09:28, 05/05/2013 (ĐVO)- Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid ngày 4/5 đã cảnh báo khả năng hủy chuyến công du Trung Quốc dự kiến vào tuần tới nếu vụ lính Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ vẫn bế tắc. Tuyên bố của ông Khurshid được đưa ra khi ông này trả lời phỏng vấn một đài truyền hình Ấn Độ trong chuyến thăm tới Iran. Ngoại trưởng Ấn Độ cho rằng đến nay, Bắc Kinh chưa đáp ứng đòi hỏi của New Delhi về việc giải quyết vụ lính Trung Quốc vượt biên giới là Đường kiểm soát thực tế (LAC) để hạ trại sâu trong lãnh thổ Ấn Độ đến khoảng 20 km tại vùng Ladakh. Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid Ông Khurshid cũng úp mở những khả năng “khó lường” mà Ấn Độ sẽ tiến hành. Ông nói: “Việc xem xét lại kế hoạch chuyến thăm hiện vẫn chưa cần thiết. Tuy nhiên, điều gì xảy ra ngày mai không thể đoán định trước từ hôm nay”. Ngoại trưởng Ấn Độ cũng nhấn mạnh, ông hoàn toàn mong muốn thay đổi “sự cố mang tính thù địch” hiện nay tại Ladakh và trả lại nguyên trạng ở Thung lũng Depsang, nơi mà binh lính Trung Quốc xâm nhập. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Ấn Độ Khurshid sẽ có chuyến thăm 2 ngày tới Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 9/5 theo lời mời của người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Hãng Tân Hoa Xã dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã xác nhận kế hoạch này, đồng thời cho biết hai nước cam kết giải quyết vấn đề tranh chấp liên quan tới việc lính Trung Quốc xâm nhập vào Ladakh và không để vụ việc ảnh hưởng tới quan hệ song phương. Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Thung lũng Depsang Việc lính Trung Quốc vượt sang lãnh thổ Ấn Độ đang làm dấy lên căng thẳng về tranh chấp biên giới giữa hai nước. Do chưa chính thức đạt thỏa thuận về đường biên giới sau cuộc chiến 1962, New Delhi và Bắc Kinh đã đồng ý về "Đường kiểm soát thực tế", gọi tắt là LAC. Năm 1993 và 1996, hai nước đã ký một số thỏa ước duy trì hòa bình tại khu vực biên giới chung. Trong những năm gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng cường lực lượng quân đội tại khu vực đường LAC song vì quyền lợi kinh tế, hai bên thường tổ chức các cuộc gặp để làm giảm căng thẳng tranh chấp biên giới. Trước hành động của Trung Quốc, chiều ngày 4/5, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony đã báo cáo với Tổng thống, kiêm Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Ấn Độ Pranab Mukherjee về các biện pháp mà chính phủ đã tiến hành để giải quyết vụ binh sĩ Trung Quốc xâm nhập và dựng trại tại Daulat Beg Oldi (DBO) thuộc khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở Ladakh. Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Bikram Singh cùng các tướng lĩnh Mạng tin trực tuyến PTI cho biết Bộ trưởng Antony báo cáo với Tổng thống Mukherjee về diễn biến vụ việc và các đối sách của quân đội Ấn Độ, sau khi một phái đoàn Liên minh dân chủ quốc gia (NDA), do Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) đứng đầu, ngày 3/5 đã tới gặp ông Mukherjee để bày tỏ mối quan ngại về các vụ xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ của binh sĩ Trung Quốc. Theo PTI, binh sĩ Trung Quốc đã đóng trại tại khu vực DBO từ ngày 15/4 và từ chối rút khỏi các vị trí này mặc dù hai bên đã tiến hành ba cuộc gặp cấp lữ đoàn trưởng biên phòng để giải quyết vấn đề. Trước đó một ngày, Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ Bikram Singh đã trình bày phương án đối phó với Trung Quốc trước Thủ tướng Ấn Độ và các Bộ trưởng trong nội các. Trong số các biện pháp được đưa ra, đáng chú ý có kế hoạch đổ quân chốt giữ một số điểm cao, thực hiện các cuộc tuần tiễu ở biên giới nhằm cắt đứt đường tiếp vận từ Trung Quốc sang cho 5 trại lính nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Một khi đường tiếp vận bị cắt, binh lính Trung Quốc sẽ buộc phải rút về nước. Đông Triều Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2013 BLV Hoàn Cầu: Trung Quốc cần "khai đao" Philippines để dọa Việt Nam!? Chủ nhật 05/05/2013 07:28 (GDVN) - Hoàn Cầu đăng tải cái gọi là "phân tích" của một bình luận viên đặc biệt của tờ báo này với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến và khiêu khích của Hàn Thi Huyên khi y cho rằng giới chức Bắc Kinh "khai đao" với Philippines để dọa nạt Việt Nam. Hoàng Thi Huyên, chân dung của "bình luận viên đặc biệt" trên Thời báo Hoàn Cầu Ngày 4/5, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng tải cái gọi là "phân tích" của một bình luận viên đặc biệt của tờ báo này với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến và khiêu khích của Hàn Thi Huyên khi y cho rằng giới chức Bắc Kinh "khai đao" với Philippines để dọa nạt Việt Nam. Cũng không khác gì giọng điệu của dàn "hỏa lực mồm", những học giả quân sự diều hâu Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trên các tờ báo điện tử, diễn đàn online về quân sự, tranh chấp biển đảo mà điển hình là Thời báo Hoàn Cầu lu loa lên rằng Việt Nam, Philippines "xâm phạm" cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Trường Sa, trong khi thực tế chính Trung Quốc mới là kẻ xâm phạm, leo thang gây hấn với Việt Nam, Philippines ở Biển Đông, Trường Sa. Kẻ có tật thường giật mình, hoạt động tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản hoặc Philippines và Nhật Bản được Hàn Thi Huyên và cánh học giả Trung Quốc chụp mũ thành "âm mưu thành lập vòng vây kiềm tỏa Trung Quốc" trong khi trên thực tế chính những động thái ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Đông đang làm các quốc gia láng giềng thực sự lo ngại. Và khi tìm kiếm thông tin của "bình luận viên đặc biệt Thời báo Hoàn Cầu", Hàn Thi Huyên lại là cái tên khá nổi trong giới blog hiếu chiến, "hỏa lực mồm Trung Quốc". Thông tin trên các trang từ điển bách khoa Trung Quốc cho biết Hàn Thi Huyên sinh năm 1993, trẻ hơn nhiều so với cánh học giả diều hâu tướng tá quân đội Trung Quốc, là "nhà thơ" và Bình luận viên đặc biệt của Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo. Trong một động thái khác có liên quan, cũng tờ Thời báo Hoàn Cầu khi dẫn lời Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc đang công du 4 nước Đông Nam Á cao giọng "cảnh báo một số thế lực, quốc gia cá biệt chớ gây chuyện, khuấy căng thẳng Biển Đông", Thời báo Hoàn Cầu cũng hùa theo giọng Vương Nghị khi lên tiếng kêu gọi "Philippines và Việt Nam nên phối hợp với thiện chí của Trung Quốc" ở Biển Đông. Cái mà Vương Nghị cũng như Thời báo Hoàn Cầu gọi là "thiện chí" lại chính là những hành động ngang ngược, bất chấp mọi nguyên tắc và thông lệ của luật pháp quốc tế khi phái tàu quân sự bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam khi đang đánh bắt tại Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hay cướp đoạt quyền kiểm soát của Philippines tại bãi cạn Scarborough giữa ban ngày? Hay việc hùng hổ kéo 4 tàu chiến ra bãi James chỉ cách bờ biển Malaysia 80 km đánh dấu lãnh địa cái gọi là đường lưỡi bò (đường chữ U, đường 9 đoạn) phi lý và phi pháp? Nếu như Vương Nghị còn dùng ngôn ngữ ám chỉ về cái gọi là "các thế lực, quốc gia cá biệt gây sự, khuấy căng thẳng Biển Đông" thì Thời báo Hoàn Cầu lại ngông nghênh hơn khi chụp mũ thẳng thừng cho Philippines, Việt Nam chính là "quốc gia, thế lực cá biệt"!? Không dừng lại ở đây, xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/5 còn cao giọng "khuyên" Philippines và Việt Nam phải xem như Trung Quốc đang có "thiện chí" trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, "ngoan ngoãn" đàm phán tay đôi với Bắc Kinh, "chớ lôi kéo các thế lực bên ngoài vào Biển Đông", và cuối cùng dọa dẫm: Biển Đông càng căng thẳng thì Philippines và Việt Nam càng "thiệt thòi". Hồng Thủy ============= Lão Say tình chưa? Dậy mà xem cái thằng mặt búng ra sữa bày đặt nói chuyện chính trị này: Lông mày thì tán vĩ: loại người làm việc không có hậu, cuối đời chẳng ra gì. Mắt thư hùng lại một mí là kẻ cơ hội, nham hiểm. Thần khí lờ đờ, nhiều tham vọng nhưng không đủ ý chí để đạt mục đích. Miệng thì cá chóp cụp xuống, là kẻ chuyên nịnh hót theo đóm ăn tàn. Mũi tuy to, sống mũi thẳng, nhưng gẫy ngay ấn đường, người này số không thọ lâu được. Đúng là Trung Quốc bí cờ trong sách lược cả đối nội,lẫn đối ngoại, nên mới phải dùng cả đến mấy thằng nhóc này khua môi múa mép. Này con trai! Con sinh năm 1993 thì nhỏ hơn cả thằng cháu ngoại Lão Gàn. Con xách sang đây cho ông ngoại thùng rượu Mao Đài thứ xịn.Nhậu xong, ông sửa vài nét trong sổ Nam Tào , may ra con sống lâu hơn một chút đấy! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2013 Mỹ chống lưng để Nhật phát triển vũ khí hạt nhân áp chế Trung Quốc? Thứ Hai, 06/05/2013 - 09:34 Trong tình huống xấu nhất, để bảo vệ địa vị thống trị của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ sẽ hậu thuẫn cho Nhật Bản từ bỏ 3 nguyên tắc phi hạt nhân để chế tạo loại vũ khí sát thương hàng loạt này nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Vừa qua, trang Web của Đài truyền hình New Dehli (NDTV) của Ấn Độ đã đăng tải một công trình nghiên cứu của Quỹ đầu tư Hòa bình quốc tế Carnegie của Mỹ. Bài viết thể hiện, tuy Trung Quốc đã nỗ lực tránh xảy ra xung đột quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ, nhưng thực lực kinh tế và quân sự Trung Quốc càng ngày càng mạnh đã đe dọa đến địa vị bá chủ của Mỹ ở khu vực Đông Á. Công trình nghiên cứu này cho thấy, trong vòng 20 năm nữa, Trung Quốc sẽ rút ngắn khoảng cách thực lực quân sự với Mỹ, ví dụ như trong công nghiệp chế tạo hàng không mẫu hạm và máy bay không người lái... Tuy vậy, xét đến mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế giữa Mỹ với Trung Quốc và giữa họ với các quốc gia khác ở châu Á, hiện nay Trung Quốc không thể đối đầu trực tiếp về quân sự với Mỹ. Mỹ sẽ hậu thuẫn cho Nhật phát triển vũ khí hạt nhân? (Ảnh minh họa) Tuy vậy, sự quật khởi của Trung Quốc khiến cho sự thống trị lâu dài của Mỹ ở châu Á bị lung lay. Một chuyên gia về chính sách quốc phòng Trung Quốc của Mỹ, trực tiếp tham gia công trình nghiên cứu là ông Michael D. Swaine lo lắng: “Chúng ta muốn biết, liệu Hoa Kỳ sẽ đối phó thế nào với tình hình mới ở khu vực Đông Á trong tương lai. Đến lúc đó liệu người Mỹ có còn tung hoành ở tây Thái Bình Dương như hiện nay hay không? Hoa Kỳ cần phải nhanh chóng xem xét một chiến lược thay thế”. Đối với hình thái khu vực Đông Á trong tương lai, công trình nghiên cứu này nhận định: “Viễn cảnh dễ xảy ra nhất là sự "cân bằng có tính xói mòn"”. Cụ thể là, tuy Mỹ vẫn giữ địa vị bá chủ trong vài chục năm nữa, nhưng thực lực kinh tế và quân sự Trung Quốc càng ngày càng mạnh, sẽ dần dần làm suy yếu địa vị chủ đạo của Mỹ tại khu vực này, tình thế này sẽ diễn ra trong thời gian rất dài. Ngoài ra, một thách thức mà Đông Á có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai là sự tích tụ các mâu thuẫn nhỏ sẽ dẫn đến các mâu thuẫn lớn, ví dụ như tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ càng ngày càng căng thẳng. Công trình nghiên cứu trên cho biết, có thể nhận thấy là trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ không đi theo vết xe đổ của Liên Xô cũ để biến mình thành địch thủ lớn nhất của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân cơ bản nằm ở chỗ, trong vài chục năm tới Trung Quốc sẽ chỉ quan tâm giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia lân bang và thu hồi Đài Loan, thống nhất đất nước, tiến tới xây dựng địa vị bá chủ của họ trong khu vực nên họ sẽ tránh đối đầu trực diện với Mỹ. Tuy vậy, trong tương lai xa hơn, sau khi đã hoàn tất các mục tiêu trước mắt về tranh đoạt lãnh thổ và thống nhất đất nước, chắc chắn là Trung Quốc sẽ quay sang bành trướng thế lực và coi Mỹ là đối thủ lớn nhất trên toàn cầu. Nếu Mỹ không ra tay sớm, lúc đó có thể đã quá muộn. Trong tương lai, tranh chấp Senkaku sẽ ngày càng quyết liệt? Vì vậy, hiện nay Mỹ vẫn xem sự quật khởi của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng. Trong tình hình phải cắt giảm dự toán ngân sách, Chính phủ Mỹ vẫn tăng cường chi tiêu quân sự cho lực lượng Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á, kiên quyết duy trì địa vị bá chủ về quân sự tại khu vực này. Công trình nghiên cứu này còn khẳng định, trong tình huống xấu nhất, để bảo vệ địa vị thống trị của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, Washington sẽ hậu thuẫn cho Tokyo tiến hành các hành động quyết liệt hơn, ví dụ như cố ý gây khó dễ cho Bắc Kinh, thậm chí là từ bỏ 3 nguyên tắc phi hạt nhân để chế tạo loại vũ khí kinh khủng này nhằm áp chế Trung Quốc. Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô =============== Cái này nói lâu rùi! Model nó vậy rùi! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2013 Ui, bọn hỏa lực mồm thế hệ trẻ này làm việc ( có ăn lương chính phủ hẳn hoi ) ở các forum nước ngoài chăm chỉ lắm. Và tư tưởng cũng cực kỳ phản động. Thực sự rất phát-xit và ngạo mạn đúng kiểu thiên triều. Câu cửa miệng của bọn chúng khi cải nhau là " anh hùng trọng anh hùng " ( diễn dịch lệch ý đi là nước mày yếu thì mày phải chịu lép đi). Cứ hở ra là đòi nuke ( đánh bom hạt nhân ) nước khác. Một dạo bị member Viet phát hiện, tụi nó đi đâu phao phản, tranh thủ dư luận thế giới ( những người không biết gì hoặc biết thông tin 1 chiều từ TQ) đặt điều nói xấu (chiến tranh Việt-Kam, chiến tranh biên giới phía Bắc, sự giúp đỡ "vô tư..túi" của TQ với Việt Nam trong thời chiến tranh với Việt-Mỹ) là mem Việt theo tới đó đấu lý dập tơi tả ( có cả đấu lý về văn hóa, lịch sử, bản đồ ). Cái mới là những tưởng chỉ có bọn chip hôi lên mạng nói vu vơ, phao phản lung tung tranh thủ được gì thì tranh thủ, nay chúng lên hẳn mặt báo in. Một bước tiến gần hơn đến tư tưởng phát xit kiểu mới mà cũ - phục hưng tư tưởng đại Háng thiên triều. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2013 Ui, bọn hỏa lực mồm thế hệ trẻ này làm việc ( có ăn lương chính phủ hẳn hoi ) ở các forum nước ngoài chăm chỉ lắm. Và tư tưởng cũng cực kỳ phản động. Thực sự rất phát-xit và ngạo mạn đúng kiểu thiên triều. Câu cửa miệng của bọn chúng khi cải nhau là " anh hùng trọng anh hùng " ( diễn dịch lệch ý đi là nước mày yếu thì mày phải chịu lép đi). Cứ hở ra là đòi nuke ( đánh bom hạt nhân ) nước khác. Một dạo bị member Viet phát hiện, tụi nó đi đâu phao phản, tranh thủ dư luận thế giới ( những người không biết gì hoặc biết thông tin 1 chiều từ TQ) đặt điều nói xấu (chiến tranh Việt-Kam, chiến tranh biên giới phía Bắc, sự giúp đỡ "vô tư..túi" của TQ với Việt Nam trong thời chiến tranh với Việt-Mỹ) là mem Việt theo tới đó đấu lý dập tơi tả ( có cả đấu lý về văn hóa, lịch sử, bản đồ ). Cái mới là những tưởng chỉ có bọn chip hôi lên mạng nói vu vơ, phao phản lung tung tranh thủ được gì thì tranh thủ, nay chúng lên hẳn mặt báo in. Một bước tiến gần hơn đến tư tưởng phát xit kiểu mới mà cũ - phục hưng tư tưởng đại Háng thiên triều. Ngày xưa, Tào Tháo đánh Viên Thiệu. Trần Lâm - mưu sĩ của Viên Thiệu - viết bài hịch "Phò Hán phạt Tào". Tào Tháo đang bị cảm, đọc xong bài hịch, toát mồ hôi, khỏi cảm luôn. Nhưng Tháo cười mà phán rằng: "Văn Trần Lâm tuy hay. Nhưng vũ bị của Viên Thiệu lại dở. Nên sớm muộn gì cũng thất bại mà thôi". Cuối cùng Tào Tháo tiêu diệt Viên Thiệu. Nay Trung Quốc về vũ bị so với Hoa Kỳ chẳng là cái đinh gì. Đã vậy lại thiếu hẳn tính chính danh chỉ trong quan hệ với các nước láng giềng, chưa nói đến cái bảng hiệu cần có để bá chủ - dù chỉ khu vực (Nhật Bủn hồi đại chiến thế giới lần II còn đẻ ra được thuyết Đại Đông Á). Bởi vậy:Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng có trách "trời gần, đất xa". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2013 BLV Hoàn Cầu: Trung Quốc cần "khai đao" Philippines để dọa Việt Nam!? Chủ nhật 05/05/2013 07:28 ============= Lão Say tình chưa? Dậy mà xem cái thằng mặt búng ra sữa bày đặt nói chuyện chính trị này: Lông mày thì tán vĩ: loại người làm việc không có hậu, cuối đời chẳng ra gì. Mắt thư hùng lại một mí là kẻ cơ hội, nham hiểm. Thần khí lờ đờ, nhiều tham vọng nhưng không đủ ý chí để đạt mục đích. Miệng thì cá chóp cụp xuống, là kẻ chuyên nịnh hót theo đóm ăn tàn. Mũi tuy to, sống mũi thẳng, nhưng gẫy ngay ấn đường, người này số không thọ lâu được. Đúng là Trung Quốc bí cờ trong sách lược cả đối nội,lẫn đối ngoại, nên mới phải dùng cả đến mấy thằng nhóc này khua môi múa mép. Này con trai! Con sinh năm 1993 thì nhỏ hơn cả thằng cháu ngoại Lão Gàn. Con xách sang đây cho ông ngoại thùng rượu Mao Đài thứ xịn.Nhậu xong, ông sửa vài nét trong sổ Nam Tào , may ra con sống lâu hơn một chút đấy! Mắt thư hùng lại còn tam bạch nhãn, cằm lệch, khuyết. Hàm chó ngao. Mũi này đâu được gọi là to mà là mũi chó. (Mũi to chuẩn đẩu phải lớn và tròn) đằng này chuẩn đầu xẹp lép lại còn lỗ mũi hở đen ngòm. (số thằng này là chết bất đắc kỳ tử ) Loại hỷ mũi chưa sạch này mà làm bình luận viên đặc biệt thì thằng Hoàn cầu chắc sắp chết nên mới dùng thằng này bình loạn. Nó chứng tỏ một điều rằng Nhân Dân Tung Cóong đã không thèm đọc tờ báo này từ lâu rồi vì vậy để Pro giới trẻ Tung cóong phải dùng đến loại đầu óc tóc tai này để nghêu ngao đấy cụ ạ! rút cục lại Hoàn cầu cũng chỉ đến thế mà thôi 1 cái lá cải già úa và một bầy sâu nghêu ngao đang phải vật lộn với cái nắng của mùa hạ năm nay 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2013 Nhật phác thảo đề xuất thay đổi chính sách quốc phòng 06/05/2013 08:13 (TNO) Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản đã soạn thảo những điểm chính của các đề xuất thay đổi chính sách quốc phòng của nước này, theo đài NHK ngày 5.5. LDP nói rằng những thay đổi này là cần thiết nhằm đối phó với những thách thức an ninh tăng cao trong khu vực. Đảng của Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng an ninh phải được tăng cường xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo LDP, Lực lượng Phòng vệ Nhật cần có khả năng tiến hành các chiến dịch đổ bộ tương tự như những chiến dịch do các lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ thực hiện. Đảng của Thủ tướng Shinzo Abe đang nỗ lực đề ra những quyết sách củng cố quốc phòng của Nhật - Ảnh: AFP Đảng cầm quyền của Nhật cũng nói rằng nước này cần được chuẩn bị sẵn sàng hơn cho những vụ tấn công hạt nhân và tên lửa đạn đạo sau những hành động khiêu khích gần đây của CHDCND Triều Tiên. Họ cho rằng Nhật cần có khả năng tấn công các căn cứ của đối phương. LDP cũng muốn có những cuộc thương thảo nhằm cho phép Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể, đồng thời kêu gọi Lực lượng Phòng vệ nước này bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân chống lại nguy cơ khủng bố. Nhân lực, thiết bị và kinh phí dành cho lực lượng này cần được tăng cường mạnh mẽ. LDP sẽ bổ sung chi tiết các điểm chính này và trình đề xuất lên chính phủ Nhật sớm nhất vào cuối tháng này. Chính sách quốc phòng được điều chỉnh lần cuối vào năm 2010, do chính phủ tiền nhiệm của đảng Dân chủ Nhật tiến hành. Trùng Quang ============= Điếu Ngư/ Senkaku, Nam Bắc Cao Ly, Đài Loan.....vv...Tất cả chỉ là cái cớ! Cái này nói lâu rồi! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 Syria, Iran dọa trả đũa Israel 07/05/2013 03:20 Syria và Iran đã hé lộ khả năng trả đũa Israel sau khi nước này tiến hành 2 cuộc không kích vào Syria trong vòng 48 giờ. Theo báo The Washington Post hôm qua, nội các Syria đã họp khẩn cấp sau các vụ nổ làm rung chuyển ngoại ô thủ đô Damascus ngày 3.5 và rạng sáng 5.5 làm ít nhất 15 binh sĩ thiệt mạng. Truyền thông Syria cho biết vụ tấn công nhằm vào một cơ sở nghiên cứu khoa học và quân sự, trong khi giới tình báo Trung Đông nói mục tiêu không kích là kho chứa tên lửa Fateh-110 do Iran chế tạo, được cho là sắp chuyển đến tay lực lượng Hezbollah ở Li Băng. Hệ thống đánh chặn Iron Dome được triển khai ở miền bắc Israel - Ảnh: The Times Bộ trưởng Thông tin Syria Omran Zoubi hôm qua tuyên bố nước này sẽ “không chịu nhục trước lời tuyên chiến của Israel”. Dù giới chức không đề cập kế hoạch trả đũa cụ thể nhưng Đài truyền hình al Mayadeen ngày 5.5 loan tin Syria đã triển khai tên lửa nhằm vào Israel. Trong khi đó, Iran cũng được cho là đang cân nhắc biện pháp đáp trả. AFP ngày 5.5 dẫn lời Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Iran là Masoud Jazayeri phủ nhận việc nước này đặt vũ khí tại Syria và theo một số nguồn tin, đơn vị đặc nhiệm Al Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran đã được lệnh sẵn sàng. Cho đến nay, Israel vẫn im lặng về các vụ không kích vào Syria nhưng đã cho triển khai 2 khẩu đội tên lửa thuộc hệ thống đánh chặn Iron Dome tới khu vực miền bắc và đóng cửa không phận, theo AP. Nga, Trung Quốc, Ai Cập và nhiều nước Trung Đông đã lên án mạnh mẽ hành động tấn công Syria còn Mỹ thì từ chối bình luận. Reuters dẫn nguồn tin tình báo cho biết Washington không được báo trước về kế hoạch tấn công. Thông tin này phù hợp với những lời phàn nàn lâu nay của giới tình báo Mỹ là Israel thường “tự tung tự tác” và ít khi chịu phối hợp với đồng minh. Trong một diễn biến khác, AFP dẫn lời điều tra viên về nhân quyền cùa LHQ Carla del Ponte ngày 5.5 cho hay đã tìm ra bằng chứng về việc phe nổi dậy tại Syria sử dụng vũ khí chứa chất độc sarin trong cuộc chiến với chính quyền. Tuy bà del Porter nói cần phải điều tra kỹ lưỡng hơn nhưng tin này chắc chắn sẽ khiến phương Tây và các đối thủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad gặp nhiều rắc rối hơn trong việc hỗ trợ phe nổi dậy. Trùng Quang ======================= Mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ, nếu Iran dây dưa vào chuyện này! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 Triều Tiên di chuyển tên lửa khỏi bãi phóng 07/05/2013 06:08 (TNO) CHDCND Triều Tiên đã di chuyển hai tên lửa Musudan ra khỏi bãi phóng ở bờ biển phía đông nước này, theo các quan chức Mỹ hôm 6.5, báo hiệu sự hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên theo sau những lo ngại về việc Bình Nhưỡng chuẩn bị thử tên lửa. Các tên lửa đã ở trong tình trạng sẵn sàng để phóng bất kỳ lúc nào song CHDCND Triều Tiên đã di chuyển và chúng hiện không còn là một mối đe dọa sắp xảy đến, hãng AFP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết. Tên lửa của CHDCND Triều Tiên trong một cuộc diễu binh - Ảnh: AFP Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng cảnh báo CHDCND Triều Tiên vào tháng trước rằng nước này sẽ phạm sai lầm lớn nếu bắn các tên lửa tầm trung song khả năng phóng tên lửa đã khiến Hàn Quốc, Mỹ và Nhật đứng ngồi không yên trong thời gian qua. Một quan chức Mỹ giấu tên thận trọng nói các tên lửa vẫn di chuyển và chưa có gì bảo đảm nó sẽ không được dựng lại và bắn ở một thời điểm nào đó. Ông Daniel Russel, giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói với Reuters: “Vẫn còn quá sớm để ăn mừng điều này như một tin tức tốt lành”. Tuy vậy, một quan chức khác nói Mỹ không tin các tên lửa được di chuyển đến một bãi phóng khác và họ cho rằng chúng được đưa đến một địa điểm không sẵn sàng hoạt động. Tên lửa Musudan có tầm bắn khoảng 3000 đến 3.500 km. Với tầm bắn này, một vụ bắn thử tên lửa sẽ làm gia tăng đáng kể căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Việc di chuyển các tên lửa khỏi bãi phóng trùng với thời điểm kết thúc cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn và khởi đầu của mùa gieo trồng mùa xuân tại CHDCND Triều Tiên, khi phần lớn các đơn vị quân đội được cử ra các cánh đồng. Nó cũng xảy ra vài ngày trước chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Dù với lý do gì, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ George Little, người không xác nhận việc di chuyển tên lửa, nói rằng “những gì chúng ta chứng kiến mới đây là sự tạm ngưng khiêu khích”. Tuy vậy, khi phát biểu với kênh CBS News hôm 6.5, bà Park Geun-hye nói Hàn Quốc sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành động khiêu khích nào của CHDCND Triều Tiên, dù lớn hay nhỏ. “Chúng tôi sẽ bắt họ trả giá”, bà Park nói. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 Giọng điệu ngang ngược và lạc lõng! (Dân trí) - Nhật báo tiếng Anh China Daily có số lượng phát hành lớn nhất Trung Quốc, ngày 4.5 có bài xã luận với tựa đề “Dẹp các rắc rối trên biển” của tác giả Ruan Zongze - Viện phó Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc. Bài báo lên giọng dọa dẫm các quốc gia thành viên của khối ASEAN và xuyên tạc sự thật về các mối quan hệ của các quốc gia ASEAN trên biển Đông, trong đó có Việt Nam: “ASEAN phải ngăn không cho các thành viên của mình gia tăng rắc rối để đảm bảo mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á luôn được ổn định”. Thật nực cười khi tác giả này cho rằng các quốc gia ASEAN gây rắc rối. Ông ta đã nói điều ngược lại với những gì đang xảy ra trên biển Đông. Không chỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á, mà cả thế giới biết rõ ai gây rắc rối và đó chính là Trung Quốc. Bài báo cho rằng có những quốc gia cố tình làm xấu đi mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, đồng thời “muốn thấy” ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của khu vực. Tác giả đã quá ngang ngược khi viết rằng: “Một số thành viên ASEAN đã cố tình phá hoại quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc vì lợi ích của họ thông qua việc gây rắc rối tại vùng biển Hoa Nam (biển Đông). Việt Nam và Philippines chiếm đóng các vùng biển và hải đảo của Trung Quốc và đang cố lợi dụng các thế lực ngoại bang để củng cố sự chiếm đoạt phi pháp này”. Xin hỏi, ai chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam? Ai xây cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền của Việt Nam? Ai xua hàng vạn chiếc tàu cá ra ngư trường của Việt Nam? Ai cho tàu hải giám đuổi bắt tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam? Ai bắt trái phép ngư dân Việt Nam, thu ngư cụ, tàu thuyền và đòi tiền chuộc? Ai cắt cáp tàu thăm dò dàu khí Việt Nam trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Ai mời thầu đầu tư khai thác dầu khí ở các lô trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam??? Không thể kể hết các rắc rối do Trung Quốc gây ra trên biển Đông đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Nhưng báo chí Trung Quốc luôn nói ngược lại, China Daily cũng như Thời báo Hoàn Cầu luôn nói ngang ngược, bất chấp sự thực và coi thường cộng đồng quốc tế. Chỉ cái lưỡi bò mà Trung Quốc đang vẽ ra cũng đủ để tố cáo cho toàn thế giới biết mọi xung đột hiện nay là do chính tham vọng bá quyền, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Sự nguy hiểm của các bài báo sai sự thật này chính là ở chỗ, tuy nó không lừa ai được ở bên ngoài, nhưng nó đã làm cho đa số người dân Trung Quốc hiểu không đúng về tình hình biển Đông, lịch sử về chủ quyền của các quốc gia trên các vùng biển và đảo thuộc biển Đông. Những quan điểm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và hẹp hòi sẽ dẫn đến các xung đột khác và khó có thể lường hết được hậu quả. Nhân dân yêu chuông hòa bình cũng như trí thức hiểu biết của Trung Quốc từng lên tiếng phản đối những hành động mà Bắc Kinh thực hiện trên biển Đông. Tưởng cũng cần lưu ý, các học giả và người dân Trung Quốc phải nhìn nhận rằng, Trung Quốc gây hấn không chỉ với các quốc gia thành viên ASEAN mà còn với nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Ấn Độ... Trung Quốc tự tạo cho mình một hình ảnh xấu, khiến cho cộng đồng quốc tế nghi ngờ và không muốn ủng hộ. Đừng nghĩ rằng là nước lớn thì có thể bắt nạt hay “cả vú lấp miệng em” trên mặt trận truyền thống. Thế giới hôm nay không phải là thời mông muội để bất cứ ai cũng có thể lấy mạnh hiếp yếu, nói càn nói quấy. Lịch sử Việt nam chứng minh cho cả thế giới biết rằng, đất nước này chưa từng thất bại trước bất kỳ sức mạnh nào, càng không hề lùi bước trước ai. Chỉ có điều, giá trị cao cả nhất mà nhân loại đang hướng tới là hòa bình, hợp tác, cùng xây dựng các giá trị nhân văn, hạnh phúc và ấm no cho mọi người bất kể màu da, nước tóc. Chính vì thế, Việt Nam luôn hành động và ứng xử tôn trọng tối đa hai tiếng hòa bình và các giá trị làm nên nó. Những tiếng nói kích động, ngang ngược, bóp méo sự thật như bài báo của China Daily cần phải bị lên án. Lê Chân Nhân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 Nó mần thật rùi các thày ơi!!! nhà ta nên làm gì bây giờ nhỉ?? =========================== Trung Quốc kéo giàn khoan lọc dầu - khí to như sân bóng ra Biển Đông Trung Quốc ngày 5/5 đã tiến hành kéo giàn khoan lọc dầu - khí Lệ Loan 3-1 từ cảng Thanh Đảo, thành phố Giao Châu cơ động hướng ra Biển Đông. Giàn khoan lọc dầu – khí nước sâu Lệ Loan 3-1 của Trung Quốc Truyền thông Trung Quốc khoe rằng, giàn Lệ Loan 3-1 là giàn khoan lọc dầu – khí nước sâu lớn nhất Châu Á do Trung Quốc tự thiết kế thi công trong khoảng thời gian 21 tháng tại Khu phát triển kinh tế Hoàng Đảo, Thanh Đảo. Giàn có chiều cao 68 mét, được thiết kế 4 tầng toàn bộ bằng khung thép, với tổng trọng lượng 32.000 tấn, mặt sàn dài 107 mét, rộng 77 mét. Như vậy, độ cao của giàn xử lý khí “khủng” này tương đương với một tòa nhà 18 tầng và diện tích thì lớn hơn diện tích của một sân bóng đá tiêu chuẩn, một chuyên gia thiết kế của dự án này tiết lộ với Tân Hoa xã. Giàn có chức năng phân loại lọc dầu, khí đốt, loại bỏ nước và tạp chất ngay sau khi khoan hút từ dưới đáy biển, tất cả thành một hệ thống khép kín. Sau đó các thành phẩm được chuyển lên tàu vận chuyển Hải dương thạch du 299 để chuyển vào đất liền. Ngoài ra, công trình khổng lồ này còn dành một khu vực khá lớn (3 tầng) làm chỗ ăn ở, sinh hoạt hằng ngày cho khoảng 120 người. Trong đó, có một phòng đặc biệt dành cho các hoạt động vui chơi giải trí, phòng cờ vua, phòng tập thể dục và phòng truy cập Internet với các thiết bị hiện đại, có thể thu nhận các tín hiệu truyền hình vệ tinh. Hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, với thiết bị khử muối nước biển cũng được trang bị trên giàn. Để kéo được được giàn khoan lọc dầu - khí khổng lồ này, giới chức Trung Quốc phải phái 9 con tàu hộ tống. Theo tính toán, với tốc độ di chuyển trên biển 3 đến 4 hải lý/giờ, sau 12 ngày giàn sẽ tới một mỏ khí thiên nhiên ở "một vùng nước sâu trên biển Đông" Cuối tháng 9/2013, giàn Lệ Loan 3-1 sẽ bắt đầu hoạt động trên một vùng biển ở Biển Đông, tuy nhiên chưa công bố là vùng biển nào. Trước đó, hôm 3/5, Trung Quốc thông báo triển khai giàn khoan Hải Dương 981 đến giếng dầu Lệ Loan 6-1-1 vào ngày 9/5 tới. Khu vực này nằm trong lòng chảo Châu Giang, tức khu vực bồn địa cửa sông Châu cách Hồng Kông khoảng 300 km, gần sát đảo Hải Nam và tương đối gần Philippines. Theo Minh Châu Petrotimes Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 Nó mần thật rùi các thày ơi!!! nhà ta nên làm gì bây giờ nhỉ?? =========================== Trung Quốc kéo giàn khoan lọc dầu - khí to như sân bóng ra Biển Đông Trung Quốc ngày 5/5 đã tiến hành kéo giàn khoan lọc dầu - khí Lệ Loan 3-1 từ cảng Thanh Đảo, thành phố Giao Châu cơ động hướng ra Biển Đông. Để kéo được được giàn khoan lọc dầu - khí khổng lồ này, giới chức Trung Quốc phải phái 9 con tàu hộ tống. Theo tính toán, với tốc độ di chuyển trên biển 3 đến 4 hải lý/giờ, sau 12 ngày giàn sẽ tới một mỏ khí thiên nhiên ở "một vùng nước sâu trên biển Đông" (...) Theo Minh Châu Petrotimes Vùng nước sâu thì có khả năng gần Philipines hơn là gần VN. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 Tổng thống Hàn Quốc: "Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu khiêu chiến" Thứ Ba, 07/05/2013 - 09:25 (Dântrí) – Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm qua tuyên bố sẽ bắt Triều Tiên phải trả giá nếu nước này có hành động khiêu chiến như từng xảy ra năm 2010. Bà cũng khẳng định sẽ không nhân nhượng trước những đe dọa từ Bình Nhưỡng . Bà Park Geun-hye quyết không nhân nhượng Triều Tiên Tuyên bố trên được bà Park đưa ra trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CBS của Mỹ. Khi được hỏi về việc liệu Hàn Quốc có đáp trả bằng hành động quân sự nếu Triều Tiên có những cuộc tấn công quy mô nhỏ, bà Park tuyên bố: “Có, chúng tôi sẽ buộc họ phải trả giá”. Đồng thời, nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng kêu gọi chấm dứt việc nhượng bộ và viện trợ sau mỗi lần Bình Nhưỡng có hành động khiêu khích. “Triều Tiên luôn có những hành động khiêu khích và đe dọa. Sau đó là đàm phán và hoạt động viện trợ. Chúng ta đã được thấy sự tiếp diễn không ngừng của cái vòng luẩn quẩn xấu xa này và giờ là lúc phải chấm dứt nó”. Khi được hỏi về thông điệp muốn gửi tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bà Park khẳng định: “Tôi muốn nói với ông ta rằng Triều Tiên phải thay đổi. Đó là con đường duy nhất để sống sót và là cách duy nhất để phát triển”. Bà Park cho rằng Triều Tiên đang yếu lí lẽ đến mức quay sang trò công kích cá nhân nhắm vào mình, ví dụ như cáo buộc rằng chiếc váy “xa hoa hiểm độc” của bà đang khiến cho các quan chức Hàn Quốc trở nên “hiếu chiến”. “Theo tôi, việc thực tế rằng họ không củng cố lí lẽ cho những bình luận của mình bằng thực tế mà lại dùng những kiểu tấn công vào tình cảm khác nhau, như đề cập đến chiếc váy của tôi…là một dấu hiệu cho thấy lý lẽ của họ cực kỳ yếu, nên họ cảm thấy rất đuối lý”, bà Park nói tiếp. “Tôi nghĩ đó chính là một dấu hiệu rõ ràng”. Trong cuộc hội đàm trước đó với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, bà Park cũng nhấn mạnh việc Triều Tiên phải chấm dứt các hành động khiêu khích và từ bỏ các chương trình hạt nhân nếu không muốn bị cô lập nặng nề hơn. “Lý do tôi thúc đẩy tiến trình xây dựng lòng tin trên bán đảo Triều Tiên đó là chúng tôi không bao giờ có thể chấp nhận các chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Sẽ không có một phần thưởng nào cho các hành động khiêu khích của họ và chúng tôi sẽ buộc họ phải trả giá nếu họ tấn công”, người đứng đầu chính quyền Hàn Quốc quả quyết. “Tuy nhiên nếu họ chọn hướng đi đúng đắn, chúng tôi sẽ cung cấp các hỗ trợ, tìm cách hợp tác và sẽ dành hết sức mình để giúp đỡ Triều Tiên tiến lên trên con đường cùng phát triển thịnh vượng”. Mặc dù tỏ rõ quan điểm cứng rắn với Triều Tiên bà Park vẫn cam kết không gắn các chương trình viện trợ nhân đạo cho người dân nước này với các vấn đề an ninh. Đây là một sự khác biệt so với người tiền nhiệm Lee Myung-bak, người một mực cho rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Seoul phải đi đối với tiến trình giải giáp (*) vũ khí tại Triều Tiên. Thanh Tùng Theo Yonhap ======================= * Chú thích: Nguyên văn trên báo mạng: "giải ráp" - Thiên Sứ biên tập lại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 Tàu chiến chống bành trướng của Mỹ xuất phát Thứ Ba, 07/05/2013, 07:32 [GMT+7] (ĐVO)-Ngày 4/5 tại căn cứ quân sự của Mỹ ở tiểu bang Alaska, chiếc tàu đổ bộ USS Anchorage (LPD 23) đã chính thức nhổ neo thực hiện nhiệm vụ... Trong buổi lễ tiễn USS Anchorage lên đường làm nhiệm vụ, ông Mabuse, Bộ trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, USS Anchorage sẽ đóng góp cho Hải quân Mỹ trong vài thập kỷ tới để củng cố quốc phòng của nước này cũng như tích cực hợp tác với các quốc gia đồng minh trong việc bảo đảm hòa bình trên thế giới, chống lại các tư tưởng bành trướng, chồng lấn trên biển của các thế lực khác. Có thể nói USS Anchorage chính là niềm tự hào mới của người Mỹ về sức mạnh đổ bộ, chiếc tàu này được chính thức ra mắt vào ngày 12 tháng 2 năm 2011, nhưng phải mất tới gần 2 năm để thử nghiệm trước khi chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 4/5 vừa qua. Đại diện lãnh đạo quân đội Mỹ rất kỳ vọng USS Anchorage (LPD-23) sẽ mang tới một luồng gió mới cho lực lượng hải quân của nước này, đồng thời sẽ giúp Mỹ thêm khả năng ủng hộ các quốc gia đồng minh với mình trong giai đoạn mới. Lãnh đạo hải quân Mỹ rất kỳ vọng USS Anchorage (LPD-23) sẽ mở ra một trang sử mới cho hải quân nước này, đồng thời đây sẽ là cơ sở để những chiếc USS Anchorage tiếp theo sẽ được đưa vào phục vụ cho quân đội Mỹ. ========================= Bộ trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, USS Anchorage sẽ đóng góp cho Hải quân Mỹ trong vài thập kỷ tới để củng cố quốc phòng của nước này cũng như tích cực hợp tác với các quốc gia đồng minh trong việc bảo đảm hòa bình trên thế giới Đúng rùi! Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới! Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 Tên lửa siêu thanh: Hung thần xé nát lá chắn tên lửa Cập nhật lúc 10:55, 07/05/2013 Trong vài chục năm tới, sự uy hiếp chủ yếu trong các hình thái tác chiến trên thế giới đến từ chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD), đặc biệt là sự tích hợp các hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và “hệ thống phòng không tổng hợp” (IADS). Các đối thủ áp dụng lí luận và chiến lược A2/AD dùng các loại tên lửa để tấn công các căn cứ quân sự trên lãnh thổ đối thủ và ngăn chặn lực lượng hải quân viễn chinh của đối thủ tiến vào khu vực tác chiến, sau đó dùng hệ thống ADS đánh bại các đợt tập kích đường không của không quân địch. Hiện nay, mối đe dọa lớn nhất của chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” đến từ tây Thái Bình Dương, mà thách thức lớn nhất là Trung Quốc. Bắc Kinh không chỉ triển khai hàng trăm quả tên lửa đạn đạo tạo thành nhiều tầng lớp tấn công và phòng thủ, mà còn đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống IADS cực mạnh, trên cơ sở kết hợp tên lửa đất đối không 2 lớp và 3 lớp với các biên đội máy bay chiến đấu khổng lồ. Mô tả phần đầu của một tên lửa siêu thanh Ngoài ra, một số quốc gia khác như Iran và Syria cũng đã triển khai hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm xa và đang xây dựng hệ thống IADS. Hiện nay, quân đội Mỹ đang hình thành ý tưởng về khái niệm “tác chiến xuyên phá liên hợp” là biện pháp tấn công thọc sâu, trực tiếp phá hủy hệ thống mạng lưới C4ISR chỉ huy và điều khiển A2/AD. Thế nhưng, nếu Mỹ sử dụng biện pháp này họ sẽ vấp phải sự phản kích từ trên không, trên biển và trên mặt đất, lại còn phải bay vào khu vực phòng không của IADS. Vì vậy, người Mỹ nhận thấy, trong tương lai gần, các loại máy bay chiến đấu tàng hình B-2, F-35, F-22 và hệ thống tấn công tầm xa sẽ trở thành một trong các phương án được tính đến; máy bay gây nhiễu ngoài khu vực phòng không; máy bay giám sát và tấn công không người lái trên tàu sân bay (UCLASS) và tên lửa hành trình tầm xa cũng đón vai trò tương tự. Nhưng về lâu dài, không có loại vũ khí nào sánh được với các thiết bị bay siêu thanh có khả năng tấn công các điểm phóng tên lửa đạn đạo và hệ thống IADS. Theo các nhà khoa học, vận tốc siêu thanh được tính từ Mach 5 trở lên, tức là vận tốc quy chuẩn từ 5800 km/h trở lên. Trước tiên Mỹ sẽ sử dụng các vũ khí siêu thanh triển khai trên các phương tiện tàng hình, đồng thời tiến hành chiến tranh điện tử và tấn công trên không gian mạng để đánh bại IADS của đối thủ, sau đó mới dùng các vũ khí có tốc độ chậm hơn và khả năng tàng hình kém hơn để tấn công trong giai đoạn tiếp theo. X-51 Waverider của Mỹ vừa đạt tốc độ siêu thanh trong cuộc thử nghiệm ngày 03/05 vừa qua Không quân Mỹ dự định, trước năm 2020 sẽ hoàn tất quá trình chế tạo một loại vũ khí tấn công tốc độ siêu thanh và đến năm 2030 sẽ chế tạo thành công máy bay siêu thanh có khả năng đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, giám sát, tình báo (ISR) và tấn công để chuyên đối phó với A2/AD. Cũng nhằm mục đích đó, tháng 1 vừa qua Bộ Quốc phòng Nga vừa xác nhận sẽ phóng thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh, đạt vận tốc gần 6000km/h ngay trong năm nay. Loại tên lửa siêu thanh này được Nga triển khai nghiên cứu cực kỳ bí mật, đến nay cả phiên hiệu, nhiệm vụ lẫn tính năng chiến, kỹ thuật của nó vẫn là một bí mật chưa có lời giải. Loạt thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này đã diễn ra vào năm 2012 cũng tại bãi phóng Akhtubinsk - Astrakhan nhưng đó chưa phải là một thử nghiệm thực sự. Khi đó, tên lửa được phóng khỏi máy bay, khởi động động cơ tự thân tên lửa và chỉ bay thêm vài km với tốc độ hạ âm rồi tiếp đất. Mục đích của lần thử nghiệm phóng trước đây của Nga, chỉ đơn thuần là thử nghiệm khả năng xử lý của tên lửa trong quá trình bay và khảo nghiệm sự tương thích giữa hệ thống phóng và các thiết bị khác trên máy bay với tên lửa. B-2 không phải là phương án thực sự hiệu quả trong xuyên phá lá chắn phòng thủ tên lửa Bộ Quốc phòng Nga cho biết, thời gian thử nghiệm loại tên lửa siêu thanh đạt tới vận tốc 5800km/h (tương đương Mach5) này được ấn định vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 năm 2013 tại bãi phóng Akhtubinsk - Astrakhan. Trong đợt thử nghiệm sắp tới, các tham số kỹ thuật sẽ được nâng lên đúng với tính chất siêu thanh của tên lửa, nó sẽ bay với vận tốc trên Mach5 trong một thời gian dài và động cơ của tên lửa cũng sẽ phải làm việc trong nhiều trạng thái khác nhau. Ngoài dự án chế tạo tên lửa siêu thanh nói trên, hiện Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga (đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo tên lửa cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50 của Nga) đang nghiên cứu một loại tên lửa siêu thanh có vận tốc khủng khiếp tương đương Mach12 - Mach13 (khoảng 15.000km/h). Theo ANTĐ =================== Từ lâu lão Gàn đã xác định: tàu sân bay, tên lửa đạn đạo và cả máy bay tàng hình B2...cũng chỉ là thứ vũ khí hạng hai sử dụng vào giữa cuộc chiến. Hôm nay, bài viết này xác định điều đó. Bởi vậy, lão Gàn phát biểu thêm rằng: Ngay cả cái X 51 gì đó, cũng chỉ là một trong số những thứ vũ khí mở đầu trong chiến tranh hiện đại. Điều mà tôi đã nói từ lâu rằng: bên thua không biết rằng mình đã thua... 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2013 'Báo cáo quân sự Mỹ thổi phồng mối đe dọa Trung Quốc' Thứ ba, 7/5/2013, 22:10 GMT+7 Trung Quốc hôm nay lên tiếng bác bỏ báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Bắc Kinh tham gia hoạt động gián điệp mạng của chính phủ Mỹ, và coi đây là việc kích động nỗi sợ hãi của quốc tế đối với Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: Global Times Bản báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc được đưa ra trong bối cảnh Washington ngày càng lo ngại bởi chi phí quân sự của Bắc Kinh vẫn tăng cao ở mức hai con số và Mỹ chịu ngày càng nhiều các cuộc tấn công mạng mà Lầu Năm Góc cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trung Quốc liên tục bác bỏ các cáo buộc về các vụ tấn công trên mạng và nước này cam kết trỗi dậy hòa bình trong khi vẫn duy trì quyền bảo vệ đất nước. Báo cáo của Mỹ "là những lời bình luận vô trách nhiệm về việc xây dựng nền quốc phòng hết sức bình thường và hợp pháp của Trung Quốc, đồng thời thổi phồng lên ý tưởng về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ. "Hành động này không có lợi cho sự tin cậy và hợp tác. Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với báo cáo này và đã có những phản ứng với phía Mỹ", bà Hoa nói. "Trung Quốc cam kết một con đường phát triển hòa bình và theo đuổi chính sách quốc phòng phòng thủ. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức tấn công tin tặc nào", người phát ngôn Trung Quốc nói. Một bài xã luận của hãng thông tấn nhà nước Xinhua hôm nay cũng chỉ trích báo cáo của Mỹ là "không có căn cứ" và là "bước đi thiếu khôn ngoan", "ảnh hưởng xấu đến mong muốn hợp tác của hai nước". Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ được trình bày trước Quốc hội hàng năm, là văn bản cao nhất cho đến nay chính thức nói đến việc Mỹ tin rằng các gián điệp mạng của Trung Quốc đang nhắm vào chính phủ và các công ty của Mỹ. Báo cáo cho rằng có những hành động từ Trung Quốc nhằm "hỗ trợ tình báo thu thập các thông tin chống lại nền ngoại giao, kinh tế, và nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ", báo cáo viết. Hồi tháng 3, Trung Quốc công bố tốc độ tăng ngân sách quốc phòng hàng năm trong năm nay là 10,7%, lên mức 114 tỷ USD, trong khi Lầu Năm Góc dự đoán tổng chi phí quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2012 đã hơn con số đó, vào khoảng 135-215 tỷ USD. Vũ Hà =============== "Hành động này không có lợi cho sự tin cậy và hợp tác. Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với báo cáo này và đã có những phản ứng với phía Mỹ", bà Hoa nói. Nước Mỹ không cần hợp tác với quý vị để chia đôi thế giới! Hiểu không?! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2013 Bắc Triều Tiên rút hai tên lửa khỏi bệ phóng Hỏa tiễn tầm trung Musudan của Bắc Triều Tiên trong một cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. (AFP PHOTO / FILES / Ed Jones) Theo một nguồn tin quân sự Mỹ tối hôm qua, 06/05/2013, Bắc Triều Tiên đã cho gỡ hai tên lửa tầm trung khỏi bệ phóng, trong lúc quân đội nước có dấu hiệu không còn được đặt trong tình trạng báo động. Sự kiện trên được xem như các tín hiệu hoà hoãn vào lúc tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun Hye công du Hoa Kỳ và sẽ gặp tổng thống Mỹ Obama vào hôm nay để thảo luận về tình hình ở khu vực Châu Á. Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias phân tích thêm về những dấu hiệu hòa hoãn của Bắc Triều Tiên : Hai hỏa tiễn Bắc Triều Tiên tên gọi Musudan ở trong tư thế sẵn sàng, nay đã được rút khỏi giàn phóng đặt ở vùng bờ biển Nhật Bản. Một viên chức quân sự Mỹ đã khẳng định như trên vào hôm qua. Theo viên chức này, cử chỉ trên của Bình Nhưỡng cho thấy là không còn nguy cơ hoả tiễn được bắn đi, vì Bắc Triều Tiên sẽ phải tốn công chuẩn bị trước khi có thể phóng đi hoả tiễn của họ. Một nguồn tin chính quyền ở Seoul thì cho biết thêm là quân đội Bắc Triều Tiên không còn đặt trong tình trạng báo động tối đa như trước đó. Tuy có các động thái được xem là hoà hoãn, nhưng Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục phản đối cuộc tập trận Mỹ Hàn diễn ra vào tuần này và hôm nay, 07/05, lên tiếng đe dọa sẽ ‘trả đũa ngay’, nếu đạn pháo của kẻ thù rơi vào hải phận của Bắc Triều Tiên. Cho dù lên tiếng đe dọa như trên, Bắc Triều Tiên cho thấy là họ để ngỏ cánh cửa đối thoại, và ưu tiên hiện nay của chế độ là thúc đẩy kinh tế. Một trong những hình ảnh xuất hiện trước công chúng gần đây của Kim Jong Un là tại một trung tâm thương mại. Về phần mình, tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đang viếng thăm Hoa Kỳ, cũng đã tái khẳng định ý muốn thiết lập không khí ‘tin tưởng lẫn nhau’ với Bắc Triều Tiên. Nhưng bà cũng cảnh báo sẽ ‘trả đũa mạnh mẽ’ trong trường hợp Seoul bị Bình Nhưỡng khiêu khích vũ trang. Xin nhắc lại, Bình Nhưỡng cho triển khai hoả tiễn Musudan, có tầm bắn 5.500 cây số - ở bờ biển phía đông, vào lúc tình hình bán đảo căng thẳng mấy tuần qua. Hành động này đã buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải tăng cường biện pháp chống hỏa tiễn trong lúc Hoa Kỳ phải triển khai hai khu trục hạm được trang bị radar có khả năng phát hiện tên lửa ngay khi hỏa tiễn được phóng đi và theo dõi hảnh trình của nó. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, George Little đã đánh giá việc ‘Bình Nhưỡng ngưng khiêu khích là một diễn biến tích cực. Như nói trên, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye viếng thăm Hoa Kỳ và có cuôc gặp gỡ với tổng thống Mỹ Obama vào hôm nay (7/5) tại Nhà Trắng. Chủ đề chính thảo luận dĩ nhiên là tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Hôm qua, tại New York, bà Park Geun- Hye đã có cuộc tiếp xúc với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Ông Ban Ki Moon đã hoan nghênh phản ứng cứng rắn nhưng chừng mực của tổng thống Hàn Quốc trước những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. Mai Vân (RFI) Lần đầu tiên Mỹ tố cáo đích danh Trung Quốc gián điệp mạng Báo cáo của Lầu Năm Góc công bố hôm qua 06/05/2013 khẳng định, Bắc Kinh tiến hành một chiến dịch gián điệp mạng rộng lớn nhằm thu thập những thông tin về các chương trình quốc phòng của chính phủ Mỹ. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ tố cáo đích danh chính phủ Trung Quốc hoạt động tin tặc. Một hệ thống máy chủ tại Hoa Kỳ. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) (REUTERS/Valentin Flauraud) Bản báo cáo cho Quốc hội Hoa Kỳ đã khẳng định : « Trung Quốc sử dụng năng lực hệ thống tin học của họ để khéo léo điều khiển một chiến dịch thu thập thông tin từ các lãnh vực hỗ trợ cho các chương trình quốc phòng cấp quốc gia của Hoa Kỳ, trong các lãnh vực ngoại giao, kinh tế và kỹ nghệ ».Theo báo cáo, tin tặc Trung Quốc hồi năm 2012 đã đột nhập vào các máy tính thuộc mạng lưới chính phủ Mỹ, giúp Bắc Kinh nắm được nhiều hơn về năng lực quân sự và các cuộc tranh luận chính trị tại Hoa Kỳ. Lầu Năm Góc nhấn mạnh : « Năm 2012, nhiều mạng lưới tin học trên khắp thế giới, trong đó có các mạng của Mỹ, tiếp tục là mục tiêu của các mưu toan xâm nhập, mà một số có thể quy trực tiếp cho chính quyền và quân đội Trung Quốc ». Cho đến nay, đây là lần đầu tiên một bản báo cáo của Hoa Kỳ thẳng thừng chỉ đích danh tin tặc Trung Quốc tấn công vào mạng của chính phủ Mỹ, cũng như các doanh nghiệp Mỹ. Cho dù chính quyền Barack Obama đã từng yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt loại hoạt động phi pháp này, nhưng các viên chức Mỹ chỉ mới đưa ra những lời bình nhắm vào việc tấn công tin học các doanh nghiệp tư nhân. Theo báo cáo, Bắc Kinh tìm cách thu gom các tin tức có thể có lợi cho họ trong cách lãnh vực vũ khí và công nghệ. Các lãnh đạo Bắc Kinh cũng rất muốn biết quan điểm của các nhà lãnh đạo Mỹ về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc và quân đội Trung Quốc. Lầu Năm Góc khẳng định, các thủ đoạn của Bắc Kinh cũng giúp các tướng lãnh Trung Quốc « thiết lập được hình ảnh về các mạng lưới ở Hoa Kỳ trong các lãnh vực quốc phòng, hậu cần và năng lực quân sự, có thể khai thác trong thời điểm xung đột ». Hôm nay 7/5 Trung Quốc lên tiếng cho rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ là « không có căn cứ »và « nhảm nhí ». Thụy My (RFI) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2013 Nga "bóp chết" công nghiệp chế tạo máy bay Trung Quốc? ANTĐ - Ngay từ nửa năm trước đây, ANTĐ đã có bài viết mang tiêu đề “Chiến lược "xiết mới, nới cũ"khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu”, cảnh báo hậu quả Trung Quốc phải nhận khi quá phụ thuộc vào nhập khẩu động cơ máy bay của Nga. Đến nay, cảnh báo đó đã thành sự thực. Theo Tạp chí “Kính tiềm vọng” (Russia's Periscope) của Nga, ông Constantine Makiyenko - Phó giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga cho biết, Nga có thể sẽ bóp chết chương trình xuất khẩu máy bay J-10 (Phiên bản xuất khẩu là F-10) và FC-1 (JF-17) bằng cách không xuất khẩu động cơ máy bay cho Trung Quốc. Xuất khẩu máy bay không chỉ là chiếm lĩnh thị trường mà còn khẳng định địa vị chính trị Hiện Nga đang đẩy mạnh chương trình xuất khẩu MiG-29 và MiG-35 trên toàn cầu. Loại tiêm kích đánh chặn của Nga đang gặp phải sự cạnh tranh dữ dội của các loại máy bay khác như: JAS-39 Gripen của Thụy Điển, Typhoon của Liên minh châu Âu, Rafale của Pháp, J-10 và JF-17 của Trung Quốc. Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31 của Trung Quốc. Trong số này, Mikoian đánh giá JAS-39 có công nghệ tương đối hoàn thiện, chi phí cho mỗi giờ bay thấp (chỉ khoảng 4700USD), thấp hơn rất nhiều so với Rafale và Typhoon (17.000-18.000 USD/h). Loại máy bay này rất phù hợp cho những nước có diện tích nhỏ, ngân sách quốc phòng ít ỏi.Tuy nhiên, nó có điểm yếu là một số bộ phận quan trọng trên máy bay phải nhập từ nước khác (ví dụ như động cơ nhập của Mỹ) gây khó khăn cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng. Hơn nữa, công tác giám sát, quản lý xuất khẩu của Thụy Điển quá chặt chẽ dẫn đến “mất khách” (hiện mới có được 4 khách hàng với số lượng nhỏ). Các máy bay của Tây Âu đối trọng được với MiG-29 và MiG-35 chỉ có Rafale và Typhoon. 2 loại máy bay này hơn MiG-29 khoảng “nửa thế hệ” nhưng không so được với phiên bản mới nhất của gia tộc MiG-29 là MiG-35, lại kém hẳn về kinh nghiệm thực chiến và khả năng đánh chặn. Hơn nữa, giá thành rẻ của các loại máy bay dòng họ MiG là một ưu thế rất lớn. Tuy vậy, 2 loại máy bay của Trung Quốc có chất lượng thấp hơn nhiều nhưng giá cả còn rẻ hơn, là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của MiG-29. Chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng các chính sách trợ giúp xuất khẩu như các Kế hoạch hợp tác quốc phòng nên nó càng có ưu thế. Pakistan nhất định không dùng đọng cơ Trung Quốc trên phiên bản xuất khẩu của FC-1 là JF-17 Hiện ngoài một số khách hàng trung thành của Nga như Ấn Độ và Việt Nam ra, một số đối tác lâu năm của Nga như: Venezuela, Algeria, Ai Cập, Sudan, Iran và Syria đang bị lóa mắt trước các món lợi mà Trung Quốc đưa ra và có chiều hướng ngã vào vòng tay Trung Quốc. Các chuyên gia Nga cho biết, tuy thua kém toàn diện về tính năng, nhất là độ gia tốc và độ bền của động cơ nhưng giá của FC-1 chỉ bằng 1/3 của Mig-29 (10 triệu/35 triệu USD). Nếu Nga bán AL-31F và RD-93 cho Trung Quốc để họ lắp đặt trên những phiên bản xuất khẩu của J- 10 (là F-10) và FC-1 (JF-17 Thunder bán cho Pakistan) thì các nước này sẽ ngoảnh mặt với Mig-29. Vấn đề này không còn đơn thuần là hoạt động chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu mà nó còn suy giảm địa vị chính trị của Nga, nâng cao tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước này. Vì vậy, Nga quyết định sẽ ra tay, bóp chết công nghiệp xuất khẩu máy bay của Trung Quốc bằng cách ngừng xuất khẩu động cơ máy bay cho Trung Quốc. Trung Quốc sẽ lãnh đủ từ chiến lược “Xiết mới, nới cũ của Nga”. Từ năm 2005, Trung Quốc đã mua được 100 động cơ RD-93 của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua thêm 500 chiếc loại cải tiến, sau đó ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ. Còn tính từ năm 2000 đến nay Nga đã ký 4 hợp đồng bán 399 động cơ AL-31F với giá hơn 4 triệu USD/chiếc cho Trung Quốc lắp ráp sản xuất máy bay J-10. Phiên bản Su-34 của Nga dùng động cơ AL-31F-M1 hiện đại hơn các loại xuất sang Trung Quốc. Người Trung Quốc có thể mua thoải mái RD-93 và AL-31F, còn Nga đã nâng cấp 2 loại này lên chuẩn công nghệ cao hơn rất nhiều. Với thế hệ AL-31F của hãng NPO Saturn, Nga đã phát triển đến phiên bản AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34. Còn RD-93 là phiên bản xuất khẩu đời đầu của RD-33 dùng cho Mig-29 của hãng OAO Klimov, lực đẩy hơn 9000kg. Hiện Nga đã phát triển đến biến thể cao nhất của nó là RD-33MK cũng có lực đẩy 11000kg. Loại này hiện đang được sử dụng trên các loại máy bay Mi-29K, Mig-29KUB và Mig-35. Thế hệ động cơ WS-13 “Thái Sơn” là đứa con “nhân bản lỗi” của RD-93, được thử nghiệm trên loại máy bay FC-1 “Kiêu Long”, liên hợp sản xuất với Pakistan. Thế nhưng khi quyết định sản xuất với cái tên JF-17, Pakistan đã loại bỏ thẳng tay WS-13 khiến Trung Quốc phải vội vàng mua thêm RD-93 để lắp đặt cho họ. Còn J-10 nếu không có AL-31F mà phải sử dụng WS-10 thì cũng trở thành máy bay bỏ đi giống J-11, không thể bán cho ai được. Nếu WS-10 và WS-13 là hoàn hảo, Trung Quốc đã không phải tiếp tục bỏ ra hàng tỷ USD để mua các loại động cơ bị họ coi là “chiếu dưới” so với WS-10 và WS-13 như AL-31FN và RD-93 và cũng không cần phải gạ gẫm mua 117S làm gì. Mig-35 lắp đặt RD-33MK là phiên bản tiên tiến nhất của thế hệ RD-93 Chúng ta cần biết, trong chế tạo động cơ máy bay siêu âm, để lực đẩy tăng lên 1000kg đã là một bước tiến rất dài về công nghệ. Chính vì vậy, mặc dù có trong tay cả AL-31FN và RD-93 để sao chép nhưng động cơ nội địa dành cho máy bay thế hệ thứ 4 của Trung Quốc vẫn không đạt được yêu cầu chất lượng. Hiện chiếc J-31 của Thẩm Dương vẫn đang phải sử dụng 2 động cơ RD-93 cải tiến tương đương RD-33MK và J-20 vẫn thử nghiệm với động cơ AL-31FN đã nói lên thực trạng công nghiệp sản xuất động cơ Trung Quốc. Đó là sự yếu kém trong sản xuất động cơ nội địa và sự phụ thuộc vào công nghệ động cơ của Nga. Việc cấm xuất khẩu các động cơ thế hệ mới, chỉ bán các loại đã lỗi thời như AL-31FN và RD-93 để Trung Quốc trang bị cho máy bay của mình (J-10, JH-7, J-16, thử nghiệm J-20, J-31) và sử dụng chúng để nghiên cứu, mô phỏng thế hệ WS là một mũi tên trúng nhiều đích của người Nga. AL-31FN – niềm mơ ước của máy bay Trung Quốc Chính chính sách “xiết mới, nới cũ” này đã làm Bắc Kinh lạc lối trong định hướng phát triển và tụt hậu về công nghệ chế tạo động cơ. Có thể nói ngành công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc quá phụ thuộc vào động cơ của Nga, nó mà “hắt hơi, sổ mũi” thì ngành Công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc cũng lăn đùng ra ốm.Vì vậy, nếu như Nga cắt nguồn cung động cơ RD-93, RD-33 và AL-31F thì không chỉ xuất khẩu máy bay Trung Quốc bị cắt cổ mà ngành công nghiệp sản xuất máy bay của Trung Quốc cũng có thể bị “đánh sập” bất cứ lúc nào. Nguyễn Ngọc Tổng hợp 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2013 Truyền thông Trung Quốc đòi giành cả đảo Okinawa của Nhật 08/05/2013 12:50 (TNO) Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc vào hôm nay, 8.5, đăng bài bình luận kêu gọi tái xem xét chủ quyền của Nhật với đảo Okinawa, nơi có các căn cứ lớn của Mỹ. Theo AFP, bài báo dài trên tờ Nhân dân Nhật báo lập luận rằng Trung Quốc có thể có chủ quyền với quần đảo Ryukyu, vốn bao gồm Okinawa. “Đã đến lúc tái xem xét những vấn đề chưa giải quyết liên quan đến quần đảo Ryukyu”, hai tác giả Trương Hải Bằng và Lý Quốc Cường nhắc lại các tuyên bố thời Thế chiến thứ hai, vốn yêu cầu Nhật trả quần đảo Ryukyu cho Trung Quốc. Hai tác giả này là các học giả tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, vốn được xem là tổ chức nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc. Đảo Okinawa của Nhật - Ảnh: ReutersBài báo cũng lặp lại lý lẽ của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Hai quốc gia này đã leo thang khẩu chiến về tranh chấp chủ quyền quần đảo trong nhiều tháng qua. Các tàu bè của Bắc Kinh thường xuyên tiến vào vùng biển được Tokyo xem là lãnh hải xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, làm phát sinh những lo ngại về xung đột vũ trang tại đây. Okinawa là đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu và là trung tâm của vương quốc Ryukyu, từng triều cống cho các hoàng đế Trung Quốc cho đến khi bị Nhật sáp nhập vào năm 1879. Hòn đảo là nơi có nhiều căn cứ không quân và hải quân Mỹ cùng dân số 1,3 triệu người, vốn được xem là có mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật về mặt chủng tộc và ngôn ngữ so với Trung Quốc. Tuy nhiên, một số người Trung Quốc xem mối quan hệ lịch sử là cơ sở cho vấn đề chủ quyền và cho rằng việc Nhật sở hữu quần đảo là di sản từ chủ nghĩa bành trướng của Nhật vốn kết thúc trong thất bại vào cuối Thế chiến thứ hai. Chính phủ Trung Quốc không đưa ra những tuyên bố như thế song truyền thông nhà nước của Bắc Kinh từng nhiều lần đăng tải những bài báo và bình luận đặt vấn đề về chủ quyền của Nhật với quần đảo Ryukyu, theo AFP. Sơn Duân ===================== Đúng là qua ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch thì mọi chuyện không thể dừng lại được nữa. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2013 http://phunutoday.vn...ay-han-2214361/ Vì sao Trung Quốc hung hăng gây hấn? Thứ Ba, 07/05/2013, 08:33 [GMT+7]. (Quốc phòng) - Một lần nữa người ta lại thấy Trung Quốc gây hấn, tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ sau việc tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản, Việt Nam, Philipines… đang ngày càng căng thẳng chưa có hồi kết mà thế giới đã chứng kiến. Đằng sau động thái này là gì? Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tập bài đổ bộ đánh chiếm đảo tranh chấp trên Biển Đông trong cuộc tập trận huy động nhiều máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm tiên tiến được các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đua nhau đưa tin mới đây (ngày 26/3). Đảo nào sẽ bị đánh chiếm trong số đảo tranh chấp? Vì “nhiệt độ” trong nước đang nóng lên? Bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng muốn tạo cho quốc gia một tình thế thuận lợi để bảo vệ và phát triển, đó là địa chính trị và địa quân sự. Tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các quốc gia láng giềng nếu có và thỏa thuận giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế…thì không hẳn sẽ gây nên bất lợi về địa chính trị. Nhưng với Trung Quốc, không phải là “tranh chấp” với láng giềng mà là sự cưỡng bức, chiếm đoạt dựa trên sức mạnh, cậy lớn hiếp bé thì đương nhiên sẽ không bao giờ có được một địa chính trị thuận lợi. Trung Quốc hiểu điều này, nhưng với tư tưởng nước lớn, bành trướng Trung Quốc cho rằng đã là mạnh, lớn, đông, thì, “theo ta thì sống, chống ta thì chết”, nên bất chấp và buộc phải chấp nhận một địa chính trị bất lợi. Các láng giềng xung quanh hoặc là bị thuần phục hoặc là chống đối. Vì thế, địa chính trị với Trung Quốc luôn xung đột với mục tiêu bành trướng. Đã là “bành trướng” thì không bao giờ có địa chính trị thuận lợi, nhưng nếu bỏ qua địa quân sự, coi thường bất chấp vấn đề này là điên rồ, bởi lẽ, hành động quân sự là yếu tố quyết định thành bại nên người ta làm mọi cách để tránh đối đầu với nhiều thế lực hay tránh bị nhiều hướng tấn công. Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đức mạnh như thế, lại có Nhật, Ý liên minh mà trước khi tấn công Ba Lan cũng phải ký với Liên Xô hiệp ước không tấn công nhau, chỉ trở mặt sau khi đã nuốt trọn hết châu Âu. Còn hiện nay, Trung Quốc thì sao? Trung Quốc gây hấn trên 3 hướng (biên giới Trung-Ấn, Biển Đông, biển Hoa Đông) với 5 quốc gia láng giềng khi sức mạnh không vượt trội (đã có 2/5 quốc gia ngang sức ngang tài là Nhật Bản và Ấn Độ). Phải chăng Trung Quốc có bản lĩnh, hùng mạnh tới mức coi thường tất cả? Xét về ý nghĩa quân sự, nếu xung đột xảy ra trên cả 3 hướng này với cả 5 đối thủ cùng một lúc (chưa nói đến sự tham dự của Mỹ) thì Trung Quốc thất bại là chắc chắn và rõ ràng những nhà chiến lược quân sự Trung Quốc đầu óc là có vấn đề. Nhưng, không phải vậy, những nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không bao giờ để tình thế cả 3 hướng xảy ra cùng lúc. Vậy thì tại sao? Trên biển Hoa Đông Dù tranh chấp với Nhật Bản, Trung Quốc có đẩy cao đến mấy cũng không vượt quá nấc thang cuối cùng. Bởi một cuộc chiến với Nhật Bản sẽ làm tan nát “giấc mơ phục hưng Trung Hoa” mà chưa bao giờ “Trung Quốc gần kề như thế”. Do đó, biển Hoa Đông là nơi để ông Tập lấy điểm, vuốt ve với chủ nghĩa dân tộc, là nơi để cho Trung Quốc thể hiện cho các tiểu quốc biết rằng, Nhật Bản hùng mạnh như thế có Mỹ đằng sau mà Trung Quốc vẫn không ngán ngại, chứng tỏ thế nào là Trung Quốc!. Trên biên giới Trung-Ấn Chắc chắn vài mét đất trên biên giới, không thể án ngữ đường ra biển Ấn độ dương, không thể cản trở, phá tan giấc mơ Trung Quốc trở thành cường quốc biển ngay trong lúc này được. Vậy tại sao Trung Quốc lại gây hấn? Còn nhớ sự kiện bạo loan đẫm máu ở Tân Cương làm chết 20 người trong đó có 15 cảnh sát, thì ngay sau đó, Trung Quốc gây hấn với Ấn Độ trên biên giới. Liệu có mối liên quan gì hai sự kiện này? Nhưng dù có liên quan hay không thì cũng không bao giờ xảy ra cuộc chiến giữa 2 quốc gia đông dân nhất thế giới có VKHN. Trên Biển Đông Biển Đông với Trung Quốc có một vị trí chiến lược quân sự và kinh tế vô cùng quan trọng. Cho nên, khi 2 hướng trên không thể xảy ra thì hướng cuối cùng xảy ra là đương nhiên hợp logic. Như vậy, tình hình căng thẳng trên biển Hoa Đông và biên giới Trung-Ấn thực chất chỉ là mục đích vì đối nội. Biển Đông mới là trọng điểm cho hoạt động quân sự của Trung Quốc. Trường Sa của Việt Nam hay 8 hòn đảo mà Philipines đang quản lý hay bãi James của Malaisia…trong bối cảnh “khu vực đại loạn” sẽ là mục tiêu Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm để biến Biển Đông thành “ao nhà”. Cảnh giác cao với Trung Quốc trên Biển Đông Có thể nói việc biến Biển Đông thành “ao nhà” Trung Quốc đã chuẩn bị xong các thủ tục mà đều là những hành động ngang ngược, phi lý, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và dư luận thế giới. Phía Đông, Tây, Nam đều đã đánh dấu trên bản đồ “đường lưỡi bò”. Các cơ quan hành chính quản lý cái gọi là “thành phố Tam Sa” đã ra mắt… Sự chuẩn bị lực lượng quân sự cũng hoàn tất. Hàng chục các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông rầm rộ, diễu võ dương oai, không cần che giấu đã xảy ra. Những lời tuyên bố hiếu chiến, sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự của các nhà lãnh đạo cấp cao đã tung ra hàng ngày… Tất cả chỉ cần thời điểm mà Trung Quốc thấy thuận lợi là “khai đao”. Bổng dưng mấy hôm nay Trung Quốc xuống giọng. Họ muốn cùng ASEAN bàn về COC…(nhưng thời gian chưa định trước). Có thể nào tư tưởng, bản chất và âm mưu lâu dài của Trung Quốc lại có thể thay đổi trước khối ASEAN mới đang có dấu hiệu siết chặt đội ngũ? Hay đó chỉ là dấu hiệu vuốt ve, ru ngủ các nước có tranh chấp trong khu vực báo hiệu một hành động nguy hiểm sắp xảy ra? Việt Nam đã có kinh nghiệm xương máu với Trung Quốc đã bao đời nay. Sau những lời hữu hảo là lập tức Trung Quốc ra đòn đòn độc hiểm. Bất ngờ ra đòn, bất chấp đạo lý và pháp lý “tạo ra sự đã rồi” là hành xử “truyền thống” của Trung Hoa đối với láng giềng. Việt Nam rất mong muốn Trung Quốc thực hiện nghiêm túc DOC và tiến tới cùng thống nhất COC làm cơ sở cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng, trong khu vực. Nhưng DOC với Trung Quốc đã như “mớ giấy lộn” từ lâu, còn COC chỉ là chiêu bài để Trung Quốc có được thế bất ngờ? Hơn ai hết, trong lúc này Việt Nam hết sức cảnh giác, chăm chú theo dõi những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với âm mưu thủ đoạn nguy hiểm, liều lĩnh gây chiến, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Lê Ngọc Thống 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2013 'Triều Tiên chẳng thu được gì sau những đe dọa' Thứ tư, 8/5/2013, 08:09 GMT+7 Mỹ và Hàn Quốc hôm qua tuyên bố sẽ tiếp tục đề phòng và không tán thưởng những hành vi của Triều Tiên, mà tổng thống Mỹ nói là không hề mang lại lợi ích hay thanh thế gì từ những đe dọa chiến tranh gần đây. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong cuộc gặp hôm qua. Ảnh: Reuters "Nếu Bình Nhưỡng nghĩ rằng những đe dọa trong thời gian qua khiến Hàn Quốc và Mỹ lo sợ hoặc có thể thu hút sự quan tâm của quốc tế thì hôm nay có thêm bằng chứng rằng Triều Tiên đã thất bại một lần nữa", Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp với người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-hye. "Tổng thống Park và tôi chia sẻ quan điểm chung rằng chúng ta sẽ duy trì sự phòng thủ mạnh mẽ, chúng ta sẽ không tán thưởng những hành vi khiêu khích, nhưng chúng ta sẵn sàng để ngỏ cửa cho khả năng đối thoại hòa bình cho Triều Tiên", ông nói. Ông Obama có cuộc gặp với nữ tổng thống Hàn Quốc vào thời điểm mà người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ gọi là thời gian Bình Nhưỡng "tạm dừng khiêu khích" sau hơn một tháng đe dọa tấn công Mỹ, Hàn. Các quan chức Mỹ nói với Reuters rằng Triều Tiên đã hạ hai quả tên lửa tầm trung Musudan khỏi bệ phóng và di chuyển khỏi khu vực bờ biển phía tây. Phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng không còn phát đi nhiều ngôn từ cứng rắn như trước, tuy nhiên các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cảnh báo mọi việc đều có thể đảo ngược nhanh chóng bởi Musudan là một tên lửa di động. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, 61 tuổi, cho biết khó có thể hiểu được tại sao Bình Nhưỡng lại thay đổi chiến thuật. "Vì sao Triều Tiên lại giảm bớt những đe dọa và khiêu khích? Không ai biết chắc lý do". Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trả lời một cách thận trọng khi được hỏi về việc hạ nhiệt những đe dọa và nói Mỹ vẫn tiếp tục chuẩn bị các biện pháp dự phòng. "Chúng tôi hy vọng rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên hiểu được rằng hành động khôn ngoan chính là tham gia vào tiến trình hòa bình", Hagel nói trong cuộc họp báo của Lầu Năm Góc. Bà Park nhậm chức tổng thống Hàn Quốc hồi tháng 2, ngay sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba và bắt đầu chiến dịch 10 tuần với việc phát đi những lời đe dọa gần như là hàng ngày, nói rằng sẽ tấn công Mỹ và nước láng giềng phía nam với tên lửa và vũ khí hạt nhân. Daniel Russel, giám đốc châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói với các phóng viên rằng Washington và Seoul rất nghiêm túc trong việc ngăn chặn những hành động khiêu khích của Triều Tiên và hướng Bình Nhưỡng đến một thỏa thuận phi hạt nhân hóa. "Cả hai nước đều cam kết tăng cường hỗ trợ và ủng hộ nếu Triều Tiên đưa ra quyết định đúng đắn và thực hiện những nghĩa vụ quốc tế của mình", Russel cho hay. Vũ Hà ============= Bởi vậy, Bắc Triều Tiên nên thương lương ngay bây giờ với Hàn Quốc. Đang còn được giá! Cái này nói rồi.* Ngài Obama sẽ ghi dấu son trong lịch sử Hoa Kỳ, nếu bảo vệ Đồng minh của mình. Cái này cũng nói lâu rồi! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2013 Mỹ sẽ làm gì với Syria ? Thứ Tư, 01/05/2013 22:24 “Những gì chúng tôi hiện có là bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng bên trong Syria nhưng chúng tôi không biết nó được dùng như thế nào, vào lúc nào và ai đã dùng nó” - Tổng thống Barack Obama cho biết ================= Đây là một quyết định sáng suốt của ngài Obama! Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, tôi nghĩ ngài có thể xem xét lại: nên quyết định trước hay sau khi gặp ngài Putin. Tổng thống Obama có thể sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria trong những tuần tới, trước khi ông có cuộc gặp dự kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6. Nga - Mỹ bắt tay tìm giải pháp hòa bình cho Syria Thứ Tư, 08/05/2013 - 13:46 (Dân trí) – Kết thúc cuộc hội đàm giữa người đứng đầu cơ quan ngoại giao hai nước ngày hôm qua, ngoại trưởng Nga và Mỹ đã ra tuyên bố chung về việc sẽ cùng tổ chức một hội nghị quốc tế để tìm giải pháp chấm dứt xung đột tại Syria. Nga và Mỹ đã nhất trí cùng tìm giải pháp hòa bình cho Syria Quyết định trên được ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố với báo giới. Theo đó Mátxcơva và Washington sẽ tiếp tục những nỗ lực của cuộc họp Nhóm hành động vì Syria tại Geneva, Thụy Sỹ hồi tháng 6 năm ngoái. Ông Kerry khẳng định hai nước sẽ cố gắng “đưa cả hai phía tới bàn đàm phán” Khoảng 2 năm qua mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trở nên căng thẳng một phần chính vì quan điểm khác biệt liên quan đến vấn đề Syria. Trước khi gặp gỡ người đồng cấp bên phía Nga, hôm thứ Ba, ông Kerry đã có cuộc hội đàm khá lâu với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong lần đầu tới Mátxcơva kể từ khi nhậm chức ngoại trưởng Mỹ. Ông Kerry đã nói với Tổng thống Putin rằng cả Nga và Mỹ đều có “những mối quan tâm chung rất lớn liên quan đến Syria”, trong đó có “sự ổn định trong khu vực” và “không để những kẻ cực đoan gây bất ổn”. “Tôi hy vọng rằng hôm nay chúng tôi có thể thảo luận sâu hơn về vấn đề này và nghiên cứu xem liệu có thể tìm thấy điểm chung nào hay không”, vị ngoại trưởng Mỹ nói tiếp. Sau đó ông đã có cuộc hội đàm với ngoại trưởng Nga Lavrov để cùng đi đến tuyên bố chung rằng hai nước sẽ cố gắng tổ chức một hội nghị quốc tế về chấm dứt xung đột tại Syria. Nếu có thể, hội nghị sẽ diễn ra ngay trong tháng 5 này. Hội nghị sẽ cố gắng thuyết phục cả chính phủ lẫn phe nổi dậy tại Syria chấp nhận một giải pháp hòa bình, dựa trên các nhân tố cốt lõi đã được đưa ra trong thông cáo cuối cùng sau cuộc họp Nhóm hành động vì Syria, được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn hôm 30/6 năm ngoái. Thông cáo này kêu gọi tất cả các bên ngừng ngay lập tức các hành động bạo lực và thành lập một chính phủ chuyển tiếp bao gồm cả các quan chức dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad và những người của phe nổi dậy. “Chúng tôi tin rằng thông cáo Geneva là một bước đi quan trọng để kết thúc đổ máu tại Syria”, ông Kerry khẳng định với báo giới. Ông cũng cảnh báo rằng thông cáo đó không nên được xem “chỉ là một mảnh giấy” mà phải là “lộ trình tới hòa bình”. “Nếu không bạo lực sẽ còn leo thang. Nếu không Syria sẽ càng tiến gần hơn tới bờ vực và rơi vào hỗn loạn”, vị ngoại trưởng Mỹ cảnh báo. Về phần mình ông Lavrov ngợi khen thiện chí sẵn sàng đối thoại về một cuộc chuyển giao chính trị của chính quyền Syria trong khi chỉ trích phe đối lập không “đề cập dù chỉ một từ để cho thấy sự cam kết của mình”. Ngoại trưởng Nga cũng tái khẳng định niềm tin của Mátxcơva rằng việc Tổng thống Assad ra đi không nên được xem là điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình. Tuy nhiên ông khẳng định điều đó không có nghĩa là Nga muốn cố giữ “ghế” cho Assad. “Chúng tôi không quan tâm tới số phận của một cá nhân riêng lẻ nào. Chúng tôi chỉ quan tâm đến số phận người dân Syria”, ông Lavrov tuyên bố. Thanh Tùng Theo BBC Share this post Link to post Share on other sites