Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Bắc Triều Tiên: Bạo động nổ ra ở nhiều nơi

Theo hãng tin Pháp AFP, nhật báo trên mạng Daily NK ở Hàn Quốc hôm nay (02/02/2010) tiết lộ rằng nhiều người dân Bắc Triều Tiên phẫn nộ đã vùng lên tấn công vào lực lượng an ninh. Họ tức giận vì bị lâm vào hoàn cảnh thiếu đói sau khi chính quyền Bình Nhưỡng quyết định đổi tiền hồi tháng 11/2009 và tìm cách dẹp bỏ thị trường tự do đang manh nha.

Một nguồn tin từ tỉnh Bắc Hamkyung ở Bắc Triều Tiên đã xác định với nhật báo Hàn Quốc là các chủ trương kể trên đã làm cho tình trạng thiếu thốn lương thực và nhu yếu phẩm thêm nặng nề. Nhiều người buôn bán và cư dân đã bị trắng tay sau vụ đổi tiền. Nỗi tuyệt vọng đã thúc đẩy họ nổi dậy tấn công vào nhân viên an ninh vì nghĩ rằng ''đằng nào cũng chết''.

Nhật báo Daily NK nêu lên một thí dụ điền hình về tình trạng bạo động gia tăng ở Bắc Triều Tiên. Ngày hôm qua (01/02), một nhóm người đã tấn công vào một toán công an đang đi tuần tại các khu chợ ở thành phố Pyongsung, thuộc tình Nam Pyongan. Tuy nhiên tờ báo không cho biết rõ về số thương vong trong vụ này.

Trích dẫn một số người từ Bắc Triều Tiên đào thoát được qua Hàn Quốc, tờ báo cho biết thêm là một vụ xung đột khác cũng vừa mới xẩy ra tại thành phố Hyesan ở tỉnh Yanggang, khi cư dân địa phương kháng cự lại lực lượng công an đến đàn áp họ. Một người bực tức đã tước súng của một nhân viên an ninh và bắn loạn xạ, làm cho một công an bị thương nặng.

Xin nhắc lại là ngày 30/11/2009, Bình Nhưỡng đã ban hành chính sách đổi tiền, với 100 đồng won cũ đổi được một won mới. Tuy nhiên, vì chính quyền hạn chế lượng tiền tối đa đổi được, nhiều người dân đã mất trắng số tiền dành dụm được. Các nguồn tin báo chí Hàn Quốc trong thời gian qua liên tiếp ghi nhận tình trạng hỗn loạn tại Bắc Triều Tiên sau vụ đổi tiến, đăc biệt trong tình cảnh dân chúng nước này vẫn chịu ảnh hưởng của nạn đói.

Nhật báo Joong Ang Daily hôm nay đã xác nhận phần nào các thông tin kể trên. Tờ báo trích lời ông Won Sei Hoon, giám đốc cơ quan tình báo Hàn Quốc xác nhận là vụ đổi tiền đã gây ra bạo động tại Bắc Triều Tiên. Phát biểu trong một phiên họp kín với các nghị sĩ Hàn Quốc, ông Won còn cho biết thêm là có dấu hiệu cho thấy là chính quyền Bình Nhưỡng đã làm chủ được tình hinh.

Trọng Nghĩa

(RFI)

Share this post


Link to post
Share on other sites

45 phút trước đây, NBC News của Hoa Kỳ nói hai nghi phạm là hai anh em nhà Tsarnaez. Cách đây 40 phút The Washington Post nói các quan chức xác nhận tin hai nghi phạm là anh em ruột nhưng chưa rõ động cơ tấn công là gì. Nghi phạm Dzhokhar Tsarnaev, kẻ còn sống sót được tìm thấy trong danh sách những người được nhận học bổng Cambridge năm 2011 theo Associated Press

Posted Image

Hình từ tài khoản mạng xã hội của nghi phạm còn sống sót Dzhokhar Tsarnaev vừa được AP công bố

Nhà chức trách Mỹ chưa loại trừ hoàn toàn đây là những con sói điên dơn độc hay những phần tử khủng bố từ nước ngoài. Jeffrey Goldberg, Báo The Atlantic nói Nếu quả thật hai nghi phạm này là phần tử khủng bố được huấn luyện ở nước ngoài thì điều chúng ta phải sợ là các cuộc tấn công qui mô nhỏ nhắm vào các mục tiêu người ta không thể ngờ được nhất.

Posted Image

Kênh PBS hiện đang chiếu cảnh lực lượng FBI tiến vào một căn nhà ở Watertown, nơi một vũng máu được tìm thấy ở cửa sau

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mã Anh Cửu đề xuất "chia sẻ tài nguyên nghề cá" ở Biển Đông

Thứ sáu 19/04/2013 12:55

(GDVN) - Mã Anh Cửu và Tannock đều xem "chia sẻ nguồn lợi nghề cá" như một cách tiếp cận để giải quyết tranh chấp Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ 1974 - PV).

Posted Image

Mã Anh Cửu

Charles Tannock, một Nghị sĩ EU vừa lên tiếng hoan nghênh những nỗ lực của Đài Loan nhằm tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề tranh chấp Biển Đông sau "sáng kiến hòa bình cho Biển Hoa Đông" của Mã Anh Cửu.

Trong tuần này nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã phát biểu trong một cuộc hội thảo trực tuyến với đại học Stanford vương quốc Anh cùng nhiều cựu quan chức, học giả hàng đầu Anh - Mỹ về "sáng kiến hòa bình trên Biển Hoa Đông" và những gợi ý về việc áp dụng mô hình này cho xử lý tranh chấp Biển Đông.

Ngày 10/4, Đài Loan và Nhật Bản đã ký hiệp định nghề cá, theo đó các tàu cá Đài Loan được phép đánh bắt tại vùng biển phụ cận Senkaku (trừ khu vực 12 hải lý xung quanh nhóm đảo), nơi cả Đài Loan - Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.

Mã Anh Cửu xem đây như một "cột mốc" hoặc bước ngoặt trong vấn đề xử lý tranh chấp chủ quyền Biển Đảo. Ông Cửu cho rằng, bản chất của tranh chấp chủ quyền là các nguồn lợi kinh tế chứ không phải những hòn đảo. Chủ quyền là vấn đề nhạy cảm, không thể giải quyết trong một sớm một chiều, vì vậy ông kêu gọi các bên gác lại tranh chấp và cùng khai thác, chia sẻ nguồn lợi kinh tế ở các khu vực này.

Hiệp định nghề cá Đài - Nhật được Mã Anh Cửu xem như một mô hình để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông. Charles Tannock hoan nghênh ý tưởng này của Mã Anh Cửu.

Cả Mã Anh Cửu và Tannock đều xem "chia sẻ nguồn lợi nghề cá" như một cách tiếp cận để giải quyết tranh chấp Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ 1974 - PV) mà Bắc Kinh và Đài Bắc cũng tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" (phi pháp, phi lý) đối với quần đảo này của Việt Nam.

Thời gian gần đây khu vực Hoàng Sa ngày càng trở nên căng thẳng do những hành động leo thang gây hấn của phía Trung Quốc, bất chấp sự thật không thể chối cãi là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của luật pháp và thông lệ quốc tế khiến cộng đồng quốc tế và khu vực lo ngại.

Hồng Thủy (Nguồn: theparliament.com)

===============================

Ngài Mã Anh Cửu vừa được Nhật Bản gọi lại chia mấy con cá - ở nơi mà người Nhật gọi là Senkaku. Người Nhật làm việc này có mục đích của họ. Nhưng ông ta lại cứ tưởng đấy là giải pháp đúng và đem áp dụng vào biển Đông.

Quên nhanh đi ông! Tài sản ở biển Đông không phải như ở Senkaku/ Điếu Ngư.

Tôi đang viết một kịch bản phim hành động dng clip. Đoạn gay cấn mô tả như sau:

Một tên cướp có súng vừa lọt vào phòng thì chủ nhà do phát hiện từ trước, nên rút súng bắn liền. Viên đạn sat qua vai. hắn quay ngoắt nấp sau cánh cửa bắn trả. Hai bên căng thẳng trong thế thủ. Tên cướp nói:

- Chưa biết ai sẽ chết trong vụ này. Tốt nhất mày chia cho tao một nửa số vàng trong cái tủ sắt. Tao sđi ngay!

- Mày có thể có tất cả số vàng đó, nếu mày bắn súng không tồi. Hoặc chẳng có gì cả. Vấn đề là tao đang bảo vệ vàng của tao.

- "Pằng!" . Trong lúc bất ngờ, tên cướp bắn trúng vai chủ nhà và xông vào....Chủ nhà đạp giá sách đổ xầm vào tên cướp , khiến hắn ngã sõng soài. Cánh cửa bât tung: hai cảnh sát tuần tra, nghe tiếng súng nổ, đã kịp xông vào bắt tên cướp.

Nhìn tên cướp bcòng tay giải đi, chủ nhà nói:

- Nếu chỉ có tao và mày thì đề nghi của mày có thể hợp lý!

Thưa ngài Mã Anh Cửu.

Nếu đây là giải pháp đúng thì ngài nên đề nghị với Nhật Bản cho cả Trung Quốc đánh cá chung ở Senkaku.

Nếu đã là chân lý thì tối thiểu nó phải hợp lý trong mọi lãnh vực liên quan.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hy Lạp bán cả sân bay quốc tế Athens cho Trung Quốc

Thứ sáu, 19/04/2013, 21:15 (GMT+7)

Chưa có phản hồi

Không chỉ mua cảng biển, Trung Quốc còn tìm cách mua rẻ các sân bay của Hy Lạp để làm đột phá khẩu xâm nhập châu Âu.

Theo báo Kathimerini, đó là tuyên bố của người đứng đầu các hãng Shenzhen Airport và Friedmann Asset Management của Trung Quốc tại cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Sturnarasom.

Phía Trung Quốc cũng có kế hoạch thâu tóm các sân bay địa phương ở Hy Lạp, phát triển vận tải hàng hóa và dịch vụ hậu cần.

Đây là lần thứ hai trong tháng này, các doanh nhân Trung Quốc tuyên bố quan tâm đến mạng lưới các sân bay Hy Lạp.

Posted Image

Sân bay quốc tế Eleftherios Venizelos ở thủ đô Athens.

Báo Kathimerini đưa tin các tập đoàn Trung Quốc muốn củng cố vị thế của sân bay quốc tế Athens bằng cách thu hút các hãng hàng không từ Đông Nam Á và sẽ mở các đường bay trực tiếp nối Hy Lạp và Trung Quốc.

Shenzhen Airport là một trong những sân bay lớn nhất Trung Quốc, với lưu lượng mỗi năm là 20 triệu lượt hành khách.

(BKT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những “chiêu” gây náo loạn khu vực Đông Á của Trung Quốc

Giới nghiên cứu phương Tây cho rằng việc Triều Tiên gây căng thẳng ở Đông Bắc Á là nằm trong “các chiêu làm náo loạn khu vực của Trung Quốc”.

Kể từ khi Mỹ thực hiện chiến lược trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc cho rằng đây là thách thức rất lớn tới quyền lợi các mặt của Trung Quốc trong khu vực. Sự trở lại của Mỹ đã tác động tới thế cân bằng chiến lược, kinh tế, buôn bán, quân sự, văn hóa và là thách thức lớn đối với Trung Quốc. Hơn nữa, Mỹ lại được nhiều nước khu vực hoan nghênh. Trung Quốc cho rằng Mỹ đã lập phòng tuyến hình vòng cung chuỗi đảo thứ nhất từ Nhật Bản, Hàn Quốc tới Đài Loan, Philippines xuống Đông Nam Á vòng qua Ấn Độ Dương… để bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Theo các học giả, nếu xâu chuỗi các sự kiện với nhau thời gian qua, có thể thấy tình hình căng thẳng bán đảo Triều Tiên nằm trong “các chiêu” của Trung Quốc làm náo loạn khu vực để kiềm chế Mỹ.

Các “chiêu này” được Trung Quốc thực hiện như sau:

1. Chiêu thứ nhất: Thăm dò thực lực và quan hệ gắn bó của Mỹ

Thời gian qua, tại khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc liên tục đưa các tàu chiến, tàu tuần tra biển, tàu cá, máy bay trinh sát hoạt động sát ngay khu vực vùng biển Senkaku của Nhật Bản (tức Điếu Ngư). Tại Biển Đông, ngoài việc liên tiếp đưa tàu chiến khiêu khích, xâm nhập, gây rối trong vùng biển của các nước, tháng 9/2012 Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh diễu võ dương oai, tiếp đó ngày 26/3/2013 đưa tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn hiện đại nhất hiện nay cùng nhiều tàu chiến khác xuống vùng biển James Shoal thăm dò mối quan hệ Mỹ – ASEAN.

Mạng tin quân sự “Tây Lục” của Trung Quốc ngày 14/4/2013 bình luận những hoạt động trên chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc dám “đấu với Mỹ” trong vùng biển này.

2. Chiêu thứ hai: Dùng đàn em khuấy động, làm náo loạn khu vực

Báo Trung Quốc dẫn nguồn tin các nước cho biết hiện nay 52% lực lượng Hải quân Mỹ bố trí ở Thái Bình Dương, thời gian tới tăng lên tới 60%; 6 trong số 8 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa bố trí ở Thái Bình Dương, trang bị 192 đầu đạn hạt nhân, trong đó 156 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Có tới 130 trong số hơn 500 đầu đạn hạt nhân chỉ trong 10-15 phút có thể bay tới nội địa Trung Quốc. Tại Alaska có 30 tên lửa và California có 6 tên lửa đánh chặn các tên lửa của Trung Quốc. Trong số 21 tàu khu trục mang tên lửa đánh chặn có tới 18 chiếc bố trí ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc, dự kiến Mỹ sẽ bố trí thêm 14 tên lửa đánh chặn nữa tại Alaska.

Trung Quốc cho rằng lực lượng quân sự này của Mỹ rõ ràng nhắm vào Trung Quốc và Triều Tiên, vì vậy phải khuấy động, làm náo loạn xem mức độ phản ứng quân sự của Mỹ tới mức độ nào.

Posted Image

Được Trung Quốc dung túng, Triều Tiên đã tuyên bố đe dọa sử dụng vũ lực đối với Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Mỹ.

Trước tình hình này, Mỹ phải liên tục điều động tàu chiến và máy bay chiến đấu tới Khu vực Đông bắc Á, như đưa tàu ngầm USS Cheyenne cùng 4 tàu khu trục mang tên lửa đánh chặn tới khu vực này, tăng cương lực lượng quân Mỹ ở Guam, Subic. Đồng thời, Mỹ đưa máy bay B52 và máy bay tàng hình B2 bay diễn tập trên không phận Đông Bắc Á. Năm 1999, máy bay tàng hình B2 đã từng đánh phá Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư. Điều này cho thấy khi cần Mỹ sẽ hành động thực sự. Tiếp đó, Mỹ đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân Ohio mang theo 154 tên lửa hành trình cùng nhiều ngư lôi hiện đại tới cảng Pusan của Hàn Quốc. Tháng 10/2012, Mỹ đã đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân “Hawaii” tới cảng Subic (Philippin), đưa thêm quân và vũ khí tới Nhật Bản, Australia.

Ngoài ra, Mỹ liên tiếp tiến hành các cuộc diễn tập với hải quân các đồng minh và các nước trong khu vực.

Rõ ràng, Trung Quốc và Triều Tiên lo ngại Mỹ thực sự có thể hành động đánh trả, thậm chí đánh đòn phủ đầu trước nếu thấy cần thiết.

3. Chiêu thứ ba: “Hư hư, thực thực”.

Tờ “Liên hợp buổi sáng” của Singapore ngày 7/4/2013 cho biết, khi tình hình căng thẳng leo thang ở bán đảo Triều Tiên, Obama cùng các quan chức có liên quan liên tục gọi điện cho phía Trung Quốc tham vấn, thậm chí Obama còn gửi điện khẩn tới lãnh đạo Trung Quốc. Cố vấn An ninh Quốc gia Thomas Donilon nói phía Mỹ cho rằng tình hình này cũng là cơ hội để lãnh đạo hai bên hiểu biết lẫn nhau trong xử lý các vấn đề quốc tế.

Tờ báo cho biết khi Mỹ đưa quân sang Nhật Bản, Hàn Quốc, phía Trung Quốc không công khai và cũng không ngấm ngầm phản đối mà giữ im lặng. Giờ đây, thái độ của Trung Quốc cũng vậy, họ im lặng tới mức khó hiểu, ngay cả giới báo chí và quan chức Trung Quốc cũng cảm thấy khó hiểu. Còn phía Mỹ không rõ Trung Quốc hiện đang tính toán gì: dung túng Triều Tiên tiếp tục leo thang hay đang có biện pháp kiềm chế. Chiêu “thực thực, hư hư” này làm Mỹ lúng túng đối phó. Vì vậy, Tổng thống Obama phải lệnh cho các quan chức khi phát ngôn phải rất thận trọng, không để sơ xảy mà Trung Quốc và Triều Tiên có thể lợi dụng.

Phát biểu “chỉ vì ích kỉ cá nhân làm náo loạn cả khu vực và thế giới” của Chủ tịchTập Cận Bình ngày 7/4/2013 tại “Diễn đàn Châu Á Bác Ngao”, được dư luận Mỹ và phương Tây cho rằng ám chỉ cảnh cáo Triều Tiên. Nhưng ngày hôm sau khi Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) phỏng vấn Bộ ngoại giao Trung Quốc về phát biểu trên, Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Chủ tịch Tập Cận Bình lên án tất cả các bên đã làm mất đi hòa bình và ổn định khu vực. Điều này có nghĩa là lên án “chiến lược trở lại Châu Á –Thái Bình Dương” của Mỹ. Dư luận các nước cho rằng quả thực “Người Tàu thâm nho”, nên hành động thực thực hư hư và phát biểu mập mờ để đánh lạc hướng dư luận.

4. Chiêu thứ tư: Cảnh báo “chớ có qua mặt Thiên triều”

Ngay khi làm Phó Chủ tịch nước và tương lai trở thành lãnh đạo tối cao, ông Tập Cận Bình đã có chuyến công du sang Mỹ để làm quen với Obama vào tháng 2/2012. Nhưng khi Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liền sang thăm Thái Lan, Mianma và Campuchia (từ 17/11 – 20/11/2012) để khẳng định chính sách “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ. Tiếp đó ông thăm Trung Đông, Châu Phi. Qua ngõ, nhưng Obama phớt lờ và qua mặt “Thiên Triều” Bắc Kinh. Còn Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng thăm 9 nước ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Nam Á, nhưng lại không thèm ngó ngàng đên “Thiên Triều”, cho dù quan hệ Mỹ – Trung là rất quan trọng và buôn bán hai nước năm 2012 tới gần 500 tỉ USD.

Còn ông Shinzo Abe năm 2006 khi đắc cử Thủ tướng đã vội vàng chọn Trung Quốc làm chuyến thăm nước ngoài đầu tiên để “phá băng giá” trong quan hệ hai nước. Nhưng lần này ông cũng “qua mặt Thiên Triều” sang thăm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia(16/1-19/1/2013). Bởi vậy, Trung Quốc “làm náo loạn khu vực” để răn đe Mỹ và Nhật Bản chớ có “phớt lờ Trung Quốc”.

Sau đó, Tổng thống Obama đã vội vã cử tân Bộ trưởng tài chính Jacob Lew thăm Trung Quốc từ 19/3 – 20/3/2013. Nhưng Bắc Kinh cho rằng “nhân vật” này không đủ tầm cỡ, vì vậy Obama đã phải nhanh chóng cử Ngoại trưởng John Kerry sang thăm Trung Quốc ngày 13/4/2013. Hãng tin Mỹ AP ngày 12/4/2013 cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của John Kerry là “không bình thường”.

Tờ New York Time ngày 7/4 cho biết tiếp theo John Kerry, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, tướng Martin, cũng sẽ thăm Trung Quốc 4 ngày. Ngay sau đó, Cố vấn an ninh quốc gia Thomas Donilon sẽ thăm Trung Quốc.

5. Chiêu thứ năm. Dồn Mỹ vào thế cờ tàn của Trung Quốc

Khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình kiến nghị hai nước cần xây “Quan hệ nước lớn kiểu mới”.

Trong buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 13/4/2013 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đưa ra ba tiêu chí của “Quan hệ nước lớn kiểu mới” là: 1-Bình đẳng tin cậy lẫn nhau. 2- Bao dung, nhìn nhau cùng tiến. 3-Hợp tác cùng thắng lợi.

Rõ ràng thời gian qua quan hệ Trung – Mỹ chưa bình đẳng, lợi thế vẫn nghiêng về Mỹ, nên hai nước chưa thể tin cậy lẫn nhau. Về tiêu chí “Bao dung, nhìn nhau cùng tiến”, dư luận cho rằng phía Trung Quốc hy vọng cùng Mỹ kiểm soát Khu vực này, phân chia ảnh hưởng rõ ràng những khu vực thuộc Trung Quốc mà Mỹ không được đụng tới. Trước đây Trung Quốc đã từng đưa ra chủ trương “Mi không đụng tới ta thì ta không đụng tới mi”. Nghĩa là, Mỹ phải nhìn Trung Quốc, chứ không thể “lấn sân” của Trung Quốc.

Đây là ván bài cờ mà Trung Quốc đang mặc cả với Mỹ luận trong cuộc gặp gỡ Tập Cận Bình-Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9/2013 tại Saint Peterburg (Nga).

Dư luận đặt câu hỏi “Liệu ông Obama đã có chiều gì” để đối phó với thế cờ “thâm nho” của Trung Quốc? Có hay không chính là điều mọi người còn phải chờ xem.

(BKT)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là thế cờ đang đi vào thế phân tranh cao thấp, trên bàn cờ kẻ nào mà chẳng muốn thắng chỉ công mà không thủ thì có ngày mất tướng. Chưa biết bên nào dành được tiên cơ hồi sau sẽ rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lợi ích thiết thực của Nhật Bản ở Biển Đông

Là một nước có lượng hàng vận chuyển qua khu vực khá lớn, nên Nhật Bản luôn quan tâm đến vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Các nhà phân tích nhận định, nếu có được sự đồng thuận trong khu vực, mọi vướng mắc có thể sẽ được giải quyết trong hòa bình ổn định, có lợi cho tình hình chung của khu vực… và cũng có lợi cho Nhật Bản.

Mối lo canh cánh

Dù không phải là nước có hải phận ở Biển Đông nhưng Nhật Bản lại có lượng hàng vận chuyển qua khu vực này khá lớn, nên theo đánh giá của ông Ian Storey, chuyên gia về vấn đề an ninh của châu Á, Nhật Bản luôn quan tâm đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Phân tích mối quan tâm sâu sắc của Nhật Bản đến Biển Đông, trên nội san tháng 4 của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS của Singapore, ông Ian Storey viết: “Sự tranh chấp trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc lưu thông hàng hóa của Nhật tại đây bởi kinh tế nước này chủ yếu do lĩnh vực hàng hải mang lại”.

Bản thân Nhật Bản cũng thừa nhận Trung Quốc là một nước mạnh về kinh tế, là nước luôn tự tin vào vị thế của mình trên thế giới, là một cường quốc lớn. Các nhà phân tích an ninh của Nhật Bản có lần từng bày tỏ những quan ngại về tình hình bất ổn ở Biển Đông, nhất là sự xuất hiện của nhiều tàu tuần tra, tàu khảo sát bất hợp pháp trong vùng biển này.

Thậm chí, họ còn dự đoán một cuộc đụng độ bất ngờ có thể diễn ra và biến thành cuộc khủng hoảng ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên, bất cứ một vấn đề vướng mắc nào cũng có cách giải quyết. Trước tình hình trên, Nhật Bản đang tiến hành một số giải pháp được cho là có hiệu quả: Giải quyết vấn đề trên cơ sở đa phương với các nước Đông Nam Á, tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp chính sách với Mỹ và các nước khác, đưa tranh chấp hàng hải lên các diễn đàn quốc tế, khuyến khích sự đồng thuận trong ASEAN.

Posted Image

Ian Storey, chuyên gia về vấn đề an ninh của châu Á.

Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn đang cố gắng né tránh các cuộc thảo luận về vấn đề tranh chấp này tại các diễn đàn an ninh khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), đồng thời từ chối đưa tranh chấp lên trọng tài quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Bởi Trung Quốc cho rằng, vấn đề Biển Đông chỉ có thể giải quyết dựa trên các thỏa thuận song phương, càng nhiều nước tham gia thì càng “rối”.

Thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEAN

Đề cập đến Hội nghị cấp cao ASEAN sắp diễn ra năm nay, ông Ian Storey cũng viết, Nhật Bản rất hi vọng vào tính thống nhất của các quốc gia thành viên ASEAN. Do lợi ích và quan điểm khác nhau nên sự không đồng thuận của các thành viên cũng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tuyên bố chung về Biển Đông vẫn đang được soạn thảo và chờ sự quyết định của các nước thành viên ASEAN. Nhật Bản cho rằng, sự thiếu đoàn kết sẽ cản trở nỗ lực giải quyết các tranh chấp hiện tại và tất nhiên, ảnh hưởng đến cả việc giải quyết tranh chấp trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đó là lý do Nhật Bản muốn thúc đẩy tính đoàn kết và sự thống nhất trong ASEAN.

Bên cạnh đó, Ian Storey cũng nhắc đến việc Nhật Bản đặc biệt chú ý đến Philippines, nước được Nhật Bản coi là đối tác có thiện ý. Trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, Philippines có vẻ lùi bước và Trung Quốc về cơ bản nắm quyền kiểm soát đảo này. Nhật Bản lo ngại rằng, Trung Quốc cũng theo đuổi một chiến lược tương tự ở Biển Hoa Đông, tức là sử dụng tàu của cơ quan thực thi pháp luật hàng hải để đạt được kiểm soát trên thực tế tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Bởi vậy, Nhật Bản đã bổ sung nguyên tắc song phương vào phương pháp tiếp cận đa phương của mình với việc các bộ trưởng của Nhật Bản thường xuyên thảo luận về tranh chấp Biển Đông với các đối tác Đông Nam Á. Tại một cuộc họp báo chung, ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Albert del Rosario của Philippines đã ra một tuyên bố rằng, hai nước cùng có mối quan ngại chung về vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, “đường lưỡi bò” bất ổn ảnh hưởng lớn đến an ninh khu vực và tự do hàng hải của các nước.

Các nhà nghiên cứu về an ninh châu Á của Singapore đánh giá, các tranh chấp lãnh hải được Nhật Bản coi là chương trình nghị sự hàng đầu về an ninh, ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực, kéo theo đó là lưu thông hàng hải bị gián đoạn, khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng. Trong bài viết của mình, Ian Storey còn viết, Nhật Bản hiện tại đang theo đuổi một số chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp, dù rằng những chiến lược này vẫn có không ít hạn chế.

Để kết luận, Ian Storey nhấn mạnh, Nhật Bản rất muốn thúc đẩy tình đoàn kết ASEAN vì cũng có lợi cho Nhật Bản trong việc giải quyết tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những “chiêu” gây náo loạn khu vực Đông Á của Trung Quốc

Giới nghiên cứu phương Tây cho rằng việc Triều Tiên gây căng thẳng ở Đông Bắc Á là nằm trong “các chiêu làm náo loạn khu vực của Trung Quốc”.

Kể từ khi Mỹ thực hiện chiến lược trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc cho rằng đây là thách thức rất lớn tới quyền lợi các mặt của Trung Quốc trong khu vực. Sự trở lại của Mỹ đã tác động tới thế cân bằng chiến lược, kinh tế, buôn bán, quân sự, văn hóa và là thách thức lớn đối với Trung Quốc. Hơn nữa, Mỹ lại được nhiều nước khu vực hoan nghênh. Trung Quốc cho rằng Mỹ đã lập phòng tuyến hình vòng cung chuỗi đảo thứ nhất từ Nhật Bản, Hàn Quốc tới Đài Loan, Philippines xuống Đông Nam Á vòng qua Ấn Độ Dương… để bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Theo các học giả, nếu xâu chuỗi các sự kiện với nhau thời gian qua, có thể thấy tình hình căng thẳng bán đảo Triều Tiên nằm trong “các chiêu” của Trung Quốc làm náo loạn khu vực để kiềm chế Mỹ.

Các “chiêu này” được Trung Quốc thực hiện như sau:

1. Chiêu thứ nhất: Thăm dò thực lực và quan hệ gắn bó của Mỹ

Thời gian qua, tại khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc liên tục đưa các tàu chiến, tàu tuần tra biển, tàu cá, máy bay trinh sát hoạt động sát ngay khu vực vùng biển Senkaku của Nhật Bản (tức Điếu Ngư). Tại Biển Đông, ngoài việc liên tiếp đưa tàu chiến khiêu khích, xâm nhập, gây rối trong vùng biển của các nước, tháng 9/2012 Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh diễu võ dương oai, tiếp đó ngày 26/3/2013 đưa tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn hiện đại nhất hiện nay cùng nhiều tàu chiến khác xuống vùng biển James Shoal thăm dò mối quan hệ Mỹ – ASEAN.

Mạng tin quân sự “Tây Lục” của Trung Quốc ngày 14/4/2013 bình luận những hoạt động trên chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc dám “đấu với Mỹ” trong vùng biển này.

Cái này lâu rùi mà! Từ lúc tung tin tấn công Việt Nam năm 2008. Bởi vậy, Hoa Kỳ mới vi vã rút quân khỏi, Iraq và Afganixtan đấy! Còn cái năm 1999, cũng định trở màu, bị Hoa Kỳ cho cái tát quảng cáo ở Đại sứ TQ bên Nam Tư, gọi là bắn nhầmPosted Image.

2. Chiêu thứ hai: Dùng đàn em khuấy động, làm náo loạn khu vực

Báo Trung Quốc dẫn nguồn tin các nước cho biết hiện nay 52% lực lượng Hải quân Mỹ bố trí ở Thái Bình Dương, thời gian tới tăng lên tới 60%; 6 trong số 8 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa bố trí ở Thái Bình Dương, trang bị 192 đầu đạn hạt nhân, trong đó 156 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Có tới 130 trong số hơn 500 đầu đạn hạt nhân chỉ trong 10-15 phút có thể bay tới nội địa Trung Quốc. Tại Alaska có 30 tên lửa và California có 6 tên lửa đánh chặn các tên lửa của Trung Quốc. Trong số 21 tàu khu trục mang tên lửa đánh chặn có tới 18 chiếc bố trí ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc, dự kiến Mỹ sẽ bố trí thêm 14 tên lửa đánh chặn nữa tại Alaska.

Trung Quốc cho rằng lực lượng quân sự này của Mỹ rõ ràng nhắm vào Trung Quốc và Triều Tiên, vì vậy phải khuấy động, làm náo loạn xem mức độ phản ứng quân sự của Mỹ tới mức độ nào.

Cái này thì không phải chủ ý, mà lợi dụng ngay chính Bắc Triều Tiên quậy để xem phản ứng của Hoa Kỳ và đồng minh. Nếu đây là chú trương của Trung Quốc thì nó mâu thuẫn với phân tích "3" dưới đây!

3. Chiêu thứ ba: “Hư hư, thực thực”.

Tờ “Liên hợp buổi sáng” của Singapore ngày 7/4/2013 cho biết, khi tình hình căng thẳng leo thang ở bán đảo Triều Tiên, Obama cùng các quan chức có liên quan liên tục gọi điện cho phía Trung Quốc tham vấn, thậm chí Obama còn gửi điện khẩn tới lãnh đạo Trung Quốc. Cố vấn An ninh Quốc gia Thomas Donilon nói phía Mỹ cho rằng tình hình này cũng là cơ hội để lãnh đạo hai bên hiểu biết lẫn nhau trong xử lý các vấn đề quốc tế.

Tờ báo cho biết khi Mỹ đưa quân sang Nhật Bản, Hàn Quốc, phía Trung Quốc không công khai và cũng không ngấm ngầm phản đối mà giữ im lặng. Giờ đây, thái độ của Trung Quốc cũng vậy, họ im lặng tới mức khó hiểu, ngay cả giới báo chí và quan chức Trung Quốc cũng cảm thấy khó hiểu. Còn phía Mỹ không rõ Trung Quốc hiện đang tính toán gì: dung túng Triều Tiên tiếp tục leo thang hay đang có biện pháp kiềm chế. Chiêu “thực thực, hư hư” này làm Mỹ lúng túng đối phó. Vì vậy, Tổng thống Obama phải lệnh cho các quan chức khi phát ngôn phải rất thận trọng, không để sơ xảy mà Trung Quốc và Triều Tiên có thể lợi dụng.

Đ

ến giờ này thì chẳng cần khả năng tiên tri, ai cũng biết chiến lược xoay trục ở Châu Á của Hoa Kỳ. Nhưng về tính chính danh thì Trung Quốc đang quảng cáo sự "Trỗi dậy trong hòa bình". Do đó, sự phản ứng sẽ không khác gì xác định: "Tây Thái Bình dương là phần hưởng thụ trong hòa bình của tao. Hoa Kỳ biến!". Đó là lý do mà Trung Quốc im và đang nghĩ kế trên bàn cờ. Đó cũng là - nói theo Lý học: Sự giao thời của lịch Maya - kéo dài từ 21. 12. 2012 đến mùng 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch.

Phát biểu “chỉ vì ích kỉ cá nhân làm náo loạn cả khu vực và thế giới” của Chủ tịchTập Cận Bình ngày 7/4/2013 tại “Diễn đàn Châu Á Bác Ngao”, được dư luận Mỹ và phương Tây cho rằng ám chỉ cảnh cáo Triều Tiên. Nhưng ngày hôm sau khi Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) phỏng vấn Bộ ngoại giao Trung Quốc về phát biểu trên, Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Chủ tịch Tập Cận Bình lên án tất cả các bên đã làm mất đi hòa bình và ổn định khu vực. Điều này có nghĩa là lên án “chiến lược trở lại Châu Á –Thái Bình Dương” của Mỹ. Dư luận các nước cho rằng quả thực “Người Tàu thâm nho”, nên hành động thực thực hư hư và phát biểu mập mờ để đánh lạc hướng dư luận.

Không nằm ngoài sự xác định của lão Gàn, ngay trong topic này!

4. Chiêu thứ tư: Cảnh báo “chớ có qua mặt Thiên triều”

Ngay khi làm Phó Chủ tịch nước và tương lai trở thành lãnh đạo tối cao, ông Tập Cận Bình đã có chuyến công du sang Mỹ để làm quen với Obama vào tháng 2/2012. Nhưng khi Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liền sang thăm Thái Lan, Mianma và Campuchia (từ 17/11 – 20/11/2012) để khẳng định chính sách “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ. Tiếp đó ông thăm Trung Đông, Châu Phi. Qua ngõ, nhưng Obama phớt lờ và qua mặt “Thiên Triều” Bắc Kinh. Còn Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng thăm 9 nước ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Nam Á, nhưng lại không thèm ngó ngàng đên “Thiên Triều”, cho dù quan hệ Mỹ – Trung là rất quan trọng và buôn bán hai nước năm 2012 tới gần 500 tỉ USD.

Còn ông Shinzo Abe năm 2006 khi đắc cử Thủ tướng đã vội vàng chọn Trung Quốc làm chuyến thăm nước ngoài đầu tiên để “phá băng giá” trong quan hệ hai nước. Nhưng lần này ông cũng “qua mặt Thiên Triều” sang thăm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia(16/1-19/1/2013). Bởi vậy, Trung Quốc “làm náo loạn khu vực” để răn đe Mỹ và Nhật Bản chớ có “phớt lờ Trung Quốc”.

Sau đó, Tổng thống Obama đã vội vã cử tân Bộ trưởng tài chính Jacob Lew thăm Trung Quốc từ 19/3 – 20/3/2013. Nhưng Bắc Kinh cho rằng “nhân vật” này không đủ tầm cỡ, vì vậy Obama đã phải nhanh chóng cử Ngoại trưởng John Kerry sang thăm Trung Quốc ngày 13/4/2013. Hãng tin Mỹ AP ngày 12/4/2013 cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của John Kerry là “không bình thường”.

Tờ New York Time ngày 7/4 cho biết tiếp theo John Kerry, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, tướng Martin, cũng sẽ thăm Trung Quốc 4 ngày. Ngay sau đó, Cố vấn an ninh quốc gia Thomas Donilon sẽ thăm Trung Quốc.

Hôm nay là 11. tháng Ba Quý Tỵ Việt lịch!

5. Chiêu thứ năm. Dồn Mỹ vào thế cờ tàn của Trung Quốc

Khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình kiến nghị hai nước cần xây “Quan hệ nước lớn kiểu mới”.

Trong buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 13/4/2013 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đưa ra ba tiêu chí của “Quan hệ nước lớn kiểu mới” là: 1-Bình đẳng tin cậy lẫn nhau. 2- Bao dung, nhìn nhau cùng tiến. 3-Hợp tác cùng thắng lợi.

Rõ ràng thời gian qua quan hệ Trung – Mỹ chưa bình đẳng, lợi thế vẫn nghiêng về Mỹ, nên hai nước chưa thể tin cậy lẫn nhau. Về tiêu chí “Bao dung, nhìn nhau cùng tiến”, dư luận cho rằng phía Trung Quốc hy vọng cùng Mỹ kiểm soát Khu vực này, phân chia ảnh hưởng rõ ràng những khu vực thuộc Trung Quốc mà Mỹ không được đụng tới. Trước đây Trung Quốc đã từng đưa ra chủ trương “Mi không đụng tới ta thì ta không đụng tới mi”. Nghĩa là, Mỹ phải nhìn Trung Quốc, chứ không thể “lấn sân” của Trung Quốc.

Đây là ván bài cờ mà Trung Quốc đang mặc cả với Mỹ luận trong cuộc gặp gỡ Tập Cận Bình-Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9/2013 tại Saint Peterburg (Nga).

Dư luận đặt câu hỏi “Liệu ông Obama đã có chiều gì” để đối phó với thế cờ “thâm nho” của Trung Quốc? Có hay không chính là điều mọi người còn phải chờ xem.

Ngảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng!

Được mất bại thành... Bỗng chốc hóa hư không!

Hết giờ!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

.

CANH BẠC CUỐI CÙNG.

Posted Image

Tranh của họa sĩ người Gia Nã Đại, gốc Trung Quốc . Tựa tranh trong web lyhocdongphuong.org.vn do Thiên Sứ đặt!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những “chiêu” gây náo loạn khu vực Đông Á của Trung Quốc

Giới nghiên cứu phương Tây cho rằng việc Triều Tiên gây căng thẳng ở Đông Bắc Á là nằm trong “các chiêu làm náo loạn khu vực của Trung Quốc”.

Dư luận đặt câu hỏi “Liệu ông Obama đã có chiều gì” để đối phó với thế cờ “thâm nho” của Trung Quốc? Có hay không chính là điều mọi người còn phải chờ xem.

(BKT)

Đúng là thế cờ đang đi vào thế phân tranh cao thấp, trên bàn cờ kẻ nào mà chẳng muốn thắng chỉ công mà không thủ thì có ngày mất tướng. Chưa biết bên nào dành được tiên cơ hồi sau sẽ rõ.

Ngày trước nghe tin ngài Tập Cận Bình sang Nga, lão gàn này thấy mừng vì tin rằng hai vị lãnh tụ sừng sỏ sthống nhất bảo vệ hòa bình thế giới và sau đó là Tập Cân Bình phu nhân nổi lên như một vẻ đẹp sáng giá của các đệ nhất phu nhân đương kim.

Còn bây giờ nếu hai ngài Obama và Tập Cân Bình - có gặp nhau ở bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9/2013 tại Saint Peterburg - thì tôi tin rằng ngài Obam sẽ nâng cốc nhiệt liệt chúc mừng sức khỏe Chủ tịch Tập Cân Bình và phu nhân, sau đó có thể nói về chất lượng rượu Voka của Nga với đặc sản trứng cá Casfien đã gây cảm giác thế nào, trong bữa tiệc chiêu đãi nhân ngày khai trương Hội Nghị.

Từ nay đến tháng Chín? Lâu wá nhỉ? Từ đầu năm Quý Tỵ đến giờ mới chưa tới hai tháng rưỡi. Vậy mà đã bao nhiêu chiện xảy ra!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghi phạm đánh bom Boston thứ 2 đã bị bắt sống nhưng được chở đi trong xe cấp cứu. CS tiến hành thẩm vấn ngay khi có thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Triều Tiên: Vũ khí hạt nhân là "tài sản chung của toàn dân tộc"

Thứ sáu 19/04/2013 13:49

(GDVN) - Chỉ cần Seoul coi vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng đang sở hữu là "tài sản chung" của hai miền thì tương lai hai miền bán đảo sẽ "vô cùng sáng lạn", nhược bằng chính quyền Hàn Quốc vẫn "núp dưới cây dù bảo hộ" của Mỹ thì tất yếu sẽ bị diệt vong.

Posted Image

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un

Nhật báo Joins, một trong số các tờ báo hàng đầu của Hàn Quốc ngày 19/4 đưa tin, trong tuyên bố về yêu cầu đàm phán mà Bình Nhưỡng đưa ra ngày hôm qua 18/4, Bắc Triều Tiên kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye coi vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng là "tài sản chung" của toàn dân tộc Triều Tiên, tức cả hai miền bán đảo.

Đề xuất từ Bình Nhưỡng mà tờ Joins xem như một "chủ trương hoang đường" này nhấn mạnh, chỉ cần Seoul coi vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng đang sở hữu là "tài sản chung" của hai miền thì tương lai hai miền bán đảo sẽ "vô cùng sáng lạn", nhược bằng chính quyền Hàn Quốc vẫn "núp dưới cây dù bảo hộ" của Mỹ thì tất yếu sẽ bị diệt vong.

Ủy ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên đồng thời cũng đưa ra cái gọi là "điều kiện tiên quyết" để ngồi vào bàn đàm phán là yêu cầu Seoul dừng ngay "các hành động khiêu khích chống Bắc Triều Tiên", đồng thời nhận lỗi với Bình Nhưỡng. Ngoài ra Triều Tiên yêu cầu Liên Hợp Quốc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Giới chức Hàn Quốc cho rằng lập trường của Bình Nhưỡng về quan hệ giữa hai miền bán đảo dường như đã thay đổi. 2 tháng liên tục kể từ sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3, Triều Tiên liên tục đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu cả Mỹ lẫn Hàn Quốc, Nhật Bản, đến thời điểm hiện tại tất cả chỉ là những lời dọa nạt.

Các nhà phân tích Hàn Quốc cho rằng những tín hiệu vừa rồi từ Bình Nhưỡng cho thấy Bắc Triều Tiên muốn đàm phán, nhưng vì Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã chủ động đề xuất đàm phán trước nên Bình Nhưỡng cũng muốn "làm cao" trước khi quay lại bàn đàm phán để vớt vát lại chút thể diện.

Nếu Bình Nhưỡng thực sự không muốn đàm phán sẽ không đưa ra điều kiện, dù là điều kiện "không thể chấp nhận được".

Ngoài ra, giới quan sát Seoul còn nhận định rằng Bình Nhưỡng chỉ có thể duy trì cái gọi là "trạng thái sẵn sàng chiến đấu" đến 25/4, ngày thành lập quân đội, sau đó sẽ phải tìm cách đàm phán để quốc gia này trở lại hoạt động bình thường.

Hồng Thủy (Nguồn: Joins)

=========================

Cái này nói rồi! Ngay trong topic này!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên chấp nhận đề nghị đối thoại của Trung Quốc

Một quan chức cấp cao Trung Quốc có thể đến Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng ngỏ ý sẵn sàng đối thoại nhằm "hạ nhiệt" căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Posted Image

Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân TQ Wu Dawei có thể sẽ đi lại như con thoi giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 19/4 đưa tin Triều Tiên đã truyền đạt ý định này với Trung Quốc vào giữa tháng Tư và điều này khiến cho Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cho rằng Bình Nhưỡng ít có khả năng tiến hành phóng một tên lửa tầm trung. Tên lửa Musudan, được cho là có khả năng với tới đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, vẫn ở tư thế sẵn sàng phóng, nhưng một số đơn vị tên lửa đã bắt đầu rút khỏi bờ biển phía Đông Triều Tiên. Theo Asahi Shimbun, trước đó Bình Nhưỡng đã bác đề nghị của Trung Quốc gửi một quan chức đến Triều Tiên để thảo luận. Nhưng dường như Bình Nhưỡng đã thay đổi lập trường sau khi Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại để xoa dịu căng thẳng. Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Wu Dawei hoặc một quan chức Trung Quốc cao hơn có thể đến thăm Triều Tiên. Wu Dawei, người cũng có kế hoạch thăm Mỹ vào tuần tới, có thể hành động như một sứ giả giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Kiến thức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên chấp nhận đề nghị đối thoại của Trung Quốc

Một quan chức cấp cao Trung Quốc có thể đến Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng ngỏ ý sẵn sàng đối thoại nhằm "hạ nhiệt" căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Posted Image

Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân TQ Wu Dawei có thể sẽ đi lại như con thoi giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 19/4 đưa tin Triều Tiên đã truyền đạt ý định này với Trung Quốc vào giữa tháng Tư và điều này khiến cho Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cho rằng Bình Nhưỡng ít có khả năng tiến hành phóng một tên lửa tầm trung. Tên lửa Musudan, được cho là có khả năng với tới đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, vẫn ở tư thế sẵn sàng phóng, nhưng một số đơn vị tên lửa đã bắt đầu rút khỏi bờ biển phía Đông Triều Tiên. Theo Asahi Shimbun, trước đó Bình Nhưỡng đã bác đề nghị của Trung Quốc gửi một quan chức đến Triều Tiên để thảo luận. Nhưng dường như Bình Nhưỡng đã thay đổi lập trường sau khi Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại để xoa dịu căng thẳng. Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Wu Dawei hoặc một quan chức Trung Quốc cao hơn có thể đến thăm Triều Tiên. Wu Dawei, người cũng có kế hoạch thăm Mỹ vào tuần tới, có thể hành động như một sứ giả giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Kiến thức

===================

Biết thế! Hãy đợi đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Cam Bốt dự báo xẩy ra nội chiến nếu đối lập thắng cử

Posted Image

Thủ tướng Hun Sen (REUTERS)

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tuyên bố nếu bị thất cử trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 7 tới thì xứ chùa Tháp sẽ bị nội chiến. Lý do là vì lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy đã cam kết sẽ truy tố những quan chức hiện nay có dính líu với thời kỳ tàn bạo của Khmer Đỏ.

Trong thông điệp truyền thanh trong ngày hôm nay 19/04/2013, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen nhận định là lãnh đạo đối lập « Sam Rainsy tuy chưa nắm quyền đã thông báo trước sẽ xét xử những bộ trưởng trong chính phủ hiện nay . Do vậy , nội chiến sẽ xảy ra nếu đối lập thắng cử » vào tháng 7.

Thủ tướng Cam Bốt cũng cam kết « là những bộ trưởng bị đối lập lên án sẽ không để bị bắt ».

Theo báo chí ở Phnom Penh, thứ Tư vừa qua, ông Sam Rainsy tuyên bố nếu đối lập thắng cử , nhiều viên chức chế độ hiện nay sẽ bị truy tố ra tòa án để trả lời về vai trò của họ trong thời kỳ Khmer Đỏ. Bản thân Thủ tướng Hun Sen cũng xuất thân từ chế độ diệt chủng này.

Lãnh đạo đối lập cũng lên án chính phủ hiện nay can thiệp cản trở công việc của Tòa hình sự xét xử tội ác Khmer Đỏ.

Tú Anh .(Mấy thằng ca bốt này ăn cháo đái bát, nếu tự oánh nhau lần này chắc Vệt Nam sẽ không can thiệp nữa đâu nhá! loại Ca bốt qua sông đấm b....vào sóng cho diệt chủng bớt đi cũng được.)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên chấp nhận đề nghị đối thoại của Trung Quốc

Một quan chức cấp cao Trung Quốc có thể đến Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng ngỏ ý sẵn sàng đối thoại nhằm "hạ nhiệt" căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Posted Image

Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân TQ Wu Dawei có thể sẽ đi lại như con thoi giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 19/4 đưa tin Triều Tiên đã truyền đạt ý định này với Trung Quốc vào giữa tháng Tư và điều này khiến cho Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cho rằng Bình Nhưỡng ít có khả năng tiến hành phóng một tên lửa tầm trung. Tên lửa Musudan, được cho là có khả năng với tới đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, vẫn ở tư thế sẵn sàng phóng, nhưng một số đơn vị tên lửa đã bắt đầu rút khỏi bờ biển phía Đông Triều Tiên. Theo Asahi Shimbun, trước đó Bình Nhưỡng đã bác đề nghị của Trung Quốc gửi một quan chức đến Triều Tiên để thảo luận. Nhưng dường như Bình Nhưỡng đã thay đổi lập trường sau khi Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại để xoa dịu căng thẳng. Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Wu Dawei hoặc một quan chức Trung Quốc cao hơn có thể đến thăm Triều Tiên. Wu Dawei, người cũng có kế hoạch thăm Mỹ vào tuần tới, có thể hành động như một sứ giả giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Kiến thức

Lúc nãy lão Gàn này bận rộn chút chiện ở tính - Kiếm cháo gà thôi. Không có gì wan trọng. Cho nên mới phán rằng: "Biết thế ! Hãy đợi đấy". Bi giờ xong rồi. tắc tục chém gió!

Cách đây vài ngày, nguyên soái Kim Jong Ul lo ngại sự kiện ở Iraq và Lybi. Lão Gàn có dịp phát biểu vì cái thế nó khác.Nay nguyên soái Kim chấp nhận đối thoại là tốt. Cái này lão gàn cũng nói rồi.

Nhưng đây là lời khuyên của tôi:

Hai miền Cao Ly hãy tự thương thảo với sự giám sát quốc tế. các vị nên chứng tỏ vị thế của mình, không phụ thuộc vào các thế lực khác. Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ họ. Đấy là tính chính danh.

Trước đây nửa thế kỷ, vai trò quốc tế khác bây giờ. Trung Quốc kiểu gì cũng phải chấp nhận.

Thiên Sứ đã nhiều lần xác định từ gần 10 năm trước, có tính tiên tri rằng:

Hai miền Cao Ly sẽ không có chiến tranh. Tuy sau đó rút lại lời tiên tri này, nhưng không xác định sẽ xảy ra chiến tranh hay không. Đây là một cơ hội cho Cao Ly. Họ cần thực hiện nhiệm vụ lịch sử của họ. Chúng tôi, sẽ thể hiện sự ủng hộ các bạn bằng những ý kiến bày tỏ ở đây.

Tuy nhiên, vấn đề liên thông giữa Biển Đông và Đông Bắc Á sẽ không thay đổi, cho dù hai miến Cao Ly thống nhất trong hòa bình.

Cao Ly là một dân tộc vẫn ghi dấu ấn của nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử: Đồ hình Âm Dương Lạc Việt vẫn tồn tại ở đây!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

New Delhi tố quân đội Trung Quốc dựng lều trại "lấn" lãnh thổ Ấn Độ

Chủ nhật 21/04/2013 07:47

(GDVN) - Lực lượng cảnh sát biên giới Ấn Độ-Tây Tạng đã lập một trại đối diện và cách 300 m với lều trại của nhóm binh sĩ Trung Quốc - tờ Press Trust của Ấn Độ cho biết thêm.

Hàng chục binh sĩ Trung Quốc đã lập trại trong một khu vực hẻo lánh thuộc biên giới của Ấn Độ - AFP dẫn một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết.

Theo đó, quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền ở miền đông Ladakh, cao trên dãy Himalaya, và dựng lên một trại quân sự tại đây trong đêm ngày 15/4.

Posted Image

Binh sĩ Ấn Độ tuần tra trên khu vực biên giới với Trung Quốc.

New Delhi hy vọng họ có thể giải quyết vấn đề này "một cách hòa bình" thông qua các kênh ngoại giao với Bắc Kinh - nguồn tin nói thêm.

Ấn Độ và Trung Quốc cùng có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa hai nước mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Mối quan hệ song phương mang nhiều tín hiệu của sự ngờ vực lẫn nhau được cho là di sản của một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1962 trên vùng lãnh thổ phía bắc Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới được gọi là đường kiểm soát thực tế (LAC), nhưng chưa bao giờ được phân định chính thức.

Tuy nhiên, nguồn tin chính phủ Ấn Độ thì nhóm binh sĩ Trung Quốc trên đang ở trong lãnh thổ của Ấn Độ, khu vực nằm ngoài đường kiểm soát thực tế.

Tờ Press Trust của Ấn Độ cho biết, một trung đội Trung Quốc gồm khoảng 50 binh sĩ đã lập trại ở sâu 10 km bên trong lãnh thổ của Ấn Độ.

Ấn Độ và Trung Quốc đang trao đổi thông tin về sự cố thông qua một ủy ban riêng về các vấn đề biên giới song phương được thành lập năm ngoái để tham vấn - nguồn tin chính phủ Ấn Độ nói thêm.

Ấn Độ thường xuyên lên tiếng cáo buộc quân đội Trung Quốc vượt sang biên giới nước này nhưng cho đến trước ngày 15/4, phía Trung Quốc chưa từng lập trại trong các khu vực tranh chấp mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền - các nhà quan sát cho biết.

Lực lượng cảnh sát biên giới Ấn Độ-Tây Tạng đã lập một trại đối diện và cách 300 m với lều trại của nhóm binh sĩ Trung Quốc - tờ Press Trust của Ấn Độ cho biết thêm.

Nguyễn Hường (nguồn CNA)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình Nhưỡng:

Muốn Triều Tiên bỏ vũ khí hạt nhân, cả thế giới cùng bỏ!

tinmoi.vn

Chủ nhật, 21/04/2013 07:42:57

"Quan điểm của Triều Tiên rất rõ ràng, đừng bao giờ mơ tưởng đến một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân trừ khi cả thế giới cũng là một vùng phi hạt nhân”.

Posted Image

Triều Tiên cáo buộc đề nghị đối thoại của Mỹ với Bình Nhưỡng chỉ nhằm mục đích tước đoạt mọi tiềm lực hạt nhân của nước này.

Yonhap dẫn nguồn tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên ngày 20/4 cho biết, Bình Nhưỡng có thể đàn phán với Mỹ về việc giải trừ vũ khí, nhưng tuyệt đối không bao giờ tham gia bàn về bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này.

Tờ báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên kiên quyết không từ bỏ chương trình hạt nhân chừng nào cả thế giới đều phi hạt nhân.

“Chúng tôi có thể đàm phán với Mỹ về vấn đề giải trừ vũ khí, nhưng để ngồi lại bàn bạc về việc từ bỏ hạt nhân là điều không bao giờ xảy ra”. Tờ báo cho biết thêm: "Quan điểm của Triều Tiên rất rõ ràng, đừng bao giờ mơ tưởng đến một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân trừ khi cả thế giới cũng là một vùng phi hạt nhân”.

Tờ báo khẳng định việc Mỹ yêu cầu Triều Tiên từ bỏ hạt nhân như một điều kiện trước hết cho các cuộc đối thoại chỉ cho thấy ý định ngấm ngầm của Mỹ nhằm tước đoạt vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng và bắt nước này khuất phục.

===========================

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Tôi có thể chắc chắn 100% rằng Hoa Kỳ rất ủng hộ đề nghị này của Bắc Triều Tiên: Tất cả thế giới bỏ vũ khí hạt nhận!Posted Image.

Tất nhiên nếu nó được bảo đảm triệt để. Trong điều kiện này thì chỉ với những vũ khí phi hạt nhân của Hoa Kđđể xác định vị trí bá chủ thế giới của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông"

Thứ hai 22/04/2013 06:23

(GDVN) - "Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương vừa chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông, vừa ứng phó với xung đột cục bộ".

Posted Image

Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ

Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, ngày 18/4 tàu tuần duyên đầu tiên của Hải quân Mỹ (USS Freedom - Tự Do) đã đến quân cảng Changi, Singapore. Mỹ sẽ còn tiếp tục điều 3 tàu chiến loại mới này tới Singapore.

Theo quan điểm của Hải quân Mỹ, những tàu tuần duyên này có sứ mệnh chính là “thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, tham gia diễn tập đa phương quốc tế và thể hiện ý định chiến lược của Mỹ”. Chuyên gia Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu chiến mới tại Singapore là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của họ.

Có nhà phân tích cho rằng, căn cứ vào tính năng của tàu tuần duyên, Mỹ quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát tuyến đường hàng hải có tính chiến lược đó là eo biển Malacca. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Singapore và một số quốc gia ASEAN, về truyền thống, duy trì quan hệ quân sự mật thiết với Mỹ, đồng thời, về kinh tế, có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, đa số các nước Đông Nam Á tìm kiếm một điểm cân bằng giữa Trung-Mỹ, chứ không phải là lựa chọn bên nào.

Bố trí tạm thời

Ngày 18/4, tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore cho rằng, sáng sớm cùng ngày, tàu tuần duyên Hải quân Mỹ đã đến quân cảng Changi, Singapore, bắt đầu triển khai 8 tháng ở Đông Nam Á. Con tàu này xuất phát từ ngày 1/3 ở cảng San Diego, hành trình đi qua Hawaii, Guam và Manila, Philippines, toàn bộ hành trình gần 6 tuần.

Posted Image

Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2, Hải quân Mỹ

Tàu USS Freedom là chiếc đầu tiên của tàu tuần duyên lớp Freedom, dài 115 m, lượng giãn nước đầy 3.500 tấn, tốc độ có thể đạt 40 hải lý/giờ, thích hợp cho tác chiến ở duyên hải, có thể lắp ráp các mô-đun trang bị khác nhau, có thể thực hiện các nhiệm vụ như săn ngầm, chống thủy lôi và chống hạm, rất thích hợp cho chiến đấu biển gần, mỗi chiếc có giá khoảng 440 triệu USD.

Sau 1 tháng nữa, tàu USS Freedom sẽ tham gia Triển lãm hải quân tổ chức tại Changi, Singapore. Theo tờ “The Stars and Stripes” Mỹ, tàu USS Freedom là tàu đầu tiên của tàu tuần duyên mới Mỹ, Mỹ có kế hoạch triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore và Mỹ có kế hoạch chế tạo 52 tàu chiến loại này, trong đó 16 tàu sẽ triển khai cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Ngay từ năm 2011, Mỹ đã đưa ra kế hoạch triển khai tàu tuần duyên ở Singapore. Tháng 6/2012, Singapore chính thức đồng ý cho Hải quân Mỹ triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore. Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, từ sau khi Mỹ đóng cửa căn cứ quân sự tại Subic, Philippines vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Singapore đã trở thành căn cứ tiếp tế hậu cần của khoảng 100 tàu quân sự Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Chính phủ Singapore nhấn mạnh, tàu tuần duyên đến chỉ là một sự bố trí mang tính tạm thời.

Tăng cường kiểm soát khu vực

Hoàng Tĩnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu toàn cầu hóa và châu Á, Học viện chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc lập Singapore cho rằng, triển khai tàu tuần duyên là một khâu của chiến lược quân sự châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, mục đích là tăng cường khả năng ứng phó với chiến tranh cục bộ.

Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương có nhiều cấp độ, vừa chuẩn bị cho tiến hành đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc ở biển Đông, vừa bảo đảm khả năng giành thắng lợi trong một cuộc xung đột mang tính khu vực.

Posted Image

Tàu tuần duyên USS Forth Worth LCS-3, Hải quân Mỹ

Nhưng, Hoàng Tĩnh cho rằng, căn cứ vào tính năng chiến đấu và mục đích triển khai tàu tuần duyên, việc triển khai này hoàn toàn không phải nhằm vào Trung Quốc, bởi vì tàu tuần duyên tiến hành tác chiến ở biển gần, nó không thể tiến hành tác chiến biển xa, cũng không thể gia nhập cụm chiến đấu tàu sân bay.

Mỹ bố trí tàu chiến này ở Singapore có 2 mục đích: Một là, bảo đảm an ninh và ổn định khu vực, trong đó có chống khủng bố, chống cướp biển và ứng phó với xung đột cục bộ. Hai là, tăng cường quan hệ với Singapore, bởi vì eo biển tại Singapore có vị trí chiến lược rất quan trọng trên thế giới. Mối đe dọa an ninh chủ yếu nhất của Singapore đến từ rủi ro từ xung đột cục bộ của các nước xung quanh.

Hồ Dật Sơn, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới tại Singapore có 3 mục đích: Thứ nhất, bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, đối phó với mối đe dọa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan của khu vực này. Thứ ba, có ý đồ kiểm soát eo biển Malacca. Mỹ đóng vai trò cảnh sát tại khu vực này đã từ lâu.

Ảnh hưởng đến chiến lược cân bằng của ASEAN?

Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, chính sách ngoại giao của Singapore là tìm cách xây dựng quan hệ cân bằng giữa các nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn trên thế giới, xây dựng mối quan hệ này dựa vào mạng lưới quan hệ kinh tế và quân sự do họ xây dựng, điều này làm cho Singapore trở thành quốc gia đầu tư cho sức mạnh quân sự nhiều nhất ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á, quan hệ Mỹ-Singapore được duy trì phần lớn dựa vào quan hệ quân sự.

Posted Image

Gần đây, tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) cũng đến Singapore

Ngân sách chi tiêu quân sự năm tài khóa 2013 của Singapore là 12,3 tỷ USD, chi tiêu quân sự của quốc gia chỉ có vài triệu người này vượt Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Hồ Dật Sơn cho rằng, đại đa số các nước ASEAN đều muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa Trung-Mỹ. Một mặt, họ muốn được Mỹ ủng hộ về quân sự, mặt khác, các nước ASEAN lại cố gắng gần gũi với Trung Quốc về kinh tế để giành được lợi ích kinh tế lớn. Phần lớn các nước ASEAN không muốn lựa chọn đứng về bên nào.

Nhưng báo Trung Quốc ra sức tuyên truyền cho rằng, "dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để cân bằng quan hệ với Trung Quốc ngày càng tăng lên về kinh tế sẽ không thể kéo dài, sẽ gây ra nhiều phiền phức hơn cho sự ổn định của khu vực".

Đông Bình

=================

Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương có nhiều cấp độ, vừa chuẩn bị cho tiến hành đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc ở biển Đông, vừa bảo đảm khả năng giành thắng lợi trong một cuộc xung đột mang tính khu vực.

Đúng là "Ếch"!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới ở biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng

Thứ hai 22/04/2013 06:38

(GDVN) - Trong thời gian triển khai ở Singapore, tàu tuần duyên USS Freedom sẽ tham gia nhiều cuộc diễn tập, thăm cảng biển với hải quân các nước Đông Nam Á.

Posted Image

Tàu tuần duyên USS Freedom LCS-1 đã đến quân cảng Changi, Singapore

Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông vừa dẫn các nguồn tin cho biết, khoảng 11 giờ sáng ngày 18/4/2013, tàu tuần duyên đầu tiên của Hải quân Mỹ là USS Freedom LCS-1 đã từ từ chạy vào quân cảng Changi của Singapore. Đây là tàu chiến đầu tiên của Mỹ thường trực tại biển Đông, chốt giữ eo biển Malacca với thời gian là 8 tháng.

Việc triển khai ở tuyến đầu những tàu chiến này là một phần của chiến lược chuyển hướng (pivot) tới châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, từ Iraq và Afghanistan chuyển hướng sang châu Á-Thái Bình Dương thực hiện tái cân bằng…, thể hiện với đồng minh Mỹ và bạn bè rằng Mỹ cam kết duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực này để bảo đảm sự ổn định.

Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Mỹ triển khai loại tàu chiến này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặc điểm lớn nhất của tàu chiến này là có khả năng tác chiến ở biển gần (vùng nước nông). Trong thời gian triển khai 8 tháng tới đây, tàu USS Freedom sẽ tham gia một loạt cuộc diễn tập liên hợp hải quân (CARAT, SEACAT) và thăm các cảng biển khác của khu vực này.

Theo trang mạng tuần san quốc phòng Mỹ, tàu tuần duyện USS Freedom đến Singapore là một cột mốc trong phát triển của tàu chiến đấu duyên hải/tàu tuần duyên. Hải quân Mỹ chủ yếu dựa vào loại tàu chiến mới này để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, trong đó có tác chiếc chống thủy lôi và săn ngầm.

Posted Image

Tàu tuần duyên USS Freedom đến Singapore đúng vào thời điểm tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng, tranh chấp lãnh thổ trên biển ở biển Hoa Đông và biển Đông vẫn chưa có nhiều tín hiệu hạ nhiệt.

Nhưng về chiến lược, nó phát đi tín hiệu quan trọng hơn có thể là, mặc dù cắt giảm mạnh về ngân sách quốc phòng, nhưng Mỹ không hề thay đổi quyết tâm thúc đẩy chiến lược quay trở lại châu Á. Với tính chất là một phần “quân sự” của chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ có kế hoạch triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương trước năm 2020.

Tham gia diễn tập quân sự với các nước ASEAN

Tàu USS Freedom dài khoảng 115 m, mang theo 91 thành viên, ngày 18/4 đã đến căn cứ hải quân Changi của Singapore, đồng thời còn mang theo một máy bay trực thăng hàng hải Sea Hawk MH-60. Đại sứ Mỹ tại Singapore David Adelman và Tổng chỉ huy Hạm đội Hải quân Singapore đã đến đón tiếp.

Trung tá Timothy Wilke, chỉ huy tàu tuần duyên USS Freedom nói: “Chúng tôi có kế hoạch dành phần lớn thời gian hoạt động ở Đông Nam Á. Đây sẽ là khu vực hoạt động của tàu Freedom trong 8 tháng tới. Chúng tôi trông đợi rời khỏi khoang tàu, hợp tác với các lực lượng hải quân khác của khu vực này, chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất trong các cuộc diễn tập liên hợp, thăm cảng và các hoạt động an ninh hàng hải”.

Hải quân Mỹ cho biết, trong thời gian triển khai 8 tháng tới đây, tàu tuần duyên USS Freedom sẽ tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện trên biển với nhiều nước Đông Nam Á và thăm các cảng biển khác. 1 tháng sau, tàu Freedom sẽ xuất hiện tại triển lãm hải quân IMDEX tổ chức tại Changi, Singapore.

Posted Image

Tàu tuần duyên USS Freedom là tàu chiến kiểu mới của Mỹ, đi vào hoạt động năm 2008, có các đặc điểm như tốc độ nhanh, tính linh hoạt mạnh, đa năng và có thể tác chiến ở vùng biển nông. Lần này đến Singapore ngoài mang theo máy bay trực thăng Sea Hawk MH-60, tàu Freedom còn trang bị 2 pháo điều khiển 30 mm và 2 tàu cao su dài 11 m.

Có chuyên gia cho rằng, tàu tuần duyên là sản phẩm chuyển đổi chiến lược từ “tác chiến đại dương” sang “tấn công biển gần” của Hải quân Mỹ, tàu USS Freedom và các tàu kế tiếp đến đồn trú ở Singapore, có nghĩa là Hải quân Mỹ đã có tàu thường trú ở khu vực biển Đông, không chỉ có thể tiếp tục “tỏ rõ cảm giác hiện diện”, mà còn có thể ứng phó nhanh hơn với các sự kiện xảy ra ở khu vực biển Đông.

Tháng 6/2012, Bộ Quốc phòng Singapore ra thông cáo cho biết, về nguyên tắc, Singapore đồng ý cho Mỹ triển khai 4 tàu tuần duyên ở căn cứ hải quân Changi, chiếc đầu tiên hoàn tất triển khai vào tháng 3/2013. Căn cứ hải quân Changi cũng là nơi đứng chân lớn nhất và quan trọng nhất của quân Mỹ ở biển Đông. Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Singapore, mục tiêu cuối cùng của Mỹ là 1-2 tàu tuần duyên vĩnh viễn ở đó.

Điều đáng chú ý là, ngày 9/4, tàu tuần duyên USS Freedom còn thăm Philippines, nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, trong một bản tuyên bố, Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết, chuyến thăm này thể hiện rõ “mối quan hệ lịch sử, xã hội và quân sự vững chắc” Mỹ-Philippines.

Posted Image

Đối với ý địnhtăng cường triển khai quân sự ở khu vực này, Mỹ không hề giấu giếm gì. Ciel Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ trước đây từng công khai tuyên bố rằng, tàu USS Freedom lần đầu tiên triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho thấy quyết định bảo vệ an ninh và ổn định khu vực này của Mỹ. Việc triển khai lần này sẽ tăng cường khả năng tác chiến của quân Mỹ tại khu vực, trực tiếp hỗ trợ cho việc chuyển trọng tâm chiến lược của quân Mỹ sang hướng Đông.

Chuyên gia an ninh khu vực Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore nói với truyền thông rằng, việc triển khai tàu tuần duyên USS Freedom phát đi tín hiệu Washington cam kết bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực này. Eo biển Malacca là một trong những tuyến đường thương mại trên biển nhộn nhịp nhất thế giới. “Việc triển khai những tàu chiến này ở tuyến đầu là một phần của chiến lược chuyển hướng tới châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, từ Iraq và Afghanistan tái cân bằng chuyển hướng tới châu Á”.

Storey nói thêm: “Nó thể hiện với các đồng minh và bạn bè của Mỹ rằng, Mỹ cam kết duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ tại khu vực này để đảm bảo sự ổn định”.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng tuyên bố, trước năm 2020, Washington sẽ chuyển phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình Dương để thích ứng với việc châu Á là một trọng điểm chiến lược mới. Trong đó, Singapore là đồng minh lâu đời của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, tạo sự hỗ trợ rất lớn về cung cấp hậu cần và diễn tập của quân Mỹ tại khu vực này. Đầu tháng này, tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ là USS John C. Stennis CVN-74 cũng đã đến căn cứ hải quân Changi của Singapore.

Posted Image

Ngày 1/3/2013, tàu USS Freedom xuất phát từ cảng chính San Diego, đi xuyên qua Thái Bình Dương chạy hướng Singapore, nó đi qua Hawaii, Guam và thủ đô Manila của Philippines, vượt 12.900 hải lý, hành trình trải qua gần 6 tuần. Được biết, sau khi trở về San Diego vào đầu năm 2014, Mỹ dự kiến sẽ triển khai 4 tàu tuần duyên ở Singapore. Số lượng này được Mỹ và Singapore cùng tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La 2 năm trước.

Thích hợp với tác chiến ở Đông Nam Á

Việc Mỹ tăng cường triển khai các phương tiện quân sự ở xung quanh biển Đông chắc chắn sẽ làm gia tăng mối lo ngại cho Trung Quốc.

Euan Graham, chuyên gia an ninh hàng hải, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang Singapore cho rằng, Bắc Kinh “rõ ràng cảnh giác với bất cứ sự gia tăng hiện diện quân sự nào ở khu vực xung quanh biển Đông”. Nhưng, ông cho rằng, Trung Quốc cũng hiểu được rằng, sự hiện diện của tàu tuần duyên USS Freedom “hoàn toàn không làm thay đổi to lớn đối với cân bằng sức mạnh hải quân khu vực”.

Khi thông tin quân Mỹ muốn triển khai tàu tuần duyên ở Singapore lộ ra trước đây, Bộ Ngoại giao Singapore đã giải thích rằng, Singapore hoàn toàn không phải là đồng minh của Mỹ, nước này chỉ cung cấp hạ tầng và dịch vụ cho tàu chiến Mỹ một cách hạn chế. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng nhiều lần cho biết, Singapore sẽ không cho phép quân Mỹ xây dựng căn cứ. Tuy nhiên, Singapore và quân Mỹ duy trì lâu dài quan hệ “bán đồng minh” và còn duy trì hợp tác quân sự chặt chẽ.

Posted Image

Theo Graham, Trung Quốc rất muốn tìm hiểu những biểu hiện tính năng của tàu chiến kiểu mới này, loại tàu chiến này rất thích hợp với các vùng biển ở Đông Nam Á.

Sĩ quan chỉ huy tàu Timothy Wilke cho biết: “Với sự phối hợp chuyên nghiệp của các thủy thủ Hải quân Mỹ, tàu tuần duyên USS Freedom đã hoàn thành tất cả các giai đoạn quan trọng cho việc triển khai lần này. Tôi cảm thấy tự hào về những thành tích đã đạt được của tàu Freedom”.

Nhưng, trên đường tới Đông Nam Á, tàu tuần duyên USS Freedom vẫn gặp phải không ít những việc ngoài dự tính.

Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ là James vào cuối tháng trước còn cho biết, trong 2 tuần, tàu Freedom đã xuất hiện 3 lần mất điện, đều xảy ra trong thời gian đi từ Trân Châu Cảng tới Singapore. Vì vậy, có phân tích chỉ ra, một nguyên nhân quan trọng khác mà Mỹ triển khai tàu này ở Singapore là thử nghiệm độ tin cậy của loại vũ khí tác chiến mới này tại khu vực nước nông.

Ngoài Singapore, quan chức Mỹ từng cho biết, trước năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 8 tàu tuần duyên khác ở Bahrain, quốc gia tại khu vực Trung Đông.

Posted ImagePosted Image

Posted Image

Posted ImagePosted Image

Posted Image

Posted ImagePosted Image

Tàu tuần duyên USS Freedom LCS-1 đã triển khai thường trú tại Singapore - chốt giữ tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới - nơi kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Việt Dũng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn cờ quân đã được giàn trận : Pháo mã đã vào vị trí bên nào xuất xe trước bên đó chiếm tiên cơ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc đoán thời điểm Triều Tiên phóng tên lửa

Thứ Hai, 22/04/2013 - 14:57

(Dân trí) - Vụ phóng tên lửa dự kiến Triều Tiên, vốn khiến các lực lượng Mỹ-Hàn trong tình trạng báo động cao suốt 2 tuần qua, có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ nay tới tháng 7, Bộ quốc phòng Hàn Quốc ngày 22/4 cho biết.

Triều Tiên chuyển thêm 2 thiết bị phóng tên lửa tới bờ Đông

Posted Image

Tên lửa Musudan của Triều Tiên.

Theo cơ quan tình báo Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đã di chuyển một số tên lửa đạn đạo và các bệ phóng tới bờ biển phía đông, dường như là nhằm chuẩn bị cho một vụ phóng trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên thường tiến hành các vụ thử nghiệm quân sự quan trọng vào những ngày đặc biệt và nhiều chuyên gia dự đoán vụ phóng tên lửa sẽ diễn ra trong khoảng ngày 15/4, đúng dịp sinh nhật lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seol đã chỉ ra 3 ngày quan trọng của Triều Tiên sắp tới, trong đó có ngày thành lập quân đội 25/4 và ngày cuối cùng của cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Hàn (30/4).

Theo ông Kim, một khả năng khác là ngày 27/7, ngày ký kết hiệp định đình chiến giúp chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

“Đó là 3 ngày có khả năng… nhưng không ai có thể dự đoán chính xác Triều Tiên sẽ thực hiện theo hướng nào”, ông Kim nói.

Vụ phóng sắp tới được dự đoán là sẽ nhằm thử nghiệm tên lửa Musudan.

Tên lửa Musudan chưa từng được thử nghiệm nhưng ước tính có tầm bắn 3.000-4.000km. Điều này có nghĩa là tên lửa có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào tại Hàn Quốc, Nhật Bản, và thậm chí có thể cả các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam.

An Bình

Theo AFP

================

Posted Image!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao Trung Quốc ép hoàn thành tàu đổ bộ cực lớn?

Thứ Hai, 22/04/2013, 15:29 [GMT+7]

(ĐVO)-Theo tính toán Ukraine sẽ tiến hành bàn giao tàu đổ bộ Zubr cho TQ vào cuối năm 2012, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại TQ vẫn chưa có Zubr...

Posted ImageTham vọng của TQ trong việc sở hữu Zubr là điều không phải bàn cãi, chính vì thế việc chậm được nhận bàn giao Zubr từ Ukraine khiến Bắc Kinh hết sức sốt ruột.

====================

Thiên Sứ tui sẵn lòng môi giới bán lại mấy con tàu này, tiền cò 10%.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

11 tàu Hải giám Trung Quốc chia quân 4 cánh gấp rút kéo ra Senkaku

Thứ ba 23/04/2013 10:01

(GDVN) - Ngay lập tức Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã điều động 11 tàu Hải giám bao gồm cả 3 chiếc đang ở gần Senkaku tổ chức thành 4 biên đội tiến ra Senkaku trong sáng nay.

Posted Image

Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản rượt Hải giám Trung Quốc ở Senkaku (hình minh họa)

Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/4 đưa tin, sáng hôm nay 23/4 biên đội 3 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc đang hoạt động tại vùng biển gần nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư đã phát hiện 1 đoàn tàu Nhật Bản khá đông đang kéo ra Senkaku.

Ngay lập tức Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã điều động 11 tàu Hải giám bao gồm cả 3 chiếc đang ở gần Senkaku tổ chức thành 4 biên đội tiến ra Senkaku trong sáng nay để thực hiện cái gọi là giám sát, lấy bằng chứng và duy trì "chủ quyền" của Bắc Kinh với nhóm đảo này.

Cũng trong sáng nay tờ Bưu điện Hoa Nam xuất bản tại Hồng Kông cho biết, có khoảng 80 người Nhật Bản đã lên tàu kéo ra Senkaku sáng hôm nay, trong đó có ít nhất 10 tàu Cảnh sát biển đi theo hộ tống.

Nhóm người Nhật Bản có tên gọi Ganbare Nippon cho hay họ kéo ra Hoa Đông và Senkaku để khảo sát ngư trường chứ không có ý định đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku. Động thái này vừa nhằm mục đích khẳng định chủ quyền của Nhật Bản, đồng thời tiến hành khảo sát nghề cá ở đây, Mizushima Satoru, trưởng nhóm cho hay.

"Với tất cả những hành động khiêu khích từ Trung Quốc (biểu tình chống Nhật Bản nổ ra trên khắp Trung Quốc cuối năm ngoái sau khi Nội các Nhật tuyên bố quốc hữu hóa nhóm đảo), chúng tôi sẽ tuân theo chính sách không đổ bộ lên nhóm đảo để tránh cho tình hình ngoại giao giữa 2 nước trở nên tồi tệ hơn." Mizushima Satoru nói.

Các nhà hoạt động Nhật Bản được phép ra vùng biển phụ cận Senkaku tuyên bố chủ quyền, tuy nhiên chính phủ Nhật Bản quy định không cho phép các tổ chức, cá nhân đổ bộ lên nhóm đảo.

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu, SCMP)

=================================

Cái này người Nhật dở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ chuẩn bị kế hoạch chiến tranh chống Trung Quốc?

Dantri.com.vn

Thứ Ba, 23/04/2013 - 10:57

Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho biết Mỹ và các nước đồng minh châu Á, đặc biệt Úc và Nhật Bản, đang thúc đẩy các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc.

Posted Image

Sơ đồ mô tả chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập của Trung Quốc

Tài liệu của ASPI được tiết lộ ngày 15/4 mang tên “Kế hoạch chiến tranh không thể tưởng tượng: Trận chiến trên không-trên biển và tác động đối với Úc”, bao gồm các nội dung kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc. Tài liệu cho biết chiến lược cho trận chiến trên không-trên biển được phát triển ba năm qua của Lầu Năm Góc là bộ phận không thể thiếu trong chính sách "trở lại" châu Á của Chính quyền Obama nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự.

Trong khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi, Chính quyền Mỹ quyết tâm sử dụng sức mạnh quân sự để bổ sung cho sự suy giảm kinh tế và ngăn chặn Trung Quốc trở thành một thách thức đối với sức mạnh của Mỹ tại châu Á và trên thế giới. Nhà phân tích Ben Schreer của ASPI cho biết Lầu Năm Góc đang toan tính một chiến lược quân sự nhằm phát động và đánh thắng trong cuộc chiến tranh lớn chống Trung Quốc.

Trận chiến Không-Biển là chiến lược phòng thủ chống lại cuộc tấn công mạnh mẽ của Trung Quốc - một phản ứng trước những khả năng phát triển quân sự ngày càng tăng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang làm xói mòn sự thống trị trên biển của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc dự định phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa nhằm phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự và bao vây phong tỏa làm tê liệt kinh tế Trung Quốc mà không cần xâm lược. Tài liệu của ASPI mô tả Trận chiến Không-Biển sẽ đối phó với các chiến lược của Trung Quốc "bằng cách đáp trả một cuộc tấn công mở đầu của Trung Quốc, sau đó tiến hành một chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA, sử dụng các loại tên lửa phá hủy các hệ thống vũ khí trên bộ và phong tỏa từ xa các tàu thuyền thương mại của Trung Quốc ở eo biển Malacca cũng như các nơi khác". Tài liệu nhận định: "Cuộc chiến có thể leo thang nhưng dưới ngưỡng chiến tranh hạt nhân". Nghĩa là, Mỹ sẽ không để xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đầy đủ.

Tuy nhiên, nhà phân tích Schreer của ASPI cho rằng chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA có thể dẫn đến nguy cơ Trung Quốc phản ứng quyết liệt, kể cả sử dụng các loại vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, nếu Mỹ phá hủy khả năng theo dõi các tên lửa đang trên đường bay tới mục tiêu, Trung Quốc sẽ cho rằng đây là một cuộc tấn công hạt nhân và có thể phản ứng bằng vũ khí hạt nhân.

Đến nay, các kế hoạch chuẩn bị cho chiến lược Trận chiến Không-Biển của Lầu Năm Góc không chỉ dừng lại trên giấy tờ. Thực tế, Mỹ đã và đang tổ chức lực lượng quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kể cả tăng cường các căn cứ quân sự tiền phương để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng rộng lớn hơn trong khu vực, tập trung 60% tài sản của hải quân Mỹ ở châu Á và phát triển một thế hệ vũ khí mới nhằm phát động một cuộc chiến tranh trên biển và trên không bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Đồng thời, lợi dụng Triều Tiên như một cái cớ, Mỹ đang hợp tác với Nhật Bản xây dựng các hệ thống chống tên lửa đạn đạo trong khu vực để sẵn sàng đáp trả cuộc chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc. Lầu Năm Góc xác định Nhật Bản và Úc là trung tâm trong các kế hoạch chiến tranh và hai nước "sẽ trở thành đồng minh tích cực trong suốt chiến dịch". Nhật Bản sẽ được coi là tuyến đầu của bất cứ cuộc chiến tranh nào với Trung Quốc và các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, đặc biệt ở Okinawa, là một bộ phận quan trọng trong các kế hoạch bao vây phong tỏa các tàu chiến và tàu ngầm Trung Quốc, đồng thời quân đội Nhật Bản sẽ là lực lượng bổ sung cần thiết cho quân đội Mỹ.

Tài liệu của ASPI cũng chỉ ra những tác động của chiến tranh đối với Úc - nơi được coi là một căn cứ quan trọng của các chiến dịch, đặc biệt khi Mỹ tăng cường bao vây phong tỏa kinh tế Trung Quốc bằng cách cắt đứt các tuyến đường biển quan trọng qua khu vực Đông Nam Á. Cách đây không lâu, Chính phủ Công đảng Úc cho phép Mỹ triển khai Lực lượng Đặc nhiệm Lính thủy đánh bộ ở Darwin và mở cửa các căn cứ khác cho tàu chiến và máy bay Mỹ đồn trú. Mặc dù Thủ tướng Úc Julia Gillard đánh giá thấp tầm quan trọng của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, nhưng ASPI cho rằng lực lượng Mỹ tại Darwin có thể đóng vai trò kiểm soát các tuyến đường biển ở Đông Nam Á. Ngoài ra, Mỹ đang tiếp tục gây áp lực buộc Chính phủ Úc phát triển các khả năng quân sự như trang bị các loại tàu ngầm có khả năng hoạt động tầm xa để chống lại hải quân Trung Quốc.

Kế hoạch chuẩn bị chiến tranh của Mỹ đang đẩy các nhà lãnh đạo Úc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, bởi vì lâu nay Úc vẫn lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế nhưng cũng dựa vào sức mạnh quân sự Mỹ nhằm bảo vệ các lợi ích của Úc ở châu Á. Mặc dù tài liệu của ASPI cũng như Lầu Năm Góc cho rằng chiến lược Không-Biển chỉ nhằm mục đích phòng thủ, nhưng rõ ràng để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, chính quyền Obama đang tìm cách thổi bùng những điểm nóng nguy hiểm trong khu vực, kể cả bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác bằng cách khuyến khích các đồng minh Nhật Bản và Philippines nỗ lực theo đuổi các tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Tuy nhiên, như nhà phân tích Schreer của ASPI nhận định, Chính phủ Úc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tham gia các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh của Mỹ. Sách Trắng Quốc phòng năm 2009 của Chính phủ Công đảng Úc đã xác định "Úc có khả năng sẽ cùng Mỹ phát động một cuộc chiến Không-Biển chống Trung Quốc". Nhà phân tích Schreer kêu gọi hai chính phủ phải tuyệt đối bí mật các kế hoạch chiến tranh và đề nghị Chính phủ Úc ủng hộ chiến lược Trận chiến Không-Biển mặc dù không lên tiếng ủng hộ công khai chiến lược.

Theo Th.Long Petrotimes/Wsws.org

Share this post


Link to post
Share on other sites