Posted 23 Tháng 4, 2013 Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc rút quân khỏi khu vực tranh chấp 23/04/2013 21:08 (GMT + 7) TTO - Tuyên bố này được đưa ra ngay ngày 23-4 sau khi có những cáo buộc quân đội Trung Quốc đã tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ và dựng lều trại tại một khu vực hẻo lánh của dãy Himalaya. Sinh viên Ấn Độ đốt cờ Trung Quốc ngày 20-4 sau sự kiện quân đội Trung Quốc lấn sâu vào lãnh thổ Ấn Độ - Ảnh: AFP “Chúng tôi đã yêu cầu phía Trung Quốc duy trì tình trạng hiện tại ở khu vực này (ở biên giới phía tây)” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin cho biết. Ông Akbaruddin cho biết thêm đại sứ Trung Quốc tại New Delhi đã được triệu tập sau khi có các cáo buộc quân đội Trung Quốc đã vượt qua đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa hai nước hồi ngày 15-4. Đồng thời ông Akbaruddin cũng lý giải việc có những nhận thức khác nhau về khu vực biên giới ở Ladakh chính là nguồn gốc dẫn đến xung đột hiện nay. Ngày 22-4, phía Trung Quốc đã phủ nhận việc quân đội nước này lấn chiếm lãnh thổ Ấn Độ và vi phạm các hiệp định về duy trì hòa bình dọc theo LAC được ký kết vào các năm 1993 và 1996. Một cuộc họp giữa người chỉ huy quân đội địa phương đã được tiến hành để giải quyết vụ việc. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì vị trí đóng quân của mình. “Chẳng có gì thay đổi kể từ ngày 15-4. Họ (quân đội Trung Quốc) vẫn đóng quân tại đó” - ủy viên hội đồng địa phương Tsering Angchuk cho biết. DUY TRÂN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 4, 2013 Lộ thêm thông tin Việt Nam có thể mua P-3 Orion Thứ Ba, 23/04/2013 - 22:25 Quan chức Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) đã hé lộ thêm một số thông tin về quy trình cung cấp máy bay P-3 Orion nếu Việt Nam quyết định mua. Tạp chí Jane’s Defence dẫn lời quan chức cấp cao Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cho hay, Việt Nam có thể sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ bán máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion. Phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển (của Lockheed Martin) Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2. “Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói. Việt Nam có khả năng mua được biến thể P-3 Orion không vũ trang từ Mỹ. Tuy nhiên, theo ông Fearnow, những chiếc P-3C bán cho Việt Nam là trường hợp đầu tiên không bao gồm vũ khí, được trang bị hệ thống trinh sát biển giống như cảm biến hồng ngoại nhìn trước và hệ thống khác. Dù vậy, ông Fearnow cũng lưu ý rằng, nếu mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp thì các hệ thống vũ khí có thể được cung cấp sau này. Cũng theo ông này, Lockheed Martin “khuyên” Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn. Theo ông Fearnow, hiện có hàng trăm chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-3A/B/C đang lưu giữ tại căn cứ không quân Davis – Monthan (bang Arizona). Khi khách hàng quyết định lựa chọn biến thể nào đó, những máy bay đó được chuyển tới nhà máy của Lockheed Martin ở Greenville (bang Nam Carolina) để đại tu sửa chữa lớn. Ở đó, người ta sẽ lắp đặt cánh mới và cánh đuôi do nhà máy ở Marietta (bang Georgia) sản xuất. Với việc lắp đặt các bộ phận mới, tuổi thọ máy bay có thể coi là không phụ thuộc vào thời gian, thời hạn sử dụng bổ sung khoảng 15.000 giờ bay (tương đương 20 năm phục vụ). Ông Fearnow lưu ý thêm rằng, Lockheed Martin đang bận rộn với việc sửa chữa cánh máy bay cho một số khách hàng hiện tại nhưng lại không có đơn đặt hàng mới trong năm 2012. Do vậy sẽ có một khoảng cách trong dây chuyền sản xuất của họ. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho các thỏa thuận tiềm năng nào đó với Việt Nam. “Dây chuyền sản xuất cánh máy bay có thể bị giới hạn bởi thời gian”, ông Fearnow nói. Những chiếc P-3 Orion lưu giữ tại căn cứ không quân David - Mothan (bang Arizona) "chờ" khách hàng tiềm năng tới mua. Tuy nhiên, công ty đang đàm phán để thay thế bộ cánh cho 2 máy bay của cơ quan Khí tượng Chính phủ Mỹ (NOAA), 6 bộ cho Canada (thêm vào 10 bộ đã mua), 8 bộ cho Đức, 2 bộ cho Chile và 20 bộ cho Nhật Bản. Lockheed Martin hy vọng rằng, các hợp đồng này sẽ giữ cho dây chuyền sản xuất cánh máy bay đủ dài để thực hiện bất kỳ hợp đồng tương lai nào cho Việt Nam. Ông Fearnow không thể tiết lộ chi tiết hợp đồng và thời hạn giao hàng, ngoại trừ việc nói rằng Việt Nam có khả năng tìm kiếm máy bay càng sớm càng tốt. “Việc Việt Nam tìm mua máy bay săn ngầm của Mỹ, phần lớn do lo ngại mối đe dọa trên Biển Đông từ các tàu ngầm Trung Quốc”, ông Fearnow nói. Bước tiếp theo trong thỏa thuận mua máy bay P-3 Orion sẽ là thư đề nghị chính thức của chính phủ Việt Nam gửi tới chính phủ Mỹ về giá cả máy bay. Một khi điều này được thực hiện, quá trình lựa chọn biến thể phù hợp, phục hồi, tân trang khung máy bay sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng. Theo Kiến thức ==================== Hì! Theo lão Gàn thì Việt Nam cần mua thứ xịn. Loại mắc tiền, nhưng chất lượng cao. Không cần mua nhiều, chỉ một chiếc cũng được. Lúc nào giao hàng cũng được. Vấn đề là có ký hợp đồng mua bán! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 Nhật sẽ dùng vũ lực nếu người Trung Quốc lên đảo tranh chấp Thứ Ba, 23/04/2013 - 13:07 (Dân trí) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay tuyên bố sẽ dùng vũ lực để trục xuất bất kỳ công dân Trung Quốc nào đổ bộ lên quần đảo vốn là trung tâm của một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Nhật “tố” 8 tàu Trung Quốc xâm nhập quần đảo tranh chấp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. “Chúng ta cần có hành động kiên quyết để chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm xâm nhập lãnh hải và đổ bộ lên quần đảo”, ông Abe phát biểu trước quốc hội. “Sẽ là lẽ thường tình khi chúng ta dùng vũ lực để trục xuất nếu người Trung Quốc đổ bộ”, Thủ tướng Nhật nhấn mạnh. Ông Abe đưa ra tuyên bố trên sau khi 8 tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào hôm nay. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho hay đội tàu Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần chuỗi đảo ở biển Hoa Đông vào khoảng 8 giờ sáng giờ địa phương. Đây là đội tàu hùng hậu nhất của Trung Quốc đi vào vùng biển chỉ trong một ngày kể từ khi Nhật quốc hữu hóa một phần quần đảo. Bộ ngoại giao Nhật Bản hôm nay đã triệu đại sứ Trung Quốc tới để phản đối hành động trên. Nhật Bản và Trung Quốc đã tranh cãi gay gắt về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo hồi tháng 9 năm ngoái. Các tàu của hai nước thường xuyên đối đầu nhau kể từ đó. Hồi tháng 1, Nhật Bản cáo buộc tàu Trung Quốc ngắm bắn radar vào tàu nước mình. An Bình Theo AFP ===================== Trong tương lai gần, những sự kiện ở Cao Ly không còn đóng vai trò mang tinh điểm nhấn ở Đông Bắc Á cả. Mà là Trung Nhật. Hì!Hai miền Cao Ly nên tự nói chuyện phải quấy mí nhau. Tính chính danh nó là như vậy. Còn nếu các vị không thể làm được thì sự bất ổn sẽ kéo dài sau đó - cho dù thống nhất hai miền. Đất nước này sẽ không lớn nổi!Mọi lực tương tác đang cân bằng. Các bạn nên lựa đúng lúc này để chứng tỏ sự độc lập của các bạn. Đừng để họ bàn trên lưng các bạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 CNA: Tập Cận Bình tham vọng trên biển và bá chủ Đông Á Thứ tư 24/04/2013 13:00 (GDVN) - Từ khi ông Bình lên nắm quyền, Trung Quốc xua tàu Hải giám ra Biển Đông, Hoa Đông ngày càng nhiều, nhấn mạnh cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở các vùng biển này, đồng thời vẫn rào trước, "Bắc Kinh sẽ không nổ phát súng đầu tiên". Tân Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 24/4 dẫn phân tích của Lâm Trung Bân, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho rằng những hoạt động củng cố quyền lực trong quân đội Trung Quốc gần đây của Tập Cận Bình cũng như tham vọng của ông ta trên các vùng biển tranh chấp cho thấy Tập Cận Bình nuôi mộng "không cần đánh cũng làm chủ được Đông Á". Trận động đất vừa qua tại Tứ Xuyên sau khi xảy ra chỉ 18 phút, quân đội Trung Quốc đã điều động các lực lượng và thành lập bộ chỉ huy cứu hộ cứu nạn tại quân khu tỉnh Tứ Xuyên, đến 9 giờ tối 20/4, Trung Quốc đã điều động 13 ngàn quân tham gia cứu hộ động đất. Ông Bân cho rằng động thái này là sự củng cố quyền lực trong quân đội của Tập Cận Bình. Ngoài ra, những hoạt động leo thang, gây căng thẳng của Trung Quốc ngoài Biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như biên giới Ấn - Trung và thái độ ngày càng thách thức của Bắc Kinh đều được cho là "ý chí chủ quan" của Tập Cận Bình cũng như vai trò của ông Bình với quân đội nước này. Lâm Trung Bân cho rằng, so với thời Hồ Cẩm Đào lúc vừa nhậm chức, Tập Cận Bình tỏ ra nhanh hơn nhiều trong việc kiểm soát quân đội, thậm chí khả năng nắm quân đội của ông Bình còn nhanh và mạnh hơn cả thời Giang Trạch Dân khi mới tiếp quản ghế Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Khác với 2 người tiền nhiệm, ngay từ những năm 1980 Tập Cận Bình đã làm thư ký cho Cảnh Tiêu - Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy trung ương và trực tiếp xử lý các sự vụ quân sự. Mặt khác, cha ông Bình, Tập Trọng Huân là một trong 8 khai quốc công thần có quyền lực và quan hệ rộng với giới quân sự trong khi chính Tập Cận Bình cũng có nhiều bạn thân từ nhỏ nay đeo lon Thượng tướng trong quân đội. Những tham vọng của Tập Cận Bình trên các vùng biển đảo tranh chấp đang thể hiện ngày càng rõ. Từ khi ông Bình lên nắm quyền, Trung Quốc xua tàu Hải giám ra Biển Đông, Hoa Đông chấp ngày càng nhiều, nhấn mạnh cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở các vùng biển này, đồng thời vẫn rào trước, "Bắc Kinh sẽ không nổ phát súng đầu tiên". Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho rằng mục đích chiến lược và cũng là tham vọng thực sự của Tập Cận Bình là "không cần đánh mà vẫn làm chủ được Đông Á" chứ chưa phải là "bá chủ toàn cầu". Tuy nhiên theo Lâm Trung Bân, để thực hiện tham vọng đó quân sự không phải là chủ lực, mà là phối hợp. Thủ đoạn của Tập Cận Bình, theo ông Bân là lúc rắn lúc mềm một cách linh hoạt. Hồng Thủy (Nguồn: CNA) ===================== Những hoạt động củng cố quyền lực trong quân đội Trung Quốc gần đây của Tập Cận Bình cũng như tham vọng của ông ta trên các vùng biển tranh chấp cho thấy Tập Cận Bình nuôi mộng "không cần đánh cũng làm chủ được Đông Á". Nếu quả thực là "Không cần đánh cũng làm chủ được Đông Á" thì việc này phải thực hiên từ thời ngài Đặng Tiểu Bình còn sống. "Ẩn minh chờ thời". Các ngài đã bộc lộ quá sớm tham vọng của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên trong "Lời tiên tri" từ các năm trước đây - khi cuộc chiến tại Iraq và Afganixtan còn chưa ổn định - Lão Gàn này đã xác định rằng: Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi nơi đây. Chẳng may cứ "từ đúng trở lên". Hàng ngàn tỷ Dollar và sinh mạng quăng vào cuộc chiến ở Trung Đông và Trung Á xem như đồ bỏ. Hoa Kỳ cần phải quay lại gấp Tây Thái BÌnh Dương, chính vì tham vọng của Trung Quốc - cho dù tham vọng đó được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào: Lấn chiếm lãnh thổ bằng quân sự, hoặc "không cần đánh cũng làm chủ được Đông Á" - thì - cái vấn đề vẫn cứ phải là "Ai là bá chủ thế giới trong tương lai?" và đây là "Canh bạc cuối cùng". Đến giờ này thì không cần đền khả năng tiên tri. Ra quán trà 5xu ở vỉa hè Hanoi, cũng có thể nghe được lời bình luận tương tự. Tinh thần của bài báo trên - thể hiện qua ý tường của ngài Tập Cận Bình - cho thấy người Trung Quốc đang lúng túng trước những quyết định về tương lai - nếu không muốn nói là đang bế tắc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 Triều Tiên dùng gỗ, đá chống xe tăng Hàn Quốc CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu xây dựng hàng rào chướng ngại vật chống tăng gần khu vực biên giới với Hàn Quốc, theo tường thuật của một đài truyền hình Trung Quốc được hãng Yonhap dẫn lại vào hôm nay, 24.4.Một chiếc xe tăng tham gia cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn - Ảnh: AFP Kênh truyền hình Beijing TV đã quay cảnh các binh sĩ CHDCND Triều tiên xây dựng các chướng ngại vật bằng gỗ, đá và bê tông, theo Yonhap. Tường thuật cho biết các chướng ngại vật nhiều khả năng dùng để cầm chân xe tăng và các xe quân sự khác của Hàn Quốc trong trường hợp nổ ra chiến tranh.Beijing TV nhận định giới lãnh đạo CHDCND Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự. Căng thẳng đã tăng cao trên bán đảo Triều Tiên kể từ tháng 2, khi CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba, dẫn đến việc Liên Hiệp Quốc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới với Bình Nhưỡng. Việc Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung cũng khiến CHDCND Triều Tiên tức giận đưa ra lời đe dọa sẽ tấn công hạt nhân nhằm vào hai nước này.Trong những tuần qua, CHDCND Triều Tiên đã liên tục khuyến cáo người nước ngoài trên bán đảo Triều Tiên hãy cân nhắc sơ tán để tránh nguy cơ chiến tranh.=========================Các biện pháp lên gân đỡ tốn tiền nhất là dùng gỗ, đá vào công trình xây dựng cơ sở quân sự so với chuyện phóng một quả tên lửa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 EU ủng hộ Philippines "lôi" Trung Quốc ra tòa về biển Đông Nghị viện châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định của Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án LHQ để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, trang Asia One đưa tin ngày 24.4.Trong một thông báo đưa ra chiều 23.4, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) nói rằng cơ quan châu Âu trên đã thông qua một nghị quyết “phê chuẩn một báo cáo vốn bao gồm sự ủng hộ của họ cho sáng kiến nhờ trọng tài phân xử của Philippines”. Tàu hải giám Trung Quốc tại khu vực bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines hồi năm ngoái - Ảnh: AFP Ngoại trưởng Albert del Rosario đã hoan nghênh sự ủng hộ của châu Âu, coi đó là một “cột mốc” trong chiến dịch của Philippines vận động sự ủng hộ quốc tế cho sáng kiến trên. Báo cáo ngày 14.3 của Ủy ban Đối ngoại thuộc Nghị viện châu Âu về quan hệ EU - Trung Quốc cũng đã kêu gọi Trung Quốc cam kết tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế trong việc theo đuổi các mục tiêu ở hải ngoại, DFA cho biết. Trong báo cáo, Nghị viện châu Âu kêu gọi các bên tại biển Đông giữ thái độ bình tĩnh và thúc giục họ sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp. Viện dẫn tầm quan trọng của vai trò tuyến đường giao thương của biển Đông, Nghị viện châu Âu lo ngại về tình trạng căng thẳng đang leo thang và vì thế kêu gọi các bên “tránh có những hành động quân sự và chính trị đơn phương”. Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vào ngày 22.1 nhằm buộc Trung Quốc ngừng xâm phạm khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, cũng như vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Bắc Kinh “nuốt” gần trọn biển Đông. Viet Bao.vn (Theo Thanh niên)==============================Nhiệt liệt ủng hộ Philippine. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 Hoàn Cầu: Trung Quốc cần coi thường "Nhật lùn" Thứ Tư, 24/04/2013 - 13:55 Xô xát giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại nóng lên sau sự kiện 10 tàu đánh cá Nhật Bản bị 10 tàu hải giám Trung Quốc đuổi ở hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku và 168 nghị sĩ quốc hội Nhật Bản đi viếng đền Yasukuni. Nhật sẽ dùng vũ lực nếu người Trung Quốc lên đảo tranh chấp Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Hôm nay 24-4, tờ Hoàn Cầu đã đăng tải bài viết “dọa Nhật Bản” Sóng gió lại nổi Một vụ chặn tàu có tên gọi “trò chơi nguy hiểm” đã diễn ra trên hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku vào ngày hôm qua. Một bên là 10 tàu đánh cá của cánh hữu Nhật Bản dưới sự bảo kê của 10 tàu tuần duyên của Cảnh sát Biển Nhật Bản; Bên kia là 10 tàu hải giám của Trung Quốc. Mặc dù bị tàu tuần duyên của Nhật Bản “bao vây” nhưng cuối cùng Trung Quốc vẫn đuổi được các phần tử phái hữu của Nhật Bản và tiếp tục hoạt động tuần tra trên đảo Điếu Ngư/Senkaku”. Học giả Trung Quốc cho rằng, đây là “cột mốc đánh dấu sự thành công của Trung Quốc trong việc bảo vệ đảo Điếu Ngư”, nhưng hành động này lại bị chính phủ Nhật Bản gắn mác “Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Nhật Bản” và tuyên truyền với người dân nước này, thủ tướng Shinzo Abe còn ngang nhiên tuyên bố, nếu người Trung Quốc đặt chân lên đảo sẽ dùng biện pháp mạnh để trục xuất”. Cùng ngày 23-4, để hỗ trợ cho lời tuyên bố của ông Shinzo Abe, 168 nghị sĩ Nhật Bản còn đến viếng đền Yasukuni. Hoàn Cầu cho biết, hai ngày vừa qua, Trung Quốc và Nhật Bản liên tiếp xảy ra trục trặc, 168 nghị sĩ quốc hội Nhật Bản đi viếng đền Yasukuni, đây là lần đầu tiên trong 8 năm qua, có trên 100 nghị sĩ Nhật Bản đi “viếng quỷ” (theo cách gọi của Hoàn Cầu) tập thể. Ngày 23/4, nhiều tàu hải giám Trung Quốc đi vào phạm vi 12 hải lý của đảo Điếu Ngư/Senkaku và thành công trong việc đuổi được đoàn tàu chở 80 phần tử cánh hữu Nhật Bản đến gây sự. Hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc đều có phản ứng giống nhau xung quanh vấn đề nghị sĩ Nhật Bản đi viếng đền Yasukuni, nhưng Nhật Bản không hề tỏ ra e ngại. Vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng là vấn đề rất nóng giữa hai nước, hôm qua Nhật Bản lại một lần nữa đưa ra lời cảnh cáo đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu người Trung Quốc đặt chân lên đảo. Cảnh sát Biển Nhật Bản phun vòi rồng chặn tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực đảo Senkaku. Hoàn Cầu cho rằng, Nhật Bản là đối thủ rất khó chịu, các phần tử phái hữu cực đoan không nhiều nhưng khuynh hướng đi theo phái hữu lại phổ biến trên cả nước. Sự “đa nguyên hóa” của Nhật Bản đã được thể hiện rõ nét trong sự xung đột với Trung Quốc. Những hành động khiêu khích mấy ngày vừa qua đến từ các thành viên trong nội các như phó thủ tướng Nhật Bản, hơn 100 nghị sĩ và các phần tử phái hữu đến đảo Điếu Ngư/Senkaku gây rối. Thủ tướng Shinzo Abe không đi viếng đền Yasukuni, đây là “nấc thang” đáng thương mà cả đất nước và xã hội Nhật Bản để lại cho Trung Quốc. Trung Quốc chủ yếu dựa vào chính phủ để đối phó với Nhật Bản. Hoàn Cầu thừa nhận: "Đồng minh của chúng ta quá ít, thực tế này rất khó thay đổi trong thời gian ngắn". “Người Trung Quốc cần coi thường “Nhật lùn” Theo Hoàn Cầu nếu đã như vậy, Trung Quốc cần thể hiện rõ thái độ gay gắt. Chính phủ Trung Quốc trở thành lực lượng chủ chốt bảo vệ đảo Điếu Ngư/Senkaku, kể từ khi cuộc khủng hoảng trên đảo Điếu Ngư/Senkaku nổ ra vào năm 2012 cho đến nay, biện pháp cứng rắn của Trung Quốc đã đạt được những thành quả mang tính giai đoạn. Lần này tàu hải giám Trung Quốc đã đuổi được tàu phái hữu của Nhật Bản ra khỏi Điếu Ngư/Senkaku. Tình hình mới trên hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku đã chứng minh sự đối đầu về sức mạnh giữa Trung Quốc và Nhật Bản và chiến lược ở khu vực Đông Á đang thay đổi, những xung đột xung quanh vấn đề đền Yasukuni càng thể hiện sự không phục của Nhật Bản đối với sự thay đổi này. Nhật Bản ngày càng tỏ thái độ gay gắn, nhưng khi đối phó với những va chạm và xung đột trên biển lại tỏ ra rụt rè hơn nhiều. Hoàn Cầu phân tích Nhật Bản không có chiến lược Đông Á rõ nét, trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, ngoài việc thể hiện sự bất bình và lo lắng ra, Nhật Bản không thể thể hiện ra khả năng tùy cơ ứng biến của mình, không thể thực hiện được đối sách nhằm bảo vệ lợi ích cho Nhật Bản. Tokyo tăng cường mối quan hệ đồng minh với Mỹ chỉ là cách bất đắc dĩ để tiếp thêm sức mạnh cho mình, bài toán chiến lược của quốc gia này không thể vì thế mà được giải quyết. Sự suy yếu về sức mạnh là căn nguyên khiến Nhật Bản mất đi sự tự tin, xét về lâu dài, đối đầu với Trung Quốc là con đường không có lối thoát của Nhật Bản, viếng đền Yasukuni là liều thuốc độc khiến Nhật Bản tự lừa dối mình, tự làm mình say. Cùng lắm nó chỉ khiến người Trung Quốc cảm thấy bực bội, giận dữ mà thôi, nhưng nó lại khiến Nhật Bản như những kẻ hút thuốc phiện tự hành hạ mình trong sự hưng phấn nhất thời. Ở trạng thái đó, không cần Trung Quốc đẩy, Nhật Bản cũng sẽ từ từ ngã xuống. Chính vì vậy, Trung Quốc không cần phải gấp gáp “tấn công” Nhật Bản, mà chỉ cần thể hiện rõ sự kiên quyết và nghiêm túc trong nguyên tắc bảo vệ chủ quyền của mình, để Nhật Bản phải dè chừng hơn khi đối mặt với những thách thức mới. Vài năm gần đây Trung Quốc đã áp dụng nguyên tắc “chống lại đối đẳng” để đối phó với sự khiêu khích của Nhật Bản, do cơ cấu xã hội của Trung Quốc và Nhật Bản không giống nhau, sự “đối đẳng” này không thể nắm bắt thật chuẩn, nhưng nó đã khiến Nhật Bản cảm nhận ra được. Hoàn Cầu đề xuất Trung Quốc cần phải tạo ra một số đòn bẩy ngoại giao chuyên dụng để đối phó với Nhật Bản, để chúng thể hiện được rõ nét ý chí quốc gia của Trung Quốc trong vấn đề lịch sử và chủ quyền, để sự xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản được kiểm soát dưới bàn chân Trung Quốc ở giữa “hiệp đấu”. Bàn thắng của đội Trung Quốc đã dẫn trước Nhật Bản, thời gian thi đấu và quyền kiểm soát trận đấu được người Trung Quốc nắm chắc trong tay. Cuối cùng Hoàn Cầu kết luận, chống lại sự thách thức của Nhật Bản nhưng quyết không nổi giận với Nhật Bản, đây là thái độ chiến lược vốn có của người Trung Quốc đối với Nhật Bản. Cứ để người Nhật Bản nổi giận, Trung Quốc cần thể hiện thái độ coi nhẹ thậm chí coi thường chiến lược của Nhật Bản, đối với Trung Quốc, chỉ là “Nhật lùn” mà thôi. Tờ báo cho rằng sự phát triển bền vững của Trung Quốc là điều khiến Tokyo khó chịu nhất. Trung Quốc tuyên bố với Nhật Bản rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, và chúng tôi có đủ khả năng để vừa đối đầu với Nhật Bản, vừa phát triển rất ổn. Theo Huy Long Tiền phong/Hoàn Cầu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 Hoàn Cầu phân tích Nhật Bản không có chiến lược Đông Á rõ nét, trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, ngoài việc thể hiện sự bất bình và lo lắng ra, Nhật Bản không thể thể hiện ra khả năng tùy cơ ứng biến của mình, không thể thực hiện được đối sách nhằm bảo vệ lợi ích cho Nhật Bản. Tokyo tăng cường mối quan hệ đồng minh với Mỹ chỉ là cách bất đắc dĩ để tiếp thêm sức mạnh cho mình, bài toán chiến lược của quốc gia này không thể vì thế mà được giải quyết. Sự suy yếu về sức mạnh là căn nguyên khiến Nhật Bản mất đi sự tự tin, xét về lâu dài, đối đầu với Trung Quốc là con đường không có lối thoát của Nhật Bản, viếng đền Yasukuni là liều thuốc độc khiến Nhật Bản tự lừa dối mình, tự làm mình say. Cùng lắm nó chỉ khiến người Trung Quốc cảm thấy bực bội, giận dữ mà thôi, nhưng nó lại khiến Nhật Bản như những kẻ hút thuốc phiện tự hành hạ mình trong sự hưng phấn nhất thời. Ở trạng thái đó, không cần Trung Quốc đẩy, Nhật Bản cũng sẽ từ từ ngã xuống. Chính vì vậy, Trung Quốc không cần phải gấp gáp “tấn công” Nhật Bản, mà chỉ cần thể hiện rõ sự kiên quyết và nghiêm túc trong nguyên tắc bảo vệ chủ quyền của mình, để Nhật Bản phải dè chừng hơn khi đối mặt với những thách thức mới. Vài năm gần đây Trung Quốc đã áp dụng nguyên tắc “chống lại đối đẳng” để đối phó với sự khiêu khích của Nhật Bản, do cơ cấu xã hội của Trung Quốc và Nhật Bản không giống nhau, sự “đối đẳng” này không thể nắm bắt thật chuẩn, nhưng nó đã khiến Nhật Bản cảm nhận ra được. Hoàn Cầu đề xuất Trung Quốc cần phải tạo ra một số đòn bẩy ngoại giao chuyên dụng để đối phó với Nhật Bản, để chúng thể hiện được rõ nét ý chí quốc gia của Trung Quốc trong vấn đề lịch sử và chủ quyền, để sự xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản được kiểm soát dưới bàn chân Trung Quốc ở giữa “hiệp đấu”. Bàn thắng của đội Trung Quốc đã dẫn trước Nhật Bản, thời gian thi đấu và quyền kiểm soát trận đấu được người Trung Quốc nắm chắc trong tay. Cuối cùng Hoàn Cầu kết luận, chống lại sự thách thức của Nhật Bản nhưng quyết không nổi giận với Nhật Bản, đây là thái độ chiến lược vốn có của người Trung Quốc đối với Nhật Bản. Cứ để người Nhật Bản nổi giận, Trung Quốc cần thể hiện thái độ coi nhẹ thậm chí coi thường chiến lược của Nhật Bản, đối với Trung Quốc, chỉ là “Nhật lùn” mà thôi. Mựa nghe lời lẽ cái thằng Hoàn cầu này nói thối bỏ mẹ! Tung Của đang đánh thức những con hổ châu Á mà cứ nghĩ rằng mình oai! không khác gì AQ. Mẹ sư thằng Tung Của vừa ăn cướp vừa la làng . Nếu nó chơi bẻ đũa từng cái một thì ổn đằng này nó bẻ khắp các mặt trận hôm trước là Nhật, hôm sau là Việt Nam và Phi Luật Tân, Hôm nay là Ấn độ, Ngày mai nó sẽ lại là anh Nga, Nó đang dãy chết đây ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 Mựa nghe lời lẽ cái thằng Hoàn cầu này nói thối bỏ mẹ! Tung Của đang đánh thức những con hổ châu Á mà cứ nghĩ rằng mình oai! không khác gì AQ. Mẹ sư thằng Tung Của vừa ăn cướp vừa la làng . Nếu nó chơi bẻ đũa từng cái một thì ổn đằng này nó bẻ khắp các mặt trận hôm trước là Nhật, hôm sau là Việt Nam và Phi Luật Tân, Hôm nay là Ấn độ, Ngày mai nó sẽ lại là anh Nga, Nó đang dãy chết đây ! Này Lão Say! Lão vẫn đang xỉn hay sao ấy nhỉ?Lão cần nhớ rằng Hoàn Cầu là tớ báo bán cho dân Trung Quốc xem là chính. Nó nói thế là khiêm tốn lắm rồi! Chứ vào thời Mao Chủ Tịch- "Người cầm lái vĩ đại. Vầng hồng đỏ rực, đỏ rực nhất trong lòng nhân dân Trung Quốc và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới" với "cuộc cách mạng văn hóa vĩ đại trong lịch sử văn minh nhân loại" (Nguyên văn trên họa báo Trung Quốc, bản tiếng Việt xuất bản vào nửa cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Không nhớ chính xác số báo nào. Hiện nay loại báo này đã thất truyền. Lão Gàn chưa có điều kiện tìm kiếm "di vật khảo cổ", để chứng minh có "cơ sở khoa học".) - đọc còn kinh hơn nhiều. Bởi vậy, lâu lâu đưa lên cho xôm tụ diễn đàn, pà con vào chém gió, gõ phèng phèng cho vui. Chứ Lão Gàn này thực sự không wan tâm lém. Còn cút rượu nào không? Nhậu tiếp đi. Lão Gàn mới xin được một nải chuối xanh và có cả muối ớt đây. Kỳ này, ra Hanoi, hân hạnh mời lão Say đến làng Vũ Đại, nhậu để tưởng niệm đại tiền bối Chí Phèo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 Này Lão Say! Lão vẫn đang xỉn hay sao ấy nhỉ? Lão cần nhớ rằng Hoàn Cầu là tớ báo bán cho dân Trung Quốc xem là chính. Nó nói thế là khiêm tốn lắm rồi! Chứ vào thời Mao Chủ Tịch- "Người cầm lái vĩ đại. Vầng hồng đỏ rực, đỏ rực nhất trong lòng nhân dân Trung Quốc và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới" với "cuộc cách mạng văn hóa vĩ đại trong lịch sử văn minh nhân loại" (Nguyên văn trên họa báo Trung Quốc, bản tiếng Việt xuất bản vào nửa cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Không nhớ chính xác số báo nào. Hiện nay loại báo này đã thất truyền. Lão Gàn chưa có điều kiện tìm kiếm "di vật khảo cổ", để chứng minh có "cơ sở khoa học".) - đọc còn kinh hơn nhiều. Bởi vậy, lâu lâu đưa lên cho xôm tụ diễn đàn, pà con vào chém gió, gõ phèng phèng cho vui. Chứ Lão Gàn này thực sự không wan tâm lém. Còn cút rượu nào không? Nhậu tiếp đi. Lão Gàn mới xin được một nải chuối xanh và có cả muối ớt đây. Kỳ này, ra Hanoi, hân hạnh mời lão Say đến làng Vũ Đại, nhậu để tưởng niệm đại tiền bối Chí Phèo. Ok nhiệt liệt chào đón cụ tới làng Vũ Đại nhất định lần này phải ra lò gạch hay vườn chuối mới hay! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 Ok nhiệt liệt chào đón cụ tới làng Vũ Đại nhất định lần này phải ra lò gạch hay vườn chuối mới hay! Nhất trí! Cảnh quan phải phù hợp. Vườn chuối đi! Đây là nơi kỷ niệm đầy chất thơ của Lão Đại tiến bối Chí Phèo với phu nhân Thị Nở. Uống rượu thì phải có chất thơ chứ nhỉ. Chứ rượu đế nhậu chuối xanh, muối ớt không có chất thơ thì đắng bỏ mựa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2013 Nhất trí! Cảnh quan phải phù hợp. Vườn chuối đi! Đây là nơi kỷ niệm đầy chất thơ của Lão Đại tiến bối Chí Phèo với phu nhân Thị Nở. Uống rượu thì phải có chất thơ chứ nhỉ. Chứ rượu đế nhậu chuối xanh, muối ớt không có chất thơ thì đắng bỏ mựa. Vâng cụ ! nhất trí cả 2 tay với cụ Trăng treo đầu ngọn chuối Hương rượu nếp thơm nồng. Phiếm bàn những chuyện viển vông Qua ngày đoạn tháng chơi rông đỡ buồn. Tưởng nhớ ngày khởi tình anh Chí. Góc vườn xưa chị Nở trao thân. Dẫu nghèo còn vẫn chút tình. Dẫu trong vùi dập vẫn khinh mạn đời. Cụ nhể Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 4, 2013 Trung Quốc nói Mỹ, Nhật “khiêu khích” khi lên lịch tập trận chung (TNO) Trung Quốc ngày 25.4 tuyên bố việc Nhật Bản quyết định sẽ tham gia tập trận chung với Mỹ sẽ không ngăn được nỗ lực bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của nước này. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng trong một thời gian dài vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters Đài phát thanh NPR (Mỹ) cho biết, phản ứng trước cuộc tập trận chung Mỹ - Nhật, dự kiến diễn ra vào tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói “áp lực ngoại quốc” không thể ngăn Trung Quốc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tại biển Hoa Đông. “Chính phủ Trung Quốc sẽ cương quyết đáp trả đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào”, theo Reuters dẫn lời bà Hoa phát biểu trong một cuộc họp báo. Nhân chuyến thăm Trung Quốc, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm 24.4 rằng ông đã nhắc nhở các quan chức Trung Quốc về nghĩa vụ hậu thuẫn của Mỹ đối với đồng minh Nhật Bản. “Quan điểm của chúng tôi là chúng tôi không đứng về phía nào trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, trong trường hợp của Nhật Bản, tôi đã thận trọng nhắc nhở họ rằng chúng tôi có các nghĩa vụ theo các hiệp định đã ký kết với Nhật”. Được biết, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 24.4 đưa tin khoảng 1.000 binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận của Mỹ ở California vào tháng 6 tới nhằm tăng cường khả năng giành lại đảo bị kẻ thù đánh chiếm. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 4, 2013 Trung Quốc nói Mỹ, Nhật “khiêu khích” khi lên lịch tập trận chung (TNO) Trung Quốc ngày 25.4 tuyên bố việc Nhật Bản quyết định sẽ tham gia tập trận chung với Mỹ sẽ không ngăn được nỗ lực bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của nước này. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng trong một thời gian dài vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: ReutersHoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 4, 2013 Ý đồ triển khai “sát thủ diệt tàu sân bay” gần Đài Loan của Trung Quốc Thứ Năm, 25/04/2013 - 08:55 (Dân trí) - Bắc Kinh mới đây đã triển khai gần Đài Loan một tên lửa được thiết kế nhằm tiêu diệt tàu sân bay. Động thái được xem là nhằm củng cố khả năng ngăn chặn lực lượng Mỹ hỗ trợ cho hòn đảo Đài Loan. Đồ họa về viễn cảnh Trung Quốc dùng 3 tên lửa Đông Phong tiêu diệt tàu sân bay Mỹ. Khi Triều Tiên công bố Hiệp ước đình chiến 1953 vô giá trị và dọa sẽ thử tiếp tên lửa, Mỹ đã tức tốc điều nguồn lực hải quân của mình tới khu vực, trong đó có 2 tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Mỹ được cho là cũng sẽ có động thái tương tự nếu căng thẳng giữa Bắc Kinh và “tỉnh bị thất lạc”, Đài Loan, tăng nhiệt. Nhưng lựa chọn đó không dễ “nhằn” khi mà tin tức về việc triển khai một tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc gần Đài Loan được xuất hiện trong bản điều trần viết tay của người đứng đầu cơ quan tình báo của Lầu Năm Góc, trung tướng Michael Flynn, được chuyển tới một ủy ban của Thượng viện Mỹ mới đây. Tên lửa, DF-21D (Đông Phong-21D), là một trong những vũ khí mới ngày càng đông đảo về số lượng được Trung Quốc triển khai ở khu vực. Ngoài ra, trung tướng Flynn, giám đốc Cơ quan tình báo quân sự, cho biết với Ủy ban vũ trang Thượng viện Mỹ rằng hơn 1.200 tên lửa tầm ngắn đang được đặt “đối diện” với đảo Đài Loan. Đông Phong-21D được chế tạo để giúp Trung Quốc “có khả năng tấn công những tàu lớn, đặc biệt là tàu sân bay ở tây Thái Bình Dương”, một báo cáo về Trung Quốc của Lầu Năm Góc năm 2012 cho hay. Báo cáo cũng trích dẫn các ước tính cho rằng tầm xa của tên lửa vượt 1.500km. Tên lửa đặt trên mặt đất này được thiết kế nhắm và lần theo đường đi của nhóm tàu sân bay, với sự trợ giúp của vệ tinh, máy bay không người lái và radar. Sau khi được phóng vào không trung, DF21D tiến trở lại bầu khí quyển và lao với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh vào mục tiêu. Giới phê bình cho rằng động thái trên của Trung Quốc chỉ nhằm chứng tỏ tàu sân bay trở nên mong manh và lỗi thời như thế nào trong kỷ nguyên tên lửa. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ hoàn toàn có thể đối phó với được thách thức mới này. Rõ ràng, những căn cứ không quân nổi này không “mong manh” bằng các căn cứ cố định, vốn không thể di chuyển tới nơi nào cần. Do quân sự, kinh tế và tham vọng ngày càng lớn mạnh, sự quyết liệt của Trung Quốc nhằm giành kiểm soát Hoàng Hải, Biển Đông và Hoa Đông ngày càng rõ. Cụ thể học thuyết quân sự của Trung Quốc thích thiết lập thế thống trị đối với cái mà họ gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” hình thành nên Hoa Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh lâu nay cũng đã tuyên bố Biển Đông là vùng biển của họ và tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Giới phân tích quân sự gọi tên lửa diệt tàu sân bay trên là “kẻ thay đổi cuộc chơi”. Đó là “kẻ” có thể buộc nhóm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ phải giữ khoảng cách và tránh khỏi các vùng thuộc quyền lợi của Trung Quốc hoặc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Một bài báo gần đây được đăng tải trên Tân Hoa xã, trang web chính thức của Trung Quốc, đã vẽ đồ họa về vụ đắm tàu sân bay George Washington của Mỹ trong viễn cảnh nó được phái đi bảo vệ Đài Loan. Bài báo miêu tả 3 tên lửa Đông Phong, quả thứ nhất xuyên thủng thân tàu, gây cháy và phá hủy các máy bay trên tàu; quả thứ hai phá hủy hệ thống khai hỏa của tàu; và quả thứ ba sẽ “nhấn chìm tàu George Washington” xuống đáy biển. Điều này có thể gây ra viễn cảnh khủng khiếp ở bán đảo Triều Tiên, các mục tiêu khác của Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ bị tấn công tên lửa. Và lúc đó Trung Quốc cũng có thể “định đoạt” luôn số phận của Đài Loan. Kể từ Thế chiến II, mọi tổng thống Mỹ được cảnh báo về một cuộc khủng hoảng đều hỏi cùng một câu hỏi: Các tàu sân bay ở đâu? Những căn cứ không quân nổi này như những thị trấn nhỏ, là chỉ dấu hiện hữu của sức mạnh Mỹ và có thể đưa sức mạnh đó chọc sâu vào bên trong lãnh thổ của kẻ thù tiềm năng. Những tàu sân bay đó ở đâu? Hiện trong bối cảnh cắt giảm ngân sách và sức mạnh quân sự cùng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc không ngừng tăng, chúng đang ở ngã tư của Bắc Kinh. Vũ Quý Tổng hợp ==================== Các bên hãy kiềm chế và bình tĩnh.Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 4, 2013 Tổng tham mưu trưởng Triều Tiên: Phải sản xuất nhiều vũ khí hạt nhân Thứ năm 25/04/2013 13:12 (GDVN) - Tướng Hyon Yong-chol khẳng định Bình Nhưỡng sẽ phải chế tạo vũ khí hạt nhân loại nhỏ "nhiều hơn nữa" và các phương tiện vận chuyển vũ khí chiến lược có uy lực. Tên lửa chiến lược Bắc Triều Tiên (hình minh họa) Tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 25/4 đưa tin, hôm nay trong buổi mít tinh kỷ niệm 81 năm ngày thành lập quân đội Triều Tiên, Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này, tướng Hyon Yong-chol khẳng định Bình Nhưỡng sẽ phải chế tạo vũ khí hạt nhân loại nhỏ "nhiều hơn nữa" và các phương tiện vận chuyển vũ khí chiến lược có uy lực. Trong bài diễn văn mừng ngày kỉ niệm, tướng Hyon Yong-chol kêu gọi ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên phải "giương cao ngọn cờ tư tưởng quân sự chiến lược" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, "kiên quyết thực hiện" phương châm kết hợp phát triển kinh tế với phát triển sức mạnh hạt nhân. Ông Hyon Yong-chol cũng cho hay, hiện tại các tên lửa đạn đạo chiến lược của Triều Tiên đã đạt đến trình độ có thể tấn công chính xác bất cứ lúc nào các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ, các căn cứ ở Hawaii và Thái Bình Dương và Hàn Quốc, chỉ cần đợi mệnh lệnh cuối cùng của Kim Jong-un. Trong buổi mít tinh sáng nay, nhà lãnh đạo Kim Jong-un không xuất hiện. Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên và các quan chức cấp cao khác dự hội nghị. Hồng Thủy (Nguồn: Nhân Dân nhật báo) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 4, 2013 Hàn Quốc dọa mạnh tay nếu Triều Tiên từ chối đàm phán Thứ năm, 25/4/2013, 11:24 GMT+7 Seoul tuyên bố sẽ dùng "biện pháp mạnh" nếu Bình Nhưỡng từ chối đàm phán về vấn đề khu công nghiệp Kaesong bị đóng cửa. Công nhân tại một xưởng may mặc ở Kaesong. Ảnh: Titanherald. Theo AFP, Hàn Quốc hôm nay đưa ra đề nghị chính thức tổ chức một cuộc hội đàm cấp cao về việc bình thường hóa hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong. Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Kim Hyung-suk phát biểu tại một cuộc họp báo: "Chúng tôi chính thức đề nghị đàm phán giữa chính phủ hai bên. Nếu Triều Tiên từ chối, Hàn Quốc sẽ dùng 'biện pháp mạnh' ". Ông Kim còn cho biết Triều Tiên sẽ phải đưa ra câu trả lời vào thứ sáu (26/4). Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Triều Tiên rút toàn bộ 53.000 người lao động khỏi Kaesong hôm 9/4, khiến toàn bộ hoạt động tại khu công nghiệp này ngừng lại. Hồi đầu tháng, Triều Tiên ra lệnh đóng cửa và cấm ra vào Kaesong trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước đang leo thang. Tuy nhiên, 176 công dân Hàn Quốc đang ở lại Kaesong trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, thuốc men. Khu công nghiệp Kaesong bắt đầu hoạt động từ năm 2004, là biểu tượng hợp tác chung duy nhất còn lại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn thu ngoại tệ then chốt của nước này. Thu Hằng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 4, 2013 Báo TQ: Nhật Bản từ chối ký Tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân Thứ sáu 26/04/2013 06:52 (GDVN) - Báo TQ tỏ ra lo ngại, bởi họ hiểu rõ Nhật Bản có ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ, hơn nữa Nhật Bản có tiềm năng phát triển thành cường quốc vũ khí hạt nhân. Đại sứ Mari Amano Nhật Bản tại Hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Geneva, Thụy Sĩ. Tờ “China News” dẫn nguồn Đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 25/4 cho biết, tại hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung là “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân, không nên sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký Tuyên bố này. Tuyên bố chung này do Đoàn đại biểu Nam Phi đưa ra tại một cuộc hội đàm trù bị của Hội nghị thảo luận lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva ngày 24/4. Tuyên bố chung nhấn mạnh: “Sử dụng vũ khí hạt nhân không chỉ trực tiếp khiến cho dân thường vô tội thiệt mạng, mà sẽ còn làm cho kinh tế-xã hội phát triển trì trệ, môi trường bị phá hoại nghiêm trọng, đồng thời sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho thế hệ con cháu sau này, làm cho họ mất đi sức khỏe, lương thực và nước uống”. Theo đó, Tuyên bố nhấn mạnh đến tính chất phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Tuyên bố còn kêu gọi không được sử dụng vũ khí hạt nhân, cho rằng “trong bất cứ trường hợp nào đều không được tiếp tục sử dụng vũ khí hạt nhân, điều này có lợi cho sự tồn tại của loài người”. Tuyên bố này tổng cộng có 74 quốc gia ký kết, nhưng, là nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, Nhật Bản hiện tại chưa ký kết. Đối với vấn đề này, đại diện Chính phủ Nhật Bản của hội nghị giải trừ quân bị, Đại sứ Mari Amano giải thích rằng: “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Đông Bình ===================== Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 4, 2013 Hàn Quốc kêu gọi công dân rút khỏi Kaesong Thứ Sáu, 26/04/2013 - 17:39 (Dân trí) - Hàn Quốc hôm nay 26/4 kêu gọi tất cả các nhân viên còn lại ở khu công nghiệp chung với Triều Tiên rút về nước vì sự an toàn của chính họ. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng thẳng thừng từ chối đề nghị đàm phán của Seoul. Nhiều nhân viên người Hàn Quốc đã rút khỏi Kaesong, song hiện vẫn còn 175 người ở lại để bảo vệ tài sản họ đã đầu tư vào đây. Động thái trên một lần nữa đặt tương lai của khu công nghiệp Kaesong bên bờ vực bấp bênh. Kaesong là biểu tượng hợp tác còn lại duy nhất của liên Triều và là nguồn cung tiền quan trọng cho quốc gia nghèo khó Triều Tiên. Hôm qua, Hàn Quốc ra “tối hậu thư” 24 giờ cho Triều Tiên phải chấp nhận đàm phán chính thức để tái khởi động hoạt động tại Kaesong, và nếu Bình Nhưỡng từ chối, họ sẽ có “những biện pháp mạnh”. Sau khi một cơ quan quân sự hàng đầu của Triều Tiên bác đề xuất của Hàn Quốc là “lừa đảo”, Bộ trưởng thống nhất của Hàn Quốc, ông Ryoo Kihl-Jae, cho hay Seoul không còn lựa chọn nào khác. “Chính phủ không còn cách nào ngoài quyết định rút toàn bộ những người còn lại, để bảo vệ họ”, ông Ryoo cho biết tại một cuộc họp báo được phát trên truyền hình. “Triều Tiên phải đảm bảo an toàn cho chuyến trở về của các nhân viên của chúng tôi và đảm bảo toàn bộ tài sản của các công ty đầu tư vào Kaesong”, ông cho biết thêm. Bán đảo Triều Tiên đã chìm trong vòng xoáy leo thang căng thẳng kể từ tháng 2 khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 3 và nhất là khi Bình Nhưỡng quyết định cấm người Hàn Quốc tiếp cận Kaesong từ ngày 3/4 vừa qua. 6 ngày sau, Bình Nhưỡng rút toàn bộ 53.000 công nhân của mình và ngưng mọi hoạt động, do bất bình trước việc Hàn Quốc đề cập đến kế hoạch “quân sự” nhằm bảo vệ cho các nhân viên của mình ở khu công nghiệp. Mặc dù Triều Tiên cho phép toàn bộ nhân viên Hàn Quốc rời khu công nghiệp, nhưng tính đến hôm nay 175 người vẫn còn ở lại. Hiện chưa rõ chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch thực thi quyết định của mình như thế nào, bởi đại diện của 123 công ty ở Kaesong đã cam kết vẫn ở lại và bảo vệ tài sản đầu tư của họ. Được thành lập vào năm 2004, Kaesong nằm sâu bên trong biên giới Triều Tiên 10km. Dự án được ra đời trong “Chính sách ánh dương” của hợp tác liên Triều, được Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung đưa ra vào cuối những năm 1990. Nó hoạt động với tư cách là khu hợp tác phát triển kinh tế, với những công ty của Hàn Quốc được thu hút đầu tư vào đây do nhân công rẻ, lành nghề. Năm 2012, doanh thu đạt 469,5 triệu USD. Khu công nghiệp cung cấp cho Triều Tiên ngồn tiền quan trọng qua thuế, lợi tức và khoản trích lại từ lương của công nhân. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye chiều nay đã chủ trì một cuộc họp với các quan chức an ninh và ngoại giao nhằm thảo luận về bế tắc tại khu công nghiệp. Bà Park, người đắc cử vào năm ngoái, với cam kết hợp tác hơn nữa với Bình Nhưỡng, trong những tuần gầy đây đã nhiều lần hối thúc đối thoại về Kaesong. Phan Anh Theo AFP ============ Triều Tiên “cự tuyệt” đề nghị đàm phán, cảnh báo hành động trướcThứ Sáu, 26/04/2013 - 11:28 (Dân trí) - Triều Tiên hôm nay đã bác bỏ đề xuất đàm phán của Hàn Quốc về tương lai khu công nghiệp Kaesong, bất chấp cảnh báo của Seoul về “các biện pháp nghiêm khắc” nếu Bình Nhưỡng từ chối. Khu công nghiệp Kaesong tuyển dụng 53.000 lao động Triều Tiên. “Bình Nhưỡng sẽ là bên đầu tiên có hành động cứng rắn nếu Hàn Quốc tiếp tục làm tình hình thêm xấu đi tại thị trấn”, Uỷ ban quốc phòng quốc gia của Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố ngày 26/4. “Kiểu tối hậu thư mà Hàn Quốc đưa ra hôm 25/4 sẽ chỉ dẫn tới những kết quả không có lợi”, tuyên bố nói thêm. Trước đó, Hàn Quốc cho biết nước này đã không nhận được câu trả lời từ Triều Tiên về “tối hậu thư” đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán về khu công nghiệp chung Kaesong Chính phủ Hàn Quốc hôm thứ Năm đã cho Bình Nhưỡng 24 giờ để đồng ý đàm phán chính thức nhằm tái khởi động khu công nghiệp liên Triều Kaesong, đồng thời cảnh báo về “các biện pháp nghiêm khắc” nếu Bình Nhưỡng từ chối. Nhưng cho trước giờ trưa hôm nay, Bình Nhưỡng vẫn im lặng về “tối hậu thư” của Hàn Quốc. “Cho tới lúc này, vẫn chưa có câu trả lời nào từ Triều Tiên”, phát ngôn viên Bộ thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-Seok phát biểu trước báo giới sau khi thời hạn chót vào trưa nay qua đi. “Chúng tôi vẫn đang đợi câu trả lời. Và sẽ là không thích hợp khi suy đoán về những gì có thể xảy ra sau đó”, ông Kim nói thêm. “Tối hậu thư” của Seoul đưa ra hôm 25/4 được xem là lời đe doạ có thể đóng cửa vĩnh viễn khu công nghiệp Kaesong. Kaesong, nằm sâu trong lãnh thổ Triều Tiên khoảng 10km, là biểu tượng hiếm hoi cho sự hợp tác xuyên biên giới liên Triều. Khu công nghiệp có 53.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại 123 công ty Hàn Quốc. Kaesong được thành lập năm 2004 và năm 2012 có doanh thu lên tới 495 triệu USD. Nhưng giận dữ trước kế hoạch quân sự khẩn cấp nhằm vào vệ các nhân viên tại Kaesong, Bình Nhưỡng hôm 3/4 đã không cho phép người Hàn Quốc vào khu công nghiệp chung. Đến ngày 9/4, Triều Tiên đã rút toàn bộ các công nhân khỏi Kaesong hôm 9/4và tạm ngừng hoạt động khu công nghiệp. Các công ty Hàn Quốc tại Kaesong đã tuyên bố sẽ vẫn ở lại và quyết tâm bảo vệ sự đầu tư của họ, bất chấp mọi quyết định của Seoul. “Chúng tôi quyết tâm bảo vệ Kaesong dù có phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào”, Ok Sung-Seok, một phát ngôn viên cho các công ty Hàn Quốc tại khu công nghiệp, tuyên bố trước báo giới. An Bình Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 4, 2013 Biển Đông: Ai châm lửa, ai gỡ ngòi nổ? 24/04/2013 Việc củng cố và mở rộng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông phủ bóng trước thềm hội nghị cấp cao Đông Nam Á khai mạc hôm nay ở Brunei. Trong nhiều thập niên, các ngư dân dọc bờ biển phía tây bắc Philippines coi những bãi cá giàu có ở bãi cạn Scarborough là “nhà”. "Tôi mất nguồn sống khi chúng tôi mất bãi cạn Scarborough về tay người Trung Quốc”, Mario Forones nói. Ông là ngư dân có ba tàu đánh cá đã làm việc tại bãi cạn hơn chục năm trước khi tàu Trung Quốc có vũ trang xuất hiện ở đây vào tháng 4 năm ngoái. Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết toàn bộ Biển Đông và viện dẫn những chứng cớ lịch sử bất chấp nhiều thành viên ASEAN cũng khẳng định chủ quyền. Các nhà ngoại giao hy vọng lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị cấp cao của khối bắt đầu từ ngày 24/4 có thể gạt sang bên những bất đồng và mở đường để Trung Quốc cùng tham gia một cơ chế quản lý tranh chấp đã đề xuất. TQ tuyên bố tiến hành 40 cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông trong năm nay. Ảnh: AP Coi thường cam kết Tuy nhiên, mô tả sống động của các ngư dân cho thấy, hải quân Trung Quốc đang ngày một quả quyết và mở rộng hơn, có thể “áp đảo” các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu một cuộc khủng hoảng. Những ngư dân trước đây từng đánh bắt ở bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines kể rằng, họ đã đụng độ các tàu sơn trắng, to lớn, di chuyển nhanh, được trang bị vũ khí của Trung Quốc. Họ nói rằng, vài tháng gần đây, các tàu Trung Quốc đã thả dây thừng dày xuống biển để cản trở các tàu cá ra vào. "Tôi không biết tình hình cụ thể”, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói khi được hỏi về những mô tả của ngư dân Philippines. "Nhưng bãi cạn Scarborough là một phần không thể tranh cãi của lãnh thổ Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ đảm bảo rằng, chủ quyền của mình với khu vực này là không thể bị xâm phạm”, người phát ngôn tuyên bố. 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt ra mục tiêu nhất trí về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc để quản lý hoạt động hàng hải ở các khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, theo giới phân tích, không có nhiều triển vọng cho một tiến trình nhanh chóng. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, hội nghị cấp cao ASEAN chủ yếu là để “đảm bảo mọi thứ không bị giật lùi”. Và kể cả khi ASEAN đạt được sự đồng thuận, thì Trung Quốc trước nay vẫn nói rằng, chỉ tham gia hội đàm khi thời gian “chín muồi” và đầu tiên, các nước cần xây dựng lòng tin bằng cách giám sát bản Tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) đã ký năm 2002. Cho tới nay, tuyên bố này đã thất bại trong việc làm dịu các căng thẳng trong vùng biển. Ông Natalegawa đã cáo buộc Trung Quốc “coi thường” cam kết trong thoả thuận yêu cầu các bên thực hiện “sự kiềm chế tối đa”. "Bạn có thể thấy một số hành động đơn phương mà Trung Quốc thực hiện rõ ràng không phù hợp với tinh thần của DOC”, ông nói ở Jakarta. Trung Quốc thì biện minh rằng, các nỗ lực ngoại giao đã bị cản trở khi Philippines hồi tháng 1 quyết tâm đưa tranh chấp biển ra xét xử ở toà án quốc tế. Họ cũng cáo buộc Philippines vi phạm chủ quyền ở bãi cạn Scarborough. “Chẳng có gì thay đổi trong quan điểm của Trung Quốc”, Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết. "Sự thật là, việc Philippines khởi kiện chỉ khiến cho Trung Quốc có cái cớ khác để không phải thoả luận bộ Quy tắc ứng xử”. Đụng độ là chuyện thời gian Căng thẳng đang ngày một leo thang ở Biển Đông và chưa có dấu hiệu dịu lại. Trung Quốc, với tuyên bố sẽ tiến hành 40 cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông trong năm nay, đang tiếp tục các hành động ngang ngược khi khẳng định sẽ tổ chức cho du khách tới tham quan quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc còn rung lên hồi chuông báo động trong khu vực vào tháng trước khi điều bốn tàu chiến tới tận cái mà họ gọi là cực nam tuyên bố chủ quyền - bãi đá James, nơi chỉ cách ngoài khơi bờ biển Malaysia 80km và cũng khá gần Brunei. Đội tàu này đã tiến hành một buổi lễ trên bãi đá, với lời thề “bảo vệ Biển Đông, bảo vệ chủ quyền Trung Quốc”. Cuộc phô diễn sức mạnh cũng làm “khuấy động” Malaysia - nước khá “kín tiếng” trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các lực lượng hải quân trong khu vực có thể không so sánh được với Trung Quốc. Nhưng Mỹ, nước tuyên bố có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải ở Biển Đông hiện đang tái sắp xếp lực lượng, tập trung về khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt là sau căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên. Các máy bay ném bom Mỹ B-52 và B-2 đã lượn trên bầu trời Hàn Quốc trong vài tuần gần đây. Washington cũng không ngại ngần di chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tới căn cứ ở Thái Bình Dương. Tuần trước, Mỹ đã điều động tàu tuần duyên trong sứ mệnh triển khai tám tháng tới Singapore. “Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với nguy cơ xảy ra đụng độ hoặc xung đột gia tăng do thiếu chỉ dẫn rõ ràng về cách hành xử", Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia nói. “Biển Đông giống như cái bồn tắm, nếu bạn đưa thêm nhiều tàu vào trong đó, thì đụng độ chỉ còn là vấn đề thời gian". Ở bãi cạn Scarborough, các ngư dân Philippines giờ đây đang cố đánh bắt cá, duy trì cuộc sống, và đối mặt trong cuộc chơi “mèo vờn chuột” căng thẳng với các tàu Trung Quốc. "Thực sự là đáng ngại”, Miguel Betana, một thuyền trưởng tàu cá 45 tuổi nói. "Tôi đã trải qua nhiều tình huống tồi tệ trên biển, nhưng khi đối mặt với một con tàu rất nhanh của Trung Quốc, tôi nghĩ, nếu con tàu đâm hoặc bắn chúng tôi, sẽ chẳng còn ai có thể tìm ra được” Thái An theo Reuters Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 4, 2013 Biển Đông: Ai châm lửa, ai gỡ ngòi nổ? 24/04/2013 Việc củng cố và mở rộng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông phủ bóng trước thềm hội nghị cấp cao Đông Nam Á khai mạc hôm nay ở Brunei. Thái An theo Reuters "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra! Tất nhiên nó chẳng bao giờ xảy ra ở biển Đông. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có đụng độ ở đây!Những phát ngôn của Trung Quốc cho thấy sự quyết tâm chiếm biển Đông của họ. Vấn đề là khi "canh bạc cuối cùng" xảy ra - nếu theo xu hướng chiến tranh - họ có thể ồ ạt kéo quân xuống đây! Nhưng vấn đề còn là: Tất cả những nước có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến biển Đông, đều là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Tất nhiên họ được Liên Hiệp Quốc bảo vệ theo các điều lệ của Liên Hiệp Quốc, trong trường hợp bị xâm lược. Do đó, tôi nghĩ rằng các nước có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ở biển Đông, nên đặt ra vấn đề này ngay từ bây giờ với Hội đồng Bảo An Liên Hiệp quốc về nghĩa vụ bảo vệ các nước thành viên bị xâm lược. Hành vi này sẽ buộc người Trung Quốc phải nói chuyện phải quấy với chứng cứ - nếu họ có. Đồng thới cũng góp phần tạo ngả rẽ về phía xu hướng hướng phi chiến tranh trong "Canh bạc cuối cùng" này. Đấy là nhận xét của tôi. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 4, 2013 Mỹ-Hàn đổ bộ đánh chiếm phương án mới Thứ Sáu, 26/04/2013, 11:27 [GMT+7] (ĐVO)-Ngày 25/4, quân đội Mỹ-Hàn lại tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận đổ bộ trên bãi biển Pohang, trong khi tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn nhiều căng thẳng... Truyền thông TQ nhận định, Mỹ-Hàn đang có nhiều hơn những cuộc tập trận bất thường, và mục đích của các cuộc tập trận này dường như không theo như lời phát ngôn của đại diện quân đội 2 bên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 4, 2013 Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra thì Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ.... ======================== TƯ LIỆU THAM KHẢO Nga và Mỹ vạch kế hoạch tập trận "Đại bàng cảnh giác 2013" Thứ sáu 26/04/2013 08:12 (GDVN) - Nga và Mỹ vạch kế hoạch tập trận "Đại bàng cảnh giác 2013". Phái đoàn đại biểu quân sự của Nga sẽ tham gia hội nghị vạch kế hoạch tập trận chung chống khủng bố Nga-Mỹ-Canada với mã hiệu "Đại bàng cảnh giác 2013". Cuộc đàm phán của các phi công quân sự ba nước sẽ được tổ chức vào ngày 25-ngày 26 tháng Tư trên lãnh thổ Hoa Kỳ, - như thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. "Trong quá trình tham vấn ý kiến về việc chuẩn bị cho tập trận sắp tới sẽ làm rõ kịch bản và lịch trình tập trận, thành phần lực lượng và phương tiện tham gia, nề nếp đảm bảo hoa tiêu, tổ chức liên lạc, hiệp đồng hoạt động và biện pháp an ninh", - "Interfax-AVN" dẫn tuyên bố của cơ quan báo chí thuộc Bộ Quốc phòng hôm thứ Năm. Theo Tiếng nói nước Nga 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 4, 2013 Philippines kiện Trung Quốc đến cùng (ĐVO)- Một quan chức ngoại giao Philippines tuyên bố sẽ theo kiện Trung Quốc đến cùng bất chấp Bắc Kinh muốn coi đây là vấn đề song phương. Hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn lời một quan chức ngoại giao Philippines tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 tại Brunei cho biết “quan điểm của Philippines là rõ ràng” và chính phủ Philippines sẽ “theo kiện đến cùng”. Tổng Thống Benigno Aquino cũng tuyên bố Manila muốn thấy một văn kiện, dù là một hiệp ước hay một thỏa thuận, thể hiện rõ cách hành xử của các nước đòi chủ quyền tại Biển Đông. Báo "The Philippines Daily Inquirer" trích lời ông Aquino tối 24/4 tuyên bố nước này sẽ không hủy bỏ ý định kiện Trung Quốc, cho dù Trung Quốc có rút các tàu hải giám ra khỏi bãi cạn Scarborough. Tổng thống Philippines Aquino (trái) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 ở Brunei ngày 25/4 Ông Aquino nói: “Điều mà chúng tôi đang theo đuổi là rõ ràng. Đó là một tiến trình, là một con đường mở cho tất cả nhằm đi tới một điều gì đó dứt khoát như quyền hạn, nghĩa vụ. Khi đó, chúng ta sẽ có được sự minh bạch lâu dài chứ không phải một điều gì đó mà “họ” có thể đảo ngược”. Tổng thống Philippines Aquino thậm chí còn thẳng thắn rằng: “Ngoại giao là một lựa chọn, song bạn không thể đối thoại với phía bên kia nếu họ không đáng tin cậy, hoặc họ cứ khăng khăng đòi theo các quy tắc không thích hợp”. Thái độ dứt khoát của Philippines cũng đã nhận được sự ủng hộ từ phía Liên minh châu Âu (EU). Truyền thông Philippines dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao nước này cho biết ngày 14/3, Nghị viện châu Âu đã ra một Nghị quyết thông qua một bản phúc trình có nội dung ủng hộ sáng kiến của Philippines theo Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Bản phúc trình cũng kêu gọi Trung Quốc “tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế trong việc theo đuổi các mục tiêu ở nước ngoài”. Bộ Ngoại giao Philippines ngày 24/4 đã hoan nghênh nghị quyết này, coi đây là một “cột mốc” trong các nỗ lực của Philippines nhằm thu hút cộng đồng quốc tế chú ý tới quá trình xử lý những bất đồng tại khu vực có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình như đưa ra tòa án trọng tài LHQ. Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Nghị quyết của Nghị viện châu Âu là một cột mốc cho các nỗ lực của đất nước chúng ta trong việc tạo ra sự nhận thức chung và sự ủng hộ cho các nỗ lực tìm kiếm giải pháp bằng con đường hòa bình”. Ngày hôm qua (25/4), Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 tại Bandar Seri Begawan, Brunei cũng đã ra Tuyên bố Chủ tịch, một lần nữa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải ở Biển Đông. Lãnh đạo các nước ASEAN tại Brunei hôm 25/4 Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 có đoạn: "Chúng tôi tái khẳng định những cam kết chung trong khuôn khổ Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm đảm bảo giải pháp hòa bình cho các tranh chấp phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được công nhân rộng rãi, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, mà không cần phải đe dọa hay sử dụng vũ lực, thay vào đó tự kiềm chế trong hành xử". Theo tuyên bố, các lãnh đạo mong muốn tiếp tục can dự với Trung Quốc trong việc thực thi DOC một cách đầy đủ và hiệu quả, thông qua các hoạt động và dự án hợp tác chung đã được hai bên nhất trí trước đó. Phát biểu với các phóng viên trong ngày làm việc cuối cùng của hội nghị, Chủ tịch ASEAN, Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah cho biết ông lạc quan về tiến triển đạt được giữa 10 nước thành viên nhằm xúc tiến các cuộc đàm phán với Trung Quốc, mang lại triển vọng xán lạn cho vấn đề Biển Đông. Đông Triều (Philipin - tuy nhỏ bé và được đánh giá tiềm lực quân sự thấp hơn Việt nam nhưng lại dám làm cái điều mà Việt Nam chưa làm được, kể ra thì cũng đáng được gọi là có máu mặt. Thử tưởng tượng như một nhóm học sinh ra đường bị một thằng đầu gấu lớn tuổi bắt nạt, mấy thằng nhơ nhỡ thì đứng im chỉ dám thì thào bàn tán, thằng bé nhất tuy nó cũng sợ nhưng dám đứng ra tranh cãi tay đôi và trong khi đó thằng bị bắt nạt nhiều nhất lại là không phải nó. Có lẽ phải xem lại lòng dũng cảm của mấy cậu choai choai nhơ nhỡ này) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 4, 2013 Toàn cảnh sức mạnh, yếu huyệt quân đội Triều Tiên Thứ Bẩy, 27/04/2013 - 07:37 Ngày 25/4 của 81 năm về trước, quân đội Triều Tiên được thành lập. Nhân sự kiện này, hãng tin Huffingtonpost đã có một bài đánh giá về thực lực sức mạnh quân đội nước này. Tân lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát một đơn vị quân đội. Tiền thân của Quân đội Nhân dân Triều Tiên là lực lượng Quân Tình nguyện Triều Tiên, các lực lượng du kích chống đế quốc Nhật. Cho đến bây giờ, quân đội là “trái tim” của một đất nước đặt chính sách quân sự lên hàng đầu. Trong suốt 17 năm cầm quyền, Cố chủ tịch Kim Jong Il đã nâng cao vai trò của quân đội bằng việc tăng cường số lượng binh lính lên mức 1,2 triệu quân. Nối bước cha, tân lãnh đạo Kim Jong Un đã tiếp tục tập trung vào quân đội trong năm nay với mệnh lệnh xây dựng “lực lượng vũ khí nguyên tử". Tuy nhiên, thiết bị phục vụ quân đội nước này được đánh giá là lạc hậu và khan hiếm. Quân đội bí ẩn này ít khi hé lộ chi tiết về các hoạt động của mình. Tuy nhiên, dựa vào phân tích những thông tin đã có, giới chuyên gia quốc tế vẫn có thể đưa ra những đánh giá về sức mạnh và điểm yếu của Quân đội Triều Tiên. Lực lượng pháo binh Triều Tiên đã nhắc nhở về việc pháo binh của nước này mạnh thế nào khi nã pháo vào một hòn đảo tiền đồn của Hàn Quốc làm 4 người chết vào tháng 11/2010. Triều Tiên có lực lượng pháo binh khá mạnh. Hàn Quốc cho biết Triều Tiên sở hữu 13.000 cỗ pháo và các khẩu pháo tầm xa của nước này có thể bắn tới Seoul, thành phố có hơn 10 triệu người sinh sống và chỉ cách biên giới có 50km. "Lợi thế lớn nhất của Triều Tiên là pháo binh của nước này có thể oanh tạc thủ đô của Hàn Quốc", ông Mark Fitzpatrick, một cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện đang làm tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược nhận định. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ước tính, 70% pháo binh của Triều Tiên đặt ở vùng biên giới có thể bị “vô hiệu hóa” trong 5 ngày nếu chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên Sohn Yong Woo, một giáo sư tại Đại học Chiến lược Quốc phòng Hannam của Hàn Quốc đã đánh giá 5 ngày vẫn là quá muộn để ngăn chặn thương vong cho hàng triệu thường dân cũng như ngăn chặn một đòn tai hạn cho nền kinh tế đứng thứ tư châu Á này. Lực lượng đặc nhiệm Các chuyên gia cho rằng chiến tranh du kích có thể là chiến lược khả thi nhất của Triều Tiên trong trường hợp có xung đột, bởi quân đội biên chế thiếu trang thiết bị hiện đại và hỏa lực. Seoul ước tính Triều Tiên có 200.000 lính đặc nhiệm. Lính đặc nhiệm Triều Tiên. Theo các nguồn tin từ phương Tây, năm 1968, 31 lính đặc nhiệm Triều Tiên từng tấn công phủ Tổng thống Hàn Quốc trong động thái ám sát hụt cố Tổng thống Park Chung Hee. Cũng trong năm nay, một số nguồn tin cho biết, hơn 120 đặc nhiệm Triều Tiên đột nhập vào phía đông Hàn Quốc, cuộc đụng độ xảy ra khiến khoảng 20 người thiệt mạng. Năm 1996, 26 lính đặc nhiệm Triều Tiên đã xâm nhập vào vùng núi ở Đông Bắc Hàn Quốc, sau khi chiếc tàu ngầm chở họ bị hỏng. Hai bên đối đầu khiến hầu hết những người lính này cùng 13 người ở phía Hàn Quốc thiệt mạng. Nhận xét về lực lượng này của Triều Tiên, ông Kim Yeon Su, giáo sư tại trường Đại học Quốc phòng Hàn Quốc nói: "Đặc nhiệm Triều Tiên là một thành phần chủ chốt trong quân đội bên cạnh bom nguyên tử, tên lửa và pháo binh. Mục tiêu của lực lượng này là tạo ra càng nhiều mặt trận càng tốt, nhằm khiến đối phương rối loạn". Thủy, lục, không quân Tháng 3/2010, 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng trong một vụ tấn công vào tàu chiến của họ tại biển Hoàng Hải, Hàn Quốc cáo buộc tàu ngầm Triều Tiên đứng sau vụ tấn công song Triều Tiên đã lên tiếng phủ nhận. Từ năm 1999, Hải quân Hàn Quốc và Triều Tiên đã có 3 cuộc đụng độ đẫm máu gần khu vực tranh chấp ở Hoàng Hải. Các chuyên gia cho biết, những cuộc tranh chấp giữa hai nước cho thấy mặc dù Hàn Quốc vượt trội về hỏa lực và công nghệ, Triều Tiên lại có yếu tố bất ngờ. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên có 70 tàu ngầm trong khi Hàn Quốc chỉ có 10. Các mối đe dọa đáng sợ nhất từ lực lượng hải quân Triều Tiên đó là tàu ngầm nhỏ rải biệt kích dọc bờ biển Hàn Quốc, ông John Pike, người đứng đầu tổ chức Globalsecurity.org cho biết. Về không quân, Triều Tiên có 820 chiếc máy bay các loại, số lượng nhiều hơn Hàn Quốc dù nước này được Mỹ hỗ trợ. Tuy nhiên, theo Hàn Quốc, phần lớn máy bay Triều Tiên đều đã lỗi thời và tình trạng thiếu nhiên liệu đã buộc không quân phải giảm bớt số chuyến bay. Triều Tiên có 820 máy bay các loại song chủ yếu đã lỗi thời. "Triều Tiên sẽ không thể tổ chức chiến tranh trong thời gian dài. Vấn đề lớn nhất là Triều Tiên có thể nhanh chóng mất quyền kiểm soát bầu trời vì sự vượt trội của không quân Mỹ và Hàn Quốc. Ngoài ra, số lượng máy bay của Triều Tiên như báo cáo cũng vô nghĩa vì nhiều chiếc trong đó không thể bay và phi công Triều Tiên cũng ít được huấn luyện", ông Fitzpatrick nói. Bên cạnh đó, hậu cần và cung ứng cũng là một vấn đề. Các thiết bị hạng nặng do hải quân và không quân triển khai thường đòi hỏi phải được được sửa chữa cẩn thận, đặc biệt là khi chúng phải hoạt động trên địa hình gồ ghề như bán đảo Triều Tiên. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã ước tính rằng nguồn lực quân sự dự trữ của Triều Tiên, chủ yếu được lưu trữ dưới lòng đất, chỉ đủ đáp ứng khoảng 2-3 tháng chiến tranh. Ông Sohn cho biết: “Cơ hội chiến thắng duy nhất của Triều Tiên trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào phụ thuộc vào tốc độ”. Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng bù lại tình trạng thiếu hụt trang thiết bị quân sự bằng đội ngũ nhân lực lớn. Mặc dù chỉ có 25 triệu dân, nhưng nước này lại có tới 7,7 triệu quân dự bị. Tên lửa và vũ khí hạt nhân Triều Tiên tuyên bố nước này cần phát triển vũ khí hạt nhân nhằm chống lại sự hung hăng của Mỹ. Nước này đã tiến hành 3 cuộc thử hạt nhân dưới lòng đất kể từ năm 2006 và lần gần đây nhất vào tháng 2. Triều Tiên tuyên bố tên lửa nước này có thể nhắm tới Mỹ. Bình Nhưỡng được cho là có đủ lượng plutonium cấp độ vũ khí để có thể sản xuất 4-8 quả bom nguyên tử, theo Siegfried Hecker, một chuyên gia về hạt nhân tại Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế thuộc Đại học Stanford. Tuy nhiên, ông nghi ngờ về khả năng Triều Tiên có thể làm chủ được công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa. Ông nói: “Tôi không tin Triều Tiên đã có khả năng tấn công Mỹ bằng tên lửa đầu đạn hạt nhân và việc này sẽ không xảy ra trong nhiều năm tới”. Ông Bruce Bennett, chuyên gia của Rand Corp. cho biết, việc Triều Tiên sở hữu tên lửa hạt nhân tầm xa có thể nhắm tới Mỹ là rất khó xảy ra nhưng khả năng về tên lửa tầm trung có vẻ hợp lý hơn. Vũ khí sinh học và hóa học Triều Tiên bác bỏ việc nước này có các chương trình vũ khí sinh học và hóa học. Tuy nhiên, Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng đang sở hữu tới 5.000 tấn vũ khí hóa học. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế nói rằng dù con số này mang tính phỏng đoán cao, nhiều khả năng Triều Tiên có sở hữu các chương trình vũ khí sinh học và hóa học. Theo các chuyên gia, dù chưa rõ vũ khí sinh học và hóa học của Triều Tiên ra sao, nhưng giả định rằng nước này có sở hữu thứ vũ khí trên giúp tạo nên yếu tố răn đe nhất định với các kẻ thù tiềm năng. Triều Tiên hiện chưa ký vào Công ước về vũ khí hóa học, nhưng đã tán thành Công ước về Vũ khí sinh học và độc tố. Theo Phan Yến Tiền phong/Huffingtonpos ===================== Tuy nhiên Sohn Yong Woo, một giáo sư tại Đại học Chiến lược Quốc phòng Hannam của Hàn Quốc đã đánh giá 5 ngày vẫn là quá muộn để ngăn chặn thương vong cho hàng triệu thường dân cũng như ngăn chặn một đòn tai hạn cho nền kinh tế đứng thứ tư châu Á này. Chính xác là như vậy! Nhưng để điều quân tấn công bất ngờ vào thủ đô Hàn Quốc thì họ sẽ bị đòn phủ đầu còn kinh hơn! Share this post Link to post Share on other sites