Posted 2 Tháng 5, 2013 Khi Trung Quốc 'đụng đâu lấn đó' Việc triển khai tour du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là bước gây hấn mới của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông. Chuyến du lịch của hơn 100 trăm du khách Trung Quốc hôm chủ nhật vừa qua được mô tả có hành trình ba đêm, tới một hòn đảo cát trắng hoang sơ ở Biển Đông, kể cả đến những bãi biển mà Trung Quốc gọi là thuộc “quần đảo Tây Sa”. Cái họ gọi là “Tây Sa” ấy chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Tờ Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc thậm chí còn loan báo rằng, nếu chuyến đầu thành công, giới chức Trung Quốc sẽ mở các chuyến thăm mỗi tháng một, hai lần. Không những thế, họ còn chuẩn bị tổ chức thi câu cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Mới đây nữa, quan chức cao cấp Trung Quốc còn đến cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam… Tàu du lịch được cho là Trung Quốc sẽ dùng để đưa trái phép du khách tới Hoàng Sa. Ảnh: Yododo Trong tháng 4, hai lần Việt Nam lên tiếng cáo buộc những sự việc trên, kể cả khi nó đang ở trong kế hoạch.Hôm 12/4, khi những kế hoạch trên được truyền thông Trung Quốc loan báo, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia đã lên tiếng cảnh báo việc tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ủy ban này yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch. Trong một động thái thể hiện lập trường mạnh mẽ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối kế hoạch đưa du khách ra Hoàng Sa. Bất chấp phản ứng của Việt Nam, những kế hoạch bị phản bác vẫn được triển khai. Một lần nữa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm 30/4 lên tiếng phản đối, coi những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa hai nước, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC. Ở cấp địa phương, lãnh đạo Đà Nẵng cũng lên tiếng khẳng định quần đảo Hoàng Sa là một huyện đảo của thành phố này, một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây bất bình đối với chính quyền và nhân dân Đà Nẵng. Gây biến phức tạp Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, những hành động của phía Trung Quốc “gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông” và yêu cầu phía Trung Quốc “chấm dứt các việc làm sai trái” để “không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông”. Những hành động nêu trên là bước leo thang gây hấn mới của Trung Quốc, góp phần gia tăng quan ngại cho khu vực bởi tính chất khiêu khích và coi thường luật pháp quốc tế. Không chỉ Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và cả Malaysia gần đây đều lên tiếng về các vụ xâm nhập lãnh hải trái phép của Trung Quốc. Tuần trước, 8 tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Nhật với nỗ lực ngăn chặn một đội tàu chở các nhà hoạt động người Nhật Bản tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Báo chí Nhật Bản đưa tin các tàu Trung Quốc đã được sự hộ tống của khá nhiều máy bay quân sự, kể cả máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30. “Đây là mối đe dọa chưa từng có”, một quan chức Nhật Bản giấu tên nói với báo Sankei Shimbun. Cuối tháng trước, đội tàu chiến 4 chiếc của hải quân Trung Quốc gồm cả tàu đổ bộ đã tiến đến bãi đá James - nơi Malaysia đã tuyên bố chủ quyền, nằm cách quốc gia này khoảng 80km, cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800km, vượt ra cả ngoài giới hạn "bản đồ 9 đoạn" mà Trung Quốc tự đưa ra với yêu sách bao trùm hầu hết Biển Đông. Tín hiệu? Dư luận đặt vấn đề hàng loạt các động thái của Trung Quốc liên quan lãnh hải có lẽ không còn chỉ dừng ở “phép thử” với các nước láng giềng trong khu vực. Sự quả quyết mới của Bắc Kinh đang rung hồi chuông báo động với châu Á và đặt ra nhiều câu hỏi về cái gọi là “giấc mơ Trung Quốc”. Nhiều người đã gắn kết nó với các cam kết rõ ràng của giới lãnh đạo Trung Quốc về việc xây dựng và tăng cường quân sự quốc gia để tạo sức mạnh trong tranh chấp lãnh thổ với các láng giềng. Tô Hải Long - nhà nghiên cứu ở Viện Đông Nam Á, Đại học Tế Nam viết trên Thời báo Hoàn cầu rằng: Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã tạo lập một giấc mơ vĩ đại cho đất nước, bao gồm bảo vệ an ninh hàng hải và xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hàng hải. Theo Stephanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia đối ngoại về Trung Quốc tại nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế, người Trung Quốc cuối cùng đã lộ liễu hơn về những gì họ định làm và muốn gửi tín hiệu với khu vực. Hôm 16/4, Bắc Kinh công bố sách trắng quốc phòng nêu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh quân sự và ý thức hệ mới của Trung Quốc. Sách trắng khẳng định vai trò của quân đội là “bảo đảm hiện thực hoá “giấc mơ Trung Quốc”. Tân hoa xã thì nhấn mạnh thêm rằng: “Bản chất chiến lược phòng thủ quốc gia của Trung Quốc không thay đổi nhưng Trung Quốc sẽ không đổi chác chủ quyền và lợi ích của mình”. Thái An (tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Ván cờ phân hóa của Trung Quốc? Trong chuyến thăm bốn nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Indonesia và Brunei), ngày 1-5 tại Bangkok (Thái Lan). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm với người đồng cấp Thái Lan Surapong Tovichakchaikul. Theo hãng tin Kyodo (Nhật), ông Vương Nghị nói Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua đối thoại và hy vọng Thái Lan sẽ đóng vai trò xây dựng trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết trong hội đàm, ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc không phản đối Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Báo Straits Times (Singapore) dẫn lời các nhà quan sát chính trị nhận định lần đầu tiên trong 15 năm qua, một tân ngoại trưởng Trung Quốc lựa chọn Đông Nam Á làm điểm công du nước ngoài đầu tiên. Động thái này cho thấy Bắc Kinh muốn làm dịu căng thẳng với một số nước ASEAN về vấn đề biển Đông. Ngoại trưởng Vương Nghị yết kiến Thủ tướng Yingluck Shinawatra ngày 1-5. Ảnh: REUTERSĐáng chú ý bốn nước Ngoại trưởng Vương Nghị đến thăm không phải là nước gần gũi với Trung Quốc như Campuchia, Myanmar và cũng không phải là nước phản đối mạnh mẽ Trung Quốc trong vấn đề biển Đông như Philippines hay Việt Nam.TS Từ Lập Bình ở Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định Trung Quốc muốn các nước này giữ vai trò trung lập trong vấn đề biển Đông. Trong khi đó, báo Phil Star (Philippines) ngày 1-5 dẫn lời các ngư dân ở tỉnh Zambales (Philippines) tố cáo các tàu hải giám Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough đã cấm các tàu cá Philippines vào đánh bắt trong phạm vi 15 hải lý (28 km) tính từ bãi cạn. THẠCH ANH 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Ván cờ phân hóa của Trung Quốc? Trong chuyến thăm bốn nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Indonesia và Brunei), ngày 1-5 tại Bangkok (Thái Lan). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm với người đồng cấp Thái Lan Surapong Tovichakchaikul. Theo hãng tin Kyodo (Nhật), ông Vương Nghị nói Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua đối thoại và hy vọng Thái Lan sẽ đóng vai trò xây dựng trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết trong hội đàm, ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc không phản đối Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Báo Straits Times (Singapore) dẫn lời các nhà quan sát chính trị nhận định lần đầu tiên trong 15 năm qua, một tân ngoại trưởng Trung Quốc lựa chọn Đông Nam Á làm điểm công du nước ngoài đầu tiên. Động thái này cho thấy Bắc Kinh muốn làm dịu căng thẳng với một số nước ASEAN về vấn đề biển Đông. Ngoại trưởng Vương Nghị yết kiến Thủ tướng Yingluck Shinawatra ngày 1-5. Ảnh: REUTERSĐáng chú ý bốn nước Ngoại trưởng Vương Nghị đến thăm không phải là nước gần gũi với Trung Quốc như Campuchia, Myanmar và cũng không phải là nước phản đối mạnh mẽ Trung Quốc trong vấn đề biển Đông như Philippines hay Việt Nam.TS Từ Lập Bình ở Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định Trung Quốc muốn các nước này giữ vai trò trung lập trong vấn đề biển Đông. Trong khi đó, báo Phil Star (Philippines) ngày 1-5 dẫn lời các ngư dân ở tỉnh Zambales (Philippines) tố cáo các tàu hải giám Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough đã cấm các tàu cá Philippines vào đánh bắt trong phạm vi 15 hải lý (28 km) tính từ bãi cạn. THẠCH ANH Vào cái thế Chiến Quốc mạt vận, có tay "Hợp tung" là Tô Tần; nhưng có cũng có tay "Liên hoành" là Trương Nghi. Thằng thì chia rẽ, thằng thì liên kết. Ấy là chém gió ở quan trà vỉa hè thì đến cả một quốc gia cũng là "thằng" hết. Lạ cái là cả hai thằng đếu một lò ra: Lò của Đại lão sư tổ Quỷ Cốc tử. Nhưng hai trự này liên kết ngầm với nhau - Lúc cả hai còn sống thì chỉ chém gió thui. Chứ không uýnh nhau. Cuối cùng, nó có tác dụng làm chậm sự phát triển của lịch sử - sự hội nhập khu vực thành một quốc gia thống nhất - Quỉ Cốc tử - Người nước Quỷ - tức Bách Việt - gốc Xích Quỷ đấy! Ngài thâm thật. Nhưng tài năng như ngài cũng không xoay chuyển lịch sử được. Cuối cùng, nhà Tần cũng thống nhất lục quốc.Bi wờ - ngót 2500 năm sau - Tương tự như cái thế Chiến Quốc dẫn đến hội nhập các quốc gia nhỏ thành một quốc gia lớn - cái thế hội nhập toàn cầu đã bắt đầu xuất hiện. Cái thế nó vậy,muốn "liên hoành", hay "hợp tung" gì thì bây giờ không phải là cuối thời "Chiến Quốc" với mấy quốc gia con con là đủ. Mà phải có tính "hợp tung"; hay "liên hoành" toàn cầu! Thí dụ liên kết với EU chia rẽ khối Nato; hoặc bắt tay với Nga chống lại Hoa Kỳ, hoặc khiến Nhật Bản bỏ Mỹ theo Trung Quốc chẳng hạn. Cái này thì Trung Coóc không đủ "chình". Một ví dụ là ngài Tập Cận Bình sang Nga và được sự ủng hộ của ngài Putin về hòa bình thế giới. Chưa kể đám báo chí xỏ lá ca ngợi vẻ đẹp thời trang của đệ nhất phu nhân Bành Lệ viên trong chuyến đi chẳng hạn. Đấy mới là "cốt lõi". Còn chuyên chia rẽ, hay liên hợp với mấy nước Asean, Trung Quốc có thành công, hay thất bại cũng chẳng xi nhê gì! Không thay đổi được cục diện! Makeno đi.Hổng wan tâm. Thôi phớt! Nhậu đi lão Say! Zdô! . 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Đúng là đây là trò vớ vỉn nhất mà Tung Coong đã làm kể năm 2007 đến nay và cái cách viễn "Giao cận Công" vớ vỉn này chỉ hù được mấy thằng đói và ăn cháo đá bát như Cambode và Palestin thôi chứ cả cái Á châu này lạ chó gì trò mèo mả gà đồng này của Tung coong nữa cụ nhỉ? thôi tốt nhất là kiếm chai mà nhậu và quên bố nó đời. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Đúng là đây là trò vớ vỉn nhất mà Tung Coong đã làm kể năm 2007 đến nay và cái cách viễn "Giao cận Công" vớ vỉn này chỉ hù được mấy thằng đói và ăn cháo đá bát như Cambode và Palestin thôi chứ cả cái Á châu này lạ chó gì trò mèo mả gà đồng này của Tung coong nữa cụ nhỉ? thôi tốt nhất là kiếm chai mà nhậu và quên bố nó đời. Đúng rùi! chém gió cho xôm tụ diễn đàn! Nhậu lai rai...chuối xanh muối ớt cho nó lành. Chứ ăn gà, heo bây giờ bệnh ốm đấy! Chẳng may Lời Tiên tri 2013. Lão Gàn lỡ phát biểu năm nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn nạn quốc tế. Thôi đành chuối xanh chấm muối ớt theo cụ Chí Phèo vậy! Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Ấn Độ đòi trục xuất quân đội Trung Quốc 02/05/2013 08:31 (GMT + 7) TTO - Chính quyền Ấn Độ vừa lên tiếng cáo buộc quân đội Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện bất hợp pháp tại vùng Ladakh nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 19km tính từ biên giới hai nước. Người dân vùng Ladakh biểu tình đòi Chính phủ Ấn Độ dùng vũ lực trục xuất quân Trung Quốc - Ảnh: Channipictures.com Theo báo Hindustan Times, nhóm binh sĩ Trung Quốc đã dựng năm lều trại tại khu Daulat Bag Oldi và tỏ ra rất hung hãn khi đi tuần tra ở địa điểm này. Bất chấp những lời kêu gọi và phản đối của chính quyền New Delhi suốt ba tuần qua, nhóm binh sĩ này vẫn không chịu rút về nước. Sau cuộc đối thoại thất bại giữa hai bên hôm 30-4, quân đội Ấn Độ đã tăng cường hoạt động giám sát tại khu vực Daulat Bag Oldi bằng máy bay không người lái. Phía Ấn Độ phát hiện quân Trung Quốc nhận lương thực và hàng tiếp tế qua những chuyến xe tải chạy từ biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Hiện tại có khoảng 70 lính Trung Quốc đang đóng ở Daulat Bag Oldi. Báo India Times cho biết ở New Delhi, các lãnh đạo quân đội Ấn Độ đang thảo luận những biện pháp giải quyết tình hình với Thủ tướng Manmohan Singh, bao gồm việc sử dụng sức mạnh vũ lực để trục xuất nhóm lính Trung Quốc. Trong các cuộc đối thoại trước đó giữa quan chức quân đội hai nước, phía Trung Quốc vẫn cứng rắn tuyên bố khu Daulat Bag Oldi nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Ngược lại, phía Ấn Độ vẫn kiên nhẫn kêu gọi Trung Quốc rút nhóm quân này về nước. Nguồn tin truyền thông Ấn Độ cho biết sau ba tuần, cộng đồng người dân vùng Ladakh đã bắt đầu tỏ ra rất bức xúc với sự hiện diện của quân đội Trung Quốc và đặt câu hỏi tại sao chính quyền Ấn Độ vẫn quá nương tay. Họ kêu gọi quân đội Ấn Độ dùng vũ lực trục xuất nhóm quân Trung Quốc. NGUYỆT PHƯƠNG ====================== Cùn rùi kìa Lão Say! Bởi vậy, từ nâu nắm Lão Gàn bít ngay còn thiếu cô gái Ấn Độ. Bởi zdậy Trung Coóc có mua được cả khối ASEAN thì cũng chẳng là nghĩa lý gì. Trong "Canh bạc cuối cùng" không có khối Asean. Chuyện lớn thiên hạ không lo, đi lo mấy mét đất vùng sâu vùng xa để chúng chửi. Bởi vậy, đang bế tắc mừ! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Nhật khiến TQ ‘rụng rời tay chân’, Châu Á lo ngại Cập nhật lúc 13:50, 02/05/2013 (ĐVO) - Tại hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 25/4/2013 đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký Tuyên bố này. Giải thích về điều này, đại diện Chính phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói: “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Chấm hết. Rõ ràng, những quốc gia có VKHN thì họ không bao giờ ký vào Tuyên bố này, bởi vì hoặc là vô nghĩa, không ai tin hoặc là họ phải hủy bỏ ngay toàn bộ VKHN, giữ làm gì cái đồ vô dụng, “không được dùng trong bất kỳ trường hợp nào” nhưng tốn kém và vô cùng nguy hiểm đó? Điều này có bao giờ xảy ra không? Xin thưa là không bao giờ. Rốt cuộc, trong 74 quốc gia ký vào tuyên bố này, đương nhiên là những quốc gia không có và không có khả năng chế tạo được VKHN. Vì thế, tuyên bố của 74 quốc gia này giống như một lời “cầu xin Chúa ban phước lành” mà thôi, không hơn không kém. Nhưng Nhật Bản thì không, dù không có VKHN. Tại sao? Có 2 lý do. Trước hết, cho đến lúc này, khối mâu thuẩn Trung Quốc – Nhật Bản có từ quá khứ và hiện tại đã bộc lộ đỉnh điểm và không thể che giấu được nữa. Đó là sự hận thù dân tộc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang thắng thế đẩy lên cao; đó là sự đối đầu về địa chính trị, đia quân sự và địa kinh tế không thể dung hòa bởi tham vọng quá lớn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhật Bản, một cường quốc kinh tế, nhưng tại sao Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng, xem thường, coi như “con gà” muốn giết lúc nào thì giết để dọa “khỉ” Mỹ, trong khi hơn 30 năm nín nhịn, chờ thời, mới đuổi kịp Nhật Bản năm 2010 về GDP? Đơn giản dễ hiểu là vì Trung Quốc có 2 thứ mà Nhật Bản không có (vì Nhật Bản dựa vào ô của Mỹ và đang bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình), đó là tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và vũ khí hạt nhân (VKHN). Mục tiêu của tên lửa DF-21C của Trung Quốc đang nhắm tới Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có TLĐĐ để nhắm vào Trung Quốc hay không? Mới đây, một vị tướng Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng VKHN nếu “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bị uy hiếp, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang bị Nhật Bản quản lý, là nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt cũng được Trung Quốc cho là “lợi ích cốt lõi”… Đành rằng trên đất Nhật Bản có căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng khi sử dụng đòn hạt nhân hay TLĐĐ, Trung Quốc đâu có dại nhằm vào đó để buộc Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là thực hiện đòn trả đũa. Trung Quốc sẽ nhằm vào chỗ khác trên đất Nhật Bản để Mỹ có thời gian lựa chọn mà “tính toán thiệt hơn”. Tất cả những điều trên liệu Nhật Bản có biết cái “thiệt, hơn” trong đầu của Mỹ là gì? Và do đó có yên tâm dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ không?... Với tình thế đó, việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào” là “đừng có ngạc nhiên”. Với tình thế đó Nhật Bản không thể ngây thơ để “xin Trung Quốc ban phước lành, đừng dùng đòn hạt nhân, tên lửa tầm xa vào đất Nhật Bản”. Cuối cùng, Nhật Bản dù bị bại trận trong thế chiến thứ 2, nhưng là một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua trong khi Trung Quốc mới đuổi kịp (chỉ về tiêu chí GDP) năm 2010, cho nên Nhật Bản đang tích trữ một nội lực hùng hậu, một “thế năng” rất lớn. Chẳng hạn như về năng lượng hạt nhân. Theo tiết lộ, kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010 nhiều nhất cũng chỉ hơn 20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa hơn 60 tấn plutonium. Được biết, cứ khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân thì Nhật Bản có đủ nguyên liệu chế tạo ra 7200 đầu đạn hạt nhân. Về kỹ thuật, Nhật Bản có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với loại máy này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới. Nhật Bản nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN mà không ai biết , không giống như Triều Tiên hay Iran. Như vậy có thể nói việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng VKHN trong bất kỳ trường hợp nào” (lưu ý là trong khi Nhật Bản không có VKHN) với lời giải thích ngắn gọn nhưng đầy hàm ý đã gửi đến cho các quốc gia có VKHN và quốc gia đòi lăm le sử dụng VKHN, một thông điệp mà chắc rằng không ai có thể nghĩ khác đi, đó là: “Hãy cẩn trọng với VKHN, sử dụng nó là vô nhân đạo nên đừng đem nó ra dọa nạt nhau. VKHN hay TLĐĐ đối với Nhật Bản là không thành vấn đề. Vấn đề của Nhật Bản là tuyên bố có lúc nào, bao nhiêu và sự hiện đại tiên tiến ở mức độ nào mà thôi”. Người Mỹ sẽ làm gì? Mỹ chắc là OK, Ixrael hay Nhật Bản có gì là khác nhau với Mỹ, vả lại, đâu phải dễ dàng khống chế được Nhật Bản khi Trung Quốc càng ngày càng hung hăng. Người dân khu vực châu Á-TBD chẳng thích thú gì việc quốc gia nào cũng sở hữu VKHN, nhưng khi có quốc gia sở hữu VKHN lại tỏ ra hung hăng, bất chấp, đe dọa giáng vào quốc gia không có VKHN thì hết sức thông cảm với Nhật Bản… tuy hết sức lo ngại. Báo chí Trung Quốc chẳng có bình luận nào sâu vào động thái này của Nhật Bản bởi vì bình luận càng sâu khiến càng “rụng rời tay chân”. Việc ông tướng về hưu La Viện hô hào đòi LHQ “bóp chết tiềm lực hạt nhân của Nhật Bản từ trong trứng” là đã quá muộn. “Trứng” đã đủ lông đủ cánh và chỉ cần một cái nhún chân nhẹ là con đại bàng Nhật Bản tung cánh. Vấn đề chỉ là thời gian khi nào? Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố: "Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung - Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để". Trung Quốc có hiểu điều gì không hay là bất chấp hay là như không nghe thấy để che dấu sự hoảng hốt? Tại sao Trung Quốc biết thực hiện sách lược “giấu mình, chờ thời”, bắt tay nhún nhường với Mỹ, Nhật Bản để “trỗi dậy” mà Nhật Bản lại không? Thật ra, sau thất bại trong cuộc tranh thế giới lần 2, hơn ai hết Nhật Bản đã hiểu bài học về thói ngạo mạn, hung hăng, về ý muốn “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Nhật”. Từ những nỗi đau đầy máu và nước mắt khi bị 2 quả bom nguyên tử, nhưng người Nhật đã làm cho cả thế giới phải sững sờ khi họ biết cách để nuốt nước mắt lẫn máu vào trong trái tim câm lặng của mình để bắt tay với người Mỹ. Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật năm 1951 đã giải phóng cho nước Nhật khỏi mọi gánh nặng chạy đua vũ trang và nước Nhật, đất nước vừa nhỏ (377.600km2) lại vừa chật chội (130 triệu dân – 2005), 4.000 hòn đảo nhưng chỉ có chưa đầy 10% đất đai có thể canh tác, tài nguyên chủ yếu là “động đất và sóng thần” có được vị trí, vai trò như bây giờ khiến thế giới ngưỡng mộ, kính trọng. Xem ra dù đang còn non nớt nhưng Trung Quốc cũng đang cố tập tễnh đi vào con đường mà Nhật Bản đã đi, đã từng biến mình thành nạn nhân. Tham vọng quá lớn, khả năng hạn chế, bộc lộ quá sớm Trung Quốc khó có thể vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản”. Lê Ngọc Thống ================ Bài nay hay đấy! Nhưng cáu tiết nhất là Trung Cóoc lên level hạng hai thế giới là gặp may - nhờ Lão Gàn không đủ công lực trừ Nhật Bản khỏi một trận động đất được báo trước. Ngày ấy, Lão gàn đoán sắp có một trận động đất lớn xảy ra ở Châu Á Thái Bình Dương - trừ Nhật Bản và Việt Nam. Chẳng may nó xảy ra đúng vào Nhật Bản. Mựa nó! Nhật Bản xuống hạng, nên Trung Cóoc coi như ăn giải cạn, chứ lên cái con khỉ gì đâu. Mựa! Mùa hè năm nay Đại Nhật Bổn sẽ cho thế giới biết sức mạnh trí tuệ của họ. Chậm lắm không quá tháng 9 Âm lịch. Chờ xem! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 ================ Bài nay hay đấy! Nhưng cáu tiết nhất là Trung Cóoc lên level hạng hai thế giới là gặp may - nhờ Lão Gàn không đủ công lực trừ Nhật Bản khỏi một trận động đất được báo trước. Ngày ấy, Lão gàn đoán sắp có một trận động đất lớn xảy ra ở Châu Á Thái Bình Dương - trừ Nhật Bản và Việt Nam. Chẳng may nó xảy ra đúng vào Nhật Bản. Mựa nó! Nhật Bản xuống hạng, nên Trung Cóoc coi như ăn giải cạn, chứ lên cái con khỉ gì đâu. Mựa! Mùa hè năm nay Đại Nhật Bổn sẽ cho thế giới biết sức mạnh trí tuệ của họ. Chậm lắm không quá tháng 9 Âm lịch. Chờ xem! Cái nhà Bác Thống này viết hay thật đúng là Nhật mà sản xuất VKHN thì chẳng khác nào thò tay vào túi mà lấy vật. Mà Nhật chế tạo tên lửa đạn đạo thì chuẩn không cần chỉnh. Lão say đồng ý cả 2 tay lẫn 2 chân khi Nhật bủn và Việt nam sở hữu VKHN. Thích oánh nhau thì ánh một trận sợ chó gì anh Tung cóong. Vũ khí chỉ là cái dao cái rựa đem dọa nhau làm giề. cái chính là ý chí chiến đấu và chiến thuật mới khẳng định thành bại. Phải không cụ nhẩy??? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Mỹ hết thời gian, Bắc Hàn ngoan cố Bắc Hàn nói sẽ không đàm phán chừng nào còn lệnh cấm vận Trong khi Bắc Hàn có vẻ bớt dần những tuyên bố hiếu chiến, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện vẫn còn có. Chỉ trong vài tuần nữa, chế độ Kim sẽ khởi động lại những gì từng làm đối thủ của mình nhức đầu. Bình Nhưỡng thông báo sẽ tái khởi động sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân ở lò phản ứng Yongbyon, nơi nổi tiếng bởi vụ phá hủy cơ sở làm lạnh năm 2008 trong khuôn khổ cam kết giữa sáu bên. Mới đây Bắc Hàn quyết định đưa người ra khỏi Vùng Công nghiệp Kaesong. Những động thái này có thể xem là lời nhắc nhở cho thấy đàm phán với Bắc Hàn có thể có kết quả khiêm tốn nhưng tích cực, tựa như việc thành lập khu Kaesong. Người ta không nên xem đối thoại là cách để ngưng chương trình hạt nhất, đặc biệt là về ngắn hạn. Tuy nhiên đối thoại có thể giúp làm giảm nhiệt và tránh leo thang. Washington và Bình Nhưỡng đang trao đổi điều kiện để tái đàm phán chính thức theo đó để đối thoại có thực chất hơn là nói suông. Đó là trong trường hợp các quốc gia liên quan đồng thuận về vấn đề hạt nhân, và cùng muốn bàn thảo. Nhưng cũng chính đây là nơi có sự chia rẽ lớn nhất giữa các bên. Trong chuyến thăm châu Á mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhắc lại rằng Washington đã sẵn sàng hợp tác với Bình Nhưỡng, nhưng chỉ khi một số điều kiện được đảm bảo. Đề nghị của ông có lẽ liên quan tới những cuộc đối thoại chính thức hơn là những cuộc nói chuyện lặng lẽ và rời rạc từng được thực hiện trước đây. Điều kiện trước hết là động thái từ phía Bắc Hàn chứng tỏ “muốn phi hạt nhân hóa một cách nghiêm túc”. Việc này có thể thực hiện bằng cách bỏ sản xuất đầu đạn cho vũ khí hạt nhân, hoặc ngừng các cuộc thử hỏa tiễn. Hoa Kỳ muốn thấy thiện chí phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn trước khi đối thoại Có thể sứ giả là người mới, nhưng các điều kiện mà ông Kerry đưa ra thì không. Trên lý thuyết, chính quyền Obama đã ngầm mở lại đối thoại hạt nhân với Bắc Hàn nếu tin rằng Bình Nhưỡng sẽ ngồi vào bàn đàm phán với tinh thần tích cực. Đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Kerry, Bắc Hàn gạt bỏ hẳn điều kiện về hạt nhân, và tuyên bố danh sách điều kiện của mình: Mỹ phải xin lỗi về những khiêu khích gần đây, bỏ toàn bộ cấm vận của Mỹ cũng như của Liên Hợp Quốc, dời toàn bộ vũ khí có khả năng hạt nhân ra khỏi khu vực, và bỏ hẳn các cuộc tập trận trên bản đảo Triều Tiên. Lập trường kiên định Một cách để hiểu sự chia rẽ này là đối thoại sáu bên, các vòng đàm phán bắt đầu từ năm 2003 giữa Trung Quốc, Mỹ, Bắc và Nam Hàn, Nhật Bản, Nga, và bị hủy bỏ từ năm 2009. Hồi còn hoạt động, đối thoại sáu bên có các nhóm làm việc chung của nhiều phía: hợp tác năng lượng hòa bình; nhóm phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, và hòa bình và an ninh ở vùng Đông Bắc Á. Nhóm đầu tiên không mấy hấp dẫn với Hoa Kỳ và đồng minh, bởi những lý do khá rõ ràng. Trong lúc căng thẳng ở Triều Tiên, Mỹ nhắc đi nhắc lại Trung Quốc là 'chìa khóa' của vấn đề Nhóm thứ hai, phi hạt nhân hóa, Bình Nhưỡng không quan tâm, quốc gia này đã nhấn mạnh sở hữu vũ khí hạt nhân trong thuyết chủ thể. Tuy nhiên, Triều Tiên muốn giữ nhóm thứ ba để còn đường cho đối thoại, mặc dù đó có thể không phải là mục tiêu chính của đàm phán sáu bên. Theo quan điểm của Bắc Hàn, cần đảm bảo vắng bóng kẻ thù từ bên ngoài trước khi đất nước có thể an toàn bỏ vũ khí nguyên tử. Washington nghĩ ngược lại: hoàn toàn không thể bình thường hóa quan hệ nếu Bắc Hàn còn đang cho chạy chương trình hạt nhân. Hồi tháng Một, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố thẳng thừng rằng Bắc Hàn sẽ duy trì chương trình hạt nhân để làm nhụt chí các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác – một chính sách mà, tiện thay, mượn của Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tuyên bố này sau đó lại được thêm ủng hộ của Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên, nói vũ khí hạt nhân là “cuộc sống của dân tộc”. Mâu thuẫn gần đây nhất có thể khiến Washington muốn duy trì lập trường cứng rắn hơn với đối thoại an ninh và mở rộng hòa bình. "Trong khi Bình Nhưỡng từ từ tiến tới hỏa tiễn tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, thời gian là thứ xa hoa đối với chính phủ Mỹ." Trong khi Bình Nhưỡng từ từ tiến tới hỏa tiễn tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, thời gian là thứ xa hoa đối với chính phủ Mỹ.Có lẽ vì thế mà Hoa Kỳ cảm thấy bất kỳ đối thoại nào không liên quan tới phi hạt nhân hóa, và nếu Bắc Hàn không tỏ ra chân thành, đều không chấp nhận được. Tuyên bố của cả Mỹ và Triều Tiên cùng tránh câu hỏi về cuộc đối thoại chính thức và lâu dài này, là đa phương hay song phương. Bắc Hàn lâu nay vẫn thích đương đầu trực tiếp với đối thủ của mình. Ngược lại, chính quyền Obama có vẻ không ưa đối thoại song phương. Nhưng Hoa Kỳ có thể đang tự trói mình khi cứ khăng khăng muốn đối thoại đa phương về vấn đề Bắc Triều Tiên. Trong lúc căng thẳng, Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại, Trung Quốc là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề, mọi nỗ lực giải quyết khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên mà không có “chìa khóa” đó thì đều vô nghĩa. Từ căng thẳng gần đây nhất, có thể thấy rất rõ rằng Hoa Kỳ và Bắc Hàn còn tiếp tục bất đồng đối với các vấn đề cần bàn thảo, và ai sẽ đứng ra đối thoại. Đối thoại thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn có vẻ vẫn còn xa mới tới. Andrea Berger là học giả nghiên cứu phân tích nguyên tử ở Viện Royal United Services. Andrea Berger Học giả phân tích nguyên tử, viện Royal United Services (BBC) (giống như Lão Say đã nói Kim Ủn muốn trực tiếp đối thoại với Huê Kỳ kia , chứ không muốn có thằng khác ngồi lên đầu Kim để đàm phán, trong khi anh Kỳ vẫn muốn có Tung coóng ngồi chứng kiến ) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 (giống như Lão Say đã nói Kim Ủn muốn trực tiếp đối thoại với Huê Kỳ kia , chứ không muốn có thằng khác ngồi lên đầu Kim để đàm phán, trong khi anh Kỳ vẫn muốn có Tung coóng ngồi chứng kiến ) Thưa cụ Túy! vì anh Kỳ ảnh muốn cho Tung Coóng biết là mày mần gì thì mần, tao biết hết đấy, liều liệu mà mần! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Mỹ hết thời gian, Bắc Hàn ngoan cố Bắc Hàn nói sẽ không đàm phán chừng nào còn lệnh cấm vận Trong khi Bắc Hàn có vẻ bớt dần những tuyên bố hiếu chiến, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện vẫn còn có. Chỉ trong vài tuần nữa, chế độ Kim sẽ khởi động lại những gì từng làm đối thủ của mình nhức đầu. Bình Nhưỡng thông báo sẽ tái khởi động sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân ở lò phản ứng Yongbyon, nơi nổi tiếng bởi vụ phá hủy cơ sở làm lạnh năm 2008 trong khuôn khổ cam kết giữa sáu bên. Mới đây Bắc Hàn quyết định đưa người ra khỏi Vùng Công nghiệp Kaesong. Những động thái này có thể xem là lời nhắc nhở cho thấy đàm phán với Bắc Hàn có thể có kết quả khiêm tốn nhưng tích cực, tựa như việc thành lập khu Kaesong. Người ta không nên xem đối thoại là cách để ngưng chương trình hạt nhất, đặc biệt là về ngắn hạn. Tuy nhiên đối thoại có thể giúp làm giảm nhiệt và tránh leo thang. Washington và Bình Nhưỡng đang trao đổi điều kiện để tái đàm phán chính thức theo đó để đối thoại có thực chất hơn là nói suông. Đó là trong trường hợp các quốc gia liên quan đồng thuận về vấn đề hạt nhân, và cùng muốn bàn thảo. Nhưng cũng chính đây là nơi có sự chia rẽ lớn nhất giữa các bên. Trong chuyến thăm châu Á mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhắc lại rằng Washington đã sẵn sàng hợp tác với Bình Nhưỡng, nhưng chỉ khi một số điều kiện được đảm bảo. Đề nghị của ông có lẽ liên quan tới những cuộc đối thoại chính thức hơn là những cuộc nói chuyện lặng lẽ và rời rạc từng được thực hiện trước đây. Điều kiện trước hết là động thái từ phía Bắc Hàn chứng tỏ “muốn phi hạt nhân hóa một cách nghiêm túc”. Việc này có thể thực hiện bằng cách bỏ sản xuất đầu đạn cho vũ khí hạt nhân, hoặc ngừng các cuộc thử hỏa tiễn. Hoa Kỳ muốn thấy thiện chí phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn trước khi đối thoại Có thể sứ giả là người mới, nhưng các điều kiện mà ông Kerry đưa ra thì không. Trên lý thuyết, chính quyền Obama đã ngầm mở lại đối thoại hạt nhân với Bắc Hàn nếu tin rằng Bình Nhưỡng sẽ ngồi vào bàn đàm phán với tinh thần tích cực. Đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Kerry, Bắc Hàn gạt bỏ hẳn điều kiện về hạt nhân, và tuyên bố danh sách điều kiện của mình: Mỹ phải xin lỗi về những khiêu khích gần đây, bỏ toàn bộ cấm vận của Mỹ cũng như của Liên Hợp Quốc, dời toàn bộ vũ khí có khả năng hạt nhân ra khỏi khu vực, và bỏ hẳn các cuộc tập trận trên bản đảo Triều Tiên. Lập trường kiên định Một cách để hiểu sự chia rẽ này là đối thoại sáu bên, các vòng đàm phán bắt đầu từ năm 2003 giữa Trung Quốc, Mỹ, Bắc và Nam Hàn, Nhật Bản, Nga, và bị hủy bỏ từ năm 2009. Hồi còn hoạt động, đối thoại sáu bên có các nhóm làm việc chung của nhiều phía: hợp tác năng lượng hòa bình; nhóm phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, và hòa bình và an ninh ở vùng Đông Bắc Á. Nhóm đầu tiên không mấy hấp dẫn với Hoa Kỳ và đồng minh, bởi những lý do khá rõ ràng. Trong lúc căng thẳng ở Triều Tiên, Mỹ nhắc đi nhắc lại Trung Quốc là 'chìa khóa' của vấn đề Nhóm thứ hai, phi hạt nhân hóa, Bình Nhưỡng không quan tâm, quốc gia này đã nhấn mạnh sở hữu vũ khí hạt nhân trong thuyết chủ thể. Tuy nhiên, Triều Tiên muốn giữ nhóm thứ ba để còn đường cho đối thoại, mặc dù đó có thể không phải là mục tiêu chính của đàm phán sáu bên. Theo quan điểm của Bắc Hàn, cần đảm bảo vắng bóng kẻ thù từ bên ngoài trước khi đất nước có thể an toàn bỏ vũ khí nguyên tử. Washington nghĩ ngược lại: hoàn toàn không thể bình thường hóa quan hệ nếu Bắc Hàn còn đang cho chạy chương trình hạt nhân. Hồi tháng Một, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố thẳng thừng rằng Bắc Hàn sẽ duy trì chương trình hạt nhân để làm nhụt chí các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác – một chính sách mà, tiện thay, mượn của Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tuyên bố này sau đó lại được thêm ủng hộ của Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên, nói vũ khí hạt nhân là “cuộc sống của dân tộc”. Mâu thuẫn gần đây nhất có thể khiến Washington muốn duy trì lập trường cứng rắn hơn với đối thoại an ninh và mở rộng hòa bình. "Trong khi Bình Nhưỡng từ từ tiến tới hỏa tiễn tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, thời gian là thứ xa hoa đối với chính phủ Mỹ." Trong khi Bình Nhưỡng từ từ tiến tới hỏa tiễn tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, thời gian là thứ xa hoa đối với chính phủ Mỹ.Có lẽ vì thế mà Hoa Kỳ cảm thấy bất kỳ đối thoại nào không liên quan tới phi hạt nhân hóa, và nếu Bắc Hàn không tỏ ra chân thành, đều không chấp nhận được. Tuyên bố của cả Mỹ và Triều Tiên cùng tránh câu hỏi về cuộc đối thoại chính thức và lâu dài này, là đa phương hay song phương. Bắc Hàn lâu nay vẫn thích đương đầu trực tiếp với đối thủ của mình. Ngược lại, chính quyền Obama có vẻ không ưa đối thoại song phương. Nhưng Hoa Kỳ có thể đang tự trói mình khi cứ khăng khăng muốn đối thoại đa phương về vấn đề Bắc Triều Tiên. Trong lúc căng thẳng, Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại, Trung Quốc là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề, mọi nỗ lực giải quyết khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên mà không có “chìa khóa” đó thì đều vô nghĩa. Từ căng thẳng gần đây nhất, có thể thấy rất rõ rằng Hoa Kỳ và Bắc Hàn còn tiếp tục bất đồng đối với các vấn đề cần bàn thảo, và ai sẽ đứng ra đối thoại. Đối thoại thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn có vẻ vẫn còn xa mới tới.Andrea Berger là học giả nghiên cứu phân tích nguyên tử ở Viện Royal United Services. Andrea Berger Học giả phân tích nguyên tử, viện Royal United Services (BBC) (giống như Lão Say đã nói Kim Ủn muốn trực tiếp đối thoại với Huê Kỳ kia , chứ không muốn có thằng khác ngồi lên đầu Kim để đàm phán, trong khi anh Kỳ vẫn muốn có Tung coóng ngồi chứng kiến ) Tục ngữ Việt có câu: "Nói phải, củ cải cũng nghe". Phàm muốn nói phải thì có hai vấn đề:1/ Phải đủ "trình" để diễn đạt cái "phải". Cái này Lý học gọi là: nhận thưc từ một tập hợp lớn hơn và hàm chứa được cái lý của những phần tử trong tập hợp đó. Nếu không thì cãi nhau đến mai không giải quyết được cái gì cả! 2/ Thực sự thiên chí. Cái này lý học gọi là : "Quân tử tranh luận cầu tìm chân lý. Kẻ tiểu nhân tranh luận để giành hơn thua". Cố cãi để thể hiện chứ chẳng biết con mựa gì! Hoặc là có mưu đồ. Nếu loại suy trường hợp thứ hai thì có thể nói: Tất cả ý kiến được phân tích trong bài trên đều sai! Nếu thực sự muốn phi hạt nhân hóa trên bán đảo Cao Ly và thống nhất Cao Ly thì hợp lý nhất là chính hai miến Cao Ly phải tổ chức thoại và có sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Năm ông lớn trong hội đồng Bỏa An cũng gồm đủ mặt những tay liên quan.Lão Gàn chưa qưỡn để chỉ ra cái sai trong phương pháp đề xuất của từng bên. Nhưng thì dụ thế này: giống như Lão Say đã nói Kim Ủn muốn trực tiếp đối thoại với Huê Kỳ kia , chứ không muốn có thằng khác ngồi lên đầu Kim để đàm phán, trong khi anh Kỳ vẫn muốn có Tung coóng ngồi chứng kiến Thế Nam Hàn là giẻ rách à? Đại nguyên soái Kim Jong Ủn vĩ đại - cho dù thực sự có coi Nam Hàn là giẻ rách - thì cũng không thể phủ nhận thực tại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách quân sự với Mỹ 02/05/2013 14:30 (TNO) Sức mạnh công nghiệp đang gia tăng của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ biến nước này trở thành một thách thức đáng gờm với uy thế quân sự của Mỹ tại các vùng biển xung quanh, mặc dù Bắc Kinh chắc chắn sẽ tìm cách tránh một cuộc xung đột vũ trang trực diện với Washington, theo một nghiên cứu mới. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Báo cáo do Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie công bố nhận định nhiều khả năng xảy ra nhất trong hai thập niên tới là Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách năng lực quân sự với Mỹ, trong những lĩnh vực bao gồm cả tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình, theo tờ New York Times. Báo cáo sẽ được công bố hôm 3.5 nhận xét, sự phụ thuộc kinh tế của Trung Quốc với Mỹ và phần còn lại của châu Á chắc chắn sẽ ngăn cản Bắc Kinh trở thành một đối thủ kiểu Chiến tranh Lạnh hoặc sử dụng sức mạnh quân sự để đẩy bật Mỹ ra khỏi khu vực. Ông Michael D. Swaine, một trong chín tác giả của báo cáo và là chuyên gia chính sách quốc phòng Trung Quốc, mô tả báo cáo là một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm dự báo những hậu quả lâu dài từ sự trỗi dậy của Trung Quốc với khu vực. Ông Swaine nói sự xuất hiện của một đối thủ mới có nghĩa là hiện trạng thống trị của Mỹ có thể sẽ không tồn tại lâu hơn nữa. “Chúng tôi muốn hỏi, Mỹ nên đối phó với khả năng này như thế nào? Liệu Mỹ có thể tiếp tục hoạt động như thường lệ tại Tây Thái Bình Dương hay phải bắt đầu nghĩ đến những cách thức khác nhằm trấn an khu vực về an ninh?”, tờ New York Times dẫn lời ông Swaine, chuyên gia phân tích của Quỹ Carnegie ở Washington. Các tác giả khác của báo cáo bao gồm những học giả, cựu quan chức chính phủ Mỹ và chuyên gia phân tích của Quỹ Carnegie. Báo cáo được tờ New York Times xem qua trước khi công bố nói nước cảm nhận rõ ràng nhất những hậu quả của sự dịch chuyển cán cân chiến lược trong khu vực là Nhật, một cường quốc kinh tế châu Á lâu nay vốn trông cậy vào sự bảo đảm an ninh từ Mỹ. Đa số các dự báo đều cho rằng Nhật sẽ phản ứng với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc bằng cách xích lại gần hơn nữa với Mỹ, như những gì đã xảy ra trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc. Trong lúc đó, bất chấp lập trường cứng rắn của Thủ tướng Shinzo Abe, những khó khăn tài chính và vướng mắc chính trị của Nhật có thể sẽ ngăn nước này tăng cường chi tiêu quân sự một cách đáng kể nhằm kháng cự lại năng lực quân sự gia tăng của Trung Quốc, theo như hy vọng của một số người ở Washington. Trong các viễn cảnh cực đoan nhất, báo cáo dự đoán rằng những nghi ngờ về năng lực hoặc sự cam kết duy trì sức mạnh quân sự thống trị trong khu vực của Mỹ một ngày nào đó có thể sẽ đủ mạnh để thúc đẩy Nhật thực thi những biện pháp quyết liệt hơn, có thể là ngả về phía Trung Quốc hoặc tự xây dựng năng lực răn đe độc lập, gồm cả vũ khí hạt nhân. Với toàn bộ khu vực, báo cáo nhận định kết cục nhiều khả năng xảy ra nhất sẽ là “sự xói mòn cán cân”, về cơ bản là sự tiếp nối tình thế hiện tại, trong đó uy thế của Mỹ ngày càng bị xói mòn bởi những năng lực quân sự ngày càng gia tăng cùng thái độ sẵn sàng đòi hỏi quyền lợi của của Trung Quốc. Báo cáo nói nguy cơ lớn nhất trong tình hình hiện nay là sự leo thang bất ngờ những tranh chấp hạn chế, giống như vụ tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc. Trong tương lai có thể đoán trước, Trung Quốc sẽ không đi theo con đường của Liên Xô cũ trong việc trở thành đối thủ của Mỹ trên toàn cầu. Thay vào đó, theo báo cáo, Trung Quốc sẽ tiếp tục là một cường quốc trong khu vực với sự tập trung chiến lược vào các tranh chấp lãnh thổ với các nước liền kề. Ngay cả khi đó, Bắc Kinh vẫn tạo ra thách thức nghiêm trọng với Mỹ, nước cam kết sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á bất chấp việc cắt giảm ngân sách. Sơn Duân ==================== Ước mơ của Trung Coóc lãng mạn nhỉ! Phiêu diêu còn hơn cả Lão Gàn: Tôi ôm màu tím qua thu chết! Để mãi cô liêu với má hồng. Báo cáo do Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie công bố nhận định nhiều khả năng xảy ra nhất trong hai thập niên tới là Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách năng lực quân sự với Mỹ, trong những lĩnh vực bao gồm cả tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình, theo tờ New York Times. Quân Mỹ rùng rùng kéo xuống Tây Thái Bình Dương, đâu phải ngồi uống Coca Cola chờ 20 năm sau Trung Quốc cho họ xuống biến. Mựa! Phân tích mới chả phân teo! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 5, 2013 Việt Nam, Trung quốc và xung đột ở Biển Đông nam Á Thoả thuận tháng 10 năm 2011 giữa Hà Nội và Bắc Kinh về việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và biển ở biển Đông Nam Á (biển Đông) một cách hòa bình ban đầu đã được chào đón với những nụ cười, chủ yếu là vì dường như nó hứa hẹn một giai đoạn tạm ngơi đi các căng thẳng đang xấu thêm giữa hai nước Leninist láng giềng này. Nhưng những nụ cười hồi hộp trong việc chính trị hệ trọng này của Đông Á chưa bao giờ chứa đựng nhiều thông tin. Và từ chỗ đứng của năm 2013 rõ ràng thoả thuận trên giấy đó đã không giải quyết được những cội rễ của những căng thẳng và, trên thực tế đã thất bại ngay cả trong việc “che đậy” sự tranh chấp. Chỉ một tháng sau khi hiệp định được ký kết, một đoạn băng video tiếng Việt không rõ nguồn tung lên cảnh một tàu biên phòng Việt Nam đâm một tàu hải giám Trung Quốc (TQ) tại một địa điểm không tiết lộ. Bắc Kinh không có phản ứng chính thức nào về sự cố này, một dấu hiệu cho thấy sự cố quả thực xảy ra khá gần Việt Nam. Chỉ một vài ngày sau đó thì các giới chức Việt Nam và TQ họp tại APEC ở Honolulu. Ở đó, Tổng thống Obama và Hồ Cẩm Đào tiếp tục cuộc đối thoại căng thẳng, theo sau là một thông báo của Tổng thống Obama rằng Hoa Kỳ đã gần hoàn tất thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hình thành một cộng đồng kinh tế không có TQ, bao gồm Úc, New Zealand, Malaysia, Singapore, Chile, Peru, và đáng chú ý là có Việt Nam. Dự kiến Nhật Bản sẽ gia nhập sớm. Với một cách lý giải nào đó, Bắc Kinh xem TPP như là một chỉ dấu về những cố gắng của Washington nhằm hạn chế sức mạnh của họ và đã phản ứng bằng nhiều nỗ lực khác nhau nhằm giảm thiểu bất kỳ tác động bất lợi nào, chủ yếu bằng cách ký thỏa thuận thương mại song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhiều đối tác khác. Các diễn biến khác, đặc biệt căng thẳng giữa Trung – Nhật, đi ngược lại diễn tiến vừa nêu.Trong vòng 18 tháng kể từ cuộc họp APEC, nhiều việc đã xảy ra, nhưng tuyệt đối không có việc nào thuộc dạng làm giảm đi những căng thẳng ở biển Đông Nam Á. Quả thế, chúng tôi sẽ lập luận ở đây rằng hành vi của Bắc Kinh trong giai đoạn này chỉ có thể được hiểu như là một quá trình bành trướng theo chủ nghĩa đế quốc mới thuộc loại chính sách ngoại giao pháo hạm. Việc đầu tiên là giằng co của TQ-Philippines tại bãi cạn Scarborough, ở đó TQ chiếm giữ các vùng biển và các thể địa lí mà Philippines tuyên bố chủ quyền từ lâu và từ chối rời đi. Việc thứ hai là sự phá sản đáng kinh ngạc về tính thích đáng của ASEAN trong các vấn đề ngoại giao, gây ra do sự biểu lộ của Phnom Penh rằng lập trường của họ đối với biển Đông Nam Á là Bắc Kinh muốn sao thì nó phải như vậy. Việc thứ ba là việc chính thức hóa tuyên bố chủ quyền “lưỡi bò” bất hợp pháp của TQ đối với 80 phần trăm biển Đông Nam Á qua việc thành lập “thành phố Tam Sa”, một quyền pháp lý có chẳng có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế. (Hãy tưởng tượng một nước bất kỳ nào khác, kể cả Hoa Kỳ thời hoàng kim đế quốc của mình thực hiện điều tương tự. Thôi được, có thể là một ví dụ tồi!). Lưỡi bò bây giờ điểm tô các hộ chiếu TQ, các bản đồ (bao gồm cả một số được bán tại Philippines) và các con dấu chính thức của TQ. Việc thứ tư là tăng cường các cuộc tập trận hải quân khiêu khích từ năm 2008 kể cả “tăng thêm tuần tra” trên vùng biển với 24 tàu hải giám bổ sung, trong đó gần một nửa là tàu chiến cải biến, chúng “… không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc chèn ép các nước khác phải khuất phục trước yêu sách bành trướng của TQ”[ii] trên cái lưỡi bò mà Bắc Kinh không có tuyện bố chủ quyền hợp pháp đối với nó. Việc cuối, nhưng không kém phần đáng lo ngại, là tiếp tục cổ vũ chủ nghĩa dân tộc và “số phận đã định” như một phương tiện kích động sự hậu thuẫn trong nước. Một xu hướng không những đề cao về sự cần thiết cho “ổn định khu vực” (theo ngôn từ của Bắc Kinh) mà còn có vẻ mời gọi các xu hướng siêu quốc gia và thậm chí phát xít trong chính trị TQ, điều này không có chút cường điệu nào. Những phát triển khác trong khu vực cũng không làm dịu căng thẳng. Ví dụ rõ ràng nhất là vụ giằng co quanh quần đảo Senkaku / Điếu Ngư, mà Bắc Kinh dường như sẵn sàng theo đuổi bằng mọi giá, trong vòng một năm qua tranh chấp đã trở nên tồi tệ hơn mà không có dấu hiệu dừng lại. Nếu cuộc xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát thì toàn bộ khu vực sẽ bị biến dạng. Ngoài ra, có nhiều điều không chắc chắn về việc Mỹ sẽ phản ứng như thế nào. Tình thế với CHDCND Triều Tiên cũng có tác động đối với thế trận an ninh của Mỹ. Đã có dấu hiệu cho thấy rằng Philippines mong muốn một dạng sức mạnh hải quân cốt yếu nào đó của Mỹ quay trở lại Subic Bay. Cuối cùng chúng ta đã thấy sự phát triển của một cuộc chạy đua vũ trang thực sự ở Đông Á, một phần bị thúc đẩy bởi sự mở rộng quân sự có thể dự đoán phần nào của Bắc Kinh. Người hưởng lợi lớn ở đây dường như là Nga và Mỹ. Kẻ thua là an ninh khu vực và hàng loạt các mục tiêu đáng giá mà tiền sẽ không được chi vào. Có lẽ yếu tố đáng lo ngại nhất trong nền chính trị khu vực là dường như không có khả năng giới tinh hoa chính trị vượt qua “chính trị thể diện”, một thuộc tính văn hóa thâm căn cố đế của Đông Á từ lâu sống lâu hơn tính hữu dụng của nó. Tất cả những điều trên thậm chí còn làm các nhà quan sát thận trọng lo lắng về các căng thẳng trong khu vực. Sự dai dẳng của tình trạng căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á trong bối cảnh của một cảnh quan khu vực địa chính trị năng động tạo cơ hội để xem xét lại những ưu và nhược điểm của các tuyên bố chủ quyền xung khắc của nhà nước Việt Nam và TQ ở biển Đông Nam Á, để khám phá những động lực chính trị trong nước và quốc tế gây kích động cuộc xung đột, và để suy tư về các điều kiện theo đó cuộc xung đột có thể giải quyết một cách không bạo lực. Vì hầu hết chúng ta đã quen thuộc với trường hợp Việt Nam, chúng tôi sẽ dành sự chú ý đặc biệt trong việc tháo dỡ mặt chính trị về vị thế của Việt Nam trong cuộc xung đột. Hơn nữa, chúng tôi làm như vậy từ một tầm nhìn được đào tạo về một quan điểm của Việt Nam và giả định, dưới ánh sáng của các bằng chứng, rằng tuyên bố của Việt Nam thực sự hợp pháp. Chúng tôi thăm dò những cách mà Việt Nam có thể nâng cao lợi ích của mình khi đối mặt với chủ nghĩa đế quốc TQ. Trên tổng thể, chúng tôi cho rằng một cuộc chiến tranh Trung-Việt nữa sẽ là thảm hoạ. Nhưng vẫn còn khó để hình dung ra một giải pháp hòa bình có thể đạt tới như thế nào mà không có những thay đổi cơ bản trong các tính toán chính trị hiện tại. Để hiểu rõ hơn cuộc xung đột và lý do tại sao các ý đồ của Bắc Kinh đối với khu vực là không thể chấp nhận được đòi hỏi một quan điểm lịch sử đối với những tuyên bố xung khắc, chú ý đến thái độ và hành vi ẩn bên dưới các rắc rối gần đây, và lưu ý rằng các yêu sách của Bắc Kinh to tát và bất hợp pháp nhường nào. Rõ ràng TQ là một nước lớn mạnh và là còn là một siêu cường đang trỗi dậy. Nhưng điều này không phải có nghĩa là Bắc Kinh muốn làm gì thì làm. Có vẻ giải pháp duy nhất đối với Bắc Kinh sẽ là từ bỏ tuyên bố bất hợp pháp của mình theo tiêu đề của một hiệp ước đa phương khu vực và một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc. Đạt được kết quả như vậy sẽ đòi hỏi đề cao việc không khuyến khích đối với các thứ chủ nghĩa bành trướng và nền ngoại giao pháo hạm mà Bắc Kinh dường như có ý muốn thực hành. Điều đó cũng sẽ đòi hỏi các nhà lãnh đạo ở Việt Nam vung bồi với nhiệt tâm hơn tính chính đáng quốc tế và trong nước. Thực tế lịch sử không ủng hộ các yêu sách của Bắc Kinh Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc đánh giá các yêu sách hợp pháp kích động các tranh chấp giữa Việt Nam và TQ nói riêng. Các khía cạnh lịch sử tranh chấp hiện tại rất khó tóm tắt ngắn gọn. Sẽ hữu ích khi tách cuộc xung đột thành ba khu riêng biệt dù có liên kết với nhau. Thứ nhất là tình trạng của quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển liền kề mà Hà Nội, Bắc Kinh và Đài Bắc đều tuyên bố chủ quyền. Thứ hai là tình trạng của quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề mà Việt Nam và TQ là hai trong số năm nước có yêu sách, gồm có Philippines, Malaysia và Brunei. Cuối cùng đó là tình trạng của chính biển Đông Nam Á – một khu vực biển rộng lớn mà cho đến nay đã bị gọi sai là biển Nam Trung Hoa. Việc chỉ định tên gọi địa lý biển Nam Trung Hoa là không phù hợp cho một vùng biển nằm trong khu vực Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế, nên ngừng và từ bỏ cách gọi như vậy. Quần đảo Hoàng Sa Đối với quần đảo Hoàng Sa, các bằng chứng như sau. Trong giai đoạn Việt Nam chia thành hai lãnh địa dưới thời vua Lê, năm 1774, nhà viết sử Lê Quý Đôn ghi lại các chuyến đi hàng năm do chúa Nguyễn của Đàng Trong (miền Nam) phái ra quần đảo Hoàng Sa trong quyển Phủ biên tạp lục (府 编 杂 录). Khi Việt Nam thống nhất, vị vua đầu là Gia Long tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1816.[iii] Gia Long và hai vị vua sau đó thể hiện chủ quyền và kiểm soát các hòn đảo thông qua các chuyến đi chính thức lặp đi lặp lại được ghi chép kỹ lưỡng vào tài liệu và báo cáo trong hơn năm thập kỷ. Từ 1835-1838, vua Minh Mạng hàng năm đều phái lính ra quần đảo Hoàng Sa, vua Thiệu Trị cũng làm như thế cho đến năm 1854.[iv] Những hành động liên tục này thể hiện rõ ràng quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Pháp thuộc đia hóa Việt Nam năm 1884 tiếp theo sau là một thời kỳ xao lãng. Tỉnh Quảng Đông, chưa từng là một quốc gia có chủ quyền, đã đưa ra tuyên bố chủ quyền lần đầu đối với quần đảo Hoàng Sa bắt đầu vào năm 1909. Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đã tuyên bố lần đầu và chỉ đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1932, trong một bản thông cáo gửi cho người Pháp. THDQ nêu ra hai lý do, cả hai đều bất hợp pháp. Lý do thứ nhất là do trong quá khứ Việt Nam là chư hầu của TQ nên quần đảo này là của TQ. Lý do thứ hai, thường được chính quyền TQ nêu ra, là thoả thuận đã ký kết tại Bắc Kinh vào năm 1887 (khoảng 70 năm sau tuyên bố ban đầu của Gia Long) giữa Thống đốc Pháp ở Bắc Ký và TQ với tiêu đề “Công ước về phân định biên giới giữa TQ và Bắc Bộ”. Thoả thuận này chỉ trên vịnh Bắc Bộ có nêu rằng các đảo phía đông kinh tuyến 105° 43′ thuộc về TQ. Tuy nhiên, điều quan trọng là quần đảo Hoàng Sa, tuy nằm về phía đông của 105° 43′ nhưng lại ở ngoài khơi bờ biển An Nam, miền Trung Việt Nam hiện nay, không thuộc quyền quản hạt của Bắc Bộ. Chịu thua trước sức ép của các quan chức địa phương Việt và Pháp,[v] ngày 08 tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.[vi] Năm 1933, Pháp chính thức tái khẳng định chủ quyền.[vii] Tuy nhiên, họ chỉ chiếm nhóm đảo Trăng Khuyết trong quần đảo Hoàng Sa, ở đó họ đã xây dựng một căn cứ quân sự, trạm khí tượng, và đài phát thanh vào năm 1937. Trong quảng thời gian Pháp xao lãng, ít nhất là một công ty Nhật đăng ký dưới tên một người TQ và sử dụng công nhân TQ đã bắt đầu khai thác phân chim trên đảo Phú Lâm, nằm trong nhóm An Vĩnh của quần đảo. Pháp phái một nhóm cảnh sát bản địa tới đây vào năm 1939.[viii] Sau Thế chiến II người Pháp không trở lại đảo Phú Lâm nhưng đã trở lại đảo Hoàng Sa tái chiếm đóng nhóm Trăng Khuyết của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 rồi chuyển giao quyền kiểm soát chủ quyền cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau khi Nhật thua trận, THDQ nắm quyền kiểm soát đối với nhóm An Vĩnh, nhóm có đảo Phú Lâm. Năm 1955, CHNDTH nắm quyền kiểm soát. Năm 1974, CHNDTH chiếm nhóm Trăng Khuyết bằng vũ lực, dẫn đến cái chết của 54 lính Việt Nam và 48 người khác cùng một cố vấn quân sự Mỹ bị tạm giữ. TQ vẫn tiếp tục kiểm soát bất hợp pháp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974. Quần đảo Trường Sa Tiếp theo chúng ta chuyển sang quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề. Quần đảo Trường Sa bao gồm 36 đảo nhỏ và hơn một trăm mỏm đá và bãi cát với tổng diện tích 5 km², nhưng lan rộng trên một vùng biển khoảng 600.000 km². Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình, 0,5 km², do Đài Loan chiếm đóng kể từ sau Thế chiến II. Quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được Pháp tuyên bố chủ quyền một phần vào năm 1887, và sau đó toàn bộ năm 1933 nhưterra nullius (đất không chủ) để ngăn chặn Nhật Bản xâm nhập. Không có phản đối từ Đài Loan. Sau Thế chiến II, Pháp đã không tái khẳng định chủ quyền, nhưng VNCH đưa quân đến nhiều đảo, trong khi Philippines cũng tuyên bố một số khu vực như terra nullius. Malaysia và Brunei đã tuyên bố chủ quyền đối với nhiều rạn san hô và bãi cạn trong năm 1982 và 1983. THDQ không yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong Thông cáo năm 1932 của họ về quần đảo Hoàng Sa.[ix] Năm 1946, lợi dụng nhiệm vụ do Đồng Minh giao bảo vệ các khu vực trên vĩ tuyến 16, Tưởng Giới Thạch tuyên bố chủ quyền cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố của TQ tiếp theo được CHNDTH thực hiện vào năm 1951, khi Chu Ân Lai tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn luôn là lãnh thổ của TQ. Dường như tuyên bố chủ quyền của TQ có rất nhiều khả năng được tiến hành phối hợp với Liên Xô mà tại Hội nghị Hòa bình San Francisco tổ chức chỉ một tháng sau tuyên bố của họ Chu, nước này đã đưa ra 13 sửa đổi cho Hiệp ước, trong đó có một sửa đổi giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ. Các sửa đổi này đã bị loại với tỉ lệ phiếu là 48-3.[x] Nhưng những nỗ lực của Bắc Kinh để phô trương sức mạnh chỉ mới bắt đầu và các quan chức TQ vẫn tiếp tục lập luận sai trái rằng Hiệp ước hòa bình San Francisco được ký kết giữa Nhật và Đồng minh kết thúc chiến tranh thế giới II đã giao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại cho TQ. Thật ra, hiệp ước quốc tế này chỉ đơn giản nói rằng “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu cầu đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.”[xi] Hiệp ước hòa bình giữa THDQ (Đài Loan) và Nhật vào ngày 28 tháng 4 năm 1952 chỉ lặp lại những gì đã được ký kết giữa Nhật và Đồng minh. Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa, và yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan (Formosa) và Bành Hồ (Pescadores) cũng như quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa theo quy định tại Điều 10 của Hiệp ước San Francisco.[xii] Không có chỗ nào trong tài liệu này nói rằng các đảo đó được trả lại cho THDQ, nhưng từ đó Bắc Kinh cứ giải thích như thế. Không chỉ vậy, họ còn nói rằng “Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Nam Sa [Trường Sa] trong một loạt các hội nghị quốc tế và thông lệ quốc tế sau đó.”[xiii] Nhưng khẳng định của TQ rõ ràng là trái với chủ trương của Hoa Kỳ “không theo lập trường nào đối với giá trị pháp lý của các tuyên bố chủ quyền đối chọi nhau”. Hoàn toàn ngược lại, “Hoa Kỳ sẽ xem xét nghiêm ngặt bất kỳ yêu sách biển nào hoặc bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động trên biển trong biển Đông mà không phù hợp với luật pháp quốc tế” (tuyên bố Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10 tháng 5 năm 1995).[xiv] Ngoài ra, TQ cũng không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy họ đã từng thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng như với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa chưa bao giờ được mô tả như là một phần của TQ trong các hồ sơ lịch sử. TQ cũng không chiếm đóng bất kỳ đảo nào của quần đảo này bất kỳ thời điểm nào trước thập niên 1980, kể cả trong thời hoàng kim của Trịnh Hòa. CHNDTH cho rằng người TQ phát hiện, đặt tên, khai thác, tiến hành các hoạt động kinh tế và thực thi quyền tài phán đầu tiên đối với các đảo trong biển Nam Trung Hoa.[xv] Tuy nhiên, người ta có thể chỉ ra rằng ranh giới của TQ kết thúc tại đảo Hải Nam sau khi kiểm tra cẩn thận các tài liệu lịch sử chính thức của TQ từ Lịch sử nhà Minh (Minh Sử / 明 史), Lịch sử nhà Thanh (Thanh Sử Cảo/ 清史稿) và các bản đồ Quảng Đông đã được vẽ ra qua nhiều triều đại và chính thức công bố trong bộ bản đồ tinh tuý của Quảng Châu (广州 历史 地图 精粹 / Quảng Châu lịch sử địa đồ tinh túy).[xvi] Nguồn này bao gồm các bản đồ hành chính xuống đến cấp huyện và được biên soạn thời nhà Thanh và thời THDQ. Một bản đồ thẩm quyền hơn có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (皇舆全览图) vì nó được Hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh ra lệnh làm. Bản đồ này được in trên gỗ năm 1717 sau 10 năm nghiên cứu, vẽ bởi một nhóm giáo sĩ dòng Tên có kiến thức Bản đồ học phương Tây. Lãnh thổ TQ cũng kết thúc tại đảo Hải Nam.[xvii] Bản in sao chép trên đồng được giáo sĩ Dòng Tên Matteo Ripa thực hiện vẫn còn lưu giữ ở một phần bộ sưu tập địa hình của vua George III tại Thư viện Anh ở London.[xviii] Tất cả những cuốn sách mà TQ kê ra nhằm mục đích thể hiện một bằng chứng mơ hồ nào đó cho những hiểu biết của TQ về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều là những ghi chép của những nhà du lịch và thám hiểm. Rõ ràng TQ không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy rằng chính phủ của họ đã có thẩm quyền, hay thậm chí đã xem quần đảo Hoàng Sa như là một phần của TQ trước năm 1909. Do đó, tuyên bố “TQ là nước đầu tiên phát hiện ra, đặt tên, khai phá, thực hiện các hoạt động kinh tế và thực thi quyền chủ quyền” là không có giá trị. Về phần Việt Nam, tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa chủ yếu dựa trên tuyên bố của Pháp. Bằng chứng lịch sử khác khá mong manh, mặc dù có các ghi chép về các hoạt động của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ít ra từ năm 1776. Điều này cuối cùng dẫn chúng ta tới công hàm gây tranh cãi của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai vào năm 1958. Công hàm này đã trở thành tâm điểm cho các nỗ lực Bắc Kinh vo tròn bóp méo lịch sử và suy diễn sai trái rằng Việt Nam đã từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình, khi mà công hàm không hề nói điều đó. Nỗ lực của Bắc Kinh khi chơi con bài Phạm Văn Đồng có ba vấn đề. Đầu tiên và quan trọng nhất, công hàm Phạm Văn Đồng tỏ ý ủng hộ cho lãnh hải 12 hải lý trong bốn câu. Không chỗ nào Phạm Văn Đồng tỏ ý rằng Việt Nam nhượng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa cho TQ. Thứ hai, Phạm Văn Đồng vào thời điểm đó thay mặt cho VNDCCH, trong khi đó chính VNCH lại là nước đã nhận được sự chuyển giao quyền lực từ tay người Pháp và đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này. Do đó, công hàm Phạm Văn Đồng không có hiệu lực về vấn đề chủ quyền. Như một nhà quan sát nói: “Người ta không thể từ bỏ một cái gì đó mà họ không nắm quyền kiểm soát.”[xix] Cả VNCH lẫn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đều phản đối tuyên bố của TQ. Cuối cùng, Bắc Việt Nam vừa đã bị chiến tranh vừa phụ thuộc nặng nề vào viện trợ của TQ. Trong tình cảnh đặc biệt đó, ĐCSVN không có tư thế nào để phản đối. Sau đó, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam (được Bắc Việt Nam ủng hộ), khi lên tiếng phản đối việc TQ chiếm đóng bằng bạo lực quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 đã kêu gọi giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt.[xx] Điều cần cho Bắc Kinh và những người ủng hộ là nên loại bỏ các cứ liệu lịch sử mơ hồ để ủng hộ các bằng chứng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong đánh giá các tuyên bố về chủ quyền. Đường chữ U và luật pháp quốc tế Điều này dẫn đến thành phần cuối cùng của những rắc rối hiện tại. Tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Trường Sa vào năm 1933 không gặp sự phản đối của TQ. Tuy nhiên, tuyên bố của Pháp đã khiến một quan chức THDQ là Bạch Mi Sơ bịa ra bản đồ hình chữ U 11 vạch, thu tóm 80 phần trăm biển Đông Nam Á vào lãnh thổ của TQ.[xxi] Bản đồ này, in vào năm 1947, không có ghi tọa độ, và vẫn giữ nguyên không có tọa độ. Hình chữ U 11 vạch đã được CHNDTH chỉnh thành hình chữ U 9 vạch và nộp cho Liên Hiêp Quốc (LHQ) năm 2009, yêu sách rằng khu vực được phân định đó là lãnh thổ lịch sử của TQ. Cần nhấn mạnh rằng yêu sách trong đường chữ U không được luật pháp quốc tế công nhận và do đó là hoàn toàn bất hợp pháp. Có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh biết điều này. Có cách giải thích nào khác việc Bắc Kinh cho rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” lại đồng thời đề xuất cùng nhau khai thác tài nguyên? Điều sau mâu thuẫn với điều trước hay tìm cách khôi phục lại huyền thoại về lòng hào phóng của đế chế TQ xưa. Những điều trình bày ở đây được định hướng theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được thiết lập liên quan đến các yêu sách chủ quyền lãnh thổ có chủ quyền. Hai bộ tiêu chuẩn được sử dụng trong bài viết này dựa trên các quyết định trước đây của Tòa Án Quốc tế và của các Trọng tài quốc tế khác, Hiến chương LHQ và Công ước về Luật Biển của LHQ (UNCLOS). Một tuyên bố chủ quyền phải được phản ánh trong tuyên bố và các hành động công khai của một chính phủ cấp quốc gia, chứ không phải chỉ do chính quyền địa phương. Một tuyên bố phải bao gồm hai yếu tố, mỗi một yếu tố đó phải cho thấy sự tồn tại: chủ định và ý muốn hành động như một chủ quyền và một thực thi thực tế nào đó hoặc thể hiện tiếp tục thẩm quyền đó. Một tuyên bố phải không bị tranh chấp tại thời điểm tới hạn (critical time – thời điểm mà những hành động của các bên sau đó sẽ không được xét tới) của việc công bố. Im lặng có nghĩa là mặc nhận. Một tuyên bố phải không được thực hiện bằng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. Quyền lịch sử với đại dương không được luật pháp quốc tế công nhận. Bằng chứng về chủ quyền lịch sử phải là văn bản chính thức, chúng có ưu tiên cao hơn các tài liệu lịch sử khác ghi nhận các hành động của một cơ quan quốc gia. Bằng chứng lịch sử cũng phải minh bạch với các nguồn có thể kiểm chứng được. Bằng chứng cho thấy tuyên bố chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Bắc Kinh là giả trá và vô căn cứ. Kiểm tra cẩn thận các tài liệu lịch sử chính thức TQ của nhà Minh và nhà Thanh đều cho thấy, ranh giới theo lịch sử của TQ kết thúc tại đảo Hải Nam. Tất cả các sách Bắc Kinh kê ra làm bằng chứng cho hiểu biết của TQ về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều là những ghi chép của các nhà du lịch và thám hiểm. Bắc Kinh không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy rằng chính phủ của họ đã có thẩm quyền, thậm chí đã coi quần đảo Hoàng Sa là một phần của TQ trước năm 1909, hơn 130 năm sau khi Việt Nam đã thiết lập tuyên bố chủ quyền. Động lực chính trị: Trong nước và quốc tế Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam và TQ đều thèm muốn kiểm soát chủ quyền đối với các đảo tranh chấp và các vùng biển liền kề. Cũng sẽ không đáng ngạc nhiên là các bên thứ ba có quan tâm, trong đó có Hoa Kỳ, có lợi ích trong cuộc xung đột này, vì tác động của nó về phạm vi quả thực là tác động địa chính trị. Khu vực này rất giàu sinh vật biển và nằm trên một trữ lượng dầu khí đáng kể dù chưa xác định rõ. Khu vực này là một tuyến đường vận tải biển quan trọng và chiến lược. Nhưng cũng đáng xem xét đến các động lực trong nước và quốc tế của cuộc xung đột, chúng không phải luôn luôn rõ ràng. Đối với Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế tương đối nhỏ và có đường bờ biển dài với dân cư sinh sống phụ thuộc vào biển, tiếp cận/sử dụng biển Đông thực sự là một lợi ích quốc gia sống còn. Tiềm năng đóng góp của tài nguyên cho nền kinh tế của Việt Nam là to lớn. Không giống như TQ, Việt Nam không có cả ngàn tỉ đô la ngoại hối và không có tầm với ra toàn cầu mà TQ đang nhanh chóng phát triển. Thậm chí cơ bản hơn, tài nguyên thiên nhiên của biển Đông Nam Á là rất quan trọng đối với sinh kế của hàng triệu người Việt. Hành vi gần đây của TQ, bao gồm cả việc bắt giữ bất hợp pháp tàu Việt Nam, là đặc biệt đáng tiếc. Cảnh một siêu cường đòi tiền chuộc từ kẻ nghèo quả thực không đẹp chút nào. TQ cũng có những lợi ích trong nước quan trọng. Trong số những lợi ích quan trọng nhất này là tiếp cận/ khai thác các nguyên liệu, bao gồm hải sản và các loại nhiên liệu hóa thạch. Sự thèm khát vô độ của TQ đối với nguyên liệu thô là mối quan ngại toàn cầu và khuyến khích TQ đi đầu trong những nỗ lực phát triển năng lượng thay thế. Trong khi đó, TQ không được phép gây sức ép lên các nước nhỏ. Một khía cạnh di sản Đông Á có nhiều vấn đề liên quan đến thể diện. Bắc Kinh không muốn bị mất mặt bằng cách thừa nhận rằng các tuyên bố chủ quyền của họ là quá đáng. Cũng quan trọng là việc nhận ra các sắc thái chính trị trong nước và quốc tế của Việt Nam. Trong một bài viết gần đây, đồng nghiệp và cũng là bạn của chúng tôi, Joseph Cheng, khẳng định rằng Hà Nội đã dung túng hay khuyến khích các cuộc biểu tình để làm người dân quên đi sự yếu kém của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên điều này rõ ràng là không đúng, và phản ánh sự thiếu thông thạo của giáo sư Cheng với chính trị tại Việt Nam. Sau khi tham dự một trong những cuộc biểu tình tại Hà Nội gần đây, một trong những tác giả hiện nay có thể tự tin để nói rằng những người phản đối các hành động của TQ là những người bình thường. Có chăng, chính quyền Việt Nam đã muộn màng nhận ra rằng tính chính đáng pháp của chính họ đang có vấn đề nếu họ không chịu đương đầu với TQ. Các cuộc nói chuyện với nhiều người Việt Nam lứa tuổi trung niên mang lại một cảm giác chung: sợ hãi trước viễn cảnh chiến tranh trở lại, nhưng cương quyết đối mặt với chủ nghĩa đế quốc TQ. Công thức cũ mà mọi người Việt Nam đều biết. Nếu Việt Nam cúi đầu trước TQ thì đơn giản là sẽ không có một Việt Nam. Có một ít điều về chính trị có thể liên kết người Việt trên toàn cầu với nhau nhưng chắc chắn việc tranh chấp biển với TQ nằm trong số đó. Có lẽ khía cạnh quốc tế quan trọng nhất của cuộc xung đột đã nẩy sinh để đáp ứng với cách tiếp cận vụng về và hung hăng của Bắc Kinh là: Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng việc bảo vệ hoạt động tự do trong khu vực là một lợi ích an ninh quốc gia. Giải pháp? Đối với Việt Nam và TQ để đạt được một giải pháp hòa bình, có ba rào cản cần phải vượt qua. Đầu tiên, điều cần thiết là cả hai bên nên trình ra một đánh giá khách quan về tuyên bố chủ quyền lịch sử do mỗi bên đưa ra. Tuy nhiên, Bắc Kinh khó có thể chấp nhận. Thứ hai, có một nhu cầu TQ dừng và từ bỏ các hành vi bất hợp pháp của họ trên vùng biển công (quốc tế). Nhưng điều này cũng khó có thể xảy ra. Thứ ba, do tầm quan trọng của biển Đông Nam Á đối với thương mại khu vực và thế giới, có một nhu cầu các cường quốc khu vực và trên thế giới – và không chỉ TQ – đạt được một thỏa thuận đa phương có tính ràng buộc đối với khu vực. Luật Biển của LHQ (UNCLOS) có thể đóng một vai trò ở đó. Nó quy định rằng tất cả các cấu trúc trên biển trong trạng thái tự nhiên của chúng, nếu là đảo nhỏ và bãi cát trên biển Đông không thể duy trì sự sống của con người thì không đáng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế, ngoại trừ 12 hải lý lãnh hải. Cách giải thích đó nếu được chấp nhận sẽ tách riêng ra được một mảng lớn của khu vực này hiện đang có các tranh chấp lôi thôi và nguy hiểm giữa các nước và đặt chúng vào loại biển công quốc tế. Tòa án quốc tế về UNCLOS phải ở trong vị thế để cho ra ý kiến. TQ cũng có thể phản đối điều này. Họ chỉ muốn đàm phán song phương về một vấn đề đa phương để họ có thể gây sức ép lên các nước nhỏ hơn và yếu hơn. TQ đã nhiều lần thả nổi đề xuất chia sẻ cùng với họ một số tài nguyên dầu khí nào đó và kiểm soát thủy sản cho tới khi nào mà những nước khác chấp nhận chủ quyền của họ đối với biển Đông Nam Á. Điều này là lố bịch. Nó trông giống như một tên khổng lồ côn đồ đến nhà người khác đòi lấy hết của cải và đe dọa giết họ nếu họ không đồng ý với một ít mẫu xương thừa mà anh ta đã rộng rãi ban cho. Đối với chúng tôi, dường như giải pháp duy nhất hợp lý để chia sẻ tài nguyên trên các vùng biển là phần phân chia thực (net) từ khai thác tài nguyên tỉ lệ với chiều dài bờ biển liên quan của các quốc gia xung quanh vùng biển, bỏ qua tất cả các cấu trúc quốc gia trong vùng biển. Các quốc gia này gồm có TQ, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Nhìn trên bề mặt, ba điều kiện đặt ra ở trên có vẻ như khá phải chăng. Tại sao không đưa vụ việc ra trọng tài? Tại sao không dừng lại việc giam giữ bất hợp pháp tàu Việt Nam. Và tại sao không tìm kiếm một giải pháp đa phương thừa nhận tầm quan trọng quốc tế của biển Đông Nam Á. Để thấy lí do tại sao không đòi hỏi thẩm tra kỹ hơn các yêu sách và tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực, chúng là đế quốc chủ nghĩa trong bản chất. Giáo sư Amitav đã đúng khi cho rằng TQ hiện nay đang tìm cách để mở rộng học thuyết Monroe phiên bản TQ. Có một nhu cầu thừa nhận rằng môi trường chính sách đối ngoại của Bắc Kinh là một căn phòng phản âm trong đó tiếng vọng lặp lại các tuyên bố mờ ảo được coi như là thật. Dù sự trỗi dậy của TQ ấn tượng ra sao, không thể trông mong thế giới sẽ chấp nhận phiên bản Sự thật của Bắc Kinh, vì phiên bản này thường là tự thoả mản mình (self-serving). Có một nhu cầu cho các bên liên quan, trong đó có Mỹ, bảo đảm rằng TQ ngưng và từ bỏ hành vi đáng khiển trách và thật ra là phạm tội của họ, đặc biệt khi nó liên quan đến sinh kế của ngư dân Việt Nam và sức khỏe thân thể bị đe dọa. Tất nhiên, làm thế nào để có thể đạt được điều này thì chưa thật rõ ràng. Lạc quan nhất, tuyên bố của Bắc Kinh dựa trên sự kết hợp của lịch sử hư ảo, bằng chứng mong manh, và các phát biểu sai sự thật, như được minh họa ở trên. Mục tiêu của Bắc Kinh rõ ràng nhiều hơn là việc sở hữu một vài đảo nhỏ và bãi cát. Họ muốn kiểm soát cả biển Đông Nam Á và buộc các nước khác chịu sự kiểm soát, hoặc ít nhất nằm vào phạm vi ảnh hưởng của họ trong khi chiếm hữu dầu khí và nguồn lợi thủy sản ở biển Đông Nam Á. Việt Nam: Con đường thứ ba? Một đặc điểm thú vị của tình trạng khó khăn của Việt Nam đã được lưu hành trong một thời gian. Đặc tính này được cho là tiêu biểu cho các quan tâm cơ bản của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà nguồn gốc chính xác từ đâu chúng ta không biết, nói theo lời truyền miệng sau: “Theo Mỹ thì mất chế độ, theo TQ thì mất nước”. Câu châm biếm này, dù hài hước trong nhiều khía cạnh, nói lên một tình thế nan giải sâu sắc mà ban lãnh đạo Việt Nam đang đối mặt, tiến thoái lưỡng nan, dù không phải là mới nhưng có một sự thích đáng mới, và đòi hỏi một cách tiếp cận mới. Trước hết, chúng ta hãy mổ xẻ nan đề này, cả điều kiện tổng quát lẫn đối với biển Đông Nam Á. Sau đó chúng ta có thể quan sát các tác động đối với Việt Nam. Điều này đưa chúng tôi đến việc đề xuất một con đường thứ ba có liên quan đến việc không mất nước mà cũng không nhấn Việt Nam chìm vào hỗn loạn. Đối phó với một TQ bành trướng hay – nói một cách xây dựng hơn – thiết lập quan hệ đối tác với một TQ đang trỗi dậy, có thể là một vấn đề “mới” cho phần lớn các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam đang và luôn luôn là một thực tế sống còn. Đối với ĐCSVN, TQ luôn luôn đặt ra những cơ hội và các đe dọa. Một mặt, ĐCSTQ đã từng viện trợ Việt Nam về vật chất và phi vật chất tại nhiều thời điểm quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Mặt khác, ĐCSTQ đã tìm cách thao túng, làm suy yếu, và thách thức nền độc lập của Việt Nam. Đây cũng là trường hợp mà các mối quan hệ lịch sử của ĐCSVN với ĐCSTQ là một điểm nhức nhối trong chính trị nội bộ của Việt Nam. Một phần là do việc áp dụng tai hại cải cách ruộng đất theo gợi ý của ĐCSTQ và chính sách văn hóa từ thập niên 1950 đến thập niên1970 và một phần là do vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như năm 1951 và năm 1974, có thể ĐCSVN đã đặt tin tưởng quá nhiều vào tình đồng chí của Bắc Kinh, thể hiện qua những nỗ lực vô bổ và tự chuốc lấy thảm hại để vun bồi sự ủng hộ của Bắc Kinh vì một mối quan hệ hòa bình và thân thiện được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau. Chỉ là phản bội. TQ nói chung và đặc biệt là ĐCSTQ luôn luôn là một con dao hai lưỡi đối với Việt Nam và ĐCSVN. Liên quan đến biển Đông Nam Á, ĐCSVN đối mặt với bề bén của con dao và vẫn chưa tỏ ý muốn thoát ra khỏi vị trí này, tiết kiệm việc mua các rào chắn quân sự (chẳng hạn như tàu ngầm, máy bay chiến đấu, công nghệ tên lửa, tàu tuần tra và máy bay). Điều này, tự nó, là cách tiếp cận sai. Về mặt lịch sử, mối quan hệ của ĐCSVN với Hoa Kỳ có thể được mô tả hợp lý là thảm hại, ít nhất là cho đến gần đây. Tất nhiên, lý do chính, là việc Hoa Kỳ không công nhận ĐCSVN cùng những nỗ lực phá hoại, đánh bại, và tiêu diệt ĐCSVN bằng quân sự sau đó. Can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam, ban đầu dựa trên nguỵ tạo (ví dụ như “Sự cố Vịnh Bắc Bộ”), đã diễn biến xấu đi thành một cuộc xung đột giáng thiệt hại thảm khốc lên Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không muốn chăm chú vào cuộc chiến tranh bất hợp pháp của Chính quyền Johnson và Nixon và nhiều hành vi phạm tội được những người như McNamara và Kissinger giám sát, nhưng chúng tôi không thể không nắm bắt về sự trớ trêu mà sự chiếm giữ bất hợp pháp Hoàng Sa của Bắc Kinh vào năm 1974 là kết quả trực tiếp của việc cò kè của cả ĐCSVN lẫn của chính quyền Nixon trong việc vun quén mối quan hệ tốt hơn với ĐCSTQ, một chiến lược ngắn hạn đã được chứng tỏ là gây tổn hại về lâu dài, không những vì ĐCSVN đứng nhìn TQ chiếm quần đảo Hoàng Sa mà còn vì họ đã cho TQ một chỗ đứng trong biển Đông Nam Á mà TQ liên tục tìm cách mở rộng. Đối với Mỹ, động lực của Nixon-TQ là được hưởng lợi trong việc tăng sức ép lên Liên Xô và xây dựng một mối quan hệ có tính xây dựng với một quốc gia sẽ sớm thách thức vị trí bá chủ của chính Hoa Kỳ, kể cả ở Đông Á. Sự miễn cưỡng của ĐCSVN vun bồi các quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ được sinh ra từ hai lý do cơ bản: một mặt, sợ làm ĐCSTQ nổi giận và mặt khác sợ cho phép ‘diễn biến hòa bình’ mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSVN. Nhưng cả hai lý do cơ bản là không có giá trị. Liên quan đến Bắc Kinh, quả thực có một nhu cầu thiết lập một mối quan hệ mang tính xây dựng và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Không rõ là Bắc Kinh tôn trọng Hà Nội vượt trên mối quan hệ Anh – Em đã liên tục mang lại tổn hại cho Việt Nam. Chúng tôi không có ảo tưởng, khi đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và khi cường quốc quân sự tầm cỡ thế giới ngay bên cạnh, Việt Nam phải duy trì một mối quan hệ tích cực và xây dựng với TQ. Mặt khác, ngồi im tổ chức một vài hội nghị mà chúng hầu như không thu hút sự chú ý của quốc tế, là một con đường chắc chắn để nhượng mất biển Đông Nam Á. Việt Nam là một nước có chủ quyền không phải là một nước chư hầu và Việt Nam có lợi ích chiến lược riêng của mình độc lập và, tất yếu, khác với TQ. Mối quan hệ của ĐCSVN với ĐCSTQ và các mối quan hệ của Việt Nam với TQ phải dựa trên nguyên tắc hợp tác và không gia trưởng. Đối với Washington, ĐCSVN có quyền hoài nghi. Tất cả các nước và các quốc gia cần hoài nghi về sự nhất định phá sản về trí tuệ của Hoa Kỳ phụ thuộc vào thế giới theo các nguyên tắc thị trường. Ngoài ra, ĐCSVN nên thận trọng về sự phân chia có mặc cả khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc lớn, ở đó quyền lợi của đất nước bị giày xéo. Mặt khác, có rất nhiều thứ thu lượm được về kinh tế và về các lĩnh vực khác thông qua sự can dự tích cực và năng động hơn với Mỹ. Vun bồi một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ cũng không nhất thiết kéo theo một trò chơi tổng bằng không đối với Bắc Kinh, như chúng tôi sẽ nhấn mạnh hơn, dưới đây. Than ôi, quan hệ đối tác của ĐCSVN với Mỹ, và thực sự chỗ đứng của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế, hiện nay bị giới hạn do ĐCSVN một mực muốn duy trì một hệ thống chính trị áp bức. Điều này đưa chúng ta thẳng tới lý do rằng nếu ĐCSVN vun quén mối quan hệ sâu xa hơn với Washington, Washington sẽ đòi hỏi giảm bớt các trói buộc lên các quyền tự do cơ bản (ngôn luận, lập hội, vv…), thì sự cai trị độc đảng sẽ bị đặt trong tình trạng nguy hiểm. Một cái nhìn như vậy là sai lầm, tuy nhiên, trong chừng mực giả định rằng ĐCSVN không có khả năng tự cải cách. Làm thế nào mà một bài viết về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông Nam Á lại dẫn chúng ta đến một cuộc thảo luận về chính ĐCSVN? Điều này có thể được nêu ra bằng những ngôn từ rất đơn giản. Chính quan điểm của chúng tôi là an ninh quốc gia của Việt Nam và lợi ích quốc gia, về kinh tế và những mặt khác, sẽ được hưởng lợi to lớn từ việc cải thiện tầm vóc quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cải thiện tầm vóc quốc tế của Việt Nam sẽ chỉ đi kèm với cải cách thể chế cơ bản, trong đó có cải cách chính trị và kinh tế mà Việt Nam rõ ràng rất cần. Có rất, rất nhiều người Việt Nam, kể cả hàng tá người có nhiều liên hệ lâu dài với ĐCSVN nhận ra rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ một chính phủ có năng lực và có trách nhiệm hơn và một hệ thống chính trị và nền dân chủ cởi mở hơn, hệ thống đó hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam và nguyện vọng của mọi người Việt Nam. Thực hiện cải cách cơ bản không nhất thiết có nghĩa là sự cáo chung của ĐCSVN. Có rất nhiều người thông minh và có tài nhưng đã phải đứng bên lề một cách không cần thiết do sự bảo thủ chính trị và chính trị của các nhóm lợi ích. Ngược lại, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi to tát từ những cải cách cơ bản. Và rằng những cải cách như vậy sẽ không những mở đường cho một nền kinh tế sôi động hơn mà cũng đưa Việt Nam ngang tầm với phần lớn các nước trên thế giới có cùng khát vọng về tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng và các giá trị con người khác, qua đó củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam và cuối cùng tăng cường vị trí của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và thế giới. Khi đó – và chỉ khi đó – Việt Nam và TQ sẽ có thể đứng ngang nhau. Jonathan London and Vũ Quang Việt Soạn cho Hội nghị Quốc tế về biển Đông, 27-28/4/2013 (Bài viết mang tính tham khảo ) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 5, 2013 Chuyên gia Mỹ dự báo kịch bản khủng hoảng ở Biển Đông Thứ Sáu, 03/05/2013 - 10:00 Cốt lõi của kịch bản dựa trên giả định, Trung Quốc nhận thấy mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn giữa Mỹ, Philippines và Việt Nam như một “xu hướng đe dọa chiến lược” như đã từng nhìn nhận về hiệp ước an ninh Việt Nam – Liên Xô năm 1978. Mới đây, trên tuần báo Defense News (Mỹ) có giới thiệu báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng quốc gia (Mỹ) mang tựa đề “Giới hạn chịu đựng của Trung Quốc: Tín hiệu đe dọa và trả đũa của Trung Quốc và những ẩn ý trong đối đầu quân sự Trung-Mỹ”. Hai tàu đánh cá Trung Quốc "lởn vởn" quanh một tàu của tình báo Mỹ trên Biển Đông tháng 3/2009. Ảnh: AFP Báo cáo của 2 tác giả Paul H.B. Godwin (Giáo sư Quan hệ quốc tế tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ) và Alice L. Miller (Viện Hoover) đã dự báo một kịch bản tín hiệu liên quan đến tương lai Biển Đông dựa trên những nghiên cứu về lịch sử những tín hiệu trả đũa và đe dọa của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1978 – 1979, chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ 1961 – 1962, hành động ngăn chặn Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38 vào lãnh thổ CHDCND Triều Tiên hồi năm 1950, … và các luật trưng cầu dân ý của Trung Quốc 2003 – 2004. Báo cáo nhận định không có gì tàn phá quan hệ Trung-Mỹ và các động lực an ninh của châu Á hơn một quyết định đe dọa đối đầu quân sự của Trung Quốc nhằm thay đổi đường lối hành động của Mỹ mà Bắc Kinh coi là sự đe dọa với lợi ích của mình ở Biển Đông. Mỹ sẽ xem sự đe dọa đó là nỗ lực thách thức ưu thế quân sự của Mỹ trên vùng biển châu Á từ Trung Quốc. Cốt lõi của kịch bản dựa trên giả định, Trung Quốc nhận thấy mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn giữa Mỹ, Philippines và Việt Nam như một “xu hướng đe dọa chiến lược” như đã từng nhìn nhận về hiệp ước an ninh Việt Nam – Liên Xô năm 1978. Bắc Kinh lo ngại Mỹ, Philippines và Việt Nam sẽ thiết lập hợp tác an ninh khu vực, thậm chí lập một liên minh quân sự để đối trọng với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong cuộc khủng hoảng giả định này, dự báo Trung Quốc sẽ phát đi 4 tín hiệu trả đũa: Đầu tiên, Trung Quốc sẽ kết hợp các hành động chính trị và ngoại giao cùng với sự chuẩn bị quân sự. Những hành động này thường công khai và nhằm “ngăn chặn hành động của kẻ thù từ khi còn trứng nước, một khi Bắc Kinh nhìn thấy mối đe dọa”. Thứ hai, Trung Quốc sẽ khẳng định việc sử dụng sức mạnh quân sự là hợp lý. Thông điệp này sẽ được tuyên truyền không chỉ đến người dân Trung Quốc mà còn cả cộng đồng quốc tế. “Chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ tuyên bố Trung Quốc đang đứng trước các mối đe dọa nghiêm trọng về an ninh và lợi ích và nếu chúng không chấm dứt, Trung Quốc buộc phải sử dụng sức mạnh quân sự”. Thứ ba, Trung Quốc rêu rao rằng sử dụng vũ lực không phải là giải pháp ưu tiên của Bắc Kinh nhưng Trung Quốc buộc phải sử dụng nếu đối phương phớt lờ cảnh báo của nước này. Đây là vỏ bọc chính nghĩa mà Bắc Kinh tạo ra để làm giảm phản ứng của quốc tế trước hành động quân sự của mình. Cuối cùng, theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ nhấn mạnh không nên xem sự chịu đựng và kiềm chế của Trung Quốc là yếu hèn và Trung Quốc sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự nếu cần thiết. Theo Minh Châu Petrotimes Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 5, 2013 Kim Jong-un đang thách thức Tập Cận Bình trong vấn đề Triều Tiên? Thứ sáu 03/05/2013 06:58 (GDVN) - Động thái này của Bình Nhưỡng được giới phân tích Đài Loan xem như Kim Jong-un đang thách thức quyền kiểm soát của Tập Cận Bình đối với tình hình bán đảo Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên hôm 27/4 đăng bài xã luận khẳng định, dựa vào "nước lớn" không thể giúp bảo vệ chủ quyền, chỉ có năng lực hạt nhân lớn mạnh mới giúp quân đội ngăn chặn quân xâm lược. Thông điệp của tờ báo này được giới truyền thông Trung Quốc lý giải là "nước lớn" mà Bình Nhưỡng ám chỉ là Mỹ, trong khi chủ quyền nước nhỏ muốn bảo vệ là Hàn Quốc, ý bài báo này, Bình Nhưỡng cảnh báo Seoul là "cái ô Mỹ" không thể giúp Seoul bảo vệ được chủ quyền. Tuy nhiên giới phân tích thời sự Đài Loan cho rằng truyền thông Trung Quốc dường như đang cố tình tuyên truyền sai lệch những điều Bình Nhưỡng muốn nói. Thực tế Bắc Triều Tiên muốn cảnh báo với Trung Quốc rằng, Bình Nhưỡng kiên trì độc lập tự chủ và không có chuyện Triều Tiên phải nhượng bộ vì những áp lực từ Trung Quốc. Vụ Bắc Triều Tiên xử một công dân Mỹ gốc Hàn Quốc 15 năm lao động cải tạo với tội danh lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng và cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter dự kiến đi Triều Tiên cho thấy khả năng Bình Nhưỡng muốn đối thoại trực tiếp với Mỹ mà không phải thông qua Trung Quốc. Bài xã luận của Rodong Sinmun cũng khẳng định rõ, chỉ có dùng sức mạnh hạt nhân đối trọng với uy hiếp hạt nhân mới có thể bảo vệ mình. Bình Nhưỡng vẫn tin rằng Triều Tiên là mục tiêu đánh đòn phủ đầu hạt nhân của Mỹ, nên không thể nói xuông "qua đường ngoại giao" để bảo vệ chủ quyền và sự tồn vong của chế độ. Động thái này của Bình Nhưỡng được giới phân tích Đài Loan xem như Kim Jong-un đang thách thức quyền kiểm soát của Tập Cận Bình đối với tình hình bán đảo Triều Tiên. Trong khi giới chức ngoại giao Mỹ - Hàn - Trung đã và đang thực hiện những chuyến ngoại giao con thoi liên tục nhằm tìm cách kiểm soát tình hình bán đảo Triều Tiên thì Bình Nhưỡng dường như cũng muốn chủ động cải thiện quan hệ đối ngoại của mình. Ngày 1/5, một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho hay, Bình Nhưỡng sẽ không tiếp đặc sứ Trung Quốc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đó sẽ là một bước ngoặt trong cục diện bán đảo. Kể từ khi Triều Tiên phóng thử tên lửa hồi tháng 12 năm ngoái, dường như hoạt động liên lạc giữa giới chức cấp cao Trung - Triều đã có một thời gian gián đoạn. Thời cố Chủ tịch Kim Jong-il, Bình Nhưỡng và Bắc Kinh vẫn duy trì một kênh liên lạc thường xuyên, nhưng 16 tháng nay từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền, hoạt động giữa giới chức 2 bên trở nên ít hẳn. Sự lạnh nhạt của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh còn thể hiện ra mặt trong vụ động đất tại Nhã An, Tứ Xuyên vừa qua. 48 tiếng sau trận động đất, Triều Tiên mới gửi điện thăm hỏi, nhưng không phải Kim Jong-un ký điện mà để cho Thủ tướng Triều Tiên đại diện Bình Nhưỡng thăm hỏi Bắc Kinh, động thái chưa từng có tiền lệ trong quan hệ song phương. Hồng Thủy (Nguồn: DW) ============================ Bắc Triều Tiên từ chối tiếp Vũ Đại Vĩ, đặc sứ Trung Quốc? Thứ sáu 03/05/2013 10:24 (GDVN) - Theo phân tích của giới quan sát Đài Loan trên trang Tin tức đa chiều, dường như Bình Nhưỡng từ chối tiếp đặc sứ Trung Quốc chứ không phải vì Bắc Kinh không muốn cử đặc sứ tới Triều Tiên. Vũ Đại Vĩ, đại diện đặc biệt của Trung Quốc về vấn đề Bắc Triều Tiên Hôm qua 2/5, Vũ Đại Vĩ, đặc phái viên của Trung Quốc về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cho hay Bắc Kinh không có kế hoạch cử một đặc phái viên tới Bình Nhưỡng như một nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Yonhap cho biết. Thông báo trên được ông Vĩ đưa ra trong cuộc họp với Trưởng đoàn đàm phán vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên của Hàn Quốc Lim Sung-nam đang ở thăm Bắc Kinh. Tuy nhiên giới chức Hàn Quốc và Trung Quốc đều khẳng định quyết tâm về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và cần thiết phải xây dựng một bầu không khí đối thoại với Bình Nhưỡng. Theo phân tích của giới quan sát Đài Loan trên trang Tin tức đa chiều, dường như Bình Nhưỡng từ chối tiếp đặc sứ Trung Quốc chứ không phải vì Bắc Kinh không muốn cử đặc sứ tới Triều Tiên. Giả Khánh Quốc, một học giả nhận định rằng vì Triều Tiên không chịu "nghe lời" Trung Quốc, nhiều lần thách thức cả Bắc Kinh khiến trong mắt Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đã không còn là "tài sản" mà đã trở thành "gánh nặng". Một số nhà phân tích khác nói với Tin tức đa chiều rằng không ít giới chức Trung Quốc đang tỏ ra bất mãn với thái độ của Bình Nhưỡng, trong khi Triều Tiên công khai tuyên bố, không thể dựa vào Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền, chỉ có sức mạnh răn đe hạt nhân mới giúp Bình Nhưỡng bảo vệ mình. Hồng Thủy (Nguồn: DW, Yonhap) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 5, 2013 Kim Jong-un đang thách thức Tập Cận Bình trong vấn đề Triều Tiên? Thứ sáu 03/05/2013 06:58 (GDVN) - Động thái này của Bình Nhưỡng được giới phân tích Đài Loan xem như Kim Jong-un đang thách thức quyền kiểm soát của Tập Cận Bình đối với tình hình bán đảo Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ============================ Bắc Triều Tiên từ chối tiếp Vũ Đại Vĩ, đặc sứ Trung Quốc? Thứ sáu 03/05/2013 10:24 (GDVN) - Theo phân tích của giới quan sát Đài Loan trên trang Tin tức đa chiều, dường như Bình Nhưỡng từ chối tiếp đặc sứ Trung Quốc chứ không phải vì Bắc Kinh không muốn cử đặc sứ tới Triều Tiên. Vũ Đại Vĩ, đại diện đặc biệt của Trung Quốc về vấn đề Bắc Triều Tiên hê hê, anh này thế mà máu, thích cái thái độ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 5, 2013 Ước mơ của Trung Coóc lãng mạn nhỉ! Phiêu diêu còn hơn cả Lão Gàn: Tôi ôm màu tím qua thu chết! Để mãi cô liêu với má hồng.Quân Mỹ rùng rùng kéo xuống Tây Thái Bình Dương, đâu phải ngồi uống Coca Cola chờ 20 năm sau Trung Quốc cho họ xuống biến. Mựa! Phân tích mới chả phân teo! Trung Quốc sắp bằng Mỹ về quân lực ở châu ÁTốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng dần cho phép Trung Quốc vươn lên cạnh tranh sức mạnh quân sự với Mỹ tại các vùng biển trong khu vực, kể cả quanh Nhật và đảo Đài Loan. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ tránh nguy cơ xung đột trực tiếp.Đó là kết luận của một báo cáo do Viện Hòa bình Carnergie chuẩn bị công bố, mà tờ New York Times có được. Báo cáo này do một nhóm bao gồm các học giả, cựu quan chức và nhà phân tích chính trị Mỹ nghiên cứu và thực hiện.Theo đó, viễn cảnh của 20 năm tới là: Trung Quốc ngày càng thu hẹp khoảng cách với Mỹ về năng lực quân sự, trong các lĩnh vực như chế tạo tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình. Tuy nhiên, các mối liên hệ và phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước châu Á khác sẽ ngăn không để nước này biến thành một lực lượng đối địch trực tiếp theo kiểu chiến tranh Lạnh, cũng không trở thành đối địch về quân sự hay sử dụng lực lượng quân sự để hất cẳng Mỹ khỏi châu Á.Đội quân danh dự của Trung Quốc chuẩn bị đón quốc khách hồi tháng 4. Ảnh: ReutersMột trong các tác giả của bản nghiên cứu, ông Michael D. Swaine, chuyên nghiên cứu nền quốc phòng của Trung Quốc, nói rằng văn bản này nhằm đưa ra các dự báo dài hạn về hệ quả của sự trỗi dậy của Trung Quốc, ảnh hưởng của sự trỗi dậy này tới các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông cảnh báo rằng sự xuất hiện của một cường quốc mới - cạnh tranh với Mỹ - dù thế nào đi nữa cũng sẽ có thể khiến vị thế thống soái hiện nay của Mỹ phải thay đổi."Câu hỏi chúng tôi đặt ra là Mỹ làm thế nào trước khả năng đó", Swaine nói. "Mỹ sẽ tiếp tục làm ăn như bình thường, hay sẽ phải bắt đầu nghĩ đến những giải pháp khác nhằm đảm bảo an ninh khu vưc?".Theo báo cáo này, người chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của sự thay đổi cân bằng chiến lược ở châu Á sẽ là Nhật Bản, quốc gia vốn từ lâu dựa vào liên minh với Mỹ để đảm bảo an ninh. Như các phân tích trong báo cáo, thì nhiều khả năng Nhật sẽ càng ngày càng liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ trước thách thức từ Trung Quốc. Ngoài ra, những khó khăn về chính trị trong nước Nhật cộng với vấn đề tài chính sẽ khiến chính phủ Nhật - dù là được dẫn dắt bởi thủ tướng có quan điểm cứng rắn như ông Shinzo Abe - cũng khó lòng đầu tư tiền của cho chi tiêu quân sự ở mức như Washington mong muốn.Viễn cảnh cực đoan nhất, theo dự báo của các nhà phân tich trong báo cáo này, là khi Nhật không còn tin tưởng vào ưu thế quân sự tuyệt đối của Mỹ nữa, và điều này thúc đẩy Tokyo đi những bước mạnh mẽ hơn, hoặc quay ra thân thiết với Trung Quốc hoặc tự xây dựng lực lượng răn đe của chính mình, kể cả vũ khí hạt nhân.Đối với toàn khu vực châu Á Thái bình dương, báo cáo chỉ ra rằng kịch bản dễ thấy nhất là "sự cân bằng bị mài mòn", trong đó ưu thế vượt trội về quân sự của Mỹ bị gặm nhấm dần bởi sự trỗi dậy về quân lực và quyết tâm ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc khẳng định các lợi ích của mình. Nguy cơ lớn nhất trong một môi trường như vậy là sự leo thang căng thẳng xung quanh một tranh chấp chủ quyền, như đối với Senkaku/Điếu Ngư mới đây.Báo cáo nhận định rằng trong tương lai gần, Trung Quốc chưa theo chân Liên Xô trước kia trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu với Mỹ. Trung Quốc sẽ duy trì là cường quốc khu vực, với chiến lược tập trung hơn vào các tranh chấp lãnh thổ với các nước liền kề. Và như thế, khi Mỹ quyết tâm tăng sự hiện diện quân sự và "xoay trục" về châu Á, Trung Quốc và Mỹ sẽ trở thành thách thức đối với nhau.Ánh Dương Theo vnexpress.vn=================Thưa sư phụ! Lại có bài này nữa, quả thật là suy nghĩ của tác giả tầm thường thật! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 5, 2013 Lầu Năm Góc: Triều Tiên có thể tấn công hạt nhân Mỹ 03/05/2013 12:20 (TNO) Quá trình phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa của CHDCND Triều Tiên sẽ đưa nước này đến gần với mục tiêu sở hữu khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí nguyên tử, theo báo cáo của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ hôm 2.5. Tên lửa Unha-3 được CHDCND Triều Tiên phóng vào tháng 12.2012 - Ảnh: AFP/KCNA Báo cáo của Lầu Năm Góc không ước lượng thời điểm CHDCND Triều Tiên có thể sở hữu năng lực này song nhận xét tốc độ sẽ phụ thuộc vào mức độ đầu tư nguồn lực. CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa đa tầng mang theo vệ tinh lên quỹ đạo vào tháng 12 năm ngoái. Đây là một bước tiến bộ đóng góp đáng kể vào sự phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa, theo báo cáo. Bình Nhưỡng cũng tiếp tục chú trọng năng lực vũ khí nguyên tử, với vụ thử hạt nhân vào tháng 2. Những tiến bộ kể trên phù hợp với mục tiêu sở hữu năng lực tấn công lục địa Mỹ của CHDCND Triều Tiên. “CHDCND Triều Tiên sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu này, cũng như gia tăng mối đe dọa đặt ra với lực lượng Mỹ và đồng minh trong khu vực, nếu họ tiếp tục thử nghiệm và dành hết các tài nguyên khan hiếm của chế độ cho các chương trình đó”, báo cáo viết. Sơn Duân 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 5, 2013 Nhìn vào phương trình quân sự Ấn - Trung Tác giả: Nguyễn Huy (theo business-standard) Bài đã được xuất bản: 03/05/2013 02:00 GMT+7 Trung Quốc có thể là một cường quốc trên đất liền, nhưng nếu xảy ra đối đầu liên quan tới sức mạnh trên không và trên biển thì mọi chuyện lại khác hẳn. Bỏ qua các thông số tăng trưởng kinh tế và bước nhảy vọt đáng kinh ngạc về cơ sở hạ tầng vốn chỉ làm gia tăng khoảng cách giữa Ấn Độ và Trung Quốc khi từng ngày trôi qua. Câu chuyện giờ đây tập trung vào sự chênh lệch ngày một lớn về khả năng quân sự giữa hai nước.Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện gấp ba lần Ấn Độ - dựa trên con số được công bố - và thực tế có thể lớn hơn nhiều. Các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại vùng biên giới với Ấn Độ cũng được cải thiện đáng kể, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho việc động viên và triển khai nhanh chóng quân đội khi cần thiết. Lực lượng trên bộ của Trung Quốc ở khu vực biên giới cũng nhiều hơn so với Ấn Độ. Trong khi đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng vùng biên của phía Ấn Độ lại khá trì trệ, gây hạn chế trong việc điều động hay hoạt động quân sự. Hiện đại hóa sức mạnh không quân và hải quân cũng là các yếu tố quan trọng trong mục tiêu của Trung Quốc để có thể tiến hành "các cuộc tác chiến công nghệ cao" và người ta nhận thấy Trung Quốc có những tiến bộ rõ ràng trong hai lực lượng này. Một con tàu sân bay cũ thời Liên Xô, ban đầu được Trung Quốc mua lại với ý định biến thành sòng bạc nổi, giờ đây đã được nâng cấp trở thành một tàu sân bay thực sự. Đó là thành tựu không hề nhỏ và các chuyên gia quân sự thậm chí còn cho rằng, trong những năm tiếp theo, quân đội Trung Quốc (PLA) có thể sở hữu nhiều tàu sân bay nội địa lớn hơn, hiện đại hơn thế. Trung Quốc cũng nhận thấy rằng, hoạt động tầm xa khó có thể thực thi hiệu quả nếu thiếu hệ thống phụ trợ hậu cần cần thiết. Chính vì thế, hàng loạt kiểu tàu chiến, tàu nổi, tàu ngầm mới cũng được xúc tiến chế tạo. Một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới cũng đã ra đời. Ảnh: Telegraph Ấn Độ lại khác hẳn. Không thể để xây dựng hay chế tạo, thậm chí là mua trang thiết bị hiện đại - như thỏa thuận mua trực thăng gần đây. Một số người nói do đủ tiền nhưng không được cung cấp, số khác cho rằng tiền cung cấp không đủ chi tiêu. Không đủ tập trung là một lý do khác đưa ra giải thích cho thực trạng này khi có nhiều người đơn giản là muốn chính sách thay đổi. Những quốc gia có thể tự chế tạo được xe tăng, súng, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, sở hữu hệ thống vũ khí riêng biệt có thể đếm trên đầu ngón tay. Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Italy, Đức và Nhật Bản cũng đã chuyển hướng sang các tàu chiến lớn trong nhiều thập niên qua. Khả năng lĩnh vực tư nhân có thể trở thành nhà cung cấp chính cho các thiết bị quốc phòng gần như là điều không tưởng. Có một thực tế bị phớt lờ tại Ấn Độ rằng, một số công nghệ dù là rất phổ biến - thậm chí là thiết bị điện tử tiêu dùng thông thường - cũng vẫn phải nhập khẩu. Chế tạo và sản xuất công nghệ quân sự không phải là thế mạnh của Ấn Độ. Thực tế hiện nay, trong các khả năng quân sự thì, Ấn Độ đang tụt hậu so với Trung Quốc. Một điều khá rõ ràng là, trên mặt đất, người Trung Quốc đi trước Ấn Độ, không chỉ về số lượng, mà còn là khả nưng di chuyển lực lượng nhanh chóng. Dĩ nhiên, nó không hẳn là lợi thế nếu nhìn nhận một số cuộc chiến xảy ra trên thế giới trước đây. Và trên không, tình hình lại khác hẳn. Trung Quốc có nhiều máy bay, nhưng phần lớn là thiết kế cũ và không còn phù hợp với tác chiến hiện đại. Mặc dù họ đã củng cố và mở rộng các sân bay ở cao nguyên Tây Tạng, thì các máy bay của Trung Quốc vẫn có nhiều hạn chế trong các thông số hoạt động như sức bền và trọng tải vũ khí so với các hoạt động của Ấn Độ tại các sân bay địa phương. Vì thế, nếu xảy ra cuộc chiến trên không, thì chưa chắc lực lượng hải quân Trung Quốc chiếm ưu thế. Hơn thế nữa, mặc dù khá chậm trễ trong việc chế tạo thêm nhiều máy bay chiến đấu, nhưng lực lượng không quân Ấn Độ với các máy bay Sukhoi, MIG-29 và Mirage... được coi là một thế mạnh. Trong ngắn hạn, về sức mạnh trên không, phương trình tương đối cân bằng. Trên biển, rõ ràng cán cân nghiêng về Ấn Độ. Ở khu vực Ấn Độ Dương, Ấn Độ có những lợi thế mà Trung Quốc rất khó theo kịp. Đó là một mạng lưới không lực mạnh mẽ sẵn có thông qua hàng chục hàng chục sân bay ở khắp bờ biển Ấn Độ và các đảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trong một vùng không gian rộng lớn trên biển, cũng như khả năng giám sát các lội trình vận chuyển năng lượng, hàng hóa trọng yếu. Hơn thế nữa, việc tiếp cận Ấn Độ Dương của người Trung Quốc cũng bị hạn chế bởi các kênh qua lại tương đối chật hẹp ở hệ thống quần đảo Đông Nam Á. Khả năng dễ tổn thương trên biển khiến Bắc Kinh phải cân nhắc nhiều. Một sự cố xảy ra tại khu vực biên giới đất liền có thể sớm được kiểm soát. Nhưng một sự cố xảy ra trên không hay trên biển lại rất có thể dẫn tới chọn lựa quân sự rộng lớn hơn. Trong ngắn hạn, nếu đánh giá về khả năng quân sự Ấn Độ và Trung Quốc thì: Trên đất liền, Ấn Độ bất lợi, trên không là ngang bằng và trên biển thì ưu thế hơn. Ấn Độ cần phải nhìn vào sự cân bằng quân sự trong tổng thể và phát triển các khả năng cho phù hợp. Các nhà hoạch định quân sự cần phải đảm bảo rằng, phương trình không được phép biến đổi theo hướng bất lợi với Ấn Độ. * Tác giả Premvir Das, nguyên là chỉ huy Bộ tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ, ủy viên ban an ninh quốc gia Ấn Độ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 5, 2013 Trưởng phòng Tác chiến Senkaku Bộ QP Nhật Bản bất ngờ bị xe tông chết Thứ bảy 04/05/2013 14:58 (GDVN) - Akira Kurosawa từng nhiều lần chỉ huy lực lượng quân sự Nhật Bản tham gia tập trận đổ bộ chiếm đảo và là cán bộ cao cấp phụ trách kế hoạch tác chiến ngoài Senkaku của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cái chết bất ngờ của ông khiến nhiều người nghi ngờ là do bị ám sát. Akira Kurosawa, Trưởng phòng Tác chiến Senkaku vừa tử nạn Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/5 dẫn nguồn tin truyền thông Nhật Bản cho hay, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản phụ trách kế hoạch tác chiến nhóm đảo Senkaku đã tử vong sau khi bị một chiếc xe máy đâm vào trên đường về nhà sáng sớm hôm qua 3/5, giờ địa phương. Akira Kurosawa, tên người sĩ quan vừa thiệt mạng năm nay 50 tuổi, là Trưởng phòng Tác chiến Senkaku thuộc Vụ Kế hoạch tổng hợp Bộ Quốc phòng Nhật Bản được cho là nhân vật quan trọng nắm giữ các thông tin quân sự xung quanh nhóm đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát, Bắc Kinh và Đài Bắc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư/Điếu Ngư Đài. Cảnh sát thành phố Tokyo cho biết vụ tông xe xảy ra lúc 1 giờ 55 phút giờ địa phương khi Akira Kurosawa trên đường từ doanh trại trở về nhà, khi qua đường đã bị một chiếc xe máy từ bên trái tông mạnh khiến ông đập đầu xuống đường và tử vong tại chỗ. Akira Kurosawa từng nhiều lần chỉ huy lực lượng quân sự Nhật Bản tham gia tập trận đổ bộ chiếm đảo và là cán bộ cao cấp phụ trách kế hoạch tác chiến ngoài Senkaku của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cái chết bất ngờ của ông khiến nhiều người nghi ngờ là do bị ám sát. Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 5, 2013 Đòn nghi binh của Trung Quốc ở Biển Đông? Cập nhật lúc 06:25, 04/05/2013 Một câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thật sự xuống thang hay không trong vấn đề gây nhiều căng thẳng tại khu vực. Ngày 2/5, trong chuyến công du vòng quanh Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra đề xuất đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông. Liệu đây có phải là một bước xuống thang mới trong vấn đề Biển Đông hay chỉ là phép thử ngoại giao của Trung Quốc trước thách thức ASEAN đang ngày càng đạt được sự đồng thuận cao về vấn đề này? Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Vương Nghị kể từ khi nhậm chức Ngoại trưởng Trung Quốc hồi tháng 3 năm nay. Việc ông Vương Nghị chọn Đông Nam Á cũng là điều dễ hiểu khi mà nhiều vấn đề mấu chốt trong các chính sách ngoại giao của Trung Quốc đều nằm tại khu vực này. Thứ nhất, đó là sự cạnh tranh của Trung Quốc với các chính sách hướng châu Á- Thái Bình Dương của các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ, mà trong đó, ASEAN đang trở thành nòng cốt của cấu trúc khu vực này. Trong vòng 2 năm trở lại đây, Mỹ ráo riết xây dựng một vành đai đồng minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và không ít lần tuyên bố hướng trọng tâm chiến lược tại khu vực này. Tổng thống Nga Putin cũng đã nhiều lần khẳng định châu Á - Thái Bình Dương là yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển tương lai của Nga. Và đương nhiên, những chính sách này có tác động rất lớn đến quan điểm đối ngoại của Trung Quốc, vốn không muốn kém cạnh với vai trò là nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Bởi sự gia tăng ảnh hưởng của Nga, Mỹ tại châu Á, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á đang có những đe dọa không ít đến lợi ích an ninh, kinh tế của Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong chuyến thăm Thái Lan (ảnh: Reuters) Đòn nghi binh? Điều thứ 2 mà dư luận đều biết: Trong chuyến thăm này, Trung Quốc muốn tìm kiếm một tiếng nói chấp nhận trong ASEAN đối với tuyên bố của nước này trong vấn đề Biển Đông, hay nói khác đi là muốn “đánh lạc hướng” sự đồng thuận đang ngày càng mạnh mẽ của ASEAN trong các quan điểm có thể gây bất lợi cho Trung Quốc. Lý do này không phải không có lý khi mà điểm đến của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị là những quốc gia có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông ít hơn nhưng lại có nhiều lợi ích hợp tác với Trung Quốc, đồng thời có tiếng nói quan trọng trong việc thống nhất chung lập trường của ASEAN. Trung Quốc đã thể hiện rất rõ ý định này trong cuộc gặp với người đồng cấp Thái Lan ngày 2/5. Ông Vương Nghị dường như đang cố gắng tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý, tập trung của ASEAN vào vấn đề Biển Đông vốn đang ngày càng căng thẳng khi nói với các nhà lãnh đạo Thái Lan rằng, nên xem tranh chấp Biển Đông như một vấn đề lịch sử quan trọng, và Trung Quốc cũng như ASEAN nên tập trung hơn vào việc tăng cường quan hệ "đối tác chiến lược". Thậm chí, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng không ngần ngại thẳng thắn với nước chủ nhà Thái Lan, quốc gia giữ vai trò điều phối viên ASEAN - Trung Quốc rằng nước này chỉ muốn "thương lượng tay đôi" với từng nước có tranh chấp ở Biển Đông thay vì đưa vấn đề ra ASEAN. Đối với Indonesia, một quốc gia có tiếng nói cứng cỏi hơn về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc lại tỏ ra “xuống thang” khi đặt vấn đề đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông. Nhưng thực chất, theo các nhà quan sát, đề xuất đàm phán của Trung Quốc lần này không có điểm gì mới khi nước này khăng khăng tuyên bố “Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi quan điểm về vấn đề Biển Đông”. Để thể hiện “nói đi đôi với làm”, trong khi chuyến thăm vẫn chưa kết thúc cho đến chủ nhật tuần này (5/5), Trung Quốc vẫn tiếp tục tổ chức tour du lịch ra đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cho biết đây chỉ là chuyến du lịch bình thường tại “một hòn đảo trên Biển Đông”, nhưng sự kiện này là một hành động xâm phạm trắng trợn đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam, một thành viên của ASEAN. Trong bối cảnh đó, dư luận sẽ tiếp tục đặt ra một câu hỏi đầy hoài nghi liệu khi nào Trung Quốc mới thực sự muốn đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý trên Biển Đông và khi nào thì bộ quy tắc đó có thể đạt được. Còn đối với ASEAN, thời hạn hình thành một cộng đồng thống nhất vào năm 2015 không còn xa, chắc chắn vấn đề Biển Đông, vốn rất quan trọng đối với các quốc gia thành viên, sẽ không thể loại trừ ra khỏi các chính sách phát triển của khối. Và ASEAN sẽ sớm đưa ra những quan điểm của mình tại kỳ họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao vào cuối tháng 6 tới đây ở Brunei. Theo VOV ======================= Nếu vấn đề chỉ được giải thích một cục bộ với những chứng lý của con ếch khi miêu tả bầu trời qua tầm nhìn từ cái miệng giếng của nó thì đều hợp lý. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 5, 2013 Mỹ sẽ làm gì với Syria ? Thứ Tư, 01/05/2013 22:24 “Những gì chúng tôi hiện có là bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng bên trong Syria nhưng chúng tôi không biết nó được dùng như thế nào, vào lúc nào và ai đã dùng nó” - Tổng thống Barack Obama cho biết Nhà Trắng lại một lần nữa cân nhắc việc cung cấp vũ khí cho phe đối lập có vũ trang của Syria. Một quyết định như vậy sẽ là sự thay đổi chính sách của chính quyền Obama vốn chỉ chủ trương tăng cường hàng viện trợ phi sát thương cho Damascus và sâu xa vẫn tỏ ra miễn cưỡng can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria. Tổng thống Barack Obama chưa quyết định liệu có cung cấp vũ khí hay không và vẫn không rõ loại vũ khí nào Mỹ sẽ hỗ trợ cho quân nổi dậy. Một động thái như vậy sẽ đặt Mỹ bên cạnh các quốc gia vùng Vịnh như Ả Rập Saudi và Qatar - hai nước đã và đang rót vũ khí cho quân nổi dậy. Những thường dân bị thương được điều trị sau một vụ nổ ở Damascus hôm 30-4. Ảnh: NEW YORK TIMES Sự thay đổi khả dĩ, được báo The Washington Post thông tin hôm 30-4, xuất hiện vài ngày sau khi Mỹ tiết lộ đánh giá tình báo sơ bộ rằng đạn dược hóa học mà quân đội Assad dự trữ đã được sử dụng ở phạm vi hẹp tại Syria. Từng phát biểu rằng việc sử dụng các vũ khí loại này sẽ “thay đổi cuộc chơi”, Tổng thống Obama lưu ý trước khi phản ứng chính thức ông cần có chứng cứ thuyết phục hơn rằng ông Assad đã triển khai những vũ khí này - điểm mấu chốt mà ông nhấn mạnh lần nữa tại một cuộc họp báo rộng ở Washington vào sáng 30-4. “Những gì chúng tôi hiện có là bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng bên trong Syria nhưng chúng tôi không biết nó được sử dụng như thế nào, vào lúc nào và ai đã dùng nó. Chúng tôi không có chuỗi giám sát xác minh những gì đã xảy ra thật chính xác. Khi nào cần đưa ra các quyết định về an ninh quốc gia của Mỹ và cần có thêm hành động để đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học, tôi phải chắc chắn có đủ thông tin chính xác” - ông Obama nói. Sự thận trọng của ông Obama còn có lý do khác. Ông không muốn đi đến một phán đoán vội vã mà thiếu chứng cứ mạnh mẽ, bởi điều đó sẽ khó nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Thế nhưng, theo báo The New York Times, ngay cả trong tình huống không có bằng chứng sử dụng vũ khí hóa học, Lầu Năm Góc cũng chuẩn bị sẵn sàng một số lựa chọn cho ông Obama, từ không kích và tấn công biệt kích đến áp đặt một vùng cấm bay trên bầu trời Syria. Các quan chức cho biết chính quyền cũng đang tìm cách tăng viện trợ cho quân nổi dậy. Lâu nay, ông Obama vẫn kiên trì chống lại những lời đề nghị vũ trang cho quân nổi dậy, kể cả đề nghị của cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương David Petraeus và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông Petraeus từng đề xuất cung cấp vũ khí cho các thành viên đối lập (được rà soát về lý lịch) nhưng ý kiến của ông đã bị “bỏ vào ngăn kéo” vào mùa thu qua. Nhà Trắng lấy lý do việc cung cấp vũ khí sẽ “tăng cường quân sự hóa xung đột ” và những vũ khí đó có thể rơi vào tay các nhóm cực đoan. Các quan chức dẫn chứng bằng những tên lửa vác vai đang được sử dụng chống máy bay dân sự. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về lực lượng đối lập, đặc biệt là hội đồng quân sự của lực lượng này, chính quyền Mỹ trở nên tin tưởng hơn vào khả năng chuyển vũ khí đến các nhóm nổi dậy có trách nhiệm. Những diễn biến ở Washington xuất hiện khi một làn sóng bạo lực mới có bóng dáng quân nổi dậy nổ ra ở trung tâm thủ đô Damascus và khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ hôm 30-4; đồng thời cũng có những va chạm mới tại Mỹ liên quan đến những nỗ lực điều tra các trường hợp sử dụng vũ khí hóa học. Liên Hiệp Quốc đã cho phép một nhóm gồm 15 chuyên gia sang Syria để điều tra có hay không việc sử dụng vũ khí hóa học. Chuyến đi bị trì hoãn vì có sự tranh cãi với chính phủ Syria, nơi nhà cầm quyền chỉ muốn giới hạn phạm vi điều tra của các chuyên gia. Các quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Obama có thể sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria trong những tuần tới, trước khi ông có cuộc gặp dự kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6. CAO TUẤN ================= Đây là một quyết định sáng suốt của ngài Obama! Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, tôi nghĩ ngài có thể xem xét lại: nên quyết định trước hay sau khi gặp ngài Putin . Ông Obama "không điều quân tới Syria" Thứ Bảy 15:07 04/05/2013 Tổng thống Barack Obama nói ông không thấy tình thế đòi hỏi phải điều quân Mỹ tới Syria. Ông khẳng định rằng nếu có bằng chứng về việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học thì điều này sẽ thay đổi tình thế, nhưng Mỹ sẽ không đưa ra phản ứng vội vàng. Tổng thống Barack Obama nói Mỹ vẫn tìm kiếm bằng chứng về việc Syria dùng vũ khí hóa học Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói Mỹ không loại trừ khả năng cấp vũ khí cho phe đối lập. Trong khi đó, tin tức từ báo chí Mỹ dẫn nguồn quan chức giấu tên nói Israel đã tiến hành không tạc Syria. Họ nói cuộc tấn công này có lẽ xảy ra vào thứ Năm hay thứ Sáu, nhưng chiến đấu cơ Israel không vào không phận của Syria. Tin cũng nói mục tiêu oanh tạc của Israel có lẽ là một kho vũ khí hay là một đoàn xe chở vũ khí cho quân Hezbollah ở Lebanon. Chưa có xác nhận gì từ chính phủ của cả Mỹ và Israel. Tìm chứng cứ Ông Obama nói với các nhà báo hôm thứ Sáu, khi ông có mặt ở Costa Rica, rằng với tư cách người lãnh đạo tối cao của quân đội Hoa Kỳ ông không thể loại trừ bất cứ khả năng gì vì "tình hình luôn thay đổi". Thế nhưng ông nói thêm ông không cho rằng hiện diện của lính Mỹ trên đất Syria lại tốt cho Mỹ hay Syria. Ông cho hay đã tham vấn một số lãnh đạo Trung Đông và họ đồng ý với ông. Ông Obama nhắc lại rằng có bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria, nhưng "chúng ta không biết sử dụng khi nào, ở đâu và như thế nào". Ông nhấn mạnh rằng nếu tìm thấy chứng cứ rõ ràng thì tình hình sẽ thay đổi vì "có khả năng nó sẽ lọt vào tay các tổ chức như Hezbollah" ở nước láng giềng Lebanon. Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel là quan chức cao cấp đầu tiên của Mỹ thừa nhận rằng Washington đang cân nhắc việc có thể cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria. Các đồng minh của Mỹ như Qatar hay Ả rập Saudi đã trang bị vũ khí cho một số nhóm đấu tranh chống quân của Tổng thống Bashar al-Assad. Theo BBC Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 5, 2013 9 kế 'phá' Trung Quốc trên Biển Đông Tiền phong Giám đốc An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ nhận định về khó khăn của Mỹ trong việc duy trì hòa bình trên Biển Đông trước những động thái cứng rắn của Bắc Kinh. Dưới đây là bài viết của ông, Tiến sĩ Patrick M. Cronin, về những khó khăn mà Washington sẽ phải đối mặt cũng như đưa ra những gợi ý về cách giải quyết các vấn đề trong khu vực. Đường lưỡi bò chiếm trọn gần như toàn bộ Biển Đông một cách phi lý của Trung Quốc chính là nguyên nhân cho những căng thẳng trong khu vực suốt thời gian qua và cả thời gian sắp tới. Dù có những tiến bộ về ngoại giao nhưng tình hình hiện nay chỉ làm kéo dài thêm các cuộc đối đầu âm ỉ và nhiều khả năng vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Việc tìm kiếm các động lực mới cho sự ổn định chung cũng như những sáng kiến cụ thể cho quy tắc ứng xữ COC đang gặp phải nhiều trở ngại. Những trở ngại bạo gồm sự chồng lấn lãnh thổ trên các khu vực tranh chấp, tốc độ hiện đại hóa chóng mặt của Hải quân Trung Quốc. Thái độ ngày càng quyết đoán hơn của Bắc Kinh đối với các đòi hỏi chủ quyền và cả sự coi thường luật pháp quốc tế... Bắc Kinh tiếp tục phản đối sự đa phương hóa trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Phát triển và thiết lập quyền hàng hải riêng trong khu vực, sử dụng đội tàu hải quân, tàu hải giám thậm chí cả tàu du lịch hoạt động rộng khắp trên khác khu vực tranh chấp nhằm khẳng định chủ quyền phi lý của mình. Mặc khác, Bắc Kinh đang thiết lập các nguyên tắc chỉ giải quyết các vấn đề tranh chấp đối với từng quốc gia riêng rẽ (giải pháp song phương). Sự phát triển này đang trực tiếp phá hoại mục tiêu chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, duy trì hòa bình ổn định, tự do hàng hải, mở các tuyến giao thông trên biển, xây dựng một hệ thống luật lệ mở cho các hoạt động chung trên toàn cầu. Thực tế ngoại giao không có khả năng là một phương tiện đủ để chế ngự những căng thẳng ở Biển Đông. Mỹ cần xem xét những giải pháp khác để gìn giữ hòa bình, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực. Hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong những tuyên bố chủ quyền của mình cho thấy mưu đồ cưỡng chế các khu vực lân cận trong tương lai. Sự kiện bãi cạn Scarborough là một điển hình cho kiểu quấy rối hàng hải kết hợp với các mối đe dọa về hải quân để đạt được mục đích. Bắc Kinh ngày càng cứng rắn hơn với cái họ gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi", điều đó khiến việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông càng trở nên khó khăn hơn. Duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Mỹ. Với tình hình căng thẳng như vậy, Washington nên làm gì để chứng tỏ vai trò lãnh đạo của mình đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. - Nâng cao năng lực các nước đồng minh và đối tác cung cấp một giải pháp phòng thủ đáng tin cậy chống lại hành vi bạo lực. - Hải quân Mỹ cần nâng cao quá trình đào tạo và huấn luyện cho quân đội các nước đối tác về dịch vụ hàng hải nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn hoặc các tính toán sai lầm. - Tổ chức và thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các quân đội có liên quan. Bao gồm cả Trung Quốc trong nỗ lực quân sự ở khu vực. Sự tham gia của Trung Quốc vào các hoạt động quân sự trong khu vực do Mỹ dẫn đầu như RIMPAC là một yêu cầu quan trọng để xây dựng lòng tin lẫn nhau. - Vận động Thượng viện Mỹ phê chuẩn UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển). UNCLOS có thể không giải quyết hết các tranh chấp ở Biển Đông nhưng sự tham gia của Mỹ vào công ước sẽ củng cố thêm cơ sở pháp lý của luật pháp quốc tế. - Hỗ trợ cho nỗ lực của Phillippine và làm trọng tài cho khiếu kiện của họ đối với Trung Quốc như là một tiền lệ quan trọng trong khu vực. - Tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong việc quyết định số phận của Biển Đông, xúc tiến quá trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. - Làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện với Indonesia và phát huy vai trò của họ như là một bên quan trọng trong các tranh chấp trong khu vực. - Hoàn thành việc xây dựng đối tác xuyên Thái Bình Dương trong năm 2013. - Cân bằng sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực, hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Tuy nhiên, khả năng thực hiện các bước chiến lược trên có thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào thái độ của Bắc Kinh đối với vấn đề này. Theo Quốc Việt Infonet Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 5, 2013 Trung Quốc phật lòng vì ảnh ông Tập Cận Bình khoác áo Càn Long Lần thứ hai chỉ trong vòng hơn 6 tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trên trang bìa của tạp chí danh tiếng của Anh The Economist. Tuy nhiên Bắc Kinh không mấy ấn tượng và không hề hài lòng. Hình ảnh ông Tập Cận Bình 2 lần xuất hiện trên bìa tạp chí The Economist. Trên bìa tạp chí The Economist số ra ngày 4/5, Chủ tịch Trung Quốc được khoác áo vua Càn Long, một trong những vị vua có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam của Hồng Kông, ngay sau khi bức ảnh xuất hiện trên trang mạng của tờ báo, Bắc Kinh đã phản ứng nhanh nhất có thể. Tất cả các hình ảnh trên mạng và các link bài liên quan đến tờ báo của Anh đã bị kiểm duyệt chặt chẽ, chỉ vài giờ sau khi bài báo xuất hiện. Theo tờ báo của Hồng Kông, Bắc Kinh có thể đã phật lòng bởi dòng tít chạy trên ấn phẩm ngày 4/5 của tờ báo, “Let’s party like it’s 1793” cùng hình ảnh ông Tập Cận Bình mặc áo của vua Càn Long. Tại sao lại là năm 1793? Theo tờ The Economist, đây là một ngày quan trọng trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc. “Vào năm 1793, đại diện của Anh, ngài Lord Macartney, đã đến yết kiến hoàng đế Càn Long, với hi vọng có thể mở sứ quán. Ông mang theo những tặng phẩm từ quốc gia vừa mới công nghiệp hóa của mình để biếu hoàng đế.” “Tuy nhiên, Càn Long, hoàng đế của quốc gia mà hiện nay đang chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu, đã không quan tâm”, The Economist thuật lại và cho biết thêm hoàng đế Càn Long hoan nghênh “sự khiêm tốn chân thành và vâng lời” của nước Anh, nhưng ngài bày tỏ, “ Trung Quốc có đủ mọi thứ và không đánh giá cao các đồ vật xa lạ hay tinh xảo của nước Anh cũng như không có nhu cầu dùng chúng”. Nhưng người Anh đã không dễ nản chí, bởi đã có nhiều thay đổi kể từ lần yết kiến đó của ngài Lord Macartney 220 năm trước. Triều đại nhà Thanh sụp đổ và Trung Quốc đã thay đổi để vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam, giờ đây khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra tầm nhìn cho tương lai của Trung Quốc là khơi dậy “Giấc mơ Trung Quốc”, tờ The Economist có thể cảm thấy ông Tập có gì đó đồng điệu với hoàng đế Càn Long. Tờ báo cho rằng đà phát triển kinh tế của Trung Quốc có tiếp tục, có lẽ nằm ở việc ông Tập cải thiện và cải cách Đảng, cơ quan đã dẫn dắt “Tân Trung Quốc” kể từ năm 1949, như thế nào. Lần trước đây ông Tập Cận Bình xuất hiện trên bìa The Economist là vào ngày 27/10/2012, khi ông chuẩn bị chính thức trở thành tân lãnh đạo Trung Quốc. Dòng tiêu đề khi đó là “Người đàn ông phải thay đổi Trung Quốc” và với bức ảnh ông Tập mặc bộ vét màu đen, ngồi trên chiếc ghế bành đặt trên nền đất với những đường nứt gãy xung quanh. Vũ Quý Theo SCMP, The Economist (Nếu Lão say là người Hán Lão say sẽ đặt câu hỏi : Rằng người Mãn Thanh có phải là người Trung Quốc không nhỉ? hay họ là người nước Kim (Nữ Chân)?? Giả sử trong thời gian đô hộ của giắc Tầu Mãn Thanh mà ở Thăng Long vua Lê cũng cạo trọc đầu và tết tóc đuôi sam, mặc trang phục đó chắc hậu nhân người Việt sẽ nhổ nước bọt ông vua bày cho đến chết. Haizzzzz... kể ra hình ảnh này cũng có thể luận được ý tưởng của anh cu Tập đấy cụ Sư Thến ạ! Theo cụ thì đây là hành động và ý tưởng gì của anh cu Tập?) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 5, 2013 (Nếu Lão say là người Hán Lão say sẽ đặt câu hỏi : Rằng người Mãn Thanh có phải là người Trung Quốc không nhỉ? hay họ là người nước Kim (Nữ Chân)?? Giả sử trong thời gian đô hộ của giắc Tầu Mãn Thanh mà ở Thăng Long vua Lê cũng cạo trọc đầu và tết tóc đuôi sam, mặc trang phục đó chắc hậu nhân người Việt sẽ nhổ nước bọt ông vua bày cho đến chết. Haizzzzz... kể ra hình ảnh này cũng có thể luận được ý tưởng của anh cu Tập đấy cụ Sư Thến ạ! Theo cụ thì đây là hành động và ý tưởng gì của anh cu Tập?) Thực ra thì ông Tập Cận Bình chỉ đang tìm cách đổ đống rác của những người tiền nhiệm tạo ra. Đống rác này là kết quả của thứ tư duy từ hơn nửa thế kỷ trở về hàng trăm năm trước: Bá chủ khu vực. Đó là lý do mà cách đấy chỉ mấy năm, Trung Quốc vẫn còn lải nhải về một thế giới đa cực. Nhưng thời thế đã thay đổi. Ông Tập Cận Bình đang lúng túng trước đống rác này: Thế giới hiện đại chỉ có một cực thôi. Đó là - sau khi Liên Xô sụp đổ - Hoa Kỳ đang bá chủ thế giới trên thực tế. Bởi vậy, những âm mưu bành trường lãnh thổ và bá chủ khu vực trên thực tế là thách thức ngôi bá chủ của Hoa Kỳ. Hay nói rõ hơn: Họ đang đối đầu với Hoa Kỳ. Cho nên bây giờ, Trung Quốc - do ông Tập Cận Bình đứng đầu - ở thế "tiến thoái lưỡng nan". "Cờ bí thì cứ dí tốt" vậy thôi. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites