-
Số nội dung
31.238 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2.212
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Thiên Sứ
-
Vào ngày mùng 10/ 3 Mậu Tý là ngày khai trương diễn đàn. Thiên Sứ sẽ trả lời ba người, mỗi người ba câu hỏi, mỗi câu hỏi không quá 15 chữ, hoặc số về tất cả mọi chuyện trên đời. Thiên Sứ
-
ĐÁNH MẤT Triều Âm Thơ đánh mất nỗi buồn nào vạn cổ Khuất dấu đời lối kỷ niệm xót xa Nắng tháng tư từng lọn rất nõn nà Hong khô mắt dòng lệ xưa mùa hạ. * Em soi gương thấy dáng mình chợt lạ Nụ cười tròn tươi tắn đẹp như hoa Mắt em là ngàn tinh tú vỡ òa Bừng sáng cả khung trời đêm khó tả. * Bản nhạc mơ dặt dìu như lơi lả Bàn tay ngoan nắm chặt lấy ân tình Em đánh mất nỗi đau của chính mình Vào đáy mắt tình anh đang chờ đợi. Cảm tác ĐÁNH MẤT Có mất đâu em. Đây nỗi buồn vạn cổ. Còn trinh nguyên một kỷ niệm xót xa. Nắng đem đi mầu da trắng nõn nà. Gửi bơ vơ trong chiều buồn cuối hạ. * Lên xe hoa , như thấy mình chợt lạ. Trong thẫn thờ, em có khóc cùng hoa? Đêm tân hôn, thôi thề ước nhạt nhoà. Sóng gợn buồn, ánh trăng ngà tơi tả. * Giấc mơ xưa, nhạc tình ru lơi lả. Dập dìu đi trong ngây ngất hương trinh. Em kiêu sa chợt đánh mất chính mình. Trăng xưa còn có ru tình? Anh về ôm cõi ru mình ngày xưa Thiên Sứ
-
- Cho ly cà phê đen không đường đi! - ?........... - Sao chẳng có ai trả lời thế nhỉ? Chủ quán đi đâu rồi? Hic! Quán này âm thịnh, dương suy. Phải chi bắt thêm mấy ngọn đèn rồi dùng gương phản chiếu may ra có khách.
-
Kỷ niệm 15 năm thành lập Câu Lạc Bộ Thăng Long Dịch Học Nghĩa Kỳ. Ngày 17. 4 . 2011. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông - thuộc cơ quan UNESCO Viêt Nam - tiền thân là "Câu Lạc Bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ" đã kỷ niệm 15 năm thành lập tại Hội trường trong Hoàng Thành Thăng Long. Tham dự lễ kỷ niệm có nhiều nhân sĩ và những nhà nghiên cứu văn hóa, lý học Đông phương đã tham dự. Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương là khách mời của ban tổ chức và tham gia đọc tham luận trong buổi lễ kỷ niệm. Dưới đây là hình ảnh của buổi lễ và các thành viên Trung tâm tham gia buổi lễ kỷ niệm. Quang cảnh lễ kỷ niệm. Giáo sư tiến sĩ Hoàng Tuấn phát biểu khai mạc..... Các đại biểu đọc tham luận và chúc mừng Lễ Kỷ niệm.... Vị đại diện tổ chức UNESCO VIET NAM phát biểu ý kiến trong lệ kỷ niệm. Ban tổ chức tặng hoa giáo sư tiến sĩ Hoàng Tuấn - thành viên sáng lập Câu Lạc Bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ và những đóng góp của ông cho nền văn hóa và Lý học Đông phương. Cùng vinh dự với giáo sư Hoàng Tuấn là nhà nghiên cứu Lý Học Xuân Cang. Nhưng vì tuổi già sức yếu, nên cụ không đến dự được. Ban tổ chức đã gửi lẵng hoa đến tư gia nhà nghiên cứu Xuân Cang để bày tỏ sự tri ân. Còn tiếp
-
TẢN MẠN VỀ TỲ HƯU Trong phong thủy có một vật phẩm được tôn vinh là đệ nhất tài thần. Đó là con tỳ hưu. Nó được giới thiệu là một con vật chỉ có ăn và không hề đào thải, nó được coi là hình tượng của sự tích lũy và phát triển tài lộc vì chỉ có vào không có ra. Người ta đồn rằng chính Hòa Thân, một vị đại thần bậc nhất đời nhà Thanh có một con tỳ hưu bằng bạch ngọc rất lớn. Lớn đến nỗi ông ta phải xây cả một ngôi nhà để chứa con tỳ hưu. Nhưng nó được ông ta giấu rất kỹ, chỉ đến khi nhà ông bị khám, mọi người mới biết đến con tỳ hưu này. Bởi vậy, người ta đồn rằng sở dĩ ông ta giàu có đến bậc "Phú gia địch quốc" chính nhờ con tỳ hưu bằng bạch ngọc đồ sộ đó. Huyền thoại từ xa xưa đã nói đến con tỳ hưu. Theo truyền thuyết Tỳ Hưu là đứa con thứ chín của Long Vương, thức ăn của nó là kim ngân châu báu, vì thế toàn thân nó toát lên bảo khí một cách tự nhiên. Đem Tỳ Hưu ra so sánh với các con vật cát tường khác như Cóc vàng thì Tỳ Hưu luôn đứng đầu, vì thế nó rất được Ngọc Hoàng ưa chuộng. Nhưng ăn nhiều thì nặng bụng, cho nên có một lần vì không nhịn được nó đã đi bậy trên Thiên Đình khiến Ngọc Hoàng Đại Đế rất tức giận và cho một tát vào mông khiến cho hậu môn bị bịt kín luôn, từ đó kim ngân châu báu chỉ có thể vào mà không thể ra. Sau khi chuyện đó được truyền đi, Tỳ Hưu được xem như con vật chiêu tài tiến bảo cát tường. Bởi vậy, tỳ hưu bán đầy ở các cửa hàng phong thủy, người giàu thì mua con to giá đến vài trăm triệu, người làng nhàng thì cũng vài triệu một con, người có chút dư dả cũng mua loại nhỏ vài trăm một cặp. Trong lý học Đông phương thì ở trong vũ trụ này mọi sự vận động đều tuần hoàn theo quy luật tạo hóa. Sinh sinh diệt diệt chẳng có cái gì là sự vĩnh cửu. Có nhập thì phải có xuất đó là lẽ tự nhiên. Chẳng có cái gì chỉ có nạp mà không có thải. Những căn nhà, hoặc căn phòng bế khí là một thí dụ cho những hậu quả tai hại của những con người cư ngụ trong đó. Đó là hậu quả của sự có nạp mà không có thải. Cứ cho rằng con tỳ hưu mà hình tượng của nó chỉ nap khí và tụ lại trong hình tượng đó, không có thải ra theo nguyên tắc "hình nào khí đó". Và nếu đúng như vậy thì quả là sự nguy hại cho những ai sử dụng nó. Bởi vậy, tôi chẳng bao giờ khuyên thân chủ tôi mua tỳ hưu. Mua nó về, lúc đầu thì có vẻ như phát tài , phát lộc thật, Nhưng đến khi khí bế thì tài lộc không thể vào được nữa. Kinh doanh ngày càng lụn bại. Nếu đã lỡ mua rồi , tôi thường khuyên thân chủ của tôi tạo ra một cái hậu môn - cũng chỉ là hình tượng - phía dưới đuôi để thông khí.
-
Bí mật “huyệt trai tân” giải oan tội hiếp dâm Cập nhật lúc 14:59, Thứ Tư, 19/05/2010 (GMT+7) , “Ngày 22/04/2002, ba thanh niên ở xã Yên Nghĩa, Hà Đông (Hà Nội) là Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Đình Tình, phải nhận án tổng cộng 41 năm tù vì tội hiếp dâm, cướp tài sản. Dù các bị cáo đều một mực không nhận tội trước toà. Thậm chí trong phiên phúc thẩm, khi biết bị bác kháng cáo kêu oan, cả ba bị cáo nhất loạt xin…lĩnh án tử hình. Và sau gần 10 năm lĩnh án, ba thanh niên này đã được minh oanbởi một phụ nữ kỳ lạ . Đó là lương y chuyên sâu Phạm Thị Hồng, công tác tại bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội). Chị là người phụ nữ có thận phận đặc biệt, và sự quyết liệt hiếm có khi sẵn sàng tự thiêu để chứng minh nhận định của mình là đúng. Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi chị phát hiện ba chàng trai này chưa bao giờ có quan hệ với phụ nữ, nhờ một huyệt đạo bí mật, nói theo dân dã thì họ vẫn còn là trai tân… Từ một huyệt đạo mang tên “Dương Minh” Chị Hồng tự giới thiệu mình là người say mê những pho sách cổ, đặc biệt là các sách về Đông y. Chị thường say sưa nghiên cứu những huyệt đạo, những quy luật âm – dương của cơ thể con người, những kiểu giáo trình này người ta không đưa vào chương trình giảng dạy các trường khoa Đông y. “Chỉ vì tò mò nên tôi đọc tất cả những cuốn sách cổ về y thuật nếu bắt gặp thú vị vô cùng” - chị Hồng nói. Chị kể: vào năm 2006, trại giam Thanh Xuân có đưa đến một phạm nhân nam, còn rất trẻ tuổi tên là Nguyễn Đình Lợi. Bệnh nhân này được nhập viện trong thể trạng suy yếu, gần như liệt nửa người. Sau khi bắt mạch, chị quyết định châm cứu để phục hồi chức năng cho Lợi. Khổ nỗi cậu ta là phạm nhân nên luôn bị xích ở cổ chân mà nơi ấy là một huyệt quan trọng để châm cứu. Thấy vậy chị đề nghị cán bộ của trại giam tháo xích để tiến hành châm cứu. Vị cán bộ trại giam sợ sai nguyên tắc nên từ chối, chị đã phải thuyết phục rằng, phạm nhân này không thể chạy trốn vì anh ta đang bị liệt nửa người…Thuyết phục mãi cán bộ trại giam mới tháo xích và giúp chị bê bệnh nhân lên giường để châm cứu. Huyệt đạo mang tên "Dương Minh" để kiểm tra trinh tiết đàn ông nằm ở vị trí dưới dái tai Cảm kích trước hành động của vị bác sĩ, phạm nhân Lợi bật khóc tức tưởi. Lợi mếu máo rằng, đã lâu lắm rồi chưa được ai quan tâm và chăm sóc tốt như thế…Chị Hồng cười rồi bảo: thanh niên gì mà khóc nhè thế, biết hối hận thì chăm chỉ cải tạo rồi ra thôi…Lần này Lợi lại càng khóc to hơn kêu rằng mình bị oan, nhất định muốn chết!. Thấy lạ, chị Hồng quay sang hỏi cán bộ trại giam thì biết được cậu ta mắc tội tày đình: hiếp dâm, cướp của, lĩnh 16 năm tù. Cái tội hiếp dâm ai cũng ghét, tôi cũng thế nên thấy ghê tởm” - chị Hồng nói. Thế nhưng khi nhìn vào khuôn mặt tái dại, đôi mắt trong sáng của phạm nhân này, bỗng nhiên chị cảm thấy điều gì đó bất thường. Chị bèn hỏi đùa: “cậu quan hệ với phụ nữ bao nhiêu lần rồi?”/. Phạm nhân Lợi giãy nảy rằng, chưa ! Chưa bao giờ quan hệ với phụ nữ. Chị Hồng bật cười rồi doạ: “này, chị là lương y, chị biết nhìn trinh tiết đàn ông đàn bà đấy, đừng nói bừa!”. Nghe vậy, phạm nhân Lợi vẫn kiên quyết khẳng định, mình là trai tân, chưa hề biết thế nào là phụ nữ! Nếu có chết cũng không dám nói bừa! Quá tò mò, chị quyết định bấm huyệt “Dương Minh”, cái huyệt này nằm ở vị trí dưới dái tai. Theo giải thích của chị, những người đàn ông chưa bao giờ quan hệ tình dục với phụ nữ thì cái huyệt ấy vẫn chưa đứt. Huyệt này chỉ đứt khi có khí âm hút vào. Ngược lại với phụ nữ huyệt này gọi là “Khuyết Ấm”, nằm ở vùng ức và nếu chưa có quan hệ với đàn ông thì nó cũng sẽ không đứt. Ngày xưa, khi tuyển cung phi cho vua chúa, những lương y thường xem huyệt này để kiểm tra trinh tiết… Chị mô tả rằng, huyệt này nó như sợi chỉ màu hồng rất đẹp, nếu đúng ngày nó nổi lên, khi ấy cơ thể con người có một luồng khí rất mạnh, tươi mới tinh khôi… đàn ông sẽ trở nên mạnh mẽ, phụ nữ sẽ trở nên đẹp lạ lùng ! Những lương y có nghề sẽ biết cách xem cái huyệt này. Và chị hoàn toàn bất ngờ khi thấy huyệt “Dương Minh” của phạm nhân Lợi còn nguyên vẹn. “Nói thật, lúc ấy tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì cậu ta nói thật nhưng lo nhất là sẽ chẳng ai tin chuyện này…” - chị Hồng bùi ngùi nhớ lại. Chị bảo, cái huyệt đạo này người theo học y thuật phương Đông đều biết, nhưng nhiều người không để ý vì nó chẳng mấy tác dụng trong việc chữa bệnh, ngoài chức năng chứng minh sự trinh tiết. Hơn nữa nó lại thuộc y học phương Đông, nếu đem ra làm chứng cứ thì rất khó thuyết phục nguời khác. Nhưng cứ nhìn đôi mắt oan ức của Lợi, trong chị lại dâng lên một quyết tâm lạ lùng: phải minh oan bằng được! Sẽ tự thiêu để chứng minh sự thật Chị đã đi gặp GS. Nguyễn Tài Thu - một trong số ít người quan tâm đến cái huyệt đó. GS. Nguyễn Tài Thu sau khi nghe chị thuật lại sự việc cũng lắc đầu bảo, khó lắm con ạ (GS luôn gọi chị là con ) chuyện này không đùa được, liên quan đến luật pháp, mà cái huyệt này chỉ những người rành y thuật phương Đông mới hiểu, khó làm chứng cứ minh oan lắm…Nói vậy nhưng GS cũng rất thương cho phạm nhân Lợi, chính ông đã móc ví lấy tất cả số tiền trong đó là 800 ngàn đồng gửi chị mua thuốc để tiêm cho Lợi, rồi động viên chị hãy bình tĩnh, làm từng bước cho chắc chắn. Sau nhiều ngày suy nghĩ, chị quyết định tìm đến nhà phạm nhân tìm tài liệu về vụ án, lên Viện kiểm sát xin đọc hồ sơ…chị hết sức bất ngờ vì đó là một vụ án còn nhiều mâu thuẫn, có nhiều tình tiết cần được làm sáng tỏ, nó cũng củng cố thêm cho niềm tin của chị. “Tôi đã quyết định đứng tên viết đơn kêu oan, nhưng lẳng lặng làm, ai hỏi thì nói là tìm hiểu cho biết…” - Chị Hồng nói. Chị đã đi tất cả 36 cơ quan, những nơi liên quan đến vụ việc này, viết vài trăm lá đơn, trình bày tất cả những hiểu biết của mình về y học để chứng minh rằng Lợi vô tội. Tất cả những lá đơn gửi đi đều bặt vô âm tín, nếu có trả lời thì cũng khẳng định rằng bản án đã được tuyên đúng người đúng tội, có cả bản tự thú của phạm nhân, cơ quan pháp luật không sai. Mệt mỏi, chán chường, thỉnh thoảng lại bị ai đó gọi điện hăm doạ, rồi cứ xểnh ra là mất xe máy (chị đã mất tới 4 cái xe máy trong quá trình đi kêu oan giúp). Nhiều người thân bạn bè cũng khuyên can rằng , việc khó lắm lại là người dưng, chẳng quen biết gì, lao đầu vào như thế không may chuốc hoạ vào thân thì khổ “tôi không chịu, tôi vẫn quyết tâm vì tôi có lý do…” - chị Hồng vừa nói vừa lục ra 1 lá thư đã cũ, được ép nhựa cẩn thận. Đó là bức thư của ba chị - một chiến sỹ cách mạng hy sinh rất anh dũng, bạn hoạt động cùng thời với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chính ba Sáu Dân đã giao lại bức thư cho chị hồi còn bé. Trong đó có đoạn “… Con không được phản bội lại chính lương tâm mình với bất kỳ lý do nào. Cuộc sống của con phải lấy nhân nghĩa làm lẽ sống…”. Chị Hồng rơm rớm nước mắt kể: Đời chị chưa bao giờ biết mặt ba. Lá thư này là ba viết cho chị trước lúc địch mang ông ấy ra trường bắn, không lâu sau má chị cũng bị chúng giết chết. Chị được gửi lại cho một gia đình nông dân ở huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ). Cha mẹ nuôi của chị cũng tốt vô cùng, họ không bao giờ tiết lộ chị là con nuôi, chỉ sau khi chị lớn, ba Sáu Dân và một số bạn hữu của ba má đẻ chị tìm tới, giao lại lá thư, chị mới biết mình là con nuôi, người gốc Bến Tre, ba má tập kết ra Bắc thì sinh chị, nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, họ phải gửi chị lại để tiếp tục vào Nam chiến đấu… “Từ đó tôi lấy đuợc cái đức của ba má mà sống. Tôi không thể chịu đựng được khi thấy sự oan ức mà không hành động!” - chị Hồng khẳng định. Thế rồi đến năm 2008, một lần nữa Lợi đựơc đưa ra bệnh viện điều trị, lần này chị có cơ hội tiếp xúc lâu hơn với bệnh nhân. Chắp nối tất cả các dữ kiện, cùng những chứng cứ thu nhập được, chị quyết định, tìm gặp các vị lãnh đạo cao cấp để minh oan. Thế nhưng mọi chuyện vẫn như vậy, họ vẫn giữ quan điểm ban đầu rằng họ không sai. Quá bức xúc, chị tuyên bố rằng sẽ tự thiêu để chứng minh nhận định của mình. Chị tin rằng, sau cái chết của mình sẽ có người lật lại toàn bộ hồ sơ sự việc. Chị đã tính đến việc gửi lại hai đứa con của mình cho người thân nếu chị tự thiêu. Với sự lỳ lợm đến khó tin cuối cùng câu chuyện cũng đến được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông đề nghị VKSND tối cao xem xét lại bản báo cáo. Cuối năm 2009, các cơ quan tố tụng có công văn gửi các cấp lãnh đạo thừa nhận: “ quá trình điều tra và xét xử đã có những thiếu xót…cơ quan điều tra đã thiếu khách quan, không đầy đủ và triệt để, những chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ…”. Và kết quả là họ trả tự do cho ba thanh niên đó. Chúng tôi - những người làm báo đến nghe chị kể chuyện đã hỏi: “Chị định tự thiêu là để làm thật hay doạ nếu họ không nghe?”. Chị Hồng khẳng định: “ tôi không doạ, tôi chưa bao giờ đùa trong chuyện này. Ngày mới gặp Lợi, tôi hứa sẽ đi đến cùng để minh oan, và tôi đã làm như thế. Tôi là lương y, cứu người là nhiệm vụ, và chết vì người khác cũng không phải là cái gì đó ghê gớm!”. Nhìn người phụ nữ 53 tuổi này mà chúng tôi thấy ấm lòng, cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu có nhiều và rất nhiều người như chị ! Kiến thức, lòng quyết tâm của chị đã giúp ba chàng thanh niên đòi lại công lý, đòi lại nhân phẩm, và cũng cảnh báo với những người đang cầm cân nảy mực, có trách nhiệm phải thật cẩn trọng với pháp luật vì chỉ một sai xót nhỏ cũng có thể huỷ diệt cuộc đời một con người. Theo Đang yêu
- 11 trả lời
-
31
-
Số điện thoại đẹp: "May rủi khôn lường!" Thứ hai, 23 Tháng 8 2010 09:14 Cách đây ít ngày, số điện thoại 0x88888888 đã chính thức chọn được chủ nhân sau một thời gian dài nằm trong kho số của Viettel. Theo tiết lộ của nhà mạng, giá của chiếc sim đặc biệt này không dưới 10 chữ số… . Nhiều người thích số điện thoại đẹp Theo quan niệm của nhiều người, số điện thoại 0x88888888 là con số thịnh vượng. Ngoài việc minh chứng đẳng cấp của chủ sở hữu, nhiều người tin rằng số 8 (âm Hán Việt đọc là "bát", thường được đọc chệch là "phát") tượng trưng cho sự phát đạt, đem tới vận may cho người sử dụng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia phong thủy, số điện thoại có tám chữ số 8 này chưa hẳn đã đẹp… "Tôi khẳng định 0x88888888 là số không đẹp" Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Tuấn Kiệt (Công ty Cổ phần Phong thủy Việt Nam, 166 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), sim số đẹp có thể chia làm 2 dạng. Thứ nhất là sim số đẹp theo nghĩa dễ nhớ. Loại này đã có từ khi hình thành thị trường sim số. Chuyên gia Nguyễn Tuấn Kiệt - ảnh VTC Nhưng 2, 3 năm trở lại đây bắt đầu có khái niệm sim phong thủy. Trong khi sim số đẹp theo kiểu dễ nhớ chỉ có giá trị về kinh tế thì để đánh giá một sim phong thủy đẹp lại phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí. Chuyên gia Tuấn Kiệt cho rằng, số điện thoại 0x88888888 chỉ đơn thuần là một số dễ nhớ chứ xét về ý nghĩa phong thủy, đó chưa hẳn là một con số đẹp. “Để đánh giá một số điện thoại đẹp trước hết phải xem bản thân số đó có phải là số đẹp hay không? Thứ hai phải xem số đó có hợp với người sử dụng hay không? Tiêu chí này phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Số điện thoại 0x88888888 có quá nhiều số 8, mà theo phong thủy, số 8 là một số âm nên dãy số 0x88888888 là một dãy số quá nhiều âm tính. Theo thuyết âm dương ngũ hành, một dãy số đẹp thì âm dương phải cân bằng, những gì thái quá đều không tốt. Ngoài ra, theo quan niệm của kinh dịch, dãy số 0x88888888 thuộc quẻ Bĩ - mang một ý nghĩa chỉ sự suy thoái. Chưa xét đến việc người sử dụng có hợp với số 0x88888888 hay không, nhưng chiếu theo quan niệm của phong thủy tôi khẳng định 0x88888888 là một số không đẹp”, chuyên gia Tuấn Kiệt nói. "May rủi khôn lường" Ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội KHKTVN) lại cho rằng 0x8888888 là một số “tiện”, giúp người ta giảm thiểu chức năng của bộ nhớ nhưng chứa đựng sự may rủi khôn lường. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải - ảnh VTC Ông Hải cho biết: Hiện nay, trên thế giới đã có khoa số học Numerology, môn khoa học nghiên cứu ý nghĩa của những con số và mối quan hệ của con số với con người. Và tùy theo mỗi dân tộc mà có quan điểm khác nhau về các con số. Ở Việt Nam thì kiêng những con số lẻ, thích con số chẵn như quan niệm “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”. Hay như trường phái Pitago, một trường phái triết học cổ Hy Lạp lại quan niệm con số 4 là một số đẹp. Bởi vì, trường phái này cho rằng con người có 10 ngón tay, mà tổng các số từ 1 đến 4 lại bằng 10. Trường phái Pitago cũng lý giải ý nghĩa của số 4 như sau: Trong hình học, số 1 xác định được 1 điểm, số 2 xác định được 1 đường thẳng, số 3 xác định được 1 mặt phẳng nhưng số 4 thì xác định được 1 không gian. Do vậy, số 4 đã xác định được thế giới chúng ta đang tồn tại nến số 4 là một con số đẹp. Nhưng người Trung Quốc lại sợ con số 4 vì khi phát âm số này đọc là “tứ”, gần với chữ “tử” là chết. Người Trung Quốc thích số 8 vì khi đọc, chữ “bát” gần chữ “phát”. Theo ông Hải, quan niệm về cái đẹp của mỗi con số theo các dân tộc là mỗi khác. "Dãy số 0x88888888 có phải là con số đẹp không? Đánh giá đó tùy vào quan niệm của từng tầng lớp, từng con người. Nhưng, theo tôi, dãy số đó trước hết là một số “tiện” vì khi sử dụng sẽ giúp chúng ta giảm chức năng của bộ nhớ". "Hơn nữa, số 0x88888888 đã được mua với giá rất đắt và chắc chắn người mua mong rằng con số đó sẽ đem lại cho mình sự may mắn. Vậy, người sở hữu số điện thoại 0x88888888 trước tiên phải là một người có khả năng tài chính cao. Nhưng cái phúc, họa rất khôn lường và chúng ta không thể biết được khi sở hữu số điện thoại “tuyệt vời” đó là may hay rủi. Ví như có người nào đó vì ghen tức với số điện thoại đó của anh, họ sẽ tìm cách hại anh để có số đó. Trong công việc làm ăn, nhiều người e anh “chảnh” khi sử dụng số đó sẽ không gọi điện thoại cho anh nữa… Do vậy, theo tôi, con người nên sống đúng với bổn phận để làm sao duy trì được cái phúc và bớt đi những cái họa. May rủi phải xây dựng trên nền tảng đạo đức”, ông Hải chia sẻ. "Tôi sẽ bán ngay với giá 100.000 đồng" Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương, ông sẽ không bao giờ bỏ tiền ra mua mua số điện thoại 0x88888888 và nếu ai mua tặng ông số điện thoại này dù là giá 1 tỷ đồng, ông sẵn sàng bán ngay chỉ với giá 1 trăm nghìn đồng chứ không dùng. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh Để chứng minh cho quan điểm của mình, ông Tuấn Anh nhắc lại một câu chuyện tương tự về số điện thoại đẹp đã xảy ra trên thế giới: “Ở Bulgaria đã từng phải bỏ đi một số điện thoại có có 9 số 8 (0888888888) sau khi 3 người sử dụng số này đều qua đời trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu đầu tiên của số điện thoại huyền thoại này là ông Vladimir Grashnov, cựu giám đốc điều hành hãng điện thoại di động Mobitel, nơi phát hành số 0888 888 888 đã qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 48. Trùm mafia Bulgaria Konstantin Dimitrov, người sở hữu số điện thoại này sau đó cũng bị ám sát tại Hà Lan ở tuổi 31 khi đang mang số điện thoại bên mình. Sim số đẹp này được chuyển sang cho doanh nhân Konstantin Dishliev, nhưng ông này cũng bị ám sát bên ngoài một nhà hàng Ấn Độ tại thủ đô Sofia của Bulgaria”. Ông Tuấn Anh cho biết, hiện nay, có một lý thuyết xuất phát từ lý học Đông Phương, tạm gọi là lý thuyết về những con số. Lý thuyết này khẳng định, các con số khi đọc lên, âm thanh đó sẽ tác động đến con người, ảnh hưởng đến số phận con người. Theo quan niệm ở một số nước phương Đông, người ta cho rằng số 8 khi phát âm là “bát” thì nó có nghĩa là “phát”. Vậy, trong trường hợp của số điện thoại 0x88888888 khi đọc lên sẽ là …phát phát… phát mà theo lý học những gì cực thịnh sẽ phải đi đến hồi suy… “Nhiều đại gia khi gọi điện thoại đến số máy của tôi cũng hiển thị những số có bốn số 8, năm số 8. Điều đó chứng tỏ rất nhiều người chuộng số 8. Cứ cho rằng lý thuyết của họ là đúng, tôi không phản đối. Nhưng tôi chưa thấy vị đại gia nào sử dụng nhiều số 8 lại có một kết cục trọn vẹn đến cuối cuộc đời cả". Theo tôi, số điện thoại 0x88888888 là con số rất nguy hiểm. Tôi khuyên mọi người không nên mua số điện thoại này”, ông Tuấn Anh kết luận. Tại Việt Nam, số điện thoại 0x88888888 của Viettel đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Trên nhiều diễn đàn, không ít các bạn trẻ bày tỏ niềm ao ước có được số điện thoại “thịnh vượng” bậc nhất kia cũng như sự ngưỡng mộ đối với chủ nhân của chiếc sim “khủng” này. Được biết, chủ sở hữu của sim số 0x88888888 là một người thành đạt. Chia sẻ với báo giới, chủ sở hữu của số sim này cho biết, anh mua số điện thoại này không phải để bán mà một phần là nhằm thỏa mãn niềm đam mê đối với những con số và hơn hết đó là sự chân thành, mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho quỹ từ thiện, với mục đích giúp đỡ những người thiếu may mắn có cơ hội nhận được sự quan tâm nhiều hơn của xã hội. "Nếu đã làm điều thiện, thì theo tôi, số điện thoại ấy sẽ không hại chủ" - một chuyên gia nghiên cứu tâm linh (xin giấu tên) cho biết. Theo: VTC ------------------------------------------------ Hi. Hôm đó Thiên Sứ tui xỉn quá nên ra giá có 100. 000 đ cho số sim đẹp. Bằng chứng là xác hai chai bia chụp trong hình. Đây là con số thống kê bia còn chưa đúng sự thật :D . Đúng ra phải bán 1.000. 000đ. So với một tỷ vẫn còn rẻ chán.
-
"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi? Thứ ba 25/09/2012 06:00 (GDVN) - TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan... Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường GS Nguyễn Hữu Đức: "Xếp hạng đại học là xu thế toàn cầu" Thực hư chuyện TS Lê Thẩm Dương bị "tố" đạo văn Việt Nam đã mấy lần đổi mới giáo dục? 63 % sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề? Trong văn học có những hiện tượng văn học sử trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn có thể tìm ra những thiếu sót để chỉnh sửa, bởi vì giáo dục là phải khoa học Chân - Thiện - Mỹ. Với tinh thần đó, Lưỡng quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang (Nguyên Giảng viên ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) đã chỉ ra rằng: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi. Từ trước tới nay, chúng ta đều quan niệm: "Bình Ngô đại cáo" là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam. Chân dung Nguyễn Trãi. HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC TS Đỗ Văn Khang cho rằng, đối với "Bình Ngô đại cáo" thì Nguyễn Trãi chỉ là người thảo văn bởi ông là thư ký bậc cao, Lê Lợi mới là người làm nên tác phẩm. Chắc chắn ngày xưa, Nguyễn Trãi mà tự coi mình là chủ nhân của Bình Ngô đại cáo thì sẽ mắc tội “khi quân”. Bởi vì ông là người luôn luôn tuân theo đạo lý: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”. TS Đỗ Văn Khang cho biết: Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy văn bản gốc của "Bình Ngô đại cáo". GS Nguyễn Huệ Chi cũng chỉ xác định bằng hai chữ "có lẽ" in lần đầu tại Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào năm Hồng Đức thứ 10, tức là năm 1479. Như thế về văn bản, khoảng 59 năm thất lạc từ sau vụ án Lệ Chi Viên đến tay Ngô Sĩ Liên đã không còn nguyên gốc. Trong tình trạng đó, theo TS Đỗ Văn Khang rất khó để đi theo văn bản học, nhưng có một cách khác là đi theo "Hệ hình tư tưởng phương Đông". Vì mỗi một thời đại thuộc Đông hay Tây đều có phạm trù chuẩn. TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan với câu trong bài thơ Nôm: Góc thành Nam lều một gian No nước uống thiếu cơm ăn. Nhưng ở trong “Bình Ngô đại cáo" mở đầu như sau: Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Hơn nữa, ý kiến cho rằng: “Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi cho phép thay mặt nhà vua công bố Bình Ngô đại cáo” là không có cơ sở. Nếu viết theo kiểu “cho phép” thì văn chương phải khác, Nguyễn Trãi không thể xưng “ta” tới mười lần trong Bình Ngô đại cáo, bởi chỉ một lần xưng “ta”, Nguyễn Trãi có thể đã bị mất đầu. Lại nữa, Lê Lợi không thể ưu ái Nguyễn Trãi mà cho phép Nguyễn Trãi làm vậy vì còn kỷ cương còn các quan trong triều, còn lễ giáo của đạo Khổng: Quân quân - Vua ra vua Thần thần - Bề tôi ra bề tôi Phụ phụ - Cha ra cha Tử tử- Con ra con Bề tôi mà xưng ra vua thì có mà thành “Đảo chính”. Xét về vị thế để công bố "Bình Ngô đại cáo" thì chỉ có Lê Lợi, vì đó là sự nghiệp, công lao, thành tựu của ngài. Về tài năng, Lê Lợi là một vị vua lập ra vương triều Lê hưng thịnh, ngài là người quyết đoán, không chỉ giỏi việc võ mà còn có tài văn chương. Ngài từng sai Nguyễn Trãi làm sách: “Nam Sơn thực lục” rồi tự làm Bài tựa ký tên là: "Lam Sơn Động Chủ". Khi làm thủy điện Hòa Bình trên vách đá Thác Bở thuộc xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình người ta đã phát hiện ra một bài thơ nổi tiếng của Lê Thái Tổ khắc vào năm Thuận Thiên thứ năm (1432). Gần đây khi làm thủy điện Sơn La, dân ta phát hiện thêm một bài thơ nữa của Lê Thái Tổ khắc trên vách đá núi cao thuộc xã Lê Lợi, huyện Xìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Tiếp đó là bài thơ: “Khắc vào đá để răn hậu thế Man tù ương ngạnh khó giáo hóa”. Ngoài ra, từ xa xưa trong Hoàng Việt thi tuyển (1788), Học giả Bùi Huy Bích chọn ba bài thơ của Lê Lợi vào truyển tập của ông. Như vậy một người có văn võ toàn tài, lại chủ động quyết đoán, không lẽ "Bình Ngô đại cáo" lại không có chữ nào của ngài trong đó. Vậy là "Bình Ngô đại cáo" xét một cách khoa học chỉ có thể là của Lê Lợi. Nhưng xét về quan hệ vua tôi giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi gắn bó và trình độ văn chương của Nguyễn Trãi có thể nói đạt đến mức độ điêu luyện thì "Bình Ngô đại cáo" phải ghi tên hai người: "Bình Ngô đại cáo" của Lê Lợi do Nguyễn Trãi thảo. Qua cuộc trao đổi này, TS Đỗ Văn Khang mong muốn các bậc hiền minh của nước nhà hãy xem xét để chỉnh sửa lại cho đúng sự thật, y như cuộc trao đổi nghiêm túc kéo dài nhiều năm để đi tới kết luận không dễ dàng rằng: Nam Quốc Sơn Hà không phải của Lý Thường Kiệt. TS Đỗ Văn Khang cho rằng có những hiện tượng sai tới hàng thế kỷ, cuối cùng trí tuệ Việt Nam cũng tìm cách xác định và mạnh dạn sửa chữa, cho dù có phải công phu nhưng sự thật vẫn là cái giá cao quý nhất và được những người chân chính ủng hộ. Về chủ nhân của "Bình Ngô đại cáo" chắc chắn cũng nằm trong quy luật đó. TS Đỗ Văn Khang nhận định, đề tác giả của "Bình Ngô đại cáo" như vậy là đã sai gần 6 thế kỷ qua. Và cái khó trong vấn đề sửa chữa này là bởi "Bình Ngô đại cáo" liên quan đến sự kiện năm 1980, UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều này đã khiến tên tuổi ông được nhiều học giả trên thế giới biết đến và hiểu sâu sắc hơn về nền văn hóa đồ sộ của Việt Nam. Thế nhưng, nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain đã từng nói: “Sự thật là điều đáng quý giá nhất mà chúng ta có được. Hãy tiết kiệm nó”. Vì vậy, không nên để hàng chục triệu học sinh suốt từ Nam chí Bắc, từ miền biển lẫn miền núi, từ thế hệ này đến thế hệ khác vẫn tiếp tục sai. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Đỗ Quyên Quyên ================== Xem hết cả bài này chẳng thấy có luận cứ nào vững chắc để xác định Bình Ngô Đại Cáo là của Lê Lợi cả. Ngay từ thời đầu Hậu Lê (Lê Lợi) các sử gia và dã sử đã thừa nhận Bình Ngô Đại cáo là của Nguyễn Trãi. Căn cứ vào đấy, người ta mới xác định Bình Ngô Đại cáo là của Nguyễn Trãi. Khi khởi nghĩa Lũng Nhai chưa có Nguyễn Trãi. Điều đó ai chẳng biết. Nhưng bài Bình Ngô Đại cáo đâu phải viết vào lúc Lê Lợi mới khởi nghĩa? "Quân trung từ mệnh tập" là những bài luận văn chính trị của Nguyễn Trãi và Ngài cũng thay vua viết thư, cáo...nhiều lần. Vậy cũng của Lê Lợi chăng?Vớ vẩn. Sao lịch sử Việt Nam bị xét lại nhiều thế nhỉ? Toàn là những giá trị căn bản và cốt lõi của văn hóa sử truyền thống? Đừng có thắc mắc về chất lượng học sử của học sinh và chất lượng học tập nói chung. Với kiến thức lịch sử và pha học của giáo sư tiến sĩ như thế này thì học sinh học có chất lượng mới là chuyện lạ.
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT Ở NAM DƯƠNG TỬ. Tôi viết những dòng này, như là một lời tâm sự của tôi để chia sẻ với những người đồng cảm và có tâm vì học thuật thật sự. Có thể nói rằng, đây là một niếm vui cho tôi khi tôi nhân danh Phong Thủy Lạc Việt để sang đất Trung Hoa làm phong thủy trên xứ sở mà hầu như cả thế giới này vẫn tin rằng - nền văn minh Hoa Hạ chính là cội nguồn của khoa phong thủy Đông phương. Tôi vẫn chưa bao giờ cho rằng mình là một nhà Phong thủy có nhiều khả năng. Bởi vì thực tâm tôi biết rất nhiều cao nhân nắm được những thuật phong thủy rất thần sầu. Nhưng tôi là người đầu tiên minh chứng nguyên lý căn để của các bộ môn thuộc học thuật cổ Đông phương là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" và ứng dụng trong nhiều vấn đề liên quan, trong đó có Phong Thủy Lạc Việt. Tất nhiên tôi cũng chịu đựng đủ mọi thứ khen chê, thâm chí thóa mạ. Bởi vậy, việc ứng dụng phong thủy Lạc Việt bên xứ Trung Hoa là một điều mà tôi cảm thấy tự tin hơn cho lý thuyết của mình. Mặc dù tôi không coi đó như một bằng chứng chứng minh cho lý thuyết đó. Những rõ ràng việc này là sự trợ duyên đắc lực cho lý thuyết của Phong Thủy Lạc Việt. Nhân duyên để tôi sang Trung Quốc ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt chính vì nguyên lý của nó: Tôi làm phong thủy cho một Cty ở Hanoi do một người Hoa làm chủ. Anh ta tuổi Quý Sửu. Nhà hướng Nam. Theo Phong Thủy từ cổ thư chữ Hán thì thuộc Phúc Đức trạch vì anh ta là cung Ly. Nhưng theo Phong thủy Việt thì anh ta là cung Đoài - do phi tinh trên Hà Đồ. Vì biết anh ta là người Hoa nên trước khi làm Phong Thủy cho anh ta, tôi thẳng thắn trình bày quan điểm của mình và chỉ chấp nhận làm nếu anh ta đồng ý. Anh ta đã chấp nhận và mọi việc diễn ra suôn sẻ. Cty của anh thoát khỏi cảnh bế tắc - tạm thời - vì cũng mới làm đây. Chủ đất nơi anh ta đặt xưởng lúc đầu định đòi lại, khiến anh có nguy cơ phải chuyển nơi sản xuất đi nơi khác, trong hoàn cảnh không mấy thông thoáng về công việc làm ăn. Sự trấn yểm kịp thời đã khiến ông chủ đất đã đổi ý và bán một miếng đất khác, thay vì bán miếng đất mà anh ta đang thuê. Cùng với nhiều hiện tượng liên quan khác , khiến anh ta tin tưởng tôi và mời tôi sang tận Trung Hoa là nơi cơ sở sản xuất chính của gia đình anh ta. Thú thật là lúc đầu tôi hơi ngại ...cũng chính vì quan điểm trước sau như một của tôi: Nguồn gốc Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử. Vậy cái gì sẽ xảy ra khi tôi đến Trung Hoa? Tôi tìm mọi cách để từ chối. Nhưng cuối cùng - trước sự tha thiết và thành tâm của thân chủ - tôi đã quyết định đi với yêu cầu là phải có anh tôi đi cùng. Và họ làm hộ chiếu cho chúng tôi đi Trung Hoa. Tôi ra đến Hanoi ngày 20 - 12 và đi Trung Quốc vào sáng ngày 22 - 12. Xe hơi đưa chúng tôi đến biên giới Việt Trung. Trước khi qua biên giới. Đây là cột mốc số không. Tôi không rành lắm. Nhưng người phiên dịch giải thích như vậy. Nơi đây, ngày xưa gọi là ải Mục Nam Quan. Chung tôi đang đứng ở vùng đất được coi là lãnh thổ Trung Hoa. Chúng tôi được ở trong một khách sạn 3 sao theo tiêu chuẩn quốc tế ở Nam Ninh. Ngày mai chúng tôi sẽ đi Triết Giang. Đây chính là đất Mân mà hơn 3500 năm trước vua Hùng Vương cuối thời thứ VI đã lánh giặc Ân chạy ra đây. Dịch Kinh viết: Vua chạy ra đất Mân. Các bạn cũng thấy: Khách sạn của họ được bố trí khá chuẩn về phong thủy. Đây là một khách sạn đông khách ở nơi này. Khu vực đèn trên trần với đường kính trên 3 m trong phong thủy gọi là Thiên Quang Tỉnh. Nhưng ở phía dưới - rất tiếc nó không tương xứng. Đi Quảng Châu Vì không có chuyến bay trực tiếp đến Triết Giang, nên chúng tôi phải quá cảnh vùng đất mà một thời vua Càn Long muốn dùng làm của hồi môn cho công chúa nhà Thanh gả cho Hoảng Đế Quang Trung của Đại Việt. Ở đây chúng tôi phải chờ chuyền máy bay để đi tiếp. Chờ lâu qua tôi mua một cuốn sách của một Phong Thủy gia Trung Hoa ngồi xem, may ra học hỏi thêm được gì chăng? Tôi vốn dốt tiêng Tàu, nên chẳng hiểu gì cả và cũng không tiếp thu được nhiều. Bạn có thể tưởng tượng được rằng ly trà trước mặt tôi bán trong sân bay Quang Châu giá đến 125. 000VND. Tức là 50 tệ. Nếu tôi biết nó mắc như vậy thì tôi sẽ không gọi. Thực tình tôi không thấy ngon hơn trà Tân Cương - Thái Nguyên mà tôi vẫn uống. Còn tiếp
-
Tôi có cảm nhận nghiệp chướng là có thật. Và tính nhân quả là điều không sai. Nhưng có điều tôi không thể coi đây là một lý thuyết mà chỉ là một cảm nhận qua những gì tôi đã nhận thấy trong cuộc đời tối. Tôi kể những câu chuyện này là những gì tôi đã trải qua và chứng nghiệm bằng chính cuộc đời mình. Hy vọng rằng các bạn sẽ chia sẻ.
- 480 trả lời
-
14
-
KỶ NIỆM LẦN CHÚC TẤT NIÊN VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. Vào cuối năm Bính Tuất trước Tết Đinh Hợi, tôi hân hạnh được Câu lạc bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ - bây giờ là Trung Tâm nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương - mời đi chúc Tất niên Đại tướng. Anh Hoàng Sơn - bây giờ là Tiến sĩ phó giám đốc TTNC VHC DP - cho biết nếu có quà tặng thì có thể đem theo. Tôi chẳng có quả gì, ngoài mấy cuốn sách minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.Ngày cận Tết, vé máy bay ra Hanoi mua rất khó khăn, thời gian lại quá gấp. Tôi chỉ được thông báo trước có cách một ngày. Tôi tưởng chừng bất lực không thể đi được. Thật may mắn, lúc ấy giám đốc TTNC LHDP là anh Trương Hữu Hùng là Trưởng ban an ninh sân bay Tân Sơn Nhất. Anh ấy xoay sở cho tôi một vé vào chuyến cuối của ngày hôm trước. Sáng hôm sau, tôi đến địa điểm đúng giờ để tập trung đi cùng đoàn. Chúng tôi được phổ biến: mỗi cá nhân chỉ được gặp Đại tướng vài phút, phái đoàn thì được 15 phút, vì phải giành thời gian để các đoàn và cá nhân khác vào chúc Tất niên Đại tướng. Lúc ấy, tôi lên quẻ Lạc Việt độn toán và báo cho anh chị em trong đoàn là "Riêng đoàn chúng ta được gặp Đại Tướng gần hai tiếng đồng hồ". Cả đoàn - toàn là những cao thủ Lý học Bắc Hà - đều tỏ vẻ không tin. Đại tướng tiếp khách trong một căn phòng lớn. Khi người tặng quà được xướng danh thì có một sĩ quan cận vệ ra nhận quà và trao lại cho vị thư ký của Ngài. Vị thư ký nhận quà từ tay sĩ quan cận vệ và đặt trước mặt Đại Tướng. Đến lượt tôi khi được xướng danh thì sĩ quan cận vệ không ra nhận quà, vị thư ký của Ngài cũng đứng yên. Còn Đại Tướng đứng dây, như ngỏ ý chờ tôi mang qua đến tận nơi tặng Ngài. Sau vài giây lúng túng, tôi mạnh dạn bước đến trước Đại Tướng đúng nghi lễ và kính cần tặng bộ sách của tôi lên Ngài. Đại tướng trân trọng nhận sách và bắt tay tôi. Ngài ra hiệu tôi ngồi xuống ghế gần Ngài và đặt những cuốn sách của tôi xuống bàn. Ngài bắt đầu nói về nền văn hóa sử truyền thống Việt... Ngày hôm ấy, chúng tôi ở bên Đại Tướng gần hai tiếng đông hồ. Trong buổi chúc Tất niên và chúc Tết Đại tướng ngày hôm ấy, tôi là người duy nhất được Đại Tướng nhận quà trực tiếp và bắt tay tôi. Đối với tôi, sự trân trong của Đại Tướng với những cuốn sách của tôi như là một sự chia sẻ cho những cố gắng của tôi trong việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ờ miền nam sông Dương tử. Bởi vậy, khi nghe tin Ngài mất, tôi thực sự đau xót từ những nỗi niềm riêng của cá nhân tôi. Trước anh linh của Đại Tướng, tôi xin hứa tiếp tục nghiên cứu minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Bài viết này như một tâm sự của tôi về kỷ niệm với một vĩ nhân của nhân loại và chia sẻ với các bạn có thể đồng cảm với tôi. Đoàn Thăng Long Dịch học Nghĩa kỳ đến chúc Tất Niên và chúc Tết Đại tướng. Tặng sách Đại tướng. Đại tướng nói chuyện về văn hóa sử Việt. CẦU XIN ANH LINH ĐẠI TƯỚNG PHÙ HỘ CHO NỀN VĂN HIẾN VIỆT
- 4 trả lời
-
16
-
Kính thưa quí vị. Bài viết này tôi đã viết từ tháng 9. 2008. Một số thành viên chủ chốt của diễn đàn thời ấy đã xem bài viết này và nó chỉ lưu hành nội bộ. Đáng nhẽ ra tôi sẽ không công khai nội dung của nó lên đây. Nhưng trước tình hình diễn biến phức tạp ở biển Đông hiên nay và nội dung bài viết lúc đó cho thấy những phán đoán của tôi đã chính xác cho đến lúc này. Những diễn tiến tiếp theo sẽ ra sao trước sự phức tạp của sự tranh chấp biển Đông hiện nay đã cho tôi thấy cần phải phân tích sâu hơn và hoàn chỉnh bài viết với sự phân tích có tính khách quan và như một lời tiên tri,nhằm mục đích chia sẻ cảm nghĩ của mình với quí vị và anh chị em. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. =================== VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG BẮT ĐẦU TỪ MỘT BÀI VIẾT Vào đầu tháng 9 . 2008 trên các phương tiện thông tin đại chúng đểu nói tới một kế hoạc tấn công Việt Nam của Trung Quốc và một số báo mang đăng bài phản đối của Việt Nam. Đây chính là tiền đề cho tôi viết bài này. Nội dung bài viết đó như sau: Ông Dũng nói: “Đây là thông tin không thích hợp, đi ngược lại xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì phát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như lợi ích của quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã tiếp nhận yêu cầu của Việt Nam và tuyên bố bài viết này “không phản ánh quan điểm của Chính phủ Trung Quốc”. Bài viết về 'Phương án A' hiện vẫn nằm trên Sina.com. Ông Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh được trích lời mô tả kế hoạch xâm lược Việt Nam ‘Phương án A’ là một trò đùa. Ông nói: "Đây chỉ là trò chơi mang tính nghiệp dư và không có giá trị quân sự nào cả”. Tuy nhiên ông Tống cũng nói ở hai nước vẫn còn nhiều người chưa quên được các hiềm khích cũ. "Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc”. Đánh Việt Nam? Chuyên gia quân sự Tống Hiểu Quân nhận định: “Người biết suy nghĩ ở cả hai nước đều hiểu rõ rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng minh. Trung Quốc không có lý do gì để nghĩ tới việc xâm lược Việt Nam vì cần làm bạn với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Bắc Triều Tiên”. Ông nói chính phủ Bắc Kinh cần rút kinh nghiệm từ việc này và phải có trách nhiệm hướng dẫn dư luận đồng thời giải thích quan điểm chính thức một cách rõ ràng. “Chính quyền không nên để những kẻ gây rối có cơ hội đồn đoán gây hại.” Bài ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ xuất hiện trên mạng từ đầu tháng Tám trên một số trang mạng bàn về chủ đề quân sự tại cả Trung Hoa lục địa và Hong Kong. Tuy nhiên nó gây sự chú ý nhất từ khi được đăng tải trên trang sina.com có lượng truy cập lớn. Đây là diễn đàn trao đổi không chính thức, tuy về nguyên tắc nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt nội dung. Mới đây có tin chừng 280 nghìn người được Bắc Kinh trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản. Ngoài bài viết kể trên, trong thời gian gần đây, cũng có nhiều bài khác mang nội dung khơi gợi chiến tranh với Việt Nam lưu hành trên các trang mạng và blog của Trung Quốc. Một số bài mang tựa đề khiêu khích như: ‘Chiến tranh với Việt Nam, sự lựa chọn chiến lược’ hay ‘Chúng ta cần gấp chiến tranh’. QUAN HỆ TRUNG QUỐC & HOA KỲ Mục đích cuối cùng của tôi là chứng minh lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm, nhân danh khoa học. Bởi vì, "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", đã tập hợp lại, phủ nhận lịch sử văn hóa Việt. Vũ khí của họ là «Pha học». Tôi đã bước vào cuộc chơi thì phải chấp nhận luật chơi: Tức là cũng nhân danh khoa học thực sự để chỉ ra những sai lầm rất căn bản trong lập luận của họ. Khoa học thì tất yếu phi chính trị. Bởi vậy, trước sau như một – quân tử thì không trái lý – tôi tiếp tục nhân danh khoa học để bảo vệ luận điểm của mình. Đó là lý do tôi không muốn dây dưa về mặt chính trị. Nhưng điều đó, không có nghĩa rằng tôi không có khả năng tư duy chính trị. Thiên Sứ tôi đã chứng minh rằng: «Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ». Tất nhiên nó bao trùm luôn cả chính trị và khả năng tiên tri. Tôi cũng đã thẳng thắn nói rằng: Bản chất của cái trò hề «nhân danh khoa học» phủ nhận giá trị lịch sử văn hiến Việt ấy, chính là một trò chơi chính trị ở tầm mức quốc tế. Những thế lực chính trị quốc tế đã đi đêm với nhau từ 40 năm trước và nạn nhân của nó chính là lịch sử văn hóa Việt trải 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Đến bây giờ, nó nổi lên ở Biển Đông như phần ngọn của tảng băng chìm. Đây chính là bài bình luận chính trị đầu tiên và có thể là duy nhất của tôi về vấn đề Biển Đông với mối quan hệ Trung – Mỹ - trong đó có vấn để lịch sử văn hóa Việt 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tất nhiên tôi sẽ phân tích như một nhà quan sát khách quan cho mọi diễn biến đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra. CUỘC ĐỤNG ĐỘ NGÀY 8 – 3 – 2008 Trước khi cuộc đụng độ xảy ra, người Trung Quốc đã có nhã ý chia sẻ gánh nặng an ninh với Hoa Kỳ ở phần phân nửa phía Tây Thái Bình Dương. Nhưng vị đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ đã từ chối không mấy lịch sự. Và sau đó là cuộc đụng độ đã xảy ra. Vụ việc này khiến có thể một số chính phủ đang đòi quyền lợi ở Biển Đông – vốn là đồng minh cũ của Hoa Kỳ - hy vọng Hoa Kỳ đứng ra bảo vệ họ trước sự tranh chấp với một quốc gia hùng mạnh cũng đòi quyền lợi ở đây là Trung Quốc. Thực ra đây chỉ là một trò vụng về của một thủ đoạn chính trị không mấy sắc sảo, hoặc chí ít nó được lợi dụng để thực hiện những âm mưu chính trị. Nhưng sự kiện tiếp theo liên tiếp xảy ra trong thời gian cực ngắn: Đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - vừa mới đến thăm Việt Nam với những phát biểu hùng hồn về những triển vọng hợp tác – sắp sửa chuyển công tác khác hoặc về vườn; Hãng dầu BP rút khỏi Việt Nam vì lý do kỹ thuật ; Tổng thống Hoa Kỳ - Ngài Obama – đã chứng tỏ một nhã ý hòa giải với Trung Hoa, Chủ tịch Trung Quốc – Ngài Hồ Cẩm Đào có nhã ý mời Chủ Tịch nước Việt – Ngài Nguyễn Minh Triết sang thăm Bắc Kinh. Có thể nói trong các quan hệ chính trị quốc tế thì chưa lần nào lại có nhiều hiện tượng liên quan diễn biến nhanh như vậy. Các siêu cường muốn gì ở đây? Tại sao người Trung Quốc lại ngang xương đòi Hoa Kỳ chia đôi Thái Bình Dương. Một chuyện có tầm chiến lược toàn cầu như vậy mà để cho hai người lính với hàm tướng nói chuyên khơi khơi vậy sao ? Để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề này, Thiên Sứ tôi nhắc lại những sự kiện từ 40 năm trước. RƯỢU MAO ĐÀI NHẬU VỚI LƯỠI CHIM SẺ. Đấy là tin đồn vỉa hè của các chính trị gia cấp phường ở Việt Nam trong các quán trà 5 xu – tụ điểm của dân chơi Hà Thành thời bấy giờ - mô tả về một tiệc nhậu hoành tráng trong Tử Cấm Thành Pekin do ngài Mao Trạch Đông chiêu đãi Tổng thống Hoa Kỳ - ngài Nixon vào năm 1971. Sau cuộc nhậu này, Đài Loan với quốc hiệu là Trung Hoa Dân quốc, thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc với tư cách là một quốc gia, bị tống cổ khỏi Liên Hiệp Quốc. Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Hai mươi năm sau nữa, Liên bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết – gọi tắt là Liên Xô – cũng sụp đổ. Trước khi chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam, có một hiện tượng ngoạn mục là Tổng Thống Nixon bị hạ bệ vì vụ Water gate. Không lật đổ được tổng thống Nixon thì cuộc chiến Việt Nam sẽ còn dây dưa. Bởi vì, vị tổng thống này đã có quá nhiều cam kết - nhưng chỉ bằng miệng (Xin lưu ý điều này) - nhân danh người đứng đầu đất nước Hoa Kỳ với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo. Nhưng những cam kết này không có văn bản chính thức có tính pháp lý. Việc hạ bệ ông Nixon là thủ pháp chính trị đã quảng cáo cho tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật tại Hoa Kỳ. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó chính là Hoa Kỳ cần chấm dứt cuộc chiến tốn kém, vô bổ này một cách nhanh chóng , để những chiến lược quốc tế được thực hiện, nhằm xóa sổ đối thủ hàng đầu của Hoa Kỳ - Liên bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Việt - mà ngài Nixon lại có quá nhiều ràng buộc bởi những lời hứa công khai cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ. Lịch sử sang trang ở Việt Nam. Nước Việt Nam thống nhất với người đồng minh của mình – Liên bang Công Hòa Xã Hội chủ nghĩa Xô Viết – cũng là đối tượng được nhắc nhở đến trong men rượu Mao Đài nhậu với lưỡi chim sẻ. SÁCH TRẮNG CỦA TOÀ ĐẠI SỨ LIÊN XÔ TẠI HANOI. Vài năm trước những sự kiện trên, ở Hanoi ầm ĩ về việc bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Đại sứ quán cả hai nước thi nhau bỏ công quĩ của nhà nước – tức của nhân dân - in sách tố cáo nhau không phải là những người cộng sản chân chính. . Hàng sọt sách, nói theo tiếng Bắc – tiếng miền Nam gọi là « cần xé » - được đặt ở Đại Sứ quán hai nước, bằng tiền của nhân dân. Và nó được phát không cho tất cả những người dân Việt có dịp đi ngang qua đây Người Trung Quốc có sáng kiến bọc sách của mình trong một cái bao bìa sách bằng ni lông cứng màu đỏ. Những dân chơi sành điệu ở Hanôi bấy giờ phát hiện ra rằng, chỉ cần bỏ cái ruột thì chính cái vỏ bao nilon đó dùng làm ví đựng tiền rất đẹp. Họ rủ nhau đến tòa Đại sứ Trung Quốc để lấy ví đựng tiền. Thế là sách của tòa Đại sứ Trung Quốc được tiêu thụ như tôm. Ít nhất từ cổng tòa đại sứ ra đến vỉa hè bên kia vườn hoa Canh Nông (Bây giờ gọi là vường hoa Lê Nin). Tất nhiên những lực lượng an ninh của Việt Nam cũng có những biện pháp ngăn chặn một cách kín đáo việc tiếp nhận những cuốn sách này. Nội dung các cuốn sách đó, bây giờ chắc chẳng ai buồn nhớ. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý trong một cuốn sách của tòa đại sứ Liên Xô, liên quan đến bài viết này mà tôi được xem vào lúc bấy giờ. Tôi còn nhớ chi tiết đó, vì nó rất ấn tượng. Lâu quá rồi, hơn 40 năm đã trôi qua. Ngày ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi có một thói quen dễ ghét là đến chơi nhà bạn bè, sau vài ba câu xã giao thì tôi lục trong tủ sách của nó, xem có cuốn nào hay thì ngồi xem cả buổi. Nếu có đông bạn bè cùng đến chơi thì việc làm của tôi, chúng nó không quan tâm. Thậm chí nó mời tôi ăn cơm là chuyện của nó, còn tôi vừa ăn vừa xem sách là chuyện của tôi. Nhưng nếu chỉ có mình tôi thì cử chỉ lịch sự nhất mà bạn tôi dành cho tôi là – giật lấy cuốn sách không cho tôi xem – «Mày thích tao cho mày mượn đem về. Còn bây giờ mày nói chuyện với tao đã chứ ». Tôi cũng chỉ cười hề hề và vui vẻ cất cuốn sách vào túi, vì bạn tôi đã hứa cho mượn. Nói thế chứ các bạn tôi quí tôi lắm, vì ngoài cái tính xấu ấy ra thì tôi chơi với bạn tôi khá chân tình. Đến bây giờ sau hơn 40 năm xa cách, chúng tôi vẫn dành tình cảm quí mến cho nhau. Cuốn sách của Tòa Đại sứ Liên Xô tôi đã xem trong hoàn cảnh này. Cuốn sách có đoạn viết – tôi không thể nhớ chính xác nguyên văn - nhưng có nội dung như sau : « Các đồng chí Trung Quốc đã đi ngược lại nguyện vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Họ đã ủng hộ chủ trương quốc tế hóa Đông Dương với các thế lực tư bản quốc tế ». Việt Nam đã thống nhất và không phải là bị quốc tế hóa, đồng thời là một đồng minh của Liên Xô với hiệp ước quân sự bảo vệ và hỗ trợ nhau. Lịch sử đã diễn ra như vậy. Bởi vậy, sau cơn say máu của cuộc chiến, những quốc gia đồng minh - đối thủ của Liên Xô cũ - đã coi Việt Nam như một đối tượng cần xử trí. Việc xóa sổ 5000 năm văn hiến Việt là một đòn chí mạng, rất thâm độc đánh vào ý chí gan góc, bền bỉ và quật cường của dân tộc Việt. Đó cũng là lý do để Thiên Sứ tôi cảnh báo rằng: Các thế lực chính trị âm mưu toan tính cái gì thì đừng có lấy nền văn hiến Việt làm phương tiện thực hiện thủ đoạn chính trị. Một dân tộc được xác định chính bởi những giá trị văn hóa và lịch sử lập quốc của họ. Nhưng Liên bang Xô Viết đã sụp đổ. Dân tộc Việt đang phải gồng mình để tồn tại với hoàn cảnh lịch sử hiện nay. Đến hôm nay thì một loạt những sự kiện đã xảy ra. Các siêu cường đang muốn gì ở đây? BÁ CHỦ THẾ GIỚI. Liên Xô đã sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt. Trung Quốc – một đồng minh rất quan trọng trong việc đối đầu với Liên Xô, nhưng không có một hiệp định có hiệu lực pháp lý trong chiến lược toàn cầu, so với các đồng minh truyền thống khác của Hoa Kỳ - đã mạnh lên về kinh tế vì được hưởng những ưu đãi trong thương mại và nổi lên như một quốc gia siêu cường gây ảnh hướng với thế giới. Đó là lý do mà Trung Quốc muốn chia phần với Hoa Kỳ ở phía Tây Thái Bình Dương. Làm gì có một người lính – dù mang quân hàm cấp tướng – sương sương đòi chia đôi cả một Đại Dương như vậy. Quên nhanh! Nói theo lối hàng chợ của bà bán cá chợ Bắc Qua. Nhưng sự đòi hỏi này có nguyên nhân sâu xa từ những thỏa thuận không chính thức trong một chiến lược toàn cầu từ gần 50 năm trước - Khi Liên Xô còn là một siêu cường đối đầu với Hoa Kỳ. Cũng vào thời điểm của gần 50 năm trước - vào những năm đầu của thập niên 60, tình báo Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng: Những lãnh tụ đảng Cộng Sản Trung Quốc mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa, họ không có ý thức quốc tế vô sản. Do đó, mặc dù Hoa Kỳ ký vào hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân với Liên Xô, nhưng Trung Quốc vẫn thành công trong việc thử bom hạt nhân vào năm 1967. Thực ra, Trung Quốc có tham vọng hạt nhân từ lâu và muốn Liên Xô chia sẻ. Nhưng Liên Xô chẳng ngọng gì thân tặng một anh bạn ngay sát nách của mình thứ vũ khí mà đôi khi do trục trặc kỹ thuật, nó có thể rơi xuống điện Cẩm Linh. Họ lấy lý do tôn trọng hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã ký với Hoa Kỳ để từ chối. Còn với Hoa Kỳ thì việc Trung Quốc có vũ khí hạt nhân không có vấn đề gì. Bởi Trung Quốc bấy giờ chưa thể đem bom hạt nhận giộng xuống nước Mỹ. Tuy vẫn có thể đánh rơi vào những nước chung quanh như Liên Xô chẳng hạn. Tất nhiên hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được tôn trọng, bởi những chính khách rất nghiêm nghị để tỏ ra chín chắn với những quyết định là cứ từ đúng trở lên. Nhưng chắc chắn nó thiếu một điều khoản là : « Không cho phép tình báo các quốc gia khác ăn cắp bí mật hạt nhân ». Và tất nhiên, những quốc gia cần có vũ khí hạt nhân để gọi là « cân bằng sinh thái» trong hoàn cảnh lịch sử nào đó, vẫn lấy được những bí mật này với những trò ma quái, hoặc làm ngơ của các cơ quan an ninh. Một vài tên gián điệp ngớ ngẩn bị bắt – tùy theo quốc gia dân chủ hay độc tài – mà bản án nặng hay nhẹ. Về mặt lý thuyết thì Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được các chính khách tôn trọng với một vẻ mặt trang nghiêm và tỏ ra đứng đắn, khi khẳng định hiệu lực của nó đến ngày hôm nay. Nhưng trên thực tế, nó vẫn phổ biến đến mức các tổ chức khủng bố loi nhoi cũng có thể làm ra vài quả bom bẩn. Trung Quốc đã trở thành một siêu cường và tham vọng ảnh hưởng khu vực và thế giới xuất hiện. Nhưng cái siêu cường Đông phương mới nổi này đã quên mất một điều rất quan trong là : Vai trò lịch sử của họ trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đã hết, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Hoa Kỳ cần thời gian dọn dẹp lại thế giới với tư cách siêu cường số một hành tinh. Nếu những nhà lãnh đạo Trung Quốc khôn ngoan và khiêm tốn hơn thì lịch sử có thể diễn biến khác đi một tý. Thiên Sứ có thể đoán sai. Nhưng rất tiếc, họ đã bộc lộ tham vọng quá sớm. Bởi vậy, đối tượng tiếp theo cần xử lý của Hoa Kỳ chính là nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa vĩ đại. So với mấy nước đang có tham vọng hạt nhân như Bắc Triều Tiên, Iran thì chính Trung Quốc là nguy cơ hơn nhiều trong việc đe dọa vai trò bá chủ của Hoa Kỳ. Mấy nước kia – với sức mạnh của Hoa Kỳ - cái đá thì thừa, mà cái đấm có thể hơi thiếu. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể biết đến điều này. Nhưng qua cách ứng xử của họ với các quốc gia lân bang, Thiên Sứ tôi có cảm giác họ không quan tâm. Hoặc họ đã mắc những sai lầm có tính chiến lược mà họ cứ tưởng là đúng. SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC. Phàm muốn làm bá chủ việc trước tiên phải có một tiềm lực kinh tế và quân sự đủ mạnh. Cái này Trung Quốc có rồi. Nhưng vấn đề tiếp theo là ảnh hưởng đến đâu thì còn tùy theo tiềm lực kinh tế đến đâu. Mấy bá chủ cơm, loi nhoi vài nước lân bang , nhược tiểu thì chỉ cần ảnh hưởng kinh tế là đủ. Nhưng muốn mần ăn lớn thì phải có bảng hiệu. Đất nước Trung Hoa vĩ đại chưa sắm được cái bảng hiệu đúng với tư cách bá chủ châu Á. Người Nhật muốn làm bá chủ ít nhất cũng đưa được học thuyết Đại Đông Á. Ngay đám giang hồ, muốn tập hợp đàn em cũng phải có khẩu hiệu « Sống chết có nhau », huống chi là những vấn đề quốc tế wan trọng như vậy. Không có bảng hiệu thì muốn làm bá chủ chỉ có cách đấm đá, hoặc mua chuộc những kẻ phản bội lại dân tộc của chính họ. Nói theo lý học Đông phương thì phải chính danh cái đã. Bởi vì đây là thế kỷ 21 với thông tin toàn cầu và các mối quan hệ quốc tế đều có ảnh hướng lẫn nhau. Đây không phải thế kỷ thứ XV để những đội quân viễn chinh như Trương Phụ muốn làm mưa làm gió gì thì làm. Cách đây vài tháng (Tức đầu năm 2008), các trang mạng của Trung Quốc làm ầm ĩ về một kế hoạch tấn công Việt Nam chớp nhoáng. Nếu họ muốn, cũng có thể được trong điều kiên tương quan sức mạnh hai nước. Bước đầu họ có thể chiếm được phần lớn lãnh thổ Việt Nam, cho là như vậy. Nhưng sau đó sẽ ra sao ? Chắc chắn dân tộc này sẽ không chịu thua một cách dễ dàng. Và cũng giả thiết rất thuận lợi cho Trung Quốc là họ chiếm được đất nước này. Nhưng hành động này sẽ đẩy tất các quốc gia Đông Nam Á và vùng chung quanh Trung Quốc thành đối thủ của họ. Cuộc chiến càng man rợ thì hậu quả sẽ càng khốc liệt với Trung Quốc sau này. Nhưng chỉ với thủ pháp chính trị cơm ấu trĩ đó, cũng đủ để các quốc gia liên quan đến biến Đông cảm thấy cần phải liên kết với Hoa Kỳ. Thiên Sứ tôi hy vọng Trung Quốc cần tỉnh táo hơn khi nhìn lại tình trạng của các nước láng giềng quanh họ. Họ không có một đồng minh nào đáng tin cậy. Hoa Kỳ chỉ là một đồng minh tạm thời trong việc đối đầu với Liên Bang Xô Viết. Trung Quốc cần nhớ rằng : Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa hề có một văn bản chính thức nào liên quan đến việc an ninh của hai nước, ngoại trừ những văn bản chung chung có tính quốc tế. Những hiệp ước an ninh giữa Đài Loan và Hoa Kỳ còn có giá hơn. Thiên Sứ tôi không phải là một chính trị gia, chỉ có tài nói dối vợ để cơm hai bữa, không phải ăn phở. Nên cũng chẳng dám cao giọng với những chính trị gia chuyên nghiệp. Nhưng vì là người Việt, ông cha tổ tiên ăn cơm đất Việt, sống trong lòng dân tộc Việt, « Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách », nên cũng ráng gõ vài chữ trên blog của mình để thành thật khuyên những nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng: Hãy tỏ ra tử tế với Việt Nam và cả các nước láng giếng khác vì quyền lợi lâu dài của chính họ. Có thể còn nhiều giải pháp khác cho quyền lợi liên quan giữa các bên ở Biển Đông và biên giới, nhưng vẫn chứng tỏ được sự tử tế của các quốc gia lân bang với nhau. Vấn đề là phải nghĩ ra điều đó. HOA KỲ TRÊN BIỂN ĐÔNG. Mục đích cuối cùng của Hoa Kỳ là bá chủ thế giới với tư cách là siêu cường số 1. Có thể nói rằng ngay từ khi lập quốc – do tính chất đặc thù của một quốc gia đa văn hóa – nên họ đã hình thành một hình thái ý thức xã hội để liên kết các dân tộc đến từ những nền văn hóa khác nhau trên đất Hoa Kỳ là: Tự do, bình đẳng và bác ái. Trên cơ sở này, pháp luật được coi như cơ sở ràng buộc khách quan với những sinh hoạt xã hội của các thói quen và tập tục từ những nền văn hóa khác nhau. Vị trí địa lý và những sự kiện lịch sử đã đưa Hoa Kỳ thành một siêu cường của thế giới. Nhưng chính hình thái ý thức xã hội, nhằm tập hợp các dân tộc có văn hóa khác nhau trên đất nước Hoa Kỳ lại tạo ra một khuôn mẫu có tính toàn cầu - nếu như các quốc gia muốn chung sống hòa bình với nhau trên hành tinh này. Hoa Kỳ đã có sẵn cái bảng hiệu khá hoàn chỉnh với sức mạnh kinh tế và quân sự, để tạo niềm tin trong việc tập hợp các dân tộc trên thế giới dưới sự lãnh đạo của họ. Vấn đề còn lại là những sách lược chính trị để đạt đến mục đích này. Cho đến lúc này, Hoa Kỳ đã thành công với địa vị siêu cường số một hành tinh và tạm thời chưa có đối thủ. Trong quá trình loại trừ Liên Xô ra khỏi vị trí siêu cường đối đầu với Hoa Kỳ - trở thành một quốc gia Nga, khiếm tốn về kinh tế với những cây thùy dương thơ mộng bên dòng sông Von ga chảy êm đềm có thể gây cảm hứng cho các hồn thơ – thì một đồng minh bất đắc dĩ của Hoa Kỳ đóng vai trò khá quan trong cho việc này. Đó chính là Trung Quốc. Nhưng, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã cảnh giác với Trung Quốc, một quốc gia đã đối đầu với Hoa Kỳ ngay từ khi chưa trở thành nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Đã hai lần đất nước này có cuộc giao tranh không chính thức với Hoa Kỳ. Lần thứ nhất là loại trừ một đồng minh quan trọng của họ - chính phủ Trung Hoa Dân quốc - ra khỏi lục địa Trung Hoa; lần thứ hai chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên. Bởi vậy, quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia Trung Mỹ là mối quan hệ của « Dì ghẻ với con chồng ». Đó là lý do để hai quốc gia này chỉ ràng buộc với nhau trên các mối quan hệ có tính quôc tế chung chung, mọi thỏa thuận đều là không chính thức. Chưa hề có một hiệp ước an ninh nào được ký kết giữa hai quốc gia Trung - Mỹ. Liên Xô đã sụp đổ. Nếu như Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Hoa Kỳ trong các đối sách quốc tế khi dọn dẹp lại thế giới và khiêm tốn, hoặc khôn khéo hơn trong khi thể hiện tham vọng - như lời khuyên của nhà lãnh đạo vĩ đại Đặng Tiểu Bình - thì lịch sử có thể đổi chiều. Nhưng tiếc thay, trong khi Hoa Kỳ xua quân đánh nhau ở Irak và Afganixtan với tham vọng bình định Trung Đông thì người Trung Quốc cứ tưởng đây là cơ hội vàng để lên ngôi bá chủ châu Á. Hoa Kỳ đã nhắc khéo Trung Quốc bằng một quả tên lửa gọi là bắn nhầm vào tòa Đại Sứ Bắc Kinh ở Baghda. Giá như Trung Quốc xín xái điều này, coi như chỗ quen biết lâu năm, có lỡ tay, xầy da một chút cũng không sao - Vấn đề là quan hệ tử tế, mần ăn lâu dài thì mọi việc sẽ khác đi. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trung Quốc đã chứng tỏ vị thế của mình – một siêu cường có tham vọng lãnh đạo ở Châu Á – qua việc phản đối kịch liệt hành vi của chàng cao bồi Texas chơi xấu hảo hán Lương Sơn Bạc đang giương cao lá cờ «Thế Thiên hành đạo». Một trong những vị trí chiến lược nền tảng của tham vọng bá chủ này của Trung Quốc chính là Biển Đông. Đây là một ý tưởng chiến lược quân sự cực kỳ cổ điển có từ thế kỷ thứ V BC, mà người Trung Quốc tự hào là một trong nhưng giá trị văn hóa của họ - Binh pháp Tôn Tử - Lợi dụng lúc đối phương không để ý, củng cố lực lượng và phát triển thế lực. Nhưng họ đã quên rằng: Đây là thế kỷ 21. Và Hoa Kỳ đã kịp nhận ra điều này. Không phải ngẫu nhiên mà Hoa Kỳ lập tức đưa ra kế hoạch rút quân khỏi Irak, tạm thời hòa hoãn với Iran và đang tìm cách rút khỏi Afganixtan. Hoa Kỳ rút quân vì lo củng cố nền kinh tế suy thoái chăng? Quên nhanh! Ấy là con mẹ hàng cá chợ Bắc Qua bảo thế - Nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay có thể nói không ngoa rằng: Chỉ cần đem tặng không những cái xe hơi đã cũ – nhưng còn xịn chán, so với mấy cái xe của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - cũng đủ lũng đoạn một nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển. Họ tập trung lực lương để giải quyết một nguy cơ tiềm năng đe dọa ngôi bá chủ thế giới. Ai ở đây nhỉ ? Ai mà ghê thế nhỉ ? Việt Nam à? Hay cả khối Asean? Hay Bắc Triều Tiên? Hỏi điều này thì ngay vợ Chí Phèo cũng lắc đầu bẩu không phải. Một chính trị gia cấp phường, chuyện bình luận tình hình thế giới ở quán cóc bán trà trên vỉa hẻ Hà Nội, cũng nhận ra: Nguy cơ tiềm ẩn chống lại Hoa Kỳ với tham vọng bá chủ trong tương lai chính là Trung Quốc. Biển Đông lúc này là chiến trường chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hoặc là nó sẽ quyết định một cuộc chiến tranh, hoặc là nó sẽ diễn biến nhân đạo hơn cho sự nhượng bộ của một trong hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chẳng cần phải có một tư duy chính trị sâu sắc lắm, chỉ cần một người có khả năng nói dối vợ đi chơi với bồ nhí cũng đủ thấy rằng : Chuyện tốt đẹp chỉ xảy ra một chiều duy nhất. Đó là chiều khiêm tốn của Trung Hoa vốn có truyền thống lấy như thắng cương. Hoa Kỳ rút quân khỏi Trung Đông và Afganixtan không phải để đến Biển Đông đánh cá với cái tàu thăm dò Đại Dương bị vướng mấy khúc gỗ do Trung Quốc thả xuống cản đường, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái cho đám cá ở đây. LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN VÀ CUỘC BẦU CỬ Ở HOA KỲ Khi mà Ngài Obama chưa xuất hiện với vai trò ứng cử viên tổng thống, thì nhóm Lạc Việt độn toán do Thiên Sứ tôi chủ trì đã xác định rằng: Bà Clinton sẽ không thể trở thành Tổng thống ở Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa kỳ trong nhiệm kỳ này sẽ là một người đàn ông cao ráo và đẹp người. Nguyên văn lúc đầu còn có thêm hai chữ « da màu », nhưng sau đó vài ngày Thiên Sứ tôi đã xóa hai từ này, vì lúc đó Thiên Sứ tôi chưa hiểu rõ lắm về Hoa Kỳ. Người đàn ông đó chính là Ngài Obama so với vị ứng cử viên đảng Công Hòa là ông Mc. Cain. Nhưng Thiên Sứ tôi đã khăng khăng Ngài Obama không thể làm tổng thống. Thiên Sứ tôi đã giải thích rằng : Đấy là ý muốn chủ quan của tôi. Nhưng tại sao Hoa Kỳ không chia cho Trung Quốc những chiến lợi phẩm thu được sau thắng lợi trước Liên Xô, chí ít cũng là cái ao cá ở Biển Đông này chứ? CHIA CHÁC CHIẾN LỢI PHẨM. Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường chấm dứt với sự sụp đổ của Liên Bang Công hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Trung Quốc được hai mẩu bánh là Hồng Kông và Ma Cao, nằm ngay trên ….đất Trung Hoa và không có Đài Loan. Thế thôi. Kể ra thì chàng cao bồi Texas – mặc dù trông rất đàn ông, nhưng lại tỏ ra khá keo kiết trong việc chia chác trong cái nhìn đầy nghĩa khí và hào hiệp với tinh thần "trọng nghĩa khinh tài"của anh hùng Lương Sơn Bạc. Nhưng ngược lại, với anh chàng cao bồi này thì như thế cũng hơi bị nhiều. Trong cuộc tìm vàng, công lớn nhất chính là những kẻ hùn vốn và bỏ xương máu, chứ không phải người thổ dân dẫn đường đã được trả công sòng phẳng theo thỏa thuận. Luật chơi này đã có từ khi những người da trắng đổ xô đi tìm vàng ở châu Mỹ. Cuộc chiến sinh tử để quyết định sự thắng bại giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ không có sự tham gia của nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa. Ngay cả Nhật Bản và Cộng Hòa Liên bang Đức là hai đồng minh khá quan trọng cũng không được dự phần. Cuộc chiến sinh tử quyết định lịch sử chính là cuộc chiến tranh Irak 1991. Mà nếu quí vị để ý thì chỉ những Đồng minh cũ của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ II tham gia và không có Đức, Ý, Nhật Bản là những đồng minh sau Thế Chiến. Mặc dù ít nhất Nhật Bản thể hiện lòng tốt muốn đưa quân tham gia. NỘI DUNG CUỘC HỌP BÍ MẬT VÀ TỐN KÉM NHẤT TRONG LỊCH SỬ VĂN MINH NHÂN LOẠI Vào những năm 80, tình báo Hoa Kỳ phát hiện ra rằng: Liên Xô đã kiệt quệ về kinh tế và không có khả năng tiếp tục theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang. Một trò chơi điện tử cấp quốc tế đã diễn ra: Trò “Chiến tranh giữa các vì sao”. Chỉ có khác là, những người sáng tạo ra trò chơi này không phải các chuyên gia lập trình vi tính và các game thủ loi choi, đam mê đến mức quên cả ăn và bị các bà mẹ khả kính đét mấy roi vào đít. Chẳng ai dám đét đít và xúc phạm đến các game thủ này. Bởi vì họ là những nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới: Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - Ngài Bush Cha và Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết – Ngài Goorbachop. Người Mỹ đã chiếm ưu thế trong trò chơi này. Cuối cùng, hai game thủ hàng đầu trong trò chơi điện tử quốc tế đã thỏa thuận gặp nhau để chấm dứt cuộc chơi. Một cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại đã diễn ra ở Địa Trung Hải với sự bảo vệ của các hạm đội hàng đầu thế giới. Tất cả các cơ quan tình báo quốc tế với những nhân viên tài ba đi vào lịch sử, đều khóc tiếng Urugoay trong việc tìm kiếm thông tin cuộc họp này. Ngoại trừ trông cậy vào ….thày bói. Tất nhiên phải là những thày bói đẳng cấp. Chứ không phải mấy thầy miệt vườn chuyên xem tình duyên, gia đạo, trúng mấy quẻ cứ làm như nắm hết bí ẩn của vũ trụ. Sau cuộc họp tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại - được tài trợ bằng tiến đóng thuế của người dân khu cu đen Hoa Kỳ và của những người dân đang làm chủ đất nước Liên Xô vĩ đại – là một cuộc chiến đã xảy ra tại Irak giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh chủ chốt với Irak do chính quyền của Tổng thống SD Hussen, có sự hỗ trợ của Liên Xô. Cuộc chiến này, bắt đầu bằng một câu rất bâng quơ của bà phu nhân Đại Sứ Hoa Kỳ khi say xỉn trong một tiệc chiêu đãi. Bà ta đã phát biểu trong men rượu vang xứ Bordeaux nổi tiếng của nước Pháp, rằng thì là: Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào một cuộc chiến tranh giữa Irak và Ả Rập Cooet. Câu nói này đã được các nhân viên tình báo thượng thặng ghi nhận và đến tai người hùng Sadam Hussen. Ông ta xua quân vào Ả Rập Xeut. Ông Hussen dù có nghe nhầm, hoặc hiểu sai câu nói của bà Đại sứ phu nhân thì cũng không thể làm khác đi được. Lịch sử được quyết định từ trước đó. Hoa Kỳ có lý do chính đáng để dẫn đầu quân đồng minh tấn công Irak và đó là cuộc chiến Irak lần thứ nhất, năm 1991. Chính phủ Nhật Bản và Cộng Hòa Liên bang Đức, lúc ấy có nhã ý đem quân tham gia cuộc chiến và câu chuyện đã không xảy ra. Đây là chỗ người lớn nói chuyện. Trung Quốc lúc ấy chỉ tường thuật một cách khách quan cuộc chiến này với vài cuộn băng video, bán chui khá chạy ở Việt Nam cho các chính khách ấp bình luận sôi nổi về vũ khí hiện đại thời bấy giờ. Ngay sau cuộc chiến, toàn bộ khối Vacsava do Liên Xô đứng đầu đã sụp đổ. Đây là kết quả của cuộc thỏa thuận trong cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại - tất nhiên là theo quẻ Lạc Việt độn toán, do Thiên Sứ thực hiện và giải mật - tạm thời trong Mật thất này. Trò chơi điện từ “Chiến tranh giữa các vì sao” chấm dứt. Người lớn chơi chán rồi. Bây giờ đến bọn trẻ con đang say sưa bấm, bấm trong các tụ điểm internet. Còn việc chia chác chiến lợi phẩm cuộc chơi vẫn thuộc về người lớn, bởi những chính khách nghiêm túc, uy tín và luôn tỏ ra đứng đắn với phụ nữ. Người Trung Quốc đã muốn biển Đông thuộc phần của mình. Họ đã thể hiện ước mơ bằng cách vẽ ra một đường biên giới trên biển mà dân gian quen gọi là cái lưỡi bò. Nhưng chàng cao bồi quen chăn bò ngày xưa đã thuộc về lịch sử. Theo đà tiến hóa, chàng cao bồi Texas đã biết đến mùi vị của cá thu kho giềng và biết chế biến dầu thô để chay xe hơi thay vì cưỡi ngựa có thể làm thoái hóa cột sống. Bởi vậy, tạm thời anh ta phải rút khỏi Trung Đông để thăm dò luồng cá ở đây. Biển Đông nước Việt không phải là chiến lợi phẩm được chia phần theo thỏa thuận. Ngay cả cho rằng ý tưởng quốc tế hóa cách đây 40 năm trước được thực hiện, thì nó cũng không có nghĩa là của riêng Trung Quốc. Trong cái nhìn của chàng cao bồi Texas thì Trung Quốc chỉ là một quốc gia ủng hộ họ khi phải đối đầu với Liên Xô và sẽ không phải đối tượng cần xử lý tiếp theo, nếu không tỏ ra tham vọng gây ảnh hưởng đến những tài sản kiếm được. Vấn đề cũng không đơn giản chỉ là vài con cá với mấy thùng dầu, mà còn là xác định địa vị bá chủ thế giới với những lợi ích kèm theo. Còn tiếp
- 56 trả lời
-
22
-
Hôm nay là ngày mùng 3. tháng 5 Việt lịch. Ngày kiêng cữ rất xấu với Lý học gọi là ngày Tam Nương sát. Tôi mở topic này để tâm sự đôi chút về Việt sử gần 5000 năm văn hiến hay Thời Hùng Vương chỉ hơn 300 năm với tư cách là một “liên minh bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Tất nhiên vấn đề có liên quan đến Trung Nhân với “hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay và khả năng truy sát sư phụ” – theo cách gọi của anh ta. Thực tình tôi chẳng làm gì xấu với ai theo các chuẩn mực cổ kim để đến nỗi phải bị trả thù đến mức truy sát. Tôi cũng chẳng liên quan đến bất cứ một tổ chức chính trị nào nhân danh bất cứ một cái gì. Vậy sao lại có kẻ đòi truy sát?Vậy phải chăng là tôi một lòng minh chứng cho Việt sử gần 5000 năm văn hiến? Tôi cũng muốn cố quên và nhìn đời với con mắt xanh. Rất tiếc! Như một bóng ma ám ảnh, những sự kiện có vẻ như ngẫu nhiên luốn nhắc tôi điều này. Đó là lý do mà tôi muốn dứt điểm sự kiện vào ngày tối kỵ của Lý học. Tại sao bao nhiêu kẻ “sinh sự” với tôi không khiến tôi phẫn nộ bằng Trung Nhân? Bởi vì họ tuy rất sinh sự trong qúa trình tôi minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng nó vẫn còn có chuẩn mực cho hành vi. Cho dù nó là chuẩn mực vô lý thì nó vẫn cứ là một chuẩn mực. Thí dụ, nếu ai đó gặp một tay anh chị phát biểu: “Từ sáng đến giờ tao chưa uýnh thằng nào” – thì đấy là một chuẩn mực của tay anh chị đó. Còn việc hai thằng nhìn vào nhà và truy sát tôi thì không có một chuẩn mực nào. Họ thích thì làm và tôi cũng chẳng hiểu vì sao lại như vậy. Và Trung Nhân đâu phải tay giang hồ như trong thí dụ trên? Vậy có ai có thể sống được trong một môi trường mà không có một chuẩn mực nào không? Nếu trong một xã hội đen thì chí ít nó cũng có chuẩn mực của xã hội đen. Nếu ngay cả trong xã hội đen cũng không có chuẩn mực của nó thì tự nó sẽ tan rã. Sự đe doa nếu chỉ với “hai thằng nhìn vào nhà” thì tôi quen rồi và không có vấn đề gì phải bàn. Nhưng đe doa truy sát thì đó là sự thể hiện phi chuẩn mực xã hội. Ít nhất nó cũng phải có lý do gì giải thích được – tức là một chuẩn mực dù là rất tự nhiên, chứ không phải do con người quy định?! Hay là tôi chống đối xã hội, phạm luật nặng đến mức phải tử hình? Hay là tôi đe doa cho thậm chí con chuột nhà hàng xóm? Hoàn toàn không có gì cả. Vậy tại sao một người như Trung Nhân lại xác định “hai thằng nhìn vào nhà có khả năng truy sát” – Tức là cố tình giết tôi? Tất nhiên, nếu tôi sợ chết thì chắc chắn tôi không tiếp tục công việc của mình. Khi tôi biết rằng đã có những cái chết có vẻ như ngẫu nhiên liên quan – thí dụ như giáo sư Phạm Huy Thông. Hay là việc chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến đụng chạm đến một quyền lợi tối thượng của ai, hoặc một tổ chức nào đó? Đã vài lần, tôi được nghe nói tới việc Thiên Sứ “khắng khăng với quan điểm Việt sử 5000 năm văn hiến”. Tại sao lại gọi là “khăng khăng” nhỉ? Từ “khăng khăng” trong tiếng Việt chỉ sử dụng cho một kẻ cố chấp. Còn tôi minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có luận cứ rất rõ ràng. nếu tôi sai thì với “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “công đồng khoa học thế giới” không lẽ không đủ khả năng vạch ra cái sai trong luận cứ của tôi?! Toàn giáo sư tiến sĩ cả đấy chứ! Mà đâu phải mới đây, đã hơn 15 năm nay rồi.Tất nhiên là phải công khai, minh bạch. Chứ không phải lừa bịp phản biện sau lưng. Họ nhân danh khoa học khi phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt đấy chứ! Ít nhất thì về danh nghĩa công khai họ phát biểu cho những kẻ “phó thương dân” như tôi biết thế! Vậy thì việc tôi cũng nhân danh khoa học với đầy đủ luận cứ phản biện và minh chứng thì chí ít nó phải có sự sòng phẳng khoa học – đó là chuẩn mực tối thiểu trong khoa học – Vậy tại sao lại lắm kẻ đeo theo đe dọa, chụp mũ như vậy? Trung Nhân chỉ là hiện tượng cuối cùng mà tôi công khai lên đây.Trước đây Dũng Tử Vi – một nick quen thuộc trên vài diễn đàn Lý số đã nói với tôi: “May mà anh nghèo, nếu anh giầu thì chắc anh đi tù rồi”(?) – tất nhiên vì tôi xác định Việt sử 5000 năm văn hiến với sự chứng minh Lý học Đông phương có nguồn gốc Việt – Tất nhiên nó không phải của Tàu. Không lẽ giầu nghèo là chuẩn mực cho chân lý? Phải chăng đó là “cơ sở khoa học” để phủ nhận văn hóa truyền thống Việt? Vấn đề được đặt ngược lại: Tại sao “hầu hết những nhà khoa học trong nước” khăng khăng với quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến (Cách gọi trước đây là “hơn 4000 năm”). Hay là vì họ có “cơ sở khoa học”, còn tôi thì không?! Cho nên chỉ có tôi mới bị “truy sát” còn họ thì không? Nhưng cho đến ngày hôm nay, tức là nửa năm đã trôi qua – giáo sư Phan Huy Lê – Hội trưởng Hội Sử học Việt Nam vẫn chưa hề có định nghĩa về khái niệm của chính ông ta đưa ra, trong buổi Hội thảo về Chữ Việt cổ , về thế nào là “cơ sở khoa học”. Bản thân khái niệm “khoa học” cũng rất trừu tượng. Vậy cái “Cơ sở khoa học” của giáo sư Phan Huy Lê thực chất là cái gì – để căn cứ vào đấy “hầu hết những nhà khoa học trong nước” “khăng khăng” phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống của Việt sử? Tôi đã nhiều lần rất thẳng thắn trên diễn đàn công khai: Nếu sự phủ nhận văn hóa truyền thống Việt là một nguyên nhân chính trị và tất cả những ai có tham vọng chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến như tôi thì đều có một kết quả như Trung Nhân đã nói với tôi là sẽ bị “truy sát” thì họ có thể nói thẳng với tôi. Tôi sẽ im lặng. Chí ít thì nó cũng là một chuẩn mực trong quan hệ xã hội. Rất tiếc! Cho đến ngày hôm nay, chưa thấy ai công khai nói việc này và qua hành vi của Trung Nhân thì phải chăng người ta muốn cá nhân tôi phải suy luận ra điều đó?! Tôi công khai điều này lên đây. Tất nhiên tôi biết rất rõ sẽ làm khó chịu cho ai đó hoặc tổ chức nào đó mà Trung Nhân chỉ là người thực hiện. Nhưng chí ít thì nó cũng là một phản ứng tự nhiên – một thứ chuẩn mực tự nhiên của con người khi bị “truy sát”. Và nếu nó có ảnh hường gì đó xấu hoặc tốt thì đó cũng là hệ quả tất yếu mà bắt nguồn từ chính hành vi của con người Trung Nhân. Kiểu nhắn nhủ “may mà anh nghèo” của Dũng Tử Vi. Hoặc kiểu chụp mũ của Nguyễn Thị Thái theo kiểu “căm thù chế độ cộng sản”. Nhưng chí ít thì Thị Thái và Dũng Tử Vi còn đưa ra một chuẩn mực trong quan hệ con người, để người ta biết đường lựa chọn: Nếu anh muốn tiếp tục viết lách thì không nên vì động cơ “căm thù chế độ cộng sản”, hoặc đừng có mục đích hám lợi. Tuy nó cực vô lý trong điều kiện chứng minh có “cơ sở khoa học” – kể cả hiểu theo cách của ông Phan Huy Lê – thì nó vẫn là một thứ chuẩn mực xã hội. Nhưng đến Trung Nhân trắng trợn đe doa truy sát thì nó khác hẳn. Nó không cần đến một chuẩn mực nào, vì không có bất cứ một nguyên nhân nào để có thể lựa chọn. Anh có thể sống trong một môi trường xã hội,mà chỉ cấn một cái “nhìn đểu”; hoặc “nhìn thấy ghét” anh có thể bị giết. Nhưng nó còn có chuẩn mực là “nhìn đểu” ; hoặc “nhìn thấy ghét”. Anh muốn sống thì anh đứng “nhìn đếu” và phải tạo một bộ mặt dễ thương. Nhưng liệu anh có thể sống trong một môi trường mà anh có thể chết với bất cứ một nguyên nhân nào do con người xung quanh anh muốn giết anh, kể cả anh là người mà quen gọi là hiền lành tử tế – một xã hội không chuẩn mực. Khi “hầu hết những nhà khoa học trong nước” lên tiếng phủ nhận truyền thống văn hóa sử gần 5000 năm văn hiến” họ nhân danh khoa học. Chí ít cái nhân danh khoa học đó là một chuẩn mực trong lĩnh vực của cái gọi là khoa học của xã hội loài người – (Là chuẩn mực của trí thức để họ có thể vênh váo với bằng giáo sư, tiến sĩ – thậm chí viện sĩ). Nếu như “hầu hết những nhà khoa học trong nước” thực sự khoa học thì khi có người bày tỏ quan điểm phản biện nhân danh khoa học – như họ công bố trên tất cả các phương tiên truyền thống và cả trong Lời nói đầu của Hiến Pháp – thì – trong một xã hội chuẩn mực mang tính chính danh – họ phải có phản biện công khai,minh bạch và có trách nhiệm với quan điểm của chính họ – để biện minh cho luận điểm của họ một cách có trách nhiệm theo tính thần khoa học. Chứ không phải là việc làm của Trung Nhân, Nguyễn Thị Thái, Dũng Tử Vi…vv…. Nhưng điều này đã không xảy ra. Tôi đã hân hạnh được một người bạn giới thiệu gặp trực tiếp vị đại biểu quốc hội nổi tiếng là Dương Trung Quốc, để trình bày luận điểm của mình và đề nghị ông trung gian tổ chức một cuộc hội thảo liên quan đến Việt sử 5000 năm văn hiến. Ông ta đã đồng ý,nhưng chỉ tổ chức kiểu mini với chừng 20 nhà khoa học và có tính bàn tròn, không công khai với báo chí. Tôi cũng chấp nhận việc này. Tôi có thông báo việc này với anh Lãn Miên, để chuẩn bị tham gia cùng tôi. Nhưng sự kiện xảy ra trước khi bầu cử quốc hội khóa này. Ông Dương Trung Quốc vì bận công tác nước ngoài nên hoãn. Hẹn 10 ngày sau. Chờ hết 10 ngày thì ông bận rộn trong việc bầu cử quốc hội. Và tất nhiên tôi chờ đến bây giờ. Tôi không nhắc ông. Chính vì những kiểu can thiệp liên tục từ khi viết cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” – dạng Nguyễn Thị Thái, Dũng Tử Vi… hơn 10 năm trước – khiến tôi hiểu rằng: Đây là một việc tế nhị và ông muốn né tránh. Bởi vậy, khi chạm mặt ông ở một cuộc hội thảo tôi đã không gặp – dù tôi biết ông cũng nhìn thấy tôi. Tôi không muốn một vị đại biểu quốc hội khả kính phải ngại ngùng khi gặp tôi và khiến ông phải nhớ tới lời hứa của mình,liên quan đến việc trọng đại của cả một dân tộc: Cội nguồn Việt sử. Đang nhẽ ra, về mặt lý thuyết thì ông ta là người có trách nhiệm cao nhất - vì là đại biểu quốc hội - và có trách nhiệm trực tiếp vì còn là Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam - chứ không phải là tôi, Phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ. Nhưng hành vi của Trung Nhân đã xác định: Không có cả ngay cái lý thuyết này. Vì hành vi đó xác định: Không có chuẩn mực xã hội. Nên tôi không buồn ông Dương Trung Quốc, sau hành vi này của Trung Nhân. Tôi cũng nói trước rằng: Tôi biết các vị đại biểu quốc hội sắp bỏ phiếu tín nhiệm những nhà lãnh đạo cấp quốc gia. Bài viết này của tôi không liên quan gì đến vấn đề này. Nó chỉ liên quan đến bức xúc của cá nhân tôi. Các vị cứ việc xét theo ý của các vị. Và đừng có suy luận gì về hành vị của tôi cả. Sự biện minh của tôi thực sự cũng không cần thiết khi không còn có chuẩn mực nào đế phán xét - khi sự truy sát không có lý do tối thiểu nhân danh con người. Vậy thì còn gì để phân tích, phán xét về tôi nữa - làm gì còn chuẩn mực nào để phán xét nữa - khi người ta có thể "truy sát" mà không cần nguyên nhân (Lý do cũng không có). Các người muốn phân tích, nhận xét, đánh giả về một con người - như tôi chẳng hạn - thì chí ít cũng phải có một chuẩn mực nào đó chứ nhỉ? Tối thiểu cũng phải là "nhìn đểu" - Cũng không có - thì thôi đi. Thích cứ làm. Thậm chí tệ đến mức độ thế này: Một người là cán bộ thuộc dạng trung cao tặng tôi một công cụ cai thuốc lá , nhỏ bằng hột đâu có thể gắn vào một huyệt vị trên tai. Tôi vào Nam mang trên tai hột này - Một đệ tử của tôi là Công Minh - từ khóa I Phong Thủy Lạc Việt - trong một buổi đi chùa phóng sinh cùng Wildlavender, nhìn thấy buột miệng: "Không biết đó là dấu hiệu của tổ chức nào". Không biết anh ta còn nhớ anh ta đã nói gì không. Nhưng với tôi mọi hành vi của người xung quanh tôi đều rất dễ gây ấn tượng. Tôi không tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào, không chống lại bất cứ một lợi ích nhóm nào. Trên diễn đàn không có bài viết chỉ trích ai tham nhũng cả. Vâng! Không phải tôi vô cảm! Không phải tôi không biết gì. Nhưng vì công việc của tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến đã qúa đủ để vượt ra ngoài tầm sức vóc có thể của một con người. Và chỉ với một điều kiện đó thôi - cũng cái như là một yếu tố chuẩn mực của cá nhân tôi - cũng đủ để bị đe doa truy sát. Và tôi lấy ngay việc làm của tôi như một chuẩn mực quán xét tất cả. Tôi cũng công khai minh bạch trên diễn đàn: Lề trái, lề phải, không thấy ai có một lời nhắc tới Việt sử 5000 năm văn hiến. Cho đến giờ này - khí sự bức xúc phải công khai lên đây - thì tôi xác định ngay rằng: Tôi vẫn tiếp tục minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và chấp nhận bị truy sát. Đừng ai phân tích , phân teo về tôi nữa. Do làm gì có chuẩn mực xã hội nào để nhận xét về một con người? Hành vi của Trung Nhân đã xác định điều này trong hàng loạt các hành vi tương tự - nhưng còn chấp nhận được. Việt sử 5000 năm văn hiến có còn cần thiết với xã hội này nữa hay không và có ai cần đến nó thì tùy hỷ. Không có chuẩn mực nào cả. Tôi giống như kẻ rao bán hành trong truyện cổ tích Việt Nam. Hôm nay, có một cuộc Hội thảo do Viện Nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức - liên quan đến ngôi mộ cổ của công chúa thời Lý - họ có mời tôi. Tôi rất quý cô Hoàng Thị Thiêm và có cảm tình với viện này. Nhưng tôi cáo lỗi không đi. Bởi vì phút chót tôi được biết có ông Đinh Xuân Lâm - một thành viên trong cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Tôi không thể ngồi đồng hạng với ông ta. Ngoại trừ - có thể ngối đối mặt trong hội thảo về cội nguồn Việt sử. Đây cũng là lý do mà tôi không hề có một lời bình luận liên quan đến Đàn Xã tắc, mà rất nhiều thành viên post lên diễn dàn. Bởi vì tôi thấy những người đứng ra bảo vệ luận điểm giữ Đàn Xã Tắc hầu hết có trong đám "hầu hết". Tôi không đồng hạng với họ. Cả một cội nguồn Việt sử còn đem quăng thì với cái Đàn Xã Tắc còn nghĩa lý gì, mà bàn với đám này.Bạn đọc đang xem bài viết này thấy quá căng thẳng phải không? Nhưng nếu ai đó hiểu rằng: Ngay trong lúc chuẩn bị Hội Thảo “Phong thủy là khoa học” – ngày 15, tháng 12. 2009 – với hàng trăm việc bận rộn liên quan, tôi vẫn phải chuẩn bị tình huống cho cuộc hội thảo bị ngưng nửa chừng với những lý do không khó hiểu. Cho đến khi biết có ông Thang Văn Phúc , nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia tôi mới hơi yên tâm. Đủ hiểu rằng: Trong quá trình minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến nó căng thẳng thế nào. Các bạn quan tâm đến hội thảo, hãy xem kỹ lại các bài tham luận liên quan đến TTNC LHDP – hầu như nhắc rất hạn chế đến cội nguồn Lạc Việt của bộ môn phong thủy. Chính vì lý do “tế nhị và nhạy cảm” đó. Nhân danh khoa học phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Vậy nếu những nhà gọi là Khoa học của Việt Nam - tự nhận rằng "hầu hết thống nhất quan điểm" - còn có chút gì gọi là liêm sỉ và lòng tự trọng - nếu như còn có chuẩn mực này tối thiểu trong giới gọi là trí thức - thì hãy công khai bác bỏ luận điểm của tôi. Còn nếu nhưng không thể làm được việc này thì các người hãy câm mẹ nó đi và công khai đính chính sự ngu dốt của các người. Nếu như còn chuẩn mực tối thiểu của Thượng Đế ban cho là sự ngu dốt của con người, Hình như ngay cả chuẩn mực này cũng không có nốt. Giáo sư, tiến sĩ thì phải thông minh hơn những thằng ve chai lông vịt chứ nhỉ! Còn những trò hề như của Trung Nhân tôi không quan tâm. Làm gì còn chuẩn mực nào để bảo anh ta xấu hay tốt?! Nếu ai đó có chút chạnh lòng thì tôi xin cảm ơn. Vâng! Nhưng chạnh lòng là chuẩn mực của Thượng Đế chứ không phải loại người như Trung Nhân.
- 5 trả lời
-
16
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt. Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì. Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm. Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp. Câu đối viết: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó). Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau: Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh: Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại. Một trò đối: Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người. Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái. Một học trò khác đối lại như sau: Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người. Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú. Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng. Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng. Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'". Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu. Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho: Thôi có làm chi cái chữ Nho. Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thày Phán. Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò. Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than: Năm nay hoa lại nở. Không thấy ông đồ xưa? Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ. Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương. Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh. Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên. Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó. Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn. Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử. Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám. Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri. Còn tiếp.
- 85 trả lời
-
14
-
Hôm nay 11. 9. 2011. Tôi và Thế Trung đã đến Văn phòng UNESCO Việt Nam để nhận Kỷ niệm chương và Bằng khen của tổ chức UNESCO dành cho Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Điều này cho thấy những giá trị nghiên cứu của Trung Tâm đã được quảng bá và được sự chú ý của tổ chức UNESCO trong nước và quốc tế. Để có được một bước tiến này là sự đóng góp của tất cả những thành viên của Trung Tâm và anh chị em hội viên tích cực trên diễn đàn trong sự nghiệp vinh danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận: Ảnh do Thế Trung chụp Ông Hồng - Đại diện cho Liên hiệp các hội UNSCO Việt Nam - trao bằng khen cho đại diện Trung Tâm. Đại diện Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương nhận Kỷ niệm chương Đại hội lần thứ 30 của tổ chức UNESCO và giấy xác nhận do ông Nguyễn Xuân Thắng (VFUA) và ông George Christopphíde (WFUCA) đồng ký tên. Nội dung bằng khen. Kỷ niệm chương của UNESCO và giấy xác nhận.
-
Thưa Quý vị và các bạn. Đây là bài dẫn luận, xác định mục đích của cuộc Hội Thảo "Tìm về cội nguồn Việt sử". Do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và Trung Tâm Minh Triết Việt phối hợp tổ chức vào tháng 9 Tại Hanoi. ---- MỤC ĐÍCH HỘI THẢO TÌM VỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC. Nguyễn Vũ Tuấn Anh Một dân tộc không có lịch sử, sẽ là một dân tộc mất trí nhớ. Kính thưa Ban tổ chức. Kính thưa quý vị đại biểu. Kính thưa các học giả và các nhà nghiên cứu có mặt ở cuộc Hội thảo “Tìm về cội nguồn Việt tộc”, ngày hôm nay. Lịch sử của các dân tộc Việt Nam, bị khuất lấp trong hơn một 1000 năm Bắc thuộc. Chỉ một kiếp người ngay thế hệ của chúng ta, cũng đủ chứng kiến bao nhiêu sự kiện thăng trầm của lịch sử Việt. Và ngay trong thế hệ của chúng ta, cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử với khoảng cách chỉ vài chục năm, nhưng vẫn còn phải tranh luận về tính chân lý. Vậy với hơn một 1000 năm Bắc thuộc, thời gian quá dài và quá đủ để xóa sổ toàn bộ lịch sử của một dân tộc. Một ngàn năm Bắc thuộc, không phải là một con số vô cảm để chỉ đọc trong một giây. Không một dân tộc nào mất nước, còn có thể giữ lại và tiếp tục lịch sử của mình. Đây là một thực tế chưa hề có ngoại lệ trong lịch sử văn minh nhân loại. Tất nhiên, với hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt cũng chịu chung số phận và bị xóa sổ hoàn toàn lịch sử quá khứ. Những gì còn lại của một nhà nước Văn Lang dưới thời trị vì của các vua Hùng, nhà nước đầu tiên của Việt tộc, khởi đầu cho nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, có vẻ như chỉ còn lại trong truyền thuyết và huyền thoại lưu truyền một cách mơ hồ trong văn hóa truyền thống Việt. Việt tộc đã hưng quốc vào thế kỷ thứ X, những người có trách nhiệm với dân tộc đã khôi phục lại Việt sử, trong một điều kiện ngồn ngang của quá khứ với một di sản mù mịt của hơn 1000 năm Bắc Thuộc. Chính vì vậy, ngay trong chính sử, nhà nước Văn Lang, cội nguồn Việt sử của dân tộc, chỉ được chép ở phần Ngoại kỷ với lời nhận xét đầy hoài nghi của Sử gia Ngô Sĩ Liên. Ông viết: “Những việc chép trong Ngoại kỷ là gốc ở dã sử, những việc quá quái đản thì bỏ đi không chép”. Cụ thể hơn, khi bàn về truyện Sơn tinh, Thủy tinh, ông cũng viết: Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất quái đản. Tin sách chẳng bằng không có sách. Hãy tạm thuật truyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”. Như vậy, chúng ta thấy rằng: Ngay trong bộ chính sử nổi tiếng và chính thức lưu truyền trong Việt sử, thì nhà viết sử cũng đã tỏ ý hoài nghi ngay những gì mà chính ông đã viết ra. Cho đến những thập niên đầu của thế kỷ XX, nền văn minh Tây phương theo đoàn quân viễn chinh Pháp du nhập vào Việt Nam. Những chuẩn mực khoa học của nền văn minh này trở thành ý thức thống trị. Nền tảng tri thức khoa học của văn minh phương Tây ở giai đoạn này, vẫn chủ yếu dựa vào nhận thức thực chứng và thực nghiệm. Trên cơ sở này, những trí thức Tây học đầu tiên của Việt Nam, như: Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim – qua những cuốn sách đã xuất bản - và Ngô Tất Tố – qua các bài viết trên Tạp chí Tao Đàn vào những năm 30 của thế kỷ trước – họ đều tỏ ý nghi ngờ tính huyền thoại và truyền thuyết về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, với quốc gia đầu tiên của người Việt là Văn Lang, dưới sự trị vì của các vua Hùng. Mặc dù, chính sử đã ghi nhận một cách rất rõ ràng và chính xác thời gian và địa điểm lập quốc của nhà nước đầu tiên của Việt tộc: Nước Văn Lang thành lập vào năm Nhâm Tuất, năm thứ 8, vận VII, Hội Ngọ. Phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn, phía Tây giáp Ba Thục, phía Đông giáp Đông Hải. Tính ra đó là năm 2879 trước CN – và đến nay 2019, là 4898 năm lịch sử của Việt tộc từ khi lập quốc – tức gần 5000 năm lịch sử. Đoạn văn trên trong chính sử Việt, rõ ràng không phải là một huyền thoại, hoặc truyền thuyết. Nhưng toàn bộ nội dung lịch sử của nhà nước Văn Lang, trong không gian và thời gian đó, lại được mô tả bằng truyền thuyết và huyền thoại. Đây chính là cơ sở để các học giả Tây học và cả những nhà nghiên cứu Pháp vào thời bấy giờ, hoài nghi cội nguồn Sử Việt. Nhưng họ không phủ nhận, mà chỉ dừng lại ở sự hoài nghi. Cho đến những năm 70 cũng của thế kỷ trước, rộ lên một xu hướng đặt vấn đề phủ nhận cội nguồn Việt sử. Và vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, xu hướng này trở nên quan điểm chính thống trong giới Sử học Việt. Nhà Sử học Nguyễn Khắc Thuần viết trong cuốn “Thế thứ các triều đại vua Việt Nam (Nxb Giáo Dục 1997 – trang 15), như sau: “Trái lại với ghi chép của chính sử và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu cho rằng: Nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm và niên đại tan rã vào khoảng 208 Tr.CN. Với 300 năm, con số 18 đời Hùng Vương là con số dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì. Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử. Nhưng nước Văn Lang chỉ tồn tại trước sau 300 năm và con số 18 đời vua Hùng cho đến nay vẫn chỉ là con số của huyền sử”. Cụ thể hơn, trên báo Pháp Luật và xã hội, số ra nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm Mậu Dần 1998, tác giả Anh Phó với tựa đề “Trang phục tổ tiên ta như thế nào”, viết: “Nói vua Hùng làm vua nước Văn Lang, nhưng kỳ thực vua Hùng không giống như những vị vua quân chủ phong kiến của các thế hệ sau. Nước Văn Lang cũng chưa đủ các yếu tố cấu thành một quốc gia hoàn chỉnh. Mà lúc ấy nước Văn Lang chỉ mới là một liên minh giữa 15 bộ lạc. Người đứng đầu liên minh là tù trưởng bộ lạc Văn Lang – một bộ lạc hùng mạnh nhất trong số 15 bộ lạc. Vị tù trưởng ấy là vua Hùng”. Cần xác định rằng: Quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến, được khẳng định bởi tính phổ biến của nó, không còn chỉ dừng lại ở sự hoài nghi. Trong tạp chí “Kiến thức ngày nay”, số 256, ra ngày 1. 9. 1997 với tựa đề “Thời điểm lập quốc và quốc hiệu Việt Nam”, tác giả Nguyễn Anh Hùng đã viết: “Các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm cho rằng: Nhà nướcđầu tiên trên đất nước ta, chỉ có thể xuất hiện vào thời văn hóa Đông Sơn – giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan niệm này được cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận”. Thưa quý vị đại biểu. Như vậy, về mặt khách quan, chúng ta thấy rõ hai quan điểm rất khác biệt về cội nguồn Việt sử và mâu thuẫn nhau. Một quan điểm tiếp tục đi tìm cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, theo chính sử và đã được ghi nhận trong Hiến Pháp trước năm 1992. Một quan điểm nhân danh khoa học phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt đang thống trị trên các phương tiện truyền thông và trong cả các chương trình giáo dục. Thưa quý vị đại biểu. Một dân tộc không có lịch sử, thì không khác gì một dân tộc mất trí nhớ. Dân tộc Việt không thể không có cội nguồn Việt sử. Vấn đề đi tìm cội nguồn Việt sử sẽ không thể đơn giản chỉ dừng lại trong giới hạn thuần túy của lịch sử Việt. Mà nó còn giải thích các vấn đề liên quan, như ngôn ngữ Việt từ đâu mà ra? Vấn đề nguồn gốc đích thực của nền văn minh Đông phương vốn huyền bí không giả thích được từ hàng Thiên niên kỷ, đến nay vẫn thách thức toàn bộ tri thức của nền văn minh nhân loại…vv…và …vv. Người Việt cần phải biết rõ cội nguồn Việt sử của mình, để biết rõ quá trình phát triển của nền văn minh Việt, sự hình thành văn hóa Việt và dân tộc Việt. Người Việt phải hiểu rõ cội nguồn Việt sử để biết rõ vị trí của dân tộc Việt trong lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng thực chất cội nguồn Việt sử bắt đầu từ bao giờ, khi có hai luồng quan điểm hoàn toàn khác biệt? Đó chính là nguyên nhân để chúng ta có mặt ngày hôm nay, trong cuộc Hội thảo này để tìm về cội nguồn Việt sử, một cách khách quan, nhân danh khoa học và chân lý. Thưa quý vị đại biểu. Chúng ta đang sống ở những năm 20 đầu thế ký XXI. Đây là một thời đại mà những nền tảng tri thức khoa học đã phát triển vượt trội, so với những năm đầu thế kỷ XX. Những lý thuyết khoa học vĩ đại đã được hình thành, như những cột mốc trong lịch sử nhận thức được của nền văn minh nhân loại. Từ đó những chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết, hoặc một kết quả nghiên cứu khoa học cũng đã thay đổi, so với tư duy khoa học cổ điển có trước đó hàng trăm năm. Một trăm năm trước đó và còn đến tận bây giờ, chủ yếu sự thẩm định của tri thức khoa học chỉ là thực chứng, thực nghiệm. Thì ngày nay, nó đã được bổ sung bằng những tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học. Ngay nay, những di vật khảo cổ, không còn là bằng chứng duy nhất chứng minh cho các lý thuyết về khoa học lịch sử. Mà nó còn cần rất nhiều chuẩn mực khác liên quan, như di sản văn hóa phi vật thể, các tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng…vv. Kính thưa quý vị đại biểu. Trên cơ sở sự phát triển chung của nền văn minh hiện đại, mà những nền tảng tri thức đã phát triển vượt trội so với một trăm năm trước – đó chính là điều kiện thuận lợi, để chúng ta có thể soi rọi nhiều hơn, trong việc tìm về cội nguồn Việt sử. Và điều đó chính là nguyên nhân để có cuộc Hội Thảo ngày hôm nay, với chủ đề “Tìm về cội nguồn Việt sử”. Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi rất kỳ vọng cuộc Hội Thảo nhân danh tính khách quan khoa học và sự chân thành đi tìm chân lý của các nhà nghiên cứu và các vị học giả có mặt ngày hôm nay, chúng ta sẽ có một kết luận đúng đắn phản ánh đúng sự thật lịch sử về cội nguồn dân tộc Việt. Một lần nữa, thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin chân thành kính chúc quý vị đại biểu, các học giả quan tâm đến cội nguồn dân tộc và kính chúc Ban Tổ chức một cuộc sống hoan hỷ, an lạc và sức khỏe. Xin chúc cuộc Hội thảo “Tìm về cội nguồn Việt sử” thành công tốt đẹp. -------------------------------
-
LÝ HỌC VIỆT VÀ NGUỒN GỐC THÁNG CÔ HỒN Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Hôm nay đã là ngày mùng 2/ 7 Việt lịch. Trong dân gian quen gọi là tháng "Cô hồn". Rất nhiều truyền thuyết minh họa cho nguyên nhân của Tháng Cô Hồn này. Trong đó có cả truyền thuyết liên quan đến Phật Giáo - mà các bạn có thể xem ngay trong bài báo này dưới đây. Có thể nói, hầu hết người Đông phương và những nhà nghiên cứu trên thế giới, đều mặc định nguyên nhân của tháng Cô Hồn mang mầu sắc tín ngưỡng, tôn giáo, bởi chính những truyền thuyết liên quan đến nó từ thời xa xưa, mà bài báo dưới đây chỉ là một ví dụ. Nhưng thực chất có phải như vậy không? Người viết tiểu luận này trình bày với quý vị và anh chị em quan tâm một nguyên nhân được giải thích từ Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Trước khi trình bày luận điểm của mình, người viết giới thiệu với quý vị và anh chị em bài báo dưới đây, như là một tư liệu tham khảo làm ví dụ cho những cách giải thích về "Tháng Cô hồn" liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo từ trước đến nay. ============================ "Tháng cô hồn" và những điều kiêng kỵ được lan truyền Y. Dương (Tổng hợp) | 14/08/2015 07:40 Tháng 7 Âm lịch được còn được gọi là "tháng cô hồn" hay tháng "mở cửa mả". Hình minh họa 19 điều nên làm trong "tháng cô hồn" theo dân gian Đốt nhiều vàng mã tháng cô hồn, người cõi âm sẽ phải chịu tội? Trong dân gian người ta quan niệm, đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt ngày rằm trong tháng này là ngày xá tội vong nhân - ngày Quỷ Môn Quan mở để ma quỷ được tự do về dương thế, đó cũng là ngày "âm khí xung thiên". Ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng. Theo đó, ngoài việc sắm lễ cúng, người ta còn truyền tai nhau rất nhiều điều nên kiêng kỵ trong "tháng cô hồn" này. 18 điều cấm kỵ được lan truyền 1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá. 2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may. 3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần. 4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến. 5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình. 6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy. 7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu. 8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân. 9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập. 10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó. 11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”. 12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy. 13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng. 14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc. 15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn. 16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung. 17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá. 18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt. Những điều không nên khác - Thề thốt nói bậy bất cứ trong giây phút nào trong ngày tháng cô hồn. Nguy hiểm nhất thề thốt nói bậy ngay giờ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng. - Không được núp mưa dưới gốc cây. - Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ. - Không đi về quá đêm khuya. - Không tụ tập lượn lách đua xe. - Không mài dao kéo trong tháng này. - Không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe. - Không nên động thổ, nhập trạch trong tháng cô hồn. - Không nên và hạn chế mua xe trong tháng này. Nếu bất đắc dĩ vì một lý do nào đó mà cần phải mua xe thì nên tham khảo quý thầy chùa, sư, thầy phong thủy. - Không nên mua xe những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc. - Hạn chế ký kết hợp đồng, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ. - Không nên tự ý chặt cây có gốc to. - Không nên may quần áo trắng trong tháng này. - Không nên thả tiền thật. - Nếu nằm trong phòng bệnh viện khi ngủ không được tắt đèn. - Tuyệt đối không được cúng những đồ ăn mặn. Nếu cúng mặn có nghĩa là khơi dậy “tham, sân, si” có thể làm cho âm phần dữ tợn hơn nữa. (Sưu tầm từ nhiều nguồn) ============================ Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Qua bài báo trên, quý vị và anh chị em cũng nhận thấy rằng: quan niệm về tháng cô hồn hoàn toàn có nguồn gốc từ tín ngưỡng và tôn giáo. Về tôn giáo thì nguồn gốc Tháng Cô hồn được coi là có xuất xứ từ Phật giáo. Và nó hoàn toàn được giải thích một cách phi khoa học. Trong khi đó, việc coi tháng Bảy Việt lịch là "Tháng Cô hồn" là một quan niệm ảnh hưởng đến hầu hết các nước thuộc nền văn minh Đông phương, tức là không chỉ riêng ở Việt Nam. Do đó, vấn đề được đặt ra sẽ là: nếu nó xuất phát từ một tín ngưỡng, thì đó phải là một tín ngưỡng phổ biến rộng rãi thuộc về nền văn minh này. Từ đó, nó mới có thể phổ biến thành truyền thống về tháng Cô Hồn trong di sản của nền văn minh Đông phương, gồm nhiều quôc gia. Cũng trong bài báo trên thì một cách giải thích khác về nguồn gốc của tháng Cô Hồn có nguyên nhân từ Phật giáo, qua các sự tích về Lễ Vu Lan, báo hiếu của ngài Mục Kiều Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ, và sự tích về ngài Anan mà bài báo đã nêu. Xét về tính phổ biến thì Phật Giáo là một tôn giáo xuất phát từ Đông phương hơn 2500 năm trước và phổ biến trên toàn thế giới. Cho nên giải thích nguyên nhân từ Phật giáo với tính phổ biến của Phật giáo và tính phổ biến của tín ngưỡng liên quan đến "Tháng Cô Hồn" là khả thi. Nhưng vấn đề được tiếp tục đặt ra là: Những điều kiêng cữ - như mô tả trong bài báo trên và từ nhiều tư liệu khác - lại hoàn toàn không thuộc về hệ thống Phật pháp. Hơn nữa, không phải bất cứ một quốc gia có ảnh hưởng lớn từ Phật giáo đều coi Lễ Vu Lan là tháng cô hồn. Bởi vậy, truyền thuyết về ngài Mục Kiều Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ, hoặc ngài Anan gặp ngã quỷ - để giải thích cho nguyên nhân của quan niệm về "Tháng Cô hồn", chỉ có thể được hình thành rất lâu sau khi Phật pháp trở thành phổ biến trong xã hội Đông phương. Nó không hề có trong kinh điển chính thống của Phật giáo. Bởi vậy, tôi đi tìm nguyên nhân của quan niệm "Tháng Cô hồn" từ một cách giải thích khác. Những dấu ấn còn lại của quan niệm về tháng cô hồn, cho thấy nó liên quan đến Lý học Đông phương. Một trong những dấu ấn đó chính là từ "Quỷ Môn quan" - được coi là nơi xuất phát của ma quỷ lên trần gian vào tháng Bảy này. "Quỷ môn quan", hay còn gọi là "Quỷ Môn" chính là một khái niệm trong Phong Thủy mô tả trục Đông Bắc/ Tây Nam và Đông/ Tây trong Phong thủy Đông phương nói chung. Trong lịch sử nền văn minh Đông phương, cũng đã ghi nhận một tôn giáo phổ biến ở Nam Dương tử, đó chính là Đạo Giáo. Tôn giáo này có thời điểm xuất xứ tương đương sự xuất hiện của Phật giáo - từ 2500 năm cách ngày nay. Tôn giáo này đã bị mai một cùng với sự sụp đổ của nền văn hiến Việt, từ 300 năm BC. Nó chỉ còn lại những dấu ấn qua những truyền thuyết về tiên thánh trong tính ngưỡng dân gian, ở cả Việt Nam và Trung quốc. Riêng ở Việt Nam thì di sản của Đạo Giáo còn trong tục thờ Mẫu, Ngũ phủ công đồng, các vị thánh...vv... Trong Đạo Giáo, hầu hết mọi phương tiện hành pháp đều liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này tôi đã chứng minh qua sách đã xuất bản và các bài viết liên quan trên web này. Từ đó, tôi nhận thấy rằng: Hoàn toàn có cơ sở xem xét cội nguồn của "Tháng Cô Hồn" từ Lý học Đông phương. Bây giờ, chúng ta trở lại với mô hình Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Quý vị và anh chị em xem hình dưới đây: Hà đồ & Hậu thiên Lạc Việt phối thập Thiên Can Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: Trong mô hình Hà Đồ (và cả Lạc Thư) đều có 9 ô. Các ô trên Hà Đồ đều phối với Thiên Can thích hợp với độ số của nó, gồm: Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5 (Mậu thuộc Thổ) , Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10 (Quý thuộc Thủy). Riêng ô giữa - Trung cung của Hà Đồ có hai thiên can phối là "Mậu/ Quý" với độ số 5/ 10, phù hợp với độ số Trung cung của Hà Đồ. Và điều này liên quan gì đến "Tháng Cô Hồn" với tháng Bảy Việt lịch hàng năm? Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Quý vị và anh chị em cũng biết rằng: Trong truyền thống văn hóa Việt, ông cha ta thường gọi tháng 11 Việt lịch là tháng Một; Tháng 12 là tháng Chạp; tháng 1 là tháng Giêng...sau đó mới thuận tự theo số đếm phổ thông. Do đó, tháng thứ 5 tính từ tháng Một - theo cách gọi dân gian Việt - tức cũng là tháng Ba Việt lịch. Đây cũng chính là tháng kỷ niệm giỗ Tổ Hùng Vương 10/ 3 Việt lịch. Hay nói cụ thể và rõ hơn là: ngày giỗ Tổ Hùng Vương của Việt tộc vào ngày mùng 10, tháng thứ 5 Việt lịch, tính từ tháng Một (11). Đây chính là con số của Trung cung Hà Đồ, thuộc Mậu/ Dương Thổ. Vậy tháng cô hồn liên quan gì đến mô hình Hà Đồ này? Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Đây chính là tháng thứ chín, tính từ tháng Một (11) Việt lịch. Cho nên theo chu kỳ Cửu cung, tháng này nhập trung cung Hà Đồ, tương ứng với độ số 10 của Thiên Can Quý thuộc thủy. Tháng này vì do Thiên Can Âm Thủy là Quý quản trung cung, nên Âm khí - theo Lý học Việt rất vượng. Cho nên nó thể hiện bằng thời tiết phổ biến trên trái Đất là mưa gió sụt sùi (Mưa Ngâu), hoặc bão tố, lũ lụt...vv.....Ở những vị trí địa hình khác nhau thì Âm khí cũng thể hiện khác nhau, tùy từng vị trí trên Địa Cầu. Nhưng xét tổng quát là Âm khí vượng. Chính vì tính thể hiện Âm Khí thổ vượng, nên nó được mô tả bằng "Địa Ngục" ("Địa" là Đất/ Thổ; "Ngục" là hình tượng mô tả khí chất dưới đất) và nâng cấp thành những truyền thuyết liên quan đến "Tháng Cô Hồn" với những ma quỷ từ Địa Ngục chui lên, hoành hành trên thế gian. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Cũng chính vì sự tương tác của Âm khí vượng và kết thúc một chu kỳ Thiên Can, nên nền văn hiến Việt đã mô tả một số điều kiêng cữ để hạn chế những tương tác xấu này. Nhưng do sự thất truyền của cả một nền văn minh, cho nên sự kiêng cữ trở thành thái quá và nhiều cái rất không cần thiết. Chưa nói đến nhiều kiêng cữ do biến tướng vì thiếu hiểu biết trở nên buồn cười. Vấn đề này tôi sẽ viết rõ hơn ở bài tiếp theo. Nhưng qua sự phân tích của tôi ở bài trên, thì quý vị và anh chị em cũng thấy rõ rằng: nguyên nhân của tháng cô hồn, hoàn toàn có xuất xứ từ nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - với nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Và cũng từ sự giải thích nguyên nhân này, cho thấy tính hệ thống, nhất quán hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt trong hầu hết mọi lĩnh vực liến quan đến nó. Đồng thời nó cũng chứng minh rõ hơn cho một tiêu chí để thẩm định một lý thuyết thống nhất, bổ sung cho những luận cứ mà người viết đã chứng minh trong tiểu luận: "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", là: "Một lý thuyết thống nhất phải có khả năng giải thích những vấn đề tôn giáo và tâm linh". "Những quan niệm về "Tháng Cô Hồn" chính là một dấu ấn về tôn giáo và tâm linh, đã được giải thích bằng nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Đó chính là "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Còn tiếp .
- 5 trả lời
-
14
-
Đọc sách Minh triết Việt trong văn minh Đông phương Đào Vọng Đức* 08:21-13/08/2014 Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học. Nhân loại đang chứng kiến thời kỳ phát triển rực rỡ của khoa học và công nghệ, được đánh dấu bởi vô số những phát minh kỳ diệu từ những lĩnh vực lý thuyết trừu tượng nhất đến những ứng dụng kỹ thuật và công nghệ rộng rãi nhất trong thực tế sản xuất và đời sống. Phần lớn những thành tựu chủ yếu đó khởi nguồn từ sự ra đời của thuyết lượng tử và thuyết tương đối, những bước tiến mang tính đột phá ngoạn mục nhất của Vật lý học thế kỷ 20. Nhận định chung cho rằng, những phát minh vĩ đại này đã tạo nên “đợt sóng thần” ngày càng dâng cao trong khoa học và công nghệ suốt thế kỷ 20-21 với những ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống con người, có tác dụng rất lớn đối với sự tồn vinh của nhân loại. Những thành tựu đó cũng đồng thời có tác dụng sâu rộng trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đặc biệt là khoa học lịch sử, gắn bó mật thiết với khoa học thông tin và khoa học dự báo. Liên quan đến Thông tin - Dự báo, một lĩnh vực khoa học có tính thời sự đang phát triển mạnh mẽ là Máy tính lượng tử - Viễn tải lượng tử Thông tin lượng tử, và một hướng nghiên cứu nảy sinh từ đó là “Viễn tải tâm linh” (Psychic teleportation) đang được quan tâm đặc biệt. Người ta chờ đợi rằng Thông tin lượng tử sẽ là một cuộc đại cách mạng trong công nghệ thông tin mà ảnh hưởng to lớn của nó là điều chưa thể dự báo. Những thành tựu của Vật lý học hiện đại rọi những tia sáng mới vào khoa học Dự báo, liên quan mật thiết đến phạm trù không gian - thời gian. Nghiên cứu bản chất sâu sắc của không gian - thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng lý thuyết Đại thống nhất. Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học như trong tinh thần đã trình bày ở trên. Các kết quả nghiên cứu này tạo cơ sở để có thể khẳng định rằng dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5000 năm văn hiến tính từ thời Hùng Vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều những bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao,… trong di sản văn hóa truyền thống Việt cùng với những luận giải sáng sủa, đầy tính thuyết phục, nhằm khai sáng các nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngoài ý nghĩa khoa học, cuốn sách còn có tác dụng hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khích lệ ý chí phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên. Từ lâu tôi đã có nhiều dịp gặp và tiếp xúc với tác giả, trao đổi ý kiến về một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực tiên tri, dự báo, các khả năng tiềm ẩn của con người, và rất tâm đắc với những nội dung trong sách. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ nhận được sự hưởng ứng của đông đảo độc giả. ---------------------------------------- *GS. Viện Vật lý và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người ======================== Ra mắt sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” Thứ Hai 06:51 18/08/2014 Tin liên quan Sách càng nổi tiếng càng bị in lậu (HNM) - Tạp chí Tia Sáng, NXB Tri thức, Công ty TNHH Tư vấn, đầu tư tri thức, giáo dục và văn hóa Việt, Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Với dung lượng 472 trang, cuốn sách là kết quả nghiên cứu của tác giả trong nhiều năm, đã được công bố từng phần trong các cuốn sách như: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam"; "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại"; "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt"… Cuốn sách nhằm góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt, tạo cơ sở để có thể khẳng định dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5000 năm văn hiến tính từ thời Hùng Vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm dương ngũ hành. Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao, trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Khánh Vũ
-
VẦN ĐỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC.Thưa quý vị và các bạn.Cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến (2879 tr CN - 2019 sau CN), một thời huyền vĩ bên bớ Nam sông Dương Tử. Nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn. Đông giáp Đông hải, Tây giáp Ba thục. Lập quốc vào năm Nhâm Tuất, thứ 8, vận 7, Hội Ngọ. Tức 2879 tr. CN. Từ ngàn xưa, những người con dân Việt luôn tin tưởng điều này. Nhưng ngày nay, rất nhiều người cố đưa ra những cái gọi là "cơ sở khoa học", để chứng minh điều ngược lại và phủ nhận cội nguồn Việt tộc. Khiến cho, những thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt ko biết cội nguồn Việt tộc từ đâu. Đây chình là nguyên nhân để TTNC Lý học Đông phương và TT Minh triết Việt tổ chức một buổi tọa đàm về "Cội Nguồn Việt sử". Sự thành công của cuộc Tọa Đàm này, với tôi chỉ giới hạn ở chỗ: Lần đầu tiên tiếng nói chứng minh "Cội nguồn Việt sử" được công khai. Để tiếp tục tìm về cội nguồn Việt sử, tôi đưa lên đây các bài viết của Tiến Sĩ Nguyễn Lê Anh liên quan đến vấn đề này, và phân tích của tôi để quý vị và các bạn tham khảo. Các bài viết tiếp theo của Tiến Sĩ Nguyễn Lê Anh và các bài bình luận, phân tích của tôi, sẽ thể hiện ở phần comment. Trong khi bài viết chưa hoàn tất, tôi rất cảm ơn, nếu quý vị và các bạn KHÔNG BÌNH LUẬN chen vào giữa. Có thể tôi buộc phải xóa bài. Mong quý vị và các bạn thông cảm. BÀI THỨ NHẤT CỦA ÔNG LÊ ANH. Lịch sông 20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m; đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất. Như vậy 6000 năm về trước mực nước biển dâng cao, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ hiện nay là vịnh có độ sâu trung bình khoảng 25m. Bờ biển vào tới chân núi Ba Vì, qua Phú Thọ rồi men theo chân dãy núi Tam Đảo. Dòng Hải Lưu chảy theo hướng ngược chiều kim đồng Hồ tạo ra dòng nước chảy từ phía Quảng Ninh về Thanh Hóa. Sông Thao chảy giữa và chia vùng núi phía Bắc của Việt Nam thành hai phần, phần Tây Bắc và phần Đông Bắc. Hai vùng núi này có chế độ mưa khác nhau. Tây Bắc là lưu vực của sông Đà, và Đông Bắc là của sông Lô. Cả hai vùng này đều ở độ cao hơn 1500m gồm nhiều đỉnh núi cao hơn 2000m, thậm chí hơn 3000m. Chính vì thế động năng (tức tốc độ dòng nước và lưu lượng) của sông Đà và sông Lô rất lớn. Sông Thao bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam thuộc Trung Quốc ở độ cao 1776 m và chảy khoang 600km tới Việt Trì rồi hợp nhất với sông Đà và Sông Lô để tạo ra sông Hồng. So với sông Đà và sông Lô thì lưu lượng của sông Thao nhỏ và do chảy trên đoạn dài 5000km mới tới biên giới Việt Nam mà động lượng cũng nhỏ. Sông Đà có lưu lượng gấp 4 lần sông Thao, động lượng gấp 10 lần; sông Lô có lưu lượng gấp 2 lần sông Thao và động lượng gấp 5 lần. Chính vì thế khi vào mùa mưa Tây Bắc con sông Hồng chịu tác động bởi dòng chảy của con sông Đà và mùa mưa Đông Bắc thì con sông Hồng chịu sự tác động của con sông Lô. Mỗi khi nước sông Đà mạnh dòng sông Hồng lao về phía đầm Vạc ở chân núi Tam Đảo rồi chảy qua mũi Thánh Gióng về phía Chí Linh ra tới Quảng Ninh. Mỗi khi dòng nước sông Lô mạnh thì sông Hồng bị đẩy xuống phía Nam theo hướng con sông Tích Giang về phía Hòa Bình, qua Hà Nam, rồi tới Ninh Bình và đổ ra biển ở chỗ Thanh Hóa. Tuy nhiên xét về tổng thể dòng nước sông Hồng chịu sự tác động của dòng Hải Lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Dòng Hải Lưu này khiến cho dòng chảy của sông Hồng không thoát ra biển ở Quảng Ninh mà xoáy lộn ngược trở lại. Dòng xoáy này đã vun phù sa tạo thành cồn mà sau này là Hoàng Thành Thăng Long. Hoàng Thành Thăng Long, cổ Loa và Gia Lâm là các gò cao tới 18m, như vậy chúng đã được hình thành ở thời kỳ biển tiến mà mức nước biển cao hơn. Trong suốt thời gian 6000 năm qua mực nước biển vẫn giữ nguyên như vậy cho tới ngày nay. Mỗi năm con sông Hồng tải ra biển 100 triệu tấn phù sa, tương đương 75 triệu m³ đất. Đồng bằng Bắc Bộ có dạng tam giác cân, đáy là bờ biển dài 150km, đỉnh là Phú Thọ ở độ cao 30m so với mực nước biển. Tam giác Đồng Bằng Bắc bộ có chiều cao 200km vâỵ diện tích khoảng 15 nghìn km². Lượng phù sa 75 triệu m³ hàng năm của sông Hồng đủ để bồi một lớp đất dày 5mm lên toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, tức 5m cho 1000 năm. Trong vòng 6000 năm nó bồi lấp vịnh có độ sâu 20m để tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngư ngày nay. Quá trình phù sa bồi lấp bắt đầu từ các vị trú mà dòng nước chảy chậm, ví dụ như các vùng ven chán núi. Như vậy phù sa đã đẩy dòng chảy sông Hồng xưa từ ven chân núi dãy núi Tam Đảo và ven dãy núi Ba Vì ra vị trí ở giữa hai dãy núi như như hiện nay để tạo thành dòng sông. Di chỉ Đồng đậu ở tọa độ (21°14'00.9"N 105°35'17.2"E). Di chỉ có 4 tầng văn hóa là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn nằm chồng lên nhau lần lượt. Phát hiện này cho phép các nhà nghiên cứu khẳng định văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc bản địa. Văn hóa Đồng Đậu sau Phùng Nguyên khoảng 1500 năm, ở độ sâu 2m có tuổi từ 3500 năm đến 4000 năm thuộc thời kỳ đồ đồng. Khoảng cách từ di chỉ Đồng Đậu tới hồ Đại Lải là khoảng 17km. Như thế kể từ 6000 năm trước đây, cứ mỗi 1000 năm thì phù sa đẩy dòng nước sông Hồng ra xa khỏi dãy Tam Đảo và dãy Ba Vì khoảng 8km. Khoảng cách từ chân núi Ba Vì tới chân núi Tam Đảo khoảng 40km, như vậy cửa sông Hồng ra biển ở vị trí Mê Linh - Hát Giang đã được hình thành từ khoảng 4000 năm về trước. Khoảng cách từ Mê Linh - Hát Giang tới cửa biển Ba Lạt khoảng 150km. Như vậy theo thời gian cửa sông Hồng tiến ra ra biển theo vận tốc cứ mỗi 1000 năm khoảng từ 40km cho tới 45km tính từ cửa biển Ba Lạt. Như chúng ta đã biết, ở cửa sông dòng nước bị dòng Hải Lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ đẩy trở lại khiến tạo ra xoáy. Xoáy này vun phù sa lại thành gò nổi. Và khi gò nổi lớn đến một mức độ nhất định thì dòng sông bị chia thành 2 nhánh. Nhánh chính là dòng chảy sông Hồng còn nhánh phụ là các chi lưu chịu tác dụng của lực Coriolis chảy từ Tây sang Đông. Dòng chảy của sông Hồng được hình thành do vừa lùi ra xa khỏi chân núi Tam Đảo và do sự xuất hiện của các gò nổi. Các phân lưu như sông Phan và sông cà Lồ, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý đều được hình thành theo nguyên lý như vậy. Dự theo nguyên lý vận tốc cửa sông chúng ta có thể tính được thời gian hình thành ra các chi lưu này như: sông Ninh Cơ (30km) có tuổi khoảng 750 năm, Sông Đào (44km) có tuổi khoảng 1100 năm (Ở vùng đồng bằng, sông nhân tạo do người đào ra thì dòng chảy thẳng. Sông Sông Đào không như vậy), Sông Châu Giang (49km) có tuổi 1200 năm, sông Trà Lý (50km) có tuổi khoảng 1250 năm, sông Luộc (65km) có tuổi khoảng 1600 năm, sông Đuống (120km) có tuổi khoảng 3000 năm. Sông Đuống cách mũi Thánh Gióng khoảng 24km, tính độ tuổi theo vận tốc lùi ra xa khỏi dãy Tam Đảo, cứ 8km cho 1000 năm, thì tuổi của sông Đuống cũng là khoảng 3000 năm. Trên thực tế, do áp lực dòng sông Đà lớn gấp 2 lần sông Lô, mà trong thời gian đầu khi chưa xuất hiện gò đất có bán kính 10km chắn ngang cửa sông Hồng thì dòng nước mang phù sa chảy về phía Tam Đảo nhiều hơn là chảy về phía Ba Vì. Như thế khoảng 2500 năm về trước phần bờ phía Bắc sông Hồng được bồi nhiều hơn, và do vậy mà tuổi của sông Đuống khoảng 3000 năm là hợp lý. Cửa sông Cà Lồ ở vị trí Mê Linh nơi đến thờ Hai Bà Trưng, có tuổi khoảng 4000 năm. Sông Phan khoảng 5000 năm. Nội suy tuyến tính cho các sông từ sông Cà Lồ tới sông Đuống ta có: Sông Thiên Phù (nay đã bị bồi lấp hoàn toàn) có cửa ở vào vị trí 1/5 tính từ sông Đuống vậy tổi của sông Thiên Phù là khoảng 3200 năm; Đây cũng chính là tuổi của sông Tô Lịch; Sông Nhuệ có cửa ở Chèm, khoảng 2/5 khoảng cách tính từ phía sông Đuống, có tuổi khoảng 3400 năm. Hồ Tây sinh ra do sụt lún vào khoảng thế kỷ thứ 10. Sông Kim Ngưu chảy qua hồ Tây trước khi bị sụt lún. Dấu vết còn lại của sông Kim Ngư là vệt hồ Ngọc Hà. Ước tính cửa sông Kim Ngư ở vào khoảng 1/10 khoảng cách tính từ phía sông Đuống, vậy tuổi của sông Kim Ngưu khoảng 3300 năm Dòng Tích Giang cách chân núi Ba Vì khoảng 8km, như thế tuổi của nó vào khoảng 5000 năm, cũng như thế sông Đáy cách chân núi Ba Vì khoảng 16km, vậy tuổi của sông Đáy là khoảng 4000 năm. Theo nguyên tắc hình thành ra sông Hồng thì cửa sông là nơi tiếp giáp với biển. Như vậy các chi lưu của nó đều đã từng là bờ biển xưa. Xưa khi chưa đắp đê sông thì mỗi khi mùa nước (vào tháng 8 tháng 9 âm lịch) nước sông chảy ngập hoàn toàn đồng bằng Bắc Bộ, một lớp nước khoảng nửa mét. Do bị phù sa bồi mà lòng các con sông, theo thời gian, có xu thế hẹp hơn. Mặc dù rất chậm nhưng dòng chảy cũng tuân thủ quy tắc bên lở bên bồi và chịu tác động của lực Coriolis. Xét về tổng thể, do chảy trên vùng đất mới mà dòng sông có xu thế dịch chuyển dần ra phía biển. Từ tuổi sông quy ra tuổi của các làng xã ven sông. Và từ đây chúng ta có thể ước tính được tuổi của các Đình Chùa ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. BÀI THỨ HAI CỦA TIẾN SĨ NGUYỄN LÊ ANH. "Đẻ đất đẻ nước" 20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cư dân cổ chạy lên vùng cao hơn. Người chạy lên đồng bằng sông Qinzhou là cư dân Bách Việt, còn chạy lên vùng Bắc Bộ nay là cư dân Việt cổ. Do có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hóa của người Việt là thừa hưởng của văn hóa Hạ Long mang đặc điểm của "văn hóa Nước" -- khí hậu ấm áp và di chuyển bằng thuyền; và do không có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hoa của Bách Việt là một nền văn hóa khác -- "văn hóa Cạn", đặc trưng cho vùng ôn đới và di chuyển bằng đường bộ. Cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m, đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất. Theo dõi bản đồ khảo cổ của Trung Quốc chúng ta cũng thấy ngay vệt di chỉ 7000 năm tuổi 38,40,41,42,43,44,45,47 di cư từ biển vào, cùng đồng dạng với di chỉ Cái Bèo. Như vậy cư dân đồng bằng Sông Hồng trước thời kỳ 6000 năm lịch sử biển lùi thì có một thời kỳ 4000 năm "lịch sử" biển tiến, cứ mỗi năm 50m bờ biển tiến sâu vào đất liền. Thời kỳ ấy chúng ta gọi là thời kỳ văn minh Tiền Sông Hồng. Theo như di tích khảo cổ Cái Bèo thì 7000 năm về trước cư dân sông Hồng bước vào thời kỳ đồ Đá, tức là họ chưa có dụng cụ kim loại. Với rừng rậm nguyên sinh cây to bán kính vài mét ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, với công cụ đồ đá thô sơ thì việc chặt phá đốt rừng làm ruộng là rất khó, nhất là biển cứ tiến 50m một năm. Do cần muối và thức ăn và do việc di chuyển trong rừng nhiệt đới rất khó mà vệt dân cư sống trên cạn khi ấy chắc chỉ vào khoảng 20km dọc theo bờ biển. Nước cứ tiếp tục dâng và với khả năng di chuyển bằng thuyền sẵn có khi còn là cư dân đồng bằng Hạ Long mà có lẽ cư dân Sông Hồng khi ấy sống chủ yếu trên các bè mảng, hệt như dân cư làng chài Cái Bèo. Họ trú ngụ tránh bão ở những vùng vịnh nơi có thể lấy nước ngọt. Họ lập miếu thờ ở những chỗ này, có thể lúc đầu chỉ với mục đich đánh dấu. Như thế làng chài vịnh Hạ Long có thể là di tích "hoá thạch" sống của nền văn minh Tiền Sông Hồng xưa từ 10 nghìn năm về trước. Và những vùng như Tràng An thuộc Ninh Bình ngày nay, các vùng núi Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Ninh là những nơi cư trú của người Việt Cổ nhiều nghìn năm về trước. Nền văn minh Tiền Sông Hồng kéo dài 4000 năm trong điều kiện biển tiến. Vào thời kỳ 10 nghìn tới 7 nghìn năm về trước, nếu ước tính mật độ dân số bằng một nửa khi biển lùi thì dân cư khoảng 100 nghìn người. Xã hội phân chia thành hai phần, phần định cư trên cạn và phần ở trên các bè mảng trong vùng vịnh. Phương thức sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, làm muối, khai thác gỗ làm thuyền bè và trồng trọt trên các gò đồi cao. Khoảng 6000 năm vừa qua mực nước biển giữ nguyên, tuy nhiên sông Hồng mang phù sa ra bồi và tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đẩy bờ biển lùi ra xa khoảng 30km cho 1000 năm. Ngay sau khi nước biển ngừng dâng người Việt cổ quay lại vùng đất xưa của họ, tất nhiên nay đã được bồi lên một lớp phù sa mới. Họ là dân tộc Kinh. Những người Việt Cổ ở lại vùng cao là người Mường, họ được coi như những người Kinh "di cư" và, theo đúng quy luật, người di cư thì bảo lưu văn hóa cổ. Đặc biệt hơn nữa là những người "di cư" tức người Mường sống ở nơi điều kiện thiên nhiên không thay đổi nên giữ lại được gần hết nét văn hóa Kinh cổ hơn người Kinh. Vậy các loại "Vua Hùng" đã có công dựng nước cần phải được tìm hiểu ra từ văn hóa Kinh cổ còn được lưu truyền gần như trọn vẹn ở dân tộc Mường này. Vậy chính văn hóa Mường là hóa thạch sống văn hóa Việt Cổ từ 5000 năm về trước của nền văn minh sông Hồng trước thời kỳ biển lùi. Trong khi suốt thời gian 6000 năm qua, khi biển lùi, người Kinh đã quay trở lại làm chủ vùng đất đồng bằng sông Hồng xưa của mình, với văn hóa bị ảnh hưởng của cấu trúc Gò Đống nước tự chảy, gần giống như văn hóa như thời kỳ đồng bằng Hạ Long. Đồng bằng Bắc Bộ là một tam giác Cân mà đỉnh là Phú Thọ. Chạy dài và tạo ra hai cạnh bên của tam giác đồng bằng Bắc Bộ là các dãy núi cao hàng nghìn mét với rừng rậm cây leo chằng chịt và rộng hàng trăm km đầy rãy trăn rắn và thú dữ ăn thịt, khiến cho tới tận đầu Công Nguyên hầu như không một ai có thể vượt qua. Sự giao tiếp văn minh chỉ có thể qua đường biển. Người Mường đã giữ được sử thi "Đẻ đất đẻ nước" dạng truyền khẩu tới chục nghìn câu thơ -- có lẽ sử thi được truyền lại từ nền văn minh Tiền Sông Hồng. Đây là cuốn thánh Kinh nói về sự hình thành vũ trụ, hình thành ra đất, ra nước, ra con người, và đạo đức làm người. Xét về âm, thì âm thanh Mo phát ở sâu trong họng hơn so với âm thanh tiếng Việt hiện nay. Điều này là hợp lý, bởi vì âm thanh của người Việt di cư tới Tam Đảo Trung Quốc 500 năm về trước cũng phát âm hơi sâu nhưng không sâu như âm Mo. Âm phát ở sâu trong cuống họng là một yếu tố cho thấy tiếng việc xưa có thể là đa âm và quá trình tiến hóa âm thanh tiếng Việt là cực đại hóa số lượng dấy thanh, tức sử dụng tất cả các khả năng biên tần âm thanh. Ở Việt Nam làng nào cũng có chùa. Chùa là kết quả của sự giao thoa văn hoá được du nhập từ thế giới bên ngoài qua đường biển. Khoảng 6000 năm về trước bờ biển ở sát chân dãy núi Tam Đảo ra tới tận mũi Thánh Gióng. Tốc độ phù sa của sông Hồng bồi từ Hồ Đại Lải ra tới di chỉ Đồng Đậu là 2500 năm cho 20km. Chùa Dâu cách mũi Thánh Gióng khoảng 30km, như vậy vệt chùa cổ đồng dạng về cấu trúc Tâm Linh của phật giáo Nguyên Thủy kéo dài từ Chí Linh qua, chùa Dâu, tới các chùa khu ở vực Bát Tràng, là đường bờ biển khoảng 2500 năm về trước. Vậy có thể đạo phật đã du nhập vào Việt Nam khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Phât giáo là một hình thức quan niệm ở dạng nhân cách hóa thế giới quan. Trong chùa thì ở nơi cao nhất linh thiêng nhất là thờ Tam Thế Phật. Tam Thế Phật đó là Phật quản lý tương lai, Phật quản lý hiện tại, Phật quản lý quá khứ. Chùa không phải là nơi để cầu xin nhằm làm thay đổi hiện trạng mà là nơi để hiểu được vũ trụ thế nào và chúng ta đang ở đâu, khuyên nhủ lòng nhân hậu và lòng biết ơn tổ tiên. Vì vào chùa ai cũng nhìn thấy tam thế phật cho nên người Việt cho rằng thời gian là một thứ tồn tại khách quan. Phía bên dưới Tam Thế Phật, tức thời guan, là các cõi tức là các khoảng trong không gian xyz. Người Việt cổ cho rằng có hai cõi chính, cõi Dương và cõi Âm. Mo Mường là cuốn Thánh Kinh kể về sự hình thành thế giới, đất nước và cây cối được sinh ra làm sao, con người được sinh ra thế nào, và được kể ra cho linh hồn người chết nghe lần cuối khi sắp phải chia tay mãi mãi thế giới mà họ vừa sống. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự nhân cách hóa thành tượng của Kinh Mo. Đó chính là quan niệm về "Đẻ", tức sự sinh ra và hình thành vũ trụ, giải thích sự sinh ra con người và đạo đức sống. Cũng như Phật giáo, ở trên tầng cao nhất của điện Mẫu là thờ 3 Mẫu: Mẫu Thiên đại diện cho tính quy luật siêu nhiên, tức là tương lai; Mẫu Địa là các sự kiện xảy ra ngay hiện tại trên mặt đất; và mẫu Mẫu Thượng Ngàn là quá khứ nơi linh hồn trú ngụ. Mẫu Thượng Ngàn còn được thay bằng Mẫu Thỏa, tức là Nước, được người Kinh coi là nơi linh hồn trú ngụ. Trong Chùa người Kinh thờ cả Phật lẫn Mẫu, điều này cho thấy người Kinh tiếp nhận Phật Giáo ở dạng gao thoa văn hóa. Mo Mường kể linh hồn khi mất sẽ về cõi khác, ở đấy cũng sẽ nhận ruộng, nhận trâu bò và có cuộc sống bình thường chỉ có điều là ở bên cõi Âm. Như vậy mo Mường và tôn giáo Phật Giáo đình chùa của người Kinh không mâu thuẫn với nhau, đều là thể hiện đặc tính duy vật. Đó cũng là đặc tính sống thực tế của người Kinh, không bị ràng buộc bởi các triết lý siêu nhiên như Khổng Giáo, Lão Giáo. Không như những chuyện Kinh Dương Vương, Trăm Trứng, Vua cha nọ Truyền ngôi cho con trai kia. Mo Mường thể hiện bản chất mẫu hệ và phồn thực, tự sinh sôi nảy nở, trong văn hóa của người Việt. Cuốn Thánh Kinh Mo phản ánh đúng thực chất duy vật và tính phồn thực của cư dân Sông Hồng, tuyệt vời hơn tất cả Thánh Kinh nào được biết trên thế giới. Người Kinh là ai, các "Vua Hùng" phải là ai? Bằng cách khoan sâu nhiều kilomet vào các khối băng ở hai cực, người ta tìm thấy các lớp nước đóng băng, lớp này đè lên lớp kia, trong hàng triệu năm về trước. Từ độ dày mỏng và lượng khí CO2 bị giam cầm ở các lớp băng này mà người ta đã khôi phục được đồ thị mực nước biển theo thời gian. Theo đó mực nước biển thấp nhất là vào các thời điểm 140 nghìn năm, 80 nghìn năm, và 20 nghìn năm về trước. Phân tích cấu trúc biến dị và di truyền của Gen trong ADN, người ta có thể xác định được cây gia phả. Dựa trên bản đồ Gen cư dân trên thế giới người ta biết được loài người văn minh có tổ tiên ở Châu Phi, tức họ đã di cư ra khỏi lục địa này khi mực nước biển xuống thấp. Dựa vào việc phân tích các đặc điểm và sự tương quan ngôn ngữ người ta đã xây dựng cây tiến hóa ngôn ngữ các dân tộc. Cây ngôn ngữ này có gốc ở châu Phi. Tiếng nói chỉ có thể xuất hiện khi khả năng vận động của lưỡi vượt ra ngoài nhu cầu dùng để ăn như ở động vật. Con chó có thể hiểu hàng trăm từ chủ nói nhưng không thể nói bất kỳ từ nào trong số chúng, bởi vì để nói đòi hỏi phải một bó dây thần kinh lớn đến lưỡi, và điều đó đòi hỏi một lỗ lớn trong hộp sọ để chúng đi qua. Khảo cổ cho thấy chỉ có con người có điều đó, và cái lỗ to đến thế thì chỉ mới xuất hiện khoảng 150 nghìn năm trước đây. Vào thời kỳ băng giá nước đóng băng ở hai cực Trái Đất nhiều tới mức mực nước biển thấp hơn tới 130m. Khi mực nước biển thấp thì cũng đồng nghĩa với mưa ít và hạn hán toàn cầu mà Châu Phi là nơi chịu tác động nặng nề. Người ta cho rằng loài người cổ đại đã tìm cách di cư khỏi Châu lục này vì không còn cái ăn và họ chỉ có thể di cư được ra khỏi châu Phi vào hai thời điểm 140 nghìn năm về trước hay 80 nghìn năm về trước, không thể sớm hơn bởi vì khi di cư ra khỏi châu Phi thì loài người đã có ngôn ngữ. Ngôn ngữ và cấu trúc tư duy là một, sự tương đồng về cấu trúc tư duy và cách quan niệm về linh hồn cùng văn hóa cho thấy ngôn ngữ đã xuất hiện từ rất lâu trước khi loài người di cư ra khỏi châu Phi. Vậy loài người văn minh đã di cư ra khỏi châu Phi vào khoảng 80 nghìn năm về trước. Dựa vào phân bố theo thời gian của các di chỉ từ 7000 năm về trước ở phía Nam sông Trường Giang của Trung Quốc, chúng ta có thể ước lượng được tốc độ di cư tự nhiên là vào khoảng 300km cho 1000 năm. Tất nhiên do mức độ văn minh và việc chưa có vật nuôi đã được đồng hóa mà tốc độ di cư của người cổ đại chậm hơn nhiều. Về mặt nguyên tắc, sau khi ra khỏi Châu Phi ở vùng Tiểu Á loài người đã di chuyển theo hai hướng, hướng thứ nhất lên vùng biển Địa Trung hải và di tiếp phía bắc cao nguyên Tây Tạng, hướng thứ hai về phía nam cao nguyên Tây Tạng và dọc theo bờ biển Ấn Độ dương về tới Đông Nam Á và tới châu Úc. Do độ dài quãng đường di cư tới đồng bằng Bắc Bộ theo hướng phía Nam cao nguyên Tây Tạng ngắn hơn rất nhiều so với tổng quãng đường di cư tự nhiên theo hướng phía bắc cao nguyên Tây Tạng đi xuống, mà người Việt cổ đại là thuộc dòng người di cư tự nhiên từ vùng sừng châu Phi theo hướng nam cao nguyên Tây Tạng. Do loài người cần muối và nước ngọt vì thế vệt đường di cư phải phụ thuộc vào hai yếu tố này. Như thế vệt di cư theo con đường phía bắc cao nguyên Tây Tạng có lẽ đã bắt đầu muộn hơn nhiều do phải chủ động nguồn muối, và điều ấy chỉ có thể có được khi súc vật được thần hóa thành công cụ mang vác. Thời điểm đồng hóa được gia súc như sau: Lạc đà 4000 ÷ 1400 TCN Ngựa 4000 TCN Cừu 9000 ÷ 11000 TCN Dê 8000 TCN Lợn 7000 TCN Bò 6000 TCN Trâu 4000 TCN Như vậy việc khẳng định văn minh được di chuyển từ phía Bắc Trung Quốc nơi hạ lưu con sông Hoàng Hà xuống phía Đông Nam Á là không chính xác. Người cổ đại đã định cư ở vùng này khoảng 10 nghìn năm trước khi có sự di cư tự nhiên cư dân từ phía Bắc tới. Để có được sự mường tượng chung về văn minh loài người chúng ta lưu ý "thành phố cổ đầu tiên được người di cư xây dựng là Göbekli Tepe ở phía cực Nam của của Turkey. Tuổi của thành phố này là khoảng 10 nghìn năm trước Công Nguyên". 20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cư dân cổ chạy lên vùng cao hơn. Người chạy lên đồng bằng sông Qinzhou là cư dân Bách Việt, còn chạy lên vùng Bắc Bộ nay là cư dân Việt cổ. Do có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hóa của người Việt là thừa hưởng của văn hóa Hạ Long mang đặc điểm của "văn hóa Nước" -- khí hậu ấm áp và di chuyển bằng thuyền; và do không có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hoa của Bách Việt là một nền văn hóa khác -- "văn hóa Cạn", đặc trưng cho vùng ôn đới và di chuyển bằng đường bộ. Cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m, đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất. Theo dõi bản đồ khảo cổ của Trung Quốc chúng ta cũng thấy ngay vệt di chỉ 7000 năm tuổi 38,40,41,42,43,44,45,47 di cư từ biển vào, cùng đồng dạng với di chỉ Cái Bèo. Như vậy cư dân đồng bằng Sông Hồng trước thời kỳ 6000 năm lịch sử biển tiến thì có một thời kỳ 4000 năm "lịch sử" biển lùi, cứ mỗi năm 50m bờ biển tiến sâu vào đất liền. Thời kỳ ấy chúng ta gọi là thời kỳ văn minh Tiền Sông Hồng. Theo như di tích khảo cổ Cái Bèo thì 7000 năm về trước cư dân sông Hồng bước vào thời kỳ đồ Đá, tức là họ chưa có dụng cụ kim loại. Với rừng rậm nguyên sinh cây to bán kính vài mét ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, với công cụ đồ đá thô sơ thì việc chặt phá đốt rừng làm ruộng là rất khó, nhất là biển cứ tiến 50m một năm. Do cần muối và thức ăn và do việc di chuyển trong rừng nhiệt đới rất khó mà vệt dân cư sống trên cạn khi ấy chắc chỉ vào khoảng 20km dọc theo bờ biển. Nước cứ tiếp tục dâng và với khả năng di chuyển bằng thuyền sẵn có khi còn là cư dân đồng bằng Hạ Long mà có lẽ cư dân Sông Hồng khi ấy sống chủ yếu trên các bè mảng, hệt như dân cư làng chài Cái Bèo. Họ trú ngụ tránh bão ở những vùng vịnh nơi có thể lấy nước ngọt. Họ lập miếu thờ ở những chỗ này, có thể lúc đầu chỉ với mục đich đánh dấu. Như thế làng chài vịnh Hạ Long có thể là di tích "hoá thạch" sống của nền văn minh Tiền Sông Hồng xưa từ 10 nghìn năm về trước. Và những vùng như Tràng An thuộc Ninh Bình ngày nay, các vùng núi Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Ninh là những nơi cư trú của người Việt Cổ nhiều nghìn năm về trước. Nền văn minh Tiền Sông Hồng kéo dài 4000 năm trong điều kiện biển tiến. Vào thời kỳ 10 nghìn tới 7 nghìn năm về trước, nếu ước tính mật độ dân số bằng một nửa khi biển lùi thì dân cư khoảng 100 nghìn người. Xã hội phân chia thành hai phần, phần định cư trên cạn và phần ở trên các bè mảng trong vùng vịnh. Phương thức sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, làm muối, khai thác gỗ làm thuyền bè và trồng trọt trên các gò đồi cao. Khoảng 6000 năm vừa qua mực nước biển giữ nguyên, tuy nhiên sông Hồng mang phù sa ra bồi và tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đẩy bờ biển lùi ra xa khoảng 30km cho 1000 năm. Ngay sau khi nước biển ngừng dâng người Việt cổ quay lại vùng đất xưa của họ, tất nhiên nay đã được bồi lên một lớp phù sa mới. Họ là dân tộc Kinh. Những người Việt Cổ ở lại vùng cao là người Mường, họ được coi như những người Kinh di cư và, theo đúng quy luật, người di cư giữ lại được nhiều nét văn hóa Việt cổ hơn người Kinh. Vậy các loại "Vua Hùng" đã có công dựng nước cần phải được tìm hiểu ra từ văn hóa cổ còn được lưu truyền gần như trọn vẹn ở dân tộc này. Vậy chính văn hóa Mường là hóa thạch sống văn hóa Việt Cổ từ 5000 năm về trước của nền văn minh sông Hồng trước thời kỳ biển lùi. Trong khi suốt thời gian 6000 năm qua, khi biển lùi, người Kinh đã quay trở lại làm chủ vùng đất đồng bằng sông Hồng xưa của mình, với văn hóa bị ảnh hưởng của cấu trúc Gò Đống nước tự chảy, gần giống như văn hóa như thời kỳ đồng bằng Hạ Long. Đồng bằng Bắc Bộ là một tam giác Cân mà đỉnh là Phú Thọ. Chạy dài và tạo ra hai cạnh bên của tam giác đồng bằng Bắc Bộ là các dãy núi cao hàng nghìn mét với rừng rậm cây leo chằng chịt và rộng hàng trăm km đầy rãy trăn rắn và thú dữ ăn thịt, khiến cho tới tận đầu Công Nguyên hầu như không một ai có thể vượt qua. Sự giao tiếp văn minh chỉ có thể qua đường biển. Theo như nghiên cứu của Mai Thanh Sơn thì mãi đến đầu thế kỷ 18 thì người H'Mong mới đến định cư ở Việt Nam. Các dân tộc khác như Thái-Tráng từng sinh sống ở vùng Sơn Đông (山東). Với khoảng cách 2000km quá trình di cư tự nhiên tới được đồng bằng Bắc Bộ mất khoảng 7000 năm. Như vậy người Thái cũng như Tày di cư tự nhiên tới được vùng núi Việt Nam sớm nhất là đầu Công Nguyên. Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn cho biết thì nguyên nhân khiến cho các dân tộc Thái, Tày, Nùng phải di cư là do người Hán xâm chiếm đất nước của họ. Trên thực tế người Thái di cư tới vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên. Khi ấy đồng bằng Bắc bộ đã gần như hiện nay. Như vậy không hề có một cuộc di dân lớn nào tới để hình thành ra người Việt ở Việt Nam. Người Việt đã liên tục ở mảnh đất này 10 nghìn năm qua. Do cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh mà giao thông ở vùng này chủ yếu bằng đường thủy. Rất thuận lợi cho việc phòng thủ. Tuy nhiên Gò Đống thường nhỏ, với phương thức sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp thì ở không thể sinh sống mật độ cao. Cũng chính vì vậy mà ở vùng đất này không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Như vậy cư dân Việt Cổ, tức người Kinh là tổ tiên của nền văn minh Sông Hồng. Người Kinh đã ở vùng đất này liên tục từ hơn 10 nghìn năm qua. Cư dân Việt cổ, và cả nền văn minh Sông Hồng ngày nay, kế thừa hoàn toàn văn hóa Hạ Long xưa. Do được thiên nhiên ưu ái mà dân số ở đồng bằng Sông Hồng vào đầu Công Nguyên đã lên tới 750 nghìn người. Các dòng người di cư nhỏ lẻ thuộc Bách Việt theo đường biển vẫn có thể tới nhưng bị đồng hóa hoàn toàn về văn hóa thành người Kinh, vừa do số lượng người ít, vừa là hệ lụy của quá trình hôn phối tự nhiên, và cũng là bởi có cùng văn hóa gốc do cùng xuất phát từ đồng bằng Hạ Long. Nhiều triều đại Vua chúa Việt nam có nguồn gốc từ Phương Bắc thuộc Bách Việt, nhưng không có nghĩa là nền văn minh Sông Hồng di cư từ nơi khác đến, và cũng không có nghĩa các dòng người di cư này không thuộc dân tộc Việt Nam. Nền văn minh Sông Hồng chỉ là các dòng người di cư vào các thời điểm khác nhau, những người di cư từ 10000 năm về trước và những người di cư từ 1000 năm ngần đây đều là từ một cộng đồng dân cư có độ đồng nhất về văn hóa và nhân chủng học. Nền văn minh Sông Hồng có quyền nói về tuổi văn hóa 10 nghìn năm, nhưng Hán thì không. Dân tộc Hán chỉ là một khái niệm, là một sự cưỡng hợp các dân tộc khác nhau. Không có dân tộc Hán, không có văn hóa Hán vậy nên không có khái niệm Hán hóa. Hán chỉ là một sự cưỡng chiếm và cưỡng bức đổi tên gọi dân tộc.
-
CHƯƠNG II. KHẢ NĂNG PHỤC HỒI THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH TỪ NỀN VĂN HIẾN VIỆT. MỞ ĐẦU Người viết đã chứng minh với bạn đọc rằng: Nền văn hóa Hán không thể phục hồi được thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Những nền tảng của học thuyết này, làm nên những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, vẫn sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Nhưng bản văn cổ chữ Hán thực chất chỉ là sự sao chép lại một cách không hoàn chỉnh và chỉ giới hạn trong các phương pháp ứng dụng như một sự mặc định, chứ không hề được mô tả như một học thuyết hoàn chỉnh. Trong phần đầu của chương II, người viết tiếp tục chứng minh điều này, để bổ xung cho luận điểm minh chứng rằng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đã trình bày ở các phần trước. Vấn đề còn lại của chương II – và cũng là nội dung chính của chương này, là: người viết chứng minh những di sản văn hóa sử truyền thống còn lưu truyền trong nền văn hiến Việt, dù tan nát với sự thăng trầm của Việt sử, cũng đủ để chứng minh sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Hay nói cách khác: Đó chính là sự phù hợp với tiêu chí thứ II là chuẩn mực xác định nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Tiêu chí này phát biểu rằng: Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết, phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết đó và có khả năng phục hồi được học thuyết được coi là hình thành từ nền văn minh đó. Chúng ta bắt đầu từ danh từ Âm Dương trong các bản văn chữ Hán cổ trong phần tiếp theo dưới đây. Trong các bản văn cổ chữ Hán, từ Âm Dương được coi là xuất hiện vào thời Chu, trong các bản văn liên quan đến kinh Dịch, kinh Thi, kinh Thư, Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Về Ngũ hành thì được coi là xuất hiện trong kinh Thư với truyền thuyết vua Đại Vũ trị thủy trên sông Lạc Thủy (Một con sông nằm ở thượng nguồn sông Hoàng Hà). Chính vì sự xuất hiện của danh từ Âm Dương trong các bản văn nói trên, khiến các nhà nghiên cứu cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời trong nền văn minh Hán từ thời cổ đại. II. I. NHỮNG DI SẢN TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN VÀ SỰ MƠ HỒ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH. I.1. DANH TỪ ÂM DƯƠNG TRONG BẢN VĂN CHỮ HÁN CỔ. Trong các tài liệu sự tầm được, người viết nhân thấy tư liệu của Giáo Sư Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dưới đây tương đối đầy đủ, để bạn đọc có một ý niệm cụ thể và khái quát về sự xuất hiện của từ Âm Dương và ngữ cảnh của nó. Từ tư liệu này, người viết sẽ trình bày luận điểm của mình về những vấn đề liên quan. Nguồn: Web của Giáo Sư Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ. Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng thấy đó chỉ là những ngữ cảnh xuất hiện liên quan đến danh từ Âm Dương. Hoàn toàn không phải là sự mô tà một khái niệm nội hàm của hai từ này, chưa nói đến sự xác định một học thuyết quen gọi là thuyết Âm Dương. Nếu cho rằng: Âm Dương xuất hiện từ thời Phục Hy, bởi hai ký hiệu và thì đây lại là việc hết sức phi lý. Bởi vì, đó chỉ là ký hiệu phi ngôn ngữ, để hàng ngàn năm sau, người ta phải sử dụng ngôn ngữ để mô tả nó. Nếu coi hai ký hiệu này là sự thể hiện ý tưởng tổng hợp của khái niệm Âm Dương, thì Hà đồ do vua Phục Hy tìm ra trên lưng Long Mã với những chấm đen trắng, cũng đủ thể hiện khái niệm Âm Dương rồi. Bạn đọc xem lại đồ hình Hà Đồ phối Tiên Thiên bát quái được coi là của vua Phục Hy tìm ra từ khoảng 6000 năm cách ngày nay. Rõ ràng sau vua Phục Hy trải dài 3000 năm, đến tận đời Chu không hề có bản văn cổ chữ Hán nào mô tả nội hàm kháo niệm Âm Dương với tư cách là một học thuyết. Rõ ràng sau vua Phục Hy trải dài 3000 năm, đến tận đời Chu không hề có bản văn cổ chữ Hán nào mô tả nội hàm khái niệm Âm Dương với tư cách là một học thuyết. Rõ ràng đây là sự phi lý nữa trong lịch sử hình thành cái gọi là thuyết Âm Dương trong lịch sử văn minh Hán. Nhưng ngay cả bản văn đời Chu, mà người viết giới thiệu ở trên cũng không làm sáng sủa hơn khái niệm của cặp từ “Âm Dương”. Cho đến 2000 năm tiếp theo trong văn minh Hán, đến đời Tống, Chu Đôn Di mới bàn về Âm Dương. Nhưng chính ông ta lại nhầm lẫn về khái niệm, khi cho rằng Âm Dương có trước “Lưỡng nghi”, mà người viết đã trình bày ở phần trên. Nếu Âm Dương có trước “Lưỡng Nghi” thì nó là một cặp từ mô tả một thực tại xuất hiện và vận động trong sự khởi nguyên của vũ trụ. Đâu phải là hệ quả của tư duy tổng hợp để gọi là một học thuyết?! Hay nói rõ hơn: Với 3000 năm tính từ đời Chu đến Tống, nền văn minh Hán vẫn không hề hiểu được nội hàm khái niệm của chính cặp từ Âm Dương, mà nền văn minh Hán tự nhận. Đấy là kết quả của cái gọi là “Thuyết Âm Dương xuất hiện vào đời Chu, trong nền văn minh Hán”. Mọi việc cũng không hề sáng sửa hơn với học thuyết quen gọi là “Ngũ hành”
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TÌM VỀ CỘI NGUỒN SỬ VIỆT Hà Nội ngày 02 tháng 05 năm 2019 Kính gửi các học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Cho đến nay, việc tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa Việt vẫn còn một câu hỏi then chốt chưa được trả lời thỏa đáng: Cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt bắt đầu từ đâu? Mặc dù vào thời Trần-Lê, các sử thần cho rằng, nước ta có sử từ khi lập nước Văn Lang dưới thời các vua Hùng, vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Tính đến nay là gần 5000 năm lịch sử (2879 BC + 2019 AC = 4898 năm). Và sự xác định Việt sử gần 5000 năm văn hiến trở thành truyền thống văn hóa sử trong di sản dân tộc Việt Nam. Những cuốn chính sử của người Việt từ khi hưng quốc từ thế kỷ thứ 10, đều ghi rất rõ rằng: Nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ , Nam giáp Hồ Tôn ,Tây giáp Ba thục, đông giáp Đông Hải. Đất nước do các vị vua Hùng cai quản truyền được 18 thời. Nhưng có thể nói, ngay khi hoàn thành bộ sử Đại Việt Sử ký toàn thư, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã tỏ ý hoài nghi phần cổ sử Việt. Cho đến đầu thế kỷ XX, khi các phương pháp luận Sử học của nền văn minh phương Tây du nhập vào Việt Nam theo chân đoàn quân viễn chính Pháp, với quan niệm về các di sản khảo cổ như là một bằng chứng khách quan cần có cho việc nghiên cứu lịch sử. Trên cơ sở phương pháp luận này, đã xuất hiện rất nhiều học giả như: Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, kể cả các học giả Pháp… đều tỏ ra hoài nghi cội nguồn Việt sử vì tính mơ hồ của truyền thuyết và huyền thoại trong giai đoạn cổ sử thời lập quốc của Việt tộc. Tuy nhiên, tất cả những học giả này – tính từ Ngô Sĩ Liên, đều chỉ đặt vấn đề hoài nghi và không phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng, từ những năm 70 của thế kỷ XX, rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước, lên tiếng phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống. Hiện nay, các bộ thông sử hầu như đều khẳng định, lịch sử Việt Nam chỉ có khoảng 2700 năm. Và họ coi Thời hùng Vương, cội nguồn Việt sử chỉ là “liên minh gồm 15 bộ lạc”; “Cùng lắm chỉ là một nhà nước sơ khai”, với “Địa bàn hoạt động vỏn vẹn chỉ ở đồng bằng sông Hồng”. Cả hai quan điểm về cội nguồn Việt sử đều chưa có một kết luận ngã ngũ. Trong khi đó, việc tìm về cội nguồn Việt sử một cách trung thực, khách quan, phù hợp với những chuẩn mực khoa học, là một việc cần, cấp thiết cho không riêng gì với dân tộc Việt, mà còn là trách nhiệm của tất cả các dân tộc trên thế giới để xác định lịch sử tiến hóa và phát triển của mỗi dân tộc. Do đó, nếu chúng ta không xác định được thời điểm hình thành của lịch sử dân tộc, thì mọi cuốn sử được viết là không có cơ sở. Không thể chối bỏ tình trạng đáng lo ngại hiện nay là chúng ta đang trong cuộc đại khủng hoảng về Sử học. Vì vậy, vấn đề thiết cốt đặt ra hôm nay là phải xác định thời điểm cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt. Điểm lại việc khảo cứu Sử Việt từ đầu thế kỷ tới nay, ta thấy ngoài việc sao chép những tư liệu từ trước của giới học giả kinh viện, và những luận điểm phù nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của Việt tộc, còn có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những phát hiện mới về cội nguồn cùng lịch sử dân tộc. Có thể kể đến những học giả, nhà nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu độc lập ở trong và ngoài nước, như Trung Tâm Nghiên cứu Văn Hóa Minh Triết (GĐ Nguyễn Khắc Mai), Trung Tâm Lý Học Phương Đông (GĐ Nguyễn Vũ Tuấn Anh), Trung Tâm Nghiên Cứu Tiền Sử Đông Nam Á (Dr. Nguyễn Việt), Trung Tâm Nghiên Cứu các hiện tượng & khả năng đặc biệt (GĐ Nguyễn Đức Thiện), Nhóm NC Tiền Sử & Văn Minh Việt, Nhóm Bách Việt Trùng Cửu, Nhóm Đá cổ Sa Pa... Ở nước ngoài như TT An Việt Toàn Cầu (Anh, Pháp, Mỹ, Canada...), Nhóm Tư Tưởng Australia, Nhóm Minh Triết Việt (Mỹ)... bằng cách sử dụng nhiều phương pháp học thuật, kinh nghiệm từ truyền thống đến khoa học liên ngành như Cổ Nghệ, Cổ Ngữ, Cổ Sinh, Nhân Chủng, Khảo Cổ, Đạo, Triết, Ngữ Lý, Huyền Sử, Lịch Sử, Cơ Cấu, Tâm Lý miền sâu, Công Nghệ Gene ADN... đã xây dựng được phần quan trọng nền tảng Lịch Sử Văn Hóa Việt thời Tiền sử. Trên hành trình tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa Việt phải kể đến Triết gia Lương Kim Định (1915-1997), người đã cống hiến hơn 50 năm nghiên cứu để khẳng định vị thế dân tộc và đất nước Việt, một trong những cội nguồn văn hóa Phương Đông và Nhân Loại. Với triết thuyết văn hóa Việt Nho & triết lý An Vi được xây dựng trên nền tảng hệ thống Triết Lý nguyên Nho thuần Việt từ cội nguồn, ông đã khẳng định vị trí, con người, văn hóa, văn hiến và văn minh lúa nước Việt Nam từ hơn một vạn năm. Ngày nay, tri thức của Thế Kỷ XXI cho chúng ta biết sự ra đời của Công Nghệ Gene ADN, đã chứng minh những tiên tri và dự cảm của các nhà nghiên cứu về nguồn gốc Loài Người & Hành trình Nhân Loại của Thế Kỷ XX. Đó là sự thắng thế của Thuyết Một trung tâm về Nguồn gốc Loài Người (từ Châu Phi), với những trung tâm nghiên cứu Tiền sử Nhân Loại nổi tiếng như Oxford University, Birmingham Uni., Columbia Uni., Nhóm các nhà bác học về Gene J.Y. Chu (Texas Uni.), Stephen Oppenheimer, Balinger, Solhem II, Alice Robert (Birmingham Uni.), Alberto-Pizza (Torino Uni., Italy)... đã đưa ra nhận định: - 70.000 năm trước, người Homo Sapiens từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, các dòng người tiền sử hòa huyết sinh ra người Lạc Việt. - 50.000 năm trước, người Lạc Việt lan ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh Ấn Độ. - 40.000 năm trước đi lên khai phá Hoa lục. Tiếp cận thông tin này, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn và Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiệp từ nước Úc đã công bố nhiều bài viết trên tạp chí Tư tưởng. Luật sư Cung Đình Thanh cho in cuốn “Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học”. Ở Pháp, Giáo sư Trần Đại Sỹ có một số công trình có giá khảo sát thực địa Trung Quốc, với tác phẩm “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam” chứng minh cho thời Tiền sử Việt. Ở Úc có nhà nghiên cứu VH Việt cổ, Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang với những chủ đề đa văn hóa như Ca dao, tục ngữ, Cổ tích Âu Cơ, chữ Việt cổ “Nòng Nọc”, Dịch lý, Giải mã Trống Đồng. Một nữ tác giả người Việt ở Mỹ tên Tao Babe công bố bài viết: “Việt cổ - cái nôi của văn minh châu Á”. Ngoài các tác giả trên, việc chứng minh cho cội nguồn Việt sử truyền thống còn có các tác giả trong nước như Dr Nguyễn Việt, Hà Văn Thùy, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Viên Như, Nguyễn Đức Thiện, Tạ Đức, Nguyễn Đức Tố Lưu… Để việc tìm về cội nguồn dân tộc Việt được kết quả và nhân danh những chuẩn mực khoa học đi tìm chân lý một cách khách quan, công bằng và bình đẳng, Trung tâm Văn hóa Minh triết cùng với Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông quyết định tổ chức Hội thảo khoa học TÌM VỀ CỘI NGUỒN SỬ VIỆT với mục đích: 1. Trình bày những khám phá mới về cội nguồn và lịch sử dân tộc. 2. Tiêu chí xác định thời có Sử của dân tộc Việt. 3. Xác định thời điểm hình thành Sử Việt. Chúng tôi mong các học giả, các nhà nghiên cứu thực sự quan tâm đến cội nguồn dân tộc Việt, sẽ bày tỏ quan điểm của mình và viết tham luận đóng góp cho Hội thảo theo ba chủ đề trên. Tham luận xin gửi: Ông Nguyễn Khắc Mai: maiminhtriet@gmail.com Ông Trương Sỹ Hùng: truongdonghao@gmail.com Ông Hà Văn Thùy: thuyhavan@gmail.com Thời gian: muộn nhất là ngày 30 tháng 07 năm 2019. Xin chân thành cảm ơn quý vị học giả và mọi người quan tâm đến cội nguồn Sử Việt. Thay mặt Ban tổ chức Giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Minh Triết Nguyễn Khắc Mai
-
THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH & TƯƠNG LAI CỦA KHOA HỌC. Thưa quý vị và các bạn. Thiên Sứ tôi hân hạnh giới thiệu với quý vị và các bạn một bài viết về những vấn nạn của khoa học. Theo tôi đây là một bài viết đặt ra một vấn đề rất thời sự, ở đẳng cấp vĩ mô về một khái niệm đang thống trị nền văn minh của chúng ta hiện nay. Đó là vấn đề "Khoa học". Quý vị và các bạn có thể tham khảo toán bộ bài viết theo đường link dưới đây: http://nghiencuuquocte.org/2019/03/19/mo-neo-cho-khoa-hoc/?fbclid=IwAR2Y0rk9YVqE1oGT3LTq_olxOSD6U5wpw4z6ZljRbHlW5gjvzGZtuCpFP60 Nhưng qua bài viết này, một lần nữa, tôi có thể khẳng định với các bạn: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch - ba bộ phận cấu thành của một hệ thống Lý thuyết hoàn hảo, nhân danh nền văn hiến Việt - chính là Lý thuyết thống nhất. Mà nhân loại đang mơ ước. Mặc dù cho đến ngày hôm nay, chúng ta không thể tìm được một văn bản cổ chữ Hán nào - chỉ với hai trang A 4 - mô tả thuyết Âm Dương Ngũ hành bản chất cấu trúc nội hàm của nó như thế nào. Nhưng thực là buồn cười. Từ hàng ngàn năm qua, từ những triết gia khả kinh, như Trinh Di, Trình Hạo đời Hán....; Chu Đôn Di thời Tống...cho đến các nhà nghiên cứu hiện đại; rồi đến các thày bà bói toán, xem tướng số vỉa hè...đều xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành là thuộc về văn minh Hán. Những định kiến, mặc định, sự chây ỳ của tư duy cố chấp, khiến người ta không thể nghĩ khác đi và gần như khó chấp nhận nó thuộc về nền văn hiến Việt. Nhưng thật kỳ diệu! Chính những giá trị văn hóa truyền thống Việt lại là nền tảng tri thức để phục hồi học thuyết này một cách thực sự hoàn hảo. Và chính học thuyết được phục hồi này (Nó đã phục hồi trong tôi, nhưng đang thể hiện bằng sách sắp xuất bản "Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất), sẽ giải thích những vấn nạn của cả nền văn minh, mà nền tảng tri thức của nó gọi là "KHOA HỌC" này. Thưa quý vị và các bạn. Tôi không biết ở nơi khác thế nào?! Nhưng ở Việt Nam, không ít người luôn nói đến khái niệm "khoa học"; hoặc "cơ sở khoa học"; "khoa học chưa công nhận"....Nhưng bản chất khái niệm khoa học là gì thì đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rất ráo. Bài viết này, phần nào mô tả được vấn nạn của "khoa học", mà không ít người coi như một cứu cánh. Thực chất, cả nền văn minh này, cũng chỉ đang trện chặng đường tiến hóa và chưa hoàn chính. Bởi vậy, sự tuyệt đối hóa một cái chưa hoàn chỉnh, thì cũng chẳng khác gì đức tin của các tín đồ tôn giáo. Bạn có thể xem đoạn trích sau đây: Còn tiếp.
-
CHÀO LÃO XỈN! Lâu wá mới thấy lão Xỉn vào đây "chém gió". Hôm nay, tý xíu nữa thì lão Gàn bỏ qua chủ đề này, nếu nó ko hiện lên trong mục "Các bài viết mới". May quá! Lão vào đây để tìm ngày tốt khai trương cái lớp học kiếm xèng. Nên thấy chủ đề này và lại hẳn lão Xỉn viết mới ghê chứ! Hì. Phải công nhận lão Xỉn viết rất lên tay. Phân tích bình loạn cứ y như một chính khứa thứ thiệt đang đấu tranh kiên quyết cho hòa bình thế giới. Nếu không phải lão Xỉn post thi lão Gàn lại tưởng chính khứa nào. Hi. Tinh xưa, nghĩa cũ, lão cũng xin đáp lại vài lời. Lão Xỉn thân mến! Thực ra mọi việc không đơn giản như lão Xỉn viết - Mặc dù phân tích cũng thuộc dạng xuất sắc. Nhưng có vài chi tiết bị thiếu một số yếu tố tương tác mạnh. Đây cũng là sai lầm của lão Gàn khi đánh gía yếu tố Bắc Kinh quá cao. Nhưng không ngờ nó lại thấp "chủn" như thế. Chắc lão Xỉn và mọi người đều biết: Chính lão Gàn xác quyết trước khi hai bên họp ở Shing, rằng: Cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Triều, nên và sẽ phải ở Hanoi mới thành công được. Lão cũng tính đến yếu tố Bắc Kinh phá đám. Nhưng lại mắc sai lầm khi cho rằng: Bắc Kinh không thể can thiệp, phá đám khi đang bị sức ép của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Tuy nhiên, khi ngài Kim đến Hanoi, thấy các hành vi của ngài tỏ ra gượng gạo, lão cũng nghi nghi. Nhưng không nghĩ tới mọi việc có thể đổi chiều nhanh như vậy. Bởi vì, phàm các cuộc họp Thượng Đỉnh kiểu này, chuyên gia hai nước đã bàn thảo cụ thế, các nguyên thủ chỉ ký, hoặc bàn thêm vài chi tiết nảy sinh trong quá trình ....đi đường. Có mấy yếu tố wan trong trong bài viết của lão Xỉn rất hợp lý, mà lão Gàn sẽ phân tích dưới đây: 1/ Ngài Kim Ul muốn thoát Trung và ý đổ thoát Trung này có từ thời ngài Kim Chính Ấn. Hoàn toàn chính xác! Đấy là vấn đề lão Gàn đã phân tích từ lâu, ngay trong topic này. 2/ Sự thoát Trung này mà lão Xỉn phân tich - một trong những yếu tố quan trọng để trao đổi chính là vấn đề hạt nhân. Chính xác luôn! 3/ Đây là vấn đề quan trọng nhất trong bài viết của lão Xỉn. Đó là: Đây là một phân tích rất hay và rất có thế đúng trên thực tế - Mặc dù theo lão Gàn chưa phản ánh một khả năng hóa giải vấn đề này, bởi một chân lý đích thực. Nói nôm là thế này: Có một người rất sợ ma. Đó là một thực tế. Nhưng tại họ không biết rằng chân lý đích thực là không có ma và cần phải hướng họ tới chân lý đích thực, để họ không sợ ma. Cho nến đoạn phân tích xuất sắc của lão Xỉn sẽ đặt ra hai vấn đề: 1/ Xác quyết và chứng minh không nên sợ "Ma". 2/ Ý nghĩ e ngai sự không an toàn của chế độ Bắc Triều Tiên này sinh vào lúc nào? Lão Gàn phân tích vấn đề thứ 1 trước. Trước hết chắc mọi người còn nhớ sự kiện khủng hoảng tện lửa Cu Ba 1962. Nếu chỉ xét trước khi Liên Xô sụp đổ thì vấn đề nước Mỹ không tiến hành chiến tranh vơi Cub Ba có thể giải thích là do Liên Xô hậu thuẫn. Mỹ sợ đụng chạm nên không dán tất công. Nhưng ngay sau khi LX sụp đổ đến nay gần 30 năm. Nước Mỹ vẫn không hể tấn công Cu Ba. Bởi vậy lão Gàn giả thiết rất có "cơ sở khoa học", là Hoa Kỳ đã có thỏa thuận ngầm bằng văn bản với LX - mà nước Nga là chính phủ kế thừa - hoặc với chính Cu Ba về vấn đề LX rút tên lửa khỏi Cu Ba. Lão Gàn không nhớ là ngay trong topic này, hay topic "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông", lão Gàn xác định rằng: Chơi với Huê Kỳ phải có "ký zdăng bủn". Một ví dụ về việc không có "zdăng bủn" bảo đảm chính là việc Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến Việt Nam (nên nhớ Hoa Kỳ ko tham gia Hiệp Định Genève 1954 về Việt Nam). Do đó, mặc dù ngài Nixson hứa hen rất nhiều điều, kể cả cam kết miệng về việc tham chiến bên chính quyền Sài Gòn cũ, họ vẫn buông, một cách không thể đơn giản hơn. Sau khi ngài Nixon bị hạ bệ vì vụ Watergate. Việc sợ ma này cũng giống như Tổng Thống Phi Luật tân hiện này. Lão Xỉn có thể xem đoạn trích dưới đây: Nguồn: "Biển Đông: Dưới bóng B52". Trần Khải. Ngài Duterte sợ "Ma'". Thứ nhất: Phi Luật Tân có hiệp ước Phòng thủ chung ký tay bo với Hoa Kỳ. Thứ hai, Theo lão Gàn còn nhớ: sau chiến tranh Việt Nam, quốc hội Hoa Kỳ ra điều luật không phải như trí nhớ của chính phủ ngài Duterte phát biểu trong đoạn trích dẫn trên. Mà điều luật đó chí xác định rằng: "Nếu Tổng Thống Hoa Kỳ phát động chiến tranh. Mà cuộc chiến đó không được sự đồng thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ, thì sẽ phải rút quân sau 60 ngày". Nhưng với chiến tranh hại điện, nếu giằng co chỉ một tháng, thì thắng thua đã rõ ràng. Đợi đến 60 ngày thì không cần phải Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định rút quân. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.
-
Địa lý Lạc Việt - Phân tích vẻ đẹp huyền vĩ của tác phẩm văn học vượt thời gian của Truyện tình Trương Chi Địa Lý Lạc Việt - Phân tích tính minh triết tranh dân gian VN: Lý Ngư vọng nguyệt, Ngũ Hổ
-
Địa lý Lạc Việt - phân tích tính minh triết của Truyện dân gian VN: truyện Tấm Cám Địa lý Lạc Việt - Vì sao không nên mua hoa vào 30 tết? Địa Lý Lạc Việt - Thái tuế, xung Thái tuế, tuế phá, tam tai là gì, cách hóa giải?