Thiên Sứ

Lại Bàn Chuyện "kim Long Đằng Phi"

86 bài viết trong chủ đề này

LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI".

Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt.
Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất
luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì.
Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm.
Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp.
Câu đối viết:

"Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy",
Và hoành phi viết:
"Xuân trạch Điếu Ngư"
Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó).
Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau:

Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh:

Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại.
Một trò đối:

Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người.
Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái.
Một học trò khác đối lại như sau:

Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người.
Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú.
Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng.
Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng.
Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'".
Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu.
Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho:

Thôi có làm chi cái chữ Nho.
Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm thày Phán.
Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò.


Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than:

Năm nay hoa lại nở.
Không thấy ông đồ xưa?
Những người muôn năm cũ.
Hồn ở đâu bây giờ.


Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương.
Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh.
Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên.
Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó.
Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn.
Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử.
Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic.
Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử.
Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này.
Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ.
Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây.
Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên.
Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh".
Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử.
Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực.
Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt"
Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới.
Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy).
Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay.
Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ.
Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri.
Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám.
Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri.

Còn tiếp.

14 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI".
Tiếp theo

Trong những giả thuyết của khoa học hiện đại tính đến ngày hôm nay, có một hệ thống lý thuyết toán, chưa được "khoa học công nhận". Đó là "nghịch lý Canto". Nghịch lý này phát biểu rằng: "Mọi tập hợp đều là phần tử trong một tập hợp lớn hơn" và "có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp". Chính vế thứ hai của của giả thuyết này làm nên nghịch lý Canto.
Nhưng Lý học Đông phương xác định rằng: Đây chính là một giả thuyết khoa học sơ khai gắn liền với Lý học Đông phương.
Nền văn minh Đông phương - có cội nguồn từ văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử - đã phát hiện ra mô hình này từ lâu và ứng dụng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất cả mọi sự kiện, hiện tượng trong vũ trụ, cuộc sống, thiên nhiên và đến từng hành vi của con người...đều đã được phân loại thành những tập hợp với những khái niệm biểu kiến mô tả của lý thuyết này là Âm Dương và Ngũ hành. Bất kỳ một tập hợp nào được miêu tả bằng một hành, lại có đủ những phần tử cũng được phân loại thành Ngũ hành trong tập hợp đó.
Tôi thí dụ:
1/ Giờ là thành tố trong tập hợp của Ngày - được phân loại theo quy luật can chi. Ngày mùng 4 Tết Quý Tỵ là ngày được xếp là Quý Tỵ. Ngày lại là con - phần tử trong tập hợp của tháng. Tháng Giêng là tháng Giáp Dần. Tháng Giêng lại là phần tử trong tập hợp của Năm Quý Tỵ. Và năm lại là một tập hợp của vận....vv.....tất cả đều được phân loại theo Ngũ hành và Âm Dương.
Tất cả thời gian của lịch sử vũ trụ này lại nằm trong một tập hợp lớn hơn chính là toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ cho đến khi kết thúc một chu kỳ và trở về với Thái Cực - là trạng thái khởi nguyên của nó.
Hiện nay - theo sự phân loại của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chúng ta đang thuộc thời gian của Đại Vân Hội Ngọ - thuộc Hỏa. Nước Văn Lang - cội nguồn lịch sử Việt tộc, theo chính sử - ra đời ở Nam Dương Tử vào năm thứ 8 thuộc Vận VII - Đại vận Hội Ngọ. Tính ra tương đương với năm 2879 trước BC.
2/ Cá thuộc tập hợp thuộc hành Thủy. Nhưng cá đỏ thuộc Hỏa, Vàng thuộc Thổ ...vv...

Qua thí dụ trên thì như vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là sự thẩm định những giá trị của những tri thức khoa học tiên tiến nhất.
Bây giờ, chúng ta căn cứ vào sự phân loại này của thuyết Âm Dương Ngũ hành và miêu tả của mô hình Canto; căn cứ vào luận điểm "vạn vật tương hỗ" của Lý học Đông phương và nhận xét của giáo sư Trịnh Xuân Thuận, để chúng ta phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi".
Hiện tượng "Kim Long đằng phi" chỉ là một hiện tượng nhỏ: Một đôi câu đối và một cái hoành phi viết bằng giấy, trong căn buồng của con tàu cảnh sát biển của Tàu.
Nhưng - "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Đây là điều mà chúng ta không thể có thời gian. Bởi vậy - Căn cứ vào lý thuyết Can to , được sử thẩm định của thuyết Âm Dương Ngũ hành (Tức là lý thuyết này của khoa học hiện đại đã được "Lý học công nhận" và ứng dụng cho dễ hiểu. Hi) - chúng ta lần lượt xét những tập hợp riêng hàm chứa hiện tượng này. Bắt đầu từ một tập hợp lớn nhất, là:
I - "Lịch sử hình thành vũ trụ liên quan đến sự hình thành đảo Điếu Ngư/ Senkaku"", chúng ta lấy ra một tập hợp con, là:
I - 1: " Lịch sử quan hệ con người với đảo Senkaku / Điếu Ngư". Từ tập hợp con này chúng ta lại lấy ra một tập hợp nhỏ hơn mà nó hàm chứa, là:
I - 1 - 1: "Lịch sử mối quan hệ Trung Nhật và đảo Điếu Ngư/ Senkaku". Và sự xuất hiện cặp hoành phi câu đối với tựa "Kim Long đằng phi" của topic này, là kết quả tất yếu của tất cả mọi tương tác phức tạp của các phần tử trong tập hợp I - 1 - 1 này.
Đương nhiên, cái kết quả cuối cùng này phản ánh mọi tương tác liên quan để hình thành ra hiện tượng "Kim Long đằng phi" - Tri thức của khoa học hiện đại với lời nhận định nổi tiếng của giáo sư Tring Xuân Thuận dừng lại đến đây. Và chỉ cần phân tích với những dự liệu lịch sử để dẫn đến hiện tượng "Kim Loang đằng phi" trong nội hàm tập hợp con nhỏ nhất , mà tôi đã phân loại như trên, cũng đủ là một đề tài khoa học.
Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - không dừng lại ở đây và nó sẽ tiếp tục phân tích tính nguyên nhân và khả năng tương tác trở lại để hình thành trong tương lai của "Lịch sử mối quan hệ Trung Nhật và đảo Điếu Ngư/ Senkaku", với khả năng tiên tri. Tức là những nhân tố sẽ xuất hiện trong tương lại của tập hợp con I - 1 - 1, do chính ảnh hưởng của nó.


Còn tiếp

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TẢN MẠN NGOÀI LỀ


Ngày mùng 4 Tết Quý Tỵ là ngày được xếp là Quý Tỵ.

 

Viết đến đây tôi chợt nhớ ra: Ngày mùng 4 Tết là ngày xung Thái Tuế trực diện của Năm, trong tháng liên quan đến Tam sát. Nhưng là một ngày tốt nhất tính từ đầu năm. Ai chịu chơi và có bản lĩnh thực sự thì hãy khai trương vào ngày này. Thành công thì rất ư hoàng tráng, còn thất bại thì rất buồn. Còn tự thấy muốn an toàn thì xin chọn ngày khác.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI".
Tiếp theo

Tri thức khoa học hiện đại đã nhận thức được hầu hết những dạng tồn tại của vật chất có khối lượng - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ. Nhưng một khối lượng khổng lồ những dạng tồn tại khác của vật chất họ chưa nhìn thấy, chiếm đến 96% trong tổng thể những dạng tồn tại trong vũ trụ, mà họ gọi là "vật chất tối". Tất nhiên - với giới hạn của tri thức khoa học hiện đại - các nhà khoa học chưa thể xác định được bản chất tương tác của các dạng tồn tại trong vũ trụ. Và hệ quả tất yếu - do chưa khám phá hết các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - cho nên chưa thể biết được bản chất tương tác của vật chất - và càng không thể đạt tới khám phá những quy luật tương tác của các dạng vật chất vận động trong vũ trụ, nhằm xác định quy luật phát triển của vũ trụ, thiên nhiên trên trái Đất và cuộc sống của con người. Để đạt được điều này, khoảng cách giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại thật là xa vời vợi.
Ngược lại, Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã sử dụng những mô hình biểu kiến, những công thức và có thể thay thế bằng những đại lượng cụ thể - là những dự kiện đầu vào mang yếu tố thời gian - tất nhiên nó phản ánh một không gian vũ trụ tương ứng có tính quy luật - để tiên tri những sự kiện sẽ xảy ra. Tức là phù hợp với đầy đủ yếu tố của tri thức khoa học hiện đại, gồm: Dự kiện đầu vào, nội dung cần biết và khả năng kiểm chứng trong tương lai kết quả được dự báo. Thành quả nghiệm chứng của các phương pháp tiên tri Đông phương trải hàng Thiên Niên Kỷ. Đó là niềm mơ ước của tất cả những tri thức và các lý thuyết khoa học hiện đại. Chưa có một lý thuyết và một kết quả ứng dụng nào của tri thức khoa học hiện đại nào vượt thời gian như vậy.
Tất yếu để có những mô hình biểu kiến và những phương pháp tiên tri đó, nó phải là hệ quả của một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và nắm bắt được tất cả mọi bản chất của các dạng tồn tại và tương tác của vật chất với quy luật của chúng.
Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - Nền văn minh thứ V trong lịch sử văn minh nhân loại, kế thừa của nền văn minh toàn cầu Atlantic đã sụp đổ.
Trong lịch sử văn minh Hán, chính các nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm nay, đến tận bây giờ vẫn chưa thể xác định được thuyết Âm dương ngũ hành - mà họ tự nhận là của họ - hình thành trong giai đoạn nào trong lịch sử văn minh Hán. Đây là điều kiện tối thiểu để xác định sự hình thành một lý thuyết trong một nền văn minh theo tiêu chí khoa học:

Một học thuyết được xác định thuộc về nền văn minh nào thì nó phải có một quá trình hình thành hợp lý trong lịch sử nền văn minh đó. Đại để vậy.
Đây cũng mới chỉ là một trong những tiêu chí khoa học nhằm xác định một nền văn minh chủ thể sở hữu một học thuyết, chưa phải là tiêu chí duy nhất.
Nói tóm lại : Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể thuộc về văn minh Hán xét trên cơ sở tiêu chí khoa học liên quan đến sự hình thành một học thuyết. Điều này tôi đã chứng minh trên diễn đàn. Nên không bàn ở đây.

Bởi vậy, tất cả những nhà nghiên cứu về văn minh Đông phương đã hoàn toàn bế tắc, khi cố gắng mở cánh cửa của nền văn minh huyền bí này. Họ đã sai lầm từ đầu khi mặc định rằng: Nó thuộc về văn minh Hán. Tất nhiên từ sự mặc định này thì tất cả những giá trị lởm khởm , sai lệch, phi lý trong những gì mà nền văn hiến Việt còn sót lại, khi nền văn minh này bị sụp đổ ở Nam Dương tử - mà văn minh Hán cóp nhặt được - đều nghiễm nhiên là thành tựu của nền văn minh Hán. Bởi vậy, hầu hết các nhà khoa học quan tâm, hoặc thực sự nghiêu cứu sâu về Lý học Đông phương - xuất phát từ mặc định nguồn gốc của Lý học Đông phương có nguồn gốc Hán - đều nhận thấy một sự mơ hồ, huyền bí - Hoặc như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã kết luận: "Giả khoa học". Các nhà khoa học đẳng cấp như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã đúng và chỉ đúng trong điều kiện này.
Nhưng nếu chúng ta vượt qua được sự mặc định lịch sử thuyết ADNH thuộc về văn minh Hán và bắt đầu từ một điều kiện khác: xác định nguồn gốc văn minh Đông phương có cội nguồn từ từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - thì mọi việc cũng sẽ khác hẳn.
Nhân danh nền văn hiến Việt và đi tìm những gía trị cội nguồn của thuyết ADNH từ những di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hiến Việt, để hiệu chỉnh, tập hợp lại những gía trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì nó hoàn toàn thỏa mãn.
Không những chỉ phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, nó còn thỏa mãn với cả tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất mà ông Hawking đã mô tả. Tiếc thay! Sau đó, vì sự thất vọng và bế tắc của nền khoa học hiện đại trong những cố gắng khám phá vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người, chính ông đã phát biểu một cách bi quan: "Không thể có một lý thuyết thống nhất!". Nhưng nếu ông nhìn về văn minh Đông phương và vào trang web này của chúng tôi, tôi hy vọng rằng: Ông sẽ không bi quan như vậy.

Tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và cả lý thuyết thống nhất, mà ông đã công bố trong cuốn "Lược sử thời gian" nổi tiếng của ông , đều được thỏa mãn với thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tuy nhiên điều đáng tiếc là không có một kênh thông tin nào để ông có thể quan tâm đến chúng tôi, những người kém may mắn về phương diện thông tin.
Nhưng đấy không phải là một bận tâm của chúng tôi. Chúng tôi phục hồi những gía trị của nền văn minh Đông phương vì một mục đích chứng minh chân lý. Tất yếu nó có nhu cầu trao đổi thông tin với những mối quan hệ liên quan. Và nó chỉ là điều kiện cần để phổ biến chân lý, chứ không phải là điều kiện cần để đạt tới chân lý.
Trở lại với thuyết ADNH. Chính nhưng mô hình biểu kiến với các kết quả có thể kiểm chứng xác định một hệ thống tri thức siêu việt vượt ngoài tầm của nền tảng tri thức hiện đại có khả năng tiên tri - thì - tất yếu, hệ thống lý thuyết đó phải là hệ quả của một nhận thức toàn diện mọi dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - trong đó có vật chất tối - mà tri thức khoa học hiện đại chưa biết đến. Và còn hơn thế nữa, lý thuyết đó phải nhận thức được những mối quan hệ của những qui luật tương tác trong lịch sử hình thành vũ trụ thì mới có khả năng mô tả những mô hình biểu kiến xác định những quy luật tổng hợp để có thể tiên tri.
Một trong những yếu tố tương tác quan trọng chính là sự tương tác của những giá trị thuộc về con người, mà mọi người quen gọi là "ý thức"; hoặc "tinh thần". Thực tế khách quan vận động bên ngoài còn người đã tạo nên nhận thức của con người. Chính từ nhận thức đó, con người có ý thức tác động trở lại với môi trường - bao gồm cả thiên nhiên, văn hóa, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi...Hành vi đó, có thể đúng, có thể sai...tùy thuộc vào mối tương quan trong cấu trúc vật chất tạo nên con người phản ánh qua hình tướng và tùy thuộc vào khả năng nhận thức của chính mỗi con người trong môi trường của nó.
Đôi câu đối hoành phi trên con tàu Hải Giám ra Senkaku của Trung Quốc chính là sự lựa chọn có ý thức của một ban giám khảo với hàng ngàn câu đối dự thi thể hiện ý thức mỗi con người. Quyết định lựa chọn đôi cấu đối hoành phi này là kết quả tổng hợp nhận thức được hội tụ ở ban giám khảo. Và tất nhiên, nó phản ánh một thực tại tế vi, phản ánh tất cả mọi yếu tố tương tác hình thành nên cặp câu đối hoành phi này trong tập hợp của nó
và tác động trở lại môi trường có khả năng tiên tri.
Đến đây, tôi cần bày tỏ thêm một khái niệm về một dạng tồn tại của vật chất trong Lý học Đông phương, mà không có khái niệm tương ứng trong ngôn ngữ khoa học hiện đại. Đó chính là khái niệm "Khí".
Khí là một khái niệm mô tả một dạng vật chất tồn tại trên thực tế và - đây chính là dạng vật chất không có khối lượng - liên quan đến vấn đề "Hạt của Chúa" , mà các nhà khoa học thế giới đang tìm kiếm và tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa" - với tư cách nhân danh nền Lý học Việt - côi nguồn của văn minh Đông phương để thẩm định điều này , trong một topic khác trên diễn đàn.

Trong Lý học Đông phương khái niệm khí được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của các chuyên ngành khác nhau. Và trong đời sống xã hội Việt khái niệm khí sử dụng rất nhiều. Từ ngôn ngữ bình dân, cho đến các danh từ chính trị, xã hội. Nhưng bản chất của Khí thì hàng ngàn năm qua, kể cả kết hợp với những phương tiện khoa học hiện đại, người ta vẫn chưa thể xác định được bản chất của Khí. Khái niệm khí trong sự ứng dụng của lý học Đông phương - từ hàng ngàn năm qua - chỉ là một cảm nhận mơ hồ và không có một định nghĩa chuẩn và phân loại chính xác - ngoại trừ TTNC LHDP.
Tất nhiên khi hình thành khái niệm "khí" - một dạng tồn tại của vật chất không khối lượng - trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì nền văn minh nhận thức được thực tại này phải có những phương tiện để nhận thức được nó. Nhưng nền văn minh Allantic đã bị hủy diệt hoàn toàn cùng với nền tảng xã hội và những phương tiện kỹ thuật của họ. Và chỉ để lại cho đời sau những khái niệm họ tổng hợp qua những nhận thức của họ.
Trong Lý học thì ngay cả dạng tồn tại không khối lượng của vật chất , gọi là "khí" này cũng được phân loại theo Âm Dương và Ngũ hành. Đồng thời với một luận đề nổi tiếng của Lý học là "Khí tụ thành hình". Như vậy Lý học cũng đã xác định từ vật chất không khối lượng hình thành vật chất có khối lượng - mà nhỏ nhất chính là những dạng tồn tại mà khoa học hiện đại gọi là "hạt cơ bản".
Về nguyên tắc theo Lý học Đông phương thì khí cũng được phân loại theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Tất yếu sẽ không thể có một dạng vật chất phi khối lượng duy nhất tạo ra nhiều dạng hạt cơ bản đang hiện hữu. Hay nói một cách khác: Không thể có một trường duy nhất tạo ra "Hạt của Chúa". Sau này, nếu cộng đồng khoa học châu Âu xác định "không có Hạt của Chúa" ; hoặc không có một trường duy nhất để gọi là Hạt của Chúa - thì đây chính là một trong những luận cứ quan trọng của tôi để chứng minh rằng: Vì sao từ lâu tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa!" Đương nhiên tôi sẽ phải kết hợp với nhiều nguyên lý căn bản của những lý thuyết khoa học hiện đại khác. Mà một trong những sự lựa chọn của tôi chính là mô hình toán học Vonfram. Nhưng đó là chuyện về sau - "Bao giờ cho đến Tháng Mười".

Bây giờ quay trở lại vấn đề khí chất của cặp Hoành phi câu đối "Kim Long đằng phi" và khả năng tiên tri căn cứ vào hiện tượng này liên quan đến sự bí ẩn của Khí mà tôi đã trình bày.

Còn tiếp

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI".
Tiếp theo

Như vậy - với định nghĩa về khí của tôi, nhân danh nền văn hiến Việt, đối chiếu với tiêu chí khoa học về một giả thuyết nhân danh khoa học thì thỏa mãn hoàn toàn với tất cả các định tính về khí được miêu tả trong từng trường hợp cục bộ trong các mối quan hệ của khí trong các cổ thư để lại (Tham khảo bài viết về Khí trong hội thảo Phong thủy do TTNC LHDP tổ chức ngày 15. 12. 2009 - Nguyễn Vũ Tuấn Anh). Ứng dụng khái niệm này của TTNC LHDP nhân danh nền văn hiến Việt thì tất cả mọi tương tác trong tập hợp "Lịch sử quan hệ Trung Nhật với đảo Điếu Ngư/ Senkaku" đã hình thành và tạo ra sản phẩm hệ quả của nó trong tập hợp - còn tiếp tục diễn biến trong tương lai - chính là cặp câu đối này.
Hay mô tả cách khác:
Tất cả những mối quan hệ tương tác phức tạp trong tập hợp I - 1 - 1, đã sản sinh ra "khí chất" của tập hợp này và hệ quả tiếp theo trong giai đoạn này - do sự tương tác của chính khí chất đó - chính là cặp hoành phi câu đối kia, đã được lựa chọn. Do đó, cặp hoành phi câu đối - gọi là hiện tượng "Kim Long đằng phi" - chính là kết tinh của mọi khí chất tạo nên và tương tác trở lại để ảnh hưởng đến tương lai của mối quan hệ này (Từ chuyên môn của Lý học gọi là Thần Khí)
.
Vấn đề là nó phản ánh như thế nào?
Để có một thí dụ sinh động hơn, trước khi phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi", tôi xin kể và phân tích một câu chuyện nổi tiếng trong Tam Quốc Chí, có liên quan đến vấn đề này.
Táo Tháo trong một lần đem quân chính phạt. Thế trận giằng co. Dương Tu là quan trưởng quản vào hỏi Tào Tháo khẩu lệnh ban đêm. Táo Tháo đang suy tư về trận đánh, khi đúng lúc Dương Tu hỏi, chợt nhìn thấy cái gân gà trên mâm cơm, nên buột miệng nói: "Kê cân".
Hôm sau Dương Tu cho quân bản bộ của mình thu xếp hành trang để chuẩn bị rút lui. Hạ Hầu Đôn hỏi: "Vì sao chưa có lệnh rút quân , mà ông đã chuẩn bị hành trang vậy?". Dương Tu trả lời: "Kê cân tức là gân gà. Gân gà thì ăn không được, mà bỏ thì tiếc. Thừa tướng đưa khẩu lệnh này chứng tỏ thế tiến thoái lưỡng nan. Sớm muộn ngài cũng rút quân. Nên tôi chuẩn bị trước". Hạ Hầu Đôn nghe theo cũng ra lệnh chuẩn bị rút quân. Táo Tháo chém Dương Tu vì làm rối loạn lòng quân. Nhưng sau đó, ông rút quân thật và hối hận vì hành vi của mình.
Hiện tượng về mối liên hệ giữa khẩu lệnh "kê cân" và sự rút quân của Tào Tháo, so sánh với hiện tượng "Kim Long đằng phi" và tương lai của mối quan hệ Trung Nhật trên Điếu Ngư / Senkaku, đều có thể tiên tri.
Phân tích hiện tượng "kê cân" thì khẩu lệnh này chính là "thần khí" - một thuật ngữ chuyên ngành của Lý Học - của Táo Tháo liên quan đến toàn bộ chiến dịch và nhất là khi được hỏi khẩu lệnh. Thần khí này tương tác với thực tế môi trường chung quanh - trong đó có mâm cơm có cái gân gà và tạo ra kết quả là khẩu lệnh "Kê Cân". Thần Khí ấy, tương tác với môi trường ấy thì kết quả sẽ không thể khác đi và làm nên khả năng tiên tri của Dương Tu.
Đến đây, tôi tin các bạn đang xem bài viết này có thể hiểu được, sự tương đương giữa sự xuất hiện "kê cân" với sự xuất hiện của "Kim Long đằng phi" - Cả hai đều là mối quan hệ tương tác giữa khí chất được tạo nên bởi tính tương tác có quy luật của các phần tử trong một tập hợp và môi trường cụ thể có khả năng tiên tri.
Tất nhiên, cái kết quả của mối quan hệ này là "kê cân", phản ánh bản chất của thần khí của Tào Tháo đang bề tắc và trong thế tiến thoái lưỡng nan, khi ông ta chọn "kê cân" làm khẩu lệnh. Điều này làm nên khả năng phân tích của Dương Tu về một hình tượng có vẻ như ngẫu nhiên.
Tôi thường giảng cho học viên phong thủy Lạc Việt rằng: Tất cả mọi hiện tượng trong phong thủy đều là kết quả của nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Trong chuyên ngành Phong Thủy của Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - tất cả những quy luật tương tác căn bản đều đã được mô hình hóa bởi 4 hệ tương tác chính (Tàu gọi là 4 trường phái. Đúng là vớ vẩn). Nhưng ngoài ra còn rất nhiều yếu tố tương tác khác, ngoài những quy luật được mô hình hóa trong phong thủy - lý học Đông phương còn mô tả những yếu tố tác động ngoài phong thủy, là: Mô hình định tính số phận. Đó chính là Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất chuyên về cá nhân...vv....Hay nói rõ hơn: Bản thân phong thủy cũng chỉ là một tập hợp con, gồm nhiều phấn tử khác, nằm trong một tập hợp lớn hơn chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong sự miêu tả quy luật tương tác của toàn thể vũ trụ.Chính vì là phấn tử trong một tập hợp, nó phải nhất quán và có tính liên quan hệ thống với học thuyết này.
Ngược lại thì chính người Tàu với hơn 2000 năm - kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam Dương Tử - còn chưa hiểu được bản chất của thuyết ADNH, cho dù chỉ là đơn giản nhất: Nó ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử văn minh Trung Hoa?
Qua sự phân tích của tôi, các bạn và anh chị em đang tìm hiểu và học môn Phong Thủy Lạc Việt cũng thấy được tính vượt trội hơn hẳn về mặt tri thức của nền Lý học Đông phương trong sự nhận thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người so với tất cả thành quả của tri thức khoa học hiện đại. Bởi vậy , nó không thể ra đời vào thời "liên minh bộ lạc" của Chu Văn Vương, hoặc thời đồ đá ở bên Tàu với con Long Mã. Chỉ có những thứ tư duy "Ở trần đóng khố" mới có thể hiểu như vậy.
Vậy mà không thiếu gì kẻ cứ xưng xưng là Phong Thủy Tàu làm ra cứ từ đúng trở lên. Giáo sư Ngô Bảo Châu nói: "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Thiên Sứ tui thì không phải thiên tài, nhưng quả là không thể thuyết phục được những con bò!
Trở lại với tập hợp con I - 1 -1 thì chính thần khí kết tụ trong tập hợp này qua ban giám khảo đã chọn ra cặp câu đối hoành phi kia và nó phản ánh trở lại sự tương tác của thần khí đó với môi trường trong tương lai. Nhưng nó chỉ là một tập hợp con và chịu sự chi phối lớn hơn của một tập hợp bao trùm lên nó - theo lý thuyết Canto được sự thẩm định của thuyết ADNH, mà tôi đã trình bày ở trên. Và chính thần khí của tập hơp con này lại tương tác với các tập hợp khác trong tổng thể của mối quan hệ con người trên thế giới, để có thể suy luận ra toàn bộ diễn tiến trong tương lai của con người. Tất nhiên, đó chỉ là xác định về mặt lý thuyết và đối chiếu với những tiêu chí khoa học hiện đại nhất hiện nay
Nó tương tự như việc "Đuổi mưa" khi chưa xảy ra - Duy nhất giáo sư Đào Vọng Đức xác định: "Về mặt lý thuyết, tôi cho rằng Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể làm được". Vâng! Giáo sư nhận xét hoàn toàn chính xác. Vì nó còn phụ thuộc vào khả năng người thực hiện. May quá! Bão tố ầm ấm chung quanh Hà Nội - từ đảo Hải Nam đánh vào, Thanh Nghệ đánh lên. Nhưng Hanoi chỉ có một trận mưa cục bộ vào tối ngày mùng 4. 10, làm gián đoạn vài chương trình sân khấu ngoài trời, trong lúc tôi mỏi mệt ngủ thiếp trong phòng massage ở 49 Thái Thịnh. Tất cả các TTKT TV của nền khoa học hiện đại đã sai. Kể cả Hoa Kỳ.
Cho nên tôi chỉ đặt vấn đề lý thuyết và rõ ràng đó là một lý thuyết vượt trội của một nền văn minh huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này. Chính vì tính vượt trội về mặt lý thuyết so với nền tảng tri thức hiện đại, nên nó thành huyền bí trong con mắt tha nhân. Do đó, sự hội nhập giữa hai nền văn minh mà Liên Hiêp Quốc đề xướng, không chỉ đơn giản là hội nhập giữa nền văn minh Đông phương và nền tảng tri thức khoa học hiện đại có xuất xứ từ Tây Phương này. Mà đó chính là sự hội nhập giữa lịch sử của nền văn minh hiện đai với một quá khứ xa xôi thuộc về một nền văn minh đã tồn tại trên trái Đất này - mà tôi gọi là "văn minh Atlantic".
Thưa các bạn quan tâm.
Chỉ có mỗi việc luận đoán hiện tượng "Kim Long đằng phi", mà tôi phải dài dòng văn tự như thế này. Trong khi chỉ cần đưa ra một lời "bói" và chở kiểm chứng. Kết quả thực tế sẽ xác định và không cần phải nói nhiều và tôi đã thực hiện trong topic "Quán vắng" của web này. Nhưng đấy cũng chính là điều mà các nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường hay nhận xét: "khoa học chưa giải thích được"; là "Chưa có cơ sở khoa học" và kết luận" "mê tín dị đoan".... Bởi vậy nhân ngày đầu năm, tôi phải dẫn giải dài dòng văn tự như vậy.
Bây giờ tôi mới trình bày xong những luận cứ căn bản liên quan đến việc phân tích hiện tượng này. Và cần phải có sự trình bày dài dòng văn tự này, nó mới tạm có thể hiểu rằng: Không hề có "mê tín dị đoan" ở đây!


Còn tiếp

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI".

Tiếp theo

Trong Lý học Đông phương, không nhất thiết phải lên quẻ khi dự đoán. Bởi vì bản thân hệ thống lý thuyết đó đã là một sự phản ánh hoàn chính với hệ thống phương pháp luận phản ánh quy luật của tự nhiên có thể tiên tri. Tử Vi; Tử Bình, quẻ Dịch, các mô hình dùng trong phong thủy....vv....thực chất chỉ là mô hình biểu kiến, những ký hiệu siêu công thức phản ánh trong từng hệ quy chiếu chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có thể coi đó là những tập hợp con thuộc vể học thuyết này - nếu nói theo ngôn ngữ toán học. Do đó, không cần thiết lúc nào cũng phải lên quẻ. Sử dùng thần khí cảm ứng có thể nói ngay. Đây chính là trường hợp của bà Vanga.

À! Mà viết đến đây, tôi cũng hy vọng những nhà khoa học nửa mùa đừng thấy tôi dùng chữ "thần" , mà vội bắt bẻ là tôi "mê tín dị đoan" và có xu hướng tôn giáo nha! Tôi phải nói trước vậy, vì đã có người muốn gán cho tôi âm mưu thành lập tôn giáo.

Khái niệm "thần" trong Lý học, khá phổ biến trong sinh hoạt văn hóa, đời sống Việt, để chỉ những giá trị tiêu biểu, cốt lõi của hiện tượng, sự vật, sự việc...Có thể ngay bây giờ cũng có người sử dung khái niệm này.

Thí dụ: Một bức tranh vẽ được coi là có "thần", không có nghĩa là họa sĩ đã vẽ ông Thần trong đó.

Trường hợp bà Vanga là một hiện tượng khách quan, mà những cấu trúc tự nhiên của cơ thể phủ hợp với những tương tác nhanh chóng với các thần khí của sự kiện và cảm ứng được diễn biến tương tác tiếp theo của các dạng thần khí đó. Những người học Lý học và thường xuyên có trạng thái tập trung tinh thần cao độ, cũng có khả năng này. Đó là trường hợp của Thiệu Khang Tiết và Dương Tu, hoặc những nhà tiên tri khác.

Có một số nhà khoa học cho rằng: Khả năng tiên tri - cho dù là có phương pháp tiên tri - mang tính nặng về cảm ứng , nên nó thiếu tính minh bạch khoa học được thể hiện bằng những mô hình biểu kiến, hoặc những công thức, phương trình cho những kết quả giống nhau có thể kiểm chứng. Cá nhân tôi cho rằng:

Tất cả mọi chuyện trên thế gian này đều cần đến tính cảm ứng. Dù là trong các vấn đề khoa học, hay trong đời sống thường ngày. Vấn đề chỉ là tỷ trọng cảm ứng ít hay nhiều mà thôi. Ngay cả học sinh phổ thông ở bất cứ cấp nào, cùng trong một lớp học, cùng giải một đề toán; em nào có tính cảm ứng tốt sẽ giải bài toán đúng hơn. Huống chi, ở những mô hình biểu kiến rất cao cấp, mô tả hàng tỷ sự kiện nằm trong tập hợp của một quẻ bói và khác hẳn nhau về hình tướng của từng sự kiện. Tất yếu nó đòi hỏi tính cảm ứng rất cao.

Hơn nữa, cảm ứng là một thực tại khách quan. Nó không phải là một cấu trúc có tính lý thuyết được mô hình hóa. Bởi vậy, không thể lấy những tri thức khoa học để phủ nhận tính cảm ứng khi so sánh với tri thức khoa học vốn mang tính lý thuyết. Người ta chỉ có thể lấy tri thức khoa học giải thích, hoặc lý thuyết hóa mô tả hiện tương khách quan mà thôi, chứ không thể coi hiện tượng khách quan là phi khoa học- vì nó là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Cụ thể dùng trí thức khoa học để giải thích tính cảm ứng trong khả năng tiên tri đã chứng tỏ trên thực tế. Thí dụ như bà Vanga và các hiện tượng ngoại cảm.

Nhưng riêng vấn đề "Kim Long đằng phi" thì không cần một cảm ứng sâu như vậy. Hiện tượng này có thể phân tích qua những hình tượng cụ thể của cặp Hoành phi câu đối này với những tri thức Lý học đã được xác định, bởi những nguyên tắc, nguyên lý căn bản của nó.

Chúng ta bắt đầu từ 4 chữ trên tấm hoành phi "Xuân trạch Điếu Ngư". Nội dung của câu này - nói theo ngôn ngữ cổ - là bị "sái" ngay từ nội dung.

Về chuyên môn của Phong Thủy Lạc Việt , tôi cần xác định ngay:

Đảo không có trạch - nếu hiểu theo nghĩa trạch quy ước. Mà chỉ có mạch khí. Khái niệm trạch trong phong thủy thì có định hướng một vùng đất nào đó thì mới có trạch quy ước. Bởi vậy, không thể có mùa Xuân về trên đất Điếu Ngư được. Điều này có thể thấy rằng người Trung quốc sử dụng vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku như một cái cớ để thể hiện một mục đích khác, chưa hẳn họ đã coi đó là một mục đích cần phải thực hiện trên thực tế.

Khi mục đích không cụ thể thì những yếu tố hệ quả là cặp cấu đối cũng rất là thiếu khí chất.mạnh mẽ thể hiện mục đích này. Nếu như nội dung hoành phi này viết: "Xuân khí Điếu Ngư" thì mục đích và hình tượng miêu tả thể hiện rất rõ. Tiếc thay nó không phải như vậy! Do đó, nội dung của hoành phi xác định vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku chưa hẳn đã là mục đích nhất định phải thực hiện

Bây giờ chúng ta xét vế đối thứ nhất có vẻ mạnh mẽ hơn cả về tính hình tượng:

"Kim Long đằng phi, hoành tảo Đông dương quỉ mị" - Rồng bay thẳng thì khí thế rất dũng mãnh. Nhưng tại sao lại Kim Long? Chính vì nó là cuối năm Thìn - Rồng. Năm Thìn lại thuộc thổ, vừa biểu tượng cho Vương quyền, vừa biểu tượng cho trung cung thuộc Thổ theo Lý học, nên sắc vàng. Nói nôm là ...Rồng đất (Đây là tôi cũng giải thích theo các hiểu phổ biến và sai lầm coi Thìn Thổ , màu vàng, nên dùng hình tượng rống Vàng. Đúng ra năm Nhâm Thìn là Thủy Long). Nhưng hình tượng rồng trong đây là Rồng vàng hiểu theo nghĩa vàng kim loại. Thôi cứ coi là rồng đất thổ sinh rồng vàng Kim đi. Rồng Thìn thuộc Dương. Dương trước Âm sau. Như vậy về hình thức thì đao to búa lớn, rất khí thế! Ok. Nhưng nội dung thể hiện sai. Nguyên tắc Lý học "Dương trước Âm sau", nên lấy Thiên Can làm chuẩn. Thiên Can Nhâm nền phải là Thủy Long sắc xanh dương và chẳng có lý do nào để xác định là Kim Long cả. Giữa bản chất của hình tượng Thủy Long và hình tượng được miêu tả - Kim Long, cho thấy sự không nhất quán về cơ sở Lý học với hình tượng. Nội dung và hình thức mâu thuẫn ngay trong hình tượng thể hiện. Điều này trùng hớp với nội dung của hoành phi , mà tôi đã phân tích ở trên. Do đó, tôi cho rằng: Người Trung Quốc không coi việc tái chiếm Điều Ngư, như là một mục đích cần thực hiện.

Nhưng vế sau thuộc Âm, thể hiện bản chất của vấn đề thì lại rất chi là "yểu điệu thục nữ", chẳng có khí thế gì của bậc mày râu lâm trận cả. Nhưng buồn thay! Nó lại gắn liền với "Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà đằng vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy". Híc!

Nếu vế đối đổi thế này thì chắc lão Thiên Sứ gàn này cũng phải nghiêm túc xem xét kỹ vấn đề:

- "Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy"

- "Ngân xà kình vũ. hoành tảo Đông dương quỷ mỵ".

Tuy nó vẫn yếu ớt vì hình tượng con rắn nước của Quý Tỵ - nhưng ít ra cũng giữ được khí thế. Vì rắn, rết ứng với ma quỉ sẽ hợp cách hơn và có tính đồng đẳng trong một vế đối.. Đằng này nó lại ngược lại.

Cũng may mà tác giả này sinh ra không phải thời phong kiến. Chứ không thì can tội phạm húy nặng, chắc nhẹ cũng đi đày. Hì!

Ngân xà là con rắn bạc, ứng với năm Tỵ. Phải chi năm nay là Tân Tỵ thì còn có khí chất cho Ngân xà. Vì Tân thuộc Kim. Nhưng thật là điều buồn, khi Địa chi Tỵ đã là không tốt, mà lại là Quý Tỵ, tức là con rắn nước thì thôi rồi "Lượm ơi!". Chỉ có cái mẽ rắn để doa người yếu bóng vía, nhưng thực chất lại chẳng làm gì được ai. Tính khí yếu ớt của con rắn nước thì làm sao hiển thị "Trung Hoa quốc uy" được. Ngay cả trường hợp dùng câu đối theo nội dung đã sửa đổi bởi lão gàn này thì toàn bộ tổng thể cặp hoành phi câu đối cũng bị sái vì nội dung câu chữ của hoành phi - vốn là chủ thể chính thể hiện nội dung. Huống chi lại còn đem rắn nước thể hiện cho quốc uy thì tất sẽ mất thể diện.

Lão gàn này viết trong "Quán vắng" sáng sớm mùng Một Tết, thì mùng Ba Tết, Bắc Triều Tiên làm cái "Bùm!", chẳng coi ai ra gì - trong đó có Trung Hoa . Híc!

Đấy là một thí dụ sinh động về sự giảm tải của quốc uy Trung Hoa - đất nước có ảnh hưởng lớn nhất so với Bắc Cao Ly. Cũng may mà Thiên sứ tui phân tích trước đó trong Quán vắng" - tưc là trước khi Bắc Triều tiên nổ bom nguyên tử , qua mặt Trung quốc. Nếu không thì cũng không ít người lại bảo Thiên Sứ nói dựa.

Bởi vậy, thôi đi quý quốc. Nên quay về ổn định chính bên trong của quý quốc và tìm cách hòa nhập với thế giới trong hòa bình. Chính sự hội nhập này đã tạo điều kiên cho quý quốc phát triển như hiện nay. Nay quý quốc lại tự phá bỏ thì không khác gì tự hủy cái gốc của mình. Con rắn nước thì chẳng làm gì được ai đâu.

Qua ngày 23 tháng Chạp rồi. Cái xe bắt đầu lao dốc. Nhưng vẫn có thể dừng lại kịp.

À mà này - Việt Nam lưu truyền từ lâu câu "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh". Câu này đã ứng rồi. Cũng may đấy! Nhưng lịch sử vẫn có thể lặp lại, ở một mức độ và hình thức khác.Thành thật chia buồn đầu năm.Vài lời bàn chơi, nhân lúc đầu năm rảnh việc. Đúng sai cũng chia sẻ với các bạn để nghiệm xem sao.

Ngày Tỵ tháng Giáp Dần, năm Quý Tỵ. Thái Tuế , Tam sát ứng ngày tháng năm lung tung cả.

Chuyện cũng còn dài - từ cặp hoành phi , câu đối này. Cũng xin để nghiệm xem sao.

Cảm ơn quí vị và anh em vì đã xem bài viết.

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết trong bốn con tàu Hải giám này của Trung Quốc, con tàu nào treo cặp câu đối - hoành phi liên quan đến topic này không nhỉ?

Bởi vậy. Cái gì cũng chừng mực thôi. Quá lố nó thành ra hài hước.

==============================

Nhật Bản rượt đuổi Hải giám Trung Quốc ngoài Senkaku

Thứ Năm, 14/02/2013, 06:39 [GMT+7]

(ĐVO) - Hải giám vừa liên tục chạy vừa kêu gọi tàu Cảnh sát biển Nhật Bản "giữ an toàn" khi nhìn thấy những khẩu súng hạng nặng.

Posted Image

Tuy nhiên tàu Hải giám phải vừa liên tục chạy vừa kêu gọi tàu Cảnh sát biển Nhật Bản “giữ an toàn“ khi nhìn thấy những khẩu súng hạng nặng được trang bị trên 4 chiếc tàu này. (Theo GDVN/CCTV)

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em tìm hiểu Phong Thủy Lạc Việt thân mến.

Tôi tin rằng anh chị em phần nhiều có cái nhìn nghiêm túc hơn cả với Phong Thủy Lạc Việt, mặc dù tùy trình độ - mà Lý học gọi là "căn cơ" có thể có nhiều điều chưa hiểu hết. Nhưng đây là một bài viết rất quan trọng của tôi, nhằm so sánh nền tảng tri thức căn bản giữa hai nền văn minh, trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và tôi cũng nói thẳng là chuyện phân tích cặp câu đối, hoành phi của Tàu chỉ là cái cớ. Với tôi nó chỉ là chuyện vặt, khi mà bản thể những yếu tố tương tác cốt lõi trong một tập hợp lớn hơn đã an bài.

Mong anh chị em hãy chép về và suy ngẫm kỹ với tất cả nhiệt tình mà tôi đã nghĩ tới anh chị em khi viết bài này và đã sửa lại một lần cuối với mong muốn anh chị em dễ hiểu hơn.

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa vô ưu mà Sư phụ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em tìm hiểu Phong Thủy Lạc Việt thân mến.

Tôi tin rằng anh chị em phần nhiều có cái nhìn nghiêm túc hơn cả với Phong Thủy Lạc Việt, mặc dù tùy trình độ - mà Lý học gọi là "căn cơ" có thể có nhiều điều chưa hiểu hết. Nhưng đây là một bài viết rất quan trọng của tôi, nhằm so sánh nền tảng tri thức căn bản giữa hai nền văn minh, trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và tôi cũng nói thẳng là chuyện phân tích cặp câu đối, hoành phi của Tàu chỉ là cái cớ. Với tôi nó chỉ là chuyện vặt, khi mà bản thể những yếu tố tương tác cốt lõi trong một tập hợp lớn hơn đã an bài.

Mong anh chị em hãy chép về và suy ngẫm kỹ với tất cả nhiệt tình mà tôi đã nghĩ tới anh chị em khi viết bài này và đã sửa lại một lần cuối với mong muốn anh chị em dễ hiểu hơn.

Cảm ơn Sư Phụ đã chỉ dạy!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI.

Chỉ có mỗi một cặp Hoành phi, câu đôi mà cũng thành ra lắm chuyện!

Vâng! Chuyện này cũng không có gì là lạ - Khi mà "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Tất nhiên là so với "toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" thì mấy bài trong topic này là quá sơ sài!

Mối liên hệ giữa hiện tượng "Kim Long đằng phi" với các phần tử trong tập hợp của nó, đã được phân tích trên cơ sở Lý học Đông phương, trong các bài viết trên. Nhưng đấy cũng mới chỉ là phân tích một mặt của vấn đề: Khí chất của tập hợp và ảnh hưởng đến nội dung thể hiện trực tiếp của đối câu đối là mô tả sức mạnh của Trung Quốc đối với vấn đề Điếu Ngư với thực tế bản chất của sức mạnh đó.

Nhưng căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học thì - Nếu - sự phân tích này được coi là đúng - nó phải có khả năng lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và khả tiên tri. Không thỏa mãn được tiêu chí này thì giả thuyết, hoặc phân tích này sẽ bị coi là sai, hoặc - cùng lắm - là nó chỉ mang tính hợp lý cục bộ.

Về mặt lý thuyết thì sự phân tích này - nếu được coi là một sự phân tích đúng - thì nó có thể tỏa ra đến vô tận: Ngược thời gian đến khởi nguyên vũ trụ và tương lai xa thì đến ngày Tận Thế - theo đúng tinh thần của giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã nhận định.

Chẳng ai có thời gian để làm việc này. Cho nên sự tiếp tục phân tích "Hậu Kim Long đằng phi" theo một hướng khác, chỉ mang tính giới hạn những vấn đề liên quan, nhằm chứng tỏ tính hợp lý và cũng là một minh chứng cho sự xác định của giáo sư Trịnh Xuân Thuận và của Lý Học về mối liên hệ giữa các hiện tượng trong một tập hợp hám chứa nó.

Trên cơ sở đã phân tích nội dung hoành phi, qua câu "Xuân trạch Điều ngư", tôi đã xác định rằng: Người Trung Quốc không có mục đích thật sự chiếm đảo Điều Ngư / Senkaku từ sự quản lý của người Nhật.

Quote

Điều này có thể thấy rằng người Trung quốc sử dụng vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku như một cái cớ để thể hiện một mục đích khác, chưa hẳn họ đã coi đó là một mục đích cần phải thực hiện trên thực tế.

Vậy thì họ nhắm mục đích gì?

Để phân tích vấn đề này theo tiêu chí khoa học, cần phải lấy ngay câu chữ trong cặp hoành phi câu đối trên. Điều này thể hiện tính nhất quán, tính hệ thống của giả thuyết này, khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học. Không thể căn cứ vào hệ thống phương pháp luận của Lý học để xác định sự việc; rồi sau khi kết luận vấn đề lại lấy lý thuyết toán tập mờ để diễn giải diễn biến tiếp theo của sự việc được. Như vậy là thiếu tính hệ thống, tính nhất quán.

Hoặc thí dụ như nghiên cứu về phong thủy trên cơ sở phương pháp luận của hệ thống ADNH, mà lại lấy người nào có sổ đỏ trong ngôi gia để luận trạch mệnh, là thiếu tính hệ thống, tính nhất quán....Đại để vậy.

Trên cơ sở này, xem xét hai hình tượng dùng trong đôi cấu đối là "Kim Long" và "Ngân xà" để xét đoán mục đích thật của việc tranh chấp Điều ngư/ Senkaku từ phía Trung Quốc.

Chúng ta thấy rằng: Rồng và Rắn về mặt hình tượng là cùng loài. Cùng ra biển Đông Hải để đem lại "Xuân trạch Điều Ngư". Mối liên hệ hình tượng này khiến chúng ta liên tưởng trực tiếp tới Đài Loan. Như vậy, qua hình tượng rồng , rắn của đôi cấu đối Tết, chúng ta có thể kết luận trên cơ sở phân tích Lý học rằng:

Người Trung quốc không có mục đích giành Điều Ngư/ Senkaku từ Nhật Bản. Mà họ chỉ lấy làm cái cớ để lôi kéo Đài Loan thực hiện mục đích hợp nhất các vùng lãnh thổ của Trung quốc.

Tất nhiên vấn đề còn nhiều và hoàn toàn - Về phương diện Lý học - có thể phân tích sâu về mọi hiện tượng liên quan, mà chỉ cần qua những hình tượng của cặp câu đối, hoành phi này. Nhưng tạm dừng ở đây.

Đây là một thí dụ theo phương pháp ứng dụng của tôi để anh chị em tham khảo phương pháp phân tích của Lý học và cách liên hệ so sánh đối chiếu với chuẩn là tiêu chí khoa học và các nguyên lý tri thức khoa học hiện đại.

Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.

. .

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI.

Chỉ có mỗi một cặp Hoành phi, câu đôi mà cũng thành ra lắm chuyện!

Vâng! Chuyện này cũng không có gì là lạ - Khi mà "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Tất nhiên là so với "toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" thì mấy bài trong topic này là quá sơ sài!

Mối liên hệ giữa hiện tượng "Kim Long đằng phi" với các phần tử trong tập hợp của nó, đã được phân tích trên cơ sở Lý học Đông phương, trong các bài viết trên. Nhưng đấy cũng mới chỉ là phân tích một mặt của vấn đề: Khí chất của tập hợp và ảnh hưởng đến nội dung thể hiện trực tiếp của đối câu đối là mô tả sức mạnh của Trung Quốc đối với vấn đề Điếu Ngư với thực tế bản chất của sức mạnh đó.

Nhưng căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học thì - Nếu - sự phân tích này được coi là đúng - nó phải có khả năng lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và khả tiên tri. Không thỏa mãn được tiêu chí này thì giả thuyết, hoặc phân tích này sẽ bị coi là sai, hoặc - cùng lắm - là nó chỉ mang tính hợp lý cục bộ.

Về mặt lý thuyết thì sự phân tích này - nếu được coi là một sự phân tích đúng - thì nó có thể tỏa ra đến vô tận: Ngược thời gian đến khởi nguyên vũ trụ và tương lai xa thì đến ngày Tận Thế - theo đúng tinh thần của giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã nhận định.

Chẳng ai có thời gian để làm việc này. Cho nên sự tiếp tục phân tích "Hậu Kim Long đằng phi" theo một hướng khác, chỉ mang tính giới hạn những vấn đề liên quan, nhằm chứng tỏ tính hợp lý và cũng là một minh chứng cho sự xác định của giáo sư Trịnh Xuân Thuận và của Lý Học về mối liên hệ giữa các hiện tượng trong một tập hợp hám chứa nó.

Trên cơ sở đã phân tích nội dung hoành phi, qua câu "Xuân trạch Điều ngư", tôi đã xác định rằng: Người Trung Quốc không có mục đích thật sự chiếm đảo Điều Ngư / Senkaku từ sự quản lý của người Nhật.

Vậy thì họ nhắm mục đích gì?

Để phân tích vấn đề này theo tiêu chí khoa học, cần phải lấy ngay câu chữ trong cặp hoành phi câu đối trên. Điều này thể hiện tính nhất quán, tính hệ thống của giả thuyết này, khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học. Không thể căn cứ vào hệ thống phương pháp luận của Lý học để xác định sự việc; rồi sau khi kết luận vấn đề lại lấy lý thuyết toán tập mờ để diễn giải diễn biến tiếp theo của sự việc được. Như vậy là thiếu tính hệ thống, tính nhất quán.

Hoặc thí dụ như nghiên cứu về phong thủy trên cơ sở phương pháp luận của hệ thống ADNH, mà lại lấy người nào có sổ đỏ trong ngôi gia để luận trạch mệnh, là thiếu tính hệ thống, tính nhất quán....Đại để vậy.

Trên cơ sở này, xem xét hai hình tượng dùng trong đôi cấu đối là "Kim Long" và "Ngân xà" để xét đoán mục đích thật của việc tranh chấp Điều ngư/ Senkaku từ phía Trung Quốc.

Chúng ta thấy rằng: Rồng và Rắn về mặt hình tượng là cùng loài. Cùng ra biển Đông Hải để đem lại "Xuân trạch Điều Ngư". Mối liên hệ hình tượng này khiến chúng ta liên tưởng trực tiếp tới Đài Loan. Như vậy, qua hình tượng rồng , rắn của đôi cấu đối Tết, chúng ta có thể kết luận trên cơ sở phân tích Lý học rằng:

Người Trung quốc không có mục đích giành Điều Ngư/ Senkaku từ Nhật Bản. Mà họ chỉ lấy làm cái cớ để lôi kéo Đài Loan thực hiện mục đích hợp nhất các vùng lãnh thổ của Trung quốc.

Tất nhiên vấn đề còn nhiều và hoàn toàn - Về phương diện Lý học - có thể phân tích sâu về mọi hiện tượng liên quan, mà chỉ cần qua những hình tượng của cặp câu đối, hoành phi này. Nhưng tạm dừng ở đây.

Đây là một thí dụ theo phương pháp ứng dụng của tôi để anh chị em tham khảo phương pháp phân tích của Lý học và cách liên hệ so sánh đối chiếu với chuẩn là tiêu chí khoa học và các nguyên lý tri thức khoa học hiện đại.

Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.

. .

Đúng vậy đây chính là kế : " Mượn đường diệt Quắc( Giả đạo phạt Quắc)" của mấy anh khựa, và biển đông cũng là một giả đạo Ô hô trong ván bài cuối cùng cô gái "Thượng Hải" có gian kế 2 quân bài đằng sau tiếc rằng cô gái "Đông kinh" lại cắm mũi vào việc khác còn con nhóc "Đài Bắc" quá ngây thơ và trẻ con để đến nỗi làm chân điếu đóm cái quần không có mà mặc ra ngoài cũng dở ở lại không xong. Chị chàng "Mạc Tư Khoa" sau này sẽ là cái cầu Kiều cho vùng biển Hoa Đông dậy sóng. Hai quân bài lận sẽ được cô Khựa này dùng quân bài nào trước đây hả Cụ ơi? Vì cô " Hoa Thịnh Đốn" đang vờ như không quan tâm nhưng thực ra cô này chính là xem cô Khựa dùng quân bài nào trước Chấn hay Ly?

thèm rượu quá cụ ợ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng vậy đây chính là kế : " Mượn đường diệt Quắc( Giả đạo phạt Quắc)" của mấy anh khựa, và biển đông cũng là một giả đạo Ô hô trong ván bài cuối cùng cô gái "Thượng Hải" có gian kế 2 quân bài đằng sau tiếc rằng cô gái "Đông kinh" lại cắm mũi vào việc khác còn con nhóc "Đài Bắc" quá ngây thơ và trẻ con để đến nỗi làm chân điếu đóm cái quần không có mà mặc ra ngoài cũng dở ở lại không xong. Chị chàng "Mạc Tư Khoa" sau này sẽ là cái cầu Kiều cho vùng biển Hoa Đông dậy sóng. Hai quân bài lận sẽ được cô Khựa này dùng quân bài nào trước đây hả Cụ ơi? Vì cô " Hoa Thịnh Đốn" đang vờ như không quan tâm nhưng thực ra cô này chính là xem cô Khựa dùng quân bài nào trước Chấn hay Ly?

thèm rượu quá cụ ợ.

Oh! Chào bác Túy Lão!

Năm Mới! Chúc mừng vạn sự như ý. Tửu lượng dồi dào! Í lộn! Tài lộc dồi dào.

Đang định dừng lại sợ phân tích hết ý thì chú Chệt nào viết cặp câu đối, hoành phi phải sang năn nỉ. Nhưng có bác Túy cổ vũ nên phán tiếp. Tất nhiên phải cứ gọi là từ nhất quán, hệ thống...phù hợp với tiêu chí pha học trở lên. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI.

Tiếp theo.

Như vậy, căn cứ vào các hình tượng trong cặp câu đối, hoành phi này thì có thể xác định rằng: Có bốn danh từ thể hiện hình tượng mang tính hình thể, hoặc mô tả hình thể và một danh từ hình tượng mô tả giá trị tinh thần. Bốn hình tương mô tả hình thể là: Rồng, rắn, quỉ mị và đảo Điều Ngư. Một hình tượng mô tả giá trị tinh thần là "Trung Hoa quốc uy". Trong đó có ba hình tượng vật thể nằm trong cặp câu đối và một hình tượng nằm ở hoành phi.

Tất cả những hình tượng này - theo Lý học - là kết tinh của khí chất trong tập hợp con liên quan "Quan hệ Nhật Trung với Điều Ngư/ Senkaku". Tất nhiên nó phản ánh mối tương tác liên hệ của tất cả các phần tử liên quan trong tập hợp này. Tôi nhắc lại điều này để thấy mối liên hệ giữa mọi hiện tượng - theo tính chất khoa học trong sự xác định của gs Trịnh Xuân Thuận.

Qua những hình tượng này, thì thấy Điều Ngư là một mục đích thể hiện cho kết quả các tương tác của ba hình tượng còn lại. Trong đó có cặp rồng rắn liên kết để chống lại Quỷ mỵ với mục đích mang lại mùa Xuân cho hòn đào mà Trung Quốc gọi là Điều Ngư. Hình tượng Điếu Ngư. Nhưng do tính cụ thể khi mô tả hòn đảo này là "trạch" mang tính không thật. Đó là nguyên nhân mà tôi xác định rằng mục đích này là ảo. Vậy sự liên kết rồng rắn mới là mục đích chính của bản thể của khí chất sự kiện. Điều này tôi đã phân tích ở trên. Người Trung Quốc Đại Lục muốn dùng Điều Ngư như là một cái cớ để lôi kéo Đài Loan trong một mục đích chung và hợp nhất đất nước họ. Ý tưởng thì cũng tốt thôi. Đấy là nguyên nhân sâu xa để cụm câu đối hoành phi thoạt nghe rất khí phách.

Nhưng tiếc thay! Phàm ở đời, để đạt mục đích thì yếu tố phương pháp thực hiện tối quan trọng. Và có thể nói: Qua hình tượng của đối cấu đối, cho thấy họ không thể lôi kéo Đài Loan trong sự kiện này. Tức mục đích thật không đạt được. Bởi vì - qua hình tương Rồng Rắn - tuy cùng loài về hình tượng, nhưng khoảng cách quá xa. Đã vậy lại còn là rắn nước.

Trứng rồng lại nở ra Rng.

Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

Nhưng cũng chính vì cái cớ tạo ra là tranh chấp Điếu Ngư và nhân danh lòng yêu nước - Trung Hoa quốc uy - như là một phương pháp nhằm hợp nhất Đài - Trung và nó đã "quá mù ra mưa" trong mục đích chính của tập hợp. Tức là sự kích thích lòng tự tôn dân tộc - đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Cụm từ "Trung Hoa quốc uy" là một hình tương miêu tả trạng thái tính thần duy nhất trong cặp hoành phi, câu đối này. Và chính nội dung của cụm từ này làm ra tính khí phách của cặp hoành phi, câu đối trên, nhằm lôi kéo Đài Loan. Qua hình tượng miêu tả trạng thái tinh thần, duy nhất và vượt trôi cho thấy, nó đã vượt ra ngoài hình thể mô tả mục đích thật đạt được - là liên kết Đài Trung trong nội dung.

Tính chất qúa mùa ra mưa càng rõ hơn khi nó được gắn với hình tượng rắn nước. Phải chi nó gắn với hình tượng Rồng Vàng - như tôi sửa ở trên - thì hoàn toàn chính danh và cấn đối cặp Âm Dương theo nguyên lý Lý học: "Dương trước, Âm sau" và "Âm thuận tùng Dương". Nếu câu đối đổi lại là: Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy" thì nó chính là sự mô tả Trung Hoa Lục địa, chủ đạo và khởi xướng (Dương trước) sự hợp nhất Trung Đài và thể hiện tính chính thống của thể chế qua hình tượng Kim Long với "Trung Hoa quốc uy". Và về sau (Âm - thuận tùng Dương) thì "Ngân xà kình vũ, hoành tảo Đông dương quỉ mị" thì sẽ hợp cách, khí chất ổn định, chính danh, nhất quán và rõ ràng. Trong trường hợp này, Trung Hoa lục địa có khả năng thành công với mục đích thật của mình: Liên kết Trung Đài, tiến tới hợp nhất quốc gia.

Nhưng tiếc thay! Hình tượng khônhg nhất quán, chứng tỏ thần khí tạp loạn.

Rắn nước chống lại mưa lớn thì làm sao chống được. Đã vậy còn giao trọng trách "chương hiển Trung Hoa quốc uy" thì mệt mỏi quá! Bởi vậy, người Đài Loan sớm muôn cũng đi gam ...lờ trong sự kiện này.

Cuối cùng, thì chỉ còn "Kim Long đằng phi" một mình chống quỷ mỵ vậy. Híc!Posted Image

Bởi vậy, cái cây Hoàng Nam, hoặc Thiết mộc lan khi mới mọc, cành lá thẳng đứng như mũi giáo. Mới nhìn thì khí phách lắm. Nhưng khí chất yếu ớt, cành lá cụp xuống, càng vươn cao, càng èo uột. Cho nên, theo nguyên lý "Vạn vật tương hỗ" của Lý học và tinh thần của sự liên kết các hiện tượng trong lịch sử vũ trụ - Nên Phong thủy Lạc Việt cấm dùng là vậy.

Mục đích thật đã không đạt. Mục đích ảo thì đã thể bằng hành động "đằng phi" và "kình vũ". Đã vậy lại lỡ "ăn to, nói lớn" khi gắn với "Trung Hoa quốc uy". Ở đây, tôi chưa đả động gì tới một hình tượng nữa hiện hữu trong cặp Hoành phi, câu đối này sẽ tương tác thế nào trong các thành tố của tập hợp này tạo ra diễn biến tương lai của nó - Đó chính là hình tượng "Quỉ mị" - để miêu tả Nhật Bản vậy.Posted Image.

Bài viết này chỉ nhắm mục đích mô tả cụ thể sự xác định của nguyên lý Lý học Đông phương về tính chất "Vạn vật tương hỗ", có nội dung đồng đẳng với sự xác định của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - Chỉ qua một hiện tương nhỏ - cặp hoành phi, câu đối giấy trên phòng của một con tàu hải giám, có khả năng phân tích mang tính tiên tri tất cả mọi hiện tượng liên quan. Đúng sai còn để chứng nghiệm. Nhưng ít nhất nó chứng tỏ khả năng của Lý học Đông phương về tính vượt trội lý thuyết so với tri thức khoa học hiện đại.

Qua sự phân tích này, tôi cũng muốn bày tỏ sự mong muốn hai bên hãy xuống thang. Người Nhật đã bày tỏ mong muốn đối thoại, dù thật hay giả - "quỉ mị" - thì cũng là cơ hội để đối thoại và tiến tới một sự hòa nhập của cả thế giới trong tương lai gần.

Cái xe đã lao dốc. Nhưng còn kịp dừng lại!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy, quí vị xem bài này cho vui. Tết ăn nhậu mãi cũng buồn...

Trong bài viết này thì không thấy tinh thần "Trung Hoa quốc uy" đâu cả?! Híc!

============================

Báo Trung Quốc bất ngờ mềm mỏng khác thường với Nhật.

Cập nhật lúc 10 h 50"; 17 2. 2013.

(VnMedia) - Tờ Thời báo Hoàn cầu – một tờ báo vốn nổi tiếng bởi những quan điểm diều hâu và hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, hôm qua (16/2) đã bất ngờ thể hiện một lập trường mềm mỏng một cách khác thường với Nhật Bản. Theo tờ báo này, Trung Quốc nên kiên nhẫn, không nên gây chiến tranh với Nhật.

Trung Quốc đang có cuộc tranh chấp quyết liệt và nóng bỏng với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trong suốt thời gian qua, tờ Thời báo Hoàn cầu – phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo, đã có không ít bài viết thể hiện thái độ hung hăng trong cuộc tranh chấp với Nhật như “Trung Quốc không sợ chiến tranh với Nhật”, “Trung Quốc sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất với Nhật” hay “Trung Quốc sẵn sàng ‘ăn miếng trả miếng’ với Nhật”.... Trong tất cả những bài viết như thế này, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã “tung” ra không ít lời lẽ đe dọa, kích động chiến tranh với nước láng giềng Nhật Bản.

Tuy nhiên, ngày hôm qua, tờ Thời báo Hoàn cầu đã bất ngờ cho đăng tải một bài viết trong đó thể hiện một quan điểm cực kỳ mềm mỏng, hoàn toàn trái ngược với quan điểm của những bài viết trước đây của tờ báo này.

Theo tờ báo phụ bản của Nhân dân Nhật báo, tranh chấp Trung-Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư dường như chẳng đi đến đâu. “Cuộc tranh chấp này đã đến một giai đoạn mà ở đó việc tìm kiếm một giải pháp là rất khó khăn và xa vời”. Hành động can thiệp của Mỹ theo hướng ủng hộ chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã làm căng thẳng Trung-Nhật leo thang.

“Mỹ không muốn công nhận chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư và vì vậy đã công khai ủng hộ sự kiểm soát và quản lý hiện nay của Nhật Bản đối với quần đảo này. Mỹ cũng khẳng định, hiệp ước an ninh song phương Mỹ-Nhật bao trùm cả quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông”, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết.

Thay vì đưa ra lập trường cứng rắn, hiếu chiến, tờ báo của Trung Quốc cho rằng, “những tuyên bố của Bắc Kinh về việc chiến tranh có thể nổ ra nếu Nhật Bản tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ là hoàn toàn ấu trĩ”.

“Sự thực, cách nghĩ của Mỹ và Nhật Bản về vấn đề an ninh liên quan đến quần đảo tranh chấp chắc chắn khiến cho vấn đề thêm phức tạp. Tuy nhiên, Trung Quốc không được mất kiên nhẫn và không nên phản ứng thái quá với tình hình căng thẳng này bằng việc đe dọa chiến tranh. Bắc Kinh cần phải ghi nhớ nghiêm túc rằng, bất kỳ lập trường hiếu chiến nào trong cuộc tranh chấp quần đảo đều có thể làm leo thang căng thẳng”, tờ Thời báo Hoàn cầu đã thể hiện một lập trường mềm mỏng bất ngờ như vậy.

Chưa hết, tờ báo phụ bản của Nhân dân Nhật báo còn viết thêm rằng, cuộc tranh chấp hiện nay cần thêm nhiều cuộc đối thoại hơn bất kỳ vấn đề nào khác. “Bắc Kinh cần phải hướng tới và lên kế hoạch cho các nỗ lực ngoại giao với Nhật Bản để vấn đề này nằm trong khuôn khổ ‘song phương’, không biết thành một vấn đề khu vực hay toàn cầu”.

Tờ Thời báo Hoàn cầu tự cho rằng, mặc dù quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự kiểm soát của Nhật Bản nhưng chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này “được công nhận đông đảo ở cấp khu vực và quốc tế”. Vì thế, “nếu Bắc Kinh quyết định tấn công Nhật Bản, Trung Quốc sẽ mất đi sự ủng hộ rộng khắp và sẽ làm dấy lên thuyết về ‘mối đe dọa mang tên Trung Quốc’”. Tờ Thời báo Hoàn cầu khuyên rằng, trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á đang trục trặc, Bắc Kinh cần phải tính toán cẩn thận về các bước đi, không nên đẩy mọi thứ đến chiến tranh.

Trung Quốc thừa nhận Ấn Độ ủng hộ Nhật Bản

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, Bắc Kinh cần phải chú ý đến thực tế là, một số nước, trong đó có Ấn Độ, đang theo dõi sát sao và nghiêm túc cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Trong bối cảnh có sự cạnh tranh ở Châu Á, cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông có thể khuyến khích các cường quốc khác trong khu vực công khai lập trường của họ về vấn đề này. Đây là một diễn biến quan trọng trong bối cảnh các cuộc tranh chấp khác giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á vẫn còn chưa được giải quyết.

Tờ báo của Trung Quốc cho rằng, về nguyên tắc, Ấn Độ sẽ kiềm chế không đưa ra một lập trường công khai về cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lập trường chính thức được tuyên bố của New Delhi là, cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông nên được giải quyết “hòa bình”. Tuy nhiên, lập trường sâu xa và chiến lược của Ấn Độ trong vấn đề này khác hẳn với lập trường được tuyên bố. Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, quan điểm thống trị ở Ấn Độ hiện nay đi theo hướng có lợi cho Nhật Bản thay vì Trung Quốc. Điều này có liên quan cả đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Mặc dù New Delhi tránh đưa ra lập trường chính thức về tranh chấp Trung-Nhật nhưng Ấn Độ ủng hộ Nhật Bản, tờ báo của Trung Quốc thừa nhận. Theo phân tích của tờ báo này, có hai lý do để Ấn Độ ủng hộ Nhật Bản. Thứ nhất, quan hệ giữa New Delhi và Tokyo tốt hơn rất nhiều so với mối quan hệ New Delhi và Bắc Kinh. Ấn Độ không muốn mất một đối tác, một liên minh chiến lược quan trọng trong khu vực như Nhật Bản.

Trong khi đó, Trung Quốc lại là một vấn đề lớn đối với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác ở Biển Đông. Quan điểm ủng hộ Nhật Bản của Ấn Độ cũng là một bước ủng hộ thêm nữa cho lập trường của Ấn Độ ở Biển Đông. New Delhi được cho là đang quyết tâm ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Tờ Thời báo Hoàn cầu kết luận, cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thực sự là một vấn đề phức tạp nhưng vẫn là một vấn đề song phương. “Trung Quốc cần phải suy nghĩ khôn ngoan và bắt đầu tiến hành cơ chế đàm phán đúng đắn, thích hợp với Nhật Bản nhằm làm dịu căng thẳng và tìm kiếm một giải pháp”.

Kiệt Linh - (theo Global Times

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI.

Tiếp theo.

Rắn nước chống lại mưa lớn thì làm sao chống được. Đã vậy còn giao trọng trách "chương hiển Trung Hoa quốc uy" thì mệt mỏi quá! Bởi vậy, người Đài Loan sớm muôn cũng đi gam ...lờ trong sự kiện này.

Cuối cùng, thì chỉ còn "Kim Long đằng phi" một mình chống quỷ mỵ vậy. Híc!

Posted Image

Mã Anh Cửu: 3 lý do không "liên thủ" với Trung Quốc ngoài Senkaku

Thứ ba 19/02/2013 13:02

(GDVN) - "Tôi cũng sẽ không bao giờ nói đánh, đánh, đánh. Như vậy không giải quyết được vấn đề", Mã Anh Cửu cho biết

Posted Image

Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu

Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/2 đưa tin, hôm qua 18/2 Mã Anh Cửu, nhà lãnh đạo Đài Loan đã lên tiếng khẳng định Đài Loan sẽ không nhượng bộ trong vấn đề "chủ quyền Điếu Ngư Đài", tên gọi nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Về vấn đề hai bờ eo biển Đài Loan "liên thủ" trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông và Biển Đông, Mã Anh Cửu nêu 3 lý do để không thể bắt tay với Trung Quốc theo như một nhóm học giả, quan chức hai bờ kêu gọi.

Lý do đầu tiên để Mã Anh Cửu từ chối "liên thủ" với Trung Quốc là việc đàm phán với Nhật Bản về phân vùng đánh cá ngoài Senkaku và cũng không muốn Đài Loan đàm phán với Nhật Bản về khu vực đánh cá chung trên Biển Hoa Đông.

Vấn đề thứ hai liên quan tới pháp lý, Bắc Kinh phủ nhận Hòa ước Trung - Nhật do chính quyền Tưởng Giới Thạch ký với Nhật Bản năm 1952, điều này theo Mã Anh Cửu, sẽ khiến Đài Loan không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào nếu "liên thủ" với đại lục.

Thứ 3, Mã Anh Cửu chính là người đưa ra sáng kiến "hòa bình Đông Hải" về việc đàm phán, giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông thông qua con đường hòa bình, cho tới thời điểm này Bắc Kinh vẫn không đưa ra bất cứ ý kiến nào.

"Tôi cũng sẽ không bao giờ nói đánh, đánh, đánh. Như vậy không giải quyết được vấn đề", Mã Anh Cửu cho biết thêm.

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu

=======================

Bít ngay mừ! Nghe "khẩu khí" của cặp hoành phi câu đối nhảm này thì chẳng thể nào Đài Loan lại hợp tác với Trung Hoa Lục địa trong Senkaku / Điếu Ngư cả. Ấy là tớ phân tích mới sơ sơ !

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn chú

Cháu chép bài này về để luyện thêm về Phương Pháp Luận

Trần Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn chú

Cháu chép bài này về để luyện thêm về Phương Pháp Luận

Trần Anh

Cảm ơn Trần Anh quan tâm.

Có lẽ tôi phải phân tích thêm về mối quan hệ giữa "Quỉ mị" và "Ngân xà". Nếu Nhật bản có dở mà thua thì sẽ trao Điều Ngư/ Senkaku cho Đài Loan chứ chắc không trao cho Kim Long.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI.

Tiếp theo.

Qua những phân tích ở bài trên thì các bạn cũng thấy rằng: Chúng ta có thể dùng phương pháp toán học của nghịch lý Canto - khoa học chưa công nhận, nhưng được sự xác nhận của Lý học - để phân loại mọi hiện tượng nằm trong một tập hợp. Từ đó phân tích mọi yếu tố tương tác của các phần tử trong tập hợp này có tính quy luật đã được tổng hợp và mô tả ở các siêu công thức, mô hình biểu kiến của thuyết ADNH - phù hợp với tất cả các tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học - từ vi mô đến vĩ mô, có khả năng tiên tri.

Khả năng tiên tri chính là kết quả có thể kiểm chứng và là đỉnh cao nhất của một lý thuyết , hoặc giả thuyết khoa học. Điều này được tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học ghi nhận.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao Thánh tổ thông tin, dự báo của Việt tộc còn được gọi là "Cô Chín" bên cạnh một con gà (Kê Nghi) - Đây chính là độ số cao nhất trong qúa trình phát triển của mọi hiện tượng. Sau đó chuyển hóa sang chu kỳ khác. Trong tiêu chí khoa học thì tính tiên tri cũng là đỉnh cao nhất để có thể kiểm chứng một giả thuyết được coi là đúng.

Với nền tảng tri thức khoa học hiện đại thì với những lý thuyết khoa học hiện đại nhất khả năng tiên tri rất hạn chế và mang tính cục bộ - mặc dù nó được ghi nhận là một yếu tố quan trong có tính quyết định trong việc thẩm định một lý thuyết khoa học. Nhưng với Lý học Đông phương thì nó là chuyện thường ngày - không phải ở huyện - mà là ở "tổ dân phố".

Sự gặp gỡ nhau của khả năng tiên tri đã ứng dụng trên thực tế của Lý học Đông phương trùng hợp với một thành tố quan trọng trong tiêu chí khoa học làm cơ sở thẩm định một lý thuyết khoa học - chính là điểm tiếp nối duy nhất trong sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, tôi xác định rằng: Chính tiêu chí khoa học là điểm tiếp nối giữa hai nền văn minh Đông Tây và là cầu nối duy nhất

Trên cơ sở này, tiếp tục xem xét nội dung của cặp Hoàng phi câu đối trên tàu Hải Giám - vốn là hệ quả của những tương tác phức tạp trong tập hợp đã được lựa chọn. Tất nhiên nó phản ánh toàn bộ bản chất thật của sự việc Senkaku/ Điều ngư.

Lý học không bao giờ xác định bản chất sự kiện qua hình thức thể hiện của sự kiện. Trong ngôn ngữ Nam bộ, có câu : "Thấy vậy mà không phải vậy" có ý nghĩa tương đồng - Mặc dù, không phải lúc nào hình thức cũng phản ánh sai với thực chất. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này thì có thể thấy rằng: Mục đích chính của sự kiện Senkaku/ Điều Ngư bản chất không phải là giành lại quyền kiểm soát Điếu Ngư/ Senkaku, mà là kích động lòng yêu nước, lôi kéo Đài Loan về với Trung Hoa với một đích ảo. Sự kiện có tính hình thức này còn nhằm thỏa mãn một mục tiêu nữa - theo kiểu một mũi tên bắn hai con chim - là hạ nhiệt những mâu thuẫn nội bộ, mà có thể thành một trào lưu dư luận trong nước. Điều này được thể hiện rất rõ qua hình tượng của ngay về đối đầu tiên.

Kim long đằng phi - hoành tảo Đông dương quỉ mị.

Tất nhiên nghĩa đen trực tiếp của ngôn từ là Rồng vàng bay thẳng tiêu diệt loài ma quỉ ở biển Đông. Nhưng tính phản ánh bản chất sự kiện, nằm ngoài ý thức của tác giả và chịu sự tương tác của thần khí trong tổ hợp - đồng chất với sự lựa chọn của Ban giám khảo - thì nó lại phản ánh một mâu thuẫn nội bộ sâu sắc trong xã hội Trung hoa Lục địa.

Nếu như nó là " Kim Long đằng phi chương hiển Trung Hoa quốc uy" thì cực kỳ chính danh. Nhưng tiếc thay! Thần khí ấy thì kết quả không thể như Thiên Sứ nghĩ. Nên nó phải là "hoành tảo Đông dương quỉ mị" như là một hệ quả tất yếu của mọi sự tương tác của sự kiện. Ở đây có sự so sánh giữa hình tượng Rồng thuộc về vương quyền và quỉ mị là đối tượng của vương quyền. Đối tượng trực tiếp của Vương quyền chính là xã hội thuộc quyền cai trị. Nhưng ở đây, nó được mô tả như đối tượng cần xử lý - "thanh tảo".

Sự liên hệ giữa hai hình tượng này với sự liên kết có tính đối kháng , cho thấy một xã hội phân hóa sâu sắc giữa các tầng lớp trong xã hội, chỉ chực chờ bùng nổ. Sự mâu thuẫn trong xã hội Trung hoa lục địa, khiến họ phải đưa một định hướng tâm lý ra bên ngoài thì nhiều web đã nói trực tiếp. Nhưng vấn đề là nó cũng chứng tỏ ngay trong hình tượng được sử dụng của cặp Hoành phi câu đối này.

Một hệ quả tất yếu xảy ra từ những mâu thuẫn xã hội sâu sắc này chính là sự phản ánh trong vế đối thứ hai: "Ngân xà kình vũ - Chương hiển Trung hoa quốc uy". Tức là một mục đích để giảm áp được phân tích trong câu đối thứ nhất và nó không phải là một mục đích thật. Đương nhiên nó dẫn đến một hệ quả là Đài Loan từ chối tham gia cùng Trung hoa lục địa trong việc đối đầu ở Senkaku/ Điếu ngư - Mà sự việc xảy ra ngay sau đó, đúng như tiên đoán chỉ sau vài ngày, qua phát ngôn của ngài Mã Anh Cửu.

Vấn đề cũng không đơn giản là mọi việc chỉ dừng lại ở đây - và - người Trung Quốc thích thì la lối lấy lại Điếu Ngư/ Senkaku, mà không thích thì thôi. Mà việc dừng hay không và kết quả như thế nào trong tương lai, còn phụ thuộc vào một yếu tố tương tác thể hiện trong đôi câu đối này. Đó chính là hình tượng "quỷ mỵ".

Còn tiếp

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU KIM LONG ĐĂNG PHI.

Tiếp theo

Hình tượng quỉ mị và Đông Bắc Á trong tương lai.

Có lẽ tôi phải lứu ý lại một vần đề đó là 96% vật chất tối trong vũ trụ mà trí thức khoa học hiện đại chưa khám phá được và một dạng tồn tại của vật chất phi khối lương mà Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt gọi là "Khí". Các nhà khoa học Pháp vào năm 1967 đã dùng chất đồng vị phóng xạ đưa vào vị trí các huyệt trên cơ thể người theo mô tả của Đông y và dùng tia X kiểm tra thì thấy rằng: Có một hệ thống mà Đông y gọi là Kinh Lạc hoàn toàn đúng với gì hiển thị trong thí nghiệm này của các nhà khoa học Pháp.

Đông y mô tả Kinh Lạc dẫn khí. Và "khí" là một dạng tồn tại của vật chất phí vật thể và vận động trong Kinh Lạc. Thực tế lâm sảng của Đông y và qua thí nghiệm của các nhà khoa học Pháp đã gián tiếp xác định sự tồn tại của "Khí". Và lần đầu tiên - khái niệm "Khí" được mô tả từ TTNC LHDP bởi Thiên Sứ- Định nghĩa này bắt đầu từ khóa I Phong Thủy Lạc Việt I vào năm 2007.

Tôi công khai xác định một lần nữa rằng:

Trong cổ thư chữ Hán không hể có một định nghĩa rõ ràng về khái niệm này - kể cả trong Đông y. Mặc dù đây là bộ môn ứng dụng khái niệm này nhiều nhất trong hệ thống phương pháp luận của ngành này.

Tóm lại: Khí là một dạng tồn tại của vật chất phi vật thể và chính là trường tương tác giữa mọi dạng tồn tại của vật chất vật thể. Khí cũng được phân loại theo thuyết ADNH và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Sự vận động và tương tác của "khí" hàm chưa những quy luật vật chất mà khoa học hiện đại đã xác định và có nhưng quy luật đặc thù riêng ngoài tri kiến của khoa học hiện đại. Tính chất của khí hiện nay vẫn chưa được miêu tả đầy đủ. Ngay cả định nghĩa về "Khí" của TTNC LHDP cũng mới chỉ mang tính tổng hợp về khái niệm này.

Trong sự phân tích cặp hoành phi câu đối này thì "khí" là một yếu tố rất quan trọng. Nhưng vì tính chất của dạng tồn tại của vật chất này vượt ngoài tri thức của khoa học hiện đại - Đây chính là vấn đề mũi nhọn mà khoa học đang khám phá hiện nay là "Hạt của Chúa" - Do đó, việc miêu tả mối liên hệ của "Khí" trong hệ thống phân tích này sẽ khó cảm nhận với những ai chưa tiếp xúc sâu với Lý học Đông phương. Nhưng đó ít nhất là thực tại không thể phủ nhận trong nền tảng tri thức khoa học hiện đại, dù bằng nhận thức trực quan gián tiếp qua ứng dụng của khoa châm cứu trong Đông y, hoặc võ thuật phương Đông.

Sự chênh lệch giữa nền tảng tri thức vượt trội của nền văn minh Đông phương với khả năng của nó , so với nền tảng trí thức khoa học hiện nay, đã làm khó hiểu không ít những nhà khoa học cực đoan phương Đông trong việc tiếp cận với những gía trị của nền văn minh này, khi họ so sánh nó với những kiến thức nửa mùa mà họ tiếp thu được từ văn minh Tây phương - mà họ gọi là "cơ sở khoa học". Trong khi đó, những bà ve chai lông vịt, chân đất mắt toét, trình độ không quá "bình dân học vụ" thì - để thẩm định những kết quả tri thức của nền văn minh Đông phương - họ chỉ cần một kết quả đúng như lời tiên tri. Một kết quả mà những tri thức khoa học hiện đại chỉ có khả năng thực hiện một cách cục bộ, mặc dù được ghi nhận trong tiêu chí khoa học. Và đây cũng chính là tiêu chí thẩm định cao cấp nhất của tri thức khoa học hiện đại cho một phương pháp khoa học được cho là đúng. Kết quả tiên tri được các bà mẹ quê "mê tín dị đoan", khiến cho những giá trị ứng dụng của Lý học Đông phương còn tồn tại đến ngày hôm nay và là điều kiện và cơ hội để phục hồi lại cả một nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Nếu không có những bà mẹ quê học chưa hết bình dân học vụ và "mê tín dị đoan" này - mà chỉ có những ý kiến của những nhà khoa học cực đoan và nửa mùa thì có lẽ bây giờ - sau khi nền văn minh Đông phương thất bại trước trào lưu văn minh Tây phương tràn vào - nó đã không còn gì để nghiên cứu, phát hiện.

Sự tồn tại của những phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả của một hệ thống lý thuyết rất cao cấp đến huyền vĩ - Mà khoảng cách từ nền văn minh hiên nay đến đó còn quá xa - đã làm cho tri thức khoa học hiện đại "không giải thích được", sẽ còn chứng tỏ khả năng của nó trong tương lai của nền văn minh nhân loại với lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" thành hiện thực.

Việc phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi" này chỉ là một ví dụ, nhằm mô tả sự tương đồng và khả năng của Lý học với những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Nếu như sau này thực sự có một cuộc "Đối thoại giữa hai nền văn minh" - mà Liên Hiệp Quốc khởi xướng - thì - TTNC LHDP sẽ phải có một vị trí nòng cốt và tất nhiên đứng về phía văn minh phương Đông để so sánh , đối chiếu với tất cả những tri thức nền tảng của nên văn minh hiện đại có xuất xứ từ Tây Phương - Mà tôi nghĩ rằng chỉ trong tháng Ba này sẽ có những dấu hiệu đầu tiên, khi các nhà khoa học Châu Âu công bố kết quả việc "có hay không Hạt của Chúa"...

Đến lúc đó, nghiễm nhiên Việt sử 5000 năm văn hiến phải được thừa nhận như một thành tố quan trọng của lịch sử Lý học Đông phương.

Như vậy, sau khi mô tả về Khí - trường tường tác và cũng là dạng tồn tại của vật chất phi vật thể - Đồng thời cũng cần xác định rằng: Tất cả mọi hoạt động của trí não từ người bị tâm thần cho đến thiên tài đều là những dạng tồn tại của vật chất và có mối quan hệ với tương tác với môi trường - Và khi tất cả mọi tương tác đều có tính quy luật có thể tiên tri - thì - trên cơ sở nguyên lý "vạn vật tương hỗ" và "mọi hiện tượng dù nhỏ nhất, đều phải có lịch sử từ khi hình thành vũ trụ" - chúng ta sẽ thấy rằng:

Tính chất liên quan của sự kiện "Kim Long đằng phi" với tất cả tương lai của Đông Bắc Á không có gì là lạ.

Về mặt lý thuyết thì để phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi" với tương lai của Đông Bắc Á, dễ hơn rất nhiều phân tích hiện tượng một thày bói miệt vườn ở Việt Nam, đoán trúng ngày cưới của một cô gái thất tình. Hay nói rõ hơn: Việc phân tích mối liên hệ tương tác trong việc thày giáo nhận xét học trò qua khẩu khí từ câu đối, khó hơn rất nhiều việc ông Thiệu Khang Tiết nghe tiếng chim hót dự đoán sự sụp đổ của nhà Nam Tông.

Bởi vì, những hiện tượng dự báo có tính cá nhân là những sự kiện nằm trong một tập hợp vô cùng nhỏ. Nó chịu sự tương tác chằng chịt của các mối quan hệ với những tập hợp lớn hơn hàm chứa nó trong lịch sử. Trong khi những sự kiện lớn mang tính quốc gia, hoặc toàn cầu chỉ cần phần tích những yếu tố tương tác căn bản trong tập hợp này và liên quan trực tiếp với quy luật vũ trụ.

Nhưng Lý học Đông phương đã có những mô hình biểu kiến, siêu công thức mang tính ứng dụng, để có thể tiên tri đến từng hành vi của con người. Đó là Tử Vi, hệ thống Bát quái, Lạc Việt độn toán...vv....Đủ hiểu rằng, nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương phải siêu việt như thế nào . mới có thể tạo ra được những hệ quả huyền vĩ như vậy.

Trên cơ sở toàn bộ những luận cứ đó, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sự kiện "Kim Long đằng phi" và ảnh hưởng của nó với toàn cục.

Có lẽ tôi cần phải nói rõ hơn và để tránh sự hiểu một cách thiển cân là: Cặp Hoàng phi câu đồi của Trung Hoa lục địa gây ảnh hưởng đến toàn cục. Hoàn toàn không có vấn đề này. Cặp câu đồi này chẳng là cái gì cả của một tác giả Nho Tàu dốt nát - Nếu là thời phong kiến chắc chắn phải đi đày vì tội coi thường quốc thế. Nhưng cần hiểu rõ rằng: Cặp câu đối này là một hiện tượng rất nhỏ được lựa chon - Nên phản ánh thần khí của cả một tập hợp và qua sự kiện này suy luận ra bản chất (Thần khí) của toàn bộ tập hợp - Và chính bản chất thần khí này, tiếp tục tương tác với các yếu tố khác để nảy sinh các sự kiện có tính quy luật , có thể tiên tri.

Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt cần phân biệt rõ điều này. Cũng như không phải vì tiếng chim phương Bắc hót ở phương nam mà làm cho nhà Nam Tống mất nước. Nhưng hiện tượng tiếng chim phương Bắc - là một hiện tượng rất nhỏ - lại phản ánh Thần khí trong mối quan hệ giữa các thế lực thống trị Bắc Dương tử và Nam Dương Tử (Nhà Nam Tống) thì nó thể hiện thần khí phương Bắc đã tràn xuống phương Nam. "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", cho nên con chim chuyên sống ở phương Bắc mới có thể xuất hiện ở phương Nam - và kết hợp với rất nhiều yếu tố phức tạp khác - nều phân tích chi tiết - mới gặp nhà Lý học Thiệu Khang Tiết để ông công bố nhận xét của mình. Kết qủa là hàng vạn quân Nguyên Mông sau khí xóa sổ đế chế Kim đã tràn xuống Nam Dương Tử tiêu diệt nhà Nam Tống.

Tóm lại: Hiện tượng ("Con chim phương Bắc", "Kim long đằng phi"...) phản ánh bản chất. Bản chất tạo ra tương tác để tiếp tục hình thành những những sự kiện trong tương lai - có tính quy luật có thể tiên tri.

Và về lý thuyết thì tất cả mọi hiện tượng đều là hệ quả của Thần khí trong một tập hợp được phân loại và phản ánh bản chất của Thần khí trong tập hợp đó.

Trong quan hệ xã hội, một cái nhíu mày, hắt hơi, nháy mắt không đúng chỗ (Chưa nói đến các hiện tượng khác..) đều là cơ sở để suy luận ra bản chất của một con người và tất cả những sự kiện liên quan đến con người đó.

Đây cũng là nguyên nhân để một phong thủy gia chỉ cần xem hình thể bên ngoài ngôi nhà, hoặc các bố trí bên trong là có thể biết tất cả những gì chủ nhà đã trải qua và tương lai của nó (Chương trình này đã học trong lớp nâng cao của Phong thủy Lạc Việt). Đó cũng chỉ là sự giới hạn trong Phong thủy, cần suy luận rộng ra đến tất cả các bộ môn và các ngành khác của Lý học đều có khả năng tiên tri dựa trên nguyên lý lý thuyết này.

Còn tiếp

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI.

Hình tượng quỉ mị và Đông Bắc Á trong tương lai.

Tiếp theo

Như vậy trong hiện tượng "Kim Long đằng phi" có ba yếu tố chủ thể tương tác và những hành vi của nó cần phải xem xét trong câu đối là : Kim Long; Ngân xà và Quí mị. Đó chính là những thành tố động trong tập hợp này. Trong đó Kim Long và Ngân xà hai chủ thể cùng mục đích với đối tượng của nó là 'Quỉ mị". Như vậy, "Quỉ mỵ" là chủ thể cần sử lý của cặp Long Xà và gần như - theo mô tả của tác giả thì chẳng la cái "đinh gì" trong câu đối này - tất nhiên nó ám chỉ Nhật Bủn Posted Image.

Trong tập hợp I - 1 - 1 này lại phân ra hai thành tố chính là Long Xà và Quỉ mị.

Vậy mối tương tác giữa hai chủ thể này với đối tượng của nó - tức là sự tương tác giữa hai thành tố căn bản này, trong toàn bộ thần khí của tập hợp sẽ có một kết quả ra sao? Đó chính là tương lai của Đông Bắc Á.

Ngân xà trong vế đối này thì thể hiện "Trung Hoa quốc uy" , Còn Kim Long thì thanh tảo Quỉ Mỵ. Điều này cho thấy Trung Hoa Lục địa đóng vai trò chính trong việc đối đầu ở Senkaky/ Điều ngư trên thực tế và đã thể hiện bằng hành động qua từ "đằng phi" . Tức là con rồng đã bay thẳng ra Điếu Ngư/ Sekaku. Do đó có thể nói rằng: Ngân xà - mục đích liên kết của Kim Long - chỉ đóng vai trò gõ phèng phèng và mang tính hỗ trợ - Ấy là nói theo nội dung câu đối. Nhưng như đã phân tích và thực tế đã chứng nghiệm là Đài Loan sẽ không tham gia cùng Trung Quốc trong việc này. Mà họ hoàn toàn độc lập trong việc đối thoại. Vì chính thần khí thể hiện trong câu đối đã gắn "quốc uy" với "rắn bạc". Cho nên, về sau Đài Loan chỉ dùng biện pháp ngoại giao - "quốc uy" - để nói chuyện với Nhật Bản và không ủng hộ phương pháp dùng sức mạnh để tranh chấp với Nhật Bản.

Đến ngày hôm nay là 14 tháng Giêng Việt lịch. nhiều chuyện đã xảy ra và người ta đã đặt vấn đề "nguy cơ xung đột ở biên Hoa Đông". Nhưng hoàn cảnh bận rộn, nên bài viết không theo kịp sự kiện đang diễn biến rất nhanh và gần như không còn khả năng tiên tri gần. Tuy nhiên, với tương lai xa hơn một chút - qua hình tượng và toàn bộ nội dung của vế đối đầu - có thể xác định ngay rằng: Người Trung Quốc đã đi qúa đà và khó dừng lại. Nó sẽ mất tính chính danh về tinh thần "Trung Hoa quốc uy" với mục đích thật là hướng dư luận ra bên ngoài. Sự việc sẽ rất tồi tệ ngay trong đất nước họ, nếu dừng lại. Hơn nữa với khái niệm "Ma - quỉ" đã cho thấy cặp Long xà không chỉ chống với mình Nhật Bản.

Ở đây nó thể hiện liên minh Mỹ Nhật. Sự đồng loại và nhất trí của hai hình tượng Ma - Quỉ trong câu đối do chính người Trung Quôc thể hiện cho thấy đây là liên minh chặt chẽ về bản chất hơn nhiều so với Long Xà. Thực tế đã chứng minh điều đó.

Và đối tượng của họ lại không thiếu bản lĩnh, mà dân gian Việt thường có câu ngạn ngữ thích hợp với nội dung này của câu đối là "mưu ma, chước quỷ", Người Nhật thừa thông minh để lợi dụng cơ hội này tái vũ trang và trở lại với vị trí siêu cường Châu Á. Hơn 60 năm trước, Hoa Kỳ khống chế nước Nhật bằng một hiến pháp hòa bình. Bởi vì, nền tảng khoa học kỹ thuật gần như tương đương nhau. Nếu nước Nhật trỗi dậy thì khó khống chế. Gần 70 năm đã trôi qua, Hoa Kỳ đã vượt trôi về nền tảng khoa học kỹ thuật. Vũ khí nguyên tử gắn đầu đạn hạt nhân không còn là đối tượng đáng quan ngại. Do đó người Nhật có trang bị đấy đủ đầu đạn hạt nhân với những vũ khí còn nằm trong các khái niệm truyền thống không phải là sự đe dọa trực tiếp - nên Hoa Kỳ sẵn sảng đông ý để Nhật Bản vũ trang trở lại.

Năm nay, hướng Đông chỉ là hướng Tam sát. Nhưng lại là trục Tuyệt Mạng - Thái Tuế (Bát Bạch theo Phong thủy Lạc Việt) lại đang quản Trung cung. Lưu Thái Tuế động Càn Khôn (Theo Phong thủy Lạc Việt. Tàu là Càn Tốn) - Đất trời rung rinh cả.

Chỉ cặp hoành phi, câu đối giấy dán trong phòng một con tàu hải giám, đủ để thấy được toàn cảnh của một tương lai không mấy sáng sủa ở vùng Đông Bắc Á. Huống chi cả một nền văn minh có cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm bị phủ nhận thì thế giới này đi về đâu?

Cả một nền tảng trí thức khoa học hiện đại đang bế tắc trong việc giải quyết những mô hình lý thuyết để tiếp tục phát triển; kinh tế toàn cầu khủng hoảng không lối thoát; chiến tranh chực chờ....

Cuộc "Đối thoại giữa hai nền văn minh" mà Liên Hiệp quốc khởi xướng cũng cần phải có đối tác chứ nhỉ? Không lẽ đối thoại với một nền tảng văn minh đầy "mê tín dị đoan" và không có "cơ sở khoa học"?

Cái xe đã lao dốc, nhưng còn kịp dừng lại.

Có lẽ tôi quá bi quan chăng? Cũng có thể. Nhưng đó là những cảm xúc thật của tôi khi viết bài này.

Cầu mong một cuộc sống yên bình.

Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em và quý vị.

=======================

PS: Việt Nam có câu sấm truyền hàng trăm năm nay - Những người Việt có kiến thức trung bình đều thuộc lòng bài sấm này và nó đã công khai trên cả những báo mạng chính thống:

Long Vĩ xà đầu khởi chiến tranh.

Can qua tứ xứ khởi đao binh.

Dương cưc Mã đề anh hùng tận.

Thân Dậu niên lai kiến Thái bình.

Mọi người cho rằng câu sấm này ứng với chiến tranh thế giới lần thứ hai - bắt đầu từ năm 1940 (Long/ Thìn) và kết thúc vào 1945 (Dậu). Nhưng có vẻ nó chưa trùng khớp lắm. Vì nếu vào thời gian cuối năm Ngựa đến năm Mùi - 1942 - 1943 - có vị nguyên thủ, hoặc anh hùng nào chết có tính quyết định chiến tranh đâu? Hay là Musolini bị treo cổ vào năm này? Nhưng một mình ông ta sao gọi là "anh hùng tận" được, chưa nói đến việc ông ta có phải là "anh hùng" không?

Nhưng ngược lại: Câu đối của Trung Quốc lại xảy ra vào đúng năm Thìn/ Long và Rắn/ Tỵ. Đông Bắc Á thì rất căng thẳng - nếu không Trung Nhật thì cũng Nam Bắc Cao Ly. Liệu lịch sử có lặp lại hay còn do sự thông minh của những người quyết định lịch sử với tri thức của cuộc hội nhập toàn cầu?

 

.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trung - Nhật đang trong tình trạng chiến tranh?

Chủ Nhật, 24/02/2013 - 10:26

Chiến tranh đang được tiến hành thông qua các phương tiện khác. Chúng ta khó có thể nói họ là bạn bè được nữa - Ian Bremmer nhận xét.

Posted Image

Căng thẳng đang leo thang vượt quá phạm vi chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở thành vấn đề quan ngại quốc gia lớn đối với cả Mỹ và các nước khác trên thế giới. Tuần Việt Nam giới bài phỏng vấn của tờ Business Insider với Ian Bremmer, giám đốc Công ty tư vấn địa chính trị Eurasia Group, bàn về tình hình hiện nay giữa hai nước.

Phóng viên Blodget: Điều gì sắp xảy ra với Trung Quốc và Nhật Bản?

Bremmer: Vấn đề lớn là mối quan hệ, cán cân quyền lực giữa hai nước đã và đang thay đổi mạnh mẽ - và thực sự theo chiều hướng rất không có lợi cho Nhật Bản.

Từ quan điểm an ninh, chính trị và kinh tế, điều này chỉ đang tạo ra những rắc rối lớn, rất lớn cho Nhật Bản. Và hiện giờ, họ đã có những nhà lãnh đạo đang muốn chứng tỏ năng lực của mình.

Trong bối cảnh hiện nay, Mỹ đang hành động theo cách chứng tỏ họ lo ngại về một thách thức Trung Quốc trong khu vực. Đây là nỗ lực chiến lược lớn nhất mà chính quyền Obama đang tham gia, nếu nhìn từ quan điểm chính sách đối ngoại.

Và chắc hẳn Trung Quốc nhìn nhận tất cả điều này là sự khiêu khích. Câu hỏi thực tế là, chính phủ Trung Quốc đã sẵn sàng phản ứng theo cách leo thang vấn đề đến đâu?

Liên quan đến câu hỏi này, lưu ý một số điểm chính như sau:

Trước hết, không giống như Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đang nắm trong tay nhiều quyền kiểm soát quân đội hơn. Ông có khả năng tập hợp cao hơn các hội đồng thường trực quanh ông. Ông là một nhân vật mạnh mẽ hơn nhiều, cá tính mạnh mẽ hơn nhiều và có sự trung thành từ quân đội hơn. Do đó, nếu muốn leo thang, ông có thể thoải mái và tự tin hơn trong mỗi tình huống mà không sợ vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát.

Điều đó nguy hiểm cho Nhật Bản.

Đồng thời, nếu nhìn vào các động thái mới đây của Trung Quốc: cho các máy bay bay sát các khu vực lãnh thổ Nhật Bản ngay trước các cuộc bầu cử, thì sẽ thấy Trung Quốc không quan tâm ông Abe đắc cử hay không. Chủ nghĩa dân tộc chống Nhật Bản có lẽ là một vở diễn dễ với Trung Quốc, cho phép họ xoa dịu bất mãn với những điều có thể sẽ gây rắc rối hơn cho chính phủ.

Điểm cuối cùng về vấn đề này: không giống như tương quan giữa Trung Quốc với Nhật Bản, so với các lãnh thổ khác trong khu vực - thuộc Hoa Đông, Biển Đông - với tất cả các nước liên quan, Trung Quốc không chỉ là một nền kinh tế lớn hơn nhiều, mà còn có cộng đồng Hoa kiều khá lớn chi phối nền kinh tế các nước láng giềng. Cộng đồng Hoa kiều là những bộ phận quan trọng trong nền kinh tế các nước, và theo thời gian, điều này giúp Trung Quốc cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là dần dà, Trung Quốc cũng cảm thấy chỉ cần xây dựng quan hệ kinh tế sẽ tất yếu đảm bảo quan hệ an ninh.

Họ sẽ cần cả ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng an ninh song phương. Tất cả họ cần làm là đảm bảo rằng Mỹ không thể tạo dựng các mối quan hệ đa phương mạnh trong khu vực.

Với Nhật Bản, điều đó không đúng.

Không có người Trung Quốc ở Nhật với nhiều ảnh hưởng kinh tế. Nhật Bản rộng lớn hơn nhiều, vì thế, nếu bạn là Trung Quốc, bạn sẽ chỉ có thể nghĩ tìm cách nào nghiêng cán cân theo hướng có lợi cho mình theo thời gian.

Các nước đang ngày càng hiếu chiến với nhau.

Tất cả những yếu tố mang tính cấu trúc này đang khiến tôi lo ngại. Dĩ nhiên quan hệ kinh tế vẫn quan trọng đối với cả hai nước. Mỹ cũng chắc chắn không muốn xung đột giữa đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc sẽ nỗ lực đến đâu để ngăn chặn tình huống này và họ thể hiện sự gắn kết ra sao với Nhật Bản vẫn là điều tôi chưa dám khẳng định. Còn nếu cho tôi đánh cược, tôi nghĩ sẽ có một cuộc leo thang đáng kể trong năm 2013.

Tôi nghĩ, cho đến nay căng thẳng Trung-Nhật vẫn là căng thẳng địa chính trị đáng ngại nhất trên bản đồ, nếu xét trên phương diện xung đột song phương trực tiếp trong những năm tới.

Blodget: Ông có nghĩ hai nước sẽ đi đến chiến tranh.

Bremmer: Theo tôi, họ đang trong tình trạng chiến tranh. Tôi nghĩ, chiến tranh không gian mạng với các ngân hàng Nhật Bản đã tăng lên đáng kể.

Nếu bạn nhìn vào các cuộc biểu tình chống Nhật sẽ thấy, ảnh hưởng của nó đến đầu tư Nhật Bản là rất rõ ràng.

Chiến tranh đang được tiến hành thông qua các phương tiện khác. Chúng ta khó có thể nói họ là bạn bè được nữa.

Tôi có thể khẳng định với anh như vậy rằng nhìn vào toàn bộ G20, mối quan hệ song phương xấu nhất trong quạn hệ giữa hai nước trong G20 là quan hệ Trung-Nhật. Tôi nghĩ điều đó rất rõ ràng. Trong khi đó, 10 năm trước, đó là mối quan hệ Nga-Nhật. Tại thời điểm này vẫn còn có những tranh chấp lãnh thổ. Nhưng trên thực tế, họ đã thực sự nỗ lực để cải thiện mối quan hệ này.

Có nhiều lý do giải thích cho điều này. Đó không phải là những điểm đồng văn hóa. Nhưng Nga coi Nhật là nguồn đầu tư quan trọng, và đây là điều họ rất coi trọng. Trong quan hệ Trung-Nhật, mọi chuyện đang trở nên khó khăn hơn.

Vậy họ có đi đến đối đầu trực tiếp? Nguy cơn lớn hơn ở đây là phản ứng dây chuyền lên quan hệ Trung-Mỹ.

Blodget: Vậy điều gì xảy ra nếu chúng ta thực sự phải chứng kiến điều đó? Máy bay Nhật bắn đạn lửa vào máy bay Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc phản ứng và bắn hạ máy bay Nhật? Điều gì xảy ra?

Bremmer: Trước tiên chúng ta sẽ chứng kiến sự hạ tầm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Các đại sứ dĩ nhiên mời về nước ngay lập tức. Bạn sẽ thấy tinh thần chống Trung Quốc và Nhật Bản ở khắp mọi nơi. Bạn sẽ thấy một số vụ bạo lực.

Sẽ có những người Nhật sinh sống tại Trung Quốc bị ngược đãi hay ám sát. Sự ảnh hưởng của Nhật Bản tại Trung Quốc sẽ trở nên ít đi. Nhiều công ty Nhật sẽ rời khỏi Trung Quốc.

Nhưng liệu hai bên có thể lui bước?

Tôi nghi ngờ về phương diện quân sự họ khó có thể lùi bước...

Blodget: Cảm ơn ông, Ian.

Theo Trâm Anh

Tuần Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục đích thật của "Kim Long đằng phi"......

==========================================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trung Quốc, Đài Loan tìm đường xích lại

26/02/2013 3:55

Trung Quốc tuyên bố sẽ xúc tiến đối thoại với Đài Loan nhưng thừa nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong quan hệ song phương.

Ngày 25.2, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Chủ tịch danh dự Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền của Đài Loan Liên Chấn tại Bắc Kinh. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập nhấn mạnh trong cuộc gặp: “Giới lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiệm vụ xúc tiến sự phát triển hòa bình ở eo biển Đài Loan và sự tái thống nhất hòa bình của hai bên bờ eo biển… Chúng tôi vẫn duy trì sự nhất quán trong các chính sách đối với Đài Loan bằng cách theo đuổi nguyên tắc một Trung Quốc và tiếp tục xúc tiến trao đổi cũng như hợp tác xuyên eo biển”. Tuy nhiên, ông Tập cũng thừa nhận: “Tất nhiên, chúng tôi ý thức rằng nhiều vấn đề lịch sử vẫn tồn tại trong quan hệ giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan và có những vấn đề trong tương lai sẽ đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và nỗ lực chung mới giải quyết được”.

Posted Image

Ông Liên Chấn (trái) và ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 25.2 - Ảnh: Reuters

Hiện chưa có thông tin ông Liên phản ứng như thế nào về tuyên bố trên của ông Tập. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo cuối ngày, Chủ tịch Liên cho hay một trong những đề nghị ông đưa ra là giải quyết những khác biệt trong cách diễn giải về khái niệm “một Trung Quốc”. Ông Liên còn đề nghị rằng những liên lạc về các vấn đề chính trị giữa hai bên nên được tiến hành từng bước. Trước đó, CNA dẫn lời ông cho hay kể từ khi KMT trở lại nắm quyền và ông Mã Anh Cửu lên lãnh đạo Đài Loan vào năm 2008, hai bên đã ký 18 thỏa thuận. “Điều này chứng minh chúng tôi đã chọn con đường hiệu quả, đúng đắn. Chúng ta nên hướng về phía trước”, ông Liên khẳng định. Dự kiến, ông Liên sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào hôm nay 26.2.

Tờ South China Morning Post dẫn lời giới chuyên gia cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thăm dò, định hình chiều hướng quan hệ giữa Đài Bắc và đại lục trong tương lai. Ông Liên được mời tới Bắc Kinh ngay sau khi Trung Quốc ổn định đội ngũ lãnh đạo mới. Phái đoàn 30 người của Đài Loan có các gương mặt nổi bật trong nhiều lĩnh vực như Quách Đài Minh, người sáng lập Hãng Foxconn và Liên Thắng Văn, con trai Liên Chấn và được cho sắp trở thành Thị trưởng Đài Bắc.

Với chiều hướng giảm căng thẳng, tăng đối thoại trong quan hệ Đài Loan - Trung Quốc đại lục, một số chuyên gia nghi ngờ rằng hai bên sẽ bắt tay trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông. Phía Đài Loan từng bác bỏ các ý kiến trên nhưng giới truyền thông đảo này liên tục suy đoán rằng khi gặp ông Liên Chấn, ông Tập Cận Bình đề nghị tăng cường hợp tác trong việc “khai thác nguồn lợi biển” tại các khu vực đang có tranh chấp. Các bên liên quan chưa có phản ứng về vấn đề này.

Văn Khoa

==========================================

Những tư duy đúng cục bộ thường là hậu quả của một sai lầm lớn.Nếu như nó được ứng dụng cho toàn cục mà không có một sự tương thích với toàn cục.

Hành vi đúng nhất của người Trung Quốc lúc này là trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam và công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.

Tôi cần xác định rằng: Tôi luôn rất khách quan trong hiểu biết của tôi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục đích ảo của "Kim Long đằng phi". Nhưng tiếc thay! "Quá mù ra mưa".

Và tất cả sự thật giả này đều nằm trong một tập hợp lớn hơn, có tính quyết định trong "canh bạc cuối cùng" của sự hội nhập toàn cầu trong tương lai.

=========================

"Truyền thông TQ quá tin vào sức mạnh tên lửa, coi thường Nhật Bản"

Thứ ba 26/02/2013 07:48

(GDVN) - Đây là những kiến nghị nhằm để tình hình tranh chấp không leo thang thành xung đột, chiến tranh giữa hai nước Nhật-Trung trong vấn đề đảo Senkaku.

"Sức mạnh quân sự Nhật Bản rất lớn, sẵn sàng ứng phó với kẻ địch"

Nhật Bản sẽ xây dựng Lực lượng Phòng vệ Không gian mạng chỉ 90 người

Australia quan tâm đặc biệt tới công nghệ tàu ngầm Soryu của Nhật Bản

Nhật Bản tạm thời chỉ bán, viện trợ tàu tuần tra cho Đông Nam Á?

Mỹ sẽ hỗ trợ gì Nhật Bản khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc?

Chỉ với Su-30MK2 Trung Quốc mới có thể đối chọi được với Nhật Bản?

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có chuyến thăm Mỹ, hội đàm với Tổng thống Barack Obama

Trang mạng tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản vừa đăng bài viết nhan đề “6 con đường ngăn chặn xung đột Nhật-Trung” của tác giả Daryl Morini.

Bài viết cho rằng, cuộc khủng hoảng đảo Senkaku kéo dài có thể làm cho châu Á đứng bên bờ vực của chiến tranh, mặc dù năm nay khả năng xảy ra chiến tranh giữa Trung-Nhật rất nhỏ, cũng không cần thiết cố gắng ngăn ngừa. Dưới đây là kế hoạch 6 điểm tránh để leo thang tranh chấp trong thời gian ngắn.

1. Ghi nhớ cái giá phải trả của chiến tranh. Quan điểm của các nhà chiến lược thường lấy mạng sống đơn giản hóa thành các ký hiệu, làm cho chiến tranh mất đi nhân tính và dẫn đến tiêu diệt, gây ra chết chóc, đây không phải là trò chơi cờ vua.

Nhưng khi đưa ra loại quyết sách nghiêm túc này, cần phải luôn ghi nhớ về cái giá của chiến tranh, cần đặt mình vào vị trí của các binh sĩ và thủy thủ tham chiến để suy nghĩ, họ cũng có người thân và bạn bè.

Posted Image

Ngày 13/1/2013, Trung đoàn nhảy dù số 1 Nhật Bản diễn tập nhảy dù tại tỉnh Chi ba, có sự tham gia của 300 binh sĩ và 20 máy bay.

2. Giúp cho đối thủ của bạn giữ được thể diện. Trong chu kỳ leo thang xung đột, hai bên đều tìm cách làm cho đối thủ mất mặt và cuối cùng đánh bại. Nhưng, trong thực tế rất khó có hiệu quả.

Học giả nổi tiếng Mỹ Thomas Schelling cho rằng, trong các trường hợp công khai không nói rõ nhu cầu của bản thân thường có lợi cho các bên xung đột. Các nhu cầu quan trọng mơ hồ và trao đổi ngầm (thậm chí lặng im) càng có lợi cho các nhà lãnh đạo kiên trì quan điểm của mình và không mất thể diện.

Ở châu Á, nơi rất chú trọng thể diện, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc không để đối phương thiếu “đường lui” càng có thể gây được hiệu quả “làm chơi ăn thật”.

3. Tuân thủ nghiêm ngặt ranh giới không thể vượt qua. Điều này trước tiên tức là không được nổ một phát súng. Ranh giới này rất rõ ràng: Lực lượng bán quân sự hoặc quân sự Trung Quốc đổ bộ lên đảo; máy bay Nhật Bản phóng pháo sáng đối với phía Trung Quốc; bất cứ bên nào tấn công làm bị thương nhân viên của đối phương.

Vượt qua những ranh giới này sẽ khiến cho tình hình leo thang, trừ phi Nhật Bản hoặc Trung Quốc có ý định phát động chiến tranh khu vực, nếu không hai bên đều cần nhạy cảm với các ranh giới.

Posted Image

Phía Nhật Bản khẳng định chủ quyền đối với đảo Senkaku.

4. Không được đánh giá sai khả năng quân sự và quyết tâm tác chiến của mỗi bên (đối phương). Những nghiên cứu tâm lý cho thấy, cùng với chiến tranh ngày càng đến gần, hai bên giao chiến thường sẽ có đầy lòng tin. Điều này cũng thích hợp với tranh chấp đảo đá Trung-Nhật.

Trong bối cảnh này, những thông tin như “Mỹ sẽ hợp tác với Nhật Bản bắn chìm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc” gây lo ngại. Điều tương tự là, truyền thông Trung Quốc quá tin vào sức mạnh tên lửa trong nước, có thái độ coi thường thực lực và quyết tâm của Nhật Bản, nên không tránh khỏi quá đơn giản hóa.

5. Khi xoa dịu căng thẳng, triển khai chiến lược cùng có lợi từng bước. Thủ tướng Nhật Bản đã viết thư tay bày tỏ thiện chí với Trung Quốc, Trung Quốc cũng có khả năng không để cho tình hình căng thẳng leo thang.

6. Tiến hành trao đổi với ông Ban Ki-moon. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon vẫn chưa công khai bày tỏ ý kiến đối với tranh chấp đảo Senkaku. Trung Quốc và Nhật Bản sẽ được lợi nếu mời ông Ban Ki-moon giúp đỡ giải quyết tranh chấp, ít nhất là có lợi cho ngăn chặn chiến tranh.

Hai bên không cần chấp nhận đề nghị của ông, thậm chí không công khai tán thành những nỗ lực hòa giải của ông, nhưng sự xuất hiện của bên thứ ba thực sự có ý định ngăn chặn chiến tranh là có lợi vô cùng. Bởi vì, điều này có thể giúp hai bên có sự lựa chọn mà họ từng cho là không thể.

Posted Image

Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập tác chiến trên biển

Đông Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình "ân cần thăm hỏi" Mã Anh Cửu, mật đàm Biển Đông

Thứ ba 26/02/2013 13:01

(GDVN) - Cơ quan ngôn luận của Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan cho hay, việc Tập Cận Bình và Liên chiến có "mật đàm" về Biển Đông và Biển Hoa Đông hay không, còn phải chờ thời gian trả lời

Mã Anh Cửu: 3 lý do không "liên thủ" với Trung Quốc ngoài Senkaku

Mã Anh Cửu "hùa theo" Trung Quốc khuấy căng thẳng Biển Đông, Hoa Đông

Trung Quốc - Đài Loan: Khai mạc diễn đàn quan hệ hai bờ

Tướng Đài Loan: Hai bờ không thể hợp tác trong vấn đề biển Đông

Đài Loan: Kịch bản nào khi căng thẳng hai bờ vỡ ngưỡng?

Posted Image

Tập Cận Bình tiếp Liên Chiến tại Bắc Kinh

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 25/2 đưa tin, trong buổi tiếp Liên Chiến, Chủ tịch danh dự Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhờ Liên Chiến chuyển lời "thăm hỏi ân cần" tới Mã Anh Cửu.

Sau hội nghị, Liên Chiến hầu như không đề cập đến những nội dung đã trao đổi với Tập Cận Bình. Chiều 25/2, Tân Hoa Xã mới trích dẫn một vài lời phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó nói Mã Anh Cửu qua Liên Chiến "chuyển lời thăm hỏi" đến Tập Cận Bình và ông Bình cũng đáp lễ.

Giới truyền thông Trung Quốc ngày 26/2 đưa tin, trong buổi tiếp Liên Chiến, Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng "đồng bào hai bờ cùng xây giấc mộng phục hưng dân tộc Trung Hoa". Trong khi Tập Cận Bình đề cập đến việc thúc đẩy tiến trình hòa bình, thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan thì Liên Chiến khen Tập Cận Bình lên nắm quyền được nhiều người tin cậy, hy vọng và trông đợi.

Theo mô tả của giới truyền thông Trung Quốc, trong buổi tiệc chiêu đãi Liên Chiến và phái đoàn Quốc dân đảng Đài Loan chiều 25/2, Liên Chiến cho hay ông có "ấn tượng rất tốt" về Tập Cận Bình: Thân mật, chân thành và thiện chí!

Sáng ngày 26/2, Liên Chiến và phái đoàn Quốc dân đảng Đài Loan tiếp tục hội kiến với Tổng bí thư - Chủ tịch nước sắp mãn nhiệm, ông Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Chính hiệp sắp mãn nhiệm, ông Giả Khánh Lâm.

Trong khi đó, tờ Trung Ương nhật báo, cơ quan ngôn luận của Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan cho hay, việc Tập Cận Bình và Liên chiến có "mật đàm" về Biển Đông và Biển Hoa Đông hay không, còn phải chờ thời gian trả lời, nhưng chắc chắn đây là vấn đề dư luận 2 bờ eo biển, thậm chí là công luận quốc tế đang quan tâm.

Hồng Thủy (Nguồn: CNA)

======================

Quân đôi là lực lượng quan trong bậc nhất của một quốc gia. Vậy mà, gián điệp Trúng Quốc lục địa cài cắm đến Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan. Huống chi ở xã hội dân sự. Với mục đích lôi kéo Đài Loan, tôi tin rằng gián điệp đầy ra.

Cho rằng người Trung Quốc thành công trong mục đích này thì với định hướng tới mục đích phát triển lại là một sai lầm và không tránh khỏi "Canh bạc cuối cùng".

(GDVN) - Cơ quan ngôn luận của Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan cho hay, việc Tập Cận Bình và Liên chiến có "mật đàm" về Biển Đông và Biển Hoa Đông hay không, còn phải chờ thời gian trả lời

Chẳng cần phải chờ thời gian trả lời. Việc này chắc chắn đã xảy ra. Đây là hành vi dốt nát nhất mà hđã phạm phải.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay