Thiên Sứ

TÌM VỀ CỘI NGUỒN VIỆT SỬ

3 bài viết trong chủ đề này

Thưa Quý vị và các bạn.
Đây là bài dẫn luận, xác định mục đích của cuộc Hội Thảo "Tìm về cội nguồn Việt sử". Do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và Trung Tâm Minh Triết Việt phối hợp tổ chức vào tháng 9 Tại Hanoi.
----

MỤC ĐÍCH HỘI THẢO TÌM VỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC.

 Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Một dân tộc không có lịch sử, sẽ là một dân tộc mất trí nhớ.

Kính thưa Ban tổ chức.

Kính thưa quý vị đại biểu.

Kính thưa các học giả và các nhà nghiên cứu có mặt ở cuộc Hội thảo “Tìm về cội nguồn Việt tộc”, ngày hôm nay.

Lịch sử của các dân tộc Việt Nam, bị khuất lấp trong hơn một 1000 năm Bắc thuộc. Chỉ một kiếp người ngay thế hệ của chúng ta, cũng đủ chứng kiến bao nhiêu sự kiện thăng trầm của lịch sử Việt. Và ngay trong thế hệ của chúng ta, cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử với khoảng cách chỉ vài chục năm, nhưng vẫn còn phải tranh luận về tính chân lý. Vậy với hơn một 1000 năm Bắc thuộc, thời gian quá dài và quá đủ để xóa sổ toàn bộ lịch sử của một dân tộc. Một ngàn năm Bắc thuộc, không phải là một con số vô cảm để chỉ đọc trong một giây.
Không một dân tộc nào mất nước, còn có thể giữ lại và tiếp tục lịch sử của mình. Đây là một thực tế chưa hề có ngoại lệ trong lịch sử văn minh nhân loại.
Tất nhiên, với hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt cũng chịu chung số phận và bị xóa sổ hoàn toàn lịch sử quá khứ. Những gì còn lại của một nhà nước Văn Lang dưới thời trị vì của các vua Hùng, nhà nước đầu tiên của Việt tộc, khởi đầu cho nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, có vẻ như chỉ còn lại trong truyền thuyết và  huyền thoại lưu truyền một cách mơ hồ trong văn hóa truyền thống Việt.
Việt tộc đã hưng quốc vào thế kỷ thứ X, những người có trách nhiệm với dân tộc đã khôi phục lại Việt sử, trong một điều kiện ngồn ngang của quá khứ với một di sản mù mịt của hơn 1000 năm Bắc Thuộc.
Chính vì vậy, ngay trong chính sử, nhà nước Văn Lang, cội nguồn Việt sử của dân tộc, chỉ được chép ở phần Ngoại kỷ với lời nhận xét đầy hoài nghi của Sử gia Ngô Sĩ Liên. Ông viết:

“Những việc chép trong Ngoại kỷ là gốc ở dã sử, những việc quá quái đản thì bỏ đi không chép”.
Cụ thể hơn, khi bàn về truyện Sơn tinh, Thủy tinh, ông cũng viết:
Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất quái đản. Tin sách chẳng bằng không có sách. Hãy tạm thuật truyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”.
Như vậy, chúng ta thấy rằng: Ngay trong bộ chính sử nổi tiếng và chính thức lưu truyền trong Việt sử, thì nhà viết sử cũng đã tỏ ý hoài nghi ngay những gì mà chính ông đã viết ra.
Cho đến những thập niên đầu của thế kỷ XX, nền văn minh Tây phương theo đoàn quân viễn chinh Pháp du nhập vào Việt Nam. Những chuẩn mực khoa học của nền văn minh này trở thành ý thức thống trị. Nền tảng tri thức khoa học của văn minh phương Tây ở giai đoạn này, vẫn chủ yếu dựa vào nhận thức thực chứng và thực nghiệm. Trên cơ sở này, những trí thức Tây học đầu tiên của Việt Nam, như: Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim – qua những cuốn sách đã xuất bản - và Ngô Tất Tố – qua các bài viết trên Tạp chí Tao Đàn vào những năm 30 của thế kỷ trước – họ đều tỏ ý nghi ngờ tính huyền thoại và truyền thuyết về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, với quốc gia đầu tiên của người Việt là Văn Lang, dưới sự trị vì của các vua Hùng. Mặc dù, chính sử đã ghi nhận một cách rất rõ ràng và chính xác thời gian và địa điểm lập quốc của nhà nước đầu tiên của Việt tộc:

Nước Văn Lang thành lập vào năm Nhâm Tuất, năm thứ 8, vận VII, Hội Ngọ. Phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn, phía Tây giáp Ba Thục, phía Đông giáp Đông Hải.
Tính ra đó là năm 2879 trước CN – và đến nay 2019, là 4898 năm lịch sử của Việt tộc từ khi lập quốc – tức gần 5000 năm lịch sử. Đoạn văn trên trong chính sử Việt, rõ ràng không phải là một huyền thoại, hoặc truyền thuyết. Nhưng toàn bộ nội dung lịch sử của nhà nước Văn Lang, trong không gian và thời gian đó, lại được mô tả bằng truyền thuyết và huyền thoại.
Đây chính là cơ sở để các học giả Tây học và cả những nhà nghiên cứu Pháp vào thời bấy giờ, hoài nghi cội nguồn Sử Việt. Nhưng họ không phủ nhận, mà chỉ dừng lại ở sự hoài nghi.
Cho đến những năm 70 cũng của thế kỷ trước, rộ lên một xu hướng đặt vấn đề phủ nhận cội nguồn Việt sử. Và vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, xu hướng này trở nên quan điểm chính thống trong giới Sử học Việt.
Nhà Sử học Nguyễn Khắc Thuần viết trong cuốn “Thế thứ các triều đại vua Việt Nam (Nxb Giáo Dục 1997 – trang 15), như sau:

“Trái lại với ghi chép của chính sử và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu cho rằng: Nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm và niên đại tan rã vào khoảng 208 Tr.CN. Với 300 năm, con số 18 đời Hùng Vương là con số dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì.
Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử. Nhưng nước Văn Lang chỉ tồn tại trước sau 300 năm và con số 18 đời vua Hùng cho đến nay vẫn chỉ là con số của huyền sử”.

Cụ thể hơn, trên báo Pháp Luật và xã hội, số ra nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm Mậu Dần 1998, tác giả Anh Phó với tựa đề “Trang phục tổ tiên ta như thế nào”, viết:
“Nói vua Hùng làm vua nước Văn Lang, nhưng kỳ thực vua Hùng không giống như những vị vua quân chủ phong kiến của các thế hệ sau. Nước Văn Lang cũng chưa đủ các yếu tố cấu thành một quốc gia hoàn chỉnh. Mà lúc ấy nước Văn Lang chỉ mới là một liên minh giữa 15 bộ lạc. Người đứng đầu liên minh là tù trưởng bộ lạc Văn Lang – một bộ lạc hùng mạnh nhất trong số 15 bộ lạc. Vị tù trưởng ấy là vua Hùng”.
Cần xác định rằng: Quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến, được khẳng định bởi tính phổ biến của nó, không còn chỉ dừng lại ở sự hoài nghi. Trong tạp chí “Kiến thức ngày nay”, số 256, ra ngày 1. 9. 1997 với tựa đề “Thời điểm lập quốc và quốc hiệu Việt Nam”, tác giả Nguyễn Anh Hùng đã viết:
“Các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm cho rằng: Nhà nướcđầu tiên trên đất nước ta, chỉ có thể xuất hiện vào thời văn hóa Đông Sơn – giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan niệm này được cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận”.
Thưa quý vị đại biểu.
Như vậy, về mặt khách quan, chúng ta thấy rõ hai quan điểm rất khác biệt về cội nguồn Việt sử và mâu thuẫn nhau. Một quan điểm tiếp tục đi tìm cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, theo chính sử và đã được ghi nhận trong Hiến Pháp trước năm 1992. Một quan điểm nhân danh khoa học phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt đang thống trị trên các phương tiện truyền thông và trong cả các chương trình giáo dục.

Thưa quý vị đại biểu.

Một dân tộc không có lịch sử, thì không khác gì một dân tộc mất trí nhớ. Dân tộc Việt không thể không có cội nguồn Việt sử.
Vấn đề đi tìm cội nguồn Việt sử sẽ không thể đơn giản chỉ dừng lại trong giới hạn thuần túy của lịch sử Việt. Mà nó còn giải thích các vấn đề liên quan, như ngôn ngữ Việt từ đâu mà ra? Vấn đề nguồn gốc đích thực của nền văn minh Đông phương vốn huyền bí không giả thích được từ hàng Thiên niên kỷ, đến nay vẫn thách thức toàn bộ tri thức của nền văn minh nhân loại…vv…và …vv.
Người Việt cần phải biết rõ cội nguồn Việt sử của mình, để biết rõ quá trình phát triển của nền văn minh Việt, sự hình thành văn hóa Việt và dân tộc Việt. Người Việt phải hiểu rõ cội nguồn Việt sử để biết rõ vị trí của dân tộc Việt trong lịch sử văn minh nhân loại.
Nhưng thực chất cội nguồn Việt sử bắt đầu từ bao giờ, khi có hai luồng quan điểm hoàn toàn khác biệt? Đó chính là nguyên nhân để chúng ta có mặt ngày hôm nay, trong cuộc Hội thảo này để tìm về cội nguồn Việt sử, một cách khách quan, nhân danh khoa học và chân lý.
Thưa quý vị đại biểu.
Chúng ta đang sống ở những năm 20 đầu thế ký XXI. Đây là một thời đại mà những nền tảng tri thức khoa học đã phát triển vượt trội, so với những năm đầu thế kỷ XX. Những lý thuyết khoa học vĩ đại đã được hình thành, như những cột mốc trong lịch sử nhận thức được của nền văn minh nhân loại. Từ đó những chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết, hoặc một kết quả nghiên cứu khoa học cũng đã thay đổi, so với tư duy khoa học cổ điển có trước đó hàng trăm năm. Một trăm năm trước đó và còn đến tận bây giờ, chủ yếu sự thẩm định của tri thức khoa học chỉ là thực chứng, thực nghiệm. Thì ngày nay, nó đã được bổ sung bằng những tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học. Ngay nay, những di vật khảo cổ, không còn là bằng chứng duy nhất chứng minh cho các lý thuyết về khoa học lịch sử. Mà nó còn cần rất nhiều chuẩn mực khác liên quan, như di sản văn hóa phi vật thể, các tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng…vv.
Kính thưa quý vị đại biểu.
Trên cơ sở sự phát triển chung của nền văn minh hiện đại, mà những nền tảng tri thức đã phát triển vượt trội so với một trăm năm trước – đó chính là điều kiện thuận lợi, để chúng ta có thể soi rọi nhiều hơn, trong việc tìm về cội nguồn Việt sử. Và điều đó chính là nguyên nhân để có cuộc Hội Thảo ngày hôm nay, với chủ đề “Tìm về cội nguồn Việt sử”.
Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi rất kỳ vọng cuộc Hội Thảo nhân danh tính khách quan khoa học và sự chân thành đi tìm chân lý của các nhà nghiên cứu và các vị học giả có mặt ngày hôm nay, chúng ta sẽ có một kết luận đúng đắn phản ánh đúng sự thật lịch sử về cội nguồn dân tộc Việt.
Một lần nữa, thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin chân thành kính chúc quý vị đại biểu, các học giả quan tâm đến cội nguồn dân tộc và kính chúc Ban Tổ chức một cuộc sống hoan hỷ, an lạc và sức khỏe.
Xin chúc cuộc Hội thảo “Tìm về cội nguồn Việt sử” thành công tốt đẹp.

 



-------------------------------

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào diễn đàn cùng quản trị viên

Cho em hỏi thăm rằng vậy rốt cuộc thì nguồn gốc người Việt đã được chứng minh và thể hiện ra sao? Em đã đọc nhiều bài báo, báo cáo khoa học liên quan như các bài viết của tác giả Hà Văn Thùy, báo cáo khoa học nghiên cứu gen của Viện nghiên cứu gen Vinmec, https://www.nature.com/articles/s41598-017-12813-6 

Tuy nhiên, mỗi bài viết lại đưa ra những quan điểm khác nhau về cội nguồn của người Việt cổ, làm em rất hoang mang. Và cụ thể thì ở nước ta hiện nay có 3 miền Bắc - Trung - Nam, vậy hệ gen của người dân ở 3 vùng miền này có giống hay khác nhau ra sao?

Em cảm ơn 

Share this post


Link to post
Share on other sites
On 5/16/2019 at 16:15, Thiên Sứ said:

 

 

On 5/16/2019 at 16:15, Thiên Sứ said:

Thưa Quý vị và các bạn.
Đây là bài dẫn luận, xác định mục đích của cuộc Hội Thảo "Tìm về cội nguồn Việt sử". Do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và Trung Tâm Minh Triết Việt phối hợp tổ chức vào tháng 9 Tại Hanoi.
----

MỤC ĐÍCH HỘI THẢO TÌM VỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC.

 

 

 

 

-------------------------------

Thiên Sứ còn ở diễn đàn không ạ? Em muốn trao đổi vài thứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay