Posted 26 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Xin xóa bài dùm. Đối thoại được với vế này mới gọi là hay này các bác. Sự tình rằng thì là: Anh Vuivui dùng lời để tỏ ý các đối thoại của anh BGB là không hợp với anh Vuivui, quá đà anh Vuivui dùng lời để tỏ ý cho ai đó một cái ĐỐP. Anh BGB mấy đối thoại rằng thì anh Vuivui (VIV/VIVU) không phải hạng dùng bút thay kiếm. Anh VIV mới khoan khoái đối lại rằng thế là dùng cả VĂN LẪN VÕ (VLV). Anh Liêm Trinh thấy anh VIV có ý không đúng nên có đối thoại theo ý phản biện anh VIV. Anh Anmay không tham gia theo dõi đối thoại nên nhảy vô đối thoại phản biện anh Liêm Trinh. Sau đó đối thoại này chỉ còn lại dấu tích là một ngữ "Xin xóa bài dùm." Tóm lại anh Vuivui có thể phải dùng cả hai tay VĂN LẪN VÕ để đối kháng lật tẩy với người có đối thoại, mà người đối thoại này thì anh Vuivui cho là DỐT, là CHÍ PHÈO, là những thứ rất chi là không phải con nhà nòi của Văn ôn Võ luyện gì. Chào Bác BGB, Vậy bác vui lòng cho daretolead biết định nghĩa đường thẳng! Đường thẳng là giao tuyến của hai mặt phẳng.Định nghĩa xong thì tháo hai mặt phẳng đó đi. Edited 26 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Đường thẳng là giao tuyến của hai mặt phẳng. Định nghĩa xong thì tháo hai mặt phẳng đó đi. Chào bác BGB, Vậy mong bác cho daretolead biết định nghĩa về mặt phẳng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Chào bác BGB, Vậy mong bác cho daretolead biết định nghĩa về mặt phẳng. Mặt phẳng là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều mà tọa độ Descartes x, y, z của chúng thỏa mãn phương trình có dạng ax+by+cz+d=0, trong đó a, b,c là các hằng số sao cho a, b, c không đồng thời bằng 0. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Cám ơn Bác BGB đã không phiền khi daretolead hỏi nhiều như vậy. Định nghĩa điểm của bác: Định nghĩa điểm là: điểm là giao của hai đường thẳng cùng chung mặt phẳng. Khi đã định nghĩa được điểm thì dỡ cái mặt phẳng và hai đường thẳng đó đi thôi. Định nghĩa điểm không phụ thuộc điểm đó to hay nhỏ so với họ nhà điểm. rồi đến định nghĩa đường thẳng của bác: Đường thẳng là giao tuyến của hai mặt phẳng. Định nghĩa xong thì tháo hai mặt phẳng đó đi Tiếp đến là định nghĩa mặt phẳng của bácMặt phẳng là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều mà tọa độ Descartes x, y, z của chúng thỏa mãn phương trình có dạng ax+by+cz+d=0, trong đó a, b,c là các hằng số sao cho a, b, c không đồng thời bằng 0.Chắc có lẽ daretolead không cần bình luận thêm về cái sự:Muốn đổ muốn đúc bê tông thì cần phải có cốt pha, muốn định nghĩa một vấn đề thì phải dựa trên các yếu tố để nó hình thành.Daretolead nghĩ là bác nắm được vấn đề nhưng chỉ có cái là bị lộn ngược khi vận dụng mà thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Nhưng khái niệm Âm Dương phải là một khái niệm định nghĩa được, vì nó không nằm trong phạm trù mà anh nêu ra. Bởi vì khái niệm Âm Dương có những thuộc tính rất rõ ràng: - Dương trước Âm sau. Âm Dương chuyển hóa - Dương tròn, Âm vuông. - Âm Dương động tịnh (Tạm thời chưa bàn đến cái nào động, cái nào tịnh). - Âm Dương suy thịnh, Chính khái niệm trước sau nhưng lại có đồng thời để đối đãi này của âm dương mà tôi mạo muội vào xin các bác giải thích giùm để mở rộng tầm mắt. Tôi cho rằng nó hơi mâu thuẫn. Tôi xin phép viết dài sau. Edited 26 Tháng 2, 2010 by tieuhiep Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Cám ơn Bác BGB đã không phiền khi daretolead hỏi nhiều như vậy. ... Daretolead nghĩ là bác nắm được vấn đề nhưng chỉ có cái là bị lộn ngược khi vận dụng mà thôi. Đừng buồn Daretolead. Nếu cứ như thế thì bác BGB sẽ định nghĩa đường tròn là giao giữa mặt phẳng và mặt cầu - hoặc là giao giữa 2 mặt cầu, hình vuông sẽ là... một mặt của hình lập phương, tam giác vuông là... một nửa hình chữ nhật - chia 2 theo đường chéo,... Nếu theo cái mà gọi là định nghĩa như thế, thì Miêu có cả khối định nghĩa về điểm. Chẳng hạn: điểm là... một đỉnh của hình bình hành, điểm là... tâm của một đường tròn, là nơi giao của mặt phẳng và đường thẳng không nằm trên mặt phẳng,... và dĩ nhiên còn vô số! Thật buồn cười. Góp vui một chút như thế. Thân. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Trong văn hoa dân gian Việt có lưu truyền một câu đố. Nhưng thực ra là một phương pháp để nhận biết những cách lập luận đầy mâu thuẫn trong phản biện học thuật để con cháu Việt suy ngẫm. Câu đố như sau: - "Mồm bò - chẳng phải mồm bò - nhưng lại là mồm bò". Đố là con gì? Câu đố được lý giải là con Ốc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Đừng buồn Daretolead. Nếu cứ như thế thì bác BGB sẽ định nghĩa đường tròn là giao giữa mặt phẳng và mặt cầu - hoặc là giao giữa 2 mặt cầu, hình vuông sẽ là... một mặt của hình lập phương, tam giác vuông là... một nửa hình chữ nhật - chia 2 theo đường chéo,... Nếu theo cái mà gọi là định nghĩa như thế, thì Miêu có cả khối định nghĩa về điểm. Chẳng hạn: điểm là... một đỉnh của hình bình hành, điểm là... tâm của một đường tròn, là nơi giao của mặt phẳng và đường thẳng không nằm trên mặt phẳng,... và dĩ nhiên còn vô số! Thật buồn cười. Góp vui một chút như thế. Thân. Định nghĩa rồi thì phải dùng được nó, Miêu Mập. Định nghĩa chuẩn là để phát triển môn phát triển chương. Nếu định nghĩa bó hẹp thì bất cứ nội dung nào thỏa mãn đối tượng thì đều có thể coi là định nghĩa hẹp về đối tượng, vậy thì có vô số định nghĩa hẹp, mà định nghĩa xong thì không phát triển được. Định nghĩa là hạt giống và có khả năng góp phần vào sự phát triển khoa chương, phát triên môn, phát triển hệ thì được đánh giá có giá trị, thế là khoa học đó. Khoa học là định nghĩa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Mặt phẳng là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều mà tọa độ Descartes x, y, z của chúng thỏa mãn phương trình có dạng ax+by+cz+d=0, trong đó a, b,c là các hằng số sao cho a, b, c không đồng thời bằng 0. Miêu nói dùm bác BGB nhé: Trước khi René Descartes xây dựng hệ tọa độ thì chưa hề có môn hình học phẳng, chứ đừng nói hình học không gian, bởi vì "điểm" còn chưa được ai biết đến. Sau đó, người ta "định nghĩa" lùi: mặt phẳng là gì? Có "định nghĩa" mặt phẳng rồi, người ta mới "định nghĩa" được đường thẳng, rồi mới biết "điểm" là gì... Vậy hở bác? Thật ra, cái mà bác cho là "định nghĩa" thì nó là "định lý" đấy ạ. Tất nhiên, định lý là có thể chứng minh được. Nó khác với định nghĩa xa... Người ta phát triển và ứng dụng các định lý, chứ không phải là các định nghĩa. Định nghĩa về một sự vật, hiện tượng, quá trình,... sẽ giúp nó được hiểu một cách rõ ràng nhất - thông qua những gì mà nội dung định nghĩa đã nêu. Cháu có đôi lời chia sẻ cùng bác. Kính. Edited 26 Tháng 2, 2010 by Miêu mập Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Miêu nói dùm bác BGB nhé: Trước khi René Descartes xây dựng hệ tọa độ thì chưa hề có môn hình học phẳng, chứ đừng nói hình học không gian, bởi vì "điểm" còn chưa được ai biết đến. Sau đó, người ta "định nghĩa" lùi: mặt phẳng là gì? Có "định nghĩa" mặt phẳng rồi, người ta mới "định nghĩa" được đường thẳng, rồi mới biết "điểm" là gì... Vậy hở bác? Thật ra, cái mà bác cho là "định nghĩa" thì nó là "định lý" đấy ạ. Tất nhiên, định lý là có thể chứng minh được. Nó khác với định nghĩa xa... Người ta phát triển và ứng dụng các định lý, chứ không phải là các định nghĩa. Định nghĩa về một sự vật, hiện tượng, quá trình,... sẽ giúp nó được hiểu một cách rõ ràng nhất - thông qua những gì mà nội dung định nghĩa đã nêu. Cháu có đôi lời chia sẻ cùng bác. Kính. Lại so sánh định nghĩa với định lý.Định nghĩa là dùng ngôn ngữ xác định đặc trưng cơ bản. Định lý là mệnh đề với sự chứng minh mệnh đề. Định lý là sự phát triển của Định nghĩa để ứng dụng. Edited 26 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Lại so sánh định nghĩa với định lý. Định nghĩa là dùng ngôn ngữ xác định đặc trưng cơ bản. Định lý là mệnh đề với sự chứng minh mệnh đề. Định lý là sự phát triển của Định nghĩa để ứng dụng. Điều này thì không sai. Nhưng việc "2 mặt phẳng giao nhau thì tập hợp các điểm chung là một đường thẳng" là định lý đấy ạ. Có thể chứng minh dễ dàng điều này. Còn ứng dụng của định lý này? Ứng dụng đơn giản nhất và dễ thấy nhất mà chúng ta hay dùng là: xé tờ giấy ra làm đôi mà lằn xé phải thẳng (gập đôi giấy lại, vuốt cho 2 phần giấy thật sát nhau sẽ hình thành nên "giao tuyến". Dĩ nhiên chúng ta xé giấy theo giao tuyến này!). Thôi, cháu cũng hiểu rằng tranh luận về việc này sẽ làm loãng chủ đề về việc hiểu và định nghĩa (khó đây, mà theo ý cháu là không thể) về Âm><Dương. Nên trả lại sự thông suốt cho chủ đề này. Cháu xin tiếp tục lắng nghe và học hỏi các ý kiến. Kính. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Điều này thì không sai. Nhưng việc "2 mặt phẳng giao nhau thì tập hợp các điểm chung là một đường thẳng" là định lý đấy ạ. Có thể chứng minh dễ dàng điều này. Còn ứng dụng của định lý này? Ứng dụng đơn giản nhất và dễ thấy nhất mà chúng ta hay dùng là: xé tờ giấy ra làm đôi mà lằn xé phải thẳng (gập đôi giấy lại, vuốt cho 2 phần giấy thật sát nhau sẽ hình thành nên "giao tuyến". Dĩ nhiên chúng ta xé giấy theo giao tuyến này!). Thôi, cháu cũng hiểu rằng tranh luận về việc này sẽ làm loãng chủ đề về việc hiểu và định nghĩa (khó đây, mà theo ý cháu là không thể) về Âm><Dương. Nên trả lại sự thông suốt cho chủ đề này. Cháu xin tiếp tục lắng nghe và học hỏi các ý kiến. Kính. Các pháp do nhân duyên sinh cũng do nhân duyên diệt. Định nghĩa cũng là một pháp.Các yếu tố bổ nghĩa cho nhau của vấn đề thì phải được mời vào sự định nghĩa. Định nghĩa âm dương phải có khách chính là ngũ hành, định nghĩa ngũ hành phải có khách chính là âm dương. Định nghĩa lại sẽ phát triển ra các định lý, nếu định nghĩa không có hai yếu tố căn bản đó thì định lý lại qua mặt định nghĩa mà mua chuộc hai một trong hai vị là âm dương hay ngũ hành đến hay sao. Thiếu khách chính thì đúng là không định nghĩa được, các pháp do duyên diệt. Lại nói đến giao tuyến, giao là cắt nhau theo kiểu X , còn theo kiểu V thì chưa đầy đủ vì đó là gặp nhau. Edited 26 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Định nghĩa rồi thì phải dùng được nó, Miêu Mập. Định nghĩa chuẩn là để phát triển môn phát triển chương. Nếu định nghĩa bó hẹp thì bất cứ nội dung nào thỏa mãn đối tượng thì đều có thể coi là định nghĩa hẹp về đối tượng, vậy thì có vô số định nghĩa hẹp, mà định nghĩa xong thì không phát triển được. Định nghĩa là hạt giống và có khả năng góp phần vào sự phát triển khoa chương, phát triên môn, phát triển hệ thì được đánh giá có giá trị, thế là khoa học đó. Khoa học là định nghĩa. Theo tiêu chỉ đỏ này thì á, nếu mà bẩu không định nghĩa được âm dương thì thành ra lý học và khoa học không có quen biết gì nhau rồi, có khi đối với nhau như là người ngoài hành tinh. Khoa học thì không phải xa xôi gì rồi, còn lý học thì vẫn thọ ngang dời ngang bể, nếu mà hai anh này không quen biết nhau thì lạ thật. Nếu mà quen biết nhau thì lý học phải có yếu tố khoa học, đã có yếu tố khoa học thì phải có định nghĩa. Tóm lại là người ta có công nhận sự có mặt của hai anh này trong cùng một thế giới hay không. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Anh Vuivui thân mến. Nhưng khái niệm Âm Dương phải là một khái niệm định nghĩa được, vì nó không nằm trong phạm trù mà anh nêu ra. Bởi vì khái niệm Âm Dương có những thuộc tính rất rõ ràng: - Dương trước Âm sau. Âm Dương chuyển hóa - Dương tròn, Âm vuông. - Âm Dương động tịnh (Tạm thời chưa bàn đến cái nào động, cái nào tịnh). - Âm Dương suy thịnh, Cụ thể hơn nữa còn có: Dương khí, Dương cương, Âm nhu, Âm hàn, Tối là Âm, sáng là Dương.... Thái Dương, Thiếu Âm, Nam là Dương, nữ là Âm.....vv.....và.....vv. Vậy nếu không định nghĩa được khái niệm này thì làm sao hiểu được bản chất của Âm Dương để ứng dụng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành? Bởi vậy, cần phải hiểu khái niệm Âm Dương đã thì mới ứng dụng được vào việc giải thích vạn tượng là vì vậy. Ngay bây giờ - nếu ai đó - đưa ra một định nghĩa khái niệm Âm Dương và được cả thế giới công nhận ngay vì nó là tuyệt đối đúng - giả thiết vậy - thì mọi người sau khi công nhận cũng phải tập tành cách ứng dụng đã để hiểu được về một học thuyết đã ứng dụng khái niệm này. Đấy là giả thuyết lý tưởng: Được công nhận ngay, chưa nói còn tranh luận. Anh Thiên Sứ thân mến !. Vậy anh cứ ra định nghĩa đi, Tôi nhận sẽ phản biện anh về phần này !. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 ĐỊNH NGHĨA VỀ ÂM DƯƠNG Tôi định nghĩa về Âm Dương như sau: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 ĐỊNH NGHĨA VỀ ÂM DƯƠNG Tôi định nghĩa về Âm Dương như sau: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Chà, tui nghĩ là bạn Thiên Sứ sẽ có một khái niệm rõ ràng và đầy đủ hơn về Âm dương cơ đấy. Thế này thì bạn vuivui có mà "phản" vào mắt. Không biết bạn vuivui khi đọc những dòng này thì mặt mũi sẽ ra sao nhỉ ? Cái sự định nghĩa nầy quả thệt là khó. ÂM DƯƠNG LÀ GÌ ? KHÁI NIỆM; ĐỊNH NGHĨA: Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể. ĐẶC TÍNH NHẬN BIẾT: - Được (nên) gọi là Dương là những cái (điều) đại diện mang tính tích cực của chủ thể đó. VD: năng động, động, tốt, sáng, phải - đúng, phía trước, . . - Được (nên) gọi là Âm là những cái (điều) đại diện mang tính tiêu cực của chủ thể đó. VD: trì trệ, chậm chạp, tĩnh, xấu, đen tối, trái - sai, phía sau, . . . Mời bạn Thiên Sứ và mọi người cùng "họa". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Chà, tui nghĩ là bạn Thiên Sứ sẽ có một khái niệm rõ ràng và đầy đủ hơn về Âm dương cơ đấy. Thế này thì bạn vuivui có mà "phản" vào mắt. Không biết bạn vuivui khi đọc những dòng này thì mặt mũi sẽ ra sao nhỉ ? Cái sự định nghĩa nầy quả thệt là khó. ÂM DƯƠNG LÀ GÌ ? KHÁI NIỆM; ĐỊNH NGHĨA: Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể. ĐẶC TÍNH NHẬN BIẾT: - Được (nên) gọi là Dương là những cái (điều) đại diện mang tính tích cực của chủ thể đó. VD: năng động, động, tốt, sáng, phải - đúng, phía trước, . . - Được (nên) gọi là Âm là những cái (điều) đại diện mang tính tiêu cực của chủ thể đó. VD: trì trệ, chậm chạp, tĩnh, xấu, đen tối, trái - sai, phía sau, . . . Mời bạn Thiên Sứ và mọi người cùng "họa". Vừa đi vắng, về đến nơi, thấy Bà xã đang ngồi đọc web. Lý Học Đông Phương !!! và tủm tỉm cười!. Một hiện tượng lạ :D Cởi áo khoác, uống hớp nước nóng cho ấm người. Khi ngồi xuống bên cạnh, Bả bảo: Anh đọc đi. Một lát, Bả hỏi: Anh thấy thế nào ?. Tôi bảo. Người ta đắc ý sơm quá. Nhưng anh không ngờ là chỉ có thế thôi. Nhưng dù nhiều hay ít, cũng phải có trình tự. Trước hết, cứ hỏi: Có bổ sung hay sửa chữa gì nữa không ?. Thứ hai, có còn ai cho thêm định nghĩa nào nữa không ? Để Tôi phản biện luôn thể. Đỡ mất công. Bà xã lại hỏi: Thế sơ lược, anh đánh giá thế nào về nội dung của hai cái định nghĩa này ?. Chả là vì, Bả đang rỗi, nên quan tâm cho tiêu bớt thời gian. Tôi bảo. Xét định nghĩa thứ nhất, còn có thể cho đó là một cách hiểu về âm dương. Còn định nghĩa thứ hai thì, chứng tỏ người này chưa có căn bản về âm dương !. Nay tôi thêm một ý nữa cho tiện: Với tất cả các định nghĩa của các vị về âm dương. Làm ơn chứng tỏ dùm: Tất cả các định nghĩa đó đều tương đương !!!. Thế nhé, Tôi chờ !. Rồi sẽ phản biện . Thân ái . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Kính thưa quí vị. Định nghĩa về Âm Dương của tôi có thể chưa hoàn chỉnh cần bổ sung. Nhưng tôi nghĩ đây là định nghĩa cô đọng nhất. Vì phản ánh bản chất của mọi hiện tương - theo định nghĩa - cho nên nó sẽ phải có nguyên lý căn bản của nó - của mọi hiện tượng. Một trong những bản chất của mọi hiện tượng là tính tương tác mà khoa học đã xác nhân - nên có mối liên hệ tương tác Âm Dương - Gọi là Âm Dương tương giao, Âm Dương chuyển hóa, Dương trước Âm sau, Dương tịnh Âm động, Dương sinh Âm, Âm thuận tùng Dương.....Tùy theo góc nhìn và phân loại hiện tượng...... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Nội dung trích dẫn(Thiên Sứ @ Feb 26 2010, 04:57 PM) ĐỊNH NGHĨA VỀ ÂM DƯƠNG Tôi định nghĩa về Âm Dương như sau: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Anh Thiên Sứ thân mến !Về căn bản, em đồng ý với định nghĩa của anh. Nhưng em xin trao đổi một ý nhỏ sau: Theo định nghĩa của anh, chỉ những khái niệm mang tính so sánh, đối đãi được phân âm dương khi nó phản ánh bản chất của hiện tượng, sự vật. Thế còn những cặp khái niệm cũng mang tính so sánh, đối đãi nhưng không phản ánh bản chất của hiện tượng, sự vật thì sao ? nó có phân âm dương được không ? Em nghĩ là được và chắc chắn anh cũng phân được. Nhưng ý này không phản ánh trong định nghĩa trên. Mong anh xem lại. Nếu có thể được, định nghĩa lại cho kín cạnh hơn. Kính anh ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Xin góp vui. "Âm Dương là 1 cặp gồm 2 chữ(tiếng Trung vì tiếng Việt gọi là "từ") nói về 2 sự lý đối lập nhau của cùng một thể" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Xin góp vui. "Âm Dương là 1 cặp gồm 2 chữ(tiếng Trung vì tiếng Việt gọi là "từ") nói về 2 sự lý đối lập nhau của cùng một thể" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Xin góp vui. "Âm Dương là 1 cặp gồm 2 chữ(tiếng Trung vì tiếng Việt gọi là "từ") nói về 2 sự lý đối lập nhau của cùng một thể" Trong khi chờ các cao thủ xuất chiêu, PTS xin bổ sung chút xíu về câu trên: Âm Dương < sự đối lập Âm = ! Dương (hay Dương = !Âm) :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Daretolead cũng xin mạn phép được phát biểu dựa trên các thông tin mà daretolead xem là hợp lý đối với mình: (không phải định nghĩa) âm dương được xem là 2 khái niệm cơ bản trong lý học phương đông, dựa trên đó người ta phát triển triết lý âm dương giải thích vũ trụ. Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật về quan hệ giữa các thành tố. Quy luật về bản chất của các thành tố là: - Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương và - Trong dương có âm, trong âm có dương Quy luật về quan hệ giữa các thành tố là: - Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau và - Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương và ngược lại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Bácphongthuysinh cần chi phải bổ sung dài thế, nếu cần thì chỉ cần them 2 từ ”tượng trưng”thôi, và ta có: "Âm Dương là 1 cặp gồm 2 chữ(tiếng Trung vì tiếng Việt gọilà "từ") tượng trưng nói về 2 sự lý đối lập nhau của cùng một thể" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Bácphongthuysinh cần chi phải bổ sung dài thế, nếu cần thì chỉ cần them 2 từ ”tượng trưng”thôi, và ta có: "Âm Dương là 1 cặp gồm 2 chữ(tiếng Trung vì tiếng Việt gọilà "từ") tượng trưng nói về 2 sự lý đối lập nhau của cùng một thể" :D Thật ra chỉ bổ sung dấu < "trong Âm Dương < sự đối lập" thôi, vì có nhiều sự đối lập không thuộc vào âm dương. Còn "Âm = ! Dương (hay Dương = !Âm)" thì đồng nghĩa với "đối lập nhau của cùng một thể" roi . Share this post Link to post Share on other sites