Posted 2 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) @ Thiên Sứ Anh Cutu1 thân mến. Sự phân tích phản biện của anh không chuẩn, bởi những lý do sau. Âm Dương là một khái niệm do sự tổng hợp những nhận thức của con người với bản chất của mọi hiện tượng trong không thời gian của vũ trụ. Tức là - Bản chất cùa mọi hiện tượng đó đã tồn tại, mới có khái niệm Âm Dương. Còn tự bản chất của mọi hiện tượng không tự gọi nó là Âm Dương. Hiện tượng có trước. Đồng ý, đồng ý. Nhưng ở đây anh dùng từ " Bản chất " nhiều quá, trong chừng mực nào đó thì dễ bị hiểu sai hoặc bị rối loạn. Còn về phần 2 thì tui chưa muốn bàn thêm, cứ tạm ghi rõ ý anh đã. Chỉ nói lại chút phần 1 mà anh cho rằng tui phản biện chưa chuẩn. Và ở đây anh cũng thấy rõ : <<< Tức là - Bản chất cùa mọi hiện tượng đó đã tồn tại, mới có khái niệm Âm Dương. >>> nghĩa là phải có khái niệm âm dương trước, để rồi sau đó mới được phát triển thành Thuyết Âm dương ngũ hành. Vậy tui đã nói sai ở đâu ? Hay là ở đây anh muốn dùng từ " Bản chất " để ám chỉ " nó " chính là thuyết âm dương ngũ hành ??? Edited 2 Tháng 3, 2010 by cutu1 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 3, 2010 Tôi nghĩ chú Sapa nên chờ Chú Thiên Sứ và bạn Cutu1 biện bạch xong cái đã, nhiều người tấn công một người có hơi không công bằng lắm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 3, 2010 Tôi nghĩ chú Sapa nên chờ Chú Thiên Sứ và bạn Cutu1 biện bạch xong cái đã, nhiều người tấn công một người có hơi không công bằng lắm. Không sao cả Phongthuysinh ah. Anh ấy gõ phèng phèng cho vui thôi. @ Thiên Sứ Đồng ý, đồng ý. Nhưng ở đây anh dùng từ " Bản chất " nhiều quá, trong chừng mực nào đó thì dễ bị hiểu sai hoặc bị rối loạn. Còn về phần 2 thì tui chưa muốn bàn thêm, cứ tạm ghi rõ ý anh đã. Chỉ nói lại chút phần 1 mà anh cho rằng tui phản biện chưa chuẩn. Và ở đây anh cũng thấy rõ : <<< Tức là - Bản chất cùa mọi hiện tượng đó đã tồn tại, mới có khái niệm Âm Dương. >>> nghĩa là phải có khái niệm âm dương trước, để rồi sau đó mới được phát triển thành Thuyết Âm dương ngũ hành. Vậy tui đã nói sai ở đâu ? Hay là ở đây anh muốn dùng từ " Bản chất " để ám chỉ " nó " chính là thuyết âm dương ngũ hành ??? Anh Cutu1 thân mến. Vì anh đặt vấn đề ở bài trước như sau: Nhưng ở đây có cái sự không hợp lý là : "sinh con rồi mới sinh cha". Theo khoa học, cái mà tui chẳng dám nhân danh vì tri thức hạn hẹp, thì không thể lấy cái có sau để làm nền tảng, căn cứ hoặc chứng minh cho cái có trước được. Vì rằng : âm dương phải có đã thì mới có cái gọi là " Thuyết âm dương ngũ hành" kia. Cũng như viên gạch làm nên bức tường, nhưng bức tường kia chẳng thể cho ta biết rõ ràng hình dạng và tính chất của viên gạch nọ.Bởi vậy tôi mới mạn phép trả lời như trên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 3, 2010 Chào bạn, Phongthuysinh Tôi nghĩ chú Sapa nên chờ Chú Thiên Sứ và bạn Cutu1 biện bạch xong cái đã, nhiều người tấn công một người có hơi không công bằng lắm. Phongthuysinh lo nghĩ dùm anh Thiên Sứ cũng đúng thôi! Nhưng chớ lo vì anh ấy biết né tránh rất tài tình ... Không sao cả Phongthuysinh ah. Anh ấy gõ phèng phèng cho vui thôi. Thấy chưa, chỉ một câu như thế là né né được ngay. Đâu phải lần đầu đâu à ... Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 @ Thiên Sứ . . . Anh ấy gõ phèng phèng cho vui thôi. Hà hà. Đi cầy ruộng nước thì tránh sao khỏi bị đỉa bâu, anh Thiên sứ ơi. Trở lại vấn đề của chúng ta. Tôi thật vẫn chưa hiểu rõ ý của anh về " cái sự trước - sau " của âm dương và thuyết âm dương ngũ hành. Thằng nào có trước ? Anh có thể nói rõ và ngắn gọn được không ??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 @ Thiên Sứ Hà hà. Đi cầy ruộng nước thì tránh sao khỏi bị đỉa bâu, anh Thiên sứ ơi. Trở lại vấn đề của chúng ta. Tôi thật vẫn chưa hiểu rõ ý của anh về " cái sự trước - sau " của âm dương và thuyết âm dương ngũ hành. Thằng nào có trước ? Anh có thể nói rõ và ngắn gọn được không ??? Anh Cutu1 thân mến. "Dương trước Âm sau" là một nguyên lý của Âm Dương được ghi nhận từ cổ thư chữ Hán như là một nguyên lý kinh điển, chứ không phải do tôi sáng tạo ra. Cũng như còn nhiều nguyên lý và những định đề khác như: "Âm thuận tùng Dương"; "Âm tịnh Dương động"....vv....Tuy nhiên sách Hán không phân tích rõ tại sao lại có nguyên lý này. Tôi đối chiếu các nguyên lý và định đề này và suy ngẫm nhằm phục hồi lại thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - thì thấy rằng: Có những nguyên lý và định đề đúng, có những nguyên lý và định đề sai. Căn cứ vào đâu để xét đúng sai? Căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Đã là nguyên lý hoặc định đề của một học thuyết thì nó phải có tính nhất quán, xuyên suốt và giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó. "Dương trước, Âm sau" là một nguyên lý đúng của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tôi trình bày tóm tắt để chia sẻ với anh Cutu1 như sau: Chúng ta bắt đầu từ Thái Cực. Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Không lớn, không nhỏ, không sáng không tối, không nhanh, không chậm.....tóm lại là một trạng thái tuyệt đối - là sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Ậm Dương Ngũ hành. Trong Thái Cực không có đối đãi phân biệt - nên không thể có Âm Dương - Nhưng nếu Thái cực giữ nguyên trạng thái như vậy thì không có vũ trụ và tiến hóa đến chúng ta hiện nay. Bởi vậy - từ trạng thái tuyệt đối đã xuất hiện một trạng thái tương đối so với nó - gọi là "Lưỡng nghi". (Giáo sư Trinh Xuân Thuận đã xác định rằng: "Năng lượng khởi nguyên của vũ trụ vô cùng nhỏ". Điều này phù hợp với trạng thái "Thái cực sinh lưỡng nghi", nên tôi ủng hộ ngay và bổ xung thêm: "Rất rất vô cùng nhỏ"). Khi "Lương Nghi" sinh ra thì đã xuất hiện sự so sánh đối đãi - Tức là Âm Dương xuất hiện. Bây giờ chúng ta quán xét giữa Thái Cực và cái nó sinh ra - cái nào Dương cái nào Âm? Nếu coi Thái Cực là Âm thì mâu thuẫn với chính nguyên lý "Âm động - Dương tịnh" - Vậy nếu "Thái Cực" vốn đã động thì phải có cái đối đãi với nó tịnh thì mới có thể gọi là Thái cực Động và như vậy thì Thái Cực sẽ không phải trạng thái tuyệt đối. Đối chiếu với nhận thức trực quan của khoa học hiện đại: "Vật chất luôn luôn vận động" thì ta dễ dàng nhân thức được rằng: Thái cực là cái có trước phải là Dương - sinh cái đối đãi với nó phải là Âm. Trên cơ sở này thì nguyên lý "Dương trước Âm sau" hoàn toàn đúng ngay từ trạng thái khởi nguyên của vũ trụ và là nguyên lý xuyên suốt của học thuyết là "Dương tịnh, Âm động" nhân danh nền văn hiến Việt - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, với quốc hiệu Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt tộc. Cảm ơn anh Cutu1 và sự quan tâm của quí vị. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 @Thiên Sứ . . . Tôi đối chiếu các nguyên lý và định đề này và suy ngẫm nhằm phục hồi lại thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - thì thấy rằng: Có những nguyên lý và định đề đúng, có những nguyên lý và định đề sai. Căn cứ vào đâu để xét đúng sai? . . . Bởi vậy cho nên chúng ta mới phải bắt đầu từ hòn gạch nền nóng đầu tiên là Khái niệm Âm dương để kiểm tra lại "các lời tiền nhân", xem cái gì đúng và cái gì sai. Anh không nên đi nhanh quá, kẻo lại rối rắm hết cả lên. Những ý tứ sau của anh thì chúng ta cũng sẽ từ từ bàn đến. Vậy xin hỏi anh lần nữa cho rõ ràng hơn : " Khái niệm Âm dương có trước hay là Thuyết Âm dương ngũ hành có trước ??? " Điều này rất quan trọng đối với đến tồn tại của thuyết Âm dương ngũ hành nói chung. Mong anh cho rõ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 @Thiên Sứ Bởi vậy cho nên chúng ta mới phải bắt đầu từ hòn gạch nền nóng đầu tiên là Khái niệm Âm dương để kiểm tra lại "các lời tiền nhân", xem cái gì đúng và cái gì sai. Anh không nên đi nhanh quá, kẻo lại rối rắm hết cả lên. Những ý tứ sau của anh thì chúng ta cũng sẽ từ từ bàn đến. Vậy xin hỏi anh lần nữa cho rõ ràng hơn : " Khái niệm Âm dương có trước hay là Thuyết Âm dương ngũ hành có trước ??? " Điều này rất quan trọng đối với đến tồn tại của thuyết Âm dương ngũ hành nói chung. Mong anh cho rõ. Anh Cutu1 thân mến. Thực ra trong tư duy của tôi, sự hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành đã xong từ lâu. Vấn đề là chỉ còn thời gian để điễn đạt mà thôi. SW Hawking đã đặt vấn đề: Khi con người xác định được lý thuyết thống nhất thì với kiến thức vô cùng đồ sộ đó sẽ được phổ biến như thế nào? Ngay cả điều này tôi cũng đã nghĩ đến. Vấn đề trước mắt là làm thế nào thế nhân nhận thấy tính ứng dụng phục vụ cho cuộc sống con người thì nó sẽ được chấp nhận nhanh hơn là thuyết phục tha nhân tính hợp lý của nó. Nhưng tính hợp lý phải đi trước. Vấn đề anh đặt ra: " Khái niệm Âm dương có trước hay là Thuyết Âm dương ngũ hành có trước ??? " Là một câu hỏi mà sự trả lời phải có kiếm chứng thực tế và khó có thể minh chứng bằng tư duy logic. Nó tương tự như đặt vấn đề: Khái niệm "tương đối" có trước hay "thuyết tương đối" có trước? Tôi cho rằng: Khái niệm về tính đối đãi và so sánh là bản chất của sự vật, sự việc phải có trước khi thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời. Và nền văn minh sáng tạo ra nó phải có khái niệm này, mặc dù họ có thể dùng một từ khác để diễn đạt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ . . . Tôi cho rằng: Khái niệm về tính đối đãi và so sánh là bản chất của sự vật, sự việc phải có trước khi thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời. . . . Thật là buồn cười với lối tư duy luẩn quẩn và rối mù của anh. Nhưng qua câu trên tôi cũng đã nhận ra được sự công nhận của anh rằng : Khái niệm Âm dương có trước thuyết âm dương ngũ hành. Với đoạn : <<< . . . tính đối đãi và so sánh là bản chất của sự vật, sự việc . . . >>>. Đó chính là cái mà anh gọi nó là âm dương trong " Định nghĩa - Khái niệm " của anh. Ừa, thôi thì không phải " sinh con rồi mới sinh cha " thì " cha con cùng có một lúc " vậy. Lạ thiệt, một câu hỏi rất đơn giản mà anh lại cho rằng " khó có thể minh chứng bằng tư duy logic". Thôi bỏ đi, cố ăn thua mà làm chi. " Tranh luận là để tìm ra chân lý " phải không anh. Vậy là anh đã đồng ý với cái " Khái niệm - Định nghĩa " của tôi, ngoại trừ " có cái gì đó chưa rốt ráo". Nay chúng ta quay trở lại cái "Khái niệm - Định nghĩa" của tôi vậy. Xin anh nói rõ hơn cái sự " chưa rốt ráo " đó để chúng ta cùng mổ xẻ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 Anh Cutu1 thân mến. Tôi đã tắt máy đi ngủ. Nhưng suy ngẫm lại bài viết của mình thấy chưa ổn - vì diễn đạt quá ngắn gọn, và thể hiện sai ý tưởng căn bản, nên có thể gây hiểu lầm. Bởi vậy tôi phải thức đậy, bật máy xem lại. Quả nhiên thấy bài anh mới viết và nhận định đúng khi cho rằng tôi viết luẩn quẩn và rối mù. Thiên Sứ đã viết. Bây giờ chúng ta quán xét giữa Thái Cực và cái nó sinh ra - cái nào Dương cái nào Âm? Nếu coi Thái Cực là Âm thì mâu thuẫn với chính nguyên lý "Âm động - Dương tịnh" - Vậy nếu "Thái Cực" vốn đã động thì phải có cái đối đãi với nó tịnh thì mới có thể gọi là Thái cực Động và như vậy thì Thái Cực sẽ không phải trạng thái tuyệt đối. Đối chiếu với nhận thức trực quan của khoa học hiện đại: "Vật chất luôn luôn vận động" thì ta dễ dàng nhân thức được rằng: Thái cực là cái có trước phải là Dương - sinh cái đối đãi với nó phải là Âm. Trên cơ sở này thì nguyên lý "Dương trước Âm sau" hoàn toàn đúng ngay từ trạng thái khởi nguyên của vũ trụ và là nguyên lý xuyên suốt của học thuyết là "Dương tịnh, Âm động" nhân danh nền văn hiến Việt - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, với quốc hiệu Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt tộc. Tôi diễn tả lại như sau: Bây giờ chúng ta quán xét giữa Thái Cực và cái nó sinh ra - cái nào Dương cái nào Âm? Nếu coi Thái Cực là Âm thì mâu thuẫn với chính nguyên lý "Dương trước Âm sau" - Vì "Thái Cực" - Dương - là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, là cái có trước phải là Dương - sinh cái đối đãi với nó phải là Âm. Trên cơ sở này thì nguyên lý "Dương trước Âm sau" hoàn toàn đúng ngay từ trạng thái khởi nguyên của vũ trụ và là nguyên lý xuyên suốt của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Từ đó suy ra rằng: Nguyên lý "Âm tịnh - Dương động" từ cổ thư chữ Hán là sai. Vì, nếu "Thái Cực" vốn đã động thì phải có cái đối đãi với nó tịnh thì mới có thể gọi là Thái cực Động và như vậy thì Thái Cực sẽ không phải trạng thái tuyệt đối. Đối chiếu với nhận thức trực quan của khoa học hiện đại: "Vật chất luôn luôn vận động" thì ta dễ dàng nhân thức được rằng: Thái cực là cái có trước là Dương - sinh cái đối đãi với nó là Âm. Vật chất là một phạm trù tập hợp tất cả mọi dạng tồn tại sau khởi nguyên - tức Thái cực - là Âm động - tức là khái niệm Âm động đã hoàn toàn phù hợp với nhận thức trực quan của tri thức khoa học hiện đại. Từ đó, xác minh nguyên lý xuyên suốt của học thuyết là "Dương tịnh, Âm động" nhân danh nền văn hiến Việt - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, với quốc hiệu Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt tộc - hoàn toàn chính xác. -------------------------------------------------- PS: Xin lỗi, vì lúc tôi viết bài trên, tôi bị chi phối bởi một cuộc hẹn và cũng là lúc say xỉn do độ nhậu buổi trưa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 @ Thiên Sứ Anh lại nhảy vấn đề đến " Thái cực "sớm quá rùi, hãy khoan nói đến " nó " đã. Có rất rất nhiều luận điểm trước " nó " mà bây giờ cần phải xem lại cho đúng. Bây giờ chúng ta đang trên đường chứng minh luận điểm của cả hai mà. Tôi chép lại phần cuối ở bài viết trước của tôi và mong anh sớm hồi đáp. " Vậy là anh đã đồng ý với cái " Khái niệm - Định nghĩa " của tôi, ngoại trừ " có cái gì đó chưa rốt ráo". Nay chúng ta quay trở lại cái "Khái niệm - Định nghĩa" của tôi vậy. Xin anh nói rõ hơn cái sự " chưa rốt ráo " đó để chúng ta cùng mổ xẻ. " Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 3, 2010 Anh Cutu1 thân mến. Vâng. tôi phân tích rõ như sau. Anh viết: ÂM DƯƠNG LÀ GÌ? KHÁI NIỆM; ĐỊNH NGHĨA: Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể. ĐẶC TÍNH NHẬN BIẾT: - Được (nên) gọi là Dương là những cái (điều) đại diện mang tính tích cực của chủ thể đó. VD: năng động, động, tốt, sáng, phải - đúng, phía trước, . . - Được (nên) gọi là Âm là những cái (điều) đại diện mang tính tiêu cực của chủ thể đó. VD: trì trệ, chậm chạp, tĩnh, xấu, đen tối, trái - sai, phía sau, . . . Mời bạn Thiên Sứ và mọi người cùng "họa". Đoạn đầu:Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng song song tồn tạiĐoạn này thì cũng được tuy chưa thất hoàn chỉnh, nhưng cũng không sai. Nó gần giống như biện chứng pháp đặt vấn đề về tính mâu thuẫn và thống nhất của các mặt đối lập và rõ ràng là không gần với Âm Dương so với sự miêu tả bản chất sự việc của Biện chứng pháp. Trong khi đó, nếu lấy sự miêu tả của biện chứng pháp thì lại không thể miêu tả được Âm Dương. Đó là lý do đầu tiên mà tôi cho rằng không rốt ráo. Đoạn sau anh viết: luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể. Lúc đầu tôi hiểu khái niệm chủ thể của anh chỉ là một thực thể nào đó,cách hiểu này hơi vội vã. Tôi đã xác định sai bởi sự vội vã này. Nếu ta hiểu khái niệm chủ thể có thể gồm nhiều đối tượng trong một chủ thể. Nhưng vì sự ứng dụng phân biệt âm dương rất cụ thể (Chứ không hoàn toàn trừu tượng). Thí dụ cặp Đực - cái. Nếu ta coi cặp "Đực - cái" là một chủ thể quán xét - thì - giải thích việc chuyển hóa Âm Dương của cặp này như thế nào? Rõ ràng định nghĩa của anh không giải thích được. Vài lời tường sở ngộ. Anh xem xét và có ý kiến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 3, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Kiến thức này thì thật tình mà nói nó xưa rồi. Tôi đã giải thích từ lâu. Trong sự nhận xét trực quan của con người với thời gian hạn hẹp của một đời người thì tri thức cũng chỉ đến thế - có vẻ như không trả lời được câu hỏi này. Chưa nói đến việc chấp vào những khái niệm và danh từ - mặc dù nó rất cần thiết trong trao đổi thông tin để tiến hóa của cả nhân loại - Nhưng nếu có một tầm nhìn dài hơn - cả quá trình tiến hóa của muôn loài và cả vũ trụ thì anh hãy tự đặt câu hỏi với chính anh - tôi nghĩ anh sẽ nghiệm ra vấn đề anh Sapa ah. Câu hỏi như thế này: Trong quá trình tiến hóa của loài được gọi là gà như ngày nay, anh hãy tưởng tượng đến con vật đầu tiên được nhân loại công nhận đó là con gà thì anh sẽ biết cái gì có trước. Nếu phải tưởng tượng đến con vật đầu tiên được nhân loại công nhận đó là con gà - thì có câu: "trông gà hóa cuốc" nên có lẽ nói ngược lại chăng là: "trông con chim cuốc" hóa ra GÀ không nhỉ!? Nhưng ngay cả con chim cuốc cũng sẽ lại bị hỏi: Chim cuốc và Trứng cuốc - cái nào có trước? Nếu nói đến tiến trình tiến hóa thì phải phân loại khoa học trong sinh học và sinh thái học rồi nào là nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân (sinh vật nhân nguyên thủy) v.v... Kế đến, chắc phải đi hỏi ngài Thượng Đế quá, anh Thiên Sứ à. Sapa thì chưa muốn đi gặp ngài sớm vậy đâu ... Anh bảo: Kiến thức này thì thật tình mà nói nó xưa rồi. Tôi đã giải thích từ lâu. Thì anh không ngại mà giải thích lại cho Thiên Đồng nghe mà trả lời cho Sapa biết đâu là Âm, đâu là Dương nhé ... Được vậy, chắc là Thiên Đồng sẽ cám ơn anh lắm đấy, phải không Thiên Đồng!? Sapa Cho phép daretolead chen ngang bác cutu1 và thầy Thiên Sứ. Nếu không phiền thì bác Sapa có thể cho daretolead biết ý kiến của mình về vụ con gà và quả trứng không? Theo daretolead thì không thể trả lời câu hỏi này vì nó quá...nhức đầu nếu theo logic hình thức. Daretolead thắc mắc bởi vì lâu lâu cũng bị nhiều người bắt bí khi đặt vào những trường hợp tương tự. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ Cám ơn anh đã cho lời nhận xét cụ thể. Bây giờ tôi sẽ mổ xẻ dần cái " Khái niệm " của tui ra và mong anh tiếp tục bình đúng sai. Sai đâu, sửa đấy. Vật chất và ý thức có nhiều tầng lớp khác nhau, cái nọ trong cái kia, cái lớn chứa cái nhỏ, cái nhỏ lại chứa cái nhỏ hơn. Và cứ như vậy mà tiếp diễn, có thể nói là vô cùng vậy. Lớn đến bao nhiêu và nhỏ tới mức như thế nào thì còn tùy ở nhận thức của từng người và từng thời đại. Điều đầu tiên tôi muốn đề cập đến là hai chữ " Chủ thể ". Nó tuy rằng đứng cuối cùng ở trong cái " Khái niệm " kia, nhưng nó lại là cái đầu tiên phải được xác định rõ khi ta muốn bàn hoặc tìm hiểu. Đó cũng là nguyên nhân chính mà mọi người ở đây trong thời gian qua đã tranh cãi sôi nổi mà không có kết quả. Bởi vì họ và cả anh cũng vậy, đều quên không xác định được cái" chủ thể " cần xét. Tức là muốn xét, tìm hiểu về cái gì, vấn đề gì ? Cái đó gọi là chủ thể. Vậy thì chủ thể là cái gì và những cái gì được gọi là chủ thể ? Là tất cả những gì tồn tại mà con người có thể nhận thức được bằng giác quan trực tiếp, hoặc gián tiếp bằng tri thức. Hay nói nôm na theo cách dân gian thì " nó " phải có một cái " tên " để gọi - để chỉ, cho dù " nó " là vô hình hay hữu hình. Từ cái vật chất nhỏ bé nhất mà " người trần " không thể nhận thấy bằng " mắt thịt ", cho đến cái to lớn vô tận như vũ trụ mà con người chưa đủ khả năng để khám phá hết kia. Cao hơn nữa là những cái vô hình thuộc về tri thức, tư tưởng như là các mối tương quan (quan hệ tương tác) giữa các vật chất với nhau. Tất cả đều có thể là một chủ thể nào đó tùy theo cách phân tích, tìm hiểu. Tôi lấy ví dụ là cặp " Đực - Cái " của anh đưa ra để phân tích. Ở đây anh gọi cặp đực - cái là một chủ thể để quán xét thì là sai lầm. Nó chỉ là hai mặt đối lập cùng song song tồn tại để tạo nên một cái chủ thể mà thôi. Chủ thể ở đây được gọi " tên " theo sinh vật học thì là : GIỚI TÍNH ". Khi nói về giới tính thì ta mới có sự phân biệt đực - cái. Còn khi ta không nói ( tìm hiểu ) về giới tính thì sẽ không có khái niệm đực - cái vậy. Thêm nữa ta cũng không thể lấy cái đực - cái ở đây mà so sánh với những cái khác ở chủ thể khác được. Vì rằng đấy là cảnh " râu ông nọ cắm cằm bà kia ". Tôi có ví dụ khác cũng từ ý đực - cái của anh. Đó chính là cái "của nợ" của đàn ông. Mọi người vẫn thường cho rằng: cái đó 100% là dương. Xin thưa: không phải, nó cũng là âm và trong một chừng mực nào đó thì nó cũng chẳng là cái gì cả, không âm mà cũng chẳng dương. Nói về "sự" giao phối thì nói chính là dương, nhưng nói về " sự" bài tiết nước tiểu thì nó lại là âm, vì nó là đầu ra và ở thế bị động, tiêu cực hơn so với thận. Còn so với những các khác về (trong) sự tiêu hóa thì nó chẳng là cái gì cả, vì nó chẳng thuộc vào đấy. Một ví dụ khác về thuộc về vô hình: đó là các mối quan hệ tương tác. Một anh đàn ông được cho là dương trong quan hệ hôn nhân, trong quan hệ trên dưới với con cái, cháu chắt, đàn em, người ít tuổi, . . v.v. Nhưng anh ta cũng lại là âm ở trong quan hệ với cha mẹ, cấp trên (dù là nữ), thầy cô giáo (nếu như anh ta có đi học gì đó), . . .v v. Và anh ta sẽ chẳng là gì nếu như so với quan hệ khác mà anh ta không tham dự. Như vậy ta thấy anh ta là gì thì tùy theo từng "chủ thể" nhất định mà anh ta tham gia. Qua đó ta thấy một vật (hữu hình), một chuyện (vô hình)ở các " chủ thể " khác nhau thì lại được gọi, nhận biết khác nhau. Hay nói cách khác là cùng một hình hài với bản chất đó, tùy thời, tùy chỗ mà được gọi là âm hay dương. Nó chẳng thể có hình dạng và bản chất nhất định. Người ta chỉ có thể "cảm nhận " được chúng mà thôi. Đó là sự " trừu tượng " của Âm Dương vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 3, 2010 Anh Cutu1 thân mến. Khái niệm Âm Dương là một khái niệm trừu tượng, điều đó tất nhiên rồi. Sở dĩ nó trừu tượng vì phạm trù của Âm Dương bao trùm cả vũ trụ hiện hữu trong không thời gian. Nhưng tính ứng dụng lại rất cụ thể. Cụ thể là người ta có thể chỉ ra đâu là Âm, đâu là Dương. Cặp "Đực - cái" chỉ là một ví dụ về tính không thể "vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể". Một thí dụ khác cụ thể hơn - chủ thể quan sát là cặp vợ chồng - chồng là Dương, vợ là Âm. Vậy việc chuyển hóa Âm Dương ở đây chuyển hóa như thế nào? Còn rất nhiều những thí dụ khác. Theo tôi - chúng ta đang cố gắng phục hồi lại một học thuyết đã thất truyền bởi những thăng trầm của lịch sử nhân loại - với cá nhân tôi thì nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến - Bởi vì, vấn đề định nghĩa Âm Dương là gì - là một yếu tố chứng tỏ văn hóa Hoa Hạ không thể là chủ nhân học thuyết này. Vì chính nền văn hóa đó lại không hề có định nghĩa về khái niệm tự cho là thuộc về nền văn hóa của họ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành - theo cái nhìn của tôi - một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm, hay nói cách khác: Nó vượt trội hơn hẳn với tri thức khoa học hiện đại. Do đó, việc phục hồi lại nó sẽ không thể dễ dàng. Chúng ta có thể còn tiếp tục bổ sung, sửa chữa, hiệu chỉnh. Chúng ta có quyền phát biểu một cách khách quan và thẳng thắn rằng: Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển và tiến hóa của nhân loại trong điều kiện lịch sử hiện đại nhận thức được, một lý thuyết đã tồn tại trong văn minh nhân loại đang được phục hồi tại đây - Diễn đàn Lý Học Đông phương. Bởi vì, từ trước đến nay - trong lịch sử phát triển văn minh nhân thức được - những lý thuyết khoa học đều phát kiến trên nên tảng của tri thức xã hội. Duy nhất có thuyết Âm Dương Ngũ hành - thuộc về một nền văn minh có trước đó - thuộc về một nền văn minh khác và đã thất truyền. Nhân loại đã phục hồi rất nhiều thứ trong quá khứ. Nhưng chưa bao giờ phục hồi một một hệ thống lý thuyết. Bởi vậy, tất cả những yếu tố khó khăn được nhân lên gấp nhiều lần và cũng thuận lợi hơn nhiều. Do đó, việc nếu chúng ta có sai sót, thì không có gì là lạ. Chúng ta sẽ hiệu chỉnh, sửa chữa và bổ sung. Nhưng nếu chúng ta thành công thì chắc chắn sẽ mang lại những tri thức cho sự phát triển trong tương lại không hề gọi là nhỏ. Tất cả những phương tiện hiện đại nhất đang chế tạo trong phòng thì nghiệm và kể cả những ý tưởng mới manh nha, hoặc sẽ này sinh trong tương lai gần, đều không là cái gì so với tri thức của một lý thuyết thống nhất. Chúng ta có thể nhận thức được điều này chỉ cần qua một khái niệm là Âm Dương. Trong lịch sử văn minh nhân loại cho đến ngày nay, chưa hề có một khái niệm nào mà phạm trù của nó bao trùm tất cả không thời gian lịch sử vũ trụ và ứng dụng rất cụ thể như vậy. Trong khí đó, ngay khái niệm văn hóa không thôi - một phạm trù giới hạn - nhân loại vẫn chưa thống nhất. Vậy thì để có một khái niệm bao trùm như vậy, nó phải có một nền tảng tri thức vô cùng lớn lao. Chưa nói đến cả một học thuyết, mà khái niệm Âm Dương đóng vai trò nền tảng, đã được ứng dụng xuyên qua mọi thời gian lịch sử và các không gian văn hóa khác nhau, cho đến tận ngày hôm nay và thách thức trí tuệ của con người hiện đại. Bởi vậy việc sai của chúng ta - nếu có thì cũng nhỏ thôi. Vấn đề là chúng ta có đủ can đảm để khám phá hay không. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 Anh Cutu1 và quý vị quan tâm thật sự đến học thuật thân mến. Chúng ta có quyền đưa ra một định nghĩa, một khái niệm....và những giả thuyết để định hướng nghiên cứu và làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Có thể những ý tưởng đó của chúng ta đúng hoặc sai. Nhưng một ý tưởng đúng sẽ cho một định hướng đúng và chúng ta sẽ khám phá ra vấn đề. Sai thì chúng ta sẽ bế tắc. Nếu như không có ai bổ sung, sửa chữa định nghĩa của tôi về khái niệm Âm Dương thì chúng ta bàn tiếp về Ngũ hành - nhằm làm sáng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành (Không biết thực sự cổ nhân gọi tên là gì) chính là một lý thuyết hoàn chỉnh và trả lời câu hỏi của các nhà nghiên cứu tên tuổi từ trước đến nay. Thiệu Vĩ Hoa viết: Giới Dịch học cho rằng "rất có thể thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành xuất hiện đồng thời". Điều này chứng tỏ rằng: Nền văn minh Hoa Hạ không thể là chủ nhân của học thuyết này. Hơn 2000 năm trôi qua - từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương tử - nền văn minh Hoa Hạ đến tận ngày nay, vẫn mới chỉ đặt vấn đề về "rất có thể". Còn chúng ta xác định: Đây là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 Anh Cutu1 thân mến. Khái niệm Âm Dương là một khái niệm trừu tượng, điều đó tất nhiên rồi. Sở dĩ nó trừu tượng vì phạm trù của Âm Dương bao trùm cả vũ trụ hiện hữu trong không thời gian. Nhưng tính ứng dụng lại rất cụ thể. Cụ thể là người ta có thể chỉ ra đâu là Âm, đâu là Dương. Cặp "Đực - cái" chỉ là một ví dụ về tính không thể "vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể". Một thí dụ khác cụ thể hơn - chủ thể quan sát là cặp vợ chồng - chồng là Dương, vợ là Âm. Vậy việc chuyển hóa Âm Dương ở đây chuyển hóa như thế nào? Còn rất nhiều những thí dụ khác. Daretolead xin mạo muội được trình bày ý kiến của mình:Khái niệm về âm dương của bác cutu1 mới chỉ chú trọng đến bản chất của thành tố, mặc dù trong khái niệm và trong giải thích đã có đề cập đến việc chuyển biến giữa âm và dương. Vì lý do này mà bác nhìn âm dương dưới khía cạnh các cặp đối lập. Ví dụ: đực cái, vợ chồng,... Vì tập trung vào cặp đối lập nên người đọc nhiều khi thấy khó khăn (như daretolead) khi gặp câu hỏi ví dụ như màu đỏ so với màu đen thì cái nào là dương cái nào là âm? hay trong dải màu từ đen đến đỏ thì chỗ nào là âm chỗ nào là dương? Như vậy có thể thấy rằng cặp đối lập chỉ là một phần rất nhỏ, chất phác ban đầu để hình thành nên triết lý âm dương. Bởi vì mọi dân tộc đều có các cặp phạm trù thể hiện sự đối lập. Vấn đề chuyển hóa âm dương thì theo daretolead trước hết phải xác định được mối quan hệ giữa các thành tố mà ta xem xét. Ví dụ cặp vợ-chồng. Hỏi: vợ âm, chồng dương thì việc chuyển hóa giữa âm dương ở đây như thế nào? Đáp: theo daretolead thì trước hết phải xác định được mối quan hệ giữa vợ chồng, ví dụ đây là quan hệ tình cảm. Như vậy tình cảm không phải lúc nào cũng cố định mà luôn biến động, lúc tăng lúc giảm, khi mặn nồng khi bình lặng, tức tính âm dương của quan hệ này đang thay đổi và chuyển hóa cho nhau. Biết được như vậy thì vơ chồng sẽ biết đây là điều tất yếu, hiểu nhau hơn, chủ động hơn trong việc "hâm nóng" tình cảm v.v... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 Vì chính nền văn hóa đó lại không hề có định nghĩa về khái niệm tự cho là thuộc về nền văn hóa của họ. Anh Thiên Sứ thân mến ! Anh kết luận như thế là cực đoan !. Một khái niệm không được định nghĩa là do bản chất của nó khong thể định nghĩa, chứ không phải vì không định nghĩa được nó mà ai đó không đủ trình độ để sáng tạo ra lý thuyết có vận dụng khái niệm đó đâu anh ?!. Huống chi, một khái niệm, mà khi người ta đã xác định được rằng không thể định nghĩa, thì điều đó có nghĩa là người ta đã thấu suốt mọi định nghĩa khả dĩ, nhưng vẫn khong phải là định nghĩa !. Cũng tức là, mọi định nghĩa đều Sai !!!. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) @ daretolead Daretolead xin mạo muội được trình bày ý kiến của mình: Khái niệm về âm dương của bác cutu1 mới chỉ chú trọng đến bản chất của thành tố, mặc dù trong khái niệm và trong giải thích đã có đề cập đến việc chuyển biến giữa âm và dương. Vì lý do này mà bác nhìn âm dương dưới khía cạnh các cặp đối lập. Ví dụ: đực cái, vợ chồng,... Vì tập trung vào cặp đối lập nên người đọc nhiều khi thấy khó khăn (như daretolead) . . . Vậy là bạn chưa hiểu hoặc nắm được hết ý tưởng ở trong cái Khái niệm của tôi rồi. Nếu bạn thật chưa hiểu rằng: âm dương là cặp đối lập, thì e rằng bạn khó có thể phân biệt và hiểu rõ được mọi sự. Cũng có lẽ tại vì cái Định nghĩa của tôi nó ngắn quá, cô đọng quá, nên khó hiểu chăng ??? Không sao, tôi đang mở rộng dần ra để cho bạn và mọi người có thể dễ hiểu, dễ nhận biết hơn. Sự nghi vấn của bạn trong việc xác định âm dương của về mầu sắc như trên là có lý. Bởi vì bạn đã không đưa nó vào được một " chủ thể " nào đó để xét. Nếu không đưa ra hoặc tìm được "chủ thể " cho nó, tức là cho hai mầu sắc đen trắng kia, thì rõ ràng là bạn không thể xác định được chúng là âm hay dương. Hay nói cách khác là khi chúng không tham dự vào đâu, tức là không có " chủ thể " để xét, thì chúng chẳng là âm và cũng chẳng là dương. Và lại càng rối loạn lên nữa khi bạn xét chúng ở trong dải màu. Sẽ dễ dàng hiểu hơn khi bạn tách màu đen hoặc trắng làm một "chủ thể " để phân tích. Thì cái màu đen hoặc cái mầu trắng đó sẽ cho bạn biết rõ rằng : cái gì là âm, cái gì là dương ở trong bản chất cấu thành hoặc trong sự vận động tương tác của chúng. Lưu ý là: " chủ thể " đen hoặc "chủ thể " trắng phải được phân tích riêng, chớ có trộn chúng lại với nhau để rồi lại bị cảnh" tít mù nó lại vòng quanh". Ở phần sau, ví dụ vợ chồng, thì bạn cũng đã nhận thức được là: " trước hết phải xác định được mối quan hệ giữa các thành tố mà ta xem xét". Đó chính là bạn đã tìm hoặc xác nhận cái sự " song song cùng tồn tại . . . ở trong một chủ thể" đó thôi. Và ở đây bạn đã xác định được "chủ thể " là mối quan hệ vợ chồng và cũng hiểu được sự " vận động chuyển hóa lẫn nhau " của hai mặt đối lập mà ta qui định là âm dương. Cứ tiếp tục tư duy như vậy thì bạn sẽ có nhận thức rõ hơn trong việc xác nhận " chủ thể " về cái mà bạn cần xét. Đơn giản là: Không xác định được thành phần tham gia thì không có " chủ thể " và từ " chủ thể " ta có thể xác định các thành phần tham gia. Điều này có vẻ mang một chút gì đó mà theo ngôn từ khoa học gọi là "nguyên lý và hệ quả". Bài viết cho bạn Thiên sứ sẽ được gửi sau. Edited 5 Tháng 3, 2010 by cutu1 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 Từ ngữ của cutu1 lộn xộn chả chính xác tí nào. Cái gì mà chủ thể? Chú cutu1 khéo nhầm từ. Mà cứ bắt chước chú Sapa cứ bắt chẹt vào câu chữ thì làm sao liễu ngộ? còn daretolead cứ học sách rồi nói vơ theo sách cũng "tít mù nó lại mù khơi" à. Còn theo chú vuivui thì...vui là chính mà xào qua xào lại mấy con chữ cũng nhức đầu đó nghen. Thử hỏi con người và con cá voi, đối tượng nào Âm? đối tượng nào Dương? :lol: Thiên Đồng :rolleyes: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến ! Anh kết luận như thế là cực đoan !. Một khái niệm không được định nghĩa là do bản chất của nó khong thể định nghĩa, chứ không phải vì không định nghĩa được nó mà ai đó không đủ trình độ để sáng tạo ra lý thuyết có vận dụng khái niệm đó đâu anh ?!. Huống chi, một khái niệm, mà khi người ta đã xác định được rằng không thể định nghĩa, thì điều đó có nghĩa là người ta đã thấu suốt mọi định nghĩa khả dĩ, nhưng vẫn khong phải là định nghĩa !. Cũng tức là, mọi định nghĩa đều Sai !!!. Thân ái. Anh Vuivui thân mến.Âm Dương là một khái niệm bao trùm, nó có danh - Âm Dương - tức là có khái niệm về nó, mà không thể định nghĩa thì nó là cái gì? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ Thuyết âm dương ngũ hành không phải là của dân tộc Hoa - Hán, điều đó tôi cũng khẳng định như anh. Còn nó là của ai, thì tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mở còn cần thời gian để trả lời. Những ứng dụng của nó trong thực tế thì anh mới chỉ kể được ở vài cái thuật nho nhỏ như đông y, phong thủy, bói toán, ... . Đấy mới là cái "phần nặng chìm xuống thành chất " của thuyết âm dương ngũ hành mà thôi. Về " Khái niệm - Định nghĩa " của anh thì tôi cũng đã có ý kiến rõ ràng rồi và cũng tin rằng : không có ai có ý kiến thêm về nó nữa. Giờ chỉ còn " cái "của tui phải mổ xẻ để xin ý kiến của anh và mọi người. Vụ âm dương này chưa xong thì chưa thể nói tiếp được đến ngũ hành đâu, anh Thiên sứ ơi. Xin đứng nóng lòng mà vội " đốt cháy giai đoạn " như vậy. Ý da ! Nói về cái vụ " đốt cháy giai đoạn " thì chắc chắn nhiều nhiều, đến nỗi người ta không thể thống kê một cách cụ thể được, người Vietnam ở Vietnam cũng đã một thời được nếm đủ. Mà hậu quả của nó còn để lại trong tâm khảm của mỗi người đã trải qua là một nỗi kinh hoàng vô bờ bến. Anh đã hiểu và đồng ý với tôi về sự " trừu tượng " của âm dương và sự xác nhận " chủ thể " là cái mà ta cần quán xét. O.K . Vậy là về căn bản chúng ta đã xây xong nền móng, bây giờ tiếp tục lên cao. Tiếp theo tôi thấy qua 2 ví dụ của anh đã đưa ra ở trên thì anh lại chưa hiểu rõ lắm về cái gọi là sự " vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể" Về sự " vận động chuyển hóa " của cặp vợ chồng thì anh có thể tham khảo ở bài viết trên của bạn daretolead. Ý tưởng của bạn daretolead tuy rằng chưa nói lên đủ hết các sự vận động chuyển hóa trong cái " chủ thể " là quan hệ hôn nhân, nhưng cũng đã cho ta hiểu được phần nào về sự "vận động chuyển hóa " trong vô hình. Còn sự vận động chuyển hóa hữu hình của nó thì sao ? Cái nầy thì tôi tin là anh cũng rõ hơn ai hết trong sự " vận động chuyển hóa " với vợ anh qua các tiếp xúc, va chạm hàng ngày. Hoặc là ở các quan hệ hôn nhân khác cũng sẽ tương tự như vậy. Đó chính là các hành động xoa vuốt êm dịu, những lời nói ngọt ngào có cánh khi biểu lộ sự yêu thương. Hoặc bằng hành động đánh đập tàn nhẫn, hiếp đáp dã man của sự không hài lòng hoặc tức giận. Và còn nhiều dạng khác nữa không kể xiết trong mối quan hệ phức tạp này, mà chỉ những người ở trong " chủ thể " đó mới nhận thức được rõ ràng. Và khi có tác động thì tất nhiên có phản ứng cụ thể, xấu tốt, hay dở như thế nào thì còn tùy ở sự tác động. Đó chính là sự" vận động chuyển hóa lẫn nhau" đấy, anh Thiên sứ thân mến. Cặp đực - cái ở trong chủ thể Giới tính mà anh cho rằng không có sự " vận động chuyển hóa " ư ? Cái mà được giới sinh vật học gọi là " sinh hoạt giới tính " chính là sự vận động chuyển hóa đó thôi. Anh không biết thật hay cố tình không hiểu ? Nếu không biết thật thì xin bạn Pháp vân, người theo tôi biết thì là nhà sinh vật học đang sinh hoạt ở đây, có lời giải thích cho anh Thiên sứ. Vậy qua đấy ta cũng thấy rằng, âm dương luôn phải "cùng song song tồn tại và luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau". Nếu không được như vậy thì cái " chủ thể " đó không tồn tại. Đó cũng là cách hiểu theo chiều ngược lại, mà ta có thể gọi là hệ quả từ cái Khái niệm của tôi. Mở rộng ở đây về sự " song song tồn tại " và " vận động chuyển hóa ". - Theo như thực tế trên thì ta thấy, khi có " chủ thể " là đã có sẵn âm dương ở trong. Hay nói chính xác hơn là âm dương đều có một lúc ở trong một chủ thể, không thằng nào trước thằng nào. - Và trong sự vận động thì chúng đều cũng phải "động" thì mới có thể " chuyển hóa lẫn nhau " được. Có nghĩa là có tác động thì tất sẽ có phản ứng. Nếu một trong hai thằng " tĩnh ", nghĩa là không tham gia chuyển hóa lẫn nhau thì " chủ thể " đó cũng không tồn tại. Hoặc là ta đã lấy " nhầm " một thành phần khác không thuộc về " chủ thể " đó để xét cùng. Xin có một ví dụ tổng thể cho cả hai ý trên, đó là hệ tuần hoàn trong mỗi nhân thể. Ở đây ta thấy sự cùng tồn tại, cùng xuất hiện và cùng động tĩnh của âm dương. Không thể nói là động mạch có trước hay tĩnh mạch có trước. Chúng phải cùng có thì mới tạo thành một vòng lưu thông tuần hoàn của máu. Và khi chúng chuyển động thì cũng phải cùng chuyển thì " chủ thể " này mới thông để tồn tại. Nếu một thằng nào đó tĩnh yên thì, lạy thiên chúa hai ngôi toàn năng hằng hữu, không biết chuyện gì sẽ sảy ra. Chắc chắn là cái "chủ thể " đó, nhỏ là hệ tuần hoàn, mà sau đó là cái lớn là nhân thể, sẽ không còn tồn tại được nữa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 Về " Khái niệm - Định nghĩa " của anh thì tôi cũng đã có ý kiến rõ ràng rồi và cũng tin rằng : không có ai có ý kiến thêm về nó nữa.Anh Cutu1 thân mến!Chắc anh chưa tham khảo chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vo truoc trên diễn đàn này nên nói thế. Trong chuyên mục này, tất cả những khái niệm cơ bản của học thuyết ADNH đều đã được đề cập đến trong một hệ thống nhất quán. Mời anh tham khảo ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến. Âm Dương là một khái niệm bao trùm, nó có danh - Âm Dương - tức là có khái niệm về nó, mà không thể định nghĩa thì nó là cái gì? Anh Thiên Sứ thân mến !Nói lý luận trừu tượng thì tôi cũng đã nói nhiều rồi. Nhưng thấy anh vẫn băn khoăn, nên Tôi nói cụ thể vậy. Anh hỏi : Nó có danh - âm dương - tức là có khái niệm về nó. Vậy thì khái niệm Điểm trong hình học, nó cũng có Danh (xưng) - Điểm - cũng là có khái niệm về Điểm đó anh . Vậy sao hơn hai ngàn năm nay, tất cả các nhà toán học đều xác quyết đó là khái niệm khởi đầu, cơ bản và không được định nghĩa. Loại khái niệm như thế nhiều lắm anh ạ, song tôi lấy cái "xưa như trái đất" để dễ thấy thôi . Chừng nào anh còn hỏi, nó là cái gì, thì anh không bao giờ dứt ra được khỏi ý niệm định nghĩa về nó !. Nhưng thực ra, nó là khái niệm rất dễ hiểu !. Và vốn nó đã rất dễ hiểu, nó dễ hiểu còn hơn khái niệm về Đạo của Lão Tử nhiều, vậy mà Đạo, vốn - đạo nói được không phải là Đạo - mà anh !. Thân ái. Như còn nói: Còn theo chú vuivui thì...vui là chính mà xào qua xào lại mấy con chữ cũng nhức đầu đó nghen. Thì có nghĩa là chưa thể có khả năng hiểu được các vấn đề khoa học nói chung, cũng như những vấn đề triết học nói riêng một cách nghiêm túc, hà huống gì còn dám nói tới lý luận âm dương ngũ hành !!!. Điều này tự nó đã được chứng minh bằng cách hỏi: Thử hỏi con người và con cá voi, đối tượng nào Âm? đối tượng nào Dương?Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) PTS rất tán thành khái niệm của bạn CuTu1 về âm dương, khái niệm của chú Thiên Sứ khi đi sâu hơn lại có mâu thuẩn (để về sau mới bàn tới được); Giờ hai chú vẫn chưa đi tới định nghĩa dương và định nghĩa của âm nói riêng Edited 5 Tháng 3, 2010 by phongthuysinh Share this post Link to post Share on other sites