Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc tìm cách cô lập ông Abe

Thứ Năm, 31/01/2013 23:05

Trung Quốc đang chơi trò ngoại giao tâm lý để nhiều người nghĩ rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị cô lập ngay cả trong nước

Đòn tâm lý chiến ma mãnh của Bắc Kinh thể hiện rõ qua cách đối xử với cựu thủ tướng Tomiichi Murayama và cựu tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Koichi Kato của Nhật Bản. Theo báoSankei ngày 30-1, Trung Quốc lên tiếng phê phán nội các của Thủ tướng Shinzo Abe “gây bất an cho các nước láng giềng”. Song song đó, Bắc Kinh lại ca ngợi phái đoàn của ông Murayama là “các chính trị gia dũng cảm”.

Động thái này khiến nhiều người hiểu rằng người phải chịu trách nhiệm cho tình cảnh ngày một tồi tệ trong quan hệ hai nước chỉ có thể là Thủ tướng Abe và các cộng sự bởi vì vẫn còn rất nhiều chức sắc Nhật Bản luôn ủng hộ chủ trương của Trung Quốc. Rõ ràng, đây là một chiến thuật “phân hóa đối phương” mà Trung Quốc áp dụng đối với Nhật Bản trong vấn đề liên quan đến chủ quyền của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hàng loạt tờ báo Trung Quốc ra ngày 30-1 như Quang Minh nhật báo Giải phóng quân đều đăng tải các bài viết đánh giá cao “tuyên bố Murayama” năm 1995, trong đó ông Murayama xin lỗi về hành động xâm lược châu Á của Nhật Bản trong chiến tranh. Như vậy, Trung Quốc đã sử dụng các phương tiện truyền thông để ca ngợi các chính khách không có nhiều ảnh hưởng ở Nhật Bản. Hầu hết các bài báo đều chuyển tải thông điệp rằng Bắc Kinh sẽ “không thể nào quên những thành quả ông Murayama gầy dựng” trong quan hệ Trung - Nhật nhân chuyến thăm Trung Quốc của ông.

Posted Image

Cựu thủ tướng Tomiichi Murayama (trái)

và cựu tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Koichi Kato (phải) tại Bắc Kinh hôm 28-1. Ảnh: KYODO

Qua những diễn biến trên, Sankei nhận định dường như Trung Quốc đang toan tính chiến thuật phân hóa người dân Nhật Bản. Ngoài ra, thế cờ này còn nhằm mục đích khiến dư luận Trung Quốc có cái nhìn không mấy thiện cảm với chính quyền ông Abe.

Không chỉ gây xào xáo trong dư luận tại Nhật Bản, Bắc Kinh dường như còn đang bí mật bắt tay với Đài Loan để đối phó Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Thời báo Đài Bắc ngày 30-1 dẫn một báo cáo mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) đặt nghi vấn về mối quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Báo cáo này do các chuyên gia về an ninh châu Á gồm Shirley Kan, Ben Dolven và Mark Manyin soạn thảo, sau đó trình cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Theo báo cáo, một trong những vấn đề khiến Mỹ lo ngại là ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Mã Anh Cửu dần thân với Trung Quốc kể từ khi Quốc dân Đảng lên nắm quyền từ năm 2008.Báo cáo cũng đề xuất quốc hội Mỹ kiểm tra động thái bắt tay ngầm giữa Trung Quốc và Đài Loan về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Hiện tại, Washington đặc biệt quan tâm tới động thái phản ứng tiếp theo của Đài Loan sau khi Trung Quốc liên tục kêu gọi hợp tác hai bờ eo biển. Ngoài mặt, Đài Bắc hiện vẫn từ chối mọi hoạt động hợp tác công khai với Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến biển Hoa Đông.

Philippines mua 12 máy bay chiến đấu

Philippines sẽ mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc sản xuất để tăng cường khả năng quốc phòng. Người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino, ông Edwin Lacierda, hôm 30-1 cho biết đây sẽ là những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị cho không quân Philippines kể từ khi Manila thải loại chiến đấu cơ F-5 của Mỹ năm 2005.

“Nhu cầu nâng cấp quân lực để bảo vệ an toàn lãnh thổ đã có từ lâu, trước khi xảy ra những bất đồng với Trung Quốc ở biển Đông. Thỏa thuận này là một phần trong tiến trình hiện đại hóa trang thiết bị quân sự đất nước” - ông Lacierda nói. Những máy bay này sẽ được sử dụng vào việc huấn luyện, đối phó thiên tai và bảo vệ lãnh thổ. Bên cạnh đó, chúng sẽ được lắp camera để giám sát nhiều khu vực.

Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Patrick Velez cho biết hợp đồng nói trên trị giá 18,9 tỉ peso (khoảng 443 triệu USD), dự kiến hoàn tất với Công ty Korea Aerospace Industries vào cuối tháng 2-2013. Hai chiếc FA-50 đầu tiên sẽ được giao trong vòng 6 tháng để các phi công Philippines tập luyện.

HUỆ BÌNH

canh bạc cuối cùng sẽ thành hiện thực nếu Đảo Đài Loan thực sự thực hiện bắt tay với Trung Quốc. Như vậy lời giải đoán của cụ "Sư Thiến đã có cơ sở pha học".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Canh bạc cuối cùng sẽ thành hiện thực nếu Đảo Đài Loan thực sự thực hiện bắt tay với Trung Quốc. Như vậy lời giải đoán của cụ "Sư Thiến đã có cơ sở pha học".

Rất có "Cơ sở pha học". Hi.

Muốn "ở trần" được "ở trần".

Thích "đong khô" sẽ được phần "đong khô".

Sướng thế còn gì nữa!

Nhưng "cơ sở pha học" là cái gì nhỉ? Cái này hôm nào phải hỏi ông Giáo sư Viện sĩ viện hàn lâm - hẳn - Pháp Quốc xem cao kiến của ông ta coi "cơ sở pha học" là cái quái gì mới được!.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nếu Trung Quốc tiếp tục cứng đầu, xung đột ở Biển Đông khó tránh!"

Thứ năm 31/01/2013 07:32

(GDVN) - Mặc dù các cuộc thảo luận giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN về Biển Đông trong năm 2013 đã được khởi động, nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục hoãn binh, dây dưa và cuối cùng là phủ quyết bất kỳ quy định nào hạn chế và ràng buộc

Posted ImageLương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sắp mãn nhiệm được cho là người theo đuổi quan điểm hung hăng trên các vùng biển tranh chấp

Chuyên gia Storey nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, tác giả cuốn "Đông Nam Á và sự trỗi dậy của Trung Quốc: Tìm kiếm an ninh" nhận định, trong năm 2013 Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh chính sách chia rẽ nội khối ASEAN trong vấn đề Biển Đông và nếu Bắc Kinh cứ tiếp tục những gì họ đang làm thì chuyện xảy ra xung đột trên Biển Đông là điều khó tránh.Trong vài năm gần đây tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông luôn là vấn đề gây chia rẽ nội bộ ASEAN bởi những "chính sách cơ bắp" mà Bắc Kinh theo đuổi để củng cố cho tuyên bố chủ quyền của mình. Bắc Kinh chứng minh rằng nó đã thành công trong việc tạo ra sự chia rẽ và khai thác triệt để sự chia rẽ này, điều đó sẽ khiến cho Brunei gặp nhiều khó khăn hơn khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2013.

Do lợi ích khác nhau giữa các quốc gia thành viên cũng như mối quan hệ khác nhau của mỗi nước ASEAN với Trung Quốc nên quan điểm của các quốc gia này đối với tranh chấp Biển Đông cũng khác nhau.

Trong khi tranh chấp Biển Đông là vấn đề nổi cộm, mối quan tâm lớn của Philippines và Việt Nam thì dường như Malaysia và Brueni, hai nước có tuyên bố chủ quyền với 1 phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) có phần giảm nhẹ hơn.

Indonesia và Singapore đã kêu gọi Trung Quốc cung cấp các luận cứ pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền của họ. Tuy nhiên, Thái Lan, Lào, Myanma và Campuchia không có liên quan trực tiếp tới tranh chấp chủ quyền Biển Đông và những nước này cũng không muốn quan hệ của họ với Bắc Kinh bị sứt mẻ vì chỉ vì dám nêu lên vấn đề Biển Đông trước cộng đồng ASEAN.

Vì vậy, có thể thấy rằng một "mẫu số chung nhỏ nhất" - sự đồng thuận tại ASEAN chỉ đóng vai trò cần thiết cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông, khó hy vọng tổ chức này có thể đóng vai trò nào đó mạnh mẽ hơn trong giải quyết tranh chấp, Storey nhận định.

Một năm Campuchia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, Bắc Kinh đã cho thấy sự thành công của nó trong việc gây ảnh hưởng, "khống chế" lập trường chung của toàn khối trong vấn đề Biển Đông.

Campuchia đã ngả hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông bất chấp lợi ích chung của cả khối ASEAN khiến cho lần đầu tiên 1 hội nghị Ngoại trưởng của khối ASEAN hồi tháng 7 năm ngoái không thể ra được tuyên bố chung sau 45 năm thành lập và điều này lại suýt nữa thì lặp lại vào tháng 11/2012.

Brunei rõ ràng đang rất quan tâm việc làm thế nào để quốc gia này có thể tránh được một "sai lầm đáng xấu hổ" như trên khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2013. Quốc gia này sẽ phải vận dụng tất cả các kỹ năng ngoại giao có thể để giữ lấy sự đồng thuận nội khối ASEAN trong khi phải làm sao tránh để Bắc Kinh phật ý.

Vấn đề đặt ra ở đây là Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sự hiện diện quân sự cũng như bán quân sự trên Biển Đông, "bắt nạt" các bên tranh chấp khác trên mặt trận ngoại giao.

Trong khi các bên liên quan như Philippines và Việt Nam mong muốn ký kết Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý thay thế cho Tuyên bố chung của các bên trên Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc không có gì ràng buộc thì Trung Quốc lại liên tục lần nữa, trì hoãn "vì thời gian chưa phù hợp".

Rõ ràng là Bắc Kinh đang tập trung vào việc thực hiện một thỏa thuận không ràng buộc, bản DOC năm 2002 nhằm mục đích tiếp tục các động thái leo thang trên Biển Đông. Thái độ "cứng đầu" của Trung Quốc trên Biển Đông không phải điều gì đáng ngạc nhiên, nó được tính toán kỹ với sự phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự của mình để ép buộc các bên liên quan phải chấp nhận yêu sách của Trung Quốc.

Sự thành công của Bắc Kinh trong việc "kiểm soát" lập trường chung của ASEAN về Biển Đông thông qua con bài Campuchia sẽ củng cố sự tự tin của Trung Quốc và khuyến khích nước này tiếp tục theo đuổi mục tiêu ấy - chia rẽ nội khối ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Mặc dù các cuộc thảo luận giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN về Biển Đông trong năm 2013 đã được khởi động, nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục hoãn binh, dây dưa và cuối cùng là phủ quyết bất kỳ quy định nào hạn chế và ràng buộc các hoạt động leo thang tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, việc cho ra bản Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) là điều rất khó thành hiện thực.

Chia rẽ nội khối ASEAN về vấn đề Biển Đông không chỉ tạo cơ hội cho Bắc Kinh tiếp tục leo thang mà còn là nước cờ hiểm đối phó với chiến lược Mỹ quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương. Một khi ASEAN cho thấy tổ chức này không có khả năng giải quyết các vấn đề an ninh lớn như tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Washington có thể sẽ mất nhiệt tình trong việc hỗ trợ các nước này đối phó với các nguy cơ từ Trung Quốc.

Xung đột trên Biển Đông là điều không thể tránh khỏi, chuyên gia Storey nhận định. Nếu ngăn chặn được một cuộc đụng độ ngẫu nhiên trên Biển Đông thì hiện trạng sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2013 và những va chạm sẽ gia tăng trong các hoạt động khai thác dầu khí và đánh bắt cá trên các vùng biển tranh chấp.

Hồng Thủy (Nguồn: WSJ)

========================

Với tầm nhìn phó thường dân dự khuyết hạng hai như tôi thì việc Trung Quốc "cứng hay mềm", không phải là yếu tố wan trọng. Mà vấn đề ở hậu quả khi cứng hay mềm. Hôm nay mới 22 tháng Chạp.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên lửa phòng không hiện đại nhất Nga đến gần Trung Quốc

Thứ Sáu, 01/02/2013, 10:01 [GMT+7]

Quân đội Nga vừa điều động các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất S-400 tham gia diễn tập chiến thuật tại khu vực Primorye.

Posted Image

Kênh Zvezda của Nga đưa tin cho biết, quân đội Nga vừa điều động các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất S-400 tham gia diễn tập chiến thuật tại khu vực Primorye, thuộc khu vực Viễn Đông của Nga, giáp với Trung Quốc và Triều Tiên.

====================

Bởi vậy, dù kiểu gì thì nếu chẳng may cờ bạc sát phạt nhau, người Nga cũng vẩn sẽ đồng minh với Huê Kỳ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật thề bảo vệ Senkaku "bằng mọi giá"

Thứ Bảy, 02/02/2013 13:59

(NLĐO)- Trước các đe dọa leo thang từ Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thề sẽ bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe

Hôm 2-2, ông Abe lên tiếng kêu gọi Lực lượng Phòng vệ ở miền Nam Nhật Bản luôn sẵn sàng. Ông khẳng định quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông đang ngày càng bị đe dọa. Thủ tướng Nhật cũng nhấn mạnh ông sẽ bảo vệ Senkaku “bằng mọi giá”.

Quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư. Tokyo đã quyết định quốc hữu hóa quần đảo này hồi tháng 9-2012, làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực ở Trung Quốc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các công ty Nhật tại đây.

Trung Quốc vẫn thường xuyên phái tàu hải giám tới gần khu vực quần đảo tranh chấp, đồng thời tại đây cũng không ít lần xảy ra các vụ đụng độ máy bay giữa hai bên.

Nhật Bản gần đây đã có nhiều nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng, trong đó có các chuyến thăm hữu nghị chính thức tới Bắc Kinh.

Trong khi đó, Hãng tin Tân Hoa xã hôm nay (2-2) đưa tin một hạm đội tàu Trung Quốc bao gồm tàu cao tốc mang tên lửa Thanh Đảo và các tàu khu trục Yên Đài, Diêm Thành đã vào Biển Đông lúc 11 giờ 40 sáng 1-2 giờ địa phương, sau khi mất 5 giờ để đi qua kênh Bashi. Theo các nguồn tin hải quân Trung Quốc, 3 tàu chiến này dự kiến sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra và huấn luyện ở Biển Đông trong vài ngày tới.

Đỗ Quyên (Theo AP, Tân Hoa xã)

==============

Tình hình có vẻ ngày càng khuých tạp. Rồi mần răng? Hì

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông điệp tầu chiến Mỹ liên tục ghé vào Philippines

Thứ Bảy, 02/02/2013, 16:06 [GMT+7]

(ĐVO) - Phủ tổng thống Philippines cho biết ngày 1/2/2013 họ đã cho phép tàu ngầm "chạy động cơ hạt nhân" của Mỹ vào thăm Philippines.

Posted Image

Việc các tầu chiến của Hải quân Mỹ liên tục ghé thăm Philippines trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông lên cao. Điều đó cho thấy Mỹ sẽ không dễ dàng đứng nhìn đồng minh của mình bị “bắt nạt” trong cuộc tranh chấp này. (Tàu ngầm hạt nhân USS Hawaii).

===========================

Việc tàu Mỹ ghé thăm Philippines cũng chỉ như nét gạch dưới những đoạn quan trọng trong văn bản thôi. Chẳng bao giờ họ đánh nhau ở đây. Nếu căng quá thì vấn đề sẽ giải quyết ở chỗ khác. Ở đời tử tế với nhau thì khó, chứ gây sự đánh nhau thì dễ ợt à. Trong giang hồ thì chỉ cần "nhìn đểu' cũng có chuyện rùi. Hic1

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chuyển sang Phật giáo

Cập nhật lúc Hôm nay, 11:15 PM

Posted Image

Có thể ta chưa có vinh hạnh là tu sĩ chuyên nghiệp, nhưng trong trong cuộc sống chắc chúng ta có đôi lần nghĩ về sự kỳ bí của vũ trụ hữu hình và vô hình. Điều này thật là thú vị.

Những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, có thể ta lặng lẽ phấn đấu hay hối hả tìm cách để vượt qua. Có cái ta qua được, và có cái ta không thể qua được.

Tuy nhiên cuộc sống có những ngã rẽ mà ta không thể biết trước, dù lặng lẽ hay hối hả thì cuối cùng ta phải chấp nhận và phải nhẹ nhàng bước tới.

Không ít người cho rằng khi khó khăn người ta hay tìm đến Phật giáo để nương nhờ. Tuy nhiên không phải không có trường hợp người ta lại tìm đến Phật khi người ta quá sung sướng, theo nghĩa đã đạt được hầu hết những gì mà người ta mong đợi trước đó.

Phải chăng trường hợp thứ hai là do người ta bắt đầu ý thức được sự huyền bí của vô thường?

Cũng cần phân biệt giữa Phật giáo (Buddhism) và Phật học (Buddhistology). Việc trở thành một tu sĩ Phật giáo chuyên nghiệp thì còn phải tuỳ duyên; tuy nhiên, Phật học là một môn khoa học mà ai cũng có thể học tập.

Sự liên hệ giữa Phật học, Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học thật là thú vị. Ý nghĩa sâu xa của những môn này, chứ không phải những kỹ năng tính toán thông thường, có thể góp phần lớn vào sự nhận thức của ta về vị trí hiện tại của ta và những gì xung quanh.

Một khi ta biết một cách tương đối rằng ta từ đâu, sẽ đi về đâu thì tự nhiên ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Khi đó, ta sẽ dễ dàng tịnh tâm hơn cho những công việc mà ta đang làm, vì có thể ngay thời điểm ta được tái sinh thì đã quá muộn.

Hôm nay đọc được bài viết thật là thú vị: “Former US president Bill Clinton turns to Buddhism”. Không thể phủ định rằng ông Clinton đang ứng dụng Phật học vào đời sống của ông.

Đây là một ví dụ rất thú vị về việc sử dụng giá trị của Phật học vào cuộc sống. Xin giới thiệu chi tiết bài viết này, thay cho nhiều điều muốn viết

“Theo trang tin tức thebuddhism.net, trong một bài viết ngày 10.01.2013, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thỉnh riêng một vị sư Phật giáo để dạy ông làm thế nào để thiền định đúng cách.

Ông Clinton đang học Thiền định và được cho biết là đã chuyển sang một chế độ ăn chay. Tất cả các thay đổi này rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi một nguy cơ về tim gần đây của ông, mà vào tháng 02.2004 khi ông được đưa vào Bệnh viện Columbia Presbyterian ở thành phố New York vì ông bị một số cơn đau ngực khủng khiếp.

Vào thời điểm đó, đã có hai dụng cụ thông mạch được đặt vào tim của ông và vài tháng sau đó, vào tháng 09, ông đã phải trải qua phẫu thuật tim “độ bốn”. Trong năm 2010, một động mạch của ông bị tắc và các bác sĩ phẫu thuật đã mở lại được trong một cuộc phẫu thuật tim lần thứ hai của ông trong vòng năm năm.

Dường như căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính yếu cho bệnh tim của ông. Ông nói rằng việc học Thiền giúp ông thư giãn. Ông di chuyển rất nhiều và công việc của ông thì rất căng thẳng. Ông cho biết là học Thiền để thư giãn và ông đang cảm thấy tốt hơn nhiều sau hai quyết định thay đổi cuộc sống của mình.

Ông cho biết ông cũng có một câu thần chú yêu thích mà ông thích tụng khi mọi thứ trong cuộc sống của ông trở nên hỗn độn, và điều đó thực sự giúp ông thư giãn và và đầu óc ông minh mẫn hơn.

Theo vài nguồn tin, ông từng ăn nhiều thức ăn nhanh, nhưng bây giờ ông ấy đã quyết định từ bỏ tất cả và thay thế nó với rất nhiều các loại trái cây và rau quả với thỉnh thoảng cá!

Đặc biệt ông nói rằng chúng ta cần thêm nhiều nhân viên chính phủ chuyển sang những cách sống lành mạnh và các phương pháp thiền trong Phật giáo để thư giãn và có thể quốc gia của chúng ta sẽ tốt hơn.

Như chúng ta đã biết, trong năm 2010 và 2011, thiền trong Phật giáo và chế độ ăn uống lành mạnh hơn đang bắt đầu để tạo ra một xu hướng cho tất cả mọi người. Càng có nhiều người đang nhận thấy những lợi ích đến từ một cuộc sống với Thiền thư giãn và ăn uống lành mạnh và thay đổi cuộc sống của họ.

Từ Tiger Woods cho đến Steve Jobs (A Di Đà Phật), giá trị của Phật giáo đang bắt đầu được được đánh giá cao. Sự thật là Thiền mang lại sự thư giãn và bình yên cũng như sức khỏe. Mọi người đều có thể học hỏi từ những thay đổi mà ông Clinton đã thực hiện, và tốt cho ông ấy.”

Thì ra là thế!

TS. Lê Văn Út

chuaphuclam.vn

====================

"Pháp của Như Lai chỉ có một vị. Đó là vị giải thoát". Đức Phật đã xác định như vậy.

Giải thoát - Đó chinh là "Tự do cuối cùng" của con người.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu chiến Trung Quốc tiến vào Biển Đông

Thứ Bẩy, 02/02/2013 - 09:13

(Dân trí) - Một hạm đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã tiến vào Biển Đông để thực hiện “các cuộc tuần tra và huấn luyện”, các nguồn tin quân sự Trung Quốc hôm qua cho hay.

Posted Image

Các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông.

Hãng tin Xinhua đưa tin, đội tàu, bao gồm tàu cao tốc mang tên lửa Thanh Đảo và các tàu khu trục Yên Đài và Diêm Thành, đã vào Biển Đông lúc 11h40 sáng qua giờ địa phương, sau khi mất 5 giờ để đi qua kênh Bashi. Nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon của Philippines, kênh Bashi là tuyến đường biển quốc tế quan trọng nối Biển Đông với Thái Bình Dương.

Theo các nguồn tin hải quân Trung Quốc, 3 tàu chiến dự kiến sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra và huấn luyện ở Biển Đông trong vài ngày tới.

Đội tàu trên đã rời thành phố Thanh Đảo ở phía đông Trung Quốc hôm 29/1 để thực hiện các hoạt động tuần tra và diễn tập. Cho tới nay, đội tàu đã di chuyển hơn 1.200 hải lý. Hoạt động diễn tập của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang diễn biến căng thẳng. Hôm 22/1, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố chính phủ nước này đã đệ trình vấn đề tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án quốc tế theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

An Bình

==================

Hôm nay, là ngày cuối cùng trong giới hạn thời gian để xác định cái gì sẽ xảy ra theo cái nhìn của Thiên Sứ tui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguy cơ rất thật

03/02/2013 3:25

Vài ngày qua, cộng đồng mạng Việt Nam không ngừng chỉ trích ứng dụng WeChat, dùng trên điện thoại di động, do ngấm ngầm đưa “đường lưỡi bò” vào bản đồ được tích hợp kèm. Đến ngày 31.1, WeChat của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc) chính thức phản hồi về vấn đề này trên phần thông tin dịch vụ bằng tiếng Việt.

Trong đó, WeChat lập tức “chuyền bóng trách nhiệm” sang dịch vụ bản đồ trực tuyến Google Maps mà WeChat tích hợp. Chưa bàn đến trách nhiệm của Google nhưng nếu đã tích hợp Google Maps vào dịch vụ của mình thì đồng nghĩa với việc WeChat đồng ý với những nội dung do ứng dụng bản đồ này cung cấp. Trong khi đó, việc thể hiện “đường lưỡi bò” khiến bản đồ này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Đến lúc này, trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan cũng cần phải bàn đến vì báo chí cùng những diễn đàn công nghệ tại Việt Nam từng lên tiếng quan ngại WeChat.

Hồi tháng 7.2012, Thanh Niên đăng bài Cẩn trọng với WeChat! để cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn của ứng dụng này mà người dùng có thể gặp phải. Thế nhưng, suốt thời gian qua, không rõ các cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm hiểu về WeChat như thế nào. Trong khi đó, WeChat ra sức đẩy mạnh hoạt động như giới thiệu hình ảnh khá nhiều “ngôi sao” làng giải trí Việt Nam hào hứng chia sẻ về ứng dụng này cùng người hâm mộ. WeChat còn tổ chức các chương trình trao giải thưởng cho người dùng Việt Nam, ví dụ như cuộc thi "Chia sẻ Giáng sinh và Năm mới cùng WeChat", “Giật iPhone5 trước ngày tận thế!!!”... Nhờ đó, WeChat dần thu hút và tạo ảnh hưởng đối với rất nhiều người dùng Việt Nam. Với ảnh hưởng đang có, đặc biệt đối với lớp trẻ, việc bản đồ “đường lưỡi bò” ngấm ngầm xuất hiện trong ứng dụng này sẽ trở thành mối nguy hại lớn cho chủ quyền quốc gia.

Cũng vào tháng 7.2012, Thanh Niên đăng bài Quan ngại với mạng xã hội Baidu Tieba. Mạng xã hội này, cũng có xuất xứ từ Trung Quốc, khi đó đã không cho phép thiết lập các chủ đề liên quan đến chủ quyền Việt Nam. Cụ thể là sau khi đăng ký thành viên của Baidu Tieba, Thanh Niên không thể thiết lập các chủ đề thảo luận Trường Sa và Hoàng Sa. Ngược lại, các chủ đề Tây Sa (tên Trung Quốc gọi Hoàng Sa) và Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa) thì được phép tạo lập. Chỉ sau khi dư luận lên tiếng, Baidu Tieba mới sửa đổi mang tính đối phó. Tuy nhiên, vào thời điểm Baidu Tieba rầm rộ quảng bá việc ra mắt tại Việt Nam thì đại diện cơ quan chức năng trả lời Thanh Niên rằng vẫn chưa nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của dịch vụ này.

WeChat và Baidu Tieba chỉ là hai trong số những ví dụ về việc các dịch vụ trực tuyến, mạng xã hội đang bị khai thác như một công cụ xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Nguy cơ này rất thật. Vì thế, các cơ quan hữu trách cần năng động hơn nữa trong việc đóng vai trò “gác cổng” để phòng ngừa những nguy cơ như vậy.

Ngô Minh Trí

=======================

Thế lày nà thế lào?

Hôm nay "Ông Công, ông Táo lên Giời" đấy! Nhưng chiều này ông mới đi. Sáng mai sẽ có kết quả. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi các bác

Khi xem hình ảnh này cháu chợt nhận ra biểu tượng cho Kinh Dịch lạc việt, không giống với biểu tượng Thái cực Tàu

Cháu xin trích nguồn..http://baodatviet.vn/hinh-anh/201302/Tao-quan-lang-Bat-Trang-yet-kien-vua-Ly-Thai-To-2341263/?p=4

Giá trị Việt vẫn đang sống và vẫn hiện hữu, thật tuyệt vời quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi các bác

Khi xem hình ảnh này cháu chợt nhận ra biểu tượng cho Kinh Dịch lạc việt, không giống với biểu tượng Thái cực Tàu

Cháu xin trích nguồn..http://baodatviet.vn/hinh-anh/201302/Tao-quan-lang-Bat-Trang-yet-kien-vua-Ly-Thai-To-2341263/?p=4

Giá trị Việt vẫn đang sống và vẫn hiện hữu, thật tuyệt vời quá

Hình nhỏ quá, nhìn không rõ. Nhưng hình Âm Dương Lạc Việt tôi đã công bố tại hội thảo Lương Kim Định. Làng Bát Tràng không phải nhà nào cũng ý thức được hình Âm Dương Việt đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sắp tung 200 tàu cá ra biển Đông

29/01/2013 3:20

Bắc Kinh tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép cho cái gọi là “TP.Tam Sa” và lên kế hoạch lập đội tàu đánh bắt ở khu vực.

Ngày 28.1, báo China Daily đưa tin, giới chức của cái gọi là thành phố Tam Sa tuyên bố sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong năm nay. Họ đang lên kế hoạch đội tàu cá gồm 200 chiếc chuyên đánh bắt ở các vùng biển xung quanh “TP.Tam Sa”. Đây vốn là đơn vị hành chính phi pháp do Trung Quốc đơn phương lập ra hồi tháng 7.2012, tự cho mình quyền quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Posted Image

Lễ khởi công một công trình phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm - Ảnh: Chinanews

Ngoài ra, giới chức Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố đẩy nhanh tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng và vẽ bản đồ khu vực để có thể hoàn tất trong năm nay. “Thị trưởng Tam Sa” Tiêu Kiệt nói: “Trong năm nay, chúng tôi sẽ hoàn tất vận hành giai đoạn một của cảng mới ở đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa - NV), nhà máy lọc nước biển, nhà máy xử lý chất thải…”. Để hỗ trợ cho các kế hoạch phi pháp nói trên, Trung Quốc sẽ hoàn tất một tàu tiếp tế mang tên Tam Sa 1 có độ choán nước 8.100 tấn vào năm 2014 nhằm vận chuyển vật liệu đến đảo Phú Lâm. Các động thái này rõ ràng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự giữa lúc nước này đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và Hoa Đông. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm đánh chặn tên lửa, đồng thời tuyên bố thử nghiệm thành công máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20. Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể dùng Y-20 cho các cuộc viễn chinh, nhưng tỏ ra nghi ngờ về khả năng thật sự của loại máy bay này. Trong một diễn biến liên quan, ITAR-TASS dẫn lời đại diện Công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport bác bỏ thông tin rằng nước này đã chấp nhận đơn đặt hàng 36 máy bay ném bom Tu-22M3 trị giá 1,5 tỉ USD từ Trung Quốc.

Không lực Nhật giám sát Senkaku/Điếu Ngư

Ngày 28.1, báo Yomiuri Shimbun đưa tin Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) của Nhật vừa quyết định giám sát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 24/24 giờ nhằm ngăn chặn máy bay Trung Quốc tiếp cận. Theo đó, ASDF đã triển khai 4 máy bay được trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không và 13 máy bay do thám cảnh báo sớm E2C. Ngoài ra, ngày 27.1, Nhật đã phóng thành công 2 vệ tinh do thám vào quỹ đạo.

Cùng ngày, Trung Quốc công bố 4 sách trắng về nhiều lĩnh vực như tư pháp, môi trường, chủ quyền... Trong đó, có văn kiện “Đảo Điếu Ngư, vùng lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc” về quần đảo tranh chấp với Nhật. Tokyo chưa có phản ứng về sách trắng này.

Minh Trung

Văn Khoa

================

Hôm nay là 24 tháng Chạp Việt lịch. Lời tiên tri 2013 sđược hiệu chỉnh phần thế giới để nhấn mạnh vài ýPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay là 24 tháng Chạp Việt lịch. Lời tiên tri 2013 sẽ được hiệu chỉnh phần thế giới để nhấn mạnh vài ý

Như vậy là khả năng hội nhập toàn cầu một cách hòa bình tất cả đều có lợi gần như cuốn theo chiều gió và khả năng hội nhập "tàn" cầu đang từng bước trở thành hiện thực phải không sư phụ ? Nếu quả vậy thì thật là đáng lo cho thế hệ tương lai gần sắp khổ rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Trung Quốc không thể ngăn chặn bán đảo Triều Tiên thống nhất”

Thứ hai 04/02/2013 06:58

(GDVN) - Bài báo khẳng định như vậy và cho rằng, Quân đội Mỹ chắc chắn sẽ điều hải, không quân có ưu thế lớn hơn nhiều nếu xảy ra xung đột quân sự với TQ.

Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân, sẵn sàng đáp trả Mỹ

Triều Tiên kéo dàn phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đi khắp cả nước

Hàn Quốc triển khai tên lửa Spike nhằm vào trận địa pháo Triều Tiên

Triều Tiên trở thành nước thứ 8 sở hữu tên lửa liên lục địa

Tàu chiến Mỹ tiến sát lãnh thổ Triều Tiên

Nga cảnh báo Triều Tiên không được phóng tên lửa

Posted Image

Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là một "điểm nóng" về an ninh khu vực Đông Bắc Á

Tờ tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản vừa đăng bài viết “Trung Quốc sẽ ngăn cản bán đảo Triều Tiên thống nhất?” của giáo sư Bùi Mẫn Hân – Học viện Claremont McKenna Mỹ.

Theo bài viết, gần đây, một số ít nhân vật ở Ủy ban Đối ngoại – Thượng viện Mỹ đã công bố báo cáo “Tác động của Trung Quốc đối với sự thống nhất bán đảo Triều Tiên và vấn đề đặt ra của Thượng viện”.

Đây là một báo cáo điều tra nghiên cứu có liên quan đến việc kinh tế Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên ngày càng hội nhập, ít được các phương tiện truyền thông chú ý.

Giống như phần lớn các văn kiện khác của Chính phủ, bản báo cáo này hầu như sắp “chìm xuồng”, mãi cho đến tuần trước tờ “Bưu điện Washington” mới đăng tải.

Quan điểm của báo cáo này rất rõ ràng, đó là lợi ích kinh tế to lớn ngày càng tăng của Trung Quốc ở CHDCND Triều Tiên đang biến “vương quốc cách biệt với thế giới này” thành một “mắt xích” trong thế kỷ 21 có hiệu quả. Báo cáo kết luận, Bắc Kinh vừa có ý đồ vừa có khả năng ngăn chặn thống nhất của nam bắc Triều Tiên trong tương lai.

Mặc dù quan điểm này có thể gây sự chú ý của tờ báo lớn nước Mỹ, nhưng nó lại không có được bất cứ sự xem xét nghiêm túc, kỹ lưỡng nào. Báo cáo này không thể lý giải chính xác nguyên lý cơ bản tại sao Trung Quốc lại muốn duy trì một bán đảo Triều Tiên chia cắt.

Posted Image

Tên lửa Unha-3 của CHDCND Triều Tiên mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 phóng lên quỹ đạo

Lợi ích kinh tế rất quan trọng đối với một doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc. Nhưng, trong chính sách đối với CHDCND Triều Tiên của Chính phủ Trung Quốc, lợi ích kinh tế cùng lắm cũng chỉ là một nhân tố thứ yếu phải xem xét. Lợi ích kinh tế ròng mà Bắc Kinh thu được từ chính sách đối với CHDCND Triều Tiên chắc chắn là lợi ích phụ.

20 năm qua, để hỗ trợ cho Triều Tiên, Trung Quốc đã tiến hành viện trợ hàng chục tỷ USD. Lợi ích kinh tế thu được hầu như không đáng gì. Nhiều người cho rằng, sở dĩ Trung Quốc thực hiện chính sách đối với CHDCND Triều Tiên như vậy là vì an ninh quốc gia của họ.

Nói tóm lại, Chính phủ Trung Quốc coi CHDCND Triều Tiên là một “vùng đệm” an ninh ngăn chặn Mỹ có giá trị triển khai ở tuyến đầu Đông Á, vì vậy sẵn sàng chịu gánh nặng kinh tế to lớn để hỗ trợ cho vùng đệm này.

Tuy nhiên, cho dù sự tồn tại của chế độ họ Kim hiện nay rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc, đồng thời chính sách hiện hành của Trung Quốc là một trở ngại lớn cho sự thống nhất của nam bắc Triều Tiên, nhưng từ đó kết luận Trung Quốc có khả năng ngăn cản nam bắc Triều Tiên trở thành một quốc gia vẫn là sự thổi phồng.

Posted Image

Tên lửa tầm xa mới nhất của CHDCND Triều Tiên

Khả năng xuất quân can thiệp ngăn chặn thống nhất nam bắc Triều Tiên của Trung Quốc rất nhỏ. CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân – đây có thể chính là một nhân tố ngăn chặn Trung Quốc đưa quân vượt qua sông Áp Lục (Yalu).

Mặc dù những phân tích này còn có chỗ thiếu sót, nhưng báo cáo của thiểu số Thượng viện thực sự cũng đã đưa ra một vấn đề có giá trị, không chỉ là đối với Thượng viện, mà đối với Trung Quốc cũng như vậy. Bắc Kinh cần xem xét lại và thay đổi triệt để chính sách CHDCND Triều Tiên của họ.

Chính sách này được xây dựng trên rất nhiều giả thuyết chiến lược sai lầm và lỗi thời. Loại giả thuyết này hoàn toàn không coi Hàn Quốc là một đối tác hợp tác khu vực tiềm năng.

Một suy luận chiến lược căn bản để Bắc Kinh duy trì hiện trạng của bán đảo Triều Tiên là ngăn chặn Mỹ có thể thông qua đất liền xâm lược Trung Quốc lục địa. Trong thời đại hiện nay, loại suy luận chiến lược này rõ ràng là sai lầm. Một khi xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc (hai cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân xảy ra xung đột là điều không thể tưởng tượng được), thông qua đất liền xâm lược Trung Quốc e là sự lựa chọn cuối cùng của Lầu Năm Góc.

Quân đội Mỹ hầu như chắc chắn sẽ điều hải, không quân có ưu thế lớn hơn nhiều nếu cuộc xung đột này xảy ra. Trong tình hình đó, CHDCND Triều Tiên hầu như không có tác dụng gì đối với Trung Quốc, Bắc Kinh chẳng những sẽ không ngăn chặn được sự thống nhất của nam bắc Triều Tiên, ngược lại sẽ đồng ý với sự thống nhất này, đồng thời đặt cược vào Seoul. Chỉ có chính sách này mới phù hợp với lợi ích lâu dài của Trung Quốc.

Posted Image

Hàn Quốc tăng tầm phóng cho tên lửa

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)

=======================

Khả năng xuất quân can thiệp ngăn chặn thống nhất nam bắc Triều Tiên của Trung Quốc rất nhỏ. CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân – đây có thể chính là một nhân tố ngăn chặn Trung Quốc đưa quân vượt qua sông Áp Lục (Yalu).

Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, Thiên Sứ tui cho rằng: "Nếu Bắc Triều Tiên làm cái "bùm' nữa thì sự thống nhất hai miền Cao Ly còn nhanh hơn nhiều". Bắc Triều tiên có tên lửa hạt nhân thì dù có chống Mỹ kịch liệt đi chăng nữa thì cũng chỉ là đóng góp phần nhỏ bé vào kho tàng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Nhưng nếu theo chiều ngược lại thì họ đủ tự tin để mặc cả với Nam Hàn về việc thống nhất hai miền.

Nhưng nếu họ biết điều với nhau thì ngay bây giờ có thể bàn về việc thống nhất hai miền.

Cao Ly vốn là thuộc địa của Nhật trong thế chiến thứ II. Khi Nhật thua trận, nó là chiến lợi phẩm của hai siêu cường chiến thắng là Nga Mỹ. Bởi vậy, nước này được "chai hia" làm hai miền, theo đúng luật "giang hồ" - Í lộn - luật quốc tế về chiến tranh. Nhưng các siêu cường cũng long trọng thừa nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đó cũng là lý do mà ngày ấy Liên Xô không ủng hộ Trung Quốc làm thịt Đài Loan - vốn thuộc địa của Nhật, mà ủng hộ Bắc Triều Tiên tấn công Nam Hàn. Vì đáng lẽ thì Cao Ly phải thuộc về Liên Xô trọn gói. Các cụ không vừa lòng nhau vài chi tiết trong việc mần ăn, thế là "bụp". Nhưng thời thế thay đổi. Liên Xô sụp đổ, ảnh hưởng của Trung Quốc lên Bắc Triều Tiên lớn hơn Nga nhiều, cho nên Nga phớt vì chẳng kiếm chác gì ở đây. Người Bắc Triều Tiên cũng thừa biết thân phận của họ, nên âm thầm tự cường với một quan niệm cố hủ từ nửa thế kỷ trước, là phải có sức mạnh quân sự áp đảo bằng vũ khí hạt nhân. Nhưng vũ khí hạt nhân là sức mạnh răn đe vô địch vào thời 1945 của thế kỷ trước và thống trị thế giới trong nhiều năm. Nhưng đến bây giờ, nó trở thành cổ điển và chỉ còn là sự may rủi trong chiến tranh - Tất nhiên là so với những siêu cường. Nó vẫn còn giá trị với những quốc gia hạng hai. Nhưng riêng với Trung Quốc thì Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân ngay sát biên giới của họ sẽ khiền khả năng rủi ro cao hơn rất nhiều (Đây cũng là nguyên nhân để Liên Xô trước đây không chia sẻ kỹ thuật hạt nhận với Trung Quốc). Bởi vậy, Trung Quốc mới chính là nước phản đối Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân nhất. Còn Hoa Kỳ thì chỉ chiếu lệ.

Cứ để xem sao. HìPosted Image.

Mọi chuyện từ nay sẽ theo quy luật tự nhiên của nó.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy là khả năng hội nhập toàn cầu một cách hòa bình tất cả đều có lợi gần như cuốn theo chiều gió và khả năng hội nhập "tàn" cầu đang từng bước trở thành hiện thực phải không sư phụ ? Nếu quả vậy thì thật là đáng lo cho thế hệ tương lai gần sắp khổ rồi.

Yên tâm đi. Không có thế chiến thứ III đâu. Cụ Vanga chỉ học hết lớp Ba trường làng, nên một số ý của cụ phải diễn dịch lại.

"Đổ mắm, đổ muối, đổ chuối hạt tiêu. Đổ phải nhà nào, nhà ấy chịu tội vậy!" Cái này chắc Hungnguyen cũng biết mà. Bài đồng dao "Thả Đìa ba ba" của trẻ em Việt đấy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam nghèo vì cổ hủ nhất thế giới.

Giàu nghĩ tới tương lai, nghèo thích "kể chuyện hồi xưa".

Posted Image

Giàu nghĩ tới tương lai, nghèo thích "kể chuyện hồi xưa".Hai nhà nghiên cứu Anh là Tobias Preis từ Trường Kinh doanh Warwick và Helen Susannah Moat từ University College London vừa phân tích 45 tỷ lượt tìm kiếm trên Google trong năm 2012 và tính toán tỷ lệ số lần tìm kiếm có số “2013” với số lần tìm kiếm có số “2011”.

Họ phát hiện thấy người dùng Internet ở nước nào tìm kiếm nhiều thông tin về tương lai hơn thì nước đó thường giàu có hơn (có GDP bình quân đầu người cao hơn).

Hồi năm 2010, Tobias Preis từng gây chấn động giới đầu tư khi dùng phương pháp tương tự để lượng hóa và lập mô hình biến động giá cổ phiếu các công ty trong chỉ số S&P 500.

“Nước nào càng nhìn về phía trước, lại càng thành công về mặt kinh tế.”

Chuyện đó cũng đúng. Kinh tế mà phát triển sôi động, con người ta cũng dễ lạc quan phấn khởi hơn. Họ sẽ lên kế hoạch đi chơi, mua vé xem đá bóng hay tính chuyện đầu tư mở mang kinh doanh. Thế nên họ thích tìm kiếm thông tin dự báo cho các năm tới.

Có vẻ Đức là nước lạc quan nhất, cũng dễ hiểu vì cả thế giới suy thoái trong khi Đức vẫn vững chãi chèo chống cho cả Châu Âu. Nhưng cũng có thể năm tới ở Đức sẽ có tổng tuyển cử.

Năm 2011, đứng đầu bảng là người Anh, nguyên nhân là vì khi ấy dân Anh đang háo hức chờ đợi Olympic London tổ chức vào năm sau.

Đáng chú ý, Mỹ xếp thứ 11, tăng 4 bậc so với năm ngoái. Thú vị ở chỗ dù năm 2012 Mỹ có tổng tuyển cử nhưng có vẻ dân Mỹ lại hay tìm kiếm năm 2010 hơn. Tuy vậy, tựu chung lại năm nay dân Mỹ vẫn lạc quan hơn so với một năm trước đó.

Trong số 45 nước được xếp hạng, Việt Nam đứng chót bảng, sánh ngang với những “tên tuổi” như Pakistan hay Kazakhstan.

Malaysia đứng thứ 16. Thái Lan đứng thứ 24, còn Philippines đứng thứ 39.

Xem thông cáo báo chí của Trường Kinh doanh Warwick, Anh về nghiên cứu trên

Posted Image

Việt Nam giữ vững thứ hạng so với năm trước

Posted Image

Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam thuộc top đầu "hoài cổ", vượt cả Trung Đông

Kiều Thái

Theo TTVN/Warwick School of Business

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam nghèo vì cổ hủ nhất thế giới. (Lại là bệnh của nhà báo Việt? hay giật tít... để nổ)

Giàu nghĩ tới tương lai, nghèo thích "kể chuyện hồi xưa".

Posted ImageGiàu nghĩ tới tương lai, nghèo thích "kể chuyện hồi xưa".Hai nhà nghiên cứu Anh là Tobias Preis từ Trường Kinh doanh Warwick và Helen Susannah Moat từ University College London vừa phân tích 45 tỷ lượt tìm kiếm trên Google trong năm 2012 và tính toán tỷ lệ số lần tìm kiếm có số “2013” với số lần tìm kiếm có số “2011”. (Hai nhà nghiên cứu hay là hai sinh viên thực tập? Cứ có một xe bò cỏ khô (Vài tỉ... số liệu) là có quyền phán cứ như là đúng rồi Posted Image - Chỉ có 9 độ số huyền không mà nạp theo kiểu Tàu hay nạp theo kiểu Việt thì đã ra dự báo rất khác nhau rồiPosted Image

Họ phát hiện thấy người dùng Internet ở nước nào tìm kiếm nhiều thông tin về tương lai hơn thì nước đó thường giàu có hơn (có GDP bình quân đầu người cao hơn).

Hồi năm 2010, Tobias Preis từng gây chấn động giới đầu tưPosted Image (chắc là sắp được cho vào danh sách xét tặng giải NoBel của Hoàng gia Thụy Điển) khi dùng phương pháp tương tự để lượng hóa và lập mô hình biến động giá cổ phiếu các công ty trong chỉ số S&P 500.

“Nước nào càng nhìn về phía trước, lại càng thành công về mặt kinh tế.”

Chuyện đó cũng đúng. Kinh tế mà phát triển sôi động, con người ta cũng dễ lạc quan phấn khởi hơn. Họ sẽ lên kế hoạch đi chơi, mua vé xem đá bóng hay tính chuyện đầu tư mở mang kinh doanh. Thế nên họ thích tìm kiếm thông tin dự báo cho các năm tới.

Có vẻ Đức là nước lạc quan nhất, cũng dễ hiểu vì cả thế giới suy thoái trong khi Đức vẫn vững chãi chèo chống cho cả Châu Âu. Nhưng cũng có thể năm tới ở Đức sẽ có tổng tuyển cử.Posted Image(Hai chú người Anh này có vẻ không biết người Đức bằng da bằng thịt bao gờ cả - từ kinh nghiệm bản thân làm việc với người Đức khoảng 15 năm, mình thầy người Đức xây dựng nền kinh tế bằng kỷ luật và kiến thức (first class) chứ không bao giờ là "sự lạc quan" được tính đến cả, kế hoạch của người Đức bao giờ cũng được thiết kế chính xác đến từng milimet luôn!Posted Image

Năm 2011, đứng đầu bảng là người Anh, nguyên nhân là vì khi ấy dân Anh đang háo hức chờ đợi Olympic London tổ chức vào năm sau.

Đáng chú ý, Mỹ xếp thứ 11, tăng 4 bậc so với năm ngoái. Thú vị ở chỗ dù năm 2012 Mỹ có tổng tuyển cử nhưng có vẻ dân Mỹ lại hay tìm kiếm năm 2010 hơn. Tuy vậy, tựu chung lại năm nay dân Mỹ vẫn lạc quan hơn so với một năm trước đó.

Trong số 45 nước được xếp hạng, Việt Nam đứng chót bảng, sánh ngang với những “tên tuổi” như Pakistan hay Kazakhstan.

Malaysia đứng thứ 16. Thái Lan đứng thứ 24, còn Philippines đứng thứ 39.

Xem thông cáo báo chí của Trường Kinh doanh Warwick, Anh về nghiên cứu trên

Posted ImageViệt Nam giữ vững thứ hạng so với năm trước

Posted ImageĐông Âu, Trung Quốc, Việt Nam thuộc top đầu "hoài cổ", vượt cả Trung Đông

Kiều Thái

Theo TTVN/Warwick School of Business

Viết bài kiểu này chăcs là mấy chuyên gia chuyên bơm thổi cổ phiếu (bìm bịp hoặc chim lợn)Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ phát hiện thấy người dùng Internet ở nước nào tìm kiếm nhiều thông tin về tương lai hơn thì nước đó thường giàu có hơn (có GDP bình quân đầu người cao hơn).

Nếu theo tiêu chí này thì người Việt Nam giàu nhất. Vì họ chuyên xem bói để biết về tương lai.

Đúng là bài viết vớ vẩn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Abe lên tiếng về vụ Trung Quốc nhắm bắn tàu Nhật

Thứ Tư, 06/02/2013 - 11:44

(Dân trí) - Thủ tướng Nhật Abe hôm nay 6/2 cho biết vụ một tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc khóa radar nhắm vào tàu chiến Nhật là “nguy hiểm”, đẩy căng thẳng biển đảo giữa hai nước lên một mức mới.

>> Tokyo: Tàu chiến Trung Quốc nhắm bắn tàu hải quân Nhật

Posted Image

Thủ tướng Nhật Abe

“Đó là hành động nguy hiểm có thể dẫn tới tình huống không thể dự đoán trước được”, ông Abe cho biết trước quốc hội. “Thật vô cùng đáng tiếc. Chúng tôi cương quyết yêu cầu họ tự kiềm chế để tránh những leo thang không cần thiết”.

Bình luận của Thủ tướng Abe được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thông báo radar nhắm mục tiêu cho tên lửa đã được hướng vào tàu hải quân Nhật trong vùng biển quốc tế ở Hoa Đông vào tuần trước.

Đây là lần đầu tiên hải quân hai nước có hành động như trên trong cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà giới bình luận cảnh báo có thể biến thành xung đột vũ trang.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết Mỹ rất “quan ngại” về vụ việc. “Liên quan đến thông tin về vụ khóa radar, những hành động như thế làm leo thang căng thẳng và làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc tính toán sai lầm, có thể đe dọa đến hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế ở khu vực quan trọng này”, bà khẳng định.

Ngày 5/2 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera cũng cho biết một trực thăng quân sự nước này cũng bị khóa radar tương tự vào ngày 19/1.

Tại cuộc họp báo ở Tokyo, phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Katsunobu Kato cho biết Tokyo đã gửi phản đối tới Bắc Kinh về vụ khóa radar vào ngày hôm qua và đã yêu cầu một lời giải thích. Nhưng hiện họ chưa nhận được câu trả lời.

Radar được sử dụng để xác định chính xác khoảng cách, hướng, tốc độ và độ cao của mục tiêu. Theo chính phủ Nhật, các hệ thống vũ khí được trang bị radar có thể khai hỏa ngay lập tức.

Diễn biến trên đã đổ thêm dầu vào “lửa căng thẳng” giữa hai nước trên Hoa Đông, nơi hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đối đầu trên chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngày hôm qua, 5/2, Tokyo đã triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối về sự hiện diện của tàu chính phủ Trung Quốc quanh quần đảo này một ngày trước đó.

Bắc Kinh liên tục phái tàu tới khu vực kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9. Động thái quốc hữu hóa này đã gây ra căng thẳng ngoại giao và châm ngòi cho các cuộc biểu tình bài Nhật khắp Trung Quốc.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn phái máy bay tuần tra trên vùng trời Senkaku/Điếu Ngư và gần đây cả hai bên đều triển khai chiến đấu cơ, song cho tới nay chưa xảy ra vụ chạm trán nào.

Vũ Quý

Theo AFP

======================

Tất yếu thôi! Vì mọi diễn biến ở biển Đông đều liên thông với Đông Bắc Á mà lị. Cái lày lói nâu rùi. Mong các bên hãy bình tĩnh và kiềm chế. Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Kim Jong-un gạch Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, Putin khỏi DS chúc Tết
Thứ tư 06/02/2013 13:14

(GDVN) - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi thiệp chúc mừng Tết Nguyên đán tới các nhà lãnh đạo của 30 quốc gia, nhưng không có hai đồng minh thân cận nhất là Trung Quốc và Nga.

Tờ Chosun Ilbo dẫn nguồn tin Ngoại giao Hàn Quốc ngày 6/2 đưa tin cho biết, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh và Moscow đã có nhiều rạn nứt.

Posted Image
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Báo chí nhà nước Triều Tiên ngày 5/2 cũng đã đăng tải danh sách 30 quốc gia gồm cả Lào, Li-băng, Mông Cổ và Việt Nam nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã được gửi thiệp chúc Tết nhưng không hề có tên Trung Quốc và Nga.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc gồm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thiệp chúc Tết tới ông Kim Jong-un thông qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Bình Nhưỡng hôm 28/1, nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên không gửi thiệp chúc Tết đáp lễ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã gửi thiệp chúc mừng năm mới tới ông Kim Jong-un cùng khoảng thời gian trên với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhưng cũng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Sự im lặng của ông Kim khá trái với thông lệ hàng năm và được các nhà phân tích đánh giá rằng đó có thể là một hành động phản đối việc Trung Quốc và Nga đã bày tỏ ủng hộ Nghị quyết mới của LHQ được thông qua hôm 23/1 nhằm chống lại Triều Tiên liên quan tới vụ phóng tên lửa tháng 12 năm ngoái.
Tuy nhiên, trong khi luôn chỉ trích Nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an thì ông Kim lại có một động thái hiếm thấy khi gửi một bức thiệp chúc mừng năm mới tới Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon - tờ Sinmun Rodong của Triều Tiên cho biết.
Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Nguyễn Hường (nguồn Chosun)
=====================
Thế đấy! Ngài Kim Jong Un hẳn có ý tưởng của mình khi không gửi thiệp chúc Tết đến hai Đồng Minh truyền thống của mình. Ý tưởng này đã được chuẩn bị từ lâu rồi - khi hàng loạt tướng soái quan trọng trong quân đội bị cách chức. Đó chính là những người có thể khuyên ngài Kim Jong Un nên gửi thiệp chúc Tết.Posted Image

Hai miền Nam Bắc Cao Ly sẽ thống nhất. Không có chiến tranh xảy ra giữa hai miền Cao Ly. Đây là lời chúc Tết của tôi đối với người Cao Ly.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/02/vi-than-cai-quan-2013-1/

Cháu định không gửi bài này, nhưng ..thấy chua xót cho cả một nền báo chí lá cải, ngoài mặt hết chửi bới..Trung Quốc rồi bôi xấu dân TQ., nhưng ..trong bụng vẫn cóp pi trơ tráo những bài viết trên báo Tàu rồi để dân mình đọc...

Trong khi văn hóa của mình thì báo chí VN đập tơi tả, nghi ngờ, bôi đen. Còn văn hóa nước ngoài thì đến cái quần chíp của ngôi sao cũng thành hót

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc dọa Triều Tiên phải 'trả giá đắt'

Thứ tư, 6/2/2013, 22:30 GMT+7

Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Triều Tiên sẽ phải "trả giá đắt" nếu tiếp tục thử nghiệm hạt nhân, nhưng các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh không thể kiềm chế được đồng minh thân thiết.

> Liên Hợp Quốc sẽ 'mạnh tay' với Triều Tiên

Posted Image

Một binh sĩ Triều Tiên đi qua cột mốc cắm ở biên giới Triều Tiên và Trung Quốc. Ảnh: Thedearreader

Một bài viết với những lời cảnh báo trên xuất hiện trên cả hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của hãng thông tấn nhà nước Global Times hôm nay.

Global Times nêu ra viễn cảnh rằng mối quan hệ, được gây dựng từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và là chỗ dựa của Bình Nhưỡng bấy lâu, "có thể sụp đổ" vì vấn đề này.

"Điều này sẽ không có lợi cho Bình Nhưỡng", bài viết của hãng cho hay. "Triều Tiên sẽ phải đối mặt với tình hình xấu hơn, nhưng Trung Quốc vẫn có thể tìm ra cách để bù đắp cho những tổn thất về địa chính trị".

Triều Tiên thề sẽ tiến hành thử hạt nhân lần ba sau khi Hội đồng Bảo an lên án vụ phóng tên lửa hôm 12/12 của nước này bằng một nghị quyết trừng phạt có sự đồng tình của Trung Quốc.

Global Times, thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, trước đó còn kêu gọi Bắc Kinh cắt viện trợ của Triều Tiên nếu nước này thử hạt nhân.

"Nếu Triều Tiên vẫn khăng khăng thử nghiệm hạt nhân lần ba bất chấp các nỗ lực ngăn cản, họ sẽ phải trả giá đắt. Sự hỗ trợ mà nước này nhận được từ Trung Quốc sẽ bị cắt giảm", Global Times viết.

"Trung Quốc không bao giờ e sợ Bình Nhưỡng. Nếu Bình Nhưỡng tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ, thậm chí đánh đổi cả mối quan hệ song phương", bài viết tiếp.

Tuy nhiên, những lời đe dọa này trái ngược với quan điểm chính thức mà Bắc Kinh nhiều lần đưa ra, trong đó kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và bình tĩnh, tránh những hành động gây bất ổn cho khu vực.

Các nhà phân tích và các nhà ngoại giao cho rằng, dù bất mãn, Bắc Kinh vẫn không sẵn lòng "ra tay", và những tuyên bố của giới truyền thông chỉ là nhằm thể hiện sự thất vọng với đồng minh.

Trung Quốc được cho là lo sợ nếu Triều Tiên sụp đổ, một lượng lớn dân di cư sẽ đổ qua biên giới và có khả năng dẫn đến một nước Hàn Quốc - đồng minh của Mỹ - thống nhất nằm sát biên giới nước này.

Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế khu vực Đông Bắc Á, trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng tránh bất ổn vẫn là ưu tiên lớn hơn của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên.

"Thậm chí có cắt giảm hỗ trợ thì họ vẫn không để đến mức chính quyền Triều Tiên bị tê liệt hoặc tạo ra một sự thay đổi khác biệt", bà nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa có phản ứng gì về những thông tin từ phía Hàn Quốc cho rằng, đại sứ Triều Tiên đã được triệu tập để hội đàm một vài lần. Một chiếc xe mang biển ngoại giao và cờ Triều Tiên đã đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua.

Nữ phát ngôn viên của bộ là Hoa Xuân Oánh cho hay các bài viết với lập trường của Global Times "có lẽ không chính thống" và lặp lại lời kêu gọi kiềm chế của Trung Quốc.

Trung Quốc là ân nhân chính của Bình Nhưỡng kể từ chiến tranh Triều Tiên, cung cấp hỗ trợ về ngoại giao, kinh tế đến một trong những quốc gia bị cô lập nhất thế giới này.

Anh Ngọc

===================

Nữ phát ngôn viên của bộ là Hoa Xuân Oánh cho hay các bài viết với lập trường của Global Times "có lẽ không chính thống" và lặp lại lời kêu gọi kiềm chế của Trung Quốc.

Bởi vậy, nếu Bắc Triều Tiên làm cái "Bùm" thì chắc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ không nói như vậy. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem 'Hổ mang chúa' múa ở Thọ Xuân

> Thủ tướng trên 'hổ mang chúa' Su-30MK2

> 8X Việt lái 'hổ mang chúa' Su-30MK2

> Thủ tướng thăm Trung đoàn Không quân 923

> 'Đại bàng' Su-30MK2 Việt Nam dũng mãnh gác trời

TPO- Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Đoàn Không quân Yên Thế anh hùng (Trung đoàn 923, Quân Chủng PK-KQ) đầu năm 2013 thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.

Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu thêm những tấm ảnh hiếm, độc đáo về chuyến thị sát của Thủ tướng.

Ngày 26-1-2013 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và làm việc với Đoàn không quân Yên Thế tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nói chuyện với CBCS Trung đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Càng tự hào kiêu hãnh với truyền thống anh hùng của quân chủng, tôi lại càng dấy thêm niềm tự hào cùng niềm tin bởi trong thời gian ngắn Đoàn không quân Yên Thế nói riêng và Quân chủng chúng ta nói chung đã nhanh chóng làm chủ những vũ khí khí tài hiện đại trong đó có loại máy bay SU 30MK2 với những tính năng chiến đấu vượt trội.

Thủ tướng trên buồng lái chiến đấu cơ SU-30 MK2

Thủ tướng ghi sổ vàng truyền thống. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Trung đoàn không quân anh hùng 923 đã cơ động chiến đấu trên 11 sân bay thuộc 8 tỉnh bắn rơi 107 máy bay các loại của không lực Hoa Kỳ và đánh trọng thương 2 tàu khu trục thuộc hạm Đội 7.

Gần đây, Trung đoàn không quân Yên Thế với những thành tích huấn luyện xuất sắc đã được cấp trên giao trọng trách tiếp nhận và làm chủ loại máy bay chiến đấu hiện đại SU 30 MK2, đây là máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến hàng đầu thế giới có thể đảm nhiệm cả chức năng tiêm kích và cường kích, tác chiến cả trên không hay trên biển, nổi tiếng với chiêu bay kiểu Cobra nên được mệnh danh là 'hổ mang chúa' trên bầu trời.

Phút giây sảng khoái của Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trên sân bay Sao Vàng sau khi xem 'hổ mang chúa' SU-30 MK2 bay biểu diễn, nhào lộn trên bầu trời. Khác với các phi đội Su-30 đầu tiên thiên về tiêm kích đánh chặn, giành ưu thế trên không, các lô SU-30 MK2 mới nhập có nhiều tính năng thiên về chống hạm và cường kích rất mạnh. Với 8 tấn vũ khí các loại, tầm bay xa, đây được coi là một trong những vũ khí phòng thủ hữu hiệu, có tác dụng răn đe mạnh mẽ đối với bất cứ kẻ nào mưu toan xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

SU-30 xong phần diễn tập trở về

Đón phi công hạ cánh từ bầu trời thân yêu

Hai phi công SU-30 hoàn thành nhiệm vụ rời buồng lái . Phi công báo cáo Thủ tướng sau buổi diễn tập

Haha......đặt cái tựa thế à......Posted Image Tết nhất tới nơi đang rầu, đọc cái tựa, xem bài viết xong tự nhiên lăn ra cười hihihi...đúng là tiếu lâmPosted Image

Nưu ý: ai đọc buồn cười cứ cười, cấm bình nuậnPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Y án với hai giáo sư làm gián điệp cho Trung Quốc

Cập nhật lúc 15:01, 07/02/2013

Tòa án Tối cao Nga giữ nguyên mức án tù đối với hai giáo sư đại học người Nga phạm tội cung cấp thông tin mật về tên lửa đạn đạo Bulava của hải quân nước này cho tình báo Trung Quốc.

Quân đội Nga nạp đạn tên lửa xuyên lục địa

Cặp đôi hoàn hảo lấy lại vị thế cường quốc cho Nga

Hồi năm 2012, Tòa án thành phố St.Petersburg đã tuyên án 12 năm và 6 tháng tù giam đối với giáo sư Yevgeny Afanasyev thuộc Đại học công nghệ Baltic và 12 năm tù đối với giáo sư Svyatoslav Bobyshev, hãng tin RIA Novosti ngày 6/2 cho biết.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky lớp Borey của Nga mang tên lửa đạn đạo Bulava- Ảnh: Reuters

“Tòa án Tối cao Nga bác đơn kháng cáo của hai bị cáo và giữ nguyên mức án tù đối với hai bị cáo”, theo RIA Novosti dẫn thông cáo của Tòa án Tối cao Nga.

Theo các điều tra viên, hai giáo sư này đã trộm và mang theo thông tin mật về tên lửa đạn đạo Bulava của Nga trong một chuyến đi công tác ở Trung Quốc hồi năm 2009, sau đó cung cấp thông tin mật này cho tình báo Trung Quốc để nhận tiền thưởng.

Hải quân Nga đang nghiên cứu phát triển Bulava, một loại tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm lớp Borey thế hệ mới của Nga

Theo TNO

=================

Người Mỹ trong cuộc chiến Vùng Vình II mua hầu hết những tướng lĩnh chủ chốt của Iraq với giá 200. 000. 000 USD. Những vị tướng Iraq có thể nhân danh sự phản đối chế độ Sadm Hussen, vì họ còn là những nhà chính trị. Nhưng hai vị giáo sư khoa học này, được mua với giá chắc rẻ hơn. Và với tư cách là nhà khoa học phi chính trị việc bán bí mật quốc gia tương đương tội phản quốc. Tôi nghĩ nước Nga xử vậy là nhẹ.

Nhưng vấn đề trở nên trầm trọng hơn là người Nga sẽ hoài nghi Trung Quốc, góp phần vào sự hùn vốn của Nga với Hoa Kỳ trong canh bạc cuối cùng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Mỹ kêu gọi Trung Quốc tránh đối đầu
07/02/2013 18:15

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 6/2 đã kêu gọi Trung Quốc tránh đối đầu và tìm cách đối thoại hòa bình với Nhật Bản cũng như với các nước khác liên quan tới tranh chấp lãnh thổ.
» Vụ 'Trung Quốc ngắm bắn', Thủ tướng Nhật nói gì?
» So sức mạnh chiến hạm Nhật Bản - Trung Quốc

Posted Image
Quần đảo tranh chấp, Senkaku/Điếu Ngư - Nguồn: AP


N
gười đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết ông đã yêu cầu các đối tác của mình ở Bắc Kinh tiến hành thương lượng các thỏa thuận khu vực nhằm xoa dịu hàng loạt bất đồng liên quan tới tranh chấp lãnh hải.


Được hỏi về những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan tới quần đảo Điếu Ngư, mà Nhật Bản gọi là Senkaku, trên biển Hoa Đông sau khi có bài phát biểu tại Đại học Georgetown, Bộ trưởng Panetta đã bày tỏ quan ngại rằng "nước này hay nước khác có thể phản ứng theo cách có thể làm cho khủng hoảng nặng nề hơn."

Theo ông, Trung Quốc, Mỹ và các nước khác nên phối hợp giải quyết những thách thức chung, trong đó có nạn cướp biển, thiên tai và các tranh chấp lãnh thổ.

Căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã gia tăng kể từ khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản bùng lên ở Trung Quốc. Tiếp sau đó là sự xuất hiện thường xuyên của các tàu Trung Quốc xung quanh quần đảo này.

Theo Tokyo, chỉ trong 4 tháng qua, tàu Trung Quốc đã 21 lần xâm nhập vùng biển mà Nhật Bản coi là thuộc lãnh hải của mình.
=====================
Để tu được thành Phật - cực kỳ khó khăn - mà còn có đến 8.4000 Pháp môn. Nhưng để chứng tỏ "sự phục hồi dân tộc Trung Hoa vĩ đại" (*) hình như họ chỉ biết có một con đường là tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Trả lại Trường Sa và Hoàng Sa đi và đấy cũng chỉ là giải pháp nhất thời. Một điều kiện tiên quyết để chứng tỏ thiên chí thật sự là long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.
Rất tiếc! Bà Vanga đúng! Định mệnh đã an bài - ấy là nói theo "mê tín dđoan". Còn nói theo "pha học" thì là quy luật vũ trđã chứng tỏ sức mạnh khách quan của nó. Posted Image
Các vị cđánh bạc theo sở trường của quí vị. Thiên Sđi ngđây. Thức t2 giờ sáng rùi!

=====================
* Lời phát biểu của ngài Tập Cận Bình ở quân khu Quảng Châu.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay