Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

 

Ám ảnh những dòng sông “khắc khoải chờ chết” của Hà Nội

Thứ Năm, 25/06/2015 - 07:55
 

Dân trí Nước đen sì, đặc quánh rác bẩn, đủ các loại rác sinh hoạt mắc lại lừng chừng bốc mùi hôi thối… Đây là những hình ảnh trên sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Tô Lịch, những dòng sông hiếm hoi trong nội đô còn sót lại của Hà Nội.

 

thaiha-fb7cc.jpg?t=1435194315669ico_video_play.png

Hà Nội: Vẫn ngổn ngang sau cơn giông lịch sử

 

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm của những con sông này, thường xuyên có lực lượng công nhân vớt rác, các bè thuỷ sinh cũng được sử dụng. Nhưng những nỗ lực này cũng chỉ như muối bỏ bể. Thực trạng ô nhiễm tại những con sông nội đô đã lên đến mức báo động.


Theo Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường thuộc Hội Cấp thoát nước VN cảnh báo, hiện nguồn nước ngầm của Hà Nội đang bị ô nhiễm nặng.
 
Nguyên nhân là do lượng nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường quá lớn. Nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra sông hồ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe cộng đồng người dân. Tại nhiều khu vực ở Hà Nội nước ngầm bị nhiễm các độc tố chính như măng gan, sắt, asen và amoni...
 
Xuân Ngọc
====================
Việc xác định và bảo đảm chắc chắn Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi không mưa - (Lão Gàn không hề nói là "Đuổi mưa". Đấy là báo nói) - lão Gàn không lấy một xu nào.
Nhưng để lập một dự án Địa lý Lạc Việt làm sạch tất cả những dòng sông ở Hanoi và bảo đảm 100 năm sau không bị ô nhiễm, lão ra giá 300. 000. 000. 000 VND (ba trăm tỷ đồng). Đưa tiền trước, dự án không như ý lão trả lại tiền. Tất cả mọi chi phí liên quan đến số tiến này , từ phí chuyển tiền qua ngân hàng đến thuế thu nhập....do bên A trả. Không có thương lượng về giá cả.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá đấy rẻ quá sp. Bây giờ mà giao tư vấn NN chắc giá đắt gấp 5 là ít.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá đấy rẻ quá sp. Bây giờ mà giao tư vấn NN chắc giá đắt gấp 5 là ít.

 

Vẫn còn rẻ à! Đúng là sư phụ ngố. Không bít mần ăn. Thui lên 500 tỷ vậy. Thế thôi. Chứ gấp 5 thì nhiều quá.

Sư phụ phải thiết kế thoát nước toàn thành Hanoi để bảo đảm các con sông không ô nhiễm; phải liên kết hoặc độc lập một cách cân đối với hệ thống thoát nước thành phố; phải kết hợp với các cơ quan liên quan để có tài liệu, phải có tính khả thi; phải....; phải...; Ui phải nhiều thứ quá. Đúng là 500 tỷ vưỡn còn là rẻ. Hì. Tính phức tạp thì cao, nhưng tính khoa học thì không thể so sánh với vụ xác định không mưa 1000 năm Thăng Long. Để thực hiện việc này sư phụ vừa chơi gamme vừa làm. Nên 500 tỷ được rùi. Sư phụ vốn khiêm tốn.Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị truy cứu hình sự nếu dự báo thời tiết sai lệch

Thứ Tư, 24/06/2015 - 19:05
 

Dân trí “Thông tin dự báo không chính xác hoàn toàn nhưng cũng không thể sai lệch nghiêm trọng. Vì vậy Luật Khí tượng thủy văn cần có quy định cấm cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sai lệch, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân”...

 

Đó là kiến nghị của đại biểu Phạm Thị Phương (Hà Tĩnh) trong phiên thảo luận về Dự án Luật khí tượng thủy văn tại hội trường Quốc hội, chiều 24/6. Phiên thảo luận ghi nhận ý kiến của 11đại biểu Quốc hội, trong đó đa phần các đại biểu kiến nghị quy định để đảm bảo tính chính xác của thông tin dự báo và trách nhiệm của người cung cấp sai thông tin dự báo.

 

Dự báo một đằng, bão về một nẻo?

Dự thảo Luật, ở Khoản 4, Điều 4 đề cập đến tính chính xác trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, nhưng đại biểu Phạm Thị Phương chưa yên tâm. Bà Phương đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thể hiện rõ quy định về tính chính xác về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

“Hoạt động khí tượng thủy văn là hoạt động khoa học, mà điều quan trọng nhất của hoạt động khoa học là đảm bảo tính chính xác. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn cần thiết đảm bảo tính chính xác chứ không chỉ cần sự kịp thời, dễ hiểu cho người sử dụng, nếu thông tin mà kịp thời và dễ hiểu nhưng thiếu tính chính xác thì có mang lại lợi ích gì?” - đại biểu Phạm Thị Phương bày tỏ.

 

pham_thi_phuong-3b43e.jpg
Đại biểu Phạm Thị Phương - đoàn Hà Tĩnh (ảnh: Ngọc Châu).
 

Nữ đại biểu đoàn Hà Tĩnh cũng đưa ra bằng chứng nhiều lần cơ quan khí tượng đưa ra dự báo sai lệch gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân. Đơn cử như việc dự báo sai về cơn bão Linda năm 1997 là không gây ảnh hưởng đến nước ta, nhưng thực tế, cơn bão đã vượt qua khu vực biển Nam Bộ và đổ bộ vào Cà Mau, làm 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng chục nghìn tàu thuyền bị đắm chìm do bão.

“Tôi không đồng tình với giải trình của ban soạn thảo rằng dự báo thì không thể chính xác. Không chính xác hoàn toàn nhưng cũng không thể sai lệch nghiêm trọng. Tính chính xác không phải là một con số cố định mà có sai số cho phép. Vì vậy chúng ta không nên né tránh điều này. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét kỹ” - đại biểu Phạm Thị Phương nhấn mạnh.

Từ những phân tích trên, xét đến vai trò của tính chính xác trong thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn, đại biểu Phạm Thị Phương đề nghị bổ sung thêm 1 khoản vào Điều 6 về những hành vi bị cấm với quy định “Cấm cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sai lệch gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân”.

Đại biểu Phạm Thị Phương cho rằng, dự thảo Luật mới quy định về trách nhiệm trong trường hợp làm sai quy trình kỹ thuật, nhưng nếu không làm sai quy trình kỹ thuật mà đưa ra những sai sót do trình độ chuyên môn thì cũng cần phải áp trách nhiệm. Vì thế, cần phải có quy định trách nhiệm về năng lực, trình độ chuyên môn gắn với vị trí công việc, có như vậy thì khoa học mới phát triển được và ở mỗi vị trí công tác mới chọn được người có năng lực và phát huy được năng lực của mình.

 

bao1-e14fc.JPG

Nhiều dự báo bão sai đã gây thiệt hại cho người và tài sản của nhân dân (ảnh: Tuấn Hợp)

 

Đề cập đến kênh thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn, đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (đoàn Nam Định) nhìn nhận, những năm qua, có nhiều hạn chế do bộ máy tổ chức chưa hiệu quả, cần tăng cường vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khí tượng thủy văn đối với các đơn vị sự nghiệp.

“Tác động về thời tiết phải được thông báo công khai cho khu vực dân cư chịu ảnh hưởng, nhất là trường hợp khẩn cấp, khi có thiên tai bất thường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, như mưa đá, bão, sương mù. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa lại quy định rõ ràng, đảm bảo được trong tất cả các trường hợp về thời tiết theo kế hoạch hoặc trong trường hợp khẩn cấp” - đại biểu Hoàng Thị Tố Nga kiến nghị.

 

Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu dự báo sai lệch nghiêm trọng

Đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) thể hiện sự quan tâm đặc biệt về vấn đề an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai và lợi ích quốc gia, liên quan đến chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phần thảo luận của mình. Đây là nguyên tắc rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho đất nước trong mọi tình huống nhưng trong dự thảo luât chưa cụ thể hóa nguyên tắc này, chưa có nhiều quy định liên quan đến việc phục vụ quốc phòng, an ninh.

Cơ sở trên là lí do vị đại biểu này đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định về hành vi bị cấm, trong đó nhấn mạnh “Cấm cung cấp thông tin dữ liệu, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho đối tượng có khả năng xâm hại đến quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai và lợi ích quốc gia”.

phung_khac_dang-3b43e.jpg

Đại biểu Phùng Khắc Đăng - đoàn Sơn La (ảnh: Ngọc Châu)

 

Theo đại biểu Phùng Khắc Đăng, những thông tin dữ liệu, tin cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quân sự. Đại biểu lưu ý, kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy những dự báo về thời tiết, lũ, mực nước có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc tổ chức một chiến dịch hay một cuộc hành quân trong hoạt động quân sự.

Vì vậy, tướng Đăng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định về cơ chế cung cấp thông tin, dữ liệu cảnh báo dự báo khí tượng thủy văn giữa cơ quan quản lý của nhà nước với hoạt động an ninh quốc phòng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo hướng ưu tiên; Không cung cấp và sử dụng những thông tin về dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn cho các đối tượng khác mà xét thấy việc này có thể nguy hại tới an ninh, quốc phòng quốc gia.

Với vấn đề khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định của pháp luật, ông Đăng nhận xét, dù vậy, các điều luật vẫn còn đơn giản, có tính chất chung chung.

“Thông tin dự báo có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, vì vậy đề nghị tùy theo mức độ để xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự” - đại biểu Phùng Khắc Đăng khẳng định.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và tình hình nước biển dâng. Phiên thảo luận về Dự thảo Luật khí tượng thủy văn diễn ra tại hội trường Quốc hội chiều 24/6 khi cơn bão số 1 đang đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, thực tế chính là một động lực khiến chất lượng ý kiến của các đại biểu tốt hơn.

Châu Như Quỳnh

=====================

Vào hơn 8g sáng ngày mùng 4/ 7 2014 thời gian Việt, lão Gàn xuống bếp ăn sáng, nhận được thông tin của bà xã: "Ông Obama hết thời hay sao, mà năm nay đúng ngày quốc khánh Hoa Kỳ, bão tuyết lại đánh vào ngay thủ đô Washinhton". Tôi hỏi: "Hôm nay mùng mấy rồi?". Bà xã tôi trả lời: "Hôm nay mùng 4 của Việt Nam, nhưng là ngày mùng 3/ 7 ở Hoa Kỳ". Tôi nói: "Vẫn còn kịp". Ngay 9 giờ sáng ngày 4/ 7 Việt Nam, tôi lên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, xác định rằng: "Cơn bão tuyết dự báo đánh vào thủ đô Wasinhton của Hoa Kỳ sẽ lệch đi nơi khác và thủ đô Wasinhton hoàn toàn yên bình". Ngày hôm sau bão tuyết sang tận...biên giới Gia Nã Đại. Những rất tiếc, người Mỹ đã hoãn tổ chức các lễ hội liên quan đến ngày Quốc khánh ở thủ đô Wasinhton của họ vì hẳn KTTV TW của Hoa Kỳ dự báo thì đâu phải đồ bỏ. Chưa nói đến các cơ quan dự báo lôm côm trên thế giới này. Tôi cũng xác định rằng: Đây không phải là lần duy nhất lý học Đông phương Việt xác định đúng về diễn biến thời tiết.

Trong lịch sử văn minh nhân loại, chưa hề có dự báo nào sai phải chịu trách nhiệm hình sự cả (Kể cả xem bói, ngoại trừ những dự báo không làm hài lòng một số vị vua). Bởi vì sự tương tác của vũ trụ cực kỳ phức tạp, Trong khi đó, nền văn minh hiện nay - mà Hoa Kỳ là một biểu tượng cho sự tiên tiến về khoa học kỹ thuật, cũng dự báo sai. Chính bởi tính tương tác phức tạp do những yếu tố tương tác mà nền văn minh hiện nay chưa biết được.

Bây giờ có đổ ra một đống tiền để KTTV Việt có phương tiện hiện đại như ở Hoa Kỳ, thì cũng không thể bảo đảm chính xác. Do đó, nếu dự báo sai nghiêm trọng, chỉ xem xét cách chức người đứng đầu có trách nhiệm mà thôi.

Nếu dự báo sai của KTTV bị quy trách nhiệm hình sự thì từ nay lão Gàn sẽ chẳng có một dự báo nào ở Việt Nam cả. Mặc dù bản thân lão Gàn không chịu trách nhiệm hình sự cho những dự báo của mình. Bởi vì, khi KTTV thông báo bão đánh vào Việt Nam, mà lão Gàn lại báo bão tan giữa biển (Đã vài lần như vậy). Lão Gàn đúng thì KTTV phải chịu trách nhiệm sao?

 

 

Đêm 26/6: Mưa rào, dông trên cả nước, vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 7-8

Thanh Tuấn

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 26/06/15 20:00

 

vnp_muatoi.jpg
(Nguồn: Vietnam+)

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều tối và đêm 26/6, nhiều vùng trên cả nước có mưa rào và dông.

Do ảnh hưởng hút gió của rìa đông nam vùng áp thấp phía Tây nên ở vịnh Bắc Bộ có gió Nam đến Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Sóng biển cao 1.5-2.5 mét.

Dự báo thời tiết từng vùng trên cả nước đêm 26 và ngày 27/6 như sau:

Phía Tây Bắc Bộ mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 33-36 độ C, có nơi trên 36 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió Tây Nam đến Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 26-29 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Thủ đô Hà Nội mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió Tây Nam đến Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 27-30 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Thanh Hóa-Thừa Thiên-Huế mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió Tây Nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 27-30 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, phía Bắc có nắng nóng. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 26-29 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 34-37 độ C, phía Bắc có nơi trên 37 độ C.

Tây Nguyên mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 21-24 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 29-32 độ C.

Nam Bộ mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 -27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 31-34 độ C./

THOITIETdem26ngay27_H84.jpg

=====================

Phía Tây Bắc Bộ mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 33-36 độ C, có nơi trên 36 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió Tây Nam đến Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 26-29 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Thủ đô Hà Nội mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió Tây Nam đến Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 27-30 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

 

Lạ nhỉ? Lão Gàn đi từ Nghệ An ra Hanoi. Bi wờ lão Gàn đang ở Hanoi có thấy mưa rào, dông và nắng nóng gì đâu nhể?

Thấy chưa? KTTV đoán sai bét, nếu bị xem xét hình sự thì hỏng kiểu hết cả.

Còn đây là bói theo Lý học: Từ nay đến hết 21 Việt lịch toàn bộ khí hậu miền Bắc ôn hòa, trời nắng đẹp để chụp ảnh. Tất nhiên đấy là nói chung, còn những nơi nào lão Gàn không tới thì không chịu trách nhiệm. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Á, Sư phụ về đến HN rồi ah? Con mong được gặp SP lắm ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất mong được gặp chú thiên sứ ở ngoài HN, để mời chú chầu cafe để cảm ơn và xin chú mấy quyển sách mà chú đã hứa tặng, hihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắt đầu thời Trung Quốc “cai trị Biển Đông” ?

 

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.
 
11h.jpg
 
Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền.
Như hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, quá trình lấn biển của Trung Quốc là bất thường về tốc độ, quy mô, và cường độ. Những hòn đảo mới, mỗi đảo rộng trung bình 2 kilômét vuông, đang được phủ kín bởi các sân bay, bến cảng, và căn cứ quân sự, làm dấy lên những lo ngại về sự quân sự hóa trong khu vực.
 
Vậy thì liệu việc Biển Đông biến thành “cái hồ của Trung Quốc” có phải là không thể tránh khỏi?
Cán cân dường như đang nghiêng về phía Trung Quốc về mọi mặt. Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thừa thời gian và đang áp dụng chiêu thức kiên nhẫn nhưng cứng rắn để thống trị các vùng biển và đảo.
 
11.jpg
 
Trong khi tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên các đảo, kể cả Trung Quốc, đều không thích một cuộc đụng độ quân sự, các hành động của Bắc Kinh lại không hề thân thiện.
Chiến thuật của Trung Quốc là dùng “bạo lực lạnh” – sử dụng vũ lực phi quân sự – để khuất phục đối thủ nhỏ hơn. Các tàu hải giám của Trung Quốc đã được lệnh đâm và bắn vòi rồng áp suất cao để đuổi tàu thuyền nước ngoài.
Những hành vi bạo lực phi quân sự này cho thấy các lý do đằng sau những nỗ lực nhất quán của Trung Quốc trong việc xây dựng một hạm đội đáng gờm gồm các tàu thực thi pháp luật thân trắng và tàu cá, song song với việc hiện đại hóa hải quân của mình.
Dù lực lượng hải quân Trung Quốc hầu như chưa sử dụng vũ lực quanh các rạn san hô, họ luôn ở đằng sau đóng vai trò răn đe và sẵn sàng can thiệp nếu các tàu Trung Quốc bị bắn. Sự kết hợp của “bạo lực lạnh” và “răn đe quân sự” giúp Trung Quốc khẳng định uy thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình ở biển Đông.
 
Bản Tango khó chịu
Trung Quốc đang cạnh tranh vị thế cường quốc với Hoa Kỳ và đang nỗ lực tạo ra vùng ảnh hưởng của riêng mình. Quyết tâm bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông, bất chấp cái giá phải trả về chính trị và ngoại giao, cho thấy khu vực này là một vũ đài then chốt trong chiến lược của Bắc Kinh. Về tổng thể thì biển Đông không phải là điểm mạnh nhất trong hệ thống an ninh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng nó quan trọng về chiến lược vì đây là đường nối chính giữa Ấn Độ và Thái Bình Dương.
 

11g.jpg

Những khối bê tong đúc sẵn từ đất liền đưa ra xây đảo

 
Các động thái của Trung Quốc đã khuấy động phản ứng mạnh mẽ của Mỹ và gần đây cả hai bên đã có lời qua tiếng lại.
Tuy nhiên, việc Lầu Năm Góc điều các tàu chiến Mỹ và một máy bay do thám mang theo các phóng viên CNN đến khu vực có thể được hiểu là một sự thể hiện yếu đuối của chính sách ngoại giao pháo hạm (gunboat diplomacy) mà không giúp ngăn chặn việc Trung Quốc xây dựng đảo.
Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh hồi tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc để truyền đạt những quan ngại về việc xây đảo và thúc giục họ kiềm chế. Mặc dù tỏ ra lịch sự nhưng phía Trung Quốc vẫn không suy chuyển.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời rằng Mỹ và Trung Quốc có thể chia sẻ quyền lực ở Thái Bình Dương, trong khi Ngoại trưởng Vương Nghị đã lặp đi lặp lại khi ngồi cạnh ông Kerry trong một cuộc họp báo rằng sự quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của mình là “vững như bàn thạch”.

11m.jpg

TQ chuyển pháo ra "Đảo nhân tạo"

 

Mục tiêu cuối cùng của điệu Tango khó chịu giữa hai siêu cường này là gì? Về lâu dài, Hoa Kỳ đang điều động 60% lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương như một phần trong chính sách “xoay trục” của Tổng thống Barack Obama sang khu vực này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào Mỹ có thể giúp các nước nhỏ hơn đối phó với “bạo lực lạnh” của Trung Quốc mà không làm tình hình leo thang. Việc Hoa Kỳ chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã làm suy yếu nền tảng đạo đức của họ khi lên án Trung Quốc và thực thi sức mạnh của luật pháp quốc tế.
Những phản ứng theo kiểu ứng phó và tập trung vào quân sự này khiến người ta nghĩ rằng Washington không có một cam kết lâu dài và chắc chắn hay một chiến lược đáp trả hiệu quả để đối phó với những cơn “sóng cồn” liên tục của Trung Quốc trong khu vực biển Đông.
Khả năng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Những gì ASEAN đã làm, nếu có, để miễn cưỡng đáp lại Trung Quốc chỉ là giơ cao đánh khẽ. Những tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Kuala Lumpur bày tỏ lo ngại về việc xây đảo thậm chí còn không nói rõ Trung Quốc là bên chịu trách nhiệm. Công bằng mà nói, các nước thành viên ASEAN không có tuyên bố chủ quyền đã miễn cưỡng chỉ trích Bắc Kinh hoặc chia rẽ là vì họ có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Tuy nhiên, rất không may là sự mất đoàn kết trong ASEAN rõ ràng là trở ngại chính trong việc xây dựng một lập trường chung chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Rõ ràng là Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới ở Biển Đông. Các căn cứ mới xây ở quần đảo Trường Sa, cùng với sân bay, các trạm ra đa, các trạm tiếp nhiên liệu, và các trung tâm hậu cần, sẽ cho Trung Quốc khả năng tiến hành tuần tra đường dài, liên tục và thường xuyên để áp đặt các luật lệ riêng của mình, chẳng hạn như lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, thanh tra các tàu nước ngoài vì lý do an ninh và có thể là cả một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).
Nếu xu hướng này tiếp tục, Mỹ sẽ có nguy cơ đánh mất uy tín của mình như một người bảo hộ an ninh trong khu vực. Các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền tự mình không thể đọ lại sức mạnh hải quân của Trung Quốc và va chạm hàng ngày với các lực lượng của Trung Quốc trên biển sẽ khiến họ mệt mỏi. Nếu không có gì thay đổi, biển Đông có thể là vết rạn đầu tiên trong ưu thế của Mỹ và là sự khởi đầu của nền hòa bình kiểu Trung Quốc (Pax Sinica) ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
NguồnDo Thanh Hai“S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015. Biên dịchNghiêm Hồng Sơn | Hiệu đínhNguyễn Huy Hoàng/(Nghiên Cứu Quốc Tế)/TTHN
--------------

(*) - Đỗ Thanh Hải là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược thuộc Đại học Quốc gia Australia.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Biển Đông: Lãnh đạo Đài Loan muốn thị sát (phi pháp) Trường Sa

Thứ sáu, 2015-06-26

Nguồn: NguoiDuaTin.vn 

 

Tin tức từ Vượng Báo ngày 25/6 cho biết, ngày 24/6 nhà lãnh đạo Đài Loan, Mã Anh Cửu đã nói rằng ông không loại trừ khả năng sẽ thị sát (bất hợp pháp) đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo này đang do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp).

 

"Tôi hiện tại không có kế hoạch đi thăm đảo Ba Bình, nhưng tôi sẽ không loại trừ khả năng này", ông Mã Anh Cửu nói với các phương tiện truyền thông và quan chức ngoại giao.

Đảo Ba Bình có diện tích tự nhiên 0,49 km vuông, là đảo nổi tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ trái phép hòn đảo này và thường xuyên điều lực lượng tuần duyên đến đây.

Trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông do các hoạt động bành trướng bất hợp pháp của Trung Quốc như bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các bãi đá, rặng san hô của các nước láng giềng thành đảo nhân tạo, ông Cửu đã đề xuất một sáng kiến hòa bình trên Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên.

Những tháng gần đây, căng thẳng tiếp tục tăng lên khi Trung Quốc định thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo. "Chúng tôi sẽ đề xuất một lộ trình cho sáng kiến hòa bình Biển Đông trong tương lai gần", ông Mã Anh Cửu tuyên bố. Tuy nhiên ông Cửu cũng thừa nhận rằng tình hình Biển Đông phức tạp hơn Hoa Đông.

Các bên liên quan nên cùng nhau khai thác tài nguyên Biển Đông sẽ là cách hiệu quả hơn đối phó với các vấn đề thay vì tập trung vào chủ quyền lãnh thổ. "Điều quan trọng hơn là Trung Hoa Dân quốc đề xuất những ý tưởng đó", ông Cửu nói.

Trước đó, ngày 11/6, Đài Loan điều tàu tuần tra tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để tiến hành thị sát trái phép một số công trình đang xây dựng trên đảo.

Cục trưởng Cục Bảo vệ Bờ biển Đài Loan (CGA) Vương Sùng Nghi có mặt trên tàu tuần tra Cao Hùng CG-129 để thực hiện "nhiệm vụ bí mật" được cho là nhằm tuần tra một tiền đồn trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Taipei Times ngày 11/6 đưa tin.

Ông Vương cùng đại diện lực lượng cảnh sát biển và một số quan chức hải quân lên tàu tuần tra lớn nhất Đài Loan và rời cảng Cao Hùng từ hôm 11/6 mà không đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào trước đó.

Ông Vương thị sát tiến độ thi công mở rộng cầu tàu và một đường băng mà Đài Loan đang xây dựng phi pháp.

Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.

Thanh Ngọc

 Nguồn: http://www.tin247.com/bien_dong_lanh_dao_dai_loan_muon_thi_sat_phi_phap_truong_sa-2-23542193.html

-------------------------------------------------------------------------------------

"...ông Cửu đã đề xuất một sáng kiến hòa bình trên Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên...."Điều quan trọng hơn là Trung Hoa Dân quốc đề xuất những ý tưởng đó", ông Cửu nói.".

Như vậy là THDQ chính danh hơn TQ chăng? Cô ẻm ĐL định nhảy vào chiếu bạc chắc??? Nếu đã chính danh cần phải đề xuất bỏ đường lưỡi bò mới đúng! :angry: :lol: :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Biển Đông: Lãnh đạo Đài Loan muốn thị sát (phi pháp) Trường Sa

 Nguồn: NguoiDuaTin.vn 

Thứ sáu, 2015-06-26

 

Tin tức từ Vượng Báo ngày 25/6 cho biết, ngày 24/6 nhà lãnh đạo Đài Loan, Mã Anh Cửu đã nói rằng ông không loại trừ khả năng sẽ thị sát (bất hợp pháp) đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo này đang do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp).

 

"Tôi hiện tại không có kế hoạch đi thăm đảo Ba Bình, nhưng tôi sẽ không loại trừ khả năng này", ông Mã Anh Cửu nói với các phương tiện truyền thông và quan chức ngoại giao.

Đảo Ba Bình có diện tích tự nhiên 0,49 km vuông, là đảo nổi tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ trái phép hòn đảo này và thường xuyên điều lực lượng tuần duyên đến đây.

Trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông do các hoạt động bành trướng bất hợp pháp của Trung Quốc như bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các bãi đá, rặng san hô của các nước láng giềng thành đảo nhân tạo, ông Cửu đã đề xuất một sáng kiến hòa bình trên Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên.

Những tháng gần đây, căng thẳng tiếp tục tăng lên khi Trung Quốc định thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo. "Chúng tôi sẽ đề xuất một lộ trình cho sáng kiến hòa bình Biển Đông trong tương lai gần", ông Mã Anh Cửu tuyên bố. Tuy nhiên ông Cửu cũng thừa nhận rằng tình hình Biển Đông phức tạp hơn Hoa Đông.

Các bên liên quan nên cùng nhau khai thác tài nguyên Biển Đông sẽ là cách hiệu quả hơn đối phó với các vấn đề thay vì tập trung vào chủ quyền lãnh thổ. "Điều quan trọng hơn là Trung Hoa Dân quốc đề xuất những ý tưởng đó", ông Cửu nói.

Trước đó, ngày 11/6, Đài Loan điều tàu tuần tra tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để tiến hành thị sát trái phép một số công trình đang xây dựng trên đảo.

Cục trưởng Cục Bảo vệ Bờ biển Đài Loan (CGA) Vương Sùng Nghi có mặt trên tàu tuần tra Cao Hùng CG-129 để thực hiện "nhiệm vụ bí mật" được cho là nhằm tuần tra một tiền đồn trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Taipei Times ngày 11/6 đưa tin.

Ông Vương cùng đại diện lực lượng cảnh sát biển và một số quan chức hải quân lên tàu tuần tra lớn nhất Đài Loan và rời cảng Cao Hùng từ hôm 11/6 mà không đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào trước đó.

Ông Vương thị sát tiến độ thi công mở rộng cầu tàu và một đường băng mà Đài Loan đang xây dựng phi pháp.

Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.

Thanh Ngọc

 Nguồn: http://www.tin247.com/bien_dong_lanh_dao_dai_loan_muon_thi_sat_phi_phap_truong_sa-2-23542193.html

-------------------------------------------------------------------------------------

"...ông Cửu đã đề xuất một sáng kiến hòa bình trên Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên...."Điều quan trọng hơn là Trung Hoa Dân quốc đề xuất những ý tưởng đó", ông Cửu nói.". Như vậy là THDQ chính danh hơn TQ chăng? Cô ẻm ĐL định nhảy vào chiếu bạc chắc??? Nếu đã chính danh cần phải đề xuất bỏ đường lưỡi bò mới đúng! :angry: :lol: :lol:

 

 Từ sau Tưởng Kinh Quốc viên tịch. Quốc Dân Đảng Đài Loan không có tay chính khứa nào đủ tầm để đối phó với Tàu lục địa. Nhưng ngay cả Tàu lục địa cũng rất sai lầm về sách lược quốc tế, nay lại bày đặt gây rối trên biển Đông.

Lão Gàn cảnh báo rằng: Vừa phải thôi nha. Đừng để lão Gàn điên lên thì các người biết thế nào là sức mạnh vũ trụ. Lão Gàn mà tiết lộ một kịch bản soạn sẵn cho Đài Loan mà Thượng đế có thể thực hiện thì mọi chuyện sẽ lộn tùng phèo cả.

Aristote - một triết gia nổi tiếng của nền văn minh nhân loại, đã phát biểu: "Nếu tất cả bí mật bị lộ ra ngoài ánh sáng thì thế giới này sẽ sụp đổ". Lão thách Mã Anh Cửu đến thị sát đảo Ba Bình đấy.

Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Nhưng đây là các người cố tình muốn thế. Đài Loan sẽ là nạn nhân đầu tiên trong "Canh bạc cuối cùng".

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Chiến tranh giữa các vì sao” giữa Mỹ với Trung - Nga sắp thành hiện thực

(GDVN) - Mỹ đang tích cực lên kế hoạch xây dựng trung tâm điều hành liên hợp mới, sẽ tiếp nhận tất cả dữ liệu vệ tinh Mỹ, chuẩn cho đánh thắng xung đột vũ trụ.

Vu_tru_tung_lai_noi_tranh_nan_thuc_su.jp

Vũ trụ từng là "nơi tránh nạn" thực sự

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 28 tháng 6 dẫn trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 25 tháng 6 đưa tin, tại Hội thảo tình báo không gian địa lý năm 2015, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Walker vừa cho biết, Lầu Năm Góc chuẩn bị thiết lập một trung tâm chỉ huy liên hợp mới để phối hợp tốt hơn việc ứng phó khi các tài sản quân sự vũ trụ của Mỹ bị tấn công.

Theo bài báo, ông Robert Walker phát biểu nhấn mạnh, vũ trụ từng là một "nơi tránh nạn thực sự", nhưng hiện nay phải "được xem là một lĩnh vực hoạt động triển khai cạnh tranh theo phương thức mà chúng tôi trước đây chưa từng nghĩ tới... Chúng tôi phải làm tốt chuẩn bị để đánh thắng các cuộc xung đột mở rộng lên vũ trụ".

Vì vậy, ông Robert Walker và các quan chức khác của Bộ Quốc phòng Mỹ đang tích cực lên kế hoạch xây dựng trung tâm điều hành liên hợp mới, ở đây sẽ có thể tiếp nhận dữ liệu của tất cả vệ tinh Mỹ, trung tâm có kế hoạch chính thức khai trương vận hành trong vòng nửa năm.

Ve_tinh_quan_su_My.jpg

Vệ tinh quân sự Mỹ

Trung tâm này thuộc một phần của chương trình an ninh vũ trụ trị giá 5 tỷ USD mà Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu tăng trong ngân sách tài khóa năm 2016.

Robert Walker cho biết, đối với tầng lớp lãnh đạo Lầu Năm Góc, năng lực quân sự phi đối xứng ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga đặc biệt gây lo ngại, có thể nói đã tạo ra "mối đe dọa rõ ràng và cấp bách" đối với ưu thế quân sự của Mỹ.

"Chúng tôi sẽ yêu cầu phát triển công nghệ, kỹ xảo, quy trình và quy tắc giao thông để giúp cho chúng tôi có thể... tác chiến trong khuôn khổ này và tiến hành bảo vệ khi bị tấn công.

Hiện thực tàn khốc hiện nay phải đối mặt của chúng tôi là, nếu đối thủ có thể cướp đi năng lực vũ trụ của chúng tôi, năng lực điều động lực lượng mang tính quyết định vượt qua đại dương và đánh bại kẻ thù khi đến khu vực tác chiến của chúng tôi... sẽ bị suy yếu rất lớn" - Robert Walker nói.

SC19_ten_lua_TQ.jpg

Trung Quốc bắn tên lửa chống vệ tinh SC-19

Bài viết cho rằng, năng lực tiềm tàng của Trung Quốc và Nga có thể bao gồm tấn công mạng và điện từ, hành động gây nhiễu, laser mặt đất và tên lửa chống vệ tinh. Chẳng hạn, Trung Quốc năm 2007 đã dùng một tên lửa tiêu diệt một vệ tinh khí tượng mất hiệu lực.

Ngoài ra, năm 2014, Trung Quốc còn kiểm tra một vũ khí đánh chặn chống vệ tinh do tên lửa phóng, họ tuyên bố với bên ngoài đó là thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo. Nghe nói, Nga đang phát triển "thợ săn vệ tinh" - loại máy bay này có thể bám theo và tiêu diệt vệ tinh của kẻ thù.

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 Từ sau Tưởng Kinh Quốc viên tịch. Quốc Dân Đảng Đài Loan không có tay chính khứa nào đủ tầm để đối phó với Tàu lục địa. Nhưng ngay cả Tàu lục địa cũng rất sai lầm về sách lược quốc tế, nay lại bày đặt gây rối trên biển Đông.

Lão Gàn cảnh báo rằng: Vừa phải thôi nha. Đừng để lão Gàn điên lên thì các người biết thế nào là sức mạnh vũ trụ. Lão Gàn mà tiết lộ một kịch bản soạn sẵn cho Đài Loan mà Thượng đế có thể thực hiện thì mọi chuyện sẽ lộn tùng phèo cả.

Aristote - một triết gia nổi tiếng của nền văn minh nhân loại, đã phát biểu: "Nếu tất cả bí mật bị lộ ra ngoài ánh sáng thì thế giới này sẽ sụp đổ". Lão thách Mã Anh Cửu đến thị sát đảo Ba Bình đấy.

Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Nhưng đây là các người cố tình muốn thế. Đài Loan sẽ là nạn nhân đầu tiên trong "Canh bạc cuối cùng".

 

Mỹ chuẩn bị “lật bài”, đánh sập chiến lược quân sự của Trung Quốc

(An Ninh Quốc Phòng) - Trong cuộc đối thoại chiến lược Trung-Mỹ vừa rồi, có nhiều chỉ dấu cho thấy Mỹ không nói suông, không ngồi nhìn và đang “lật bài”, chuẩn bị sử dụng “2 đòn cực hiểm” để trả đũa.Đòn tập hậu mang tên Đài Loan.

 

Nếu như bán vũ khí cho Đài Loan đã khiến Trung Quốc “giãy lên như đỉa phải vôi” thì vào ngày 25/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Đài Loan.

chien-luoc-tq-300615.jpg

Mỹ chuẩn bị “lật bài”, đánh sập chiến lược quân sự của Trung Quốc

Theo đó, vùng lãnh thổ này được khuyến khích tham gia tập trận chung với Mỹ, bao gồm cả huấn luyện nâng cao khả năng tác chiến liên hợp hải – lục – không quân đề phòng tình huống Trung Quốc dùng vũ lực thu hồi Đài Loan.

Đây là lần đầu tiên kể từ vụ “khủng hoảng eo biển Đài Loan” năm 1996, Mỹ không chỉ tuyên bố bán vũ khí mà còn tập trận trong vùng “cấm địa” của Trung Quốc. Hành động này của Mỹ đã khiến Bộ Quốc phòng Trung Quốc vô cùng tức giận và phản đối quyết liệt.

Bán vũ khí, tập trận cùng với Đài Loan là hành động thách thức rắn nhất, trực tiếp vào chính sách “một Trung Hoa” của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Đây được coi như là đòn tập hậu cực kỳ nguy hiểm, buộc Trung Quốc phải co lực lượng từ tuyến đầu (trên Biển Đông) để đối phó với một thực tế bất ổn khi Mỹ và Đài Loan nghênh ngang trước mũi, trong vùng “cấm địa” của mình.

Mỹ muốn chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng, nếu Trung Quốc thách thức an ninh về tự do hàng hải, hàng không, thách thức lợi ích Mỹ trên Biển Đông thì Mỹ sẵn sàng thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không những trên Biển Đông mà cả Đài Loan.

Nếu “ly khai” là một từ ngữ tối kỵ trên đất nước Trung Hoa vĩ đại thì sự tồn tại của Đài Loan là một biểu tượng xấu mà bấy lâu nay giống như một khúc xương mắc ngay tại cửa họng của Trung Quốc.

Vì thế hơn ai hết, thu hồi Đài Loan là một nhiệm vụ mang tính lịch sử của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

my-chuan-bi-lat-bai-danh-sap-chien-luoc-

Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận

Đã có các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc với mục tiêu giả định là Đài Loan, tuy nhiên, đó mới chỉ là tập trận diễu võ giương oai mang tính đe dọa. Không ai hiểu khả năng sức mạnh của Trung Quốc bằng chính họ.

Hậu quả không lường hết của việc dùng vũ lực thu hồi Đài Loan đã khiến cho giới cầm quyền Bắc Kinh do dự, mất ý chí, không dám mạo hiểm, bởi chính Mỹ đang đứng đằng sau Đài Loan.

Trung Quốc những tưởng có thể đẩy Mỹ ra khỏi châu Á – Thái Bình Dương – khu vực địa chính trị quan trọng, bằng tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Nước này còn ảo tưởng rằng xây các đảo nhân tạo một cách phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ làm Mỹ phải “cụp đuôi”.

Nhưng không, chính thái độ hung hăng, bất chấp của Trung Quốc lại tạo động lực để Mỹ sẵn sàng tung ra đòn hiểm mang tên Đài Loan nhằm buộc Trung Quốc phải “co vòi”.

Đòn chỉ điểm tàu ngầm

Nếu chiếm được Biển Đông, Trung Quốc không chỉ biến nơi đây thành vùng đặc quyền kinh tế mà còn thành vùng “đặc quyền quân sự” và tuyến xuất phát tấn công thuận lợi của tàu ngầm các loại.

Trung Quốc hiện có một căn cứ tàu ngầm lớn, hiện đại ở Tam Á.

Để tránh làm mồi ngon cho tên lửa hành trình, không quân đối phương tấn công, thì khi có xung đột quân sự, về nguyên tắc chiến thuật, tất cả các tàu ngầm phải rời cảng, phân tán đến vị trí trú ẩn hoặc vị trí đợi thời cơ xuất phát, tấn công.

Biển Hoa Đông có mực nước khá nông, cộng với hệ thống săn ngầm hiện đại của liên quân Mỹ – Nhật Bản nên tàu ngầm Trung Quốc chẳng khác nào như cá nằm trên cạn.

Do đó, chỉ có Biển Đông là chỗ tốt nhất cho tàu ngầm vùng vẫy.

Nói là tốt nhất bởi nơi đây có độ sâu bảo đảm cho mọi loại tàu ngầm hoạt động, phương tiện phát hiện và săn ngầm của các quốc gia ven Biển Đông lại có nhiều hạn chế nên tàu ngầm Trung Quốc vừa an toàn, vừa giữ được bí mật.

my-chuan-bi-lat-bai-danh-sap-chien-luoc-

Tàu ngầm Trung Quốc có thể giấu mình dưới lòng Biển Đông?

Song, điều đáng sợ nhất với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc là bị đối phương nắm chắc “đường đi lối về” và chỉ điểm chính xác từng chiếc tàu ngầm trên Biển Đông.

Việc Philipines cùng với máy bay săn ngầm P-3C Orion Nhật Bản tuần tra trên Bãi Cỏ Rong thuộc Biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng, bất an.

Chưa kể, theo các nhà phân tích quân sự, nếu Mỹ sẵn sàng bán cho các quốc gia có liên quan trong khu vực loại máy bay săn ngầm hiện đại có thể phát hiện tàu ngầm rõ ràng, nhanh chóng thì Biển Đông không còn là nơi trú ẩn an toàn, bí mật cho tàu ngầm Trung Quốc.

Máy bay săn ngầm Mỹ tuần tra tại Biển Đông cũng vì mục đích đó và còn để sẵn sàng đối phó trường hợp các tàu ngầm Trung Quốc tiếp tục thách thức, đe dọa đến an ninh, cũng như tự do hàng hải trên tuyến đường vận tải biển huyết mạch trong khu vực.

Lúc đó, các tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông có nguy cơ như “cá trong chậu” và chiến lược bành trướng về phía Biển Đông của Trung Quốc sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Hơn ai hết, chỉ có Mỹ mới hiểu rõ vấn đề này và Trung Quốc sẽ vô cùng bất an, không dám mạo hiểm khi những quốc gia ven Biển Đông đều được trang bị máy bay săn ngầm hiện đại của Mỹ.

Có thể nói, “phá tan” nơi trú ẩn, bí mật, an toàn của tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông là đánh sập chiến lược quân sự của Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

(Theo Tri Thức)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu hiệu chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình sẽ trở thành “thảm họa”

 

(Quốc tế) - Hậu Đối thoại Kinh tế & Chiến lược Mỹ-Trung, báo chí Trung Quốc tung hô “bội thu thành quả”, trong khi phía Mỹ “ngập tràn” những tín hiệu tiêu cực.

 

Trang Đa Chiều cho hay, kết thúc Đối thoại Kinh tế & Chiến lược Mỹ-Trung (S&ED) lần thứ 7 ngày 23-24/6 vừa qua, truyền thông chính thống 2 nước đã có những báo cáo hết sức khác nhau về kết quả Đối thoại này.

Trong khi báo chí Trung Quốc tán dương S&ED “bội thu thành quả”, thì chính phủ cũng như truyền thông Mỹ đều tập trung khai thác cục diện đối đầu căng thẳng giữa Bắc Kinh-Washington.

Viện Brookings của Mỹ cho rằng, “sự không đồng điệu” trong các tuyên bố về Đối thoại đã tạo thành những rủi ro nhất định đối với kế hoạch thăm Mỹ vào tháng 9 tới của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo đó, việc truyền thông Trung Quốc chỉ nhấn mạnh “thành quả” đã khiến những vấn đề đang làm nguội lạnh quan hệ song phương như Biển Đông, an ninh mạng “trở nên mơ hồ”.

Dư luận sau khi xem các báo cáo bằng tiếng Hoa và tiếng Anh đều hoài nghi rằng Mỹ và Trung Quốc “có phải đang chuyển tải thông tin từ cùng 1 sự kiện?”

 

Đối thoại Mỹ-Trung: “Ông nói gà, bà nói vịt”?

Ngày 25/6, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã đăng tải bài viết ở vị trí nổi bật trên trang nhất với tiêu đề “Đối thoại kinh tế & chiến lược Mỹ-Trung đạt được nhiều thành quả quan trọng”.

Trong đó, Tân Hoa Xã viết: “Song phương tiến hành đối thoại về các vấn đề toàn diện liên quan đến kinh tế song phương và quốc tế mang tính dài hạn cũng như chiến lược.

Song phương đạt được hơn 120 thành quả về thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, làm sâu sắc quan hệ hợp tác, đẩy mạnh hợp tác ở châu Á, đối phó với thách thức ở các ‘điểm nóng’ trong khu vực và toàn cầu, thảo luận sâu về kiểm soát mâu thuẫn…”

Tương tự, báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo cũng dùng những lời “có cánh” để mô tả cuộc Đối thoại “thành công tốt đẹp với hàng loạt thỏa thuận và nhận thức chung”.

Trong khi đó, Đa Chiều đánh giá phản ứng của truyền thông Mỹ “lạnh nhạt” hơn rất nhiều.

Thứ nhất, mức độ quan tâm của báo chí Mỹ đối với S&ED khác hơn so với Trung Quốc. Các tờ báo lớn của nước này không hề đặt thông tin về Đối thoại Mỹ-Trung ở các vị trí nổi bật, mà độc giả nếu muốn theo dõi phải bỏ công tìm kiếm.

Ví dụ, bài báo của New York Times về S&ED được đặt khá “kín” trong mục kinh tế.

 

dau-hieu-chuyen-tham-my-cua-tap-can-binh

Với tình trạng báo chí song phương “đấu nhau chan chát”, ông Tập Cận Bình khó có chuyến thăm Mỹ thành công? (Ảnh: AFP)

 

Thứ hai, Đa Chiều nhận xét xu hướng chung mà truyền thông Mỹ nói về Đối thoại lần này mang nhiều màu sắc bi quan.

Wall Street Journal, Bloomberg hay CNN đều sử dụng từ “căng thẳng” (tension) trong tiêu đề các bài viết của mình. Điều này trái ngược hoàn toàn với “không khí phấn khởi” trên các mặt báo Trung Quốc.

Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng chỉ ra rất cụ thể vấn đề tồn tại giữa Mỹ-Trung, đó là việc Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông và Washington cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công các công ty Mỹ.

Còn về thành quả của Đối thoại, Đa Chiều đánh giá đại bộ phận truyền thông Mỹ đồng tình với quan điểm của WSJ: Mỹ-Trung đã tỏ ra thẳng thắn, nhưng không đạt được bất kỳ tiến triển nào trong các vấn đề nhạy cảm.

Trong đối thoại kinh tế – lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc đều kỳ vọng, báo chí Mỹ cũng duy trì thái độ phủ định.

Báo cáo của Bloomberg cho hay, song phương chỉ đạt được “thành quả nhỏ nhoi” trong các nghị trình về tài chính, đó là Trung Quốc hứa hẹn không can thiệp vào thị trường giao dịch ngoại hối, trừ khi thị trường bất ổn.

 

Chuyến sang Mỹ của ông Tập sẽ là “nỗi thất vọng”?

Giải thích sự khác biệt “đáng kinh ngạc” giữa truyền thông 2 nước, Đa Chiều nhận định nguyên nhân chủ yếu là nhà chức trách Trung Quốc đã cảm thấy thỏa mãn với tình hình hiện tại, trong khi chính phủ Mỹ thì ngược lại.

Washington không hài lòng bởi các vấn đề được họ quan tâm nhất là Biển Đông, an ninh mạng và tiêu chuẩn gia nhập thị trường Trung Quốc… đều không có tiến triển khả quan.

Trở lại kế hoạch thăm Mỹ của ông Tập, Trung Quốc nhận định Đối thoại Mỹ-Trung vừa qua là bước “dọn đường” cho chủ tịch nước này.

Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng song phương buộc phải đạt được đột phá trong các vấn đề nêu trên, thì chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình “mới tích cực theo đúng nghĩa đen”.

Không may là, sự đối lập 180 độ về quan điểm của đôi bên sau S&ED rất có thể sẽ biến chuyến công du Mỹ của ông Tập thành “thảm họa”, Đa Chiều kết luận.

(Theo Đại Lộ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu hiệu chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình sẽ trở thành “thảm họa”

 

(Quốc tế) - Hậu Đối thoại Kinh tế & Chiến lược Mỹ-Trung, báo chí Trung Quốc tung hô “bội thu thành quả”, trong khi phía Mỹ “ngập tràn” những tín hiệu tiêu cực.

 

Trang Đa Chiều cho hay, kết thúc Đối thoại Kinh tế & Chiến lược Mỹ-Trung (S&ED) lần thứ 7 ngày 23-24/6 vừa qua, truyền thông chính thống 2 nước đã có những báo cáo hết sức khác nhau về kết quả Đối thoại này.

Trong khi báo chí Trung Quốc tán dương S&ED “bội thu thành quả”, thì chính phủ cũng như truyền thông Mỹ đều tập trung khai thác cục diện đối đầu căng thẳng giữa Bắc Kinh-Washington.

Viện Brookings của Mỹ cho rằng, “sự không đồng điệu” trong các tuyên bố về Đối thoại đã tạo thành những rủi ro nhất định đối với kế hoạch thăm Mỹ vào tháng 9 tới của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo đó, việc truyền thông Trung Quốc chỉ nhấn mạnh “thành quả” đã khiến những vấn đề đang làm nguội lạnh quan hệ song phương như Biển Đông, an ninh mạng “trở nên mơ hồ”.

Dư luận sau khi xem các báo cáo bằng tiếng Hoa và tiếng Anh đều hoài nghi rằng Mỹ và Trung Quốc “có phải đang chuyển tải thông tin từ cùng 1 sự kiện?”

 

Đối thoại Mỹ-Trung: “Ông nói gà, bà nói vịt”?

Ngày 25/6, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã đăng tải bài viết ở vị trí nổi bật trên trang nhất với tiêu đề “Đối thoại kinh tế & chiến lược Mỹ-Trung đạt được nhiều thành quả quan trọng”.

Trong đó, Tân Hoa Xã viết: “Song phương tiến hành đối thoại về các vấn đề toàn diện liên quan đến kinh tế song phương và quốc tế mang tính dài hạn cũng như chiến lược.

Song phương đạt được hơn 120 thành quả về thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, làm sâu sắc quan hệ hợp tác, đẩy mạnh hợp tác ở châu Á, đối phó với thách thức ở các ‘điểm nóng’ trong khu vực và toàn cầu, thảo luận sâu về kiểm soát mâu thuẫn…”

Tương tự, báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo cũng dùng những lời “có cánh” để mô tả cuộc Đối thoại “thành công tốt đẹp với hàng loạt thỏa thuận và nhận thức chung”.

Trong khi đó, Đa Chiều đánh giá phản ứng của truyền thông Mỹ “lạnh nhạt” hơn rất nhiều.

Thứ nhất, mức độ quan tâm của báo chí Mỹ đối với S&ED khác hơn so với Trung Quốc. Các tờ báo lớn của nước này không hề đặt thông tin về Đối thoại Mỹ-Trung ở các vị trí nổi bật, mà độc giả nếu muốn theo dõi phải bỏ công tìm kiếm.

Ví dụ, bài báo của New York Times về S&ED được đặt khá “kín” trong mục kinh tế.

 

dau-hieu-chuyen-tham-my-cua-tap-can-binh

Với tình trạng báo chí song phương “đấu nhau chan chát”, ông Tập Cận Bình khó có chuyến thăm Mỹ thành công? (Ảnh: AFP)

 

Thứ hai, Đa Chiều nhận xét xu hướng chung mà truyền thông Mỹ nói về Đối thoại lần này mang nhiều màu sắc bi quan.

Wall Street Journal, Bloomberg hay CNN đều sử dụng từ “căng thẳng” (tension) trong tiêu đề các bài viết của mình. Điều này trái ngược hoàn toàn với “không khí phấn khởi” trên các mặt báo Trung Quốc.

Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng chỉ ra rất cụ thể vấn đề tồn tại giữa Mỹ-Trung, đó là việc Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông và Washington cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công các công ty Mỹ.

Còn về thành quả của Đối thoại, Đa Chiều đánh giá đại bộ phận truyền thông Mỹ đồng tình với quan điểm của WSJ: Mỹ-Trung đã tỏ ra thẳng thắn, nhưng không đạt được bất kỳ tiến triển nào trong các vấn đề nhạy cảm.

Trong đối thoại kinh tế – lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc đều kỳ vọng, báo chí Mỹ cũng duy trì thái độ phủ định.

Báo cáo của Bloomberg cho hay, song phương chỉ đạt được “thành quả nhỏ nhoi” trong các nghị trình về tài chính, đó là Trung Quốc hứa hẹn không can thiệp vào thị trường giao dịch ngoại hối, trừ khi thị trường bất ổn.

 

Chuyến sang Mỹ của ông Tập sẽ là “nỗi thất vọng”?

Giải thích sự khác biệt “đáng kinh ngạc” giữa truyền thông 2 nước, Đa Chiều nhận định nguyên nhân chủ yếu là nhà chức trách Trung Quốc đã cảm thấy thỏa mãn với tình hình hiện tại, trong khi chính phủ Mỹ thì ngược lại.

Washington không hài lòng bởi các vấn đề được họ quan tâm nhất là Biển Đông, an ninh mạng và tiêu chuẩn gia nhập thị trường Trung Quốc… đều không có tiến triển khả quan.

Trở lại kế hoạch thăm Mỹ của ông Tập, Trung Quốc nhận định Đối thoại Mỹ-Trung vừa qua là bước “dọn đường” cho chủ tịch nước này.

Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng song phương buộc phải đạt được đột phá trong các vấn đề nêu trên, thì chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình “mới tích cực theo đúng nghĩa đen”.

Không may là, sự đối lập 180 độ về quan điểm của đôi bên sau S&ED rất có thể sẽ biến chuyến công du Mỹ của ông Tập thành “thảm họa”, Đa Chiều kết luận.

(Theo Đại Lộ)

 

Cái này lão Gàn nói rùi! Cuộc gặp của tướng Tàu và tướng Mỹ vừa qua chỉ "tốn tiền thuế của nhân dân". Nội dung của những zdăng bủn được ký kết chỉ là một thứ khẩu hiệu thành văn. Chẳng có tác dụng gì để gọi là tung hô cả. Nhưng những cái loa Tàu cứ phải phát biểu như đúng rồi để....trần an dân chúng, ra vẻ được hẳn Hoa Kỳ ủng hộ. Lão Gàn còn lạ điếu gì cách phát ngôn của Tàu. Quen qua mà.Hì.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sắp có "Thợ săn biển" theo dõi tàu ngầm Trung Quốc và Nga

Thứ Tư, 01/07/2015 - 14:00

Dân trí Báo Diplomat của Nhật ngày 30/6 đưa tin Hải quân Mỹ sẽ triển khai robot chống ngầm tối tân, một “tin xấu” cho các tàu ngầm Trung Quốc và Nga.
 >>  Tàu ngầm Trung Quốc "thắng Mỹ về số lượng, nhưng thua về chất lượng"
 >>  Trung Quốc phát triển tên lửa thế hệ mới cho tàu ngầm
 

thediplomat_2015-06-29_15-54-58-386x238-
Hình mô phỏng cơ chế hoạt động của robot chống ngầm "Thợ săn biển". (Ảnh:Diplomat)
 

Theo báo Nhật, các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc thường dùng các tàu ngầm điện - diesel vì giá rẻ hơn tàu ngầm hạt nhân. 
 
Dù không có khả năng di chuyển xa và không đạt được tốc độ cao, các tàu ngầm điện – diesel của Nga, Trung có thể di chuyển thầm lặng để tránh bị đối thủ phát hiện, gây cản trở đáng kể đối với hải quân Mỹ.  Loại tàu ngầm này có thể tiếp cận với các khu vực ven biển mang tính chiến lược và làm gián đoạn thương mại hàng hải.
 
Diplomat nhận định với những cải tiến mới đây như hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập và pin lithium-ion tối tân, các tàu ngầm diesel-điện thế hệ mới càng trở nên khó theo dõi hơn nếu xảy ra xung đột trên biển.
 
Chuẩn Đô đốc Frank Drennan - Chỉ huy lực lượng chống mìn và chống ngầm của Hải quân Mỹ - hồi tháng 3 năm nay từng nhấn mạnh rằng: “Rất khó để có thể lần theo dấu vết một chiếc tàu ngầm diesel-điện dùng năng lượng ắc quy, bởi chúng di chuyển rất êm ở những vùng biển đông đúc tàu bè qua lại. Điều này cũng khó như việc xác định tiếng động cơ của một chiếc xe hơi giữa thành phố lớn náo nhiệt".

 

Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã thành công trong việc tìm giải pháp hạn chế những "mối đe dọa" này.
 
Từ năm 2010, quân đội Mỹ và Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) đã khởi động dự án thiết kế một mẫu tàu robot không người lái, có khả năng đeo bám các tàu ngầm điện-diesel của đối phương ở khu vực nước nông, rồi báo cho tàu chiến Mỹ tọa độ để tiêu diệt.
 

2-(Copy)-9ae46.png
Mô hình thiết kế "Thợ săn biển". (Ảnh:S AIC)

 

Robot chống ngầm của Hải quân Mỹ có tên đầy đủ là tàu chống ngầm không người lái (ACTUV) và được mệnh danh là “Thợ săn biển” (Sea Hunter). “Thợ săn biển” được cho là có thể tự vận hành liên tục đến 90 ngày. Khi phát hiện ra tàu ngầm của đối phương, mẫu tàu này sẽ hướng dẫn các tàu chiến của Mỹ đến vị trí đó để tiêu diệt. 
 
Theo Defense One, tàu chống ngầm "Thợ săn biển" đã sẵn sàng tham gia các chương trình thử nghiệm vào mùa thu năm nay.
 
Sputnik News hôm qua dẫn lời chuyên gia công nghệ người Mỹ Patrick Tucker tiết lộ rằng mẫu robot này đã vượt qua một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt, tiến gần hơn đến mục tiêu phục vụ trong hải quân Mỹ. 
 
Ông Tucket nhận định, các robot chống ngầm trên có thể làm thay đổi cuộc chơi không chỉ trong tác chiến hải quân, mà còn cả ở cách thức tương tác giữa con người, tàu thuyền và hệ thống robot trên các vùng biển toàn cầu.
 

Bạch Trúc

Theo Diplomat

=====================

Từ lâu, lão Gàn có phát biểu rằng thì là: Hoa Kỳ nhìn dưới bể cũng như nhìn trên mặt đất vậy - đại ý thế. Có điều là không nhớ gõ ở topic nào, hình như ở "Sự kiện và vấn đề..." thì phải. Nay quả đúng như vậy. Nó đã bắt đầu từ 2010 lận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Trần Quang Cơ:

Việc cần làm với Mỹ 'chậm cả 10 năm'

 

tuanvietnam.gifBản lĩnh Trần Quang Cơ từ trong sâu thẳm luôn chủ trương xây dựng một nền ngoại giao vì lợi ích quốc gia-dân tộc, bảo vệ đến cùng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

 

Năm 2015 kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ cũng là thời điểm đánh dấu quan hệ hai nước đã và đang phát triển vượt bậc. Nhất là trong bối cảnh lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị thăm chính thức Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 này.

Nền ngoại giao “Đổi mới” với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” đã được khởi động vào thời điểm then chốt năm 1991 (Đại hội 7 Đảng Cộng Sản). Chính cái “nhân” gieo thuở ấy đã mang lại mùa gặt hứa hẹn hôm nay.

Tại một hội thảo gần đây về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, nguyên Đại sứ đầu tiên của nước ta tại Mỹ Lê Bàng đã đề nghị việc ghi nhận công lao của của một số cá nhân trong việc thúc đẩy, đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ mà trước nay chưa được nhắc đến nhiều trong đó có Thứ trưởng Trần Quang Cơ, Thứ trưởng Lê Mai...[1]

 

20150630183002-02b-qxbi.jpg

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ cùng đoàn Việt Nam đến Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Paris (Pháp) để đàm phán về việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1977) - Ảnh: Sách ảnh 65 năm ngoại giao Việt Nam (1945-2010)/ Báo Thanh Niên

 

Cái nhìn tỉnh táo từ rất sớm

Nhiều năm sau “thời điểm then chốt” khi nhìn lại, cựu Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ vẫn cảm thấy có phần tiếc nuối. Theo ông, những việc cần thiết làm với Mỹ, trên thực tế chúng ta đã tiến hành, nhưng “chậm trễ tới cả mười năm”[2].

Bởi như ông thẳng thắn chỉ ra khi được hỏi nếu nghĩ lại, ông có thấy trước đây những cơ hội nào bị bỏ lỡ, những điều gì Việt Nam có thể làm khác không: “Một nước nhỏ hay trung bình như Việt Nam thì càng nhiều bạn càng tốt. Tôi thấy điều có thể làm khác là phải đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế sớm hơn. Trước Đại hội Đổi mới (năm 1986), Việt Nam đã quá phụ thuộc vào ý thức hệ mà không đa phương hóa được quan hệ”.

Giờ thì đã quá muộn để có thể hỏi trực tiếp cựu Thứ trưởng Thứ nhất Trần Quang Cơ về cách ông tính như thế nào để đưa ra chỉ dấu cho thấy, chúng ta triển khai một kế sách về an ninh quốc gia quan trọng dường ấy mà để muộn mất cả chục năm. Chúng ta rất muốn hỏi ông nguyên nhân tại sao. Không phải để quy trách nhiệm, mà cái chính là để rút bài học cho hiện tại và cho tương lai.

Quả thật, ngay từ rất sớm, ông Trần Quang Cơ đã có cái nhìn tất tỉnh táo khi cho rằng, một nước Việt Nam đổi mới, độc lập với các nước lớn, cải thiện quan hệ và hoà nhập với các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á là phù hợp với lợi ích của Mỹ về hoà bình, ổn định, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ và hạn chế các thách thức nổi lên đối với vị trí của Mỹ ở khu vực.

Ông Cơ cũng đã phân tích các mối tương tác tạo nên vị thế của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ. Ông cho rằng, tuy không có một vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn là một nhân tố mà Mỹ không thể không tính đến trong chiến lược của Washington ở Châu Á–TBD và Đông Nam Á. Hơn nữa, về kinh tế Mỹ có lợi ích tranh thủ thị trường và nguồn nguyên liệu của Việt Nam. Mỹ không muốn vắng mặt trong khi các đối thủ của Mỹ đi mạnh vào thị trường Việt Nam.

 

Trăn trở về quyền lợi đất nước, tinh thần độc lập, tự chủ

Là chuyên gia loại một, ngay từ những ngày đầu, ông Trần Quang Cơ đã giữ cương vị nòng cốt trong hầu hết các giai đoạn quan trọng nhất của ngành ngoại giao giai đoạn 1960 - 1980. Với tư cách một chuyên viên cao cấp về Mỹ, ông đã tham gia với vai trò là một trong những cán bộ lãnh đạo các đơn vị chuyên trách, tham mưu về giải pháp phục vụ cho cuộc hòa đàm Paris, sau đó trực tiếp tham gia đoàn đàm phán cả công khai lẫn bí mật (kết thúc vào tháng 1/1973).

Mấy năm về sau, trong chiều hướng đi tìm những đối thoại thẳng thắn giữa các cựu thù, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara đã đề nghị các học giả và các nhà lãnh đạo cuộc “chiến tranh Việt Nam” (theo cách nói của người Mỹ), cùng ngồi xuống duyệt lại những quyết định trong chính sách để hiểu rõ hơn, nhưng đặc biệt là để rút ra những kinh nghiệm lịch sử cho toàn cầu thông qua “bài học Việt Nam”.

Sáu hội nghị như thế đã diễn ra tại Hà Nội từ tháng 11/1995 đến tháng 2/1998. Hội nghị thứ 7 diễn ra tại Viện Rockefeller ở Bellagio, Italy. Ông Trần Quang Cơ, ông Nguyễn Cơ Thạch và một số học giả, tướng lĩnh và cựu lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã tham dự chuỗi hội nghị ma-ra-tông này, mà quan trọng nhất là hai hội nghị chính vào tháng 6/1997 và tháng 2/1998. Cả ông Cơ lẫn ông Thạch đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hàn gắn quan hệ Việt – Mỹ.

Nhưng có lẽ liên quan đến các diễn tiến phức tạp hơn trong quan hệ với Mỹ và các nước lớn khác là giai đoạn đầy năng động và sáng tạo của ngoại giao Việt Nam vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Ông Trần Quang Cơ lúc ấy đã là thành viên ban lãnh đạo của Bộ Ngoại giao, cùng với tân Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, Thứ trưởng Trần Quang Cơ luôn chủ động đề xuất các ý kiến dựa trên những đánh giá tỉnh táo, những trăn trở về quyền lợi của đất nước, thấm nhuần tinh thần độc lập, tự chủ trong tư duy cũng như trong tác phong lãnh đạo.

Liên quan đến công tác nghiên cứu chiến lược cũng như các hành vi mang tính động thái, ông Trần Quang Cơ luôn có cách nhìn “cân bằng và đối trọng”. Trong quan hệ với Mỹ, ông chủ trương phải tăng cường hợp tác trên nhiều mặt nhưng vẫn cần đấu tranh khi nẩy sinh vấn đề trái với lợi ích của ta (ví dụ như vấn đề chất độc da cam chẳng hạn). Với Trung Quốc cũng vậy, ông thường nhắc không thể quá nặng về hợp tác và nhân nhượng để bị đánh giá là ta thúc thủ, coi nhẹ mặt đấu tranh.

Viết những dòng này nhân ngày tiễn ông Trần Quang Cơ đi xa, lớp hậu sinh chúng ta hẳn không quên một trong những dòng tâm sự cuối cùng của ông, được lưu lại trong một bài viết ghi dưới là “tháng Chạp năm 2010” mà ông chuyển cho anh Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam): “Rút cục chỉ có chính nhân dân ta mới thực sự cứu được nước ta thôi. Nhưng trên dưới phải một lòng, như thời Hội nghị Diên Hồng ngày xưa. Đảng phải dựa vào Dân, Dân vững lòng tin cậy vào Đảng thì dân tộc ta mới thực sự có sức mạnh để bảo vệ đất nước”.

 

Đinh Hoàng Thắng

Hà Nội ngày 1/7/2015, viết nhân Tang lễ cựu Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ

-------------

[1] Cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ: Một lòng vì Tổ quốc, Thanh niên, 29/06/2015.[2] Câu chuyện về ngoại giao nhân dân, Dân trí, 10/10/2011

=================

Chà! Chào bác Đinh Hoàng Thắng. Lâu quá mới gặp bác...trên báo mạng. Chúc bác sức khỏe. Vì chỗ quen biết, nên cũng mạnh dạn xin có vài lời gọi là bình luận về quan hệ Việt Nam và thế giới, nhìn từ góc độ Lý học.

Tôi bắt đầu từ việc xác định tâm trong phong thủy. Một ngành ứng dụng rất quan trọng của Lý học Đông phương, vì tính tổng hợp mọi kiến thức Lý học trong ngành học này. Trong phong thủy, tôi tự hào rằng là người đầu tiên, từ hàng ngàn năm qua, xác định phương pháp định tâm trong các ứng dụng của phong thủy, nhân danh nền văn hiến Việt. Đây là điều mà cổ thư chữ Hán hoàn toàn không hề nói tới.

Tôi định nghĩa: Một điểm xác định là tâm  trong một đối tượng để ứng dụng các phương pháp phong thủy, phải là điểm cân bằng tĩnh khi một mô hình có tỷ lệ biểu kiến của nó được treo bởi điểm gọi là tâm của mô hình đó. Hay nói theo cách khác: Nó chính là điểm cân bằng giữa các lực tương tác trong một đối tượng ứng dụng phương pháp phong thủy.

Ứng dụng vào mọi vấn đề từ quan hệ xã hội và cả việc ngoại giao của một quốc gia với tương tác đa chiều -  đặc biệt trong thế giới hội nhập với những tương tác xung đột - thì  được đặt vào vị trí trung tâm đều sẽ có lợi thế. Từ người đẹp nhất dạ hội, cho đến quốc gia ở vị trí trung tâm đều có lợi thế cho cá nhân hoặc quốc gia. Cộng với nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương, cộng với một quan hệ đa chiều thì Việt Nam sẽ trở thành vị trí trung tâm trong hoàn cảnh hiện này để cân bằng các lực tương tác. Hiện nay Việt Nam đang ở vị trí này một cách tự nhiên. Định nghĩa về tâm trong phong thủy của Địa Lý Lạc Việt là cân bằng. Mọi sự nghiêng lệch đều không tốt trong lúc này.

Cảm ơn bác Thắng nếu chú ý đến bài viết này của tôi.

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Trần Quang Cơ:

Việc cần làm với Mỹ 'chậm cả 10 năm'

 

tuanvietnam.gifBản lĩnh Trần Quang Cơ từ trong sâu thẳm luôn chủ trương xây dựng một nền ngoại giao vì lợi ích quốc gia-dân tộc, bảo vệ đến cùng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

 

Năm 2015 kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ cũng là thời điểm đánh dấu quan hệ hai nước đã và đang phát triển vượt bậc. Nhất là trong bối cảnh lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị thăm chính thức Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 này.

Nền ngoại giao “Đổi mới” với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” đã được khởi động vào thời điểm then chốt năm 1991 (Đại hội 7 Đảng Cộng Sản). Chính cái “nhân” gieo thuở ấy đã mang lại mùa gặt hứa hẹn hôm nay.

Tại một hội thảo gần đây về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, nguyên Đại sứ đầu tiên của nước ta tại Mỹ Lê Bàng đã đề nghị việc ghi nhận công lao của của một số cá nhân trong việc thúc đẩy, đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ mà trước nay chưa được nhắc đến nhiều trong đó có Thứ trưởng Trần Quang Cơ, Thứ trưởng Lê Mai...[1]

 

20150630183002-02b-qxbi.jpg

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ cùng đoàn Việt Nam đến Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Paris (Pháp) để đàm phán về việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1977) - Ảnh: Sách ảnh 65 năm ngoại giao Việt Nam (1945-2010)/ Báo Thanh Niên

 

Cái nhìn tỉnh táo từ rất sớm

Nhiều năm sau “thời điểm then chốt” khi nhìn lại, cựu Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ vẫn cảm thấy có phần tiếc nuối. Theo ông, những việc cần thiết làm với Mỹ, trên thực tế chúng ta đã tiến hành, nhưng “chậm trễ tới cả mười năm”[2].

Bởi như ông thẳng thắn chỉ ra khi được hỏi nếu nghĩ lại, ông có thấy trước đây những cơ hội nào bị bỏ lỡ, những điều gì Việt Nam có thể làm khác không: “Một nước nhỏ hay trung bình như Việt Nam thì càng nhiều bạn càng tốt. Tôi thấy điều có thể làm khác là phải đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế sớm hơn. Trước Đại hội Đổi mới (năm 1986), Việt Nam đã quá phụ thuộc vào ý thức hệ mà không đa phương hóa được quan hệ”.

Giờ thì đã quá muộn để có thể hỏi trực tiếp cựu Thứ trưởng Thứ nhất Trần Quang Cơ về cách ông tính như thế nào để đưa ra chỉ dấu cho thấy, chúng ta triển khai một kế sách về an ninh quốc gia quan trọng dường ấy mà để muộn mất cả chục năm. Chúng ta rất muốn hỏi ông nguyên nhân tại sao. Không phải để quy trách nhiệm, mà cái chính là để rút bài học cho hiện tại và cho tương lai.

Quả thật, ngay từ rất sớm, ông Trần Quang Cơ đã có cái nhìn tất tỉnh táo khi cho rằng, một nước Việt Nam đổi mới, độc lập với các nước lớn, cải thiện quan hệ và hoà nhập với các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á là phù hợp với lợi ích của Mỹ về hoà bình, ổn định, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ và hạn chế các thách thức nổi lên đối với vị trí của Mỹ ở khu vực.

Ông Cơ cũng đã phân tích các mối tương tác tạo nên vị thế của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ. Ông cho rằng, tuy không có một vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn là một nhân tố mà Mỹ không thể không tính đến trong chiến lược của Washington ở Châu Á–TBD và Đông Nam Á. Hơn nữa, về kinh tế Mỹ có lợi ích tranh thủ thị trường và nguồn nguyên liệu của Việt Nam. Mỹ không muốn vắng mặt trong khi các đối thủ của Mỹ đi mạnh vào thị trường Việt Nam.

 

Trăn trở về quyền lợi đất nước, tinh thần độc lập, tự chủ

Là chuyên gia loại một, ngay từ những ngày đầu, ông Trần Quang Cơ đã giữ cương vị nòng cốt trong hầu hết các giai đoạn quan trọng nhất của ngành ngoại giao giai đoạn 1960 - 1980. Với tư cách một chuyên viên cao cấp về Mỹ, ông đã tham gia với vai trò là một trong những cán bộ lãnh đạo các đơn vị chuyên trách, tham mưu về giải pháp phục vụ cho cuộc hòa đàm Paris, sau đó trực tiếp tham gia đoàn đàm phán cả công khai lẫn bí mật (kết thúc vào tháng 1/1973).

Mấy năm về sau, trong chiều hướng đi tìm những đối thoại thẳng thắn giữa các cựu thù, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara đã đề nghị các học giả và các nhà lãnh đạo cuộc “chiến tranh Việt Nam” (theo cách nói của người Mỹ), cùng ngồi xuống duyệt lại những quyết định trong chính sách để hiểu rõ hơn, nhưng đặc biệt là để rút ra những kinh nghiệm lịch sử cho toàn cầu thông qua “bài học Việt Nam”.

Sáu hội nghị như thế đã diễn ra tại Hà Nội từ tháng 11/1995 đến tháng 2/1998. Hội nghị thứ 7 diễn ra tại Viện Rockefeller ở Bellagio, Italy. Ông Trần Quang Cơ, ông Nguyễn Cơ Thạch và một số học giả, tướng lĩnh và cựu lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã tham dự chuỗi hội nghị ma-ra-tông này, mà quan trọng nhất là hai hội nghị chính vào tháng 6/1997 và tháng 2/1998. Cả ông Cơ lẫn ông Thạch đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hàn gắn quan hệ Việt – Mỹ.

Nhưng có lẽ liên quan đến các diễn tiến phức tạp hơn trong quan hệ với Mỹ và các nước lớn khác là giai đoạn đầy năng động và sáng tạo của ngoại giao Việt Nam vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Ông Trần Quang Cơ lúc ấy đã là thành viên ban lãnh đạo của Bộ Ngoại giao, cùng với tân Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, Thứ trưởng Trần Quang Cơ luôn chủ động đề xuất các ý kiến dựa trên những đánh giá tỉnh táo, những trăn trở về quyền lợi của đất nước, thấm nhuần tinh thần độc lập, tự chủ trong tư duy cũng như trong tác phong lãnh đạo.

Liên quan đến công tác nghiên cứu chiến lược cũng như các hành vi mang tính động thái, ông Trần Quang Cơ luôn có cách nhìn “cân bằng và đối trọng”. Trong quan hệ với Mỹ, ông chủ trương phải tăng cường hợp tác trên nhiều mặt nhưng vẫn cần đấu tranh khi nẩy sinh vấn đề trái với lợi ích của ta (ví dụ như vấn đề chất độc da cam chẳng hạn). Với Trung Quốc cũng vậy, ông thường nhắc không thể quá nặng về hợp tác và nhân nhượng để bị đánh giá là ta thúc thủ, coi nhẹ mặt đấu tranh.

Viết những dòng này nhân ngày tiễn ông Trần Quang Cơ đi xa, lớp hậu sinh chúng ta hẳn không quên một trong những dòng tâm sự cuối cùng của ông, được lưu lại trong một bài viết ghi dưới là “tháng Chạp năm 2010” mà ông chuyển cho anh Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam): “Rút cục chỉ có chính nhân dân ta mới thực sự cứu được nước ta thôi. Nhưng trên dưới phải một lòng, như thời Hội nghị Diên Hồng ngày xưa. Đảng phải dựa vào Dân, Dân vững lòng tin cậy vào Đảng thì dân tộc ta mới thực sự có sức mạnh để bảo vệ đất nước”.

 

Đinh Hoàng Thắng

Hà Nội ngày 1/7/2015, viết nhân Tang lễ cựu Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ

-------------

[1] Cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ: Một lòng vì Tổ quốc, Thanh niên, 29/06/2015.[2] Câu chuyện về ngoại giao nhân dân, Dân trí, 10/10/2011

=================

Chà! Chào bác Đinh Hoàng Thắng. Lâu quá mới gặp bác...trên báo mạng. Chúc bác sức khỏe. Vì chỗ quen biết, nên cũng mạnh dạn xin có vài lời gọi là bình luận về quan hệ Việt Nam và thế giới, nhìn từ góc độ Lý học.

Tôi bắt đầu từ việc xác định tâm trong phong thủy. Một ngành ứng dụng rất quan trọng của Lý học Đông phương, vì tính tổng hợp mọi kiến thức Lý học trong ngành học này. Trong phong thủy, tôi tự hào rằng là người đầu tiên, từ hàng ngàn năm qua, xác định phương pháp định tâm trong các ứng dụng của phong thủy, nhân danh nền văn hiến Việt. Đây là điều mà cổ thư chữ Hán hoàn toàn không hề nói tới.

Tôi định nghĩa: Một điểm xác định là tâm  trong một đối tượng để ứng dụng các phương pháp phong thủy, phải là điểm cân bằng tĩnh khi một mô hình có tỷ lệ biểu kiến của nó được treo bởi điểm gọi là tâm của mô hình đó. Hay nói theo cách khác: Nó chính là điểm cân bằng giữa các lực tương tác trong một đối tượng ứng dụng phương pháp phong thủy.

Ứng dụng vào mọi vấn đề từ quan hệ xã hội và cả việc ngoại giao của một quốc gia với tương tác đa chiều -  đặc biệt trong thế giới hội nhập với những tương tác xung đột - thì  được đặt vào vị trí trung tâm đều sẽ có lợi thế. Từ người đẹp nhất dạ hội, cho đến quốc gia ở vị trí trung tâm đều có lợi thế cho cá nhân hoặc quốc gia. Cộng với nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương, cộng với một quan hệ đa chiều thì Việt Nam sẽ trở thành vị trí trung tâm trong hoàn cảnh hiện này để cân bằng các lực tương tác. Hiện nay Việt Nam đang ở vị trí này một cách tự nhiên. Định nghĩa về tâm trong phong thủy của Địa Lý Lạc Việt là cân bằng. Mọi sự nghiêng lệch đều không tốt trong lúc này.

Cảm ơn bác Thắng nếu chú ý đến bài viết này của tôi.

.

Mời các bác xem bản chưa biên tập

Trần Quang Cơ với quan hệ Việt - Mỹ

 

Đinh Hoàng Thắng

 

Bản lĩnh Trần Quang Cơ từ trong sâu thẳm luôn chủ trương xây dựng một nền ngoại giao phi ý thức hệ, vì lợi ích quốc gia-dân tộc, bảo vệ đến cùng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Bang giao Việt – Mỹ hiện nay đã và đang phát triển vượt bậc. Nhất là xét trong bối cảnh lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị thăm chính thức Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 này.

Nền ngoại giao “Đổi mới” với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” đã được khởi động vào thời điểm then chốt năm 1991 (Đại hội 7 ĐCS). Chính cái “nhân” gieo thuở ấy đã mang lại mùa gặt hứa hẹn hôm nay.

Tuy nhiên, hàng thập kỷ sau này khi nhìn lại, cựu Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ vẫn cảm thấy có phần tiếc nuối. Theo ông, những việc cần thiết làm với Mỹ, trên thực tế chúng ta đã tiến hành, nhưng “chậm trễ tới cả mười năm”[1].

Muộn còn hơn không

Giờ thì đã quá muộn để có thể hỏi trực tiếp cựu Thứ trưởng Thứ nhất Trần Quang Cơ về cách ông tính như thế nào để đưa ra chỉ dấu cho thấy, chúng ta triển khai một kế sách về an ninh quốc gia quan trọng dường ấy mà để muộn mất cả chục năm. Chúng ta rất muốn hỏi ông nguyên nhân tại sao. Không phải để quy trách nhiệm, mà cái chính là để rút bài học cho hiện tại và cho tương lai.

Kế sách ấy, hồi bấy giờ chắc chắn đóng dấu “Tuyệt Mật” và hầu như khả năng các nhà báo tiếp cận tài liệu chắc bằng “không”. Mãi tới năm 2009, nhân dịp 30 năm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, ông mới “bật mí” cái triết lý sống còn về an ninh quốc gia với truyền thông: “Trong cái thế anh nằm ngay cạnh nước lớn, nước khổng lồ, mà không có bạn thì anh sẽ bị ép”[2].

Và cũng trong năm 2009 ấy, khi được hỏi, nếu nghĩ lại, ông có thấy trước đây những cơ hội nào bị bỏ lỡ, những điều gì Việt Nam có thể làm khác không, ông Cơ đã thẳng thắn: “Tôi thấy điều có thể làm khác là phải đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế sớm hơn. Trước Đại hội Đổi mới (năm 1986), Việt Nam đã quá phụ thuộc vào ý thức hệ mà không đa phương hóa được quan hệ”[3].

Quả thật, ngay từ rất sớm, ông Trần Quang Cơ đã có cái nhìn rất tỉnh táo khi cho rằng, một nước Việt Nam đổi mới, độc lập với các nước lớn, cải thiện quan hệ và hoà nhập với các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á là phù hợp với lợi ích của Mỹ về hoà bình, ổn định, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ và hạn chế các thách thức nổi lên đối với vị trí của Mỹ ở khu vực.

Ông Cơ cũng đã phân tích các mối tương tác tạo nên vị thế của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ. Ông cho rằng, tuy không có một vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn là một nhân tố mà Mỹ không thể không tính đến trong chiến lược của Washington ở Châu Á–TBD và Đông Nam Á. Hơn nữa, về kinh tế Mỹ có lợi ích tranh thủ thị trường và nguồn nguyên liệu của Việt Nam. Mỹ không muốn vắng mặt trong khi các đối thủ của Mỹ đi mạnh vào thị trường Việt Nam.

Rất nhiều suy tư và đánh giá của ông Trần Quang Cơ đã được thể hiện trong cuốn hồi ký của mình cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tại một hội thảo gần đây về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, nguyên Đại sứ đầu tiên của nước ta tại Mỹ Lê Bàng đã đề nghị việc ghi nhận công lao của của một số cá nhân trong việc thúc đẩy, đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ mà trước nay chưa được nhắc đến nhiều trong đó có Thứ trưởng Trần Quang Cơ, Thứ trưởng Lê Mai...[4]

Vẫn là sự mong đợi

Là chuyên gia loại một, ngay từ những ngày đầu, ông Trần Quang Cơ đã giữ cương vị nòng cốt trong hầu hết các giai đoạn quan trọng nhất của ngành ngoại giao vào những năm từ 1960 đến 1980 của thế kỷ trước. Với tư cách là một chuyên viên cao cấp về Mỹ, ông đã tham gia với vai trò là một trong những cán bộ lãnh đạo các đơn vị chuyên trách, tham mưu về giải pháp phục vụ cho cuộc hòa đàm Paris, sau đó trực tiếp tham gia đoàn đàm phán cả công khai lẫn bí mật (Kết thúc vào tháng 1/1973).

Mấy năm về sau, trong chiều hướng đi tìm những đối thoại thẳng thắn giữa các cựu thù, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara đã đề nghị các học giả và các nhà lãnh đạo cuộc “chiến tranh Việt Nam” (theo cách nói của người Mỹ), cùng ngồi xuống duyệt lại những quyết định trong chính sách để hiểu rõ hơn, nhưng đặc biệt là để rút tỉa những kinh nghiệm lịch sử cho toàn cầu thông qua “bài học Việt Nam”.

Sáu hội nghị như thế đã diễn ra tại Hà Nội từ tháng 11/1995 đến tháng 2/1998. Hội nghị thứ 7 diễn ra tại Viện Rockefeller ở Bellagio, Italy. Ông Trần Quang Cơ, ông Nguyễn Cơ Thạch và một số học giả, tướng lĩnh và cựu lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã tham dự chuỗi hội nghị ma-ra-tông này, mà quan trọng nhất là hai hội nghị chính vào tháng 6/1997 và tháng 2/1998. Cả ông Cơ lẫn ông Thạch đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hàn gắn quan hệ Việt – Mỹ.

Nhưng có lẽ liên quan đến các diễn tiến phức tạp hơn trong quan hệ với Mỹ và các nước lớn khác là giai đoạn đầy năng động và sáng tạo của ngoại giao Việt Nam vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Ông Trần Quang Cơ lúc ấy đã là thành viên ban lãnh đạo của Bộ Ngoại giao, cùng với tân Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, Thứ trưởng Trần Quang Cơ luôn chủ động đề xuất các ý kiến dựa trên những đánh giá tỉnh táo, những trăn trở về quyền lợi của đất nước, thấm nhuần tinh thần độc lập, tự chủ trong tư duy cũng như trong tác phong lãnh đạo.

Liên quan đến công tác nghiên cứu chiến lược cũng như các hành vi mang tính động thái, ông Trần Quang Cơ luôn có cách nhìn “cân bằng và đối trọng”. Trong quan hệ với Mỹ, ông chủ trương phải tăng cường hợp tác trên nhiều mặt nhưng vẫn cần đấu tranh khi nẩy sinh vấn đề trái với lợi ích của ta. (Ví dụ như vấn đề chất độc da cam chẳng hạn). Với Trung Quốc cũng vậy, ông thường nhắc không thể quá nặng về hợp tác và nhân nhượng để bị đánh giá là ta thúc thủ, coi nhẹ mặt đấu tranh[5].

Viết những dòng này nhân ngày tiễn ông Trần Quang Cơ đi xa, lớp hậu sinh chúng ta hẳn không quên một trong những dòng tâm sự cuối cùng của ông: “Rút cục chỉ có chính nhân dân ta mới thực sự cứu được nước ta thôi. Nhưng trên dưới phải một lòng, như thời Hội nghị Diên Hồng ngày xưa. Đảng phải dựa vào Dân, Dân vững lòng tin cậy vào Đảng thì dân tộc ta mới thực sự có sức mạnh để bảo vệ đất nước. Tiếc thay hiện nay điều đó còn là sự mong đợi của chúng ta[6]./.

(Hà Nội ngày 1/7/2015, viết nhân Tang Lễ cựu Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cái nhìn của tôi thì dù với bài đã biên tập, hoặc chưa thì nó chỉ có tính thay đổi vài tiểu tiết. Vấn đề căn bản vẫn cứ phải là sự cân bằng tĩnh trong mọi quan hệ quốc tế. Chỉ cần một sự nghiêng lệch theo một mối quan hệ nào đó trong lúc này, đều đưa đến một sự mất cân đối và rất bất lợi cho Việt Nam. Nói thẳng ra là trong quan hệ đa phương hiện nay thì hai lực tương tác mạnh nhất chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tất nhiên phải cân bằng giữa hai thế lực này, ít nhất trong giai đoạn hiện nay. Còn tương lai sẽ "tùy thời biến dịch". Lúc đó, sẽ cần một quyết định sáng suốt và đúng thời điểm quyết định.

Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cái nhìn của tôi thì dù với bài đã biên tập, hoặc chưa thì nó chỉ có tính thay đổi vài tiểu tiết. Vấn đề căn bản vẫn cứ phải là sự cân bằng tĩnh trong mọi quan hệ quốc tế. Chỉ cần một sự nghiêng lệch theo một mối quan hệ nào đó trong lúc này, đều đưa đến một sự mất cân đối và rất bất lợi cho Việt Nam. Nói thẳng ra là trong quan hệ đa phương hiện nay thì hai lực tương tác mạnh nhất chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tất nhiên phải cân bằng giữa hai thế lực này, ít nhất trong giai đoạn hiện nay. Còn tương lai sẽ "tùy thời biến dịch". Lúc đó, sẽ cần một quyết định sáng suốt và đúng thời điểm quyết định.

Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi.

 

Tuy nhiên, dưới góc độ phó thường dân của tôi thì mùi xì dầu đang nặng hơn mùi Maggi

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gà ngoại "giết chết" gà Việt

Thứ Sáu, 03/07/2015 - 07:54
 

Nhiều người đặt nghi vấn về chất lượng gà ngoại giá rẻ bất thường.
 >>  Ồ ạt nhập khẩu thịt, chăn nuôi trong nước đi về đâu?
 >>  Ngành chăn nuôi Việt Nam: Mất quyền trên "sân nhà" vì quá phụ thuộc
 >>  Người chăn nuôi thua lỗ, thịt “ngoại” lấn lướt

 

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, bức xúc cho biết hàng ngàn trại gà công nghiệp đang phải hoạt động cầm chừng và đứng trước nguy cơ phá sản vì giá gà giảm thê thảm.

 

Bán gà cho… trăn ăn

Từ đầu năm đến nay, giá gà công nghiệp dao động 21.000-22.000 đồng/kg, giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này người nuôi gà tại Đồng Nai, Bình Dương… lỗ gần 12.000 đồng/con.

Anh Minh, chủ một trại gà ở Đồng Nai, ngao ngán cho hay anh buộc phải giảm một nửa đàn gà con vì với giá bán hiện nay càng nuôi nhiều càng lỗ nặng. “Nếu thịt gà ngoại nhập giá rẻ tiếp tục ồ ạt đổ về thì nửa năm còn lại người nuôi gà cũng chẳng có hy vọng gì” - anh Minh nói với vẻ tuyệt vọng.

Do người nuôi gà lỗ te tua, không muốn nuôi gà kéo theo các trang trại, công ty cung cấp giống cũng lao đao. Thậm chí một số công ty giống đành phải ngậm ngùi bán gà con mới nở cho các trại… nuôi trăn.

Mới đây, một công ty (xin được giấu tên) cho hay phải bán khoảng 130.000 con gà giống mới nở một ngày tuổi với giá bèo cho các trại để làm thức ăn cho trăn vì gà con ế, chẳng ai mua.

Ông Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, tính toán chỉ riêng hơn 3.000 trại gà công nghiệp thuộc hiệp hội đã nuôi khoảng 45 triệu con gà thịt (15.000 con/trại). Với mức lỗ 12.000 đồng/con, hàng ngàn trại gà miền Đông Nam Bộ lỗ khoảng 540 tỉ đồng, với hai đợt nuôi thì mức lỗ hơn 1.000 tỉ đồng. Nếu Nhà nước không có biện pháp kiểm soát thịt gà nhập khẩu giá rẻ bèo thì nguy cơ vỡ nợ sẽ xảy ra.

Theo ông Long, không riêng các trang trại, doanh nghiệp nuôi gà công nghiệp trong nước mà một số doanh nghiệp chăn nuôi nước ngoài đầu tư tại Việt Nam cũng đang lỗ chỏng vó.

 

channuoi36-824c4.jpg
Ảnh lớn: Trại gà của ông Nguyễn Văn Ngọc ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai với đàn 50.000 con phải bỏ trống gần ba tháng nay (ảnh chụp ngày 2/7/2015). Ảnh: Quang Huy. Ảnh nhỏ: Ức gà, cánh gà, gà nguyên con bán tại siêu thị, chợ thực phẩm tại Mỹ. Ảnh do một doanh nghiệp chụp ngày 29/6.

Gà ngoại nhập rẻ đến mức khó tin

“Thủ phạm” lớn nhất khiến gà trong nước bị đẩy vào nguy cơ phá sản, theo các hiệp hội chăn nuôi và các trang trại là do thịt gà ngoại giá rẻ bất thường tràn vào.

Một doanh nghiệp sau chuyến khảo sát một số siêu thị tại Mỹ mới đây (ngày 29-6-2015) nhận xét không hiểu sao giá gà Mỹ bán tại Việt Nam lại rẻ đến mức khó tin.

Cụ thể, giá bán cánh gà tại Mỹ khoảng 6,6 USD/kg; ức gà không xương khoảng 7,7 USD/kg; gà nguyên con giá thấp nhất cũng 3,97 USD/kg. Thế nhưng nhập về Việt Nam lại bán quá rẻ, chẳng hạn đùi gà chỉ bán trên dưới 20.000 đồng/kg (chưa đến 1 USD/kg) là quá vô lý, nghĩa là bán tại Mỹ cao hơn bán tại Việt Nam.

Trước đây người tiêu dùng Việt cứ nghĩ rằng giá thịt gà ngoại rẻ vì người nước ngoài không thích ăn cánh, đùi, cổ, chân, nội tạng gà. Họ chỉ ăn phần thịt ức, còn lại xuất bán sang Việt Nam với giá bèo.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Ngọc cho rằng đó là quan điểm sai lầm. Ông Ngọc nói: “Các hãng thức ăn nhanh ở Mỹ như KFC, McDonald’s nổi tiếng trên khắp thế giới nhờ thực đơn đùi, cánh gà chiên. Vì vậy không có chuyện người dân nước ngoài không ăn đùi, cánh gà... nên mới nhập về Việt Nam giá rẻ”.

Ông Ngọc tính toán giá thành của con gà Mỹ từ lúc xuất trại chế biến và xuất về Việt Nam như sau: Giá gà công nghiệp xuất trại của Mỹ 20.000 đồng/kg. Sau khi chế biến giết mổ (hao hụt 30% vì bỏ lông, đầu và lòng), giá tăng lên 30.000 đồng/kg. Đến khâu cấp đông, tính cả tiền điện và phí khác giá lên khoảng 36.000 đồng/kg, cộng thêm chi phí vận chuyển về Việt Nam (ước 3.000 đồng/kg), giá tăng lên 39.000 đồng.

Sau khi cộng thuế suất nhập khẩu, các phí khác giá gà Mỹ đáng lẽ khoảng 45.000 đồng/kg. Nếu tính chi phí để đưa ra thị trường còn cao hơn giá gà Việt Nam rất nhiều.

 

Nghi vấn nhập gà loại thải

“Vì vậy giá gà Mỹ nhập về chỉ ở mức trên dưới 20.000 đồng/kg thì không thể có. Rất có thể đây là gà cận đát, gà tồn kho mới có mức giá đó” - ông Ngọc nghi vấn.

Một số doanh nghiệp cũng cho rằng cần kiểm tra gà nhập từ Hàn Quốc giá rẻ đáng ngờ vì có thể đó là gà đẻ thải loại. Loại gà này ít có nước nào ăn vì bị chích nhiều kháng sinh để gà đẻ nhiều trứng. Hết chu kỳ, họ dùng làm thức ăn chăn nuôi, phân bón... Trước đây, người tiêu dùng tẩy chay loại gà này nên sau đó không thấy nhập. Vậy mà gần đây lại thấy nhập trở lại và xuất hiện nhiều trong các chợ, siêu thị, cửa hàng.

Từ thực tế trên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ Nguyễn Văn Ngọc đề nghị các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ có hay không việc bán phá giá thịt gà ngoại. Bởi người chăn nuôi Việt Nam dù có nỗ lực đến mấy cũng “chết” vì không thể đấu lại việc bán phá giá. “Cần kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thịt, truy xuất nguồn gốc… để không lọt thịt kém chất lượng giá quá rẻ” - ông Ngọc đề nghị.

Một số ý kiến khác tán đồng với quan điểm này và cho rằng giá gà ngoại quá rẻ trước mắt có thể có lợi cho người tiêu dùng nhưng về lâu dài sẽ là “liều thuốc đắng”. Lý do là khi đã “tiêu diệt” xong các trại gà trong nước, các doanh nghiệp ngoại sẽ thao túng thị trường, đẩy giá bán lên cao chót vót. Kịch bản này không mới.
 
Theo Quang Huy
Pháp Luật TPHCM
==================
Lão Gàn ngày xưa có làm phoengshui cho một trại gà nổi tiếng, nổi tiếng đến mức thân chủ của lão được dân gian gọi là "Bửu Gà" (Tên đã được thay đổi). Vào thời suy thoái của loài gà, thân chủ của lão cũng theo các bệnh cúm gà nên ốm o. Thân chủ nhờ lão mần phoengshui, bây giờ trở thành tay chơi trong ngành gà tầm quốc tế. Sâm Cao Ly thứ thiệt tớ ăn nhiều như khoai lang, là do thân chủ tớ tặng mỗi khi du Han Quoc zdìa. Xem được tin này lão lo lắng cho thân chủ wá.
Nếu chẳng may theo bài báo này, mà thân chủ của lão đi xướng thì mất hết cả "rùa tín" của lão, cho dù lão đã làm mấy năm nay rùi. Dầu hèn cũng hẳn ông Sư Thiến mần phoengshui chứ có phải đồ bỏ đâu. Lão gọi dt, thì đầu dây bên kia trả lời: "Cảm ơn thày hỏi thăm. Từ ngày thày mần cho em cái phoengshui thì em có chiền, nên đứng ra thầu gà. Giá gà xướng thì em bán xướng, khỏi lo thầy ạ! Có một chai rượu sâm to đùng, hôm nào thày zdìa, em biếu thày".
Hi! Thế là yên chí. Tiếp tục lên Fb chém gió.
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia vũ khí sinh học Triều Tiên đào tẩu sang Phần Lan

(Vietnam+)

lúc : 03/07/15 07:56

 

1206_lab.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: asiamattersforamerica.org)

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn một nguồn tin ngày 2/7 tiết lộ rằng một chuyên gia về vũ khí sinh học của Triều Tiên mang họ Lee đã đào tẩu sang Phần Lan hồi tháng trước, mang theo một thiết bị lưu trữ thông tin có dung lượng 15 GB về kết quả thử nghiệm trên cơ thể người.

Nguồn tin từ một nhóm nhân quyền Triều Tiên trên còn cho biết nhà nghiên cứu 47 tuổi này làm việc tại một trung tâm nghiên cứu vi sinh ở Ganggye, tỉnh Chagang, miền Bắc nước này giáp giới với Trung Quốc, chạy sang Phần Lan qua Philippines hôm 6/6.

Nguồn tin này nói với Yonhap: “Lý do bên ngoài của vụ đào tẩu này mà chuyên gia trên đưa ra là ông cảm thấy nghi ngờ về việc nghiên cứu của mình."

Cũng theo nguồn tin trên, việc ông Lee mang theo thiết bị lưu trữ thông tin này là để đưa các vụ thử trên người của Triều Tiên ra ánh sáng.

Dự kiến, nhân vật này sẽ có buổi điều trần trước Nghị viện châu Âu (EP) vào cuối tháng này./.

====================

Phiền phức nhể. Cái nhà ông Ếch oác Sờ núm đen (Edward Snowden - cái này là phiên âm tiếng Việt, kiểu Sư Thiến. Hì) của Hoa Kỳ mang cả tấn tài liệu, cũng chưa có một tin nào phiền như thế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân Hy Lạp bới thùng rác tìm thức ăn

Khi Hy Lạp đang chuẩn bị bước vào cuộc trưng cầu dân ý về cứu trợ vào Chủ nhật tới, trên khắp đường phố ở thủ đô Athens, nhiều người dân đã bắt đầu đi lùng sục các thùng rác công cộng tìm kiếm đồ ăn cũng như phế phẩm kim loại để lấy tiền sinh sống.

boirac.jpg

Ông Nikos Polonos đang bới đồ tại thùng rác trên đường phố Athens.


Trong cái nóng oi bức của mùa hè, với đống rác thải chất cao như núi, thùng rác R21 tại Athens không hề trông giống một rương kho báu mà nhiều người ví von. Nhưng với lực lượng người dân đi bới rác ngày một nhiều tại Hy Lạp, những thùng rác tại gần các cửa hàng tiện lợi và nhà hàng lại trở nên cực kỳ hấp dẫn.

 

“Thi thoảng tôi sẽ tìm được miếng kim loại cũ có thể bán được với giá phải chăng”, ông Nikos Polonos 55 tuổi chia sẻ, khi đang bận rộn với đống đồ đạc trong thùng R21. “Hoặc sẽ có lúc bạn tìm được giấy, chai lọ nhựa, những thứ đó vừa có thể tái chế vừa có thể bán lấy tiền”. Cuộn dây đồng 1 kg bỏ đi có thể giúp ông kiếm 50 cent, trong khi 70 lon nhôm có thể được giá lên tới 1,5 euro. Trung bình một ngày ông có thể kiếm được từ 5 đến 10 euro. Ông cho biết thêm bánh mì có thể tìm được tại các thùng rác gần siêu thị và tiệm bánh. Và ông sẽ chỉ ăn thức ăn do những người hảo tâm cố ý bỏ lại.

 

Polonos là một trong những người đầu tiên tham gia đội ngũ bới rác tìm thức ăn tại khu này. Cách đây 3 năm, ông làm nhân viên xây dựng xong do tình hình kinh tế Hy Lạp gặp khó khăn, ông không được trả lương và bị mất việc. Tuy công việc hàng ngày đều là đi ra phố nhặt rác song ông vẫn ăn mặc rất chỉnh tề, với áo sơ mi và quần thô. “Tôi không muốn mình trông giống những kẻ nghiện ngập hay lảng vảng gần đây. Tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở nên thành ra một người đi nhặt rác, song với tình hình hiện tại ở Hy Lạp, mọi chuyện không thể tránh khỏi. Rất nhiều bạn bè của tôi cũng cùng cảnh ngộ, thậm chí một vài người còn dính vào nghiện ngập và hết hi vọng”.

 

boirac2.jpg

Cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp đã đẩy nhiều người dân có trình độ rơi vào tình trạng mất việc và phải đi bới rác để kiếm sống.

 
Hiện số người dân đi lùng sục thùng rác trên đường phố để kiếm sống tại Athens chưa có thống kê cụ thể, vì còn nhiều người do xấu hổ với bạn bè và hàng xóm nên hoạt động ban đêm. Song theo như Panos Karamanlikis – một tình nguyện viên làm việc cho nhà bếp thiện nguyện ở gần khu vực cho biết con số đã gấp 3 lần so với năm 2011. “Rất nhiều người đến từ những gia đình bình thường. Trước kia họ đều có công việc đàng hoàng, nhưng giờ phải chịu cảnh sống nghèo khổ như vậy”, ông Karamanlikis giải thích. Stenphen Graham – một người Anh tham gia chiến dịch chống chính sách thắt chặt của chính phủ Hy Lạp đã dành ra 3 tháng để đi qua mọi miền đất nước, nhận thấy tình trạng người dân đi nhặt rác kiếm sống đã không còn quá xa lạ.

 

Ông Polonos tuy bình thường vẫn kiếm được tiền nhờ công việc đi kiếm đồ đồng nát, song ông e ngại nếu Hy Lạp vỡ nợ, sẽ có nhiều người dân lâm vào cảnh túng quẫn. Số lượng người đi nhặt rác ngày một tăng lên, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt ngay trong tầng lớp nghèo khổ với nhau. Bên cạnh đó, cũng có những người bất chấp nguy hại đến sức khỏe vẫn ăn bất kỳ thứ gì họ tìm được trong thùng rác. Cô Michaela Evag – chủ một cửa tiệm kim hoàn đã chứng kiến một bà lão bới thùng rác để tìm đồ ăn cho gia đình. Cô Michaela đã đưa cho bà lão một ít tiền và nói “bà không nên ăn đồ ăn bị vứt đi vì có thể nó đã bị gián chuột làm bẩn. Nhưng bà bảo về nhà sẽ rửa chúng lại bằng giấm ăn”.

 

Hiện Hy Lạp đã không thể trả khoản vay 1,5 tỷ euro đúng hạn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 30/6 và chính thức bị tuyên bố là vỡ nợ đối với khoản vay của IMF. Việc này đồng nghĩa người dân xử sở thần thoại sẽ phải đối mặt với một tương lai u ám khi bị đẩy vào tình trạng nghèo đói.

Hồng Hạnh (theo Telegraph)

=========================

Chính phủ trước của Hy Lạp tiên bố chính sách "thắt lưng buộc bụng" để cầm cự nền kinh thế và tiếp tục vay nợ châu Âu. Chính phủ hiện nay ra tranh cử với câu slogan "Không thắt lưng buộc bụng, cứ ăn no vào". Dân chúng ủng hộ ầm ầm. Thằng nào mà chả thích ăn no, trong đó có lão Gàn. "Dân lấy ăn làm trời" mừ (Mạnh Tử). Thế là thắng cử, bởi được nhân dân ủng hộ. Điếu mựa! Bi wờ không có cả tiền mua thắt lưng. Trong thùng rác thì khó kiếm được cái thắt lưng khả dĩ có thể buộc bụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình hy lạp thấy cũng lạ chú ạ, dân lúc nào cũng đòi quyền lợi, trong khi đất nước phá sản, mà không chịu khó cày kéo, ăn mắm mút giòi để lo trả nợ

Dân việt mình quả là phi thường và lành tính, trong những thời khắc khó khăn chấp nhận ăn cả bo bo cầm hơi, từ già tới trẻ ai cũng phải ra đồng hết, đàng này hy lạp toàn vay tiền về để trả trợ cấp xã hội thì lấy đâu tiền ra làm sản xuất kinh doanh, đúng là sướng quen rồi khổ không chịu dc

Có lẽ phong thủy ở cái bộ tài chính hy lạp có vấn đề

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giảm trầm tích sông Mekong:

Mối họa không còn là cảnh báo...

 

(Quan điểm) - Lượng trầm tích (phù sa) trên sông Mekong giảm quá nhanh cho thấy các con đập ngăn dòng đang thể hiện mặt trái đúng như những cảnh báo.

TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu bày tỏ sự lo ngại trước công bố mới đây của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) về lượng trầm tích trên sông Mekong giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước.

 

Hệ quả từ những con đập thủy điện

Theo TS Đào Trọng Tứ, trầm tích sông Me kong chịu tác động lớn của nhiều yếu tố, đặc biệt là việc xây dựng các công trình thủy điện trên lưu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Campuchia). Tác động đến nguồn nước và trầm tích đến ĐBSCL cũng ngày càng lớn.

Đến nay trên dòng sông Mekong Trung Quốc đã xây 5 đập lớn và dự kiến 2020 là 12. Lào đang xây dựng đập Xayabury và dự kiến 9 con đập khác sẽ xây trong tương lai, Campuchia 2 và hàng trăm hồ chứa thủy điện và thủy lợi xây trên dòng nhánh ở các quốc gia trong lưu vực.

Trầm tích lưu vực Me Kong khoảng 150 đến 170 triệu tấn/năm. Thế nhưng chỉ trong 10 năm đầu vận hành, đập Manwan đã mất đi 20% dung tích trữ do trầm tích lắng đọng, tức là dòng chính sông Mekong mất đi 20 triệu m3 trầm tích.

"Trong 20 năm mà lượng trầm tích giảm hơn một nửa là rất nhanh. Các con đập lớn trên thượng nguồn đã khiến lượng trầm tích bị giữ lại trên thượng nguồn rất lớn. Các đập ở thượng nguồn không thiết kế hệ thống xả đáy mà kể cả có làm cống xả đáy cũng không có tác dụng nhiều đã dẫn đến hệ quả ngày hôm nay", TS Tứ nói.

Theo ông Tứ, điều này đã được giới khoa học cảnh báo từ khi các con đập chuẩn bị được xây dựng. Tuy nhiên vì lợi ích mỗi quốc gia các cảnh báo đã bị phớt lờ.

"Sự nguy hiểm từ việc giảm lượng phù sa trên dòng sông này mà các nhà khoa học đưa ra không phải là sự dọa nạt ai đó mà thực tế từng cá nhân mỗi chúng ta sẽ phải hứng chịu điều này khi khí hậu biến đổi", TS Tứ cảnh báo.

 

giam-tram-tich-song-mekong-khongcon-lasu

Người dân ĐBSCL đang hàng ngày đối mặt với nguy hiểm từ việc xói lở bờ sông

 

Cần trưng bằng chứng lên bàn đối thoại

Chỉ thêm sự ảnh hưởng của Việt Nam, TS Đào Trọng Tứ cho biết ĐBSCL trung bình nhận khoảng 79 triệu tấn/năm. Trong số này khoảng  9 đến 13 triệu tấn lắng đọng ở các đồng bằng ngập lũ và phần còn lại góp phần mở rộng châu thổ và làm phì nhiêu các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển.

Lượng trầm tích lắng đọng ở các vùng nước nông ven biển giúp bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở do sóng. Nền nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam phụ thuộc vào vận chuyển chất dinh dưỡng trong trầm tích.

"Việc giảm tải lượng trầm tích có thể làm tăng mạnh chi phí cho cả nông nghiệp và thủy sản biển. Giảm nguồn cấp trầm tích sẽ làm tăng xói lở bờ và vùng ven biển, quá trình này có thể còn nghiêm trọng hơn do nước biển dâng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu", TS Tứ lo ngại.

Dẫn thêm thông tin nghiên cứu, TS Tứ cho biết, dự báo đến năm 2050 khoảng 1 triệu người sẽ bị tác động trực tiếp bởi xói lở ven bờ và mất đất ở ĐBSCL.

Cụ thể thời gian qua đã có 265 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, tổng chiều dài hơn 450 km. 

"Hầu hết bờ biển của ĐBSCL đều bị xói lở với nhiều mức độ khác nhau. Mỗi năm sạt lở đã “ngốn” đến 500 ha đất của vùng với tốc độ sạt lở dọc theo bờ biển lên đến 3040 mét/năm . Đây không còn là cảnh báo mà người dân đang hứng chịu trực tiếp những hệ lụy", TS Tứ nêu.

Từ thực tế này ông Tứ cho rằng hơn lúc nào hết các nhà quản lý cần đặt lên bàn đối thoại để đưa ra tiếng nói khách quan.

"Những bằng chứng khoa học đưa ra mục đích cuối cùng là đặt lên bàn để các bên cùng thương lượng. Có thể thấy phản ứng thời gian qua về vấn đề này chưa ‘đủ liều’. Đôi khi sự quan tâm còn chưa đúng mức", vì vậy TS Tứ cho rằng cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn.

TS Tứ cho rằng, về phương diện quốc gia cần xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động ưu tiên quản lý trầm tích trong phạm vi ĐBSCL (xem xét các giải pháp phát triển hiện tại tác động đến trầm tích và tác động trầm tích - Quy hoạch/kế hoạch khai thác trầm tích bền vững.

Ở cả cấp lưu vực (MRC) và quốc gia, thiếu khung pháp lý và chiến lược quản lý trầm tích bền vững. Quản lý trầm tích bền vững lưu vực sông Mekong nói chung và ĐBSCL phải xét đến toàn lưu vực sông, hệ thống hồ chứa và tác động lũy tích của các bậc thang.

"Các hoạt động này cần có sự hợp tác và cam kết mạnh mẽ từ các quốc gia trong Ủy hội sông Mekong. Cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu và đánh giá khoa học và toàn diện trầm tích sông Mekong và vai trò của trầm tích đối với ĐBSCL", ông Tứ kiến nghị.

Bích Ngọc

=====================

Về mặt Lý học, cụ thể là ngành phoengshui, lão Gàn từ trước đến nay vẫn nhăn nhó mỗi khi nghe đến đập thủy điện. Lão đã viết cả một bài dài thoòng trên diễn đàn Lý học Đông phương về vấn đề này, với nhân chứng, vật chứng hẳn hoi. Nhưng thực sự lại không biết làm cách nào để giải quyết vấn đề năng lượng, nên cuối cùng đành "cám" - Í lộn! Đành "câm". Nếu cứ đưa cái thuyết Âm Dương Ngũ hành điếu ai hiểu được ra để mô tả thì những nhà khoa học nửa mùa lại bảo lão "mê tín dị đoan"; là không có "cơ sở khoa học". Nhưng lão không nói thì lại bị coi là "Biết không nói là kẻ bất nhân, nói mà không nói hết là kẻ bất nghĩa". Ấy là cái lý học Việt cổ bảo thế. Nên dành phải cứ nói , ai nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Chứ lão nói rằng: Sự nguy hại của việc xây đập thủy điện còn lớn hơn nhiều những cái được "khoa học công nhận". Cụ thể là cái trầm tích gì đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giảm trầm tích sông Mekong:

Mối họa không còn là cảnh báo...

 

(Quan điểm) - Lượng trầm tích (phù sa) trên sông Mekong giảm quá nhanh cho thấy các con đập ngăn dòng đang thể hiện mặt trái đúng như những cảnh báo.

TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu bày tỏ sự lo ngại trước công bố mới đây của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) về lượng trầm tích trên sông Mekong giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước.

Bích Ngọc

=====================

Về mặt Lý học, cụ thể là ngành phoengshui, lão Gàn từ trước đến nay vẫn nhăn nhó mỗi khi nghe đến đập thủy điện. Lão đã viết cả một bài dài thoòng trên diễn đàn Lý học Đông phương về vấn đề này, với nhân chứng, vật chứng hẳn hoi. Nhưng thực sự lại không biết làm cách nào để giải quyết vấn đề năng lượng, nên cuối cùng đành "cám" - Í lộn! Đành "câm". Nếu cứ đưa cái thuyết Âm Dương Ngũ hành điếu ai hiểu được ra để mô tả thì những nhà khoa học nửa mùa lại bảo lão "mê tín dị đoan"; là không có "cơ sở khoa học". Nhưng lão không nói thì lại bị coi là "Biết không nói là kẻ bất nhân, nói mà không nói hết là kẻ bất nghĩa". Ấy là cái lý học Việt cổ bảo thế. Nên dành phải cứ nói , ai nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Chứ lão nói rằng: Sự nguy hại của việc xây đập thủy điện còn lớn hơn nhiều những cái được "khoa học công nhận". Cụ thể là cái trầm tích gì đó.

 

 

 

Đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng 70% số động vật hoang dã

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 02/07/15 15:47

 

20150702_dapnuoc.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: ucsusa.org)

Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày 1/7 trên tạp chí PLOS ONE của Mỹ, các đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng tới 70% số động vật hoang dã sinh sống tại khu vực lân cận.

Nghiên cứu dựa trên quan sát nhiều loài động vật hoang dã tại rừng mưa nhiệt đới Amazon, gần đập thủy điện Balbina của Brazil.

Đập này đã tạo ra một trong những hồ thủy điện lớn nhất thế giới là hồ Balbina bằng cách làm ngập nước một khu vực đất rừng và chia khu vực này thành 3.546 hòn đảo.

Trừ những hòn đảo lớn nhất, tại những hòn đảo còn lại, sự thay đổi cảnh quan đã khiến cho nhiều loài động vật có vú, các loài chim và rùa cạn bị tuyệt chủng trong hơn 26 năm qua.

Nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng sẽ có tới gần 3/4 số động vật hoang dã trong khu vực này bị biến mất do sự tồn tại của đập Balbina.

Cụ thể, theo một tác giả của nghiên cứu, ông Carlos Peres thuộc Đại học East Anglia (Anh), sẽ có hơn 70% trong tổng số 124.110 loài động vật hoang dã tại khu vực hồ Balbina bị tuyệt chủng.

Trong khi đó, ông Maira Benchimol thuộc Đại học Estadual de Santa Cruz (Brazil), chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho biết chỉ có 25 trong số 3.546 hòn đảo ở hồ này, những đảo có diện tích lớn hơn 475ha, được đánh giá là vẫn bảo tồn được hệ động vật đa dạng ban đầu.

Trong bối cảnh Brazil đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều đập thủy điện trong các năm tới, nhóm chuyên gia kêu gọi chính phủ cân nhắc tới kết quả nghiên cứu mới nhất này khi tiến hành đánh giá tác động tới môi trường của các công trình này.

Các nhà máy thủy điện thường sử dụng các đập thủy điện để tăng áp lực của các nguồn nước tự nhiên để sản xuất điện.

Những đập này từng được coi là một nguồn năng lượng sạch quan trọng do không đòi hỏi việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, song một loạt những cuộc nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy những đập trên có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ngư nghiệp và các cộng đồng dân cư địa phương.

Các đập thủy điện cũng có nguy cơ làm tăng lượng khí thải methane và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác sinh ra từ thực vật bị thối rữa./.

=====================

Bài trên là một ví dụ khác về sự nguy hại về đập thủy điện. Nhưng nếu phân tích theo lý luận của Lý học thì đập thủy điện còn gây nguy cơ hơn rất nhiều những gì mà tri thức con người có thể biết được thông qua nhận thức trực quan.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thảm sát tại Bình Phước:
Camera biệt thự không hoạt động

 

(Tin tức pháp luật) - Trong vụ thảm sát tại Bình Phước, theo thân nhân nạn nhân gia đình cắt điện từ trước nên camera không hoạt động.
 

Vụ thảm sát khiến 6 người trong gia đình tử vong tại ấp 1, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước đang khiến dư luận chấn động.

Nạn nhân là vợ chồng ông chủ xưởng gỗ Quốc Anh là  Lê Văn Mỹ (47 tuổi) và bà Nguyễn Thị  Ánh Ngọc,  hai con của ông Mỹ, bà Ngọc: Lê Thị Ánh Linh (20 tuổi), Lê Quốc Anh (15 tuổi), Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cháu), Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi, cháu gọi bà Ngọc bằng dì ruột). Riêng con gái út hơn 18 tháng tuổi của ông Mỹ thoát chết.

Trong cuộc báo chiều ngày 7/7 tại trụ sở UBND xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, thiếu tá Đào Văn Thêm, Phó phòng Tham mưu - Tổng hợp Công an tỉnh Bình Phước cho biết, công an tỉnh đang tung nhiều lực lượng phối hợp cùng Bộ công an điều tra làm rõ vụ thảm sát 6 người trong căn biệt thự.

 

tham-sat-tai-binh-phuoc-camera-khong-hoa

Thiếu tá Đào Văn Thêm, phó trưởng phòng Tham mưu - tổng hợp Công an tỉnh Bình Phước

 

Theo ông Thêm, từ những chứng cứ, dấu vết thu thập được, bước đầu cơ quan điều tra nhận định đây là vụ án giết người cướp tài sản. Hung thủ có khả năng ra tay vào thời gian từ 3h30 đến 4h sáng 7/7. Nhà chức trách chưa xác định được số tài sản bị mất.

"Cơ quan công an tiến tiến hành khoanh vùng, xác minh những người có biểu hiện nghi vấn, có mối quan hệ với gia đình và mời lên làm việc. Còn thông tin cho rằng có một nghi can đã bị bắt là chưa chính xác", ông Thêm nói.

Khám nghiệm hiện trường, công an phát hiện nhiều dấu vết, thu các tang vật liên quan vụ án. Một số camera an ninh trong ngôi nhà cũng được thu giữ, nhưng không có dữ liệu.

"Theo thân nhân nạn nhân, trước đó, để sửa chữa một căn nhà phía sau ngôi biệt thự, gia đình đã cắt điện nên hệ thống camera không hoạt động", ông Thêm cho biết.

 

6 người đều bị cắt cổ

Như thông tin đã đưa, sáng ngày 7/7, khi các công nhân đến làm việc tại xưởng chế biến gỗ Quốc Anh ở ấp 1, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành (Bình Phước) làm việc thì tá hỏa khi phát hiện tất cả những người thân trong gia đình vợ chồng ông chủ xưởng gỗ là  Lê Văn Mỹ đều bị giết chết.

Một công nhân làm việc cho xưởng gỗ Quốc Anh được 3 năm nay, là một trong những người chứng kiến hiện trường cho biết: “Lúc tôi thấy mấy người la hét lên tôi chạy đến xem thì thấy một bé trai nằm ngoài sân, sát hàng rào.

tham-sat-tai-binh-phuoc-camera-khong-hoa

Cổng rào kiên cố cao hơn 3 m có dấu tay, chân. Cảnh sát tình nghi hung thủ đã trèo từ cổng rào vào biệt thự.

 

Vào trong nhà thấy 3 người, có hai bé gái bị bịt mắt, đều bị cắt cổ. Còn 2 vợ chồng nằm trên lầu thì tôi không dám lên xem”.

Một số người nhận định, nguyên nhân xảy ra vụ thảm sát có thể do mẫu thuẫn trong làm ăn. Một số công an tỉnh Bình Phước cho biết, có thể đối tượng chủ mưu thuê nhóm giang hồ từ nơi khác về sát hại. Người địa phương thì không thể gây ra vụ thảm sát kinh hoàng như vậy.

Sau vụ việc xảy ra, UBND huyện Chơn Thành đã có báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh Bình Phước về vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này.

Theo báo cáo hỏa tốc gửi tới cơ quan chức năng, hung thủ ra tay rất tàn độc. Tất cả 6 nạn nhân đều bị chết do bị cắt cổ.

Thu Thảo (Tổng hợp)

==================

"Theo thân nhân nạn nhân, trước đó, để sửa chữa một căn nhà phía sau ngôi biệt thự, gia đình đã cắt điện nên hệ thống camera không hoạt động", ông Thêm cho biết.

 

Thời tiết hơi bị nóng. Một nhà đại gia như thế này không thể nằm ngủ không có máy lạnh qua đêm. Nên việc tự cắt điện do sửa chữa là hơi bị vô lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay