Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tội nghiệp môn sử

nguoilaodong.

Thứ Ba, 04/03/2014 23:08

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và tự chọn 2 trong số 6 môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ.

Quyết định này của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được sự đồng thuận tương đối của xã hội và ngành giáo dục, đặc biệt là học sinh rất “phấn khởi’ bởi kỳ thi đã có vẻ nhẹ nhàng hơn.

Mặc dù đến ngày 17-3 học sinh mới chính thức đăng ký các môn thi tự chọn nhưng một số trường đã cho học sinh đăng ký trước. Kết quả gây thất vọng hơn các nhà giáo dục có thể tưởng khi Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) không có học sinh nào đăng ký thi môn sử; Trường THPT Dân lập Đức Trí (quận Tân Phú, TP HCM) trong 300 học sinh lớp 12 chỉ có 16 em đăng ký thi môn này... Chưa thể đánh giá đây là xu hướng nhưng cũng dấy lên âu lo rằng tại sao học sinh lại sợ môn lịch sử đến vậy!

Không phải đến bây giờ học sinh mới tránh xa môn sử. Còn nhớ kỳ thi ĐH-CĐ năm 2011, điểm thi môn sử khối C ở nhiều trường ĐH rất thấp. Ở Trường ĐH Quảng Nam, trong số 900 thí sinh khối C thì chỉ có 1% thí sinh có điểm môn sử đạt trên trung bình. Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) có 288 thí sinh thi môn sử thì chỉ có 1 em đạt 5 điểm, còn lại 99,65% dưới trung bình. Tại sao học sinh yếu môn sử? Câu hỏi này nhiều năm qua, các chuyên gia giáo dục, các nhà sử học đã trăn trở tìm cách lý giải. Tựu trung tồn tại 2 vấn đề chủ yếu: Chương trình sử lớp 12 quá nặng và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập.

Đúng là chương trình lịch sử lớp 12 rất dàn trải về kiến thức với biết bao sự kiện và hàng ngàn con số nhưng ở lớp 12, mỗi tuần các em chỉ có 1,5 tiết cho môn lịch sử. Về phương pháp, chủ yếu thầy đọc, trò chép, làm cho môn sử trở nên nhàm chán và học sinh bất đắc dĩ phải học môn này.

Không thể đổ lỗi cho môn lịch sử khô khan bởi học sử đâu chỉ thuộc lòng các số liệu mà còn giúp học sinh biết thêm lịch sử địa - chính trị, kiến thức văn hóa, những xu hướng phát triển của con người, của thế giới... Những kiến thức này làm nền tảng, bổ sung cho nhiều ngành khoa học khác nhau. Vấn đề là phải kết cấu lại chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, cả phương pháp sư phạm trong đào tạo giáo viên sử. Thời đại công nghệ thông tin, một sự kiện lịch sử hoàn toàn có thể tóm tắt trong một video đồ họa; những buổi thảo luận từng chủ đề cũng rất dễ thực hiện... Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mắc lỗi căn bản khi mà sách giáo khoa môn lịch sử chưa thay đổi đã đổi mới cách thi cử. Đổi mới giáo dục phải đồng bộ, phải bắt đầu từ trường sư phạm, sách giáo khoa, cách dạy... Lỗi này càng làm cho môn lịch sử trở thành gánh nặng, càng gánh càng nặng cho cả thầy lẫn trò.

Lưu Nhi Dũ

===========

Nghĩ thì cũng tội thật! Ngành Sử đâu có ít giáo sư, tiến sĩ và cả viện sĩ nữa. Những phát kiến từ những tư duy thông thái của ngành này về cội nguồn sử Việt được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng động khoa học quốc tế" thừa nhận, trong việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thế thì nó phải oách lắm chứ nhể?!

Không ngờ nó lại tội nghiệp thế này.

Vô lý nhể/! Không có "cơ sở khoa học".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Các bạn ơi, chúng mình đừng đánh mất lịch sử dân tộc Việt"

Lê Thị Thùy Dương

17 thảo luận 05/03/14 09:31

(GDVN) - Tâm sự đầy suy ngẫm của học sinh Lê Thị Thùy Dương, học sinh lớp 12D4, Trường phổ thông Nguyễn Tất Thành – TP.Hà Nội.

Trên đây là tâm sự của học sinh Lê Thị Thùy Dương, học sinh lớp 12D4, Trường phổ thông Nguyễn Tất Thành – Tp. Hà Nội, trước thông tin tỉ lệ lựa chọn môn Lịch sử trong kì thi tốt nghiệp THPT rất ít, thậm chí có trường tỉ lệ này còn là 0%.

LTS: Sau khi đăng tải thông tin về ngôi trường đầu tiên không có học sinh chọn Lịch sử là môn thi tự chọn trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, cả đồng cảm và những phản ứng về thông tin trên.

Với tất cả tấm lòng yêu mến môn Lịch sử từ lâu, em Lê Thị Thùy Dương đã không cầm được lòng khi nhận thấy rằng vị thế của môn Lịch sử ngày càng tụt dốc. Dưới đây là dòng tâm sự chứa đầy cảm xúc của một học sinh chuyên ban xã hội, đặc biệt yêu quý môn học thường vẫn gọi là “khô khan”.

Báo Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài những lời tâm sự rất mộc mạc và chân thật này:

Với tất cả những thay đổi của cơ chế thi tốt nghiệp THPT gần đây thì chắc hẳn các bạn hiểu "Lịch sử" mà tôi nhắc đến ở đây là gì rồi chứ? Vâng, đó chính là môn học mà các bạn vốn cho là khô khan, khó nhằn và học vô ích đấy. Sự công bằng dành cho nó cũng là sự công bằng cho rất nhiều điều mà tôi muốn nói tới sau đây...

Posted Image

Lê Thị Thùy Dương chụp cùng cô giáo của mình. Ảnh tác giả cung cấp.

Tôi - một học sinh lớp 12 chọn khối thi đại học chính của mình là khối C (Văn, Sử, Địa). Hơn ai hết, tôi hiểu cái khối ấy nó "dễ" đến mức nào. Người ngoài nhìn vào, họ bảo tôi rằng "học dốt, học ngu mới thi khối C. Vì chỉ cần học thuộc sách giáo khoa là đỗ hết...".

Vâng, vậy cho tôi hỏi: Vì sao cả nước này các thí sinh không chọn hết khối C để người người nhà nhà cùng đỗ đại học? hay vì sợ bị người khác nói là ngu là dốt? Xin lỗi, suy nghĩ của các bạn thật là âm u quá trời.

Với môn Văn, Địa thì tôi tạm gác nó lại 1 bên, vì ít ra người ta còn quan tâm đến nó. Riêng với bộ môn Lịch sử thì khác, họ đối xử với nó chẳng đáng một chút nào...

Còn nhớ, từ năm 2013 trở về trước, khi kì thi tốt nghiệp THPT với 6 môn thi do Bộ Giáo dục – Đào tạo chọn, mỗi khi có môn Lịch sử, đúng là có quá nhiều học sinh đã gặp vấn đề với nó.

Và đương nhiên sau đó, các bạn sẽ đổ hết lỗi lầm lên đầu nó rồi, sẽ là nó khó, nó làm hại các bạn. Âu cũng chỉ là do cách bạn tiếp xúc với nó mà thôi. Hai năm theo học đội tuyển học sinh giỏi môn Sử của trường, tôi thấy Lịch sử không hề đáng sợ khi bạn biết cách học và vứt đi cái lười bên mình.

Học sinh khắp nơi cầu trời khấn phật cho thi tốt nghiệp không vào cái môn "trời đáng thánh vật" ấy như trong suy nghĩ của các bạn. Năm nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định chuyển sang thi tốt nghiệp THPT 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc (Văn, Toán) và hai môn tự chọn từ các môn khác, thì kết quả thật đáng ngạc nhiên và quá thất vọng khi số lượng học sinh chọn thi Lịch sử.

Đúng như nhiều người dự đoán, khi nhiều trường THPT công bố tỉ lệ học sinh đăng kí thi tốt nghiệp thì môn Lịch sử đếm trên đầu nón tay, thậm chí Trường THPT Lương Thế Vinh là 0%. May ra con số này chỉ lên được 20 – 30% khi ta đến với các trường THPT có lớp chuyên Sử.

Nói là thất vọng, ngạc nhiên nhưng khi nhìn lại tất cả thì thấy đây là điều sớm muộn cũng phải xảy ra thôi mà. Ngay tại chính ngôi trường Nguyễn Tất Thành tôi đang theo học cũng vậy.

Tôi là 1 trong số 3 người duy nhất của lớp học có sĩ số 48 học sinh chọn môn Sử làm môn thi tốt nghiệp. Biết tôi lựa chọn môn Lịch sử để thi tốt nghiệp, mọi người đều nói tôi chọn cho đỡ mất công ôn thi đại học, nếu không thì chỉ có “đồ điên”.

Muốn lên tiếng, đòi hai chữ “công bằng” cho môn Lịch sử mà không biết phải nói sao cho họ hiểu, nói sao cho đẹp lòng tất cả.

Nhưng tôi còn buồn hơn khi nghe tin của các thầy, cô thông báo rằng “nếu số lượng học sinh chọn môn Lịch thi tốt nghiệp quá ít thì nhà trường sẽ không tổ chức lớp ôn, mà các em có thể sẽ phải tự chọn môn khác thay thế!”. Nếu đây là sự thật thì đúng là “bất công nối tiếp bất công rồi”.

Tôi không thể hiểu nổi khi mà học sinh ở nhiều trường THPT không lựa chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử (tức là tỉ lệ môn Lịch sử ở nhiều trường THPT xuống còn 0%) thì nó sẽ là sự thất bại của nền giáo dục hay sẽ là sự hồi sinh mới của Lịch sử như thầy Nguyễn Quốc Vương mong đợi đây? Khi tôi viết những dòng chữ này, có nghĩa tôi đang đòi công bằng cho chính tôi và những thí sinh bị coi là "đồ điên" đó.

Mới hôm qua thôi, trong chuyến đi thăm Đền Hùng cùng tập thể lớp. Khi anh hướng dẫn viên du lịch hỏi về lịch sử của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc đã không có một ai trong lớp tô trả lời đúng.

Với tôi, cảm giác ấy thật là bứt rứt và chạnh lòng, chỉ mong sao lúc ấy kiến thức lịch sử của mình có thể rộng hơn một chút. Nhưng sự quan trọng của lịch sử còn được thấy rõ hơn khi mà anh hướng dẫn viên ấy nói sai và mình có thể phản kháng, giải thích lại (nhờ kiến thức lịch sử của mình học được từ thầy, cô giáo).

Posted Image

Hình ảnh mô phỏng chiến thắng vang dội Bạch Đằng năm 938 trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của Việt Nam. (Hình minh họa).

Đã có lần tôi tự hỏi, nếu như sau này, giặc ngoại xâm có đánh Việt Nam, chúng nó dụ dỗ lôi kéo, nói rằng Việt Nam không có lịch sử của mình, thì tôi sẽ mang 4.000 năm lịch sử ra mà đập vào mắt chúng, chứ không đến nỗi biến mình thành kẻ hèn hạ... Còn các bạn khi không có kiến thức lịch sử sẽ làm gì trong trường hợp ấy? Tôi đang muốn đòi sự công bằng cho chính 4.000 lịch sử của dân tộc này đấy!

Và trong khi các bạn ngồi đó, chê bai ngán ngẩm môn Lịch sử thì có biết bao nhiêu giáo viên, nhà nghiên cứu sử học đang tận tâm nghiên cứu và giảng dạy cho các thế hệ học trò biết bao điều hay vê dân tộc mình, với mục đích cho các thế hệ sau hiểu hơn về cội nguồn của chính mình.

Các thầy, cô dạy môn Lịch sử cần phải được đáp trả xứng đáng hơn là bị nhiều người trong xã hội chà đạp lên công sức lao động của mình... Tôi cũng muốn họ được đền đáp thực sự...

Mới chiều ngày hôm qua (3/3/2014), một buổi chiều trong giờ ra chơi chỉ có 30 phút ngắn ngủi nhưng tôi cũng học thêm được bao điều từ thầy giáo – Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng (thầy dạy môn Lịch sử ở lớp tôi).

Khi Thầy phân tích cho tôi nghe những lí do mà học sinh ở nhiều trường phổ thông từ chối chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Thầy cũng dạy tôi cách tiếp cận nó sao cho thật an toàn.

Thầy bảo "nói không sợ môn Lịch sử là sai lầm lớn, nhưng sợ không có nghĩa là tránh xa, mà sợ là để chinh phục nó cho hết sợ mới thôi”. Và còn biết bao nhiêu điều thú vị, càng nghe càng thấy sợ và đúng là càng sợ lại càng muốn dấn thân hơn.

Thầy truyền cho tôi biết bao cảm hứng mà bỗng dưng trong những giây phút thoáng qua, tôi lại có suy nghĩ "hay là thi sư phạm Lịch sử nhỉ ? "....

Bản thân tôi không phải là người giỏi môn Lịch sử , mà ban đầu chỉ là niềm yêu thích nho nhỏ thôi. Nhưng cái nho nhỏ ấy cũng đủ khiến tôi muốn lấy lại cho nó hai chữ CÔNG BẰNG... Tôi chưa đủ trưởng thành để nhìn nhận toàn bộ mọi khía cạnh của vấn đề, cũng không biết rõ đúng sai, không chỉ ra được điều cần nói sao cho hợp lí.

Chỉ là những suy nghĩ chợt đến của bản thân khi ngày ngày chứng kiến sự bất công cứ liên tiếp đập vào mắt. Mong muốn của tôi dẫu biết sẽ khó mà thành sự thật, nhưng mong muốn nó “free” mà, vậy nên là cứ muốn và mong thôi.

Cuối cùng, mình xin gửi lời nhắn nhủ với các bạn đăng kí chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử: Các bạn ơi, chúng mình đừng để đánh mất lịch sử dân tộc mình!

=====================

Đã có lần tôi tự hỏi, nếu như sau này, giặc ngoại xâm có đánh Việt Nam, chúng nó dụ dỗ lôi kéo, nói rằng Việt Nam không có lịch sử của mình, thì tôi sẽ mang 4.000 năm lịch sử ra mà đập vào mắt chúng, chứ không đến nỗi biến mình thành kẻ hèn hạ... Còn các bạn khi không có kiến thức lịch sử sẽ làm gì trong trường hợp ấy? Tôi đang muốn đòi sự công bằng cho chính 4.000 lịch sử của dân tộc này đấy!

Trong nhà trường - từ tiểu học cho đến hết đại học - giáo trình dạy sử dạy như thế nào cô có thể cho tôi biết không?

Nhưng với những gì mà tôi được biết thì họ dạy rằng: Thời Hùng Vương chỉ là "liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai" với những người dân "Ở trần đóng khố" và chỉ bắt đầu từ "khoảng thế kỷ thứ VII BC" với địa bàn hoạt động chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ".

Trước khi cô đập vào mặt bọn ngoại xâm thì cô hãy nói chuyện với những kẻ nhâng nháo tuyên bố sự phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến là có "cơ sở khoa học" và được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ" đã. Họ là những bậc thầy của cô đấy!

Chỉ có trang web của chúng tôi kiên quyết chứng minh nhân danh khoa học cho tính chân lý điều mà cô tự hào:

Việt sử gần 5000 năm văn hiến.

Nhưng dù sao báo GDVN là báo thứ hai công khai đưa một cái nhìn hơn 4000 năm lịch sử, cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm (Tờ báo trước - Người Đưa Tin - cũng đăng bài của tôi, nói về Việt sử gần 5000 năm văn hiến).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm 2014:

Để sinh viên nước ngoài hiểu sử Việt hơn ta là nỗi đau của lịch sử

Xuân Trung

4 thảo luận 06/03/14 06:56

(GDVN) - "Là người Việt thì mình phải hiểu hơn ai hết về lịch sử Việt, chứ đừng để sinh viên Mỹ, Hàn Quốc...hiểu hơn chúng ta thì đó là nỗi đau của lịch sử".

Lịch sử lâu nay vẫn được xem là môn nền tảng, hình thành nhân cách con người Việt Nam yêu nước, nếu không muốn nói môn này đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay và cả tương lai.

Năm nay, kì thi tốt nghiệp THPT sẽ thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc là Toán và Văn, 2 môn tự chọn trong các môn, ở đó có môn lịch sử. Nhưng điều buồn thay, theo công bố sơ bộ của các trường THPT thì môn lịch sử sẽ chiếm tỉ lệ học sinh đăng kí rất ít, thậm chí có trường là 0%.

Đăng kí ít vì có nhiều lí do, môn này học khó vào, khó nhớ vì nhiều dữ kiện, con số, hơn nữa tính rủi ro cao khi lựa chọn là môn thi tốt nghiệp. Nhưng đối với 3 học sinh duy nhất của lớp 12D4, trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), việc chọn lịch sử là môn tự chọn là niềm vui và niềm tự hào.

Học lịch sử để tự hào về dân tộc

Từ khi nhận được thông tin về các môn thi tốt nghiệp năm nay, tập thể lớp 12D4 xôn xao hẳn lên, hầu hết các em đều vui hơn khi được 4 môn chứ không như 6 môn thường lệ.

Nhưng vấn đề ở chỗ, trong số các môn thi tốt nghiệp ngoài hai môn Văn và Toán bắt buộc thì các em được quyền lựa chọn môn thi. Và hầu hết các em đều “loại” môn lịch sử ra đầu tiên, cho rằng nếu chọn lịch sử là may rủi, không sáng suốt, khó thi và như vậy điểm sẽ thấp.

Posted Image

Hai em Trần Mỹ Linh (trái) và Phạm Phương Thảo luôn tự hào khi lựa chọn học lịch sử và lựa chọn môn này là môn tự chọn ở kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Ảnh Xuân Trung

Trong tổng số 48 học sinh của lớp 12D4 chỉ có ba em theo đến cùng với môn lịch sử. Đó là các em Lê Thị Thùy Dương, Trần Mỹ Linh và Phạm Phương Thảo.

Ba em này đều có điểm chung là yêu quý môn lịch sử từ nhỏ, thấm nhuần những câu chuyện lịch sử do bác, bố mẹ và anh chị kể lại. Cho tới khi thi đỗ vào trường THPT Nguyễn Tất Thành, được các thầy cô chia sẻ thêm về lịch sử dân tộc các em lại càng yên quý môn học này hơn bao giờ hết.

Nói như Phạm Phương Thảo thì lịch sử đã “ngấm vào máu” lúc nào không hay. Lí do chọn học sử của Thảo vì em có điều kiện và được thừa hưởng từ gia đình khi có nhiều người đi theo môn học này.

Thảo cũng cho biết, phương pháp học sử bây giờ không còn khô khan như trước, không còn chỉ biết cầm quyển sách lên và đọc mà có thể nghe đài, báo cũng có thể nhớ sự kiện dễ dàng hơn.

Lịch sử học khó nhớ, khó học vậy lí do gì khiến ba nữ sinh này lại “liều” lựa chọn là môn thi tự chọn? Trần Mỹ Linh cho biết, đã chọn ban C nên môn sử kiến thức sẽ vững hơn các môn khác trong kì thi tốt nghiệp.

Lí do nữa là yêu thích môn học này, việc yêu thích và đam mê điều gì đó sẽ giúp em học đơn giản hơn. Bản thân Linh rất thích nghe các câu chuyện về lịch sử, chính người bác là nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại hay kể các câu chuyện lịch sử cho anh em trong gia đình nghe, qua đó mà Linh càng thấy thích sử hơn.

Việc học sử của Linh cũng được mẹ rất ủng hộ, chính mẹ Linh cũng là dân khối C nên học sử càng trở nên đơn giản, do đơn giản nên tự tin lựa chọn môn sử là môn thi tốt nghiệp và môn thi đại học cho mình.

Nói về tầm quan trọng của môn học này, Lê Thị Thùy Dương cho biết, ít nhất môn lịch sử không có được vị trí đặc biệt thì cũng cần được đối xử ngang bằng với các môn khác, dù không có nhiều học sinh lựa chọn, nhưng cũng phải đầu tư thêm để được vị trí xứng đáng hơn. Theo Dương, lịch sử là của cả một dân tộc và đó là vốn hiểu biết của con người, nếu không có lịch sử thì các môn khác sẽ không có. Bản thân Dương cảm nhận, giữa lịch sử và văn học có một mối liên hệ rất mật thiết, đặc biệt ở lớp 12, những sự kiện lịch sử sẽ giúp Dương hiểu hơn về sự ra đời cũng như những địa danh của rất nhiều các tác phẩm văn học.

Bạn cùng lớp Trần Mỹ Linh cho biết, dân ta phải biết sử ta, dù không biết nhiều cũng phải biết ít và có kiến thức lịch sử thì mới biết được thực sự có yêu đất nước mình không. “Các bạn hãy chú trọng tới việc học sử, vì khi ra nước ngoài mình có kiến thức lịch sử của nước mình là rất quan trọng. Lịch sử nước nào cũng quan trọng, tại sao nước ngoài họ chuyên tâm nghiên cứu lịch sử của nước họ, bởi họ thực sự yêu quý lịch sử, yêu quý đất nước. Đất nước ta có hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước thì tại sao không học lịch sử để hiểu hơn về quá trình dựng nước để càng yêu quý nước mình hơn” Linh nhắn nhủ tới các bạn.

Quan điểm của Phạm Phương Thảo về tình yêu đất nước là không cần phải nói miệng rằng tôi rất yêu nước tôi hay tôi tự hào là người Việt Nam, mà chỉ cần người đó hiểu được dân tộc mình, đất nước mình, hiểu mình đang sinh sống ở một nơi như thế nào.

Chạnh lòng với môn sử

TS. Nguyễn Mạnh Hưởng, giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, khi nghe thông tin nhiều học sinh không lựa chọn môn sử trong kì thi tốt nghiệp THPT, bản thân TS. Hưởng thấy phải suy nghĩ và chạnh lòng với môn mình đang dạy.

Posted Image

Em Lê Thị Thùy Dương: Lịch sử là của cả một dân tộc và đó là vốn hiểu biết của con người, nếu không có lịch sử thì các môn khác sẽ không có. Ảnh Xuân Trung

Dưới góc độ là người thầy, TS. Hưởng nhận định có thể môn lịch sử ít người lựa chọn vì thực tế môn này là môn khó học, khó nhớ vì có nhiều sự kiện liên quan tới thời gian, nhân vật, không gian lịch sử và nhiều yếu tố liên quan. Môn này đòi hỏi học sinh phải có sự đam mê, hứng thú thì mới có thể học tốt, nếu học theo lối truyền thống cũ, học thuộc lòng, học vẹt, máy móc thì sẽ trở nên sợ.

Một lí do nữa khiến học sinh không chọn môn lịch sử theo TS. Hưởng, vì hiện đầu vào của các trường đại học khối C rất hạn chế, và tâm lí chung học sinh chọn môn thi tốt nghiệp làm sao để hỗ trợ mình ôn thi cả đại học.

“Tôi không có bất cứ ý kiến nào nói là phải thế nọ thế kia về môn sử, nhưng từ thời dựng nức đến nay, không thời nào không coi trọng lịch sử, tất cả các thời phong kiến Việt Nam, đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ càng nhấn mạnh điều đó.

Trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường khiến người ta nghĩ nhiều đến làm sao để mình lựa chọn môn mình học khối mình thi sau này để ra trường dễ kiếm việc làm” TS. Hưởng bày tỏ.

Hiện nay nhiều người còn có suy nghĩ, có điên mới thi vào sư phạm, chỉ có học dốt mới thi vào sư phạm, nếu nhiều người đồng tình với quan điểm này theo TS. Hưởng đó là vấn đề cần đặt câu hỏi: “Giả sử chỉ có ngu, có dốt mới thi vào sư phạm thì thử hỏi thế hệ các thầy cô ở các trường sư phạm, giáo viên các trường phổ thông có trình độ cao về hưu hết thì sau này lấy ai sẽ dạy?

Không có người trò giỏi khi không có thầy giỏi. Cho nên nói theo quan điểm đó tôi cho rằng hoàn toàn sai lầm, từ thực tiễn này tôi cho rằng những người làm hoạch định chính sánh giáo dục cần hoàn thiện việc đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt là môn lịch sử, nó là môn góp phần quan trọng giáo con người” TS. Nguyễn Mạnh Hưởng nhấn mạnh.

“Chúng tôi không cho rằng môn này tốt hơn môn kia, nhưng chúng tôi luôn nhấn mạnh cho học sinh biết rằng mình là người Việt Nam thì mình phải hiểu hơn ai hết về lịch sử Việt Nam, chứ đừng để sinh viên Mỹ, Hàn Quốc, các nước khác hiểu hơn chúng ta thì đó là nỗi đau của lịch sử. Cá nhân tôi thì không thay đổi được gì, nhưng rất mong các nhà hoạch định chính sách giáo dục đưa ra những chính sách giải quyết hợp lí nhất”

TS. Nguyễn Mạnh Hưởng đề nghị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử và nghịch lý “trái tim bên trái”

TS. DƯƠNG XUÂN THÀNH

33 thảo luận07/03/14 09:59

(GDVN) - Lấy gì đảm bảo rằng chiến tranh xâm lược của ngoại bang sẽ không lặp lại trên dải đất hình chữ S?

Lại một lần nữa, Lịch sử bị ngành Giáo dục gián tiếp loại khỏi “cuộc chơi” trí tuệ. Lần trước Lịch sử không được chọn làm môn thi vì trò bốc thăm may rủi của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD&ĐT [1], đó là chuyện của người lớn.

Lần này, chắc hẳn sự việc đã được “nghiêm túc rút kinh nghiệm” nên người ta giao quyền quyết định cho trẻ con, rủi không có hoặc có rất ít trẻ chọn Lịch sử làm môn thi thì đó không phải là lỗi của người lớn. Âu đó cũng là cái đạo làm quan xưa nay không hề thay đổi.

Posted Image

Hình ảnh minh họa Hai Bà Trưng đánh giặc

Nhân chuyện này, lại nhớ đến sự lọc lõi của quan trường thủa xưa. Truyện rằng Vua sai hai vị quan văn, quan võ đi tuần sát vùng quê. Quan văn đi trước quan võ chừng một dặm. Một đứa trẻ chăn trâu ngồi trên cây xung đầy quả ven đường, thấy kiệu quan đi bên dưới bèn vặt xung chín ném vào kiệu khiến quần áo quan bị bôi bẩn.

Lính hầu thấy thế lôi đứa trẻ xuống định đánh cho một trận. Quan xua tay không cho đánh, lại móc túi cho đứa bé ít tiền rồi đi tiếp. Một lát sau thấy có kiệu đi tới, đứa bé liền trèo lên cây hái quả ném xuống hy vọng sẽ được cho tiền lần nữa.

không ngờ quan võ nổi điên lôi đứa bé xuống đánh cho một trận thâm tím mặt mày. Thế mới biết trẻ con ngây thơ, chỉ vì thích tiền đến nỗi bị đòn đau. Quan văn không đánh người không có nghĩa là đứa bé không bị đánh, điều này chỉ quan văn là nhìn thấy trước.

Những học sinh ngày nay không phải thi Lịch sử thì vui mừng xé đáp án, vở ghi vứt trắng sân trường, nhiều người phê phán song cũng có người lên tiếng bênh vực. Trẻ em học phổ thông đâu đã đủ lớn để nhìn xa trông rộng, chúng chỉ không thích Lịch sử, chúng đâu có biết sau này lớn lên, rủi có đi thi hoa hậu sẽ có lúc bị “chỉnh đốn” như ý kiến của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn:

“Rất nhiều Hoa hậu xưa nay tôi đã từng nghe, hỏi lịch sử đất nước thì không biết gì, hỏi một đằng, trả lời một nẻo. Tôi không muốn nhắc lại, nhưng cả đất nước đều biết… chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng cho hoa hậu những kiến thức lịch sử trước các cuộc thi sắc đẹp”. [2]

Trẻ con chắc sẽ cảm ơn các “quan văn” Giáo dục vì không không những không bị ép học mà còn được khuyến khích, tạo điều kiện cho các cháu bỏ học Lịch sử, liệu các cháu có lường được khi vào đời không sớm thì muộn sẽ có lúc tiếp xúc với các “quan võ” khác như Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn?

Còn hơi sớm để kết luận năm nay có bao nhiêu phần trăm học sinh đăng ký thi môn Lịch sử, tuy vậy có một thực tế từ “ngày xửa ngày xưa” ngành Sư phạm luôn là lựa chọn cuối cùng của học sinh khi đăng ký thi cao đẳng, đại học, trong ngành Sư phạm thì Lịch sử lại cũng luôn thuộc hàng áp chót.

Có lẽ đã quá thấm thía câu “nếu anh bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác” nên thay vì dùng súng người ta dùng “cái tát”.

Posted Image

Chiến tranh bảo vệ tổ quốc tại biên giới phía Bắc năm 1979

Không phải chỉ là tát cho Y tế “rơi răng” [3] mà còn là cái tát khiến cho Lịch sử “không còn cái răng mà ăn cháo”.

Lâu nay có một quan niêm phổ biến: Lịch sử là sự ghi chép (đôi khi không trung thực) các cuộc chiến, cuộc cách mạng, là các sự kiện diễn ra trong quá khứ… Tìm trong sách giáo khoa lịch sử sẽ thấy đầy rẫy các con số, ngày tháng biến động… Sách giáo khoa trở thành “thánh kinh” mà cả thầy và trò đều phải thuộc lòng. Với món ăn khô cứng như vậy trẻ con nhai vào là “gãy răng” chả cần phải dùng đến… “cái tát”.

Việc thế hệ trẻ không hứng thú với môn Lịch sử không phải là chuyện lạ, lạ là ở chỗ người lớn đang “nghe theo” trẻ con, đang để cho trẻ con tự chọn. Đây không phải là tôn trọng quyền trẻ em, cũng không phải là biểu hiện quyền con người, nó giống như cái mà dân gian thường nói “túng quá hóa liều”.

Muốn hiểu Lịch sử cần có tư duy triết học, áp đặt quan điểm cá nhân dễ làm méo mó lịch sử. Sẽ rất nguy hại nếu như các chuyên gia, giảng viên lịch sử không quan tâm nhiều đến triết học, xem nhẹ tư duy triết học khi soạn sách giáo khoa cũng như khi dạy học.

Các nhà tư tưởng lớn của nhân loại đều thống nhất quan điểm: “Triết học là khoa học của các khoa học”, Hegel thì cho rằng: “Lịch sử và Triết học là hai hình thái tương đương”. Từ đó suy ra Lịch sử, trong một chừng mực nào đó, cũng là khoa học của các khoa học.

Sự khác nhau là ở chỗ Triết học nghiên cứu các quy luật, cái mà con người không thể nhìn thấy, không thể sờ nắm được, Lịch sử thì ngược lại, nghiên cứu cái có thật, cái đã và đang diễn ra trước mắt chúng ta.

Từng có nhận định ngây thơ rằng những gì đang diễn ra không phải là lịch sử. Chính vì thế C.Mác mới nói: “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. [4]

Trái tim con người nằm ở bên trái, đó là sự thật, đó là điều có thể cảm nhận bằng giác quan, ngày nay còn có thể chụp ảnh lưu lại. Trái tim chân chính luôn thuộc về lẽ phải, đó là điều không nhìn thấy, không cầm nắm được, đó là tư duy triết học. Dạy cho trẻ con, rằng trái tim luôn ở “bên trái” mới chỉ là dạy về hình thức chứ không phải là hình thái, đó là sai lầm không thể tha thứ bởi nó sẽ hình thành nên nhận thức sai lệch của học trò.

Hạ thấp vai trò môn Lịch sử trong trường phổ thông cũng có nghĩa là hạ thấp vai trò của Lịch sử đất nước. Khi không còn truyền thống, con người sẽ chỉ sống bằng vật chất và những ý tưởng lai căng, rất dễ bị cuốn hút bởi vẻ hào nhoáng của nước ngoài.

Ý nghĩ cho rằng trái tim luôn ở “bên trái” có thể khiến người ta nghi ngờ những lẽ phải mà “bên trái” ấy hướng tới, từ nghi ngờ đến phủ nhận chỉ có một giới hạn mong manh.

Nếu người ta chỉ nhìn vào cái cụ thể, cái có thể nhìn bằng mắt thì sẽ không cảm nhận được cái ẩn chứa đằng sau, nói như triết lý của đạo Phật: “trong sắc có không, trong không có sắc”, cái nhìn thấy ẩn chứa cái không nhìn thấy. Nói cách khác, tư duy “cầm nắm” chính là nguồn gốc tạo ra trình độ thấp và đó chính là rào cản của tiến bộ.

Posted Image

Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân.

Vấn đề đặt ra là tại sao cứ động đến lịch sử là người ta lại e ngại? Đặc biệt là môn Lịch sử trong nhà trường. Tại sao bốn mươi năm sau các cuộc chiến chống xâm lược năm 1974, 1979, 1988 trẻ em vẫn không được học về những biến cố đau thương trong quá khứ?

Sợ hãi không phải là truyền thống của người Việt, tổ tiên ta luôn hiểu câu nói: “một dân tộc không dám đấu tranh, dân tộc đó xứng đáng làm nô lệ”. Cố tình né tránh, cố tình ru ngủ mình bằng tình cảm này nọ chẳng khác gì gieo mầm sợ hãi cho thế hệ trẻ.

Triết học Mác-Lênin khẳng định, sự tiến hóa của nhân loại không theo đường thẳng mà là đường xoắn ốc, vậy phải chăng hôm nay chúng ta đang sống chính là sự sự tái hiện một quá khứ xa xưa nào đó ở mức cao hơn.

Theo quy luật ấy lấy gì đảm bảo rằng chiến tranh xâm lược của ngoại bang sẽ không lặp lại trên dải đất hình chữ S? Lấy gì đảm bảo rằng những con “cá lớn” sẽ chuyển sang ăn cỏ mà không nuốt cá bé?

Một hệ thống được gọi là cô lập nếu hệ đó không có sự trao đổi năng lượng cũng như vật chất với môi trường ngoài. Trong hệ thống như vậy trạng thái nhiệt tổng thể của nó là không thay đổi, nếu một chỗ nào đó nguội đi thì chỗ khác sẽ nóng lên.

Quy luật ấy không chỉ đúng với khoa học tự nhiên mà còn đúng với khoa học xã hội. Chừng nào trái đất vẫn còn cô lập trong vũ trụ thì các cuộc chiến không bùng lên ở nơi này thì sẽ ở nơi khác, thế giới luôn bất ổn.

Chỉ khi nào loài người đối mặt với các nền văn minh ngoài trái đất, không còn cô lập thì mâu thuẫn mới có thể đẩy ra ngoài và chiến tranh giữa các quốc gia, dân tộc mới có cơ không bùng nổ.

Nhận thức được điều đó để dạy cho con cháu luôn cảnh giác, luôn rèn luyện bản lĩnh của một dân tộc biết chiến đấu và không sợ chiến đấu, điều này không tách rời việc dạy cho thế hệ trẻ lịch sử dân tộc.

Vũ khí không phải là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, một chiến binh tự do chiến đấu vì quê hương sẽ mạnh hơn bất kỳ tên lính đánh thuê nào dù chúng được trang bị tận răng.

Posted Image

Cảnh tượng học sinh xé Đề cương môn Sử khi nghe tin Sử không phải là môn thi tốt nghiệp. Sự việc xảy ra vào năm trước. (ảnh minh họa)

Không thể để tồn tại nghịch lý sinh viên người nước ngoài hiểu lịch sử Việt hơn sinh viên người Việt. Làm mai một lịch sử dân tộc dẫn tới đánh mất truyền thống dân tộc không đơn thuần chỉ là mất cảnh giác mà còn là tiếp tay cho những mưu đồ lâu dài của ngoại bang, đó cũng chẳng khác gì hành động bán nước.

Liệu đã đến lúc cần phải có tòa án lương tâm đối với những quyết định thiển cận của một số quan chức thiếu tâm và chưa đủ tầm?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử và nghịch lý “trái tim bên trái”

TS. DƯƠNG XUÂN THÀNH

33 thảo luận07/03/14 09:59

(GDVN) - Lấy gì đảm bảo rằng chiến tranh xâm lược của ngoại bang sẽ không lặp lại trên dải đất hình chữ S?

Lại một lần nữa, Lịch sử bị ngành Giáo dục gián tiếp loại khỏi “cuộc chơi” trí tuệ. Lần trước Lịch sử không được chọn làm môn thi vì trò bốc thăm may rủi của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD&ĐT [1], đó là chuyện của người lớn.

Lần này, chắc hẳn sự việc đã được “nghiêm túc rút kinh nghiệm” nên người ta giao quyền quyết định cho trẻ con, rủi không có hoặc có rất ít trẻ chọn Lịch sử làm môn thi thì đó không phải là lỗi của người lớn. Âu đó cũng là cái đạo làm quan xưa nay không hề thay đổi.

Posted Image

Hình ảnh minh họa Hai Bà Trưng đánh giặc

Nhân chuyện này, lại nhớ đến sự lọc lõi của quan trường thủa xưa. Truyện rằng Vua sai hai vị quan văn, quan võ đi tuần sát vùng quê. Quan văn đi trước quan võ chừng một dặm. Một đứa trẻ chăn trâu ngồi trên cây xung đầy quả ven đường, thấy kiệu quan đi bên dưới bèn vặt xung chín ném vào kiệu khiến quần áo quan bị bôi bẩn.

Lính hầu thấy thế lôi đứa trẻ xuống định đánh cho một trận. Quan xua tay không cho đánh, lại móc túi cho đứa bé ít tiền rồi đi tiếp. Một lát sau thấy có kiệu đi tới, đứa bé liền trèo lên cây hái quả ném xuống hy vọng sẽ được cho tiền lần nữa.

không ngờ quan võ nổi điên lôi đứa bé xuống đánh cho một trận thâm tím mặt mày. Thế mới biết trẻ con ngây thơ, chỉ vì thích tiền đến nỗi bị đòn đau. Quan văn không đánh người không có nghĩa là đứa bé không bị đánh, điều này chỉ quan văn là nhìn thấy trước.

Những học sinh ngày nay không phải thi Lịch sử thì vui mừng xé đáp án, vở ghi vứt trắng sân trường, nhiều người phê phán song cũng có người lên tiếng bênh vực. Trẻ em học phổ thông đâu đã đủ lớn để nhìn xa trông rộng, chúng chỉ không thích Lịch sử, chúng đâu có biết sau này lớn lên, rủi có đi thi hoa hậu sẽ có lúc bị “chỉnh đốn” như ý kiến của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn:

“Rất nhiều Hoa hậu xưa nay tôi đã từng nghe, hỏi lịch sử đất nước thì không biết gì, hỏi một đằng, trả lời một nẻo. Tôi không muốn nhắc lại, nhưng cả đất nước đều biết… chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng cho hoa hậu những kiến thức lịch sử trước các cuộc thi sắc đẹp”. [2]

Trẻ con chắc sẽ cảm ơn các “quan văn” Giáo dục vì không không những không bị ép học mà còn được khuyến khích, tạo điều kiện cho các cháu bỏ học Lịch sử, liệu các cháu có lường được khi vào đời không sớm thì muộn sẽ có lúc tiếp xúc với các “quan võ” khác như Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn?

Còn hơi sớm để kết luận năm nay có bao nhiêu phần trăm học sinh đăng ký thi môn Lịch sử, tuy vậy có một thực tế từ “ngày xửa ngày xưa” ngành Sư phạm luôn là lựa chọn cuối cùng của học sinh khi đăng ký thi cao đẳng, đại học, trong ngành Sư phạm thì Lịch sử lại cũng luôn thuộc hàng áp chót.

Có lẽ đã quá thấm thía câu “nếu anh bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác” nên thay vì dùng súng người ta dùng “cái tát”.

Posted Image

Chiến tranh bảo vệ tổ quốc tại biên giới phía Bắc năm 1979

Không phải chỉ là tát cho Y tế “rơi răng” [3] mà còn là cái tát khiến cho Lịch sử “không còn cái răng mà ăn cháo”.

Lâu nay có một quan niêm phổ biến: Lịch sử là sự ghi chép (đôi khi không trung thực) các cuộc chiến, cuộc cách mạng, là các sự kiện diễn ra trong quá khứ… Tìm trong sách giáo khoa lịch sử sẽ thấy đầy rẫy các con số, ngày tháng biến động… Sách giáo khoa trở thành “thánh kinh” mà cả thầy và trò đều phải thuộc lòng. Với món ăn khô cứng như vậy trẻ con nhai vào là “gãy răng” chả cần phải dùng đến… “cái tát”.

Việc thế hệ trẻ không hứng thú với môn Lịch sử không phải là chuyện lạ, lạ là ở chỗ người lớn đang “nghe theo” trẻ con, đang để cho trẻ con tự chọn. Đây không phải là tôn trọng quyền trẻ em, cũng không phải là biểu hiện quyền con người, nó giống như cái mà dân gian thường nói “túng quá hóa liều”.

Muốn hiểu Lịch sử cần có tư duy triết học, áp đặt quan điểm cá nhân dễ làm méo mó lịch sử. Sẽ rất nguy hại nếu như các chuyên gia, giảng viên lịch sử không quan tâm nhiều đến triết học, xem nhẹ tư duy triết học khi soạn sách giáo khoa cũng như khi dạy học.

Các nhà tư tưởng lớn của nhân loại đều thống nhất quan điểm: “Triết học là khoa học của các khoa học”, Hegel thì cho rằng: “Lịch sử và Triết học là hai hình thái tương đương”. Từ đó suy ra Lịch sử, trong một chừng mực nào đó, cũng là khoa học của các khoa học.

Sự khác nhau là ở chỗ Triết học nghiên cứu các quy luật, cái mà con người không thể nhìn thấy, không thể sờ nắm được, Lịch sử thì ngược lại, nghiên cứu cái có thật, cái đã và đang diễn ra trước mắt chúng ta.

Từng có nhận định ngây thơ rằng những gì đang diễn ra không phải là lịch sử. Chính vì thế C.Mác mới nói: “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. [4]

Trái tim con người nằm ở bên trái, đó là sự thật, đó là điều có thể cảm nhận bằng giác quan, ngày nay còn có thể chụp ảnh lưu lại. Trái tim chân chính luôn thuộc về lẽ phải, đó là điều không nhìn thấy, không cầm nắm được, đó là tư duy triết học. Dạy cho trẻ con, rằng trái tim luôn ở “bên trái” mới chỉ là dạy về hình thức chứ không phải là hình thái, đó là sai lầm không thể tha thứ bởi nó sẽ hình thành nên nhận thức sai lệch của học trò.

Hạ thấp vai trò môn Lịch sử trong trường phổ thông cũng có nghĩa là hạ thấp vai trò của Lịch sử đất nước. Khi không còn truyền thống, con người sẽ chỉ sống bằng vật chất và những ý tưởng lai căng, rất dễ bị cuốn hút bởi vẻ hào nhoáng của nước ngoài.

Ý nghĩ cho rằng trái tim luôn ở “bên trái” có thể khiến người ta nghi ngờ những lẽ phải mà “bên trái” ấy hướng tới, từ nghi ngờ đến phủ nhận chỉ có một giới hạn mong manh.

Nếu người ta chỉ nhìn vào cái cụ thể, cái có thể nhìn bằng mắt thì sẽ không cảm nhận được cái ẩn chứa đằng sau, nói như triết lý của đạo Phật: “trong sắc có không, trong không có sắc”, cái nhìn thấy ẩn chứa cái không nhìn thấy. Nói cách khác, tư duy “cầm nắm” chính là nguồn gốc tạo ra trình độ thấp và đó chính là rào cản của tiến bộ.

Posted Image

Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân.

Vấn đề đặt ra là tại sao cứ động đến lịch sử là người ta lại e ngại? Đặc biệt là môn Lịch sử trong nhà trường. Tại sao bốn mươi năm sau các cuộc chiến chống xâm lược năm 1974, 1979, 1988 trẻ em vẫn không được học về những biến cố đau thương trong quá khứ?

Sợ hãi không phải là truyền thống của người Việt, tổ tiên ta luôn hiểu câu nói: “một dân tộc không dám đấu tranh, dân tộc đó xứng đáng làm nô lệ”. Cố tình né tránh, cố tình ru ngủ mình bằng tình cảm này nọ chẳng khác gì gieo mầm sợ hãi cho thế hệ trẻ.

Triết học Mác-Lênin khẳng định, sự tiến hóa của nhân loại không theo đường thẳng mà là đường xoắn ốc, vậy phải chăng hôm nay chúng ta đang sống chính là sự sự tái hiện một quá khứ xa xưa nào đó ở mức cao hơn.

Theo quy luật ấy lấy gì đảm bảo rằng chiến tranh xâm lược của ngoại bang sẽ không lặp lại trên dải đất hình chữ S? Lấy gì đảm bảo rằng những con “cá lớn” sẽ chuyển sang ăn cỏ mà không nuốt cá bé?

Một hệ thống được gọi là cô lập nếu hệ đó không có sự trao đổi năng lượng cũng như vật chất với môi trường ngoài. Trong hệ thống như vậy trạng thái nhiệt tổng thể của nó là không thay đổi, nếu một chỗ nào đó nguội đi thì chỗ khác sẽ nóng lên.

Quy luật ấy không chỉ đúng với khoa học tự nhiên mà còn đúng với khoa học xã hội. Chừng nào trái đất vẫn còn cô lập trong vũ trụ thì các cuộc chiến không bùng lên ở nơi này thì sẽ ở nơi khác, thế giới luôn bất ổn.

Chỉ khi nào loài người đối mặt với các nền văn minh ngoài trái đất, không còn cô lập thì mâu thuẫn mới có thể đẩy ra ngoài và chiến tranh giữa các quốc gia, dân tộc mới có cơ không bùng nổ.

Nhận thức được điều đó để dạy cho con cháu luôn cảnh giác, luôn rèn luyện bản lĩnh của một dân tộc biết chiến đấu và không sợ chiến đấu, điều này không tách rời việc dạy cho thế hệ trẻ lịch sử dân tộc.

Vũ khí không phải là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, một chiến binh tự do chiến đấu vì quê hương sẽ mạnh hơn bất kỳ tên lính đánh thuê nào dù chúng được trang bị tận răng.

Posted Image

Cảnh tượng học sinh xé Đề cương môn Sử khi nghe tin Sử không phải là môn thi tốt nghiệp. Sự việc xảy ra vào năm trước. (ảnh minh họa)

Không thể để tồn tại nghịch lý sinh viên người nước ngoài hiểu lịch sử Việt hơn sinh viên người Việt. Làm mai một lịch sử dân tộc dẫn tới đánh mất truyền thống dân tộc không đơn thuần chỉ là mất cảnh giác mà còn là tiếp tay cho những mưu đồ lâu dài của ngoại bang, đó cũng chẳng khác gì hành động bán nước.

Liệu đã đến lúc cần phải có tòa án lương tâm đối với những quyết định thiển cận của một số quan chức thiếu tâm và chưa đủ tầm?

Nếu được hỏi về sự cần thiết phải học môn Văn; cần thiết phải học môn Lý; môn Toán....vv....Tất nhiên có cả sự cần thiết phải học môn Sử thì có lẽ một con mẹ ve chai - có con đi học - cũng có thể sổ Nho được. Nhưng bản chất thật của việc học thì như giáo sư Hoàng Tụy phát biểu: "Phải có một triết lý giáo dục".

Riêng về môn Sử, Lão Gàn gợi ý thế này: Nhân loại có lịch sử và ghi chép Sử từ bao giờ? Vì sao con người phải ghi chép Sử? Người Đông phương quan niệm thế nào về Sử? Bản chất thật của Sử và mối tương tác của Sử trong sự tiến hóa phát triển của một quốc gia? Dân tộc Việt có sử từ bao giờ?

Rồi! Lão Gàn chờ cái "cộng đồng khoa học quốc tế" và cái "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - toàn giáo sư tiến sĩ cả (Có cả Viện sĩ được viện Hàn lâm Pháp quốc ban tặng huân chương và chức danh nữa chứ) - phủ nhận cội nguồn văn hóa sử Việt với Việt sử 5000 năm văn hiến - có ý kiến phát biểu.

Lão Gàn cũng già rùi! Gánh nặng gia đình, cuộc sống cũng qúa mệt mỏi. Ấy là chưa kể trò đời nhẩy múa trước mặt Lão Gàn....thời gian cũng không còn lâu nữa để những lời tiên tri của bà Vanga bắt đầu ứng nghiệm.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngon rồi...

===========

Tàu ngầm Trường Sa mini sắp được đưa ra hồ thử nghiệm

Ở lần thử nghiệm cuối cùng trong bể chiều 7/3, tàu ngầm tự chế Trường Sa tiếp tục lặn nổi nhịp nhàng trước sự chứng kiến của nhiều người.

Doanh nhân Thái Bình sẽ thử nghiệm tàu ngầm tuần tới

Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm 'Trường Sa

'ây là lần thử nghiệm thành công thứ 6 trong bể xi măng. Lần tới tôi sẽ mang tàu ngầm Trường Sa mini ra hồ rộng để thử xem hệ thống bánh lái, camera, hệ thống dẫn đường có hoạt động ổn định không", doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa, người chế tạo con tàu, nói.

Posted Image

Tàu ngầm Trường Sa mini có thể lặn dưới nước và chuẩn bị nổi lên. Ảnh: Q.Hòa.

Buổi thử nghiệm diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người dân cùng đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình, Viện Kỹ thuật Hải quân Hải Phòng.

Trao đổi với VnExpress.net, một người trong đoàn tham quan cho biết, ông nghe nói đến tàu ngầm Trường Sa mini từ rất lâu, hôm nay mới cùng đồng nghiệp được mục sở thị nó nổi chìm thế nào. "Thật tuyệt vời. Trước đây tôi còn bán tín bán nghi nhưng giờ tôi đã tin con tàu có thể lặn nổi", vị này nói.

Thời gian thử nghiệm bắt đầu từ hơn 13h đến 15h30 trong bể xi măng sâu 4,5 m, dài 10 m và rộng 3,7 m. Ông Hòa cho biết, ban đầu ông "trình diễn" cho tàu lặn, sau đó vài phút tàu nổi lên rồi lại lặn xuống. Tiếp đó, theo yêu cầu của mọi người, ông cho tàu lặn liên tục đến khi kết thúc.

"Theo dõi tàu ngầm lặn lâu quá, nhiều người có vẻ sốt ruột nên yêu cầu tôi cho tàu nổi lên và không cần xem thêm nữa", ông Hòa kể lại.

Posted Image

Đoàn tham quan của Viện Kỹ thuật Hải quân Hải Phòng xuống khoang lái của tàu ngầm. Ảnh:Q.Hòa.

Từ sau tết đến nay, ông Hòa và các đồng nghiệp hoàn thiện tàu ngầm, khắc phục các nhược điểm về kỹ thuật và thẩm mỹ. Đến nay, tàu có hình dáng gọn hơn, không còn thanh ngang, thanh dọc phía trên nóc; cũng không có cánh ở phía trước nữa.

Một vài thông số trước đây của tàu cũng đã được giảm xuống để đảm bảo an toàn, như tầm đi xa của tàu ngầm chỉ còn chạy được gần 100 km; tốc độ tàu giảm xuống còn 10 hải lý, thời gian lặn khoảng 3 đến 5 tiếng.

Hương Thu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lầu Năm Góc soi ngôn ngữ cơ thể của Putin

Thứ bảy, 8/3/2014 10:16 GMT+7

Lầu Năm Góc chi hàng trăm nghìn USD trong những năm gần đây để nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các lãnh đạo nước ngoài khác, nhằm đoán định hành vi tương lai của họ.

'Đọc vị' tổng thống Mỹ qua ngôn ngữ cơ th

Bậc thầy về ngôn ngữ cơ thể đến Việt Nam

Posted Image

Tổng thống Nga Vladimir Putin với những cử chỉ cơ thể khi phát biểu. Ảnh: MoscowTimes.

Chuẩn Đô đốc John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, mới đây xác nhận với USA Today rằng một nhóm nghiên cứu của Bộ Quốc phòng phân tích ngôn ngữ cơ thể của các lãnh đạo thế giới suốt nhiều năm với chi phí mỗi năm vào khoảng 300.000 USD.

Các chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc đã nghiên cứu khoảng 15 lãnh đạo nước ngoài, trong đó có Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, cố lãnh đạo Iraq Saddam Hussein, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và trùm khủng bố Al-Qaeda đã bị tiêu diệt Osama bin Laden. Hồ sơ tâm lý học của ông Putin được cập nhật lần cuối vào năm 2012, AFP dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Dự án trước đó thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện được sự hậu thuẫn của Văn phòng Đánh giá Tình hình Thực tế, thuộc Bộ Quốc phòng. Ông Kirby khẳng định rằng những nghiên cứu chưa được áp dụng vào các quyết sách quân sự và Bộ trưởng Chuck Hagel không hề biết đến nó cho tới khi bài báo được đăng. Ông ấy "đã hỏi một số câu về nó vào sáng nay, và tôi đoán ông ấy sẽ có thêm câu hỏi", ông Kirby nói.

Theo các chuyên gia, việc nghiên cứu ngôn ngữ và chuyển động cơ thể của một người giúp xác định thói quen về hành vi và tâm lý cá nhân. Nghiên cứu này thường dựa trên những đoạn video.

Trọng Giáp

==============

Chỉ cần biết ngày tháng năm sinh, lấy một lá Tử Vi - chuẩn nhất là Tử Vi Lạc Việt - là các thầy phán như gió ngay. Ở Hoa Kỳ cũng rất nhiêu người giỏi Tử Vi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỹ sư “chân đất” khiến thế giới “nghiêng mình”

(LĐĐS)

- 1:45 PM, 08/03/2014

Kỳ 1: “Dị nhân” của núi rừng Việt Bắc

Giữa nơi thâm sơn cùng cốc tưởng như chỉ có gió núi và mây ngàn thì việc nghiên cứu khoa học công nghệ tưởng như một chuyện đùa. Thế nhưng, chính nơi đây lại nuôi dưỡng một con người đam mê và sẵn sàng tự nguyện cống hiến cho khoa học công nghệ mà lại là khoa học công nghệ cao, cơ khí chính xác.

Posted Image

Ông Trịnh Đình Năng tâm sự về cuộc đời của mình.

Khi bắt tay vào viết bài này, tôi nhớ đến câu nói của một người thầy từng dạy tôi trong trường đại học: “Một người dù thất bại trong đam mê còn đáng kính hơn những người suốt đời chung thân tỉnh táo”. Trường hợp đó thật đúng với nhân vật Trịnh Đình Năng, quê ở thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Một người học chưa hết lớp 7, nhưng đã có sáng chế khiến giới khoa học trong nước và quốc tế kinh ngạc.

Vào đời bằng bách nghệ

Tôi được biết câu chuyện của nhà sáng chế Trịnh Đình Năng từ ông Phạm Huy Hoàng - Phó Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Bắc Kạn. Ông Hoàng cho biết, đây là một trong những nhân vật kỳ lạ bậc nhất của tỉnh Bắc Kạn bởi vừa tài vừa ngông.

Được sự giới thiệu của ông Phạm Huy Hoàng tôi gọi điện thoại xin gặp gỡ với nhà sáng chế Trịnh Đình Năng. Chỉ sau 5 phút gọi điện, ông Năng đã có mặt tại nhà khách Tỉnh ủy để đón tôi. Ấn tượng đầu tiên của tôi với nhà sáng chế này là một vẻ chất phát thuần nông chính hiệu.

Trịnh Đình Năng sinh năm 1957 tại Ninh Giang, Hải Dương, bố là một bác sĩ được đào tạo từ thời Pháp thuộc. Sau đó, bố mẹ ông được phân công lên công tác tại Bệnh viện Bắc Kạn. Công tác ở Bắc Kạn được một thời gian ngắn thì bố ông lại nhận nhiệm vụ về Hải Phòng, mẹ ông cùng 2 con ở lại đất Bắc Kạn. Học hết lớp 6, cậu bé Năng đành phải tạm dừng việc học do gia đình quá khó khăn.

Thời gian này, một mình cậu bắt tay vào công việc làm nhà, một việc tưởng chừng như quá sức của một cậu bé 13 tuổi. Nhưng với sức sáng tạo bẩm sinh, cậu đã biết nhờ người đi đốn gỗ, dùng đòn bẩy vận chuyển về đến địa điểm nhà mình, rồi tính toán việc dựng cột làm nhà một cách chính xác. Mất hơn một năm, ngôi nhà của 3 mẹ con cậu hoàn thành với kiến trúc 3 gian kiểu đồng bằng Bắc bộ.

Làm nhà xong, Năng quay lại trường học thêm 1 năm nữa thì bỏ hẳn, đi làm công nhân gang thép ở Thái Nguyên. Thời gian đầu, Năng được đi học bổ túc về nghề cơ khí 18 tháng. Chính 18 tháng ngắn ngủi này đã bắt đầu hun đúc trong con người cậu bé Năng niềm đam mê sáng tạo máy móc sau này.

Làm công nhân gang thép được vài năm, Năng lại bỏ nghề xin vào làm thợ mộc ở địa phương. Mặc dù chưa được một ngày đào tạo về làm mộc, song sản phẩm của anh thanh niên Trịnh Đình Năng bao giờ cũng thuộc loại đẹp nhất xí nghiệp. Làm ở xưởng mộc 1 thời gian, với niềm đam mê cơ khí, anh công nhân Trịnh Đình Năng đã hiến kế cho Phó giám đốc xí nghiệp Hoàng Hòa về việc nâng cấp máy móc và đưa tự động hóa vào sản xuất. Đề án của Năng đã chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên do những vấn đề mang tính thời điểm, Phó giám đốc xí nghiệp đã không chấp nhận đề án này.

Không được chấp nhận sáng tạo đó, Trịnh Đình Năng tỏ ra chán nản và lại xin thôi việc, bỏ về làm may với người vợ là Nguyễn Thị Ngoan. Làm may được vài năm, Năng lại “ngứa” nghề cơ khí nên chuyển sang sửa chữa xe máy. Thời gian này, ông đã tự chế được loại máy ép biên rất hiệu quả, bán chỉ bằng nửa giá so với thị trường do chi phí sản xuất thấp. Nhờ vậy, chỉ vài ba năm làm thợ sửa xe máy, ông đã kiếm bội tiền. Ông Năng chia sẻ, lúc cao điểm ông đã kiếm được tới 30 cây vàng. Nhưng thay vì dùng tiền để chi tiêu cá nhân hay đầu tư ông lại dùng số tiền này để nghiên cứu khoa học.

Đốt vàng để nghiên cứu

Sau khi làm ăn khấm khá và có trong tay một lượng vàng, lúc này ông Trịnh Đình Năng dồn hết của cải và tâm huyết cho công việc nghiên cứu công nghệ. Năm 2000, ông tự mở một phòng nghiên cứu, tự sắm sửa đồ đạc trang thiết bị hiện đại thuê thêm 3 người hỗ trợ. Suốt 1 năm trời, ông không làm gì để kiếm tiền mà quanh quẩn trong phòng thí nghiệm, hoạt động cần mẫn như một kỹ sư nghiên cứu. Ông kể lại, thời gian này ông nghiên cứu rất sâu việc tách quặng kim loại lấy vàng, bạc theo một công nghệ mới. Bao nhiêu tiền của tích cóp được ông mang ra mua trang thiết bị nghiên cứu. Có những lần, ông đưa vào lò đốt khối lượng gần cả cân vàng. Nhiều lúc vợ và người nhà nhìn thấy tưởng ông bị làm sao nên tới khuyên can, nhưng đều bị ông gạt ra và tiếp tục công việc.

Posted Image

Nhiều giải thưởng quý báu mà ông Năng đã được nhận.

Ông Năng tâm sự, bản thân ông không được học hành bài bản nên công việc nghiên cứu của ông chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ông cứ tự làm, tự nghiên cứu, mày mò và đúc rút kinh nghiệm. Chính công việc này đã cho ông một sự đam mê cuốn hút đến kỳ lạ. Rất nhiều đêm, ông thức trắng trong phòng thí nghiệm. Ngay cả trong bữa ăn hay giấc ngủ, trong đầu ông vẫn không thôi mong ước thành công trong việc tách vàng bạc theo một công nghệ mới tiết kiệm hơn so với quy trình hiện hành.

Được hơn một năm đưa vàng vào lò đốt, ông cạn tiền. Trung tâm nghiên cứu của ông buộc phải giải thể. Công trình nghiên cứu dở dang cũng đành gác lại. Hồi ấy, ông như người mất hồn và tưởng như gục ngã trước cuộc đời. Song với tinh thần kiên cường, ông đã tự gượng dậy được. Mặc dù việc nghiên cứu của ông không thành công song nó đã thành nhân. Nghiên cứu này đã cho ông rất nhiều kiến thức về việc tạo nhiệt trong quá trình sản xuất. Đây chính là nền móng để sau này ông cho ra đời một sáng chế đáng giá cả 10 tỉ đồng và được Nhà nước cấp quyền sáng chế. Phần này tác giả sẽ thông tin tới bạn đọc ở kỳ 2 của bài viết.

Lại nói, sau khi thất bại trong nghiên cứu tách vàng, ông được nhiều nhà sản xuất trong nước và quốc tế biết đến. Ông được một công ty chế tạo máy của Hàn Quốc mời về Hà Nội làm chuyên gia kỹ thuật với rất nhiều ưu đãi. Ông được họ thuê nhà cho ở, cung cấp ôtô đi lại và hưởng lương 2.000 – 3.000 đô la. Chỉ trong vòng 2 năm, kinh tế gia đình ông lại phục hồi, ông có điều kiện cho con cái đi học, sửa sang nhà cửa.

Nhưng không dừng lại ở đây, ông Năng vẫn ôm mộng sáng chế ra những công nghệ mang thương hiệu của cá nhân mình. Năm 2009, ông viết xong một đề án sáng chế thể hiện tính vượt trội so với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Đức… Độc quyền sáng chế của ông hiện đang được áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như môi trường xã hội rất tốt cho đơn vị sử dụng.

======================

Nhưng người như vị kỹ sư này, ông Hòa.....thành công thì mọi người được hưởng. Thất bại mình họ chịu thiệt thòi. Tôi nghĩ những người có lương tâm cần ủng hộ họ, nếu không giúp được gì thì cũng nên có một lời khuyến khích.

Cái đám chê bai chỉ là một bọn háo danh, muốn thể hiện. Việc cậu sinh viên trẻ tháo trò chơi nổi tiếng thế giới của cậu trên mạng, giống như cái tát vào mặt những kẻ ngu dốt. Một thí dụ rất trực quan cho thấy sự thiệt thòi thuộc về những kẻ chê bai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc giường phế liệu bất ngờ thành cổ vật giá 700 tỉ đồng

Thứ Tư, 12/03/2014 - 10:01

(Dân trí) - Sau 5 thế kỷ nằm chỏng chơ dưới mưa nắng, không hề được che phủ, bảo quản, chiếc giường phế liệu bỗng chốc trở thành cổ vật đắt giá.

Chiếc giường gỗ khảm nhiều họa tiết cầu kỳ mới được phát hiện ở Anh hóa ra là chiếc giường của vua Henry VII (1457 - 1509). Chiếc giường được đóng bằng gỗ sồi thượng hạng với những chi tiết trang trí đẹp mắt. Trên khung giường còn có những câu trích dẫn từ trong kinh thánh.

Chiếc giường này trước đó đã được đem ra bán đấu giá, nhưng khi đó, người ta chỉ biết đây là một món đồ cổ, vì vậy, chiếc giường chỉ được trả 2.200 bảng Anh (hơn 77 triệu VNĐ). Người ta đã tìm thấy nó ở một bãi tập kết đồ phế liệu, nằm trong khuôn viên một bãi đậu xe ở thành phố Chester (Anh).

Giờ đây, khi nhiều chi tiết đặc biệt trên chiếc giường bắt đầu được chú ý nghiên cứu, người ta mới phát hiện ra nó là một trong những món đồ cổ có giá trị nhất trên thị trường buôn bán cổ vật ở Anh hiện nay. Ước tính, hiện tại, chiếc giường này có giá khoảng 20 triệu bảng (tương đương 704 tỉ VNĐ).

Posted Image

Chiếc giường được đóng bằng gỗ sồi thượng hạng, có nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ, tinh xảo.

Posted Image

Chiếc giường này được đóng khi vua Henry VII kết hôn hồi năm 1486. Vua Henry VII chính là vị vua khai sinh ra triều đại Tudor của nước Anh. Người ta cho rằng rất có thể con trai của nhà vua - vua Henry VIII - cũng đã được sinh ra trên chiếc giường này.

Posted Image

Sinh năm 1491, vua Henry VIII - con trai của vua Henry VII - là một trong những vị vua có vai trò quan trọng nhất trong lịch sử Anh.

Vua Henry VIII từng thay đổi cả nền tôn giáo Anh khi quyết định ly khai Giáo hội Công giáo Anh ra khỏi Giáo hội Công giáo La Mã, kể từ đó, người trị vì nước Anh cũng đồng thời là người đứng đầu hệ thống nhà thờ của Anh.

Hiện giờ, chiếc giường gỗ sồi này được coi là một trong những món đồ cổ quan trọng nhất ở Anh và cũng là món đồ cổ Hoàng gia có giá trị nhất hiện nay.

Người ta cho rằng vua Henry VII có lẽ đã mang theo chiếc giường này trong một chuyến vi hành, có lẽ trong chuyến đi đã phát sinh lý do nào đó khiến chiếc giường bị bỏ lại, dẫn đến thất lạc.

Hơn 5 thế kỷ sau, người ta mới phát hiện ra chiếc giường nằm chỏng chơ trong một bãi đậu xe, không hề được che phủ, bảo quản, chịu đựng mưa nắng suốt hàng trăm năm, nhưng nhờ chất liệu gỗ thượng hạng nên cho tới tận hôm nay, chiếc giường vẫn còn ở tình trạng hoàn hảo.

Một người đàn ông có tên Ian Coulson đã rất may mắn khi mua được chiếc giường này, giờ đây, anh đang nắm giữ trong tay cả một gia tài. Hiện tại, anh Coulson - một chuyên gia trong lĩnh vực đồ cổ - đang phục chế chiếc giường về trạng thái nguyên bản.

Kể từ năm 2010, khi mua được chiếc giường này, anh Coulson đã tin rằng nó là một món đồ cổ có giá trị, rằng đây là chiếc giường Hoàng gia thuộc triều đại Tudor duy nhất còn tồn tại cho tới hôm nay.

Posted Image

Chiếc giường cổ đã được chế tác sau khi vị vua đầu tiên của triều đại Tudor kết hôn vào năm 1486.

Posted Image

Họa tiết trên đầu giường khắc họa một người đàn ông và một người phụ nữ, được cho là biểu tượng của Adam và Eva, cũng có thể hiểu là vua Henry VII và vợ.

Posted Image

Đây được coi là một trong những hiện vật lịch sử có giá trị nhất trên thị trường đồ cổ của Anh hiện nay.

Vua Henry VII là người khai sinh ra triều đại Tudor của Anh, ông là cha của vua Henry VIII - người đã tách Giáo hội Công giáo Anh ra khỏi Giáo hội Công giáo La Mã. Quyết định này xuất phát từ việc vua Henry VIII muốn lấy vợ mới.

Theo đức tin của các tín đồ theo đạo Thiên Chúa, một cặp đôi khi đã thề nguyền gắn bó trước Chúa thì không bao giờ được phép rời xa. Trong suốt cuộc đời, vua Henry VIII có tổng cộng 6 người vợ - một việc chưa từng có đối với các vị vua Anh trước đó.

Posted Image

Tạo hình của vua Henry VIII và người vợ thứ hai - Anne Boleyn - trong bộ phim truyền hình “The Last Days of Anne Boleyn” (2013). Chính vì người vợ này mà nhà vua đã quyết định thay đổi cả hệ thống tôn giáo Anh.

Posted Image

Tạo hình của vua Henry VIII và người vợ thứ 6 - Catherine Parr - trong bộ phim truyền hình “The Tudors” (2007-2010).

Bích Ngọc

Theo DM

=================

Mựa! "Bụt chùa nhà không thiêng"! Các thợ gỗ tài ba của Việt Nam chạm trổ sắc sảo , đẹp và sinh động hơn nhiều. Chưa nói đến những họa tiết mang tính văn hóa và minh triết sâu sắc của nền văn minh Đông phương. Chỉ cần vài tỷ đồng. Bạn sẽ có một chiếc giường gỗ cực kỳ quý từ những nghệ nhân chạm khắc Việt..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nạn nhân mất tích tham gia đội cứu nạn để… tìm kiếm chính mình

Thứ Năm, 13/03/2014 - 10:33

(Dân trí) - Một vụ việc hy hữu đã xảy ra khi nhóm khách du lịch mất nhiều giờ để tìm kiếm một người phụ nữ được cho là mất tích, mà không biết rằng cô này đang nằm trong nhóm tìm kiếm. Bản thân cô này cũng không hay biết mình chính là nạn nhân mất tích.

Theo đó, một nhóm khách du lịch đã đi xe buýt đến hẻm núi lửa Eldgja (Iceland) và dừng lại ở trạm nghỉ ở gần chân hẻm núi. Một người phụ nữ trong đoàn đã rời xe buýt, đi vào trạm nghỉ để thay quần áo và khi quay trở lại xe buýt. Điều này khiến cho những vị khách đồng hành trên xe buýt đã không thể nhận ra cô.

Posted Image

Cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều giờ cho đến khi nhiều người nhận ra nạn nhân mất tích ở ngay bên cạnh họ (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn viên và đoàn khách du lịch đã phải đưa ra thông báo về một vị khách trong đoàn bị mất tích, với mô tả “đó là một người phụ nữ châu Á, cao khoảng 1,6 mét, mặc áo quần đen và nói tiếng Anh tốt”. Do đã thay đổi trang phục mới nên bản thân người phụ nữ này cũng không nhận ra rằng mình chính là “nạn nhân mất tích”.

Một đội tìm kiếm được lập ra để tìm kiếm nạn nhân bị mất tích và bản thân người phụ nữ này cũng tham gia vào đội tìm kiếm. 50 người và nhiều xe địa hình đã được huy động cho cuộc tìm kiếm. Thậm chí trực thăng cũng đã sẵn sàng vào cuộc.

Cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều giờ đồng hồ, cho đến 3 giờ sáng khi một vài thành viên trong đoàn nhận ra người phụ nữ mà họ đang tìm kiếm đang ở ngay bên cạnh họ, trong đoàn tìm kiếm.

Thông báo sau đó được đưa ra và cuộc tìm kiếm được hủy bỏ vào sáng ngày hôm sau.

T.Thủy Theo Toronto Sun

====================

Hồi còn bé, tôi có xem câu chuyện cổ tích gần giống trường hợp này. Câu chuyên kể:

Có năm anh chàng đi du lịch. Họ đi đến chiều thì một người trong bọn họ nói: "Chúng ta đi du lịch cả ngày thế này, lại không quen đường xá, phải đếm lại xem có ai bị lạc không?". Nói là làm, anh ta đếm: "Một, hai, ba, bốn!?" - khi đếm anh ta chừa mình ra. Người thứ hai vội vàng đếm lại và cũng chừa mình ra: "Một, hai, ba, bốn?!", Tất cả đàm nhao nhao đếm và đều chừa mình ra: "Một, hai, ba , bốn?". Họ thống nhất đã lạc mất một người và quay lại kiếm.

Trên đường tìm kiếm họ gặp một cụ già bèn hỏi: "Thưa cụ! Anh em chúng con có năm người đi du lịch. Bây giờ thiếu mất một người. Cụ có thấy một người đàn ông nào đi lạc qua đây không?". Hỏi thăm xong, một người trong bọn đếm: "một hai ba bốn" và nói: "Cụ thấy không? Chúng tôi chỉ còn có bốn người!".

Thấy vậy, cụ già cười và nói:" Tôi có thấy một người ở cái đầm gần đây. Các anh đi theo tôi".

Cụ dẫn năm người đến một vùng đất nhão cạnh đầm và nói: "Các anh hãy cắm mũi xuống đất , cầu nguyện thổ địa. Ông ta sẽ chỉ cho các anh người thứ năm ở đâu". Năm anh chàng cắm mũi xuống đất miệng lầm rầm cầu nguyện.

"Xong chưa? - Cụ già nói - "Bây giờ các anh hãy đếm xem có bao nhiêu cái lỗ dưới đất từ cái mũi của các anh".

- Ồ! Xin cảm ơn thần thánh và cụ đã tìm giúp. Đúng là người thứ năm đang ở đây.

Sau đó họ vui vẻ tiếp tục lên đường.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người làm mặt nạ

Posted Image

Ngày xưa tại kinh thành có người đàn ông sanh sống bằng nghề chế tạo mặt nạ. Nhà ông bày la liệt những hình vẽ, những khuôn mặt bằng giấy cứng đủ loại tướng mạo màu sắc lòe loẹt, lúc nào sơn mực cũng bừa bãi khắp phòng.

Lúc ấy ông đang nhận làm một mặt nạ ác qủy Dracula cho một ban kịch lớn. Suốt mấy ngày đêm hì hục tô vẽ, cố gắng làm nổi bật những nét đanh ác, ma quái cho khuôn mặt qủy. Tình cờ một người bạn đến thăm, nói chuyện quanh co một hồi. Người bạn ngạc nhiên thấy vẻ mặt chủ nhân có chiều bực bội hắc ám, liền hỏi:

- Dạo này tôi thấy khí sắc anh hơi sút kém, hay anh có việc gì bực mình?

- Không có gì cả.

Người bạn không tin hỏi lại:

- Có thật không anh?

Cuộc nói chuyện mất hẳn hứng thú, nên một lát sau người bạn đứng lên cáo từ.

Bẵng đi một thời gian khoảng nửa năm, người bạn lại đến thăm người làm mặt nạ. Vừa trông thấy chủ nhân, người bạn reo lên mừng rỡ:

- Ồ! Lúc này trông anh hồng hào tốt tướng hơn trước nhiều, chắc hẳn anh đã được nhiều điều may mắn phải không?

Chủ nhân vẫn tỉnh bơ đáp:

- Không có gì lạ bạn ơi.

Chủ nhân thật không hiểu được vì sao người bạn có nhận xét lạ lùng như vậy. Dần dần, ông mới vỡ lẽ ra rằng: Vì nửa năm trước làm mặt nạ quỷ, suốt ngày cứ tưởng tượng hình ảnh nhe nanh, trợn mắt, thè lưỡi, các tướng mạo hung ác dữ dằn để làm mặt quỷ cho thật giống, vì thế vẻ mặt ông cũng biểu hiện những nét sân giận, dữ tợn, người nhút nhát trông thấy đến phát sợ. Sau đó nửa năm, ông nhận làm mặt nạ một vị công thần chánh trực và đức độ. Ông miệt mài tìm những nét thanh cao, khả ái để thể hiện những đức tính đặc biệt này, vẽ làm sao để ánh mắt đầy nhân từ và công chính, tô khéo đến mức nào để có đôi môi hiền hòa nhưng cương nghị, nụ cười độ lượng mà vẫn uy nghiêm. Ngày đêm chỉ liên tưởng đến đề tài sáng tạo này nên tự nhiên bên ngoài nó thoát ra từ thái nhu hòa, khuôn mặt chủ nhân có nét thỏa ái, dễ chịu. Ðến lúc khám phá ra điều này, người làm mặt nạ thầm công nhận: những điều tâm ta nghĩ ngợi, tư duy đều được biểu lộ ra ngoài dung mạo.

Kinh Phật đã nói đến động lực của Tâm trong câu nói hàm xúc: “Tâm như họa sư, khéo vẽ muôn hình tượng”.

Thích Nữ Như Thủy – Như Ðức

==========================

Cái này Lý học Đông phương ứng dụng trong cuộc sống con người từ lâu rồi! Đến từng chi tiết. Trong đó có cả trong Phong thủy Lạc Việt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng không tài sản

Thứ Tư, 19/03/2014 22:27

Các quan chức Nepal chịu trách nhiệm kê khai tài sản cho Thủ tướng Sushil Koirala đang rất bối rối. “Thủ tướng Koirala không có nhà, không sở hữu đất đai, nhà cửa, cũng không đầu tư vào bất kỳ công ty hay tổ chức tài chính nào. Ông ấy không có cả xe hơi lẫn xe máy. Tài khoản ngân hàng cũng không nốt”, hãng tin Press Trust of India (PTI) dẫn lời ông Basanta Gautam, thư ký thủ tướng, hôm 15-3.

Tài sản duy nhất của vị thủ tướng 75 tuổi này là... điện thoại di động. PTI nói ông có 2 chiếc trong khi IANS cho rằng con số là 3, một trong số đó là phiên bản mới nhất của iPhone và 2 cái còn lại là điện thoại di động thông thường. Đáng nói là một trong 3 chiếc đang “đình công”.

Ngoài ra, thủ tướng Nepal có một chiếc đồng hồ kiểu dáng đơn giản và một nhẫn vàng. “Ông ấy còn không chắc đó có phải là nhẫn vàng trăm phần trăm hay không. Dĩ nhiên, 2 món đó không đưa vào bản kê khai tài sản cá nhân” - ông Prakash Adhikari, điều phối viên báo chí của thủ tướng, nói.

Posted Image

Thủ tướng Nepal Sushil Koirala Ảnh: SOUTH ASIAN MEDIA

Ông Gautam tỏ ra khó xử: “Chúng tôi không thể liệt kê điện thoại di động như tài sản của thủ tướng được. Có thể chúng tôi phải nộp bản kê khai chỉ chứa thông tin cá nhân mà không đề cập bất kỳ tài sản nào”.

Theo PTI, ông Koirala vẫn giữ lối sống khổ hạnh kể từ khi nhậm chức thủ tướng vào tháng 2-2014. Trước lúc chuyển đến phủ thủ tướng ở TP Baluwatar, ông Koirala sống trong ngôi nhà do Đảng Đại hội Nepal (NC) thuê ở ngoại ô thủ đô Kathmandu khi là chủ tịch đảng này.

Từ khi trở thành thủ tướng, ông Koirala vẫn chưa nhận lương. “Chừng nào thủ tướng nhận được lương, chúng tôi sẽ mở một tài khoản ngân hàng cho ông” - ông Adhikari cho biết.

Có lẽ vì lối sống quá ư đơn giản mà Thủ tướng Koirala được gọi là “Thánh” trong giới chính trị Nepal. Ông luôn kêu gọi các thành viên nội các minh bạch về kinh tế, thắt lưng buộc bụng và không khoan nhượng với tham nhũng.

Gia Hòa

============

Vậy khi về hưu ông này ở đâu? Trước khi làm thủ tướng ông này có nhà không?Vợ con ông ấy ở đâu? Ông ấy có một gia đình để phải có trách nhiệm không?

Lạ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Vạn lý trường thành” ngăn lốc xoáy

Thứ Ba, 18/03/2014 22:23

Muốn ngăn chặn các dòng khí tạo thành lốc xoáy phải cần các bức tường cao cỡ núi Alps (từ 2.000-3.000 m)

Tại Mỹ, hằng năm có đến vài trăm cơn lốc xoáy tàn phá các cộng đồng dân cư nằm dọc “hành lang lốc xoáy” trải dài từ dãy núi Rocky đến dãy núi Appalachian. Những bang bị ảnh hưởng nhiều nhất là Oklahoma, Kansas, Nebraska và Texas.

Việc xây dựng 3 bức tường thành khổng lồ ở hành lang này có thể ngăn được những hậu quả thảm khốc mà lốc xoáy gây ra. Dự kiến cao 300 m và dài đến 160 km, mỗi tường thành sẽ hoạt động như một dãy đồi, có khả năng giảm sức mạnh các cơn gió trước khi lốc xoáy có thể hình thành.

Posted Image

Một lốc xoáy ở TP South Haven, bang Kasas hồi năm ngoái Ảnh: Reuters

Đây chính là ý tưởng đầy tham vọng vừa được giáo sư Rongjia Tao thuộc Trường ĐH Temple (Philadelphia, bang Pennsylvania) trình bày tại hội nghị của Hội Vật lý Mỹ. Theo ông Tao, chi phí hoàn thành công trình nói trên ước tính vào khoảng 16 tỉ USD nhưng bù lại có thể giảm hàng tỉ USD thiệt hại do lốc xoáy gây ra mỗi năm.

Ông Tao thừa nhận các bức tường thành không đủ mạnh để ngăn chặn lốc xoáy khi chúng đang di chuyển. Thay vào đó, chúng có thể làm giảm sức mạnh của dòng khí nóng đến từ miền Nam và dòng khí lạnh đến từ miền Bắc trước khi chúng “chạm mặt” - được xem là nguyên nhân sinh ra lốc xoáy.

“Ba bức tường thành này sẽ lần lượt nằm ở bang Bắc Dakota; dọc biên giới giữa hai bang Kansas và Oklahoma; trải dài từ miền Nam bang Texas đến bang Louisiana. Một khi hoàn thành, chúng sẽ giảm bớt các mối đe dọa về thiên tai ở hành lang lốc xoáy” - ông Tao nói và cho biết thêm đã phát triển các mô phỏng trên máy tính. Bước kế tiếp là thiết kế mô hình thật để thử nghiệm trong đường hầm gió.

Để chứng minh, ông Tao chỉ ra Trung Quốc chỉ có 3 cơn lốc xoáy được ghi nhận hồi năm ngoái, quá ít so với 803 trận ở Mỹ. Trung Quốc cũng có nhiều thung lũng đồng bằng trải dài từ Bắc xuống Nam nhưng điều khác biệt là chúng bị chia cách bởi các dãy đồi kéo dài từ Đông sang Tây. Dù chỉ cao vài trăm mét nhưng chúng có thể giảm bớt sức mạnh của các dòng khí trước khi chúng va chạm nhau.

Đối với nước Mỹ, ông Tao nhận định những vùng đất trồng trọt bằng phẳng ở bang Illinois đang đương đầu với mối đe dọa lớn từ lốc xoáy. Ông nói với đài BBC: “Hạt Washington của bang Illinois là một điểm nóng về lốc xoáy nhưng cách đó 100 km, hạt Gallatin hầu như không gặp hiểm họa này. Nhìn vào bản đồ, bạn sẽ hiểu ngay lý do: Gallatin có ngọn đồi Shawnee”. Theo ông, Shawnee đóng vai trò như một rào chắn cao 200-250 m để bảo vệ Gallatin.

Giáo sư Tao cho biết vẫn chưa tiếp cận các cơ quan chính phủ để trình bày ý tưởng nhưng một số nhà khí tượng học đang hoài nghi về hiệu quả của nó. Ông Harold Brooks, làm việc tại Phòng Thí nghiệm các cơn bão nghiêm trọng quốc gia, cho rằng lốc xoáy vẫn xuất hiện tại một số khu vực ở các bang Oklahoma, Arkansas và Missouri bất chấp có những dãy đồi to cỡ bức tường mà giáo sư Tao đề xuất.

Tương tự, giáo sư Joshua Wurman, một chuyên gia hàng đầu về lốc xoáy làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu thời tiết khắc nghiệt, nghi ngờ việc ngăn chặn các dòng khí là điều không tưởng, trừ khi các bức tường có quy mô cỡ dãy núi Alps (cao từ 2.000-3.000 m).

Hơn nữa, ông cảnh báo xây tường thành ngăn chặn dòng khí sẽ khiến khí hậu thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến những tác dụng phụ đầy thảm họa. Vì thế, theo ông, giải pháp tốt nhất không phải là loại bỏ lốc xoáy mà là cải thiện công tác dự báo để người dân đề phòng tốt hơn.

Xuân MaI

===================

Cần tiền bán gấp: Ý tưởng chống lốc xoáy cho các bang nói trên của Hoa Kỳ. Giảm giá 50%. Có hiệu quả mới lấy tiền. Rẻ giề.

Đừng để Lão Gàn rủng rỉnh lại đổi ý. Không bán nữa.

Dị nhân đuổi mưa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Vạn lý trường thành” ngăn lốc xoáy

Thứ Ba, 18/03/2014 22:23

Muốn ngăn chặn các dòng khí tạo thành lốc xoáy phải cần các bức tường cao cỡ núi Alps (từ 2.000-3.000 m)

Tại Mỹ, hằng năm có đến vài trăm cơn lốc xoáy tàn phá các cộng đồng dân cư nằm dọc “hành lang lốc xoáy” trải dài từ dãy núi Rocky đến dãy núi Appalachian. Những bang bị ảnh hưởng nhiều nhất là Oklahoma, Kansas, Nebraska và Texas.

===================

Cần tiền bán gấp: Ý tưởng chống lốc xoáy cho các bang nói trên của Hoa Kỳ. Giảm giá 50%. Có hiệu quả mới lấy tiền. Rẻ giề.

Đừng để Lão Gàn rủng rỉnh lại đổi ý. Không bán nữa.

Dị nhân đuổi mưa.

Quên! Cần nói thêm một ý nữa: Bảo đảm hoàn toàn có "cơ sở khoa học" theo cách hiểu của khái niệm này, mà một thằng ngu nhất có thể nghĩ ra!

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Ngọt sắt” hay “ngọt sắc”?

25/03/2014 05:10 (GMT + 7)

TT - Sau bài báo “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?” (Tuổi Trẻ ngày 22-3), chúng tôi nhận được thư của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 22-3 có đăng bài “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?” của tác giả Thúy Hằng, phản ánh thắc mắc của một số phụ huynh học sinh lớp 4 ở tỉnh Tiền Giang về việc đáp án bài thi chính tả “Trái vải tiến vua” của nhà trường khác với sách giáo khoa (SGK). Cụ thể như sau:

- SGK viết: “Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”. (Tiếng Việt 4, tập hai, tr. 51)

- Đáp án bài chính tả của nhà trường lại là “ngọt sắc”.

Là chủ biên SGK Tiếng Việt 4, tôi xin báo cáo quý tòa soạn và độc giả là đoạn văn “Trái vải tiến vua” được dẫn từ cuốn Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng (NXB Kim Đồng, 1999, tr. 49; biên tập sách: Nguyễn Quang Lập). Nhà văn viết là “ngọt sắt”, chứ không phải “ngọt sắc”. Khi chọn đoạn văn vào SGK, chủ biên, tác giả và biên tập viên đã bàn thảo khá kỹ về từ này.

Theo chúng tôi, nhà văn Vũ Bằng là người Bắc, do đó ông không thể lẫn “sắt” với “sắc” như người sử dụng phương ngữ Nam bộ. Giả sử có lỗi của nhà in thì Vũ Bằng cũng phải yêu cầu đính chính và khắc phục trong những lần in sau, bởi vì đây là cuốn sách tâm huyết mà ông “thành mến tặng” người vợ thân yêu ở Hà Nội “để thay lời ai điếu”.

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học không có các từ “ngọt sắc” và “ngọt sắt”. Nhưng đặt trong văn cảnh, có lẽ viết “ngọt sắt” (“sắt” có nghĩa là “sắt lại”) phù hợp hơn với cảm nhận “nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”.

Trong lần xuất bản gần đây nhất (năm 2007), NXB Kim Đồng vẫn giữ là “ngọt sắt” (tr. 77-78).

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý báo và quý độc giả.

GS.TS NGUYỄN MINH THUYẾT

==============================

Leo mựa! Chỉ một từ "ngọt sắt" hay "ngọt sắc" mà cả một Viện và các nhà "ven" cãi nhau như mổ bò. Vậy mà cả một hệ thống "Chữ Việt cổ" do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền tìm ra và chứng minh thì một lũ ếch nhao nhao phản đối. Ông Xuyền làm sao có thể sáng tạo ra cả một hệ thống chữ viết phù hợp với hệ thống ngôn ngữ của cả một dân tộc được. Khi mà chỉ một từ "sắt" hay "sắc" cũng chưa ngã ngũ.

Đúng là "Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó!".

"Ngọt sắt" là đúng! Từ sắt trong tiếng Việt có nghĩa là "cô đọng", "keo" lại. Thí dụ: "Kho thịt cho sắt lại". Léo có thằng nào nói ngọt sắc cả. "Sắc" thế đứt mẹ nó lưỡi còn gì! Ở cõi Hậu Thiên này cái gì cũng có giới hạn của nó. Ngu cũng nên có giới hạn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơn 20.000 người thỉnh cầu sáp nhập Alaska vào Nga

Hơn 20.000 người vừa ký đơn thỉnh cầu đòi ly khai bang Alaska của Mỹ để trở lại với Nga.

95% người Crimea muốn sáp nhập vào Nga

Posted Image

Đơn thỉnh cầu nhằm đòi Alaska ly khai khỏi Mỹ, sáp nhập vào Nga được đăng trên trangpentions.whitehouse.gov. Ảnh: Whitehouse

Đơn thỉnh cầu có tên "Alaska quay lại với Nga" được mở hôm 21/3 trên trang web của Nhà Trắng, đến nay thu thập được khoảng 22.000 chữ ký. Theo RIA Novosti, nếu đơn thu hút 100.000 chữ ký trong vòng một tháng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ phải hồi đáp.

Đơn thỉnh cầu, với ngôn ngữ hơi khó đọc về ngữ pháp, khuyến khích việc bỏ phiếu nhằm ly khai bang Alaska, với lý do các nhà thám hiểm Nga từng có những chuyến đi lịch sử tới Alaska. Người viết đơn này, không nêu tên, cho rằng việc thám hiểm thậm chí diễn ra cách đây hơn 10.000 năm, khi người Siberia bản địa đi qua vùng đất liền mà ngày nay là eo biển Bering.

Alaska từng là thuộc địa của Nga cho tới năm 1867, khi Nga hoàng Alexander II bán nó cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD, tức 120 triệu USD theo tỷ giá hiện nay sau khi tính cả lạm phát.

Hồi tháng 11/2012, một đơn thỉnh cầu tương tự đề nghị rút bang Texas khỏi Mỹ, sau khi bang này bất bình với chính sách kinh tế của liên bang. Những người ký đơn kêu gọi Texas tuyên bố độc lập nhằm duy trì ngân sách cân đối và "bảo vệ tiêu chuẩn sống của các công dân".

Đơn thỉnh cầu thu hút hơn 125.000 chữ ký, đủ điều kiện để buộc chính quyền của ông Obama phải xem xét. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ bác đơn, nói rằng người Mỹ cần làm việc cùng nhau "để tìm ra cách tốt nhất nhằm tiến lên phía trước", bất chấp những thách thức lớn."Cha ông chúng ta đã thiết lập liên bang, cho chúng ta quyền thay đổi chính phủ thông qua bỏ phiếu, và chúng ta đã sử dụng quyền đó. Nhưng cha ông không cho chúng ta quyền tách ra".

Posted Image

Vị trí Alaska trên bản đồ. Đồ họa: PBS

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơn 20.000 người thỉnh cầu sáp nhập Alaska vào Nga

Hơn 20.000 người vừa ký đơn thỉnh cầu đòi ly khai bang Alaska của Mỹ để trở lại với Nga.

95% người Crimea muốn sáp nhập vào Nga

Posted Image

Đơn thỉnh cầu nhằm đòi Alaska ly khai khỏi Mỹ, sáp nhập vào Nga được đăng trên trangpentions.whitehouse.gov. Ảnh: Whitehouse

Trọng Giáp

Trường hợp này là không được rồi! Bang Alaka vào khoảng 100 năm trước Nga Hoàng đã bán đứt cho chính phủ Hoa kỳ. Vậy ai ở bang này muốn qua Nga sống cứ việc qua. Còn đất thì để lại. Vì nó là tài sản của chính phủ Hoa Kỳ. Híc! Thành kính phân ưu.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Dậy sóng' với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

(Tệ nạn xã hội) - Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật. Nội dung bài viết như sau:

"Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”.

Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy.

Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?".

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, đã có hàng ngàn lượt chia sẻ và nhiều ý kiến khác nhau.

"Sự thật mất lòng, có chút chua chút chát nhưng quá đúng là đang có một Việt Nam như thế", một bạn chia sẻ.

Nickname Nam lam cham thì cho rằng: "Những truyền thống đáng tự hào của ta đang bị phủ dần lên bởi quá nhiều thói xấu".

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến chưa đồng tình.

"Hay nhưng không phải tất cả người Việt, đất nước Việt Nam đều như thế bạn nhé!", nickname Huynh Dung chia sẻ.

An Nhiên (tổng hợp)

==============

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Bài này nên tháo xuống tất cả các trang báo. Bởi vì tôi chưa thấy nhà trường dạy học sinh " Việt sử 4000 năm văn hiến" đã từ gần 20 năm nay. Mà người ta dạy rằng: "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai" , "xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII BC " với những người dân "Ở trần đóng khố" và địa bàn cư trú chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ".

Vậy dựa trên "cơ sở khoa học" nào để anh bạn Nhật Bản này đặt vấn đề "Việt Nam có 4000 năm văn hiến " vậy? Anh bạn Nhật này dựa trên truyền thống văn hóa sử Việt, hay trên cơ sở tri thức giáo dục Việt sử ở nhà trường để nhận xét về con người Việt Nam vây?

Hay nói rõ hơn: Những tật xấu mà người du học sinh Nhật này nêu ra là do nguyên nhân từ truyền thống Việt sử hay do sự phủ nhận chính truyền thống đó từ trong nhà trường?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Đúng là "người Việt có một nền di sản độc đáo". Nhưng không phải "ai cũng nhận thấy, chỉ có người Việt là không nhận thấy". Có những người Việt nhận thấy .

Còn cái đám không nhận thấy ấy lại là một bọn dốt nát, nhưng lại vác mặt nhâng nháo nhân danh học thuật, tự phủ nhận những giá trị đích thực của dân tộc Việt.

================

* Dù sao tôi cũng cảm ơn người du học sinh Nhật Bản này đã hiểu Việt sử là 5000 năm văn hiến với một nền di sản độc đáo. Nhưng anh ta không thể liên hệ được thực chất người ta đã dạy cái gì về nguồn gốc Việt sử trong nhà trường và mối liên hệ với những vấn đề xã hội của người Việt mà anh ta nêu ra.

Tôi nhắc lại một nhận định của tôi từ 2006 rằng: Nếu người ta tiếp tục phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến thì sẽ không bao giờ có một cuộc cải cách giáo dục nào ở Việt Nam thành công. Cho dù nó được sự hỗ trợ với tất cả mọi cố gắng mà nhân loại có thể tạo ra.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viễn cảnh chiến binh robot

27/03/2014 08:45

Chiến tranh tương lai sẽ có bộ mặt mới khi lực lượng tham chiến không chỉ có binh sĩ mà còn bao gồm các robot hoặc chiến binh nửa người nửa máy.

Posted Image

Viễn cảnh chiến binh robot

Một số bộ phim khoa học viễn tưởng như The Terminator, Iron Man, Batman… đã mở ra viễn cảnh về các binh đoàn robot tham gia chiến tranh. Mặc dù đây vẫn chỉ là giả thuyết của khoa học viễn tưởng song nhiều nước, trong đó có Mỹ, đang tích cực nghiên cứu cách thức chế tạo lính robot hoặc những bộ trang phục “siêu nhân” cho binh sĩ.

Hiệu suất chiến đấu cao

Viễn cảnh chiến binh robot có lẽ sẽ sớm thành hiện thực khi quân đội Mỹ đang nghiên cứu khả năng thay thế hàng ngàn quân nhân bằng robot, theo trang tin khoa học LiveScience.

Tại hội nghị về không quân lục quân ở ngoại ô thủ đô Washington mới đây, tướng Robert Cone - Chỉ huy Bộ Tư lệnh huấn luyện và học thuyết của lục quân - cho biết Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch cắt giảm quân nhân và bổ sung thêm robot. Tướng Cone nhấn mạnh vào cuối năm 2015, quân số của lục quân có thể giảm từ 540.000 quân xuống còn khoảng 490.000 quân và đến năm 2019 sẽ còn khoảng 420.000 quân, theo tờ The Telegraph.

Để duy trì tính chiến đấu hiệu quả của lục quân, Mỹ có kế hoạch thay thế các binh sĩ bị tinh giản bằng robot. Ưu điểm của các robot tự hành là có khả năng tự hoạt động, xác định mục tiêu với độ chính xác cao cũng như có thể triển khai tác chiến ở sa mạc, các khu vực đồi núi hiểm trở với hiệu suất chiến đấu cao.

Nhằm sớm đạt được mục tiêu bổ sung robot vào quân đội, Mỹ đã và đang phát triển nhiều dự án chế tạo robot chiến binh.

Theo Computerworld, nhiều chiến binh robot tiềm năng đã được trình làng tại một cuộc thử nghiệm robot kéo dài 4 ngày ở căn cứ Fort Benning, bang Georgia hồi tháng 10.2013. Tại đây, các tướng lĩnh Mỹ đã chứng kiến khả năng bắn đạn thật trúng mục tiêu ở khoảng cách 150 m của một robot sử dụng súng máy M240. Với công nghệ ảnh nhiệt, robot này còn có thể phát hiện được kẻ thù đang ẩn nấp, qua đó có thể bảo vệ binh sĩ khỏi những đợt phục kích. Một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ ông hy vọng các robot vũ trang như vậy có thể gia nhập quân đội trong vòng 5 năm tới. “Chúng không chỉ là công cụ, mà còn là thành viên của quân đội. Đó là mục tiêu”, vị quan chức này nói.

Theo Computerworld, các nhà thầu vũ khí và công nghệ như Northrop Grumman, HDT Robotics, iRobot Corp và QinetiQ đang nỗ lực giới thiệu các mẫu robot cho quân đội Mỹ.

Các loại robot này có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau cũng như có khả năng tác chiến đa dạng như năng lực phát hiện, vô hiệu hóa bom mìn chống xe tăng, giám sát và dò tìm mục tiêu… Chẳng hạn như robot CaMEL của Tập đoàn Northrop Grumman có thể nhận dạng kẻ thù ở khoảng cách 3,5 km nhờ được trang bị công nghệ ảnh nhiệt và kính viễn vọng. Nó có thể hoạt động trong hơn 20 giờ chỉ với 13,25 lít nhiên liệu, theo Northrop Grumman. Ưu điểm của CaMEL là có thể mang vác một số loại vũ khí có sức công phá lớn như súng phóng lựu, tên lửa chống tăng…

Tham vọng Avatar

Nằm trong kế hoạch tăng cường năng lực chiến đấu, Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Mỹ (DARPA) đã cho “xuất xưởng” hàng loạt công nghệ quân sự hiện đại cho quân đội Mỹ. Đến nay, DARPA đã phát triển 2 mẫu robot có thể dùng trong chiến trường là WildCat và BigDog, theo LiveScience. Đây là loại robot 4 chân, không đầu, có thể đi, chạy và mang vác đồ nặng qua các vùng nguy hiểm. Được chế tạo vào năm 2005, BigDog có chiều dài 0,91 m và cao 0,76 m. Nó có khả năng vận chuyển 181 kg và di chuyển trên các địa hình đồi núi hiểm trở hoặc các địa hình nghiêng 35 độ.

Trong khi đó, WildCat thì tỏ ra nhanh nhẹn và hoạt bát hơn. Robot này có thể di chuyển với vận tốc đến 25 km/giờ trên địa hình bằng phẳng, mang được vũ khí và có thể truy đuổi, tiêu diệt kẻ thù. Gây ấn tượng nhất tại DARPA có lẽ là dự án Avatar khi cơ quan này dành riêng 7 triệu USD trong ngân sách năm 2013 để phát triển.

Dự án nhằm phát triển giao diện cho phép các binh sĩ điều khiển và phối hợp hành động với người máy bán tự động đứng bằng hai chân, giống với cơ chế hoạt động của các nhân vật trong bộ phim bom tấn Avatar. Cụ thể, người lính sẽ sử dụng trí não để điều khiển robot thế thân đảm nhiệm vị trí của họ trên chiến trường… Nhìn chung thì các dự án chế tạo robot chiến binh của Lầu Năm Góc đều có mục tiêu cuối cùng là phát triển thế hệ “siêu chiến binh” có thể triển khai được bất cứ nơi đâu trên thế giới trong vòng vài giờ đồng hồ cũng như có khả năng chiến đấu trên chiến trường trong thời gian kéo dài. (Còn tiếp)

Danh Toại

==================

Cái này không nằm ngoài dự báo của Lão Gàn từ mấy năm trước. Nhưng cũng một lần nữa lưu ý quý vị rằng: Vũ khí càng hại điện thì để chống lại rất đơn giản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Dậy sóng' với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

Theo TP thì có thể tác giả bài viết này chỉ là mạo danh, chứ không phải là "du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam". Bài này lan rất nhanh trên các báo với rất nhiều comment, nhưng lại rất mập mờ về tác giả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo TP thì có thể tác giả bài viết này chỉ là mạo danh, chứ không phải là "du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam". Bài này lan rất nhanh trên các báo với rất nhiều comment, nhưng lại rất mập mờ về tác giả.

Tôi không đặt vấn đề mạo danh hay không. Mà là nội dung liên quan đến Việt sử 5000 năm văn hiến.

Chuyện mạo hay không, do những cơ quan chịu trách nhiệm tìm hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ rằng từ đúng là “ngọt sắc”

26/03/2014 07:57 (GMT + 7)

TT - Đó là ý kiến của GS-TSKH Nguyễn Đức Dân sau bài phản hồi của chủ biên SGK Tiếng Việt 4 của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết “Ngọt sắt” hay “ngọt sắc” - Tuổi Trẻ 25-3).

Posted Image

SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, trang 51 (NXB Giáo Dục - 2005) vẫn dùng từ “ngọt sắc”

Trong Trái vải tiến vua của Vũ Bằng có câu “... Đặt lên lưỡi cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”. (SGK)

Phương ngữ Nam bộ không phân biệt hai âm cuối ~c và ~t. Nghĩa là trong các cặp tiếng bác/bát, cúc/cút, sắc/sắt... người Nam bộ phát âm như nhau. Vậy thì ngọt sắc hay ngọt sắt? Vũ Bằng người Bắc không viết lẫn lộn sắc/sắt, nhưng thợ đánh máy, sắp chữ hẳn là người miền Nam nên vẫn có thể lầm hai từ này.

Cho nên, trong trường hợp này cần căn cứ vào vị rất ngọt của trái vải thiều xưa được dùng để tiến vua mà đoán nhận.

Để nói về vị ngọt đặc biệt, tiếng Việt có các từ ngọt lịm, ngọt lừ, ngọt lự. “Sắc thuốc” sẽ làm nước thuốc cô lại. Nước thuốc cô lại sẽ có vị đặc biệt, khác thường. Trong tâm thức người Việt, ở các từ đặc sắc, xuất sắc thì sắc mang nghĩa “đặc biệt, khác thường” theo hướng “tốt”. Nhà văn tài năng luôn luôn tìm ra những từ mới. Vũ Bằng đã đặt ra một từ mới ngọt sắc.

Còn động từ sắt cũng làm vật teo nhỏ lại nhưng với nghĩa theo hướng “trở nên khô cứng, rắn chắc” như “da thịt sắt lại vì mưa nắng” rồi chuyển thành những nghĩa trừu tượng “cứng rắn, đanh thép”: nét mặt sắt lại, giọng sắt lại. Ngọt sắt thì khó mà mềm và giòn. Tôi nghĩ rằng từ đúng là ngọt sắc.

GS-TSKH NGUYỄN ĐỨC DÂN

Phải là dùng chữ đã thông dụng trong xã hội

Ngay khi đọc qua bài trên báo Tuổi Trẻ ngày 22-3 về hai từ nói trên, theo cách hiểu và cũng là sự dùng quen thuộc lâu nay, tôi cho dùng “sắc” là đúng (“sắc” ở đây như trong “sắc sảo”, “sắc nét” - chỉ ấn tượng mạnh, nổi bật...)

Đọc ý kiến của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, trước hết tôi hoan nghênh việc những người làm sách giáo khoa đã thận trọng - dù chỉ là một chữ cái “c” hay “t”; và khi khẳng định việc dùng “sắt”, ông cũng thận trọng viết thêm hai từ “có lẽ”. Tuy vậy, tôi xin có ý kiến như sau:

1. Trong Từ điển tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội, 1977 - in lần 2 có chỉnh lý, bổ sung), trang 554, có từ ngọt sắc với định nghĩa: “Ngọt đến khé cổ.” Xin lưu ý cuốn này do những nhà khoa học xã hội nhân văn hàng đầu đất nước biên soạn như Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Lê Khả Kế, Ngụy Như Kontum, Trần Văn Giáp, Hoa Bằng...

2. Sách giáo khoa cần tôn trọng nguyên bản của nhà văn, nhưng nhà văn cũng vẫn có sai sót như mọi ngành nghề khác. Đó là chưa kể trường hợp nhà in xếp chữ sai, mà nhà văn không có điều kiện (hay sơ sót khi xem lại bản in) để sửa chữa.

3. Do đó, tiêu chí hàng đầu chọn chữ trong trường hợp có nghi vấn, theo tôi, phải là dùng chữ đã thông dụng trong xã hội. Nếu cần, có thêm chú thích bản gốc đã dùng từ nào...

Quyết định cuối cùng xin dành cho các nhà làm sách giáo khoa.

NGUYỄN KHẮC PHÊ

=======================

Ngọt sắt thì khó mà mềm và giòn. Tôi nghĩ rằng từ đúng là ngọt sắc.

Đang bàn về từ mô tả cảm giác của vị giác qua từ "sắc" hay "sắt", lại so sánh với từ mô tả trạng thái đối tượng tạo cảm giác.

Bởi vậy. Dốt nát là một trong những nguyên nhân gây nỗi thống khổ trên thế gian. Đức Phật nói rồi.

Đây là Giáo sư tiến sĩ. Còn đám ít chữ hơn sẽ như thế nào? Nhưng đám dốt nát đó chắc cũng không thể hiểu được cái ngu ở chỗ nào và cứ nhâng nháo tưởng mình đúng. Bởi vậy, trên thiên đường không có dân chủ là như thế.

3. Do đó, tiêu chí hàng đầu chọn chữ trong trường hợp có nghi vấn, theo tôi, phải là dùng chữ đã thông dụng trong xã hội. Nếu cần, có thêm chú thích bản gốc đã dùng từ nào...

Quyết định cuối cùng xin dành cho các nhà làm sách giáo khoa.

NGUYỄN KHẮC PHÊ

1/

3. Do đó, tiêu chí hàng đầu chọn chữ trong trường hợp có nghi vấn, theo tôi, phải là dùng chữ đã thông dụng trong xã hội. Nếu cần, có thêm chú thích bản gốc đã dùng từ nào...

Ơ! Nếu lấy từ thông dụng trong xã hội là tiêu chí thì "cái nọ nục bình ló năn nông nốc" đang "nà" tiếng thông dụng ở Hà Lội đấy!

2/

Quyết định cuối cùng xin dành cho các nhà làm sách giáo khoa.

Ơ! Lại một ý tưởng từ trong đáy giếng phát biểu đóng góp ý kiến. Vậy nội dung những kiến thức trong sách giáo khoa thể hiện tính áp đặt mang tính hành chính trong giáo dục hay là một quyết định nhân danh tri thức khoa học vậy?

"Không thể thuyết phục được những con bò".

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sắt son một lòng hay Sắc son một lòng, nẫn nộn hết cả nên Posted Image!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sắt son một lòng hay Sắc son một lòng, nẫn nộn hết cả nên Posted Image!

Lời khuyên là: "Hãy cố gắng học hỏi để phấn đấu đạt đến mức ngu vừa phải".

Tiếng Việt có tính hệ thống cấu trúc rất chặt chẽ, mà không môn ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Vì những cái đầu bã đậu, đất sét, không nhận thấy được nền tảng tri thức vượt trội của dân tộc này, nên không thể hiểu nổi. Hãy xem Phạm Công Thiện nói gì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời khuyên là: "Hãy cố gắng học hỏi để phấn đấu đạt đến mức ngu vừa phải".

Tiếng Việt có tính hệ thống cấu trúc rất chặt chẽ, mà không môn ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Vì những cái đầu bã đậu, đất sét, không nhận thấy được nền tảng tri thức vượt trội của dân tộc này, nên không thể hiểu nổi. Hãy xem Phạm Công Thiện nói gì.

=====

Dạ, thưa Sư phụ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay