Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Pháp có nguyện vọng bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

Thứ Ba, 18/02/2014 - 16:06

(Dân trí) - Bảo tồn cầu Long Biên không chỉ là yêu cầu của Việt Nam mà còn là nguyện vọng của Chính phủ Pháp. Pháp đã có công hàm đề nghị bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên, dừng hướng xây dựng cầu mới được gợi ý trước đó…

“Bứng” cầu Long Biên ra chỗ mới là làm… đồ giả cổ (!?)

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới vượt sông Hồng

====================================

Khi cả một nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm bị phủ nhận một cách một cách trắng trợn, trơ tráo hoàn toàn phi khoa học. thì dăm ba ngôi chủa cổ như chùa trăm gian, đàn xã tắc ....và cả cây cầu Long Biên bị đập bỏ, cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vậy, Lão Gàn khoanh tay đứng nhìn và chẳng ý kiến, ý cò gì. Chính phủ Pháp đã đóng góp và thưởng Bắc đầu bội tinh với vài nhân vật thuộc đám tư duy "ở trần đóng khố", như Gs Lê Thành Khôi (Thuộc nhóm "công đồng khoa học quốc tế") và vài nhân vật trong nước (Thuộc nhóm "hầu hết..") thì Lão Gàn đã rất khó chịu.

Đến giờ này - Lão Gàn nóng ruột lắm rồi đấy!

Dạ con thấy mấy người đưa ra ý tưởng này rất tuyệt vời và hợp lý đấy chứ ạ:

- Cầu Long Biên cũng đã cũ rồi, lại không có mấy người qua lại. do đó phá đi bán sắt vụn may ra còn vớt vát được chút đỉnh ...

- Chỉ cần làm lại mô hình Cầu Long Biên nho nhỏ bằng đất sét rồi treo trước cửa ngõ để ai vô Hà Nội ngó qua là được rồi ... Không tốn chi phí gì ...

- Còn kinh phí xây cầu mới cũng không lo, vì VN ta mấy năm nay xuất khẩu được rất nhiều ... Khoai Lang ... dư tiền xây cả 10 cây cầu ấy chứ lỵ ...

- Hơn nữa từ trước tới giờ chúng ta toàn giới thiệu với Du Khứa Nước Ngoài và thế hệ sau này các thành tựu, di tích lịch sử trên giấy và bằng hình ảnh cũng có sao đâu nào ... (vì các di tích lịch sử phải phá đi để còn làm đô thị mới cho hoành tá tràng chớ ...)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nông dân chế thuốc sâu uống được, Tiến sĩ ở đâu?

(Quan điểm) - Mới học hết lớp 3 nhưng nhờ việc dày công mày mò, tìm hiểu người nông dân Lê Văn Đáo, đội 4 xóm Hùng Bạch, thôn Hương Quất (Thành Công, Khoái Châu, Hưng Yên) đã chế được thuốc trừ sâu từ thảo dược có thể uống được và không độc hại cho con người.

Nông dân học hết lớp 3, chế thuốc sâu sinh học

Chia sẻ với PV Báo Đất Việt, ông Lê Văn Đáo cho biết, ông đã có kinh nghiệm về thuốc nam nhờ cuốn sổ nhỏ của một bà lão được ông giúp đỡ trong trận chiến bảo vệ vùng biên ở bản Chắt (Lạng Sơn).

Cuốn sổ được viết bằng chữ Hán đã mủn vụn như cám, chỉ đọc được vài trang ở phần chữa sâu răng, nấm, xoang... Nhưng đến ngày xuất ngũ trở về, tự mày mò, thử nghiệm ông đã chế được thuốc chữa bệnh cho người, với suy nghĩ "cái cây cũng như con người nếu người khỏi bệnh được thì cây cối cũng khỏi bệnh được", ông đã thử nghiệm trên chính ruộng lúa của mình, và kết quả là những bình thuốc sâu sinh học hoàn toàn bằng thảo dược đã được ra đời.

Ông Lê Văn Đáo chia sẻ về thành phần của loại thuốc trừ sâu gồm những thứ như ấu tầu, hạt cau già, ớt, tỏi tía, gừng ta… cùng một số thành phần khác ngâm với cồn hoặc rượu 50 độ trong 6 tháng, 7 lít khi ấy chắt được 5 lít thuốc sâu có thể đủ bơm cho một mẫu ruộng.

Posted Image

Ông Lê Văn Đáo (Khoái Châu, Hưng Yên) bên bình thuốc trừ sâu tự chế có thể uống được

"Các thứ nguyên liệu trên thứ xin được, thứ mua rẻ nên tổng chi phí chỉ hết chừng 250.000 đồng cộng một ngày công chế biến. Nếu đánh nồng độ nặng, phun cuối ruộng đầu ruộng sâu đã rơi xuống nước, đánh nồng độ bình thường qua đêm mới thấy sâu chết. Sâu rơi xuống nước không bị hoang phí mà làm mồi luôn cho mô hình lúa cá của gia đình", ông Đáo nói.

Ngày 18/2, ông Ngô Xuân Thái - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hưng Yên cho biết, trong cuộc làm việc với ông Lê Văn Đáo, đại diện Trung tâm khảo nghiệm thực vật, Chi cục bảo vệ thực vật đã lấy mẫu thuốc trừ sâu của ông Đáo về thử nghiệm.

"Muốn đưa vào sử dụng phải có danh mục đăng ký, muốn có danh mục đăng ký phải thử nghiệm cho đến khi Bộ Nông nghiệp cho phép được sử dụng mới sử dụng", ông Thái nói.

Trường hợp ông Lê Văn Đáo không phải là trường hợp nông dân đầu tiên với những sáng chế, phát minh có tính ứng dụng cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Như trường hợp anh Trần Thanh Tuấn, ở ấp Trung Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, An Giang đã nghiên cứu sáng chế thành công máy phun thuốc sâu điều khiển từ xa bằng remote.

Máy phun thuốc sâu điều khiển từ xa do anh Tuấn chế tạo có ưu điểm gọn nhẹ, trọng lượng khoảng 130kg, di chuyển bằng bánh xích, bình chứa thuốc 120 lít, cần phun xa ở bán kính 10m. Khi máy di chuyển không đạp trên lúa, không bị lún trên đất bùn nhão, đặc biệt đạt công suất phun rất cao 10ha/ngày, tương đương với sáu lao động phun xịt thủ công, phù hợp với những cánh đồng lớn.

Hay trường hợp anh Đặng Thanh Lâm năm 2008, lần đầu tiên anh chế tạo thành công chiếc cối giã gạo bằng điện. Năm 2010, anh cho ra đời chiếc máy cẩu quay 360 độ (sử dụng động cơ D6 và dây cáp tời) dùng cho đào đắp đất.

Năm 2011 anh Lâm chế tạo chiếc xe xúc lật gắn ben 180 độ được giới thầu xây dựng đánh giá tốt về công năng lẫn hình thức.

Tiến sĩ giấy "nổ rôm rốp"

Dư luận đặt câu hỏi là số lượng lớn Giáo sư, Tiến sỹ của chúng ta đã đi đâu, làm gì khi những phát minh mang tính ứng dụng cao đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp rất nhiều là do nông dân tự mày mò, sáng chế.

Posted Image

Độc giả Việt Dũng: "Nhà nước nên xem lại cơ chế đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ta có đúng chất lượng hay không"

Trước thông tin người nông dân Lê Văn Đáo chế thành công thuốc sâu từ thảo dược, độc giả Trần Kiệt nêu quan điểm, người làm thì ít Tiến sĩ giấy nổ rôm rốp thì nhiều rồi cũng có khi cán bộ Khoa hoc công nghệ kém cỏi nên khi có người sáng chế ra cái này cái nọ, hay dở thì mù tịt và chỉ ngổi đó để tìm cách hưởng lương nhà nước mà thôi.

"Làm việc theo kiểu bàn trớt, người sáng chế không được hậu thuẫn, khích lệ cho nên người tài giỏi ngán ngẩm không làm", độc giả Kiệt nói.

"Toàn Giáo sư, Tiến sĩ trình độ rất cao mà lại thua một người nông dân không có bằng cấp. Vậy nhà nước nên xem lại cơ chế đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ta có đúng chất lượng hay không. Hay là chỉ có tiếng mà thực chất các tấm bằng đó chỉ có hư danh, không có kiến thức thật sự?", độc giả Việt Dũng đặt câu hỏi

Gần như can ngăn, độc giả Nguyễn Tuân cho hay: "Đừng nghe mấy ông công chức nói, lại bắt các bác nông dân báo cáo khoa học trước hội đồng toàn Giáo sư rởm, để họ hỏi về cơ sở khoa hoc, tính mới của đề tài, cơ chế tác động của thuốc đối với các loài sâu thuộc bộ nọ họ kia, tính chất hóa lý của thuốc, thời gian phân hủy.... Thật khó cho các bác nông dân khi đối diện với toàn Giáo sư chưa làm bao giờ mà chỉ đọc sách".

Độc giả Tri Thức đề xuất: "Theo tôi những luận án tiến sỹ trên 10 năm mà không đưa ra áp dụng thì nên tuyên hủy kẻo chất vào ngăn kéo bị đầy. Cần thiết đưa ra công khai rao bán cho nhân dân mua để... trang trí! Đến cái máy gặt đập liên hợp cũng do nông dân chế tạo thì tiến sỹ làm gì đây?"

Tâm An

=================

Hì Lão Gàn còn trình độ hơn Lão nông này hẳn một lớp: Hết cấp một lớp 4 Trường tiểu học công Thanh Quan , phố hàng Cót Hanoi. Ông này mới hết lớp Ba.

"Đừng nghe mấy ông công chức nói, lại bắt các bác nông dân báo cáo khoa học trước hội đồng toàn Giáo sư rởm, để họ hỏi về cơ sở khoa hoc, tính mới của đề tài, cơ chế tác động của thuốc đối với các loài sâu thuộc bộ nọ họ kia, tính chất hóa lý của thuốc, thời gian phân hủy.... Thật khó cho các bác nông dân khi đối diện với toàn Giáo sư chưa làm bao giờ mà chỉ đọc sách".

Ông này lại "gặp may" rùi. Chưa đâu, các giáo sư còn đòi hỏi cần phải có những điều kiện bổ sung, làm rõ vần đề và cần phải hoàn thiện hơn nữa. Đấy mới chỉ là những yếu tố ban đầu được ghi nhận. Thuốc ông này chỉ mới thử trên ruộng ông này. Còn phải thử trên toàn quốc. và còn phải thử trên toàn thế giới nữa. Xong đó mới có "cơ sở khoa học", để được "khoa học công nhận".Và cuối cùng là khen ngợi tinh thần yêu nước, ý chí dám nghĩ dám làm.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể cải tạo cầu Long Biên không tốn một đồng ngân sách?

Viết Cường

20/02/14 07:48

(GDVN) - Theo KTS Nguyễn Nga, để hiện thực hóa dự án này, kinh phí sẽ không quá 2.500 tỷ đồng và hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước.

Liên quan đến dự án xây dựng cầu đường sắt cho dự án đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi liên Bộ Xây dựng, Bộ VH-TT-DL cùng UBND TP.Hà Nội về 3 phương án xây mới, bảo tồn cầu Long Biên.

Cả 3 phương án này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia xây dựng và các nhà văn hóa.

Theo đó, phương án 1: Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện tại và di dời 9 nhịp cầu phía Hà Nội về phía thượng lưu (cách cầu hiện tại 85m) để bảo tồn.

Với phương án này, cầu Long Biên cũ sẽ được bảo tồn dạng bảo tàng. Cầu sẽ được gia cố, sửa chữa (nguyên bản) để khai thác đường bộ 2 bên cầu phục vụ cho nhu cầu du lịch bãi giữa sông Hồng, đường sắt ở giữa sẽ đặt đầu máy để làm bảo tàng lưu giữ những nét cổ kính xưa của cầu Long Biên - Hà Nội.

Posted Image

Cầu Long Biên về đêm (Ảnh: Phạm An Dương)

Cầu đường sắt vượt sông Hồng mới khi đó sẽ bao gồm cả đường sắt và đường bộ gồm đường sắt đôi chạy giữa, hai bên cánh gà dành cho đường ô tô (xe buýt), xe máy và xe thô sơ Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902.

Cầu mới có hình dáng tương tự cầu cũ nhưng công năng thay đổi, được dùng cho cả đường sắt, đường bộ (đường sắt đôi chạy ở giữa, ôtô, xe máy, xe thô sơ đi hai bên cánh gà).

Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.

9 nhịp cầu còn nguyên bản từ phía Hà Nội sẽ được bảo tồn mang tính nguyên bản. Các nhịp cầu mới đầu phía Gia Lâm sẽ đi trùng tim cầu hiện tại do các nhịp cầu phía này đã bị bom Mỹ đánh hỏng nên không có khả năng bảo tồn.

Theo Bộ GTVT, cả 3 phương án này đều chiếm dụng đất của dự án khoảng hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân với chi phí giải phóng mặt bằng từ 867 tỷ - 989 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng của 3 phương án lần lượt là 7.982 tỷ đồng, 9.094 tỷ đồng và 9.389 tỷ đồng.

Đề án trên đang gây nhiều tranh cãi từ phía người dân cùng các chuyên gia kiến trúc. Liên quan đến việc này, mới đây bà Nguyễn Nga, Kiến trúc sư Quy hoạch đô thị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Bảo tồn Phát triển Cầu Long Biên, đồng thời là người đề xuất Dự án “Bảo tồn, Cải tạo, Phát triển Cầu Long Biên và khu vực liên quan, trung tâm thủ đô Hà Nội” từ năm 2008 đã lên tiếng "phản pháo" trước đề án trên của Bộ GTVT.

- Bộ GTVT vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ liên quan và UBND TP Hà Nội về 3 phương án xây mới và di dời cầu Long Biên. Bà có ý kiến thế nào về các phương án này?

Kts. Nguyễn Nga: Phương án tháo dỡ cầu Long Biên đã được Bộ GTVT đề xuất từ cách đây nhiều năm. Đến nay, Bộ GTVT tiếp tục đề xuất lại phương án tháo dỡ 9 nhịp cầu nguyên thủy, di dời xuống bãi giữa sông Hồng gọi là để “bảo tồn”.

Chính phủ Pháp đã đề xuất tài trợ 60 triệu Euro để cải tạo nguyên trạng cây cầu Long Biên thành di tích văn hóa – lịch sử của Hà Nội từ 10 năm nay nhưng Bộ GTVT chỉ muốn sử dụng cầu Long Biên như môt cây cầu giao thông công dụng và cũng có ý kiến cho rằng 60 triệu Euro (tương đương 1.800 tỷ đồng) chỉ đủ để cải tạo theo cách làm quốc tế vì thế phía Việt Nam đã bỏ qua đề xuất này.

Bộ GTVT đã có được nguồn ODA Nhật để xây dựng mới cây cầu đường sắt ở cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu sông Hồng. Có lẽ Bộ GTVT muốn tháo dỡ cầu Long Biên để sử dụng chính trục cầu cũ cho việc xây cầu mới, tránh phải chi khoản kinh phí giải tỏa mặt bằng...

“Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ không để tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên trong nay mai, mà sẽ di dời cách cầu Long Biên chừng 200m, bắt đầu từ phố Hàng Than rồi bắc qua sông Hồng” – Tuyên bố của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo với ông Đại sứ Pháp Jean Noel Poirier, ngày 28/11/2012.

Posted Image

Kiến trúc sư Nguyễn Nga

- Vậy, theo bà giải pháp nào cho việc bảo tồn cầu Long Biên tốt nhất để vẫn giữ được tính di sản, tính biểu tượng đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội?

Kts. Nguyễn Nga: Phương án bảo tồn, tôn tạo và phát triển cây cầu huyền thoại lịch sử này, theo đúng cách làm của thế giới và cũng là phương án tôi đề xuất qua 3 cuộc hội thảo, đã nhận được sự đồng thuận lớn từ các chuyên gia đầu ngành cũng như ý kiến của nhân dân từ mấy năm nay, dựa trên quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như sau: “…các di tích lịch sử cần phải được: bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, khai thác và phát triển. Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nhằm phục vụ đắc lực đời sống tinh thần cho người dân là nhiệm vụ then chốt hàng đầu.”

1. Quan điểm bảo tồn bảo vệ và giữ gìn: Giữ nguyên vẹn các yếu tố kiến trúc còn lại của cầu (các nhịp, dầm thép, mố cầu) nhằm giữ lại một phần ký ức lịch sử đã qua.

2. Quan điểm cải tạo (tôn tạo): Dựng lại những nhịp cầu đã mất nhằm thiết lập lại hình dáng ban đầu của cầu. Nâng cầu lên 3m và mở rộng 15m hai bên thành cầu để tăng hiệu quả sử dụng.

3. Quan điểm khai thác: Khai thác yếu tố du lịch và cải thiện môi trường dân sinh; xây dựng cây cầu trở thành bảo tàng lịch sử cận đại, khu vườn treo và phố nghề nghệ thuật.

4. Quan điểm phát triển: Phát triển cây cầu trở thành một trục văn hóa lịch sử, trở thành một điểm nhấn trong cấu trúc không gian đô thị và là một công trình mang tính biểu tượng của thủ đô.

- Giữ nguyên 9 nhịp cầu nguyên thủy và cải tạo theo phương pháp cũ đinh tán ri-vê để triển lãm 2 đầu tàu hơi nước anh hùng, những toa xe tàu cũ thành các quán café và nhà hàng, được đặt trên một nền kính trong veo để thấy được tất cả mố trụ cầu cũ, đường ray xe lửa cũ cũng như sông Hồng chảy bên dưới.

- Đúc mới 10 nhịp cầu đã bị phá bởi chiến tranh để hoàn chỉnh cây cầu về thiết kế nguyên bản năm 1902. Trên 10 nhịp cầu mới sẽ tổ chức 1 cuộc thi Quốc tế về ý tưởng kiến trúc để thực hiện một Bảo tàng Ký ức Cầu Long Biên là Ký ức của cả thế kỷ XX mà trong đó, Việt Nam đã thay đổi cục diện của thế giới qua 3 cuộc kháng chiến thần thánh: Chấm dứt chế độ thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh bành trướng của Đế quốc Mỹ và chấm dứt cuộc xâm lược từ phương Bắc. Bảo tàng này đề xuất được thực hiện bằng kính dựa trên khung thép của cầu Long Biên nguyên thủy và dùng năng lượng Xanh từ mặt trời, từ gió và dòng sông.

Cầu Long Biên sẽ trở thành một Cây cầu Bảo tàng và Giao thông Không khói (đi bộ, xe đạp, xe điện hoặc tàu điện nhỏ). Để hiện thực hóa dự án này, kinh phí sẽ không quá 2.500 tỷ đồng và đang được triển khai để sử dụng nguồn vốn ODA Chính phủ Pháp hoặc từ Tổ hợp Đầu tư Pháp – Việt; hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện tối đa là 3 năm và có thể bắt đầu cải tạo ngay cả khi tàu hỏa và xe máy chưa được chuyển sang cầu khác.

Dự án Bảo tàng Ký ức cầu Long Biên sẽ là điểm đến của Du lịch Thế giới. Dự án sẽ tạo ra hàng trăm gói dịch vụ và hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân thủ đô Hà Nội và mang hình ảnh Việt Nam – một dân tộc anh hùng ra hội nhập với thế giới.

Cầu Long Biên đã xuống cấp trầm trọng ở mức báo động từ sau năm 2010, có nguy cơ sập xuống bất cứ lúc nào. Việc cải tạo là đương nhiên và cấp bách. Kinh phí cũng như công nghệ đã sẵn sàng để tránh sự sụp đổ gây tai nạn lớn trên sông Hồng.

3 phương án đưa ra của Bộ GTVT sử dụng hình ảnh của dự án “Bảo tồn, Cải tạo, Phát triển Cầu Long Biên và khu vực liên quan, trung tâm thủ đô Hà Nội” đều đi ngược với ý tưởng bảo tồn của Dự án Bảo tồn 9 nhịp cầu phải ở nguyên trên cầu, không thể di dời xuống bãi giữa.

Bảo tồn không có nghĩa là xây mới, nhái lại hình dáng cũ.

Bảo tồn không có nghĩa là chắp vá hình dáng và công năng, nửa cũ nửa mới.

- Xin cảm ơn Kiến trúc sư!

===================

Người Pháp rất có ý thức bảo tồn lịch sử văn hóa. Họ có cái nhìn rất sâu về vấn đề này. Lấy cái đơn cử làm một cái ví dụ: Người Pháp đã bỏ ngỏ thành Paris cho quận đội Đức vào chiếm đóng, không tốn một viên đạn. Không phải người Pháp hèn - sự dũng cảm của những chiến binh Pháp đã chứng tỏ trong hai cuộc Thế Chiến. Nhưng họ không muốn chiến tranh tàn phá Paris với sự cổ kính của nó. Nếu văn hóa Pháp còn thì sớm muộn nước Pháp sẽ phải chiến thắng. Đấy là chiều sâu suy nghĩ của họ.

Lão Gàn chẳng có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan gì với cái cầu Long Biên. Nhưng Lão Gàn ủng hộ giải pháp của chính phủ Pháp về việc phục hồi nguyên trạng cầu Long Biên.

Hà Nội có cầu Long Biên.

Vừa dài, vừa rộng bắc trên sống Hồng.

Tàu xe đi lại thong dong.

Bộ hành tấp nập gánh gồng ngược xuôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể cải tạo cầu Long Biên không tốn một đồng ngân sách?

Viết Cường

20/02/14 07:48

(GDVN) - Theo KTS Nguyễn Nga, để hiện thực hóa dự án này, kinh phí sẽ không quá 2.500 tỷ đồng và hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước.

===================

Người Pháp rất có ý thức bảo tồn lịch sử văn hóa. Họ có cái nhìn rất sâu về vấn đề này. Lấy cái đơn cử làm một cái ví dụ: Người Pháp đã bỏ ngỏ thành Paris cho quận đội Đức vào chiếm đóng, không tốn một viên đạn. Không phải người Pháp hèn - sự dũng cảm của những chiến binh Pháp đã chứng tỏ trong hai cuộc Thế Chiến. Nhưng họ không muốn chiến tranh tàn phá Paris với sự cổ kính của nó. Nếu văn hóa Pháp còn thì sớm muộn nước Pháp sẽ phải chiến thắng. Đấy là chiều sâu suy nghĩ của họ.

Lão Gàn chẳng có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan gì với cái cầu Long Biên. Nhưng Lão Gàn ủng hộ giải pháp của chính phủ Pháp về việc phục hồi nguyên trạng cầu Long Biên.

Hà Nội có cầu Long Biên.

Vừa dài, vừa rộng bắc trên sống Hồng.

Tàu xe đi lại thong dong.

Bộ hành tấp nập gánh gồng ngược xuôi.

Mọi người mải bàn chuyện cây cầu Long Biên mà quyên đi một sự thật khác nghiêm trọng hơn: Quy hoạch đô thị của Hà Nội thực sự đã lỗi thời tại thời điểm hiện tại và rất củ chuối!

Trên thế giới không có một nước nào để nhà ga Hỏa Xa tại trung tâm Thủ Đô cả. Tất cả các nhà ga Hỏa Xa đều được xây tại các địa điểm gần ranh giới và xa trung tâm, Khứa các nơi về trẩy hội Kinh Thành bằng hỏa xa sẽ dừng lại ở cửa ngõ, sửa sang chỉnh đốn khăn mũ, yếm váy cho chỉnh tề rồi đón xích lô hoặc phương tiện gì đó vào trung tâm Kinh Thành, như vậy sẽ đẹp mặt cho Thủ Đô, vì các khứa không đem bùn đất (từ nông thôn ra) vào trung tâm và tránh ùn tắc GT không đáng có ...

Hơn nữa Hỏa Xa không chỉ vận chuyển Khứa, mà còn phải dùng phần lớn công xuất để chở lơn, bò, khoai lang, khoai mỳ ... nếu để nhà ga ở trung tâm Kinh Thành thì hôi thối chết mất ...

Như vậy cây cầu long Biên nên phục hồi và bảo tồn lại như cũ, và chỉ dùng để đi bộ và các phương tiện tải nhẹ (xe đạp, xe khách). Còn xe lửa, xe tải thì nên xây cây cầu mới chỗ khác!

(Nếu tại các nhà ga hỏa xa xây mới ở các cửa ngõ có bố trí thêm các phòng tắm giặt, vệ sinh thì tốt:bắt Du Khứa phải tắm gội sạch sẽ, sức thật nhiều dầu thơm trước khi vào trung tâm Kinh Thành ...)

Còn 1 chiện nữa nói cơm thêm: Hà Lội sau khi mở rộng lên tới Ba Vì (người viết hồi đó có đề xuất là nên mở rộng phía Bắc lên Lạng Sơn, phía Nam tới vĩ tuyến 17 ngày và đêm, phía Đông tới Hải Phòng, phía Tây tới Lao Bảo. Như vậy Thủ Đô sẽ có đầy đủ rừng, núi, đồng bằng, biển để phát triển Công-Nông-Lâm-Ngư-Du hoành tá tràng ...) đã thuê mấy Cty nước ngoài làm quy hoạch mới tốn cả tỷ Mỹ kim.

Không biết quy hoạch đó đã xong chưa, hay là thế nào mà bây giờ ta lại đi bàn giải pháp cục bộ thế này. Chẳng lẽ không có quy hoạch mới, hoặc là có quy hoạch mới rồi lại vứt vào sọt rác hay sao mà lại đi bàn lung tung thế này ... hay là cứ làm đi rồi nay mai có quy hoạch mới rồi lại đập đi làm mới, hay là có quy hoạch rồi nhưng không thuận ý lại sửa đi làm lại ... Thật là nực cười ... Các diễn viên phường Tuồng Chèo chắc phải kêu bằng Cụ Cố Nội ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi người mải bàn chuyện cây cầu Long Biên mà quyên đi một sự thật khác nghiêm trọng hơn: Quy hoạch đô thị của Hà Nội thực sự đã lỗi thời tại thời điểm hiện tại và rất củ chuối!

Trên thế giới không có một nước nào để nhà ga Hỏa Xa tại trung tâm Thủ Đô cả. Tất cả các nhà ga Hỏa Xa đều được xây tại các địa điểm gần ranh giới và xa trung tâm, Khứa các nơi về trẩy hội Kinh Thành bằng hỏa xa sẽ dừng lại ở cửa ngõ, sửa sang chỉnh đốn khăn mũ, yếm váy cho chỉnh tề rồi đón xích lô hoặc phương tiện gì đó vào trung tâm Kinh Thành, như vậy sẽ đẹp mặt cho Thủ Đô, vì các khứa không đem bùn đất (từ nông thôn ra) vào trung tâm và tránh ùn tắc GT không đáng có ...

Hơn nữa Hỏa Xa không chỉ vận chuyển Khứa, mà còn phải dùng phần lớn công xuất để chở lơn, bò, khoai lang, khoai mỳ ... nếu để nhà ga ở trung tâm Kinh Thành thì hôi thối chết mất ...

Như vậy cây cầu long Biên nên phục hồi và bảo tồn lại như cũ, và chỉ dùng để đi bộ và các phương tiện tải nhẹ (xe đạp, xe khách). Còn xe lửa, xe tải thì nên xây cây cầu mới chỗ khác!

(Nếu tại các nhà ga hỏa xa xây mới ở các cửa ngõ có bố trí thêm các phòng tắm giặt, vệ sinh thì tốt:bắt Du Khứa phải tắm gội sạch sẽ, sức thật nhiều dầu thơm trước khi vào trung tâm Kinh Thành ...)

Còn 1 chiện nữa nói cơm thêm: Hà Lội sau khi mở rộng lên tới Ba Vì (người viết hồi đó có đề xuất là nên mở rộng phía Bắc lên Lạng Sơn, phía Nam tới vĩ tuyến 17 ngày và đêm, phía Đông tới Hải Phòng, phía Tây tới Lao Bảo. Như vậy Thủ Đô sẽ có đầy đủ rừng, núi, đồng bằng, biển để phát triển Công-Nông-Lâm-Ngư-Du hoành tá tràng ...) đã thuê mấy Cty nước ngoài làm quy hoạch mới tốn cả tỷ Mỹ kim.

Không biết quy hoạch đó đã xong chưa, hay là thế nào mà bây giờ ta lại đi bàn giải pháp cục bộ thế này. Chẳng lẽ không có quy hoạch mới, hoặc là có quy hoạch mới rồi lại vứt vào sọt rác hay sao mà lại đi bàn lung tung thế này ... hay là cứ làm đi rồi nay mai có quy hoạch mới rồi lại đập đi làm mới, hay là có quy hoạch rồi nhưng không thuận ý lại sửa đi làm lại ... Thật là nực cười ... Các diễn viên phường Tuồng Chèo chắc phải kêu bằng Cụ Cố Nội ...

Hic! Cái này không phải Lão Gàn phát biểu đâu nhá. Mà là ngài Weren Bocphet nói đấy! Hì. Lão Gàn không dây dưa gì đến các quyết định mang tính quôc gia. Không thuộc về nhóm lợi ích nào, không tham gia một xu hướng chính chị, chính em. Các quí vị cứ quyết định theo ý của mình. Lão Gàn chỉ phát biểu khi nó đụng chạm đến lợi ích của Lão Gàn. Hì.

Riêng Việt sử gần 5000 năm văn hiến thì quan điểm rất rõ ràng. Cái này là "khoa học" mà. Phải không nhỉ? Chính những người phủ nhận Việt sử bảo thế! Nếu họ nói thật là họ theo khoa học để phủ nhận Việt sử thì chống lại lão gàn phi khoa học là không chính danh. Cứ nói thẳng cho Lão Gàn biết: "Bề ngoài tao nói khoa học, chứ bên trong là chính trị đấy. Nhà ngươi mà chứng minh văn hiến Việt trải 5000 năm là xử liền". Lúc đó Lão Gàn im re ngay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIN VUI MỚI NHẤT!

Trên báo giấy "Người đưa tin" hôm nay có đăng bài phỏng zdấn Lão Gàn bát sách Sư Thiến. Lão Gàn nhắc đến Việt sử 5000 năm văn hiến và báo đăng công khai. Đây là lần đầu tiên báo đăng công khai wan điểm của Lão Gàn, lại là báo giấy hẳn hoi. Hì!

Để đáp nghĩa cho báo nguoiduatin, Lão Gàn sẽ trả lời tất cả các câu hỏi phỏng vấn của báo này.

Lão Gàn đã hứa rồi: Ai hiểu một cách sâu sắc và ủng hộ Việt sử 5000 năm văn hiến Lão Gàn sẽ ủng hộ người đó.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sỹ cắt nghĩa hiện tượng “Hòa tàu ngầm”, “tiến sỹ giấy”

(Quan điểm) - Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải bày tỏ sự ủng hộ với doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đang chế tạo tàu ngầm Trường Sa, đồng thời lý giải vì sao khoa học Việt Nam vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Tiến sỹ giấy mới không quan tâm đến tàu ngầm Trường Sa

Công nghiệp ôtô Việt Nam thua kém: Cũng vì tiến sỹ giấy?

“Tôi phục anh Hòa”

Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Văn Khải, người có hai bằng sáng chế về ứng dụng vật lý vào thực tiễn cuộc sống và có hàng loạt những nghiên cứu phục vụ lợi ích con người, người nông dân. Đặc biệt, ông còn nghiên cứu ra loại nước Ozon trị dứt điểm bệnh chân tay miệng cho trẻ em. Từ đó có biệt danh ông già Ozon.

Trao đổi với phóng viên Báo Đất Việt chiều ngày 18/2/2014, ông già Ozon đã bày tỏ quan điểm về nhân vật gây xôn xao báo chí thời gian gần đây: Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa.

“Trên cương vị là một thầy giáo, một nhà vật lý, và là một người luôn tìm tòi cái mới cho mình và cộng đồng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhiều tiện nghi hơn, tôi hoan nghênh anh Hòa. Doanh nhân này dùng tiền của mình, kiến thức của mình cố gắng tạo ra tàu ngầm, đó là ý tưởng rất tốt, mục đích rất đẹp. Điều quan trọng là dù bị chê bai, dèm pha mà vẫn quyết tâm làm. Đó là điều khiến tôi phục anh Hòa.” – Tiến sĩ Khải bày tỏ.

Posted Image

Ông Nguyễn Quốc Hòa cùng công nhân của xưởng sản xuất thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa trong bể nước

Theo quan điểm của tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải, việc anh Hòa đang làm tuy không phải là sự kiện gì mới, vì trước đó đã có một kỹ sư hai lúa chế tạo máy bay, anh thợ xe cũng làm máy bay, và cũng đã có người chế tạo tàu ngầm tại Việt Nam, chỉ là không dùng công nghệ AIP… Tuy nhiên, doanh nhân này đã mở ra một tư tưởng mới mà các nhà khoa học Việt Nam cần phải nhìn nhận.

“Chúng ta nhiều khi đang có tư duy ai cũng biết thiên hạ đã làm rồi và họ làm tốt, vậy mình còn làm làm gì? Nhưng giờ anh Hòa làm lại thì đã sao? Theo tôi, có làm thì mới biết sai mà sửa, có sửa được thì mới là cái của mình, còn cả đời đi mua thì tiền tấn tiền núi cũng không đủ được” – ông Khải nhận định.

Nên coi tàu ngầm Trường Sa là công trình khoa học cấp bộ

Tuy rất ủng hộ doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa, nhưng tiến sĩ Khải cho rằng anh Hòa cũng nên biết nhìn nhận và nhờ cậy đến sự giúp đỡ từ những người khác để con tàu có thể sớm thành công và tránh những rủi ro không đáng có.

“Anh Hòa này cần phải có nhiều người hợp tác và phải là những người có kinh nghiệm, kiến thức trong việc chế tạo tàu, kể cả là tàu nổi, hoặc phải có sự tham gia của những người đã sử dụng tàu ngầm… Về tự động hóa cũng cần phải có sự tư vấ của kỹ sư quang điện, kỹ thuật điện…”

Còn về việc doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa có thành công hay không, tiến sỹ Khải cho biết: “Để thành công còn phải phụ thuộc vào ba yếu tố. Thứ nhất, hướng nghiên cứu chế tạo có đúng hay không? Thứ hai, có đủ tiềm lực tài chính để đi đến đích hay không? Thứ ba, nhận được sự ủng hộ như thế nào?”

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải chia sẻ cách cứu cây hồ tiêu cho người dân Chư Sê (Gia Lai)

“Về vấn đề sự ủng hộ, có thể thấy người dân Việt Nam đại đa số đang mong chờ vào sự thành công của tàu ngầm Trường Sa, đó là một sự khích lệ động viên tinh thần rất lớn, rất đáng quý. Tuy nhiên, anh Hòa sẽ cần nhiều hơn thế. Đặc biệt là sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía chính quyền, nhà nước, các bộ ngành khoa học, đặc biệt là Bộ Khoa học Công nghệ. Với những thành tựu đến thời điểm này, và kết hợp với sự giúp đỡ từ các kỹ sư, nhà nghiên cứu có kiến thức kinh nghiệm khác, tôi tin anh Hòa sẽ làm được.” – ông Khải nhận định.

“Giá mà anh Hòa là nhà khoa học, và tàu ngầm của anh được xét vào đề tài khoa học cấp Bộ, với tâm huyết của anh, chắc chúng ta sẽ có nhiều hi vọng hơn”. – Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải tỏ ra tiếc nuối.

Vì sao khoa học Việt Nam dậm chân tại chỗ

Cũng nhân nói về tàu ngầm Trường Sa của một doanh nhân dám nghĩ dám làm, tiến sỹ Nguyễn Văn Khải cũng bắt mạch điểm yếu kém của nền khoa học Việt Nam.

“Tôi không hiểu từ bao giờ một số nhà khoa học, đầy đủ học hàm học vị của Việt Nam lại mang trong mình lối tư duy trì trệ mà tự kháo lên rằng đang đi tắt đón đầu? Trước đây, năm 1980, khi nước ta còn đói khổ đủ đường, tôi và các cộng sự của 6 đơn vị gồm có hai Bộ, trường Đại học Bách Khoa… đã nghiên cứu thành công việc nuôi tinh thể để làm đầu thu tia phóng xạ, tia lade, phục vụ trong công nghệ vũ trụ và tên lửa.

Ngày đó, chúng tôi thành công vì chúng tôi đoàn kết, chúng tôi làm khoa học vị nhân sinh. Còn bây giờ, sau hàng chục năm chúng ta gần như dậm chân tại chỗ vì có sư thiếu đoàn kết, rèm pha lẫn nhau. Đề tài thì chỉ mong kiếm được cái nào cấp càng cao càng tốt, thời gian càng lâu càng tốt, kinh phí rót càng nhiều càng mừng”. – Tiến sĩ Khải nói thẳng.

Posted Image

Ô tô điện điều khiển bằng smartphone, một tiến bộ của nền công nghiệp Campuchia

Tiến sĩ Khải phân tích thêm: “Cũng với lối tư duy này mà nhiều khi ta đang bị lầm tưởng. Ta mua công nghệ của người khác, của nước ngoài để mang về biến thành của mình một cách chắp vá, không bằng một phần của người ta và gọi đó là đi tắt đón đầu. Ta liên kết liên doanh rồi khoe rằng ta đã sản xuất được, bán được nhiều sản phẩm, nhưng thực chất đấy là công nghệ nước bạn mang sang.”

“Gần đây, nước bạn Campuchia đã sản xuất được ô tô điện điều khiển bằng điện thoại thông minh, giá thành rẻ, nhiều tiện ích, thân thiện với môi trường... Ngẫm lại nước mình, từ những năm 1980 đến nay, ngành công nghiệp ô tô, ngành công nghiệp điện tử… chúng ta đã có được những gì?”

Tiến sĩ Khải kể một câu chuyện ngay trong dịp Tết rồi thở dài: “Chiều ngày 10 Tết (ngày 9/2/2014) tôi vào tới Chư Sê, Gia Lai để giúp bà con cứu hồ tiêu. Biết có “nhà khoa học” đến giúp, hàng trăm người nông dân đã tập trung từ rất sớm để nghe phương pháp cứu cây, cũng là cứu lấy cuộc sống, sản nghiệp của bao nhiêu con người gia đình họ. Khó khăn, vất vả, thiếu kiến thức, thiếu sự chăm lo. Trong khi đó, còn bao nhiêu người đầy đủ, thậm chí có quyền có thế, họ đáng lo hơn nhiều.”

Nam Phong

==============

Còn về việc doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa có thành công hay không, tiến sỹ Khải cho biết: “Để thành công còn phải phụ thuộc vào ba yếu tố. Thứ nhất, hướng nghiên cứu chế tạo có đúng hay không? Thứ hai, có đủ tiềm lực tài chính để đi đến đích hay không? Thứ ba, nhận được sự ủng hộ như thế nào?”

Lão Gàn bày tỏ sự chia sẻ và cảm tình với ông già "Ô zon" về thái độ ủng hộ của ông với ông Hòa. Nói chung Lão Gàn thích những người dũng cảm và sống với ý chí của mình. Tuy nhiên luận điểm của ông về ba điểm dẫn đến thành công thì Lão Gàn chưa thể nhất trí. Theo cái nhìn của Lão Gàn thì để thành công một mục đích chỉ cần một yếu tố duy nhất là "Phương pháp thực hiện đúng". Nhưng để có được yếu tố này thì lại gồm các thành tố phụ thuộc là:

1/ Khả năng tích hợp của tư duy từ các yếu tố tri thức nhận thức liên quan.

2/ Điều kiện thực hiện - (Không nhất thiết phải có tiền, trừ trường hợp thực hiện những tri thức khoa học ứng dụng. Thí dụ như việc của ông già Ozon, hoặc của ông Hòa). Cái điều kiện thực hiện này thì vô cùng phức tạp. Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng: "Khoa học phải có tự do", cũng chỉ là một yếu tố cần trong vô số điều kiện. Tiền cũng chỉ là một yếu tố trong những điều kiện liên quan.

Còn về sự ủng hộ thì Lão Gàn cho rằng đấy chỉ là hệ quả và là một trong những hình thức thể hiện sự thành công. Thí dụ như trường hợp một tổ chức khoa học Hoa Kỳ thống kê: 25% dân Mỹ vẫn tin rằng Mặt trời quay quanh trái đất. Vậy các nhà khoa học từ thế kỷ 15 đến nay vẫn sai chăng? Đấy mới là tri thức của khoa học thực nghiệm, thực chứng - tức là con người có thể kiểm chứng được - mà còn như vậy. Huống chi là khoa học lý thuyết thuộc tư duy trừu tượng thì tôi nghĩ có thể chỉ cần vài người tri thức hàng đầu hiểu được - thí dụ như nghệ sĩ Đặng Thái Sơn. Mọi người vỗ tay rầm rầm khi ông ta chơi xong một bản nhạc. Nhưng có thể rất ít người hiểu được sự tinh tế trong nghệ thuật đàn của ông ta - Trong đó có tôi, vỗ tay theo phép lịch sự là chínhPosted Image. Khi Galileo xác định trái Đất quay, cả thế giới châu Âu hồi đó phản biện rầm rầm, nhằm thể hiện sự hiểu biết và chứng lý của những con ếch, khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Phát minh khoa học thì phải có tính vượt trội. Tất nhiên là khác với thế gian thường tình. Tất nhiên nó bị hoài nghi là chính. Phản đối là hình thức thể hiện sự hoài nghi do phản ứng của tư duy cố chấp, bị mất cân bằng do tính vượt trôi của phát minh làm cho nó mất cân bằng. Đấy là bản năng sinh tồn tự vệ của thứ tư duy có xuất xứ khi sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái Đất này. Trong con người sống trong cộng đồng xã hội thì con người nào, cộng đồng nào, dân tộc, hoặc đất nước nào tiếp thu được tri thức mới sẽ tiếp tục tiến hóa và phát triển. Nó cũng tương tự như sự thích nghi với môi trường của các sinh vật trong qúa trình tiến hóa.

Còn chuyện "đi tắt đón đầu" là chuyện ....hoang tưởng. Cái này ông già Ozon nói đúng. Vì trước hết phải biết thiên hạ đang đi về đâu đã. Cái này thì phải biết...."coi bói". Mà đây không phải là những quẻ bói về tình duyên, gia đạo, tiền tài, địa vị.....Mặc dù đạt được điều đó cũng là giỏi lắm rồi.

Còn khoa học Việt Nam mà ông già Ozon nói thì Lão Gàn căn cứ vào nhận định của vị giáo sư viện sĩ hàng đầu là Nguyễn Khánh Toàn phát biểu: "Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự". Cái thứ tư duy của những con ếch là luôn luôn coi sự thành công của người khác là "gặp may" có lẽ vì chưa biết thế nào là "xui xẻo". Với cái thứ tư duy khoa học loại này, Lão Gàn muốn mô tả lại lời tiên tri từ năm 2004:

"Năm nay sẽ xảy ra trận động đất kinh hoàng ở Indo và Phi Luật Tân. Sức tàn phá của trận động đất sẽ khiến cho tất cả những tri thức khoa học hiện đại thấy được sự nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của trời đất". Đấy mới là sui.

Tiếc thay! Những người sui xẻo thì chết hết cả rồi. Nhưng kẻ sống sót thì là gặp may chăng? Ai chứ Lão Gàn chẳng muốn gặp may trong cái sui kiểu này.

Bởi vậy - khoa học lý thuyết là sản phẩm của tư duy trừu tượng - mà ngay tư duy thực chứng, thực nghiệm như trái Đất quay, mà đến nay còn có người không hiểu, thì cả một lý thuyết thống nhất - đích đến cuối cùng của tất cả những tư duy trừu tượng - là những lý thuyết khoa học hiện có ở "cõi trần gian" này - đâu phải ai cũng có thể hiểu được.

Bởi vậy, cả thế giới này có phản đối thì Lão Gàn cũng không lấy gì làm lạ và lặn luôn. Lão Gàn về thực chất không có trách nhiệm và quyền lợi liên quan, đến việc phổ biến lý thuyết thống nhất. Chẳng qua vì tạm thời nó là phương tiện chứng minh cho bản chất văn hiến của Việt sử với gần 5000 năm. Lão Gàn chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất, chính là muốn xác định: Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý tuyệt đối, đúng ở mọi góc độ và mọi hệ quy chiếu. Tiền thì vài ba chục tỷ dollar thế gian vẫn có người cảm nhận được. Nhưng nếu một tài sản lớn hơn thế nhiều thì ngay cả tỷ phú đứng đầu thế giới cũng nằm ngoài tầm mơ ước. Lý thuyết thống nhất là món quà ngoài tầm mơ ước được tặng cho những ai hiểu được chân lý. Không nhận thì thôi. Chẳng ai đi tặng quà mà để bị nghe chửi cả.

Cũng may đây không phải thế kỷ XV AC. Nếu không Lão Gàn đành phải nói rất nhỏ, giống như Galileo - không để quan tòa nghe thấy: "Dù sao thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - vẫn là lý thuyết thống nhất vũ trụ".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí thức hay thực chất chỉ là những kẻ tham nhũng ngân sách học bổng?

Vũ Tuấn Anh – Viện Quản Lý Việt Nam

21/02/14 10:20

(GDVN) - Đã đến lúc nhà nước và bộ giáo dục cần hành động để đảm bảo những đồng tiền học bổng đến đúng người và thu hồi lại...

Nhân phẩm của trí thức

Thời nào cũng vậy kẻ sĩ luôn luôn được thiên hạ đánh giá cao. Quan trọng hơn nữa, thiên hạ yêu cầu và đòi hỏi nhân phẩm từ kẻ sĩ. Trong những năm gần đây, những kẻ sĩ đi du học theo học bổng của nhà nước hoặc từ những nguồn của nhà nước lại không có nhân phẩm khi không thực hiện đúng những cam kết của mình.

Một đứa trẻ con trong xã hội cũng được dạy dỗ và hiểu rằng làm đúng những gì mình cam kết và hứa là mức độ tối thiểu của nhân phẩm.

Posted Image

Học bổng nhà nước đang bị lợi dụng bởi một số "tri thức" thiếu nhân phẩm

Các dự án học bổng nhà nước hoặc các học bổng theo quan hệ của nhà nước như ADB, WB, Fullbright luôn luôn kèm theo điều kiện rất rõ ràng ngay từ lúc thông báo học bổng rằng các ứng viên sau khi nhận học bổng phải cam kết quay trở lại Việt Nam để đóng góp cho phát triển.

Một điều kiện rất rõ ràng của các học bổng này đó là các ứng viên phải là cán bộ công nhân viên nhà nước mới có thể có học bổng hoặc trúng tuyển học bổng.

Trên thực tế, có rất nhiều ứng viên tìm đủ mọi cách để có thể trở thành cán bộ nhà nước chỉ để mai phục tìm học bổng có nguồn ngân sách đi học.

Khi nhận học bổng các ứng viên đều biết rất rõ và tường tận những giá trị mình nhận và các trách nhiệm cùng nghĩa vụ phải thực hiện với người trả tiền cho họ đi học – nhà nước.

Trước khi nhận học bổng thì họ vui vẻ hoặc giả vờ vui vẻ khi là cán bộ công chức nhà nước. Hoàn thành xong các chương trình thạc sỹ và tiến sỹ bằng những đồng tiền ngân sách có nguồn gốc từ mồ hôi công sức của 84 triệu dân đóng góp.

Họ bắt đầu so đo , phê phán , đòi hỏi mức lương cho xứng đáng tấm bằng và trình độ của họ tại cơ quan nhà nước. Họ quên đi mất một lẽ căn bản nhất của nhân phẩm đó là họ mới chỉ nhận hoàn toàn chưa có đóng góp gì lại cho đất nước đã cử họ đi.

Họ viện dẫn những khó khăn và môi trường làm việc, lương bổng để lẩn tránh nghĩa vụ với những giá trị và quyền lợi họ đã nhận được trong suốt 3-4 năm.

Họ than phiền về đủ mọi thứ mà bản thân họ hiểu rất rõ khi ký vào tờ giấy nhận tiền. Họ so sánh quyền lợi tại nước ngoài với các khó khăn ở trong nước Việt Nam mà quên đi một điều căn bản – chính vì tấm vé học bổng đó mới đưa họ ra nước ngoài.

Một cách thẳng thắn, nếu không có tiền nhà nước thì họ vẫn chỉ là những cán bộ bình thường . Cam kết với những gì mình ký là mức độ tối thiểu của nhân cách một con người trong mọi xã hội.

Thật đáng lên án những cá nhân tự xé toạc những tờ giấy cam kết do chính mình ký để tìm cách thụ hưởng những lợi ích và giá trị bản thân cho mình và gia đình.

Một luận điệu mà các tiến sỹ hay thạc sỹ này hay đưa ra khi từ chối trách nhiệm mà họ phải thực hiện là môi trường khoa học và nghiên cứu tại Việt Nam chưa phát triển.

Trong môi trường đó họ không phát triển được cái gọi là tài năng hay kiến thức của họ. Ngụy biện đó rất nguy hiểm vì nó dường như rất có lý. Tuy nhiên nhìn vào bản chất nó không chính xác. Mục đích các chương trình học bổng của nhà nước nhằm tạo nguồn cán bộ và chuyên gia phục vụ cho mục đích phát triển của đất nước quan trọng hơn phát triển tài năng và nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Câu chuyện nhà bác học Đặng Văn Ngữ quay trở về Việt Nam và chế penicillin vẫn còn nóng hổi cho mỗi tri thức khi ngửa tay nhận những đồng tiền chắt chiu từ ngân sách.

Các tiến sỹ nhận học bổng của nhà nước là gánh vác trách nhiệm giúp cho tri thức nước nhà phát triển. Đất nước Việt Nam còn nghèo hèn, kém và cần sự đóng góp từ họ. Khi cấp học bổng nhà nước cho các tri thức, nhà nước đã thực hiện triết lý sống cao cả - Cho Để Nhận trong khi đó các thạc sỹ và tiến sỹ lại hành xử theo một phương cách vô học Nhận Rồi Bùng.

Họ có thể ở lại và viện dẫn những lý do này nọ rất hấp dẫn. Khi họ không thực hiện đúng cam kết những gì họ đã ký thì nhà nước cần sử dụng tới những luật lệ và qui định hành chính để xử lý nhằm thu hồi tiền học bổng của họ.

Tiền học bổng cũng là ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ đóng góp tiền thuế của nhân dân. Hành xử chiếm dụng tiền ngân sách không quay trở lại về bản chất cũng là một hiện tượng tham nhũng của công và cần phải xử lý một cách nghiêm túc.

Cần hành động

Không thể nào chấp nhận tiền của công tương đương với vài con vịt có thể dẫn tới án tù trong khi đó các cá nhân “ tham nhũng sạch “ hàng chục hàng trăm ngàn USD tiền ngân sách học bổng lại ung dung rao giảng những khó khăn và thách thức cho chính quyền lợi của bản thân họ.

Các thạc sỹ tiến sỹ khi chiếm dụng một xuất học bổng nhà nước đồng thời ở lại đã tước đi cơ hội của một người khác sẵn sàng nhận học bổng và quay trở lại. Do đó việc truy cứu trách nhiệm và thu lại số tiền học bổng mà cá nhân đó đã nhận cần phải thực hiện một cách quyết liệt và hệ thống giữa ba bộ - bộ giáo dục và đào tạo, bộ ngoại giao và bộ đã cử cán bộ đi học để thu hồi tiền học bổng và trao lại cho những cá nhân xứng đáng hơn trong xã hội.

Các biện pháp có thể từ biện pháp hành chính tới những biện pháp cao hơn như cấm nhập cảnh vào Việt Nam với những cá nhân không thực hiện cam kết với nhà nước. Các biện pháp mạnh hơn nữa có thể khởi tố đương sự với tội chiếm dụng tiền ngân sách nhà nước.

Nhân phẩm và giá trị là những điều rất căn bản để tạo ra những cá nhân đóng góp cho xã hội. Chúng ta hy vọng gì ở những cá nhân có học hàm , học vị cao đóng góp cho đất nước khi bản thân họ đã xé toạc tờ cam kết khi ký nhận học bổng.

Một thế hệ những nhà khoa học và tri thức không có nhân phẩm tối thiểu sẽ lại dạy và truyền đi những điều xấu xa cho thế hệ trẻ - tương lai của Việt Nam. Đã đến lúc nhà nước và bộ giáo dục cần hành động để đảm bảo những đồng tiền học bổng đến đúng người và thu hồi lại cho đủ từ những cá nhân “tham nhũng sạch“ tiền học bổng nhà nước.

========================

Trên thực tế, có rất nhiều ứng viên tìm đủ mọi cách để có thể trở thành cán bộ nhà nước chỉ để mai phục tìm học bổng có nguồn ngân sách đi học.

Nhìn thấy tên người viết bài trên,Lão Gàn thấy một sự trùng hợp vui vui. Nguyễn Vũ Tuấn Anh và Vũ Tuấn Anh. Bởi vậy trích đoạn của ông để chém gió với ông. Nếu ông không thấy vừa ý thì xin bỏ qua. Tôi không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Thưa ông Tuấn Anh Vũ: Với những loại người ông đã nói mà tôi trích dẫn ở trên, thì họ không có mặc cảm lấy tiền nhà nước - tức của nhân dân - đâu ông ạ! Mà họ chỉ nghĩ là họ thu hồi lại vốn thôi. Bởi vậy, nếu ông muốn quản thì phải quản ngay từ khâu này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Mỹ dùng điện cực thay cà phê

22/02/2014 10:05

(TNO) Các nhà nghiên cứu của quân đội Mỹ đang tiến hành “giật điện” não của binh sĩ để xác định liệu có thể dùng điện giật thay thế cà phê và nước tăng lực nhằm duy trì sự tỉnh táo của binh sĩ hay không.

Posted Image

Một cảnh trong phim A Clockwork Orange vào năm 1971 - Ảnh: Warner Bros

TThe Boston Globe dẫn lời các chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ tại Căn cứ Không quân Wright-Patterson ở Dayton, bang Ohio, đang chạy các chương trình thử nghiệm trên người tình nguyện.

Mục tiêu của những chương trình này là quan sát hoạt động não và sự sắc bén của đầu óc ở người tình nguyện trong quá trình dùng điện gây sốc.

Tờ Stars and Stripes cho hay các kết quả ban đầu khá tích cực: những cú giật điện nhẹ giúp tăng cường tính cảnh giác và sự tỉnh táo của binh sĩ với ít tác dụng phụ.

“Đã thu được một số chứng cứ cho thấy nó có thể thực hiện được”, tiến sĩ William “Scott” Killgore, trợ lý giáo sư khoa tâm thần học thuộc Đại học Harvard, cho biết.

Ông cho hay có một số cuộc nghiên cứu nếu sử dụng thích hợp, có thể giúp con người vẫn làm được các phép tính toán dù thiếu ngủ.

Trong số những phản ứng phụ khi giật điện, có nhức đầu và ngứa da đầu nhẹ, theo tờ Stars and Stripes.

Phi Yến

=======================

Cần gì phải dùng điện cực thay cafe. Chỉ cần một vòng tròn neon phát sáng màu xanh bleur là thần kinh căng như dây đàn. Đổi chiều điện là lăn ra ngủ. Thí nghiệm không tốn 50 Dollar. Lão Gàn đã làm thí nghiệm cho thử nghiệm phong thủy cho chính bản thân mình và tý nữa...viện tịch.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu máy gia tốc có thể hủy diệt Trái đất

khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 11h40' ngày 21/02/2014

Các nhà khoa học và chuyên gia luật bày tỏ lo ngại rằng, một thử nghiệm tham vọng sử dụng một siêu máy gia tốc có thể vô tình hủy diệt Trái đất.

Máy va chạm ion nặng tương đối tính (Relativistic Heavy Ion Collider/RHIC) thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven của Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý, sau khi các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến kế hoạch nâng cấp máy quy mô lớn.

Khi hoạt động, RHIC tăng tốc các hạt nhân tới tốc độ của ánh sáng trước khi nghiền nát chúng với nhau trong một nỗ lực nhằm tạo ra plasma quark-gluon, một dạng vật chất cực nóng, hơn 4.000 tỉ độ C, được cho là từng xuất hiện ngay sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỉ năm.

Posted Image

Máy va chạm ion nặng tương đối tính (Relativistic Heavy Ion Collider/ RHIC) của Mỹ hiện là máy gia tốc mạnh thứ hai trên thế giới này, chỉ xếp sau máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN). (Ảnh: Daily Mail)

Sau khi nâng cấp, máy gia tốc mạnh thứ hai trên thế giới này, chỉ xếp sau máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), dự kiến có thể làm khởi phát các vụ va chạm mạnh gấp 20 lần mức tối đa khi máy được chế tạo ban đầu.

Kế hoạch trên đang khiến các chuyên gia lo ngại. Trong một bài viết đăng tải trên báo International Business Times, Eric Johnson - giáo sư chuyên ngành luật thuộc North Dakota và giáo sư Michael Baram thuộc Trường luật, Đại học Boston nhấn mạnh, cơ sở quản lý RHIC cần phải tiến hành tái đánh giá nguy cơ cỗ máy sau nâng cấp có thể tạo ra một thảm họa vô cùng lớn, đủ để tiêu hủy toàn bộ sự sống trên Trái đất.

Mặc dù thử nghiệm với siêu máy gia tốc RHIC có thể giúp trả lời những câu hỏi về việc sự sống bắt đầu trên hành tinh của chúng ta như thế nào, nhưng những người chỉ trích, bao gồm cả Hiệp hội thiên văn học Hoàng gia Anh, khuyến cáo, quá trình có thể ngẫu nhiên tạo ra các lỗ đen cực nhỏ và các hạt hạ nguyên tử strangelet.

Hạt strangelet là một dạng giả định của vật chất quark, trong những điều kiện nhất định có khả năng kích hoạt một phản ứng chuỗi và biến đổi mọi thứ thành "vật chất kỳ lạ", dẫn đến sự hủy diệt Trái đất.

Posted Image

Các chuyên gia lo ngại, thử nghiệm với máy RHIC sau nâng cấp có thể tạo ra một phản ứng chuỗi và biến đổi mọi thứ thành vật chất kỳ lạ, dẫn tới sự hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất. (Ảnh: Corbis)

Các chuyên gia đặc biệt quan ngại, những thử nghiệm ở mức năng lượng thấp cũng có thể sản sinh ra các hạt strangelet. Trong khi đó, một báo cáo gần đây chỉ ra rằng, các lỗ đen mini có thể hình thành từ mức năng lượng thấp hơn suy đoán ban đầu của chúng ta.

Theo trang iO9, các quan ngại tương tự cũng từng xuất hiện khi máy LHC của CERN từng bắt đầu quá trình tìm kiếm "hạt của Chúa", dù ít khả năng các máy gia tốc hạt có thể sản sinh ra các lỗ đen ổn định và ngay cả khi làm được điều đó, các lỗ đen cũng không thể hút vật chất theo cách tiềm tàng đe dọa hành tinh.

Theo Vietnamnet, Daily Mail

========================

Đáng nhẽ ra bài này đưa vào topic "Lý học và khoa học". Nhưng chán quá! Lão Gàn có đúng thì cũng chỉ là ..."gặp may", nên quăng vào "Quán vắng" cho đỡ buồn.

Tốn kém bao nhiêu tiền cho những thí nghiệm dở hơi. Lão Gàn đố tất cả các nhà khoa học Hoa Kỳ - thông qua cái máy này - xác định được sự sống trên trái Đất hình thành như thế nào. Hãy chờ xem, như chờ Hạt của Chúa rồi.... ngáp.

Sự kết hợp vật chất có khối lượng - dù gọi nó bằng cái khỉ gió gì chăng nữa - thì chẳng bao giờ là nguyên nhân tạo ra sự sống đầu tiên trên trái Đất cả. Căn cứ vào những hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, Lão Gàn đã xác định: "Không thể có sự sống trên sao Hỏa".Lão Gàn đúng! Tất nhiên phải có nguyên nhân của nó. Chỉ có mấy thằng ngu mới đặt vấn đề Lão Gàn gặp may (*)để giải thích sự dốt nát của họ.

Mặc dù thử nghiệm với siêu máy gia tốc RHIC có thể giúp trả lời những câu hỏi về việc sự sống bắt đầu trên hành tinh của chúng ta như thế nào,

==============

* Hình như họ chưa biết thế nào là sui sẻo?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TS Khải Ozon bóc mẽ sáng chế của GS “Bằng tia đất”

(Quan điểm) - Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng chiếc máy đo địa bức xạ của ông Vũ Văn Bằng chỉ là một thứ lừa bịp và đã chuẩn bị sẵn từ lý lẽ cho đến phương pháp thực tiễn để bóc mẽ điều này.

Vụ Cát Tường:Dùng "tia đất" tìm xác là không có cơ sởVụ Cát Tường: Dùng 'tia đất' tìm xác giữa nghĩa địa

Giáo sư Bằng chưa học vật lý lớp 9

Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải, được mệnh danh là ông già Ozon, người đã có 2 bằng sáng chế trong ứng dụng vật lý vào thực tiễn và rất nhiều công trình nghiên cứu phục vụ đời sống người dân, đặc biệt là bà con nông dân đã thẳng thắn chỉ trích giáo sư Vũ Văn Bằng thuộc viện nghiên cứu nước và công nghệ môi trường là “bịp bợm”.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, những giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam, đặc biệt là các nhà khoa học tự nhiên, nếu được nghe về chiếc máy đo tia đất của ông Bằng mà không lên tiếng, không nói thẳng thì quả thực đã quá hèn kém, chỉ muốn an phận thủ thường.

“Tôi đã chờ đợi tiếng nói công bằng nào đó quá lâu, vì thế, tôi đành phải xin vạch ra chân tướng của sự việc này” – Ông Khải cho biết.

Tiến sĩ Khải phân tích: “Theo lời ông Bằng nói, chiếc máy của ông có thể đo từ trường của người chết, thậm chí từ trường đó lưu lại trên mặt đất và có thể ghi nhận được qua chiếc máy kỳ diệu độc nhất vô nhị thế giới. Từ chương trình vật lý lớp 9, cho đến hết chương trình vật lý đại cương của đại học, với từ trường, vật chất được chia ra làm hai loại, vật chất nhiễm từ và vật chất không nhiễm từ. Và bất kỳ một loại xương nào, dù là xương người, xương động vật… đều là những vật chất không nhiễm từ. Do đó làm gì có bức xạ để cho ông Bằng đo?”

Posted Image

Giáo sư Vũ Văn Bằng cùng chiếc máy đo địa bức xạ tại sông Hồng

“Nếu muốn kiểm nghiệm, chỉ cần dùng một máy đo từ trường đơn giản, thậm chí trường học phổ thông cũng có trong phòng thí nghiệm chứ chưa cần nói đến các viện vật lý, rồi ta tiến hành thử nghiệm. Với sắt non, cường độ từ trường và cảm ứng từ sẽ tăng lên rất nhiều, với đồng, nhôm thì từ trường không đổi. Và để những mẩu xương vào thì cũng chắc chắn không thể có hiện tường gì với từ trường” – đó là cách thử nghiệm xem xương người có phát ra từ trường hay không của ông Nguyễn Văn Khải.

Chút mẹo vặt và trò lắc cổ tay

Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Khải, chiếc máy của ông Bằng thực chất chỉ là một thứ bịp bợm ngớ ngẩn với một vài mẹo vặt và trò lắc cổ tay mà trước đây, sinh viên nước ngoài thường chơi.

Tiến sỹ Khải tiếp tục bóc mẽ những “chiêu trò” của giáo sư Bằng với chiếc máy đo tia đất bằng kiến thức vật lý cơ bản:

“Nên nhớ rằng Trái Đất tạo ra từ trường, và con người cũng tạo ra từ trường. Do các ion chảy trong máu tạo thành dòng điện, và dòng điện sinh ra từ trường. Con người chỉ mất từ trường khi máu không còn chảy, đồng nghĩa với việc đã chết.

Tôi cứ ví dụ chiếc máy của ông Bằng là máy đo từ trường thật, và mấy khúc xương hay thi thể của ông ấy phát ra từ trường thật. Thì khi để gần người của ông Bằng, từ trường do ông này tạo ra phải lớn hơn gấp hàng triệu lần với những cái xác hay mẩu xương nằm dưới đáy sông. Chiếc máy đơn giản ấy làm sao đủ thông minh để xử lý xem từ trường nào là của người sống, cái nào của người chết?”

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải - Khải Ozon

Tiến sỹ Khải tiếp tục chỉ rõ: “Từ trường có đường sức là những đường khép kín. Cường độ của từ trường cũng như cảm ứng từ sẽ tỉ lệ nghịch bình phương khoảng cách giữa nguồn sinh ra từ trường tới điểm đo. Ví dụ như một thanh nam châm đo ở khoảng cách 1cm so với khoảng cách là 2cm thì cường độ từ trường sẽ giảm đi 4 lần, tương tự đo ở khoảng cách 3cm sẽ giảm đi 9 lần. Đấy là kiến thức vật lý vô cùng cơ bản.

Như vậy, chỉ riêng việc đặt máy (nếu là chiếc máy đo từ trường thật) gần người hoặc xa người ông Bằng, hoặc tư thế tay để gập, để thẳng, thì mỗi khoảng cách đó đều đã có thể cho một kết quả đo khác nhau, góp phần lừa mị thiên hạ.”

Đó là trong giả thiết chiếc máy trên tay ông Vũ Văn Bằng là một chiếc máy đo từ trường thật, thì kết quả đã hoàn toàn phi lý. Còn theo quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải, chiếc máy đó chỉ là một mánh khóe đơn giản.

Ông Khải kể lại: “Những năm 1980, tôi có dịp đến Krakow của Ba Lan, và cũng là nơi mà ông Bằng làm nghiên cứu sinh thời điểm đó. Thời kỳ này, trong các quán bar, quán rượu, sinh viên họ hay chơi trò cầm chiếc cốc, bên trong có cái thìa và họ lắc cổ tay một cách điệu nghệ cho chiếc thìa quay tít trong cốc mà chiếc cốc bằng mắt thường gần như không thấy di chuyển.

“Nhìn chiếc máy của ông Bằng, chẳng hiểu sao tôi lại liên tưởng đến trò chơi này.” – Tiến sĩ Khải cười hóm hỉnh.

Ông Nguyễn Văn Khải nói thêm: “Cũng may nhờ có chị Huyền, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng không có ngoại cảm trong cuộc sống này, cũng không có gọi hồn, áp vong, giao duyên, báo mộng…”

“Nếu dùng nỗi đau của gia đình nạn nhân để trục lợi, mong tìm kiếm tên tuổi hay sự tự quảng cáo cho bản thân, thì có lẽ, những người này không khác gì con kền kền canh xác chết” – Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải nhận định.

Nam Phong

=================

Lại "bóc mẽ"! Choán nhể! Không hiểu sao các cụ già "pha học" ở xứ ta rách việc đến mức độ vậy. Híc! Cái gì cũng "Khoa học giải thích rằng...."; "Khoa học chưa công nhận..."; "Cần có cơ sở khoa học...."....vv....Làm lão Gàn hồi tưởng lại thời Nho Giáo thịnh hành, cái gì cũng "Tử viết...."; "Đức Thánh nói rằng...."....

Riêng cá nhân tôi rất nể cái máy của ông Bằng. Chuyện nào ra chuyện đó. Lần này ông già Ozon sai rùi. Ông Bằng không thành công trong việc tìm kiếm mộ cô Huyền không có nghĩa cái máy của ông Bằng không có tác dụng. Cái gì cũng có sai số của nó chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trốn sang Mỹ, đường thoát thân của sếp lớn tội trọng?

24/02/2014 03:00 GMT+7

Posted Image- Dính líu tới nhiều vụ án và lo sợ sẽ phải bóc lịch trong tùi, nhiều quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp đã tìm cách vượt biên trốn ra nước ngoài để thoát tội. Tuy nhiên, nhiều vụ tẩu thoát đã không thành.

Trong những năm gần đây do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương tiện giao thông đi lại dễ dàng, thủ tục xuất nhập cảnh thuận lợi hơn trước nên đối tượng phạm tội ở Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Bỏ trốn vì ở trong nước các đối tượng này đã phạm phải các tội danh nguy hiểm như buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tham ô, tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn...

Điển hình là vụ trọng án Dương Chí Dũng. Có tiền cùng với nhiều quan hệ và sự trợ giúp của em trai, Dương Chí Dũng đã tìm cách trốn ra nước ngoài để thoát tội. Sau khi có tin mật báo, Dũng đã được em trai đưa sang Campuchia, sau đó bay sang Singapore bằng hộ chiếu giả để làm thủ tục qua Mỹ. Tuy nhiên, vụ trốn thoát bất thành, Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ để đưa về nước xử lý sau gần 4 tháng lẩn trốn.

Posted Image

Giúp anh bỏ trốn sang Mỹ, Dương Tự Trọng bị mất chức, phạt tù

Việc ông Dũng trốn trót lọt sang Campuchia đã gây khó khăn cho việc điều tra vụ án ở Vinalines. Nếu không bắt được ông Dũng sẽ tốn kém công sức, tiền bạc của nhà nước. Mới đây, Dũng và người em trai là Dương Trự Trọng đã bị đưa ra xét xử. Ông Dũng phải chịu mức án tử hình còn người em cũng bị kết án 18 năm về hành vi này.

Cũng tham vọng ra nước ngoài thoát tội, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm sẵn visa đi Mỹ. Trước tòa, Huyền Như khai bỏ ra 18 tỷ làm visa đi Mỹ để đi du lịch, nhưng chưa thực hiện ý định thì bị bắt. Theo cáo trạng, vào tháng 7/2011, Huyền Như có đưa trước cho một người phụ nữ định cư tại Mỹ 500.000 USD để làm thẻ xanh, nhưng do còn vướng mắc giấy tờ nên chưa làm được.

Cũng chính vì thế mà khi mọi chuyện bại lộ, Huyền Như bị bắt giữ khi chưa kịp trốn sang Mỹ như kế hoạch. Trả lời trước hội đồng xét xử, bị cáo vẫn một mực khai rằng chỉ nghĩ là đi du lịch chứ không có ý định bỏ trốn.

Cao chạy xa bay

Trong khi các cơ quan chức năng đang phải điều tra vụ việc, đồng nghiệp, anh em họ hàng có nguy cơ dính vòng lao lý, các đại gia lừng lẫy một thời lại đang ung dung nơi đất khách bởi để bắt được họ về VN trị tội cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Vụ án kinh tế tại Công ty cổ phần Thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME) thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam là một ví dụ. Tháng 9/2012 cơ quan điều tra đã chính thức khởi tố năm người tại công ty này, trong đó có ông Trịnh Văn Thảo, nguyên tổng giám đốc về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, do ông Thảo đã xuất cảnh đi Mỹ từ ngày 31/7/2012 nên cơ quan cảnh sát điều tra đã ra lệnh truy nã quốc tế đặc biệt đối với ông này.

Posted Image

Không ít bị cáo đã vội cao chạy xa bay.Kết quả điều tra cho thấy, Trịnh Văn Thảo và các bị can bị khởi tố đã thực hiện các hành vi phạm tội như lập quỹ để ngoài sổ sách, rút tiền công ty chi tiêu trái pháp luật gây thiệt hại hơn 72,3 tỉ đồng; lập hợp đồng khống thi công công trình gây thiệt hại gần 3,3 tỷ đồng, để công ty PVC-ME thua lỗ nặng nề.

Sau khi sang Mỹ và viết thư cáo bệnh không về nước, ông Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phương Nam, cũng bỏ lại quê nhà khoản nợ "khủng" 1.600 tỷ đồng cho các đối tác.

Đầu năm 2012, ông Khuân đột ngột vắng mặt tại địa phương. Khi các con nợ đề nghị thanh toán thì được đại diện Công ty Phương Nam cho biết Chủ tịch Hội đồng quản trị đi Mỹ chữa bệnh. Và đến nay, ông này không đi một mình mà mang cả gia đình theo!

Trước đó, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã ra lệnh truy nã quốc tế (ảnh văn bản) đối với ông Hồ Ngọc Tùng, nguyên tổng giám đốc tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin) và Giang Kim Đạt, nguyên trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải Viễn dương Vinashin.

Hai người này là bị can trong vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin nhưng đã bỏ đi khỏi nơi cư trú.

Số lượng các vụ trốn ra nước ngoài tăng mạnh do nhiều nghi can nghĩ rằng mình sẽ an toàn nhờ khoảng cách địa lý và sự khác biệt về luật pháp giữa các quốc gia như Mỹ, Canada, CH Séc,... Các đối tượng cũng lợi dụng chính sách cho phép lưu trú dài hạn, cư trú tị nạn... của nước sở tại để nộp đơn xin ở lại, không bị đưa về Việt Nam xử lý.

Tuy nhiên, trong năm 2013, qua kênh hợp tác Interpol, Văn phòng Interpol Việt Nam và Cục truy nã tội phạm đã bắt giữ hàng loạt nghi phạm bị truy nã quốc tế.

Khánh Chi

==================

Lần trước, Lão Gàn dẫn thằng con trai Út đi Huê Kỳ cho nó bít Huê Kỳ như thế nào. Nhưng Lãnh sự Hoa Kỳ ở T/p HCM từ chối, làm Lão Gàn cáu tiết, hổng đi lun. Bà xã phải đi một mình. Luật Huê Kỳ chặt như vậy, để phòng từ xa, sợ nhập cư lậu. Vậy mà vẫn lọt sổ cho mấy tay bị truy nã tàn cầu vô Hoa Kỳ. Rách việc!

Chính phủ Hoa Kỳ nên tống cố tất cả những tay lôm côm trộm cắp, quậy phá ra khỏi Hoa Kỳ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kẻ sát nhân 15 tuổi làm thay đổi hệ thống luật pháp Mỹ

trandaiquang.net

Thứ bảy, 07/12/2013, 17:28 (GMT+7)

(Hồ sơ mật - Interpol) - Willie Bosket, 15 tuổi đã trở thành một tên tội phạm máu lạnh với hàng loạt vụ cướp có vũ khí đầy hung hãn, thậm chí giết người không ghê tay. Chính trường hợp của Willie đã khiến các nhà làm luật Mỹ phải thay đổi hệ thống luật pháp dành cho tội phạm vị thành niên để phù hợp hơn với tình trạng bạo lực trong giới trẻ.

Rúng động vụ hạ sát hàng xóm bằng 12 nhát dao ở Bắc Ninh

Phát hiện bộ xương người không đầu trên núi

Nam thanh niên chết bất thường trước cổng BV Ung Bướu

Giết chồng, ném xác xuống sông rồi gào khóc giả vờ

Xác định nghi can đâm chết, cắt tai thiếu nữ trong quán cà phê

Kẻ tội phạm không biết sợ

Từ năm 9 tuổi, Willie Bosket đã trở nên nhẵn mặt với tòa án thanh thiếu niên New York bởi nhiều vụ ăn cắp và tội phạm nhỏ khác. Gia đình Willie đã có truyền thống bạo lực, cha của Willie là Butch đã phải ngồi tù vì tội giết người và có nhiều dấu hiệu tâm thần. Người mẹ không muốn dính dáng gì tới đứa con mà bà nghĩ cũng sẽ đi theo con đường của cha nên đã bỏ bê Willie. Khi 15 tuổi, Willie được một cặp vợ chồng nhận nuôi.

Vụ giết người đầu tiên của Willie Bosket là vào một ngày tháng 3-1978. Với khẩu súng mua được bằng tiền móc túi, Willie quyết định lên tàu điện ngầm tìm kiếm nạn nhân. Hắn thấy một người đàn ông ngủ gật trên một toa tàu trống và định lấy cắp chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng của ông ta. Người đàn ông đó còn đeo một chiếc kính râm giống một luật sư mà Willie rất ghét khi phải ra tòa. Điều này khiến hắn cảm thấy bực bội. Bất ngờ người đàn ông tỉnh dậy, Willie lấy khẩu súng từ trong túi ra, bắn xuyên qua mắt phải của người đàn ông. Sợ rằng ông ta còn có thể sống sau phát súng, Willie bắn thêm một lần nữa rồi xuống tàu, lấy theo chiếc đồng hồ vàng, 15 đôla và chiếc nhẫn của nạn nhân.

Posted Image

Willie Bosket tự bào chữa tại tòa án.

Không có nhân chứng, cảnh sát không thể làm gì để tìm ra thủ phạm vụ án. Đối với Willie, vụ giết người này càng khiến hắn thêm coi thường luật pháp và cảm thấy không còn gì phải sợ hãi. Hắn biết pháp luật không thể quá mạnh tay đối với những kẻ tội phạm còn trong độ tuổi thành niên như hắn. Chỉ trong vòng vài ngày sau đó, Willie lại cùng với người anh họ là Herman Spates tiếp tục gây ra hàng loạt vụ cướp bạo lực khác. Một người đi xe máy bị bắn vào lưng khi bỏ chạy khỏi hai tên cướp. Một người đàn ông khác bị cướp khi vừa xuống tàu, hai tên tội phạm chỉ thu được 12 đôla. Nạn nhân 57 tuổi Matthew Connolly bị bắn khi chống trả lại hai tên này. Cảnh sát đã khám người Willie sau đó, nhưng vì Connolly không thể nhận diện kẻ đã tấn công mình, Willie đã được thả. Tuy nhiên, cảnh sát cũng đã ghi tên Willie vào danh sách cần theo dõi.

Một tuần sau vụ giết người đầu tiên, Willie và Herman lên một chuyến tàu điện ngầm và thấy một hành khách duy nhất. Willie lấy súng ra và ra lệnh cho người đàn ông đưa tiền. Khi ông ta trả lời rằng mình không có tiền, Willie ngay lập tức bắn chết người này. Lục túi nạn nhân, hắn chỉ tìm thấy 2 đôla.

Hai vụ giết người trên tàu điện ngầm trong một thời gian ngắn khiến lực lượng cảnh sát New York phải dồn lực vào điều tra. Họ quyết định sẽ thẩm tra lại Willie và Herman. Herman sau khi bị tra khảo kỹ càng đã khai ra Willie là kẻ cầm súng bắn các nạn nhân. Khám nhà Willie, cảnh sát đã tìm ra khẩu súng gây án.

Hệ thống pháp luật không phù hợp

Willie không hề xa lạ gì với tòa án thanh thiếu niên. Từ lúc 9 tuổi, Willie đã phải vào trại giáo dưỡng vì nhiều tội khác nhau. Mức độ giới hạn cho thời gian vào trại đối với trẻ vị thành niên là 18 tháng. Tuy nhiên, để đối phó với tình trạng bạo lực trong giới trẻ tăng cao vào những năm 70, bang New York đã thông qua bộ luật sửa đổi vào năm 1976, trong đó trẻ từ 14 tuổi trở lên phạm phải những tội nặng có thể bị gửi tới trường giáo dưỡng với thời gian từ 3 đến 5 năm.

Tuy nhiên, ngay cả với mức án như vậy cũng không còn phù hợp với Willie. Hắn từng nhiều lần khẳng định rằng, hắn sẽ đi theo con đường của cha và sẽ giết người. Đối với Willie, bạo lực là cách mà hắn có được sự tôn trọng từ người khác. Hắn không hề biết sợ hãi và thậm chí không quan tâm tới sự sống chết của chính mình. Thêm vào đó, Willie đã được chẩn đoán mắc chứng hành vi thù địch xã hội, mặc dù không phải là tâm thần, nhưng cũng chứng tỏ hắn rất nguy hiểm. Cuối cùng, Willie bị kết vào mức án nặng nhất là 5 năm tù cho hai tội giết người và một tội chủ ý giết người. Hắn sẽ được thả tự do vào năm 21 tuổi.

Posted Image

Willie Bosket chống trả lại cảnh sát khi bị dẫn ra tòa.

Vụ án của Willie Bosket trở thành điểm nóng của công luận và báo chí tại New York vào thời điểm đó. Thống đốc bang New York là Hugh Carey phẫn nộ trước mức án quá nhẹ mà Willie Bosket nhận được, tuyên bố rằng, hệ thống pháp luật cần phải được sửa đổi. Carey là người đảng Dân chủ. Trước đó, phía đối lập đảng Cộng hòa luôn chỉ trích rằng, Carey quá nhẹ tay đối với tội phạm và đề nghị một bộ luật mới nghiêm khắc hơn, trong đó tội phạm vị thành niên có thể bị xử như người lớn nếu phạm phải tội nghiêm trọng. Carey vốn luôn thận trọng với vấn đề này, nhưng sau trường hợp của Willie, ông đã thay đổi quan điểm của mình.

Chỉ vài ngày sau khi bản án dành cho Willie được tuyên, Carey triệu tập nghị viện bang New York để thông qua một bộ luật hình sự thanh thiếu niên mới. Với bộ luật này, trẻ từ 13 tuổi có thể bị xử trong tòa dành cho người trưởng thành nếu phạm tội giết người và có thể bị áp dụng hình phạt tương ứng. Bộ luật này đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm đã có truyền thống từ 150 năm trong hệ thống pháp luật Mỹ, đó là trẻ vị thành niên có thể giáo dục được và có thể trở lại cuộc sống bình thường nếu được cho cơ hội. Kể từ đó, pháp luật Mỹ đã có thêm lập luận rằng, có những đứa trẻ thực sự nguy hiểm và cần được cách ly khỏi xã hội. Bộ luật này được đưa ra quá muộn nên không thể áp dụng với trường hợp của Willie Bosket, nhưng đã làm thay đổi hẳn số phận của những kẻ tội phạm vị thành niên khác.

Kết cục xứng đáng

Willie được thả vào năm 21 tuổi và bắt đầu làm lại cuộc đời. Hắn kết hôn và theo học đại học tại một trường cộng đồng. Thậm chí, Willie đã bắt đầu tìm việc làm. Tuy nhiên, cuộc sống của hắn không yên ổn được lâu. Trong một lần đến thăm người chị, Willie bị một người đàn ông tố cáo định cướp ông ta. Willie ngay lập tức bị bắt và đưa ra tòa.

Mặc dù tất cả những hồ sơ tội phạm của hắn khi còn là vị thành niên đã được xóa bỏ, Willie vẫn còn tiếng xấu đối với lực lượng cảnh sát. Cả cảnh sát lẫn những nhân viên đại điện cho luật pháp của bang đều không nhân nhượng đối với Willie, không cho hắn hưởng bất cứ sự khoan hồng nào. Willie bị kết án mức nặng nhất là 7 năm tù giam. Willie nhận thấy rằng, hệ thống pháp luật sẽ không buông tha hắn và quyết định chống trả tới cùng. Trước tòa, hắn tự nhận phần bào chữa cho mình và chối bỏ thẩm quyền của tòa án. Khi vào tù, hắn tấn công những người gác tù. Hành vi này khiến hắn phải ngồi tù thêm một lần nữa và lần này nhận mức án bằng với tội giết người, đó là tù chung thân.

Vẫn không nhận thức được hành vi bạo lực của mình, Willie một lần khác lại đâm một người gác tù bằng dao tự chế, gần trúng tim người đàn ông này. Hắn nhận thêm một bản án chung thân nữa cho tội cố ý giết người. Một vài tháng sau, hắn tiếp tục nhận bản án chung thân lần thứ ba vì đánh người gác tù. Willie trở thành tên tội phạm nguy hiểm nhất tại New York và bị giam tại phòng giam riêng biệt. Không ai được phép nói chuyện với hắn. Trong phòng giam của hắn không có thiết bị điện, không có tivi hay báo và bị quan sát liên tục với bốn máy quay. Hắn bị xích mỗi khi được ra khỏi phòng giam.

Từ trường hợp của Willie Bosket, các nhà làm luật Mỹ đã nhận ra mối nguy hiểm từ tội phạm vị thành niên. Số lượng thanh thiếu nhiên phạm tội nghiêm trọng đã tăng mạnh trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Một số bang tại Mỹ đã giảm mức tuổi trẻ có thể bị xử tại tòa án dành cho người lớn để phù hợp hơn với tình trạng này. Bang Florida đã có mức án tử hình dành cho thanh thiếu niên. Willie Bosket đã khiến bộ mặt hệ thống pháp luật Mỹ thay đổi hoàn toàn

(Công An Nhân Dân)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm “quê lúa” chưa ra biển đã bị dọa bắt

Thứ Hai, 24/02/2014 - 14:46

Dự định sắp tới của doanh nhân “quê lúa” Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Cty cơ khí Quốc Hòa (TP Thái Bình) là đưa chiếc tàu ngầm mini “Trường Sa 01” ra biển “để thử nghiệm và cũng là chạy luôn”.

Chủ nhân tàu ngầm Trường Sa 1: “Không dừng dự án tàu ngầm”

"Đột nhập" tàu ngầm mini do doanh nhân Việt Nam sản xuất

Dự định này được đưa ra sau khi ông Hòa kết thúc 10 ngày thử nghiệm tàu ngầm mini trong bể xây tại khuôn viên Cty. Liệu dự định của ông Hòa có thành hiện thực?

Như PetroTimes đã thông tin trước đó, ông Hòa được báo chí, dư luận nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây với việc làm “gây sốc”: tự đóng tàu ngầm mini mang tên “Trường Sa”.

Tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền, du lịch, đánh bắt hải sản

Trong cuộc trao đổi gần đây với phóng viên sau khi kết thúc 10 ngày thử nghiệm trong bể tự xây ở trong khuôn viên Cty, ông Hòa “đính chính”: “Mọi người cứ gán ghép tàu ngầm “Trường Sa 01” với quân sự. Thực ra là không phải. Nếu tàu ngầm của tôi phục vụ cho quân sự, đánh nhau thì hơi hoang tưởng. Việc đó không phải của mình, mà là của bên quân đội”.

Posted Image

Bản vẽ thiết kế tàu ngầm của ông Hòa trên máy vi tính

Ông Hòa chia sẻ mục đích thực sự của sản phẩm “gây sốc” này của ông: Việt Nam là một cường quốc biển, nhiều biển đảo. Vì vậy, tàu ngầm mini có thể dùng trong đánh bắt hải sản, du lịch, cứu nạn, thăm dò đáy biển, qua đó khẳng định chủ quyền về biển của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

“Ngoài kia (biển Đông), tàu lạ phá ngư dân mình ác lắm. Nếu chúng ta có cái tàu ngầm be bé chạy theo tàu của ngư dân mình, chỉ làm mỗi nhiệm vụ bảo vệ, ngăn cản các tàu lạ là chúng phải dè chừng. Tàu ngầm mini có thể dùng các biện pháp như rải các hệ thống lưới nhỏ, hoặc chỉ cần nổi lập lờ… để ngăn cản các tàu Trung Quốc phá tàu ngư dân của ta”- ông Hòa phân tích.

Ông cũng giải thích thêm một vài tính năng của tàu ngầm trong việc nghiên cứu và cứu hộ cứu nạn.

Posted Image

Mô hình tàu ngầm Kilo được đặt trong phòng làm việc của ông Hòa

Bên cạnh đó, ông Hòa cũng chia sẻ ông muốn ý tưởng của mình thành công để trở thành “một mồi lửa nhỏ đốt cháy rất nhiều đồng cỏ khô ở ngoài kia”.

Ông nói, ý tưởng làm tàu ngầm mini của mình bắt nguồn khi ông đọc báo về thông tin Việt Nam mua tàu ngầm Kilo của Nga. “Lúc đó tôi nghĩ mình có thể làm gì đây để mọi người rõ Việt Nam có thể làm được gì. Tôi thấy cái gì chúng ta cũng phải mua. Nếu như làm được con tàu nho nhỏ này thì nhiều người khác sẽ nghĩ chúng ta có cơ sở để thực hiện những dự án tàu ngầm khác; các nhà khoa học của Việt Nam sẽ bắt tay vào làm các con tàu Trường Sa khác tốt hơn nhiều”.

Tuy nhiên, ông Hòa cũng khẳng định: “Đây chưa là một con tàu xịn đúng nghĩa, mà chỉ là phục vụ nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm. Còn nếu nó đầy đủ và tốt, xịn, thì phải là tàu Trường Sa 02… có số 01 tức là có số 02 và số n+1. Bao nhiêu con tàu thì còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính, sự quan tâm của đất nước cũng như khả năng về khoa học kỹ thuật”.

Liệu có ra được biển?

Nếu thực hiện được những mục đích trên thì quả thực rất tuyệt vời. Tuy nhiên, để ra được biển “thử nghiệm và cũng là chạy luôn” thì ông Hòa chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều đầu tiên chắc chắn là về khoa học, công nghệ của tàu ngầm. Bởi ai cũng biết, tàu ngầm phải có công nghệ rất tối tân, sự chính xác phải gần như tuyệt đối để đảm bảo an toàn trong môi trường giữa biển khơi.

Trong khi đó, ông Hòa cũng thừa nhận là “kiến thức tàu thủy thì một chữ tôi không biết. Kiến thức về máy thủy cũng bằng không”, và ông chỉ là người chế tạo máy, cơ khí đơn thuần.

Posted Image

Ông Nguyễn Quốc Hòa trao đổi với phóng viên

Tất nhiên, như ông Hòa nói, trước khi bắt tay làm tàu ngầm, thì ông phải dành thời gian “lang thang trên mạng rất nhiều để đọc nhiều tài liệu về tàu ngầm rồi mới bắt tay làm”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi… nghi ngờ về thành công của chiếc tàu ngầm này. Bởi, ông Hòa cũng thừa nhận, mặc dù tìm hiểu, nhưng không đủ thời gian và trình độ kiến thức để tìm hiểu nguyên chiếc tàu, mà chỉ đọc những gì liên quan đến phần mình sẽ làm.

Còn đối với vấn đề quản lý nhà nước, theo tìm hiểu của phóng viên, ông Hòa cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi tàu ngầm mini là một… lĩnh vực rất mới.

Theo tìm hiểu, Luật Hàng hải của Việt Nam cũng chưa đề cập đến phương tiện giao thông này. Danh mục các mặt hàng sản xuất kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chưa có danh mục sản xuất tàu ngầm. Danh mục đăng kiểm cũng chưa hề có phương tiện này. Như vậy, có thể nói, nếu tàu ngầm mà đưa ra khỏi khuôn viên của Cty Quốc Hòa thì sẽ đứng… “ngoài vòng pháp luật”, bởi pháp luật chưa có luật nào điều chỉnh loại phương tiện này? Nói cách khác, ông Hòa muốn đăng kiểm cho tàu ngầm hoặc muốn được cấp phép hoạt động cho tàu ngầm… thì cũng… bất khả thi bởi chưa có quy định.

Posted Image

Tàu ngầm hiện vẫn đang nằm ở bể thử nghiệm trong khuôn viên Cty của ông Hòa

Về phía cơ quan chức năng Thái Bình, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh Thái Bình (chưa phát ngôn chính thức) cho biết: Ông Hòa để tàu ngầm trong Cty, hoặc dùng xe chở tàu ngầm đi nơi khác thì không sao, nhưng nếu như ông Hòa đưa tàu ngầm xuống mặt biển thì sẽ… bắt.

Khi hỏi thêm, luật chưa đề cập đến phương tiện này thì làm sao mà bắt được, vị này khẳng định: Mặt nước thuộc quyền kiểm soát của cảnh sát đường thủy, nếu ai đưa phương tiện nào xuống mà chưa được phép, nghĩa là ảnh hưởng đến an toàn của người khác, phương tiện khác nên cảnh sát đường thủy có quyền bắt.

Đối với Sở KHCN tỉnh, một lãnh đạo này khi trao đổi với phóng viên (nhưng nói là không phải phát ngôn chính thức) thì cho biết, ông Hòa làm tàu ngầm không báo cáo với Sở KHCN nên Sở cũng chỉ… đứng bên ngoài quan sát, nắm bắt sự việc. Bởi nếu Sở mà ủng hộ mà sau này dự án thất bại thì cũng không được; mà không ủng hộ nhưng nếu thành công thì cũng… không được (?!).

Theo Thục Quyên

Năng lượng mới

=====================

Luật pháp Việt Nam có công bố rõ ràng: cái gì luật không cấm thì công dân có quyền làm. Chưa có điều khoản nào cấm tàu ngẩm của ông Hòa thả xuống biển cả. Vậy theo tinh thần của luật pháp, ông Hòa có quyền đem tàu ngầm ra biển. Cũng theo tinh thần luật pháp mà vị cảnh sát trong bài viết này đề cập thì chỉ khi ông Hòa để xảy ra sự cố mới cấu thành hành vi phạm tội. Vậy thì theo nhận xét của tôi: ông Hòa có quyền đem tàu ngầm ra bể và cảnh sát có quyền theo dõi sát nhíp. Nếu ông Hòa gây sự cố thì sẽ bắt.

Còn đối đế nữa thì tôi khuyên ông Hòa nên thuê vài Km vuông bờ biển làm bể thử nghiệm tàu ngầm. Sau này ai mua bản quyền ông cứ tính vào chi phí. Vậy ông thử nghiệm tàu ngầm trong vùng biển thuộc quyền của ông. Đâu có dây dưa gì đến ai.

Theo tôi ông Hòa nên đặt lại cái tên, không gọi là tàu ngầm nữa. Mà gọi là đồ lặn đặc biệt.Hì! Làm ra cái tàu ngầm thì ghê quá! Nhưng làm cái đồ lặn thì chắc cũng thường thôi. Đỡ bị chửi ông ạ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm thì khó; chê thì dễ.

Chấp cánh nâng đở ý tưởng mới bay cao bay xa thì khó; dập tắt nó thì dễ

Cơ chế hổ trợ khuyến khích tạo môi trường KHKT phát triển thì khó; ngăn chặn, bóp chết nó thì dễ.

Cái tầm người lãnh đạo định hướng, người quản lý, người xây dựng, người tạo dựng môi trường sân chơi cân bằng âm dương là ở đây.

Cơ chế quản lý là dương, hoạt động XH dưới mọi hình thức, mọi lĩnh vực là âm. Khi hoạt động XH phát triển đến mức nào đó, tức âm tăng trưởng tới hạn thì cơ chế quản lý, tức dương, buộc phải thay đổi tương xứng để cân bằng âm dương nhằm tiếp tục phát triển ở một hình thái mới. Nếu cứng nhắc không chịu thay đổi thì sẽ âm quá thịnh dương quá suy, tất loạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm thì khó; chê thì dễ.

Chấp cánh nâng đở ý tưởng mới bay cao bay xa thì khó; dập tắt nó thì dễ

Cơ chế hổ trợ khuyến khích tạo môi trường KHKT phát triển thì khó; ngăn chặn, bóp chết nó thì dễ.

Cái tầm người lãnh đạo định hướng, người quản lý, người xây dựng, người tạo dựng môi trường sân chơi cân bằng âm dương là ở đây.

Cơ chế quản lý là dương, hoạt động XH dưới mọi hình thức, mọi lĩnh vực là âm. Khi hoạt động XH phát triển đến mức nào đó, tức âm tăng trưởng tới hạn thì cơ chế quản lý, tức dương, buộc phải thay đổi tương xứng để cân bằng âm dương nhằm tiếp tục phát triển ở một hình thái mới. Nếu cứng nhắc không chịu thay đổi thì sẽ âm quá thịnh dương quá suy, tất loạn.

Chê thì con ếch nào chê chẳng được. Đối với con ếch thì hoa hậu hoàn vũ không xinh bằng con ếch cái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TP HCM đưa các trò chơi dân gian vào trường học

Thứ năm, 27/2/2014 00:01 GMT+7

Sở giáo dục TP HCM yêu cầu 100% trường học đưa các trò chơi dân gian vào trường học khi nó đang dần bị lãng quên.

Tại buổi Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ngày 26/2, bà Trần Thị Kim Thanh - Phó giám đốc Sở giáo dục TP HCM cho biết, trong khi xã hội ngày càng hiện đại hóa bằng các thiết bị công nghệ, khu vui chơi giải trí cho lứa tuổi học sinh ngày càng nhiều thì việc gìn giữ những giá trị truyền thống ngày càng khó. "Chính vì vậy, TP HCM sẽ tăng cường đưa các trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc, các kiến thức về di tích lịch sử vào trường học để các em biết và phát huy các giá trị lịch sử dân tộc mình", bà Thanh nhấn mạnh.

Posted Image

Những trò chơi dân gian được khuyến khích đưa vào trường học.

Theo Phó giám đốc Sở, trước đây, các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy lò cò, bịt mắt đập lu, rồng rắn lên mây, chi chi chành chành... là linh hồn của tuổi thơ. Những trò chơi này thường mang tính đồng đội nên nó đem lại cho các em học sinh một không khí vui chơi lành mạnh, bổ ích, gắn kết các em. Để lưu giữ được những trò chơi này Sở yêu cầu 100% trường học ở TP HCM đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động trong trường.

Các trò chơi này sẽ được lồng ghép vào các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa hay trong các tiết thể dục. Hiện nhiều trường đã vẽ những trò chơi dân gian trên sân trường một cách hấp dẫn, lạ mắt và đặt các dụng cụ sử dụng trong trò chơi như ô ăn quan, banh đũa, đánh khăng... ở nhều góc trong trường để học sinh sử dụng. Giáo viên còn khuyến khích các em đưa những trò chơi này về chơi với các bạn gần nhà.

Bên cạnh đó, âm nhạc dân tộc cũng là bộ môn được khuyến khích tăng cường trong trường học và được đưa vào dạy từ lớp 1 tới lớp 9 với nhiều thể loại như hát dân ca, tuồng, chèo, hát bội, cải lương.... Để nâng cao chất lượng, Sở Giáo dục đã kết hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tập huấn cho giáo viên dạy những môn này. Ngoài mỗi tuần một tiết, Sở còn yêu cầu các trường tổ chức thêm những hoạt động nghệ thuật, các sân khấu nhỏ để học sinh có thể thể hiện những kiến thức mình được học ngay tại trường. Những bài hát dân ca của các vùng miền, những bài viết giới thiệu về nhạc cụ dân tộc được lồng ghép vào tiết sinh hoạt của lớp học nhằm giúp học sinh có những kiến thức tối thiểu về văn hóa, âm nhạc mỹ thuật.

Nhiều câu lạc bộ về âm nhạc dân tộc trong lứa tuổi học sinh cũng được đề nghị sớm thành lập. Ngoài giao lưu văn nghệ, giao lưu với các nghệ sĩ, các câu lạc bộ còn sắp xếp cho học sinh tham gia biểu diễn ở sân khấu phù hợp nhằm truyền lửa đam mê cho các em.

Posted Image

Âm nhạc dân tộc cũng là bộ môn được các trường tăng cường giảng dạy cho các em học sinh. Ảnh: Nguyễn Loan

Không những thế, trường học sẽ là nơi tăng cường cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tich lịch sử. Nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như Bến Nhà Rồng, dinh Thống Nhất, địa đạo Củ Chi... đã được các trường học nhận chăm sóc. Thành phố cũng phát động nhiều phong trào thăm và chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công vơi cách mạng, các cuộc thi tìm hiểu về các giá trị truyền thống.

Nguyễn Loan

===================

Các trường học cả nước đưa các trò chơi dân gian vào thì sẽ hay hơn nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hậu duệ Phan Bội Châu:

Tàu ngầm Trường Sa vinh danh Việt Nam?

(Quan điểm) - Ông Phan Bội Trân, người chế tạo thành công tàu ngầm acquy điện không đồng tình với những ý kiến chỉ trích ông Hòa, người đang chế tạo tàu ngầm Trường Sa

Thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa: Dễ dàng ra biển lớn

Hậu duệ Phan Bội Châu:Tàu ngầm VN sẽ đạt tầm thế giới

Trao đổi với báo Đất Việt chiều ngày 24/2/2014, ông Phan Bội Trân, hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu, người đã chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 sử dụng động cơ acquy điện đã bày tỏ những suy nghĩ của mình về doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa.

Chia sẻ về tàu ngầm sử dụng công nghệ AIP, dù đã có thời gian công tác tại công ty sản xuất thiết bị tàu ngầm của Pháp, tuy nhiên, ông Trân chưa có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ này của nước ngoài, tuy nhiên cũng có nghiên cứu. Ông Trân cho biết, điều khó nhất của hệ thống không khí tuần hoàn này là ở bộ lọc tái tạo khí. Với tàu ngầm sử dụng công nghệ này, AIP tương tự với việc tạo ra một bầu khí quyển ngay trong tàu.

Posted Image

Tàu ngầm Yết Kiêu của ông Phan Bội Trân

Được biết, tại Thái Bình, Việt Nam, kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa cũng đang tự nghiên cứu và chế tạo chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa sử dụng hệ thống AIP, ông Trân bày tỏ:

“Tôi thường xuyên quan tâm theo dõi chiếc tàu ngầm của anh Hòa, tôi và anh ấy cũng từng nhiều lần trao đổi với nhau. Thực ra, tàu ngầm mini chạy bằng ắc quy như tôi chế tạo đã có nhiều nước trên thế giới làm rất đẹp và hiện đại, họ phục vụ cho mục đích du lịch, dân sự… Ở Trung Quốc cũng đã có một người nông dân sản xuất được.

Thậm chí, nhiều quốc gia còn cho rằng tàu ngầm như của tôi chỉ là một thứ đồ chơi đơn giản. Còn tàu ngầm mini sử dụng AIP như anh Hòa thì có lẽ xung quanh Việt Nam chưa quốc gia nào thử chế tạo hoặc chế tạo thành công.”

Nhận định về chiếc tàu ngầm của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa, ông Phan Bội Trân cho biết: “Tàu ngầm có thành công hay không thì phải chờ thời gian và kết quả những thử nghiệm của anh ấy trả lời, nhưng anh Hòa đã có những bước tiến đúng đắn, mục đích rõ ràng và cao đẹp. Chúng ta cũng đừng quá nghiêm khắc hay yêu cầu điều gì quá cao ở anh ấy, bởi nếu thành công, anh ấy đã làm được một điều vẻ vang cho cả dân tộc, còn nếu thất bại, cái duy nhất anh ấy mất chỉ là tiền túi của chính mình”.

Posted Image

Ông Nguyễn Quốc Hòa và tàu ngầm Trường Sa trong bể thử nghiệm

Chia sẻ về những ý kiến chỉ trích ông Hòa và chiếc tàu ngầm Trường Sa, ông Phan Bội Trân bày tỏ: “Tôi thấy không đồng tình với những ý kiến của nhiều người tỏ ra soi mói, chỉ trích anh Hòa và thử nghiệm của anh. Thậm chí người ta còn chế giễu anh. Điều này rất đáng chê trách. Hãy để người kỹ sư ấy làm điều gì mình muốn. Dù cho có không thành công, nhưng điều quan trọng là anh ta dám nghĩ và dám làm.

Tôi cần nhấn mạnh rằng, những thành công lớn không thể có được một sớm một chiều. Thành Rome không xây trong một ngày. Cũng như chúng ta không phải cứ ngồi chờ đợi là sẽ đến ngày 30/4/1975 để có một chiến thắng vẻ vang như vậy. Tất cả đều là xương máu của cả một dân tộc.”

Ông Phan Bội Trân cho rằng, nếu dùng tiền của ngân sách mà không hiệu quả, lúc đó chúng ta hãy đánh giá, hãy soi xét, còn nếu là tư nhân và có tâm huyết, chúng ta nên hoan nghênh.

Trong một diễn biến khác, hiện tại tàu ngầm Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa vẫn đang trong thời kỳ thử nghiệm. Doanh nhân này cho biết đang có những chỉnh sửa cần thiết cho chiếc tàu để chuẩn bị mang ra sông hoặc biển để chạy thử, cũng như kiểm tra các tính năng khác của con tàu.

Nam Phong

===================

Ông Phan Bội Trân cho biết: “Tàu ngầm có thành công hay không thì phải chờ thời gian và kết quả những thử nghiệm của anh ấy trả lời, nhưng anh Hòa đã có những bước tiến đúng đắn, mục đích rõ ràng và cao đẹp. Chúng ta cũng đừng quá nghiêm khắc hay yêu cầu điều gì quá cao ở anh ấy, bởi nếu thành công, anh ấy đã làm được một điều vẻ vang cho cả dân tộc, còn nếu thất bại, cái duy nhất anh ấy mất chỉ là tiền túi của chính mình”.

Ông Trân nói đúng. Nhưng vấn đề là những người chê muốn thể hiện sự hiểu biết và thông thái của họ. Họ muốn chứng tỏ rằng họ đủ khả năng để biết trước hậu quả. Và khi cái hậu quả đó không đúng như họ đoán thì họ lại nói ngay rằng: ông Hòa "gặp may" và cái tàu ngầm có lắp bộ lọc hệ thống AIP thì thế giới đã làm rồi, chẳng qua ông Hòa copi được.

Thế đấy ông Trân à! Đ

ối với họ thì thành công của ông Hòa gây phiền hà gì cho họ hơn là ông Hòa thất bại. Và họ không cần thiết điều đó. Đối với họ, cả thuyết tương đối và bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu cũng chỉ để cho vui. Quan tâm và khuyến khích những phát kiến độc đáo là trách nhiệm của những người có trách nhiệm về sự phát triển của cộng đồng, của dân tộc và của cả nền văn minh và của những người có lương tâm và mong muốn cuộc sống tốt đẹp . Còn những dạng chê bai không phải đối tượng quan tâm.

Bởi vậy, tất cả những ai chê mà không đúng tinh thần khoa học thì tôi đưa khỏi diễn đàn. Trên Thiên Đường không có dân chủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hậu duệ Phan Bội Châu:

Tàu ngầm Trường Sa vinh danh Việt Nam?

===================

Ông Trân nói đúng. Nhưng vấn đề là những người chê muốn thể hiện sự hiểu biết và thông thái của họ. Họ muốn chứng tỏ rằng họ đủ khả năng để biết trước hậu quả. Và khi cái hậu quả đó không đúng như họ đoán thì họ lại nói ngay rằng: ông Hòa "gặp may" và cái tàu ngầm có lắp bộ lọc hệ thống AIP thì thế giới đã làm rồi, chẳng qua ông Hòa copi được.

Thế đấy ông Trân à! Đối với họ thì thành công của ông Hòa gây phiền hà gì cho họ hơn là ông Hòa thất bại. Và họ không cần thiết điều đó. Đối với họ, cả thuyết tương đối và bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu cũng chỉ để cho vui. Quan tâm và khuyến khích những phát kiến độc đáo là trách nhiệm của những người có trách nhiệm về sự phát triển của cộng đồng, của dân tộc và của cả nền văn minh và của những người có lương tâm và mong muốn cuộc sống tốt đẹp . Còn những dạng chê bai không phải đối tượng quan tâm.

Bởi vậy, tất cả những ai chê mà không đúng tinh thần khoa học thì tôi đưa khỏi diễn đàn. Trên Thiên Đường không có dân chủ.

Dạ, xin Sư Phụ hạ hỏa ... Cũng bởi vì nền văn minh nước nhà là nền văn minh lúa nước: trên ruộng lúa thấy cây nào lạ là phải nhổ ngay, vì đó có thể là cỏ (khác cây lúa) ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bầu Kiên & vàng

Hải Lý - Thứ Năm, 27/2/2014, 19:00 (GMT+7)

Posted Image

Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) - Ảnh: Xuân Huy

(TBKTSG) - Thật khó viết về chân dung một con người vốn từng làm tốn nhiều giấy mực của các phương tiện truyền thông như ông Nguyễn Đức Kiên (thường được nhắc đến bằng cái tên “bầu Kiên”) trong một vài trang báo. Tội trạng của ông đến đâu, đúng sai thế nào là việc điều tra, xét xử của các cơ quan luật pháp. Trong bài viết dưới đây, tác giả chỉ ghi chép lại những thông tin nhặt nhạnh được về ông trực tiếp và gián tiếp trong quá trình tác nghiệp của một nhà báo chuyên theo mảng tài chính - ngân hàng, để bạn đọc tham khảo.

Bầu Kiên nói gì trước giờ bị bắt?

Hoàn toàn tình cờ, cuộc phỏng vấn của phóng viên TBKTSG với bầu Kiên kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, kết thúc lúc gần 17 giờ 30 chiều tại cà phê tầng trệt của khách sạn Hilton (Hà Nội) ngày 20-8-2012, diễn ra ngay trước thời điểm ông bị bắt tạm giam. Trước đó vài tiếng ông gặp gỡ một số phóng viên thể thao vì hình như hôm ấy có một số trận bóng đá gay cấn. Cuộc nói chuyện liên tục bị cắt ngang bởi tiếng chuông từ hai chiếc điện thoại di động. Ông không nghe hai, ba cuộc, rồi cằn nhằn: “Sao hôm nay nhiều điện thoại thế nhỉ?”. Có một cuộc ông trả lời ngắn gọn, đại khái về khoản tiền thưởng cho một đội bóng nào đó. Ông nói tiền thưởng vẫn như năm ngoái, 500 triệu đồng và cúp máy.

Ba câu trả lời của ông khiến người nghe chú ý. Thứ nhất, ông đề xuất giảm lãi suất vì doanh nghiệp quá khó khăn. Tiếp theo, chấn chỉnh thị trường liên ngân hàng. Những khoản nợ đọng trên thị trường này thời điểm ấy khá lớn và ACB đang có dư nợ cho vay hơn 1.000 tỉ đồng cho một tổ chức tín dụng đã quá hạn chưa đòi được. (Mãi gần đây khoản nợ liên ngân hàng này của ACB mới được giải quyết bao gồm gốc và lãi thu được 9%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thỏa thuận cho vay ban đầu - NV). Điều thứ ba được ông nhấn mạnh là cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng rủi ro tối đa. Dường như có điều gì hơi bất thường trong sự nhấn mạnh vì rõ ràng cơ quan quản lý không hề giới hạn mức trích lập dự phòng, thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng tăng trích lập để xử lý nợ xấu.

Ông ngần ngừ và không trả lời câu hỏi liệu việc trích lập dự phòng có liên quan đến kinh doanh vàng. Một câu hỏi khác ông cũng ngập ngừng là giá cổ phiếu Eximbank. Hai tuần liền thị giá Eximbank leo dốc và ngày hôm ấy nó vượt qua mốc 20.000 đồng/cổ phiếu. Trên thị trường có tin đồn một số cổ đông lớn, trong đó có ông đang mua vào. Ông xác nhận một nhóm cổ đông đang nắm giữ hơn 20% cổ phần Eximbank và phủ nhận khả năng Eximbank sẽ hợp nhất với ACB. Đề cập đến Sacombank ông nói một thành viên hội đồng quản trị của nhóm cổ đông mới phát biểu với báo chí sẽ không có ngân hàng nào sáp nhập vào Sacombank là không chính xác. “Phải nói là không sáp nhập trong tương lai gần”, ông bảo.

Khi rời bàn đứng lên, không thấy ông kêu tính tiền. Có lẽ ông là khách quen ở đây? Ông đi ra cửa sau, nơi có chiếc Rolls Royce đứng đợi. Tầm 20-21 giờ hôm đó tin ông bị bắt lan trong cánh báo chí. Tôi gọi điện đến ACB, thông tin được xác nhận.

Posted Image

Người dân đến giao dịch tại ACB sau khi nghe thông tin bầu Kiên bị bắt. Ảnh: Kinh LuânLần “ra mắt” đầu tiên

ACB thành lập đầu những năm 1990. Lúc đầu trong danh sách các cổ đông sáng lập không có tên bầu Kiên. Thời gian sau, khi đăng ký lại giấy phép kinh doanh, thấy không đủ người, các cổ đông sáng lập đồng ý đưa tên ông Kiên vào. Từ đó ông Kiên trở thành một trong những cổ đông sáng lập ngân hàng.

Cả chục năm, khi ACB họp báo hay tiếp xúc với báo giới TPHCM, không bao giờ thấy có mặt bầu Kiên. Nhiều nhà báo theo mảng ngân hàng không biết ACB có một phó chủ tịch hội đồng quản trị tên Nguyễn Đức Kiên. Khi “ngày thứ ba đen tối” trong tháng 10-2003 xảy ra, ACB bị rút tiền bởi tin đồn thất thiệt tổng giám đốc bỏ trốn, bầu Kiên lần đầu “ra mắt” báo chí. Tối hôm ấy ở quầy giao dịch hội sở chính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai của ACB, người ta thấy một người đàn ông tóc đen, hơi thấp, xăng xái đi lại, chỉ tay chỗ này chỗ kia. Khi thấy tình hình rút tiền không có dấu hiệu thuyên giảm, ông ta và một số lãnh đạo ACB tiến gần đến chỗ các quan chức Ngân hàng Nhà nước, đề nghị gì đó. Sau đấy nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy đứng lên cái bàn giữa phòng giao dịch, tuyên bố cam kết đảm bảo tiền gửi của bà con an toàn và kêu gọi mọi người yên tâm về nhà.

Gần 23 giờ đêm ACB họp báo. Đó là cuộc họp báo có một không hai, nhưng cánh phóng viên, kể cả phóng viên ảnh đến khá nhiều. Người gửi tiền vẫn tiếp tục xếp hàng rút tiền. Bên ngoài trời mưa. Trong đêm, những người đã rút được tiền không dám về, họ ôm tiền, ngồi ngay ở ngân hàng. Bên ngoài bảo vệ đóng cửa. Những người không vào được chen nhau đẩy cánh cổng. Đứng từ trên lầu một nhìn xuống, thấy cánh cổng chắc bật đến nơi, ông Kiên kêu anh em bảo vệ mở cho họ vào.

Đêm không ngủ ấy tóc ông Kiên không đổi màu. Mấy năm sau tóc ông mới bạc trắng.

Kẻ thua cuộc

Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Những người thường xuyên tiếp xúc với ông Kiên nhận xét ông tham vọng. Một số người thân cận trong giới ngân hàng nói ông tham lam. Họ kể câu chuyện nửa đùa nửa thật. Một bữa ông Kiên ngồi trong nhà, thấy có con bò đi qua cửa, liền tìm cách dắt nó vào nhà nhưng không được. Thế là ông nói “tôi mất một con bò”!

Sau khi gọi vốn nước ngoài, những năm 2005-2006 ACB và một số ngân hàng cổ phần “lớn” rất nhanh. Một phần do cơ hội Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO mang lại, phần khác tăng trưởng kinh tế những năm đó thuận lợi. Khi ấy ACB đã dẫn đầu khối cổ phần và thể hiện tham vọng cạnh tranh với bốn ngân hàng quốc doanh. Bước cạnh tranh đầu tiên là về tổng tài sản và lợi nhuận.

Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 687 tỉ đồng. Năm sau con số lợi nhuận tăng gấp ba lần, nhảy lên 2.127 tỉ đồng. Cùng thời gian, tổng tài sản của ACB bắt đầu leo thang. Một trong những yếu tố tạo đà nhảy cho tổng tài sản của ACB là huy động vàng. Không có ngân hàng nào huy động được nhiều vàng trong dân như ACB. Vào lúc đỉnh điểm, ACB đã huy động được một lượng vàng khổng lồ, hơn 33 tấn.

Quy định cho phép huy động vốn bằng vàng và chuyển 30% vàng huy động thành tiền để cho vay là một chủ trương thức thời. Tuy nhiên việc điều hành, quản lý và kiểm soát phải bám sát thực tế, đơn giản vì vàng là ngoại tệ, là thứ tài sản tích lũy mang tính truyền thống của người Việt Nam. Tiếc thay quản lý vàng suốt nhiều năm đã bị buông lỏng, làm ảnh hưởng đến tỷ giá, tạo ra những “lỗ hổng” và những cơn sốt có thời điểm làm chao đảo nền kinh tế.

Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Và khi sai lầm tích lũy, nó đã tiếp tay, dẫn ông đến những hành động vi phạm pháp luật.

Giới ngân hàng cho biết bầu Kiên bắt đầu kinh doanh vàng tài khoản từ năm 2008. Ông sử dụng pháp nhân của sáu công ty không có chức năng kinh doanh vàng để tham gia vào thị trường vàng quốc tế. (Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kết luận ông phạm tội kinh doanh trái phép). Ông bán vàng trong nước, mua vàng tài khoản nước ngoài để bù đắp trạng thái. Điều này chẳng khác nào nghiệp vụ bán khống, mà một trong những quy tắc của bán khống là cover (mua lại) càng nhanh càng tốt. Bầu Kiên đã không làm như vậy. Có những đợt phải mấy tháng sau ông mới mua lại vàng đã bán. Chưa kể người ta bán khống trong thị trường giá xuống, còn ông bán khống trong thị trường giá lên.

Tổng giám đốc một ngân hàng kể: “Năm 2009-2010 đi đâu cũng thấy ông Kiên kè kè một cái điện thoại và 5-10 phút lại nhìn vào đó để xem sự biến động giá vàng thế giới. Một lần tôi nói các tổ chức quốc tế đều dự báo giá vàng sẽ qua mốc 1.300 đô la Mỹ/ounce, ông gạt phắt làm gì có”.

Cuối năm 2009, đầu năm 2010 bầu Kiên đã có những quyết định “chết người” với vàng. Ông vay vàng trong nước (vàng huy động của các ngân hàng), và bán. Có ngày ông bán 20.000 lượng vàng ở mức giá 26 triệu đồng/lượng. Vay vàng lãi suất thấp, bán và lấy tiền đồng gửi lại ngân hàng hoặc cho vay lãi suất cao, tính ra chênh lệch tới ba lần/năm. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính. Không ai có thể ngờ giá vàng đã tăng với tốc độ chóng mặt. Khi giá tăng, ngân hàng yêu cầu người vay nộp thêm tài sản, hoặc tất toán trạng thái, chấp nhận lỗ. Vàng đã biến tài sản của bầu Kiên thành con số âm! Những đêm không ngủ theo dõi thị trường vàng thế giới (do múi giờ của châu Âu, Mỹ lệch với Việt Nam) là thủ phạm gây bạc tóc. Kể từ đó “ông đầu bạc” trở thành biệt danh của bầu Kiên.

Cái “chết” vì vàng của bầu Kiên có thể sẽ không tạo ra nhiều hậu quả đến thế cho bản thân ông và ACB nếu ACB và một số ngân hàng kiên quyết ép buộc ông đóng trạng thái khi đến điểm phải cắt lỗ. Đằng này họ đã cho ông nợ trạng thái với hy vọng giá vàng thế giới quay đầu đi xuống. Trên thị trường đầu cơ, không có cái gì lên mãi và cái gì xuống mãi. Đúng là giá vàng quốc tế đã giảm sau 12 năm thăng hoa, nhưng nó giảm ở thời điểm quá xa so với ngày bầu Kiên bán khống.

Vòng lao lý

Để bù đắp cho sự mất mát do vàng gây nên, bầu Kiên lao vào kiếm tiền bằng kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngân hàng, bằng “tư vấn” cho một số thương vụ thâu tóm từ nguồn tiền ảo. Một trong những thứ tài sản ông sở hữu là cổ phiếu ngân hàng. Một lãnh đạo ngân hàng có thâm niên phân tích: “Ông Kiên đã dùng tiền của ACB để mua cổ phiếu ACB, kể cả mua bán “kỹ thuật” tay phải qua tay trái, nhằm đỡ giá cổ phiếu. ACB là blue-chips, có ảnh hưởng đến mặt bằng cổ phiếu ngân hàng nói chung. Ai cũng nhìn thấy sự rơi tự do của cổ phiếu ngân hàng trong những năm qua khắc nghiệt như thế nào. Nếu đà rơi không bị chặn lại, không ít các ông chủ ngân hàng sẽ gặp “nạn”, vì tỷ lệ đòn bẩy để có tiền góp vào các đợt tăng vốn của tổ chức tín dụng rất lớn”.

Bầu Kiên dính vào vòng lao lý đã kéo theo phần lớn dàn lãnh đạo ACB liên lụy. Từ lâu ACB đã tập trung vào các nghiệp vụ đòi hỏi nhiều “chất xám” như kinh doanh trái phiếu; kinh doanh liên ngân hàng; vàng, ngoại tệ; cho vay với khách hàng có thu nhập tầm trung trở lên ở các đô thị và ngân hàng đầu tư. ACB không cho vay với nông thôn, nông dân. Rất ít khi tỷ lệ cho vay trên huy động của ACB đến 80%. Ít ai biết rằng ACB đã từng “thắng” lớn khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ của một số quốc gia bị định giá tín nhiệm rủi ro với lãi suất bằng ngoại tệ tới 8%/năm.

Như đã viết ở đầu bài, khó có thể đưa vào hết chi tiết ngóc ngách về bầu Kiên trong khuôn khổ một bài báo. Xét cho cùng, vì sao một số ngân hàng cho bầu Kiên vay vàng nhiều đến thế để bán? Vì sao chấp nhận cho ông nợ? Bằng cách nào ông trở thành cổ đông lớn và thể hiện vai trò chi phối ở một số tổ chức tín dụng? Cách thức ông khống chế các thành viên hội đồng quản trị và nhất là vì sao người ta lại nhắc đến tên ông mỗi khi đề cập đến vụ thâu tóm thù địch ở Sacombank dù ông không sở hữu một cổ phiếu nào ở đó? Câu chuyện còn dài và có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ tiếp tục ghi lại hầu bạn đọc.

==============================

Tôi dọc hầu hết các bài báo do nhà báo Hải Lý viết và có nhận xét đây là một nhà báo xuất sắc, các nhận định và phân tích của chị đều sâu, nhất là về lĩnh vực ngân hàng.

Nhưng bài này thì tôi cho là rất dở (thậm chí dưới chuẩn):

- Thông tin hoàn toàn không chính xác, dễ dẫn dắt người đọc đi lầm hướng.

- Nếu gọi là để PR cho Kiên thì phí công và phản cảm.

- Nếu để bồi thêm nhát nữa thì không nên, vì người ta đã ngã ngựa.

- Nên chăng cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ. Phân tích khách quan, không thần thánh hóa, không bôi nhọ. Để người khác nhìn vào đó mà rút ra bài học kinh nghiệm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ người TQ giết hại dã man cháu bé 9 tuổi ở Lạng Sơn sẽ xử ra sao?

VIẾT CƯỜNG

28/02/14 14:56

(GDVN) - Việc người nước ngoài giết người man rợ tại Việt Nam thì có thể giải quyết theo con đường ngoại giao hoặc vẫn theo quy định trong bộ luật hình sự của Việt Nam?

Chiếc áo trắng "tố cáo" kẻ sát hại dã man bé gái chăn bò

Valentine đặc biệt của giới trẻ: Gieo yêu thương đừng gieo chết chóc

Cụ bà 85 tuổi bị trộm thắt cổ suýt chết vào lúc chập tối

Thảm án 3 người chết tại Hà Nội: "Nhiều người không thể lý giải nổi"

"Nghi vấn Nguyễn Mạnh Tường đã đốt xác Huyền để phi tang"

Ngày 26/2, vụ 2 công dân Trung Quốc giết hại dã man cháu bé 9 tuổi tại Văn Lãng, Lạng Sơn làm rúng động dự luận.

Theo thông tin ban đầu, hai nghi phạm này đã nhiều lần sang Việt Nam đòi nợ nhưng bố cháu bé trốn. Do đó, hai đối tượng trên đã ra tay bắt cóc và sát hại dã man cháu bé.

Posted Image

2 nghi phạm giết hại dã man một cháu bé bị bắt giữ tại CQĐT

Việc vi phạm pháp luật của công dân Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam có thể coi là không phải lần đầu tiên, đặc biệt là ở các địa phương có biên giới giáp với Trung Quốc.

Sự việc đang gây nhức nhối trong dư luận, không chỉ ở Việt Nam mà có thể ngay cả với người dân Trung Quốc.

Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho hay, Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự từ năm 1999.

Do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam xét thấy cần thiết có thể yêu cầu phía Trung Quốc hỗ trợ, xác minh, điều tra thu thập chứng cứ về nhân thân của hai nghi can và các vấn đề liên quan khác đến việc điều tra, kết luận về hành vi phạm tội của hai đối tượng này.

Posted Image

Luật sư Nguyễn Phú Thắng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Luật sư Thắng dẫn giải thêm về một số điều khoản đối với việc người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.

Khoản 2, Điều 5 Bộ luật hình sự quy định: Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Như vậy, nếu đọc qua có thể nhiều người lo ngại rằng, vụ việc sẽ được giải quyết theo con đường ngoại giao.

Tuy nhiên, Luật sư Thắng cho biết thêm, Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 và Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 của Liên hợp quốc quy định với các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự.

“Nếu đối chiếu với các quy định tại hai văn bản này và quy định trên đây, trách nhiệm hình sự của hai công dân Trung Quốc kia không được giải quyết theo con đường ngoại giao. Do vậy, hai người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 BLHS Việt Nam” – Luật sư Thắng nói.

Cũng theo vị Luật sư này cho biết, theo nội dung báo chí phản ánh cho thấy, hành vi của hai người này đã có dấu hiệu thỏa mãn hàng loạt tình tiết định khung của “Tội giết người” quy định tại Khoản 1 Điều 93 của Bộ luật hìn sự, đó là: Giết trẻ em; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Vì động cơ đê hèn (đối trừ công nợ).

Bởi vậy Luật sư Thắng cho rằng, với những thông tin ban đầu, Cơ quan tố tụng chỉ cần chứng minh được một trong các tình tiết định khung nêu trên là có thể đề nghị truy tố hai nghi can “Tội giết người” với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Ngoài ra, do phạm tội thực hiện bởi hai người, nên có thể bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức. Việc thi hành án sẽ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam do Trung Quốc và Việt Nam không có hiệp định chung về chuyển giao người bị kết án.

Sau khi có kết luận điều tra về hành vi phạm tội của hai nghi can Trung Quốc này, nếu cần thiết, cơ quan tố tụng sẽ thông qua cục Lãnh sự, Bộ ngoại giao Việt Nam để thông báo về vụ án cho Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia mà nghi can có quốc tịch tại Việt Nam.

Qua phần phân tích nêu trên, có thể khẳng định vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này sẽ được khởi tố, điếu tra, truy tố, xét xử và thi hành án nghiêm minh theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.

================

“Nếu đối chiếu với các quy định tại hai văn bản này và quy định trên đây, trách nhiệm hình sự của hai công dân Trung Quốc kia không được giải quyết theo con đường ngoại giao. Do vậy, hai người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 BLHS Việt Nam” – Luật sư Thắng nói.

Đã rõ ràng như thế còn hỏi làm gì?

Vụ người TQ giết hại dã man cháu bé 9 tuổi ở Lạng Sơn sẽ xử ra sao?

Nếu đưa hai kẻ giết người này về Trung quốc thì không khác gì tất cả mọi người Trung quốc ở Việt Nam đều "thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự". Vớ vẩn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chấn động phát hiện 120 bài báo khoa học giả

Thứ Sáu, 28/02/2014 15:25

(NLĐO) - Nhà xuất bản tạp chí khoa học Springer và IEEE (Viện kỹ sư điện và điện tử) cho biết sẽ gỡ bỏ 120 bài báo khoa học sau khi một nhà nghiên cứu người Pháp phát hiện ra những tác giả của bài báo sử dụng phần mềm máy tính viết ra thay vì nghiên cứu thật sự.

Posted Image

Các bài báo về nghiên cứu khoa học được tạo ra từ phần mềm máy tính

Vụ việc xấu hổ trong giới khoa học này lộ ra nhờ sự phát hiện của nhà khoa học máy tính người Pháp Cyril Labbé (41 tuổi) của ĐH Joseph Fourier, Grenoble. Ông đã phát triển được 1 phương pháp dò tự động những bài viết được soạn bởi phần mềm chuyên chắp vá những từ ngữ, câu văn, đoạn văn lấy một cách ngẫu nhiên từ những bài báo khác có tên là SCIgen. Phần mềm này được phát minh vào năm 2005 bởi 3 sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Cambridge.

Vào tháng 4-2010, Labbé đã thử sử dụng SCIgen để tạo ra một tác giả ảo có tên Ike Antkare với 102 bài báo để thêm vào cơ sở dữ liệu của Google Scholar. Sau một thời gian, cái tên Ike Antkare đã được xếp ở vị trí 21 trong danh sách các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới, trong khi Einstein chỉ xếp ở vị trí 36.

Trong hơn hai năm qua, nhà khoa học Pháp này đã tìm ra 16 bài báo “rởm” được công bố trên Tạp chí Springer có trụ sở ở Heifelberg (Đức) và hơn 100 bài đăng trên IEEE có trụ sở tại New York (Mỹ) từ năm 2008 đến năm 2013. Theo ông Labbé, hầu hết những hội nghị đều diễn ra ở Trung Quốc và hầu hết những bài báo giả đều có tác giả người Trung Quốc.

Monika Stickel - Giám đốc truyền thông của IEEE - cho biết nhà xuất bản này đã gỡ bỏ ngay lập tức các bài báo "vô nghĩa" trên và trong tương lai sẽ sử dụng quy trình của Labbé để ngăn chặn các bài báo tương tự không đủ tiêu chuẩn xuất bản.

Phía Springer cũng đã liên hệ với phía biên tập và tác giả để giải quyết các vấn đề liên quan để gỡ bỏ những bài báo không đạt chất lượng.

H.Trang (Theo Nature, The Guardian).

==============================-

Từ lâu, trong chuyên mục "Lời tiên tri" Lão Gàn đã dự báo về khả năng của trí tuệ nhận tạo. Và năm đó (Không nhớ rõ năm nào,cách đây khoảng 4 hay 5 năm gì đó), đã được chứng nghiệm là người ta đã phát minh ra robot bác học chuyên ngành. Qua đó cho thấy rằng: Tư duy khoa học thật sự phải là sự sáng tạo, chứ không thể là sự tích hợp những kiến thức có sẵn và không có gì mới. Nếu không có sự sáng tạo thì có thể thay thế giáo sư, tiến sĩ bằng những robot loại này. Có thể robot giáo sư mắc tiền hơn một tý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta đang cần một cơn 'đại hồng thủy'?

Posted ImageCứ theo logic này mà xét thì có lẽ không chỉ ở thế hệ này mà cả chục thế hệ nữa chúng ta cũng không thể đuổi kịp họ (trừ khi có đại hồng thủy).

"Trò chơi" giữa Việt Nam-Trung Quốc trong gỡ bỏ cấm vận

Trong lịch sử của mình, Việt Nam đã một vài lần không biết nắm lấy cơ hội và để tuột mất thời cơ có thể thay đổi vận mệnh và đẳng cấp dân tộc. Sự dễ hài lòng, dễ chấp nhận và ngại thay đổi trong tính cách Việt đã ngăn cản chúng ta vượt ra khỏi lũy tre làng để tiến đến với chiếc xe Lexus. Những nước biết tận dụng cơ hội đã làm rất tốt để âm thầm vượt qua chúng ta và dần dần định vị mình trên bản đồ văn minh thế giới.

Cứ theo logic này mà xét thì có lẽ không chỉ ở thế hệ này mà cả chục thế hệ nữa chúng ta cũng không thể đuổi kịp họ (trừ khi có đại hồng thủy). Vấn đề là, trong tiến trình phát triển của một dân tộc, các nguyên tắc của Toán thống kê không phải lúc nào cũng đúng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân kìm hãm tầm nhìn của chúng ta, khiến ta không dám mơ về "phía bên kia đường chân trời" khi nhìn thấy các thông tin được đưa ra.Một khi đã bị một cái ngưỡng nào đấy khống chế, con người sẽ tự nguyện nghĩ và đi dưới cái ngưỡng này và không dám ước mơ cao xa hơn.

Ngoài ra nếu dựa vào kết quả thống kê thì chắc hẳn chúng ta sẽ không dám mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực vốn đã là thị phần của các nước lớn và mãi mãi bị bỏ lại phía sau. Nhìn vào trường hợp của Flappy Bird, có thể nhận ra rằng, trong một thế giới có vẻ như đã an bài về vị thế này, vẫn còn nhiều đất cho chúng ta nếu ta dám nghĩ, dám ước mơ và dám mạo hiểm. Đặc biệt chúng ta không nhất thiết phải đi theo những gì mà mọi người đã vạch ra theo lối tư duy thông thường.

Posted Image

Đã có ai như Quang Trung - Nguyễn Huệ dám nghĩ là chúng ta có thể tự cường để một ngày nào đó đánh bại người láng giềng phương bắc và thay đổi lại vị thế của hai nước? Ảnh: Kiến thức

Tự do hay khuôn phép?

Trong một bài phát biểu của mình, một quan chức của Bộ GD-ĐT đã khẳng định:"tuy có nhiều bất cập và lo ngại cho nền giáo dục nước nhà, nhưng cũng cần phải công nhận là chất lượng giáo dục của chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong mấy thập niên qua". Đứng trên bình diện kiến thức tuyệt đối mà xét thì điều này hoàn toàn đúng, nhưng nếu đứng trên bối cảnh hội nhập quốc tế mà xét thì có lẽ chúng ta cần phải nhìn lại một cách nghiêm túc hơn.

Từ bao đời nay, bất chấp sự lo lắng của các bật tiền bối, các thế hệ con cháu vẫn phất được lá cờ của thế hệ mình khi đến lượt họ. Trong xu thế mới của giáo dục hiện nay, khái niệm "công dân toàn cầu" hay "công dân của thế kỷ 21" đang rất phổ biến. Thay vì việc tranh cãi xem phương pháp hay cách tiếp cận nào là tốt, chuẩn hay phù hợp nhất cho giáo dục nước nhà, người ta có vẻ quan tâm hơn đến thuật ngữ "kết quả học tập" (learning outcomes). Có nghĩa rằng bạn có thể được đào tạo ở môi trường nào, thể chế nào hay quốc gia nào cũng được, nhưng khi tốt nghiệp bạn cần phải nắm được một lượng kiến thức và kỹ năng cơ bản, đủ để sống, làm việc trong môi trường toàn cầu.

Một nền giáo dục khai phóng tự do có thể mang lại cho học sinh nhiều khả năng sáng tạo và lối tư duy độc lập hơn, nhưng nó chưa hẳn là yếu tố then chốt quyết định sự văn minh của một cá nhân hay một thế hệ. Sự văn minh của người Nhật nơi ít nhiều chữ "phạm" (khuôn phép) vẫn có vai trò nhất định trong nền giáo dục có thể là một ví dụ cần tham khảo.

An sinh xã hội

Trong cơ chế vận hành của mình, ở hầu hết các quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội thuộc về trách nhiệm của Nhà nước (hay còn gọi là chủ thể có trách nhiệm). Nhà nước, thông qua các cơ quan đại diện của mình có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công thiết yếu để đảm bảo đời sống của người dân và duy trì ít nhiều sự bình đẳng trong xã hội thông qua các chính sách cụ thể hoặc các ưu đãi dành cho phụ nữ hoặc người bị thiệt thòi trong xã hội.

Dịch vụ công được cung cấp tốt chính là trách nhiệm của nhà nước bởi vì nhà nước thu thuế của dân và có trách nhiệm phải phục vụ nhân dân thông qua việc cung cấp các dịch vụ công thiết yếu như Y tế, Giáo dục , nước sạch,an ninh, trật tự...

Các giá trị xã hội vừa là nguyên nhân quyết định chất lượng của dịch vụ công nhưng cũng vừa là đầu ra phản ánh chất lượng của một nền dịch vụ công. Để một xã hội, nơi người dân được đảm bảo về an sinh, có cuộc sống yên bình và phẩm giá con người được tôn trọng thì xã hội đó cần phải có một nền dịch vụ công tốt và công bằng.

Để làm được điều này thì trước hết ba nguyên tắc trong số rất nhiều nguyên tắc của một nền Quản trị công bằng và dân chủ cần được đảm bảo, bao gồm (i) Thượng tôn pháp luật, (ii) Minh bạch và (iii) Trách nhiệm giải trình.

Nếu chúng ta đều thượng tôn pháp luật, minh bạch trong thông tin của mọi khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ và chiu trách nhiệm trước nhân dân (chủ thể giữ Quyền - khách hàng) về những dịch vụ mình cung cấp thì không cần đợi đến các thế hệ sau, người Việt chúng ta đã có thể văn minh và có đạo đức dân sự ngay từ thế hệ này.

Quan trọng là các thế hệ tương lai sẽ khó mà văn minh được nếu như chúng ta không chung tay hành động ngay từ bây giờ để hạn chế các nguy cơ hiện hữu và những thách thức tiêm tàng. Một dân tộc vĩ đại là một dân tộc có thể vượt qua được cái "ngưỡng phát triển" của chính mình để tiến lên một "nấc" khác và qua đó định vị chính mình trong cả kinh tế và chính trị thế giới. Việt Nam chưa bao giờ làm được như vậy, nhưng tại sao chúng ta không dám ước mơ và không đặt tham vọng cùng với các kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tự mình văn minh lên được.

Trần Văn Tuấn

Chuyên gia vận động phát triển về quyền con người, từng hoạt động tại nhiều nước, bao gồm các quốc gia Châu Á và Châu Phi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta đang cần một cơn 'đại hồng thủy'?

Posted ImageCứ theo logic này mà xét thì có lẽ không chỉ ở thế hệ này mà cả chục thế hệ nữa chúng ta cũng không thể đuổi kịp họ (trừ khi có đại hồng thủy).

"Trò chơi" giữa Việt Nam-Trung Quốc trong gỡ bỏ cấm vận

Trong lịch sử của mình, Việt Nam đã một vài lần không biết nắm lấy cơ hội và để tuột mất thời cơ có thể thay đổi vận mệnh và đẳng cấp dân tộc. Sự dễ hài lòng, dễ chấp nhận và ngại thay đổi trong tính cách Việt đã ngăn cản chúng ta vượt ra khỏi lũy tre làng để tiến đến với chiếc xe Lexus. Những nước biết tận dụng cơ hội đã làm rất tốt để âm thầm vượt qua chúng ta và dần dần định vị mình trên bản đồ văn minh thế giới.

Cứ theo logic này mà xét thì có lẽ không chỉ ở thế hệ này mà cả chục thế hệ nữa chúng ta cũng không thể đuổi kịp họ (trừ khi có đại hồng thủy). Vấn đề là, trong tiến trình phát triển của một dân tộc, các nguyên tắc của Toán thống kê không phải lúc nào cũng đúng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân kìm hãm tầm nhìn của chúng ta, khiến ta không dám mơ về "phía bên kia đường chân trời" khi nhìn thấy các thông tin được đưa ra.Một khi đã bị một cái ngưỡng nào đấy khống chế, con người sẽ tự nguyện nghĩ và đi dưới cái ngưỡng này và không dám ước mơ cao xa hơn.

Ngoài ra nếu dựa vào kết quả thống kê thì chắc hẳn chúng ta sẽ không dám mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực vốn đã là thị phần của các nước lớn và mãi mãi bị bỏ lại phía sau. Nhìn vào trường hợp của Flappy Bird, có thể nhận ra rằng, trong một thế giới có vẻ như đã an bài về vị thế này, vẫn còn nhiều đất cho chúng ta nếu ta dám nghĩ, dám ước mơ và dám mạo hiểm. Đặc biệt chúng ta không nhất thiết phải đi theo những gì mà mọi người đã vạch ra theo lối tư duy thông thường.

Posted Image

Đã có ai như Quang Trung - Nguyễn Huệ dám nghĩ là chúng ta có thể tự cường để một ngày nào đó đánh bại người láng giềng phương bắc và thay đổi lại vị thế của hai nước? Ảnh: Kiến thức

Tự do hay khuôn phép?

Trong một bài phát biểu của mình, một quan chức của Bộ GD-ĐT đã khẳng định:"tuy có nhiều bất cập và lo ngại cho nền giáo dục nước nhà, nhưng cũng cần phải công nhận là chất lượng giáo dục của chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong mấy thập niên qua". Đứng trên bình diện kiến thức tuyệt đối mà xét thì điều này hoàn toàn đúng, nhưng nếu đứng trên bối cảnh hội nhập quốc tế mà xét thì có lẽ chúng ta cần phải nhìn lại một cách nghiêm túc hơn.

Từ bao đời nay, bất chấp sự lo lắng của các bật tiền bối, các thế hệ con cháu vẫn phất được lá cờ của thế hệ mình khi đến lượt họ. Trong xu thế mới của giáo dục hiện nay, khái niệm "công dân toàn cầu" hay "công dân của thế kỷ 21" đang rất phổ biến. Thay vì việc tranh cãi xem phương pháp hay cách tiếp cận nào là tốt, chuẩn hay phù hợp nhất cho giáo dục nước nhà, người ta có vẻ quan tâm hơn đến thuật ngữ "kết quả học tập" (learning outcomes). Có nghĩa rằng bạn có thể được đào tạo ở môi trường nào, thể chế nào hay quốc gia nào cũng được, nhưng khi tốt nghiệp bạn cần phải nắm được một lượng kiến thức và kỹ năng cơ bản, đủ để sống, làm việc trong môi trường toàn cầu.

Một nền giáo dục khai phóng tự do có thể mang lại cho học sinh nhiều khả năng sáng tạo và lối tư duy độc lập hơn, nhưng nó chưa hẳn là yếu tố then chốt quyết định sự văn minh của một cá nhân hay một thế hệ. Sự văn minh của người Nhật nơi ít nhiều chữ "phạm" (khuôn phép) vẫn có vai trò nhất định trong nền giáo dục có thể là một ví dụ cần tham khảo.

An sinh xã hội

Trong cơ chế vận hành của mình, ở hầu hết các quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội thuộc về trách nhiệm của Nhà nước (hay còn gọi là chủ thể có trách nhiệm). Nhà nước, thông qua các cơ quan đại diện của mình có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công thiết yếu để đảm bảo đời sống của người dân và duy trì ít nhiều sự bình đẳng trong xã hội thông qua các chính sách cụ thể hoặc các ưu đãi dành cho phụ nữ hoặc người bị thiệt thòi trong xã hội.

Dịch vụ công được cung cấp tốt chính là trách nhiệm của nhà nước bởi vì nhà nước thu thuế của dân và có trách nhiệm phải phục vụ nhân dân thông qua việc cung cấp các dịch vụ công thiết yếu như Y tế, Giáo dục , nước sạch,an ninh, trật tự...

Các giá trị xã hội vừa là nguyên nhân quyết định chất lượng của dịch vụ công nhưng cũng vừa là đầu ra phản ánh chất lượng của một nền dịch vụ công. Để một xã hội, nơi người dân được đảm bảo về an sinh, có cuộc sống yên bình và phẩm giá con người được tôn trọng thì xã hội đó cần phải có một nền dịch vụ công tốt và công bằng.

Để làm được điều này thì trước hết ba nguyên tắc trong số rất nhiều nguyên tắc của một nền Quản trị công bằng và dân chủ cần được đảm bảo, bao gồm (i) Thượng tôn pháp luật, (ii) Minh bạch và (iii) Trách nhiệm giải trình.

Nếu chúng ta đều thượng tôn pháp luật, minh bạch trong thông tin của mọi khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ và chiu trách nhiệm trước nhân dân (chủ thể giữ Quyền - khách hàng) về những dịch vụ mình cung cấp thì không cần đợi đến các thế hệ sau, người Việt chúng ta đã có thể văn minh và có đạo đức dân sự ngay từ thế hệ này.

Quan trọng là các thế hệ tương lai sẽ khó mà văn minh được nếu như chúng ta không chung tay hành động ngay từ bây giờ để hạn chế các nguy cơ hiện hữu và những thách thức tiêm tàng. Một dân tộc vĩ đại là một dân tộc có thể vượt qua được cái "ngưỡng phát triển" của chính mình để tiến lên một "nấc" khác và qua đó định vị chính mình trong cả kinh tế và chính trị thế giới. Việt Nam chưa bao giờ làm được như vậy, nhưng tại sao chúng ta không dám ước mơ và không đặt tham vọng cùng với các kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tự mình văn minh lên được.

Trần Văn Tuấn

Chuyên gia vận động phát triển về quyền con người, từng hoạt động tại nhiều nước, bao gồm các quốc gia Châu Á và Châu Phi.

===========================

Posted Image

Đã có ai như Quang Trung - Nguyễn Huệ dám nghĩ là chúng ta có thể tự cường để một ngày nào đó đánh bại người láng giềng phương bắc và thay đổi lại vị thế của hai nước? Ảnh: Kiến thức

Dòng chữ chú thích phía dưới thì rất hùng hồn. Hay! Posted Image.

Nhưng bạn hãy nhìn kỹ hình minh họa vua Quang Trung - Thậm chí người ta không dám có ý nghĩ vẽ một cái áo giáp lên người của ngài khi xung trận. Vâng! Vì sợ nó không có"cơ sở khoa học".

Bởi vậy! Vớ vẩn cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi học sinh không chọn môn Sử thi tốt nghiệp PTTH!

Nguyễn Quốc Vương

(giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội)

02/03/14 09:21

(GDVN) - Ở Việt Nam khi đặt ra câu hỏi người ta dễ dàng đáp một cách thuộc làu: học lịch sử để nuôi dưỡng lòng yêu nước; học lịch sử để biết truyền thống dân tộc...

Đề xuất mô hình hoàn thiện hơn kì thi tốt nghiệp THPT

PGS. Văn Như Cương lại tuyên bố gây sốc về kỳ thi tốt nghiệp năm nay

Hoa hậu chui, tiến sĩ chui, pháp luật và nghệ thuật “Tò he”

Lo ngại xuất hiện tiêu cực trong xét kết quả học tập, rèn luyện lớp 12

PGS. Văn Như Cương lập luận về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp “trên trời”

Những điểm mới đáng lưu ý nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014

Sau khi tuyên bố của PGS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh về tỉ lệ học sinh đăng kí chọn môn thi tự chọn trong kì thi tốt nghiệp với 0% ở môn Sử.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được nhiều ý kiến của các học giả, các nhà chuyên môn, nhà sư phạm xung quanh câu chuyện này.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ThS Nguyễn Quốc Vương (giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội) về vấn đề trên.

Học Sử có phải là “trò chơi trí nhớ”?

Sự kiện trường THPT dân lập Lương Thế Vinh công bố không có học sinh nào lựa chọn môn Sử làm môn thi tốt nghiệp đang thu hút sự tham gia chú ý và bàn luận sôi nổi của những người dùng mạng Internet.

Sự kiện dễ làm liên tưởng tới sự việc trước đó khi học sinh một trường ở phía nam hò reo xé đề cương môn Sử khi nó không được chọn làm môn thi tốt nghiệp. Nên nhìn nhận kết quả và thái độ này của học sinh như thế nào?

Posted Image

Cảnh tượng học sinh xé Đề cương môn Sử khi nghe tin Sử không phải là môn thi tốt nghiệp. Sự việc xảy ra vào năm trước. Ảnh cắt từ clip.

Đứng ở lập trường học sinh mà xét thì lựa chọn môn nào để thi là quyền lợi chính đáng theo đúng quy định của Bộ giáo dục. Tốt nghiệp là kì thi quan trọng.

Hãy tưởng tượng một học sinh đèn sách 12 năm trời mà lại không may thi trượt trong kì thi tốt nghiệp thì điều gì sẽ xảy ra? Môn Sử với tư duy dạy, học và ra đề thi như hiện tại sẽ khiến cho học sinh cảm thấy lo ngại khi lựa chọn.

Lối dạy và học chú trọng ghi nhớ “biên niên sự kiện” và áp đặt sự bình luận, giải thích lịch sử theo quan điểm của sách giáo khoa và người dạy khiến học sinh chán nản.

Một khi môn học bị biến thành trò chơi của trí nhớ với những con số và sự kiện thì đương nhiên học sinh sẽ lo sợ khi đó là “kì thi nghiêm túc”. Trừ những học sinh nào thi khối C (Văn, Sử, Địa) lựa chọn môn Sử vì “nhất cử lưỡng tiện” số còn lại chắc không ngần ngại “nói không với môn Sử”.

Nhưng sự tính toán trong thi cử nói trên chỉ là một trong nhiều lí do học sinh tránh xa môn Sử. Nó chỉ là lí do biểu hiện bên ngoài. Sâu xa hơn là sự quay lưng của học sinh với môn Sử.

Xin nhấn mạnh ở đây là môn Sử chứ không phải là lịch sử. Rất có thể những học sinh không thích học sử lại là những người quan tâm tới những vấn đề lịch sử và có tư duy lịch sử tốt. Những gì trường học không dạy sẽ được các em tìm kiếm trong đời sống thực tiễn hàng ngày.

Nghĩ sâu một chút, sự khủng hoảng của giáo dục lịch sử trong trường học hiện nay cũng chỉ là một biểu hiện của cơn đại khủng hoảng của nền giáo dục đã quá lạc hậu và đứng bên lề của dòng chảy thời đại.

Và nữa, giáo dục lại nằm trong tổng thể những vấn đề trầm trọng và toàn diện của đất nước. Xét trong suốt chiều dài lịch sử thì thấy không có một cuộc cải cách giáo dục toàn diện nào lại tách rời một cuộc cách mạng xã hội. Nói một cách khác dễ hiểu hơn: cải cách giáo dục nảy sinh từ nhu cầu thay đổi xã hội và nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi ấy.

Nếu một cuộc cải cách giáo dục nào đó cho dù quy mô đến đâu, trống dong cờ mở đến cỡ nào nhưng nếu xa rời nguyên lí trên rốt cục cũng thất bại. Cải cách giáo dục kiểu đó chỉ giống như viên thuốc an thần, giảm đau trong chốc lát cho người đang chịu đựng căn bệnh nan y.

Vì vậy, có thể thấy lô-gic của một cuộc cải cách giáo dục đúng nghĩa phải bắt đầu từ hình ảnh xã hội mơ ước và hình ảnh con người mơ ước có khả năng tạo ra và bảo vệ xã hội ấy với những phẩm chất và năng lực cần hình thành từ đó tính toán đến việc xây dựng triết lí giáo dục, nội dung, phương pháp, hành chính giáo dục… cho phù hợp.

Một cuộc cải cách giáo dục lấy việc thay đổi sách giáo khoa hay đổi mới phương pháp dạy học làm điểm khởi đầu hay trọng tâm cũng giống như xây một căn nhà bắt đầu từ cửa sổ.

Vì đâu có sự bế tắc này?

Trở lại với giáo dục lịch sử, ở đây, tôi sẽ phân tích tỉ mỉ hơn một chút để giải đáp câu hỏi: “Tại sao học sinh chán học lịch sử?”. Lí do sâu xa của sự bế tắc này nằm trong sự bế tắc tổng thể ở trên. Xét ở góc độ hẹp “giáo dục lịch sử thuần túy” có thể liệt kê ra vài lí do khiến học sinh chán môn lịch sử như sau: Thứ nhất, là sự thiếu vắng hay nói cách khác là lệch lạc của “triết lí giáo dục lịch sử”. Nói ngắn gọn đó là tư duy trả lời cho câu hỏi “học lịch sử để làm gì?”. Một câu hỏi vô cùng quan trọng nhưng nó cũng là câu hỏi mà ít có giáo viên và cuốn sách giáo khoa nào làm hài lòng học sinh.

Ở Việt Nam khi đặt ra câu hỏi này người ta dễ dàng đáp một cách thuộc làu: “học lịch sử để nuôi dưỡng lòng yêu nước”, “học lịch sử để biết truyền thống dân tộc, nguồn gốc tổ tiên”, …. Nghe có vẻ có lí.

Nhưng nếu ai đó vặn lại là “thế những ai không được học lịch sử là thiếu đi lòng yêu nước?”, “tôi không yêu nước tôi vẫn sống bình thường, giàu có, tại sao tôi lại phải học lịch sử để yêu nước?’… thì người bị hỏi sẽ lúng túng.

Những cuốn giáo trình dành cho sinh viên sư phạm lịch sử cũng không giải đáp thấu đáo được câu hỏi này. Thực ra “giáo dục lịch sử để bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống dân tộc, nguồn gốc tổ tiên” là một quan niệm-một lối tư duy đứng trên lập trường “chủ nghĩa dân tộc”.

Nghĩa là đứng từ phía “quốc gia”, lợi ích “quốc gia” (nhà nước) mà lí giải. Tư duy này nghe có lí nhưng trong thực tế thiếu đi tính thuyết phục bên trong đối với từng cá nhân học sinh bởi cơ cấu “dân tộc chủ nghĩa” từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX đã không còn là cơ cấu chủ đạo để giải thích và tiếp cận lịch sử.

Thứ nữa, “con người là động vật hoạt động vì lợi ích” vì vậy, học sinh sẽ không học lịch sử một khi nó không đem lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. Vậy thì, giải đáp câu hỏi này thế nào?

Có nhiều cách luận giải khác nhau nhưng xu hướng coi giáo dục lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giúp người học “tái xác định Identity của bản thân” (mình là ai, mình từ đâu tới, mình ở đây để làm gì), “cải thiện mối quan hệ giao tiếp với môi trường” (hiểu biết về đa giá trị trong môi trường đa văn hóa, toàn cầu hóa) và “hình thành phẩm chất công dân” trong xã hội dân chủ đang là dòng chảy chính trên thế giới. Chừng nào giáo dục lịch sử Việt Nam còn chưa hòa vào dòng chảy này, chừng đó sẽ còn lúng túng.

Thứ hai, là sự “độc quyền chân lí” của chương trình và sách giáo khoa. Ở việt Nam hiện tại học sinh ở các trường phổ thông từ tiểu học đến trung học sử dụng duy nhất một bộ sách giáo khoa lịch sử do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành.

Sách giáo khoa này được biên soạn bởi những tác giả do bộ giáo dục chỉ định. Nội dung sách được xây dựng trên khung chương trình duy nhất của bộ giáo dục. Phương thức này gọi là “chế độ sách giáo khoa quốc định”.

Nhìn một cách tổng quát trên thế giới có mấy phương thức, biên soạn sách giáo khoa là quốc định, kiểm định (nhiều nhà xuất bản làm sách, bộ giáo dục thẩm định và cấp phép) và tự do (sách giáo khoa được xuất bản và bán như sách thông thường).

Những nước dùng phương thức sách giáo khoa quốc định là Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên… Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, …dùng sách giáo khoa kiểm định.

Các nước bắc Âu như Thụy Điển, Thụy Sĩ chấp nhận và bảo đảm tự do biên soạn sách giáo khoa. Nhược điểm lớn nhất của sách giáo khoa quốc định là “độc quyền chân lí” và “chủ nghĩa liệt kê”.

Hệ lụy mà nó tạo ra là cả người dạy, người học, người quản lí đều coi sách giao khoa là “thánh thư” là “chân lí bất biến”. Học sinh thậm chí cả giáo viên coi tất cả lịch sử nằm hết trong sách giáo khoa, chỉ cần nhớ những gì sách giáo khoa viết là …ổn.

Và vì thế, trên thực tế hầu như tất cả những gì giáo viên “sáng tạo được” chỉ là sự “vẽ rắn thêm chân” khi đưa vào những chi tiết làm sinh động, cụ thể hơn sự kiện, nhân vật trong sách giáo khoa hay sử dụng các kĩ thuật, công cụ hỗ trợ để giúp học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ nội dung được viết trong sách giáo khoa.

Vì vậy, ở Việt Nam cho dù ở Bắc Bộ hay Nam Bộ, Tây Nguyên, 1000 giáo viên nếu cùng dạy một bài thì bài giảng đó giống nhau đến 90%. Những ghi chép của học sinh trong giờ học cũng giống nhau đến ..kinh ngạc.

Thứ ba, là sự bế tắc và nhầm lẫn của “đổi mới phương pháp dạy học lịch sử”. Như một phong trào, cứ nhắc đến cải cách giáo dục là người ta hô hào “đổi mới phương pháp”.

Trên thực tế, đó là cái bẫy chết người. Với lối tư duy người thầy là người truyền đạt tri thức cho học sinh thì càng đổi mới phương pháp (dùng tranh ảnh, ứng dụng công nghệ thông tin, đưa học sinh tới bảo tàng…) để tăng hiệu ứng “truyền đạt” càng làm….học sinh chán học lịch sử và càng giết môn Sử nhanh hơn.

Trong những giờ học lịch sử như vậy, học sinh đơn thuần là đối tượng tiếp nhận tri thức và quan điểm lịch sử của ông thầy hay sách giáo khoa tức là những chân lí bất biến và đã được quyết định.

Cảm xúc và lí trí của học sinh không được đánh thức và dẫn dắt để sáng tạo. Lẽ ra trong giờ học lịch sử học sinh phải được đóng vai trò là nhà lịch sử tí hon để tìm kiếm tư liệu, phê phán xử lí tư liệu, thiết lập giả thuyết để rồi tiến tới thảo luận bác bỏ hay khẳng định giả thuyết.

Tức là học sinh có cơ hội được tái khám phá chân lí dưới sự hướng dẫn của thầy. Bởi thế giờ học lịch sử hiện nay ở các trường phổ thông đơn thuần chỉ là trò chơi của trí nhớ, của diễn giải và hỏi đáp đúng-sai. Sự đa dạng của nhận thức lịch sử không được thừa nhận.

Lí do cuối cùng nằm ở sự sai lầm trong “kiểm tra đánh giá”. Với tư duy dạy và học sử như trên, kết quả tất yếu là các đề kiểm tra, đề thi đều rơi vào dạng thử thách khả năng ghi nhớ của học sinh.

Theo lối tư duy này, những học sinh nào thuộc bài, nhớ nhiều, nhớ chính xác là học tốt. Đôi khi cũng có một vài câu hỏi ra theo kiểu so sánh giữa hai sự kiện hoặc là khái quát một giai đoạn lịch sử nào đó nhưng về bản chất đó cũng chỉ là sự kiểm tra trí nhớ. Hậu quả là lãng phí tài năng của người học và không chọn được nhân tài thực sự.

Có người hỏi chúng tôi: “Học sinh không chọn môn Sử, Thầy/Cô có buồn không?”. Chúng tôi đáp: “Không!” Thậm chí là ngược lại. Tuổi trẻ thông minh và nhạy cảm hơn người lớn tưởng.

Giữa chán học môn sử trong trường và quan tâm tới lịch sử, có ý thức lịch sử mạnh mẽ hay không lại là chuyện khác. Những gì tôi thu nhận được từ phản hồi của học sinh khi tôi thử nghiệm một vài ý tưởng tại trường học càng giúp tôi củng cố niềm tin ấy.

Trong công cuộc tái khai sáng quốc dân mà các trí thức đầu thế kỉ XX đang tiến hành dang dở thì những thanh niên thuộc làu lịch học trong nhà trường và tin rằng đó là chân lí bất biến lại có nguy cơ trở thành những hòn đá cản đường.

Cái bi hài của dân tộc Việt nó nằm ở chỗ ấy. Và nữa, biết đâu nếu như 100% học sinh cả nước không chọn môn Sử làm môn thi tốt nghiệp, môn Sử sẽ lại hồi sinh.

========================

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Cứ thấy giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ...vv....phát biểu hẳn trên báo thì Lão Gàn vỗ tay. Điều này chứng tỏ Lão Gàn tuy dốt, nhưng rất hiểu những ý tưởng cao siêu của các chức danh khoa học thể hiện trong những phát biểu ý kiến. Chứ đứng đực ra nghe thì người ta lại bảo mình ngu. Cứ phải vỗ tay. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Ối giời ơi! Kể từ ngày Lão Gàn liên hệ Việt sử 5000 năm văn hiến với "cải cách giáo dục" đến nay lâu lém - cả tám, chín năm rùi, vưỡn chưa thấy gì nhể?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay