Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tìm được tấm bia cổ ở Bắc Ninh từ thời ...Tấn ở Bắc Ninh mà giới sử học Việt Nam xôn xao cả ..nên

Vậy là càng có dịp bẩu những Tấn thư, Tùy thư Đường thư là đúng.......mặc dù chả biết bia có khắc đúng vào vào năm đó hay không, hay là khắc sau đó vài trăm năm. vân vân và vân vân

Tại sao họ không bỏ công tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt huy hoàng mà cứ lăm nhăm bám vào bia với sách nhỉ. Sách thì bố con nhà Càn Long đã cạo tan hoang rồi, còn bia đá đâu phải đã là đúng

Trăm năm bia đá thì mòn

Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Ngẫm cái sử học Việt Nam mà buồn quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huaxin “không tham gia làm CMND 12 số”

Dantri.com.vn

Thứ Ba, 10/12/2013 - 10:41

Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội khẳng định như vậy khi đề cập nghi vấn của dư luận về tên một tập đoàn Trung Quốc trên mẫu CMND mới

Ngày 9-12, Báo Người Lao Động đăng bài CMND sẽ thay sổ hộ khẩu?, trong đó có hình ảnh mẫu CMND mới 12 số sẽ được Bộ Công an triển khai cấp mở rộng trên địa bàn 27 quận, huyện ở Hà Nội thời gian sắp tới.

Ngay trong ngày, đã có nhiều bạn đọc thắc mắc về chuyện có phải phôi CMND mới được sản xuất bởi một tập đoàn của Trung Quốc hay không. Bởi lẽ, trên chiếc phôi CMND mà Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) Bộ Công an đưa ra trong cuộc họp báo chiều 6-12 có in dòng chữ màu đỏ specimen Huaxin (mẫu của Huaxin - một tập đoàn Trung Quốc). Huaxin được coi là một tập đoàn chuyên sản xuất các chất liệu làm nên thẻ công dân tại Trung Quốc.

Posted Image

Mẫu CMND mới 12 số in tên một tập đoàn Trung Quốc gây bàn tán trong dư luận Ngay lập tức, vấn đề này đã trở thành đề tài trao đổi trên một số diễn đàn mạng, xung quanh chuyện tập đoàn Huaxin đóng vai trò gì trong việc sản xuất, in ấn CMND mới của Việt Nam. Điều này rất quan trọng bởi CMND mới 12 số được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhiều yêu cầu cao về bảo mật thông tin và tránh làm giả.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động chiều cùng ngày, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VII, cho biết đã nhận được phản ánh xung quanh dư luận này. Ông Vệ khẳng định đây là sự hiểu nhầm, xuất phát từ việc nhân viên của Tổng cục VII lấy một phôi CMND mẫu trước đây để làm minh họa cho báo chí.

Theo ông Vệ, Bộ Công an đang sử dụng công nghệ sản xuất CMND của Mỹ và trong suốt thời gian cấp thí điểm vừa qua ở Hà Nội (đã cấp được trên 106.000 CMND mới) đã dùng nhựa của một nhà cung cấp ở Nhật Bản. Đơn vị thực hiện sản xuất các phôi CMND mới là Nhà máy H57 của Tổng cục Kỹ thuật - Hậu cần Bộ Công an. “Việc sản xuất CMND mới được tiến hành ở Nhà máy H57, bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về bảo mật” - ông Vệ nhấn mạnh.

Ông Vệ cho biết trước khi Tổng cục VII triển khai thí điểm cấp CMND mới ở 4 quận, huyện tại Hà Nội, tập đoàn Huaxin và nhiều doanh nghiệp các nước khác có mang sản phẩm nhựa đến chào hàng. Sau đó, Tổng cục VII quyết định chọn đơn vị cung ứng tới từ Nhật Bản. Tuy nhiên, giá thành nhựa sản xuất CMND mới của Nhật Bản khá cao.

“Sử dụng nhựa của phía Nhật Bản cung cấp thì một chiếc phôi CMND trắng sẽ tốn khoảng 3.000 đồng, nếu tính cả hư hỏng trong quá trình sản xuất sẽ khoảng 3.200-3.500 đồng. Thí điểm thì làm thế được nhưng sắp tới, triển khai mở rộng cấp CMND thì phải tính toán. Chúng tôi muốn giá thành giảm xuống còn khoảng 2.500 đồng/phôi CMND là tốt nhất. Thế nên hiện giờ, chúng tôi đang tính toán xem nên nhập nhựa của đơn vị nào cho hợp lý mà vẫn bảo đảm tất cả yêu cầu về quản lý, giá thành và bảo mật” - ông Vệ cho biết.

Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) - Tổng cục VII, cũng khẳng định mọi chuyện xuất phát từ việc trước đây, Tổng cục VII có đưa một số mẫu nhựa của các doanh nghiệp nước ngoài (tới chào hàng) đi sản xuất thử mẫu CMND. “Mẫu CMND có in dòng chữ specimen Huaxin còn sót lại, vô tình được đưa ra giới thiệu trong buổi gặp gỡ báo chí vừa qua mà thôi” - đại tá Dung cho biết.

Theo Thế Kha

NLĐ

===================

Tôi sẵn sàng trả 5000 VND cho CMT 12 số, nếu nó không từ bất cứ một Cty nào của Trung Quốc. Tôi tin rằng nhiều người cũng nghĩ như tôi.

Của rẻ là của ôi.

Của đầy nồi là của không ngon.

Ông cha ta đã để lại một cẩm nang như thế rồi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy trái phiếu giá trị lớn trong hộp đồ nhặt được

Thứ ba, 10/12/2013 20:20 GMT+7

Một người đàn ông ở Mỹ vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy tờ trái phiếu hàng chục nghìn USD trong chiếc hộp nhặt được cách đây mấy năm.

Nhặt được tờ séc hai triệu USD trên tàu

Posted Image

Hình ảnh một tờ trái phiếu tiết kiệm Mỹ. Ảnh: Upi.com

Anthony Garofalo, người cha đơn thân ở bang Folorida, nhặt được một chiếc hộp ai đó vứt lại bên lề đường vài năm trước. Ba năm sau, anh mở ra và rất ngạc nhiên khi thấy trong hộp có tờ trái phiếu trị giá 50.000 USD, đề tên chủ nhân là Donald Tran, người thụ hưởng là Theodore M.Tran.

UPI hôm qua cho hay, Garofalo thấy ngoài hộp đề dòng chữ "cây thông Noel", phía trong là cái cây nhỏ được bọc kín. Garofalo kể: "Tôi nhớ đến đứa con trai một tháng tuổi ở nhà, định sẽ giữ cái cây lại cho đến khi con mình lớn hơn rồi tặng cho nó".

Garofalo một mình nuôi dạy đứa con trai hiện nay đã ba tuổi. Anh phải ra ngoài thu lượm phế liệu để kiếm sống. Nếu giữ lại khoản tiền, cuộc sống của anh sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Tuy vậy, Garofalo vẫn cố gắng liên lạc với cả hai người chủ tờ trái phiếu nhưng chưa có kết quả.

"Tôi cần phải làm điều đúng đắn. Đó không phải tiền của tôi. Cho dù người thụ hưởng đã qua đời, tôi cũng muốn trả lại gia đình họ số tiền đó", Garofalo tâm sự. Nhưng anh hy vọng, người được trả lại tờ trái phiếu sẽ trả công cho mình chút đỉnh. Như vậy, anh có thể trang trải cuộc sống của hai cha con được một thời gian.

Cuộc tìm kiếm người chủ số tiền của Anthony Garofalo vẫn đang tiếp tục. Anh hy vọng tờ trái phiếu sẽ sớm trở về tay người chủ thực sự.

Trần Trang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạy Lễ, dạy làm người...rồi còn gì nữa?

Posted Image - Giáo dục nước ta không ngừng nhấn mạnh dạy đạo đức. Nói chúng ta lơ là dạy đạo đức chưa hẳn đúng.Liên tiếp nhiều khẩu hiệu về dạy và học đạo đức được trưng lên liên tục, rộng khắp.

Chỉ có điều, đạo đức giới trẻ cứ suy giảm, đến nay đã lan tới các cháu còn ngồi trên ghế nhà trường.

"Tiên học lễ - hậu học văn"

Đây là sản phẩm của Nho Giáo, cứ tưởng nó sẽ chung số phận với Nho Giáo.

Nhưng không, nó bất ngờ chiếm vị trí tột đỉnh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, gay từ thời điểm cách nay ba-bốn mươi năm - trở thành khẩu hiệu mang tính triết lý của toàn ngành giáo dục hiện đại.

Nhờ thể hiện dưới dạng câu đối, với hai vế cân xứng nhau về ý (Đức - Tài) và về luật bằng-trắc - lợi thế của khẩu hiệu này là đọc lên êm tai, dễ thuộc, dễ hiểu...

Tuy nhiên, đạo đức học sinh - mà nó có nhiệm vụ giám sát - xuống cấp, khiến địa vị của nó không những mất độc tôn mà còn lung lay dữ.

Cuộc thảo luận trên VietNamNet về có hay không tác dụng thật sự của "tiên học lễ", đã lôi kéo rất đông người.

Có ý kiến nói khẩu hiệu đã lỗi thời; thế kỷ XXI không ai dạy "lễ" theo nghĩa gốc của từ này; nhưng nội hàm mới của "lễ" lại chưa bao giờ được xác định. Thầy đã không hiểu dạy "lễ" là dạy cái gì, làm sao trò có thể học "lễ"? Do vậy, muốn học lễ cũng "bói không ra thầy"...

Tóm lại: khái niệm Lễ rất mù mờ. Và đây là đặc điểm chung của các khẩu hiệu giáo dục.

Posted Image

Trẻ em đang chơi trò "ô ăn quan" trong một ngày lễ dành cho gia đình. Ảnh: Lê Anh Dũng

"Nét chữ - Nết người"

Đây là khẩu hiệu do chính Việt Nam sáng tạo. Cũng dưới dạng câu đối, cũng liên quan "tài" và "đức"; cũng được đề cao không kém ai.

Ví dụ, các cuộc thi chữ đẹp đã được đôn lên thành phong trào toàn quốc, có khi buộc toàn lớp, toàn trường phải hưởng ứng.

Nhưng cuộc thảo luận gần đây - vẫn trên VietNamNet, với số người tham gia kỷ lục - đã có ý kiến coi việc học sinh bị bắt buộc luyện chữ là việc làm lỗi thời, hoặc nghi ngờ sự liên quan giữa "nét chữ" với "nết người", coi đó là sự gán ghép đầy cảm tính. Và cũng không kém mù mờ.

"Hồng phải thắm - chuyên phải sâu"

Đó là nội dung các cuộc chỉnh huấn dành cho trí thức, sinh viên. cách nay đã trên 50 năm. Cũng dạng câu đối, cũng hai vế: đức, tài... Nay cũng "bói không ra" ai thèm nhắc lại.

Dạy chữ - Dạy người

Liệu đã là khẩu hiệu cuối cùng?

Các nhà giáo dục quyền uy đang đòi hỏi phải coi trọng "dạy người" ngang với "dạy chữ".

Vẫn là khẩu hiệu dạng câu đối, vẫn liên quan tài và đức.

Nhưng lần này, khái niệm "dạy người" bị mổ xẻ.

Nếu coi 20 triệu học sinh là... người, thì các thầy cô đang "dạy người" đấy thôi?

Và việc đầu tiên là dạy cho họ biết chữ (dạy chữ). Sao phải nêu thành khẩu hiệu triết lý?

Té ra, một cách chính xác phải nói "dạy làm người" để khỏi bị bắt bẻ.

Hỏi Google về "dạy người" chỉ được nửa triệu kết quả; nếu hỏi "dạy làm người" được tới 1,2 triệu kết quả.

Rút ra: 1) khẩu hiệu mới đang được dùng thay cho "dạy lễ" ; 2) "dạy làm người" được dùng phổ cập hơn, mặc dù nó phá vỡ dạng câu đối của khẩu hiệu. Đáng tiếc.

Dạy làm người, nghe hoành tráng và toàn diện hơn "dạy Lễ" nhưng vẫn không kém mù mờ - so với dạy Lễ.

Nghĩa là không thể xác định được nội hàm cụ thể của khái niệm. Có người bảo: Chỉ cần dạy thấu đáo chữ Lễ là đủ để "làm người". Có người lại đòi hỏi sản phấm của nền giáo dục mới phải là những con người độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng... Đối chọi nhau cứ như so cổ hủ với tiên tiến vậy!

Cắt nghĩa không khó. Chả là, xã hội loài người tồn tại triệu năm đã trải qua nhiều trình độ.

Và mỗi xã hội có tiêu chuẩn riêng về "làm người", thể hiện ở triết lý giáo dục. Buổi giao thời, có cả những triết lý đối nghịch nhau, cùng tồn tại.

Do vậy, nội dung cần dạy để "làm người" cũng thay đổi tùy trình độ xã hội. Chỉ cần xét vài-ba tiêu chuẩn "làm người" mà một nền giáo dục đang theo đuổi, ta suy ngay được triết lý nào đang chi phối nền giáo dục đó.

Thay triết lý, lập tức một nền giáo dục sẽ có những thay đổi lớn: từ mục tiêu, chương trình, sách vở, cho đến cách dạy, cách học, cách thi...

Xin thôi "dạy làm người", thay bằng dạy ứng xử

Trong khoảng thời gian dài bằng cả kiếp người, biết bao khẩu hiệu được đề ra để chống suy thoái đạo đức, mà rành rành vẫn không chống nổi. Té ra, đó là những khẩu hiệu mọc ra từ cùng một triết lý. Giáo dục nước ta muốn đoạn tuyệt với Nho Giáo, nhưng Nho Giáo vẫn chưa chịu ký vào đơn ly hôn.

Liệu đã đến lúc hãy sớm thôi "dạy làm người", thay bằng dạy ứng xử?.

Không thể dạy đạo đức, nhân cách, hoặc gì gì... bằng lời, bằng thuyết lý (anh phải thế này, anh nên thế khác). Đạo đức, nhân cách (nếu có) vẫn là cái dấu kín trong đầu, chỉ duy nhất thể hiện bằng ứng xử.

Ứng xử là hành vi, khiến người xung quanh (thầy, bạn) quan sát được, đánh giá được, uốn nắn dược. Ứng xử có thể dạy rất sớm (bà mẹ dạy đứa trẻ sơ sinh bú đúng giờ). Không những ứng xử người với người, mà có cả ứng xử với bản thân, với môi trường, với hoàn cảnh... Ứng xử có thể phân loại để dạy theo chủ đề: làm quen, thuyết phục, an ủi, chia sẻ...

Cái đích cuối cùng của ứng xử là chung sống với mọi người: với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, tập thể... kể cả với người bất đồng chính kiến, bất đồng tôn giáo; sao cho được mọi người hoan nghênh, tin, chấp nhận mình.

Ứng xử có cách dạy riêng (lý thuyết, thực hành): dùng tình huống và đóng vai.

Ví dụ, nếu gặp tình huống "thế này" thì bạn ứng xử "thế nào"... Hoặc: Cả tổ đóng vai cử tri, bạn hãy thuyết phục trong 5 phút để các cử tri bầu bạn làm tổ trưởng...

Ồ, xin lỗi. Đây không phải chỗ bàn sâu về dạy ứng xử.

GS Nguyễn Ngọc Lanh

==================

Sách xưa viết:

Tử vấn:

- Ngươi học để mần răng?

Trò đáp:

- Học để người ta biết đến mình và hiểu mình.

Tử viết:

- Học thế cũng được.

Tử vấn trò khác:

- Ngươi học để mần răng?

Trò đáp:

- Học để biết người và hiểu người.

Tử viết:

- Thằng này còn đỡ hơn thằng tao vừa hỏi lúc nãy.

Tử vấn tiếp trò khác:

- Ngươi học để mần răng?

Trò này (Nhan Hồi) đáp:

- Học để biết minh và hiểu mình.

Tử viết:

- Hi hi. Cái học này thì vô cùng.

Cái đích cuối cùng của ứng xử là chung sống với mọi người: với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, tập thể... kể cả với người bất đồng chính kiến, bất đồng tôn giáo; sao cho được mọi người hoan nghênh, tin, chấp nhận mình.

Kiểu này thì tệ hơn học trò hạng bét của Tử.

Có ý kiến nói khẩu hiệu đã lỗi thời; thế kỷ XXI không ai dạy "lễ" theo nghĩa gốc của từ này; nhưng nội hàm mới của "lễ" lại chưa bao giờ được xác định. Thầy đã không hiểu dạy "lễ" là dạy cái gì, làm sao trò có thể học "lễ"? Do vậy, muốn học lễ cũng "bói không ra thầy"...

Cá nhân tôi nhận dạy Lễ với giá phải chăng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật chiếc máy BXT tìm nạn nhân vụ Cát Tường

Tienphong Online

19:09 | 13/12/2013

"Cha đẻ" của máy BXT - đã được dùng để tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân vụ TMV Cát Tường - lên tiếng về công dụng của chiếc máy này.

Theo TSKH Phan Văn Quýnh (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Bản đồ viễn thám, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội): Trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện một hiện tượng không bình thường, đó là săn lùng hài cốt không có chỉ giới về đạo đức, không quy tắc nghề nghiệp, không đếm xỉa gì đến xã hội, sự đau thương của các nạn nhân.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng toàn văn bài viết của TSKH Phan Văn Quýnh về vấn đề này.

Người Việt Nam có truyền thống tôn thờ người đã khuất, đặc biệt kính trọng các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì dân, vì nước. Nhà nước cũng có chính sách chiêu tập để các anh hùng liệt sĩ có mồ yên mả đẹp.

Song một số người vì lợi ích riêng của mình đã không từ một thủ đoạn nào, một biện pháp nào để đạt mục đích, xúc phạm đến vong linh người đã khuất, lừa dối người đang sống.

Sự việc đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi những người đó nhân danh là nhà khoa học để hành động.

"Săn" thi thể nạn nhân TMV Cát Tường bị thả trôi sông

Nhân danh các nhà khoa học của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, thuyết phục được đội công an tìm kiếm, họ vừa tiến hành tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân bị ông Nguyễn Mạnh Tường thả trôi sông - trong 3 ngày trên sông Hồng bằng máy BXT, mà theo họ dùng máy này có thể tìm thấy xác chết trong vòng bán kính 2km. TS B cho rằng tín hiệu đã về máy chính xác 100% và xác định 50 điểm có xác chết.

Máy đo từ trường MagMapper sản xuất tại Mỹ (G-858), hiện có tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, có thể đo được dải từ 18.000-95.000 nT(g). Từ trái sang: Cửa sổ điều khiển chính; Bộ dây đeo và các thiết bị điều khiển máy, nguồn nuôi; Ảnh chụp toàn cảnh khi sử dụng máy đo G858 trên hiện trường.

Posted Image

Máy đo từ trường MagMapper sản xuất tại Mỹ (G-858), hiện có tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, có thể đo được dải từ 18.000-95.000 nT(g). Từ trái sang: Cửa sổ điều khiển chính; Bộ dây đeo và các thiết bị điều khiển máy, nguồn nuôi; Ảnh chụp toàn cảnh khi sử dụng máy đo G858 trên hiện trường.

Những ngày tiếp theo họ tìm trên bờ, với tín hiệu máy quay họ đã xác định điểm cách cầu 300m và điểm 700m, trong đó điểm thứ hai đã lặn kiểm tra song không thành công. TS B còn biểu diễn cảm ứng của máy với mẩu xương và cá sống ở trên bờ.

Theo họ, đây là những cái máy tuyệt vời nhất thế giới, không có nước nào có được loại máy như vậy. Dưới mặt đất từ khoảng cách xa 3 đến 5km và trên không ở độ cao 12km máy có thể phát hiện được các dị thường trong lòng đất, như đứt gãy kiến tạo sâu, mỏ than, khí, vàng, bạc, đồng, nhôm…, thậm chí các khoáng sản phi kim như đá quý, caolin…, các công trình ngầm…, không có gì là không tìm được. Bằng máy này, họ đã tìm ra 3.000 bộ hài cốt.

Sau đây, chúng ta sẽ thấy đó là những lời quảng cáo dối trá hết sức trắng trợn.

Đi tìm người chế tạo máy BXT

Máy được mệnh danh là máy của TS B, nhưng thực tế được chế tạo bởi nhà chế tạo máy Nguyễn Tử Ánh - Anh hùng Lao động, bởi kỹ sư Nguyễn Văn Hào thuộc Xí nghiệp Địa vật lý, Liên đoàn Địa vật lý.

Posted Image

Anh hùng Lao động Nguyễn Tử Ánh (trái) và TS địa vật lý Nguyễn Trọng Nga.

Ngày 7/12, tại một địa điểm ở Hà Nội, tôi đã được sờ nắn và xem kỹ sư Nguyễn Văn Hào thao diễn máy BXT mà ông đã chế tạo cho TS B.

Khi được hỏi máy BXT đo cường độ từ trường hay sóng điện từ..., nó cho ta dữ liệu gì, dải từ nT (g) có thể đo được là bao nhiêu, độ dung sai Gradient…, kỹ sư Hào trả lời: "Không có gì cả. Máy không có sensor thu nhận dữ liệu bức xạ điện từ. Cũng cần phải ghi nhận rằng các ông nông dân miền Trung từ lâu đã chế máy để dò sắt phế liệu, tân tiến và hiện đại thì bên quân đội có máy dò mìn. Nhưng đó là dựa vào đặc tính của nam châm và sắt thép".

"Thế nguyên lý hoạt động của máy là gì, ví dụ như máy MagMapper đo từ trường của Mỹ là chùm hơi Cesium tách ra và tự dao động?". Trả lời: "Không có nguyên lý nào cả, nó có hoạt động đâu mà nguyên lý. Máy quay hay không là do nghệ thuật lắc cổ tay, điều này tôi học được ở ông B (xem hình ông Hào lắc cho máy quay). Anh xem đây, tôi đã cài thêm phần mềm để tính vòng quay, tốc độ quay. Ngoài ra chả có thêm chức năng gì nữa cả".

"Thế nói tín hiệu về máy là nói dối". Trả lời: "Đúng thế".

Tôi rủ đem máy đến gần các nhà xác bệnh viện hay vào nhà tang lễ xem nó quay thế nào? Trả lời: "Không phải đi, đã thử rồi, quay hay không là do tay người cầm máy".

"Thế nói máy BXT đo được bức xạ thứ cấp và xác định được xác chết trong vòng 200 mét là lừa đảo?". Trả lời: "Đúng thế. Cần chú ý rằng, điều khiển máy quay chỉ có ông B, sao ông không đưa cho PV cầm thử? Người khác cầm nó không quay, trừ trường hợp học được mẹo lắc cổ tay như ông Nguyễn Văn Hào. Việc lừa đảo nằm ở mẹo lắc cổ tay. Máy đo từ (magnetometer) hiện nay trên thế giới có nhiều kiểu, nhiều chủng loại và thực tế cũng chưa có máy nào tìm được xác chết. Bức xạ điện từ của xác chết là quá yếu và nó lẫn vào muôn vàn các bức xạ của các vật thể khác, rất khó khăn khi dùng chỉ tiêu này để tìm thi hài".

Posted Image

Kỹ sư Nguyễn Văn Hào đang biểu diễn máy BXT

Người viết bài này rất cảm kích sự trung thực, khoa học của Anh hùng Lao động Nguyễn Tử Ánh và kỹ sư Nguyễn Anh Hào khi mô tả máy BXT mà mình chế tạo. Việc TS B đem cái gọi là máy BXT đi đo từ để tìm thi thể chị Huyền là hết sức thiếu trung thực, nếu không muốn nói là lừa đảo, thực tế nó không thu nhận được một dữ liệu nào cả.

Cũng nên nhớ rằng cách đây khoảng 10 năm, trong tiết mục "Người đương thời" của nhà báo Tạ Bích Loan, TS B nói rằng máy của ông hoạt động theo nguyên tắc rađa, còn bây giờ lại đi đo từ. Ở đây cần phải nói, gia đình nạn nhân đã vô cùng đau đớn, xin đừng lừa họ hơn nữa. Ông Nguyễn Tử Ánh và ông Nguyễn Văn Hào cũng không muốn các cái máy mà mình chế tạo bị lợi dụng. Chẳng thể là ông đồng bà cốt đi một nhẽ, đằng này lại là TS.

Trong quá trình tham gia tìm kiếm nhiều thứ, nhiều nơi, ông B không phải không tìm được một số thứ, nhưng điều đó không có nghĩa là máy BXT thu nhận được bức xạ sóng điện từ của xác chết, thậm chí còn cách xa máy đến 200m.

Các thông tin máy BXT tìm thấy 3.000 hài cốt liệt sĩ, tìm thấy 600 hài cốt ở Dakrong, 50 hài cốt ở Ba Lòng (Quảng Trị, báo An ninh Thế giới, 7.12.2013) đều là các thông tin không kiểm chứng, bởi vì cái gọi là máy BXT không có khả năng thu nhận tín hiệu bức xạ điện từ của người chết.

Thực sự máy BXT hay như vậy sao không đăng ký bằng sáng chế phát minh, nhận danh hiệu "Nhân tài đất Việt", sản xuất để xuất khẩu.

Lợi dụng nhu cầu tìm kiếm thi hài thân nhân liệt sĩ quá cao ở Việt Nam, các nhà ngoại cảm được chống lưng bởi các nhà khoa học thoái hóa đã lao vào cuộc săn lùng như kền kền săn xác chết không có một tí nhân tính nào.

Bài viết này hy vọng để mọi người cảnh giác, đừng để mình biến thành nạn nhân của các kẻ lừa đảo.

Theo Dân Việt

==================

Cái cụ Bằng này đã phát biểu: "Không có Phoengshui, mà chỉ có tia đất". Làm Lão Gàn nhẩy chồm chồm trong cái lò gạch làng Vũ Đại. Lên tiếng phản bác đâu đó trên diễn đàn này.

Nhưng chuyện nào ra chuyện đó. Cái máy của cụ Bằng đã phát huy cái tác dụng từ rất lâu. Chính tôi chứng kiến. Hơn nữa chính thông tin đại chúng cũng xác định máy của cụ Bằng là trùm tìm mạch nước. Vậy là số 1.

Ai mần ra cái máy mày, thì tôi chưa biết. Nhưng máy là một chuyện, cái vấn đề còn là phương pháp sử dụng.

Lấy cái ví dụ: Cái máy "láp tóp" của tôi thuộc loại hại điện (Khoe một tý), nhưng khôn khổ cái thằng tôi thậm chí không biết gửi cả "i meo".

Còn việc tìm thi thể nạn nhân Cát Tường, nếu không tìm thấy thì cũng đừng vội cho người ta là lừa đảo. Bác sĩ chữa bệnh không khỏi cũng là đi lừa sao?

Lại cũng vớ vẩn cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình-Lý -Khí trong Phân tích tâm lý (Thường gọi tắt là Phân Tâm Học - Psycho-Analisis):

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

http://vietnamnet.vn...d-nghi-gi-.html

Giáo dục ›› 20/12/2013 09:40 GMT+7

Bạo hành trẻ em, S.Freud nghĩ gì?

Pháp luật, đạo đức đã không đủ sức răn đe thì đến lúc phải có một cách nghĩ khác.

Posted Image

Ảnh chụp từ clip

Hai chi tiết của thảm kịch của giáo dục

Xem kĩ Clip về vụ bạo hành trẻ em ở Cơ sở mầm non Phương Anh, tôi quan tâm đến 2 chi tiết:

1) Bảo mẫu mặc áo xanh lá chuối, đeo kính trắng 3 lần vừa đánh vừa dúi đầu em bé vào chỗ kín của mình.

2) Em bé bị bảo mẫu mặc áo hoa xanh đánh tới tấp đã tỏ ra không còn khiếp sợ mà còn vung tay phản kháng, đôi mắt lạnh lùng và chất chứa căm thù.

Hai chi tiết ấy chứa đựng cả một thảm kịch của giáo dục Việt Nam.

Chi tiết thứ nhất, nếu nhìn hời hợt có thể bị xem là vô tình do tiện tay hoặc cố tình bảo mẫu muốn làm nhục bé.

Nhưng nếu quan sát ở cái hành vi kéo áo lên và động tác bất thường ở bàn tay vỗ thúc mông em bé và các ngón tay sau khi vạch áo, rõ ràng tâm thần của cô ta có vấn đề.

S.Freud sẽ không suy diễn ở hành vi này, nếu nói đó là trạng thái của dục tính bộc phát biến thành bạo hành theo nguyên lí “dịch chuyển”.

Một vụ việc có liên quan

Tôi liên hệ đến vụ án mẹ ruột và bố dượng (ngoài giá thú) bạo hành bé Như Ý ở Đồng Tháp.

Người bố dượng bạo hành với đứa con riêng của vợ có thể giải thích đơn giản vì “khác máu tanh lòng” chứ mẹ ruột tại sao lại đồng lõa với hành vi tàn bạo của người bố dượng?

Nhìn người mẹ với gương mặt sáng sủa, xinh đẹp lúc bồng con, không ai nghĩ chị ta lại là ác quỷ.

Nhưng lời khai trước tòa, rằng chị ta đồng tình cho và tiếp tay bố dượng hành hạ em bé để “trừ tà” rõ ràng chứa trong đó ẩn mật của tâm lí chứ không đơn thuần là mê tín dị đoan.

Bé Như Ý đã hay khóc “không như ý”, tức không đúng lúc, gây ức chế cho đôi gian phu dâm phụ kia nên mới ra nông nỗi cơn dục tính biến thành bạo hành.

So sánh 2 trường hợp này có thể khập khiễng, nhưng bản chất vấn đề có khi chỉ là một.

Bản chất dục tính, kéo theo thú tính ở con người là một vấn đề cần nghiên cứu nghiêm túc. Trong điều kiện cuộc sống khắc nghiệt, những trạng thái ức chế, kìm nén làm cho mọi sự nổi loạn của bản năng thú vật đều có thể xảy ra.

Nhìn đôi gian phu dâm phụ ở vụ án kia hành hạ cháu bé đến mức thương tật 20%, rõ ràng họ muốn tiêu diệt cái vật cản cho ham muốn thú vật của mình khi nó đã nổi loạn không thể kiểm soát được.

Cuộc sống khắc nghiệt của giáo viên mầm non

Hai bảo mẫu của nhà trẻ Phương Anh còn rất trẻ, trẻ như chính những sinh viên của chúng tôi, nên những nhà giáo có lương tâm nhìn thấy không khỏi chạnh lòng.

Các em sinh viên vì thế cũng đừng vội trách 2 cô bảo mẫu kia mà phải luôn tự lo và tự nhắc nhở mình vì tương lai còn dài.

Cuộc sống sau khi ra trường với giáo viên mầm non thật khắc nghiệt.

Ngày làm việc trên 8 tiếng chăm sóc cả đàn trẻ, tối lo làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, không có thời gian nghỉ ngơi, thời gian yêu đương, trong khi lương không đủ sống.

Trong điều kiện làm việc ở trường mẫu giáo quy mô với những ràng buộc của tổ chức, đoàn thể, chắc chắn những ham muốn, dục vọng có thể sẽ bị kiểm soát hay “diệt” dần.

Nhưng với những nhà trẻ tư nhân kín cổng cao tường, lấy gì kiểm soát để phần thú tính không nổi loạn như những vụ vừa rồi?

Tôi không “đổ hết lỗi cho người lãnh đạo, người quản lý”, vì trường mầm non tư thục đang mọc lên như nấm làm sao quản lí xuể.

Nhưng trả lời như bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non là không ổn: “Trách nhiệm của người phụ huynh tại sao họ không chọn chỗ gửi con cho an toàn để gửi. Vì con là tài sản quý giá nhất của gia đình thì phải quan tâm, tài sản thì phải tìm nơi mà gửi gắm chứ đừng mang gửi bừa phứa như vậy”.

Nói vậy khác gì chuyện hài về một quan chức khi đi thăm vùng lũ lụt đã trách dân nghèo sao không biết xây nhà lầu tránh lũ!?

Bà thừa biết, nơi an toàn nhất để gửi con là các trường mầm non quy mô của Nhà nước, nhưng muốn xin được con vào các trường này phải xếp hàng từ hơn một năm trước.

Không có lỗi thì cũng phải có trách nhiệm, trách nhiệm phòng xa. Sao không tập trung mở rộng quy mô trường mầm non phục vụ kịp thời cho nhu cầu ngày một gia tăng của trẻ em, kéo theo giảm tải áp lực làm việc của các cô bảo mẫu bằng cách tăng lương giảm giờ làm cho họ, trong khi lại ném hàng tỉ vào các đại dự án gọi là cải cách giáo dục, dự án này chưa xong đã chồng lên dự án khác mà con tàu giáo dục thì vẫn cứ chới với.

Với định mức làm việc như cô giáo mầm non hiện nay, vài cô suốt ngày vật vã chăm sóc, dạy dỗ một lúc từ 30 đến 40 trẻ đã là một sự hy sinh vĩ đại, họ còn phải có thời gian yêu đương, lấy chồng sinh con chứ có phải là các xơ ở trường dòng hay ni cô nhà Phật phải chấp nhận diệt dục đâu.

Các bảo mẫu đã là nạn nhân của một nền giáo dục vô trách nhiệm!

Trẻ em đã, đang và sẽ còn là nạn nhân của một nền giáo dục vô trách nhiệm!

Và lâu dài hơn, hãy nhìn vào cái chi tiết thứ hai trong clip, hình ảnh em bé vung tay phản kháng lại bảo mẫu với ánh mắt lạnh lùng và chất chứa căm thù ấy nói lên điều gì?

Sự chấn thương tâm lí ở giai đoạn đầu đời sẽ tạo ra các ức chế và kìm nén là nguyên nhân sinh ra bạo lực và thú tính về sau chứ không đơn thuần chỉ là sự sợ hãi và bấn loạn như các nhà tâm lí rởm đã tưởng tượng một cách hời hợt để minh họa cho thứ tâm lí học sáo rỗng của sách giáo khoa hiện hành.

Sử dụng quyền lực

Bạo lực chồng lên bạo lực khi quyền lực không có cơ chế kiểm soát. Trong khung cửa kín của nhà giam, công an sở hữu quyền lực thì nghi can hiển nhiên bị tra tấn dẫn đến oan sai.

Và tình trạng không khác khi nhà trẻ kín cổng cao tường, cô giáo sở hữu quyền lực tối cao thì trẻ con thành nạn nhân.

Đến lượt báo chí được sử dụng quyền lực không giới hạn của mình thì những phạm nhân như hai cô giáo kia bị mang ra làm nhục. Có ai ngờ rằng "hai con sói" vừa bạo hành trẻ em trước đó lại trở thành "hai con cừu non" rúm ró trước ống kính các nhà báo?

Quyền lực chính là giá đỡ cho sự nổi loạn đầy hứng thú của bản năng dục tính lẫn thú tính, dù là quyền lực ở đâu, cấp nào, gia đình, nhà trường hay xã hội. Đối với dư luận, tôi khuyên theo cách của Chúa, ai chưa một lần đánh trẻ em thì hãy ném đá vào những cô giáo này!

Đối với ngành giáo dục, cách phòng chống bạo lực nói chung và bạo hành trẻ em nói riêng là tạo ra một môi trường làm việc hòa lạc cho chính người lao động, hơn là tạo ra các dự án chỉ mang lại hứng thú cho một nhóm người quyền thế. Với số tiền hàng nghìn tỉ thay vì đã chi cho các dự án, tôi nghĩ, đem ra làm được điều nói trên không khó, nếu lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có cách nghĩ… theo Freud!

"Là người sáng tạo phương pháp phân tâm học, Sigmund Freud giúp ta hiểu rằng, con người về cơ bản là miếng mồi của tuổi thơ anh ta. Ý nghĩa của mọi khám phá phân tâm học đều nằm ở cuộc dò xét tìm tòi bướng bỉnh, kéo dài bất tận, vừa khủng khiếp vừa tầm thường về thời thơ ấu. Từ nỗi ám ảnh khởi nguồn đó nảy sinh một huyền thoại mới".

Lời dẫn của Roland Jaccard trong cuốn sách "Sigmund Freu: Cuộc đời và sự nghiệp"

Chu Mộng Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạy Lễ, dạy làm người...rồi còn gì nữa?

Posted Image - Giáo dục nước ta không ngừng nhấn mạnh dạy đạo đức. Nói chúng ta lơ là dạy đạo đức chưa hẳn đúng.Liên tiếp nhiều khẩu hiệu về dạy và học đạo đức được trưng lên liên tục, rộng khắp.

==================

Sách xưa viết:

Tử vấn:

- Ngươi học để mần răng?

Trò đáp:

- Học để người ta biết đến mình và hiểu mình.

Tử viết:

- Học thế cũng được.

Tử vấn trò khác:

- Ngươi học để mần răng?

Trò đáp:

- Học để biết người và hiểu người.

Tử viết:

- Thằng này còn đỡ hơn thằng tao vừa hỏi lúc nãy.

Tử vấn tiếp trò khác:

- Ngươi học để mần răng?

Trò này (Nhan Hồi) đáp:

- Học để biết minh và hiểu mình.

Tử viết:

- Hi hi. Cái học này thì vô cùng.

Câu chuyện "Tử vấn" chỉ có vậy. Lão Gàn chế ra cho đỡ căng thẳng. Xin viết thêm một đoạn nữa, gọi là "nối điêu" vào văn chương bác học của người xưa:

Tử vấn:

- Ngượi học để mần răng?

- Dạ! Bẩm thầy! Thầy nói đúng quá! Con đang học chương trình cao cấp ở Hoa Kỳ, để lấy bằng tiến sĩ nha khoa đấy ạ. Đúng là học xong con ra mở tiệm mần răng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặc áo mưa ngủ qua đêm rét trên vỉa hè Hà Nội

Thứ Sáu, 20/12/2013, 15:19 [GMT+7]

(Hình ảnh)– Đêm Hà Nội lạnh dưới 10 độ, những người vô gia cư sau khi vật lộn với cuộc mưu sinh, lại tiếp tục tìm cách để tồn tại.

Posted ImageMột điều đặc biệt, càng gần những khu phố sầm uất, hay khu phố cổ thường xuyên có người qua lại, càng dễ bắt gặp hình ảnh của những người vô gia cư. Họ không nhà, không người thân, họ lấy vỉa hè, mép cửa để làm nơi tá túc qua đêm. Và mỗi người trong đó, họ đều có một câu chuyện riêng của mình. Người đàn ông này đã gần 70 tuổi, khi được hỏi tên, quê quán, gia cảnh, ông chỉ lắc đầu và điềm đạm nói: “Buồn lắm, không muốn nghĩ đến”.

Posted ImageNgười đàn ông đang say ngủ này tên Hồng, ngoài 30 tuổi. Những người bán hàng ăn đêm quanh đó cho biết anh này là người Hà Nội gốc, nhà cách chỗ nằm chỉ dăm ba km. Tuy nhiên không biết vì lý do gì lại bỏ nhà ra đây ở. Nói chuyện thì thấy hoàn toàn bình thường. Anh ngủ ở đây đến sớm thì dậy ra chợ Đồng Xuân, hay chợ Long Biên làm cửu vạn, không có biểu hiện gì của bệnh thần kinh.

Posted ImageTrong cái rét buốt của mùa đông, những buồng ATM có cửa kính là nơi tránh rét lý tưởng cho những người vô gia cư. Họ chờ đến khi phố vắng bóng người, chọn những buồng ATM không có bảo vệ rồi chui vào ngủ, sáng sớm hôm sau, khi đã tồn tại qua một đêm, họ tiếp tục cuộc mưu sinh. Ảnh chụp trên đường Hai Bà Trưng. (Ảnh TTT).

Posted ImageNgười đàn ông này làm nghề xe ôm, không muốn bỏ tiền thuê nhà, ông chạy xe cả ngày. Ban ngày cứ dựng chân chống giữa là có thể ngả lưng. Còn ban đêm, trên phố Hàng Bông, ông quây mấy tấm bạt lại, trải tấm nhựa, với cái chăn mỏng là có thể qua được đêm đông. Còn cẩn thận bảo vệ tài sản quý giá của mình, ông dựng sẵn một cây gậy bên cạnh để phòng thân. (Ảnh TTT).

Posted ImageGa Hà Nội là một trong những địa điểm tập trung đông nhất những người vô gia cư, những người lao động chân tay. Người phụ nữ này bán quán nước ở cổng ga. Vì sợ công an đuổi nên hành trang chỉ có một cái ghế gấp nhỏ, chiếc làn đựng cốc chén, bình trà, phích nước. Quanh người phụ nữ này, cái tươm tất nhất chắc là chiếc màn, xin được từ một người khách quý phái đi tàu cách đây không lâu.

Posted ImageHai vợ chồng khoảng hơn 60 tuổi đêm nào cũng lấy cửa ga Hà Nội làm chốn nương thân. Họ lấy nhau đã hơn 40 năm, còn chính xác bao lâu thì không nhớ. Quê nhà không ruộng, đất, hai vợ chồng không một mụn con. Nhưng đêm đêm, họ còn có nhau để trao cho nhau hơi ấm, ủ cho nhau qua được những ngày đông rét mướt. Ông chồng chia sẻ, cứ ở bên nhau vậy thôi, nhưng có khi hôm sau dậy chỉ còn cái xác. Mỗi ngày thức dậy mới biết là mình sống thêm được một ngày. (Ảnh TTT).

Posted ImageTrong khi đó, tháp Hòa Phong tại bờ Hồ Gươm cũng trở thành nơi tá túc của người vô gia cư này. Không biết đây là đàn ông hay đàn bà, chỉ biết đang say ngủ. Người này nép vào một góc tháp, phủ lên mình chiếc chăn đơn mỏng tang, bên cạnh là một đống lùm xùm những bao, túi nilon để chắn gió.

Posted ImageÔng Quang đã lẩm cẩm, những người quanh khu bảo rằng lão bị điên, nhà ở ngay phố Hàng Bông nhưng bỏ ra lang thang ở Đường Thành, Hàng Da. Khi thấy phóng viên hỏi chuyện, lão “đuổi” một cách rất khéo: “mời cậu đi cho, hẹn cậu vào một ngày khác, hôm nay tôi muốn một chút riêng tư”. Cái vỉa hè như nhà của lão, và lão có quyền giữ khách, hoặc tiễn khách. Những người xung quanh thương lắm, thường cho lão đồ ăn, quần áo.

Posted ImageBà lão này phải khó khăn lắm mới xin được phường cho bà ngủ nhờ trên vỉa hè. Chỉ một tấm chăn đơn, vài cái áo khoác, cụ bà 70 này vẫn hằng ngày chống chọi với từng cơn gió đông rét mướt. “Bà có thể tá túc được ở đây, chỉ vì có công dẹp giặc tiểu bậy quanh vỉa hè này.” – một người xe ôm kể chuyện về bà lão.

Posted ImageTuy nhiên, màn đêm lại là lúc những con người bất hạnh này vươn mình ra đường để kiếm tìm lấy kế sinh nhai. Cửa ga Hà Nội, một quán cóc nhỏ được dựng lên. Một bà lão bán nước ngoài 60 tuổi, một bà cụ ăn xin ngoài 70 tuổi, và một anh xe ôm ngoài 30 tuổi. Họ ngồi lại với nhau, trông mong chuyến tàu cuối cùng về bến lúc 5h sáng. Hết đợt khách này, bà lão bán nước cũng phải dọn hàng vì đang ngồi vỉa hè trước cửa một hàng quần áo. Bà cụ ăn xin cũng phải di chuyển để tránh công an phường. Còn anh xe ôm tranh thủ về nhà trọ chợp mắt, chờ đợi chuyến tàu chiều.

Posted Image3 giờ sáng, bà lão ngoài 70 tuổi, cặm cụi đẩy một xe hàng lỉnh kỉnh những ghế, xô, phích nước, cốc chén tới một địa điểm nào đó để bày bán. Cơ thể liêu xiêu theo từng cơn gió đông. Thỉnh thoảng, cụ dừng lại thở, vuốt vuốt ngực như lấy hơi, rồi lại cặm cụi đẩy xe hàng đi tiếp.

Posted ImageAnh xe ôm tên Thân, quê ở Hưng Yên ngó quanh tìm khách. Ngoài 40 tuổi, anh có một cậu con trai đang học đại học tại Hải Phòng, một đứa con gái đang học phổ thông trung học tại trường Đại học quốc gia. Anh làm cả đêm, sáng về chợp mắt rồi chiều lại tiếp tục công việc đến sáng. “Cái xe máy này kéo cả nhà tôi sống, dù vất vả, nhưng các con tôi là niềm an ủi, động viên rất lớn”.

(Minh Tú thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết thúc có hậu của ông chủ mù và chú chó dẫn đường

Thứ Sáu, 20/12/2013 16:54

(NLĐO) – Chú chó dẫn đường Orlando và ông chủ mù Cecil Williams may mắn thoát chết trong vụ tai nạn hôm 17-12 ở thành phố New York - Mỹ, sẽ tiếp tục sống cùng nhau sau khi nhận được số tiền quyên góp trị giá 100.000 USD.

Hồi đầu tuần này, Ông Cecil Williams, 61 tuổi, ngã xuống đường ray và bất tỉnh ngay trước khi một đoàn tau đang lao về phía ông tại tại khu Manhattan ở thành phố New York. Thấy thế, chú chó Orlando đã không ngại ngần lao ra kéo ông Williams tỉnh dậy nhưng ông Williams vẫn nằm im bất động.

Thay vì bỏ chạy, Orlando đã quyết định ở lại trên đường ray với ông chủ của mình. Sau đó, cả 2 may mắn thoát khỏi cơn nguy kịch dù bị đoàn tàu đi qua phía trên người họ.

Khi tỉnh lại trong bệnh viện, ông Williams cảm thấy hạnh phúc vì có Orlando bên cạnh nhưng cũng không giấu được nổi buồn khi sắp phải xa chú chó vì Orlando sẽ “về hưu” vào ngày 5-1-2014 khi đủ 11 tuổi. Bảo hiểm y tế của ông không bao gồm chi phí nuôi Orlando khi nó không còn làm công việc dẫn đường nữa. Thế nên, ông Williams cho biết sẽ phải tìm một ngôi nhà tốt cho nó và nói rằng nếu có tiền ông nhất định sẽ giữ Orlando lại .

Posted Image

Ông Williams cảm động khi chú chó Orlando dũng cảm cứu ông. Ảnh: Reuters

Ông Larmont Smith, người đã làm việc tại trạm tàu điện nói trên được 15 năm, kể lại: “Chú chó ngồi ngay trước ông Williams như để bảo vệ ông ấy vậy. Thật sự đáng kinh ngạc. Thông thường bất kỳ con vật nào hay ai thấy đoàn tàu lao đến nguy hiểm như thế đều bỏ chạy nhưng chú chó này lại ở ngay đó”.

Posted Image

Cả ông Williams và chú chó Orlando đều may mắn sống sót. Ảnh: Reuters

Sau khi đọc về câu chuyện trên, một người tên Mark Jacobson sống tại Washington đã quyết định kêu gọi quyên góp trên trang GoFundMe để giúp ông Williams có thể tiếp tục nuôi Orlando. Nỗ lực này cho đến giờ đã thu về được hơn 38.000 USD.

Posted Image

Chú chó dẫn đường Orlando và ông chủ mù Cecil Williams sẽ tiếp tục sống cùng nhau sau khi nhận được số tiền quyên góp trị giá 100.000 USD. Ảnh: Reuters

Một trang gây quỹ trực tuyến khác cũng nhận được số tiền hơn 67.000 USD để ủng hộ 2 nhân vật chính trong câu chuyện cảm động này. Kết quả, ngay khi Orlando kết thúc công việc dẫn đường, ông Williams sẽ chính thức có một “người bạn đồng hành” mới cũng là chú chó trung thành này.

Xuân Mai (Theo Mirror)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Phủ phụ chánh triều vua Duy Tân. Từ trái sang phải: Tôn Thất Hân (thượng thư bộ hình), Nguyễn Hữu Bài (thượng thư bộ lại), Huỳnh Côn (thượng thư bộ lễ), Hoàng thân Miên Lịch, Lê Trinh (thựơng thư bộ công), Cao Xuân Dục (thượng thư bộ học).

Theo như tư liệu này thì đến đầu thế kỷ XX,Việt Nam vẫn còn bộ Lễ. Vậy mà đến nay, khái niệm về "Lễ" đã thất truyền, khiến hậu thế cãi nhau ỏm củ tỏi vẫn chẳng hiểu "Lễ" là cái khỉ gió gì thì cũng lạ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều khiến GS Ngô Bảo Châu dị ứng

17/12/2013 07:21 GMT+7

Posted Image - “Bản thân tôi dị ứng với việc một người đăng nhiều bài nhưng chất lượng không đảm bảo. Nhà quản lí thì chạy theo những chỉ số máy móc. Với nhà nghiên cứu khoa học, cái lớn nhất là cảm nhận đồng nghiệp dù điều đó không số hóa được. Nhưng đó mới là cái thực chất. Khi đa số đánh giá anh là nhà khoa học nghiêm túc, có ý tưởng mới tức anh nhà khoa học giỏi” – GS Ngô Bảo Châu đúc kết.

Có cần "sống chết" chạy theo bài báo khoa học?

Khoa học chân chính không có chỗ cho lòng đố kỵQuá nhiều nguyên nhân 'trói chân' nghiên cứu khoa học

Chiều 16/12, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ với với hơn 500 nhà khoa học trẻ, SV các chương trình chiến lược của ĐH Quốc gia Hà Nội trong tọa đàm “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học”.

Vị cố vấn chiến lược của ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học (NCKH) được thể hiện ở hai điểm chính đó là quy trình chuyên nghiệp và phẩm chất chuyên nghiệp.

Posted Image

GS Ngô Bảo Châu trong buổi giao lưu chiều 16/12 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Văn Chung)

“Nguyên tắc làm khoa học ở đâu cũng giống nhau. Chỉ khác, ở nước phát triển, có truyền thống có lẽ không cần ai giảng cho bạn về quy trình hay phẩm chất cần có vì nó tự nhiên như thế rồi. VN chưa có truyền thống như vậy”.

Từ trăn trở đó, GS Châu nói ông “suy nghĩ cẩn thận và mạnh dạn” chia sẻ 10 quy trình nghiên cứu khoa học và 3 phẩm chất của người làm khoa học chuyên nghiệp.

“Vỡ ra nhiều điều” từ hội thảo, hội nghị

Trước câu hỏi của một nhà khoa học trẻ về cái mới nhà nghiên cứu cần có, GS Châu cho rằng: “Nói chung, kết quả mới là quan trọng nhất. Trong trường hợp kết quả cũ chúng ta mới xem xét phương pháp mới khi và chỉ khi hi vọng bằng phương pháp đó tác giả hoặc người khác có thể làm ra kết quả mới. Tuy nhiên bài báo sẽ hay hơn nếu có phương pháp mới”.

TS Phan Xuân Hiếu băn khoăn: “Mỗi năm mỗi trường có 5-7 hội nghị tốt nhưng ta lại không đủ thời gian đọc kỹ tất cả các nghiên cứu. Có thực tế, nghiên cứu make up (trang điểm, hình thức) đẹp nhưng giá trị thực chưa chắc cao. Nhưng có bài không tốt nhất vào hiện tại nhưng sau 10 năm lại được nhìn nhận, đánh giá tốt. Làm sao chỉ lướt qua thôi đề tài nào đó có thể thấy giá trị thực của nó?”

Trước câu hỏi thú vị này, GS Ngô Bảo Châu nhắc đến vai trò của việc tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học.

“Giá trị không phải nằm ở báo cáo kỉ yếu mà là dịp được ngồi nghe nhà khoa học trình bày. Mới gần đây tôi phát hiện ra tại sao phải nghe giảng. Có những cái họ không dám viết ra nhưng bằng động tác cơ thể, những cái phẩy tay không quan trọng, những cái hạn chế của họ giúp tôi thu thập được nhiều điều bổ ích.

Hơn nữa, việc gặp và trao đổi trực tiếp qua đối thoại là hết sức quan trọng. Tiếp xúc cá nhân là cơ hội lớn nhất và nhanh nhất các bạn có thể tìm đề tài khoa học thỏa mãn được tính thời sự và có thể giải quyết được, chứ không phải quá khó.

Bên lề hội thảo nhiều người cũng sẵn sàng cởi mở hơn về những khúc mắc, khó khăn họ đang gặp phải mà đôi khi họ ít chia sẻ qua thư từ hay các forum hoặc muốn dành cơ hội cho sinh viên của họ. Khi chương trình lớn sẽ có nhiều khúc mắc và các bạn trẻ có thể làm gia được.

Hãy tham gia nhiều hội thảo của các nhà khoa học lớn. Nếu không hiểu bạn có thể hỏi và trao đổi trực tiếp với diễn ra sau buổi hội thảo. Đừng ngần ngại trình bày với họ đây là vấn đề bạn rất quan tâm và ở lĩnh vực này đâu là vấn đề nóng hổi và sinh viên có thể làm. Có người có thể không nói nhưng sẽ có người nói cho bạn biết”.

Đừng đánh giá chỉ qua bài báo khoa học

Một nữ sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học băn khoăn hỏi “Thời gian cho công trình nghiên cứu có quan trọng không? Số lượng bài đăng tạp chí rất quan trọng. Nếu em dành cả đời nghiên cứu ý tưởng mà biết nếu có nhiều thời gian sẽ thành hiện thực vậy liệu em có chỗ đứng trong giới khoa học khi lượng bài báo ít ỏi?”

Trầm ngâm, GS Ngô Bảo Châu đáp lời: “Tôi bị dị ứng trước việc đăng quá nhiều bài nhưng chất lượng không đảm bảo, nhà quản lí chỉ chạy theo chỉ số, máy móc.

Posted Image

TS Trần Phương, Nghiên cứu sinh ĐH Melbourne với những trăn trở về áp lực số lượng bài báo phải xuất bản với công việc của nhà khoa khọc.(Ảnh: Văn Chung)

Cảm nhận đồng nghiệp về mình như thế nào dù không số hóa được nhưng đó mới là cái thực chất. Khi đa số đánh giá anh là nhà khoa học nghiêm túc, có ý tưởng mới tức anh nhà khoa học giỏi.

Và tốt nhất nên để đồng nghiệp nước ngoài đánh giá. Nhiều người quan niệm đồng nghiệp nước ngoài họ không hểu trình độ, thực tế VN nhưng thực ra sai. Họ rất hiểu mình khó khăn thế nào nên nhiều khi không không khắt khe, gay gắt nhiều như trong nước. Vấn đề là anh có dám đưa công trình cho họ đánh giá hay không mà thôi”.

GS Châu khẳng định: “Để có sự đánh giá chính xác, bài báo không quyết định. Không cần phải chạy theo số lượng.

Tuy nhiên giữa 15-20 bài báo không khác nhau mấy nhưng 0 và 1 lại khác. Bạn vẫn phải có bài báo. Khi theo đuổi lâu dài vẫn có mục đích ngắn hạn, vẫn có sản phẩm để họ đánh giá về bạn.

(…) Ở Pháp tôi nghĩ Mỹ thích số lượng bài báo nhưng 7 năm làm việc ở Mỹ thực tế không phải vậy. Suy nghĩ của đồng nghiệp về bạn mới quan trọng và số lượng bài báo nhiều có khi ảnh hưởng ngược lại”.

Về câu hỏi liệu có nên dành cả đời cho một nghiên cứu, GS đưa lời khuyên “cần thận trọng. Để làm như vậy đòi hỏi con người có phẩm chất phi phàm, không phải ai được như vậy. Để có mục đích lâu dài nên có mục đích ngắn hạn. Nếu không bạn sẽ không đủ kinh phí, sức lực theo đuổi cái lâu dài”.

Phó GĐ Nguyễn Hữu Đức bổ sung: “Nước phát triển họ có văn hóa discovery – tức du lịch, tìm tòi, phát minh, phát hiện. Người châu Á thường chỉ đến để vui chơi, chụp ảnh, khoe với gia đình. Sự khác biệt rất rõ.

Thứ hai quan sát ở nước ngoài người ta quan niệm nghiên cứu khoa học thực sự là nghề, để đam mê và cũng để tồn tại. Ở ta, có mối liên hệ giữa nâng cao học thức với bằng cấp, chức vị xã hội dẫn đến những khó khăn, lệch lạc rất dễ xảy ra”.

Văn Chung (ghi)

==========================

Tại người ta hiểu sai mục đích của việc học thôi. Các cụ xưa bảo: "Nhân bất học bất tri lý", chứ có bảo "Nhân bất học bất bài báo khoa học" đâuPosted Image.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả nghiên cứu AIDS để chiếm đoạt hàng triệu USD

29/12/2013 06:00 GMT+7

Một giáo sư của Đại học Iowa (Mỹ) đã phải từ chức sau khi bị cáo buộc giả kết quả nghiên cứu AIDS để trục lợi hàng triệu USD của chính phủ liên bang.

Gian lận khoa học gia tăng vì… tiền?Nhà khoa học đi tù vì giả kết quả thử nghiệm thuốcLật lại vụ lừa đảo khoa học đình đám nhất lịch sử

Posted Image

Nhà nghiên cứu Han đã cho thêm máu người vào máu thỏ để giả tạo việc các con vật thí nghiệm đang phát triển khả năng đề kháng với virus HIV. Ảnh: Reuters/Corbis

Nhà nghiên cứu y sinh, tiến sĩ Dong-Pyou Han đã phải xin rút khỏi vị trí bổ nhiệm tại Đại học Iowa hồi tháng 10, sau khi thừa nhận đã ngụy tạo nghiên cứu thu hút các khoản tài trợ trị giá tới 19 triệu USD trong nhiều năm.

Theo tiến sĩ James Bradac thuộc Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, ông Han đã cho thêm các thành phần máu người vào máu thỏ để giả tạo như các con vật thí nghiệm đang phát triển khả năng đề kháng với virus HIV. Quan chức phụ trách các khoản tài trợ vắc-xin AIDS của chính phủ liên bang Mỹ này nói, đây là trường hợp gian dối khoa học tồi tệ nhất mà ông chứng kiến trong 24 năm qua.

Trang Des Moines Register đưa tin, trong quá trình nghiên cứu, ông Han đã lén lút trích lấy máu từ cơ thể của những người đã sản sinh ra các kháng thể với HIV để cho thêm vào máu thỏ, làm sai lệch các kết quả thí nghiệm. "Đột phá" thu được từ trò gian lận của ông Han từng gây chấn động cộng đồng khoa học, gia tăng triển vọng về sự ra đời của một loại vắc-xin phòng chống AIDS trong tương lai không xa. Tuy nhiên, âm mưu của ông Han bắt đầu sụp đổ khi các nhà nghiên cứu khác không thể tái tạo các kết quả thí nghiệm.

Tiến sĩ Bradac cho biết thêm rằng, ông Han là thành viên nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Michael Cho. Hai người đã bắt đầu làm việc với nhau cách đây 15 năm tại Đại học Case Western Reserve (nang Ohio, Mỹ) và vẫn tiếp tục cộng tác sau khi chuyển tới Đại học Iowa cùng nhau. Tiến sĩ Cho được xác định không dính líu vào vụ gian lận và hiện không đối mặt với bất kỳ biện pháp kỷ luật nào.

Hơn một nửa trong số 19 triệu USD chính phủ liên bang tài trợ cho nghiên cứu cách chữa trị AIDS đã được trao cho Đại học Iowa, sau khi ông Han công bố kết quả nghiên cứu luận án tiến sĩ cho thấy, thỏ đang hình thành khả năng đề kháng virus HIV. Hồi tháng 1, tiến sĩ Cho đã biết về các vấn đề tiềm tàng với những thử nghiệm của nhóm ông, bao gồm cả nhà nghiên cứu Han.

Các mẫu nghi vấn sau đó được chuyển cho một cơ sở khác kiểm tra và kết quả đã phanh phui việc ông Han giả tạo kết quả thí nghiệm. Cơ quan điều tra xác nhận, phần còn lại trong nhóm nghiên cứu không hề hay biết về âm mưu đen tối của ông Han.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

=====================

Cái này còn tồi tệ hơn nhiều so với chạy theo bài báo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Bí mật” về khoa học, công nghệ nước nhà… mà ai cũng biết

29/12/2013 - 11:35

Trong tuần vừa qua, liên tiếp hai vụ việc liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ được truyền thông nhắc tới khiến cho ngành này cuối năm lại trở thành đề tài nóng của dư luận. Thực chất chuyện chi phí làm đề tài khoa học bị gợi ý “trích lại” 50-60% cho đến việc thạc sĩ công nghệ “tự động” sử dụng chuyên ngành vào đánh cắp tiền trong tài khoản không phải bây giờ mới có. Những “bí mật”này rất nhiều người trong ngành đã biết từ lâu, nhưng không phải ai cũng dám “vạch áo cho người xem lưng” vì đụng chạm sát sườn đến “miếng cơm manh áo”.

Giáo dục “hình thức” khiến Việt Nam thiếu hụt lao động chất lượng

Ưu tiên thạc sĩ “3 Tây” – cơ hội cho “thạc sĩ giấy”

Posted Image

“Hoa hồng” đen trong khoa học

Mới nghe thì xem ra lý do tủn mủn chi tiết quá, bởi các nhà khoa học của chúng ta vẫn luôn được kính trọng vì đại diện cho các bậc trí thức thời hiện đại. Nhưng họ cũng là người và họ cần phải sống, sự đạo mạo bên ngoài để lương thấp không đủ ăn và mặc áo rách bên trong đã qua lâu rồi. Vì thế mà theo GS Hoàng Tụy phát biểu trên Tuổi trẻ hôm 27/12, thì việc trích phần trăm kinh phí làm đề tài khoa học cho hết chỗ nọ, cửa kia để đề tài được cấp kinh phí, được nghiệm thu, trót lọt “đầu vào, đầu ra” đã là điều tồn tại nhiều năm nay. Đó cũng chính là nguyên nhân “giết chết” động cơ nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học chân chính.

Đưa được sự việc ra ánh sáng, TS. Phạm Huyền cũng đã góp phần giải tỏa nỗi “ấm ức” của nhiều người cùng ngành nghề với ông. GS.TS Trương Đình Kiệt, Ủy viên ban chủ nhiệm chương trình y tế - nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm TP, cũng bày tỏ trên Tuổi trẻ rằng chi phí cho tiêu hao máy móc, vật tư hóa chất nghiên cứu đã chiếm 60-70% kinh phí thực hiện đề tài, phần còn lại là thuê các nhân công thí nghiệm, chi phí tài liệu và các chi phí khác. Các chi phí cho cơ quan quản lý đề tài chỉ ở mức 10 triệu/đề tài vì thế, nếu đòi 50% kinh phí đề tài cho khâu quản lý, hội đồng bảo vệ thì ông cũng xin trả lại đề tài như TS. Phạm Huyền.

Còn TS. Vũ Thanh Quang, Bệnh viện Quân đội 108, thì cho rằng thực tế lâu nay các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu khoa học tại Việt Nam đều nhận ra chính sách khoa học công nghệ cần thay đổi, vì đều đang “làm khó” cơ quan quản lý lẫn người nhận đề tài. Bởi nếu chấp nhận trích lại 50-60% kinh phí, TS. Huyền sẽ phải dùng nhiều cách để giải ngân, như thế sẽ tiếp tay cho cách làm ăn gian dối, không ngay thẳng. Ngoài ra, với kinh phí hạn hẹp chỉ còn 30% thì chất lượng đề tài cũng không thể có tính sáng tạo, tiên tiến hay đạt kết quả như kỳ vọng, nhưng các đề tài như thế vẫn đều được nghiệm thu “thành công” trong báo cáo tổng kết cuối năm.

Posted Image

Trong khi đó, TS. Trương Sĩ Kỳ, nguyên là nghiên cứu viên chính thuộc Học viện Hải dương học, Nha Trang, nhận định, nếu đã chấp nhận sự dối trá trong thanh toán (có khi là phạm pháp vì ký khống chứng từ) thì người ta cũng hoàn toàn có thể dối trá trong số liệu khoa học của đề tài, vì khi bị dồn đến chỗ kinh phí eo hẹp, làm cho có thì người ta cũng dễ “đắp đổi” số liệu sao cho “ổn” là được. Đây cũng là một trong những lý do khiến chất lượng công trình nghiên cứu nước nhà khá thấp, trong khi đề tài hàng năm luôn nhiều, nhưng chẳng mang lại kết qủa gì thực tế.

Với cách làm khoa học như hiện nay, đề tài trông chờ vào kinh phí nhà nước, người làm đề tài ăn lương nhà nước, chẳng có động lực gì thúc đẩy họ phải làm ra cái gì cho xã hội vì vẫn được “nuôi” ổn định, thì chuyện làm đề tài dễ bị biến thành nơi “kiếm thêm” bù vào lương thấp. Vì thế, những nhà khoa học nào giỏi “xoay xở” thì cũng sẽ phải chấp nhận “cuộc chơi” trích lại “hoa hồng” trong khoa học, số còn lại sẽ “ngồi im” hưởng “thái bình”. Và ngành khoa học nước nhà sẽ đi dần vào chỗ chết.

Và chuyện “ăn chia” trong việc “trộm cắp” bằng công nghệ

Có lẽ mới về nước nên Hoàng Anh – Thạc sĩ Tự động hóa kỹ thuật chưa có dịp được tham gia vào các đề tài trích phần trăm như trên, nhưng cũng đã kịp nghĩ ra cách kiếm tiền khác dựa vào những kiến thức khoa học công nghệ của mình.

Trước đó, khi mới du học từ Nga về nước tháng 6/2013, Hoàng Anh, 27 tuổi (trú tại TP. Vinh, Nghệ An) đã bàn bạc với Mai Quốc Việt 25 tuổi, trú tại khu đô thị Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội và Nguyễn Hải Hà 32 tuổi (phường Thịnh Quang, Đống Đa, TP.Hà Nội) cách sử dụng thông tin thẻ trộm được trên mạng để đặt phòng tại nhiều khách sạn, bằng hai địa chỉ trang web expedia.com và agoda.com. Bên cạnh đó, nhóm này cũng đã móc ngoặc với người của khách sạn để rút tiền từ công ty Expedia chia nhau với mức 50% tiền ăn cắp thuộc về Hoàng Anh, Hà và Việt chia nhau 10%, còn lại 40% cho những người ở khách sạn. Sự thỏa thuận ăn chia này khiến cho nhóm thực hiện trót lọt lừa đảo 19 khách san tại Việt Nam với số tiền 1,4 tỷ đồng. Tuy số tiền không lớn bằng kinh phí đề tài của TS. Phạm Huyền, nhưng thạc sĩ Hoàng Anh cũng đã “nghiên cứu” đề tài trộm cắp “thành công”, “bỏ túi” 50% số tiền thu được.

Posted Image

Việc “mạo hiểm” của Hoàng Anh cũng chẳng kém với việc ký khống hóa đơn của những chủ nhiệm đề tài vì nếu có ai “sờ đến” kiểu gì chẳng vi phạm pháp luật. Với các chính sách và cơ chế quản lý khoa học công nghệ như hiện nay, các nhà khoa học của chúng ta thật “dũng cảm” khi vẫn tồn tại đến bây giờ với số lượng đề tài vẫn ra đều đều hàng năm. Liệu họ đã “làm ăn” nghiên cứu “tung hứng” với những con số chứng từ giỏi như vậy, nếu để khoa học công nghệ được mở cửa, theo cơ chế cung cầu thị trường thì các nhà khoa học của chúng ta sẽ ra sao? Chưa biết họ sẽ “xoay xở” thế nào nếu nhận được 100% chi phí, chỉ biết chắc chắn số lượng những đề tài “nằm đắp chiếu” sau khi nghiệm thu “thành công” sẽ giảm, bởi chẳng nhà đầu tư nào chịu bỏ tiền cho những đề tài vô bổ nữa.

Toàn Phong

==================

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến hẹn lại lên.....ông Võ Tòng Xuân và VTC cùng ca bài ..bỏ Tết ta để ăn gà tây và đón mừng Tết Tây

http://vtc.vn/13-467636/giai-tri/se-den-luc-don-tet-co-truyen-theo-duong-lich.htm

(VTC News) - Giáo sư Võ Tòng Xuân nói đang có sự chuyển biến mạnh trong cách đón Tết dương lịch và sẽ cần thời gian làm quen với việc đón Tết một lần trong năm.

» Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư

» Tết ta theo tây lịch: Nhiều nhà khoa học cùng lên tiếng

Thời điểm trước Tết Quý Tỵ 2013, VTC News đã thực hiện chuyên đề 'Đón Tết cổ truyền theo dương lịch' khởi đầu bằng bài viết của Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng nên tổ chức Tết âm lịch theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay.

Loạt bài đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả với hàng ngàn bình luận được gửi đến tòa soạn bày tỏ sự ủng hộ cũng như sự băn khoăn bởi đây là văn hóa dân tộc ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người.

Theo bạn, có nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch?

  • Nên, để hội nhập
  • Không nên, phải gìn giữ truyền thống
  • Mỗi người tự lựa chọn

    Posted ImagePosted Image

Trước thềm Tết Giáp Ngọ 2014, trả lời VTC News, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách đón Tết dương lịch và Âm lịch. Thực tế đang có nhiều nơi đón Tết theo lịch dương vì thời gian Tết âm lịch, họ đã có lịch thực hiện các dự án hợp tác với nước ngoài.

"Tôi cho rằng sẽ cần thời gian người dân chúng ta quen dần với việc nghỉ Tết một lần trong năm. Quan điểm của tôi là chúng ta dịch chuyển thời gian nghỉ Tết về thời điểm năm mới dương lịch để thống nhất với các nước trên thế giới."

Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng đồng thời gửi đến báo điện tử VTC News bài viết dưới đây:

Như thường lệ năm nào tôi cũng tự thiết kế thiệp chúc hỗn hợp Tết âm lịch và Tết dương lịch như tấm thiệp trên đây, vừa tiết kiệm vừa không thất lễ với mọi người thân.

Posted ImageTấm thiệp tự thiết kế của GS Võ Tòng Xuân Và tôi rất vui mừng năm nay nhận được nhiều thiệp chúc hỗn hợp Tết Giáp Ngọ 2014 của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và bạn bè vào đúng dịp đầu năm 2014.

Bài liên quan:

» Tết ta theo dương lịch: Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL nói gì?

» TS. Lê Đăng Doanh: Nên ăn tết ta theo dương lịch

» Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư

» Tết ta theo lịch tây: Tiến sĩ Việt kiều lên tiếng

» Tết ta theo tây lịch: Nhà Tâm lý ngán ngẩm Tết lê thê

» Tết ta theo dương lịch: Nhà xã hội học lên tiếng

Rõ ràng đã có một chuyển biến tích cực, vì các năm trước thiệp chúc tây ra tây, ta ra ta, không gom lại như năm nay, rất tốn kém.

không khí ăn Tết đã tưng bừng tại TP Hồ Chí Minh và các thành phố ở ĐBSCL bắt đầu từ trước lễ Giáng sinh và sẽ kéo dài dài… theo tập quán ăn Tết lớn của dân ta. Càng rảnh rỗi, không có việc làm thì càng kéo dài ngày vui cổ truyền.

Không khí vui Tết đã thắm đượm cả 3 cơ quan mà tôi đang công tác. Đặc biệt là sáng thứ bảy 28/12/2013 mộtsố nhân viên tiến bộ và thân thiết của tôi đã đến ăn Tất niên với gia đình tôi thật vui vẻ và rất có ý nghĩa.

Dĩ nhiên ăn Tất niên vào lúc này thì nhà không nấu bánh chưng. Nhưng thịt kho dưa giá thì lúc nào cũng nấu được.

Các bạn trẻ biết là tôi đã có kế hoạch đi công tác sang Nigeria đúng vào 9 ngày nghỉ Tết ta để kịp thời vụ triển khai mấy thí nghiệm về giống khoai mì và giống lúa ngắn ngày mang từ Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên phía Nigeria thì rất náo nức chờ Nhóm Chuyên gia Việt Nam sang để tiến hành chương trình lúa và khoai mì vì sang năm Chính phủ họ sẽ không cho nhập cảng gạo và bột khoai mì nữa.

Posted ImageTết Giáp Ngọ, người dân sẽ được nghỉ 9 ngày Trong khi đó các cán bộ nghiên cứu mía của Trung Tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật Mía Đường Tây Ninh mà chúng tôi vừa thành lập năm nay bằng kinh phí của 5 Nhà Máy Đường của Tập Đoàn Thành Thành Công cũng sẽ phải theo dõi các chỉ tiêu cây mía ngoài đồng theo lịch thí nghiệm đã được duyệt, không ăn Tết ta nhiều ngày như người khác.

Posted ImageGS-TS Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, được biết đến nhiều nhất nhờ sự đóng góp của ông giúp đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Ông từng giữ các chức vụ: Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL; Hiệu trưởng ĐH An Giang và hiện là quyền Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.

Giáo sư đang đảm đương chương trình trồng lúa ở châu Phi, chương trình “4 nhà và cây lúa”, chương trình cây mía ở Tây Ninh, dự án khu công nghệ cao ở Hậu Giang.

Giáo sư nhận rất nhiều danh hiệu, trong đó có Huy chương Công trạng Nông nghiệp Pháp, Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới", Nikkei Châu Á về Tăng trưởng Vùng.

Ngoài ra, ông cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Quỹ Rockefeller, Viện Quản lý châu Á và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế…

Nhìn rộng ra ĐBSCL, nông dân đang lo sạ lúa vụ đông xuân trong thời điểm này và bà con nông dân cùng các cán bộ khuyến nông của nhà nước cũng như của các công ty bảo vệ thực vật sẽ không ngừng công việc thăm đồng ruộng cùng nông dân ngay trong những ngày Tết âm lịch, và nếu đồng ruộng an toàn thì trưa về ănTết tiếp.

Còn nếu phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hoặc tình trạng lúa chậm phát triển thì đâu ai dám ăn Tết thoải mái được.

Năm Con Ngựa 2014 này, viên chức nhà nước và người lao động có việc làm sẽ tận hưởng một cách chính thức 9 ngày nghỉ Tết theo các nhà làm chính sách của Việt Nam.

Nghỉ được 9 ngày liền tù tì chính thức, vì nếu không chính thức thì trong thực tế dân ta vẫn nghỉ như thế hoặc hơn nữa.Thà là công bố nghỉ chính thức mà còn lý do phải đi làm bù sau Tết.

Qua kỳ họp cuối năm của Quốc Hội, mọi người dân đã thấy tình hình kinh tế của đất nước, ngân sách trung ương và ngân sách của các địa phương đều thu không đủ chi, chứng tỏ lao động của từng người Việt Nam chúng ta từ trên cao xuống đến thấp đều chưa phát huy hết tiềm năng của đất nước ta sau gần 40 năm sống trong hòa bình thống nhất.

Chúng tôi hy vọng một ngày rất gần đây, mọi người Việt Nam sẽ đều có việc làm, và sẽ làm việc tích cực hơn trong mọi nhiệm vụ của mình để kịp tiến lên ngang tầm quốc tế.

Lúc ấy chúng ta cũng vẫn vui hưởng những tập quán cổ truyền trang nghiêm nhưng không quên nhiệm vụ công việc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quả thực ông Xuân làm lùa làm giống gì thì lanha92 không phê phán, nhưng để gọi là am tường văn hóa dân tộc thì ông..tự bứng rễ rồi, Ông chã nhẽ lại không biết cái xứ Việt nóng ẩm này sống nhờ đâu/. Ông bắt người ta ăn Tết dương nhưng không hiểu tháng 12 dương đang vào mừa lạnh nhất năm, ông thử ra Bắc xem có ai xuống giống vào tầm này không, cây mạ mà sống được như miền Nam và phát triển đợi đến khi

Lúa chiêm phất phới đầu bờ

Hễ nghe tiếng trống phất cờ mà lên

thì không có đâu

Ông hướng tới cây lúa, vậy thì còn cây đào, cây quất,,,và hàng trăm hoa màu của bà con chỉ đợi tết , hàng vạn gia đình trông vào Tết???/

Ông và những người ủng hộ theo kiểu té nước( ấy là lanha92 chưa muốn gọi đích danh là lũ xôi thịt ) chỉ muốn nhìn cái hạn hẹp, muốn vất ông bà tổ tiên mà mang người khác về làm cha

QUá buồn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác ấy, nói tết Tây nhà bác không có bánh chưng, chứng tỏ chưa phải là tết theo phong tục Việt Nam và mãi là như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới công nghệ thế giới xôn xao trước “phiên bản facebook mới” của thần đồng Hy Lạp

(LĐO) H.L - 7:43 AM, 29/12/2013

Posted Image

Thần đồng người Hy Lạp Nikos Adam.

Sự kiện một thần đồng người Hy Lạp 12 tuổi tung ra phiên bản Facebook mới mang tên "Tech is social' vào ngày 1.1.2014 tới đang gây xôn xao trong giới công nghệ thế giới cũng như sự chú ý theo dõi sát sao của tập đoàn công nghệ hàng đầu Google.

Được biết, từ hồi tháng 9.2013, tại Thessalonique, một thành phố phía bắc Hy Lạp - nơi đang diễn ra hội chợ công nghiệp quốc tế - một cậu bé người Hy Lạp 12 tuổi đã đến gặp các nhà lập trình của Google trong gian hàng tại hội chợ của họ. Bằng một thứ tiếng Anh thông thạo, cậu bé có tên Nikos Adam này đã nói chuyện với các chuyên gia về dự án tung ra một phiên bản Facebook của Hy Lạp, lấy tên là ‘‘Tech is social’’. Những người đối thoại với em ngay lập tức đã rất ấn tượng không chỉ là tuổi của cậu bé mà cả về dự án cậu vừa trình bày.

Hai tháng sau, cậu bé Nikos Adam cùng dự án có mặt như khách mời danh dự trong một liên hoan công nghệ của Google. 600 khách mời tại đó đã thực sự bị lôi cuốn bởi dự án phiên bản Facebook Hy Lạp của thần đồng tin học. Phiên bản này ngoài ngoài nút ‘‘Like’’ (Thích), còn có thêm nút ‘‘Dislike’’ (Không thích), chất lượng âm thanh và hình ảnh cũng sẽ tốt hơn nhiều trong ứng dụng ‘‘đối thoại trực tiếp’’. Đây không phải sáng kiến đầu tiên của Nikos Adam. Em đã từng sáng tạo "Tech is game" - một trang web cho phép những em nhỏ cùng lứa tuổi với Adam có thể chơi trò chơi trên mạng không bị các tin tặc quấy rầy.

Điều đáng ngạc nhiên là Nikos Adam không hề theo học lớp tin học nào, chỉ tò mò tự tìm kiếm mày mò làm lấy. Mới lên 9 tuổi Nikos đã biết tấn công vào cải tiến môi trường của trò chơi trên mạng, tạo ra được chương trình chống tin tặc DTD (Down the DDOS) để cô lập và loại trừ những kẻ sử dụng trò chơi vì dụng ý xấu.

Để tung ra mạng xã hội mới của mình, em đã được sự ủng hộ của nhiều giáo sư, chuyên gia của trường đại học Thessalonique. Nhiều tờ báo công nghệ trên thế giới dự báo sự ra mắt "Tech is social" có thể trở thành sự kiện lớn đầu tiên của năm 2014.

Share this post


Link to post
Share on other sites

lanha92 phản ứng ngay trên trang VTC nhưng bình luận nhanh chóng bị BTV chặn lạilanha92 xin ghi lại ý kiến của mình:Các bạn chỉ nhăm nhăm vào chê bai Nhà nước chậm chạp...nhưng lại không hiểu rằng với mỗi người Việt tết là một nghi thức thiêng liêng, tết còn là cứu cánh của hàng vạn người nông dân vốn chỉ xoay trần quanh năm cho ba ngày tết. Các bạn định đạp đổ mâm cơm tết của họ ư, họ chả có gì cả ngoài những đồng tiền có từ hoa màu, đào quất bán vào dịp tết.Các bạn xuất thân từ thành phố, mở miệng chửi bọn nhà quê, thốt ra lời vàng ngoc là bảo tại lũ nhà quê, nhưng lũ nhà quê còn thờ ông bà tổ tiên, còn lo ba ngày tết dù giàu hay nghèo, lũ nhà quê không ngồi trong quán cà phê mà chửi đời, không nằm trên giường êm để trụy lạc, dựng chuyện.Các bạn thử dí ngón tay xuống nước xem tháng 12 trồng cấy thế nào để đòi người ta bỏ Tết, các bạn thích ăn gà tây, thích trông cây Noel hay làm gì đó thì tùy nhưng hãy để Tết lại cho người Việt đừng đem những thứ Tây phương áp cho xứ sở này

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú chó không chịu rời xác bạn trong đêm giá lạnh

Thứ Ba, 31/12/2013 09:18

(NLĐO)- Bất chấp nhiệt độ xuống -13 độ C, chú chó nhất định không chịu rời khỏi “cô bạn” nằm bất động trên đường sau khi bị ô tô cán. Hình ảnh cảm động này đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các mạng xã hội.

Câu chuyện xảy ra hôm 22-12. Cô chó nhỏ màu trắng tắt thở sau khi bị một chiếc ô tô (chưa rõ danh tính tài xế) cán chết trên một con đường đông đúc ở thành phố Yinchuan thuộc khu tự trị Ningxia Hui, miền tây bắc Trung Quốc.

Posted Image

Chú chó không chịu rời xác bạn bất chấp đêm giá lạnh. Ảnh: Youtube

Nhiệt độ trong đêm xuống tới -13 độ C nhưng nhiều người qua đường không thể không nán lại khi bắt gặp hình ảnh một chú chó khác, màu vàng cát, nằm sát bên thi thể bạn. Người dân xung quanh tìm nhiều cách để đưa chú chó này ra khỏi hiện trường nhưng không thành công. Một phụ nữ tốt bụng đã đặt chiếc ghế bên đôi bạn nhỏ để cảnh báo các phương tiện giao thông khác.

Posted ImagePosted Image

Một phụ nữ tốt bụng đã đặt chiếc ghế bên đôi bạn nhỏ để cảnh báo các phương tiện giao thông khác.

Posted Image

Thậm chí tới khi một số người dân xung quanh mang xác của cô chó đi chôn, chú chó cũng buồn rầu chạy theo đưa tiễn. Hiện chú chó đang sống cùng một số nhân viên tiệm ăn địa phương.

Linh San (Theo Daily Mail)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dương trong âm phát sinh, do đó cần có Âm trong dương cân bằng với nó. Posted Image

===========

Trẻ sinh ra từ tinh trùng tử thi: Chưa thể khai sinh theo họ cha

Thứ Ba, 31/12/2013 - 11:43

(Dân trí) - Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Toàn phân tích, do khoảng trống pháp luật, việc khai sinh cho cặp song sinh ra đời bằng tinh trùng lấy từ tử thi người cha coi như trường hợp con ngoài giá thú, chưa thể ghi tên cha.

>> Thành tựu y học chưa từng thấy của Việt Nam: Cặp song sinh ra đời bằng tinh trùng được lấy từ tử thi

>> Chuyện tình cổ tích của người vợ sinh đôi với chồng đã khuất

Trao đổi trong buổi họp báo quý IV tại Bộ Tư pháp hôm nay, 31/12, ông Nguyễn Văn Toàn xác nhận, câu chuyện về cặp song sinh ra đời qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, bằng tinh trùng lấy từ tử thi người cha sau khi mất vì tai nạn giao thông hơn 3 năm trước hiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh. Người mẹ sinh ra các cháu bé trong trường hợp này được xác định là người độc thân vì chồng đã mất nhiều năm trước.

Trường hợp này có thể áp dụng theo Nghị định 12 (năm 2003) về sinh con theo phương pháp khoa học. Theo đó, người mẹ có quyền sử dụng tinh trùng lưu trữ để thụ thai, sinh con vì pháp luật chỉ cấm hành vi mang thai hộ, sinh sản vô tính.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Nghị định này cũng không quy định cụ thể việc sử dụng tinh trùng lưu trữ của chính người chồng đã mất mà chỉ áp dụng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ sống độc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sử dụng nguồn tinh trùng lưu trữ từ ngân hàng tinh trùng (nguyên tắc là không xác định người cho, hiến tinh trùng).

Posted Image

Ông Nguyễn Văn Toàn trả lời trong cuộc họp báo

Về thủ tục hộ tịch đối với cặp song sinh, ông Nguyễn Văn Toàn phân tích, khi nào xác định được người cha về mặt pháp lý trong trường hợp này thì mới xác định được thu tục khai sinh cho trẻ. Cụ thể, trường hợp này người mẹ được coi như sinh con ngoài giá thú, tức người con chỉ được khai sinh với họ mẹ, xác định quốc tịch, dân tộc theo mẹ, không thể hiện mối liên hệ với người cha, không phát sinh quyền lợi nhân thân, tài sản gì với người cha đã mất.

Ông Toàn thừa nhận, đây là việc thực tiễn đi trước khoa học. Ngành tư pháp chưa giao giờ giải quyết một việc tương tự.

Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cũng phân tích, pháp luật về Hộ tịch, quy định về đăng ký khai sinh chưa có tính đến trường hợp này. Tuy nhiên, ông Dũng nêu quan điểm, vận dụng theo quy định về con sinh ngoài giá thú trong trường hợp này cũng không phù hợp, cần chờ đợi việc nghiên cứu, thay đổi, bổ sung pháp luật hiện hành.

Trao đổi thêm bên lề cuộc họp báo, Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Văn Toàn thông tin, tới đây, ngành tư pháp sẽ nghiên cứu để đưa thành quy định pháp luật sao cho có thể điều chỉnh được. Trước mắt, việc khai sinh cho các cháu bé, phần thông tin về người cha vẫn để trống. Còn sau này khi có quy định bổ sung sẽ thực hiện phần ghi chú bổ sung trong giấy khai sinh của các cháu về phần người cha hoặc thực hiện thủ tục sửa đổi thông tin về hộ tịch. Luật Hộ tịch hiện đang được nghiên cứu, sửa đổi.

Bác bỏ các hướng phân tích của luật sư, chuyên gia pháp luật về việc thực hiện thủ tục giám định ADN để xác định quan hệ huyết thống với người cha hay tiến hành theo hướng người mẹ nêu yêu cầu xác định cha cho con, trẻ thực hiện yêu cầu xác định nhân thân, cha mẹ cho bản thân… ông Toàn cho biết, các thủ tục đó chỉ có giá trị xác định về nhân chủng học. Cơ sở pháp lý về hộ tịch vẫn chưa có.

Như vậy, dự kiến đặt tên con mang họ Hồ Sỹ của cha của người mẹ cũng như gia đình các cháu bé, theo ông Toàn, chưa thể thực hiện được, các cán bộ hộ tịch không có cơ sở để thực hiện yêu cầu khai sinh này với các cháu.

“Về mặt huyết thống, nhân văn, mong muốn của gia đình hoàn toàn chính đáng, xã hội cũng ủng hộ nhưng giờ chưa có cơ sở thì cũng không biết thể hiện như thế nào. Chúng tôi sẽ nghiên cứu để đề xuất sửa đổi quy định theo hướng làm sao có thể điều chỉnh trường hợp này, để có thể ghi tên người cha trong khai sinh của các cháu” – ông Toàn khẳng định.

P.Thảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mâu thuẫn chung chi, bác sĩ đánh nhau

NGUOILAODONG.COM.VN

Thứ Ba, 31/12/2013 23:13

Mâu thuẫn từ chung chi “chạy” việc, hai bác sĩ là lãnh đạo bệnh viện đã đánh nhau trong ca trực của mình

Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đang điều tra vụ bác sĩ Trịnh Quang Liêu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hàm Thuận Nam, đánh nhau với bác sĩ Hà Quốc Hoàn, Trưởng Khoa Sản của bệnh viện này. Vụ việc liên quan đến chuyện chung chi tiền bạc, “chạy” việc giữa hai vị bác sĩ.

Ông nói gà, bà nói vịt!

Vụ ẩu đả giữa hai bác sĩ xảy ra đêm 23-12, ngay tại Bệnh viện Đa khoa Hàm Thuận Nam. Ngay sau đó, Công an huyện Hàm Thuận Nam đã đến lập biên bản.

Theo tường trình của bác sĩ Liêu, đêm 23-12, ông trực lãnh đạo, còn bác sĩ Hoàn trực cấp cứu. Lúc 23 giờ 30 phút, ông đi dọc hành lang tầng 2 của bệnh viện thì thấy bác sĩ Hoàn cầm chai nước, chuẩn bị đổ trước cửa phòng làm việc của ông. “Tôi yêu cầu dừng lại thì bị bác sĩ Hoàn ném chai nước vào người rồi lao vào vật xuống. Khi tôi cầu cứu, bảo vệ ở dưới chạy lên thì bác sĩ Hoàn mới bỏ đi xuống cầu thang…” - bác sĩ Liêu kể. Theo bác sĩ Liêu, chất lỏng mà bác sĩ Hoàn tạt vào người ông là nước tiểu. Để chứng minh, ông còn dẫn chúng tôi lên phòng làm việc, chỉ những chỗ còn bám đầy vết bẩn trên tường. Ông nói thêm: “Hơn 2 tháng nay, phòng làm việc của tôi đã 9 lần bị hắt nước tiểu”.

Posted Image

Bác sĩ Trịnh Quang Liêu chỉ tay vào vết bẩn mà ông cho là do nước tiểu gây ra

Trong khi đó, bác sĩ Hoàn cho rằng giám đốc bệnh viện nói sai sự thật. “Khi vừa gặp nhau ở hành lang thì tự nhiên bác sĩ Liêu lao vào đè tôi xuống như bắt trộm. Tôi bị bất ngờ và vì hoảng sợ quá nên… tè ra cả quần. Gần 5 phút sau, tôi mới gỡ ông ra được rồi chạy xuống cầu thang” - bác sĩ Hoàn kể.

Tố nhau nhận hối lộ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân vụ việc bắt đầu từ mâu thuẫn chung chi tiền bạc, “chạy” việc giữa hai bác sĩ này. Bác sĩ Hoàn cho biết: “Tôi làm ở Bệnh viện Đa khoa Hàm Thuận Nam từ năm 2007, nhiều lần xin chuyển công tác về TP Phan Thiết cho gần nhà nhưng ông Liêu không cho. Đầu năm 2011, tôi tiếp tục xin chuyển công tác thì ông Liêu gợi ý chung chi 50 triệu đồng. Đầu tháng 4-2011, tôi đưa trước cho ông Liêu 25 triệu đồng ngay tại phòng làm việc của ông ta. Đến tháng 6-2011, tôi vay mượn 1.000 USD và 5 triệu đồng đưa nốt phần còn lại cho ông Liêu”.

Theo bác sĩ Hoàn, vì bác sĩ Liêu không giúp chuyển công tác như đã hứa nên ông làm đơn tố cáo đến cơ quan công an, kèm chứng cứ là clip ghi lén cảnh đưa - nhận hối lộ giữa hai người. Tuy nhiên, do clip ghi hình chất lượng kém, không có cơ sở xác định bác sĩ Liêu nhận hối lộ nên cơ quan công an không xử lý. Không đồng tình, bác sĩ Hoàn tiếp tục khiếu nại và cũng vì chuyện này mà giữa hai người mâu thuẫn với nhau dẫn đến vụ ẩu đả nói trên.

Về tố cáo của bác sĩ Hoàn, bác sĩ Liêu một mực phủ nhận. Ông khẳng định: “Bác sĩ Hoàn có xin chuyển công tác 3 lần nhưng bệnh viện mới xây dựng xong, đang thiếu người nên tôi không đồng ý. Vả lại, việc chuyển công tác, một mình tôi không thể quyết định được. Do vậy, không có chuyện tôi gợi ý cho bác sĩ Hoàn chuyển công tác”. Về khoản tiền 50 triệu đồng bị bác sĩ Hoàn tố nhận hối lộ, bác sĩ Liêu cũng phủ nhận: “Không hề có chuyện đó. Tôi chỉ nhận 2,6 triệu đồng gọi là tiền quà Tết do bác sĩ Hoàn tặng và vì chuyện này mà tôi bị Huyện ủy Hàm Thuận Nam kỷ luật với hình thức khiển trách”.

Bị dọa giết?

Theo bác sĩ Hoàn, ông phải vay mượn tiền, bán 1 căn nhà ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận để chung chi cho bác sĩ Liêu nhằm “chạy” việc. “Từ lúc gửi đơn tố cáo ông Liêu tới cơ quan công an, tôi bị chèn ép ghê lắm. Trước đó, đêm 27-7-2011, sau khi tố cáo ông Liêu lên cơ quan công an thì tôi nhận được điện thoại và tin nhắn từ số máy lạ chửi rủa, dọa giết” - bác sĩ Hoàn nói.

Về chuyện này, bác sĩ Liêu cho là bịa bặt, vu khống.

Bài và ảnh: Bạch Long

=================

Khi tòa chưa tuyên, không có ai tham nhũng cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gái mại dâm đốt vía chống ế vì trời lạnh kéo dài

Cập nhật lúc 07:46, 31/12/2013

(Tin tức thời sự)– Với những người làm phận gái đứng đường, gái tẩm quất thư giãn, những ngày rét kéo dài vừa qua là mùa làm ăn thất bát nhất trong năm

Đốt vía cho khỏi ế

23h đêm 20/12, tại một quán tẩm quất đèn mờ tên Đ.H trong một ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), ba cô gái tuổi đời khoảng 8x quấn trong một chiếc chăn, ngồi xếp hàng trênghế sopha hướng mặt ra đường. Cửa quán mở toang, lúc này nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C.

Bà chủ quán ngồi ngó ra đường, mặt buồn rười rượi, lấy tờ giấy vo dài rồi đốt, ném ra ngay giữa cửa quán. Vẫn chẳng có ma nào đến. Càng về khuya trời càng rét buốt.

Một khách nam giới đi vào, cả ba cô nháo nhào rũ cái chăn xuống ghế, bà chủ cũng niềm nở mời chào. Em lên gác đi, rồi thích cô nào thì chọn. Khách chọn cô trông có vẻ trẻ nhất.

Tầng hai của quán rộng khoảng 10m2, chia làm 5, 6 phòng nhỏ, mỗi phòng dài khoảng 2m, rộng chưa đến một mét, kê được cái giường, đủ một người đứng một người nằm. Ở đây kinh doanh dịch vụ kích dục bằng miệng.

Posted Image

Nữ nhân viên của quán tẩm quất thư giãn Đ. H ngồi quấn chăn đợi khách (ảnh trái) và những căn buồng để các cô này hành sự (ảnh phải)

Cô tiếp viên tên Phương Chi, hỏi tuổi bao nhiêu nhất quyết không nói, chỉ một câu anh hai câu em. “Anh để em bật máy sưởi, anh ngồi chút đi cho đỡ lạnh đã rồi để em đi chuẩn bị”. Cô nàng chăm cho khách, trong khi mình co ro trong bộ trang phục trên thiếu dưới thiếu, nổi rõ da gà, gai ốc.

“Đốt vía linh thật anh nhỉ, chị chủ vừa đốt vía thì anh vào đấy, coi như anh mở hàng cho bọn em. Mà đen thế, đen đủ đường đen. Đã không có khách, lúc nãy còn gặp ba thằng dở hơi vào quán, hai thằng ngồi đợi, một thằng có nhu cầu, xong lên đến phòng thì đánh ong đánh ve rồi cả ba thằng đi về. Thế nên chị chủ mới đốt vía đấy anh ạ”. – Cô nàng liến thoắng kể chuyện.

Vị khách hỏi cô tiếp viên: “Mấy hôm nay rét nhỉ, quán có đông khách không em”. Vừa được bắt chuyện, cô Phương Chi này lại nói như máy phát: “Ôi khổ lắm anh ơi, mấy hôm rét cả tối mấy chị em ngồi, may ra có vài ba lượt khách, nhưng còn không thảm bằng đợt mưa mấy ngày trước, ngồi ế dài, cả ngày chả có mống nào.” “Thế sao em không xin nghỉ, cho qua đợt rét rồi hãy đi làm?”

“Không nghỉ được đâu anh, nghỉ thì chủ đuổi ngay, bây giờ nhân viên như bọn em kiếm đâu chả có, trong khi khách mùa này thì ít, quán nào cũng đuổi bớt đi. Tết nhất đến nơi rồi, nghỉ thì em lấy gì ăn Tết hả anh?

Mà bọn em không như các quán tẩm quất ở Vọng hay Thụy Khuê, họ làm thành phố thành phường, dù gì thì cũng có khách ra khách vào. Bọn em ở đây, anh nhìn cả ngõ mới có một hàng, thành ra chủ nghiêm lắm. Chị ý bảo làm là phải nhiệt tình để còn tạo thương hiệu cho quán. Thành ra ở kia, họ còn vòi được tiền bo, còn em thì nào dám vòi vĩnh gì. Thậm chí tiền lương là chỉ được nhận 2/3, còn 1/3 chủ giữ lại để đề phòng trường hợp vi phạm kỷ luật”, Phương Chi liến thoắng.

Trò chuyện một hồi, cô tiếp viên đòi đi chuẩn bị để phục vụ. Vị khách đồng ý. Rồi điện thoại kêu váng lên, anh này trả lời mấy câu rồi mặt hốt hoảng: “Xin lỗi em, nhà có việc đột xuất, anh phải đi” rồi cuống lên chạy. Xuống cầu thang gặp ngay chị chủ. Vừa dắt xe ra khỏi quán, lại thấy chị chủ này lúi húi gấp giấy để đốt vía.

Vị khách này là một phóng viên nhập vai. Cuộc điện thoại cũng được dàn dựng từ trước.

Posted Image

Quán tẩm quất trên đường Thụy Khuê, nhân viên tranh thủ lập hội đánh bạc trong những khi ế khách ngày rét

Rét quá không khoe được… “hàng”

Cổng bến xe Nước Ngầm, một hàng trà nóng liêu xiêu bên vỉa hè. Chị bán nước ngoài 40 tuổi. Ngồi bên cạnh, ba cô nhìn đứng đứng tuổi, dáng xồ xề, mặt trát lớp phấn son khá dày, ngồi túm tụm lại với nhau, tay ôm cốc nước chè.

Họ gọi nhau là con, xưng tao. Con Lan, con Phương, con Huệ. Ngồi 15, 20 phút, một người đàn ông trung niên đi từ phía bến xe ra, bắt chuyện với Phương vài câu rồi cả hai đi vào trong bến. Con Lan, con Huệ bĩu dài môi: “Con Phương này nó có nhiều mối khách quen, mà nhìn nó cũng còn tươm tất chán. Tao đi sang quán nhà cô Hạnh buôn đây, mày có đi không?”

Hai người phụ nữ dắt díu nhau đi. Chị chủ quán nước hắt cốc nước chè còn thừa xuống lòng đường. Hỏi dăm ba câu làm quen, thì chị kể: “Ba con đấy toàn cave chúa. Làm ở đây cũng khoảng năm rồi, đứa nào cũng khoảng 40 đấy. Mấy hôm nay trời rét, chúng nó ế lắm. Con nào cũng quần chằng áo đụp. Mùa nóng còn phơi được cái chân cái cẳng, mấy lão già lái xe, bốc vác, xe ôm còn hấp háy. Mùa này chỉ giơ cái mặt như mặt trận ra thì ai dám đi”. Chị bán quán kể tiếp: “Phương nó trẻ nhất chỉ gần 40 tuổi. Nó đi khách thì khoảng 100 nghìn một lần tàu nhanh. Còn mấy đứa kia thì chỉ 70, 80 nghìn thôi. Hôm nào ế quá, chắc 50 nghìn nó cũng đi”

Phóng viên trong vai người khách uống nước, tán chuyện thắc mắc: “Thế là phải mất tiền thuê nhà nghỉ nữa à?” Thì bà chị bán quán bĩu môi: “Nhà nghỉ gì, lái xe thì leo lên cabin, hay chui vào xe. Bốc vác xe ôm thì cứ xem chỗ nào tối tối kín kín thì dấp vào đấy làm mấy cái là xong”.

“Toàn những đứa quá lứa lỡ thì, cả đời trẻ làm cái nghề này, già cũng chỉ còn cái nghề này để mà làm. Có đứa còn bệnh tật khắp người, cứ cậy tranh tối tranh sáng mà mấy lão ít tiền đành nhắm mắt cho qua. Thôi chú uống nhanh cho tôi dọn hàng”.

Chị bán nước bắt đầu xếp ghế xếp bàn. Một người đàn ông chắc là chồng phóng xe máy ra dọn cùng rồi chở nhau về. Dọc đường Giải Phóng, rồi lối rẽ vào cao tốc Pháp Vân, vẫn thấp thoáng những bóng người phụ nữ thấp thoáng trong những khoảng tối, nhạt nhòa trong những cơn gió cắt da cắt thịt.

Minh Tuệ

======================

Khổ nhỉ. Cũng một kiếp người.Thôi Lão Gàn tặng một dự báo thời tiết cho tất cả những ai vì thời tiết mà phải vất vả, rằng:

Nhanh thì ngay sáng này 2. 1. 2014, chậm không quá mùng 4. 1. 2014 thời tiết trên khắp Việt Nam sẽ ấm lên đến hết Tết 10 ngày. Ban ngày trời nắng đẹp, nhiệt độ trung bình của mùa Xuân so với hàng năm vào lúc thời tiết thuận lợi. Đêm - nơi lạnh nhất là trung bình so với hàng năm, nhưng không dưới 10 độ - kể cả ở thị trấn vùng cao.

Dự báo này dù trong "Quán vắng", nhưng vẫn có giá trị kiểm chứng khả năng tiên tri của cá nhân.

Trong tháng Giêng, Bắc Bộ sẽ “hứng” nhiều đợt rét đậm

Theo THANH TUẤN

(TTXVN) 01/01/14 19:19

(GDVN) - Các đợt không khí lạnh này sẽ gây gió mạnh trên Biển Đông, tập trung nhiều vào thời kỳ 20 ngày cuối tháng 1/2014.

Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong tháng 1/2014, các tỉnh phía Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh.

Posted Image

Ảnh minh họa

Các đợt không khí lạnh này sẽ gây gió mạnh trên Biển Đông, tập trung nhiều vào thời kỳ 20 ngày cuối tháng 1; cùng với đó có khả năng gây ra các đợt rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ (nhiệt độ trung bình ngày tại các tỉnh đồng bằng xuống dưới 15 độ C). Các tỉnh vùng núi phía Bắc đề phòng bằng giá và sương muối trong tháng này.

Tại Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình tháng phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với trung bình nhiều năm trong cùng thời kỳ, với chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng thấp hơn từ -0.5 đến -1.0 độ C. Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng có nhiệt độ trung bình tháng khoảng 15,5 - 16,5 độ C, Sơn La là 13,5-14,5 độ C.

Khu vực phía bắc Trung Bộ có nhiệt độ trung bình tháng phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với trung bình nhiều năm, với chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng thấp hơn từ -0.5 đến -1.0 độ C. Khu vực phía nam Trung Bộ có nhiệt độ phổ biến ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm, với chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng dao động từ -0.5 đến 0.5 độ C.

Nhiệt độ trung bình tháng tại một số địa phương miền Trung như sau: Thanh Hóa 16-17 độ C, Vinh 16,5-17,5 độ C, Huế 19-20 độ C, Đà Nẵng 20,5-21,5 độ C, Nha Trang 23-24 độ C.

Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ trung bình tháng phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm trong cùng thời kỳ, với chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng dao động từ -0.5 đến 0.5 độ C. Tại Buôn Ma Thuật có nhiệt độ trung bình tháng ở mức 21-22 độ C, Châu Đốc là 25-26 độ C.

Lượng mưa ở Bắc Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với trung bình nhiều năm, với chuẩn sai lượng mưa tháng thấp hơn từ 20 đến 40%. Trung Bộ có lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, với chuẩn sai lượng mưa tháng thấp hơn từ 20 đến 50%. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ là thời kỳ mùa khô nên phổ biến ít mưa; tổng lượng mưa tháng phổ biến dưới 15mm.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo triều, mực nước cao nhất tháng sẽ xuất hiện vào ngày đầu tháng 1, trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng ở mức 2,05m, trên sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 1,95m, cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 0,4-0,5m./.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly hôn vì thùng tiền mừng cưới

Thứ năm, 2/1/2014 09:55 GMT+7

Yêu nhau 6 năm rồi cưới nhau, những tưởng đêm tân hôn cả hai sẽ ngất ngây hạnh phúc, nào ngờ họ giành nhau cái thùng tiền mừng cưới rồi lôi nhau ra tòa với quyết tâm đường ai nấy đi…

Vụ ly hôn giữa nguyên đơn là chị Ngọc Nữ và bị đơn là anh Minh Nam (trú tại TP HCM) vừa được xử sơ thẩm sau nhiều lần hòa giải bất thành. Tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn của nguyên đơn.

Theo đơn xin ly hôn của chị Nữ, chị và anh Nam đều có việc làm ổn định, trước khi đến với nhau từng có 6 năm yêu nhau. Nhưng sau ngày cưới, do thấy cuộc sống hôn nhân không hòa thuận, cưới nhau được 10 ngày thì chừng ấy thời gian vợ chồng chị gây lộn, đánh nhau rồi xỉ vả nhau bằng những lời lẽ rất nặng nề. Vì vậy, chị muốn ly hôn để giải thoát và tìm hướng đi mới cho cả hai.

Tại tòa, chị Nữ cho biết từ lúc cưới nhau đến khi đưa nhau ra tòa vợ chồng chị có ở chung nhưng không ngủ chung, ăn chung. “Bên ngoài chúng tôi là vợ chồng nhưng bên trong thì không phải, chúng tôi sống ly thân. Anh ấy ở một phòng, tôi ở một phòng, không ai nhìn mặt nhau. Anh ấy chỉ biết lo cho mình mà không biết vợ như thế nào”.

Nghe chị nói, anh Nam cãi: “Cô ấy nói không đúng, tôi không phải người như thế. Tôi cũng muốn quan tâm để vợ chồng được hòa hợp hơn nhưng cô ấy không chịu, còn mắng chửi tôi. Có đời nào vợ chồng mới cưới nhau, đêm tân hôn cô ấy lại đi sinh sự với chồng rồi đuổi tôi ra phòng khách ngủ. Nay cô ấy còn bắt tôi phải ly hôn”.

“Một người đàn ông không có lòng tự trọng, chỉ biết hoạnh họe vợ thì có đáng không? Ngày yêu nhau anh đâu như thế. Sáu năm yêu nhau, lúc nào anh cũng chiều tôi, lo cho tôi và hứa lo cho tôi cái này, sắm cho tôi cái kia. Vậy mà cưới về, anh không còn là anh nữa, chỉ biết giành với vợ từng đồng tiền lẻ”, chị nói lại.

Tòa cố gợi để hòa giải, rằng hai anh chị chỉ mới cưới nhau được 10 ngày, nếu nói vì mâu thuẫn mà phải đưa nhau ra tòa ly hôn là vô lý...

Chị đứng lên nói: “Mâu thuẫn chỉ một phần, chúng tôi ly hôn là bởi anh ấy cứ giành cái thùng tiền mừng cưới với tôi. Trong đám cưới, bạn bè anh ấy ai cũng nghèo nên đi mừng mỗi người có mấy trăm ngàn. Đáng lẽ anh ấy là chồng phải để tôi giữ mới đúng!”.

Anh phản bác: “Bạn tôi nghèo nhưng đi dự đám cưới nhiều, bạn cô ấy mừng nhiều nhưng lại đi ít. Tôi muốn dùng số tiền mừng cưới để làm ăn, lo cho hai vợ chồng. Còn cô ấy chỉ biết dùng nó để mua sắm cho mình. Vậy mà cô ấy nói tôi tham, keo kiệt, không thương cô ấy rồi vùng vằng, la lối om xòm và… dọn đồ bỏ đi”.

Tòa nói: “Yêu nhau 6 năm mới kết hôn là một quá trình, trải qua những khó khăn, thử thách, tôi nghĩ hai người đã hiểu nhau lắm chứ, sao chỉ sống chung có 10 ngày mà lại ly hôn? Có phải chỉ vì thùng tiền mừng cưới?”.

Im lặng một lúc, anh nói: “Yêu nhau 6 năm là sáu năm tôi phải khốn khổ vì cô ấy. Cô ấy cứ cho rằng mình là phụ nữ nên có quyền bắt tôi phải chi trả “tình phí”. Còn cô ấy thì chưa bao giờ chi một đồng. Lúc yêu thì có thể chiều được nhưng cưới về thì phải khác đi chứ!”.

Tòa: “Nhưng nếu cô ấy đưa tiền cho anh làm ăn, anh có còn muốn sống chung với cô ấy nữa không?”. Một lúc sau, anh lên tiếng: “Tôi không chịu được cô ấy nữa rồi. 6 năm yêu nhau, cô ấy chỉ biết đào mỏ. Giờ cưới nhau về, cô ấy chỉ muốn ôm thùng tiền mừng rủng rỉnh tiêu một mình. Đã vậy, tòa cho ly hôn đi. Tôi đồng ý”. Chị bổ sung: “Từ nay đường ai nấy đi, thùng tiền mừng cưới thì chia đôi”.

Nguyên đơn và bị đơn mới cưới nhau được 10 ngày, nếu xét về mâu thuẫn thì không thể chấp nhận ly hôn. Trong thời gian thụ lý vụ án, tôi đã 4 lần triệu tập đương sự để hòa giải nhằm hàn gắn vết rạn trong lòng họ. Nhưng rồi dường như mọi chuyện không thể… Thú thật, ban đầu đọc nội dung đơn, tôi hết sức thắc mắc vì sao chỉ cưới nhau có 10 ngày mà họ đã lôi nhau ra tòa ly hôn. Tôi nghĩ thôi thì mình cứ cố gắng thuyết phục, hàn gắn họ, bởi biết đâu những ngày đầu sống chung họ còn bỡ ngỡ, chưa điều chỉnh được cái tôi của mình để cùng nhau hòa hợp. Một khi đã hiểu ra, mỗi người tự điều chỉnh và nhường nhịn, chấp nhận cái khiếm khuyết của người kia thì sẽ gắn bó lâu dài.

Cứ như thế, suốt hai tháng thụ lý vụ án, hễ cầm tờ đơn ly hôn là tôi lại suy nghĩ, cân nhắc, phải làm sao cho hợp lý, hợp tình. Ấy vậy mà mỗi lần hòa giải, chị Nữ cứ nhất định nói tòa không cần hòa giải nữa mà phải mở phiên tòa để xét xử cho nhanh.

Đến khi đưa vụ án ra xét xử, tôi vẫn cứ mong họ nghĩ lại, mỗi người nhường nhau một tí để hàn gắn, gìn giữ cuộc hôn nhân của mình. Bởi tôi nghĩ dù sao họ cũng từng tìm hiểu, gắn bó và chia sẻ nhau trong suốt 6 năm trời yêu đương. Chưa nói cả hai đều là người có ăn có học, có công ăn việc làm ổn định và tuổi tác cũng đã chín chắn lắm rồi.

Nhưng với những gì diễn ra ở phiên tòa, tôi nghĩ bất kỳ thẩm phán nào cũng có cùng quyết định như tôi: Cho họ ly hôn để giải phóng và giải thoát cho nhau.

(Ghi theo lời kể của thẩm phán chủ tọa phiên tòa)

Theo Pháp luật TP HCM

====================

Nếu nói theo "mê tín dị đoan" thì chính Thượng Đế buộc một người đàn ông phải yêu một người đàn bà - hoặc ngược lại. Nói theo khoa học thì đó là quy luật sinh tồn và di truyền nòi giống. Không thể chống lại quy luật này, xét về tính phổ biến.

Bởi vậy, người xưa mới căn cứ vào quy luật đó mà định ra đạo lý, pháp luật và lễ tiêt - tức là những chuẩn mực xã hội - để ràng buộc con người trong gia đình, như là một thành tố quan trọng cấu tạo nên xã hội và bảo đảm sự phát triển của các thế hệ tiếp nối.

Đừng vội phê phán là "phong kiến lạc hậu" nhá; cũng đừng vội cho nó là sản phẩm của xã hội Trung Quốc cổ đại nhé.

Đấy là những quy luật xã hội của Lý học Đông phương,nhân danh nền văn hiến Việt. Nó không thuộc về nền văn minh Trung Hoa và không chỉ riêng cho "chế độ phong kiến".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly hôn vì thùng tiền mừng cưới

Thứ năm, 2/1/2014 09:55 GMT+7

Theo Pháp luật TP HCM

====================

Nếu nói theo "mê tín dị đoan" thì chính Thượng Đế buộc một người đàn ông phải yêu một người đàn bà - hoặc ngược lại. Nói theo khoa học thì đó là quy luật sinh tồn và di truyền nòi giống. Không thể chống lại quy luật này, xét về tính phổ biến.

Bởi vậy, người xưa mới căn cứ vào quy luật đó mà định ra đạo lý, pháp luật và lễ tiêt - tức là những chuẩn mực xã hội - để ràng buộc con người trong gia đình, như là một thành tố quan trọng cấu tạo nên xã hội và bảo đảm sự phát triển của các thế hệ tiếp nối.

Đừng vội phê phán là "phong kiến lạc hậu" nhá; cũng đừng vội cho nó là sản phẩm của xã hội Trung Quốc cổ đại nhé.

Đấy là những quy luật xã hội của Lý học Đông phương. Nó không thuộc về nền văn minh Trung Hoa và không chỉ riêng cho "chế độ phong kiến".

>>>Cảm ơn SP, cho nên sống theo pháp luật... thì mới may ra được 1phần 3; nếu như cho rằng ở đây Luật do quốc hội ban hành đã được triển khai và đua vào cuộc sống thành công để mọi người khắp hang cùng ngõ hẻm cùng hiểu như nhau và thống nhất thực hiện theo. Hic, đáng thương cho hoàn cảnh này thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn SP, cho nên sống theo pháp luật... thì mới may ra được 1 phần 3; nếu như cho rằng ở đây Luật do quốc hội ban hành đã được triển khai và đua vào cuộc sống thành công để mọi người khắp hang cùng ngõ hẻm cùng hiểu như nhau và thống nhất thực hiện theo. Hic, đáng thương cho hoàn cảnh này thật.

Cái hạn chế của luật pháp là chỉ thực thi khi hành vi phạm pháp đã xảy ra. Bởi vậy nên đạo đức tham gia vào hình thái ý thức xã hội, như là một biện pháp ngăn chặn những ý tưởng phạm tội trước khi nó xảy ra. Nhưng cái hạn chế của đạo đức là không kiểm chứng được (Đạo đức giả); cho nên mới hình thành hình thức quan hệ xã hội - quen gọi là "Lễ", để thể hiện chuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người và xã hội. Đây là ba hình thái ý thức xã hội chi phối mang tính quy luật của mọi sự phát triển và ổn định. Lý học Việt gọi là "Tam Dương khái thái". Chính là nội dung của quẻ Địa thiên Thái trong Dịch Việt.

Pháp trị là xu hướng hiện nay trên thế giới. Nhưng theo Lý học thì pháp trị đến thời kỳ suy thoái thì con người tàn nhẫn và lạnh lùng với nhau, nên phải bổ sung "Đức trị"; nhưng Đức trị đến thời suy thì con người ngờ nghệch và quê mùa, nên phải bổ sung "Lễ trị", nhưng Lễ trị thì con người trở nên giả dối.

Trong lịch sử phát triển của nền văn minh cả ba hình thái ý thức này đã có sự đan xen, (Đây chính là mô hình toán học Wofram). Bởi vậy giáo dục văn hóa và luật pháp phải cân bằng. Lý thuyết là như vậy. Luật pháp không phải của riêng chế độ xã hội nào thì "đạo đức" và "Lễ" cũng vậy.

Nền văn minh Hán không phải sinh ra Lễ. Quên nhanh. Chính Khổng Tử cũng chưa có một khái niệm về "Lễ".

"Tiên học Lễ, hậu học văn" là phải học cách ứng xử trong quan hệ xã hội giữa con người với con người trước đã rồi mới học các kiến thức khác. "Con chào ông! Con chào bà...chính là "Tiên học Lễ".

Người Hán coi "Tam Dương khai thái" là ba con dê dùng trong phong thủy. Hi.

Đây là cách hiểu "Tam Dương khai thái" của nền văn minh Hán.

Posted Image

Còn đây là bức tranh "Tam Dương khai thái" của làng tranh Đông Hồ, thuộc về nền văn hiến Việt. Cội nguồn đích thực của Lý học Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với lịch sử 5000 năm văn hiến.

Posted Image

Quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ rằng:

Chữ "Dương" trong tranh Đông Hồ là thể hiện khái niệm "Dương" trong cặp phạm trù Âm Dương. Còn chữ "Dương" trong tranh "Tam Dương khai thai" của nền văn minh Hán là từ mô tả ..."con dê".

Posted ImagePosted ImagePosted Image

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay