Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

CÁI SỰ TÍCH "GÕ PHÈNG PHÈNG".

Ngày xửa ngày xưa, cách đây đến 60 năm về trước. Ấy là cái thời Hanoi chưa giải phóng. Ngày ấy, cứ lâu lâu lại có hiện tượng kẻ trộm vào nhà. Nếu chẳng may bị phát hiện, gia chủ hô hoán lên. Thế là cả phố thức dậy, mạnh nhà nào, nhà nấy vớ được cái gì tạo ra âm thanh thì khua , gõ ầm ĩ.

Thời ấy, tôi chỉ là một thằng bé con , mới 4, 5 tuổi. Tất nhiên chẳng thể nào an giấc khi những âm thanh chói tai ấy vang lên ngay trong phòng. Ở nhà trước, dưỡng ph tôi lấy cái đũa cả gõ vào cái mâm đồng; trong bếp, ông bếp vớ được cái gì khua cái ấy. Đã vậy, mỗi khi nghe tiếng chân người chạy gần nhà, ông bếp còn cao hứng la hét: "Bắt lấy nó! Bắt lấy nó!" . Nhưng la vậy thôi, chứ cả phố chẳng ai mở cửa ra đường tham gia bắt trộm cả. Người ta chỉ ở trong nhà gõ phèng phèng lên thế thôi.

Sự tích gõ phèng phèng nó là như vậy.

Cũng xin nói rõ để tránh hiểu lầm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Mỹ đang cố tình chọc tức Triều Tiên vốn dễ nổi cáu”

Chủ Nhật, 31/03/2013 - 16:13

Đe dọa B-52 có thể “ngu ngốc về mặt chiếc lược” vì làm sống lại nỗi sợ hãi lịch sử của Triều Tiên về một cuộc tấn công hạt nhân.

Căng thẳng đã gia tăng nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên khi những đe dọa từ CHDCND Triều Tiên gặp phải những đáp lại cứng rắn bất thường từ phía Mỹ, mà các nhà phân tích cảnh báo có thể đang đi vào vùng không thể kiểm soát.

Với việc công khai nhấn mạnh triển khai máy bay có khả năng mang bom hạt nhân B-52 và các máy bay tàng hình ở Hàn Quốc, Washington đôi lúc đã có vẻ như cố tình chọc tức một Bình Nhưỡng vốn dĩ đã dễ nổi cáu.

“Chắc chắn là đã có yếu tố: thử một lần đánh nhau xem nào trong lập trường của Mỹ,” Paul Carroll, giám đốc chương trình tại quỹ Ploughshares, một tổ chức nghiên cứu chính sách an ninh ở Mỹ, bình luận. Triều Tiên đã đáp lại theo đúng kiểu ăn miếng trả miếng, với tuyên bố hiện đang ở trong “tình trạng chiến tranh” với Hàn Quốc.

Chỉ là đe dọa suông

Những cuộc khủng hoảng an ninh trên bán đảo Triều Tiên đã đến rồi đi nhiều thập kỷ qua và thường chỉ là những đe dọa suông từ cả hai phía và một cuộc xung đột thảm họa luôn được ngăn chặn đúng lúc.

Nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành và con trai ông, người kế vị Kim Jong-Il đều là những người thực hiện chính sách đe dọa nhưng không làm thật này. Họ cũng đảm bảo Bình Nhưỡng có đủ sức nặng để nói lời đe dọa, với những vụ việc như làm nổ một máy bay dân dụng của Hàn Quốc năm 1987 hay nã pháo vào một hòn đảo vào năm 2010.

Cuộc khủng hoảng hiện giờ, bắt đầu khi Bình Nhưỡng chỉ trích những lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và các cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Hàn, đang có xu hướng đi chệch khỏi các vụ việc tiền lệ trong bối cảnh và các nhân vật có liên quan. Trước các lệnh cấm vận của LHQ, Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa tầm xa vào tháng 12 và tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba, cũng là vụ lớn nhất, vào tháng Hai.

Với hai động thái liên tiếp này, Triều Tiên có thể đang tố quá mức so với những lá bài họ có trong tay, đồng thời khiến Washington phải quyết định phải chăng mọi việc đã đi ra khỏi giới hạn. “Lên giọng dọa nạt là một chuyện, còn phóng tên lửa và thử hạt nhân là chuyện hoàn toàn khác,” Carroll nói.

Thêm vào đó, cả hai miền Triều Tiên vừa có những lãnh đạo mới, chưa được thử nghiệm với động cơ mạnh từ trong nước rằng họ sẽ không lùi bước trước thách thức. Bruce Klingner, một chuyên gia về Triều Tiên ở Quỹ Heritage, một tổ chức nghiên cứu bảo thủ tại Washington, cho rằng nguy cơ “tính toán sai lầm” đặc biệt cao từ phía nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-Un.

Posted Image

Quân đội Triều Tiên diễu binh lớn thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu (ảnh do KCNA phát ngày 29/3)

Ông Kim không chỉ đang lên tinh thần sau vụ phóng thử tên lửa và thử hạt nhân thành công mà “cũng biết rằng Seoul và Washington chưa bao giờ đáp trả trong những vụ tấn công gây chết người trước kia”. Tuy nhiên, lần này Hàn Quốc đã phát đi tín hiệu sẽ đáp trả và sự có mặt của máy bay B-52 và các máy bay ném bom tàng hình cho thấy Mỹ ủng hộ vững chắc lập trường đó.

Đe dọa B-52 là "ngu ngốc về chiến lược"?

Peter Hayes, đứng đầu Viện Nautilus tập trung nghiên cứu về châu Á, chỉ ra rằng việc triển khai B-52 không chỉ là một động thái răn đe. Sau một sự cố ở biên giới Triều Tiên-Hàn Quốc năm 1976 khiến hai binh sĩ Mỹ thiệt mạng, Mỹ đã cho máy bay B-52 bay trên bán đảo Triều Tiên nhiều tuần lễ, sát ngay không phận miền bắc. Bộ trưởng ngoại giao Mỹ khi đó Henry Kissinger nói “ông chưa bao giờ thấy Triều Tiên sợ hãi như vậy”.

Tuy nhiên, Hayes nói lặp lại đe dọa B-52 lần này có thể “ngu ngốc về mặt chiếc lược” vì làm sống lại nỗi sợ hãi lịch sử của Triều Tiên về một cuộc tấn công hạt nhân từ Mỹ. “Việc triển khai máy bay B-52 cũng là tuyên bố lớn tiếng và rõ ràng rằng họ đã buộc Mỹ phải chơi ván bài chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên”, Hayes nói. “Nó nói lên rằng họ đã tới mức độ một quốc gia được vũ trang hạt nhân đủ để Mỹ đáp lại bằng một đe dọa hạt nhân”.

Có nhiều kịch bản kết thúc cho cuộc khủng hoảng hiện giờ, nhưng không có con đường rõ ràng nào giải quyết dứt điểm mọi vấn đề một cách hòa bình. Hầu hết các nhà phân tích loại trừ khả năng chiến tranh tổng lực bởi lẽ Triều Tiên biết họ sẽ thua trận, cũng như biết rằng tiến hành bất cứ vụ tấn công hạt nhân nào cũng là tự sát.

Posted Image

Quân đội Hàn Quốc được triển khai hôm 29/3 ở Paju (Nguồn: AFP)

Nhưng sau khi đe dọa đủ thứ từ bắn pháo tới chiến tranh hạt nhân, có cảm giác là Kim Jong-Un cũng đã tự đẩy mình vào thế khó khi phải làm gì đó để tránh mất mặt và mất uy tín. Bắn thử tên lửa khiêu khích ra biển qua lãnh thổ Nhật Bản là một lựa chọn với rủi ro leo thang thấp. Một số nhà phân tích ban đầu dự tính về một vụ nổ pháo giống năm 2010 với đảo Yeonpyeong, nhưng cả Mỹ và Hàn Quốc đã khẳng định sẽ đáp trả thẳng tay.

Scott Snyder, một chuyên gia lâu năm về Triều Tiên ở Hội đồng quan hệ đối ngoại, cho rằng Mỹ, đã tuyên bố thông điệp của họ lớn tiếng và rõ ràng, giờ nên mở ra một lối rút lui cho ông Kim. “Mỹ và Hàn Quốc phải cho thấy một số động thái ngoại giao rõ ràng đảm bảo với Triều Tiên rằng căng thẳng có thể giảm bớt”, Snyder nói./.

Theo Trần Trọng

Vietnam+

============================

Scott Snyder, một chuyên gia lâu năm về Triều Tiên ở Hội đồng quan hệ đối ngoại, cho rằng Mỹ, đã tuyên bố thông điệp của họ lớn tiếng và rõ ràng, giờ nên mở ra một lối rút lui cho ông Kim. “Mỹ và Hàn Quốc phải cho thấy một số động thái ngoại giao rõ ràng đảm bảo với Triều Tiên rằng căng thẳng có thể giảm bớt”, Snyder nói./.

Đấy chính là lý do cần có một lời kêu gọi hòa bình của lệnh bà tổng thống Hàn quốc! Nhưng qúa hạn rồi. Không chắc chắn lắm!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng khùng ... cho các bác " đi đánh bắt ven bờ ".Posted ImagePosted Image Và bảo vệ các dàn khoanPosted ImagePosted Image

http://vnexpress.net...ner-o-malaysia/

Nga chào bán tên lửa container ở Malaysia

1/4/2013, 09:58 GMT+7

Hệ thống tên lửa Club-K mới nhất, được thiết kế dành riêng cho xuất khẩu, đang được Nga chào hàng mạnh mẽ tại triển lãm quân sự LIMA-2013 ở Malaysia.

> Nga mang vũ khí đến mời khách sộp châu Á

Posted Image

Hệ thống tên lửa container Club-K 2013. Ảnh: twower.livejournal.com

Các cuộc thử nghiệm Club-K đã được diễn ra vào giữa năm 2012 và thu được kết quả vô cùng tích cực. Tại Triển lãm quân sự ở Malaysia (LIMA-2013), lần đầu tiên Nga chào hàng nguyên mẫu thiết kế hoàn chỉnh của Club-K.

Nga được cho là chỉ ưu tiên bán hệ thống tên lửa này cho các khách hàng quen thuộc, ví dụ như Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ, Venezuela, Belarus… và rất hạn chế đối với các quốc gia có tiềm năng sao chép, ăn cắp công nghệ cao.

Ảnh hệ thống tên lửa container Club-K Club-K, do công ty Morinformsystem-Agat JSC thiết kế, là loại hệ thống tên lửa di động có tính năng cơ động đặc biệt và khả năng ngụy trang độc đáo. Club-K là lớp tên lửa đa năng có sức mạnh vượt trội mà giá thành rất khả quan. Đây là một phương án và lựa chọn hợp lý cho những quốc gia không có tiềm lực kinh tế mạnh nhưng có học thuyết quân sự thông minh, biến hóa.

Điểm độc đáo của hệ thống không phải ở khía cạnh vũ khí mà ở việc ngụy trang. Toàn hệ thống được đặt trọn vẹn trong các container tiêu chuẩn, các container này có thể đặt trên tàu hỏa, xe tải, tàu vận tải biển, tàu quân sự. Các hệ thống trinh sát như UAV, vệ tinh, máy bay có người lái dù tối tân tới mấy cũng khó lòng phát hiện ra Club-K, bởi nó được giấu trong vô vàn container nằm rải rác ở hải cảng, nhà ga hay trên tàu thuyền.

Club-K được Nga bắt đầu nghiên cứu, chế tạo vào năm 2009. Hai năm sau đó, lần đầu tiên hệ thống này được giới thiệu bản mẫu tại Triển lãm Hải quân quốc tế diễn ra ở thành phố St. Petersburg.

Posted Image

Minh họa sơ đồ tác chiến của hệ thống Club-K 2013. Ảnh: concern-agat.ru

Đặc điểm kỹ-chiến thuật của Club-K 2013

Chức năng:

- Tiêu diệt tàu mặt nước

- Tiêu diệt các mục tiêu gần bờ và sâu trong lục địa.

Tên lửa trang bị:

- Các loại tên lửa chống tàu, chống hạm 3M-54KE, 3M-54KE1, X-35UE

- Tên lửa tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền 3M-14KE, X-35UE.

Các hệ thống tích hợp:

- Hệ thống điều khiển bắn.

- Hệ thống khởi động nghiêng (đối với X-35UE) hay thẳng đứng (dành cho các loại tên lửa còn lại).

- Thiết bị tác chiến, liên lạc và dẫn đường.

- Hệ thống cấp điện, hỏa hoạn, sinh hoạt.

Đặc điểm:

- Có khả năng tác chiến từ các bệ phóng thông thường đặt trên mặt đất, tàu biển, xe tải, tàu hỏa...

- Có thể vận chuyển dễ dàng, linh động bằng các thiết bị vận tải thông dụng.

- Tiêu diệt được các mục tiêu trên biển và đất liền.

Trịnh Thành (Theo concern-agat.ru, LIMA 2013)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những sai lầm phong thủy lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải

Trò chuyện với một “thầy phong thủy” thường xuyên làm công việc tư vấn phong thủy cho doanh nghiệp...

Posted Image

Ông Kiều Quang Dũng, Giám đốc Công ty Tư vấn Kiều Quang Dũng.

“Từ ngày còn đi học, tôi đã bị cuốn hút bởi những quyển sách viết về lý số như nhân tướng, tử vi, phong thủy, tử bình”, Kiều Quang Dũng, Giám đốc Công ty Tư vấn Kiều Quang Dũng, một công ty đang hoạt động trong lĩnh vực khá đặc thù là… tư vấn phong thủy cho các doanh nghiệp, với khách hàng bao gồm khá nhiều tên tuổi lớn, bộc bạch trong cuộc trò chuyện với chúng tôi.

Hiểu đơn giản thì phong thủy là gì, từ góc nhìn của ông? Là khoa học hay "mê tín dị đoan"?

Đang có nhiều cách hiểu về phong thủy, nhưng theo tôi nên hiểu đơn giản thế này, sự vận động của con người tạo ra năng lượng thì sự vận động của tự nhiên cũng tạo ra năng lượng, và phong thủy là một hệ thống những nguyên lý nhận biết, điều chỉnh và kết hợp những nguồn năng lượng này để tập trung cho mục đích cụ thể nhằm đạt được thành công dễ dàng hơn.

Còn với vế thứ hai, để nói phong thủy là khoa học hay “mê tín dị đoan” thì phải có khái niệm hoặc tiêu chí về khoa học trước. Nếu hiểu khoa học như những con số đo đạc chính xác trong phòng thí nghiệm, thì phong thủy không phải là khoa học vì chưa có công cụ và con số định lượng nào đo lường chính xác các phương pháp luận trong phong thủy.

Nhưng, nếu xem một hệ thống lý thuyết được coi là khoa học khi nó có quy luật, có khả năng dự báo, có khả năng ứng dụng, có khả năng nhận biết, giải thích vạn vật một cách thống nhất, thì phong thủy xứng đáng là môn khoa học.

Tôi cũng nghĩ, chỉ nên coi là mê tín dị đoan khi đó là những ứng dụng lệch lạc “khoác áo” phong thủy, đi theo cảm tính chủ quan, không có nguyên lý khách quan nhất quán, không có sự minh bạch và không có khả năng kiểm soát.

Đối với riêng giới doanh nhân, ông nghĩ phong thủy sẽ giúp ích như thế nào cho cuộc sống của họ? Nhân tiện, ông có thể đưa ra một số minh hoạ cụ thể?

Phong thủy hàm chứa những quy luật vận động căn bản nhất của vạn vật, nên tôi nghĩ đối với doanh nhân hay với ai cũng thế, ích lợi của việc ứng dụng lý thuyết phong thủy vào thực tiễn là rất lớn, có thể làm thay đổi cuộc sống của con người theo hướng tốt hơn.

Ví dụ, trong giai đoạn vừa qua, tôi quan sát thấy nhiều doanh nhân Việt Nam hay mắc phải hai nhược điểm lớn. Đó là, ham mở rộng đầu tư dựa trên tham vọng quá thực lực, cộng với tư duy kinh doanh có phần chộp giật, thích kiếm tiền nhanh dựa trên sự vay mượn, do đó, dễ bị cuốn theo và phụ thuộc nhiều vào thời thế, nên khi chỉ cần môi trường có biến động là bị ảnh hưởng lớn ngay.

Điều thú vị là giai đoạn Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoái, khủng hoảng thì cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều thiết kế nhà cửa “trên to, dưới bé”, nhiều căn hộ chung cư cao cấp của Việt Nam rập khuôn thiết kế ở những nước có nền kinh tế vay mượn bị ảnh hưởng khủng hoảng lớn trên thế giới, đó là chú trọng không gian hưởng thụ của phòng khách, trong khi không gian nhà bếp luôn nhỏ hẹp hoặc ngay ở phía ngoài gần cửa ra vào…

Môi trường sống ra sao, con người cũng sẽ như vậy. Khi chỉ có vài người ở trong những căn hộ, những ngôi nhà như vậy thì chưa tạo thành xu thế, nhưng khi hàng vạn thiết kế như vậy được hình thành, hàng trăm nghìn người ở trong những ngôi nhà như vậy thì cũng tức là hàng trăm nghìn người dễ nảy sinh tham vọng quá thực lực, thích kiếm tiền nhanh, kinh doanh đầu tư dựa trên sự vay mượn xuất hiện. Và tất yếu là một xu thế xã hội sẽ được hình thành, và đến thời điểm này thì kết quả như thế nào chúng ta cũng rõ cả rồi.

Nếu có thể, hãy thay đổi thiết kế nhà ở nếu như bếp ở ngoài, phòng khách ở trong, bằng cách chuyển dịch bếp sâu vào phía trong nhà, cách xa cửa chính - nhưng không quá gần cửa ra ban công hoặc cửa sau - theo nguyên tắc phòng bếp phải ở phía trong hoặc tối thiểu cũng phải song song so với phòng khách, tức là từ cửa chính phải qua phòng khách rồi mới vào đến bếp.

Đối với nhà trong phố phường nội thị, nếu có thể thì không nên tận dụng tối đa diện tích, xây nhà lấn ra sát đường hoặc đắp cốt nền quá cao mà hãy làm cốt nền cao vừa phải, kiến tạo một khoảng lùi để làm sân thoáng trước khi vào trong nhà.

Khi thiết kế nhà cửa, trụ sở công ty nên lựa chọn kiến trúc vững vàng, đơn giản, các tầng trên ít thò lấn ra khỏi ranh giới của diện tích đất.

Và đặc biệt, là luôn giữ gìn vệ sinh môi trường nhà ở gọn gàng, sạch sẽ, thoáng đãng.

Triển khai được vài giải pháp sơ bộ ở trên, tôi tin dần dần cuộc sống của nhiều người sẽ bớt đi áp lực tài chính, nợ nần, gia tăng cơ hội, kinh doanh tập trung tập trung hơn, tư tưởng phát triển bền vững hơn.

Trong hoạt động chung của doanh nghiệp, phong thủy có thể áp dụng trong những lĩnh vực nào, từ góc nhìn của ông?

Đối với doanh nghiệp cũng vậy, tôi tin phong thủy có thể giúp thay đổi từ việc ứng dụng trong quản trị nhân sự, cho đến phát triển kinh doanh.

Ví dụ, có hai vấn đề lớn nhất của phần lớn doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay là cơ hội và tài sản tích lũy bị suy giảm, mất mát. Và để giúp cải thiện hai vấn đề này, theo tôi các doanh nghiệp nên loại bỏ bớt đồ dùng không cần thiết để tạo ra các khoảng trống tối đa trong không gian làm việc, luôn giữ môi trường thông thoáng sạch sẽ, nhất là những khu vực vệ sinh, kho chứa; cố gắng tạo mới hoặc mở rộng khoảng không gian phía trước cửa công ty càng thoáng sạch càng tốt…

Và nếu không thật sự cần thiết, thì hạn chế thiết kế hệ thống hành lang từ cửa lớn thông thẳng ra cửa sau khi có khoảng trống rộng.

Những đề xuất này mới nghe có vẻ rất bình thường, nhưng thực tế lại rất “phong thủy”. Bởi, đó chính là sự đúc kết từ những nguyên lý lớn, được chọn lọc ở mức độ đơn giản nhất để phù hợp với thời suy thoái khó khăn, nên không gây tốn kém nhiều tiền bạc, dễ thực hiện. Làm được những giải pháp ở trên, tôi tin rằng chỉ sau một thời gian nhất định, cơ hội và nợ xấu của nhiều doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể. Vậy thì những sai lầm lớn nhất về mặt phong thủy mà các doanh nghiệp tại Việt Nam hay mắc phải là gì, theo như ông thấy?

Sai lầm lớn nhất và cũng là phổ biến nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải khi ứng dụng phong thuỷ là quá coi trọng tuổi tác và phương hướng mà không rõ nguyên lý cơ bản trong phong thủy là “nhất vị, nhị hướng” (vị trí là ưu tiên thứ nhất, phương hướng chỉ là yếu tố phụ).

Vị trí trụ sở công ty bạn đặt ở đâu hoặc bạn ngồi ở đâu trong công ty quan trọng hơn việc trụ sở công ty xoay hướng nào hoặc bạn ngồi quay về hướng nào.

Lấy ví dụ đơn giản là nông dân Việt Nam có cuộc sống về cơ bản là vất vả thiếu thốn, trong khi ngôi nhà của họ khi xây dựng có thể tùy ý lựa chọn phương hướng do đất đai ở nông thôn rộng rãi. Còn 30% dân số Việt Nam ở thành thị chủ yếu ở nhà phố, không có nhiều lựa chọn về phương hướng theo tuổi tác, thì vẫn lại là những người có cuộc sống tốt hơn vì họ ở những vùng đất có sinh khí thịnh vượng hơn, chứ không phải hướng tốt hơn nông thôn.

Hoặc có những ngôi nhà, những căn hộ cố định chỉ có một hướng nhưng ai đến thuê hay ở dù là tuổi gì, giới tính nam hay nữ đều thịnh vượng và ngược lại có ngôi nhà cứ đến ở là đổ vỡ, suy bại. Hoặc đơn giản hơn là trong một công ty khi bạn là trưởng phòng được ngồi ở phòng riêng thì dù ngồi thế nào vẫn có uy thế hơn những nhân viên khác phải ngồi chung trong phòng tập thể.

Ông có thể nêu vài câu chuyện thực tế từ những khách hàng mà ông đã tư vấn?

Những câu chuyện thực tế từ những khách hàng mà tôi đã tư vấn thì nhiều, và cũng có những trải nghiệm thú vị, nhưng phải xin phép bạn là không được nêu danh tính cụ thể.

Năm 2009, qua một người bạn giới thiệu, tôi được biết một công ty chứng khoán ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đang thua lỗ tương đối sau cú sốc khủng hoảng năm 2008, nay muốn thuê tư vấn để tìm giải pháp cải thiện tình hình. Sau khi nghiên cứu sơ đồ tổ chức và khảo sát môi trường làm việc của công ty này, tôi đồng ý tư vấn với các giải pháp đơn giản, hạn chế tối đa sự phá dỡ và ít tốn kém nhất.

Tuy nhiên, tôi nói trước với họ là địa hình này sắp “hỏng” rồi, và nhà tư vấn chỉ có thể đưa ra phương án khắc phục trong ngắn hạn là một năm, còn sang năm 2010, khi tòa nhà lớn bên cạnh đi vào giai đoạn hoàn thiện thì cách cục của địa hình sẽ hoàn toàn bị phá, không có giải pháp nào khắc chế được sự thay đổi đó, nên nếu muốn duy trì đẳng cấp và sự phát triển phải nhanh chóng tìm cách chuyển công ty đến nơi khác, nếu tiếp tục ở lại thì thua lỗ, đổ vỡ là việc không tránh được.

Tuy nhiên sau năm 2009, do tổng kết không chỉ xóa hết lỗ mà còn lãi lớn nên lãnh đạo công ty này chủ quan cho rằng năm 2010 chỉ cần tập trung phát triển dịch vụ, không đầu tư gì lớn thì dù lỗ cũng không tiêu hết được số tiền lãi đang có, vì vậy không nhất thiết phải quá vội vàng đi tìm trụ sở mới.

Nhưng nếu con người mà khắc chế hoàn toàn được môi trường thì bộ môn phong thủy đã chẳng tồn tại. Năm 2010, họ không chỉ thua lỗ hết số lãi mà âm sâu vào vốn đồng thời nội bộ công ty cũng xảy ra nhiều vấn đề rắc rối, cuối cùng thì khi vị tổng giám đốc tham khảo ý kiến, lời khuyên của tôi là nhanh chóng bỏ chứng khoán chuyển nghề khác, vị này đã nghe theo và hiện đang thành công trong lĩnh vực mới.

Hoặc vào năm 2009, tôi nhận được một đề nghị đi tìm và thiết kế văn phòng mới cho doanh nghiệp của vợ chồng người bạn, nhưng bị giới hạn bởi một số tiêu chí nhất định vì quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp này còn nhỏ. Nhưng sau hơn một tháng tìm kiếm, không tìm được địa điểm nào hợp lý hơn, cân nhắc tất cả các yếu tố, tôi đề xuất họ tiếp tục ở lại địa điểm cũ, chấp nhận một số hạn chế nhưng sẽ có cơ hội phát triển lớn trong xu thế mới đang đến, vì địa điểm đó tuy nhỏ hẹp, cách cục không cân đối nhưng có lợi thế đặc biệt về minh đường phía trước.

Và đến nay từ một doanh nghiệp nhỏ, vô danh họ đã trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu và thị phần đứng ở nhóm đầu tại Hà Nội trong một sản phẩm đồ uống có cồn. Năm 2012, khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn thì họ lại là những người đi “thôn tính”, mở mang bờ cõi. Tuy nhiên do thành công nhanh, họ đã trở nên quá tự tin vào bản thân mà quên những nguyên lý cơ bản nên đến giai đoạn này lại đang phải đang “chỉnh sửa” một số thứ để nhằm tiếp tục suy trì sự phát triển.

Một câu chuyện khác. Cuối năm 2011, một doanh nghiệp đã từng rất thành công nhưng cũng bị cuốn vào vòng xoáy của bất động sản, tương lai bấp bênh, và gần như bế tắc. Sau vài lần gặp gỡ, khảo sát, tôi nhận thấy có nhiều lý do dẫn đến khó khăn của doanh nghiệp này, nhưng có một nguyên nhân quan trọng nằm ở địa hình, đó là con đường nội bộ trong công ty quá lớn trong khi tường vây xung quanh lại trống trải, dễ làm ban lãnh đạo nảy sinh tham vọng không thực tế và các quyết định sai lầm khác, nên trước mắt cần tập trung khắc phục điểm yếu này.

Và đến nay, sau khi tổng kết năm 2012, mặc dù mọi thứ rất khó khăn thì người chủ doanh nghiệp này vẫn thu xếp được gần 100 tỷ để trả được một nửa số nợ ngân hàng, được ngân hàng, bạn bè, khách hàng quay trở lại trợ giúp để phục hồi sản xuất và đang đặt kế hoạch trong năm 2013 sẽ cố gắng “trở lại mặt đất”.

Theo Nhật Nam

VnEconomy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết Sử bây giờ trò không muốn học, thầy cũng không muốn dạy'

Thứ hai 01/04/2013 15:58

(GDVN) - "Chúng tôi tin rằng, đến thời điểm này, rất nhiều trường THPT, đến tiết Sử trò cũng không học, thầy cũng không muốn dạy"...

Vì sao 6 môn thi tốt nghiệp THPT không có môn Sử?

6 môn thi tốt nghiệp THPT 2013 chính thức công bố

Đã có 20 năm gắn bó với môn Lịch sử, 10 năm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia môn Lịch sử, cũng là giáo viên đầu tiên của tỉnh Nghệ An được Hội khoa học Lịch sử Việt Nam mời ra tôn vinh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Tp Vinh, Nghệ An) chia sẻ quan điểm về việc 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2013 không có môn này.

- Sau khi công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 không có môn Lịch sử, Bộ GD&ĐT lý giải đó là do bốc thăm xác suất ngẫu nhiên, không ai can thiệp được? Thầy nghĩ sao về kết quả này?

Thầy Trần Trung Hiếu: Theo quan điểm của cá nhân tôi, nếu năm nay môn Lịch sử nằm trong các môn thi tốt nghiệp THPT thì là chuyện bình thường, còn Bộ GD&ĐT quyết định và công bố 6 môn thi (dù quyết định đó dưới hình thức bốc thăm ngẫu nhiên hay chọn) không có môn Lịch sử mới là điều khác thường. Tôi khá bất ngờ. Bởi nhiều yếu tố, trong đó theo tôi có 3 lý do cơ bản mà nếu đưa môn Sử vào thi tốt nghiệp mới là hợp lý.

Thứ nhất, trong mấy năm gần đây, thực trạng dạy học môn Sử trong trường phổ thông đã gây ra sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội bằng sự phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển sinh vào đại học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội.

Có người cho rằng, hay là Bộ GD&ĐT lo sợ nếu quyết định thi môn Sử thì kết quả tốt nghiệp sẽ thấp hơn nhiều so với một số môn khác, sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung về tỉ lệ tốt nghiệp của nhiều địa phương. Lúc đó, ngành giáo dục sẽ phải đối mặt với hiệu ứng ngược là sự bức xúc của phụ huynh học sinh, dư luận xã hội, là sự quy trách nhiệm với ngàn lẻ một lý do…

Posted Image

Thầy Trần Trung Hiếu (bên phải) chụp chung với GS Phan Huy Lê tại Hội thảo khoa học về khởi nghĩa Hoan Châu tại Nam Đàn, Nghệ An tháng 2/2013.

Chúng tôi thiết nghĩ, đơn thuốc “hai không” của Phó Thủ tướng Nguyện Thiện Nhân (trước là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) kê ra và “điều trị” gần 7 năm qua đã bị căn bệnh “thành tích” làm “nhờn thuốc”, thì sự biện hộ đó là khó chấp nhận và hoàn toàn không thuyết phục. Với kiểu coi thi “chặt” ở ngoài phòng thi, trường thi, “lỏng” ở trong phòng thi ở rất nhiều Hội đồng coi thi trên toàn quốc thì không chỉ có môn Sử mà còn những môn khác cũng như vậy thôi, không chỉ một “Đồi ngô”mà còn nhiều vụ việc tương tự kiểu “Đồi khoai”, “Đồi sắn”, “Đồi X”…

Thứ hai, vào tháng 8/2012 tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT và Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam đã phối hợp tổ chức “Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học môn Lịch Sử ở trường phổ thông Việt Nam”. Đây là cuộc Hội thảo với quy quốc gia đầu tiên có sự phối hợp của 2 cơ quan này, quy tụ gần 500 đại biểu là các nhà quản lý, các GS.TS khoa học, chuyên gia sư phạm đầu nghành ở các Viện, Vụ, Trung tâm, trường đại học - cao đẳng và các giáo viên cốt cán môn Sử trên toàn quốc.

Thông điệp quan trọng nhất mà Hội thảo kiến nghị, đề xuất là đưa môn Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, nghiên cứu có thể tăng thêm thời lượng cho môn Lịch sử, đặc biệt là đề nghị môn Sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Tuy nhiên, những kiến nghị đầy nhân văn đó có vẻ như vẫn chỉ là những đề xuất, giải pháp vẫn chỉ là những “dự án” nằm trên văn bản giấy tờ! Môn Sử năm nay lại không trở thành môn thi tốt nghiệp ở cả hệ THPT lẫn hệ giáo dục thường xuyên.

Thứ ba, trong những năm gần đây, những cụm từ “yêu nước”, “thi đua yêu nước”, “ý thức dân tộc” … được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng khi vấn đề chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi âm mưu và hành động của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Việc học và thi môn Sử sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu được hơn như thế nào là quá khứ hào hùng dựng nước và giữ nước của cha ông và ý thức rõ hơn được trách nhiệm, việc làm của mình để tri ân những các bậc tiền nhân đã ngã xuống vì độc lập tự do, vì chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

- Là người lâu năm dạy Sử cũng như bồi dưỡng đội tuyển Sử của tỉnh và quốc gia, thầy có chạnh lòng không?

Thầy Trần Trung Hiếu: Theo tôi, sẽ vô cùng nguy hiểm khi chúng ta tạo dựng cho học sinh phổ thông một quan niệm, một thói quen là có thể vài ba năm liên tục không thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Hiện nay, Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong các môn học ở trường phổ thông. Minh chứng rõ nét là trong các môn thi tốt nghiệp phổ thông, môn Lịch Sử bị coi là môn phụ, là môn thi thay thế, có năm thi, năm không.

Cứ vào dịp cuối tháng 3 hàng năm, nhiều học sinh, phụ huynh cứ phải hồi hộp, lo âu với nhiều cung bậc cảm xúc lo sợ, vui mừng khi có hay không thi môn Sử! Chúng tôi tin rằng, đến thời điểm này, rất nhiều trường THPT, đến tiết Sử trò cũng không học, thầy cũng không muốn dạy. Nếu dạy thì nhanh chóng dạy đuổi, dạy cắt xén nhiều kiến thức, nội dung chương trình để kiểm tra học kỳ trước, để dành thời gian cho ôn thi tốt nghiệp vì thi gì học nấy, không thi thì không học!

Tôi chỉ thương những học sinh còn yêu thích môn Sử và thi đại học khối C phải chịu nhiều thiệt thòi trong giai đoạn nước rút. Thật đáng buồn nhưng không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của học sinh mà là trách nhiệm của nền giáo dục còn quá nhiều bất cập.

- Thầy đánh giá về nhiệm vụ, vai trò của môn Sử đối với học sinh phổ thông như thế nào?

Thầy Trần Trung Hiếu: Trong nền giáo dục phổ thông, tất cả các môn học đều có vị trí và yêu cầu riêng phù hợp với đặc thù của môn học đó, đều góp phần trang bị hệ thống học vấn của học sinh, đều đào tạo năng lực mang tính phổ thông cho thế hệ trẻ.

Riêng với môn Sử, nó không chỉ trang bị kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương xứ sở, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hóa nhân loại, trong việc hình thành nhân cách và bản lĩnh thế hệ trẻ, trách nhiệm của công dân với Tổ quốc.

Đối với Việt nam, môn Sử lại càng giữ vai trò quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Do vị trí địa – chính trị và địa – quân sự của nước ta trong khu vực mà hàng ngàn năm qua, chúng ta đã phải đối mặt với các đế chế lớn xâm lược của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, trong đó gần như thường xuyên là các đế chế từ Trung Quốc.

Ngày nay, nhiệm vụ xây dựng đất nước vẫn gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, vấn đề khẳng định chủ quyền thiêng liêng đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một niềm tự tin vào sức mạnh dân tộc, không kế thừa truyền thống của một dân tộc chưa bao giờ chịu khuất phục trước thế lực bạo tàn, đó là có tội với tổ tiên, thất lễ với lịch sử. Nhân dân ta sáng tạo ra lịch sử với tất cả công sức và tính mạng của mình để dựng nên giang sơn, gấm vóc đất Việt ngày nay thì thế hệ trẻ phải hiểu sâu sắc điều đó thông qua học môn Sử và thi môn Sử. Từ đó, môn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông.

- Để nâng cao chất lượng của việc dạy, học môn này theo thầy chúng ta phải làm gì?

Thầy Trần Trung Hiếu: Theo tôi, để nâng cao chất lượng giáo dục môn Sử trong trường phổ thông, việc thi hay không thi tốt nghiệp môn Sử có ý nghĩa to lớn và sâu sắc, đặc biệt trong những năm gần đây. Nhưng vấn đề quan trọng bậc nhất hiện nay là nhận thức về vị thế môn Sử trong nền giáo dục phổ thông, từ đó mới xác định rõ được mục tiêu, yêu cầu của môn Sử. Nói một cách giản đơn là học Lịch sử để làm gì? Và từ đó cần học những gì? Lúc đó sẽ là chìa khóa để lý giải quyết định thi hay bỏ thi môn Sử.

- Qua đây thầy có muốn gửi thông điệp gì tới Bộ GD&ĐT?

Thầy Trần Trung Hiếu: Vẫn biết rằng, việc thay đổi một hệ thống về môn Sử đã tồn tại trong nhiều năm qua không thể nóng vội và làm trong một sáng một chiều. Từ việc Bộ GD&ĐT công bố quyết định không thi tốt nghiệp môn Lịch sử năm nay, chúng tôi chỉ muốn gửi một thông điệp rằng: đừng bao giờ coi môn Sử là “môn phụ” và hãy đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong dạy học, thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt trong việc giáo dục lòng yêu nước, ý thức dân tộc, khi mà chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta đang bị đe dọa bởi những hành động trắng trợn của Trung Quốc. Nói và làm theo tinh thần đó chính là căn nguyên đầu tiên và cơ bản giúp học sinh đam mê, giỏi môn Sử.

- Xin cảm ơn thầy!

Xuân Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bến Tre:

Thu giữ thẻ game in quốc huy Trung Quốc tại trường tiểu học

(Dân trí) - Chiều ngày 1/4, ông Nguyễn Xuân Đạm - hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Thạch A (xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre) xác nhận, nhà trường vừa phát hiện và cho thu giữ nhiều thẻ game có in hình quốc huy Trung Quốc.

Trao đổi với PV Dân trí, hiệu trưởng Nguyễn Xuân Đạm cho biết, kích cỡ những thẻ game mà trường thu được giống như thẻ ATM của ngân hàng. Thẻ game này có hai mặt được in chủ yếu là chữ Trung Quốc, trong đó một mặt có in quốc huy Trung Quốc trên góc trái và những dãy chữ số khác nhau, mặt thứ hai có in hình một con “robot trái cây”.

Ông Đạm cho biết, những chiếc thẻ game được học sinh mua tại căngtin của trường và một số điểm bán đồ chơi bên ngoài, có giá mỗi thẻ khoảng 2.500 đồng. Qua làm việc với chủ căngtin, người chủ cho rằng bản thân chỉ nghĩ đây là một thẻ game trò chơi để bán cho học sinh.

“Sau khi nghe tin báo từ các giáo viên chủ nhiệm, tôi đã cho kiểm tra và thấy có in hình quốc huy Trung Quốc nên đã yêu cầu các giáo viên thu giữ tất cả các thẻ game mà học sinh đã mua. Sau đó chúng tôi có báo lên chính quyền địa phương để có hướng xử lý”, ông Đạm nói.

Theo ông Đạm, trường đã thu giữ hơn 100 thẻ game đều giống nhau hình dạng, kích thước, chỉ khác những dãy số mà các học sinh cho là “số chứng minh nhân dân”. "Việc những chiếc thẻ game này có in quốc huy Trung Quốc là không hay", ông Đạm nhấn mạnh.

Huỳnh Hải

==================

Tỉnh Bến Tre rất cảnh giác! Posted Image

Tuy quốc huy Trung quốc in trên sản phẩm Trung quốc là bình thường. Nhưng đưa hình ảnh quốc huy của một quốc gia này vào lãnh thổ một quốc gia khác là không bình thường.

Tôi ở Bến tre mấy chục năm. Người Bến Tre rất cởi mở, tốt bụng và thương người.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây là một số bài báo nói vông Alan Phan. Nhưng muốn biết những chuyên gia kinh tế, những báo mạng tên tuổi dđoán đúng hay ông Alan đoán đúng thì...đợi đến cuối năm mọi việc sẽ rõ ràng. Posted Image .

Còn lời tiên tri đã có đây rồi: http://diendan.lyhoc...-thuy-lac-viet/

Ông Alan Phan có phải loại người như báo chí nói bên dưới hay không: Sinh Xích Khẩu. => Đụng chạm đến lợi ích nhớn zồi, Thuốc đắng thì dã tật, sự thật luôn mất lòng...Ông Alan còn bị chém gió nhiều.

Lưu bài ở đây cuối năm mang ra quăng bom. Posted Image

==================================

Nuốt con cóc đi, ông Alan Phan!

Thứ 2, 01/04/2013, 21:09

Posted Image

(CafeF) Nếu đằng nào cũng phải cứu ngân hàng, thì cứ cứu luôn đi rồi còn làm việc khác.

TS. Alan Phan gần đây nổi tiếng với những liều thuốc sốc để giải quyết bong bóng bất động sản và các hệ lụy của nó đối với hệ thống ngân hàng. Theo ông cứ để giá bất động sản rớt thêm 30-50% nữa, cứ để một nửa số ngân hàng phá sản và giới quan chức cứ đừng làm gì cả và kéo nhau đi “nghỉ mát” là nền kinh tế sẽ khởi sắc.

Ông có ví những việc trên cũng khó khăn như “nuốt sống một con cóc xấu xí”, và cách tốt nhất là ‘nhắm mắt bịt mũi mà nuốt ngay vào sáng sớm, để còn thì giờ làm việc khác”. Ông nói thêm: “Ngồi nhìn nó suốt ngày sẽ không làm con cóc đẹp hơn hay ngon hơn.”

Trong con mắt của Alan Phan, có lẽ những thứ như chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở trị giá 30.000 tỷ đồng hay mua lại nợ xấu qua Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đều là tung tiền cứu nguy cho các “xác chết biết đi” (zombie), và về lâu dài sẽ cản trở sự phát triển của xã hội.

Có lẽ, với Alan, chấp nhận những giải pháp kể trên cũng y hệt như “nuốt sống một con cóc xấu xí”. Thế thì người viết cũng mạn phép khuyên ông, nên “nhắm mắt bịt mũi mà nuốt ngay vào sáng sớm, để còn thì giờ làm việc khác”.

“Không phải xấu, mà là cực xấu”

Chính thức mà nói, tỷ lệ nợ xấu vừa mới giảm từ 8,8% vào giữa năm ngoái xuống chỉ còn 6% (tức khoảng 179.000 tỷ). Các con số trên đều chưa gần với sự thật.

Theo tiết lộ của “một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)” với nhà báo Hải Lý của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 260.000 tỷ đồng nợ xấu đã được cơ cấu lại và biến thành nợ tốt nhờ Quyết định 780 do NHNN ban hành hồi giữa năm ngoái.

Như vậy trong trường hợp không “cơ cấu lại”, nợ xấu là 439.000 tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng dư nợ. “Đây mới là sự thật của nợ xấu!”, Hải Lý viết.

Số nợ xấu do Hải Lý tính toán dựa trên hai giả định. Thứ nhất, nợ xấu-biến-thành-tốt nhờ QĐ 780 không tăng kể từ đầu quý IV năm ngoái tới nay. Thứ hai, số nợ xấu theo kết quả giám sát của NHNN đã phản ánh toàn bộ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Tiếc là cả hai giả định ấy đều có vẻ tương đối lạc quan, nói cách khác, số nợ xấu thực sự có thể còn lớn hơn con số 439.000 tỷ đồng kể trên.

Tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở trong trạng thái rất bi đát và nếu thiếu có sự can thiệp kịp thời, hậu quả là khôn lường. Nhiều người nhắc đến thất nghiệp, đến an sinh xã hội, nhưng cái đáng sợ hơn cả là sự sụp đổ của toàn hệ thống.

Riêng thị trường sẽ không cứu được chúng ta

Alan Phan không phải người đầu tiên kê đơn thuốc “thị trường” để giải quyết khủng hoảng. Ở trong chính pháo đài của thị trường tự do, Hoa Kỳ, cũng có vài lần người ta “thử thuốc” rồi.

Thời Đại suy thoái 1930, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) kê cao gối ngủ với tâm lý rồi một ngày “thị trường sẽ cứu chúng ta”. Chẳng có thị trường nào cả, kinh tế Mỹ vẫn bi đát suốt 10 năm sau đó. Có cái gì đó hơi mỉa mai, nhưng chính Hitler và Thế chiến thứ hai là thứ khiến kinh tế Mỹ hồi phục khi chính phủ Roosevelt buộc phải chi tiêu ồ ạt cho chiến tranh.

Sau khi dành gần như cả đời nghiên cứu Đại suy thoái 1930, Chủ tịch FED Ben Bernanke đã kết luận việc ngồi im không can thiệp là sai lầm lớn của FED.

Bài học ấy có lẽ nước Mỹ chỉ học một cách ‘ngập ngừng’. Thực vậy, dù hiểu phải ra tay cứu ngân hàng và thực tế đã cứu lần lượt từ Bear Sterns, Fannie Mae tới Freddie Mac (toàn các công ty tư nhân), nhưng Bộ Tài chính Mỹ không chịu nổi sức ép từ Quốc hội và bỏ mặc cho Lehman Brothers sụp đổ.

Chứng kiến sự hoảng loạn sau đó, chính giới Mỹ không còn dám để bất kỳ một tổ chức tài chính lớn nào sụp đổ nữa vì chi phí khắc phục hậu quả quá lớn, thà cứu từ đầu còn hơn (dù có phải bỏ tiền thật từ ngân sách để cứu Citigroup và AIG).

Bài học Lehman vẫn sống động trong tâm trí giới lãnh đạo Châu Âu, chẳng thế mà ngay cả một nền kinh tế chỉ chiếm có 0,2% GDP khu vực eurozone như CH Síp, họ vẫn không dám “cho phá sản”.

Tâm lý người Việt yếu ớt và thông tin trên thị trường Việt nhiễu loạn hơn nhiều so với Mỹ và Châu Âu, nếu ở cương vị ra quyết định, ắt ít ai muốn “thử xem thế nào” trong cái cảnh huống hiện tại.

Nếu không để các NHTM “từ từ đối diện với những sai lầm của mình” mà cứ muốn họ “đối diện luôn”, thì người phải “đối diện” tiếp theo sẽ là chính chúng ta. Đòi ngay lập tức tính sổ với giới ngân hàng là mất bình tĩnh và thiếu sáng suốt.

Hãy cứu sống chúng, và bắt chúng kéo cày trả nợ cho ta

Nếu cứu sống hệ thống tài chính đã là điều bắt buộc phải làm, thì tốt nhất không nên dồn sức để tranh cãi xem có nên làm hay không mà hãy cứ làm đi, và bắt giới tài chính trả một cái giá thật đắt.

Trong dài hạn Việt Nam cần một hệ thống quy định mới đủ khả năng đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động vừa an toàn, vừa hiệu quả. Giới tài chính sẽ phản đối kịch liệt một hệ thống như thế, đơn giản vì nó làm họ khó kiếm lời hơn.

Nếu sóng yên biển lặng, sức mạnh của nhóm lợi ích ngân hàng là quá lớn và khó ai có thể buộc họ phải cúi đầu. Thế thì tại sao không tận dụng làn sóng giận dữ của công luận hiện nay để buộc họ phải chấp nhận một hệ thống quy định như thế? Hãy đặt lên bàn cả gói cứu trợ lẫn hệ thống quy định mới và nói với giới ngân hàng: “Hoặc anh lấy cả hai, hoặc anh chẳng có gì cả”.

Xây dựng một hệ thống quy định như thế mất nhiều công sức và rất tốn thời gian, từ viết ra luật cho tới bảo vệ nó trước đủ chiêu vận động của giới tài chính.

Tại sao chúng ta không nuốt luôn con cóc xấu xí mang tên giải cứu ngân hàng, và tập trung vào những việc nhiều ý nghĩa hơn trong dài hạn, thay vì cứ ngắm nghía và tranh luận những chuyện vốn không thể khác. Nuốt luôn con cóc đi, ông Alan à …

Minh Tuấn

=============================

Sự thật vụ TS Alan Phan bị Ủy ban chứng khoán Mỹ phán quyết 'gian lận chứng khoán'

Thứ 2, 01/04/2013, 14:25

Đó chỉ là một nửa sự thật, vì ý kiến trên mới chỉ xét tới án sơ thẩm tuyên năm 2005 chứ không hiểu vô tình hay cố ý đã ‘quên mất’ án phúc thẩm năm 2007.

Posted Image

Từ chiều ngày Chủ nhật, 31/3, người viết liên tục nhận được nhiều thông tin về ‘vụ gian lận cổ phiếu của Alan Phan’ dựa trên Thông báo tranh chấp số 19133 ngày 15/3/2005 của Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC).

Theo đó, ngày 14/12/2004, Tòa án Quận Trung tâm California (C.D. Cal.) đã ra phán quyết TS. Alan Phan cùng công ty Hartcourt và cộng sự là ông YongZhi Yang đã vi phạm quy định về: (1) đăng ký chứng khoán; và (2) chống gian lận.

Kết quả, tòa tuyên TS. Alan Phan bị phạt 55.000 USD và cấm làm quản lý và tham giá hội đồng quản trị của các công ty đại chúng trong vòng 5 năm.

Nhiều bài viết đưa lên sáng nay khẳng định TS. Alan Phan không bao giờ nhắc đến vụ kiện tụng này trong ‘hồ sơ thành tích’ của mình. Từ đó, có vị chuyên gia giấu tên kết luận TS Alan Phan “thiếu trong sáng”, “có nghi ngờ vụ lợi”, “có đủ ngón nghề để mua rẻ bán đắt”, “qua mặt cả Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ”, “chỉ khuyên cho chết” để sau đó mua lại dự án với giá rẻ như bèo.

Đó chỉ là một nửa sự thật, vì ý kiến trên mới chỉ xét tới án sơ thẩm tuyên năm 2005 chứ không hiểu vô tình hay cố ý đã ‘quên mất’ án phúc thẩm năm 2007. Bên cạnh đó, câu chuyện này cũng không có gì mới lạ.

Thứ nhất, SEC không thể ra một phán quyết kết luận một cá nhân "có tội" hay không, mà đó phải là phán quyết của tòa án.

Xin lưu ý, Thông báo số 19133 không phải một "phán quyết" của SEC, mà chỉ là một thông báo về phán quyết trước đó của Tòa án Quận Trung tâm California, một tòa ở cấp sơ thẩm. Vì thế nói "Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ ra phán quyết ông Alan Phan và công ty Hartcourt phạm tội vi phạm đăng ký và gian lận", là sai về mặt pháp lý.

Thứ hai, không thể coi Alan Phan đang cố tình che dấu những chuyện xấu hổ của mình trong quá khứ.

Ông đã nhiều lần nhắc tới vụ kiện tụng với SEC, ví dụ như trong cuốn "Niêm yết trên sàn Mỹ" viết năm 2008. Trên website Góc nhìn Alan, ông cũng đã một lần kể lại tường tận vụ kiện tụng trong một bài viết với tên gọi <a href="http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/nhung-ke-thu-khong-bo-cuoc.html">“Những kẻ thù không bỏ cuộc”.

Trong bài viết này, Alan còn kể thêm những lần ông bị Cơ quan thương mại Mỹ cáo buộc quảng cáo sai lạc sản phẩm thuốc lá Jazz không gây độc hại vì không có chất nicotin, hay bị cáo buộc thuộc nhóm môi giới đầu cơ thao túng cổ phiếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư, thậm chí là dùng bằng giả.

Cuối cùng, Alan sau đó đã kháng cáo, và thắng kiện SEC. Phán quyết của Tòa án Quận Trung tâm California mà nhiều báo trích dẫn chỉ là phán quyết của tòa sơ thẩm.

Thực vậy, ngày 29/8/2007, thẩm phán Marsha Berzon của Tòa Phúc thẩm liên bang Đơn vị số 9 đã bác bỏ một phần phán quyết của tòa sơ thẩm và xử Alan Phan trắng án đối với tội “gian lận chứng khoán”.

Theo án phúc thẩm, hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu theo mẫu số S-8 của công ty Hartcourt đúng là có sai sót thật, nhưng các sai sót kể trên không quá quan trọng đối với nhà đầu tư, nên không thể kết tội Hartcourt và Alan Phan “gian lận”.

Tuy thế, Alan Phan cùng Hartcourt vẫn bị phạt vì tội “khai sai hồ sơ” và dù có thắng kiện tại tòa, Alan cũng mất tới 7 năm trời đằng đẵng theo đuổi vụ kiện cùng hơn 2 triệu USD tiền thuê luật sư.

Thiết nghĩ, công chúng và nhà đầu tư nên có sự cẩn trọng khi tiếp nhận các luồng thông tin.

Minh Tuấn

Theo TTVN

====================================

Một cái nhìn khác về Alan Phan

Thứ 2, 01/04/2013, 10:39

Posted Image

Thực chất phía sau tư vấn "Hãy để thị trường địa ốc Việt Nam rơi tự do" là gì và ông Alan Phan là ai?

Sau phát ngôn của ông Alan Phan: Hãy để thị trường địa ốc Việt Nam “rơi tự do”, không cần giải cứu thì giá nhà sẽ giảm 30 – 50% nữa và sẽ tự hồi phục sau 4 – 5 năm… tiếp đó là những phản biện gay gắt của CLB BĐS Hà Nội cùng giới chuyên gia và doanh nghiệp Việt thì tiếng tăm của vị tiến sĩ Việt kiều này càng “nổi”. Người thì cho rằng, nhận định của ông Phan là có tâm với đất nước nhưng người khác lại nghi ngờ đó là những lời khuyên đầy ý đồ “thêm dầu vào lửa”, “đạn bọc đường” và “có sự mưu tính” trong lời tư vấn ấy… Vậy thực chất phía sau tư vấn này là gì và ông Alan Phan là ai?

Xuất hiện trước công chúng và trong các bài viết, ông Alan Phan thường tự giới thiệu mình là tiến sĩ, doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc; Là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá 670 triệu đôla vào năm 1999; Đồng thời là doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997); Từng là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại HongKong và Thượng Hải.

Với một “bề dày” thành tích như vậy, mỗi lần ông Alan Phan viết bài, đưa ra ý kiến nhận định thì đều được công chúng hồ hởi đón nhận và xem đó như những lời khuyên hữu ích. Và cũng giống như mọi lần, khi bài trả lời phỏng vấn “Hãy để thị trường BĐS rơi tự do” được đăng tải, ban đầu, nó đã nhận được lượng “vote” rất cao của độc giả. Tuy nhiên, ngay sau đó, giới chuyên gia, doanh nghiệp Việt đã hết sức bức xúc và trực tiếp phản ứng thì công chúng mới dần “vỡ lẽ”.

Tỏ ra rất bực bội về lời khuyên “rơi tự do” của TS. Alan Phan, một chuyên gia kinh tế đã rất bức xúc cho rằng, đó là tư vấn rất thiếu thiện chí, muốn đẩy thị trường BĐS Việt Nam mà rộng ra là kinh tế Việt Nam vào đường chết. “Trong khi cả hệ thống chính trị và nền kinh tế đất nước đang tập trung tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc, một trong những nút thắt lớn nhất hiện nay, thì ông Alan Phan lại đi khuyên “hãy để chúng chết đi”. Sẽ chỉ có “địa ngục” chứ chẳng có “thiên đường” nào sau lời khuyên ấy!”.

Vị chuyên gia này phân tích, tư vấn của ông Phan chỉ có thể là “rừng mơ Tào Tháo”, đánh lừa được những người dân có nhu cầu mua nhà và có tâm lý mong chờ địa ốc giảm càng sâu càng tốt, “đó là những người không hiểu rằng, giảm 50% nữa thì chẳng có căn nhà nào để bán cho họ cả!”. Còn với giới địa ốc và chuyên gia, những người hiểu rõ vị tiến sĩ Việt kiều này từng là một chủ tịch quỹ đầu tư, một chuyên gia có đủ “ngón nghề” để mua rẻ bán đắt, “qua mặt” cả Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ, thì rất có thể đây là chiêu “khuyên cho chết” để sau đó sẽ là những thương vụ M&A rẻ như bèo.

Như để “nói có sách, mách có chứng” về sự “thiếu trong sáng” trong tư vấn có nghi ngờ “vụ lợi” của ông Phan, vị chuyên gia này đã cung cấp một bằng chứng mà “ông Alan Phan không bao giờ nhắc đến trong hồ sơ thành tích của mình”, đó là bản phán quyết của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa kỳ năm 2005 đối với ông Alan Phan và công ty Hartcourt.

Trước nguồn tin ông Alan Phan từng bị Sở Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cáo buộc vi phạm đăng ký và gian lận, ông Alan Phan đã trần tình về cáo buộc 'gian lận chứng khoán' tại Mỹ. Theo đó, sau phán quyết của tòa sơ thẩm liên bang, TS Alan Phan đã kháng cáo đến ngày 29/8/2005 và ông mất thêm hai năm theo vụ kiện này. Đến tháng 8/2007, tòa phúc thẩm liên bang hủy bỏ án lệnh của tòa sơ thẩm và trả vụ kiện lại cho SEC. Trước tuyên bố của tòa phúc thẩm SEC đã không làm gì, TS Alan Phan thẳng kiện.

Theo đó, vì những vi phạm đăng ký và gian lận, Uỷ ban này đã “Lệnh cấm vĩnh viễn đối với mỗi bị cáo (trong đó có ông Alan Phan - PV) vì hành vi vi phạm quy định về đăng ký chứng khoán và chống gian lận trong Mục 5(a), 5©, và 17(a) của Luật Chứng khoán năm 1933 và Mục 10(B) của Luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934 và Khoản 10b-5”; “Phạt dân sự $ 55.000 đối với ông Phan” và “Cấm ông Phan làm viên chức hoặc giám đốc cho một công ty đại chúng”.

Đồng quan điểm trên, anh Nguyễn Hải Minh, một chuyên gia tư vấn, môi giới BĐS cho rằng: Trong nhận định về thị trường BĐS Việt Nam nêu trên, ông Alan Phan đã lợi dụng uy tín nhà tư vấn của mình để phục vụ cho “con người doanh nhân” của chính ông. “Ông Alan Phan đã rất giỏi khi đánh đúng tâm lý của một bộ phận lớn dân chúng có nhu cầu mua nhà và luôn mong giá nhà giảm càng sâu càng tốt. Ngay cả doanh nghiệp hay dân môi giới chúng tôi cũng rất mong giảm được giá nhà để khôi phục thị trường, nhưng rõ ràng giảm đâu phải dễ. Sau tư vấn của ông, tâm lý chờ đợi càng bao trùm thị trường. Một nhà tư vấn có tâm sẽ không làm vậy, sẽ không mong và không thúc đẩy cho thị trường đi vào chỗ chết. Đó chỉ là mong muốn của những con kền kền”, anh Minh nói.

Chia sẻ về thị trường, anh Minh cho biết: Mặc dù thị trường BĐS Việt Nam đang rất ảm đạm và có nguy cơ đổ vỡ nếu không nhận được giải pháp cứu trợ, tháo gỡ đồng bộ từ Nhà nước và toàn nền kinh tế song nó vẫn được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao bởi chúng ta là một thị trường mới nổi, hạ tầng đô thị còn phải đầu tư nhiều để tiến kịp khu vực và thế giới, cơ cấu dân số “vàng”, chi phí nhân công thấp và có một vị trí chiến lược...

Chính vì vậy, những nhà đầu tư nước ngoài, có tầm nhìn dài hạn vẫn rất “kết” thị trường địa ốc Việt Nam. Thậm chí, hiện có một số nhà đầu tư (cả quỹ đầu tư và các tập đoàn BĐS) muốn nhân cơ hội khủng hoảng này để vào “thôn tính” thị trường. “Họ rất mong các doanh nghiệp BĐS Việt Nam lâm vào thế khốn cùng để vào mua lại các dự án với giá rẻ mạt. Họ không từ bỏ chiêu thức nào để làm điều này. Nhưng khi đã nắm được thị trường rồi thì khách hàng cũng đừng mơ đến việc giảm giá”.

Minh chứng cho nhận định trên, anh Hải Minh cho biết, anh đã trực tiếp được ông chủ một tập đoàn BĐS lớn của Việt Nam tiết lộ, đã có một vài quỹ đầu tư nước ngoài rất lớn muốn hợp tác cùng ông nhằm “đẩy” thị trường vào giai đoạn “hấp hối” rồi cùng hợp tác thôn tính các dự án. Tuy nhiên ông này đã từ chối vì hiểu rằng, nếu làm kiểu đó, sau này, chính ông cũng sẽ là nạn nhân của các nhà đầu tư kia..

“Tôi theo dõi trên báo chí và nhiều lần ngạc nhiên bởi những nhận định, chẳng hạn như, nhà nước nên để BĐS vỡ, bỏ mặc cho thị trường tự điều chỉnh,… nếu người đọc bình tĩnh, suy xét căn cơ mọi vấn đề, thì thấy, đấy là chuyện không thể, nếu để xảy ra, nhà giá rẻ cũng chẳng có, kinh tế xã hội sẽ nguy ngay. Nói như thế nước Mỹ đã không bơm tiền ra, Châu Âu nước giàu đã không cứu nước nghèo, có bệnh cũng chẳng cần bác sĩ… Người phát ngôn thì không phải chịu bất cứ định chế nào nếu nó không đúng sự thật, chỉ có những người làm nghề thì bị chết ngạt bởi phát ngôn ấy. Cần phải nhìn rõ, BĐS là điểm mấu chốt của ngành kinh tế, nó có ảnh hưởng đến rất nhiều ngành kinh tế khác. Những phát ngôn sai lệch không chỉ “giết” nhà đầu tư mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vốn đã khó khăn như hiện nay…”

(ông Nguyễn Khải Hoàn, Chủ tịch Khải Hoàn Land)

Theo Đông A

Báo Xây Dựng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục?

01/04/2013 01:00 GMT+7

Posted Image - Bạn có trăn trở với nền GD của nước nhà? Nếu có, ý kiến của bạn thế nào? Nếu được hỏi: “Nếu là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong giai đoạn này bạn sẽ thực thi như thế nào và bạn sẽ trả lời ra sao?

Còn tôi, nếu được hỏi như vậy tôi sẽ trả lời: “Xây dựng một nền GD trung thực”. Vâng, nền GD trung thực là nền móng của cải cách giáo dục (CCGD) của nước ta hiện nay. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của độc giả Phạm Xuân Anh.

Posted Image

Ảnh: Lê Anh Dũng

Cú hích để phát triển...

Còn nhớ, trong số báo Văn nghệ Xuân 2004 có đăng bài viết rất đáng chú ý của một vị GS người Pháp. Ông kể rằng ông đã từng sang VN trong những năm chúng ta đang tiến hành kháng chiến chống Pháp. Và ông đã được chứng kiến một điều kỳ diệu: chúng ta đã tiến hành thành công chiến dịch diệt giặc dốt.

Từ một đất nước với đa số người dân không biết chữ, chúng ta đã biến thành đất nước với trên 90% dân số biết chữ trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tại sao chúng ta làm được điều đó? Vì chúng ta trung thực - ông lý giải.

Sau hòa bình, ông có dịp quay trở lai VN khi chúng ta đang tiến hành công cuộc “Đổi mới”. Vấn đề ông quan tâm nhất vẫn là GD.

Ông có dự giờ một buổi thi của SV khoa Luật, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Và ông thực sự kinh ngạc khi thấy SV tự do mở tài liệu trong khi giám thị không có phản ứng gì. Ông có thắc mắc thì được trả lời: Đó là chuyện bình thường. Theo ông, đó là một sự lừa dối - ”một tai họa”.

Tuy nhiên ông cũng được an ủi phần nào khi nghe được câu trả lời của một vị GS Việt Nam tại Hà Nội với con của vị GS này: “Bố mẹ có thể chấp nhận con điểm thấp, con không lên lớp nhưng bố mẹ không chấp nhận con quay cóp, con không trung thực”.

Những gì vị GS người Pháp viết hẳn làm ta suy nghĩ rất nhiều. Vâng, sợ nhất là sự lừa dối, là sự không trung thực.

Dù đau xót nhưng cũng phải thú nhận một thực tế rằng: những gì vị GS người Pháp viết là hoàn toàn đúng sự thật - một sự thật cay đắng (điều này ai cũng biết và rất nhiều người đã lên tiếng). Hậu quả của những việc làm không trung thực như vậy thật tai hại vô cùng, nhãn tiền nhất là kết quả thi Tốt nghiệp thì cao vòi vọi còn kết quả thi ĐH thì thật kinh khủng như những năm qua. Xa hơn nữa chúng ta vô tình đã tạo ra “những công dân tương lai” có những đức tính xấu xa: hình thức, lừa dối, không trung thực…- “MỘT TAI HỌA”!

Vì sao Hàn Quốc, Nhật Bản bỏ...xa Việt Nam?

Mấy năm qua nạn bằng giả, tệ sính bằng cấp đã trở thành bệnh. Rồi thừa thầy thiếu thợ; hàng ngàn SV tốt nghiệp mà không xin được việc làm, tệ tham nhũng tràn nan; nhiều công trình xây dựng tốn kém mà không có hiệu quả…Nguyên nhân sâu xa đó là tính hình thức, tính không trung thực của mỗi công dân được hình thành ngay trên ghế nhà trường. Cổ nhân đã dạy: ”biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng”, nhưng với cách đào tạo hiện nay thì làm cho chúng ta không biết mình là ai, thế thì làm sao chúng ta có thể chiến thắng được.

Vì sao Hàn Quốc, Nhật Bản có xuất phát điểm như chúng ta mà họ lại phát triển đến vậy? Đơn giản bởi họ trung thực, không hình thức màu mè, họ biết đất nước họ nghèo, nhìn thẳng vào thực tế rồi cùng phấn đấu cho bản thân họ, đất nước họ.

Trong một cuộc gặp gỡ với SVVN, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có hỏi: “Khi đội tuyển bóng đá nam nước ta thua trong trận chung kết bóng đá SEA GAMES thì cả nước chảy nước mắt nhưng khi thấy nước ta là một trong những nước nghèo nhất TG, thử hỏi có mấy bạn trẻ chảy nước mắt đây?”

Muốn họ chảy nước mắt khi thấy đất nước còn nghèo, hèn ta phải dạy họ trung thực đã.

Không thể phủ nhận rằng do bệnh hình thức của xã hội nên đã tạo ra một nền GD hình thức nhưng ngược lại do nền GD không trung thực nên đã tạo ra những công dân không trung thực, hình thức ngay ở trên ghế nhà trường dẫn đến xã hội bị “hình thức hóa”. Để rồi chúng ta không biết mình, biết người, ảo tưởng…

Vậy phải làm thế nào, biện pháp nào khả thi đây?

Xây dựng một nền GD trung thực

Điều quan trọng nhất là ta phải nhận ra đâu là vấn đề quan trọng nhất của CCGD? Đó chính là: SỰ TRUNG THỰC!

Còn biện pháp ư? Sẽ không khó, bởi cả nước chắc chắn sẽ ủng hộ điều này nên chắc chắn sẽ có nhều giải pháp hay, hợp lý. Chẳng hạn biện pháp ta vẫn áp dụng trước kia: học thật, thi thật. Học thế nào, kết quả thế ấy (giống như kết quả thi ĐH). Đối với người học, do phổ cập GD nên điểm thấp cũng cho đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên phải ghi rõ kết quả trong bằng tốt nghiệp, trong học bạ.

Ví dụ, bằng tốt nghiệp của thí sinh Trần văn A: Điểm :15; Xếp hạng: kém…Nhìn vào bằng TN anh ta sẽ biết khả năng của mình thế nào? Mình là ai, có thể thi vào đâu, thi ĐH hay đi học nghề…Rồi dần dần tiến tới việc loại bỏ kì thi Tốt nghiệp và đại học – hai kì thi vừa tốn kém vừa không hiệu quả. Thay vào đó là tuyển sinh trên dựa trên cơ sở điểm số và bài luận như các nước phát triển vẫn thực thi.

Như đã nói ở trên, nếu chủ trương này: Xây dựng một nền GD trung thực - được thực hiện thì sẽ được sự hưởng ứng của toàn xã hội vì cả xã hội mong muốn và quan trọng hơn vì đó là gốc của nền GD. Hơn nữa biện pháp thực hiện lại đơn giản, không tốn kém, thậm chí chỉ cần một cuộc họp của lãnh đạo Bộ ra nghị quyết là xong. Thời gian thực hiện để đạt kết quả có thể là phải mất nhiều năm, tuy nhiên vì cả xã hội chắc chắn sẽ ủng hộ chủ trương này nên chắc chắn chỉ một thời gian ngắn chúng ta sẽ có kết quả tốt đẹp. Lúc đó, nền GD sẽ có một nền móng vững chắc: Nền GD trung thực.

Khi có cái gốc vững chắc này thì các chủ trương, chính sách nhằm CCGD sẽ không thất bại – chắc chắn như vậy. Đương nhiên khi đó nền GD sẽ tạo ra được những công dân ưu tú, trung thực…Dám nhìn thẳng vào hiện trạng đất nước và bản thân, sẽ “khóc khi thấy đất nước còn nghèo”, sẽ không tham ô, lãng phí, không hình thức màu mè, không làm hại đất nước…Cùng phấn đấu hết mình vì bản thân, vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, vì Thế Giới đại đồng; tất cả đồng lòng đưa đất nước Việt Nam thân yêu phát triển nhanh và bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Cuối cùng, xin hỏi bạn lần nữa: “Nếu là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong giai đoạn này bạn sẽ thực thi như thế nào?”. Bây giờ thì bạn sẽ trả lời thế nào?

Còn tôi, câu trả lời vẫn là: thực thi, thực thi một cách quyết liệt: XÂY DỰNG NỀN GD TRUNG THỰC!

Ý kiến khác xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn!

Phạm Xuân Anh

=====================

Tôi không phải Bộ Trưởng Giáo Dục - không có nếu ở đây - nên không có ý kiến. Nhưng với tư cách phó thưởng dân dự khuyết hạng II Nam Bộ thì tôi để nghphải xác định Việt sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương tử: "Nước Văn Lang - Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải" như chính sử đã ghi nhận.

Bảo giáo dục phải trung thực. Ủa! Thày cô và sách giáo khoa đã dạy nói láo bao giờ đâu?

Tôi xác định quan niệm của tôi rằng:

Nếu không xác định Việt sử 5000 năm văn hiến trong giáo dục thì tất cả mọi cố gắng cải cách giáo dục đều thất bại.

Tôi nói điều này lâu rồi. Từ 2006 lận.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên - Những thông tin tuyệt mật

Cập nhật lúc 06:22, 03/04/2013

(ĐVO) - Tình hình bán đảo Triều Tiên đã trở nên cực kỳ căng thẳng với việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un rạng sáng ngày 29/3 ra lệnh cho các đơn vị tên lửa và pháo binh tầm xa của nước này vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết là trên thực tế tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao đã được Bình Nhưỡng áp dụng với các đơn vị tên lửa từ ngày 26/3 và mục tiêu của các đòn tấn công được tuyên bố là các căn cứ quân sự Mỹ ở Hawai, Guam và phần lục địa của lãnh thổ Mỹ (Alaska). Đêm 28 rạng ngày 29/3, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ký một sắc lệnh theo đó bộ đội tên lửa sẵn sàng tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở Nam Triều Tiên và Thái Bình Dương. Sáng 30/3, Kim Jong-un lại tuyên bố tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc. Liệu có một cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu như đã tuyên bố trên không và khả năng thực sự của Bắc Triều Tiên đến đâu?

Trong phạm vi bài này người viết muốn chỉ đề cập đến khía cạnh kỹ thuật của vấn đề. Tức là muốn biến một thành phố nào đó trên lãnh thổ “Mỹ thành một biển lửa” thì Bắc Triều Tiên phải có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có thể bay đến Mỹ (cứ cho là như như vậy và chưa bàn đến hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ) vì Bắc Triều Tiên chưa thể sử dụng tàu ngầm để mang tên lửa đạn đạo (nếu có) và cũng không có lực lượng không quân chiến lược tầm xa.

Xin lần lượt đề cập đến 2 vấn đề - tên lửa đạn đạo tầm xa và đầu đạn hạt nhân (hoặc bom nguyên tử) của Bắc Triều Tiên.

Phần I: Khả năng của tên lửa đạn đạo Triều Tiên

Cuối năm 2012, Triều Tiên phóng thành công tên lửa mang “Unha-3” (Ngân hà) mang vệ tinh nhân tạo “Kvanmenson-3“ (“Sao sáng-3”) vào quỹ đạo quanh trái đất. “Unha-3” chính là biến thể 3 tầng của tên lửa đạn đạo “Tekhodong-2” mà nước này đã từng thử nghiệm.

Trước đó, vào ngày 13/4/2012, Triều Tiên cũng đã phóng thử một tên lửa mang vệ tinh tương tự, nhưng lần thử nghiệm đó đã thất bại. Sau sự kiện trên các nhà khoa học và kỹ sư Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực vũ trụ đã nghiên cứu và thay đổi một số kết cấu của cả vệ tinh và tên lửa mang.

Phản ứng của Mỹ và các đồng minh

Trong giai đoạn Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng “Unha-3”, tuy Mỹ và các đồng minh không loại trừ khả năng đánh chặn trong trường hợp nó tạo ra một mối đe dọa nào đó nhưng trên thực tế họ có một mục tiêu khác quan trọng hơn nhiều: thu thập các thông tin kỹ thuật về tên lửa để đánh giá thực trạng chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo “Tekhodong-2” của nước này.

Mỹ đã điều tàu mang trạm rada đa chức năng SBX-1 từ bờ biển Alaska về bán đảo Triều Tiên và sử dụng một số phương tiện kỹ thuật khác như trạm rada tiền phương FBX-T trên đảo Hongsiu và các máy bay trinh sát RC-135s Cobra Ball trên đảo Okinaoa của Nhật để phục vụ cho mục đích này.

Ngoài ra, các hệ thống thông tin của các đồng minh của Mỹ cùng nhận được lệnh tăng cấp sẵn sàng chiến đấu. Hàn Quốc đưa vào sử dụng ngay trạm rada mới nhận của Israel Green Pine, - có khả năng phát hiện các mục tiêu đạn đạo từ khoảng cách đến 500 km, các máy bay mang rada phát hiện từ xa mới mua của Mỹ Peace Eye. Một cụm tàu gồm 5 chiếc tàu chiến cũng được thành lập để tìm kiếm và đưa từ đáy biển các mảnh vỡ của tên lửa mang Bắc Triều Tiên.

Không lâu sau khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa mang “Unha-3”, Hải quân Nam Triều Tiên đã trục vớt từ đáy biển Hoàng Hải thùng chứa chất ô xy hóa và các mảnh của tầng thứ nhất của tên lửa này. Việc trục vớt được tiến hành ở độ sâu 88m do các thợ lặn sử dụng thiết bị cứu hộ ở độ sâu lớn Deep Submergence Rescue Vehicle tiến hành. Việc nghiên cứu các “chiến lợi phẩm" nói trên cho phép làm rõ trình độ kỹ thuật mà Bắc Triều Tiên đã đạt được trong lĩnh vực chế tạo tên lửa.

Posted Image

Tên lửa Nodong-1 của Bắc Triều Tiên

Phân tích các số liệu nhận được

Để phân tích các dữ liệu thu thập được, Mỹ và Nam Triều Tiên đã thành lập một nhóm chuyên gia hỗn hợp. Sau một thời gian ngắn nghiên cứu nhóm công tác hỗn hợp đã rút ra một số kết luận sau:

1/Động cơ tầng một của tên lửa sử dụng một hợp chất có Nitơ để làm chất Oxy hóa.

2/Tầng một tên lửa là một khối gồm 4 động cơ tên lửa kiểu “Nodong-B”, hiện đại hơn động cơ của tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng một tầng kiểu “Nodong-1”.

3/Khả năng kỹ thuật của tên lửa này có thể mang đầu tác chiến khối lượng 500 đến 600 kg bay được 10-12 nghìn km, có nghĩa là ở tầm bắn xuyên lục địa tầm xa.

4/Chất lượng các mối hàn không tốt và Bắc Triều Tiên đã sử dụng các vật liệu nhập khẩu để sản xuất thân tên lửa.

Để có thể hiểu được tầm quan trọng của các phát hiện trên, cần nhắc lại rằng vào tháng 2 năm 2010 Iran đã cho ra mắt tên lửa mang “Simorgh” có thể đưa vệ tinh trọng lượng 100 kg vào quỹ đạo thấp gần trái đất. Tầng một của tên lửa là khối 4 động cơ kiểu “Nodong”, còn tầng hai sử dụng tên lửa “Gard-1”. Các tên lửa mang” Simorgh “ và “Nodong” rất giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở số tầng (tên lửa của Iran chỉ có 02 tầng).

Theo số liệu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Luân Đôn thì tầng ba của tên lửa mang “Unha-3” giống tầng hai của tên lửa Iran tương tự là “Safir-3” (“Sứ giả-2”) – chính là tên lửa đã đưa vệ tinh đầu tiên của Iran “Omid” (“Hy vọng”) vào quỹ đạo gần Trái đất.

Phương Tây cho rằng, cự ly bay của tên lửa mang “Simorgh” nếu được sử dụng để làm tên lửa đạn đạo sẽ vào khoảng 5.000 km với một đầu tác chiến khoảng 750 kg. Nếu giảm trọng lượng đầu tác chiến xuống còn 500 kg thì cự ly bay của tên lửa sẽ tăng thêm đến 5.400 km. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay người ta chưa ghi nhận được một lần phóng thành công nào của tên lửa mang ”Simorgh”.

Cùng với việc hiện đại hóa các động cơ tên lửa ở tầng một và bổ sung thêm tầng 3, có lẽ cự ly bay của tên lửa (đạn đạo) Bắc Triều Tiên nếu được thiết kế theo mẫu của tên lửa mang ”Unha-3”, sẽ vào khoảng 6 đến 7.000 km với một đầu tác chiến trọng lượng khoảng 500 kg. Tuy nhiên đây mói là đánh giá sơ bộ và chưa có số liệu thực tế để khẳng định.

Tuy nhiên, để chế tạo được tên lửa đạn đạo tầm xa thì rào cản kỹ thuật lớn nhất đối với các chuyên gia Bắc Triều Tiên là vấn đề đảm bảo khả năng chịu nhiệt cho đầu đạn trên tên lửa. Khác với các tên lửa tầm trung phải đạt độ cao tối đa không quá 300 km, các đầu tên lửa của tên lửa đạn đạo tầm xa phải đạt độ cao 1.000 km so với bề mặt của Trái đất ở đỉnh của quỹ đạo.

Trong trường hợp đó tốc độ của các đầu tác chiến khi đi vào tầng trên cùng của bầu khí quyển ở tuyến quỹ đạo cuối sẽ vào khoảng vài km/s. Nếu không có lớp vỏ chịu nhiệt tốt bảo vệ thì khi nhiệt độ tăng cao do cọ xát với không khí ở tốc độ cao khi đi vào tầng trên của lớp khí quyển Trái đất thì thân đầu đạn sẽ bị phá hủy. Hiện nay chưa có bất kỳ một thông tin nào khẳng định là các chuyên gia Bắc Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ chế tạo lớp vỏ bảo vệ chịu nhiệt cho các đầu tên lửa.

Ngoài ra, một tính năng quan trọng nữa của tổ hợp tên lửa là khả năng sẵn sàng chiến đấu. Trong trường hợp công tác chuẩn bị để đưa tổ hợp vào tác chiến kéo dài quá lâu thì xác suất bị phát hiện và bị đối phương tiêu diệt là rất cao, chính vì thế buộc phải hy sinh cự ly bắn tối đa để giảm thời gian chuẩn bị phóng tên lửa.

Tên lửa tầm trung

Tên lửa một tầng sử dụng nhiên liệu lỏng tầm trung “Nodong-1” được chế tạo với sự hỗ trợ tài chính của Iran và Libi. Tên lửa này có chiều dài 15,6 m, đường kính 1,3 m và trọng lượng phóng là 12,4 tấn, có đầu tác chiến tự tách và hệ thống điều khiển quán tính. Cự ly bắn tối đa của “Nodong” là 1.100 đến 1.300 km với đầu tác chiến nặng từ 700 kg đến 1.000 kg. Sai số xác suất vòng tròn so với điểm ngắm lên tới 2,5 km.

Mỹ cho rằng chương trình tên lửa “Nodong” được bắt đầu vào năm 1988 với sự tham gia của các chuyên gia Xô Viết, chuyên gia Ucraina (sau này) và chuyên gia Trung Quốc, đặc biệt là của các chuyên gia Phòng thiết kế mang tên V.P. Makeev (nay là Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Viện sỹ hàn lâm V.P. Makeev, Nga).

Theo một số chuyên gia Phương Tây, chính sự giúp đỡ đó đã tạo điều kiện cho Bắc Triều Tiên không cần phải tiến hành thử nghiệm vẫn có thể sản xuất một khối lượng hạn chế tên lửa đạn đạo “Nodong-1” vào năm 1991. Trong 2 năm tiếp theo đã Bắc Triều Tiên đã tiến hành cuộc đàm phán để xuất khẩu loại tên lửa nói trên cho Pakistan và Iran.

Để thực hiện ý định này, trong cuộc thử nghiệm “Nodong-1” tháng 5 năm 1993, Bắc Triều Tiên đã mời các chuyên gia Iran đến tham dự. Các cuộc thử nghiệm đã rất thành công, nhưng do nguyên nhân địa lý nên cự ly bay của “Nodong-1” chỉ giới hạn ở tầm 500 km (nếu tăng tầm bay thì tên lửa có thể rơi trên lãnh thổ Nga hoặc Nhật Bản).

Hiện nay, trong biên chế Lục quân Bắc Triều Tiên có 3 tiểu đoàn tên lửa độc lập được trang bị “Nodong-1”. Các tên lửa này được vận chuyển trên các tổ hợp phóng cơ động và có các đầu nổ mảnh- bộc phá hoặc là đầu nổ catxet. Về tiềm năng thì các tên lửa này có thể trở thành phương tiện mang các vũ khí hạt nhân.

Tại cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng ngày 11 tháng 10 năm 2010, Bắc Triều Tiên đã đưa ra trình diễn 02 kiểu tên lửa một tầng cơ động mới. Một kiểu rất giống với tên lửa “Gard-1” của Iran, còn kiểu kia có hình dáng tương tự tên lửa Xô Viết bố trí trên tàu chiến R-27 (SS-N-6). Các nước Phương Tây gọi 2 kiểu tên lửa mới này là “Nodong-2010” và “Musudan”.

Đối với tên lửa “Nodong-2010’, - một số chuyên gia cho rằng các kỹ sư Bắc Triều Tiên đã tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo tên lửa “Gard-1” của Iran. Để đổi lại, phía Iran cung cấp cho Bắc Triều Tiên một số tên lửa kiểu trên để “ trả công“ cho sự trợ giúp kỹ thuật của Bắc Triều Tiên, hoặc là chuyển giao công nghệ cho Bắc Triều Tiên để tự chế tạo.

Thực tế đó có phải là hai kiểu tên lửa mới của Bắc Triều Tiên hay không, ta thử phân tích một số vấn đề sau đây.

Đối với “Nodong-2010”: Thứ nhất, thời gian gần đây cả Bắc Triều Tiên và Iran đều nằm dưới tầm ngắm của các cơ quan tình báo của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là mọi động thái của Iran trong lĩnh vực tên lửa đều được các cơ quan tình báo Mỹ và Israel giám sát rất cẩn thận.

Trong điều kiện như vậy, rất khó để Iran có thể xuất khẩu cho Bắc Triều Tiên dù chỉ là một khối lượng rất hạn chế các tên lửa đạn đạo. Thứ hai, các tên lửa xuất khẩu cần phải được bảo dưỡng kỹ thuật, có nghĩa là nếu Iran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Bắc Triều Tiên thì phải liên tục cung cấp các chi tiết và các thiết bị đi kèm.

Thứ ba, trong điều kiện Bắc Triều Tiên có một nguồn lực rất hạn chế thì việc có thể sản xuất kiểu tên lửa mới trong vòng 3 đến 4 năm là hầu như không thể (tên lửa “Gard-1” đầu tiên được giới thiệu vào tháng 9 năm 2007). Thứ tư, mặc dù có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa Bắc Triều Tiên và Iran trong lĩnh vực chế tạo tên lửa, nhưng chưa ai phát hiện được có những bằng chứng xác thực về việc chuyển giao công nghệ như vậy cho Bắc Triều Tiên.

Còn đối với tên lửa “Musudan” (R-27) thì: Thứ nhất, tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng Xô Viết R- 27 có nhiều biến thể, biến thể mới nhất được đưa vào trang bị năm 1974. Tất cả tên lửa kiểu này có tầm bắn dưới 3.000 km và đều đã được đưa ra khỏi trang bị trước năm 1990.

Việc khôi phục lại sản xuất tên lửa kiểu R-27 trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây về mặt kỹ thuật là không thể thực hiện được vì một lý do là các xí nghiệp của Nga sản xuất loại tên lửa này đã chuyển hướng sản xuất và đại bộ phận công nhân và nhân viên kỹ thuật những năm 60, 70 của thế kỹ trước đã không còn làm việc nữa.

Về mặt lý thuyết thì có thể chuyển giao tài liệu kỹ thuật và một số lượng hạn chế các chi tiết đồng bộ, nhưng nếu như thế vẫn không đủ để khai thác công nghệ tên lửa đã lạc hậu từ lâu. Thứ hai, sản xuất tên lửa đạn đạo phóng từ biển là cực kỳ phức tạp. Ngay cả Nga vốn có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo tên lửa cũng phải mất một thời gian rất lâu để nghiên cứu thiết kế tổ hợp tên lửa “Bulava” .

Hơn nữa, Bắc Triều Tiên chế tạo loại tên lửa như vậy để làm gì vì nước này không có các phương tiện mang trên biển? Thứ ba, không ai có thể chắc chắn loại trừ khả năng là các chuyên gia Bắc Triều Tiên sao chép một số thành phần của các tên lửa Xô Viết. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã thành công trong việc chế tạo phiên bản tên lửa bố trí trên đất liền từ R-27.

Trong trường hợp ngược lại thì tại sao các tên lửa Bắc Triều Tiên có sai số xác suất vòng tròn lớn như vậy. Thứ tư, tên lửa được trình diễn tại cuộc duyệt binh “Musudan” (R-27) có kích thước không tương ứng với phương tiện mang cơ động (quá lớn). Hơn nữa, nó còn dài hơn nguyên mẫu (R-27) tới 2 m.

Trong trường hợp này thì đây chỉ có thể nói đó là biến thể cải tiến của R-27. Nhưng làm sao có thể đưa một loại tên lửa như vậy vào trang bị được nếu không có ít nhất một lần thử nghiệm. Thứ năm, theo các thông tin rò rỉ từ WikiLeaks thì Bắc Triều Tiên đã cung cấp cho Iran 19 tên lửa đạn đạo BM-25 (“Musudan”). Tuy nhiên, hiện chưa có nước nào, mà trước hết là Mỹ và Israel khẳng định thông tin này. Tên lửa nói trên cũng chưa một lần được đưa ra sử dụng mặc dù Iran đã rất nhiều lần tập trận.

Từ những nhận xét trên, có thể rút ra kết luận là trên thực tế Bắc Triều Tiên chưa có “Nodong-2010” và “Musudan”, những gì được đưa ra trình diễn tại cuộc duyệt binh chỉ là những mô hình của tên lửa đạn đạo.

Tên lửa nhiều tầng của Bắc Triều Tiên

Theo các chuyên gia Mỹ thì đầu những năm 1990 Bắc Triều Tiên đã triển khai chế tạo tên lửa nhiên liệu lỏng hai tầng kiểu “Tekhodong”. Điều này đã được khẳng định vào tháng 2 năm 1994 qua các dữ liệu của phương tiện quan sát từ vũ trụ. Lúc đó có giả thuyết cho rằng tên lửa này có tầng một sử dụng tên lửa “Nodong-1”, còn tầng hai sử dụng “Khvason-5” hoặc “Khvason-6”.

Đối với loại tên lửa hiện đại hơn là “Tekhodong-2” thì các chuyên gia cho rằng tầng 1 là tên lửa của Trung Quốc DF-3 hoặc là một khối 4 động cơ kiểu “Nodong”, còn tầng 2 là tên lửa “Nodong-1”. Nhiều người cũng cho rằng các chuyên gia Trung Quốc đã tham gia vào việc chế tạo “Tekhodong-2”.

Lần thử nghiệm tên lửa ba tầng “Tekhodong-1” đầu tiên được tiến hành vào tháng 8 năm 1998 nhưng đã thất bại mặc dù tầng 1 và tầng 2 của tên lửa hoạt động bình thường. Khi đó tên lửa này có chiều dài khoảng 24 đến 25 m và trọng lượng phóng khoảng 22 tấn và đã bay được 1.600 km. Phân tích các dữ liệu nhận được cho thấy tầng 1 của tên lửa là “Nodong-1”. Tầng 2 của tên lửa chính là động cơ của tên lửa phòng không Xô Viết SA-5 trong tổ hợp tên lửa phòng không S-200. Tầng 3 của “Tekhodong-1” cũng là tổ hợp tên lửa Xô Viết đã lạc hậu “Tochkha” (biến thể của Bắc Triều Tiên là – KN-02).

Rất có thể là ngay sau đó chương trình “Tekhodong-1” đã bị chấm dứt. Nó chủ yếu mang tính khoa trương vì tầng 2 của tên lửa này không thích hợp cho việc mang vũ khí hạt nhân, sai số xác suất vòng tròn lên đến nhiều km, tầm bay tối đa của tên lửa chỉ trên 2.000 km.

Song song với chương trình “Tekhodong-1” là Chương trình “Tekhodong-2”. Lần thử nghiệm tên lửa đầu tiên kiểu tên lửa này được thực hiện vào tháng 7/2006. Cuộc thử nghiệm không thành công (tên lửa chỉ bay được 42 giây và chỉ bay được 10 km). Có rất ít thông tin về các đặc tính kỹ thuật của tên lửa này, ngay cả trọng lượng phóng cũng chỉ được đánh giá trong khoảng 60 đến 85 tấn (theo tính toán của Nga là 65 tấn). Tầng một của tên lửa là một khối gồm 4 động cơ “Nodong”. Không thể tìm kiếm được thông tin về tầng 2 của tên lửa.

Về sau, các chuyên gia đã có được toàn bộ thông tin về tên lửa đạn đạo “Tepkhodong-2” qua phân tích kết quả các lần phóng tên lửa mang theo mẫu của “Tekhodong-2”. Tháng 4 năm 2009 Bắc Triều Tiên phóng tên lửa mang “ Unha-2” ( Dải Ngân hà-2) là biến thể của tên lửa ba tầng “Tekhodong-2”. Tên lủa này bay được hơn 3.200 km. Tầng 1 và tầng 2 của tên lửa hoạt động tốt, còn tầng ba và vệ tinh (nếu có) cũng đã rơi xuống Thái Bình Dương.

(Các tham số kỹ – chiến thuật của tên lửa “Unha -2”: chiều dài 30 m và trọng lượng phóng hơn 80 tấn. Tầng một của tên lửa vẫn là khối gồm 4 động cơ “Nodong”. Tầng hai có vẻ giống như tên lửa Xô Viết R-27 và tầng 3 có lẽ là “ Khvason- 5” (hoặc “Khvason-6”).

Như vậy, việc Bắc Triều Tiên nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo hai tầng hoặc ba tầng kiểu “Tekhodong” đã không còn là huyền thoại. Mặc dù cả 2 lần phóng thử “Tekhodong-1” và “Tekhdong-2” đều thất bại nhưng Bắc Triều Tiên có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo tầm xa trong tương lai trung hạn.

Tuy nhiên cũng không nên quá thổi phồng mối đe dọa này. Cho đến thời điểm hiện tại, theo nhiều chuyên gia thì tầm bắn tối đa của các tên lửa đạn đạo hiện có của Bắc Triều Tiên chi trong khoảng 1.300 km. Khả năng kỹ thuật của Bắc Triều Tiên biến New York thành “biển lửa” là không thực tế.

Kì tới: Thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử Triều Tiên

Lê Hùng

=====================

Nếu đánh nhau với Hoa Kỳ thì Bắc Triều Tiên và cả Trung Quốc không chdùng tên lửa tầm xa đâu. Họ cũng biết hiệu quả của kiểu tấn công kiểu này đến đâu. Bởi vậy, khả năng họ sẽ dùng lực lượng tính nhuệ thâm nhập vào Hoa Kỳ và đánh bom tự sát với mức độ nguy hiểm hơn nhiều so với các chiến binh Hồi Giáo.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama cảm ơn Singapore vì trợ giúp quân sự

Thứ Tư, 03/04/2013 - 09:13

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã cảm ơn Singapore vì sự trợ giúp quân sự, trong lúc chiếc đầu tiên trong thế hệ tàu chiến cận bờ của Mỹ đang trên đường tới quốc gia Đông Nam Á để trợ giúp chính sách của ông nhằm “xoay trục” sang châu Á.

Mỹ muốn tăng cường hợp tác quân sự với Singapore

Posted Image

Tổng thống Obama và Thủ tướng Lý bắt tay tại Nhà Trắng ngày 2/4.

Ông Obama đã ca ngợi Singapore là một tấm gương điển hình cho thế giới, một đồng minh quan trọng và nhà tư vấn cho Washington tại châu Á khi ông chào đón Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tới Nhà Trắng để hội đàm.

Cuộc gặp diễn ra ngay trước khi USS Freedom, một tàu tác chiến cận bờ, tới Singapore để bắt đầu đợt triển khai tạm thời. USS Freedom là một trong số 4 tàu cùng loại sẽ được triển khai luân phiên tại Singapore.

“Chúng tôi có sự hợp tác quân sự rất chặt chẽ”, ông Obama nói trước cuộc hội đàm, và ca ngợi Singapore là một trong những quốc gia thành công nhất thế giới”.

“Tôi muốn cảm ơn Singapore về tất cả những gì mà họ chung cấp nhằm cho phép chúng tôi duy trì sự hiện diện hiệu quả tại Thái Bình Dương”, nhà lãnh đạo Mỹ nói.

Về phần mình, ông Lý Hiển Long nói Singapore “rất vui” khi chính quyền Mỹ dưới thời ông Obama đã chú trọng hơn tới mối quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong một chính sách mà Nhà Trắng gọi là “tái cân bằng”.

“Trong những tuần tới, chúng tôi mong đợi đón tiếp tàu chiến cận bờ đầu tiên, vốn đang trên đường tới Singapore, và chúng tôi sẽ trở thành cảng nhà của con tàu trong vài tháng”, ông Lý nói.

Singapore vốn là nhà tư vấn chính cho chính quyền Mỹ tại châu Á, đặc biệt là về Trung Quốc, và ông Obama cho hay Thủ tướng Lý Hiển Long đã giúp đỡ ông rất nhiều.

“Đối với riêng tôi, có ít nhà lãnh đạo thế giới mà tôi đánh giá cao về khía cạnh những lời khuyên, sự tư vấn và phân tích thấu đáo như Thủ tướng Lý Hiển Long”, ông Obama nói.

Ông Lý miêu tả mối quan hệ Mỹ-Trung có lẽ là mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất thế giới và ông vui mừng khi Washington chú trọng tới vấn đề này.

“Về phần mình, Singapore sẽ làm những gì có thể để giúp Mỹ tham gia vào khu vực trên tinh thần xây dựng, hữu ích và thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng cho tất cả các quốc gia”, ông Lý nói.

Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại phòng Bầu dục tập trung vào các thách thức an ninh khu vực cũng như thương mại, vì Singapore và Mỹ đóng vai trò then chốt trong Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương (TPP).

An Bình

Theo AP, AFP

========================

Gần đây trên báo mạng rộ lên thông tin học sinh cấp I gửi thư cho ngài Tập Cận Bình. Thiên Sứ tui thì chẳng có thời gian quỡn để mần việc này. Nhưng tớ cảnh báo rằng:

Cái xe chiến tranh đã lao dốc. Ngài Tập Cận Bình có thể kịp dng lại trước ngày 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch với điều kiện long trọng công nhận chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam với công nhận chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở min nam sông Dương tử. Hôm nay là ngày 23. 2. Quí Tỵ. Tức là chỉ còn 17 ngày nữa.

Bày đặt "hầu hết các nhà khoa học trong nước" với "Cộng đồng khoa học thế giới". Đám vớ vẩn này sẽ thay đổi quan điểm "pha học" ngay ấy mà!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chạy chức ở Mỹ

Cập nhật lúc 15:25, 03/04/2013

Một thượng nghị sĩ bang New York (Mỹ) của đảng Dân chủ đã bị bắt vào hôm 2/4 vì các cáo buộc hối lộ nhằm tham gia cuộc đua vào vị trí thị trưởng thành phố New York.

Theo Reuters, có năm chính trị gia khác, gồm ba người đảng Cộng hòa và hai người đảng Dân chủ, cũng bị bắt và buộc tội nhận hối lộ tập thể hơn 100.000 USD trong các cuộc gặp ở nơi đỗ xe, khách sạn và công sở.

Nhà chức trách cho biết vụ hối lộ là âm mưu nhằm dàn xếp cuộc bầu cử thị trưởng đầu tiên của thành phố New York trong hơn một thập niên. New York sẽ bỏ phiếu vào tháng 11 nhằm bầu ra một thị trưởng mới thay thế ông Michael Bloomberg, người sẽ chấm dứt nhiệm kỳ thứ ba vào cuối năm.

Các cáo buộc tập trung vào Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đại diện hạt Queens Malcolm Smith, người được xem là “không có cửa” tranh chức vụ thị trưởng.

Posted Image

Thượng nghị sĩ Malcolm Smith (phải) rời khỏi tòa án ở White Plains hôm 2/4 - Ảnh: Reuters

Các công tố viên cho hay Smith đã hối lộ một ủy viên hội đồng thành phố nhằm bố trí các cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo đảng Cộng hòa tại bang New York để vận động hỗ trợ đưa tên ông vào danh sách ứng cử của đảng này.

Ủy viên hội đồng Daniel Halloran, đảng viên Cộng hòa từ hạt Queens, là một trong số sáu người bị bắt hôm 2/4.

Cả sáu người đã xuất hiện trước tòa án liên bang ở thành phố White Plains và được ra lệnh đóng 250.000 USD tiền bảo lãnh tại ngoại. Họ đối mặt với các cáo buộc hối lộ, tống tiền và lừa đảo qua thư tín.

“Hết lần này đến lần khác câu hỏi đặt ra là nạn tham nhũng tại New York phổ biến đến mức nào. Dựa trên những vụ án mà chúng tôi đã đưa ra ánh sáng và sẽ tiếp tục đưa ra, dường như nạn tham nhũng là hết sức lan tràn”, Chưởng lý Mỹ Preet Bharara phát biểu trong cuộc họp báo.

Theo Reuters, các chính trị gia khác bị bắt hôm 2.4 gồm có: Phó chủ tịch đảng Cộng hòa ở hạt Queens Vincent Tabone, Chủ tịch đảng Cộng hòa ở hạt Bronx, Thị trưởng thị trấn Spring Valley Noramie Jasmin (Dân chủ) và cấp phó Joseph Desmaret (Dân chủ).

Sau khi xuất hiện tại tòa án, luật sư của ông Smith, Gerald Shargel nói rằng “còn nhiều điều nữa trong câu chuyện này” và cho biết thân chủ của ông dự định sẽ không nhận tội.

Vụ bê bối "mua vé" ứng cử được phanh phui bởi các đặc vụ FBI hợp tác với một đặc vụ chìm và một nhân chứng cộng tác. Vụ việc liên quan đến một loạt các buổi gặp gỡ bí mật trong đó các nghi can bàn bạc về số tiền hối lộ khi ông Smith tìm cách mua vé ứng cử trong tư cách đại diện của đảng Cộng hòa.

Các công tố viên cho biết Tabone và Savino đã nhận tổng cộng 40.000 USD để đổi lại việc ủng hộ cho Smith. Halloran, ủy viên hội đồng hạt Queens, được kể là nhận 20.500 USD để bố trí cuộc gặp với những người mà Smith tưởng là ủng hộ viên, song thực tế lại là nhân chứng cộng tác và đặc vụ chìm của FBI.

Theo Reuters, cuộc bầu cử thị trưởng New York sẽ hết sức cạnh tranh trong năm nay khi ông Michael Bloomberg chuẩn bị rời tòa thị chính sau 12 năm với ba nhiệm kỳ.

Về phía đảng Dân chủ, Chủ tịch Hội đồng thành phố Christine Quinn, Tổng thanh tra Bill de Blasio, cựu Tổng kiểm toán Bill Thompson đều đã thông báo ra ứng cử. Bên phía đảng Cộng hòa là cựu Giám đốc Sở Giao thông thành phố Joseph Lhota và doanh nhân John Catsimatidis.

Động cơ khiến Smith muốn ra tranh cử như đại diện của đảng Cộng hòa có vẻ như xuất phát từ việc cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa được đánh giá là ít cạnh tranh hơn đảng Dân chủ.

Vào năm 2001, tỉ phú Bloomberg, một đảng viên Dân chủ kỳ cựu, đã đại diện đảng Cộng hòa ra ứng cử.

Một vài đảng viên Dân chủ, gồm cả Smith, đã vận động sự ủng hộ của đảng Cộng hòa để đại diện đảng này ra tranh cử. Để được đưa vào danh sách ứng cử của đảng khác, một chính trị gia ở New York phải được chủ tịch đảng ở ít nhất ba trong số năm hạt của thành phố chấp thuận.

Chưởng lý Bharara cho biết Halloran đã giúp Smith với hy vọng được bổ nhiệm vào chức phó cảnh sát trưởng hoặc phó thị trưởng.

Theo TNO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vẫn muốn “đấu” với T.S Alan Phan

Thứ 3, 02/04/2013, 18:24

Posted Image

Bức thư ngỏ lần 2 của CLB bất động sản Hà Nội do ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tịch ký ngày 2/4 cho thấy, hội viên BĐS vẫn muốn được “đối thoại” với T.S Alan Phan.

Quan điểm “để bất động sản rơi tự do” của T. S Alan Phan đã và đang trở thành một chủ đề “nóng” của giới truyền thông. Sự quan tâm đã trở nên “nóng bỏng” khi CLB bất động sản Hà Nội (đại diện của các hội viên, trong đó có cả những chủ đầu tư) bày tỏ quan điểm không đồng tình với những góc nhìn của T.S Alan Phan bằng một bức thư ngỏ đầu tiên vào ngày 27/3 với 15 câu hỏi mở “chất vấn” ông về bất động sản.

Theo, đại diện của CLB bất động sản Hà Nội thì những quan điểm của Tiến sỹ là không có cơ sở khoa học, và giá giảm 30-50% nữa trong 4-5 năm là không thể. Cuộc tranh luận có nên “cứu” bất động sản hay không vốn dĩ đã được đề cập từ khá lâu, nhưng nay lại được châm “ngòi nổ” bởi một quan điểm, góc nhìn từ một cá nhân.

Chấp nhận “đối thoại”

Ngay từ ban đầu, khi liên quan đến bức thư ngỏ đầu tiên của CLB bất động sản Hà Nội, T.S Alan Phan đã trả lời phóng viên: "Sẽ trả lời thư của CLB bất động sản Hà Nội một cách đoàng hoàng bằng một bài viết” và cho biết: “không có chuyện thắng hay thua ở vấn đề này.”

Sau khi nhận được sự quan tâm “đặc biệt” từ phía CLB bất động sản Hà Nội và rất mong muốn có một cuộc “đối thoại” cởi mở với T.S Alan Phan.

Trên Blog cá nhân của mình T.S Alan Phan đã chia sẻ, sau khi trao đổi với một vài nhân vật trưởng thượng, ông đã tiếp nhận lời khuyên là đất nước đang cần những cuộc thảo luận rộng mở về các vấn đề…nhức nhối; và việc Alan buông súng nước đầu hàng sẽ làm ô nhiễm xâm phạm đến danh dự của các vị “kẻ sĩ” này.

Tuy nhiên, cuộc “đối thoại” được Tiến sỹ gọi là “cuộc tranh luận tri thức” dự kiến sẽ được tổ chức vào thời gian tới nhưng sẽ sẵn sàng tham dự nếu do Viện Đại Học và Hiệp Hội BĐS TpHCM tổ chức, với thời gian sau ngày 26/4 và trước ngày 12/5 vì Tiến sỹ chỉ có mặt ở Việt Nam vào thời điểm này.

Đồng thời, buổi “đối thoại” này có khoảng 8 nhân vật có uy tín trong lĩnh vực bất động sản, và theo đề nghị của T.S Alan Phan gồm một số vị như T.S Phạm Đỗ Chí, L/S Nguyễn Ngọc Bích, T/S Võ Trí Thành, G/S Đặng Hùng Võ, T/S Cao Sỹ Kiêm, T/S Trần Du Lịch…và một số đại diện khác như ông Don Lam quỹ VinaCapital, ông Peter Ryder (Indochina Land,…chủ doanh nghiệp như Ông Đoàn Nguyên Đức (HAGL), ông Nguyễn Xuân Quang (Nam Long), ông Nguyễn Văn Đực (Đất Lành)…

“Không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên trí thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân” T.S Alan Phan nói

Quyết “đấu” đến cùng?

Ngày 2/4, phản hồi bức thư mà T.S Alan Phan đã gửi cho CLB bất động sản Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tịch CLB đã có công văn trả lời Tiến sỹ. Qua đó, ông Cường bày tỏ quan điểm vấn muốn “đối thoại” với T.S Alan Phan.

Posted Image

Nội dung bức thư có đoạn: “Tất cả chúng tôi đều mong mỏi nhận được những chia sẻ tâm huyết, chân thành từ Ông – một nhà tư vấn kiêm doanh nhân giàu kinh nghiệm, có uy tín quốc tế. Tuy nhiên, không như chúng tôi kỳ vọng, Ông đã không trả lời cụ thể một câu hỏi nào mà lại trả lời một cách chung chung, có phần tiêu cực và không đi thẳng vào những vấn đề mà chúng tôi mong muốn được Ông chỉ giáo".

Chính vì vậy, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo thành viên của CLB, bằng sự thịnh tình và cầu thị, chúng tôi trân trọng nhắc Ông nên giữ lời hứa cam kết của “kẻ sĩ” đã hứa trả lời 15 câu hỏi thì nên thực hiện trước khi bàn tới chuyện “đối thoại”.”

Phạm An

Theo TTVN

==========================

Tuy nhiên, cuộc “đối thoại” được Tiến sỹ gọi là “cuộc tranh luận tri thức” dự kiến sẽ được tổ chức vào thời gian tới nhưng sẽ sẵn sàng tham dự nếu do Viện Đại Học và Hiệp Hội BĐS TpHCM tổ chức, với thời gian sau ngày 26/4 và trước ngày 12/5 vì Tiến sỹ chỉ có mặt ở Việt Nam vào thời điểm này.

Đồng thời, buổi “đối thoại” này có khoảng 8 nhân vật có uy tín trong lĩnh vực bất động sản, và theo đề nghị của T.S Alan Phan gồm một số vị như T.S Phạm Đỗ Chí, L/S Nguyễn Ngọc Bích, T/S Võ Trí Thành, G/S Đặng Hùng Võ, T/S Cao Sỹ Kiêm, T/S Trần Du Lịch…và một số đại diện khác như ông Don Lam quỹ VinaCapital, ông Peter Ryder (Indochina Land,…chủ doanh nghiệp như Ông Đoàn Nguyên Đức (HAGL), ông Nguyễn Xuân Quang (Nam Long), ông Nguyễn Văn Đực (Đất Lành)…

Nếu diễn ra thì nó sẽ hấp dẫn và cuộc tranh luân có thể dứt điểm với những người trong DS mà T.S Alan Phan đưa ra nhưng thật khó cho ông Alan Phan để có thể dứt điểm được vấn đề này. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu diễn ra thì nó sẽ hấp dẫn và cuộc tranh luân có thể dứt điểm với những người trong DS mà T.S Alan Phan đưa ra nhưng thật khó cho ông Alan Phan để có thể dứt điểm được vấn đề này. Posted Image

Nếu chỉ với tám người này thôi thì khả năng dứt điểm của ông Alan Phan là khả thi. Nhưng cũng dây dưa, khó chịu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu CLB BĐS Hà Nội không gởi bức thư ngỏ này và để cho mọi việc diễn ra theo trình tự của nó thì có lẻ cũng không đến mức mất mặt.

Nay CLB BĐS Hà Nội lại gởi bức thư ngỏ thứ 2 này, chứng tỏ CLB BĐS Hà Nội chỉ là 1 CLB của những kẻ giàu tiền nhưng không giàu tri thức.

15 câu hỏi của CLB đưa ra nó vừa ngô nghê vừa chứng tỏ không mang tính chuyên nghiệp.

Bởi thế, trình độ như ông Alan Phan không thể nào lại đi trả lời chi tiết cho những câu hỏi trẻ con đó. Và đó là cách trả lời của tất cả những người có trình độ.

CLB BĐS Hà Nội đã thể hiện tính "chuyên nghiệp" và "trình độ" của mình trước mọi người và cá nhân ông Alan Phan. Đáng buồn thay, nó như hai thái cực.

Qua đó mới thấy đề nghị diễn đàn tranh luận của ông Alan Phan là hợp lý.

Nói như chú Thiên Sứ thường nói "không thể nào thuyết phục được những con bò" về bất cứ vấn đề gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vẫn muốn “đấu” với T.S Alan Phan

Quyết “đấu” đến cùng?

Ngày 2/4, phản hồi bức thư mà T.S Alan Phan đã gửi cho CLB bất động sản Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tịch CLB đã có công văn trả lời Tiến sỹ. Qua đó, ông Cường bày tỏ quan điểm vấn muốn “đối thoại” với T.S Alan Phan.

Posted Image

@ anh Nguyễn Hữu Cường - chủ tịch CLB bất động Hà nội - thân mến

-ông Alan Phan là một Việt kiều làm công tác kinh doanh, nên ông ta có cái nhìn và đánh giá về bất động sản ở VN, là chuyện của cá nhân ông ấy.

-Cái gì đúng thì tiếp thu, cái gì không đúng thì bỏ, hoặc cái gì vừa đúng vừa sai thì xem xét

-Tại sao quý vị không suy nghĩ và làm những gì cần làm.

-Ngày xưa cách đây vài năm, khi bất động sản phát triển, tiền thu về quý vị nhiều, quý vị trốn thuế ( chắc chắn là chốn thuế) đem tiền về cho gia đình, đến giờ tình hình khó khăn quý vị lại la lên, yêu cầu chính phủ giải cứu bất động sản.???

-Nên Alan Phan chỉ mới nêu 1 bài trên website riêng của ông ta, thì lập tức ông Cường liền đại diện cho 1000 hội viên là làng với mục đích gì???

-Việc đặt ra 15 câu hỏi cho ông Alan là việc làm ấu trĩ của ông, tôi nghĩ là ông Cường giả bộ ngu và thực tế thì giống ngu thật.

-Người đọc ai cũng biết việc tranh luận là việc giữa các vị, tại sao phải lôi báo đài vào, hướng dẫn dư luận đi theo hướng có lợi cho bản thân và cho cái hội bất động Hà nội.

-Ông cố gắng khiêu khích và phản bác ông Alan chỉ với mục đích là sao cho Chính phủ thông qua gói 30.000 tỉ nhanh nhanh.

-Việc làm cũa ông nên làm là yêu cầu các công ty kinh doanh bất động sản hạ giá bán xuống đúng với thực tế để kích cầu, giống như Hoàng Anh Gia Lai Land đã làm thành công.

-Hy vọng ông Cường đừng giả bộ ngu nữa nhé, cứ ngồi bất động và chờ gói sung 30.000 tỉ rụng vào miệng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

40 năm chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời và những sự thật thú vị

Ngày 3/4/1973 năm đánh dấu sự xuất hiện của chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới. Qua 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động đã dần thay đổi và trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của không ít người.

Ngày 3/4 cách đây 40 năm ghi dấu cuộc gọi đầu tiên được thực hiện từ điện thoại di động, đánh dấu sự xuất hiện của một trong những thiết bị công nghệ quan trọng và phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Cuộc gọi được thực hiện bởi Martin Cooper, một nhà phát minh tiên phong làm việc cho Motorola, được thực hiện từ New York. Martin Cooper đã thực hiện cuộc gọi đến cho một kỹ sư khác của hãng công nghệ đối thủ, với mục đích để… khoe về thành tích mà mình và Motorola vừa đạt được, vì Motorola đã giành chiến thắng trong việc xây dựng thành công chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới.

Posted Image

Martin Cooper và chiếc điện thoại di động đầu tiên

Trên thực tế, nhiều người, ngay cả các nhân viên làm việc tại Motorola cũng không tin rằng điện thoại di động có thể trở thành một sản phẩm tiêu dùng phổ biến. Tuy nhiên Cooper và các đồng sự trong nhóm phát triển của mình không tin như vậy, và ông đã đúng. 10 năm sau cuộc gọi lịch sử đầu tiên, chiếc điện thoại di động của Motorola đã xuất hiện trên thị trường với giá bán lẻ lên đến gần 4.000 USD.

Ngày nay, sau 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động đã trở nên phổ biến và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện có khoảng 6 tỷ thuê bao di động trên toàn cầu, và ngày càng nhiều người dùng chuyển từ các điện thoại cơ bản sang smartphone. Ước tính hiện có khoảng 1 tỷ smartphone được sử dụng trên toàn thế giới.

Có lẽ ngay cả Martin Cooper cũng khó có thể tin rằng từ “cục gạch” đầu tiên mà mình sử dụng, điện thoại di động đã có những sự thay đổi đáng kinh ngạc chỉ trong 40 năm qua.

Nhân sự kiện điện thoại di động trong 40 năm, cùng nhìn lại những sự thất thú vị về thiết bị phổ biến này mà có thể bạn chưa biết.

- Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới mà Cooper sử dụng có tên Motorola DynaTAC. Máy có chiều dài lên đến 25,4cm và nặng đến 1kg. Thời lượng pin sử dụng chỉ 35 phút.

Posted Image

DynaTAC, chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới

- Nhiều nguyên mẫu của DynaTAC đã được tạo ra chỉ 90 ngày sau khi ý tưởng về điện thoại di động của Cooper được đưa ra. Ông đã tổ chức nhiều cuộc tranh luận giữa các kỹ sư của Motorola để thiết kế điện thoại di động và sản phẩm cuối cùng được chọn do có “thiết kế quyến rũ” nhất.

- Khi DynaTAC xuất hiện trên thị trường, chiếc điện thoại di động này đã được giảm khối lượng xuống còn 794g, so với khối lượng 1kg của nguyên mẫu ban đầu.

-

Chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới có tên Simon, do IBM sản xuất, được ra mắt tại Hội nghị không dây vào năm 1933. Máy có màn hình cảm ứng LCD với 2 màu trắng/đen và hoạt động như một thiết bị nhận/gửi email, đọc văn bản điện tử, lịch làm việc, máy tính và sổ danh bạ.

Posted Image

IBM Simon mở ra khái niệm về smartphone

- Chiếc điện thoại di động được trang bị máy ảnh đầu tiên được tạo ra bởi Phillippe Kahn, một nhà sáng chế người Pháp. Kahn đã chụp bức ảnh đầu tiên từ điện thoại di động vào ngày 11/6/1997, về bé gái mới sinh của mình có tên Sophie.

- Năm 2002, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phản ứng của tài xế khi nói chuyện trên điện thoại di động trong lúc lái xe thậm chí còn chậm hơn cả phản ứng của họ sau khi uống rượu. Hiện nói chuyện trên di động trong khi lái xe bị cấm tại nhiều quốc gia.

- Năm 2002, một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng 1/4 dân số tại Ý thừa nhận việc thiếu điện thoại di động khiến họ cảm thấy không tự tin và gặp các vấn đề về “đời sống phòng the” với đối tác.

- Tháng 9/2007, một công ty có trụ sở tại Arizona (Mỹ) đã tung ra thị trường chiếc điện thoại dành cho chó với tên gọi PetCell. Điện thoại được tích hợp hệ thống GPS và có giá 500USD.

- Đầu năm 2000, các nhà khoa học đã đưa ra giải thuyết rằng kích thước của thiết bị cầm tay sẽ giảm đi một nửa sau mỗi 18 tháng. Tuy nhiên có vẻ như giả thuyết này đã không chính xác khi kích cỡ các thiết bị cầm tay ngày nay đã rất đa dạng.

- Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi vào năm 1992 bởi kỹ sư người Anh Neil Papworth đến cho bạn của mình là Richard Jarvis, với nội dung “Merry Christmas”. Tin nhắn này được gửi đi vào ngày 3/12.

- Giới hạn tin nhắn SMS là 160 ký tự, được tạo ra bởi kỹ sư người Đức Friedhelm Hillebrand. Sau nhiều lần thử nghiệm bằng nhiều câu hỏi và nội dung tin nhắn khác nhau, Hillebrand phát hiện ra rằng 160 ký tự là đủ để người dùng có thể gửi đi những thông điệp cần thiết, do vậy ông đã giới hạn độ dài tối đa cho mỗi tin nhắn SMS chỉ là 160 ký tự.

- Nhiều hành vi tội phạm tại Mỹ đã bị phát giác khi kẻ phạm pháp vô tình nhấn phải nút gọi khẩn cấp trên điện thoại di động, khiến cảnh sát có mặt khi chúng đang “hành sự”.

- Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng người dùng smartphone mất 12 phút mỗi ngày để thực hiện các cuộc gọi. Họ mất nhiều thời gian hơn để chơi game (14 phút), nghe nhạc (16 phút), sử dụng mạng xã hội (17 phút) và duyệt web (25 phút). Phần lớn thời gian còn lại người dùng sử dụng smartphone là để… xem đồng hồ.

- 1,7 tỷ thiết bị di động được bán ra trong năm 2010. 3 hãng có lượng tiêu thụ lớn nhất là Samsung, Nokia và Apple, với tổng cộng hơn 850 triệu thiết bị. Tính đến năm 2016, lượng tiêu thụ điện thoại di động ước tính đàn 2,1 tỷ thiết bị.

- Chiếc điện thoại di động được bán nhiều nhất trong lịch sử là Nokia 1100, được ra mắt năm 2003. Đã có hơn 250 triệu chiếc điện thoại Nokia 1100 được bán ra. Một trong những lý do giúp chiếc điện thoại này bán chạy trên thế giới là sự bền bỉ đáng kinh ngạc của nó và tin đồn từng xuất hiện cho rằng người dùng có thể sử dụng Nokia 1100 để hack tiền nhà mạng và sử dụng miễn phí. Dĩ nhiên đây chỉ là tin đồn thất thiệt.

Posted Image

Nokia 1100, chiếc điện thoại di động bán chạy nhất trong lịch sử

Phạm Thế Quang Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề không ở chỗ đổ bộ, tấn công chiếm đảo, tiêu diệt lực lượng phòng thủ, hay chỉ quay phim chụp ảnh rồi về. Mà là họ kéo xuống cực Nam của biển Đông vào vùng lãnh hải của quốc gia khác trên biển Đông là đủ thấy xu hướng chiến lược của họ. Đấy mới là bản chất của hiện tương. Và đó là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến đối đầu trong "canh bạc cuối cùng".Posted Image Thật đúng là:

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi?

Còn ngót một tháng nữa, để xem ngài Tập Cận Bình có xu hướng thay đổi sách lược không?

Cách đây đã lâu, trong một bài báo chính thống có đăng tải thống tin về ý kiến của một tướng Trung Quốc đề xuất có nguyên văn như sau: " liều đánh nhau với Hoa Kỳ một trận"; và còn một chuyên viên quân sự Nga xác định: "Trung Quốc đánh nhau với Hoa Kỳ là tự sát". Nếu họ ổn định được đất nước họ, hóa giải được những mâu thuẫn xã hội thì đấy là một hy vọng. Nhưng rất tiếc! Họ chưa tìm ra được một giải pháp khả thi. Sự qúa đà của họ đến một lúc nào đó khiến Hoa Kỳ và đồng minh của họ sẽ không thể dừng lại.

Rầu quá! Ngay cả thế giới ổn định thì sự khủng khoảng toàn cầu cũng khiến nó nát bét. Huống chi còn chơi nhau dười mọi hình thức thì chắc vất vả lắm.

Nhược đài sư tử thượng.

Thiên hạ thái bình phong.

http://baodatviet.vn...g-Quoc-2344626/

Quốc gia nào án ngữ ‘con đường sinh mệnh’ của Trung Quốc?

Cập nhật lúc 06:20, 04/04/2013

(ĐVO) - Một đoàn tàu chiến Trung Quốc 4 chiếc, bơi một đoạn đường dài 1.800km, dẫn đầu là tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn đã tới bãi đá James Shoal – cách phố biển Bintulu của Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km, nghênh ngang tuyên bố chủ quyền.

Sách lược “Cháo nóng húp quanh” của Trung Quốc

Dư luận thế giới và ngay cả chuyên gia người Anh cũng sửng sốt, ngạc nhiên trước hành xử “chưa bao giờ” như vậy của Trung Quốc, nhưng Việt Nam thì không.

Nếu có điều gì đó khiến Việt Nam ngạc nhiên thì điều đó là, tại sao hành động này của Trung Quốc đến bây giờ mới xảy ra mà thôi.

Ngay từ đầu năm 2011, khi vấn đề Biển Đông đang căng thẳng và chuẩn bị dấy lên một mức độ cao của bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị cho chiến lược hợp lý hóa bản đồ đường 9 khúc (đường lưỡi bò) thì Indonexia đã cùng Trung Quốc lên kế hoạch “tuần tra chung”.

Tuần tra chung chỉ khi 2 quốc gia có vùng biển chung như Trung Quốc với Việt Nam, với Philipines, Nhật Bản…nhưng với Indonesia hoặc Malaysia, Bruney thì giữa họ có vùng biển chung không? Rõ ràng là không có. Vậy thì tại sao?

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, với hình thức tuần tiễu hải quân hỗn hợp này, “một khi tàu đánh cá Trung Quốc lạc vào vùng biển của Indonesia, họ sẽ được nhắc nhở để quay trở ra”, rằng, “giúp tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại khu vực Biển Đông, nguồn gốc nhiều mối bận tâm của các nước trong khu vực”.

Té ra chỉ với hải quân Indonesia thì Hải quân Trung Quốc xông lên tuyến đầu để cản tàu cá của họ đừng đi vào vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia khác, còn đối với Mỹ, Nhật Bản, Philipines và Việt Nam thì không như vậy, tàu cá phải xông lên tuyến đầu…là một sách lược hợp lý, khoa học không có gì là mâu thuẫn của các nhà chiến lược Trung Quốc.

Thứ nhất là chiến thuật biển người không thể thực hiện với một khoảng cách quá xa và thứ hai là chiếm chủ quyền với khẳng định chủ quyền là 2 vấn đề khác nhau rất lớn.

Sự “hợp tác” này (được thống nhất ngày 24/5/2011), chẳng khác nào việc Indonesia dâng hải đồ lên để Trung Quốc “đánh dấu sơ bộ” cực nam của mình. Sự hợp tác này, người Việt Nam và những ai hiểu Trung Quốc đều chắc chắn rằng, Indonesia đã “cho sói để một chân trong nhà”, hậu quả sẽ khôn lường.

Posted Image

Eo biển Malacca, tử huyệt của Trung Quốc và các quốc gia án ngữ quanh eo biển Malacca.

Năm 2012, chiến lược thực thi hóa “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc bắt đầu ráo riết với rất nhiều thủ đoạn, bị Việt Nam, Philipines và dư luận tiến bộ trên thế giới kể cả Mỹ, phản đối rất quyết liệt, trong khi đó một số quốc gia trong khu vực thì “dĩ hòa vi quý”, họ cho là không liên quan hoặc liên quan ít đến mình.

Và, cái gì đến đã đến, ngày 26/3/2013, một đoàn tàu chiến Trung Quốc 4 chiếc, dẫn đầu là tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn đã tới bãi đá James Shoal – cách phố biển Bintulu của Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km nhưng cách bờ biển Trung Quốc 1.800km, nghênh ngang tuyên bố chủ quyền. Tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc hẳn hoi.

Vài ngày sau, Malaysia tỏ ra ngạc nhiên và cho rằng đó là “tin vịt” vì không thấy cái gọi là đoàn tàu chiến nào như Trung Quốc đưa tin cách họ 80 km.

Tuy nhiên, việc Malaysia có cho rằng đó là “tin vịt” hay là gì để chứng tỏ điều gì với dư luận trong nước và thế giới, không quan trọng vì Trung Quốc xong việc Trung Quốc về, bãi cạn James vẫn còn đó. Nhưng, với Trung Quốc quan trọng là đánh dấu cụ thể cực nam Trung Quốc và thông báo với toàn thế giới biết. Đường lưỡi bò không còn là “ảo” như bị phê phán nữa, nó đã có điểm cực nam. Thế thôi.

Tại sao ư? “Cháo nóng húp quanh”, Trung Quốc chẳng dại gì “húp” một chỗ trong khi biết rằng chỗ đó “cực nóng” và chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ giảm “độ nóng”.

Nhưng, một cái nhưng to tướng mà các quốc gia trong khu vực (ASEAN) cần hiểu: Trong chiến lược để Trung Quốc vươn tới thành cường quốc biển thì cái gọi là “đường lưỡi bò” mới chỉ là một nội dung gạch đầu dòng mà thôi.

Quốc gia nào án ngữ “đường sinh mệnh” của Trung Quốc?

Trung Quốc coi Biển Đông là “đường sinh mệnh” vì 70% dầu lửa đều được đi qua đó, nhưng eo biển Malacca mới là cửa chính, yết hầu, tử lộ của Trung Quốc.

Nếu như trước đây, bành trướng trên lãnh thổ thì Việt Nam được coi như quốc gia án ngữ phía Nam của Trung Quốc. Nhưng ngày nay, tình thế đã khác, để trở thành bá chủ thế giới trước hết phải là cường quốc biển.

Trung Quốc dù có được 80% Biển Đông như bản đồ “đường lưỡi bò” thì cũng chỉ mới tạo ra được bàn đạp quân sự, chiếm lĩnh một ít tài nguyên chưa được đánh giá trên Biển Đông, nhưng huyệt chính là eo biển Malacca mà chưa được “giải” thì không giải quyết được vấn đề then chốt. Do đó, không khó để nhận thấy các quốc gia ven eo biển Malacca chính là các quốc gia án ngữ “đường sinh mệnh” của Trung Quốc.

Đó chính là các quốc gia thân Mỹ và sẽ trở thành đồng minh với Mỹ bất cứ lúc nào quanh eo biển Malacca gồm Malaysia, Indonesia, Bruney, Singapore và cả Úc. Nếu mà chưa “bóc vỏ” được hay chưa buộc họ phải lựa chọn chỉ Trung Quốc chứ không phải Mỹ thì không thể mang tính đột phá cho chiến lược cường quốc biển.

Đến đây, đã đến lúc Indonesia, Malaysia, Bruney và Singapo phải tỉnh táo để nhận ra rằng, (Indonesia mới phản đối đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc mới đây, sau vụ ngày 26/3/2013) đường lưỡi bò không chỉ là gay gắt với Việt Nam, Philipines mà giờ đã hiện hữu, cụ thể hơn và sẽ gay gắt hơn tại Malaysia, Indonesia và Bruney trong thời gian tới khi mà Mỹ bị Trung Quốc cho rằng đã có dấu hiệu hụt hơi, bạc nhược, trong chiến lược trở lại châu Á-TBD. Trung Quốc nắm cơ hội đó hành động.

Vì vậy, quan hệ với Trung Quốc, thậm chí dù đã có tâm niệm rằng “hãy coi Trung Quốc làm chứ không nghe Trung Quốc nói” đi nữa thì cũng không có ý nghĩa, bây giờ chỉ là cảnh giác và tăng cường cảnh giác.

Trung Quốc chỉ có thể lợi dụng được các quốc gia nhỏ chứ các quốc gia nhỏ thì không thể lợi dụng được Trung Quốc hoặc chỉ có thể lầm tưởng mình lợi dụng được Trung Quốc mà thôi.

Trường Sa Việt Nam và Việt Nam được các thế thế lực mang nặng tư tưởng dân tộc cực đoan, võ biền, cay cú, ở Trung Quốc cứ cho rằng Việt Nam án ngữ “con đường sinh mệnh” của Trung Quốc…nhưng không phải như vậy.

Các nhà thông thái Trung Quốc thừa biết Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông chỉ một lí do duy nhất là chủ quyền, ngoài ra không vì mục đích quân sự. Thừa biết Việt Nam không có ý tưởng và chưa đủ khả năng để khống chế eo biển Malacca khi cần. Thừa biết Việt Nam muốn là bạn với Trung Quốc… Cho nên Việt Nam, vị trí Việt Nam trên Biển Đông chưa phải là quốc gia án ngữ “con đường sinh mệnh” của Trung Quốc.

Lịch sử chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam, truyền thống dân tộc Việt và một lối tư duy mới về thế giới… thì Việt Nam, trong chiến lược trở thành cường quốc biển, có thể là một nước cờ cuối mà Trung Quốc sẽ đi.

Trong một ván cờ lớn, sẽ như thế nào nếu như lấy nước cuối để đi vào nước đầu tiên?

Chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc như một cơn bão lớn tràn vào các quốc gia ven biển châu Á-TBD. Nếu không nắm chặt tay nhau thì lần lượt bị tàn phá, nhưng ngược lại thì không sợ. Cơn bão đó buộc phải đổi hướng hoặc chỉ còn là vùng áp thấp.

Lê Ngọc Thống

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...g-Quoc-2344626/

Quốc gia nào án ngữ ‘con đường sinh mệnh’ của Trung Quốc?

Cập nhật lúc 06:20, 04/04/2013

(ĐVO) - Một đoàn tàu chiến Trung Quốc 4 chiếc, bơi một đoạn đường dài 1.800km, dẫn đầu là tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn đã tới bãi đá James Shoal – cách phố biển Bintulu của Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km, nghênh ngang tuyên bố chủ quyền.

Sách lược “Cháo nóng húp quanh” của Trung Quốc

Dư luận thế giới và ngay cả chuyên gia người Anh cũng sửng sốt, ngạc nhiên trước hành xử “chưa bao giờ” như vậy của Trung Quốc, nhưng Việt Nam thì không.

Nếu có điều gì đó khiến Việt Nam ngạc nhiên thì điều đó là, tại sao hành động này của Trung Quốc đến bây giờ mới xảy ra mà thôi.

Thiên Sứ tui chuẩn bị mua cái chuông, hay chiêng gì đó để về gõ phèng phèng trong "canh bạc cuối cùng". Đúng ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch Thiên Sứ sẽ mua một thứ đó gì để gõ. Nhưng không phải cho cuộc chiến ở biển Đông, mà là ở Đông Bắc Á!
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Anh muốn có tên lửa hạt nhân để đề phòng Triều Tiên

04/04/2013 14:20

(TNO) Thủ tướng Anh David Cameron vừa lên tiếng cảnh báo Anh không nên từ bỏ chương trình phát triển hệ thống tên lửa hạt nhân Trident vì nước này đang liên tục bị đe dọa tấn công hạt nhân bởi các quốc gia khác như Triều Tiên.

TThe Daily Telegraph (Anh) ngày 4.4 dẫn lời ông Cameron cho biết những mối đe dọa tấn công hạt nhân nhằm vào Anh đã tăng cao kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Thủ tướng Anh cũng khẳng định nước Anh vẫn cần phải có “vũ khí phòng vệ”.

Thủ tướng Anh còn nói thêm rằng Anh có khả năng nằm trong tầm bắn tên lửa của “chính quyền hiếu chiến và khó nắm bắt” tại Triều Tiên. Đây cũng là lần đầu tiên ông Cameron đưa ra nhận định như thế này về Triều Tiên.

Posted Image

Thủ tướng Anh David Cameron cảnh báo sẽ là “ngu xuẩn” nếu Anh từ bỏ chương trình phát triển tên lửa hạt nhân Trident khi mà Triều Tiên gia tăng đe dọa tấn công nước này bằng tên lửa - Ảnh: Reuters

Được biết, đảng Dân chủ Tự do Anh trước đó đã lên tiếng phản đối dự án phát triển tên lửa Trident trị giá 20 tỉ bảng Anh của chính phủ vì cho rằng hệ thống tên lửa này không còn thích hợp với các thách thức về mặt địa lý chính trị mà nước Anh đang đối mặt.

Ông Cameron xác nhận Iran và Triều Tiên là những “mối đe dọa mới” của nước Anh.

“Iran tiếp tục đối đầu với cộng đồng quốc tế khi vẫn tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân. Còn chính quyền hiếu chiến và khó nắm bắt tại Triều Tiên thì mới đây đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ ba và có thể đã có đủ nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất hơn hàng chục vũ khí hạt nhân”, thủ tướng Anh phát biểu.

“Năm ngoái (2012), Triều Tiên đã công bố sở hữu một tên lửa đạn đạo mà họ cho là có thể bay đến mọi nơi trên đất Mỹ. Nếu điều này có thật thì nó đồng nghĩa với việc toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Anh, cũng nằm trong tầm bắn tên lửa của Triều Tiên”, ông Cameron nói thêm.

Hoàng Uy

================

Không biết ngài Thủ tướng Anh có phát biểu điều này trong ngày "Cá tháng 4" không? Chứ tôi tin nguyên soái Kim Jong Il chưa hề nghĩ đến nước Anh khi nghĩ về đích đến của tên lửa đạn đạo.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Mỹ: Kích Triều Tiên là cái cớ để Washington "vây" Trung Quốc

Thứ năm 04/04/2013 06:30

(GDVN) - Động thái "khiêu khích" của Washington đối với Bắc Triều Tiên được tiến hành với mục đích chính là nhằm để bao vây đối thủ Trung Quốc, một nhà phân tích chính trị Mỹ nói với Press TV trong cuộc phỏng vấn hôm 2/4.

Rõ ràng các quan chức Mỹ đã coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh của mình trong một thời gian dài - nhà phân tích Richard Becker của liên minh ANSWER chống chiến tranh có trụ sở tại Mỹ cho biết trong một độc quyền cuộc phỏng vấn với Press TV.

Posted Image

Nhà phân tích Richard Becker trong cuộc phỏng vấn với Press TV.

Vì vậy, hiện nay các hoạt động tăng cường quân sự của họ dường như đang nhắm mục tiêu vào Bắc Triều Tiên nhưng khi xem xét chiến lược tổng thể thì thấy Mỹ đang bao quanh Trung Quốc và Hàn Quốc bằng loạt các căn cứ quân sự trải dài từ Nhật Bản đến Philippines, bao gồm cả Đài Loan, và triển khai trực tiếp cả lực lượng Hải quân Mỹ và Không quân tới tất cả các địa điểm trên - ông giải thích.

Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc tuyên bố kế hoạch điều 2 khu trục hạm tên lửa tới bờ biển phía tây nam của bán đảo Triều Tiên với lý do đối phó với khả năng phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.

Vào cuối tháng ba, các chiến đấu cơ tàng hình F- 22 Raptors cũng được triển khai đến các cơ sở chính của lực lượng Không quân Mỹ tại Hàn Quốc trong một động thái Washington mô tả như là một phần cam kết của mình để bảo vệ đồng minh châu Á khi đối mặt với các mối đe dọa quân sự từ miền Bắc.

Posted Image

Ông khẳng định Mỹ đang tìm cách khiêu khích Triều Tiên để tìm cớ bao vây Trung Quốc - một đối thủ tiềm năng.

Trước đó trong cùng tháng, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B -2 cũng đã được điều rời căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri bay liên tục hơn 13.000 dặm tới ném bom vào các mục tiêu giả định ở Hàn Quốc rồi trở về nơi xuất phát ngay lập tức trong một "nhiệm vụ liên tục duy nhất" được thực hiện từ trước tới nay.

Ở đây, tại nước Mỹ, những gì chúng ta nghe được qua các phương tiện truyền thông (các phương tiện truyền thông là của công ty) là tất cả lỗi lầm xuất phát từ Bắc Triều Tiên. Các thông điệp đã được chuyển dịch thế nào chúng ta thực sự không biết rõ, nhưng chúng tôi biết chắc chắn rằng những hành động rất khiêu khích xuất phát ra từ phía Mỹ - ông Becker nói thêm.

Khi điều đó xảy ra, tất nhiên hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng của Triều Tiên sẽ bị phá hủy - ông nói thêm khi đề cập đến khả năng máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ tấn công vào các mục tiêu của Bắc Triều Tiên.

Ông cũng chỉ trích các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc áp đặt đối với Bình Nhưỡng như là một hành động khiêu khích chống lại nhà nước CHDCND Triều Tiên. Các lệnh trừng phạt đã dẫn đến sự leo thang của cuộc chiến "võ miệng" giữa Bình Nhưỡng với Washington và Seoul.

Nguyễn Hường (nguồn Press TV

==========================

Triều Tiên bị đem ra làm cái cớ để các siêu cường tăng cường phòng thủ. Đến Anh quốc cũng lo ngay ngáy mà tăng cường vũ khí hạt nhân.

Đúng là hài hước thật. Cũng tại cái số nó thế!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Mỹ sẽ “đạp phanh” khi biển đảo "dậy sóng"

Thứ Năm, 04/04/2013 - 23:58

Dân trí) - Tờ tin tức GMA của Philippines ngày 3/4 dẫn nhận định của một chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ chỉ ủng hộ 2 đồng minh Nhật, Philippines một cách “cầm chừng” và sẽ “đạp phanh” nếu căng thẳng giữa 2 đồng minh này với Trung Quốc xấu thêm.

Ngoại trưởng Mỹ quan ngại sâu sắc về căng thẳng Biển Đông

Posted Image

Tờ tin tức GMA đã dẫn nhận định trên của Ruan Zongze, phó chủ tịch đồng thời là nhà nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc (CIIS). Nhận định của chuyên gia Trung Quốc ban đầu được đăng tải trên trang web SINA của Trung Quốc. Theo ông Ruan Zongze, Mỹ sẽ không bao giờ “sống mái” để bảo vệ Nhật và Philippines.

Ông giải thích, mặc dù Mỹ luôn ủng hộ các đồng minh của mình, song sự ủng hộ đó là “cầm chừng”.

“Căng thẳng này phải được giải quyết theo tình huống cụ thể, nhưng nếu căng thẳng bị đẩy lên đến đỉnh điểm, người Mỹ sẽ nhấn phanh. Họ sẽ không đi quá xa. Thậm chí nếu tranh chấp của chúng ta với Nhật lớn hơn, Mỹ liệu có thực sự chiến đấu vì Điếu Ngư cho người Nhật? Tôi không tin vậy”, ông cho hay.

Ông Ruan đưa ra nhận định trên sau khi Mỹ bày tỏ ủng hộ đối với Philippines trong việc đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế giải quyết.

Trong cuộc gặp vào ngày 2/4 vừa qua với người đồng cấp Philippines tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hơn một lần bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của Mỹ đối với quyết định của chính phủ Philippines, khi đưa tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông ra tòa án trọng tài Liên hợp quốc và miêu tả động thái của Manila là “một bước đi đúng hướng”.

Sự ủng hộ của ông Kerry được là là quan trọng nhất và là sự ủng hộ của cấp cao nhất trong chính phủ Mỹ kể từ khi Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc.

Tuy nhiên, chuyên gia Trung Quốc cho rằng chính phủ nước ông sẽ không “tham gia” vào các cuộc phân xử trọng tài quốc tế và ông cho rằng đây là một quyết định đúng đắn. Ông còn cho rằng động thái đưa vấn đề ra tòa án trọng tài của Philippines là “hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng”.

“Không ai có thể thực sự giải quyết được vấn đề chủ quyền, thậm chí là tòa án trọng tài Liên hợp quốc”, ông tuyên bố. Ông cho rằng cần phải có kiên nhẫn mới giải quyết được vấn đề.

Theo SINA, CIIS là cơ quan nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyên “nghiên cứu và phân tích hàng loạt vấn đề chính sách ngoại giao”.

Trong phản ứng được gửi tới tờ GMA cuối ngày 3/4, tùy viên báo chí của Sứ quán Mỹ tại Philiippines Cynthia Cook cho rằng nhận định của chuyên gia Trung Quốc “đưa ra câu hỏi giả thuyết, chúng tôi sẽ không bình luận”.

Vũ Quý

Theo GMA

================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng dại đùa với sự thực dụng của Mỹ

Cập nhật lúc 09:53, 05/04/2013

(ĐVO) - Lối chơi rắn và không tương xứng của Mỹ, thái độ tức giận của Trung Quốc khiến Triều Tiên phải chùn chân và bất an. Đừng dại đùa với kẻ thực dụng như Mỹ.

Triều Tiên đang hoảng hốt, run sợ?

Không những căn cứ vào những suy luận khoa học, biện chứng mà càng ngày càng thấy có những dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng Triều Tiên không thể, không muốn châm ngòi cho cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Những lời tuyên bố, những động thái của Triều Tiên khiến thế giới “lạnh gáy” lo âu khi sắp chứng kiến một cuộc chiến tranh thảm khốc sắp xảy ra có thể không thành hiện thực.

Điều ngạc nhiên là những lời tuyên bố, động thái của Triều Tiên dọa dẫm, răn đe mang tính chất “ảo, diễn” bao nhiêu và không quá khó để kiểm chứng thì Mỹ đối phó, đáp trả với quy mô vượt trội và đặc biệt là có tính chất “thật 100%” bấy nhiêu. Mỹ không “diễn”, Mỹ đang triển khai lực lượng.

Cụ thể như đã triển khai xong 14 hệ thống phòng thủ tên lửa ở phía Tây nước Mỹ (mà Triều Tiên còn lâu mới có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay được tới được đất Mỹ), tiếp theo điều động máy ném bom chiến lược B-52, tàng hình B-2, F-22.

Trong khi cuộc diễn tập hùng hậu mang tên “Đại bàng non” với Hàn Quốc đang diễn tiến cùng với sự điều động các phương tiện vũ khí chiến lược như trên, chứng tỏ Mỹ đã lên phương án tác chiến rất rõ ràng, tỉ mỉ để sẵn sàng bóp chết Triều Tiên tức khắc ngay cả khi có sự can thiệp của Trung Quốc nếu như Triều Tiên manh động.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 “rải thảm” là quá đủ với Triều Tiên, còn B-2, F-22 để làm gì nếu như không phải là để thực hiện chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ nhằm đối phó với chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc đã từng vạch ra để chống lại hải quân Mỹ?

Sự “dửng dưng” của Trung Quốc khi Mỹ điều động B-52, B-2, F-22 sang Nhật Bản, Đông Bắc Á không phải vì không hiểu, không biết, mà lý do của nó, về bản chất cũng giống như Malaysia trong vụ Trung Quốc ở bãi cạn James cách thành phố biển của mình 80 km.

Triều Tiên đã đưa Trung Quốc vào chỗ khó, rất khó, bởi cũng như Triều Tiên, tuyên bố, hoênh hoang, phô trương thì dễ, nhưng để đối đầu thực sự với Mỹ, cường quốc quân sự số 1 thế giới thì không phải chuyện đùa, không dành cho những kẻ “yếu tim”.

Trung Quốc sẽ can thiệp khi Mỹ-Hàn và Triều Tiên nổ ra chiến tranh? Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho Trung Quốc thấy và không ngán ngại.

Theo MissileThreat.com, 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, ở trạng thái trực chiến với 156 tên lửa. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 4 tàu nhầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ở trạng thái trực chiến cùng với 96 tên lửa .

Trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Ngoài ra còn các hệ thống phòng thủ tên lửa…tất cả, tất cả các thứ đó dùng cho Triều Tiên chẳng khác nào dùng búa tấn đập ruồi. Vậy thì để dành cho ai nếu không phải là Trung Quốc?

Chắc chắn nếu Triều Tiên manh động thì Trung Quốc sẽ không bao giờ trực tiếp can thiệp quân sự như cách đây 60 năm.

Bởi vậy, trước áp lực quân sự cực lớn của Mỹ, trước thái độ của Trung Quốc, Triều Tiên đã tỏ ra hốt hoảng, lo sợ, nên đã sử dụng con bài cuối cùng, đó là tuyên bố vận hành trở lại nhà máy nguyên tử phục vụ cho điện năng và chế tạo bom hạt nhân.

Đây, thực ra là hành động “ôm bom cùng con tin chờ chết” của Triều Tiên. Nếu chiến tranh Mỹ và Triều Tiên nổ ra, dù là thông thường, thì khi nhà máy nguyên tử này nổ tung, hậu quả gây ra sẽ khủng khiếp cho khu vực, trong đó có Trung Quốc gánh chịu, như thế nào thì đã rõ.

Triều Tiên đã buộc Trung Quốc trở thành “con tin” của mình để Mỹ phải suy nghĩ lại và Trung Quốc cũng phải làm điều gì đó.

Khi Triều Tiên muốn cải cách mở cửa, khi Triều Tiên muốn dùng VKHN để ra giá, mặc cả đổi lấy những thuận lợi của Mỹ, phương Tây cho cải cách mở cửa…thì đương nhiên Triều Tiên không muốn để xảy ra chiến tranh. Nếu chiến tranh, cơ hội cải cách, mở cửa của Triều Tiên sẽ không còn bởi đơn giản là chẳng còn gì để mà cải cách, mở cửa khi chế độ bị sụp đổ.

Triều Tiên rất muốn giống với Myanma, họ đã quá tự tin vào những thứ mình có như VKHN, tên lửa, nhưng khi thứ mình có đã không có giá trị hữu hiệu thì sẽ dẫn đến lo lắng, bất an.

Đó chính là nguyên nhân khiến Triều Tiên hoảng hốt, lo sợ khi Mỹ ngày càng khiêu khích, thách thức Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên có dấu hiệu điều động lực lượng cho chiến tranh thực sự được phát hiện là lập tức Mỹ-Hàn Quốc sẽ đánh phủ đầu như liên minh này đã tuyên bố.

Posted Image

Ngày 2/10/2007, bán đảo Triều Tiên chứng kiến giây phút lịch sử đầy cảm xúc: Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đi bộ qua biên giới 2 nước, rồi đi ô tô tới Bình Nhưỡng gặp lãnh đạo Kim Jong-il. Nhưng đến nay, cơn sóng chiến tranh giữa hai miền lại nguy cơ trỗi dậy.

Cơ hội nào cho thống nhất Triều Tiên?

Trên thế giới hiếm có một quốc gia nào văn minh, dân chủ, giỏi giang như dân tộc Triều Tiên mà lại bị cảnh chia lìa Nam, Bắc lâu như vậy. Đương nhiên, bán đảo Triều Tiên bị tác động lớn của thế lực nước lớn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhà cầm quyền 2 miền gây ra và tội lỗi này họ phải gánh chịu trước dân tộc họ.

Cơ hội để thống nhất Triều Tiên nhanh nhất có thể là chiến tranh. Chiến tranh là huynh đệ tương tàn, nhưng, như một khối u nhức nhối muốn lành thì phải chịu đau đớn một lần để mổ. Tuy nhiên, đã là thế kỷ 21 rồi, dân tộc văn minh không ai dùng biện pháp đó mà chỉ dùng biện pháp hòa bình. Dân tộc Đức là một tấm gương cho dân tộc Triều Tiên noi theo.

Tới đây, sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ giảm, theo đó một nước CHDCND Triều Tiên bị rệu rã, kiệt quệ sau nguy cơ một cuộc “chiến tranh hạt nhân” chắc chắn sẽ có mối quan hệ khác hẳn. Quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và phương Tây… sẽ không còn và không thể như trước nếu như không muốn bị sụp đổ hoặc lệ thuộc mãi mãi vào Trung Quốc. Đó chính là ý đồ của Triều Tiên khi cố tình tuyên bố chiến tranh rầm rộ đẩy căng thẳng lên cao.

Tuy nhiên, “giá cả” sẽ không “cao” như mong đợi.

Triều Tiên như một “cây chuyền hai” của Trung Quốc, đương nhiên vậy, vì là đồng minh thân cận, duy nhất của Trung Quốc. Trung Quốc đổ không biết bao nhiêu tiền của vào đó dù như vào một thùng không đáy, không phải vì tình đồng chí, không phải để chơi. Đã bao lần nhờ Triều Tiên mà Trung Quốc ghi điểm có lợi khi đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Nga đó sao. Điều đáng buồn là gần đây, “cây chuyền hai” này luôn luôn “nêu” quá lố để cho Mỹ ghi điểm mà thay ra sân cũng dở, để lại cũng dở.

Mỹ thì lại rất thích “cây chuyền hai” này và do đó muốn có anh ta khi trận đấu chưa ngã ngũ hay khi chưa nắm chắc phần thắng.

Cho nên, ký với Triều Tiên một hiệp ước hòa bình với Mỹ là chưa thể.

Dù sao dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn Triều Tiên cải cách, mở cửa, không sở hữu VKHN, độc lập, đi theo con đường mà mình đã chọn, tới một ngày nào đó sẽ cùng với Hàn Quốc thống nhất giang sơn bằng hòa bình. Thời gian có thể là 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng so với lịch sử thì đó chỉ là một khoảnh khắc.

Triều Tiên - Những thông tin tuyệt mật

Lê Ngọc Thống

===================

Bổ sung thêm vào bài viết của tác giả Lê Ngọc Thống là: Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân là những thứ con người đem ra để nói chuyện phải quấy từ hơn 20 năm trước. Nếu tính thời điểm Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Còn nếu tính thời điểm ra đời của loại vũ khí này thì từ năm 1945 - tức là ngót 70 năm trước. Thuộc hàng di sản khảo cổ rồi! Ấy là Liên Xô thời ấy có ngót 2000 đầu đạn hạt nhân và một nền kỹ thuật quân sự tiên tiến, đến nay Hoa Kỳ vẫn còn phải kiêng nể với những di sản của họ. Đằng này Bắc Triều Tiên đang cố gắng làm ra ....một quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Híc! Không lẽ đưa vào mục "Chuyện hài" của diễn đàn.

Ở đây chưa nói đến một ví dụ trực quan là trận chiến trên dải Gara vào năm ngoái, Herbola bắn hơn 400 quả tên lửa vào Do Thái từ ngay sát biên giới còn chưa ăn ai. Huống chi bắn vào Hoa Kỳ cách nửa vòng trái Đất.

Bởi vậy, nên biết điều với nhau đi. Lực lượng quân sự của Bắc Triều Tiên thì cũng chẳng dễ gì bị tấn công áp đảo. Lúc đang còn sung thì còn có thể để ăn nói, chứ lúc suy rồi thì ăn to nói lớn với ai.

Cái thể hiện nay thì Cao Ly thống nhất hay chiến tranh đều có lợi cho Hoa Kỳ trong sự tương quan với Trung Quốc. Nhưng chiến tranh thì khổ quá! Hai miền Cao Ly có thể thương thảo trực tiếp, không cần đến bên thứ ba.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Quán Vắng' sôi nổi quá... Vì đáp ứng được nhu cầu... văn hóa quán của người đọcPosted Image. Có đoạn này mong Sư Phụ và các cao huynh phân tích thêm trong ca phê lý học để được học hỏi và chiêm nghiệm:

"...Nhìn từ vũ trụ xuống, hình thể toàn đồ đất nước Việt Nam có tính chất đối xứng âm – dương theo trục Tây Bắc-Đông Nam, bám theo dãy Trường Sơn (đoạn từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế) với điểm chính tâm đất nước là Cửa Tùng trên vĩ tuyến 17. Tính chất đối xứng của địa thế đất nước như vậy thể hiện qua một đặc điểm địa lý như:

- Phía Tây Bắc đất nước là phần đất liền ăn sâu vào lục địa. Phía Đông Nam là phần lãnh thổ lồi ra trên biển Đông.

- Phía Tây Bắc có một số hồ thuỷ điện lớn như Lai Châu, Hoà Bình, Thác Bà đối xứng với phía Đông Nam có quần đảo Trường Sa;

- Hà Nội (ở vùng đồng bằng sát núi) đối xứng với Đà Lạt (ở vùng cao nguyên sát biển). Có lẽ do xuất phát từ đặc trưng đối xứng với vùng Đồng bằng sông Hồng như vậy nên đối với Việt Nam, Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt chiến lược, cần chăm lo bồi dưỡng nguyên khí quốc gia ở vùng này.

- Yên Tử (núi ăn ra sát biển) - Vân Đồn đối xứng với Thành phố Hồ Chí Minh (biển ăn vào sâu trong đất liền). Đây là các thương cảng có vai trò then chốt các giai đoạn phát triển gắn với biển trong tiến trình lịch sử dân tộc."

http://vietnamnet.vn...bien-dong-.html

____________________________________________

P.S. Sư Phụ đăng đàn về 'Cầu rồng Đà Nẵng" chưa nh? Ban tổ chức ra THÔNG BÁO ĐI Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao Trung Quốc sợ năm 2030?

http://baodatviet.vn...30-2344738/?p=9

Thứ Sáu, 05/04/2013, 21:00

[GMT+7] (ĐVO)-Năm 2030 sẽ là năm mà TQ không thực sự mong đến nhanh, bởi đây là năm không quân Mỹ sẽ có sự chuyển mình vượt bậc...

Posted Image

Mặc dù mới chỉ ở mức độ dự báo, nhưng rõ ràng những chương trình chế tạo máy bay hiện đại của Mỹ tới năm 2030 đã thực sự khiến Bắc Kinh lo ngại, bởi theo tính toán phải đến năm 2020, TQ mới tạm thay thế những loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ của mình bằng loại chiến cơ chủ lực thế hệ mới sản xuất trong nước, nhưng không quân nước này cũng cần thêm 5 đến 10 năm nữa để kịp thích ứng trong khi đó không quân Mỹ đã ở một trình độ khác.

===========================

Làm gì lâu thế! Không qúa năm 2018; cũng có thể ngay năm nay. Còn 15 ngày nữa để kịp dừng lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay