Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Người ta đang 'hiện đại hóa' lễ hội

Tác giả: Nguyễn Hòa

Bài đã được xuất bản.: 15/03/2013 06:00 GMT+7

Gần đây, người ta lại "nghĩ ra" một số lễ hội mới bằng cách... khai thác vốn cổ, và làm mọi cách để chứng minh điều "nghĩ ra" là chính đáng.

Với sự lên ngôi của thói ích kỷ và vụ lợi, vào ngày lễ hội, sự tĩnh mịch, thanh sạch của một số ngôi chùa, miếu mạo và điện thờ đã không còn nữa. Ồn ào, chen chúc, khói bụi và phàm tục.

Những nỗi niềm...ngoài "lễ hội"

"Lạy cụ Sơn Ướt"?

Theo số liệu của cơ quan chức năng, hiện nay mỗi năm cả nước có hơn tám nghìn lễ hội lớn nhỏ, từ quy mô Nhà nước tới quy mô địa phương. Như vậy bình quân mỗi ngày, cả nước có gần 30 lễ hội.

Trong đó, lễ hội lịch sử cách mạng - chiếm 4%, lễ hội tôn giáo - chiếm 16%, lễ hội dân gian truyền thống chiếm tới 80% và chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Đó là lý do tại sao mấy năm gần đây, cứ mỗi dịp xuân về là con dân cả nước lại đổ xô tới các lễ hội.

Tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, tôn vinh người có công với dân, với nước,... là đạo lý, là nét đẹp của văn hóa dân tộc. Nhưng khi niềm tin về "thế giới linh thiêng" và "con người ích kỷ" chiếm thế thượng phong tại các lễ hội, thì nét đẹp của văn hóa đã bị gạt xuống hạng hai.

Thay vào đó là sự lên ngôi của cuộc gặp gỡ một cách tiêu cực giữa nhu cầu đi tìm sự may mắn từ "thế giới linh thiêng" với mấy người "buôn thần, bán thánh". Ở đâu được đồn đại là linh thiêng thì người kéo đến càng đông.

Họ cắm hương vào bất cứ chỗ nào theo họ "có vẻ linh thiêng". Từ gốc cây xù xì, bậc thềm sứt sẹo, đến mô đất lô nhô. Rồi họ xì xụp khấn vái ở bất cứ chỗ nào thấy khác thường.

Họ rải tiền, đốt vàng mã ở mọi chỗ, mọi nơi. Họ dẫm đạp lên nhau, cố giành lấy một chỗ đứng trước ban thờ. Họ trở thành nạn nhân của những kẻ sẵn sàng tỏ thái độ báng bổ trước "cửa thánh" và hầu như chẳng có niềm tin về cái "thiêng"...!

Posted Image

Có lẽ vì thế mà năm trước, sau khi đi lễ chùa về, chị tôi vừa cười vừa kể rằng, ở ngôi chùa nơi chị tôi đến, có một ban thờ mới sơn lại. Vì sợ khách hành hương không biết lại đặt đồ lễ lên trên, nên nhà chùa viết hai chữ "sơn ướt" vào tờ giấy rồi dán vào mép ban thờ. Vậy mà vẫn có người xì xụp cúng vái, miệng lẩm bẩm: "Lạy cụ Sơn Ướt!"!

Nhiều người, đến dự lễ hội với mục đích rất cụ thể, rõ ràng: Khấn vái, xin xỏ, vay mượn, cầu may, cầu lợi là chính và vui chơi là phụ. Nên trung tâm "thiêng" của các lễ hội bao giờ cũng đông nghẹt. Tình trạng này, từ đền Bà Chúa Kho ở phía Bắc đến đền Bà Chúa Xứ núi Sam ở phía Nam đều tương tự như nhau.

Mâm lễ xếp tràn tới tận lối ra vào ban thờ. Nếu chi dăm chục nghìn đồng cho mấy người dân bản địa đã xếp hàng xí chỗ từ trước thì mâm cúng sẽ được đặt gần thánh thần hơn. Mâm nhà này nhầm với mâm nhà khác là thường tình. Nhầm mà không đòi được thì quay ra cãi nhau, thậm chí chửi nhau như hát hay.

Rồi nữa, với rất nhiều người, việc kiếm chút "lộc thánh" cũng là điều cực kỳ quan trọng. Và việc cướp lộc ở đền Sóc, cướp ấn ở đền Trần,... đã trở thành ví dụ điển hình cho nguyên lý sinh tồn của kẻ mạnh.

Không xót thương người cao tuổi, không áy náy khi trẻ em khóc lóc kêu la, khách hành hương trẻ tuổi, khỏe mạnh, cố trèo cả lên đầu lên cổ, dẫm đạp lên người khác, mạnh ai nấy cướp, cướp càng nhiều càng tốt... Và họ làm cho tính chất vô tư của lễ hội như bị triệt tiêu bởi thói ích kỷ.

Xưa kia, như trong tục cướp bánh dày chẳng hạn. Gọi là "cướp" nhưng thật ra không "cướp" theo nghĩa đen của từ này. Đi cùng với "cướp" là luật bất thành văn, có liên quan tới đạo lý. Mọi người cùng xông vào "cướp" nhưng biết nhường nhịn, mỗi người một chút, gọi là hương hoa, "lộc thánh" chia đều.

Cộng đồng sẽ chê cười, khinh khi nếu ai đó dùng sức lực hơn người mà tranh cướp. Với sự lên ngôi của thói ích kỷ và vụ lợi, vào ngày lễ hội, sự tĩnh mịch, thanh sạch của một số ngôi chùa, miếu mạo và điện thờ đã không còn nữa. Ồn ào, chen chúc, khói bụi và phàm tục.

Từ đó suy ra, sự liêm sỉ của một số người dự lễ hội cũng mỏng mảnh. Để giành lấy chút lợi "ảo" cho bản thân, người ta đã tỏ ra bất cần đạo lý, bất chấp lợi ích cộng đồng.

Như cô bạn tôi dự khai hội Yên Tử năm 2013 mới đây, sau khi bị chen chúc đến mức "tưởng không còn đường về" đã viết:

"Nhưng khi thoát được đám đông đang xì xụp khấn vái ấy, tôi thấy thanh thản. Chắc khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, xuất gia tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, với tinh thần nhập thế và yêu nước, Ngài chẳng thể ngờ rằng, hơn 700 năm sau con cháu thần dân của Ngài lại sùng kính mình đến thế, đỉnh Phù Vân lại có ngày đông vui đến thế, tư tưởng của Ngài lại lan tỏa sâu rộng trong dân chúng như thế.

Chỉ có điều, phần lớn những người đang cố leo lên tận chùa Đồng, đứng giữa trời đất, dưới chân Ngài thể hiện đức tin, ra sức cầu xin Ngài những thứ mà hơn bẩy thế kỷ trước Ngài quyết tâm từ bỏ!".

Vậy rồi đây văn hóa sẽ ra sao, nếu những con người như thế trở thành "tấm gương" cho lớp trẻ noi theo?

Từ bản chất của tình trạng, dù trân trọng quá khứ của cha anh đến đâu, dù tôn trọng nhu cầu tinh thần của người khác đến thế nào, người viết bài vẫn không khỏi e ngại khi liên tưởng tới sự thật- đây là biểu hiện của chuyển dịch văn hóa ngược chiều, theo hướng đi xuống. Chưa nói là đôi khi trong đó có chứa đựng cả yếu tố phản văn hóa!

Đến các lễ hội mới được "nghĩ ra"...!

Ngoài một số lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, gần đây, người ta lại "nghĩ ra" một số lễ hội mới bằng cách... khai thác vốn cổ. Và để chứng minh điều "nghĩ ra" là chính đáng, trước hết người ta gắn nó với du lịch - thường được tạo ấn tượng bằng cách ví von là "ngành công nghiệp không khói", rồi tổ chức một hai cuộc hội thảo.

Đến dự hội thảo sẽ thấy, la liệt các khái niệm "văn hóa, lịch sử, du lịch" cùng đoàn GS, Phó GS, TS... được xe cộ đón rước rình rang. Các vị đến hội thảo với các bản tham luận tràng giang đại hải, tràn đầy trích dẫn kim - cổ, đông - tây, chỉ để chứng minh điều ai đó "nghĩ ra" là hết sức đúng đắn, và cần thiết.

Có lẽ ngoài hội thảo về đền Cẩu Nhi ở Hà Nội năm nào là có tranh luận khá sôi nổi. Còn ngoài ra, hầu như ở đâu cũng vậy, chưa thấy ai hăng hái chứng minh ngược lại mục đích của ban tổ chức. (Chứng minh ngược lại, thì người ta mời làm gì!?).

Cẩn thận hơn và để tạo ra tinh thần khách quan, người ta tìm đến các cụ để khảo sát. Tầm tuổi được gọi là "cụ" ở làng xã hôm nay, thường sinh ra vào quãng những năm 30 của thế kỷ trước.

Khi các cụ lớn lên thì cách mạng nổ ra, rồi nhiều người đi bộ đội, thoát ly làm việc Nhà nước,... nay về quê dưỡng già, lần đầu tiên được làm quen với khăn xếp, áo the. Nói vô phép, các cụ đừng giận, thời lễ hội còn thịnh hành, có khi có cụ còn mặc quần thủng đít, ngồi ở góc đình chờ mẹ dúi cho nắm xôi. Khó có thể nói các cụ đã rành rẽ mọi sự để nói vanh vách "ngày xưa làm thế này", "ngày trước làm thế kia".

Thế rồi, coi như về khoa học đã được bảo đảm, về thực tiễn giải quyết xong, chỉ còn phải lo chứng minh sự chính đáng của một khoản kinh phí phải chi ra, rồi lo quy hoạch, đấu thầu, thi công.

Để ngày tới khánh thành trống phách rầm rĩ, cờ xí rợp trời. Hàng quán mọc lên san sát. Các bãi gửi xe "dã chiến" hình thành với mấy anh chàng mặt mũi bặm trợn, sẵn sàng đưa ra cái giá mà phải nhìn ánh mắt gườm gườm, tiếng quát tháo của họ mới hiểu tại sao gửi xe lại đắt như vậy.

Rồi âm thanh rầm rĩ từ các bộ loa đồ sộ khiến cho khách hành hương phải gào to mới nghe được tiếng của nhau. Rồi quan khách ở trung ương, quan khách tỉnh nhà, quan khách các tỉnh bạn nườm nượp kéo về chung vui.

Những người dân chất phác, hiền lành trong vùng cũng tới, quần áo mới tinh, hồ hởi và tự hào, vừa thành kính thắp nén tâm nhang bên đĩa trầu cau oản khảo, vừa len lén nhìn sang "lễ mọn" chất ngất của các đại gia, đầy phè nào xôi, nào gà, nào lợn, nào nho Mỹ táo Mỹ, nào rượu tây, bia lon, nào thuốc lá "ba số"...

Để tỏ lòng tri ân với tiền nhân (có khi cũng chẳng biết tiền nhân là ai?), để tỏ tấm lòng thiết tha với văn hóa dân tộc, để ghi nhận công lao của người "nghĩ ra" lễ hội, một số quan chức cũng nhiệt tình dự ngày khai mạc. Nhiều vị đến dự có xe gắn còi hụ dẫn đường, có gắn biển chữ A chữ B để được ưu tiên phóng thẳng vào nơi hành lễ.

Không chỉ có thế, có người còn cố gắng hiện đại hóa lễ hội, mà có thể coi lễ hội tổ chức ở Lảnh Giang (Hà Nam) năm 2009 là ví dụ điển hình.

Người ta có tham vọng tạo nên sự "đột phá" cho lễ hội khi sử dụng "nghệ thuật đương đại để truyền tải các nội dung văn hóa truyền thống" với sự hỗ trợ bởi các kỹ xảo tương tác, màn diễn xướng tái hiện huyền tích vị thánh đền Lảnh Giang với sự kết hợp của video art, performance art,...

Và người cầm trịch trò này tuyên bố: "Nghệ thuật đương đại ở một phương diện nào đó, cũng chính là cái cũ bị lãng quên... trên phương diện truyền thông đại chúng, việc đưa nghệ thuật đương đại một cách hài hòa vào lễ hội cổ truyền sẽ có sức hấp dẫn mạnh hơn là những lễ hội được tổ chức theo cách thông thường".

Không biết cái sự "hài hòa" kia hấp dẫn đến đâu, nhưng mấy năm rồi không thấy nhân rộng mô hình và hình ảnh "tổng đạo diễn chương trình" với bộ đàm cầm tay vừa chạy lăng xăng từ chỗ này đến chỗ khác, vừa hò hét ỏm tỏi cũng đã mờ nhạt.

Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn, nếu chuyện "trần sao âm vậy" là có thật, thì các vị thánh ở đền Lảnh Giang có lấy làm hoan hỉ khi được nghe âm thanh chát chúa từ cả dãy loa thùng, và ngắm lớp con cháu cởi trần trùng trục, mình mẩy vẽ nhằng nhịt theo "lối trang trí nghệ thuật kiểu thổ dân châu Úc, châu Phi"...!?

(còn tiếp)

====================

Lý học ứng dụng trong xã hội có Tam Dương: Lễ trị - Đức Trị và Pháp Trị. Trong quan hệ xã hội Lễ cũng chiếm vị trí là thành tố rất quan trọng: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Nhưng qua cuộc tranh luận - gọi là nhiều chiều - trên các báo mạng chính thống, tôi nhận thấy rằng: Người ta chẳng hiểu gì về bản chất của Lễ. Bởi vậy, bàn về Lễ chắc khó hơn nhiều. Và cũng qua bài viết này, cho chúng ta một khái niệm về cái "Cơ sở khoa học":

Ngoài một số lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, gần đây, người ta lại "nghĩ ra" một số lễ hội mới bằng cách... khai thác vốn cổ. Và để chứng minh điều "nghĩ ra" là chính đáng, trước hết người ta gắn nó với du lịch - thường được tạo ấn tượng bằng cách ví von là "ngành công nghiệp không khói", rồi tổ chức một hai cuộc hội thảo.

Đến dự hội thảo sẽ thấy, la liệt các khái niệm "văn hóa, lịch sử, du lịch" cùng đoàn GS, Phó GS, TS... được xe cộ đón rước rình rang. Các vị đến hội thảo với các bản tham luận tràng giang đại hải, tràn đầy trích dẫn kim - cổ, đông - tây, chỉ để chứng minh điều ai đó "nghĩ ra" là hết sức đúng đắn, và cần thiết.

Cẩn thận hơn và để tạo ra tinh thần khách quan, người ta tìm đến các cụ để khảo sát. Tầm tuổi được gọi là "cụ" ở làng xã hôm nay, thường sinh ra vào quãng những năm 30 của thế kỷ trước.

Khi các cụ lớn lên thì cách mạng nổ ra, rồi nhiều người đi bộ đội, thoát ly làm việc Nhà nước,... nay về quê dưỡng già, lần đầu tiên được làm quen với khăn xếp, áo the. Nói vô phép, các cụ đừng giận, thời lễ hội còn thịnh hành, có khi có cụ còn mặc quần thủng đít, ngồi ở góc đình chờ mẹ dúi cho nắm xôi. Khó có thể nói các cụ đã rành rẽ mọi sự để nói vanh vách "ngày xưa làm thế này", "ngày trước làm thế kia".

Thế rồi, coi như về khoa học đã được bảo đảm, về thực tiễn giải quyết xong, chỉ còn phải lo chứng minh sự chính đáng của một khoản kinh phí phải chi ra, rồi lo quy hoạch, đấu thầu, thi công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

===================

Ngày xưa Mao Trạch Đông có phát biểu "Về mặt chiến thuật ta phải dè chừng với Đế Quốc Mỹ. Nhưng về mặt chiến lược ta không sợ các người". Không biết ông ta có nhằm mục đích gây niềm tin với người Trung Quốc không, chứ bây giờ thực tế đang đảo ngược với nhận định của ông ta. Nếu chính quyền Trung Quốc tiếp tục dùng sức mạnh chiếm đoạt Biển Đông để đạt mục đích của họ thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

Trung Quốc định khởi động tuyến du lịch phi pháp ra Hoàng Sa

Thứ Bẩy, 16/03/2013 - 16:26

Đài phát thanh Trung Quốc ngày 15/3 dẫn lời Tiêu Kiệt, Bí thư kiêm Thị trưởng của cái gọi là “thành phố Tam Sa” ngang nhiên cho biết Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng (xây dựng trái phép – PV) trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Posted Image

Tàu Quỳnh Sa 3 - tàu hậu cần phục vụ lính, dân Trung Quốc chiếm đóng và sinh sống trái phép trên quần đảo Hoàng Sa đã tăng tần suất lên 4 lần/tháng.

Ngoài ra, trong năm 2013, Trung quốc dự định sẽ tổ chức tour du lịch (phi pháp – PV) đầu tiên ra Hoàng Sa. Theo Tiêu Kiệt, số chuyến tàu ra cái gọi là “Tam Sa” đã được tăng thêm. Nếu như trước đó, với tàu hậu cần Quỳnh Sa số 3, Trung Quốc chỉ tổ chức được từ 1 đến 2 chuyến vận tải từ đại lục đi (trái phép - PV) ra đảo Phú Lâm mỗi tháng thì nay tần suất ra đảo đã tăng lên 1 chuyến/tuần. Ngoài ra, Tiêu Kiệt cho biết, Trung Quốc đang tiếp tục đóng thêm 1 tàu vận tải lớn hơn nữa, tên gọi là “Tam Sa 1”, chuyên hoạt động tuyến Hải Nam - Hoàng Sa và sẽ hạ thủy bàn giao trong năm 2014.

Cái gọi là “thành phố Tam Sa” do Trung Quốc đơn phương thành lập vào tháng 6/2012, dựa trên cơ sở đường lưỡi bò phi pháp tự vẽ ra hòng độc chiếm 90% diện tích Biển Đông, quản lý phi pháp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh còn ngang nhiên đặt trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa và trao quyền quản lý thành phố phi pháp này cho tỉnh Hải Nam

Từ đó đến nay, Trung Quốc liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thách thức dư luận và luật pháp quốc tế khi cấp tập đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như mở rộng, bành trướng, đưa dân ra sinh sống trái phép, phát triển nghề cá, du lịch và tăng cường các hoạt động quân sự, bán quân sự (trái phép) trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc còn thành lập thôn Mỹ Tế để đưa dân Trung Quốc ra sinh sống trái phép trên Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì mới đây tại Hội nghị chính trị Hiệp thương nhân dân còn lên giọng khẳng định cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở Biển Đông hồi năm 2012 là “một bước đi quan trọng của chính quyền trung ương sau khi xem xét các tình huống trong và ngoài nước” và tin tưởng cái gọi là “Tam Sa” sẽ mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển và mở cửa của tỉnh Hải Nam.

Trong khi đó, người đang giữ chức danh phi pháp Bí thư kiêm Thị trưởng cái gọi là “Tam Sa” Tiêu Kiệt ngang nhiên khẳng định du lịch sẽ ngành công nghiệp mũi nhọn của “Tam Sa”. Theo đó, các chương trình, chương trình "du lịch Tam Sa" (trái phép) đầu tiên sẽ được khởi động trong năm nay với tour tham quan (trái phép) Hoàng Sa. Mỗi tour du lịch Hoàng Sa mà Trung Quốc tổ chức trái phép dự kiến kéo dài 2-3 ngày.

Theo Linh Phương

Petrotimes

===================

Người Trung Quốc quậy tưng bừng ở Tây Thái Bình dương, không coi đương kim Bá chủ thế giới trên thực tế là Hoa Kỳ ra cái đinh gì! Phải chăng về mặt chiến lược - như ông Mao Trạch Đông nói - thì người Trung Quốc đang nắm một con bài tẩy để có thể hạ gục Hoa Kỳ trong "canh bạc cuối cùng"? Trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng" - tên bức tranh do tôi đặt - thì cô gái Trung Quốc cũng đang dấu một quân bài trong tay.

Posted Image

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Quân bài đó chắc chắn không phải vũ khí bí mật thuộc phương tiện chiến tranh. Nếu đúng vậy thì "thôi rồi Lượm ơi!". Cái mà họ tưởng là ưu thế đó không phải mặt mạnh của họ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

“Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”


- Tại buổi lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần ở một ngôi trường trung học tại TP.HCM hôm 11-3, đại diện báo Tuổi Trẻ đã trao giải thưởng “Bạn đọc cùng làm báo với Tuổi Trẻ” cho một nữ sinh của trường.

Posted Image

Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc. Ảnh: Tuổi trẻ

Em năm nay chỉ mới 15 tuổi nên phụ huynh không muốn nêu tên của em lên báo vì ngại ảnh hưởng đến chuyện học hành.


Em chính là bạn đọc đã phát hiện chuyện lạ trong cuốn sách có in cờ Trung Quốc và đặt câu hỏi: Tại sao lại cắm cờ Trung Quốc ở cổng trường (trong sách) khi phản ảnh với Tuổi Trẻ. Từ phát hiện của em, trong những ngày qua, hàng loạt cuốn sách sai trái đã được các phương tiện truyền thông, được người dân phát hiện.


Khi liên lạc với ngôi trường mà em đang học để xin phép trao món quà cho bạn đọc đã cung cấp một đề tài nóng, chúng tôi cũng bất ngờ khi nhận được đề nghị của ban giám hiệu nhà trường: “Tiến hành trao phần quà ấy ngay trong buổi lễ chào cờ - sinh hoạt đầu tuần”. Ý của các thầy trong ban giám hiệu là muốn câu chuyện này phổ biến đến nhiều học sinh hơn nữa, muốn các học trò trường mình có ý thức cao về lá cờ Tổ quốc như cô bạn cùng trường.


Nhưng chúng tôi càng bất ngờ hơn nữa khi tiếp xúc, trò chuyện với cô học trò nhỏ 15 tuổi. Em làm chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, nhưng em đã biết quan tâm đến thời cuộc và đặt ra những câu hỏi dễ làm người lớn ngọng nghịu. Em hỏi rằng: Tại sao đi mua món hàng gì cũng thấy là của Trung Quốc? Chúng tôi bảo với em rằng cả thế giới đều thế chứ có phải chỉ ở Việt Nam.


Giải thích thế chứ chúng tôi biết chưa thuyết phục được em. Vì em lại hỏi: ”Có phải là những món hàng lớn lao gì đâu hả chị? Chỉ những món đồ chơi đơn giản cho trẻ em, nhỏ nhoi như sợi dây thun dùng để nhảy dây, vậy mà mình cũng làm không được là sao?”.


Những câu hỏi từ một cô bé 15 tuổi đầy day dứt. Vâng, thật khó trả lời để thuyết phục với em khi trên ghế nhà trường, em nghe đến thuộc làu: “Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc. Con người Việt Nam thông minh, cần cù...”. Chúng ta giàu thế, chúng ta giỏi thế, sao cái gì chúng ta cũng phải nhập? Nhập nhiều đến độ một cô bé 15 tuổi phải thốt lên hỏi rằng: ”Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”.


Câu hỏi ấy không dành riêng cho một ai cả, mà tất cả những người lớn chúng ta có trách nhiệm phải trả lời. Trả lời bằng hành động cụ thể.

Hoàng Hương


================

Những câu hỏi của em bé 15 tuổi làm cho những...người lớn phải suy ngẫm :(

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nếu Mỹ phong tỏa bờ biển, Trung Quốc sẽ thất bại"

GDVN.vn

Thứ năm 14/03/2013 19:14

Chuyên viên quân sự Mỹ Sean Mirsky, phân tích những khả năng thất bại quân sự của Trung Quốc trong xung đột Trung-Mỹ, nếu Mỹ sử dụng hiệu quả biện pháp phong tỏa bờ biển.

Tạp chí Nghiên cứu chiến lược (Journal of Strategic Studies) số tháng Hai đã công bố bài viết của chuyên viên quân sự Mỹ Sean Mirsky, phân tích những khả năng thất bại quân sự của Trung Quốc trong xung đột Trung-Mỹ, nếu Mỹ sử dụng hiệu quả biện pháp phong tỏa bờ biển. Theo nhận xét của chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga, ông Vasily Kashin, trước hết điểm thú vị của bài báo là chỉ rõ những yếu tố đe dọa nghiêm trọng an ninh Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ.

Posted Image

Bài báo đã chỉ rõ những yếu tố đe dọa nghiêm trọng an ninh Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ.

Phân tích của tác giả xuất phát từ vấn đề phụ thuộc thương mại hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc. Để thu được chiến thắng thuyết phục trong cuộc xung đột phi hạt nhân, thay vào tập trung giành bàn thắng trước các cụm quân sự khác nhau của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần hướng nỗ lực làm suy yếu nền kinh tế và công nghiệp nước này.

Tác giả Mirsky đề xuất thực hiện hai tuyến phong tỏa. Sử dụng các chiến hạm nổi ở vòng ngoài, nơi chúng được bảo vệ an toàn trước đòn tấn công tên lửa chống tàu và không quân triển khai trên đất liền. Vòng phong tỏa bên ngoài được yểm trợ bởi công cụ "đánh chặn bất hợp pháp", là hoạt động kiểm tra và ngăn chặn tàu hàng dành cho Trung Quốc.

Vòng cận phong tỏa là vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc, được trao qui chế “vùng cấm” tại thời điểm xung đột. Bất kỳ tàu thuyền di chuyển trong khu vực này sẽ bị tiêu diệt, không chờ đợi xác minh mã hiệu và quốc tịch tàu. Vòng cận phong tỏa sẽ do các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản đảm nhiệm giám sát.

Posted Image

Sử dụng các chiến hạm nổi ở vòng ngoài và các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản ở vòng trong để phong tỏa Trung Quốc.

Chuyên gia Hoa Kỳ cho rằng, việc có sự chấp thuận ủng hộ từ phía Nga sẽ là điều kiện chính trị quan trọng nhất, bảo đảm thành công hoạt động phong tỏa biển Trung Quốc. Đây không phải là điều dễ dàng. Khác các quốc gia nhỏ khác, không thể tìm cách ép buộc Nga tham gia phong tỏa Trung Quốc bằng những áp lực chính trị hay quân sự, Nga sở hữu tiềm năng hạt nhân đáng gườm. Tác giả bài viết thừa nhận rằng vào thời điểm hiện nay, triển vọng lôi kéo Nga chống Trung Quốc dường như là điều hão huyền, nhưng không nên loại trừ khả năng như vậy trong tương lai, khi Matxcova cảm thấy bị Bắc Kinh uy hiếp.

Đứng trước thực tế mối đe dọa tiềm năng các tuyến đường biển quan trọng, Trung Quốc hi vọng mua tàu ngầm mới của Nga. Lực lượng tàu ngầm sẽ là một trong số ít các công cụ của Hải quân Trung Quốc đủ hiệu quả tấn công vòng phong tỏa bên ngoài. Ông Vasily Kashin cho rằng, hạm đội tàu ngầm cho phép Trung Quốc phản công vòng phong tỏa và chống đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Trong bối cảnh như vậy, quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho hai nước. Việc mở rộng hạ tầng giao thông giữa Nga và Trung Quốc là một điều kiện quan trọng tăng cường tính an ninh quốc gia, bảo vệ trước các biện pháp trừng phạt có thể hoặc nỗ lực phong tỏa từ phía Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ. Nên nhận thấy, ngoài lợi ích ngắn hạn còn tồn tại cả những thành phần chiến lược quan trọng trong các dự án hợp tác thương mại kinh tế. Ngay hiện tại, ở mức nhất định tính chất đặc biệt của mối quan hệ đã bảo vệ cả Nga và Trung Quốc trước nỗ lực cưỡng ép của Hoa Kỳ.

Theo VOR

====================

Cách đây nhiều năm, tôi có bình luận một bức tranh và đặt tên là "Canh bạc cuối cùng", nói về một trận quyết liệt giành ngôi bá chủ thế giới. Lúc ấy chắc rất, rất nhiều người hoài nghi. Nhưng bây giờ thì qúa rõ ràng và không cần khả năng tiên tri. Nhưng đến giờ này tôi vẫn nói rằng: Người Trung Quốc còn thời gian để dừng chiếc xe đã lao dốc trước khi quá muộn. Thời gian không còn nhiều. Giới hạn là ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

====================

Cách đây nhiều năm, tôi có bình luận một bức tranh và đặt tên là "Canh bạc cuối cùng", nói về một trận quyết liệt giành ngôi bá chủ thế giới. Lúc ấy chắc rất, rất nhiều người hoài nghi. Nhưng bây giờ thì qúa rõ ràng và không cần khả năng tiên tri. Nhưng đến giờ này tôi vẫn nói rằng: Người Trung Quốc còn thời gian để dừng chiếc xe đã lao dốc trước khi quá muộn. Thời gian không còn nhiều. Giới hạn là ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch.

Bổ sung thêm một bài nữa cho thêm phần sinh động:

Báo Trung Quốc bàn cách đối phó chiến lược phong toả từ biển của Mỹ

Chủ nhật 17/03/2013 09:36

(GDVN) - Chiến lược này sẽ gây tổn thất kinh tế to lớn đối với TQ thông qua ngăn chặn hoạt động của tàu chiến và tàu thương mại, ví dụ phong tỏa eo biển Malacca.

Posted Image

Biên đội hộ tống Trung Quốc làm nhiệm vụ ở vịnh Aden

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” vừa có bài viết cho rằng, các cơ quan nghiên cứu và Quân đội Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng, luôn tìm cách nghiên cứu cách thức Quân đội Trung Quốc có thể đánh bại Quân đội Mỹ, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó.

Theo tư duy đó, để ngăn chặn chiến lược “chống can dự/ngăn chặn khu vực” của Trung Quốc, Mỹ đã đề ra tư tưởng chiến tranh mới – “Tác chiến hợp nhất trên biển-trên không”. Sau khi thâm hụt tài chính đe dọa đến cải cách mô hình tác chiến tiêu tốn nhiều tiền của này, các học giả Mỹ đã đưa ra cách thức đáp trả mới là “phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc”.

Ngày 13/3, Mideculver, nhà nghiên cứu cấp cao thỉnh giảng Viện Brookings, Mỹ đã có bài viết “Mỹ phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc?” trên trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản cho rằng, cách đây không lâu đã có rất nhiều tranh luận về khả năng Trung-Mỹ xảy ra xung đột ở châu Á.

Hiện nay, các nhà phân tích đã bắt đầu công khai viết các bài tựa như “Xung đột Trung-Mỹ nên tiến hành như thế nào”, điều này phát đi một tín hiệu rõ ràng là môi trường chiến lược của khu vực này đang thay đổi.

Mỹ cho rằng, những năm gần đây, Quân đội Trung Quốc được xây dựng theo tư tưởng chiến lược “chống can dự/ngăn chặn khu vực”, vì vậy Lầu Năm Góc đã đưa ra mô hình “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không”.

Theo bài báo, các giới ở Mỹ đã thảo luận ngày càng nhiều về mô hình mới này, đồng thời bày tỏ nghi ngờ - sử dụng lực lượng thông thường tấn công các mục tiêu của Trung Quốc phải chăng sẽ làm cho xung đột tiếp tục mở rộng. Nhưng, hiện nay, ở Mỹ đã công khai thảo luận về một thủ đoạn khác, đó là phong tỏa Trung Quốc từ hướng biển.

Posted Image

Mỹ đề ra chiến lược "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" nhằm vào Trung Quốc

Theo bài báo, trong một bài viết gần đây, học giả Mỹ Sean Mirski đề xuất, trong các cuộc xung đột và chiến tranh tương lai, chiến lược phong tỏa do Mỹ chủ đạo sẽ tạo ra tổn thất kinh tế to lớn đối với Trung Quốc.

Trước đây, trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cũng cho biết, Trường nghiên cứu sinh hải quân và Học viện chiến tranh hải quân Mỹ cùng đưa ra một “chiến lược không gian tác chiến ngăn chặn lẫn nhau” nhằm vào Trung Quốc, đây là một loại chiến lược chống can dự/ngăn chặn khu vực lẫn nhau.

Kế hoạch này dựa vào ưu thế trên đại dương của Hải quân Mỹ, đe dọa các hoạt động của tàu chiến Trung Quốc ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn hoạt động của tàu thương mại Trung Quốc trên các đại dương. Nói cách khác, Mỹ sẽ hạn chế hoạt động tự do của tàu chiến và tàu thương mại Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, thực ra chính là phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc.

Mideculver cho rằng, điểm yếu lệ thuộc vào “huyết mạch” dầu mỏ trên biển của Trung Quốc đã tác động ảnh hưởng đến chính sách quốc phòng, năng lượng và đối ngoại của Bắc Kinh trong 10 năm qua. Vì vậy, bất kể Hải quân Mỹ có kế hoạch phong tỏa Trung Quốc ở eo biển Malacca và các “điểm ùn tắc” khác hay không, Trung Quốc đều giả định Mỹ sẽ làm như vậy và sẵn sàng cho điều đó.

Bài báo cho rằng, chỉ về lý thuyết, Mỹ có thể khiến cho Trung Quốc chịu tổn thất nặng nề trong một cuộc xung đột, dù sao dẫu không tính tới cán cân sức mạnh thông thường giữa Trung-Mỹ thì Mỹ cũng có ưu thế hạt nhân tuyệt đối.

Nhưng, “phân tích kỹ một chút, Trung Quốc có thể không phải lo ngại như vậy”. Vấn đề quan trọng là, hành động phong tỏa của Mỹ tạo ra bao nhiêu rủi ro, trả giá và thiệt hại cho Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước bị cuốn vào xung đột khác, và họ phải chăng sẵn sàng tham gia vào một cuộc xung đột trên biển ở châu Á.

Posted Image

Mỹ điều tàu tuần duyên đến chốt chặn ở eo biển Malacca

Mideculver cho rằng, “Tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” và “Tư tưởng tác chiến can dự liên hợp” đã từng thảo luận về rủi ro của cuộc xung đột Mỹ-Trung và thừa nhận nếu thực hiện chiến lược này, Mỹ phải gánh chịu tổn thất quân sự to lớn trong xung đột, điều này sẽ làm nảy sinh một vấn đề nan giải: Rốt cuộc bao nhiêu rủi ro sẽ là điều Mỹ không thể tiếp nhận? Tương tự, chủ ý phong tỏa Trung Quốc cũng là như vậy.

Mirski thừa nhận, bất cứ ý đồ nào muốn coi chặn “huyết mạch” kinh tế Trung Quốc là chiến lược đều sẽ rơi sâu vào “vũng bùn” chính trị toàn cầu, đồng thời buộc Mỹ và đối tác phải trả giá to lớn.

Các chuyên gia phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ có thể thực sự có khả năng phong tỏa các tuyến đường hàng hải đi tới Trung Quốc, nhưng đồng thời các tuyến đường trên đất liền vẫn thông suốt, trong khi đó Trung Quốc chắc chắn sẽ bị chọc tức, vì vậy phong tỏa trên biển hoàn toàn không phải là một chiến lược quân sự sáng suốt và hoàn hảo.

Mideculver cho rằng, chiến lược phong tỏa Trung Quốc của Mỹ cần có các đồng minh như Ấn Độ và Nhật Bản và có sự hợp tác của Nga trong việc từ chối cung cấp tuyến đường năng lượng khẩn cấp trên đất liền. Hơn nữa, Mỹ và đồng minh rốt cuộc có sẵn sàng gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế toàn cầu và bản thân, lấy phong tỏa làm vũ khí chiến tranh hàng đầu để chiến thắng Trung Quốc hay không?

Theo bài báo, vấn đề của Mỹ là, nếu nói quan điểm sử dụng răn đe hạt nhân chống lại Trung Quốc là “không hợp lý”, thì “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” đối mặt với rủi ro to lớn và tính không xác định về chính trị, trong khi đó chiến lược phong tỏa dễ gây ra sức ép kinh tế và ngoại giao toàn cầu, như vậy chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á thực sự có thể dựa vào cái gì?

Đông Bình

====================

Tất cả những gì mà người ta có thể bàn trên mạng chỉ là hình thức bên ngoài. Nội dung của nó sâu xa hơn nhiều. Kết quả vẫn là Trung Quốc thất bại trong "canh bạc cuối cùng".

Chỉ cần một quốc gia hạng trung xảy ra lạm phát thì thế giới này đủ thay đổi.Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin gửi bác vài hình của Đình Tri yếu

Biểu tượng của Văn hóa Việt, mặt trời

Posted Image

Âm dương ViệtĐề zoom xaPosted Image

Hình tượng trên bức trang trí ở Đình nhà cháu, biểu tượng Lạc Việt đò hình ở giữa

zoom gần

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thêm bức cửa

Posted Image

Posted Image

Tất cả còn nguyên thủy như lúc xây dựng, còn mấy câu đối cháu xin gửi sau. Tiếc là phần lớn đình đã bị phá chỉ còn giữ hậu cung và những gì các bác nhìn thấy thôi

Edited by lanha92

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vũ khí nguy hiểm của Mỹ lên báo Trung Quốc

Chủ Nhật, 17/03/2013, 06:33 [GMT+7]

(ĐVO)-Được đánh giá là loại robot chiến trường gắn liền với nhiều thành công trong quân đội Mỹ, Talon Sword mới đây đã trở thành niềm mơ ước của TQ...

Posted ImageBáo chí TQ kết luận với sức mạnh hiện có Mỹ đang là quốc gia đi đầu thế giới trong việc phát minh và đưa vào sử dụng thực tế nhiều loại robot chiến trường có hiệu năng chiến đấu cao tương tự như Talon Sword, một ngôi sao trong quân đội Mỹ.

======================

Vũ khí này của Mỹ thì nguy hiểm gì so với Trung Quốc? Cùng lằm nó ngang với một đại đội bộ binh, hoặc một cái xe tăng. Trong chiến tranh hiện đại nó chẳng là cái đinh gì! Vũ khí nguy hiểm trong chiến tranh hiện đại là tự nhiên mất hết điện, mạng máy tính trong khu vực cần không hoạt động được.Tên lửa vừa bắn lên thì nổ tung ngay trên bầu trời.....Tệ hơn nữa là tự nhiên tất cả quân nhân và dân chúng thay vì nhắm bắn đối phương, tự nhiên lại đòi nhảy Lambada....Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

đọc bài của cụ THIÊN SỨ buồn cười quá, phụt hết cả nước trà vào màn hình may tính..

Share this post


Link to post
Share on other sites

cảm ơn cụ THIÊN SỨ vì thỉnh thoảng vào đọc để học và có thêm nhiều tri thức, chúc cụ mạnh khỏe, và sống lâu để cho bọn hậu sinh chúng cháu còn được hiểu nhiều về lịch sử, đặc biệt là cội nguồn nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng bên bờ nam sông dương tử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

đọc bài của cụ THIÊN SỨ buồn cười quá, phụt hết cả nước trà vào màn hình may tính..

Hì! Thấy thì buồn cười thật. Nhưng tôi rất nghiêm túc. Từ những năm 70, các nước phương Tây đã nghiên cứu chế ra hình 3D trong không gian (*)- thí dụ như hình Đức Chúa Trời - để khuyên đối phương nên đầu hàng, vì đó là ý muốn Thượng Đế. Xong thấy không hiệu quả nên thôi. Cũng vào cuối thập niên này, Anh quốc chế ra máy phát sóng hạ âm để dẹp biểu tình và làm cho người ta thích nhảy tango. Nhưng bị lên án, nên thôi. Cái này là báo đăng hẳn hoi. 40 năm trôi qua, tôi nghĩ họ thừa khả năng dùng trong quân sự.

Tính tôi cũng hay khôi hài, nên cứ tưởng nói đùa. Chuyện gì đùa được đã đưa vào mục Thiên Sứ cười. Hì.

===============

* Chú thich: Trong một tập chuyện Doremon có một tình tiết hư cấu của chuyện về hình một vị quốc vương hiện ra và cũng có nhắc tới phát minh này làm "cơ sở khoa học" cho câu chuyện.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

vâng, cháu nhìn hình bác cháu nhớ tới nghệ sĩ TRẦN TIẾN, ông này nhìn cũng giống bác, và cũng hài hước, dí dỏm giống bác. hình như ông TRẦN TIẾN có đóng bộ phim gì đó cháu không nhớ, nhưng vai một ông thày đồ giải thích cho học trò về hình tượng âm dương của việt, theo kiểu liếm đĩa mật, mà bác đã viết trong một bài nào rồi, cháu xin lỗi vì không nhớ.

quả thực là cháu đã học, và hiểu được nhiều điều mà không biết tìm đâu ra nhưng kiến thức này, kể từ khi vào đọc ở diễn đàn lý học phương đông, cảm ơn bác và các cô chú, anh chị,đã xây dựng diễn đàn này để bọn cháu vào đọc và học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vũ khí này của Mỹ thì nguy hiểm gì so với Trung Quốc? Cùng lằm nó ngang với một đại đội bộ binh, hoặc một cái xe tăng. Trong chiến tranh hiện đại nó chẳng là cái đinh gì! Vũ khí nguy hiểm trong chiến tranh hiện đại là tự nhiên mất hết điện, mạng máy tính trong khu vực cần không hoạt động được.Tên lửa vừa bắn lên thì nổ tung ngay trên bầu trời.....Tệ hơn nữa là tự nhiên tất cả quân nhân và dân chúng thay vì nhắm bắn đối phương, tự nhiên lại đòi nhảy Lambada....Hì!

Vừa viết xong thì hóa ra loại vũ khí này Bắc Triều Tiên cũng có. Tất nhiên, người Mỹ chắc cũng có lâu rồi. Khác nhau chỉ là cách quăng bom theo kiểu Mỹ , hay kiểu Bắc Triều Tiên. Hoặc cũng có thể là kiểu Úc.

Hàn Quốc bó tay trước vũ khí đặc biệt của Triều Tiên

Chủ Nhật, 17/03/2013, 09:31 [GMT+7]

Truyền thông Hàn Quốc vừa có những bài viết đánh giá về các loại vũ khí “đặc biệt” của Triều Tiên có thể sử dụng nếu xảy ra chiến tranh.

Posted Image

Bom xung điện từ (Electro-Magnetic Pulse - EMP) là loại vũ khí nhằm sử dụng để phá hủy các cơ sở vật chất điện và điện tử ở một mục tiêu nhất định. Tất cả các thiết bị điện và điện tử như: máy vi tính, vô tuyến, tủ lạnh, xe hơi, điện thoại, xe ôtô chạy điện và rất nhiều thiết bị sử dụng điện đều sẽ trở nên vô dụng nếu bị bom EMP phá hoại. Ảnh mô phỏng về sức tàn phá của bom EMP lên một thành phố đông dân cư.

Posted Image

Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho biết: “Loại bom xung điện từ sẽ công phá các lưới điện, làm nổ tung các thiết bị điện tử gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng, mà hiện khả năng phòng thủ đối với loại vũ khí này của các thiết bị chỉ huy, điều khiển của quân đội Hàn Quốc rất yếu kém”.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cái nhìn của tôi thì người Bắc Triều Tiên cũng rất muốn tự cường dân tộc và thống nhất đất nước, nhưng theo cách của họ. Người Nam Hàn cũng vậy.

Để phân tích vấn đề srất phức tạp, theo tinh thần "Giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử vũ trụ". Nhưng tôi xác định ngay rằng: Lệnh bà tổng thống Nam Hàn hiện nay đang giữ một vị trí rất quan trọng trong việc quyết định tương lai Cao Ly. Thời điểm này chỉ kéo dài 9 ngày để bà quyết định thế nào.

Tuy nhiên hơi khó!

Trong Lý học thường có những truyền thuyết về những sự kiện phải vào đúng thời điểm không/ thời gian thì sẽ có tác dụng cực lớn. Thời điểm hiện nay phụ thuộc vào Lệnh bà tổng thống Nam Hàn. Nhưng chỉ trong thời hạn nói trên. Qua thời điểm đó, sự quyết định thuộc về yếu tố tương tác khác.

Hy vọng quý vị xem bài này không cho rằng tôi đang "mê tín dị đoan". Cái này tương đồng với "con bưm vỗ cánh ở rừng Amazon, gây bão ở Thái Bình dương" theo khoa học. Nhưng con bướm phải vỗ cánh đúng thời điểm và trong không gian nhất định.

Bình Nhưỡng: "Nhân dân đang đợi đánh trận quyết định"

DANH ĐỨC

17/03/2013 21:00 (GMT + 7)

TTCT - “Hiệp định ngừng bắn Triều Tiên không còn tồn tại nữa” - nhật báo Rodong Sinmun của Triều Tiên loan báo hôm thứ năm 7-3.

Posted Image

Quân và dân Triều Tiên biểu tình tại tỉnh Pyongang ngày 10-3 ủng hộ lời phát biểu của người phát ngôn Bộ tư lệnh tối cao (ảnh do thông tấn xã Triều Tiên KCNA công bố) - Ảnh: Reuters

Chưa bao giờ bán đảo Triều Tiên lại rơi vào tình trạng căng thẳng và đe dọa chiến tranh như hiện nay. Bình Nhưỡng đang bực dọc tột độ trước sự “ngó lơ” của Washington.

Gần 60 năm tính từ ngày tướng Mỹ William Harrison Jr. và tướng Triều Tiên Nam Il ký tên lên bản hiệp định ngày 27-7-1953 “đảm bảo chấm dứt hoàn toàn chiến sự cùng tất cả các hành vi của lực lượng vũ trang tại Triều Tiên cho đến khi đạt được một giải pháp hòa bình chung cuộc”, thứ năm tuần trước phát ngôn viên Bộ tư lệnh tối cao quân đội nhân dân Triều Tiên loan báo “sẽ tiến hành các hành động phản kích thực tiễn nhằm đáp trả những hành vi hiếu chiến của Mỹ cùng các lực lượng thù nghịch khác, đồng thời vô hiệu hóa hoàn toàn hiệp định đình chiến Triều Tiên”.

Người phát ngôn cũng tuyên bố sẽ chấm dứt toàn bộ các hoạt động của phái bộ của Bộ tư lệnh tối cao tại Bàn Môn Điếm (1).

Sẽ đánh trận quyết định?

Cùng ngày, nhật báo Minju Joson của Bình Nhưỡng cũng đưa ra bình luận sau: “Mỹ cùng các thế lực thù địch khác hiện đang điên cuồng giơ cao tay cướp bóc bằng các “lệnh trừng phạt” kinh tế cùng gây sức ép quân sự lên CHDCND Triều Tiên vì vụ phóng vệ tinh hợp pháp cho các mục đích hòa bình và thử nghiệm hạt nhân của mình để tự vệ. Các cuộc tập trận liên quân Key Resolve và Foal Eagle với hơn 200.000 quân thừa đủ cho một cuộc chiến tranh và các cuộc đột kích hạt nhân đủ kiểu là những dàn xếp cho một cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại CHDCND Triều Tiên từ A đến Z”.

Tờ báo này cảnh cáo: “Nhân dân, vốn đã từng người người như một đứng lên dốc sức ra tay hành động chống lại bọn đế quốc Mỹ, nay đang đợi giờ phút đánh một trận quyết định. Liệu chiến tranh sẽ bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên hay không, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ của Mỹ, Hàn Quốc cùng các thế lực thù địch khác”.

Để minh họa cho điều mà tờ Minju Joson nêu là “nhân dân nay đang đợi đánh một trận quyết định”, hôm 10-3 tại hai tỉnh Pyongang và Hwanghae, “quân và dân đã biểu tình bày tỏ sự ủng hộ dành cho lời phát biểu của người phát ngôn Bộ tư lệnh tối cao” - thông tấn xã Triều Tiên KCNA cho biết.

Trong khi đó, theo website của quân đoàn 8 bộ binh Mỹ tham gia hai cuộc tập trận trên, cuộc tập trận Key Resolve kéo dài từ ngày 27-2 đến 9-3 là một cuộc tập trận thường niên vào khoảng thời gian này mang tính phòng thủ dựa trên mô phỏng máy tính, còn Foal Eagle là một cuộc tập trận thực địa kéo dài từ ngày 1-3 đến 30-4.

Vũ khí hạt nhân trong tay rồi!

Tất nhiên, Bình Nhưỡng không nhìn hai cuộc tập trận này như là “mang tính phòng vệ” mà là gây hấn chiến tranh. Cơ sở để Bình Nhưỡng tự tin cảnh cáo sẽ “đánh trận quyết định” là vụ thử nghiệm hạt nhân thành công ngày 12-2, có sức công phá tương đương 6 kiloton (6.000 tấn thuốc nổ TNT), lớn hơn vụ thử nghiệm thứ nhất tháng 10-2006 (chỉ tương đương 1 kiloton) và vụ thử nghiệm thứ nhì tháng 5-2009 (2 kiloton).

Tuy vẫn chưa sánh được với hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật) năm 1945 (tương đương 13 và 20 kiloton), song sự cải thiện kỹ thuật, tăng sức công phá, giảm khối lượng đầu nổ cũng đủ cho phép Bình Nhưỡng tự tin nghĩ rằng “kỷ nguyên Mỹ dùng vũ khí hạt nhân để đe dọa khống chế đã chấm dứt” và nay Bình Nhưỡng có thể đe dọa khống chế ngược lại.

Tờ Rodong Sinmun tự hào cảnh cáo: vụ thử nghiệm đã chứng minh thành tích tuyệt vời của lực lượng ngăn cản hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đã góp phần rất lớn vào việc bảo vệ đất nước Triều Tiên và hòa bình ở Đông Bắc Á cùng thế giới còn lại, trong tư cách một nhà nước làm chủ trọn vẹn vũ khí hạt nhân và một đất nước sản xuất, phóng được vệ tinh (2).

Từ tâm trạng tự tin trên, tờ Rodong Sinmun hướng câu chuyện sang vấn đề khác: “CHDCND Triều Tiên đã nỗ lực từng chút nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên từ mấy chục năm qua. Song mối đe dọa hạt nhân của Mỹ đã không giảm đi mà trái lại chỉ tăng lên. Qua thế kỷ mới này, mối đe dọa khống chế hạt nhân của Mỹ đã hoàn toàn không còn là giấu giếm gì nữa.

CHDCND Triều Tiên đã tăng cường nỗ lực ngăn ngừa hạt nhân của mình nhằm đáp ứng các đe dọa hạt nhân lớn lao hơn bao giờ hết của Mỹ. Nếu CHDCND Triều Tiên đã không tiếp cận được khả năng ngăn ngừa hạt nhân, thì Mỹ ắt hẳn đã châm ngòi một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên rồi! Vụ thử hạt nhân thành công mới đây của CHDCND Triều Tiên chỉ là một biện pháp tự vệ nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước”.

Trong mắt Bình Nhưỡng và trong tâm thức người dân Triều Tiên, vấn đề hạt nhân trên bán đảo này có thể được hiểu gọn như sau: 60 năm qua Mỹ dùng bom hạt nhân “hù” Triều Tiên, sang đến thế kỷ 21 này Mỹ vừa tăng vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vừa tăng “hù” Triều Tiên. Chính vì thế, Triều Tiên phải ráng có bom hạt nhân để tự vệ và nay đã có, Mỹ muốn “tới luôn” thì tới! Theo cách giải thích đó, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đều là những hoạt động “cướp bóc bằng các lệnh trừng phạt kinh tế” của Mỹ cùng các “thế lực thù địch”.

Ứng cử viên Đảng Saenuri đã đắc cử

Hai vụ thử vệ tinh và hạt nhân mới nhất của Triều Tiên diễn ra vào thời điểm trùng hợp với những sự kiện trọng đại ở Hàn Quốc. Chọn thời điểm thử nghiệm là thói quen cố hữu của Bình Nhưỡng, bắt đầu từ vụ thử một chùm tên lửa đúng ngày lễ Độc lập của Mỹ (4-7) năm 2006.

Gần đây nhất, vệ tinh Kwangmyŏngsŏng-3 được phóng lên hôm 12-12 năm ngoái, tức chỉ một tuần trước cuộc bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc, mà theo các dự báo người đắc cử sẽ là một phụ nữ, bà Park Geun Hye. Vụ thử nghiệm thành công ở miền Bắc đủ để làm lu mờ những tin tức về một nữ tổng thống mới được bầu lên ở miền Nam. Vụ thử hạt nhân hôm 12-2 năm nay cũng diễn ra trước lễ nhậm chức của bà Park Geun Hye không lâu!

Trong thực tế, KCNA chỉ loan tin bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc bằng một dòng ngắn ngủi: “Ứng cử viên Đảng Saenuri đã đắc cử sau một cuộc chạy đua sát nút trong cuộc bầu cử tổng thống ở miền Nam hôm 19-12, theo tin báo chí nội địa và nước ngoài”, mà không nêu tên bà Park Geun Hye (3). Việc thông tin kết quả bầu cử mà không nêu tên người đắc cử là một phụ nữ là một thủ thuật không khó hiểu trong bối cảnh một xã hội theo phụ hệ và thừa kế ba đời.

Thật ra, trong những thời điểm khác, trước cuộc bầu cử, KCNA từng nêu tên bà Park và đưa quan điểm: Park Geun Hye, “ứng cử viên tổng thống” của Đảng Saenuri Nam Triều Tiên, hôm 5-11 đã loan báo... sẽ thúc đẩy “đề xuất thống nhất đất nước dựa trên trật tự của nền dân chủ tự do...”.

Đề xuất này là một đề xuất chống lại việc thống nhất đất nước mà tay cựu độc tài phát xít quân phiệt đã đề ra cách đây mấy chục năm để rồi bị vất vào thùng rác của lịch sử, bị cả nước lên án. Vậy điều gì thúc đẩy bà ta lại bắc loa đề nghị như thế? Tất cả chỉ nhắc lại nỗi ác mộng thời độc tài phát xít mà thôi... (4).

Quá nhiều lý do để Bình Nhưỡng nổi cơn thịnh nộ.

___________

(1): Minju Joson Hails Statement Issued by Spokesman for KPA Supreme Command, KCNA 7/3

(2): Era When US Used to Resort to Nuclear Blackmail Is Over: Rodong Sinmun, February 22, KCNA

(3): http://www.koreatime...116_127434.html

(4): “KCNA Commentary Slams Park Geun Hye’s Commitments to Confrontation”

=======================

Bình Nhưỡng đang bực dọc tột độ trước sự “ngó lơ” của Washington.

Không bít ngài Obama tiếp hoa hậu Isarael xong chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vật lộn mưu sinh

Chủ Nhật, 17/03/2013 23:10

Phụ hồ, bán quán, làm thuê làm mướn... Ít ai ngờ những chiến sĩ kiêu hùng trong trận hải chiến với quân Trung Quốc 25 năm trước giờ vẫn phải tiếp tục chiến đấu để vượt qua đói nghèo

Căn nhà nhỏ ở xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk của anh Trương Văn Hiền, người tham gia cuộc hải chiến ngày 14-3-1988 và bị Trung Quốc (TQ) bắt giữ suốt hơn 3 năm, có vẻ vắng lặng. “Anh Hiền đi phụ hồ rồi. Từ Tết đến giờ, anh ấy phải ở nhà vì hết việc, mới đi làm sáng nay” - chị Bùi Thị Phượng, vợ anh Hiền, nói khi chúng tôi hỏi về anh Hiền vào sáng 17-3.

Ai kêu gì cũng làm

Chúng tôi không khỏi nhói lòng vì chỉ vài ngày trước, khi ghé thăm Hiền đã chứng kiến cảnh chị Phượng phải thường xuyên vắt khăn ướt lau cho chồng để phòng ngừa bệnh tình của anh tái phát mỗi khi nắng nóng.

Là 1 trong 9 chiến sĩ tham gia trận đối đầu ở đảo Gạc Ma bị TQ bắt giữ, vốn đã thương tích đầy mình lại bị giam lâu ngày, khi trở về, Hiền gần như mất hết sức lao động. Thế nhưng, để nuôi 2 con ăn học và vợ bị bệnh cột sống, anh phải đi làm thuê, làm mướn. “Lâu nay, gia đình tôi chỉ biết trông chờ vào những đồng tiền công phụ hồ của anh Hiền dù biết rằng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tình sẽ khiến anh ấy không cầm cự được lâu” - chị Phượng nghẹn ngào.

25 năm đã trôi qua sau trận hải chiến Trường Sa, cựu binh Lê Hữu Thảo, ngụ xã Hương Thủy, huyện Hương Khê - Hà Tĩnh, hiện cũng phải đi phụ hồ để kiếm sống như anh Hiền. Anh Thảo chính là tiểu đội trưởng Gạc Ma, người mà ngày 14-3-1988 đã ôm lấy thi thể thiếu úy đảo phó Trần Văn Phương khi anh hy sinh và cứu đồng đội Nguyễn Văn Lanh bị lính TQ đâm trọng thương đưa lên xuồng sang tàu HQ-505 qua đảo Cô Lin.

Posted Image

Dù bị vết thương cũ hành hạ nhưng cựu binh Dương Văn Dũng vẫn đi phụ hồ để phụ vợ nuôi con. Ảnh: HOÀNG DŨNG

Đã ngót nghét 50 tuổi nhưng anh Thảo vẫn chưa dám lập gia đình. Không có nhà, anh phải thuê chỗ trọ tại xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh để tiện việc phụ hồ. “Nhà ở quê là của người em, tôi thuê phòng ở mất cả triệu đồng mỗi tháng. Do không có công việc ổn định, ai kêu gì tôi cũng làm để vượt qua khó khăn. Tôi cũng muốn lập gia đình nhưng cuộc sống mình bấp bênh thế này, thấy ngại quá” - anh tâm sự.

Cũng phải đi phụ hồ để mưu sinh là cựu binh Dương Văn Dũng, ngụ tại quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng. Tham gia bảo vệ đảo Gạc Ma trên con tàu HQ-604, bị TQ bắt giữ và được trả về sau hơn 3 năm, anh lập gia đình với đôi bàn tay trắng. Hơn 20 năm nay, cuộc sống gia đình Dũng chưa lúc nào hết bấp bênh bởi sức khỏe của anh quá yếu. Năm 2011, anh phải mổ khối u ở não. Vậy mà, thấy vợ mỗi ngày phải đạp xe hơn 20 km để bán trái cây nuôi chồng con, anh đã quyết định đi phụ hồ.

“Mỗi ngày phụ hồ, tôi cũng kiếm được hơn 100.000 đồng giúp vợ nuôi con. Dù bác sĩ khuyên chỉ nên nghỉ ngơi, không được làm việc quá sức nhưng hoàn cảnh gia đình thế này, tôi ngồi yên sao được. Tôi chỉ mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ vì bao năm nay không thấy gì” - anh thổ lộ.

Không kế sinh nhai

Nhiều cựu binh Trường Sa quê Quảng Bình khi trở về đến nay vẫn gắn bó với công việc đồng ruộng, nương rẫy. Những Lê Thanh Miễn, Lê Văn Dũng, Lê Văn Đông, Mai Xuân Hải... - các chiến sĩ từng làm nên “vòng tròn bất tử” bảo vệ cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma năm nào - dù đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nhọc nhằn bên đồng lúa, cây sắn, rẫy tiêu… nhưng quanh năm vẫn không đủ ăn.

“Tôi may mắn bị thương nhẹ nên vẫn còn lao động được. Tội nhất là mấy anh em bị thương nặng, đã không làm được việc gì mà còn phải đi bệnh viện thường xuyên” - anh Lê Văn Đông chua chát. Ba con trai của cựu binh Mai Xuân Hải dù đã trưởng thành nhưng cũng không đỡ đần gì được người cha thường xuyên phải nhập viện vì vết thương hành hạ. “Đứa đầu vô TPHCM làm ăn nhưng chỉ đủ sống, 2 đứa sau thì phụ tôi làm rẫy nhưng cũng nay ốm, mai đau” - anh Hải buồn bã.

Hôm kỷ niệm 25 năm sự kiện 14-3-1988, căn nhà cấp 4 của cựu binh Trần Thiên Phụng ở TP Đông Hà - Quảng Trị tuy tụ tập đông vui những đồng đội cũ từng vào sinh ra tử ở Gạc Ma nhưng không khí vẫn có gì đó trầm lắng. “Cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vào nồi bún điểm tâm của vợ và tiền trợ cấp thương binh hạng 4 của tôi nên thật khó khăn. Để có tiền cho con cái ăn học, tôi phải thường xuyên cầm sổ thương binh của mình” - anh Phụng bộc bạch.

Anh hùng Vũ Huy Lễ, người đã táo bạo lao thẳng con tàu HQ-505 lên đảo Cô Lin, qua đó giữ vững chủ quyền của ta, bồi hồi: “Mỗi năm, Ban Liên lạc tàu HQ-505 chỉ họp mặt một lần nhưng nhiều anh em phải cố gắng lắm mới đến dự được vì không có tiền. Tội nghiệp nhất là những người bị vết thương hành hạ, không có nghề nghiệp gì làm kế sinh nhai”...

Sớm tri ân chiến sĩ Trường Sa

Sau khi Báo Người Lao Động đăng tải loạt bài Bi hùng hải chiến Trường Sa và tổ chức giao lưu với các cựu binh cũng như gia đình liệt sĩ, rất nhiều bạn đọc đã đề nghị sớm tri ân những người có công. Bạn đọc mong mỏi xây dựng bia hoặc đài tưởng niệm 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma; đồng thời chung tay đóng góp để hỗ trợ các cựu binh và thân nhân liệt sĩ vượt qua khó khăn.

Theo ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng (thời kỳ 1984-1987), việc dựng bia tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến ngày 14-3-1988 là hết sức cần thiết và nên tiến hành sớm. “Việc này có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, dựng bia tưởng niệm ở đâu thì nên bàn kỹ cho phù hợp”. Ông Tấn cũng cho rằng việc hỗ trợ các cựu binh và gia đình liệt sĩ khó khăn là điều cần kíp.

H.Dũng

Trở về từ hải chiến Trường Sa Sau cuộc hải chiến 14-3-1988, nhiều người lính hải quân Trường Sa phải hết sức chật vật để mưu sinh trong cuộc sống đời thường. Nhiều gia đình liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma năm nào cũng chưa thôi cảnh đói nghèo, cơ cực

Kỳ tới: Chống chọi bệnh tật

NHÓM PHÓNG VIÊN

===================

Nếu hôm nào tôi thấy có hai thằng nhìn vào trong nhà, tôi sẽ lịch sự mời một thằng vào nhà uống nước và tôi khuyên một thằng còn lại nên nhìn vào hoàn cảnh này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

===================

Nếu hôm nào tôi thấy có hai thằng nhìn vào trong nhà, tôi sẽ lịch sự mời một thằng vào nhà uống nước và tôi khuyên một thằng còn lại nên nhìn vào hoàn cảnh này!

===================

Thằng còn lại tôi nói cho nó biết rằng: Trong hoàn cảnh hiện tại, làm mất lòng dân sẽ rất phiền. Chủ nên cố gắng nhìn nhận khách quan và thông minh một chút.

* Nếu vụ này không dính líu đến quan chức, chắc dân không phẫn nộ thế này! Tôi sẽ bảo nó th! Còn nó có nhìn thấy không thì là chuyện của nó.

===================

Vĩnh Phúc: Khiêng quan tài khắp phố ’kêu oan’

Cập nhật lúc 06:44, 18/03/2013

(ĐVO)-Thi thể anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986) được phát hiện dưới cống nước với nhiều thương tích. Tuy nhiên, cơ quan pháp ý cho rằng nạn nhân bị tử vong là do say rượu, ngã nước chết đuối. Hàng trăm người đã khiêng quan tài nạn nhân khắp nơi phản đối kết luận pháp y.

Trao đổi với phóng viên, người nhà nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh cho biết sáng 17/3, thi thể anh Nguyễn Tuấn Anh, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp - TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc được phát hiện dưới cống nước thuộc phố Quán Tiên - TP Vĩnh Yên trong tình trạng đang phân hủy. Anh Tuấn Anh đã mất tích nhiều ngày.

Posted Image

Mương nước nơi phát hiện thi thể nạn nhân

Nạn nhân tử vong trong tình trạng có nhiều vết bầm tím ở ngực, đầu, răng của nạn nhân không còn. Lập tức, gia đình nạn nhân đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. Lực lượng công an có mặt cùng cơ quan pháp y tiến hành khám nghiệm. Tuy nhiên, cơ quan pháp y lại cho rằng: nạn nhân bị tử vong là do uống rượu say, ngã xuống nước và chết đuối.

Không đồng tình với kết luận của cơ quan pháp y, thân nhân nạn nhân cho rằng anh Tuấn có dấu hiệu bị hành hung, sát hại chứ không đơn thuần là ngã nước chết đuối.

Posted Image

Hàng trăm người đã khiêng quan tài nạn nhân khắp nơi phản đối kết luận pháp y

Posted Image

Quan tài nạn nhân được khiêng đi qua nhiều tuyến phố TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)

Vì quá bức xúc, chiều 17/3, hàng trăm người thân của nạn nhân đã khiêng quan tài nạn nhân đi qua nhiều tuyến phố TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đến các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Tuấn.

Người nhà nạn nhân cho rằng nguyên nhân tử vong của anh Tuấn rất nhiều dấu hiệu bất thường liên quan đến ổ nhóm đòi nợ thuê.

Sự việc đã khiến hàng nghìn người dân tập trung gây ùn tắc giao thông. Công an tỉnh Vĩnh Phúc phải huy động rất nhiều lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự tại tất cả các ngả đường đoàn người đi qua.

Cuối giờ chiều nay, gia đình nạn nhân cho biết bước đầu chính quyền địa phương đã có tiếp xúc với gia đình nạn nhân đề nghị cung cấp thêm những tư liệu, căn cứ để tiếp tục làm rõ sự việc.

Trước đó hai ngày, nạn nhân có đi ăn đêm cùng với một người anh em họ và xảy ra xô xát với một nhóm người.

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Công an TP.Vĩnh Yên cho biết đây là vụ việc phức tạp và cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra.

  • Nguyễn Phạm (Tổng hợp theo Dân trí, TNO)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ tống tiền CSGT: Nên công khai băng ghi hình

NGUYÊN LINH ghi

18/03/2013 07:53 (GMT + 7)

TT - Đã có gần 350 email của bạn đọc gửi đến tòa soạn bày tỏ sự quan tâm, đồng thời đặt nhiều nghi vấn liên quan đến vụ một nhóm thanh niên táo tợn tống tiền cảnh sát giao thông ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Posted Image

Hầu hết bạn đọc đề nghị cần công khai băng ghi hình để làm sáng tỏ vụ việc. Đề nghị này cũng được các chuyên gia đưa ra khi trao đổi với Tuổi Trẻ.

>> Tống tiền cảnh sát giao thông: Trách nhiệm nhìn từ hai phía

>> Cảnh sát giao thông bị quay phim tống tiền

* Luật gia NGUYỄN VĂN KHA (Hội Luật gia TP.HCM):

Cần điều tra các chứng cứ khác

Trong thâm tâm, người dân chỉ quan niệm rằng nếu không có vấn đề gì thì tại sao phải nộp cho nhóm tống tiền 120 triệu đồng. Chính vì vậy, thiết nghĩ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cần xác minh, điều tra không chỉ trong phạm vi của băng ghi hình do nhóm tống tiền cung cấp mà còn phải điều tra, xác minh các chứng cứ khác có liên quan như lấy lời khai của nhân chứng (không chỉ phát sinh trong phạm vi ngày 19-4-2010 mà còn phát sinh trong những ngày trước đó nữa).

Ngoài ra, cũng cần làm rõ thời gian và địa điểm kiểm soát nêu trên có được thực hiện theo đúng quy định hay không. Nếu không thực hiện theo đúng thời gian hoặc địa điểm quy định thì cần làm rõ xem có dấu hiệu của tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ luật hình sự hay không. Hoàng Điệp ghi

* Luật sư Nguyễn Văn Thanh (Đoàn luật sư Thừa Thiên - Huế):

Nhiều băn khoăn cần lời giải thích

Đọc bài “Tống tiền cảnh sát giao thông (CSGT)” của báo Tuổi Trẻ ngày 16-3, tôi băn khoăn vì sao CSGT lo sợ đến mức phải chung một khoản tiền lớn đến như vậy. Ở đây, năm CSGT khi bị khống chế tại sao không báo cáo với lãnh đạo mà lại chấp nhận chung chi 120 triệu đồng? CSGT là những người thực thi pháp luật có đủ quyền hành và am hiểu pháp luật, biết rõ hành vi tống tiền là vi phạm pháp luật mà vẫn chủ động thương thuyết rồi chấp nhận chung chi.

Nếu lý giải rằng CSGT chỉ làm sai quy trình trong tuần tra kiểm soát như cáo trạng nêu mà khiến họ lo sợ phải chung chi đến 120 triệu đồng thì chưa thuyết phục. Vụ án này đã công khai, khi xét xử cơ quan tố tụng nên công khai băng ghi hình để rộng đường dư luận. Hành vi bị cáo thì đã rõ, tuy nhiên cần phải làm rõ thêm hành vi của người bị hại để trả lời những băn khoăn của dư luận.

Một luật sư xin bào chữa miễn phí cho bị can

Chiều 17-3, PV Tuổi Trẻ đã tìm đến gia đình hai bị can ở Đà Nẵng có hành vi tống tiền cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế là Trương Quốc Vũ và Huỳnh Ngọc Thọ. Bà Đinh Thị Ngự (65 tuổi, trú tại tổ 29, P.Hòa Khê, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng), mẹ bị can Thọ, buồn bã: “Nhà tui quá nghèo, con cái học hành không đến nơi đến chốn, cha nó mất sớm không ai dạy dỗ nên theo chúng bạn mới ra nông nỗi này. Hôm công an gọi nó lên phường, sau đó dẫn về nhà đọc lệnh bắt rồi dẫn luôn ra Huế, tôi chỉ được hai lần đi thăm con. Cứ mỗi lần ra thăm nó tui đi quanh xóm xin người năm mười ngàn để mua quà cho con”.

Khi được hỏi có định mời luật sư bào chữa để đảm bảo công bằng cho con không, bà Ngự nói cũng muốn thuê luật sư nhưng hiện gia đình quá khó khăn lấy gì mà thuê, giờ chỉ mong các cơ quan xem xét giảm nhẹ án để Thọ sớm được trở về. Bà Ngự nói cách đây khoảng 20 ngày bà có ra thăm con. Bà thấy Thọ đi đứng bình thường nhưng vì lảng tai nên bà không nghe con nói gì cả.

Còn nhà bị can Trương Quốc Vũ (tổ 19, P.Hòa Phát, Q.Cẩm Lệ) cửa đóng kín. Một người hàng xóm cho biết hôm nay ông Trương Văn Hùng, cha của bị can Vũ, ra Huế để thăm con. Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Hùng cho biết sức khỏe của Vũ vẫn bình thường và ông chưa biết có nên mời luật sư để bảo vệ quyền lợi cho con mình hay không.

Cũng trong chiều 17-3, khi biết được thông tin gia đình bị can Thọ nghèo khó, không có điều kiện mời người bào chữa, luật sư Trần Xuân Vinh, trưởng văn phòng luật sư Hòa Phát (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng), đã liên hệ với báo Tuổi Trẻ nắm thêm thông tin để xin nhận bào chữa miễn phí cho bị can Thọ trong quá trình xét xử.

HỮU KHÁ

==============

Lại chuyện "hai thằng nhìn". Nhưng khác nhau là tôi không chung tiền, mà đưa lên mạng công khai để rộng đường dư luận. Xem ai có thấy gì về tôi thì đóng góp thoải mái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham gia đàm phán Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP):

“Canh bạc lớn” của chính phủ Abe

THANH TUẤN

18/03/2013 07:29 (GMT + 7)

TT - Việc Nhật Bản tham gia đàm phán Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được mô tả như một “canh bạc lớn” của chính phủ Abe. Nhật Bản mất và được gì?

Posted Image

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: AFP

Kết thúc đàm phán TPP ở Singapore

Khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố Nhật sẽ tham gia đàm phán TPP hôm 15-3, đường phố Tokyo đón ông bằng hàng loạt cuộc biểu tình của những người nông dân.

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, ông Abe nói TPP là cơ hội cuối cùng để Nhật Bản tiếp tục là cường quốc kinh tế ở châu Á và có ảnh hưởng đối với tương lai của khu vực. “Nhật Bản phải tiếp tục là trung tâm của thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương - ông Abe nhấn mạnh - Nếu Nhật Bản tiếp tục cô lập, chúng ta không có hi vọng nào cho phát triển. Đây là cơ hội cuối cùng của chúng ta. Nếu không nắm lấy, Nhật Bản sẽ bị loại ra ngoài”.

Mất 3.000 tỉ yen giá trị nông nghiệp

"Đây là cơ hội cuối cùng của chúng ta. Nếu không nắm lấy, Nhật Bản sẽ bị loại ra ngoài"

Thủ tướng Nhật SHINZO ABE

Quyết định của ông Abe và Đảng LDP được coi là canh bạc chính trị lớn khi vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các nhóm vận động của giới nông dân và các nhóm lợi ích khác. Cái mất của canh bạc này là dễ thấy nhất. Các liên minh nông nghiệp từ lâu luôn chống lại việc Nhật Bản tham gia các tổ chức thương mại quốc tế. Lý luận của họ là những thay đổi như vậy sẽ hủy hoại nền nông nghiệp của Nhật Bản.

Theo Bloomberg, dù chỉ chiếm 2% GDP, lực lượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở Nhật lên tới hơn 10 triệu người và chiếm tới 8% dân số. Từ lâu, thị trường nông nghiệp luôn là một trong những thị trường “bất khả xâm phạm” đối với các nước xuất khẩu nông sản, do Nhật Bản áp mức thuế lên đến 778% đối với gạo, 328% với đường và 218% với sữa bột.

Theo tính toán của Chính phủ Nhật, việc mở cửa thị trường hàng hóa sẽ làm Nhật mất khoảng 3.000 tỉ yen giá trị hàng nông nghiệp (hiện đang ở mức 8.000 tỉ yen). Theo Japan Times, hiện có một số lo ngại cho rằng việc Nhật gia nhập TPP sẽ khiến tỉ lệ tự túc nông nghiệp đang là 39% sẽ giảm xuống chỉ còn 13%. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của Nhật Bản mà còn quyết định cả số phận của chính phủ Abe khi phần lớn các nghị sĩ LDP đều dựa vào lá phiếu ở các khu vực nông thôn. Phép đo thật sự với những chính sách mới sẽ đến vào mùa hè khi cuộc bầu cử thượng viện diễn ra.

“Tôi cam kết lựa chọn con đường tốt nhất cho lợi ích của Nhật Bản - ông Abe nói - Tôi sẽ bảo vệ những gì chúng ta buộc phải bảo vệ và yêu cầu những gì chúng ta buộc phải yêu cầu”.

Thêm 0,7% GDP

Thế nhưng, không thể không có những cái được và được lớn để chính phủ Abe cân nhắc khi tham gia “canh bạc lớn” TPP này.

Chính phủ Nhật ước tính việc gia nhập TPP có thể giúp GDP Nhật có thêm 33 tỉ USD - xấp xỉ 0,7% - đồng thời giúp các nền công nghiệp của nước này thêm cạnh tranh.

“Tăng cường thương mại có lẽ là chiến lược tốt nhất của Nhật lúc này để vượt qua bế tắc thương mại hiện tại - Noah Smith, phó giáo sư về tài chính và kinh tế tại ĐH Stony Brooks (Mỹ), nhận định - Nếu Abe thật sự thúc đẩy được thay đổi này, đó sẽ là di sản kinh tế của ông ta, một di sản có tính tích cực”.

Với Nhật Bản, TPP là một hướng thoát để nước này có thể bắt kịp với các đối thủ như Hàn Quốc, nước đã ký hiệp định FTA với Mỹ, EU và đang đàm phán FTA với Trung Quốc. Nhật Bản hiện không có thỏa thuận FTA với đối tác kinh tế lớn nào ngoại trừ thỏa thuận mới ký gần đây với Ấn Độ.

Tokyo hiện cũng đang tìm kiếm vai trò lãnh đạo lớn hơn như là cách để trở lại tâm điểm của chính trường châu Á - hiện đang bị áp đảo hoàn toàn bởi sự vươn lên của Trung Quốc, nước trong mấy năm nay đã lấy mất vị thế nền kinh tế thứ hai thế giới của Nhật. Trung Quốc hiện khó có khả năng tham gia đàm phán vào TPP vì sẽ phải thực hiện một loạt nhượng bộ liên quan tới khối doanh nghiệp nhà nước cũng như các vấn đề về bảo vệ bản quyền, điều kiện lao động mà TPP yêu cầu.

TPP vì vậy được coi là công cụ đối trọng của Mỹ, và giờ là Nhật, đối với ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Với Mỹ, TPP là một trong những cam kết chính của Tổng thống Obama nhằm thúc đẩy xuất khẩu nước này cũng như là tác nhân quan trọng trong chiến lược xoay trục và tái cân bằng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

TPP là gì?

TPP là hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương. TPP vốn bắt nguồn từ hiệp ước thương mại giữa Singapore, New Zealand, Chile và Brunei từ năm 2006. TPP hiện có thêm sự tham gia của Úc, Canada, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ và Việt Nam. TPP nếu thành công sẽ trở thành khối thương mại tự do chiếm tới 40% GDP toàn cầu - lớn hơn cả quy mô của Liên minh châu Âu. HIện các nước tham gia đàm phán hi vọng đạt được một thỏa thuận tổng thể bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, mua sắm chính phủ, bản quyền trí tuệ, bảo vệ tài nguyên và lao động.

==============================

"TPP là gì?".

Chẳng cần biết TPP là gì. Đó chỉ là những tiểu tiết. Nhưng đây sẽ là xu hướng phát triển trong tương lai của thế giới hướng tới hội nhập toàn cầu. Trong tương lai, sẽ ngày càng có nhiều loại hình liên kết các quốc gia theo kiểu này.

Bắt đầu từ kinh tế, sau lan tỏa sang các lĩnh vực khác. Ngài Thủ Tướng Nhật đã đúng khi quyết định việc này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tràn lan sách tham khảo thiếu nhi "gốc" Trung Quốc

18/03/2013 10:00

(TNO) Trên thị trường hiện nay tràn lan sách tham khảo thiếu nhi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, không ít cuốn sách có nội dung làm lệch lạc kiến thức văn hóa, hình ảnh đất nước trong nhận thức ban đầu của trẻ em Việt Nam.

Lại “dạy” trẻ cờ Trung Quốc, nhận biết về Trung Quốc

Ghi nhận tại nhiều nhà sách ở TP.HCM cho thấy, hầu như hơn một nửa số đầu sách tham khảo dạy cho trẻ em mầm non (khoảng 2-3 tuổi) đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, do các nhà xuất bản/công ty sách của Trung Quốc biên soạn, được các đơn vị phát hành, nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam mua lại bản quyền, dịch sang tiếng Việt, xuất bản và phát hành.

Điều đáng lo ngại là các hình ảnh giúp bé nhận biết, phát triển trí tuệ trong những cuốn sách dành cho giai đoạn đầu đời này đều có “nguyên bản” mang đậm biểu tượng văn hóa, đất nước và kể cả quốc kỳ Trung Quốc.

Posted Image

"Gieo" vào nhận biết của trẻ hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Tiếng Anh nhập môn (tập 1, trang 38)

Posted Image

Và hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ - Từ điển bằng hình cho trẻ em (trang 14) - Ảnh: Nguyên Mi chụp lại trang sách

Bộ sách Tiếng Anh nhập môn (bộ sách dành cho lứa tuổi nhi đồng), do Nhà sách Mỹ Đình và NXB Mỹ Thuật liên kết phát hành, ở tập 1, trang 38, khi dạy bé từ tiếng Anh August (tháng 8), không hiểu vì sao, hình minh họa đính kèm là một cậu bé, giống đóng vai công an, đứng trước lá cờ Trung Quốc.

Nhiều hình ảnh minh họa khác cho những bài học từ tiếng Anh của bộ sách này cũng là bối cảnh, hình ảnh “đậm chất Trung Quốc” như thư viện với chữ tiếng Hoa ở phía trước cổng (trang 39, tập 3), xe cứu hỏa có số 119 là số cứu hỏa của Trung Quốc (trang 42, tập 3).

Cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ - Từ điển bằng hình cho trẻ em, với lời tựa “nhận biết toàn diện cho trẻ từ 0-3 tuổi”, do Nhà sách Đinh Tỵ liên kết với NXB Mỹ thuật phát hành, trong trang 14, “dạy” trẻ nhận biết hình chữ nhật với nguyên lá cờ Trung Quốc.

Posted Image

Hình ảnh minh họa xe cứu hỏa có số 119 là số cứu hỏa của Trung Quốc trong cuốn Tiếng Anh nhập môn (trang 42, tập 3) - Ảnh: Nguyên Mi chụp lại trang sách

Ngoài ra, bài nhận biết những người thân trong gia đình của cuốn sách (trang 36) với hình ảnh mẹ tươi cười trong trang phục sườn xám (trang phục truyền thống Trung Quốc).

Những hình ảnh giúp “phát triển toàn diện cho trẻ”, giúp trẻ nhận biết các sự vật, sự việc của cuộc sống xung quanh “đầy” hình ảnh Trung Quốc như thế này đang tràn lan trong các đầu sách tham khảo, sách dạy trẻ em Việt Nam, được bày bán tại các nhà sách.

Sách tràn lan, lập lờ nguồn gốc

Tại Hà Nội, dạo qua một số nhà sách: Trí Tuệ (đường Hồ Tùng Mậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nhà sách Nguyễn Văn Cừ (đường Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nhà sách Tiến Thọ (đường Láng, Q.Đống Đa, Hà Nội)… số lượng sách dành cho thiếu nhi “nhập khẩu” từ Trung Quốc khá nhiều, trình bày bắt mắt, chủ yếu do các NXB Hồng Đức, Dân Trí... liên kết với các đơn vị khác hợp tác biên dịch, in ấn rồi xuất bản.

Cuốn Những câu chuyện trẻ em yêu thích nhất do NXB Dân Trí phối hợp với Công ty Hương Thủy in ấn xuất bản, lấy nguồn từ NXB Mỹ thuật Giang Tây (Trung Quốc); Tủ sách mầm non do NXB Dân Trí phối hợp với Công ty Đông A in ấn, xuất bản, lấy nguồn cũng từ Trung Quốc.

Cuốn Những câu chuyện dạy trẻ trưởng thành (bộ 6 quyển), sách dành cho trẻ từ 2 - 6 tuổi, có nguồn từ Trung Quốc do NXB Hồng Bàng phối hợp với Công ty TNHH TM và DV văn hóa Đinh Tỵ in ấn.

Điều đáng chú ý là, tại các nhà sách, chúng tôi ghi nhận nhiều cuốn sách, bộ sách dành cho trẻ nhỏ được trang trí đẹp, bắt mắt nhưng không ghi rõ ràng nguồn, tác giả mà chỉ ghi người biên dịch.

Posted Image

Nhiều sách thiếu nhi có nguồn gốc Trung Quốc tràn lan trên thị trường - Ảnh: Đan Hạ

Cuốn Khoa học đơn giản (bộ 10 quyển) dành cho thiếu nhi được đóng thành túi sách, khá bắt mắt do NXB Dân Trí xuất bản, chỉ ghi người dịch.

Như cuốn sách có in cờ Trung Quốc gây bức xúc dư luận là Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 (của NXB Dân Trí phối hợp cùng Công ty TNHH Văn hóa Hương Thủy phát hành) cũng nguồn gốc không rõ ràng. Cụ thể, trong lời giới thiệu của cuốn sách có nói dựa theo chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT, nhưng lại không nói rõ Bộ GD-ĐT Trung Quốc hay Bộ GD-ĐT Việt Nam (trong khi nội dung là hoàn toàn theo chương trình của Trung Quốc). Mặt khác, ở phần nhóm tác giả có ghi là của một số giáo sư đầu ngành nhưng không biết là giáo sư đầu ngành của Trung Quốc hay của Việt Nam, tên tác giả cũng không có.

Thị trường sách thiếu nhi đầy sách từ Trung Quốc, cùng với sự việc sách tham khảo cho trẻ em Việt Nam có in cờ Trung Quốc, hình ảnh đặc trưng văn hóa Trung Quốc và cả sách in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đã gây nhiều lo ngại cho phụ huynh.

Posted Image

Bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em bị phát hiện có in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” 9 khúc (bài số 14, trang 35, tập 1) vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam - Ảnh: Độc Lập chụp lại trang sách

Chị Trần Thanh Thủy (nhà ở Q.Đống Đa, Hà Nội) đi mua sách cho con ở nhà sách TiếnThọ trên đường Láng cho biết trước khi vụ sách in cờ Trung Quốc bị phát hiện, chị không hề có tâm lý đề phòng. “Từ lúc đọc báo thấy hiện tượng như vậy, mỗi lần đi mua sách cho con trai 4 tuổi, tôi phải lựa chọn rất kỹ để tránh mua phải sách có nội dung không phù hợp. Dạo này, mấy chị em ở cơ quan thường rỉ tai, tốt nhất không nên mua sách “nhập khẩu” từ Trung Quốc, ít nhiều gì cũng sẽ không phù hợp với con mình. Mỗi đứa trẻ đều như trang giấy trắng, nên phải rất thận trọng khi lựa chọn sách cho con. Tôi cũng mong, những nhà xuất bản, kinh doanh sách không nên vì quá ham chạy theo lợi nhuận mà làm ảnh hưởng không tốt đến thế hệ trẻ”, chị Thủy chia sẻ.

Có cùng tâm lý cảnh giác với chị Thủy là anh Nguyễn Anh Sơn (nhà ở Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). Anh Sơn cho biết mỗi lần đi mua sách cho con là mỗi lần phải đối mặt với cơ man đầu sách tham khảo nhập khẩu từ Trung Quốc nên rất sợ mua phải sách không phù hợp cho con. Anh Sơn mong mỏi cơ quan chức năng cần có chính sách hạn chế hoặc kiểm duyệt chặt chẽ hơn những đầu sách cho trẻ có nguồn từ Trung Quốc.

Trong khi đó, trên thị trường hiện nay, sách do chính các tác giả, nhà giáo dục, NXB Việt Nam biên soạn dành cho trẻ em lại rất khiêm tốn. Chỉ có hiếm hoi một vài nhà xuất bản, đáng kể nhất là NXB Kim Đồng, là có nhiều đầu sách dành cho thiếu nhi, với câu chuyện, hình ảnh, nhân vật Việt Nam.

Trước đó, đã có bốn cuốn sách tham khảo, dạy cho trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi mầm non có in cờ Trung Quốc được phát hiện: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (Công ty văn hóa Hương Thủy và NXB Dân Trí), Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1, Công ty cổ phần Dịch vụ văn hóa sư phạm và NXB Ðại học Sư Phạm), 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ (Công ty Ðinh Tỵ và NXB Mỹ Thuật).

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng phản ánh một ấn phẩm hướng dẫn tô màu dành cho trẻ mẫu giáo, với 12 con giáp của Trung Quốc. Đó cuốn Cầu vồng kỳ 9, do NXB Dân Trí xuất bản, phát hành tháng 2.2013. Ấn phẩm này gồm các bài viết có chủ đề ngày tết cổ truyền với những phong tục, tập quán, món ăn, loài hoa cắm ngày Tết của người Việt. Thế nhưng ở trang 24 của cuốn tạp chí này, trong hình 12 con giáp lại xuất hiện con thỏ (là con giáp của Trung Quốc) thay cho con mèo như đúng truyền thống của Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 12.3, Phòng Văn hóa-Thông tin Q.10 (TP.HCM) tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) bộ sách dạy Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Bộ sách này gồm 3 tập, phần nội dung sai phạm nằm ở bài số 14, trang 35, tập 1, do NXB Tổng hợp TP.HCM liên kết với Công ty cổ phần giáo dục và công nghệ Thế Giới Thông Minh xuất bản và phát hành.

Nguyên Mi - Đan Hạ

=================

Giá như đừng có "hai thằng nhìn vào nhà" thì tôi có thể coi như là một sơ xuất quan liêu của Nxb. Nhưng vì soi kỹ quá nên tôi phải đặt một giả thiết rằng: Phải chăng có sự ngó lơ có chủ ý?

Họ nhằm mục đích gì vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Quán cà phê vắng khách sau chuyến “vi hành” của Bí thư Tỉnh ủy

Sau chuyến “vi hành” kiểm tra tình trạng cán bộ công chức “la cà” ở quán cà phê trong giờ làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, ghi nhận của PV Dân trí sáng ngày 18/3, hầu hết các quán cà phê trên địa bàn TP Đồng Hới đều... vắng khách.

Dư luận cả nước thời gian gần đây rất quan tâm đến vấn đề công chức “cắp ô”. Theo phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, trong bộ máy chúng ta, hiện có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu "sáng cắp ô đi, tối cắp về", không mang lại bất cứ hiệu quả công việc nào.

Ở tỉnh nghèo Quảng Bình, tình trạng cán bộ công chức “cắp ô” cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn; bên cạnh đó có những cán bộ công chức thường xuyên "ăn cắp" giờ làm việc để la cà quán xá, chơi game,...

Posted Image

Rất nhiều vị khách la cà tán gẫu tại quán cà phê trong giờ làm việc là cán bộ, công chức nhà nước (Ảnh minh họa)


Trước những bức xúc của dư luận, vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, ông Lương Ngọc Bính, cùng Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Sơn và một số cán bộ thanh tra đã “mục kích” tại một số quán cà phê trên địa bàn TP Đồng Hới. Sau khoảng một tiếng đồng hồ, đoàn đã “bắt quả tang” hàng chục cán bộ, công chức đang ngồi tán gẫu ở quán cà phê. Những cán bộ công chức này sau đó đã được đoàn lập danh sách gửi về các cơ quan, đơn vị quản lý nhắc nhở.

Theo ghi nhận của PV Dân trí vào sáng nay, 18/3, sau chuyến "vi hành" của Bí thư Tỉnh ủy, nhiều quán cà phê trên địa bàn TP Đồng Hới đã vắng khách trong giờ làm việc. Chủ một quán cà phê cho biết, bình thường cán bộ công chức ở các cơ quan đơn vị đến quán bà uống nước trong giờ hành chính khá đông, nhưng sau chuyến đi kiểm tra của Bí thư Tỉnh ủy, lượng khách đã giảm hẳn.

Posted Image

Khách vắng hoe ở quán ca phê Rozal (Ảnh chụp vào sáng 18/3)

Posted Image

Quán cà phê Thạch Thảo luôn đông nghịt khách nhưng sáng nay cũng trở nên vắng tanh. Khoảng 9 giờ sáng, không có chiếc xe nào nằm ở bãi đậu xe


Cũng trong sáng nay, trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, Bí thư Tỉnh ủy Lương Ngọc Bính cho biết, đợt kiểm tra vừa qua, đoàn mới chỉ nhắc nhở. Sắp tới, nếu phát hiện tình trạng cán bộ công chức uống cà phê trong giờ làm việc sẽ kiên quyết xử lý nghiêm, bất chấp đó là cán bộ lãnh đạo hay công chức thuộc diện “con ông cháu cha”.“Không thể chấp nhận cán bộ ăn lương nhà nước, ăn lương của dân mà đi la cà như thế được, những thành phần này phải xử lý nghiêm để làm gương cho các cán bộ khác”, Bí thư Tỉnh ủy thẳng thắn.

Trao đổi với Dân trí, bà Phạm Thị Bích Lựa, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh này, rất hoan nghênh việc làm của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. Theo bà Lựa, hiện nay tình trạng đội ngũ cán bộ công chức trẻ “la cà” ở quán cà phê diễn ra rất phổ biến, những cán bộ này đang “ăn cắp” giờ của nhà nước để “bán” cho quán cà phê.

Cũng theo bà Lựa, để chấm dứt triệt để tình trạng này cần phải có một chế tài xử lý thật nghiêm minh. Và điều quan trọng hơn là lãnh đạo tỉnh phải giao nhiệm vụ quản lý nhân sự đến từng cơ quan.

Việc đích thân Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình đi kiểm tra tình trạng cán bộ công chức “la cà” ở quán cà phê trong giờ làm việc bước đầu đã cho kết quả tích cực. Tuy nhiên, điều người dân quan tâm hơn là liệu những cán bộ công chức đó có thực sự làm việc, dù họ ngồi đủ 8 tiếng ở văn phòng?

Đặng Tài - Đăng Đức

======================
Đâu phải chỉ có ở Quảng Bình :( Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái “lưỡi bò” không gặm được nước Nam

(Dân trí) - Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, khi có được lòng người, tập hợp được nhân dân thì cái “lưỡi bò” phương Bắc không gặm được dù chỉ một “cọng cỏ” nước Nam.

WeChat: Âm mưu và trừng phạt

Tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma

Posted Image

Tham vọng thôn tính lãnh thổ của các quốc gia khác bằng cái lưỡi bò mà Trung Quốc tưởng tượng ra được thực hiện bằng nhiều mưu sâu chước độc. Cái lưỡi bò đó trơ tráo trên tấm hộ chiếu, trên bản đồ và các loại ấn phẩm văn hóa do Trung Quốc sản xuất. Cùng với cách tuyên truyền đó, họ còn cho lưỡi bò len lõi vào trong các sản phẩm công nghệ phần mềm hòng đầu độc não trạng người dùng.

Nhưng họ quên rằng, người Việt Nam trong và ngoài nước thừa biết các âm mưu thâm độc của họ. Lịch sử mấy ngàn năm của Đại Việt đủ sức để răn dạy mỗi công dân Việt Nam hôm nay biết cách bảo vệ chủ quyền quốc gia trước hiểm họa phương Bắc. Những mưu mô xâm lược dù tinh vi đến mấy, có thể che mờ mắt những ai đó, nhưng không thể qua mặt được nhân dân.

Chính vì vậy, cho dù một nhà xuất bản sơ suất phát hành sách dạy học cho trẻ em có in cờ Trung Quốc hay bản đồ có đường lưỡi bò thì người dân cũng vạch ra và vứt sọt rác.

Cho dù ngành du lịch đãng trí giới thiệu tượng Phật của Trung Quốc tại một triển lãm tận bên Đức thì dân Việt vẫn phát hiện ra và phản đối.

Cho dù những tờ lịch và sổ tay đi từ đường Đài Loan sang Đà Nẵng có in hình lưỡi bò thì người dùng cũng biết để xử.

Chính vì vậy, nên mới có những thanh niên Việt Nam âm thầm nhiều năm mua tên miền Tây Sa - Nam Sa (Xisha - Nansha) và Tam Sa (Sansha) mà Trung Quốc cho rằng của họ để bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên mạng. Khi có kẻ “lạ” đòi mua lại tên miền, bạn Trần Duy Nguyễn (người đã mua những tên miền này) trả lời chắc nịch: “Tên miền này không phải để bán, tôi giữ nó để bảo vệ chủ quyền đất nước”.

Mới đây, WeChat - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí trên Internet của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc) đưa bản đồ lưỡi bò hòng lập lờ tuyên truyền chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc trên biển Đông. Hậu quả là chỉ trong mấy ngày, WeChat nhận lãnh là bị tụt hạng từ tốp 3 xuống thứ 13 trong nhóm ứng dụng “liên lạc miễn phí hàng đầu”.

Chưa hết, theo dự báo nó sẽ còn rớt hạng thê thảm vì bị người dùng Việt tẩy chay. Trên “mặt trận” này, không cần ai lãnh đạo, không cần có chủ trương, từng cá nhân tự nhận thức và quyết tâm bẻ gãy ý đồ xâm lược của ngoại bang.

Nhận thức về bảo vệ chủ quyền và tinh thần cảnh giác của người dân rất cao. Và từ bao đời, bảo vệ đất nước là xương máu và trí tuệ của nhân dân. Bảo vệ chủ quyền quốc gia hôm nay cũng vậy, chỉ bằng sức mạnh và trí tuệ của nhân dân.

Đặc biệt đối với giới trẻ, kiến thức, trí tuệ cùng với lòng yêu nước tự nhiên trong mỗi người đã giúp họ luôn luôn cảnh giác để từ đó công khai phản đối và chống lại hành động xâm lược, phi nghĩa và trái pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Cái lưỡi bò từ phương Bắc dù bằng rất nhiều cách, cũng không thể thực hiện được dã tâm xâm lược.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, khi có được lòng người, tập hợp được nhân dân thì cái “lưỡi bò” phương Bắc không gặm được dù chỉ một “cọng cỏ” nước Nam.

Lê Chân Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

===================

Thằng còn lại tôi nói cho nó biết rằng: Trong hoàn cảnh hiện tại, làm mất lòng dân sẽ rất phiền. Chủ nên cố gắng nhìn nhận khách quan và thông minh một chút.

* Nếu vụ này không dính líu đến quan chức, chắc dân không phẫn nộ thế này! Tôi sẽ bảo nó th! Còn nó có nhìn thấy không thì là chuyện của nó.

===================

Vĩnh Phúc: Khiêng quan tài khắp phố ’kêu oan’

Cập nhật lúc 06:44, 18/03/2013

(ĐVO)-Thi thể anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986) được phát hiện dưới cống nước với nhiều thương tích. Tuy nhiên, cơ quan pháp ý cho rằng nạn nhân bị tử vong là do say rượu, ngã nước chết đuối. Hàng trăm người đã khiêng quan tài nạn nhân khắp nơi phản đối kết luận pháp y.

Vụ mang quan tài diễu phố: Khởi tố vụ án, bắt 4 bị can

Thứ Hai, 18/03/2013 12:52

(NLĐO)- CA tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam 4 đối tượng trong vụ hàng ngàn người dân mang quan tài diễu hành ở TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ngày 17-3 để điều tra về hành vi Giết người. Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định con rể ông không liên quan.

Vĩnh Phúc: khiêng quan tài người chết diễu hành gây náo loạn thành phố

Ngày 18-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, cơ quan này đã khởi tố vụ án giết người xảy ra ngày 17-3 ở phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc theo Điều 93 Bộ Luật hình sự. Đồng thời, cơ quan này cũng đã khởi tố bị can 5 và ra lệnh bắt tạm giam 4 đối tượng để điều tra về hành vi trên.

Posted Image

Biên bản khám nghiệm tử thi nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh

Các đối tượng bị khởi tố gồm: Nguyễn Văn Tình (SN 1988), Nguyễn Văn Định (SN 1983), cùng ở huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng; Phùng Đắc Tú (SN 1994), Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992), cùng ở Hợp Thịnh, huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc; và Đặng Quốc Tú (thường trú tại tỉnh Phú Thọ). 4 đối tượng đã bị bắt ngay trong chiều ngày 17-3, còn Đặng Quốc Tú hiện đang bỏ trốn khỏi địa phương.

Như Báo Người Lao động đã đưa tin, khoảng 9 giờ sáng ngày 17-3, người dân TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện một thi thể nam giới ở dưới cống nước tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên trong tình trạng đang phân hủy. Nạn nhân sau đó được xác định là anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp - TP Vĩnh Yên).

Tại thời điểm phát hiện, thi thể nạn nhân có nhiều vết bầm tím ở ngực và đầu; răng của nạn nhân đã không còn. Sau khi khám nghiệm tử thi, cơ quan công an kết luận nạn nhân tử vong do bị ngạt nước.

Cho rằng kết luận không chính xác, người nhà nạn nhân Tuấn Anh cùng một số người dân đã kêu gọi mang quan tài nạn nhân đi diễu hành gây náo loạn thành phố. Đến 18 giờ chiều cùng ngày (17-3), người dân mang chiếc quan tài đến đặt trước cổng trụ sở tỉnh ủy Vĩnh Phúc để gây áp lực tới cơ quan chức năng. Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phải huy động hàng trăm cán bộ chiến sĩ để vãn hồi trật tự.

Theo người nhà nạn nhân, 2 ngày trước, nạn nhân đã đi cùng một người anh em họ tên Hiệp ăn đêm tại phố Quán Tiên, phường Hội Hợp và đã xảy ra xô xát với một nhóm người, sau đó không thấy về nhà. Ông Lê Đức Dũng - Phó Chủ tịch UBDN TP Vĩnh Yên - cho biết, sau khi xảy ra vụ việc, UBND thành phố đã chỉ đạo Công an thành phố, UBND phường Hội Hợp phối hợp với các ngành chức năng vận động người dân.

Khoảng 14 giờ 30 ngày 17-3, Cơ quan chức năng đã khám nghiệm tử thi và bàn giao cho gia đình mai táng nhưng gia đình nạn nhân không đồng ý với kết luận của cơ quan chức năng và đã cùng họ hàng đem quan tài đến cổng Tỉnh ủy để gây áp lực.

Ngày 18-3, trao đổi với Báo Người Lao động, ông Bùi Minh Hồng - Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc - cho biết: hiện cơ quan CSĐT công an tỉnh Vĩnh Phúc đã vào cuộc. Quan điểm của tỉnh là sẽ xử lý đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, bất kể liên quan tới ai.

Về vấn đề có hay không sự liên quan giữa cái chết của anh Tuấn Anh với người nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao động sáng nay 18-3, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng đã lên tiếng bác bỏ: “Không có mâu thuẫn giữa anh Tuấn Anh với con rể tôi, họ không biết nhau. Nạn nhân uống rượu đâu về nên nảy sinh mâu thuẫn, đánh nhau. Đêm đó con rể tôi ngủ, không biết ai”.

Ông Hùng cũng khẳng định: lực lượng chức năng đang điều tra, đảm bảo xử lý vụ việc theo đúng pháp luật, dù đó là ai. “Ai nói sai thì phải chịu trách nhiệm. Tôi rất bực và rất muốn làm sớm, làm rõ và thận trọng, công bố công khai để bảo vệ uy tín, danh dự gia đình” – ông Hùng bày tỏ.

Vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Trong một diễn biến khác, sáng ngày 18-3, Đại tá Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng cục Cảnh sát Điều tra về Trật tự Xã hội (C45, Bộ Công an) - đã trực tiếp cùng đoàn công tác xuống phối hợp với cơ quan CSĐT công an tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra, làm rõ vụ việc.

Theo nhận định ban đầu của Đại tá Hồ Sỹ Tiến, đây là một vụ án mạng có tính chất nghiêm trọng, hiện đã bắt được 4 nghi phạm, 1 nghi phạm đã bỏ trốn. Lực lượng công an đang ráo riết truy bắt đối tượng còn lại.

Người Lao động online tiếp tục cập nhật tại TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

Tin-ảnh: N.Quyết - T.Giao

===================

Như vậy là quả có sự nghi ngờ dính líu đến quan chức thật! Còn có dính hay không thì để hạ hồi phân giải. Tuy nhiên, có ai nhìn xem giùm lúc đầu tại sao họ lại kết luận là chết do ngạt nước? Họ né tránh điều gì? Chỉ cần một người nhìn và bình tĩnh thẩm định. Không cần "truy sát" .

Share this post


Link to post
Share on other sites

F-22 của Mỹ đến Nhật khiến TQ lo ngay ngáy

Thứ Hai, 18/03/2013, 10:45 [GMT+7]

(ĐVO)-Trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải giữa TQ và Nhật Bản không có dấu hiệu lắng dịu, Mỹ đã tiến hành điều động F-22 Raptor tới Nhật...

Hành động này của không quân Mỹ ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh.

Posted Image

Tuy nhiên, bất chấp những lời phản đối, không quân Mỹ vẫn tiến hành triển khai F-22 từ căn cứ Không quân Langley-Eustis, bang Virginia đến Kadena để đảm bảo an ninh ở khu vực Thái Bình Dương.

Posted Image

Theo phân tích của giới truyền thông Nhật Bản thì việc Mỹ triển khai F-22 tới quốc gia này sẽ giúp tình hình khu vực trở nên yên ổn hơn. Báo chí Nhật cũng so sánh tương quan chiến đấu của F-22 so với các loại máy bay hiện đại hàng đầu khác trên thế giới. Theo đó, một chiếc F-22 của Mỹ dư sức chống lại 10 chiếc Su-35 hiện đại của Nga, chứ đừng nói tới những loại chiến cơ Bắc Kinh đang sở hữu.

Posted Image

Theo nhiều nguồn tin hiện Mỹ có khoảng 12 chiếc F-22 tại Nhật và số lượng này sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới. Điều này đồng nghĩa với việc riêng phi đội F-22 của Mỹ có thể đối phó với khoảng trên 100 máy bay hiện đại của TQ đang sở hữu, một con số hết sức đáng nể.

=====================

Bởi vậy, cái xe đã bắt đầu lao dốc với tốc độ ngày càng nhanh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lộ tẩy nghiên cứu giả mạo: Nhà khoa học tự tử

Cập nhật lúc 07:38, 16/03/2013

(ĐVO)- Nhà khoa học Lin Yu-yi tham gia nghiên cứu gene tại Trường y Johns Hopkins (Mỹ) đã uống thuốc tử tự. Nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ ràng nhưng có tin cho rằng Lin Yu-yi tìm đến cái chết để thanh thản do bị chính tiến sĩ Daniel Yuan-đồng nghiệp của Lin Yu-yi vạch trần sự gian lận trong kết quả nghiên cứu của ông được công bố trên Tạp chí Nature.

Daniel Yuan bị đuổi việc vì phản đối nghiên cứu?

Đến nay, tiến sĩ y học và thống kê Daniel Yuan vẫn không hiểu vì sao những kết quả nghiên cứu của mình lại lọt ra khỏi phòng thí nghiệm uy tín tại Đại học Y Johns Hopkins, một trường đại học nổi tiếng được tài trợ hàng trăm triệu đô la mỗi năm từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).

Từ năm 2001, Yuan bắt tham gia phòng thí nghiệm của Jef Boeke, một giáo sư sinh học phân tử và di truyền học tại Hopkins, đồng thời chuyên gia nghiên cứu gene nấm men. Thời gian Yuan làm ở đây, mỗi năm phòng thí nghiệm nhận được 600 triệu USD tài trợ từ NIH.

Yuan là một chuyên gia trong thống kê dữ liệu nghiên cứu gene, ông nhiều lần phản ánh tới lãnh đạo cấp cao phòng thí nghiệm về việc nghiên cứu không khả thi trong mối quan hệ giữa nghiên cứu gene ở nấm men và tương tác gene ở người, ngược lại các nhà nghiên cứu lại chỉ quan tâm tới xuất bản bài trên tạp chí.

Tiến sĩ Yuan, người trực tiếp thống kê dữ liệu cho rằng, những bài báo do Lin Yu-yi, cộng sự tại phòng thí nghiệm thuộc Trường Hopkins xuất bản trên tạp chí Nature đã phóng đại kết quả nghiên cứu tương tác gene. Yuan kết luận thực chất không có bằng chứng bất kỳ chi tiết nào chứng minh có 878 tương tác gene. Nhưng ý kiến của ông đã bị bỏ qua, thậm chí đồng nghiệp còn ‘gây phiền toái’ khiến ông rất áp lực. Yuan thì hoài nghi phương pháp nghiên cứu hệ gene nấm men kết tới những phân tích tương tác gene ở người, còn Yu-yi Lin lại mong muốn mở rộng.

Ban đầu tiến sĩ Yuan đã thắc mắc với giám đốc phòng thí nghiệm về những thống kê nghiên cứu do mình thực hiện đã được công bố trên Tạp chí Nature, một tạp chí khoa học danh tiếng nhất. Nếu mới nhìn qua nó có vẻ khác với nghiên cứu của ông nhưng khi xem xét kỹ Yuan đã phát hiện ra đó là sự thật.

Tiến sĩ Yuan bức xúc cho rằng, hành vi sai trái trong khoa học kiểu như thế này đã trở thành thường xuyên hơn. Một vấn đề nổi lên là liệu các trường đại học, các tạp chí khoa học và chính phủ liên bang, đã được trả tiền để làm những việc này. Trong khi đó, bài báo trên công bố nghiên cứu của trường y Hopkins được cho là đã phát hiện ra tương tác giữa các gene. Thậm chí trên website của trường còn công bố hẳn một ấn phẩm vào năm 2012 với tên “Studies Linked to better Understanding of Cancer Drugs”, khẳng định đã tìm ra cơ chế hoạt động năng lượng cảm ứng của tế bào.

Posted Image

Nghiên cứu xin tài trợ từ NIH cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến gian lận gia tăng Những lời chỉ trích của Yuan ban đầu đã nhận được sự quan tâm của Tạp chí danh tiếng Nature. Ông đã nhận được e-mail từ tòa soạn trả lời có thể sẽ cho chỉnh sửa nhưng cách đây gần 6 tháng vẫn chưa có bất kỳ thay đổi nào. Tòa soạn đã trao đổi thư với giám đốc phòng thí nghiệm Jef Boeke. Boeke có trả lời với tòa soạn hãy đợi thêm thời gian nữa để phòng thí nghiệm sẽ tự giải quyết ý kiến của Yuan. Kết cục, Yuan bị trường sa thải vào tháng 12 năm 2011 sau 10 năm cống hiến tại phòng thí nghiệm. Khi ra đi ông còn ‘được’ dẫn độ bởi hai nhân viên bảo vệ.

Tới thời gian gần đây, sau vài tuần khi phóng viên tờ Washington Post đặt lại những lùm xùm này, phát ngôn viên Trường Hopkins ông Kim Hoppe cho biết, những vấn đề này sẽ được giải quyết trong các bài báo khoa học sau này. Nhưng cả Tạp chí Nature và trường đại học đã không hề sửa chữa. Hoppe sau đó cũng từ chối tiếp các cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, liên tiếp 11 ấn phẩm tiếp theo được xuất bản vẫn trích dẫn dựa trên những phát hiện nghiên cứu đã có.

Không phải là trường hợp cá biệt

Vụ việc trường Hopkins diễn ra trong lúc bối cảnh hiện tượng các công bố nghiên cứu giả mạo liên tục bị rút khỏi tạp chí khoa học, thậm chí còn tạo nên một ‘đại dịch rút lại’ các bài báo. Năm ngoái, một nghiên cứu trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho biết, tỷ lệ phần trăm các bài báo khoa học đã bị rút lại vì gian lận tăng gấp 10 lần so với năm 1975.

Riêng trong lĩnh vực y sinh học có hơn 2 nghìn bài báo bị rút lại, trong đó có 67% bài báo do sai quy trình nghiên cứu, chủ yếu là gian lận hoặc bị nghi ngờ gian lận. Nguyên nhân các bài báo đăng tràn lan bất kể chất lượng do những người nghiên cứu muốn duy trì vị trí công việc và không muốn bị cắt giảm tài trợ, ông Ferric C.Fang, một giáo sư y khoa tại Đại học Washington cho biết.

Posted Image

Daniel Yuan bị sốc khi nghe tin Lin Yu-yi đã tự tử chết

Fang còn dự báo, số bài báo khoa học bị rút lại có thể tăng hơn trong thời gian tới, vì nguyên nhân đơn giản rằng, sự đánh cắp và gian lận trong khoa học có thể dễ dàng được thực hiện do sự gia tăng bởi công nghệ thông tin và kỹ thuật số. Nhưng yếu tố chủ chốt hơn vẫn là sự cạnh tranh để giành được sự tài trợ tiền từ phía NIH.

Trong những năm 1960, khoảng 2/3 công trình yêu cầu được NIH cấp tiền nhưng đến nay chỉ tỷ lệ nhận được tài trợ chỉ có 1/5 tổng công trình. Đáng lưu ý, các công trình được công bố trong tạp chí được ngưỡng mộ nhất như Tạp chí Nature đã trở thành một thần tượng đối với không ít nhà khoa học. Dù sai lầm song các trường đại học và các tạp chí nhiều khi lại không chịu nhận lỗi, khiến cho các nhà khoa học phát ‘sợ’.

Tự tử để được thanh thản

Quay trở lại câu chuyện của Yuan tại trường y danh tiếng Hopkins, tháng 8/2012, Yuan tiếp tục gửi thư tới tòa soạn Tạp chí Nature chất vấn xem tòa soạn có lưu tâm và chỉnh sửa bài báo gian lận kết quả nghiên cứu hay không. Những bài báo do Lin Yu-yi công bố đã phóng đại và thực tế Yuan chưa tìm thấy bằng chứng về những phân tích mô tả được tiến hành. Thậm chí Yuan còn thuê cả luật sư để đảm bảo cho những tranh cãi của ông với trường đại học Hopkins.

Sau đó Yuan đã nhận được e-mail hồi âm cho biết ông đã nhận được một “kết thúc có kết quả”. Nội dung e-mail cho biết Yu-yi đã qua đời vào buổi sáng ngày tháng 8 hôm đó. Giọng điệu e-mail nói rằng, “Yu-yi qua đời, bây giờ chắc hẳn bạn (Yuan) rất hài lòng với thành công của bạn”. Lá thư còn đổ lỗi cho những chỉ trích của Yuan đã khiến Lin, cha của ba cô con gái, phải tự tử.

Trái lại, Yuan đã rất bị sốc, toàn thân như run lên. Ông tự hỏi, tại sao đấy không phải là lỗi của các nhà nghiên cứu khác về dự án, của chính Tạp chí hay của chính phủ liên bang. Những cơ quan này đã không chú ý trả lời công khai những vấn đề mà ông đã nêu lên trong nghiên cứu.

Tin tức từ tờ Thời báo Đài Bắc cho biết, Lin được phát hiện chết trong văn phòng của ông tại Đại học Quốc gia Đài Loan. Nhà khoa học nổi tiếng đã chết bên cạnh chai thuốc và vết cắt sâu trên tay. Giới phân tích cho rằng, rất có thể ở cuối cuộc đời, Lin đã suy nghĩ về những gì mình công bố trong tạp chí Nature vào tháng 2/2012 về phát hiện cơ chế duy trì cân bằng năng lượng tế bào, có ứng dụng quan trọng trong chữa lão hóa và ung thư.

Nếu có một lá thư tuyệt mệnh, nó đã không được thực hiện công khai, và rất khó để biết những gì đã đi qua tâm trí của Lin ở cuối của cuộc đời mình.

Khánh Hưng (Theo Washingtonpost.com)

=================================

Khoa học thực nghiệm còn như vậy. Huống chi những thứ khoa học xã hội - mang tính lý thuyết nhiều hơn thì tính chất còn phức tạp thế nào.

Việt sử 5000 năm văn hiến chính là nạn nhân của sự gian lận khoa học. "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" vẫn chưa có một định nghĩa thế nào là "Cơ sở khoa học". Nhưng họ đã vội vàng nhân danh khoa học để phủ nhận truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Thật là một điều buồn! Nhưng Thiên Sứ tui sẵn sàng chở đợi đến khi "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại", cho dù với những điều kiện mà bà Vanga nói tới.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay