Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tạng - Hồi - Mãn - Hán - Mông - Miến - Việt - Choang ...

Tạng - Hồi: là dân tộc thuộc địa mới, sau này mới sáp nhập vào TQ luôn (từ triều Thanh trở lại).

Mãn - Mông: là thứ dân Bắc Dương Tử (Mãn bây giờ cũng gọi là Hán, đã bị "đồng hóa" ngược mất tiêu rồi).

Miến - Choang: chính là một trong những chi Bách Việt còn tồn tại phía Nam Dương Tử.

Việt: là chủ nhân xa xưa của vùng đất Nam Dương Tử, phần lớn đã bị Hán hóa nhưng vẫn mang tên Việt (như Nguyễn Du nói về Từ Hải: "Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông" - là Quảng Đông trong vùng lưỡng Quảng (Quảng Tây nữa) mà Quang Trung muốn thu hồi về cho nước Việt, nhưng ngài đã mất hơi sớm), Chính vì thế mà khi Minh Mạng xin sắc phong làm vương nước Nam Việt (người Việt phương Nam) thì triều Thanh từ chổi và đổi là Việt Nam (phía Nam đất Việt). Dân tộc Việt vẫn tồn tại cho đến thời Tôn Trung Sơn thì bị xóa vĩnh viễn (mặc dù ông cũng là người Mân Việt) và gộp chung với dân tộc Hán.

Hán: là dân tộc lấy tên triều đại thống nhất đầu tiên (nhà Hán, theo sử là nhà Tần - nhưng thời gian tồn tại nhà Tần ngắn quá chưa đủ điều kiện thực thi chính sách "đồng hóa") đặt tên cho con dân dưới triều đại đó nên gọi là Hán, phần nhiều là người Việt. Nên thực chất Hán là một "dân tộc ảo"...

Bà Vanga có nói..."Một lý thuyết xa xưa sẽ trở lại với nhân loại chỉ khi "dân tộc Axiry" bị tiêu diệt..."

Lịch sử thế giới chưa từng nghe tồn tại thứ dân tộc này... chứng tỏ nó cũng là một "dân tộc ảo"...

Từ đó ta có thể hình dung khi nào thì...thuyết "Âm Dương Ngũ Hành" trở lại và vì sao điều kiện tiên quyết cho nó phải là "Vinh danh Văn Hiến Việt 5.000 năm"...

Thiên Bồng non nớt...hiểu chỉ bấy nhiêu...mong học hỏi thêm...!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh đài Thiên Bồng có cách viết têu tếu nhưng không sai.

Mà quan trọng là huynh nói ... hết ý của tôi rồi. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Kịch bản bi thảm” của ông chủ người Việt xúc phạm người Việt

Thứ tư 06/03/2013 06:51

(GDVN) - Sau khi vụ việc nhà hàng Cát Vàng (Mũi Né, Bình Thuận) kiên quyết từ chối bán hàng cho người Việt, được phanh phui trên báo chí, ông chủ nhà hàng này đã có một loạt hành động lạ lẫm.

Tướng Thệ lên tiếng vụ chủ nhà hàng Việt Nam không tiếp khách Việt Nam

Độc giả đòi đóng cửa nhà hàng Việt không tiếp... người Việt

Nhà hàng Việt không tiếp… người Việt

Tướng Vĩnh: "Việc làm của chủ nhà hàng Bắc Kinh thể hiện sự hèn hạ"

Posted Image

Nhà hàng Cát Vàng từ chối bán hàng lưu niệm cho người Việt.

Buổi sáng, người đàn ông quen an nhàn này cần mẫn cuốc xới, trồng rau và mải miết tưới bón trên mảnh vườn vốn bỏ hoang từ lâu của mình.

Sau đó, ông đi chặt cây trong vườn rào thành một cái chuồng để nuôi gà lợn. Nhưng cái chuồng rồi cũng bỏ không, vì không kiếm đâu ra con giống.

Buổi trưa, ông vừa quệt mồ hôi, vừa nặng nhọc gánh đôi thùng nước ao tù về nhà dùng làm nước rửa rau và nấu cơm. Nhưng khi vét được nắm gạo cuối cùng thì nhà mất điện.

Buổi chiều, cầm cả nắm tiền vàng ra chợ mua đồ, những một lần nữa, ông lại về không với cái bụng đói quặn đau và gương mặt chảy xệ vì tuyệt vọng.

Buổi tối, nhà hàng của ông bị trộm đột nhập. Bất lực và hoảng hốt, ông kêu cứu. Thật ngạc nhiên là tất cả những người hành xóm đều ngủ im thin thít mặc cho trộm khuân đồ trong tiếng kêu ngày càng bất lực của ông.

Đó chỉ là một vài nét giả định của một “kịch bản bi thảm” nhất dành cho ông – một người Việt chính hiệu – nhưng lại từ chối bán hàng cho người Việt với lý do người Việt xấu tính, hay ăn cắp, hay làm “gián điệp” cho nhà hàng khác, hay mặc cả nhiều mà mua ít.

Chỉ cần “học tập” tư duy kì thị người Việt của ông, tất cả những người bán rau, bán thịt, bán điện, bán nước… cũng sẽ quyết liệt từ chối bán sản phẩm cho ông; vì ông không muốn “dây dưa” với những người “xấu tính” nên họ cũng chẳng việc gì phải “dây dưa” với ông khi ông gặp hoạn nạn. Mà nửa đêm, thì các khách hàng ngoại quốc của ông cũng đang ngon giấc trong những resort khác nên chẳng thể cứu ông.

Theo kịch bản ấy, thì cuộc sống của một ông chủ nhiều tiền, sẽ trở lại thời kỳ ăn hang ở lỗ, săn bắn hái lượm.

Tất nhiên, cái “kịch bản bi thảm” đó sẽ không bao giờ xảy ra, vì có căm ghét ông đến bao nhiêu, thì tuyệt đại bộ phận người Việt vẫn không kì thị đồng bào của mình như ông đã làm.

Họ vẫn sẽ thương cảm bán cho ông mấy thứ hàng hóa để ông duy trì sự sống. Khi ấy, ông chỉ mua được lòng thương hại, chứ không thể mua được tình cảm, sự quan tâm, sự giúp đỡ của đồng loại.

Có người nói rằng, cũng sẽ có “quý nhân” chịu giúp đỡ ông một cách hồ hởi vì họ vô cùng phấn khởi trước “thành quả” kì thị người Việt của ông.

“Quý nhân” đó chính là chủ nhà hàng treo biển xúc phạm Việt Nam ở Bắc Kinh. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Tôi thì không đồng tình với nhận định đó. Chủ nhà hàng ở Bắc Kinh xúc phạm người Việt một cách vô văn hóa, là vì ông ta muốn bênh vực đồng bào mình, còn ông lại xúc phạm chính đồng bào mình để bênh vực túi tiền. Cho nên, dù có bán nhà chuyển sang Bắc Kinh, ông cũng sẽ bị ông chủ nhà hàng Bắc Kinh khinh bỉ.

Chính vì thế, thưa ông, “kịch bản bi thảm” nhất của ông không phải là chuyện phải ăn hang ở lỗ do người Việt không chịu bán hàng cho ông, mà là việc: Ông không những bị đồng bào mình khinh bỉ mà còn bị 'kẻ đối địch' khinh bỉ.

Bùi Hải

Ý kiến bạn đọc (2 ý kiến)

1. Tống Phươc Minh - 06/03/2013 10:44

Tôi đang làm việc với một đối tác ở Úc, họ đánh giá cao về tinh thần người Việt, khi làm với người Việt họ cảm thấy được tôn trong bằng nhưng lời xứng hô có trên có dưới. Ông cha ta luôn lấy câu "đói cho sạch rách cho thơm", "bầu ơi thương lấy bí cùng" để răng dạy con cháu, phải hiểu văn hóa của người Việt, dân tộc nào cũng có cái hay cái tốt, Việt Nam chúng ta cũng vậy... phải biết nâng nêu cái tốt và hạn chế cái xâu, không được đối xử dân mình bằng sự vô cảm, văn hóa lai căng, vô liêm sỉ như vậy.

Posted Image 4 người thích Phản hồi

2. Nguyễn Quang Thịnh - 06/03/2013 08:04

Hay, viết rất hay!sẽ là đoạn kết bi thảm cho những ai dám xem thường đồng bào của mình.

===========================

Vâng! Bài báo hay, phân tích đúng!

Thế còn Việt sử từ gần 5000 năm văn hiến , người ta bảo chỉ có hơn 2000 năm với những người dân "Ở trần đóng khố" và "cùng lắm chỉ là một nhà nước sơ khai" thì sao?

Nó có "cơ sở khoa học" à? Khái niệm "cơ sở khoa học" ấy là cái gì? Vẫn chưa có câu trả lời?

Vậy đấy! Nhưng người ta vỗ tay rầm rầm.

Thế là thế nào? Lại có hai thằng nhìn vào nhà nữa chứ nhỉ?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi nghi ngờ quốc tịch gốc của thằng cha chủ nhà hàng này bởi vì ông ta họ Nghiêm.

Hình như người Việt ít có ai họ Nghiêm.

Theo báo chí thì ông ta quê ở An Giang. Không chừng ông ta là người Hoa ở Việt Nam và đã bị bọn Tung Cẩu mua chuột rồi. Do vậy mới có hành động lạ thường như vậy.

Sống trong lòng nước Việt mà lại không ưa người Việt thì chỉ có khả năng hắn không phải người Việt (mặc dù có quốc tịch Việt Nam).

Nếu hắn không ưa người Việt thì sao hắn vẫn ở trong nước Việt vậy ta? Chỉ có 1 khả năng: hắn đang thực hiện 1 việc gì đó (phá hoại các giá trị của xã hội Việt Nam chẳn hạn).

Nếu hắn là người Việt thì cụ nội, cụ ngoại nhà hắn chẳn lẻ không phải người Việt?

Nếu cụ nội, cụ ngoại nhà hắn là người Việt vậy là hắn cũng khinh cả tổ tông nhà hắn. Mà người như vậy thì chỉ có 1 khả năng: hắn là thằng ngu.

Chia sẽ với chú Thiên Sứ:

Chú như vậy là hân hạnh lắm rồi, nếu lúc nào nhà chú cũng có hai thằng lính gác không công. Có cả khối người không được như chú.

Nếu chú đi nhậu mà hai thằng lính gác cũng đi theo thì chú cứ tha hồ mà nhậu. Đến lúc đó chắc không ai uống lại chú Posted Image

Edited by caibang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Họ Nghiêm ở VN thiếu gì bác ơi

Hình như có nhà nghiên cứu Nghiêm Đình TÍch,bạn em mang họ Nghiêm này

Cũng như các họ Lều, Mạc, Văn, Uông, Phương...

Do hoàn cảnh xã hội lịch sử mà từ họ gốc ( không còn biết) mới chiết tự ra chữ để đổi họ, ví dụ con cháu họ Mạc ra thành Lều, Văn, Phương, Thái....

Hay họ Trần ra họ Trình,

Bác caibang chịu khó nghiên cứu về họ Việt Nam cái nhé, em chả bênh gì bác chủ cửa hàng, nhưng đụng cái họ là kêu Tàu bò thì em không đồng ý, nếu cụ Chu Văn An có họ Chu bác kêu là Tàu, cụ Nhữ Văn lan kêu là Tàu, thì chả nhẽ ngoài họ Nguyễn, Trân, Lê, Lý Vn ta không có họ khác à

Edited by lanha92

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Không thể thần thoại hóa rùa hồ Gươm để tôn là bảo vật'

Trong khi PGS Hà Đình Đức cho rằng rùa hồ Gươm xứng đáng là bảo vật quốc gia bởi có giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh thì nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền phủ nhận điều này và khẳng định nó chỉ có giá trị khoa học.

> Rùa hồ Gươm có thể là bảo vật quốc gia/ Rùa 'dạo chơi' trong giá lạnh

Đầu tháng 3, nhà nghiên cứu rùa hồ Gươm, PGS Hà Đình Đức đề nghị lãnh đạo TP Hà Nội xem xét trình lên Chính phủ phê duyệt việc công nhận cá thể rùa hồ Gươm (còn sống), tiêu bản rùa hồ Gươm lưu tại đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa lưu trong Bảo tàng Hà Nội làm bảo vật quốc gia.

Theo ông Hà Đình Đức, ngoài ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, rùa hồ Gươm còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Hình ảnh rùa còn được gắn liền với truyền thuyết hồ Gươm. Vì thế việc đưa rùa vào danh sách bảo vật quốc gia là cần thiết.

"Rùa đã gắn bó với hồ Gươm hàng trăm năm, nhắc đến rùa là nhớ đến lịch sử oai hùng của dân tộc nên có thể nói rùa là báu vật vô giá, là di sản văn hóa lịch sử và phi vật thể", ông Hà Đình Đức bày tỏ.

"Các nhà văn hóa, khoa học cần ngồi lại xem xét các yếu tố văn hóa, lịch sử để đánh giá toàn diện giá trị của rùa hồ Gươm. Tiêu chí về bảo vật quốc gia cũng cần vận dụng linh hoạt chứ không nên cứng nhắc. Không có gì là tuyệt đối, là chân lý", PGS Hà Đình Đức đề xuất.

Posted Image

Rùa hồ Gươm được chữa bệnh năm 2011. Ảnh: Hà Đình Đức.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho rằng, trong văn hóa, rùa, rắn là thủy quái, là kẻ thù của người dân. Nếu đưa con vật này lên thờ là đề cao thủy quái, rất không ổn. Hình tượng vua Lê Lợi cầm kiếm chém xuống hồ Gươm là hành động chống lũ lụt. Bởi xưa kia khu vực hồ Gươm trũng, nhiều ao hồ. Tại khu vực đền Ngọc Sơn còn có trấn Ba Đình để trấn sóng độc của văn hóa cũng như sóng nước, lũ lụt từ sông Hồng.

"Rùa là con vật phá đê, nó chỉ có giá trị trong tâm linh khi được coi là một trong tứ linh. Câu chuyện trả gươm cho rùa của Lê Lợi được nhân dân hư cấu, là truyền thuyết sau này mới có", ông Trần Lâm Biền cho biết.

Theo nhà nghiên cứu này, rùa hồ Gươm có giá trị khoa học, là loài rùa hiếm còn sót lại chứ không có giá trị văn hóa lịch sử. "Rùa hồ Gươm không có giá trị phi vật thể, không thể thần thoại hóa con rùa để tôn nó là bảo vật quốc gia", nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền khẳng định.

Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, GS.TS Lưu Trần Tiêu cho biết, ông không đồng tình với đề xuất của PGS Hà Đình Đức.

"Ông Đức là người tâm huyết, nhiệt tình bảo vệ rùa hồ Gươm, song chưa nắm chắc các tiêu chí xét duyệt bảo vật quốc gia. Xét theo tiêu chí thì rùa hồ Gươm không phù hợp. Chúng ta đã quy định tiêu chí về bảo vật nên không thể tùy tiện chỉnh sửa", GS.TS Lưu Trần Tiêu khẳng định.

Tiêu chí của bảo vật quốc gia: là hiện vật gốc độc bản; là hiện vật có hình thức độc đáo; là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Đoàn Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ Nghiêm ở VN thiếu gì bác ơi

Hình như có nhà nghiên cứu Nghiêm Đình TÍch,bạn em mang họ Nghiêm này

Cũng như các họ Lều, Mạc, Văn, Uông, Phương...

Do hoàn cảnh xã hội lịch sử mà từ họ gốc ( không còn biết) mới chiết tự ra chữ để đổi họ, ví dụ con cháu họ Mạc ra thành Lều, Văn, Phương, Thái....

Hay họ Trần ra họ Trình,

Bác caibang chịu khó nghiên cứu về họ Việt Nam cái nhé, em chả bênh gì bác chủ cửa hàng, nhưng đụng cái họ là kêu Tàu bò thì em không đồng ý, nếu cụ Chu Văn An có họ Chu bác kêu là Tàu, cụ Nhữ Văn lan kêu là Tàu, thì chả nhẽ ngoài họ Nguyễn, Trân, Lê, Lý Vn ta không có họ khác à

Caibang chỉ đặt giả thuyết ông ta là người Tàu thôi.

Vấn đề là Việt sử 5000 năm vắn hiến đầy tự hào của truyền thống văn hóa sử Việt bị xóa sổ thành mấy ngàn năm với tổ tiên ta "ở trần đóng khố" thì không thấy ai nhắc tới.

Cảm ơn Caibang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguy cơ bất ổn đe dọa Trung Quốc

Thứ Ba, 05/03/2013 22:48

Bắc Kinh tiếp tục gây quan ngại khi tăng ngân sách quốc phòng năm 2013 thêm 10,7%

Chính phủ Trung Quốc cam kết sự tăng trưởng ổn định, nỗ lực chống tham nhũng, việc cải thiện môi trường và chú trọng nâng cao chất lượng sống của người dân khi quốc hội nước này nhóm họp tại Bắc Kinh từ ngày 5-3.

Posted Image

Các lãnh đạo Trung Quốc tại phiên khai mạc kỳ họp quốc hội hôm 5-3

Ảnh: REUTERS

Nỗi lo khoảng cách giàu nghèo

Trong báo cáo công tác chính phủ đọc tại phiên khai mạc kỳ họp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận đất nước đang đối mặt với “nhiều khó khăn và vấn đề trong phát triển kinh tế xã hội”. Ngoài ra, ông tỏ dấu hiệu cho biết giới lãnh đạo nước này sẽ không còn chú trọng đến việc theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá, đồng thời chuyển ưu tiên sang những chương trình xã hội. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh: “Chúng ta phải xem việc bảo đảm và cải thiện hạnh phúc của người dân là ưu tiên và mục tiêu hàng đầu của chính phủ. Chúng ta cũng phải nỗ lực đẩy mạnh phát triển xã hội”.

Bài diễn văn dài 100 phút của ông Ôn Gia Bảo đặc biệt nhấn mạnh đến những chương trình nhằm cải thiện chất lượng sống sau khi nêu bật những vấn đề mà người dân đang đối mặt, nhất là khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng giữa người thành thị và nông thôn. Ông kêu gọi sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng để giảm bớt lãng phí, cải thiện lĩnh vực dịch vụ như là một nơi cung cấp việc làm cần thiết và tăng cường chi tiêu cho những chương trình xã hội, trong đó chú trọng đến việc hỗ trợ người dân mua nhà.

Vấn đề môi trường cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt khi thủ tướng Trung Quốc kêu gọi giảm tiêu thụ năng lượng và giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, đất đai và nguồn nước nghiêm trọng của đất nước. Bên cạnh đó, ông Ôn Gia Bảo tái khẳng định cam kết chống tham nhũng mạnh mẽ, xem nhiệm vụ này đóng vai trò sống còn đối với sự tồn vong của đảng và đất nước.

Trong một động thái nêu bật nỗi lo của Bắc Kinh về những mối đe dọa trong nước xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế “không cân bằng, không điều phối và không bền vững”, ngân sách cho an ninh nội địa năm 2013 đã được tăng 8,7% lên 769,1 tỉ nhân dân tệ (123,62 tỉ USD), hãng tin Reuters nhận định chính phủ Trung Quốc đang tăng cường đề phòng nguy cơ gia tăng bất ổn khi ngày càng có nhiều người dân bất bình trước tình trạng tham nhũng, nạn lạm quyền và ô nhiễm môi trường bất chấp kinh tế tăng trưởng mạnh và thu nhập gia tăng.

Chơi trò “hai mặt”

Theo báo cáo nói trên, chi tiêu của chính phủ trong năm 2013 sẽ tăng 10% lên 13.820 tỉ nhân dân tệ (2.200 tỉ USD) - một con số cao kỷ lục. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% cho năm nay, bằng với năm ngoái dù vẫn thấp hơn tỉ lệ 8% thường được đặt ra trong các năm trước đó. Đáng chú ý là ngay cả khi đối mặt với không ít vấn đề trong nước, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tăng cường hiện đại hóa quân sự, thể hiện qua việc ngân sách quốc phòng tăng 10,7% lên 720,2 tỉ nhân dân tệ (115,74 tỉ USD). Mức tăng này thấp hơn chút ít so với tỉ lệ 11,5% của năm ngoái.

Hãng tin AP nhận định việc duy trì mức tăng ngân sách quốc phòng ở tỉ lệ 2 con số như trên cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc muốn có sự ủng hộ mạnh mẽ của quân đội giữa lúc Bắc Kinh đang có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng và muốn giảm bớt ảnh hưởng của Washington ở khu vực. Người phát ngôn kỳ họp quốc hội lần này, Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh, đã lên tiếng biện hộ cho việc tăng ngân sách quốc phòng khi cho rằng chính sách này đã “đóng góp cho hòa bình và ổn định toàn cầu” (?!).

Lời biện minh này chắc chắn không thể xoa dịu được sự lo ngại của Mỹ và các nước, vùng lãnh thổ láng giềng của Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh đang bị chỉ trích là có thái độ “gây hấn” trên biển. Sự lo ngại này có thể càng tăng bởi các chuyên gia nước ngoài lâu nay cho rằng mức chi tiêu quốc phòng thật sự của Trung Quốc luôn cao hơn con số công bố. Phản ứng trước việc tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, người phát ngôn Đảng Dân tiến đối lập của Đài Loan ngay lập tức cáo buộc Bắc Kinh chơi trò “hai mặt”. Người này nói: “Trung Quốc thường xuyên nhấn mạnh về một thỏa thuận hòa bình với Đài Loan và mô tả mình như là một đất nước yêu hòa bình nhưng mức ngân sách quốc phòng cao và những hành động khiêu khích ở biển Đông, biển Hoa Đông đã cho thấy hình ảnh ngược lại”.

HOÀNG PHƯƠNG

=====================

Trong một động thái nêu bật nỗi lo của Bắc Kinh về những mối đe dọa trong nước xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế “không cân bằng, không điều phối và không bền vững”, ngân sách cho an ninh nội địa năm 2013 đã được tăng 8,7% lên 769,1 tỉ nhân dân tệ (123,62 tỉ USD), hãng tin Reuters nhận định chính phủ Trung Quốc đang tăng cường đề phòng nguy cơ gia tăng bất ổn khi ngày càng có nhiều người dân bất bình trước tình trạng tham nhũng, nạn lạm quyền và ô nhiễm môi trường bất chấp kinh tế tăng trưởng mạnh và thu nhập gia tăng.

Việc đặt trong tâm vào giải quyết các mâu thuẫn xã hội, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt một mục đích đúng trong định hướng tương lai. Nhưng không phải cội nguồn đích thực của nền văn hiến Đông phương huyền vĩ, chính phủ Trung Quốc sẽ không thể tìm ra phương pháp đúng có khả năng khắc phục được những vấn nạn trong nước của họ. Chỉ cần một cuộc chiến tranh tiền tệ xảy ra và rất dễ xảy ra trong tương lai gần thì đủ làm Trung Quốc rối loạn.

Rút khỏi biển Đông và long trọng công nhân Việt sử 5000 năm văn hiến là điều kiện tiên quyết để giải quyết mọi sự.

Rất tiếc! Thời gian không còn nhiều.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão chủ Cát Vàng này hợm hĩnh thì rõ rồi, cần phải xử lý mạnh vì nó chạm đến phẩm giá dân tộc Việt. Nhưng lỗi phát ngôn và hành động kỳ thị có tính chất phỉ báng dân tộc thì cứ xử ngay cái tội đó, đường đường chính, buộc người phạm lỗi phải tâm phục khẩu phục. Đằng này lại đi kiểm tra hàng hóa, kiểm tra chứng từ thuế...v...v... để tìm cho ra 1 cái lỗi khác để có cớ mà trừng phạt. Không được ! không được !

Phó CT tỉnh Bình Thuận: "CA kiểm tra hàng hóa tại nhà hàng Cát Vàng"

(GDVN) - “Việc làm như vậy của chủ nhà hàng Cát Vàng là một sự xúc phạm tới người khác, đã ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung”, ông Nguyễn Thành Tâm nói.

Chiều 6/3, trao đổi với Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Thành Tâm – Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cho biết: "Tôi đã chỉ đạo các Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hoá – Thể thao - Du lịch cùng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công an TP Phan Thiết kiểm tra hàng hóa của Nhà hàng Cát Vàng (Golden Sand, ở số 81 Nguyễn Đình Chiểu, phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết – Bình Thuận)".

Theo đó, đoàn kiểm tra đã kiểm điểm và tạm giữ 2 mặt hàng này và yêu cầu chủ Nhà hàng Cát Vàng xuất trình hóa đơn chứng minh xuất xứ hàng hóa để có hướng xử lý. Kết quả ban đầu cho thấy có nhiều đồng hồ và rượu ngoại không có nhãn phụ và đã lập biên bản.

Ông Tâm cho hay quan điểm của Tỉnh là nghiêm khắc xử lý theo quy định của pháp luật, không thể để một sự việc như vậy tồn tại ở khu vực du lịch trọng điểm quốc gia.

“Việc làm như vậy của Chủ nhà hàng Cát Vàng là một sự xúc phạm tới người khác, đã ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung”, ông Tâm khẳng định.

Khi được hỏi về kết quả của cuộc kiểm tra, ông Tâm cho biết đến thời điểm này ông chưa nhận được kết quả của cuộc kiểm tra này. “Tôi đã đề nghị, trong các bước tiếp theo, Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch phải có báo cáo cụ thể và đề xuất kiến nghị xử lý để tôi có cơ sở để xử lý”, ông Nguyễn Thành Tâm nói.

Trước đó, như đã đưa tin, tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra của tỉnh Bình Thuận, ông Nghiêm Phúc - Chủ nhà hàng Cát Vàng thừa nhận việc không bán cho người Việt là có thật và “đã quy định ngầm với nhân viên rằng khi có khách Việt đến thì bảo cửa hàng đang kiểm kê”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão chủ Cát Vàng này hợm hĩnh thì rõ rồi, cần phải xử lý mạnh vì nó chạm đến phẩm giá dân tộc Việt. Nhưng lỗi phát ngôn và hành động kỳ thị có tính chất phỉ báng dân tộc thì cứ xử ngay cái tội đó, đường đường chính, buộc người phạm lỗi phải tâm phục khẩu phục. Đằng này lại đi kiểm tra hàng hóa, kiểm tra chứng từ thuế...v...v... để tìm cho ra 1 cái lỗi khác để có cớ mà trừng phạt. Không được ! không được !

Hungnguyen có quan niệm chính xác, phù hợp với quan niệm "chính danh" của Lý học!

Tôi bổ xung thế này:

Giả thiết tội miệt thdân tộc ở mức độ của người này là sử phạt hành chính, hoặc tù treo - nhưng chính danh. Còn nếu lại bắt sang tội khác - dù nặng hơn - và không xử tội này thì rút cục là tội miệt thị dân tộc của tay này là không có?!

Điều này sẽ xảy ra một vấn đề được đặt ra: Luật Việt Nam không có điều khoản xử tội miệt thị dân tộc. Trong trường hợp này thà không can thiệp mà để dư luận lên án.

Còn những vụ việc khác , như Vietinbank, in bản đồ xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ trên quả cầu làm kỷ niệm; sách Giáo khoa in cở Trung Quốc trên trường Việt Nam thì sao? Có kiểm tra Vietinbank và Nxb nào đó không?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời gian và nghiệp báo

Alan Phan

March 6, 2013

Posted Image

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.

Khi chim chết, kiến ăn nó ! Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,

Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này. Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,

Nhưng đừng quên rằng,

Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn. Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,

Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

Hãy là người tốt và làm những điều tốt. Thử nghĩ mà xem,

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,

Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:

1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạng - Hồi: là dân tộc thuộc địa mới, sau này mới sáp nhập vào TQ luôn (từ triều Thanh trở lại).

Mãn - Mông: là thứ dân Bắc Dương Tử (Mãn bây giờ cũng gọi là Hán, đã bị "đồng hóa" ngược mất tiêu rồi).

Miến - Choang: chính là một trong những chi Bách Việt còn tồn tại phía Nam Dương Tử.

Việt: là chủ nhân xa xưa của vùng đất Nam Dương Tử, phần lớn đã bị Hán hóa nhưng vẫn mang tên Việt (như Nguyễn Du nói về Từ Hải: "Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông" - là Quảng Đông trong vùng lưỡng Quảng (Quảng Tây nữa) mà Quang Trung muốn thu hồi về cho nước Việt, nhưng ngài đã mất hơi sớm), Chính vì thế mà khi Minh Mạng xin sắc phong làm vương nước Nam Việt (người Việt phương Nam) thì triều Thanh từ chổi và đổi là Việt Nam (phía Nam đất Việt). Dân tộc Việt vẫn tồn tại cho đến thời Tôn Trung Sơn thì bị xóa vĩnh viễn (mặc dù ông cũng là người Mân Việt) và gộp chung với dân tộc Hán.

Hán: là dân tộc lấy tên triều đại thống nhất đầu tiên (nhà Hán, theo sử là nhà Tần - nhưng thời gian tồn tại nhà Tần ngắn quá chưa đủ điều kiện thực thi chính sách "đồng hóa") đặt tên cho con dân dưới triều đại đó nên gọi là Hán, phần nhiều là người Việt. Nên thực chất Hán là một "dân tộc ảo"...

Bà Vanga có nói..."Một lý thuyết xa xưa sẽ trở lại với nhân loại chỉ khi "dân tộc Axiry" bị tiêu diệt..."

Lịch sử thế giới chưa từng nghe tồn tại thứ dân tộc này... chứng tỏ nó cũng là một "dân tộc ảo"...

Từ đó ta có thể hình dung khi nào thì...thuyết "Âm Dương Ngũ Hành" trở lại và vì sao điều kiện tiên quyết cho nó phải là "Vinh danh Văn Hiến Việt 5.000 năm"...

Thiên Bồng non nớt...hiểu chỉ bấy nhiêu...mong học hỏi thêm...!

Bởi vậy..."dân tộc ảo" ấy nên sớm công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến....để được tồn tại lâu dài...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy..."dân tộc ảo" ấy nên sớm công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến....để được tồn tại lâu dài...

Sắp hết giờ để được công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Chẳng ai được ăn cỗ khi gia chủ đã dọn mâm, rửa bát đũa cả!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tân Hoa Xã:

Một số bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa đang dần biến mất

Thứ tư 06/03/2013 19:00

(GDVN) - Việc triển khai cái gọi là "bảo vệ môi trường", "bảo tồn san hô" hay ngăn chặn sự biến mất của các bãi đá, rặng san hô ngoài quần đảo Trường Sa về bản chất chỉ là cái cớ cho Trung Quốc leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam

Posted Image

Tiêu Niệm Chí

Tân Hoa Xã ngày 6/3 dẫn lời Tiêu Niệm Chí, Phó chủ nhiệm Trung tâm thực nghiệm trọng điểm khoa học công nghệ biển quốc gia Trung Quốc, đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho hay, do các điều kiện tự nhiên, thủy văn thay đổi, một số bãi đá ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền" đang dần biến mất, "uy hiếp đến lợi ích biển của Trung Quốc".

Thông tin trên được Tiêu Niệm Chí cho biết khi thảo luận tại tổ đại biểu tỉnh Phúc Kiến đang dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tổ chức ở Bắc Kinh.

Tiêu Niệm Chí cho rằng, chính vì hiện thực tàn khốc của việc các đảo nhỏ, bãi đá trên Biển Đông đang dần biến mất mà "có quốc gia" đã tìm cách bảo vệ đảo, đá bằng mọi giá.

Theo viên đại biểu này, Trung Quốc nhận "chủ quyền" hơn 200 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trên Biển Đông, trong đó tập trung chủ yếu tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).

Số liệu của giới nghiên cứu nhà nước Trung Quốc cho hay, mực nước Biển Đông đã dâng cao 85 mm trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2011, đến năm 2050 mực nước Biển Đông sẽ dâng cao khoảng 145 đến 200 mm, lúc đó một số đảo, bãi đá sẽ "biến mất khỏi bản đồ Trung Quốc".

Tiêu Niệm Chí đề xuất, giới chức Trung Quốc cần nhanh chóng tổ chức các hoạt động khảo sát các bãi đá, bãi ngầm và rặng san hô trên Biển Đông, nghiên cứu tác động ảnh hưởng của dòng hải lưu, gió mùa để "có biện pháp bảo vệ" phù hợp.

Mặc dù đưa ra nhận định "dưới góc độ khoa học" về biển, tuy nhiên Dương Niệm Chí và giới truyền thông Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ, tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.

Việc triển khai cái gọi là "bảo vệ môi trường", "bảo tồn san hô" hay ngăn chặn sự biến mất của các bãi đá, rặng san hô ngoài quần đảo Trường Sa về bản chất chỉ là cái cớ cho Trung Quốc leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam bằng nhiều kênh, quân sự, kinh tế và cả nghiên cứu khoa học.

Hồng Thủy

==================

Nếu quả là những giải san hô trên biển Việt Nam biến mất thật thì tôi nghĩ người Việt Nam có thể mới những tổ chức khoa học có uy tín quốc tế như cộng đồng khoa học châu Âu, Hoa Kỳ, Nga.... đến nghiên cứu và giúp Việt Nam khắc phục, chưa cần đến Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xấu hổ vì trí thức Việt cũng "tham ăn tục uống"

Thứ 5, 7/3/2013, 6:0 GMT+7

Posted Image- Tôi đã từng học tập và làm việc ở Đức gần chục năm cho nên rất tâm đắc một vài phong cách văn hóa của người Đức. Câu nói "đi càng nhiều hiểu biết càng rộng" thật không đúng với nhiều người Việt đã từng học ở Đức.

Chỉ ở Việt Nam mới có kiểu bán hàng đuổi khách!

Nhục nhã khi nhà hàng Việt từ chối phục vụ người Việt

"Người Việt ý thức kém, không phục vụ là phải!"

Không bán hàng cho người Việt vì họ… xấu tính

Lễ hội Việt: Khi văn hóa nằm trên… bàn ăn

Nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Đức-Việt, 2010 được chọn là "Năm Đức ở Việt Nam" với nhiều chương trình đa dạng, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ song phương giữa hai nước. Trong đó phía Đức đã tài trợ chi phí đi lại và ăn ở để mời toàn bộ cựu học sinh tại Đức tham gia hội nghị và thực hiện chương trình lớn tại một khách sạn 5 sao ở Hà Nội.

Khách tham dự hội nghị có khoảng hơn 200 đại biểu đến từ nhiều thành phần trong chính phủ, bộ giáo dục từ hai phía, các tổ chức, sứ quán và đông đảo các cựu học sinh du học Đức.

Posted Image

Thật xấu hổ với việc ăn uống của một số người VN

Có thể nói rằng, hầu hết các anh chị du học tại Đức thời Đông Đức hầu hết đã ngoài 50 tuổi và đa số có địa vị, chức vụ lớn, nếu không thì cũng làm kinh doanh khá giả, và các anh chị thời đất nước thống nhất thì cũng đang và sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp. Ý tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với họ, một khi đã thành đạt trong sự nghiệp thì sơn hào, hải vị đã nếm đủ và không còn thèm khát như thời bao cấp nữa.

Vậy mà tôi và nhiều bạn bè khác vô cùng thấy xấu hổ với hành động của nhiều anh chị thuộc giới trí thức giàu có. Đó là cho dù có tới hơn 200 đại biểu tham dự, nhưng duy nhất có một khu đặt buffet cho tiệc trưa. Và người Đức thì xếp hàng ngay ngắn lấy đồ ăn chứ không chen lấn xô đẩy.

Posted Image

Chúng tôi cũng xếp hàng, người Việt do nhanh chân nên toàn đứng hàng đầu, các giáo sư, thầy cô giáo, quan chức Đức thì nhường hết cho "cựu học sinh" nên họ xếp gần như là cuối cùng của con số hơn 200 người đó.

Và chúng ta đã biết là có cái gì ngon thì bị những người đầu và giữa hàng lấy hết, có rất nhiều đĩa thức ăn của người Việt đầy tú hụ thức ăn, có những người lấy cả chục con tôm hấp, họ ăn không hết và bỏ lại tại bàn ăn. Còn người Đức do đứng sau cùng nên phải vét từng hạt cơm, nhiều người còn không còn gì để vét.

Tôi đã thực sự thấy xấu hổ vì có những trí thức đã học ở Đức mà không học được văn hóa ăn uống của nước bạn.

Thật đáng tiếc!

Nguyễn Thị Hoan

(Cựu sinh viên Hohenheim 2003-2005- CHLB Đức)

=========================

Xem xong biết vậy! Cũng may! 35 năm mới có một lần!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiền nhân, sử quan và trách nhiệm lịch sử

Tác giả: Đinh Thế Hưng

Bài đã được xuất bản.: 05/03/2013 02:00 GMT+7

Có một nhà văn nào đó đã nói viết sử và dạy sử phải làm cho học sinh nghe thấy, nhìn thấy tiếng gươm khua, tiếng ngựa hý, tiếng hò reo chiến thắng của ba quân và cả những bài học đắng cay của lịch sử, là vậy.

Ông vua phong kiến ngày xưa tiếng là toàn trị và chuyên chế nhưng thực ra quyền lực của ông ấy vẫn bị hạn chế. Đương nhiên hạn chế không phải bằng lý thuyết tam quyền phân lập nhằm tạo cơ chế kiềm chế đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan nắm quyền lực nhà nước như các nhà triết học thời kỳ Khai sáng sau này phát minh ra.

Sợ tiền nhân và sợ... Trời

Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi những thứ rất vô hình nhưng lại có sức mạnh hơn bất cứ thể chế nào. Đó là vua làm gì thì làm vẫn biết sợ Trời, vẫn không dám làm gì trái với truyền thống của tiên đế....

Mỗi khi chính sự rối loạn, giặc cướp nổi lên như ong, thiên tai dịch bệnh hay có những diễn biến bất thường, vua thường giật mình xem có làm gì kinh động đến trời xanh. Lập tức thả bớt tù nhân, úy lạo dân chúng, lập đàn cúng tế để sửa mình cho hợp với lẽ Trời.

Nếu gạt bỏ những yếu tố duy tâm thì cái gọi là Trời ấy, phải chăng là những quy luật phát triển của tự nhiên, của xã hội mà việc điều hành chính sự phải tuân theo? Mà trái với những quy luật đó, con người ta phải trả giá.

Những thứ như Trời, hay tiền nhân, chỉ trở thành sức mạnh hạn chế quyền lực nhà vua khi mà xã hội vận hành trên một nền tảng gồm nhiều yếu tố trong đó có pháp luật và đạo đức. Các quy luật của đất trời phải được thẩm thấu vào các quy phạm khô khan, cách hành xử của tiền nhân phải là tiêu chuẩn đạo đức.

Đọc một quy định của cổ luật người ta có thể hình dung trong đó cả một chính thể và xã hội của một thời đại lịch sử, một thời cuộc. Trước một việc làm trái đạo nếu pháp luật bất lực, đạo đức sẽ lên tiếng. Khi đạo đức bất lực xã hội đó không còn thuốc chữa.

Không trái với tiền nhân, nhưng cách đối xử với tiền nhân của các ông vua phong kiến thường là đánh giá không tốt về các triều đại trước.

Trong Chiếu dời đô nổi tiếng, đã từng phê phán thế này: "Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh Trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Còn Bình Ngô Đại Cáo thì viết rằng: Nhân họ Hồ Chính sự phiền hà...

Posted Image

Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Ảnh minh họa

Sử quan và sử dân

Không chỉ biết xấu hổ với tiền nhân mà vua quan phong kiến ngày xưa rất quan tâm đến câu chuyện hậu thế đánh giá mình thế nào. Chính vì vậy trong bộ máy nhà nước phong kiến ngày xưa, sử quan bao giờ cũng là một chức vụ ngôi cao vọng trọng. Ít nhất cũng hàm "Bát phẩm"- đứng đầu một cơ quan tương đương cấp... tổng cục bây giờ.

Ăn lộc nhà vua và viết sử là những Quốc sử viện hay Quốc sử quán. Đây là những cơ quan phụ trách việc viết sử của triều đình. Đại loại như vua nói gì, vua làm gì, thích gì, chính sự hay hay dở, thiên tai địch họa....

Đương nhiên sử là một thứ bị chi phối mạnh mẽ bởi chính trị. Quan viết sử ngoài chuyện ghi chép phải tô phải vẽ để tạo ra một triều đại, một ông vua lung linh trong mắt hậu thế, sao cho con cháu sau này nó theo gương mà trị quốc, và đám dân đen không lôi mình ra để xỉ vả. Một công đôi việc là vậy.

Sử quan chân chính luôn là con người đầy mâu thuẫn và cũng là sự mâu thuẫn của sử. Một mặt phải viết sao cho đẹp lòng vua, một mặt phản ánh được sự thật và sự đánh giá của bản thân mình và xã hội đối với sự thật đó. Chính sự mâu thuẫn này đẻ ra cái gọi là dã sử hay còn gọi là sử dân.

Raxun Gamxatop đã nói rằng nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn chúng ta bằng đại bác. Nếu không xóa bỏ được tư duy nhiệm kỳ, nhóm lợi ích và sự vô trách nhiệm dù là vô tình với lịch sử, thì tiền nhân sẽ bị nhận những quả đại bác của hậu thế.

Nói là sử dân nhưng nhiều khi nó chính là sử quan viết cho dân. Dã sử hấp dẫn bởi tính xác thực cộng với lớp sương khói của miệng nhân gian và ẩn ức của sử quan.

Người ta có thể loại bỏ những ý chí chủ quan chi phối, áp đặt trong chính sử để tìm sự thật bằng phương pháp "giải ảo" . Đây là cũng chính là là sự quyến rũ của sử học và là nhiệm vụ của các sử gia.

Sử dân cũng là điều mà sử quan buộc phải cân nhắc khi viết trong chính sử. Bởi lẽ có thể che dấu được nhiều người nhưng nhưng vẫn có nhiều người khác biết sự thật, thế hệ này không biết không có nghĩa là thế hệ sau cũng vậy.

Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Một sự thật rõ ràng và có độ lùi hàng nghìn năm như vậy, dù sách giáo khoa không nói, thầy cô không dạy nhưng thiếu gì chỗ nói điều này. Che giấu hay lảng tránh là việc làm vô nghĩa và phản tác dụng.

Có một nhà văn nào đó đã nói viết sử và dạy sử phải làm cho học sinh nghe thấy, nhìn thấy tiếng gươm khua, tiếng ngựa hý, tiếng hò reo chiến thắng của ba quân và cả những bài học đắng cay của lịch sử, là vậy.

Phát đại bác của hậu thế

Một kẻ vô danh làm việc gì đó luôn chịu trách nhiệm với chính mình, với gia đình và cùng lắm là dòng họ. Nhưng một chính khách hành xử thì đằng sau họ là lợi ích của cả dân tộc và cả sự đánh giá của lịch sử. Đó chính là phẩm chất cũng là trách nhiệm khác nhau của tiểu nhân và quân tử, của thường dân hay chính khách.

Chịu trách nhiệm trước lịch sử, đặt lợi ích nhân dân lên trên hết hoàn toàn trái ngược với thứ tư duy nhiệm kỳ hay lợi ích nhóm mà Đảng đã chỉ ra và đang nỗ lực xóa bỏ nó.

Khi phán xét, lịch sử luôn bỏ qua những sự kiện tiểu tiết. Thái hậu Dương Vân Nga có thể bị thị phi bởi thân phận dâu con mà lại dâng cơ đồ của họ Đinh cho họ khác. Nhưng đứng trên phương diện lợi ích dân tộc thì hành động của bà lại được đánh giá rất cao.

Bất cứ hiện tượng nào cũng có lịch sử của nó. Đó có thể là những hậu quả tiêu cực tích tụ qua các giai đoạn khác nhau.

Kinh tế hiện nay gặp khó khăn, giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, giao thông vận tải yếu kém....Đó là những tồn tại của quá khứ tích tụ và kéo dài mà hiện tại chỉ nên nhận diện và khắc phục chứ không nên đổ lỗi. Bởi không ai được phép đổ lỗi hay tranh công của lịch sử.

Raxun Gamxatop đã nói rằng nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn chúng ta bằng đại bác. Nếu không xóa bỏ được tư duy nhiệm kỳ, nhóm lợi ích và sự vô trách nhiệm dù là vô tình với lịch sử, thì tiền nhân sẽ bị nhận những quả đại bác của hậu thế.

==========================

Raxun Gamxatop đã nói rằng nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn chúng ta bằng đại bác.

Ông Raxun Gamxatop đã nói là nói cho vui vậy thôi. Người này nghe nói lại đến tai người khác. Rôi mọi người nhắc lại tỏ ra rất hiểu biết nội dung minh triết sâu xa. Cũng cho vui vậy thôi. Chẳng chết thằng Tây nào.

Đã có ai chứng minh "bắn vào lịch sử một phát súng lục thì tương lai sẽ bắn chúng ta bằng đại bác " đâu.

Xóa sổ cả 5000 năm văn hiến Việt theo ông là bắn bằng gì?

Bắn bằng "khoa học", có phải thế không ông?

Nói thì quá nhiều. Lề phải, lề trái, chính nghĩa, phi nghĩa, chỉ trích, bới móc nhau rầm rầm...Nhưng để ý chẳng thấy ma nào lên tiếng về cả một lịch sử văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm cả.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách học vần tiếng Việt lại vẽ cờ Trung Quốc

Thứ năm 07/03/2013 09:43

Sau chuyện “cổng trường cắm cờ Trung Quốc”, lại có một cuốn sách nữa do tác giả Việt Nam biên soạn dạy tiếng Việt cho trẻ em cũng in cờ Trung Quốc.

Kiểm tra thông tin do bạn đọc cung cấp cho biết, sách học vần của trẻ em cũng vẽ cờ Trung Quốc, chúng tôi dễ dàng tìm thấy ở nhà sách Lý Thường Kiệt và nhà sách Tiền Phong (Hà Nội) cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1-2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của Trung Quốc.

Posted Image

Trang sách dạy các em học chữ C (trong cuốn Bé làm quen với chữ cái) có in lá cờ của Trung Quốc - Ảnh: Tuấn Phùng

Posted Image

Bìa cuốn Bé làm quen với chữ cái - Ảnh: Tuấn Phùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, vị phụ huynh lỡ mua sách này cho con bức xúc: “Tuy không có quy định sách bán tại Việt Nam chỉ được in cờ Việt Nam nhưng những loại sách dạy trẻ em Việt Nam học tiếng Việt mà lại in cờ nước khác là việc khó chấp nhận được. Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng cần để cho trẻ em làm quen với hình ảnh này, không thể giới thiệu cờ nước khác cho những đứa trẻ lần đầu tiếp cận với tiếng Việt”.

Ông Đinh Văn Vang - tổng biên tập của NXB Đại học Sư Phạm, người chịu trách nhiệm về nội dung các đầu sách của NXB phát hành - cho biết: “Chúng tôi tiếp nhận từ tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà nội dung cuốn sách, gồm cả phần chữ và hình ảnh. Chúng tôi phát hiện trong một bài có vẽ cờ Trung Quốc và đã đề nghị sửa vì không phù hợp khi sử dụng cho đối tượng trẻ em Việt Nam. Hiện tại bản sách chúng tôi phát hành đã in cờ Việt Nam”.

Như vậy đúng theo lời ông Vang thì hiện có hai bản sách (cùng một tên sách, tên tác giả và tên NXB) cũng được nộp lưu chiểu vào thời điểm tháng 1-2012, một bản in cờ Việt Nam, một bản in cờ Trung Quốc. Nhưng tại hai nhà sách kể trên chỉ xuất hiện bản “in cờ Trung Quốc” mà không tìm thấy bản “in cờ Việt Nam”. Giải thích về sự khó hiểu này, ông Vang cho biết: “Chúng tôi đang liên lạc với tác giả để làm rõ chuyện này. Nếu cuốn sách được in ra với bản có “cờ Trung Quốc” thì chắc chắn là bản in mạo danh NXB Đại Học Sư Phạm” - ông Vang khẳng định.

Theo tác giả cuốn sách, bà Nguyễn Thị Thúy Hà, thì những cuốn sách “vẽ cờ Trung Quốc” chỉ là bản in thử được mang gửi ở một số nhà sách (?)

Ông Vang cho biết chiều 6-3 đã đề nghị tác giả đi thu hồi toàn bộ cuốn sách “in thử” có vẽ cờ Trung Quốc.

Theo Tuổi Trẻ

==================

Tội này so với tội của ông chủ nhà hàng Cát... gì đó ở Mũi Né còn lớn hơn nhiều. Nhưng sự phản ứng thì thấy rất "nhã nhặn" .

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa bác Thiên Sứ, thưa các bác các anh

Cháu tham gia diễn đàn chưa lâu, học vấn kém cỏi, đối với việc các bác các chú các anh đang làm là tái tạo lại cơ đồ văn minh Bách Việt thì cháu chưa đủ tâm, đủ tầm, đủ cả trí để có thể nói từ..bàn, nhưng tham gia diễn đàn như bác Sứ nói, nếu chỉ ca ngợi mà quên đi tranh luận thì bác cũng không bao giờ thích

Hôm nay cháu can đảm nói và nhìn thẳng vào một vấn đề bác Sứ đã đang và còn tiếp tục nêu, mệnh đề của hôm nay

Xóa sổ cả 5000 năm văn hiến Việt theo ông là bắn bằng gì?

Có thể nói con dân nước Việt không bao giờ quên nguồn cội, chỉ có những kẻ vong bản, thờ giặc làm cha mới đang tâm xóa bỏ tổ tiên mà hưởng phú quý, Các triều đại Việt Nam từ khi lập nước đến nay có ai quên ngày giỗ tổ? thậm chí ngay trong những ngày đầu cùa triều Đinh, triều Tiền Lê đã ban sắc về ngày quốc giỗ, và truyền thống đó tiếp đến ngày nay. Nhưng chúng ta hãy hỏi từ sâu thẳm tim mình, một câu hỏi day dứt bao đời người Việt: Vì đâu nên nỗi như hôm nay, khi đất đai ngàn xưa bị thu hẹp, văn hiến ngàn đời bị kẻ khác lấy đi, chúng ta tự hào vì từng như thế, nhưng tại sao lại để mất

Bác nói đúng về hôm nay, nhiều người không hiểu giá trị văn hiến Việt, quên mất gốc gác văn hiến, tại cuộc sống? chỉ một phần, tại chiến tranh? không phải quyết định tất cả. Cái nút thắt cho sự hoang mang ấy là chính từ bản thân chúng ta, chính người Việt đã tự hủy hoại những di sản của mình.

Bản chất người Việt là thật thà nhưng có một nhược điểm lớn nhất: Tin ngoại nghi nội. Nếu lần giở trang sử nước Việt, điều đó gần như là sự trùng lặp kì lạ, triều đại nào cũng có. Một Đinh Tiên Hoàng uy vũ không sợ bất kẻ nào lại tin một thấy phong thủy phương Bắc để cuối cùng chết thảm, một Long Đĩnh không tin vào can gián của trung thần mà lại tin lời một tên hề nước Tống, một triều Trần hiển hách lại tin lời phong thủy nước Tàu mà tự yểm long mạch. Và bài học về nỏ thần như là minh chứng sinh động hơn hết, Tiền nhân ta thông minh nhưng cũng vì thế mà sinh ra chủ quan kiêu ngạo, văn hiến ta so với lũ du mục khác nào đem trời biển so với hạt cát bé tí teo. Chính vì thế nỏ thần như ẩn dụ cho việc xa rời đạo lý, xa rời nguồn cội, tự tay mở cửa cho giặc vào nhà, đến khi nó ở trước mặt thì đã quá muộn màng, chính vì thế mà chính tổ tiên ta đã đặn dò

Bắc môn quan tỏa

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Hay, Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Người trong nước, muốn nước mạnh muốn xây lại văn hiến thì phải yêu thương nhau trước đã . Bác trách nhiều người thờ ơ, bác muốn làm việc của Nữ Oa vá lại trời, làm việc của lão ông dời núi lấp sông, điều đó đáng quý biết bao, chính bản thân cháu vô cùng xúc động khi đọc những dòng tâm huyết của bác và tin nhất định bác sẽ thành công

Các thệ hệ người Việt luôn cố gắng phục hồi lại từng hồi từng chút, và cháu nghĩ rằng ngày hôm nay cả thế giới biết, hàng triệu người dân Việt biết sự hiện hữu của văn hiến Việt đã là một bước kì diệu, mọi người có để ý niềm tự hào dân tộc được chính những người đứng đầu chính quyền thể hiện qua việc đem biểu trưng trống đồng làm biểu tượng cho cơ quan từ đầu não, cả Tàu khi đến ta cũng phải chịu để ánh mặt trời chiếu vào, không phải là khen nhưng rõ ràng văn hiến Việt vẫn đang phục hồi còn như thế nào là do mỗi người tự đánh giá, không thể ngày một ngày hai là lại được muôn phần như cũ.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn

Chính vì lẽ đó cháu tin thế hệ chúng cháu sẽ gửi đến tổ tiên mình lời tri ân, cái gì đau buồn đã qua, tương lai vẫn hướng đến. Văn hiến Việt sẽ vẫn tuôn mạch chảy trong mỗi người. Sự phục hưng của văn hiến Việt vẫn và tiếp tục tuôn chảy, cho dù khó khăn đến đâu chăng nữa

Cháu luôn tin vào một ngày mai sáng lạn của Bách Việt, nhất định là thế

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa bác Thiên Sứ, thưa các bác các anh

Cháu tham gia diễn đàn chưa lâu, học vấn kém cỏi, đối với việc các bác các chú các anh đang làm là tái tạo lại cơ đồ văn minh Bách Việt thì cháu chưa đủ tâm, đủ tầm, đủ cả trí để có thể nói từ..bàn, nhưng tham gia diễn đàn như bác Sứ nói, nếu chỉ ca ngợi mà quên đi tranh luận thì bác cũng không bao giờ thích

Hôm nay cháu can đảm nói và nhìn thẳng vào một vấn đề bác Sứ đã đang và còn tiếp tục nêu, mệnh đề của hôm nay

Xóa sổ cả 5000 năm văn hiến Việt theo ông là bắn bằng gì?

Có thể nói con dân nước Việt không bao giờ quên nguồn cội, chỉ có những kẻ vong bản, thờ giặc làm cha mới đang tâm xóa bỏ tổ tiên mà hưởng phú quý, Các triều đại Việt Nam từ khi lập nước đến nay có ai quên ngày giỗ tổ? thậm chí ngay trong những ngày đầu cùa triều Đinh, triều Tiền Lê đã ban sắc về ngày quốc giỗ, và truyền thống đó tiếp đến ngày nay. Nhưng chúng ta hãy hỏi từ sâu thẳm tim mình, một câu hỏi day dứt bao đời người Việt: Vì đâu nên nỗi như hôm nay, khi đất đai ngàn xưa bị thu hẹp, văn hiến ngàn đời bị kẻ khác lấy đi, chúng ta tự hào vì từng như thế, nhưng tại sao lại để mất

Bác nói đúng về hôm nay, nhiều người không hiểu giá trị văn hiến Việt, quên mất gốc gác văn hiến, tại cuộc sống? chỉ một phần, tại chiến tranh? không phải quyết định tất cả. Cái nút thắt cho sự hoang mang ấy là chính từ bản thân chúng ta, chính người Việt đã tự hủy hoại những di sản của mình.

Bản chất người Việt là thật thà nhưng có một nhược điểm lớn nhất: Tin ngoại nghi nội. Nếu lần giở trang sử nước Việt, điều đó gần như là sự trùng lặp kì lạ, triều đại nào cũng có. Một Đinh Tiên Hoàng uy vũ không sợ bất kẻ nào lại tin một thấy phong thủy phương Bắc để cuối cùng chết thảm, một Long Đĩnh không tin vào can gián của trung thần mà lại tin lời một tên hề nước Tống, một triều Trần hiển hách lại tin lời phong thủy nước Tàu mà tự yểm long mạch. Và bài học về nỏ thần như là minh chứng sinh động hơn hết, Tiền nhân ta thông minh nhưng cũng vì thế mà sinh ra chủ quan kiêu ngạo, văn hiến ta so với lũ du mục khác nào đem trời biển so với hạt cát bé tí teo. Chính vì thế nỏ thần như ẩn dụ cho việc xa rời đạo lý, xa rời nguồn cội, tự tay mở cửa cho giặc vào nhà, đến khi nó ở trước mặt thì đã quá muộn màng, chính vì thế mà chính tổ tiên ta đã đặn dò

Bắc môn quan tỏa

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Hay, Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Người trong nước, muốn nước mạnh muốn xây lại văn hiến thì phải yêu thương nhau trước đã . Bác trách nhiều người thờ ơ, bác muốn làm việc của Nữ Oa vá lại trời, làm việc của lão ông dời núi lấp sông, điều đó đáng quý biết bao, chính bản thân cháu vô cùng xúc động khi đọc những dòng tâm huyết của bác và tin nhất định bác sẽ thành công

Các thệ hệ người Việt luôn cố gắng phục hồi lại từng hồi từng chút, và cháu nghĩ rằng ngày hôm nay cả thế giới biết, hàng triệu người dân Việt biết sự hiện hữu của văn hiến Việt đã là một bước kì diệu, mọi người có để ý niềm tự hào dân tộc được chính những người đứng đầu chính quyền thể hiện qua việc đem biểu trưng trống đồng làm biểu tượng cho cơ quan từ đầu não, cả Tàu khi đến ta cũng phải chịu để ánh mặt trời chiếu vào, không phải là khen nhưng rõ ràng văn hiến Việt vẫn đang phục hồi còn như thế nào là do mỗi người tự đánh giá, không thể ngày một ngày hai là lại được muôn phần như cũ.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn

Chính vì lẽ đó cháu tin thế hệ chúng cháu sẽ gửi đến tổ tiên mình lời tri ân, cái gì đau buồn đã qua, tương lai vẫn hướng đến. Văn hiến Việt sẽ vẫn tuôn mạch chảy trong mỗi người. Sự phục hưng của văn hiến Việt vẫn và tiếp tục tuôn chảy, cho dù khó khăn đến đâu chăng nữa

Cháu luôn tin vào một ngày mai sáng lạn của Bách Việt, nhất định là thế

Rút cục thì mọi chuyện đều tốt đẹp. Đây là ước mơ của tất cả mọi con người trong đó có tôi.

Nhưng cần phân biệt rất rõ ước mơ và hiện thực khách quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HIẾN PHÁP LÀ GÌ?

Cao Huy Thuần - Giáo sư đại học (Pháp)
TIASANG
09:09-06/03/2013
Trước hết, tôi xin bày tỏ tình cảm đặc biệt của tôi đối với các trí thức, nhân sĩ, bạn bè đang bàn luận sôi nổi về hiến pháp ở trong nước và ngoài nước. Trong tình cảm liên đới đó, và ý thức rằng đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn vong của đất nước, tôi xin có đôi lời góp ý vào quan tâm chung, với tư cách của một người làm nghề dạy học, không biết gì nhiều hơn là chút kiến thức trường ốc phổ thông. Tôi cố tránh mọi lý thuyết rườm rà, duy nhất hạn chế vào một câu hỏi thôi, câu hỏi đầu tiên của mọi câu hỏi khác: hiến pháp là gì?

Tôi biết: trong thế giới ngày nay, hầu như nước nào cũng có hiến pháp, càng độc tài hiến pháp của họ lại càng hay, càng đầy mơ ước, càng đậm triết lý, càng rộng mở ra nhiều lĩnh vực "hiện đại" - xã hội, môi trường, sinh thái... Chính vì vậy mà tôi phải lấy lập trường trước khi đi vào đề: tôi đứng ở đâu mà nói chuyện, đứng trong thế giới văn minh hay lạc hậu hằng mấy thế kỷ? Chẳng lẽ tôi đi ngược lại khẩu hiệu của nước ta là một nước "văn minh"? Bởi vậy, tôi quyết định đứng trong thế đứng của một người dân trong một nước văn minh để gạt ra khỏi đề tài mọi chuyện hoa lá cành chẳng có liên quan gì đến việc định nghĩa hiến pháp trong bước đi đầu tiên của lịch sử đã hình thành ra khái niệm văn minh này. Từ đó, mỗi nước có thể hiểu theo cách hiểu của họ về hiến pháp, tùy hoàn cảnh lịch sử riêng biệt. Nhưng đã gọi là "hiến pháp" thì đương nhiên không thể không biết nguồn gốc của nó, ý nghĩa nguyên thủy của nó, tinh túy của nó. Nhân loại học văn minh của nhau là chuyện bình thường của mọi xã hội văn minh.

Vậy thì, ý nghĩa nguyên thủy của hiến pháp là gì? Ai cũng biết câu trả lời: nguồn gốc của nó nằm trong hai Cách Mạng, của nước Pháp và nước Mỹ.

Trước hết là nước Pháp. Thật ra, danh từ "constitution" - mà ta dịch là hiến pháp - đã có từ lâu, ngay dưới thời Trung cổ, nhưng không mang ý nghĩa như sẽ có về sau. Cho đến Cách Mạng 1789, nước Pháp sống dưới chế độ quân chủ, với ông vua có toàn quyền, nhưng ngay từ trong lý thuyết, quyền của ông gặp phải một hạn chế: ông phải tuân theo những "luật căn bản của vương quốc". Các luật này rất hiếm, và hồi đó chưa có phương thức gì cụ thể để buộc ông phải tuân theo, nhưng trên thực tế, chế độ quân chủ ở Pháp không đến nỗi "tuyệt đối" như ta nghĩ, và ngay cả ông vua đã từng tuyên bố "Quốc Gia là Trẫm" - Louis 14 - so với các nhà độc tài ngày nay hãy còn nhẹ ký lắm. Ngoài những "luật căn bản của vương quốc" mà quan trọng nhất là sự thỏa thuận của dân chúng về thuế má, quyền hành "tuyệt đối" của ông vua còn gặp phải một vài giới hạn khác do sự hiện diện của một vài định chế phong kiến nằm trung gian giữa vua và dân: các hội đoàn, đoàn thể nghề nghiệp, các thành phố... mà tập tục cổ truyền đã trao cho những đặc quyền, và những đặc quyền ấy được sử dụng một cách bền bỉ, dai dẳng, đối kháng với quyền của vua. Hơn nữa, các Tòa Án cũng có một quyền đặc biệt, từ đó mà dần dần phát triển lên thành quyền chính trị: đó là quyền đăng bạ những sắc dụ của ông vua; sắc dụ chiếu chỉ chỉ được thi hành sau khi được đăng bạ. Các ông Tòa không do vua bổ nhiệm nên vua không áp đảo được họ; cái chức vị ấy là họ mua. Đồng tiền ban chức tước, nhưng đồng tiền cũng ban độc lập mà họ cực lực bảo vệ để trở thành một quyền thực sự. Cuối cùng, tập tục buộc ông vua phải được sự thỏa thuận của một cơ quan thực sự đại diện của dân, một Đại Hội đại biểu tập hợp ba giai tầng xã hội: tăng lữ, quý tộc, bình dân. Dù cho Đại Hội này không được triệu tập từ 1614 đến 1789, trên lý thuyết, sự thỏa thuận vẫn là nguyên tắc mà quân quyền không chối bỏ.

Vậy thì, trong thời gian tiền Cách Mạng, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp dai dẳng, tuy chẳng quân bình, giữa ông vua và các cơ quan đối trọng mà quan trọng nhất là các Tòa Án. Ông vua xác quyết chủ quyền tuyệt đối của mình; các nhà luật học tiến bộ nhấn mạnh trên sự thỏa thuận để cai trị. Họ nói: thỏa thuận có nghĩa là ông vua không được đứng trên luật pháp, và do đó quyền của ông vua không phải tuyệt đối mà là có giới hạn. Nói một cách khác, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp giữa chủ thuyết quyền tuyệt đối của vua và chủ thuyết hiến pháp, hiến định. Trong tranh chấp lý thuyết đó, bên nào cũng viện dẫn "hiến pháp quân chủ", nhưng một bên nhấn mạnh quân chủ, một bên nhấn mạnh hiến pháp, chính sự dằng co giữa hai quyền lực, của vua và của Tòa Án, diễn tả bản chất của hiến pháp lúc đó. Ngã hẳn về phía vua chăng? Vua sẽ thành chuyên chế. Ngã hẳn về phía các Tòa Án chăng? Ông vua sẽ không hơn gì vua nước Anh, có tiếng mà không có miếng. Trên thực tế, mặc dầu cố gắng của các nhà luật học, nước Pháp đã không đi vào được con đường hạn chế quyền lực thực sự như ở Anh hồi thế kỷ 17. Các Tòa Án, cũng như Đại Hội đại biểu ba thành phần, không đủ sức để vượt qua quyền của vua. Nhưng đặc tính dằng co vẫn được duy trì kể cả trong lý thuyết, ngay cả về phía các lý thuyết gia chính thống của quân quyền. Jean Bodin, cực lực thuyết minh chủ quyền của vua là thế, mà cũng không diễn dịch "hiến pháp quân chủ" như là độc đoán, độc tài, cũng phân biệt "quân chủ vương giả" khác với quân chủ "bạo ngược", cũng nói rõ "quyền lực tuyệt đối" không phải là "quyền lực tùy tiện".

Montesquieu, khái niệm "hiến pháp" gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm từ chế độ chính trị của nước Anh.


Chính trong bối cảnh chính trị của một nước Pháp quân chủ, hạn chế trên thực tế nhưng vẫn tuyệt đối trên lý thuyết, mà tác phẩm "Tinh yếu của luật pháp" ("Esprit des lois") của Montesquieu ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử của khái niệm hiến pháp. Từ đây, từ năm 1748, danh từ "hiến pháp" mới thực sự có ý nghĩa hiện đại. Điểm đầu tiên phải lưu ý là Montesquieu xây dựng một lý thuyết tự do trong một không khí quyền lực tuyệt đối. Tự do là bà mẹ trong tác phẩm. Nhưng, như ông nói, tác phẩm không được sinh ra từ một bà mẹ tự do. Đó chính là điểm đặc sắc tuyệt cú của Montesquieu. Với Montesquieu, khái niệm "hiến pháp" gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm từ chế độ chính trị của nước Anh. Chương 11 của tác phẩm ghi rõ trong tiêu đề: "Về những luật tạo nên tự do trong mối tương quan giữa tự do và hiến pháp". Tương quan gì? Chỉ có tự do khi hiến pháp hạn chế quyền lực. Không ai không biết câu viết này, sáng chói như chân lý, ngọn hải đăng của thế kỷ 18: "Kinh nghiệm muôn thuở cho biết bất cứ ai có quyền lực đều có khuynh hướng lạm dụng quyền lực; lạm dụng cho đến mức gặp phải giới hạn". Vậy vấn đề là phải đặt ra giới hạn. Phân quyền nhắm mục đích ấy, bởi vì, lại một chân lý nữa, "quyền lực ngăn chận quyền lực" để quyền lực không nằm trọn trong một nắm tay.

Vậy, với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ thời cổ đại Hy Lạp.

Với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ thời cổ đại Hy Lạp.



Tác phẩm của Montesquieu làm dấy lên cả một trào lưu trí thức nâng danh từ "hiến pháp", từ chỗ chưa có ý nghĩa rõ ràng, lên địa vị vinh quang của khái niệm, đề tài của mọi tranh luận, mục tiêu của mọi tranh đấu nhắm hạn chế quyền hành. Sau 1750, các Tòa Án ở Pháp tận dụng quyền phản biện (droit de remontrances) sẵn có để bày tỏ ý kiến về các sắc dụ chiếu chỉ của vua và để bảo vệ những quyền căn bản mà họ không còn xem như của vương quốc nữa mà là của cả dân tộc và chính họ là cơ quan nắm giữ. Trong một phản biện của Tòa Án Rennes năm 1757, quyền của vua và quyền của các Tòa Án được diễn tả trong ý nghĩa mới đó của "hiến pháp": "Do một quyền thiêng liêng có sẵn nơi địa vị của Hoàng Thượng, bất khả truyền, bất khả trao cho ai khác, Hoàng Thượng là nguồn gốc của mọi pháp chế. Nhưng do một hiến pháp căn bản của nền quân chủ, Tòa Án của Hoàng Thượng là hội đồng cần thiết để luật được kiểm tra, là cơ quan để luật được ban hành, là người bảo đảm cho sự minh triết của luật, là nơi đăng bạ để duy trì và thi hành luật, bởi vì từ xưa đến nay Tòa Án là người cộng sự thiết yếu của Hoàng Thượng, nhờ đó việc cai trị được văn minh và gìn giữ".

Cùng với quan niệm mới về hiến pháp của Montesquieu, các Tòa Án nới rộng phạm vi của những "luật căn bản" và định nghĩa như là "những luật liên quan đến việc tổ chức các quyền trong chế độ quân chủ". Một tác giả quý tộc - marquis d'Argenson - dám so sánh ví von thế này: "Dân tộc ở trên các ông vua như Nhà Thờ công giáo ở trên giáo hoàng". "Luật căn bản", "hiến pháp", "quyền của Dân Tộc", các yếu tố đó trộn lẫn với nhau trong một luận thuyết nhằm chống lại luận thuyết quyền lực tập trung của vua. Từ "hiến pháp" càng ngày càng được dùng trong tranh luận, với ý nghĩa chính trị như đã nói ở trên, "như là một dụng cụ có khả năng giới hạn vương quyền để bảo vệ một trật tự siêu việt vương quyền".Tòa Án có mặt từ lâu trong lịch sử nhưng bây giờ mới cố gắng nâng mình lên trong thử thách để hiện diện như là đối trọng của vương quyền. Ý niệm đối trọng dần dần đi vào ý nghĩa của hiến pháp.

Tuy vậy, tất cả những tranh luận lý thuyết và thử thách thực tế trên đây vẫn không làm lung lay được một vương quyền cứng rắn. Khái niệm hiến pháp thay đổi, nhưng vẫn mang ý nghĩa chính trị, chưa được diễn dịch cụ thể ra thành ngôn ngữ luật pháp có khả năng tạo nền móng cho những quyết định pháp lý. Khác với nước Anh mà tập tục chính trị dần dần được thay đổi để chế độ quân chủ đổi mới trong ôn hòa, ở Pháp, cánh cửa không mở ra được vì vương quyền khóa chốt. Các Tòa Án nại quyền của Dân Tộc? Ông vua trả lời Ta đây, và chỉ Ta đây mới có quyền bảo vệ những "luật của lịch sử". Một bên là hiến pháp trong nghĩa tự do của Montesquieu, một bên là những "luật căn bản của vương quyền" diễn dịch theo điệp khúc cũ. Để ý nghĩa chính trị của hiến pháp có được nội dung pháp lý hữu hiệu, phải đợi 1789. Thế thôi, có ai bao giờ đoán trước được Cách Mạng sẽ đến đâu? Ai đoán trước được ông vua toàn quyền thế kia - Louis 16 - có ngày mất tiêu cái chỗ đội mũ - đội vương miện?

Với Cách Mạng 1789, một lý thuyết gia lừng lẫy khác, Sieyès, giải quyết tranh chấp giữa "hiến pháp" và "những luật căn bản của vương quyền" một cách trọn vẹn và cách mạng. Ông giải quyết bằng cách từ bỏ luận cứ quyền lịch sử để lập luận trên quyền thiên nhiên. Từ đây, tranh luận lý thuyết không còn xoay quanh giữa quyền "tuyệt đối" và quyền "tùy tiện" nữa, mà tập trung trên "chính thể hiến pháp" và "quyền bính chuyên chế": một bên có giới hạn do hiến pháp định, một bên vô giới hạn. Từ đây, hiến pháp có thêm một nội dung luật pháp để cụ thể hóa ý nghĩa chính trị. Biến chuyển này xảy ra được một phần lớn là nhờ ảnh hưởng của Cách Mạng Mỹ. Mười ba thuộc địa của Anh ở châu Mỹ nổi dậy giành độc lập, xây dựng một chế độ chính trị riêng, ghi nhận long trọng trong một văn bản được chấp thuận năm 1787 ở Đại Hội đại biểu Philadelphia. Đứng về phương diện khái niệm hiến pháp mà nói, họ nổi dậy chống lại cái gì cụ thể? Chống lại một số luật bất công, nhất là luật thuế má, của Quốc Hội Anh mà họ cho là trái với các hiến chương thuộc địa. Để chống lại các luật đó, họ nảy ra cái tư tưởng này: có các quyền không thể sửa đổi được, các quyền đó phải được ghi rõ trong một thứ luật khác cao hơn, tức là hiến pháp thành văn, có hiệu lực pháp lý, nghĩa là bắt buộc. Đừng quên rằng trong thời gian ấy, mẫu quốc của họ là nước Anh, và nước Anh chỉ có một thứ luật thôi là luật do Quốc Hội làm ra, không có hiến pháp thành văn. Làm luật được thì sửa đổi luật cũng được. Bởi vậy, cái ý nghĩ phải có một thứ luật cao hơn mọi luật khác, được ghi chép hẳn hoi thành văn bản, là ý nghĩ cách mạng, đưa khái niệm hiến pháp vào thời đại mới. Ý nghĩ đó bay ngược qua Đại Tây Dương, hạ cánh xuống Cách Mạng Pháp, giải quyết rốt ráo tranh chấp giữa "hiến pháp" và "những luật căn bản của lịch sử". Cả hai khái niệm được trộn lẫn với nhau thành một trong một văn bản, được soạn thảo và chấp nhận một cách đặc biệt, văn bản ấy luật hóa một khái niệm trước đây còn mang tính chính trị.

"Hiến pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật".

Thomas Payne


Ngày nay, ta khó thấy ý nghĩ đó là tuyệt tác vì đã quá quen với cái từ "hiến pháp". Lúc đó, từ "hiến pháp" hãy còn lẫn lộn với từ "chính phủ", "chính quyền", hai bên không khác nhau cho đến trước ngày Cách Mạng Mỹ. Một nhân vật quý tộc Pháp, trong một thư viết cho vua, đã thốt ra một câu tiêu biểu: "Làm sao người ta có thể đồng thời vừa là bạn của chính quyền vừa là kẻ thù của hiến pháp được?" Từ đây, gió lốc cách mạng thổi bay từ "gouvernement" ra khỏi từ "constitution". Yêu vợ không phải là yêu bồ. Hai vợ không phải đều là vợ cả. Thomas Payne, lý thuyết gia nổi bật của Cách Mạng Mỹ, nói rõ: "Hiến pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật". Ông nhắc lại lần nữa: "Một hiến pháp là một điều có trước chính quyền, và một chính quyền chỉ là con đẻ của một hiến pháp. Hiến pháp của một nước không phải là văn bản của một chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền".

Chủ quyền đã thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một "quyền lập hiến" được chế ra thành luật.



Giữa hai bờ Đại Tây Dương, khái niệm hiện đại về hiến pháp thành hình nhờ ảnh hưởng qua lại giữa Montesquieu và Cách Mạng Mỹ. Montesquieu ngại quyền lực. Các thuộc địa ở Mỹ, ngay từ hồi nổi dậy, cũng đã nhìn quyền lực như thế qua ông vua George III, tuy rằng hồi đó vua đã bắt đầu mất thực quyền trong chế độ chính trị nước Anh. Cũng từ Montesquieu, lý thuyết phân quyền được thực hiện tại Mỹ, và áp dụng chặt chẽ hơn cả ở châu Âu vì Quốc Hội không thể buộc Tổng Thống từ chức, Tổng Thống không thể giải tán Quốc Hội. Ngược lại, từ Mỹ, việc luật hóa lý thuyết chủ quyền thuộc về toàn dân ảnh hưởng trên tư tưởng của Sieyès. Chủ quyền đã thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một "quyền lập hiến" được chế ra thành luật. Sieyès tóm tắt: "Hiến pháp bao gồm đồng thời: việc thành lập và tổ chức nội bộ các quyền lực khác nhau của nhà nước, mối tương quan tất yếu và sự độc lập giữa các quyền lực đó, và cuối cùng, những cảnh giác chính trị phải cẩn thận xây dựng chung quanh, để các quyền lực đó lúc nào cũng có ích lợi nhưng không bao giờ trở thành nguy hiểm. Đó là ý nghĩa chính xác của danh từ hiến pháp; ý nghĩa đó liên quan đến toàn thể quyền lực của nhà nước và sự phân chia những quyền lực đó".

Từ đầu, ý tưởng của Montesquieu đã liên hệ rõ ràng khái niệm hiến pháp với khái niệm quyền lực hạn chế để chống lại quyền hành tuyệt đối, nghĩa là vô giới hạn và tùy tiện. Đến đây, việc phân quyền được xây dựng thành những nguyên tắc thành văn, tối thượng, mà mục đích là thiết lập những giới hạn minh bạch, ai cũng biết, về quyền lực của người cầm quyền. "Nếu quyền lực không có giới hạn, quyền lực tất yếu trở thành tùy tiện, và không có gì trực tiếp đối chọi với một hiến pháp bằng bạo quyền", Mounier đã phát biểu như thế trong diễn văn đọc ngày 7-7-1789 trước Hội Đồng Lập Hiến. Ông là đại biểu lừng danh của giai cấp bình dân. Tư tưởng đó được viết chắc nịch như đinh đóng cột trong điều 16 của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: "Bất cứ xã hội nào trong đó các quyền không được bảo đảm và sự phân quyền không được tôn trọng, xã hội đó không có hiến pháp".

Tác giả bài này muốn nói gì khi nhắc lại những kiến thức phổ thông trên đây? Duy nhất điều này thôi: lịch sử của khái niệm hiến pháp bắt đầu từ một khao khát: tự do; khao khát đó sẽ không bao giờ thực hiện được trước một quyền lực tuyệt đối; để quyền lực không phải là bạo lực, phải phân quyền; để sự phân quyền được rõ ràng, minh bạch, phải ghi thành luật, luật đó là tối thượng, là mẹ của mọi thứ luật khác. Nghĩa là: để định nghĩa hiến pháp là gì, đừng quên rằng bắt đầu quá trình là một ý tưởng chính trị và kết thúc là một văn bản luật pháp, từ đó mà quyết định cái gì là hợp pháp, cái gì là bất hợp pháp trong mọi hành động lập pháp và lập quy của các cơ quan nhà nước. Chỉ một ý đó thôi mà tác giả đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần: Hiến pháp là một ý tưởng chính trị được luật hóa vào một giai đoạn quan trọng nào đó của lịch sử để một trật tự chính trị trở thành chính đáng. Điều này bao gồm hai ý nghĩa: thứ nhất, trật tự chính trị nào cũng mượn danh nghĩa luật để trở thành một trật tự pháp lý; nhưng thứ hai, không luật pháp nào ban tính chính đáng cho một trật tự chính trị nếu luật đó không xuất phát từ nguyện vọng đích thực của nhân dân.
°°°
Hơn một thế kỷ rưỡi sau Cách Mạng, nước Pháp có ông tổng thống De Gaulle làm một hiến pháp mới - hiến pháp hiện tại - để chấm dứt một trật tự chính trị cũ, lập một trật tự chính trị mới, mở đầu Đệ Ngũ Cộng Hòa. Trong một cuộc họp báo quan trọng ngày 31-1-1964, ông định nghĩa hiến pháp trong một câu nổi tiếng: "Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn". Quá đúng. Và bộc lộ ra được những gì tôi vừa trình bày ở trên.

Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi: "hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?" Dân chúng chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.



Một thực tiễn? Tất nhiên, vì hiến pháp phải được áp dụng để trở thành luật nói, nếu không thì là luật câm. Những định chế? Hiển nhiên, khỏi cần nói. Tôi chú trọng mấy chữ đầu: "một tinh thần". Vậy tinh thần này là gì trong bối cảnh lịch sử đã làm hình thành hiến pháp ở Pháp và ở Mỹ? Tự do! Tinh thần này quyết định tất cả. Quyết định việc thành lập các định chế. Quyết định thực tiễn của pháp luật, cả luật mẹ lẫn luật con. Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi: "hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?" Dân chúng chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.

Vậy thì dân chúng Việt Nam chờ đợi cái tinh thần gì được luật hóa trong hiến pháp? Một tinh thần phù hợp với giai đoạn hòa bình của đất nước, sau nhiều năm chiến tranh đòi hỏi con người phải hy sinh nhiều thứ, kể cả thứ quý nhất trong đời là tự do. Chiến tranh là tình trạng bất thường, hòa bình là chấm dứt tình trạng bất thường, là phải trả lại cho con người cái khao khát bức thiết nhất của con người ở muôn thuở và muôn nơi, là phải trả lại cho con người Việt Nam cái giá đã mua bằng máu, là phải thực hiện lời cam kết chói lọi trong Tuyên ngôn độc lập vinh quang: ai cũng biết, đó l�"quyền tự do". "Không có gì quý hơn độc lập, tự do": đó là tinh thần mà người dân chờ đợi luật hóa trong hiến pháp, một hiến pháp hoàn toàn mới, phù hợp với giai đoạn mới, giai đoạn hòa bình.

Tinh thần là như vậy, định chế sẽ thế nào? Tất cả những gì tôi nói trong bài này có thể tóm gọn trong hai chữ: ôn hòa. Quyền lực phải biết ôn hòa. Chính thể ôn hòa là chính thể tốt nhất. Đó là văn minh mà Âu châu thừa hưởng từ tư tưởng của Hy Lạp cổ đại. Montesquieu cũng chỉ là tiếp nối tư tưởng Aristote. Nhưng đó cũng chính là văn minh của Việt Nam, của tư tưởng Việt Nam, không hề độc đoán.

Đảng Cộng sản đã nhiều lần nêu vấn đề định nghĩa lại lãnh đạo. Đúng vậy, nhưng thế này thì hợp với mong mỏi hơn: định nghĩa lại lãnh đạo là thế nào để phù hợp với thời bình, thế nào để thực hiện lời cam kết "quyền tự do". Đó là cứu cánh của chính trị. Đó là cứu cánh của quyền lực. Một quyền lực ôn hòa trong thời bình, khác với thời chiến tranh, khác với thời tranh đấu bí mật trước mùa Thu tháng Tám. Đó là tinh thần mới phải có trong hoàn cảnh mới của đất nước, cần thực sự đoàn kết toàn dân. Tinh thần đó sẽ quyết định tất cả mọi điều khác trong hiến pháp. Tinh thần đó, người dân khao khát chờ đợi từ lâu để được là tác giả của hiến pháp mới.

Dưới ảnh hưởng đó của tư tưởng luật hóa hiến pháp đến từ Mỹ, từ ngữ "luật căn bản" của Pháp được ngôn ngữ luật đưa lên địa vị tối thượng: hiến pháp là luật tối thượng, nghĩa là, rất cụ thể, cao hơn tất cả các luật khác và làm vô hiệu tất cả luật nào trái lại. Đây cũng là một sáng tạo tuyệt tác bắt nguồn từ một sự việc bình thường trước Tòa Án Tối Cao của Mỹ. Ông Marburry, được bổ nhiệm thẩm phán nhưng chờ mãi đến đáo hạn mà vẫn không nhận được giấy tờ bổ nhiệm. Ông kiện tổng thống Adams (mà người đại diện là bộ trưởng Madison) đòi gửi công văn bổ nhiệm. Ông Tòa Marshall xử rằng: kiện là đúng, nhưng đạo luật được viện dẫn ra để kiện là không hợp với hiến pháp, là vi hiến. Chuyện bình thường ở Mỹ. Nhưng là chuyện động trời trong lịch sử hiến pháp của Pháp vì Tòa Án dám xía vào lĩnh vực lập pháp để phán đúng hay sai. Cần nhấn mạnh vụ kiện danh tiếng Marburry chống Madison này ở đây để hiểu quá trình luật hóa hiến pháp và sức mạnh của tinh thần trọng pháp. Mười ba thuộc địa ở Mỹ phải nổi dậy để đòi truất bỏ những luật bất công. Khổng Mạnh ở ta ngày xưa cũng lao xao với sĩ tử rằng nước có thể lật thuyền... Suy diễn bài học từ ông Tòa Marshall, luật pháp có chức năng và khả năng giải quyết tranh chấp chính trị một cách hòa bình, khỏi cần gươm dáo, mà cũng khỏi phải lội nước lật thuyền.


--------------------------------
Chú thích:
Một số câu trích dẫn đặt trong ngoặc kép là lấy từ: Olivier Beaud, L'Histoire du concept de constitution en France. De la constitution politique à la constitution comme statut juridique de l'Etat, Jus politicum, Vol. 2, Juin 2010. Có thể đọc trên mạng:

http://www.juspoliticum.com/L-histoire-du-concept-de.html

================
Chắc chắn ông Cao Huy Thuần rất tâm huyết nên mới chịu ngồi gõ bài dài như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện thêm hai sách dành cho trẻ vẽ cờ Trung Quốc

Thứ Năm, 07/03/2013 - 19:48

(Dân trí)-Sau "sự cố" sách trẻ mầm non có in hình lá cờ Trung Quốc, PV Dân trí phát hiện thêm hai ấn phẩm khác mắc lỗi tương tự. Đó là tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với chữ cái" (NXB Sư Phạm).

Cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1/2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của… Trung Quốc.

Posted Image

Ở bài 14 của cuốn "Bé làm quen với chữ cái" có in hình cờ Trung Quốc.

Các chuyên gia giáo dục đánh giá, mặc dù không có quy định nào về việc phải in cờ Việt Nam hay cờ Trung Quốc khi học đến chữ cái “C” nhưng xét ở một góc độ nào đó nó sẽ có ảnh hưởng đến mặt tư duy của trẻ. Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng của đất nước nên cần để cho trẻ em làm quen với hình ảnh này, không thể giới thiệu cờ nước khác cho những đứa trẻ bắt đầu tiếp cận với tiếng Việt. Đáng nói hơn đây là cuốn sách do chính tác giả người Việt biên soạn.

Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Đinh Ngọc Bảo - Giám đốc NXB ĐH Sư Phạm cho hay, hiện tại NXB đang khẩn trương làm việc với tác giả cũng như với đơn vị liên kết phát hành sách để xem sai sót bắt nguồn từ đâu. Ngay sau khi có kết quả sẽ thông tin công khai để xã hội được biết”.

Trước thông tin này, TS Đinh Văn Vang - Tổng biên tập của NXB ĐH Sư Phạm giải thích với một số báo là bản sách của đơn vị này phát hành đã in cờ Việt Nam. Nếu cuốn sách được in ra với bản có “cờ Trung Quốc” thì chắc chắn là bản in mạo danh NXB ĐH Sư Phạm, Giám đốc NXB ĐH Sư Phạm nhấn mạnh: “Đó chỉ là quan điểm cá nhân chứ không phải là của NXB ĐH Sư Phạm”.

Posted Image

PV Dân trí phát hiện thêm 2 đầu sách dành cho trẻ có in cờ Trung Quốc.

Đối với cuốn Bồi dưỡng tình cảm nằm trong tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” dành cho đối tượng trẻ từ 2 - 4 tuổi (do NXB Mỹ Thuật liên kết với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị phát hành, được nộp lưu chiểu năm 2012) thì lỗi sai sót lại tiếp tục xuất phát từ khâu biên tập trong việc dịch và chỉnh sửa từ bản gốc tiếng Trung Quốc ra. Tại trang 8 với bài học dành cho trẻ mang tựa đề “Yêu Tổ quốc” có nội dung: “Tổ quốc của chúng ta là Việt Nam. Quốc kỳ của chúng ta chính là lá cờ đỏ sao vàng. Bé hãy tô màu đúng cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ta nhé”. Ở phía dưới là hình lá cờ Tổ quốc Việt Nam chưa tô màu, trong khi đó, phía bên cạnh về phía tay phải là hình ảnh một em nhỏ đang cầm... lá cờ Trung Quốc.

Posted Image

Hình lá cờ Trung Quốc trong cuốn Bồi dưỡng tình cảm thuộc tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ”.

Trong cuộc trò chuyện cùng PV Dân trí chiều nay 7/3, bà Đặng Thị Bích Ngân - Giám đốc NXB Mỹ Thuật chia sẻ: “Bài học này trong cuốn "10 phút cho bé trước giờ đi ngủ" là giúp trẻ phân biệt đâu là cờ của Tổ quốc Việt Nam. Vì thế, mặc dù có lỗi nhưng không quá nặng”.

Cũng theo bà Ngân thì NXB Mỹ Thuật cũng đã có yêu cầu phía đơn vị liên kết thu hồi sách này để khắc phục cho khớp hơn, mặc dù sách này là để bố mẹ đọc cho trẻ, không phải là trẻ đọc. Còn nếu bố mẹ nào mà không hiểu cờ Việt Nam và cờ Trung Quốc thì điều đó là đáng chê trách.

Thừa nhận sai sót, ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị khẳng định: “”Đây là tai nạn nghề nghiệp hết sức đáng tiếc mà chúng tôi mắc phải, tuy nhiên chúng tôi đã kịp thời khắc phục sự cố khi sách chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường theo đúng nguyên tắc xuất bản, cũng như tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Ngay sau khi thu hồi, chúng tôi đã cho huỷ toàn bộ loạt sách sai sót trên và không có kế hoạch sửa chữa để xuất bản lại cuốn sách này. Chúng tôi hiểu đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà những người làm công tác xuất bản như chúng tôi phải vô cùng tỉnh táo để không mắc phải".

Ông Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng xem đây là một bài học lớn trong quá trình làm nghề và đã nghiêm khắc kiểm điểm lại toàn bộ quá trình hoạt động của công ty nói chung và ê kíp thực hiện cuốn sách nói riêng khi để xảy ra sai sót trên. Trong sự việc này, chúng tôi hy vọng nhận được cái nhìn thông cảm và khách quan từ phía các cơ quan truyền thông báo chí cũng như độc giả để chúng tôi có cơ hội hoàn thiện những sản phẩm tiếp theo nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng và cho đất nước".

Ông Tuấn còn cho biết, số lượng bản in đối với tập 2 là 2.000 cuốn, tuy nhiên số lượng phát hành cũng mới chỉ rà khoảng 1.000 cuốn và đã thu hồi thêm 500 cuốn. Do lượng phát hành ra không nhiều nên việc khắc phục cũng bớt khó khăn hơn.

Sau những sự việc vừa qua cho thấy, việc xuất bản hiện nay có rất nhiều điều bất cập từ khâu quản lý đến việc thẩm định nội dung. Theo Luật Xuất bản thì trước khi phát hành ít nhất 10 ngày thì đơn vị xuất bản phải nộp 3 bản lưu chiểu Bộ Thông tin - Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản. Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Thông tin - Truyền thông có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đánh giá của đông đảo độc giả và nhà giáo dục, vấn đề sai phạm trong xuất bản chỉ là một phần bất cập. Điều đáng để bàn đó là, ở trong nước có nhiều nhà sư phạm có thể biên soạn được sách dành cho các lứa tuổi nhưng vì sao các NXB lại “ưa thích” mua bản quyền sách tham khảo từ các đối tác đến từ Trung Quốc để biên dịch đưa vào sử dụng. Đây là vấn đề mà đến lúc các nhà sư phạm trong nước cần phải “giải mã” kịp thời.

Nguyễn Hùng - Minh Thương

========================

Cũng theo bà Ngân thì NXB Mỹ Thuật cũng đã có yêu cầu phía đơn vị liên kết thu hồi sách này để khắc phục cho khớp hơn, mặc dù sách này là để bố mẹ đọc cho trẻ, không phải là trẻ đọc. Còn nếu bố mẹ nào mà không hiểu cờ Việt Nam và cờ Trung Quốc thì điều đó là đáng chê trách.

Giám đốc một Nxb, tưởng trình độ phải thế nào. Lời phát biểu của bà ta thật muốn lên tăng xông! Vấn đề ở đây không phải là bố mẹ trẻ con có phân biết được cở Việt Nam và cớ Trung Quốc hay không; mà là cuốn sách in cở Trung Quốc để "giáo dục trẻ em Việt Nam", mà bà ta phải chịu trách nhiệm - trong điều kiện rất nhậy cảm hiện nay. Bà ta vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; hay cố tình lờ đi chuyện này? Không lẽ khi nộp lưu chiểu bà không phân biệt được cở Việt Nam và cờ Trung Quốc?
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ có nhiều bất ngờ từ Bắc Triều Tiên.....

====================================

Úc không cho CHDCND Triều Tiên mở đại sứ quán

NGUYỆT PHƯƠNG

07/03/2013 10:04 (GMT + 7)

TTO - Hôm nay 7-3, Chính phủ Úc tuyên bố sẽ không cho phép CHDCND Triều Tiên mở lại đại sứ quán ở Canberra do vụ Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân.

Theo AFP, hồi tháng 1, Bình Nhưỡng tuyên bố muốn mở lại đại sứ quán ở Úc, vốn bị đóng cửa năm 2008 do khó khăn tài chính. Khi đó Ngoại trưởng Úc Bob Carr đã lên tiếng hoan nghênh quyết định này.

Tuy nhiên, giờ chính quyền Úc tuyên bố không muốn có một cơ quan ngoại giao CHDCND Triều Tiên trên lãnh thổ nước mình.

“Đề xuất mở lại Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên không được thực hiện. Đây là phản ứng của chúng tôi với vụ thử hạt nhân của họ” - AFP dẫn lời Ngoại trưởng Carr.

Trong tuần này, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng sẽ chính thức thông qua hàng loạt biện pháp trừng phạt ngặt nghèo chống lại Bình Nhưỡng.

Úc và CHDCND Triều Tiên đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7-1974. Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên mở cửa ở Canberra tháng 12-1974. Một cơ quan ngoại giao Úc cũng mở cửa ở Bình Nhưỡng năm 1975.

Tuy nhiên Bình Nhưỡng đóng cửa đại sứ quán vài tháng sau đó. Mãi đến năm 2000 mối quan hệ ngoại giao mới được thiết lập lại.

====================================

Bất ngờ theo chiều hướng nào đây?

* Hai bên lao vào bụp nhau một trận tơi bời khói lửa và tất cả những tay anh chị trên sòng bài nhảy vào sát phạt?

* Hai miền Cao Ly ngồi với nhau bàn chuyện thống nhất đất nước và phi hạt nhân trên bán đảo ?

Hồi hộp wá! Cao thủ nào có tài xin đoán chuyện này - 5/ 5 - Thiên Sứ tui chịu.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ‘dựa lưng’ Nga phá gọng kìm của Mỹ trên TBD?

Cập nhật lúc 06:27, 08/03/2013

(ĐVO) - Một mối quan hệ đối tác tiềm năng có thể được hình thành giữa Trung Quốc và Nga ở Đông Bắc Á để chống lại chiến lược “Trục xoay châu Á” của Mỹ, theo báo cáo của Duowei News, một tờ báo hoạt động ở nước ngoài của Trung Quốc cho biết.

Chiến lược Trục xoay châu Á là một chiến lược phòng thù mới của chính quyền Tổng thống Obama, trong đó, kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo các báo cáo gần đây, việc Bắc Kinh và Moscow lên kế hoạch thực hiện 2 cuộc tập trận quân sự chung trong năm nay nhằm mục đích phá hoại chiến lược “Trục xoay châu Á” của Lầu Năm Góc. Trong đó, một cuộc tập trận hải quân trên vùng biển Nhật Bản đã được Nga và Trung Quốc thống nhất tổ chức vào tháng 6 tới. Mặc dù đại diện của cả hai cường quốc này vẫn đang thảo luận chi tiết về một cuộc tập trận chống khủng bố với tên gọi “Sứ mệnh Hòa bình 2013”.

Duowei News nói rằng, khoảng 20 tàu chiến của Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc và Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, sẽ được huy động tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trong mùa hè này. Trong đó, mục đích của cuộc tập trận là nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đường thông tin liên lạc trên biển của Nga và Trung Quốc.

Posted Image

Hải quân Trung Quốc sẽ tới Nga để tập trận qui mô lớn trong mùa hè này.

Cuộc tập trận hải quân sắp tới sẽ diễn ra ở vịnh Peter the Great, thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Do vậy, Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc sẽ phải vượt qua eo biển La Perouse để di chuyển lên phương Bắc của hòn đảo Sakhalin (Nga) và một phần lãnh thổ phía Bắc của hòn đảo Hokkaido (Nhật Bản). Các nhà phân tích quân sự xem đây sẽ là một lời thách thức của Trung Quốc đối với liên minh Mỹ - Nhật Bản.

Duowei News lưu ý rằng, mối quan hệ Trung – Nga đang dần dần được cải thiện kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào hồi tháng 11/2012 vừa qua.

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vào ngày 20/2. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân gửi lời mời của ông tới vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tháng này.

Nga không chỉ cần sự hỗ trợ của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan tới Iran và Syria, mà họ cần cả sự hỗ trợ về kinh tế từ Trung Quốc để có thể phát triển khu vực lãnh thổ Viễn Đông của mình, Duowei đưa ra phân tích.

Để ngăn chặn mối đe dọa từ Mỹ và Nhật Bản, cả Trung Quốc và Nga đều không xác định họ có quan hệ đồng minh, nhưng là đối tác chiến lược. Sau khi Triều Tiên tiến hành lần thử nghiệm hạt nhân thứ ba của mình, bất chấp sự phản đối của chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh phải cần tới sự hỗ trợ của Moscow để duy trì sự ổn định trong khu vực, Duowei đưa ra kết luận.

Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc

Thái Vy

=================

Ni Nga sẽ đồng minh với Mỹ trong "Canh bạc cuối cùng"!

Thiên Sứ tui đoán sai chăng? Cũng có thể. Nhưng điều đó rất khó xảy ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cộng đồng mạng tranh luận về mâu thuẫn xã hội

Thứ Sáu, 08/03/2013, 07:53 [GMT+7]

(ĐVO)-Sau khi đăng tải bộ ảnh so sánh những mâu thuẫn trong xã hội dư luận TQ đã có nhiều phản ứng trái chiều xung quanh vấn đề này...

Posted Image

Người dùng tiền hút thuốc sao không nghĩ tới những trẻ em nghèo đang chờ ăn từng bữa?

=====================

Cần gì phải xem ảnh mới biết xã hội Trung Quốc mâu thuẫn thế nào. Chỉ cần một hiện tượng một tay đội trưởng dân phòng hiếp dâm vợ người ngay trước mặt chồng, cách đồn cảnh sát không quá 50m, đủ hiểu xã hội này chỉ chực chờ bùng nổ nội loạn. Mạnh tử nói - hẳn Trung Quốc đấy nhé - "Khi người dân không còn sợ chết nữa thì không thể đem cái chết ra dọa họ".

Vấn đề là sự bùng nổ dưới hình thức nào thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay