Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Ấn tượng trong tuần: Thái độ trước sự thật...

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đã được xuất bản.: 02/03/2013 02:00 GMT+7

Đời sống vốn phức tạp, vốn đầy sự biến thiên. Và vì thế, cũng vẫn luôn tồn tại cụm từ trong nhân gian: Đánh giá lại lịch sử; hoặc đánh giá lại một con người...

Có khi là sự đánh giá lại của hiện tại với quá khứ. Mà cũng có khi sẽ là sự đánh giá lại của tương lai, với hiện tại!

Giữa những ngày này, vấn đề góp ý cho Dự luật sửa đổi Hiến pháp còn đang gây ra những tranh luận, những í kiến bàn cãi đa chiều, có một vấn đề nổi lên trên báo chí trở nên hấp dẫn không kém. Đó là những ý kiến về Cuộc chiến biên giới 1979 cần được đưa vào sách giáo khoa mới đăng gần đây trên các báo, của các nhà giáo, nhà sử học...

Trước sự thật lịch sử

Trả lời phỏng vấn của báo Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình (Khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm HN) cho rằng: Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK...

Cũng theo ông Đỗ Thanh Bình, SGK Lịch sử hiện nay viết quá khiêm tốn về vấn đề này. Như sách "nâng cao" viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ viết khoảng 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính...

Ngành GD luôn thận trọng và luôn đi sau. Thận trọng là đúng và muộn còn... hơn không. Vì viết SGK, nhất là về vấn đề lịch sử không chỉ cần tư liệu sự thật chính xác, mà còn đòi hỏi một phương pháp tư duy tôn trọng lịch sử, tôn trọng hiện thực khách quan.

Trong bài viết Lịch sử, sự thật và sử học, đăng trên Tạp chí Tổ Quốc (tháng 1/1988), GS Sử học Hà Văn Tấn đã viết về cái khó của người viết sử. Và nếu đối chiếu với những ý tưởng vừa được các nhà giáo, nhà sử học đề xuất mới đây, thấy rằng bài viết vẫn còn rất nóng hổi tính thời sự. Xin được trích dẫn:

... Biết sự thật không dễ, và dám nói lên sự thật nhiều khi càng khó hơn. Muốn viết sử phải biết phương pháp sử học và trước hết phải là người trung thực chứ không phải là tên cơ hội .

Các sách viết về phương pháp sử học, thường nói đến hai bước cơ bản trong công tác sử học: Bước thứ nhất là từ sử liệu, khôi phục sự kiện; bước thứ hai là giải thích và đánh giá sự kiện.

Ngay từ bước thứ nhất đã có những khả năng dẫn nhà sử học... xa rời sự thật. Đó là vì sử liệu thiếu, và phổ biến hơn vì sử liệu không được phê phán nghiêm túc. Nguời ta chia sử liệu ra làm hai loại: Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. Sử liệu trực tiếp xuất hiện cùng với sự kiện, chẳng hạn trống đồng Ngọc Lũ, khẩu pháo Điện Biên hay văn bản Hiệp nghị Paris... là sử liệu trực tiếp.

Sử liệu gián tiếp là sử liệu nói đến sự kiện này qua một thông tin gián tiếp, tức tác giả sử liệu. Loại sử liệu này cần được giám định cẩn thận vì thông tin nhận được đã qua trung gian người thông tin.

Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu sử học của chúng ta đã sử dụng những nguồn sử liệu gián tiếp một cách thiếu thận trọng. Sử liệu gián tiếp bao gồm cả những lời kể về sau của những người đã chứng kiến sự kiện. Các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương hay lịch sử hiện đại, lịch sử Đảng thường sử dụng nguồn tài liệu này.

Những lời kể như vậy thường được phân tích so sánh với các tư liệu khác, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng là cùng một sự kiện, có thể được trình bày rất khác nhau. Tình hình càng xảy ra là nếu người thông tin là người hiện có uy lực chi phối ở địa phương thì lịch sử sẽ được viết theo cách nhìn nhận của người đó.

Posted Image

Một hình ảnh nhắc nhớ về sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979. Ảnh tư liệu

Bài viết là sự nghiên cứu kỹ lưỡng, quan sát và trải nghiệm sâu sắc hiện thực sử học nước Việt của một nhà khoa học tên tuổi.

Viết sử đã khó, viết SGK Lịch sử chắc chắn còn khó hơn gấp bội. Bởi đối tượng người đọc- học, là học sinh nhiều cấp độ tuổi. Sách giáo khoa nói chung, SGK Lịch sử nói riêng, cần phải bảo đảm ít nhất ba tiêu chí: Khách quan (trung thực, tôn trọng sự thật), khoa học (trình bầy logic, khúc triết) và giáo dục (sư phạm, dạy người).

Việc viết về cuộc chiến biên giới 1979, lại đặt trong bối cảnh thời cuộc- quan hệ đối ngoại giữa hai nước Việt- Trung đang nước sôi lửa bỏng, đang nhiều "biến động thăng trầm". Nó vừa phản ánh đời sống một thời đại mà nước Việt đang phải trải qua, quá nhiều cam go, thậm chí tổn thương, bi tráng và đầy thách thức. Nhưng những nhà viết sử, nhà giáo, nhà sư phạm không thể lảng tránh, vì đó là sự thật lịch sử. Vì đó là cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc. Và vì đó là giáo dục

Sự thật lịch sử này nằm trong một bối cảnh chung lớn hơn: Ngày nay, chủ quyền và độc lập dân tộc các quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. Nó là nỗi đau, là khí phách của mỗi dân tộc, mà nhìn vào đó, thế hệ trẻ cần luôn được "nạp năng lượng"- tinh thần yêu nước, ý chí cương cường bảo vệ chủ quyền, độc lập nước mình.

Nhìn ra xung quanh, có thể thấy rất rõ bối cảnh đặc biệt này đang thử thách sự can đảm và ý thức chủ quyền của mọi quốc gia.

Mới đây, ngày 26/2, Hãng Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin, Bộ GD Hàn Quốc thông báo, bắt đầu học kỳ tới, vào tháng ba, mỗi năm học sinh nước này, sẽ học tối thiểu 10 giờ bắt buộc về quần đảo Dokdo/ Takeshima (quần đảo đang tranh chấp với Nhật).

Trước đó, Nhật Bản cũng đưa quần đảo này vào SGK Nhật Bản, để dạy cho trẻ em Nhật. Còn cuốn giáo trình dành cho giáo viên trung học, tháng 7/2008 đã xác nhận chủ quyền của Nhật Bản trên đảo Takeshima.

Ngay sau đó, phía Hàn Quốc đã có động thái phản đối buộc Chính phủ Nhật Bản phải bỏ nội dung khẳng định chủ quyền với đảo này. Đựơc biết, mới đây nhất, bộ SGK cấp THPT dùng cho năm học 2013 của Nhật Bản vẫn ghi rõ, đảo Dokdo (tức Takeshima) là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản.

Posted Image

Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đủ chín muồi để đưa vào SGK. Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch/ Thanh Niên

Còn ở VN, việc đưa vào SGK cuộc chiến 1979 rất cần định lượng và định tính phù hợp cấp học. Chương trình, SGK của ngành GD nhiều năm nay, luôn bị hệ lụy của sự...quá tải. Ngành càng chủ trương giảm, chương trình, SGK càng...nặng. Còn môn Sử, rút cục chung số phận bẽ bàng với môn Văn- bị học sinh chán ghét một cách vô lý, thậm chí có hàng ngàn điểm 0.

Cho dù, có nhiều ý kiến của ngành mang tính ngụy biện, đổ lỗi khách quan, thì một sự thật... lịch sử khác không thể tránh né, hoặc chối cãi, là chương trình, SGK môn Sử viết khô khan, không hấp dẫn.

Lịch sử là hiện thực khách quan với tất cả cái hùng, cái bi, cái sai, cái đúng, cái hay cái dở của một dân tộc, một quốc gia trên hành trình vận động và phát triển, mang tính khoa học của quy luật thực tiễn. Lịch sử càng không phải là một môn giáo dục, tuyên truyền một chiều. Như một nhà giáo từng thốt lên chua xót: Dạy sử, không thể "nấu sỏi và nước lã thành súp" (Tuần Việt Nam, ngày 8/8/2011).

Điều này, đặt trong bối cảnh Internet với những thông tin cực nhanh, đa dạng đã chiếm lĩnh trận địa thông tin đời sống giới trẻ, thì rút cục vài bài học lịch sử mang tính "giáo huấn" của nhà trường sẽ luôn "yểu mệnh", thiếu sức sống, không đủ sức cuốn hút tuổi trẻ.

Cuộc chiến 1979- cũng đang trở thành "cuộc chiến"... thử thách trí tuệ, phương pháp tư duy khoa học và bản lĩnh trung thực của ngành GD trong lĩnh vực viết SGK Lịch sử hiện đại, trước hết là chuẩn kiến thức của môn học này, trong toàn bộ chủ trương viết SGK mới cho sau năm 2015.

... Và trước "sự thật" cá nhân

Chưa cần nói đến thái độ con người trước những sự thật lịch sử lớn lao. Ngay thái độ của con người trước "sự thật" cá nhân, nhiều khi cũng đã là những thách thức cực đại về sự trung thực, sự sáng suốt của phẩm cách và trí não.

Đó là câu chuyện nổi lên gần đây, xung quanh vụ việc bắt ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng CT Hàng hải VN (Vinalines), từng bỏ trốn vì những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, khi cơ quan chức năng có quyết định truy nã ông này, gây xôn xao dư luận khá lâu.

Trước sức ép và áp lực xã hội, cơ quan chức năng vào cuộc. Đến nay, lần lượt gần chục con người là "bạn bè" quen biết, cán bộ chức năng, đã lần lượt bị bắt vì liên quan đến việc tổ chức giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Đó là Trần Văn Dũng (tức Dũng "Bắc Kạn", từng được coi là trùm giang hồ đất Cảng), Vũ Tiến Sơn, Vũ Văn Sáu, Phạm Đình Nghiên, Hà Trọng Tuấn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh và Đồng Xuân Phong (riêng ĐXP hiện đang bị truy nã).

Posted Image

Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN

Nhưng "đỉnh cao" của đường dây giúp nhau ...phạm tội này, là ông Dương Tự Trọng, em ruột Dương Chí Dũng, nguyên là Đại tá, Phó GĐ CA Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).

Khi ông Dương Tự Trọng bị bắt, câu chuyện bi thảm về một gia đình từng được coi là "danh gia vọng tộc" của đất Cảng, mới được vén lên.

Bi thảm, vì Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng đều là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá, GĐ CA Hải Phòng, thập niên 70-80. Giờ ông Dương Khắc Thụ đã 90 tuổi- cái tuổi gần đất xa trời, không còn đủ minh mẫn, và cả sức khỏe nữa- để có thể chịu đựng những "nhân- quả" quá lớn đổ sập xuống gia đình ông.

Khi mà ngoài hai con trai ruột, còn có con rể Nguyễn Bình Kiên, nguyên Đại tá, Phó GĐ CA Hải Phòng, người trước đó bị khai trừ Đảng. Còn hàng loạt những người thân tín của gia đình ông như Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh cũng lần lượt vào trại giam.

Bi thảm, vì Dương Tự Trọng vốn là một cán bộ rất có năng lực, từng là nỗi "kinh hoàng" của tội phạm đất Cảng. Lăn lộn nghiệp vụ, từng trải qua nhiều chức vụ quản lý từ cơ sở, lại có một lý lịch trích ngang quá "đẹp", Dương Tự Trọng được đánh giá là có nhiều tố chất để thăng tiến hơn nữa.

Tiếc thay, không ai ngăn cản con đường thăng tiến này ngoài chính Dương Tự Trọng. Và biết đâu, oan nghiệt thay, còn có cả Dương Chí Dũng, người anh ruột. Nhưng đó vẫn còn là câu chuyện đang chờ kết luận điều tra của các cơ quan chức năng.

Và cho dù, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trong trả lời phỏng vấn của báo chí, vẫn đặt ba câu hỏi nghi vấn lớn về những "lỗ hổng đầu mối chết người" trong vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn, người viết bài quan tâm hơn, đến chủ đề- thái độ trước "sự thật".

Báo chí đã dùng chữ "lụy tình" để viết về Dương Tự Trọng. Con người này vốn rắn lòng trước những kẻ tội phạm cộm cán của đất Cảng, nhưng lại mềm lòng trước tội phạm là người ruột thịt, khiến vụ việc trở thành sai một ly, đi một dặm. Cái đi một dặm cay đắng, và khốc liệt quá!

Vì làm sao, Dương Tự Trọng, nguyên là một cán bộ CA dày dạn trong nghề, lại không hiểu một điều, hoạt động nghiệp vụ giỏi giang của cơ quan chức năng nhất định không sớm thì muộn, sẽ tìm ra thủ phạm. Cao nhân tất hữu cao nhân trị. Dương Tự Trọng thừa tình, mà bỗng thiếu trí, và thiếu cả tâm. Tiếc thay!

Posted Image

Ông Dương Tự Trọng, em ruột Dương Chí Dũng

Người viết chợt nhớ đến khá nhiều câu chuyện của các ông bố, bà mẹ ít được học, ít chữ nghĩa, trước tội ác của con cái. Sau những đau đớn, hoảng sợ, sau những dằn vặt khổ sở, cuối cùng họ đã động viên con cái thú tội trước bình minh. Điều đó, rất có thể là tình tiết giảm nhẹ tội lỗi của con em họ.

Ai dám bảo, họ không có trí, không có tâm? Cái chữ trí, chữ tâm ở đây không phụ thuộc vào bằng cấp đào tạo, không phụ thuộc vào vị thế, quyền uy xã hội. Cái chữ trí, chữ tâm đó cho thấy họ có cách nghĩ đúng, để dẫn đến hành động xử lý đúng, trước một sự thật- dù cay đắng thế nào, vì an ninh, trật tự cộng đồng và xã hội.

Thái độ con người trước sự thật lịch sử đầy bi phẫn, bi thương của một quốc gia, hay có khi chỉ là trước "sư thật" bi thảm, bi kịch của một cá nhân, một gia đình, đều cần đến sự trung thực. Đó mới là cái tầm của chữ trí, của cách tư duy. Và đó cũng là chữ dũng của một dân tộc, của một cá nhân.

Nhưng đời sống vốn phức tạp, vốn đầy sự biến thiên. Và vì thế, cũng vẫn luôn tồn tại cụm từ trong nhân gian: Đánh giá lại lịch sử; hoặc đánh giá lại một con người. Vì Hôm nay đúng, mai có thể sai rồi (mượn ý thơ Xuân Quỳnh)

Có khi là sự đánh giá lại của hiện tại với quá khứ. Mà cũng có khi sẽ là sự đánh giá lại của tương lai, với hiện tại!

--------

Tham khảo:

http://dantri.com.vn...-sgk-698649.htm

http://phunutoday.vn...o-khoa-2211310/

http://vietnamnet.vn...g-chi-dung.html

http://vietnamnet.vn...g-chi-dung.html

http://dantri.com.vn...dung-700054.htm

============================

Không thấy những nhà sử học "nổi tiếng" trong số "hầu hết những nhà khoa học trong nước" lên tiếng có hay không liên quan đến sự kiện và nội dung bài viết này. Mặc có vài vị tỏ ra thách thức khi bày tỏ ý kiến trái chiều.

Mấy vị này chắc bị cả đại đội nhìn vào nhà cả tuần. Thiên Sứ tui chẳng có gì cũng hân hạnh hai người nhìn hai ngày.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em Phong thủy Lạc Việt thân mến.

Lần đầu tiên, tôi viết một bài liền quan đến Lý học trong Quán Vắng! Thì lâu lâu thày trò vẫn tụ tập ở quan cafe nào đó mà. Có điều ở đây không mất tiền cafe. Hôm nay, qua bài viết về đề xuất của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), tôi muốn phân tích để anh chỉ em có một cái nhìn tổng quát và so sánh với những ý tưởng đúng cục bộ và mang tính hiện tượng.

Toàn bộ nội dung bài viết cho thấy ý tưởng của ông Lê Hoàng Châu hy vọng rằng: "Đánh thuế vào các khoản tiết kiệm trên 500 triệu, sẽ làm người dân sử dụng tiền đó để mua bất động sản". Và ông coi đó như là một giải pháp cứu Bất Động Sản, do người dân sẽ sử dụng để đầu tư vào Kinh doanh, sản xuất và bất động sản.

Tính cục bộ của giải pháp này thể hiện ở chỗ nào?

Nó thể hiện ở tính định hướng một hành vi chưa xảy ra cho người bị đánh thuế. Vì xác định rằng: Sau khi đánh thuế người dân sẽ rút tiền để đầu tư sản xuất và mua bất động sản. Nếu muốn ý tưởng này khả thi thì cần phải tiếp tục có điều luật quy định: Những ai có trên 500 triệu, muốn rút tiền phải chứng minh được chỉ sử dụng vào kinh doang, sản xuất và bất động sản. Ai trái luật sẽ phạt nặng. Không có điều luật kèm theo này thì luận điểm của ông này không khả thi. Vì người có tiền sẽ quyết định nhiều hướng cho việc sử dụng đồng tiền của họ như thế nào. Sự định hướng có tính giới hạn hành vi của luận điểm này chính là tính cục bộ của nó.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Tạo sao mọi người lại phức tạp hóa vấn đề đến thế nhỉ. Theo tôi có cách khác đơn giản hơn: Nhà nước chỉ cần ra qui định ai có tiền bắt buộc phải mua BĐS, tiền lương công nhân, lương hưu từ nay sẽ không chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng nữa, mà chuyển thẳng cho Cty BĐS ... thế là xong ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo sao mọi người lại phức tạp hóa vấn đề đến thế nhỉ. Theo tôi có cách khác đơn giản hơn: Nhà nước chỉ cần ra qui định ai có tiền bắt buộc phải mua BĐS, tiền lương công nhân, lương hưu từ nay sẽ không chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng nữa, mà chuyển thẳng cho Cty BĐS ... thế là xong ...

Posted ImagePosted ImagePosted Image

nhỉ! Đơn giản thế mà không nghĩ ra.

Này ông Waren Bocphet! Ông có phải là người sáng lập ra Tập đoàn Horea không đấy? Sao ông thông minh thế!

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImagePosted ImagePosted Image

nhỉ! Đơn giản thế mà không nghĩ ra.

Này ông Waren Bocphet! Ông có phải là người sáng lập ra Tập đoàn Horea không đấy? Sao ông thông minh thế!

Posted Image

Dạ, cũng chính vì có người lãnh đạo tài ba, nên bây giờ Tập đoàn nó mới thế này đấy ạ. Cuối năm chắc sẽ còn hơn nữa ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoại trưởng Syria đến Iran

03/03/2013 3:25

Trong cuộc họp báo với người đồng cấp Syria Walid al-Moallem tại thủ đô Tehran ngày 2.3, Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi tuyên bố không quốc gia nào, ngoại trừ Syria, được phép quyết định số phận người dân nước này.

Tân Hoa xã dẫn lời ông Salehi cho rằng không thể can thiệp quân sự mà chỉ có thể áp dụng giải pháp chính trị cho khủng hoảng hiện nay ở Syria. Ông còn khẳng định lập trường của Iran là ông Bashar al-Assad sẽ vẫn làm tổng thống hợp pháp của Syria đến khi cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2014.

Mặt khác, Ngoại trưởng al-Moallem còn lên án việc người đồng cấp Mỹ John Kerry ngày 28.2 thông báo rằng Washington sẽ viện trợ số thiết bị quân sự không sát thương trị giá 60 triệu USD cho phe nổi dậy.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 1.3 điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và hai bên nhất trí cần phải đẩy nhanh quá trình chuyển tiếp chính trị tại Syria, theo Reuters.

Minh Trung

==================

Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi tuyên bố không quốc gia nào, ngoại trừ Syria, được phép quyết định số phận người dân nước này.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Hay! Về lý thuyết thì đúng như vậy! Cũng như "Tình cảm vợ chồng do bà xã quyết định. Không một phụ nữ nào được quyền can thiệp".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm gây tranh cãi nói gì?

Thứ bảy 02/03/2013 15:02

Trong khi đó, nhiều chuyên gia và người dân cho rằng đề xuất này hết sức vô lý và mang màu sắc “lợi ích nhóm” thì ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), lại cho rằng, “Không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý!”

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi kiến nghị: Đánh thuế thu nhập trên tiền lãi từ những khoản gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng. Nhiều ý kiến cho rằng đây là kiến nghị quá vô lý.

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), lại cho rằng, “Không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý!”

Đánh thuế để đầu tư, mua nhà?

- Vì sao HOREA lại đề xuất đánh thuế thu nhập lên khoản tiền gửi tiết kiệm của người dân, thưa ông?

Ông Lê Hoàng Châu: Ý tôi là thế này, tôi biết người về hưu, người lao động, công nhân, viên chức… có số dư tiền gửi tiết kiệm không nhiều. Tính về số lượng thì đối tượng dạng này đông nhưng xét số dư tiền gửi tiết kiệm lại khá thấp. Như vậy, các khoản tiền gửi tiết kiệm lớn hiện nằm trong ngân hàng thuộc đối tượng khác.

Posted Image

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA)

Chúng tôi có những con số tham khảo về số dư tiền gửi tiết kiệm khá chính xác nên mới đề xuất như vậy. Mục đích của đề xuất, cuối cùng là để chuyển dòng tiền này đi vào sản xuất, kinh doanh, giúp nền kinh tế đang sa sút được phục hồi.

- Nhưng dư luận băn khoăn liệu HOREA kiến nghị như vậy có phải để tiền chảy vô bất động sản hay không?

Ông Lê Hoàng Châu: Không có! Như đã nói, chúng tôi kiến nghị là để tiền này nếu rút ra sẽ chảy vô sản xuất, kinh doanh. Hiệp hội kiến nghị có hai ý. Ý thứ nhất là chính sách tiền gửi thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) là sai lầm.

Bởi vì Chính phủ vẫn cho rằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm phải cao hơn tỉ lệ lạm phát. Mà nếu cao hơn lạm phát thì chỉ giúp những người gửi tiết kiệm được lợi, trong khi một lượng tiền lớn không chảy vô sản xuất, kinh doanh, không tạo ra của cải vật chất, không giải quyết được công ăn việc làm cho xã hội.

- Khi kiến nghị, Hiệp hội có tham khảo chính sách các nước không?

Ông Lê Hoàng Châu: Có. Ở bên Mỹ, tôi biết lãi tiền gửi tiết kiệm chỉ khoảng 1%, trong khi tiền vay đầu tư khoảng 3%. Cái này cho thấy chính sách của mình khác với nước ngoài rất nhiều. Mới đây, khi gặp Thủ tướng, tôi đã nêu vấn đề này rồi.

- Vậy Hiệp hội có biết số tiền lãi thu được từ tiền gửi tiết kiệm hằng năm không?

Ông Lê Hoàng Châu: Năm năm trở lại đây tổng số dư tiền gửi tiết kiệm rất lớn. Chúng tôi ước tính mỗi năm trung bình 2,5 triệu ngàn tỉ đồng gửi tiết kiệm. Nếu tính trung bình với lãi suất 10%/năm thì tiền lãi thu được ước khoảng 250.000 tỉ đồng. Nếu trước đây lãi tiền gửi ở mức 19%/năm thì con số đó có lên gần 500.000 tỉ đồng/năm. Nếu như vậy chúng ta không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý.

Gửi tiền tỉ phải đánh thuế

- Nếu đã đánh thuế thì tại sao không đề xuất đánh thuế với cả số dư tiền gửi từ 500 triệu đồng trở xuống?

Ông Lê Hoàng Châu: Vì dưới mức đó là số tiền gửi của người lao động, hưu trí, cán bộ, công chức… Còn trên con số này mới cần xem xét đánh thuế. Theo tôi, với mức tiền gửi 1 tỉ đồng trở lên nhất thiết phải đánh thuế.

Trước đây đã từng có kiến nghị đánh thuế như vậy và dư luận đã phản ứng…

Lúc đó dư luận phản ứng nhưng phản ứng đó cần hiểu thế này. Người ta lập lờ, mượn danh dư luận để loại trừ đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Người ta cứ nói tiền gửi tiết kiệm là của số đông người hưu trí, người lao động… Theo tôi, nói vậy không đúng. Số tiền gửi tiết kiệm mà các cụ hưu trí, người lao động… gửi ở mức 500 triệu đồng trở lên ít lắm, chỉ có mười mấy phần trăm.

- Như ông lập luận, như vậy chỉ cần căn cứ trên tài khoản tiền gửi thì Ngân hàng Nhà nước sẽ biết người nào có tiền và rất dễ phân loại?

Ông Lê Hoàng Châu: Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước biết hết nhưng vấn đề là người ta có làm hay không mà thôi. Hay đó là nằm trong vấn đề lợi ích nhóm? Chứ có các cụ hưu trí, người lao động nào hiện nay có tiền tỉ gửi ngân hàng ăn lãi suất đâu.

Cách làm “ích kỷ”!

Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, nếu mục đích của Hiệp hội kiến nghị đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm này là để người dân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hay bất động sản thì tôi cho rằng không hợp lý. Nói chung, chọn phương pháp tài khóa đánh thuế để hướng dẫn đồng tiền là một cách làm “ích kỷ”.

Làm như vậy, có thể hiểu là dùng quyền lực nhà nước đánh thuế người dân để đẩy họ phải đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, trong đó có bất động sản. Điều này khó mà nhận được sự đồng thuận của người dân.

Ngay cả trường hợp kiến nghị này không phải từ HOREA mà đơn giản mục đích nhằm hướng dòng tiền đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác thì cũng không hợp lý.

Bởi nếu muốn các lĩnh vực có nhiều nguồn tiền đầu tư thì tại sao chúng ta không hạ lãi suất huy động tiết kiệm xuống 5%, biết đâu khi đó người dân sẽ tính toán lại phương án đầu tư sao cho hợp lý. Còn về vấn đề tồn kho của bất động sản, có nhiều giải pháp để cứu chứ không nên chọn cách trên.

Cứu được bất động sản nhưng ảnh hưởng cả nền kinh tế

Trong khi đó, TS Nguyễn Thị Thủy - ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM phân tích, Hiệp hội kiến nghị đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm để có mục đích hướng dòng tiền nhàn rỗi vào thị trường bất động sản là vô lý. Vì nếu kiến nghị này được thực hiện thì nó chỉ cứu được thị trường bất động sản nhưng lại làm ảnh hưởng cả nền kinh tế.

Hiện chúng ta đang miễn thuế thu nhập cá nhân đối với tiền gửi tiết kiệm mục đích là để khuyến khích người dân gửi tiết kiệm. Từ kênh này, ngân hàng sẽ chuyển vốn cho nền kinh tế. Nhưng giờ chỉ vì bất động sản mà chúng ta lại quay trở lại đánh thuế thì khác nào lấy lợi ích của cả đất nước để phục vụ mục đích chỉ để cứu bất động sản?

Ngay cả Hiệp hội có đề xuất chỉ đánh thuế những người có tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên cũng khó khả thi, vì người dân có thể chia nhỏ nguồn vốn và gửi tiết kiệm ở nhiều ngân hàng.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi

Theo Pháp luật TP.HCM

====================

Ngay cả Hiệp hội có đề xuất chỉ đánh thuế những người có tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên cũng khó khả thi, vì người dân có thể chia nhỏ nguồn vốn và gửi tiết kiệm ở nhiều ngân hàng.

Anh chị em Phong thủy Lạc Việt thân mến.

Lần đầu tiên, tôi viết một bài liền quan đến Lý học trong Quán Vắng! Thì lâu lâu thày trò vẫn tụ tập ở quan cafe nào đó mà. Có điều ở đây không mất tiền cafe. Hôm nay, qua bài viết về đề xuất của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), tôi muốn phân tích để anh chỉ em có một cái nhìn tổng quát và so sánh với những ý tưởng đúng cục bộ và mang tính hiện tượng.

Toàn bộ nội dung bài viết cho thấy ý tưởng của ông Lê Hoàng Châu hy vọng rằng: "Đánh thuế vào các khoản tiết kiệm trên 500 triệu, sẽ làm người dân sử dụng tiền đó để mua bất động sản". Và ông coi đó như là một giải pháp cứu Bất Động Sản, do người dân sẽ sử dụng để đầu tư vào Kinh doanh, sản xuất và bất động sản.

Tính cục bộ của giải pháp này thể hiện ở chỗ nào?

Nó thể hiện ở tính định hướng một hành vi chưa xảy ra cho người bị đánh thuế. Vì xác định rằng: Sau khi đánh thuế người dân sẽ rút tiền để đầu tư sản xuất và mua bất động sản. Nếu muốn ý tưởng này khả thi thì cần phải tiếp tục có điều luật quy định: Những ai có trên 500 triệu, muốn rút tiền phải chứng minh được chỉ sử dụng vào kinh doang, sản xuất và bất động sản. Ai trái luật sẽ phạt nặng. Không có điều luật kèm theo này thì luận điểm của ông này không khả thi. Vì người có tiền sẽ quyết định nhiều hướng cho việc sử dụng đồng tiền của họ như thế nào. Sự định hướng có tính giới hạn hành vi con người của luận điểm này chính là tính cục bộ của nó.

Một luận điểm mang tính cục bộ vẫn phản ánh chân lý toàn cục, nếu nó tương thích với những thành tố liên quan và nó chỉ sai nếu không tương thích với những thành tố liên quan.

Đây chính là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học cho một giả thiết được coi là đúng:

1/ Phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó.

Đây cũng chính là một nguyên lý của lý học - mang tính khái quát hơn nhiều - là "Vạn vật tương hỗ"

2/ Phải có khả năng giải thích tiếp tục những vấn đề phát triển của những vấn đề liên quan - yếu tố này tương ứng với khả năng tiên tri, trong tiêu chí khoa học mà tôi thường nhắc tới.

Đề xuất của ông Chủ tịch hiệp hội bất đông sản mang tính cục bộ ngay từ đầu - giới hạn và định hướng hành vi của người có trên 500 triệu. Cho nên nó không thỏa mãn những tiêu chí khoa học trên - dù mới chỉ là một yếu tố cần trong tiêu chí trên.

Tôi phân tích hiện tượng này , để anh chị em Phong Thủy Lạc Việt suy ngẫm về việc ứng dụng những tiêu chí khoa học trong việc thẩm định một giả thuyết, một lý thuyết...vv...đúng hay sai. Nhằm tránh nguy cơ "Dốt nát công nhiệt tình thành phá hoại".

===============

Kính thưa ông Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP HCM.

Tôi cũng có một bất động sản là miếng đất 1500 mét vuông ở Hóc Môn. Nhưng bị quy hoạch treo đến mức không có cả chủ đầu tư. Nên không bán được, mặc dù có người trả giá đến 2, 7 tỷ. Họ đã đặt cọc, rồi không mua , chính vì quy hoạch treo.

Nạn quy hoạch treo làm những vùng kinh tế bị treo này không phát triển được.

Bởi vậy, nếu ông giúp mua giùm tôi miếng đất này giá 10 tỷ để tôi trả nợ gần 3 tỷ đồng. Tôi tin rằng khi có tiền tôi sẽ mua ủng hộ các ông một căn hộ nhà xã hội giá rẻ, nhằm góp phần phát triển và phá băng tình trạng bất động sản hiện nay.

Tuy nhiên, thời gian chỉ giới hạn là ba ngày để liên hệ và ông có quyền thương lượng. Qúa thời gian này tôi không giúp gì được ông. Năm ngoái, năm kia gì đấy, tôi cũng đặt vấn đề này, nhưng chẳng ai quan tâm. Bởi vậy, tôi đành phải kết luận: Bất động sản chết lâm sàng. Còn năm nay là "cận tử". Bây giờ mới đầu năm, tôi có thể hiệu chỉnh lại lời tiên tri - nếu ông mua miếng đất này trong thời hạn nói trên.

Hy vọng ông không cho tôi là "mê tín dị đoan" và chủ quan khi phát biểu như vậy.

Hẳn giáo sư Trịnh Xuân Thuân đã phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Giáo sư tầm cỡ như ông Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu thì phải cứ tđúng trở lên và tất nhiên là rất có "cơ sở khoa học".

Chỉ một sự kiện nhỏ mà đã làm ảnh hưởng đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ. Huống chi miếng đất bất động sản của tôi rất to. Cho nên có thể nó có ý nghĩa gì đó đến lịch sử bất động sản đấy.

----------------------

PS: Ý kiến của ông này có thứng dụng một phương pháp tương đồng là hlãi xuất ngân hàng. Biện pháp này nhân bản hơn nhiều. Nhưng tiếc thay! Có vẻ khó thực hiện.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Chu Hảo:Sẽ cho ra lò những “thợ” văn nghệ vô cảm?

Cập nhật lúc 06:12, 03/03/2013

(ĐVO)- “Quyết định bỏ môn Văn khi thi tuyển nói trên chứng tỏ Bộ chỉ muốn đào tạo nên những người thợ vô cảm, chỉ chăm chăm tới những thao tác kỹ thuật chứ không muốn đào tạo nên những nghệ sĩ có tâm hồn” – ý kiến của GS Chu Hảo.

“Ngày xưa không hiểu thầy giáo môn Văn giảng thế nào mà chúng tôi rất ham mê những bài văn học sử, ca dao tục ngữ, đến thơ văn thời Lý thời Trần. Có rất nhiều bài ca dao, câu tục ngữ, bài thơ khiến chúng tôi nhớ từ thưở mười mấy tuổi ấy đến bây giờ. Thời đó chúng tôi học cách nhìn nhận cuộc đời say mê và trong sáng như thế. Tôi thấy thật đáng tiếc khi không nhiều học sinh thời này thích học Văn”.

GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ bắt đầu câu chuyện với chúng tôi xung quanh chuyện Bộ Giáo dục “đuổi” môn Văn ra khỏi các môn thi vào các trường văn hóa-nghệ thuật. Ông cho rằng, coi nhẹ môn Văn là một quyết định tùy tiện vô trách nhiệm.

Posted Image

GS Chu Hảo

PV: -Người ta vẫn nói, học Văn là học làm người, nay Bộ cho bỏ thi môn Văn, chỉ xét tuyển dưa trên điểm thi tốt nghiệp, theo ông, liệu có phải do Bộ GD thừa tự tin trong việc dạy và học Văn ở cấp THPT?

GS Chu Hảo: -Chương trình giảng dạy môn Văn và kết quả thực sự của học sinh bậc phổ thông còn rất nhiều điều đáng lo ngại. Chúng tôi hoàn toàn tin rằng, Bộ Giáo dục không thể không biết điều đó. Vì thế, việc bỏ thi môn Văn ở các trường năng khiếu chắc chắn không phải sự lạc quan; rằng, dạy và học Văn tốt rồi mà đó là sự tùy tiện, sự thiếu nghiêm túc.

Việc bỏ thi môn Văn vào các trường năng khiếu là một sự bất hợp lý nghiêm trọng, chứ không chỉ là một việc làm tùy tiện thông thường. Bất kỳ ngành học nào đều cần một nền hiểu biết văn hóa nói chung, chưa nói đến các ngành văn hóa nghệ thuật, nơi đào tạo những người sẽ truyền đạt giá trị nhân văn, tốt đẹp thông qua tâm hồn. Tôi xin nói thẳng rằng, quyết định bỏ môn Văn khi thi tuyển nói trên chứng tỏ Bộ chỉ muốn đào tạo nên những người thợ vô cảm, chỉ chăm chăm tới những thao tác kỹ thuật chứ không muốn đào tạo nên những nghệ sĩ có tâm hồn.

PV: -Nhiều vị hiệu trưởng khối các trường năng khiếu lập luận, bỏ thi Văn sẽ giúp các trường không sót nhân tài. Ông bình luận như thế nào về lập luận trên?

GS Chu Hảo:- Không bao giờ có chuyện năng khiếu thuần túy lại trở thành nhân tài mà không cần môn Văn. Những người có tài năng thật sự trước hết và nhất thiết phải có tinh thần nhân văn, đặc biệt là lòng trắc ẩn. Chỉ có thế tác phẩm của họ mới đi đến được với công chúng. Đương nhiên nội dung học Văn và thi Văn còn nhiều vấn đề nhưng nếu gạt hẳn nó ra thì chắc chắn là điều tệ hơn.

Một điểm cần nói thêm ở đây là, Bộ Giáo dục nói sẽ căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp phổ thông để xét tuyển. Vậy các môn khác thì sao? Cùng lập luận như vậy thì có thể bỏ thi môn Toán các khối A, B, D, bỏ thi môn Văn các khối C, D…

PV: -Xét trên bình diện xã hội, dư luận không khỏi cảm thấy có nhiều điều cắc cớ với quyết định này của Bộ Giáo dục Đào tạo vì hiện đang xảy ra ngày càng nhiểu biểu hiện vô cảm, làm ngơ không cứu giúp người bị nạn. Môn Văn bị thất sủng trong khi bệnh vô cảm lên ngôi, theo ông, làm thế nào để có một lối thoát cho xã hội hiện nay?

GS Chu Hảo: - Khi người ta coi thường môn Văn, người ta đã coi thường khía cạnh quan trọng nhất để hình thành một con người tử tế. Có thể nói, điều này cũng nằm trong xu thế xuống cấp về văn hóa đạo đức của xã hội nói chung, chứ không đơn thuần là một biểu hiện riêng lẻ.

Bệnh vô cảm có nguồn gốc rất sâu xa, bởi những giá trị truyền thống đảo lộn và hệ thống thang bậc mới đang được xã hội chấp nhận lại đề cao tiền bạc, lợi ích vật chất. Muốn chữa lành vô cảm, phải chỉnh lại thang giá trị xã hội. Mà muốn làm điều đó thì phải có một cuộc cách mạng thật sự trong giáo dục.

Như tôi đã nói rất nhiều lần, hệ thống giáo dục quốc dân bị chi phối bởi ba thành phần quan trọng: giáo dục trong nhà trường, giáo dục xã hội chủ yếu thông qua truyền thông và giáo dục gia đình. Hiện cả ba thành tố cấu thành này đều đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất cập.

Trong giáo dục nhà trường, chúng ta đều phải thừa nhận thực tế là, ngay từ mẫu giáo, các em đã biết bố mẹ đi chạy trường chạy lớp, đưa phong bì để chúng được vào trường tốt, lời khen tặng chúng nhận được không hẳn chỉ phụ thuộc vào năng lực mà có khi còn vào cả ví tiền của mẹ cha. Không thể đòi hỏi nền giáo dục ấy đào tạo ra một lớp người có nhân cách tốt.

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều biểu hiện cho thấy rằng, người ta thật thà, tử tế khó tồn tại được, người ta phải dối trá. Tôi từng tham gia một cuộc trao đổi trên VTV6 về tình trạng giả dối, theo đó, 49/50 em có mặt nhận thức rằng, tình trạng giả dối trong xã hội là nghiêm trọng.

Chúng ta phải thừa nhận rằng, mấy chục năm nay nền giáo dục càng ngày càng xuống cấp và khủng hoảng. Giờ chỉ còn cách mỗi người cố gắng đóng góp ý kiến để tạo nên dư luận xã hội mạnh mẽ đòi hỏi phải có một cuộc cải cách giáo dục toàn diện và triệt để chứ không còn cách nào khác nữa.

PV:- Nhiều ý kiến cho rằng, nước Nga đã phải trải qua những khủng hoảng về thang giá trị xã hội như Việt Nam nhưng dường như họ xoay xở tốt hơn chúng ta. Là một người từng học nhiều năm ở Nga, liệu ông có thể lý giải điều này như thế nào?

GS Chu Hảo: -Một phần lớn là nhờ văn hóa và giáo dục. Nền văn hóa của Nga vững chãi hơn và được lưu giữ trong nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có văn chương nên dù sự bất cập của thể chế dù có hủy hoại méo mó nhưng họ vẫn giữ được nền tảng của mình.

Hoàng Hạnh (thực hiện)

====================

Tôi có cảm tình với giáo sư Chu Hảo, mặc dù chỉ gặp ông một lần và mới chỉ trao đổi đôi ba câu, khi ông đặt vấn đề di vật khảo cổ là điều kiện cần để thẩm định lịch sử. Đây là một quan niệm không hoàn toàn đúng, hay đúng hơn là chỉ có giá trị cục bộ. Tôi đã trả lời ông "Di vật khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử". Nhưng từ cách nói và phong cách của ông, tôi nhận thấy ông là người trung thực khi đặt vấn đề này. Ông không phải người cố chấp và bị ràng buộc trong số những người phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Chính vì cảm tình này, nên khi đọc bài viết của ông tôi muốn chia sẻ với ông:

Việc bỏ môn Văn sẽ gây một hiệu ứng gián tiếp cực kỳ nguy hiểm cho cả xã hội. Thành thực mà nói: Tôi không hiểu tại sao lại có quyết định này!

Viết bài này tôi chỉ muốn chia sẻ với cá nhân ông Chu Hảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm gây tranh cãi nói gì?

Thứ bảy 02/03/2013 15:02

Trong khi đó, nhiều chuyên gia và người dân cho rằng đề xuất này hết sức vô lý và mang màu sắc “lợi ích nhóm” thì ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), lại cho rằng, “Không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý!”

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi kiến nghị: Đánh thuế thu nhập trên tiền lãi từ những khoản gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng. Nhiều ý kiến cho rằng đây là kiến nghị quá vô lý.

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), lại cho rằng, “Không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý!”

Đánh thuế để đầu tư, mua nhà?

- Vì sao HOREA lại đề xuất đánh thuế thu nhập lên khoản tiền gửi tiết kiệm của người dân, thưa ông?

Ông Lê Hoàng Châu: Ý tôi là thế này, tôi biết người về hưu, người lao động, công nhân, viên chức… có số dư tiền gửi tiết kiệm không nhiều. Tính về số lượng thì đối tượng dạng này đông nhưng xét số dư tiền gửi tiết kiệm lại khá thấp. Như vậy, các khoản tiền gửi tiết kiệm lớn hiện nằm trong ngân hàng thuộc đối tượng khác.

Posted Image

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA)

Chúng tôi có những con số tham khảo về số dư tiền gửi tiết kiệm khá chính xác nên mới đề xuất như vậy. Mục đích của đề xuất, cuối cùng là để chuyển dòng tiền này đi vào sản xuất, kinh doanh, giúp nền kinh tế đang sa sút được phục hồi.

- Nhưng dư luận băn khoăn liệu HOREA kiến nghị như vậy có phải để tiền chảy vô bất động sản hay không?

Ông Lê Hoàng Châu: Không có! Như đã nói, chúng tôi kiến nghị là để tiền này nếu rút ra sẽ chảy vô sản xuất, kinh doanh. Hiệp hội kiến nghị có hai ý. Ý thứ nhất là chính sách tiền gửi thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) là sai lầm.

Bởi vì Chính phủ vẫn cho rằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm phải cao hơn tỉ lệ lạm phát. Mà nếu cao hơn lạm phát thì chỉ giúp những người gửi tiết kiệm được lợi, trong khi một lượng tiền lớn không chảy vô sản xuất, kinh doanh, không tạo ra của cải vật chất, không giải quyết được công ăn việc làm cho xã hội.

- Khi kiến nghị, Hiệp hội có tham khảo chính sách các nước không?

Ông Lê Hoàng Châu: Có. Ở bên Mỹ, tôi biết lãi tiền gửi tiết kiệm chỉ khoảng 1%, trong khi tiền vay đầu tư khoảng 3%. Cái này cho thấy chính sách của mình khác với nước ngoài rất nhiều. Mới đây, khi gặp Thủ tướng, tôi đã nêu vấn đề này rồi.

- Vậy Hiệp hội có biết số tiền lãi thu được từ tiền gửi tiết kiệm hằng năm không?

Ông Lê Hoàng Châu: Năm năm trở lại đây tổng số dư tiền gửi tiết kiệm rất lớn. Chúng tôi ước tính mỗi năm trung bình 2,5 triệu ngàn tỉ đồng gửi tiết kiệm. Nếu tính trung bình với lãi suất 10%/năm thì tiền lãi thu được ước khoảng 250.000 tỉ đồng. Nếu trước đây lãi tiền gửi ở mức 19%/năm thì con số đó có lên gần 500.000 tỉ đồng/năm. Nếu như vậy chúng ta không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý.

Gửi tiền tỉ phải đánh thuế

- Nếu đã đánh thuế thì tại sao không đề xuất đánh thuế với cả số dư tiền gửi từ 500 triệu đồng trở xuống?

Ông Lê Hoàng Châu: Vì dưới mức đó là số tiền gửi của người lao động, hưu trí, cán bộ, công chức… Còn trên con số này mới cần xem xét đánh thuế. Theo tôi, với mức tiền gửi 1 tỉ đồng trở lên nhất thiết phải đánh thuế.

Trước đây đã từng có kiến nghị đánh thuế như vậy và dư luận đã phản ứng…

Lúc đó dư luận phản ứng nhưng phản ứng đó cần hiểu thế này. Người ta lập lờ, mượn danh dư luận để loại trừ đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Người ta cứ nói tiền gửi tiết kiệm là của số đông người hưu trí, người lao động… Theo tôi, nói vậy không đúng. Số tiền gửi tiết kiệm mà các cụ hưu trí, người lao động… gửi ở mức 500 triệu đồng trở lên ít lắm, chỉ có mười mấy phần trăm.

- Như ông lập luận, như vậy chỉ cần căn cứ trên tài khoản tiền gửi thì Ngân hàng Nhà nước sẽ biết người nào có tiền và rất dễ phân loại?

Ông Lê Hoàng Châu: Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước biết hết nhưng vấn đề là người ta có làm hay không mà thôi. Hay đó là nằm trong vấn đề lợi ích nhóm? Chứ có các cụ hưu trí, người lao động nào hiện nay có tiền tỉ gửi ngân hàng ăn lãi suất đâu.

Cách làm “ích kỷ”!

Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, nếu mục đích của Hiệp hội kiến nghị đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm này là để người dân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hay bất động sản thì tôi cho rằng không hợp lý. Nói chung, chọn phương pháp tài khóa đánh thuế để hướng dẫn đồng tiền là một cách làm “ích kỷ”.

Làm như vậy, có thể hiểu là dùng quyền lực nhà nước đánh thuế người dân để đẩy họ phải đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, trong đó có bất động sản. Điều này khó mà nhận được sự đồng thuận của người dân.

Ngay cả trường hợp kiến nghị này không phải từ HOREA mà đơn giản mục đích nhằm hướng dòng tiền đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác thì cũng không hợp lý.

Bởi nếu muốn các lĩnh vực có nhiều nguồn tiền đầu tư thì tại sao chúng ta không hạ lãi suất huy động tiết kiệm xuống 5%, biết đâu khi đó người dân sẽ tính toán lại phương án đầu tư sao cho hợp lý. Còn về vấn đề tồn kho của bất động sản, có nhiều giải pháp để cứu chứ không nên chọn cách trên.

Cứu được bất động sản nhưng ảnh hưởng cả nền kinh tế

Trong khi đó, TS Nguyễn Thị Thủy - ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM phân tích, Hiệp hội kiến nghị đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm để có mục đích hướng dòng tiền nhàn rỗi vào thị trường bất động sản là vô lý. Vì nếu kiến nghị này được thực hiện thì nó chỉ cứu được thị trường bất động sản nhưng lại làm ảnh hưởng cả nền kinh tế.

Hiện chúng ta đang miễn thuế thu nhập cá nhân đối với tiền gửi tiết kiệm mục đích là để khuyến khích người dân gửi tiết kiệm. Từ kênh này, ngân hàng sẽ chuyển vốn cho nền kinh tế. Nhưng giờ chỉ vì bất động sản mà chúng ta lại quay trở lại đánh thuế thì khác nào lấy lợi ích của cả đất nước để phục vụ mục đích chỉ để cứu bất động sản?

Ngay cả Hiệp hội có đề xuất chỉ đánh thuế những người có tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên cũng khó khả thi, vì người dân có thể chia nhỏ nguồn vốn và gửi tiết kiệm ở nhiều ngân hàng.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi

Theo Pháp luật TP.HCM

====================

Anh chị em Phong thủy Lạc Việt thân mến.

Lần đầu tiên, tôi viết một bài liền quan đến Lý học trong Quán Vắng! Thì lâu lâu thày trò vẫn tụ tập ở quan cafe nào đó mà. Có điều ở đây không mất tiền cafe. Hôm nay, qua bài viết về đề xuất của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), tôi muốn phân tích để anh chỉ em có một cái nhìn tổng quát và so sánh với những ý tưởng đúng cục bộ và mang tính hiện tượng.

Toàn bộ nội dung bài viết cho thấy ý tưởng của ông Lê Hoàng Châu hy vọng rằng: "Đánh thuế vào các khoản tiết kiệm trên 500 triệu, sẽ làm người dân sử dụng tiền đó để mua bất động sản". Và ông coi đó như là một giải pháp cứu Bất Động Sản, do người dân sẽ sử dụng để đầu tư vào Kinh doanh, sản xuất và bất động sản.

Tính cục bộ của giải pháp này thể hiện ở chỗ nào?

Nó thể hiện ở tính định hướng một hành vi chưa xảy ra cho người bị đánh thuế. Vì xác định rằng: Sau khi đánh thuế người dân sẽ rút tiền để đầu tư sản xuất và mua bất động sản. Nếu muốn ý tưởng này khả thi thì cần phải tiếp tục có điều luật quy định: Những ai có trên 500 triệu, muốn rút tiền phải chứng minh được chỉ sử dụng vào kinh doang, sản xuất và bất động sản. Ai trái luật sẽ phạt nặng. Không có điều luật kèm theo này thì luận điểm của ông này không khả thi. Vì người có tiền sẽ quyết định nhiều hướng cho việc sử dụng đồng tiền của họ như thế nào. Sự định hướng có tính giới hạn hành vi con người của luận điểm này chính là tính cục bộ của nó.

Một luận điểm mang tính cục bộ vẫn phản ánh chân lý toàn cục, nếu nó tương thích với những thành tố liên quan và nó chỉ sai nếu không tương thích với những thành tố liên quan.

Đây chính là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học cho một giả thiết được coi là đúng:

1/ Phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó.

Đây cũng chính là một nguyên lý của lý học - mang tính khái quát hơn nhiều - là "Vạn vật tương hỗ"

2/ Phải có khả năng giải thích tiếp tục những vấn đề phát triển của những vấn đề liên quan - yếu tố này tương ứng với khả năng tiên tri, trong tiêu chí khoa học mà tôi thường nhắc tới.

Đề xuất của ông Chủ tịch hiệp hội bất đông sản mang tính cục bộ ngay từ đầu - giới hạn và định hướng hành vi của người có trên 500 triệu. Cho nên nó không thỏa mãn những tiêu chí khoa học trên - dù mới chỉ là một yếu tố cần trong tiêu chí trên.

Tôi phân tích hiện tượng này , để anh chị em Phong Thủy Lạc Việt suy ngẫm về việc ứng dụng những tiêu chí khoa học trong việc thẩm định một giả thuyết, một lý thuyết...vv...đúng hay sai. Nhằm tránh nguy cơ "Dốt nát công nhiệt tình thành phá hoại".

===============

Kính thưa ông Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP HCM.

Tôi cũng có một bất động sản là miếng đất 1500 mét vuông ở Hóc Môn. Nhưng bị quy hoạch treo đến mức không có cả chủ đầu tư. Nên không bán được, mặc dù có người trả giá đến 2, 7 tỷ. Họ đã đặt cọc, rồi không mua , chính vì quy hoạch treo.

Nạn quy hoạch treo làm những vùng kinh tế bị treo này không phát triển được.

Bởi vậy, nếu ông giúp mua giùm tôi miếng đất này giá 10 tỷ để tôi trả nợ gần 3 tỷ đồng. Tôi tin rằng khi có tiền tôi sẽ mua ủng hộ các ông một căn hộ nhà xã hội giá rẻ, nhằm góp phần phát triển và phá băng tình trạng bất động sản hiện nay.

Tuy nhiên, thời gian chỉ giới hạn là ba ngày để liên hệ và ông có quyền thương lượng. Qúa thời gian này tôi không giúp gì được ông. Năm ngoái, năm kia gì đấy, tôi cũng đặt vấn đề này, nhưng chẳng ai quan tâm. Bởi vậy, tôi đành phải kết luận: Bất động sản chết lâm sàng. Còn năm nay là "cận tử". Bây giờ mới đầu năm, tôi có thể hiệu chỉnh lại lời tiên tri - nếu ông mua miếng đất này trong thời hạn nói trên.

Hy vọng ông không cho tôi là "mê tín dị đoan" và chủ quan khi phát biểu như vậy.

Hẳn giáo sư Trịnh Xuân Thuân đã phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Giáo sư tầm cỡ như ông Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu thì phải cứ tđúng trở lên và tất nhiên là rất có "cơ sở khoa học".

Chỉ một sự kiện nhỏ mà đã làm ảnh hưởng đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ. Huống chi miếng đất bất động sản của tôi rất to. Cho nên có thể nó có ý nghĩa gì đó đến lịch sử bất động sản đấy.

----------------------

PS: Ý kiến của ông này có thứng dụng một phương pháp tương đồng là hlãi xuất ngân hàng. Biện pháp này nhân bản hơn nhiều. Nhưng tiếc thay! Có vẻ khó thực hiện.

Đây là đề nghị vô liêm sỷ, chỉ nhằm trục lợi cho nhóm lợi ích! Tiền gửi ngân hàng đâu có liên quan đến lĩnh vực của ông mà ông kiến nghị! Giả sử Hiệp hội ngân hàng họp nhau kiến nghị đánh thuế sở hữu BĐS thì ông nói sao?

Tiền gửi ngân hàng là khoản đầu tư gián tiếp cho sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu thực sự vì sản xuất kinh doanh, nên đề nghị đánh thuế đối với những gia đình sở hữu hơn 1 ngôi nhà. Lúc đó thì đồng vốn mới chuyển từ bất động sang hoạt động được!

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Thời điểm bán nợ xấu tốt nhất đã qua'

Chủ nhật, 03/03/2013, 21:18

Posted Image

Ông John Sheehan - thành viên tổ chức giám định bất động sản Hoàng Gia Anh cho rằng, nếu các ngân hàng Việt Nam cứ ngồi yên, hi vọng và chờ đợi, thì không ai khác, chính họ sẽ là những người phải gánh chịu tất cả rủi ro từ nợ xấu. Ảnh: L.A.

Là "cha đẻ" ngành công nghiệp về nợ rủi ro, chuyên gia John Sheehan cho rằng, khi khủng hoảng mới xảy ra là lúc bán nợ xấu tốt nhất nhưng nó đã đi qua.

- Ông nhìn nhận như thế nào về tình hìnhnợ xấutại Việt Nam hiện nay?

- Trong khi các ngân hàng đang “loay hoay” với nợ xấu, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng, Việt Nam đang như vậy! Tôi cho rằng, đến một thời điểm nào đó, tất cả đều mệt mỏi bởinợ xấu, khi đó, các ngân hàng sẽ “theo” nhau bán đi nợ xấu của mình. Việc bán sẽ khiến nợ giảm đi, lợi nhuận của nhà đầu tư tăng lên. Khi Chính phủ tác động, yêu cầu bánnợ xấu, việc khôi phục sẽ nhanh hơn.

Còn hiện tại, tất cả chỉ quan tâm đến chi phí cho việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng. Nếu không can thiệp, các ngân hàng chỉ ngồi yên chờ có sự khôi phục trong ngắn hạn hoặc có xử lý, thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận thua lỗ nhiều. Hiện nay thì phần lớn ngân hàng vẫn ngồi yên và hi vọng, nhưng cuối cùng, không ai khác, mà chính là họ, phải gánh chịu tất cả.

Việt Nam đang thiếu kỹ năng, cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm, thể chế để giải quyếtnợ xấuở chi phí thấp nhất. Những điều chúng ta làm cần có quy tắc, quy định về mua bán nợ, hay vấn đề pháp lý, quy định về phá sản, mua bán nợ… là những vấn đề lớn nhất ở Việt Nam.

Nếu thị trường bất động sản đi lên, các ngân hàng sẽ lại rất mạnh dạn cho vay, và ngược lại. Còn việc cơ cấu lại những khoản nợ xấu, trong đó có nợ bất động sản, có thể gây ra động thái thị trường sụt giảm nhanh thì khôi phục càng nhanh, ngược lại nếu sụt giảm kéo dài lâu thì khôi phục càng chậm. Cũng như vậy trong vấn đề xử lý nợ xấu.

- Ông có thể đánh giá như thế nào về khả năng quản lý, trong đó có việc cho vay của hệ thốngngân hàngtại Việt Nam?

- Thông thường, quy trình tín dụng của mộtngân hàngkhá rõ ràng, từ phân phối, xử lý tín dụng, thẩm định, cho vay… rồi đến thu hồi nợ. Khi thị trường đi xuống, dòng tín dụng sẽ đi xuống, ngân hàng đối mặt với nguy cơ số lượng vay nợ càng nhiều, dòng tiền giảm, thậm chí là biến mất. Lúc này, thương hiệu mà ngân hàng đã thiết lập trở nên vô nghĩa. Ở Việt Nam,ngân hàngthường thiếu kinh nghiệm đối phó với tình trạng đi xuống của thị trường, vì thế, đã có những tài sản bán phát mãi với giá cực rẻ mạt so với trước đó.

- Vậy cácngân hàngcần làm gì?

- Việc cần làm của các ngân hàng là tuyển dụng nhân viên có kỹ năng để ứng phó với nợ xấu như một dạng “bác sĩ, lính cứu hỏa tài chính”. Có rất nhiều kỹ năng, kiến thức mới mà trong tình huống bình thường ngân hàng không có, chẳng hạn như các giải pháp về công nghệ thông tin mới để quản lý. Đây không phải là sở trường của các ngân hàng hiện nay nên cần phải đầu tư nhiều hơn. Ngoài ra, cần tiếp cận từ hướng mới, có điều chỉnh về sự trung thành của khách hàng, khái niệm về dịch vụ cho khách hàng, có thỏa thuận mới về thu hồi nợ là các kỹ năng về giải quyết, đàm phán, hành động nghiêm ngặt hơn.

Nhân viên ngân hàng còn cần những tố chất khác như phải quyết tâm theo đuổi người vay không biết mệt mỏi để thu hồi nợ, cần tiến hành đi trước một bước so với người đi vay. Bên cạnh đó còn là vai trò của cơ quan giám sát, phải làm tốt hơn hiện nay. Nếu như mọi ngân hàng đều coi những điều trên là chu trình kinh doanh hay chiến lược của mình và làm được, thì việc thu hồi nợ sẽ đạt hiệu quả tối đa.

- Và lời khuyên cụ thể mà ông dành cho các ngân hàng là…?

- Tôi khuyên các ngân hàng không nên vội bán đi nợ xấu của mình. Với cổ đông ngân hàng, khi chấp nhận bán lỗ để thoát khỏi nợ xấu là một điều khó khăn, cũng như kết quả thường rất khó tìm kiếm, đặc biệt chuyện tìm được giá chung đối với cả người mua và người bán. Lịch sử cũng đã chứng minh, thời điểm bánnợ xấu tốt nhất là khi “khủng hoảng” mới nổ ra, tài sản của ngân hàng vẫn được nhà đầu tư định giá cao. Việt Nam hiện nay đã qua thời điểm này rồi.

Cách tốt nhất là hãy chọn bán nợ xấu cho một bên có kỹ năng quản lý tốt, khả năng phục hồi. Vì nếu sau này, khoản nợ đó được thu hồi, người bán là ngân hàng có thể đàm phán phần lợi nhuận, có thể thu hồi vốn. Còn việc bán nợ xấu của ngân hàng sang công ty quản lý tài chính của nhà nước chỉ đơn thuần là chuyển từ người này sang người khác, không giải quyết được. Khi đó, Nhà nước lại đối mặt với những rủi ro cao, và nếu không làm được, càng trì hoãn khả năng phục hồi của thị trường.

- Nhưng để giải quyết dứt điểm nợ xấu, thì Việt Nam, theo ông, cần phải triển khai những giải pháp như thế nào?

- Những gì đang diễn ra ở Việt Nam không phải bất thường hay khác thường. Trên thế giới, có nhiều kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng. Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cần tạo ra thể chế để xử lýnợ xấu, nếu cứ mãi “giả vờ” hay tìm cách chuyển nợ giá cao, thì chưa phải cách hay.

Vấn đề bây giờ là Việt Nam cần định giá tài sản nợ bằng thị trường chứ không phải bằngngân hànghay nhà quản lý. Tiếp đó là tìm nguồn vốn để xử lý nợ xấu bên cạnh việc tạo ra hạ tầng xử lý hiệu quả giống như những nước khác, trong đó có các quốc gia ASEAN đã làm. Về phía ngân hàng, kỹ năng xử lýnợ xấucần được đào tạo lại. Phương án tiếp theo, có thể sử dụng tiềm lực của nước ngoài. Nếu những biện pháp này được thực hiện hiệu quả, đồng bộ thì mới có khả năng cứu những khoản nợ xấu ở Việt Nam hiện nay.

ÔngJohn Sheehanlà cử nhân khoa học tại Luân Đôn (Anh), thành viên tổ chức giảm định bất động sản hoàng gia Anh (FRICS). Ông được cho là người đầu tiên phát minh ra ngành công nghiệp về nợ rủi ro. Năm 2011, John Sheehan xuất bản cuốn sách đầu tiên ở Anh, cuốn "Tối ưu hóa các khoản vay đang gặp rủi ro". Ông cũng là người đã trải nghiệm 4 chu kỳ phát triển và suy thoái của nền kinh tế châu Âu và có kinh nghiệm đánh giá kinh tế ở 25 quốc gia, trong đó có nhiều người châu Á như Ấn Độ, Singapore, Thái Lan,Đài Loan, ViệtNam.

Theo Lan Anh

Zing/infonet

=============================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Nếu về, em chỉ còn đường chết”

(Dân trí)- Không có tiền cho những lần lọc máu, thay huyết tương, chị bứt rứt đi đi lại lại rồi cực chẳng đã đành ra xin bác sĩ mang con về. Biết mẹ không có tiền, nó không dám đòi nhưng đôi mắt thằng bé ngân ngấn nước, nó biết về nhà là con đường chết

18 tuổi, cái tuổi đang phơi phới niềm vui và tràn đầy hi vọng nhưng đối với cậu bé Đào Trung Kiên lại là những ngày dài nằm trên giường bệnh. Khuôn mặt sáng, điển trai, em nói với tôi bằng chất giọng ngọt ngào của miền quê Quảng Bình : “Bố mẹ em cố gắng lắm rồi nhưng không có tiền cho em chữa tiếp chị ạ, em phải về nhà thôi, nhưng em không đành lòng … Bác sĩ nói em sẽ bị liệt rồi cả cuộc đời sẽ không làm được gì nữa cả”. Nói rồi em khóc, giọt nước mắt lăn dài xuống má chảy dọc khóe miệng mặn chát. Đôi mắt đỏ hoe, ngập nước, đôi bàn tay yếu ớt, run run em nắm chặt lấy tay mẹ.

Posted Image

Bị bệnh đã hơn 1 năm nay, nhưng không có điều kiện đi khám, chữa, hiện tại bệnh của em đã đang trong giai đoạn nguy hiểm

Mẹ của em là chị Đào Thị Yên (Thôn 6, xã Trung Nghĩa Nghĩa Ninh, huyện Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) năm nay mới ngoài 40 tuổi nhưng nỗi khắc khổ hằn chi chít những vết chân chim ở khóe mắt và trên khuôn mặt. Gạt nước mắt, giọng chị lạc đi mãi mới thốt thành lời : “Cháu mắc bệnh cách đây 1 năm rồi cô ạ nhưng gia đình nghèo quá không có tiền cho lên tuyến trên nên cũng không biết chính xác là bệnh gì. Lần này bị nặng quá, cháu mới được chuyển ra bệnh viện Bạch Mai thì gia đình tôi mới hốt hoảng khi biết sự thật về bệnh cháu đang mang nhưng tôi không biết làm cách nào có tiền chữa tiếp cho con nên phải xin con về thôi”. Theo bác sĩ Bùi Thị Hà Giang (Khoa Điều trị tích cực – bệnh viện Bạch Mai) được biết : Em Kiên mắc chứng bệnh viêm đa rễ dây thần kinh ngoại vi. Biện pháp điều trị cho em đó là phải lọc máu, thay huyết tương nếu không chỉ một thời gian ngắn nữa (thời gian tính bằng ngày) em sẽ rơi vào tình trạng liệt tứ chi và liệt hô hấp, nguy hại đến tính mạng. Với mỗi một lần thay huyết tương sẽ phải chi trả từ 13 đến 15 triệu, và Kiên ít nhất phải thay từ 5 đến 7 lần.

Posted Image

Đã bán hết nhà, đất chị Yên cũng không có tiền để cứu con

Cũng theo thông tin từ phía bác sĩ cho hay nếu có đủ kinh phí để lọc máu, thay huyết tương thì bệnh của Kiên sẽ tương đối ổn định và khó có khả năng tái phát lại. Vì em mắc bệnh hơn 1 năm nay nhưng gia đình không có điều kiện cho đi khám xét cẩn thận nên đến thời điểm hiện tại khi bệnh đã nặng lên, cần phải xử lí sớm ngày nào tốt ngày đấy. Bản thân em Kiên không có bảo hiểm y tế nên phải tự chi trả 100% các chi phí cho mỗi lần lọc máu, thay huyết tương. Khi được hỏi về số tiền chữa trị cho con, chị Yên ngậm ngùi cho hay : Chồng ở nhà đã bán hết cả nhà, cả đất và vay mượn được tất cả gần 40 triệu gửi ra ngoài Hà Nội cho hai mẹ con. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại số tiền đó cũng cạn kiệt gần hết mà gia đình lại không còn đủ sức xoay sở. Đã được thay huyết tương một lần, bản thân Kiên hi vọng nhiều lắm nhưng đến thời điểm hiện tại gia đình rơi vào cảnh “lực bất tòng tâm” nên phải xin bác sĩ cho về. Chị Yên kể cả đêm con đau và mệt lắm nhưng không chợp mắt một chút nào, nó cầm chắc tay mẹ mà năn nỉ : “Mẹ cố vay tiền cho con chữa nốt rồi con khỏi bệnh, chân con lúc đó đi lại được con sẽ đi làm thuê kiếm đủ tiền trả nợ”. Từng lời con nói như trăm nghìn mũi dao cứa vào trái tim chị, ấy vậy mà chị cố nghĩ mãi cũng không làm được như lời thằng bé “cầu xin”.

Posted Image

18 tuổi, em đang đứng trước nguy cơ bị liệt tứ chi, liệt hô hấp nếu không có tiền để lọc máu, thay huyết tương

Hiện tại Kiên không thể đi lại được nên phải nằm trên giường bệnh cả ngày, em giấu mẹ khóc ướt đẫm cả gối khiến các bác sĩ trong khoa cũng không cầm lòng được. Bác sĩ Phạm Thế Thạch (Khoa Điều trị tích cực) trăn trở : Chúng tôi cũng đang tìm mọi cách để cứu Kiên, nhà nghèo, lặn lội từ Quảng Bình ra đây chữa bệnh, thằng bé lại quá trẻ, còn cả một tương lai phía trước chẳng lẽ lại phải chấp nhận cuộc sống ngồi xe lăn cả đời. Tuy nhiên cái khó của Kiên đó là em không hề có bảo hiểm nên phải tự hoàn toàn chi trả mọi chi phí chữa bệnh, bản thân các bác sĩ cũng góp mỗi người một chút nhưng để chữa khỏi bệnh cho em cần vòng tay cộng đồng chung sức. Trên giường bệnh, Kiên vẫn đang nằm truyền, bất giác em nhìn tôi, nước mắt lại chảy dài, giọng run run nói : “Chị ơi, chị cứu em với, chị cho em mượn tiền chữa bệnh chị nhé, em hứa em khỏi rồi nhất định sẽ đi làm trả nợ chị… Xin mọi người đừng để em bị liệt, em còn muốn được đi lại để có cơ hội học tiếp và đi làm chị ạ”. Lời nói của em làm cổ họng tôi nghẹn đắng lại. Tôi chợt nhớ có ai đó đã nói “Có ai đánh thuế ước mơ đâu” nhưng với em mơ ước ấy chỉ là được “vay tiền” chữa bệnh để rồi “nhất định sẽ trả” khi em có thể đứng được lên bằng đôi chân của mình.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 921: Anh Đào Viết Vương và chị Đào Thị Yên (bố mẹ của em Đào Trung Kiên), Thôn 6, xã Trung Nghĩa Nghĩa Ninh, huyện Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hoặc giúp đỡ trực tiếp tại Khoa điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. ĐT: 0169.5699.383 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Phạm Oanh

=================

Nếu đằng nào cũng chết thì thử để Lão gàn này cứu xem được không? Liên hệ: TTNC LHDP.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mật cuộc tập trận quy mô chưa từng có năm 1979

Uy lực chiến hạm tàng hình SIGMA Việt Nam nhắm tới

Tiết lộ về khủng hoảng suýt gây đại chiến thế giới 3

Giải mật cuộc chiến biên giới Xô - Trung năm 1969

TPO - Vào năm 1979, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết với những thế lực đầy tham vọng: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.

Trong rất nhiều trường hợp khác nhau, các nước phải tiến hành nhưng hoạt động quân sự nhằm giải quyết những vấn đề xung đột chính trị mà các biện pháp ngoại giao thông thường không thể giải quyết vấn đề. Nhưng trong lịch sử đấu tranh, có rất nhiều những tình huống mà những xung đột căng thẳng giữa các nước trên thế giới có thể được giải quyết bằng phương pháp phô diễn sức mạnh quân sự và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó.

Hơn một lần Liên bang Xô Viết đã sử dụng khả năng biểu dương sức mạnh quân sự để ngăn chặn những thảm họa chiến tranh. Một trong những tình huống đó là năm 1979, Kremlin đã có những hành động quyết liệt biểu dương sức mạnh của các lực lượng vũ trang và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó để giải quyết những mâu thuẫn chính trị. Và chính sự quyết liệt đó đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực Đông Nam Á. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết này.

Diễn tập bắn đạn thật – là những hoạt động huấn luyện chiến đấu của các lực lượng vũ trang các nước với mục đích làm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng điều hành tác chiến và liên kết phối hợp, đồng thời cũng kiểm tra thử nghiệm vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh trên chiến trường. Nhưng trên thực tế diễn tập có bắn đạn thật là biểu dương sức mạnh quân sự nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hoặc thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, diễn tập cũng là phương thức nhằm đưa các đơn vị quân đội vào trạng thái sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh.

Một trong những yếu tố nhanh chóng làm tỉnh lại những nhà chính khách đã mê muội bởi tham vọng chính trị, với sự tự tin thái quá về khả năng của mình, đó là cho họ thấy được sức mạnh quân sự mà trong trường hợp họ vẫn không tự nhìn nhận lại tình huống, họ sẽ phải đối đầu trực diện. Thực hiện được điều đó thì phô diễn sức mạnh quân sự phải thật sự hiệu quả.

Kinh nghiệm phô diễn sức mạnh quân sự nhằm đạt được mục đích chính trị, thông thường nước Mỹ hay nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng trong thực tế đấu tranh trên thế giới, Liên bang Xô viết vào năm 1979 đã triển khai sức mạnh quân sự của mình một cách quyết liệt và hiệu quả, khiến cho một cường quốc trên thế giới như Trung Quốc buộc phải chùn tay, còn cả thế giới nín thở với sự khủng khiếp chờ đợi ngày “D”.

Xung đột biên giới năm 1979

Sau khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng yêu nước Campuchia tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự Khơ me Đỏ và chính quyền Pol Pot. Sức ép mọi mặt lên nhà nước Việt Nam ngày càng tăng cả về ngoại giao, kinh tế, quân sự...

Trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, lực lượng đối phương đã triển khai một tập đoàn quân: Thê đội một 15 sư đoàn bộ binh, thê đội 2 – 6 sư đoàn dã chiến. Dự bị chiến dịch có 3 sư đoàn. Tổng thể cụm quân lực triển khai các hoạt động tác chiến trên biên giới có thể tăng cường đến 29 sư đoàn. Rạng sáng ngày 17 tháng 2, đội quân khổng lồ này ồ ạt tấn công trên toàn tuyến...

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 (theo cách gọi của người Việt Nam) chính thức nổ ra...

Posted Image

Năm 1979. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarussia cơ động di chuyển đến sân bay của Mông cổ. Ảnh: Cơ sở dữ liệu “VKO” Matxcova

Liên bang Xô Viết quyết định thực hiện sứ mệnh vô cùng khó khăn trong điều kiện tình huống phức tạp và nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên diện rộng – thiết lập lại sự công bằng và hòa bình trên bán đảo Đông Dương bằng phương pháp biểu dương sức mạnh quân sự. Nhưng với những cái đầu nóng, thực hiện giải pháp nửa vời và không quyết liệt là không thể, mà còn thúc đẩy quốc gia mang tư tưởng nước lớn muốn 'dạy một bài học' cho nước khác tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt hơn. Matxcơva đã quyết định hành động rất cứng rắn và quyết liệt ngay từ ban đầu.

Cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới

Các hoạt động biểu dương sức mạnh và ý chí được quyết định vào đầu tháng 3 năm 1979. Trong giai đoạn từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 3 ( với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc do những hành động gây chiến chống lại nước láng giềng) theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.

Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân. Quân số tham gia diễn tập lên đến 200 nghìn quân nhân, 2600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Cuộc diễn tập bắt đầu từ thời điểm động viên lực lượng và đưa các đơn vị thường trực chiến đấu từ thường xuyên lên toàn bộ. Từ lực lượng dự bị động viên điều động 52 nghìn quân nhân dự bị động viên hạng 1, động viên từ các cở sở thuộc ngành Nông nghiệp hơn 5 nghìn xe ô tô các loại.

Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập có sự tham gia của 6 sư đoàn BBCG và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3 sư đoàn không quân chiến trường, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.

Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viến đông và Đông Kazakhstan, có sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng.

Trong tiến trình diễn tập đã thực hiện nội dung liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Các đơn vị và phân đội trong điều kiện khí hậu và môi trường khắc nghiệt đã tiến hành cơ động trên khoảng cách rộng lớn, từ Siberia đến Mông Cổ (hơn 2000 km).

Các đơn vị được tổ chức biên chế thành đơn vị chiến đấu ngay trên tầu hỏa, được vận chuyển bằng đường không. Cụ thể, sư đoàn ĐBĐK từ Tula được vận chuyển vào khu vực Chita trên quãng đường dài 5,5 nghìn km bằng máy bay vận tải quân sự một đợt bay trong thời gian 2 ngày. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarusia được cơ động trực tiếp đường không đến các sân bay của Mông cổ.

Trên những khu vực biên giới với Trung Quốc, các đơn vị phòng thủ biên giới triển khai phác thảo các kế hoạch tổ chức phòng ngự, đánh chặn các đòn tấn công xâm phạm khu vực biên giới, kế hoạch phản kích các đòn tấn công và kế hoạch phản công.

Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm, tiến hành các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và đồng loạt triển khai diễn tập các hoạt động tác chiến nhằm tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Riêng vùng biển Primorie tiến hành diễn tập đổ bộ đường biển.

Posted Image

Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm đang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Một trong những mối quan tâm đặc biệt là kinh nghiệm triển khai các cụm quân công kích chủ lực của Lực lượng Không quân trên biên giới với Trung Quốc, do đặc thù có ưu thế vượt trội về không quân, như một phương tiện tác chiến tầm xa, “phi tiếp xúc”. Trong giai đoạn ngày nay sẽ là yếu tố quan trọng làm nguội đi những cái đầu nóng của người láng giềng đầy tham vọng mà không tự lượng sức mình.

Theo các kế hoạch diễn tập, đã tiến hành tổ chức biên chế các cụm chủ lực hàng không công kích của các trung đoàn không quân trên các quân khu gần biên giới Trung Quốc. Các tập đoàn máy bay chiến đấu chuyển sang vị trí đóng quân cố định trong khu vực miền Đông, không chỉ là từ các quân khu lân cận, mà cả từ Pricarpathian trên quãng đường bay dài tới 7000km trong vòng hai ngày.

Vấn đề không phải là vài chục chiếc máy bay chiến đấu, được rút ra từ các phân đội bay sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, mà là các trung đoàn bay đầy đủ theo biên chế. Cùng với các máy bay chiến đấu, các máy bay vận tải vận chuyển luôn cả các đơn vị hậu cần kỹ thuật, các trang thiết bị, kỹ thuật dự trữ và cơ sở vật chất dự phòng theo biên chế.

Có những thời điểm trên không trung cùng lúc bay hàng chục trung đoàn không quân chiến trường. Ngay sau khi các đơn vị không quân hạ cánh, các đơn vị và phân đội không quân lập tức nhận nhiệm vụ và triển khai tham gia huấn luyện diễn tập. Trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyển quân và diễn tập chiến đấu tiến công, các kíp lái đã cơ động hơn 5000h, sử dụng hơn 1000 quả bom và tên lửa.

Một khối lượng khổng lồ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, cơ sở vật chất, vận chuyển từ Liên bang Xô viết, đã giải quyết toàn bộ vấn đề về trinh sát đường không của địch trên lãnh thổ Việt Nam. Một bộ phận không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ Việt Nam. Thành quả và khối lượng không thể tưởng tượng được của hàng không vận tải quân sự đã thực hiện trên cầu hàng không được thiết lập giữa CCCP và Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình diễn tập và vận chuyển khí tài chiến đấu trong không đầy một tháng đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân nhân của lực lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1000 đơn vị (unit) trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.

Liên bang Xô Viết đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, bằng sự giúp đỡ của tinh thần đồng chí, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nhân dân Việt Nam bằng giải pháp cung cấp khí tài quân sự. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3 năm 1979 theo đường vận tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.

Ngoài vũ khí trang bị, Liên bang Xô Viết còn cung cấp các hệ thống trang thiết bị đặc chủng và các dây truyền sửa chữa xe máy công trình phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị, phương tiện chiến tranh. Tất cả các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và hệ thống sửa chữa, bảo hành trang thiết bị đi cùng đó đều được chuyển đến trong vòng một tháng. Vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể đưa vào chiến đấu được ngay. Toàn bộ trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh được kiểm tra bởi các đoàn kiểm tra kỹ thuật nghiêm khắc nhất, để chuẩn bị đã điều động các chuyên gia, trong thực tế đã khai thác sử dụng triệt để các trang thiết bị đó và có kinh nghiệm sâu sắc về khai thác sử dụng.

Như vậy, các phương tiện chiến đấu, từ các phương tiện vận tải, không cần có sự chuẩn bị bổ sung, có thể đưa thẳng vào chiến trường. Đây thật sự là một kỳ tích của hệ thống hậu cần, kỹ thuật, vận tải của quân đội Xô viết cả về tốc độ cung cấp và vận tải trang bị, số lượng vũ khí trang bị, khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí trang bị khi cơ động trên hàng chục ngàn km đường biển.

Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận tổng lực của quân đội Vô Viết, người Trung Quốc căng thẳng theo dõi mọi diễn biến và có thể đánh giá được, thật sự họ đang ở trong một tình huống nghiêm trọng như thế nào? Đến mức họ không dám đưa lực lượng quân đội của họ từ vị trí đóng quân ra biên giới Xô – Trung.

Ngoài biên giới, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung toàn bộ sự chú ý, theo dõi và đưa ra những phỏng đoán về cuộc diễn tập quân sự, lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại, diễn ra trong khu vực châu Á. Các hoạt động diễn ra rất quyết liệt, theo đúng thực tế chiến trường chứ không hề có cảm giác “tình huống giả định, một bước tiến – hai bước lùi”. Và áp lực chiến tranh nặng nề đè lên thế lực hiếu chiến, buộc họ phải suy nghĩ tỉnh táo và kiềm chế tối đa..

Posted Image

Trữ lượng dầu, tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải phục hồi lại dự trữ trong vòng hai năm.

Không đạt được những mục tiêu chính trị, tổn thất nặng nề về binh lực, ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bộ máy lãnh đạo nước lớn ở châu Á quyết định rút quân khỏi lãnh thổ láng giềng. Quyết định đó bị thúc đẩy bởi hàng loạt các yếu tố chính trị và quân sự, bất ngờ và choáng váng trước sự kiên cường và sức mạnh của Việt Nam và một phần có thêm sự ủng hộ kiên quyết của Matxcơva đối với Hà Nội.

Liên Xô yêu cầu ngay lập tức chấm dứt hành động xâm lược vô nhân đạo, khả năng sẵn sàng tiến hành các hoạt động quân sự mạnh nhất trên khu vực phía Đông; những mâu thuẫn và bất đồng chính kiến ngay trong nội bộ nhà cầm quyền nước lớn kia; sự phản ứng mạnh mẽ của thế giới tiến bộ và yêu chuộng hòa bình; sự xuất hiện rõ nét những điểm yếu trong công tác huấn luyện và tiến hành các chiến dịch, thực hành các trận đánh của lực lượng sĩ quan chỉ huy quân đội PLA; trong biên chế các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại, phương tiện chiến tranh, khó khăn nghiêm trọng trong công tác vận tải cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật.

Các cuộc tấn công chấm dứt từ ngày 20 tháng 3 bắt đầu rút quân trên toàn bộ các hướng chủ yếu. Cuộc rút lui được che chắn bởi hỏa lực dữ dội của pháo binh và các cuộc tấn công nghi binh. Trong quá trình rút quân, PLA sử dụng triệt để hỏa lực ngăn chặn của pháo binh, súng cối, gài mìn trên các tuyến đường, phá hoại cầu cống, hủy diệt các khu nông trại, hợp tác xã, làng mạc và khu dân cư.

Cuối tháng 3, Trung Quốc công khai tuyên bố đã rút hoàn toàn quân đội nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt.

Các hành động chính trị quân sự quyết liệt của Liên xô, được thực hiện dưới hình thức chuẩn bị quân sự toàn diện cho cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, đã đạt được những kết quả mong muốn về chính trị.

Cuộc diễn tập đã đạt được những mục tiêu quân sự cần thiết. Sức mạnh quân sự của Liên bang Xô Viết phô diễn trong cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn là một yếu tố đã góp phần chấm dứt những mưu toan nước lớn, những ý đồ trong vai trò “anh cả” và tham vọng điều khiển châu lục, buộc Trung Quốc nhìn lại ngay chính lực lượng quân sự của mình và những tham vọng của một "đại quốc".

Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự, đủ để bảo vệ đất nước và đường lối chính trị độc lập của mình trên trường thế giới.

Quân đội Liên bang Xô Viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

(Còn tiếp)

Trịnh Thái Bằng

(Chuyên gia Đại học Kỹ thuật Quân sự Kiev, hiện công tác tại Bộ GD&ĐT; Nguồn: VKO - Bộ Quốc phòng LB Nga)

================================

Cái vấn đề mà chưa thấy bài báo này nói tới là cái vấn đ: Vào thời điểm đó, Liên Xô nhắc nhở Trung Quốc rằng "Việt Nam và Liên Xô có ký hiệp ước phòng thủ chung" - Trong đó hai nước cam kết bảo vệ lẫn nhau, nếu bị một nước thứ ba tấn công. Cuộc tập trận này chỉ là một ví dụ cho việc chuẩn bị thực thi hiệp ước đó.

Đó là lý do mà chẳng phải ngẫu nhiên mà sau khi Liên Xô sụp đổ quan niệm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam Dương Tử lên ngôi. Lời nói đầu của Hiến Pháp 1992 - sau khi Liên Xô sụp đ- viết lại "Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử" so với Hiến pháp 1986 - cho đến 1945 - là "Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử". Thiên Sứ tôi đã chính thức đề nghị sửa lại lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi 2013 trở về như cũ (còn các điều khoản khác của Hiến Pháp Thiên Sứ tôi - vì không chuyên môn - nên không quan tâm ). Nhưng không thấy có bất cứ một ý kiến gì trên tất cả các trang mạng lề phải, lề trái, phía trên, phía dưới, chính danh và phi chính danh ...vv...bàn về việc này (Chỉ thấy "hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay và truy sát" - còn vài hiện tượng nữa sau đó chưa đưa lên mạng).

Các cụ nhà ta thưng nói: "Đầu đi, đuôi lọt". Các cụ nhà ta đã nói thì cứ từ đúng trở lên. Lời nói đầu của một bản văn chưa xong thì bàn về các phần khác khó thống nhất ý kiến.

Kinh nghiệm tập làm văn của Thiên Sứ tui hồi còn học sinh phổ thông là khó nhất đoạn mở đầu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Thưa đại gia, ông cứu… người giàu, ai cứu chúng tôi?”

Thứ ba 05/03/2013 07:12

(GDVN) - Nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều người giàu có thường hay hành xử trái với đạo lý xã hội…

Chỉ mới là đề xuất, nhưng tại sao “sáng kiến” đánh thuế tiền gửi tiết kiệm (với khoản tiền trên 500 triệu đồng) của Hiệp hội bất động sản TP. HCM lại nhận được sự phẫn nộ lớn từ dư luận như vậy?

Xin Quý độc giả hãy “tạm quên” cái sáng kiến này trong vòng hai phút, để nghe ý kiến của hai chuyên gia nổi tiếng.

Posted Image

Chỉ mới là đề xuất, nhưng “sáng kiến” đánh thuế tiền gửi tiết kiệm (với khoản tiền trên 500 triệu đồng) của Hiệp hội bất động sản TP. HCM đang tạo sự phẫn nộ lớn từ dư luận. Ảnh minh họa.

Cách đây ít lâu, khi được phóng viên báo Đất Việt hỏi ông nghĩ gì về các thú chơi phá tiền của các đại gia Việt Nam, đặc biệt là đại gia bất động sản, GS Nguyễn Văn Tuấn (Giảng viên cao cấp đại học Đại học New South Wales, Úc) cho rằng: Đó là hành động “chà xát vào nỗi đau khổ của người nghèo”.

Quả vậy, mỗi vụ rước dâu bằng dàn xe tiền tỷ, chỉ cần tiết kiệm tiền xăng, cũng có thể mang lại hàng ngàn bữa cơm có thịt cho học sinh nghèo vùng cao đang phải nhai cơm trắng chan nước chè xanh.

Một con chó ngao Tây Tạng giá triệu đô, một cái tặc lưỡi lên đời siêu xe, một đám cưới mua vui chốc lát chi hàng trăm ngàn đô la mời siêu sao biểu diễn… đều là sự “chà sát vào nỗi đau khổ của những người đau khổ” đang còn hiện diện khắp nơi trong cuộc sống này.

Chuyên gia kinh tế và chính trị Nguyễn Trần Bạt rùng mình: “Tội ác của những thứ chơi ngông ấy kinh khủng lắm, nó không đơn giản chỉ là chúng ta cười rồi chế giễu đâu. Những người nhiều tiền không có tội mà chỉ những kẻ tiêu xài bừa bãi, xa hoa mới phá hoại các tiêu chuẩn sống, bởi những kẻ đó, có kiếm bao nhiêu tiền, đốt cháy bao nhiêu tiền thì họ cũng không có thêm giá trị đối với bất kỳ người nào có giá trị”.

Quay trở lại chuyện đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Cái lý đưa ra của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM trong việc đề xuất đánh thuế gửi tiết kiệm có vẻ như không “chà sát vào nỗi đau khổ của người nghèo”, vì chỉ đánh thuế những món tiền gửi trên 500 triệu.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra: Ở Việt Nam, trong cái thời giá cả nhảy chồm chồm như ngựa bị thiến này, ai có 500 triệu, thậm chí 1 tỉ đồng gửi tiết kiệm, đã phải là người hết khó khăn chưa? 500 triệu đồng ở Hà Nội đã đủ dư dả để mua một căn hộ chung cư, dù nhỏ nhất, đủ cho một gia đình sinh sống hay chưa?

Câu hỏi đó, đã được chị Nhung, một nữ công nhân may ở một khu tập thể nghèo, giải đáp hết sức cụ thể.

Chị Nhung, chính là một trong những người được công ty may mặc thưởng Tết 2013 bằng mấy chục cái quần đùi (công ty ấy nghèo và quần đùi thì không bán được).

Chị bảo: “Nhà em có 600 triệu đồng. Chưa đủ tiền mua một căn hộ chung cư cho 6 người ở, nên phải gửi tiền ngân hàng, vì thời buổi suy thoái này, đem số tiền đó đi kinh doanh, rất có thể sẽ trắng tay. Hai vợ chồng em chờ đợi tiền thưởng Tết và tích cóp trong vài năm, để có thêm chút đỉnh mua nhà, thế nhưng Tết năm ngoái được thưởng 10 chiếc quần soóc, năm nay thì mấy chục chiếc quần đùi. Em xin hỏi: Thưa đại gia, ông muốn đánh thuế khoản gửi 600 triệu của tôi để cứu… người giàu, thế ai sẽ cứu chúng tôi?”.

Đương nhiên câu hỏi của chị Nhung và nhiều người khác cùng cảnh ngộ khác, không tới được chỗ ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.

Mà nếu câu hỏi đó có tới được, thì ông Châu và “Hiệp hội nhiều đại gia” của ông cũng không cứu những con người đang khát khao có một mái ấm theo nghĩa đen.

Muốn cứu “những người khốn khổ” đó, thì hàng loạt doanh nhân bất động sản đã họp với nhau để giảm giá nhà đất đang cao ngất ngưởng – cao đến nỗi có bắc thang làm bằng một cây tre trăm đốt, thì những người có thu nhập thấp và trung bình, cũng không với tới được.

Thay vì giảm giá mạnh bất động sản để tự cứu mình và cứu người nghèo, thì nhiều đại gia vẫn găm chặt hàng tìm “sáng kiến”.

Những “sáng kiến” này, thật lạ lùng, vì nó không hề được nảy ra khi bất động sản và kinh tế thịnh vượng, khi mà một số đại gia, thiếu gia kiếm tiền từ nhà đất và các thương vụ khác, dễ như thò tay vào túi lấy đồ; khi mà những cuộc đập phá vô tiền khoáng hậu khiến những công chức, viên chức và người nghèo phải nghiến răng lắc đầu trong cay đắng.

Nếu đánh thuế tiết kiệm là để “huy động nguồn lực trong dân để phát triển kinh tế” như lý lẽ của Hiệp hội kia, thì tại sao ngày trước không thấy ai kiến nghị nhiều đại gia từ bỏ thú đập phá phè phưỡn xa xỉ, để dành tiền vào “kinh doanh sản xuất, làm lợi cho đất nước”? Để hạn chế ‘tội ác của những thứ chơi ngông phá hoại các tiêu chuẩn sống” kia? Hay là khi thịnh vượng thì xã hội thừa tiền, không cần đầu tư phát triển kinh tế và không cần giữ chuẩn mực đạo đức xã hội nữa?

Về mặt thực tiễn, các chuyên gia tài chính, kinh tế đã chỉ ra sáng kiến này sẽ làm kinh tế tối tăm đi và không khả thi. Tuy nhiên, dù không được thực hiện, đề xuất ấy vẫn gây ra những hậu quả nặng nề về mặt niềm tin trong xã hội.

GS Nguyễn Văn Tuấn đã đưa ra một kết luận đau xót: “Nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều người giàu có thường hay hành xử trái với đạo lý xã hội, hay phạm luật pháp”. Tiền bạc nhiều, quyền năng to nhưng cái tâm nhỏ, sẽ dẫn đến những hành xử như vậy.

Hành xử của Hiệp hội bất động sản TP.HCM có “xuất phát từ cái tâm” như ông chủ tịch Châu tuyên bố, hay là vì lợi ích nhóm, thì chỉ có các thành viên ấy biết rõ nhất.

Khi nhận thưởng Tết bằng mấy chục cái quần đùi, chị Nhung công nhân may vẫn vui vẻ nhận vì chị thấy điều ấy “không trái với đạo lý xã hội”. Chị biết công ty quá nghèo, lãnh đạo không thể làm khác. Nhưng khi nghe các đại gia bất động sản trình sáng kiến đánh thuế tiền gửi, thì chị không còn giữ được bình tình nữa.

Liệu một “sáng kiến” xuất phát từ cái tâm thực sự và không “hành xử trái với đạo lý xã hội”, thì có bị đông đảo nhân dân và chuyên gia phẫn nộ đến dường ấy?

Bùi Hải

=====================

Thiên Sứ tui định để dành mua căn hộ chung cư giá rẻ 800 triệu. Gọi là góp phần nhỏ bé vào việc phá băng bất động sản. Nhưng mi để dành được 499. 999.000 VND, thấy cái nhà ông này đề xuất vậy, rút ra chơi chứng khoán. Thua hết rùi. Vậy thôi! Khỏi mua nhà chung cư. Vậy nhá! Thưa ông đề xuất.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?

Thứ Ba, 5/3/2013, 08:48

HOÀNG HƯƠNG - VĨNH HÀ

05/03/2013 07:49 (GMT + 7)

TT - Một hôm cháu thắc mắc với tôi: “Dì ơi, sao lá cờ trong sách này không giống cờ nước mình?”. Tôi mở ra xem và rất bất ngờ: đó là cờ Trung Quốc”.

Posted Image

Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: THUẬN THẮNG

Posted Image

Cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam trong trang 16 của cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ - Ảnh: CHÂU ANH

Posted Image

Bìa cuốn sách của NXB Dân Trí

Trước đó, chị gái tôi mua cho cháu tôi bộ sách dành cho học sinh vào lớp 1 có nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí.

Ðó là phản ảnh của một bạn đọc là học sinh lớp 10 Trường Trung học thực hành, ÐH Sư phạm TP.HCM với Tuổi Trẻ. "Thật không thể hiểu nổi một cuốn sách được quảng cáo ngay từ trang bìa là: "Giáo sư ở các trường danh tiếng giới thiệu bộ sách dành tặng các em nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1" mà lại có sự nhầm lẫn tệ hại như thế", bạn đọc viết.

Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi "Nhiều tác giả" chứ không công bố cụ thể tác giả nào, và "Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy".

Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]".

Trang 16 của cuốn a là trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: "Trong tranh đã xảy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé". Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện "không phải cờ nước mình"). Khi chúng tôi đưa bức tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi "đã xảy ra chuyện gì nhỉ", em cũng thốt lên: "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí - khẳng định ngay: "Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài". Sau khi làm việc với Công ty văn hóa Hương Thủy chiều 4-3, bà Hương trao đổi lại: "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi".

Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" - bà Hương nói.

Về lời giới thiệu "Biên soạn dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT", bà Hương phân trần: "Khi đối tác gửi file mềm nội dung bộ sách cho chúng tôi thì không có lời giới thiệu như thế. Có lẽ công ty phát hành đã đưa thêm lời giới thiệu này để dễ bán sách". Bà Hương cũng thừa nhận cách giới thiệu cùng với việc không chú giải rõ ràng việc mua bản quyền của Trung Quốc trên bìa sách khiến người mua nhầm tưởng là sách Việt Nam.

Nhưng khi trả lời về việc phải giải quyết thế nào với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, bà Hương vẫn khẳng định "đó là bộ sách có nội dung tốt, nó chỉ "lằng nhằng" ở lời giới thiệu. Nên nếu có ý kiến yêu cầu sửa thì chúng tôi sẽ đề nghị đối tác sửa. Nhưng chắc sẽ không thể sửa nội dung sách, không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng".

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Tất Dong - phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quản của NXB Dân Trí - cho biết: "Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó, nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ Trung Quốc".

Sau khi nhận được thông tin và tiếp cận với nội dung cuốn sách trên, bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ GD mầm non Bộ GD-ÐT - nói: "Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách".

* Ông Nguyễn Minh Khang (phó giám đốc NXB Giáo Dục):

Sách dịch phải chọn lựa rất kỹ

NXB Giáo dục hằng năm cũng có nhiều đầu sách dịch phải mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng chúng tôi phải chọn lựa rất kỹ, sách dịch cung cấp cho bạn đọc Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng phải có nội dung, hình ảnh không trái với quy định pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam, không nói sai về lịch sử, địa lý Việt Nam...

Trong hợp đồng mua bản quyền với nước ngoài, nếu thấy cần thiết chúng tôi cũng có thể trao đổi thỏa thuận với đối tác để điều chỉnh nội dung, hình ảnh phù hợp với đối tượng bạn đọc Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi từng hợp tác với một số đối tác nước ngoài để phát hành sách tiếng Anh cho trẻ em

Việt Nam, những hình ảnh phong cảnh, con người, trường học trong sách cũng được điều chỉnh phù hợp với học sinh Việt Nam.

Nếu chúng ta trao đổi kỹ thì đối tác cũng không cứng nhắc trong việc bắt ta phải in nguyên xi như bản gốc. Hơn nữa, nếu là sách dịch nguyên gốc thì bìa sách phải nói rõ nguồn gốc. Còn nếu là sách biên soạn dựa theo chương trình giáo dục Việt Nam thì không thể vẽ trường học treo cờ nước khác.

* ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM):

Không thể chấp nhận

Việc này xảy ra có lẽ do khâu kiểm duyệt chưa cẩn thận và chặt chẽ. Nhưng dù vì lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được. Trong chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi, học sinh đã được học về đất nước, về lá cờ Việt Nam, rằng ngôi trường của em thì cắm cờ Tổ quốc Việt Nam. Lứa tuổi này rất nhạy cảm. Về mặt tâm lý, khi đứa trẻ được ăn một món ngon nào đó hồi nhỏ thì bé sẽ nhớ mãi đến khi lớn. Tương tự, những hình ảnh quen thuộc từ thời thơ ấu cũng sẽ in sâu trong trí nhớ.

Cuốn sách trên phải được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ có một mà thôi. Những nội dung gì thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc phải chính xác chứ không phải là chuyện cổ tích mà tưởng tượng

==========================

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?

Tại mải nhìn vào nhà Thiên Sứ hai ngày hôm nay và còn lo truy sát, nên không thấy thôi mà!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà hàng Việt không tiếp ... người Việt

Thứ Ba, 05/03/2013 08:58

Chiều 4-3, phóng viên Quế Hà của Báo Thanh Niên đã bị tấn công khi tìm hiểu việc nhà hàng Cát Vàng (Golden Sand, ở số 81 Nguyễn Đình Chiểu, phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết - Bình Thuận) từ chối khách Việt.

Theo tường trình của phóng viên Quế Hà, anh đến quầy lưu niệm của nhà hàng mua đồ nhưng bị bảo vệ chặn lại với lý do “ông chủ dặn không cho người Việt vào”. Phóng viên Quế Hà muốn gặp chủ nhà hàng thì nhân viên ở đây trả lời “ông chủ đang nghỉ trưa”. Anh tiếp tục xuất trình thẻ nhà báo đề nghị được tiếp xúc với chủ nhà hàng nhưng cũng bị từ chối. Sau đó, phóng viên Quế Hà đến ô tô của mình, đậu bên kia đường, lấy máy ảnh ra chụp hình nhà hàng thì một người đàn ông (sau này mới biết là ông Nghiêm Phúc, chủ nhà hàng Cát Vàng) chỉ thẳng vào mặt chửi lớn: “Thằng kia là thằng nào mà dám chụp hình nhà hàng của tao. Đuổi nó đi”. Phóng viên Quế Hà tiếp tục chụp thêm 2 tấm hình nữa thì ông Phúc ra lệnh cho một nhân viên tấn công, đập máy chụp hình. Ngay lập tức, phóng viên Quế Hà bước vào xe khóa cửa và gọi điện cho cơ quan chức năng.

Sau đó, 2 cán bộ thanh tra của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Bình Thuận và Công an phường Hàm Tiến có mặt xử lý vụ việc. Lúc này, ông Phúc thừa nhận hành vi của mình và nói: “Nhà của tôi, tôi không cho chụp hình. Ông ấy mà bước tới chụp hình nữa là tôi đập chết ngay”.

Trong biên bản làm việc, ông Phúc cho rằng sở dĩ không phục vụ người trong nước là do “người Việt xấu tính”. Ông Phúc cho biết ở Cát Vàng, khách Việt phải đặt hàng trước mới phục vụ. Riêng khu bán đồ lưu niệm tuyệt đối không cho người Việt vào. “Tôi thống kê rồi, chưa tới 1% người Việt vào mua hàng nhưng hễ cứ có người Việt vào là thế nào cũng có chuyện với nhân viên. Vì vậy, tôi không phục vụ người Việt đã 2-3 năm nay rồi” - ông Phúc nói.

Chiều 4-3, ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch và UBND TP Phan Thiết tìm hiểu vụ việc, nếu quá đáng có thể đóng cửa vĩnh viễn nhà hàng Cát Vàng. “Không thể để một nhà hàng như thế làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Bình Thuận” - ông Phương khẳng định

Q. Triều

=======================

Oh! Vậy bán cho "người lạ" hả?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?

Đúng là rất rất dở hơi tập bơi, thích tập bơi với thầy ngoại thì kiếm hẳn thầy ngoại nào trình độ khớ khớ một chút và quan trọng là có cái tâm. Học đâu không học, học ngay khứa hàng xóm có tính ăn cắp lại mưu mô xảo quyệt. Cần phải đem câu sấu gấp bọn biên dịch lẫn bọn chịu trách nhiệm xuất bản, tiện tay đóng cửa luôn NXB Dân Trí này để làm gương.

Chịu ảnh hưởng lệ thuộc từ hàng tiêu dùng, thực phẩm, phim ảnh đến tư tưởng triết lý các loại cổ kim... rồi đến bây giờ định lệ thuộc luôn về giáo dục...hic....có cuốn sách dạy con nít mấy pa cũng không chịu bỏ chút xíu công ra tự soạn, phải tốn ngoại tệ nhập bản quyền về để in ra bán chi rồi ra cái cớ sự này :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà dột từ nốc: giám đốc NXB mà suy nghĩ thật đơn giản.

Người nào chả là người: người Việt cũng là người Tàu.

Tâm lý con buôn: không biết tâm lý trẻ em cũng xuất bản và bán sách dạy trẻ em.

Con buôn là bà giám đốc: người nào chả là người.

Mấy hôm nay con thấy trời nóng quá chú Thiên Sứ ơi. Chắc tại "Dương thịnh" hả chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà dột từ nốc: giám đốc NXB mà suy nghĩ thật đơn giản.

Người nào chả là người: người Việt cũng là người Tàu.

Tâm lý con buôn: không biết tâm lý trẻ em cũng xuất bản và bán sách dạy trẻ em.

Con buôn là bà giám đốc: người nào chả là người.

Mấy hôm nay con thấy trời nóng quá chú Thiên Sứ ơi. Chắc tại "Dương thịnh" hả chú.

Vô cùng bức bối và cần chỉ đạo cả hệ thống CT vào cuộc ráo riết hơn, bọn Khựa này nó luồn lách vào tận góc phố, từng nhà dân, từ Văn hóa đến đời sống tinh thần...., gần như cả làng tranh Đông Hồ giờ chỉ đi làm đồ hàng mã... không biết mấy chục năm nữa làng nghề này sẽ đi về đâu, mất hết cả di sản góp phần minh chứng cho cội nguồn thì.......... vậy nên Bà con cần sáng suốt, tỉnh táo để nhận biết mọi việc nên tiếp thu đến đâu....

Thế mới biết Sư phụ Thiên Sứ từ trước đến giờ vất vả và khổ như thế nào. Mặc dù chỉ tìm cách vinh danh Văn hiến Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Đặng Hùng Võ: 'Ông này cầm gậy cấm người dân gửi tiền'!

Tối kiến

Khi đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng trở lên của Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoRea) đưa ra, cho rằng cần đánh thuế tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên để chuyển hướng dòng tiền vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, ngay gấp tức đã vấp phải những ý kiến trái chiều của dư luận trong đó ai cũng phản đối và các vị chuyên gia phải nực cười “sao lại nghĩ ra được siêu ý tưởng lạ lùng ấy”.

Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho rằng đây không phải là một sáng kiến mà có thể gọi là tối kiến. Hơn nữa, tác giả của tối kiến này không phải là nhà kinh tế, chuyên gia kinh tế thì làm sao đề xuất được một giải pháp tài chính. Việc ông gửi kiến nghị này đến các cơ quan nhà nước với tâm tư mong được chấp nhận nhưng chắc ông ấy không nghĩ rằng sẽ nhận được nhiều phản hồi từ dư luận hơn là phản hồi của cơ quan liên quan.

Không thể giải cứu bất động sản bằng 500 triệu đồng của mỗi gia đình. Hơn nữa, khi dòng tiền này không được người dân gửi vào ngân hàng mà thả nổi ngoài thị trường thì càng nguy hiểm hơn. “Trong trường hợp này, tôi không hiểu người đưa ra tối kiến này có am hiểu gì về tài chính hay không” – Giáo sư Võ nhấn mạnh.

Từ trước đến nay không ai làm thế cả. Người ta đang động viên nhân dân đưa dòng tiền của mình vào nền kinh tế thông qua ngân hàng thì người đề xuất ra sáng kiến này lại cầm gậy cấm người dân không được mang tiền gửi vào ngân hàng, đi ngược lợi ích cộng đồng.

Bản chất của tiền gửi ngân hàng là gì? Người nghĩ ra kiến nghị này không biết đến nên mới táo bạo gửi thông điệp của mình đến các cơ quan. “Họ là hiệp hội bất động sản nên họ có ý kiến và thích gửi đi đâu thì gửi. Đề xuất này của nhóm lợi ích, thể hiện sự mù quáng về kinh tế tài chính nên sẽ khó được thông qua” – GS Võ cho biết.

Tác giả mù mờ nghĩ gì nói thế.

Còn ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết người đề xuất ra cái quy định này hi vọng sẽ chuyển được lượng tiền tiết kiệm vào kinh doanh bất động sản, nhằm cứu vãn thị trường đã đóng băng nhưng đây thực sự không phải một đề xuất sáng tạo mà chỉ là một kiểu nghĩ gì nói vậy.

"Có quá nhiều cách nhưng họ không nghĩ ra. Chúng tôi đang chuẩn bị hội thảo quỹ đầu tư bất động sản”. TS Liêm cho biết với hội thảo này, bất cứ ai cũng có thể đầu tư vào bất động sản. Ngày trước phải có vài tỷ đồng mới có thể đầu tư được vào bất động sản nhưng nội dung của hội thảo này chỉ với 10 triệu đồng người dân cũng có thể đầu tư vào bất động sản.

Thông qua đó, người dân mua cổ phiếu và sẽ có một công ty chuyên nghiệp thu cổ phiếu và số tiền này sẽ được đưa vào nguồn vốn đầu tư cho bất động sản dưới sự quản lý của công ty đặc thù này. Ở nước ngoài người ta vẫn gọi là tín phiếu bất động sản. Theo tôi đây mới là cách hay nhất.

Việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm sẽ dẫn đến việc thuế chồng thuế, bởi số tiền tiết kiệm của người dân tích cóp được nếu thu nhập cao họ đã phải đóng thuế thu nhập cho nhà nước rồi.

“Với đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm, nếu được thông qua thì tôi nghĩ người dân cũng có cách để “lách luật”. Trên 500 triệu đồng sẽ bị đánh thuế. Vậy nếu tôi có tiền tôi sẽ chỉ gửi 490 triệu. Chẳng ai dại mà gửi cả 500 triệu đồng vào để bị mất thêm tiền. Tôi nghĩ khó thể đánh thuế được” – ông Liêm nhấn mạnh

Đưa ra tối kiến này, theo ông Liêm tác giả không có kiến thức gì về kinh tế và chỉ nghĩ ra thì nói cho sướng miệng.

Theo Bình An

GDVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu chiến Mỹ mô phỏng bắn hạ hàng loạt tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc

Thứ Ba, 05/03/2013 - 12:17

Công ty Raytheon đã giới thiệu hệ thống phòng thủ trên hạm thế hệ mới nhất của mình. Trong phần mô tả tính năng có tình huống hệ thống này bắn hạ đồng loạt 8 tên lửa C-802 của Trung Quốc.

Trong chuyên mục “Ảnh quân sự” của Thời báo Hoàn Cầu ngày 03/03 có chùm ảnh với chú thích: “Nhóm tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc bị "ngược đãi"”. Các bức ảnh được trích từ video clip giới thiệu phiên bản mới nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm của công ty sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới của Mỹ là Raytheon.

Trong clip, công ty Raytheon đã trình diễn khả năng tấn công siêu hạng của hệ thống phòng thủ trên hạm thế hệ mới. Điểm đáng chú ý là, nội dung của một đoạn clip đã mô tả tình huống giả định là các tàu khu trục Mỹ tấn công đập tan sự bao vây và công kích của một nhóm tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc.

Posted Image

Nhóm tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc đồng loạt phóng tới các tàu chiến Mỹ Video clip đã mô tả cảnh radar tàu chiến Mỹ phát hiện và khóa chết nhóm tên lửa này, sau đó đồng loạt phóng 8 quả tên lửa phòng không tiêu diệt đại bộ phận các tên lửa C-802, còn 1 quả sống sót tiếp tục làm mồi cho hệ thống pháo hạm Phalanx.

Được biết, tên lửa C-802 là phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa đối hạm thuộc thế hệ YJ-8 là YJ-82 (Ưng Kích-82). Loại tên lửa này có cả các biến thể chống hạm và đối đất, sử dụng trên cả máy bay và tàu chiến, nó cũng đã được Trung Quốc xuất khẩu sang một số nước, tiêu biểu là Iran với khoảng 150 quả.

Posted Image

Radar trên tàu khu trục Mỹ phát hiện, khóa chết mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa phòng không đánh chặn

Posted Image

Các tên lửa C-802 lần lượt bị tiêu diệt

Posted Image

Sau đòn đánh chặn của tên lửa phòng không, nhóm tên lửa C-802 chỉ còn sót 1 quả

Posted Image

Các hệ thống pháo hạm Phalanx đã sẵn sàng

Posted Image

Quả tên lửa cuối cùng bị pháo hạm tiêu diệt.

Theo Đức Thắng

An ninh thủ đô/Thời báo Hoàn Cầu

===========================

Tôi hoàn toàn nghiêm túc khi xác định rằng: Ngay cả hệ thống tên lửa đối hạm này của Hoa kỳ là thứ để chào bán. Nếu chiến tranh thật sự xảy ra thì đây chỉ là loại vũ khí hạng hai.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội, TPHCM nghiên cứu tiếp việc đổi giờ học, giờ làm

Thứ 3, 05/03/2013, 16:20

Posted Image

Thay đổi giờ học, giờ làm thời gian qua được phản ánh chưa thực sự phù hợp, làm xáo trộn sinh hoạt nhiều gia đình.

Hà Nội, TPHCM vừa nhận yêu cầu từ Chính phủ đánh giá tác động việc điều chỉnh giờ làm việc,học tập, kinh doanh,tiếp tục nghiên cứu đề xuất phương án thay đổi giờ để hạn chế lưu lượng,phân giãn phương tiện trong giờ cao điểm.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP về chương trình hành động để thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông.

Trong Nghị quyết, Chính phủ đề ra kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiềm chế, làm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, phấn đấu hàng năm giảm từ 5-10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm ùn tắc giao thông đường bộ. Theo kế hoạch, công tác tổ chức giao thông sẽ được tăng cường với vai trò chi phối của Bộ GTVT. Bộ có trách nhiệm chỉ đạo đến từng Sở và các đơn vị trực thuộc tiếp tục lắp đặt dải phân cách cứng giữa 2 chiều chạy đối với các tuyến đường có 4 làn xe trở lên. Sử dụng dải phân cách mềm để tách phần đường, làn đường, tách dòng xe mô tô 2 bánh, xe thô sơ với dòng xe ô tô trên các tuyến đường có đủ điều kiện và có mật độ phương tiện giao thông lớn.

Điều chỉnh tốc độ chạy tại các đoạn đường sắt đi qua một số thành phố lớn, khu vực đông dân cư, tồn tại nhiều đường ngang dân sinh nhưng chưa thực hiện được việc làm đường gom và hàng rào chắn ngăn cách.

UBND các tỉnh thành được giao chỉ đạo nghiêm cấm cấp phép xây dựng các công trình nhà ở, khu công nghiệp… 2 bên các tuyến đường tránh thành phố.

Về các giải pháp thiết lập trật tự, kỷ cương về trật tự, an toàn giao thông, trước mắt tập trung xây dựng hệ thống giám sát xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, trong nội đô Hà Nội, TPHCM và các đô thị lớn.

Riêng Hà Nội, TPHCM nhận yêu cầu đề xuất lộ trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chưa hoàn thành theo Nghị quyết 16/2008 của Thủ tướng. 2 thành phố cũng phải lập quy hoạch và tổ chức xây dựng các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe ngầm hoặc nhiều tầng, ưu tiên xây dựng các cầu vượt nhẹ, hầm tại các nút giao thông trọng điểm tại giao cắt khác mức.

Chính phủ cũng yêu cầu Hà Nội, TPHCM chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Công an đánh giá tác động việc thực hiện điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn thời gian qua. Chính quyền 2 thành phố được giao tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thay đổi giờ làm việc, học tập, kinh doanh đảm bảo khoa học, hợp lý, hạn chế lưu lượng phương tiện để phân giãn phương tiện, người tham gia giao thông trong giờ cao điểm nhưng không gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đi lại của người dân.

Haithành phố cũng phải làm việc với Bộ Xây dựng, lên lộ trình di dời ra khỏi phạm vi trung tâm thành phố một số cơ quan hành chính, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn, khu sản xuất công nghiệp giai đoạn 2015-2022. Địa điểm các cơ quan, đơn vụ đã di dời không được xây dựng nhà cao tầng hoặc siêu thị, chỉ sử dụng vào mục đích phúc lợi công cộng. Khi phát triển đô thị mới phải đảm bảo dành đủ 16-26% quỹ đất cho hoạt động giao thông.

Theo P.Thảo

Dân trí

=============================

Năm nào cũng bàn cái vụ kẹt xe này, mỗi lần kẹt là hít cả đống khói. Nếu giải quyết được nạn kẹt xe sẽ tiết kiệm được mấy triệu lít xăng mỗi ngày, giảm chi cho ngân sách quốc gia, đồng thời thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn... mà đợt trước hình như nghe nói thưởng 100 tỷ đồng cho sáng kiến chống ùn tắc, không biết giờ nó nằm ở đâu rồi mà lại tiếp tục nghiên cứu thế này nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Phát súng lệnh” về bản quyền báo chí

Thứ Ba, 05/03/2013 23:37

Trong khi một số báo lên tiếng về việc Báo mới (Baomoi.com) vi phạm bản quyền thì chính chủ của trang này khẳng định: Nhiều báo muốn được Báo mới “quét” tin để có được nhiều người đọc (?!)

Petrotimes, trang tin điện tử của Báo Năng lượng mới, đã nổ “phát súng” đầu tiên khi lên tiếng mạnh mẽ về tình trạng bị xâm phạm bản quyền báo chí trên mạng. Nhà báo Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập Báo Năng lượng mới, cho rằng: “Việc Báo mới tự động lấy lại tin bài và kinh doanh là “ăn cắp” chất xám của các cơ quan báo chí khác, đồng thời vi phạm nghiêm trọng về bản quyền”.

Posted Image

Một trang Báo mới lấy lại tin, bài từ nhiều báo khác để đăng (Ảnh chụp lại từ Báo mới)

“Quên” việc thỏa thuận với các báo

Báo Năng lượng mới đã có văn bản yêu cầu Công ty EPI Việt Nam (công ty sở hữu Báo mới) chấm dứt ngay việc lấy cắp thông tin và kinh doanh bằng thông tin của Petrotimes dưới bất kỳ hình thức nào, đồng thời có văn bản giải thích vụ việc. Ông Nguyễn Như Phong cho biết thêm Ban Biên tập báo sẽ khởi kiện lên TAND TP Hà Nội nếu quản trị website Báo mới không có phúc đáp đúng và tiếp tục đánh cắp thông tin.

Trước đó, một số báo điện tử có lượng người đọc lớn đã đồng thuận để phản đối việc đưa lại thông tin của Báo mới.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 5-3, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Công nghệ EPI, cho biết nếu Petrotimes yêu cầu thì Báo mới sẽ gỡ tất cả các bài viết liên quan đến trang tin này. Ngoài ra, các báo khác có yêu cầu tương tự thì Báo mới cũng đáp ứng. Hiện Báo mới có thỏa thuận với khoảng gần 10 báo qua nhiều hình thức khác nhau.

Về ý kiến cho rằng Báo mới “ký sinh” và kiếm tiền dựa trên công sức của họ, ông Tuấn lý giải: Báo mới chỉ kiếm tiền trên công sức Báo mới bỏ ra nhờ công nghệ của mình để tổng hợp và sắp xếp thông tin tốt nhất, hấp dẫn cho bạn đọc từ các nguồn khác nhau. Báo mới chỉ quảng cáo trên trang chủ cũng như các trang chức năng của Báo mới. Trong các bài viết cụ thể thì Báo mới không quảng cáo. “Tôi nhận được vài chục email của các báo khác nhau. Bản thân người ta thấy có lợi thì mọi người mới muốn đưa vào Báo mới” - ông Tuấn lập luận.

Trả lời câu hỏi “nếu một số báo lớn cùng yêu cầu Báo mới không lấy tin bài của họ thì Báo mới sẽ sập tiệm?”, ông Tuấn cho rằng theo thống kê, những bài trên Báo mới (lấy từ các báo) đều được các trang mạng khác đăng lại cả. Nếu rút nguồn tin gốc ra, các trang khác đăng lại và Báo mới lấy lại từ nguồn này thì vô hình trung nguồn đăng lại lại trở thành tin gốc! “Lúc đó, không lẽ cả làng báo lại đi kiện lẫn nhau?” - ông Tuấn đặt vấn đề.

Khó chấp nhận

Ngày 5-3, ông Ngô Huy Toàn, Trưởng Phòng Thanh tra Báo chí và Xuất bản (Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông), cho rằng theo quy định, các báo khiếu nại là đúng vì đó là quyền của họ, được pháp luật bảo vệ. Song hiện nay các trang thông tin điện tử tổng hợp bắt buộc phải “sống” bằng nguồn lấy lại từ các cơ quan báo chí khác vì luật pháp không cho họ làm tin.

Dưới góc độ nghề nghiệp, nhà báo Phan Lợi, Trưởng VPĐD Báo Pháp luật TPHCM tại Hà Nội, nói: “Không thể cho rằng có những tờ báo đề nghị Báo mới đăng lên để bao biện cho việc Báo mới quét tin bài của báo khác nhằm phục vụ việc kinh doanh của mình. Không thể nhầm lẫn giữa 2 việc đưa tin phục vụ bạn đọc với kinh doanh được. Báo mới có thể làm điều đó bằng cách mua lại thông tin từ các báo và bán quảng cáo cho những tờ muốn được lên Báo mới. Họ chỉ là công cụ kinh doanh chứ không phải là tờ báo. Vì thế, họ phải tuân thủ những quy định về kinh doanh trên môi trường internet và sở hữu trí tuệ. Khi không đàm phán được với nhau thì có thể đưa ra tòa.

Muốn sử dụng tin tức, phải thỏa thuận

Theo luật sư Phạm Xuân Bính, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng (Hà Nội), trong trường hợp của Báo mới, các cơ quan báo chí có kiến nghị xử lý thì phải có công văn cụ thể gửi lên Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông để xác định mức độ vi phạm về bản quyền.

Việc xử lý sẽ theo Nghị định 47/2009/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Hành vi vi phạm bản quyền có thể bị phạt ở mức cao nhất từ 400 - 500 triệu đồng đối với hàng hóa có giá trị trên 500 triệu đồng. Những tin, bài báo chí là một loại tài sản trí tuệ, tuy là tài sản vô hình nhưng vẫn được bảo vệ về bản quyền tác giả, đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất ra bài báo đó. Báo mới chỉ có thể đăng tải lại khi có sự thỏa thuận với các cơ quan báo chí.

NGUYỄN QUYẾT

===============

Đặc thù của báo mạng và báo giấy khác nhau. Nhưng thôi! Nói ít. Không lại có hai thằng nhìn vào nhà và truy sát nữa thì phiền quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái nhìn ngược hoàn toàn về Triều Tiên

Cập nhật lúc 06:17, 06/03/2013

(ĐVO) - Tình hình bán đảo Triều Tiên lại trở nên hết sức căng thẳng. Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm thành công việc đưa vệ tinh “Kvanmenson-3” vào quỹ đạo bằng tên lửa mang “ Unha-3”. Để đáp lại, cả 5 ủy viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thiết chặt các biện pháp trừng phạt nước này. Một số nước khác trên thế giới (trong đó có cả Trung Quốc) đã lên tiếng về vụ việc này, nhẹ thì bày tỏ “lấy làm tiếc”; “quan ngại sâu sắc“, nặng thì “lên án mạnh mẽ”. Nói chung là phản ứng tiêu cực.

Tuy nhiên, cũng có những cái nhìn khác về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và A.A Khramchilin (Đất Việt đã có lần giới thiệu với bạn đọc qua bài “Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự của Trung Quốc”) là người có cái nhìn trái chiều như vậy. Ngày 01/03, ông đã có bài viết đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) với tiêu đề “Bom để bảo vệ chủ nghĩa cộng sản Triều Tiên”. Xin được lược dịch để giới thiệu với bạn đọc nhằm cung cấp những thông tin đa chiều về các vấn đề gây tranh cãi này.

Bắc Triều Tiên đã lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh “Kvanmenson-3” bằng tên lửa mang “Unha-3”. Để đáp lại, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thiết chặt các biện pháp cấm vận và trừng phạt nước này.

Đây không phải là lần đầu tiên Hội đồng bảo an tăng cường các biện pháp trừng phạt để đối phó với các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Và cũng như mọi lần khác trước đó, phản ứng của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên lần này cũng vậy - hết sức cứng rắn.

Posted Image

Nhân dân lao động Triều Tiên nhiệt liệt ủng hộ chính sách củng cố an ninh của đảng và nhà nước Triều Tiên. Ảnh Reuters

Bắc Triều Tiên từ bỏ quy chế phi hạt nhân

Đáp lại nghị quyết trừng phạt mới nhất của Hội Đồng bảo an LHQ, Bình Nhưỡng tuyên bố chấm dứt hoàn toàn các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên (ít nhất là cho đến khi hoàn thành việc phi hạt nhân hóa trên toàn thế giới) và bắt đầu cuộc “đối đầu tổng lực” với Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Các thành viên của Hội đồng bảo an, kể cả Nga và Trung Quốc đều bị Bắc Triều Tiên gọi là “những kẻ hèn nhát”, “một lũ bù nhìn”, bỏ phiếu theo sự chỉ đạo của Mỹ, còn Cộng hòa Triều Tiên- là “đồ cạn bã“ và “bọn phản bội”.

Bình Nhưỡng tuyên bố rút lại cam kết năm 1992 về quy chế phi hạt nhân của bán đảo Triều Tiên và đe dọa tiến hành chiến tranh chống lại Nam Triều Tiên nếu nước này cũng tham gia vào các biện pháp trừng phạt. Sau đó, ngày 12 tháng 2 Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của mình (02 lần trước là vào các năm 2006 và 2009).

Cần phải một lần nữa thừa nhân rằng, cách cư xử của “cộng đồng quốc tế” – thực ra trong trường hợp này là 5 nước ủy viên thường trực HĐBA, Nhật Bản và Hàn Quốc (với các nước khác thì vấn đề Triều Tiên không liên quan nhiều) đối với Triều Tiên là cực kỳ không hợp lý.

Có thể đe dọa được Bắc Triều Tiên không?

Không thể dọa nạt Triều Tiên bằng các cuộc tấn công quân sự: nước này có một đội quân một triệu người, binh lính và sĩ quan được huấn luyện tốt và đặc biệt là có tinh thần chiến đấu rất cao.

Vũ khí của Lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên tuy tương đối lạc hậu, nhưng lại có rất nhiều và trong trường hợp này thì số lượng vũ khí hoàn toàn có thể bù đắp cho những khiếm khuyết về chất lượng.

Hơn nữa, Bắc Triều Tiên tự sản xuất được gần như tất cả các loại vũ khí (điều này cực kỳ quan trọng vì như thế Bắc Triều Tiên sẽ không bị lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào). Nam Triều Tiên và Mỹ về mặt lý thuyết có thể có khả năng chiếm được lãnh thổ Bắc Triều Tiên, nhưng đối với họ đây sẽ là một chiến thắng cay đắng bởi vì tổn thất về sinh mạng và sự tàn phá sẽ rất khủng khiếp.

Không những thế, việc sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm cho nước này trên thực tế là không thể bị tổn thương trước các cuộc xâm lược từ bên ngoài.

Lại càng không thể dọa nạt Bình Nhưỡng bằng các biện pháp cô lập và trừng phạt, đơn giản bởi vì từ lâu nước này đã tự cách ly mình đối với thế giới bên ngoài.

Mặc dù vậy, Bắc Triều Tiên vẫn duy trì các mối quan hệ kinh tế, chính trị nhất định với Trung Quốc, Nga, một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG- thuộc không gian hậu Xô Viết), Iran, Pakistan, một số nước Châu Phí khác và điều đó cho phép nước này có thể thỏa mãn ở mức tối thiểu các loại hàng hóa thiết yếu.

Như vậy, sử dụng sức mạnh để gây sức ép đối với Bình Nhưỡng là vô ích, đặc biệt là đã từ lâu tất cả đều thấy rõ một điều - không một nước nào sẵn sàng gây chiến với Bắc Triều Tiên. Còn vô nghĩa hơn nữa khi áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, vì tất cả các biện pháp trên đều chỉ dẫn đến một kết quả duy nhất- lập trường của Bắc Triều Tiên ngày càng trở nên cứng rắn hơn. Ít nhất là cho đến nay chưa thấy bất kỳ một trường hợp ngoại lệ nào.

Không những thế, Bắc Triều Tiên cũng rất công bằng khi chỉ ra các “tiêu chuẩn kép” trong lập trường của “cộng đồng thế giới” (trong quan hệ với nước này) và điều này gần như đã được khẳng định trên thực tế.

Một ví dụ, ngày 30 tháng 1 năm 2013, Nam Triều Tiên đã lặp lại thành tích của Bắc Triều Tiên khi cũng phóng thành công vệ tinh đầu tiên của mình bằng tên lửa KSLV (tầng một của tên lửa được sản xuất tại Nga). Không hiểu tại sao trong trường hợp này lại không có bất kỳ ai nghĩ tới việc áp dung các biện pháp trừng phạt đối với Nam Triều Tiên, hoặc chí ít cũng là vài lời lên án hoặc “lấy làm tiếc”.

Nếu Nam Triều Tiên có quyền tiến hành các vụ phóng tên lửa vũ trụ, thì tại sao Bắc Triều Tiên lại không có quyền đó? Đồng ý là công nghệ sản xuất tên lửa mang và tên lửa đạn đạo có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng hai công nghệ trên không phải là một. Dù sao cũng rất không công bằng khi áp dụng với hai nước Triều Tiên hai tiêu chuẩn khác nhau.

Cả trong vấn đề liên quan đến việc sở hữu công nghệ hạt nhân cũng thế. Giữ bí mật một công nghệ (hạt nhân) đã có tuổi đời 68 năm là điều rất không thực tế. Tuy nhiên chỉ có 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an mới chính thức có quyền sở hữu công nghệ hạt nhân. Đây cũng chính là một loại tiêu chuẩn kép.

Nhưng mọi việc không dừng lại ở đó mà còn trở nên tồi tệ hơn, - hóa ra là trên thế giới này còn có một nguyên tắc nữa là: “Làm vua cũng thua thằng liều“. Nguyên tắc này đã được Nam Phi, Ấn Độ, Israel và Pakistan thực hiện rất thành công khi lần lượt sở hữu vũ khí hạt nhân (tuy sau đó Nam Phi đã từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng đây là sự lựa chọn của chính họ chứ không có ai bắt buộc).

Các nước trên tuyệt nhiên không gặp phải một vấn đề gì, mà ngược lại, họ đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và có một điều khác cực kỳ quan trọng nữa là tăng cường khả năng đảm bảo an ninh quân sự. Xác suất các cuộc tấn công xâm lược chống lại bất kỳ một nước nào trong số đó đến thời điểm này gần như bằng không.

Tại sao Bắc Triều Tiên lại không có quyền tham gia vào câu lạc bộ hạt nhân? Đây không phải là tiêu chuẩn kép nữa mà là “tiêu chuẩn ba mặt”. Lập luận cho rằng Israel và Ấn Độ là các nước dân chủ (nên có quyền sử hữu vũ khí hạt nhân) cũng không mấy thuyết phục, vì không một ai có thể phủ nhận một mối nguy hiểm chết người đối với toàn thế giới của tiềm lực hạt nhân Pakistan.

Thế mà không những không có bất kỳ một nước nào đứng ra áp dụng các biện pháp trừng phạt để bóp nghẹt Pakistan mà nhiều nước còn ca ngợi, thán phục và cung cấp cho nước này rất nhiều tiền và vũ khí.

Tuyên bố của Bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên ngày 12 tháng 2 năm 1013 nêu rõ: “Trong lịch sử hơn 60 năm của LHQ , trên toàn thế giới đã có hơn 2.000 vụ thử hạt nhân và 10.000 vụ phóng vệ tinh, nhưng chưa có bất cứ một nghị quyết nào của Hội đồng bảo an cấm các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa vũ trụ”. Và rõ ràng đây là một sự thật không thể chối cãi được .

Không thể đối thoại

Mô tả thêm một lần nữa tính chất đặc thù của chế độ Bắc Triều Tiên là không cần thiết, - nó đã quá rõ và không dễ chịu chút nào. Nhưng nếu như không ai sẵn sàng tiêu diệt chế độ ấy bằng lực lượng quân sự và các biện pháp trừng phạt chắc chắn chỉ mang lại hiệu ứng ngược, thì tại sao lại không bắt đầu các cuộc đối thoại với Bắc Triều Tiên?

Đối thoại không phải lúc nào cũng vô tác dụng. Khi mà vào cuối những năm 90 và đầu các năm 2000 Xe-ul thực hiện chính sách “ánh dương ấm áp” đối với Bắc Triều Tiên, lập trường của nước này đã mềm mỏng đi rất nhiều. Sau đó Xe-ul thiết chặt chính sách. Bắc Triều Tiên lại đáp trả bằng một sự cứng rắn tương tự.

Hiện nay cả hai miền Triều Tiên đã có hàng ngũ lãnh đạo mới. Không chỉ có thế, tại Nam Triều Tiên cũng bắt đầu xuất hiện cái gọi là “Triều đình tổng thống” với việc ngày 25 tháng 2 năm nay, con gái của cố tổng thống Pắc Chung Hi là Pắc Kim Khe cũng đã chính thức nhậm chức Tổng thống sau cuộc bầu cử tháng 12 năm ngoái. Có thể, bà này sẽ dễ tìm tiếng nói chung với nhà lãnh đạo Kim Châng Un chăng?

Tuy nhiên, Xe-ul rất sợ là giúp Bắc Triều Tiên cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích nước này chống lại mình. Nỗi quan ngại đó nếu đứng trên góc độ con người là rất dễ thông cảm, không những thế, nó còn có cở sở thực tiễn rất chắc chắn.

Nhưng mặt khác, không giúp Bắc Triều Tiên không những không làm suy yếu được nước này mà còn làm cho nó ngày càng trở nên cứng rắn hơn. Nhưng nếu nhìn tổng thể thì còn một khía cạnh khác còn tồi tệ hơn nhiều- đó là sự phụ thuộc trong chính sách của Xe-ul.

Người Nam Triều Tiên quá quan tâm đến việc giới lãnh đạo Washinton, Bắc Kinh, Tokyo và Matxcova sẽ nghĩ gì. Bên cạnh đó, dù người Nam Triều Tiên rất căm ghét Nhật Bản nhưng lại cũng rất sợ làm phật lòng nước này. Kết quả là Bắc Triều Tiên bác bỏ thẳng thừng khả năng đối thoại với Nam Triều Tiên và đòi gặp gỡ tay đôi với Mỹ. Tuy điều đó là rất đáng tiếc nhưng một lập trường cứng rắn như vậy cũng có cơ sở của nó.

Còn bây giờ xin đề cập đến Washinton. Việc xử lý các vấn đề liên Triều lẽ ra phải được thúc đẩy nhiều bởi chủ nghĩa hòa bình của Tổng thống Mỹ hiện tại là Obama. Không những thế, đây chính là thời điểm thích hợp nhất vì ông không phải băn khoăn gì về việc tái đắc cử nữa (đã tái đắc cử rồi) và trong bối cảnh cần phải cắt giảm một cách đáng kể ngân sách quân sự thì chủ nghĩa yêu hòa bình như vậy lại càng nên được thể hiện một cách rõ ràng và nhất quán hơn.

Sẽ không ai gây khó khăn gì cho Obama nếu ông này đưa ra một cam kết chính thức với Kim Châng Un là Mỹ sẽ không tấn công Bắc Triều Tiên. Không thể không thừa nhận một điều là đối với Bắc Triều Tiên thì vũ khí hạt nhân trước hết là phương tiên để kiềm chế ( răn đe) Mỹ để nước này không tấn công Bắc Triều Tiên.

Đến thời điểm này thì một cuộc tấn công quân sự như vậy hoàn toàn bị loại trừ. Thế thì tại sao Mỹ lại không đưa ra các cam kết chính thức? Làm như vậy không có nghĩa là Mỹ phải từ bỏ trách nhiệm đối với đồng minh Nam Triều Tiên, bởi vì Mỹ chỉ cần cam kết với Bắc Triều Tiên là sẽ không tấn công trước.

Nhưng hiện nay dư luận có cảm tưởng rằng chính sách đối với Triều Tiên của B. Obama mang sức ỳ quá lớn. Vấn đề này hình như nằm ở ngoại vi sự quan tâm của ông. Có vẻ như B. Obama cũng chưa sẵn sàng cho việc tìm kiếm một cách tiếp cận mới cho vấn đề Triều Tiên. Ít nhất là cho đến thời điểm này.

Đối với Nhật Bản thì nhu cần giải quyết vấn đề Triều Tiên cũng không lớn. Trong cách nhìn của Nhật Bản thì Triều Tiên là kẻ thù trong lịch sử và là đối phương và đối thủ cạnh tranh trong hiện tại. Tokyo tuyệt đối không quan tâm đến việc thống nhất một cách hòa bình hai miền Triều Tiên. Nhật Bản quá hài lòng với thực trạng một bán đảo Triều Tiên suy yếu do bị chia cắt và hai miền luôn ở trạng thái gầm ghè lẫn nhau.

Nhưng ở một góc độ khác, Nhật Bản lại rất sợ mối đe dọa tên lửa- hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Vì thế sẽ không có ai gây khó khăn cho Tokyo nếu nước này cũng đưa ra một cam kết chính thức là sẽ không tấn công Bắc Triều Tiên. Dĩ nhiên, một cuộc tấn công như vậy về mặt nguyên tắc là không thể thực hiện được, và nếu đã biết như vậy thì chỉ cần chính thức thông báo điều đó cho Bình Nhưỡng biết. Cam kết không tấn công Bắc Triều Tiên cũng sẽ không gây bất cứ tổn hại nào cho khả năng tự vệ của Nhật Bản. .

Giữa Bắc Kinh và Matxcova

Mọi người thường cho rằng, trong việc giải quyết các vấn đề liên Triều thì Trung Quốc có một vai trò đặc biệt vì nước này có một mối quan hệ cũng rất đặc biệt với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Trên thực tế, tình hình phức tạp hơn nhiều.

Hiện nay cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đều cố che giấu sự không ưa nhau. Vấn đề là ở chỗ Bắc Kinh cần Bình Nhưỡng với tư cách là một bù nhìn câm lặng trong khi không có một người nào trong gia đình họ Kim lại chấp nhận như vậy. Các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên thừa hiểu Trung Quóc muốn gì ở họ- đó là sự thần phục tuyệt đối.

Không những thế, họ cũng hiểu rất rõ là sự giúp đỡ của Trung Quốc không hề vô tư một chút nào. Đơn giản vì Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên trong vai trò một khu đệm cần thiết ở biên giới Đông Bắc của mình.

Mặt khác, Trung Quốc cũng thừa hiểu là nếu gây sức ép lên Triều Tiên thì điều đó có thể dẫn tới việc cắt đứt các mối quan hệ và Trung Quốc sẽ mất chút ảnh hưởng hạn chế mà mình đang có đối với Bắc Triều Tiên. Nhìn toàn cục thì lập trường của Trung Quốc, thoạt nghe thì rất khó tin, nhưng gần như không khác gì lập trường của Tokio và Washinton.

Tất cả họ đều muốn Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên từ bỏ vũ khi hạt nhân và duy trì nguyên trạng, có nghĩa là chia cắt Triều Tiên và hai miền vĩnh viễn trong trạng thái đối đầu nhau.

Và cuối cùng, Nước Nga. Không giống như các cường quốc khác, Nga rất quan tâm đến việc hòa bình thống nhất bán đảo Triều Tiên. Một nước Triều Tiên thống nhất sẽ là một đồng minh cực kỳ quan trọng của Nga ở Châu Á. Matxcova có mối quan hệ bình thường với cả Bình Nhưỡng và Xe-ul, có thể trở thành một nước trung gian lý tưởng giữa quốc gia này.

Hơn nữa, đã hai năm nay Bình Nhưỡng rõ ràng là đang tìm mọi cách để xích lại gần hơn với Matxcova với hy vọng Nga sẽ trở thành một đối trọng với Bắc Kinh. Nhưng rất tiếc là chính sách đối ngoại của Nga hiện nay đang chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc cho nên Nga đã để mất rất nhiều cơ hội, khả năng và cả đồng minh nữa.

Bây giờ thì trong vấn đề Triều Tiên, lịch sử lại lặp lại, Matxcova đã bất chấp lợi ích của mình, ngoan ngoãn đi theo luồng của Bắc Kinh và Washington, bỏ phiếu ủng hộ tất cả các nghị quyết thiết chặt trừng phạt, dù những biện pháp trừng phạt và cấm vận đó đó chỉ làm tình hình càng thêm xấu đi.

Liên quan đến vấn đề này không thể không đặt ra một câu hỏi: Tại sao chúng ta (Nga) không đòi hỏi chấm dứt ngay lập tức các chương trình hạt nhân và tên lửa của Pakistan? Đây chính là mối đe dọa trực tiếp đối với chúng ta và các đồng minh trong Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể.

Tại sao chúng ta luôn xung phong làm luật dư bào chữa miễn phí cho Teheran (Iran), trong khi chưa một lần nào nhận được một sự biết ơn dù là nhỏ nhất dưới bất kỳ hình thức nào? Tại sao chỉ đối với Bắc Triều Tiên chúng ta mới thể hiện tính nguyên tắc của mình? Nhưng hỏi thế thôi, khó mà trông chờ một phản ứng phù hợp với hoàn cảnh đơn thuần chứ chưa dám nói đến một cách tiếp cận sáng tạo đối với các vấn đề đặt ra.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và rất đáng để tham khảo).

Lê Hùng

====================

Bởi vậy! Chẳng phải ngẫu nhiên mà trước vụ thử hạt nhân lần này Lão gàn tôi phát biểu trong Quán vắng thì phải - rằng thì là: "Triều Tiên làm cái "bùm" thì sự thống nhất hai miền Cao Ly còn nhanh hơn".

Đây là một cơ hội vàng của sự thống nhất Cao Ly trong hòa bình và an toàn - tất nhiên theo góc nhìn Lý học - Vấn đề là một phương pháp thích hợp. Thực tế đã chứng minh rằng: Mục đích chỉ là định hướng. Phương pháp đđạt mục đích quyết định sự thành công.

Theo nguyên lý Lý học và thuyết của Cantor thì chẳng có cái gì trên thế gian này mà không có phương pháp giải quyết thích hợp - "Mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn".

Bỏ lỡ cơ hội này thì quên nhanh đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc
Cập nhật lúc 07:22, 10/01/2013

(ĐVO) - Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50, thời kỳ “chiến tranh lạnh” từ 1960 đến 1976 và thời kỳ cải thiện quan hệ từ 1976 đến 2001.

Từ đó đến nay mối quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ. Kim ngạch thương mai hai chiều năm 2011 đạt 80 tỷ đô la và con số này có thể lên tới 100 tỷ đô la trong năm 2015. Quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự cũng có những bước phát triển. Chỉ trong các năm từ 1992 đến 2008, Trung Quốc đã mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự của Nga trị giá 25 tỷ đô la. Các nhà lãnh đạo Nga như D. Medvedev và Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào đều đánh giá là mối quan hệ hai nước hiện nay (năm 2010) “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”.

Ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 11/2012, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên mà tân bộ trưởng quốc phòng Nga X. Shoigu thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 16/12 là chuyến thăm Trung Quốc với mục đích là tổng kết công tác hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa hai nước trong các năm qua và các phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Tuy nhiên, không phải mọi người Nga, đặc biệt là các chuyên gia chính trị – quân sự Nga đều có một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ hai nước như trong các phát biểu và tuyên bố chính thức của các nhà lãnh đạo hai bên. A.A Khramchilin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga, một chuyên gia rất uy tín trong lĩnh vực chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế là một người như vậy.

Posted Image
Liêu Ninh là tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Mới đây ông đã có bài đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập“ với tiêu đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta (lấy ý trong lời kêu gọi của I.Xtalin gửi nhân dân Liên Xô khi bắt đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại). Xin giới thiệu bài viết của A.A. Khramchilin để tham khảo .

Trong cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động chống Nga, chiến thắng không thuộc về chúng ta

“Vấn đề đặt ra là không phải là Trung Quốc có tấn công Nga hay không, mà sẽ tấn công vào lúc nào. Nếu có một cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn theo cách thức “cổ điển” chống lại Nga thì kẻ xâm lược đó với xác xuất 95% (nếu không phải là 99,9%) sẽ là Trung Quốc.”

Tình trạng quá tải dân số trầm trọng cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc đã làm cho nước này phải đối mặt với loạt các vấn đề cực kỳ phức tạp,- những vấn đề đó dù có mô tả một cách ngắn gọn nhất thì phải có một bài báo lớn riêng biệt.

Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các vấn đề đó phức tạp ở chỗ là nếu giải quyết một vấn đề này thì lại làm trầm trọng thêm một vấn đề khác. Về mặt khách quan, Trung Quốc đã không còn đủ sức sống trong các đường biên giới hiện tại của nó.

Nước này hoặc phải có không gian sống lớn hơn rất nhiều, nếu như không muốn trở thành nhỏ đi rất nhiều. Trung Quốc không thể tồn tại như hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ, và đây là một thực tế.

Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế đó nhưng khồng thể trốn tránh được nó. Ngoài ra, cũng không nên nghĩ là hướng bành trướng của Trung Quốc sẽ là Đông Nam Á. Khu vực này có tương đối ít lãnh thổ và đã rất đông dân cư địa phương. Hướng ngược lại- nơi có rất nhiều lãnh thổ và hoàn toàn rất ít dân cư – đó chính là Kazakhstan và phần Châu Á của Liên Bang Nga.

Posted Image
Chiến đấu cơ J-20 xuất hiện trên tầu sân bay Liêu Ninh

Đây chính là hướng mà Trung Quốc sẽ bành trướng để mở rộng lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại Ural chính khu vực mà Trung quốc lâu nay vẫn coi là lãnh thổ của mình. Nếu muốn trình bày một cách tóm tắt nhất các học thuyết lịch sử của Trung Quốc về vấn đề này lại đòi hỏi một bài báo lớn nữa.

Tuy nhiên, nói một cách ngắn gọn là nếu có ai đó coi vấn đề biên giới giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga đã được giải quyết dứt điểm và không còn vấn đề gì nữa thì đó chính là những người hoàn toàn không hiểu biết Trung Quốc là gì và người Trung Quốc là những người như thế nào (Hiệp ước phân định biên giới Nga- Trung được ký năm 2001).

Tất nhiên, đối với Trung Quốc thì phương án bành trướng được ưu tiên hơn là bành trướng một cách hòa bình (bằng kinh tế và di dân). Nhưng tuyệt đối không thể loại trừ kịch bản chiến tranh.

Một điều rất đáng chú ý là trong mấy năm gần đây Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, và những cuộc tập trận như vậy không thể có một cách giải thích nào khác ngoài việc đó là sự chuẩn bị cho các hành động xâm lược Nga, quy mô các cuộc tập trận (cả quy mô không gian và lực lượng được sử dụng) này ngày càng lớn.

Ngoài ra, có lẽ cho đến bây giờ, chúng ta (Nga) không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với Trung quốc về mặt phương tiện kỹ thuật tác chiến.

Dưới thời Xô Viết chúng ta đã có cả hai ưu thế trên, mà cuộc chiến ở bán đảo Damanski (trận chiến biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1966- Trung Quốc thất bại thảm hại dù quân sô đông hơn gấp nhiều lần) đã chứng minh rõ ràng cho ưu thế vượt trội lúc đó.

Ăn cắp công nghệ

Posted Image
Hình ảnh mô tả uy lực kết hợp giữa tầu sân bay Liêu Ninh và J-20 dành cho kẻ địch trên biển.

Trung Quốc trong những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước chỉ sử dụng những gì mà Liên Xô cung cấp. Tuy nhiên, sau khi cải thiện quan hệ với Phương Tây nước này đã có thể tiếp cận với một số mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của Mỹ và Châu Âu, và từ cuối những năm 80 bắt đầu mua các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Liên Xô và sau đó là Liên Bang Nga , - và cũng nhờ thế mà một số lớp vũ khí trang bị của Trung Quốc đã có bước nhảy “ vượt thế hệ” ( từ thế hệ một lên thế hệ ba).

Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu một năng lực không ai bằng là ăn cắp công nghệ. Vào những năm 80 tình báo Trung Quốc đã khai thác được bản vẽ đầu tác chiến mới nhất W-88 của tên lửa đạn đạo Trident -2 mà Mỹ chế tạo cho các tàu ngầm. Còn đối với công nghệ sản xuất các loại vũ khí thông thường thì Trung Quốc đã đánh cắp một khối lượng vô cùng lớn.

Một ví dụ khác, có lẽ ít người biết một cách chắc chắn là liệu Nga chỉ bán cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các hệ thống bắn dàn phản lực (RSZO) “Smerch” hay là bán cả giấy phép sản xuất loại vũ khí này.

Chỉ biết rằng ngay sau đó trong Quân Đội Trung Quốc đã xuất hiện loại RSZO A-100 cực kỳ giống RSZO “Cmerch”, và tiếp theo là RNL -03- hoàn toàn là một bản copy hoàn toàn của “Smerch”. Các tổ hợp pháo tự hành Type 88 (RLZ-05) rất giống với “ Msta” của Nga mặc dù chúng ta không hề bán nó cho Trung Quốc.

Nga cũng chưa bao giờ cấp giấy phép cho Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng cũng bó tay chịu để người Trung Quốc sao chép hoàn toàn phiên bản này dưới tên gọi là HQ-9.

Không chỉ riêng đối với công nghệ Nga, Trung Quốc cũng đã đánh cắp được công nghệ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Crotal”, tên lửa chống tàu “Exzoset”, tổ hợp tên lửa trên tàu M-68 và v.v của người Pháp.

Cùng với việc tổng hợp công nghệ nước ngoài, bổ sung thêm một chút gì đấy của riêng mình, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bắt đầu chế tạo các mẫu hoàn toàn nội địa: các tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Type 95 (PGZ-04), pháo tự hành PLL-05 và PLL-02, xe chiến đấu bộ binh bọc thép ZBD-05 và v.v.

Lộ nơi chế tạo tàu ngầm Kilo 636 cho đối tác Nga

Chế tạo tại Trung Quốc
Nhìn chung, như đã nói ở trên, trên thực tế đối với tất cả các loại vũ khí thông thường thì ưu thế chất lượng của Nga đã thuộc về quá khứ. Đối với một số loại Trung Quốc đã vượt chúng ta- ví dụ như máy bay không người lái và vũ khí bộ binh.

Người Trung quốc dần dần thay “Kalashnhikov” (AK-47) bằng súng trường mới nhất theo sơ đồ “Bullpap” chế tạo theo mẫu của AK và của các loại súng tiểu liên Phương Tây (như FAMAS, L85). Có một số chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn phụ thuộc về công nghệ đối với Nga vì Nga là đối tác chính cung cấp vũ khí (thành thử Trung Quốc sẽ không thể tấn công Nga), nhưng những suy nghĩ như vậy là hết sức ngây thơ.

Trung Quốc chỉ mua những loại vũ khí của Nga mà họ cần cho các chiến dịch tấn công Đài Loan và Mỹ (cho đến lúc mà Trung Quốc vẫn còn có ý định nghiêm túc là chiếm Đài Loan). Và cũng rất rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nga là không thể xảy ra vì không có một bên nào cho rằng đấy là cần thiết. Cuộc chiến tranh Trung – Nga trong tương lai sẽ chỉ xảy ra trên bộ.

Để làm rõ hơn vấn đề này chỉ cần chú ý đến một chi tiết là Trung Quốc không hề mua của Nga bất kỳ loại trang bị kỹ thuật nào dùng cho Lục quân, bởi vì trong chiến tranh với Nga Trung Quốc sẽ sử dụng chính lực lượng này.

Ngay cả đối với không quân, Trung Quốc cũng không còn phụ thuộc vào Nga. Nước này đã mua một khối lượng hạn chế các máy bay tiêm kích Su-27- tất cả chỉ có 76 chiếc, trong số đó có tới 40 chiếc Su-27 UB (máy bay tác chiến- huấn luyện).

Với một tỷ lệ đáng ngạc nhiên giữa số lượng máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện như vậy (36/40) không khó để nhận thấy rằng Su- 27 do Nga sản xuất mà Trung Quốc mua chỉ được sử dụng cho một mục đích là huấn luyện phi công.

Sau đó, như mọi người đã biết Trung Quốc từ chối không sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng các chi tiết đồng bộ của Nga nữa, họ chỉ sản xuất 105 máy bay trong tổng sô 200 chiếc theo hợp đồng.

Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu sao chép mẫu máy bay này và sản xuất không giấy phép máy bay nhân bản từ Su-27 dưới tên gọi J-11B với động cơ, vũ khí và trang bị hàng không của mình. Hơn nữa, nếu như vào đầu những năm 60 các bản sao vũ khí Liên Xô của Trung Quốc còn vụng về thì đối với J-11B, - căn cứ vào các số liệu thu thập được- nó hầu như không thua kém chút nào so với Su-27.

Có thể rút ra một kết luận là, trong thời gian gần đây hợp tác kỹ thuật – quân sự Nga- Trung bị ngưng trệ. Một phần có thể giải thích là do các tổ hợp công nghiệp quồc phòng Nga đang trong giai đoạn trì trệ và không thể rao bán cho Trung Quốc những cái mà họ cần, một lý do khác và có lẽ đây là lý do quan trọng hơn là Trung Quốc đang nghiêm túc chuẩn bị tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại Liên Bang Nga trong tương lai gần.

Vì J-11B có các tính năng kỹ – chiến thuật coi như là tương đương với Su-27 và J-10 của Trung Quốc (được chế tạo dựa theo mẫu máy bay “Lavi” của Ixrael nhưng sử dụng công nghệ Nga và công nghệ của chính Trung Quốc) hoàn toàn ngang ngửa với Mig-29 cho nên Nga hoàn toàn không có một chút ưu thế chất lượng nào trong các cuộc không chiến.

Còn ưu thế về số lượng thì rõ ràng đã thuộc về phía Trung Quốc, đặc biệt là nếu tính tới sự yếu kém của hệ thống phòng không Nga (nhất là ở khu vực Viễn Đông). Về Su-30 thì ưu thế về số lượng của Trung Quốc là áp đảo: Trung Quốc có 120 trong khi Nga chỉ có 4 chiếc (ở khu vực Viễn Đông-ND).

Nhược điểm chủ yếu của phía Trung Quốc – không có máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công, nhưng đấy cũng không phải là thảm họa đối với nước này, bởi vì trên mặt đất tình hình của phía Nga còn tệ hơn nhiều.

Hiệu ứng số đông

Các xe tăng tốt nhất của Trung Quốc – Type 96 và Type 99 ( cũng là Type 98G) – hầu như không thua kém chút nào so với các xe tăng của chúng ta( Nga) như – T-72B, T- 80U và T-90.

Quả thật, các loại tăng trên của cả hai bên là “anh em họ hàng gần”, chính vì thế mà các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng là tương đương nhau. Trong bối cảnh đó giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga thời gian gần đây lại có những tính toán gần như giải tán Binh chủng tăng – thiết giáp với quyết định chỉ giữ lại trong Quân đội Nga 2000 chiếc (dưới thời bộ trưởng A. Serdiukov- mới bị cách chức 06/11/2012-ND).

Hiện nay số lượng tăng hiện đại của Trung Quốc cũng vào khoảng từng ấy chiếc. Còn những chiếc xe tăng cũ theo mẫu của T-54 (loại Type 59 đến Type 80) thì có số lượng lớn hơn nhiều (không dưới 6000 chiếc).

Những chiếc tăng này có thể sử dụng rất hiệu quả chống lại các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông“. Hoàn toàn rất có thể là Bộ tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ sử dụng chính những chiếc xe tăng tương đối cũ này để tiến hành đòn tấn công đầu tiên.

Chúng dù sao chăng nữa cũng sẽ gây cho Nga ít nhiều thiệt hại, nhưng điều quan trọng hơn- thu hút về phía mình hỏa lực chống tăng của ta (Nga), và sau đó Trung Quốc sẽ sử dụng các xe tăng hiện đại hơn tấn công tuyến phòng thủ lúc này đã bị tiêu hao và yếu đi của Nga.

Cũng tương tự như vậy, trên không các máy bay tiêm kích kiểu cũ như J-7 và J-8 cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông” theo đúng kịch bản trên.

Như vậy có nghĩa là trong tương quan so sánh các mẫu vũ khí hiện đại thì Nga và Trung Quốc là tương đương nhau (cả về cả chất lượng và số lượng) và đang ngày càng lệch cán cân về phía Trung Quốc.

Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc có một khối lượng lớn các “bức rèm” làm từ các mẫu vũ khí – trang bị kỹ thuật cũ nhưng còn rất hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng như là vật tư “tiêu hao” để làm cạn kiệt khả năng phòng ngự của Quân đội Nga.

Trong điều kiện hiện nay khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là “thiếu hụt cô dâu” thì việc mất một vài trăm nghìn các chiến binh nam giới trẻ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không những không phải là một vấn đề mà có khi lại là một “phúc lợi”. Cũng tương tự như vậy đối với việc “thanh lý” trong chiến tranh vài nghìn đơn vị phương tiện tăng thiết giáp đã lạc hậu.

Hiện nay chỉ cần 2 trong số 7 quân khu của Quân đội Trung Quốc- Quân khu Bắc Kinh và Quân khu Lan Châu (đây là 02 quân khu mạnh nhất của Trung Quốc, có tới 4/9 sư đoàn tăng, 6/9 sư đoàn bộ binh cơ giới, 6/12 lữ đoàn tăng của toàn bộ Lục quân Trung Quốc) - bố trí gần biên giới với nước Nga, là đã đủ mạnh hơn toàn bộ Lực lượng vũ trang Nga (từ Kaliningrad đến Camchatka).

Và trên chiến trường tiềm năng (Ngoại Baikal và Viễn Đông) thì sức mạnh của hai bên là không tương đương một chút nào. Trung Quốc có ưu thế hơn Nga không phải vài lần mà là hàng chục lần.

Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây sang phía đông khi có chiến tranh thực sự xảy ra trên thực tế là không thể thực hiện được vì lính biệt kích Trung Quốc chắc chắn sẽ chia cắt được ngay tuyến vận tải xuyên Xibiri trên nhiều địa điểm dọc tuyến, trong khi các tuyến vận tải khác nối với phía đông chúng ta không có (tuyến đường hàng không chỉ có thể vận tải được người chứ không vận tải được các phương tiện kỹ thuật hạng nặng).

Các xe tăng của đối phương nhanh hơn

Không những thế, về mặt huấn luyện kỹ năng tác chiến, đặc biệt là tại các đơn vị và binh đoàn được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại thì Quân đội Trung Quốc đã vượt Quân đội Nga từ lâu.

Ví dụ, tại Tập đoàn quân xe tăng sô 38 của Quân khu Bắc Kinh, tất cả pháo binh đã được tự động hóa, nó tuy kém Mỹ về độ chính xác khi bắn nhưng đã vượt Nga. Tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xe tăng sô 38 đạt tới 1.000 km/ tuần (tức 150 km/ ngày đêm).

Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, Nga không hề có một cơ hội nào. Tuy rất đáng tiếc nhưng vũ khí hạt nhân cũng không phải là cứu cánh của Nga vì Trung Quốc cũng có vũ khí hạt nhân. Quả thực là Nga đang có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng ưu thế này cũng đang nhanh chóng giảm dần.

Không những thế, chúng ta không có tên lửa đạn đạo tầm trung là loại vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu và điều đó đã là quá đủ để bù lại sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm dần).

Các số liệu xác thực về tương quan vũ khí hạt nhân chiến thuật (giữa Trung Quốc và Nga) hiện không rõ, nhưng chỉ cần nhớ một điều là chúng ta (Nga) buộc phải sử dụng loại vũ khí này ngay trên lãnh thổ của mình.

Còn nếu hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để tấn công lẫn nhau thì tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc đủ để tiêu diệt các thành phố chủ yếu ở phần Châu Âu của nước Nga mà Trung Quốc không cần đến (vì có quá nhiều dân và quá ít tài nguyên).

Rất có thể là phía Nga cũng hiểu điều đó nên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chính vì vậy mà việc kiềm chế hạt nhân đối với Trung Quốc – cũng là chuyện hoang đường không kém gì việc cho rằng Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Nga. Tốt nhất là hãy học tiếng Tàu đi.

(Đây là quan điểm riêng của tác giả và cũng thể hiện quan điểm của một bộ phận lớn giới phân tích chính trị- quân sự Nga và rất đáng để tham khảo).

Ảnh: “Vạn lý Trường thành dưới lòng đất” của Trung Quốc Lê Hùng
=================
Mặc dù chỉ có vài người ít ỏi của Nga có cái nhìn nay. Nhưng chân lý không lệ thuộc vào số đông. Do đó, chẳng phải ngẫu nhiên mà Thiên Sứ tôi xác định: Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra thì người Nga sẽ là đồng minh của Hoa Kỳ.
Điều này cũng đơn giản thôi: Khi người Nga không thể là bá chủ thế giới trong tương lai thì họ phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bài viết này chính là một minh họa sắc xảo cho ý kiến của Lão gàn này.
Vậy người Trung Quốc cũng cần phải thấy rõ điều này mà long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến và rút khỏi biển Đông đi.
Tu thành Phật khó thế mà còn có đến 8.4000 pháp môn. Cho nên để có một sự thống nhấp toàn cầu không nhất thiết phải là chiến tranh. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác.
Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt bảo thế!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

3 người chết cháy trong căn nhà lầu tại Sài Gòn

Tối 5/3, lửa bùng lên dữ dội ở căn nhà bán nhang đèn và giấy vàng mã trên đường Hàn Hải Nguyên (phường 10, quận 11, TP HCM). Ngoài 2 người bị thương, 3 thi thể cháy đen được tìm thấy.

Posted Image

Cảnh sát leo lên dập lửa căn nhà trong nhiều giờ. Ảnh: An Nhơn

22h20 phút, ngọn lửa được cho là bùng lên ở tầng trệt, nơi chứa nhiều nhang và giấy vàng mã. Có khoảng 6 người trong nhà. Do căn nhà khóa trái, lửa chắn ngang cửa nên mọi người không thể thoát ra được, một số chạy lên các tầng trên cầu cứu.

Người dân xung quanh phát hiện hỏa hoạn hô hoán tìm cách dập lửa, cứu người. "Lúc đó mọi người xung quanh đều vào nhà chuẩn bị ngủ, lửa từ căn nhà này bùng cao phải 5 m. Tôi cùng nhiều người gọi nhau lấy bình CO2 và xô nước để dập lửa mà đám cháy ngày càng bùng mạnh. Chạy lên sân thượng để tìm cách sang bên đó cứu người nhưng tôi không làm được vì chỉ vài phút mà lửa và khói đã bao trùm tất cả", anh Phùng Hữu Hưng (37 tuổi), ở cách nhà bị nạn một căn kể lại.

* Hiện trường vụ hỏa hoạn làm 3 người chết

Căn nhà bị nạn gồm một trệt, một lửng, một lầu và sân thượng, xung quanh có nhiều nhà cao tầng liền kề. Không tiếp cận được bên dưới, mọi người trèo lên tầng trên dùng xà beng, nhiều vật dụng để đập cửa cứu người. Trong lúc nỗ lực tìm cách dập lửa, anh Phồng Phu Lạy (32 tuổi) đã bị mảnh kính cứa đứt tay.

Posted Image

Hàng trăm người dân đứng vòng ngoài lo lắng chờ tin 3 nạn nhân kẹt bên trong. Ảnh: An Nhơn

Cả trăm cảnh sát cứu hỏa, công an phường, cảnh sát 113 nhanh chóng đến hiện trường ứng cứu. 3 người được đưa ra ngoài, trong đó có hai nam bị ngạt khói được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Những người còn lại vẫn bị kẹt bên trong.

Lực lượng y tế luôn túc trực nhận lệnh. Phía vòng vây bên ngoài, hàng trăm người dân đứng nghẹt đoạn đường Hàn Hải Nguyên. Tất cả đều bày tỏ hy vọng 3 nạn nhân còn lại trong nhà có thể được cứu sống. Không khí càng căng thẳng khi trong đám đông, một số người nhà của nạn nhân không kìm được xúc động đã lớn tiếng với cảnh sát.

Do căn nhà chứa quá nhiều nhang đang phát cháy nên việc dập lửa bị khó khăn. Cảnh sát đã lôi ra ngoài hai xe máy bị cháy rụi và nhiều vật dụng khác. Khói trắng vẫn âm ỉ bốc lên khiến lính cứu hỏa phải làm việc vất vả. Đến 0h ngày 6/3, công tác dập lửa vẫn tiếp diễn.

Posted Image

Đến gần 3h sáng, 3 thi thể lần lượt được tìm thấy và đưa ra ngoài. Ảnh: An Nhơn

Đến 2h50, hoả hoạn cơ bản được dập tắt. Lực lượng cứu hộ tìm thấy 3 thi thể bị cháy đen ở tầng lửng, trong đó có hai nam và một nữ. Hiện người nhà không hợp tác nên cảnh sát chưa xác định được danh tính các nạn nhân.

Theo thông tin ban đầu, trong ba thi thể tìm thấy có hai vợ chồng chủ nhà. Thông thường trong nhà có 7 người, trong đó có hai vợ chồng chủ nhà, cậu con trai và người giúp việc. Khi hỏa hoạn bùng lên, người con trai không có mặt.

An Nhơn

--------------------------o0o--------------------------
Mới đầu năm mà xảy ra cháy nổ hoài, xót cả ruột :( Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh Thái Cực của Trung Quốc cho thấy: trong 1 tập hợp lớn có 4 tập hợp nhỏ, mâu thuẫn đối nghịch nhau. Người Tàu thường giải thích rằng: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái...

Nếu người Tàu không thể làm bá chủ thế giới thì trong canh bạc cuối cùng, nước Tàu sẽ có trạng thái giống như Thái cực của họ: Tạng - Hồi - Mãn - Hán - Mông - Miến - Việt - Choang ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay