Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Học giả TQ: Không phải Bắc Kinh mà là Mỹ kiềm chế Triều Tiên thất bại

Chủ nhật 17/02/2013 13:59

(GDVN) - Thời Ân Hoằng, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết CHDCND Triều Tiên đã quyết định tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 trên cơ sở lợi ích riêng của mình, thay vì theo ý muốn của Trung Quốc.

Posted Image

Thời Ân Hoằng

Tân Hoa Xã ngày 16/2 dẫn lời các nhà phân tích nước này cho hay, Mỹ cần phản ánh nghiêm túc về nguyên nhân dẫn tới vụ thử hạt nhân mới nhất của CHDCND Triều Tiên rằng nó đã xảy ra là do sự đối kháng lâu năm giữa hai nước.

Tuyên bố này được đưa ra nhằm bác bỏ nhận định của một số phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng vụ Bình Nhưỡng thử hạt nhân hôm 12.2 là một minh chứng cho thấy chính sách kiềm chế Bình Nhưỡng của Trung Quốc đã thất bại nặng nề.

Tân Hoa Xã dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc nói rằng, lịch sử đã chứng minh rằng một đất nước khi bị đe dọa bằng vũ lực và các lệnh trừng phạt sẽ duy trì, tiếp tục phát triển sức mạnh quân sự của mình.

Theo đó, Thời Ân Hoằng - một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết CHDCND Triều Tiên đã quyết định tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 trên cơ sở lợi ích riêng của mình, thay vì theo ý muốn của Trung Quốc.

Lưu Giang Vĩnh, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, cho biết lập luận rằng chính sách đối với Triều Tiên của Trung Quốc đã thất bại là không chính xác và rằng tuyên bố trên là một hành động khiêu khích hoặc có động cơ thầm kín.

Đào Văn Thiệu, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) đã phản bác ý kiến cho rằng Trung Quốc vẫn giữ các quan hệ thương mại với Triều Tiên và là quốc gia "cứu đói" của Bình Nhưỡng bằng lập luận Bắc Kinh tuân thủ đúng các nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc không yêu cầu cắt đứt mọi trao đổi kinh tế với Triều Tiên.

Ông Lưu Giang Vĩnh nói thêm ràng mục tiêu thực sự của Triều Tiên là Mỹ chứ không phải Trung Quốc hay Hàn Quốc.

Posted Image

Trung Quốc không dám làm mất lòng người hàng xóm vì lo ngại có thể gây tổn hại cho khu vực biên giới nhạy cảm.

Theo ông Vĩnh, vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 của Bình Nhưỡng là bằng chứng cho sự thất bại của chính sách của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đối với Bình Nhưỡng. Ông cho rằng các chính sách xử phạt hay cưỡng ép Triều Tiên có thể khiến nước này thực hiện các bước đi mạnh mẽ vì cảm thấy không được tạo một môi trường quốc tế an toàn.

Lưu Giang Vĩnh cũng cho biết, lịch sử đã chứng minh rằng khi Washington và Seoul thực hiện "Chính sách ánh dương" với Bình Nhưỡng, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên được nới lỏng và thúc đẩy đàm phán phi hạt nhân hóa.

Ông Vĩnh cho biết Trung Quốc đã kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và một giải pháp cho vấn đề này thông qua các cuộc đàm phán sáu bên và đối thoại trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng chính sách này đến nay vẫn không giúp giải quyết được vấn đề.

Khi Bình Nhưỡng tuyên bố ý định tiến hành thử hạt nhân lần 3, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo sẽ trừng phạt bằng cách cắt viện trợ. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nhận định đó chỉ là "võ mồm" và Bắc Kinh không dám làm mất lòng người hàng xóm "cứng đầu" vì lo ngại chính quyền Bình Nhưỡng có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào sẽ tạo ra làn sóng di cư lớn, gây mất an ninh tại khu vực biên giới chung nhạy cảm giữa hai nước.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Nguyễn Hường (nguồn Tân Hoa Xã)

============================

Ông Lưu Giang Vĩnh nói thêm ràng mục tiêu thực sự của Triều Tiên là Mỹ chứ không phải Trung Quốc hay Hàn Quốc.

Thiên Sứ tôi cứ tưởng thứ tư duy "Ở trần đóng khố" chỉ có ở Việt Nam, hóa ra ở đâu cũng có! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạm phát cao là mất hết

Chủ Nhật, 17/02/2013 22:35

Chừng nào mấy “ông” bất động sản không được xử lý bằng cơ chế thị trường mà đợi cứu, doanh nghiệp Nhà nước chờ giá lên mới bán cổ phần thì khó chuyển biến nền kinh tế

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng khó khăn trong 2 năm 2011, 2012 là cái giá đắt để ổn định kinh tế vĩ mô nên nếu lạm phát năm nay cao trở lại thì “coi như mất hết”.

Posted Image

Giá bất động sản phải giảm xuống nữa thì kinh tế mới bừng lên. Trong ảnh: các dự án địa ốc trên đường Nguyễn Hữu Thọ,

huyện Nhà Bè - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Khôi phục niềm tin bằng lạm phát thấp

°° Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong năm 2013?

- TS Nguyễn Đình Cung: Về dự báo tăng trưởng trong năm 2013, nhiều ý kiến cho rằng sẽ khó khăn nhưng tôi nghĩ không thể khó hơn năm 2012 được nữa vì tăng trưởng năm qua đã rất thấp, gần xuống mức tối thiểu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có tiềm năng tự nhiên từ tăng trưởng lao động, việc làm. Hơn nữa, năng suất và hiệu quả ít nhiều cũng sẽ được cải thiện trong năm 2013 vì đã bắt đầu có động thái tái cơ cấu như đầu tư bớt dàn trải hơn, đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giảm đi khiến nguồn lực đó được khai thác trở lại. Những tài sản lâu nay chưa được sử dụng từ xử lý nợ xấu chắc chắn sẽ thay đổi so với trước. Nếu không có những điều chỉnh gây xáo trộn vĩ mô mà nhất quán điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, không cứu “ông” này, “ông” kia thì tôi cho rằng mục tiêu tăng trưởng từ 5% - 5,5% là hoàn toàn khả thi.

Về lạm phát cũng có thể giữ ở mức khoảng 6%. Đây mới là điều quan trọng. Vừa qua, có nhiều ý kiến muốn nới tăng trưởng nhưng như thế quá ngắn hạn. Nếu giảm được lạm phát thì tiền tệ mới ổn định, có điều kiện để giảm lãi suất, từ đó giảm được chi phí vốn. Phải giữ được lạm phát thấp mới khôi phục được niềm tin. Khó khăn mà nền kinh tế phải đối mặt trong 2 năm 2011, 2012 là cái giá mà chúng ta phải trả để ổn định vĩ mô. Đã phải trả giá đắt thì cần giữ kết quả đạt được, lấy lại niềm tin. Nếu lạm phát cứ giật lên giật xuống, năm nay lại cao nữa thì coi như mất hết.

°° Nhiều ý kiến sốt ruột muốn nới tăng trưởng chung quy cũng vì muốn cứu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp năm vừa qua phá sản nhiều quá...

- Tôi nghĩ đó là thực tế phải chấp nhận. Diễn biến kinh tế Việt Nam 4 năm qua bất ổn thì kết quả đương nhiên là như thế. Nay “cứu” chỗ này, chỗ kia là không ổn. Bốn năm qua, doanh nghiệp phải gồng mình chống chọi với khó khăn, vốn tích lũy được giống như năng lượng tích trữ nhiều năm tiêu hao dần, đến nay đã cạn không thể hoạt động nữa thì phải phá sản, ngừng hoạt động. Đó là cái giá phải trả do những sai lầm bất ổn vĩ mô. Vấn đề bây giờ là không hỗ trợ được, không thúc đẩy được thì phải tạo thuận lợi; đừng tăng thêm gánh nặng chi phí, phiền hà cho doanh nghiệp. Đáng tiếc là năm 2012 vẫn có những chuyện như đánh thuế túi ni lông; thuế kiểm định trứng gà, trứng vịt; phí đường bộ… Năm nay phải chấm dứt ngay, không “đẻ” thêm thuế, phí nữa.

“Cứu” gì cũng phải theo thị trường

°° Nút thắt của nền kinh tế là nợ xấu, là hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN nhưng đến nay, nợ xấu và tái cơ cấu DNNN vẫn thực hiện rất chậm. Tình trạng này có gây sức ì cho nền kinh tế?

- Xử lý nợ xấu đúng là chậm và thiếu thông tin. Điều quan trọng là phải khởi động, tiến hành để thị trường và dân chúng thấy chúng ta đang làm và làm đúng. Cần minh bạch, công khai quá trình này; cụ thể là làm thế nào, ai làm, kết quả ra sao, tiêu chí đánh giá, giám sát thế nào để biết và dự tính được kết quả. Chúng ta đã không làm được như vậy, không nói đến cách thức, công cụ thực hiện, tiêu chí đánh giá thế nào và lộ trình khi nào giảm nợ xấu xuống 5% hay 3%. Chỉ có thông tin là “đang làm rất quyết liệt” và đưa ra một vài con số nhưng không đủ thuyết phục.

°° Năm nay, Chính phủ có nghị quyết tháo gỡ khó khăn ngay từ tháng 1, như vậy có thể hy vọng tình hình sẽ khả quan hơn?

- Tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là tổ chức thực hiện. Các bộ ngành, địa phương phải vào cuộc, sau đó thông báo kết quả. Nếu cứ hô hào nhưng không hiểu mục tiêu, kết quả thế nào, ai kiểm định, đánh giá thì cuối cùng chỉ là chính sách mang tính chất hành chính, khó đi vào cuộc sống.

Tất cả các giải pháp phải tuân thủ cơ chế thị trường. Khi nào khuyến khích được sáng kiến, sáng tạo của doanh nghiệp, người dân thì lúc đó, nguồn lực đang đóng băng sẽ được sử dụng, kinh tế mới bừng lên. Chừng nào mấy “ông” bất động sản (BĐS) không được xử lý bằng cơ chế thị trường mà đợi cứu, DNNN cứ chờ giá lên mới bán cổ phần thì khó chuyển biến nền kinh tế. Giá BĐS phải giảm thêm, nợ xấu được mua bán theo cơ chế thỏa thuận của thị trường thì dòng tiền mới luân chuyển. Đáng tiếc là vừa rồi chúng ta đã đánh mất cơ hội phá băng BĐS, nếu có cũng phải một năm nữa cơ hội khác mới xuất hiện.

TÔ HÀ thực hiện

==============

Híc! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đội du kích ba lần đánh thắng quân xâm lược (*)

16/02/2013 14:00

Vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, Tả Ván (thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) không lúc nào yên ổn. Phía bên kia biên giới người ta luôn khiêu khích, gây chuyện. Và từ năm 1980 tới 1984, đã ba lần Trung Quốc xua quân tràn qua biên giới thuộc địa phận Tả Ván.

Bắt đầu từ một ước muốn... ẩm thực: được ăn món bột ngô đồ danh tiếng của người H’Mông mà lâu nay mới nghe tên chứ chưa thấy. Nhưng rồi tôi đã được “ăn” một món còn ngon hơn cả mèn mén ở cái bản nhỏ bé ấy.

Xã bản Tả Ván (gọi theo đơn vị hành chính là xã Tả Ván) thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Xã có hơn 400 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu, 99% là người dân tộc H’Mông.

Posted Image

Cổng trời Quản Bạ - Ảnh: Thanh Thảo

Vào giữa tháng 7.2012, lần đầu tiên tôi có dịp lên cao nguyên đá Quản Bạ - Đồng Văn thuộc Hà Giang. Và như một tình cờ tất định, tôi đã tới Tả Ván.

Từ thành phố Hà Giang, sau khi vượt qua cổng trời Quản Bạ nổi tiếng, trên đường đi Yên Minh - Đồng Văn, xe chúng tôi rẽ theo một con đường nhỏ, khoảng 20 km, dẫn về xã Tả Ván, theo lời mời của anh Ly Thanh Hùng - Chủ nhiệm HTX. Về ăn một bữa cơm trưa của người H’Mông. Rất thú vị với lời mời này, tôi nhắc anh Tuấn - Phó chủ nhiệm Liên minh HTX tỉnh Hà Giang: Tuấn nói với Hùng là cho bọn mình ăn một bữa mèn mén “nhà giồng được” nhé! Anh Tuấn gật đầu: Chắc chắn rồi! Vì ở đây, mèn mén là món ăn chưa bán ngoài quán, chưa “thị trường”.

Cả nhà Ly Thanh Hùng vồn vã đón chúng tôi. Người H’Mông ít nói, nhưng nhìn gương mặt rạng rỡ của họ khi khách “được mời” tới nhà, có thể đọc rõ những tình cảm anh em thật nồng ấm. Hùng từng đi bộ đội, giờ phục viên làm chủ nhiệm HTX. Nhà của Hùng được dùng luôn làm trụ sở hợp tác xã cho... tiện. Chàng trai H’Mông 30 tuổi này có gương mặt thật sáng, mũi cao và thẳng. Theo đúng đề nghị của chúng tôi, vợ chồng Hùng đã đồ sẵn một chõ mèn mén, kèm dưa nương mới hái và một nồi canh ngan (vịt xiêm). Hùng nói, mèn mén phải ăn kèm dưa nương cho mát, còn để “trôi chảy” hơn thì phải có canh, ngon nhất là canh ngan. Dĩ nhiên tôi hiểu, bữa ăn hằng ngày của người H’Mông thường chỉ có mèn mén với dưa nương, làm sao có canh ngan trong “thực đơn” được. Canh ngan là món đặc biệt mà người H’Mông “nhịn miệng đãi khách”, dù yêu cầu tha thiết của chúng tôi chỉ là mèn mén và dưa nương.

Posted Image

Ông Vàng Xín Dư (phải) - người từng lập kỳ tích ba lần chiến thắng quân xâm lược từ bên kia biên giới

Tôi đã có một bữa ăn trưa có lẽ là đặc biệt nhất trong đời mình. Bởi ở đây, tôi không chỉ được ăn mèn mén với dưa nương và canh thịt ngan, dù những món ăn này hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị thật đậm đà, quyến rũ. Ở nhà Hùng, giữa những chén rượu ngô H’Mông “đặc chủng”, tôi được gặp và hầu chuyện một người đặc biệt: ông bác (bên mẹ, trong nam gọi là cậu) của Ly Thanh Hùng, ông Vàng Xín Dư. Ông Dư nguyên là Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang, mới về hưu. Một ông cựu quan chức thì cũng không có gì đặc biệt. Nhưng qua lời giới thiệu của Tuấn và lời kể của Vàng Xín Dư, tôi biết ông từng là người chỉ huy của đội du kích xã Tả Ván, đã lập nên một kỳ tích: ba lần đánh thắng quân xâm lược tràn qua từ bên kia biên giới.

Tả Ván có 13,5 km đường biên giới với Trung Quốc, là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ông Dư nói đùa: "Xã tôi chỉ có 2 người “dân tộc thiểu số” - là hai bà chị người Kinh lấy chồng người H’Mông ở Tả Ván, khi họ cùng đi thanh niên xung phong với nhau. Hai bà chị này, một quê Nam Định, một quê Thanh Hóa, nói sõi tiếng H’Mông. Nếu tình cờ gặp họ, anh sẽ nghĩ họ là phụ nữ H’Mông thôi". Rồi ông Dư kể chuyện:

Vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, Tả Ván không lúc nào yên ổn. Phía bên kia biên giới người ta luôn khiêu khích, gây chuyện. Và từ năm 1980 tới 1984, đã ba lần họ xua quân tràn qua biên giới thuộc địa phận Tả Ván.

Đường sang đây là độc đạo xuyên núi, Tả Ván lại là xã nhỏ bé nghèo nàn, nên quân xâm lược nghĩ chỉ cần vài ba tiểu đoàn đột kích cùng pháo binh yểm trợ dọn đường là có thể “nuốt trôi” những bản làng heo hút của người H’Mông ở đây. Họ nhầm!

Đội du kích Tả Ván, chỉ được trang bị súng trường K44, súng kíp và lựu đạn chày, dưới sự chỉ huy của thư ký Ủy ban xã Vàng Xín Dư, đã bình tĩnh đón tiếp những “vị khách không mời” này.

Người H’Mông là những nhà leo núi bẩm sinh, rất giỏi đánh vận động chiến trên địa hình núi đá hiểm trở. Theo con đường độc đạo dẫn vào bản Tả Ván, quân xâm lược liên tục bị phục kích bởi những “con đại bàng H’Mông” thoắt ẩn thoắt hiện trên những ngọn núi và hẻm núi. Chỉ với vũ khí khá thô sơ, nhưng với sự nhanh nhẹn, thông minh và lòng quả cảm, những du kích Tả Ván đã bình tĩnh đẩy lùi mấy tiểu đoàn quân chính quy Trung Quốc. Và đẩy lùi tới... ba lần. Bên đối phương thiệt hại bao nhiêu không rõ, về phía ta, cả xã chỉ mất... 3 con trâu, do đạn pháo bên kia bắn trúng. Ông Vàng Xín Dư kể: “Thung lũng mình đây bị pháo kích không biết bao nhiêu trận. Có lúc, họ bắn pháo suốt cả ngày, dân phải bồng bế đi sơ tán hết. Cơ cực lắm”.

Cùng trong năm 1984, vào ngày 12.7, tại mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang, quân chính quy Việt Nam đụng độ dữ dội với quân chính quy Trung Quốc. Thanh Thủy - vùng núi hiểm trở dọc biên giới - thành chiến địa, nơi những chiến sĩ của chúng ta phải trần lưng chịu pháo, chống những trận tập kích ác liệt, và hy sinh để giữ từng điểm cao, từng hốc núi. Trong bối cảnh ấy, kỳ tích “ba lần đánh thắng quân xâm lược” của những người du kích H’Mông bản Tả Ván thực sự là một điểm son chói lọi tiêu biểu cho cuộc chiến tranh nhân dân, được tiến hành bởi nhân dân và nhằm bảo vệ nhân dân. Ngay sau lần thứ ba đánh thắng quân xâm lược, quân và dân Tả Ván được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Riêng ông Vàng Xín Dư được “lên chức”, được giao nhiều trọng trách, cho tới khi về hưu là Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy. Ông Dư cười khà khà: “Từ đó mình được đi ô tô”.

Câu chuyện của ông Vàng Xín Dư đã kéo tôi trở lại Tả Ván chỉ 2 tháng sau. Lần này, tôi đi cùng anh chị em Công đoàn ngành dệt may, cùng anh Lê Quốc Ân - nguyên Chủ tịch Tập đoàn dệt may VN, mang theo những món quà đến với trẻ em 2 xã Tả Ván và Tùng Vài. 800 chiếc áo ấm mới cáu cạnh “nhà giồng được”, cùng nhiều món quà khác được Công đoàn ngành dệt may trao tận tay các học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở 2 xã này.

Buổi trưa, theo yêu cầu, tôi được gặp những cựu du kích đã góp phần làm nên “hattrick chiến thắng” của Tả Ván. Họ mộc mạc, kiệm lời như đá núi, nhưng có những nụ cười lành sạch tin cậy như… mèn mén. Mỗi người góp vài câu, kể thêm cho tôi nghe về những trận đánh oai hùng cách đây ngót 30 năm. Khi ấy, họ còn rất trẻ. Bây giờ, người nào cũng có cháu nội cháu ngoại. Các cháu đã có mặt ở sân trường buổi sáng để nhận những tấm áo ấm nghĩa tình. Rồi các cháu sẽ lớn lên, sẽ thành những công dân quả cảm giữ gìn phên giậu của Tổ quốc, như ông nội ông ngoại đã làm. Mỗi tấm áo chống rét, mỗi món quà nhỏ đến với các cháu Tả Ván, Tùng Vài hôm nay chính là sự trao gửi niềm tin của chúng ta vào thế hệ tương lai sẽ bảo vệ từng tấc đất nơi địa đầu Tổ quốc.

Nhà thơ Thanh Thảo

===================

Cảm ơn nhà thơ Thanh Thảo. Bài viết của ông nhắc đến một ngày trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Cảm ơn báo Thanh Niên đã đăng bài này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

17/02/2013 2:30

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.

Posted Image

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?

Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.

Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.

Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.

Posted Image

Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979

Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?

Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.

Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.

Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.

Posted Image

Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu

Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.

Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.

Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.

Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.

Posted Image

Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng

Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?

Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Ng.Phong

(thực hiện)

Anh đã về với mẹ

Xúc động lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh

Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc

Tổ quốc hiên ngang cột cờ Lũng Cú

Đội du kích ba lần đánh thắng quân xâm lược (*)

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (87)

tri Mong các anh làm báo vì dân tộc, vì nhân dân. Tại sao chủ đề này bị quên lãng trên mặt báo và các thông tin đại chúng? Nó có bị lãng quên trong lòng dân không? Mong các anh sớm tìm thấy ngay trong lòng dân.

chim bồ câu - TPHCM Cảm ơn thiếu tướng Lê Văn Cương và Báo Thanh Niên. Và lý do chính thức Trung Quốc tung quân xâm lược Việt Nam ? Mong báo TN sẽ đăng tải các bài liên quan đến vấn đề này.

Trịnh Minh Anh, Hà Nội Tháng 2/1979, Trung Quốc huy động 60 vạn quân tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc Việt Nam rành rành là một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo. Thế nhưng Trung quốc luôn tuyên truyền là do Việt Nam xâm lược lãnh thổ họ nên họ buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ. Chỉ nhìn bức ảnh cô dân quân người Tày ( xã Minh Tâm Hà Quảng,Cao Bằng ) dẫn giải tù binh Trung Quốc ở cuối bài này ai cũng thấy sự tuyên truyền của Trung quốc là rất nực cười . Đó là là làm sao dân quân Việt Nam có thể tràn sang đất Trung Quốc để thực hiện sự xâm lược và bắt sống được nhiều tù binh là lính Trung Quốc như vậy được chứ? .

Tôi là CCB đã là cán bộ tiểu đoàn đã công tác tại D1, E4 , F337 chốt giữ tuyến đồng Đăng- Tân Mỹ, Văn Lãng, Lạng Sơn rất hoan nghênh báo Thanh Niên đã đăng ý kiến của Thiếu tướng Lê Văn Cương. Không thể bằng bất cứ lý do gì để phớt lờ, lãng quên cuộc chiến đấu anh dũng sáng ngời chính nghĩa của quân và dân ta trước cuộc tiến công xâm lược này của phía Trung Quốc. Nếu cố ý không nhắc đến cuộc chiến này, chúng ta có tội lớn với vong linh những chiến sĩ quân đội, nhân dân đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh tự vệ hào hùng này.

Lương Lê Giang, Ngõ Hoà Bình 7, Minh Khai, Hà Nội Tôi rất hoan nghênh báo Thanh niên đã đăng bài viết này. Một dân tộc không biết lịch sử của mình thì dân tộc đó không thể tồn tại và phát triển. tuy can, USA Tôi hãnh diện là độc giả thường nhật của Thanh Niên điện tử !!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tết Việt bị nhầm là Tết... Trung Quốc

Chủ nhật 17/02/2013 10:48

Vài năm gần đây, tổng lãnh sự quán một nước châu Âu đóng tại TP.HCM vẫn gửi thiệp chúc tết cho các nhà báo với dòng chữ Happy Chinese new year (chúc mừng tết Trung Quốc)!

Tết Nguyên đán của Việt Nam lâu nay được cộng đồng thế giới chấp nhận với cái tên để nguyên tên gốc như Tet hoặc Têt.

Một từ thông dụng nữa được bạn bè quốc tế quen gọi là Tet holiday. Còn khi chúc mừng nhau người ta hay dùng cụm từ Happy new year chung cho cả tết dương lịch và tết âm lịch. Lời chúc cụ thể cho tết âm lịch phổ biến vẫn là Happy lunar new year.

Thế nhưng điều đáng buồn là vài năm gần đây, tổng lãnh sự quán một nước châu Âu đóng tại TP.HCM vẫn gửi thiệp chúc tết cho các nhà báo với dòng chữ Happy Chinese new year (chúc mừng tết Trung Quốc)! Một cơ quan ngoại giao gửi thiệp chúc tết cho người Việt ngay tại đất nước Việt Nam mà còn để xảy ra những sai sót này thì thật đáng trách.

Posted Image

Bao lì xì Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt mỗi dịp Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa.

Chúng ta đều biết rằng tại châu Á không chỉ có một mình Trung Quốc mà còn Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản cũng ăn tết theo âm lịch. Riêng Nhật Bản thì đến năm 1873 đã chuyển hẳn sang ăn tết theo dương lịch nhưng vẫn giữ đầy đủ phong tục theo tết cũ. Dù cũng là ăn tết âm lịch nhưng tên gọi tết của từng nước vẫn được quốc tế hóa như tết của người Việt được gọi là Tet holiday, của Hàn Quốc gọi là Seollal, tết Mông cổ là Tsagaan Sar… Tết của các nước này, trong đó có cả Việt Nam được gọi chung là Lunar new year (tết âm lịch).

Có thể câu chúc đề ở tấm thiệp như trên không phải là lỗi cố ý nhưng có một thực tế là nhiều du khách và người dân ở các nước trên thế giới vẫn vô tư gọi tết Nguyên đán của Việt Nam là “Chinese new year”. Lỗi này do đâu?

Lỗi này rất phổ biến và cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại các nước đã rất tích cực sửa chữa. Mỗi khi báo chí nước sở tại gọi sai tên thì cơ quan ngoại giao của ta đều có văn bản đề nghị chấn chỉnh. Trong các văn bản, giấy mời dự tiệc chiêu đãi tết của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài đều minh định cụ thể cách gọi tên tết Nguyên đán là Vietnamese new year, Tet holiday, hoặc Lunar new year.

Một nhà báo từng có thời gian du học ở Anh kể, hầu hết người dân nơi chị theo học dù biết chị là người Việt nhưng họ vẫn quen miệng gọi tết ta là “Chinese new year”. Nguyên nhân là ở đây cộng đồng người Hoa sinh sống rất đông. Mỗi dịp tết âm lịch họ lại thường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như múa lân, hội chợ, biểu diễn nghệ thuật… Những chương trình này không chỉ có người Hoa mà cả những người bản địa và khách du lịch cũng thích thú tham gia. Chính những điều này khiến người ta “cào bằng” luôn tết âm lịch của các nước châu Á là… tết Trung Quốc.

Việc khắc phục cách gọi sai trái này không chỉ là lòng tự trọng dân tộc mà nó còn phải được coi như những hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam. Rõ ràng những hoạt động văn hóa chào mừng tết Nguyên đán của cộng đồng người Việt ở nước ngoài còn quá mờ nhạt, không đủ để đánh động sự quan tâm của bạn bè năm châu. Ở đây còn thiếu bóng dáng của các “bà đỡ” như Bộ Ngoại giao, Bộ VH-TT&DL. Chả trách mới đây ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã nói một câu chua xót rằng Tổng cục Du lịch chỉ giỏi hát karaoke!

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi! Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Theo Hoàng Mạnh Hà/Pháp luật

============================

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã nói một câu chua xót rằng Tổng cục Du lịch chỉ giỏi hát karaoke!

Sản phẩm tất yếu của "Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc, hoặc cùng lắm là một nhà nước sơ khai" với những người dân "Ở trần đóng khố".

Chừng nào cái thứ tư duy "Ở trần đóng khố" này còn phổ biến trong xã hội Việt thì còn nói ngọng trên hầu hết các phương diện - không chỉ trong Du lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những phi vụ đen ở HSBC

18/02/2013 4:00

Tập đoàn tài chính Ngân hàng HSBC vừa chấp nhận khoản phạt 1,92 tỉ USD để giải quyết bê bối liên quan đến rửa tiền, giao dịch trái phép.

Posted Image

HSBC bị phạt nặng vì những cáo buộc liên quan đến rửa tiền và giao dịch trái phép - Ảnh: Reuters

Giữa tháng 2, cây bút Matt Taibbi của tạp chí Mỹ Rolling Stone đưa ra nhận xét đầy châm biếm rằng dường như với những gì từng biết về HSBC thì tập đoàn này thường liên quan đến ma túy. Số là từ năm 1840 - 1860, Anh tiến hành 2 cuộc chiến tranh nha phiến với triều đình Mãn Thanh để đòi quyền tự do mua bán thuốc phiện ở Trung Quốc. Nhà Thanh thất bại trong cả 2 cuộc chiến nên phải chấp thuận việc nước ngoài buôn bán nha phiến ở đất nước mình. Ngoài ra, Trung Quốc còn phải mở nhiều cảng hơn cho nước ngoài thông thương, nhượng Hồng Kông cho Anh. Giữa bối cảnh thời hậu chiến như thế, HSBC ra đời với vai trò “hỗ trợ giao thương giữa châu Âu với Trung Quốc”. Vì thế, số tiền ngày trước mà HSBC chịu trách nhiệm chuyển tiếp chắc chắn có liên quan đến những hoạt động mua bán nha phiến.

Khác với ngày trước, theo tạp chí Rolling Stone, HSBC thời hiện đại lại nhúng chàm với giới buôn bán ma túy ở Mexico. Cụ thể hơn đó là băng nhóm Sinaloa nổi tiếng, bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ thanh toán, thủ tiêu với số nạn nhân có khi lên đến hàng chục người mỗi lần. Hồi tháng 7 năm ngoái, một nhóm lãnh đạo của HSBC khi điều trần trước quốc hội Mỹ đã phải muối mặt thừa nhận tồn tại việc rửa tiền ở ngân hàng này. Tất nhiên, họ biện minh rằng đó là vì thất bại trong việc chống rửa tiền.

BBC dẫn một báo cáo từ thượng viện Mỹ cho hay chi nhánh HSBC ở nước này (HSUS) đã nhận 7 tỉ USD do chi nhánh HSBC tại Mexico (HSMX) chuyển sang trong năm tài chính 2007 - 2008. Con số này nhiều hơn bất cứ chi nhánh nào chuyển cho HSUS. Theo đó, một lượng lớn trong số tiền trên bắt nguồn từ những lợi nhuận bất chính do buôn bán ma túy mà có. Vì thế, giới chức Mỹ lo ngại nỗ lực chống buôn lậu ma túy từ Mexico sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Thậm chí, một lo ngại được đặt ra là Mexico có thể trở thành điểm trung chuyển giúp các nhóm buôn ma túy khắp thế giới tuồn tiền bẩn để sang rửa tại Mỹ.

Cỡ nào cũng chơi

Không chỉ rửa tiền cho tội phạm buôn ma túy, HSBC còn bị cho là đã nhúng chàm với nhiều đối tượng khác. Theo Rolling Stone, ngân hàng này đã mắt nhắm mắt mở tiếp tay cho việc rửa tiền. Tạp chí này dẫn lời giới chức Mỹ cho biết: “Chúng tôi xác nhận rằng những tài khoản tại đảo Cayman không được lưu trữ trong bất cứ hệ thống lưu trữ nào”. Thế nhưng, nhiều dữ liệu cho thấy HSBC đang “ăn nên làm ra” ở Cayman, nơi nổi tiếng là thiên đường trốn thuế. Chi nhánh HSBC tại Cayman từng có đến 50.000 tài khoản với tổng giá trị lên đến 2,1 tỉ USD. Ngay cả khi bị thượng viện Mỹ điều tra, số tài khoản mờ ám này vẫn còn ở mức 20.000 với tổng giá trị khoảng 670 triệu USD.

Ngoài ra, theo báo cáo của thượng viện Mỹ, ngân hàng này còn lén lút giao dịch với một số quốc gia bị Mỹ trừng phạt về kinh tế tài chính như Iran, Myanmar, CHDCND Triều Tiên. Báo cáo chỉ ra rằng HSUS bí mật tiến hành hơn 28.000 giao dịch đáng ngờ từ năm 2001 - 2007. Tổng số giao dịch này có trị giá lên đến 19,7 tỉ USD và phần lớn liên quan đến Iran. Ngoài ra, hai chi nhánh của HSBC ở châu Âu và Trung Đông còn thường xuyên thay đổi các thông tin giao dịch để che giấu việc liên quan đến Iran. Nghiêm trọng hơn, tập đoàn tài chính này còn bị cáo buộc đã tiếp tay cho Ngân hàng Al Rajhi ở Ả Rập Xê Út. Dù Al Rajhi nhiều lần chối bỏ nhưng vẫn bị cáo buộc đã dính líu đến những người hậu thuẫn tài chính cho lực lượng Al-Qaeda.

Với những “trọng tội” trên, HSBC khá may mắn khi chỉ bị phạt 1,92 tỉ USD, đặc biệt là chưa có quan chức nào của ngân hàng này bị lãnh án. Trong khi đó, tạp chí Rolling Stone dẫn lời Everett Stern, chuyên gia chống rửa tiền ở HSBC, cho biết bản thân từng nhiều lần cảnh báo về một số dấu hiệu rửa tiền nhưng cấp trên dường như làm lơ. Như thế, có ý kiến đặt ra rằng phải chăng ban lãnh đạo HSBC “thiếu năng lực” hay vì một nguyên nhân nào khác.

HSBC là Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải, được thành lập tại Hồng Kông hồi năm 1865 với số vốn ban đầu vào khoảng 5 triệu HKD tính theo thời giá bấy giờ. Cũng trong năm này, ngân hàng này chính thức có thêm trụ sở tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Suốt một thế kỷ sau đó, HSBC không ngừng phát triển mạnh mẽ và trở thành người khổng lồ của ngành tài chính thế giới.

Năm 1991, Tập đoàn HSBC Holdings được thành lập tại Anh và trở thành tập đoàn mẹ của ngân hàng này. Theo thống kê mới nhất của tạp chí Forbes vào tháng 4.2012, HSBC Holdings là tập đoàn lớn thứ 6 trên thế giới với tài sản lên đến 2.550 tỉ USD, doanh thu 102 tỉ USD, lợi nhuận 16,2 tỉ USD và giá trị thị trường khoảng 164,3 tỉ USD. Cũng theo đó, HSBC là ngân hàng lớn thứ 3 thế giới.

Ngô Minh Trí

==================

Thế giới này muốn sạch sẽ để hội nhập trong tương lai thì những ngân hàng như thế này là những đối tượng cần xử lý triệt để!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tứ hồi còn là con nít bi bô vỡ lòng tiếng Anh, HN đã được học và phân biệt rõ. Tết ( chữ Tết viết Hoa ) tức là Tết âm lịch, tiếng Anh khi dịch ra vẫn là " Tết " ( như khi dịch "áo dài" và "nước mắm" vậy ), ai không hiểu mới chua thêm là Lunar New Year là dịp quan trọng và long trọng nhất trong năm về hội hè cũng như tâm linh, không chỉ gia đình tụ họp ăn Tết mà còn phải cúng kiếng ông bà.

1 tây tháng 1 chỉ là 1 ngày nghỉ lễ, gọi nôm là tết tây. Đơn giản vậy thôi

Gặp thằng Tây nào nói Chinese New Year là phải lập tức chỉnh nó liền. Mà phần lớn Tây hiểu biết có học hành đàng hoàng đều gọi là Lunar New year, chỉ bọn Tây, Mỹ ít học ít đi mới gọi là Chinese New Year.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tứ hồi còn là con nít bi bô vỡ lòng tiếng Anh, HN đã được học và phân biệt rõ. Tết ( chữ Tết viết Hoa ) tức là Tết âm lịch, tiếng Anh khi dịch ra vẫn là " Tết " ( như khi dịch "áo dài" và "nước mắm" vậy ), ai không hiểu mới chua thêm là Lunar New Year là dịp quan trọng và long trọng nhất trong năm về hội hè cũng như tâm linh, không chỉ gia đình tụ họp ăn Tết mà còn phải cúng kiếng ông bà.

1 tây tháng 1 chỉ là 1 ngày nghỉ lễ, gọi nôm là tết tây. Đơn giản vậy thôi

Gặp thằng Tây nào nói Chinese New Year là phải lập tức chỉnh nó liền. Mà phần lớn Tây hiểu biết có học hành đàng hoàng đều gọi là Lunar New year, chỉ bọn Tây, Mỹ ít học ít đi mới gọi là Chinese New Year.

Tụi Tây thì nó không hiểu văn hóa Việt nên sai, cũng không có gì là lạ. Nhưng chính những thằng người Việt tự phủ nhận văn hóa tổ tiên mới thật là nhục nhã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm

Dantri.com.vn

Chủ Nhật, 17/02/2013 - 22:49

Tờ Energy Tribune hôm 15-2 nhận định, bất kể nước nào chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm.

Posted Image

Bốn tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông.

Ngày 7-2 vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) có bài phân tích về Biển Đông và yêu cầu những nhà hoạch định chính sách, những giám đốc điều hành cơ quan năng lượng, dầu mỏ, khí đốt, những nhà chính trị- địa lý học, nhà báo và công chúng nói chung đang quan tâm đến vấn đề Biển Đông tìm đọc.

Việc EIA có một bài phân tích như vậy là khá hiếm từ trước tới nay. Theo nhận định của tờ Energy Tribune, trong bối cảnh địa chính trị đầy kịch tích trên Biển Đông như hiện nay, báo cáo đưa ra những thông tin cơ bản và tình báo quan trọng.

Vị trí địa lý của Biển Đông cho thấy đây là một trong những vùng nước quan trọng nhất thế giới. Thậm chí, Trung Quốc còn gọi Biển Đông là “Vịnh Ba Tư thứ hai”.

Các báo cáo của EIA bắt đầu bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông: “Trải dài từ Singapore và eo biển Malacca phía tây nam tới eo biển Đài Loan về phía đông bắc, Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới. Khu vực này giàu có về tài nguyên và có tầm quan trọng lớn về chiến lược và chính trị”.

Hơn một nửa số tàu thương lái hàng năm của thế giới đều phải đi qua eo biển Malacca, Sunda và Lombok, đa phần tiếp tục đi qua Biển Đông. Gần một phần ba thương mại toàn cầu về dầu thô và hơn một nửa thương mại thế giới về khí hóa lỏng tự nhiên đều phải đi qua Biển Đông.

Tuy nhiên, vùng biển này lại không có nhiều đảo lớn. Biển Đông có vài trăm đảo nhỏ, bãi đá và rạn san hô, chủ yếu thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Rất nhiều đảo ở khu vực chỉ là đảo chìm, không thích hợp cho việc sinh sống, thậm chí đôi khi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận chuyển”, theo EIA.

Dĩ nhiên, những bãi đá đơn thuần không phải là mối quan tâm lớn dẫn đến những tranh chấp nảy lửa mà chính tài nguyên dầu mỏ, khí đốt mới là nguyên nhân chủ đạo. Đặc biệt với sự tăng trưởng kinh tế theo cấp số nhân của Trung Quốc và bây giờ là ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), nền kinh tế của hơn ,.8 tỉ người, Châu Á phải cần đến tất cả lượng dầu mỏ và khí đốt mà những nước này có thể nhúng tay vào.

Châu Á đang ngày càng "đói" dầu

EIA dự đoán rằng tổng lượng tiêu thụ dầu của các nước Châu Á sẽ nằm ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), không bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ tăng từ 20% của lượng tiêu thụ toàn cầu vào năm 2008 đến 30% vào năm 2035. Nếu tính cả Nhật Bản, nước nhập khẩu dầu thứ ba thế giới, và Hàn Quốc, nước nhập khẩu dầu thô đứng thứ năm thế giới, con số tiêu thụ năng lượng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương còn khủng khiếp hơn.

Tiêu thụ khí gas tự nhiên của các nước Châu Á nằm ngoài OCED được dự đoán tăng từ 10% trong tổng số khí tiêu thụ toàn cầu vào năm 2008 đến 19% hàng năm từ nay đến năm 2035. Trung Quốc chiếm đến 43% trong tỉ lệ gia tăng này. Điều đó cho thấy Châu Á đang “đói” khí đốt và dầu trong khi Trung Quốc cũng đang trong cơn thèm khát không thể dập tắt về dầu và khí đốt.

Và đó chính xác là những gì nằm bên dưới Biển Đông- đó là dầu khí. EIA ước tính rằng Biển Đông chứa khoảng 11 tỉ thùng dầu và 5 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên. Báo cáo cũng cho biết khó có thể xác định được trữ lượng chính xác của dầu và khí đốt ở Biển Đông vì lý do điều kiện thăm dò và những vẫn đề tranh chấp chủ quyền.

Tuy nhiên, con số do Trung Quốc ước tính còn cao hơn nhiều. Tháng 11 năm ngoái, Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết Biển Đông chứa khoảng 125 tỉ thùng dầu và 14 nghìn tỉ mét khối khí đốt chưa được khám phá. Đây cũng là một trong những lý do tại sao giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của CNOOC bắt đầu khoan thằm dò Biển Đông vào năm ngoái.

Posted Image

Giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của Trung Quốc.

Hơn nữa, việc sản xuất khí dầu và khí đốt ở hầu hết các nước Châu Á đang chững lại hoặc giảm sút nên cạnh tranh để kiểm soát Biển Đông lại càng trở nên gay gắt.

Do đó, EIA khuyến nghị rằng việc hiểu hơn về khu vực và những thông tin sắp xảy ra trên khu vực là điều vô cùng cần thiết.

Lấy sự kiện diễn ra hôm 8-2 là một ví dụ. Truyền thông Trung Quốc cho hay Hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) tiến hành tập trận trên vùng nước giữa Đài Loan và Phillippines. Họ tập những gì? Theo Tân Hoa Xã, ba tàu chiến tiên tiến của Trung Quốc (một tàu khu trục tên lửa và hai tàu khu trục nhỏ có trực thăng) tiến hành tập trận liên quan đến việc trục xuất tàu vi phạm “lãnh hải Trung Quốc”.

Nguồn tài nguyên chưa được khai thác

Tuy nhiên, còn có nhiều thách thức khác bên cạnh những vấn đề về chính trị- địa lý. Bất kể ai chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm.

“Những nhà sản xuất khí đốt sẽ phải xây dựng hệ thống đường ống dẫn dưới biển với chi phí vô cùng đắt đỏ để vận chuyển gas đến các cơ sở xử lý. Thung lũng ngầm và các dòng chảy mạnh cũng là những vấn đề lớn cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác dầu khí. Bên cạnh đó, khu vực này cũng dễ xảy ra bão lớn làm cản trở cho các cơ sở khoan và chế phẩm dầu khí”, theo nhận định của EIA.

Với thỏa thuận song phương giữa các bên tranh chấp và với những thách thức như trên, có vẻ như tài nguyên ở Biển Đông vẫn chưa thể được khai thác trong tương lai gần. Tuy nhiên, Trung Quốc và toàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang rất cần tài nguyên nên cũng không thể chờ đợi quá lâu.

Phan Yến

Theo Energy Tribune

=======================

Lý học nhân danh nền văn hiến Việt luôn xác định rằng: Mỗi tập hợp đều nằm trong một tập hợp lớn hơn. Cả cái thế giới này đang nằm trong một tập hợp và con người cần phải vượt qua những nhận thức của mình để ra ngoài với một tập hợp lớn hơn. Và từ tập hợp lớn này sẽ thấy tất cả những vấn nạn của con người đều có thể giải quyết bằng phương pháp khác.

100 năm sau, tất cả những hành vi của con người hiện hay sđược phán xét như là những hành vi của thời mông muội và thiếu văn minh; hoặc được coi như là tiền đề của sự tiến hóa.

Nó cũng giống như bây giờ con người đang phán xét những hành vi của 100 năm trước vậy. Nó sẽ thấy những sự kiện lịch sđáng nhẽ không nên có - nếu như vào thời ấy con người thông minh hơn một chút thì sự việc sđược giải quyết bằng phương pháp khác.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Doanh nghiệp thê thảm qua sự phát đạt của thầy bói

Cập nhật lúc 10:29, 18/02/2013

(ĐVO) – Trong lúc kinh doanh càng ngày càng thất bát thì thị trường xem bói lại đông khách và làm ăn phát đạt chưa từng thấy.

Mới vào nghề cũng chật khách

“Mới giao thừa xong mà nhà đã chật kín khách, thầy phải xem đến hơn 10h trưa cho vãn người mới dám đóng cửa đi nghỉ. Nhưng chỉ 1, 2 tiếng sau là khách lại gọi điện, bấm chuông inh ỏi. Ngày nào cũng vậy, mỗi ngày vài chục người, từ Tết đến giờ cũng cả trăm người đến xem” – Bà Thành (người hướng dẫn khách đến xem tại nhà thầy bói N. nằm trên phố Văn Hương – Khâm Thiên - Hà Nội) cho biết.

Posted Image

Thầy bói N. đang giải quẻ cho khách

Người tìm đến nhà thầy N. cũng đủ mọi lứa tuổi và thành phần. Người buôn bán làm ăn, kinh doanh công ty lớn nhỏ phần nhiều. Người làm nhân viên văn phòng, công chức Nhà nước cũng nhiều. Học sinh, sinh viên, giới trẻ đầy đủ cả.

“Chị cầm lấy 3 đồng xu này rồi thành tâm cầu nguyện, nghĩ trong đầu điều muốn hỏi rồi xóc xu, gieo quẻ 5 lần để tôi xem cho” – Thầy N. hướng dẫn. Những vị khách răm rắp làm theo hướng dẫn của thầy. Mỗi lần khách gieo quẻ là thầy lại ghi một gạch hoặc hai gạch (ký hiệu âm, dương - PV) vào quyển sổ A4. Sau khi gieo đủ 5 lần và nghe câu hỏi của khách, thầy N. bắt đầu phán… Nghe thầy N. xem bói cho khách:

“Hôm nay là còn đỡ, không phải đợi mấy chứ như ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 là phải đợi cả buổi mới đến lượt. Kinh tế khó khăn, ai chẳng muốn xem vận hạn năm sau thế nào nên chẳng riêng gì nhà tôi mà thầy nào chẳng đông khách gấp mấy lần so với năm ngoái” – Thầy N. chia sẻ. Cũng theo thầy N, thầy không thu tiền cố định theo từng quẻ mà chủ yếu là do người đến xem tùy tâm. Theo ghi nhận của PV Đất Việt, mỗi người đến xem đều đặt lễ ít nhất là 100 nghìn đồng, nhiều thì 300 - 500 nghìn đồng. Tính ra mỗi ngày Tết thầy có ít nhất 20 khách thì thu nhập cũng rơi vào khoảng 5 - 7 triệu đồng /1 ngày. Không riêng gì “bộ môn” gieo quẻ của thầy N. là đông khách, thầy D – một thầy xem tử vi mới bước vào nghề ở phố Núi Trúc dù chưa nổi tiếng lắm nhưng khách cũng ra vào nườm nượp. Thầy D. vốn là đệ tử ruột của một thầy bói nổi tiếng tên Thuận, bên Gia Lâm, nhưng sư phụ đã quy tiên, thành ra các mối quen đều tìm đến thầy D. để nhờ cậy.

Posted Image

Thầy bói D. ở phố Núi Trúc nghiên cứu sách, đọc vận hạn cho khách đến xem

“Tôi chỉ xem cho những người thân quen thôi, chứ người ngoài thì ít xem lắm. Đây không phải là xem bói mê tín dị đoan mà có khoa học hẳn hoi, thậm chí mấy ông thầy xem bói ở các đền chùa còn đến tận đây nhờ tôi xem ngày giờ cưới xin cho con cái họ. Họ bảo bụt chùa nhà không thiêng”- vừa nói thầy D. vừa cười sảng khoái.

Không giống như thầy N. với chuyên môn gieo quẻ, thầy D chuyên xem về việc làm ăn, tuổi nào hợp, mệnh nào hợp, ngày giờ đẹp và đặc biệt là tuổi nào nên kết hôn với người tuổi nào, sinh con năm nào. “Kinh tế khó khăn, bạn bè làm ăn kinh doanh nhiều nên đều tìm đến để xem ngày giờ đẹp, hợp tác làm ăn với tuổi nào thì hái ra tiền. Rồi họ thấy đúng nên người này giới thiệu người kia, toàn là chỗ quen biết nên giờ cũng đông lắm. Cái quan trọng là không phải mình xem bói mê tín mà xem theo khoa học.” – Thầy D. chia sẻ. Cũng giống như thầy N, thầy D. không thu tiền cố định của khách đến xem mà cũng "tùy tâm". Song, với địa điểm xem tương đối hoành tráng, nội thất nhà thầy lại toàn đồ "xịn" nên mỗi khách đến xem đều phải biếu thầy ít nhất là 200 - 500 nghìn. Thậm chí nếu thầy nhiệt tình, xem kỹ và xem lâu thì lên đến 1 - 2 triệu đồng/ 1 khách. Tính ra một ngày, thầy D. cũng thu nhập đến 10 - 12 triệu đồng. Đổ xô đi xin sim phong thủy hoãn nợ Ngoài các hình thức xem bói như: bói bài tây, gieo quẻ, xem tử vi… thì mới đây tại Hà Nội đang xuất hiện một hình thức mới là xem sim phong thủy. Và với sự khó khăn, phá sản của nhiều doanh nghiệp thì cũng không ít doanh nhân tìm đến thầy sim phong thủy như một “cứu cánh” . “Thực chất đây là bộ môn số học thống kê dựa theo các tần số riêng của mỗi con số. Mỗi con số đều mang một ý nghĩa, tần số nhất định và sự kết hợp của các con số cũng sẽ đem đến cho người sử dụng những vận hạn, bệnh tật khác nhau. Chẳng hạn như có sim số khiến người sử dụng trở nên xinh đẹp, có người gặp may mắn, có người tiềm lực kinh tế mạnh, có người được nhiều người giúp đỡ, có người giảm bớt tính nóng, sức khỏe tốt và có người dùng loại số đó sẽ không ai đòi được nợ” – Thầy Hoa Kiều Phong chuyên xem số sim phong thủy gần Văn Miếu cho biết. Cũng theo thầy Phong, do năm nay khó khăn nên rất nhiều doanh nhân tìm đến thầy để xin số điện thoại hoãn nợ, tránh rủi ro. “Số điện thoại này sẽ giúp cho người sử dụng không bị các chủ nợ của mình truy tìm. Mỗi khi người ta có ý định đi đòi là tự nhiên sẽ bận một việc gì đó, có một chuyện tự nhiên xảy ra khiến người ta quên mất hoặc không có cơ hội để đi đòi nợ, giúp cho doanh nghiệp có thời gian phục hồi lại “ – thầy Phong nói. Với thể loại sim mới này, đã có không ít người tìm đến thầy Phong, khiến cho lượng khách của thầy tăng vùn vụt. “Trung bình mỗi ngày bình thường có ít nhất chục người đến mua sim phong thủy, và nhiều nhất vẫn là tìm mua sim hoãn nợ, hút tiền. Còn như Tết này thì lượng khách đông hơn rất nhiều làm không kịp với nhu cầu của khách.”

Những con số đầu năm tại các lễ hội làm cho dư luận giật mình.

Trước lễ khai hội Chùa Hương có tới 10 vạn người đã đến lễ tại Hương Sơn. Trong ngày khai hội gần 6 vạn người, chen chúc trong mưa rét để được cầu tài cầu lộc trước bàn thờ Phật chùa Thiên Trù.

Hàng vạn người khác từ xa bái vọng lên Hương Tích vì bất lực trước biển người đứng ép vào nhau trên những dặm đường núi.

Đêm giao thừa, sáng mồng một, hàng vạn người Hà Nội đổ về mảnh đất vài nghìn m2 của Phủ Tây Hồ mù mịt khói hương, tắc đường từ Quảng An tới tận Yên Phụ. Ngày khai hội chùa Bái Đính, có 10 vạn người đến lễ Phật. Đầu xuân trên 10 vạn người đến lễ tại đền Bà Chúa Xứ…

Duyên Duyên

===================

Cái quan trọng là không phải mình xem bói mê tín mà xem theo khoa học.” – Thầy D. chia sẻ.

Posted Image

Khoa học là gì? Thế nào là "Cơ sở khoa học" - thì cho đến nay các nhà khoa học đẳng cấp quốc tế cũng chưa có một khái niệm chuẩn về nó. Tại đây cũng mới chỉ lấy chuẩn là "tiêu chí khoa học" để đối chiếu so sánh và xác định tính "Pha hoc" của những vấn đề liên quan.

Ông thày này vui tính quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979

THU HÀ THỰC HIỆN | 18/02/2013 08:06 (GMT + 7)

TT - Quân và dân VN ngày 17-2-1979 buộc phải cầm súng một lần nữa, chiến đấu kiên cường trước quân Trung Quốc đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km.

TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng). Những ngày tháng 2 này, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2 đến 5-3-1979.

* Thưa ông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào?

- Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như VN.

Lịch sử dân tộc ta có tới 17 cuộc chiến tranh chống xâm lược thì chúng ta đã chiến thắng 14, còn ba cuộc kháng chiến dai dẳng, hàng chục, thậm chí hàng trăm năm chúng ta bị nước ngoài đô hộ nhưng rồi dân tộc ta vẫn chiến thắng.

Có thể trong lịch sử hiện đại, khái niệm biên giới quốc gia không còn được tính bằng các cột mốc nữa mà bằng “biên giới mềm”, “sức mạnh mềm”, bằng sự xuất hiện của hàng hóa, hình ảnh, văn hóa của quốc gia nào đó trên đất nước mình, nhưng tôi vẫn tin là chúng ta sẽ bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, một khi cả dân tộc kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của Đảng dày dạn kinh nghiệm cả trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

TS NGUYỄN MẠNH HÀ

Sai sót lớn là chúng ta đã nhận ra quá muộn bản chất của chế độ Pol Pot. Năm 1977, đồng chí Lê Trọng Tấn được Quân ủy Trung ương cử vào biên giới Tây Nam nghiên cứu tình hình xung đột biên giới với Campuchia trở về, khi trở ra Hà Nội đã bức xúc khẳng định: “Đây không còn là xung đột nữa. Đây là một cuộc chiến tranh biên giới thật sự”. Lúc đó, chúng ta mới tìm hiểu đằng sau Pol Pot là ai. Là rất nhiều cố vấn nước ngoài từng giúp chúng ta trong cuộc kháng chiến trước đó.

Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7-1-1979, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, với chiêu bài “dạy cho VN một bài học”. Quân chủ lực VN lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng VN sẽ gục ngã vì bất ngờ.

Quân và dân VN bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km, và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kia biên giới sau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương.

* Liệu việc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh có làm chúng ta chịu những thiệt thòi nhất định như những điều kiện đi kèm thường thấy trong các hiệp định mà nước lớn thường áp đặt cho nước nhỏ?

- Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói VN đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, VN càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi VN chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì VN và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.

Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.

Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.

Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Lý Quang Diệu dự đoán về Trung Quốc

Thứ Hai, 18/02/2013 08:42

(NLĐO) – Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh gấp ba lần Mỹ để soán ngôi nền kinh tế số 1 trong thập kỷ tới? Trung Quốc có muốn vươn lên làm cường quốc số 1 ở châu Á và cả thế giới? Trung Quốc có đi theo con đường trở thành thành viên danh dự của phương Tây như Nhật Bản?

Câu trả lời chắc chắn nhất cho những câu hỏi trên là: Không ai biết! Nhưng các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư và người dân trong cũng như ngoài khu vực đều đang đánh cược với sức mạnh của Trung Quốc. Kể cả các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nỗ lực phán đoán khi họ xây dựng chiến lược quay lại châu Á cho Tổng thống Barack Obama.

Nếu bạn chỉ có thể tham khảo một người trong thế giới hiện đại về những câu hỏi trên thì nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ rất thông tỏ Trung Quốc Henry Kissinger khuyên bạn nên tìm đến Lý Quang Diệu.

Là thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến 1990, ông Lý không chỉ đặt nền móng cho một Singapore hiện đại mà còn vận dụng trí tuệ sắc sảo của mình để giữ cho đảo quốc này thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình cũng như các đời tổng thống Mỹ từ Richard Nixon đến Barack Obama đều rất tôn trọng ý kiến của ông Lý Quang Diệu. Điều này đem lại cho ông một góc nhìn độc nhất vô nhị về tình hình địa chính trị và địa kinh tế giữa phương Đông và phương Tây.

Posted Image

Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Foreign Policy

Trong bài viết được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đăng tải ngày 16-2, ông Lý Quang Diệu trả lời cho ba câu hỏi trên như sau: Có, có và không.

- Có! Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh gấp nhiều lần so với Mỹ và các kình địch phương Tây khác trong thập kỷ tới và có thể còn lâu hơn nữa.

- Có! Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất có tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu châu Á và cả thế giới.

- Không! Trung Quốc sẽ không đơn giản chỉ ngồi vào ghế của mình trong trật tự thế giới thời hậu chiến mà Mỹ đã lập ra. Nói cách khác, “Trung Quốc muốn trở thành cường quốc số 1 thế giới và muốn được nhìn nhận là Trung Quốc chứ không phải một thành viên danh dự của phương Tây” - ông Lý nhận định trong một bài phát biểu năm 2009. Theo quan điểm của ông Lý, người Trung Quốc sẽ “không vội vàng thế chỗ Mỹ”. “Một số người Trung Quốc mường tượng thế kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc, trong khi số khác hy vọng sẽ chia sẻ thế kỷ này với Mỹ”. Ông Lý nhận định Trung Quốc xây dựng chiến lược chiếm thế thượng phong bằng cách “sử dụng lực lượng lao động ngày càng được đào tạo kỹ lưỡng để xây dựng nền kinh tế của các nước khác”.

Về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ không tính đến khả năng đối đầu cho đến khi nước này “lật đổ được Mỹ trong lĩnh vực phát triển kinh tế và ứng dụng công nghệ”. “Trung Quốc nhận ra rằng nếu tiếp tục “trỗi dậy hòa bình” và chỉ tranh giành vị trí số một về kinh tế và công nghệ thì họ không thể thua. Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ trung thành với bí quyết của Đặng Tiểu Bình: “Ẩn mình chờ thời” - ông Lý nói với Foreign Policy.

Cựu thủ tướng Singapore nghiêng về viễn cảnh thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên Trung Quốc. Nếu ông đúng, Foreign Policy nhận định cả Trung Quốc và Mỹ đều phải đối mặt với thử thách khổng lồ trong những thập kỷ tới khi một cường quốc đang lên đối đầu với một cường quốc đang thống trị. Lịch sử cho thấy 11 trong số 15 trường hợp như vậy kể từ năm 1500 đến nay đều kết thúc bằng chiến tranh.

Hải Ngọc (Theo Foreign Policy)

==============

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình cũng như các đời tổng thống Mỹ từ Richard Nixon đến Barack Obama đều rất tôn trọng ý kiến của ông Lý Quang Diệu. Điều này đem lại cho ông một góc nhìn độc nhất vô nhị về tình hình địa chính trị và địa kinh tế giữa phương Đông và phương Tây.

Ngài Lý Quang Diệu có thể luôn luôn đúng trong những nhận xét trước đây. Nhưng với kết luận người Trung Quốc sẽ thay thế Hoa Kỳ lên ngôi số 1 thế giới thì sai! Tôi không phân tích cái sai này. Hãy coi như một lời tiên tri - và nếu ngài Lý Quang Diệu sống lâu thêm chỉ cần trên 10 năm thì mọi người và chính ngài Lý Quang Diệu sẽ chứng kiến sự sai lầm của nhận xét này.

Có thể căn cứ vào hiện tượng này để thấy sai lầm trong nhận xét của ngài Lý Quang Diệu:

Quan chức chống tham nhũng nhảy lầu tự tử

Cập nhật lúc 11:13, 18/02/2013

Một quan chức chống tham nhũng ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, hôm qua đã nhảy lầu tự tử.

Theo các nguồn tin từ Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thành Đô, ông Kha Kiến Quốc đã nhảy từ tầng 5 của tòa nhà văn phòng nơi ông làm việc vào lúc 9h13 sáng qua. Cú gieo mình đã khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ.

Ông Kha Kiến Quốc năm nay 45 tuổi, là người đứng đầu bộ phận chống tham ô hối lộ của thành phố Sùng Châu. Ông được bổ nhiệm vào chức vụ trên từ năm 2009.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979

THU HÀ THỰC HIỆN | 18/02/2013 08:06 (GMT + 7)

TT - Quân và dân VN ngày 17-2-1979 buộc phải cầm súng một lần nữa, chiến đấu kiên cường trước quân Trung Quốc đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km.

TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng). Những ngày tháng 2 này, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2 đến 5-3-1979.

* Thưa ông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào?

- Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như VN.

Sai sót lớn là chúng ta đã nhận ra quá muộn bản chất của chế độ Pol Pot. Năm 1977, đồng chí Lê Trọng Tấn được Quân ủy Trung ương cử vào biên giới Tây Nam nghiên cứu tình hình xung đột biên giới với Campuchia trở về, khi trở ra Hà Nội đã bức xúc khẳng định: “Đây không còn là xung đột nữa. Đây là một cuộc chiến tranh biên giới thật sự”. Lúc đó, chúng ta mới tìm hiểu đằng sau Pol Pot là ai. Là rất nhiều cố vấn nước ngoài từng giúp chúng ta trong cuộc kháng chiến trước đó.

Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7-1-1979, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, với chiêu bài “dạy cho VN một bài học”. Quân chủ lực VN lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng VN sẽ gục ngã vì bất ngờ.

Quân và dân VN bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km, và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kia biên giới sau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương.

* Liệu việc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh có làm chúng ta chịu những thiệt thòi nhất định như những điều kiện đi kèm thường thấy trong các hiệp định mà nước lớn thường áp đặt cho nước nhỏ?

- Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói VN đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, VN càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi VN chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì VN và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.

Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.

Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.

Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.

===================

Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.

Muốn chứng tỏ quyền lợi dân tộc lên trên hết thì trước hết và đầu tiên phải vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến.

Tôi muốn xác định rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý nhìn với dưới bất cứ góc độ nào - kể cả chính trị và quyền lơi dân tộc. Tất nhiên đã xác định đúng dưới bất cứ góc độ nào thì trong đó tất yếu có góc độ khoa học. Sẽ không một nhà khoa học nào có luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt dũng cảm và tự tin vào chân lý thuộc về họ - ngoại trừ sử dụng những ánh mắt hỏa châu để nhìn vào nhà - để tố chức một cuộc hội thảo công khai minh bạch với đầy đủ sự phản biện của các nhà nghiên cứu tham gia. Cho dù đó là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "công đồng khoa học thế giới".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình coi Nga là đối tác hàng đầu trong chính sách đối ngoại

Thứ hai 18/02/2013 13:45

Quan hệ Trung - Nga vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với ngoại giao Trung Quốc trong thời gian tới, bằng chứng của điều này là việc Nga được chọn là địa chỉ công du đầu tiên của tân Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương đảng CSTQ khóa 18

Quan hệ Trung - Nga vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với ngoại giao Trung Quốc trong thời gian tới, bằng chứng của điều này là việc Nga được chọn là địa chỉ công du đầu tiên của tân Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình.

Điều này được tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin vào hôm thứ Hai. Theo thông tin của báo chí Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sẽ đến thăm Moscow vào các ngày từ 25/3 đến 27/3, trước khi tới Nam Phi dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 của BRICS.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Nguồn VOR

======================

Cho dù ngài Tập Cận Bình có xây một tư dinh ngay bên cạnh điện Cẩm Linh thì - trong "canh bạc cuối cùng" - nếu Trung Quốc thắng thì mối đe doa trực tiếp sau đó với Nga cũng sẽ là Trung Quốc. Người Nga - Liên Xô trước đây - đã có kinh nghiệm ngay trong lịch sử hiện đại. Đó là lý do mà trong "canh bạc cuối cùng" người Nga sẽ liên minh với Hoa Kỳ - cho dù ngay bây giờ ngài Putin có thể tập trận ngay cạnh biên giới Hoa Kỳ thì vấn đề vẫn không thể thay đổi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một loạt liên minh dàn trận bủa vây Trung Quốc

Cập nhật lúc 07h23" , ngày 18/02/2013

(VnMedia) - Sau một thời gian “ẩn mình” để phát triển, với sức mạnh tăng lên, Trung Quốc bắt đầu có những bước đi, chính sách đầy quyết liệt thể hiện những tham vọng to lớn của nước này. Trước một Trung Quốc lớn mạnh hơn và hung hăng hơn, một loạt liên minh đã được dựng lên nhằm đối phó với nước này. Có thể nói, chưa bao giờ trong mấy chục năm trở lại đây, Trung Quốc lại rơi vào tình thế khó khăn và khó xử như hiện nay.

Posted Image

Khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990, Nhà lãnh đạo của Trung Quốc khi đó - ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chính sách nổi tiếng có tên “Thao Quang Dưỡng Hối” với các đặc điểm: “Bình tĩnh quan sát; Lập trường vững chắc; Bình tĩnh đối phó; Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; Duy trì ẩn mình, và không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu”.

Trung Quốc đã có một thời gian dài thực hiện thành công chính sách “ẩn mình chờ thời” mà cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình của nước này đưa ra. Theo đó, Bắc Kinh sẵn sàng dẹp bỏ các tranh chấp lãnh thổ sang một bên để theo đuổi mục tiêu phát triển. Năm 1979, Bắc Kinh từng đưa ra một đề xuất chính thức với Tokyo trong việc cùng khai thác phát triển tài nguyên ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Tiếp đó, vào những năm 1970 và 1980, ông Đặng Tiểu Bình cũng từng đưa ra đề xuất dẹp bỏ tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và theo đuổi mục tiêu cùng phát triển.

Nhờ những bước đi hòa dịu, mềm mỏng trên, Trung Quốc đã có một môi trường hòa bình, thuận lợi để phát triển mạnh mẽ không ngừng. Tuy nhiên, 3 thập kỷ sau đó, với sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng, thay vì thể hiện vai trò một cường quốc có trách nhiệm trên chính trường quốc tế, Trung Quốc lại lao vào những cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông bằng những bước đi, chính sách hung hăng và đầy hiếu chiến.

Với cách hành xử như trên, Trung Quốc đã bị “bủa vây” bởi một loạt những liên minh dựng lên nhằm đối phó với họ.

Liên minh quân sự Australia-Philippines

Hồi tháng 7 năm ngoái, Thượng viện Philippines đã thông qua một hiệp ước cho phép binh lính Australia được vào nước này để tham gia tập luyện trong các cuộc tập trận chiến đấu với lực lượng Philippines. Hiệp ước này đã từng bị các thượng nghị sĩ Philippines cản trở suốt nhiều năm qua. Vậy vì lý do gì mà họ lại dễ dàng thông qua hiệp ước liên minh quân sự với Australia trong năm vừa qua? Câu trả lời rất đơn giản, hiệp ước trên ra đời trong bối cảnh Manila ngày càng quan ngại sâu sắc về Trung Quốc. Trong khi đó, bản thân Australia – một nước lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cũng không yên tâm trước một Trung Quốc ngày càng lấn lướt mạnh mẽ trên trường quốc tế như vậy.

Trong suốt năm 2012, Philippines đã có cuộc đối đầu căng thẳng và quyết liệt với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong cuộc đối đầu này, Trung Quốc với tư cách nước mạnh hơn và lớn hơn đã có nhiều bước đi nhằm uy hiếp, thị uy Philippines. Trong bối cảnh này, Manila đã tăng cường tìm kiếm mối quan hệ liên minh, liên kết với các nước mạnh hơn trong và ngoài khu vực. Và Australia là một trong những đối tác mà họ lựa chọn.

Thượng nghị sĩ Loren Legarda – người ủng hộ tích cực cho hiệp ước quân sự Philippines-Australia, cho biết, bà quyết định ủng hộ hiệp ước đã bị trì hoãn 4 năm nay với Australia vì lo ngại những môi đe dọa an ninh mà Philippines đang phải đối mặt.

Thượng nghị sĩ Eduardo Angara cũng cho biết, ông ủng hộ hiệp ước quân sự với Australia bởi Philippines cần “một mạng lưới bạn bè bảo vệ” trong bối cảnh nước này đang phải “đối mặt với mối đe dọa từ một nước rất mạnh và nước đó đang đòi chủ quyền lãnh thổ sang đến tận cửa ngõ lãnh thổ của chúng ta”.

Liên minh Mỹ-Australia nhằm "kìm" Trung Quốc

Trong những ngày đầu tháng 4, Mỹ đã bắt đầu triển khai việc đưa lính thủy đánh bộ đến Australia theo một thỏa thuận mà hai nước này đã đạt được hồi cuối năm 2011. Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến Australia để thực hiện nhiệm vụ trong vòng 6 tháng. Đây là đợt triển khai quân đầu tiên trong số 2.500 binh lính sẽ được cử đến căn cứ Darwin như một phần của kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Cảng nhiệt đới Darwin nằm cách Indonesia khoảng 800km. Với sự hiện diện ở cảng Darwin, lính thủy đánh bộ Mỹ có thể phản ứng nhanh chóng với bất kỳ vấn đề an ninh và nhân đạo nào ở khu vực Đông Nam Á – nơi đang có một loạt cuộc tranh chấp nóng bỏng về chủ quyền ở Biển Đông.

Theo các nhà phân tích, dù số quân Mỹ triển khai đến Australia là nhỏ nhưng nó sẽ giúp Mỹ có nhiều lựa chọn hơn ở Châu Á bởi nước này đã có được một loạt các căn cứ ở các nước Châu Á khác gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và thiết lập được mối quan hệ chiến lược với Singapore và Philippines.

Mỹ cũng đang nỗ lực tìm cách thuyết phục Australia cho phép triển khai một tàu sân bay thiện chiến của nước này ở trên lãnh thổ Australia.

Nếu Australia đồng ý với kế hoạch trên thì Mỹ sẽ có hai nhóm tàu sân bay tấn công hùng mạnh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hiện giờ, Mỹ đang triển khai một nhóm tàu sân bay ở cảng Yokosuka, Nhật Bản.

Rõ ràng, liên minh Mỹ-Australia là một mối lo ngại lớn đối với Trung Quốc. Australia vốn là một đồng minh thân thiết và vững chắc của Mỹ. Đây là nước duy nhất chiến đấu bên cạnh Mỹ trong tất cả các cuộc xung đột lớn kể từ đầu thế kỷ 20 đến giờ.

Liên minh Mỹ-Nhật-Australia

Song song với nỗ lực thắt chặt quan hệ đồng minh Mỹ-Australia, Mỹ cũng tìm cách thiết lập liên minh với cả Nhật và Australia làm đối trọng với Trung Quốc. Hồi tháng 2 năm ngoái, 3 nước này đã tổ chức một cuộc tập trận rầm rộ trên bầu trời Tây Thái Bình Dương với mục tiêu là nhằm đối phó với Trung Quốc và các mối đe dọa tiềm năng khác.

Cuộc tập trận Cope North được tổ chức hàng năm nhằm mục đích huấn luyện cho các lực lượng không quân Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể chiến đấu bên cạnh nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Cuộc tập trận này cũng được cho là lời nhắc nhở rõ ràng với Bắc Kinh rằng, liên minh của Mỹ trong khu vực Châu Á rất mạnh và vững chắc.

Liên minh trên đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa khi Mỹ quyết định mời thêm các nước như New Zealand và Philippines tham gia vào các cuộc tập trận định kỳ Cope North.

Mỹ, Ấn và Nhật bàn cách đối phó với Trung Quốc

Cuối năm ngoái, các quan chức cấp cao của 3 cường quốc hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc đối thoại 3 bên lần thứ 3 với nội dung trọng tâm là vấn đề an ninh hàng hải và định hình cấu trúc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Các quan chức 3 nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã bàn về vấn đề củng cố mối quan hệ hợp tác trong hoạt động chống khủng bố và an ninh hàng hải.

Ngoài các chủ đề nói trên, các nguồn tin bí mật và đáng tin cậy tiết lộ, dù Bắc Kinh không được nhắc đến một cách công khai nhưng Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã thảo luận về an ninh hàng hải xét đến thái độ ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại của cả Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ấn Độ lo Trung Quốc đang nhăm nhe tiến vào Ấn Độ Dương. Trong khi Mỹ không hài lòng với những hoạt động thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở các vùng biển quốc tế quan trọng như Biển Đông.

Liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Philippines, Nhật-Philippines

Ngoài các liên minh nói trên, năm 2012 chứng kiến các liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Philippines được củng cố một cách mạnh mẽ khác thường. Tất cả đều xuất phát từ sự lo ngại của các nước đối với Trung Quốc.

Liên minh Mỹ-Philippines được tăng cường thông qua việc Washington đẩy mạnh các hoạt động giúp Manila hiện đại hóa và phát triển khả năng quân sự nhằm đối phó với cuộc đối đầu ngày càng tăng với Trung Quốc trên Biển Đông. Theo đó, Mỹ đã và sẽ cung cấp cho Philippines các vũ khí như tàu chiến, máy bay chiến đấu hiện đại, hệ thống radar ven biển… và thậm chí tăng thêm sự hiện diện của lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines lớn hơn mức 600 binh sĩ hiện nay.

Song song với đó, Mỹ cũng tăng cường mối quan hệ liên minh gắn bó, thân thiết với Nhật bằng cách công khai ủng hộ Tokyo trong cuộc tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông.

Trong khi đó, Nhật Bản và Philippines trong năm qua cũng đã tìm đến với nhau khi họ chia sẻ một mối quan ngại chung là Trung Quốc. Cả hai đều đang có tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng với Trung Quốc ở trên biển. Vì vậy, hai nước này đã tìm cách thiết lập một liên minh nhằm giúp nhau đối phó với Trung Quốc.

Kiệt Linh

===================

Chỉ với một "sự kiện dù rất nhò..." - thí dụ như cặp câu đối hoành phi của Tàu - cũng có thể suy luận ra ...cả thế giới trong tương lai. Tất nhiên về mặt lý thuyết! Huống chi những chuyện chình ình như thế này.

Trong kho tàng chuyện cổ đầy tình minh triết Việt, có chuyện "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non". Trong đó, mô tả Cao Biền rắc đậu với hy vọng thành binh và xưng Vương một cõi. Những cũng chỉ vì "dậy non" (Non - đây là non nớt. "dậy non" là còn yếu, non nớt mà đã vội đứng dậy - chống chọi với đời, nên khí lực không đủ). Âm mưu của Cao Biền không thành và bị Đường Ý Tông giết. Giai đoạn "ủ mình chờ thời" của Trung Quốc còn chưa đủ, nên đã phạm sai lầm "dậy non" của Cao Biền.Nếu ngay cả việc ủ mình của họ đủ ngày tháng thì vấn đề cũng còn là phương pháp. Huống chi đã dậy non, mà lại còn sai lầm nặng.

Xôi hỏng, mà bỏng cũng không!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

===================

Chỉ với một "sự kiện dù rất nhò..." - thí dụ như cặp câu đối hoành phi của Tàu - cũng có thể suy luận ra ...cả thế giới trong tương lai. Tất nhiên về mặt lý thuyết! Huống chi những chuyện chình ình như thế này.

Trong kho tàng chuyện cổ đầy tình minh triết Việt, có chuyện "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non". Trong đó, mô tả Cao Biền rắc đậu với hy vọng thành binh và xưng Vương một cõi. Những cũng chỉ vì "dậy non" (Non - đây là non nớt. "dậy non" là còn yếu, non nớt mà đã vội đứng dậy - chống chọi với đời, nên khí lực không đủ). Âm mưu của Cao Biền không thành và bị Đường Ý Tông giết. Giai đoạn "ủ mình chờ thời" của Trung Quốc còn chưa đủ, nên đã phạm sai lầm "dậy non" của Cao Biền.Nếu ngay cả việc ủ mình của họ đủ ngày tháng thì vấn đề cũng còn là phương pháp. Huống chi đã dậy non, mà lại còn sai lầm nặng.

Xôi hỏng, mà bỏng cũng không!

Dạ vâng thưa Sư Phụ, chính vì thế mà Cao Biền mới sống ở TQ, và chỉ có TQ mới sinh ra Cao Biền ... Chứ không thì nay chúng ta đã kể về Bill Cao Biền ở Cali rồi ạ ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ vâng thưa Sư Phụ, chính vì thế mà Cao Biền mới sống ở TQ, và chỉ có TQ mới sinh ra Cao Biền ... Chứ không thì nay chúng ta đã kể về Bill Cao Biền ở Cali rồi ạ ...

Hoa Kỳ trước đây cũng có một Cao Biền - nếu xét về mức độ âm mưu - Đó chính là Henry Kissinge. Ông ta đã thành công trong việc lôi kéo Trung Quốc liên minh hạng hai chống lại Liên Xô. Thành công này khiến ông ta trở thành nhận vật nổi bật trong lịch sử Hoa Kỳ. Nhưng cuối đời - có lẽ bị lú vì chính hào quang của mình - ông ta lại coi liên minh với Trung Quốc như là một lẽ tất yếu để phát triển, trong khi Trung Quốc đang phùng mang, giương vây rất rõ ràng và đang thách thức gần như chính thức vai trò siêu cường 1, 5 của Hoa Kỳ.

Lại một thứ "dậy non" của một kiếp người. Với quan điểm này, ông ta sẽ mất đi vị trí của mình trong lịch sử Hoa Kỳ và người ta sẽ đơn giản chỉ coi ông ta là "gặp may".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI NGẪM VỀ LỜI BÀN CỦA NGÀI LÝ QUANG DIỆU

Ông Lý Quang Diệu dự đoán về Trung Quốc

Thứ Hai, 18/02/2013 08:42

(NLĐO) – Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh gấp ba lần Mỹ để soán ngôi nền kinh tế số 1 trong thập kỷ tới? Trung Quốc có muốn vươn lên làm cường quốc số 1 ở châu Á và cả thế giới? Trung Quốc có đi theo con đường trở thành thành viên danh dự của phương Tây như Nhật Bản?

==============

Ngài Lý Quang Diệu có thể luôn luôn đúng trong những nhận xét trước đây. Nhưng với kết luận người Trung Quốc sẽ thay thế Hoa Kỳ lên ngôi số 1 thế giới thì sai! Tôi không phân tích cái sai này. Hãy coi như một lời tiên tri - và nếu ngài Lý Quang Diệu sống lâu thêm chỉ cần trên 10 năm thì mọi người và chính ngài Lý Quang Diệu sẽ chứng kiến sự sai lầm của nhận xét này.

Có thể căn cứ vào hiện tượng này để thấy sai lầm trong nhận xét của ngài Lý Quang Diệu:

======================

Sang Singapo, hoặc khi nghe nói về đất nước này, không ít người được mô tả rằng Sinhgapo phát triển bởi sự tác động của Phong thủy với hai kiến trúc rất độc đáo là Phủ Thủ tướng và chiếc nhẫn phun nước. Tất nhiên những "sự tích" như thế này, thường không có "cơ sở khoa học". Những người theo Tây học ít quan tâm đến những câu truyện sặc mùi "mê tín dị đoan" này.

Nhưng nhìn từ góc độ Lý học Đông phương và đặc biệt khoa Phong thủy học thì cá nhân tôi và những anh chị em khóa I, phong thủy Lạc Việt đã xem xét rất kỹ và phải thừa nhận Phong thủy gia nào làm chiếc Đài nhẫn phun nước quả là cao tay. Không thể chê vào đâu được về mối liên hệ hình thể, đến từng chi tiết được xây dựng. Xuất sắc!

Cho nên, mặc dù chưa sang Đảo Quốc sư tử này lần nào. Nhưng chúng tôi cần xác định rằng:

Việc ứng dụng phong thủy như là một cú hích cho sự tăng trưởng ban đầu cho Đảo quốc này hoàn toàn có thật. Chúng tôi xác định điều này, chính vì tính trùng khớp giữa sự kết hợp hình thể thiên nhiên vùng đất với các công trình xây dựng công viên cái nhẫn, rất phù hợp với những nguyên tắc của phong thủy, đến từng chi tiết cảnh quan.

Sự xác định này, đã cho tôi một sự nhận xét sau đó là ngài Lý Quang Diệu am tường - nhưng chắc chắn không sâu - về Lý học Đông phương. Tuy nhiên trong cuộc sống môi trường của Ngài có thđã tiếp xúc, hoặc nghe nói về Lý học, khiến Ngài có niềm tin vào học thuật này - thí dụ trong gia đình, hoặc dòng tộc gần có người tìm hiểu sâu về học thuật Đông phương cổ và ngài đã chịu ảnh hưởng bới họ.

Nhưng sở dĩ tôi cho rằng Ngài không uyên bác về Lý học chính vì nhận xét này của Ngài.

Phàm Lý học xác định rằng: Mọi sự phát triển từ sinh vật nhỏ nhất đến cả vũ trụ này đều phải bắt đầu từ một sự cân đối tương đối. Tôi tạm gọi là "cân bằng động". Tôi đã sang Trung Quốc gần cả chục ngày và sang Hoa Kỳ 3 lần và đi qua tám tiểu bang, ngót 30 thánh phố thị trấn trên nước Mỹ với một nhận thức của Lý học. Tôi quan sát từ một mảnh giấy vụn rơi bên lề đường ở khu phố Tàu trong thành phố New York, cho đến sự lộng lẫy của Tòa Bạch ốc. Tôi vào cả những lâu đài của những đại gia và cả những khu ổ chuột. Ở Trung Quốc tôi mới chỉ đi một thành phố và lướt qua các thành phố khác và tôi cũng có những quan sát như vậy: Từ nét mặt khắc khổ của người ăn mày, đến thái độ của một người chủ đối với công nhân.

Tôi kết luận thế này: Hoa Kỳ xây dựng đất nước của họ trên nền tàng Kim Tự tháp, còn Trung Quốc xây trên bệ phóng tên lửa và thành quả của họ chính là tầm phóng mà tên lửa có thể đạt được.

Nhưng với một chính trị gia đẳng cấp như Ngài Lý và đã lãnh đạo thành công đất nước Singapo - thì - dù không có chuyên môn sâu về Lý học, chắc Ngài cũng thừa đủ khả năng để nhận xét cách chính xác bằng kinh nghiệm của Ngài. Đây là nguyên lý tương đồng của khí chất.

Vậy làm sao Ngài có thể nhận xét sai được? Phải chăng đây chỉ là một tín hiệu có mục đích lôi kéo Trung Quốc trở về hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Nếu thành công thì lịch sử sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác. Tránh được một cuộc chiến khốc liệt trước khi tiến tới hội nhập toàn cầu; hoặc nếu không thành công thì đấy chính là tính chính danh của cuộc chiến - Nếu nó xảy ra.

Hãy để chứng nghiệm.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu bấm nút cảm ơn mà toàn báo lỗi, thôi thì đành cảm ơn bác bằng vài lời này vậy

Đúng là từ khi vào diễn đàn cháu mới học thêm nhiều, hiểu nhiều. Chính vì vậy khi tham quan các đền miếu cháu cũng cố gắng tìm hiểu những tinh hoa của văn Hóa Việt ẩn chứa trong đó, nhất là những huyền tích xung quanh.

Qua đó cháu thấy rằng

Văn hiến nước ta như cụ Ức Trai viết

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Tàu càng không có khái niệm văn hiến, lại càng vô lễ với văn hóa, vì thế cái tính chính danh không có. Tuy nhiên điều thực đáng buồn là bây giờ việc tu sửa các di tích của chúng ta đang xóa những nét văn hiến của dân tộc ấy. Đơn cử

Người ta vẽ hình thái cực Tàu ..lên quần áo mũ mão, hoành phi các di tích trùng tu hoặc tôn thờ các nhân vật nước Việt mà không để ý rằng, thái cực Tàu ra đời sau thời đại các vua Hùng gần 2000 năm và không hề có chỗ đứng trong lịch sử Việt Nam đến đầu thế kỷ 20, không hiểu thái cực mà vẽ thái cực cho có..tí đạo giáo

Hình ảnh mái đình là sự thăng hoa tuyệt vời với lưỡng long tranh châu đà đao cong vút uy nghiêm. Thế mà giờ nhiều nơi chả thấy rồng đâu, còn mỗi mặt trời chơ vơ lạc lõng, làm mất đi ý nghĩa văn hóa. ngay cổng đền vua Đinh vua Lê mà cháu vừa đi qua là cả sự thất vọng, ngoài cửa hai con sư tử vô duyên, trên mái rồng biến đâu mất, trơ ra quả cầu lửa xấu xí, mà đáng lý tam quan là nơi biểu trưng của sự uy nghi thì khí thế trông cùn nhụt đến thảm hại

Mà người ta thích Tàu hóa di tích thật, trông phải cao sang màu mè và lộng lẫy, nhưng văn hiến Việt chuộng sự giản dị, lấy chất phác làm nền tảng, bông chốc thay đổi không theo khuôn phép nào thì quá ngao ngán

Không phải có tiền là làm được, cháu cũng không thể chấp nhận được người ta hô biến nơi thờ cụ Chu Văn An thành ....đình kiểu mới, với thềm rồng, Xưa các quan viên đâu được phép, kể cả hàng tể tướng cũng không đến lượt, nay thì nơi thờ tự lớn bé đều bắt chước thềm rồng Tử Cấm Thành Tàu mà xây, cho vậy mới xứng. Nhưng liệu điều đó có làm tôn vinh văn hóa không.,,,Điều này giành cho các nhà pha học tự đánh giá

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI NGẪM VỀ LỜI BÀN CỦA NGÀI LÝ QUANG DIỆU

======================

Sang Singapo, hoặc khi nghe nói về đất nước này, không ít người được mô tả rằng Sinhgapo phát triển bởi sự tác động của Phong thủy với hai kiến trúc rất độc đáo là Phủ Thủ tướng và chiếc nhẫn phun nước. Tất nhiên những "sự tích" như thế này, thường không có "cơ sở khoa học". Những người theo Tây học ít quan tâm đến những câu truyện sặc mùi "mê tín dị đoan" này.

Nhưng nhìn từ góc độ Lý học Đông phương và đặc biệt khoa Phong thủy học thì cá nhân tôi và những anh chị em khóa I, phong thủy Lạc Việt đã xem xét rất kỹ và phải thừa nhận Phong thủy gia nào làm chiếc Đài nhẫn phun nước quả là cao tay. Không thể chê vào đâu được về mối liên hệ hình thể, đến từng chi tiết được xây dựng. Xuất sắc!

Cho nên, mặc dù chưa sang Đảo Quốc sư tử này lần nào. Nhưng chúng tôi cần xác định rằng:

Việc ứng dụng phong thủy như là một cú hích cho sự tăng trưởng ban đầu cho Đảo quốc này hoàn toàn có thật. Chúng tôi xác định điều này, chính vì tính trùng khớp giữa sự kết hợp hình thể thiên nhiên vùng đất với các công trình xây dựng công viên cái nhẫn, rất phù hợp với những nguyên tắc của phong thủy, đến từng chi tiết cảnh quan.

Sự xác định này, đã cho tôi một sự nhận xét sau đó là ngài Lý Quang Diệu am tường - nhưng chắc chắn không sâu - về Lý học Đông phương. Tuy nhiên trong cuộc sống môi trường của Ngài có thđã tiếp xúc, hoặc nghe nói về Lý học, khiến Ngài có niềm tin vào học thuật này - thí dụ trong gia đình, hoặc dòng tộc gần có người tìm hiểu sâu về học thuật Đông phương cổ và ngài đã chịu ảnh hưởng bới họ.

Nhưng sở dĩ tôi cho rằng Ngài không uyên bác về Lý học chính vì nhận xét này của Ngài.

Phàm Lý học xác định rằng: Mọi sự phát triển từ sinh vật nhỏ nhất đến cả vũ trụ này đều phải bắt đầu từ một sự cân đối tương đối. Tôi tạm gọi là "cân bằng động". Tôi đã sang Trung Quốc gần cả chục ngày và sang Hoa Kỳ 3 lần và đi qua tám tiểu bang, ngót 30 thánh phố thị trấn trên nước Mỹ với một nhận thức của Lý học. Tôi quan sát từ một mảnh giấy vụn rơi bên lề đường ở khu phố Tàu trong thành phố New York, cho đến sự lộng lẫy của Tòa Bạch ốc. Tôi vào cả những lâu đài của những đại gia và cả những khu ổ chuột. Ở Trung Quốc tôi mới chỉ đi một thành phố và lướt qua các thành phố khác và tôi cũng có những quan sát như vậy: Từ nét mặt khắc khổ của người ăn mày, đến thái độ của một người chủ đối với công nhân.

Tôi kết luận thế này: Hoa Kỳ xây dựng đất nước của họ trên nền tàng Kim Tự tháp, còn Trung Quốc xây trên bệ phóng tên lửa và thành quả của họ chính là tầm phóng mà tên lửa có thể đạt được.

Nhưng với một chính trị gia đẳng cấp như Ngài Lý và đã lãnh đạo thành công đất nước Singapo - thì - dù không có chuyên môn sâu về Lý học, chắc Ngài cũng thừa đủ khả năng để nhận xét cách chính xác bằng kinh nghiệm của Ngài. Đây là nguyên lý tương đồng của khí chất.

Vậy làm sao Ngài có thể nhận xét sai được? Phải chăng đây chỉ là một tín hiệu có mục đích lôi kéo Trung Quốc trở về hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Nếu thành công thì lịch sử sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác. Tránh được một cuộc chiến khốc liệt trước khi tiến tới hội nhập toàn cầu; hoặc nếu không thành công thì đấy chính là tính chính danh của cuộc chiến - Nếu nó xảy ra.

Hãy để chứng nghiệm.

===================

Sư phụ xem liệu đảo Phú Quốc của Việt Nam có thể làm được như Singapo không ạ? con thấy đảo này có rất nhiều thuận lợi về mặt tự nhiên ạ! ví dụ Singapo không có nguồn nước ngọt, trong khi đó đảo Phú Quốc chỉ khoan chừng 3m đã có nước ngọt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thưa Sư phụ và ACE!

Ngày hôm qua mùng 9 tháng giêng Việt Lịch, TG có chuyến đi thăm quan các điểm tâm linh của tỉnh nhà. Khác hẳn với các năm trước năm nay TG đi với tâm trạng Du Xuân là chính, nếu có cầu thì trước hết cầu mong cho Quốc thái Dân an sau đó mong cho mình và gia đình gặp được thuận duyên và làm được nhiều công đức lành. Một sự bất ngờ khi trong chuyến hành trình này TG đặt chân vào chánh điện của ngôi đền có tên Đền Bạch Mã, đó là bắt gặp cái khay có vẽ đồ hình Âm Dương Việt. Sau khi thấy nó TG liền chụp hình sau đó xuống hỏi ban quản lý ngôi đền để biết năm có cái khay này. Các bác quản lý đền cho biết cái khay này có từ lâu không nhớ năm cụ thể mà chỉ nói nó có từ thời mới có ngồi đền này - đây là đồ vật lâu nhất, để trên cái khay này có vật gọi là Gà 9 cựa. TG xin post lên đây để SP và ACE được biết ạ.

P/s: TG không thể Post vào mục này theo đường link dưới đây, nên xin phép được post ở đây ạ.

http://diendan.lyhoc...-am-duong-viet/

============

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Edited by trucgiac
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Trực giác đã đưa một tư liệu quý bổ sung cho hệ thống đồ hình Âm Dương Việt. Tôi đang viết một cuốn sách liên quan, sẽ sử dụng tư liệu này.

Còn về Phú Quốc có như Singapo không thì có một điều khác biệt nhỏ: Tôi đã tiếp xúc với dự án phát triển Phú Quốc, Tôi đã chỉ chính xác vị trí TTHC trên đảo này ở đâu và những gì đang diễn biến liên quan đến dự án này - mặc dù tôi chưa hề đến đây bao giờ. Tôi để nghị nên chỉnh sửa theo phong thủy. Họ không trả lời. Còn Singapo thì tích cực theo phong thủy.

Đây là điểm khác biệt đầu tiên mà tôi gặp liên quan đến dự án này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Âm mưu thâm độc trong những món hàng nhỏ

MAI HƯƠNG - THÂN HOÀNG | 19/02/2013 07:40 (GMT + 7)

TT - Hết hộ chiếu rồi những quả địa cầu là đồ dùng học tập có đường chữ U, tết vừa qua còn có nhiều món đồ nho nhỏ nhưng mang theo nó là âm mưu lớn từ Trung Quốc lẻn vào Việt Nam, như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, chậu cây cảnh có bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa...

Posted Image

  • Ông Trần Trung Hiển (phường Lạch Tray, Q.Ngô Quyền, Hải Phòng) và tờ thông báo hướng dẫn người dân nhận biết, đối chiếu chữ “Tam Sa” tiếng Hoa in trên đèn lồng - Ảnh: Thân Hoàng
Năm ngoái, VN và nhiều nước khác trong khu vực như Philippines, Malaysia... đã phản ứng mạnh mẽ quanh việc Trung Quốc tung ra hộ chiếu mới có in đường chữ U. Rồi tiếp đến là việc bẫy người dùng WeChat bằng những cam kết gián tiếp thừa nhận đường chữ U.

Còn đầu năm nay, Philippines vừa tiêu hủy những quả địa cầu làm đồ dùng học tập có đường chữ U. Và mới nhất, trong dịp Tết Quý Tỵ vừa qua, một số địa phương như Hải Phòng, Hải Dương phải tiêu hủy đèn lồng có chữ “Tam Sa” bằng chữ Trung Quốc. Hay tại TP.HCM, bỗng dưng xuất hiện nhiều chậu cây cảnh giả có hình bản đồ VN nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Chậu đu đủ giả thâm độc

Posted Image

Chậu cây đu đủ giả xuất xứ từ Trung Quốc bán ở TP.HCM có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh: Thuận Thắng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đào Minh Hải - phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương - cho biết Cục Quản lý thị trường đã nhận được thông tin từ các địa phương báo về hiện tượng đèn lồng xuất xứ tại Trung Quốc có in chữ “Tam Sa” đang bán ở VN. Theo ông Hải, Cục Quản lý thị trường đang xem xét, chỉ đạo để xác định mặt hàng đèn lồng trên đang được tập trung ở những địa bàn nào, mức độ ra sao để tiến hành kiểm tra xử lý.

Nhiều bạn đọc ở khu vực Q.Bình Thạnh, TP.HCM phản ảnh với Tuổi Trẻ rằng trong những ngày tết vừa qua, một số ngôi chùa trong khu vực quận này có bày bán những chậu cây đu đủ giả rất đẹp, được giới thiệu là xuất xứ từ Trung Quốc. Độc đáo hơn, những cây đu đủ này được để trong một chiếc chậu giả đá màu xám đen. Bốn mặt chậu đều có hình bản đồ VN màu xanh, làm như giả rêu, cũng rất đẹp. Nhiều người đã mua những chiếc chậu cảnh giả này về chưng. Nhưng sau đó thì nhiều người phát hiện cả bốn bản đồ VN ở bốn mặt chậu đều không có Hoàng Sa và Trường Sa. Một độc giả tên Huy Hùng cho biết anh đã hủy ngay chiếc chậu cây thâm độc này. Theo lời mách bảo của bạn đọc, trưa 18-2 chúng tôi đến trước chùa Long Vân ở đường Bùi Đình Túy (Q.Bình Thạnh) hỏi thăm về mặt hàng cây cảnh giả có chậu in hình bản đồ, mấy chị bán chuối chiên, rau quả trước cổng chùa khẳng định: “Trong chùa bán nhiều lắm, vô đó mà hỏi!”.

Trong khuôn viên chùa, ở gian nhà giữa có trưng bày khá nhiều chậu hoa, cây kiểng giả. Thu hút nhất là những chậu cây đu đủ nhỏ, cao tầm 4-5 tấc, quả sai lúc lỉu. Giá bán của chậu cây đu đủ này là 550.000 đồng/chậu nhỏ. Riêng chậu cây đu đủ lớn bằng cây thật có giá 1,8-1,95 triệu đồng/chậu. Người trông coi việc bán hàng của nhà chùa cho biết: “Từ trước tết đến giờ, trong vòng nửa tháng, chùa đã bán được rất nhiều cây, hoa, cảnh giả này”.

Chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, thầy Đức Tài - người phụ trách khâu lấy hàng về bán tại chùa Long Vân - cho biết: “Tôi thấy mấy cái chậu cây có cảnh cũng đẹp, có hình bản đồ nhưng thật sự không để ý là có Hoàng Sa, Trường Sa hay không”.

Tiêu hủy đèn lồng Trung Quốc có in chữ “Tam Sa”

Ngày 18-2, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, một số khu phố ở Hải Phòng người dân đã tháo bỏ đèn lồng treo trang trí dịp Tết Nguyên đán. Ở một số khu phố trên đường Lê Hồng Phong (Q.Ngô Quyền), thị trấn An Lão (huyện An Lão), Quán Toan (Q.Hồng Bàng)... người dân đã tự cắt hình sao vàng dán đè lên chữ Trung Quốc in trên thân đèn lồng hoặc vẫn treo đèn với những câu chúc “Phúc, Lộc, Thọ”.

Trước đó, từ giáp Tết Nguyên đán, một số người dân ở Hải Phòng, Hải Dương mua đèn lồng về treo trước cửa thì phát hiện trên thân đèn có in chữ “Tam Sa” (đơn vị hành chính do Trung Quốc lập trái phép gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của VN). UBND TP Hải Phòng, UBND thị xã Chí Linh (Hải Dương) đã có chỉ thị yêu cầu các ngành chức năng kiểm tra, thu hồi và tiêu hủy đèn lồng không rõ nguồn gốc.

Ông Trần Trung Hiển, tổ trưởng tổ dân phố số 4, phường Lạch Tray, Q.Ngô Quyền, cho biết giáp tết, UBND phường đã triệu tập các tổ trưởng tổ dân phố để thông báo về việc trên thị trường xuất hiện một số đèn lồng có in nội dung tuyên truyền phi pháp, không đúng với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước VN. Sau đó, bộ phận thông tin của phường đã phát cho mỗi tổ trưởng tổ dân phố một số tờ thông báo in chữ Hoàng Sa, Trường Sa. Tam Sa... bằng cả chữ VN và chữ Trung Quốc để đi tuyên truyền cho người dân nhận biết và cảnh giác.

Theo ông Hiển, các tổ trưởng đều đến từng hộ dân để kiểm tra, tuyên truyền vận động không treo đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ. “Người dân rất bức xúc khi biết thông tin. Nhà nào treo đèn rồi thì gỡ xuống để kiểm tra kỹ, nếu không có vấn đề gì mới treo tiếp. Một số hộ dân không cần kiểm tra mà tự tháo đèn xuống tiêu hủy luôn” - ông Hiển nói.

Tại quận Lê Chân (Hải Phòng), một số khu phố thống nhất không treo đèn lồng khi biết thông tin xuất hiện đèn lồng Trung Quốc có in chữ “Tam Sa”. Ông Bùi Ngọc Thanh, tổ trưởng tổ dân phố số 2, P.Đông Hải, cho biết sau khi tuyên truyền, người dân đã tổ chức cuộc họp và quyết định không treo đèn lồng trong dịp Tết Quý Tỵ 2013. “Mọi người đều chung ý kiến việc treo đèn lồng đỏ không phù hợp với truyền thống đón tết của người Việt. Bây giờ lại xuất hiện đèn lồng Trung Quốc có nội dung tuyên truyền phi pháp nên tổ dân phố quyết định không treo, vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo không bị lợi dụng” - ông Thanh nói.

Cũng với tinh thần cảnh giác, một số hộ dân trên quốc lộ 5 qua khu vực Quán Toan, Q.Hồng Bàng đã “sáng tạo” bằng cách cắt hình sao vàng dán đè lên chữ Trung Quốc in trên đèn lồng.

Các bạn nghĩ thế nào?

Hôm qua, một độc giả tên Huy Tuệ đã gửi đến Tuổi Trẻ ý kiến sau:

Khi tung sản phẩm WeChat vào VN, Tencent (một công ty phần mềm của Trung Quốc) đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là “đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật”!

Ở phiên bản tiếng Việt, WeChat sử dụng tấm bản đồ không hiển thị rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN. Tuy nhiên, ở phiên bản tiếng Trung của ứng dụng này, có tên gọi Weixin, tấm bản đồ với “đường lưỡi bò” hiển thị rất rõ ràng. Vì vậy, vô tình tất cả người dùng WeChat tại VN đều xác nhận tấm bản đồ này dù nó sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế.

Nếu như Tencent công bố danh sách hơn 1 triệu người dùng WeChat tại VN, cũng như hàng chục triệu người dùng khác trên khắp thế giới đã chấp nhận “bản đồ lưỡi bò”, Trung Quốc sẽ có cái cớ để tranh luận trong các cuộc họp, hội thảo về chủ quyền tại biển Đông.

Các bạn nghĩ thế nào trong vấn đề này? Riêng mình, tôi đã gỡ bỏ WeChat khỏi điện thoại.

Giữa mớ lồng đèn đỏ...

Cuộc sống luôn là một cuộc đấu tranh. Với tự nhiên, với đồng loại, với kẻ thù xảo quyệt, như trong chuyện cô gái quàng khăn đỏ và con sói, có khi cũng cần vượt bản thân để đừng bị thiên hạ nuốt chửng. Nhất là khi bên cạnh là những người hàng xóm đang nôn nóng thu gom biển cả, đất trời thiên hạ thành ao nhà của họ...

Những cái lồng đèn đỏ suýt nữa đã vẽ thành bản đồ “Tam Sa” sâu trong lòng đất Việt vì một chút thị hiếu ngây thơ... Hoặc ứng dụng “WeChat” (Weixin) hấp dẫn trên điện thoại “thông minh” cho phép người dùng chat miễn phí bằng video, âm thanh hoặc văn bản... do một hãng phần mềm láng giềng sản xuất, cài sẵn bản đồ “lưỡi bò”, cứ cắm đầu cắm cổ sử dụng tức là thừa nhận “Tam Sa”... Sẽ còn nữa những cám dỗ tương tự, nhất là khi đang quen với những tiện nghi của một nền kinh tế biên mậu đầy ưu đãi, của một sự giao thương mở cửa mọi bề, từ hàng hóa tiêu dùng đến văn hóa phẩm lấp đầy chương trình mấy mươi kênh truyền hình lớn nhỏ ngày này qua ngày khác! Từ cái chậu bông cũng có bản đồ chữ S song lại thiếu Hoàng Sa và Trường Sa, như một sự tự chối bỏ... cho đến những thước pháo đủ loại tưởng chừng “vui xuân” như thiên hạ kế bên, song nếu cần sẽ khó mà phân biệt được đâu là tiếng pháo, đâu là tiếng súng trận! Nói chuyện cảnh giác không bao giờ thừa.

Mấy ngàn năm nay, gần đây nhất là năm 1979, người Việt vẫn là người Việt, đất Việt vẫn là đất Việt cũng nhờ vào tinh thần đấu tranh ngoan cường. Tuy vẫn có thể cùng chung một số thành tố văn hóa, không để bị đồng hóa, như năm nay bao lì xì đỏ đã in chữ Việt... Chính nhờ vào tinh thần dân Việt bất khuất đó, mà giữa thế trận đèn lồng “Tam Sa” đó vẫn có thể thấy một bài báo nghiên cứu kinh tế học đăng trên chuyên san kinh tế Modern Economy (2012, vol. 3, No. 8) của Nguyễn Tấn Phát, một giảng viên Đại học Kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, tựa đề là “Động cơ và rào cản của mô hình kinh tế thị trường phi truyền thống: Một trường hợp nghiên cứu trong nhóm BRICS” (Motivations and barriers of the model of non-traditional market economy: a case to study in BRICS). Tác giả, trong khi phân tích nhóm kinh tế BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), đã khéo léo lồng vào nhận xét sau: “Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng thật lớn lao trong khi các nguồn dầu hỏa lại được xem là thấp nhất so với các nước kia, còn nguồn cung cấp than thì hạn chế. Thành ra, đó chính là lý do chủ yếu khiến Trung Quốc tự tiện vạch ra một cách không thể chấp nhận được đường chữ U, và phát động những cuộc tấn kích vào các nước trên biển Đông như VN, Philippines, trên biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải...”. Tạp chí Modern Economy này là một ấn phẩm của Nhà xuất bản Scientific Research Publishing, có trụ sở tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Giữa mớ lồng đèn đỏ bá vơ đó, vẫn thấy tính bất khuất.

DANH ĐỨC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Âm mưu thâm độc trong những món hàng nhỏ

MAI HƯƠNG - THÂN HOÀNG | 19/02/2013 07:40 (GMT + 7)

TT - Hết hộ chiếu rồi những quả địa cầu là đồ dùng học tập có đường chữ U, tết vừa qua còn có nhiều món đồ nho nhỏ nhưng mang theo nó là âm mưu lớn từ Trung Quốc lẻn vào Việt Nam, như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, chậu cây cảnh có bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa...

Posted Image

  • Ông Trần Trung Hiển (phường Lạch Tray, Q.Ngô Quyền, Hải Phòng) và tờ thông báo hướng dẫn người dân nhận biết, đối chiếu chữ “Tam Sa” tiếng Hoa in trên đèn lồng - Ảnh: Thân Hoàng
Năm ngoái, VN và nhiều nước khác trong khu vực như Philippines, Malaysia... đã phản ứng mạnh mẽ quanh việc Trung Quốc tung ra hộ chiếu mới có in đường chữ U. Rồi tiếp đến là việc bẫy người dùng WeChat bằng những cam kết gián tiếp thừa nhận đường chữ U.

Còn đầu năm nay, Philippines vừa tiêu hủy những quả địa cầu làm đồ dùng học tập có đường chữ U. Và mới nhất, trong dịp Tết Quý Tỵ vừa qua, một số địa phương như Hải Phòng, Hải Dương phải tiêu hủy đèn lồng có chữ “Tam Sa” bằng chữ Trung Quốc. Hay tại TP.HCM, bỗng dưng xuất hiện nhiều chậu cây cảnh giả có hình bản đồ VN nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Chậu đu đủ giả thâm độc

Posted Image

Chậu cây đu đủ giả xuất xứ từ Trung Quốc bán ở TP.HCM có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh: Thuận Thắng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đào Minh Hải - phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương - cho biết Cục Quản lý thị trường đã nhận được thông tin từ các địa phương báo về hiện tượng đèn lồng xuất xứ tại Trung Quốc có in chữ “Tam Sa” đang bán ở VN. Theo ông Hải, Cục Quản lý thị trường đang xem xét, chỉ đạo để xác định mặt hàng đèn lồng trên đang được tập trung ở những địa bàn nào, mức độ ra sao để tiến hành kiểm tra xử lý.

Nhiều bạn đọc ở khu vực Q.Bình Thạnh, TP.HCM phản ảnh với Tuổi Trẻ rằng trong những ngày tết vừa qua, một số ngôi chùa trong khu vực quận này có bày bán những chậu cây đu đủ giả rất đẹp, được giới thiệu là xuất xứ từ Trung Quốc. Độc đáo hơn, những cây đu đủ này được để trong một chiếc chậu giả đá màu xám đen. Bốn mặt chậu đều có hình bản đồ VN màu xanh, làm như giả rêu, cũng rất đẹp. Nhiều người đã mua những chiếc chậu cảnh giả này về chưng. Nhưng sau đó thì nhiều người phát hiện cả bốn bản đồ VN ở bốn mặt chậu đều không có Hoàng Sa và Trường Sa. Một độc giả tên Huy Hùng cho biết anh đã hủy ngay chiếc chậu cây thâm độc này. Theo lời mách bảo của bạn đọc, trưa 18-2 chúng tôi đến trước chùa Long Vân ở đường Bùi Đình Túy (Q.Bình Thạnh) hỏi thăm về mặt hàng cây cảnh giả có chậu in hình bản đồ, mấy chị bán chuối chiên, rau quả trước cổng chùa khẳng định: “Trong chùa bán nhiều lắm, vô đó mà hỏi!”.

Trong khuôn viên chùa, ở gian nhà giữa có trưng bày khá nhiều chậu hoa, cây kiểng giả. Thu hút nhất là những chậu cây đu đủ nhỏ, cao tầm 4-5 tấc, quả sai lúc lỉu. Giá bán của chậu cây đu đủ này là 550.000 đồng/chậu nhỏ. Riêng chậu cây đu đủ lớn bằng cây thật có giá 1,8-1,95 triệu đồng/chậu. Người trông coi việc bán hàng của nhà chùa cho biết: “Từ trước tết đến giờ, trong vòng nửa tháng, chùa đã bán được rất nhiều cây, hoa, cảnh giả này”.

Chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, thầy Đức Tài - người phụ trách khâu lấy hàng về bán tại chùa Long Vân - cho biết: “Tôi thấy mấy cái chậu cây có cảnh cũng đẹp, có hình bản đồ nhưng thật sự không để ý là có Hoàng Sa, Trường Sa hay không”.

Tiêu hủy đèn lồng Trung Quốc có in chữ “Tam Sa”

Ngày 18-2, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, một số khu phố ở Hải Phòng người dân đã tháo bỏ đèn lồng treo trang trí dịp Tết Nguyên đán. Ở một số khu phố trên đường Lê Hồng Phong (Q.Ngô Quyền), thị trấn An Lão (huyện An Lão), Quán Toan (Q.Hồng Bàng)... người dân đã tự cắt hình sao vàng dán đè lên chữ Trung Quốc in trên thân đèn lồng hoặc vẫn treo đèn với những câu chúc “Phúc, Lộc, Thọ”.

Trước đó, từ giáp Tết Nguyên đán, một số người dân ở Hải Phòng, Hải Dương mua đèn lồng về treo trước cửa thì phát hiện trên thân đèn có in chữ “Tam Sa” (đơn vị hành chính do Trung Quốc lập trái phép gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của VN). UBND TP Hải Phòng, UBND thị xã Chí Linh (Hải Dương) đã có chỉ thị yêu cầu các ngành chức năng kiểm tra, thu hồi và tiêu hủy đèn lồng không rõ nguồn gốc.

Ông Trần Trung Hiển, tổ trưởng tổ dân phố số 4, phường Lạch Tray, Q.Ngô Quyền, cho biết giáp tết, UBND phường đã triệu tập các tổ trưởng tổ dân phố để thông báo về việc trên thị trường xuất hiện một số đèn lồng có in nội dung tuyên truyền phi pháp, không đúng với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước VN. Sau đó, bộ phận thông tin của phường đã phát cho mỗi tổ trưởng tổ dân phố một số tờ thông báo in chữ Hoàng Sa, Trường Sa. Tam Sa... bằng cả chữ VN và chữ Trung Quốc để đi tuyên truyền cho người dân nhận biết và cảnh giác.

Theo ông Hiển, các tổ trưởng đều đến từng hộ dân để kiểm tra, tuyên truyền vận động không treo đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ. “Người dân rất bức xúc khi biết thông tin. Nhà nào treo đèn rồi thì gỡ xuống để kiểm tra kỹ, nếu không có vấn đề gì mới treo tiếp. Một số hộ dân không cần kiểm tra mà tự tháo đèn xuống tiêu hủy luôn” - ông Hiển nói.

Tại quận Lê Chân (Hải Phòng), một số khu phố thống nhất không treo đèn lồng khi biết thông tin xuất hiện đèn lồng Trung Quốc có in chữ “Tam Sa”. Ông Bùi Ngọc Thanh, tổ trưởng tổ dân phố số 2, P.Đông Hải, cho biết sau khi tuyên truyền, người dân đã tổ chức cuộc họp và quyết định không treo đèn lồng trong dịp Tết Quý Tỵ 2013. “Mọi người đều chung ý kiến việc treo đèn lồng đỏ không phù hợp với truyền thống đón tết của người Việt. Bây giờ lại xuất hiện đèn lồng Trung Quốc có nội dung tuyên truyền phi pháp nên tổ dân phố quyết định không treo, vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo không bị lợi dụng” - ông Thanh nói.

Cũng với tinh thần cảnh giác, một số hộ dân trên quốc lộ 5 qua khu vực Quán Toan, Q.Hồng Bàng đã “sáng tạo” bằng cách cắt hình sao vàng dán đè lên chữ Trung Quốc in trên đèn lồng.

Trò tiểu xảo, đánh dưới háng. Đúng là một hành vi của kẻ cậy quyền thế và sức mạnh, không chính danh nên mới phải chơi cái trò tiểu xảo này! Vậy mà đòi làm bá chủ .
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc có bước qua được ’lời nguyền’ Nhật Bản?

Cập nhật lúc 06:07, 19/02/2013

(ĐVO) - Trên thế giới không hiếm các quốc gia răn đe, đe dọa lẫn nhau, bằng các cuộc tập trận, khoe khoang vũ khí hay các tuyên bố hiếu chiến… nhưng với Nhật Bản thì kiểu răn đe của họ xem ra rất tế nhị mà cực kỳ nghiêm khắc.

Nhật âm thầm phát triển vũ khí bí mật vì Senkaku

Nhật sẽ dùng quái vật Osprey vào nhiệm vụ gì?

Nhật sẽ ra tay trước nếu thấy bị đe dọa

Và nếu sự răn đe của Nhật Bản hữu hiệu thì đây là lần thứ 3, Nhật Bản phá tan giấc mơ bá chủ của Trung Quốc. Bất kỳ thuyền trưởng Hải quân nào của bất kỳ quốc gia nào khi con tàu của mình đang tiếp cận tàu chiến của quốc gia được coi là “đối tượng tác chiến trực tiếp” trong một diễn biến căng thẳng đều phát mệnh lệnh: Toàn tàu chuẩn bị chiến đấu!.

Nhật Bản đã lên tiếng cáo buộc, một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc đã chĩa radar hướng dẫn tên lửa ngắm bắn mục tiêu vào một trực thăng quân sự của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản hôm 19/1 và tiếp đó là vào tàu khu trục Yudachi của hải quân Nhật hôm 30/1.

Tình hình vốn đã căng thẳng đang được Nhật Bản đẩy lên cao bởi phát hiện của mình và yêu cầu Trung Quốc phải “xin lỗi” Nhật vụ này. Nhật cho rằng Trung quốc đang đe dọa sử dụng vũ lực…

Trung Quốc có nhiều giải thích với Nhật Bản và dư luận thế giới về sự kiện này, nhưng, lời giải thích của Bộ ngoại giao Trung Quốc là thật thà, chính xác nhất: “Ngắm bắn là việc của Hải quân Trung Quốc”, “Nhật Bản chuyện bé xé ra to để bôi nhọ Trung Quốc”.

Posted Image

Tàu chiến Trung Quốc trên biển Hoa Đông

Đúng vậy, trong tình huống cả 2 bên đang “vờn nhau” quá gần, chưa đầy 2 hải lý (và thậm chí dù chỉ mới đi vào khu vực xảy ra tranh chấp) thì làm gì có chuyện tàu khu trục Trung Quốc và Nhật Bản “phủ bạt” lên pháo và tên lửa của mình.

Đương nhiên, “ấn nút” hay không là phải được lệnh của cấp trên, nhưng thuyền trưởng cùng kíp thủy thủ và toàn bộ mọi phương tiện, trang bị chiến đấu trên con tàu của cả 2 bên đều phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất. Đó là thuộc vào “Điều lệnh tác chiến của Hải quân” nói chung và các quốc gia nói riêng tuy có khác nhau nhưng điều đó thì không thể khác.

Vậy, tại sao Trung Quốc không lấy câu trả lời của bộ ngoại giao “chuẩn không cần chỉnh” mà lại lập trường không dứt khoát, lúc thì do tàu Nhật Bản đi vào vùng ngắm bắn, rồi thì cuối cùng chối bay chối biến?

Có lẽ việc Nhật Bản “kêu toáng” lên, lúc đầu, khiến Trung Quốc hỷ hả, tận hưởng sự thích thú cái cảm giác của một kẻ rút súng chĩa vào đầu người khác, cho nên, Trung Quốc cứ lấp lửng để cho dư luận quốc tế mà đặc biệt là cho nhân dân Trung Hoa muốn hiểu có hay không có việc “ngắm bắn” thì tùy, đồng thời cũng muốn tạo ra một hình ảnh “giết gà” khiến “con khỉ” phải sợ.

Rất tiếc là mọi chuyện không phải như Trung Quốc tưởng. Nhật Bản có kiểu hành xử khác Mỹ.

Nếu như chiếc tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel lớp Song của Trung Quốc đã bám sát chiếc Kitty Hawk đang thao diễn gần đảo Okinawa rồi trồi lên chỉ trong khoảng cách 5 hải lý “vẫy tay chào” và tưởng rằng cả hệ thống phòng thủ đắt tiền, hiện đại của Mỹ bảo vệ cho Kitty Hawk gồm 2 tàu ngầm bên dưới không phát hiện được.

Mỹ “không phát hiện được” không phải vì Mỹ không sẵn sàng chiến đấu mà chỉ là tàu ngầm Trung Quốc không biết mình bị “ngắm bắn” mà thôi.

Posted Image

Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên biển Hoa Đông

Nhật Bản và Trung Quốc vì ở trong một bối cảnh khác xa Mỹ với Trung Quốc nên Nhật Bản tố cáo nhưng không phải vì sợ, vì hoảng hốt (3 ngày sau khi xảy ra, Nhật Bản mới lên tiếng). Nhật Bản tố cáo để “bôi nhọ Trung Quốc” (như Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố ngược lại Nhật Bản), đặc biệt là để cho nhân dân Nhật Bản biết Trung Quốc đã, đang đe dọa sử dụng vũ lực với Nhật Bản.

Việc Trung Quốc đang có hành động “đe dọa sử dụng vũ lực” với Nhật Bản thì chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe không những thành lập Hội đồng an ninh quốc gia, sử dụng máy bay MV-22 “Osprey”… mà ngay cả thay đổi Hiến pháp hòa bình cũng gặp rất nhiều thuận lợi sắp tới. Trung Quốc chỉ có thể làm cho Nhật Bản “hung hăng” thêm mà thôi.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, tố cáo Trung Quốc “ngắm bắn” mình nhưng Nhật Bản đã làm cho Trung Quốc hay chính xác ra là giới quân sự Trung Quốc “toát mồ hôi lạnh”.

Tại sao Nhật Bản lại biết Trung Quốc “ngắm bắn” mình để tố cáo mà Trung Quốc lại không tố lại Nhật Bản trong khi chắc chắn là tàu khu trục của Nhật Bản cũng “chuẩn bị chiến đấu với mức độ cao nhất”, nghĩa là cũng “ngắm bắn” lại tàu khu trục của Trung Quốc?

Rõ ràng Nhật Bản biết Trung Quốc “ngắm bắn” mình qua tín hiệu chứ không phải là qua dấu hiệu. Chưa biết khoảng cách từ tàu khu trục Trung Quốc đến máy bay trực thăng Nhật Bản là bao nhiêu nhưng khoảng cách đến tàu khu trục Yudachi là chưa đầy 2 hải lý, khi Trung Quốc bật radar hỏa lực dẫn bắn là bị phát hiện.

Nhật Bản đã không úp mở cho rằng: “Tàu Yudachi đã bắt được sóng điện tử cao tần và các xung tín hiệu sử dụng radar điều khiển hỏa lực trên tàu Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã phân tích kỹ các thông số và khẳng định, đó hoàn toàn là radar hỏa lực chứ không phải radar thông thường như biện giải của Bắc Kinh”. Họ sẽ công bố một phần vì “bí mật an ninh quốc gia”.

Và đây là 2 vấn đề mà giới quân sự Trung Quốc phải làm rõ chứ không thể “phởn chí” như dân chúng của họ được.

Thứ nhất, tại sao Trung Quốc không biết được Nhật Bản cũng “ngắm bắn” mình? Nếu cho rằng tàu khu trục Yudachi của Nhật Bản sợ quá không dám hành động thì “con khỉ” Mỹ thần phục Trung Quốc chỉ trong nay mai thì quá là hoang tưởng.

Thứ hai là, khả năng phát hiện sự “ngắm bắn” của Nhật Bản ở khoảng cách bao nhiêu?

Vấn đề thứ nhất thì Trung Quốc đã phải nên tự nhận rằng nền công nghệ, kỹ thuật cao của mình đang còn đi sau Nhật Bản xa lắm. Người Trung Hoa có câu: “Chưa gặp quan tài chưa rơi lệ” nên đừng chủ quan về khả năng áp chế điện tử của Nhật Bản. Có một “cái gì đó” trang bị trên máy bay, tàu chiến Nhật Bản thuộc diện “bí mật quốc gia” mà khi radar hỏa lực của tàu chiến Trung Quốc bật lên là bị phát hiện liền.

Vấn đề thứ hai nếu không trả lời được thì có nghĩa tất cả các radar dẫn bắn trên tàu chiến của PLAN sẽ trở thành “đường dẫn” chính xác cho tên lửa Nhật Bản.

Đặc biệt nguy hiểm là nếu khoảng cách mà các tàu chiến Nhật Bản phát hiện khi các radar hỏa lực của các tàu tên lửa Trung Quốc sục sạo mục tiêu mà ngoài tầm hỏa lực thì coi như “Nhật Bản ở trong tối còn Trung Quốc ở ngoài sáng”, quyền ấn nút đầu tiên là của Nhật Bản.

Trong chiến tranh hiện đại, trên một khu vực tác chiến rộng (đại dương chẳng hạn) thì bên nào nhìn xa hơn, vũ khí chính xác hơn bên đó sẽ có rất nhiều lợi thế.

Đối đầu với Nhật Bản, hải quân Trung Quốc nếu không biết khả năng áp chế điện tử của Nhật Bản, chưa giải quyết triệt để 2 vấn đề trên thì không có một ưu thế nào hết nếu như không muốn nói chỉ là một gã khổng lồ cận thị mà thôi.

Như vậy thực tế ai răn đe ai trong vụ “ngắm bắn” này, Trung Quốc răn đe Nhật Bản hay ngược lại?

Trung Quốc tuyên bố: “Đừng ai coi thường sức mạnh quân sự Trung quốc” và theo đó chỉ cần 3 tàu khu trục tập trận thì đã “như một cái tát vào hàng xóm…” (THX), hàng chục cuộc tập trận mà tên lửa phóng vun vút dậy sóng Biển Đông, biển Hoa Đông…là hành động gì nếu như không phải là răn đe nhau, đe dọa nhau?

Còn Nhật Bản, một thông điệp cho Trung Quốc rất nghiêm khắc: Bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc hễ dùng radar hỏa lực là Nhật Bản phát hiện tức khắc. Trong chiến tranh hiện đại, đây chẳng phải là một sự răn đe khủng khiếp hay sao?.

Xem ra Trung Quốc khó có thể bước qua “lời nguyền” Nhật Bản.

Lê Ngọc Thống

================

Híc! Thật tội nghiệp cho họ - Từ nghèo khổ mới giàu lên cứ tưởng mình là "bố tướng". Chịu chơi thì đổ quân lên Điếu Ngư xác định chủ quyền đi.

Cứ la hét. Điếc cả tai!

Từ giờ đến tháng 4 Việt lịch, người Trung Quốc sẽ có dịp thể hiện ở Điếu Ngư/ Senkaku - nhanh thì ngay ngày mai - Hòa thưng Thích Thì Chiều bảo thế!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay