Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Mổ xẻ lỗi F-35, cường kích tàng hình Mỹ

Thứ Hai, ngày 4 tháng 2 năm 2013

(VTC News) - Mặc dù còn rất nhiều vấn đề và chi phí quá cao nhưng Lầu Năm Góc nhận ra rằng họ đã dấn thân vào vũng lầy F-35 và không có khả năng quay đầu lại.

Posted Image

Thậm chí, Lầu Năm Góc đã mô tả rằng, nếu các binh sĩ trên chiến trường thấy F-35 xuất hiện thì họ vẫn không đủ tự tin để ăn mừng như các chiến cơ trước đây của Mỹ

================================

Trước đây, một máy bay hiện đại bậc nhất của Hoa Kỳ, bị lỗi làm phi công ngạt thở, tôi đã xác định rằng: Họ sẽ khắc phục được. Bây giờ là những lỗi trong bài viết trên. Tôi xác định rằng: Hoa Kỳ sẽ khắc phục được không quá 6 tháng nữa. Nhanh thì ngày mai.

Nhưng tôi cần xác định rằng: Tất cả danh từ mô tả những khí tài chiến tranh, như: máy bay, tàu chiến, tên lửa...vv....hay nói rõ hơn là tất cả những khái niệm tương tự về khí tài chiến tranh đã xuất hiện từ 50 năm trước - dù hiện đại đến đâu - đều đã trở thành cổ điển. Sắp tới đây, người ta sẽ phải đưa ra những danh từ với khái niệm mới để định danh những khí tài chiến tranh, rất chi là "không giống ai".Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Đã dùng đến thuốc đặc trị rồi mà không chống được tham nhũng thì..."

Thứ năm 07/02/2013 07:03

(GDVN) - “Với quyết tâm chính trị của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và với đội ngũ cán bộ gồm nhiều Uỷ viên bộ chính trị, Uỷ viên trung ương Đảng với đủ cơ cấu thành phần như vậy, tôi tin chắc rằng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cùng với cơ quan thường trực là Ban Nội chính Trung ương dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư sẽ góp phần từng bước đẩy lùi được nạn tham nhũng”, TS. Đinh Xuân Thảo nói.

Để đẩy lùi tham nhũng cần thường xuyên, quyết liệt, công khai thông tin

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về công tác phòng, chống tham nhũng sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chính thức đi vào hoạt động, TS. Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội nói: “Trong quá trình xử lý một vụ án tham nhũng thông thường thì vai trò của các cơ quan tư pháp cũng như thanh tra là không thể thay thế.

Posted Image

S. Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội

Ở giai đoạn thanh tra có Thanh tra Chính phủ cũng như Thanh tra các Bộ, ban ngành thực hiện. Khi có dấu hiệu tham nhũng thì cơ quan điều tra sẽ vào cuộc, rồi tiếp đó là Viện Kiểm sát và Toà án Nhân dân tiến hành tuân theo các quy định về Luật Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đối với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thì đúng là không làm thay, không sa đà vào một vụ án cụ thể nào đó. Ban Chỉ đạo đúng nghĩa với chức năng là chỉ đạo các cơ quan hữu quan, cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tham nhũng”.

Bày tỏ sự tin tưởng vào cơ quan phòng, chống tham nhũng cao nhất này, ông Thảo nói: “Nhìn vào thành phần ta thấy có đầy đủ đại diện cho bên Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Tư pháp… với mục đích tăng sức mạnh, tăng tầm bao quát và hiệu lực chỉ đạo. Ban Chỉ đạo này tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương ban hành chủ trương chính sách hợp lý và sau đó Quốc hội thể chế hoá thành Luật rồi các cơ quan hành pháp, tư pháp thực hiện, làm tốt việc phòng, chống tham nhũng.

Với những vụ án lớn, phức tạp thì Ban Chỉ đạo sẽ có những định hướng chỉ đạo thích hợp để các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả. Còn những vụ tham nhũng nhỏ dưới địa phương và cơ sở thì sẽ do các cơ quan chức năng ở địa phương thực hiện. Dù ở địa phương không còn Ban Chỉ đạo trực thuộc UBND nữa, nhưng trách nhiệm được giao cho cấp uỷ Đảng theo dõi, phụ trách.

Như Tổng Bí thư đã yêu cầu: “Đối với những vụ án lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không sa vào xử lý từng vụ án cụ thể, không làm thay chức năng của cơ quan nhà nước; chỉ giám sát việc xử lý các vụ việc; phối hợp với các ngành, các cấp, đôn đốc làm đúng chức năng nhiệm vụ, theo quy định của pháp luật; cho định hướng chỉ đạo đối với một số vụ trọng điểm, phức tạp, để kéo dài, hoặc có ý kiến khác nhau...””.

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, trước đây theo quy định của luật, đã có Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, tuy nhiên phải sau đó một thời gian thì mới có cơ quan phòng chống tham nhũng ở địa phương. Như vậy, sự liên tục trong công tác điều hành đã bị thiếu lại thêm việc phối hợp không nhịp nhàng giữa bên Đảng và Chính quyền nên dẫn đến việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũ không phát huy hết sức mạnh của mình.

Posted Image

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng và Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Minh Thăng

Bày tỏ sự đồng tình với ý kiến cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là cuộc chiến cuối cùng đầy cam go mang tính chất quyết định, ông Thảo cho rằng: “Hiện nay, chúng ta đã dùng đến “thuốc đặc trị” rồi mà không chống được tham nhũng thì chắc là sẽ chẳng có cơ quan nào có thể làm được việc này nữa.

Tổng Bí thư đã nói rằng chúng ta phải quyết tâm làm cho bằng được, từng thành viên của Ban Chỉ đạo phải gương mẫu. Sự phối hợp giữa các thành viên phải chặt chẽ hơn và vai trò trách nhiệm của từng thành viên phải được thể hiện rõ. Tổng Bí thư cũng cho rằng không thể có một tổ chức mà khi ra đời đã xử lý hết ngay được nạn tham nhũng mà cần có thời gian”.

TS. Thảo cũng cho rằng: “Để nạn tham nhũng có thể được đẩy lùi, Ban Chỉ đạo phải làm việc tích cực, thường xuyên, quyết liệt, công khai thông tin. Chúng ta đã có bộ máy và có Ban chỉ đạo như vậy rồi thì bắt đầu chỉ đạo như thế nào, bắt đầu từ đâu, từ trên xuống hay từ dưới lên… Sau khi có kết quả thì công bố công khai kịp thời. Có như vậy thì mới tạo đà và khí thế cho quá trình làm việc tiếp theo.

“Chưa bao giờ chúng ta có lực lượng hùng hậu như thế”

Trước ý kiến cho rằng, khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ra đời dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư thì Ban này nên lật lại vụ án gây thất thoát lớn cho Ngân sách Nhà nước như vụ Vinashin và Vinalines, ông Thảo nói: “Việc xem xét các vụ án phải theo quy trình tố tụng.

Với những vụ án đã xử xong và khép lại rồi thì không lật lại. Về nguyên tắc pháp lý hình sự, một tội không xử hai lần. Trong quá trình xem xét những vụ việc khác, vụ việc phát sinh mà thấy có tình tiết mới, những người lien quan khác mà chưa xử lý thì vẫn xử lý bình thường”.

Ông Thảo nói tiếp: “Với quyết tâm chính trị của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và với đội ngũ cán bộ gồm nhiều Uỷ viên bộ chính trị, Uỷ viên trung ương Đảng với đủ cơ cấu thành phần như vậy, tôi tin chắc rằng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cùng với cơ quan thường trực là Ban Nội chính Trung ương dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư sẽ góp phần từng bước đẩy lùi được nạn tham nhũng.

Bày tỏ sự đồng tình với ý kiến cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là cuộc chiến cuối cùng đầy cam go mang tính chất quyết định, ông Thảo cho rằng: “Hiện nay, chúng ta đã dùng đến “thuốc đặc trị” rồi mà không chống được tham nhũng thì chắc là sẽ chẳng có cơ quan nào có thể làm được việc này nữa.

Tuấn Nam (thực hiện)

==========================

Bày tỏ sự đồng tình với ý kiến cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là cuộc chiến cuối cùng đầy cam go mang tính chất quyết định, ông Thảo cho rằng: “Hiện nay, chúng ta đã dùng đến “thuốc đặc trị” rồi mà không chống được tham nhũng thì chắc là sẽ chẳng có cơ quan nào có thể làm được việc này nữa.

Cho dù có thuốc thì cũng còn cần phương pháp điều trị. Híc! Cái này nói rồi, không nói nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới học giả diều hâu Trung Quốc lại hiến kế "giết gà dọa khỉ"

Thứ ba 22/01/2013 06:00

(GDVN) - Đới Húc nói thẳng ra rằng kế giết gà dọa khỉ ở đây thì "gà" chính là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam và khỉ không phải ai khác chính là Mỹ.

Nownews: Trung Quốc kêu gào khai chiến Senkaku chỉ là "võ mồm"

Hứa Kỳ Lượng: Trung Quốc sẵn sàng cho "chiến tranh bảo vệ chủ quyền"

Trung Quốc xây dựng trái phép khu nghỉ mát trên quần đảo Hoàng Sa Ngày 17/1 hãng Reuters đăng tải bài phân tích đặc biệt: "Giới diều hâu quân sự Trung Quốc khơi mào những cuộc tấn công" của David Lague nêu bật hiện tượng một vài năm gần đây trên các diễn đàn quân sự online, các kênh truyền thông Trung Quốc nổi lên một nhóm học giả quân sự đeo lon tướng tá đưa ra nhiều quan điểm hiếu chiến về tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước láng giềng.

Trung Quốc xây dựng dàn "hỏa lực mồm" tuyên truyền về biển đảo

Hiện tại Trung Quốc đang duy trì hoạt động của một nhóm khoảng 20 sĩ quan quân đội cấp tá, cấp tướng chuyên lên các diễn đàn, phương tiện truyền thông của Trung Quốc để “phân tích, bình luận” về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.

Posted ImageDàn "hỏa lực mồm" Trung Quốc, từ trái qua phải, trên xuống dưới: Doãn Trác, Dương Nghị, Kim Nhất Nam, La Viện, Trương Triệu Trung, tất cả đều mang lon Thiếu tướng/Chuẩn đô đốc hải quân

Nổi lên trong số này có thể kể tới Đới Húc – Đại tá không quân, La Viện – Thiếu tướng nghỉ hưu, Trương Thiệu Trung – Thiếu tướng, Doãn Trác – Thiếu tướng hải quân, Kim Nhất Nam – Thiếu tướng, Kiều Lương – Thiếu tướng không quân, Dương Nghị - Thiếu tướng hải quân nghỉ hưu, Nhiệm Hải Tuyền – Trung tướng…Những bài bình luận, phân tích của họ được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các ấn phẩm quân sự, các blog cá nhân cũng như các trang web chuyên phục vụ cho một nhóm người Trung Quốc quan tâm tới các đề tài quân sự, vũ khí, xung đột, tranh chấp với số lượng thành viên đang ngày càng tăng.

Bình luận, phân tích của nhóm học giả này khiến nhiều người Trung Quốc ngày càng tin vào sức mạnh quân sự của quốc gia mình thông qua hình ảnh các loại vũ khí mới bao gồm tàu chiến, xe tăng, tên lửa, máy bay tấn công của PLA, đặc biệt là các tình huống chiến tranh Trung – Mỹ cũng như giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực được lôi ra mổ xẻ.

Nhóm học giả diều hâu lại hiến kế "giết gà dọa khỉ"

Đới Húc, Đại tá Không quân trở thành “chuyên gia” nổi tiếng trong lĩnh vực vũ khí quân sự cho rằng để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Hoa Đông và Biển Đông, PLA chỉ cần tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, thần tốc giống như cuộc chiến biên giới Trung - Ấn năm 1962 sẽ “mang lại hòa bình lâu dài”. Theo viên Đại tá này, sẽ không có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Mỹ chỉ vì những vấn đề lãnh thổ.

Posted Image

Đới Húc, Đại tá không quân tung kế "giết gà dọa khỉ"

“Chúng tôi thấy rằng Hoa Kỳ chỉ đang lừa bịp trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc nên nhân cơ hội này để đối phó với những hành động khiêu khích trống rỗng bằng một hành động thực sự”, Đới Húc viết trong một bài bình luận đăng ngày 28/8/2012 trên Thời báo Hoàn Cầu, phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo.Cũng trong bài báo này, Đới Húc nói thẳng ra rằng kế giết gà dọa khỉ ở đây thì "gà" chính là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam và khỉ không phải ai khác chính là Mỹ. Với giọng điệu hiếu chiến và xấc xược, Đới Húc lý luận rằng, chỉ cần tấn công một trong 3 nước này thì các bên còn lại sẽ "lập tức ngoan ngoãn" ngay.

Mấy ngày qua, trước bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Hoa Đông và Biển Đông có dấu hiệu leo thang, dàn “hỏa lực mồm” này lại bắt đầu hoạt động mạnh trở lại sau tín hiệu bật đèn xanh từ giới chức Trung Quốc (Điều lệ huấn luyện tác chiến quân đội Trung Quốc năm 2013 của Bộ Tổng tham mưu PLA và phát biểu của Hứa Kỳ Lượng – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương).

Ngày 19/1, trên tờ Quân giải phóng và Nhân Dân nhật báo Trung Quốc, Kim Nhất Nam, Phó chủ nhiệm khoa Nghiên cứu chiến lược, đại học Quốc phòng Trung Quốc, học hàm Giáo sư, lon Thiếu tướng kêu gọi binh lính Trung Quốc hãy chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn để kiểm soát một cuộc chiến quy mô nhỏ và các đơn vị chủ lực "luôn có một kế hoạch sẵn sàng cho chiến tranh".

Hôm Chủ nhật Chủ nhật 20/1 trong một buổi hội thảo, Dương Nghị, một viên Thiếu tướng về hưu, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược đại học Quốc phòng Trung Quốc phát biểu: "Đối với bất cứ quốc gia nào có hành vi làm tổn hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc, chúng ta sẽ phải kiên quyết phản kích tự vệ, các biện pháp phản ứng phải dứt khoát, nhanh chóng và gọn gàng."

La Viện, Thiếu tướng quân đội đã nghỉ hưu và là thành viên của Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong bộ quân phục với lon Thiếu tướng của mình trên truyền hình cũng như các bàn tròn online giao lưu trực tuyến về các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với rất nhiều phát biểu cứng rắn và hiếu chiến.

Theo “gợi ý” của La Viện, Trung Quốc và Đài Loan nên phái hàng trăm tàu thuyền đánh cá ra nhóm đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư cũng như khu vực Biển Đông để tạo ra một cuộc chiến tranh “nhân dân” trên biển. “Máy bay Trung Quốc có thể đánh bom đảo vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu còn Đài Loan khởi động các cuộc tấn công vào thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy.”

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, La Viện nói với Reuters từ Bắc Kinh, phàm đã là quân nhân Trung Quốc thì đều phải “diều hâu”. La Viện cho rằng, nguy cơ xung đột trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trong năm 2013 là khá cao bởi các bên tranh chấp đều chạy đua trong việc hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền và triển khai lực lượng.

Đón đọc phần 2: “Hỏa lực mồm” – 1 mũi tên nhiều đích và hệ lụy gậy ông đập lưng ông

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy

==================

Trước đây thì Trung Quốc coi Đế Quốc Mỹ là "Con hổ giấy". Sau tiệc rượu Mao Đài ở Thiên An Môn thì thành con hổ thật. Liên Xô sụp đổ . Bây giờ Đế quốc Mỹ là "con khỉ". Sau khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc thì chẳng còn con nào.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sĩ quan Mỹ: Trung Quốc lấy mạnh hiếp yếu, bịa đặt bằng chứng lịch sử

Thứ năm 07/02/2013 06:49

(GDVN) - Quan chức tình báo cấp cao nhất của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã bịa đặt chứng cứ lịch sử để bành trướng lãnh thổ.

Posted Image

James Fanell - Phó Tham mưu trưởng Phòng tác chiến thông tin và tình báo Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Mỹ

Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc vừa có bài viết dẫn nguồn tin tờ “Sydney Morning Herald” Australia cho biết, thượng tá James Fanell, phó Tham mưu trưởng Phòng tác chiến thông tin và tình báo – Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc “lấy mạnh hiếp yếu” ở vùng biển quốc tế, cho rằng dã tâm của Trung Quốc là bắn chìm tàu chiến Mỹ và đoạt lấy quyền kiểm soát vùng biển của các nước láng giềng.

James Fanell đã đưa ra tuyên bố trên tại một hội nghị được Học viện Hải quân Mỹ tổ chức tại San Diego gần đây. Ông cảnh báo, Trung Quốc thông qua ức hiếp đối thủ phô trương “tính xâm lược”, đã trở thành mối đe dọa hàng đầu.

Ông còn cho rằng, Trung Quốc bịa đặt bằng chứng lịch sử, lấy đó làm căn cứ để đòi hỏi chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Đông và biển Hoa Đông. Theo Fanell, những vùng biển mà Trung Quốc đang tìm mọi cách đoạt lấy chưa từng được bất cứ chính quyền nào của Trung Quốc quản lý và kiểm soát trong 5.000 năm qua.

Nói về Hải quân Trung Quốc, ông Fanell cho rằng, “Trung Quốc bành trướng/mở rộng ra đại dương là nhằm đối đầu với Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang vươn ra biển cả, học cách tiến hành chiến tranh trên biển. Không còn nghi ngờ gì nữa, Hải quân Trung Quốc đang tập trung vào tác chiến trên biển, bắn chìm hạm đội của đối phương”.

“Tàu hải giám Trung Quốc đang hoạt động ở các vùng biển mà họ tự coi là của mình, nếu bạn mở bản đồ ra, bạn sẽ thấy những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đã tiến sát bờ biển của các nước láng giềng, đó là ‘đường chín đoạn’ (đường lưỡi bò bất hợp pháp), thậm chí cả biển Hoa Đông”.

Posted Image

Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc được giao nhiệm vụ tác chiến ở biển Đông

James Fanell nhấn mạnh, Trung Quốc đang cưỡng bức chiếm đoạt tài nguyên trên biển của các nước láng giềng, đầy thái độ bành trướng đối với láng giềng. “Của tôi là của tôi, chúng tôi muốn cùng các anh nói gì là của các anh”.

Ông cho rằng: “Tàu hải giám không có nhiệm vụ gì khác ngoài gây phiền phức cho các nước khác, phục vụ cho đòi hỏi chủ quyền bành trướng của Trung Quốc… Hải giám Trung Quốc là một tổ chức gây rối chủ quyền biển hoàn toàn. Theo tôi, với vỏ bọc lịch sử hàng hải, Trung Quốc đang cố tình cướp đoạt quyền lợi biển của các nước láng giềng”. Fanell còn đánh giá, Hải quân Trung Quốc đã phát triển thành một đội quân “có khả năng chiến đấu”.

Theo bài báo, Fanell là quan chức tình báo cấp cao nhất của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Điều này có nghĩa là, ông có thể bày mưu hiến kế cho các nhà hoạch định chính sách Quân đội Mỹ về khả năng và chiến lược quân sự của Trung Quốc.

Posted Image

Hạm đội Nam Hải điều tàu chiến tới "tuần tra" ở vùng biển bãi cạn Scarborough, gây lo ngại cho các nước láng giềng.

Tuy nhiên, Sam Roggeveen, học giả Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Australia cho rằng, phát biểu của James Fanell không đại diện cho quan điểm của Chính phủ Mỹ, Washington cũng có thể phủ nhận điều này, nhưng một sĩ quan cấp cao tuyên bố như vậy vẫn là một “tin xấu”. Roggeveen cảnh báo, quân Mỹ có thể đang quá “bi quan” về việc đối thoại với Trung Quốc.

Tờ “Sydney Moring Herald” bình luận, cuộc khẩu chiến giữa Trung-Mỹ leo thang đã phản ánh cuộc cạnh tranh giữa hai nước tại khu vực ngày càng trầm trọng và nguy hiểm. Điều này làm cho các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Australia, nước không muốn đối đầu với ai, cảm thấy đau đầu.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc quần nhau với tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Posted Image

Trung Quốc tổ chức diễn tập đổ bộ đoạt đảo trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn báo Phương Đông, Trung Quốc ngày 1/2/2013).

Posted Image

Tàu chiến của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc ở vùng biển bãi cạn Scarborough

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Việt Dũng

====================

Theo Fanell, những vùng biển mà Trung Quốc đang tìm mọi cách đoạt lấy chưa từng được bất cứ chính quyền nào của Trung Quốc quản lý và kiểm soát trong 5.000 năm qua.

Vị tướng này có nhắc tới con số thời gian 5000 năm liên quan tới lịch sử Đông phương. Nếu ông ta mạnh dạn hơn tý nữa mà xác định rằng: Chính người Việt - một nền văn minh huyền vĩ ở Đông phương từ 5000 năm trước là chủ thể của tất cả các vùng biển đảo tranh chấp hiện nay và cả Nam Dương tử thì chắc chắn Thiên Sứ tôi rất có cảm tình với nước Mỹ.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc sẵn sàng đánh đòn phủ đầu Bình Nhưỡng

Cập nhật lúc 09:48, 07/02/2013

"Nếu Bình Nhưỡng cho thấy ý định rõ ràng sử dụng vũ khí hạt nhân, tốt nhất là chủ động đánh đòn phủ đầu để thoát khỏi nó chứ không phải để bị tấn công", vị tướng Hàn Quốc cho biết

Hãng thông tấn Yonhap ngày 6/2 đưa tin, các chỉ huy cấp cao quân đội Hàn Quốc cho biết ngày hôm qua 6/2 rằng quân đội nước này đã sẵn sàng đánh đòn phủ đầu chống lại vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên với quy mô của một cuộc chiến tranh đầy đủ nếu thấy dấu hiệu Bình Nhưỡng có thể tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Phát biểu đánh đòn phủ đầu được đưa ra bởi tướng Jung Seung-jo, Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc phát biểu trong cuộc họp Ủy ban Quốc phòng Hàn Quốc được Quốc hội triệu tập do những căng thẳng leo thang liên tục trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm hạt nhân để "trả đũa" các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Posted Image

Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc, tướng Jong Seung-jo

"Nếu Bình Nhưỡng cho thấy ý định rõ ràng sử dụng vũ khí hạt nhân, tốt nhất là chủ động đánh đòn phủ đầu để thoát khỏi nó chứ không phải để bị tấn công", vị tướng này cho biết sau khi Bình Nhưỡng lên tiếng dọa nạt mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên tướng Jong Seung-jo cũng cho biết hiện tại quân đội Hàn Quốc "không có một kế hoạch tác chiến tiêu diệt căn cứ thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng", nhưng ông sẽ đưa ra quyết định tùy theo sự phát triển của tình hình.

Về các loại vật liệu phân hạch, ông Jong Seung-jo cho biết Bắc Triều Tiên có khả năng cho phát nổ một "vũ khí phân hạch nâng cao", một quả bom nhỏ hơn và tinh vi hơn đầu đạn hạt nhân, đồng thời bác bỏ những đồn đoán cho rằng Bắc Triều Tiên sẽ thử nghiệm một quả bom Hydro.

"Các chuyên gia nói rằng quả bom của Triều Tiên đã đạt đến mức độ một quả bom Hydro hoàn chỉnh", tướng Jung Seung-jo nói, "chúng tôi không loại trừ khả năng miền Bắc sẽ thử nghiệm một vũ khi hạt nhân được làm giàu đáng kể."

Vụ thử hạt nhân lần 3 của Triều Tiên gây lo ngại đặc biệt bởi trước đó Bình Nhưỡng đã bắn thử thành công một tên lửa tầm xa hôm 12/12 năm ngoái, nó có thể đe dọa trực tiếp đến các nước láng giềng cũng như Mỹ một khi nó được lắp đầu đạn hạt nhân.

Theo GDVN/ Yonhap

=================

Híc! Đúng là Thiên Địa rung rinh cả.

Ma đưa lối, quđưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những can thiệp vô ích

Ala Phan

October 5, 2011

Sau khi đã hết vốn chánh trị để có thể tung ra gói kích cầu nào khác (QE 3), hai ông Obama và Bernanke dùng một tên mới là “gói giúp việc làm” với 450 tỷ dollars và “gói chuyển đổi trái phiếu” (Operation Twist) với 400 tỷ dollars để cố hồi sinh kinh tế Mỹ. Dĩ nhiên, hai ông phải in thêm tiền hay vay mượn. Sang năm, không những vốn chánh trị của hai ông và đảng Dân Chủ sẽ hết, mà công nợ và sự sụt giá của đồng dollar sẽ gây thêm tác hại cho vận hành kinh tế của Mỹ và toàn cầu qua lạm phát. Hai ông không thể chấp nhận một cuộc suy thoái kinh tế nào, cho dù đó là định luật của thiên nhiên. Khi vay thì phải trả, khi tiêu xài tưng bừng không sản xuất thì phải chấp nhận một suy đồi về tăng trưởng để bắt đầu lại. Tại sao thiên nhiên có bốn mùa, tại sao mọi người vẫn vui với mùa thu lá vàng, với mùa đông tuyết lạnh, vì họ biết rằng tiếp theo là mùa xuân của lá xanh và chồi lộc. Tôi tin rằng hai ông sẽ thất bại như trong hai lẩn trước khi ban hành QE 1 và QE2. Kinh tế sẽ được tác động trong vài ba tháng, rồi thị trường và luật tự nhiên sẽ kéo dài thêm suy thoái, mổi lần xấu hơn một chút.

Giống như những đứa trẻ vừa lớn, chính trị gia luôn thích quậy phá, sửa đổi và hiếu động. Chúng không bao giờ chấp nhận ngồi yên cho tình thế tự biến đổi hay cho người lớn chút yên nghĩ để lo liệu công việc của riêng họ. Chúng phải suy nghĩ để đẻ ra những trò chơi liên tục, ngang ngược và nguy hiểm, cho chúng và mọi người khác.

Vừa rồi một anh sinh viên Việt soạn luận án Tiến Sĩ ở Úc xin gặp tôi vài giờ để bàn thảo và phản biện cho đề tài nghiên cứu. Anh đang cố gắng chứng minh là mức thu nhập của người dân (GDP per capita) có tỷ lệ nghịch với những can thiệp của chánh phủ vào vận hành kinh tế tài chánh. Số liệu cho thấy ở những nước mà chánh phủ biết tiết kiệm tối đa về ngân sách và ít dính líu đến các hoạt động của thị trường, cũng như ít quyền lực về mặt kiểm soát, điều hành; thì người dân ở các quốc gia đó có mức sống khả quan nhất. Hai nền kinh tế tiêu biểu cho giả thuyết này là Thụy Sĩ và Hồng Kông. Ngược lại, 2 quốc gia ma người dân phải lãnh búa rìu nặng nề nhất là Bắc Triều Tiên và Zimbabwe.

Ngay cả một ông Tổng Thống Mỹ (Reagan) cũng phải công nhận, “ Chánh sách của các chánh phủ với nền kinh tế có thể tóm lược như sau: nếu chúng (các doanh nghiệp) sống, thì bắt đóng thuế; nếu chúng sống mạnh, thì phải kiểm soát; mạnh quá thì phải cấm; và nếu chúng không sống nỗi, thì hỗ trợ chúng”. Thử tưởng tượng chúng ta đối xử với những người thân yêu của chúng ta theo phương thức vừa kể. Khi con cái khỏe mạnh thì làm đủ chuyện để tạo gánh nặng làm cho chúng yếu hơn. Còn với những người bệnh hoạn kiệt lực thì cố gắng “không cho phép” họ chết. Tóm lại, xã hội sẽ đẩy những xác chết biết đi (zombies). Và với một nền kinh tế đầy những ngân hàng zombies, những công ty sản xuất zombies, những quan chức zombies… thì tương lai nào cho thế hệ trẻ hiện nay?

Tôi nhớ đến một hội thảo ở Ấn Độ khi tôi đề nghị với ngài Thứ Trưởng Kế Hoạch Ấn là nên sa thải 50% công chức và tăng lương cho 50% nhân viên còn lại. Họ sẽ bận rộn với công việc hơn, có tiền nhiều hơn; do đó, họ sẽ không còn thì giờ để nặn đẻ ra những quyết định, văn kiện sách nhiễu người làm kinh tế tư nhân. Đây sẽ là một gói kích cầu lớn nhất của mọi thời đại trên thế giới. Tôi rất sợ những quan chức rãnh rỗi thì giờ, ngồi nghĩ ra đủ cách để “cứu” dân, nhất là sau khi ngà ngà trên bàn nhậu.

Tệ hại hơn các giải pháp cứu dân là lời kêu gọi để chính phủ tự kinh doanh để kiếm tiền dùm cho dân. Đây là căn bản của lý thuyết “quốc hữu hóa” các tài sản của tư nhân thành xí nghiệp quốc doanh, vì chánh phủ quản lý thì tiền không chạy vào túi các tên tư bản ích kỷ. Thông điệp này rất được cử tri Âu Mỹ ưa chuộng vì phần lớn dân nghèo đều hoang tưởng rằng đồng tiền này sẽ thực sự chạy vào túi mình. Chắc chắn họ sẽ thất vọng khi nhận ra là nó luôn luôn chạy vào túi người khác.

Năm 1945, ông Attlee lên thay ông Churchill làm Thủ tướng nước Anh sau khi vận động thắng cử với tiêu đề hãy “quốc hữu hóa” trên toàn diện nền kinh tế, nhất các công ty lớn. Sau cuộc họp phê chuẩn của quốc hội, ông Attlee tình cờ gặp lại ông Churchill trong phòng vệ sinh. Đang đi tiểu, ông Churchill bỗng dời chổ ra xa khi ông Attlee vừa đến đứng cạnh ông. “Tại sao, ông có điều gì thù ghét tôi chăng?” Churchill nói, “ Hoàn toàn không. Tôi chỉ sợ ông thấy cái kích thước của #### tôi, ông lại đòi quốc hữu hóa thì phiền lắm”.

Lúc còn là sinh viên năm thứ 3 của đại học, năm 1966, tôi và 2 người bạn Tàu làm “ta ba lô” du lịch Bắc Âu. Ấn tượng nhất trong chuyến lữ hành qua 4 nước là một buổi sáng mùa hè, chúng tôi lấy chiếc xe điện để đến Christiania ở Copenhagen, Đan Mạch. Giờ đi làm, xe khá đông, không còn chỗ ngồi và chúng tôi phải đứng.

Cạnh tôi là một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, xách cặp đội nón, phong cách thường thấy ở những anh quản lý kế toán chuyên nghiệp. Mặt đẹp trai, nụ cười đôn hậu và có vẻ như quen biết nhiều người trên xe vì những cái gật đầu chào hỏi “godmorgen” liên tiếp. Ông ta cũng quay nói “hello” với tôi và tôi cũng “hello” lại dù không biết ông ta là ai. Sau khi rời xe điện, tôi quay hỏi người bạn Đan Mạch đi cùng. Anh ta nhún vai, “Ồ, đó là Ông Otto, Thủ Tướng, đang trên đường đi làm”. Tôi ngạc nhiên, tròn mắt và anh ta hỏi lại tôi, tại sao, “Ông ta cũng phải đi làm mỗi ngày như mọi người, có gì là lạ?” Thì ra, đây là chuyện bình thường ở xứ sở này. Một ông công chức, dù cao cấp, vẫn leo lên chiếc xe điện, như những cư dân Hà Nội leo lên chiếc xe buýt để đến sở làm. Hết chỗ ngồi thì cũng phải đứng như mọi người khác.

Dù còn trẻ và rất ngu dốt về chuyện chính trị, tôi cũng mường tượng trong cách hành xử của ông Thủ Tướng đó có cái gì tương quan đến việc tại sao người Đan Mạch có mức sống cao nhất thế giới và một văn hóa sống thông minh đương đại. Còn những quốc gia phải chi trả cả chục triệu đô la mỗi năm chỉ để tạo sĩ diện cho một vài ông lãnh đạo thường là những quốc gia có những chính trị gia thích xen vào kinh tế và hành dân. Điển hình là nước Mỹ của tôi và các nuớc nghèo khổ ở Phi Châu.

(Bài đã đăng trên Tạp Chí Doanh Nhân số 89 ngày 3 tháng 10 năm 2011)

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan đã xuất bản 7 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các quốc gia mới nổi. Ông tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

======================

Posted Image

Những người thông minh thì hay hài hước. Bài này rất hài.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ công bố báo cáo tiềm năng dầu khí Biển Đông khiến Trung Quốc mờ mắt

Chủ nhật 10/02/2013 06:41

(GDVN) - EIA cũng cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết các nguồn tài nguyên dầu khí Biển Đông tập trung ở khu vực Bãi Cỏ Rong, phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), nơi cả Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.

Philippines: Trung Quốc không phải là láng giềng tốt!

Trung Quốc sẽ "tuần tra toàn diện" Biển Đông

3 tàu chiến Trung Quốc diễn tập "trục xuất tàu nước ngoài" ở Trường Sa

Tàu chiến, máy bay Trung Quốc diễn tập ứng cứu khẩn cấp trên Biển Đông

Yomiuri: Bắc Kinh đang biến Biển Đông, Hoa Đông thành biển Trung Quốc

Posted Image

Dàn khoan, tàu khai thác dầu khí Trung Quốc kéo ra Biển Đông (ảnh: Vượng báo Đài Loan)

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 9/2 đưa tin, Washington vừa công bố một bản báo cáo cho hay Biển Đông có tiềm năng rất lớn về nguồn nhiên liệu dầu khí, đặc biệt là khu vực đang có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia.

Theo Cục Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Biển Đông iện có khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.

Mỹ cũng trích dẫn một báo cáo của công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) hồi tháng 11 năm ngoái cho hay, Biển Đông có khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên trong số các nguồn tài nguyên chưa khám phá ở Biển Đông, tuy nhiên các nghiên cứu bổ sung của các tổ chức độc lập khác không xác nhận con số này.

Ngoài dầu khí, Biển Đông còn là một tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và tấp nập trải dài từ eo biển Malacca ở phía Tây Nam cho tới eo biển Đài Loan ở phía Đông Bắc. Đây là nơi có nguồn tài nguyên phong phú và có tầm quan trọng chiến lược, vị trí địa chính trị quan trọng.

Báo cáo của EIA cũng cho biết lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở các nước châu Á tăng 3,9% mỗi năm và dự kiến sẽ tăng từ 10% tổng lượng tiêu thụ khí đốt của thế giới năm 2008 lên 19% vào năm 2035.

Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 43% trong số tăng trưởng này, đặc biệt là với mục tiêu đầy tham vọng tăng tỷ lệ dự trữ khí đốt thiên nhiên từ 3% đến 10% vào năm 2020.

Quần đảo Trường Sa là nơi được cho là có trữ lượng khí đốt khoảng 100 tỷ feet khối, nhưng không có số liệu nào chứng minh trước đó. Tuy nhiên theo số liệu khảo sát của ngành địa chất Mỹ, khu vực này ước tính có khoảng 2,5 tỉ thùng dầu và 25,5 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên chưa được khám phá.

Bản báo cáo của EIA cũng cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết các nguồn tài nguyên dầu khí Biển Đông tập trung ở khu vực Bãi Cỏ Rong, phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), nơi cả Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.

Trong khi đó khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV) hầu như không phát hiện thấy khả năng có dầu mỏ hoặc khí đốt.

Biển Đông được cho là có trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào hơn dầu khí nên các công ty khai thác sẽ phải xây dựng hệ thống ống dưới biển khá đắt tiền để có thể thu được lượng khí đốt dồi dào này.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hồng Thủy (Nguồn: CNA)

=====================

Ngày xưa, các cụ nhà ta đốt đèn dầu thực vật, leo lét trên tường. Ấy mà là cũng phải thuộc "giai cấp quý tộc" mới có điều kiện đó. Còn dân đen thì thôi, các cụ cứ gọi là "ngủ thầm".Bây giờ đèn điện sáng choang, ngay cả phó thường dân cũng vậy. Ấy là do cái tri thức khoa học mà ra, gọi là năng lưng điện vậy. Nhìn lại các cụ quí sờ tộc ngày xưa thấy mà thương vì sự vất vả.

Chvài chục, hoặc khoảng 100 năm trở lại đây, cũng do cái tri thức khoa học, người ta dùng một thứ năng lượng mới. Ấy là năng lượng từ trường. Ngày ấy nhìn lại mấy thằng đi kiếm dầu về đốt thấy mà thương.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Hoàng Tụy: Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách

Cập nhật lúc 08:52, 10/02/2013

(ĐVO) - Đại hội Đảng lần thứ XI đã có chủ trương phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, năm 2013 là năm bản lề xây dựng đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện”. Trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 12/2012, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thẳng thắn thừa nhận những yếu kém của ngành giáo dục. Ông thông báo rằng Bộ Giáo dục đã thành lập Ban đổi mới chương trình - SGK phổ thông. Tuy nhiên, GS Hoàng Tụy - nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam đặt vấn đề, nếu không cải cách giáo dục triệt để, không thống nhất được triết lý giáo dục mà vội vàng in SGK mới thì chỉ vài năm sau lại phải thay mới.

Ra quy định để chống Tây hóa trẻ Việt?

Những sai phạm của Quyền Hiệu trưởng trường Trung cấp KT-CN GTVT

Bà Nguyễn Thị Bình:Yếu kém căn bản của nền giáo dục là...

Đảo ngược quy trình PV: - Thưa Giáo sư Hoàng Tụy, Bộ Giáo dục đã thành lập Ban “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” với nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đã đặt một dấu hỏi lớn nghi ngờ về sự thành công của lần đổi mới này. Giáo sư có suy nghĩ gì trước sự kiện này?

GS Hoàng Tụy: - Theo tôi, chưa cải cách giáo dục mà bàn tới thay đổi SGK là làm ngược. Trong cải cách giáo dục thì chương trình là một phần nội dung rất quan trọng. Cần phải có một chương trình thống nhất từ lớp 1 tới lớp 12, còn như hiện nay mỗi năm lại cắt chỗ này, thay chỗ khác, nhưng thực chất là không làm thay đổi bản chất của vấn đề.

Đã không thay đổi được bản chất của vấn đề thì đương nhiên sách giáo khoa phải in đi in lại, mà như vậy thì vô cùng lãng phí. Dù là tiền từ nguồn nào thì suy cho cùng cũng là của nhân dân, cho nên lãng phí một đồng cũng không được phép.

Hiện nay, chương trình được thiết kế hết lớp 12 rồi học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng, năm nào cũng tổ chức mấy kỳ thi lớn như vậy, gây lãng phí tiền của của nhân dân và đất nước, nhưng hiệu quả đào tạo và sử dụng thì rất kém. Tại sao lại như vậy? Thực chất không chỉ ở nước ta mà các nước khác trên thế giới họ cũng luôn cần một lực lượng lao động là những người thợ kỹ thuật, là nhu cầu thực của xã hội nhưng ta lại không chú trọng đào tạo.

Chúng tôi đã từng đề nghị xây dựng chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9 là hết giai đoạn cung cấp văn hóa phổ thông cần thiết, và cái đó sẽ tiến đến chỗ phổ cập. Còn với chương trình THPT thì chọn 1/3 học sinhtốt nghiệp THCS có thành tích học tập cao vào học, và những em này hướng vào đại học. Còn lại 2/3 học sinh theo hướng vừa học kiến thức phổ thông căn bản, vừa hướng nghiệp.

Như vậy sau khi tốt nghiệp, học sinh muốn học đại học, cao đẳng thì có thể thi tiếp, nếu không thì sau 3 năm học PTTH, các em đã có nghề để tự lập, đi làm việc. Hiện nay, rất nhiều gia đình khó khăn, nhiều em chỉ muốn học hết phổ thông là ra đời kiếm sống, rồi sau này mới học tiếp thì cách làm như tôi vừa nói ở trên sẽ tạo được điều kiện ấy, mà nó cũng phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông phải khác hẳn, và phải làm như vậy thì mới giải quyết được tình trạng “nút cổ chai” hiện nay là sau 12 năm thì 1/3 vào đại học, cao đẳng, còn 2/3 thì bơ vơ, ra đời mới bắt đầu đi học nghề, rất mất thời gian, tốn kém tiền bạc của gia đình và tiền của Nhà nước. Nhiều em học thêm một năm nữa rồi thi tiếp đại học, cao đẳng, nhưng có em đỗ, có em không, rồi cũng phải quay lại học nghề, như thế rất lãng phí.

Posted Image

Giáo sư Hoàng Tụy (Ảnh: Xuân Trung)

PV: - Vậy ta phải phân loại học sinh thế nào để chia làm hai nhánh như trên, thưa Giáo sư?

GS Hoàng Tụy: - Theo tôi là có thể tuyển dựa trên học bạ, kết hợp với phỏng vấn. Quá trình học tập sẽ sàng lọc rất rõ năng lực của từng em, chỉ cần các giáo viên đánh giá và làm việc công tâm là mọi việc đâu vào đấy. Việc chia nhánh học sinh như tôi vừa đề cập ở Singapore người ta đã làm nhiều năm nay rồi, ở nhiều nước tiên tiến cũng áp dụng như vậy. Xin nhắc lại rằng đó là nhu cầu thực của xã hội, chứ không phải nhồi nhét kiến thức rồi sau 12 năm thì đẩy hết ra xã hội, trở thành gánh nặng của đất nước.

PV: - Tuy chưa đổi mới, cải cách giáo dục toàn diện và triệt để, nhưng thực tế thì Bộ Giáo dục vẫn đang tính tới chuyện thay mới SGK, cho dù Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thừa nhận đang thiếu một tổng chủ biên. Như vậy, với lần đổi mới SGK này sẽ lại một lần nữa chứng kiến sự tốn kém nhiều tỷ đồng. Quan điểm của GS về vấn đề này thế nào?

GS Hoàng Tụy: - Chưa có một chương trình mới thực sự căn bản và toàn diện cho giáo dục, nhưng lãnh đạo của Bộ cũng vẫn đang phải chịu nhiều áp lực, và áp lực ấy đến từ chính chương trình hiện tại. Có thể nói rằng, chương trình hiện nay đang dạy cho học sinh phổ thông đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập rồi, cho nên người ta bàn chuyện thay đổi SGK là để sửa lại những gì đang bị cho là bất hợp lý ở thời điểm hiện tại.

Tất nhiên làm như thế này thì sẽ vô cùng lãng phí, bởi vì chưa xác định được hướng đi nào cho phù hợp, chương trình nào là phù hợp, là chuẩn mực mà đã in lại SGK thì vài năm sau sẽ lại nảy sinh bất cập, lại nảy sinh các lỗi này lỗi khác… thế rồi lại bàn tính đến chuyện thay sách. Cứ như vậy, tiền tỷ đội nón ra đi, trong khi cái gốc là cải cách giáo dục thì không thực hiện.

Lẽ ra Trung ương phải ra được nghị quyết về vấn đề này, phải định hướng rõ triết lý giáo dục, phương hướng, nhiệm vụ ra sao rồi mới trên cơ sở đó viết SGK. Triết lý giáo dục là vô cùng quan trọng, bởi đó là tư tưởng xuyên suốt cho các cuốn sách. Nhưng chưa thống nhất tư tưởng đã viết sách rồi là không đúng, là làm ngược.

Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ khẩn cấp

PV: - GS có cho rằng, SGK hiện nay quá nặng tính hàn lâm, không sát với thực tế đời sống?

GS Hoàng Tụy: - Các nhà lãnh đạo của ta thì mong muốn vừa dạy chữ vừa dạy người, nhưng không ai nói rõ là dạy người như thế nào cả. Dạy người nhưng vẫn cứ theo cái nếp của ngày xa xưa, cho nên xã hội hiện nay bị rối loạn lên, đạo đức suy đồi, rất nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra ở lứa tuổi học trò.

Điều đó cho thấy cách dạy người của ta đang rất thiển cận, trẻ em còn nhỏ nhưng đã nhồi nhét vào đầu chúng thế này thế khác, nói lý thuyết thì rất hay, nhưng ra thực tế xã hội lại hoàn toàn ngược lại. Ấy là vì chúng không được dạy các kỹ năng sống, những điều gần gũi với cuộc sống, mà chỉ có lý thuyết suông, cuối cùng học sinh chỉ học được cái giả dối… Tất cả những điều ấy thuộc về triết lý giáo dục, mà tới giờ vẫn chưa xác định được, chưa định hướng được thì bàn viết SGK mới làm gì?

Hiện nay, đất nước đang đứng trước thực trạng đáng buồn, xã hội nhiễu nhương, văn hóa suy đồi, kinh tế suy thoái. Chưa bao giờ như bây giờ cuộc sống bức bách đòi hỏi phải cải cách giáo dục, coi đó là điều kiện sống còn của dân tộc. Cứu nước giờ đây có nhiều việc khẩn cấp phải làm, trong đó chấn hưng giáo dục là một trong những nhiệm vụ khẩn cấp.

Giáo dục là một hệ thống phức tạp đang bị khủng hoảng trầm trọng. Muốn cứu nó phải tìm cho ra căn bệnh gì là gốc đang tàn phá nó, ngấm ngầm nhưng khốc liệt, thì mới mong chữa chạy được và mở ra được con đường mới cho nó. Bằng không, hết cải tiến lại cải lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, đổi đi đổi lại chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của nhân dân mà rốt cục quay về điểm xuất phát. Điển hình như cái vòng xoay trong việc chống tiêu cực thi cử, chống bệnh thành tích mà ai cũng đã biết.

Từ hàng chục năm qua, nhiều chuyên gia giáo dục đã liên tục cảnh báo: Giáo dục của ta không chỉ lạc hậu (ai cũng thấy) mà nguy hiểm hơn là nó còn đang bị xa dần con đường chung của nhân loại, phát triển lạc điệu với thế giới văn minh. Khi đã đi lạc đường, phát triển lạc điệu thì làm sao đuổi kịp người ta được nữa, làm sao có thể hội nhập với bạn bè thế giới được.

Trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta không thể đảo ngược các giá trị, nước nào không nhanh chóng thay đổi để hội nhập, không thích nghi được thì sẽ bị cô lập. Tình hình giáo dục của chúng ta hiện nay quả thực rất nguy cấp, nếu không sớm tỉnh ngộ thì sẽ tiếp tục tụt hậu… “chết lâm sàng” rồi bị đào thải.

Có thể khẳng định khuyết tật cấu trúc, lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục là nguyên nhân sâu xa đẻ ra mọi khó khăn.

PV:- Là một trong những người đặt nền móng cho ngành toán học Việt Nam, đồng thời cũng là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục trong Toán học ứng dụng, Giáo sư thấy chương trình toán phổ thông hiện nay như thế nào?

GS Hoàng Tụy: - Chương trình phổ thông của chúng ta dạy đồng loạt cho tất cả mọi người, cho nên nặng với số đông, thầy cứ dạy, trò cứ học nhưng chẳng thu hoạch được bao nhiêu kiến thức. Tuy nhiên, cũng chương trình ấy lại nhẹ với số ít, là những người có khả năng học chuyên sâu với từng môn học cụ thể.

Như chúng tôi đã từng đề nghị thì học tới hết lớp 9 là đã phổ cập xong kiến thức cơ bản, còn khi vào bậc PTTH (2 hoặc 3 năm) thì tạo điều kiện để 1/3 số học sinh được lựa chọn có thể học chuyên sâu theo môn học mà các em có khả năng phát triển. Ai thích môn Văn và có năng khiếu thì học nhiều về Văn, còn ai có khả năng học Toán, Lý, Hóa… thì phát triển chiều sâu theo môn ấy.

Thậm chí với những học sinh thực sự có năng lực, các em hoàn toàn có thể học thêm một phần nào đó chương trình của đại học, và khi lên tới bậc đại học rồi thì các em sẽ được miễn học những học phần kiến thức đã học ở bậc phổ thông.

Song song với việc học chuyên sâu vào một môn học, các em vẫn phải học các môn khác, nhưng học kiến thức cơ bản thôi, đó là kiến thức bổ trợ chứ không nên cào bằng để tất cả học giống nhau từ đầu đến cuối. Có nghĩa là chúng ta vẫn phải có một bộ SGK kiến thức cơ bản nhất, còn ai có năng khiếu môn nào thì học nâng cao môn ấy, có thể mở ra các CLB chuyên sâu cho từng môn học.

Ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu cũng làm vậy, mà gần ta nhất là Singapore họ cũng có rất nhiều các CLB để học sinh phát triển chuyên sâu môn học yêu thích.

Xin nói thêm, ở bậc học thấp hơn, từ lớp 1 đến lớp 9 thì nên học vừa phải thôi, nhẹ nhàng, vừa học vừa giúp học sinh phát triển thể chất, chứ không thể nhồi nhét rồi tạo ra tình trạng “cặp to hơn người”, dạy thêm – học thêm tràn lan khắp mọi nơi, khiến cho nhiều gia đình lo lắng, bức xúc, nhiều em nhỏ cứ học quần quật từ sáng tới tối… rốt cuộc học để thi.

Câu chuyện này đã diễn ra hai chục năm nay và chúng tôi đã nói rất nhiều lần rồi, nhưng cho tới giờ hầu như không thay đổi, mà chỉ là sự vá víu chỗ này hay chỗ khác, chứ không giải quyết triệt để được bài toán đổi mới giáo dục.

PV:- Thưa GS, bên cạnh câu chuyện đổi mới chương trình, in mới SGK gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm thì vẫn luôn tồn tại cả vấn đề “chương trình phân ban”. Từ việc phân ban này cũng sẽ “đẻ” ra nhiều loại sách khác và một chương trình khác?

GS Hoàng Tụy: - Phân ban của chúng ta rất máy móc, cứng nhắc… Học sinh theo ban nào là cứ phải theo suốt, mà ở lứa tuổi cuối cấp 2, đầu cấp 3 thì các em cũng chưa thể định hình được là mình nên phát triển theo hướng nào, chuyên sâu vào môn nào. Vì thế, nên có một cuốn sách chương trình cơ bản cho tất cả, ngoài ra với mỗi môn thì có thêm hai, ba cuốn sách nâng cao, để các em có quyền lựa chọn học tập và thay đổi dễ dàng.

Vào thời điểm cách đây cả chục năm, tôi cũng đã nói về chuyện phân ban nên hay không. Lúc đó đặt ra câu hỏi: Vì sao có chuyện phân ban và phải chăng, như Bộ Giáo dục đã kết luận, phân ban là chủ trương đúng đắn với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới?

Giáo dục là việc hệ trọng, phân ban là việc hệ trọng của giáo dục, không nên đưa ra làm thí điểm khi chưa nghiên cứu kỹ. Chọn hàng trăm nghìn học sinh làm vật thí nghiệm, dù là giáo dục thì cũng là điều cần tránh. Về giáo dục, phải nghiên cứu kỹ chủ trương, khi nắm chắc rồi thì thực hiện chứ không nên làm thử.

Phải xét chủ trương phân ban trong toàn bộ tình hình giáo dục mới thấy hết hậu quả hay, dở của nó. Không phải như có người nói, khối lượng tri thức của loài người ngày nay đã đạt tới mức dù học 12-13 năm cũng không đủ để có học vấn phổ thông, cho nên phải chuyên ban sớm. Đó là lý luận để biện hộ cho quan điểm thực dụng hẹp hòi trong việc đào tạo con người.

Trong tình hình chất lượng giáo dục còn quá yếu và học vấn phổ thông bị coi nhẹ (có học sinh đạt giải quốc tế nhưng học lực trung bình yếu), lại thêm các lớp chuyên, lớp chọn tràn lan tiếp tục tồn tại trá hình, mà lại phân ban quá sớm thì thật sự có lý do lo ngại cho nguy cơ một nền giáo dục què quặt quái dị.

Thật tội nghiệp cho thanh thiếu niên từ tiểu học đã phải học căng thẳng chẳng kém gì ở đại học vào mùa thi cử, lại còn phải nhờ bố mẹ làm bài thay, lên THCS và THPT tiếp tục bị nhồi nhét, học thuộc lòng, sao chép mẹo, mẫu để nhỡ không nhớ được thì cầu cứu mọi thứ “phao” để qua được các kỳ thi.

Liên miên suốt một đời học sinh hầu như chỉ có học thuộc, luyện thi và thi. Cuối cùng lên được đại học rồi thì mệt mỏi quá nên 'xả hơi', học cầm chừng, học qua quýt, đến mức đại học mà vào lớp phải điểm danh, còn thi nghiên cứu sinh, thi cao học đều phải rọc phách mà vẫn có ông nghè, ông cử rởm.

Không ai đổ cho phân ban là nguyên nhân sinh ra các tệ nạn đó, nhưng rõ ràng phân ban quá sớm trong tư duy cứng nhắc như vậy đã làm tăng thêm đầu óc thực dụng thiển cận và tinh thần khoa cử méo mó, làm rối ren thêm tình hình vốn đã phức tạp. Một nền giáo dục như vậy sẽ đặt chúng ta vào tình thế hết sức bất lợi trong cạnh tranh quốc tế. Có lẽ, ai cũng hiểu rằng, trong thời đại chuyển sang văn minh dựa vào trí tuệ, ai nhiều khả năng sáng tạo thì người ấy thắng. Vậy thì e rằng cách giáo dục của ta sẽ thui chột nhiều hơn là óc sáng tạo.

Xây dựng thành nước công nghiệp: Con người và công nghệ

PV: - Theo Giáo sư, việc cải cách giáo dục có ý nghĩa như thế nào với con đường mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020?

GS Hoàng Tụy: -Hiện nay có một điểm rất yếu kém, bất cập trong chủ trương xây dựng nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, đó chính là vấn đề con người và công nghệ. Từ giờ tới 2020 chỉ còn 7 năm, chúng ta sẽ đi lên công nghiệp thế nào khi mà chúng ta chủ yếu chỉ lắp ráp, không có sáng kiến, không có những sản phẩm kỹ thuật xứng tầm được khắc tên Việt Nam? Tôi tin chắc rằng, với tình hình như hiện tại thì không thể cạnh tranh với thiên hạ được.

Muốn phát triển công nghiệp thì phải có công nghệ phụ trợ, không phải là chế tạo toàn bộ sản phẩm mà chỉ là một số các chi tiết, thí dụ như vỏ chiếc điện thoại di động thì cần rất nhiều công nhân lành nghề, kỹ thuật viên…, có nghĩa là phải định hướng cho một bộ phận học sinh từ phổ thông, sau đó qua đào tạo trung cấp nữa là họ làm tốt.

Hiện tại, chúng ta không phát triển được công nghiệp phụ trợ nên chỉ có lắp ráp, mà như vậy thì không để lại dấu ấn gì cả, vì lắp ráp chỉ là công việc mang tính cơ học, không có hàm lượng chất xám trong đó.

Với cách tổ chức đào tạo ở phổ thông hiện nay đang tạo ra một loạt các thế hệ thanh niên sau khi tốt nghiệp không vào được đại học thì trở thành gánh nặng xã hội, cứ năm sau lại nhiều hơn năm trước và trở thành vấn đề bất ổn. Thậm chí, vào đại học rồi, ra trường vẫn cứ thất nghiệp, vì nhu cầu thực của xã hội thì ít mà đào tạo lại tràn lan, trong khi cái đáng phải đào tạo để phát triển thiết thực cho nền kinh tế thì không chú trọng.

Tôi thất vọng khi Hội nghị Trung ương 6 không ra được nghị quyết về giáo dục. Trước đó thì ngành giáo dục, rồi những tổ chức, những chuyên gia tâm huyết với nền giáo dục nước nhà đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc hội thảo, bàn rất nhiều hướng, đóng góp các sáng kiến mong cho nền giáo dục thay đổi, bắt kịp với thế giới văn minh.

Biết bao nhiêu cuộc hội thảo đã được tổ chức, tốn biết bao nhiêu tiền của, nhưng rốt cuộc tại Hội nghị Trung ương 6 thì kết lại là do còn nhiều ý kiến khác nhau nên tạm gác lại, tới một tháng sau thì ra nghị quyết nhưng không nói gì tới cải cách giáo dục nữa. Và như vậy nghĩa là phủ nhận cải cách giáo dục.

Bao nhiêu năm qua, từ lãnh đạo Bộ Giáo dục cho tới lãnh đạo Trung ương cũng đã phát biểu, đã nhìn nhận rằng phải cải cách giáo dục toàn diện, triệt để, ấy vậy mà cuối cùng lại không làm được gì rõ ràng cả.

Diệu Linh (Thực hiện)

========================

Tất cả những điều ấy thuộc về triết lý giáo dục, mà tới giờ vẫn chưa xác định được, chưa định hướng được thì bàn viết SGK mới làm gì?

Kính thưa cụ Hoàng Tụy.

Nhà em thấy mùng một Tết mà cụ còn lên báo phát biểu ý kiến về giáo dục Việt thì cảm động lắm, nên có mấy lời xin được chia sẻ với cụ.

Dạ! Thưa cụ. Nhà em tán thành với cụ về cái vấn đề mà cụ gọi là "Triết lý giáo dục". Cụ đặt vấn đề đúng! Nhưng nó mới chỉ là cái danh từ thể hiện một ý niệm sơ khai. Nó cần một khái niệm mang tính định nghĩa chuẩn để bổ sung cho cái nội dung. Nếu không thì nói vậy cho vui thôi. Cũng như việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt gọi là "cơ sở khoa học". Nhưng đến nay chẳng thấy ma nào nói rõ cái "cơ sở khoa học" ấy nó ra làm sao.

Những ý kiến của cụ, nếu xét về những chi tiết cục bộ thì phải nói rằng xuất sắc nhất trong những ý kiến đóng góp cho nền giáo dục Việt. Nhưng ý tưởng căn bản, cốt lõi trong toàn bộ ý kiến của cụ, có tính quyết định vấn đề thì lại chưa được làm rõ. Đó chính là "Triết lý giáo dục" vậy.

Nhà em thì bình dân, nên cứ nói toạc móng lợn là: Nếu không giáo dục thể hệ tiếp nối nền văn hiến Việt về chân lý Việt sử trải 5000 năm văn hiến thì sẽ chẳng bao giờ phục hồi được nền giáo dục Việt.

Thưa cụ! Vởi em thì khi tìm thấy một nền triết lý giáo dục chuẩn sẽ dẫn đến một kết quả như em đã rụt rẻ phát biểu ý kiến. Phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến sẽ gây một hiệu ứng mâu thuẫn trong tư duy của bất cứ ai quan tâm đến giáo dục và tất nhiên: Chẳng bao giờ tìm được một "triết lý giáo dục" chuẩn. Và tất nhiên người ta sẽ tiếp tục "cải cách giáo dục" bằng cách ....sửa sách giáo khoa.

Cái này nhà em nói lâu rồi. Và với em thì chẳng có gì ngạc nhiên khi họ sửa sách giáo khoa cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tượng ngành y: Lịch sử của một sai lầm

NGUYỄN VĂN TUẤN

Cập nhật lúc 09:24, 10/02/2013

(ĐVO)- Trong tâm tưởng của phần đông công chúng, rắn là một hình tượng không tốt. Nói đến rắn, người ta nghĩ ngay đến sự độc hại của nó (khẩu Phật tâm xà; Miệng hùm nọc rắn; Ấp rắn trong lòng, nuôi ong tay áo; Cõng rắn cắn gà nhà, v.v.) Nhưng có lẽ nhiều người cũng ngạc nhiên là biểu tượng của ngành y, một ngành cứu người, lại là con rắn! Vậy nguồn gốc và lịch sử ra đời của biểu tượng này xuất phát từ đâu?

Rắn là một linh vật đối với Ấn Độ giáo (Hinduism). Tại những đền chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo như Campuchea và Thái Lan, chúng ta thấy tượng rắn thần Naga khắp nơi. Naga theo tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, và được xem là thần rắn trong Ấn Độ giáo. Naga được gắn với hai vị thần quan trọng là Vishnu và Shiva, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và huỷ diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới. Nhưng trong văn hóa phương Tây, rắn còn dùng làm biểu tượng của ngành y.

Ngành y có hai biểu tượng làm nhiều người lẫn lộn. Nhiều tổ chức y khoa trên thế giới, kể cả Quân Y Mĩ, lấy biểu tượng là cây gậy với hai con rắn quấn chung quanh, và đầu gậy là hai cánh (còn gọi là Cadeceus). Nhưng phần lớn các trường y trên thế giới đều có biểu tượng là cây gậy với một con rắn quấn quanh (còn gọi là gậy Aesculapius).

Posted Image

Cadeceus: Biểu tượng Quân Y Hoa Kì (trái) và gậy Aesculapius: Biểu tượng ngành y (phải)

Aesculapius được xem là một vị thần thành hoàng của nghề y. Ông là một nhà phẫu thuật tài ba và nhà nghiên cứu dược liệu. Cây gậy của Aesculapius có một con rắn quấn chung quanh. Truyền thuyết kể lại rằng khi Aesculapius khám bệnh cho Glaukos, người bị sét đánh chết, thì một con rắn lượn vào phòng. Ông rất ngạc nhiên, và phản ứng bằng cách lấy cây gậy đập chết con rắn. Ông càng ngạc nhiên hơn khi thấy một con rắn khác xuất hiện, và con rắn này đặt vào miệng con rắn bị giết một loại cỏ, và nó lập tức sống lại. Ngay lúc đó, Aesculapius học được một bài học đáng giá: ông dùng chính loại cỏ đó để cứu sống Glaukos. Từ đó, con rắn được xem là đầy tớ của Aesculapius, tượng trưng cho sự thông thái, trường thọ, và tái sinh. Sau này, Aesculapius dùng cây gậy với con rắn quấn quanh để làm biểu tượng cho nghề thầy thuốc [1].

Biểu tượng cây gậy với một rắn rất phổ biến trong thời cổ điển. Nhưng trong thời đại Kitô giáo đến Trung Cổ, nhiều biểu tượng Hi Lạp – La Mã, kể cả cây gậy một rắn của Aesculapius, bị cấm đoán. Thay vào đó là lọ nước tiểu được dùng làm biểu tượng ngành y. Nhưng sau thời Phục Hưng cho đến đầu thế kỉ 20 thì cây gậy của Aesculapius lại trở thành phổ biến và biểu tượng chính thức của nghề thầy thuốc. Ở nhiều quốc gia, biểu tượng gậy Aesculapius được xem là tượng trưng cho dân y và quân y.

Một biểu tượng khác của nghề y là cây gậy cadeceus. Caduceus là cây gậy với hai con rắn quyện vào nhau, là vật bất li thân của Hermes – một vị thần trong huyền thoại Hi Lạp. Thật ra, Cadeceus tự nó không phải là một vật tượng trưng trong thần thoại Hi Lạp. Hình tượng của Cadeceus có nguồn gốc từ Babylon, tượng trưng cho thần Ningizzida, người chẳng có liên quan gì đến nghệ thuật chữa bệnh. Theo truyền thuyết, Hermes lấy huy hiệu Cadeceus khi ông thấy hai con rắn đang cắn nhau, và ông dùng cây gậy cấm giữa hai con rắn. Lập tức, hai con rắn quyện chung quanh cây gậy và làm thành hình tượng chúng ta hay thấy ngày nay.

Hermes được xem là một sứ giả của thượng đế, một nhà ngoại giao, và một nhà thương lượng. Nhưng Hermes còn là một vị thần của ăn trộm và phản phúc! Hermes là một vị thần ích kỉ về kinh doanh. Hermes còn chịu trách nhiệm hướng dẫn những linh hồn của người chết đi vào địa ngục. Do đó, lấy cadeceus của Hermes làm biểu tượng ngành y là một sai lầm [2].

Tại sao biểu tượng ngành y lại có khi là cây gậy cadeceus với hai rắn? Câu trả lời có lẽ là từ năm 1902, khi Quân Y Mĩ (US Medical Army Corps) lấy gậy cadeceus này làm biểu tượng cho ngành quân y. Việc sử dụng biểu tượng này xuất phát từ một hiểu lầm. Sự hiểu lầm của Quân Y Mĩ xuất phát từ những sách y khoa do nhà xuất bản John Churchill bên Anh. Nhà xuất bản John Churchill thời cuối thế kỉ 19 chuyên in sách ngành y, và hay dùng Cadeceus in trong các sách y khoa. Ông chủ nhà in là Churchill nghĩ rằng hai con rắn là biểu tượng sự phối hợp giữa y học (medicina)và văn học (literis). Vì thế, giới lãnh đạo Quân Y Mĩ thời đó nghĩ rằng cadeceus là biểu tượng ngành y ở Pháp, Anh, và Đức [3]. Nhưng trong thực tế, Pháp, Anh và Đức đều dùng gậy Aesculapius làm biểu tượng chính thức của ngành y.

Tóm lại, gậy Aesculapius là biểu tượng chính thức và phù hợp cho ngành y. Biểu tượng gậy Aesculapius đã tồn tại 2000 năm qua. Biểu tượng cadeceus (hai rắn quấn chung quanh cây gậy) là một sai lầm hơn 100 năm qua, xuất phát từ một hiểu lầm của giới Quân Y Hoa Kì từ đầu thế kỉ 20.

Tham khảo:

[1] Fromson JA. The Asclepius: the ancient standard of physicians. Am J Psychiatry 2011;168:752.

[2] Bohigian GM. The staff and serpent of Asclepius. Mo Med 1997;94:210-1.

[3] Cox RA, et al. The Symbol of Modern Medicine: Why One Snake Is More Than Two. Ann Int Med; 2003;138:673-677.

Nguyễn Văn Tuấn

================

Thực ra rắn không phải chỉ là biểu tượng của riêng một nền văn minh nào. Mà nó phổ biến khắp các nền văn minh cổ đại. Các Pharaon Ai Cập cũng dùng hình tượng rắn Hổ mang gắn ở phía trước vương miện. Văn hóa Đông phương - đặc biệt là Đạo Mẫu ở Việt Nam thì không thể thiếu hình tượng hai con rắn Âm Dương chầu ở chánh điện - với truyền thuyết Thanh Xà, Bạch xà nổi tiếng. Trung Quốc cũng có câu chuyện này, nhưng nó lại không phải một tín ngưỡng như ở Việt Nam. Điều này càng chứng tỏ rằng: Truyện lưu truyền ở Trung Quốc chỉ là mảnh vụn còn sót lại của nền văn hiến Việt.

Hình tượng Rồng Lý tuyệt tác của văn hiến Việt chính là một sự kết hợp sáng tạo giữa loài rắn, cá sấu và sư tử.Hình ảnh này chính là sự kế thừa của nền văn hiến Việt từ hàng ngàn năm trước ở bờ nam sông Dương tử.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trò chuyện với Bộ trưởng 'không né ý trái chiều'

Thứ 2, 11/2/2013, 0:5 GMT+7

Posted Image - Năm mới, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận chia sẻ với VietNamNet những trăn trở về ngành mà ông làm tư lệnh - lĩnh vực luôn nhận được những ý kiến khác nhau, nhưng ông không né tránh. "Nếu thảo luận mà anh em trong Bộ nhất trí ngay thì tôi lo lắm".

Tổng bí thư: Chấm dứt thành tích ảo trong giáo dục

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói:

Tôi chưa khi nào hết trăn trở với việc nâng chất lượng giáo dục. Những yếu kém, bất cập của giáo dục vẫn còn. Những chuyển biến của ngành nhất là về chất lượng đã có nhưng chưa đồng đều và chưa mạnh mẽ.

Một điểm nữa là kỷ cương, kỷ luật và lòng tự trọng. Lòng tự hào về nghề nghiệp, lòng tự trọng của người trí thức trong một bộ phận thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn chưa được phát huy.

Hết thời 'một mình một chợ'

- Công việc gì được ông tâm đắc nhất và nhận được sự ủng hộ nhiều nhất trong năm 2012, thưa Bộ trưởng?

Năm 2012 là năm rất khó khăn, nhiều ngành, địa phương phải cắt giảm ngân sách, nhưng giáo dục vẫn nhận được sự quan tâm và ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước, nhân dân và các gia đình. Đó là điều tôi tâm đắc nhất.

Posted Image

Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Tôi chưa khi nào hết trăn trở với việc nâng chất lượng giáo dục

Ấn tượng thứ hai liên quan đến giáo dục đỉnh cao. Tất cả các em học sinh đi thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2012 đều đoạt huy chương, trong đó có một em học sinh lớp 11 ở tỉnh biên giới Tây Bắc. Đằng sau đỉnh cao này trước hết là sự nỗ lực của thầy và trò. Đồng thời, trong thành công này có sự đóng góp của các cơ quan chức năng của Bộ. Cụ thể là chúng tôi đã thay đổi nội dung, hình thức thi, cách ra đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo các phương thức tổ chức thi học sinh giỏi quốc tế. Trước đây hai cuộc thi này rất khác nhau. Nói một cách hình ảnh là ở nước ngoài người ta thi theo các chuẩn quốc tế chung, còn ở trong nước chúng ta vẫn theo kiểu "một mình một chợ". Nay, Bộ đã thay đổi việc tổ chức cuộc thi học sinh giỏi quốc gia theo hướng hội nhập để tuyển chọn đội tuyển đi dự thi quốc tế.

Đồng thời, chúng tôi tách việc quản lí nhà nước của Bộ (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) ra khỏi công việc chuyên môn trong việc tổ chức thi và tuyển chọn học sinh giỏi đi dự thi quốc tế. Trước đây, các công việc này do Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện. Bây giờ Cục tập trung vào việc ban hành các văn bản và chỉ đạo tổ chức triển khai. Còn việc lựa chọn học sinh, ra đề, chấm thi, bồi dưỡng đội tuyển... do các hội khoa học (như Hội Toán học, Hội Vật lý…) và các nhà giáo giỏi, có uy tín thực hiện. Cần nói thêm là việc thay đổi này do chính các nhà khoa học đề xuất với Bộ.

Điều tâm đắc thứ ba của tôi là sự thay đổi trong công tác quản lý, thể hiện một phần trong đổi mới công tác tổ chức thi học sinh giỏi vừa nêu và rõ nhất là đối với quản lý giáo dục đại học. Trong năm 2012, chúng tôi đã đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, cao đẳng để phát huy tối đa năng lực, tính chủ động, sáng tạo của các nhà trường. Đồng thời, công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ và chính quyền địa phương đối với việc chấp hành pháp luật trong giáo dục đào tạo cũng mạnh mẽ, chặt chẽ và đồng bộ hơn, xử lý cũng nghiêm hơn.

Đọc những bài phê bình gay gắt trên máy bay

- Giáo dục vẫn là lĩnh vực có nhiều ý kiến trái chiều nhất. Là tư lệnh ngành, Bộ trưởng đón nhận và xử lí các vấn đề đó như thế nào?

Tôi thấy ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau là bình thường và Bộ không tránh né những ý kiến trái chiều với mình. Ngay ở trong Bộ, có những vấn đề chúng tôi thống nhất xử lý rất nhanh, nhưng cũng có những vấn đề không thống nhất ý kiến được. Khi đó, Bộ trưởng, các thứ trưởng và vụ trưởng phải cân nhắc, quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Posted Image

'Nhất trí dễ dàng, không thảo luận kỹ càng nhiều khi là dấu hiệu của thiếu dân chủ...'

Mỗi khi thảo luận trong Bộ, khi nào anh em nhất trí ngay là tôi lo lắm. Lo anh em muốn sớm kết thúc cuộc họp, ngại cọ xát nên không suy nghĩ thấu đáo, độc lập, cứ nhất trí cho xong. Mặt khác, việc nhất trí dễ dàng, không thảo luận phân tích kỹ càng, lật đi lật lại vấn đề nhiều khi là dấu hiệu của thiếu dân chủ, là nói dựa nói theo, và như thế thì còn nguy hơn.

Tôi thường xuyên đọc các bài viết về giáo dục đào tạo trên báo chí, coi đây là một kênh thông tin quan trọng. Trong những lần đi công tác nước ngoài, tôi thường mang theo những bài báo, bài viết, bài góp ý nêu ý kiến khác, kể cả những bài phê bình gay gắt để đọc trên máy bay. Vì chênh lệch múi giờ, không ngủ được nên lúc đó có thời gian để xem kĩ, nghiền ngẫm.

Các quyết định của chúng tôi được hình thành một phần nhờ kênh thông tin từ truyền thông và thư từ chúng tôi nhận được.

- Nhiều người hình dung công việc trong lĩnh vực có nhiều ý kiến trái chiều như vậy sẽ làm cho Bộ trưởng có rất ít thời gian để nghỉ ngơi. Bộ trưởng thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi?

Có nhiều hôm tôi phải làm việc căng thẳng. Nhưng tôi luôn cố thu xếp, có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lí để có sức làm việc dẻo dai và bền bỉ. Tôi luôn cố gắng thu xếp thời gian để ăn cơm với mẹ và vợ con, dành một phần thời gian để chơi thể thao, thường là một buổi của ngày nghỉ cuối tuần.

Nếu có thể, tôi cùng với vợ và con đi nghe những buổi hòa nhạc hay tại Nhà hát Lớn. Tôi cũng rất thích đọc sách. Mỗi tháng tôi đều dành một buổi lên hiệu sách ở Tràng Tiền để chọn mua sách mới.

Kiều Oanh - Ảnh: Minh Thăng

==========================

Vấn đề được đặt ra đúng như giáo sư Hoàng Tụy nói: Cần một "triết lý giáo dục". Triết lý giáo dục nếu xét về góc nhìn Toán học thì nó chính là một khái niệm mô tả một tập hợp, mà nội hàm của nó chứa tất cả các thành tố liên quan đến giáo dục - cho đến từng hành vi của thày giáo và học trò. Nhưng tôi tìn rằng: Ngay cả giáo sư Hoàng Tuy cũng chưa có một ý niệm hoàn chỉnh thế nào là một định danh đúng cho nội dung của thuật ngữ "Triết lý giáo dục". Tuy nhiên, tôi có thể chắc chắn rằng: Nếu một triết lý giáo dục hoàn chỉnh thì nó phải dẫn đến một nền giáo dục văn hóa sử truyền thống được vinh danh. Tức là nó phải thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử - chỉ xét riêng về mặt đạo đức. Huông chi nó còn là một chân lý đích thực. Và hơn thế nữa, nó hàm chứa một nền văn minh huyền vĩ đã tồn tại trên chính trái Đất này - mà tổ tiên người Việt - Nước Văn Lang chỉ là kế thừa.

Đó là một nguyên nhân có thể thuyết phục được để thấy rằng: Việc phủ nhận chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến sẽ gây một ảnh hưởng lớn thế nào trong tiềm thức của con người và cản trở sự phát triển. Có thể nói luôn rằng: Việc phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt là một sai lầm nghiêm trọng nhìn từ bất cứ góc độ nào, trong tri thức nền tảng của cả văn minh nhân loại - từ khoa học, nhân sinh, tôn giáo, chính trị và cả tâm linh..... Tôi không hề qúa lời trong việc này - kể cả vấn đề Biển Đông.

Trong tất cả những lời đóng góp đủ thể loại với nền giáo dục Việt Nam, chưa hề có một lời nhắc về Việt sử 5000 năm văn hiến - ngoại trừ ở web lyhocdongphuong của chúng tôi. Cái nhìn của Lý học mang tính phân tích từ một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. Cái nhìn của những đóng góp khác xuất phát từ những tư duy trừu tượng phản ảnh nhận thức cục bộ. Đây không phải là một ý kiến trái chiều, mà là một ý kiến mang ý thức phản ánh chân lý (Còn có coi là phản ánh chân lý hay không thì tùy nhận thức của mọi người).

Bởi vậy tôi xác định rằng: Nếu không phục hồi lại chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử thì nền giáo dục Việt Nam sẽ không thể khởi sắc được. Cho dù đóng góp ý kiến cho nền giáo dục Việt là tất cả các chuyên gia hàng đầu của thế giới.

Nếu ý kiến của tôi được quan tâm - mà ai đó còn hoài nghi về tính chân lý của Việt sử 5000 năm văn hiến - thì cá nhân tôi sẽ sẵn sàng chứng minh sòng phẳng, minh bạch và công khai trong một cuộc hội thảo khoa học với tất cả những nhà khoa học được lựa chọn trong "cộng đồng khoa học thế giới" và "hầu hết các nhà khoa học trong nước" về chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến. Trong cuộc tranh luận này, không chỉ giới hạn trong ngành văn hóa sử. Mặc dù để phục hồi việc xác định Việt sử 5000 năm văn hiến trong nền giáo dục Việt thì chỉ cần nhân danh giá trị đạo lý là quá đủ.

Đọc những lời chia sẻ của Bộ Trường trong bài báo trên:

Tôi thường xuyên đọc các bài viết về giáo dục đào tạo trên báo chí, coi đây là một kênh thông tin quan trọng. Trong những lần đi công tác nước ngoài, tôi thường mang theo những bài báo, bài viết, bài góp ý nêu ý kiến khác, kể cả những bài phê bình gay gắt để đọc trên máy bay. Vì chênh lệch múi giờ, không ngủ được nên lúc đó có thời gian để xem kĩ, nghiền ngẫm.

Tôi hy vọng bộ trưởng sẽ đọc được bài này ở web lyhocdongphuong.org,vn của chúng tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiền cho giáo dục

VIETNAMNET

Chủ nhật, 10/2/2013, 6:2 GMT+7

Giáo sư Vũ Hà Văn (ĐH Yale - Mỹ, chuyên gia hàng đầu thế giới về toán rời rạc) không chỉ trăn trở về việc đào tạo thế hệ kế cận của nền toán học Việt Nam, mà còn thử giải bài toán lương cho giáo viên, nguồn thu cho truờng học...

Posted Image

GS Vũ Hà Văn

Phá cách để đãi ngộ người giỏi

Thưa giáo sư, nguồn để tạo nên đội ngũ làm toán kế cận cũng không hẳn là thiếu, vấn đề là nhiều tiến sĩ toán của ta được đào tạo ở nước ngoài, nhưng khi về nước làm việc, họ không có thời gian nghiên cứu mà phải đi dạy thêm, đi luyện thi ĐH...

Thực trạng này là do chế độ trả lương của chúng ta. Lương chính thức của giáo sư ở các trường ĐH công rất thấp. Không hiểu ngân sách thiếu thôn đến mức không thể trả được lương đủ sống cho các giáo sư hay phân bổ tiền không khoa học? Trong khi đó, một số trường tư lại trả được mức lương khá cao cho người giảng dạy.

Nhiều ngưòi cho rằng để tăng nguồn lực trả lương cho giảng viên các trường ĐH nên nỗ lực khai thác ở những kênh khác, chẳng hạn thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng. Giáo sư nghĩ sao?

Nếu làm được như vậy cũng rất hay. Nhưng ta cũng cần đề phòng. Vấn đề là sản phẩm làm ra có phải lúc nào cũng là thành quả khoa học mới không, hay chỉ là ứng dụng công nghệ? Về lâu về dài, vẫn rất cần đầu tư dài hơi từ Chính phủ hay các công ty lớn cho các ngành nghiên cứu cơ bản. Ở Mỹ chẳng hạn, kinh phí cho hệ thống ĐH công chủ yếu dựa vào chính phủ liên bang và bang. Công bằng mà nói, lương trung bình của giáo sư ở các nuớc phương Tây cũng không cao, so với mức sống ở nước sở tại. Lương khởi điểm của một kỹ sư làm cho một hãng tên tuổi có thể gấp đôi lương của một giảng viên mới có bằng tiến sĩ. Nhưng quan trọng là dù không cao, mức lương đó đảm bảo được cuộc sống tối thiểu. Với những người nghiệp nghiên cứu thì bắt đầu như vậy là đủ.

Một trong nhiều nguyên nhân khiến lương giáo viên thấp là do nguồn ngân sách hạn hẹp. Giáo sư thử vận dụng các công cụ toán ứng dụng của mình để giúp Chính phủ làm một bài toán về lương, vừa phù hợp quỹ lương của nhà nước, vừa thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm?

Đây là một câu hỏi lớn và rất khó có câu trả lời ngắn gọn. Lương là một bài toán chung của cả xã hội, chứ không riêng gì ngành sư phạm hay khoa học. Sự vô lý trong hệ thống lương ở nước ta dẫn đến nhiều bất cập. Chảng hạn, bổng nhiều hơn lương. Nhưng một khi bổng nhiều hơn lương thì thu nhập không phụ thuộc nhiều vào mức cống hiến nữa, mà vào nhiều yếu tố khác. Bổng lộc đi liền với chức vụ, không khó gì để suy ra những tiêu cực có thể xảy ra từ đó.

Nếu một trường ĐH có được sự độc lập về tài chính, thì bằng mọi cách, kể cả dùng những đãi ngộ rất đặc biệt, họ sẽ tìm cách mời các nhà chuyên môn giỏi về với mình, vì chỉ có những người đó mới có thể giúp cho ngôi trường tồn tại và phát triển. Đó là động lực tạo ra sự cạnh tranh về tay nghề, kiến thức giữa các cá nhân, và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường học. Nước Mỹ, với cách làm đó, đã và đang thu hút được chất xám từ khắp noi trên thế giới. Nếu nhiều nước trả lương theo thâm niên hay học hàm thì ĐH Mỹ trả lương theo năng lực.

Cần phân chia tiền hợp lý

Chi phí cho giáo dục của mỗi người dân hiện nay rất lớn, trong khi học phí rất thấp, đặc biệt là bậc phổ thông. Chẳng hạn, việc học sinh Hà Nội phải đi học thêm là phổ biến mà phí học thêm không hề rẻ. Tiền học thêm một buổi (90 phút) của một học sinh phổ thông thường gấp đôi tiền học phí một tháng mà em đó phải đóng cho trường phổ thông công lập. Đó là chưa kể những lớp học thêm đặc biệt mà học phí mỗi buổi của mỗi học sinh là hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng. Giáo sư nghĩ sao về hiện tượng này?

Đúng là ở Việt Nam, số tiền xã hội và cá nhân đóng góp vào việc học ở phổ thông rất lớn, nếu tính theo phần trăm thu nhập của người dân. Trong trường phổ thông, do lương cơ bản thấp nên nói chung nhiều giáo viên phải dạy thêm. Thật ra, đây là một cách xã hội tự cân bằng. Xét về lợi ích của người đi học, việc học thêm không có ý nghĩa nhiều khi mà ai cũng đi học thêm giống nhau, về thực chất, nó giống như việc học sinh phải nộp thêm một khoản học phí khác, nhưng thay vì nộp cho nhà trường thì nộp trực tiếp cho giáo viên.

Nếu ta tạo được điều kiện cho sự tự cân bằng đó điền ra một cách qui củ hơn, thì sẽ có lợi cho cả người dạy và người học. Tiền sẽ được phân bổ đều hơn. Còn trẻ con đỡ được cái cảnh học thêm ngày đêm và bố mẹ suốt ngày phải chạy vạy đưa đón.

Người Mỹ có một cách tương đối hữu hiệu để vận hành các trường phổ thông. Để có nguồn kinh phí nuôi một ngôi trường, người ta thu thuế của những người sống trên địa bàn trường đóng. Nếu bạn có một ngôi nhà ở thị trấn X thì hằng năm bạn sẽ phải đóng một khoản thuế (khoảng 3% giá trị của ngôi nhà) cho chính quyền địa phương. Khoản này hoàn toàn riêng biệt với thuế thu nhập phải đóng cho chính quyền bang và liên hang. Số tiền thu được được chính quyền địa phương (cỡ tương đương một phường hay một xã ở Việt Nam) dùng cho mọi việc trong đó chủ yếu là chi phí giáo dục. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, chính quyền địa phương sẽ tìm mọi cách tiêu số tiền này một cách hữu hiệu nhất. Thuê các giáo viên giỏi, hay tu sửa trường lớp. Tiền thuế phải đóng cũng tăng, giảm tùy theo năm, theo mức chi phí.

Như vậy, người dân trực tiếp đóng góp cho việc học của con em mình, cũng như ở Việt Nam nhưng không phải trả trực tiếp cho giáo viên (thông qua đi học thêm) mà thông qua chính quyền địa phương. Được cái là cách vận hành của chính quyền của chính quyền địa phương của họ đơn giản và minh bạch, vì đây là cơ quan gần dân nhất. Tất cả các khoản thu – chi hằng năm, thậm chí hằng quý được gửi đến cho từng người dân để xem và cho ý kiến. Nếu công trình nào quá tốn kém, dân cả vùng sẽ đi họp và bỏ phiếu. Cơ quan địa phương làm việc có trách nhiệm, chi tiêu dè sẻn và không có tham nhũng.

Với chính sách thu thuế để đầu tư cho giáo dục như vậy thì một người có nhà trên địa bàn mà không có con cái trong độ tuổi học phổ thông vẫn phải đóng góp?

Đúng vậy. Rất nhiều gia đình khi con cái đã học xong phổ thông, bố mẹ sẽ chuyển đi nơi khác, tới một ngôi nhà nhỏ hơn với mức thuế thấp hơn. Vùng nào có nhà máy, có công ty lớn đóng thì những đơn vị đó phải đóng thuế tương đối nặng. Nhờ thế, người dân trong vùng đó được giảm thuế mà trường học vẫn tốt. Tất nhiên, với mô hình này, sự chênh lệch lớn giữa những thành phố nghèo và những thành phố giàu là điều không tránh khỏi. Ở những vùng mức sống còn thấp, kinh phí của chính phủ đóng vai trò chủ yếu.

Cảm ơn giáo sư

Khi đánh giá nền toán học Việt Nam, chuyện thứ hạng hay được nhắc đến. Thật ra, thứ hạng đó có ý nghĩa rất tương đối, ta không nên bận tâm nhiều. Cái mà chúng ta cần quan tâm nhất hiện nay là đào tạo thế hệ kế cận.

Thế hệ các nhà toán học hàng đầu ở Việt Nam hiện nay như GS Ngô Việt Trung chỉ khoảng chục năm nữa là nghỉ hưu, trong khi thế hệ kế cận còn móng, chất lượng giảng viên toán còn khiêm tốn.

(Theo Qúy Hiên/ Báo Xuân Tiền Phong)

==============================

Có lẽ giáo sư Vũ Hà Văn quá quan tâm vào chuyên môn , nên không để ý tới những vấn đề khác. Và chắc là giáo sư cũng chưa xem chuyện "Sống mòn" của Nam Cao. Toàn bộ câu chuyện mô tả một thày "giáo khổ" trường tư. Lương không đủ mua trà uống, phải tự bao biện uống nước lã đun sôi để nguội cho "hợp vệ sinh". Bản thân ông hiệu trưởng cũng không có tiền trả lương, phải gán bộ ghế mây cũ cho ông giáo Thứ, bỏ nghề về quê sống nhờ vợ. Vậy mà toàn bộ câu chuyện chưa hề phàn nàn về "chất lượng giáo dục" mà thầy giáo Thứ truyền đạt cho học sinh.

Đành rằng nghèo quá thì cũng chẳng làm nền trò trống gì. Nhưng sự đãi ngộ bằng tiền và các phương tiện khác chỉ là một yếu tố hỗ trợ thôi. Không phải yếu tố căn bản. Yếu tố căn bản không giải quyết được thì dù có đưa cđống tiền cũng thế thôi. Tiêu sài hết thì cũng cười hì hì với nhau cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết Sử Việt cuối năm ở trường quốc tế

Thứ 6, 8/2/2013, 6:2 GMT+7

Hai người cách nhau cả ba thế hệ nhưng lại có một điểm chung khi truyền dạy cho học trò thế nào là tình yêu đất nước mà không cần sự trợ giúp của những mỹ từ, không chút giáo điều thô cứng.

Atlat về chủ quyền biển đảo

Trò chuyện với tác giả sách 'Trường Sa - Hoàng Sa'

Posted Image

Trong mắt tôi, Q. mang dáng dấp đúng chất thư sinh: xương xương, trắng trẻo, trán cao, vóc người cao nhồng (cao hơn tôi gần môt cái đầu), khi Q. cười cả đôi mắt sau cặp kính trắng gọng mảnh và đôi hàng răng cùng sáng lấp lóa. Tôi quen Q. chắc đã 7, 8 năm, từ khi cậu còn là sinh viên khoa Sử, và trong từng đấy năm, Q. loay hoay làm thêm đủ nghề để đắp đổi tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền học thêm... cùng mấy thứ sinh hoạt phí nhì nhằng để khỏi mang tiếng thanh niên sức dài vai rộng lên Sài Gòn trọ học được nhờ chăm bẵm ngửa tay xin tiền ba má.

Tuy không thân nhau lắm - có lẽ vì tôi hơn Q. gần hai chục tuổi, nhưng tôi vẫn mên mến cái tính luôn biết tự thân tự lập của cậu nên có năm, dù không gặp nhau, tôi vẫn alô cho Q. được vài lần để hỏi thăm và mỗi lần như vậy, tôi lại tình cờ biết Q. đang chạy lo sinh kế với nào là hướng dẫn viên du lịch, phục vụ bàn nhà hàng, làm bảo hiểm.. .

Lần Q. cho tôi biết cậu đã tốt nghiệp xuất sắc và đang xin làm hướng đẫn viên trong một nhà bảo tàng ngay trung tâm thành phố, tôi "à" lên động viên: "Vậy là em được làm nghề không uổng phí kiến thức mình có rồi!", giọng cậu trầm trầm đáp lại với câu nói cố hữu trong các cuộc thoại ngắn ngủi: "Dạ, am cũng không biết có làm lâu được không.."

Quả đúng vậy, chỉ non năm sau, Q. thông báo cho tôi gọn lỏn: "Em nghỉ bảo tàng rồi anh. Chán lắm anh ơi!”." Vậy Q. tính làm gì đây?"."Dạ, em xin vô làm bảo hiểm". Đâu như nửa năm sau thì "Em nghi bảo hiểm anh à!" Tôi thấy thương thương nhưng cũng cho đó là chuyện... thường thường vì thanh niên bây giờ đừng nói chuyên đi làm chỗ nào thì chịu yên chỗ nấy, toàn nhảy cóc nhảy nhái!

Cách đây trên 3 tháng, cũng do tôi tình cờ alô mà được Q. khoe: "Em sắp được đi dạy ở Trường quốc tế Vìệt - Mỹ" "Chà, được đó! Q. dạy cái gì? Cấp lớp nào?". "Dạ em dạy sử cho tụi nhóc lớp 8". "Dạy sử Việt cho học học sinh quốc tế à?". "Dạ, cho học sinh người Việt. Tụi nhóc Việt học tiếng Việt như học sinh trường công học tiếng nước ngoài vậy anh".

Theo lẽ thường, tôi động viên cậu vài câu và viện cớ đang bận việc, phải cúp máy nhanh, vì thật tình, tôi không muốn nghe lại điệp khúc: ‘Dạ, em cũng không biết có làm lâu được không. Thế mà cách đây mấy hôm, đang chập chờn nghỉ trưa, tôi nghe giọng Q. hào hứng trên điện thoại: "Anh! Đi ăn bún măng vịt há! Em mời". Lồng lên chạy theo Q. dưới nắng trưa nóng ran như chảo lửa, tôi không hiểu món bún măng vịt mà Q. muốn pi-a cho tôi dù có đặc sắc đến cỡ nào mà thưởng thức trong tiết trưa oi ả thế này thì quả là khiên cưỡng.

Đã vậy, khi còn chưa kịp gạt chống xe trước quán bún bình dân giăng bạt nhựa hấp nắng hầm hập, chắc là được một bữa đắt hàng, mấy cô bán quán đã nhanh nhảu “rào" trước: "Còn đầu cánh thôi nha thầy Q.!".

Lúc đĩa gỏi vịt xếp tú hụ những... mẩu đầu cánh cùng cù lẳng cù loi mang đầy thiện chí của cô chủ quán muốn bù đắp cho "thầy Q." lỡ đến sau, tôi hỏi cho Q. đỡ ngại vì đã mời ông anh một bữa bất đắc dĩ: "Q. hôm nay không có tiết dạy à?". "Dạ, em rảnh rồi anh. Trường cho nghỉ đông rồi (các trường quốc tế theo thông lệ thường cho học sinh nghỉ 3 tuần, từ trước Giáng sinh 1, 2 tuần đến sau Tết Dương lịch, nên gọi là nghỉ đông).

Đẩy gọng kính trắng ngay ngắn trên sống mũi cao, Q. chuyển tông giọng liến thoắng: "Tiết học cuối năm, anh biết em bày trò gì cho học sinh của em không? Em kể chuyện 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, rồi kết bằng một màn đấu lý có thưởng.

Mấy lần làm touristguide (hướng dẫn viên du lịch), trong đoàn khách có cả khách Việt kiều, họ kể cho em nghe nhiều chuyên thế hệ trẻ người Việt lớn lên ở nước ngoài rất lơ mơ về sử nước nhà. Còn những sinh viên Việt Nam đi du học, khi homestay (trú trong nhà của người bản địa cùng với sinh viên các nước khác), gặp sinh viên người Trung Quốc, họ dễ dàng đuối lý trong các cuộc tranh luận mỗi khi rộ lên chuyện biển Đông hoặc khi đề cập đến chuyên chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa.

Em nghĩ sinh viên mình đuối lý không phải vì vốn ngoại ngữ mà ví họ đã không mặn mà với môn lịch sử khi còn học trong nước. Sinh viên mình ra nước ngoài học, đa số giỏi may môn tự nhiên hoặc chỉ lo sao cho mấy chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL, IELTS được mấy chấm là họ nghĩ đủ rồi. Trách sao họ không dễ đuối lý với mấy chuyên Hoàng Sa - Trường Sa chứ!"

Theo lời của Q., để "bày trò" cho tiết học sử cuối năm sinh động, Q. chuẩn bị rất chu đáo: cậu photocopy những trang sử liệu là những tấm bản đồ Việt Nam từ thế kỷ XVII - XVIII đã thể hiện hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa

- Trường Sa, những bài báo đăng trên các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, An ninh thế giới... về hậu duệ của những người được triều đình phong kiến nhà Nguyễn phong làm đội cơ dẫn quân và đoàn chiến thuyền ra trấn giữ biển đảo Tổ quốc...

Câu chuyện Q. kể cho 12 học sinh của mình về hai quần đảo nơi trùng khơi sóng nước là một phần máu thịt của đất mẹ Việt Nam được trình bày trực quan qua các đoạn video clip đầy màu sắc, âm thanh của việc phục dựng "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa", có chất hùng ca viết lên từ dòng máu bất khuất của những chiến sĩ trẻ hôm nay ngày đêm vững vàng ôm súng giữ cho lá cờ Tổ quốc ngạo nghễ tung bay giữa lúc trời quang nắng tỏa hay lúc đại dương sóng chồm gió hú...

Trình bày xong bài giảng có đầy đủ chương hồi và kịch tính như một sử truyện, Q. đưa ra câu hỏi: “Nếu bây giờ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo này bị xâm phạm, các em sẽ làm gì? Em nào ra được biện pháp hay nhất cùng lập luận thích hợp nhất, thầy sẽ tặng cho em đó một món quà đặc biệt". Tức thì những cánh tay rào rào đưa lên.

Đại diện "phe chủ chiến" đưa ra biện pháp thép: Quân đội, Hải quân Việt Nam phải được mua thêm nhiều vũ khí hiện đại, cả máy bay trinh thám và... tàu ngầm, liên minh với các nước láng giềng cùng bị... ăn hiếp! “Phe chủ hòa” thì lập luận chắc nịch - đến thấy Q. cũng phải ngạc nhiên - cần căn cứ trên sử liệu và các luật quốc tể để bảo vệ chủ quyền bằng con đường ngoại giao.

Đại diện "phe chủ hòa" này là một em gái, nói năng nhỏ nhẹ nhưng khúc chiết, chững chạc như người lớn. Gương mặt trăng non của em rạng ngời khi đón nhận phần thưởng từ tay thầy Q. Em hồn nhiên nhấc hộp quà lên rồi lắc nhè nhẹ. Nghe như có cái gì đó lăn lốc cốc bên trong hộp, em ngước mắt lên nhìn “Gì vậy thầy?”. Khi nắp hộp quà bung ra, 12 cái đầu xúm xít châu vào, ngơ ngác nhìn bạn dốc ra một mẩu đá xù xì màu trắng ngà. "Đây là mẩu san hô lấy từ Trường Sa về đó, các em!".

Thế là cả lớp dậy lên tiếng ồ đầy ngưỡng vọng, còn cô bé kia, thoáng chốc ran ran đôi má lẳng lặng mở cặp, lôi hết sách tập bút trong đó ra, nâng niu đặt hộp quà vào sâu trong đáy cặp rồi trước khi dằn hết sách bút lên trên như cất giữ một thứ báu vật, em còn băn khoăn hỏi: "Mẫu đá san hô này có thấm máu của những người lính hi sinh vì Trường Sa không thầy?". "Có chứ em - giọng Q. rải thật chậm - cả máu của rất nhiều người đi trước nữa".

Xế trưa những ngày cuối năm còn chang chang nắng mà hai cánh tay tôi dựng đầy gai ốc. Nẻo sâu trong hồi ức chợt mở toang, ào ạt ùa về hình ảnh tiết học toán cuối cùng của lớp 12A1 chúng tôi chỉ ít ngày trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1986.

Dạy môn toán cho lớp chúng tôi là thầy Nguyễn Cung Tạo, một thầy giáo trẻ, vừa "từ quê ra thành" (lời của thầy hóm hỉnh khi nói về chuyện say mấy năm dạy ở Long An được nhận về Trường trung học phổ thông Trưng Vương của quận 1 trung tâm thành phố Hồ Chí Minh). Giờ toán của thầy không khô khan vì thầy có đủ cách cho điểm thưởng nhằm kích sự ganh đua học tập giữa các tổ.

Theo trí nhớ của tôi, cứ vào mỗi tiết học cuối của tuần, thầy thường dành hơn 5 phút trước hồi chuông báo kết thúc tiết học để kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện gì đó, toàn là những chuyện giàu tính nhân văn như "Chiếc lá cuối cùng", "Món quà Giáng sinh"...

Tiết học sau cùng với thầy ngày đó, sau khi đập hai bàn tay dính đầy bụi phấn trắng, thầy trịnh trọng: "Hôm nay thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyên đặc biệt, như là một món quà chúc các em thi tốt kỳ thi ra trường". Thầy kể:

Trong lớp học trường làng của một vùng quê nghèo hẻo lánh, buổi học của ông thầy giáo già không bao giờ kết thúc trọn vẹn vì bầy học trò chân tay lấm lem phèn đất bày đủ trò quỷ sứ: bắn ná, bắn bi vào nhau rồi xoay qua chọi đất côm cốp lên bảng.

Rồi một ngày, tiếng đạn pháo ì ầm xé toạc khung trời bình yên quê nghèo, đã lác đác vài phụ huynh chân đất áo vá đến xin thầy cho con thôi học để cùng cả nhà gồng gánh tránh xa khói lửa chiến tranh. Trước đám học trò tồ tộc giờ loe hoe non chục đứa, thầy giáo già nghiêm giọng: "Các con hãy mở tập ra, viết theo thầy mấy chữ này.

Từ mai trường đóng cửa, thầy trò ta sẽ không gặp lại". Đám học trò ngơ ngác: "Sao vậy thầy?". Thầy cúi xuống, bàn tay trồi khung xương run run giữ chặt cặp kính ố mờ: "Chiến tranh. Chiến tranh tới đây rồi, các con... Thầy chỉ mong các con viết thật đẹp vào tập mấy chữ này, và khi thầy viết, đừng có đứa nào chọi đất lên bảng, nghe không!"...

Thầy Tạo của chúng tôi dừng giọng kể, nhìn khắp lớp một lượt: "Các em có đoán được ông thầy già đó viết mấy chữ gì không?“. Đón những cáị lắc đầu, chau mày của chúng tôi, thầy quay lại với lấy viên phấn, xóa vội góc bảng trên cao nhằng nhịt dãy biểu thức, nắn nót từng chữ: TỔ QUỐC MUÔN NĂM!

Hồi chuông báo hết tiết học vang lên như xé làm tất cả lớp chúng tôi giật bắn mình ngay khi thầy khoanh mạnh nét cuối của dấu chấm than. Thầy vội vã thu dọn mớ giáo trình, chắc không kịp nhìn thấy có mấy đứa con gái mắt đã rưng rưng...

Thầy Tạo dạy toán của chúng tôi thuộc lớp người sinh trưởng trong những năm 1950. Thầy Q. dạy sử mang đầy nét thư sinh ngồi trước mặt tôi, chân mang giày Adidas hàng fake thuộc thế hệ 9x đang vô tư giẫm lên đống xương vịt do mấy thực khách bình dân đến trước vứt vương vãi dưới đất.

Thầy tôi bước lên bục giảng từ môi trường sư phạm chính quy, còn Q. đi "gõ đầu trẻ" như là một "biện pháp tình thế". Hai người cách nhau cả ba thế hệ nhưng lại có một điểm chung khi truyền dạy cho học trò thế nào là tình yêu đất nước mà không cần sự trợ giúp của những mỹ từ, không chút giáo điều thô cứng.

Chỉ cần chọn được một khoảnh khắc, một-thời-điểm-hữu-hình, những từTổ Quốc, CHỦ QUYÊN ĐẤT NƯỚC đã đường hoàng thẩm thấu vào tri giác nhận thức, vào máu thịt của lớp hậu sinh chưa một ngày sống trong đạn lửa.

Q. à! Tôi từng băn khoăn cho cái kiểu làm việc nhảy cóc nhảy nhái của em, mang cả cảm giác thương hại rằng, khi làm nhân viên bảo tàng, chắc Q. không ít lần phải thuyết minh như cái máy khi ngán ngẩm nhìn nhiều vị khách tham quan đứng trước hiện vật trưng bày mà rúc rích bình phẩm; rằng khi làm phục vụ bàn cho nhà hàng Ấn Độ, ăn hoài càri, cơm nị chắc Q. thèm lắm chén cơm trắng ăn cùng thịt kho nước dừa; rằng khi bán bảo hiểm, Q. cứ ôm điện thoại nhai nhải điệp khúc cầu cạnh với những người không quen biết...

Giờ thì mọi cảm giác băn khoăn, thương hại đã không còn trong tôi khi được Q. bật hộp tin nhắn trong cái điện thoại hàng Trung Quốc mà khoe 9, 10 tin nhắn từ các học trò của mình: "Em xin thầy mail cho em mấy hình ảnh Hoàng Sa - Trường Sa chiều nay thầy cho tụi em coi...", "Mai mốt mà học IT ( kỹ thuật viên tin học) xong, em sẽ dựng game trận chiến bảo vệ Trường Sa", rồi là "Nếu được đi du lịch Trường Sa, em sẽ vác về cho thầy cả khối san hô nha thầy!"...

Và nếu bài viết này được đăng lên báo, tôi hy vọng là sẽ không phải nghe Q. nhắc đến câu nói cố hữu trong các cuộc thoại: "Dạ, em cũng không biết có làm được lâu không", bởi vì tiết học cuối năm của Q. dành cho học trò của mình - những em sau này chắc chắn sẽ lên đường du học - không phải là kẹo bánh và màn nhịp tay hát những ca khúc mừng năm mới bằng tiếng nước ngoài, mà là một câu chuyện đặc biệt, một món quà đặc biệt gửi vào hành trang thế hệ tương lai.

(Theo Sĩ Tuấn/ Báo Xuân An Ninh Thế Giới)

================================

Mấy lần làm touristguide (hướng dẫn viên du lịch), trong đoàn khách có cả khách Việt kiều, họ kể cho em nghe nhiều chuyên thế hệ trẻ người Việt lớn lên ở nước ngoài rất lơ mơ về sử nước nhà. Còn những sinh viên Việt Nam đi du học, khi homestay (trú trong nhà của người bản địa cùng với sinh viên các nước khác), gặp sinh viên người Trung Quốc, họ dễ dàng đuối lý trong các cuộc tranh luận mỗi khi rộ lên chuyện biển Đông hoặc khi đề cập đến chuyên chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa.

Gần hết bài viết chỉ nói đến quan hệ tình cảm cá nhân của hai con người. Nhưng đọc đoạn này, sao tôi thấy buồn. Đành rằng học sinh Việt có thể dốt sử. Như người đàn bà Đỗ Ngọc Bích - nghiên cứu sinh Tiến sĩ ở Hoa Kỳ chẳng hạn. Nhưng còn các giáo sư tiến sĩ kiến thức đầy mình về sử Việt đâu. Chắc phải giỏi lắm chứ nhỉ? Người Trung quốc lập luận rằng: Trước đây cả ngàn năm Việt Nam, là một bộ phận của Trung Quốc. Nếu như phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt thì những lập luận của "hầu hết những nhà khoa học ngành sử Việt Nam" đúng là nói ngọng thật. Cho nên, đừng trách đám học sinh ngô nghê. Bởi vậy, nếu chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh đích thực - thì - vấn đề là Việt Nam hưng quốc chứ không phải ly khai khỏi đế chế Hán.

Nói ra lại sắp có hai thằng nhìn vào nhà hai ngày hôm nay. Vâng! Mới hôm qua - mùng Một Tết - trên chính web này, tôi thấy một nick rất ấn tượng trong chỗ ghi những người có ngày sinh nhật ở cuối trang - không biết của ai - noleinhinny 49 (Đây chính là tuổi của cô Nguyễn Thị Thái theo Âm lịch mà tôi đề cập đến) - Tôi dịch ra tiếng Việt: "Nó lại nhìn này".Posted Image

Tất nhiên, không phải cô ta. Nhưng đây chính là "điềm" khá ấn tượng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hải giám Trung Quốc trương câu đối tết ở Senkaku: Rắn trắng hiển uy
Chủ nhật 10/02/2013 13:00

(GDVN) - Tàu Hải giám 137, lực lượng này dán đôi liễn đỏ: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị; Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy" cùng hàng chữ "Xuân trạch Điếu Ngư" treo chính giữa khoang cửa.


Bộ trưởng QP Nhật: Tokyo phân biệt được radar thường với radar tên lửa
Trung Quốc cấm dân đốt pháo hoa "Nổ tung Tokyo"
Tết Quý Tỵ, tàu TQ rút khỏi Trường Sa kéo ra Thái Bình Dương tập trận
Hải giám Trung Quốc tuyên bố sẽ đón Giao thừa Tết Quý Tỵ tại Senkaku
Tokyo có bằng chứng, Thủ tướng Abe: TQ phải xin lỗi Nhật vụ ngắm bắn

Posted Image
Đôi liễn xưng hùng xưng bá ngoài Biển Hoa Đông của Hải giám Trung Quốc

Hình ảnh tàu Hải giám đón tết Quý Tỵ cũng như chuẩn bị bữa cơm tất niên gần Senkaku do Nhật Bản kiểm soát được các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc truyền đi như một thông điệp Bắc Kinh sẽ còn mạnh tay hơn ngoài Hoa Đông trong năm con rắn.

Trên cửa khoang lái tàu Hải giám 137, lực lượng này dán đôi liễn đỏ: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị; Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy" cùng hàng chữ "Xuân trạch Điếu Ngư" treo chính giữa khoang cửa.

Đôi liễn năm mới của Hải giám 137 Trung Quốc tạm dịch: Rồng vàng đi quét sạch ma quỷ biển Hoa Đông (ám chỉ Nhật Bản - PV), Rắn bạc đến lắc lư ra uy nước Trung Quốc. Hàng chữ ở giữa "Xuân trạch Điếu Ngư", tạm dịch "xuân về tràn khắp đất trời Điếu Ngư".

Nhân viên tàu Hải giám 137 khoe rằng, đôi Liễn rồng vàng rắn bạc này được lựa chọn ra từ gần 400 đôi liễn người Hoa khắp thế giới gửi cho họ trong khi nhiều độc giả các tờ báo mạng Trung Quốc cho rằng đôi liễn này thể hiện rõ ý đồ của Bắc Kinh xưng hùng, xưng bá trên Biển Hoa Đông.

Tết Quý Tỵ, ngoài tàu Hải giám 137 đón giao thừa và "xông biển" đầu năm ngoài Senkaku, hải quân Trung Quốc còn phái 3 tàu chiến hạm đội Bắc Hải sau khi tập trận (trái phép - PV) ngoài Trường Sa đã rút ra Tây Thái Bình Dương tiếp tục tập trận "khai xuân" từ 29 Tết Quý Tỵ.
==================
Đây chỉ là chuyện vặt trong một tổng thể vĩ mô. Nhưng Lý học luôn phân tích từ hiện tượng trong mối liên hệ hợp lý với tổng thể và ngược lại. Điều này phù hợp với một nhận định nhân danh khoa học của giáo sư Trịnh Xuân Thuận: "Để phân tích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Nó khác hẳn về bản chất lấy cái cục bộ thay thế cho cái toàn thể.
Đầu năm mới, nhân bài viết này, ngồi nhà vắng xem "quán vắng", bắt chước các cụ nhà ta, phân tích thử mối liện hệ giữa mấy chữ trong câu đối, hoành phi này. trong cái tàu Giảm Hái của Trung Quốc ở Senkaku với mối liên hệ với biển Đông theo Lý học xem sao!
Đôi câu đối viết như sau:

"Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy",
Và hoành phi viết:
"Xuân trạch Điếu Ngư"
Về câu đối được hiểu là:
"Rồng vàng bay thẳng ra biển Đông tiêu diệt loài ma quỉ" " Rắn bạc xuyên mưa lớn thể hiện sức mạnh của Trung Quốc". Đây là đối câu đối đặt dưới Hoàng phi, vậy nó là thành tố tạo nên, hoặc thể hiện nội dung của hoành phi theo đúng luật trưng hoành phi, câu đối.
Không biết vị cao nhân nào của các vị nghĩ ra cái nội dung này? Thời phong kiến thì cứ gọi là tống cđi đày như Lý Bạch tiên sinh vậy.
Này! Tớ nói thật nhá! Ý kiến trái chiều có thể làm khó nghe - quí vị Trung Quốc nên bỏ hai câu đối này, còn không thì bỏ hoành phi viết lại. Hoặc bỏ hết thay cái khác. Nếu không quí vị mất thể diện ở đây đấy. Ấy là tớ dự báo vậy đấy!
Ai lại lấy con rắn biểu tượng cho "Trung Hoa quốc uy" bao wờ? Mãng xà vương còn chưa ăn ai - khi hình tượng rồng vàng ở vế kia - mà lại còn đem rắn nước ("Vũ" - có yếu tố thủy) để da Nhật Bủn thì chán hẳn đấy quí vạ! Đầu năm mới mà quí vị không kiêng cữ gì cả. Ở Senkaku mà đã mất thể diện thì thôi xuống biển Đông làm gì nữa cho thêm buồn.

Đấy là tớ mới phân tích sơ sơ thui. Buồn ngủ wá rùi.
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama và những hy vọng mới

Thứ 2, 11/2/2013, 5:0 GMT+7

Ngày 21/01/2013, Obama đã nhậm chức nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai cùng những kỳ vọng về sự thay đổi mà ông sẽ mang lại giúp nền kinh tế Mỹ vượt qua những thách thức trong thời gian tới.

Xem bài khác trên Vef.vn

Những dấu hiệu tích cực

Bước vào nhiệm kỳ 2, ông Obanma chấp nhận thực tế rằng nước Mỹ đang bị chia rẽ nhưng quyết tâm vượt lên và tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế, xã hội còn dang dở của mình.

Trong khi có rất nhiều lo ngại về tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2013, cũng có những lý do để tin tưởng rằng Tổng thống Obama sẽ giúp kinh tế phục hồi.

Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 1.84 triệu việc làm, tương đương với mức của năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp trong cuối năm 2012 ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm ông Obama lên nắm quyền, một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ đang có những bước tiến vững chắc.

Đến đầu năm 2013, viễn cảnh rơi vào vực thẳm tài khóa và suy thoái của kinh tế Mỹ đã tạm thời được gỡ bỏ khi hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã đạt được thỏa thuận về việc tăng mức trần nợ công.

Bất chấp những tranh cãi chính trị về vách đá tài chính và trần nợ công, thị trường tài chính Mỹ đã có những tín hiệu vui khi đạt tăng trưởng 12%, theo đánh giá của S&P 500, cho thấy sự thành công trong công tác điều hành chính phủ và củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường tài chính Mỹ.

Posted Image

Một triển vọng khác đó là cuộc cách mạng dầu khí có thể làm thay đổi nền kinh tế Mỹ khi nước này đã chính thức phát triển thương mại khí đá phiến.

Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Mỹ có thể vượt qua Ả-rập Xê-út để trở thành nhà cung cấp năng lượng hàng đầu thế giới trước năm 2017. Điều này sẽ giúp Mỹ tự túc về năng lượng, bớt lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Đông nhiều bất ổn.

Sự phát triển này sẽ không chỉ làm thay đổi cơ cấu cung cấp năng lượng Mỹ mà còn ảnh hưởng tới vai trò kinh tế và địa chính trị của Mỹ trong việc điều chỉnh nhu cầu năng lượng toàn cầu. Tới nay, giá dầu cao là một trong những nguyên nhân chính của các vấn đề tài chính Mỹ.

Đó là lý do tại sao chính quyền Mỹ các đời tổng thống đều luôn xem việc đảm bảo sự ổn định của nguồn cung năng lượng là một trong lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ.

Thế giới trông đợi gì?

Thể chế thương mại lớn nhất toàn cầu là WTO đang tồn tại nhiều bất cập và các nước đang trông đợi những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ lên tiếng cải tổ. Chương trình nghị sự trong WTO cũng đã trở nên lạc hậu so với yêu cầu thực tế khi đã quá tập trung vào việc giảm thuế quan, vấn đề trợ cấp. Một mối quan tâm khác của phần còn lại của thế giới đó chính là việc Tổng thống Obama sẽ giải quyết thế nào quan hệ Mỹ - Trung và sức khỏe của hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới.

Thông qua Đối thoại chiến lược, Mỹ tập trung xây dựng quan hệ đối tác hợp tác kinh tế với Trung Quốc, giảm các cọ xát thương mại liên quan tới vấn đề sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, cạnh tranh bất bình đẳng hay các hoạt động phi thị trường được nhà nước hỗ trợ. Quan điểm của Mỹ tới nay vẫn là hoan nghênh một Trung Quốc hùng mạnh, thịnh vượng và trở thành một đối tác có trách nhiệm đối với kinh tế toàn cầu.

Thời gian tới Mỹ sẽ tập trung nguồn lực vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Từ góc độ của Mỹ, TPP sẽ giúp hạ các rào cản, nâng cao tiêu chuẩn và định hình tăng trưởng dài hạn cho toàn khu vực. TPP giúp Mỹ tiếp cận tốt hơn các thị trường đang phát triển của châu Á, giúp thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, tạo việc làm.

Các hiệp định khu vực (FTA) có thể không phải là yếu tố mới song Mỹ sẽ xem xét đàm phán FTA với EU trong năm 2013.

Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục là hai đồng minh và đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ. Đây đều là những đối tác lớn của Mỹ trong WTO. Mỹ và Nhật Bản đã có những cam kết mạnh mẽ về việc phát triển năng lượng sạch, sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân sau thảm họa Fukushima và tăng cường đầu tư song phương, đảm bảo sự vận hành của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hợp tác Mỹ-Hàn được đánh dấu bằng Hiệp định thương mại tự do (KORUS) có hiệu lực từ tháng 3/2012, nhờ đó, xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp của Mỹ sang Hàn Quốc đã tăng đáng kể. Sự thành công của KORUS giúp Mỹ hạ thấp rào cản thuế quan, tạo cơ hội đầu tư và thúc đẩy tự do thương mại trong toàn khu vực.

Thời gian qua, Mỹ đã can dự vào kinh tế khu vực bằng cách tham gia sâu hơn vào các tổ chức như ASEAN, APEC, thúc đẩy hệ thống thương mại , đầu tư tự do nhằm gỡ bỏ hàng rào thuế quan, mở rộng thương mại và tăng cường đầu tư vào khu vực, củng cố các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Xu hướng này sẽ tiếp tục được TT Obama theo đuổi và thực hiện trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

AV

==========

Thế giới này có thể tìm được giải pháp hội nhập trong hòa bình. Nhưng tiếc thay! Suy cho cùng thì chính cái "tham, sân, si" mà Đức Phật nói tới làm cho nó khó có thể đạt được điều mơ ước ấy.

"Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không!"

Ông Hawking đã nói thế. Thiên Sứ tui bổ sung rằng: Chẳng cứ gì đến Lý thuyết thống nhất - nghe nó hoàng tráng, vĩ mô quá! Vần đề là có tìm được giải pháp tối ưu cho mọi sự kiện cần giải quyết hay không! Còn không thì cứ gọi là "Định mệnh đã an bài":

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ngấm ngầm tuồn quả địa cầu “lưỡi bò’ vào Philippines

Cập nhật lúc 12:35, 13/02/2013

(ĐVO)- Philippines vừa thu hồi khẩn cấp tất cả các quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất tại Philippines nhưng ngấm ngầm thêm đường "lưỡi bò" 9 đoạn trên Biển Đông vào để bán cho các trường học, học sinh sinh viên Philippines.

Tờ Bưu điện Hoa Nam ngày 13/2 đưa tin, Philippines vừa thu hồi khẩn cấp tất cả các quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất tại Philippines nhưng ngấm ngầm thêm đường "lưỡi bò" 9 đoạn trên Biển Đông vào để bán cho các trường học, học sinh sinh viên Philippines.

Tất cả các hiệu sách trên toàn lãnh thổ Philippines đã ngừng bán và thu hồi loại quả địa cầu "made in China" nguy hiểm này vì những thông tin sai lệch thể hiện tham vọng của Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, Manila đã xác nhận rằng quả địa cầu giáo dục được Trung Quốc sản xuất và bán tại Philippines đã bị Bắc Kinh ngấm ngầm đưa đường lưỡi bò phi pháp.

Các cơ quan quản lý của Philippines đang chủ động chuẩn bị thảo luận, họp bàn với Bộ Ngoại giao nước này về các biện pháp đối phó, khắc phục hậu quả việc bán quả địa cầu lưỡi bò Trung Quốc mà không hề hay biết trước đó. Vụ "địa cầu lưỡi bò" được một số người dân Philippines phát hiện ra và loan báo trên mạng xã hội Facebook đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Posted Image

Quả địa cầu Trung Quốc ngấm ngấm đưa đường "lưỡi bò" vào trường học Philippines

Kỹ sư viễn thông David Valencia cho biết anh và bạn bè mình đã vô cùng khó chịu sau khi một trong số họ nhìn thấy hình ảnh hai quả địa cầu, một được mua cách đây 3 năm tại Manila, 9 nét gạch ngang (lưỡi bò) được đánh dấu rất "kín đáo", nhưng một quả còn lại mới được bán tại chuỗi cửa hàng sách quốc gia Philippines lại có những dòng chữ "rất thô tục" về cái gọi là "đường lưỡi bò" trên Biển Đông.

Những quả địa cầu này được đưa vào giảng dạy trong các trường học, được đặt tại văn phòng và nhà người dân Philippines và là những công cụ giảng dạy cho thế hệ trẻ về địa lý. Trong khi một quả địa cầu "xịn" do Mỹ sản xuất không hề có "đường lưỡi bò" được bán với giá 2000 peso nhưng những quả địa cầu Trung Quốc sản xuất ngầm tuồn "đường lưỡi bò" vào Philippines, loại to nhất cũng chỉ có giá 198 peso.

Một chủ hiệu sách cho hay ông đã loại bỏ toàn bộ quả địa cầu "made in China" và đã thông báo cho nhà cung cấp. Trước đây những chủ hiệu sách như ông chưa từng để ý đến chi tiết này, họ chỉ kiểm tra tên quốc gia và thủ đô các nước trên quả địa cầu mà quên mất Biển Tây Philippines, tức Biển Đông.

Ngày 22/1 Manila đã chính thức khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, đồng thời khởi kiện những hành vi "xâm phạm chủ quyền Philippines" trên Biển Đông, ngoài bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh đã triển khai.

Manila đã yêu cầu Liên Hợp Quốc buộc Trung Quốc phải tôn trọng "vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Philippines" ở Biển Đông, đồng thời Philippines tố cáo Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã có quá nhiều cuộc tập trận (trái phép - PV) trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Theo Phunu today

======================

Đường đường là một nước lớn, có tham vọng trở thành một dân tộc vĩ đại, mà thiếu tính chính danh, toàn chơi đòn "dưới háng" thì thật là khó coi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ sai khi tuyên bố "chủ quyền vô hình”?

BBC - Bill Hayton - Thứ bảy, 9 tháng 2, 2013

Trong bài viết đăng trên Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Phóng viên Bill Hayton nói lỗi dịch thuật khoảng tám thập niên trước khiến một hòn đảo không tồn tại đã trở thành lãnh thổ phía cực nam của Trung Quốc.

Đâu là "điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc"? Đó là một câu hỏi gây tranh cãi và câu trả lời ít nhất gây tranh cãi nhất có thể là đảo Hải Nam. Câu trả lời gây nhiều tranh cãi hơn sẽ là quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa. Thế nhưng điểm cực nam chính thức thậm chí còn vươn xa hơn nữa, kéo xuống phía nam như James Shoal (Bãi ngầm James), cách bờ biển Borneo khoảng 100 km. Điều gây ngạc nhiên hơn là lãnh thổ này thực ra là vô hình. Không có gì ở đó cả, trừ khi quý vị có thiết bị lặn. Bãi ngầm James nằm dưới mặt biển 22 mét. Tuy nhiên, sự bất tiện này không ngăn cản các tàu của hải quân Trung Quốc thỉnh thoảng đến thăm bãi này để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc tại đây.

Làm thế nào mà nhà nước Trung Quốc lại xem nơi đây là lãnh thổ cực nam của họ? Tôi đã nghiên cứu chủ đề này bấy lâu nay trong lúc viết một cuốn sách về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).Câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của một lỗi dịch thuật. Trong những năm 1930, Trung Quốc đã đắm chìm trong làn sóng dân tộc tộc chủ nghĩa.

Thực trạng xâm chiếm của cường quốc phương Tây và đế quốc Nhật Bản, cũng như việc Trung hoa Dân Quốc không làm được gì nhiều trước sức mạnh của ngoại bang gây ra làn sóng phẫn nộ trong dân và ngay cả trong chính quyền. Năm 1933, họ lập ra "Ủy ban Kiểm tra Bản đồ Đất và Biển" để chính thức liệt kê, mô tả và vẽ bản đồ tất cả các vùng lãnh thổ Trung Quốc. Đó là một nỗ lực để khẳng định chủ quyền đối với lãnh thổ rộng lớn của mình. Vấn đề chính ủy ban phải đối mặt, ít nhất là tại Biển Nam Trung Hoa, là họ không có phương tiện để thực sự khảo sát bất kỳ khu vực nào nhằm tuyên bố chủ quyền.Thay vào đó, ủy ban này chỉ đơn giản là sao chép các bảng biểu của Anh Quốc sẵn có lúc đó và đổi tên của các hòn đảo để nghe cho có âm Trung Quốc. Chúng ta biết họ đã làm điều này vì bản đồ của ủy ban có khoảng 20 lỗi vốn xuất hiện trên bản đồ của Anh – những nơi mà sau này có điều kiện khảo sát tốt hơn cho thấy rằng các đảo từng liệt kê không hề tồn tại.Ủy ban đã đặt tên Trung Quốc cho một số đảo tại quần đảo Trường Sa. North Danger Reef được gọi là Bãi Bắc Hiểm, Antelope Reef được gọi là Bãi Linh Dương. Các tên khác đã được phiên âm như vậy và James Shoal trở thành Bãi Tăng Mẫu. Và có vẻ là lỗi dịch thuật nằm ở chỗ này.

Năm 1947, những người vẽ bản đồ của Trung Quốc đã rà soát lại chủ đề biên giới biển của Trung Quốc, phác ra điều được biết tới như "đường chữ U".Có vẻ như họ nhìn vào danh sách các tên Trung Quốc, cho rằng Bãi Tăng Mẫu nằm trên mặt nước và đã gộp bãi này vào trong phạm vi đường chữ U. Một hòn đảo không tồn tại đã trở thành lãnh thổ cực nam của Trung Quốc.Tuy nhiên, trong quá trình song song cùng một khoảng thời gian này, chính phủ Trung Quốc đã đặt các tên mới cho những vùng lãnh thổ ngoài biển. Quần đảo Trường Sa đã được gọi là Nam Quý và James Shoal được thay đổi cách gọi từ một bãi cạn thành một bãi san hô.Có lẽ, vào thời gian này, nhà chức trách đã nhận ra sai lầm của mình. Tuy nhiên Bãi san hô Tăng Mẫu vẫn được coi là vùng lãnh thổ chính thức tại cực nam của Trung Quốc.Tới thời điểm này, các lỗi dịch thuật đã trở thành một thực tế, cấu thành tranh chấp lãnh thổ cho các nước trong khu vực cho 80 năm sau.Nhưng làm thế nào để dịch từ "shoal" (bãi ngầm)? Đây là một từ trong hải dương học có nghĩa là một khu vực biển nông có sóng "tràn lên".Thủy thủ sẽ thấy một khu vực lạ vì có lẫn cả nước và đá ở giữa đại dương và biết khu vực này nông, do đó nguy hiểm. James Shoal là một trong nhiều bãi như vậy tại quần đảo Trường Sa.

Đây là một thực tế còn hơn cả dữ kiện lịch sử. Bãi ngầm James là phép thử xem liệu Bắc Kinh có thực sự cam kết với các quy định của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa hay không.Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, không một quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền cho lãnh thổ bị ngập nước trừ phi nó nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ. Bãi James nằm cách lãnh thổ không có tranh chấp của Trung Quốc hơn 1.000 km.Tháng trước, chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tìm kiếm một phán quyết từ tòa án quốc tế về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển có tương thích với các công ước của Liên Hiệp Quốc hay không.Bãi James sẽ là một ví dụ rõ ràng về một tuyên bố không tương thích. Có lẽ nay là thời điểm tốt cho Bắc Kinh để họ xem xét lại là làm thế nào từ lúc đầu họ đã tuyên bố chủ quyền cho một vùng lãnh thổ ngập nước.Nhưng ủy ban dường như không hiểu thuật ngữ oái oăm trong tiếng Anh vì họ dịch “Shoal” là "Bãi" như kiểu bãi biển hoặc bãi cát, là nơi nhô hẳn lên trên mặt nước.Ủy ban này, vốn không bao giờ đến thăm khu vực, dường như đã tuyên bố James Shoal/Bãi Tăng Mẫu là một vùng đất và do đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ và EU sẽ thành lập khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới

Thứ Tư, 13/02/2013 - 16:23

(Dân trí) - Trong thông điệp liên bang được công bố mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định nước này sẽ đàm phán thành lập khu vực tự do mậu dịch với EU, mở đường cho sự ra đời khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới.

Phát biểu trước toàn thể người dân Mỹ, Tổng thống Obama khẳng định: “Tối nay, tôi muốn thông báo rằng chúng ta sẽ xúc tiến những cuộc đàm phán về Đối Tác Thương Mại và Đầu Tư Tòa Diện Xuyên Đại Tây Dương với liên minh châu Âu do hoạt động thương mại tự do và công bằng qua Đại Tây Dương sẽ tạo ra hàng triệu việc làm thu nhập cao cho người Mỹ”.

Posted Image

Tổng thống Mỹ đang rất chú trọng và việc hồi phục kinh tế Mỹ

Theo AFP, tuyên bố trên của ông Obama nhằm đáp lại những kêu gọi ngày càng nhiều từ châu Âu trong việc ký kết một thỏa lớn nhằm kích thích tăng trưởng ở cả hai bờ Đại Tây Dương, bao phủ một khu vực có kim ngạch thương mại hai chiều ở mức 646 tỷ USD trong năm ngoái.

Được đề xuất từ nhiều năm trước, ý tưởng về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU thời gian gần đây đã được các bên xới lại nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm giữa lúc kinh tế cả hai bên đều sút kém.

Hôm 1/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã đề cập đến vấn đề này trong cuộc họp với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Berlin. Đến tuần trước, Cao ủy thương mại EU Karel De Gucht lại đến Washington để hối thúc việc thương thảo.

Các nhà phân tích cho rằng Nhà Trắng muốn tiến hành đàm phán một cách nhanh chóng sau khi Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một dự định thành lập khu vực tự do mậu dịch khác được Tổng thống Obama hậu thuẫn, đã không thể hoàn tất trước thời hạn chót là cuối năm 2012.

Phát biểu hôm 12/2 ông Obama cũng cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi TPP và khẳng định tầm quan trọng của việc “thúc đẩy xuất khẩu của nước Mỹ, hỗ trợ thị trường việc làm và làm đối trọng với các thị trường đang phát triển ở châu Á”

Theo ông Andras Simonyi giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu quan hệ xuyên Đại Tây Dương tại trường đối ngoại cao cấp Johns Hopkins, cả hai kế hoạch trên được xúc tiến trong bối cảnh Vòng đàm phán Doha của Tổ chức thương mại thế giới WTO bế tắc.

Với việc TPP vẫn gặp khó khăn trong việc chứng tỏ hiệu quả, một thỏa thuận về khu vực tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương “sẽ đặt ra những chuẩn mực về thương mại, đầu tư và luật pháp toàn cầu”, chuyên gia này khẳng định với AFP.

Một nhà ngoại giao châu Âu thì khẳng định ý tưởng trên có thể khiến các cường quốc kinh tế mới nổi như Trung Quốc phải cởi mở hơn.

“Kế hoạch trên ra đời trên ý tưởng rằng một thỏa thuận tham vọng giữa hai khu vực quan trọng nhất của thương mại thế giới sẽ buộc các nước mới nổi sẽ cởi mở hơn mức họ sẵn sàng chấp nhận trong các cuộc đàm phán của WTO”, nhà ngoại giao này khẳng định. “Đó có thể là một cách để tái khởi động các cuộc đàm phán về tự do thương mại đang bế tắc của WTO”.

Thanh Tùng

Theo AFP

====================

Từ lâu tôi đã xác định rằng: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay chính là do sự khủng khoảng của các nền kinh tế khu vực trong quá trình tiến hóa để hội nhập toàn cầu. Mà tôi gọi là: Một sự lột xác để tiến hóa. Vấn đề sẽ không thể giải quyết được, nếu chỉ chỉ có phương pháp ứng phó mang tính cục bộ - Đây chính là nguyên nhân để các cuộc đám phán giữa các quốc gia hàng đầu về kinh tế nhằm giải quyết khủng khoảng của các loại G20, mà tôi đã xác định: Chỉ tốn bia. .

Điều kiện cần để giải quyết khủng hoảng kinh tế toàn cầu chính là phải điều chỉnh lại phương thức và các mối quan hệ sản xuất trên quy mô toàn cầu. Quyết định của Ngài Obama trong bài viết này là một định hướng đúng cho xu hướng hội nhập toàn cầu - dù nó mới chỉ là sự hội nhập có tính bộ phận quan trong của thế giới. Cá nhân tôi ủng hộ mục đích này của Ngài.

Nhưng tôi lưu ý Ngài rằng:

Một định hướng đúng chưa quyết định được sự thành công - nó còn lệ thuộc vào phương pháp đạt mục đích và điều kiện thực hiện phương pháp. Khó khăn nhất cần vượt qua đó là sự hi sinh quyền lợi cục bộ nào đó của những quốc gia trong hoàn cảnh hiện nay. Và Ngài sẽ vấp phải cản trở này.

Nếu như dự đoán của tôi đúng thì tôi hy vọng sẽ có thể có nói rõ hơn vì sao tôi phát biểu như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Triều Tiên sẵn sàng lập "lá chắn sống" bảo vệ gia đình dòng họ Kim"

Thứ năm 14/02/2013 10:32

(GDVN) - Bài báo nhấn mạnh đến thất bại chiến lược của Trung Quốc khi CHDCND Triều Tiên đe dọa hạt nhân và có nguy cơ sụp đổ, đồng thời bài báo có tính răn đe.

Obama: Sẽ tăng cường tên lửa phòng thủ đáp trả Triều Tiên

Nổ hạt nhân ở Triều Tiên không ảnh hưởng bức xạ đến Nga

"Bom hạt nhân Triều Tiên là để thử kiên nhẫn của Tập Cận Bình, Obama"

Tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye chính thức lên án Bắc Triều Tiên

Bắc Triều Tiên đã thông báo trước với Mỹ, Trung Quốc về vụ nổ

Triều Tiên đã thử bom hạt nhân có sức công phá bằng 7 triệu tấn TNT

Hàn Quốc có thể sử dụng trực thăng không người lái tấn công Triều Tiên

Posted Image

Những cơ sở hạt nhân chính của CHDCND Triều Tiên

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, về hình thức, CHDCND Triều Tiên sở hữu đội quân triệu người, nhưng do đội quân này hầu hết trang bị vũ khí hạng nhẹ, không phát huy được trong chiến tranh phi tiếp xúc. Vì vậy, ngoài bị tấn công một cách bị động, CHDCND Triều Tiên không hề có khả năng đánh trả.

Cuộc chiến tranh xảy ra ở Nam Tư cuối thế kỷ trước đã làm cho CHDCND Triều Tiên ý thức đầy đủ rằng, không được trông chờ vào việc Quân đội CHDCND Triều Tiên tiến hành đối đầu với Mỹ trên mặt đất, Mỹ có thể cơ bản sẽ không sử dụng lực lượng mặt đất, chỉ cần điều động máy bay chiến đấu ở Hàn Quốc tiến hành tấn công đường không là tất cả các mục tiêu chiến lược ở CHDCND Triều Tiên đều có thể sẽ bị tiêu diệt triệt để.

CHDCND Triều Tiên sở dĩ phát triển vũ khí hạt nhân hoàn toàn là do mạnh bạo, muốn thể hiện sức mạnh quân sự với người dân CHDCND Triều Tiên, đồng thời qua đó để tranh thủ viện trợ quốc tế nhiều hơn.

Posted Image

CHDCND Triều tiên tuyên bố thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất thành công

Theo bài báo, trò chơi vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã thất bại triệt để, không ai tiếp tục tin vào sự đe dọa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, cũng không ai muốn gánh trách nhiệm cho những hành động thiếu trách nhiệm của CHDCND Triều Tiên.

Nghị quyết tiếp tục trừng phạt CHDCND Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là điều hợp logic, điều mà CHDCND Triều Tiên hiện duy nhất có thể làm chính là tiếp tục kiểm soát người dân ở trong nước.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc sở dĩ nhiều lần khuyến cáo Triều Tiên không nên tiến hành thử hạt nhân, bởi vì họ ý thức được, chiến thuật chiến lược này của CHDCND Triều Tiên cơ bản không thể đạt mục đích dự kiến. Mỹ sẽ không e ngại mối đe dọa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc cũng không sợ chiến tranh hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

CHDCND Triều Tiên tuy nắm được công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng CHDCND Triều Tiên muốn chế tạo được lượng lớn vũ khí hạt nhân trong ngắn hạn hầu như là điều không thể.

Cho dù CHDCND Triều Tiên đánh đòn phủ đầu, tiến hành tấn công vũ lực đối với Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ Hàn Quốc, thắng bại trong đối đầu quân sự giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ đã sớm được xác định, CHDCND Triều Tiên không có kết quả nào khác ngoài việc chính quyền bị sụp đổ.

Hiện nay, chính quyền CHDCND Triều Tiên đã đưa mình tới bờ vực nguy hiểm, cùng với việc thực hiện nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hoàn cảnh của CHDCND Triều Tiên sẽ khó khăn hơn. Có thể tưởng tượng, trong tương lai các cuộc phong tỏa trên biển, trên không đối với CHDCND Triều Tiên sẽ ngày càng nghiêm ngặt, biên giới trên bộ giữa CHDCND Triều Tiên với Trung Quốc và Nga sẽ tạm thời đóng cửa, CHDCND Triều Tiên chắc chắn phải dựa vào sức mạnh của mình để vượt qua mùa xuân lạnh giá này.

Hiện nay, CHDCND Triều Tiên không có hệ thống kinh tế hoàn thiện, càng không có hệ thống công nghiệp quân sự hoàn chỉnh, CHDCND Triều Tiên muốn dựa vào sức mạnh của mình để thoát khỏi khó khăn, hầu như là điều không thể.

Ưu thế hiện có của CHDCND Triều Tiên ở chỗ, chính quyền nắm chắc quân đội, còn quân đội có khả năng kiểm soát tuyệt đối người dân bình thường. Nhưng nếu quân đội không được cung cấp hậu cần đầy đủ, ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu lâu dài, thì nội bộ quân đội chắc chắn sẽ có vấn đề. Đến khi đó, CHDCND Triều Tiên sẽ xảy ra sự thay đổi như thế nào, người ta có thể tưởng tượng được.

Posted Image

Hình vẽ mô phỏng khả năng phá hoại của vũ khí hạt nhân trong một bảo tàng ở Seoul, Hàn Quốc

Theo bài báo, Trung Quốc cần làm tốt dự báo về tình huống tồi tệ nhất. Hiện nay, ngoài việc bỏ phiếu tiếp tục trừng phạt CHDCND Triều Tiên ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc cần thiết lập các biện pháp bảo vệ ở biên giới đông bắc.

Kết quả tốt nhất là, sau khi CHDCND Triều Tiên xảy ra nổi loạn, rất nhiều dân tị nạn sẽ đổ vào Hàn Quốc; kết quả tồi tệ nhất là, sau khi CHDCND Triều Tiên xảy ra nổi loạn, dưới sự xua đuổi của Quân đội Triều Tiên, rất nhiều dân tị nạn đổ vào Trung Quốc.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc không muốn CHDCND Triều Tiên xảy ra nổi loạn, nhưng Trung Quốc phải chuẩn bị trước cho tình huống này. Trung Quốc cần cùng với cộng đồng quốc tế, xây dựng cơ chế cảnh báo sớm về CHDCND Triều Tiên, một khi nội bộ CHDCND Triều Tiên xảy ra sự cố, cộng đồng quốc tế có thể lập tức phản ứng.

Một số nhà quan sát quốc tế nhận định, một số nước như Mỹ có thể sẽ đưa vào nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc các điều khoản như trực tiếp tấn công quân sự đối với CHDCND Triều Tiên. Nhìn vào tín hiệu phát ra từ Mỹ sẽ thấy, Mỹ chưa bao giờ từ bỏ những nỗ lực lật đổ chính quyền CHDCND Triều Tiên. Nhưng, đối với Mỹ, phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở khu vực Đông Bắc Á có thể sẽ phải trả giá đắt.

Posted Image

Ngày 12/2/2013, Tân Tổng thống Hàn Quốc nghe báo cáo về vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Vì vậy, tình hình xấu nhất có thể là, giống như đối phó với Nam Tư trước đây, Mỹ liên kết với các đồng minh chiến lược ở châu Á và châu Âu, tiến hành tấn công đường không đối với CHDCND Triều Tiên.

Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đương nhiên không muốn nhìn thấy tình hình đó, nhưng một khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết như vậy, Chính phủ Trung Quốc cần áp dụng thái độ đứng ngoài.

Nói cách khác, theo bài báo CHDCND Triều Tiên phải nhận lấy “bài học” đầy đủ, nhưng tấn công đường không có thể sẽ làm xuất hiện thảm họa nhân đạo quy mô lớn.

Hậu quả khôn lường

Chính quyền CHDCND Triều Tiên rất có thể sẽ thiết lập “lá chắn sống” - sẵn sàng chết để bảo vệ chính quyền họ Kim. Một khi xảy ra tình hình này, bán đảo CHDCND Triều Tiên sẽ xảy ra làn sóng dân tị nạn quy mô lớn.

Theo bài báo, CHDCND Triều Tiên đi đến ngày hôm nay là do tự họ gây ra. Trong một loạt hành động đe dọa hạt nhân, Trung Quốc đã phải “trả giá đắt”. Trung Quốc không tồn tại vấn đề “từ bỏ hoàn toàn” chính quyền CHDCND Triều Tiên, bởi vì CHDCND Triều Tiên là một quốc gia có độc lập chủ quyền. Thỏa thuận hữu nghị giữa Trung Quốc và Triều Tiên từng trao “trách nhiệm đặc biệt” cho Trung Quốc.

Nhưng, bài báo nhấn mạnh, cùng với việc thông qua nghị quyết tại Hội đồng Bảo an, Trung Quốc cần nói rõ ràng với CHDCND Triều Tiên rằng, Trung Quốc không muốn gánh lấy bất cứ trách nhiệm nào về các hành động “lỗ mãng” của CHDCND Triều Tiên.

Nói cách khác, nếu CHDCND Triều Tiên không thay đổi, lập tức cam kết không tiếp tục tiến hành bất cứ cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa nào, thì Trung Quốc sẽ không tiếp tục cam kết nghĩa vụ bảo vệ CHDCND Triều Tiên. Đến khi đó, CHDCND Triều Tiên phải tự đối mặt với các cuộc tấn công quân sự từ Mỹ.

>> Follow us on Facebook

Posted Image

Quân đội Mỹ cam kết bảo vệ Hàn Quốc. Trong hình là cụm chiến đấu tàu sân bay USS George Washington của Hải quân Mỹ.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.

Chân thành cảm ơn độc giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Đông Bình

=================

Bởi vậy! Chẳng phải ngẫu nhiên mà Thiên Sứ tôi phát biểu ý kiến: Nếu Bắc Triều Tiên làm cái "Bùm" thì việc thống nhất hai miền Cao Ly sẽ nhanh hơn. Lưu ý rằng: Thiên Sứ tui hoàn toàn phân tích trên cơ sở những nguyên lý của hệ thống Lý học, nhân danh nền văn hiến Việt đầy nhân bản - Với chữ Nhân đứng đầu trong Ngũ Đức.

Việc gì phải khổ thế! Còn nhiều giải pháp mà!

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cuộc tập trận bất thường của Trung Quốc
15/02/2013 3:15

Việc Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc, vốn hoạt động tại phía đông bắc nước này, tập trận ở biển Đông ẩn chứa sự bất thường đáng quan ngại.

Vừa qua, cổng thông tin của chính phủ Trung Quốc China.org.cn đưa tin tàu khu trục Thanh Đảo cùng 2 tàu hộ tống Yên Đài và Diêm Thành đã tiến vào biển Đông để tập trận gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhóm chiến hạm này thuộc Hạm đội Bắc Hải (NSF) đóng vai trò là lực lượng hạt nhân chiến lược của Bắc Kinh và đảm trách hoạt động tại vịnh Bột Hải và vùng Hoàng Hải, phía đông Sbắc Trung Quốc. Hạm đội Nam Hải (SSF) mới hoạt động tại biển Đông. Vì thế, các chuyên gia quốc tế nhận định đây là một động thái bất thường của Trung Quốc nhằm thể hiện khả năng đẩy mạnh hoạt động hải quân tại biển Đông.

Posted Image
Từ trái qua: Tàu Thanh Đảo, Yên Đài, Diêm Thành - Ảnh: ECSN.CN/Nhân Dân Nhật Báo

Phát biểu với Thanh Niên, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, khẳng định: “NSF triển khai tàu chiến xuống biển Đông thực sự không bình thường”. Theo đó, đây còn là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tập trung nhiều hơn vào vùng biển phía nam. Chuyên gia này phân tích thêm: “Trong trường hợp này, quân đội Trung Quốc chứng minh rằng họ có thể điều động những đơn vị xa xôi như NSF xuống hỗ trợ SSF tại biển Đông”.

Cùng quan điểm, GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định: “Cuộc tập trận là đáng chú ý khi chỉ mình NSF thực hiện”. Ông xem đó là cách Bắc Kinh biểu dương sức mạnh. Ngoài ra, TS James Holmes ở Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ phân tích: “Biển Đông rõ ràng là “sân khấu” quan trọng của Bắc Kinh, nơi cần tập trung hầu như hoặc tất cả lực lượng hải quân Trung Quốc để hành động. Theo đó, NSF cần làm quen với việc hoạt động tại khu vực này”.

Tuy nhiên, chuyên gia Koh đánh giá rằng: “Việc NSF tập trận tại biển Đông chỉ mang tính biểu tượng vì cuộc tập trận không có nhiều tàu chiến tham gia và hải quân Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn trong công tác hậu cần”.

Đẩy mạnh ngư chính

Tờ China Daily ngày 8.2 dẫn lời ông Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Thủy sản Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tuyên bố từ năm 2014 sẽ triển khai tàu ngư chính tuần tra hằng ngày trên biển Đông. Nhận định với Thanh Niên về động thái này, chuyên gia Koh cho rằng đây là sự chuẩn bị của Trung Quốc để sẵn sàng cho những va chạm tại khu vực tranh chấp ở biển Đông. TS Homles thì nhận định hành động trên của Bắc Kinh nhằm thiết lập đặc quyền tại khu vực tranh chấp, không thừa nhận tồn tại tranh chấp trên biển Đông. Tương tự, GS Thayer đánh giá những tàu ngư chính trong vỏ bọc dân sự sẽ không chỉ “bảo vệ” ngư dân Trung Quốc mà còn nhằm ngăn chặn các nước lân cận thực thi chủ quyền trong khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Liên quan đến biển Đông, Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ ngày 7.2 công bố báo cáo về ước tính dự trữ dầu và khí đốt ở biển Đông. Theo báo cáo, trữ lượng tại khu vực này lên đến 11 tỉ thùng dầu và 4.000 tỉ m3 khí đốt nhưng không có dấu hiệu chứng minh xung quanh quần đảo Hoàng Sa chứa dầu lẫn khí đốt. Nhận định về báo cáo trên, giới chuyên gia quốc tế cho rằng những số liệu ước tính, dù không lớn hơn mức mà Bắc Kinh từng nhận định, vẫn có thể khiến tình hình biển Đông căng thẳng hơn.

Philippines loại bỏ địa cầu “đường lưỡi bò”
Ngày 13.2, báo South China Morning Post đưa tin chính quyền Philippines vừa ra lệnh tất cả cửa hàng trên khắp nước này không bán các quả địa cầu có bản đồ “đường lưỡi bò” do Trung Quốc sản xuất.
Trong một diễn biến khác, nhật báo Manila Standard Today ngày 14.2 dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tiết lộ nước này từ tháng 2 - 8.2014 sẽ tiếp nhận 10 tàu tuần tra mới do Nhật Bản cung cấp. Theo đó, Tokyo sẽ chuyển giao số tàu trên, có khả năng hoạt động đa nhiệm và trị giá khoảng 10 triệu USD mỗi chiếc, cho Manila thông qua chương trình cho vay ưu đãi.



Cấm đánh bắt cá ở vịnh Thái Lan
Vụ Thủy sản Thái Lan vừa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở vùng biển thuộc vịnh Thái Lan kéo dài từ ngày 15.2 - 15.5. Lệnh này có hiệu lực trong vùng biển rộng 26.400 km2, nằm trong khu vực của 3 tỉnh miền nam: Prachuap Khiri Khan, Chumphon và Surat Thani. Vụ Thủy sản Thái Lan giải thích lệnh cấm nhằm bảo vệ thủy sản trong mùa sinh sản. Theo cơ quan này, nếu vi phạm sẽ bị phạt 10.000 baht (7 triệu đồng) hoặc phạt tù 1 năm.

Minh Quang
(VP Bangkok)

Ngô Minh Trí

=============

Vào năm 1973 - 1974, những phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ làm rầm rĩ về sự phát hiện ra tiềm năng dầu hỏa ở Biển Đông của Việt Nam. Một ông bạn công nhân, nhưng là trong hàng ngũ lãnh đạo phân xưởng của tôi, tán dóc trong giờ mất điện - đã dõng dạc tuyên bố với vẻ nắm bắt nhiều thông tin: "Những mỏ dầu ở Trung Đông so với mỏ dầu tìm thấy ở biển Đông của Việt Nam chỉ là con tem dán lên lưng một con voi". Kinh quá!
Gần 40 năm sau, sự vĩ đại của các mỏ dầu trên biển Đông - qua lời tiên tri sặc mùi quảng cáo của ông cán bộ - phụ trách mảng điện của phân xưởng - về sự giáu có của đất nước Việt, được các khoa học gia hẳn của Hoa Kỳ xác định - có "cơ sở khoa học" về tiềm năng dầu mỏ ở biển Đông. Hic!

Cũng vào thời điểm 73 - 74 này, trên báo giấy chính thống xuất bản ở miền Bắc Việt Nam, có bài viết về những đại doanh nghiệp Canada để nghị một vị bộ trưởng có thẩm quyền của nước này cấp giấy phép cho họ thăm dò dầu khí ở biển Đông. Theo bài báo mô tả thì vị bộ trưởng này đã phát biểu: "Các anh là những thằng ngu". Trí nhớ của tôi dạo này cũng kém. Nhưng câu phát biểu của vị bộ trường Canada này thì tôi chắc chắn nhớ nguyên văn.

Bây giờ, lại thấy các cơ quan truyến thông Hoa Kỳ lên tiếng với "tinh thần khoa học" về tiềm năng mỏ dầu ở biển Đông. Và với bài viết này thì Trung Quốc ầm ầm kéo quân xuống biển Đông tập trận. Hẳn hạm đội Bắc Hải mới ghê chứ! Cứ làm như Hạm đội Nam Hải chẳng làm nên trò trống gì ở đây khiến cho, hạm đội Bắc Hải phải tổ chức tập trân, đề phòng khi cần hỗ trợ.


Tân bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ lại là một cựu chiến binh ở Việt Nam. Tất cả rất ồn ào với những hiện tượng liên quan đến châu Á Thái Bình Dương xuất hiện dồn dập, phù hợp với chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Nhưng nhìn kỹ hơn, cũng chỉ về mặt hiện tượng thì thấy các doanh nghiệp dầu mỏ thượng thặng của Anh Quốc và Hoa Kỳ chẳng có ma nào tham gia khai thác dầu ở đây. Cty BP cũng định tham gia, Trung Quốc doa thế là biển mất. Nhà máy lọc dầu Dung Quất lúc đầu chính phủ Pháp định triển khai cũng rút luôn. Híc! Chỉ thấy có Ấn Độ đến biển Đông với món Cary cay. Hì. Đấy là thực trạng trước khi được các nhà pha học Hoa Kỳ phát biểu về tiềm năng dầu lửa ở biển Đông ồn ào mới mấy ngày hôm nay.

Nhưng mà này! Lý học phương Đông nhìn nhận hiện tượng để xác định bản chất với những mối quan hệ tương tác có khả năng tiên tri. Chứ không hề mơ hồ về bản chất hiện tượng thể hiện qua hình thức sự việc. Tức là - Ít nhất về mặt lý thuyết - nó chứng tỏ sự nắm bắt quy luật của vũ trụ, nằm ngoài khả năng mưu sự của con người - cái mà con người nghi ra và luôn cho rằng đúng nhất trước khi quyết định hành vi của mình - từ con mẹ ve chai đến những người có những quyết định làm ảnh hưởng đến cả thế giới.
Nhưng quyết định xong mới biết mình ngu. Bởi vậy, cụ Nguyễn Du mới bảo rằng thì là:
Ma đưa lối, quỷ đưa đường.
Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

Mấy vị đại Cty dầu mỏ Gia Nã Đại tuy ngu, nhưng được vị bộ trưởng đầy tinh thần trách nhiệm của đất nước này khuyên bảo thẳng thắn, nên biết dừng lại. Không thì mất cả chỉ lẫn chài sau ngày 30. 4. Híc! Cái này thành ngữ thâm thúy, đầy minh triết Việt đã phát biểu: 'Nó lú, nhưng chú nó khôn" (Bây giờ, cái giới trẻ tiếp xúc với zdăng minh Tây phương, phát huy văn hóa truyền thống, cũng lấy di sản ngôn ngữ có vần lập ra những câu rất ngỗ nghĩnh và lẵng nhách là - thí dụ - "sát thủ đầu mưng mủ". Hì).
Bây giờ lại sắp xuất hiện mấy thằng ngu nữa. Thấy mà bun Nhưng Thiên Sứ không phải là chú của mấy anh Tàu, Nên thôi.

Để kết luận bài viết này, tôi cũng lấy câu cửa miệng trong dân gian Việt: "Mày ngu thì cho mày chết!"




.



4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo chí Trung – Nhật khẩu chiến dữ dội

SGTT.VN - Không chỉ căng thẳng trên mặt trận ngoại giao, sự kiện Trung Quốc “khóa mục tiêu bằng radar” đối với máy bay và tàu chiến của Nhật Bản trên biển Hoa Đông đã làm nổ ra những cuộc khẩu chiến dữ dội không kém trên các mặt báo và trong phát ngôn của chuyên gia 2 nước.

Ngay sau khi sự kiện này xảy ra, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tỏ ra vô cùng giận dữ và gọi đó là “hành động nguy hiểm” còn Trung Quốc lại ra sức phủ nhận việc làm này của mình đồng thời kêu gọi Nhật Bản “dừng ngay các hành động phi pháp”.

Posted Image

Dân Nhật Bản phản đối sự khiêu khích của Trung Quốc

Phát biểu trước các phóng viên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đề nghị Trung Quốc “phải dừng ngay các hành động dọa dẫm láng giềng và không làm phức tạp thêm tình hình”.

Sau tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản, nhật báo Yomiuri Shimbun của nước này đã có bài xã luận chỉ trích mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc và gọi đó là “hành vi khiêu chiến nguy hiểm”. Giới truyền thông Trung Quốc với truyền thống “đồng thanh” của mình cũng lên tiếng phản pháo và tất nhiên là những tiếng nói “to mồm nhất, mạnh mẽ nhất” vẫn là Thời báo Hoàn cầu, Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo và đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).

Trong một bài xã luận của mình, tờ Thời báo hoàn cầu của Bắc Kinh đã cho rằng phía Nhật Bản đã cố tình “làm to chuyện” vụ “khóa mục tiêu trên radar” để phát đi hồi chuông báo động trong công chúng Nhật Bản. “Nếu chính quyền của ông Abe thực sự đang muốn nhồi vào đầu công chúng Nhật về ý tưởng của một cuộc chiến tranh thì Trung Quốc cũng cần phải gửi đến một thông điệp tương tự đối với người dân của mình”, tờ Thời báo Hoàn cầu viết với giọng điệu hung hăn và hiếu chiến thường thấy bấy lâu nay.

Tờ Tin tức Bắc Kinh bình luận rằng ông Thủ tướng Nhật đang muốn tăng cường sức mạnh quân sự và kêu gọi xem xét lại bản Hiến pháp hòa bình của nước này bằng cách liên tục tố cáo và thổi phồng những hành động của quân đội Trung Quốc trên biển Hoa Đông. "Trong khi Mỹ vẫn tỏ thái độ thận trọng và không cam kết gì cụ thể nên trước khi tiến hành chuyến thăm Mỹ, ông Shinzo Abe đã thổi phồng sự kiện để nhấn mạnh đến “mối đe dọa Trung Quốc” nhằm tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ phía Mỹ", tờ Tin tức Bắc Kinh viết.

Wen Wei Po – một tờ báo ở Hong Kong có quan điểm thân Bắc Kinh cho rằng “Nhật Bản có động cơ khác và cũng có một phần lỗi trong khi tố cáo ‘nạn nhân’ Bắc Kinh”. Tờ báo này cũng có quan điểm giống tờ Tin tức Bắc Kinh khi nhận định đó chẳng qua là hành động “hối thúc Mỹ mạnh mẽ hơn” trong mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Jiang Xinfeng, một chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản của Học viên khoa học quân sự Trung Quốc phát biểu trên tờ Trung Quốc Nhật báo rằng trong những năm gần đây, Nhật Bản đã tỏ ra lo sợ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc nên giới truyền thông Nhật thường phóng đại các sự việc liên quan để “đổ tội” cho Trung Quốc.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong trích lời Ni Lexiong, giám đốc Viện nghiên cứu chính sách quốc phòng và năng lực biển của trường ĐH Khoa học chính trị và Luật Thượng Hải trong đó không phủ nhận hành động nguy hiểm của Trung Quốc mà biện hộ rằng đó là hành động “phản ứng của quân đội Trung Quốc trước sự khiêu khích của Nhật Bản”.

Cũng trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, giáo sư Da Zhigang của Viện nghiên cứu khoa học xã hội Hắc Long Giang (Trung Quốc) tỏ ra “thật thà” hơn khi cho rằng hành động của phía Trung Quốc là để nhằm “thí nghiệm khả năng phản ứng trước các tình huống nguy cấp” của quân đội Nhật Bản.

“Nhưng hành động “thử phản ứng” này có thể bị hiểu sai và sẽ đẩy căng thẳng trên biển Hoa Đông vào một cuộc chiến tranh”, ông giáo sư này nói.

Báo chí Nhật Bản tuy không “hiếu chiến” như giới truyền thông Trung Quốc nhưng cũng bày tỏ những thái độ khá mạnh mẽ. Trong bài xã luận của mình, tờ Yomiuri Shimbun khẳng định: "Việc vượt qua ranh giới thông thường của các tập quán quốc tế bằng sức mạnh quân sự là một sự khiêu chiến nguy hiểm… Hiện, Trung Quốc không chỉ là phía liên tục quấy rối các nước láng giềng như Nhật Bản hay các nước Đông Nam Á ở Biển Đông mà còn là mối lo ngại chung của cộng đồng quốc tế. Nhật Bản cần tăng cường sức mạnh hợp tác với Mỹ và các nước Đông Nam Á trong khi yêu cầu Trung Quốc phải có trách nhiệm hơn với những hành động gây căng thẳng của mình”.

Một bài báo khác cũng trên tờ Yomiuri Shimbun cho rằng Trung Quốc đang cố tình khoét sâu vào cuộc khủng hoảng của Nhật Bản bằng những hành động quân sự để gây sức ép buộc Nhật phải công nhận tuyên bố chủ quyền của họ trên vùng biển tranh chấp. “Trung Quốc đang tăng tốc và mạo hiểm trong khi có ý định gây chiến với Nhật Bản”, bài báo kết luận.

Tờ Mainichi Shimbun viết: "Hành động (khóa mục tiêu bằng radar) đó có thể sẽ dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang và đó là sự khiêu chiến rất tồi tệ và nguy hiểm… Chính quyền Bắc Kinh và các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải hiểu rõ vấn đề nghiêm trọng này. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị phía Trung Quốc đừng bao giờ lặp lại những hành vi khiêu khích kiểu thế nữa”.

Trong một bài bình luận, tờ Nikkei Telecom 21 viết: "Các quan chức cao cấp của quân đội Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ra rất hung hăng và hiếu chiến. Họ phát đi những thông điệp sặc mùi súng đạn rằng những cuộc chiến tranh với Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam là “không thể tránh được”. Việc liên tục gây rối và khiêu khích các nước láng giềng của Trung Quốc chẳng qua là để kêu gọi cấp ngân sách nhiều hơn cho quân đội mà thôi”.

Infonet.vn

=======================

Tờ Nikkei Telecom 21 viết: "Các quan chức cao cấp của quân đội Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ra rất hung hăng và hiếu chiến. Họ phát đi những thông điệp sặc mùi súng đạn rằng những cuộc chiến tranh với Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam là “không thể tránh được”.

Nếu thế giới này chỉ có Trung Quốc tay bo với Nhật, Philippines và Việt Nam thôi thì chắc họ cũng ra tay lâu rồi. Không có nói chuyện lý luận. Nhưng tiếc thay cho thực tế hiện nay là một cuộc hội nhập toàn cầu đang diễn ra. Bởi vậy, mọi động thái của quốc gia này đều ảnh hưởng đến quốc gia khác - trong đó có Huê Kỳ - siêu cường đang đóng zdai trò số một rưỡi trên thế giới. Bởi vậy, dù có máu Lý Quỳ đến mấy, thêm cả lít rượu , thịt chó thì mấy vị con cháu của hảo hán Lương Sơn Bạc cũng phải liếc liếc xem phản ứng của Huê Kỳ. Đó là một thực tế khách wan và có "cơ sở khoa học". Hì!.

Trung Quốc đang tự sát về mặt ngoại giao. Thế giới đang có xu hướng hội nhập trong tương lai, mà một siêu cướng thứ II lại tự sát về mặt ngoại giao thì cái gì sẽ xảy ra? Điều này có lẽ không cần phải xem bói! Chỉ cần đủ thông minh với mức độ vừa phải để suy đoán!

Tờ Yomiuri Shimbun khẳng định: "Việc vượt qua ranh giới thông thường của các tập quán quốc tế bằng sức mạnh quân sự là một sự khiêu chiến nguy hiểm… Hiện, Trung Quốc không chỉ là phía liên tục quấy rối các nước láng giềng như Nhật Bản hay các nước Đông Nam Á ở Biển Đông mà còn là mối lo ngại chung của cộng đồng quốc tế. Nhật Bản cần tăng cường sức mạnh hợp tác với Mỹ và các nước Đông Nam Á trong khi yêu cầu Trung Quốc phải có trách nhiệm hơn với những hành động gây căng thẳng của mình”.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Mỹ thử tên lửa đánh chặn nhằm “dằn mặt” Triều Tiên và Trung Quốc
Thứ sáu 15/02/2013 17:00

Tờ TaipeiTimes ngày 15/2 dẫn lời ông Rick Fisher - cộng tác viên cao cấp của Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế (IASC) - cho biết: Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung trên Thái Bình Dương, gần quần đảo Hawaii. Đây là lời đáp trả của Washington trước vụ thử lửa thứ ba của Triều Tiên cũng như những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian gần đây.

Posted Image
Ảnh minh họa.

Theo đó, ngày 13/2/2013, Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMD) Aegis có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung trên Thái Bình Dương. Mục tiêu được phóng từ hòn đảo Kauai, Hawaii.

Vụ thử nghiệm này diễn ra ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba vào một ngày trước đó. Đồng thời, theo ông Rick Fisher, hành động này của Mỹ cũng nhắm tới Trung Quốc khi nước này liên tục có những động thái khó lường trong việc xây dựng các hệ thống tên lửa. Đây là lần thử nghiệm thành công thứ 24 trong tổng số 30 lần hệ thống được kích hoạt từ năm 2002.

Ông Fisher còn cho biết: “Khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ liên quan chặt chẽ đến an ninh của Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bởi nó sẽ góp phần răn đe Triều Tiên và Trung Quốc trong việc phát triển các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân”.

Không lâu sau vụ thử nghiệm, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đưa hệ thống theo dõi mục tiêu trên quỹ đạo vào hoạt động nhằm tăng cường tính chủ động trước khả năng có thể xảy ra một cuộc chiến trong tương lai.

Trước đó, ngày 27/6/2012, Mỹ cũng đã sử dụng tên lửa đánh chặn mới loại Raytheon để bắn hạ thành công tên lửa đạn đạo ngoài khơi Hawaii trong khuôn khổ của cuộc thử nghiệm hệ thống lá chắn tên lửa tiên tiến nhằm đối phó với Triều Tiên và Iran. Đây là lần thử nghiệm thành công thứ 2 liên tiếp của hệ thống phòng thủ trên chiến hạm lớp Ticonderoga - USS Lake Erie được thiết kế có thể đánh chặn tên lửa SM-3 Block IB.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay
Chí Đăng/Songmoi.vn
================
Trong chiến tranh hiện đại và với một tương lai gần thì quân đội nước nào phòng thủ chắc, chính là đội quân chiến thắng. Bởi vì vũ khí tấn công hiện nay - chỉ cần một nửa trong số đó - đủ xóa sổ toàn bộ sự sống trên địa cầu với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân. Đó là lý do mà mỗi khi hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO kéo gần tới biên giới Nga thì bị phản đối kịch liệt. Đó cũng là lý do mà Hoa Kỳ luôn kêu gọi Nga giảm tải số lượng đầu đạn hạt nhân. Vì số lượng càng giảm thì nguy cơ rủi ro do bị bắn trúng càng thấp.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ uy lực đến đâu thì chưa từng bị thử thách. Nhưng chỉ cần sự hiệu quả của hệ thống "Vòm sắt" của Do Thái trong trận mưa tên lửa tấn công từ giải Gara, cũng đủ để hiểu được khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ mạnh đến cỡ nào - Khi mà kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ là cha đẻ của kỹ thuật quân sự Do Thái.

Chỉ cần một suy luận đơn giản như vậy, cũng đủ thấy nội dung câu nói của một vị tướng Nga: "Trung Quốc gây chiến với Hoa Kỳ là tự sát". Đương nhiên vị tướng Nga này phát biểu rất có "cơ sở khoa học", vì ông ta hiểu ông ta nói gì.
Nếu chiến tranh xảy ra với sự tham gia của Hoa Kỳ thì Trung Quốc sẽ chẳng có cơ hội nào đưa được tên lửa hạt nhân ra khỏi bệ phóng - Đó là Thiên Sứ tôi cảnh báo trước như vậy. Nếu có quả nào lọt sổ bay lên thì cũng sẽ bị xóa sổ ngay trước khi nó bay được ra ngoài lãnh thổ Trung Hoa.
Căn cứ vào đâu để tôi phát biểu khi chuyện chưa hề xảy ra. Trước hết tôi không có thứ tư duy của một nhà khoa học nổi tiếng với phát biểu "phải nhìn thấy mới tin" để thể hiện "tinh thần khoa học". Tinh thần Lý học luôn đặt ra những thẩm định nghiêm khắc cho một giả thuyết hợp lý. Căn cứ mà tôi phát biểu chính là vì hệ thống "Vòm sắt" của người Do Thái mới chỉ là hệ thống phòng thủ mặt đất. Chỉ mới vậy thôi mà nó đã vô hiệu hóa hàng trăm quả tên lửa được phóng đi từ sát biên giới Do Thái. Huống chi một hệ thống phòng thủ từ trong không gian. Hệ thống này đã tồn tại và ngày càng hoàn thiện.
Chiếc xe đã lao dốc. Nhưng ngay bây giờ còn kịp dừng lại. Suy ngẫm đến cùng Đức Phật dạy chính xác: "Bể khổ là do lòng tham, sự dốt nát và mê muôi". Cho nên mới thành:

Ma đưa lối, quđưa đường.
Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.
Thật ngậm ngùi khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với một tri thức huyền vĩ, chưa được sáng tỏ để góp phần tìm ra một giải pháp cho tương lai.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ thử tên lửa đánh chặn nhằm “dằn mặt” Triều Tiên và Trung Quốc
Thứ sáu 15/02/2013 17:00

Tờ TaipeiTimes ngày 15/2 dẫn lời ông Rick Fisher - cộng tác viên cao cấp của Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế (IASC) - cho biết: Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung trên Thái Bình Dương, gần quần đảo Hawaii. Đây là lời đáp trả của Washington trước vụ thử lửa thứ ba của Triều Tiên cũng như những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian gần đây.

Posted Image
Ảnh minh họa.

Theo đó, ngày 13/2/2013, Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMD) Aegis có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung trên Thái Bình Dương. Mục tiêu được phóng từ hòn đảo Kauai, Hawaii.

Vụ thử nghiệm này diễn ra ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba vào một ngày trước đó. Đồng thời, theo ông Rick Fisher, hành động này của Mỹ cũng nhắm tới Trung Quốc khi nước này liên tục có những động thái khó lường trong việc xây dựng các hệ thống tên lửa. Đây là lần thử nghiệm thành công thứ 24 trong tổng số 30 lần hệ thống được kích hoạt từ năm 2002.

Ông Fisher còn cho biết: “Khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ liên quan chặt chẽ đến an ninh của Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bởi nó sẽ góp phần răn đe Triều Tiên và Trung Quốc trong việc phát triển các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân”.

Không lâu sau vụ thử nghiệm, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đưa hệ thống theo dõi mục tiêu trên quỹ đạo vào hoạt động nhằm tăng cường tính chủ động trước khả năng có thể xảy ra một cuộc chiến trong tương lai.

Trước đó, ngày 27/6/2012, Mỹ cũng đã sử dụng tên lửa đánh chặn mới loại Raytheon để bắn hạ thành công tên lửa đạn đạo ngoài khơi Hawaii trong khuôn khổ của cuộc thử nghiệm hệ thống lá chắn tên lửa tiên tiến nhằm đối phó với Triều Tiên và Iran. Đây là lần thử nghiệm thành công thứ 2 liên tiếp của hệ thống phòng thủ trên chiến hạm lớp Ticonderoga - USS Lake Erie được thiết kế có thể đánh chặn tên lửa SM-3 Block IB.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay
Chí Đăng/Songmoi.vn
================
Trong chiến tranh hiện đại và với một tương lai gần thì quân đội nước nào phòng thủ chắc, chính là đội quân chiến thắng. Bởi vì vũ khí tấn công hiện nay - chỉ cần một nửa trong số đó - đủ xóa sổ toàn bộ sự sống trên địa cầu với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân. Đó là lý do mà mỗi khi hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO kéo gần tới biên giới Nga thì bị phản đối kịch liệt. Đó cũng là lý do mà Hoa Kỳ luôn kêu gọi Nga giảm tải số lượng đầu đạn hạt nhân. Vì số lượng càng giảm thì nguy cơ rủi ro do bị bắn trúng càng thấp.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ uy lực đến đâu thì chưa từng bị thử thách. Nhưng chỉ cần sự hiệu quả của hệ thống "Vòm sắt" của Do Thái trong trận mưa tên lửa tấn công từ giải Gara, cũng đủ để hiểu được khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ mạnh đến cỡ nào - Khi mà kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ là cha đẻ của kỹ thuật quân sự Do Thái.

Chỉ cần một suy luận đơn giản như vậy, cũng đủ thấy nội dung câu nói của một vị tướng Nga: "Trung Quốc gây chiến với Hoa Kỳ là tự sát". Đương nhiên vị tướng Nga này phát biểu rất có "cơ sở khoa học", vì ông ta hiểu ông ta nói gì.
Nếu chiến tranh xảy ra với sự tham gia của Hoa Kỳ thì Trung Quốc sẽ chẳng có cơ hội nào đưa được tên lửa hạt nhân ra khỏi bệ phóng - Đó là Thiên Sứ tôi cảnh báo trước như vậy. Nếu có quả nào lọt sổ bay lên thì cũng sẽ bị xóa sổ ngay trước khi nó bay được ra ngoài lãnh thổ Trung Hoa.
Căn cứ vào đâu để tôi phát biểu khi chuyện chưa hề xảy ra. Trước hết tôi không có thứ tư duy của một nhà khoa học nổi tiếng với phát biểu "phải nhìn thấy mới tin" để thể hiện "tinh thần khoa học". Tinh thần Lý học luôn đặt ra những thẩm định nghiêm khắc cho một giả thuyết hợp lý. Căn cứ mà tôi phát biểu chính là vì hệ thống "Vòm sắt" của người Do Thái mới chỉ là hệ thống phòng thủ mặt đất. Chỉ mới vậy thôi mà nó đã vô hiệu hóa hàng trăm quả tên lửa được phóng đi từ sát biên giới Do Thái. Huống chi một hệ thống phòng thủ từ trong không gian. Hệ thống này đã tồn tại và ngày càng hoàn thiện.
Chiếc xe đã lao dốc. Nhưng ngay bây giờ còn kịp dừng lại. Suy ngẫm đến cùng Đức Phật dạy chính xác: "Bể khổ là do lòng tham, sự dốt nát và mê muôi". Cho nên mới thành:

Ma đưa lối, quđưa đường.
Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.
Thật ngậm ngùi khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với một tri thức huyền vĩ, chưa được sáng tỏ để góp phần tìm ra một giải pháp cho tương lai.


Gần đây, vào tháng 5 năm 2011, 2 học giả người Mỹ tên Peter Navarro và Greg Autry đã xuất bản cuốn sách "Death by China" -" Chết dưới tay Trung QUốc". Quyển sách bóc mẽ rất nhiều trò xấu từ kinh tế, hàng hóa, quân sự, ngoại giao... cúa giới lãnh đạo hiện tại Trung Quốc. Cháu có đọc sơ qua bản dịch và cảm giác sau khi đọc xong là........hết dám xài đồ Trung Quốc. Đọc xong ngẫm nghĩ không biết sao cuốn sách ra đời vào thời điểm này? Hay anh cao bồi đang chuẩn bị dư luận trước để đập anh Tàu? Nếu đúng có lẽ anh cao bồi đã rút ra bài học sau cuộc chiến Việt Nam...hihi, "chính danh" trước cái đã........ ngày mùng 6 tết bên Nga xảy ra hiện tượng mưa sao băng kì lạ ( http://tuoitre.vn/giao-duc/khoa-hoc/533998/mien-trung-nga-nao-loan-vi-mua-sao-bang.html ) , không biết có điềm gì đây không nữa..........
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về bài viết "Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ":

Ông Dương Trung Quốc lên tiếng về bài viết "tứ đại ngu"

Thứ bảy 16/02/2013 10:32

Dư luận hiện đang quan tâm đến bài viết nói về "tứ đại ngu" của nhà sử học, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc. PV Thanh Niên đã gặp ông Dương Trung Quốc để tìm hiểu quan điểm của ông về bài viết này.

Thưa ông, ông đã đọc trọn vẹn bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ của người ký tên là Hoàng Hữu Phước chưa? Cảm xúc khi đọc bài viết đó của ông như thế nào?

Đây là một bài lấy từ blog cá nhân nên thực lòng tôi cũng không muốn bình luận làm gì. Tuy nhiên giữa ngày tết vui như thế này đọc thấy mất vui đi một tí.

Tinh thần là không có gì đáng để bình luận. Đây là vì Báo Thanh Niên hỏi nên tôi trả lời thôi.

Posted Image

Bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ đăng trên blog được cho là của ĐBQH Hoàng Hữu Phước

Trước đây, ông và ĐBQH Hoàng Hữu Phước đã bao giờ trao đổi trực tiếp về những quan điểm khác nhau mà ông Phước nêu trong bài chưa?

Cũng chỉ có một lần trao đổi liên quan đến thảo luận về luật Biểu tình thôi. Còn những việc anh ấy nêu lên, kể ra, đưa ra QH thảo luận thì cũng hay. Nhưng cũng chưa lần nào thấy anh Phước nêu ra cả.

Góc nhìn lịch sử là cách chủ đạo ông dùng để tiếp cận các vấn đề. Từ góc nhìn này, ông đánh giá ra sao về bài viết của ông Hoàng Hữu Phước? Kiến thức lịch sử liệu đã chuẩn xác. Cách đặt vấn đề liệu đã khách quan, khoa học.

Tôi cũng không đánh giá làm gì cả. Tôi thấy không cần thiết phải đánh giá làm gì cả. Vì ngôn ngữ hình như khác nhau nên không thể trao đổi được.

Hồi kỳ họp thứ 2, QH khóa 13, tháng 10.2011, ĐB Hoàng Hữu Phước từng khiến dư luận "nổi sóng" vì quan điểm về luật Biểu tình (không nên bàn luật Biểu tình trong chương trình nghị sự), nay trong bài viết bàn về "tứ đại ngu" của ông, ĐB Phước lại một lần nữa nhắc lại chuyện này. Thực chất việc này là thế nào?

Posted Image

Ông Dương Trung Quốc

Quy định về biểu tình đã có sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cuối năm 1945 rồi. Nó đã được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên rồi trong khái niệm tự do hội họp. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1959 có hẳn một điều luật về biểu tình rồi. Và như chúng ta đã biết, ngay tại cuối kỳ họp năm 2011 đó thì Thủ tướng cũng tán thành nên có luật Biểu tình. Nên tôi thấy chẳng có gì phải bình luận về cách đặt vấn đề của ĐB Phước.

Ở một diễn đàn bình đẳng như QH thì việc các ĐB có quan điểm, chính kiến khác nhau phải được xem là rất bình thường. Ông nhận xét gì về cách "phản biện" như của ĐB Phước?

Tôi nghĩ đây chẳng thể gọi là phản biện. Đây là cái gì chứ không phải phản biện. Dẫu sao thì anh Phước cũng đang là ĐBQH của TP.HCM, một thành phố có nhiều trí thức lớn. Nên tôi thấy chuyện này để bà con cử tri phát biểu ý kiến bình luận thì hay hơn. Cứ để đồng bào TP.HCM suy nghĩ về người ĐB của mình thôi.

Cấm các ĐBQH xúc phạm, thóa mạ lẫn nhau

Trao đổi với Thanh Niên chiều 15.2, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết ông chưa có điều kiện tìm hiểu rõ thực hư sự việc ĐBQH Hoàng Hữu Phước viết trên blog cá nhân về ĐB Dương Trung Quốc, song theo quan điểm của ông Lưu, việc ĐBQH trao đổi mà lại có tính chất mạt sát nhau, xúc phạm nhau là hoàn toàn không nên. “Anh có thể phát biểu chính kiến quan điểm của anh với những lập luận, lý lẽ thuyết phục, có văn hóa, xây dựng nhưng không thể thóa mạ, xúc phạm nhau”, Phó chủ tịch QH nói.

Ông đồng thời cho biết, trong các nội quy của kỳ họp của QH, quy chế về hoạt động của ĐBQH cũng đều cấm các ĐBQH xúc phạm, thóa mạ lẫn nhau, không chỉ trong kỳ họp mà cả hoạt động của ĐB giữa hai kỳ họp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định chế tài xử lý hành vi này.

Bảo Cầm

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Trinh Nguyễn/ Thanh Niên

======================

Chuyện này thấy lạ, nên đưa vào Quán vắng xem! "No" bình luận!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

La Viện "lên lớp kiến thức quân sự cơ bản" cho Bộ trưởng QP Nhật Bản

Chủ nhật 17/02/2013 09:23

(GDVN) - Kết luận bài "lên lớp kiến thức quân sự phổ thông" cho Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, La Viện khẳng định rằng, lần này mới bật radar tên lửa ngắm bắn tàu Nhật Bản là còn nhẹ. Lần sau mà tàu Nhật Bản còn bám theo, Trung Quốc sẽ bắn cảnh cáo, xua đuổi, nếu không chịu đi là sẽ bắn thật

Posted Image

Thiếu tướng diều hâu La Viện "lên lớp kiến thức quốc phòng" cho Bộ trưởng Nhật Bản

Ngày 17/2, học giả "diều hâu" Trung Quốc, tướng La Viện sau một thời gian nghiên cứu tài liệu đã chính thức lên tiếng vụ radar tàu khu trục Trung Quốc ngắm bắn tàu hộ vệ Nhật Bản hôm 30/1 vừa qua với kết luận: Giới chức Nhật Bản "hổng" kiến thức quân sự cơ bản!

"Lỗ hổng" kiến thức quân sự đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, theo La Viện, khi tàu hộ vệ Nhật Bản và tàu khu trục Trung Quốc cách nhau 3 km thì bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy nhau, với hiểu biết của La Viện, trong tầm bắn 3 km thì lính Trung Quốc chẳng cần bật radar ngắm bắn mà cứ bắn thẳng vào tàu Nhật Bản cũng trúng!?

Mặt khác, La Viện cho rằng, "với những ai có chút hiểu biết về vũ khí", phạm vi 3 km là góc mù của xạ thủ tên lửa, với khoảng cách gần như vậy, sau khi tên lửa phóng đi khoảng 1, 2 km thì phần ống phóng sẽ rơi khỏi đầu đạn tên lửa, đầu đạn bắt đầu quá trình tăng gia tốc, cánh tên lửa và đầu dẫn đường còn không kịp phát huy tác dụng thì dù radar ngắm bắn có trúng đầu đạn tên lửa cũng không cách nào tìm chính xác mục tiêu, thì làm sao mà "uy hiếp" được ai và kẻ nào lại làm chuyện ngu ngốc như vậy?

Viên học giả này kết luận rằng, nếu bận sau Nhật Bản có lên tiếng về những động thái quân sự thì nên "chọn người hiểu biết một chút". Ngay cả Mỹ cũng tin lời Nhật Bản, theo La Viện, thật đáng để cho giới lý luận chuyên nghiệp phải chê cười!

"Lỗ hổng" kiến thức quân sự thứ 2, theo La Viện, khi chiến đấu cơ và tàu chiến 2 bên ở khoảng cách gần như vậy mà tàu khu trục Trung Quốc lại không có biện pháp cảnh giới và "cảnh cáo", tức là nó đã tê liệt chức năng sẵn sàng chiến đấu. La Viện "giảng giải" lại cho Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản về sự khác biệt giữa radar trinh sát cảnh báo thông thường và radar tên lửa.

Theo viên tướng này, khi tàu chiến và máy bay Nhật Bản đi sát bên cạnh theo dõi tàu Trung Quốc mà phía Trung Quốc không đề phòng thì khác nào giơ đầu chịu báng. Trong khi đó, Nhật Bản vừa mới lên tiếng cảnh báo sẽ dùng đạn vạch đường bắn cảnh cáo nếu máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận, nhưng theo La Viện, ai biết được đó là đạn cảnh cáo hay đạn thật, rốt cuộc tàu Trung Quốc vẫn phải bật radar đề phòng.

Vấn đề thứ 3, theo La Viện, nếu để xảy ra tình trạng súng bị cướp cò thì trách nhiệm chắc chắn thuộc về phía Nhật Bản. Viên tướng cho rằng, tàu và máy bay quân sự Trung Quốc đang huấn luyện bình thường ở vùng biển quốc tế, Nhật dựa vào đâu mà đòi bám theo, theo dõi, dựa vào đâu để cam thiệp? Mỗi khi tàu Trung Quốc ra khơi huấn luyện, chiến hạm Nhật Bản thường thường bám theo quan sát, có lúc dàn đội hình "rắn trườn" để gây nhiễu hoạt động của hải quân Trung Hoa.

La Viện tiết lộ, chiến đấu cơ Nhật Bản còn thường "đùa" rất nguy hiểm, có lúc chiến đấu cơ F-15 Nhật Bản chỉ bay cách chiếc Y-8 có 5 mét, chỉ chút nữa là có thể đâm vào nhau.

Kết luận bài "lên lớp kiến thức quân sự phổ thông" cho Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, La Viện khẳng định rằng, lần này mới bật radar tên lửa ngắm bắn tàu Nhật Bản là còn nhẹ. Lần sau mà tàu Nhật Bản còn bám theo, Trung Quốc sẽ bắn cảnh cáo, xua đuổi, nếu không chịu đi là sẽ bắn thật, La Viện dọa.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)

=======================

La Viện khẳng định rằng, lần này mới bật radar tên lửa ngắm bắn tàu Nhật Bản là còn nhẹ. Lần sau mà tàu Nhật Bản còn bám theo, Trung Quốc sẽ bắn cảnh cáo, xua đuổi, nếu không chịu đi là sẽ bắn thật, La Viện dọa.

Thôi mà quí vị! Mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Mong các bên hãy bình tĩnh và kiềm chếPosted Image.

Còn nếu quí vị muốn nắn gân nhau thì từ nay đến tháng

Ba Việt lịch, các vị sẽ có điều kiện thuận lợi để thử xem sao. Hãy đợi đấy!
Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên ép Mỹ

NLD.com.vn

Thứ Bảy, 16/02/2013 22:33

CHDCND Triều Tiên đã thông báo cho Trung Quốc biết nước này đang chuẩn bị một, thậm chí hai, cuộc thử nghiệm hạt nhân nữa trong năm nay nhằm buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán.

Các cuộc thử nghiệm sắp tới cũng có thể đi kèm với một vụ phóng tên lửa khác, hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với giới chức cao cấp ở cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cho biết thêm. Hôm thứ ba tuần này, Triều Tiên đã bất ngờ thực hiện vụ thử hạt nhân thứ ba, tạo ra làn sóng chỉ trích khắp thế giới cùng với lời cảnh báo nghiêm khắc từ phía Mỹ rằng hành động của Triều Tiên là mối đe dọa và khiêu khích.

Nguồn tin cho biết tất cả đã sẵn sàng, một cuộc thử nghiệm thứ tư và thứ năm kèm theo phóng tên lửa sắp được tiến hành sớm, có thể trong năm nay. Lần thử thứ tư sẽ lớn hơn nhiều so với lần thứ ba, với sức công phá tương đương 10 kiloton chất nổ TNT.

Cũng theo nguồn tin này, các cuộc thử nghiệm chắc chắn diễn ra trừ phi Washington ngồi vào bàn đàm phán với Bình Nhưỡng và từ bỏ chính sách mà Triều Tiên cho là những toan tính nhằm thay đổi chế độ ở nước này. Triều Tiên cũng lặp lại lời đề nghị từ lâu với Mỹ là ký một hiệp định hòa bình và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên.

Mỹ là một trong những quốc gia phản ứng đầu tiên và gay gắt nhất đối với hành động của Triều Tiên. Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Victoria Nuland đề nghị Triều Tiên “kiềm chế, không có thêm những hành động khiêu khích vi phạm các nghĩa vụ quốc tế”, cụ thể là quay lưng với 3 nghị quyết khác nhau của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm thử hạt nhân và tên lửa. Lầu Năm Góc cũng cân nhắc khi gọi các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ cũng như đối với hòa bình và an ninh thế giới. “Mỹ cảnh giác trước sự khiêu khích của Triều Tiên và giữ vững các cam kết quốc phòng với đồng minh của chúng ta” - nữ phát ngôn Lầu Năm Góc Catherine Wilkinson tuyên bố. Ngắn gọn mà đanh thép, Tổng thống Barack Obama hứa thống nhất dư luận thế giới, trong đó có Hội đồng Bảo an, thành hành động cứng rắn để đáp trả mối đe dọa từ Triều Tiên. Và trong một phản ứng mới nhất, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Thái độ của Hàn Quốc và Nhật Bản trước “mối đe dọa Triều Tiên” mạnh không kém Mỹ. Trong khi Hàn Quốc mở rộng các cuộc tập trận trên cả nước với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, đồng thời quốc hội ra nghị quyết lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên thì Tokyo tuyên bố “có quyền đánh phủ đầu” bất kỳ một cuộc tấn công nào nhắm vào Nhật sắp xảy ra.

Triều Tiên lạnh lùng tuyên bố đã sẵn sàng cho cả chiến tranh và lệnh cấm vận. Quân đội nước này có thể tập trung tên lửa đạn đạo để “chống các thế lực thù địch và tăng cường phòng vệ”. Về khả năng bị trừng phạt nặng hơn, nguồn tin cho biết Triều Tiên tin rằng những cải cách về nông nghiệp và kinh tế sẽ mang lại mùa ngũ cốc bội thu trong năm nay, giảm bớt sự phụ thuộc về lương thực vào Trung Quốc - thành viên thường trực Hội đồng Bảo an được tin là sẽ một lần nữa ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống Triều Tiên.

CAO TUẤN

====================

Tội nghiệp người Mỹ quá nhỉ? Bị "ép" thế này chắc phomat chảy thành "lước" hết! Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay