Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tiếc gì những 'bài văn cúng cụ'!

Tác giả: Nguyễn Phương

Bài đã được xuất bản.: 24/01/2013 02:00 GMT+7

Dù không bỏ thi môn Văn thì thí sinh cũng chỉ thi cho xong và cũng chẳng thấm được chút gì là văn. Còn đọng lại chỉ là những "áng văn" được đúc sẵn mà thầy trò gọi bằng cái tên "những bài văn cúng cụ" chứa đầy những lời bình rất sáo và đã mòn trơ.

Thật tình người viết bài này chỉ xem bản tin dự báo thời tiết trên VTV nên không biết VTV đưa tin Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa quyết định bỏ thi môn Ngữ Văn cho thí sinh ngành nghệ thuật, cho đến khi đọc bài trên Tuần Việt Nam mới đây. Tôi hơi thoáng ái ngại và cố tìm lời giải cho mình.

Không thi, đâu có nghĩa là không học?

Đúng là Ngữ văn, nhất là văn rất cần cho môn nghệ thuật vì bản thân nó là môn "xương sống" cho ngành này. Hội họa, âm nhạc ..., không thể thiếu cái đẹp, không thể thiếu tính nhân văn.

Tuy nhiên, nói "Nghệ sỹ tương lai không cần học làm người?(1) là nói quá lời. Đó là chưa kể "người" ấy là "người" gì, và cái môn Ngữ văn vừa bị bỏ khỏi kỳ thi ấy chắc gì đã phải là văn, chắc gì tải được văn? Những người ra quyết định hẳn có lý do và cơ sở của thực tiễn. Người viết bài này thì cho rằng thí sinh lâu nay học và thi môn học có tên gọi là văn với một ... nội hàm mới.

Hơn nữa, không tổ chức thi không hẳn có nghĩa là người ta không học. Những người làm nghệ thuật chắc chắn hiểu được mối liên hệ mật thiết giữa nghệ thuật và văn. Tự yêu cầu của môn học sẽ khiến họ tìm đến văn thật. Họ cũng biết rằng ngay cả giải trí mua vui cũng cần trí tuệ và văn hóa. Số không hiểu như vậy không nhiều.

Gần đây, nhà trường Việt Nam lấy tên Ngữ văn gọi cho môn ngày xưa thường gọi chung là văn hoặc văn học. Như vậy, môn học nay rõ ràng có hai thành phần.

Trong các bài thi tuyển sinh đại học, dường như phần ngữ vẫn chưa có hoặc mờ nhạt. Đề thi chủ yếu tập trung vào phần văn.

Trong thực tế học ở đại học, không phải ngành nào cũng học văn, không phải ai cũng làm văn, nhưng ngữ, tức là tiếng Việt thì... ngược lại.

Khả năng sử dụng và đặc biệt là viết tiếng mẹ đẻ được coi trọng không chỉ ở các kỳ thi, mà trong cả quá trình học đại học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Đúng là ở "các nước trong khối G7, bất kể thi vào trường nào, hay ngành gì đều có môn thi bắt buộc là một bài luận" [1] (chứ không hẳn là "luận văn").

Không chỉ trong kỳ thi, mà trong quá trình học tập ở đại học, cho dù bạn học ngành gì, bạn cũng phải học đọc và học viết tiếng mẹ đẻ.

Vì người làm nghiên cứu trong và sau khi học xong đại học và trí thức nói chung, không thể thiếu tư duy phân tích, tư duy phê phán và tổng hợp ..., mà người học được rèn luyện thông qua các bài viết. Trường đại học của Việt Nam không dạy môn viết tiếng Việt. Có lẽ vì lý do này mà không ít cử nhân hay tiến sỹ của ta không viết nổi một báo cáo vài trăm chữ tiếng Việt cho ra hồn.

Posted Image

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa quyết định bỏ thi môn Ngữ Văn cho thí sinh ngành nghệ thuật. Ảnh minh họa

Văn cần sáng tác, không phải chế tác

Đó là về ngữ, còn văn thì sao? Liệu môn Văn của nhà trường Việt Nam lâu nay đã thực hiện đúng chức năng dạy cho học sinh biết cảm thụ văn học và thông qua văn dạy làm NGƯỜI - "người" thôi, chứ không phải là "người" có kèm theo tính từ nào khác.

Đã có khá nhiều ý kiến trong giới dạy môn Văn cho rằng nó đánh mất đi thiên chức vô cùng quan trọng này và vô tình hay hữu ý đảm nhận trách nhiệm không phải của mình. Người viết bài này cũng thấy như thế.

Một hôm trên xe bus, tôi vô tình được nghe đoạn đối thoại thuộc mục ôn tập kiến thức văn học trong chương trình phổ thông hay gì đó đang phát trên Đài VOV (khoảng 6-7 giờ tối 22/1/2013). Người trả lời những câu hỏi này là học sinh (không biết có dàn dựng không).

Các câu hỏi trong chương trình đó là về Chí Phèo không khác mấy những giáo án có sẵn hoặc các "bài văn mẫu" chứa đầy những câu hỏi định hướng tuyên truyền rất phô, nhiều hơn câu hỏi về chất văn.

Người viết bài này không đi sâu hay mở rộng đoạn đối thoại ôn tập này, mà chỉ muốn nhắc đến nó như là một trong muôn vàn những bài "mẫu" được đúc sẵn để "mớm" cho con trẻ. Những ai quan tâm xin mời tìm nghe lại.

Văn cần "sáng tác" chứ không phải "chế tác" như các nghề chế tạo khác.

Những tư duy sai lệch về vai trò của môn Văn như thế đã dẫn đến quan điểm về biên soạn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học môn Văn khiến cho cả người dạy và người học đều mất hứng thú. Dạy và học chiếu lệ, cho xong "nhiệm vụ".

Do vậy, dù không bỏ thi môn Văn thì thí sinh cũng chỉ thi cho xong và cũng chẳng thấm được chút gì là văn. Còn đọng lại chỉ là những "áng văn" được đúc sẵn mà thầy trò gọi bằng cái tên "những bài văn cúng cụ" chứa đầy những lời bình rất sáo và đã mòn trơ.

Thí sinh thi cho xong nghĩa vụ, còn bản thân môn Văn ở phổ thông không biết tự bao giờ dường như đã bị "rút phép thông công" và tước mất sức hấp dẫn.

Đáng trách có lẽ chính những cách nhìn nhận sai lệch về vai trò của môn Ngữ-văn và các môn khoa học xã hội khác trong hệ thống giáo dục, đã khiến họ mất hứng thú với môn học mà lẽ ra đầy sức hấp dẫn - gần như với bất cứ ai.

Đây có lẽ chỉ là một môn học có tên là Văn, nhưng không hoàn toàn làm đúng chức năng của văn như nó vẫn thường có mặt trong các nền giáo dục của loài người?

Không phải chỉ một mình môn Văn, môn lâu nay bị xếp vào hạng "môn học thuộc lòng", ngược hẳn với đặc điểm "sáng tạo". Mà môn Sử cũng trong tình trạng tương tự, như người viết bài này đã bàn trong bài "Dạy sử: Không thể nấu sỏi và nươc lã thành súp"[2] nhân có quá nhiều điểm không (0) môn này trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2011.

Bài viết đó cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân chính khiến học sinh không chọn khối C[3] khi dự thi đại học. Tôi hi vọng được bàn nhiều hơn về việc thí sinh khước từ khối C vào dịp khác...

Khi người dạy và người học đều mất hứng thú với môn học, người đáng trách trước tiên không phải là các thầy cô, những người đã chọn nó làm nghiệp của cuộc đời, càng không nên trách học sinh. Đáng trách có lẽ chính những cách nhìn nhận sai lệch về vai trò của môn Ngữ-văn và các môn khoa học xã hội khác trong hệ thống giáo dục, đã khiến họ mất hứng thú với môn học mà lẽ ra đầy sức hấp dẫn - gần như với bất cứ ai.

...

Được biết công tác tuyển sinh đại học vẫn đang là vẫn đề được ngành giáo dục hết sức quan tâm. Có lẽ đây là cơ hội xem lại cơ cấu các môn thi tuyển sinh.

Các môn thi tuyền sinh đại học hiện nay được sắp xếp theo các "khối" A, B, C, D, ... chủ yếu trên cơ sở "tiện" vì mục đích, trước hết để loại bớt thí sinh do chỉ tiêu kế hoạch khống chế, chứ không hẳn trên cơ sở khoa học đáng thuyết phục. Đặc biệt khi kiến thức liên môn (interdisciplinary) trong giáo dục và cuộc sống càng tỏ ra quan trọng. Cũng do vậy, có những môn thi không giúp nhiều cho người học đại học.

Thành phần bài thi tuyển sinh cần được xem lại, sao cho kết quả thi phản ánh tốt nhất khả năng học đại học của một người. Thành phần bài thi nay ở mỗi quốc gia khác nhau.

Ví dụ, Mỹ có bài thi SAT[4] được sử dụng vì mục đích này, bao gồm: Đọc - với trọng tâm là kỹ năng đọc phê phán, Viết - với trọng tâm là kỹ năng lập luận trong bài viết, và Toán. SAT kiểm tra các kỹ năng học sinh được học ở cấp trung học, vì kiến thức và kỹ năng trong những môn học này có vai trò quan trọng đối với thành công của quá trình học tập ở cấp đại học và trong suốt cuộc đời mỗi người.

Thành phần bài thi tuyển sinh đại họcở một số nước châu Á theo "công thức" 3+1, ...với 3 môn "cứng" là Ngữ (tương đương là Tiếng Việt ở Việt Nam), Toán, và Ngoại ngữ, và một môn mang tính định hướng chuyên ngành[5]. Kinh nghiệm của Trung Quốc[6] hay Hàn Quốc[7] đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc trong khi đồng thời nghiên cứu mô hình các nước Âu- Mỹ.

Lại nói về môn Ngữ văn trong bài thi tuyển sinh đại học. Vì cấp đại học là cấp chuyên sâu về một chuyên ngành nào đó, và không phải ai cũng có khả năng làm văn, hay ngành nào cũng cần viết văn, nhưng viết bằng tiếng mẹ đẻ (ngữ) thì rất cần cho cuộc sống thường ngày và công việc nên ngữ cần được coi trọng.

Những điều mà tác giả bài viết băn khoăn đều đúng vì tác giả đang nói về vai trò của văn đích thực. Không biết những thứ mà chúng ta và con em chúng ta đã đang học và thi có hoàn toàn đúng là văn hay không?

Người viết bài này cảm thấy tiếc cho cả hai: Tiếc cho việc phải quyết định bỏ thi môn Ngữ văn và tiếc cho thân phận môn Văn như hiện nay trong nhà trường Việt Nam.

===============================

[1] http://tuanvietnam.v...-hoc-lam-nguoi-

[2] http://tuanvietnam.v...c-la-thanh-sup-

[3] Khối C bao gồm các môn thi: Văn học, Lịch sử, Địa lý

[4] http://sat.collegeboard.org/home

[5] Ví dụ, học làm nhà báo thi thêm môn làm văn, học ngành điện thì thi thêm môn vật lí, ...

[6] http://en.wikipedia....nce_Examination

[7] http://www.korea4exp...csat-korea.html

===============================

Ai nghĩ cụm từ "văn cúng cụ" phải nói là một ý tưởng thiên tài. Đúng là "văn cúng cụ" thật. Hôi còn học sinh phổ thông, tôi rất dốt môn "văn'. Các bạn tôi thường phàn nàn: "Cái thắng Sứ, suốt ngày xem sách, đáng nhẽ nó phải giỏi văn lắm, sao nó học dốt văn thế nhỉ?". Bỏ cái mái trường xưa đã lâu, tôi chẳng hiểu bây giờ người ta dạy cái gì ở môn văn. Chứ ngày xưa tôi học văn thì thày bảo chê thì chê, bảo khen thì khen. Chủ đề không "con người mới" thì cũng "cuộc sống mới" , cứ đúng thế mà viết. Bởi vậy, gọi là văn cúng cụ cũng phải. Nhưng cũng phải nói rằng: Văn cúng cụ cũng có phong cách lắm, có sáng tạo lắm chứ. Cũng như cúng cụ thì bài cúng tuy ná ná như nhau, nhưng cũng khác hẳn ở cách diễn đạt. Tuy nhiên đã là văn cúng cụ thì người ta bỏ thi cũng phải.

Nhưng nếu bỏ thi văn vì tính "cúng cụ" của nó thì phải thay bằng cái gì chứ nhỉ? Bỏ hẳn thi môn ngữ văn - tức là coi như một môn không wan trọng - thế lày nà thế lào? Bộ cái thế giới này người ta chỉ cần những nhà khoa học để sáng tạo ra sản phẩm kỹ thuật là đủ cho sự tiến bộ của nhân loại chăng?

Thiếu một nền tảng triết lý giáo dục, nên nó khổ vậy đó? Nhưng làm sao để có một nền tảng triết lý giáo dục, khi mà người ta đã vứt bỏ một cách phi lý cả cội nguồn Việt sử?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc muốn áp "một nước 2 chế độ" thống nhất bán đảo Triều Tiên

Thứ ba 22/01/2013 19:00

(GDVN) - Trung Quốc muốn Hàn Quốc cùng với Bắc Triều Tiên thống nhất đất nước theo mô hình "một nước hai chế độ" mà nước này đang áp dụng đối với các đặc khu Hồng Kông, Ma Cao.

Hãng thông tấn Yonhap ngày 22/1 đưa tin, Trung Quốc muốn Hàn Quốc cùng với Bắc Triều Tiên thống nhất đất nước theo mô hình "một nước hai chế độ" mà nước này đang áp dụng đối với các đặc khu Hồng Kông, Ma Cao.

Thông tin trên được Phan Chấn Cường, một Giáo sư đeo lon Thiếu tướng đã nghỉ hưu của đại học Quốc phong Trung Quốc đưa ra, theo Yonhap, ông Cường cho rằng đó là mong muốn của Bắc Kinh xây dựng một nhà nước thống nhất trên bán đảo Triều Tiên theo mô hình mà họ cho rằng đã áp dụng thành công.

Posted Image

Phan Chấn Cường, lon Thiếu tướng, học hàm Giáo sư đã nghỉ hưu của đại học Quốc phòng Trung Quốc chuyên phân tích các vấn đề thời sự quốc tế

Phan Chấn Cường còn cảnh báo, "bất kỳ nỗ lực nào thống nhất bán đảo Triều Tiên dựa trên sự sụp đổ của chính quyền Bắc Triều Tiên sẽ gây ra những tác động tai hại lớn hơn cả tình hình an ninh đang ngày một xấu đi tại Libya và Syria".

Một nước hai chế độ là một ý tưởng được Đặng Tiểu bình đưa ra trong quá trình thu hồi các bộ phận lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng trước đó như Hồng Kông, Ma Cao. Các đặc khu này, về mặt danh nghĩa là một đặc khu hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc nhưng có thể duy trì hệ thống chính trị - hành chính - pháp lý - kinh tế và tài chính riêng.

Tuy nhiên đảo Đài Loan vẫn duy trì lực lượng quân sự và bộ máy chính quyền hoàn toàn riêng biệt bất chấp tuyên bố của Bắc Kinh, Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.

Trung Quốc thực hiện nguyên tắc một nước hai chế độ một cách khá cứng rắn, bất kỳ quốc gia nào muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh đều phải thừa nhận nguyên tắc "một Trung Quốc" và không được duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với đảo Đài Loan.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hồng Thủy (Nguồn: Yonhap)

=========================

Dịch viết: "Quân tử tùy thời biến Dịch". Hoàn cảnh của Trung Quốc và Cao Ly khác nhau. Làm sao mà áp được vấn đề một nước hai chế độ ở Cao Ly.

Trên thực tế, nếu gọi đúng bản chất của vấn đề thì phải nói rằng: Ở đại lục Trung Quốc chỉ có một chế độ và chế độ có thực lực mạnh này áp dụng chính sách duy trì một sinh hoạt chính trị xã hội đặc biệt ở khu vực Hồng Kông và Ma Cao. Và cái gọi là "một nước hai chế độ" ấy , sở dĩ nó được duy trì bởi chế đô có thực lực mạnh là chính thể Trung Hoa Nhân dân cộng hòa quốc. Còn ở Cao Ly thì có hai thực lực chính trị ngang nhau, vậy thực lực nào sẽ duy trì cái gọi là "Một nước hai chế độ"?

Bởi vậy, toàn vớ vẩn cả.

Cũng là bản chuyện tào lao chơi cho vui vậy. Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để hàng lậu tràn lan, lại bắt dân chứng minh nguồn gốc

Cập nhật lúc 14:30, 24/01/2013

(ĐVO) - Thông tư 30 của Bộ Y tế Quy định về tiêu chuẩn thức ăn đường phố đã có hiệu lực từ ngày 20/1 được xem như động thái xóa sổ kinh tế vỉa hè. Tuy nhiên nhiều người cho rằng trước khi dẹp cơ quan thực thi phải tính hệ quả và sinh kế của hàng vạn gia đình.

Chuyện đời Hoàng tử ’sống bám vỉa hè’, chết nghèo

Vỉa hè, công viên Hà Nội thành nơi trồng rau, nuôi gà

Siết nhưng phải cho tôi sống

Cụ Lê Văn Tấn (80 tuổi) khu đô thị Nam Trung Yên nghĩ đơn giản quy định nào thì cũng phải đi vào thực tế, không nên viển vông. Cụ cho biết, hàng ngày cụ vẫn ngồi dưới chân khu đô thị này bán nước và phục vụ bà bán bánh mì kẹp, phở buổi sáng.

Cụ hoàn toàn ủng hộ việc siết hàng quán vỉa hè nếu như các cơ quan chức năng tạo được công ăn việc làm cho cụ. Theo cụ, trước kia gia đình cụ có 4 người sống tại khu phố Trung Kính, nhà hơn 70m2, 2 mặt tiền. "Ở đó tôi buôn bán, kinh doanh được, hàng tháng thu nhập cả chục triệu, giờ giải tỏa dồn chúng tôi lên tầng 14, khu chung cư này, không việc làm. Không bán hàng vỉa hè chúng tôi lấy gì để sống. Như vậy chẳng phải là ép người quá đáng hay sao?".

"Ở quê khu công nghiệp thì nhiều, nước xả thải bẩn thỉu, ô nhiễm, ruộng đất không còn, có về quê cũng không biết phải làm gì để sống", cụ cho biết thêm.

Theo cụ Tấn, xóa sổ hàng quán vỉa hè nếu làm không khéo sẽ kéo theo những hệ lụy khác. Tệ nạn xã hội, thất nghiệp gia tăng ai là người chịu trách nhiệm?.

Posted Image

Quản lý thực phẩm ngay từ khi đưa ra thị trường chắc chắn thức ăn sẽ đảm bảo

Cô Nguyễn Thị Hòa, khu B10a, khu đô thị Nam Trung Yên cho biết, "Ruộng không có, nghề nghiệp thì không hàng ngày cả gia đình cô chỉ trông chờ vào gánh hàng rong. Nếu giờ cũng cấm nữa thì chỉ có nước lên ôm nhà, gặm tường để sống".

Còn theo ông Nguyễn Văn Minh, khu Trung Hòa - Nhân Chính, người nghèo thì rất nhiều, họ tự vận động, tự kiếm sống là đang đỡ cho nhà nước bao nhiêu tiền trợ cấp thất nghiệp. Không thể cấm hàng quán vỉa hè, như vậy là triệt đường mưu sinh của người dân, ông Minh cho biết.

"Dẹp hàng quán vỉa hè để đảm bảo ATVSTP là điều nên làm tuy nhiên, cần phải dẹp từ gốc chứ không phải chặt ngọn. Tại sao các cơ quan chức năng không ngăn chặn ngay từ cửa khẩu, để một xe gà lậu chạy từ Lạng Sơn, Bắc Giang qua bao nhiêu trạm kiểm dịch về tận Hà Nội mới bắt được thì phải hỏi cơ quan chức năng đang làm gì?".

Những người không có lương họ phải bám vào mặt đường để sống, để cấm một lúc là rất khó. Theo ông Minh nên quy hoạch để quản lý. "Muốn cấm, phải cấp cho họ công cụ làm ăn, kiếm sống. Nếu ở nông thôn, có hỗ trợ giống vốn cho người dân cấy trồng, thì thành phố phải cấp cho người ta việc làm.

Một gia đình công chức nhà nước mà phải nuôi thêm bố mẹ già 50-60 tuổi, còn con cái chắc chắn lương công chức không thể nuôi được gia đình. Vậy thì Nhà nước có cấp được việc làm cho cả số người đó không? Nếu làm được thì chắc chắn sẽ giải tỏa được bán hàng rong", ông Minh cho biết.

Ảnh đẹp về thiên đường kinh tế vỉa hè Việt Nam

Lương không đủ mới phải ra đứng đường

Tại quán bún, phở trên đường Hoàng Ngọc Phách, bà N. chủ quán cho biết, "cô đã nghe phường nói về quy định này, tuy nhiên cô cũng mặc kệ. Quy định ra là như vậy, sau vài hôm lại đâu vào đấy hết. Đoàn kiểm tra rút thì đâu lại vào đấy".

Cô N. cũng chia sẻ, việc quy định hàng quán phải có giấy chứng nhận ATVSTP, phải chứng minh được nguồn gốc, phải có thiết bị, dụng cụ đảm bảo vệ sinh là rất khó thực hiện. Vì thức ăn, thực phẩm mua bán trong chợ thì lấy đâu ra giấy chứng nhận an toàn. Nếu làm được như vậy thì các cơ quan chức năng nên siết ngay từ đầu vào, quản chặt nguồn nhập trước đã. Tại sao việc đó không làm được, lại đổ lên đầu dân, cô N. bức xúc.

Posted Image

Người bán, người ăn vẫn phớt lờ thông tư siết thức ăn đường phố

Chị Nguyễn Thị H. (phố Vũ Ngọc Phan) chuyên bán thịt nướng, ngan, vịt, cho biết có nghe qua mẹ nói lại. "Tôi không biết, Bộ y tế kiểm tra đến mức độ nào, nhưng thịt đó hàng ngày con tôi cũng ăn nếu có làm sao thì người nhà tôi bị trước", chị H. cho biết.

Theo chị H. hầu hết người dân làm hàng mua bán đều ra chợ, yêu cầu người dân phải xuất trình các giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm trong khi cơ quan chức năng không thể đảm bảo được thực phẩm sạch ngoài chợ thì không hợp lý chút nào.

Chị H. vốn là một giáo viên dạy cấp I trường tiểu học Đặng Trần Côn, chị chia sẻ, lương giáo viên chị được 3 triệu/tháng, mà chi phí cho gia đình thấp cũng phải cả chục triệu/tháng, con cái thường xuyên đau ốm nên chị phải nghỉ dạy ở nhà bán hàng ăn vỉa hè.

"Chỉ vì cuộc sống nên mới phải ra đường, không ai muốn đứng đường thế này cả. Đứng đây bán hàng, tôi xấu hổ lắm nhưng vì cuộc sống của con tôi tôi mới phải phơi mặt đứng đây". Chị cho biết, nếu sắp tới không cho bán vỉa hè, chị sẽ bán... trong nhà.

Anh Khương, bán bánh mỳ kẹp tại ngã Tư Trung Hòa - Vũ Phạm Hàm cho rằng không biết gì về quy định này. Tuy nhiên, anh Khương đặt câu hỏi: "Thực phẩm bẩn ngay từ khi được đưa ra thị trường thì làm sao chúng tôi có thể đảm bảo vệ sinh được. Cơ quan quản lý làm không tốt, lại đi siết người bán để mưu sinh là không thỏa đáng".

Posted Image

Không bán vỉa hè thì bán trong nhà

Vừa làm vừa chỉnh

Ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết, quy định tiêu chuẩn thức ăn đường phố không phải bây giờ mới có. Thực tế, từ trong luật đến nghị định đều đã có quy định rất rõ ràng. Nên các cấp chính quyền địa phương phải có chức năng thực hiện việc này.

Nhưng Thông tư đưa ra không phải là có thể làm được ngay, phải từng bước, làm dần, vừa làm vừa chỉnh. Như chỉ thị về mũ bảo hiểm, phải mất 3 năm sau mới có thể thực hiện được. Cấm đốt pháo nhưng đến bây giờ vẫn diễn ra tình trạng đốt pháo.

Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận việc xử phạt đối với quy định thức ăn đường phố là rất khó. Nhưng phải đưa ra một tiêu chuẩn để hướng người dân tới cái tiêu chuẩn đó.

Vì là thời điểm sát Tết, hiện tại, Cục đang tập trung vào các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết trước, còn thức ăn đường phố theo quy định là giao cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.

Nên thực tế, văn bản có hiệu lực nhưng Cục sẽ có những điều chỉnh dần dần dựa vào thực tế. Vừa phải thực hiện, vận động vừa phải áp dụng chế tài xử phạt.

Nếu bị nhắc nhở 2 lần thì thu hồi giấy phép, lập biên bản xử phạt. Mức phạt theo quy định từ 3 trăm-5 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến tận ngày thứ 2 sau khi thông tư có hiệu lực thì ngay cả lực lượng được phân cấp quản lý vẫn chưa biết gì về nội dung này, còn người dân vẫn vô tư bán vì không thấy ai nhắc.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại địa bàn Hà Nội có trên 26.000 cơ sở dịch vụ ăn uống đường phố, nhưng trên 16.000 cơ sở nằm ngoài tầm kiểm soát, quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của cơ quan chức năng. Tại TPHCM hiện có hơn 28.000 điểm bán thức ăn đường phố.

Đa số những người bán hàng rong đều là dân nghèo từ khắp nơi đổ về, họ không phải chịu thuế, tiền mặt bằng lấy công làm lãi. Nếu dẹp hàng quán vỉa hè nhưng lại không tính toán, sắp xếp kế sinh nhai sẽ dẫn đến một thực trạng gây mất cân bằng trong xã hội, thất nghiệp gia tăng, trẻ em lang thang đường phố kéo theo những tệ nạn xã hội.

Báo cáo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2012 được hai cơ quan này công bố chiều 18/12 cho thấy, cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu việc làm. Trong đó, người thiếu việc làm ở nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn rất nhiều so với thành thị (246.000 người). Số người thất nghiệp ở khu vực thành thị là 494.000, khu vực nông thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu vực nông thôn với 1,55%.

Lý do thất nghiệp được cơ quan điều tra đưa ra là là nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ.

Nguyễn Vũ (thực hiện)

==================

Đang ngồi nói chuyện, chợt có tiếng rao vọng vào: 'Ai ve chai, lông vịt, đồ nát bán không?", ông anh tôi vội chạy ra cửa: "Dạ! Nhà tôi không có gì bán ạ!". Rồi ông ấy chạy vào nói với tôi: "Người ta hỏi mà mình không trả lời là mất lịch sự".

Hôm nay xem báo mạng, thấy có người hỏi:

Theo cụ Tấn, xóa sổ hàng quán vỉa hè nếu làm không khéo sẽ kéo theo những hệ lụy khác. Tệ nạn xã hội, thất nghiệp gia tăng ai là người chịu trách nhiệm?.

Tôi trả lời thẳng thắn luôn: "Không phải Thiên Sứ đâu ạ!".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình: Chống tham nhũng từ ‘hổ’ đến ‘ruồi’

25/1/2013 00:04

Tân Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình thúc giục cuộc chiến chống tham nhũng phải từ “hổ” - chỉ các quan chức cấp cao, những vụ tham nhũng lớn - đến “ruồi” - quan chức cấp thấp, vụ việc nhỏ.

Chống tham nhũng: Thay cách đánh, người đánh

Chống tham nhũng, đừng dùng 'bình cũ rượu cũ'

"Chúng ta phải có giải pháp chống lại mọi hiện tượng tham nhũng, trừng phạt mọi quan tham, và diệt tấn gốc rễ gieo mầm tham nhũng cũng như giành lại lòng tin của người dân với các kết quả xác thực”, ông Tập Cận Bình phát biểu mới đây tại Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật TƯ Trung Quốc.

Posted Image

Một trong 22 dinh thự của một quan tham Trung Quốc. Ảnh: scmp

"Không có ngoại lệ nào đối với kỷ luật của đảng và pháp luật nhà nước. Mọi trường hợp sẽ phải điều tra toàn diện và không khoan dung cho bất kỳ vấn đề nào, bất kỳ ai liên quan”, ông Tập nhấn mạnh.

Lãnh đạo mới của Trung Quốc thúc giục cuộc chiến chống tham nhũng phải từ “hổ” - chỉ các quan chức cấp cao, những vụ tham nhũng lớn - đến “ruồi” - quan chức cấp thấp, vụ việc nhỏ.

Quan chức thi nhau bán bất động sản

Trong khi các nhà lãnh đạo mới Trung Quốc tích cực bắt tay vào chiến dịch nhổ tận gốc tham nhũng, hàng ngàn quan chức nước này đã lao vào cuộc đua bán tháo bất động sản trái phép, hàng tỉ đô la được âm thầm đưa ra nước ngoài.

Các bất động sản cao cấp được bán phá giá trên thị trường ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu cho bất cứ ai có khả năng trả bằng tiền mặt khi hàng loạt quan chức không muốn bị lần ra dấu vết.

Một báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc (CDIC) cho biết “một làn sóng nhà cao cấp bị bán tháo từ tháng 11 năm ngoái và tăng gấp bội trong tháng 12”. Lượng giao dịch đã tăng “gấp trăm lần” sau khi ông Tập Cận Bình cảnh báo rằng, tham nhũng có thể khiến đảng cầm quyền sụp đổ và đặt một chính khách nổi tiếng mạnh mẽ và kiên quyết - Vương Kỳ Sơn - vào vị trí phụ trách cơ quan chống tham nhũng.

Phúc Trọng Mạc, một đại lý bất động sản ở Tam Á, Hải Nam cho biết, bạn bè anh đã bán hai căn nhà cho quan chức chính quyền. Những năm gần đây, các bãi biển nhiệt đới và sân golf ở Tam Á rất thu hút nhà đầu cơ, nhưng gần đây thì thị trường bị đóng băng.

"Họ không bao giờ đăng ký chủ sở hữu nhà đất bằng tên thật, họ sử dụng đại lý để làm việc này”, Phúc nói. Theo Phúc, một công ty đã hối lộ quan chức bằng cách mua tặng ông ta bất động sản ở khu liên hợp công viên nước quốc tế. Tài sản này mang tên người thân quan chức. 6 tháng sau, nó được bán với giá 2 triệu nhân dân tệ (gần 400.000 USD). Vị quan chức sau đó có thể dùng số tiền mặt bán tài sản.

"Các quan chức thường dùng số điện thoại riêng và khi hợp đồng kết thúc, họ mời chúng tôi đi ăn tối và chấm dứt quan hệ. Sau đó, họ ném sim số đi nên chúng tôi không thể liên lạc lại được”, Phúc nói.

Theo báo cáo của CDIC, gần 10.000 căn nhà cao cấp đã được các quan chức bán đi tại Quảng Châu và Thượng Hải chỉ tính riêng trong năm ngoái. Báo cáo cũng đưa ra con số đáng kinh ngạc về 1 nghìn tỉ đô la - tương đương với 40% GDP hàng năm của Anh, được âm thầm đưa ra khỏi Trung Quốc năm 2012.

Giấy không giấu được lửa

Marco Pearman-Parish ở tập đoàn Trung Quốc, một công ty tại Bắc Kinh cho biết, ngày càng có nhiều khách hàng tìm mua nhà cửa ở quần đảo Cayman (thuộc lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm ở phía tây vùng biển Caribe).

"Tại Bắc Kinh, một nửa khách hàng của chúng tôi là quan chức chính phủ”, ông nói. “9/10 người đều nói là thương gia, nhưng trong quá trình làm thủ tục, thì được biết họ có các vị trí trong chính quyền”.

Tại Mỹ, hiệp hội môi giới bất động sản cho biết, hơn 7 tỉ giá trị bất động sản đã được người Trung Quốc mua ở Mỹ trong năm ngoái.

Giang Minh An, giáo sư ở trường Luật Đại học Bắc Kinh, một trong các cố vấn cho ông Vương Kỳ Sơn khi ông đảm nhận chức vụ phụ trách cơ quan chống tham nhũng, cho rằng, điều quan trọng là Trung Quốc phải buộc được các quan chức công khai giá trị tài sản bất động sản họ nắm giữ. "Chính phủ đang thiết lập hệ thống đăng ký nhà đất, và tôi cho đó là điều tốt, có thể khiến nhiều quan chức sợ hãi vì họ có nhiều nhà đất. Đảng cần xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Người dân sẽ không đổ ra đường phố hiện tại vì kinh tế còn đang ổn định. Nhưng khi nó suy giảm trong tương lai, như cổ nhân vẫn nói, lửa không thể giấu mãi trong tờ giấy”.

Thái An (theo Telegraph)

=====================

Từ hàng chục năm trước, người Trung Quốc đã đặt vấn đề này. Thời Thủ Tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại nhiệm, một tay tài phiệt Trung Quốc đã hỏi thẳng ông ta: "Ông cần bao nhiêu tiền để ký quyết định này?". TT Chu Dung Cơ tím mặt, nhưng không nói gì. Sau đó một thời gian tay tài phiệt này bị bắt. Nay đến lượt TBT Tập Cận Bình.

Để xem xem ông Tập Cận Bình làm gì được với nạn tham nhũng ở Trung Quốc?

"Chúng ta phải có giải pháp chống lại mọi hiện tượng tham nhũng, trừng phạt mọi quan tham, và diệt tấn gốc rễ gieo mầm tham nhũng cũng như giành lại lòng tin của người dân với các kết quả xác thực”, ông Tập Cận Bình phát biểu mới đây tại Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật TƯ Trung Quốc.

Phải có tức là chưa có. Không thể có một giải pháp nào dứt điểm được ngoài giải pháp của Thiên Sứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là dân Tàu ú ớ cà lăm thiệt :lol:

(GDVN) - Thấy 3 tàu Hải giám cơ động lại gần nơi diễn ra "trận chiến vòi rồng" với Cảnh sát biển Nhật Bản thì lập tức chỉ huy quân [Đài Loan] phát tín hiệu yêu cầu 3 tàu Hải giám "rời ngay khỏi lãnh hải Đài Loan" khiến Hải giám Trung Quốc vô cùng bối rối.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/1 dẫn nguồn tin Thông tấn xã Đài Loan CNA cho biết, trong "trận chiến vòi rồng" thứ 2 trên Biển Hoa Đông trưa hôm qua 24/1 giữa 8 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản với 7 tàu Cảnh sát biển và tàu cá Đài Loan, 3 chiếc tàu Hải giám cũng có mặt ở đó nhưng chỉ biết đứng nhìn, không biết nên phản ứng ra sao.

Vương Sùng Nghĩa, Phó chỉ huy lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan hộ tống nhóm tàu cá định đổ bộ lên Senkaku khi thấy 3 tàu Hải giám cơ động lại gần nơi diễn ra "trận chiến vòi rồng" với Cảnh sát biển Nhật Bản thì lập tức chỉ huy quân phát tín hiệu yêu cầu 3 tàu Hải giám "rời ngay khỏi lãnh hải Đài Loan" khiến Hải giám Trung Quốc vô cùng bối rối.

7 tàu Đài Loan bao gồm 1 tàu cá tên gọi Toàn Gia Phúc và 2 chiếc xuồng cao tốc số hiệu 10018, 10050 được hộ tống bởi 4 tàu Cảnh sát biển Đài Loan rời cảng Tân bắc lúc 1 giờ 45 phút sáng giờ Đài Bắc, đến 9 giờ 40 phút sáng 24/1 nhóm tàu Đài Loan đã cách Senkaku 28 km về phía Tây Nam thì bị 8 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản phát hiện, áp sát yêu cầu tàu Đài Loan rời khỏi lãnh hải Nhật Bản.

Sau khi các biện pháp cảnh báo của Nhật Bản đều không phát huy hiệu quả, lúc 10 giờ 32 phút, Cảnh sát biển Nhật Bản phải sử dụng vòi rồng để ngăn chặn nhóm tàu Đài Loan đang cố liều lĩnh tìm cách đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku. Lúc này 3 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc cũng kéo đến có mặt tại hiện trường và dự định sẽ can thiệp cùng đối phó với Cảnh sát biển Nhật Bản.

Cảnh sát biển Đài Loan đã bật đèn LED giăng khẩu hiệu hướng về phía 3 chiếc tàu Hải giám hiển thị: "Điếu Ngư Đài là lãnh thổ của Trung Hoa dân quốc, đây là hải phận Điếu Ngư Đài của Trung Hoa dân quốc, đề nghị (Hải giám - PV) lập tức rời khỏi đây!"

Đến 11 giờ 30 phút trưa, giờ Bắc Kinh, 7 chiếc tàu Đài Loan không đỡ nổi dàn "thủy lực vòi rồng" của Cảnh sát biển Nhật Bản đành lặng lẽ rút quân về cảng Tân Bắc. Bản tin trên tờ Hoàn Cầu không nói rõ 3 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc phản ứng ra sao sau khi 7 tàu Đài Loan bỏ đi vì vụ đổ bộ Senkaku bất thành.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/3-tau-Hai-giam-bat-luc-nhin-voi-rong-Nhat-Ban-xua-tau-Dai-Loan-bo-chay/271459.gd

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự đoán chiến thuật của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông


Giới phân tích cho rằng dù Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra tòa án quốc tế, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục cứng rắn theo quan điểm chỉ giải quyết vấn đề mà không có sự can dự của bên thứ ba.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tuần này công bố rằng Manila sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ra một tòa án trọng tài quốc tế, theo Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982.

Trong công hàm trao cho đại sứ Trung Quốc, Philippines đã liệt kê các hành động mà Manila cho là xâm phạm chủ quyền mà Trung Quốc tiến hành trên các đảo và bãi đá Biển Đông. Văn bản của Philippines cũng khẳng định yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc là phi pháp.

Trung Quốc ngay lập tức đã phản đối mạnh mẽ việc Philippines "đi kiện", tái khẳng định quan điểm chỉ đàm phán song phương và còn tố ngược lại rằng Manila đã "xâm phạm các đảo của Trung Quốc".

Bước đi mạnh bạo

Giới quan sát cho rằng Philippines đang chấp nhận mạo hiểm khi tiến hành động thái này. Trung Quốc sẽ không ưa gì việc bị đưa ra tòa quốc tế, trong khi Philippines ngày càng phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế vào Trung Quốc.

Tuy nhiên Philippines muốn bảo vệ chủ quyền đối với vùng lãnh thổ có thể chứa đựng rất nhiều dầu và khí đốt ở Biển Đông.

Posted Image

Bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham, điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Ảnh: Google

Cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh liên tục từ tháng 4/2012 khi các tàu thuyền của hai nước đối đầu nhau trong suốt mấy tuần liền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Kể từ đó Philippines và các nước trong ASEAN đã tìm cách nêu vấn đề tại diễn đàn khu vực của ASEAN, nhưng phía Trung Quốc gây sức ép để gạt chủ đề này ra khỏi chương trình nghị sự.

Từ trước đến nay Trung Quốc đầu muốn giải quyết các cuộc tranh chấp trên cơ sở song phương chứ không phải thông qua các tổ chức khu vực hay tổ chức quốc tế hay trong sự can dự của bên thứ ba nào.

Ký giả Benjamin Carlson, bình luận rằng dường như Philippines đi nước cờ mạnh bạo này nhờ cảm thấy sự hậu thuẫn lặng lẽ của Mỹ.

"Thật thú vị khi quan sát và chờ xem diễn biến sẽ như thế nào", Carlson viết. "Nếu Liên hợp quốc ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, rất khó mà tưởng tượng họ sẽ tuân thủ".

Trong một động thái hiếm hoi, hôm 23/1 Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã đề cập đến tranh chấp Biển Đông, một cách thận trọng. Ông này nói LHQ sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn, nhưng cũng thêm rằng "tranh chấp trước hết nên được tìm cách giải quyết giữa các nước có liên quan".

Các nhà ngoại giao ở LHQ lưu ý rằng phát biểu của ông tỏ ra được cân nhắc cẩn thận để không thiên về một bên trong khi vẫn đề cao được quá trình phán quyết theo Công ước Luật biển của LHQ năm 1982.

Cuộc chiến tinh thần
Hầu hết các quan sát viên đều nói rằng hầu như chắc chắn Trung Quốc sẽ không đồng ý tham dự phiên tòa, theo chính sách nhất quán của họ về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng.

Giáo sư Carl Thayer thuộc trường đại học New South Wales, Australia, nói rằng nếu nếu tòa án của Liên hợp quốc (ITLOS) thấy hội đủ điều kiện cần thiết để tiến hành thì phiên tòa vẫn sẽ diễn ra bất chấp có sự tham gia của Trung Quốc hay không. Ông cho rằng Philippines hy vọng có được một quyết định có lợi đem lại cho họ một chiến thắng tinh thần.

“Đây là một vụ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn mang nặng ý nghĩa tinh thần. Nếu tòa phán quyết chỉ một phần có lợi cho phía Philippines thì cũng đủ làm xẹp những yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc và đem lại tính pháp lý và vỏ bọc quốc tế cho phía Philippines.”

Sam Bateman, một chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Singapore, thừa nhận rằng việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện tại tòa án “có lẽ sẽ không phải là một thắng lợi lớn về PR cho họ”. Và theo nhận định của ông thì đây cũng chính là mục tiêu mà chính phủ Philippine đang hướng tới.

“Tôi cho rằng về nhiều phương diện đây là một cử chỉ mạnh dạn của Philippines, họ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ phản ứng một cách tiêu cực”, Bateman nói. “Nếu Trung Quốc chọn phương án từ chối, thì điều đó có thể dẫn đến sự phản đối từ quốc tế", và như thế bước đi của Manila là một cách "để tìm kiếm lợi thế" trong tranh chấp.

Nhưng Bateman cũng lưu ý là tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, đều có quyền theo quy định của UNCLOS chọn cách không tham dự phiên tòa có các quyết định buộc phải thi hành về các vấn đề liên quan đến biên giới trên biển và tranh chấp chủ quyền.

Bất kể trong trường hợp nào, hầu hết các nhà phân tích đều nhất trí cho rằng những tuyên bố tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines sẽ không có khả năng được giải quyết sớm. Theo kinh nghiệm của các tiền lệ, vụ kiện này sẽ phải mất từ 3 đến 4 năm mới có thể hoàn tất.


Phán quyết không có cơ chế thực thi


Posted Image

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói nước này phản đối việc Philippines kiện. Ảnh minh họa: People's Daily

Chen Shaofeng, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng sẽ không có bất cứ tiến trình pháp lý nào trừ phi hai nước đều đồng ý. Theo Chen, sẽ không có chuyện Bắc Kinh chấp nhận một tiến trình như thế, và cũng không có khả năng Bắc Kinh chấp nhận hệ quả của một tiến trình mà họ không công nhận.

“Trong lịch sử Trung Quốc chưa từng có tiền lệ Trung Quốc cho phép một phán quyết quốc tế nào đối với các tranh chấp lãnh thổ dù đó là về đất liền hay vùng biển", Chen nói. "Phía Philippines biết rất rõ rằng đề nghị xét xử của họ cuối cùng sẽ không đi đến đâu, nhưng họ chỉ muốn làm cho vấn đề được quốc tế hóa nhiều hơn”.

Một dấu hiệu cho thấy khả năng này là việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nhắc đến "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ đối với đảo tranh chấp với Philippines trên Biển Đông.

Nếu tòa án có đưa ra một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng có thể làm ngơ. Chuyên gia Thayer của Australia cảnh báo rằng cho dù phán quyết có tính bắt buộc thi hành, nó cũng sẽ dễ dàng bị Trung Quốc bỏ qua nếu muốn, bởi hiện chưa có cơ chế và lực lượng nào để thực thi.

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ không đáp ứng mong muốn của Philippines về việc công nhận tiến trình pháp lý của tòa án quốc tế, bởi điều đó có thể tạo tiền lệ và động lực cho các nước khác cũng đang có tranh chấp ở Biển Đông làm theo, ông Thayer phân tích.

Phạm Ngọc Uyển (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự đoán chiến thuật của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông

Giới phân tích cho rằng dù Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra tòa án quốc tế, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục cứng rắn theo quan điểm chỉ giải quyết vấn đề mà không có sự can dự của bên thứ ba.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tuần này công bố rằng Manila sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ra một tòa án trọng tài quốc tế, theo Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982.

Trong công hàm trao cho đại sứ Trung Quốc, Philippines đã liệt kê các hành động mà Manila cho là xâm phạm chủ quyền mà Trung Quốc tiến hành trên các đảo và bãi đá Biển Đông. Văn bản của Philippines cũng khẳng định yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc là phi pháp.

Trung Quốc ngay lập tức đã phản đối mạnh mẽ việc Philippines "đi kiện", tái khẳng định quan điểm chỉ đàm phán song phương và còn tố ngược lại rằng Manila đã "xâm phạm các đảo của Trung Quốc".

Bước đi mạnh bạo

Giới quan sát cho rằng Philippines đang chấp nhận mạo hiểm khi tiến hành động thái này. Trung Quốc sẽ không ưa gì việc bị đưa ra tòa quốc tế, trong khi Philippines ngày càng phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế vào Trung Quốc.

Tuy nhiên Philippines muốn bảo vệ chủ quyền đối với vùng lãnh thổ có thể chứa đựng rất nhiều dầu và khí đốt ở Biển Đông.

Posted Image

Bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham, điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Ảnh: Google

Cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh liên tục từ tháng 4/2012 khi các tàu thuyền của hai nước đối đầu nhau trong suốt mấy tuần liền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Kể từ đó Philippines và các nước trong ASEAN đã tìm cách nêu vấn đề tại diễn đàn khu vực của ASEAN, nhưng phía Trung Quốc gây sức ép để gạt chủ đề này ra khỏi chương trình nghị sự.

Từ trước đến nay Trung Quốc đầu muốn giải quyết các cuộc tranh chấp trên cơ sở song phương chứ không phải thông qua các tổ chức khu vực hay tổ chức quốc tế hay trong sự can dự của bên thứ ba nào.

Ký giả Benjamin Carlson, bình luận rằng dường như Philippines đi nước cờ mạnh bạo này nhờ cảm thấy sự hậu thuẫn lặng lẽ của Mỹ.

"Thật thú vị khi quan sát và chờ xem diễn biến sẽ như thế nào", Carlson viết. "Nếu Liên hợp quốc ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, rất khó mà tưởng tượng họ sẽ tuân thủ".

Trong một động thái hiếm hoi, hôm 23/1 Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã đề cập đến tranh chấp Biển Đông, một cách thận trọng. Ông này nói LHQ sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn, nhưng cũng thêm rằng "tranh chấp trước hết nên được tìm cách giải quyết giữa các nước có liên quan".

Các nhà ngoại giao ở LHQ lưu ý rằng phát biểu của ông tỏ ra được cân nhắc cẩn thận để không thiên về một bên trong khi vẫn đề cao được quá trình phán quyết theo Công ước Luật biển của LHQ năm 1982.

Cuộc chiến tinh thần

Hầu hết các quan sát viên đều nói rằng hầu như chắc chắn Trung Quốc sẽ không đồng ý tham dự phiên tòa, theo chính sách nhất quán của họ về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng.

Giáo sư Carl Thayer thuộc trường đại học New South Wales, Australia, nói rằng nếu nếu tòa án của Liên hợp quốc (ITLOS) thấy hội đủ điều kiện cần thiết để tiến hành thì phiên tòa vẫn sẽ diễn ra bất chấp có sự tham gia của Trung Quốc hay không. Ông cho rằng Philippines hy vọng có được một quyết định có lợi đem lại cho họ một chiến thắng tinh thần.

“Đây là một vụ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn mang nặng ý nghĩa tinh thần. Nếu tòa phán quyết chỉ một phần có lợi cho phía Philippines thì cũng đủ làm xẹp những yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc và đem lại tính pháp lý và vỏ bọc quốc tế cho phía Philippines.”

Sam Bateman, một chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Singapore, thừa nhận rằng việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện tại tòa án “có lẽ sẽ không phải là một thắng lợi lớn về PR cho họ”. Và theo nhận định của ông thì đây cũng chính là mục tiêu mà chính phủ Philippine đang hướng tới.

“Tôi cho rằng về nhiều phương diện đây là một cử chỉ mạnh dạn của Philippines, họ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ phản ứng một cách tiêu cực”, Bateman nói. “Nếu Trung Quốc chọn phương án từ chối, thì điều đó có thể dẫn đến sự phản đối từ quốc tế", và như thế bước đi của Manila là một cách "để tìm kiếm lợi thế" trong tranh chấp.

Nhưng Bateman cũng lưu ý là tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, đều có quyền theo quy định của UNCLOS chọn cách không tham dự phiên tòa có các quyết định buộc phải thi hành về các vấn đề liên quan đến biên giới trên biển và tranh chấp chủ quyền.

Bất kể trong trường hợp nào, hầu hết các nhà phân tích đều nhất trí cho rằng những tuyên bố tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines sẽ không có khả năng được giải quyết sớm. Theo kinh nghiệm của các tiền lệ, vụ kiện này sẽ phải mất từ 3 đến 4 năm mới có thể hoàn tất.

Phán quyết không có cơ chế thực thi

Posted Image

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói nước này phản đối việc Philippines kiện. Ảnh minh họa: People's Daily

Chen Shaofeng, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng sẽ không có bất cứ tiến trình pháp lý nào trừ phi hai nước đều đồng ý. Theo Chen, sẽ không có chuyện Bắc Kinh chấp nhận một tiến trình như thế, và cũng không có khả năng Bắc Kinh chấp nhận hệ quả của một tiến trình mà họ không công nhận.

“Trong lịch sử Trung Quốc chưa từng có tiền lệ Trung Quốc cho phép một phán quyết quốc tế nào đối với các tranh chấp lãnh thổ dù đó là về đất liền hay vùng biển", Chen nói. "Phía Philippines biết rất rõ rằng đề nghị xét xử của họ cuối cùng sẽ không đi đến đâu, nhưng họ chỉ muốn làm cho vấn đề được quốc tế hóa nhiều hơn”.

Một dấu hiệu cho thấy khả năng này là việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nhắc đến "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ đối với đảo tranh chấp với Philippines trên Biển Đông.

Nếu tòa án có đưa ra một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng có thể làm ngơ. Chuyên gia Thayer của Australia cảnh báo rằng cho dù phán quyết có tính bắt buộc thi hành, nó cũng sẽ dễ dàng bị Trung Quốc bỏ qua nếu muốn, bởi hiện chưa có cơ chế và lực lượng nào để thực thi.

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ không đáp ứng mong muốn của Philippines về việc công nhận tiến trình pháp lý của tòa án quốc tế, bởi điều đó có thể tạo tiền lệ và động lực cho các nước khác cũng đang có tranh chấp ở Biển Đông làm theo, ông Thayer phân tích.

Phạm Ngọc Uyển (tổng hợp)

======================

Quả này Trung Quốc thua là cái chắc. Vấn đề không phải "phán quyết không có cơ sở thực thi"; hoặc

"Trung Quốc sẽ không đáp ứng mong muốn của Philippines về việc công nhận tiến trình pháp lý của tòa án quốc tế"; ...vv....và ....vv....Hay nói cách khác: Vấn đề không phải là "dđoán chiết thuật của Trung Quốc" sẽ như thế nào, mà là đưa ra trước công luận quốc tế, để xác định một cách sòng phẳng tính chính danh của vấn đề tranh chấp biển Đông. Tất nhiên, nước nào có chứng lý rõ ràng thì được quốc tế công nhận. Vấn đề là "tính chính danh của quyền sở hữu". Hì! Còn Trung quốc cứ ngang nhiên chiếm đóng, hoặc cứ tiếp tục lải nhải về "chủ quyền không thể tranh cãi" thì lại là chuyện khác. Có cơ sở pháp lý được quốc tế công nhận rùi thì vấn đề sẽ không đơn giản chỉ là cãi nhau suông. Hi. Mà là một nước cờ quan trong tranh "Canh bạc cuối cùng " nếu nó xảy ra. Lúc đó, sau khi kết thúc canh bạc. Nước nào được tòa phán trong dịp nay đương nghiên sở hữu những gì họ thắng kiện.

Nhưng "canh bạc cuối cùng" có xảy ra hay không thì tùy theo ứng xử của Trung quốc tính đến 23 tháng Chạp 2013.

Đây là một cơ hội để quyết định thế giới này sẽ hội nhập thế nào.

Hì!Posted Image

Philippine giỏi wá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tầu tuần duyên Mỹ thả hệ thống săn thủy lôi tự động

Thứ Sáu, 25/01/2013, 07:25 [GMT+7]

(ĐVO)-LCS là thế hệ tầu tuân duyên mới của hải quân Hoa Kỳ, nhưng điểm mới nhất của loại tầu này là được trang bị hệ thống săn thủy lôi hiện đại...

Posted Image

Việc phát hiện sớm thủy lôi của địch sẽ giúp cho việc tiêu diệt những "mối nguy" này được diễn ra chủ động hơn..

Posted Image

.....Và theo nhiều người đây mới là điểm nổi bật nhất mang lại thành công cho thế hệ tầu tuần duyên mới của nước này...

=========================

Đây là mấy thứ có thể quảng cáo và bán - nếu có ai mua. Còn những thứ chỉ khi nào bung ra mới biết thì chưa. Trong cuộc chiến Iraq lần thứ nhất, xuất hiện những loại vũ khí chưa hề nghe nói đến. Nói "Canh bạc cuối cùng" là cho dễ hiểu thôi. Thẳng thắn mà nói là nếu xảy ra trận chiến dứt điểm thì vũ khí nguyên tử chẳng la cái đinh gì cả. Cuộc chiến sẽ không nằm trong tầm nhận thức hiện nay. Tuy nhiên đây là lời tiên tri mà tôi không muốn có chứng nghiệm.

Bởi vậy, chẳng biết nói thế nào nữa. Híc!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

3 tàu Hải giám bất lực nhìn vòi rồng Nhật Bản xua tàu Đài Loan bỏ chạy

Thứ sáu 25/01/2013 05:02

(GDVN) - Thấy 3 tàu Hải giám cơ động lại gần nơi diễn ra "trận chiến vòi rồng" với Cảnh sát biển Nhật Bản thì lập tức chỉ huy quân phát tín hiệu yêu cầu 3 tàu Hải giám "rời ngay khỏi lãnh hải Đài Loan" khiến Hải giám Trung Quốc vô cùng bối rối.

Posted Image

"Trận chiến vòi rồng" tái diễn trên Biển Hoa Đông

Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/1 dẫn nguồn tin Thông tấn xã Đài Loan CNA cho biết, trong "trận chiến vòi rồng" thứ 2 trên Biển Hoa Đông trưa hôm qua 24/1 giữa 8 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản với 7 tàu Cảnh sát biển và tàu cá Đài Loan, 3 chiếc tàu Hải giám cũng có mặt ở đó nhưng chỉ biết đứng nhìn, không biết nên phản ứng ra sao.

Vương Sùng Nghĩa, Phó chỉ huy lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan hộ tống nhóm tàu cá định đổ bộ lên Senkaku khi thấy 3 tàu Hải giám cơ động lại gần nơi diễn ra "trận chiến vòi rồng" với Cảnh sát biển Nhật Bản thì lập tức chỉ huy quân phát tín hiệu yêu cầu 3 tàu Hải giám "rời ngay khỏi lãnh hải Đài Loan" khiến Hải giám Trung Quốc vô cùng bối rối.7 tàu Đài Loan bao gồm 1 tàu cá tên gọi Toàn Gia Phúc và 2 chiếc xuồng cao tốc số hiệu 10018, 10050 được hộ tống bởi 4 tàu Cảnh sát biển Đài Loan rời cảng Tân bắc lúc 1 giờ 45 phút sáng giờ Đài Bắc, đến 9 giờ 40 phút sáng 24/1 nhóm tàu Đài Loan đã cách Senkaku 28 km về phía Tây Nam thì bị 8 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản phát hiện, áp sát yêu cầu tàu Đài Loan rời khỏi lãnh hải Nhật Bản.

Sau khi các biện pháp cảnh báo của Nhật Bản đều không phát huy hiệu quả, lúc 10 giờ 32 phút, Cảnh sát biển Nhật Bản phải sử dụng vòi rồng để ngăn chặn nhóm tàu Đài Loan đang cố liều lĩnh tìm cách đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku. Lúc này 3 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc cũng kéo đến có mặt tại hiện trường và dự định sẽ can thiệp cùng đối phó với Cảnh sát biển Nhật Bản.

Cảnh sát biển Đài Loan đã bật đèn LED giăng khẩu hiệu hướng về phía 3 chiếc tàu Hải giám hiển thị: "Điếu Ngư Đài là lãnh thổ của Trung Hoa dân quốc, đây là hải phận Điếu Ngư Đài của Trung Hoa dân quốc, đề nghị (Hải giám - PV) lập tức rời khỏi đây!"

Đến 11 giờ 30 phút trưa, giờ Bắc Kinh, 7 chiếc tàu Đài Loan không đỡ nổi dàn "thủy lực vòi rồng" của Cảnh sát biển Nhật Bản đành lặng lẽ rút quân về cảng Tân Bắc. Bản tin trên tờ Hoàn Cầu không nói rõ 3 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc phản ứng ra sao sau khi 7 tàu Đài Loan bỏ đi vì vụ đổ bộ Senkaku bất thành.

Trong ngày 24/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng cho biết, cơ quan này đang đặc biệt theo dõi diễn biến trên nhóm đảo Điếu Ngư (Senkaku).

============================

Buồn cười thật! Thiếu tính chính danh nên nó hai hước vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đám rùa đen này tham quá nên phát khùng hết rồi.

Từ chính phủ đến đến tướng tá, từ lục địa đến đảo đều ăn nói, hành động không hơn đứa trẻ lên 3.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạn pháo chính xác từng centimet của Mỹ

Thứ Năm, 24/01/2013, 13:31 [GMT+7] (ĐVO)

-Bỏ ra một nguồn kinh phí đầu tư nghiên cứu không hề ít, quân đội Mỹ đã và đang sở hữu loại đạn pháo chính xác tới từng cen-ti-mét...

Posted Image

Trong thời gian tới việc giảm giá thành sản phẩm mới là điều khiến quân đội Mỹ quan tâm hơn là cải tiến tính năng của loại vũ khí đã thể hiện được uy lực thực sự của mình trên chiến trường...

======================

Thêm một ví dụ nữa về thứ vũ khí mà Hoa Kỳ có thể ....bán. Và dù chuẩn xác đến mm thì loại vũ khí này vẫn nằm trong chiến tranh quy ước theo cách hiểu phổ biến mà mọi người đã nhận thức từ trước đến nay..

Tôi nhớ vào năm 1997, hay 98 gì đó, người Mỹ bán một bộ mật mã thuộc hàng bảo mật quốc gia . Nhưng cũng cần "chọn mặt gửi...đồ ve chai" . Vì không phải quốc gia nào muốn mua cũng bán. Hình như Ấn Độ mua được. Như vậy, chứng tỏ rằng họ phải có một bộ mật mã rất tinh xảo và vượt trội, không dễ gì để lộ bí mật quốc gia. Từ đó suy ra rằng: Sự phát triển khoa học kỹ thuật của họ rất cao cấp. Công với cuộc chiến vùng Vinh I thì dễ dàng suy luận ra những thứ vũ khí có thể chưa công bố, khi liên hệ với những tiến bộ của khoa học - cộng quẻ bói. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2012, ảnh hưởng tới đời sống hạ tầng xã hội.......

Chú Thiên Sứ cho cháu hỏi một chút là đối với Isarel và chú Gấu Nga có nằm ngoài quy luật này không? Hiện chưa thấy gì bất ổn ở hai nước này ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ cho cháu hỏi một chút là đối với Isarel và chú Gấu Nga có nằm ngoài quy luật này không? Hiện chưa thấy gì bất ổn ở hai nước này ạ.

Quy luật chung thì ảnh hưởng cũng nói chung. Nhưng cá biệt vẫn có những nước không, hoặc ít bị ảnh hưởng.Thí dụ: Gọi là chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng cũng có nước người dân chỉ xem báo và bàn về ....tính hình thế giới và họ không biết chiến tranh là gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc tung ’tin vịt’ vụ mua hàng khủng Tu-22M3

Cập nhật lúc 06:10, 25/01/2013

(ĐVO) - Chiều 24/1, tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Mátxcơva đồng ý bán 36 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 cho Trung Quốc.

Theo người phát ngôn Rosoboronexport, ông Vyacheslav Davidenko, trước đây cũng như hiện nay phía Nga không có bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến khả năng bán các máy bay Tu-22M3 cho Trung Quốc.

Posted Image

Nga bác bỏ thông tin bán cho Trung Quốc 36 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3

Việc các mạng tin Trung Quốc đăng tải thông tin trên chỉ thể hiện mong muốn của Bắc Kinh và đó là loại "tin vịt" không hơn không kém, bởi vì các máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 là loại vũ khí chiến lược của Nga nên nước này không bán chúng cho bất kỳ nước ngoài nào.

Trước đó, nhiều trang khá uy tín của Trung Quốc đưa tin, Nga đã thỏa thuận bán cho Bắc Kinh 36 máy bay ném bom Tu-22M3. Đợt đầu giao 12 chiếc, đợt sau 24 chiếc, với giá 1,5 tỷ USD, bao gồm cả việc chuyển giao tất cả dây chuyền công nghệ sản xuất…

Thông tin này không phải là lần đầu, lần thứ nhất vào năm 2005, lần thứ hai vào đầu năm 2012. Lần này có vẻ chi tiết hơn như các máy bay TU-22M3 sẽ có cái tên Trung Quốc mới là H-10…

Máy bay oanh tạc Tu-22M3 sẽ được triển khai trong vai trò tấn công hàng hải và tấn công các mục tiêu tầm thấp để tránh bị rađa phát hiện.

Đây là loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được quân đội Nga sử dụng để tuần tra bầu trời thuộc vùng biên giới phía nam, Trung Á và Biển Đen. Tu-22M3 có tầm bay 6.800 km và có thể mang 24.000 kg chất nổ, trong đó có bom nguyên tử, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.

Tu-22M3 sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu được trang bị kèm tên lửa hành trình tầm xa X-22 Raduga (AS-4 Kitchen).

Hình ảnh máy bay ném bom khủng Tu-22M3 cất cánh

Hiếu Lam (tổng hợp TTXVN, Business Insider)

======================================

Có tin thật cũng chẳng "xi nhê" gì. huống chi lại còn "Tin Vịt". Híc! Trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ I, máy bay của không quân Iraq cứ cất cảnh là bị bắn rụng, khi chưa kịp nhìn mặt đối thủ. Điều này khiến những phi công của Iraq cứ được lệnh cất cánh là lập tức bay ...đến Arap Xeut. Những chiếc xe tăng hiện đại của Iraq thì cứ như....bia tập bắn. Đấy là chuyện cách đây hơn 20 năm trước. Còn ngày nay, chỉ cần cuộc chiến nổ ra thì đủ chuyện xảy ra cho bên thua mà không hiểu tại sao.

Cho nên , dù Trung Quốc có mua được đến 50 cái máy bay Tu- 22M3 thì cũng chỉ để dọa mấy nước như... BangDalet. Nhưng trong "Canh bạc cuối cùng" thì những nước vào loại "thường thường bậc trung", cũng không có cửa tham gia. Chưa nói đến các nước hạng bét chỉ ngồi cổ vũ cho các "pan" hâm mộ.

Hôm nay cũng đã Rằm tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch rồi. Còn 8 ngày nữa thì cúng "Ông Công, Ông Táo lên Giời " đấy!

Vì chút nhân đạo - bản chất của văn hiến Việt - nên nhắc nhở vậy. Nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Chẳng phải việc của tớ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Indonesia muốn 'đuổi' mưa để giảm lũ

Thứ bảy, 26/1/2013, 16:17 GMT+7

Giới chức Indonesia hôm qua thông báo họ sẽ áp dụng các biện pháp làm tan hoặc xua mây tới chỗ khác để giảm nguy cơ ngập lụt ở thủ đô Jakarta.

Jakarta tê liệt vì lũ

Posted Image

Trung tâm thành phố Jakarta chìm trong nước vào ngày 17/1. Ảnh: AP.

Những trận mưa lớn đã gây nên ngập lụt trên diện rộng tại Jakarta, thủ đô của Indonesia vào tuần trước. Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai quốc gia, thông báo 32 người chết và gần 46.000 người sơ tán vì lũ.

Cơ quan Khí tượng dự báo mưa lớn sẽ xuất hiện từ ngày 26 và 28/1. Dự báo này khiến dư luận lo ngại rằng Jakarta cùng những thành phố xung quanh sẽ chìm trong nước một lần nữa.

Để tránh nguy cơ ngập lụt, các chuyên gia tạo mưa nhân tạo của Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ sẽ bắt đầu triển khai 20 máy tạo acetone (CH3COOH) ở phía tây Jakarta nhằm làm giảm mức độ ngưng tụ của hơi nước - một hành động cần thiết để ngăn chặn sự hình thành của những đám mây lớn.

Tri Handoko Seto, trưởng nhóm chuyên gia, nói thêm rằng một máy bay Hercules sẽ rải hóa chất lên những đám mây đang di chuyển về phía Jakarta để chúng biến thành mưa ngay trên đại dương.

"Chúng tôi đang cố gắng hết sức để những cơn mưa lớn không thể đổ xuống Jakarta", Seto khẳng định.

Mùa mưa tại Indonesia kéo dài tới tận tháng 3 tới, ông Nugroho cho biết.

Minh Long

==============

"Đuổi mưa"?! Từ này nghe quen quen.Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải cứu bất động sản hay là lại “thổi bóng”?

Cập nhật lúc 17:53, 26/01/2013

Việc giải cứu bất động sản, không cẩn trọng, sẽ chỉ là đổ tiền cứu nhà giàu và thổi lại bong bóng bất động sản mới...

Dẫu hầu hết các chuyên gia đều cho rằng việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, là việc mà Chính phủ không thể không làm, nhưng hiện có không ít ý kiến băn khoăn. Vì với một lĩnh vực hiện đang còn tồn tại quá nhiều “góc khuất” như thị trường bất động sản, thì việc giải cứu, không cẩn trọng, sẽ chỉ là đổ tiền cứu nhà giàu và thổi lại bong bóng bất động sản mới, nền kinh tế không thu được lợi gì và cả người dân cũng vậy.

Vào thời điểm năm 2009, Chính phủ cũng đã thể hiện một nghĩa cử rất cao đẹp là đưa ra một gói kích cầu có giá trị hàng tỷ USD để tiếp sức cho doanh nghiệp, nông dân, với mong muốn sớm vực dậy lại nền kinh tế đang trên đà suy thoái.

Song, kết quả, không những đem lại lạm phát cho các năm sau, mà còn mang đến những cảm nhận buồn về sự không công bằng trong thực thi chính sách. Bài học năm 2009, đến nay vẫn còn mới. Với mong muốn việc giải cứu lần này của Chính phủ sẽ không mang lại cảm nhận buồn như 4 năm trước, các chuyên gia hiến kế.

Cần thật bình tĩnh khi “rã băng”

Posted Image

(Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.HCM)

“Thị trường bất động sản Việt Nam hiện có những điểm khác biệt so với các nước trong khu vực, trong đó, tình trạng sản phẩm dở dang quá nhiều chính là bất lợi lớn nhất và khiến thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước ngưỡng báo động.

Theo cùng với đó, sự yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản là điển hình yếu kém trong quản lý thị trường, cung cầu bất động sản méo mó là điển hình cho sự méo mó trên thị trường, đầu cơ thái quá bất động sản là điển hình của tình trạng đầu cơ.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường này là bức thiết, khi mà trong khoảng 30 năm gần đây, nguyên nhân xuất phát các cuộc khủng hoảng kinh tế đều từ khủng hoảng ở lĩnh vực bất động sản.

Ai cũng biết thị trường bất động sản và thị trường tài chính có quan hệ hết sức mật thiết, người ta ví thị trường bất động sản và Tài chính như hai bánh xe của xe máy, chỉ cần 1 bánh xì hơi thì bánh kia không thể chạy được.

Nhưng việc “rã băng” cũng phải được thực hiện từ từ. Những giải pháp căn bản hỗ trợ thị trường bất động sản đã được đề cập trong Nghị quyết 02 của Chính phủ, theo đó, hướng đến hỗ trợ những người mua nhà có giá dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70 m2.

Như vậy, các chính sách hỗ trợ làm sao tập trung vào phân khúc loại nhà phổ thông có giá khoảng 1 tỉ đồng. Khi đó, các doanh nghiệp khác phải hướng đến xây dựng loại nhà này để được hưởng hỗ trợ về thuế, ưu đãi tín dụng cho người mua.

Tất cả chính sách tập trung vào phân khúc này để làm ấm từng phần của thị trường, từ đó tạo sức lan tỏa ra các phân khúc, lĩnh vực kinh tế khác chứ không thể nào giải cứu và phá băng cả thị trường trong thời gian ngắn.

Một số vấn đề mà thị trường đang chờ sự cải thiện ngay như việc các ngân hàng cần nhanh chóng khoanh nợ cho những doanh nghiệp có khả năng trả nợ, rút ngắn thủ tục phát mại bất động sản thế chấp, hiện mất tới 3 - 4 năm thì quá chậm. Đây là việc cần khai thông để các ngân hàng phát mại bất động sản, nếu không thành lập công ty mua bán nợ hiệu quả cũng rất hạn chế, thậm chí là đảo nợ giữa ngân hàng và công ty mua nợ.

Có thể thấy, nếu Nhà nước để doanh nghiệp bất động sản chết, thì không phải một mình doanh nghiệp đó chết, mà kéo theo một loạt doanh nghiệp khác. Nhưng cũng không thể bung tiền cứu toàn bộ trong khi có những loại hàng hóa trên thị trường bất động sản đang bị “dội chợ”.

Trong bối cảnh hiện nay, những doanh nghiệp bất động sản không có tầm nhìn chiến lược tốt về vị trí cũng như phân khúc đành chịu. Còn những doanh nghiệp đang đi đúng hướng phát triển ở phân khúc trung bình, Chính phủ chắc chắn sẽ thông vốn để dự án hoàn thành.

Nói điều này để thấy các doanh nghiệp bất động sản muốn tồn tại vượt qua giai đoạn khó khăn này cần phải tự mình tái cấu trúc lại mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với cung cầu thị trường. Về phần chính quyền địa phương các nơi cũng nên lựa chọn các khu đô thị để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng ưu đãi, thậm chí tập trung các nguồn vốn hỗ trợ cho người dân xây dựng nhà ở”.

Đối tượng cần “cứu”, phải là dân

Posted Image

(Ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)

“Tôi cho rằng các giải pháp tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản mà Chính phủ có vừa đề ra trong Nghị quyết 02 chưa hoàn toàn “trúng” và không cẩn trọng, lại là đổ tiền cứu cho “nhà giàu”.

Mặt khác, muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thì phải có số liệu chính xác, đánh giá đầy đủ tiêu chí. Nhưng số liệu hiện nay, không đáng tin cậy, không phản ánh hết tình hình. Giờ cứ lo doanh nghiệp bất động sản chết sẽ kéo cả hệ thống ngân hàng, cả nền kinh tế lao đao theo ư? Tôi nghĩ không đâu! Họ đã chuyển sang vàng, đôla, có cả nhà triệu đô ở Mỹ.

Và tôi vẫn thấy các doanh nghiệp bất động sản xài xe 5-7 tỷ đồng như không. Nếu có chết là vì họ nuôi tham nhũng trong một thời gian dài bởi hiện nay tham nhũng trong bất động sản là lớn nhất.

Và tôi cũng không đồng tình với quan điểm cứu doanh nghiệp bất động sản là cứu nền kinh tế. Nhìn vào một số liệu phổ biến hiện nay và cũng có thể gọi đây là một số liệu tạm tin cậy, thì nợ xấu của bất động sản đang là khoảng 6,5%, đây là con số dưới mức trung bình, chưa là gì nếu so với con số 8,6% nợ xấu của cả nền kinh tế cũng như so với nợ xấu của một số ngành khác.

Thực tình, nếu đúng tồn kho bất động sản chỉ hơn 110 ngàn tỉ đồng, thì chưa cần phải cứu. Nhưng nếu Chính phủ thực sự muốn ra tay cứu, thì đối tượng cần cứu không phải là doanh nghiệp bất động sản, bởi vì cứ đổ tiền cho doanh nghiệp, doanh nghiệp lại cứ nhồi nhà ra thị trường thì càng chết.

Đối tượng cần cứu, phải là người dân. Điều quan trọng là phải kéo giá nhà về giá trị thực, nếu không cứu thế này không khéo dân chết oan, cứu sao phải để người dân hưởng lợi chứ không lại đi cứu ông nhà giàu, thế khác nào tước đoạt đi cơ hội có nhà của dân.

Giá bất động sản đã được xác định xuống đáy chưa để mà cứu? Tôi cho rằng chưa. Hơn hai tuần trước, tôi có đi dự lễ khởi công khu nhà ở xã hội cho cán bộ chiến sĩ Bộ Công an, chủ đầu tư dự án này thừa nhận rằng, dù mức giá đã hạ xuống còn 13,5 triệu đồng/m2, nhưng họ vẫn còn lãi đến 20% và vừa khởi công đã bán được 70% căn hộ.

Mức giá đất, giá nhà vẫn còn rất cao so với thực tế, chứ không phải do thị trường quyết định. Thị trường bất động sản đang bị bóp méo, khi mà lẽ thường, giá phải kéo xuống thấp đến khi cung cầu gặp được nhau, nhưng quy luật này vẫn không diễn ra.

Nếu cứ đổ tiền cho doanh nghiệp, khi các tiêu chí định giá đều chưa có, giá nhà, giá đất hiện nay đã cộng thêm bao nhiêu giá đầu cơ, giá bôi trơn, chưa thể xác định được, thì cứu, không chừng lại tạo nên bong bóng mới và vòng luẩn quẩn này không thể nào thoát ra”.

Không giải quyết tận gốc, sẽ càng méo mó

Posted Image

(Ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

“Kịch bản giải cứu thị trường bất động sản đã có, nhưng từ kịch bản đến giải pháp và triển khai thực hiện là cả một vấn đề. Các bộ, ngành cần thống nhất giải pháp giải cứu thị trường bất động sản thành một “phương thuốc” hữu hiệu. Nếu không, thị trường bất động sản càng ngày càng lún sâu vào “vũng lầy”.

Vấn đề hỗ trợ 40 nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp cho người mua nhà cũng cần thực hiện một cách đồng bộ và sàng lọc, tránh tình trạng người có nhu cầu thì không được hỗ trợ mà người giàu lại được hưởng.

Hay trong giải pháp cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách thì cũng chỉ là giải pháp mang tính chất phần ngọn.

Điều quan trọng là thay đổi hẳn cơ chế của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay.

Nếu không giải quyết tận gốc một số vấn đề như việc thu hồi đất giao cho các doanh nghiệp, tình trạng thổi giá bất động sản lên, giá đất bị đẩy lên quá cao, rất xa với lực mua của người dân Việt Nam, rồi tình trạng không quản lý chặt chẽ khâu tín dụng cho bất động sản... thì rất có thể trong thời gian không xa lại tái xuất hiện bong bóng bất động sản và sinh ra thêm các thị trường bất động sản méo mó khác, sinh thêm các hội đầu cơ khác sẽ rất tai hại. Đấy là những vấn đề tôi hy vọng Chính phủ có những biện pháp cải cách tiếp theo để giải quyết tận gốc các vấn đề của thị trường bất động sản.

Tôi cho rằng thị trường bất động sản chỉ thực sự bước ra được khó khăn khi mà ở đây có sự minh bạch, loại bỏ được những khuất tất như quan chức tham nhũng, các công ty bất động sản liên kết với nhau để đẩy giá lên, hay liên kết với nhau để đầu cơ bất động sản. Và làm được như vậy có quá không?

Nếu có quyết tâm, theo tôi không khó. Chẳng hạn, đối với việc chống đầu cơ trong thị trường bất động sản. Việc đầu cơ đất dẫn đến giá thị trường bất động sản lên cao, mọi người đều đổ xô vào bất động sản, lợi nhuận trên 100%, làm gì có nghề nào lại có lợi nhuận trên 100% như thế. Những việc đó làm thị trường bất động sản thu hút rất nhiều vốn trong thời gian qua, dẫn đến có những cái méo mó và hệ quả như hiện nay.

Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước Mỹ trong chống đầu cơ. Như nước Mỹ, nếu anh bán một căn hộ mà anh không ở đó một ngày nào, họ sẽ đánh thuế anh 34%. Còn anh bán một căn hộ anh đã ở đó 3 năm thì họ sẽ đánh thuế 4 – 6% thôi. Điều đó ngăn chặn việc những người gom bất động sản nhằm ăn chệch giá và đầu cơ. Tôi nghĩ, những việc đó cần phải nghiên cứu và tính toán để đưa vào thuế sắp tới đây”.

Mạnh tay thu hồi lại dự án

Posted Image

(Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam)

“Cung vượt cầu là một lý do khiến thị trường bất động sản khó khăn, mà một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này lại là sự thả nổi trong hoạt động cấp phép dự án xây dựng.

Do phân cấp quá lớn cho địa phương, cùng với việc thả nổi, thiếu kiểm tra thường xuyên của Bộ Xây dựng, tại một số thành phố lớn đã cấp phép tràn lan các dự án không phù hợp với thị trường và tình hình kinh tế địa phương, dẫn tới cung vượt cầu, kể cả số lượng lẫn các loại hình dự án.

Tôi còn nhớ, trước ngày có quyết định mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, có vài xã của tỉnh Hòa Bình trong một đêm cấp mấy chục dự án. Việc cấp phép dự án nhà ở thiếu định hướng và bùng nổ trong thời gian qua trách nhiệm trước hết thuộc cơ quan quản lý nhà nước khi bất động sản là hàng hóa đặc biệt do Nhà nước cấp phép, quản lý.

Để cơ cấu lại thị trường, Bộ Xây dựng đã phân thành 4 loại dự án bất động sản. Trong đó, những dự án có khả năng tiêu thụ trên thị trường cần được tập trung hoàn thành; một số dự án tiếp tục triển khai nhưng phải điều chỉnh quy mô, cơ cấu đầu tư cho phù hợp với nhu cầu thị trường; số dự án phải chuyển đổi thành nhà ở xã hội và một số dự án bất động sản phải tạm dừng khi không phù hợp.

Việc rà soát các dự án, kiểm soát nguồn cung của thị trường bất động sản, về lâu dài sẽ tránh được tình trạng tồn kho. Rà soát toàn bộ dự án theo 4 hướng như vậy là rất tốt.

Nhưng muốn tháo gỡ thực sự khó khăn cho thị trường bất động sản thì phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa những dự án bất động sản. Vấn đề này chúng ta đã bàn đến nhiều lần nhưng vẫn chưa làm quyết liệt được.

Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu, rà soát phân loại các dự án tạm dừng, điều chỉnh quy mô, chuyển đổi dự án sang nhà ở xã hội... chúng tôi đề xuất thêm một phương án là phải thu hồi một số dự án bất động sản.

Trong công việc này, không nên để địa phương đứng ra rà soát các dự án mà Bộ Xây dựng cần phải trực tiếp làm, thay vì đóng vai trò thẩm tra. Vì giao nhiệm vụ rà soát dự án cho địa phương sẽ rất dễ đến việc thỏa hiệp, kéo dài vì địa phương chính là cơ quan cấp phép cho dự án, còn doanh nghiệp mất tiền của để xin dự án.

Đối với các dự án làm nhà ở cho thuê, thuê mua nhà trả góp, Nhà nước nên có cơ chế để tập trung nguồn ngân sách mua lại các dự án này. Cán bộ công chức, người lao động có nhu cầu về nhà ở rất lớn, đấy chính là các đối tượng xã hội có nhu cầu cấp thiết và thực tế về nhà ở, Nhà nước cần tập trung quan tâm nhu cầu về nhà ở của đối tượng này hơn là tập trung vào các dự án thương mại.

Ngoài ra, cần thay đổi cơ chế đền bù nhà “Tái định cư” đối với các địa phương có điều kiện như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương... Xóa bỏ nhà tái định cư chuyển sang hình thức đền bù theo giá thị trường dân tự mua, thuê theo điều kiện của từng gia đình”.

Chấp nhận bán lỗ để cắt lỗ

Posted Image

(Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM)

“Không phải bây giờ mà từ năm 2008 đến nay (ngoại trừ năm 2010), thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào suy thoái trầm trọng, khi bị đình trệ trên tất cả các phân khúc và gây hậu quả nặng nề đối với cả doanh nghiệp phát triển bất động sản, nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, người tiêu dùng và toàn xã hội, góp phần làm thất thu ngân sách.

Hàng loạt giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản mới đây của Chính phủ tăng thêm hy vọng cho xã hội và những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, về một khả năng có thể mua được nhà ở.

Đây cũng là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến thị trường bất động sản. Cùng đó, giải quyết được các vấn đề của bất động sản cũng sẽ giải quyết được nhiều khó khăn của các ngành khác. Từ đó, tạo ra sự phục hồi chung cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản không thể chỉ sử dụng vài giải pháp mà thành công, mà điều đó đòi hỏi những giải pháp tổng hợp và đồng bộ, khi mà những hạn chế của thị trường bất động sản Việt Nam thời gian qua vẫn đang tồn tại.

Chẳng hạn, đó là nguồn cung vượt cầu quá lớn từ giai đoạn 2008-2012 và sẽ tiếp tục tăng sẽ khiến lượng tồn kho giảm chậm. Cơ cấu hàng hóa bất động sản không hợp lý; giá bất động sản còn quá cao so với thu nhập của người dân.

Tiếp đến là nguồn vốn cung ứng cho thị trường bất động sản còn hạn chế và lãi suất cho vay của Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản còn cao. Nhà đầu tư thứ cấp của Việt Nam còn chịu gánh nặng về vốn vay và chưa có niềm tin vào sự tăng trưởng của thị trường.

Nếu nhìn nhận một cách công bằng, thì sự đóng băng của thị trường bất động sản một phần cũng bắt nguồn chính từ sự yếu kém của công tác quản lý nhà nước.

Nhưng tôi cho rằng các doanh nghiệp cũng đừng nên thụ động chờ giải cứu, mà cần khẩn trương rà soát, tái cấu trúc bộ máy, cơ cấu lại đầu tư, kiên quyết đình hoãn hoặc giãn tiến độ thực hiện các dự án; cơ cấu lại sản phẩm, xin phép điều chỉnh công năng dự án, quy mô căn hộ phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng tài chính của khách hàng.

Đồng thời, phải chấp nhận giảm giá bán, thậm chí “bán lỗ để cắt lỗ” nhằm giải quyết bài toán hàng tồn kho và nợ xấu, bảo đảm uy tín thương hiệu nhằm tăng cường khả năng tồn tại. Về phía Chính phủ, thì Chính phủ đã nhìn ra các khó khăn của thị trường bất động sản và quyết tâm tháo gỡ, đây cũng là điều mà doanh nghiệp và người dân mong đợi”.

Doanh nghiệp không nản, nếu minh bạch

Posted Image

(Ông Lê Chí Hiếu, Tổng giám đốc Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức)

“Trên thế giới, ngành bất động sản là ngành chủ chốt của nền kinh tế, được tính vào GDP, đưa vào các đánh giá, xem đó là ngành kinh tế chủ lực. Nhưng ở Việt Nam, có một thời gian người ta dị ứng với ngành bất động sản, xem nó là “con ghẻ”, bị đối xử như là nơi đầu cơ, tích trữ...

Như đã từng có giai đoạn, do mục tiêu chống lạm phát, nhà nước đã tiến hành thắt chặt tín dụng và tiền tệ, loại ngành bất động sản ra khỏi các ngành kinh tế cần hỗ trợ, vì cho đó là ngành kinh tế phi sản xuất. Việc đó tuy có tác dụng chống lạm phát nhất thời nhưng đã làm tiêu hao năng lực đề kháng của ngành.

Tôi đã nhiều lần kiến nghị đưa ngành bất động sản trở thành ngành kinh tế chính thức, bình đẳng như nhiều ngành kinh tế khác, song vẫn còn không ít người nhìn ngành bất động sản bằng cái nhìn phiến diện.

Năm nay tôi rất mừng vì Trung ương Đảng và Chính phủ đã nhận ra mấu chốt của nền kinh tế là ngành bất động sản, và xác định vực dậy bất động sản có thể kéo theo nhiều ngành khác phát triển, từ đó đã có những chỉ đạo các bộ ngành tập trung tháo gỡ.

Đến giờ phút này, trên thực tế những “tháo gỡ” đó vẫn chưa đến được với hoạt động của doanh nghiệp, nhưng qua quỵết tâm chính trị và những nhận thức đúng của Trung ương Đảng và Chính phủ đã làm cho những nhà kinh doanh bất động sản có niềm tin trở lại.

Nguyên nhân chính dẫn đến thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, là do nhiều nhà kinh doanh bất động sản chạy theo xu hướng, chạy theo thị trường nhưng không có thực lực, không có đồng vốn, chỉ cần thấy có lời là nhảy bổ vào làm đại theo kiểu chụp giật. Những doanh nghiệp như vậy phá sản là điều khó tránh, nhưng cách kinh doanh sai lầm của họ cũng làm ảnh hưởng đến những nhà kinh doanh bất động sản chân chính.

Tôi thấy trong các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ có hướng tới mục đích để dân nghèo có nhà cửa. Để thực hiện được điều này thì Chính phủ phải có chính sách nhà xã hội, nhà trả góp... có tính khả thi cao và phải chỉ đạo đầu tư trực tiếp với những nguồn lực tương xứng, bên cạnh đó cũng phải biết cách huy động nguồn lực của xã hội.

Với những chương trình đầu tư nhà cho người nghèo có thể chế rõ ràng và được nhà nước tạo điều kiện trong việc cho vay vốn ưu đãi thì dù không có lợi nhuận nhiều các nhà đầu tư cũng vẫn sẵn sàng tham gia. Điều quan trọng là thể chế tài chính rõ ràng, tổ chức minh bạch, bài bản, thanh toán dễ dàng, thủ tục nhanh chóng".

Theo Vneconomy

===============

"Sang năm 2013 dân nghèo sẽ mua biệt thự ở khu ổ chuột cao cấp"

Tất cý kiến của các vị nói trên, mỗi người một vẻ - mười phân đủ một tấc - nhưng không thấy một ý kiến nào khả thi. Bởi vậy, chắc tớ lại chẳng may nói đúngPosted Image.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ông John Kerry không mặn mà với chiến lược hướng về châu Á
26/01/2013 14:20

(TNO) Thượng nghị sĩ John Kerry, người được đề cử vào chức Ngoại trưởng Mỹ, ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc và không tin tưởng vào nhu cầu tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Posted Image
Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry - Ảnh: Reuters

Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 25.1, ông Kerry kêu gọi thể hiện “tư duy mới mẻ” khi vạch ra chính sách ngoại giao và kế hoạch quan hệ với Trung Quốc, Iran và Trung Đông.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ưu tiên tăng cường hiện diện tại châu Á trong bối cảnh nhiều nước lo ngại về sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.

Khi được hỏi làm cách nào Mỹ có thể tăng cường hiện diện quân sự mà không bị kéo vào các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, ông Kerry đã tỏ ra không mặn mà với chính sách của ông Obama.

“Tôi không tin rằng tăng cường quân sự là điều quan trọng lúc này. Đó là điều tôi muốn suy xét cẩn thận”, hãng AFP trích lời ông Kerry.

“Chúng ta có nhiều căn cứ tại đó hơn bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc, trong lúc này. Các ngài biết đấy, người Trung Quốc nhìn vào đó và nói: Nước Mỹ đang làm gì? Họ đang cố gắng bao vây chúng ta? Điều gì đang diễn ra?”, ông Kerry nói tiếp.

Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ nói điều quan trọng là tăng cường quan hệ với Trung Quốc, điều mà chính quyền Mỹ theo đuổi.

Sơn Duân


=================

Philippines kiện Trung Quốc ra tòa - Điều kiện để Trung Quốc tỏ ra thiện chí với các tổ chức quốc tế; Ngoại trưởng Hoa Kỳ không mặn mà lắm với chiến lược Tây Thái Bình Dương và sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc. Đây là những yếu tố trước ngày 23 tháng Chạp Việt lịch để người Trung Quốc thể hiện sự ứng xử của mình và nó sẽ quyết định phương thức hội nhập của thế giới này như thế nào.

Công nhận Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh.

Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh thì dù mọi chuyện có thể tạm hòa hoãn - vì Trung Quốc tỏ ra biết điều - nhưng nguy cơ sát phạt trong "Canh bạc cuối cùng" vẫn tiềm ẩn và chờ cơ hội bùng nổ.

Việt sử 5000 văn hiến là một chân lý phải được tôn vinh, xét trên ba phương diện:
1/ M
ặt chính trị quốc tế và nói một cách hình ảnh - chính là một bản hiệp ước quốc tế cực kỳ quan trọng. Nó xác định chủ quyền vĩnh viễn về lịch sử của Việt Nam ở biển Đông. Và điều này khi đưc thừa nhận sẽ ngăn chặn ngay từ trong tiềm thức những ý tưởng phát triển bằng bạo lực của các siêu cường trong việc thâu tóm con đường hàng hải quốc tế quan trọng này. Cho nên về bản chất - mới chỉ xét về góc độ chính trị quốc tế - chính là bản hiệp ước quốc tế quan trọng cho hòa bình vĩnh viễn trong khu vực.
2/ Xét về mặt khoa học thực sự thì Việt sử 5000 năm văn hiến chính là cơ sđể phục hồi trên quy mô lớn một lý thuyết thống nhất vũ trụ cổ xưa. Điều này nó sẽ giúp sự hội nhập toàn cầu một cách nhanh chóng và trong hòa bình.
3/ Xét về mặt đạo đức và chân lý thì sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến chính là sự phi đạo đức vì tính phủ nhận chân lý. Đây không phải thời kỳ chiến tranh lạnh để các siêu cường dùng thủ đoạn phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt làm suy yếu Việt Nam - một Đồng minh của Liên Xô cũ. Rõ ràng nó đang có lợi cho một phía trong hoàn cảnh hiện nay.

Cá nhân tôi hy vọng những nhà chính trị và khoa học quốc t
ế sẽ quyết định điều này. Đừng để thảm cảnh:
Ma đưa lối, quđưa đường.
Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

à không h

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông John Kerry không mặn mà với chiến lược hướng về châu Á
26/01/2013 14:20

(TNO) Thượng nghị sĩ John Kerry, người được đề cử vào chức Ngoại trưởng Mỹ, ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc và không tin tưởng vào nhu cầu tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Posted Image
Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry - Ảnh: Reuters

Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 25.1, ông Kerry kêu gọi thể hiện “tư duy mới mẻ” khi vạch ra chính sách ngoại giao và kế hoạch quan hệ với Trung Quốc, Iran và Trung Đông.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ưu tiên tăng cường hiện diện tại châu Á trong bối cảnh nhiều nước lo ngại về sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.

Khi được hỏi làm cách nào Mỹ có thể tăng cường hiện diện quân sự mà không bị kéo vào các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, ông Kerry đã tỏ ra không mặn mà với chính sách của ông Obama.

“Tôi không tin rằng tăng cường quân sự là điều quan trọng lúc này. Đó là điều tôi muốn suy xét cẩn thận”, hãng AFP trích lời ông Kerry.

“Chúng ta có nhiều căn cứ tại đó hơn bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc, trong lúc này. Các ngài biết đấy, người Trung Quốc nhìn vào đó và nói: Nước Mỹ đang làm gì? Họ đang cố gắng bao vây chúng ta? Điều gì đang diễn ra?”, ông Kerry nói tiếp.

Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ nói điều quan trọng là tăng cường quan hệ với Trung Quốc, điều mà chính quyền Mỹ theo đuổi.

Sơn Duân


=================

Philippines kiện Trung Quốc ra tòa - Điều kiện để Trung Quốc tỏ ra thiện chí với các tổ chức quốc tế; Ngoại trưởng Hoa Kỳ không mặn mà lắm với chiến lược Tây Thái Bình Dương và sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc. Đây là những yếu tố trước ngày 23 tháng Chạp Việt lịch để người Trung Quốc thể hiện sự ứng xử của mình và nó sẽ quyết định phương thức hội nhập của thế giới này như thế nào.

Công nhận Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh.

Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh thì dù mọi chuyện có thể tạm hòa hoãn - vì Trung Quốc tỏ ra biết điều - nhưng nguy cơ sát phạt trong "Canh bạc cuối cùng" vẫn tiềm ẩn và chờ cơ hội bùng nổ.

Việt sử 5000 văn hiến là một chân lý phải được tôn vinh, xét trên ba phương diện:
1/ M
ặt chính trị quốc tế và nói một cách hình ảnh - chính là một bản hiệp ước quốc tế cực kỳ quan trọng. Nó xác định chủ quyền vĩnh viễn về lịch sử của Việt Nam ở biển Đông. Và điều này khi đưc thừa nhận sẽ ngăn chặn ngay từ trong tiềm thức những ý tưởng phát triển bằng bạo lực của các siêu cường trong việc thâu tóm con đường hàng hải quốc tế quan trọng này. Cho nên về bản chất - mới chỉ xét về góc độ chính trị quốc tế - chính là bản hiệp ước quốc tế quan trọng cho hòa bình vĩnh viễn trong khu vực.
2/ Xét về mặt khoa học thực sự thì Việt sử 5000 năm văn hiến chính là cơ sđể phục hồi trên quy mô lớn một lý thuyết thống nhất vũ trụ cổ xưa. Điều này nó sẽ giúp sự hội nhập toàn cầu một cách nhanh chóng và trong hòa bình.
3/ Xét về mặt đạo đức và chân lý thì sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến chính là sự phi đạo đức vì tính phủ nhận chân lý. Đây không phải thời kỳ chiến tranh lạnh để các siêu cường dùng thủ đoạn phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt làm suy yếu Việt Nam - một Đồng minh của Liên Xô cũ. Rõ ràng nó đang có lợi cho một phía trong hoàn cảnh hiện nay.

Cá nhân tôi hy vọng những nhà chính trị và khoa học quốc t
ế sẽ quyết định điều này. Đừng để thảm cảnh:
Ma đưa lối, quđưa đường.
Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

à không h


Trong cấu chính trị của Hoa Kỳ, lá phiếu của ngoại trưởng trong chính sách ngoại giao còn thấp hơn rất nhiều so với lá phiếu của Tổng thống, và lại càng ko là gì so với lá phiếu của các thế lực chính trị đứng đằng sau!

Đành phải chờ vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải cứu bất động sản hay là lại “thổi bóng”?

Cập nhật lúc 17:53, 26/01/2013

Việc giải cứu bất động sản, không cẩn trọng, sẽ chỉ là đổ tiền cứu nhà giàu và thổi lại bong bóng bất động sản mới...

Dẫu hầu hết các chuyên gia đều cho rằng việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, là việc mà Chính phủ không thể không làm, nhưng hiện có không ít ý kiến băn khoăn. Vì với một lĩnh vực hiện đang còn tồn tại quá nhiều “góc khuất” như thị trường bất động sản, thì việc giải cứu, không cẩn trọng, sẽ chỉ là đổ tiền cứu nhà giàu và thổi lại bong bóng bất động sản mới, nền kinh tế không thu được lợi gì và cả người dân cũng vậy.

Vào thời điểm năm 2009, Chính phủ cũng đã thể hiện một nghĩa cử rất cao đẹp là đưa ra một gói kích cầu có giá trị hàng tỷ USD để tiếp sức cho doanh nghiệp, nông dân, với mong muốn sớm vực dậy lại nền kinh tế đang trên đà suy thoái.

Song, kết quả, không những đem lại lạm phát cho các năm sau, mà còn mang đến những cảm nhận buồn về sự không công bằng trong thực thi chính sách. Bài học năm 2009, đến nay vẫn còn mới. Với mong muốn việc giải cứu lần này của Chính phủ sẽ không mang lại cảm nhận buồn như 4 năm trước, các chuyên gia hiến kế.

Cần thật bình tĩnh khi “rã băng”

Posted Image

(Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.HCM)

“Thị trường bất động sản Việt Nam hiện có những điểm khác biệt so với các nước trong khu vực, trong đó, tình trạng sản phẩm dở dang quá nhiều chính là bất lợi lớn nhất và khiến thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước ngưỡng báo động.

Theo cùng với đó, sự yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản là điển hình yếu kém trong quản lý thị trường, cung cầu bất động sản méo mó là điển hình cho sự méo mó trên thị trường, đầu cơ thái quá bất động sản là điển hình của tình trạng đầu cơ.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường này là bức thiết, khi mà trong khoảng 30 năm gần đây, nguyên nhân xuất phát các cuộc khủng hoảng kinh tế đều từ khủng hoảng ở lĩnh vực bất động sản.

Ai cũng biết thị trường bất động sản và thị trường tài chính có quan hệ hết sức mật thiết, người ta ví thị trường bất động sản và Tài chính như hai bánh xe của xe máy, chỉ cần 1 bánh xì hơi thì bánh kia không thể chạy được.

Nhưng việc “rã băng” cũng phải được thực hiện từ từ. Những giải pháp căn bản hỗ trợ thị trường bất động sản đã được đề cập trong Nghị quyết 02 của Chính phủ, theo đó, hướng đến hỗ trợ những người mua nhà có giá dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70 m2.

Như vậy, các chính sách hỗ trợ làm sao tập trung vào phân khúc loại nhà phổ thông có giá khoảng 1 tỉ đồng. Khi đó, các doanh nghiệp khác phải hướng đến xây dựng loại nhà này để được hưởng hỗ trợ về thuế, ưu đãi tín dụng cho người mua.

Tất cả chính sách tập trung vào phân khúc này để làm ấm từng phần của thị trường, từ đó tạo sức lan tỏa ra các phân khúc, lĩnh vực kinh tế khác chứ không thể nào giải cứu và phá băng cả thị trường trong thời gian ngắn.

Một số vấn đề mà thị trường đang chờ sự cải thiện ngay như việc các ngân hàng cần nhanh chóng khoanh nợ cho những doanh nghiệp có khả năng trả nợ, rút ngắn thủ tục phát mại bất động sản thế chấp, hiện mất tới 3 - 4 năm thì quá chậm. Đây là việc cần khai thông để các ngân hàng phát mại bất động sản, nếu không thành lập công ty mua bán nợ hiệu quả cũng rất hạn chế, thậm chí là đảo nợ giữa ngân hàng và công ty mua nợ.

Có thể thấy, nếu Nhà nước để doanh nghiệp bất động sản chết, thì không phải một mình doanh nghiệp đó chết, mà kéo theo một loạt doanh nghiệp khác. Nhưng cũng không thể bung tiền cứu toàn bộ trong khi có những loại hàng hóa trên thị trường bất động sản đang bị “dội chợ”.

Trong bối cảnh hiện nay, những doanh nghiệp bất động sản không có tầm nhìn chiến lược tốt về vị trí cũng như phân khúc đành chịu. Còn những doanh nghiệp đang đi đúng hướng phát triển ở phân khúc trung bình, Chính phủ chắc chắn sẽ thông vốn để dự án hoàn thành.

Nói điều này để thấy các doanh nghiệp bất động sản muốn tồn tại vượt qua giai đoạn khó khăn này cần phải tự mình tái cấu trúc lại mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với cung cầu thị trường. Về phần chính quyền địa phương các nơi cũng nên lựa chọn các khu đô thị để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng ưu đãi, thậm chí tập trung các nguồn vốn hỗ trợ cho người dân xây dựng nhà ở”.

Đối tượng cần “cứu”, phải là dân

Posted Image

(Ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)

“Tôi cho rằng các giải pháp tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản mà Chính phủ có vừa đề ra trong Nghị quyết 02 chưa hoàn toàn “trúng” và không cẩn trọng, lại là đổ tiền cứu cho “nhà giàu”.

Mặt khác, muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thì phải có số liệu chính xác, đánh giá đầy đủ tiêu chí. Nhưng số liệu hiện nay, không đáng tin cậy, không phản ánh hết tình hình. Giờ cứ lo doanh nghiệp bất động sản chết sẽ kéo cả hệ thống ngân hàng, cả nền kinh tế lao đao theo ư? Tôi nghĩ không đâu! Họ đã chuyển sang vàng, đôla, có cả nhà triệu đô ở Mỹ.

Và tôi vẫn thấy các doanh nghiệp bất động sản xài xe 5-7 tỷ đồng như không. Nếu có chết là vì họ nuôi tham nhũng trong một thời gian dài bởi hiện nay tham nhũng trong bất động sản là lớn nhất.

Và tôi cũng không đồng tình với quan điểm cứu doanh nghiệp bất động sản là cứu nền kinh tế. Nhìn vào một số liệu phổ biến hiện nay và cũng có thể gọi đây là một số liệu tạm tin cậy, thì nợ xấu của bất động sản đang là khoảng 6,5%, đây là con số dưới mức trung bình, chưa là gì nếu so với con số 8,6% nợ xấu của cả nền kinh tế cũng như so với nợ xấu của một số ngành khác.

Thực tình, nếu đúng tồn kho bất động sản chỉ hơn 110 ngàn tỉ đồng, thì chưa cần phải cứu. Nhưng nếu Chính phủ thực sự muốn ra tay cứu, thì đối tượng cần cứu không phải là doanh nghiệp bất động sản, bởi vì cứ đổ tiền cho doanh nghiệp, doanh nghiệp lại cứ nhồi nhà ra thị trường thì càng chết.

Đối tượng cần cứu, phải là người dân. Điều quan trọng là phải kéo giá nhà về giá trị thực, nếu không cứu thế này không khéo dân chết oan, cứu sao phải để người dân hưởng lợi chứ không lại đi cứu ông nhà giàu, thế khác nào tước đoạt đi cơ hội có nhà của dân.

Giá bất động sản đã được xác định xuống đáy chưa để mà cứu? Tôi cho rằng chưa. Hơn hai tuần trước, tôi có đi dự lễ khởi công khu nhà ở xã hội cho cán bộ chiến sĩ Bộ Công an, chủ đầu tư dự án này thừa nhận rằng, dù mức giá đã hạ xuống còn 13,5 triệu đồng/m2, nhưng họ vẫn còn lãi đến 20% và vừa khởi công đã bán được 70% căn hộ.

Mức giá đất, giá nhà vẫn còn rất cao so với thực tế, chứ không phải do thị trường quyết định. Thị trường bất động sản đang bị bóp méo, khi mà lẽ thường, giá phải kéo xuống thấp đến khi cung cầu gặp được nhau, nhưng quy luật này vẫn không diễn ra.

Nếu cứ đổ tiền cho doanh nghiệp, khi các tiêu chí định giá đều chưa có, giá nhà, giá đất hiện nay đã cộng thêm bao nhiêu giá đầu cơ, giá bôi trơn, chưa thể xác định được, thì cứu, không chừng lại tạo nên bong bóng mới và vòng luẩn quẩn này không thể nào thoát ra”.

Không giải quyết tận gốc, sẽ càng méo mó

Posted Image

(Ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

“Kịch bản giải cứu thị trường bất động sản đã có, nhưng từ kịch bản đến giải pháp và triển khai thực hiện là cả một vấn đề. Các bộ, ngành cần thống nhất giải pháp giải cứu thị trường bất động sản thành một “phương thuốc” hữu hiệu. Nếu không, thị trường bất động sản càng ngày càng lún sâu vào “vũng lầy”.

Vấn đề hỗ trợ 40 nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp cho người mua nhà cũng cần thực hiện một cách đồng bộ và sàng lọc, tránh tình trạng người có nhu cầu thì không được hỗ trợ mà người giàu lại được hưởng.

Hay trong giải pháp cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách thì cũng chỉ là giải pháp mang tính chất phần ngọn.

Điều quan trọng là thay đổi hẳn cơ chế của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay.

Nếu không giải quyết tận gốc một số vấn đề như việc thu hồi đất giao cho các doanh nghiệp, tình trạng thổi giá bất động sản lên, giá đất bị đẩy lên quá cao, rất xa với lực mua của người dân Việt Nam, rồi tình trạng không quản lý chặt chẽ khâu tín dụng cho bất động sản... thì rất có thể trong thời gian không xa lại tái xuất hiện bong bóng bất động sản và sinh ra thêm các thị trường bất động sản méo mó khác, sinh thêm các hội đầu cơ khác sẽ rất tai hại. Đấy là những vấn đề tôi hy vọng Chính phủ có những biện pháp cải cách tiếp theo để giải quyết tận gốc các vấn đề của thị trường bất động sản.

Tôi cho rằng thị trường bất động sản chỉ thực sự bước ra được khó khăn khi mà ở đây có sự minh bạch, loại bỏ được những khuất tất như quan chức tham nhũng, các công ty bất động sản liên kết với nhau để đẩy giá lên, hay liên kết với nhau để đầu cơ bất động sản. Và làm được như vậy có quá không?

Nếu có quyết tâm, theo tôi không khó. Chẳng hạn, đối với việc chống đầu cơ trong thị trường bất động sản. Việc đầu cơ đất dẫn đến giá thị trường bất động sản lên cao, mọi người đều đổ xô vào bất động sản, lợi nhuận trên 100%, làm gì có nghề nào lại có lợi nhuận trên 100% như thế. Những việc đó làm thị trường bất động sản thu hút rất nhiều vốn trong thời gian qua, dẫn đến có những cái méo mó và hệ quả như hiện nay.

Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước Mỹ trong chống đầu cơ. Như nước Mỹ, nếu anh bán một căn hộ mà anh không ở đó một ngày nào, họ sẽ đánh thuế anh 34%. Còn anh bán một căn hộ anh đã ở đó 3 năm thì họ sẽ đánh thuế 4 – 6% thôi. Điều đó ngăn chặn việc những người gom bất động sản nhằm ăn chệch giá và đầu cơ. Tôi nghĩ, những việc đó cần phải nghiên cứu và tính toán để đưa vào thuế sắp tới đây”.

Mạnh tay thu hồi lại dự án

Posted Image

(Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam)

“Cung vượt cầu là một lý do khiến thị trường bất động sản khó khăn, mà một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này lại là sự thả nổi trong hoạt động cấp phép dự án xây dựng.

Do phân cấp quá lớn cho địa phương, cùng với việc thả nổi, thiếu kiểm tra thường xuyên của Bộ Xây dựng, tại một số thành phố lớn đã cấp phép tràn lan các dự án không phù hợp với thị trường và tình hình kinh tế địa phương, dẫn tới cung vượt cầu, kể cả số lượng lẫn các loại hình dự án.

Tôi còn nhớ, trước ngày có quyết định mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, có vài xã của tỉnh Hòa Bình trong một đêm cấp mấy chục dự án. Việc cấp phép dự án nhà ở thiếu định hướng và bùng nổ trong thời gian qua trách nhiệm trước hết thuộc cơ quan quản lý nhà nước khi bất động sản là hàng hóa đặc biệt do Nhà nước cấp phép, quản lý.

Để cơ cấu lại thị trường, Bộ Xây dựng đã phân thành 4 loại dự án bất động sản. Trong đó, những dự án có khả năng tiêu thụ trên thị trường cần được tập trung hoàn thành; một số dự án tiếp tục triển khai nhưng phải điều chỉnh quy mô, cơ cấu đầu tư cho phù hợp với nhu cầu thị trường; số dự án phải chuyển đổi thành nhà ở xã hội và một số dự án bất động sản phải tạm dừng khi không phù hợp.

Việc rà soát các dự án, kiểm soát nguồn cung của thị trường bất động sản, về lâu dài sẽ tránh được tình trạng tồn kho. Rà soát toàn bộ dự án theo 4 hướng như vậy là rất tốt.

Nhưng muốn tháo gỡ thực sự khó khăn cho thị trường bất động sản thì phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa những dự án bất động sản. Vấn đề này chúng ta đã bàn đến nhiều lần nhưng vẫn chưa làm quyết liệt được.

Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu, rà soát phân loại các dự án tạm dừng, điều chỉnh quy mô, chuyển đổi dự án sang nhà ở xã hội... chúng tôi đề xuất thêm một phương án là phải thu hồi một số dự án bất động sản.

Trong công việc này, không nên để địa phương đứng ra rà soát các dự án mà Bộ Xây dựng cần phải trực tiếp làm, thay vì đóng vai trò thẩm tra. Vì giao nhiệm vụ rà soát dự án cho địa phương sẽ rất dễ đến việc thỏa hiệp, kéo dài vì địa phương chính là cơ quan cấp phép cho dự án, còn doanh nghiệp mất tiền của để xin dự án.

Đối với các dự án làm nhà ở cho thuê, thuê mua nhà trả góp, Nhà nước nên có cơ chế để tập trung nguồn ngân sách mua lại các dự án này. Cán bộ công chức, người lao động có nhu cầu về nhà ở rất lớn, đấy chính là các đối tượng xã hội có nhu cầu cấp thiết và thực tế về nhà ở, Nhà nước cần tập trung quan tâm nhu cầu về nhà ở của đối tượng này hơn là tập trung vào các dự án thương mại.

Ngoài ra, cần thay đổi cơ chế đền bù nhà “Tái định cư” đối với các địa phương có điều kiện như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương... Xóa bỏ nhà tái định cư chuyển sang hình thức đền bù theo giá thị trường dân tự mua, thuê theo điều kiện của từng gia đình”.

Chấp nhận bán lỗ để cắt lỗ

Posted Image

(Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM)

“Không phải bây giờ mà từ năm 2008 đến nay (ngoại trừ năm 2010), thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào suy thoái trầm trọng, khi bị đình trệ trên tất cả các phân khúc và gây hậu quả nặng nề đối với cả doanh nghiệp phát triển bất động sản, nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, người tiêu dùng và toàn xã hội, góp phần làm thất thu ngân sách.

Hàng loạt giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản mới đây của Chính phủ tăng thêm hy vọng cho xã hội và những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, về một khả năng có thể mua được nhà ở.

Đây cũng là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến thị trường bất động sản. Cùng đó, giải quyết được các vấn đề của bất động sản cũng sẽ giải quyết được nhiều khó khăn của các ngành khác. Từ đó, tạo ra sự phục hồi chung cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản không thể chỉ sử dụng vài giải pháp mà thành công, mà điều đó đòi hỏi những giải pháp tổng hợp và đồng bộ, khi mà những hạn chế của thị trường bất động sản Việt Nam thời gian qua vẫn đang tồn tại.

Chẳng hạn, đó là nguồn cung vượt cầu quá lớn từ giai đoạn 2008-2012 và sẽ tiếp tục tăng sẽ khiến lượng tồn kho giảm chậm. Cơ cấu hàng hóa bất động sản không hợp lý; giá bất động sản còn quá cao so với thu nhập của người dân.

Tiếp đến là nguồn vốn cung ứng cho thị trường bất động sản còn hạn chế và lãi suất cho vay của Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản còn cao. Nhà đầu tư thứ cấp của Việt Nam còn chịu gánh nặng về vốn vay và chưa có niềm tin vào sự tăng trưởng của thị trường.

Nếu nhìn nhận một cách công bằng, thì sự đóng băng của thị trường bất động sản một phần cũng bắt nguồn chính từ sự yếu kém của công tác quản lý nhà nước.

Nhưng tôi cho rằng các doanh nghiệp cũng đừng nên thụ động chờ giải cứu, mà cần khẩn trương rà soát, tái cấu trúc bộ máy, cơ cấu lại đầu tư, kiên quyết đình hoãn hoặc giãn tiến độ thực hiện các dự án; cơ cấu lại sản phẩm, xin phép điều chỉnh công năng dự án, quy mô căn hộ phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng tài chính của khách hàng.

Đồng thời, phải chấp nhận giảm giá bán, thậm chí “bán lỗ để cắt lỗ” nhằm giải quyết bài toán hàng tồn kho và nợ xấu, bảo đảm uy tín thương hiệu nhằm tăng cường khả năng tồn tại. Về phía Chính phủ, thì Chính phủ đã nhìn ra các khó khăn của thị trường bất động sản và quyết tâm tháo gỡ, đây cũng là điều mà doanh nghiệp và người dân mong đợi”.

Doanh nghiệp không nản, nếu minh bạch

Posted Image

(Ông Lê Chí Hiếu, Tổng giám đốc Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức)

“Trên thế giới, ngành bất động sản là ngành chủ chốt của nền kinh tế, được tính vào GDP, đưa vào các đánh giá, xem đó là ngành kinh tế chủ lực. Nhưng ở Việt Nam, có một thời gian người ta dị ứng với ngành bất động sản, xem nó là “con ghẻ”, bị đối xử như là nơi đầu cơ, tích trữ...

Như đã từng có giai đoạn, do mục tiêu chống lạm phát, nhà nước đã tiến hành thắt chặt tín dụng và tiền tệ, loại ngành bất động sản ra khỏi các ngành kinh tế cần hỗ trợ, vì cho đó là ngành kinh tế phi sản xuất. Việc đó tuy có tác dụng chống lạm phát nhất thời nhưng đã làm tiêu hao năng lực đề kháng của ngành.

Tôi đã nhiều lần kiến nghị đưa ngành bất động sản trở thành ngành kinh tế chính thức, bình đẳng như nhiều ngành kinh tế khác, song vẫn còn không ít người nhìn ngành bất động sản bằng cái nhìn phiến diện.

Năm nay tôi rất mừng vì Trung ương Đảng và Chính phủ đã nhận ra mấu chốt của nền kinh tế là ngành bất động sản, và xác định vực dậy bất động sản có thể kéo theo nhiều ngành khác phát triển, từ đó đã có những chỉ đạo các bộ ngành tập trung tháo gỡ.

Đến giờ phút này, trên thực tế những “tháo gỡ” đó vẫn chưa đến được với hoạt động của doanh nghiệp, nhưng qua quỵết tâm chính trị và những nhận thức đúng của Trung ương Đảng và Chính phủ đã làm cho những nhà kinh doanh bất động sản có niềm tin trở lại.

Nguyên nhân chính dẫn đến thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, là do nhiều nhà kinh doanh bất động sản chạy theo xu hướng, chạy theo thị trường nhưng không có thực lực, không có đồng vốn, chỉ cần thấy có lời là nhảy bổ vào làm đại theo kiểu chụp giật. Những doanh nghiệp như vậy phá sản là điều khó tránh, nhưng cách kinh doanh sai lầm của họ cũng làm ảnh hưởng đến những nhà kinh doanh bất động sản chân chính.

Tôi thấy trong các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ có hướng tới mục đích để dân nghèo có nhà cửa. Để thực hiện được điều này thì Chính phủ phải có chính sách nhà xã hội, nhà trả góp... có tính khả thi cao và phải chỉ đạo đầu tư trực tiếp với những nguồn lực tương xứng, bên cạnh đó cũng phải biết cách huy động nguồn lực của xã hội.

Với những chương trình đầu tư nhà cho người nghèo có thể chế rõ ràng và được nhà nước tạo điều kiện trong việc cho vay vốn ưu đãi thì dù không có lợi nhuận nhiều các nhà đầu tư cũng vẫn sẵn sàng tham gia. Điều quan trọng là thể chế tài chính rõ ràng, tổ chức minh bạch, bài bản, thanh toán dễ dàng, thủ tục nhanh chóng".

Theo Vneconomy

===============

"Sang năm 2013 dân nghèo sẽ mua biệt thự ở khu ổ chuột cao cấp"

Tất cý kiến của các vị nói trên, mỗi người một vẻ - mười phân đủ một tấc - nhưng không thấy một ý kiến nào khả thi. Bởi vậy, chắc tớ lại chẳng may nói đúngPosted Image.

Thưa bác Thiên Sứ!

Cháu có dịp nghe Bộ trưởng XD nói về bất động sản. Nhưng chính BT cũng không định nghĩa nổi BDS là gì nên sẽ không có phương án nào là giải cứu khả thi cả. Cháu không có ý chê bai kiến thức nhưng cháu nghĩ muốn giải quyết được vấn đề gì, trước tiên phải định nghĩa được vấn đề đó ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ!

Cháu có dịp nghe Bộ trưởng XD nói về bất động sản. Nhưng chính BT cũng không định nghĩa nổi BDS là gì nên sẽ không có phương án nào là giải cứu khả thi cả. Cháu không có ý chê bai kiến thức nhưng cháu nghĩ muốn giải quyết được vấn đề gì, trước tiên phải định nghĩa được vấn đề đó ạ

Lý học gọi là tính chính danh - nghĩa đen là gọi đúng tên sự vật, sự việc.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines có mạo hiểm khi viện tới LHQ?

Chủ Nhật, 27/01/2013 - 13:59

(Dân trí) - Việc Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ của Liên hợp quốc trong việc đối phó với "đường chín đoạn" của Bắc Kinh đang được cộng đồng khu vực và thế giới theo dõi chặt chẽ. Ủng hộ nhiều, nhưng nghi ngại cũng lắm.

Posted Image

Cuộc chiến pháp lý tại Biển Đông đã bắt đầu.

Một số nhà phân tích trong khu vực coi "hành động dũng cảm" của Manila không khác gì trò chơi thả xúc sắc đầy may rủi trong chính trị và luật pháp.

“Bước đi của Manila là hành động bất thường và mang tính kỹ thuật cao, nhất là khi được thực hiện mà không có sự đồng thuận hay bàn bạc trước với Trung Quốc”, một chuyên gia luật pháp quốc tế nói.

Tuy nhiên, một số quan chức Manila lại cho rằng đây là “hành động mạo hiểm” và có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm.

“Trò đùa với lửa này sẽ kéo dài vài ba năm. Trong khoảng thời gian đó, Philippines sẽ phải gồng mình chịu đựng sự phẫn nộ ngoại giao của Trung Quốc mà không có gì đảm bảo rằng cuộc chiến pháp lý sẽ thành công”, một quan chức Philippines không giấu nổi quan ngại.

Cũng theo quan chức này, không ai dám chắc là sẽ có một tòa án được lập ra theo quy định Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). Ngay cả khi một tòa án như thế được lập ra thì cũng chưa chắc sẽ có thể sớm hoàn tất tiến trình xét xử để đi tới phán xét cuối cùng.

Trước đó, Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài của LHQ liên quan đến những tuyên bố và hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù không đề cập cụ thể tới “đường chín đoạn” hay “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh, song đơn khiếu kiện của Manila không nằm ngoài mục đích viện tới luật biển quốc tế để “làm rõ trắng đen” trong các tuyên bố và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Gần đây, Trung Quốc liên tục có nhiều động thái thể hiện mưu đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông, vùng biển huyết mạch với ước đoán có trữ lượng dầu mỏ lên tới 150 tỷ thùng. Đơn cử, Bắc Kinh cho lưu hành hộ chiếu in “đường lưỡi bò”, phát hành bản đồ in “đường lưỡi bò”, thành lập và xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tiến hành tập trận tại nhiều địa điểm khác nhau ở Biển Đông và liên tục cử các tàu chấp pháp tới các vùng biển tranh chấp.

Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết việc Trung Quốc liên tục quấy nhiễu các tàu cá của nước này là nguyên nhân khiến Manila quyết định tìm kiếm sự bảo vệ của luật pháp quốc tế.

“Trung Quốc đã quấy nhiễu hai tàu cá của Philippines tại bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham – PV) trên Biển Đông và chính điều này đã buộc Manila phải tìm đến sự phán xét của LHQ về tranh chấp lãnh hải giữa hai nước trong tuần này”, ông Aquino phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm 26/1 diễn ra ở khu nghỉ dưỡng Davos của Thụy Sĩ.<br style="mso-special-character: line-break">

Ông Aquino không cho biết cụ thể thời điểm xảy ra vụ khiêu khích này nhưng nêu rõ đây chỉ là vụ mới nhất trong hàng loạt động thái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển Scarborough/Hoàng Nham vốn thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Trước đó, Manila cũng khẳng định không có chuyện đánh đổi chủ quyền lấy kinh tế.

“Philippines rất muốn cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng điều đó không thể đánh đổi bằng việc giao nộp chủ quyền quốc gia của chúng tôi”, một quan chức chính phủ nói hôm 22/1.

Với lời khẳng định trên và những tuyên bố cứng rắn trước đó của các nhà lãnh đạo Philippines, đặc biệt là Ngoại trưởng Del Rosario, có thể thấy Manila đã quyết tâm theo đuổi vụ kiện tới cùng. Mặc dù hiện chưa biết chặng đường phía trước còn bao xa và Philippines sẽ phải đối mặt với những trở ngại gì, song chỉ xét riêng về mặt ý chí thì phần thắng đã nghiêng rõ về Manila.

“Trong tình hình hiện nay, việc Manila khơi mào vụ kiện bất chấp phản đối của Bắc Kinh đối với bất kỳ nỗ lực nào hòng quốc tế hóa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo đã được coi là một thắng lợi. Thật khó để tưởng tượng cảm giác của Trung Quốc tại thời điểm này cũng như sau khi Tòa án Trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện này”, báo chí Philippines dẫn lời một luật sư nói.

Một luật sư Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến Luật Biển cũng nhận định: “Những cân nhắc chính trị có thể lớn hơn các vấn đề luật pháp trong các trường hợp kiểu này. Quả là bước đi táo bạo khi quyết định đưa vấn đề chủ quyền quốc gia ra phân xử để bác lại yêu sách của một nước khác”.

Trung Quốc ký UNCLOS năm 1994 nhưng không tham gia tiến trình xét xử liên quan đến các hoạt động quân sự và tranh chấp tại các vùng nước lịch sử. Chính quan điểm này của Trung Quốc, và cả việc nước này bác bỏ vai trò của Tòa án Công lý Quốc tế trong việc giải quyết những tranh chấp về chủ quyền, đã khiến các tranh chấp chủ quyền trong khu vực luôn trong tình trạng bùng nhùng, bế tắc. Nó cũng tạo kẽ hở cho Bắc Kinh đẩy mạnh tham vọng chiếm giữ Biển Đông thông qua chiến thuật “lấy mạnh hiếp yếu” và “chia để trị”.

Việt Giang

========================

Một số nhà phân tích trong khu vực coi "hành động dũng cảm" của Manila không khác gì trò chơi thả xúc sắc đầy may rủi trong chính trị và luật pháp.

“Bước đi của Manila là hành động bất thường và mang tính kỹ thuật cao, nhất là khi được thực hiện mà không có sự đồng thuận hay bàn bạc trước với Trung Quốc”, một chuyên gia luật pháp quốc tế nói.

Tuy nhiên, một số quan chức Manila lại cho rằng đây là “hành động mạo hiểm” và có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm.

“Trò đùa với lửa này sẽ kéo dài vài ba năm. Trong khoảng thời gian đó, Philippines sẽ phải gồng mình chịu đựng sự phẫn nộ ngoại giao của Trung Quốc mà không có gì đảm bảo rằng cuộc chiến pháp lý sẽ thành công”, một quan chức Philippines không giấu nổi quan ngại.

Cũng theo quan chức này, không ai dám chắc là sẽ có một tòa án được lập ra theo quy định Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). Ngay cả khi một tòa án như thế được lập ra thì cũng chưa chắc sẽ có thể sớm hoàn tất tiến trình xét xử để đi tới phán xét cuối cùng.

Bản chất của vấn đề này không nằm trong tất cả các nghi ngại của các chuyên gia trong bài viết. Mà nó thuộc về tính chính danh của việc khởi kiện. Vì chỉ với hành vi khởi kiện thì nó xác định được rằng: Philippines tuân thủ luật pháp quốc tế và đòi hỏi một sự phân sử minh bạch trước công luận. Do đó, chỉ cần Trung Quốc phản đối thì thái độ của dư luận quốc tế sẽ nhìn thấy khác ngay - Cho dù là Philippines bị toà án quốc tế phớt lờ trong trường hợp này.

Còn nếu Philippines thắng kiện thì quá tốt cho họ.

Bởi vậy, có thể nói rằng, người Philippines đang dẫn bóng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đã biến Kazakhstan thành sa mạc như thế nào?

Cập nhật lúc 14:15, 27/01/2013

(ĐVO)- Trung Quốc có xung đột lợi ích gần như với tất cả nước láng giềng. Hiện nay, dư luận đang tập trung sự chú ý vào tranh chấp đảo Senkaku (và sắp tới có thể còn cả Okinaoa) với Nhật Bản ở phía Đông, các tranh chấp biển đảo trên biển Đông với Việt Nam, Philipines và một số nước Đông Nam Á khác ở phía nam, tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ ở phía tây v.v .

Nhưng ở một hướng khác, Trung Quốc cũng đang có những tranh chấp lợi ích với một nước láng giềng phía Bắc, tuy âm thầm hơn nhưng cũng rất khốc liệt và không khoan nhượng - đấy là tranh chấp nguồn nước với Kazakhstan. Ngày 23/01/2013, Báo điện tử “Lenta.ru” của Nga đã đăng bài với tiêu đề: “Hồ Aral thứ 2” (tác giả nhắc tới thảm họa môi trường do con người gây ra ở hồ Aral tại khu vực Trung Á thời Liên Xô trước kia do lấy nước trồng bông đã biến một biển nội địa lớn thứ 4 thế giới thành một sa mạc) nói về cuộc tranh chấp này và rất nên được quan tâm, nhất là đối với cư dân các nước có “chung một dòng sông” với Trung Quốc. Xin được lược dịch để bạn đọc tham khảo.

Posted Image

Biên giới giữa Trung Quốc và Kazakhtan hiện đang diễn ra tranh chấp giữa hai nước.

Hồ Balkhash trong một vài thập kỷ tới sẽ lặp lại số phận của Biển Aral, sông Irtis (phiên âm theo như bản đồ để bạn đọc dễ theo dõi) sẽ biến thành một dãy các đầm lầy và các vũng nước đọng, cư dân các thành phố Ust- Camenogorsk, Pavlodar, Caraganda và Semei (Semipalatinsk) sẽ không còn nước uống, các núi băng trên dãy Alatai sẽ tan và làm trôi thành phố Alma- Ata - đây là kịch bản phát triển sự kiện thảm họa mà các nhà sinh thái học đưa ra liên quan đến các kế hoạch của Trung Quốc phát triển khu vực lãnh thổ phía Tây Bắc của nước này- Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Khu tự trị này là vùng đất bán sa mạc, không thể phát triển được nếu thiếu nước và người Trung Quốc đã rất tự nhiên đã lấy nguồn nước từ các sông Ile và Irtis - hai con sông quyết định trực tiếp đến cuộc sống của cả Miền Trung tâm và Miền Đông của Kazakhstan.

Các cuộc tranh luận về quy chế pháp lý của các con sông biên giới đã được Bắc Kinh và Astana ( thủ đô Kazakhstan) đã kéo dài từ năm 1998 đến nay, nhưng mãi đến năm 2009 phía Trung Quốc mới đồng ý bắt đầu các thảo luận chi tiết về các vấn đề phân chia nguồn nước và bảo vệ các con sông xuyên biên giới. Đến năm 2011, hai bên đạt được thỏa thận là sẽ phân chia xong nguồn nước của sông Ile và Irtis trước năm 2014.

Sông Irtis dài 4248 km, diện tích lưu vực – 1643 km2, còn sông Ile dài 1439 km, diện tích lưu vực 140.000 km2. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ lãnh thổ Trung Quốc: sông Irtis- tại biên giới Trung Quốc với Mông Cổ, trên sườn trái của dãy núi Altay thuộc Mông Cổ, còn sông Ile- trên các núi của dãy Thiên Sơn.

Sau khi chảy qua lãnh thổ Trung Quốc các sông này chảy vào lãnh thổ Kazakhstan, sông Ile đổ vào hồ Balkhash (hồ nước mặn lớn thứ 2 sau biển Kaspiên và là hồ lớn thứ 14 trên thế giới) còn sông Irtis chảy tiếp tục chảy qua biên giới Kazakhstan- Nga và đổ vào sông Obi ( Nga).

Ven bờ các con sông Irtis trên lãnh thổ Kazakhstan là các thành phố Ust-Camenogorsk, Pavlodar, Semei, nguồn nước của con sông này được sử dụng cho kênh đào Irtis - Caraganda để cung cấp nước nước sinh hoạt cho thủ đô Astana , tổng cộng có 4 triệu người Kazakhsan sử dụng nguồn nước của con sông này.

Trên sông Ile trong thế kỷ trước người ta đã cho xây dựng nhà máy thủy điện Capchagaisk và hồ chứa nước Capchagaisk cách Alma- Ata ( thủ đô cũ của Kazakhsatn) khoảng 70 km . Con sông này cung cấp tới 70 - 80 % lượng nước cho Hồ Balkhash. Trên lưu vực 2 con sông này tập trung tới 1/6 dân số và 1/5 các xí nghiệp công nghiệp của Cộng hòa Kazakhstan .

Vào năm 2000,Chính phủ Trung Quốc thông qua chiến lược khai phá quy mô lớn Miền Tây Trung Quốc. Tất cả mọi người đều biết là phàm một khi người Trung Quốc bắt tay vào làm một điều gì thì họ làm một cách rất căn cơ: Nếu trong giai đoạn 2000-2002, tốc độ phát triển kinh tế trong khu vực này chỉ dao động trong khoảng 8,2 đến 8,7 %, đến giai đoạn 2006-2009 con số trên đã là gần 12%.

Tuy nhiên, vì Khu tự trị Duy ngô Nhĩ Tân Cương là khu vực hiếm nước nhất ở Trung Quốc nên chính quyền Trung Quốc phải tìm nguồn nước để đảm bảo cho số cư dân ngày càng tăng và các tổ hợp công nghiệp ngày càng phát triển trong khu vực .

Đến năm 2012, Giới cầm quyền Trung Quốc đã cho triển khai xây dựng kênh đào nối sông Ile với phần phía tây của Khu bán sa mạc lòng chảo Tarim, và lấy nước của sông Irtis cung cấp cho trung tâm công nghiệp của Tân Cương - thành phố Caramai.

Posted Image

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Nhật Bản đang sở hữu đang diễn ra tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Cũng vào thời gian này, Trung Quốc đã xây dựng một kho chứa dầu lớn nhất trong khu vực và điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc họ sẽ lấy thêm nước để phục vụ cho các mục đích công nghiệp.

Trước đó, người Trung Quốc cũng đã xây hai con sông đào nối sông Irtis đen với thành phố Caramai và sông Irtis với thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Một phần nước của sông Irtis đen (tên gọi của Irtis ở phía thượng nguồn) theo kênh đào thứ nhất được dẫn đến hồ Uliungur (diện tích của hồ này trong các thập kỷ gần đây đã tăng lên hơn 200 km2), còn sông đào thứ hai đưa nước vào hồ chứa nước khu Tarim- ở đây Trung Quốc đã phát hiện được nhiều mỏ dầu và khí đốt lớn và đang tích cực triển khai khai thác. Trung Quốc dự kiến sẽ lấy từ hai con sông đào trên khoảng hơn 6 km3 ( 6 tỷ m3) mỗi năm.

Theo chuyên gia Kazakhstan Talgat Mamưraiưnov thì trên sông Ile Trung Quốc đã cho xây tới 13 hồ chứa nước và 59 trạm thủy điện. Theo tính toán của phía Kazakhstan thì hàng năm Trung Quốc lấy của sông Ile khoảng 15 km3 nước và con số trên sẽ ngày càng tăng thêm.

Các nhà thủy văn học cho rằng, chỉ cần lấy của sông Ile 10% lượng nước sẽ dứt khoát dẫn đến hậu quả là hồ Balkhash sẽ chia thành hai hồ nước nhỏ đúng như tình trạng hồ Aral trước kia, và một trong số đó sẽ hoàn toàn cạn kiệt. Ngay thời điểm này các nhà môi trường học đã đề cập tới tình trạng đã có các đám mây bụi muối bốc lên từ bề mặt các hồ nhỏ đang khô cạn xung quanh hồ Balkhash và ven sông Ile.

Mọi vấn đề về nước giữa Kazakhstan và Trung Quốc hiện nay được điều chỉnh theo thỏa thuận liên chính phủ ký ngày 12/09/2001 về hợp tác trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước các con sông xuyên biên giới.

Rõ ràng là phía Kazakhstan đã nhận thức đúng lúc là cần phải đổi mới văn kiện này do những đòi hỏi của tình hình hiện nay và tình hình môi trường phát sinh đã đặt ra những yêu cầu mới – vì thế, vào năm 2007 phía Kazakhstan đã đề nghị phía Trung Quốc ký một hợp đồng ưu đãi 10 năm về việc nước này cung cấp lương thực cho Trung Quốc (với giá ưu đãi) để đổi lại việc Trung Quốc cho tăng lưu lượng dòng chảy vào hồ Balkhask nhưng Bắc Kinh đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này.

Hậu quả là, các chuyên gia đã thừa nhận một thực tế là các nguồn tài nguyên của hồ đã hiện nay đã ở “ tình trạng căng thẳng”: khối lượng đánh bắt cá giảm, mực nước hồ giảm hơn 1m. Nước ngọt tại phần phía Tây của hồ trên thực tế không thể sử dụng cho sinh hoạt được nữa, và hiện nay nguồn nước dùng cho sinh hoạt tại thành phố Balkhash phải vận chuyển về từ những địa điểm cách thành phố hàng trăm km.

Nếu như , ví dụ như vào những năm 80 mỗi năm có thể đánh được 10.000 đến 13.000 tấn cá chép thì đến năm 2000, số lượng đánh bắt chỉ hạn chế ở mức 150 tấn, nhưng trên thực tế chỉ đánh bắt được 50 tấn. Do xu hướng suy giảm nguồn tài nguyên cá nghiêm trọng nêu trên nên năm 2012 chính quyền Kazakhstan buộc phải cấm đánh bắt cá chép ở hồ Balkhash từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 1 tháng 6,- thời gian có thể đánh bắt tới một nửa sản lượng cá mỗi năm.

Mùa thu năm 2012 tại thành phố Alma- Ata , Chính quyền Kazakhstan đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “ Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc làm giảm các rủi ro xảy ra thảm họa thiên nhiên”,- chính tại Hội thảo này các nhà khoa học đã công bố một thực trạng là đến đầu năm 2012 mực nước trung bình hàng năm của hồ Balkhash là 342,67 cm và trong tương lai, theo dự báo của các chuyên gia địa phương, chỉ số trên sẽ suy giảm, bởi vì nguồn băng cung cấp nước cho Ile đã tan chảy hơn 40% và nguồn nước mà phía Trung Quốc lấy đi (kể cả Kazakhstan) thường xuyên tăng lên. Khi mực nước tụt xuống mức 341 cm thì đấy đã là mực nước gây thảm họa.

Nếu như việc làm nghèo nguồn tài nguyên và cạn kiệt nước của hồ Balkhash ngoài yếu tố ”Trung Quốc” còn có lỗi của nhà máy thủy điện Capchagiaskaia thì việc suy giảm nguồn nước sông Irtis có nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển mạnh mẽ khu vực Tân Cương của Trung Quốc.

Theo số liệu của Cơ quan thủy văn Nga, đến năm 2012 tổng lưu lượng dòng chảy hàng năm của sông sông Irtis đen trên biên giới Trung Quốc- Kazkhstan là 5 km3 nhưng Trung Quốc đã dùng kênh đào Irtis đen- Caramai có chiều rộng 22 m và chiều dài 300 km lấy đi hơn 1,8 km3.

Cứ theo kế hoạch của chính quyền Trung Quốc tăng số lượng dân cư ở Tân Cương từ 20 triệu lên 100 triệu thì đến năm 2030 Trung Quốc sẽ tăng số lượng khai thác nước của con sông này lên gấp đôi. Và điều đó, dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc hồ Zaikan sẽ biến thành đầm lầy, mực nước ngầm sẽ sụt giảm nghiêm trọng, một diện tích lớn đất canh tác trên lãnh thổ Kazakhstan sẽ biến mất.

Ngay tại thời điểm này, tờ “Karavan” đã cho biết là nhà máy thủy điện Irtýhkaia đã không sản xuất đủ khối lượng điện cần thiết do mực nước trong kênh đào Irtis -Caraganda đã xuống thấp, - thậm chí tại Nga, trên khu vực Omsk, mực nước sông Irtis cũng đã xuống thấp buộc chính quyền địa phương phải xây 2 con đập để tạo thành các hồ chứa nước đảm bảo nước uống cho thành phố.

Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc vẫn cương quyết không chịu ký Công ước Hensingki về sử dụng và bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế với các điều khoản quy định rõ quyền của mỗi quốc gia được sử dụng một tỷ lệ công bằng nguồn nước của các con sông xuyên biên giới và các điều khoản cam kết bảo vệ môi trường của các quốc gia đó (Nga và Kazakhstan đã ký một số thỏa thuận liên chính phủ về cùng sử dụng và bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới, - mới nhất là vào năm 2010).

Tuy ngay từ năm 2008 Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào và Tổng thổng Kazakhstan Nursultan Nazabaev đã thống nhất bố trí tại các con sông xuyên biên giới các trạm quan sát chung có nhiệm vụ cảnh báo về sự xuất hiện các vấn đề môi trường khác nhau và kiểm soát việc lấy nước nhưng mọi việc vẫn dẫm chân tại chỗ.

Không những thế, cùng với việc ngày càng có nhiều hơn các kêu ca về việc giảm nguồn nước về là những bức xúc về chất lượng nước- công suất sản xuất công nghiệp ngày càng tăng của Tân Cương đã làm tăng khối lượng các chất thải độc hại xả vào cả hai con sông Irtis và Ile.

“Sự suy giảm khối lượng nước các sông xuyên biên giới Ile và Irtis dẫn đến việc làm cạn kiệt các hồ Balkhash và Zaikan, làm biến mất các rừng trong vườn thiên nhiên quốc gia “ Ile Alatay”, Dzungaski và Tarbagatai”, - đây là tuyên bố của Lãnh đạo dự án bảo tồn thiên nhiên Bakưtzan Bazarbek khi trả lời phỏng vấn của tờ “Megapolis”.

Theo quan điểm của ông, nếu như Balkhash lập lại số phận của “Aral”, thì từ đáy của hồ đang khô này, gió sẽ đưa hàng nghìn tấn bụi muối rải khắp cả Miền đông của Kazkahstan. Và như vậy sẽ dẫn đến hậu quả là làm tan chảy các núi băng ở dãy Alatai và các dòng bùn sẽ bùi lấp Alma- Ata. Một hậu quả bi thảm tương tự cũng sẽ xảy ra nếu mực nước sông Irtis giảm xuống.

Để có thể tìm được tiếng nói chung với Trung Quốc, Bazarbek cho rằng Kazakhstan cần phải lôi kéo nước thứ ba vào các cuộc đàm phán với Trung Quốc và nứớc thứ ba này do những nguyên nhận khách quan chắc chắn phải là nước Nga (sông Irtis hợp lưu với sông Obi của Nga –ND). Cũng có thể tác động tới Bắc Kinh thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải.

Đấy tất cả mới chỉ là thì tương lai. Còn hiện tại, tất cả các cuộc họp của Ủy ban song phương (Trung Quốc – Kazakhstan) đều chỉ kết thúc bằng các tuyên bố khuôn mẫu về việc “đã đạt được tiến bộ nhất định trong việc giải quyết vấn đề nước“.

Lê Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ!

Cháu có dịp nghe Bộ trưởng XD nói về bất động sản. Nhưng chính BT cũng không định nghĩa nổi BDS là gì nên sẽ không có phương án nào là giải cứu khả thi cả. Cháu không có ý chê bai kiến thức nhưng cháu nghĩ muốn giải quyết được vấn đề gì, trước tiên phải định nghĩa được vấn đề đó ạ

Thực ra nếu ông bộ trưởng không định nghĩa được BĐS là gì thì xung quanh ông chắc có nhiều người định nghĩa được . Vấn đề giải cứu BĐS hiện nay ko phải nằm ở cái định nghĩa mà nó nằm ở ngay chính các vị lãnh đạo chỉ khi nào các vị ko tính chuyện kiếm chác thì mới giải cứu được còn một khi các vị vẫn nuôi ý đồ kiếm chác ngay cả lúc BĐS ế mốc meo thì muôn đời không giải cứu nổi . Mấy hôm trước Lão say đã từng nói cái kiểu " rút túi áo bỏ xuống túi quần" thì không thể giải cứu nổi.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra nếu ông bộ trưởng không định nghĩa được BĐS là gì thì xung quanh ông chắc có nhiều người định nghĩa được . Vấn đề giải cứu BĐS hiện nay ko phải nằm ở cái định nghĩa mà nó nằm ở ngay chính các vị lãnh đạo chỉ khi nào các vị ko tính chuyện kiếm chác thì mới giải cứu được còn một khi các vị vẫn nuôi ý đồ kiếm chác ngay cả lúc BĐS ế mốc meo thì muôn đời không giải cứu nổi . Mấy hôm trước Lão say đã từng nói cái kiểu " rút túi áo bỏ xuống túi quần" thì không thể giải cứu nổi.

Về bản chất hệ quả của vấn đề là một giải pháp đúng - cho dù có thể không cần định nghĩa! Nhưng muốn có một giải pháp đúng thì việc đầu tiên phải hiểu nó là cái gì và từ đó xét mối liên hệ tương quan để xem xét giải pháp tối ưu.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ ơi vấn đề là ông bộ trưởng không định nghĩa được chẳng lẽ hàng ngàn quân sư "Quạt cây năm chục" kia không định nghĩa nổi thay ông ta hay sao. Vấn đề ở chỗ giải pháp tối ưu là tối ưu cho ai chứ các cụ "nhớn" có tay trong BĐS và Ngân hàng nếu giải kíu lợi cho người dân thiệt cho các vị thì chưa chắc các vị đó đã giải kíu. Cụ thử nghĩ xem chẳng nhẽ 90 triệu con dân đất Việt mà không có lấy 1 vài phương án hay??? vấn đè nó liên quan đến lợi ích của ai mà thôi nên cứ luẩn quẩn loanh quanh cụ nhỉ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay