Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

em bảo thât. Thế này các đại gia phá sản không oan đâu, em chả thương gì bọn trọc phú phá tiền này cả

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã có bài phản biện quan điểm "Phong thủy là khoa học" của TTNC LHDP với sự chủ trì của tôi trong Hội Thảo về Phong thủy với chủ đề trên. Ông là một nhà khoa học thật sự nghiêm túc. Phản biện của ông nhã nhặn với những tiêu chí khoa học đích thực thể hiện quan điểm của ông khi xét và so sánh những hiểu biết của ông về Phong thủy với tiêu chí khoa học.

Những luận cứ phản biện của ông đã xác định một cách gián tiếp nhng tri thức còn lại của Phong Thủy từ cổ thư chữ Hán hoàn toàn không có cơ sở khoa học vì sự sai lệch và tính thất truyền.

Đây cũng chính là cơ sở để tôi minh chứng Lý học Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt và Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tôi đã hân hạnh biện minh những luận điểm của mình với những luận cứ phản biện của ông.

http://diendan.lyhoc...guyen-van-tuan/

Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy ông qua ảnh . Tôi hy vọng những nhà khoa học đích thc như ông Nguyễn Văn Tuần, Giáo sư Trần Quang Vũ và có thể còn nhiều nhà khoa học khác sẽ thừa nhận chân lý: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất và thuộc về nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở min nam sông Dương tử.

GS Nguyễn Văn Tuấn:Trọc phú mới tin ’kim ngân phá lệ...’

Cập nhật lúc 07:57, 07/01/2013

(ĐVO)- “Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. ... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc".

Khoa học VN kẹt trong phi chuẩn mực, tư duy ăn xổi

Posted Image

GS Nguyễn Văn Tuấn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Choáng với bữa ăn ngàn đô thời bão giá

Bởi Theo NĐT | Vef.vn – 15 giờ trước

====================

Nhà hàng LD này ở đâu ấy nhỉ? Hôm nào Sư Thiến tôi đến nhà hàng này.....nhìn một lần cho biết. Hì!

Đây là nhà hàng Long Đình, ở phố Quán Sứ, Hà nội. Ngày nào con cũng dùng điểm tâm và bữa trưa ở đó ạ ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là nhà hàng Long Đình, ở phố Quán Sứ, Hà nội. Ngày nào con cũng dùng điểm tâm và bữa trưa ở đó ạ ...

Oh! Thế thì hình như chúng ta cũng ra đấy ăn một lần rồi thì phải. Nhưng chắc là ở tầng dưới cùng với giá ....bình dân.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác thiên sứ thân mến

Trước cháu đọc trong một tài liệu đã lâu rồi, có viết về Thái cực Đạo Việt nam viết rằng

Thái cực đạo VN khác hẳn Trung QUốc, tương truyền do một vị vương Nhà Trần khi đi đi qua Bạch Đằng giang, thấy sông nước mênh mang, cảm khái mà ngộ ra Đạo, từ đó ông xây dựng nên phương pháp tập Thái Cực thuần Việt

Cháu trộm nghĩ liệu trung tâm ta có nghiên cứu về phương pháp Thái cực thuần Việt này không nhỉ

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nghịch lý ’Trí tuệ xuống dốc, xa xỉ lên ngôi’

(Xi nhan) - Trong khi các bảng xếp hạng trí tuệ và năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thấy VN đang tụt hạng, thì mặt khác một vài nơi người ta tiêu dùng một cách rất xa xỉ. Trong điều kiện thu nhập thấp, sự xa xỉ này càng đáng chú ý.

Trí tuệ tuột dốc

Trước hết là tình hình tụt hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tháng vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố báo cáo cho biết VN đứng hạng 75 (trên 142 nước) về năng lực cạnh tranh, đứng sau các nước như Brazil (hạng 53), Ấn Độ (56), và Nga (66). Nhưng đáng báo động hơn là so với năm ngoái thứ hạng này tụt đến 10 bậc.

Kế đến là thứ hạng về sáng tạo còn thấp. Chúng ta còn nhớ bài báo nổi tiếng của Ts Lê Văn Út và Ts Thái Lâm Toàn, “Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?”, cho biết trong 5 năm qua VN chỉ đăng kí được 5 bằng sáng chế. Có năm (2011) không có bằng sáng chế nào. Trong khi đó Phi Luật Tân có 27 bằng sáng chế, Thái Lan có 53, Mã Lai 161, và Singapore 647. Chúng ta chỉ hơn mấy nước như Lào, Campuchia, và Brunei.

Đại học VN cũng chưa tạo nên tên tuổi trên trường quốc tế. Tuần qua, một bài báo trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn phân tích danh sách 400 trường đại học hàng đầu trên thế giới (theo cách xếp hạng của nhóm QS). Trong danh sách đó, các nước trong khối ASEAN có 11 trường. Mười một trường này thuộc 5 nước: Thái Lan (2), Malaysia (5), Indonesia (1), Phillipines (1), và Singapore (2). Việt Nam chúng ta không có trường nào trong danh sách. Ngày 21/10/2012, báo Tuổi Trẻ TP.HCM có bài “Nghiên cứu KH tại VN: Tiếp tục tụt hạng” có trích dẫn bảng xếp hạng đại học VN dưới đây. Theo đó, hai đại học hàng đầu của VN đứng hạng rất thấp trong vùng. Nhưng quan trọng hơn nữa, thứ hạng của cả hai đại học hàng đầu lại tụt đến 24 hạng (ĐHQG TPHCM) và 79 hạng (ĐHQG Hà Nội).

Posted Image

Bảng xếp hạng ba trường ĐH, viện của VN theo công bố của SCImago Tất cả những dữ liệu trên cho thấy trên bình diện quốc gia, Việt Nam đứng rất thấp trên trường quốc tế về mặt năng lực cạnh tranh, năng lực sáng tạo và giáo dục đại học.

Xa xỉ lên ngôi

Nhưng có một “tin vui”: VN là một thị trường tương đối tốt cho những loại hàng hoá xa xỉ. Báo Tuổi Trẻ cũng ngày 21/10 có bài “Khi Hermes vẫn tươi cười ở Việt Nam” cho biết, thương hiệu Hermes mới khai trương một chi nhánh tại TP.HCM. Bài báo có đoạn viết:

“Cách đây không lâu, một cô người mẫu nổi tiếng của VN kể cho nghe một chuyện như thế này: cửa hàng Hermes ở Hà Nội nhập về mười bộ túi xách thời trang mới nhất. Mỗi bộ gồm bốn chiếc mang bốn màu khác nhau. Giá của một bộ bốn chiếc túi này là 140.000 USD, và người ta chỉ bán bộ chứ không bán lẻ!”

Chợt nhớ hôm chuyển tiếp máy bay ở Singapore, tôi lang thang trong các cửa hàng phi trường và nhìn thấy giá những chai rượu Pháp (Louis 13 thì phải), giá từ 4000 USD đến 25000 USD một chai. Kinh ngạc, tôi hỏi người bán hàng rằng chắc chỉ bán được một vài chai mỗi tháng. Chị bán hàng trợn mắt nói: “Oh, mỗi tuần, chúng tôi bán cả chục chai”. Tôi hỏi khách hàng nào mà mua những thứ này, chị nói “PRC” (People’s Republic of China). Vậy mà chỉ một tuần sau có mặt ở Hà Nội, đi ăn tối với vài bạn, trong đó có bạn làm quản lí một nhà hàng sang trọng ở Hà thành, anh ấy cho tôi biết nhà hàng của anh cũng bán khoảng “dăm chai” mỗi tuần, mỗi chai từ 4000 đến 10000 USD. Việt Nam ta đâu có chịu thua kém.

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là cảnh tôi chứng kiến ở Khách sạn Melia, Hà Nội. Khách sạn có cửa hàng bán điện thoại đắt tiền hiệu Vertu, giá cũng từ 5000 đến 10,000 USD/chiếc. Khi tôi đang window shopping, một cặp tình nhân tay trong tay vào cửa hàng. Người con gái chỉ vào cái điện thoại (tôi không biết bao nhiêu tiền) và nũng nịu nói với chàng trai: em thích cái này cơ. Giọng nói Hà Nội nghe dễ thương một cách chết người. Thế là chàng trai rút bóp ra và mua ngay cái điện thoại mà “em thích”. Họ vui vẻ và rất thản nhiên.

Trong xã hội có người nghèo kẻ giàu là chuyện bình thường. Nhưng tôi nghĩ, mức tiêu xài nói chung tùy thuộc vào thu nhập bình quân. Chẳng hạn, ở Australia, thu nhập bình quân đầu người khoảng 40000 đôla, nên thấy các đại gia lái xe Ferrari hay gì thì cũng chẳng ai quan tâm. Nhưng ở Việt Nam, nơi mà thu nhập đầu người bình quân chỉ 1100 đôla, phần lớn xe cộ là xe gắn máy lại có người nghênh ngang trên đường phố với chiếc Lamborghini thì thật là khó coi.

Nói như vậy không có nghĩa là trách ai. Người ta có thừa tiền thì người ta cứ chi, nhưng có lẽ thái độ chi và cách chi như thế nào cũng có ý nghĩa. Không biết mấy đại gia giàu có nghĩ gì trong khi đa số người dân vẫn còn nghèo. Tôi thích nhất câu nói của Kennedy: nếu một xã hội tự do không giúp đỡ được đa số người nghèo thì cũng không thể nào cứu thiểu số giàu có.

Khoe gì?

Cách đây hơn 10 năm, Australia đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic và giành nhiều huy chương. Thời điểm đó, hệ thống đại học Australia lâm vào tình trạng khó khăn và khoa học cũng ở vào thế “kẹt” vì thiếu đầu tư. Có nhiều người viết trên báo một cách mỉa mai rằng Australia là nước chỉ thích khoe cơ bắp chứ trí tuệ thì thấp.

VN thì chưa có khả năng thể thao như Australia, nên chưa thể phô trương cơ bắp. Nhưng về mảng phô trương cái giàu và xa hoa thì Việt Nam chắc hơn Australia, xét một cách tương đối. Khi nói “tương đối”, tôi muốn nói với một thu nhập trung bình thấp mà người mình dám chi lớn thì tỉ số chi tiêu trên thu nhập (tôi gọi đó là “chỉ số xa xỉ”) hơn hẳn các đại gia Australia. Chỉ số xa xỉ 140000/1100 = 127 trong khi ở Úc chỉ 3.5. Nhưng có đáng tự hào cho một chỉ số xa xỉ cao như thế trong khi đất nước đang tụt hạng về năng lực trí tuệ, về khả năng cạnh tranh, về khoa học và giáo dục.

Theo tôi, đầu tư cho khoa học VN có hiệu quả hơn ở Australia. Chỉ cần 140 ngàn USD là đủ cho Việt Nam làm một nghiên cứu qui mô về genes và có thể phát hiện nhiều gene quan trọng liên quan đến bệnh tật (số tiền đó chỉ đủ cho nghiên cứu sinh 2 hay 3 năm ở Australia). Do đó, ước gì các đại gia Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (vì có hiệu quả) hơn là để mua vài cái túi xách.

GS Nguyễn Văn Tuấn (Australia)

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nghịch lý ’Trí tuệ xuống dốc, xa xỉ lên ngôi’

(Xi nhan) - Trong khi các bảng xếp hạng trí tuệ và năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thấy VN đang tụt hạng, thì mặt khác một vài nơi người ta tiêu dùng một cách rất xa xỉ. Trong điều kiện thu nhập thấp, sự xa xỉ này càng đáng chú ý.

Nếu như tôi là một người giàu có, hơn hẳn hoặc ngang cấp với tất cả những người giàu có được mô tả trong bài viết này và tôi khuyên mọi người hãy tiết kiệm thì chắc chắn tiếng nói của tôi có trọng lượng. Còn với một thằng tôi - chuối xanh chấm muối ớt nhậu tì tì ở làng Vũ Đại mà chê bai họ, thì họ sẽ cười tôi. Đời nó thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

UFO-Câu chuyện bí ẩn hay trò gián điệp của cường quốc

Cập nhật lúc 06:03, 10/01/2013

(ĐVO) - UFO được giải thích là các vật thể bay không xác định, thế nhưng trong suy nghĩ của nhiều người UFO có gì đó gắn liền với người ngoài hành tinh hay nói cách khác là gắn liền với một nền văn minh khác ngoài thế giới. Thực tế có đúng như vậy hay UFO chỉ đơn thuần là những vật thể bay có hình dạng “đặc biệt” với những động cơ khác nhau của các cường quốc.

Vì sao UFO thường xuất hiện tại Mỹ?

Có một điều rất dễ nhận ra là trong lịch sử nghiên cứu UFO của thế giới, Mỹ luôn được dẫn chứng là quốc gia được các vật thể bay lạ ghé thăm nhiều nhất. Phải chăng nền văn minh khác trong vũ trụ muốn tìm hiểu quốc gia có tiềm lực hàng được xếp vào loại hàng đầu thế giới này? hay đơn giản hơn đó chỉ là sự tình cờ.

Theo tổ chức nghiên cứu về UFO có tên gọi là MUFON, thì số người thông báo đã nhìn thấy các vật thể bay không xác định ngày càng tăng lên theo cấp số cộng và có một điều hết sức lạ là những vụ việc được phát hiện lại chủ yếu ở Mỹ và Canada.

Posted Image

Vật thể bay lạ xuất hiện khá nhiều tại Mỹ

Theo đó, trong năm 2010 trung bình mỗi quý tổ chức MUFON nhận được khoảng 1.000 báo cáo đã nhìn thấy UFO, đây là một con số thực sự không tưởng và thậm chí người đại diện cho tổ chức MUFON đã phải nói vui rằng:

Tôi không nghĩ rằng người ngoài hành tinh lại có thừa nhiên liêu cũng như thời gian đến như vậy để liên tục ghé thăm trái đất rồi lại nhanh chóng quay về… Chính vì cái tạm được gọi là “hội chứng UFO” này đã khiến trên 90% những báo cáo này dễ dàng bị bác bỏ.

Một số “vật thể bay lạ” hóa ra là máy bay thông thường, số khác là các vệ tinh hoặc bóng đo thời tiết và thậm chí có cả những trò bịp bợm bằng kỹ thuật chỉnh sửa hình ảnh Photoshop. Thế nhưng dù sao vẫn còn đó 10% những vụ việc liên quan tới UFO khó có thể đưa được ra lời giải thích rõ ràng.

Ngược trở lại quá khứ vào những năm 40 của thế kỷ trước khi Mỹ và Liên Xô đang là những đối trọng “ngang ngửa” của nhau thì việc UFO liên tục xuất hiện và rơi rụng tại Mỹ cũng khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ. Theo đó vào năm 1947 một vật thể bay bí ẩn rơi ở bang New Mexico, Mỹ, được nhận định có thể là một phi cơ gián điệp của Liên Xô, chứ không phải đĩa bay của người ngoài hành tinh.

Thông tin này đã gây sốc thực sự trong dư luận Mỹ, thậm chí nó còn đi ngược lại hoàn toàn so với thông tin ban đầu khi nhiều chuyên gia tin rằng chiếc đĩa bay bị rơi tại Mỹ chính là đĩa bay của người ngoài hành tinh.

Truyền thông Mỹ từng đưa tin, tháng 7/1947, một vật thể không xác định (UFO) rơi gần thành phố Roswell, bang New Mexico, Mỹ. Những bức ảnh chụp sau vụ rơi cho thấy đó là một vật thể hình đĩa. Chính phủ Mỹ giải thích rằng vật thể rơi là một khinh khí cầu dự báo thời tiết.

Tuy nhiên, do giới chức Mỹ không công bố đầy đủ thông tin, giới truyền thông và dư luận thế giới phỏng đoán đĩa bay chở người ngoài hành tinh đã gặp nạn gần Roswell.

Một biên bản ghi nhớ mà Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố lại cho rằng rằng “sự kiện đĩa bay rơi ở Roswell năm 1947” có thể là sự thật. Bản ghi nhớ được Guy Hottel, phụ trách văn phòng FBI tại Washington, viết vào năm 1950. Sau đó nó được chuyển cho giám đốc FBI.

Dù có kết luận thế nào đi chăng nữa thì sau này những chương trình vũ khí bí mật của quân đội Mỹ trong thế kỷ trước cũng dần bị tiết lộ và việc chế tạo những loại máy bay do thám không người lái U-2, phi cơ ném bom tàng hình F-117,... đã dần giúp cho dư luận hiểu rõ thêm về một góc khuất trong việc giải đáp sự thật liên quan đến UFO.

Do thám quân sự và kinh tế

Trở lại vấn đề UFO thường xuyên xuất hiện tại khu vực Bắc Mỹ và đặc biệt là nước Mỹ, ông Thomas Long, chuyên gia quân sự nước này cho biết: Một cường quốc như Mỹ có quá nhiều điều khiến phần còn lại của thế giới phải cảm thấy “tò mò”, sẽ không quá lạ khi tất cả những thiết bị do thám tiên tiến nhất trên toàn thế giới tập trung tại đây.

Do thám quân sự và kinh tế chính là những điểm cốt yếu nhất mà các quốc gia ngoài Mỹ muốn có được, ngay cả những đất nước được cho là đồng minh thân cận với chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật này.

Ban đầu mối liên hệ giữa UFO và UAV (Máy bay không người lái) vẫn còn đặt ra nhiều mối hoài nghi, nhưng sau này khi khoa học công nghệ đã phát triển đến một trình độ cao, người ta dần hiểu rằng, những “vật thể bay lạ” UFO một thời làm xôn xao dư luận hoàn toàn có thể là một thiết bị do thám hoặc UAV trinh sát dạng đĩa bay của một quốc gia có trình độ công nghệ vượt trước so với phần còn lại của thế giới.

“Nhưng liệu có quốc gia nào có trình độ khoa học công nghệ cũng như kỹ thuật quân sự vượt mặt Mỹ?”, ông Thomas Long tỏ vẻ nghi ngờ.

Trên thực tế đã chứng mình điều mà ông Thomas tin là khó có thể xảy ra lại đang hiện hữu rất rõ ràng trên thế giới. Triều Tiên không thể so sánh trình độ phát triển khoa học công nghệ cũng như tiềm lực kinh tế mạnh bằng Hàn Quốc nhưng kỹ thuật quốc phòng của quốc gia này lại không hề kém cạnh thậm chí còn vượt ngưỡng của Đại Hàn dân quốc.

UFO chuyển hướng hoạt động

Có lẽ cũng xuất phát từ cái gọi là động cơ kinh tế nên theo nhiều chuyên gia về UFO, các báo cáo về UFO đang xuất hiện ngày càng nhiều ở một số khu vực ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma, Indonesia…

Kể từ khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế Châu Á trỗi dậy nhanh chóng và cán cân sức mạnh chuyển dịch dần từ Tây sang Đông có thể là nguyên nhân thu hút sự chú ý của UFO.

Chính giới truyền thông Mỹ đã nhận định: Giờ đây Châu Á không chỉ nhận được sự quan tâm đầu tư của thế giới mà còn là điểm dừng chân ưa thích của UFO và con số UFO sẽ còn tiếp tục tăng lên tại khu vực mới trỗi dậy này của thế giới.

Trung Quốc là điểm nhấn nhiều nhất trong thời gian gần đây trên bản đồ “xuất hiện” của UFO trên thế giới, khu vực phía Tây và phía Bắc của nước này được ghi nhận có sự xuất hiện của khá nhiều báo cáo liên quan tới việc UFO xuất hiện tại Trung Quốc, nền kinh tế được đánh giá là có tầm ảnh hưởng tới toàn cảnh thế giới vào thời điểm hiện tại.

Ông Lý Tống một nhà thiên văn học từng khẳng định không ít lần ông quan sát thấy những vật thể lạ xuất hiện “đột ngột” tại khu vực biên giới phía Tây của Trung Quốc. “Tôi tin những vật thể bay lạ này không hề quá xa lạ với nền văn minh của nhân loại, có thể đó chỉ là những thiết bị bay do thám nhằm tìm kiếm thông tin hay chụp ảnh thăm dò…”, ông Lý cho biết.

UFO ở biên giới Trung - Ấn

Ở một chiều hướng ngược lại theo nhiều thông tin của quân đội Ấn Độ thông báo trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 ở khu vực biên giới Trung - Ấn đã thu thập được hàng trăm báo cáo có liên quan đến việc xuất hiện vật thể bay lạ.

Tuy nhiên, các quan chức Ấn Độ cho biết, một vài UFO không giống các vệ tinh hay máy bay trinh sát Trung Quốc mà họ đã biết, mặc dù trong hướng lý vấn đề New Delhi vẫn nghi ngờ rằng UFO xuất hiện tại biên giới nước này nhiều khả năng bắt nguồn từ… Trung Quốc.

“Chúng tôi có bố trí hệ thống ra-đa mặt đất dày đặc và rất dễ bám dắt bất kỳ những vật thể bay nào cho dù đó là UFO hay UAV. Trước đây chúng tôi đã không thực sự quan tâm tới vấn đề UFO nhưng với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều của nó khiến chúng tôi cảm thấy nghi ngờ…”, đại diện quân đội Ấn Độ nói.

Có lẽ chính vì điều này nên một số chuyên gia quân sự Ấn Độ cho rằng UFO xuất hiện tại khu vực biên giới với Trung Quốc chính là những UAV của quốc gia này, và những vật thể bay chưa được “định danh” chính là thiết bị giám sát đường biên mới mà Trung Quốc đang thử nghiệm…

Trong suy nghĩ của nhiều người khái niệm thiết kế vật thể bay dạng hình đĩa vẫn được xem là thiết kế độc quyền của người ngoài trái đất, nhưng trên thực tế đã không ít lần những thiết kế kiểu này được quân đội Mỹ, Nga, Anh,… đưa ra cân nhắc để sản xuất UAV, và những hình dáng UAV “lạ mắt” vẫn tiếp tục xuất hiện.

Không chỉ Mỹ phía Trung Quốc cũng đã từng công khai 2 thiết kế mô hình UAV dạng đĩa bay. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở mức độ thiết kế mô hình nhưng điều này không có nghĩa là sự tồn tại của những loại UAV này không phải là không có.

Mỹ là quốc gia có sự xuất hiện khá nhiều của UFO nhưng đồng thời cũng là nước đi đầu thế giới về công nghệ phát triển UAV, nhiều người đã nghĩ rằng mấu chốt của việc lý giải hiện tượng UFO chính là Mỹ.

Vừa là “nạn nhân” vừa là kẻ “bị nghị vấn” Mỹ khó có thể tự “minh oan” cho chính mình, những lý giải về việc tồn tại cái gọi là “vật thể bay lạ” đang được một vài nhà khoa học Mỹ làm rắc rối thêm vấn đề. Nhưng nếu xét trên góc độ do thám quân sự và kinh tế thì việc lý giải hiện tượng UFO không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ.

“Thế giới đang ngày càng hoàn thiện kỹ thuật chế tạo UAV nên chỉ có những loại ra-đa lý tưởng với dải sóng dài (tần số thấp) hoặc sóng cực dài (tần số rất thấp) mới “may mắn” phát hiện ra được. Chính điều này càng khiến cho UAV nhanh chóng trở thành UFO trong mắt nhiều người quan sát..”, ông Smith, chuyên gia nghiên cứu UFO thuộc tổ chức MUFON nhận định.

Kinh Pháp

==============

Từ lâu tôi đã xác định rằng: Không có sự sống ngoài trái Đất. Tất nhiên làm quái gì có người ngoài hành tinh để mà có UFO! Tất cả chỉ là trò bịp cấp...."quốc gia". Nhưng nó chỉ bịp được những con ếch, vốn chỉ có khả năng nhận thức trực quan và thiếu hẳn khả năng suy luận.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc

(ĐVO) - Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50, thời kỳ “chiến tranh lạnh” từ 1960 đến 1976 và thời kỳ cải thiện quan hệ từ 1976 đến 2001.

Từ đó đến nay mối quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ. Kim ngạch thương mai hai chiều năm 2011 đạt 80 tỷ đô la và con số này có thể lên tới 100 tỷ đô la trong năm 2015. Quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự cũng có những bước phát triển. Chỉ trong các năm từ 1992 đến 2008, Trung Quốc đã mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự của Nga trị giá 25 tỷ đô la. Các nhà lãnh đạo Nga như D. Medvedev và Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào đều đánh giá là mối quan hệ hai nước hiện nay (năm 2010) “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”.

Ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 11/2012, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên mà tân bộ trưởng quốc phòng Nga X. Shoigu thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 16/12 là chuyến thăm Trung Quốc với mục đích là tổng kết công tác hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa hai nước trong các năm qua và các phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Tuy nhiên, không phải mọi người Nga, đặc biệt là các chuyên gia chính trị – quân sự Nga đều có một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ hai nước như trong các phát biểu và tuyên bố chính thức của các nhà lãnh đạo hai bên. A.A Khramchilin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga, một chuyên gia rất uy tín trong lĩnh vực chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế là một người như vậy.

Posted Image

Liêu Ninh là tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Mới đây ông đã có bài đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập“ với tiêu đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta (lấy ý trong lời kêu gọi của I.Xtalin gửi nhân dân Liên Xô khi bắt đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại). Xin giới thiệu bài viết của A.A. Khramchilin để tham khảo .

Trong cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động chống Nga, chiến thắng không thuộc về chúng ta

“Vấn đề đặt ra là không phải là Trung Quốc có tấn công Nga hay không, mà sẽ tấn công vào lúc nào. Nếu có một cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn theo cách thức “cổ điển” chống lại Nga thì kẻ xâm lược đó với xác xuất 95% (nếu không phải là 99,9%) sẽ là Trung Quốc.”

Tình trạng quá tải dân số trầm trọng cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc đã làm cho nước này phải đối mặt với loạt các vấn đề cực kỳ phức tạp,- những vấn đề đó dù có mô tả một cách ngắn gọn nhất thì phải có một bài báo lớn riêng biệt.

Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các vấn đề đó phức tạp ở chỗ là nếu giải quyết một vấn đề này thì lại làm trầm trọng thêm một vấn đề khác. Về mặt khách quan, Trung Quốc đã không còn đủ sức sống trong các đường biên giới hiện tại của nó.

Nước này hoặc phải có không gian sống lớn hơn rất nhiều, nếu như không muốn trở thành nhỏ đi rất nhiều. Trung Quốc không thể tồn tại như hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ, và đây là một thực tế.

Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế đó nhưng khồng thể trốn tránh được nó. Ngoài ra, cũng không nên nghĩ là hướng bành trướng của Trung Quốc sẽ là Đông Nam Á. Khu vực này có tương đối ít lãnh thổ và đã rất đông dân cư địa phương. Hướng ngược lại- nơi có rất nhiều lãnh thổ và hoàn toàn rất ít dân cư – đó chính là Kazakhstan và phần Châu Á của Liên Bang Nga.

Posted Image

Chiến đấu cơ J-20 xuất hiện trên tầu sân bay Liêu Ninh

Đây chính là hướng mà Trung Quốc sẽ bành trướng để mở rộng lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại Ural chính khu vực mà Trung quốc lâu nay vẫn coi là lãnh thổ của mình. Nếu muốn trình bày một cách tóm tắt nhất các học thuyết lịch sử của Trung Quốc về vấn đề này lại đòi hỏi một bài báo lớn nữa.

Tuy nhiên, nói một cách ngắn gọn là nếu có ai đó coi vấn đề biên giới giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga đã được giải quyết dứt điểm và không còn vấn đề gì nữa thì đó chính là những người hoàn toàn không hiểu biết Trung Quốc là gì và người Trung Quốc là những người như thế nào (Hiệp ước phân định biên giới Nga- Trung được ký năm 2001).

Tất nhiên, đối với Trung Quốc thì phương án bành trướng được ưu tiên hơn là bành trướng một cách hòa bình (bằng kinh tế và di dân). Nhưng tuyệt đối không thể loại trừ kịch bản chiến tranh.

Một điều rất đáng chú ý là trong mấy năm gần đây Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, và những cuộc tập trận như vậy không thể có một cách giải thích nào khác ngoài việc đó là sự chuẩn bị cho các hành động xâm lược Nga, quy mô các cuộc tập trận (cả quy mô không gian và lực lượng được sử dụng) này ngày càng lớn.

Ngoài ra, có lẽ cho đến bây giờ, chúng ta (Nga) không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với Trung quốc về mặt phương tiện kỹ thuật tác chiến.

Dưới thời Xô Viết chúng ta đã có cả hai ưu thế trên, mà cuộc chiến ở bán đảo Damanski (trận chiến biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1966- Trung Quốc thất bại thảm hại dù quân sô đông hơn gấp nhiều lần) đã chứng minh rõ ràng cho ưu thế vượt trội lúc đó.

Ăn cắp công nghệ

Posted Image

Hình ảnh mô tả uy lực kết hợp giữa tầu sân bay Liêu Ninh và J-20 dành cho kẻ địch trên biển.

Trung Quốc trong những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước chỉ sử dụng những gì mà Liên Xô cung cấp. Tuy nhiên, sau khi cải thiện quan hệ với Phương Tây nước này đã có thể tiếp cận với một số mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của Mỹ và Châu Âu, và từ cuối những năm 80 bắt đầu mua các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Liên Xô và sau đó là Liên Bang Nga , - và cũng nhờ thế mà một số lớp vũ khí trang bị của Trung Quốc đã có bước nhảy “ vượt thế hệ” ( từ thế hệ một lên thế hệ ba).

Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu một năng lực không ai bằng là ăn cắp công nghệ. Vào những năm 80 tình báo Trung Quốc đã khai thác được bản vẽ đầu tác chiến mới nhất W-88 của tên lửa đạn đạo Trident -2 mà Mỹ chế tạo cho các tàu ngầm. Còn đối với công nghệ sản xuất các loại vũ khí thông thường thì Trung Quốc đã đánh cắp một khối lượng vô cùng lớn.

Một ví dụ khác, có lẽ ít người biết một cách chắc chắn là liệu Nga chỉ bán cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các hệ thống bắn dàn phản lực (RSZO) “Smerch” hay là bán cả giấy phép sản xuất loại vũ khí này.

Chỉ biết rằng ngay sau đó trong Quân Đội Trung Quốc đã xuất hiện loại RSZO A-100 cực kỳ giống RSZO “Cmerch”, và tiếp theo là RNL -03- hoàn toàn là một bản copy hoàn toàn của “Smerch”. Các tổ hợp pháo tự hành Type 88 (RLZ-05) rất giống với “ Msta” của Nga mặc dù chúng ta không hề bán nó cho Trung Quốc.

Nga cũng chưa bao giờ cấp giấy phép cho Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng cũng bó tay chịu để người Trung Quốc sao chép hoàn toàn phiên bản này dưới tên gọi là HQ-9.

Không chỉ riêng đối với công nghệ Nga, Trung Quốc cũng đã đánh cắp được công nghệ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Crotal”, tên lửa chống tàu “Exzoset”, tổ hợp tên lửa trên tàu M-68 và v.v của người Pháp.

Cùng với việc tổng hợp công nghệ nước ngoài, bổ sung thêm một chút gì đấy của riêng mình, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bắt đầu chế tạo các mẫu hoàn toàn nội địa: các tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Type 95 (PGZ-04), pháo tự hành PLL-05 và PLL-02, xe chiến đấu bộ binh bọc thép ZBD-05 và v.v.

Chế tạo tại Trung Quốc

Nhìn chung, như đã nói ở trên, trên thực tế đối với tất cả các loại vũ khí thông thường thì ưu thế chất lượng của Nga đã thuộc về quá khứ. Đối với một số loại Trung Quốc đã vượt chúng ta- ví dụ như máy bay không người lái và vũ khí bộ binh.

Người Trung quốc dần dần thay “Kalashnhikov” (AK-47) bằng súng trường mới nhất theo sơ đồ “Bullpap” chế tạo theo mẫu của AK và của các loại súng tiểu liên Phương Tây (như FAMAS, L85). Có một số chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn phụ thuộc về công nghệ đối với Nga vì Nga là đối tác chính cung cấp vũ khí (thành thử Trung Quốc sẽ không thể tấn công Nga), nhưng những suy nghĩ như vậy là hết sức ngây thơ.

Trung Quốc chỉ mua những loại vũ khí của Nga mà họ cần cho các chiến dịch tấn công Đài Loan và Mỹ (cho đến lúc mà Trung Quốc vẫn còn có ý định nghiêm túc là chiếm Đài Loan). Và cũng rất rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nga là không thể xảy ra vì không có một bên nào cho rằng đấy là cần thiết. Cuộc chiến tranh Trung – Nga trong tương lai sẽ chỉ xảy ra trên bộ.

Để làm rõ hơn vấn đề này chỉ cần chú ý đến một chi tiết là Trung Quốc không hề mua của Nga bất kỳ loại trang bị kỹ thuật nào dùng cho Lục quân, bởi vì trong chiến tranh với Nga Trung Quốc sẽ sử dụng chính lực lượng này.

Ngay cả đối với không quân, Trung Quốc cũng không còn phụ thuộc vào Nga. Nước này đã mua một khối lượng hạn chế các máy bay tiêm kích Su-27- tất cả chỉ có 76 chiếc, trong số đó có tới 40 chiếc Su-27 UB (máy bay tác chiến- huấn luyện).

Với một tỷ lệ đáng ngạc nhiên giữa số lượng máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện như vậy (36/40) không khó để nhận thấy rằng Su- 27 do Nga sản xuất mà Trung Quốc mua chỉ được sử dụng cho một mục đích là huấn luyện phi công.

Sau đó, như mọi người đã biết Trung Quốc từ chối không sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng các chi tiết đồng bộ của Nga nữa, họ chỉ sản xuất 105 máy bay trong tổng sô 200 chiếc theo hợp đồng.

Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu sao chép mẫu máy bay này và sản xuất không giấy phép máy bay nhân bản từ Su-27 dưới tên gọi J-11B với động cơ, vũ khí và trang bị hàng không của mình. Hơn nữa, nếu như vào đầu những năm 60 các bản sao vũ khí Liên Xô của Trung Quốc còn vụng về thì đối với J-11B, - căn cứ vào các số liệu thu thập được- nó hầu như không thua kém chút nào so với Su-27.

Có thể rút ra một kết luận là, trong thời gian gần đây hợp tác kỹ thuật – quân sự Nga- Trung bị ngưng trệ. Một phần có thể giải thích là do các tổ hợp công nghiệp quồc phòng Nga đang trong giai đoạn trì trệ và không thể rao bán cho Trung Quốc những cái mà họ cần, một lý do khác và có lẽ đây là lý do quan trọng hơn là Trung Quốc đang nghiêm túc chuẩn bị tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại Liên Bang Nga trong tương lai gần.

Vì J-11B có các tính năng kỹ – chiến thuật coi như là tương đương với Su-27 và J-10 của Trung Quốc (được chế tạo dựa theo mẫu máy bay “Lavi” của Ixrael nhưng sử dụng công nghệ Nga và công nghệ của chính Trung Quốc) hoàn toàn ngang ngửa với Mig-29 cho nên Nga hoàn toàn không có một chút ưu thế chất lượng nào trong các cuộc không chiến.

Còn ưu thế về số lượng thì rõ ràng đã thuộc về phía Trung Quốc, đặc biệt là nếu tính tới sự yếu kém của hệ thống phòng không Nga (nhất là ở khu vực Viễn Đông). Về Su-30 thì ưu thế về số lượng của Trung Quốc là áp đảo: Trung Quốc có 120 trong khi Nga chỉ có 4 chiếc (ở khu vực Viễn Đông-ND).

Nhược điểm chủ yếu của phía Trung Quốc – không có máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công, nhưng đấy cũng không phải là thảm họa đối với nước này, bởi vì trên mặt đất tình hình của phía Nga còn tệ hơn nhiều.

Hiệu ứng số đông

Các xe tăng tốt nhất của Trung Quốc – Type 96 và Type 99 ( cũng là Type 98G) – hầu như không thua kém chút nào so với các xe tăng của chúng ta( Nga) như – T-72B, T- 80U và T-90.

Quả thật, các loại tăng trên của cả hai bên là “anh em họ hàng gần”, chính vì thế mà các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng là tương đương nhau. Trong bối cảnh đó giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga thời gian gần đây lại có những tính toán gần như giải tán Binh chủng tăng – thiết giáp với quyết định chỉ giữ lại trong Quân đội Nga 2000 chiếc (dưới thời bộ trưởng A. Serdiukov- mới bị cách chức 06/11/2012-ND).

Hiện nay số lượng tăng hiện đại của Trung Quốc cũng vào khoảng từng ấy chiếc. Còn những chiếc xe tăng cũ theo mẫu của T-54 (loại Type 59 đến Type 80) thì có số lượng lớn hơn nhiều (không dưới 6000 chiếc).

Những chiếc tăng này có thể sử dụng rất hiệu quả chống lại các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông“. Hoàn toàn rất có thể là Bộ tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ sử dụng chính những chiếc xe tăng tương đối cũ này để tiến hành đòn tấn công đầu tiên.

Chúng dù sao chăng nữa cũng sẽ gây cho Nga ít nhiều thiệt hại, nhưng điều quan trọng hơn- thu hút về phía mình hỏa lực chống tăng của ta (Nga), và sau đó Trung Quốc sẽ sử dụng các xe tăng hiện đại hơn tấn công tuyến phòng thủ lúc này đã bị tiêu hao và yếu đi của Nga.

Cũng tương tự như vậy, trên không các máy bay tiêm kích kiểu cũ như J-7 và J-8 cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông” theo đúng kịch bản trên.

Như vậy có nghĩa là trong tương quan so sánh các mẫu vũ khí hiện đại thì Nga và Trung Quốc là tương đương nhau (cả về cả chất lượng và số lượng) và đang ngày càng lệch cán cân về phía Trung Quốc.

Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc có một khối lượng lớn các “bức rèm” làm từ các mẫu vũ khí – trang bị kỹ thuật cũ nhưng còn rất hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng như là vật tư “tiêu hao” để làm cạn kiệt khả năng phòng ngự của Quân đội Nga.

Trong điều kiện hiện nay khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là “thiếu hụt cô dâu” thì việc mất một vài trăm nghìn các chiến binh nam giới trẻ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không những không phải là một vấn đề mà có khi lại là một “phúc lợi”. Cũng tương tự như vậy đối với việc “thanh lý” trong chiến tranh vài nghìn đơn vị phương tiện tăng thiết giáp đã lạc hậu.

Hiện nay chỉ cần 2 trong số 7 quân khu của Quân đội Trung Quốc- Quân khu Bắc Kinh và Quân khu Lan Châu (đây là 02 quân khu mạnh nhất của Trung Quốc, có tới 4/9 sư đoàn tăng, 6/9 sư đoàn bộ binh cơ giới, 6/12 lữ đoàn tăng của toàn bộ Lục quân Trung Quốc) - bố trí gần biên giới với nước Nga, là đã đủ mạnh hơn toàn bộ Lực lượng vũ trang Nga (từ Kaliningrad đến Camchatka).

Và trên chiến trường tiềm năng (Ngoại Baikal và Viễn Đông) thì sức mạnh của hai bên là không tương đương một chút nào. Trung Quốc có ưu thế hơn Nga không phải vài lần mà là hàng chục lần.

Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây sang phía đông khi có chiến tranh thực sự xảy ra trên thực tế là không thể thực hiện được vì lính biệt kích Trung Quốc chắc chắn sẽ chia cắt được ngay tuyến vận tải xuyên Xibiri trên nhiều địa điểm dọc tuyến, trong khi các tuyến vận tải khác nối với phía đông chúng ta không có (tuyến đường hàng không chỉ có thể vận tải được người chứ không vận tải được các phương tiện kỹ thuật hạng nặng).

Các xe tăng của đối phương nhanh hơn

Không những thế, về mặt huấn luyện kỹ năng tác chiến, đặc biệt là tại các đơn vị và binh đoàn được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại thì Quân đội Trung Quốc đã vượt Quân đội Nga từ lâu.

Ví dụ, tại Tập đoàn quân xe tăng sô 38 của Quân khu Bắc Kinh, tất cả pháo binh đã được tự động hóa, nó tuy kém Mỹ về độ chính xác khi bắn nhưng đã vượt Nga. Tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xe tăng sô 38 đạt tới 1.000 km/ tuần (tức 150 km/ ngày đêm).

Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, Nga không hề có một cơ hội nào. Tuy rất đáng tiếc nhưng vũ khí hạt nhân cũng không phải là cứu cánh của Nga vì Trung Quốc cũng có vũ khí hạt nhân. Quả thực là Nga đang có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng ưu thế này cũng đang nhanh chóng giảm dần.

Không những thế, chúng ta không có tên lửa đạn đạo tầm trung là loại vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu và điều đó đã là quá đủ để bù lại sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm dần).

Các số liệu xác thực về tương quan vũ khí hạt nhân chiến thuật (giữa Trung Quốc và Nga) hiện không rõ, nhưng chỉ cần nhớ một điều là chúng ta (Nga) buộc phải sử dụng loại vũ khí này ngay trên lãnh thổ của mình.

Còn nếu hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để tấn công lẫn nhau thì tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc đủ để tiêu diệt các thành phố chủ yếu ở phần Châu Âu của nước Nga mà Trung Quốc không cần đến (vì có quá nhiều dân và quá ít tài nguyên).

Rất có thể là phía Nga cũng hiểu điều đó nên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chính vì vậy mà việc kiềm chế hạt nhân đối với Trung Quốc – cũng là chuyện hoang đường không kém gì việc cho rằng Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Nga. Tốt nhất là hãy học tiếng Tàu đi.

(Đây là quan điểm riêng của tác giả và cũng thể hiện quan điểm của một bộ phận lớn giới phân tích chính trị- quân sự Nga và rất đáng để tham khảo).

Lê Hùng

================

Trước cả khi người Nga nghĩ rằng sẽ bị Trung Quốc tấn công - như bài viết này miêu tả - thì từ rất lâu, Thiên Sứ tui đã xác định rằng: Người Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ trong "Canh bạc cuối cùng".

Đến bây giờ thì chẳng cần phải thông minh lắm, cũng nhận thấy điều đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật siết chặt “vòng kim cô” xung quanh Trung Quốc

Về vấn đề Senkaku, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã từng tuyên bố: “Về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, có những thế lực đang mưu toan "đục nước béo cò", số khác thì ảo tưởng "cáo mượn oai hùm", đây đều là những cố gắng vô ích mà thôi”. Thế nhưng trên thực tế, một “vòng kim cô” vô hình đang siết lại dần quanh Trung Quốc.Hiện nay, Trung Quốc đang lún sâu vào vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, đây là một cuộc đối đầu không lối thoát vì Nhật Bản cũng có thái độ cứng rắn không kém, liên tiếp trong thời gian qua họ đã đưa các tàu tuần duyên và máy bay chiến đấu lên xua đuổi các tàu hải giám và máy bay trinh sát Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm không phận, hơn nữa Nhật lại vừa nhận được một “cam kết quý như vàng” từ phía Mỹ.

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Barak Obama đã ký duyệt “Dự luật ủy quyền quốc phòng” Mỹ năm 2013. Trong đạo luật này, lần đầu tiên Mỹ đã thêm vào nội dung: “Bảo vệ Senkaku phù hợp với điều thứ 5 trong hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ” và ghi rõ cụm từ: “Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận hành động đơn phương của một nước thứ 3”. Việc ông Obama ký duyệt đạo luật này cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ đã từ bỏ lập trường “không thiên lệch bên nào” trong vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Nhật Bản trong vấn để chủ quyền lãnh thổ ở Senkaku.

Ngày 29/12/2012 đưa tin, khi trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định, Nhật phải lấy quan hệ đồng minh với Mỹ làm hạt nhân, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh với Ấn Độ và Australia, phát triển quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ - Ấn là vấn đề có tính chất then chốt, nhưng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh Nhật - Mỹ - Australia cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Posted Image

Tàu tìm kiếm, cứu hộ BRP Corregidor Nhật viện trợ cho Philippines

Bên cạnh đó, Nhật cần xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác tin tưởng lẫn nhau với một số quốc gia có vai trò quan trọng trong và ngoài khu vực như Nga, Philippines, Indonesia, Việt Nam…, chỉ có như vậy mới có thể cải thiện được hiện trạng ngày càng xấu đi của mối quan hệ Trung - Nhật, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, đưa họ trở về đúng với hành lang trật tự quốc tế.

Tháng 7 vừa qua, Nhật cũng đã cam kết cung cấp ít nhất là 10 tàu tuần tiễu (có thể lên đến 12 chiếc) cho lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) để tăng cường bảo vệ lãnh hải. Mối quan hệ gữa Nhật bản với Philippimes không phải giờ mới bắt đầu mà ngay từ năm 1990 Tokyo đã bắt đầu hỗ trợ Manila hiện đại hóa PCG và cách đây 15 năm, Tokyo tặng PCG một tàu tìm kiếm, cứu hộ và chiếc tàu này được Manila đổi tên thành BRP Corregidor.

Không dừng lại ở đó, bắt đầu từ cuối năm 2012 và sang đầu năm nay, Nhật đã liên tiếp có những động thái ngoại giao xích lại gần Myanmar mà các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc ào ạt đưa tin là “mũi vu hồi nguy hiểm” của Nhật bên sườn phía tây Trung Quốc. Nếu Nhật nối gót Mỹ, xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết với Myanmar thì họ đã gây nên cho Trung Quốc một “mối lo tâm phúc”, sự bất ổn ở sườn phía Tây sẽ làm cho Bắc Kinh không thể rảnh tay tập trung vào vấn đề biển Hoa Đông.

Posted Image

Cái bắt tay "lịch sử" giữa Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Myanmar U Thein Sein

Có thể nhận thấy trong năm 2013, tình hình ở Senkaku/Điếu Ngư sẽ tiếp tục căng thẳng nhưng chắc chắn sẽ không có xung đột lớn hoặc chiến tranh cục bộ, nhiều khả năng hiện trạng Nhật nắm giữ chủ quyền và Trung Quốc lăm le áp sát vẫn được giữ nguyên vì thực lực của Nhật không hề kém Trung Quốc, không dễ để Trung Quốc bắt nạt khi đằng sau Nhật là Mỹ. Lúc đó Trung Quốc sẽ nhân một cơ hội hoặc một thời điểm thích hợp để xuống thang chứ không để tình trạng đối đầu căng thẳng cứ tiếp tục tái diễn trong khi họ còn quá nhiều rắc rối phải giải quyết ở biển Đông và eo biển Đài Loan.

Viet Bao.vn (Theo ANTĐ)

http://vietbao.vn/Th...2131589165/432/

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Với tư tưởng bành trướng đại hán, bất chấp lẽ phải, không biết từ giờ đến ngày ông công ông Táo Tung của còn có cơ hội nào để xuống thang cho đỡ nhục không?...Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật siết chặt “vòng kim cô” xung quanh Trung Quốc

Về vấn đề Senkaku, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã từng tuyên bố: “Về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, có những thế lực đang mưu toan "đục nước béo cò", số khác thì ảo tưởng "cáo mượn oai hùm", đây đều là những cố gắng vô ích mà thôi”. Thế nhưng trên thực tế, một “vòng kim cô” vô hình đang siết lại dần quanh Trung Quốc.Hiện nay, Trung Quốc đang lún sâu vào vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, đây là một cuộc đối đầu không lối thoát vì Nhật Bản cũng có thái độ cứng rắn không kém, liên tiếp trong thời gian qua họ đã đưa các tàu tuần duyên và máy bay chiến đấu lên xua đuổi các tàu hải giám và máy bay trinh sát Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm không phận, hơn nữa Nhật lại vừa nhận được một “cam kết quý như vàng” từ phía Mỹ.

Viet Bao.vn (Theo ANTĐ)

http://vietbao.vn/Th...2131589165/432/

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Với tư tưởng bành trướng đại hán, bất chấp lẽ phải, không biết từ giờ đến ngày ông công ông Táo Tung của còn có cơ hội nào để xuống thang cho đỡ nhục không?...Posted ImagePosted ImagePosted Image

Người Trung Quốc sẽ rửa mặt bằng cách gây sự ầm ĩ ở biển Đông khi chẳng làm gì được Nhật Bản, là một khả năng sẽ xảy ra. Tuy nhiên từ nay đến ngày Ông Công, ông Táo lên trời, nếu họ biết điều về chủ quyền lãnh thổ và biển của Việt Nam , kèm một điều kiên tiên quyết là long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì đấy chính là sự phát triển của họ trong tương lai. Còn không phải như vậy thì vấn đề là thời gian để cảm nhận sai lầm cũng không có.

Share this post


Link to post
Share on other sites

La Viện: Trung Quốc phải đề phòng bị "nước khác" đánh úp năm 2013

Thứ sáu 11/01/2013 06:04

(GDVN) - Mặc dù tình hình đã có sự thay đổi và "cục diện có lợi cho Trung Quốc", nhưng theo La Viện, Bắc Kinh không được lơ là, bởi có quốc gia láng giềng "cá biệt" sẵn sàng đánh úp Trung Quốc. Mấy ngày qua giới truyền thông Trung Quốc truyền đi bài phỏng vấn La Viện, học giả Trung Quốc đeo lon Thiếu tướng quân đội chuyên phân tích, bình luận các vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông và Biển Đông.

Bài báo "La Viện: Trung Quốc cần phải đề phòng bị nước khác đánh úp, năm nay sẽ có khả năng khai chiến" đăng ngày 8/1 trên tờ Herald, một phiên bản của Tân Hoa Xã được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa lại.

Posted Image

La Viện, học giả Trung Quốc đeo lon Thiếu tướng tự nhận là "diều hâu tỉnh táo"

Bài viết trên tờ Herald đánh giá La Viện là một trong những học giả quân sự "có sức ảnh hưởng lớn nhất" tại Trung Quốc hiện nay theo đuổi quan điểm cứng rắn. Truyền thông phương Tây gọi La Viện là một học giả "diều hâu", La Viện vui vẻ chấp nhận và thêm vào hai chữ, "tỉnh táo", ông nhận mình là một học giả "diều hâu tỉnh táo" của Trung Quốc đương đại.

Tổng kết năm 2012, viên Thiếu tướng này cho rằng có 3 đặc điểm nổi bật: Tranh chấp chủ quyền biển đảo, đặc biệt là nhóm đảo Điếu Ngư (Senkaku) trên biển Hoa Đông và Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) trên Biển Đông; Mỹ quay trở lại châu Á với ít nhất 6/11 chiếc tàu sân bay và 2/3 chiến hạm sẽ được điều động về châu Á - Thái Bình Dương; Tàu sân bay Liêu Ninh được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc.

Riêng về tranh chấp lãnh hải, thông qua những diễn biến tranh chấp Trung Quốc - Philippines trên bãi ngầm Scarborough hay Trung - Nhật ngoài nhóm đảo Senkaku, La Viện cho rằng Bắc Kinh đã dần dần nắm được thế chủ động, Trung Quốc đã "ra đòn mạnh" và hiệu quả.

Nhìn lại những diễn biến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông năm 2012, La Viện cho rằng những sự kiện xung đột nổ ra trên bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012 "nằm trong dự đoán" của viên tướng này từ năm 2011. Nói về xu hướng diễn biến tranh chấp năm 2013 trên Biển Đông, La Viện tiếp tục sử dụng từ "căng thẳng".

Hiện tại, La Viện nhận định các quốc gia láng giềng của Trung Quốc đều tăng cường tuyên bố chủ quyền và đều thể hiện bằng hành động đối với các vùng biển tranh chấp. Trong bối cảnh đó, "nếu không tìm được giải pháp hiệu quả hóa giải nguy cơ, nó hoàn toàn có thể leo thang thành xung đột quân sự", khả năng này hoàn toàn hiện hữu và nghiêm trọng, nguy cơ nổ ra xung đột ngay trong năm 2013.

Viên tướng này cho rằng, mặc dù tình hình đã có sự thay đổi và "cục diện có lợi cho Trung Quốc", nhưng theo La Viện, Bắc Kinh không được lơ là, bởi có quốc gia láng giềng "cá biệt" sẵn sàng đánh úp Trung Quốc.

La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc cần phải dự đoán sẽ xảy ra xung đột trên biển khi nào, ở đâu và với ai, từ đó làm tốt công tác dự báo, phòng thủ, tuyên truyền và phải "nắm thế chủ động" trên biển trong tương quan lực lượng với các bên.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn: Herald)

=======================

Qua cái giong hung hăng của gã diều hâu trán ngắn này, chng tỏ người Trung Quốc sắp gây sđâu đây. Đài Loan và đảo Điếu Ngư thì chưa có cửa để sinh sự, do đụng vào thì cũng dễ ăn đòn và có liên minh với Hoa Kỳ. Chỉ còn Biển Đông với những quốc gia nhỏ, yếu mà liên minh với Hoa Kỳ lỏng lẻo.

Các người lưu ý rằng chỉ còn ngót một tháng nữa là ngày Ông Công, Ông Táo lên trời là khóa sổ Nam Tào. Những quy luật của vũ trụ sẽ quyết định lựa chọn tương lai của những kẻ hiếu chiến và mù quáng vì quyền lợi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nhà giàu Trung Quốc đổ xô học phong thủy

Một khóa học trong hai năm có giá 560.000 NDT (90.000 USD). Trong đó, các học viên sẽ được dạy cách dùng phong thủy phán đoán số mệnh, như triển vọng nghề nghiệp hay cuộc sống hôn nhân.

>Nhà giàu Trung Quốc chuộng hàng hiệu second-hand

>Nhà giàu Trung Quốc kiếm đường xuất ngoại

Trong một lớp học tại Trường Kinh tế, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), rất nhiều học viên đang mải mê tính toán. Tuy nhiên, họ không phải sinh viên, mà là những người thuộc tầng lớp thượng lưu tại Trung Quốc, như CEO các công ty lớn hay chuyên gia tài chính. Và lớp học họ tham gia là phong thủy - môn học đang được coi là rất quan trọng trong chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cho giám đốc của trường này.

Sử dụng các công thức về ngày sinh, học viên được dạy cách phán đoán số mệnh, gồm cả triển vọng nghề nghiệp và kết hôn. Họ cũng được học phương pháp bài trí văn phòng và đồ nội thất để ăn nên làm ra theo phong thủy. Giảng viên 43 tuổi của lớp học - Qi Yingjie thường xuyên mặc áo dài truyền thống màu đen. Anh cho biết: "Bạn có thể khám phá số mệnh mình theo những công thức này".

Đến giờ nghỉ, các giám đốc vây quanh Qi và hỏi: "Liệu để tủ cạnh giường có tốt không?", "Con trai tôi rất nóng tính, chẳng vì lý do gì cả, phong thủy có cách gì không?" hay "Vợ chồng tôi rất hay cãi nhau, liệu tôi có phải xem lại phong thủy nhà mình không?".Câu hỏi khiến Qi chú ý nhất là: "Cửa phòng tôi quay về hướng Tây Nam, tôi có một giá sách ở góc phòng, phía Tây Bắc. Theo phong thủy thì thế có tốt không?". Suy nghĩ một lúc, anh trả lời: "Cửa thì được, nhưng anh phải chuyển giá sách đi, vì nó sẽ cản trở sự nghiệp đấy".

Môn nghệ thuật truyền thống này được cho là có thể giải mã sự giàu có, quyền lực và khả năng kiểm soát cuộc đời con người. Xem phong thủy đã trở thành điều bắt buộc với rất nhiều người giàu Trung Quốc.

Không như những chuyên gia phong thủy khác, Qi có hẳn một văn phòng với 8 nhân viên. Nơi làm việc của anh nằm ở đường vành đai hai của Bắc Kinh, quay mặt ra một con sông hướng Nam. Hàng lang chính đặt tượng Lão Tử, người sáng lập Đạo Lão với rất nhiều nến xung quanh. Tuy nhiên, cửa ra vào lại thẳng hàng với một cánh cửa khác trong phòng. Đây không phải là điều tốt, và Qi đã khắc phục bằng cách treo rèm pha lê giữa các cửa. Anh còn đặt bể cá cạnh cửa sổ để ngăn của cải chảy ra ngoài.

Tang Zhijun, 47 tuổi, là Giám đốc Công ty Kỹ thuật và Khoa học Changfeng Bắc Kinh. Anh cho biết những người bạn giám đốc của mình cũng rất tin vào phong thủy. Là người đứng đầu một công ty công nghệ, ban đầu, Tang không mấy chú ý đến những việc này. Tuy nhiên, khi có quá nhiều người nói rằng anh chỉ cần thay đổi một chút cách bài trí văn phòng để cải thiện việc kinh doanh, Tang đã nghe theo vì cho rằng việc này cũng chẳng ảnh hưởng gì.

Tang thường ngồi quay lưng với một cửa sổ hướng bắc. Theo một chuyên gia, đây là cái hố hút hết tiền bạc mà anh kiếm được. Vì thế, Tang cho đặt một tấm bình phong để che lại. Anh nói: "Dù việc kinh doanh chưa cải thiện mấy, nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái. Trước đó, lúc nào tôi cũng cảm giác có rất nhiều người đang nhìn chằm chằm phía sau mình".

Phần lớn các chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cho giám đốc ở Trung Quốc đều có học phí 560.000 NDT (90.000 USD) cho khóa học ngoài giờ trong 2 năm với môn phong thủy. Theo Zhang Xuedong, nhà nghiên cứu kiêm giảng viên Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), người Trung Quốc phần lớn chỉ mới giàu lên vài năm nay. Họ vẫn chưa biết cách quản lý tiền bạc cũng như rất sợ mất tài sản. Phong thủy là văn hóa truyền thống của nước này, và mọi người vẫn cho rằng đây là cách giải quyết mọi việc dễ dàng.

Ông nói: "Nếu chỉ đơn giản chuyển bàn và đặt bể cá có thể khiến bạn kiếm nhiều tiền hơn, thì ai cũng muốn thử. Cái này phụ thuộc vào kiến thức kinh tế, chứ đâu phải phong thủy! Các ‘thầy’ dĩ nhiên quan tâm đến việc kiếm tiền, nhưng là cho bản thân họ thôi".

Ông cho biết hoạt động này là sự đúc kết trí tuệ cổ đại. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những việc rút ra từ cuộc sống thường ngày. Ví dụ, họ nói rằng cửa sổ nhà ở Trung Quốc nên quay về hướng nam. Nhưng việc đó cũng chẳng phải điều gì bí hiểm. Với vị trí địa lý của Trung Quốc, cửa sổ nên quay về hướng nam để đón được lượng ánh nắng tối đa trong ngày. Ông nhận xét: "Đây là văn hóa truyền thống và chúng ta cần phải nghiên cứu, bảo vệ. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên coi đây là phong cách sống luôn luôn đúng".

Cổ nhân Việt có câu: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam Sao bây giờ tàu mới biết nhỉ, mà hướng Nam là Việt Nam, hóa ra ai đang hướng về ai đây

Edited by lanha92

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà giàu Trung Quốc đổ xô học phong thủy

Một khóa học trong hai năm có giá 560.000 NDT (90.000 USD). Trong đó, các học viên sẽ được dạy cách dùng phong thủy phán đoán số mệnh, như triển vọng nghề nghiệp hay cuộc sống hôn nhân.

>Nhà giàu Trung Quốc chuộng hàng hiệu second-hand

>Nhà giàu Trung Quốc kiếm đường xuất ngoại

Trong một lớp học tại Trường Kinh tế, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), rất nhiều học viên đang mải mê tính toán. Tuy nhiên, họ không phải sinh viên, mà là những người thuộc tầng lớp thượng lưu tại Trung Quốc, như CEO các công ty lớn hay chuyên gia tài chính. Và lớp học họ tham gia là phong thủy - môn học đang được coi là rất quan trọng trong chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cho giám đốc của trường này.

Sử dụng các công thức về ngày sinh, học viên được dạy cách phán đoán số mệnh, gồm cả triển vọng nghề nghiệp và kết hôn. Họ cũng được học phương pháp bài trí văn phòng và đồ nội thất để ăn nên làm ra theo phong thủy. Giảng viên 43 tuổi của lớp học - Qi Yingjie thường xuyên mặc áo dài truyền thống màu đen. Anh cho biết: "Bạn có thể khám phá số mệnh mình theo những công thức này".

Đến giờ nghỉ, các giám đốc vây quanh Qi và hỏi: "Liệu để tủ cạnh giường có tốt không?", "Con trai tôi rất nóng tính, chẳng vì lý do gì cả, phong thủy có cách gì không?" hay "Vợ chồng tôi rất hay cãi nhau, liệu tôi có phải xem lại phong thủy nhà mình không?".Câu hỏi khiến Qi chú ý nhất là: "Cửa phòng tôi quay về hướng Tây Nam, tôi có một giá sách ở góc phòng, phía Tây Bắc. Theo phong thủy thì thế có tốt không?". Suy nghĩ một lúc, anh trả lời: "Cửa thì được, nhưng anh phải chuyển giá sách đi, vì nó sẽ cản trở sự nghiệp đấy".

Môn nghệ thuật truyền thống này được cho là có thể giải mã sự giàu có, quyền lực và khả năng kiểm soát cuộc đời con người. Xem phong thủy đã trở thành điều bắt buộc với rất nhiều người giàu Trung Quốc.

Không như những chuyên gia phong thủy khác, Qi có hẳn một văn phòng với 8 nhân viên. Nơi làm việc của anh nằm ở đường vành đai hai của Bắc Kinh, quay mặt ra một con sông hướng Nam. Hàng lang chính đặt tượng Lão Tử, người sáng lập Đạo Lão với rất nhiều nến xung quanh. Tuy nhiên, cửa ra vào lại thẳng hàng với một cánh cửa khác trong phòng. Đây không phải là điều tốt, và Qi đã khắc phục bằng cách treo rèm pha lê giữa các cửa. Anh còn đặt bể cá cạnh cửa sổ để ngăn của cải chảy ra ngoài.

Tang Zhijun, 47 tuổi, là Giám đốc Công ty Kỹ thuật và Khoa học Changfeng Bắc Kinh. Anh cho biết những người bạn giám đốc của mình cũng rất tin vào phong thủy. Là người đứng đầu một công ty công nghệ, ban đầu, Tang không mấy chú ý đến những việc này. Tuy nhiên, khi có quá nhiều người nói rằng anh chỉ cần thay đổi một chút cách bài trí văn phòng để cải thiện việc kinh doanh, Tang đã nghe theo vì cho rằng việc này cũng chẳng ảnh hưởng gì.

Tang thường ngồi quay lưng với một cửa sổ hướng bắc. Theo một chuyên gia, đây là cái hố hút hết tiền bạc mà anh kiếm được. Vì thế, Tang cho đặt một tấm bình phong để che lại. Anh nói: "Dù việc kinh doanh chưa cải thiện mấy, nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái. Trước đó, lúc nào tôi cũng cảm giác có rất nhiều người đang nhìn chằm chằm phía sau mình".

Phần lớn các chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cho giám đốc ở Trung Quốc đều có học phí 560.000 NDT (90.000 USD) cho khóa học ngoài giờ trong 2 năm với môn phong thủy. Theo Zhang Xuedong, nhà nghiên cứu kiêm giảng viên Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), người Trung Quốc phần lớn chỉ mới giàu lên vài năm nay. Họ vẫn chưa biết cách quản lý tiền bạc cũng như rất sợ mất tài sản. Phong thủy là văn hóa truyền thống của nước này, và mọi người vẫn cho rằng đây là cách giải quyết mọi việc dễ dàng.

Ông nói: "Nếu chỉ đơn giản chuyển bàn và đặt bể cá có thể khiến bạn kiếm nhiều tiền hơn, thì ai cũng muốn thử. Cái này phụ thuộc vào kiến thức kinh tế, chứ đâu phải phong thủy! Các ‘thầy’ dĩ nhiên quan tâm đến việc kiếm tiền, nhưng là cho bản thân họ thôi".

Ông cho biết hoạt động này là sự đúc kết trí tuệ cổ đại. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những việc rút ra từ cuộc sống thường ngày. Ví dụ, họ nói rằng cửa sổ nhà ở Trung Quốc nên quay về hướng nam. Nhưng việc đó cũng chẳng phải điều gì bí hiểm. Với vị trí địa lý của Trung Quốc, cửa sổ nên quay về hướng nam để đón được lượng ánh nắng tối đa trong ngày. Ông nhận xét: "Đây là văn hóa truyền thống và chúng ta cần phải nghiên cứu, bảo vệ. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên coi đây là phong cách sống luôn luôn đúng".

Cổ nhân Việt có câu: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam Sao bây giờ tàu mới biết nhỉ, mà hướng Nam là Việt Nam, hóa ra ai đang hướng về ai đây

90.000 Dollar cho hai năm học cơ à? Kinh quá ! Trong khi đó, một thân chủ Tàu chính cống - đã xác định chắc chắn với tôi rằng: "Người Tàu cũng thừa nhận phong thủy Tàu có chỗ sai, nhưng không ai đủ khả năng để chứng tỏ điều đó".

Bởi vậy. Phong Thủy Việt đây, nếu sang Tàu dạy chỉ lấy 50. 000 USD/ người trong hai năm đây. Hì. Ông Vũ Tiến Tùng (Vẫn túng tiền) ông ấy bảo lấy rẻ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản gây căng thẳng

Thứ sáu, 11/1/2013, 22:35 GMT+7

Bắc Kinh vừa chỉ trích Tokyo gây căng thẳng trong vực, một ngày sau vụ đối đầu của máy bay quân sự của hai nước này, gần không phận trên quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Chiến đấu cơ Nhật chặn máy bay quân sự Trung Quốc

Posted Image

Chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ảnh: AP

"Trung Quốc kiên quyết phản đối động thái của Nhật Bản khi vô cớ làm tình hình leo thang và gây căng thẳng", Xinhua dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay cho biết, sau khi Nhật hôm qua cử chiến đấu cơ đến đối đầu các máy bay Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Ông Hồng cho hay những máy bay quân sự Trung Quốc đang trong một chuyến bay thường kỳ trên biển Hoa Đông.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay cũng xác nhận hôm 10/1 đã điều động hai chiến đấu cơ J-10, sau khi một máy bay Y-8 của nước này bị hai chiếc chiến đấu cơ F-15 của Nhật theo sát. Trung Quốc cho hay chiếc Y-8 lúc đó đang "tuần hành trên không phận phía tây nam của biển Hoa Đông". Hai chiếc J-10 đã được cử đến để giám sát các chiến đấu cơ Nhật đang theo đuôi chiếc Y-8 và một chiếc máy bay trinh sát khác của Nhật xuất hiện cũng ở không phận này.

"Quân đội Trung Quốc sẽ cảnh giác cao độ và Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ an ninh của lực lượng phòng không và gìn giữ quyền lợi chính đáng của mình", một quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói và cho biết máy bay quân đội Nhật trong thời gian gần đây đang tăng cường giám sát phi cơ Trung Quốc, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động.

Mạng lưới truyền hình Fuji TV của Nhật hôm qua dẫn lời các quan chức nước này cho biết máy bay Trung Quốc xuất hiện trên radar quân sự của quân đội Nhật ở phía bắc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các máy bay F-15 đã được triển khai để đối đầu với các máy bay Trung Quốc 4 lần vào tháng 12/2012 và một lần vào tuần trước.

Căng thẳng Trung - Nhật leo thang kể từ khi chính phủ Nhật Bản năm ngoái cho biết sẽ "quốc hữu hóa" quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trung Quốc khẳng định chuỗi đảo là phần không thể tách rời của lãnh thổ nước này.

Trong một động thái mới nhất, một máy bay của chính phủ Trung Quốc hôm nay lại bị phát hiện bay gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Kyodo dẫn lời Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.

Bộ này cho hay Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản triển khai các máy bay tiêm kích cất cánh từ căn cứ Naha tại tỉnh Okinawa vào buổi trưa, sau khi máy bay cánh quạt Y-12 của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc bay vào khu vực cách quần đảo Senkaku 100km.

Đồng thời, 4 tàu hải giám Trung Quốc hôm nay cũng xuất hiện đi vào khu vực ngoài lãnh hải Nhật Bản. Lực lượng tuần duyên Nhật Bản nói và cho biết đây là lần đầu tiên sau ba ngày những tàu này xuất hiện trong khu vực này.

Trọng Giáp

==============

Đề nghị hai bên hãy kiềm chế! Mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng phương pháp ngoại giao. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ đã đẩy Nga và Trung Quốc sát lại gần nhau

Thứ bảy 12/01/2013 06:02

(GDVN) - Moscow và Bắc Kinh có vẻ như đang bắt đầu gieo những hạt giống của một mối quan hệ chiến lược lâu dài đối phó với Mỹ.

Nga và Trung Quốc, hai quốc gia đã chia sẻ cùng quan điểm với nhiều vấn đề quốc tế, dường như đang cố gắng xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược đối phó với Mỹ.

Posted Image

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo Russia Today News của Nga, trong bối cảnh nước Mỹ đang ngày càng tăng cường hiện diện tại các nước láng giềng của Nga và Trung Quốc, thì theo một cách tự nhiên, Moscow và Bắc Kinh có vẻ như đang bắt đầu gieo những hạt giống của một mối quan hệ chiến lược lâu dài.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng nhấn mạnh cam kết thiết lập một mối quan hệ đối tác đặc biệt với Nga khi nói ông và Tổng thống Vladimir Putin cùng nhất trí rằng mối quan hệ đối tác chiếc lược toàn diện giữa Moscow và Bắc Kinh vẫn là "ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại" của họ.

Nhận định trên đã được nhắc lại một lần nữa hôm 8.1 trong chuyến thăm Bắc Kinh của Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolay Patrushev, người từng tham gia vòng đàm phán thứ 8 về chiến lược an ninh Nga-Trung.

Ông Tập Cận Bình cũng đã từng lặp lại tình cảm dành cho các nhà lãnh đạo Nga khi từng phát biểu tại một hội nghị truyền thông quốc tế gần đây rằng mối quan hệ Nga-Trung "đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong các vấn đề (lĩnh vực) quốc tế".

Posted Image

Sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược tới châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ đã khiến Moscow và Bắc Kinh cùng nóng ghế.

Với thực tế địa chính trị khu vực hiện nay, không có gì đáng ngạc nhiên khi Moscow và Bắc Kinh cùng tìm cách tạo dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược song phương.

Nga và Trung Quốc, quốc gia vốn thích là một quốc gia độc lập không thích tham gia vào các liên minh song phương và hiếm khi hé lộ mục tiêu chính trị, đã từng thực hiện một bước nhảy vọt về đức tin khi cố gắng thiết lập một mối quan hệ gần gũi với Washington. Tuy nhiên, nó nhanh chóng trở nên hỗn loạn khi nhiều người ở Moscow cáo buộc Mỹ làm các mối quan hệ đối tác trở nên xấu đi.

Thực tế, nguyên do chính khiến mối quan hệ Nga-Mỹ nên sa sút là do kế hoạch xây dựng hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa Đông Âu, cách biên giới Nga chỉ vài dặm. NATO, ban đầu tuyên bố có ý định hợp tác với Nga về dự án này, nhưng sau đó lại đổi ý và thậm chí còn không chấp thuận đề nghị của Moscow về việc thiết lập một đảm bảo pháp lý rằng hệ thống này sẽ không bao giờ nhằm vào lãnh thổ Nga.

Trong khi đó, kế hoạch chuyển đổi trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này, và tuyên bố ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ cũng đã khiến Bắc Kinh hoàn toàn không hài lòng.

Posted Image

Lá chắn tên lửa châu Âu của Mỹ đã khiến mối quan hệ Moscow - Washington trở nên sa sút.

Đồng thời, Moscow và Bắc Kinh đều cùng có chung quan điểm với một số vấn đề nóng toàn cầu, trong đó có vấn đề Syria, nơi các tay súng nổi dậy đang cố gắng lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Khi các nhà ngoại giao Nga và Trung Quốc đã kêu gọi lệnh ngừng bắn sau các cuộc đàm phán, Mỹ lại tuyên bố ủng hộ phe đối lập.

"Moscow và Bắc Kinh đều giữ các quan điểm chung trên các địa điểm nóng toàn cầu, trong đó có Syria, Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Iran. Họ cũng sâu sắc bày tỏ mối hoài nghi về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ" - ông Evgeny Bazhanov, Chủ tịch Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, nói với RT trong một cuộc phỏng vấn.

Cuối cùng, mối quan hệ Trung Quốc-Nga đang được thúc đẩy bởi các yếu tố khác ngoài sự cảnh giác ngày càng tăng của họ về ý định địa chính trị của Mỹ.

Ví dụ, để đáp ứng như cầu của nền kinh tế đang bùng nổ, Bắc Kinh đang cần có những nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt lớn, đáng tin cậy. Và Nga luôn hoan nghênh cơ hội để đa dạng hóa nguồn cung cấp dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Nguyễn Hường (nguồn RT)

========================

Nếu tình "hữu nghị" này trở thành hiện thực thì sự xác định Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ trong "canh bạc cuối cùng"(*)bị sai. Tuy nhiên chuyện này xác xuất sai cực kỳ hiếm , đến mức gần như không có. Hãy chờ xem.

========================

* Trừ trường hợp những quyết sách của Trung quốc có dấu hiệu thay đổi từ này đến 23. tháng Chạp Việt lịch - Mà điều kiện tiên quyết phải là công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và long trong công nhận chủ quyền của Việt Nam trên các vùng tranh chấp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Nhật

Thứ Bẩy, 12/01/2013 - 11:10

(Dân trí) – Trong bài viết được đăng tải hôm 10/1, thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc tuyên bố nếu Nhật bắn cảnh cáo máy bay của Trung Quốc đi vào vùng đảo tranh chấp, đó sẽ bị xem như hành động khơi mào chiến tranh.

>> Nhật Bản có thể bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc

Posted Image

Căng thẳng quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa hạ nhiệt

Dẫn nguồn tin của báo giới Nhật, tờ báo này cho rằng hiện Tokyo đang cân nhắc việc cho phép các chiến đấu cơ của lực lượng phòng vệ bắn đạn lửa cảnh cáo máy bay tuần tra Trung Quốc xâm phạm không phận của Nhật trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Đồng thời thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn lại tuyên bố của một người phát ngôn Bộ ngoại giao nước này rằng Trung Quốc kiên định phản đối sự vi phạm của Nhật Bản đối với chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trung Quốc “tiếp tục thận trọng trước những động thái nhằm leo thang căng thẳng”.

Dù vậy tờ báo này cho rằng tuyên bố nêu trên của người phát ngôn Trung Quốc chưa đủ để thể hiện quyết tâm mạnh mẽ “đáp trả các hành động thiếu thận trọng của Nhật”. Và rằng, “chúng tôi tin rằng nếu Nhật Bản dùng đạn lửa, việc đó chắc chắn sẽ khơi mào cho một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Nhật. Người Trung Quốc chắc chắn sẽ yêu cầu chính phủ điều tàu hải quân và không quân tới trả đũa”, bài báo viết

Tác giả bài báo khẳng định, đạn lửa từng được sử dụng bởi Nhật để cảnh cáo các máy bay do thám của Liên Xô bay qua khu vực Okinawa năm 1987. Nhưng mối quan hệ giữa Liên Xô và Nhật khi đó trong tình trạng chiến tranh và xâm lược. Còn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là một khu vực tranh chấp điển hình.

“Chúng tôi tin rằng Trung Quốc đang cân nhắc một cách thận trọng kế hoạch triển khai chiến đấu cơ tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nếu Nhật Bản sử dụng đạn lửa, chiến đấu cơ Trung Quốc chắc chắn sẽ được điều tới quần đảo này”, bài báo quả quyết.

Tờ báo này lý giải, việc Trung Quốc thay thế máy bay do thám bằng chiến đấu cơ không có nghĩa là các chiến đấu cơ sẽ có những hoạt động quân sự tại đó. Hành động này chỉ nhằm nâng ccao khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trước những khiêu khích từ Nhật Bản.

“Toàn khu vực Đông Á trong bối cảnh đó sẽ phải đối đầu với căng thẳng nhưng chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Chúng ta không muốn khai chiến với Nhật. Tuy nhiên nếu Nhật Bản kiên quyết khiêu khích, chúng ta sẽ đáp lại họ tới cùng”, thời báo Hoàn Cầu tuyên bố.

Bài viết còn cho rằng nếu chính phủ Trung Quốc không chuẩn bị một cách nghiêm túc cho khả năng này họ sẽ chịu những tổn thất lớn về chính trị. Khi ấy công luận sẽ không thể hiểu điều đó và không chấp nhận bất kỳ cách lý giải nào khác từ chính phủ.

Trong đoạn kết, bài báo đầy lời lẽ hiếu chiến khẳng định có thể sẽ không có xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật, nhưng chiến lược quản trị rủi ro cần phải linh hoạt hơn do sự đa dạng của các áp lực.

“Có rất ít chỗ cho sự nhân nhượng. Do đó hãy gạt đi mọi do dự và chuẩn bị một cách nghiêm túc cho những đợt cảnh cáo lẫn nhau và đối đầu với với Nhật Bản trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nếu tình hình xấu đi, chúng ta cần buộc Nhật Bản trả giá đắt hơn Trung Quốc.

Tranh chấp trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ thử thách khả năng lãnh đạo của chính phủ Trung Quốc trong thời gian dài. Nhưng chúng ta cần tự tin rằng đối thủ của chúng ta là một tên hiếu chiến nhưng lại chấp nhận sự chiếm đóng quân sự của Mỹ. Chừng nào chúng ta còn cứng rắn, chúng ta sẽ không thua trong cuộc đấu trí này”, bài báo chốt lại.

Thanh Tùng

=================

Cái model nó vậy....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng tôi rất lấy làm tiếc về các hành động đơn phương của TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam theo công ước Luật biển quốc tế năm 1982. Chúng tôi cực lực phản đối các hành động đơn phương, vi phạm Công ước về luật biển năm 1982 cũng như Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Chúng tôi tha thiết đề nghị Trung Quốc cũng như các nước có liên quan khác ngồi vào bàn đàm phán để tiến tới ký Hiệp ước về quy tắc ứng xử trên Biển Đông ...

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

http://vietnamnet.vn...-bien-dong.html

TQ ngang nhiên ra bản đồ từng đảo ở Biển Đông

Trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc lại công bố bản đồ 130 đảo ở vùng biển này và cả các đảo tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông.

Nhật, Mỹ bàn cách ‘đối phó’ với TQ

Philippines, Nhật ‘bắt tay’ trước TQ gây hấn

TQ chi tỉ đô củng cố các đảo ở Biển Đông

Posted Image

Bản đ9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra gây bất bình với các nước trong khu vực.Ảnh:wordpress

Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) hôm qua thông báo, lần đầu tiên nước này đã đánh dấu thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên các bản đồ chính thức.

Bản đồ mới với định dạng theo chiều dọc, do nhà xuất bản Sinomaps ấn hành. Trong đó, phần lớn các đảo và quần đảo chưa từng được Trung Quốc mô tả trong các tấm bản đồ được định dạng theo chiều ngang trước đây.

Theo NASMG, bản đồ mới sẽ được đưa ra công chúng vào cuối tháng 1. Phụ trách Sinomaps Tô Cân Tài nói rằng, bản đồ mới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền hàng hải và các lợi ích cũng như thể hiện lập trường ngoại giao chính trị Trung Quốc.

Tô còn cho hay, bản đồ mới mô tả rõ ràng các đảo lớn ở Biển Đông, thể hiện mối quan hệ địa lý của các đảo này với các đảo, quần đảo phụ cận và những quốc gia xung quanh.

Ở hai góc dưới cùng bên trái và phải của bản đồ lần lượt cho in hình các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.

Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đã phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bất chấp chồng lấn chủ quyền, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên tuyên bố có chủ quyền với hầu hết vùng biển giàu tài nguyên này.

Trước đó, việc Trung Quốc in bản đồ đường 9 đoạn trong hộ chiếu điện tử đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam và Philippines. Tấm hộ chiếu mới còn in hình bản đồ kèm những khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở một tin tức liên quan, cũng trong hôm qua, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra hàng hải và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên để đảm bảo chủ quyền của họ ở Hoa Đông và Biển Đông. Tờ Nhật báo Trung Quốc dẫn lời giám đốc Tổng cục Hàng hải Trung Quốc Lưu Tứ Qúy rằng, các tranh chấp lãnh thổ leo thang trong năm 2012 đã khiến họ phải tăng cường bảo vệ chủ quyền hàng hải của Bắc Kinh trong khu vực.

“Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện tuần tra thường xuyên ở quần đảo Điếu Ngư (cách Trung Quốc gọi quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông) và Biển Đông", Lưu nói.

Trong khi đó, Trung tâm nghiên cứu Địa lý và Biên giới Lịch sử Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội nước này thừa nhận rằng, Trung Quốc còn tụt hậu so với nhiều nước khác trong khu vực về cơ sở hạ tầng hàng hải, khả năng thực thi luật pháp, cơ sở và nhân viên tuần tra biển.

“Một ngân sách lớn và các hỗ trợ khác sẽ được dành riêng cho cơ quan ngư nghiệp, giám sát hàng hải và lực lượng phòng vệ bờ biển để thúc đẩy các nỗ lực của Trung Quốc trong mục tiêu trở thành cường quốc hàng hải", Lưu nhấn mạnh.

Thái An (theo Zeenews)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng tôi rất lấy làm tiếc về các hành động đơn phương của TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam theo công ước Luật biển quốc tế năm 1982. Chúng tôi cực lực phản đối các hành động đơn phương, vi phạm Công ước về luật biển năm 1982 cũng như Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Chúng tôi tha thiết đề nghị Trung Quốc cũng như các nước có liên quan khác ngồi vào bàn đàm phán để tiến tới ký Hiệp ước về quy tắc ứng xử trên Biển Đông ...

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

http://vietnamnet.vn...-bien-dong.html

TQ ngang nhiên ra bản đồ từng đảo ở Biển Đông

Trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc lại công bố bản đồ 130 đảo ở vùng biển này và cả các đảo tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông.

Nhật, Mỹ bàn cách ‘đối phó’ với TQ

Philippines, Nhật ‘bắt tay’ trước TQ gây hấn

TQ chi tỉ đô củng cố các đảo ở Biển Đông

Posted Image

Bản đ9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra gây bất bình với các nước trong khu vực.Ảnh:wordpress

Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) hôm qua thông báo, lần đầu tiên nước này đã đánh dấu thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên các bản đồ chính thức.

Bản đồ mới với định dạng theo chiều dọc, do nhà xuất bản Sinomaps ấn hành. Trong đó, phần lớn các đảo và quần đảo chưa từng được Trung Quốc mô tả trong các tấm bản đồ được định dạng theo chiều ngang trước đây.

Theo NASMG, bản đồ mới sẽ được đưa ra công chúng vào cuối tháng 1. Phụ trách Sinomaps Tô Cân Tài nói rằng, bản đồ mới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền hàng hải và các lợi ích cũng như thể hiện lập trường ngoại giao chính trị Trung Quốc.

Tô còn cho hay, bản đồ mới mô tả rõ ràng các đảo lớn ở Biển Đông, thể hiện mối quan hệ địa lý của các đảo này với các đảo, quần đảo phụ cận và những quốc gia xung quanh.

Ở hai góc dưới cùng bên trái và phải của bản đồ lần lượt cho in hình các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.

Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đã phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bất chấp chồng lấn chủ quyền, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên tuyên bố có chủ quyền với hầu hết vùng biển giàu tài nguyên này.

Trước đó, việc Trung Quốc in bản đồ đường 9 đoạn trong hộ chiếu điện tử đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam và Philippines. Tấm hộ chiếu mới còn in hình bản đồ kèm những khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở một tin tức liên quan, cũng trong hôm qua, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra hàng hải và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên để đảm bảo chủ quyền của họ ở Hoa Đông và Biển Đông. Tờ Nhật báo Trung Quốc dẫn lời giám đốc Tổng cục Hàng hải Trung Quốc Lưu Tứ Qúy rằng, các tranh chấp lãnh thổ leo thang trong năm 2012 đã khiến họ phải tăng cường bảo vệ chủ quyền hàng hải của Bắc Kinh trong khu vực.

“Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện tuần tra thường xuyên ở quần đảo Điếu Ngư (cách Trung Quốc gọi quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông) và Biển Đông", Lưu nói.

Trong khi đó, Trung tâm nghiên cứu Địa lý và Biên giới Lịch sử Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội nước này thừa nhận rằng, Trung Quốc còn tụt hậu so với nhiều nước khác trong khu vực về cơ sở hạ tầng hàng hải, khả năng thực thi luật pháp, cơ sở và nhân viên tuần tra biển.

“Một ngân sách lớn và các hỗ trợ khác sẽ được dành riêng cho cơ quan ngư nghiệp, giám sát hàng hải và lực lượng phòng vệ bờ biển để thúc đẩy các nỗ lực của Trung Quốc trong mục tiêu trở thành cường quốc hàng hải", Lưu nhấn mạnh.

Thái An (theo Zeenews)

Chưa đến ngày 23 tháng Chạp. Nhưng Thiên Sứ tôi cú lắm! Tuy nhiên chưa có cớ gì để cắt giảm tiếp thi gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung-Nhật: Điểm trước của cuộc chiến vì an ninh hàng hải

Cập nhật lúc 06:59, 13/01/2013

(ĐVO) - Hàng hải là tuyến đường biển để cho tàu thuyền của các quốc gia có biển đi lại, giao thương. Trên thế giới có nhiều quốc gia nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến hàng hải. Bởi vậy, bảo vệ an toàn cho tàu thuyền của mình qua lại, thông thương trên tuyến hàng hải này là chiến lược cực kỳ quan trọng nếu như không muốn quốc gia lệ thuộc vào ai.

Senkaku/Điếu Ngư – chiêu bài và phép thử.

Thật ra, dù có hiếu chiến đến mấy thì không thể nào Trung-Nhật xảy ra cuộc chiến tranh chấp Sekaku/Điếu Ngư.

Với Trung Quốc, Senkaku/Điếu Ngư chỉ là phép thử.

Trung Quốc muốn thử liên minh quân sự Mỹ-Nhật nó lỏng lẻo đến đâu khi một thời gian dài đảng cầm quyền Nhật Bản đã lạnh nhạt, gây tổn hại và nắn gân Nhật Bản buộc Nhật Bản phải nhân nhượng trước áp lực của nền kinh tế bị suy sụp. Trung Quốc muốn biết thái độ, khả năng của Nhật đến đâu và quan trọng nhất là đánh giá lời nói và hành động của Mỹ trên khu vực châu Á-TBD.

Posted Image

Nhật Bản cắm cờ khẳng định chủ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang diễn ra tranh chấp với Trung Quốc.

Cái Trung Quốc cần biết đã biết, thứ nhất là Mỹ không mặn mà gì với Senkaku. Khi Trung Quốc “chơi rắn”, Mỹ lúc thì tuyên bố đứng bên ngoài, không can thiệp, khi thì Senkaku nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.

Thứ hai là chính phủ Nhật Bản không có bản lĩnh trong xử lý. Và, điều rút ra: Nhân nhượng Trung Quốc là vấn đề thời gian.

Điều tai hại nguy hiểm từ Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc không lường hết là quá lạm dụng chủ nghĩa dân tộc cho nên không làm chủ được tình hình, khi tình thế đã thay đổi không có lợi thì không có đường lùi.

Rõ ràng, quần đảo này ai cũng biết, địa chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung Quốc không đến mức vì nó mà sẵn sàng xung đột, thậm chí chiến tranh, nhưng khi tình hình thực tế đã xảy ra như thế nên Trung Quốc không thể điều chỉnh, bởi chủ nghĩa dân tộc đã tạo ra cho chính phủ một áp lực lớn. Đây là một sai lầm mà Mỹ, Nhật Bản lợi dụng để triển khai một loạt chính sách bao vây, cô lập Trung Quốc…

Senkaku với Nhật Bản dùng làm chiêu bài.

Thật ra đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), cầm quyền với chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda quốc hữu hóa quần đảo Senkaku là bắt buộc, không phải có ý thách thức với Trung Quốc mà hành động này nhằm ngăn kế hoạch mua và phát triển quần đảo của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara vốn có thể khiến Trung Quốc càng thêm giận dữ và tình hình còn tồi tệ hơn nếu nó được thực hiện.

Nước cờ này là của đảng đối lập Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) đứng đầu là ông Shinzo Abe hay tình cờ của ngài Thị trưởng Tokyo, hay với bàn tay của Mỹ… thì không ai biết. Chỉ biết rằng chính từ vụ tranh chấp Senkaku-cú đánh cuối cùng, mà đảng cầm quyền (DPJ) thất bại thảm hại. Đảng Dân chủ Tự do LDP theo đường lối dân tộc chủ nghĩa thắng lợi giòn giã, ông Shinzo Abe lên làm Thủ tướng.

Senkaku, đến lúc này thì Mỹ lại tuyên bố thẳng thừng Senkaku là của Nhật Bản, nằm trong đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật…bằng giấy trắng mực đen hẳn hoi. Nghĩa là nếu Trung Quốc tấn công Senkaku thì Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Nhật. (Dấu hiệu Mỹ dùng Sekaku gây sức ép và không ưu chuộng gì sự cầm quyền của DPJ Nhật Bản).

Senkaku, trong vấn đề đối nội đã trở thành một nguyên nhân, một bàn đạp cho chính sách quốc phòng mới của Thủ tướng Shinzo Abe, bình thường hóa quân đội, tăng ngân sách quốc phòng, tái vũ trang…

Senkaku được Nhật Bản phất lên như là một lá cờ chính nghĩa để tập hợp lực lượng, đến mức sự hồ nghi về mầm mống trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật cũng không còn trong các quốc gia từng là nạn nhân.

Có thể nói, Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản cũng chỉ là “con tốt giữa” của 2 bên, nhưng Nhật Bản đã đẩy được con tốt ấy sang sông và trở nên cứng rắn, quyết liệt với Trung Quốc hơn bao giờ hết.

Posted Image

Tầu chiến Nhật và tầu Trung Quốc rượt đuổi nhau trên biển Hoa Đông

Đối tượng tác chiến trực tiếp chiến lược Trung-Nhật.

Nếu như trước đây khi chưa phát triển mạnh, Trung Quốc không những tự tự túc được nguồn năng lượng mà còn xuất khẩu sang láng giềng thì đến năm 1993 sau khi đẩy mạnh sản xuất và hoạt động ngoại thương, Trung Quốc đã từ nhóm nước cung cấp nguồn năng lượng sang nhóm nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm 2003, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới trong nhóm nước này, chỉ sau Mỹ.

Điều đáng lưu tâm là kể cả ngoại thương, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển chẳng khác nào như một đảo quốc.

Nhật Bản thì tệ hơn Trung Quốc nhiều, nền kinh tế không những phụ thuộc vào năng lượng dầu mỏ mà cả nguyên vật liệu công nghiệp. Và tất nhiên, Nhật Bản là một đảo quốc thật sự không cần bàn cãi.

Con đường biển chủ yếu mà Trung Quốc giao thương (Trung Quốc gọi là “Liên Châu” hay “Chuỗi ngọc trai”) là tuyến chạy qua vịnh Persique, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông.

Nhật Bản, giao thương cũng không ngoài tuyến hàng hải đó.

Riêng trên biển Đông, có hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển thì 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.

Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).

Nếu như Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông thì hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua Biển Đông…

Nói sơ sơ như vậy cũng đủ để chứng tỏ một điều: Trung Quốc và Nhật Bản đều có tuyến hàng hải trùng nhau, đồng thời tuyến hàng hải cũng là con đường quyết định sự sống còn của 2 nền kinh tế. Cho nên, nếu Trung Quốc hoặc Nhật Bản khống chế được tuyến hàng hải này thì ít nhất sẽ có sự lệ thuộc vào nhau.

Điều đáng nói là từ trước đến nay Trung, Nhật chưa ai khống chế được tuyến hàng hải quan trọng này. Việc bảo vệ an toàn hàng hải trên tuyến này là Hải quân Mỹ.

Nhật Bản dựa vào sự bảo trợ của quân đội Mỹ để giải quyết các vấn đề an ninh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển của mình.

Dĩ nhiên, để đổi lấy sự bảo trợ đó, thì Nhật buộc phải nhượng bộ Mỹ cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế hay không thì không rõ, nhưng dù sao, Mỹ-Nhật là đồng minh chiến lược với nhau nên vấn đề không đến mức nhức nhối để Mỹ phải sử dụng miếng đánh hiểm này.

Còn Trung Quốc, cũng vậy thôi, một cái thòng lọng sẵn sàng thít vào cổ bất cứ lúc nào Mỹ cho là cần thiết.

Để cắt bỏ sợi dây thòng lọng này, ngoài việc tuyên bố hơn 80% diện tích biển Đông là của mình, Trung Quốc buộc phải thành lập rất nhiều nhóm tàu sân bay để bảo vệ tuyến hàng hải dài, để giành quyền kiểm soát hoạt động nhập khẩu dầu mỏ bằng đường biển khi có vấn đề xảy ra.

Nhưng như vậy có nghĩa là thách thức Mỹ, chắc chắn đối đầu với Mỹ mà trước hết kẻ bị ảnh hưởng, tổn thương, bị uy hiếp nhiều nhất là không ai ngoài Nhật Bản.

Giả sử Trung Quốc kiểm soát được tuyến hàng hải này, đương nhiên, cũng như Mỹ hiện tại vẫn ra rả tuyên bố “tự do hàng hải” nhưng khi Trung Nhật căng thẳng hay xảy ra xung đột thì khóa chặt tuyến hàng hải này là điều tất yếu, xin đừng hỏi tại sao. Và hậu quả như nào thì Nhật Bản quá hiểu.

Ngược lại nếu như Nhật Bản và Mỹ cùng khống chế tuyến hàng hải này thì Trung Quốc chưa thể “thích gì làm nấy” được.

Sự trở lại châu Á-TBD của Mỹ là để kiềm chế Trung Quốc nhưng với một sách lược không “bao cấp” mà buộc đồng minh chia xẻ trách nhiệm.

Mỹ không bảo vệ lợi ích quốc gia khác bằng lính Mỹ ngoại trừ của chính mình. Chính vì thế, Mỹ yêu cầu Nhật Bản phải có trách nhiệm cao hơn.

Nhật Bản là quốc đảo, nếu Trung Quốc như đã phân tích trên cũng như là quốc đảo thì tuyến hàng hải huyết mạch được coi như cung cấp máu cho tim hoặc đây là tuyến đường mà bắt buộc phải đi qua để uống. Nhịn ăn có thể 7 ngày, nhưng nhịn uống thì không được như vậy, ít ngày lắm.

An ninh hàng hải với Nhật Bản là sự sống còn của nền kinh tế, do đó cũng là sự sống còn của an ninh quốc gia. Nhật Bản buộc phải cứng rắn, không nhân nhượng và làm tất cả những gì có thể để bảo vệ an ninh quốc gia.

Chẳng có gì khó hiểu khi Nhật thân thiện với Nga, Hàn Quốc (và Mỹ thì khỏi phải bàn), chẳng có gì khó hiểu khi Nhật Bản tăng cường quan hệ với ASEAN đặc biệt là Philipines, Việt Nam…

Rốt cuộc, sự đụng độ trên khu vực châu Á-TBD, nói cách khác Nhật Bản là nước mà Trung Quốc phải đối đầu nếu muốn “vượt qua vòng loại”, là đối tượng tác chiến trực tiếp của nhau.

Làm sao gọi là một cường quốc biển khi mà không đủ sức bảo vệ thông thương trên các tuyến hàng hải của mình. Nhưng để khống chế, kiểm soát tuyến hàng hải “Liên Châu”, Trung Quốc phải làm rất nhiều việc mà có rất nhiều láng giềng không thích và chống phá, đặc biệt là Nhật Bản.

Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư chỉ là đêm trước những điều tồi tệ vì an ninh hàng hải quyết liệt sắp xảy ra.

Lê Ngọc Thống

================

Bản chất của vấn đề không phải là an ninh hàng hải và năng lượng. Mà là thế giới sẽ phải lựa chọn một trật tự thế nào khi xác đinh ai là bá chủ thế giới này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Nhân Dân, TQ: Siêu tàu không gian X-37B là ý đồ của Mỹ nhằm vào TQ

Chủ nhật 13/01/2013 07:59

(GDVN) - Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc tỏ ra đặc biệt lo ngại trước việc Mỹ "quân sự hóa vũ trụ" nhằm vào Trung Quốc, tạo mối đe dọa tiềm tàng trong vũ trụ.

Siêu máy bay X-37B của Mỹ khiến Nga, Trung Quốc đứng ngồi không yên

Mỹ lại chuẩn bị thử nghiệm siêu cơ do thám X-37B

Mỹ sẽ tiếp tục phóng tàu vũ trụ X-37B vào tháng 10 năm nay

Quân đội Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc bằng tàu vũ trụ X-37

Tàu vũ trụ X-37B Mỹ đang theo dõi Thiên Cung-1 của Trung Quốc?

Posted ImagePosted Image

Máy bay không gian không người lái X-37B của Không quân Mỹ

Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, gần đây, một chiếc máy bay không gian của Không quân Mỹ đã được phóng lên từ căn cứ không quân Cape Canaveral ở bang Florida, Mỹ đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Nguyên nhân chủ yếu là do, quỹ đạo vận hành và góc chếch quỹ đạo của loại máy bay này rất giống với trạm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc.

Do đó, báo Trung Quốc nghi ngờ rằng, trong bối cảnh lớn Mỹ tăng tốc chuyển trọng tâm chiến lược sang hướng Đông, gia tăng bán vũ khí cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tích cực can dự tranh chấp biển Đông, thông qua Luật trao quyền quốc phòng yêu cầu phá đường hầm hạt nhân dưới lòng đất của Trung Quốc, máy bay không gian không người lái X-37B được phóng lên và hoạt động là có ý đồ “nhằm vào Trung Quốc”.

Điều đáng chú ý là, X-37B được cho là một mẫu máy bay có thể đưa tải trọng có hiệu quả với một lượng nhỏ vào quỹ đạo, thực hiện một loạt nhiệm vụ, sau đó tiếp tục quay trở về Trái đất. Do đó, nó vừa có thể tuần tra ở ngoài vũ trụ, vừa có thể bay vào bầu khí quyển để thực hiện nhiệm vụ, vì thế mà được gọi là “máy bay không gian”.

Posted Image

Máy bay không gian không người lái X-37B

Trung Quốc nghi ngờ mục đích của Mỹ

Mục đích của X-37B là gì? Đối với vấn đề này, Gary Payton, phó chỉ huy chương trình không gian của Không quân Mỹ, cựu chỉ huy trưởng tàu con thoi giải thích rằng, X-37B vừa là thiết bị nghiệm chứng công nghệ, vừa là trang bị thử nghiệm không gian, đã chứng tỏ thực lực khoa học công nghệ của Mỹ có thể tái sử dụng máy bay thử nghiệm không gian không người lái. Nói cách khác, nó được sử dụng để nghiên cứu khoa học.

Nhưng, báo Trung Quốc cho rằng, X-37B chỉ nặng 6 tấn không thể mang theo thiết bị thí nghiệm và vệ tinh cỡ lớn, hơn nữa là máy bay không người lái, lý do “dùng để thí nghiệm” là không hợp logic.

Về công dụng thực sự của X-37B, Lý Đại Quang, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, đối với những người trong ngành hàng không vũ trụ, X-37B có thể là một loại tàu vũ trụ tác chiến không gian tiên tiến, có thể bay quanh Trái đất với tốc độ 7,8 km/giây ở quỹ đạo thấp cách mặt đất vài trăm km, có thể hoạt động 270 ngày trên quỹ đạo.

Sau khi đưa vào tác chiến thực tế, có thể tiến hành tấn công trực tiếp đối với các tàu vũ trụ có quỹ đạo ở gần, xa Trái đất, thậm chí bay cơ động. Vì vậy, ông cho rằng, X-37B rất có thể sẽ là máy bay chiến đấu không gian đầu tiên của con người.

Posted Image

Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ

Vương Minh Chí, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu-giảng dạy chiến lược, Học viện chỉ huy không quân Trung Quốc cho rằng, chương trình X-37B, máy bay siêu thanh (tên lửa siêu thanh) Falcon HTV-2 và chương trình X-5IA của Mỹ đều là những chương trình giúp Mỹ xây dựng được “khả năng tấn công toàn cầu tốc độ nhanh”.

Dave Webb, chủ tịch mạng lưới toàn cầu chống vũ khí và sức mạnh hạt nhân không gian cho rằng, X-37B là một phần trong thực hiện kế hoạch khả năng tấn công toàn cầu tốc độ nhanh trong vòng thời gian chưa đến 1 giờ.

Cũng có chuyên gia cho rằng, Không quân Mỹ đang nghiên cứu phương thức hoạt động gián điệp mới, X-37B có thể được dùng để tiến hành thử nghiệm bộ cảm biến tiên tiến của vệ tinh do thám, rất có thể mở ra lĩnh vực do thám mới. X-37B có thể trở thành sát thủ vệ tinh, nó trang bị người máy dài 10-15 m, có thể tiếp cận và cùng hoạt động trên quỹ đạo với vệ tinh của nước khác, sau đó “tóm” lấy vệ tinh, đưa nó vào tầm kiểm soát của Mỹ.

Posted Image

Máy bay không người lái siêu thanh Falcon HTV-2, Mỹ

Tranh cãi về khả năng “nhằm vào Trung Quốc”

Giáo sư Thời Ân Hoằng, Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, thành tựu về hàng không vũ trụ những năm gần đây của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý cao của Mỹ.

Mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh họ “sử dụng không gian vũ trụ cho hòa bình”, nhưng Mỹ vẫn cảm thấy mối đe dọa tiềm tàng, tìm mọi cách duy trì ưu thế áp đảo về công nghệ vũ trụ toàn cầu, mục tiêu chiến lược đối ngoại có tính mở rộng rất mạnh. Điều này khiến cho nhiều người tự nhiên liên hệ X-37B với Trung Quốc.

Sự phỏng đoán ít nhiều mang tính đe dọa như “Thiên Cung 1 bị X-37B bám theo” hoàn toàn không phải không có căn cứ gì. Có người tính toán rằng, X-37B bay ở độ cao 300-340 km, cứ xoay 31 vòng, quỹ tích mặt đất của nó sẽ lặp lại, độ cao quỹ đạo và quỹ tích này rất phù hợp với đặc trưng của vệ tinh trinh sát/do thám Mỹ.

Đồng thời khi X-37B phóng lần thứ hai thì cũng đúng vào lúc Trung Quốc phóng Thiên Cung 1, quỹ đạo vận hành cũng gần với Thiên Cung 1, góc chếch quỹ đạo của X-37B là 42,8 độ, còn góc chếch quỹ đạo của Thiên Cung 1 là 42,78 độ, độ cao hầu như giống nhau.

Posted Image

Trạm Thiên Cung 1 của Trung Quốc

Một số nhà khoa học Mỹ đã phủ nhận những quan điểm này và giải thích rằng, X-37B tuy có tham số quỹ đạo gần giống với Thiên Cung 1, nhưng mô hình quỹ đạo của chúng khác nhau, khi gặp nhau, chúng có tốc độ cao tới 8 km/giây, với tốc độ đó, nó không thể thu thập được bất cứ tin tức tình báo nào.

Đương nhiên cũng có người cho rằng, X-37B là một âm mưu Mỹ “lôi kéo Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang”, mục đích là khuyến khích Trung Quốc chi tiền để nghiên cứu phát triển, làm chậm các bước phát triển của Trung Quốc.

John Parker, giám đốc điều hành trang mạng “An ninh Toàn cầu” Mỹ cho rằng: “Nó thực sự có một công dụng nào đó, tôi cho rằng, công dụng của nó là để người Trung Quốc luôn phải phỏng đoán công dụng của nó rốt cuộc là gì”.

Kỳ tiếp: Quân sự hóa không gian vũ trụ gợi mở điều gì sâu xa?

=========================

Đương nhiên cũng có người cho rằng, X-37B là một âm mưu Mỹ “lôi kéo Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang”, mục đích là khuyến khích Trung Quốc chi tiền để nghiên cứu phát triển, làm chậm các bước phát triển của Trung Quốc.

Mối tương quan hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải như với Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây, để mà cần làm suy yếu Trung Quốc bằng một cuộc chay đua vũ trang. Đúng là suy nghĩ của những kẻ thiển cận, không biết mình giầu lên từ đâu.

Các học giả Trung Quốc ngồi bàn đến Tết Công Gô cũng chẳng thể biết mục đích của cuộc thí nghiệm này.

Miếng da lừa đang ngày càng teo lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chưa đến ngày 23 tháng Chạp. Nhưng Thiên Sứ tôi cú lắm! Tuy nhiên chưa có cớ gì để cắt giảm tiếp thi gian.

Phim hay...gồm nhiều tập...Sư phụ cứ đòi "chiếu" tập cuối trước không hà...

"Cây cao, thì gió càng lay...

Càng cao danh vọng, càng dày gian nan..."

Share this post


Link to post
Share on other sites

===============

Tôi đã gửi ý kiến sửa đổi hiến pháp theo chỉ thị 22-CT/TW và Nghĩ quyết 38/2012/QH13 trong mục đóng góp ý kiến của Vietnamnet.vn, như sau:

Đề nghị sửa lại câu trong lời nói đầu:.

Thành:

Không biết nhiều người cùng góp ý kiến thế này thì liệu có khả quan không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất đồng quanh kết luận Trung Quốc mạnh hơn Mỹ

Thứ Bẩy, 12/01/2013 - 20:21

Một cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc vừa công bố báo cáo cho thấy Trung Quốc là một nước giàu mạnh hơn so với Mỹ và sẽ sớm trở thành siêu cường kinh tế duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ra ngày 11/1, báo cáo này đã gây ra nhiều tranh cãi, với việc nhiều chuyên gia phân tích tỏ ra hoài nghi về kết luận trong báo cáo.

Trong báo cáo "Sức mạnh Quốc gia" vừa được Viện Khoa học Trung Quốc công bố, cơ quan này khẳng định rằng “sức mạnh quốc gia” của Trung Quốc tốt hơn của Mỹ kể từ năm 2007 và chỉ số này sẽ gia tăng từ năm 2019, khi Trung Quốc được dự đoán trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mô tả Mỹ là một người đàn ông đã qua thời kỳ đỉnh cao, còn Trung Quốc là một thanh niên khỏe mạnh, bản báo cáo cho rằng sức mạnh quốc gia là vốn liếng tốt nhất mà Trung Quốc có thể sử dụng để vượt qua Mỹ. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc trích dẫn báo cáo nói rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2049, thời điểm Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập.

Các chuyên gia phân tích đã đặt nghi vấn về phương pháp đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng cũng như kết luận của họ. Trang Kiên, chuyên gia kinh tế cao cấp của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Trung Quốc, nhận định: “Có nhiều giả thuyết đầy nghi vấn trong báo cáo. Họ cho rằng mọi thứ ở Trung Quốc sẽ diễn ra thuận lợi. Họ không tính đến những nhân tố bất định.”

Chuyên gia này nói rằng Trung Quốc đang ở vào một thời điểm lịch sử trong quá trình phát triển của mình và nước này đang phải đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi phải cải cách cơ bản để khắc phục tình trạng mà các chuyên gia kinh tế gọi là “bẫy thu nhập trung bình” và đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Trang tin tức 163.com dẫn lời Hướng Tùng Trác, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, nói rằng báo cáo trên có nhiều vấn đề. Chuyên gia này nhấn mạnh: "Trung Quốc tụt hậu nhiều so với Mỹ về các dịch vụ y tế và giáo dục, nhà ở cũng như hệ thống lương hưu.”

Thời báo Hoàn Cầu, một ấn bản của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nổi tiếng với lập trường chủ nghĩa dân tộc - cho rằng những kết luận trong bản báo cáo trên được đưa ra bởi những người quá thiên về chủ nghĩa sôvanh. Trong bài viết trên báo này, ông Phương Chu Tử - học giả nổi tiếng Trung Quốc - cho rằng “bản báo cáo thể hiện tâm lý chống Mỹ trong xã hội Trung Quốc.”

Nhiều phản ứng trên mạng Internet đã thể hiện sự châm biếm đối với bản báo cáo trên. Một blogger nói rằng Viện Khoa học Trung Quốc nên xếp Bắc Triều Tiên lên đầu danh sách những nước hạnh phúc nhất, tiếp đến là Trung Quốc và Mỹ xếp cuối cùng. Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Hãng Thông tấn Trung Tân, ông Dương Đà Quý - trưởng nhóm nghiên cứu công bố báo cáo trên - đã bác bỏ những chỉ trích và nói rằng những phương pháp được họ sử dụng thường được thực hiện bởi các cơ quan nghiên cứu quốc tế.

Bản báo cáo cũng bao gồm phần đánh giá về cái mà các chuyên gia Trung Quốc gọi là “sức mạnh quốc gia” của hơn 100 nước trên thế giới, phân tích những nhân tố như sự miễn nhiễm nguy cơ kinh tế và quyết sách quốc gia cũng như khả năng thực hiện và trách nhiệm quốc gia. Các nước trong danh sách này được chia làm 4 thứ hạng dựa trên tình trạng “sức mạnh quốc gia” của họ.

Trong hạng mục “trách nhiệm quốc gia,” Trung Quốc xếp thứ hai, trong khi Mỹ xếp cuối cùng. Trung Quốc cũng xếp trên các nước khác trong hạng mục “miễn nhiễm nguy cơ kinh tế.”

Về tổng thể Trung Quốc xếp thứ 11, với tình trạng “sức mạnh quốc gia tăng lên mức tiêu chuẩn”, trong khi Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh nằm trong số 37 nước bị đánh giá là “chưa đủ sức mạnh”. Thụy Điển, Phần Lan và Australia nằm trong tốp 10 nước đầu tiên, với “sức mạnh dồi dào.” Ethiopia, Sudan, Iraq và Afghanistan xếp cuối cùng trong danh sách.

Theo Vietnam+

=====================

Nên gửi kết luận này của các nhà khoa học Trung Quốc cho Lưỡng viện quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ. Chắc chắn ngài Obama sẽ vượt qua bức tường tài chính và tăng ngân sách quốc phòng. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay