Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Nhưng ông Nguyễn Trần Bạt này giỏi và đúng là một người có cái nhìn chuẩn mực. Nội dung trả lời phỏng vấn của ông có tính giáo dục rất cao, nhưng lại không hề có chất "lên mặt dạy đi". Cách thể hiện của ông Bạt, tôi tin rằng ông ta không phải "giáo sư", "tiến sĩ". Mà là một người có kiến thức tự học rất phong phú.

Để kiểm chứng nhận xét của mình, tôi lên Gu gồ chấm Nguyễn Trần Bạt thì thấy cái thư viện "Oai cai" nó nói thế này và đúng là ông Bạt không phải giáo sư tiến sĩ thật.

Tiểu sử

Nguyễn Trần Bạt sinh năm 1946[5] ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.[9] Cha ông từng học ở Hà Nội và đã đỗ Tú tài. Cha ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám, nhưng vì ông nội và ông ngoại của ông là các địa chủ nên cha ông đã bị tạm dừng sinh hoạt Đảng cho tới năm 1960.[7]

Năm 1954, ông theo mẹ ra Hà Nội. Tại đây ông phải vất vả kiếm sống. Ông từng phải bán nước chè dạo ở ga Hàng Cỏ.

Năm 1963, ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1973, ông tốt nghiệp kỹ sư xây dựng cầu đường trường Đại học Xây dựng.

Ông tiếp tục phục vụ quân đội cho đến năm 1975.[9]

Ông còn có bằng cử nhân luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.[5]

Năm 1975 đến 1984, Ông từng giữ quyền chủ nhiệm một bộ môn nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải. Do hai lần thi trượt nghiên cứu sinh và đấu đá chức quyền ở Viện này nên ông đã phải rời khỏi Viện.

Năm 1984, ông thôi việc Nhà nước.[6]

Năm 1987, Nguyễn Trần Bạt khởi xướng việc thành lập Văn phòng Xúc tiến các hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam, tiền thân của Công ty Sở hữu Công nghiệp INVESTIP thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Năm 1989, dưới sự bảo trợ của Viện Khoa học Việt Nam, ông cùng với một số đồng nghiệp đã thành lập Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao Công nghệ (có tên giao dịch là InvestConsult Ltd). Kể từ đó, InvestConsult Ltd. chuyển hướng sang cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài và trở thành một trong những tổ chức đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này.[10]

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ

VnExpress

Thứ tư, 26/12/2012, 00:30 GMT+7

Gần 2 tháng mắc kẹt tại cảng Kolkata, thuyền viên tàu Cái Lân 4 viết thư về nước cầu cứu, nhưng lãnh đạo Vinashinlines cũng lực bất tòng tâm, chỉ cho biết phải chờ đợi.

Thủy thủ tàu Hoa Sen kêu cứu

Những con tàu nghìn tỷ nằm chết đống

Gửi thư về Việt Nam ngày 25/12, 22 thuyền viên tàu Cái Lân 4 của Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) cho biết tàu bị tòa án Ấn Độ bắt giữ cuối tháng 10, khi cập cảng Kolkata để giao hàng. Lý do các nhà chức trách tại đây đưa ra là Vinashinlines nợ tiền một nhà cung cấp dầu tại Singapore mà chưa trả.

Thủy thủ đoàn cho biết đã nhiều lần liên lạc về Việt Nam, yêu cầu Vinashinlines giải quyết nhưng chưa nhận được hỗ trợ.

Sau 2 tháng bị bắt giữ, việc ăn ở của thuyền viên gặp rất nhiều khó khăn. Hết lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu DO, mọi người sống cầm cự qua ngày bằng mì tôm, rau dại. Nhiều người bị ốm, sút cân. Ngày 25/12, 22 thủy thủ đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị giúp đỡ.

Posted Image

Hình ảnh tàu Cái Lân 4, một trong số 16 tàu đang bị mắc kẹt của Vinashinlines. Ảnh thủy thủ đoàn cung cấp

Tàu Cái Lân 4 không phải là trường hợp duy nhất của Công ty Vinashinlines đang bị mắc kẹt ở nước ngoài. Liên tiếp trong những tháng vừa qua, hàng loạt bức thư kêu cứu của các thủy thủ đã gửi về từ khắp nơi trên thế giới như tàu Hoa Sen, New Phoenix, Sea Eagle từ Trung Quốc, tàu Diamond Way đang kẹt ở UAE. Trong thư, tất cả các thủy thủ đều cho biết đang ở tình trạng bị bắt giữ hoặc hết tiền, không nhiên liệu và cũng không nhận được kế hoạch hay hỗ trợ nào từ Vinashinlines.

Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo Vinashinlines cho biết công ty "lực bất tòng tâm" biết chuyện tàu Cái Lân 4 bị bắt ở Ấn Độ từ lâu, thấu hiểu rất rõ tình trạng của tàu và các thủy thủ. "Nhưng giờ công ty kiệt quệ rồi, chúng tôi đã báo cáo lên Chính phủ rồi, nay chỉ biết chờ đợi thôi", ông nói tiếp.

Cũng theo vị lãnh đạo này, hiện công ty có tổng cộng 16 tàu đang bị mắc kẹt, nằm một chỗ ở cả trong lẫn ngoài nước.Trong đó khó khăn nhất là tàu New Phoenix đang bị kẹt ở Đại Liên, Trung Quốc, nơi nhiệt độ ngoài trời đang là âm 15 độ C. Các thủy thủ trên tàu đang phải gom củi để sưởi ấm và đun nấu và húp cháo loãng cho qua ngày. Với mỗi tàu chứa 10 đến 20 thuyền viên, hiện có cả trăm người đang bám trụ trên các tàu trong tình trạng thiếu đói.

Vị lãnh đạo trên cũng xác nhận thông tin Chính phủ đã có thông báo cho biết sẽ cấp khoản vốn 200 tỷ đồng để kéo các tàu về nước. "Đấy là có thông báo như thế, kế hoạch và thời gian triển khai chưa biết thế nào", vị lãnh đạo này cho biết.

Theo kế hoạch của Vinashinlines, công ty sẽ bán các tàu này đi ngay tại nơi đang neo đậu vì nếu đưa về Việt Nam còn tốn kém hơn. Bán sớm ngày nào đỡ tốn kém ngày đấy vì hiện nay, tính các loại chi phí của 16 con tàu này cũng ngốn 10 tỷ đồng mỗi tháng. Lãnh đạo của Vinashinlines hy vọng sau khi triển khai kế hoạch, tình trạng thiếu đói, mắc kẹt của các thủy thủ sẽ được giải quyết.

Không chỉ thiếu tiền đưa thủy thủ về nước, Vinashinlines còn gặp khó khăn ngay trong việc trả lương thưởng nhân viên. "Trong tài khoản công ty giờ không còn một đồng nào, ngay cả cán bộ công ty 4, 5 tháng nay đã không có lương", lãnh đạo của Vinashinlines than thở. Năm hết Tết đến, tình hình lương thưởng cũng chưa có gì khả quan. Trước tình hình đó, nhiều nhân viên đã chọn cách nghỉ việc.

Xuân Hiếu - Thanh Bình

==============

Đây là kết quả của Phoengxui Tàu với cái mỏ neo và cục đá đen chềnh ềnh trước cửa (Sau này đã bđi). Và đấy chưa phải là duy nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ - Trung bất hòa về dự thảo quốc phòng

Thanhnien Online

26/12/2012 3:20

Trung Quốc phản đối dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ trong đó có kèm theo sự thừa nhận quyền kiểm soát của Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Lưỡng viện quốc hội Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2013, kèm theo 2 điều khoản bổ sung khiến Trung Quốc “nóng mặt”. Theo tờ The New York Times, trong khi “Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp tại Senkaku/Điếu Ngư”, nước này lại thừa nhận quyền kiểm soát của Nhật Bản tại đây. Cụ thể, Washington tái xác nhận cam kết đồng minh an ninh song phương với Tokyo và khẳng định “những hành động của bên thứ ba không ảnh hưởng đến sự thừa nhận của Mỹ” về quyền kiểm soát các hòn đảo này trên thực tế của Nhật. Về điều khoản bổ sung thứ hai, quốc hội ủng hộ thỏa thuận bán hàng chục chiến đấu cơ F-16 C/D mới cho Đài Loan, “đồng minh chiến lược chủ chốt của Mỹ tại Thái Bình Dương”.

Posted Image

Quốc hội Mỹ ủng hộ bán thêm F-16 cho Đài Loan - Ảnh: Reuters

Bản dự thảo trên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh lặp lại tuyên bố rằng Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền của nước này, đồng thời chỉ trích điều khoản mở đường cho Đài Loan mua chiến đấu cơ F-16. Tân Hoa xã thì đăng xã luận nói dự thảo trên sẽ gây “tổn hại quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn chuyển giao quyền lực đầy nhạy cảm tại hai nước”. Theo nguồn thạo tin, dự thảo ngân sách quốc phòng sẽ được Tổng thống Barack Obama ký thành luật trong tuần này, góp thêm một bước trong chiến lược quay về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Tên lửa ở biên giới Nga - Trung

Bất chấp phản đối từ Trung Quốc, có vẻ như Nga cũng tán đồng chiến lược mới của Mỹ tại châu Á. Trong chuyến thăm Lầu Năm Góc mới đây, thượng tướng đã về hưu của Nga Victor Yesin chỉ ra rằng việc Mỹ đặt trọng tâm tại châu Á - Thái Bình Dương cũng phần nào có lợi cho Nga, theo tờ Examiner. Vì thế, ông Yesin nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng khuyến khích Washington đẩy nhanh quá trình này. Cựu Tư lệnh Các lực lượng tên lửa chiến lược Nga cũng tiết lộ Trung Quốc đang triển khai các tên lửa DF-11, DF-15 và DF-21 tại biên giới với Nga. Examiner dẫn lời giới quan sát cho rằng điều này là minh chứng cho sự hoài nghi ngấm ngầm trong quan hệ Nga - Trung.

Thụy Miên

====================

Từ lâu tôi đã xác định rằng: Trong Canh bạc cuối cùng, người Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, dù sao thì tôi cũng cho rằng đến 15. tháng Giêng Việt lịch mọi việc mới ngã ngũ với những quyết định của Trung quốc.

Ma đưa lối, quđưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi....

Nguyễn Du.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm sự chua chát của Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh

Trao đổi với VTC News ngay sau khi những thông tin về việc nợ nần của tập đoàn bung ra, ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh chua chát:"Cuộc khủng hoảng lần này quá mạnh, toàn diện, thời gian quá dài lại không biết đâu là đáy, lại không có nơi bấu víu, nên chúng tôi đành chịu trận".

Ông Hồ Huy chia sẻ: Cũng giống như tất cả các doanh nghiệp trong nước khác, Mai Linh đang đối mặt với khó khăn chưa từng có trong lịch sử gần 20 năm kinh doanh và phát triển. Các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, đại dịch SARS năm 2005... trước đây dù tác động khá mạnh nhưng kéo dài không lâu và quan trọng Mai Linh lại được các gói hỗ trợ của Nhà nước nên đã vượt qua khá nhanh.

Khó khăn thực tại của chúng tôi tập trung vào việc xoay nguồn tiền trả nợ cho 800 tổ chức và cá nhân đã cho chúng tôi vay khoảng 500 tỷ đồng. Trong khi doanh thu từ taxi không tăng (do khó khăn về kinh tế nên nhiều người dân phải thắt lưng buộc bụng ít sử dụng taxi hoặc chuyển sang dùng phương tiện khác) mà những nhà đầu tư lại kéo đến rút tiền đồng loạt nên chúng tôi xoay xở không kịp.

Mặt khác trong quá trình huy động vốn, lãi suất quá cao với mức trung bình từ 18 - 25% cũng khiến cho việc kinh doanh của Tập đoàn rất khó có lãi.

- Từ khi thành lập tới nay, Mai Linh đã trải qua những thăm trầm như thế nào? Xin ông chia sẻ về quá trình hình thành, xây dựng thương hiệu Mai Linh? Trong quá khứ, đã có thời điểm nào khó khăn như hiện nay hay chưa? Công ty đã vượt qua khó khăn như thế nào?

Qua gần 20 năm kinh doanh và phát triển, Mai Linh đã có những năm tháng phát triển khá ngoạn mục. Công ty được thành lập vào ngày13/7/2993, với vẻn vẹn có 300 triệu đồng tiền vốn và 2 chiếc xe ô tô...

Ngày nay Mai Linh đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng với "Màu xanh cuộc sống!", với đội xe 12.000 chiếc và 28.000 cán bộ công nhân viên. Hệ thống xe taxi và vận tải của Mai Linh hiện có mặt trên 54 tỉnh thành trong cả nước.

Chúng tôi còn có tuyến vận chuyển sang Campuchia và Lào. Đặc biệt, Mai Linh còn có công ty taxi tại Thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ.

Còn về những thăng trầm thì thực tế chúng tôi đã từng đối mặt với hai cuộc khủng hoảng do suy thoái kinh tế năm 1997 và ảnh hưởng của đại dịch SARS năm 2005. Tuy nhiên như đã nói ở trên, do tác động của hai cuộc khủng khoảng này không kéo dài lại có sự hỗ trợ của nhà nước nên chúng tôi đã dễ dàng vượt qua, còn lần này thực sự là khó khăn nhất mà chúng tôi từng gặp phải.

- Với khó khăn như hiện nay, Mai Linh có kế hoạch gì cho năm sau?

Để vượt qua khó khăn hiện nay, chúng tôi định hướng tập trung vào các nhóm giải pháp chính là tuyên truyền vận động để toàn tập đoàn chung lưng đấu sức vượt qua khó khăn, tìm cách cơ cấu lại nợ bằng cách đàm phán lại với các tổ chức, cá nhân cho vay tiền.

Chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư chuyển nợ thành vốn góp và trở thành cổ phần được hưởng ưu đãi cổ tức hoặc dãn thời gian trả nợ 1 - 2 năm và giảm lãi suất xuống mức cao hơn lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định 3% đồng thời liên hệ với Công ty mua bán nợ Nhà nước để tìm cơ hội hợp tác.

Bên cạnh đó, để giải quyết phần nào sự thiếu hụt nguồn tiền, chúng tôi sẽ cố gắng bán tất cả các loại tài sản mà tập đoàn Mai Linh đang sở hữu đồng thời đàm phán cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Mai Linh.

Ngoài ra, để tiết giảm chi phí sản xuất, chúng tôi cũng sẽ tái cơ cấu tổ chức, rút gọn tối đa nhân viên, các nhân sự dôi dư sẽ bổ sung cho đội ngũ đòi nợ và thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi phí hành chính, hội họp.

Chúng tôi cũng kêu gọi cán bộ công nhân viên chia sẻ khó khăn với công ty bằng cách cho công ty vay các nguồn tiền nhàn rỗi hoặc cho vay lương không tính lãi…

- Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó khăn của Mai Linh hiện nay là do tâm lý chủ quan, không tự lượng sức mình khi ở trên đỉnh cao thành công, đặc biệt là việc đầu tư sang lĩnh vực không thuận tay như bất động sản và một số lĩnh vực khác... điều đó có đúng?

Hội đồng quản trị đã họp và nghiêm túc đánh giá tình hình, nguyên nhân: đã có những sai lầm trong việc đầu tư sang các lĩnh vực "không thuận tay" như bất động sản.

Đây là bài học đắt giá mà chúng tôi phải trả. Nhận thức sớm việc này, mấy năm trước chúng tôi đã triển khai đàm phán để bán các bất động sản và dừng ngay các dự án thua lỗ, do vậy chúng tôi cũng đã tránh được những thiệt hại lớn nhất.

- "Thất bại là mẹ thành công", ông có nghĩ thế?

Thất bại là Mẹ thành công! Ai nên khôn mà chẳng dại một lần!Chúng tôi đang hành động theo phương châm biến "Nguy Cơ" thành "Cơ hội" trong nguy nan

- Để nói một câu trong lúc này làm an lòng nhà đầu tư và nhân viên, ông muốn nói gì?

Lúc này đây, không còn là lời nói suông nữa mà chúng tôi đã tổ chức họp, tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong toàn thể cán bộ công nhân viên Mai Linh: Mai Linh đang đứng trước thử thách cam go, 28.000 cán bộ nhân viên đồng tâm hiệp lực, phát huy nội lực, thắt lưng buộc bụng cùng nhau vượt qua khó khăn hiện nay.

Mặt khác chúng tôi sẽ tiến hành gặp gỡ, trao đổi, thông báo tình hình thực tế với các nhà đầu tư để họ thấu hiểu và đồng hành cùng Mai Linh.

Xin cám ơn ông đã trò chuyện!

Theo Khánh Hòa

VTC News

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm sau sẽ 'nóng nhất trong 160 năm'

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn Nga, năm tới có thể là năm nóng nhất trong 160 năm gần đây, nhiệt độ sẽ vượt quá mức trung bình hàng năm hơn nửa độ C.

Đài tiếng nói Nga cho biết, nếu điều đó tiếp tục diễn ra, trong thế kỷ này, khí hậu thế giới bắt đầu thay đổi cực đoan.


Nhưng một số nhà nghiên cứu lại đưa ra dự báo khác hẳn, là kể từ năm 2014, nhiệt độ trung bình sẽ hạ xuống và sau đó bắt đầu một kỷ băng hà mới.

Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo, trong thế kỷ tới, nhiệt độ trung bình tăng 4 độ C. Điều này dẫn đến những hậu quả không thể đảo ngược là dự trữ lương thực thế giới sẽ giảm xuống, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy và nước biển dâng.

Trong khi đó, theo giới khoa học, không phải mọi thứ đều quá muộn. Các nhà khoa học khuyên, điều đầu tiên cần làm là phải đưa ra một chương trình mới và hiệu quả nhằm đối phó với vấn đề khí hậu toàn cầu nóng lên.


Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công ty của bầu Kiên nợ ACB 7.000 tỉ đồng

Thứ Tư, 26/12/2012, 19:07 (GMT+7)

TTO - Tại đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng ACB tổ chức sáng 26-12, ông Trần Hùng Huy, chủ tịch HĐQT ACB, cho biết dư nợ của các công ty do bầu Kiên quản lý chiếm 7.000 tỉ đồng.

Nhưng các khoản vay này đều có tài sản đảm bảo và có tính thanh khoản cao. Hiện ACB đã lập tổ công tác và thuê tư vấn độc lập để xử lý

Posted Image

Ông Nguyễn Đức Kiên - Ảnh: Sĩ Huyên

Ông Huy cũng cho biết sau biến cố vào tháng 8-2012, ACB đã bị thiệt hại rất lớn. Lần đầu tiên lỗ sau khi đóng trạng thái kinh doanh vàng, mô hình quản trị bị ảnh hưởng nghiêm trọng, uy tín thương hiệu bị lung lay. Trong thời gian tới ACB sẽ xác lập rõ mối quan hệ giữa quản trị và điều hành. Đây là một trong những vấn đề thuộc đề án tái cấu trúc ngân hàng để trình ĐHĐCĐ thường niên 2013 thông qua.

Tại hội nghị, nhiều cổ đông đã chất vấn ban lãnh đạo xoay quanh ảnh hưởng vụ bầu Kiên đến kết quả kinh doanh của ACB, các cổ đông cũng đề nghị ACB làm rõ khả năng thu hồi của khoản tiền mang đi ủy thác đầu tư hơn 700 tỉ đồng.

Về vấn đề này, ông Đỗ Minh Toàn, tổng giám đốc ngân hàng, cho biết số tiền hơn 700 tỉ liên quan đến vụ bà Huỳnh Thị Huyền Như đang trong quá trình xử lý, ACB chưa có kết luận nhưng hi vọng thời gian tới sẽ thu hồi được số tiền ủy thác này.

Liên quan đến kinh doanh vàng, ông Đỗ Minh Toàn, tổng giám đốc ACB, cho biết ACB đã lỗ 1.700 tỉ đồng từ kinh doanh vàng do phải đóng trạng thái theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Số lỗ này đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ACB trong quý 3 và quý 4-2012. Năm 2012, ACB chỉ lời 1.700 tỉ đồng trong khi kế hoạch đặt ra từ đầu năm là 5.500 tỉ đồng.

Đại hội cũng nhất trí bầu 4 ứng viên vào HĐQT. Cụ thể, ông Trần Mộng Hùng đạt tỉ lệ 125,57%, ông Nguyễn Thành Long 95,95%, ông Đàm Văn Tuấn là 89,58%, ông Trần Trọng Kiên 88,9%. Ông Kiên và ông Long là hai thành viên độc lập, hiện không nắm giữ cổ phần ACB.

Cổ đông cũng bỏ phiếu nhất trí với việc điều chỉnh một số điều lệ của ngân hàng, số lượng thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2013-2018…

A.H.

=============

Khiếp! Thấy mà ghê! Mình nói chuyện vài chục triệu, cũng phải mắt trước mắt sau xem có ai bảo mình "nổ" không. Ở đây ông Bầu đi một hơi 7000 tỷ cứ như chuyện nhỏ!

Oh! Nhưng không bít bài báo này có "nổ" không?

Đại hội cũng nhất trí bầu 4 ứng viên vào HĐQT. Cụ thể, ông Trần Mộng Hùng đạt tỉ lệ 125,57%,

Ở đâu dư ra 25, 57% này thế nhỉ?

Thôi chắc cũng lại "nổ" nữa rùi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

’Ông Trầm Bê mất sừng tê’

Cập nhật lúc 02:32, 22/12/2012

Chiều 3/10, phóng viên có mặt tại khu dinh thự của ông Trầm Bê. Giữa những căn nhà lá rách nát, khu nhà hoành tráng của ông vươn lên sừng sững đối lập hoàn toàn với cảnh nghèo nơi đây.

Vụ đại gia Trầm Bê mất trộm sừng tê giác bạc tỷ vừa xảy ra đã gây chấn động xã nghèo Hàm Tân (Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Tuy nhiên, theo thông tin từ cơ quan chức năng, người bị mất sừng tê giác không có tên trong danh sách những người xuất và nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác.

Vụ trộm tại “xã an toàn”

Posted Image

Khu dinh thự - nơi mất sừng tê giác của ông Trầm Bê nằm giữa vùng quê nghèo.

Thượng úy Lê Trần Nghĩa – Trưởng Công an xã Hàm Tân cho biết, Hàm Tân được công nhận là “Xã an toàn” từ tháng 6.2009. Từ ngày thành lập đến nay, Hàm Tân chưa bao giờ xảy ra vụ việc gì liên quan đến an ninh trật tự. Người dân sống rất hiền hòa, đến chuyện cãi vã nhau cũng hiếm khi xảy ra. Thậm chí, nhiều năm nay chưa có người dân Hàm Tân nào có hành vi vi phạm pháp luật ở nơi khác bị thông báo về địa phương.

“Chiều 27.9, người thân của ông Trầm Bê đến trụ sở Công an xã báo mất sừng tê giác. Ngay sau đó, chúng tôi báo về Công an huyện để nơi này xử lý vì vụ này vượt thẩm quyền cấp xã” - thượng úy Nghĩa nói. Cũng theo ông Nghĩa, khu dinh thự của ông Trầm Bê rất rộng. Khu này có khoảng 13 bảo vệ, an ninh khá nghiêm ngặt.

Ông Cao Thanh Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết, ông hoàn toàn bất ngờ trước thông tin sừng tê giác bạc tỷ bị mất trên địa bàn, bởi lâu nay xã này tuyệt đối an toàn. Tại quê nhà Hàm Tân, ông Trầm Bê không có đóng góp nào trực tiếp đối với địa phương, cũng không đầu tư làm ăn tại đây nhưng người dân vẫn quý mến vì ông Trầm Bê đã từng bỏ tiền ra tu sửa chùa Vàm Rây (còn gọi là chùa Phật Nằm với kinh phí hơn 1 triệu USD – PV).

“Hoàn thành năm 2008, khu dinh thự của ông Trầm Bê vẫn mở cửa cho các đoàn khách T.Ư và địa phương tham quan. Mỗi lần cấp trên yêu cầu, tôi sẽ liên hệ với người quản lý để họ mở cửa và hướng dẫn tham quan” - ông Hiền nói.

Có mặt tại khu dinh thự của ông Trầm Bê, giữa những căn nhà lá rách nát, khu nhà hoành tráng của ông vươn lên sừng sững đối lập hoàn toàn với cảnh nghèo nơi đây. Biết tôi là nhà báo, một người dân chép miệng: “Chú vào không được đâu. Ở đây toàn đón khách đi xe hơi sang trọng không hà. Tụi tui ở đây cũng không biết ở trỏng có gì, chỉ nghe nói xa hoa dữ lắm”.

Nói chuyện mất trộm, một người dân chỉ vào cánh cổng bề thế, nói: “Con kiến cũng không lọt vào được, kẻ trộm chắc phải cao thủ lắm”. Khi tôi đến cổng khu dinh thự, vòng ngoài có 3 người bảo vệ đang đứng. Tôi trình thẻ nhà báo và xin được gặp người quản lý để hỏi thông tin. 2 người bảo vệ mặc đồng phục hỏi ý kiến người mặc thường phục, sau đó nói ngắn gọn: “Anh không được vào”.

Chúng tôi lại tìm đến trụ sở Công an huyện Trà Cú để tìm hiểu thông tin, nhưng lãnh đạo ở đây đều bận công tác. Trao đổi qua điện thoại, thượng tá Nguyễn Văn Thuyền – Trưởng Công an huyện Trà Cú cho biết: “Vụ này chúng tôi đang làm, chưa khởi tố vụ án nên vẫn chưa có thông tin gì để cung cấp cho nhà báo”.

Đề nghị làm rõ nguồn gốc

Điều dư luận quan tâm là, liệu ông Bê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sở hữu sừng tê giác hay không? Được biết, ngay trong sáng 3.10, Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) đã có văn bản chính thức gửi tới Công an Trà Cú đề nghị làm rõ vấn đề này.

Hiện Công an Trà Cú đã tiếp nhận văn bản và tiếp tục làm rõ. Theo đó, WCS đã có điều tra riêng, cụ thể đã trao đổi với Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) là nơi quản lý việc buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

Theo đó, ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người được nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi. Vì vậy, WCS cho rằng, chiếc sừng tê giác mà ông Trầm Bê bị mất có khả năng là đồ bất hợp pháp.

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Đỗ Quang Tùng – Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cho biết, cơ quan này đã có buổi làm việc với WCS về tính hợp pháp đối với “sừng tê” của ông Trầm Bê:

“Chúng tôi quản lý chặt chẽ việc mua bán sừng tê giác, muốn mua bán phải có giấy phép. Trong danh sách do chúng tôi quản lý không có tên ông Trầm Bê” - ông Tùng khẳng định. Hiện phía WCS đang chờ trả lời từ phía cơ quan công an và sẽ có thông tin chính thức.

Theo Dân Việt

====================

Rồi! Chuyện dài nhiều tập nữa rồi. Thế mà Thiên Sứ tui cứ tưởng hết phim rồi chứ?

Hì! Đang buồn , chẳng có gì giải sầu, thiên hạ diễn tuồng thì xem tiếp.

Hồi sau chắc diễn tích: "Kẻ trộm sừng tê nhà Trầm Bê bị bắt".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hiểu biết quốc sử là điều đáng hổ thẹn nhất

Thứ năm 27/12/2012 06:00

(GDVN) - "Thưa Thầy, phải chăng sứ mệnh của quốc sử trong xã hội cũng như nhà trường đã hàm chứa trong hai câu thơ của Bác Hồ?". Tôi đã trả lời ngay: "Đúng vậy, cô ạ. Vì quốc sử là máu thịt, là tâm hồn Việt Nam. Có người còn bạo miệng cho rằng: Không hiểu biết quốc sử là điều đáng hổ thẹn nhất.

Nhớ lại hơn mười năm trước (l999), một cô nhà báo hỏi tôi: “Gần nửa thế kỷ đứng trên bục giảng và chỉ giảng dạy một môn duy nhất là Lịch sử Việt Nam, thầy suy nghĩ như thế nào để những bài học quốc sử không bị lãng quên?”

Một câu hỏi vừa thú vị, vừa nhức nhối.

Thú vị, vì dạy và học quốc sử đang là một vấn đề lớn đặt ra cho toàn xã hội; điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở cách đây 70 năm (1941): “Dân ta phải biết sử ta”.

Nhức nhối, vì làm sao đến nỗi quốc sử lại có thể “bị lãng quên!”

Posted Image

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Trải hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam, cũng như bao dân tộc khác trên trái đất, rất có ý thức về lịch sử dân tộc mình. Có thể nói không quá đáng rằng: vừa lọt lòng mẹ chúng ta đã bắt đầu cảm nhận những âm điệu sâu lắng qua lời ru của mẹ về Hai Bà Trưng “quê ở Châu Phong”, về một Bà Triệu “cưỡi voi bành vàng”…Lời ru đưa ta ngược về nguồn cội “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng Ba”.

Lớn dần lên, bất cứ ai trong chúng ta mà lại không nhớ mẹ mình, bà mình vẫn rủ rỉ kể cho ta nghe những chuyện cổ tích tưởng như hoang đường mà thật hấp dẫn. Và cho đến hôm nay, tôi dám “đánh cược” rằng: Bất cứ ông lão, bà lão nào sống đến 90 tuổi có thể quên gần hết mọi chuyện trên đời, nhưng nếu còn chút minh mẫn của tuổi già, chắc chắn các cụ sẽ kể vanh vách cho ta nghe câu chuyện Thánh Gióng lên trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh đánh nhau quyết liệt, chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy yêu nhau say đắm!

Có thể có một cháu bé nào đó thắc mắc: Làm gì có chuyện đứa trẻ 3 tuổi chỉ cần vươn vai một cái là trở thành người lớn phi ngựa sắt như bay! Cũng có thể có một cậu thanh niên đang háo hức với mối tình đầu vắt vai đã sụt sùi “rơi lệ” khi nàng Mỵ Châu lén rắc lông ngỗng cho chàng lần theo dấu vết; lại còn trách nhà thơ chẳng hiểu gì yêu đương, nỡ kết tội nàng “trái tim lầm chỗ để trên đầu”…

Nhưng với thời gian, với từng trải sự đời, cháu bé và cậu thanh niên, và có lẽ cả nhà thơ nghiệm ra rằng: Truyền thuyết là truyền thuyết, nhưng hạt nhân cốt lõi của nó là những thông điệp tuyệt vời của tổ tiên hàng ngàn năm trước, những thông điệp chất chứa biết bao gian lao tủi nhục, cay đắng nữa... gói ghém những căn dặn khôn ngoan, tinh tế liên quan đến sự sống còn của dân tộc, của giống nòi.

Lại nhớ một lần đi thực tế điền dã về “vùng sâu, vùng xa”, tôi được trò chuyện với một thầy giáo già, da mặt thầy đã nhăn nheo nhưng cặp mắt thầy vẫn tinh anh:

- Chú dạy sử hả?

- Vâng ạ, cháu dạy sử, nhưng cháu đi thực tế để tiếp tục học sử. Thưa thầy, chuyện Thánh Gióng, chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh ngụ ý thế nào ạ?

- Thánh Gióng hả? Là quyết tâm giữ nước ngay từ lúc sức mình còn rất non yếu. Sơn Tinh hả? Là dốc sức chống thiên tai lũ lụt bảo vệ mùa màng, sinh mạng.

- Mỵ Châu - Trọng Thủy là sao, thưa thầy?

- Sâu sắc lắm, cay đắng lắm các chú ạ; không phải chuyện yêu đương mùi mẫn của đôi trai gái đâu!

- Thưa thầy, không "mùi mẫn" thì sao đến nỗi để lầm tim trên đầu?

- Nhà thơ "thi vị hóa" thế thôi, chứ nhà thơ thừa biết câu chuyện ẩn chứa một thông điệp lớn. Là tổ tiên ta muốn căn dặn con cháu rằng: ở đời không ai không mắc sai lầm, kể cả ông thánh. Sai lầm dù có nghiêm trọng đến mấy vẫn có thể được lịch sử tha thứ, nhưng tuyệt đối không được vướng vào Mỵ Châu - Trọng Thủy. Thông điệp là ở chỗ đó"… Phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà…" cũng chính là ở những chỗ như vậy!

Thầy giáo già giải thích có vẻ đơn giản nhưng thật ấn tượng, giúp tôi cảm nhận lịch sử dân tộc mình càng học càng ngấm. Hình như trên thế gian này, cổ kim đông tây, chưa thấy một dân tộc nào chịu đau thương tủi nhục cả ngàn năm mà lại thoát ra được. Để đi từ tủi nhục đến vinh quang, bằng máu xương mình giành lại quyền làm chủ trên chính mảnh đất cha ông mình để lại không phải là chuyện bình thường! Một nhà sử học phương Tây đã có lý khi cho rằng: "Dân tộc nào dám vượt lên tủi nhục để khẳng định mình, dân tộc ấy xứng đáng để lại cho con cháu họ những trang sử đích thực".

Hẳn rằng Việt Nam ta đã có một lịch sử như thế: Một dân tộc luôn phải gồng mình lên gấp bội (Thánh Gióng) để giữ nước, luôn phải đắp cao ngọn núi để chống bão lũ (Sơn Tinh)...Đó cũng chính là hành trang cơ bản cho hết thế hệ Việt Nam này đến thế hệ Việt Nam khác đi hoài, đi mãi để mà phấn đấu. "Phải biết sử ta cho tường gốc tích" cũng tức là mỗi con người Việt Nam luôn tự hỏi mình từ đâu trong lịch sử đến đây. Có như vậy, ta mới biết mình đang ở đâu, sẽ đi tới đâu và để làm gì. Một dân tộc như Việt Nam, không có lịch sử mấy ngàn năm kiên cường như thế thì làm sao có thể sản sinh ra Hồ Chí Minh, và sự nghiệp hôm nay cũng không có.

Cô nhà báo năm nào còn hỏi: "Thưa Thầy, phải chăng sứ mệnh của quốc sử trong xã hội cũng như nhà trường đã hàm chứa trong hai câu thơ của Bác Hồ?". Tôi đã trả lời ngay: "Đúng vậy, cô ạ. Vì quốc sử là máu thịt, là tâm hồn Việt Nam. Có người còn bạo miệng cho rằng: không hiểu biết quốc sử là điều đáng hổ thẹn nhất.

Có lẽ đã đến lúc vị thế môn lịch sử dân tộc phải được "quán triệt" trong nhà trường các cấp. Ngay trong các trường đại học, kể cả khoa học tự nhiên, cũng nên có môn quốc sử với liều lượng khác nhau. Đơn giản là: Nếu chúng ta, trước hết là thanh thiếu niên ít hiểu biết lịch sử dân tộc từ gốc tích (chưa nói là hiểu một cách tường tận) thì làm sao xã hội có thể đòi hỏi ta phải thấu hiểu công ơn tổ tiên để đền đáp, để cống hiến xứng đáng cho quê hương, đất nước!

Một khi môn lịch sử dân tộc được đặt đúng vị thế mặc nhiên phải có trong nhà trường thì mọi sự sẽ tự nó vận hành; và mọi người bằng trí tuệ của mình sẽ chung sức xoay chuyển tình thế. Và đến lúc đó, ta khỏi loay hoay gỡ rối bằng những biện pháp chắp vá vụn vặt về cơ cấu chương trình, về sách giáo khoa hay về thời lượng dạy - học môn lịch sử trong nhà trường.

Vì rằng đến lúc đó, tự khắc ngành giáo dục - trước hết là các thầy cô dạy sử - sẽ có thừa bản lĩnh và tri thức để biết cách trả lại cho môn lịch sử dân tộc vị thế đích thực của nó. Lại càng khỏi lo học trò (từ tiểu học đến đại học) không biết tự thân vận động như thầy cô, một khi tài liệu dạy - học không còn bó hẹp trong sách giáo khoa, giáo trình hay các thư viện, và việc sử dụng laptop, truy cập chọn lựa thông tin về lịch sử trên internet đang trở thành câu chuyện bình thường khắp mọi miền đất nước. Ta nên đánh giá cao tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của đội ngũ các thầy cô dạy sử cũng như hàng triệu học trò của họ.

Suy nghĩ miên man, tôi ngủ thiếp và… nằm mơ. Tôi mơ thấy người ta đang nghiêm túc tính chuyện coi môn Lịch sử dân tộc là một môn học chính trong các cấp học phổ thông, đặt ngang hàng với môn Văn và môn Toán. Đột nhiên tôi thở phào tỉnh giấc, chợt nhận ra mình vừa ước mơ một điều gì trọng đại lắm.

Cho dù ước mơ chỉ là ước mơ, và không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực, thì tôi vẫn nghĩ rằng đó là một giấc mơ đẹp của riêng tôi.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Nguyễn Phan Quang

====================

Cũng chẳng một câu đụng chạm đến Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tất cả ngôn ngữ đều sáo rỗng, mơ hồ.....

Sự hèn hạ lên ngôi, nhưng lại vẻ tâm huyết; dốt nát lại đóng giả cao minh; giá áo túi cơm thì cứ như cao sang quyền quý; gối tớ , mặt mo phủ nhận cả tổ tiên thì li tỏ ra chính nhân quân tử....

Bởi vậy, chẳng thể nói chuyện được nữa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm 2013 và “cơ may” của nền kinh tế

VnEconomy

16:12 (GMT+7) - Thứ Tư, 26/12/2012

Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược so sánh bối cảnh đổi mới năm 1986 và tình hình hiện nay...

Posted Image

Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng.

“Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may”, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nói với VnEconomy.

“Cơ may”, theo giải thích của ông Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, là thường chỉ khi nào bị đẩy đến chân tường, thì động lực đổi mới mới thực sự mạnh mẽ.

Nhắc lại không khí của những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Lược (lúc ấy đang là thành viên nhóm tư vấn cho Tổng bí thư Trường Chinh - PV) nói, “năm 1986, lạm phát lên đến trên 700%, các chuyên gia kinh tế được Bộ Chính trị mời đến khá thường xuyên, có lúc các anh ấy dành cả ngày để nghe ý kiến của chúng tôi. Năm ấy, nguy cơ đổ vỡ cũng rất lớn”.

Thưa ông, có vị nói vui là, khi nào nền kinh tế khó khăn thì các chuyên gia kinh tế lại “đắt hàng”, nhưng hình như dấu ấn chuyên gia ở 2012 lại không rõ nét bằng năm trước đó?

Đúng là thế, nhưng cũng dễ hiểu thôi mà. Tình hình vẫn vậy, chưa có chuyển biến gì nhiều thì nghe mãi vẫn thế thôi. Hơn nữa, 2011 là năm có nhiều đề án, nhất là các đề án thành phần của tái cơ cấu nền kinh tế chuẩn bị trình, nên cần nhiều ý kiến tham góp.

Vâng, cũng có thể là vậy, nhưng tiếng nói của các chuyên gia độc lập thiết tưởng rất cần trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn này chứ ạ?

Tất nhiên là thế rồi, nhưng ở Việt Nam chuyên gia thực sự độc lập, tức là không gắn với nhóm lợi ích nào, cũng không có nhiều. Trong khi khả năng lobby của các nhóm lợi ích rất mạnh, không phải bây giờ mà ngay cả khi tôi còn làm tư vấn cho nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, thì cũng đã có nhiều anh vận động rất dữ, khi chính sách mới nào đó được xây dựng. Vậy nên ý kiến chuyên gia hay tư vấn rất cần, song quan trọng nhất vẫn là bản lĩnh người ra quyết định.

Tôi còn nhớ vào năm 1989, ông Đỗ Mười giao cho tôi xây dựng đề án chống lạm phát. Sau khi trình, dù ý ông đã khá thuận, song ông vẫn yêu cầu tôi cùng với Bộ Tài chính họp lấy ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan.

Cuộc họp có mặt hơn 100 người, sau một ngày tranh cãi không một ai đồng ý với đề án hết. Tôi báo cáo lại với ông Đỗ Mười là “không ai đồng ý cả, vậy ý anh thế nào?”. Ông nói, không ai đồng ý thì tôi thí điểm ở Hải Phòng trước. Sau đó một tháng, kết quả thí điểm rất tốt, đề án đã được áp dụng trên cả nước.

Vậy nên, tôi vẫn muốn nói là tư vấn rất quan trọng, song quan trọng hơn là người được tư vấn có đủ bản lĩnh để lắng nghe ý kiến đúng trong rất nhiều quan điểm khác nhau - mà đôi khi chân lý không thuộc về số đông - và cho thực thi hay không.

Hơn nữa, tình hình ở ta bây giờ phức tạp quá, các nhóm lợi ích, hiểu theo nghĩa không tích cực, đã phát triển rất mạnh. Vì thế, tư vấn các giải pháp phải vượt trên các nhóm lợi ích đó thì quá khó.

Phải chăng đó chính là một nguyên nhân quan trọng làm cho tình hình kinh tế - xã hội xấu đi, thưa ông?

Đại đa số ý kiến mà tôi nghe được đều có cảm nhận giống nhau là tình hình kinh tế xã hội xấu nhất từ khi “đổi mới” đến nay.

Ai cũng thấy doanh nghiệp gặp khó trầm trọng, cục nợ xấu ngày càng to ra, hàng tồn kho có vẻ giảm đi nhưng thực chất là do nhiều doanh nghiệp đã chết nên sản xuất đình trệ. Ngân hàng cũng đang điêu đứng và nhiều nguy cơ đổ vỡ, mà nếu đổ vỡ thì bi kịch lớn hơn hiện nay rất nhiều.

Bên cạnh đó còn một loạt chuyện bức xúc trong xã hội, như các vụ kiện cáo rùm beng về đất đai. Bức tranh u ám như vậy nhưng các giải pháp đưa ra chưa đủ để đem lại niềm tin là có thể cải thiện được tình hình. Cơ quan xử lý nợ xấu chưa hoạt động gì, bất động sản đóng băng nhưng giải pháp lại chưa rõ thì làm sao mà làm được, khó lắm.

Doanh nghiệp nhà nước, khu vực mà theo tôi đang có đại vấn đề lại càng không có giải pháp nào hữu hiệu, trong khi chỉ riêng khu vực này đang nắm 1,3 triệu tỷ dư nợ tín dụng mà cứ kiểm toán chỗ nào là chỗ đó có vấn đề, nợ nần đều chồng chất cả.

Khó nữa là mô hình phát triển theo chiều rộng của Việt Nam đã hết “đát” rồi, tài nguyên hết đến nơi, lao động rẻ cũng không còn nhiều. Có hai thứ để tăng trưởng bền vững là đổi mới thể chế và sáng tạo thì cả hai cái đó đều yếu kém.

Trong khi đó tham nhũng sờ đâu cũng thấy. Vừa rồi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã được đưa về Bộ Chính trị, nhưng cơ quan giúp việc cho Tổng bí thư có đủ mạnh để đảm bảo rằng có thể thực thi nhiệm vụ một cách khách quan hay không thì lại là vấn đề.

Tôi cho rằng, chống tham nhũng phải bằng thể chế chứ điều tra thế nào cho xuể được trong tình hình hiện nay. Mà trong các thể chế thì thể chế thị trường là quan trọng nhất, chỗ nào không có thị trường thực sự thì chỗ đó tham nhũng mạnh nhất và ngược lại.

Bởi thế, chốt của xử lý vấn đề hiện nay là đổi mới thể chế. Vì, giả sử nợ xấu xử lý xong, rồi nợ xấu lại sẽ tiếp tục được đẻ ra, vậy làm gì để xử được cái nguyên nhân đẻ ra nợ xấu đó mới là quan trọng. Quan trọng nhất là hiện đại hóa thể chế, trong đó thể chế kinh tế phải làm trước. Muốn làm được điều này thì phải đổi mới từ tư duy và quan điểm phát triển trong Đảng.

Điều này có liên hệ thế nào với “cơ may” mà ông đã đề cập ở trên?

Hiện nay nếu không có bước ngoặt mới thì những yếu kém của kinh tế, xã hội sẽ không xử lý được. Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may cho đất nước.

Nhưng có thể, “cơ may” này chưa đến ngay năm sau đâu, nếu tình hình như hiện nay hoặc chỉ xấu hơn một chút còn dằng dai thêm vài năm nữa. Bởi ở Việt Nam, khu vực kinh tế không chính thức rất lớn - chiếm đến 70% - chưa bị tác động quá lớn. Hiện tại khi về nông thôn vẫn thấy mọi chuyện khá yên ả, sự sa sút là có, nhưng không rõ nét bằng thành thị. Bên cạnh đó thì sức chịu đựng của người Việt rất lớn, nên dù không có cơ sở nào để có thể đưa ra dự báo sáng hơn cho 2013, thì tôi cũng chưa chắc chắn là “cơ may” đã tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép chú Thiên Sứ con bình loạn 1 chút.

Theo con nghĩ, ông thầy này khi kể những điều trên, là ổng đang ngủ mơ và nói trong mơ thôi. Thực tế (hiện tại và 5 - 10 năm nữa) cũng không có chuyện các thầy cô dạy môn Sử được tự do sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu vậy thì có mà loạn. Các xếp làm sao quản lý Posted Image

Có mỗi 1 ông Thiên Sứ thì còn dễ bịt miệng chứ thầy cô nào cũng là Thiên Sứ hết thì bịt miệng sao được. Thôi thì cứ để các thầy cô dạy Sử làm Sư thiến hết đi, cho nó lành Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép chú Thiên Sứ con bình loạn 1 chút.

Theo con nghĩ, ông thầy này khi kể những điều trên, là ổng đang ngủ mơ và nói trong mơ thôi. Thực tế (hiện tại và 5 - 10 năm nữa) cũng không có chuyện các thầy cô dạy môn Sử được tự do sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu vậy thì có mà loạn. Các xếp làm sao quản lý Posted Image

Có mỗi 1 ông Thiên Sứ thì còn dễ bịt miệng chứ thầy cô nào cũng là Thiên Sứ hết thì bịt miệng sao được. Thôi thì cứ để các thầy cô dạy Sử làm Sư thiến hết đi, cho nó lành Posted Image

Năm 2013 và “cơ may” của nền kinh tế

VnEconomy

16:12 (GMT+7) - Thứ Tư, 26/12/2012

Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược so sánh bối cảnh đổi mới năm 1986 và tình hình hiện nay...

Ông này có câu này gần giống với tôi. Nhưng tiếc quá! Xem kỹ thì cũng rất chi là ỡm ờ.

Vậy nên, tôi vẫn muốn nói là tư vấn rất quan trọng, song quan trọng hơn là người được tư vấn có đủ bản lĩnh để lắng nghe ý kiến đúng trong rất nhiều quan điểm khác nhau - mà đôi khi chân lý không thuộc về số đông - và cho thực thi hay không.

Đúng là ỡm ờ. Không có đôi khi. Mà là phải xác định rõ ràng. Khoa học mà. Hoặc là: Lúc nào là chân lý lệ thuộc số đông , lúc nào không. hoặc xác định: Chân lý lệ thuộc số đông. Chứ không ỡm ờ. Còn tôi thì dứt khoát: Chân lý không lệ thuộc số đông.

Cuối cùng thành ra mọi chuyễn vẫn cứ "Thiên địa tù mù" cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để kiểm chứng nhận xét của mình, tôi lên Gu gồ chấm Nguyễn Trần Bạt thì thấy cái thư viện "Oai cai" nó nói thế này và đúng là ông Bạt không phải giáo sư tiến sĩ thật.

Ông Nguyễn Trần Bạt này ngày xưa là 1 thành viên rất nổi ở trang chungta.com, hiện trang này đã bị đóng. Cháu có đọc khá nhiều bài của ông Bạt và rất ấn tượng với khái niệm "sự tha hóa" của ông ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Nguyễn Trần Bạt này ngày xưa là 1 thành viên rất nổi ở trang chungta.com, hiện trang này đã bị đóng. Cháu có đọc khá nhiều bài của ông Bạt và rất ấn tượng với khái niệm "sự tha hóa" của ông ta.

Ông này nghe nói cũng rất giàu. Tôi ít xem bài viết của ông ta. Nhưng với bài mà tôi xem đã đưa lên đây thì thấy ông này tư duy sâu sắc, nhưng không thuộc dang kinh điển. Nên đoán vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tân Hoa xã: Nhật Bản chớ đùa với lửa

Thứ Năm, 27/12/2012, 08:39 (GMT+7)

TTO - Đồng thời với việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng kêu gọi cải thiện quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản, ngày 26-12, hãng tin nhà nước Tân Hoa xã đăng một bài xã luận cảnh báo Nhật Bản “chớ đùa với lửa”.

Tân thủ tướng Nhật Shinzo Abe: cứng hay mềm với Trung Quốc?

Ông Shinzo Abe lần thứ hai làm thủ tướng Nhật Bản Nhật muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc

Posted Image

Bà Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Ảnh: Xinhua

“Với một nền kinh tế hướng về xuất khẩu như Nhật Bản, duy trì tăng trưởng có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy thị trường đang trì trệ trong nước và mở rộng thương mại ở nước ngoài - bài xã luận trên Tân Hoa xã viết - Tuy nhiên, viễn cảnh này là điều khó khăn nếu Tokyo lựa chọn chơi với lửa giữa những căng thẳng đang gia tăng không chỉ với Trung Quốc, mà cả với các nước láng giềng khác như Hàn Quốc và Nga”.

Nhật Bản vừa có thủ tướng mới ngày 26-12 khi cựu thủ tướng Shinzo Abe trở lại với vị trí này trong lần thứ hai. Trước đó ông Abe từng nắm quyền giai đoạn 2006-2007. Ông là thủ tướng thứ bảy của Nhật Bản trong không đầy bảy năm qua.

Phát biểu sau khi ông Abe thắng cử, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Chúng tôi hi vọng chính quyền mới của Nhật Bản sẽ hợp tác với phía Trung Quốc và thực hiện những nỗ lực chắc chắn để vượt qua các khó khăn trong quan hệ song phương hiện giờ”. Bà cho rằng những nỗ lực như thế là cần thiết “để đưa quan hệ song phương trở lại với con đường phát triển bình thường”.

HẢI MINH

=================

Nhật Bản thì chắc không muốn đùa với lửa. Nhưng phải gió cái anh Hoa Kỳ thích đùa dai, khi xác định bằng văn bản luật rằng thì là Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản và Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa Kỳ chỉ còn vài ngày trước kỳ hạn 'bờ vực tài chính'

Posted Image

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Hạ viện John BoehnerMichael Bowman26.12.2012

WASHINGTON — Chỉ còn chưa đầy một tuần lễ nữa trước khi một nền kinh tế Hoa Kỳ còn đang hồi phục lại phải đối mặt với một chế độ kiệm ước khắt khe gồm những khoản tăng thuế trong mọi lãnh vực và cắt giảm mạnh chi tiêu liên bang. Các hy vọng về việc tránh được “bờ vực tài chính” trước ngày 1 tháng giêng đang mỗi ngày một lu mờ thêm.

Có thể gọi đó là một “Nhiệm vụ không thể hoàn thành nổi” của Washington – như tựa đề của bộ phim ăn khách Mission Impossible.

Thách thức là gì? Một Quốc hội chia rẽ về chính trị và bế tắc triền miên chỉ còn có vài ngày nữa để đúc kết một kế hoạch cắt giảm thâm hụt có thể được chấp thuận bởi cả Tổng thống Obama lẫn các nhà lập pháp của cả hai đảng. Kế hoạch sẽ phải được thông qua bởi cả hai viện Quốc hội và ký thành luật trước giao thừa Tết dương lịch, nếu không thì Hoa Kỳ sẽ thực sự rớt xuống “bờ vực tài chính.”

Nói cách khác, Washington phải hoàn tất trong một vài ngày nữa điều mà nhiều năm thương nghị ráo riết đã không đem lại được: một kế hoạch để ổn định hóa khối nợ quốc gia không ghìm được của nước Mỹ, hiện ở mức 16 ngàn tỷ và dự kiến sẽ lên tới 20 ngàn tỷ trong vài năm nữa.

Thượng nghị sĩ Cộng hoà John Barrosso nói:

“Tôi không muốn chúng ta rơi xuống bờ vực. Tôi muốn tìm ra một giải pháp.”

Lời của thượng nghị sĩ Cộng hoà John Barrosso trong chương trình Tin tức Chủ nhật của đài đã được Thượng nghị sĩ Dân chủ Amy Klobuchar lập lại trong chương trình This Week của đài ABC:

“Ðã đến lúc phải trở lại bàn thương nghị.”

Từ hơn 1 tháng, các cuộc thương nghị đã được dẫn đầu bởi Tổng thống Obama, người của đảng Dân chủ, và Chủ tịch Hạ viện John Boehner, đảng viên Cộng Hoà. Nay, ông Boehner gần như đã hoàn toàn rút ra khỏi các cuộc đàm phán.

Sau khi không thu hẹp được những cách biệt với ông Obama, tuần trước ông Boehner tự mình đã tìm cách thông qua dự luật cứu tất cả mọi người ngoại trừ các triệu phú tránh khỏi bị tăng thuế liên bang. Nhưng các đảng viên cực kỳ bảo thủ của đảng Cộng Hoà đã từ chối không ủng hộ dự luật, và ông Boehner đã bãi bỏ cuộc biểu quyết và hoãn cuộc họp Hạ viện cho đến khi có thông báo mới. Ông Boehner nói gánh nặng đúc kết một thỏa thuẫn nay đè lên vai Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Thượng viện.

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham nói:

“Tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ lợi tức, kể cả tăng thuế, mặc dù tôi không thích chúng, để cứu đất nước khỏi tình trạng giống như Hy Lạp.”

Ông Graham phát biểu trong chương trình Meet the Press của đài NBC. Trong khi đó, một số thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ, như bà Amy Kobuchar, người tán thành một thỏa thuận quy mô lớn giải quyết cả vấn đề thuế lẫn dự chi liên bang, bao gồm các cải cách đối với những chương trình tốn kém cung cấp chăm sóc y tế và các quyền lợi khác cho người về hưu.

“Tôi rất muốn thấy một thỏa thuận lớn hơn. Tôi không ao uớc gì hơn, và luôn luôn có các phép lạ. Ðây là dịp Giáng Sinh mà.”

Trước khi lên đường đi Hawaii nghỉ lễ Giáng Sinh, Tổng thống Obama đã gợi ý rằng một kế hoạch được điều chỉnh bớt nhằm giảm thuế cho giới trung lưu Mỹ có thể là phương án khả thi duy nhất còn lại trước khi tiến tới bờ vực tài chính. Nhà lãnh đạo Mỹ nói:

“Dứt khoát không có lý do nào không bảo vệ để những người Mỹ này khỏi bị tăng thuế.”

Một số nhà phân tích chính trị tin rằng các nhà lập pháp sẽ tìm được ý chí chính trị để dung hoà chỉ ngay sau ngày 1 tháng giêng, khi họ phải đối mặt với sự căm phẫn của cử tri giận dữ vì bị tăng thuế và số lương sau khi trừ thuế thấp hơn kèm theo những dịch vụ chính phủ bị giảm bớt do những khoản giảm chi liên bang.

Trong khi chờ đợi, các thị trường tài chính có thể rơi vào cảnh hỗn loạn, giới tiêu thụ có thể hạn chế chi tiêu, và các cơ sở kinh doanh có thể giảm bớt hoạt động để chuẩn bị cho các biện pháp kiệm ước, gây nguy cơ cho sự phục hồi kinh tế vốn đã mong manh.

Nguồn: http://www.voatiengv...nh/1572610.html

--------------------------------------------------------------------------------------------------

E thử lên 1 quẻ xem tình hình thế nào. Giờ Mùi, ngày rằm tháng 11 Nhâm Thìn, được quẻ Thương Vô vong. Tượng nhà tranh xiêu vẹo, việc buồn không thành...k0 biết nói sao...Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
Điểm yếu chí tử của Đại Hán
Tác giả: Trâm Anh theo National Interest
Vietnamnet.vn

Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước

Người châu Á vẫn hay tếu nhau câu hỏi “ai là nhà ngoại giao hiệu quả nhất của Mỹ tại khu vực”. Một câu trả lời nhận được nghe có vẻ đầy hài hước: “Ngài Bắc Kinh. Vâng, chính ngài Bob Bắc Kinh là cánh tay đắc lực nhất của Mỹ”.

n ý sâu xa của câu nói đùa đó nằm ở cái quy luật hậu quả ngoài mong đợi. Những động thái ngày càng khiêu khích của Bắc Kinh có thể kể đến bao gồm việc cắt cáp tàu khảo sát địa chấn, cản trở hoạt động thằm dò dầu khí của Việt nam, tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và đưa ra một loạt những thách thức dù cho đến nay vẫn chưa thể hiện công khai nhưng tương đối nhạy cảm đối với Malaysia. Tất cả dường như đã cùng nhau tạo ra điều mà chính Trung Quốc vẫn nói là không muốn thấy: một liên minh chống Trung Quốc thực sự bao gồm các quốc gia trải dài từ Ấn Độ cho tới Biển Nhật Bản dưới sự hậu thuẫn kín đáo của Mỹ.

Như thể để bày tỏ nỗi bức xúc của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Philippine mới đây đã thẳng thắn phát biểu nếu Nhật Bản tái vũ trang và từ bỏ hiến pháp hòa bình của mình, thì Manila "sẽ hết sức hoan nghênh".

Vậy chuyện gì đang diễn ra? Liệu thái độ ngoan cố và quyết đoán của Trung Quốc có phát triển trở thành thứ làm hạn chế hay thập chí cô lập nước này? Nhiều người sẽ nghĩ như vậy. Và có thể kể ra một số kết luận như sau:

Trước hết, căng thẳng lãnh thổ gia tăng do hành vi tính toán của Trung Quốc. Trong năm 2011, tại các cuộc họp kín, Tập Cận Bình đã tìm cách lấy lòng các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự, để họ cảm nhận rõ ràng rằng ông sẽ cố gắng làm dịu đi các tranh chấp lãnh thổ. Vị Chủ tịch Trung Quốc vừa được "tấn phong" này cũng nói điều tương tự trong các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam hồi tháng 12/2011.

Posted Image

Nhưng trên thực tế, toàn những điều trái ngược đã xảy ra.

Thứ hai, Trung Quốc đã trở nên quyết liệt hơn đối với Biển Đông và Hoa Đông. Giữa tháng 8/2012, hai vụ cản trở tàu địa chấn hoạt động hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia đã để lại hậu quả, như cách diễn tả của một quan chức cấp cao Malaysia, là "trực tiếp phá hoại 3 thập niên ngoại giao thận trọng". Không giống các nước ASEAN khác, Malaysia luôn tránh thách thức trực tiếp "đường 9 đoạn" ôm trọn gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. (Bắc Kinh từ chối đưa ra vị trí tọa độ kinh độ và vĩ độ cụ thể của các đường này). Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập "thành phố" mới ngay trên đảo Phú Lâm của Việt Nam để "quản lý" các yêu sách của mình trên Biển Đông, và đến tháng 11 lại phát hành hộ chiếu mới ghi tấm bản đồ bao gồm toàn bộ Biển Đông đó. Điều này đã khiến Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan phải lên tiếng cảnh báo, Biển Đông có thể trở thành "Palestine nữa của châu Á".

Thứ ba, Trung Quốc đặc biệt muốn lấy Nhật Bản "làm gương" cho các nước khác. Những sự quyết điến gần đây đối với Nhật bản tại các đảo tranh chấp giữa 2 bên Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông rất tiêu biểu cho trường phái ngoại giao "gây nhụt chí kẻ khác" của Trung Quốc: Bắc Kinh thừa hiểu các quốc gia tuyên bố chủ quyền biển khác sẽ để ý và lo lắng trước sự hiếu chiến của Trung Quốc với một cường quốc châu Á khác lớn và mạnh hơn nhiều họ.

Cuối cùng, nhiệt độ trên đất liền cũng đã tăng lên. Tuần trước, sau khi sau khi đem so sánh chính sách dân tộc thiểu số của Bắc Kinh với các vụ tự thiêu của những người Tây Tạng, một quan chức Mỹ đã nhận phải sự phản ứng đầy bức xúc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã miêu tả bình luận này là "vô cùng đáng ghê tởm". (Qua đó Trung Quốc cũng muốn nhắn nhủ với các đối tượng khác là Australia, EU, Ấn Độ và Nhật Bản).

Trong số 4 kết luận được nêu ra ở trên, 2 điều đầu - về giải quyết vấn đề lãnh thổ - đã thực sự gây ngạc nhiên. Bất ngờ nối tiếp bất ngờ. Các cơ quan quốc phòng và an ninh ở các nước khác đã nhìn thấy sự ăn ở hai lòng từ Trung Quốc.

Ngày càng ít đi các quốc gia láng giềng còn đặt niềm tin vào việc giới lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng tôn trọng cách nhìn của nước khác, hay muốn tìm kiếm cơ sở không đối đầu với Trung Quốc.

Liệu có cách nào thoát khỏi chu kỳ tự gây chấn thương này? Các quan chức Nhà Trắng cũng chưa giúp được gì khi họ lựa chọn sai động từ - "xoay trục" - để nói về chuyến công du châu Á của Tổng thống Obama mùa hè năm ngoái. Thuật ngữ thay thế của họ, "tái cân bằng lực lượng", cũng không làm thay đổi câu chuyện, và bất kỳ tìm kiếm Google nào cũng có thể chỉ ra điều đó.

Nhưng "xoay trục" đơn giản chỉ là cách họ nói. Giống như các vị tiền nhiệm, chính quyền Obama tiếp tục thực hiện triển khai tiền tiêu tại châu Á đồng thời vun đắp các mối quan hệ liên minh và đối tác. Trong từng trường hợp, lợi ích quốc gia đan xen cung cấp một thứ chất kết dích, củng cố tính liên tục của lợi ích quốc gia tương đồng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trong thời gian giữa những năm 2000, các quốc gia lớn nhỏ cạnh Trung Quốc đã ngầm phát đi tín hiệu họ cần một sự đối trọng rõ ràng hơn của Mỹ. Trung Quốc vờ như không biết - và sau đó cáo buộc Washington đang có ý đồ "kiềm chế" Trung Quốc. Thực tế, chính quan điểm hiện nay của Trung Quốc đã thúc đẩy phản ứng tạo đối trọng trong khắp khu vực, từ Ấn Độ cho tới Philippine và Nhật Bản. Ngược lại, "chính sách nở nụ cười" của Bắc Kinh trước đây từng mang lại thành công lớn cho Trung Quốc, chuẩn bị nền tảng cho sự vươn lên mãnh mẽ hơn bao giờ hết của nước này trong khu vực.

Sự thay đổi bắt đầu diễn từ năm 2008 cũng tác động tới nhiều người trong chính Trung Quốc. Chúng ta đã biết từ lâu rằng nhiều nhân vật có ảnh hưởng và từng lên tiếng về vai trò quá lớn của các tư lệnh PLA. Họ gần như không nhận được sự xem xét bầu vào Quân ủy Trung ương, một cơ quan mà Tập Cận Bình đang có rất nhiều sự ủng hộ.

Chúng ta cũng biết đến các giám đốc trong các công ty dầu lửa quốc gia Trung Quốc (NOC), những người thuộc hàng cấp cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều trong số đó đang cảm thấy, trong điều kiện kinh doanh vốn đã khó khăn, căng thẳng đã đẩy cao mức chi phí bảo hiểm vận tải và cản trở hoạt động thăm dò dầu, khí và các khoáng sản khác dọc phía tây Thái Bình Dương. Điều này khiến họ không hài lòng. Giống như nhiều đồng nghiệp ở các công ty dầu khí quốc gia khác tại châu Á, họ cũng nhận thấy triển vọng thăm dò và sản xuất ở ngoài khơi.

Vậy tại sao Trung Quốc lại có một thái độ ngang ngược như vậy? Các chính sách quyết đoán của Trung Quốc đặt ra một số câu hỏi về dụng ý sau cùng của nước này. Ví dụ như, liệu cách làm của Trung Quốc có dẫn tới một học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc ở Đông Á? Và liệu điều đó có nghĩa là gì với Bắc Kinh không khi cách tiếp cận chủ quyền biển đảo của nước này đang đi ngược lại với Công ước Luạt Biển LHQ mà chính nước này đã thông qua?

Có lẽ Bắc Kinh là một cường quốc chủ trương "đòi lại" lãnh thổ hơn là một cường quốc xét lại, chủ yếu muốn "đòi lại những món nợ" cho những sự mất mặt và sỉ nhục trước đây. Nhưng thực tế, không có quốc gia nào được hưởng lợi từ hệ thống toàn cầu trong 3 thập niên qua hơn Trung Quốc.

Mỹ, vẫn là người quản lý chính hệ thống toàn cầu hiện nay, cũng đã nhiều lần triển khai đặc quyền nước lớn, bao gồm học thuyết Monroe và những yêu cầu đòi thay đổi chế độ. Tuy nhiên, theo tác giả, bỏ qua những điều này, Mỹ vẫn là kiến trúc sư và nhà quản lý hàng đầu hệ thống quốc tế hậu chiến tranh, điều vẫn đang làm giàu cho Trung Quốc - cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN.

Dù ra vẻ dũng mãnh, nhưng đường 9 đoạn và các động thái mập mờ có chủ định khác nhằm tìm kiếm lợi ích sau mấy thập niên bết bát, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận để cho các nước láng giềng chờ đợi Mỹ tiếp tục duy trì vị thế cường quốc Thái Bình Dương trong một thời gian vôn hạn định sắp tới. Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, chính các cường quốc châu Á khác cũng muốn Mỹ đến đây - không phải là một nước bá quyền, mà là một nước đối trọng (với Trung Quốc). Sau khi đánh mất dần "độc quyền" ở Myanmar, Trung Quốc hiện chỉ có 2 bạn bè thân thiết trong cả châu Á: một Pakistan bất ổn và một Bắc Triều Tiên khó lường.

Nếu những hành động đe dọa theo kiểu dân tộc chủ nghĩa sơ đẳng gần đây nhằm che đậy cho những yếu kém ở trong nước, tức là Bắc Kinh đang tự mua lấy rắc rối vào mình. Một lựa chọn tốt hơn vẫn còn đó: Trung Quốc có thể tăng cường hiểu biết chung với Mỹ về ảnh hưởng của nhau ở châu Á và sau đó cùng Mỹ quản lý hệ thống hàng hải dựa trên luật pháp. Nhưng những động thái gần đây của Trung Quốc thay vào đó đã tự tạo cho mình một chính sách ngớ ngẩn và tự loại mình ra khỏi khu vực, làm sâu sắc thêm mói nghi kỵ lẫn nhau với Mỹ và khiến cho khả năng đạt được giải pháp đôi bên cùng có lợi càng khó khăn thêm.


* James Clad là Phụ Tá Trợ Lý Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phụ trách Các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2007 - 2009. Robert A. Manning là chuyên gia cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương.

=============
Chẳng cần phải đợi đến những ý tưởng này đăng tải lên National Interest để tác giả Trâm Anh có điều kiện tổng hợp. Từ lâu Thiên Sứ tui đã cho rằng: Những chính sách đối ngoại của Trung Quốc sai lầm đến mức làm tôi cứ tưởng có gián điệp cài sâu bên trong nội bộ.
Vẫn còn thời hạn để họ kịp tỉnh ra. Giới hạn 15. Tháng Giêng Việt lịch vẫn chưa tới.
Phàm ở đời này, từ bà ve chai lông vịt, cho đến những chính khách khả kính đứng đầu những siêu cường - đều tự cho rằng những tư duy và hành vi xuất phát từ tư duy của mình là đúng đắn. Chẳng ai thấy sai mà vẫn cứ làm cả.
Nhưng tiếc thay! Thực tế vẫn cứ xảy ra hiện tượng:

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.
Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyền lực đích thực ở đâu?

Tác giả: Dương Kỳ Anh

Bài đã được xuất bản.: 7 giờ trước

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người cố "chạy" cho được những chức này, chức khác, bởi vì theo suy nghĩ thường tình, có chức thì có quyền, có quyền thì có tiền, có tiền thì "mua tiên cũng được" - nghĩa là, có tất cả!

Quyền lực đích thực ở đâu? Ở trong mỗi chúng ta? Có đúng vậy không? Đã hàng ngàn đời nay từ bậc vua chúa, tổng thống, thủ tướng, các ông chủ những tập đoàn giàu có, đến các ông bố, bà mẹ, đến những người lao động bình thường đều mong có một chút quyền, một chút thôi, hay quyền lực vô biên!

Đối với chúng ta quyền lực có ý nghĩa gì? Tại sao ai cũng tìm mọi cách để đạt cho được quyền lực? Cho dù không để ý... " Chúng ta luôn cố đạt cho được một địa vị có quyền lực bởi vì ta tin rằng quyền lực giúp ta làm chủ được cuộc sống, đem lại cho ta tự do và hạnh phúc - những gì ta mong muốn nhất" - mở đầu cuốn sách "Quyền lực đích thực" tác giả Thích Nhất Hạnh đã viết như vậy.

Quyền lực, chuyên của muôn đời. Lịch sử đã chứng kiến biết bao tấm bi kịch do giành giật quyền lực mà dẫn đến những cuộc chiến tranh, sát phạt đẫm máu, huynh đệ tương tàn, đất nước bị phá hủy; từ đông sang tây, từ nam đến bắc, đã và đang không ngừng diễn ra...

Quyền lực là gì? "Xã hội chúng ta được xây dựng trên một khái niệm rất hạn hẹp về quyền lực, đó là giàu có, sung túc, thành công nghề nghiệp, danh tiếng, sức khỏe, sức mạnh quân sự và quyền năng chính trị"...

Posted Image

Nhiều người cố "chạy" cho được những chức này, chức khác

"Muốn có quyền lực, muốn được danh tiếng hay giầu sang không phải là điều xấu. Nhưng phải nhớ rằng, chúng ta theo đuổi quyền lực hay dang tiếng, tiền tài là để được hạnh phúc. Nếu giàu có và quyền lực không hạnh phúc thì giàu có và quyền thế để làm gì?" - Thích Nhất Hạnh. Vấn đề là ở chỗ quyền lực để làm gì? Sử dụng quyền lực thế nào? Nó có mang lại hạnh phúc cho chính người có quyền lực hay không? Ai có quyện lực bằng tổng thống Mỹ? Tổng thống G.W. Bush chẳng hạn. Là tổng tư lệnh một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất là vị lãnh đạo quốc gia giàu có nhất thế giới... Nhưng, tôi tin chắc rằng dù với bao nhiều cái gọi là quyền lực trong tay, tổng thống vẫn cảm thấy bất lực và đau khổ... Tôi không nghĩ rằng tổng thống Bush... ngủ được yên giấc... Bởi cuộc chiến Iraq, bởi suy thoái kinh tế, bởi ...

Triết gia Jean Jacques Rousean đã viết: Người mạnh nhất không bao giờ đủ mạnh để mãi mãi ở vị trí lãnh đạo, trừ khi người ấy chuyển đổi sức mạnh thành lẽ phải, và chuyển đổi sự khuất phục thành bổn phận. Đúng vậy.

Sử dụng quyền lực không đúng sẽ nhận lấy sự chống đối từ phía những người dưới quyền khi một bên thâu tóm quyền lực và một bên không có quyền lực thì bên không có quyền lực có xu hướng nổi loạn. Sự cách biệt quá lớn giữa dân tộc này và dân tộc khác, giữa nhóm người này với nhóm người khác sẽ làm cho quyền lực bấp bênh. Ngay cả khi dường như được người khác chấp nhận thì người cầm quyền vẫn cảm thấy bất an.

Ấy vậy, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người cố "chạy" cho được những chức này, chức khác, bởi vì theo suy nghĩ thường tình, có chức thì có quyền, có quyền thì có tiền, có tiền thì "mua tiên cũng được" - nghĩa là, có tất cả!

Ở đâu cũng vậy, mục đích cuối cùng của con người là mưu cầu hạnh phúc. Hạnh phúc cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho cộng đồng, cho muôn dân. Tác giả Thích Nhất Hạnh, trong cuốn sách "quyền lực đích thực" đã phân tích, lý giải, trình bày bằng những ví dụ sinh động, từ những con người đang sống hôm nay cho đến những dẫn dụ từ thời xa xưa.

"Bhaddiya một quan chức cao cấp của Vương quốc Sacya. Nhưng ông đã từ bỏ tất cả để xuất gia. Một hôm, đang ngồi thiền, Bhaddiya bỗng thốt lên: Ôi, hạnh phúc của tôi... đến ba lần. Bụt gọi Bhaddiya tới và hỏi lý do. Ông trả lời: "Kính lạy thế tôn, khi con còn tại chức, con có rất nhiều quyền hành và tiền bạc. Con có những đội quân bảo vệ. Con muốn mua gì cũng được. Nhưng con không hạnh phúc vì con luôn sợ hãi. Còn là nạn nhân của ganh tị, sợ sệt, ghét bỏ và tham lam. Bây giờ, con không còn lo sợ hay phiền não nữa. Con không có gì để mất, không sợ bị ai sát hại, không cần vệ sỹ bảo vệ. Chưa bao giờ con được tự do và bình an như thế. Vì hạnh phúc quá nên con thốt lên như vậy".

Khuyên ta từ bỏ tất cả để xuất gia ư! Không! Nếu kiếm lợi nhuận mà đem lại an vui cho mình và cho xã hội thì việc làm của ta không có gì sai trái. Ta có thể vẫn kiếm lợi nhuận mà không tổn hại, mà phát huy công bằng xã hội, đem lại hiểu biết và giảm thiểu khổ đau... Muốn thế, phải ngưng chạy theo quyền hành, tiền tài, danh vọng và sắc dục. Bốn thứ ấy đi liền với nhau.

Bụt nói "Quá khứ đã qua ruồi, tương lại thì chưa đến, ta chỉ thực sự sống trong giây phút hiện tại". Nếu đánh mất hiện tại thì sẽ đánh mất cuộc sống! Nếu ta qua ưu tư về quá khứ, quá lo nghĩ về tương lai, để luôn đắm chìm trong sự bất an, ta sẽ không có hạnh phúc, dù là người có nhiều tiền, nhiều quyền, nhiều danh tiếng...

Quyền lực đích thực là gì? Làm sao để có nó? Nó ở đâu? Đó phải chăng là những câu hỏi muôn đời sao ...?

Quyền lực đích thực, phải là thứ quyền mang lại hạnh phúc cho bản thân ta, cho gia đình, cho cộng đồng, cho xã hội. Nó luôn gắn với sự an lành, nhất là trong xã hội hiện tại, trong sự quay cuồng của cuộc sống, sự khó khăn của nền kinh tế thế giới thời kỳ suy thoái và những khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay.

=================

Đây là bài phân tích dở nhất mà tôi được đọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lực lượng tàng hình Mỹ đến châu Á

28/12/2012 3:55

Lầu Năm Góc bắt đầu khởi động chương trình 5 năm, lần lượt triển khai 3 dòng máy bay chiến đấu tàng hình đến tây Thái Bình Dương.

Theo tạp chí Wired, những tuyên bố liên quan đến quyết định điều động mới các máy bay F-22, F-35 và B-2 đến Thái Bình Dương liên tục được đưa ra trong mấy tuần gần đây. Hồi đầu tháng, thiếu tướng Stephen Wilson, chỉ huy phi đội gồm 20 máy bay ném bom tàng hình B-2, cho hay một số chiếc sẽ bắt đầu được luân chuyển đến Thái Bình Dương từ năm tới. Các đợt luân chuyển kéo dài trong vài tuần và diễn ra nhiều lần trong năm, theo tướng Wilson trả lời tạp chí Air Force.

Từ đầu những năm 2000, B-2 thường xuyên được điều động đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam, đôi khi còn được F-22 tháp tùng. Tuy nhiên, quá trình luân chuyển đến Thái Bình Dương thật sự khó khăn đối với phi đội ít ỏi của B-2. Đến năm 2008, một trong những chiếc này đã rơi tại căn cứ Andersen; 2 năm sau, thêm một chiếc B-2 khác bị cháy động cơ nghiêm trọng. Không quân Mỹ đã cố gắng khỏa lấp tin tức về sự cố này, âm thầm rút B-2 khỏi tiền tuyến Thái Bình Dương và thay chúng bằng dòng oanh tạc cơ đời cũ là B-52, theo tờ The Washington Post. Sau một thời gian sửa chữa và nâng cấp, phi đội máy bay ném bom tàng hình B-2 lại đến tây Thái Bình Dương.

Posted Image

F-22 và B-2 trên bầu trời đảo Guam - Ảnh: USAF

Trong khi đó, F-22, thường được đóng ở Florida, Virginia, Alaska và Hawaii, là “khách viếng thăm” thường xuyên tại căn cứ Andersen và căn cứ Kadena ở Okinawa (Nhật Bản). Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến sự cố thiếu ô xy trong buồng lái đã khiến phần lớn F-22 bị giới hạn bay trong suốt năm qua. Đến nay, không quân Mỹ tuyên bố đã tìm được cách giảm tối thiểu nguy cơ đột quỵ ở các phi công lái F-22. Và trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho hay sẽ sớm triển khai thêm F-22 đến Nhật Bản. Cũng nhân dịp này, ông Panetta tuyên bố kế hoạch lần đầu tiên điều động F-35 đến các căn cứ ở nước ngoài. Theo trang Defense.gov, Bộ Quốc phòng Mỹ đang đặt nền tảng cho việc triển khai F-35 đến Iwakuni, cũng thuộc Nhật Bản vào năm 2017.

Bên cạnh các dòng máy bay hiện tại ở Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc còn lên kế hoạch gửi thêm máy bay tuần tra mới của hải quân là P-8 đến khu vực, cũng như máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-46, theo tạp chí Air Force.

Việc thiết lập lực lượng tác chiến nói trên là phần mở rộng của chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Theo Wired, khi công tác triển khai được hoàn tất vào năm 2017, máy bay F-22, B-2 và F-35 sẽ phục sẵn tại các căn cứ xung quanh Trung Quốc, sẵn sàng trong tình trạng tác chiến. Cùng với việc Trung Quốc đang thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình nội địa J-20 và J-31 cũng như nhiều nước khác tăng cường vũ trang, các chuyên gia đang lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.

Trung Quốc điều tàu lớn ra biển Đông

Ngày 27.12, Trung Quốc điều tàu Hải tuần 21, có sân đậu trực thăng, ra biển Đông, theo Tân Hoa xã. Đây là lần đầu tiên loại tàu này hoạt động ở biển Đông dưới sự quản lý của Cục An toàn hàng hải Hải Nam. Hải tuần 21 dài 93,2 m và có phạm vi hoạt động 7.408 km mà không cần tiếp liệu. Sân đậu trực thăng dài 21 m, rộng 11 m và nằm ở đuôi tàu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Hoàng Hà thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc tuyên bố nhiệm vụ của tàu Hải tuần 21 là “giám sát an toàn giao thông đường biển, điều tra các sự vụ hàng hải, phát hiện ô nhiễm, nghiên cứu, cứu hộ và thực thi luật quốc tế”. Tàu Hải tuần 21 xuất hiện ở biển Đông chỉ vài ngày trước khi quy định của chính quyền Hải Nam cho phép đơn phương khám xét, bắt bớ tàu nước ngoài trên biển Đông có hiệu lực vào ngày 1.1.2013. Quy định ngang ngược này đã gây ra quan ngại và phản ứng từ nhiều phía như Việt Nam và Philippines.

Cũng trong ngày 27.12, Bộ Quốc phòng Philippines thông báo mua 3 máy bay trực thăng hải quân AW 109 “Power” của Công ty liên doanh Anh - Ý AgustaWestland với giá 32,5 triệu USD. AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết hợp đồng này thuộc một chương trình mua sắm “khẩn cấp” nhằm “hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa hải quân cũng như các lực lượng vũ trang”.

H.G

Thụy Miên

===================

Người Trung Quốc muốn gầy sòng ở Biển Đông. Nhưng Hoa Kỳ thì muốn cuộc chơi ở Đông Bắc Á.

Điều này tôi cũng nói lâu rồi.

Bây giờ mọi người vẫn đang nói với nhau những lời tương đối có lựa chọn. Nhưng e rằng không lâu người ta sẽ bắt đầu ăn nói khó nghe. Và sau đó người ta chẳng còn gì để nói với nhau nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sổ tay:

“Tôi thấy hình như chưa phải chúng tôi”

Thứ Sáu, 28/12/2012, 06:25 (GMT+7)

TT - Buổi họp báo ra mắt mười tập đầu của bộ phim truyện 50 tập Cao hơn bầu trời do Hãng phim Giải Phóng sản xuất sáng 27-12 đã trở thành một cuộc họp góp ý cho bộ phim của các tướng lĩnh và người trong cuộc - những người được chọn làm nguyên mẫu của các nhân vật anh hùng trong bộ phim về chiến công của những người lính bảo vệ bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm bi tráng.

Do có quá nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ thời tiết đến kinh phí, bộ phim mang ý tưởng ban đầu “một bản hùng ca bi tráng về chiến tranh” đã không thể kịp ra mắt trong những ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa này, nên bộ phim 50 tập sẽ được sản xuất “chậm mà chắc” để có thể ra mắt kịp vào tháng 9-2013, 60 năm Ngày thành lập binh chủng phòng không - không quân. Có lẽ vì nghĩ còn có thể cứu vãn và chỉnh sửa được nên các nhân chứng, các nguyên mẫu và các tướng lĩnh đã rất nhiệt tình phản biện và đóng góp ý kiến.

Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy - một trong ba anh hùng đầu tiên của lực lượng không quân VN, và cũng là nguyên mẫu của một trong những nhân vật chính xuyên suốt bộ phim, nay đã ngoài 70, từ TP.HCM ra gặp lại đồng đội, có mặt trong buổi ra mắt - đã chân thành nhận xét: “Lúc vào trận chiến đấu, chúng tôi không nói nhiều thế đâu. Mệnh lệnh cũng đơn giản, rõ ràng, chính xác. Có thể hôm nay các bạn trẻ thấy thế là cứng nhắc, nhưng ra trận thì phải nghiêm túc”.

Một vị tướng khác cho ý kiến: “Các nghệ sĩ cũng nên hiểu là lúc chỉ huy chiến đấu, trong sở chỉ huy của chúng tôi không ai nói to đâu, khẩu lệnh bao giờ cũng hô rất khẽ, đủ cho phi công nghe thôi. Đặc biệt, tối kỵ là chúng tôi không bao giờ nói tên sân bay, đã có các bí danh”. Rồi một đại tá phi công góp ý: “Đối thoại của các nhân vật hiện đại quá, chúng tôi không nói “đi du học”, mà chỉ nói đi học, không đọc thơ Xuân Diệu trước 1945 vì hồi đấy trong trường phổ thông không dạy, thanh niên không mấy ai thuộc. Mấy cái biển số xe cũng nên thay đi, tất cả đều là biển số mới của quân đội, 40 năm trước chúng tôi dùng biển số khác” và ông cười ý nhị: “Tôi thấy hình như chưa phải chúng tôi”.

Có quá nhiều “lỗi sơ đẳng” được chỉ ra từ những góp ý chân thành của những người trong cuộc. Ông Nguyễn Thái Hòa - giám đốc Hãng phim Giải Phóng - đứng lên nhận tất cả những góp ý và hứa sẽ sửa chữa triệt để bằng cách: “Sai đến đâu quay lại đến đấy”. Ông nói “chỉ trong tập 1 đã có ít nhất bốn trường đoạn phải quay lại”, như vậy trong mười tập đã làm xong, có thể lên đến... 40. Đấy là còn những lỗi chưa được chỉ ra vì các nhân chứng và các chuyên gia chưa xem hết.

Hãng phim Giải Phóng có thể nói đã rất có tâm khi quyết định bỏ tiền ra làm 50 tập phim về đề tài hóc búa và khô khan này. Họ chỉ có thể trông chờ vào sự giúp đỡ bằng sức người và trang bị của quân chủng phòng không - không quân, cũng như trông đợi thu hồi vốn bằng cách đổi quảng cáo trên các đài truyền hình. Nhưng với nhiều lỗi cơ bản như vậy, sửa đi mới chỉ đảm bảo tính chân thực, còn chưa bàn tới sự hấp dẫn của những 50 tập phim đằng đẵng (dù chân thực đã là một yếu tố để hấp dẫn), thì nhìn chặng đường dài chông gai cho đến khi phát sóng mà thấy lo lắng cho những người làm phim.

TH.H.

=================

Hồi còn nhỏ, xem truyện của Nguyễn Công Hoan khôi hài mấy đoàn tuống chèo cổ có đoạn: "Muôn tâu bệ hạ. Tướng giặc đã kéo đến cách kinh thành 3 ki lô mét". Ngày ấy tôi cứ tưởng rằng sai lầm này chỉ ở thời con người chưa văn minh. Hóa ra bây giờ vẫn bị, nhưng dưới một hình thức khác. Nó tương tự như Lan đã cắt internet khiến Điệp đau lòng vì không thể chát với Lan vậy..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có tin này làm giới tài chính bấn loạn từ hôm qua đến nay. Chú Thiên Sứ lên giúp 1 quẻ xem ông này tới đây có khiến chúng ta đẩy xe cút kít đi ăn sáng, lái xe tải nhỏ đi ăn trưa và tối đánh công-ten-nơ đi tiếp khách buổi tối không ạ!

Nguồn: http://vnexpress.net...-sang-viet-nam/

Tỷ phú George Soros sang Việt Nam

Tỷ phú giàu thứ 22 thế giới George Soros cùng gia đình có mặt tại Hà Nội nhân kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.

Tỷ phú George Soros tái hôn ở tuổi 82

Kẻ khuynh đảo thị trường tài chính thế giới

Xuất hiện tại một nhà hàng nổi tiếng ở Hà Nội vào tối 26/12, tỷ phú huyền thoại ăn vận giản dị trong bộ vest tối màu cùng sơ mi trắng. Nhiều người nhận ra George Soros, nhân vật từng khuynh đảo thị trường tài chính nước Anh vào năm 1992 và được mệnh danh là một trong những nhà đầu tư thông thái nhất, nên đã không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh.

Posted Image

Doanh nhân Nguyễn Cảnh Bình (thứ 2 từ trái sang) và ông Lê Quốc Vinh (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng tỷ phú Soros.Là một trong những người chụp ảnh chung với vị tỷ phú 82 tuổi trong buổi tối hôm đó, Tổng giám đốc Alpha Books Nguyễn Cảnh Bình chia sẻ khoảnh khắc khó quên này trên trang Facebook cá nhân.

"Tối nay tình cờ và may mắn được ngồi nói chuyện suốt 2 tiếng với bác George Soros", ông Nguyễn Cảnh Bình viết. Trong bữa ăn, người giàu thứ 12 nước Mỹ đã kể nhiều câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng ở Mỹ như Tổng thống Obama, tỷ phú Warren Buffett.

Doanh nhân Phan Tất Thứ, sáng lập viên công ty KNV cũng chia sẻ lên Facebook một bức ảnh khác chụp bữa bối cùng tỷ phú Mỹ.

Lý do George Soros tới Việt Nam thời điểm này chưa được công bố. Chủ tịch Le Media Lê Quốc Minh, cũng có mặt trong buổi gặp tối 26/12, cho VnExpress tỷ phú cùng gia đình tới thăm Hà Nội nhân dịp Giáng sinh.

"Trò chuyện với ông ấy thật thú vị", ông Vinh kể lại.

Posted Image

George Soros ăn tối cùng các doanh nhân Việt.Sinh ngày 12/8/1930, George Soros là tỷ phú Mỹ gốc Do Thái và là chủ của quỹ đầu tư mang tên chính mình (Soros Fund Management).

Được mệnh danh là một trong những tỷ phú thông thái nhất nước Mỹ, "phi vụ" nổi tiếng nhất của ông là kiếm được 1 tỷ USD từ cuộc khủng hoảng tài chính nước Anh năm 1992. Hiện nay, ông xếp hạng 22 trên bảng theo dõi người giàu thế giới của tạp chí Forbes, với tổng tài sản 19 tỷ USD tính đến tháng 9 vừa rồi.

Quỹ đầu tư Soros đã vào Việt Nam từ đầu 2010 để tìm hiểu cơ hội. Nhưng từ đó đến nay, chưa có thông tin nào công bố về việc Soros đã giải ngân vốn hoặc hợp tác với đơn vị nào trong nước.

Thanh Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có tin này làm giới tài chính bấn loạn từ hôm qua đến nay. Chú Thiên Sứ lên giúp 1 quẻ xem ông này tới đây có khiến chúng ta đẩy xe cút kít đi ăn sáng, lái xe tải nhỏ đi ăn trưa và tối đánh công-ten-nơ đi tiếp khách buổi tối không ạ!

Nguồn: http://vnexpress.net...-sang-viet-nam/

Tỷ phú George Soros sang Việt Nam

Tỷ phú giàu thứ 22 thế giới George Soros cùng gia đình có mặt tại Hà Nội nhân kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.

Tỷ phú George Soros tái hôn ở tuổi 82

Kẻ khuynh đảo thị trường tài chính thế giới

Cũng đến chơi cho vui và cam kết một cái gì đó - có điều kiện - cho tương lai. Đó là quẻ của chú!
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng đến chơi cho vui và cam kết một cái gì đó - có điều kiện - cho tương lai. Đó là quẻ của chú!

Vâng, cháu cảm ơn chú ạ! Do "hành trạng" của ổng nên khi ổng đến đâu, chính phủ, giới đầu tư tài chính, ngân hàng... nước đó giật mình thon thót như đang bệnh nghe cú rúc! Thực ra hoàn cảnh của VN mình cũng khác các nước đang lên hồi 1997. Hy vọng là ổng đem những điều tốt đẹp đến VN giống như đã làm với 1 số nước như Nam Phi, Nga ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành tựu quân sự nổi bật nhất năm 2012 (P1)

Thứ Sáu, 28/12/2012, 13:47 [GMT+7]

(ĐVO)- Theo các chuyên gia, những bước tiến này sẽ góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo chiến tranh tương lai.

Posted Image

1. Modul vũ khí tổng hợp này có tên gọi là BattleGuard, được Mỹ thử nghiệm thành công hồi tháng 10/2012. Modul do công ty Raytheon chế tạo. BattleGuard được trang bị thiết bị quang điện tử, quan sát bằng màn hình TV và điều khiển từ xa. Điểm đặc biệt của modul này là sự kết hợp cùng lúc các loại vũ khí khác nhau, trong đó có tổ hợp tên lửa chống tăng, súng máy 5,56 mm và súng phóng lựu tự động. Modul có khả năng cùng lúc tiêu diệt hai mục tiêu với tính chất hoàn toàn khác nhau, ở các góc khác nhau nhờ hệ thống máy tính hiện đại. BattleGuard có thể được lắp đặt trên hầu hết các loại phương tiện quân sự, từ tăng hạng nặng cho tới xe bánh hơi chiến thuật hạng nhẹ.

Posted Image

2. Khung hỗ trợ di chuyển PowerWalk. Thiết bị này chỉ nặng 750 g mỗi bên chân và có khả năng tạo ra nguồn năng lượng 12 w khi di chuyển, đủ để sạc cùng lúc 4 điện thoại di động. PowerWalk do công ty Bionic Power chế tạo. Quân đội Mỹ và Canada hiện đã đặt hàng thiết bị này. Dự kiến, các bộ thử nghiệm sẽ được giao hàng vào năm sau

Posted Image

3. Áo tàng hình. Công ty nghiên cứu Hyperstealth Biotechnology của Canada đã chế tạo thành công áo tàng hình Quantum Stealth. Nguyên lý tàng hình của áo là uốn cong các sóng ánh sáng xung quanh. Loại áo tàng hình này cho phép các lực lượng đặc biệt thực hiện các cuộc tấn công vào ban ngày mà không bị phát hiện. Công nghệ này còn có thể áp dụng cho máy bay tàng hình, tàu ngầm và nhiều loại vũ khí khí tài khác để làm mù đối phương. Quân đội Mỹ và Canada đang tài trợ cho dự án này.

Posted Image

4. “Lớp da thứ hai” bằng công nghệ nano. Lớp da này giúp binh sĩ chống lại các loại vũ khí sinh-hóa mà áo giáp hay các thiết bị khác không có tác dụng chống đỡ. Loại “da” này do Phòng thí nghiệm Quốc gia Livermore và Trường đại học Massachusetts của Mỹ chế tạo.

Posted Image

5. Hệ thống “super soi” PIXNET. Hiện có rất nhiều thiết bị giúp tăng cường hiệu quả quan sát và ngắm bắn trong mọi điều kiện thời tiết và ngày đêm. Tuy nhiên, chúng thường đơn lẻ và đơn chức năng. Quân đội Mỹ đã quyết định kết hợp các thiết bị này lại và cho ra đời hệ thống “super soi” mang tên PIXNET.]]

Posted Image

6. Đạn tự dẫn. Người Mỹ đã thành công trong việc chế tạo loại đạn tự dẫn bằng lader có khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 2 km. Các cuộc thử nghiệm cuối cùng đã được hoàn tất. Viên đạn tự dẫn này dài 10 cm, được lắp đặt thiết bị cảm quang có tác dụng phát hiện tia lader chiếu vào mục tiêu. Nhờ vậy, viên đạn có thể thay đổi đường bay và có độ chính xác cao.

Posted Image

7. Hệ thống dẫn đường NAVSOP. NAVSOP được coi là phương án thay thế cho Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS, có khả năng xác định vị trí các mục tiêu. Điểm khác biệt của NAVSOP là khả năng sống còn và tính ổn định cao. Thiết bị này không cần cơ sở hạ tầng và máy phát vô tuyến. Hệ thống này được sử dụng trong trường hợp GPS không thể hoạt động như trong tòa nhà, trong rừng rậm hoặc dưới lòng đất. Ngoài ra, nhờ sử dụng tín hiệu vô tuyến phát đi từ các vệ tinh có quỹ đạo bay thấp, NAVSOP có thể hoạt động ở các khu vực xa xôi hẻo lãnh.

Posted Image

8. Pháo điện từ. Hồi đầu năm 2012, Mỹ bắt đầu thử nghiệm mẫu pháo điện từ do BAE Systems thiết kế. Ngoài ra, một công ty khác là General Atomics cũng tham gia vào lĩnh vực này. Pháo điện từ không sử dụng vật liệu cháy nổ để đẩy đầu đạn. Tuy nhiên, nhờ từ trường mà loại pháo này có thể đẩy các đầu đạn có khối cực lớn đi xa với tốc độ tối đa lên tới 9.000 km/h. Dự kiến, loại pháo này sẽ được Mỹ lắp đặt trên các chiến hạm

Posted Image

9. Radar thông minh. Hiện nay, người ta thường sử dụng mục tiêu giả hoặc tín hiệu nhiễu chế áp nhằm chống lại tín hiệu radar. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Rochester, New York đã phát minh ra hệ thống radar có khả năng vô hiệu hóa các phương pháp chống radar trên. Loại radar này sử dụng photon phân cực để phát hiện các mục tiêu và gây dựng hình ảnh của nó. Việc can thiệp vào các photon hoặc tạo tín hiệu phản hồi giả cũng đều bị phát hiện.

Posted Image110. AlphaDog. AlphaDog là hệ thống robot hỗ trợ bộ binh được thiết kế riêng cho lính Mỹ mang trọng tải nặng. AlphaDog có thể mang vác với trọng tải 181,44 kg trên quãng đường 32,18km ở nhiều địa hình rừng núi phức tạp

Posted Image11. Súng trường thông minh TrackingPoint. Súng được trang bị thiết bị điện tử thông minh, nên ngay cả người mới tập cũng có thể bắn trúng mục tiêu. Trước khi bóp cò, người bắn đánh dấu mục tiêu bằng cách ấn nút trên bộ phận cò súng, sau đó mới bóp cò. Sau khi bóp cò, súng không nhả đạn ngay, mà chỉ nhả đạn khi điểm dấu mục tiêu hoàn toàn trùng với chữ thập của ống ngắm. Súng được trang bị ống ngắm loại 6-30x (Model XS2 và XS3) và 6-35x (Model XS1). Ống ngắm tự động điều chỉnh khoảng cách và các tham số đạn đạo khác. Thiết bị tính toán đường đạn đảm bảo độ chính xác ở khoảng cách tới 1.200 m cho model XS1, 1000 m cho model XS2 và 750 m cho model XS3. Ba model này dự kiến sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2013.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành tựu quân sự nổi bật nhất năm 2012 (P2)

Thứ Bảy, 29/12/2012, 06:00 [GMT+7]

(ĐVO)-Đây là con robot công nghệ cao do Nhật Bản chế tạo. Robot nặng 4,5 tấn và cao 4 m. Robot có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau.

Posted Image

13. Bom bay BattleHawk. Công ty Textron Defense Systems đã tiến hành thử nghiệm loại máy bay không người lái BattleHawk mà thực chất là một loại bom bay. BattleHawk được trang bị các loại đạn 40 mm, camera quan sát và có thể lao vào mục tiêu bất cứ lúc nào. Tổng khối lượng của hệ thống Battle Hawk chỉ khoảng 2 kg. Vật liệu nhựa và sợi carbon không chỉ giúp giảm trọng lượng máy bay mà còn giúp nó có khả năng tàng hình đối với radar. Tốc độ của BattleHawk là 100 km/h, có khả năng bay liên tục 30 phút. Loại bom bay này vừa có khả năng trinh sát, vừa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ và các mục tiêu mặt đất cỡ nhỏ.

Posted Image

14. Sâu robot Meshworm. Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), Đại học Harvard Mỹ kết hợp với Đại học Seoul Hàn Quốc đã chế tạo thành công con sâu robot đầu tiên với khả năng di chuyển linh hoạt như một chú sâu thật trên nhiều địa hình với tốc độ khoảng 5 mm/s. Meshworm được làm từ “cơ nhân tạo” hình ống lưới polymer linh hoạt kết hợp vòng dây phân đoạn sợi titan/niken xung quanh. Làn sóng co bóp lần lượt trên mỗi phân đoạn, tạo sức ép lên ống lưới, giúp đẩy nó về phía trước như cách di chuyển của một chú sâu. Cách di chuyển này giúp giảm tiếng ồn khiến chúng thích hợp cho các mục đích trinh sát trong quân sự.

Posted Image15. Giáp chống đạn nano. Hiện nay giới công nghệ quân sự trên thế giới đã thành công trong việc tạo ra loại giáp chống đạn nhẹ để thay thế các loại áo giáp nặng và cồng kềnh. Loại giáp này sử dụng vật liệu nano tổng hợp được cấu tạo thành nhiều lớp.

Posted Image16. “Hình nhân thế mạng” Rover. Đây là loại mục tiêu giả sử dụng trong huấn luyện do công ty Marathon Robotics chế tạo. Chúng được bọc thép và có khả năng chuyển động tương tự các mục tiêu sống giúp nâng cao hiệu quả huấn luyện. Loại robot này có thể mang hình hài của những tên khủng bố hoặc đối phương giả định

Posted Image17. Súng vi sóng MEDUSA. Đây thực chất là loại vũ khí phi sát thương, tạo ra các bức xạ sóng cực ngắn tác động lên bộ não của con người. Bức xạ sóng cực ngắn này có khả năng tạo ra những nỗi sợ hãi trong tiềm thức, hoặc những ảo giác về âm thanh khiến đối phương phải tê liệt hoàn toàn. Do sóng này không đi qua tai mà đi qua vỏ não nên các thiết bị chống tác động âm thanh thông thường đều bị vô hiệu hóa. Nguyên tắc hoạt động của MEDUSA là làm nóng các mô bên trong não bằng xung vi sóng. Khi đó, tác dụng nén - nở mô của vũ khí này sẽ tạo ra những sóng âm được cơ thể nhận biết như một loại tiếng ồn nào đó. Loại vũ khí này do Sierra Nevada Corp chế tạo.

Posted Image

18. Robot Rock ‘em Sock ‘em. Công ty PAL Robotics của Tây Ban Nha đang nghiên cứu chế tạo loại robot hai chân có khả năng nhận biết con người, nâng đồ vật bằng tay và vượt các loại vật cản khác nhau. Loại robot này có thể sử dụng cho mục đích quân sự như tiếp cận các mục tiêu nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa và hỗ trợ y tế.

Posted Image

19. Máy bay không người lái siêu thanh. Những thành công của Northrop Grumman và Lockheed Martin trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái trong năm 2012 tuy không được coi là cuộc cánh mạng, song đã tạo bước tiến quan trọng. Mẫu máy bay SR 72 và Aurora của hai hãng này với tốc độ 6.400 km/h và đạt độ cao gần 30 km thậm chí được nhận định có thể thay thế các loại vệ tinh do thám. Tuy nhiên, dự báo phải tới năm 2020, các loại máy bay này mới có thể được đưa vào trang bị.

Posted Image

20. Robot “ruồi”. Dù có kích thước nhỏ và hình dáng “kỳ quái”, song những con robot nhỏ này lại tiềm ẩn nhiều khả năng phi thường. Hiện nay giới quân sự rất quan tâm phát triển các mẫu robot này cho các mục đích trinh sát các mục tiêu nguy hiểm như các khu vực có chứa vũ khí sinh hóa.

Posted Image

1021. Robot Vaudeville. Đây là con robot công nghệ cao do Nhật Bản chế tạo. Robot nặng 4,5 tấn và cao 4 m. Robot do một người điều khiển và có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau. Tuy phải mất rất nhiều thời gian nữa robot này mới có thể hoàn thiện song ý tưởng của công trình này được đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ, trong đó có lĩnh vực quân sự.

==================

Mọi phát minh trong lịch sử tiến hóa của nhân loại đều dựa trên nền tảng tri thức hiện hữu. Phát minh có hai dạng phân loại theo Lý học là:

1/ Phát minh phương tiện kỹ thuật (Thuộc Âm)

Đó chính là những hiện tượng được nêu trong bài báo trên. Hoặc xa xưa hơn, như xe cút kít , máy hơi nước, đèn điện....vv...Những phát minh này dễ được công nhận ngay, vì là phương tiện vật chất có thể chứng nghiệm hiệu quả bằng nhận thức trực quan.

Để công nhận những phát minh loại này không cần đến tri thức cao siêu. Hạng "ve chai lông vịt", tư duy "ở trần đóng khố" cũng nhận thức được và vỗ tay khen ngợi để chia sẻ và cảm thông.

Nhưng, những phát minh loại này lại không làm thay đổi được nền tảng tri thức xã hội tạo ra nó. Mà nó chỉ chứng nghiệm, mang tính ứng dụng những tri thức nền tảng đó.

2/ Phát minh mô hình lý thuyết (Thuộc Dương)

Tất nhiên nó cũng trên nền tảng tri thức thời đại. Nhưng sự phát minh này không dễ gì có được sự công nhận ngay , chính vì tính vượt trội của nó . Và bởi vì nó không phải là một giá trị nhận thức trực quan có hiệu quả ứng dụng thẩm định được. Hơn nữa nó cũng có thể sai.

Tuy nhiên, với loại phát minh này, nó làm phát triển và nâng cao tri thức nền tảng của thời đại. Thí dụ như thuyết Lượng tử, lý thuyết Dây. Một trong những lý thuyết vĩ đại nhất của nền văn minh hiện nay, phát minh vào đầu thế kỷ trước khi khoa học chưa thật sự phát triển với những lý thuyết khoa học như hiện nay, bị những chỉ trích bởi chính những nhà khoa học khi mô tả Eistein là người bị tâm thần, chính là Thuyết Tương Đối. Nhưng khi những phát minh mô hình lý thuyết được công nhận bởi những nhà khoa học ưu tú và được công nhận rộng rãi sau đó thì chính nó lại làm nền tảng cho những phát minh phương tiện kỹ thuật như bài báo trên mô tả.

Bởi vậy, sẽ chẳng bao giờ có sự gọi là "phát triển khoa học kỹ thuật" - dù chỉ là những phương tiện kỹ thuật - ở những môi trường mà những mô hình lý thuyết vượt trội, không có khả năng hình thành và phát triển. Hoặc nó bị cản trở bới nhiều lý do . Bởi vậy, ở những quốc gia mà điều kiện môi trường không thuận lợi cho phát triển mô hình lý thuyết thì sự phát triển các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của nền tảng tri thức xã hội - chỉ có thể là sao chép do ăn cắp công nghệ, hoặc mua lại bản quyền. Khái niệm siêu cường ở những quốc gia này, chỉ thuần túy kinh tế, hoặc quân sự.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ?

23/12/2012 21:15

(TNO) Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23.12 cho biết tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên có tầm bắn 10.000 km, có thể bay đến nước Mỹ.

Cần gì phải đánh dấu hỏi! Cứ cho là nó đã bắn được không chỉ tới bờ Tây mà tới thẳng Washington. Thậm chí nó có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân. Nhưng vấn đề là nó có nổ được ở nước Mỹ không lại là chuyện khác. Ngay cuộc chiến dải Gara vừa qua, Hamas bắn hàng trăm quả tên lửa vào Do Thái , ngay sát nách mà chưa ăn thua gì. Huống chi tên lửa còn lặc lè bay qua Thái Bình dương, hoặc Bắc cực để vào Hoa Kỳ.

Trước đây, tên lửa hạt nhân liên lục địa cũng chỉ là vũ khí răn đe theo kiểu hai bên cùng chết. Nhưng bây giờ thì là bảo đảm phòng thủ được, không bị tấn công thì sẽ chiến thắng. Đấy là chiến tranh lớn hiện đại.

==================

Tôi đã phát biểu như vậy và bây giờ các bạn có thể xem bài viết dưới đây trên báo Thanh Niên Online:

Laser bắn hạ tên lửa

29/12/2012 3:15

Tập đoàn vũ khí Lockheed Martin đang giới thiệu lá chắn tên lửa thế hệ mới: dùng laser phá hủy hỏa tiễn, rốc két và máy bay không người lái.

Gần đây, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (tạm dịch: Vòm sắt) của Israel khiến dư luận chú ý khi hoạt động khá hiệu quả trong bối cảnh tình hình Trung Đông liên tục căng thẳng. Tuy nhiên, sức mạnh của Vòm sắt có nguy cơ bị lu mờ trước hệ thống phòng không (ADAM), do Lockheed Martin phát triển, dùng tia laser triệt tiêu các cuộc tấn công.

Kênh Fox News dẫn lời Paul Shattuck, Giám đốc các hệ thống năng lượng điều hướng dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa và chiến lược của tập đoàn này, cho biết: “Chúng tôi kết hợp cấu trúc kiểm soát tia laser đã được chứng minh khả năng, kết hợp với phần cứng để tạo ra một hệ thống vũ khí laser”.

Sức mạnh đáng nể

Theo đó, ưu điểm nổi trội của hệ thống trên là có thể phóng tia laser đạt tốc độ nhanh gấp 50.000 lần so với loại tên lửa nhanh nhất, trong khi kích thước của nó khá gọn. Vì thế, nó có thể trở thành một lá chắn cực kỳ lợi hại cho những trận chiến trong tương lai.

Suốt vài tháng qua, Lockheed Martin liên tục biểu diễn năng lực của hệ thống laser đất đối không này khi dễ dàng tiêu diệt các loại rốc két hoặc tên lửa tầm ngắn. Hệ thống phóng ra các tia laser sợi, vốn từ lâu đã được sử dụng trong ngành công nghệ hàn và cắt. Đến nay, khi được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, các tia laser sợi đạt hiệu quả đáng nể dù chi phí chế tạo cũng thấp hơn đáng kể. Tia laser do hệ thống ADAM tân tiến phát ra đủ sức tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1,93 km trong khi tầm rà soát hơn 5 km. Ngoài ra, hệ thống này còn có thể theo dõi chính xác mục tiêu trong những môi trường ánh sáng bị xáo trộn mạnh.

Posted Image

Hệ thống ADAM sử dụng laser do Lockheed Martin phát triển trông đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả - Ảnh: Business Insider

Đồng thời, nó cũng rất linh hoạt để vừa có thể được điều khiển độc lập vừa có thể phối hợp cùng các hệ thống phòng không đa nhiệm gắn kèm các trụ radar hiện đại. Nhờ đó, ADAM sử dụng laser của Lockheed Martin sẽ bảo vệ hiệu quả những căn cứ và khu vực quân sự ở các quy mô khác nhau. Cũng trong quá trình thử nghiệm, hệ thống này đánh chặn thành công máy bay không người lái (UAV) ở khoảng cách trên dưới 1,5 km. Lâu nay, các lá chắn thường chỉ đánh chặn ở khoảng cách xa hơn. Ngoài ra, so với hệ thống Vòm sắt, hệ thống ADAM trên còn được cho là dễ sử dụng và chi phí hoạt động hợp lý hơn.

Thời gian qua, các nhà thầu và cơ quan nghiên cứu công nghệ quốc phòng Mỹ ra sức chạy đua phát triển vũ khí laser. Điển hình như hệ thống phòng không tia laser lỏng năng lượng cao (HELLADS) do Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ nghiên cứu. Boeing cũng đang thúc đẩy dự án hệ thống phòng không bằng laser mang tên Laser Avenger. Đó là chưa kể đến nhiều dự án khác. Tất cả đều nhằm mục tiêu tích hợp những vũ khí laser tối tân vào tàu chiến, xe bọc thép, hệ thống phòng không và chiến đấu cơ. Trang mạng AOL dẫn dự đoán từ giới chuyên gia nhận định hải quân Mỹ đến năm 2018 có thể trang bị thành công hệ thống phòng thủ bằng laser vào các chiến hạm được tích hợp lá chắn Aegis.

Trong truyền thuyết và phim ảnh

Dùng ánh sáng làm vũ khí từng được ghi nhận từ thời Hy Lạp cổ đại. Vào thế kỷ thứ 3 trước CN, nhà khoa học Archimedes vận dụng các luồng tia nhiệt đốt cháy đội thuyền do tướng La Mã Marcus Claudius Marcellus chỉ huy thu phục thành phố Syracuse.

Đến thế kỷ 20, vũ khí laser bắt đầu xuất hiện trong các phim khoa học viễn tưởng. Khởi đầu là tiểu thuyết gia Arthur C.Clarke, người Anh, với quyển Earthlight (tạm dịch: Ánh đất). Sau đó, loại vũ khí này được nhắc đến khá nhiều trong các loạt phim đình đám như Star Trek (Du hành giữa các vì sao) và Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).

H.G

(tổng hợp)

Thụy Miên

==================

Trong bài viết trên, tôi cũng xác định rằng:

Thành tựu quân sự nổi bật nhất năm 2012 (P2)

Thứ Bảy, 29/12/2012, 06:00 [GMT+7]

(ĐVO)-Đây là con robot công nghệ cao do Nhật Bản chế tạo. Robot nặng 4,5 tấn và cao 4 m. Robot có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau.

==================

Mọi phát minh trong lịch sử tiến hóa của nhân loại đều dựa trên nền tảng tri thức hiện hữu. Phát minh có hai dạng phân loại theo Lý học là:

1/ Phát minh phương tiện kỹ thuật (Thuộc Âm)

Đó chính là những hiện tượng được nêu trong bài báo trên. Hoặc xa xưa hơn, như xe cút kít , máy hơi nước, đèn điện....vv...Những phát minh này dễ được công nhận ngay, vì là phương tiện vật chất có thể chứng nghiệm hiệu quả bằng nhận thức trực quan.

Để công nhận những phát minh loại này không cần đến tri thức cao siêu. Hạng "ve chai lông vịt", tư duy "ở trần đóng khố" cũng nhận thức được và vỗ tay khen ngợi để chia sẻ và cảm thông.

Nhưng, những phát minh loại này lại không làm thay đổi được nền tảng tri thức xã hội tạo ra nó. Mà nó chỉ chứng nghiệm, mang tính ứng dụng những tri thức nền tảng đó.

2/ Phát minh mô hình lý thuyết (Thuộc Dương)

Tất nhiên nó cũng trên nền tảng tri thức thời đại. Nhưng sự phát minh này không dễ gì có được sự công nhận ngay , chính vì tính vượt trội của nó . Và bởi vì nó

không phải là một giá trị nhận thức trực quan có hiệu quả ứng dụng thẩm định được. Hơn nữa nó
cũng có thể sai.

Tuy nhiên, với loại phát minh này, nó làm phát triển và nâng cao tri thức nền tảng của thời đại. Thí dụ như thuyết Lượng tử, lý thuyết Dây. Một trong những lý thuyết vĩ đại nhất của nền văn minh hiện nay, phát minh vào đầu thế kỷ trước khi khoa học chưa thật sự phát triển với những lý thuyết khoa học như hiện nay, bị những chỉ trích bởi chính những nhà khoa học khi mô tả Eistein là người bị tâm thần, chính là Thuyết Tương Đối. Nhưng khi những phát minh mô hình lý thuyết được công nhận bởi những nhà khoa học ưu tú và được công nhận rộng rãi sau đó thì chính nó lại làm nền tảng cho những phát minh phương tiện kỹ thuật như bài báo trên mô tả.

Bởi vậy, sẽ chẳng bao giờ có sự gọi là "phát triển khoa học kỹ thuật" - dù chỉ là những phương tiện kỹ thuật - ở những môi trường mà những mô hình lý thuyết vượt trội, không có khả năng hình thành và phát triển. Hoặc nó bị cản trở bới nhiều lý do . Bởi vậy, ở những quốc gia mà điều kiện môi trường không thuận lợi cho phát triển mô hình lý thuyết thì sự phát triển các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của nền tảng tri thức xã hội - chỉ có thể là sao chép do ăn cắp công nghệ, hoặc mua lại bản quyền.

Khái niệm siêu cường ở những quốc gia này, chỉ thuần túy kinh tế, hoặc quân sự.

==================

Sự xuất hiện của phương tiện kỹ thuật quân sự là hệ thống phòng thủ Lade kia, cũng không nằm ngoài quy luật của những phát minh từ nền tảng tri thức nhân loại , hoặc quốc gia. Chính tính quy luật đó là cơ scủa lời tiên tri 2012 - khi chúng tôi xác định đại ý rằng: "Trong năm 2012 sẽ xuất hiện nhiều loại vũ khí cực hiện đại phi truyền thống - thí dụ như vũ khi Lade".

Những quốc gia tuy mệnh danh là siêu cường - nhưng không có điều kiện môi trường thích hợp cho sự phát minh những mô hình lý thuyết - thì dù có chút đỉnh vũ khí hiện đại so với những quốc gia nhỏ bé khác - bày đặt hung hăng lấn chiếm -(Trong khi họ có thể dùng phương pháp khác để phát triển) - thì sẽ ngày càng tụt hậu so với các siêu cường thực sự khác - Mà ở đấy, họ có đầy đủ môi trường phát triển cho sự phát minh những mô hình lý thuyết . Đến một giai đoạn nào đó - theo quy luật của tự nhiên được mô tả trong Lý Học Việt thì - dù có ăn cắp, hoặc mua công nghệ - cũng không có khà năng sản xuất. Bởi vì để sản xuất một phương tiện kỹ thuật hiện đại từ một phát minh mới, nó cần có điêu kiện nền tảng kỹ thuật tương ứng. Tức cân bằng Âm Dương trong mọi lĩnh vực. Tiếc thay! Đấy cũng chỉ là một yếu tố.

Những con ếch đều có chứng lý khi miêu tả bầu trời của nó qua miệng giếng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay