Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Con vừa tung ... xèng xong:

Xác xuất khả năng thứ nhất là 99,99%

Cảm ơn Anh Warren Bocphet.

Lúc đó tôi cũng lên được quẻ là Tử Tốc Hỷ. Kiểu gì thì căng thẳng ở đây sẽ chấm dứt nhanh chóng. Không cần chiến tranh. Mặc dù thực chất của dự báo năm nay của tôi về chiến tranh cấp quốc gia là nhắm tới vùng Vịnh này. Nhưng tôi thực sự không muốn nó xảy ra ở đây. Mặc dù nó có thể làm tôi dễ bị đoán sai.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÓI ĐỂU

Những hiện tượng gọi là "Bói toán" trong bài viết này hoàn toàn xa lạ với những giá trị đích thực về khả năng tiên tri của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt.

Chính những hiện tượng "bói đểu" này là một trong những yếu tố sắc sảo để những nhà nghiên cứu suy ngẫm về tính thất truyền của nền văn hiến Việt ở bờ nam sông Dương tử và cái gọi là văn hóa Đông phương có nguồn gốc từ văn minh Hán.

===================

Dở khóc dở cười khi nam sinh mê bói toán

Chủ nhật 07/10/2012 07:07

Điều đáng nói là rất nhiều nam sinh tin vào… số mệnh của mình chỉ bằng mấy câu phán của thầy bói.

Từ khắp giảng đường tới góc lớp, cứ nơi nào có bói tay, xem tướng số là đám con gái quây chật kín. Chuyện này thật vốn “xưa như Diễm” với các nữ sinh, nhưng giờ cả các bạn nam cũng rất say mê bói toán và xem đó là “kim chỉ nam” cho cuộc đời của mình.

Có thờ có thiêng

Tình yêu vốn là sự rung động của hai tâm hồn, nhưng giờ lại được xét trên khía cạnh “bói toán học”, nào là tuổi Dần và tuổi Thân, tuổi Tị và tuổi Hợi là tứ hành xung, đừng có dính vào nhau rồi thì “khuynh gia bại sản”; hay 92 thì chỉ hợp với 90 hay 88 thôi, đừng dại mà yêu tuổi khác, không hợp đâu... Vô vàn quy luật, chỉ dẫn được các chàng nghiên cứu kĩ lưỡng và áp dụng triệt để, lỡ phải lòng em nào cũng phải điều tra xem em ý tuổi gì, yêu đương lăng nhăng mà không hợp tuổi là hỏng ngay.

An (20 tuổi) đã tuyên bố cưới vợ cuối năm nay, hỏi ra lý do thì chàng cho biết: “Năm sau là năm Thìn, nếu có em bé thì sẽ có tướng Rồng, mai sau sẽ thành đạt, công danh thăng tiến, bố mẹ cũng được “bám đuôi rồng” mà thơm lây. Để sang năm Rắn thì không tốt lắm, Ngọ thì vất vả lắm. Bố mẹ tớ cũng nhắm cho một người rồi, cưới cho nó kịp kế hoạch”.

Posted Image

Còn có rất nhiều chuyện bi hài xung quanh việc “có thờ có kiêng, có thiêng có lành” của các chàng. Như anh chàng Dũng (18 tuổi) ngày đi thi Đại học, cậu bắt bố mẹ cắt cử thằng em họ ra ngõ ngóng cho không có con gái đi qua mới xuất hành kẻo gặp con gái sẽ đen đủi, rồi thì trước khi đi chàng lót dạ đúng một quả chuối và một quả trứng vịt lộn để được đúng 10 điểm.

Hay như Hoàng (17 tuổi) tuy cũng trải qua kha khá kì thi quan trọng, nhưng lần nào trước khi thi thay vì ôn tập kĩ bài, cậu lên chùa lễ phật để mong được chỉ điểm ôn trúng bài tủ. Không biết đã lần nào được trúng tủ chưa nhưng cứ trước ngày thi lại thấy Hoàng cùng bố mẹ lật đật đi cầu Phật để được “qua thi”.

Chuyện dở khóc – dở cười

Cô bạn Hà Thu (17 tuổi) đã nức nở“Bạn tớ mai mối cho tớ với anh ấy thành đôi, được một thời gian tìm hiểu nhau, anh ấy bỗng nhiên tránh mặt tớ không liên lạc gì nữa. Bạn tớ cũng bức xúc chạy đi hỏi anh ấy, anh ấy chỉ bảo: Mới đi xem bói về, anh ấy sinh năm 92, tớ sinh năm 94 thì không hợp nhau, trước sau gì cũng lục đục, thà chia tay ngay bây giờ còn hơn. Anh ấy còn tuyên bố: Không bao giờ lấy con gái tuổi Tuất đâu. Phải như tớ xấu tính đã đành, đây tin chuyện bói toán vớ vẩn mà bỏ người yêu thì thật là”.

Posted Image

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Quang (16 tuổi) có một nốt ruồi đằng sau gáy, đi xem bói thì thầy phán đấy là tướng phú quý, đừng phá đi mà mất thiêng. Nghe theo lời thầy, Quang để yên cái nốt ruồi phú quý dù thi thoảng trái gió trở trời lại nhưng nhức. Trong đợt khám sức khỏe tổng quát, nhìn thấy nốt ruồi của Quang sưng tấy, bác sĩ sửng sốt “Sao lại để sưng thế này mà không đi khám? Đây là u nhú chứ không phải nốt ruồi bình thường đâu đấy. Phải phẫu thuật cắt bỏ ngay đi”. Nghe bác sĩ kiên quyết nhưng Quang vẫn bướng, nghĩ là bác sĩ nói quá lên thế, cắt đi thì mất “tướng phú quý”. Cho tới lúc cái nốt ruồi sưng đỏ và xuất hiện mủ xung quanh vùng gáy, Quang mới tá hỏa đi khám. Cũng may là cắt bỏ kịp thời chứ không thì tính mạng của Quang sẽ bị đe dọa bởi cái “tướng phú quý” ấy lúc nào không hay.

Còn rất nhiều trường hợp thi cửkhiến các chàng mất ăn mất ngủ không lo học mà lo đi xem ngày giờ xuất hành,bài nên dài đến mấy trang, số chữ bao nhiêu để có lộc… Kết cục thì dù có làm đúng theo những lời “thánh ban” nhưng vẫn phải thi lại như thường.

Hãy tự quyết định và chọn lấy tương lai cho mình, đừng quá mê muội vì bói toán mà đổ cho số mệnh tuổi tác để rồi biến thành kẻ ích kỉ, đồng bóng và làm tổn thương đến chính bản thân, bạn bè và người thân. Vượt qua những định kiến, mê tín mù quáng để giữ cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và trở thành chàng trai mạnh mẽ bao bọc mọi người xung quanh bằng niềm tin tốt đẹp từ cuộc sống.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Theo Tiin

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh cãi tính hợp pháp sừng tê bị mất của ông Trầm Bê

Chủ nhật, 7/10/2012, 11:27 GMT+7

Ông Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Ngân Hàng Sacombank cho biết, có đủ giấy tờ "hợp pháp"của chiếc sừng tê giác bị mất. Tuy nhiên, cơ quan quản lý đưa ra quan điểm "chỉ khi nào tìm thấy sừng mới có thể xác định được".

> Đại gia mất trộm sừng tê giác hơn 4 tỷ đồng

Posted Image

Thiệp mừng và giấy tờ nhập khẩu con tê giác trắng được cho là hợp pháp của ông Trầm Bê.

Theo ông Trầm Bê, chiếc sừng bị mất là của con tê giác trắng đã xử lý thành thú nhồi bông được một người bạn ở quận 5 (TP HCM) tặng nhân dịp tân gia năm 2007. Do đó, việc sở hữu chiếc sừng tê giác (đã bị mất trộm) là hợp pháp bởi ông có đủ giấy tờ nhập khẩu như giấy kiểm dịch, hồ sơ nhập khẩu hải quan... và cả thiệp mừng tân gia của người tặng.

Hồ sơ cho thấy, bạn ông Trầm Bê đứng tên nhập khẩu kiện hàng chứa con tê giác trắng đã được xử lý làm khô. Chi cục Hải quan khu vực IV (Cục hải quan TP HCM, cảng IDC Phước Long I) có tờ khai mở ngày 24/10/2006 với nội dung "lô hàng chứa con tê giác hai sừng trọng lượng tổng cộng 885 ký (chân đế bằng cốt thép xi măng và nhựa composite), đã xử lý làm khô, không thích hợp làm thực phẩm". Các giấy tờ cũng thể hiện, xuất xứ món hàng là Nam Phi và có giấy phép kiểm dịch của nước này ngày 20/10/2006.

Trước đó, khi có thông tin công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) đang truy tìm chiếc sừng tê giác "nặng 4 kg, trị giá khoảng 4 tỷ đồng" của ông Trầm Bê bị trộm, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS, tổ chức phi chính phủ) đã có văn bản yêu cầu công an Việt Nam xác nhận tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác này.

Theo WCS, qua trao đổi với CITES Việt Nam (cơ quan quản lý việc buôn bán quốc tế các động vật hoang dã nguy cấp) cho thấy, ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi. "Vì vậy chúng tôi cho rằng, chiếc sừng tê giác được đề cập đến trong bài báo mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp”, văn bản WCS nêu.

Posted Image

Dinh thự ở huyện Trà Cú (Trà Vinh), nơi bị mất sừng tê giác. Ảnh: Công an TP HCM

Ngày 7/10, trao đổi với VnExpress.net, ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc Cơ quan quản lý động vật hoang dã CITES Việt Nam cho biết, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc phối hợp tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sừng tê giác. Việc nhập "chiến lợi phẩm săn bắn" này phải có giấy phép của CITES Nam Phi cho phép xuất, và giấy phép của CITES Việt Nam cho phép nhập. Tùy thuộc từng nhóm động vật và mục đích nhập khẩu của cá nhân mà CITES Việt Nam sẽ cấp phép hoặc không. "10 năm qua, lực lượng chức năng thu giữ trên 100 kg sừng tê giác bất hợp pháp vào Việt Nam", ông Tùng nói.

Liên quan đến việc ông Trầm Bê vừa công khai hồ sơ nhập khẩu con tê giác đã bị trộm mất sừng, ông Tùng khẳng định CITES Việt Nam chưa nhận được yêu cầu của cơ quan chức năng xác định tính hợp pháp của con tê giác này. CITES Việt Nam cũng chưa "mục sở thị" bộ hồ sơ con tê giác trắng được ông Trầm Bê cho là hợp pháp nên "không biết thế nào". Hàng năm, một số mẫu động vật để trưng bày cũng được cho nhập khẩu, song đều được gắn chip để tiện quản lý. Nếu sừng tê gíác này được tìm thấy thì tính hợp pháp hay không sẽ dễ dàng được xác định.

Tối 27/9, người nhà ông Trầm Bê (xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, Trà Vinh) báo mất chiếc sừng tê giác quý. Chiếc sừng được cho là có trọng lượng 4 kg và trị giá hơn 4 tỷ đồng, được cất giữ trong dinh thự bề thế luôn có 9 bảo vệ trông giữ.

Nhật Vy

====================

Sao chẳng có ai tặng Thiên Sứ tui cái sừng tê chừng nửa ký thui nhỉ? À mà thôi. Nếu có tặng thì Thiên Sứ tui cũng đề nghi quy đủi ra chiền cho đỡ dắc dối. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Trầm Bê có hai con tê giác?

Chủ nhật 07/10/2012 07:23

Vụ đại gia Trầm Bê (Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An) bị mất trộm sừng tê giác tại khu dinh thự ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh gây xôn xao dư luận mấy ngày qua.

Posted Image

Con tê giác bị mất sừng của ông Trầm Bê..

Hôm qua (5-10), ông Trầm Bê đã giải thích về vụ việc, tuy nhiên lời giải thích này lại chưa thực sự ăn khớp với lời kể của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong với Lao Động về xuất xứ của con tê giác trong dinh thự của ông Bê.

Ở nơi ngủ không cần đóng cửa

Xã Hàm Tân được công nhận là “Xã an toàn” vào tháng 6.2009. Theo thượng úy Lê Trần Nghĩa - Trưởng Công an xã - từ đó tới nay trong xã chưa ghi nhận vụ mất trộm nào, dù chỉ là 1 con gà. Vì vậy mà vụ mất trộm “động trời” vào ngày 27.-9 vừa qua đang làm cho chính quyền xã và bà con trong vùng rất bức xúc!

Posted Image

Khu dinh thự của ông Trầm Bê, nơi xảy ra vụ mất trộm sừng tê (chụp bên ngoài tường rào). .

Khu dinh thự của Trầm Bê được xây dựng hoàn thành năm 2008, trên diện tích rộng nhiều hécta, có tường cao bao quanh, suốt ngày được canh gác cẩn thận bởi lực lượng bảo vệ hàng chục người.

Một thợ làm vườn cho biết, trong khu dinh thự có cả ngàn cây kiểng quý, có những cây mang từ Nhật Bản về trị giá hàng tỉ đồng/cây. Nhà thờ gia tộc được chủ nhà đặt ở khu vực trung tâm, được bảo vệ cẩn mật nhất, đó cũng là nơi đặt chiếc sừng tê bị mất.

Ông Cao Thanh Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Tân - cho biết, dù đi làm ăn xa, nhưng ông Trầm Bê rất gắn bó với quê hương, tham gia nhiều hoạt động từ thiện cho xã nhà.

Đại gia có 2 con tê giác (?!)

Ngày 5-10, ông Trầm Bê đã tiếp xúc với báo chí và trình hồ sơ nhập khẩu hợp pháp “tê giác trắng, hàng đã qua xử lý làm khô”, có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng (Nam Phi).

Ông Trầm Bê bức xúc, đã có một số thông tin sai sự thật vì không hỏi trực tiếp ông, nhưng lấy thông tin từ đâu đó rồi bình luận, suy diễn sai sự thật, cho rằng sừng tê giác của ông bị đánh cắp vừa qua là hàng... trái phép.

Theo hồ sơ của ông Trầm Bê thì đây là nguyên một con tên giác trắng, có 2 sừng, dài khoảng 4m, đã được xử lý thành thú nhồi bông do ông Ng.Th.Nh (ngụ ở đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, TPHCM) tặng ông Trầm Bê nhân dịp tân gia vào năm 2007. Ông Nh là người đứng tên nhập khẩu kiện hàng chứa con tê giác trắng đã được qua xử lý làm khô.

Theo hồ sơ nhập khẩu do Chi cục Hải quan khu vực IV (thuộc Cục Hải quan TPHCM, cảng IDC Phước Long I), mở ngày 24.10.2006, lô hàng chứa con tê giác 2 sừng có trọng lượng tổng cộng 885 ký (chân đế bằng cốt thép ximăng và nhựa composite), đã làm khô. Nơi gửi hàng là Nam Phi và có giấy phép kiểm dịch của nước xuất hàng...

Với chứng cứ từ hồ sơ nhập khẩu “con tê giác trắng đã qua xử lý khô” và được thông quan tại Chi cục Hải quan vùng IV của người đứng tên Nh, ông Trầm Bê muốn cho thấy sự nghi ngờ nguồn gốc bất hợp pháp về con tê giác “nhồi bông” bị mất trộm ở dinh thự của mình là chưa chính xác và ông là người đã đi báo công an để điều tra.

Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, sáng 5.10, tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở TP.Cần Thơ, Trung tướng Huỳnh Tiền Phong – nguyên Tư lệnh Quân khu 9 – cho biết, cách đây khoảng gần 10 năm, khi còn đương chức, ông có đến nhà Trầm Bê chơi và thấy trưng bày tiêu bản một con tê giác to hơn con bò còn nguyên cả sừng. Sau đó, ông Trầm Bê đã cho mượn con tê giác này đem về trưng bày ở trụ sở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 để trang trí và phục vụ khách tham quan.

Tiêu bản được lưu lại nơi đây khoảng 5 năm, dù được bảo quản trong lồng kính, nhưng nó có biểu hiện xuống cấp, bộ da bị nấm mốc, một số chỗ trên thân bị thủng...; vì vậy mà Trung tướng Huỳnh Tiền Phong đề nghị ông Trầm Bê đem về bảo quản, phục chế lại. Tướng Huỳnh Tiền Phong cũng cho biết, ông không biết nguồn gốc con tê giác này, chỉ biết đó là của ông Trầm Bê.

Như vậy, rất dễ dàng nhận thấy phát biểu của ông Trầm Bê ngày 5.10 về con tê giác quà tặng mà ông nhận nhân dịp tân gia năm 2007 khác với trả lời phỏng vấn Báo Lao Động của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong về con tê giác mà Trung tướng mượn của ông Trầm Bê gần 10 năm trước. Liệu ông Trầm Bê có sở hữu... hai con tê giác (!?).

Theo Lao động

==================

Cách đây 10 năm có ai bị mất tê giác không? Posted Image

Nhìn bên ngoài thấy biệt thự của ông Trầm Bê về Phoengshui cũng không đến nỗi nào. Nhưng cái thất bại là xây quá hoành tráng ở vùng quê rất nghèo thành không hợp cách về loan đầu. Nó giống như một lâu đài giữa sa mạc vậy.

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều tra vụ ông Trầm Bê mất sừng tê giác

Thứ sáu, 05/10/2012, 05:20

Chiều 4.10, lãnh đạo Công an tỉnh Trà Vinh đã xác nhận thông tin về việc mất trộm sừng tê giác xảy ra tại dinh thự của ông Trầm Bê (Phó chủ tịch HĐQT Sacombank) ở xã Hàm Tân (H.Trà Cú, Trà Vinh).

>> Có căn cứ để điều tra "đại gia Trầm Bê mất sừng tê giác" ?
>> Ông Trầm Bê bị trộm sừng tê giác trị giá hơn 4 tỷ đồng

Hiện công an tỉnh đang chỉ đạo cho Công an H.Trà Cú khẩn trương xác minh, làm rõ vụ trộm.

Posted Image

Dinh thự ông Trầm Bê (ở Trà Cú, Trà Vinh) - nơi bị mất cắp sừng tê giác - Ảnh: C.T.V

Trước đó, ngày 27.9, sau khi bảo vệ dinh thự của ông Trầm Bê phát hiện vụ mất trộm đã đến công an xã trình báo.

Một số người dân sống gần dinh thự của ông Trầm Bê cho biết, dinh thự trên được ông xây cách đây khoảng 7 năm, hiện còn một số hạng mục trong giai đoạn hoàn thành.

Cách đây vài ngày, họ có thấy công an xuống dinh thự trên để xác minh và khám nghiệm hiện trường.

Liên quan đến vụ việc này, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã gửi công văn tới Công an TP.HCM và Công an tỉnh Trà Vinh bày tỏ quan điểm về tính hợp pháp của sừng tê giác trong vụ mất trộm tại khu đất của gia đình ông Trầm Bê.

Công văn viết: “Cuộc trao đổi của chúng tôi với Cites VN (Cơ quan Quản lý việc buôn bán quốc tế các động vật hoang dã nguy cấp) cho thấy ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào VN.

Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi theo thông tin của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi cho rằng, chiếc sừng tê giác được đề cập đến trong bài báo mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp”.

Ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc phụ trách Cites VN, xác nhận cơ quan này chưa cấp giấy phép cho ông Trầm Bê nhập khẩu sừng tê giác vào VN. Tuy nhiên, điều này chưa đủ căn cứ để khẳng định chiếc sừng mất cắp ở khu đất của gia đình ông Trầm Bê là có nguồn gốc bất hợp pháp.

“Ông Trầm Bê chưa được cấp giấy phép nhập khẩu sừng tê giác vào nước ta, nhưng trong trường hợp ông ấy chứng minh được chiếc sừng ấy được nhập về hợp pháp, thông qua giấy phép được cấp cho một người khác thì nghi vấn đó là sừng tê giác nhập lậu được loại bỏ. Trên thực tế, chúng ta chưa biết được liệu có ai đó đã tặng (cho) hoặc gửi ông Trầm Bê chiếc sừng tê giác ấy nên phải kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể đưa ra được câu trả lời chính xác nhất”, ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, quy định của Cites và pháp luật VN, việc buôn bán sừng tê giác bị cấm, chỉ cho phép xuất nhập khẩu mẫu vật săn bắn với mục đích phi thương mại với một số lượng mẫu nhất định và mẫu vật sống vì mục đích vườn thú.

Theo bộ luật Hình sự, người mua bán trái phép sừng tê giác có thể bị xử phạt hành chính lên tới 500 triệu đồng, thậm chí bị bỏ tù, mức án cao nhất lên tới 7 năm tù giam.

Theo Thanhnien

99% sừng tê giác nhập lậu vào VN “chảy” sang Trung Quốc
Từ 2006 đến nay, người VN nhập khẩu hợp pháp mẫu vật tê giác có giấy phép của Cites trung bình từ 10-30 mẫu vật/năm dưới hình thức mẫu vật săn bắn. Do mẫu vật săn bắn là sở hữu cá nhân nên việc kiểm tra, kiểm soát hay phát hiện việc buôn bán sừng tê giác là rất khó khăn.

Theo Cites VN, đến nay đã có 24 cá thể tê giác sống được nhập khẩu hợp pháp về VN và đang được các cơ sở nuôi dưỡng tốt, công tác quản lý, giám sát được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, không có trường hợp nào vi phạm.

Ông Đỗ Quang Tùng cho biết, từ 2006 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 11 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác từ nước ngoài vào VN, chủ yếu là từ châu Phi và 4 vụ buôn bán sừng tê giác trong thị trường nội địa, tịch thu hơn 100 kg sừng tê giác.

Sừng tê giác nhập lậu vào VN chủ yếu qua đường hàng không, nhưng có tới 99% trong số này lại “chảy” sang Trung Quốc.

Trong bài viết hồi giữa tháng 9 trên website của WWF, chuyên gia Stéphane Ringuet cho biết trong số 43 người châu Á bị bắt trong năm nay tại Nam Phi vì liên quan đến những đường dây buôn sừng tê trái phép, có đến 24 người VN.

Sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh

Những năm gần đây, nhiều người VN có nhu cầu sử dụng sừng tê giác để làm thuốc chữa các bệnh nan y. Tuy nhiên, ông Tùng khẳng định, đến nay chưa có công trình nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào cho thấy tác dụng của sừng tê giác đối với sức khỏe của con người. Loại “dược phẩm” này cũng không được công nhận và có trong các bài thuốc được phép lưu hành.



Ông Trầm Bê lên tiếng
Posted Image

Ông Trầm Bê xác nhận: “Chiếc sừng của một con tê giác nhồi bông đặt tại quê nhà đã bị trộm cắp. Con tê giác thật này được một người bạn của tôi tặng, dài khoảng 4 m, được trưng bày tại nhà riêng ở Trà Vinh từ năm 2008 đến nay.
Con tê giác có giấy tờ hợp pháp nên tôi mới trưng bày. Chiếc sừng gắn liền với con tê giác chứ không phải là chiếc sừng rời, còn chiếc sừng là thật hay không bây giờ đã bị bọn trộm lấy cắp thì làm sao kiểm chứng được nếu cơ quan chức năng có yêu cầu.
Tôi cũng không biết được chiếc sừng này cân nặng bao nhiêu bởi nó gắn liền với con tê giác thì làm sao mà nói nó nặng đến 4 kg và càng không biết được nó có giá trị đến 4 tỉ đồng như có thông tin”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xăng gây chết máy hàng loạt: Có methanol và nước

Chủ Nhật, 07/10/2012 - 13:15

(Dân trí) - Kết quả kiểm tra các mẫu xăng lấy từ các xe bị chết máy và các bồn chứa âm dưới đất của cây xăng Lan Anh (số 220 quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh) cho thấy trong xăng có methanol và nước.

>> Hàng trăm phương tiện phải “dắt bộ” do dính xăng bẩn

Posted Image

Các mẫu xăng đem đi kểm định đều phát hiện methanol và nước Vụ việc xảy ra vào tối 26/9, khi hàng trăm chiếc xe máy có dấu hiệu chết máy không thể khởi động lại sau khi đổ xăng tại cây xăng Lan Anh. Ngay sau đó, nhiều người đã dắt xe đến quây kín cây xăng này, yêu cầu phía chủ cây xăng phải làm rõ và bồi thường cho những xe bị ảnh hưởng do xăng “bẩn”.

Trước sự cố này, công an địa phương đã có mặt để giữ an ninh trật tự, lập biên bản ghi nhận và giữ các mẫu xăng xả từ nhiều xe máy ra chờ các đơn vị nghiệp vụ xuống làm rõ. Sáng 27/9, Tổ kiểm tra liên ngành gồm Quản lí thị trường và Đội cảnh sát kinh tế công an quận Bình Thạnh đã tiến hành lấy mẫu xăng dưới các bồn chứa và xe máy gửi đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 phân tích.

Kết quả phân tích của 7 mẫu xăng này cho thấy, trong xăng đều phát hiện có methanol và nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, kết quả xét nghiệm các mẫu xăng lấy từ xe máy chỉ mang tính chất tham khảo vì các xe máy thường đổ xăng ở những cây xăng khác. Khi vào cây xăng Lan Anh đổ thểm thì trong bình vẫn còn xăng.

Cụ thể; hàm lượng methanol cao nhất trong mẫu xăng lấy từ bồn là 0,52mg/kg và thấp nhất 0,26mg/kg. Trong mẫu xăng lấy từ xe máy của các khách hàng đổ xăng tại cây xăng Lan Anh có hàm lượng methanol cao nhất là 2,74mg/kg và thấp nhất là 2,72mg/kg. Hàm lượng nước trong mẫu xăng lấy từ các bồn chứa là cao nhất là 376mg/kg và thấp nhất là 126mg/kg và hàm lượng nước trong các mẫu xăng lấy từ xe máy là 1.616mg/kg, thấp nhất là 1.275mg/kg.

Posted Image

Cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ chất lượng tại cây xăng Lan Anh Nhằm làm rõ thêm về chất lượng xăng tại cây xăng Lan Anh, hiện công an quận Bình Thạnh đã gửi công văn đề nghị Sở Khoa học công nghệ TP.HCM hỗ trợ kiểm tra kỹ thuật, an toàn của bồn chứa. Khi có kết luận cụ thể từ các ban ngành, công an quận Bình Thạnh sẽ tiến hành xử lí cụ và và đưa ra nguyên nhân vì sao trong xăng tại cây xăng Lan Anh có methanol và nước.

T.P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lục túi sếp lấy tiền mua vàng, sắm kim cương

07/10/2012 | 13:56

Biết rõ chiếc túi của sếp bị bỏ quên, Yến lục soát lấy trộm thẻ tín dụng rồi mặc sức rút tiền mua vàng, kim cương.

Ngày 6.10, đội Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội cho biết, đơn vị đang lập hồ sơ xử lý Trần Thị Yến, 40 tuổi, và Lê Thị Thu Hà, 40 tuổi, nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội về hành vi trộm cắp tài sản. Được biết, Yến đang là nhân viên một cơ quan truyền thông trụ sở tại Hà Nội.

Posted Image

Bộ đôi Yến - Hà

Ngày 19.9, Yến cùng một số nhân viên cơ quan trông thấy một chiếc túi xách của ai đó để quên ở khu vực lễ tân. Kiểm tra chiếc túi, Yến biết đó là tài sản của chánh văn phòng cơ quan. Lợi dụng lúc mọi người không để ý, Yến tìm cách lấy được chiếc thẻ tín dụng ngân hàng Techcombank của sếp.

Người đầu tiên Yến thông tin để bàn bạc việc tiêu tiền trong thẻ là Lê Thị Thu Hà. Vì chiếc thẻ này chỉ dùng để mua hàng chứ không rút được tiền mặt nên ban đầu, Yến bàn với Hà mua điện thoại di động. Thấy điện thoại không mang tính “kinh tế”, Hà bàn với Yến đi mua vàng, đồ trang sức để đem đi cầm cố. Với những tài sản giá trị này khi mua bán đòi hỏi phải có chữ kỹ của chủ sử dụng thẻ tín dụng. Yến đã tìm cách lấy được mẫu chữ ký của vị chánh văn phòng cơ quan.

Trong 2 ngày 21 và 22.9, Hà đã 4 lần sử dụng thẻ tín dụng mua vàng, kim cương, tổng trị giá gần 300 triệu đồng.

Ngay sau đó, Hà chuyển cho Yến để mang đi cầm cố lấy tiền mặt ăn chia. Chỉ đến khi phía ngân hàng nhận thấy giao dịch của chủ thẻ tín dụng lên đến số tiền lớn, kiểm tra lại khách hàng thì sự việc mới bị phát hiện. Qua điều tra, truy xét, cơ quan công an làm rõ hành vi sai phạm của Yến và Hà.

Theo An Ninh Thủ đô

==================

Trời! Dám ăn cắp cả thẻ tín dụng của chánh văn phòng thì kinh quá! Đáng nhẽ ra khi nhặt được thẻ tín dụng của xếp phải gửi thêm vào đấy vài chục chứ nhỉ? Ai lại lấy đi đến 300 triệu. Chắc là tại thấy cái thẻ nhiều tiền quá nên tham lam chứ gì?

Người ta đem biếu tiền cho xếp, xếp còn chưa nhận, Nay lại to gan lấy đi.

Khổ! Mất việc và đi tù là cái chắc!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói và làm: DN đối diện 'hố tử thần'

8/10/2012 06:00

Posted Image- Trải qua những năm “lên bờ xuống ruộng” cùng với những biến động của kinh tế thế giới và trong nước, các DN Việt Nam đã gần như kiệt sức. Thế nhưng, chặng đường phía trước vẫn đầy cam go khi phải đối mặt với nợ xấu, hàng tồn kho, nhu cầu thị trường suy giảm... đó như là những “hố tử thần” đang chờ đợi các DN.

Chiếc hố thứ nhất là chính dòng “mạch sống” của bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào – cơn khát vốn. Từ đầu năm 2011, hàng loạt doanh nghiệp đã kêu cứu trước lãi suất vay lên đến 20%. “Kẹt vốn”, kế hoạch kinh doanh trở nên đóng băng, guồng máy sản xuất bắt đầu trì trệ.

Chênh lệch giữa huy động và cho vay của ngân hàng Việt Nam lên đến 6%, đã đẩy lãi suất vay lên cao ngất ngưởng. Điều đáng nói là sự chênh lệch này có phần không nhỏ từ những chi phí không hiệu quả của các ngân hàng.

Với 180.000 tỷ đồng ngân sách cho đầu tư phát triển cả năm 2012, và các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp ước tính tổng cộng 36.000 tỷ đồng, Chính phủ đã nỗ lực hết sức nhằm “hạ nhiệt” lãi suất vay cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, các ngân hàng cũng bước vào một chiến dịch hạ nhiệt lãi suất, đẩy mạnh cung vốn ra DN. Có vốn nhưng việc tiếp cận đâu có dễ vì vướng lực cản từ nợ xấu. Vì nếu doanh nghiệp bị liệt vào “danh sách đen” có nguy cơ nợ xấu thì khó có ngân hàng nào can đảm duyệt kế hoạch cho vay vốn.

Posted Image

Nhưng quan trọng hơn là chính từ phía các ngân hàng, với nỗi ám ảnh khoản nợ xấu đang lớn dần, khiến mỗi ngân hàng phải tập trung xử lý và thận trọng hơn trong việc cho vay. Chính vì thế, mới có chuyện vốn bơm ra nhiều nhưng DN vẫn không tiếp cận được.

Dường như cả hai bên đều đang có những khoảng cách rất khó vượt qua. Đó được ví như là sự cản trở của “hố tử thần” khiến không ai dám bước qua. Vốn vẫn có, tín dụng tăng trưởng thấp nhưng DN lại không có tiền để đầu tư, nguồn lực đang đọng lại trong sự nuối tiếc và mong chờ.

Chiếc hố tử thần thứ hai đến từ những chính sách thắt lưng buộc bụng giữa năm 2011 của Chính phủ để kìm chế lạm phát. Chính sách thắt chặt để chống lạm phát đã khiến cho nền kinh tế như “bị hãm phanh” và điều tất yếu đã xảy ra. Khi tín dụng thắt chặt, lạm phát giảm thì cũng là lúc nhiều ngành kinh tế rơi vào đình trệ, khó khăn.

Biểu hiện dễ thấy nhất chính là tồn kho tăng cao. Từ BĐS cho đến sản xuất tiêu dùng... đâu cũng chứng kiến thảm cảnh ế ẩm hàng hóa. Hàng tồn kho chất cao, DN không sản xuất mà nằm im chờ đợi. Hàng tỷ USD tiền vốn, công sức đóng cứng trong các nhà kho, các nhà máy phủ bụi và khu đô thị bỏ hoang...

Bao nhiêu nguồn lực đã dồn vào sản xuất nay đóng băng, khiến DN kiệt sức. Nhưng quan trọng hơn, khi tồn kho chất cao, máy móc không vận hành, công nhân không có lương... tinh thần kinh doanh cũng theo đó mà suy giảm. Đây có lẽ là tác động sâu xa nhất mà chiếc hố thứ hai đã gây ra.

Cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng chính là chiếc hố tử thần cuối cùng. Trong bối cảnh “bài ca tăng giá” của xăng, điện, nước mà lương thì vẫn ì ạch, đa phần người dân Việt đều phải chọn cách cắt giảm chi tiêu. Dù hàng loạt những chính sách kích thích sức mua như giảm giá, vay ưu đãi, khuyến mãi nhưng bức tranh tổng cầu của người tiêu dùng vẫn mang màu ảm đạm.

Kéo theo đó, hàng tồn kho bắt đầu “ứ dồn”, tiêu biểu như ngành công nghiệp chế biến tăng 21% so với cùng kỳ. Theo bà Đoàn Thị Quyên, Viện Phát triển doanh nghiệp VCCI, chi phí bảo quản đang trở thành gánh nặng trước sức ép lợi nhuận của doanh nghiệp.

Không chỉ thị trường nội địa bị thu hẹp, thị trường quốc tế cũng chứng kiến sự mất điểm của doanh nghiệp Việt. Bối cảnh khủng hoảng chung của thế giới, sự cạnh tranh quyết liệt và tư duy ngắn hạn của một số bộ phận khiến không ít doanh nghiệp đánh mất niềm tin trong mắt người tiêu dùng.

Khó khăn bên ngoài bủa vây doanh nghiệp chưa dứt thì chính bên trong doanh nghiệp cũng đang đối mặt với nguy cơ mới, đó là cơn khát nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được đáp ứng thì không ít nhân viên đã “rũ áo ra đi”. Thời điểm đen tối này cũng là lúc nhiều công ty “đục nước béo cò” thôn tính những doanh nghiệp yếu ớt. Và thực tế này về lâu dài sẽ lại tạo ra một “hố tử thần” khác đe dọa sự phát triển bền vững của DN

Lãnh đạo Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phải cảnh báo rằng không ít doanh nghiệp sẽ “chết đắng” do năng lực quản lý và nhân lực yếu kém.

Có thể nói đây là một cuộc đào thải nghiệt ngã nhất của kinh tế nước nhà. “Lửa thử vàng”, khủng hoảng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Tín hiệu khả quan từ tổng cầu hiện nay là niềm hy vọng cho các doanh nghiệp tìm thế vực dậy. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm nay, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 7-7,5%, tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tăng 6,9%. Việc còn lại là các doanh nghiệp đã có thể tận dụng được những cơ hội trong tay để thoát hiểm và lấy lại tốc độ trên đường phát triển của mình.

Thiên Thuận - Vân Anh

====================

Tổng kết những yếu tố được coi là nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp trong bài viết này , tôi thấy được quy cho những nguyên nhân sau:

A/ “Kẹt vốn”, kế hoạch kinh doanh trở nên đóng băng, guồng máy sản xuất bắt đầu trì trệ.

Các vấn đề khác liên quan đến ngân hàng....vv....chỉ là những yếu tố thể hiện cụ thể .

B/ Cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng chính là chiếc hố tử thần cuối cùng. Trong bối cảnh “bài ca tăng giá” của xăng, điện, nước mà lương thì vẫn ì ạch, đa phần người dân Việt đều phải chọn cách cắt giảm chi tiêu. Dù hàng loạt những chính sách kích thích sức mua như giảm giá, vay ưu đãi, khuyến mãi nhưng bức tranh tổng cầu của người tiêu dùng vẫn mang màu ảm đạm.

.

C/ Khó khăn bên ngoài bủa vây doanh nghiệp chưa dứt thì chính bên trong doanh nghiệp cũng đang đối mặt với nguy cơ mới, đó là cơn khát nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được đáp ứng thì không ít nhân viên đã “rũ áo ra đi”.

"Chẳng bao giờ người ta tìm ra một cái đúng từ một cái sai". Đến năm 2013 thế giới này còn bi đát hơn. Tất cả những nhà kinh tế lỗi lạc đều khóc tiếng Hindu hết. Hãy chờ xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trọc phú" Việt đang phát triển rầm rộ

Posted Image - "Chí ít mua tranh thật của 1 họa sĩ không nổi tiếng còn hơn mua tranh rởm của 1 họa sĩ nổi tiếng. Hai cái khác nhau vậy mà nhiều người lại cứ thích chơi đồ giả", Họa sĩ Đào Hải Phong.

Posted Image

Trong cuộc trò chuyện mới đây với họa sĩ Lê Thiết Cương, anh có nhắc đến "tình trạng trọc phú hóa ở nhiều người đang chơi đồ hiện nay mà mọi người không nỡ nói thẳng ra là khi người ta có nhiều tiền thì người ta chơi đồ trong khi mặt bằng hiểu biết của họ không bằng số tiền bỏ ra".

Sự xuất hiện của một tầng lớp những người có tiền quá nhanh trong xã hội nhưng chưa kịp trang bị cho mình một phông văn hóa đã dẫn đến những câu chuyện dở khóc dở cười. Để tiếp tục câu chuyện này, VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn với họa sĩ nổi tiếng Đào Hải Phong.

Đầu tư cho những thứ giải trí rẻ tiền mà lại nhầm với nghệ thuật

- Xu hướng "trọc phú hóa" hình như đang càng ngày càng phát triển kinh khủng, anh có thấy vậy không?

- Không phải xu hướng đó càng ngày càng phát triển kinh khủng mà là phát triển rầm rộ. Một quan niệm tạm gọi là phi thẩm mỹ đó kéo theo một loạt ảnh hưởng khác. Khi quan niệm đó, chưa bàn là tốt hay xấu, ảnh hưởng quá nhiều thì vô hình chung nó sẽ là đúng. Cái đó mới là cái nguy hiểm.

Ngày hôm nay đa số người ta không nhìn 1 bộ bàn ghế, 1 đồ vật bày biện trong nhà ở giá trị văn hóa, tri thức, thẩm mỹ mà chỉ nhìn ở giá trị chơi vật liệu.

Tôi lấy ví dụ gần đây nhiều người trạc tuổi trên 30 có tiền đổ xô chơi đồ âm thanh cao cấp. Ngoài mặt thẩm mỹ, design, đó là những món đồ rất đẹp, có thể tải được những âm thanh rất tinh tế như nhạc cổ điển, những tiếng violin được kéo trĩu xuống mà những bộ dàn của những cán bộ công nhân viên chức như tôi không tải nổi.

Nhưng đáng tiếc là họ lại dùng những bộ dàn âm thanh đó để chơi nhạc sến mà đến loa Nam Môn đánh còn tốt hơn.

Hóa ra bộ dàn trị giá 30.000-40.000 USD không phải dùng để nghe những thứ cần nghe, cần sự tinh tế. Việc sắm bàn ghế cũng vậy. Tôi thấy ở hầu hết các cơ quan công quyền, các nhà gọi là khá giả, quyền thế họ chơi những bộ bàn ghế cực tốt nhưng kiểu dáng nặng nề mà đối với tôi không hề đẹp.

Tôi hay nói đùa với anh em bạn bè rằng cái gì xấu thì thường bền mà cái đẹp thường mong manh. Cái đẹp thực sự mình có bảo vệ nó nhưng trước cả 1 trào lưu người ta quan niệm việc xấu đó là đúng thì không cẩn thận mình sẽ trở thành lẩm cẩm.

Buồn nhất là người ta lại đầu tư nặng cho những thứ giải trí rẻ tiền mà lại nhầm với nghệ thuật. Nghệ thuật đồng nghĩa với sự sáng tạo. Ngày xưa các cụ nói trọc phú là cấp thấp rồi. Nhưng trọc phú ngày hôm nay mà được đến cỡ phú ông thôi thì xã hội đã khá rồi.

Nhiều người cứ thích chơi đồ giả

Posted Image

- Thi thoảng chúng ta vẫn đọc được những tin tức như các nhà đấu giá nổi tiếng trên thế giới bán 1 bức tranh với giá 120 triệu USD hay một chiếc bình gốm nhỏ xíu mà lên tới cả triệu USD. Thực ra có nhiều người VN giàu, rất giàu nhưng việc bỏ cả triệu USD để sở hữu 1 tác phẩm nghệ thuật gần như là không tưởng. Thay vào việc bỏ tiền ra mua một bức tranh, 1 tác phẩm nghệ thuật có giá trị thì họ dùng tiền mua nhà, sắm xe siêu sang hay những món đồ đắt tiền. Vì sao vậy?

- Tôi cho là người ta còn quan niệm thưởng thức những thứ tiêu dùng chứ không thưởng thức giá trị tinh thần. Khi thưởng thức giá trị tiêu dùng mà không có giá trị văn hóa, về sâu xa họ sẽ mất đi lòng tự trọng.

Có người sẵn sàng mua cho con cái họ một chiếc xe 700.000-800.000 USD nhưng họ cho đó là chuyện bình thường. Ở mặt bằng nào đó, mua 1 bức tranh trị giá 1 triệu USD cũng là để khoe tiền thôi nhưng nó sang hơn là mua 1 cái ô tô 700.000-800.000 USD. Vì 1 đằng là giá trị tinh thần, 1 đằng là giá trị vật chất. Nhưng giá trị vật chất thì vẫn có giá còn giá trị tinh thần là vô giá.

Và nếu muốn vươn cao lên để hiểu được giá trị tinh thần thì phải là những người có văn hóa. Họ cũng phải được trau dồi cả văn hóa và tri thức. Tuy nhiên tôi vẫn thấy ngạc nhiên và trân trọng những anh em nghệ sĩ ở VN vì dù không có thị trường trong nước thì họ vẫn đắm đuối làm nghệ thuật. Họ sẵn sàng để vợ nuôi hoặc nhịn cái nọ cái kia đi để làm nghệ thuật.

Tôi nghĩ với số doanh nghiệp hiện nay mà mỗi người quan tâm đến mỹ thuật, mua các tác phẩm của những nghệ sĩ VN thì quá tốt rồi.

Nhiều nghệ sĩ dù không có tên tuổi, không hình thành phong cách rõ rệt nhưng họ làm thật và những tác phẩm của họ hơn hẳn những tranh đá, tranh gỗ hay những thứ óng ánh, lăng nhăng mua ở cửa hiệu vỉa hè bây giờ. Chí ít mua tranh thật của 1 họa sĩ không nổi tiếng còn hơn mua tranh rởm của 1 họa sĩ nổi tiếng. Hai cái khác nhau vậy mà nhiều người lại cứ thích chơi đồ giả.

- Nghe nói tranh của anh đắt lắm, toàn người nước ngoài mua. Anh có thể tiết lộ giá mỗi bức tranh anh vẽ là bao nhiêu?

- Tranh của tôi không rẻ chứ không đắt. Vừa rồi tôi đi trại sáng tác ở Ấn Độ với các họa sĩ ở Malaysia, Cam-pu-chia, Brunei và tôi thấy tranh tôi quá rẻ. Ví dụ tranh của họ bán được 23.000USD hay 26.000USD thì tranh của mình cũng chỉ bằng số lẻ của họ.

Văn hóa xuống sẽ kéo theo nhiều thứ xuống

Posted Image

- Trở lại với khái niệm văn hóa, nhiều người có nhiều tiền nhưng họ lại không biết thế nào là 1 món đồ đẹp. Một tầng lớp siêu giàu đã xuất hiện rất nhanh trong những năm gần đây. "Đại gia" thì có nhiều nhưng họ đa phần chỉ có tiền chứ chưa có văn hóa như anh nói. Giàu có thì nhanh còn văn hóa thì lại cần tích lũy và học hỏi lâu, anh có nghĩ vậy không? - Ông ngoại tôi, một người Hà Nội gốc khá giàu có từng kể lại với mẹ tôi rằng ngày xưa các cụ mời nhau đến nhà ăn uống thịnh soạn thế này: Đêm nay mời ông sang nhà tôi để ngắm hoa Quỳnh nở.

Mời đi từ 4h chiều để ngắm hoa Quỳnh nở có nghĩa chủ nhà phải lo bữa ăn cho khách từ chiều đến đêm. Các cụ mời nhau tới nhà ăn một bữa thật thịnh soạn với những món đặc sản của Hà Nội nhưng lại dùng một từ cụm từ rất sang là "ngắm hoa Quỳnh". Nó hoàn toàn khác với kiểu mời nhau tục tĩu và thô thiển như bây giờ.

Văn hóa ngày nay thể hiện ngay cả ở chuyện trả tiền. Muốn trả tiền ăn cho người khác là phải xin phép người ta dù điều đó là thể hiện lòng tốt. Tôi đã bị vài lần như vậy và cảm thấy rất mất tự do.

Tôi cũng từng chứng kiến cảnh người ta tranh nhau trả tiền, giằng co đến mức cái ví rơi cả vào nồi nước phở (cười). Chỉ khổ thân bà bán hàng lại phải dùng muôi múc cái ví đó ra. Tôi cho khi văn hóa xuống cấp thì nó sẽ kéo theo nhiều thứ xuống, rồi đến 1 lúc nào đó sẽ không còn lễ nữa.

Tiền có thể mua được rất nhiều thứ nhưng không mua được lòng tự trọng.

Hạnh Phương

Ảnh: Nguyễn Hoàng

=================

Bài viết này chắc chắn được nhiều kẻ "trọc phú" ủng hộ. Bởi vì có thằng cha nào nhận mình là "trọc phú" đâu? Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trọc phú" Việt đang phát triển rầm rộ

........

Tiền có thể mua được rất nhiều thứ nhưng không mua được lòng tự trọng.

Hạnh Phương

Ảnh: Nguyễn Hoàng

=================

Bài viết này chắc chắn được nhiều kẻ "trọc phú" ủng hộ. Bởi vì có thằng cha nào nhận mình là "trọc phú" đâu? Hì!

Sư phụ đá giò lái 1 phát gớm nhỉ ...hị...hị... http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/41.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ đá giò lái 1 phát gớm nhỉ ...hị...hị... Posted Image

Hí .Tại tính sư phụ thật thà - hì - "có sao nói vậy người ơi". Thằng nào mà chẳng tỏ ra mình am hiểu. Cứ như Thiên Sứ đi xem Đặng Thái Sơn đánh đàn tây vây. Hi. Trọc phú là ai ấy chứ không phải ta.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Biến sắn thành xăng', người trồng điêu đứng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số doanh nghiệp đã chi nhiều ngàn tỷ đồng để xây nhà máy sản xuất Ethanol, dùng pha chế cho xăng E5 (5% Ethanol + 95% xăng A92). Tuy nhiên, xăng E5 rất ít người dùng, kéo theo cả vùng nguyên liệu sắn của nông dân nhiều tỉnh “chết" theo...

Posted Image

Người trồng sắn (ảnh nhỏ) đang dở khóc dở cười vì bị doanh nghiệp bỏ rơi. Ảnh: Xuân Phú - Nam Cường.

Theo đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng phê duyệt tháng 11-2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và một số doanh nghiệp đã chi nhiều ngàn tỷ đồng để xây nhà máy sản xuất Ethanol, dùng pha chế cho xăng E5 (5% Ethanol + 95% xăng A92). Tuy nhiên, nay xăng E5 rất ít người dùng, kéo theo cả vùng nguyên liệu sắn của nông dân nhiều tỉnh “chết” theo...

Nông dân điêu đứng

Giữa rừng sắn bạt ngàn hơn 3ha ở thôn Nam Phước (xã Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam), nông dân Nguyễn Văn Sơn hằng ngày quanh quẩn bên từng bụi sắn, hụt hẫng bởi sự đứt đoạn quá nhanh của sợi dây liên kết: nông dân - nhà máy Ethanol Đồng Xanh (Cty cổ phần Đồng Xanh) vừa mới năm ngoái đây thôi được coi là rất bền chặt, có lợi đôi bên.

Cây sắn của ông Sơn cao, xanh tốt bời bời, củ to, tròn căng. Nhưng đã đến kỳ thu hoạch, ông Sơn vẫn không dám thuê người nhổ.

“Nhổ làm chi khi nhà máy không thu mua nữa? Sắn tươi bán không ai mua, sắn khô thì tư thương ép giá. Theo lời hứa ban đầu của Cty Đồng Xanh, tui trồng là để bán cho họ, nếu biết tình trạng này đã không dại gì lao đầu vào” - ông Sơn chua chát.

Posted Image

Nhà máy Ethanol Dung Quất, Đồng Xanh không mua, dân trồng sắn ở đây đành chuyển sắn bán cho nhà máy bột mỳ ở Bình Sơn, dù bị ép giá.

Năm ngoái, khi nhà máy Ethanol Đồng Xanh đi vào hoạt động, đại diện Cty cùng chính quyền địa phương hô hào, phát động toàn dân trồng sắn, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, được xem là cú hích kinh tế, giúp dân thoát nghèo.

Hưởng ứng, ông Sơn cùng hàng trăm hộ dân khác của 3 thôn Nam Phước, Xuân Tây và An Chánh đồng loạt phá bỏ cây trồng trên đất để lấy diện tích cho sắn.

Giá thị trường cho mỗi kilôgam sắn tươi lúc đó gần 2.000đ/kg, Cty mua tại nhà máy, chỉ 1.500đ - 1.700đ/kg nhưng nông dân vẫn vui vẻ bởi nhà máy mua sỉ.

Nhưng rồi bây giờ sắn đang vào vụ thu hoạch, nhà máy thông qua chính quyền xã ra thông báo: không thu mua nữa, người dân trồng sắn tự thu hoạch, tự bán tùy thích, nhà máy không can thiệp.

Mùa mưa lũ cận kề, sắn không nhổ sẽ bị nước ngâm thối, nhổ lên bán sắn tươi không ai mua, cũng không thể cắt lát phơi vì không có nắng. Rất may, một tiểu thương ở thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc) đã ra tay nghĩa hiệp thu mua sắn tươi, với giá chỉ còn... 1.200 - 1.400đ/kg nhưng số lượng cũng không nhiều.

Anh Đỗ Hai (thôn Nam Phước) cũng có hơn 2ha sắn đang đến mùa thu hoạch, thất vọng: Trước khi làm quảng bá rầm rộ, rồi cái nhà máy to thế kia, chẳng lẽ không thu mua nổi mấy tấn sắn của dân. Năm ngoái, anh Hai cũng đã phá bỏ rừng keo tràm vài năm tuổi để hưởng ứng chiến dịch trồng sắn cho nhà máy.

Trung bình, mỗi héc ta sắn phải đầu tư gần 10 triệu đồng, chưa kể công gieo trồng, chăm bón và nhổ. Nhà máy xăng Ethanol Đồng Xanh ban đầu hỗ trợ giống, nhưng chỉ một vài hộ trồng số lượng nhiều.

Chung cảnh ngộ, anh Võ Trung Thành (An Chánh), nói: “Tui đã phá hết rừng sắn rồi, sang năm trồng cây khác”. Anh Nguyễn Hữu (thôn Xuân Tây), khẳng định: “Không trồng sắn nữa, để đất trồng keo hoặc cây ăn trái”.

Nhà máy nợ lương, ngừng hoạt động

Posted Image

Ông Nguyễn Văn Sơn với rẫy sắn đến kỳ thu hoạch nhưng chưa biết bán cho ai .

Bà Đinh Thị Thanh Hường - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Lúc đầu, nghe quy hoạch trồng sắn với diện tích lớn 2.500ha, huyện mừng lắm. Bao năm nay nhiều hộ dân cũng trồng sắn nhưng đầu ra phập phù.

Ví như hiện nay, hồi đầu năm giá sắn 2.500đ/kg, nhưng giờ đây chỉ còn 1.500đ/kg. Nếu nhà máy Ethanol mà mua, chắc phải số lượng lớn, đầu ra ổn định.

Ai cũng thích, thế là đồng loạt trồng sắn. Nhưng từ đó đến nay, chờ mãi chẳng thấy đâu, ai cũng thất vọng.

Ông Nguyễn Tấn Tài - trưởng thôn Nam Phước, nói: Người dân xung quanh biết hết, nhà máy ngừng hoạt động mấy tháng nay rồi, công nhân ngày nào cũng tụ tập đòi lương. Nợ họ mấy tháng không trả, ngân hàng thì đến xiết hàng ngay tại nhà máy, họ lấy đâu ra tiền mà mua sắn, mua về cũng vứt đống.

Ông Tài cho hay, những lô hàng đầu tiên, nhà máy mua 2.100đ/kg, nhưng lập tức giảm giá xuống 1.500đ/kg ngay sau đó, mặc người dân phản đối.

Chiều 2-10, có mặt tại nhà máy Ethanol Đồng Xanh, chúng tôi chứng kiến nhiều công nhân tụ tập đòi lương, một cảnh quen thuộc ở đây trong nhiều tháng qua. Anh Trần Văn Tuấn (phân xưởng cồn), nói: “Họ nợ lương mấy tháng, cứ hứa miết.

Chúng tôi cũng không hiểu họ khó khăn vì cái gì khi mấy tháng trước vẫn chạy đều, hàng xuất khẩu ầm ầm. Hiện có 2 lớp bảo vệ ở nhà máy, một bảo vệ của Cty Đồng Xanh, số khác là bảo vệ của ngân hàng, đến canh chừng số hàng hóa chưa xuất ở nhà máy.

Nếu Cty xuất toán, ngân hàng sẽ chặn đầu, thu hồi vốn mà Cty đang mắc nợ.

PV nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Cty Đồng Xanh để tìm hiểu vấn đề, nhưng đều nhận được sự im lặng. Một nhân viên phòng tài chính kế toán cho biết, toàn bộ lãnh đạo Cty đã đi công tác nước ngoài, không thể tiếp nhà báo.

Ông Hồ Xuân Hội - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tân cho biết, đúng là có chuyện người dân bị nhà máy lật kèo vụ mua sắn. Nhà máy gặp khó gì thì không ai biết, chỉ thấy họ ngừng sản xuất hơn 3 tháng nay. Nhưng nhà máy sản xuất Ethanol ở Đại Tân ngừng hoạt động cũng có cái lợi, để dân bớt ngửi mùi hôi thối.

Từ khi họ hoạt động, dân đến xã, huyện, rồi lên tỉnh nhiều lần kêu kiện vì họ xả thẳng nước ra môi trường, cá, vịt chết, thối khắp cả vùng. Tỉnh cũng phạt họ 175 triệu rồi nhưng sau đó không thay đổi. Giờ họ tạm ngừng thì dân trồng sắn khổ, nhưng không khí trong lành hơn.

Nhà máy Ethanol không mua, dân bị ép giá

Bên cạnh 2.500 ha sắn của dân làm nguyên liệu cho nhà máy Ethanol Đồng Xanh ở Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi cũng quy hoạch tới 16.500 ha đất cho cây sắn để phục vụ nhu cầu hoạt động của Cty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (PTSC) tại 12 huyện lỵ trong tỉnh.

Tuy nhiên, đến nay nhà máy sản xuất Ethanol của PTSC mới đang chạy thử, chưa hoàn thiện nên không mua trực tiếp sắn tươi của dân (chỉ mua sắn lát). Vì thế dân trồng sắn Quảng Nam và Quảng Ngãi chỉ còn trông chờ bán sắn cho nhà máy bột mỳ ở Tịnh Phong (Sơn Tịnh) và Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nên thường xuyên bị ép giá.

Nhà máy Ethanol ở Đại Lộc (Quảng Nam) do Cty CP Đồng Xanh làm chủ đầu tư, tổng đầu tư gần 900 tỷ đồng, nếu vận hành hết công suất sẽ cung ứng cho thị trường 100.000 tấn cồn Ethanol/năm (tương đương 125 triệu lít).

Ngày thành lập, ông Lưu Quang Thái - Chủ tịch HĐQT Cty Đồng Xanh, trả lời báo chí: 50% sản phẩm làm ra sẽ được ký hợp đồng bán trọn gói cho PV Oil, 50% sản phẩm ethanol còn lại sẽ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Philippines... vì thị trường trong nước không tiêu thụ hết.

Theo Nam Cường - Tiền Phong

==========================

Công nghệ này đúng là rất ... Hại Điện ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Biến sắn thành xăng', người trồng điêu đứng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số doanh nghiệp đã chi nhiều ngàn tỷ đồng để xây nhà máy sản xuất Ethanol, dùng pha chế cho xăng E5 (5% Ethanol + 95% xăng A92). Tuy nhiên, xăng E5 rất ít người dùng, kéo theo cả vùng nguyên liệu sắn của nông dân nhiều tỉnh “chết" theo...

Posted Image

Người trồng sắn (ảnh nhỏ) đang dở khóc dở cười vì bị doanh nghiệp bỏ rơi. Ảnh: Xuân Phú - Nam Cường.

Theo đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng phê duyệt tháng 11-2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và một số doanh nghiệp đã chi nhiều ngàn tỷ đồng để xây nhà máy sản xuất Ethanol, dùng pha chế cho xăng E5 (5% Ethanol + 95% xăng A92). Tuy nhiên, nay xăng E5 rất ít người dùng, kéo theo cả vùng nguyên liệu sắn của nông dân nhiều tỉnh “chết” theo...

Nông dân điêu đứng

Giữa rừng sắn bạt ngàn hơn 3ha ở thôn Nam Phước (xã Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam), nông dân Nguyễn Văn Sơn hằng ngày quanh quẩn bên từng bụi sắn, hụt hẫng bởi sự đứt đoạn quá nhanh của sợi dây liên kết: nông dân - nhà máy Ethanol Đồng Xanh (Cty cổ phần Đồng Xanh) vừa mới năm ngoái đây thôi được coi là rất bền chặt, có lợi đôi bên.

Cây sắn của ông Sơn cao, xanh tốt bời bời, củ to, tròn căng. Nhưng đã đến kỳ thu hoạch, ông Sơn vẫn không dám thuê người nhổ.

“Nhổ làm chi khi nhà máy không thu mua nữa? Sắn tươi bán không ai mua, sắn khô thì tư thương ép giá. Theo lời hứa ban đầu của Cty Đồng Xanh, tui trồng là để bán cho họ, nếu biết tình trạng này đã không dại gì lao đầu vào” - ông Sơn chua chát.

Posted Image

Nhà máy Ethanol Dung Quất, Đồng Xanh không mua, dân trồng sắn ở đây đành chuyển sắn bán cho nhà máy bột mỳ ở Bình Sơn, dù bị ép giá.

Năm ngoái, khi nhà máy Ethanol Đồng Xanh đi vào hoạt động, đại diện Cty cùng chính quyền địa phương hô hào, phát động toàn dân trồng sắn, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, được xem là cú hích kinh tế, giúp dân thoát nghèo.

Hưởng ứng, ông Sơn cùng hàng trăm hộ dân khác của 3 thôn Nam Phước, Xuân Tây và An Chánh đồng loạt phá bỏ cây trồng trên đất để lấy diện tích cho sắn.

Giá thị trường cho mỗi kilôgam sắn tươi lúc đó gần 2.000đ/kg, Cty mua tại nhà máy, chỉ 1.500đ - 1.700đ/kg nhưng nông dân vẫn vui vẻ bởi nhà máy mua sỉ.

Nhưng rồi bây giờ sắn đang vào vụ thu hoạch, nhà máy thông qua chính quyền xã ra thông báo: không thu mua nữa, người dân trồng sắn tự thu hoạch, tự bán tùy thích, nhà máy không can thiệp.

Mùa mưa lũ cận kề, sắn không nhổ sẽ bị nước ngâm thối, nhổ lên bán sắn tươi không ai mua, cũng không thể cắt lát phơi vì không có nắng. Rất may, một tiểu thương ở thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc) đã ra tay nghĩa hiệp thu mua sắn tươi, với giá chỉ còn... 1.200 - 1.400đ/kg nhưng số lượng cũng không nhiều.

Anh Đỗ Hai (thôn Nam Phước) cũng có hơn 2ha sắn đang đến mùa thu hoạch, thất vọng: Trước khi làm quảng bá rầm rộ, rồi cái nhà máy to thế kia, chẳng lẽ không thu mua nổi mấy tấn sắn của dân. Năm ngoái, anh Hai cũng đã phá bỏ rừng keo tràm vài năm tuổi để hưởng ứng chiến dịch trồng sắn cho nhà máy.

Trung bình, mỗi héc ta sắn phải đầu tư gần 10 triệu đồng, chưa kể công gieo trồng, chăm bón và nhổ. Nhà máy xăng Ethanol Đồng Xanh ban đầu hỗ trợ giống, nhưng chỉ một vài hộ trồng số lượng nhiều.

Chung cảnh ngộ, anh Võ Trung Thành (An Chánh), nói: “Tui đã phá hết rừng sắn rồi, sang năm trồng cây khác”. Anh Nguyễn Hữu (thôn Xuân Tây), khẳng định: “Không trồng sắn nữa, để đất trồng keo hoặc cây ăn trái”.

Nhà máy nợ lương, ngừng hoạt động

Posted Image

Ông Nguyễn Văn Sơn với rẫy sắn đến kỳ thu hoạch nhưng chưa biết bán cho ai .

Bà Đinh Thị Thanh Hường - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Lúc đầu, nghe quy hoạch trồng sắn với diện tích lớn 2.500ha, huyện mừng lắm. Bao năm nay nhiều hộ dân cũng trồng sắn nhưng đầu ra phập phù.

Ví như hiện nay, hồi đầu năm giá sắn 2.500đ/kg, nhưng giờ đây chỉ còn 1.500đ/kg. Nếu nhà máy Ethanol mà mua, chắc phải số lượng lớn, đầu ra ổn định.

Ai cũng thích, thế là đồng loạt trồng sắn. Nhưng từ đó đến nay, chờ mãi chẳng thấy đâu, ai cũng thất vọng.

Ông Nguyễn Tấn Tài - trưởng thôn Nam Phước, nói: Người dân xung quanh biết hết, nhà máy ngừng hoạt động mấy tháng nay rồi, công nhân ngày nào cũng tụ tập đòi lương. Nợ họ mấy tháng không trả, ngân hàng thì đến xiết hàng ngay tại nhà máy, họ lấy đâu ra tiền mà mua sắn, mua về cũng vứt đống.

Ông Tài cho hay, những lô hàng đầu tiên, nhà máy mua 2.100đ/kg, nhưng lập tức giảm giá xuống 1.500đ/kg ngay sau đó, mặc người dân phản đối.

Chiều 2-10, có mặt tại nhà máy Ethanol Đồng Xanh, chúng tôi chứng kiến nhiều công nhân tụ tập đòi lương, một cảnh quen thuộc ở đây trong nhiều tháng qua. Anh Trần Văn Tuấn (phân xưởng cồn), nói: “Họ nợ lương mấy tháng, cứ hứa miết.

Chúng tôi cũng không hiểu họ khó khăn vì cái gì khi mấy tháng trước vẫn chạy đều, hàng xuất khẩu ầm ầm. Hiện có 2 lớp bảo vệ ở nhà máy, một bảo vệ của Cty Đồng Xanh, số khác là bảo vệ của ngân hàng, đến canh chừng số hàng hóa chưa xuất ở nhà máy.

Nếu Cty xuất toán, ngân hàng sẽ chặn đầu, thu hồi vốn mà Cty đang mắc nợ.

PV nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Cty Đồng Xanh để tìm hiểu vấn đề, nhưng đều nhận được sự im lặng. Một nhân viên phòng tài chính kế toán cho biết, toàn bộ lãnh đạo Cty đã đi công tác nước ngoài, không thể tiếp nhà báo.

Ông Hồ Xuân Hội - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tân cho biết, đúng là có chuyện người dân bị nhà máy lật kèo vụ mua sắn. Nhà máy gặp khó gì thì không ai biết, chỉ thấy họ ngừng sản xuất hơn 3 tháng nay. Nhưng nhà máy sản xuất Ethanol ở Đại Tân ngừng hoạt động cũng có cái lợi, để dân bớt ngửi mùi hôi thối.

Từ khi họ hoạt động, dân đến xã, huyện, rồi lên tỉnh nhiều lần kêu kiện vì họ xả thẳng nước ra môi trường, cá, vịt chết, thối khắp cả vùng. Tỉnh cũng phạt họ 175 triệu rồi nhưng sau đó không thay đổi. Giờ họ tạm ngừng thì dân trồng sắn khổ, nhưng không khí trong lành hơn.

Nhà máy Ethanol không mua, dân bị ép giá

Bên cạnh 2.500 ha sắn của dân làm nguyên liệu cho nhà máy Ethanol Đồng Xanh ở Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi cũng quy hoạch tới 16.500 ha đất cho cây sắn để phục vụ nhu cầu hoạt động của Cty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (PTSC) tại 12 huyện lỵ trong tỉnh.

Tuy nhiên, đến nay nhà máy sản xuất Ethanol của PTSC mới đang chạy thử, chưa hoàn thiện nên không mua trực tiếp sắn tươi của dân (chỉ mua sắn lát). Vì thế dân trồng sắn Quảng Nam và Quảng Ngãi chỉ còn trông chờ bán sắn cho nhà máy bột mỳ ở Tịnh Phong (Sơn Tịnh) và Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nên thường xuyên bị ép giá.

Nhà máy Ethanol ở Đại Lộc (Quảng Nam) do Cty CP Đồng Xanh làm chủ đầu tư, tổng đầu tư gần 900 tỷ đồng, nếu vận hành hết công suất sẽ cung ứng cho thị trường 100.000 tấn cồn Ethanol/năm (tương đương 125 triệu lít).

Ngày thành lập, ông Lưu Quang Thái - Chủ tịch HĐQT Cty Đồng Xanh, trả lời báo chí: 50% sản phẩm làm ra sẽ được ký hợp đồng bán trọn gói cho PV Oil, 50% sản phẩm ethanol còn lại sẽ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Philippines... vì thị trường trong nước không tiêu thụ hết.

Theo Nam Cường - Tiền Phong

==========================

Công nghệ này đúng là rất ... Hại Điện ...

Có gì đâu mà phải thắc mắc. Thay vì ghi: "Tầm nhìn đến 2025" thì chỉ cần sửa lại dự án là "Tầm nhìn đến tháng 10. 2012" thôi mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có gì đâu mà phải thắc mắc. Thay vì ghi: "Tầm nhìn đến 2025" thì chỉ cần sửa lại dự án là "Tầm nhìn đến tháng 10. 2012" thôi mà.

Xăng "sinh học" E5 chỉ cao hơn A92 đúng 100 đ/lít...!?

Hàng loạt vụ "cháy xe" vừa rồi được "nghi ngờ" là do "cồn" được pha vào xăng với "tỉ lệ vượt mức cho phép"...

Ai mà mua...? (nội cái chữ E5 gõ theo kiểu Vni cứ ra chữ Ẹ...! "máy móc" còn "thông suốt" như thế... huống hồ...?)

Nên chăng kết hợp với hội "bảo tồn động vật hoang dã" và hội "y học cổ truyền" sản xuất ra...hàng loạt "thái âm bổ dương" gì gì đó...may ra chăng...?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xăng "sinh học" E5 chỉ cao hơn A92 đúng 100 đ/lít...!?

Hàng loạt vụ "cháy xe" vừa rồi được "nghi ngờ" là do "cồn" được pha vào xăng với "tỉ lệ vượt mức cho phép"...

Ai mà mua...? (nội cái chữ E5 gõ theo kiểu Vni cứ ra chữ Ẹ...! "máy móc" còn "thông suốt" như thế... huống hồ...?)

Nên chăng kết hợp với hội "bảo tồn động vật hoang dã" và hội "y học cổ truyền" sản xuất ra...hàng loạt "thái âm bổ dương" gì gì đó...may ra chăng...?

Tôi thấy một số thông tin trên báo mang có nói đến chính phủ Hoa Kỳ cũng dùng xăng sinh học cho động cơ. Nhưng tôi nghĩ chắc phải qua một khâu chế biến tinh lọc nữa mới dùng được. Chứ nếu chỉ chế thành cồn như Thiên Bồng nói thì - thử gõ xem "Ẹ"Posted Image. Đúng là ẹ thật.

Tôi thấy hiện nay có xu hướng nước ngoài làm ra cái gì thì trong nước hay bắt chước. Thấy họ làm đương sắt cao tốc thì cũng đưa vấn đề đường sắt cao tốc ra bàn; thấy họ làm xe điện ngầm cũng bàn xe điện ngầm....vv....Nhưng dưới góc nhìn Lý học thì một sự phát triển phải phù hợp trên nền tảng xã hội vốn có và cân bằng với nó. Thí dụ: Vào những năm 30 của thế kỷ trước thì không thể mở các tuyến đường hàng không khắp nước Việt Nam như ngày nay được. Nếu như ngày ấy, triều đình Nguyễn và toàn quyền Pháp cho xây dựng hàng loạt sân bay, thiết lập hàng loạt đường bay và nhập cảng máy bay gọi là đi tắt đón đầu thì chắc chắn phá sản. Bởi vì nền tảng xã hội của năm 30, nếu xây dựng các tuyến đường không thì chỉ có ế. Dân chúng tiền đâu mà đi máy bay. Tương tự như vậy, xăng sinh học thực ra mới chỉ manh nha trên thế giới, các nước cũng còn đang thử nghiệm. Rồi còn hóa chất để xăng sinh học phù hợp với điều kiện của nó, rồi cấu trúc động cơ cũng phải phù hợp...vv...Tóm lại nó đòi hỏi cả một nền tảng hạ tầng đồng bộ với nó. Do đó, nếu như chúng ta có sản xuất được xăng sinh học thì có lẽ chỉ là phần thô, sẽ không có lời. Chưa nói đến vấn đề có sử dụng được không.

Trước đây tôi thường hay nói: Muốn "đi tắt đón đầu" thì cũng phải biết xu hướng thế giới đi về đâu, mới biết để mà đón đầu. Biết thế giới đi về đâu thì cũng đã khó. Nhưng cái khó hơn là phải biết chọn lựa trong những khả năng phát triển trong tương lai ấy cái gì phù hợp với mình nữa.

Vài lời lạm bàn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Etanol là gì?

=========

Thực ra chúng ta cứ hay sính tên Tây, chứ Etalnol theo các Cụ nhà ta gọi thì nó là Rượu Quốc lủi (Miền Bắc) hay là Rượu Đế (Miền Nam). Công thức hóa học của nó (theo như hồi học cấp 3) là: C2H6O.

Loại này các Cụ thường nấu từ các loại ngũ cốc như gạo nếp (có Etanol Nếp Cái Hoa Vàng, Etanol Gò đen, Etanol Bầu Đá, Etanol Làng Vân ...), Từ Ngô thì có Etanol Bắc Hà, Sán Nùng ...

Còn bọn Tây thì chủ yếu nó SX từ Mía và Ngô.

Loại Etanol dùng pha trộn vào xăng cho xe chạy là loại Etanol tuyệt đối 99,6% (Vì uống loại này vào thì chắc là đi chầu Ông Tổ, nên chỉ dùng cho xe máy). Hiện nay trên thế giới Brazil và Mỹ là hai nước sử dụng xăng sinh học này nhiều nhất, Châu Âu cũng đã bắt đầu sài.

Loại xăng sinh học mà VN ta định dùng là E5: có nghĩa là 5% Rượu Đế + 95% Xăng. Ở Brazil họ pha tối thiểu là 25% Etanol.

Lợi thế của việc dùng xăng sinh học là trong khí thải ít CO2 hơn là xăng bình thường. Nhưng có nhược diểm là sử dụng nguồn lương thực, không cẩn thận lại gây ra nạn đói. Việc này đang tranh cãi.

Còn riêng ở VN ta thì Etanol chủ yếu SX từ Sắn (Khoai Mỳ), chỉ có điều không biết tại sao giá sắn nguyên liệu của chúng ta lại qúa đắt (chẳng nhẽ lại dính vàng trong đó ... vì vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng có lắm vàng sa khoáng ...) ... Mặt khác tập quán canh tác của bà con ta luôn chạy theo hiệu qủa kinh doanh: Khoai Mỳ có giá thì trồng, mai thấy rau muống có giá thì lại theo rau muống ... và cứ như thế tiếp tục. Do đó các NM SX Etanol phải đóng cửa e cũng là chuyện thường ngày ở huyện ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bầu Đệ: 'Bầu Đức nói kiểu khinh nhau'

Thứ ba, 09/10/12 08:57 GMT+7

Hai ngày sau lễ tổng kết mùa giải, bầu Đệ thể hiện thái độ không bằng lòng với VPF, và cho rằng bầu Đức khinh thường mình.

Posted Image

Bầu Đệ phản đối VPF trong Lễ tống kết mùa giải 2012. Ảnh: Đức Đồng.

Bầu Đệ khẳng định những phát biểu của mình không phải là không có cơ sở và ông cũng không phải là người duy nhất phản ứng về cách điều hành không chuyên nghiệp của VPF. Vị Chủ tịch CLB Thanh Hóa nhấn mạnh một khi các ông bầu chưa rút hẳn khỏi VPF thì vẫn sẽ còn những nghi ngờ về tính công bằng, minh bạch trong khâu điều hành giải của công ty này.

“Các ông bầu chỉ nên đầu tư chứ không tham gia kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi. Trên thế giới, không ai làm như vậy cả. Ngoài chuyện có thể các trọng tài sẽ bị tác động khi bắt trận có các ông bầu ngồi ghế VPF thì việc chính các ông bầu bận trăm công nghìn việc cũng khó có thể điều hành hiệu quả VPF”, bầu Đệ nói.

Trong phát biểu của mình trước đó, bầu Đệ đã bị bầu Đức và Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cướp diễn đàn phản pháo. Bầu Đệ cho rằng đó là hành động không đẹp bởi trong một hội nghị có tính chất dân chủ, các ông bầu đều có quyền đưa ra những ý kiến đóng góp của mình. “Trong một hội nghị như thế, chẳng ai có quyền cấm tôi nói. Tôi nghĩ không chỉ CLB Thanh Hóa mà các CLB khác cũng cần phải lên tiếng bởi đây là sân chơi chung và các CLB nên bảo vệ quyền lợi của mình, bảo vệ giải đấu. Một số ông bầu và ông Lê Hùng Dũng đã nói tôi phá đám nhưng chính họ lại cướp diễn đàn thì cũng đâu có đẹp gì. Những ý kiến của tôi đưa ra với mục đích xây dựng giải đấu, chứ không có hàm ý phá đám như ý kiến của một số người. Những ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý. Tôi chỉ muốn nói như vậy”, bầu Đệ bức xúc.

Riêng về phát biểu của bầu Đức cho rằng nếu Thanh Hóa không tham dự giải năm tới cũng chẳng sao, bầu Đệ dường như không giữ được bình tĩnh. “Tôi rất buồn trước câu nói này. Tôi nghĩ chính bầu Đức mới là người phát biểu không có tính xây dựng. Giải đấu là không của riêng bầu Đức hay của bất cứ ai. Trong khi các CLB đang gặp nhiều khó khăn và cố gắng tham dự giải nhưng bầu Đức lại nói kiểu khinh thường nhau. Các ông bầu cần tôn trọng nhau, dù là người nhiều tiền hay ít tiền”, vị Chủ tịch CLB Thanh Hóa cho biết.

Về thông tin CLB Thanh Hóa nợ lương cầu thủ, bầu Đệ thừa nhận chưa thanh toán hai tháng lương. “Đúng là do khó khăn tài chính nên chúng tôi đã chậm lương mất gần hai tháng nay. Tuy nhiên tôi khẳng định sẽ thanh toán đầy đủ trước khi mùa giải 2013 diễn ra”, ông Đệ nói.

Thế Kiên

==========================

“VPF từng dọa sẽ bắt 1 ông bầu để làm gương”

Thứ Ba, 09/10/2012 --- cập nhật 08:52 GMT+7

Không chỉ có những phát biểu gây sốc tại Hội nghị tổng kết, bầu Đệ còn tiết lộ một số thông tin với báo chí khiến ai nghe cũng phải giật mình.

Ông từng tố VPF đã bỏ tiền thuê người nghe lén điện thoại của các ông bầu. Thông tin này ông có bằng chứng gì không? - Tôi nghĩ đây là thông tin không phải mình tôi biết. Điều mà chúng tôi muốn biết là 2 tỷ đồng đó được chi ra từ đâu.

Tuy nhiên ông Lê Hùng Dũng từng quả quyết VPF không có khoản chi nào cho việc thuê người nghe lén điện thoại?

- Tôi xin nhắc lại là nhiều người đều biết về việc này. Thậm chí chúng tôi đã từng bị một thành viên HĐQT VPF dọa.

Xin ông nói cụ thể hơn?

- Tôi xin tiết lộ thêm là một thành viên trong HĐQT VPF còn dọa năm nay sẽ cố gắng bắt 1 ông bầu và 2 trọng tài tiêu cực để làm gương. Tôi và rất nhiều người đã bức xúc trước sự đe dọa này và quyết đưa vấn đề ra trước hội nghị.

Posted Image

Bầu Đệ tiếp tục chỉ trích VPF. Ảnh: SN

Như vậy những ý kiến của ông là có cơ sở chứ không phải là phá đám như một số ông bầu đã nói?

- Trong một hội nghị như thế, chẳng ai có quyền cấm tôi nói. Tôi nghĩ không chỉ CLB Thanh Hóa mà các CLB khác cũng cần phải lên tiếng bởi đây là sân chơi chung và các CLB nên bảo vệ quyền lợi của mình, bảo vệ giải đấu. Một số ông bầu và ông Lê Hùng Dũng đã nói tôi phá đám nhưng chính họ lại cướp diễn đàn. Những ý kiến của tôi đưa ra với mục đích xây dựng giải đấu, chứ không có hàm ý phá đám như ý kiến của một số người. Những ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý.

Những phát biểu của tôi không phải là không có cơ sở và vô ích với bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, tôi xin một lần nữa nhấn mạnh một khi các ông bầu chưa rút hẳn khỏi VPF thì vẫn sẽ còn những nghi ngờ về tính công bằng, minh bạch trong khâu điều hành giải của công ty này.

Đó có phải là lý do mà ông đã để xuất dẹp VPF?

- Tôi nói lại là ý của tôi không phải muốn giải tán VPF mà muốn công ty này phải có sự chấn chỉnh hoặc được quản lý chặt chẽ từ VFF. Các ông bầu chỉ nên đầu tư chứ không tham gia kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Theo tôi, tốt nhất là VFF phải trở thành đầu mối giải quyết mọi khúc mắc của các câu lạc bộ, đặc biệt là về vấn đề trọng tài.

Ông có dám tự chịu trách nhiệm trước những phát biểu của mình?

- Những điều tôi nói hoàn toàn không sai và khi đã nói ra tôi sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm của mình

Ông có đề xuất gì để giải đấu được tổ chức tốt hơn ở mùa tới?

- Các ông bầu nên rút khỏi VPF. Theo tôi nên giao lại sự điều hành cho VFF, hoặc thuê chuyên gia nước ngoài đến làm việc.

Xin cảm ơn ông!

Theo Thể Thao VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tê giác tặng ông Trầm Bê giá bao nhiêu?

Thứ Ba, 09/10/2012 --- cập nhật 10:40 GMT+7

Cơ quan Cites Việt Nam đã xác nhận ông Đỗ Thành Nhân có nhập khẩu một lần năm 2006, tuy nhiên chưa thể khẳng định có đúng là con tê giác tặng ông Trầm Bê hay không. Bộ NN&PTNT đã dừng cấp phép nhập khẩu tê giác.

>> Gia đình ông Trầm Bê mất trộm sừng tê giác hơn 4 tỷ đồng

>> Trầm Bê mất trộm sừng tê giác bạc tỷ, xã nghèo chấn động

Tê giác tặng ông Trầm Bê không rõ là con nào?

Theo tờ khai với hải quan ngày 24-10-2006 của ông Ngô Thành Nhân (ở 30 Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, TPHCM), con tê giác nhập về là loại tê giác trắng có hai sừng, được gắn hai chíp. Cơ quan hải quan cũng xác nhận con tê giác là hàng đã xử lý làm khô, không thích hợp làm thực phẩm.

Con tê giác được đặt trong 2 kiện gỗ, có trọng lượng 855 kg, hàng có xuất xứ từ Nam Phi. Giá trị của con tê giác này theo ông Nhân khai lúc đó là 25.000 USD.

Trong tờ biên lai thu thuế của Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực IV, ông Nhân phải nộp tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là hơn 41 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc Phụ trách Cites Việt Nam (Cơ quan Quản lý thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp), xác nhận, trong danh sách nhập khẩu tê giác do cơ quan Cites cấp năm 2006, có tên ông Ngô Thành Nhân. Từ đó đến nay, ông Nhân chưa nhập tê giác thêm lần nào nữa. Posted Image

Đầu con tê giác trưng bày ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và đầu con tê giác mất sừng ở nhà ông Trầm Bê. Ảnh: Sáu Nghệ.

Theo ông Tùng, hằng năm, Nam Phi có cấp quota, cho săn bắn một lượng nhất định. Giấy phép này được cấp cho cá nhân vào trực tiếp săn bắn, người này được quyền sở hữu cá nhân “chiến lợi phẩm” và được nhập về, nhưng không được buôn bán vì mục đích thương mại.

Nếu ông Nhân được cơ quan phía Nam Phi cấp phép, thì con tê giác đó do chính ông Nhân vào rừng săn bắn.

Ông Tùng cho hay, Công ước Cites quốc tế chưa nói rõ có cấm cho, tặng hay không, nên không thể cấm người ta tặng, biếu.

Tuy nhiên, con tê giác tại nhà ông Trầm Bê, có khớp hay không với giấy tờ nhập khẩu, thì chưa thể khẳng định. “Con tê giác đi kèm với sừng. Muốn xác định phải rà chíp, trong khi chip gắn trên sừng, đã bị mất trộm, thì không thể kiểm tra được”.

Ngừng nhập khẩu tê giác từ tháng 6-2012

Cites Việt Nam cho biết, mẫu vật săn bắn là sở hữu cá nhân, nên việc kiểm tra, kiểm soát hay phát hiện việc buôn bán rất khó khăn.

Từ năm 2006 tới nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 11 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác từ nước ngoài vào Việt Nam, chủ yếu từ châu Phi, và 4 vụ buôn bán sừng tê giác trong nước, tịch thu hơn 100 kg sừng tê giác.

Qua các vụ bắt giữ gần đây cho thấy, sừng tê giác nhập vào Việt Nam chủ yếu qua đường hàng không, gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp.

Theo cơ quan Cites, qua kiểm tra ngẫu nhiên gần đây, phần lớn người nhập khẩu tê giác hợp pháp về Việt Nam không còn lưu giữ mẫu vật, họ đều khai báo đã cho hoặc chia nhỏ ra cho bạn bè và người thân, một số thì chạm khắc hay tiện thành đồ lưu niệm, không ai khai báo đã bán.

Thực tế, cơ quan chức năng rất khó theo dõi, giám sát việc sử dụng sừng tê giác được nhập về hợp pháp hoặc tìm ra bằng chứng buôn bán các mẫu vật này. Đối với tê giác sống, đến nay, có 24 cá thể được nhập khẩu hợp pháp về Việt Nam và được các cơ sở nuôi dưỡng tốt, được quản lý, giám sát chặt chẽ, không có vi phạm.

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết. “Từ tháng 6-2012, Bộ NN&PTNT đã ngừng cấp phép cho nhập tê giác vào Việt Nam. Tuy nhiên, cái khó là Nam Phi vẫn cấp phép cho săn bắn, nên việc kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu khó khăn”.

Ông Trầm Bê có mấy con tê giác?

Chiều 8-10, PV làm việc với đại tá Bùi Văn Phúc, Trưởng phòng Tuyên huấn của Cục Chính trị, Quân khu 9 về con tê giác liên quan đến ông Trầm Bê.

Đại tá Phúc sau khi trao đổi với lãnh đạo Cục Chính trị, đã trả lời là con tê giác từng trưng bày ở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu 9, là của ông Trầm Bê cho mượn như lời phát biểu với báo chí của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong, nguyên Tư lệnh Quân khu 9.

Trả lời báo chí, Trung tướng Phong cho biết gần 10 năm trước, khi còn đương chức, ông đến nhà ông Trầm Bê thấy một con tê giác (khô) nguyên cả sừng nên đã mượn về trưng bày.

Khoảng 5 năm sau, con tê giác có biểu hiện bị nấm mốc, một số chỗ trên thân bị thủng nên Trung tướng Phong trả lại cho ông Trầm Bê để bảo quản, phục chế.

PV đề nghị được xuống nơi từng trưng bày con tê giác. Đại tá Phúc từ chối.

Con tê giác trưng bày ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9, trước đây, PV Tiền Phong đã mấy lần trực tiếp thấy, do được mời vào. Đó là gian phòng tiếp giáp ngay sau sảnh chính, thường tổ chức tiệc liên hoan các dịp lễ tết.

Con tê giác trưng bày sát cửa ra vào, để trong tủ kính, đứng trên bệ xi măng có 6-7 bụi cỏ mà theo giới thiệu là cỏ từ châu Phi.

Nay so sánh ảnh chụp đầu hai con tê giác, lúc còn nguyên cặp sừng để trong tủ kính ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và con tê giác đã mất sừng để trong nhà ông Trầm Bê ở xã Hàm Giang (Trà Cú, Trà Vinh), một số người am hiểu cho rằng có vẻ khác nhau.

Theo Tiền Phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dồn vàng sang nhà đất: May ít, rủi nhiều

Thứ Ba, 09/10/2012 --- cập nhật 03:54 GMT+7

Giá vàng trong nước lên cao ngất ngưởng, trong khi đó giá nhà đất đang được cho là chạm đáy. Nhiều người đổ vàng ra mua nhà đất với hy vọng “hốt bạc” mai phục thị trường nhà đất hồi phục trong một vài năm tới.

Canh bạc mới

Sau một thời gian án binh bất động nằm nghe ngóng tín hiệu thị trường, mới đây bà N.T.N, một nhà đầu tư bất động sản nghiệp dư tại khu vực quận 7, TP.Hồ Chí Minh quyết định mở két lấy vàng đi mua nhà đất.

“Giá nhà đất hiện đã xuống đáy và thời điểm này mua vào là rất tốt”- bà N.T.N phân tích. Theo bà N.TN, sau một thời gian “găm” vàng, bà nhận thấy thời gian tới giá vàng sẽ khó có khả tăng mạnh như thời gian qua.

Trong khi đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy trong thời gian tới giá nhà đất sẽ không thể xuống nữa, hoặc nếu có cũng không đáng kể.

Từ những phân tích kể trên, bà N.TN đi đến nhận định, vàng sẽ không còn lãi lớn trong thời gian tới. Còn giá nhà đất sẽ “đi ngang” một thời gian và sau đó nhích lên. Đó là lý do bà quyết định đầu tư “đón đầu”, mặc dù số vàng đổ ra để mua nhà đất còn rất dè dặt.

Bà cho biết, khác với trước đây bà từng làm, lần này bà chọn kinh doanh loại nhà đất nhỏ, và căn nhà đầu tiên bà chọn mua nằm gần một trường học trên đường Lâm Văn Bền (Q.7) rộng chừng 35m2. Cũng theo bà N.T.N, vì loại nhà đất nhỏ, ít tiền, dễ mua đi bán lại quay vòng vốn nhanh.

Posted Image

Tuy đóng băng nhưng thị trường nhà đất rất “nhạy cảm” với các dòng vốn đầu tư.

(Ảnh: Đại Dương)

Gần đây, bà Hoàng Thi (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) cũng quyết định “thoát” một phần khỏi vàng và chứng khoán để “chui” vào đất.

“Thời điểm này “chui” vào đất ngon ăn hơn vàng, chứng khoán” - bà Thi quả quyết, đồng thời cho biết, chủ trương của bà là kinh doanh những miếng đất diện tích nhỏ nằm trong các ngõ xóm.

Với 30-50 m2/lô và giá bán dao động trên dưới 400 triệu đồng/lô thích hợp với những người mới lập gia đình, dân nhập cư. Cho nên, mỗi tháng bán được vài ba miếng đất, mỗi miếng lời không dưới 50 triệu đồng.

Theo bà Thi, thị trường bất động sản đang đóng băng, khả năng sinh lời trong lúc này là rất khó. Tuy nhiên nếu biết cách và chọn đúng đối tượng phục vụ thì kết quả rất khả quan.

May ít, rủi nhiều

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc chuyển đổi đầu tư từ vàng sang bất động sản ẩn chứa nhiều rủi ro cho người kinh doanh. “Bán vàng mua nhà rất dễ, trong khi bán nhà mua vàng không dễ”- Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nói.

Ông cho rằng, trong trò chơi về tài sản tài chính, bên cạnh nguyên tắc lợi nhuận cần lưu ý đến yếu tố thanh khoản. Xét về thanh khoản, vàng “đẹp hơn” bất động sản rất nhiều.

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về thanh khoản trong điều kiện trung bình, TS Thành cho rằng tại Việt Nam hiện nay đứng số một là tiền đồng, thứ hai là đồng đô la, tiếp theo là vàng, cổ phiếu, trái phiếu và cuối cùng là nhà đất. Lúc khó khăn, nên để số thanh khoản cao hơn lợi nhuận, lúc bình thường thì để lợi nhuận cao hơn thanh khoản.

Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí - nguyên chuyên gia kinh tế cao cấp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng giá nhà đất rẻ hơn vàng, chứng khoán còn rẻ hơn. Vì thế dự đoán được giá vàng trong ngắn hạn, nên không có ý khuyến khích đầu cơ hay lướt sóng dù giá vàng có nhiều khuynh hướng tăng hơn là giảm.

Để hạn chế rủi ro, theo ông Chí không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. “Vàng nên có mặt trong một danh mục đầu tư cá nhân dài hạn, khoảng 10% nếu ít tin tưởng và 20% nếu tin tưởng giá trị “phòng thủ” lạm phát của vàng. Bên cạnh đó, có thể chọn nhà đất là tài sản dài hạn”- ông Chí nói.

Nhiều người lo ngại rủi ro đối hệ thống khi việc “bán đất mua vàng” tái phát.

Ông Huỳnh Kỳ Trân - Chủ tịch Công ty SX Mỹ phẩm Lan Hảo (Thorakao) nói “Nợ xấu ngân hàng hiện nay cũng do bán vàng để mua đất. Trước đây khi đất sốt, người dân bán vàng ra mua đất bằng mọi giá. Giả sử 1 công đất giá 100 triệu, người ta sẵn sàng mua 120 triệu. Sau đó người ta móc nối với các nhân viên ngân hàng tiến hành thẩm định giá rất cao, từ đó ngân hàng cho vay cao. Và xong, đất không còn lên giá mà tuột xuống nên sinh ra nợ xấu. Khi người dân thấy nợ xấu cao sẽ không dám bỏ vàng ra làm ăn.

Theo Tiền Phong

=========================

Ra là mang tiền đi mua đất làm giá vàng 2-3 ngày nay giảm hẳn, gần cuối năm không biết nhà đầu cơ kịp bán đất để mua lại vàng không đây. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nỗi lo mã độc từ 2 đại gia viễn thông Trung Quốc

Thứ Ba, 09/10/2012 --- cập nhật 02:25 GMT+7

Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ vừa công bố hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE đe dọa an ninh Mỹ. Ở Việt Nam, thiết bị của hai đại gia viễn thông Trung Quốc này được dùng rất phổ biến.

Bắt đầu thực hiện từ tháng 11/2011, báo cáo khẳng định đã nhận được những tài liệu nội bộ của Huawei. Chúng cho thấy công ty này cung cấp dịch vụ mạng cho một tổ chức đặc biệt, có thể là đơn vị chiến tranh mạng của quân đội Trung Quốc. Phía Mỹ cũng lo ngại các công ty này luôn phải tuân thủ khi Chính phủ Trung Quốc muốn tiếp cận hệ thống mạng của họ.

Posted Image

Hai mẫu điện thoại Huawei được bán tại một cửa hàng điện thoại trên đường Giải Phóng, Hà Nội.

Gián điệp?

Báo cáo của Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nhắc đến việc một số công ty Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE từng gặp phải những trường hợp “kỳ lạ” và “đáng báo động”. Hồi đầu năm, nhiều chuyên gia an ninh Mỹ cáo buộc một số thiết bị của Huawei và ZTE được cài sẵn mã độc để chuyển thông tin nhạy cảm từ Mỹ về Trung Quốc.

AFP cho biết hồi đầu năm, nhà chức trách Mỹ đã ngăn việc Huawei mua lại Công ty vi tính Mỹ 3Leaf Systems. Không chỉ Mỹ, Úc cũng đề phòng Huawei. Chính quyền và Quốc hội Úc đã ngăn Huawei tham gia đấu thầu dự án băng thông rộng trị giá 36,6 tỉ USD ở Úc. Chính quyền Úc khẳng định làm như vậy vì lo ngại nguy cơ bị Trung Quốc tấn công mạng và đánh cắp thông tin tình báo. Các quan chức Huawei đã vận động hành lang dữ dội nhưng vẫn bị các nghị sĩ Úc tẩy chay.

“Chúng ta không thể tin tưởng giao các hệ thống quan trọng cho những công ty có quan hệ mật thiết với Chính phủ Trung Quốc. Mà Trung Quốc là thủ phạm tấn công mạng lớn nhất nhắm vào Mỹ”, báo Wall Street Journal dẫn lời chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers.

Theo Wall Street Journal, các cơ quan tình báo Mỹ xác định thời gian qua Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tấn công trên mạng nhắm vào hàng loạt tập đoàn Mỹ và thậm chí cả mạng quân sự của Nhà Trắng.

Do đó, Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ yêu cầu chính quyền Washington ngăn chặn mọi hợp đồng mua bán, sáp nhập mà Huawei và ZTE thực hiện tại Mỹ. Các cơ quan quan trọng của Mỹ, cũng như các nhà thầu làm việc trong các chương trình nhạy cảm của chính phủ, không nên mua các thiết bị của Huawei và ZTE. Ủy ban cũng kêu gọi các công ty Mỹ nghiêm túc xem xét những nguy cơ an ninh khi mua dịch vụ và thiết bị của Huawei và ZTE.

Posted Image

USB 3G được các mạng điện thoại di động bán cho khách hàng đều có nguồn gốc từ hai hãng Huawei và ZTE.

Huawei và ZTE tràn lan tại Việt Nam

Tại Việt Nam, sự hiện diện các thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE đã quá rõ ràng và quá nhiều. Điển hình chính là những chiếc USB 3G được các mạng di động MobiFone, Vinaphone, Viettel, Vietnamobile cung cấp ra thị trường. Dù mang trên mình thương hiệu của các mạng di động Việt Nam, nhưng thực chất những sản phẩm này đều do Huawei và ZTE cung cấp.

Ngoài ra trên thị trường còn có nhiều thiết bị USB 3G mang thương hiệu Huawei và ZTE. Người dùng Việt Nam có thể mua những thiết bị trên hoàn toàn dễ dàng với giá chỉ vài trăm nghìn đồng từ các cửa hàng máy tính, điện thoại...

Theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, tính đến cuối năm 2011 Việt Nam có 16 triệu thuê bao 3G. Theo thống kê của một công ty nghiên cứu thị trường, lượng người dùng 3G thông qua USB 3G chiếm hơn 50%. Như vậy tại Việt Nam hiện có hơn 8 triệu thuê bao sử dụng thiết bị USB 3G, trong đó Huawei và ZTE chiếm phần lớn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện cả ba nhà mạng di động lớn của Việt Nam là MobiFone, Vinaphone và Viettel đều đang sử dụng nhiều thiết bị viễn thông của Huawei, ZTE từ việc xây dựng hạ tầng mạng đến thiết bị đầu cuối.

Đại diện một nhà mạng thừa nhận có sử dụng thiết bị của Huawei, nhưng cho rằng: “Các trang thiết bị viễn thông trước khi nhập về sử dụng đều phải qua kiểm tra chặt chẽ phù hợp với tiêu chuẩn ngành, quy định an ninh quốc gia. Ngoài ra mỗi nhà mạng đều có những cách riêng nhằm “đảm bảo an ninh tuyệt đối”.

Chẳng hạn có nhà mạng sử dụng nhiều thiết bị của nhiều nhà sản xuất khác nhau cùng lắp ráp vào một trạm hay một bộ phận, đảm bảo không có nhà sản xuất nào độc quyền trong một bộ máy...”.

Cần quan tâm đến an toàn thông tin

Đánh giá về sự nguy hiểm của việc do thám bằng thiết bị viễn thông, ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc an ninh mạng Bkav, cho hay các thiết bị mạng viễn thông từ thiết bị người dùng đầu cuối đến thiết bị hạ tầng mạng của nhà cung cấp dịch vụ nếu bị cài gián điệp thì các hoạt động liên lạc, giao dịch kết nối qua thiết bị đó sẽ dễ dàng bị lấy cắp. Đó là nguy cơ lớn nhất.

Xa hơn, hạ tầng mạng có thể bị can thiệp, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên việc kiểm tra phát hiện là rất khó khăn, chẳng hạn thiết bị lúc đầu sản xuất ra chưa được cài gián điệp, nhưng sau đó trong quá trình sử dụng sẽ được cập nhật các phần mềm điều khiển, sửa lỗi... Phần mềm gián điệp có thể được cài sau theo hướng này khiến người dùng chủ quan không hay biết.

Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena, nhận định: “Nếu đây là sự thật thì không những thông tin của người sử dụng thiết bị của hai hãng trên như USB 3G, điện thoại... mà đến các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông tại Việt Nam cũng có thể bị theo dõi, đánh cắp thông tin, xâm nhập hệ thống... Đây là một việc rất nguy hiểm đến an toàn thông tin, thậm chí đến bí mật quốc gia.

Tuy nhiên, thực tế rất khó phát hiện và ngăn chặn nguy cơ gián điệp trên. Theo tôi, Nhà nước cần phải thành lập một ủy ban kiểm tra gồm các chuyên gia an toàn thông tin và thực hiện theo dõi kiểm tra thiết bị của hai hãng trên đang sử dụng tại các nhà cung cấp cũng như các thiết bị đầu cuối như USB 3G, điện thoại...”.

ThS Ngô Đức Hoàng (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đào tạo và thiết kế vi mạch ICDREC - ĐHQG TP.HCM): "Rất khó phát hiện thiết bị gián điệp"

Chuyện cài gián điệp vào thiết bị điện tử, chính xác là trong các con chip vi mạch, trong chuyên ngành kỹ thuật người ta gọi là cài đặt “cửa hậu” (backdoor), được thực hiện rất dễ dàng, nhưng chỉ có những người thiết kế ra con chip đó mới làm được. Con chip vi mạch được cài đặt backdoor sẽ được sử dụng trong các thiết bị điện tử ( USB 3G, điện thoại di động, máy tính, thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin...).

Thông qua kết nối mạng, backdoor sau này được sử dụng để lấy thông tin của thiết bị gắn con chip đó, rộng hơn là của mạng sử dụng thiết bị đó, thậm chí điều khiển từ xa hoạt động của một hệ thống...

Để phát hiện backdoor là việc rất khó. Một thiết bị đơn giản như USB 3G, muốn kiểm chứng có backdoor trên chip hay không phải theo dõi việc có hay không có xuất hiện một lệnh điều khiển từ xa. Quá trình theo dõi này phải mất một thời gian rất dài mà vẫn chưa chắc phát hiện vì có thể trong suốt thời gian theo dõi, backdoor đã được cài đặt không hề nhận được lệnh điều khiển từ xa nên cũng không hoạt động.

Tiếp cận 80% thông tin liên lạc thế giới

Trang Internal Business Times dẫn tuyên bố của Michael Maloof, cựu chuyên viên phân tích chính sách bảo mật tại Văn phòng bộ trưởng quốc phòng Mỹ, khẳng định ZTE và Huawei cho phép chính phủ và quân đội Trung Quốc tiếp cận một lượng khổng lồ những thông tin điện tử trên toàn thế giới, gồm các dữ liệu tình báo và quân sự nhạy cảm. Theo ông Maloof, Trung Quốc có khả năng truy cập từ xa thông qua thiết bị hai công ty này cài đặt trong các mạng viễn thông ở 140 nước, từ Malaysia, Philippines, Ấn Độ cho đến Nga, Brazil. Ông cũng nhận định khả năng tiếp cận 80% thông tin liên lạc của thế giới có thể giúp Bắc Kinh theo dõi về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Mỹ và các nước khác. Đáng lo ngại hơn, ông tin rằng Bắc Kinh đang ráo riết tìm cách tiếp cận 20% lượng thông tin còn lại. Ngoài ra, các dịch vụ mạng thương mại do hai công ty trên thiết lập tại nhiều quốc gia cũng có nguy cơ là công cụ phục vụ các hoạt động xâm nhập điện tử từ xa. Theo ông Maloof, các hoạt động liên lạc của công ty Mỹ qua mạng riêng ảo tại những nước sử dụng thiết bị mạng của ZTE và Huawei, như Mexico, đều có thể bị theo dõi.

Theo Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bị đánh vỡ sọ chỉ vì đi xe Nhật

Thứ năm, 11/10/2012, 11:39 GMT+7

Li Jianli nằm liệt giường hàng tuần ở bệnh viện sau khi bị những người đồng bào đánh vỡ sọ trong cuộc biểu tình chống Nhật tháng trước. Lỗi duy nhất của anh, nếu coi đó là lỗi, là lái một chiếc xe Nhật.

Li, 51 tuổi, hầu như không nói được gì, chỉ thều thào "vâng, cảm ơn", khi được hỏi thăm. Cái đầu bị vỡ của anh chính là biểu tượng, nhưng ở mặt trái, của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa quá đà. Xe ô tô của Li bị người biểu tình chống Nhật ở thành phố Tây An, Trung Quốc, tấn công ngay trên một đại lộ.

Vợ anh nhanh chóng xen vào câu chuyện để nói hộ chồng. "Đến tận bây giờ, anh ấy vẫn cứ nghĩ mãi về chuyện hôm ấy, rồi khóc".

Posted Image

Một chiếc xe hơi do Nhật sản xuất bị đập nát ở thành phố Tây An, nơi diễn ra những cuộc biểu tình chống Nhật dữ dội nhất hồi tháng trước. Ảnh: AP

Các chuyên gia Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc nếu nó không được kiểm soát. "Những cuộc biểu tình này là một mốc quan trọng trong nền chính trị dân chủ ở Trung Quốc", ông Bai Yansong, bình luận viên nổi tiếng trên truyền hình quốc gia, nói. "Bạn có chính nghĩa không có nghĩa là mọi việc bạn làm đều đúng đắn và hợp pháp".

"Một số người ngoài kia đang dùng cái vỏ bọc yêu nước, nhưng họ thực chất đã phạm tội".

Việc một người biểu tình đánh vào đầu Li đã được một camera vô tình ghi lại, trở thành hiện tượng trên Internet. Công an thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, ra lệnh truy lùng hung thủ và nhờ cậy nhân dân giúp đỡ. Tuần trước, họ thông báo đã bắt được người này, và hãng thông tấn Xinhua cho hay y có thể đối mặt với án tử hình nếu bị truy tố.

Trong tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vẫn còn nóng, thì một biến cố ngoại giao nào đó có thể lập tức châm ngòi những cuộc biểu tình và bạo động khác.

Một dấu hiệu rõ nhất cho thấy tình trạng bài Nhật còn tiếp diễn kể từ các cuộc biểu tình tháng trước nằm ở số liệu bán hàng của các nhãn xe Nhật. Hôm thứ ba, số liệu thống kê cho thấy doanh số bán xe Nhật tại Trung Quốc giảm mạnh. Trên đường cao tốc ra sân bay thành phố Tây An, một biển quảng cáo khổng lồ có dòng chữ: "Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc".

Posted Image

Một siêu thị của người Nhật bị đập phá trong cuộc biểu tình của người Trung Quốc. Ảnh: AFP

Không còn các cuộc biểu tình ở Tây An nữa, dù trước đó các công nhân nói họ phải mất mấy ngày mới dọn sạch vũng máu của anh Li. Đường phố đã trở lại như trước, ngoại trừ một điều là trên các xe ô tô do Nhật sản xuất giờ thường gắn thêm lá cờ Trung Quốc nho nhỏ.

Hôm 15/9, Li và vợ là Wang đang lái chiếc Toyota Corolla màu trắng trở về nhà, sau khi đi xem vật liệu để chuẩn bị xây nhà cho con trai. Không xa cổng thành phía tây là mấy, họ gặp một đoàn người biểu tình đang vẫy quốc kỳ Trung Quốc, hô khẩu hiệu và đập phá các xe ô tô.

Người biểu tình nhanh chóng bao vây chiếc Corolla, dùng gậy, gạch đá và khóa dây đập nát chiếc xe trong khi vợ chồng nhà Li còn chưa kịp thoát ra ngoài. Sau đó họ bước ra và cầu xin nhóm người kia dừng tay. Chuyện gì xảy ra sau đó thật hỗn độn, nhưng theo video đăng tải trên Internet, thì bỗng đâu một người đàn ông nhảy tới chỗ Li và dùng khóa dây đánh mạnh vào phía sau đầu Li. Tiếng va chạm mạnh của kim loại va vào sọ của Li có thể nghe thấy được giữa tiếng đám đông hỗn loạn. Chị Wang hét lên kêu cứu và ngồi bệt xuống đất cố ngăn dòng máu tràn ra từ vết thương ở đầu chồng.

Trong khi đám đông tiếp tục đập chiếc xe hơi, một người thét lên: "Ta cứu người này trước đã chứ? Chúng ta đều là người Trung Quốc. Chả lẽ chúng ta biến anh ta thành người Nhật sao?".

Vài người giúp chị Wang kéo chồng sang phía bên kia đường và vẫy taxi. Tại bệnh viện, Li được phẫu thuật sọ não.

"Thật là hỗn độn; tim tôi lúc đó cứ đập thình thình", Wang kể. "Sao họ có thể nhẫn tâm đến thế?", Wang nói.

Tuần trước, Li đã có thể nhúc nhắc chút ít. Tuy nhiên anh còn phải mổ một lần nữa trong sáu tháng tới. Các bác sĩ nói Li có thể không bao giờ hồi phục hoàn toàn như trước. Li là người kiếm tiền chính trong gia đình.

"Chuyện như thế này tôi chỉ thấy trên TV. Ai ngờ nó lại xảy ra với chúng tôi kia chứ", chị Wang than thở.

Ánh Dương (theo NYT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A:

Nhà khoa học “mỗi người một phách”, dân biết tin ai!

Thứ Năm, 11/10/2012 - 10:48

(Dân trí) - Dù 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A đã được dư luận và nhiều nhà khoa học quan tâm bàn bạc suốt 3 năm qua, nhưng đến nay chính cơ quan chuyên môn cũng không biết ai đúng, ai sai.

Posted Image

Khu vực dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A

Ai đúng, ai sai

Ngày 10/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã có buổi giám sát về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A thực hiện trong khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên. Tại đây, đại diện các cơ quan quản lý và dân cư là Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, Vườn quốc gia Cát Tiên, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã chất vấn các vấn đề dư luận quan tâm và chủ đầu tư là Tập đoàn Đức Long Gia Lai trả lời trực tiếp.

Điều đầu tiên mà ông Nguyễn Văn Diện, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, quan tâm là đánh giá tác động môi trường. Vì nếu thực hiện hai dự án thủy điện này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đất rừng và môi trường sinh thái trong khu vực, đặc biệt là khu Bàu Sấu.

Theo ông Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên, đơn vị được thuê để khảo sát, đánh giá tác động môi trường 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A thì việc thực hiện 2 thủy điện trên hoàn toàn không gây nhiều ảnh hưởng đến khu vực lân cận và vùng hạ du.

Sau hơn 1 năm khảo sát, đoàn cán bộ của Viện đã có những số liệu chính xác về diện tích rừng trong khu vực thủy điện hầu hết là rừng trung bình, rừng nghèo, rừng hỗn giao với lồ ô, tre nứa và trảng cỏ…

Ông Bùi Pháp, Chủ tịch tập đoàn Đức Long Gia Lai, bổ sung thêm: “Theo dự án trước đây thì diện tích đất rừng phải mất là đến gần 2.000 ha. Sau đó, Đức Long Gia Lai nhận lại dự án này và tách thành 2 dự án nhỏ là 6 và 6A, giảm diện tích đất rừng phải mất xuống chỉ còn gần 400 ha. Về hiệu suất, tại hai dự án này chúng ta chỉ mất 1,46 - 1,67 ha đất rừng cho 1 MW điện, trong khi đó các dự án thủy điện khác đều mất từ 4 - 10 ha cho 1 MW điện”.

Về môi trường sinh thái, ông Phước cho biết chỉ bị ảnh hưởng trong quá trình thi công nước sông đục, đưa xe máy vào thi công… Theo ông, môi trường sẽ trở lại bình thường sau khi thi công xong và thủy điện đã đi vào tích nước. Ngoài ra, trong đoạn sông thực hiện 2 dự án này chỉ có 1 loài cá quý hiếm là cá chình hoa, chim thì không có loài nào quý hiếm, bò sát và thú cũng không có loài nào trong Sách đỏ…

Về khu vực Bàu Sấu, ông Phước cho là 2 dự án này không gây ảnh hưởng vì nguồn nước của Bàu Sấu lấy từ lưu vực suối Đăk Lua, sau đó mới chảy vào sông Đồng Nai, chỉ trong mùa mưa lũ mới chảy ngược từ sông Đồng Nai về Bàu Sấu.

Về khả năng sử dụng nước ở khu vực hạ du sông Đồng Nai, ông Phước khẳng định là không ảnh hưởng vì 2 dự án này hoạt động theo cơ chế điều tiết nước hàng ngày và lượng nước tích cũng không nhiều.

Tại hội nghị, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN-MT Đồng Nai đặt vấn đề lo ngại: nếu xảy ra động đất thì có sao không? Đại diện cơ quan thiết kế dự án khẳng định công trình được thiết kế chịu được động đất cấp 7. Cơ quan này cũng đã làm mô phỏng trong trường hợp tiêu cực nhất là cả hai đập thủy điện vỡ cùng lúc thì dòng chảy chỉ dâng lên trong 5h và 1 số khu vực ven sông chỉ bị ngập chừng 1h.

Sau khi chủ đầu tư trả lời hết các thắc mắc của đoàn giám sát và các cơ quan quản lý, ông Lê Viết Hưng cho rằng: “Trước đây chúng tôi có tổ chức hội thảo khoa học, nhiều nhà khoa học cho rằng có 8 loài thú quý hiếm trong khu vực này. Ông Phước đại diện cho 1 cơ quan khoa học lại nói không có. Nhiều người nói có tác động đến môi trường nhưng khảo sát chi tiết của Viện cũng bảo không ảnh hưởng nhiều. Đứng ở góc độ cơ quan quản lý tài nguyên môi trường nhưng chúng tôi cũng chưa có cơ hội khảo sát vấn đề này. Thực sự là chúng tôi cũng không biết ai nói đúng, ai nói sai, dựa vào cơ sở nào để phân định…”.

Là người trực tiếp quản lý địa bàn nhưng ông Nguyễn Văn Diện cũng ấp úng khi được hỏi về diện tích rừng trong khu vực 2 dự án thủy điện trên. Ông cho biết: “Tôi mới về nhận nhiệm vụ được 3 tháng, cũng chỉ đến khảo sát khu vực đó 1 lần. Nhìn chung thì đúng là rừng ở đây kém, hỗn giao nhiều tre nứa… Nhưng nghe các anh em khác nói thì có nhiều khu vực tốt lắm”.

Cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm

Về tình trạng có nhiều thông tin trái chiều khiến dư luận hoang mang như trên, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: “Cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm!”.

Theo ông đáng lý ra cơ quan quản lý như Bộ Tài nguyên Môi trường hoặc Bộ Khoa học Công nghệ phải đứng ra nghiên cứu, thẩm định và công bố thông tin chính thức, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đằng này cơ quan quản lý không ra mặt mà để dư luận xã hội lên tiếng và nhà đầu tư chật vật thanh minh với dư luận.

Ông Dương Trung Quốc nói: “Không lẽ sau khi bàn cãi ầm ĩ rồi kết luận không đạt thì dừng dự án lại? Thiệt hại của chủ đầu tư sẽ tính sao? Chúng ta phải xem xét vấn đề trên góc độ đảm bảo lợi ích tất cả các bên. Không chỉ là lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia mà còn trên góc độ lợi ích nhà đầu tư nữa. Nếu không thì ai mà dám đến đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Thà rằng không làm gì là yên tâm, vừa được lòng dân vừa an toàn”.

Ông Bùi Pháp đồng tình: “Theo kế hoạch thì chỉ trong vòng 3 năm là chúng tôi xây dựng xong 2 thủy điện này và đi vào hoạt động, sản xuất điện cho quốc gia. Nhưng từ năm 2010 đến nay, chúng tôi phải mất hết 3 năm để phản biện xã hội nhưng vẫn chưa xong!”.

Đại biểu Dương Trung Quốc cũng mở rộng vấn đề thêm: “Tôi không nói riêng về 2 dự án này mà tôi muốn nói đến dự án thủy điện cả nước. Bảo tồn tất nhiên là đúng nhưng chính bản thân nó đã mâu thuẫn với sự phát triển. Chúng ta phải đem lên bàn cân so sánh kỹ lưỡng giữa lợi ích phát triển với mục tiêu bảo tồn. Nếu không thì lấy điện đâu mà phát triển! Nếu chúng ta đã quyết định tiếp tục phát triển thủy điện thì phải xem xét lại quy trình, thủ tục đầu tư để không xảy ra những vấn đề tương tự nơi đây, đảm bảo lợi ích tất cả các bên”.

Thống nhất ý kiến với đại biểu Dương Trung Quốc, ông Trương Văn Vở, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng: “Chúng tôi và các cơ quan quản lý của tỉnh sẽ đề nghị Chính phủ cử ra cơ quan phản biện độc lập và bộ ban ngành nào đó có trách nhiệm để đánh giá cụ thể là ai đúng, ai sai”.

Ông cho biết thêm: “Là đại biểu Quốc hội, khi dư luận quan tâm, người dân lo ngại thì chúng tôi cũng lo ngại và phải thay người dân tìm câu trả lời. Điều chắc chắn là những lo ngại của người dân phải được trả lời chính xác và có trách nhiệm để dân an tâm. Tất nhiên là lợi ích quốc gia phải được đặt lên hàng đầu”.

Khi được hỏi về vấn đề được và mất khi phát triển thủy điện, đại biểu Trương Văn Vở cho rằng: “Chính phủ đã quyết định phát triển thủy điện vì sự phát triển kinh tế quốc gia thì tất nhiên chúng ta phải thực thi. Tuy nhiên, chủ trương của chúng ta là phát triển bền vững, bền vững ở đây là đánh giá tác động môi trường phải được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo cho người dân yên tâm”.

Ngoài ra, đại biểu Trương Văn Vở cũng dự kiến sẽ lên kế hoạch cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh khác nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của dự án là Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Nông để thống nhất ý kiến trước khi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ về vấn đề này.

Tùng Nguyên

======================

Nhà khoa học “mỗi người một phách”, dân biết tin ai!

Cái này cần phải được "Hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận" trên "cơ sở khoa học" và phải được "khoa học công nhận" qua cái gọi là "chứng minh khoa học". Đây là một việc "vô cùng khó khăn" "Vì khoa học vốn rất khắt khe". Nên "nó sẽ rất gian nan, thậm chí phải có hy sinh". Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phụ huynh sửng sốt với món 'canh gà Thọ Xương'

Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8.

Chia sẻ với VnExpress, một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món "canh gà Thọ Xương". Anh hoảng hốt hỏi "ai nói với con có món này?", thì được trả lời là "cô giáo dạy Văn".

Để khẳng định lời mình nói là đúng, cô bé đem cho bố xem vở tập làm văn có bài cảm nhận về 4 câu ca dao "Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Kiểm tra vở của con, anh sốc nặng khi thấy bài viết chữ nguệch ngoạc, sai cả chính tả lẫn nội dung nhưng vẫn được cô cho 8 điểm.

"Đầu tiên, cảm giác của tôi là bàng hoàng. Bài văn câu chữ không được uốn nắn. Tôi không làm nghề giáo nhưng cũng biết ý chính của cụm từ "tiếng chuông Trấn Vũ" không nghiêng hẳn về nét đẹp truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Tôi có bảo với con "nếu đây là đền Hùng" thì ý này sẽ rõ hơn. Còn đọc đến đoạn "món ăn đặc sản là canh gà Thọ Xương thì tôi không thể tin vào mắt mình nữa", vị phụ huynh bức xúc.

Anh kể, sau phút sửng sốt, anh gặng hỏi con và cháu vẫn trả lời "cô dạy thế". Cháu nói "nhiều bạn lớp con làm thế, chẳng lẽ chúng con nghĩ sai giống nhau?". Thực tế, nội dung con viết sai trong bài không được cô gạch chân, trong khi cô vẫn sửa các chữ viết tắt như "4" thành "bốn", "dc" thành "được" và cuối bài còn phê "Có ý thức làm bài...", và cho điểm 8 +.

Posted ImageBài văn của học sinh lớp 7A10, ghi "canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội", nhưng cô giáo không sửa mà vẫn cho điểm 8. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.Để kiểm tra thông tin, anh gọi điện cho một số bạn học của con gái, hỏi về bài kiểm tra. Một nam sinh kể: "Con được cô dạy như thế. Con viết nguyên vào bài và về nhà bị bố mắng".

Chung nỗi bức xúc, một phụ huynh khác cho hay, khi kiểm tra vở của con, anh cảm thấy lạ khi thấy viết "canh gà Thọ Xương" là món ẩm thực nổi tiếng của hồ Tây. Trước đó, con có nói đến điều này nhưng anh tưởng rằng cháu nói đùa. Anh phân tích rằng "canh gà Thọ Xương" là tiếng gà báo sang canh thì cháu nói "cô giáo dạy như thế".

Phụ huynh này tâm sự, không hiểu tại sao cô giáo lại có thể nhầm lẫn đến mức độ như thế được. Trong bài kiểm tra của con trai anh, cô không gạch chân chỗ cháu viết sai, mà còn cho 7 điểm và khen làm tốt. Theo anh, kể cả khi cô không dạy, đứa trẻ viết như thế thì cô phải sửa và không được cho điểm cao.

"Không phải một mình con tôi mà rất nhiều cháu nhầm lẫn như nhau. Khi chấm bài, cô không phản ứng gì chứng tỏ cô đồng tình với học sinh. Các cháu trong trắng như tờ giấy, làm sao có thể nói khác đi được", anh chia sẻ.

Còn một nữ sinh lớp 7A10 khẳng định: "Cô giáo đã dạy cho bọn con như thế. Cô dạy thế nào, chúng con làm bài tập như vậy. Khi cô chấm cũng không gạch ý này và còn cho con điểm cao".

Trao đổi với VnExpress.net, bà Ngô Thị Hà, Hiệu phó THCS Lomonoxop cho biết, khi nghe thông tin bà cũng rất sốc. Bà đã yêu cầu giáo viên thu toàn bộ vở của học sinh để kiểm tra. Chính bà cũng bất ngờ khi thấy không chỉ một, mà nhiều em đã viết "canh gà Thọ Xương" là món ăn nổi tiếng của Hà Nội.

"Người dạy văn lớp 7A10 hôm đó là cô Hà Thu Thủy. Chúng tôi đã yêu cầu cô viết bản tường trình, nói lại sự việc trước tổ Văn của trường", bà Hà nói.

Trong khi đó, cô Thủy cho hay, buổi học có bài tập cảm nhận về bốn câu thơ nêu trên diễn ra sáng 12/9 và chiều cùng ngày cả lớp ôn tập rồi làm bài kiểm tra một tiết. Cô ra hai đề trong đó có đề cảm nhận về bốn câu ca dao: "Gió đưa cành trúc la đà...".

"Tôi yêu cầu các em tự cảm nhận, cô không gợi ý, sau đó thu vở một số em để chấm. Trong khi chấm, thấy nhiều học sinh hiểu nhầm 'canh gà Thọ Xương' là món canh gà, trong khi hiểu đúng phải là 'tiếng gà báo sang canh'", cô Thủy kể và cho hay, lúc trả bài đã nói lớp có nhiều bạn làm sai, nhưng vì bài tự cảm nhận nên các em tự sửa để cho nhớ.

Cô Thủy cũng giải thích, do lúc ấy cuối giờ, lớp khá ồn và lộn xộn nên học sinh không nhớ để sửa ngay. Cô sơ suất không kiểm tra lại vở các con và không sửa chu đáo vào ngày hôm sau.

"Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn phụ huynh có phản hồi để tôi có thể nhận ra sai sót nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi đã khắc phục bằng cách hướng dẫn học sinh sửa và giảng lại cho các con hiểu. Bài ca dao tôi cho các con làm cũng là bài ca dao ngoài chương trình, tôi muốn các con ôn luyện để hiểu hơn nét đẹp của Hà Nội vì các con là học sinh thủ đô", cô Thủy nói.

Còn thầy Trần Trung, Tổ trưởng tổ Văn cho hay, khi nghe chuyện, thầy đã nghĩ "làm sao có cách dạy ngớ ngẩn như vậy được?". Theo thầy Trung, sai lầm lớn nhất của cô Thủy là không cắt nghĩa một cách tường minh cho học sinh biết rằng, đó là cách hiểu sai, đó là đêm năm canh ngày sáu khắc, chứ không phải món ăn.

Hoàng Thùy

Nguồn: http://vnexpress.net...ga-tho-xuong-1/

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phụ huynh sửng sốt với món 'canh gà Thọ Xương'

Món này phải nói là ... rất ngon

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương”

Thứ Sáu, 12/10/2012 - 07:42

Từ một sự cố trong giảng dạy, cô giáo Hà Thị Thu Thủy - GV văn Trường THPT Lômônôxôp (Từ Liêm, Hà Nội) - đã viết đơn xin nghỉ việc sau áp lực dư luận nặng nề khi vụ việc được báo chí đăng tải.

Posted Image

Trang ủng hộ cô giáo Thủy trên mạng xã hội Facebook.

Ngày 12/9, cô Hà Thị Thu Thủy dạy tiết cuối cùng trong chuyên đề ôn tập ca dao cho học sinh vào giờ ngoại khóa và chấm vở học sinh (gồm tám bài tập). Ngày 4-10, phụ huynh lớp 7A10 liên lạc với ban giám hiệu nhà trường thắc mắc khi phát hiện trong bài tập môn văn của con có sự nhầm lẫn khi cho rằng “canh gà Thọ Xương” trong bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là món “canh gà” của Hà Nội nhưng cô Thủy vẫn cho điểm 8 mà không sửa lỗi sai trên. Ngay sau đó, vụ việc xuất hiện trên một số trang báo mạng cùng với nghi vấn về việc cô giáo có “vấn đề về kiến thức”. Ngày 8/10, cô Thủy viết đơn xin nghỉ dạy.

Lỗi nhận thức hay lỗi nghiệp vụ?

Theo hồ sơ của cô Hà Thị Thu Thủy do thầy Nguyễn Quang Tùng, phó hiệu trưởng Trường THPT Lômônôxôp, cung cấp cho Tuổi Trẻ, cô Thủy vốn là học sinh chuyên văn tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), tốt nghiệp khoa văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội loại giỏi và vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10. Luận văn này đã được cô Thủy triển khai thành sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng trong trường, đạt loại A cấp huyện.

Ông Tùng cho biết ngoài việc xác minh hồ sơ, tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức thi tuyển qua hai vòng và có ba tháng để cô thử việc trước khi đảm nhiệm đứng lớp chính thức.

Trong giải trình, cô Thủy cho biết: “Sau khi dạy ba tiết ôn luyện lý thuyết, kiến thức chung về bốn chùm ca dao đã học (trong chương trình chính thức) và trực tiếp hướng dẫn học sinh làm sáu bài tập trong phiếu, tiết thứ 4 tôi tập trung giúp học sinh nâng cao kiến thức trong tạo lập văn bản cảm nhận ca dao. Tôi đưa ra một bài tập yêu cầu cả lớp viết đoạn văn (10-12 câu) cảm nhận bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (bài tập thứ 7 trong phiếu bài tập kể trên) sau khi gợi ý cho các em làm bài và bài cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà... (bài tập thứ 8). Sau đó tôi thu vở của học sinh để chấm, nhưng không phải chấm riêng bài số 8 mà chấm toàn bộ tám bài tập đã cho học sinh làm trong cả chuỗi ôn tập. Bài số 8, có một số học sinh hiểu sai “canh gà Thọ Xương” là món canh của Hà Nội, tôi đã trừ điểm, sửa lỗi chính tả, chữ viết nhưng không gạch vào lỗi sai... Tôi đã trực tiếp nhắc các em trên lớp về sửa lại lỗi sai này”.

Nhưng cô Thủy đã không lường được việc học sinh lớp 7 vẫn là đối tượng cần “cầm tay chỉ việc” cần được cô giáo giải thích rõ ràng và trực tiếp sửa tỉ mỉ vào vở bài tập. Bởi vậy mới dẫn đến việc một số phụ huynh tá hỏa khi xem bài của con và thấy con hồn nhiên hiểu về món “canh gà Thọ Xương”.

Thầy Nguyễn Quang Tùng cho biết: “Để khách quan, chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò tới 28 học sinh lớp 7A10, kết quả cho thấy có những em cho biết đã được cô giải thích và yêu cầu sửa, có em nói không biết. Kiểm tra 28 cuốn vở của học sinh thì có 10 em hiểu sai câu ca dao trên, nhưng bảy bài tập còn lại của các em này làm tốt nên cô vẫn cho điểm 7-8. Ban giám hiệu nhà trường đã họp với nhóm giáo viên văn lớp 7 và toàn tổ văn, kiểm tra lịch báo giảng, giáo án của cô Thủy...

Kết luận của ban giám hiệu và tổ chuyên môn là cô Thủy không mắc lỗi nhận thức như dư luận cố ý hiểu sai lệch nhưng có lỗi nghiệp vụ do cô còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc dạy lứa tuổi học sinh THCS. Thứ nhất, cô đã sai khi yêu cầu học sinh cảm nhận tự do (một hướng dạy học mở) nhưng không chốt lại, giải thích một cách rõ ràng. Thứ hai, cô không sửa bài kỹ. Vì đối với học sinh lớp 7, việc sửa chữa của cô càng tỉ mỉ càng cần thiết”.

Tuy nhiên, ông Tùng cũng giải thích: “Cô Thủy không có điều kiện kiểm tra việc học sinh đã “tự sửa” hay chưa vì ngay sau buổi học đó, nhà trường luân chuyển giáo viên vì lý do khách quan khác. Cô Thủy được phân dạy lớp khác”. Điều này dẫn đến cái sai thứ ba là “cô Thủy không bàn giao việc kiểm tra vở học sinh cho giáo viên thay thế”.

Áp lực nặng nề

Khi nhà trường còn đang trong quá trình xác minh, tìm hiểu sự việc thì từ một số phụ huynh, cơn giận dữ của dư luận đã được thổi bùng lên trên các trang mạng. Phê phán, chế giễu, bày tỏ thất vọng, thậm chí có ý kiến nghi ngờ uy tín của những ngôi trường đã đào tạo nên cô giáo.

“Lúc đó tôi quá sốc, nghĩ mình không thể đứng lớp trong tâm lý này và quyết định viết đơn xin nghỉ dạy tại Trường THPT Lômônôxôp từ ngày 8-10” - cô Thủy nói với Tuổi Trẻ về quyết định của mình. Ngay khi lá đơn xin nghỉ dạy được nộp lên ban giám hiệu, cô Thủy đã lặng lẽ về quê và tắt máy điện thoại.

Thầy Nguyễn Quang Tùng cho biết: “Chúng tôi đã nhận đơn của cô Thủy nhưng chưa có ý kiến chính thức gì về việc này. Về góc độ chuyên môn, cô giáo sai tới đâu, chúng tôi kiểm điểm tới đó. Cô có lỗi nghiệp vụ thì ban giám hiệu cũng có sai sót. Và chắc chắn đây sẽ là bài học mà chúng tôi phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Nhưng tôi mong sao búa rìu dư luận không khiến sự việc tiếp tục bị hiểu sai lệch. Mong người lớn không lấy trẻ con làm “chứng cứ” để nhằm mục đích hạ danh dự của cô giáo nữa. Tôi cũng đã đề nghị công đoàn nhà trường tìm gặp, an ủi cô giáo”.

“Người ta bảo “thầy già, con hát trẻ”, nên dù chuyên môn có giỏi đến đâu thì kinh nghiệm non nớt cũng dễ vấp ngã. Nhưng những cú ngã thế này, tôi e rằng còn rất lâu cô Thủy mới có thể đứng dậy nổi!” - thầy Tùng ngậm ngùi chia sẻ.

Khi chúng tôi viết bài này, cô Thủy đã phải vào viện truyền dịch vì quá sốc trong những ngày qua.

“Làm thế nào để cô quay lại bây giờ, làm ơn đi!”

Đâyà một trong những status của học sinh lớp 7 Trường Lômônôxôp trên Facebook cá nhân. Đằng sau áp lực của dư luận về “trình độ cô giáo có vấn đề”, những học sinh yêu mến cô Thủy đã kêu gọi thành lập những trang ủng hộ cô Thủy trên mạng xã hội Faceb look.

Trên một trang kêu gọi ủng hộ cô Thủy, các em cũng bày tỏ những băn khoăn: “Làm thế nào để cô Thủy quay về dạy? Có nên xin thầy hiệu trưởng và phó hiệu trưởng không? Mọi người góp ý nhé”.

Hãy mở lòng và hãy khách quan

“Tôi thấy đáng tiếc là việc sơ suất chấm bài của cô Thủy lại được thổi phồng trên ccác trang mạng và những người bình luận lại không hề đặt mình vào vị trí của cô lúc này. Chúng ta hãy mở lòng để hướng tới những gì tốt đẹp nhất và luôn nhìn nhận mọi sự việc một cách khách quan. Cô Thủy đã và luôn là một nhà giáo được các con trân trọng, cô hãy vững vàng vượt qua khó khăn này nhé!”. - (Phụ huynh có nickname Tran Huyen Thanh chia sẻ trên diễn đàn ủng hộ cô Thủy) Một giáo viên tâm huyết

“Thủy là một giáo viên trẻ thông minh, sắc sảo, tâm huyết với việc dạy học sáng tạo. Nhiều năm trong nghề, tôi hiếm gặp một giáo viên trẻ xuất sắc như thế. Bởi vậy tôi rất ngạc nhiên khi nghe sự cố về Thủy. Tôi không bao giờ tin Thủy mắc lỗi nhận thức ngớ ngẩn như thế”. -Thầy Trần Trung

(tổ trưởng tổ văn Trường Lômônôxôp)

Theo Ngọc Hà - Vĩnh Hà

Tuổi Trẻ

=====================

Cô giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương”

Một hiện tượng ngộ độc thực phẩm từ món ăn tinh thần. Dư luận thì không sai, Nhưng quả là quá lố khi gây sức ép làm cô giáo phải nghỉ việc vì sai sót không đáng có trong nghề nghiệp thí đấy là một thứ dư luận hèn hạ.

Tôi nhớ ngày xưa trên 40 năm trước, những ý nghĩa cổ như: "Canh gà Thọ Xương" ; "Gươm đàn nửa gánh, giang sơn một chèo"...vẫn là đề tài tranh luận sôi nổi. Trong cuộc tranh luận ấy, người ta cũng dẫn một bài thơ tiếng Pháp dịch bài ca dao này là "sup" gà. Rồì gươm đàn được hiểu là cây cung làm bằng gỗ cây tên là "đàn"...vv....Không chỉ trong ca dao văn chương, ngay cả địa danh cũng mỗi người hiểu một phách. Đường Cổ Ngư thì chệch sang là "cố ngự". Vậy mà thiên hạ vẫn vỗ tay rào rào.

Cô giáo hơi đâu mà quan tâm đến cái thứ dư luận đó.

Có cô gái trẻ làm tình, hình ảnh bị đưa lên mạng mà rồi cái "dư luận" vẫn tung hê - nào là vượt qua chính mình, nào là có ý chí vươn lên, tên tuổi được coi như người của công chúng. Thế thì cô việc gì phải đến mức tự kỷ như vậy.

Việt sử 5000 năm văn hiến còn bị đám tư duy "ở trần đóng khố" vùi dập, có thằng cha dư luận nào lên tiếng đâu. Câm như thóc cả. Nay cô mới hơi một tý mà ầm ĩ chê bai, tỏ vẻ hiểu biết. Cô sai, nhưng chưa đến mức để cả đám ồn ồn nhảy dựng lên la ó như vậy.

Tôi mong cô hãy đi làm. Nếu cô nghỉ hẳn thì cô là tấm gương cho những kẻ vô trách nhiệm. Nhưng rất tiếc. Vấn đề là người ta còn dùng gương hay không nữa cô ạ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay